Tác giả |
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 1 of 52: Đă gửi: 03 June 2005 lúc 7:41am | Đă lưu IP
|
|
|
Huệ Năng với niềm cô đơn không cùng
Như Hùng
CUỘC TRẮC NGHIỆM GIỮA NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN VÀ HUỆ NĂNG:
Huệ Năng đă âm thầm lên núi Hoàng Mai bái yết Ngũ Tổ trong một tâm trạng giữa mê và ngộ, giữa cái sống và chết, giữa sự quyết định thành tựu giác ngộ hay bung xuống vực sâu của tử sinh. Ngài t́m đến Ngũ Tổ không phải để cầu pháp mà để được trắc nghiệm và nhờ ấn chứng cho sự giác ngộ của ḿnh. Huệ Năng nhờ sự công phú và gơ nhịp liên tục của toàn bộ tinh thần "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" của kinh Kim Cang mà thành tựu được sự giác ngộ của ḿnh.
Kinh Kim Cang có công năng phá trừ những mê vọng, hiển bay sự giác ngộ chặt tan những nghi ngờ và làm hưng khởi chân tâm một cách toàn triệt. Ngă chấp và phá chấp bị san bằng tiêu hủy mà kinh Kim Cang đă thuyết minh. Không trụ vào bất cứ ở đâu, v́ không có chỗ nào cần thiết để trụ cả. C̣n có quan niệm trụ th́ phải trôi lăn trong ṿng sinh tử, c̣n phải tốn công tháo gỡ trói buộc.
Một khi sự chấp trướoc tham đắm không c̣n th́ tâm như vừng nhật nguyệt, theo đó mới có thể nhập trọng vẹn vào giác ngộ. Huệ Năng đă nhờ vào tinh thần đó ngự trị và tác động liên tục không một phút giây nào dừng lại nên Huệ Năng tự tại trong mọi chiều hướng.
Huệ Năng t́m đến Ngũ Tổ không phả để cầu thầy dạy bảo mà chỉ duy nhất phơi bày sự giác ngộ của ḿnh để Tổ ngắm xem.
-Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn hỏi Huệ Năng: "Ngươi ở phương nào đến đây muốn cầu việc ǵ?" -Huệ Năng thưa rằng: "Đệ tử người ở Lĩnh Nam, vốn chỉ là một tên thường dân ở Tân Châu, nay lặn lội từ phương xa đến bái lạy Ḥa Thượng chỉ cầu làm Phật chứ không cầu ǵ khác." -Tổ nói: "Ngươi là người Lĩnh Nam lại thuộc giống mọi rợ làm thế nào mà thành Phật được?" -Huệ Năng thưa rằng: "Con người tuy có Nam Bắc, Phật tánh lại chẳng có Bắc Nam. Tuy thân mọi rợ này không giống với thân Ḥa Thượng nhưng Phật tánh không có ǵ sai khác.
Ngũ Tổ trắc nghiệm Huệ Năng bằng những câu hỏi thông thường dù rằng chỉ để t́m hiểu tông tích của kẻ mới đến, nhưng trong đó đă hàm chứa những ẩn ngữ thâm sâu, nếu không có nội công thâm hậu không dễ ǵ thoát được và tạo sự chú ư của Ngài. Huệ Năng vốn dứt trừ được sự phân biệt, đối đăi mà yếu nghĩa của Kinh Kim Cang tác động liên tục trong ngài, những nghi hoặc, sai biệt bỗng chốc vỡ tung ra từng mảnh, chỉ c̣n lại tinh thần trong trắng và sự ngự trị của chân tâm tṛn đầy. Bằng vao tinh thần ấy, Huệ Năng mới thoát được những đ̣n hi hiểm thí mạng mà Ngũ Tổ đă trắc nghiệm. Sau đó v́ sự có mặt đông đảo của đồ chúng, Ngũ Tổ bảo Huệ Năng lui ra đi xuống dưới làm việc. Hơn tám tháng trường đạp máy giă gạo, chưa hề được phép lên nhà tổ để nghe kinh, nhưng nhờ tinh thần trinh nguyên, và sự nung nấu của kinh Kim Cang, thêm bầu không khí thiền hàng ngày Huệ Năng cảm nhận và chính nhờ vào bài kệ của Thần Tú tác động mănh liệt trong nội tâm, những hoang mang giữa sự biết ǵ và không biết ǵ không c̣n là sự mơ hồ, mà trở thành những đường nét rơ ràng xuất hiện ngay trong tâm của ngài để bẹp tất cả sự biết và không biết đó trong một thoáng từ chú tiểu bỗng chốc trở thành Thiền Tổ Huệ Năng.
Bài kệ của Thần Tú viết trên vách tường, Huệ Năng không biết chữ nên nhờ người khác đọc hộ. Âm vang của nó khiến cho Huệ Năng bay bổng lên tận mây ngàn và thấy rằng ḿnh tách rời ra khỏi những sai biệt, dính mắc, mài dũa tâm thức. Nếu không nhờ có Thần Tú hẳn nhiên đă không có Huệ Năng, phải chăng Thần Tú đă tự nguyện mang hạnh nguyện chuyển tiếp cho sự bùng lên của Huệ Năng? Và vô t́nh Thần Tú trở thành Thầy của Huệ Năng theo nghĩa Thầy mà không biết hay chưa hề biết ḿnh là thầy. Công ơn của Thần Tú đối với Huệ Năng không ít vậy.
Nếu không có bài kệ của Thần Tú:
Thân thị bồ đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời cần phất thức
Mạc sử nhạ trần ai.
Tạm dịch:
Thân là cội bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn phải lau chùi
Chớ để dính bụi bậm.
Hẳn nhiên không có bài kệ của Huệ Năng:
Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai?
Tạm dịch:
Bồ đề vốn không cội
Gương sánng cũng chẳng đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính trần ai?
Những tháng ngày Ngũ Tổ chờ đợi để có dịp trao truyền y bát cho người thừa kế, may mắn thay ngài đứng trước miếng đất tâm đă cày bừa sẵn, hạt giống bồ đề đang chờ đợi cái ấn mạnh tay của Ngài là chổi dạy che mát cả bầu trời. Để rồi Huệ Năng với bài kệ ấy được trao truyền y bát và tâm ấn của Thiền Tông trở thành Lục Tổ Huệ Năng.
"Sở dĩ Ngũ Tổ trao pháp cho Lục Tổ (thay v́ trao cho Thần Tú), là v́ Lục Tổ lặng lẽ mà hợp với đạo, thầm kín mà hội được diệu nghĩa Như Lai" (Truyền Tâm Pháp Yếu).
Lối canh ba Huệ Năng được Ngũ Tổ phó chúc y bát và thuyết kinh Kim Cang cho ngài nghe. Từng lời kinh len lỏi vào tận tiềm thức, ngự trị trong đó, để rồi cả cuộc đời của Huệ Năng y cứ vào yếu nghĩa thâm sâu của Bát Nhă phát huy và trao truyền cho nhân thế. Cho đến bây giờ lời kinh ở Tào Khê vẫn c̣n vang vọng đâu đây trong mỗi con người.
Huệ Năng nhận lănh y bát trong âm thầm lặng lẽ không một ai hay biết, sau đó Ngũ Tổ Huệ Năng qua sông về phương nam giáo hóa. Huệ Năng đă không thể giảng pháp ngay lúc bâư giờ v́ bị quân dữ đuổi, ngài phải âm thầm cô đơn lánh nạn trong nhóm thợ săn gần mười sáu năm trường. Một người đắc pháp trong âm thầm và phải lánh nạn trong thời gian dài như thế thậtlà sự cô đơn khủng khiếp nhất. Dĩ nhiên sự cô đơn này nói lên tâm trạng của một kẻ vượt thoát ra ngoài tương quan giữa có và không, hiện hữu và mất mát. Và sự cô đơn này cũng có nghĩa vận dụng tất cả những thắng duyên của nội tại, đắm ḿnh trong diệu dụng của chân như, mà không cần sự tác động của bên ngoài.
Khám phá nội tại là điều tối cần trong việc truy t́m uyên nguyên của giác ngộ, nhưng đối tượng bên ngoài chỉ là phương tiện nhất thời, và không một ai có thể đưa ta đến giác ngộ bằng chính ta. Cuộc đời của Huệ Năng quả là sự cô đơn không cùng, chính nhờ sự cô đơn này nung nấu rèn luyện ngài trở thành một kẻ phi thường mà cả mười mấy thế kỷ rồi tronglịch sử Thiền Tông chưa một ai có thể sánh kịp. Với Huệ Năng con người thoát ra khỏi đối đăi nên không thấy nhị nguyên, có không, mà tất cả trở nên vô nghĩa, không trở ngại bước tiến của Ngài, dù điều đó được xây dựng trên đông đảo, hay trong cô liêu.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 2 of 52: Đă gửi: 03 June 2005 lúc 7:42am | Đă lưu IP
|
|
|
Huệ Năng với niềm cô đơn không cùng
Như Hùng
CUỘC TRẮC NGHIỆM GIỮA HUỆ NĂNG VỚI HUYỀN GIÁC VÀ THẦN HỘI:
Ba mươi năm trước Huệ Năng (638-713) âm thầm mang cả hành trang của một kẻ đang chơi vơi giữa tử sinh, giữa mê và ngộ, giữa cái đang biết và biết có đúng không, giữa hoang mang của con người ngộ nhưng chưa có người ấn chứng, Huệ Năng mang tâm trạng của kẻ đi cầu sư để trắc nghiệm sự tâm chứng của ḿnh, mà trước đó Huệ Năng trong một sát na đă bừng khởi và đột nhiên tung ḿnh ra khỏi tương quan của sự sống chết, phóng ḿnh trên đỉnh núi mà bóng dáng của nó không đi qua chặng đường của trí thức suy luận như một tiếng nổ long trời lỡ đất dội mạnh vào tâm tư của chú tiểu đốn củi, qua đường dây chấm ng̣i của "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm". Tiếng nổ vang dội ấy đẩy lùi những cột khói đen lên tận trời cao mà ba mươi năm sau Huyền Giác (665-713) cũng cùng một tâm trạng như thế.
Huyền Giác một tăng sĩ thuộc thành phần uyên bác, tinh thâm kinh luận Phương Đẳng tột bực nhưng vẫn rơi vào sở học sau nhờ đọc kinh Duy Ma Cật mà đi vào biển trí tuệ của Duy Ma, để rồi sau đó khúc ca Chứng Đạo ra đời qua mười ba thế kỷ mà âm vang đường nét và những ḍng chữ chưa hề tan loăng. Huyền Giác đă phải khổ công đi hết con đường tri thức của ḿnh, những quan điểm và lư luận của tâm thức nếu không vỡ tung hẳn nhiên không thể đdi vào chân trời của giác ngộ vốn đă không dung chứa sở tri chướng.
Huyền Giác t́m đến Huệ Năng và đă bỏ tất cả chặng đường cũ của ḿnh, chuyển hóa trở thành chất liệu đang nuôi dưỡng sự nung nấu tác động của Duy Ma, chỉ nhờ Huệ Năng trắc nghiệm sự giác ngộ ấy có đúng không.
Huyền Giác vào Tào Khê gặp Huệ Năng đi quanh sư ba ṿng chống tích trượng đứng.
-Huệ Năng nói: "Phàm làm sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh. Đại đức từ đâu đến mà lớn lối ngạo mạn vậy?"
Huyền Giác đáp: "Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm."
Thoạt đầu Huyền Giác đưa vấn đề sống chết lên trên, đó là vấn đề lớn nhất của kiếp người nếu không khéo vượt thoát th́ măi ch́m đắm trong đêm dài tăm tối. Sự mau chóng của nó không đủ thời gian để Huyền Giác có thể cúi ḿnh xuống sụp lạy Huệ Năng. Và cũng có thể Huyền Giác đưa ra câu hỏi mà trước đó đă từng dày ṿ ám ảnh. Bản chất của đạo Phật vốn thoát ly ra khỏi tử sinh, bằng vào phương cách nào để được thoát ly ra khỏi chặng đường ấy?
Huệ Năng trả lời: "Sao chẳng thể nhập cái lư "vô sanh" thấu rơ cái nghĩa "không chóng".
Huệ Năng đă dùng đ̣n thí mạng ban đầu đẻ quật ngă Huyền Giác và cũng là để trắc nghiẹm vị đại đức lớn lối ngạo mạn này. Lối vấn đáp là thuật diệu dụng của Thiền Tông đến thời kỳ Huệ Năng đă triển khai và làm hưng thịnh kỹ thuật độc đáo này. Nó len lỏi đi vào tâm thức của kẻ đối diện như con dao mà bên ngoài được bao bọc bằng nhung gấm, nếu không khéo sẽ bị chặt phăng ngay. "Thể" và "Thấu rơ" mà Huệ Năng đưa ra chính là bốn thể của vô sinh diệt. Con người chỉ biết đắm ch́m trong sự nắm bắt nên luôn đau khổ, một khi dừng lại và quán chiếu thẳng vào thể tánh của sự sanh diệt th́ nó tan loăng và tiêu huỷ ngay. Sự hợp tan ấy tạo cho con người những ảo tưởng về sự tồn tại và diệt vong, nhưng nếu một khi nó đă không gây được sự tác động ở nội tại th́ chính nó sẽ hủy diệt. Như vậy không sanh được xuất hiện với điều kiện không thấy có sự sanh diệt theo quan niệm nắm bắt, mất mát. Một khi đă không sanh th́ làm ǵ thấu rơ cái nghĩa của không chóng. Điều này được dựng nên bởi sự đi qua nhanh chóng của kiếp người, lúc ẩn, lúc hiện, mới đó đă bị vô thường cuốn mất, nhưng nếu con người vốn khong đến th́ lấy ǵ đi chóng? Huyền Giác đă thể nhập trọn vẹn yếu nghĩa này và nhận chân ra được cội nguồn của nó nên Huyền Giác đáp: "Thể" tức "vô sanh" thấu vốn "không chóng".
- Huệ Năng nói: "Đúng vậy! Đúng vậy!
- Huyền Giác bèn dùng hết oai nghi mà vái lạy, giây lát xin cáo về.
- Nhưng Huệ Năng vẫn chưa buông tha bèn bồi thêm đ̣n nữa: "Về chóng thế sao?"
Đ̣n này nguy hiểm hơn câu nói khi trước nhiều, trước đó Huệ Năng chỉ muốn thử xem Huyền Giác đă vào đạo chưa. C̣n câu hỏi này Huệ Năng đă biết rơ Huyền Giác thật sự bước vào cổng của ngôi nhà. Và cũng để kiểm chứng lại sở đắc của Huyền Giác.
- Nhưng với nội công sẵn có, Huyền Giác đáp: "Vốn ḿnh chẳng phải động há có mau chóng sao?"
Bởi lẽ Huyền Giác chưa một lần đi th́ lấy ǵ mà động và chưa một lần đến th́ lấy ǵ về chóng hay chầy. Nhưng Huệ Năng đâu có dễ dàng buông tha Huyền Giác như vậy.
- Ai biết chẳng phải động?
- Huyền Giác vẫn lầm li đem cả tuyệt chiêu mà ḿnh đă đạt được bèn đáp: "Đúng là tại nhân giả sanh tâm phân biệt."
Lối "cơ phong vấn đáp" thừa dịp là tặng cho nhau những nhát kiếm để thử sức nhau. Nhát kiếm này chỉ thẳng vào tâm điểm của giác ngộ. Nhưng Huệ Năng vẫn tự tại dùng nhát kiếm đẩy thẳng vào Huyền Giác một chiêu nữa.
- Ông đă thấu cái ư vô sanh?
- Huyền Giác lanh trí đỡ ngay: "Vô sanh há có ư sao?"
- Huệ Năng vặn ngay: "Không có ư th́ ai phân biệt đây?"
- Huyền Giác đáp: "Phân biệt cũng chẳng phải là ư."
- Huệ Năng bảo: "Tốt lắm! Hay nán lại một đêm."
Nhân đó người sau gọi là "đêm giác ngộ" tuyệt vời. Một nhân vật quan trọng nữa trong cuộc đời của Huệ Năng đó là Thần Hội.
Thần Hội người đă mang tất cả những âm vang cao vút của Huệ Năng tống thẳng vào kinh đô và quần chúng Trung Quốc. Khi Huệ Năng lánh nạn và sau này truyền bá Đông Sơn Pháp Môn chỉ trong phạm vi biên cương Việt Nam và Trung Quốc, nên triều đ́nh và phần lớn nhân dân Trung Quốc không được biết đến. Trong khoảng thời gian nầy, Thần Tú đang được trọng vọng ở triều đ́nh, mọi người cứ nghĩ Thần Tú là người kế thừa tâm ấn của Ngũ Tổ. Nhưng nếu không nhờ Thần Hội đem những sở đắc của ḿnh từ nơi Huệ Năng và dùng trí tuệ Bát Nhă quét sạch hệ phái Lăng Già của Thần Tú th́ Huệ Năng sẽ không được triều đ́nh Trung Quốc biết đến. Và cũng chính nhờ Thần Hội khôi phục lại danh vị Lục Tổ cho Huệ Năng bằng phương pháp Đốn Giáo đẩy lùi Tiệm Giáo của Thần Tú do Phổ Tịch đệ tử của Thần Tú (lúc này cả hai vị Huệ Năng và Thần Tú đă viên tịch) phát huy. Những lời thuyết pháp của Thần Hội mạnh như vũ băo quét sạch những tông phái Thiền lúc bấy giờ và lấy lại ngôi vị Lục Tổ cho Huệ Năng vào năm 732.
Năm mười ba tuổi Thần Hội t́m đến Huệ Năng ở núi Tào Khê bái lạy và hỏi:
- Ḥa thượng lúc ngồi thiền thấy hay không thấy?
- Huệ Năng đứng dậy đánh Thần Hội ba cái và hỏi: "Nầy Thần Hội lúc tôi đánh ông đau hay không đau?"
- Thần Hội trả lời: "Vừa đau vừa không đau"
- Lục Tổ nói: "Tôi cũng vừa thấy vừa không thấy."
Thần Hội lại hỏi: "Bạch đại sư, tại sao vừa thấy vừa không thấy?"
- Lục Tổ đáp: "Tôi thấy nghĩa là thường thấy lỗi lầm của ḿnh cho nên bảo là thấy, c̣n không thấy nghĩa là không thấy lỗi lầm của người khác. Cho nên tôi vừa thấy, vừa không thấy. C̣n ông tại sao vừa đau vừa không đau?"
Thần Hội thưa rằng: "Nếu không đau th́ đệ tử đâm ra giống cây đá vô t́nh. Nếu đau th́ đệ tử tức đồng với phàm phu, khởi ḷng oán hận."
Lục Tổ đáp: "Nầy Thần Hội, cái thấy với không thấy vừa rồi là hai biên kiến, đau với không đau là sinh diệt. Ông ngay cả tự tánh c̣n chưa thấy đ̣i dám đến đây bởn ngươi."
Thần Hội bái lạy không nói ǵ nữa.
Dù rằng Thần Hội chưa thấy tự tánh ḿnh nhưng với khẩu khí của chú bé mới mười ba tuổi quả thật đáng được tán dương. Và sau đó trở thành môn nhân của Lục Tổ để rồi mang cả tinh túy Bát Nhă mà Tổ đă truyền thừa, gây chấn động kinh thành Trung Quốc, làm rung chuyển lay động tận gốc rễ những hệ phái Thiền bấy giờ. Công ơn Thần Hội quả vĩ đại vậy.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 3 of 52: Đă gửi: 03 June 2005 lúc 7:57am | Đă lưu IP
|
|
|
Huệ Năng với niềm cô đơn không cùng
Như Hùng
"Đá ṃn nhưng dạ chẳng ṃn,
Tào khê nước chảy vẫn c̣n trơ trơ"
Nếu sự hiện diện của Bồ Đề Đạt Ma là kẻ đi trong cô đơn nhất, th́ sự hiện hữu của Lục Tổ Huệ Năng là kẻ sống với cô đơn nhất. Huệ Năng con người đă được mệnh xưng là kẻ siêu việt trong lịch sử Thiền Tông mà cho đến bây giờ chưa một ai có thể đương đầu nổi, một kẻ cô đơn vượt thoát ra ngoài tử sinh chỉ duy nhất một lần nghe kinh.
Những lời thuyết pháp của Huệ Năng cho đến bây giờ vẫn c̣n vang động trong vô cùng, h́nh bóng của người trở thành biểu tượng cao cả phủ xuống che mát thiền môn, làm tác động và sống lại tinh thần "ưng vô sở trụ" mà mười ba thế kỷ trôi qua, ảnh hưởng đó vẫn hiện hữu mănh liệt trong mỗi con người, trong mỗi thời đại theo sự chuyển vần của thời gian vô cùng, không gian vô tận, bể dâu của cuộc đời. Huệ Năng đắc pháp năm 23 tuổi là một thanh niên đầy đủ tự tin, vùng lên với tất cả khí phách của một kẻ phi thường, hoằn chuyển mọi tối tăm trở thành thứ ánh sáng quét sạch bóng đêm phủ xuống cuộc đời chớp nhoáng như điện xẹt.
Từ một chú tiểu đốn củi nuôi mẹ bỗng chốc trở thành Thiền Tổ Huệ Năng. Chặng đường cô đơn ban đầu ấy không một sự truyền thừa tra vấn nào cả, nhưng Huệ Năng đă đạt được tâm Phật nhờ một người tụng kinh Kim Cang đến câu "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm".
Sự giác ngộ của ngài hẳn nhiên là sự chấn động trực tiếp, đẩy lùi tất cả những dính mắc vướng bận của tâm, chuyển hóa những vướng bận ấy trở thành cơn dông băo mà công năng của nó tàn phá và san bằng những tŕ trệ ứ đọng trong hành tŕnh tiêu hủy đập phá vô minh.
Huệ Năng đă khai quật nội tâm của ḿnh trong sự cô đơn cùng cực nhất, là người không biết lấy một chữ, không có thầy để trao truyền Phật Tâm, nhưng rồi trở thành một kẻ độc đáo nhất trong việc khơi mở đốn giáo mà chưa có ai sánh bằng. Những tuyệt kỷ và công lực mà Huệ Năng tung ra làm đảo lộn hành tŕnh đi đến giác ngộ bằng phương pháp tiệm giáo. Phải chăng nội tâm của Huệ Năng là giải đất bằng mầu mỡ chỉ cần trong tích tắc nào đó là hột giống giác ngộ ấy chổi dậy ngay? Chặng đường của có không, giác ngộ bùng vỡ trong sát na, như nhát dao chém phăng vào thân cây tách rời ra khỏi gốc rễ chằng chịt. Và phải chăng Huệ Năng dùng cả ư lực của ḿnh trong việc chặt phá thân cây như là những nhát dao đoạn trừ sự vướng động của tâm thức? Nếu Huệ Năng giác ngộ từ sự truyền thừa của sư phụ th́ điều này không thể gọi là sự cô đơn trong giác ngộ. Và có lẽ trước đó chưa một lần nào Huệ Năng đọc kinh sách bởi lẽ Ngài vốn không biết chữ, th́ như vậy sự bùng vỡ của giác ngộ vốn đă được huân trưởng tu tập từ trước. Trường hợp của Huệ Năng khác xa với Huyền Giác trong việc ngộ rồi sau đó mới nhờ Thầy ấn chứng. Huyền Giác là một tăng sĩ thuộc thành phần trí thức chuyên tu tập theo kinh luận Phương Đẳng và phép chỉ quán của Thiên Thai, nhưng sau nhờ bộ kinh Duy Ma mà ngài đạt được tâm Phật. Với Huệ Năng, ngài đă không có được điều kiện để đọc kinh sách hay nghiên cứu tu tập từ trước mà sự giác ngộ của ngài trong sự bất chợt thoáng qua, duy nhất một lần nghe kinh và giác ngộ ngay tức khắc. Bù lại điều đó Huệ Năng có một tuyệt kỷ phi thường trong việc mở cánh cửa đi thẳng vào giác ngộ trong sát na, không cần phải đi quanh eo. Huệ Năng không biết chữ, nhưng tất cả ẩn nghĩa tiềm ẩn đằng sau văn tự th́ Huệ Năng rơ như rơ chính nội tâm giác ngộ nơi Ngài. Văn tự chỉ là phương tiện diễn đạt cho kẻ khác hiểu, đằng này Huệ Năng đă hiểu và đang sống trọn vẹn với sự hiểu biết chân chính đó, th́ văn tự nếu không phải thừa với ngài sao? Huệ Năng c̣n được gọi là kẻ "vô học". Thật ra không có ǵ để Huệ Năng phải học cả, tất cả mọi thứ đều không thể nào thoát ra khỏi bổn thể chân như. Huệ Năng đă từ đó mà đi ra nên chỉ việc vung tay là cả càn khôn chấn động, mở miệng là pháp âm thậm thâm vi diệu tuôn trào.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 4 of 52: Đă gửi: 03 June 2005 lúc 7:58am | Đă lưu IP
|
|
|
Huệ Năng với niềm cô đơn không cùng
Như Hùng
ẢNH HƯỞNG HUỆ NĂNG ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI TRONG HIỆN TẠI:
Mười mấy thế kỷ trôi qua nhưng pháp âm của Huệ Năng vẫn c̣n bàng bạc và ngự trị trong tận cùng tâm thức. Pháp âm ấy tựa như ḍng nước trong mát giúp cho người đi trong sa mạc t́m được niềm vui khôn tả. Những lời pháp vi diệu vẫn âm thầm len lơi trong thời gian, không gian vô cùng, tạo nên một nền đạo lư chính thống, ấp ủ, vỗ về, và nuôi sống con người mười mấy thế kỷ này, không những ở Việt Nam, Á Đông mà lan tràn trên thế giới. Nếu không có Huệ Năng th́ sẽ không bao giờ có cái gọi là đạo Thiền tuyệt diệu cả. Thiền đă ảnh hưởng mạnh mẽ đến những văn hóa nghệ thuật mà nhân loại đang nghiên cứu như là một con đường cần thiết phải trở về, để khơi dậy nguồn sống tâm linh. V́ nếu chạy theo những xô bồ, những văn minh vật chất hiện tại, chỉ vô t́nh đẩy lui con người mỗi ngày rơi vào khủng hoảng tiêu diệt hơn. "Thiền đă ảnh hưởng ở thế kỷ XX này th́ mọi người đều biết. Thiền đă tác động đến cả một nền văn chương Hoa Kỳ ở hạ bán thế kỷ XX này. Không kể vào văn hào Henry Miller đă đi trước trong việc lănh hội Thiền từ những năm 1932-1934 mà chỉ cần kể những tên tuổi nổi tiếng khắp thế giới của thế hệ văn, thi sĩ Hoa kỳ như: J.D. Salinger, William Burroughts, Jack Keronac, Allen Ginsherg, và nhất là đại thi sĩ Gary Shyder người mở đầu khai thị Thiền Tông cho cả một thế hệ và nhiều thế hệ văn thi sĩ Hoa Kỳ."
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngơ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật. Con đường đi đến giác ngộ xa thăm thẳm nếu không nhờ vào cửa ngơ đi thẳng (đốn giáo) của Huệ Năng th́ khó mà tới đích nhanh. Niềm cô đơn cuối cùng của Huệ Năng là cho đến bây giờ có một vài tư liệu cho rằng ngài là người Việt Nam chứ không phải người Trung Hoa như từ trước chúng ta đă quan niệm. Huệ Năng giác ngộ trong cô đơn không có sự truyền thừa của sư phụ và đă âm thầm ra đi trong cô đơn khi được trao y bát, và mười sáu năm trường cô đơn lánh nạn. Cho đến bây giờ niềm cô đơn khủng khiếp nhất là chưa được xác định rơ rệt quốc gia đă săn sinh ra ngài. Đối với chúng ta dù ngài được sinh ra từ một quốc gia nào cũng không quan trọng. Điều quan trọng nhất ảnh hưởng của ngài đối với nhân loại và chúng ta như thế nào? Nếu trong mỗi chúng ta thực hành lời dạy của ngày để được giác ngộ, th́ cá nhân ấy là quốc độ của ngài, dù người này là Mỹ, Đại Hàn, hay Trung Hoa, Việt Nam, v.v...
Chỉ có điều này mới thể hiện được tính thần phụng tŕ và làm sáng lại những di huấn tối hậu mà ngài trao truyền cho chúng ta.
Sự cô đơn mà Huệ Năng trải qua để bây giờ được bù đắp là cả thế giới qùy xuống tôn sùng một bậc vĩ nhân siêu phàm nhất trong lịch sử Thiền Tông, đưa con người t́m đến giác ngộ bằng con đường đi thẳng không quanh co tốn thời gian. Chặng đường ấy Huệ Năng khơi dậy ở Tào Khê mà bây giờ vẫn vang vọng đâu đây, pháp âm đó vẫn ngự trị trong vô cùng mênh mang của đất trời, của sự sống chết mà con người đang trục diện băn khoăn. Làm sao tung ḿnh ra khỏi sự cô đơn và nếu có cô đơn th́ cũng cô đơn như Huệ Năng đă từng cô đơn...
|
Quay trở về đầu |
|
|
Bach Ngoc Hội viên
Đă tham gia: 09 April 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 46
|
Msg 5 of 52: Đă gửi: 03 June 2005 lúc 9:09pm | Đă lưu IP
|
|
|
bài này hay qua'
Sửa lại bởi Bach Ngoc : 03 June 2005 lúc 9:12pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 6 of 52: Đă gửi: 05 June 2005 lúc 6:12am | Đă lưu IP
|
|
|
NGÔN NGỮ CỦA THIỀN VÀ THI CA
1. Ngôn ngữ của Thiền:
Ngôn ngữ của Thiền, không phải là ngôn ngữ mới chính là ngôn ngữ.
Một tiếng hét vang vọng đất trời của Ngài Lâm Tế làm bừng vỡ chân tâm của hành giả; những chiêu gậy hàng ma tuyệt hảo của Ngài Bách Trượng xua đi đám mây mù che mắt thế gian; sự im lặng đến vô t́nh của Ngài Bồ Đề Đạt Ma hay một đóa sen Đức Phật đưa lên ở hội Linh Sơn... đó là ngôn ngữ của Thiền.
Mục đích của Thiền là, đạt ngộ chân tâm, cho nên ngôn ngữ của Thiền không phải là ngôn ngữ mà chúng ta thường sử dụng, nó là những phương tiện để đập vỡ vỏ bọc cuộc đời, là những nhát búa chém giữa hư không mà rúng động cả đất trời.
Một cánh tay rớt xuống vô t́nh của Ngài Huệ Khả chỉ là lời nói b́nh thường như bao nhiêu anh hùng chí sĩ, nhưng một lời “điểm huyệt” của Bồ Đề Đạt Ma c̣n vang vọng ngàn thu. Lời nói của Bồ Đề Đạt Ma đă điểm trúng chân tâm của Ngài Huệ Khả, lời nói mà, đời sau không ai có thể nói lời tương tự.
Mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh th́ có một công án Thiền thích hợp, và ngược lại, một công án Thiền chỉ khai mỡ cho đúng căn cơ và hoàn cảnh. Những công án mà ngày xưa các Tổ sư đă từng dùng nó để khai ngộ cho các đệ tử nhưng đối với những người có căn cơ khác th́ dù nói đến ngàn lần cũng không có tác dụng ǵ.
Bởi vậy, ngôn ngữ Thiền là làn sóng giao cảm giữa người truyền và người nhận, là ngôn ngữ mà người không cùng tần số th́ không thể hiểu, không thể cảm nhận được. Như bao nhiêu người đă từng đọc tụng đến câu “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”, vậy tại sao chỉ có một ḿnh Ngài Huệ Năng chứng ngộ bởi câu này? Cái “Vô sở trú” trong lời kinh đă tương thích với “Vô sở trú” trong tâm của Ngài Huệ Năng, chính lời kinh đă khơi dậy bản tánh “vô sở trú” vậy.
Lại nữa, ngôn ngữ Thiền không phải là “văn tự”. Văn tự” ở đây là chỉ cho những khái niệm ngôn ngữ của thế gian, là những quy định trong giới hạn con người. Ngôn ngữ của thế gian là phương tiện truyền tâm. Vậy ngôn ngữ của tâm là ǵ? Đó chính là ngôn ngữ vượt ra ngoài ngôn ngữ.
Khi Ngài Lâm Tế hỏi Ngài Bách Trượng về đại ư của Phật Pháp, liền bị lănh 3 gậy, đó là câu trả lời chính xác nhất về Phật Pháp. Mục đích của Phật Pháp là ǵ? Đó là sự giải thoát khổ đau cho tất cả chúng sinh. Phật Pháp là con đường thực tiễn, chứ không phải là một lư thuyết suông, nếu chúng ta học Phật Pháp như một học giả, th́ kiến thức về Phật Pháp đó không đủ để giúp chúng ta đứng vững giữa vũng bùn đau khổ của cuộc đời. Bởi vậy, những ai học Phật pháp để thỏa măn kiến thức rồi tưởng ḿnh đă đạt ngộ, đến khi cuộc đời giáng cho vài gậy lên đầu liền ngă quỵ.
Ngôn ngữ Thiền không phải là thứ ngôn ngữ để trao truyền kiến thức, bởi v́ ngôn ngữ của kiến thức không đủ để đoạn trừ khổ đau, không đủ để làm chiếc bè thoát ly sanh tử.
Các lậu hoặc trong tâm chúng ta như những viên sỏi cứng nằm lâu trong nước vẫn không tan, phải dùng những phương cách để nghiền nát chúng ra thành bột chúng mới có thể ḥa vào trong nước. Bởi vậy, mỗi công án là một nhát búa phá tung những chấp trước tầm thường của thế gian, nghiền nát những lớp vỏ vô minh để hiện lộ chân tánh trong tâm.
Ngôn ngữ của Thiền là ngôn ngữ để khai ngộ, là những ǵ mà vị Thiền sư dùng để có thể chỉ thẳng vào tâm của hành giả, ngôn ngữ Thiền thật biến ảo không cùng, có khi là những câu thơ đưa người trở về với thế giới thực tại, có khi là những thái độ lạnh lùng hoặc là những thoại đầu hóc búa.
Khi Ngài Huệ Khả đến cầu phép an tâm, Ngài Bồ Đề Đạt Ma nói ”Đưa tâm đây ta an cho!” Tâm là ǵ mà phải đi t́m, vậy câu nói này có phải là Bồ Đề Đạt Ma tự mâu thuẫn hay không? V́ Ngài đă từng nói: “... Trực chỉ nhân tâm . Kiến tánh thành Phật.”
Tâm là ǵ mà “trực chỉ”, lấy cái ǵ để trực chỉ. Đó chính là Thiền. “An tâm” hay “Trực chỉ nhân tâm”, chỉ là một bước trong quá tŕnh kiến tánh thành Phật. Bởi vậy, cứu cánh chính là sự kiến tánh, là thấy được Phật tánh, chứ không phải là t́m tâm, hay an tâm, hay trực chỉ nhân tâm! Đây là phương tiện, chúng ta đừng lầm tưởng đây là cứu cánh.
Bản thể của vạn pháp thật là thâm diệu, bởi vậy ngôn ngữ của thế gian không bao giờ diễn tả hết nghĩa lư sâu xa, chỉ có tự thân thực chứng, mới có thể thấy sự vắng lặng nhiệm mầu của pháp. C̣n dùng ngôn ngữ để biện giải, hoặc dùng đầu óc lư luận để phân tích th́ không đem lại kết quả ǵ cho sự tu chứng, v́ càng phân tích, càng lư luận th́ càng sai lầm.
Ngôn ngữ của Thiền vượt ra ngoài ngôn ngữ b́nh thường của thế gian, vượt ra ngoài ư niệm của con người, nó không có nguyên tắc chung, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo căn cơ mà Thiền sư dùng từng thứ ngôn ngữ khác nhau, xem đó như chiếc bè giúp hành giả vượt biển mà thôi.
2. Ngôn ngữ của Thi ca :
Ngôn ngữ của Thi ca là ngôn ngữ của cuộc sống tinh thần, êm đềm như những tiếng ru, trầm thống như những mảnh đời khắc khoải, đôi khi lại bàng bạc mênh mang thể hiện những cuộc viễn mộng kiêu hùng.
Phải dấn thân vào thi ca mới hiểu được ngôn ngữ của Thi ca là ǵ. Bởi v́ nó muôn h́nh vạn trạng, đổi màu tùy theo làn sóng nắng, mà chỉ có những người đồng cảm mới hiểu nổi.
Ngôn ngữ của Thi ca không phải là ngôn ngữ tả cảnh b́nh thường, nó có mặt như “ngôn ngữ hiện sinh” để diễn tả những thực trạng của tâm hồn. Một bài thơ, hay một câu ca, là những ǵ c̣n sót lại nơi tận cùng sâu thẳm của một con người, là những ǵ c̣n đọng lại trong kư ức hay trong tàng thức, để rồi bộc lộ một cách tự nhiên như dấu chân người đi trên cát.
Như J. P. Sartre từng viết :
“Những nhà thơ dừng lại ở chữ, như họa sĩ dừng lại ở màu sắc và nhạc sĩ dừng lại ở âm thanh; như thế không có nghĩa là dưới mắt họ chữ đă mất hết ư nghĩa; thật ra chỉ có ư nghĩa mới có thể cho chữ sự thống nhất ngôn ngữ của chúng; không có ư nghĩa chữ tản mác thành âm thanh hay nét bút. Chỉ có điều là ư nghĩa, cả nó nữa, cũng trở thành tự nhiên; nó chẳng phải là cái đích không bao giờ nắm được và bao giờ cũng được cái siêu việt tính của con người nhắm vào; đó là một đặc tính của từng chữ, cũng tựa như nét biến của mặt, tựa như cái nghĩa nho nhỏ vui buồn của các âm thanh và các màu sắc”.
Thật vậy, ngôn ngữ không phải là chỗ dừng lại cuối cùng của Thi ca, khi bước vào chỗ tận cùng của ngôn ngữ th́ nó sẽ chuyển hướng sang một lănh vực khác, đó là giao cảm của tâm hồn. Con người bao giờ cũng hướng đến “siêu việt tính” và, đă mượn tất cả những ǵ đang có để đi đến đó. Ngôn ngữ trong Thi ca thể hiện một cách chân thật, không đắn đo do dự khi nói lên những thực cảnh của cuộc đời và thực trạng của tâm hồn.
J. P. Sartre lại viết :
“Thi ca là một thứ ngôn ngữ được sử dụng như một dụng cụ t́m kiếm chân lư”.
Nhà thơ hướng đến những ǵ rất thật của cuộc đời, nhưng mỗi người có một lăng kính nên Thi ca thật quá nhiều h́nh dạng. Tùy theo từng góc cạnh nh́n nhận cuộc đời mà ngôn ngữ Thi ca được phô diễn bằng một màu sắc khác nhau. Vũ Hoàng Chương nh́n đời trong “Say”, Hàn Mặc Tử nh́n đời trong “Điên”, họ chỉ nh́n thấy một cảnh của cuộc đời, chỉ thấy cuộc đời là, đau khổ. Đúng, cuộc đời là, đau khổ, là thiên lưu, nhưng cuộc đời không phải là những ǵ tuyệt vọng, cho nên Thi ca cũng là một lối thoát của cuộc đời, từ Thi ca có thể mở ra một lối sống lành mạnh hơn để nuôi dưỡng những mảnh đời điên dại, xoa dịu những vết thương đă chất chứa bao ngày. Từ đó, Thi ca vút lên ngàn không diệu vợi, mênh mang giữa đất trời, để mà “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”.
Thi ca cũng là duyên sinh như muôn vàn pháp khác, nên Thi ca cũng mờ mờ ảo ảo, có có không không như bản thể của đất trời.
Trong Thi ca, trăng không c̣n là trăng, nước không c̣n là nước và hiện hữu cũng không c̣n là hiện hữu. V́ trong Thi ca “Lô sơn chân diện mục” đă được bày tỏ. Và, để cho trang trắng nợ đời. Lư Bạch đă ôm trăng mà chết, nhưng bao giờ mới ôm được trăng đây ?
Thi ca có thể là những tiếng cười của thi sĩ, những tiếng cười trong thống ẩm cuồng ca, tiếng cười trong ánh trăng khổ nhục của Lư Bạch, và cũng có thể là tiếng cười trong đeêm dài lạnh giá để thể hiện ư chí trầm hùng” Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư” của Không Lộ Thiền Sư. Đứng một ḿnh trên đỉnh cô phong bạt ngàn sương gió, mỉm cười trong lẽ sống, chết, thịnh, suy.
Thi nhân thật cô đơn, nên Thi ca cũng cô đơn như người sinh ra nó.
“Sầu cô quạnh tung trời lên Bắc đẩu
Dải ngân hà tan tác bụi thu bay”
Những hùng tâm tráng chí bao giờ cũng cô đơn, muốn đạp tung trời để mở ra một cái ǵ thật mới. V́ thấy rằng dải ngân hà đă vàng úa trong bụi thu mờ, chẳng c̣n ǵ để luyến tiếc hay bi quan, ư chí thật siêu phàm trác tuyệt.
Nhưng trong Thi ca nhiều khi c̣m đượm những buồn man mác bởi v́
Ai đem xáo trộn sầu kim cổ ?
Trăng nước Đà Giang mộng Liêu Trai
Vũ Hoàng Chương đă lạc vào nẻo say của cuộc đời hư thực, đâu là bến Tầm Dương, đâu là lầu Hoàng Hạc để cho khách phong trần dừng chân khi mỏi gối, càng ngây ngất trong ư thơ, càng lạc lối trong mộng liêu trai.
Thi ca là những nỗi ḷng hoài mộ gót phiêu du, trải qua bao năm tháng lang thang trong giấc mộng hải hồ, một hôm trở về nh́n lại đỉnh Hương Lô, tất cả tâm sự đều thể hiện qua thơ, trong đó chất chứa những hoài niệm đă xa tít mù khơi. Hoài niệm không phải là chân lư, không phải là thật có, nhưng nó đang hiện hữu và được bộc lộc thành thơ, một bức tranh thủy mặc vẽ bằng mây, nhưng nó vẫn đẹp như sông hồ diễm ảo. Thi ca là vậy đó, cho nên ai không phải là thi nhân th́ đừng bao giờ đụng đến thơ, và đừng bao giờ nói chuyện với thi nhân, v́ trong hai người sẽ có một người tỉnh và một người điên.
Thơ có thể là đóa hoa mà thi nhân cài lên áo, nhưng thơ cũng có thể là phế phẩm của thi nhân, nhưng nó là tất cả những ǵ của thi nhân. V́ qua thi ca thể hiện những quan điểm nh́n đời, phong cách sống và những điều suy nghiệm khi nh́n lại bản thân ḿnh.
Thi ca là những bước chân mềm mại, đă đi vào đời người, "như từng viên đá cuội, rớt vào ḷng biển khơi". Thi ca là những nỗi niềm tâm sự của một đoạn đời, là những viên đá cuội ngàn năm phủ rêu xanh nhưng vẫn c̣n khắc lại tên người...
Thi ca là thiên đường mộng ảo của thuở ban sơ, chỉ v́ một chút trần tâm vọng niệm mà bắt Thi ca phải “Xa vời mây nước, lá vàng trôi”, Thi ca phải uốn ḿnh theo ḍng chảy của cuộc đời. Nhưng dù sao đi nữa, Thi ca có ch́m đắm trong “đọa đày viễn mộng”, hay Thi ca có bạc màu như “tường rêu lữ thứ” Thi ca vẫn là Thi ca, vẫn là những ǵ rất thật của tâm hồn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 7 of 52: Đă gửi: 06 June 2005 lúc 5:08am | Đă lưu IP
|
|
|
CỬA THIỀN TÂY TẠNG
Nguyên Giác biên dịch
Dưới đây là hai bản dịch về Thiền tập dựa theo truyền thống Tây Tạng. Hai bản văn này đang được phổ biến rộng răi trong giới Phật Tử Tây Phương để đáp ứng nhu cầu Thiền tập. Các pháp tu dưới đây tuy được viết từ truyền thống Tây Tạng nhưng thực sự cũng đă ẩn tàng trong nhiều truyền thống Thiền tập khác của Phật Giáo.
Bản văn đầu tiên là của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Bản văn thứ nh́ là của Kadampa, một tông phái Tây Tạng đang có hơn 700 tự viện tại 36 quốc gia.
Hướng Dẫn Thiền Tây Tạng
“Tibetan Meditation Instructions” là một bản văn cô đọng về Thiền Tây Tạng do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 viết cho ấn bản điện tử của Tricycle, một tạp chí Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Nơi đây, ngài nói về pháp thiền này là hăy để tâm vào trạng thái tự nhiên, và hăy quán sát tâm này – mà tâm là một thực thể, theo ngài, có tánh sáng và tánh biết, nơi đó bất kỳ những pháp ǵ, hiện tượng ǵ, sự kiện ǵ trong thế giới xuất hiện với chúng ta cũng đều qua nhận biết của thức. Khi ngồi, tóm gọn, chỉ để tâm thả lỏng tự nhiên và nh́n vào tâm này, dần dần sẽ thấy bản tánh của tâm.
(Bắt đầu bản văn)
Trước tiên, hăy sửa soạn tư thế của bạn: xếp chân ở vị trí thoải mái nhất; xương sống thẳng như mũi tên. Đặt hai bàn tay vào thế quân b́nh, khoảng cách chiều rộng bốn ngón tay dưới rún, với bàn tay trái ở dưới, bàn tay phải đặt trên, và các ngón cái chạm nhau để thành một h́nh tam giác. Tư thế này của các bàn tay có liên hệ với chỗ trong cơ thể, nơi nội nhiệt khởi lên. Nghiêng cổ xuống chút xíu, để miệng và răng như b́nh thường, với đầu lưỡi chạm vào ṿm trên của miệng gần các răng phía trên. Hướng mắt nh́n xuống thả lỏng – không cần thiết phải nh́n vào chóp mũi; mắt có thể hướng về sàn nhà phía trước chỗ bạn ngồi, nếu điều này tự nhiên hơn. Đừng mở mắt quá lớn mà cũng đừng nhắm mắt; hăy để mắt mở hé chút xíu. Đôi khi mắt sẽ khép lại tự nhiên; thế cũng được. Ngay cả nếu mắt đang mở, khi ư thức chú tâm đều đặn vào đối tượng, các hiện tướng của nhăn thức sẽ không quấy rối bạn.
Với những người mang kính, bạn có ghi nhận rằng khi gỡ kính ra, bởi v́ mắt thấy ít rơ ràng cho nên sẽ ít cơ nguy hơn từ sự sinh khởi kích động, trong khi có thêm cơ nguy của sự lơi lỏng? Bạn có thấy có dị biệt giữa việc hướng mặt vào tường và không hướng vào tường? Khi hướng vào tường, bạn có thể thấy là có ít cơ nguy của sự kích động hay tán tâm? Qua kinh nghiệm, bạn sẽ quyết định sao cho thoải mái, dễ an tâm...
Hăy cố gắng để tâm trong trạng thái tự nhiên một cách sinh động, không nghĩ ǵ về chuyện quá khứ hay về chuyện bạn tính làm trong tương lai, không khởi lên bất kỳ một khái niệm nào. Ư thức của bạn đang ở nơi đâu? Nó [ư thức] đang ở với đôi mắt hay ở đâu? Nhiều phần, bạn sẽ cảm thấy nó [ư thức] liên kết với đôi mắt, bởi v́ chúng ta khởi lên hầu hết nhận thức về thế giới này là xuyên qua mắt thấy. Điều này là do dựa quá nhiều vào cảm thức của chúng ta. Tuy nhiên, sự hiện hữu của một ư thức riêng biệt có thể biết chắc được; thí dụ, khi chú tâm hướng về âm thanh, th́ những ǵ xuất hiện qua nhăn thức không được ghi nhận. Như thế cho thấy một ư thức riêng biệt đang chuyên chú hơn vào âm thanh nghe qua nhĩ thức, hơn là ảnh của nhăn thức.
Với tu tập kiên tŕ, ư thức có thể được nhận ra hay được cảm nhận như một thực thể của ánh sáng thuần khiết và của tánh biết, mà đối với nó bất kỳ thứ ǵ cũng có khả năng để xuất hiện ra, và nó [ư thức], khi các điều kiện thích nghi hội đủ, có thể được sinh khởi trong h́nh ảnh của bất kỳ đối tượng nào. Khi nào mà tâm không đối phó với khái niệm về ngoại cảnh, tâm sẽ an trú rỗng không mà không có ǵ xuất hiện trong nó, hệt như nước trong. Thực thể của nó [tâm] là thực thể của kinh nghiệm thuần túy. Hăy để tâm trôi chảy tự nhiên mà đừng phủ lên khái niệm nào. Hăy để tâm an nghỉ trong trạng thái tự nhiên của nó, và quan sát nó. Lúc đầu, khi bạn chưa quen với pháp này, nó thật là khó, nhưng dần dần tâm xuất hiện như nước trong. Rồi th́, hăy hăy an trú với tâm không bị thêu dệt này, mà đừng để khái niệm nào sinh khởi. Khi chứng ngộ bản tánh của tâm, chúng ta sẽ lần đầu tiên định vị được đối tượng của quan sát của loại thiền nội quan này.
Thời gian tốt nhất để tập pháp thiền này là vào buổi sáng, tại một nơi im vắng, khi tâm rất trong suốt và tỉnh táo. Đêm trước đó, nhớ đừng ăn nhiều quá hay ngủ nhiều quá; như thế sẽ làm cho tâm nhẹ hơn và nhạy bén hơn vào buổi sáng kế tiếp. Dân dần, tâm sẽ trở nên càng lúc càng an b́nh; sự tỉnh thức và trí nhớ sẽ trở thành rơ ràng hơn.
(Hết bản văn)
Pháp Thở Đơn Giản
Bản Anh ngữ “A Simple Breathing Meditation” là một cẩm nang về bước đầu tập thiền của Kadampa, một tông phái Tây Tạng đang có hơn 700 tự viện tại 36 quốc gia. Nguyên khởi, Đại sư Atisha (982-1054) từ Aán Độ sang Tây Tạng, đă sáng lập tông phái Kadampa, với pháp tu Lamrim, chuyển hóa tất cả mọi hoạt động thường ngày vào con đường chứng ngộ giải thoát. Pháp Thở Đơn Giản là bước đầu thiền tập, và có thể dùng cho mọi truyền thống khác.
(Bắt đầu bản văn)
Giai đoạn đầu tiên của thiền là ngưng loạn tâm, và làm tâm chúng ta trong trẻo hơn, sáng tỏ hơn. Điều này có thể thành tựu bằng cách tập pháp thở đơn giản. Chúng ta chọn một nơi im vắng để thiền tập, và ngồi trong một tư thế thoải mái. Chúng ta có thể ngồi trong tư thế tréo chân truyền thống, hay trong bất kỳ tư thế nào khác mà ḿnh thấy thoải mái. Nếu muốn, chúng ta có thể ngồi ghế. Điều quan trọng nhất là giữ lưng cho thẳng để giữ tâm khỏi bị buồn ngủ hay tŕ trệ.
Chúng ta ngồi với hai mắt khép một chút thôi, và chú tâm vào hơi thở. Chúng ta thở tự nhiên, tốt nhất là thở qua lỗ mũi, đừng t́m cách kiểm soát hơi thở, và chúng ta chú tâm vào cảm thọ về hơi thở khi hơi thở vào và ra hai lỗ mũi. Cảm thọ này là đối tượng thiền tập của chúng ta. Chúng ta nên cố gắng tập trung vào nó, và gác bỏ mọi thứ khác.
Thoạt tiên, tâm chúng ta sẽ rất bận rộn, thậm chí có thể cảm thấy rằng thiền tập đang làm cho tâm chúng ta bận rộn hơn, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ đang ư thức hơn về mức độ bận rộn biến chuyển mà tâm chúng ta đang thực sự hiện hành. Sẽ có một sức lôi cuốn lớn để dẫn [chúng ta] theo các niệm khác nhau khi nó hiện khởi, nhưng chúng ta nên chống lại [lôi cuốn đó] và cứ tập trung nhất tâm vào cảm thọ về hơi thở. Nếu chúng ta thấy là tâm chúng ta lang thang và chạy theo các niệm, chúng ta nên tức khắc trở về với hơi thở. Chúng ta hăy làm thế liên tục khi cần thiết, cho tới khi tâm an trú vào hơi thở.
Nếu chúng ta kiên nhẫn tập cách này, dần dần các niệm lung tung sẽ lắng xuống và chúng ta sẽ kinh nghiệm một cảm thọ về sự an tĩnh trong tâm và sự thư giăn. Tâm chúng ta sẽ cảm thấy sáng rơ và như rộng lớn bát ngát, và chúng ta sẽ cảm thấy như được tươi mới. Khi biển dậy sóng, cặn sẽ cuốn lên và nước sẽ đục ngầu, nhưng khi gió êm th́ bùn dần dần lắng xuống và nước nh́n rơ trong suốt. Tương tự, khi ḍng niệm không ngừng tuôn của chúng ta được an tĩnh nhờ tập trung vào hơi thở, tâm chúng ta sẽ trở thành trong suốt và sáng tỏ dị thường. Chúng ta nên ở trong trạng thái an tĩnh tâm thức này một thời gian.
Mặc dù thiền tập hơi thở chỉ là bước đầu thiền tập, nó có thể rất là mănh liệt. Chúng ta có thể thấy từ pháp tu này là chúng ta có thể đạt được an tĩnh nội tâm và sự an lạc chỉ bằng cách kiểm soát tâm, mà không dựa vào bất kỳ điều kiện bên ngoài nào. Khi ḍng niệm lắng xuống, và tâm chúng ta tịch tĩnh, một niềm hạnh phúc sâu thẳm và sự an lạc tự nhiên khởi lên. Cảm thọ về sự an lạc và sự sung măn giúp chúng ta đối phó với sự bận rộn và khó khăn của đời sống thường nhật. Quá nhiều căng thẳng thường đến từ tâm chúng ta, và nhiều vấn đề chúng ta trải qua, kể cả bệnh hoạn, gây ra hay bị làm trầm trọng thêm bởi sự căng thẳng này. Chỉ bằng cách thiền tập hơi thở trong 10 hay 15 phút mỗi ngày, chúng ta sẽ có thể giảm sự căng thẳng. Chúng ta sẽ kinh nghiệm một cảm thọ tịch tĩnh, bao la bát ngát trong tâm, và nhiều vấn đề thường gặp của chúng ta sẽ biến mất. Các hoàn cảnh gian nan sẽ dễ dàng hơn để đối phó, chúng ta sẽ tự nhiên cảm thấy nồng ấm và cởi mở với người khác, và quan hệ của chúng ta với người khác sẽ dần dần thăng tiến.
(Hết bản văn)
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 8 of 52: Đă gửi: 10 June 2005 lúc 4:02am | Đă lưu IP
|
|
|
TÂM ĐỊNH (Samādhi)
Narada Maha Thera
Đă vững vàng trên nền tảng giới luật, hành giả mạnh dạn bước vào con đường cao thượng hơn, hành thiền, để tiến đến tâm định, tức là kiểm soát và trau dồi tâm, giai đoạn thứ nh́ của con đường trong sạch (Thanh Tịnh Đạo).
Định (Samādhi) là giữ tâm an trụ vào một điểm, là gom tâm vào một đề mục, và hoàn toàn không hay biết ǵ khác, ngoài đề mục ấy.
Theo Phật Giáo có bốn mươi đề mục tham thiền (kammạtthāna) khác nhau, tùy tâm tánh của mỗi cá nhơn.
Bốn mươi đề mục tham thiền là:
a.- Mười đề mục dùng vật để niệm tâm (kasina) (Kasina ở đây có nghĩa là trọn vẹn, tất cả, đầy đủ. Gọi như vậy bởi v́ ánh sáng tủa ra từ h́nh ảnh khái niệm của đề mục kasina phải bao trùm trọn vẹn, tất cả, không có giới hạn. Trong trường hợp dùng đất làm đề mục, ta làm một ṿng tṛn bề kính dài độ một gan bốn ngón tay. Lấy đất sét màu da trời lúc b́nh minh, nhồi nhuyển, đắp lên, rồi cạo gọt thật kỷ, thật láng. Nếu không có đủ đất màu da trời lúc b́nh minh th́ làm mặt rồi dùng đất màu khác cũng được, để đắp phía dưới. Cái vật tṛn bằng đất để suy niệm ấy gọi là kasina-mandala. Các loại kasina khác cũng làm tương tợ như vậy. Sách Thanh Tịnh Đạo có mô tả từng chi tiết. Cũng nên ghi nhận rằng đề mục ánh sáng và không gian không có trong kinh điển. Nếu không kể hai đề mục nầy th́ c̣n lại ba mươi tám đề mục tham thiền tất cả.) là:
1.- Dùng đất làm đề mục, 2.- Dùng nước làm đề mục, 3.- Dùng lửa làm đề mục, 4.- Dùng không khí làm đề mục, 5.- Dùng vật có màu xanh làm đề mục, 6. Dùng vật có màu vàng làm đề mục, 7. Dùng vật có màu đỏ làm đề mục, 8. Dùng vật có sắc trắng làm đề mục, 9. Dùng ánh sáng làm đề mục, 10. Dùng không gian làm đề mục.
b.- Mười đề mục về tử thi (asubha, ô trược) (Vào thời Đức Phật có nhiều tử thi c̣n quàng lại trong các nghĩa địa, chờ ngày chôn hoặc thiêu, c̣n làm mồi ngon cho thú và chim. Ngày nay không thể có tử thi như vậy nữa để dùng làm đề mục tham thiền.) là mười loại tử thi kể sau:
1.- Tử thi śnh (uddhumātaka), 2.- Tử thi đă đổi màu sắc (vinīlaka), 3.- Tử thi đă ră ra, chảy nước (vipubbaka), 4.- Tử thi bị cắt đứt đoạn (vicchiddaka), 5.- Tử thi bị đục khoét ra từng mảnh (vikkhāyitaka), 6.- Tử thi văng ra từng mảnh (vikkhittaka), 7.- Tử thi bị cắt đứt và rời ra từng mảnh (hata-vikkhitaka), 8.- Tử thi bị đẩm máu (lohitaka), 9.- Tử thi bị ṿi đục (pulavaka) và 10. Tử thi chỉ c̣n bộ xương (atthika).
c.- Mười đề mục suy niệm (anussati) (Anussati là niệm, không ngừng niệm) là:
Tám điều suy niệm về 1.- Phật (Buddhānussati), 2.- Pháp (Dhammānussati), 3.- Tăng (Sanghānussati), 4.- Giới (Sīlānussati), 5.- Tâm bố thí (Cāgānussati), 6. Chư Thiên (devatānussati), 7.- Tịch tịnh của Niết-Bàn (Upasamānussati), 8.- Sự chết (Maranānussati), tuần tự, và cùng với, 9.- Niệm về thân
(Kāyagatāsati), và 10.- Niệm về hơi thở (Ănaāpānāsati).
d.- Tứ vô lượng tâm, hay bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahmavihāra) là:
Từ (Mettā), Bi (Karunā), Hỉ (Muditā), và Xả (upekkhā).
e.- Một đề mục tri giác (Sađđā, Tưởng)
Trí giác sự ghê tởm của vật thực (āhāre patikkūlasađđa) (Ăhāre patikkūlasađđa - như cảm tưởng ghê tởm của vật thực khi đi t́m, lúc ăn v.v..)
f.- Một đề mục phân biện (catudhātuvavatthāna)
(Catudhātuvavatthāna - thí dụ như quan sát bốn nguyên tố sơ khởi có tánh cách duổi ra (pathavi), dính liền lại (āpo) nóng (tejo) và di động (vāyo), xem xét những đặc tánh riêng biệt.)
Như phân tách bốn nguyên tố cấu tạo vật chất (tứ Đại)
g.-Bốn Thiền Vô Sắc là:
Cảnh giới của không gian vô hạn (Ăkāsānancayatana). Cảnh giới "thức vô hạn" (Vinnanancāyatana). Cảnh giới "hư không" (Ăkincannayatana) và cảnh giới "phi tưởng phi phi tưởng" (N�eva sannā n�āsannayāta).
Đề mục thích hợp với những bẩm tánh khác nhau
Theo kinh sách, mười đề mục về tử thi và niệm về thân, như 32 phần ô trược, thích hợp với bẩm tánh tham ái v́ những đề mục nầy có khuynh hướng tạo sự nhờm chán thể xác mà giác quan bám bíu.
Bốn tâm vô lượng và bốn kasinas màu thích hợp với bẩm tánh sân hận.
Những đề mục suy niệm về Đức Phật v.v. thích hợp với bẩm tánh người có nhiều đức tin.
Những đề mục suy niệm về chết và Niết-Bàn (tịch tịnh), tri giác về sự nhờm chán vật thực, và phân biện Tứ Đại, thích hợp với những bẩm tánh thiện và trí thức.
Những đề mục như suy niệm về Đức Phật, tâm Từ, niệm thân và niệm về sự chết, thích hợp với tất cả bẩm tánh.
Có sáu loại bẩm tánh (carita) là:
Bẩm tánh tham ái (rāgacarita)
Bẩm tánh sân hận (dosacarita)
Bẩm tánh si mê (mohacarita)
Bẩm tánh có nhiều đức tin (saddhācarita)
Bẩm tánh thiên về trí thức (buddhicarita) và
Bẩm tánh phóng dật (vitakkacarita)
Carita là bản chất cố hữu của một người. Bản chất nầy lộ ra khi ở vào trạng thái b́nh thường, không có ǵ làm xao động. Bẩm tánh của mỗi người khác nhau là do nơi hành động quá khứ, hay nghiệp, khác nhau. Những hành động, quen thuộc có khuynh hướng tạo bẩm tánh riêng biệt.
Bên trong một số người, rāga hay tham ái, có năng lực mạnh hơn các tánh chất kia, trong khi dosa hay sân hận, oán ghét, ác ư, trội hơn nơi người khác. Phần đông chúng sanh thuộc về hai loại ấy. Có một phần ít, kém thông minh và ít nhiều si mê (mohacarita). Gần với hạng si mê có những người không thể chú tâm vào một việc (vitakkacarita). Vài người lại có tâm đạo đặc biệt nhiệt thành (saddhācarita), người khác th́ thông minh
sáng suốt (buddhicarita).
Phối hợp sáu bẩm tánh ấy lại với nhau có 63 loại. Tính chung với bẩm tánh khảo sát (ditthicarita) là 64 loại.
Những đề mục tham thiền có thể, ít hay nhiều, thích hợp với mỗi bẩm tánh và mỗi hạng người.
Trước khi thực hành thiền định hành giả nên thận trọng quan sát đề mục tham thiền. Thuở xưa, muốn tham thiền phải t́m một pháp sư có khả năng và, nhờ sự hướng dẫn của vị nầy, chọn một đề mục thích hợp với bẩm tánh ḿnh. Ngày nay, hành giả phải tự ḿnh xem xét lấy và chọn đề mục mà ḿnh cho là thích hợp nhứt.
Khi đề mục đă chọn, hành giả phải rút vào một nơi yên tịnh, càng ít bị giao động càng tốt. Một cụm rừng, một hang đá, hoặc nơi vắng vẻ nào khác cũng có thể thích nghi. Ở những nơi ấy hành giả ít bị phiền nhiễu trong khi tham thiền.
Nên biết rằng cảnh vắng lặng ở bên trong tất cả mọi người. Nếu tâm không an, dầu ở giữa rừng sâu tịch mịch cũng không thích hợp. Nhưng nếu tâm không bị giao động th́ ở trung tâm thành phố cũng được. Khung cảnh chung quanh chỉ tác động một cách gián tiếp, giúp tâm an trụ.
Điều kế đó mà hành giả phải quyết định là giờ giấc, lúc mà chính hành giả và khung cảnh chung quanh có nhiều điều kiện thuận tiện nhứt để tham thiền.
Sáng sớm, tâm trí c̣n tươi tĩnh, hoặc tối, trước khi đi ngủ, nếu không quá mệt, thường là lúc thích hợp nhứt để tham thiền. Tuy nhiên, dầu th́ giờ nào mà ta đă chọn, nên cố giữ lấy đúng giờ ấy mỗi ngày, để tập cho tâm được quen, có ảnh hưởng tốt đẹp đến pháp hành.
Cách ngồi cũng có thể giúp ích nhiều cho việc gom tâm.
Người phương Đông thường ngồi tréo chơn mặt đặt trên về trái và chơn trái đặt trên vế mặt, thân ḿnh ngay thẳng. Đó là lối ngồi kiết già. Nếu không quen ắt thấy khó ngồi như thế. Nhiều người ngồi bán già, dễ dàng hơn. Chỉ để chơn mặt trên vế trái, c̣n chơn trái th́ để dưới luôn, khỏi phải tréo lên.
Khi ngồi theo điệu tam giác ấy th́ thân ḿnh vững vàng. Tay mặt đặt trên tay trái, cổ ngay, giữ mũi nằm trên một đường thẳng góc với rún. Lưỡi ép sát phía trên nóc vọng. Sắp sửa quần áo ngay ngắn và lưng quần không nên thắt chặt lắm. Vài người chịu nhắm kín mắt lại để không c̣n thấy ǵ nữa.
Nhắm kín mắt cũng có lợi, nhưng thường hay làm buồn ngủ. Đến lúc muốn ngủ rồi th́ hành giả không c̣n kiểm soát tâm được nữa. Những tư tưởng bất định phát sanh, không c̣n ngay ngắn, vô t́nh mở miệng, chảy nước vải và gục đầu.
Chư Phật thường ngồi kiết già, h́nh như đóa sen búp, mắt nhắm phân nửa, nh́n theo chót mũi đến chí đất, không xa hơn lối một thước hai.
Người nào thấy lối ngồi kiết già khó khăn có thể thuận tiện ngồi trên ghế, hay chỗ nào khác, vừa đủ cao để hai bàn chơn gát trên mặt đất.
Thế ngồi không quan trọng. Hành giả tùy thích, ngồi thế nào cũng được, miễn là nghe thoải mái và dễ dàng là được.
Người có chú nguyện cố gắng gom tâm vào một điểm phải nỗ lực kiểm soát những tư tưởng ô nhiễm mỗi khi nó vừa phát sanh.
Hành giả có thể bị mười đạo binh của Ma-Vương tấn công, như có ghi trong kinh Sutta Nipāta (Padhāna Sutta, trang 28). Mười đạo binh ấy là: 1. nhục dục (kāma), 2. nản chí (arati), 3. đói và khát (khuppipāsā), 4. ái dục (tanhaā), 5. dă dượi hôn trầm (thīnamiddha), 6. sợ sệt (bhaya), 7. hoài nghi (vicikicchā), 8. gièm pha và ngoan cố (makkha, thambha), 9. thâu đoạt một cách bất chánh, tiếng tốt, danh vọng, những lời khen tặng và lợi lộc (lābha, siloka,sakkāra, micchāyasa) và 10. tự phụ và khinh miệt kẻ khác
(attukkamsanaparavambhana).
Tùy trường hợp, những lời gợi ư sau đây của Đức Phật về pháp hành thiền định có thể bổ ích cho tất cả mọi người.
1.- Cố tạo những tư tưởng tốt, trái nghịch với loại tư tưởng trở ngại. Như bị ḷng sân trở ngại, cố tạo tâm từ.
2.- Suy niệm về những hậu quả
xấu có thể xảy ra. Như nghĩ rằng sân hận có thể đưa đến tội lỗi, sát nhơn v.v.
3.- Không để ư, cố lăng quên những tư tưởng xấu ấy.
4.- Đi ngược ḍng tư tưởng, phăng lần lên, t́m hiểu do đâu tư tưởng ô nhiễm ấy phát sanh, và như vậy, trong tiến tŕnh ngược chiều ấy, hành giả quên dần điều xấu.
5.- Gián tiếp vận dụng năng lực vật chất. Cũng giống như người mạnh mẽ tráng kiện khắc phục một người khác, suy nhược yếu ớt, ta phải vận dụng sức lực của thể xác để chế ngự những tư tưởng xấu xa. Đức Phật khuyên:
"Cắn chặt răng lại và ép lưỡi sát vào nóc vọng phía trên, hành giả vận dụng hết năng lực để kềm chế tâm và như vậy, khi cắn răng lại và ép lưỡi sát phía trên, cưỡng bách và kềm chế tâm, những tư tưởng xấu xa và có hại sẽ suy nhược dần và tiêu tan. Do đó tâm sẽ lắng dịu, an trụ, thuần nhứt và định." (Majjhima Nikāya, Vitakka Santhāna Sutta, số 20).
Khi đă trải qua những giai đoạn cần thiết ấy, hành giả t́m một nơi ẩn dật và đặt niềm tin mănh liệt vào ư chí quyết thành tựu cho kỳ được mục tiêu, tận lực và liên tục cố gắng phát triển tâm định.
Một vật thể như h́nh tṛn Kasina chỉ có thể giúp hành giả thành đạt tâm định. Nhưng một đức tánh như tâm từ có được lợi ích đặc biệt là tạo nên tâm tánh hay bản chất con người.
Trong lúc hành thiền, hành giả có thể lặp lại một cách hiểu biết những lời, hay những câu kệ đặc biệt v́ những chữ hay những câu nầy gợi cho hành giả lư tưởng mà nó tượng trưng.
Dầu quyết tâm nỗ lực đến đâu, người hành giả c̣n sơ cơ vẫn phải trải qua những giai đoạn khó khăn, những vấp váp ban đầu. "Tâm phóng, những ư tưởng ngoài đề mục sẽ phát sanh và vởn vơ trước mắt, cảm thấy sốt ruột, thấy tiến bộ chậm chạp nên nản ḷng, do đó mất nhẫn nại, kém cố gắng". Nhưng hành giả phải bền chí, không chịu thất bại. Cố gắng thêm, thêm nữa, để khắc phục mọi trở ngại, vượt qua khó khăn để nh́n thẳng vào đề mục và tận lực kềm giữ tâm không một giây lát xao lăng.
Thí dụ như hành giả dùng kasina đất làm đề mục thiền (Kammatthāma).
Trước tiên, lấy đất sét nhồi làm thành ṿng tṛn độ ba tấc bề kính, cạo gọt cho trơn bén, tô mặt thật láng và đều đặn. Cái ṿng kasina để tham thiền nầy được gọi là đề mục sơ khởi (parikammā nimitta). Đặt cái kasina ấy cách chỗ ḿnh ngồi độ một thước, hànnh giả chăm chú nh́n vào đó và niệm pathavi, pathavi (đất, đất) cho đến lúc tâm hoàn toàn an trụ, không c̣n ư tưởng ngoại lai nào khác. Và khi hành như thế ít lâu-có khi vài tuần, hay vài tháng, có khi vài năm hay hơn nữa�hành giả có thể h́nh dung đề mục, nghĩa là nhắm mắt vẫn c̣n thấy cái ṿng kasina. Đó là h́nh ảnh của đề mục phát hiện trong tâm (uggaha nimitta). Tiếp tục cố gắng, hành giả chăm chú vào uggaha nimitta nầy và phát triển h́nh ảnh khái niệm của đề mục (patibhāga nimitta).
Theo sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga) sự khác biệt giữa hai h́nh ảnh ấy là:
"Trong uggaha nimitta hành giả c̣n thấy rơ ṿng tṛn kasina, tỷ như trên ấy có lồi lơm v.v. c̣n trong patibhāga nimitta ṿng tṛn kasina xuất hiện như một cái gương tṛn mới lấy từ trong bao ra, hoặc như vỏ ốc xa cừ trau dồi bóng loáng, hoặc như mặt trăng rằm xuất lộ giữa những đám mây."
H́nh ảnh khái niệm (patibhāga nimitta) không có màu sắc cũng không có h́nh thể. Nó chỉ là một h́nh thức xuất lộ do tri giác tạo nên.
Bấy giờ hành giả nỗ lực chú tâm vào h́nh ảnh khái niệm trừu tượng ấy và đạt đến mức độ gọi là "cận định" (upacāra samādhi, tâm gần nhập định). Lúc ấy năm chướng ngại tinh thần cố hữu, dính liền với chúng sanh (nīvarana, năm pháp triền cái, hay năm pháp che lấp) tạm thời được khắc phục do tâm an trụ (ekaggatā), phỉ (pīti), tầm (vitakka), lạc (sukha), và sát (vicāra), kể theo thứ tự.
Năm trở ngại của tiến bộ tinh thần ấy là:
Tham dục hay tham ái duyên theo Dục Giới (kāmachanda), oán ghét
(vyāpada), hôn trầm dă dượi (thīnamiddha), phóng dật, lo âu
(uddhacakukkucca) và hoài nghi (vicikicchā).
Tiếp theo đó, do nhờ kiên tŕ nỗ lực, chăm chú vào đề mục, hành giả đạt đến tâm nhập định (appanāsamādhi), hưởng thọ sự vắng lặng và tịch tịnh của tâm an trụ.
Tâm định, hoàn toàn an trụ vào một điểm bằng cách khắc phục năm pháp triền cái cũng được gọi là "Thanh Tịnh Tâm", gian đoạn nh́ trên Con Đường Trong Sạch (Thanh Tịnh Đạo).
Nếu hành giả dùng kasina nước làm đề mục thiền định th́ nên lấy một bát nước đầy chí miệng, tốt nhứt là nước mưa trong sạch, không có màu sắc, và chăm chú nh́n vào đấy niệm āpo, āpo (nước, nước) cho đến khi tâm lắng dịu, an trụ vào đề mục nước.
Muốn dùng kasina lửa làm đề mục, hành giả đốt một ngọn lửa nhỏ trước mặt ḿnh rồi chăm chú nh́n vào đấy, xuyên qua một cái lỗ cỡ bốn ngón tay bề kính trong một tấm vải, tấm đệm, hay tấm da.
Với đề mục kasina gió, hành giả nh́n vào ngọn gió thổi xuyên qua cửa sổ hoặc một cái lỗ trong vách và chăm chú niệm vāyo, vāyo (gió, gió).
Nếu hành giả muốn hành đề mục màu sắc th́ dùng cái ṿng kasina có màu sắc như xanh, vàng, hoặc đỏ, hoặc trắng rồi chăm chú nh́n vào và niệm màu ấy như xanh, xanh (nilam, nilam) cũng như đề mục đất v.v..
Hành giả cũng có thể nh́n vào một cành hoa hoặc xanh, hoặc vàng v.v. để niệm về màu sắc ấy.
Hành giả muốn niệm đề mục ánh sáng có thể nh́n vào mặt trăng hoặc một ngọn đèn không chao đông, hoặc ánh sáng có h́nh tṛn của mặt trăng hay mặt trời, chiếu xuyên qua lá cây hay một cái lỗ trên vách, in trên tường hay dưới mặt đất, và niệm āloka, āloka (ánh sáng, ánh sáng).
Đề mục không gian có thể trau dồi bằng cách nh́n lên trời, xuyên qua cái lỗ độ bốn ngón tay bề kinh, khoét trên vách, hay trên miếng vải hoặc miếng da.
Đề mục tử thi (asubha). Ở Ấn Độ thời xưa, người ta không chôn cũng không hỏa thiêu người chết mà chỉ đem ra để ngoài nghĩa địa. Do đó có mười loại tử thi làm đề mục tham thiền. Ngày nay phong tục ấy không c̣n nữa. Như vậy mười đề mục tham thiền về tử thi không thể đặt thành vấn đề.
Niệm về hồng đức của Đức Phật (Buddhānussati). Là suy niệm về các phẩm hạnh của Đức Phật như sau:
"Đức Thế Tôn hẳn thật là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Toàn Tri, Thế Tôn."
Niệm về đặc tánh của Giáo Pháp (Dhammānussati)�Là suy niệm về các đặc tánh của Giáo Pháp như sau:
"Giáo Pháp mà Đức Thế Tôn khéo giảng dạy và được truyền bá đầy đủ là để tự chứng ngộ, có hiệu năng tức khắc, khuyến khích sự t́m ṭi suy gẫm, dẫn đến nơi (Niết-Bàn), để bậc thiện trí am hiểu, mỗi người cho riêng ḿnh."
Niệm về Tăng (Sanghānussati). - Là suy niệm về phẩm hạnh của các hội viên tinh khiết của Giáo Hội như sau:
"Giáo Hội các đệ tử của Đức Thế Tôn có đức hạnh toàn hảo. Các Ngài có phẩm hạnh toàn hảo. Các Ngài có phẩm hạnh chơn chánh. Các Ngài có phẩm hạnh của bậc trí tuệ. Các Ngài là những vị đă thành đạt bốn đạo và bốn quả thánh. Giáo Hội các đệ tử của Đức Thế Tôn là bậc xứng đáng thọ lănh những vật cúng dường và chỗ ở. Các Ngài là bậc xứng đáng được lễ bái, là phước điền vô thượng trên thế gian."
Niệm về giới đức (sīlānussati). - Là suy niệm về tánh cách hoàn hảo của phẩm hạnh ḿnh.
Niệm về tâm bố thí (cāgānussati). - Là suy niệm về bản chất khoan hồng rộng lượng của chính ḿnh.
Niệm về chư Thiên (devatānussati). - Là suy niệm như sau:
"Các vị Trời đă sanh vào những cảnh giới đáng phấn khởi ấy do nhờ niềm tin và những đức tánh khác của các Ngài. Ta cũng có những đức tánh ấy. Suy niệm như thế nhiều lần."
Niệm về Niết-Bàn (upasamānussati). - Là suy niệm về đặc tánh tịch tịnh của Niết-Bàn, như chấm dứt đau khổ và những điểm tương tợ.
Niệm về cái chết (maranānussati). - Là suy niệm về sự chấm dứt đời sống tâm-vật-lư.
Quán tưởng về cái chết giúp hành giả thấu hiểu bản chất tạm bợ của đời sống. Khi quán triệt rằng chết là điều chắc chắn phải đến và sống là tạm bợ, là nhứt thời, hành giả sẽ cố gắng tận dụng kiếp sống nầy để tự trau dồi, tự phát triển, và mở mang kẻ khác, thay v́ phung phí th́ giờ trong dục lạc, dể duôi. Kiên tŕ hành thiền về cái chết không làm cho hành giả trở thành bi quan yếm thế và sống tiêu cực, trái lại, càng tích cực và tinh tấn hơn. Ngoài ra, hành giả c̣n có thể ứng phó với cái chết một cách b́nh tĩnh, thản nhiên.
Khi quán tưởng đến sự chết, hành giả có thể suy niệm rằng đời sống tựa như ngọn đèn dầu, hoặc suy niệm rằng cái được gọi chúng sanh chỉ là sự biểu hiện tạm thời và bề ngoài của luồng nghiệp lực vô h́nh, không khác nào ánh sáng của ngọn đèn điện là biểu hiện bề ngoài và tạm thời của luồng điện lực vô h́nh ở bên trong sợi dây điện. Hành giả có thể h́nh dung đời sống theo nhiều lối khác, quán tưởng về tánh cách vô thường của kiếp nhơn sinh và sự kiện hiển nhiên chắc chắn là cái chết phải đến.
Niệm thân (Kāyagatāsati) là suy niệm về ba mươi hai phần ô trược của thể xác như tóc, lông, móng chơn, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tận, tim, gan, lá lách, mật, phổi, ruột, bao tử v.v.
Quán tưởng về tánh chất ô trược của thể xác giúp hành giả chế ngự tâm luyến ái đối với bản thân ḿnh. Nhiều vị tỳ-khưu thời Đức Phật đă đắc quả A-La-Hán nhờ tham thiền với đề mục nầy. Người không thích hợp với tất cả ba mươi hai phần ô trược có thể chọn một vài phần như xương, thịt, da, cũng được.
Bên trong thể xác nầy là bộ xương. Đầy bên ngoài bộ xương là thịt, và bên ngoài nữa có lớp da, bao trùm tất cả. Dung mạo đẹp đẽ của con người chỉ là một lớp da bao bọc lấy thịt và xương. Khi suy niệm như thế về thể xác, hành giả dần dần giảm bớt luyến ái đến thân ḿnh.
Đối với người không chú trọng đến nhục dục, đề mục nầy có thể không thích hợp. Hành giả có thể quán tưởng về khả năng tạo tác cố hữu của guồng máy phức tạp nầy mà ta gọi là con người.
Niệm về Hơi thở (Ănāpānasati) là pháp suy niệm về hơi thở hay Số Tức Quan. Ăna có nghĩa là thở vô. Apāna là thở ra.
Tham thiền về hơi thở là phương
pháp luyện tập cho tâm an trụ, đồng thời giúp hành giả chứng ngộ minh sát tuệ và dẫn đến đạo quả A-La-Hán.
Đây là một đề mục thiền định rất lợi ích và có thể thích hợp với tất cả mọi người. Xưa kia Đức Phật cũng đă áp dụng pháp thiền định về Số Tức Quan nầy trước khi Ngài đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác.
Kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthāna Sutta) và sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga) có tŕnh bày pháp môn bổ ích nầy với đầy đủ chi tiết.
Sau đây là một vài điều chỉ dẫn cho người đọc giả sơ cơ:
Nên chọn lối ngồi thích hợp. Giữ thân ḿnh ngay thẳng. Để tay mặt trên tay trái. Mắt nhắm hoặc mở hí hí. Trước khi khởi niệm, tẩy sạch hơi dơ trong phổi bằng cách từ từ thở ra dài bằng miệng, rồi ngậm lại. Kế đó, thở vô bằng mũi, như thường, không cố sức thở mạnh quá mà cũng không yếu quá. Lúc thở vô đếm thầm, một. Rồi thở ra đếm, hai. Luôn luôn chú tâm theo hơi thở, không tưởng nhớ đến điều chi khác. Và cứ thở vô, ba, thở ra đếm, bốn. Như thế đến mười. Trong khi niệm như thế, tâm hành giả có thể xao lăng phóng túng. Nhưng không nên ngă ḷng. Hăy cố gắng cho đến khi kềm giữ được tâm vào hơi thở. Từ từ hành giả có thể tăng thêm loạt số, như đếm đi đếm lại đủ năm loạt, từ một đến mười, chẳng hạn. Về sau hành giả có thể chú tâm vào hơi thở mà không cần đếm. Có người thích đếm v́ có đếm th́ gom tâm được dễ dàng. Cũng có nhiều người không thích. Điều chánh yếu là gom tâm. Đếm là phụ thuộc.
Khi thực hành pháp thiền định nầy hành giả cảm thấy thân nhẹ nhàng và rất an lạc. Sau khi kinh nghiệm một thời gian, một ngày kia hành giả thông hiểu được rằng cái mà người ta gọi là thân đây chỉ sống nhờ hơi thở và khi hơi thở chấm dứt th́ thân nầy phải chết. Tức khắc hành giả nhận định lư vô thường của vạn hữu. Nơi nào biến đổi vô thường th́ nơi ấy không thể có thực thể trường tồn, hay linh hồn bất diệt. Chừng ấy tuệ minh sát được triển khai để chứng ngộ đạo quả A-La-Hán.
Điều nầy rơ ràng chứng tỏ rằng mục tiêu của pháp thiền định về hơi thở chẳng những là trau dồi tâm an trụ mà c̣n khai thông minh sát tuệ để thành đạt giải thoát cuối cùng.
Đây là một phương pháp giản tiện và vô hại mà tất cả mọi người đều có thể thực hành.
Để có đầy đủ chi tiết, đọc giả có thể tham khảo bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga). Theo Kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthāna), Số Tức Quan có thể niệm như sau:
(Thở vô, biết thở vô. Thở ra, biết thở ra.)
1.- Khi thở vô dài, hành giả biết: Ta thở vô dài. Khi thở ra dài, hành giả biết: Ta thở ra dài.
2.- Khi thở vô ngắn, hành giả biết: Ta thở vô ngắn. Khi thở ra ngắn, hành giả biết: Ta thở ra ngắn.
3.- Tri giác rơ ràng và trọn vẹn tiến tŕnh của hơi thở (như chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối), ta sẽ thở vô: hành giả tự luyện tập lấy như thế. Tri giác rơ ràng và trọn vẹn tiến tŕnh của hơi thở, ta sẽ thở ra: và hành giả tự luyện tập lấy như thế.
4.- Làm cho hơi thở êm dịu, ta sẽ thở vô: hành giả tự luyện tập lấy như thế. Làm cho hơi thở êm dịu, ta sẽ thở ra hành giả tự luyện tập như thế.
Niệm về Tứ Vô Lượng Tâm (Brahamavihāra). - Ở đây Brahma có nghĩa là cao thượng, hay cao quí, như trong danh từ brahmacariya (đời sống cao thượng). Vihāra có nghĩa là phương thức hay trạng thái của phẩm hạnh, hay trạng thái của đời sống. Những trạng thái nầy cũng được gọi là appamannā, vô lượng, vô biên, bởi v́ những tư tưởng nầy được rải khắp cho tất cả chúng sanh, không có giới hạn, không có sự ngăn trở.
Mettā (sanscrit là maitri) tâm từ, ḷng từ ái, hảo tâm, thiện ư, được định nghĩa là cái ǵ làm cho tâm ta êm dịu. Tâm từ không phải là t́nh thương có liên quan đến xác thịt hay ḷng tŕu mến cá nhơn đối với một người nào. Kẻ thù trực tiếp của tâm từ là sân hận, oán ghét, hay không ưa thích (kodha). Kẻ thù gián tiếp là ḷng tŕu mến cá nhơn (pema). Tâm từ bao trùm tất cả chúng sanh, không loại bỏ và không phân biệt chúng sanh nào. Đến mức cùng tột, tâm từ là tự đồng hóa với tất cả chúng sanh (sabbattātā), tự ḿnh chan ḥa trong toàn thể, thấy vạn vật và ḿnh là một. Tâm từ là ḷng chơn thành ước mong cho tất cả chúng sanh đều được an lành vui vẻ. Thái độ từ ái là đặc điểm chánh yếu của tâm từ. Tâm từ lánh xa sân hận, oán ghét.
Tâm Bi, Karunā, là cái ǵ làm cho ta rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, là cái ǵ thoa dịu nỗi khổ của người. Đặc tánh của tâm bi là ư muốn giúp người khác thoát ra một cảnh khổ. Kẻ thù trực tiếp của tâm bi là sự ươn hèn suy nhược (himsā) và kẻ thù gián tiếp là ưu sầu, phiền muộn (domanassa). Tâm bi bao trùm những chúng sanh đau khổ và tiêu trừ mọi hành động độc ác tàn bạo.
Tâm Hỉ, Muditā, không phải là trạng thái thỏa thích suông mà là ḷng hoan hỉ, có thiện cảm, trước hạnh phúc của người khác. Ḷng ganh tî (issā) là kẻ thù trực tiếp của tâm hỉ và thái độ hỉ hạ vui vẻ là kẻ thù gián tiếp. Đặc điểm chánh yếu của tâm hỉ là hoan hỉ trong sự thạnh vượng và thành công (anumodanā) của người khác. Tâm hỉ bao trùm những chúng sanh hữu hạnh. Tâm hỉ là đức tánh thành thật chung vui, chung mừng và ngợi khen. Tâm hỉ loại trừ mọi h́nh thức bất măn (arati) trước sự thạnh vượng của người khác.
Tâm Xả, Upekkhā, theo sát nghĩa, là nhận định vô tư, tức không luyến ái cũng không ghét bỏ. Xả không phải là lạnh lùng, lănh đạm mà là sự thản nhiên hoàn toàn, không chao động, là tâm tuyệt đối quân b́nh. Đây là trạng thái b́nh thản của tâm giữa những hoàn cảnh thăng trầm của đời sống, như tán dương và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ, được thua, danh thơm và tiếng xấu. Người thù trực tiếp của tâm xả là luyến ái (rāga) và kẻ thù gián tiếp là thái độ lạnh lùng, vô t́nh. Thái độ vô tư là đặc điểm chánh yếu của tâm xả.
Ở đây Upekkhā không có nghĩa là tâm vô kư, không hạnh phúc không phiền năo, mà rơ ràng hàm xúc ư nghĩa một phẩm hạnh. B́nh thản, tâm quân b́nh được xem như sát nghĩa nhứt. Tâm xả bao trùm cả tốt lẫn xấu, những điều khả ái và khả ố, thích thú cũng như nghịch ḷng.
Sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga) mô tả với đầy đủ chi tiết phương pháp phát triển Tứ Vô Lượng Tâm để trau dồi Thiền (Jhāna).
Một khi đă thành công phát triển và trau dồi đầy đủ Thiền (Jhāna), hành giả có thể dễ dàng phát triển các năng lực siêu phàm (abhinna, thần thông) như thiên nhĩ, thiên nhăn, hồi nhớ tiền kiếp, tha tâm thông và nhiều năng lực khác (iddhividha).
Mặc dầu tâm định (samādhi) và các năng lực tinh thần nầy chắc chắn đem lại nhiều lợi ích cho hành giả, ta nên ghi nhận rằng đó không phải là điều chánh yếu để thành đạt đạo quả A-La-Hán. Có những vị A-La-Hán gọi là sukkhavipassaka, đi thẳng đường và đắc quả A-La-Hán bằng cách hành minh sát (vipassana), không có sự hỗ trợ của Thiền (Jhāna). Nhiều người ở thời Đức Phật, nam cũng như nữ, đă đắc quả A-La-Hán mà không có đắc Thiền (Jhāna).
Chỉ có những vị đă đắc ngũ thiền mới phát triển được năm loại năng lực thần thông (abhinna) là:
Dibbacakkhu, thiên nhăn, cũng được gọi là huệ nhăn, là khả năng thấy được những việc, ở cảnh Trời hay cảnh người, xa hay gần, mà mắt người không thể thấy.
Cutūpapātanāna, tri kiến có liên quan đến cái chết và sự xuất hiện trở lại của chúng sanh, cũng đồng nghĩa với thiên nhăn, hay nhăn thông. Anāgatamsanāna, tri kiến có liên quan đến tương lai, và Yathākammūpagatanāna, tri kiến về sự ra đi của chúng sanh, tùy hành động tốt hay xấu, là hai loại hiểu biết nằm trong phân hạng nầy.
Dibbasota, thiên nhĩ, cũng gọi là nhĩ thông hay huệ nhĩ, là khả năng nghe được những âm thanh, vi tế hay thô kịch, xa hay gần.
Pubbenivāsānussatināna, là khả năng hồi nhớ các tiền kiếp, của ḿnh và của người khác. Về điểm nầy, năng lực của Đức Phật không có giới hạn, Ngài có thể nhớ được vô lượng tiền kiếp. Nhưng đối với người khác th́ giới hạn tùy theo mức độ trau dồi.
Paracittavijānāna, tha tâm thông, là năng lực đọc được tư tưởng của người khác.
Iddhividha là những năng lực như bay trên không trung, đi trên mặt nước, chun dưới đất, tạo những h́nh thể mới v.v.
"Đức Phật và Phật Pháp"
Phạm Kim Khánh dịch
|
Quay trở về đầu |
|
|
theanh Học Viên Lớp Dịch Lư
Đă tham gia: 09 October 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 95
|
Msg 9 of 52: Đă gửi: 10 June 2005 lúc 9:44pm | Đă lưu IP
|
|
|
HAY QUÁ CÁC SƯ HUYNH ƠI !!!
KÍNH CHÚC CÁC SƯ HUYNH SỚM MINH TÂM KIẾN TÍNH !!!
__________________ Bước phiêu bông ghé cơi nhân gian
Tại phù sinh t́m về cơi thanh tịnh !
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 10 of 52: Đă gửi: 12 June 2005 lúc 8:24am | Đă lưu IP
|
|
|
THIỀN
J.Krishnamurti
Minh Tâm dịch
Tâm thiền là vắng lặng nhưng không phải là sự yên lặng mà tư tưởng có thể nhận thức được. Thiền không phải là cái vắng lặng của một buổi tối. Nó thật sự vắng lặng khi tất cả những tư tưởng, lời nói và nhận thức hoàn toàn ngừng bặt. Tâm thiền này là tâm tôn giáo mà không bị quản thúc bởi một tôn giáo hay bất cứ một h́nh thức lễ nghi nào.
Tâm tôn giáo là sự bột phát của t́nh yêu. Một thứ t́nh yêu hoàn toàn không có sự phân biệt. Đối với nó xa là gần. Nó không phải là một mà cũng chẳng phải là nhiều, hay nói đúng hơn là một thứ t́nh yêu mà tất cả sự phân biệt đă dứt bặt. Giống như cái “đẹp” không thể diễn tả bằng lời nói. Từ sự yên lặng này tâm Thiền phát khởi.
Thiền là một trong những nghệ thuật tuyệït vời trong cuộc sống. Có lẽ là tuyệt vời nhất và không ai có thể dạy cho bất cứ ai. Đó là cái đẹp của Thiền. Tự nó không có kỹ thuật cho nên không có người thiện xảo. Khi bạn t́m hiểu về chính ḿnh, nh́n vào chính ḿnh, nh́n vào những bước đi của bạn, bạn ăn như thế nào, nói cái ǵ, ghét hay thương... Nếu như bạn biết được tất cả những cái đó trong bạn mà không có sự phân biệt th́ đó chính là một phần của Thiền.
Do đó Thiền có thể xảy ra trong lúc bạn đang ngồi trên xe buưt hay đang đi trong cánh rừng rợp bóng mát, hoặc đang lắng nghe chim hót hay đang nh́n vào gương mặt của vợ con bạn.
Thật sự bạn muốn biết tại sao Thiền trở nên quan trọng như thế! Nó không có sự khởi đầu cũng không có sự chấm dứt. Nó giống như giọt mưa, trong nó hàm chứa tất cả những sông hồ và biển cả. Hạt mưa ấy nuôi dưỡng trái đất và con người. Không có nó, trái đất sẽ trở nên sa mạc. Không có Thiền th́ tâm sẽ trở thành khô cằn, một vùng đất hoang tàn.
Thiền sẽ t́m thấy trong tâm với tất cả những hoạt động hay những kinh nghiệm của nó có thể hoàn toàn vắng lặng. Không nỗ lực nhưng hiện tại bạn nỗ lực, đó là nhị nguyên. Bạn có thể nói rằng: “Tôi thích có một kinh nghiệm phi phường, cho nên tôi phải bắt tâm tôi vắng lặng. Bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều đó cả. Nhưng nếu như bạn bắt đầu t́m kiếm quan sát, lắng nghe tất cả những hoạt động của tư tưởng, t́nh trạng của nó, mục đích của nó, những sợ hăi và những cảm giác của nó, hăy theo dơi tâm của bạn hoạt động như thế nào rồi bạn sẽ thấy tâm của ḿnh trở nên vắng lặng một cách phi thường. Sự vắng lặng đó không phải là sự ngủ yên mà là một cách hoạt động tích cực và do đó nó yên lặng. Một máy phát điện lớn chạy tốt hầu như không hề có tiếng động, chỉ khi nào có sự va chạm th́ khi đó có tiếng động.
Sự yên lặng và không gian đi cùng với nhau. Sự bao la của yên lặng là sự bao la của tâm thức mà trong đó không có điểm trung tâm.
Thiền là việc làm khó khăn. Nó đ̣i hỏi h́nh thức cao nhất của giới luật mà không phải là sự tuân thủ, cũng không phải là sự bắt chước. Thiền chỉ là giới luật mà chỉ đến hoàn toàn bằng sự tỉnh thức không những những vấn đề bên ngoài và c̣n cả những vấn đề bên trong của bạn. Do đó, Thiền không phải là hành động xa vời mà ngay chính trong cuộc sống hằng ngày, nó đ̣i hỏi sự cộng tác, sự nhạy cảm và sự thông minh. Không có nền tảng của một đời sống chân chánh th́ Thiền sẽ không có giá trị đối bất cứ ai, một đời sống chân chánh là không tuân theo những đạo đức xă hội mà là thoát khỏi sư ghen tỵ, ham muốn và t́m kiếm quyền lực. Thoát ly khỏi những thứ này sẽ không phải bằng ư muốn mà là sự tỉnh thức. Không biết những hoạt động của tự ngă Thiền sẽ trở nên sự ham thích cảm giác và nó trở nên vô nghĩa.
Luôn luôn t́m kiếm rộng, sâu, những kinh nghiệm hảo huyền là một lư do cách xa chân lư “cái ǵ”, ḿnh là ǵ, và t́nh trạng của tâm là sao. Một cái tâm tỉnh thức, thông minh, giải thoát tại sao không nên có? Tại sao không nên cần? Ánh sáng là ánh sáng. Nó không đ̣i hỏi ǵ hơn là ánh sáng.
Thiền là một trong những điều phi thường, và nếu bạn không biết nó là ǵ bạn sẽ giống như một người mù đang di chuyển trong một thế giới đầy màu sắc và ánh sáng. Nó không phải là một vấn đề của tri thức, mà là khi tâm hồn thể nhập vào tâm thức th́ tâm thức sẽ có một khả năng khác, nó là chân lư, vô hạn không những trong khả năng tư duy, hành động một cách hiệu quả mà c̣n trong ư thức về cuộc sống trong không gian bao la nơi mà bạn là một phần của nó.
Thiền là một thứ t́nh yêu. Nó không phải là t́nh yêu của một người cũng không phải của nhiều người. Nó giống như nước mà người ta uống trong bất kỳ loại chai nào cho dù là nó được làm bằng vàng hay bằng đất nung: Nó là vô tận. Và một điều quan trọng xảy ra là nó không phải là ma túy cũng không phải là sự thôi miên nhưng nó đă xảy ra và một điều quan trọng xảy ra khi tâm thể nhập vào chính nó, bắt đầu từ khởi đầu và thể nhập sâu dần cho đến khi ư niệm về sâu – cao mất đi ư nghĩa của nó và mọi h́nh thức của sự đo lường hoàn toàn đoạn diệt. Đó là trạng thái hoàn toàn an tịnh- không thỏa măn những ǵ xăy ra bằng sự hài ḷng, chỉ là sự an tĩnh một cách quy củ, đẹp và mănh liệt. Tất cả có thể bị hủy diệt như bạn hủy một bông hoa và chính sự tổn thương này nó bất diệt. Bạn không thể học phương pháp Thiền này từ người khác. Bạn phải bắt đầu từ số không và bắt đầu loại bỏ dần dần vô minh.
Mảnh đất mà tâm Thiền có thể phát khởi đó là cuộc sống hàng ngày, sự xung đột, nỗi đau khổ và mang đến quy củ và cũng từ đó đi đến sự vĩnh cửu. Nhưng nếu bạn chỉ liên hệ bằng sự thứ tự và chính cái thứ tự ấy sẽ mang đến sự giới hạn và chính tâm sẽ trở thành tù nhân của nó. Trong tất cả những hoạt động này bạn không biết phải bắt đầu hay chấm dứt từ đâu. Bờ bên này chẳng có liên hệ ǵ với bờ bên kia và không biết làm sao để vượt qua ḍng sông. Bạn lao xuống nước nhưng không biết phải bơi như thế nào. Và cái đẹp của Thiền là bạn chẳng bao giờ biết bạn đang ở đâu, bạn đang đi đâu, và cuối cùng là ǵ.
Thiền không phải là cái ǵ khác cuộc sống hàng ngày. Đừng đi ra khỏi pḥng để hành thiền chừng 10 phút rồi dừng th́ chỉ là một kẻ đồ tể của ảo ảnh và thực tiễn.
Thiền là một trong những điều nghiêm túc nhất. Bạn có thể thực hành suốt ngày, trong văn pḥng, với gia đ́nh, khi bạn nói với ai đó là “Tôi yêu bạn” khi bạn quan tâm đến con cái. Bạn giáo dục chúng trở nên những chiến binh, hy sinh để bảo vệ độc lập, tôn trọng màu cờ tổ quốc, giáo dục chúng hiểu rơ những cạm bẫy của thế giới hiện đại.
Quan sát tất cả những thứ này, thấy rằng bạn là mộ phần trong đó, tất cả những thứ ấy là một phần của Thiền. Và khi bạn Thiền như vậy bạn sẽ thấy ở Thiền một cái đẹp phi thường. Bạn thực hành ngay trong trong hiện tại và nếu bạn không thực hành ngay trong lúc ấy th́ cũng chẳng có vấn đề ǵ bạn sẽ thực hành trở lại. Bạn sẽ không thấy hối tiếc. Thiền là một phần của cuộc sống nó không xa rời cuộc sống.
Nếu bạn chuẩn bị thiền, th́ đó không phải là thiền. Nếu như bạn muốn bày tỏ sự lương thiện th́ cái thiện đó chẳng bao giờ nở rộ. Nếu bạn cố t́nh trau giồi đức tính khiêm cung, th́ đức tính ấy sẽ hoại diệt. Thiền là một cơn gió thoảng đến khi bạn mở cánh cửa sổ ra, nhưng nếu như bạn chủ tâm mở cửa, chủ ư muốn chờ đợi một cơn gió th́ nó chẳng bao giờ xuất hiện.
Thiền không phải là phương tiện. Nó là cả hai: phương tiện và cứu cánh.
Thiền là một điều phi thường. Nếu có bất cứ một sự bắt buộc, cố gắng bắt tư tưởng phải tuân thủ, bắt chước, th́ Thiền sẽ là một gánh nặng. Sự yên lặng trong khao khát những chấm dứt đang được làm sáng tỏ. Nếu như nó sự t́m cầu những ảo ảnh và những kinh nghiệm th́ nó sẽ dẫn đến những ham muốn và ích kỷ. Chỉ trong sự thăng hoa của tư duy và sự chấm dứt tư duy như thế sẽ làm cho Thiền trở nên nổi bật. Tư duy chỉ có thể nở hoa trong tự do, chẳng bao giờ ở trong phạm trù của tri thức. Kiến thức có lẽ chẳng bao giờ có những kinh nghiệm của một cảm giác tuyệt vời chỉ có tâm đang t́m kiếm những kinh nghiệm những thứ ấy th́ thật là non nớt. Sự trưởng thành thoát khỏi những kinh nghiệm. Nó không chịu ảnh hưởng bởi hiện hữu hay không hiện hữu.
Sự trưởng thành trong Thiền là thoát khỏi tâm của kiến thức, bởi v́ nó h́nh thành và kiểm soát những kinh nghiệm. Một cái tâm như ánh sáng thực sự cần thiết chứ không phải là kinh nghiệm. Không trưởng thành là sự ham muốn những kinh nghiệm tuyệt vời hơn và lớn hơn. Thiền là sự rong ruỗi trong thế giới của kiến thức và sự tự do bước vào những lănh vực chưa biết.
Tự ḿnh phải t́m thấy chính ḿnh mà không qua bất kỳ ai cả. Chúng ta có những bậc thầy, những vị cứu rỗi, và những đạo sư. Nếu thật sự bạn muốn biết Thiền là ǵ th́ bạn phải gạt bỏ hoàn toàn những thế lực đó.
Hạnh phúc và hỷ lạc bạn có thể mua ở bất cứ đâu nhưng giải thoát th́ bạn không thể mua cho cá nhân bạn hoặc cho bất cứ ai. Hạnh phúc và hỷ lạc là sự trói buộc của thời gian. Chỉ khi nào một trạng thái hoàn toàn tự do th́ giải thoát mới thật sự xuất hiện. Hỷ lạc cũng như hạnh phúc bạn có thể t́m kiếm bằng nhiều cách nhưng nó đến rồi đi, giải thoát th́ không. Bạn không thể kiếm t́m nó. Khi nó có mặt, lệ thuộc hoàn toàn vào tâm của bạn, nó nó tồn tại một cách không điều kiện và vô tận và không thể đo bằng thời gian. Thiền là sự theo đuổi của hỷ lạc hoặc là sự t́m kiếm hạnh phúc. Hay nói một cách khác Thiền là trạng thái của Tâm mà trong đó không có khái niệm hay một công thức và do đó nó hoàn toàn tự do. Chỉ có một cái tâm như thế th́ giải thoát đến không phải t́m kiếm, không mời mọc. Khi thiền có mặt dù là bạn đang sống trong một thế giới đầy náo động thích thú và thù hận, th́ những thứ này cũng không ảnh hưởng đến tâm bạn. Khi thiền có mặt th́ những xung đột chấm dứt. Nhưng sự chấm dứt những xung đột này không hoàn toàn tự do. Thiền là sự vận động của tâm trong giải thoát. Trong sự giải thoát này cái nh́n được thực hiện một cách innocent và t́nh yêu là benediction.
Tôi không biết bạn đă từng để ư hay không là khi bạn hoàn toàn tập trung có một sự yên lặng hoàn toàn. Và trong sự tập trung đó không có biên giới không có trung tâm cũng không có cái “tôi” được biết hay chú ư. Sự tập trung đó là một trạng thái của thiền. Chúng ta hầu như chưa từng nghe tiếng chó sủa, hay tiếng của một đứa bé hoặc tiếng cười của một người đàn ông khi ông ta đi ngang qua. Chúng ta tách rời chúng ta ra khỏi mọi thứ và từ sự tách biệt này nh́n và lắng nghe tất cả mọi thứ. Chính sự tách biệt này quá tiêu cực, bởi v́ trong đó hàm chứa tất cả những xung đột và nhầm lẫn. Nếu bạn lắng nghe âm thanh của tiếng chuông một cách im lặng hoàn toàn th́ bạn sẽ cỡi trên nó hơn nữa nó sẽ mang bạn qua những thung lũng và những ngọn đồi. Cái đẹp của nó là chỉ khi nào bạn và âm thanh là một bạn là một phần của nó. Thiền là sự chấm dứt sự phân biệt không bị lệ thuộc bởi những hoạt động của ư chí hay ham muốn.
Thiền không phải là một cái ǵ đó cách biệt khỏi cuộc sống mà chính ngay trong cuộc sống hằng ngày. Lắng nghe âm thanh của tiếng chuông, nghe tiếng cười của người nông phu khi ông ấy đi ngang qua cùng với vợ ông ta, lắng nghe tiếng chuông của chiếc xe đạp cô một bé gái vừa mới ngang qua. Đó là toàn bộ cuộc sống và thiền bắt đầu.
Thiền là nh́n thấy nó là ǵ và đang là ǵ.
Nhận thức, không có ngôn ngữ, không tư tưởng, là một trong những hiện tượng lạ nhất. Đó là sự nhận thức rất tinh xảo, không những bằng năo bộ và c̣n bằng những ư thức. Sự nhận thức như thế không phải là một phần của trí tuệ cũng không phải là vấn đề của sự cảm xúc. Nó có thể gọi là một sự nhận thức hoàn toàn và nó là một phần của Thiền. Trong Thiền nhận thức mà không có người nhận thức là sự tư duy về cao sâu của không gian. Sự nhận thức này hoàn toàn khác với cái thấy một đối tượng mà không có chủ thể nhận thức. Bởi v́ trong sự nhận thức của Thiền không có đối tượng và v́ vậy cho nên không có sự cảm nhận. Tuy nhiên thiền thể xảy ra khi mắt đang mở và khi tiếp xúc với những đối tượng chung quanh. Nhưng những đối tượng này không có quan trọng. Khi mắt thấy sắc nhưng không có sự nhận thức điền này có nghĩa là không có sự cảm nhận. Vậy Thiền là ǵ ? Nó không có nghĩa, không có tiêu chuẩn. Nhưng trong Thiền có một trạng thái hỷ lạc mà không phải là những cảm giác b́nh thường. Đó là cảm giác từ mắt truyền đến năo và đưa đến tâm một cách tự nhiên. Nếu không thấy được cuộc sống như là một cái ǵ đó mới mẻ th́ cuộc sống sẽ trở nên một cái ṿng lẩn quẩn, buồn tẻ và vô nghĩa. Do đó Thiền là một trong những điều quan trọng nhất. Nó mở ra cánh cửa của bất khả tư ngh́.
Thiền không lệ thuộc thời gian, thời gian không đưa đến sự thay đổi, nó có thể mang đến những thay đổi cần phải thay đổi như những cải tổ. Thiền thoát ra khỏi sự ràng buộc của thời gian, nó hoàn toàn tự do và nếu như không có tự do th́ nó chỉ là một sự chọn lựa và sự xung đột.
Chúng ta phải cải tạo xă hội, những bất công, sự suy đồi về đạo đức và sự chia rẽ. Những điều này đă tạo nên những khoảng cách giữa người và người, những cuộc chiến tranh và sự hụt hẫng t́nh thương đă đưa đến sự hủy diệt thế giới. Nếu bạn thiền v́ mục đích cá nhân, chỉ v́ niềm vui của cá nhân th́ đó không phải là thiền. Thiền là một sự thay đổi cơ bản của khối óc và con tim. Điều này chỉ có thể có khi ư thức bên trong hoàn toàn vắng lặng và sự vắng lặng này dẫn đến ư thức tôn giáo. Tâm đó biết được những ǵ thiêng liêng.
Đẹp có nghĩa là sự nhạy cảm. Một thân thể đẹp có nghĩa là có một cuộc sống quân b́nh và tâm trở nên yên tịnh một cách tự nhiên. Bạn không thể bắt buộc tâm yên tĩnh bởi v́ bạn là một kẻ tinh nghịch, bối rối và lo âu. Làm thế nào bạn có thể làm cho tâm ḿnh an tịnh? Chỉ có khi nào bạn hiểu được yên lặng là ǵ khi nào bạn hiểu được sự bối rối là ǵ, buồn là ǵ và có phải nỗi buồn là vô tận hay không và khi nào bạn thật sự hiểu được hạnh phúc sau đó ra khỏi những thứ ấy th́ một tâm yên tịnh phi thường sẽ đến; bạn không cần phải t́m kiếm nó. Bạn phải bắt đầu từ đầu và bước đi đầu tiên sẽ là bước đi cuối cùng và đây chính là Thiền.
Thiền không phải là một sự trốn tránh cuộc đời, nó không phải là một sự cách biệt mà là những sinh hoạt rất gần gũi với ḿnh đúng hơn là sự hiểu biết về cuộc đời và những phương diện của nó. Cuộc đời có quá ít cơ hội để dâng hiến ngoài những thứ như thức ăn, áo quần, nhà cửa và những khoái lạc với đầy rẫy những khổ đau.
Thiền là đi ra khỏi thế giới khổ đau này để trở thành một người hoàn toàn tự do. Cuộc đời sẽ có ư nghĩa hơn và vẻ đẹp của thiên đàng và trái đất là vĩnh hằng. T́nh yêu không phải là sự khoái lạc. Từ điều này tất cả hoạt động bắt đầu, nó không phải là kết quả của sự căng thẳng, của mâu thuẫn, sự t́m kiếm những khát vọng hay là chán nản quyền lực.
Nếu bạn thận trọng chọn một tư thế, một vị trí để mà hành thiền th́ thiền sẽ trở thành một tṛ chơi, một thứ đồ chơi của tâm. Nếu bạn thật sự giải thoát khỏi những lo lắng và những khổ đau của cuộc đời rồi nó sẽ trở thành một điều mà bạn không thể h́nh dung được và đây không phải là thiền.
Tâm sáng suốt hay không sáng suốt đều không vai tṛ ǵ trong đó cả, thậm chí cũng không biết được lănh vực và cái đẹp của thiền. Nếu như biết được th́ bạn chỉ cần đi mua một cuốn tiểu thuyết.
Khi hoàn toàn tập trung vào thiền, bạn sẽ không có cái biết, không có nhận thức cũng không nhớ một sự việc đă xảy ra. Thời gian và tư duy sẽ chấm dứt bởi v́ chúng bị giới hạn bởi tầm nh́n của chính nó.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 11 of 52: Đă gửi: 13 June 2005 lúc 1:20am | Đă lưu IP
|
|
|
TÁNH KHÔNG LUẬN LÀ G̀ (I)
(martin HEIDEGGER, Aus der Erfahrung des Denkens)
Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờ đợi tiếng vọng đáp ứng của những ǵ đó đang ẩn ḿnh trong bóng tối. Những lời được vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng. Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếng động náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướm mùa hè đă chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở của cỏ nội. Chờ đợi; kiên tŕ và dừng lại trong sự bế tắc của một thời chỉ có ánh sáng vĩnh cửu của mặt trời. Kiên tŕ và dừng lại để chờ đợi trong sự bế tắc là liều lĩnh thác ḿnh cho một cuộc chơi ngoạn mục của thiên diễn, là liều lĩnh đứng lại giữa ḷng thác đổ của vạn hữu. Đó là một thái độ bướng bĩnh, không chịu tiệm tiến từng bước vững chắc như những đợt nhảy của con chim hồng: nhảy bên bờ nước, nhảy đến tảng đá, nhảy trên đất cạn, nhảy lên cành cây, nhảy lên g̣ cao và cuối cùng bay trong thương khung để lông cánh làm đẹp cho bầu trời.(1) Chờ đợi trong sự bế tắc là những bước thụt lùi của con chim hồng, từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn(2). Từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn để chập chững như cưu mang một cái ǵ đó có vẻ ngược ngạo; đó là sự tiến tới bằng những bước thụt lùi, bởi v́ thuận theo sự bế tắc. (3) Mượn một kinh nghiệm tư tưởng để nói về một kinh nghiệm tư tưởng, đó là một sự vay mượn nghịch lư ngang ngược; vay mượn đă là một điều bất khả, mà nói về lại cũng là điều bất khả. Bất khả cho nên bế tắc. Bế tắc cho nên không t́m thấy một lối trung chính để vào tư tưởng(4).
Như thế là đă khởi đầu bằng một sự bất chính. Đằng sau sự bất chính này không có che dấu một ẩn nghĩa nào hết để biện minh cho nó. Nhưng, Tánh Không luận là ǵ? "Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn."
Im Denken Wird jeglich Ding einsam und langsam.
(M.HEIDEGGER)
Từ khi Nagàrjuna (Long Thọ) xuất hiện ở miền nam Ấn độ, đến nay đă 18 thế kỷ qua, và suốt một ṿng cung ba phần tư của toàn bộ Á châu, Tánh Không luận (Sùnyavàda) đă trở thành một thứ khí giới vô cùng sắc bén được trang bị cho một nền triết lư chuyên môn phá hoại. Với những kẻ chống đối nó, phá hoại là phá hoại. Nhưng những kẻ tán thưởng nó th́ nói phá hoại tức là thiết lập. Với cả hai, phá hoại là điều đáng sợ và nên tránh. Chính thực, Nagàrjuna đă cố ư binh vực cho một chân lư nào bằng khí giới Tánh Không luận? Người ta đă từng nghĩ, chính Tánh Không (Sùnyatà) là chân lư đó. Bởi v́, người ta có thể t́m thấy, với bằng chứng vô cùng xác thực của văn nghĩa, rằng chính Nagàrjuna đă coi phương tiện và cứu cánh là một. Nói cách khác, chính chân lư của Tánh Không tự bảo vệ lấy nó, tự binh vực cho chính nó, không một cái ǵ khác.
Những học giả hiện đại chuyên môn về Tánh Không luận với những đại biểu có thẩm quyền như T. R. V. MURTI, Ed. CONZE, J. MAY, và có thể kể thêm những vị ở ngoài lănh vực chuyên môn này nhưng cũng được coi như là có thẩm quyền như STCHERBATSKY, J.TAKAKUSU, vân vân, đều đồng thanh công nhận Tánh Không luận như là Biện chứng pháp (dialectique). Những người đi sau, bám chặc vào danh từ này - Biện chứng pháp - để hiểu Tánh Không luận. Đó quả là một sự vay mượn vô cùng thận trọng. Người ta đă t́m được cho Tánh Không luận một sự đồng thanh tương ứng. Như vậy là "Ngh́n tầm gởi bóng tùng quân,(5) tuyết sương che chở cho thân cát đằng".
Ed. Conze nói đến sự táo bạo của những hiền triết Đông phương là tư tưởng bằng mâu thuẫn. Bởi v́, chính luật mâu thuẫn cho phép người ta nói: phương tiện là cứu cánh, cứu cánh là phương tiện. Phá hủy trong phương tiện, nhưng lại là thiết lập trong cứu cánh. Phá hủy và thiết lập là một. Như thế h́nh như mâu thuẫn đối chọi với đồng nhất. Đây là lư lẽ mà người ta hay dựa vào đó để phân biệt tính cách dị biệt của tư tưởng Đông phương và tư tưởng Tây phương. Người ta thường lư luận theo một tiêu thức điển h́nh nhất như sau: với Tây phương, ce qui est est, ce qui n'est pas n'est pas (của Parménid), đó là tư tưởng trên nguyên tắc đồng nhất; với Đông phương th́, Đạo khả đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh (của Lăo Tử), đó là tư tưởng trên nguyên tắc mâu thuẫn. Bởi v́, nguyên tắc mâu thuẫn như thế là dung nạp tất cả mọi tương phản, tất cả mọi cái không phải là nó, cho nên người ta nghĩ nếu công nhận rằng Đông phương luôn luôn tư tưởng trên nguyên tắc này th́ tư tưởng Đông phương lúc nào cũng có thể dung nạp được tư tưởng Tây phương với tất cả những dị biệt của chính nó. Và ngược lại; v́ nguyên tắc đồng nhất không dung nạp những tương phản. Nguyên tắc đồng nhất đưa đến chỗ đ̣i hỏi sự nghiêm xác của khái niệm. MerleauPonty: "Có cái ǵ đó không thể thay thế trong tư tưởng Tây phương: (.) sự nghiêm xác của khái niệm,."(6)
H́nh như chúng ta vừa đưa ra một tràng, ngắn, những lư luận có vẻ rất mạch lạc. Nếu nói cho chí lư, th́ kiểu lư luận này là điều tối kî của các nhà Tánh Không luận, kể từ Aryadeva, xuống Buddhapalita, qua Bhavaviveka cho đến Candraḱrti (những truyền nhân của Nagàrjuna). Nhưng nói vậy cũng không được. V́ đó cũng chỉ một cách nói áp dụng luật mâu thuẫn một cách mạch lạc. Như vậy, chính mâu thuẫn đă phối trí thành một trật tự mạch lạc để cho mâu thuẫn là mâu thuẫn. Tức là, mâu thuẫn chỉ được thừa nhận như là mâu thuẫn thực sự khi người ta có thể t́m được mạch lạc của nó trong một trật tự nào đó. Bởi v́, nếu không có sự mạch lạc giữa những mâu thuẫn và không mâu thuẫn, làm thế nào ta nhận biết đó là mâu thuẫn?
Vậy th́, Tánh Không luận là ǵ? "trong tư tưởng, mọi sự trở thành cô liêu và lững thững."
Những vay mượn đă không thể tránh và những thành kiến nặng như ch́ cũng chưa thể từ bỏ được. "Những con cá lớn trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới nhỏ này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ nơi đây."(7) Người học về Tánh Không cũng như kẻ học bắt rắn bằng hai tay không.
Nagàrjuna là ai?
Những thiên tài lớn đều xuất hiện trong cơn thịnh nộ. Héraclite trong b́nh minh của Hy lạp với cơn thịnh nộ như những ngọn lửa tàn bạo; ông đă muốn tống cổ Homère ra khỏi những cuộc chơi chung bởi v́ lời cầu nguyện của Homère muốn cho mối bất ḥa giữa các thần linh và loài người hăy chấm dứt. Zarathoustra xuống núi, cùng với sự xuất hiện của Siêu nhân, sau khi đă nổi cơn thịnh nộ với mặt trời. Những con sâu con ngủ suốt cả một mùa đông để chờ đợi những tiếng sấm đầu tiên của tiết kinh trập tháng hai. Nhưng, "Một khi sinh ra, họ muốn sống để rồi chịu đựng sự chết, hay để rồi đi t́m sự yên nghỉ. Và họ để lại những con cháu cùng chia xẻ số phận như vậy." (Héraclite) Những con sâu con chỉ trở ḿnh trong giấc ngủ triền miên, c̣n phải đợi bao giờ cỏ cây nứt vỏ sau tiếng sấm của kinh trập rồi mới trổi dậy: Giải chi thời đại hỉ tai! "Thiên địa giải nhi lôi vũ tác. Lôi vũ tác nhi bách quả thảo mộc giai giáp tích. Giải chi thời đại hỉ tai!" (quẻ Lôi Thủy Giải, Kinh Dịch).
Nagàrjuna xuất hiện như một con voi dữ trong truyền thống Phật học và tư tưởng triết học Ấn độ. Đương thời, đối với các nhà hiền triết Ấn, Nagàrjuna được xếp vào hàng những tư tưởng gia Phật học lỗi lạc bậc nhất. Nhưng ngay trong hàng ngũ này. Nagàrjuna lại được kính trọng như một tên phá hoại đáng sợ. Người sợ đầu tiên có lẽ chính cao đệ của ông là Aryadeva. Ngay trong tên gọi đă có sự trái ngược. Cái tên Nagàrjuna ám chỉ cho một thứ rắn dữ. Bởi v́ Nagà có nghĩa là rắn dữ. Nhưng Aryadeva lại hàm ư là một thiên thần thánh thiện. Hai thầy tṛ này, một con khủng long và một vị thiên thần, phải chăng là hai nếp gấp tư tưởng: Huyền chi hựu huyền.
Nhiều huyền thoại đă được dựng lên chứng tỏ rằng đă có nhiều phép lạ hiện ra để hạ bớt thái độ ngông cuồng của Nagàrjuna, khi ông quyết định bỏ cả núi cao, cả rừng rậm và cả đất liền để xuống biển cư ngụ cùng loại rắn dữ(8) . Như vậy người ta mới có đủ lư do để xác nhận rằng ông quả là một tư tưởng gia Phật học khi ông chịu nghe theo lời khuyến cáo của vua rắn mà trở lại đất liền. Ông quả thực là một tư tưởng gia Phật học chính thống. - Bởi v́ chính thống cũng hàm ư là ngoan ngoăn mặc dù lối xử sự của ông đôi khi có vẻ ngược ngạo.
Từ lúc mà Nagàrjuna trở lại đất liền, nhiều vấn đề trong truyền thống Phật học và nền minh triết Ấn độ được đặt lại: Tánh Không luận là ǵ?
Dường như có một sự lửng lơ và bất khả nào đó; lửng lơ như chính đời sống và bất khả như chính tư tưởng, Nagàrjuna từ sương mù của b́nh minh và nắng quái.
Yathà màyà tathà svapno gandharva-nagaram yathà tathospàda tathà sthànam tathà bhanga udàhritah.
Như quáng nắng, như giấc mộng, như thành phố giữa sa mạc: tất cả sự hiện khởi, tồn tục và biến mất đều như vậy.(9)
Trong Đại tạng kinh Trung hoa, được ấn hành dưới sự điều khiển của J. TAKAKUSU, một học giả Phật học người Nhật, có một tác phẩm đứt đoạn mang tựa đề là Lăo tử hóa Hồ kinh, được xếp vào loại những tác phẩm ở bên ngoài Phật học (Ngoại giáo bộ, ĐTK. 2139; tập 54; tr. 1266 và tiếp). Tác phẩm đứt đoạn này nói Lăo tử cưỡi trâu bỏ xứ Trung hoa đi về phía Tây bắc và giáo hóa cho những giống dân man di ở phương này. Môn đệ lớn nhất của ông là Thích ca. Đó là một sự lửng lơ của huyền sử và cũng là một điều bất khả của tư tưởng. Nhưng, mười thế kỷ sau, một người v́ kính trọng Nagàrjuna mà phải từ bỏ quê hương của ḿnh để sang cư ngụ và chết ở Trung hoa. Đó là Kumarajiva. Cái tên này lại ám chỉ cho sự trường thọ của trẻ thơ.(10) Có lẽ Nagàrjuna hóa thân làm Lăo Tử tại đất Tàu để nói cho một phân nữa Á châu nghe lại cái diệu chỉ "huyền chi hựu huyền" trong câu hỏi "Tánh Không Luận là ǵ?"
Và như thế, trước câu hỏi "Tánh Không Luận là ǵ?", nhưng vay mượn đă không dễ ǵ tránh khỏi và những thành kiến cũng chưa dễ ǵ từ bỏ được:
"Cũng ví như một người đánh cá lành nghề hay người học đánh cá vung lưới trên mặt hồ nước nhỏ này với một tấm lưới có mắc lưới sít sao. Người ấy nghĩ: Những con cá lớn trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ nơi đây."
Đó là những lời kết luận của kinh Brahmajàla-sutta. Và kinh chấm dứt như thế này:
Imasmim ca pana veyyàkaranasmim bhannamane sahasi loka-dhàtu akampitthàti. "Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động,".
Chú thích
1) Thứ tự của sáu hào trong quẻ Phong Sơn Tiệm của Kinh Dịch: sơ lục, hồng tiệm vu can; lục nhị, hồng tiệm vu bàn; cửu tam, hồng tiệm vu lục; lục tứ, hồng tiệm vu mộc; cửu ngũ, hồng tiệm vu lăng; thượng cửu, hồng tiệm vu qú.
2 ) Hào cửu tam và hào lục tứ của quẻ Phong Sơn Tiệm đảo ngược thành hào lục tam và cửu tứ của Thiên Địa Bĩ.
3 ) Quẻ Thiên Địa Bĩ: lục tam, bao tu; cửu tứ, hữu mệnh.
4 ) Quẻ Thiên Địa Bĩ: Bĩ chi phỉ nhân (.) Thiên địa bất giao nhi vạn bất thông dă.
5 ) Và đây cũng là một đồng thanh tương ứng: "Đời vốn như thế. Ban đầu vào cuộc sống, chúng ta giàu, giàu nhiều, giàu nữa; trong bao năm, chúng ta trồng cây tỉa hột, nhưng ngày tháng trôi, năm sầu lại: thời gian phá vỡ mất công tŕnh; cây rừng bị chặt; bạn hữu từng người rơi rụng xuống. Bóng tùng quân ngh́n tầm xiêu đổ, cái con người trơ trụi sẽ c̣n nghe rơ trong hoang liêu mối ngậm ngùi xuân xanh xa mất." (Saint-Exupéry, Cơi Người Ta,
Bùi Giáng dịch).
6 ) "II y a quelque chose irremplacable dans la pensée occidentale: (.), la rigueur du concept,." (MP. Signes, Gallimard, p. 174)
7 ) Trường bộ kinh, Kinh Phạm Vơng (Brahmajàle. Sutta); T.T. Minh Châu dịch.
8 ) Viết phỏng theo "Long Thọ Bồ Tát truyện" của Kumarajiva D.T.K. 2047; tập 50, tr. 184 và tiếp.
9 ) Nagàrjuna, Madhyamika - Kàrikà, VII, 34.
10 ) Đồng Thọ, cũng mường tượng như chữ Lăo Tử.
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên
Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 12 of 52: Đă gửi: 15 June 2005 lúc 10:46am | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn anh ThienNhan sưu tam những bài viết rất hay về Thiền!
Kính
PhapVan
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 13 of 52: Đă gửi: 17 June 2005 lúc 12:24am | Đă lưu IP
|
|
|
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO
ĐỐI DIỆN VỚI HƯ VÔ
"Triết lư; đó là đời sống trong băng lạnh và trong núi cao" (NIETZSCHE)
"Nếu dữ kiện kinh nghiệm tất cả là Không, th́ không có sự sinh khởi và sự hủy diệt. Như vậy, chắc chắn sẽ không có bốn chân lư cao cả." (MK. XXIV.1) "(Nếu thừa nhận) Tánh Không, ngài đẩy đi mất hiện hữu đích thực của (nhân) quả, của những đức lư thiện và ác, và tất cả trật tự thực tiễn (Samuyavahàrams) của thế gian." (NK. XXIV. 6)
Nói một cách vắn tắt, tất cả những nan giải được nêu lên cho Tánh Không luận là người ta có được quyền coi nó như một hư vô luận hay không? Chắc chắn, Tánh Không và hư vô có thể được hiểu như là đồng nghĩa. Như vậy, đến mức độ nào th́ thứ hư vô luận này được coi như là phương tiện để đạt đến một chân lư tuyệt đối nào đó; và trong một mức độ nào th́ Tánh Không là cứu cánh của phương tiện diễn đạt ấy? Chúng ta không thể không lầm lẫn giữa phương tiện và cứu cánh; bởi v́, mối tương quan giữa chúng không ǵ khác hơn chính là mối quan hệ nhân quả. Nagàrjuna nhắc nhở: "Như bắt rắn không đúng cách; như dùng chú thuật sai lạc, Tánh Không bị hiểu nhầm là điều tai hại cho kẻ trí năng thấp kém." (MK. XXIV. 11)
Nhắc nhở ấy h́nh như chỉ là lấy lệ. Ai cũng có thể viện dẫn lời khuyến cáo ấy để binh vực cho giải thích của ḿnh về Tánh Không. Theo giải thích chung của đa số, trong mức độ mà Tánh Không luận chỉ là phương tiện diễn đạt về một Tuyệt đối bất khả tri nào đó, th́ Tánh Không luận cũng đồng với hư vô luận. Ở đây, người ta ưa dùng chữ Phủ định luận hơn. Trong mức độ mà Tánh Không chính là cứu cánh, người ta sẽ coi nó như một thực nghiệm luận, hay thực hữu luận. Bởi v́, nó thực đến độ người ta phải nhảy vọt qua tất cả hàng rào danh lư để diện kiến trực tiếp, v́ đây là nơi: "chấm dứt tất cả con đường của ngôn ngữ; hủy diệt tất cả con đường của tư tưởng". Ở đây, người ta ưa gọi Tánh Không luận như một thứ Tuyệt đối luận. Nếu kết hợp cả hai, Tánh Không vừa là phương tiện và vừa là cứu cánh, ta có một danh từ tập hợp để chỉ cho nó: Tuyệt đối duy danh luận. Tuyệt đối, v́ Tánh Không là cứu cánh phải đạt đến. Duy danh, v́ Tánh Không là phương tiện đáng được thể hiện. Nhưng, hai chữ này, Tuyệt đối và Duy danh (hay giả danh), chống đối lẫn nhau, loại trừ lẫn nhau. Nếu duy danh như là phương tiện của Tánh Không - mà được khai thác đến triệt để, th́ nó tiến đến một hư vô luận ở ngay nơi cứu cánh chứ không chỉ ở phương tiện. Chúng ta giả thiết một quá tŕnh lịch sử về Tánh Không luận để giải thích điều này. Trọng tâm của vấn đề là: Từ những dữ kiện thực nghiệm, v́ những nan giải nào của nhận thức và diễn đạt, mà người ta phải tiến đến một hư vô luận như vậy - bất xét đó là hư vô luận ở phương tiện hay hư vô luận trong cứu cánh. Vấn đề được rút lại trong câu hỏi : "cái ǵ có và cái ǵ không? Để có thể có một trả lời thích ứng, người ta phải xét đến hai trường hợp: Khả tính của phức thể và khả tính của nhất thể. Hai khía cạnh này nhằm xác định một điều: Khả tính của đối tượng. Nhận thức về một đối tượng tức là nhận thức về một nhất thể; nhất thể hiểu như là tổng hợp của những phức thể. Thí dụ, v́ thế giới của dữ kiện kinh nghiệm là thế giới của tương quan: "một chút màu xanh của biển càng xanh khi máu đỏ càng đỏ" nói như nhà thơ Pháp, Paul Claudel; do đó nhất thể của đối tượng lại được coi như là tổng hợp của những phức thể. Thí dụ khác, vật chất hữu h́nh mà ta thấy đó là sự kết hợp của vô số cực vi; nhưng lư luận đến kỳ cùng th́ sự kết hợp này là điều bất khả: Chỉ có tổ hợp hữu h́nh nhưng không có yếu tố của tổ hợp; giống như một ṿng lửa, không có hiện hữu đích thực của nhiều đốm lửa để hợp thành một ṿng lửa. Ṿng lửa ảo ảnh về sự liên tục vận chuyển của một đốm lửa. Tất cả mọi tổ hợp đều là ảo ảnh về sự liên tục vận chuyển của một đốm lửa. Tất cả mọi tổ hợp đều là rỗng không. Như vậy, do ảo tưởng nào mà người ta hứa hẹn khả tính của nhất thể? Chỉ có nhất thể trong tên gọi, đó là lập trường duy danh luận; trong lập trường này, đă hàm ư một hư vô luận.
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngă (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu v́ h́nh như nguyên thủy, Phật từ chối về một Bản ngă, nhưng phái Vàtsiput́rya lại chủ trương phải có Bản ngă và dẫn chứng lời của Phật. Theo lập luận của phái này, nếu không có sự tồn tại của một Bản ngă, làm sao người ta có thể truy ức về những hoài niệm đă qua? Những hoạt động của các tổ chức vật lư và tâm lư phải chịu sự chi phối của định luật vô thường; nếu không có sự tồn tại của một Bản ngă ở ngoài định luật này, cái ǵ duy tŕ những hoạt động của các tổ chức vật lư và tâm lư để có thể truy ức về một quá khứ của chúng? Vả lại, nếu căn cứ trên định luật nhân quả, với tính cách phổ quát và thường nghiệm của định luật, người ta bị bắt buộc phải thừa nhận tính cách thường tại của một Bản ngă. Bởi v́, phải có một Bản ngă vừa là tác giả vừa là thọ giả, người ta mới giải thích được mối tương quan và đồng nhất giữa tác dụng và phản ứng của tác dụng.
Lối lập luận trên đây nếu được nới rộng, ta sẽ đi đến một Nhất thể toàn diện và khép kín. Nhất thể đó sẽ là căn nguyên của tất cả vạn hữu. Nó thỏa măn câu hỏi: Thế nào là khả tính của một đối tượng? Câu trả lời có thể là: Trong tương quan đối đăi với một Bản ngă thường tại, khả tính của một đối tượng được xác định từ một Nhất thể toàn diện. Nói theo thuật ngữ: Ngă pháp câu hữu; Bản ngă và những yếu tố tập hợp của tất cả phức thể: Cả hai không đồng nhất cũng không dị biệt. Tập hợp các phức thể thành một Nhất thể: Nhất thể không phải là một bản thể, hay bản ngă, ở ngoài các phức thể. Nhưng ngược lại, do Nhất thể - xét như một bản thể hay bản ngă - mà trật tự của các phức thể được duy tŕ và chúng có thể tác động theo định luật nhân quả: Như vậy, Nhất thể không thể đồng nhất với phức thể. Nhất thể và phức thể không đồng nhất cũng không dị biệt: Các nhà Vàtsiputrĩyas thành lập một Bản ngă bất khả thuyết.
Chủ trương này bị cực lực phản đối. Lư do chính của sự phản đối này là: Bất cứ một chủ trương nào thừa nhận có một Bản ngă thường tại đều đi ngược với Phật pháp. Trong lư tưởng "tuyệt đối từ khước" không thể dung dưỡng một Bản ngă như vậy; dù Bản ngă được hiểu, trong phạm vi thường nghiệm như một chủ thể tâm lư, hay trong lănh vực tâm linh như một nguyên lư siêu h́nh, như một căn nguyên thực tại.
Ngoài ra chủ trương đ̣i hỏi có một Bản ngă thường tại để làm căn nguyên cho vạn hữu không giải quyết được ǵ cả. Trước tiên, nếu coi Bản ngă như một thể tính không chịu chi phối của luật vô thường, nó không thể là căn nguyên của tác dụng nhân quả; v́ rằng bất động. Ngược lại, những ǵ có tác dụng nhân quả đều phải chịu sự chi phối của định luật vô thường. Trong định luật này, không có đồng nhất tính, do đó không có một thể tính bất biến nào để có thể gọi đó là một Bản ngă thường hằng. Những lập luận phản đối chủ trương Bản ngă thường không quên trích dẫn lời này của Phật: "Có tác nghiệp, nhưng không có tác giả và thọ giả."
"Có tác nghiệp, nhưng không có tác giả và thọ giả": Ở đây, tất nhiên từ khước sự hiện hữu của một bản ngă liên tục thường tại và đồng nhất hay không? Bởi v́, trong tương quan tác dụng, khỏi cần có một căn nguyên chung, mà chính do sự giao hỗ của các hiện thể cũng đảm bảo hiệu quả thiết thực của định luật nhân quả và lại không chống trái với định luật vô thường. Nếu thế, phải thừa nhận thể tính của hiện hữu; mặc dù không thể nhận có bản ngă của hiện hữu. Thể tính đó tức là tính cách thực hữu của hiện hữu trong giới hạn nào đó của thời gian: Chỉ thực hữu trong hiện tại, hay cả trong quá khứ và vị lai? Ở đây người ta bộc lộ một vấn đề công khai và quyết liệt: Cái ǵ có và cái ǵ không?
Chúng ta có hai quan điểm:
Thứ nhất, đặc trưng là phái Sarvàstivàda: "Cái CÓ th́ có thấy; cái KHÔNG th́ không thấy". Thứ hai, đặc trưng là phái Sautrantika: "cái CÓ th́ thấy có; cái KHÔNG th́ thấy không".
Cái CÓ th́ có thấy; cái Không th́ không thấy; tức là, những ǵ được xác định là CÓ, chúng phải là đối tượng cho nhận thức hay khả hữu của đối tượng, cái không xuất hiện như một đối tượng hay khả hữu của đối tượng, cái ấy là KHÔNG và không thể nghĩ hay nói về một cái KHÔNG mà không phải là đối tượng như vậy. Trên tổng quát, lập luận của Sarvàstivàda căn cứ ở định thức duyên khởi (Pratityasamutpàda) : Có cái này v́ có cái kia. Khi định thức này được khai triển, th́ bản chất của tri thức là truy nhận đối tượng; do đó, nếu thừa nhận hoạt động của tri thức th́ phải thừa nhận sự hiện hữu của đối tượng. Nếu đối tượng hoàn toàn bất thực, nó không đủ khả năng tác động sự truy nhận của tri thức. Nhưng, trong trường hợp đối tượng chỉ là một ảo giác, nó tác động như thế nào?
Để giải quyết nạn vấn này, các nhà Sarvàstivàda theo như tŕnh bày của Sanghabhadra, có hai loại hữu: a) thực vật hữu (dravyasat), là tính cách thực hữu đạt được trong nhận thức trực khởi hay trực giác; thí dụ, từng đốm lửa trong một ṿng lửa. b) giả danh hữu (prajnaptisat), là ảo giác đạt được do gán ghép những thực vật hữu; thí dụ, ṿng lửa. Trong thực vật hữu, người ta đạt được tự tướng của sự hữu. Đó là sự hữu biểu lộ trong từng khoảnh khắc sát na. Ở giả danh hữu, người ta đạt được cọng tướng hay tổng tướng của sự hữu. Đó là sự hữu trong một khoảnh khắc sát na nhưng lại biểu lộ như là tất cả mọi thời; thấy sự hữu bây giờ và ở đây như là thấy nó trong mọi lúc và mọi nơi. Như vậy, dù đối tượng là ảo giác, nhưng ảo giác ấy không phải là vô căn vô cố. Thí dụ, khi thấy sợi dây ngỡ là con rắn; ảo giác này căn cứ sự hữu của chính sợi dây. Nếu diễn dịch cho đến kỳ cùng, th́ sự hữu xét như thực vật hữu của sợi dây phải là những cực vi kết tụ. Chính cực vi ấy mới là tự tướng, và chỉ có trong nhận thức trực khởi. Giải thích này cũng để trả lời cho những nạn vấn của Sautrantika. Theo những nạn vấn này, th́ thức vẫn có thể truy nhận được cái KHÔNG. Vả lại, khi một nhà tu thiền, họ lấy màu xanh làm khởi điểm chẳng hạn; đến một lúc nào đó, đối với ông cả thế giới này đều là màu xanh hết. Màu xanh như vậy cũng không phải là một sự hữu. Lại nữa, hoặc như trong chiêm bao, người ta có thể thấy lông của rùa hay sừng của thỏ. Trên tất cả thí dụ này, Sautrantika đưa ra một nạn vấn tổng quát: nếu cái KHÔNG nhất thiết không thể là đối tượng của nhận thức, tại sao trong ngôn ngữ thường nhật người ta vẫn dùng được những danh từ không chỉ cho một sự hữu nào cả? Đối với những thí dụ như màu xanh phổ biến hay h́nh ảnh trong chiêm bao mà Sautrantika đề ra, các nhà Sarvàstivàda quả quyết rằng, chính trong dữ kiện kinh nghiệm đă cung cấp cho ta những h́nh ảnh ấy. Thí dụ, thực sự ta không hề thấy lông của rùa hay sừng của thỏ, nhưng trong dữ kiện kinh nghiệm, ta đă từng thấy lông và rùa, sừng và thỏ. Nói tổng quát, cái giả căn cứ trên cái thực. Với nạn vấn về những danh từ chỉ trống, họ cho rằng đấy chỉ là mặt phủ định của danh từ; mặt kia vẫn là khẳng định.
Với lối lư luận đặc trưng như trên, các nhà Sarvàstivàda đi đến một chủ thuyết về Hữu toàn diện, đúng như tên gọi của nó: Nhất thiết hữu bộ (Sarvàstivàda); họ chấp nhận luôn đến cả thực tại tính của giấc mộng. Trong truyền thống này, nếu ta thành lập một Tánh Không luận, phải chăng đó là cưỡng từ đoạt lư? Bởi v́, Tánh Không là một phủ định, mà mặt khác chắc chắn là khẳng định . Như vậy, khái niệm về Không chỉ là một giả tưởng. Nếu vậy, ta phải hiểu thế nào với giải thích thông thường về Tánh Không luận, rằng "v́ Không cho nên Có" để không vướng phải cái lưới hữu toàn diện mà Sarvàstivàda đă bũa ra đó?
Bây giờ xét đến chủ trương của Sautrantika: "cái CÓ th́ thấy có; cái KHÔNG th́ thấy không." Ở trên chúng ta có nhắc đến một ít nạn vấn mà họ nêu lên cho Sarvàstivàda để buộc phái này phải nhận rằng có thể có nhận thức về KHÔNG. Nạn vấn của họ h́nh như được giải đáp thỏa đáng. Chúng ta không có các văn kiện của Sautrantika để thấy rơ lập luận của họ. Nhưng Harivarma, trong truyền thống của Sautrantika, cũng trả lời lại cho câu giải đáp của Sarvàrtivàda. Đối với Harivarma, định thức duyên khởi cố nhiên phải thừa nhận, nhưng bản chất của tri thức là hoạt động liên khởi với đối tượng, th́ CÓ thấy rằng CÓ và KHÔNG thấy rằng KHÔNG, có ǵ trở ngại? Vả lại, căn cứ trên một chút màu xanh mà thấy tất cả đều xanh, th́ trong cái thấy ấy, đối tượng trực tiếp của tri thức không phải là cái "màu xanh một chút" nhưng là cái "màu xanh tất cả"; và màu xanh như vậy là một sự trống không. Khi các nhà Sarvàstivàda diễn dịch đến tự tướng cực vi và đặt biên tế của thực tại hữu ở đấy, th́ cực vi thực ra cũng chỉ là một giả tưởng; nó chỉ là hệ luận có vẻ hợp lư của lư luận diễn dịch. Bởi v́, người ta không thể giải thích được tính cách tập hợp của cực vi. Khi truy nhận về một tập hợp sắc, mà tập hợp ấy lại không có các phần tử cực vi tụ hội lại, th́ tập hợp ấy há không phải là một tập hợp trống không? Và như vậy, cái KHÔNG vẫn có thể hiện diện như là đối tượng của nhận thức. Đây là hậu quả hợp lư của một thứ hư vô luận. Nhưng xét cho kỳ cùng, ta vẫn có thể nói ngược lại. Khi các nhà Sarvàstivàda, th́ hiển nhiên họ treo một thứ hư vô luận lơ lửng trên đầu. Trong khi đó, các nhà Sautrantika cố t́m cách đặt cái KHÔNG vào hoạt trường của nhận thức, rơ ràng họ đẩy hư vô ra khỏi bóng tối để trở thành một thứ duy thực triệt để.
Đấy là kinh nghiệm rút ra từ lịch sử của tư tưởng - một thứ lịch sử giả thiết: khi nói về cái CÓ th́ nói trong sự bao dung của cái KHÔNG; khi nói về cái KHÔNG th́ nói trong sự bao dung của cái CÓ. Cái ǵ có và cái ǵ không: CÓ và KHÔNG là một song quan luận đă điều động tất cả lịch sử tư tưởng Phật giáo. Đấy vẫn là một thứ lịch sử của giả thiết. Bên trong giả thiết là môi trường diễn đạt của ngôn ngữ. Và, h́nh như bên trên tất cả sự giả thiết ấy, một chân tính nào đó cần phải được thể nghiệm, mà không thể nói bằng lời. Cái chân tính ấy như là căn nguyên. Rơ ràng đây chỉ là một hệ luận hợp lư, vẫn ở trong ṿng chi phối của diễn đạt ngôn ngữ: "Tất cả đều hợp lư v́ hợp lư với Tánh Không. Tất cả không hợp lư v́ không hợp lư với Tánh Không." (MK. XXIV. 14)
Nếu Tánh Không được hiểu như một hư vô luận; th́ ở đây mọi cái hợp lư đều không phải là hợp lư do đối chiếu với một căn tính nào đó, mà hợp lư v́ tương quan đúng, v́ kết hợp được mạch lạc giữa nguyên nhân và hậu quả. Hợp lư không phải v́ mọi sự hữu đều có nguyên nhân hiện hữu, nhưng v́ là tương quan hiện hữu. Như thế, tất cả đều là hữu của giả danh, v́ bản tính của hữu là Không. Trong phương tiện, trong dữ kiện thường nghiệm, hữu là giả danh. Trong cứu cánh, tính thể của hữu là Tánh Không. Ta có kết luận: Đấy là lư luận để đưa đến một Tánh Không duy danh luận. Trong con mắt của những nhà Yogàcàra, thứ Tánh Không luận ấy không thể chấp nhận được. Thứ nhất, nếu đặt nó thành một tiền đề luận lư, tiền đề ấy không thể xác định được đúng hay sai, một tiền đề vượt ngoài tương quan nhân quả. Thứ đến, với thứ Tánh Không luận ấy, người ta không tạo nổi một nội dung cho giả thiết. Như vậy, mọi luận thuyết sẽ diễn ra như một tṛ chơi chữ. Lankavàtàra, với một cố gắng dung hợp hơn, chấp nhận Tánh Không luận ấy, nhưng khuyên là đừng nên đặt nó thành một tiền đề của luận lư. H́nh như Nagàrjuna bất chấp tất cả những điều ấy. Chúng ta đă biết Nagàrjuna nói ǵ về những nan giải cho Tánh Không luận trong Vigrahavyàvartàń. Tại sao các nhà Yogàcàra không xét đến, dù họ là những người đi sau Nagàrjuna? Lại nữa, ngay cả Aryadeva, một đồ đệ thân cận nhất của Nagàrjuna, cũng yêu sách Tánh Không luận phải hội đủ cả hai phương diện là phá hủy và kiến thiết. Chính Nagàrjuna trong chương XXIV của Madhyamika-Kàrikà, h́nh như cũng nói rằng Tánh Không luận gồm đủ cả hai phương diện là phá hủy và kiến thiết. Cuối cùng, người ta không thể giải thích khác hơn là nói rằng Tánh Không luận chỉ được hiểu như hư vô luận ở mức độ phương tiện mà thôi. Như thế, tận cùng của lịch sử Tánh Không luận vẫn là lănh vực của một "nhất thiết Hữu", Hữu toàn diện. Trong cái lănh vực Hữu toàn diện này, bất cứ dữ kiện thường nghiệm nào cũng có khả năng dẫn khởi hạt giống Giác ngộ. Nhưng, tất cả dữ kiện thường nghiệm đều phải chịu sự chi phối của định luật vô thường, sự dẫn khởi của hạt giống Giác ngộ lại là sự sáng tạo liên tục; liên tục trong từng ư niệm liên tục.
Trong mọi trường hợp, đối với chúng ta, Tánh Không luận chỉ mới được hiểu như là một phương thức tư tưởng, một phương tiện diễn đạt; hay nói gọn, nó chỉ là một pháp thức luận lư nào đó. Nếu ta coi nó như là ngón tay chỉ mặt trăng; th́ mặt trăng đang lơ lững ở phương nào? Trước câu hỏi ấy, ta đối đầu với một hư vô luận nữa. Tánh Không là phương tiện; nhưng Tánh Không cũng là cứu cánh. Đấy là Tánh Không duy danh luận trong một lănh vực Hữu toàn diện? Hay đấy là một thứ hư vô luận triệt để, từ đầu đến cuối? Mượn trả lời của Nietzsche: "thà chun qua lỗ khóa c̣n hơn qua những cánh cửa mở rộng".
Tuệ Sỹ
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 14 of 52: Đă gửi: 02 July 2005 lúc 9:28am | Đă lưu IP
|
|
|
TÁNH KHÔNG
Thích nữ Trí Hải dịch
Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những tŕnh bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược.
Điều vô cùng quan yếu là phải hiểu "Tánh không" có nghĩa là ǵ. Lại cũng quan trọng để biết Tánh không ở ngay trong tâm ḿnh, qua kinh nghiệm bản thân. Muốn cảm nghiệm Không tánh, thực tính của vạn pháp, th́ trước hết phải hiểu nó trên b́nh diện tri thức. Nếu không hiểu tánh không trên b́nh diện tri thức, th́ sẽ vô cùng khó khăn để mà có được cảm nghiệm thực thụ về Không. Hiểu Tánh không trên b́nh diện tri thức là một điều kiện chuẩn bị cho việc phát sinh thực chứng kinh nghiệm về Tánh không bằng trực giác. Vậy là có hai cách hiểu về Tánh không: hiểu bằng tri thức và hiểu bằng kinh nghiệm bản thân.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU TÁNH KHÔNG TRÊN B̀NH DIỆN TRI THỨC
Khi mới khởi sự tra tầm về Không, ta cần phải biết những mục đích và lư do tại sao phải làm việc ấy, những lợi ích phát sinh do thực chứng Tánh không, và những lỗi lầm do không thực chứng. Nếu hiểu được mục đích và lợi ích của việc thực chứng Tánh không, th́ ta sẽ có được tâm mong muốn quyết liệt phải làm mọi nỗ lực đưa đến sự thực chứng ấy.
V́ chưa thực chứng Tánh không, v́ hành động do ngu si không biết thực chất của mọi sự, mà chúng ta luôn luôn tạo ác nghiệp. Hậu quả là ta phải kinh quá những khổ đau bất tận do nghiệp ác đem lại. Chính v́ lư do này mà Phật dạy nguyên nhân khiến hữu t́nh phải kinh quá những khổ đau, bất toại ư, là do chúng không thực chứng Tánh không.
Gốc rễ mọi thống khổ của chúng ta là ngă chấp (ôm giữ cái ta). Bao lâu ư niệm sai lầm về ngă c̣n tồn tại trong ḍng tâm thức ta, th́ ta vẫn c̣n bị vướng vào chu kỳ sinh tử. Phương pháp thù thắng nhất để nhổ tận gốc rễ thói chấp ngă và do đó tận diệt khổ đau, chính là chánh kiến sâu xa về Không.
Theo giáo lư Phật, nhờ thực hành Pháp ta có thể thành đạt hai kết quả chính. Kết quả đầu tiên là tự giải thoát khỏi đau khổ; kết quả thứ hai và tối hậu là giác ngộ hay Phật quả. Nhưng nếu không thực chứng Tánh không th́ ta không thể đạt đến cái nào trong hai kết quả ấy.
Ngay cả trong truyền thống Tiểu thừa của Phật giáo, ở đây chỉ cốt nhấn mạnh về giải thoát, cũng không có cách nào khác hơn để đạt giải thoát nếu không thực chứng Tánh không. Trong truyền thống đại thừa, ta t́m cầu Giác ngộ hay Phật quả để làm lợi ích cho hữu t́nh. Nhưng trước khi đạt giác ngộ tối hậu nhờ thực hành con đường đại thừa, hành giả cũng phải thực chứng Tánh không cái đă. Sự chứng đắc của tâm Phật toàn tri là tùy thuộc vào việc thực chứng Tánh không.
Trong đời sống hàng ngày phần đông chúng ta giải quyết những vấn đề rắc rối của ḿnh bằng những phương tiện bên ngoài. Tập trung giải quyết vấn đề bằng cách ấy th́ nhiều nhất cũng chỉ có lợi tạm thời cho ta trong cuộc đời ngắn ngủi hiện tại.
Nhưng nếu ta thực chứng Tánh không, tập trung nỗ lực vào nội tâm để làm việc ấy, th́ ta sẽ đạt đến những lợi ích lâu bền. Sự thực chứng Tánh không sẽ nhổ tận gốc rễ mọi đau khổ và vấn đề nội tâm của chúng ta.
Như đă nói trước đây, mọi vấn đề và đau khổ đều tùy thuộc vào tâm mà có ra. Sự thực chứng Tánh không hủy diệt những lo sợ của ta và có thể chấm dứt nỗi khổ sinh tử trong đời ta. Khi thực chứng Tánh không, ta có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của ḿnh. Những bồ tát đă thực chứng tánh không th́ dù thân thể có bị cắt xẻ thành từng mảnh vụn, các ngài vẫn không cảm thọ đau đớn.
Nhờ thực chứng Tánh không mà ta vượt qua được những nỗi đau khổ và vấn đề rắc rối trong hiện tại, và cuối cùng c̣n đạt đến giải thoát vĩnh viễn khỏi khổ đau. Hiện tại trong cuộc đời ta phải chịu những nỗi khổ ngoài tầm kiểm soát bởi v́ ta thiếu thực chứng về tánh không. Bằng kinh nghiệm bản thân chúng ta có thể thấy rằng từ những vị vua lớn nhất, những người có quyền lắm của trở xuống cho đến những kẻ khốn cùng, tất cả đều phải bị những nỗi lo sợ bất măn, không có ai là hoàn toàn giải thoát. Không ai muốn kinh quá những nỗi khổ già, bệnh, chết, thế nhưng những khổ này vẫn giáng xuống đầu ta một cách tự nhiên. Đối với những cái khổ này th́ chúng ta không thể tránh được.
Nhiều người không thích nghe giáo lư về Tánh không, bởi v́ Tánh không và những hiện tướng mà ta thường thấy th́ rất khác nhau. Lại nữa, tánh không vô cùng thâm thúy và bởi thế, đối với một số người, nó rất khó hiểu thấu. Sau khi giác ngộ, đức Phật đă tuyên bố:
"Pháp mà Ta đă t́m được thật giống như vị Cam lồ bất tử. Nhưng Pháp vi diệu như cam lồ này không phải mọi người đều thấu hiểu được, bởi v́ nó quá sâu xa."
Mặc dù Tánh không thông thường rất khó chấp nhận, khó hiểu thấu, nhưng nếu trong những đời trước chúng ta đă tạo những khuynh hướng tâm linh (chủng tử) tốt lành và đă phát triển sự quen thuộc với những khía cạnh của Tánh không, th́ dĩ nhiên ta có thể thực chứng một cách dễ dàng hơn những người khác.
Nhiều năm về trước có một bậc thầy trong Phật giáo nổi tiếng nhờ ngài đă thực chứng Tánh không. Ngài đă thực chứng được nhờ trực giác, và được một ông vua mời về làm thầy. Vua theo dơi lời dạy của bậc thầy về Tánh không, thực chất của mọi hiện tượng. Mặc dù bậc thầy dạy về Chân không, vị vua đă phát sinh một hiểu biết sai lạc v́ tính chất vi tế của vấn đề này.
Vua khởi sự nghĩ rằng bậc thầy này có những quan điểm sai lạc. Nếu ông ta bảo rằng tuyệt đối không có ǵ hiện hữu, và nếu cứ để cho ông tiếp tục giảng dạy sai lệch như vậy cho thần dân của ḿnh, th́ ông ta sẽ dẫn nhiều người đi sai hướng, phá hoại đời sống tinh thần của họ. V́ lư luận như thế, nhà vua đă sai chém đầu bậc thầy.
Vài năm sau, vua khởi sự theo học một bậc thầy khác. Lần này trong lúc khởi đầu sự tu tập, nhà vua không được chỉ giáo về Tánh không. Ngài được dạy những giáo lư về vô thường, những lỗi lầm của ṿng luân hồi sinh tử, bản chất của những khổ đau bất toại. Bằng cách giải thích về vô thường vi tế và những giáo lư căn bản khác, vị thầy thứ hai này giúp cho trí tuệ của vua tăng trưởng. Nhờ giảng dạy cách ấy mà khi vị thầy này khởi sự dạy về Tánh không, th́ không có sự hiểu lầm nào phát sinh nữa. Nhà vua cuối cùng đạt thực chứng về tánh không, và nhờ tuệ trực giác, vua nhận ra rằng cái Không này chính thực là cái Không mà bậc thầy trước kia đă giảng. Khi nhận thức được điều ấy, vua ngập tràn hối hận v́ đă vô cố hủy hoại mạng sống của thầy ḿnh, một bậc đă giác ngộ.
Ngay cả khi đọc chương này, có thể nhiều người cũng hiểu lầm về ư nghĩa của Tánh không. Lúc đầu rất có thể có những hoài nghi hoang mang về Tánh không sinh khởi, nhưng nếu liên tục học hỏi th́ giáo lư này sẽ trở nên rất sáng sủa. Mặc dù đôi khi có những hiểu lầm có thể phát sinh, điều thực quan trọng là phải học giáo lư về tánh không. Cũng thực quan trọng để biết mục đích của việc học Tánh không, những lợi ích do sự học này và sự thực chứng về Tánh không mang lại. Chính nhờ thực chứng tánh không mà ta có thể thực sự đạt đến giải thoát khỏi khổ đau bất măn.
Tánh không là ǵ ?
Tánh không là sự kiện rằng tất cả hiện tượng đều không có thực hữu nội tại. Muốn hiểu tánh không, ta phải xử dụng những đường lư luận và ví dụ như Phật đă dạy. Nếu không có những lư do và ví dụ th́ thực vô cùng khó hiểu tánh không; bởi thế ta cần phải dựa vào những ví dụ này.
Mọi cái không có thể chia thành hai loại: không của người (nhân không) và không của các hiện tượng (pháp không). Nhân không là con người không có thực hữu nội tại, pháp không là sự thiếu thực hữu nội tại ở nơi bất cứ hiện tượng nào khác ngoài con người.
Khởi thủy học về Tánh không th́ ta nên quán sát một con người không có thực hữu nội tại như thế nào. Một người có hai bản chất, bản chất tuyệt đối và bản chất tương đối. Ta hăy xem xét điều này bằng một ví dụ về một con người tên Xoài. Anh Xoài có hai bản chất, bản chất tối hậu của anh và bản chất tương đối. Bản chất tuyệt đối hay tối hậu của Xoài là trống rỗng, không thực hữu nội tại, c̣n tên Xoài là thuộc bản chất tục đế.
Khi ta biết bản chất tục đế th́ điều này sẽ giúp ta biết được bản chất của chân đế. Cái căn cứ để gán tên Xoài là năm uẩn làm nên anh Xoài. Xoài được làm nên bởi năm nhóm là sắc (thân), thọ (cảm giác), tưởng (ư), hành (những khuynh hướng nội tâm) và thức (cái biết). Tập hợp của năm uẩn làm nên thân tâm của anh Xoài là cái căn bản để đặt tên Xoài. Như vậy, Xoài là một hiện tượng được đặt tên căn cứ vào năm uẩn của anh ta.
Nếu tra xét kỹ ta không thể t́m thấy anh Xoài nào trong từng mỗi uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, hay thức. Sau khi thiết lập rằng riêng từng uẩn một không có uẩn nào là anh Xoài thực sự, ta lại phải xác định rằng sự tập hợp của năm uẩn ấy cũng không phải Xoài nốt. Ta có thể làm việc này bằng cách nhận ra rằng chính v́ không có một uẩn nào trong tập hợp của năm uẩn được gọi là Xoài, cho nên cái nhóm gồm tất cả những vật phi-Xoài ấy cũng không thể là Xoài.
Một khi đă hiểu rơ ta không thể
xem Xoài là tập hợp của năm uẩn hay bất cứ một uẩn nào trong đó, kế tiếp ta nên hỏi, có thể nào Xoài hiện hữu ở ngoài hay khác với năm uẩn hay không? V́ chính từ cơ sở năm uẩn mà Xoài đă được gán tên ấy, nên Xoài không thể được t́m thấy ở đâu khác ngoài năm uẩn, hoặc riêng rẻ hoặc tập hợp. Nhờ xử dụng những phương pháp lư luận, kiểm soát chặt chẽ, mà ta thấy không thể t́m ra Xoài, Xoài không hiện hữu từ trong bản chất. Bây giờ ta nên quán xét điều này chứng tỏ cái ǵ - sự kiện rằng sau khi tra tầm, ta không t́m thấy một anh Xoài hiện hữu tự nội?
Khi ấy ta sẽ khám phá rằng Xoài chỉ là do tâm phân biệt đặt ra, thuộc tính chất của tục đế hay sự thật tương đối. Bởi vậy, Xoài thiếu sự thực hữu tự nội; Xoài chỉ là một nhăn hiệu do tư tưởng phân biệt bày đặt. Nói tóm, chính v́ khi tra tầm ta không thể t́m thấy đâu là Xoài, nên điều ấy chứng tỏ Xoài không có một h́nh thái hiện hữu tự nội nào cả. Xoài chỉ là một hiện tượng thuộc phạm trù "con người" do tâm phân biệt đặt tên.
Nếu anh Xoài thực sự có ra như một thực thể biệt lập, th́ sau khi t́m ṭi ta phải thiết lập được sự hiện hữu nội tại của xoài. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, ta không t́m ra được một anh Xoài nào hiện hữu nội tại biệt lập. Bởi thế kết thúc sự tra tầm này ta phải chấp nhận rằng Xoài không thể nào hiện hữu một cách biệt lập tự nội. Mặc dù h́nh thức lư luận này lúc đầu khi mới xem qua có vẻ trùng lặp khô khan, song nó rất cần thiết cho ta nếu ta muốn tránh rắc rối khi thiết lập hiện hữu của Tánh không.
Nếu tập hợp năm uẩn của Xoài là anh Xoài, th́ phải có một uẩn nào trong đó là xoài thực sự. Ví dụ nếu ta có một xâu chuỗi tràng một trăm hạt, nếu tập hợp 100 hạt mà là tràng hạt, th́ phải có một hoặc một số hạt trong đó là chuỗi tràng. Nhưng sự thực không phải vậy. Do thế, nội cái tập hợp 100 hạt không phải là tràng hạt. Cũng vậy, nội tập hợp năm uẩn của Xoài không phải là anh Xoài, v́ trong năm uẩn đó không một uẩn nào là anh Xoài thực sự.
Ta nên quán sát ví dụ này, luận cứ này trong một thời gian dài, xét xem ư nghĩa và ví dụ có tương ứng với nhau không. Có thể khi mới xem qua ví dụ này, ta thấy nó dường như hoàn toàn vô nghĩa. Nhưng nếu tra tầm kỹ trong một thời gian lâu dài, ta sẽ t́m được ư nghĩa sâu xa.
Trong những bản kinh luận thuộc trường phái Trung đạo, c̣n có những giải thích thêm nữa về những luận chứng lô gích để hiểu tánh không. Chẳng hạn, nếu nội cái tập hợp năm uẩn của Xoài mà là Xoài thực, th́ hệ luận sẽ là nội sự tập hợp những bộ phận của một chiếc xe đă là xe. Nếu những bộ phận của xe mà là xe, th́ một đống những bộ phận ấy đang nằm giữa đất là xe hay sao?
Đối với những người đă nghiên cứu nhiều về tánh không, th́ những ǵ được nói ở đây thật rơ ràng không c̣n có hoài nghi ǵ nữa. Nhưng nhiều người vẫn c̣n tin rằng riêng tập hợp của năm uẩn - như trong ví dụ về anh Xoài - cũng đă là Xoài thực thụ. Ngay cả vài trường phái Phật giáo tiểu thừa cũng tin như vậy. Trung luận (Prasangika), trường phái Phật giáo cao nhất, thể hiện cái nh́n tuyệt đối của Phật, th́ không bao giờ chấp nhận rằng anh Xoài chỉ là tập hợp của năm uẩn của anh, cũng không chấp nhận bất cứ một uẩn nào trong đó thực sự là Xoài. Điểm này rất quan trọng cần biết để khỏi hiểu lầm giáo lư về tánh không. Ngay cả khi bậc thầy giải thích Tánh không một cách chính xác rơ ràng, người học vẫn c̣n có thể hiểu lầm những ǵ vị ấy nói. Bởi vậy ta cần thụ giáo về tánh không với một bậc thầy giỏi, và c̣n phải nghiên cứu, quán sát và thiền định nhiều về tánh không th́ mới thấu hiểu được ư nghĩa vi diệu của nó.
Ta nên xét xem có những lỗi lầm ǵ khi tin tưởng rằng năm uẩn của Xoài chính là Xoài. Nếu chắc chắn năm uẩn của Xoài là Xoài, th́ dĩ nhiên nói như thế không có lỗi ǵ cả. Nhưng nếu suy sét thật kỹ ta sẽ thấy rằng sự tin rằng Xoài là tập hợp của năm uẩn của anh ta rơ ràng có nhiều lỗi về lư luận. Ta nên luyện tập các phương pháp lư luận này để đạt đến một tri kiến về tánh không. Nếu có thể, ta cũng cần xử dụng những ví dụ liên hệ đến những kinh nghiệm của bản thân ta.
"Phật Giáo Truyền Thống Đại Thừa"
Thích nữ Trí Hải dịch
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 15 of 52: Đă gửi: 15 July 2005 lúc 6:50am | Đă lưu IP
|
|
|
1. CON CHÓ CỦA JOSHU (TRIỆU CHÂU TÙNG THẪM 778-897
Một vị sư hỏi Triệu Châu, một thiền sư Trung Hoa:
"Con chó có Phật tánh không?"
Triệu Châu trả lời: "KHÔNG"
Lời bàn của Vô-Môn: Để ngộ Thiền ta phải vượt qua rào cản của chư tổ. Giác ngộ luôn đến sau khi lối suy nghĩ bị chắn.
Nếu ngươi không vượt qua rào cản của chư tổ, hoặc lối suy nghĩ không bị chắn, th́ bất cứ điều ǵ ngươi nghĩ, điều ǵ ngươi làm đều giống như bóng ma vướng mắc. Ngươi có thể hỏi: Rào cản của tổ là ǵ? Một chữ thôi, KHÔNG, là nó.
Đó là rào cản của Thiền. Nếu ngươi vượt qua được, ngươi có thể diện kiến Triệu Châu. Ngươi có thể tay nắm tay cùng với chư tổ. Có thú vị không?
Nếu ngươi muốn vượt qua rào cản này, ngươi phải vận dụng tất cả xương cốt trong thân ngươi, tất cả lổ chân lông của da ngươi, ngẫm nghĩ câu hỏi này: KHÔNG là cái ǵ? và mang nó theo ngày và đêm. Chớ nên cho nó là biểu tượng tiêu cực thông thường có nghĩa là không có ǵ. Nó không phải là trống không, đối lại với hiện hữu. Nếu ngươi thực muốn vượt qua rào cản này, ngươi phải có cảm giác như ngậm một viên sắt nóng mà ngươi không thể nuốt vào hay khạc ra.
Rồi sự thiển cận trước kia của ngươi biến mất.Và như trái cây chín mùa, cái nh́n chủ quan và khách quan của ngươi trở thành một. Nó như kẽ câm nằm mộng, hắn biết đấy nhưng không thể nói ra được.
Khi thiền sinh vào được trạng thái này th́ cái vỏ tự-ngă của y bị đập vỡ và y có thể lay trời và dời đất được. Y sẽ như là một chiến sĩ vô địch với lưởi gươm bén. Nếu Phật đứng chắn lối, y sẽ chém nhào; nếu tổ gây trở ngại, y sẽ giết ngay; và y sẽ được tự do ra vào cơi sinh tử. Y có thể nhập bất cứ cảnh giới nào cứ như là vào sân chơi nhà ḿnh. Ta sẽ nói cho ngươi biết cách làm được như thế với công án này:
Hăy tập trung tất cả năng lực của ngươi vào chữ KHÔNG này, và không bao giờ ngưng nghỉ. Khi ngươi vào được KHÔNG này và chẳng hề ngưng nghỉ, sự liễu ngộ của ngươi sẽ như ngọn đèn cháy và chiếu sáng toàn thể vũ trụ.
Con chó có Phật tánh không?
Đây là câu hỏi nghiêm trọng nhất.
Nếu ngươi nói CÓ hay KHÔNG,
Ngươi đánh mất Phật tánh của chính ngươi.
2. CON CHỒN CỦA TỔ BÁ TRƯỢNG (HYAKUJO)
Cứ mỗi lần Bá Trượng thuyết pháp, một ông lăo đến nghe mà tăng chúng không hề thấy. Khi buổi giảng chấm dứt tăng chúng rời chỗ th́ ông lăo cũng ra về. Nhưng một ngày kia ông lăo lại ở lại, Bá Trượng hỏi: "Ông là ai?"
Ông lăo trả lời: "Tôi không phải là người, nhưng tôi vốn là người khi Đức Phật Kashapa c̣n tại thế. Tôi là một thiền sư tu tại núi này. Bấy giờ, một trong những đệ tử của tôi hỏi rằng một người đă giác ngộ th́ có c̣n chịu luật nhân quả không. Tôi trả lời: ‘Kẻ giác ngộ không c̣n chịu luật nhân quả nữa.’ V́ câu trả lời này, do c̣n vướng mắc với tuyệt đối, mà tôi đă biến thành con chồn hơn năm trăm kiếp rồi, và tôi vẫn c̣n là chồn. Xin ngài hóa độ cho tôi bằng pháp ngôn của ngài để tôi thoát khỏi kiếp chồn? Bây giờ tôi xin hỏi ngài: Kẻ đă giác ngộ th́ có c̣n chịu luật nhân quả không?"
Bá Trượng bảo: "Kẻ đă giác ngộ là một người vẫn chịu luật nhân quả. (Bất muội 昏昧 nhân quả, không mê lầm mờ tối hôn ám nhân quả)
Sau câu ấy, ông lăo thoắt ngộ.
"Tôi đă được giải thoát," ông lăo nói và cúi lạy. "Tôi không c̣n là chồn nữa, nhưng tôi phải để xác lại trong một cái hang sau núi. Xin được chôn cất theo lễ chư tăng." Rồi ông biến mất.
Hôm sau Bá Trượng ra lệnh tăng trưởng chuẩn bị tang lễ cho một tăng sĩ. "Chẳng có ai mắc bệnh cả," tăng chúng thắc mắc. "Sư phụ có ư ǵ?"
Sau trai phạn, Bá Trượng dắt tăng chúng đi ṿng ra sau núi. Trong một cái hang, ngài dùng gậy kéo ra một cái xác của con chồn già và thực hiện lễ hỏa thiêu.
Đêm đó Bá Trượng kể lại câu chuyện và giảng về luật nhân quả.
Sau khi nghe chuyện, Obaku hỏi Bá Trượng: "Con hiễu rằng ngày xưa có kẽ chỉ v́ trả lời sai một câu hỏi Thiền đă biến thành con chồn năm trăm kiếp. Vậy ngày nay "Nếu một thiền sư trả lời đúng hết các câu hỏi th́ việc ǵ sẽ xảy ra?"
Bá Trượng bảo: "Hăy đến gần đây ta sẽ nói cho nghe."
Obaku đến gần và tát thầy một cái, v́ y biết rằng đó là câu trả lời mà sư phụ sẽ ban cho.
Bá Trượng vỗ tay cười cho sự sáng trí của đệ tử. "Ta tưởng rằng người tây trúc có bộ râu đỏ," ngài nói, "và bây giờ ta biết một người tây trúc có bộ râu đỏ."
Lời bàn của Vô-Môn: "Kẽ giác ngộ không phải là đối tượng." Làm thế nào mà câu trả lời này biến một tăng sĩ thành con chồn?
"Kẽ giác ngộ là một người vẫn chịu luật nhân quả." Làm thế nào mà câu trả lời này làm cho chồn được giải thóat?
Muốn hiểu rốt ráo được điều này, người ta phải chột một mắt.
Chế ngự hay không chế ngự?
Cùng con súc sắc bày hai mặt.
Không chế ngự hay chế ngự,
Cả hai đều sai lầm thê thảm.
3. NGÓN TAY CỦA CỤ CHỈ HOÀ THƯỢNG (GUTEI).
Cụ Chỉ thường đưa một ngón tay lên khi được hỏi một câu về Thiền. Một cậu bé thị vệ bắt chước theo. Khi có người hỏi cậu rằng sư phụ của cậu giảng dạy điều ǵ vậy th́ cậu liền đưa lên một ngón tay.
Chuyện tinh nghịch của cậu bé đến tai Cụ Chỉ. Ngài liền nắm lấy cậu và cắt đứt ngón
tay. Cậu bé la khóc và chạy mất. Cụ Chỉ gọi cậu dừng lại. Khi cậu bé quay lại nh́n thầy, Cụ Chỉ đưa lên một ngón tay của ngài. Ngay tức khắc, cậu bé liễu ngộ.
Khi Cụ Chỉ gần qua đời, ngài cho gọi toàn tăng chúng lại. "Ta đạt đến Nhất chỉ Thiền," ngài bảo, "từ sư phụ của ta là Thiên Long Ḥa Thượng (Tenryu), và cả một đời ta vẫn chưa tận dụng nó." Nói xong ngài thị tịch.
Lời bàn của Vô-Môn: Giác ngộ, điều mà Cụ Chỉ và cậu bé đạt đến, không dính líu ǵ đến ngón tay cả. Nếu ai cứ măi bám chặt vào cái ngón tay th́ Thiên Long Ḥa Thượng bực ḿnh đến độ sẽ tiêu hũy luôn cả Cụ Chỉ, cậu bé và kẽ dính mắc.
Cụ Chỉ rẽ rúng pháp môn của Thiên Long,
Giải thóat cậu bé bằng lưởi dao.
So với vị thần Tàu di sơn đảo hải.
Th́ lăo Cụ Chỉ thật đáng thương.
4. TÊN NGỌAI NHÂN KHÔNG RÂU
Wakuan than phiền khi nh́n thấy tranh Bồ Đề Đạt Ma đầy râu rậm: "Tại sao gă không có râu nhỉ?"
Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ngươi muốn học Thiền, phải học với quả tim. Khi ngươi đạt được liễu ngộ, th́ phải thực liễu ngộ. Chính ngươi phải có gương mặt của Đại Tổ Bồ Đề mới thấy được ngài. Chỉ thoáng nh́n cũng đũ rồi. Nhưng nếu ngươi bảo đă gặp ngài th́ ngươi chưa hề thấy ngài.
Người ta không nên bàn đến mộng
Trước mặt một tên khùng.
Tại sao Bồ Đề Đạt Ma không có râu?
Thực là câu hỏi vô lư!
5. KYOGEN LEO LÊN CÂY
Kyogen bảo: "Thiền cứ như một người đu lơ lững trên vực sâu răng cắn chặt vào cây. Tay không nắm được cành, chân không tựa vào nhánh, và bên dưới có kẽ hỏi: "Tại sao Bồ Đề Đạt Ma lại từ Ấn Độ đến Trung Hoa?"
"Nếu người đu cây không trả lời, hắn thua; và nếu trả lời, hắn rơi ṭm mất mạng. Vậy hắn phải làm ǵ nào?"
Lời bàn của Vô-Môn: Trong t́nh huống đó, mọi tranh biện tài t́nh đều vô ích. Nếu ngươi thuộc hết tam tạng kinh điễn, ngươi chẳng dùng được. Khi ngươi có câu trả lời đúng, dù con đường quá khứ là đường tử, ngươi mở ra được con đường sinh mới. Nhưng nếu ngươi không trả lời được, ngươi phải sống đến bao đời để hỏi Phật tương lai, Phật Di Lặc.
Kyogen là kẽ gàn
Reo rắc độc dược diệt-ngă-mạn đó
Làm câm miệng các môn đồ
Và để nước mắt tuôn trào từ đôi mắt chết của họ.
5. PHẬT XOAY MỘT CÀNH HOA
Khi Đức Phật ngự tại núi Linh Thứu (Grdhrakuta), Ngài xoay một cành hoa trong tay và đưa ra trước thính chúng. Mọi người đều im lặng. Duy chỉ có Ma Ha Ca Diếp (Maha Kashapa) mỉm cười, nhưng vẫn cố giữ nghiêm nét mặt.
Đức Thế Tôn bảo: "Ta có nhăn tạng của chánh pháp, tâm của Niết bàn, thực nhận của vô tướng, và Giáo pháp vi diệu khó nghĩ bàn. Không thể diễn bằng lời, mà chỉ biệt truyền ngoài giáo lư. Giáo pháp này ta giao lại cho Ma Ha Ca Diếp."
Lời bàn của Vô-Môn: Phật mặt vàng tưởng rằng có thể lừa được mọi người. Ngài làm cho chư thiện tri thức trở nên lố bịch, và mượn đầu heo bán thịt chó. Và ngay cả ngài cũng nghĩ rằng như thế là tuyệt. Nếu toàn thính chúng đều cười cả th́ sao? Làm thế nào ngài có thể truyền giáo pháp? Và lại nữa, nếu Ma Ha Ca Diếp không mĩm cười, làm thế nào ngài có thể truyền giáo pháp? Nếu ngài bảo rằng sự liễu ngộ có thể truyền thừa, th́ rơ ngài cũng giống như tên bịp thị thành lừa anh nhà quê khờ khạo, và nếu ngài bảo rằng nó không thể truyền thừa được th́ tại sao ngài lại giao phó cho Ma Ha Ca Diếp?
Khi xoay cành hoa
Sự vờ vỉnh của Ngài đă bị lộ.
Không ai trong ṿng thiên địa có thể hơn được
Gương mặt nhăn vết của Ma Ha Ca Diếp.
6. TRIỆU CHÂU TÙNG THẪM RỬA BÁT
Một vị tăng thưa với Triệu Châu: "Con vừa nhập thiền thất, Xin chỉ dạy."
Triệu Châu hỏi: "Con đă ăn cháo chưa?"
Vị tăng trả lời: "Bạch, đă ăn rồi."
Triệu Châu nói: "Vậy th́ đi rửa bát đi."
Ngay lúc đó vị tăng liễu ngộ.
Lời bàn của Vô-Môn: Triệu Châu là người đă mở miệng cho thấy tâm của ngài. Ta nghi rằng vị tăng kia chưa chắc đă thấy được tâm của Triệu Châu. Ta mong rằng ông ta không nhầm cái chuông với b́nh chế nước.
Thật là quá rơ và v́ vậy mà khó thấy.
Có kẽ khờ cầm đèn đi t́m lửa.
Nếu hắn biết lửa ra sao,
Th́ hắn đă nấu cơm sớm hơn.
7. BÁNH XE CỦA KEICHU
Getsuan nói với môn đồ: "Keichu, người chế ra bánh xe đầu tiên của Trung quốc, làm hai bánh xe, mỗi bánh có năm mươi nang. Bây giờ giả dụ các ngươi tháo cái trục ra th́ bánh xe sẽ ra sao? Và nếu Keichu làm vậy th́ ông ta có được gọi là tổ chế ra bánh xe không?"
Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai có thể trả lời câu hỏi này tức khắc, th́ mắt hắn sẽ như sao xẹt và trí óc hắn sẽ như một tia chớp.
Khi bánh xe không trục xoay,
Tổ hay chẳng tổ có thể ngưng nó lại.
Nó xoay trên trời và dưới đất,
Nam, bắc, đông, và tây.
8. MỘT ĐỨC PHẬT TRƯỚC THỜI CÓ SỬ
Một vị tăng hỏi Seijo: "Con biết rằng một đức Phật trước thời có sử, đă tọa thiền qua bảy kiếp mà vẫn không ngộ được chân lư tối thượng, v́ thế mà không hoàn toàn được giải thoát. Tại sao vậy?"
Seiji trả lời: "Câu hỏi của ông đă tự giải thích rồi."
Vị sư hỏi tiếp: "Tại sao đức Phât đó tọa thiền mà vẫn không đạt được Phật quả?"
Seijo trả lời: "V́ ông ta chưa thành Phật."
Lời bàn của Vô-Môn: Ông ta có thể ngộ đạo, nhưng ta không cho rằng ông ấy hiễu rơ. Khi một người ngu liễu ngộ th́ thành thánh. Khi một bậc thánh bắt đầu hiễu ra th́ thành người ngu.
Tốt hơn nên ngộ tâm chứ chẳng phải 蠴 hân.
Khi tâm giác ngộ th́ không c̣n ǵ để lo ngại cho thân.
Khi tâm và thân trở thành một
Th́ người được tự tại, chẳng c̣n ham muốn lợi danh.
9. SEIZEI CÔ ĐỘC VÀ NGHÈO NÀN
Một vị tăng tên là Seizei hỏi Sozan: "Seizei cô khổ. Ngài có giúp đở được không?"
Sozan hỏi: "Seizei?"
Seizei đáp: "Bạch Ḥa thượng."
Sozan bảo: "Ngươi được Thiền, là món mỹ tửu đệ nhất của thiên hạ (Trung quốc), và đă uống xong ba chén, mà vẫn nói là chưa thấm môi ư!."
Lời bàn của Vô-Môn: Seizei hơi quá đà. Tại sao vậy? Bởi v́ Sozan rất tinh mắt biết rơ người đối thoại. Ngay thế, ta vẫn muốn hỏi chư vị: Ở thời điểm nào th́ Seizei đă uống rượu?
Kẻ nghèo nhất Trung quốc,
Kẻ gan nhất Trung quốc,
Chỉ vừa đủ cầm hơi,
Mà lại muốn so b́ với người giàu nhất.
11. TRIỆU CHÂU TÙNG THẪM KHẢO HẠCH MỘT VỊ TĂNG ĐANG THAM THIỀN
Triệu Châu đến tịnh thất của một vị tăng đang tọa thiền và hỏi: "Cái ǵ là cái ǵ?"
Vị tăng giơ lên nắm tay.
Triệu Châu đáp: "Thuyền không thể lưu ở nơi nước cạn." Rồi bơ đi.
Vài ngày sau Triệu Châu trở lại và hỏi cùng một câu như trước.
Vị tăng đáp lại cũng cùng một cách không khác.
Triệu Châu bảo: "Khá trao, khá nhận, giết hay, cứu giỏi." Rồi vái chào.
Lời bàn của Vô-Môn: Vẫn là một nắm tay không khác ở hai lần. Tại sao Triệu Châu không chứng cho lần đầu mà lại nhận lần sau? Sai trật ở chỗ nào?
Ai trả lời được th́ đă biết rằng lưởi của Triệu Châu không xương nên nhiều đường lắc léo. Có thể là Triệu Châu sai. Hoặc qua ông sư kia, Ngài có thể biết rằng ḿnh sai.
Nếu ai nghĩ rằng nội tâm của ḿnh hơn hẳn nội tâm của người khác, quả là kẻ không có mắt.
Nhăn quang như sao xẹt,
Và Thiền quán tựa lằn chớp.
Lưởi gươm giết chết người
Cũng là lưởi gươm cứu sống người.
12. ZUIGAN (SƯ NHAN) GỌI SƯ PHỤ
Sư Nhan một ḿnh gọi lớn mỗi ngày: "Sư phụ."
Rồi lại tự đáp: "Dạ, bạch thầy."
Và liền thêm: "Hăy tỉnh táo nhé."
Rồi tự đáp: "Dạ, bạch thầy."
"Và sau đó," Ngài tiếp, "đừng để bị người khác lừa gạt nhé."
"Dạ, bạch thầy; Dạ, bạch thầy." Ngài tự trả lời.
Lời bàn của Vô-Môn: Lăo Sư Nhan tự bán tự mua. Lăo làm một màn múa rối. Ngài mang một mặt nạ để gọi "Sư phụ" rồi mặt nạ khác để trả lời. Mang cái khác để nói: "Hăy tỉnh táo nhé." Và lại cái khác, "Đừng để bị người khác lừa gạt nhé." Nếu ai vướng mắc vào bất cứ cái mặt nạ nào th́ quả là lầm to, mà c̣n bắt chước Sư Nhan, th́ sẽ không khác chồn cáo.
Vài thiền sinh không ngộ được con người thật sau cái mặt nạ.
Bởi v́ họ chỉ thấy cái tự ngă.
Cái tự ngă là mầm sanh tử,
Mà kẽ mê gọi nó là chân nhân.
13. TOKUSAN ÔM B̀NH BÁT
Tokusan từ Thiền đường đến nhà bếp tay ôm b́nh bát. Seppo phụ trách nấu nướng thấy Tokusan bảo: "Tiếng trống hiệu báo giờ ăn chưa điểm. Ngài đi đâu với cái b́nh bát vậy?" Tokusan quay trở về thiền thất.
Seppo thuật lại câu chuyện với Ganto. Ganto bảo: "Lăo sư Tokusan chẳng hiểⵠđược chân lư tối thượng."
Tokusan nghe được lời phê liền cho gọi Ganto đến gặp. "Ta có nghe," ngài bảo, "ông không tán thành lối thiền của ta."
Ganto gián tiếp thú nhận. Tokusan chẳng nói ǵ.
Hôm sau Tokusan thuyết pháp cho tăng chúng một cách khác hẳn. Ganto cười rộ và vổ tay nói: "Ta thấy lảo sư hiểu rơ chân lư tối thượng. Chẳng có ai ở Trung quốc có thể hơn được."
Lời bàn của Vô-Môn: Nói đến chân lư tối thượng, cả Ganto và Tokusan chẳng hề mộng tưởng. Rốt ráo, họ chỉ là những kẽ đần độn.
Ai hiểu được diệu đế thứ nhất
Hẳn phải hiểu chân lư sau cùng
Sau cùng và thứ nhất,
Chúng có khác nhau chăng?
14. NAM TUYỀN PHỔ NGUYỆN CHẶT CON MÈO LÀM HAI KHÚC
Nam Tuyền bắt gặp hai tăng sinh cải nhau chỉ v́ con mèo. Ngài chộp lấy con mèo và bảo họ: "Nếu ai nói được một lời phải th́ cứu được con mèo."
Chẳng ai trả lời được. Nam Tuyền liền chặt con mèo làm hai khúc.
Tối đó Triệu Châu Tùng Thẩm trở về và Nam Tuyền kể lại câu chuyện. Triệu Châu liền tháo dép đội lên đầu bước trở ra.
Nam Tuyền bảo: "Nếu ngài có mặt ở đấy th́ đă cứu được con mèo."
Lời bàn của Vô-Môn: Tại sao Triệu Châu đội dép lên đầu? Nếu ai trả lời được th́ sẽ hiểu Nam Tuyền phán quyết như thế nào. Nếu không, th́ chịu bay đầu.
Nếu Triệu Châu có mặt ở đấy,
Ông tă có thể đă phán quyết ngược lại.
Triệu Châu chụp lấy dao
Và Nam Tuyền phải xin tha mạng cho lảo.
15. BA CÁI LẠY CỦA TOZAN (ĐỘNG SƠN THỦ SƠ hay ĐỘNG SƠN LƯƠNG GIỚI 807-869 )
Động Sơn đến ra mắt Vân Môn Văn Uyên (Ummon). Vân Môn hỏi từ đâu lại.
Động Sơn thưa: "Từ làng Sato."
Vân Môn hỏi "An cư kiết hạ ở chùa nào?"
Động Sơn trả lời: "Chùa Hoji, phía nam của chíếc hồ."
"Ông rời lúc nào?" Vân Môn hỏi, mà thầm nghĩ chẳng biết Động Sơn cứ tiếp tục trả lời như thế đến bao lâu.
"Ngày hai nươi lăm tháng Tám," Động Sơn trả lời.
Vân Môn bảo: "Ta phải cho ngươi ba gậy mới đặng, nhưng ta tha cho bửa nay."
Ngày hôm sau Động Sơn bái kiến Vân Môn và hỏi: "Ngày hôm qua ngài đă tha cho tôi ba gậy. Tôi chẳng biết ḿnh làm ǵ quấy."
Thất vọng trước câu nói, Vân Môn bảo: "Ngươi thật là vô dụng. Chỉ là kẻ lê lết từ chùa này đến chùa khác mà thôi."
Lời của Vân Môn chưa dứt, Động Sơn chợt ngộ.
Lời bàn của Vô-Môn: Vân Môn cho Động Sơn thức ăn Thiền bổ dưởng. Nếu Động Sơn tiêu hóa được, Vân Môn có thể thâu nhận y vào hội chúng.
Qua một đêm Động Sơn bơi lội trong biển phải quấy, nhưng đến sáng Vân Môn đập vở được cái vơ cứng của y. Nghĩ cho cùng, th́ y cũng chẳng sáng trí mấy.
Bây giờ ta muốn hỏi chư vị: Động Sơn có đáng bị ba gậy hay không? Nếu các ngươi nói đáng th́ không phải chỉ Động Sơn mà ngay đến mỗi người trong bọn các ngươi phải bị đ̣n. Nếu các ngươi bảo không, th́ há Vân Môn đă nói lời dối trá.
Nếu trả lời thông suốt được, th́ ngươi có thể ăn cùng món với Động Sơn.
Sư tử mẹ thô tháp dạy cho bầy con
Khi chúng nhảy, nó liền đập cho ngă
Khi Vân Môn gặp Động Sơn, mũi tên thứ nhất c̣n nhẹ
Đến mũi thứ hai th́ ngấm sâu.
16. CHUÔNG VÀ ÁO CÀ SA
Vân Môn hỏi: "Cơi ta bà thật lớn, tại sao ngươi lại theo tiêng chuông và mặc áo cà sa?"
Lời bàn của Vô-Môn: Khi tu học thiền, người ta không cần phải nương theo âm thanh, hoặc màu sắc, hoặc h́nh tướng. Dù rằng thông thường có kẽ đạt được nội tâm khi nghe một âm, hoặc thấy một sắc hoặc một tướng. Đó không phải là thiền. Người thực tu học thiền chế ngự được cà âm, sắc, tướng, và hiễn lộ chân lư trong cuộc sống hằng ngày.
Âm đến tai, tai t́m đến âm. Khi bạn ngăn được âm thanh và xúc giác, bạn hiểu được ǵ? Người ta không thể hiểu khi dùng tai để nghe. Để hiểu được cặn kẽ hơn, người ta phải thấy được âm thanh.
Khi ngươi hiểu, ngươi là người cùng một nhà;
Khi ngươi không hiểu, ngươi là một kẻ lạ.
Những ai không hiểu đều là người cùng một nhà,
Và khi họ hiểu th́ thành kè lạ.
17. BA TIẾNG GỌI CỦA KOKUSHI (QUỐC SƯ HUỆ TRUNG)
Thiền sư Huệ Trung, tên là Chu, là quốc sư (quan phụ đạo cho Hoàng đế), gọi thị giả của ngài
"Oshin."
Oshin liền đáp: "Dạ."
Chu lập lại, muốn thử người đồ đệ: "Oshin."
Oshin cũng lập lại: "Dạ."
Chu gọi: "Oshin."
Oshin trả lời: "Dạ."
Chu bảo: "Thứ lỗi cho ta đă gọi ngươi, nhưng ngươi phải xin lỗi ta."
Lời bàn của Vô-Môn: Khi lảo tăng Chu gọi Oshin ba lần, lưởi của lảo đă ră ra, nhưng khi Oshin đáp lại ba lần th́ lời của y quả thật là thông minh. Chu đă suy kiệt và cô quạnh, và lối dạy của lảo chẳng khác ǵ nắm đầu ḅ để cho ăn lá đậu.
Oshin biểu lộ thiền của y cũng chẳng mấy khó. Bụng đă no nên y chẳng c̣n muốn ăn cao lương. Khi nước đă giàu th́ dân biếng nhác; khi gia đ́nh phồn vinh th́ con hư hơng.
Bây giờ ta muốn hỏi ngươi: Ai phải xin lổi?
Khi kho lương thực của nhà tù chỉ chứa sắt, chẳng c̣n chỗ cho cái đầu th́ tù nhân bị khốn đốn gấp bội.
Khi chẳng c̣n chỗ cho thiền trong đầu của thế hệ chúng ta, th́ thật là đáng lo.
Nếu ngươi cứ cố giử chặt tấm cửa của căn nhà đang sập,
Ngươi cũng sẽ bị khốn đốn.
18. BA CÂN CỦA TOZAN (ĐỘNG SƠN THỦ SƠ – LND.)
Khi Động Sơn đang cân vừng, một tăng sĩ hỏi: "Phật là ǵ?"
Động Sơn bảo: "Bó vừng này nặng ba cân."
Lời bàn của Vô-Môn: Thiền của lăo Động Sơn cứ y như là con hến. Ngay khi vơ hến mở ra ngươi có thể thấy tất cả bên trong. Tuy thế, ta muốn hỏi chư vị: Các ngươi có thấy Động Sơn thực không?
Ba cân vừng ngay trước mũi ngươi,
Thực gần, mà tâm th́ lại c̣n gần hơn.
Kẻ nào nói đến xác nhận và phủ nhận
Th́ vẫn sống trong ṿng đúng, sai.
19. MỖI NGÀY ĐỀU LÀ ĐẠO
Triệu Châu Tùng Thẩm hỏi Nam Tuyền: "Đạo là ǵ?"
Nam Tuyền bảo: "Đời sống hằng ngày là đạo"
Triệu Châu hỏi: "Có t́m hiểu được chăng?"
Nam Tuyền đáp: "Nếu ông cố t́m hiểu th́ ông đă ở xa nó rồi."
Triệu Châu hỏi: "Nếu không t́m hiểu th́ làm sao biết được nó là đạo?"
Nam Tuyền bảo: "Đạo không bị lệ thuộc vào cái thế giới nhận biết, và cũng chẳng lệ thuộc váo thế giới không nhận biết. Cảm quan là huyển hóa, và không cảm quan là vô tri. Nếu ông muốn đạt đến đạo chân thực không nghi ngại, th́ hăy du ḿnh vào chốn thênh thang như bầu trời. Ông không thể gọi nó là thiện mỹ hay không thiện mỹ."
Đến đấy Triệu Châu chợt ngộ.
Lời bàn của Vô-Môn: Nam Tuyền đă có thể xóa tan nỗi nghi ngại đong cứng của Triệu Châu ngay khi ông này lên tiếng hỏi. Ta ngờ rằng Triệu Châu chưa đạt đến chỗ Nam Tuyền đă ngộ. Ông ta phải tu học thêm ba mươi năm nữa mới đặng.
Mùa xuân, trăm hoa đua nỡ; mùa thu, trăng vằng vặt;
Mùa hạ, cơn gió mát; mùa đông, tuyết sẽ rơi.
Nếu điều vô dụng không vướng mắc tâm ngươi,
Bất cứ lư do ǵ cũng đều tốt cả.
20. NGƯỜI GIÁC NGỘ
Shogen hỏi: "Tại sao người giác ngộ lại không đứng dậy mà tự lư giăi?" Và ngài lại bảo: "Lời nói không nhất thiết phải phát ra từ lưỡi."
Lời bàn của Vô-Môn: Shogen đă nói toạt ra rồi, thế mà được bao nhiêu người hiễu đây?
Nếu có kẽ quán triệt được, hắn phải đến chỗ của t a ở để thử vài trượng. Tại sao, hăy nghe đây, muốn thử vàng ṛng, ngươi phải nh́n qua lửa.
Nếu đôi chân bậc giác ngộ dời gót, th́ biển cả chắc phải tràn;
Nếu cái đầu đó cúi xuống, th́ nó đă nh́n khắp cung trời đao lợi.
Cái thân như thế th́ không thể nghỉ ngơi được ..
Hăy để người khác tiếp bài thơ này.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 16 of 52: Đă gửi: 16 July 2005 lúc 6:08am | Đă lưu IP
|
|
|
21. CỤC PHÂN KHÔ
Một vị tăng hỏi Vân Môn: "Phật là ǵ?"
Vân Môn trả lời ông ta: "Cục phân khô."
Lời bàn của Vô-Môn: Theo ta th́ Vân Môn xoàng quá, ngài đă không thể phân biệt được mùi vị của các món ngon, hoặc giả ngài đă quá bận để viết chữ cho dễ đọc. Thôi th́ ngài đă muốn giữ thiền môn của ngài với cục phân khô. Lời dạy của ngài chẳng dùng được.
Chớp sáng ḷe,
Làm mưa sa.
Trong nháy mắt
Ngươi không kịp thấy.
22. CÂY PHẤT TỬ CỦA KASHAPA (CA DIẾP)
Ananda hỏi Kashapa (Ca Diếp): "Đức Phật trao cho sư huynh kim y làm tín vật kế thừa. Ngài c̣n trao ǵ nữa chăng?"
Ca-Diếp bảo: "Ananda."
Ananda đáp: "Dạ, sư huynh."
Ca-Diếp nói: "Ngươi có thể hạ cây phất tử của ta xuống và dựng cây phất tử của ngươi lên."
Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai hiễu được như vậy th́ sẽ thấy rằng t́nh sư huynh xưa vẫn đượm, nhưng nếu y không hiễu th́, cho dù y tu đến mấy kiếp trước cả thời chư Phật, y vẫn khó mà liễu ngộ.
Câu hỏi th́ vớ vẫn, nhưng câu trả lời th́ thân thiết.
Khi nghe, có bao nhiêu người chú ư?
Sư huynh gọi, sư đệ đáp,
Tiết xuân này chẳng thuộc vào mùa thường.
23. KHÔNG NGHĨ THIỆN, KHÔNG NGHĨ ÁC
Khi đă giác ngộ, Lục tổ (Huệ Năng – LND.) được Ngủ tổ trao cho y bát kế thừa vốn đă được truyền lại từ Đức Phật qua bao thế hệ.
Một vị tăng tên là E-myo (Huệ-Minh – LND.), v́ ghen tức đuổi theo để giành cho được báu vật. Lục tổ đặt y bát trên một tảng đá trên đường và bảo Huệ-Minh: "Các món này chỉ là biểu tượng của ḷng tin. Chẳng có ǵ đáng để phải tranh giành.
Nếu sư huynh muốn lấy th́ cứ giử lấy."
Nhưng khi Huệ-Minh đến nhặt y bát th́ chúng lại nặng như núi, chẳng tài nào nhấc lên nỗi. Run rẫy v́ xấu hỗ, y bảo:
"Tôi đến đây chỉ v́ pháp, chứ chẳng phải v́ các báu vật này. Xin chỉ dạy cho."
Lục tổ nói: "Khi ông không nghĩ thiện, khi ông không nghĩ ác, th́ bản lai diện mục của ông là ǵ?"
Với lời này Huệ-Minh chợt ngộ. Mồ hôi toát ra như tắm, y khóc và cúi ḿnh nói: "Ngài
đă dạy cho mật ngôn với diệu nghĩa. C̣n có phần thậm thâm nào nữa trong giáo pháp?"
Lục tổ đáp: "Điều ta nói với ông chẳng có ǵ bí hiễm cả. Khi ông rơ được bản lai diện mục của ông th́ điều bí mật đều tùy thuộc vào ông."
Huệ-Minh nói: "Tôi theo Ngủ tổ bao nhiêu năm, mà măi đến lúc này mới nhận ra được tự tánh của ḿnh. Nhờ sụ chỉ dạy của ngài tôi mới t́m ra được nguồn. Chỉ có người uống nước mới biết được là nước nóng lạnh ra sao. Xin được tôn ngài làm thầy được chăng?"
Lục tổ đáp: "Chúng ta cùng học với Ngũ tổ. Xin gọi Ngài là thầy, nhưng nên quư trọng những ǵ ông vừa đạt đuợc.
Lời bàn của Vô-Môn: Lục tổ quả là tốt bụng ngay cả lúc khẩn cấp. Cứ như là ngài bóc vơ và hạt của quả chín, rồi mỡ miệng môn đồ ra cho ăn.
Ngươi không thể diễn tả nó, ngươi không thể h́nh dung nó,
Ngươi không thể nh́n ngắm nó, ngươi không thể cảm nhận nó.
Đó là bản lai diện mục của ngươi, nó chẳngẩn trốn ở đâu cả.
Dù thế gian bị diệt, nó không hề bị tan.
24. CHẲNG NÓI, CHẲNG IM
Có tăng hỏi Fuketsu: "Chẳng nói, chẳng im, làm sao tơ rơ diệu đế?"
Fuketsu bảo: "Ta nhớ mùa xuân ở Nam Hoa. Muôn chim hót vang giửa ngàn hoa thơm ngát."
Lời bàn của Vô-Môn: Fuketsu thường có lối Thiền như tia chớp. Khi có dịp, ngài xẹt ngay. Nhưng lần này th́ ngài lại không làm vậy mà c̣n mượn một câu thơ cỗ. Hăy bơ qua lối thiền của Fuketsu đi. Nếu ngươi muốn làm sáng chân lư, cứ nói ra, cứ im đi, và cho ta biết lối thiền của ngươi.
Chẳng nói rơ điều ngài quán triệt,
Ngài chẳng dạy chi, lại mượn lời người khác.
Giá mà ngài cứ lăi nhăi măi,
Chắc người nghe cũng đến xấu hỗ.
25. THUYẾT PHÁP TỪ GHẾ THỨ BA
Trong mơ, Kyozan đến cơi tịnh độ của Phật A Di Đà. Ngài lại thấy ḿnh ngồi ở chiếc ghế thứ ba trong điện Phật.
Có người xướng lên: "Hôm nay đến phiên vị ngồi ở ghế thứ ba lên thuyết pháp."
Kyozan đứng lên nói: "Diệu đế của giáo pháp Đại thừa không thể nghĩ bàn được, vượt ra khơi ngôn ngữ và tư tưởng. Chư vị có hiểu không?"
Lời bàn của Vô-Môn: Ta muốn hỏi chư tăng: Ngài thuyết hay không thuyết? Khi ngài mở miệng là đă lạc. Khi ngài mím miệng là đă lạc. Nếu ngài không mở miệng, nếu ngài không mím miệng, ngài đă đi xa chân lư đến 108,000 dặm.
Tuy giửa ban ngày,
Mà ngài mơ, và nói về giấc mơ.
Một quái vật giửa những quái vật,
Ngài định lừa cả thính chúng.
26. HAI VỊ SƯ KÉO TẤM RÈM
Thiền sư Hogen thuộc tự viện Seiryo nh́n thấy tấm rèm tre thường hạ xuống để tọa thiền chưa được kéo lên khi ngài sắp sửa thuyết pháp trước buổi cơm tối. Ngài chỉ tấm rèm, và có hai vị tăng từ giửa thính chúng đứng dậy kéo rèm lên.
Hogen bảo sau khi quan sát các động tác: "Tăng sinh trước khá, tăng sinh sau kém."
Lời bàn của Vô-Môn: Ta muốn hỏi các ngươi: Giửa hai tăng sinh ai được ai thua? Nếu trong đám các ngươi có kẽ chột, th́ hẳn đă thấy sự thất bại nơi ông thiền sư. Tuy nhiên, ta không bàn đến được và thua.
Khi tấm rèm được kéo lên, bầu trời mở ra,
Mà bầu trời th́ nào có tùy theo Thiền quán.
Tốt hơn nên quên đi bầu trời bát ngát
Và chẳng màng đến gió thoảng.
27. CHẲNG PHẢI TÂM, CHẲNG PHẢI PHẬT, CHẲNG PHẢI PHÁP
Một vị tăng hỏi Nam Tuyền: "Có pháp môn nào mà chưa có ai thuyết bao giờ?"
Nam Tuyền bảo: "À, có."
"Là pháp môn nào vậy?" vị tăng hỏi.
Nam Tuyền đáp: "Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải pháp."
Lời bàn của Vô-Môn: Lăo Nam Tuyền bố thí lời quí giá của Ngài. Đáng ra th́ Ngài phải phật ḷng lắm.
Nansen quá nhân từ đă 蠦 đánh mất báu vật.
Thật ra lời nói chẳng có mănh lực nào.
Cho dù núi cao thành biển cả,
Lời nói chẳng thể khai tâm cho kẽ khác được.
28. THỔI TẮT NGỌN NẾN
Tokusan theo học Thiền với Ryutan. Một đêm kia y đến hỏi Ryutan nhiều câu. Thiền sư bảo: "Đă khuya rồi. Sao con chưa đi ngủ?"
Nghe vậy, Tokusan vái chào và vén rèm lui ra, nói thêm: "Trời bên ngoài tối quá."
Ryutan trao cho Tokusan một cây nến đang cháy. Ngay khi Tokusan cầm lấy, Ryutan thổi tắt ngọn nến. Tokusan chợt ngộ.
"Con đạt được ǵ nào?" Ryutan hỏi.
"Từ nay trở đi," Tokusan đáp, "con sẽ không c̣n nghi ngờ lời thầy dạy."
Hôm sau Ryutan nói với thính chúng: "Ta biết một tăng sinh trong đám các người. Răng của hắn giống như cây kiếm, miệng của hắn tựa như bát máu. Nếu có người nện cho hắn một gậy thật đau, hắn cũng chẳng màng quay lại nh́n. Một ngày kia, hắn sẽ đạt đến tuyêt đỉnh và truyền thừa giáo pháp của ta."
Cũng ngày ấy, Tokusan đem những bản luận của y về kinh ra đốt sạch trước thiền đường. Y bảo "Tuy kinh điển diệu vợi, nhưng so với sự chứng ngộ này, chúng chỉ là như sợi lông so với bầu trời. Tuy sự hiểu biết về thế gian phức tạp có sâu sấc đến đâu, so với sự chứng ngộ này, nó chỉ giống như một giọt nước trong biển cả." Xong y rời bơ thiền viện.
Lời bàn của Vô-Môn: Khi Tokusan c̣n ở quê nhà, tuy có nghe nói đến thiền, ngài vẫn xem thường. Ngài nghĩ: "Bọn sư ở Nam man bảo có thể giáo ngoại biệt truyền. Láo cả, ta phải đến dạy chúng." Bèn đi về phương nam. Ngài nghỉ chân ở một quán gần thiền viện của Ryutan. Bà lăo chủ quán chợt thấy hỏi: "Ngài mang vác ǵ mà nặng thế?"
Tokusan đáp: "Đây là luận bản về Kinh Kim Cang do ta biên soạn sau bao nhiêu năm nghiền ngẫm."
Bà lăo nói: "Lăo đă đọc kinh ấy, có đoạn nói: ‘Tâm quá khứ không thể trụ, tâm hiện tại không thể trụ, tâm tương lai không thể trụ.’ Ngài cần dùng ít trà và món giải khát. Vậy ngài đem tâm nào ra mà dùng đây?"
Tokusan sửng sốt giây lâu, rồi hỏi bà lăo: "Lăo bà có biết đại sư trí nào ở quanh đây không?"
Bà lăo chỉ đường đến Ryutan cách đấy 5 dặm. Thái độ của Tokusan trở nên khiêm cung, khác hẳn lúc mới khởi hành. Ryutan th́ quá tử tế đến độ quên cả khách sáo. Cứ như là tạt nước bùn vào kẻ say để làm hắn tỉnh. Rốt ráo, cũng chẳng cần phải đóng kịch nữa.
Trăm nghe không bằng một mắt thấy,
Nhưng sau khi thấy thầy, một liếc mắt không bằng một trăm nghe.
Mũi của ổng cao quá
Nhưng rốt lại ổng bị mù.
29. KHÔNG PHẢI GIÓ, KHÔNG PHẢI PHƯỚNG
Hai vị tăng đang tranh luận về một lá phướng. Một vị nói: "Lá phướng đang động."
Vị kia cải: "Gió đang động."
Lục-tổ t́nh cờ đi qua. Ngài bảo họ: "Chẳng phải gió, chẳng phải phướng; tâm đang động."
Lời bàn của Vô-Môn: Lục-tổ bảo: "Gió chẳng động, phướng chẳng động. Tâm đang động." Ngài ngụ ư ǵ vậy? Nếu ngươi hiểu tường tận th́ ngươi sẽ thấy rằng hai vị tăng nọ dang mua sắt mà được vàng. Lục-tổ không cam thấy hai cái đầu đần nên mới xen vào.
Gió, phướng, tâm động,
Đều hiểu như nhau
Khi mở miệng nói
Th́ sai cả.
30. TÂM NÀY LÀ PHẬT
Daibai hỏi Baso (Mă Tổ Đạo Nhất): "Phật là ǵ?"
Mă Tổ bảo: "Tâm này là Phật."
Lời bàn của Vô-Môn: Nếu có ai hiểu được khái quát như thế th́ y đang mặc y của Phật, đang ăn thực phẩm của Phật, đang nói lời của Phật, đang hành xử như Phật, y là Phật.
Tuy vậy, câu chuyên vui này đă làm cho không ít thiền sinh mắc bệnh nghi thức. Nếu ai hiểu được rốt ráo, th́ sau khi nói đến chữ "Phật", hắn sẽ súc miệng luôn ba ngày liền, và hắn sẽ bịt tai mà chạy xa khi nghe "Tâm này là Phật."
Dưới bầu trời xanh, trong nắng sáng,
Không việc ǵ phải t́m quanh.
Mà hỏi Phật là ǵ
Cứ như là dấu đồ ăn cắp trong túi mà xưng ḿnh vô tội.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 17 of 52: Đă gửi: 19 July 2005 lúc 12:50am | Đă lưu IP
|
|
|
31. Mọi Thứ Đều Hạng Nhất
Khi Banzan đi ngang qua một khu chợ ông bất chợt nghe được một cuộc đối thoại giữa một bác bán thịt và người khách hàng của bác ta.
"Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất mà bác có," người khách hàng nói.
"Mọi thứ trong cửa hàng của tôi cũng đều là hạng nhất cả," bác hàng thịt đáp lại. "Ông không thể t́m thấy ở đây miếng thịt nào mà không phải là hạng nhất đâu."
Nghe những lời đó, Banzan trở nên giác ngộ.
32. Chút Thời Gian bao Ngọc Báu
Một lănh chúa hỏi Takuan, một thiền sư, để xin thầy khuyên ông phải dùng thời giờ như thế nào. Ông ta cảm thấy những ngày của ông quá dài khi tham gia nơi việc công và ngồi ngay đơ đón nhận sự tôn sùng của mọi người.
Takuan viết tám chữ Hán và trao lại cho lănh chúa:
Không có hai lần như ngày nay
Chút thời gian bao ngọc báu.
Ngày này sẽ không trở lại
Mỗi phút đáng giá một viên ngọc vô giá.
33. Bàn Tay CỦA MOKUSEN
Mokusen Hiki đang sống trong một thiền viện ở tỉnh Tamba. Một trong những môn đồ của ông than phiền về tính keo kiệt của vợ anh ta.
Mokusen đến thăm vợ của người môn đồ và giơ nắm đấm của ông ra trước mặt bà ấy.
"Ông định ám chỉ ǵ với cái đó vậy?" người đàn bà ngạc nhiên hỏi.
"Giả dụ nắm tay của ta cứ luôn luôn như thế đó. Bà gọi nó là cái ǵ?" ông hỏi.
"Dị dạng," người đàn bà trả lời.
Rồi ông x̣e bàn tay thẳng ra trước mặt bà ấy và hỏi: "Giả dụ như nếu nó cứ luôn luôn như thế đó. Lúc đó là cái ǵ?"
"Một loại dị dạng khác," người vợ nói.
"Nếu bà hiểu được nhiều như vậy," Mokusen kết luận, "bà là một người vợ tốt." Xong ông ra về.
Sau lần viếng thăm của ông, người vợ này phụ giúp chồng bà trong việc tiêu pha cũng như dành dụm.
34. Một Nụ Cười Trong cuộc đời của ông
Được biết Mokugen chưa bao giờ cười cho đến tận ngày cuối cùng của ông trên cơi dương gian. Khi tới giờ sắp qua đời ông nói với các đệ tử trung thành của ông: "Các con đă theo học với ta hơn mười năm trời. Hăy biểu lộ cho ta thấy cách lư giải thực sự của các con về Thiền. Ai diễn tả điều này minh bạch nhất sẽ là người kế vị ta và nhận y với bát của ta."
Mọi người nh́n vào gương mặt nghiêm trang của Mokugen, nhưng không một người nào trả lời.
Encho, một đệ tử đă ở với thầy ḿnh một thời gian lâu rồi, đến bên cạnh giường. Anh đẩy chén thuốc tới phía trước vài phân. Đó là câu anh trả lời cho cái lệnh truyền.
Nét mặt thầy trở nên nghiêm trang hơn nữa. "Đấy là tất cả những ǵ mà con thấu triệt hay sao?" ông hỏi.
Encho vươn tới và chuyển cái chén lui trở lại.
Một nụ cười đẹp đẽ tươi nở trên nét mặt của Mokugen. "Thằng nhăi ranh," ông nói với Encho. "Mi theo ta đă mười năm và chưa hề thấy toàn thể tấm thân của ta. Hăy cầm lấy y và bát. Chúng thuộc về mi đó."
35. Thiền từng phút
Các thiền sinh phải ở với thầy của họ ít nhất cũng phải mười năm trước khi họ coi như có thể dạy người khác. Tenno đến viếng thăm Nan-in. Tenno đă trải qua thời gian học tập của anh và đă trở thành một thiền sư. Nhằm đúng vào ngày trời mưa, cho nên Tenno đi guốc gỗ và mang theo một cây dù. Sau khi chào hỏi anh Nan-in nhận xét: "Ta cho rằng anh đă để đôi guốc gỗ của anh trong pḥng phía trước. Ta muốn biết cái dù của anh ở phía bên phải hay bên trái đôi guốc."
Tenno, bối rối, không trả lời ngay được. Anh ta nhận thức ra rằng anh ta chưa đủ sức để thể hiện được Thiền của anh trong từng phút. Anh trở thành học tṛ của Nan-in, và anh học hỏi thêm sáu năm nữa để thành tựu Thiền trong từng phút của ḿnh.
36. Mưa Hoa
Subhuti là đệ tử của Đức Phật. Ngài có năng lực thấu triệt được tiềm lực của tánh không, cái quan điểm cho rằng chẳng có chi hiện hữu ngoài sự tương quan giữa chủ thể và khách thể.
Một ngày Subhuti, trong một tâm trạng tánh không siêu phàm, đang ngồi dưới một cái cây. Hoa bắt đầu rơi rụng xung quanh ngài.
"Chúng tôi đang tán thán ngài về bài giảng pháp về tánh không của ngài," các thiên thần th́ thầm với ngài.
"Nhưng tôi có nói ǵ đến tánh không đâu." Subhuti nói.
"Ngài chưa nói về tánh không, chúng tôi chưa nghe đến tánh không," các thiên thần đáp lại. "Đây là cái tánh không thực sự" Và các bông hoa rơi phủ xuống ngài như mưa.
37. Xuất bản Kinh
Tetsugen, một người hâm mộ Thiền ở Nhật Bản, quyết định xuất bản kinh, mà lúc bấy giờ chỉ có bằng chữ Hán. Những cuốn sách được đem in bằng những bản khắc gỗ mỗi lần bẩy ngàn bản, một công tác vĩ đại.
Tetsugen bắt đầu bằng cách du hành và lạc quyên tiền hiến tặng cho mục đích này. Một vài người có thiện cảm tặng ông cả trăm đồng tiền vàng, nhưng hầu hết những lần khác ông chỉ nhận được những đồng tiền lẻ. Ông cảm tạ mỗi người hiến tặng bằng một ḷng biết ơn ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen có đủ tiền để bắt đầu công việc của ông.
Nhưng lúc đó bất ngờ sông Uji bị dâng tràn. Nạn đói xảy ra theo. Tetsugen mang tiền quỹ mà ông đă quyên góp được để in sách ra tiêu dùng vào việc cứu những người khác khỏi chết đói. Thế rồi ông lại bắt đầu công tác lạc quyên của ông.
Vài năm sau đó một bệnh dịch lan tràn khắp nước. Tetsugen lại đem cho đi những ǵ ông đă quyên góp được, để giúp đỡ dân chúng của ông.
Một lần thứ ba ông lại tiến hành công tác của ông, và sau hai mươi năm nguyện ước của ông đă thành đạt. Những bản in dùng để sản xuất ra những ấn bản đầu tiên của kinh ngày nay được trưng bày tại tu viện Obaku ở Kyoto.
Người Nhật Bản kể cho con cái họ nghe rằng Tetsugen đă làm ra được ba bộ kinh, và rằng hai bộ vô h́nh đầu tiên c̣n vượt trội hơn cả bộ sau cùng.
38. Công tŕnh Của GISHO
Gisho được thọ giới làm ni cô lúc cô mười tuổi. Cô được huấn luyện cũng giống như những chú tiểu khác. Khi cô tới mười sáu tuổi cô di chuyển từ thiền sư này đến thiền sư khác để học hỏi với tất cả các vị đó.
Cô ở lại trong ba năm với Unzan, sáu năm với Gukei, nhưng vẫn chưa thể đạt được một cái nh́n sáng suốt. Cuối cùng cô đến với thiền sư Inzan.
Inzan không có một chút phân biệt ǵ về giới tính của cô cả. Ông rầy la cô như giông băo. Ông tát tai cô để đánh thức bản tánh thầm kín của cô.
Ginsho ở lại với Inzan mười ba năm, và rồi cô thấy ra được điều mà cô đang kiếm t́m!
Để vinh danh cô, Inzan viết một bài thơ:
Ni cô này đă theo học mười ba năm dưới sự chỉ dẫn của ta.
Vào buổi tối cô suy xét những công án sâu xa nhất,
Vào buổi sáng cô bị lôi cuốn vào những công án khác.
Ni cô người Trung Hoa Tetsuma đă vượt qua tất cả trước cô,
Và kể từ Mujaku chẳng có ai chân chính như Gisho này!
Tuy nhiên c̣n có thêm nhiều cửa nữa mà cô phải vượt qua.
Cô vẫn c̣n phải nhận thêm nhiều cú đấm nữa từ nắm tay sắt của ta.
Sau khi Gisho giác ngộ cô đi đến tỉnh Banshu, khởi sự thiền viện riêng của cô, và dạy hai trăm ni cô khác cho đến ngày cô qua đời trong một năm vào tháng Tám.
39. Ngủ lúc ban ngày
Thiền sư Soyen Shaku từ giă thế gian này lúc ông sáu mươi mốt tuổi. Hoàn tất sự nghiệp của đời ông, ông để lại một giáo pháp to lớn, phong phú hơn giáo pháp của đa số những thiền sư khác rất nhiều. Các học tṛ của ông thường hay ngủ lúc ban ngày vào giữa mùa hạ, và trong lúc ông bỏ qua việc này th́ chính bản thân ông, ông không bao giờ bỏ phí một phút nào.
Khi ông chỉ mới mười hai tuổi, ông đă học hỏi sự suy tư triết lư phái Tendai. Một ngày mùa hạ trời oi nồng đến nỗi cậu bé Soyen duỗi chân ra và ngủ thiếp đi khi thầy của cậu vắng xa.
Ba giờ đồng hồ đă trôi qua, khi th́nh ĺnh thức dậy cậu nghe thấy thầy của cậu đi vào, nhưng đă quá muộn rồi. Cậu nằm dài ngay ra đấy, chắn ngang ngưỡng cửa vào.
"Ta xin lỗi con, ta xin lỗi con," thầy của cậu nói thầm th́, bước cẩn thận qua người của Soyen như thể là bước qua người vị khách quư nào đó vậy. Sau chuyện này, Soyen không bao giờ c̣n ngủ vào buổi trưa nữa.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 18 of 52: Đă gửi: 20 July 2005 lúc 12:11am | Đă lưu IP
|
|
|
40. BỒ-ĐỀ ĐẠT-MA AN TÂM
Bồ-Đề Đạt-Ma ngồi diện bích. Kẽ kế vị ngài trong tương lai (Tổ Huệ Khả) đứng trong tuyết giá và dâng một cánh tay bị chặt ĺa. Y khóc: "Tâm của con không an. Đại sư, xin ngài an tâm cho con."
Bồ-Đề Đạt-Ma nói: "Nếu ngươi đem cái tâm đó ra đây ta sẽ an cho."
Người kế vị bảo: "Khi t́m tâm, con chẳng nắm bắt được."
Bồ-Đề Đạt-Ma nói: "Vậy th́ tâm ngươi đă an rồi."
Lời bàn của Vô-Môn: Cái lăo chà và già sún răng, Bồ-Đề Đạt-Ma, mất công vượt biển cả hàng ngàn dặm từ AᮠĐộ đến Trung Hoa tưởng có ǵ kỳ diệu. Lăo cứ như là sóng nỗi chẳng cần gió. Sau bao năm lưu lại Trung Hoa, lăo chỉ có mỗi một môn đồ, mà lại là kẽ cụt tay dị dạng. Than ôi, từ đấy lăo có toàn đệ tử vô trí.
Tại sao Bồ-Đề Đạt-Ma đến Trung Hoa?
Đă bao năm tăng chúng cứ bàn chuyện này măi.
Mọi điều lôi thôi đeo đuổi từ bấy giờ
Do ông thầy và môn đồ đó.
41. CÔ GÁI XUẤT KHỎI THIỀN ĐỊNH
Vào thời của Đức Phật Thích Ca, Manjusri (Văn Thù Sư Lợi – LND.) đi đến chỗ phó hội của chư Phật. Khi vừa đến nơi th́ cuộc hội đă tan, và mỗi vị Phật đều đă trở về nước Phật của ḿnh. Chỉ c̣n lại một cô gái an nhiên trong thiền định sâu xa.
Manjusri hỏi Đức Phật Thích Ca làm sao mà một cô gái có thể đạt đến bậc này, mà ngay cả ngài c̣n chưa thể đạt tới.
"Hăy đưa nàng ra khỏi tam-bồ-đề mà hỏi cho rơ," Đức Phật trả lời.
Manjusri bước ṿng quanh cô gái ba lần và búng tay. Nàng vẫn c̣n đắm trong thiền định. Ngài bèn vận dụng thần lực đưa nàng lên tầng trời cao hơn và cố hết sức gọi nàng, nhưng vô ích.
Đức Phật Thích Ca bảo: "Ngay cả trăm ngàn Manjusri cũng không thể quấy động nàng, nhưng ở dưới nơi này, cách đây mười hai trăm triệu thế giới, có vị Bồ tát tên là Mo-myo, hạt ảo tưởng. Nếu ngài ấy đến đây, nàng sẽ thức dậy."
Đức Phật nói chưa dứt câu th́ vị Bồ tát đă nhảy vọt lên từ mặt đất, cúi đấu đănh lễ Phật. Đức Phật dẫn ngài đến để đánh thức cô gái. Vị Bồtát đến trước cô gái và búng tay, tức th́ nàng xuất ra khỏi thiền định.
Lời bàn của Vô-Môn: Lăo Bụt dàn cảnh kém quá. Này chư tăng, ta muốn hỏi các ngươi: Nếu Văn Thù, vị được coi là bậc thầy của bảy vị Phật, đă không thể đem cô gái này ra khỏi thiền định, th́ cớ sao chỉ một Bồ tát, là kẽ mới bắt đầu, lại có thể làm được? Nếu ngươi hiễu được chỗ này tường tận, ngươi có thể đi vào đại định trong khi đang sống ở thế giới ảo tưởng.
Một người không thể đánh thức nàng, kẽ khác lại có thể.
Cả hai đều là diễn viên kém.
Một kẽ mang mặt nạ của thần, kẽ kia quỷ sứ.
Giá mà cả hai đều thất bại, th́ vỡ kịch trở nên khôi hài.
42. CÂY GẬY NGẮN CỦA SHUZAN
Shuzan đưa cây gậy ngắn ra và bảo: "Nếu ngươi gọi nó là đoản trượng, ngươi phản thực tại. Nếu ngươi không gọi nó là đoản trượng, ngươi coi thường chứng cớ. Bây giờ ngươi muốn gọi nó là cái ǵ nào?"
Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ngươi gọi nó là đoản trượng, ngươi phản thực tại. Nếu ngươi không gọi nó là đoản trượng, ngươi coi thường chứng cớ. Không thể diễn đạt bằng lời, và cũng không thể diễn đạt mà không dùng lời. Bây giơ,荊 hăy nói ngay cái ǵ vậy.
Đưa cây gậy ngắn ra,
Ngài phán sự sống và chết.
Dương và Âm xoắn chặt,
Ngay cả Chư Phật và Chư Tổ cũng chẳng thoát được.
43. CÂY TRƯỢNG CỦA BASHO
Basho (Mă Tổ) bảo với một đệ tử: "Khi ngươi có một cây trượng, ta sẽ tặng nó cho ngươi. Khi ngươi không có cây trượng, ta sẽ lấy nó lại."
Lời bàn của Vô-Môn: Khi không có chiếc cầu bắt qua con lạch th́ cây trượng sẽ giúp ta. Khi ta trở về nhà trong một đêm tối không trăng, cây trượng theo ta. Nhưng nếu ngươi gọi cái này là cây trượng, ngươi sa xuống địa ngục như mũi tên.
Với cây trượng này trong tay ta
Ta có thể ḍ được thế giới sâu hay cạn.
Cây trượng chống được trời và trụ được đất.
Chánh pháp th́ sẽ lan truyền dù bất cứ ở đâu.
45. NGÀI LÀ AI?
Hoen nói: "Chư Phật trong quá khứ và tương lai đều là kẽ phục dịch cho Ngài. Thế th́ Ngài là ai vậy?"
Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ngươi thấy rơ được ngài là ai th́ chẳng khác ǵ ngươi t́nh cờ gặp cha của người trong dường phố đông đúc. Chẳng cần phải hỏi ai về蠶iệc nhận diện của ngươi có đúng hay không.
Chớ nên chiến đấu với cung tên của kẽ khác.
Chớ nên cuỡi ngựa của kẽ khác.
Chớ nên bàn căi đến lỗi lầm của kẽ khác.
Chớ nên xía vào chuyện của kẽ khác.
46. TIẾN LÊN THÊM NỮA TỪ NGỌN CỦA CÂY SÀO
Thạch Sương (Sekiso) hỏi: "Làm sao ngươi tiến thêm nữa từ ngọn của cây sào trăm đốt?" Có vị thiền sư khác lại nói: "Kẽ ngồi trên ngọn của cây sào trăm đốt th́ đă đạt được một độ cao nào đó nhưng vẫn chưa hành Thiền được một cách thong dong. Hắn nên tiến lên thêm nữa và hiện nguyên h́nh trong mười phương thế giới."
Lời bàn của Vô-Môn: Người ta có thể bước thêm hoặc xoay ḿnh tự do trên ngọn cây sào. Trong trường hợp nào hắn cũng được tôn kính. Này chư tăng, ta muốn hỏi các nguơi: Làm sao ngươi tiến thêm nữa từ ngọn của cây sào ấy? Coi chừng đấy!
Có người thiếu mất con mắt thứ ba nội tại
Sẽ dính mắc vào chỗ phải đo đúng trăm đốt.
Kẽ như vậy sẽ nhảy xuống từ đó và tan xác,
Như một người mùdẫn những kẽ mù khác.
47. BA CỬA CỦA TOSOTSU
Tosotsu xây ba chướng ngại vật và bắt các tăng phải vượt qua. Cản thứ nhất là tu học Thiền. Trong viêc tu học Thiền là cốt đê nhận ra bản lai diện mục của ḿnh. Bây giờ th́ bản lai diện mục của ngươi ở chỗ nào?
Cản thứ hai là khi nhận ra được bản lai diện mục của ḿnh th́ sẽ thoát được khỏi ṿng sanh tử. Vậy khi ngươi nhắm mắt lại và trở thành thây ma th́ làm sao ngươi giải thoát được?
Cản thứ ba, nếu ngươi giải thoát được khỏi ṿng sanh tử, th́ ngươi phải biết ngươi đang ở đâu. Vậy nếu thân xác ngươi bị tan ră ra thành tứ đại, th́ ngươi ở đâu?
Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai có thể vượt qua được ba rào cản này th́ sẽ trở thành bậc thầy dù là đứng ở đâu. Bất cứ頶iệc ǵ xăy ra th́ hắn sẽ biến thành Thiền. C̣n không th́ hắn sẽ sống lây lất đói kém.
Một sự chợt ngộ thấy suốt thời gian vô tận.
Thời gian vô tận là một chốc lát.
Khi người ta thấu được chốc lát vô tận
Hắn nhận ra con người đang trông thấy đó.
48. MỘT ĐƯỜNG CỦA KEMBO
Một thiền sinh hỏi Kembo: "Tất cả chư Phật trong mười phuơng vũ trụ đều đi theo một đường duy nhất vào Niết bàn. Con đường đó bắt đầu từ đâu?"
Kembo, vung thiền trượng lên không vẽ một h́nh, nói: "Này, nó đấy."
Thiền sinh này t́m đến Vân Môn và hỏi cùng một câu. Vân Môn đang sẳn cầm cái quạt trong tay, bảo: ""Cái quạt này sẽ bay lên đến ba mươi ba tầng trời và đập vào mũi của vị thiên vương đang cai quản ở đấy. Nó giống như Long Vương ở Biển Đông trút mây mưa bằng một cái vẫy đuôi."
Lời bàn của Vô-Môn: Một thiền sư đi vào biển sâu, cào mặt đất để lấy một ít bụi. Vị khác th́ leo lên đỉnh núi cao, khơi sóng gần chạm đến trời. Một người th́ giữ chặt, người kia th́ bố thí hết. Mỗi vị đều hộ tŕ giáo pháp thâm diệu với một tay ḿnh. Kembo và Vân Môn đều giống như hai kỵ mă, chẳng ai hơn ai. Thật là khó mà bảo ai là kẽ toàn bích. Nhưng ṣng phẳng mà nói th́ cả hai đều chẳng biết con đường bắt đầu từ đâu.
Trước khi cất bước đầu tiên th́ mục đích đă đạt.
Truớc khi lưỡi uốn th́ lời nói đă dứt.
Cần rất nhiều trực quan sáng suốt
Để t́m ra nguồn gốc của chánh đạo.
49. LỜI THÊM CỦA AMBAN
Amban, một thiền sinh tầm thường, nói: "Vô-Môn Huệ Khai vừa cho ấn hành bốn mươi tám công-án và gọi tập sách là Vô Môn Quan. Ngài chỉ trích giáo thư và hành động của chư Tổ. Ta nghĩ ông ấy bậy quá. Ngài giống như một ông già bán bánh cố túm lấy khách để nhét bánh vào mồm ngươi ta.
Khách chỉ c̣n cách hoặc là nuốt vào hoặc nhổ ra, và như thế chỉ gây đau khổ. Mu-mon đă làm phiền nhiều người quá rồi, v́ thế ta muốn thêm vào một công án xem như là một sự điều đ́nh. Ta không biết ngài có chịu nuốt sự mặc cả này không.
Nếu ngài chịu, và tiêu hóa nó th́ tốt, nếu không th́ ta đành phải bơ nó vào chảo mà chiên xào nó lại cùng với bốn mươi tám công-án của ngài. Mu-mon, ngài dùng trước, rồi mới đến mọi người khác:
"Theo một bộ kinh th́ Đức Phật có nói: ‘Hăy ngưng, hăy ngưng. Đừng nói. Chân lư tối thượng lắm khi c̣n không thể nghĩ đến."
Lời bàn của Amban: Giáo pháp đó từ đâu mà ra vậy cà? Cớ sao ngưới ta lại không thể nghĩ đến chân lư tối thượng? Giả sử có người nói đến nó th́ chuyện ǵ sẽ xảy ra với nó? Đức Phật là vị đại thuyếⴠminh mà cứ theo bộ kinh này th́ ngài lại nói ngược ư. V́ lẽ này, những người như Vô Môn Huệ Khai xuất hiện về sau ở Trung Hoa, và làm những món bánh vô bổ, khiến mọi người bực ḿnh. Vậy th́ chúng ta phải làm ǵ nào? Ta sẽ chỉ cho các ngươi.
Rồi Amban chấp tay lại và nói: "Hăy ngưng, hăy ngưng, Đừng nói. Chân lư tối thượng lắm khi c̣n không thể nghĩ đến. Bây giờ ta sẽ vẽ một ṿng bằng ngón tay của ta lên trên bộ kinh, và thêm vào năm ngàn bộ kinh khác và Cửa Không của Duy Ma Cật (Vimalakirti) ở ngay đây!"
Nếu ai bảo các ngươi rằng lửa là ánh sáng,
Chẳng để ư đến làm ǵ.
Khi hai tên đạo chích gặp nhau, chúng chẳng cần giới thiệu:
Chúng nhận ra nhau ngay, không cần hỏi.
Sửa lại bởi thiennhan : 20 July 2005 lúc 12:14am
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 19 of 52: Đă gửi: 22 July 2005 lúc 11:38pm | Đă lưu IP
|
|
|
1. Một Tách Trà
Nan-In, một thiền sư Nhật Bản vào thời Minh – Trị (1868 - 1912), tiếp một ông giáo sư đại học đến t́m hiểu về Thiền.
Nan-In mời dùng trà. Ông đă rót đầy vào tách của khách và vẫn tiếp tục rót thêm.
Ông giáo sư nh́n nước tràn cho đến khi tự ḿnh không nhịn được thêm nữa. "Tách đă đầy tràn rồi. Không thêm vào được nữa đâu!"
"Giống như cái tách này" Nan-In nói, "ông mang đầy ư kiến và suy đoán riêng của ông. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền trừ phi ông cạn cái tách của ông trước đă?"
2. T́m Thấy kim cương Trên Đường Bùn
Gudo là thầy của hoàng đế vào thời đó. Tuy thế, ngài vẫn thường hay du hành một ḿnh như là một khất sĩ lang thang. Một lần khi ngài trên đường đi tới Edo, trung tâm văn hóa và chính trị của một địa phương quan trọng, ngài đến gần một làng nhỏ có tên là Takenaka. Trời đă chiều tối và một cơn mưa đang rơi nặng hạt. Gudo ướt sũng. Đôi dép rơm của ngài giă ra từng mảnh. Tại một căn nhà nông trại gần làng ngài nhận thấy có khoảng bốn hay năm đôi dép trong cửa sổ và định hỏi mua một đôi khô ráo.
Người đàn bà biếu dép cho ngài, thấy ngài bị thấm ướt quá, mời ngài ở lại qua đêm trong nhà bà. Gudo nhận lời và cám ơn bà ta. Ngài vào và tụng một thời kinh trước bàn thờ của gia đ́nh. Sau đó ngài được giới thiệu với mẹ và các con của bà chủ nhà. Nhận thấy cả nhà đều buồn bă, Gudo hỏi xem có điều ǵ xảy ra không.
"Chồng con là một kẻ cờ bạc và say sưa", bà chủ nhà thưa với ngài. "Khi anh ấy mà được bạc th́ anh ấy uống rượu rồi trở nên thô lỗ. Khi anh ấy thua th́ lại vay mượn tiền người khác. Đôi khi say sưa quá mức th́ anh ấy lại chẳng về nhà ǵ cả. Con phải làm sao đây?"
"Ta sẽ giúp anh ấy cho," Gudo nói. "Đây có ít tiền. Hăy đi mua cho ta một hũ rượu tốt và ít đồ ǵ ngon để ăn. Rồi bà có thể vào nghỉ ngơi đi. Ta sẽ thiền định trước bàn thờ."
Khi anh chủ nhà trở về vào khoảng nửa đêm, say mèm, anh ta tru tréo lên: "Này, mụ vợ ơi, ta đă về đây. Mụ có ǵ cho ta ăn không?"
"Ta có đồ ăn cho anh đây" Gudo nói. "Ta bất ngờ bị mắc mưa và bà vợ anh tử tế cho ta tạm trú tại đây qua đêm. Để đáp lại ta có mua một ít rượu và cá, như vậy anh có thể dùng được đấy."
Anh chồng hài ḷng. Anh ta uống rượu ngay rồi nằm lăn xuống trên sàn nhà. Gudo ngồi thiền bên cạnh anh ta.
Vào buổi sáng khi anh chồng tỉnh dậy anh ta quên hẳn mọi chuyện đêm qua. "Ông là ai? Ông ở đâu đến đây?" anh hỏi Gudo, khi ngài vẫn c̣n đang thiền định.
"Ta là Gudo ở Đông Kinh và ta đang trên đường đi đến Edo," vị thiền sư trả lời.
Anh chồng quá xấu hổ. Anh rối rít xin lỗi vị thầy của hoàng đế của ḿnh.
Gudo mỉm cười. "Mọi vật trên cơi đời này đều vô thường," ngài giảng dạy. "Cuộc đời rất ngắn ngủi. Nếu anh cứ tiếp tục đánh bạc và uống rượu th́ anh chẳng c̣n lại th́ giờ đâu mà hoàn thành được việc ǵ khác, và anh sẽ làm khổ cho cả gia đ́nh của anh nữa."
Anh chồng chợt tỉnh ngộ như ra khỏi cơn mê. "Ngài nói đúng," anh ta lên tiếng. "Làm sao con có thể đền ơn cho ngài về lời dạy tuyệt vời này! Hay là để con tiễn chân ngài và mang hành lư hầu ngài một quăng đường."
"Nếu anh muốn," Gudo đồng ư.
Cả hai người lên đường. Sau khi đi được chừng ba dặm đường Gudo bảo anh ta quay về. "Chỉ xin được thêm năm dặm nữa thôi," anh năn nỉ Gudo. Họ tiếp tục đi tới.
"Anh có thể trở lại bây giờ," Gudo đề nghị.
"Sau khi thêm mười dặm nữa," anh ta đáp lại.
"Bây giờ hăy quay trở về đi," Gudo nói, sau khi đă đi qua hết mười dặm.
"Con sẽ theo ngài suốt quăng đời c̣n lại của con," anh ta tuyên bố.
Những thiền sư hiện đại ở Nhật Bản đều xuất phát từ ḍng của một vị thầy nổi danh, ngài là người kế thừa của Gudo. Tên của ngài là Mu-nan, người không bao giờ quay trở lại.
3. Vậy Sao?
Thiền sư Hakuin được mọi người chung quanh ca tụng là một người sống cuộc đời trong sạch.
Một cô gái Nhật Bản xinh đẹp, mà bố mẹ có một cửa hàng thực phẩm, sống gần ngài. Bỗng nhiên, thật chẳng ai ngờ, bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang có thai.
Điều này làm bố mẹ cô tức giận. Cô không chịu thú nhận ai là người làm chuyện đó, nhưng sau bao phen bị vặn hỏi cuối cùng cô chỉ tên người đó là Hakuin.
Cha mẹ cô giận dữ vô cùng, đến kiếm ông thiền sư. "Vậy sao?" ngài chỉ nói có vậy thôi.
Sau khi đứa trẻ sinh ra, người ta mang nó tới cho Hakuin. Vào lúc này ngài đă mất hết cả danh tiếng rồi, nhưng điều đó không làm ngài bực bội, ngài chăm sóc đứa trẻ rất là chu đáo. Ngài xin sữa của những người lối xóm và các thứ khác mà đứa trẻ cần đến.
Một năm sau cô gái làm mẹ kia không chịu đựng được điều đó thêm nữa. Cô bèn thú thật với bố mẹ cô rằng người cha thật sự của đứa con là một anh trẻ tuổi làm việc trong chợ cá.
Mẹ và bố cô gái vội vàng t́m đến Hakuin xin ngài tha thứ, sau khi xin lỗi hết lời, rồi xin nhận lại đứa trẻ.
Hakuin ưng thuận. Khi trao đứa trẻ lại ngài chỉ nói: "Vậy sao?"
4. Tuân Lời
Những buổi thuyết pháp của thiền sư Bankei không những chỉ có các thiền sinh mà c̣n có thêm người thuộc các đẳng cấp và tông phái khác tham dự. Ngài không bao giờ viện dẫn kinh điển cũng chẳng hăng say thuyết giảng về những điều nặng phần học thuật. Thay vào đó, lời ngài nói đi thẳng từ tâm ngài tới tâm các người nghe ngài.
Số thính giả đông đúc của ngài làm cho một tu sĩ của môn phái Nichiren tức giận bởi v́ các môn đồ của ông ta cũng bỏ đi nghe Thiền. Ông tu sĩ môn phái Nichiren tự đắc kia t́m đến thiền đường, định tranh luận với Bankei.
"Này, ông thầy dạy Thiền!" ông ta kêu lớn tiếng. "Đợi một chút đi. Bất cứ ai kính phục ông đều nghe theo lời ông nói cả, nhưng một người như ta đây không hề kính phục ông đâu. Ông có thể làm cho ta tuân lời ông được không?"
"Hăy đến gần tôi đây và tôi sẽ chỉ cho" Bankei nói.
Với vẻ tự hào, ông tu sĩ chen lấn đường qua đám đông bước đến phía thiền sư.
Bankei mỉm cười. "Ông hăy sang bên phía trái tôi."
Ông tu sĩ tuân theo.
"Không," Bankei nói, "chúng ḿnh có thể nói chuyện thoải mái hơn nếu ông ở phía bên phải. Hăy bước qua đây."
Ông tu sĩ kiêu hănh bước sang bên phải.
"Ông thấy đấy" Bankei nói, "ông đang tuân theo lời tôi và tôi nghĩ rằng ông là một người rất hoà nhă. Bây giờ hăy ngồi xuống và lắng nghe nhé."
5. Nếu anh Yêu, Hăy Yêu Công Khai
Hai mươi tăng sinh và một ni sinh, cô được đặt tên là Eshun, đang tu tập thiền định với một vị thiền sư nọ.
Eshun rất xinh đẹp mặc dù đầu cô đă cạo và quần áo của cô th́ đơn sơ. Một vài tăng sinh thầm yêu cô. Một tăng sinh trong nhóm đó viết cho cô một lá thư t́nh, ước mong được gặp gỡ riêng tư.
Eshun không trả lời. Ngày hôm sau thầy giảng bài cho cả nhóm, và khi bài giảng chấm dứt, Eshun đứng dậy. Nhắm về người đă viết thư cho cô, cô nói: "Nếu anh thực sự yêu tôi quá nhiều, th́ hăy đến đây và ôm tôi bây giờ đi."
6. Không Có tâm Từ
Có một bà lăo ở Trung Hoa đă cung dưỡng cho một ông sư hơn hai mươi năm. Bà đă cất một thảo am nhỏ cho ông và cung cấp lương thực cho ông khi ông thiền định. Cuối cùng bà muốn thử biết xem ông đă đạt được tiến bộ đến đâu trong suốt thời gian này.
Muốn khám phá ra điều đó bà t́m một cô gái nhiều dục vọng nhờ giúp đỡ. "Hăy đến và ôm ông ấy," bà bảo cô, "và rồi hỏi ông một cách bất ngờ: ‘Làm ǵ nữa bây giờ đây?’"
Cô gái đến thăm ông sư và chẳng cần làm bộ làm tịch ǵ cả cô vuốt ve ông ta, rồi hỏi ông xem ông sẽ làm ǵ tiếp về chuyện này.
"Một cây cổ thụ mọc trên một tảng đá lạnh vào mùa đông," ông sư trả lời một cách hơi thi vị. "Không đâu c̣n chút ấm áp nào."
Cô gái quay về và thuật lại những ǵ sư đă nói.
"Nghĩ xem ta đă nuôi cái ông này cả hai mươi năm trời!" Bà già kêu lên giận dữ, "Ông ấy đă không thèm đếm xỉa đến nhu cầu của cô, đă không có ư muốn giải thích cho cái t́nh cảnh của cô. Ông ấy không cần phải đáp ứng sự tham dục, nhưng ít nhất ông ấy cũng phải tỏ lộ ra một chút tâm từ chứ."
Bà già lập tức đi ngay tới thảo am của ông sư và đốt rụi nó luôn
7. Thông Báo
Tanzan viết sáu mươi tấm bưu thiếp vào ngày cuối cùng của đời ông, và sai một người hầu cận gửi bưu thiếp đi. Xong rồi ông từ giă cơi đời.
Những tấm thiếp viết:
Ta sắp rời khỏi cơi trần gian này.
Đây là lời thông báo cuối cùng của ta.
8. Những Con Sóng Lớn
Vào những ngày đầu của thời Minh Trị có một tay đô vật nổi tiếng tên là O-nami, Sóng Lớn.
O-nami khoẻ vô cùng và biết nghệ thuật đô vật. Trong những lần đấu riêng tư chàng c̣n hạ ngay cả thầy của chàng nữa, nhưng trước công chúng th́ chàng lại nhút nhát đến nỗi những học tṛ riêng của chàng cũng quật ngă được chàng.
O-nami thấy chàng cần phải t́m đến một thiền sư nhờ giúp đỡ. Hakuju, một ông thầy du hành lang thang, đang dừng chân ở một ngôi chùa nhỏ gần đó, cho nên O-nami t́m đến gặp ông và tŕnh bày cho ông rơ về cái trở ngại của chàng.
"Sóng Lớn là tên của anh," ông thầy khuyên nhủ, "vậy th́ hăy ở lại trong chùa này tối nay. Hăy tưởng tượng rằng anh là những cuộn sóng lớn đó. Anh không c̣n là một tay đô vật bị hăi sợ nữa. Anh là những đợt sóng hùng vĩ này cuốn phăng đi tất cả mọi thứ ở trước sóng, nuốt đi tất cả mọi thứ trên con đường sóng cuộn. Hăy làm như vậy và anh sẽ là tay đô vật vĩ đại nhất trong nước".
Ông thầy lui vào. O-nami ngồi thiền định cố tưởng tượng chính ḿnh là những cuộn sóng. Chàng nghĩ ngợi đến nhiều thứ khác nhau quá. Rồi dần dần chàng chuyển càng ngày càng nhiều hơn nữa qua cái cảm giác của những cuộn sóng. Đêm càng về khuya th́ những cuộn sóng càng lúc càng lớn thêm lên. Sóng cuốn phăng đi những bông hoa trong các b́nh. Ngay cả ông Phật trên bàn thờ cũng bị ngập ch́m. Trước khi trời sáng th́ ngôi chùa chẳng c̣n là ǵ nữa mà chỉ c̣n là sóng dâng lên rồi lại rút đi trong một đại dương bao la.
Vào buổi sáng ông thầy thấy O-nami đang thiền định, một nụ cười thoáng nhẹ trên khuôn mặt chàng. Thầy vỗ vào vai tay đô vật. "Giờ đây không c̣n ǵ có thể quấy nhiễu anh nữa," ông nói. "Anh là những cuộn sóng đó. Anh sẽ cuốn phăng đi mọi vật trước anh."
Cùng ngày hôm ấy O-nami tham gia vào các cuộc thi đấu vật và chiến thắng. Sau đó, không c̣n ai ở Nhật Bản có thể đánh bại được chàng nữa.
9. Mặt trăng không thể bị ăn cắp
Ryokan, một thiền sư, sống cuộc đời đơn giản nhất trong một thảo am nhỏ bé ở dưới chân một ngọn núi. Một đêm có một tên trộm đến viếng thảo am nhưng chỉ thấy rằng chẳng có ǵ trong đó để lấy trộm cả.
Ryokan trở về và bắt gặp hắn. "Có lẽ anh phải đi khá xa để đến thăm ta," ngài nói với kẻ ŕnh ṃ, "và anh chẳng nên quay về với tay không. Hăy lấy bộ quần áo của ta mà làm quà."
Tên trộm chưng hửng. Hắn lấy bộ quần áo và chuồn đi ngay.
Ryokan ngồi trần truồng, ngắm mặt trăng. "Anh bạn đáng thương," ngài trầm ngâm, "Ta ước ǵ ta có thể tặng cho anh ấy mặt trăng đẹp đẽ này."
10. Bài Thơ Cuối cùng Của Hoshin
Thiền sư Hoshin sống ở Trung Hoa nhiều năm. Rồi ngài quay về vùng đông bắc nước Nhật Bản, ở đó ngài dạy các đệ tử của ngài. Khi ngài quá già, ngài kể cho họ một câu chuyện mà ngài đă nghe được ở Trung Hoa. Đây là câu chuyện:
Một năm vào ngày hai muơi lăm tháng chạp, Tokufu, đă rất già, nói với đệ tử của ngài: "Ta không sống nổi được đến sang năm vậy các con hăy chăm sóc ta cho chu đáo trong năm nay."
Các đệ tử nghĩ rằng ngài nói đùa, nhưng v́ ngài là vị thầy có tấm ḷng cao cả cho nên mỗi người trong nhóm đệ tử thay phiên nhau đăi tiệc ngài trong những ngày kế tiếp của năm sắp tàn.
Vào đêm giao thừa, Tokufu sau chót nói: "Các con đă tử tế với ta. Ta sẽ xa các con vào chiều mai khi tuyết ngừng rơi."
Các đệ tử đều cười, nghĩ rằng ngài đă có tuổi và ăn nói lẩm cẩm bởi v́ đêm th́ quang đăng và không có tuyết. Nhưng vào nửa đêm tuyết bắt đầu rơi, và đến ngày hôm sau th́ họ chẳng thấy ông thầy họ đâu nữa. Họ đi đến thiền đường. Ngài đă qua đời nơi đó.
Hoshin, người kể câu chuyện này, nói với các đệ tử của ngài: "Một thiền sư đoán trước ngày ḿnh viên tịch cũng không phải là một điều cần thiết chi, nhưng nếu vị ấy thực sự muốn làm như vậy, vị ấy có thể làm được."
"Thầy có làm được không ạ?" một đệ tử hỏi.
"Được chứ," Hoshin trả lời. "Ta sẽ cho các con biết ta có thể làm được những ǵ sau bảy ngày nữa tính từ hôm nay."
Chẳng có một đệ tử nào tin ngài hết, và hầu như đa số trong bọn họ cũng đă quên câu chuyện rồi cho đến lần sau khi Hoshin cho gọi họ tụ họp lại.
"Bảy ngày trước đây," ngài nhắc lại, "Ta nói ta sẽ xa ĺa các con. Theo lệ thường th́ nên viết một bài thơ từ biệt, nhưng ta chẳng phải là thi sĩ cũng không là người viết thư họa. Vậy một người trong các con hăy ghi lại những lời cuối cùng của ta."
Các môn đồ của ngài tưởng ngài nói đùa, nhưng một người trong bọn họ đă sửa soạn để viết.
"Con sẵn sàng chưa?" Hoshin hỏi.
"Thưa thầy rồi ạ" người viết đáp lời.
Rồi Hoshin đọc:
Ta đến từ tánh sáng
Và về với tánh sáng.
Đây là cái ǵ vậy?
Bài thơ thiếu một ḍng nữa để trở thành một bài tứ tuyệt thường làm, v́ vậy người đệ tử nói: "Kính thầy, chúng ta thiếu một câu."
Hoshin, với tiếng gầm của một con sư tử chiến thắng, la lớn lên: "Kaa!" rồi ra đi.
11. Câu truyện Nàng Shunkai
Người đẹp Shunkai c̣n có tên khác là Suzu đă bị ép buộc kết hôn trái với ư nguyện của nàng khi nàng c̣n quá trẻ. Sau đó, khi cuộc hôn nhân này đă chấm dứt, nàng theo học tại trường đại học, ở đó nàng học môn triết.
Nh́n thấy Shunkai là yêu nàng ngay. Hơn nữa, nàng đi đến đâu, chính nàng cũng lại phải ḷng các người khác. T́nh yêu đến với nàng ở trường đại học, và cả sau đó nữa, khi môn triết học không làm nàng hài ḷng và nàng đến viếng một thiền viện để học về Thiền, các thiền sinh lại thương yêu nàng. Cả cuộc đời của Shunkai đắm ch́m trong t́nh yêu.
Cuối cùng ở Kyoto nàng trở thành một thiền sinh thực sự. Các huynh đệ của nàng ở thiền viện phụ Kennin đều ca ngợi ḷng thành thật của nàng. Một người trong số đó tỏ ra có tinh thần tương thân và giúp đỡ nàng thấu triệt được môn Thiền.
Viện trưởng của thiền viện Kennin, Mokurai, Tiếng Sấm Im Lặng, th́ nghiêm khắc. Chính ngài tự giữ giới luật và đ̣i hỏi mọi tu sĩ của ngài cũng phải giữ như thế. Trong nước Nhật Bản hiện đại khi các tu sĩ này mất đi nhiệt tâm cho Phật giáo th́ họ lại có nhiệt t́nh khi lấy vợ. Mokurai thường phải lấy một cây chổi và xua đuổi phụ nữ đi chỗ khác khi ngài thấy họ trong bất cứ thiền viện nào của ngài, nhưng ngài càng đuổi bao nhiêu bà vợ ra th́ h́nh như lại càng có nhiều bà quay trở lại.
Trong thiền viện đặc biệt này bà vợ của ông tu sĩ trưởng tràng trở nên ghen tuông với ḷng sốt sắng và sắc đẹp của Shunkai. Nghe các thiền sinh ca tụng môn Thiền đứng đắn của nàng khiến bà vợ này bực bội và bồn chồn. Sau cùng bà tung ra một tin đồn về Shunkai và người thanh niên, là bạn của nàng. Hậu quả là anh ta bị trục xuất và Shunkai bị chuyển ra khỏi thiền viện.
"Ḿnh có thể phạm lầm lỗi v́ t́nh yêu," Shunkai nghĩ, "nhưng bà vợ của ông tu sĩ cũng không nên được ở lại thiền viện khi bạn của ta bị đối xử một cách bất công như thế."
Shunkai ngay đêm đó với một b́nh dầu lửa đă phóng hỏa vào ngôi thiền viện cổ xưa có từ năm trăm năm nay và đốt nó cháy rụi hết. Vào buổi sáng nàng bị cảnh sát bắt giữ rồi.
Một ông luật sư trẻ tuổi chú ư đến nàng và cố gắng giúp làm cho án phạt của nàng nhẹ hơn. "Đừng nên giúp tôi," nàng nói với ông ấy. "Tôi có thể quyết định sẽ làm chuyện ǵ khác để rồi lại bị bỏ tù nữa thôi."
Cuối cùng h́nh phạt bảy năm tù cũng măn hạn, và Shunkai được phóng thích khỏi nhà tù, nơi đó ông cai ngục sáu chục tuổi đầu cũng say mê nàng.
Nhưng giờ đây mọi người đều coi nàng như một "con mọt tù." Không ai muốn liên hệ với nàng. Ngay cả các người theo Thiền, những người vốn tin tưởng vào sự giác ngộ giải thoát trong đời này và với tấm thân này, cũng xa lánh nàng. Shunkai khám phá thấy rằng Thiền là một việc và những kẻ theo Thiền lại là một việc hoàn toàn khác biệt. Những thân nhân của nàng cũng tránh xa nàng. Nàng mắc bệnh, nghèo nàn, và yếu đuối.
Nàng gặp một tu sĩ phái Shinshu ông ta dạy nàng danh hiệu Đức Quán Thế Âm, nhờ vậy Shunkai t́m được niềm an ủi và thanh thản trong tâm hồn. Nàng qua đời khi c̣n rất xinh đẹp và gần ba mươi tuổi đầu.
Nàng đă cố gắng viết lại câu chuyện riêng của nàng để kiếm sống cho chính nàng và một phần câu chuyện thời nàng kể lại cho một người phụ nữ viết. Bởi thế câu chuyện đă tới tai dân chúng Nhật Bản. Những kẻ đă từng từ bỏ Shunkai, những kẻ đă từng vu cáo và ghét bỏ nàng, nay đọc chuyện về đời nàng trong nước mắt hối hận.
12. Ông Tàu sung sướng
Bất cứ ai đi quanh các phố Tàu ở Mỹ cũng đều nhận thấy những pho tượng của một ông mập mạp vác một cái bị bằng vải. Những người buôn bán Trung Hoa gọi ông ta là Ông Tàu Sung Sướng hay Ông Phật Cười.
Ông Hotei này sống ở đời nhà Đường. Ông chẳng có ḷng ham muốn tự gọi ḿnh là một thiền sư hoặc thâu nạp nhiều đệ tử quanh ông. Thay vào đó ông đi khắp phố phường với một cái bị lớn trong đó ông đựng các món quà như kẹo, trái cây, hay bánh. Những thứ này ông sẽ mang phân phát cho những đứa trẻ con hay quây quần quanh ông chơi đùa. Ông đă tạo lập một vườn trẻ ngoài đường phố.
Mỗi khi ông gặp một người tôn sùng đạo Thiền ông liền ch́a tay của ông ra và nói: "Cho tôi xin một xu." Và nếu có ai đó yêu cầu ông trở về một thiền viện để dạy dỗ người khác, ông lại trả lời là: "Cho tôi xin một xu."
Một lần ông đang làm cái công việc chơi đùa, có một thiền sư khác t́nh cờ đi ngang và hỏi: "Thế nào là ư nghĩa của Thiền?"
Hotei lập tức buông rơi cái bị của ông xuống đất để trả lời một cách yên lặng.
"Vậy th́," thiền sư kia hỏi, "cái thực dụng của Thiền là ǵ?"
Tức khắc Ông Tàu Sung Sướng quăng cái bị lên vai ông và tiếp tục con đường của ḿnh.
13. Một Ông Phật
Sống tại Đông Kinh vào thời đại Minh Trị có hai ông thầy nổi bật với tính t́nh trái ngược hẳn nhau. Một ông là Unsho, giáo sư ở Shingon, giữ giới luật của Phật một cách nghiêm túc. Ông không bao giờ uống đồ uống có chất rượu, cũng chẳng ăn sau mười một giờ sáng. Ông thầy kia, Tanzan, một giáo sư triết học tại trường đại học hoàng gia, chẳng hề bao giờ giữ giới. Khi ông thấy thích ăn th́ ông ăn, và khi ông thấy thích ngủ lúc ban ngày th́ ông ngủ.
Một hôm Unsho đến thăm Tanzan, lúc đó ông này đang uống rượu, dù cho lưỡi của một Phật tử không được phép đụng tới thứ này dù chỉ một giọt.
"Chào sư huynh," Tanzan lên tiếng đón mừng. "Uống một ly nhé?"
"Tôi chẳng bao giờ uống!" Unsho lớn tiếng một cách nghiêm trang.
"Ai không uống đâu có c̣n là người nữa," Tanzan nói.
"Sư huynh định coi tôi không phải là người chỉ v́ tôi không ham những thứ chất lỏng độc hại à!" Unsho la lớn giận dữ. "Vậy nếu tôi không phải là người th́ tôi là cái ǵ vậy?"
"Một ông Phật," Tanzan trả lời
14. Đường Bùn Lầy
Tanzan và Ekido một lần cùng đi với nhau xuống một con đường lầy lội. Một cơn mưa nặng hạt vẫn c̣n đang rơi.
Tới một khúc quanh, họ gặp một cô gái dễ thương trong bộ áo kimono và đai lưng bằng lụa, không thể băng qua ngă tư đường được.
"Đi nào cô bé," Tanzan liền nói. Đưa tay nhấc bổng cô gái, ông đưa cô qua vũng bùn.
Ekido không nói năng lại nữa cho măi đến tối hôm đó khi họ tới một ngôi chùa tạm trú. Rồi tự ḿnh không thể nhịn được thêm nữa. "Những nhà sư chúng ta không đến gần phụ nữ," ông nói với Tanzan, "nhất là không được gần những người trẻ và đẹp. Nguy hiểm đấy. Tại sao sư huynh lại làm như vậy chứ?"
"Tôi đă bỏ cô gái lại chỗ đó rồi," Tanzan nói. "Sư huynh vẫn c̣n mang cô ấy theo hay sao?"
15. Shoun Và Mẹ
Shoun đă trở thành một ông thầy của phái Thiền Soto. Khi ông c̣n là một thiền sinh cha ông qua đời, để lại cho ông phải chăm nom bà mẹ già.
Mỗi khi Shoun đến thiền đường ông đều dẫn mẹ theo với ông. V́ bà theo bên cạnh ông, cho nên mỗi khi ông viếng các tu viện ông không thể sống cùng các nhà sư. Do đó ông xây một căn nhà nhỏ và săn sóc bà ở đó. Ông thường chép kinh, những bài kệ Phật giáo, và nhờ cách đó mà nhận được ít tiền để mua thực phẩm.
Khi Shoun mua cá cho mẹ ông, người ta giễu cợt ông, bởi v́ một ông sư không được ăn cá. Nhưng Shoun chẳng thèm lưu tâm tới. Tuy nhiên, mẹ ông lại đau khổ khi thấy mọi người cười chê con bà. Cuối cùng bà bảo Shoun: "Mẹ nghĩ mẹ có thể trở thành một ni cô được. Mẹ cũng có thể là một người ăn chay nữa." Bà liền thực hiện điều đó và hai mẹ con tu học cùng nhau.
Shoun yêu thích âm nhạc và từng là một ông thầy về đàn hạc, thứ đàn mà mẹ ông cũng biết chơi. Vào những đêm trăng tṛn, hai mẹ con thường ḥa đàn cùng nhau.
Một buổi tối có một cô gái trẻ đi ngang nhà họ và nghe thấy tiếng nhạc. Cảm động sâu xa, cô mời Shoun đến thăm cô vào đêm hôm sau và chơi đàn. Ông nhận lời mời. Một vài ngày sau ông gặp cô gái trẻ ở ngoài phố và cám ơn cô về ḷng hiếu khách của cô. Những người khác cười nhạo ông. Ông đă ghé thăm nhà của một cô gái đứng đường.
Một hôm Shoun phải đi đến một ngôi chùa ở xa để thuyết giảng. Một vài tháng sau đó ông trở về nhà và mới hay mẹ qua đời. Bạn bè trước đó không biết liên lạc với ông ở đâu, nên tiến hành đám tang.
Shoun bước đến và gơ lên quan tài bằng cây thiền trượng của ḿnh. "Thưa mẹ, con của mẹ đă trở về," ông nói.
"Mẹ vui mừng khi thấy con đă trở về, con ạ!" ông trả lời thay cho mẹ ông.
"Vâng, con cũng rất vui mừng," Shoun đáp lại. Rồi ông loan báo với mọi người ở chung quanh ông: "Tang lễ xong rồi. Quư vị có thể chôn cất thi hài."
Khi Shoun về già, ông biết sắp tới cuối đời. Ông liền gọi các đệ tử đến quây quần chung quanh ông vào buổi sáng, bảo họ rằng ông sẽ viên tịch vào buổi trưa. Đốt hương trước ảnh của mẹ ông và của người thầy cũ của ông, ông viết một bài thơ:
Trong năm mươi sáu năm trời ta đă cố sống cho thật tốt đẹp nhất,
Lang thang trong cơi trần gian này.
Giờ đây mưa đă ngừng rơi, mây đang trôi tản mác,
Bầu trời xanh xuất hiện một bóng trăng tṛn.
Các đệ tử của ông tụ họp quanh ông, tụng kinh, và Shoun ra đi trong tiếng nguyện cầu.
16. Không Xa Cơi Phật
Một sinh viên đại học khi viếng thăm Gasan đă hỏi ông: "Có bao giờ ngài đọc Thánh Kinh Thiên Chúa không?
"Không, hăy đọc kinh đó cho ta nghe," Gasan nói.
Chàng sinh viên mở cuốn Thánh Kinh và đọc trong phần Thánh Matthew: "Và các ngươi lo nghĩ làm chi về phần đồ mặc? Hăy ngẫm xem hoa huệ ngoài cánh đồng, chúng mọc lớn lên như thế nào. Chúng chẳng hề lao khổ, chúng cũng chẳng kéo chỉ, và tuy nhiên ta nói cùng các ngươi rằng dù cho Solomon vinh quang biết mấy, cũng không ăn mặc được bằng một trong những hoa ấy... V́ vậy cho nên, chớ lo nghĩ ǵ cho ngày mai, v́ ngày mai sẽ tự lo nghĩ cho mọi sự của ngày mai."
Gasan nói: "Bất cứ người nào đă thốt ra những lời đó ta coi như là một người đă giác ngộ rồi."
Chàng sinh viên tiếp tục đọc: "Hăy xin và cái đó sẽ cho ngươi, hăy t́m và ngươi sẽ thấy; hăy gơ và cái đó sẽ mở cho ngươi. V́ mọi người ai xin th́ được, và ai t́m th́ thấy, và ai gơ th́ được mở cho."
Gasan phê b́nh: "Thật là tuyệt vời. Vị nào đă nói điều đó thời không xa cơi Phật."
17. Hà Tiện Lời dạy
Một y sĩ trẻ ở Đông Kinh tên là Kusuda gặp một người bạn từ hồi đại học, người này đang nghiên cứu về Thiền. Anh y sĩ trẻ hỏi người đó Thiền là ǵ.
"Tôi không thể nói được cho bạn cái đó là ǵ," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn. Nếu anh hiểu được Thiền, anh sẽ không c̣n sợ chết nữa."
"Được thôi," Kusuda nói. "Tôi sẽ thử điều đó. Ở đâu mà tôi có thể t́m gặp được một ông thầy?"
"Hăy tới thầy Nan-in," người bạn bảo anh ta.
Thế là Kusuda đi t́m thăm Nan-in. Anh mang theo một con dao găm dài chín phân rưỡi để xem chính ông thầy có thực sự sợ chết hay không.
Khi Nan-in trông thấy Kusuda, ông nói lớn tiếng: "Chào bạn. Bạn khỏe không? Chúng ḿnh không gặp nhau đă lâu lắm rồi!"
Việc này khiến Kusuda bối rối, anh trả lời: "Chúng ta chưa từng gặp nhau trước đây mà."
"Đúng thế," Nan-in trả lời "Tôi nhầm anh với một y sĩ khác anh ấy đang thụ huấn ở đây."
V́ khởi đầu như vậy, Kusuda đă mất đi cơ hội của anh để thử thách ông thiền sư, v́ thế anh ta miễn cưỡng hỏi xem anh có thể học Thiền được hay không?
Nan-in nói: "Thiền chẳng phải là một chuyện khó khăn. Nếu anh là một y sĩ, hăy chữa trị cho các bệnh nhân của anh với hảo tâm. Đó là Thiền."
Kusuda đă đến viếng Nan-in ba lần. Mỗi lần Nan-in đều nói với anh cùng một câu như vậy. "Một y sĩ chớ nên phí phạm thời giờ ở quanh đây. Hăy đi về nhà và chăm sóc các bệnh nhân của anh."
Kusuda chưa thấy được sáng tỏ tại sao lời giảng dạy như vậy có thể làm tan đi nỗi sợ chết. V́ thế đến lần viếng thăm thứ tư anh phàn nàn: "Bạn con bảo con rằng khi ai học thiền th́ không c̣n sợ chết nữa. Mỗi lần con đến đây tất cả những điều thầy bảo con chỉ là phải chăm sóc cho bệnh nhân của con. Con biết nhiều về việc đó chứ. Nếu đó là cái gọi là Thiền của thầy th́ con sẽ không đến thăm thầy nữa đâu."
Nan-in mỉm cười và vỗ vai anh y sĩ. "Ta đă quá nghiêm khắc với anh. Để ta đưa cho anh một công án." Ông trao cho Kusuda công án về "Không" của Triệu Châu để quán tưởng, đó là vấn đề đốn ngộ tâm đầu tiên trong cuốn sách có tên là Vô Môn Quan.
Kusuda suy tư về vấn đề "Không" này trong hai năm trời. Cuối cùng anh nghĩ rằng anh đă ngộ được chân tâm. Nhưng ông thầy của anh phê phán: "Anh chưa đạt vào."
Kusuda tiếp tục tập trung quán tưởng thêm một năm rưỡi nữa. Tâm của anh bắt đầu ổn định. Các vấn đề được lư giải. Cái "Không" trở thành chân lư. Anh ta phục vụ bệnh nhân của anh đàng hoàng và chính anh cũng chẳng hề nhận biết là anh đă không c̣n quan tâm về chuyện sống và chết nữa.
Từ đó mỗi khi anh đến thăm Nan-in, ông thầy già của anh chỉ mỉm cười.
18. Một ngụ ngôn
Đức Phật kể một ngụ ngôn trong một kinh:
Một người đi ngang qua một cánh đồng và gặp một con hổ. Anh chàng chạy trốn, con hổ đuổi theo anh. Tới một bờ vực sâu, anh nắm được vào rễ một cây nho dại và đu ḿnh xuống qua bờ vực. Con hổ đánh hơi anh ở phía bên trên. Run sợ anh chàng nh́n xuống, phía xa bên dưới, lại thấy một con hổ khác đang chờ ăn thịt anh. Chỉ có cây nho giúp đỡ anh.
Hai con chuột, một con trắng và một con đen, đang bắt đầu gậm nhấm bứt cây nho dần dần từng chút một. Anh chàng nh́n thấy một quả dâu ngon gần bên anh. Một tay nắm cây nho, tay kia anh hái quả dâu. Dâu nếm sao ngon ngọt đến thế.
19. Đệ Nhất Đế
Khi ai đến thiền viện Obaku ở Kyoto đều nh́n thấy có khắc trên cổng những chữ "Đệ Nhất Đế". Những chữ to một cách bất thường, và với những người biết thưởng thức lối viết thư họa ai cũng luôn khâm phục những chữ này là một tuyệt tác. Những chữ này do Kosen vẽ hai trăm năm về trước.
Khi ông thầy vẽ những chữ này ông vẽ trên giấy, rồi người thợ mới dựa theo đó mà khắc lớn ra vào gỗ. Khi Kosen phác họa chữ th́ một chú học tṛ dạn dĩ ở gần bên ông, chú mài cả mấy hũ mực cho việc phác họa và cũng không ngừng b́nh phẩm công tŕnh của ông thầy chú.
"Cái đó không đẹp," chú thưa với Kosen sau lần vẽ thử thứ nhất.
"Cái kia th́ thế nào?"
"Xấu. Dở hơn trước, " chú học tṛ lên tiếng.
Kosen nhẫn nại viết hết bản này qua bản khác cho đến khi tám mươi tư bản "Đệ Nhất Đế" đă chất đống mà chẳng được học tṛ chấp nhận.
Thế rồi, đến khi anh chàng trẻ tuổi bước ra ngoài trong chốc lát, Kosen nghĩ: "Bây giờ là cái cơ hội của ta để thoát ra khỏi con mắt sắc sảo của nó," và ông liền viết một cách vội vă, với một tâm trạng không c̣n bối rối: "Đệ Nhất Đế."
"Một tuyệt tác." chú học tṛ reo lên.
20. LờI Khuyên Của Một Bà Mẹ
Jiun, một thiền sư Shingon, là một học giả chữ Phạn nổi tiếng vào thời đại Tokugawa. Lúc c̣n trẻ ông thường hay diễn thuyết cho các anh em bạn học.
Mẹ của ông nghe được về chuyện này và viết cho ông một lá thư:
"Con à, mẹ không nghĩ rằng con trở thành một người hiến ḿnh vào cửa Phật bởi v́ con muốn trở thành một cuốn tự điển sống cho các người khác. Sự hiểu biết và phê phán, vinh quang và danh dự cũng chẳng đi đến đâu. Mẹ muốn con hăy chấm dứt cái việc diễn thuyết đó đi. Hăy tự lánh ḿnh trong một thiền viện nhỏ bé ở một nơi xa xôi trong núi. Con hăy dành th́ giờ của ḿnh để thiền định và bằng cách đó mà đạt sự chứng ngộ thật sự."
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 20 of 52: Đă gửi: 25 July 2005 lúc 6:26am | Đă lưu IP
|
|
|
21. Âm thanh Của Một Bàn Tay
Thiền sư của chùa Kennin là Mokurai, Tiếng Sấm Yên Lặng. Ông có một đệ tử bảo trợ nhỏ tên là Toyo chỉ mới mười hai tuổi. Toyo thấy các môn đồ lớn tuổi hơn đến thăm pḥng thầy vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối để được chỉ dạy về thiền định an tâm theo đó họ được trao cho những công án để ngăn chặn cho tâm khỏi chao động.
Toyo cũng mong ước được ngồi tham thiền.
"Hăy chờ đợi thêm ít lâu," Mokurai bảo. "Con hăy c̣n nhỏ lắm."
Nhưng cậu bé nài nỉ, nên cuối cùng ông thầy ưng thuận.
Vào buổi tối cậu bé Toyo đến bên ngoài ngưỡng cửa pḥng thiền của Mokurai vào một thời điểm thích hợp. Cậu đánh chiêng báo hiệu ḿnh hiện diện, cúi chào cung kính ba lần phía ngoài cửa, rồi đến ngồi trước mặt thầy yên lặng kính cẩn.
"Con có thể nghe thấy âm thanh của hai bàn tay khi chúng vỗ vào nhau," Mokurai nói. "Bây giờ hăy cho ta biết về âm thanh của một bàn tay."
Toyo cúi chào và lui về pḥng ḿnh mà nghiên cứu vấn đề này. Từ cửa sổ pḥng ḿnh cậu có thể nghe thấy âm nhạc của các cô đào hát. "A! Ta thấy được rồi!" cậu reo lên.
Đêm hôm sau, khi thầy của cậu bảo cậu diễn tả âm thanh của một bàn tay, Toyo bắt đầu chơi âm nhạc của các cô đào hát.
"Không, không," Mokurai nói. "Chẳng bao giờ như vậy đâu. Cái đó không phải là âm thanh của một bàn tay. Con chưa thâu thái được ǵ hết."
Cho rằng âm nhạc như thế có thể làm gián đoạn, Toyo di chuyển chỗ ở của cậu đến một nơi yên tĩnh. Cậu ta lại tham thiền. "Âm thanh của một bàn tay có thể là ǵ?" Cậu chợt nghe tiếng nước nhỏ giọt. "Ta thấy rồi," Toyo tưởng tượng.
Lần sau khi cậu đến trước mặt thầy của cậu, Toyo bắt chước tiếng nước nhỏ giọt.
"Đó là cái ǵ vậy?" Mokurai hỏi. "Đó là tiếng nước nhỏ giọt, nhưng không phải là âm thanh của một bàn tay. Cố nữa đi."
Toyo trầm tư để nghe âm thanh của một bàn tay nhưng chẳng ăn thua ǵ. Cậu nghe thấy tiếng thở dài của gió. Nhưng âm thanh bị bác bỏ.
Cậu nghe thấy tiếng kêu của một con cú. Tiếng đó cũng bị từ chối.
Âm thanh của một bàn tay không phải là những con châu chấu.
Cả đến hơn mười lần Toyo đến viếng thăm Mokurai với các âm thanh khác nhau. Tất cả đều sai. Gần suốt một năm cậu cứ nghĩ ngợi xem âm thanh của một bàn tay là thế nào.
Sau cùng cậu bé Toyo nhập vào thiền định thật sự và vượt qua tất cả các âm thanh. "Ta không c̣n thâu thập được thêm ǵ nữa," cậu giải thích về sau này, "bởi vậy ta đă đạt tới âm thanh không âm thanh."
Toyo đă ngộ được âm thanh của một bàn tay.
22. Tim Ta Cháy Như Lửa
Soyen Shaku, thiền sư đầu tiên tới Châu Mỹ, nói: "Tim ta cháy như lửa nhưng mắt ta lạnh như tro tàn." Ngài đặt ra những quy luật sau mà ngài thực hành mỗi ngày trong cuộc đời ngài.
Buổi sáng trước khi khoác y phục, hăy thắp nhang và thiền định.
Lui vào an nghỉ theo một giờ giấc nhất định. Nhận phần ăn uống vào những lúc nhất định. Ăn điều độ và không bao giờ tới mức thỏa măn.
Tiếp một người khách với cùng một thái độ mà bạn có khi ở một ḿnh. Khi ở một ḿnh, cũng giữ nguyên thái độ như lúc bạn tiếp khách.
Lưu ư vào điều ǵ bạn nói, và bất cứ bạn nói điều chi, hăy thực hành điều đó.
Khi một cơ hội đến đừng để nó trôi đi, tuy nhiên luôn luôn suy nghĩ hai lần trước khi hành động.
Đừng nuối tiếc quá khứ. Hăy nh́n tới tương lai.
Nên có thái độ không hăi sợ của một người anh hùng và trái tim thương yêu của một đứa trẻ.
Khi đi ngủ, hăy ngủ như là bạn đang bước vào giấc ngủ cuối cùng của bạn. Khi thức dậy, hăy rời bỏ cái giường lại phía sau bạn ngay tức khắc như là bạn vứt bỏ đi một đôi giày cũ.
23. Sự Ra Đi Của ESHUN
Khi Eshun, thiền sư ni, đă ngoài sáu mươi tuổi và sắp ĺa cơi dương gian này, bà bảo một vài sư chất củi thành đống ở trong sân.
Đích thân ngồi vững vàng ở ngay giữa giàn hỏa táng, bà ra lệnh châm lửa ở xung quanh giàn.
"Sư bà ơi!" một sư kêu lớn lên, "trong đó có nóng không?"
"Chuyện như thế chỉ có kẻ ngu xuẩn như ngươi mới quan tâm đến mà thôi," Eshun trả lời.
Ngọn lửa bốc lên cao, và bà qua đời.
24. Tụng Kinh
Một bác nông dân thỉnh một thầy tu phái Tendai tụng kinh cho vợ bác ta, bà ấy vừa qua đời. Sau khi kinh tụng đă xong, bác nông dân hỏi: "Thầy có nghĩ rằng vợ tôi sẽ được phước v́ việc này không?"
"Không những chỉ vợ bác, mà tất cả chúng sinh hữu t́nh đều được hưởng phước trong việc tụng kinh," thầy tu trả lời.
"Nếu thầy nói mọi chúng sinh hữu t́nh đều được hưởng phước," bác nông dân nói, "vợ tôi có lẽ rất yếu đuối và những người khác sẽ dành mất phần của bà ấy, tranh phần phước mà bà ấy đáng lẽ được hưởng. Cho nên xin thầy làm ơn tụng kinh cho riêng bà ấy thôi."
Thầy tu giải thích rằng mong ước của một người Phật tử là hồi hướng phước báu và công đức cho tất cả mọi chúng sinh.
"Đó là một lời dạy cao quư," bác nông dân kết luận, "nhưng xin thầy hăy cho một ngoại lệ. Tôi có một tên hàng xóm, hắn thô lỗ và xấu ác với tôi. Chỉ xin thầy loại bỏ tên đó ra khỏi cái thành phần chúng sinh hữu t́nh kia thôi."
25. Ba Ngày Nữa
Suiwo, đệ tử của Hakuin, là một thiền sư giỏi. Trong một mùa an cư kiết hạ, một đệ tử từ một ḥn đảo miền nam Nhật Bản đến thăm thầy.
Suiwo trao cho anh ta một công án: "Hăy nghe âm thanh của một bàn tay."
Anh đệ tử ở lại ba năm trời mà vẫn chưa vượt qua được cuộc trắc nghiệm này. Một đêm anh ta mắt đẫm lệ t́m đến Suiwo. "Con phải trở về miền nam trong sự nhục nhă và ngượng ngùng," anh ta thưa, "v́ con không thể giải đáp được vấn đề của con."
"Hăy đợi thêm một tuần nữa và siêng năng thiền định." Suiwo khuyên. Anh đệ tử vẫn không giác ngộ được. "Hăy cố gắng thêm một tuần nữa," Suiwo nói. Anh đệ tử vâng lời, nhưng vô ích.
"Vậy thêm một tuần nữa." Tuy nhiên vẫn không có hiệu quả. Anh đệ tử thất vọng xin được băi miễn, nhưng Suiwo yêu cầu thêm năm ngày thiền định nữa. Không có kết quả ǵ. Rồi ông nói: "Thiền định thêm ba ngày nữa, nếu anh không đạt được giác ngộ th́ tốt hơn hết là anh nên tự tử đi."
Đến ngày thứ hai anh đệ tử giác ngộ.
26. Đối thoại dành chỗ trú ngụ
Nếu mở một cuộc tranh luận về Phật pháp và thắng được các người đang cư trú ở nơi đó th́ bất kỳ một nhà sư nào lang thang đi thuyết pháp cũng có thể được lưu lại trong một thiền viện. Nếu nhà sư đó bị bại, sư phải đi nơi khác.
Trong một thiền viện ở miền bắc Nhật Bản có hai ông sư huynh đệ kia đang cư ngụ cùng với nhau. Sư huynh th́ có học thức, nhưng sư đệ th́ ngu dốt và chỉ có một con mắt.
Một nhà sư lang thang ghé đến và xin trú ngụ, đă chính thức thách họ tranh luận về giáo pháp thượng thừa. Sư huynh, ngày hôm đó đă mệt mỏi v́ nghiên cứu nhiều, nói sư đệ thay thế ḿnh. "Đi ra và đề nghị đối thoại trong tĩnh lặng" sư huynh cẩn thận dặn ḍ.
Bởi thế nhà sư trẻ và người khách lạ cùng đi tới trước bàn thờ Phật và ngồi xuống.
Một lát sau đó, người du khách đứng dậy rồi đi vào gặp sư huynh và nói: "Sư đệ của ông quả là một tay phi thường. Ông ấy đánh bại tôi rồi."
"Hăy thuật lại cuộc đối thoại cho tôi nghe," sư huynh nói.
"Được chứ!" người du khách kể, "thoạt tiên tôi giơ lên một ngón tay, tượng trưng cho Đức Phật, đấng Giác Ngộ. Cho nên ông ấy liền giơ lên hai ngón tay, biểu hiệu cho Đức Phật và giáo pháp của ngài. Tôi giơ lên ba ngón tay, tượng trưng cho Đức Phật, giáo pháp của ngài và các môn đệ của ngài sống một cách ḥa đồng. Lúc đó ông ấy liền giơ nắm đấm vào mặt tôi, ám chỉ rằng cả ba đều khởi từ một sự chứng ngộ. Như vậy là ông ấy đă thắng và v́ thế tôi không có quyền lưu lại nơi đây." Nói xong, người du khách ra đi.
"Cái tên đó đâu rồi?" sư đệ chạy vào hỏi sư huynh.
"Ta biết rằng sư đệ đă thắng cuộc tranh luận."
"Chẳng thắng cái quái ǵ cả. Tôi sẽ đập cho hắn một trận."
"Kể cho ta biết đề tài tranh luận," sư huynh hỏi.
"Tại sao à! Ngay lúc hắn vừa trông thấy em hắn giơ một ngón tay lên, sỉ nhục em bằng cách ám chỉ rằng em chỉ có một con mắt. V́ hắn là người lạ nên em nghĩ rằng em nên lịch sự với hắn, bởi thế em giơ lên hai ngón tay, chúc mừng hắn rằng hắn có hai con mắt. Rồi th́ tên hèn hạ vô lễ lại giơ lên ba ngón tay, muốn tỏ lộ rằng giữa hai người chúng ta chỉ có ba con mắt. Cho nên em phát điên lên định đấm hắn, nhưng hắn lại chạy ra mất và rốt cuộc chỉ có vậy thôi!"
27. Giọng Nói Của Hạnh Phúc
Sau khi Bankei ĺa trần, một người mù sống cạnh thiền viện của thiền sư kể với một người bạn rằng: "V́ tôi mù, tôi không thể nào nh́n thấy được mặt người, cho nên tôi phải đoán tâm tánh của người qua thanh âm tiếng nói của người đó. Thông thường khi tôi nghe thấy ai chúc mừng người khác được hạnh phúc hay thành công, tôi cũng nghe được một cái giọng ganh tị thầm kín. Khi nghe lời chia buồn với điều bất hạnh của người khác, tôi nghe có sự vui thích và măn nguyện, tưởng chừng như kẻ đang chia buồn nhưng thật sự sung sướng v́ có chút ǵ bỏ lại để cho ḿnh kiếm chác trong cơi riêng tư.
"Tuy nhiên, với bao kinh nghiệm của tôi, giọng nói của Bankei luôn luôn thành thực. Mỗi khi ông bầy tỏ sự vui sướng, tôi chỉ nghe thấy giọng sướng vui mà thôi, và mỗi khi ông tỏ ra phiền muộn, tôi chỉ nghe thấy một giọng muộn phiền."
28. Hăy Mở Kho châu Báu Của riêng ông
Daiju đến thăm thiền sư Baso ở Trung Hoa. Baso hỏi: "Ông t́m ǵ vậy?"
"Sự giác ngộ," Daiju trả lời.
"Ông có kho châu báu của riêng ông. Tại sao ông phải kiếm ở bên ngoài?" Baso hỏi.
Daiju ḍ hỏi: "Kho châu báu của tôi ở đâu?"
Baso trả lời: "Cái mà ông đang hỏi là kho châu báu của ông đấy."
Daiju giác ngộ! Từ đấy về sau này ông hối thúc các bạn bè của ông: "Hăy mở kho châu báu của riêng ông và hăy xử dụng những của báu này."
29. Không Nước, Không Trăng
Khi ni cô Chiyono học Thiền với Bukko của phái Engaku, cô không đạt được kết quả của sự thiền định trong một thời gian dài.
Sau cùng vào một đêm sáng trăng cô xách nước trong một cái thùng xô cũ buộc bằng nan tre. Nan tre bị đứt và cái đáy rớt ra khỏi thùng xô, và ngay vào lúc đó Chiyono được giác ngộ.
Để kỷ niệm, cô viết một bài thơ:
Bằng cách đó và ta đă cố bảo toàn
cái thùng xô cũ
V́ dây nan tre đă yếu và sắp đứt
Cho đến lúc cuối cùng cái đáy rớt ra.
Không c̣n nước trong thùng nữa!
Không c̣n trăng trong nước nữa!
30. Danh Thiếp
Keichu, đại thiền sư thời Minh Trị, là người đứng đầu của Tofuku, một tu viện ở Kyoto. Một ngày thống đốc của Kyoto đến viếng thăm ngài lần đầu tiên.
Người hầu cận của ngài tŕnh vào tấm thiếp của vị thống đốc, đọc thấy là: Kitagaki, Thống đốc Kyoto.
"Ta không có việc ǵ dính dáng với một kẻ như thế," Keichu nói với người hầu cận của ngài. "Hăy bảo ông ấy ra khỏi nơi đây."
Người hầu cận mang tấm thiếp ra đưa lại với lời cáo lỗi. "Đó là sự lầm lẫn của tôi," vị thống đốc nói, và lấy bút ch́ ông gạch bỏ đi mấy chữ Thống đốc Kyoto. "Hăy thưa lại với thầy anh."
"Ồ! đấy là Kitagaki ư?" thiền sư reo lên khi ông nh́n thấy tấm thiếp. "Ta muốn gặp ông bạn đó."
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|