Tác giả |
|
thaicuc Hội viên
Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 14 May 2006 lúc 6:17am | Đă lưu IP
|
|
|
Tịnh Uế Do Tâm
Tịnh là trong sạch.
- Uế là nhơ bẩn, ô nhiễm.
Chúng ta là Phật Tử theo truyền thống Đại Thừa Phật Giáo, đặc biệt là tại Chùa Dược Sư chúng ta thực tập theo pháp môn: Niệm Phật, Thiền Toạ và Kinh Hành, do vậy bên cạnh ngồi thiền chúng ta c̣n có tụng Kinh. Bộ kinh mà chúng ta quen biết và thường tŕ tụng đó là Kinh A Di Đà.
Kinh A Di Đà là một quyển kinh thuộc truyền thống Phật Giáo Đại thừa, thuộc về nền văn học Phật Giáo phát triển. Đạo Phật chúng ta có mường tượng giống như một cây đại thọ và cũng là một thực tại rất là sinh động. Nếu đă là một thực tại sinh động, th́ bất kỳ một cái ǵ đang sống cũng phải lớn lên, và phát triển. Một cây đang sống th́ ngày nào cũng cho thêm cành, lá. Cành dài ra thêm, lá mọc nhiều thêm. Có cành mới, lá mới, hoa mới và trái mới th́ cây càng ngày càng sum suê thêm. Đạo Phật cũng vậy, nhất là đạo Phật mới là một thực tại linh động, một cái ǵ đang sống. V́ vậy, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, đạo Phật phải phát triển thêm, không phải chỉ có ở Ấn Độ, Tích Lan, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam mà là khắp mọi nơi trên thế giới. Như vậy trong chiều hướng phát triển nầy, nếu chúng ta t́m về nguồn th́ Đạo Phật Đại Thừa là những hoa trái phát triển từ cội nguồn Phật Giáo Nguyên Thỉ.
Lẽ tất nhiên chúng ta không muốn Đạo Phật là một cái xác khô nằm trong Bảo Tàng Viện mà là một thực tại sống động, mỗi ngày đều có thêm sức sống. Và v́ vậy, chúng ta phải chấp nhận rằng cây Phật Giáo mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm phải có thêm cành mới, lá mới. Đạo Phật phát triển không ngừng, nhưng trước sau ǵ th́ Đạo Phật cũng vẫn là Đạo Phật, chứ không v́ vậy mà Đạo Phật là một cái ǵ khác với Đạo Phật.
Kinh A Di Đà hiện nay đang được đọc tụng ở khắp các chùa, dầu là chùa Thiền Tông, v́ kinh A Di Đà tŕnh bày một giáo lư rất dễ thực tập. Những người không có căn trí lớn, những người không đủ Niệm, Định, Tuệ cũng có thể thực tập, và đọc được kinh A Di Đà. Nói như vậy, không có nghĩa là những người có căn trí lớn th́ không thực tập được. Tại v́ kinh A Di Đà có thể được hiểu rất sâu, cũng có thể được hiểu rất cạn. Người hiểu sâu cũng có thể thực tập, người hiểu cạn cũng có thể thực tập, người biết chữ cũng thực tập được mà người không biết chữ cũng thực tập được. V́ vậy chúng ta ai cũng phải học kinh A Di Đà bằng một nhận thức hết sức cởi mở, bởi v́ kinh A Di Đà là một giáo pháp có tính cách phổ biến. Người đại căn thực tập cũng được, mà người căn trí nhỏ hẹp thực tập cũng được. Khi người có đại căn niệm:
- Nam mô A Di Đà Phật.
Th́ cái thấy, cái biết và sự thành tựu của họ rất lớn lao. Khi người có căn trí nhỏ hẹp niệm câu:
- Nam mô A Di Đà Phật
Th́ tuy người ấy cũng có cái thấy, cái biết, và sự thành tựu nhưng có thể nhỏ bé hơn. Niệm Phật, chúng ta cũng có thể đạt tới Niệm, Định và Tuệ rất cao. Chúng ta cũng có thể niệm Phật mặc dù năng lượng Niệm, Định và Tuệ chưa hùng hậu. Hiệu quả của câu niệm Phật có thể lớn hay nhỏ, đó là do cách hành tŕ của chúng ta. Hiệu quả lớn hay nhỏ là do Niệm và Định vững chăi của chúng ta nhiều hay ít. Để có một khái niệm về cụm từ:
- Tịnh uế do tâm.
Chúng ta là người học Phật nên có một vài ghi nhận căn bản:
1- Trong Đạo Phật nguyên thỉ, phương pháp Niệm Phật đă là một phương pháp rất quan trọng. Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí và niệm Thiên đều là những phương pháp thực tập có ngay trong thời Phật tại thế. Phương pháp này được gọi là Tùy niệm, và ngay trong thời Phật tại thế đă có nhiều người Phật tử thực tập Niệm Phật. Đức Thế Tôn đă có vững chăi, có thảnh thơi, có từ bi, có hỷ xả, và do vậy mỗi khi nhớ tới đức Thế Tôn th́ tự nhiên chúng ta thấy trong người khỏe lại, v́ chúng ta cũng có được tính vững chăi, tính thảnh thơi của đức Thế Tôn. Cho nên thời bấy giờ có nhiều người, bên cạnh cách niệm đơn giản là:
- Nam mô A Di Đà Phật
Chúng ta cũng có thể chắp tay lại và đọc:
- Kính lạy Đức Như Lai là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.
Chúng ta đọc mười danh hiệu của đức Phật và chúng ta hiểu được mười danh hiệu đó. Mỗi danh hiệu tượng trưng cho một đức tính, một năng lượng của đức Phật. Khi đọc lên các danh hiệu đó th́ chúng ta đă thấm được một ít năng lượng, và thấy có thêm sự vững chăi và thảnh thơi trong con người chúng ta ngay.
Từ ngàn xưa, chư tổ đức cũng đă từng niệm Phật, và niệm Phật là để có sự vững chăi, thảnh thơi, an lạc. Ngoài ra c̣n có niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới... Như vậy, niệm Phật là một pháp môn chính thống ở trong truyền thống Phật giáo ngay từ ban đầu.
2- Theo nguyên tắc của pháp môn niệm Phật th́ trước hết chúng ta nghĩ rằng Phật là một thực tại ở bên ngoài chúng ta, đó là muốn nói đến tha lực. Chúng ta có thể nghĩ là Ngài đang cư trú ở Tây Phương Tịnh Độ, hay Ngài đang cư trú ở Tu Viện Kỳ Viên, hay trên Núi Linh Thứu cũng được. Khi nghĩ như vậy và trong lúc chúng ta niệm đến danh hiệu của Phật, th́ tự nhiên chúng ta sẽ tiếp xúc được với sự thảnh thơi, vững chăi, đồng thời những chất liệu Từ, Bi, Hỷ và Xả tức th́ có mặt trong con người của chúng ta.
Như vậy khi chúng ta bắt đầu thực tập Niệm Phật, th́ Phật là một đối tượng ở bên ngoài chúng ta, nhưng khi chúng ta hành tŕ thâm sâu rồi th́ từ từ Phật trở thành một thực tại vừa ở trong, vừa ở ngoài. Tại v́ trong tâm thức của ta cũng có những hạt giống vững chăi và thảnh thơi, của đức Từ, Bi, Hỷ, Xả, của Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.... như Đức Phật. Khi chúng ta niệm Phật như vậy, chúng ta tiếp xúc được vừa với thực tại của Phật ở ngoài và vừa với thực tại của Phật ở trong tâm. Nếu chúng ta giỏi th́ chúng ta nhận thức ra rất sớm, rằng Phật luôn luôn có mặt trong tâm chúng ta. Nhờ đó mà mặc dầu hiện tại chúng ta chưa từng gặp được Đức Phật Thích Ca v́ Ngài đă vào Niết Bàn, cũng như chư Phật khác trong mười phương, nhưng chúng ta biết rằng các Ngài luôn luôn ở trong chúng ta. Ngài không bao giờ mất.
3- Đối với người vừa mới thực tập niệm Phật, th́ Phật là một thực tại ở ngoài. Nếu người ấy thực tập cho sâu sắc th́ Phật trở nên một thực tại ở trong tâm, cũng có thể vừa ở trong mà cũng vừa ở ngoài. Và v́ vậy, dù Phật ở Tịnh Độ hay Phật ở trong cuộc đời nầy, th́ Ngài vẫn có mặt trong tâm chúng ta và trong tâm của ta vẫn thường có Tịnh Độ.Chư tôn đức sau này đă nói rằng Phật A Di Đà có mặt trong tâm ḿnh và Tịnh Độ cũng có mặt ngay ở trong tâm ḿnh. Đó gọi là:
- Tự tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ.
Đến đây xin đại chúng ghi nhận là: Ư niệm về cảnh giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà là một thực tại ở ngoài, nằm về Phương Tây đó chẳng qua chỉ là ư niệm ban đầu. Nếu chúng ta thực tập giỏi th́ chúng ta sẽ thấy rằng Phật A Di Đà và cơi Tịnh Độ không phải chỉ nằm ở Phương Tây mà nằm ở trong tâm chúng ta, mà cũng không phải chỉ có ở trong tâm của chúng ta không thôi, mà là ở khắp cùng cả mọi phương. Như vậy, cả người thực tập giỏi, lẫn người thực tập chưa giỏi đều đạt tới kết quả, nhưng đối với người tu tập giỏi th́ kết quả rất lớn và mau hơn, c̣n người tu tập chưa giỏi th́ kết quả chỉ vừa vừa, và chậm hơn.
Trong hệ thống Kinh Tạng Pali có kinh Đại Thiện Kiến Vương. Nội dung của kinh này cũng có nói đến:
- Thất trùng lan thuẫn, thất trùng la vơng, thất trùng hàng thọ,...
Và:
- Hoa sen lớn như bánh xe.
Chúng ta thấy sự diễn tả nầy rất giống cảnh giới mầu nhiệm của Kinh A Di Đà ở trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa.
Ngược ḍng lịch sử, nhớ lại lúc đức Phật sắp viên tịch, tăng đoàn của Ngài đang đi lên miền Bắc, khi tới được thành Câu Thi Na th́ Đức Phật nghĩ rằng Ngài nhập diệt nơi đây cũng được. V́ đây là một thành phố nhỏ. Thầy A Nan biết được ư của Phật, cho nên Thầy A Nan yêu cầu Ngài đừng nhập diệt ở đây, đợi tới một thành phố nào thật đẹp mới nên nhập diệt. Thật ra trong thâm tâm của Thầy A Nan không có phân biệt lớn nhỏ, mà đây là chiến thuật của Thầy. Thầy muốn Đức Phật chậm nhập diệt giờ phút nào th́ quư giờ phút đó. Cho nên Thầy A Nan thưa:
- Bạch Đức Thế Tôn, thành phố Câu Thi Na này nhỏ xíu, Đức Thế Tôn đừng nhập diệt ở đây, xin Ngài đợi đến một thành phố nào lớn hơn và đẹp hơn rồi hăy nhập diệt.
Đức Phật cười và nói:
- Này A Nan, Thầy đừng nói rằng đây là một thành phố nhỏ hẹp. Thuở quá khứ, thành Câu Thi Na này có tên là Câu Thi Vương, giàu có cùng tột, dân chúng đông đúc. Thành nầy dài mười hai do diên, rộng bảy do diên. Ở đây, người ta đă dựng lên các tháp cao bằng một người, hai, ba, bốn cho đến bảy người. Không những vậy mà thành Câu Thi Vương ở bên ngoài có bảy lớp hàng rào bao bọc, các hàng rào được xây bằng gạch với bốn loại châu báu là vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh; bảy lớp hào th́ được răi bằng cát với bốn lớp châu báu là vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh.
Này A Nan, Câu Thi Vương cũng được bao bọc bởi bảy lớp tường thành. Ở ngoài các lớp tường thành ấy, cũng được xây dựng bằng bốn lớp châu báu vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh. Thành Câu Thi Na cũng được bao bọc bởi bảy lớp cây đa la. Các cây ấy được dựng bằng bốn lớp châu báu. Cây đa la bằng vàng th́ hoa, lá, và trái bằng bạc. Cây đa la bằng bạc th́ hoa, lá, trái bằng vàng. Cây đa la bằng thủy tinh th́ hoa, lá, trái bằng lưu ly và cây bằng lưu ly th́ hoa, lá, trái bằng thủy tinh. Khoảng giữa cây đa la có đào những ao hoa. Trong các ao ấy có trồng các loại bông dưới nước như hoa sen xanh, hoa sen đỏ, hoa sen trắng, hoa sen hồng. Bờ ao hoa ấy có đắp bốn loại châu báu là: Vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh. Ở đây, ao hồ trải cát bằng bốn loại châu báu: Vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh. Trong các ao ấy, có thềm cấp bằng bốn loại châu báu là: Vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh ...
Nói tóm lại, mặt dầu là kinh thuộc truyền thống Nguyên Thủy nhưng cũng do Phật nói, cho nên chúng ta thấy có những chi tiết về những vẻ đẹp của Tây Phương Tịnh Độ. Riêng về Tịnh Độ, các vị Tổ Sư của tôn phái nầy đă có nhiều tác phẩm chú giải kinh A Di Đà và nhiều tác phẩm diễn giải rất sâu sắc. Chúng ta có thể thừa hưởng được những bộ sách diễn giải đó.
Chúng ta là Phật Tử Đại Thừa, học hỏi và thực tập như những sự hướng dẫn trong kinh A Di Đà theo phương pháp thiền quán: Hiện pháp lạc trú để đừng bị ch́m đắm, dù là ch́m đắm trong những lư thuyết thậm thâm vi diệu. Chúng ta học hỏi và áp dụng kinh A Di Đà trong đời sống tu tập hàng ngày của chúng ta, học hỏi và thực tập như thế nào để cho có hạnh phúc, an lạc, vững chăi và thảnh thơi, để Đức A Di Đà và cơi Tịnh Độ có thể có mặt trong đời sống hàng ngày của chúng ta. V́ vậy khi nghe giảng Kinh, nhất là về kinh A Di Đà, chúng ta hăy nghe và học kinh A Di Đà bằng nhăn quan mới, chúng ta hăy nh́n giáo lư của kinh A Di Đà bằng cách nh́n của Đạo Phật Nguyên Thỉ. Tức là cái nh́n như khi Đức Phật c̣n tại thế th́ chúng ta mới thấy sự sinh động, hùng tráng của tăng đoàn và chư Phật Tử hết ḷng tu đạo, và hộ đạo vào thời kỳ đó.
Chúng ta nên biết rằng niềm ao ước sâu xa nhất của xă hội con người là t́m ra được môi trường sống có an ninh, t́nh thương và sự hiểu biết. Tất cả chúng ta đều mong ước có một môi trường như vậy. Nội dung Kinh A Di Đà cho chúng ta những chất liệu và những h́nh ảnh đẹp đó. Ở đó chúng ta thấy người chủ trương Tịnh Độ là Đức Phật A Di Đà, là người đă từng tu học và cũng đă có ước vọng đó, cho nên Ngài đă tạo ra một khung cảnh có an toàn, có t́nh thương, có những điều kiện để thực tập. Các đức Bồ Tát, các đức Thế Tôn trong mười phương cũng thấy được những ước muốn của chúng ta, và của mọi loài chúng sanh. Không phải chỉ riêng chư Phật và chư Bồ Tát mà bất cứ một ai một khi đă biết thực tập một cách thông minh và vững chăi th́ cũng đều nghĩ tới sự thành lập những môi trường như vậy, để ḿnh tự nuôi dưỡng ḿnh, và để ḿnh có thể nuôi dưỡng những người khác. V́ vậy ư hướng thành lập Tịnh Độ là tâm niệm của tất cả những người tu học. Trong chúng ta, người đă tu lâu năm hay người mới tu cũng vậy, ai cũng ao ước thiết tha là làm thế nào để lập ra một khung cảnh trang nghiêm tương tự như vậy, trong đó chúng ta được sống có thầy, có bạn, có an ninh, được che chở, được thương yêu và có điều kiện đi tới trên con đường thành tựu đạo nghiệp và chuyển hóa khổ đau.
Chúng ta là người Phật tử nhất là Phật tử đại thừa, một khi mà biết tu tập giáo pháp giải thoát th́ ai cũng ôm ấp ước muốn như vậy. Chúng ta cũng muốn lập ra một khung cảnh để an trú, để có nơi đón tiếp những người bạn của ḿnh, những người thương của ḿnh, mời họ đến đó để cùng chung sống, cùng tu học, cùng hưởng được sự có mặt của vững chăi, thảnh thơi, t́nh thương và sự an lạc.
Tuy là nuôi dưỡng tâm niệm đó, nhưng có khi chúng ta không có nhiều may mắn. Lư do là chúng ta đă có duyên cùng chung ở với nhau, nhưng v́ có những người bạn, những người thương của chúng ta không có ai chịu lắng nghe ai, không ai chịu nhịn nhường ai, thay v́ chúng ta đến để gặp nhau, và chia xẻ những hạnh phúc an lạc cho nhau. Nhưng trong khi đó chúng ta chỉ tạo điều kiện đau khổ cho nhau. Nghĩa là không tạo ra được sự an lạc, ḥa hợp và thanh tịnh của một tăng thân. Nếu chúng ta không tạo được một khung cảnh an lạc có nội dung thương yêu như vậy, th́ chúng ta chỉ là những người làm nô lệ cho sự tham, sân, chấp ngă, của chúng ta măi măi và không bao giờ sửa được, rốt cuộc chúng ta không có th́ giờ để chăm sóc cho bản thân chúng ta và cho những người đến với chúng ta.
Như vậy, từ khởi điểm th́ bản nguyện của chúng ta cũng cùng bản chất với bản nguyện của đức Phật A Di Đà, nhưng sau đó chúng ta bị lầm lạc sang một nẻo khác, đó là những nẻo đường ganh ghét tị hiềm. Do vậy mà chúng ta mất hết những thảnh thơi, mất hết an lạc và chúng ta không thực hiện được bản hoài ban đầu của chúng ta. Như vậy, chúng ta phải khéo léo lắm mới xây dựng được một Tịnh Độ, nếu không, chúng ta sẽ đánh mất luôn cả bản thân của chúng ta. Một khi đă được gọi là tịnh độ th́ trú xứ đó phải có chất liệu an tịnh th́ chúng ta mới gọi nó là Tịnh Độ được. Tịnh tức là không có sự ô nhiễm. Ô nhiễm tức là không tịnh. Trước hết chúng ta gọi tên của những ô nhiễm mà chúng ta thường vướng phải đó là sự bận rộn. Chúng ta bận rộn quá nhiều về những chuyện:
- Đến người nầy nói xấu người kia...
Bận rộn về chuyện:
- T́m kiếm chỗ dỡ của người kia ...
Chúng ta cứ bận rộn như vậy th́ đâu có th́ giờ để tu học, đâu có th́ giờ chăm sóc cho nhau, đâu có th́ giờ để thương nhau. Có sự bận rộn là không có tịnh, tức là nhiễm. Cơi Ta Bà của chúng ta đang sinh sống đây được mệnh danh là Uế Độ, không phải Tịnh Độ. Bởi v́ chúng ta để tiền bạc thống trị chúng ta, chúng ta để tiền bạc và quyền lực của nó chi phối chúng ta. Ở trong khung cảnh đó, người nào cũng muốn làm lớn, người nào cũng muốn có uy quyền với những người khác, người nào cũng muốn lấy tiền bạc, oai phong của ḿnh ra để trên bàn th́ c̣n có ai chịu nghe ai đâu. Như vậy cơi đó không c̣n là cơi Tịnh Độ nữa. V́ trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta chỉ thấy có sự ganh tỵ, giận hờn và sợ hăi. Tất cả các yếu tố ấy đều là không thanh tịnh. Những ǵ làm ô nhiễm môi trường th́ ta gọi là không thanh tịnh.
Ban đầu th́ tâm của chúng ta rất tốt, chúng ta muốn tạo ra một cơi Tịnh Độ. Nhưng v́ thiếu khéo léo, thiếu chánh niệm mà chúng ta đă tạo ra một cơi Uế Độ. Bận rộn t́m kiếm lỗi lầm, sai trái của người khác, là yếu tố làm hư hoại môi trường sống chung quanh, làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta. Do vậy, khi tới một đạo tràng để tu học, chúng ta thử hỏi Đạo Tràng đó có bị ô nhiễm không? Nơi đó có chuyện tranh giành quyền bính không? Người ta có th́ giờ để tu học, người ta có th́ giờ để thương nhau, để chăm sóc cho nhau không? Người ta có ganh tỵ, giận hờn và sợ hăi nhau không? Người ta có sống an lạc không? Tất cả những câu hỏi đó, và chúng ta có thể trả lời được.
Nhờ sự tu tập, nhờ sự quyết tâm của chúng ta mà chúng ta giữ được khung cảnh thanh tịnh, khung cảnh của sự không ô nhiễm. Đó là Tịnh Độ. Cơi của chúng ta có thể là Tịnh Độ hay Uế độ, điều đó tùy thuộc theo tâm niệm của những người sống ở trong cơi đó. Chúng ta có quyền và có khả năng tạo ra một Tịnh Độ để sống với nhau, chăm sóc nhau, thương yêu nhau, giúp cho nhau tu học và chuyển hóa. Chúng ta cũng có quyền tạo ra một Uế Độ, trong đó sự giành giật, sự ganh tỵ, sự sợ hăi, tiền bạc và quyền lực đóng vai tṛ then chốt.
Khi đọc kinh A Di Đà, chúng ta nghe nói cơi Tịnh Độ là do đức A Di Đà sáng tạo ra bằng bốn mươi tám nguyện lực của ngài. Kinh A Di Đà có nói về dân chúng của cảnh giới Tịnh Độ, và về sinh hoạt hàng ngày của những người trong cơi Tịnh Độ. Tiêu biểu như là:
- Sáng sớm, những người trong nước có th́ giờ đi nhặt hoa trên trời rơi xuống để đem cúng dường các vị Phật và Bồ Tát ở các cơi nước trong mười phương. Họ đi bằng thần thông, nên sau khi viếng thăm và cúng dường hoa cho các vị Phật và các vị Bồ tát ở nước khác rồi mà về vẫn c̣n dư th́ giờ để ăn trưa. Ăn trưa xong th́ đi thiền hành.
Những điều đó rất là tươi mát, và được nhiều người Phật Tử chúng ta ưa thích nhất trong kinh, do vậy chúng ta có thể chia xẻ với những người chung quanh. Nhất là mỗi khi có gió nhẹ thổi qua, các hàng cây xao động. Từ trong tiếng xao động của lá cành, nếu lắng tai chúng ta có thể nghe được tiếng thuyết pháp về:
- Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ Đề Phần, Tám Chánh Đạo phần và Bốn Thánh Đế.
Và bay liệng giữa hư không có những loài chim mầu nhiệm như:
- Chim bạch hạt
- Chim anh vơ
- Chim khổng tước
- Chim Ca lăng tần già ...
Khi chúng ta lắng nghe tiếng hót của các loài chim ấy, chúng ta cũng lắng nghe được pháp âm của các đức Như Lai. Kinh không nói đến một cách trực tiếp hay đầy đủ về phần đóng góp của dân chúng mà chỉ nói đến thần lực của đức A Di Đà trong việc tạo ra một cơi Tịnh Độ. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rằng, trong một khung cảnh sinh hoạt, tất cả những người tham dự đều có bổn phận đóng góp. Nếu chúng ta biết sống an lạc và thảnh thơi như những người đang sống ở Tịnh Độ, có th́ giờ lắng nghe tiếng gió trong cây, nghe tiếng chim, đi nhặt hoa cúng dường, ăn cơm và đi kinh hành, tức là chúng ta đă đóng góp được vào việc kiến thiết Tịnh Độ rồi.
Dầu đức A Di Đà có thảnh thơi cách mấy, có vững chăi cách mấy, có thương yêu các chúng sanh trong quốc độ của Ngài cách mấy, trong khi đó những người văng sinh về cơi A Di Đà vẫn c̣n bận rộn, vẫn c̣n nhiều tập khí nặng nề, c̣n những bước đi như bước trên than hồng, vẫn chưa nói được với nhau những lời ái ngữ th́ cơi đó chưa thể gọi là một cơi Tịnh Độ được. Hăy tưởng tượng trong cơi Tịnh Độ mà c̣n có những bộ mặt như mới vừa đưa đám tang xong, một người đang đi như bị ma rược, và trong cơi Tịnh Độ c̣n có những người đang nói với người khác bằng giọng trách móc, điêu ngoa, chua chát, th́ cơi Tịnh Độ đó tan biến liền lập tức. Như vậy, Tịnh Độ là một sáng tạo cộng đồng của đức A Di Đà và của dân chúng trong nước đó. V́ thế, tịnh hay không tịnh, tịnh nhiều hay tịnh ít, điều đó không phải chỉ do đức A Di Đà mà c̣n do dân chúng trong cơi ấy nữa.
Khung cảnh mà chúng ta tạo ra ở tại chùa Dược Sư, hay bất kỳ ở đâu để cho một số người về tu học cũng vậy, không phải chỉ là sự sáng tạo của vị Thầy Trụ Tŕ, hay Thầy Viện Trưởng đứng ra thành lập cơ sở đó, mà là sự sáng tạo chung của tất cả những người đă tới tham gia ở nơi đó bằng những bước chân thảnh thơi, bằng nụ cười hiền hậu, bằng cái nh́n bao dung, bằng lời nói ái ngữ của họ. Như thế là chúng ta cùng chung sức tạo ra một cơi Tịnh Độ, trong đó mọi người đều được sống an vui trong t́nh thương và sự hiểu biết. Cho nên Tịnh Độ phải là một sự sáng tạo và được duy tŕ chung của tất cả mọi người trong cộng đồng mà không phải chỉ là sự sáng tạo và đuợc duy tŕ bởi một người, dầu cho người đó là một người có nhân cách vĩ đại như đức Phật A Di Đà. Chúng ta hăy tưởng tượng một người chưa biết đi thiền hành, chưa biết tu niệm là ǵ, bây giờ sanh sang bên kia và tiếp tục gây gổ, đánh lộn nhau, chắc chắn Đức A Di Đà sẽ gọi người ấy đến và nói:
- Con hăy tới đây, Thầy dạy cho con cách tu tập để cho con sống đời an vui.
Lẽ tất nhiên bên Tịnh Độ có rất nhiều vị Thầy hướng dẫn, và đức A Di Đà có thể dặn ḍ các vị Thầy hướng dẫn đó kiên nhẫn dạy phép tu học, phép theo dỏi hơi thở và ăn cơm chánh niệm cho những người vừa mới sanh về cơi Tịnh Độ. Một ngày có không biết bao nhiêu là người sanh về Tịnh Độ, và chắc chắn là đức A Di Đà có đủ số giáo thọ để lo dạy dỗ và hướng dẫn cho họ.
Nói như vậy là để chúng ta thấy rằng:
- Dù đang ở trong cơi Ta Bà, chưa sinh về cơi Tịnh Độ, nhưng nếu chúng ta đi được từng bước vững chăi và thảnh thơi, nếu chúng ta biết xử dụng ái ngữ, biết thương yêu nhau và đùm bọc cho nhau, th́ Tịnh Độ đă có thể có mặt ngay tại đây rồi, và chuyện gia nhập vào cơi Tịnh Độ của đức A Di Đà trở thành một chuyện rất dễ.
Nói tóm lại, nếu ngay ở ngay trong cuộc đời nầy, chúng ta đă có Tịnh Độ rồi th́ đi đâu cũng là Tịnh Độ cả. Chúng ta không thể lấy Tịnh Độ ra khỏi con người của chúng ta được, chúng ta ở đâu là Tịnh Độ ở đó, v́ Tịnh Độ ở ngay trong tâm của chúng ta. Và v́ đă quyết tâm thực hiện Tịnh Độ cho chúng ta và cho người khác, cho nên đi tới đâu là chúng ta có Tịnh Độ ở đó. Như vậy Tịnh Độ hay Uế Độ đều do chúng ta, hay nói một cách ngắn gọn:
- Tịnh nhiễm do tâm chúng ta.
Nhưng phải nhớ cho rằng Tịnh Độ là sự sáng tạo chung của cộng đồng của chính bản thân chúng ta và với những người tham dự, chớ không riêng một cá nhân nào. Và càng thực tập, chúng ta càng thấy rơ ràng rằng đức A Di Đà và cơi Tịnh Độ là những sáng tạo phẩm từ nơi Tâm của tất cả mọi người chúng ta.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Learner Hội viên
Đă tham gia: 09 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 673
|
Msg 2 of 2: Đă gửi: 15 May 2006 lúc 6:53am | Đă lưu IP
|
|
|
Chào bạn Thaicuc,
....Đạo Phật mới là một thực tại linh động, một cái ǵ đang sống. V́ vậy, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, đạo Phật phải phát triển thêm, không phải chỉ có ở Ấn Độ, Tích Lan, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam mà là khắp mọi nơi trên thế giới. Như vậy trong chiều hướng phát triển nầy, nếu chúng ta t́m về nguồn th́ Đạo Phật Đại Thừa là những hoa trái phát triển từ cội nguồn Phật Giáo Nguyên Thỉ. Có thật không bạn?
...Và v́ vậy, chúng ta phải chấp nhận rằng cây Phật Giáo mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm phải có thêm cành mới, lá mới. Đạo Phật phát triển không ngừng, nhưng trước sau ǵ th́ Đạo Phật cũng vẫn là Đạo Phật, chứ không v́ vậy mà Đạo Phật là một cái ǵ khác với Đạo Phật. Điều này learner không hiểu lắm!
Khi người có đại căn niệm:
- Nam mô A Di Đà Phật.
Th́ cái thấy, cái biết và sự thành tựu của họ rất lớn lao. Khi người có căn trí nhỏ hẹp niệm câu:
- Nam mô A Di Đà Phật
Th́ tuy người ấy cũng có cái thấy, cái biết, và sự thành tựu nhưng có thể nhỏ bé hơn. Điều này hơi ḱ ḱ.
...Nói tóm lại, mặt dầu là kinh thuộc truyền thống Nguyên Thủy nhưng cũng do Phật nói, cho nên chúng ta thấy có những chi tiết về những vẻ đẹp của Tây Phương Tịnh Độ. Riêng về Tịnh Độ, các vị Tổ Sư của tôn phái nầy đă có nhiều tác phẩm chú giải kinh A Di Đà và nhiều tác phẩm diễn giải rất sâu sắc. Chúng ta có thể thừa hưởng được những bộ sách diễn giải đó. Learner thấy có mâu thuẫn, Xin được chỉ giáo.
Cám ơn bạn rất nhiều. Chúc bạn thường tinh tấn.
learner
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|