Tác giả |
|
LuuBi. Hội viên
Đă tham gia: 18 May 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1992
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 25 November 2009 lúc 5:14pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bị đây muốn thu thập hết các chuà và đền Linh Thiêng nhất việt nam đễ sau này khi về có dịp tham quan và học hơi thêm, các bạn có biết thêm đền thờ nào khác th́ tự do bỗ túc, nếu biết được thêm về lịch sữ, sự kiện có thêm h́nh ănh th́ càng hay .
Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam, trước thuộc xă Vĩnh Tế, thị xă Châu Đốc là một trọng điểm “hành hương và du lịch” của tỉnh An Giang và của Việt Nam.
Nguồn gốc
Theo truyền tụng trong dân gian th́ tượng “Bà” đă có lâu đời. Cách đây khoảng 200 năm, “Bà” được dân địa phương phát hiện và được khiêng từ trên đỉnh núi Sam bằng 9 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của “bà” qua miệng “cô đồng”, nên người dân lập miếu để tôn thờ.[1]
Có ư kiến khác cho rằng Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ là bà Châu Thị Tế xây dựng miếu.
Tuy khó xác minh, nhưng biết chắc là miếu ra đời sau khi Thoại Ngọc Hầu về đây trấn nhậm và kênh Vĩnh Tế đă hoàn tất (1824) mang lại lợi ích rơ rệt cho lưu dân và dân bản địa[2]
Chùa Tây An
Chùa Tây An c̣n được gọi Chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa phật giáo tọa lạc tại ngă ba, cận kề chân núi núi Sam (cao 284m so với mặt nước biển), thuộc xăVĩnh Tế, thị xă Châu Đốc tỉnh An Giang, cách thị xă Châu Đốc 5 km.
Chùa Tây An không chỉ là một danh lam để người tin tưởng đến lễ bái, mà c̣n là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng.
Lịch sử
Tương truyền, vào năm 1820 dưới triều Minh Mạng, tổng đốc Nguyễn Nhật An đă cho dựng tạm một am thờ bằng tre lá nơi chân núi Sam, mà bây giờ chùa Tây An tọa lạc.
Đến năm 1847 tổng đốc An-Hà (An Giang và Hà Tiên) kiêm Thượng thư bộ Binh - An tây mưu lược tướng Tuy Tĩnh Tử Doăn Uẩn (1795-1850), vui mừng v́ lập được đại công đánh đuổi được quân Xiêm, b́nh định được Chân Lạp, nên đă cho xây dựng lại bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói. Đến năm 1861, ḥa thượng Nhất Thừa cho trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Đến năm 1958, ḥa thượng Nguyễn Thế Mật (1893 - 1972) đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Và vị sư trụ tŕ đầu tiên là ḥa thượng Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu Hải Tịnh, tu theo phái Lâm Tế, nên có người c̣n gọi chùa Tây An là chùa Lâm Tế[1]
Cũng trong thời gian này ông Đoàn Minh Huyên (1807-1856), người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương đến tu, nên chùa càng nổi tiếng.
Sách Đại Nam nhất thống chí viết về chùa Tây An như sau:
Chùa ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên tổng đốc Doăn Uẩn cho xây dựng năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa vào ṿm núi, tiếng người vắng lặng, cổ thụ âm u, cũng là một thắng cảnh thiền lâm vậy.[2]:
Sửa lại bởi LuuBi. : 25 November 2009 lúc 11:57pm
__________________ Xuất Ḱ đông môn,
Hữu nữ như vân .
Tuy Tắc Như Vân,
Phỉ ngă tư tồn .
Cảo Y kỳ cân,
Liêu Hạc ngă vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
LuuBi. Hội viên
Đă tham gia: 18 May 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1992
|
Msg 2 of 2: Đă gửi: 26 November 2009 lúc 12:05am | Đă lưu IP
|
|
|
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ (天姥) hay c̣n gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
Lịch sử
Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm1.
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đă đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho ḍng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên ḍng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như h́nh một con rồng đang quay đầu nh́n lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lăo mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". V́ thế, nơi đây c̣n được gọi là Thiên Mụ Sơn 2.
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ư nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đă cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".
Tên gọi
Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ h́nh dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố "Thiên" có nghĩa là "trời".
Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dơi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng").
Vấn đề kiêng cữ như đă nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.
V́ rằng từ "Linh" đồng nghĩa với "Thiêng", âm người Huế khi nói "Thiên" nghe tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" th́ người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến chùa này.
Một số người c̣n đặt tên cho chùa là Tiên Mụ (hay "Bà mụ thần tiên"). Cách gọi này không được giới nghiên cứu chấp nhận.
Bà Đen: Linh Sơn Thánh Mẫu( sự tích núi Bà Đen)
Nơi tỉnh Tây Ninh có một ngọn núi cao nhất miền Nam VN, được gọi là núi Điện Bà, tục gọi là núi Bà Đen, v́ trên núi có lập một cái Điện để thờ Bà Đen. Bà Đen rất linh hiển nên được vua Gia Long truyền cho đúc cốt Bà bằng đồng đen và sắc phong là Linh Sơn Thánh Mẫu
SỰ TÍCH BÀ ĐEN:
Có hai truyền thuyết về sự tích Bà Đen:
- Bà Đen là nàng Đênh , người Cao Miên
- Bà Đen là lư thị Thiên Hương Người Việt Nam
1: Bà Đen là nàng Đênh
" Tương truyền rằng, khi xưa, thuở c̣n là phần đất của Cao Miên, tại vùng rừng núi Tây Ninh có một viên quan trấn thủ người Miên sinh hạ được hai con: một trai tuấn tú và một gái hiền thục, tục gọi là nàng Đênh.
Lúc nàng Đênh 13 tuổi, có ông sư người Tàu tên là Trung Văn Danh từ Bến Cát (Thủ Dầu Một) đến vùng núi Tây Ninh t́m chùa làm nơi hoằng dương Phật pháp. Khi đến nhà quan trấn, sư ông thăm hỏi việc truyền bá đạo Phật trong vùng và ḍ la kiếm nơi cất chùa hành đạo. Quan trấn thủ mời nhà sư tạm nghỉ nơi nhà ḿnh để ông thừa dịp học đạo.
Sư ông vui vẻ nhận lời và từ đó bắt đầu truyền bá Phật pháp trong gia đ́nh quan trấn và cơ vệ đội.
Tuy tuổi trẻ nhưng sớm nhuộm màu thiền, nàng Đênh miệt mài nghe sư ông giảng đạo. Quan trấn cũng mộ đạo nên thiết lập cho sư ông một cảnh chùa, nay c̣n di tích là chùa Ông Tàu, nằm về phía Đông chân núi, phía làng Phước Hội đi lên.
Thời gian thấm thoát trôi qua, nghĩ lại đă mấy năm xa cách thiện nam tín nữ Bến Cát, sư ông bèn tạm biệt quan trấn để trở về thăm cảnh cũ người xưa.
Từ ngày sư ông vắng mặt, nàng Đênh vẫn một ḷng sùng kính Phật đạo, luôn luôn lo việc hương khói trong chùa.
Vốn con nhà trâm anh, lại tuổi tới tuần cập kê, nên nhan sắc nàng Đênh càng thêm xinh lịch, tiếng đồn khắp nơi. Quan trấn địa phương vùng Trảng Bàng có dinh đặt tại Sông Đua thuộc làng Lộc Hưng (nay c̣n di tích), mới cậy mai mối hỏi cưới nàng Đênh cho con trai trưởng của ông. Thân sinh nàng Đênh vui vẻ tán thành. Nhưng khi nói lại cho nàng Đênh biết th́ nàng rất bối rối, chưa biết trả lời ra sao, nàng xin cha mẹ đ́nh đăi để kịp suy nghĩ. Qua nhiều đêm trằn trọc, v́ nàng Đênh đă phát nguyện xuất gia tu hành, không thể lấy chồng, nàng quyết tâm lánh mặt. Một đêm, khi cha mẹ ngủ yên, nàng Đênh lén ra đi t́m nơi thuận tiện để tiếp tục tu hành. Mọi việc vỡ lở ra, quan trấn cho lính đi t́m nàng Đênh khắp nơi, kẻ băng rừng, người lên núi, măi đến trưa, quân lính t́m thấy trong kẹt đá một khúc chân của nàng Đênh, có lẽ nàng bị thú dữ bắt ăn thịt c̣n sót lại một khúc chân, vội báo về cho quan trấn rơ.
Sau khi khóc than thương tiếc, quan trấn cho mai táng khúc chân nàng Đênh trên núi và rước thầy tụng kinh giải oan cho nàng. Dân địa phương cho rằng, nàng Đênh chết oan như thế ắt rất linh hiển, nên từ đó, khi gặp việc ǵ khó khăn th́ khấn vái nàng Đênh pḥ hộ th́ thường được toại ư.
Việc nàng Đênh hiển linh đồn xa, nhân dân rất sùng kính nên gọi nàng là Bà Đênh để tỏ ư tôn kính.
Thời gian trôi qua... Bao nhiêu năm sau, lúc ấy Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi theo rất gấp, từ Gia Định, Nguyễn Ánh theo đường sứ đi Tây Ninh định trốn qua Miên.
Lúc Nguyễn Ánh chạy đến Trảng Mang Chà vùng bùng binh hiện nay th́ quân Tây Sơn cũng đuổi theo gần tới, nhân dân cho biết trên núi có Bà rất linh, ai cầu ǵ được nấy. Nguyễn Ánh liền sai quan Quản Cơ Lê văn Duyệt phi ngựa lên núi cầu Bà mách giùm cách thoát nạn và cho biết tương lai.
Trong đêm, Nguyễn Ánh được Bà hiện ra trong giấc chiêm bao cho biết cứ theo đường sứ đến Tây Ninh, ṿng qua núi, lên Vơ môn Tam cấp, rồi qua Xiêm cầu viện, nghiệp cả sẽ nên, c̣n việc ngăn đón quân Tây Sơn để Bà lo liệu giúp cho.
Sau khi Nguyễn Ánh dẹp được nhà Tây Sơn, lên ngôi vua xưng là Gia Long, Ngài nhớ ơn cũ, cho đúc tượng Bà bằng đồng đen để thờ và sắc phong cho Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu." (Viết theo sách Nếp Cũ Hội Hè Đ́nh Đám của Toan Ánh)
Dân chúng truyền nhau sự tích của Bà Đênh, và v́ kiêng úy nên gọi trại ra là Bà Đen.
2.- Bà Đen là Lư Thị Thiên Hương
Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lư thị Thiên Hương, con của ông Lư Thiên và Bà Đặng Ngọc Phụng, người gốc ở B́nh Định vào Trảng Bàng lập nghiệp. Tuy Thiên Hương không đẹp nhưng rất có duyên và có tài năng khiến nhiều người để ư. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng từ nhỏ, nên có được văn hay vơ giỏi.
Lúc đó, con trai của Hà Đảnh, quan Huyện Trảng Bàng, rất bạo ngược, dùng quyền thế, tiền bạc mua chuộc Thiên Hương đem về làm thiếp nhưng không được, nên sai một thuộc hạ thân tín tên Châu Thiện cầm đầu nhóm người Miên dùng vơ lực quyết bắt nàng Thiên Hương đem về cho kỳ được.
Thiên Hương bị đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn th́ chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Nàng rất cảm động tạ ơn chàng, rồi về nhà thuật chuyện cho cha mẹ nàng rơ. Để đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới th́ Lê Sĩ Triệt phải ṭng quân đánh Tây Sơn. Ngày chia tay, nàng ngậm ngùi nói:
- Một lời đă hứa cùng nhau, thiếp nguyện thủ tiết chờ chàng trở về. Xin chàng an tâm lên đường nghĩa vụ.
Chàng ra đi, nàng ở nhà ṿ vơ trông chờ ngày đoàn tụ.
Một hôm nàng lên núi lễ Phật và thăm sư Trí Tân, dưỡng phụ của Lê Sĩ Triệt. Lúc về đến chơn núi, th́nh ĺnh bọn Châu Thiện thấy nàng đi một ḿnh, liền vây bắt. Nàng chạy trở lên núi nhưng bị tuyệt đường, đành nhào xuống khe núi tử tiết. Ba hôm sau, Thiên Hương báo mộng cho sư Trí Tân, trụ tŕ ngôi chùa trên núi. Hoà Thượng thấy Thiên Hương hiện ra nói:
- Đệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị bọn gia nô của quan Huyện Trảng Bàng vây bắt nên phải nhào xuống khe núi tử tiết. Nhờ căn tu kiếp trước nên linh hồn được siêu thoát, dù đă 3 ngày nhưng xác vẫn c̣n nguyên, xin sư phụ xuống triền núi đông nam đem thi hài của đệ tử hỏa táng giùm.
Ḥa Thượng làm theo lời mách bảo, t́m gặp xác của Thiên Hương, làm lễ hỏa táng chu đáo. Bọn Châu Thiện đến xem hỏa táng bị nàng Thiên Hương báo oán, khiến cho hộc máu chết liền tại chỗ.
Sau một thời gian khá lâu, Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy lạc đến Tây Ninh, nàng Thiên Hương đến báo mộng, mách bảo Nguyễn Ánh phải qua Xiêm tá binh, sau nầy sẽ khôi phục cơ đồ, thống nhứt giang sơn.
Sự linh hiển của nàng Thiên Hương được đồn vang, dân chúng các nơi lên núi Tây Ninh cầu cúng rất đông. Lúc bấy giờ Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt ở Gia Định đi lên núi Tây Ninh xem xét hư thực thế nào, đến nơi nói với người khuất mặt:
- Hồn trinh nữ Thiên Hương quả có hiển linh, hăy xuất hiện cho bổn chức xem thử.
Xảy thấy một cô gái chạy đến ứng tiếng:
- Tôi là Thiên Hương đây, xin chào Thượng quan.
Th́ ra Lư Thị Thiên Hương nhập vào xác của một cô gái đến nói chuyện với quan Thượng Công. Cô nói tiếp:
- Tôi xin mách trước cho Thượng quan biết, Thượng quan sau nầy sẽ được phong Thần vinh hiển, nhưng xác của Thượng Công bị hành hạ, mả bị xiềng xích, tên tuổi bị đục khoét, sau mới được minh oan.
Ngài Thượng Công Lê văn Duyệt nói:
- Bổn chức không cầu xin biết tương lai của ḿnh mà muốn biết rơ căn do của nàng.
Hồn Thiên Hương qua miệng cô gái thuật rơ mọi việc:
- Thượng Đế chứng ḷng đoan chính của thiếp, nên cho thiếp hết đọa luân hồi và được xuống trần cứu nhơn độ thế.
Ngài Thượng Công không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, liền dâng sớ về triều tâu rơ mọi việc.
Vua Gia Long nhớ lại chuyện bôn tẩu năm xưa, khi đến Tây Ninh, có nàng Thiên Hương hiển linh báo mộng, nên ra sắc chỉ phong Lư Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh Mẫu, chủ tŕ Linh Sơn Tiên Thạch Động, cho cất điện và đúc tượng bằng đồng đen để thờ nơi núi Tây Ninh.
Kể từ đó, núi Tây Ninh được gọi là núi Linh Sơn, và để tránh gọi tên Thiên Hương, dân chúng gọi là Bà Đen, v́ tượng của Bà màu đen, và gọi núi ấy là núi Bà Đen.
Lễ Vía Linh Sơn Thánh Mẫu được tổ chức hằng năm tại Điện Bà vào dịp đầu Xuân, từ ngày mùng 10 đến 15 tháng Giêng âm lịch, có hằng trăm ngàn người đến cúng vái cầu xin sự pḥ hộ của Bà để việc kinh doanh và việc gia đ́nh được may mắn tốt đẹp.
Sửa lại bởi LuuBi. : 26 November 2009 lúc 12:06am
__________________ Xuất Ḱ đông môn,
Hữu nữ như vân .
Tuy Tắc Như Vân,
Phỉ ngă tư tồn .
Cảo Y kỳ cân,
Liêu Hạc ngă vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|