tranthanh03 Hội viên
Đã tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 84
|
Msg 1 of 1: Đã gửi: 04 January 2006 lúc 5:09am | Đã lưu IP
|
|
|
Thuyết minh về nguyên lý "Vô sở trụ" của các pháp. VÔ SỞ TRỤ tức là không trụ vào cái CÓ, không trụ vào cái KHÔNG, không trụ vào cái CŨNG CÓ CŨNG KHÔNG và cũng không trụ vào cái CHẲNG CÓ CHẲNG KHÔNG. Chỉ có lý giải các pháp bằng lý VÔ SỞ TRỤ, mới đúng với bản chất của chúng.
Lâu nay, con người vui với cái thú văn tự, tìm kiếm trong văn tự và đắm mình trong văn tự, cái văn tự mà con người sử dụng chỉ mang ý nghĩa MẶC ƯỚC. MẶC ƯỚC là lối ước định về tính chất, hình thể... của một sự vật nào đó để con người có thể thông đồng với nhau khi có sự so sánh giữa một cái nầy với một cái khác. Sự mặc ước phải cần dùng, nhưng cần dùng ở đây không có nghĩa cho rằng bản chất của sự vật là như thế! Nếu chấp thật mỗi pháp phải có một bản chất cố định, thì đó chỉ là lối ÁP ĐẶT vào bản thân sự vật, mà sự vật vốn chẳng biết mình là cái gì hay mình như thế nào (?) chẳng hạn khi chúng ta nói đến từ DÀI thì chúng ta có thói quen suy diễn rằng DÀI là một vật thể có cự ly hơn NGẮN và khi hỏi NGẮN là gì thì chúng ta sẽ trả lời rằng NGẮN là cái NGẮN hơn DÀI. Một cây thước 20 cm gọi DÀI là DÀI với cây viết 10 cm, như vậy nó sẽ trở thành NGẮN nếu so với tấm bảng 10 inches (tức 26 cm). Thế thì, nếu cây Thước thật có DÀI thì tại sao nó còn có tên gọi là NGẮN...? Cũng như nếu thật có NGẮN thì tại sao có lúc bảo nó là DÀI? Cho nên, gán cho sự vật một tánh cố định: DÀI, NGẮN, TỐT, XẤU, TRẮNG, ĐEN, LỚN, NHỎ... là một cái bệnh CHẤP THẬT của chúng sanh, mà chúng sanh không hiểu rằng các cặp phạm trù bỉ thử, năng sở, đối đãi, tự chúng vốn vô nghĩa. Vô nghĩa tức là KHÔNG THẬT, KHÔNG THẬT tức là VÔ SANH vậy.
VÔ SANH là nguyên lý của các pháp. Ở đây chúng ta được làm quen với lối nói khác là BÁT BẤT: BẤT SANH, BẤT DIỆT, BẤT THƯỜNG, BẤT ĐOẠN, BẤT NHẤT, BẤT DỊ, BẤT LAI, BẤT KHỨ. Và ở Kinh Pháp Hoa chúng ta lại được làm quen với cách nói gãy gọn hơn:
Chư pháp tùng bổn lai
Thường tự tịch diệt tướng
Nghĩa là: Các pháp từ xưa nay, vốn là tướng Tịch Diệt, Tướng TỊCH DIỆT tức là tướng Bất Sanh, Bất Diệt. Vũ trụ vạn hữu với nhãn quan và khối óc của con người thì chúng là SANH là TRỤ là DỊ là DIỆT; là THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG. Nhưng theo Phật Giáo hay đúng hơn "NGUYÊN LÝ VẠN PHÁP" thì tất cả mọi hiện tượng đang diễn biến Sanh Diệt... đó lại là những công cụ "HIỂN THỊ LÝ VÔ SANH" một cách tài tình. Mâu thuẫn chăng? Hoàn toàn không? Trăm phần trăm không? Và đây chúng ta sẽ thấy và sẽ chấp nhận. Chỉ cần đưa ra hai dữ kiện tiêu biểu là CON GÀ và TRỨNG GÀ, để giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề. Xin hỏi: "Nếu bảo rằng thật có DIỆT, thật có SANH... thì cái nào SANH trước? Ở đây ta nên phân ra 2 trường hợp để giải thích?
TRƯỜNG HỢP I: Nếu bảo rằng CON GÀ có trước và TRỨNG là do con GÀ đẻ ra, tức là cái có sau. Vậy thử hỏi CON GÀ có trước do đâu mà có, nếu không phải từ QUẢ TRỨNG? Thật vậy, ai cũng biết CON GÀ là do TRỨNG GÀ ấp thành. Như vậy trường hợp cho con GÀ có trước là không đúng.
TRƯỜNG HỢP II: Ngược lại, nếu bảo rằng TRỨNG GÀ có trước, con GÀ có sau thì càng vô lý. Bởi lẽ nếu TRỨNG có trước thì TRỨNG đó do đâu mà có, nếu chẳng phai từ CON GÀ? Thật vậy, ai cũng biết TRỨNG là do CON GÀ đẻ ra. Cho nên trường hợp cho TRỨNG GÀ có trước cũng không đúng.
CON GÀ có trước cũng không được, TRỨNG GÀ có trước cũng không được nên nói là VÔ SANH. VÔ SANH là không có lý do và thời gian sanh khởi của bất kỳ một sự vật nào, vì SANH là từ một cái không có trở thành có, nếu con GÀ, TRỨNG GÀ đã có rồi thì nói SANH làm gì nữa. Vì vậy VẠN PHÁP VÔ SANH. Nguyên lý VÔ SANH nầy trong TRUNG QUÁN LUẬN, Luận Chủ phổ cập ở mỗi chương để phá CHẤP THẬT về mười hai phần giáo mà đấng Như Lai đã phương tiện thuyết trong 49 năm. Mặc dầu 14 chương đầu là PHÁ... và 13 chương sau lại dùng QUÁN để thay thế. Dù dụng ngữ là PHÁ hay là QUÁN thì nội dung phá chấp vẫn là thế.
Với lý nhất quán ấy, sẽ vô ích cho những ai chỉ tìm nghĩa thú trên văn tự mà quên đi Nguyên Lý Vô Sanh của các pháp, và hẳn chúng ta sẽ nghẽn lối khi áp đặt cho sự vật phải như thế nầy hay như thế nọ...
— HỎI: Chúng sanh luân hồi trong lục đạo, và Thánh Nhân chứng quả Niết Bàn?
— ĐÁP: Đã là VÔ SANH thì cái gọi là LUÂN HỒI, NIẾT BÀN cũng chỉ giả danh, và ngay cả "Giả Danh" cũng không thật. Bàng Long Uẩn thì gọi:
Dương Diệm Phiện Ba
Không hoa lạc aœnh
Tùy thuận chúng sanh vô quái ngại
Niết Bàn, Sanh Tử đẳng không hoa.
Và Kinh VIÊN GIÁC, Đức Phật ví dụ: Một con người khi tâm trí bình thường sẽ chẳng thấy sự xoay chuyển ngã nghiêng của trời đất (dĩ nhiên lấy quả đất làm hệ qui chiếu). Một khi con người xoay tròn mấy vòng liền thì bất giác con người cảm thấy sự xoay chuyển lay động của đất trời đến độ kinh khủng. Nhưng sự xoay chuyển lay động đó chỉ là cảm giác sai lầm của bộ não khi thân thể ta xoay chuyển mà thôi, sự xoay chuyển dụ cho SANH, sự ngưng xoay dụ cho DIỆT, hay khác hơn sự xoay là SANH TỬ, sự ngưng xoay là NIẾT BÀN. Khi thân thể ta xoay nên ta có cảm giác trời đất xoay, khi thân thể ta ngưng xoay thì cái cảm giác sai lầm về trời đất xoay tự mất. Mà thật ra, trời đất làm gì có xoay mà nói là NGƯNG XOAY!. Đặt ra cái có Xoay và Ngưng Xoay thì còn gì tức cười bằng, vì Xoay và Ngưng Xoay vốn không thật có.
Cho nên, nhìn nhận có Sanh Tử, có Niết Bàn và nói chung là CHẤP THẬT (dù đó là cái gì) cũng chỉ là vọng tưởng điên đảo như người xoay rồi thấy trời đất nhà cửa có xoay và ngưng xoay mà thôi.
Gần đây, trước sự phát triển của KHOA HỌC hiện đại, con người hãnh diện với kiến thức sai lạc và thiển cận của mình. Đối với những gì hiểu được con người qui nạp về KHOA HỌC, còn những gì không lý giải được con người đổ thừa cho TỰ NHIÊN. Nhưng chẳng có cái gì là NHÂN DUYÊN và TỰ NHIÊN cả. Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM Đức Phật bảo: "PHI NHÂN DUYÊN, PHI TỰ NHIÊN". Vậy mà, vẫn có những con người ôm mộng đi tìm "Sự bắt đầu của Vũ Trụ". Với những hạng người ấy, Đức Phật cho là rất đáng thương xót. Bởi vì, VÔ SANH nên nguyên nhân đầu tiên không thể có, không thể có mà muốn tìm cho có thì còn gì điên rồ cho bằng!
|