Tác giả |
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 1 of 6: Đă gửi: 12 May 2006 lúc 1:25pm | Đă lưu IP
|
|
|
Nguyên tác: Surya Das (Nguyễn Tường Bách dịch)
Lời cuối cùng của Milarepa
Jetsun Milarepa(1) là một vị tăng phiêu bồng nổi tiếng nhất Tây Tạng, đồng thời là một du ca. Ngài sống cách đây khoảng chín trăm năm trong một hang đá ở Hi mă Lạp sơn và đặt những bài ca kệ một cách bất ngờ, không suy nghĩ, người đời sau viết lại thành sách và ngày nay, trong thế kỉ 20, sách này đă được in ra nhiều thứ tiếng, để lại cho chúng ta.
Tương truyền rằng, Milarepa là người đạt giác ngộ hoàn toàn chỉ trong một đời làm người, và bằng cách tu tập thiền định trong một cuộc sống độc cư hàng chục năm trời.
Trong thời gian tu tập Ngài sống bằng một loại rau mọc hoang, ví vậy da Ngài mang màu xanh. V́ lẽ đó mà học tṛ ngài, bên cạnh những cái tên tôn quư tặng Ngài, c̣n gọi là ‘tu sĩ màu xanh’.
Đạo sư của Milarepa có tên là Marpa(2), một nhà tiên tri nổi tiếng, đă từng thiền định mười bảy năm tại Ấn Độ và là người mang giáo pháp ‘Đại Pháp Ấn ‘ từ Ấn Độ qua Tây Tạng. Một trong những học tṛ giỏi nhất của Milarepa là Gampopa(3) mà câu chuyện sau đây kể về ông.
Gampopa là một y sĩ và đă là một Lạt-ma thông thái. Một ngày kia, ông bỗng thấy linh ảnh của một vị tăng sỹ màu xanh, tóc tai rối bù. Trong ảnh đó, vị tăng sỹ nh́n ông cười, mắt sáng long lanh và nhổ nước bọt vào mặt ông.
Không bao lâu sau đó, Gampopa bắt đầu du phương, đó là một điều mà các vị Lạt-ma thỉnh thoảng vẫn làm. Trên đường đi, ông bị lạc vào một vùng hẻo lánh của Hi mă Lạp sơn và quả nhiên gặp một người có da màu xanh, trông rất ốm yếu.
Gampopa đi từ từ đến vị tăng sĩ ở trần, chắp tay chào hỏi, đó là người đầu tiên ông gặp sau mấy ngày đi lạc.
Milarepa nhếch mép cười khi thấy Gampopa ngần ngừ bước vào. Không nói ǵ cả, Milarepa đưa cho Gampopa một cái sọ người đựng đầy tràn một loại bia và yêu cầu Gampopa uống hết, theo cách của Mật giáo bày tỏ phép tâm truyền tâm giữa thầy và tṛ. Gampopa từ chối không uống, ông không thể uống rượu v́ giới luật không cho phép. Milarepa cười lớn, giống như trong linh ảnh đă hiện, và nói ngay rằng, theo học một vị Phật đang hiện tiền tốt hơn bám giữ vào một giới luật. Ngay tại chỗ, Gampopa uống cạn một hơi. Sau đó Gampopa nh́n vào mắt Milarepa và nhận ra rằng, linh ảnh đă biến thành sự thật: vị tăng sĩ giác ngộ này xem như đă nhổ vào mặt ông và đă trao truyền năng lực cho kẻ thông thái nhưng chưa thực sự thức tỉnh đó. Cũng trong phút đó, Mirarepa biết đă t́m ra truyền nhân của ḿnh.
Sau đó, Gampopa ở lại với thầy ḿnh nhiều năm, tu tập thiền định và nghe giảng pháp. Một ngày kia, Milarepa cho hay Gampopa đă chín, đă tới lúc rời thầy ra đi. Tới ngày từ giă thầy và xa thầy măi măi, Gampopa qú dưới chân Milarepa, để cho vị đạo sư để hai chân lên đầu ḿnh và nhận một luồng chân khí, nhờ đó Gampopa đạt được tâm thức đại viên cảnh chí của Phật.
Sau buổi lễ này, Gampopa xin thầy cho một lời nhắn nhủ cuối cùng. Milarepa nhún vai và nói: “ngồi thiền th́ ngươi c̣n phải ngồi nhiều và thường xuyên, c̣n học th́ tuyệt đối không c̣n ǵ để học nữa”.
Sau đó, Milarepa không nói ǵ nữa. Gampopa xuống núi, vừa đi qua khởi một con suối th́ nghe phía sau Milarepa kêu réo: “ta c̣n một lời dạy cuối cùng”, tiếng kêu lẫn trong tiếng suối reo. “và lời này thật sự là bí mật và thâm sâu, riêng giành chỉ dạy cho những bậc xuất sắc nhất trong giới thượng căn”.
Gampopa yên lặng nín thở, tim đập th́nh th́nh. Milarepa quay lưng lại, vén váy lên và cho Gampopa thấy mông đít đă đóng thành sẹo sau nhiều năm ngồi trên đá. “lời dạy cuối cùng của ta đây hăy nhớ”. -Milarepa kêu to.
* Đại sư Jetsun Milarepa
|
Quay trở về đầu |
|
|
dinhlong Hội viên
Đă tham gia: 22 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 51
|
Msg 2 of 6: Đă gửi: 13 May 2006 lúc 4:32am | Đă lưu IP
|
|
|
A Di Da Phat
__________________ Thiên Địa quy Phật pháp !
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 3 of 6: Đă gửi: 13 May 2006 lúc 11:58am | Đă lưu IP
|
|
|
Nguyên tác: Surya Das (Nguyễn Tường Bách dịch)
“Con chó thân mến”
Thời c̣n trẻ, Patrul Rin poche là học tṛ của nhiều đại sư nổi tiếng vào thế kỉ 19. Vị thượng tọa Gyaway Nyugu vừa chỉ dạy cho Patrul về Phật tính ẩn náu bên trong th́ Patrul gặp đại sư Doe Khyentse. Đây là một vị sư có tính t́nh ḱ cục và lần đó đă chận cửa không cho Patrul vào thăm một người bạn.
‘Ê, hộ pháp vĩ đại kia, ngươi biết ta là ai không?, Doe Khyentse châm chọc.
Patrul đă nghe danh ông sư ḱ quái này eồi. Ông đă từng xách súng qua làng qua xóm, hăm doạ nhiều người, làm người ta giật ḿnh sợ hăi, với mục đích là đánh thức giấc ngủ tâm linh triền miên của con người.
“ngươi hăy tới gần đây, nếu ngươi có gan!”, Doe Khyentse hăm. Patrul tới gần ông sư đáng sợ đó. Doe chụp tóc thắt bím của Patrul, quật ngă sóng soài.
“hơi thở của Doe Khyentse có mùi bia. Ông ta đang say, ta không chấp”, Patrul nghĩ thầm. Nhưng Doe Khyentse là người đọc được ư nghĩ của người khác. “ngươi là kẻ dùng trí, kẻ học rộng biết nhiều, là kẻ ưa thích phân biệt”, ông hét. ‘bộ ngươi không biết rằng tất cả đều thanh tịnh, tất cả đều hoàn hảo ư, con chó thân mến!’. Ông giơ ngón tay út lên, đối với người Tây Tạng, đó là cử chỉ khinh bỉ nhất, nhổ vào mặt Patrul rồi đi mất.
Ngay lúc đó học tṛ Patrul bỗng đạt một bước giác ngộ. Trong một tia chớp của tuệ giác, Patrul nhận ra rằng, tâm thức phân biệt của ḿnh vốn không hề rời tâm giác ngộ rực sáng của Phật, vô thuỷ vô chung là một với thể tánh đó, từ thể tánh đó mà phát ra thiên h́nh vạn trạng sự vật.
Một niềm an lạc vô biên tràn ngập trong ḷng Patrul. Patrul ngồi yên trong bụi cát, nơi mà Doe đă ném huỵch ông xuống đất, để cho mặt trời chiếu rực trên đầu và không cần để ư người qua kẻ lại.
Ngày sau, khi Patrul được tôn thành Rinpoche (tái sinh cao quư), Ngài vẫn thường nhằc lại phương tiện giáo hoá của thầy ḿnh và nói: ‘nhờ tính bất ngờ vô song và ḷng từ bi của đức Khyentes mà một trong những danh hiệu của ta là “con chó thân mến”. Với ḷng sở cầu và tâm vô phân biệt, ta đi khắp xứ sở. Tự do như con chó ghẻ lở, chẳng c̣n ai muốn dạy dỗ”.
* Đại sư Patrul Rinpoche
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 4 of 6: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 12:43am | Đă lưu IP
|
|
|
(tiếp theo)
Cách tu hay nhất
Có một vị tăng cứ đi ṿng xung quanh tu viện Peltring măi v́ nghe nói rằng có người nhờ thế mà đạt được thánh kiến. Ngày qua ngày vị tăng nọ cứ đi hoài như thế đến lúc gặp đại sư Geshé Tempa. Vị đại sư vỗ lưng vị tăng tội nghiệp và nói: "thật ra th́ đi ṿng quanh một thánh địa cũng được đấy, nhưng tốt hơn là nên tu học yếu tính pháp Phật".
Nghe xong, vị tăng gật đầu và bắt đầu đọc kinh sách nằm ḷng và tụng niệm. Không bao lâu sau, Geshé Tenpa trở lại, lại vỗ lưng vị tăng và nói: "tụng kinh đọc sách th́ cũng được đấy, nhưng tốt hơn là nên tu học pháp Phật bao trùm rộng khắp’.
Vị tăng suy nghĩ rất lâu. Cuối cùng vị đó bắt đầu tu tập thiền định. Tất nhiên sau đó Geshé Tenpa lại t́m vị đó ngồi thiền định trong một góc nhà, vị đó đang dùng toàn lực để không nghĩ ngợi tới điều ǵ cả. Vị đại sư nói "a, con đang thiền định, hay thật đó, nhưng tu tập đúng pháp Phật đích thực th́ hay hơn nhiều’.
Bây giờ th́ vị tăng hoàn toàn mất phương hướng. Không có phép nào mà ông không tu. ‘nhưng bây giờ con phải làm ǵ nữa đây, thưa thầy?’. –‘buông bỏ những ǵ con đang bám giữ’, Geshé Tenpa nói, ‘lúc đó, con chính là con và cái đơn giản này chính là bước khởi đầu và cũng là mục đích’.
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 5 of 6: Đă gửi: 20 May 2006 lúc 9:54am | Đă lưu IP
|
|
|
(tiếp theo)
Tự tính rất gần
Patrul Rinpoche, một kẻ giác ngộ phiêu
bồng, không đêm nào khi trời chập tối mà không nằm ngửa, ngắm nh́n bầu trời cao
rộng. Ở đâu cũng thế, mỗi lần như vậy là mỗi lần ngài hoà lẫn tâm thức riêng tư
của ḿnh cùng với vũ trụ, đó là sự hoà lẫn trong thiền định, trước và sau Ngài
có nhiều người đă làm như thế.
Một đêm nọ Patrul nằm trên một cánh
đồng, nh́n ngắm bầu trời, gần đó có vài đệ tử. Bỗng nhiên ngài gọi vị đệ tử
xuất sắc nhất là Nyoshul Lungtok lại và nói: "Ngươi có thấy Tự tính
chăng, Nyoshul?”.
“Thưa không”, Nyoshul trả lời thành thực.
“Đừng lo”, Rinpoche nói,”thực tế không
có ǵ bí ẩn cả.nhưng đừng nghĩ ngợi ǵ về nó, cứ giữ tâm rộng mở”. Hai thầy tṛ
nằm bên cạnh một lúc lâu và cùng nh́n bầu trời. Mặt trời lặn. Xa xa có tiếng
chó sủa.
“Ngươi có nghe chăng tiếng chó sủa?,
Rinpoche hỏi.
“Thưa có”, Nyoshul trả lời.
“Đó, nó đó”, giọng nói vị đạo sư trầm tư
lại v́ xúc động.
Ông hỏi tiếp, giọng rất nhỏ: "
ngươi có thấy chăng các v́ sao trên bầu trời?”.
‘Thưa có, con thấy chúng’.
Patrul Rinpoche lại kêu lên: “đó, nó đó!
Chính nó!Tất cả, hết thảy đều là tâm thức tỉnh giác, đều là Phật tính ṛng, nó
chính là thứ nằm ngay trong ngươi. Đừng t́m kiếm nữa, khắp nơi chính là nó”.
Ngay lúc đó, trong người học tṛ loé lên
một tuệ giác, thứ tuệ giác nằm ngoài sự phân biệt. Trong khoảnh khắc đó,
Nyoshul không thấy sự khác biệt ǵ giữa tâm thức của chính ḿnh và cái tự tính
của vạn vật. Trong phút giây đó, không
hề c̣n ǵ mà ông phải chứng đạt, v́ ông đă biết chính ḿnh là gốc mọi thứ xưa
nay, sinh ra tất cả, nhận thức tất cả, rồi lại chứng đạt tất cả.
Nyoshul khóc. Chỉ mới đây ông c̣n đang
lo tối nay ḿnh lại phải mơ thấy giấc mộng ấy. Đó là giấc mộng mà Patrul
Rinpoche hiện ra, đẩy trước mặt ông một cuộn len màu đen khổng lồ và trong cuộn
len đó một tượng Phật bằng vàng, từ đó phát ra vô số sợi len. Bấy giờ Nyoshul
chợt hiểu rằng bản thân giấc mơ đó cũng như mọi tư tưởng hay t́nh cảm do ông
hay bất cứ ai cảm nhận được đều xuất phát từ Phật tính nằm trong trung tâm của
vạn sự.
Con đường dẫn đến tuệ giác này dài thật,
nhưng bây giờ ông đă tự ḿnh ngộ ra về một câu kệ đầy minh triết của Mật tông:
“Trên con đường đạo nhiều giáo pháp,
Bạn sẽ hiểu rằng.
Tất
cả loài hữu t́nh,
Đều
có khả năng, một ngày kia,
Sẽ
đạt giác ngộ.
Trên con đường Mật tông,
Bạn sẽ thấy rằng, tâm thức uyên nguyên,
Từ xưa đến nay đang soi sáng tâm bạn”.
Nhiều năm sau, Nyoshul Lungtok c̣n kể
câu chuyện về lần giác ngộ này của chính ḿnh cho học tṛ nghe và chấm dứt câu
chuyện bằng bài kệ của đạo sư Longchenpa:
“Vạn
sự, từ xưa đến nay:
Tính
của nó là thanh tịnh-và chính là Phật tính.
Ai
biết điều này, đó là người đă thức tỉnh.
Ai để
sáu thức yên nghỉ trong tự tính đó,
Người đó sẽ thấy chúng
Là một sự viên măn hoàn toàn.
Đừng tin nghe đầu óc đang xao xuyến,
Hăy yên lặng và hăy để mọi sự như là…
Như là xưa nay vẫn cứ”.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 6 of 6: Đă gửi: 22 May 2006 lúc 11:39am | Đă lưu IP
|
|
|
(tiếp theo)
Tu sĩ trên cột cờ
Drukpa Kunley là một tu sỹ ngang tàng, từng tu học theo trường phái Drukpa Kagyu. Ông không hề sợ khi bóc trần các tṛ lừa đảo hay nịnh bợ trong các giới tu học, kể cả trong các trường phái tiếng tăm hay tu viện lâu đời. Lúc sinh tiền, ông đă nổi tiếng là một đại sư Mật tông, đă giúp nhiều người tầm đạo thấy sự thật một cách dễ dàng.
Lần nọ ông đi ngang qua sân một tu viện đang cử hành lễ lạc long trọng. Hàng trăm nhà sư đang ngồi theo phẩm trật trong thế liên hoa, miệng tụng kinh kim cương, là kinh giảng giải thể tánh cuối cùng của tạng vật. Ngày hôm đó, xem ra ông không có ǵ để làm nên không ai mời, mà ông cứ vào tu viện, chắc là để mang chút mới lạ vào đời sống buồn tẻ trong đó.
Mặc dù Drukpa Kunley có dáng điệu như một tên khùng đi lại ngớ ngẩn nhưng rơ ràng ông phát ra một sức thu hút đặc biệt, khác với các vị tu sỹ khác. Đối với người Tây Tạng th́ dấu hiệu đặc biệt của người đắc đạo chính là sự chú tâm sắc sảo và một chút hóm hỉnh kín đáo. Cũng v́ thế mà ngày đó người ta đă thừa nhận ông cho đến thế kỷ 20 này vẫn c̣n xem ông như một vị thánh.
Các vị sư đang rầm ŕ nghiêm trang tụng kinh th́ Drukpa Kunley đi ra giữa sân và nhanh nhẹn leo lên cột cờ, nhanh như một con sóc mà chung quanh không ai để ư. Lên đến đỉnh cột, ông quạt hai cánh tay như muốn bay và giả kêu tiếng chim. Các vị sư cố giữ tĩnh tâm tụng kinh tiếp tục, nhưng tiếng ồn ào trên đỉnh cột đă phá vỡ buổi lễ.
Các vị sư cố gắng tự chủ, kiên tŕ tụng kinh, chống lại ảnh hưởng của ngoại cảnh. “nhờ sức mạnh của kinh này mà các yếu tố bất thiện sẽ tự rút”, các vị tụng đọc liên tục. Lời kinh này xem ra có hiệu quả v́ ông tu sỹ bốc đồng nọ trèo xuống thật, mặt mày nhăn nhó.
Các vị sư phấn khởi đọc tiếp: 'sức mạnh do sự chú tâm sẽ loại bỏ u minh ra khỏi chúng ta'.
Vừa tụng xong câu này, người tu sỹ dở hơi nọ leo thẳng lên cột và kêu to làm ai cũng nghe thấy:
“Con vẹt không thể chú tâm,
V́, dù nó có tụng kinh kệ ngàn lần,
Nó cũng không bao giờ hiểu
Ư nghĩa đích thực của kinh
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|