phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 10 February 2007 lúc 8:08pm | Đă lưu IP
|
|
|
TÂY PHƯƠNG BIÊN ĐỊA-NGHI THÀNH THAI CUNG
Vùng Biên Địa của Đức Phật A-Di-Đà có 1 toà cung điện trang hoàng thất bảo. Nếu trong bụng có nghi ngờ mà ta niệm Phật A Di Đà th́ thai sanh ở cung này 500 năm cũng không thấy nghe tên Tam Bảo. V́ là người nghi hoặc ở nên gọi là nghi thành, v́ là cung điện thai sinh nên gọi là thai cung. V́ bị nhốt trong cung điện này, không được nghe Phật thuyết pháp nên gọi là thai sinh. Do giống như thai sinh trong tứ sinh nên gọi tên thế.
Kinh Vô Lượng Thọ, đời Đường dịch: " Có người v́ chưa ngộ tự tâm nên rơi vào vực thẳm nghi ngờ, hối hận nhưng mà người ấy biết tích tụ căn lành để mong cầu Phật trí, phổ biến trí, bất tư ngh́ trí, vô đẳng trí, oai đức trí, quảng đại trí. Đối với căn lành của người ấy, v́ chưa tỏ ngộ nên không thể phát sinh niềm tin chân thật. Do nghe danh hiệu Phật, nên khởi dậy niềm tin cầu sanh về Tịnh Độ. V́ nhân duyên này, cho nên người ấy sinh trong hoa sen đến 500 năm như cung điện, hoa viên, không thấy được Phật, không nghe được Pháp. Đó là thai sanh ".
Kinh Vô Lượng Thọ, Nguỵ dịch: " Tuy không tỏ ngộ Phật trí nhưng người ấy tin tưởng tội phước, tu tập căn lành, nguyện sanh về nước kia. Đó là thai sanh ".
Kinh Vô Lượng Thọ, đời Tống dịch: " Có người tuy gieo trồng căn lành nhưng không thể ĺa tướng, không mong cầu tuệ giác vô thượng. V́ vọng sinh phân biệt, người ấy tham đắm vào phước báo nhân gian, cai vui trong đời. Đó là thai sinh ".
Bản dịch của Vương Nhật Hưu ghi: " Có người tu tập cong đức nguyện sinh về cơi kia. Về sau lai sinh tâm nghi ngờ, hối hận, không tin có cơi Phật kia, không tin làm lành được phước. Tuy vậy, người ấy lại có tâm niệm tạm thời tin, tạm thời không tin. Đến khi lâm chung, Phật liền hoá hiện thân h́nh khiến cho người ấy nh́n thấy. V́ tâm hối hận nên tội lỗi cũng gảm bớt, cũng được sanh về cơi kia. Đó là thai sinh ".
Hai bản dịch trước nói không tin tự tánh ( Đời Đường dụch ), không tỏ ngộ Phật trí ( Nguỵ dịch ) là thai sinh.
Bản dịch đời Tống nói thẳng: tu tập các điều lành để mong cầu sanh vào cơi người, cơi Trời. Đó là thai sinh, v́ trong cơi Cực Lạc không có thai sinh. C̣n bản dịch của Vương Nhật Hưu nói rằng, v́ không tin cơi Phật, không tin tội phước, tạm thời tin, tạm thời nghi, nên gọi là thai sinh; khác với 2 thứ văng sanh trong các bản dịch trước do Nghe Danh Hiệu Nên Khởi Dậy Niềm Tin ( Đường dịch ) và Tu Tập Căn Lành ( Nguỵ dịch và Tống dịch ).
Tịnh Độ đại loại loại nói có 9 phẩm sen. Nếu nói rộng th́ nhiều đến Ngàn Vạn phẩm cũng không thể nào kể hết cho được. Đời nay, trong cơi người, các loại phước báo, các loại tội nghiệp, loại nào cũng thiên sai vạn biệt. Cho nên, tuy các bản dịch có khác nhau nhưng đều là những lời nói chân thật. Trong đó bản dịch đời Đường có đại ư rất sâu kín. V́ không tin căn lành của chính ḿnh, v́ dựa vào người khác khởi dậy niềm tin, nên gọi là nghi thành. Nếu tin vào quả lành của chính ḿnh th́ người ấy lập tức tỏ ngộ được tự tâm, không từ người khác mà được. V́ vào được cửa ngộ này, nên mới có thể thoát khỏi lưới nghi. Do vậy, nếu chưa tỏ ngộ mà tu th́ rốt cuộc bị ngăn cách bời thai nghi. Thai có nghĩa là bao bọc, ngăn che. Người chưa tỏ ngộ th́ chưa phá huỷ được các chướng. Phù hợp với kết quả này, người ấy được vào bậc Trung Phẩm Hạ Sanh, Hạ Phẩm Thượng Sanh. Tại sao vậy? V́ Hạ Phẩm Trung Sanh, Hạ Phẩm Hạ Sanh phải trăi qua 6 kiếp, 12 kiếp th́ hoa sen mới bừng nở. C̣n ở đây nói chỉ sanh trong thai sen đến 500 năm mà thôi. Nếu căn cứ vào bản dịch của Vương Nhật Hưu th́ người này tin tưởng Phật chưa mạnh mẽ bằng người Hạ Phẩm Trung Sanh, Hạ Phẩm Hạ Sanh. Lai nữa, sinh về Biên Địa của cơi kia không phải 500 năm mới thấy được Phật.
***
|