Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 444 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Mở Tâm Mở Đời Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 1 of 3: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 2:43am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

Mở Tâm Mở Đời

Ai cũng thích những cánh đồng mênh mông, những chân trời rộng mở. Ai cũng muốn ḥa ḿnh vào cái bao la của trời đất, vui với hoa đồng cỏ nội, reo ca cùng chim chóc… Song, măi chạy t́m bên ngoài mà cơi ḷng luôn khép kín, th́ chúng ta chỉ nắm bắt được cái bóng của hạnh phúc; chúng ta đă tự đặt ḿnh ra ngoài ḍng sinh mệnh đang tuôn chảy. Cộinguồn đời sống, ở đó chúng ta đang buồn vui và hít thở, chúng ta đến và đi trong cái thênh thang vô tận mà không thể dùng ngôn từ để diễn tả. Tất cả ở nơi tự tâm.

Lục Tổ Huệ Năng từng chỉ rơ rằng: “Bất thức bổn tâm, học pháp vô ích. Nhược thức tự bổn tâm, kiến tự bổn tánh, tác danh Đại trượng phu, Thiên Nhơn Sư,Phật”, nghĩa là không biết rơ cội nguồn tâm th́ học Phật không đem lại kết quả ǵ. Nếu thấu biết cội nguồn tâm, thấu suốt được tự tánh, th́ đó gọi là bậc Đại trượng phu, Thầy của trời người, là Phật. Như vậy, cốt tủy của mọi phương pháp tu tập chính là ở chỗ “Hàng phục kỳ tâm”. Tâm mở rộng, cuộc đời sẽ biến chuyển, rộng lớn thênh thang. Và, cuộc đời rộng lớn là ǵ vậy? Là ǵ mà ai nấy đều hướng đến?

Hằng ngày, tâm chúng ta cứ măi ruổi rong chạy theo trần cảnh. Tâm tạo ra bao đau khổ cho ta, cho nên chúng ta cần phải điều phục tâm, theo dơi tâm từng giờ, từng phút, từng giây (Thiền chỉ). Chúng ta thực tập Thiền trong đời sống để thể nghiệm cái khả năng trong sáng tinh tế của tâm. Tuy nhiên, tu tập không có nghĩa là áp chế, đè nén, mà là hướng dẫn. Hướng dẫn tâm ư ḿnh tiến lên đường chánh đạo đầy hương hoa chính là bắt đầu từ chỗ luôn luôn quán chiếu lư nhân duyên sinh cho sâu sắc (Thiền quán). Chúng ta lắng nghe vạn pháp với tâm b́nh thản, không một chút thành kiến, định kiến, thiên kiến… bởi v́ chính những ô nhiễm của vô minh và phiền năo trong tâm đă che mất ánh sáng vi diệu của trí tuệ và đóng kín tâm hồn vốn thênh thang rộng mở của ta. Chúng ta sống chai ĺ trong phản xạ của thói quen nên ta không cảm nhận được ư đời tinh khôi dâng lên tươi rói mỗi ngày. Ta sống xuyên qua kinh nghiệm, hoài niệm cũ mốc, nó như lớp sa mù khỏa lấp hết những suy tư trong sạch của ta. Ta nh́n cảnh vật nhưng cái nh́n đó lại gắn theo bao thành kiến, định kiến,… nên cảnh vật không được phản ánh một cách trung thực như nó “đang là”. Ở đây, tâm thiền chính là tâm vô ngại, không c̣n lưu giữ mọi bóng h́nh quá khứ, không có những trạng thái tâm ăn năn, hối tiếc, hay ước vọng tương lai. Tâm thiền chính là tâm an trú ngay bây giờ và ở đây. Khi sống với thực tại hiện tiền ấy th́ ḷng ta bỗng reo ca, ḥa nhập vào cuộc đời rộng lớn. Với người b́nh thường th́ cuộc đời rộng lớn phải được bắt đầu từ một cuộc thay đổi: chúng ta thay cách nh́n, cách nghĩ, cách suy tư… và tuyệt đối phải có một con tim đẹp đẽ. Ở đó, không c̣n bóng dáng của tâm hẹp ḥi, tham lam, ích kỷ… Với người tu giải thoát th́ phải biết trở về với niềm cô liêu sâu thẳm mà ấm ngọt của tự tâm. Chưa cảm nghe cái ấm ngọt cô liêu của một tâm thái lắng rụng hết ngoại trần là chưa đi vào ngưỡng cửa an lạc, giải thoát thật sự. Với tâm cởi mở th́ mọi t́nh huống đều tan biến trong thực nghiệm tâm linh, như hoa tuyết rơi vào đại dương.

Lá thầm th́ câu chuyện đời hư ảo
Vọng thanh âm xao động cả trời chiều
Bao phiền lụy theo gót hài rơi rụng
Thản nhiên ngồi soi bóng núi tịch liêu.

Chúng ta đi vào đời sống với đôi mắt sáng của trí tuệ, với tấm ḷng rộng mở của thương yêu, với đôi chân thực nghiệm vững vàng những điều đă học, và sau cùng với đôi tay có khả năng vi diệu phát ra từ nội lực thân chứng để kiến tạo Tịnh độ nhân gian.

 

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 2 of 3: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 2:45am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

a. Phát Bồ đề tâm

Truyền thống Phật giáo Đại thừa, xem một vị Bồ tát như là “người có Bồ đề tâm”. Thế nên con đường trở thành một vị Bồ tát chỉ thực sự bắt đầu khi một người khởi phát Bồ đề tâm, mang đại nguyện trở thành một vị Phật và hành hoạt cho phúc lợi của toàn thể chúng sanh. Như thế, muốn t́m hiểu về Bồ tát đạo ta không thể không biết qua khái niệm thế nào là Bồ đề tâm. Dùng một h́nh ảnh cụ thể th́ việc phát sinh của Bồ đề tâm cũng giống như một ḍng suối tươi mát ngọt ngào xuất hiện giữa một sa mạc khô cằn, cháy nắng. Cái sa mạc khô cháy đó chính là vương quốc mà cái ngă của chúng ta đang ngự trị, nơi mà mọi thứ đều được xếp đặt lớp lang đâu đó, cũng như được kiểm soát chặt chẽ. Trong một môi trường như vậy, thật khó mà loại cây nào có thể mọc lên, bởi v́ cái ngă tự nó là một băi cát khô, một mảnh đất chết. May mắn thay, đạo Phật đến với ta, cho ta những phương tiện thiện xảo để có thể đào sâu vào ḷng sa mạc khô chết này, từ đó ngọn suối nhiệm mầu của Bồ đề tâm xuất hiện dẫn ta đến cả một bể trí tuệ viên măn vô tận nằm sâu trong ḷng đất.

Có rất nhiều kinh luận giải thích và phân loại về Bồ đề tâm. Một cách đơn giản, trước tiên đây là một thứ t́nh cảm dịu dàng, tŕu mến làm ḷng ta chùng xuống trước những khổ đau của tha nhân, từ đó dẫn đến ḷng từ bi, lân mẫn và thấu cảm. Ḷng từ cũng có thể không phải là một t́nh cảm tự phát mà người ta có thể thực tập phát triển ḷng TỪ, ḷng yêu thương phổ quát bằng một trong bốn pháp hành thiền được gọi là Tứ Vô Lượng Tâm: TỪ, BI, HỶ và XẢ. Thực tập tâm từ đă được Đức Thế Tôn dạy lần đầu tiên trong bản kinh tuyệt vời c̣n lưu lại, Kinh TỪ BI và phương pháp này đă được Ngài Buddhaghosa giải thích tường tận trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga).

Trong cuộc sống đời thường, ta cũng có thể bắt đầu pháp thiền quán này bằng cách khơi mở ḷng yêu thương trước tiên ngay đối với chính cá nhân ḿnh, cầu mong cho ḿnh được sức khỏe, hạnh phúc, không bị khổ đau, phiền năo; từ đó mở rộng ra cho một người thân thiết rồi đến một người quen sơ – có thể là bạn đồng sở, hay là một ai đó mà ta gặp thường ngày tại trạm đón xe-rồi đến với một người nào đó đang gây cho ta khó chịu. Bước thứ năm và cũng là bước cuối cùng là mở rộng ḷng từ của ta một cách b́nh đẳng đến cả bốn loại người trên (cá nhân ḿnh, bạn thân, một người vô thưởng vô phạt và ‘kẻ thù’) và rồi để cho t́nh cảm này chan hoà đến những khu vực chung quanh, rộng mở ra cho đến khi tâm từ ta trải rộng đến tất cả mọi loài chúng sanh, trong thế gian này cũng như khắp cả vũ trụ.

Đối với bậc Đại Bồ tát, theo Kinh Hoa Nghiêm, các Ngài dùng phương pháp quán sau đây để khởi tâm đại bi:

“Chư Phật tử ! Đại Bồ tát dùng mười pháp quán sát chúng sanh mà khởi đại bi:Quán sát chúng sanh không nương không dựa mà khởi đại- bi. Quán sát chúng sanh tánh chẳng điều thuận mà khởi đại-bi. Quán sát chúng sanh nghèo không căn lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh măi măi ngủ mê mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh làm pháp bất thiện mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh bị trói bởi dục-phược mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh ch́m biển sanh tử mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh măi mang bịnh khổ mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh không muốn pháp lành mà khởi đại bi.Quán sát chúng sanh mất những Phật pháp mà khởi đại-bi. Bồ tát hằng dùng tâm nầy quán sát chúng  sanh.”(6)

Tuy nhiên nếu Bồ đề được hiểu như là tuệ giác siêu việt th́ nh́n trên mặt loại biệt của tam thừa để phân loại về tuệ giác này ta có Thanh văn Bồ đề, Độc giác Bồ đề và Vô thượng Bồ đề. Bồ đề tâm như thế có nghĩa là tâm cầu Bồ đề và phát Bồ đề tâm có nghĩa là “lập cái chí nguyện mong cầu vô thượng Bồ đề”. Bồ đề tâm như thế không những là bước đầu mà c̣n là căn bản, không những là căn bản mà c̣n là cứu cánh của người hành Bồ tát đạo. (7)

Cái ǵ đă thúc đẩy một vị Bồ tát hay cụ thể hơn, một người Phật tử phát khởi Bồ đề tâm? Động cơ chính là tâm đại bi, là ḷng khát khao thôi thúc được trọn thành Phật đạo để cứu độ chúng sanh. Một động cơ thứ hai cũng không kém phần quan trọng, đó là nghĩ đến sự suy tàn của Phật pháp nên phát khởi hùng tâm muốn xiển dương Đạo pháp. Những lư do này đă được giải thích một cách khá chi tiết trong Kinh Hoa Nghiêm:

“Chư Phật tử! Đại Bồ tát có mười nhơn-duyên phát Bồ đề tâm:
V́ giáo hóa điều-phục tất cả chúng sanh mà phát Bồ đề tâm.
V́ trừ diệt tất cả khổ cho chúng sanh mà phát Bồ đề tâm.
V́ ban cho tất cả chúng sanh đầy đủ sự an lạc mà phát Bồ đề tâm.
V́ dứt sự ngu si của tất cả chúng sanh mà phát Bồ đề tâm.
V́ ban Phật trí cho tất cả chúng sanh mà phát Bồ đề tâm.
V́ cung kính cúng dường tất cả chư Phật mà phát Bồ đề tâm.
V́ thuận theo Phật giáo cho chư Phật hoan hỉ mà phát Bồ đề tâm.
V́ thấy sắc thân tướng hảo của đức Phật mà phát Bồ đề tâm.
V́ nhập trí huệ quảng đại của chư Phật mà phát Bồ đề tâm.
V́ hiển hiện lực vô úy của chư Phật mà phát Bồ đề tâm.” (8)
Bồ tát phát Bồ đề tâm như thế nào?

“Lại nữa, Bồ tát phát tâm Bồ đề, lấy Từ bi làm đầu. Tâm đại Từ bi của Bồ tát vô lượng vô biên, cho nên khi phát tâm không có ngằn mé, rộng khắp chúng sanh giới. Ví như hư không trùm khắp tất cả, Bồ tát phát tâm cũng lại như vậy; tất cả chúng sanh, khắp cùng tất cả, như chúng sanh giới vô lượng vô biên bất khả cùng tận, Bồ tát phát tâm cũng lại như vậy. Nghĩa là cũng vô lượng vô biên không có cùng tận, hư không vô tận, cho nên chúng sanh cũng vô tận, chúng sanh cũng vô tận cho nên Bồ tát phát tâm khắp tất cả chúng sanh giới vậy. Nghĩa chúng sanh giới, tức là không có hạn lượng.

Luận nói: Bồ tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên ǵ tu tập Đạo Bồ đề?

Nếu có Bồ tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu ḥa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm b́nh đẳng, tin vui Pháp Đại thừa, cầu trí tuệ Phật.

Nếu có người thường thực hành đầy đủ 10 pháp như vậy, là có khả năng phát tâm Bồ đề, cầu Đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.” (9)

Phát Bồ đề tâm chính là bước đầu tiên trên con đường thực hành Bồ tát Đạo. Phát Bồ đề tâm cũng được hiểu là phát Bồ đề tâm nguyện, và lời nguyện này sẽ là một nền tảng căn bản gắn liền với sinh mệnh của một vị Bồ tát, kể từ đây, nó sẽ là một bộ phận chỉ hướng cho nghiệp quả của y, mở đầu cho một hành tŕnh vươn đến viên măn tâm linh mà có thể phải trải qua rất nhiều đại kiếp để thành tựu. Tựu trung tất cả những vị Bồ tát đều có một số đại nguyện cơ bản giống nhau, cụ thể như quyết định tŕ hoăn việc Giác ngộ vô thời hạn để cứu độ chúng sanh, trao truyền công đức, v.v... được Ngài Thánh Thiên cụ thể hoá thành bốn lời nguyện chính trong Bồ tát hạnh, với nội dung tóm tắt như sau:

1. Tội lỗi của con được tích lũy từ trong vô lượng kiếp, và của tất cả mọi chúng sanh là vô cùng, vô tận. Đâu có năng lực nào có thể tiêu trừ được ngoài việc phát tâm Bồ đề, cầu đạo vô thượng, thành tựu Phật quả để cứu độ chúng sanh? Sự hoàn toàn từ bỏ tham dục này là phước báu vô song. Nó tẩy trừ được vô số tội lỗi. Nó đảm bảo hạnh phúc cho muôn kiếp. Đó là lời cam kết về sự hạnh phúc tối thượng của chư Phật cho mọi người. Con xin xưng tán chư Phật mà mọi người hằng yêu mến, các đấng Pháp vương chỉ có một mục đích duy nhất là cứu độ chúng sanh.

2. Con cung kính đảnh lễ chư Phật, chư Bồ tát với phát khởi lời Bồ đề tâm nguyện. Con là kẻ bần cùng không chút phước đức do tội lỗi ngập đầy, đâu có ǵ khác để cúng dường? Có thể con đă sai lầm. Con vẫn có một cái ǵ đó. Con xin cúng dường và phó mặc thân ḿnh không chút nuối tiếc cho chư Phật và các trưởng tử của Như Lai, các Bồ tát. Từ nay con sẽ là kẻ nô lệ của quư Ngài và như thế không c̣n nổi hiểm nguy nào để phải sợ hăi nữa. Trong tất cả những mối hiểm nguy, lớn lao nhất bắt nguồn từ tội lỗi của con. Con biết chúng vô cùng độc hại. Con nh́n nhận những lỗi lầm này và hối hận ăn năn về chúng. Con nhận ra chúng, mọi người nhận ra chúng nguyên trạng. Hăy tha thứ cho chúng!

3. Thế là quá đủ cho con. Nay con hoàn toàn thuộc về chư Phật và tất cả chúng sanh. Có bao nhiêu chúng sanh đă thoát khỏi đau khổ luân hồi, bao nhiêu hiền giả, hành giả đă chứng quả A la hán, Bồ tát, quả Phật, con đều xin vui mừng tán thán. Con chắp tay khẩn cầu chư Phật mười phương, xin hăy thắp lên ngọn đuốc Pháp để cứu rỗi nhân sinh. Đối với chư Phật muốn nhập Niết bàn, con xin thành kính chắp tay, thỉnh  cầu các Ngài trụ thế vô lượng kiếp. Bao nhiêu công đức góp nhặt được do đảnh lễ chư Phật, quy y Tam bảo, sám hối tội lỗi, nay con xin hồi hướng đến tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

4. Con nguyện sẽ là đồ ăn và thức uống cho tất cả chúng sanh đang đói khát. Trong kiếp này và trong những kiếp vị lai, con nguyện sẽ quên hết thân ḿnh để phụng sự chúng sanh. Như chư Phật của thời quá khứ đă phát Bồ đề tâm, thực hành Bồ tát hạnh, và cũng như trên hành tŕ nhằm viên măn hoá giới đức của những vị Phật tương lai, con nay cũng xin phát tâm Bồ đề làm lợi ích chúng sanh và thực hành hạnh lành mà chư Bồ tát đă trải qua. (10)

Tuy nhiên, trong kinh điển Phật giáo Đại thừa người ta thấy những nội dung của lời nguyện có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp cá biệt, đặc biệt đối với những khuôn mặt thần thoại lớn lao của Phật giáo. Phật A Di Đà chẳng hạn, khi c̣n là Bồ tát Pháp Tạng, đă đưa ra bốn mươi tám lời đại nguyện dẫn đến việc thành lập cơi Tịnh độ Tây phương mà chúng sanh nếu được văng sanh về đó có thể trực tiếp nghe được lời giảng Pháp của Ngài. Trong Thập địa Kinh (Dasabhumika Sutra) cũng đă nói đến mười “đại nguyện” của một vị Bồ tát trong đó cụ thể như thờ phượng chư Phật, hộ tŕ Chánh Pháp, khai mở tâm linh cho chúng sanh và thực hành Ba-la-mật. Hoàng hậu Thắng Man, Bồ tát Phổ Hiền cũng đă lập mười đại nguyện tương tự như thế. Những lời nguyện này nói chung có thể được đúc kết lại trong “Tứ Hoằng Thệ Nguyện” mà tất cả những Phật tử thuộc truyền thống Bắc Tông đều thuộc nằm ḷng trong khi thực hành công phu hai buổi sớm chiều :

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền năo vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.”

 b. Thực hành Bồ tát hạnh

Như vậy, một khi đă dâng lời phát nguyện “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” tức là hành giả đă lựa chọn dấn bước trên con đường Bồ tát đạo mà bước cuối cùng là phải tự viên măn hoá ḿnh bằng cách thực hành thập hay Lục Độ Ba La Mật. Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh và Pháp Hoa là những bộ kinh sớm nhất đă nói về Lục Độ Ba La Mật, bao gồm: Bố Thí, Tŕ Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Tuệ. Những bộ kinh sau này, cụ thể như Thập địa Kinh đă thêm vào Phương Tiện (Upaya), Nguyện (Pranidhana -Bồ tát), Lực (Bala - Ngũ lực), và Trí (Jnana). Trong bốn Ba La Mật được thêm vào th́ Phương Tiện là quan trọng nhất, bởi v́ Bồ tát được xem như là người có đầy đủ năng lực để sử dụng tất cả mọi phương tiện thiện xảo nhằm đưa chúng sanh đến bờ Giác ngộ:
“Phương Tiện bao gồm tất cả các ư nghĩa ‘cách thức,’ ‘mưu chước,’ ‘phương sách,’ ‘mánh khoé’ cho nên trong Phật giáo nó đồng nghĩa với kỹ thuật thiện xảo. Nó được sử dụng trong một cung cách trái ngược với Trí Tuệ và tương tự với Từ Bi. Như Duy Ma Cật đă nói trong phẩm “Đường Đến Quả Phật (Chương 8)” như sau:

"Trí Huệ là mẹ Bồ tát, tùy nghi Phương Tiện là cha,
Đạo sư là Thầy hướng dẫn, Bồ tát từ đấy sinh ra."
“Trí huệ là một, là phổ quát, tiêu biểu cho nguyên lư b́nh đẳng (samata) trong khi Phương Tiện là số nhiều, tiêu biểu cho nguyên lư nhược can (若干 số nhiều, ngần ấy.) Nh́n từ ánh mắt thuần tuư trí huệ, vị Bồ tát đă không hề nh́n thấy bất cứ một cái ǵ gọi là khổ đau, bởi v́ tất cả chẳng có ǵ không là Pháp Thân Phật; tuy nhiên khi nh́n vũ trụ dưới ánh mắt từ bi, các Ngài nhận ra rằng ở khắp mọi nơi những duyên sinh của khổ đau và tội lỗi phát khởi từ chấp trước vào sắc tướng. Để loại trừ chúng, các Ngài đă vận dụng tất cả những phương tiện có thể được nhằm hướng về mục tiêu tối hậu mà con người muốn đạt đến. Chỉ có một tôn giáo duy nhất, tôn giáo của chân lư, nhưng có rất nhiều pháp môn, phương tiện–upayas, tất cả đều ban phát từ ḷng từ vô hạn của Pháp Thân Phật với hiệu lực đủ để dẫn dắt chúng sanh đến tuệ giác siêu việt và hạnh lành phổ quát. Thế nên, đứng trên b́nh diện bản thể học mà nói, cả vũ trụ này, con nhà Phật có thể cho rằng chẳng có ǵ khác hơn là một cái đại biểu hiện của Phương Tiện Ba La Mật do Pháp Thân Phật bày ra với ước muốn đưa toàn thể chúng sanh đến thực chứng rốt ráo Phật quả. Thế nên trong rất nhiều trường hợp, thật khó mà dịch cái từ Upaya này ra Anh ngữ theo đúng cái ư nghĩa nguyên thủy mang tính thiện xảo của nó.” (11)

Ngoài ra cũng cần nên phân biệt giữa Trí Ba La Mật (Jnana Paramita) và Trí Huệ Ba La Mật (Prajna). Cả hai tuy ư nghĩa gần giống nhau nhưng Trí Ba La Mật liên hệ nhiều đến lănh vực hiểu biết tri thức, trong khi Trí Huệ Ba La Mật thiên về trực giác. Nói chung, những Ba-la-mật này có thể được xem như là một bản đối chiếu của Phật giáo Đại thừa tương ứng với Giới, Định, Huệ, một giản đồ phát triển tâm linh căn bản vốn rất phổ thông trong số những hành giả Tiểu thừa trước đây, tuy nhiên danh sách những Ba-la-mật này cũng không xa lạ ǵ lắm đối với kinh điển Tiểu thừa. Cụ thể như bản liệt kê về những Ba-la-mật đă được sử dụng trong tất cả mọi truyền thống như là một giản đồ nhằm giải thích các câu chuyện trong Bản Sinh Kinh (Jataka), là những thí dụ cụ thể minh họa cho việc Đức Phật đă đạt đến Giác ngộ viên măn như thế nào. Những Ba-la-mật này cũng được xem như là một bản hệ thống hoá đề cương con đường tu tập của một vị Bồ tát được nêu lên trong Bồ tát hạnh của Ngài Thánh Thiên (Santideva).
Ngoài Lục (thập) Độ Ba La Mật, một pháp hành khác được coi như nền tảng căn bản cho Bồ tát đạo là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo, bao gồm: Tứ Niệm Xứ (quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngă); Tứ Chánh Cần (ác đă sanh nên dứt, ác chưa sanh không cho sanh, thiện chưa sanh nên sanh, thiện đă sanh khiến cho tăng trưởng); Tứ Thần Túc (dục thần túc là thỏa nguyện, cần thần túc là tinh tấn, tâm thần túc là chánh niệm, quán thần túc là bất loạn); Ngũ Căn (tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn. Do năm pháp căn bản này sanh ra thánh đạo, nên gọi là ngũ căn);  Ngũ Lực (là lực xuất phát từ ngũ căn trên); Thất Bồ đề Phần cũng gọi là Thất Giác Phần hay là Thất Giác Chi (l. Chọn pháp, 2.tinh tấn, 3. hỷ, 4. khinh an, 5. niệm, 6. định, 7. xả), Xả là tâm quân b́nh, b́nh thản, không bị chi phối do bất cứ yếu tố nào, dù nội tâm hay ngoại cảnh]; và Bát Chánh Đạo. Ba mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo là những pháp hành căn bản được chia xẻ chung cho cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa, Đại thừa chỉ thêm vào pháp hành Ba-la-mật (Lục độ) và Thập địa Bồ tát.

Kinh Duy Ma Cật đă đưa ra một kiến giải khá rơ ràng trong việc vận dụng Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo để thực hành Bồ tát hạnh:

“Dù hành tŕ Tứ niệm xứ, mà không hoàn toàn rốt ráo xa ĺa thân, thọ, tâm, pháp; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành tŕ Tứ chánh cần mà không xả thân tâm tinh tấn;[67] đó là hạnh của Bồ tát. Tuy hành tŕ Tứ như ư túc, mà đạt tự tại thần thông; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành Ngũ căn mà phân biệt căn tánh nhạy bén hay tŕ độn của hết thảy chúng sanh; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành Ngũ lực vẫn phấn đấu thành tựu mười lực, vô úy của Phật; đó là hành của Bồ tát. Tuy hành Thất giác phần mà vẫn phân biệt rơ ràng trí tuệ của Phật;[68] đó là hành của Bồ tát. Dù hành Bát chánh đạo vẫn thích đi trên Phật đạo vô biên; đó là Bồ tát hạnh. Dù hành pháp trợ đạo Chỉ và Quán mà rốt ráo không rơi vào tịch diệt; đó là hạnh của Bồ tát. Dù hành các pháp bất sinh bất diệt mà vẫn dùng tướng tốt trang nghiêm thân ḿnh để làm phương tiện cứu độ chúng sanh; đó là hạnh của Bồ tát. Dù thị hiện oai nghi của Thanh văn hay Phật Duyên giác vẫn không xả pháp của Phật;[69] đó là Bồ tát hạnh. Tuy tùy theo tướng tịnh rốt ráo của hết thảy pháp nhưng biết tùy trường hợp để ứng hiện thân ḿnh cho thích nghi với hoàn cảnh; đó là hạnh của Bồ tát. Dù nh́n thấu hết thảy cơi Phật luôn tĩnh lặng như hư không,[70] vẫn làm hiển hiện các loại cơi Phật thanh tịnh; đó là hạnh của Bồ tát. Dù đă đạt quả vị Phật, có thể chuyển Pháp luân, và vào Niết bàn, vẫn không từ bỏ Bồ tát đạo; đó là hạnh của Bồ tát”.(12)

Nội dung liên quan đến Thập địa Bồ tát được nói đến trong Thập địa Kinh. Địa ở đây có nghĩa là những tầng, bậc và đi vào con đường Bồ tát đạo cũng giống như bước lên những nấc thang thành tựu tâm linh. Mười nấc thang (địa) ở trong bộ kinh này được liên hệ đối xứng với việc hành tŕ Thập độ Ba la mật. Theo kinh điển truyền thống, đến địa thứ bảy hành giả đă trải qua đủ những giới hạnh để thực chứng Niết bàn, tuy nhiên do hạnh nguyện Bồ tát mà họ chọn lưu lại trong ṿng luân hồi sinh tử. Đạt đến địa thứ bảy Bồ tát được xem như đă đạt đến quả vị bất thối, từ đây sự Giác ngộ của vị Bồ tát xem như là chuyện hiển nhiên. Những quả vị Thập địa trong Thập địa Kinh được liệt kê ra như sau :
Hoan Hỷ Địa (Pramudita):

Hoan hỷ trong thành tựu Bồ đề và trong niềm tin rằng ḿnh sẽ có khả năng cứu độ tất cả chúng sanh, Bồ tát xem như đă viên măn hoá ḿnh trong Bố Thí Ba La Mật.

Ly Cấu Địa(Vimala):

Viên măn hoá ḿnh trong giới hạnh, vị Bồ tát từ nay đă thoát ra khỏi tất cả những ǵ bất tịnh. Đạt quả vị này, Bồ tát xem như đă thành tựu Tŕ Giới Ba La Mật và đang đi trên con đường Bát Chánh.

Phát Minh Địa (Prabhakari):

Vị Bồ tát mang ánh sáng (của tuệ giác minh) đến cho thế gian, phản ánh lên bản tánh của vạn pháp. Bồ tát đồng thời viên măn hoá ḿnh trong Nhẫn Nhục Ba La Mật.

Diệm Huệ Địa (Arcismti):

Bồ tát viên măn hoá ḿnh qua Tinh Tấn Ba La Mật và Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo, từ đây có khả năng đốt cháy tất cả mọi vô minh phiền năo.
Nan Thắng Địa (Sudurjaya) : Bồ tát viên măn hoá ḿnh qua Thiền Định Ba La Mật và pháp hành Tứ Diệu Đế, từ đây sẽ không c̣n bị khuất phục bởi những thế lực của Ma Vương cám dỗ.

Hiện Tiền Địa(Abhimukhi):

Bồ tát viên măn hoá ḿnh qua Trí Tuệ Ba La Mật và chiếu soi tuệ giác vào triết lư Duyên Khởi, từ đây Bồ tát có thể “mặt đối mặt” với Niết bàn.

Viễn Hành Địa(Duragama):

Đến tầng bậc này, hành tŕnh tu tập của quả vị Bồ tát xem như đă viên thành, Bồ tát có khả năng nh́n thực tại như là như thị, thấy được thực tướng của vạn pháp, viên măn hoá ḿnh qua Phương Tiện Ba La Mật với khả năng sử dụng tất cả mọi phương tiện thiện xảo, gieo trồng hạnh nguyện và thong dong tự tại thị hiện đến bất cứ cảnh giới nào mong muốn để cứu độ nhân sinh.

Bất Động Địa (Acala) :

Không c̣n tâm phân biệt nhị nguyên, Bồ tát an trụ trong vô tướng, hoàn toàn bất động trước những ư tưởng về tánh không, sắc tướng, nhân quả,... Đạt quả vị này, Bồ tát  chứng đắc tuệ giác siêu việt về Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Thiện Huệ Địa (Sadhumati):

Bồ tát thành tựu Tứ Trí (khả năng nhận thức phân tích) đồng thời viên măn hoá ḿnh qua Lực Ba La Mật.

Pháp Vân Địa(Dharmamegha):

Cũng giống như không gian được điểm xuyết với những đám mây, đây là tầng bậc cuối cùng của đại định. Viên măn hoá ḿnh qua Trí Ba La Mật, Bồ tát bây giờ có đầy đủ năng lực và đặc tính như một vị Phật, với thân tướng quang minh, trân châu rực rỡ, sẵn sàng sử dụng phép mầu để giúp đỡ nhân sinh.

Thập địa Kinh xác nhận rằng Bồ tát nhập nhất địa ngay lập tức khi phát khởi Bồ đề tâm. Một số giản đồ khác cho rằng quả vị Bồ tát trải qua rất nhiều tầng, bậc, cụ thể như Hoa Nghiêm đă chia ra 52 địa vị tu hành của Bồ tát, gồm: Thập Tín, Thập Hạnh, Thập Trụ, Thập Hồi Hướng, Thập địa và hai mức độ cao nhất của Giác ngộ (Thập Gia hạnh). Và rồi sau đó một vài tông phái Phật giáo, đặc biệt là trong vùng Đông Á đă có khuynh hướng đi vào phân chia vi tế hơn và nhấn mạnh đến khái niệm đốn ngộ. Những tông phái này, cụ thể như Thiền hay Zen, hoàn toàn gạt bỏ những lối phân chia cổ điển về Thập địa và khẳng định rằng Giác ngộ xảy đến một cách đột nhiên, đó là khoảnh khắc bùng vỡ trong tận cùng tâm thức. Những truyền thống Mật Tông cũng thế, trong khi vẫn miêu tả tiến tŕnh tu tập tâm linh một cách chi tiết và nghiêm ngặt, nhưng cũng đă khẳng định rằng Phật quả có thể được thành tựu ngay trong kiếp sống, trong thân xác này và như vậy đă giảm thiểu tính cách quan trọng của Bồ tát đạo theo quan niệm truyền thống, tức là phải trải qua cả một quăng thời gian hằng hà sa số kiếp cần thiết cho việc chuẩn bị tâm linh để đạt thành Phật quả.

Một cách tóm tắt, Lục Độ Ba La Mật và Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo là những pháp hành căn bản cho những ai muốn đi trên con đường Bồ tát đạo.
Người Phật Tử Việt Nam Trong Tâm Niệm Học Phật Đạo, Hành Bồ Tát Đạo.

Là người Phật tử Việt Nam có nghĩa là chúng ta đang đi trên con đường hành tŕ Bồ tát đạo. Có thể là chúng ta sẽ không thành tựu được ngôi vị Thập địa ngay trong kiếp sống này, nhưng một điều rơ ràng là chúng ta đă và đang bước vào tầng thánh thứ nhất: Hoan Hỷ Địa. Một cuộc sống có tín ngưỡng chắc chắn là một cuộc sống có ư nghĩa và mang lại niềm vui. Chỉ nội cái ư nghĩ ḿnh thuộc về đại gia đ́nh của Đức Phật cũng đủ mang đến trong ta một niềm hạnh phúc lớn lao, trong cái ư nghĩa tích cực rằng tất cả những thành viên của gia đ́nh này đang nỗ lực tự khắc phục ḿnh - chiến thắng tội lỗi và những nỗi sợ hăi-để làm việc cho hạnh phúc của tha nhân.

Trong cái tâm hoan hỷ đó, đồng thời một vấn nạn cũng được đặt ra: Làm thế nào chúng ta có thể sống được một đời sống lư tưởng trong cái thế giới thực tế này? Làm sao chúng ta có thể hạnh phúc được khi cùng một lúc phải đối diện với khổ đau của người khác?  Điều này có thể thực hiện được: Đó chính là thông điệp của lư tưởng Bồ tát. Tất cả các Pháp đều không thể tách rời Thế Gian Pháp. Vị Bồ tát v́ thế không đi vào đời để chỉ dạy người khác bằng những lời thuyết giảng. Quan trọng hơn cả, vị ấy ao ước được dạy bằng chính tấm gương của cuộc đời ḿnh. Người Phật tử Việt Nam hôm nay cũng thế, không đi vào thực tại bằng một mớ lư thuyết suông, mà bằng chính trái tim và hành động.

Mỗi thời đại của Việt Nam đều có những người con Việt đứng lên làm lịch sử. Họ là những hiện thân của Bồ tát, mang trái tim Bồ tát, nung nấu ư lực Bồ tát. Đối diện với nhu cầu hôm nay, người Phật tử Việt Nam sẵn sàng đứng lên làm việc nghĩa. Phật tử Việt là thành phần tiên phong chuyên phóng mở những lộ tŕnh mới để khai thông lối đi cho con người và dân tộc. Tuy nhiên, khi nói lên điều này, nó không hề nhắm vào phạm trù t́nh cảm hay khích động. Điều mà chúng ta xác quyết được đứng từ quan điểm khách quan. Người Phật tử Việt Nam có đủ tư cách và khả năng, từ năng động trái tim đến năng lực trí óc để đảm đương nghĩa lớn. Chúng ta có đủ những đ̣i hỏi khách quan của thời đại và lịch sử để đứng lên và bắt đầu.

Khi nh́n thấy con người Việt Nam đau khổ, trái tim chúng ta xót xa. Khi nh́n thấy quê cha đất tổ xác xơ nghèo đói, chúng ta xúc động. Nhưng ư lực và tâm nguyện Bồ tát không dừng lại và quằn quại trên vơng lưới đau thương. Chúng ta bắt đầu từ đó bằng trái tim từ bi để tạo động cơ ra đi làm việc nghĩa. Những thế hệ cha anh chúng ta cũng đă ra đi nhưng họ đă bị kẹt vào những mắt lưới của hận thù hạn hẹp và bất lực trước cơn lốc đổi thay của thời đại. Thế hệ Phật tử Việt Nam hôm nay có thể có được một tầm nh́n rộng mở hơn để thấy được những giới hạn của đấu tranh tiêu cực và thiếu quân b́nh. Chúng ta muốn mở lớn một sinh lộ cho dân tộc mà trong đó những giá trị khai phóng, bao dung, rộng mở, hướng thượng là nền tảng giá trị của con người thời đại.

Ngày nay dân tộc Việt Nam đang đứng trên đống tro tàn của mọi chủ nghĩa, ư thức hệ. Tất cả đă tan vỡ, bây giờ chỉ c̣n lại CON NGƯỜI, con người của nhân nghĩa, đạo lư; con người của tỉnh thức, Giác ngộ. Con người vượt qua từ nỗi khổ đau, chiến đấu và trưởng thành. Từ biển máu mênh mông, từ ngục tù khổng lồ, dân tộc chúng ta đang lẫm liệt vươn lên và đang thành tựu một thông điệp cuối cùng, thông điệp mà Đức Phật đă đưa ra trên hai mươi lăm thế kỷ trước đây, đó là thông điệp giải phóng con người: Giải phóng con người ra khỏi mọi khổ đau hệ lụy, mọi hệ thống giáo điều, mọi gông cùm tư tưởng, mọi xiềng xích tổ chức, mọi h́nh thái vong thân nô lệ; giải phóng con người khỏi mọi đàn áp văn hoá, mọi áp bức chính trị, mọi bóc lột kinh tế; giải phóng con người khỏi lao tù, chiến tranh, nghèo đói và thù hận; giải phóng con người khỏi xă hội vùi dập đày đọa con người, khỏi văn minh đàn áp, tàn phá con người, khỏi thời đại giết người và nô lệ hoá con người, để khai sáng cho con người một xă hội mới, một nền văn minh mới và một thời đại mới trên căn bản của t́nh thương và nhân bản. Đó chính là cơi Tịnh độ Nhân gian mà chúng ta hằng mơ ước.

Là Phật tử, chúng ta có niềm tin vào lịch sử. Chúng ta có định hướng cho thời đại. Chúng ta có tư cách đại chúng. Chúng ta có khả năng xă hội. Chúng ta có nền tảng đạo lư. Chúng ta có hôm nay. Và chúng ta có ngày mai. Lịch sử là đi tới, là con đường đưa nhân loại về chân trời tự do và Giác ngộ. “Giác ngộ” ở đây không chỉ đơn thuần mang giá trị Phật giáo. Giác ngộ là sự tỉnh thức, kiểm soát được dục vọng và thú tính vốn đầy đọa con người quá lâu. Giác ngộ cũng đồng nghĩa với tinh thần của một con người biết sống với gia đ́nh, làng xóm, cộng đồng, xă hội. Giác ngộ cũng là sự tha thứ, chấp nhận đa dạng tính của con người, xă hội. Giác ngộ đồng nghĩa với bước đi trên con đường TRUNG ĐẠO, từ bỏ cực đoan, tuyệt đối vốn là những nguyên nhân đầy thảm họa của chủ nghĩa, tôn giáo, phe nhóm mà chúng ta chứng nghiệm quá nhiều rồi.

Chắp tay nguyện cầu cho một đóa Vô Ưu mới nở hoa trong ḷng mỗi người Phật tử Việt



Sửa lại bởi chanhtam : 09 May 2006 lúc 2:48am
Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 3 of 3: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 2:50am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

Hạnh Phúc Chân Thật

 

Thế nào là một hạnh phúc chân thật (genuine happiness)?

Tôi nghĩ ta dùng chữ "con người hưng thịnh" (human flourishing) th́ chính xác hơn, v́ nó có gốc từ chữ eudaimonia của Hy lạp. Dịch là hạnh phúc chân thật cũng được, nhưng tôi nghĩ "hưng thịnh" (flourishing) th́ chính xác hơn.
Và hạnh phúc ấy sẽ mang lại cho ta những ǵ?
Một cuộc sống có ư nghĩa.
Cái ǵ làm cho cuộc sống ta có ư nghĩa?

Theo tôi th́ đó phải là cho mỗi ngày chứ không phải là chỉ cho một cuộc sống. Tôi thấy có bốn yếu tố cho một ngày hạnh phúc. Thứ nhất là ngày hôm nay ḿnh có sống trong giới hạnh hay không? Mà ở đây tôi chỉ nói về những luân lư căn bản trong đạo Phật thôi, ví dụ như đừng làm hại ai, đừng nói nặng lời với ai, cố gắng thực tập từ bi và chánh niệm.

Điều thứ hai là tôi cảm thấy hạnh phúc thay v́ là khổ đau. Tôi đă gặp những người có tu tập, lúc nào họ cũng biểu lộ ra một sự b́nh an trong những bước đi của họ, trong lối hành sử của họ đối với những khó khăn trong cuộc sống và khi tiếp xúc với người khác. Điều thứ ba là đi t́m sự thật, muốn thấy và hiểu rơ được thực tại, chân tướng của chính ḿnh và cuộc sống. Và ta có thể ngồi yên trong căn pḥng nhỏ của ḿnh mà vẫn có thể làm hết được những việc ấy.

Nhưng có điều là trong chúng ta không có ai là riêng rẽ và độc lập hết. V́ vậy muốn có một đời sống hạnh phúc, ta phải trả lời câu hỏi thứ tư này "Ta mang lại ǵ cho cuộc đời này?"

Nếu tôi có thể nh́n lại một ngày trong đời ḿnh và thấy có đủ bốn yếu tố: giới hạnh, hạnh phúc, sự thật và biết nghĩ đến chung quanh, th́ tôi có thể nói rằng "Tôi là một người có hạnh phúc."

Vấn đề hạnh phúc không hề tùy thuộc vào trương mục ngân hàng của ta, hoặc thái độ của vợ hay chồng ḿnh, vào công việc làm hay số tiền lương của ta. Ta có thể sống một đời tṛn đầy ư nghĩa, cho dầu nếu ta chỉ c̣n lại mười phút để sống trên cuộc đời này.

Trong bốn yếu tố ấy không có yếu tố sức khoẻ, như vậy sức khoẻ không là một yếu tố quan trọng sao?

Sự thật là không! Một người học tṛ của tôi bị mang một chứng bệnh rất hiếm và nan y, mỗi ngày anh ta đều phải vào bệnh viện để chữa trị và được cho thuốc. Và anh phải sống như vậy trọn cuộc đời c̣n lại của ḿnh. Ta có thể nói rằng "Thật là tội nghiệp và khổ cho anh! Hoàn cảnh thấy đáng thương quá!" Nhưng ngày hôm kia tôi gặp anh, anh bảo tôi, "Allen này, tôi đang 'flourishing' đây!" Và tôi cảm thấy anh thật sự như thế. Anh ta t́m được cho ḿnh con đường đi giữa những giới hạn, và trong những điều kiện nào đang có mặt với anh. Tâm ư anh trong sáng. Anh đọc sách, anh viết bài, anh tăng trưởng. Anh ngồi thiền mỗi ngày, và anh c̣n dạy thiền cho các bệnh nhân nan y khác trong bệnh viện nữa. Anh ta sống một cuộc sống rất tṛn đầy ư nghĩa, và anh có thể thành thật nói rằng ḿnh đang có hạnh phúc.

Bí quyết của anh ta là ǵ?

Anh ta không đi t́m hạnh phúc ở bên ngoài ḿnh. Khi chúng ta trông cậy vào địa vị, tiền bạc, vào vợ hay chồng của ḿnh để mang lại hạnh phúc, th́ ta sẽ không bao giờ có hạnh phúc. V́ chúng ta nương tựa vào những ǵ không phải của ḿnh. Và lại nữa, những người chung quanh cũng đang tranh giành với ta những thứ tiền bạc và địa vị ấy, mà chúng đâu có dư dả cho tất cả mọi người đâu. Đáng buồn là vậy.

C̣n điều đáng vui?

Điều đáng mừng là hạnh phúc chân thật không có đem bày bán ở ngoài phố chợ, mà hễ có tiền là ta có thể đi mua về cho ḿnh. Một trong những điều bí mật mà ít có ai khám phá được là: cái hạnh phúc mà ta đang đi t́m ở những chức vụ cao, trong một người chồng hay người vợ gương mẫu, đứa con ngoan, sức khoẻ đầy đủ, việc làm tốt, có an ninh, có diện mạo đẹp… thật ra chúng lúc nào cũng đang có sẵn bên trong ta, chỉ cần ta tiếp xúc mà thôi. Thay v́ đi t́m bên ngoài th́ tại sao ta lại không thử quay vào t́m bên trong chính ḿnh đi, thử xem sao!
Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta sẽ không lấy vợ hay chồng, đi mua xe, hay t́m một việc làm cho ưng ư. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng, nếu bạn có hạnh phúc th́ hạnh phúc ấy không hề tùy thuộc vào những yếu tố bên ngoài, v́ chúng không nằm trong sự kiểm soát của bạn.

Mọi người ai cũng nói rằng tiền bạc, địa vị không mang lại cho ḿnh hạnh phúc, nhưng có mấy ai là thật sự sống như vậy đâu?

Thật ra th́ trong thâm tâm chúng ta chưa thật sự có niềm tin. Chúng ta vẫn đi t́m kiếm bên ngoài, đeo đuổi những ǵ mà ta nghĩ nó sẽ mang lại cho ḿnh hạnh phúc - danh vọng, chức vụ, t́nh yêu, một sự an ninh về tiền bạc và t́nh cảm. Chúng ta không có hy vọng và niềm tin vào một hạnh phúc chân thật nào đó. Ta tự nhủ rằng, "Có lẽ một hạnh phúc chân thật không có mặt đâu, nói nghe có vẻ hay ho vậy thôi. Ḿnh th́ bằng ḷng với một iPod hay một big screen tivi, như vậy là vui rồi. Không đ̣i hỏi hay cầu mong ǵ xa xôi hết" Hoặc cũng có người nói rằng, "Thôi đừng nói chuyện hạnh phúc, chỉ ráng qua được ngày hôm nay là đủ khoẻ rồi!" Tôi nghĩ họ cũng đáng thương thật!

Như vậy đó có phải là một sự tuyệt vọng không?

Nó là một trạng thái mà tâm ta không c̣n không gian nữa, ta đánh mất đi một cái nh́n rộng lớn. Tôi nghĩ tới tâm từ, metta. Khi thực tập tâm từ, chúng ta bắt đầu bằng một t́nh thương với chính ḿnh. Nhưng điều ấy không có nghĩa là "Công việc nào là tốt nhất cho tôi đây? Lương bao nhiêu là xứng đáng với ḿnh đây?" Nhưng chính là, "Làm cách nào để ta được hưng thịnh?" "Ta nên sống cách nào để ta có hạnh phúc, an lạc và có ư nghĩa đây?" Và sau đó, ta nới rộng cái nh́n đó ra, "Làm thế nào để những người đang sống trong khổ đau t́m được một hạnh phúc thật sự đây?"

Shantideva nói, "Những kẻ đi trốn tránh khổ đau lại cứ cắm đầu lao ḿnh vào chốn khổ đau. Chính v́ sự tham muốn hạnh phúc mà họ lại vô t́nh đi phá vỡ cái hạnh phúc mà họ đang có, và xem chúng như kẻ thù." Tại sao lại như vậy? Tại sao chúng ta lại ít ai chọn con đường tu học, nếu như nó có thể mang lại cho ḿnh một hạnh phúc chân thật?

Thật ra câu trả lời là v́ chúng ta không hề biết cái ǵ có thể mang lại cho ḿnh một hạnh phúc thật sự. Sẽ cần một thời gian dài và những kinh nghiệm khổ đau trước khi ta tỉnh thức dậy và ghi nhận được những ǵ đang xảy ra. Chúng ta bị kết chặt vào những h́nh tượng, ư niệm trong đầu "Phải chi vợ hay chồng tôi là người như vậy, phải chi tôi có được công việc như vậy, có được một số tiền như vậy, tướng diện tôi như vậy, sức khoẻ tôi như vậy… tôi sẽ có hạnh phúc." Nhưng đó chỉ là một ảo tưởng mà thôi.

Chúng ta chắc ai cũng biết những người có đầy đủ sức khoẻ, có tiền bạc, địa vị, dư thừa t́nh yêu… nhưng họ cũng vẫn mang đầy khổ đau. Những người đó là Thầy của chúng ta, v́ họ dạy cho ta một bài học lớn. Họ dạy cho ta thấy rằng, ḿnh có thể trúng một tấm vé số lớn của cuộc đời nhưng vẫn thua trật tấm vé số của hạnh phúc.

Khi Ông nói về một "hạnh phúc chân thật", th́ có lẽ ư ông ám chỉ rằng trong cuộc đời c̣n có những loại hạnh phúc khác nữa?

Phải rồi! Chúng ta thường lầm lẫn cái mà đức Phật gọi là Bát phong, tám ngọn gió xao động của cuộc đời, và cho đó là hạnh phúc. Tám ngọn gió ấy là muốn thịnh mà không suy, muốn vui mà tránh khổ, muốn được khen mà không bị chê, muốn danh vọng mà không bị khinh thường. Nhưng mà ta phải nhớ điều này, thật ra không có ǵ là sai quấy với lại giàu, vui, được khen, và có danh tiếng hết. Ví dụ như nói về sự giàu có đi: giả sử như nếu ta có một chiếc áo lạnh mới. Nếu như ta bỏ chiếc áo mới ấy đi, ta có là một con người tốt đẹp hơn không? Lẽ dĩ nhiên là không! Thật ra không có ǵ là sai quấy với vấn đề được có hết, nhưng nó hết sức là sai lầm nếu ta cho rằng nó có thể mang lại cho ḿnh hạnh phúc.

Hạnh phúc chân thật là tiếp xúc với cái gốc rễ của hạnh phúc, chứ không phải chỉ đi nắm bắt những yếu tố nào mà chúng có thể hoặc không có thể chế tác ra được hạnh phúc. Và sự khác biệt giữa tu tập và đi đuổi bắt theo tám ngọn gió xao động của cuộc đời là ở chỗ đó. Cũng có người đi tu tập v́ mục đích muốn thoả măn ngọn bát phong ấy, muốn t́m được một niềm vui thú trong thiền tập. Họ xem thiền tập như là một tách cà phê, một cuộc chạy bộ thể dục, hay là được mát-xa vậy. Mà thật ra cái đó cũng không có ǵ là sai quấy hết, nhưng có điều nó rất là giới hạn. Thiền tập có thể làm một việc mà mát-xa không thể làm được, nó có thể chữa lành được những vết thương trong tâm ta.

Con đường hạnh phúc này dường như đ̣i hỏi ta phải có một niềm tin và sự buông bỏ rất lớn. Điều ấy hơi đáng sợ một chút. Nếu như tôi buông bỏ hết những thứ bên ngoài ấy th́ tôi sẽ trở thành ǵ đây?

Thật ra chúng ta không cần phải nhảy vào chỗ nước sâu làm ǵ. Nó cũng giống như là một ngày nào đó tự nhiên ta hứng khởi lên rồi tuyên bố rằng "Thế giới này như căn nhà lửa. Đầy khổ đau. Tôi sẽ từ bỏ hết tất cả để đi t́m một niềm an lạc theo Phật pháp." Rồi độ chừng vài ngày, vài tuần hay giỏi lắm là vài tháng, ta sẽ nói, "Ái chà, cái tu tập này cũng đâu có ǵ là hạnh phúc hay an lạc ǵ như họ nói đâu, mà không biết cái iPod, cái tivi hay cô bồ cũ của ḿnh đâu rồi nhỉ, có ai biết đâu rồi không?"

V́ vậy vấn đề không phải là đột nhiên lập tức mà xả bỏ hết tất cả mọi thú vui, bát phong, của cuộc đời, và chỉ thực tập giáo pháp sâu xa của Phật pháp. Cũng giống như dạy một đứa trẻ mới tập bơi vậy, ta đâu có thảy đứa bé vào chỗ nước sâu rồi xem chuyện ǵ sẽ xảy ra! Ta tập cho nó bơi ở nơi cạn cho từ từ quen trước. Cũng vậy, ta hăy bước đi chậm mà vững. Bắt đầu bằng ngồi thiền một chút vào mỗi sáng và mỗi tối. Xem nó ảnh hưởng đến một ngày của ta như thế nào. Từ từ ta sẽ nếm được mùi vị của Đạo pháp. Ta có thể sẽ cảm thấy rằng, "Cũng thú vị đó chứ! Ta cảm thấy hạnh phúc hơn. Mà không phải chỉ có hạnh phúc thôi, ta c̣n có chút đạo hạnh nữa. Ta thấy được thực tại rơ ràng hơn. Và nếu muốn, bây giờ ta có khả năng giúp được người chung quanh và cuộc đời hữu hiệu hơn, nhờ sự thực tập của ḿnh."Ta thật sự có hạnh phúc hơn, và ta cũng sẽ có niềm tin vào con đường ḿnh đi hơn. Tám ngọn gió xao động của cuộc đời vẫn thổi, chúng vẫn tiếp tục đến rồi đi. Chúng vẫn có mặt, nhưng bây giờ ta có thể sử dụng chúng để hỗ trợ thêm cho sự thực tập của ḿnh.

Như vậy ta có thể kết luận rằng con đường tu tập của đức Phật không phải chỉ để Giác ngộ dưới cội Bồ đề, mà là c̣n để mang lại hạnh phúc cho kẻ khác?

Tôi tin rằng đức Phật đă chứng nghiệm được một điều rất sâu sắc và phi thường dưới cội Bồ đề. Nhưng Ngài cũng ư thức rằng, sự Giác ngộ đó sẽ không có kết quả viên măn nếu Ngài không chia sẻ nó với kẻ khác. Giác ngộ không phải là cho riêng chính ḿnh "Bây giờ th́ tôi ngon lành rồi. Xong việc, đến nơi, nghỉ được rồi."Thế giới chúng ta được chuyển hóa nhờ sự có mặt của đức Phật trên cuộc đời này. Nhưng không phải là 49 ngày Ngài ngồi dưới cội Bồ đề khiến cho cuộc đời này được chuyển hóa, mà chính là 45 năm sau đó, khi đức Phật đi gặp gỡ và tiếp xúc với hạng bần cùng, bậc vua chúa, chiến sĩ, kẻ ăn mày… gặp ai Ngài cũng chia sẻ sự Giác ngộ của ḿnh với kẻ khác.

Thế cho nên, trở lại bốn yếu tố mà tôi nêu lên ở trên, khi ngồi dưới cội Bồ đề là đức Phật phát huy ba yếu tố đầu: đạo hạnh, hạnh phúc và sự thât. Và 45 năm sau đó Ngài phát triển yếu tố thứ tư, mang hạnh phúc vào cuộc đời. Và theo tôi đức Phật chính là khuôn   mẫu của một cuộc sống hạnh phúc và tṛn đầy ư nghĩa.

Nhưng ở đây tôi cũng phải cảnh cáo các bạn trước, đôi khi muốn tiếp xúc với cái hạnh phúc chân thật (genuine happiness) của ḿnh, bạn cũng phải chịu khó bỏ qua cái iPod và plasma tivi của ḿnh một chút!

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.0234 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO