Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 218 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Bí Mật Nhà Rường ! Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
hukhong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 November 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 1 of 4: Đă gửi: 29 November 2005 lúc 2:45am | Đă lưu IP Trích dẫn hukhong

Trông lúc lướt Net sưu tầm được mấy bài ,xin các bác đọc lấy thảo !!!

Nét đẹp nhà rường Huế xưa
Ngót một thế kỷ rưỡi, Huế là kinh đô của nhà Nguyễn (1802 - 1945), triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Trong suốt thời gian ấy, Huế từng là nơi hội tụ tinh hoa của cả nước. Tất cả mọi cái ăn, ở đến sinh hoạt đều được nâng lên tầm nghệ thuật.
Nếp nhà vốn được người Việt coi trọng, ở đây càng được trau chuốt hơn, nhất là ở những gia đ́nh danh gia vọng tộc hoặc chí ít cũng thuộc hàng khá giả trong xă hội. Nhà của các tầng lớp ở Huế, từ trung lưu trở lên ngày xưa thường được làm theo kiểu nhà rường và tùy theo khả năng kinh tế của chủ nhân mà nhà được làm lớn hay nhỏ, trang trí cầu kỳ hay đơn giản.
Rường là cách gọi rút ngắn của rường cột. Nhà rường là loại nhà có hệ thống cột kèo gỗ, được dựng lên theo những quy cách nhất định, thường kiến trúc theo h́nh chữ đinh, chữ khẩu, chữ công hoặc nội công ngoại quốc. Dù to lớn đến đâu, nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng hệ thống chốt và mộng gỗ, để có thể lắp ráp và tháo gỡ dễ dàng. Số gian trong nhà được phân định bằng hàng cột, chỉ có hai trái ở hai đầu nhà là phân cách với các gian giữa bằng vách ngăn.
Mọi mặt của đời sống đế đô đều bị chi phối bởi phong tục và lễ nghi. Việc làm nhà của cư dân cũng không nằm ngoài luật lệ vua ban. Ví như năm Minh Mạng thứ ba (1822) có ban hành một đạo dụ, quy định, tất cả nhà cửa, dù là phủ của hoàng thân quốc thích cũng không được làm quá ba gian hai trái. Cụ Đông các đại học sĩ Thân Trọng Huề, khi dựng nhà ở Gia Hội đă thay hai trái bằng hai gian, làm thành nhà năm gian để không phạm vào phép vua.
Để tránh ảnh hưởng của mưa băo và không vượt quá chiều cao của cung điện, nhà ở Huế được làm khá thấp, mái nhà có độ dốc lớn để thoát nước mưa. Nhà rường Huế có kích thước nhỏ. Nhà một gian hai trái ít khi dài quá tám thước tây. Ngôi nhà rường ba gian hai trái dài nhất cũng chỉ khoảng mười hai thước. Những gia đ́nh đông người, chủ nhân thường phải xây thêm nhà ngang, nhà phụ làm chỗ ở. Nhà rường Huế được chạm khắc rất công phu. Mỗi đ̣n, kèo, cột... trong nhà thật sự là một bức họa nổi. Tùy theo khuynh hướng và khiếu thẩm mỹ của chủ nhân, hoa văn được dùng trong trang trí rất đa dạng, bao gồm: tứ linh, bát bửu, mai - điểu - trúc - tước, gô đồng - phụng, liễu - mă, liên - áp, nho - sóc, lựu -thử... Những chi tiết nhỏ nhất tận trong ngóc ngách không ai để ư cũng không bao giờ bị bỏ sót khi chạm trổ. Gỗ dùng để dựng nhà được chọn lựa rất kỹ. Người ta thường dùng những loại gỗ như kiền, gơ, mít rừng. Phần chính của ngôi nhà rường ba gian hai chái ở Huế trung b́nh có 56 cột, số lượng kèo, xà và đ̣n tay cần chạm trổ v́ thế tính ra rất nhiều. Một tốp thợ lành nghề tám người cũng phải mất hơn hai năm để hoàn thành phần mộc của ngôi nhà. Khi phần mộc và các nguyên vật liệu khác đă đầy đủ, gia chủ sẽ chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ Thượng Lương, tức lễ dựng đ̣n nóc cho căn nhà. Lễ vật chính trên bàn thờ là một lá bùa bát quái trấn trạch. Trên đó ghi ngày làm lễ, tuổi của gia chủ. Phần trên của lá cờ có gắn hai lá thiên tuế để cầu cho sự trường tồn của căn nhà, mép dưới lá cờ gắn 2, 4 hoặc 6 đồng tiền cổ để cầu tài lợi cho gia chủ. Ngoài hương trà hoa quả, trên bàn thờ c̣n bày thêm gạo, vàng mă. Những người thợ cũng để lên bàn thờ mỗi người một đĩa gạo, tiền để xin lộc của lá bùa. Người thợ cả c̣n để thêm một chiếc khăn đầu ŕu màu đỏ lên đĩa của ḿnh và dùng khăn đó chít đầu khi dựng đ̣n nóc. Khi hành lễ, gia chủ sẽ khấn bài lễ Thượng Lương với năm câu phụng thỉnh các vị tổ của nghề xây nhà. Một trong những vị ấy là Lỗ Ban. Một vị khác không kém phần quan trọng là Cửu Thiên Huyền Nữ, chúa tể của các vật liệu trong thiên nhiên để bà cho phép dùng gỗ làm nhà.
Hướng nhà được ấn định bằng cách xem tuổi của chủ nhà. Kích thước nhà và cửa ngơ rất được coi trọng. Người ta cho rằng sự hưng thịnh của gia chủ về sau bị chi phối bởi những yếu tố này. Chính v́ vậy mà cây thước Lỗ Ban là dụng cụ không thể thiếu trong việc xây cất nhà.
(c̣n tiếp)

Sửa lại bởi hukhong : 29 November 2005 lúc 3:02am
Quay trở về đầu Xem hukhong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hukhong
 
kimcangtri
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 January 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 321
Msg 2 of 4: Đă gửi: 29 November 2005 lúc 1:49pm | Đă lưu IP Trích dẫn kimcangtri

Chào Bạn HuKhong !
Xin góp vui vài điều cùng bài viết của Bạn ,
Khi Thượng Lương hoặc Trấn Bát Quái theo Lỗ Ban Thuật th́ Thỉnh như sau :

PHỤNG THỈNH CỬU THIÊN HUYỀN NỮ ,THÁI THƯỢNG LẢO QUÂN , THÁNH LẢO TIÊN SƯ , TAM SƠN CỬU HẦU , HUYỀN THIÊN THƯỢNG ĐẾ , LỖ BAN TIÊN SƯ , TRẤN SƠN CHÁNH VỎ GIÁNG HẠ HỘI NGỘ THẦN PHÙ THƯỢNG LƯƠNG (hay Trấn Trạch)CẤP CẤP NHƯ LUẬT LỊNH , SẮC SẮC LỊNH .

Tương truyền trong Thiên Hạ có 4 bộ Xích : Lỗ Ban Xích Bát Môn , Huyền Nữ xích , Ngọc Bích Xích và Thất Tinh Xích . Nghe nói trong Hoàng Cung VN ở Huế thường dùng là Ngọc Bích Xích ?
Cửu Thiên Huyền Nữ tức là Tổ Sư Lỗ Ban đó thôi !
K C T .

__________________
NAM MO^ A DI DDA` PHA^.T .
Quay trở về đầu Xem kimcangtri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kimcangtri
 
hukhong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 November 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 3 of 4: Đă gửi: 29 November 2005 lúc 7:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn hukhong

              Thân Chào Thầy Kim cang tri
     Hu khong cám ơn sự đóng góp của thầy nhằm để khoa huyền bí thêm phần hấp dẩn hơn đối với ai yêu thích môn huyền thuật       

Sửa lại bởi hukhong : 29 November 2005 lúc 7:58pm
Quay trở về đầu Xem hukhong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hukhong
 
hukhong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 November 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 4 of 4: Đă gửi: 30 November 2005 lúc 2:37am | Đă lưu IP Trích dẫn hukhong

Tục truyền, trong quá tŕnh làm nhà, gia chủ phải dùng lễ đối đăi với thợ, nhất là thợ cả. Những người thợ có thể dùng bùa Lỗ Ban để hại gia đ́nh nếu họ bị ngược đăi. Bùa Lỗ Ban có ba loại thượng, trung và hạ. Mỗi loại có 16 cặp để yểm và giải. Tùy theo tuổi và căn cơ cao thấp của chủ nhà, người thợ cả sẽ chọn bùa. Thường người thợ cả vẽ một lá bùa nhỏ giấu vào khe đ̣n tay, kèo hay chân cột khi thuận tiện, có khi yểm thêm một miếng sắt nhỏ khắc ngựa và đao. Những người thợ cả cao tay ấn chỉ cần vẽ bùa trong không khí rồi vỗ vào cột chính cũng đủ cho gia chủ liêu xiêu.
Nhà rường Huế không bao giờ thiếu vườn. Vườn được thiết kế công phu không kém ǵ ngôi nhà chính. Tổng thể nhà vườn được quy hoạch kiến trúc theo các nguyên tắc của thuật phong thủy. Ngôi nhà phải có b́nh phong (nằm phía trước nhà, ngay trên trục chính của gian giữa), hai biểu tượng rồng chầu hổ phục đối xứng hai bên sân, và “minh đường” là yếu tố mặt nước, có thể là cai bể cạn trên sân hoặc cái ao sen nằm sau ḥn non bộ. Trong vườn Huế, người ta thường chưng những chậu cảnh uốn theo các thế, trồng hoa và các loại cây ăn trái. Cây cối đem trồng được chọn lựa rất kỹ. Mỗi thứ cây đều có một ư nghĩa nào đó. Tùng, bách là những cây tiên lăo, trường sinh, chỉ nên trồng trong lăng tẩm; ngô đồng là cây quân tử nên trồng trước nhà; đào ngăn quỷ nhưng quỳnh chiêu gọi ma; cây vả đem lại sự không may mắn nên không trồng gần nhà...
Ngày nay, nhà rường ở Huế c̣n lại không nhiều và mỗi ngôi nhà thật sự là một công tŕnh nghệ thuật độc đáo. Nhà rường Huế là tài sản không những của chủ nhân ngôi nhà, của Huế mà là của cả dân tộc. Nó không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà c̣n có giá trị rất lớn về mặt tinh thần, là một phần tinh hoa cần phải ǵn giữ, bảo tồn để ngoài sông Hương, núi Ngự, c̣n có nét ǵ nhớ về Huế xưa.
Lễ hội tại Lào Cai Lễ nhập tịch của người Dao Họ
Người Dao Họ có 4000 nhân khẩu cư trú ở 29 làng thuộc năm xă huyện Bảo Thắng: Sơn Hà, Sơn Hải, Phú Nhuận, Thái Niên, Tŕ Quang, một xă huyện Bảo Yên (Cam Cọn) và hai xă huyện Văn Bàn (Tân Thượng, Tân An). Người Dao Họ là nhóm địa phương (chỉ có ở Lào Cai) thuộc ngành Dao Quần Trắng trong tộc người Dao ở Việt Nam.
Người Dao Họ ở làng Khe Chẩu có 208 nhân khẩu với 42 hộ gia đ́nh. Khe Chẩu là một làng toàn bộ người dân là Dao Họ cư trú khá biệt lập. Do đó yếu tố văn hoá cổ truyền vẫn được bảo lưu. Kinh tế của người Dao Họ Khe Chẩu là kinh tế nông nghiệp nương rẫy. Bên cạnh tàn dư tôn giáo sơ khai (linh vật giáo, thành đ́nh…), họ c̣n chịu ảnh hưởng sâu đậm của đạo Lăo. Đạo Lăo chi phối phong tục tập quán, lễ nghi đến h́nh thức thờ cúng cũng như quan niệm về thế giới quan.
Lễ nhập tịch của người Dao Họ là một lễ hội theo chu kỳ đời người, là h́nh thức lễ thành đinh. Người Dao từ 13 tuổi trở lên phải làm lễ nhập tịch. Đó là nghi lễ đánh dấu một giai đoạn quan trọng của con người- giai đoạn từ tuổi thiếu niên lên tuổi trưởng thành. Trải qua lễ nhập tịch chàng trai mới được cả cộng đồng công nhận thành viên, mới được thế giới thần linh thừa nhận là một thành viên chính thức có thể làm thầy cúng, có quyền lập bàn thờ. Và khi khuất núi, linh hồn người đó mới về được thế giới tổ tiên. Người chưa "nhập tịch" bị cả cộng đ̣ng coi thường, trong sinh hoạt của cộng đồng (lễ cầu mùa, ma chay, các nghi lễ tôn giáo), chỉ là người phục vụ, không được tham gia với tư cách thành viên của cộng đồng.
Gia đ́nh dự định làm lễ nhập tịch cho con phải chuẩn bị về mọi mặt: gạo, thịt (gà, lợn), tiền rượu. Nhưng khá phức tạp là sự chuẩn bị về đạo cụ, đồ cúng, chọn thầy…
Lễ nhập tịch của mỗi thành viên thường tổ chức theo hai loại h́nh: lập tịch Tam thanh và lập tịch Tam nguyên. Tổ chức theo loại nào là tùy gia đ́nh hoặc ḍng họ. Gia đ́nh vốn có ông bố làm Tam thanh con cái sẽ làm Tam thanh, Ngược lại gia đ́nh có ông bố làm Tam nguyên th́ con cái sẽ làm Tam nguyên. Lễ nhập tịch Tam thanh đơn giản (nên ít người làm). Lễ Tam nguyên tốn kém, phức tạp, thầy cúng Tam nguyên được trọng vọng hơn lên hiện nay nhiều người muốn làm lễ nhập tịch Tam nguyên. Khi quyết định làm theo nghi thức Tam thanh hay Tam nguyên, gia đ́nh sẽ trực tiếp chọn thầy Tam nguyên hay Tam thanh làm thày truyền dạy cho đứa trẻ lập tịch. Thầy Tam thanh là người giỏi về văn, đạo lư gọi là bên đạo, có thầy tổ sư là ba vị Ngọc Thanh, Thái thanh, Thượng Thanh. Thày Tam nguyên là giỏi về pháp thuật, xuất binh có thầy tổ sư là ba vị Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên gọi là bên sư.
Khi chọn thầy, người Dao Họ phải xem cuốn sách "Tiên sinh" chọn ngày tốt để hỏi thầy về đứa trẻ có đủ điều kiện làm lễ lập tịch trong năm nay hay không? Thầy xem tuổi để chọn ngày chọn tháng. Về nhà, gia đ́nh tổ chức cúng tổ tiên "Hỏi ư kiến tổ tiên". 'Câu trả lời" của tổ tiên đồng ư cho gia đ́nh làm lễ lập tịch hay không, được thể hiện ở chân gà dâng cúng. Nếu chân gà đẹp (4 ngón chụm, ngón giữa trùm các ngón bên, ngón cái phải phủ lên hai ngón kia là tổ tiên đồng ư, khi đó chủ nhà mới được chọn thầy). Chủ nhà ghi tên gia chủ, h́nh thức làm lễ vào tờ giấy bản "sây sấu" cắm vào bát hương bàn thờ thầy cúng chọn.
Khoảng từ 7 đến 9 ngày sau, chủ nhà đưa đứa trẻ lập tịch đến gặp thầy dâng lễ cúng. Từ đó ông thầy sẽ trở thành thầy dạy cho đứa trẻ- đứa trẻ phải coi ông thầy như người cha thứ hai của ḿnh. Từ hôm gặp thầy đến ngày làm lễ lập tịch, đứa trẻ chỉ ngủ riêng, giữ "sạch ḿnh"… Việc chọn thầy phải chuẩn bị trước ngày lễ từ một tuần đến 10 ngày để thầy cúng chuẩn bị các đồ lễ cúng: Viết sớ, cắt các tranh cắt giấy mang tính biểu tượng con cá xanh đỏ, cắt cờ, làm mặt nạ, làm đạo cụ múa… Công việc chuẩn bị phức tạp, thầy Tam nguyên phải mời thêm các thầy phụ và đồ đệ đến làm giúp. Thầy cúng và các đồ đệ c̣n luyện tập các nghi thức cúng, thực hiện một số điều kiêng kỵ cho "sạch ḿnh"… Các thày cúng lựa chọn các bộ tranh thờ, sách cúng làm lễ cúng tổ sư trước khi đi cúng.
Làm lán cúng: lán thờ thường được làm gần nhà ở phía bên gian đặt bàn thờ, lán được làm tương tự như ngôi nhà, quây kín bằng lá cọ, chỉ để một cửa ra vào. Một bên mái phía giáp vách được khoét trống ở giữa, Nơi đó sẽ dựng một bàn thờ ngoài trời .Lấy dây vơng: dây vơng là một loại dây leo cổ thụ ở những khu rừng già gọi là "thầy mẩy" hoặc "Mẩy ghịn". Sợi dây bền dẻo, có mùi thơm như hương. Những người di lấy dây vơng phải chọn loại dây leo dài vắt qua ng̣i nước, suối và thật soắn, chặt thành từng đoạn cuộn bó khuân về, bóc hết vỏ chỉ lấy ruột và tước ra thành từng sợi cuộn đống để trong lán thờ. Dây vơng sẽ được đan thành vơng đỡ người lập tịch từ " trên trời" trở lại với cộng đồng.
Trong lễ " lập tịch", chủ nhà phải dâng cúng nhiều tiền, do đó phải nhờ người làm tiền giấy gói cuộn từng xâu để sẵn trong nhà.
Lễ đ̣n thầy, trang trí bàn thờ, làm phép trừ tà: Vào khoảng giờ Th́n ngày thứ nhất lập tịch, thầy Tam nguyên cùng đồ đệ đánh chiêng, gơ trống múa nghi lễ tiến vào ngơ chủ nhà lập tịch. Đi đầu là một thầy Tam nguyên mặc áo đỏ tay cầm đao gỗ, một thầy phụ mặc áo vàng (hoặc nâu) tay cầm kiếm gỗ vừa đi vừa múa theo điệu mở đường. Tiếp theo là hai người múa "vạn pù" cầm dải vải có tua múa theo điệu " trừ tà". Nổi bật là người đeo mặt nạ ông "sán cô"- biểu tượng của người khai thiên lập địa múa các điệu mang tính chất vui hoặc có tính chất phồn thực làm động tác giao cấu với trời đất). Đi giưă là Tam nguyên ôm sách và cầm kiếm phép, cái lanh,"lệnh bài" cùng một vài học tṛ gánh sách, đạo cụ, đánh thanh la, trống. Khi đoàn thầy cúng tiến vào ngơ đứa trẻ lập tịch phải chạy ra vái chào, gánh sách cho thầy.
Đoàn thầy cúng Tam thanh do thầy cả dẫn đầu tay cầm kiếm thép, tay cầm sách đến lán cúng bắt quyết, làm phép thuật.
Khi vào lán hai thầy cúng Tam thanh và Tam nguyên dựng bàn thờ, treo tranh, treo bàn vị, tờ sớ… Bên phải là đàn thờ Tam nguyên, bên trái là đàn thờ Tam thanh. Đặc biệt, theo chiều dọc của lán thờ, các thầy cúng có dựng 4 khối cọc thẳng nhau theo nóc lán (mỗi khối gồm nhiều ống tre nhỏ bó lại) và các khối được dán kín bằng các giấy bùa. Đó là nơi nhốt ma, khi làm lễ các thầy cúng sẽ làm pháp thuật, đọc lời chú, dán bùa xua đuổi ma, nhốt ma làm ''trong sạch" lán thờ.
Buổi chiều thứ nhất "lập tịch", các thầy cúng và gia đ́nh làm lễ rước tổ tiên. Địa điểm làm lễ là khu đất bằng phẳng ven suối hoặc gần ao (gần nơi nước chảy). Biểu tượng tổ tiên là các h́nh nhân bằng giấy (ông tổ là h́nh nhân bằng giấy đỏ, bà tổ là h́nh nhân bằng giấy xanh, tổ tiên các đời sau đă khuất (8 đời) bằng các h́nh nhân giấy trắng). Đồ cúng tổ tiên chỉ có gà, bông lúa, tiền giấy và trứng luộc, rượu. Ông thầy cúng Tam nguyên dùng kiếm phép làm phép thuật chở thuyền, bắc cầu đưa tổ tiên qua suối về nhà. Hai ông thầy cúng c̣n gọi tên từng vị tổ tiên rước lên vơng (rước h́nh nhân lên tờ giấy bản dài một mét viết chữ vơng), lấy nón làm lọng che. Đoàn rước h́nh nhân về bàn thờ gia tiên vừa đi vừa múa theo nhịp trống thanh la. Đội h́nh rước tổ tiên về nhà gồm hai người múa "Vạn pù" (dải vải h́nh bán nguyệt có tua) múa chéo trước ngực, múa ṿng tṛn, múa vắt sang hai vai. Đi theo hai người múa là người đánh trống, người đánh thanh la. Tiếp theo là hai bố con người chủ nhà rước vơng tổ tiên, thầy Tam nguyên, Tam thanh cầm sách, lấy chân hương chấm từng chữ dịa danh chỉ nơi tổ tiên đi qua.
Đoàn rước về đến cửa, thầy Tam nguyên cất cao giọng hỏi: "Đây có phải nhà ông chủ đám không ?". Ông chủ nhà vội đáp và rước tổ tiên lên bang thờ.
Lễ "On sặt sư" (lễ an thất): Sau khi mời tổ tiên về nhà, các thầy cúng cũng mời ma nước, thổ công, thần sấm, tổ sư thầy cúng, Lỗ Ban (ông tổ nghề mộc) về dự lễ. Nhưng theo quan niệm người Dao, các ma luôn ŕnh rập phá đàn cúng. Do đó các thầy cúng phải thường xuyên làm phép thuật xua đuổi ma ác. Các thầy cúng Tam nguyên dùng "phép thuật" (chấm đầu hương vào thanh la, trống và niệm thần chú) nhằm biến thanh la thành hổ cái hung dữ, biến trống hổ đực háu đói. Tiếng trống, tiếng thanh la dồn dập giả tiếng hổ gầm xua đuổi tà ma nhốt vào các ống tre ở giữa nhà. Đồng thời thầy Tam nguyên c̣n sai quân (tượng trưng là hạt gạo) trấn giữ phía cửa không cho ma ác lẻn vào.
Lễ thỉnh thần: Đuổi và nhốt hết ma tà, các thầy cúng thỉnh mời người đưa tin tức về nhà trời (các giao thông viên) đi mời các thần linh, các tổ sư về dự lễ. Có bốn ông "giao thông viên" đi bằng bốn phương tiện khác nhau có ông cưỡi đại bàng lên trời gọi thần sấm, có ông cưỡi rồng đi gọi Long Vương, có ông cưỡi ngựa trắng đi gọi tổ sư thầy cúng, có ông cưỡi ngựa đen đi gọi thổ công. Thầy cúng đốt h́nh giấy bản bốn con ngựa giao cho các "giao thông viên". Sau khi thỉnh gọi, các thầy phụ lễ nhảy theo điệu "Thao Má". Điệu nhảy múa diễn tả các "giao thông viên" cưỡi ngựa đi đón các thần về dự lễ. Điệu nhảy trong tư thế ḷ c̣, một tay ôm chân, tay ôm h́nh đầu ngựa (làm bằng giấy đỏ) đặt ở gối. Nhảy trong tiếng thanh la, trống đánh theo nhịp 2/4.
Thầy Tam nguyên đọc bài cúng "Thỉnh công tào", "Tấu miên", "Thỉnh chư thần". Các đồ đệ ở phía sau nhảy theo điệu "Công tồ thao chung". Điệu nhảy uyển chuyển, tay thả lỏng xuống bên hông, đánh sang trái rồi đánh qua phải. Tốp múa múa xong, thầy cúng đọc sách "Siêu panh" thỉnh thoảng các thần linh cho chủ nhân biết địa điểm,lư do làm lễ lập tịch. Thầy cúng vừa đọc dứt lời cúng, cả tốp thầy phụ lễ tiến hành múa điệu "Siêu panh".
Lễ "Tiu chay": Các thầy phụ lễ mỗi người một con gà trống làm động tác gà mổ thóc. Thầy Tam thanh thổi phép thuật vào từng con gà. Các thầy phụ lễ tay cầm gà làm động tác mổ đứa trẻ "lập tịch" và ông chủ nhà với ư niệm gà mổ hết bệnh tật, các loại "bẩn" của chủ nhà và đứa trẻ "lập tịch". Các thầy phụ lễ cầm gà múa khắp lán thờ nhằm nhặt hết xấu xa. Đội h́nh múa theo h́nh ṿng trong, mỗi ṿng múa theo những động tác khác nhau như múa dứ mổ, múa đêt gà trên đầu gối nhẩy ḷ c̣, múa cầm gà ngang lưng, múa dâng gà lên cao. Mỗi động tác được múa ba ṿng. Cùng lúc đó, thầy Tam nguyên dẫn đứa trẻ "lập tịch" cầm một con gà trống múa chín ṿng múa thấp, chín ṿng nhảy ḷ c̣ đặt gà ngang lưng và chín ṿng múa dâng gà cao. Kết thúc múa gà là điệu trống đổ hồi chín tiếng, tượng trưng gà vỗ cánh bay cao, bay xa mang xấu xa đổ ra sông ra biển.
Gà múa xong, cắt tiết gà vào chén dâng cúng ở năm phương, đông, tây, nam, bắc, trung tâm.
Lễ bắc cầu:Thầy cúng Tam nguyên đọc sách "Kía hụ" kể về sự tích ông tổ sư Lỗ Ban, đồng thời cũng là tổ sư về làm cầu đường.Thầy phụ lễ treo tranh Lỗ Ban. Khi thầy cúng đọc sách cúng "Kía hụ" đến phần "Bắc kim kiều" th́ gọi gia chủ mang vải đến bắc cầu. Một sải vải dài tự dệt của người Dao được căng ra, trải rộng vắt qua hai bên đàn cúng. Các thầy Tam nguyên, Tam thanh đội cầu.
Thầy cúng đọc cuốn sách "Hến"- sách dạy làm sạch nhà cửa đón họ hàng đến thăm. Hai thầy cúng phụ lễ mặc áo đỏ, áo vàng dùng "vạn pù" múa các điệu nghi thức quét dọn nhà cửa. Đó là h́nh tượng của hai "tiên đồng ngọc nữ" xuống trần gian quét dọn rác rưởi, tẩy uế nhà cửa. Hai thày phụ lễ vừa múa vạn pù vừa phun nước khắp năm phương, phun nước xung quanh nơi bắc cầu với ư niệm rửa sạch lán cúng, tẩy uế các điều xấu. Lán cúng được dọn sạch, dải vải làm cầu từ từ kéo lên trời- biểu tượng cầu đă hoàn thành.
Gia chủ mang một mâm lễ vật gồm 12 quả chuối. 12 gióng mía, 12 chén mật đặt trước dàn cúng. Bảy thầy cúng Tam nguyên, Tam thanh, một người cầm nhạc ngựa, một người cầm tiền giấy, một người đọc sách " Síp hùng", một người cầm kiếm phép, một người cầm lệnh bài, đứng quanh mâm tṛn làm phép dâng cúng và múa.
Lễ phạt mộc dựng đài (bàn địa): Bản dịa là biểu tượng nơi xuất phát từ trên trời về với cộng đồng. Do đó khi dựng bàn địa phải có các nghi lễ thiêng. Gia chủ làm một mâm cúng gồm hương, gạo, trứng, rượu đặt trên nền đất chọn làm bàn địa. Trên mâm c̣n đặt kiếm phép của thầy Tam thanh. Thầy Tam thanh cúng thần linh, thổ địa công xong liền cầm kiếm phép vạch địa điểm chôn cọc dựng bàn địa. Thầy Tam nguyên cầm đao đo các cột. Thầy phụ Tam nguyên cầm thước lệnh "lanh" đo mười hai "lanh". Thày Tam thanh cúng mời ông lỗ Ban về dựng bàn địa. Thầy Tam thanh đọc lời cúng, đến phần phạt mộc ông Tam nguyên cầm ŕu phạt mộc tượng trưng .Khi nghi lễ cầu cúng kết thúc, mọi người góp một tay làm bàn địa. Mọi người chọn 4 cây cọc to khoẻ, chắc chắn, trên đầu cọc đặt một chiếc bàn hướng về hướng đông. Bàn gỗ cách chân cọc khoảng 2,5 m. Từ chân cọc đến mép bàn dựng một chiếc thang có mười hai bậc (biểu tượng 12 bậc lên trời). Khi dựng xong bàn địa các thầy cúng bảo người nhà phủ lá chuối lên bàn địa. ở nhà gia chủ mọi người tập trung gây mối đan vơng. Gia chủ và một số người gây mối đan ở giữa (theo kiêu chặn chôn quang). Từ mối đan từ hôm sau mọi người đan tiếp.
Lễ dậy kín: Buổi chiều ngày làm lễ thứ hai, các thầy cúng, gia chủ và đứa trẻ làm lễ lập tịch kéo vào rừng dặn những điều bí mật. ở đây đứa trẻ lập tịch dưới sự hướng dẫn của các thầy cúng phải tập các nghi thức, động tác chuẩn bị nhảy vơng ngày hôm sau. Người lập tịch ngồi trên chiếc ghế cao, phía dưới dải chăn bông đỡ khi tập ngă lộn phía sau. Phía trước mặt người lập tịch là thầy Tam nguyên căn rặn các điều răn, phía sau thầy Tam thanh căn dặn các điều cấm. Thầy cúng phụ Tam nguyên cầm chiếc thước lệnh lanh khắc chữ Trung nguyên hướng dẫn các động tác chuẩn bị khi nhảy xuống đất.
Buổi tối, Thầy Tam nguyên đọc sách "Thanh Trúc" dâng tổ tiên ăn và nộp hương trà. Các thầy cúng phụ cùng các đồ đệ múa các điệu "t́ vặn pù" (múa dùng đạo cụ là tấm vải có tua), múa lệnh (đạo cụ là thước lệnh).
Lễ tam nguyên thụ giới: Vào gà gáy lần thứ nhất ngày thứ ba, mọi người chuẩn bị tổ chức lễ "Tam nguyên thụ giới". Đứa trẻ làm lập tịch Tam nguyên được các thầy phụ Tam nguyên đưa vào lán thờ mặc áo đỏ Tam nguyên, đeo tranh "Hạ nguyên", quần trắng. Thầy phụ Tam nguyên nối một dây vải ở bụng thầy với đứa trẻ lập tịch. Đó là biểu tượng của sợi dây rốn. Các thầy cúng cầm dao, đao, lệnh bai đi ṿng quanh người lập tịch. Vừa đi, các thầy vừa cầm vũ khí chém đâm xung quanh. Sâu đó các thầy cúng cầm nến đi ṿng quanh người lập tịch. Hết ṿng các thầy chụm tay vào trán, vào bụng, vào chân người lập tịch niệm thần chú.
Vào khoảng gà gáy canh hai, các thầy cúng dấn người lập tịch đi ṿng quanh lán ba lần và đi ra nơi đặt bàn địa. Đội h́nh gồm có:
Đi đầu là thầy phụ Tam nguyên mặc áo đỏ cầm hai kiếm vừa đi vừa múa kiếm mở đường. Đi thứ hai là thầy phụ Tam thanh mặc áo đen đeo mặt nạ Tam thanh vừa đi vừa múa lệnh bài lanh. Người đi thứ ba đeo mặt nạ "Sán cô" vừa đi vừa múa các động tác mang tính chất phồn thực, tung đất đá… biểu tượng của ông Sán cô- người khổng lồ có công tạo ra vũ trụ, muôn loài. Đi thứ tư là hai ông thầy phụ cầm tấm vải có tua "vạn pù"- vừa đi vừa múa theo các động tác biểu tượng phản ánh quá ŕnh sản xuất. Đi thứ năm là một thầy phụ Tam nguyên trong phục Tam nguyên, trán treo mặt nạ Tam nguyên, đầu đội mũ có đuôi nối dây rốn với người lập tịch. Thầy phụ hướng dẫn người lập tịch đi theo nhưng thầy phụ phải đi giật lùi, mặt đối mặt với người lập tịch.
Theo sau liền kề với đứa trẻ lập tịch là ông thầy chính Tam nguyên mặc áo đỏ, đọc sách khuyên răn người lập tịch những việc cần làm và không nên làm. Bên cạnh ông ta là thầy chính Tam thanh tay cầm kiếm phép niệm thần chú. Hai người khiêng vơng lưới và dàn nhạc cùng mọi người đi theo ra đài lập tịch (bàn địa).
Đến đài lập tịch cả đoàn người đi quanh dài ba lần theo chiều từ trái sang phải. ở hướng đông đài lập tịch đặt một bàn hương treo tranh Tam nguyên , ở hướng tây cũng đặt một bàn hương treo tranh Tam thanh. Thầy phụ Tam nguyên mang nước lên rửa đài lập tịch. Thầy chính Tam nguyên đứng phía trước đài (hướng đông), thầy cúng Tam thanh đứng phía sau đài (phía tây). Thầy phụ Tam nguyên dẫn người lập tịch bước lên ngồi hai bên bậc thang thứ ba. Khắp 12 bậc thang đều thắp nến và hương. Một thầy phụ Tam nguyên leo lên thang hỏi đài dựng ở đây làm ǵ? Một thầy khác trả lời: đài dựng làm lễ lập tịch. Thầy phụ leo tiếp lên mặt đài, một tay cầm đao gỗ, một tay cầm tấm vải có tua "van pù"múa theo điệu "khỏi kiềm". Điệu múa diễn tả các động tác chém đao, hất "vạn pù" theo năm hướng. Các điệu múa này nhằm quét sạch tà ma, cái xấu khỏi đài cúng. Kết thúc điệu múa, ông thầy phụ Tam nguyên vỗ vào cột và nhảy xuống đất (kiêng không xuống đường cầu thang). Thầy phụ Tam thanh tay cầm kiếm phép bước lên dài, lấy kiếm vạch mặt đài và niệm thần chú. Xong nghi lễ, ông ta tụt cột xuống. Hồi trống nổi lên dồn dập, thầy phụ Tam nguyên cùng người lập tịch từng bước lên hết bậc thang. Hai người đi song song, dùng tua vải xua hai bên dọn đường. Lên đến mặt đài, thầy phụ dẫn đường đỡ người lập tịch lên mặt bàn. Riêng ông ta đứng ở bậc thang cuối cùng, sau đó ông ta lấy các sợi dây vải trắng, đen kẹp vào ba khe ngón taygiữa của người lập tịch, mỗi khe ba cặp. Ông ta làm động tác tượng trưng cắt dây rốn nối bụng thầy tṛ và thả xuống khe thang. Ông thầy phụ dẫn đường c̣n căn dặn người lập tịch nhớ kỹ các hành động cần làm khi rơi xuống vơng. Ông thầy tụt xuống đất theo đường cột. Chỉ c̣n đứa trẻ lập tịch ngồi trên mặt đài, cầu thang bị tháo hết. Đứa trẻ ngồi quay lưng về hướng đông (hướng sẽ rơi xuống), mắt nh́n về hướng tây nơi ông thầy sẽ chỉ huy cuộc nhảy xuống lưới vơng. Toàn bộ số người dự lễ phải tuyệt đối giữ im lẵng để người lập tịch tập trung sự chú ư theo dơi thực hành các động tác của thầy hướng dẫn. Ông thầy ngồi cách đài 5m, tay cầm kiếm phép hô và ám hiệu bằng tay cho người lập tịch. Ông nhổm người hô, khom người hô, đứng thẳng hô. Ông làm động tác dang tay phải sang tay trái, dang tay trái sang tay phải, giơ thẳng tay lên đầu. Mỗi lần dang tay ông đều hô. Người lập tịch trên đài nh́n và làm theo từng động tác của ông ta. Sau mỗi lần dang tay phải hoặc tay trái, người lập tịch lại một lần thả một cặp vải trắng đen ở kẽ tay xuống đất. Cứ như vậy sau 6 lần th́ số vải kẹp tay được thả hết.
Theo sự hướng dẫn của thầy, người lập tịch đứng thẳng và ngồi xuống theo kiểu ngồi bó gối, xoay dần ra mép bàn đài phía đông. Trong lúc đó, ở dưới đất mọi người vội vàng trải lưới vơng cho căng ra. Mỗi người cầm một góc lưới thật căng. 12 chiếc chăn bông được xếp sao cho khi đứa trẻ rơi xưống th́ tất cả các đầu chăn phải chụm lại phủ kín, bao bọc toàn bộ người lập tịch. Năm ông thầy cúng cầm từng nhúm gạo (biểu tượng quân lính âm binh) ném trên vơng nhằm bảo vệ người lập tịch.
(c̣ntiếp)

Sửa lại bởi hukhong : 30 November 2005 lúc 2:41am
Quay trở về đầu Xem hukhong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hukhong
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.0820 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO