Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 234 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Luận Về Cách Đối Trị Phàm Tâm Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 1 of 1: Đă gửi: 07 September 2007 lúc 3:15am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

LUẬN VỀ CÁCH ĐỐI TRỊ PHÀM TÂM
TT.Thích Từ Giang
( Trích từ Nẻo Về Chân Như-Cực Lạc Là Quê Hương )


1.Đối Trị Xan Tham:
Trong giáo lư Phật Đà, để đối trị bệnh xan tham nên dùng phương thuốc Bố Thí.

*Bố: là ban răi khắp nơi.
*Thí: là cung cấp cho mọi chỗ.
=>Bố Thí là giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần cho người và súc vật qua khỏi cảnh thiếu thốn và đau khổ.

Bố Thí có 3 loại: Tài Thí-Pháp Thí-Vô Úy Thí.

1>Tài Thí: gồm có Ngoại Tài và Nội Tài.

*Ngoại Tài: cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, thuốc men, vật dụng....

*Nội Tài: bố thí đầu, mắt, tay, chân như việc đốt tay, khoét lỗ trên thân làm đèn hương cúng dường Chư Phật.

Sự Bố Thí hướng về người nghèo, cha mẹ, sư trưởng, quyến thuộc, bậc Tôn Thắng, lợi ích công cộng.

Thói quên của người keo rít là bền chắc, bởi vậy trước hết dẫn dụ phải ĐẠM BẠC VỚI T̀NH ĐỜI, dần dần COI NHẸ CỦA CẢI, PHÁ CHẤP TÂM THAM ĐẮM mới phát đaid9ại nguyện khẳng khái mà tu Bố Thí Ngoại Tài trước, tiến lên 1 bước là Bố Thí Nội Tài. Bố Thí như thế cho lâu, tức vọng tưởng phiền năo cũng c̣n Bố Thí bỏ luôn. Kinh nói:

" Nhất Xả, nhất thiết Xả
Nhất Bố Thí, nhất thiết Bố Thí. "

Bố Thí 1 sợi tơ chẳng vướng mới nhận ra được bộ mặt thật của chúng ta bị mai một từ hồi nào đến giờ.

2>Pháp Thí:
Đem Chân Lư của Phật ra mà phương tiện quyền xảo ứng cơ thí giáo.

Bố Thí của cải chỉ cứu cái thân, c̣n Thí Pháp mới dứt phiền năo, tất cả Pháp Bố Thí chỉ có lấy Pháp cúng dường là đệ nhất. Bố Thí Đạo Pháp dứt phiền năo, phá ngu si, khai trí huệ và minh tâm địa cho chúng sanh. Thế mới là vĩ đại.


3>Vô Úy Thí:
Là Bố Thí không sợ hăi, an tâm cho ngựi hướng về Đạo.

Nếu không có Của Bố Thí, Pháp Bố Thí. Th́ có thể đem sức mạnh ra Bố Thí, công đức này cũng bất khả tư ngh́: giúp đỡ người qua sông qua cầu qua đường, dẹp chướng ngại ở đường, giúp 1 bát nước cho người khát, bát cơm cho người lỡ đường...


2.Đối Trị Tâm Sân:
Người xưa đă bảo: " Khi khởi 1 niệm giận hờn, tức đă mở muôn ngàn cửa chướng ngại. "

Đang lúc ta đang niệm Phật, chợt tưởng đến người bạc ác, khắc nghiệt xấu xa,hoặc nhớ đến người phản phúc, lường gạt, và những điều bất lợi sắp đến với ḿnh. Tuy miệng niệm Phật, nhưng Tâm ta không an, như đang nấu cơm mà cứ nhắc nồi lên xuống măi, tất cơm không chín được.


3.Đối Trị Giận Hờn:
Là phải khởi ḷng Từ Bi. Kinh Pháp Hoa: " Lấy Đại Bi Tâmlàm nhà, Như Ḥa Nhẫn Nhục làm áo giáp, tất cả Pháp Không làm ṭa ngồi. "

Phiền năo hư huyễn không có thật.

Kẻ ác làm phiền ta tất họ có quả khổ, điều đáng thương là họ đang lặn hụp trong vô minh.

Tận dụng trí tuệ để ứng xử và quán chiếu từ t́nh huống.

Dẫn chứng: 1 Ḥa Thượng trụ tŕ: " Trước khi làm 1 việc ǵ, hăy bước tới 7 bước-bước lui 7 bước. Trước khi nói điều ǵ hăy uốn lưỡi 7 lần. "

4.Đối Trị Ngu Si:

Có 1 hạng chúng sanh tuy chẳng tham dục, cũng chẳng giận hờn. Nhưng bị mù mờ si ám. Hoặc tuy có học vấn nhưng không tin Nhân-Qủa thiện ác. Họ cho rằng chất là hết, trở về với thái hư. Đây gọi là Đoạn Diệt Kiến.

Ngoại đạo chấp nhận tất cả đều Không, cho rằng làm ác không có ác báo. Đây gọi là Không Kiến.

Đoạn Diệt Kiến, Không Kiến.....đều ngu si. Xét cội gốc của ngu si hcnag83 ngoài 2 thứ kiến chấp:

*Đoạn Kiến: tức cho là sau khi chết về lại thái hư, không quả báo, làm lành không lên trời-thiên đường, làm ác không xuống đất-địa ngục.

*Thường Kiến: tức cho là người chết rồi vẫn được làm lại người, súc sanh vẫn làm súc sanh.....gọi là Tà Kiến.

Ngược lại, tuy không học thức nhưng minh đạt lẽ Nhân-Qủa, niệm Phật tu hành. Đấy là người có trí tuệ.

Người đời thường căn cứ vào trực giác mắt thấy-tai nghe th́ mới tin: đây cũng thuộc loại ngu si. Cho nên, phạm vi của ngu si rất rộng lớn.

Phương Pháp tu Nhân Duyên Quán tức có thể minh đạt được lư Nhân-Qủa, nhân duyên 3 đời. Nhân-Qủa có 3 thứ:

1>Hiện Báo: tức hiện nay làm lành, đời này hưởng phước báu, hiện nay làm ác hiện tại chịu đau khổ.

2>Sanh Báo: tức đời nay làm lành làm dữ, qua đời sau mới hưởng chịu quả báo vui khổ.

3>Hậu Báo: đời nay làm lành làm dữ qua đến đời thứ 2-thứ 3 cho đến trăm ngàn muôn ức kiếp về sau chẳng nhất định là đời nào mới chịu quả báo lành hay dữ.

5.Đối Trị Thị Phi:
Muốn dứt trừ thị phi, phải y theo 3 điều sau đây:

*Điều 1: Phải xét sửa lỗi ḿnh, đừng nh́n lỗi người.

Nguyên tắc của người tu là phải tự phản tỉnh và luôn Sám Hối những oan trái nhiều đời của ta do 3 nghiệp : Thân-Khẩu-Ư đă tạo ra.
Dẫn tích: Ông họa sĩ với họa phẩm của ḿnh.

Ông họa sĩ suy nghĩ t́m cách làm sao cho họa phẩm của ḿnh được hoàn hảo, lâu lắm ông mới nghĩ ra 1 cách là đưa họa phẩm lên để dựa lan can cầu, c̣n ông núp dưới gầm cầu sẵn viết giấy. Mấy người bộ hành đi ngang qua cầu, mỗi người đều có lời khen chê, ông họa sĩ đều ghi hết vào giấy những khuyết điểm, và chiều nào ông cũng đem họa phẩm về sửa chữa những khuyết điểm ấy, cứ như thế ông chịu khó mang tới mang lui họa phẩm để lắng nghe những khuyết điểm của ḿnh. Đến ngày sau cùng, ông chỉ c̣n nghe lời khen tuyệt hảo, bấy giờ ông mới đem họa phẩm ra triển lăm.

*Điều 2: Khi bị sự thị phi kinh khủng, nên an nhẫn, đừng t́m cách biện minh.

Luận Niệm Phật Bảo Vương Tam Muội, Phật dạy: " Bị oan ức chớ cầu biện minh, nếu cầu biện minh th́ tất oàn hận càng sanh. "

Kim Vân Kiều-Nguyễn Du nói:
" Đă mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa. "

Dù hiện tạiḿnh không sai quấy, tất kiếp trước cũng sai lầm, nên đời này phải chịu hậu quả. Gỉa sử kiếp trước ta không có biệt nghiệp trực tiếp gây nên lỗi, th́ cũng do công nghiệp tội ác, mới đồng sanh trong cơi ngũ trược này.

Bài kệ của Đức Lục Tổ Huệ Năng:
"Ghét thương phải quấy biết bao là,
Xét nét lo lường giữ lấy ta
Tâm để rỗng không thường nhẫn nhục
Bữa hằng thong thả phải tiêu ma
Hỡi người tri kỷ nên an phận
Dẫu kẻ oan gia cũng cộng ḥa
Miễn tấm ḷng ḿnh vô quái ngại
Tự nhiên chứng đặng Lục Ba La . "

*Điều 3: Người tu phải giữ vững lập trường, tin chắc lư Nhân-Qủa , đừng xao động v́ tiếng hay dở khen chê bên ngoài.

Kinh Pháp Cú: " Ngọn núi cao đứng vững giữa cơn giông tố. Người chân chánh an nhiên giữa tiếng thị phi. "

Thiền Sư Việt Nam đă viết:
" Thị Phi tiếng rụng theo hoa sớm
Danh lợi ḷng băng với băo đêm
Mưa lạnh, hoa rơi, non vắng vẻ
Chim kêu xuân lại quá bên thềm. "

Đừng quan tâm đến danh lợi thị phi, hăy để cho nó rơi theo hoa sớm, lạnh với mưa đêm, rồi tan biến lần lần. Ḱa 1 tiếng chim kêu, 1 mùa xuân đă qua, sao ta không lo tu tập.

Lời Khuyên Cổ Đức dạy: " Việc thấy trước mắt c̣n e không đúng với sự thật, th́ lời nói sau lưng đâu đáng để tin? Cho nên sự thị phi, tại có thể được nghe, nhưng miệng không nên nói. "

Một Bậc Tiền Bối bảo: " Mấy Bà mấy Cô có nhiều đức tin hơn phái nam, việc hành đạo phần đông siêng năng tinh tấn. Nhưng công đức tu niệm được bao nhiêu, đều bị cái miệng nó đốt hết cả! "
Cho nên ngu ư trộm nghĩ: " Đối với tiếng khen chê, nên b́nh tâm suy xét đừng vội tin nghe, nếu vua nghe tin lời thị phi th́ bề tôi bị giết, cha mẹ tin nghe lời thị phi th́ tất con bị hại, anh em vợ chồng nghe lời thị phi sẽ phải chiaĺa, thân bằng hàng xóm nghe tin lời thị phi rồi đi đến chỗ đoạn tuyệ. Miệng lưỡi thị phi thật độc ác hơn rồng rắn, bén hơn gươm đao, giết người không thấy huyết ". Đây là lời đối đáp của Hứa Kính Tôn đối với Đường Thái Tôn.

Cổ Nhân có câu: " Ta làm tổn hại người là Họa, Người làm tổn hại ta lại là Phước. "

Người tu khi bị kẻ khác thị phi, khinh báng nên sanh tâm nghĩ rằng: Kẻ ấy là người đem phước đến cho ḿnh. Tại sao thể? Bởi chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay gây ra tội chướng vô biên, nếu được 1 lời khinh chê, tất được giảm bớt bớt 1 phần nghiệp tội.

Kinh Kim Cang Phật dạy: " Nếu ai thị phi khinh chê phỉ báng 1 cách oan ức mà ta nhịn được, và khởi ḷng thương xót th́ ta tiêu được trọng tội trong nhiều kiếp trước của ḿnh. "

Kinh Pháp Bảo Đàn Đức Lục Tổ dạy:
" Nếu là bậc chân tu
Không thấy lỗi của Đời
Nếu như thấy lỗi người
Ḿnh chê là kém dở
Người quấy, ta đừng quấy
Ta chê, tự có lỗi
Muốn phá tan phiền năo
Hăy trừ Tâm Thị Phi
Thương ghét chẳng để ḷng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ!"

6.Đối Trị Sự Mê Lầm:
*Ngă Mạn phiền năo? Sự hành đạo siêng năng của ta, chưa chắc người xuất gia đă bằng.

*Nghi phiền năo? Cơi Cực Lạc trang nghiêm dường ấy, ḿnh nghiệp dầy phước mỏng, biết có được văng sanh chẳng?

*Thân Kiến? Thể chất ḿnh vẫn yếu, hôm nay lại nghe mỏi mệt, nếu niệm Phật thêm lâu nữa e sợ phải đau bệnh.

*Biên Kiến? ( Đoạn Kiến và Thường Kiến ) Chết rồi như đèn tắt, nếu có đời trước mà nay ḿnh không nhớ? Tốt hơn nên Tu Tiên để được sống lâu không chết.

*Tà Kiến? Tại sao có người làm lành lại mạng yểu, chết 1 cách dữ dằn; Kẻ làm nhiều điều ác lại sống lâu, chết rất tốt đẹp yên ổn? Vậy th́ tu hành đâu có lợi ích chi?

*Kiến Thủ Kiến? Trước kia ḿnh tu theo cách luyện Điển của giáo phái khác, mới ít tháng liền có biến đổi; Nay sao Niệm Phật đă lâu mà không thấy chuyển động ǵ?

*Giới Thủ Kiến? Bên Đạo khác họ sát sanh vẫn cầu được về Thiên Đường; Ḿnh cũng cầu sanh Cực Lạc, vậy cần chi phải giữ giới sát?

Theo Kinh Luận, Người niệm Phật nên y theo để cũng cố ḷng tin.

*Phải diệt niệm buồn chán: Người hoài băo tâm thương đời lo đạo, thường phải trăi qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Là tâm nhiệt thành sốt sắn.

Giai đoạn 2: Là niệm buồn rầu chán nản.

Giai đoạn 3: Là ḷng bi trí tùy cơ.

Vượt giai đoạn 2 để đi đến giai đoạn 3 là người có Tâm Bi Trí rộng lớn.

Nhiều vị lúc tuổi trẻ, khí huyết phương cương, nh́n đời như hoa mộng tâm nhiệt thành sốt sắng, quyết chí xây dựng 1 cuộc đời tươi đẹp lư tưởng. Nhưng khi trăi qua nỗi thyang8 trầm vinh nhục, rước lấy bao cuộc thất bại chua cay, đi sâu vào đời thấy rơ nhơn t́nh sơ bạc, th́ đâm ra chán nản.

Các Ngài tâm sự:
" Lỡ làng nước đc5 bụi trong,
Trăm năm để 1 tấm ḷng từ đây. "

"Thôi thà đừng biết cho xong,
Biết bao nhiêu lại đau ḷng bấy nhiêu. "

"Chuyện đời thấy vậy th́ hay vậy
Thà ẩn non cao chẳng biết nghe. "

Thông thường việc học đạo trước siêng năng, sau hay sanh biếng trễ, lắm người khi mới phát Đạo tâm ḷng tín thành, sức dơng mănh dường như Bồ Tát.

Nhưng lần lần trong do nghiệp lực, ngoài bị cảnh duyên, ư khinh mạn bị biếng trễ nổi lên, mỗi niệm đều là chúng sanh. Đại khái phần đông v́ chưa nhận thức rơ cuộc đời ngũ trược, nên khi chạm mặt với sự thật dễ bị thối tâm.

Cổ Đức dạy:
" Nhất niên Phật tại tiền
Nhị niên Phật tại trung
Tam niên Phật văng Tây Phang. "

Bởi thế nhiều vị Tăng Ni: Do thấy trong Đạo có những sự sai lầm, nên sanh niệm thối tâm. Từ ư đó họ hoàn tục, hoặc tiêu tán chí nguyện độ tha, thích ở ẩn tự tu.

Nhiều Phật tử tại gia: Bởi thấy những Tăng Ni hành không đúng Pháp, rồi nản chí bỏ Đạo không muốn tiếp xúc với người xuất gia, hoặc sanh ḷng ngă mạn, bảo chỉ quy y Phật-quy y Pháp, chứ không quy y Tăng. Lại nhiều vị nghe phong phanh Thầy ḿnh có điều ǵ, chưa thấu t́nh lư việc ấy ra sao, đă vội bỏ ăn chay, niệm Phật, tụng Kinh.

Luận Chung, những tâm niệm bi phẫn bùon chán trên đều sai lầm cả, thiếu lập trường. Bởi dù Đời hay Đạo, bậc chân chánh thiện lương tuy là ít nhưng chẳng phải không người.

"Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi. "

"Nhơn hư, Đạo bất hư. "

Dù tất cả người đều sai lạc, Đạo vẫn là con đường sáng suốt.

Nên có lượng xét thương xả thứ, đem ḷng trách người trách ḿnh, dùng tâm thứ dung ḿnh mà dung thứ cho người, chớ lấy đá liệng kẻ lỗi lầm.

Lại tiêu điểm trước tiên của đường tu là lo cứu ḿnh, t́m lối tự giải thoát. Nếu v́ 1 đối tượng nào bên ngoài mà bỏ luôn cả chính ḿnh, có phải là mê muội lắm chăng? Người đời làm sự nghiệp từ thiện phước đức, hợp ư thời làm c̣n trái ư c̣n bỏ, cảnh thuận đưa đến th́ vui thích, nghịch cảnh tới th́ sanh ḷng giận dữ oán thù: tâm lư sẵn có tốt xấu ưa ghét, hoài tồn tri kiến nên hư đặng mất của con người chỉ biết thật có rồi đụng đâu cũng chấp dính nhiễm ô đủ thứ, mà chẳng biết bản thể nó vốn là không.

7.CÁCH ĐỐI TRỊ TỔNG QUÁT:

Bốn điều căn bản để đối trị những nghiệp ấy:

1>Dùng Tâm đối trị:
"Tịnh là Chư Phật
Nhiễm là chúng sanh"
Tu Tịnh Độ là đi sâu vào Niệm Phật Tam Muội để giác ngộ Bản Tâm, chứng lên Phật Qủa.

2>Dùng Lư đối trị:
Khi vọng niệm khởi lên, dùng tâm ngă ngừa không nổi, phải chuyển sang giai đoạn 2 là dùng đến Quán Lư.

Tâm Tham Nhiễm: Quán Lư Bất Tịnh, khổ, Vô Thường, Vô Ngă.

Tâm Giận Hờn: Quán Lư Từ Bi Hỷ Xă, Nhẫn Nhục, Nhu Ḥa, Các Pháp Đều Không.


3>Dùng Sự đối trị:
Những người nghiệp nặng, dùng Lư đối trị không kham, tất phải dùng Sự, nghĩa là dùng đến h́nh thức.

*Khi sắp nóng bực tranh căi liền bỏ đi, uống từ từ ly nước lạnh.

*Nghiệp ái quá nặng, gần bậc trưởng thượng, làm Phật sự nhiều, hoặc đi xa để lăng quên.

4>Dùng Sám Tụng để đối trị:
Sám Hối, Niệm Phật, Tụng Kinh, Tŕ Chú mà giữ cho được đều.

Bốn cach1 trên, hành giả tùy trường hợp mà đối trị tổng quát 3 nghiệp Tham-Sân-Si. Nếu bền tâm th́ không việc chi chẳng thành tựu


***

Con xin thành kính tri ân Thượng Tọa Trụ Tŕ Linh Quang Tịnh Xá, Q4, TP.HCM đă trao cho con soạn phẩm này. Đây là những điều tâm huyết của Thầy về Pháp Môn Niêm Phật, sau bao ngày Nhập Thất mà Thầy đă viết nên soạn phẩm này với tất cả ḷng chân thành của ḿnh đối với đạo pháp.
Ngưỡng nguyện Bổn Tôn Thiên Thủ Quán Âm hăy dùng ngàn tay nâng đỡ-ngàn mắt chiếu soi giúp cho Thượng Tọa sớm viên thành hạnh nguyện.
Nam mô Trung Thiên Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Phổ Quảng
con xin kính bái Ngài
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 5.1758 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO