Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 282 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Trí huệ là ǵ? Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thanhtinh
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 37
Msg 1 of 1: Đă gửi: 28 February 2008 lúc 7:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn thanhtinh

Theo đạo Phật, không bao giờ có tâm thức hoạt động mà lại không có cảnh hay đối tượng. Đạo Phật chia thức ra làm sáu lănh vực giới hạn bởi sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ư) và sáu cảnh đối tượng (sắc, thanh, hương, vị xúc và pháp mà thành ra sáu thức).

Sáu thức này lấy chỗ y cứ là sáu căn nên theo sáu căn mà đặt tên là thức y nơi mắt (nhăn thức), thức y nơi tai (nhĩ thức), thức y nơi mũi (tỉ thức), thức y nơi thân (thân thức) và thức y nơi ư (ư thức).

Tâm thức có để làm ǵ? Để tiếp nhận và phân biệt sáu cảnh. Do đó không thể có một tâm thức thuần túy trống không, không có cảnh hay đối tượng ǵ hết. Nhưng trong sáu thức ấy tính chất phân biệt hầu như không có tác dụng ǵ nơi năm thức đầu, mà phân biệt dường như là thức. Và v́ trong các kinh luận (tiểu thừa) chỉ chấp nhận có sáu thức mà thôi, thế nên hầu như toàn thể mọi hoạt động của tâm đểu tùy thuộc vào ư thức. Trong khi thân chỉ trực tiếp đón nhận lấy h́nh tướng của năm cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc mà thôi, th́ việc phân biệt tốt hay, xấu đẹp, phải trái. đúng sai để rồi khởi lên mọi thứ tâm sở hoặc ác là phần vụ cúa ư thức.

Ư thức không những phân biệt rất mạnh về cảnh ngay hiện tại mà c̣n nhớ lại các cảnh thuộc quá khứ, mơ ước các cảnh trong tương lai cũng rất mănh liệt. Nói tóm lại, cái tâm không ngớt suy nghĩ tứ tung, không ngừng phân biệt ta người của chúng ta chính là ư thức vậy.

Hoạt động của tâm thức nói chung được đánh gía theo ba lănh vực: đức lư, thanh tịnh và Trí huệ mà chúng ta vẫn gọi ta lam học: Giới, Định, Huệ. Trong ba lănh vực này, Định thuộc về phương idện kỹ thuật tôi luyện tâm cho thanh tịnh nhằm đặt đến Huệ. Và v́ Trí Huệ là cứ cánh, ch nên Định là phương tiện quan trọng bậc nhất để đạt đến Trí Huệ.

Nhưng Trí Huệ là ǵ đây? Trước hết phải hiểu rằng Trí huệ là thuộc về tâm thức (các nhà A Tỳ Đàm coi Huệ là một tâm sở). Mà tâm thức th́ phải có đối tượng. Vậy đối tượng của Trí Huệ là ǵ?

Chúng ta đă biết đối tượng của tâm thức là sáu cảnh sắc, thanh, hương vị xúc và pháp. Vậy trong sáu cảnh ấy, cảnh nào là đối tượng của Trí huệ? Lại nữa trong sáu thức thời Trí huệ thuộc thức nào? Nếu bảo rằng đối tượng của Trí huệ là một cảnh nào đó trong sáu cảnh th́ hóa ra Trí huệ không phổ cập và phổ biến khắp các cảnh, tức không ’biết’ hết các cảnh, vậy th́ sao là Trí huệ được. Nếu cho rằng sáu cảnh đều không phải là đối tượng của Trí huệ, vậy Trí huệ là một tâm thức không có đối tượng. Một tâm thức như thế không thể có được, mà có đi nữa th́ cũng hoàn toàn ngu ngơ, không biết ǵ hết, có khác ǵ vật vô tri, sao gọi là Trí huệ được.

Lại trong sáu thức nếu Trí huệ chỉ thuộc về một thức thôi th́ cái biết của Trí huệ cũng không phổ cập hết, sao gọi là Trí huệ được. Nếu Trí hệu không thuộc về thức nào hết, th́ hóa ra Trí huệ không phải là tâm nữa. Điều này trái với giáo lư của đạo Phật.

Thế nên phải hiểu rằng đối tượng của Trí huệ phải là tất cả các cảnh, tuúc sáu cảnh; và Trí huệ phải là một tâm sở có mặt và hoạt động khắp sáu thức.

Nhưng nếu thế th́ Trí huệ có khác ǵ sáu thức đâu? Và nếu ai có sáu thức tức là có Trí huệ đó hay sao? Vậy th́ Phâạt và phàm phu có ǵ khác nữa đâu?

Tuy đối tượng của sáu thức và của Trí huệ đều là sáu cảnh. Song sự nhận biết cảnh theo xu hướng nghiệp riêng biệt của nó. Như thức loài người ’biết nước là nước, thức loài cá ’biết’ nước là chỗ ở, thức nga. quỉ ’biết’ nước là lửa, thức chư thiên ’biết’ nước là lưu li. C̣n Huệ nhận biết là nhận biết về sự thật, về thật tướng của các cảnh. Sáu cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đề có sự thật là vô thường, là khổ, là vô ngă (theo giáo lư tiểu thừa), là KHÔNG, là duy thức, duy tâm, là pháp thân, là chân như... (theo giáo lư đại thừa). Tóm lại cảnh hay đối tượng của Trí huệ là chân lư của tất cả các pháp được thâu nhiếp trong sáu lănh vực sắc, thanh, hương, vị xúc và pháp.

Lại nữa tuy Huệ là một tâm sở, thuộc về cả sáu thức, song Huệ vẫn là một hoạt động rất đặc biệt của tâm thức mà không phải hễ cứ có tâm thức, có đủ sáu thức là có thể nói là có Huệ được. Trước hết trong sáu thức thời ư thức thể hiện rơ tính cất của huệ hơn hết. Tính chất ấy chính là khả năng phân biệt và biết suy luận của ư thức. Năm thức đầu thuộc mắt, tai, mũi, lưỡi, thân không có khả năng phân biệt và suy luận như ư thức mà chỉ nhận biết các cảnh một cách trực tiếp theo cảm quan. Thế nên khi Trí Huệ phản ảnh qua sáu thức này nó thể lộ ra hai phương diện thuộc tác dụng của nó: một phương diện trực tiếp thân chứng vô phân biệt, tức là năm thức đầu khi được Trí huệ hóa; một phương diện nữa gián tiếp qua suy luận phân biệt chính xác và tương ưng với sư thật, tức thuộc thức thứ sáu ư thức khi được Trí huệ hóa.

Chân lư của sự vật, tức tất cả các pháp nhiếp trong sáu cảnh, cũng theo đó mà được thể nhận ra qua hai phương diện trên của Huệ. Chân lư được chứng qua phương diện trức tiếp vô phân biệt của Huệ thuộc năm thức đầu là thật tướng, là đệ nhứt nghĩa (paramàrtha) của các pháp, và chân lư được thấy qua phương diện gián tiếp có phân biệt suy lư, lập luận, tŕnh bày, giảng giải của Huệ thuộc ư thức (Duy thức học gọi hai phương diện này là căn bổn trí và hậu đắc trí).

Như thế cho thấy Huệ là một năng lực nhận biết của toàn thể tâm thức 8tức là cả sáu thức) tương ưng với chân lư của toàn thể mọi sự vật. Đồng thời Huệ cũng trở thành phương tiện duy nhất thật sự có giá trị để đạt đến chân lư của sự vật. Và như vậy là có đến hai phương tiện trực tiếp và gián tiếp để đạt đến chân lư đều thuộc về Trí Huệ.

Đa số người Phật tử hiểu lầm, nghe nói đế Trí huệ thờ chỉ biết lờ mờ là ’vô phân biê.t’ ǵ đó, hoặc đừng ’ chấp tướng’ ’phá chấp’ này nọ và hễ cứ nghe lư l uận, nói năng tŕnh bày là cho là thế trí, chấp ngôn ngữ, chưa ’chứng’... nhưng nếu ngay chính đức Phật mà cứ vô phân biệt, không nói năng không tŕnh bày, th́ Phật có đó có ích ǵ và có khác ǵ một khúc gỗ đâu, và làm sao để cho mọi người đả thông được để thể nhập vào chân lư đây? Sự giác ngộ của đức Phật không phải chỉ để giácngô. mà là để độ chúng sanh, Phật dùng vô phân biệt trí để chứng ngộ thật tướng chân thật của vạn pháp không phải để vô phân biệt, mà là để phân biệt giảng nói cho chúng sinh sáng tỏ. Tâm giác ngộ là cả sáu thức đều giác ngộ, chứ không phải chỉ có năm thức đầu vô phân biệt c̣n thức thứ sáu tức ư thức th́ bỏ đi v́ bản chất của nó là phân biệt. Trái lại khi tâm giác ngộ thể hiện ra qua năm thức th́ thành ra vô phân biệt và khi thể hiện qua thức thứ sáu th́ thành ra là phương tiện trí (nói theo đại thừa), bởi v́ chính nhờ cái khả năng phân biệt ấy làm phương tiện nên đức Phật mới độ được chúng sanh bằng cách phân biệt thuyết pháp cho chúng sanh được ngộ nhập và chân lư.

Lại nữa, tuy ở trê n phân tích cho thấy Trí huệ có hai tác dụng trực tiếp nhận thức và gián giếp suy luận về chân lư. Hai tác dụng này như trên đă nói tương ưng với năm thức cảm quan và ư thức phân biệt. Song hầu như chính cái tác dụng gián tiếp suy luận của ư thức mới đóng vai tṛ chính và chi phối luôn cả hai mặt của Trí huệ. Nghĩa là phân biệt mới là chính là toàn thể Trí huệ chứ không phải là vô phân biệt. Tại sao vậy?

Như đă nói một tâm thức thời phải có đối tượng, nếu không có đối tượng thời tâm thức sẽ diệt mất. Trí huệ là tâm thức, nên Trí huệ phải có đối tượng và ở đây đối tượng là chân lư đệ nhứt (paramàrtha). Theo tiểu thừa chân lư ấy là Niết bàn (nirvàna), theo đại thừa thời là tính KHÔNG, cả hai đều lư tưởng tuyệt ngôn, cả hai đều không thuộc vào lănh vực của có. Nếu thế đối tượng của Trí huệ không phải là một cái ǵ có thuộc về hoặc sắc hoặc thanh, hương, v.v... Nếu đối tượng không có th́ đâu c̣n có tâm thức nào hiện khởi nữa để mà gọi là Trí huệ. Điều này không phải là lạ ǵ trong giáo lư đại thừa, những danh từ như ’vô phân biê.t’, ’vô tâm’, ’vô niê.m’, ’tuyệt lứ hoặc các phương châm như ’vô tâm tiện thị Đạó (vô tâm chính là Đạo). ’ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diê.t’ (trừ hết mọi ngôn từ, diệt hết mọi trạng thái tâm) ’Đối cảnh mạc sinh tâm’ (đối cảnh đừng sinh tâm)... đều cho thấy sự xác nhận cảnh giới không có tâm (hay ít ra là ư thức phân biệt) nữa mới là đạo, là chân lư cứu cánh.

Trên phương diện lư luận cảnh giới vô tâm hết sức phi lư. Tại sao? V́ phải không có đối tượng th́ tâm đâu c̣n có đó nữa để mà gọi là chân lư.

Nếu bảo rằng không có đối tượng nữa th́ cái c̣n lại là tâm và chính tâm này là chân lư. Nhưng nếu không có đối tượng th́ tâm đâu c̣n có đó nữa để mà gọi là chân lư.

Nếu lại nói rằng ở đây cái không có là không có tâm (nên mới nói là vô tâm, vô phân biệt) chứ không phải là không có cảnh. Một khi vô tâm rồi th́ chính cảnh ấy là đạo, là chân lư. Song nếu đă không có tâm th́ lấy ǵ để biết là có cảnh, để trực nhận rằng đó là Đạo hay chân lư đây? Thế nên tâm diệt th́ cảnh cũng diệt theo.

Do đó, nếu cảnh đă là Niết bàn tịch diệt, là KHÔNG th́ làm ǵ có Trí huệ hay bất cứ một thứ tâm nào nữa. Mà nếu đă vô phân biệt th́ lấy ǵ để nhận ra (để giác ngộ ra) rằng đối tượng kia là Niết bà, là tính KHÔNG. Như vậy đủ thấy kinh nghiệm về chân lư tuyệt đối (như vô phân biệt, tính không...) chỉ là một cách nói, trên mặt luận lư thời hoàn toàn nghịch lư. Lại nữa đă vô tâm và vô cảnh th́ dựa vào đâu để mà lập nghĩa là lập danh và chân lư, là Đạo? Phải chăng như vậy là hoàn toàn không có một kinh nghiệm thận sự nào hết về chân lư của sự vật, nghĩa là thật sự không thể nào có được một cảnh KHÔNG, hay một trạng thái tâm vô phân biệt gọi là giác ngộ?

Xin trả lời có , có giác ngộ, có một kinh nghiệm thật sự về tính KHÔNG và Niết bàn, chân lư của sự vật. Đức Phật và chư tổ sư thường nhắc nhở chúng ta đừng hiểu các danh xưng như KHÔNG là đoạn diệt không có ǵ hết, đừng nghĩ vô tâm, vô phân biệt là trơ trơ như gỗ đá, đức Phật bảo dừng giải thích về Niết Bàn, v́ mọi giải thích đều sai. Niết bàn là tịch diệt, song không hề phải là đoạn diệt.

Để tỏ rơ vấn đề trên, chúng ta phải nên hiểu rằng tâm thức tuy có sáu lănh vực khác nhau, song vẫn là một tḥa thể bất khả phân ly. Thế nên nơi năm thức cảm quan đầu không thể thiếu ư thức phân biệt được. Các nhà A Tỳ Đàm gọi loại ư thức này là "ngũ câu thức" nghĩa là ư thức cùng khởi với năm thức cảm quan. Một khi năm thức khởi lên là ư thức khởi theo ngay liền mà phân biệt. Nên tuy bản chất của năm thức cảm quan là trực tiếp nhận cảnh. Song trong thái độ trực tiếp ấy đă có sẵn thái độ phân biệt suy luận gián tiếp của ư thức rồi. Thế nên mọi kinh nghiệm trực tiếp đều được ư thức, được nhận ra là ǵ (tức phân biệt), được ghi nhận ư nghĩa, và được cho danh xưng.

Trí huệ cũng vậy khi thể hiện ra quan năm thức cảm quan như là vô phân biệt trí, th́ đồng thời phân biệt trí đă thể theo "ngũ câu thức" sẵn sàng ngay đó để nghi nhận ngay lấy cái kinh nghiệm vô tâm, bô ngôn tuyệt lự, vô cảnh, vô tướng là ǵ và như thế nào rồi?

Phải nên hiểu rằng cái kinh nghiệm vô phân biệt không nên được hiểu một cách ngây thơ là không có phân biệt, không có ư thức, không có tâm, không có suy nghĩ ǵ hết... mà chính là trạng thái ư thức phân biệt đi sát với năm thức cảm quan để thấy ra được cái kinh nghiệm trực tiếp của năm thức cảm quan đối với sự vật như chính sự vật là (yathàbhùta), tức chân lư của sự vật.

Phân biệt kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy toàn thể tâm thức của chúng ta có một phần không phân biệt luôn luôn trực tiếp liên hệ chặt chẽ với chân lư của sự vật, đó là năm thức cảm quan. Năm thức này tŕnh diện toàn thể sự thật của sự vật ra trước ư thức cho ư thức phân biệt. Ư thức là phần đón nhận, đánh giá và thưởng thức các sự vật của tâm thức, tức thuộc phần phân biệt của tâm thức. PHần ư thức là phức tạp hơn hết: một mặt nó đi sát cùng với năm thức cảm quan để nhận diện các sự vật đúng với sự thật của chúng. Mặt khác nó liên hệ với mọi tạm sở thiện, bất thiện khác qua các sự chi phối của tâm vô minh và các kiến chấp, nhất là ngă chấp, rồi duyên khắp ba thời quá khứ, hiện tại vị lai để rồi không ngót hoạt động theo chiều hướng thúc đẩy của tham, sân và si. Ở mặt này nó rối loạn và đầy bất an. Tâm thức bị kết án và bị đối trị qua sự tu tập giới. định, huệ là phần tâm thức này của ư thức.

Song cái phần ư thức phân biệt đi sát với năm thức cảm quan là phần quan trọng nhất trong công việc tựu thành Trí huệ. Chính phần ư thức phân biệt ấy là Trí huệ. Bởi năm thức của cảm quan chỉ biết chiếu rơ thật tướng của sự vật chứ không đưa lại ư nghĩa ǵ hết. c̣n phần ư thức phân biệt liên hệ với vô minh, với ngă chấp, th́ luôn luôn cho sự vật những ư nghĩa theo ngă, ngă sở, theo các tâm tham, sân, si, đầy phiền năo, chứ không biết ǵ đến thật tướng của sự vật. Thế cho nên chỉ c̣n cái phần ư thức phân biệt đi sát theo năm thức cảm quan mới nhận chân được chính xác ư nghĩa của thật tướng mà thôi.

Ví như tôi nh́n một quyển sách, nhăn thức trực tiếp chiếu rọi quyển sách ấy đúng như nó là và không chút phân biệt nó là ǵ hết, tức thời ư thức đi cùng với nhăn thức phân biệt ngay đó là một quyển sách. Ngay giai đoạn này sự thật của quyển sách được nhận ra, Trí huệ ở ngay tại đây. Song lập tức cái phần ư thức vô minh chấp ngă sẽ ào ạt hưng khởi, nào là "đây là một quyển sách của tôi mua cách đây hai hôm, của một tác giả mà tôi rất thích như đáng giận thay, thằng cháu tôi đă làm cháy mất mấy chục trang..." trong một tâm niệm như thế, nó duyên đủ nào tôi, của tôi, người khác, nào vui, nào buồn, nào quá khứ, hiện tại... Và làm che mờ đi mất Trí huệ của tâm thức đối với thật tướng của sự vật chỉ là một vật với màu sắc, h́nh tướng, do nhân duyên mà có đó, được gọi là quyển sách.

Sự tu tập thông thường chỉ là chế ngự cái phần ư thức phân biệt liên hệ với ngă chấp và tham, sân, và si này, chứ không phải là tiêu diệt toàn thể ư thức. Và chế ngự như thế là để cho phần ư thức đi sát với năm thức cảm quan được tự do phân biệt trực tiếp sự vật, nghĩa là ư thức trực nhận ra sự thật của sự vật, mà không bị cái phần ư thức phiền năo kia ào ạt xen vào đem các ư nghĩa phiền năo gán cho sự vật và che mờ đi mật nghĩa chân thật của no. Các phương pháp để chế ngự như thế được gọi là thiền định. Nhờ thiền định ư thức đi cùng với năm thức cảm quan không bị ư thức phiền năo xâm hại, nhờ thế nó độc tôn hiện hành và làm cho sự vật hiển hiện ra như tật, t́nh trạng ấy được gọi là Trí huệ, nên mới nói là Định sinh Huệ.

Tóm lại không có phân biệt (như năm thức cảm quan) thời không thể là Tri huệ được, mà phân biệt theo xu hướng ngă và tham, sân, si cũng không thể nào là Trí huệ đươ.. Phải có phân biệt nhưng không phân biệt theo ngă hay tham, sân, si mà phân biệt đi sát với nămt thức cảm quan chiếu hiện, mới chính là Trí huệ. Nhờ có phân biệt cho nên chân lư của sự vật mới có ư nghĩa là vô thường, vô ngă, là Niết bàn, là Không, là Chân Như... và mới được cá các danh xưng như vậy. Và cũng nhờ có phân biệt nên các ư nghĩa này mới được tŕnh bày rành mạch, rơ ràng, đúng lư cho người nghe hiểu rơ mà tin nhận.

Tác dụng thể nhận trực tiếp ra chân lư, tác dụng để thành lập ư nghĩa cho chân lư và tác dụng dể thành lập ư nghĩa cho chân lư và tác dụng để truyền bá chân lư. Tác dụng đầu tiên là kinh nghiệm cá nhân, tác dụng thứ ba là truyền kinh nghiệm cá nhâng sang cho tha nhân, tác dụng thứ hai ở giữa là căn bản cho cả hai tác dụng kia và nó mới chính thật là bản thể trong sáng của ư thức phân biệt và được gọi là Trí huệ (prajnà)

Lại nếu nói tho trọn đủ về ư thức th́ nó có thêm một tác dụng thứ tư nữa là tác dụng phiền năo và tạo nghiệp, theo tác dụng này ư thức c̣n được gọi là nghiệp thức, vọng tưởng, t́nh thức, phân biệt (theo nghĩa xấu) biến kế chấp, tâm phan duyên... nó liên hệ chặt chẽ với vô minh, ngă chấp, tham ái.

Tác dụng thứ tư này, đối với các hữu t́nh chưa giác ngộ, hoàn toàn đóng vai tṛ chính và chi phối toàn thể tâm thức. Hữu t́nh vốn chấp ngă, vô minh và tham ái nên luôn luôn chỉ thấy có tác dụng thứ tư này là hoạt động duy nhất của tâm thức mà thôi. họ không ngờ đâu rằng trong cái tâm thức đầy phân biệt phiền năo đó của họ lại có các thành phần của Trí huệ trong sánh, luôn luôn trực tiếp với chân lư của sự vật. Đại thừa gọi phần Trí huệ đó của tâm thức trong khi tâm thức c̣n đang đầy chấp ngă phiền năo là Như Lai tạng, ha rơ hơn là "tại triền Như Lai" (tức Như Lai tính khi c̣n đang ở trong triền phược). Và chính do trong tâm thức của chúng sinh đă có sẵn thành phần Trí huệ này, nên tâm chúng sinh mới trở thành giác ngộ, và nhờ đó chúng sanh thành Phật, nên phần Trí huệ ấy cũng được gọi là Phật tính của chúng sinh.

Vấn đề Trí huệ thật ra c̣n rất là phức tạp. Chúng ta c̣n cần phải biết rơ Trí huệ của Phật khác với Trí huệ của A La Hán, Bích Chi Phật ra sao? Phải chăng nếu chúng ta đă có sẵn Trí huệ trong tâm rồi thời chắc chắn là chúng ta có Trí huệ? Tại sao (theo Đại thừa) Phật lại thuyết đối tượng của Trí huệ là Không, là mộng, huyễn, bào, ảnh... Tại sao Trí huệ không thôi chưa đủ là giác ngộ hay sao mà lại c̣n cần phải có đại bi? Có đại bi rồi cũng chưa đủ hay sao mà c̣n phải có công đức nữa? Công đức và đại bi liên hệ thế nào với Trí huệ? Rồi c̣n hạnh nguyện là ǵ nữa? Rồi Phật là Giác (Sambuđha), Giác là khác hay là một với Trí huệ(Prajnà).

Và cũng chính từ vấn đề Trí huệ này mà chúng ta có thể lần phanh ra được chân ư nghĩa của Phật. Tại sao (theo Đại thừa) Phật lại có Pháp thân, Báo thân Phật và Hóa Thân Phật? Từ đó pháp tịnh độ là ǵ, báo độ, hóa độ ra sao? Tịnh độ để làm ǵ và có ư nghĩa ǵ? Vô và ư nghĩa khác nữa mà giáo pháp Đại thừa chính là nỗ lực để tŕnh bày cho chúng ta tin hiểu về tất cả các ư nghĩa ấy. Tin hiểu để làm ǵ? Để thực hành đúng và để vững tin chắc chắn sự lựa chọn và chấp nhận đạo Phật của chúng ta là một hành động thiết thực nhất, hoàn toàn hữu ích và cần thiết nhất cho toàn thể cuộc sống vô minh của chúng ta. Và trên bước đường thực hành của chúng ta, h́nh bóng Phật sẽ không bao giờ phai nhạt mà trái lại luôn luôn sống động, cụ thể trong từng hơi thở, từng tư tưởng, từng nhịp tim đập của chúng tạ

Với Trí huệ làm nền tảng, Phật pháp trở nên hết sức tâm sâu và bao la vô hạn, thế nên làm người con Phật phải nên cẩn trọng lắng nghe cho kỷ và lắng nghe thật nhiều, suy xét cho kỹ và sao cho thật rộng trước khi tiến vào phương tiện thực hành.
Quay trở về đầu Xem thanhtinh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thanhtinh
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.3047 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO