Tác giả |
|
thanhtinh Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 37
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 12 January 2006 lúc 1:12am | Đă lưu IP
|
|
|
Hạnh phúc và Đau khổ
Hạnh phúc (Skha) và Đau khổ Dukkha) là cặp thăng trầm cuối cùng. Nó cũng là những yếu tố có nhiều năng lực nhất, ảnh hưởng đến đời sống nhơn loại.
Cái ǵ làm được dễ dàng là hạnh phúc (Sukha). Cái ǵ khó chịu đựng là đau khổ (Dukkha).
Thông thường, thỏa măn điều mong ước là hạnh phúc. Nhưng, không quá trễ hơn khi ta đạt được điều mong mỏi ấy, ta đă ước mong một loại hạnh phúc khác. Túi tham thật không đáy. Người tham không bao giờ hoàn toàn thỏa măn, không bao giờ chịu là đủ.
Đối với hạng người tầm thường, hưởng thọ những lạc thú của nhục dục ngũ trần là hạnh phúc duy nhất và cao thượng nhất. Trong lúc mơ ước, trong khi hưởng thọ, và khi nhớ lại những khoái lạc mà người thiên về vật chất rất ưa thích ấy, chắc chắn có hạnh phúc cấp thời. Nhưng, quả thật là ngắn ngửi và hảo huyền.
Tư sản vật chất có thể cho ta hạnh phục thật sự không? Nếu có, các nhà triệu phú hẳn không bao giờ nghĩ đến chuyện quyên sinh. Trong một quốc gia nọ mà tiến bộ vật chất mà đă đến đích tuyệt đỉnh, có khoảng mười phần trăm dân số mắc phải các chứng bệnh thần kinh. Tại sao vậy? Tài sản và sự nghiệp có đủ đem lại hạnh phúc thật sự không?
Cần quyền cai trị toàn thể thế gian có phải là hạnh phúc thật sự không? Đại đế Alexander, người đă rầm rộ kéo quân vào Ấn độ một cách hùng vĩ và vẻ vang, người đă chinh phục tất cả các lănh thổ trên đường đi của ḿnh, người ấy đă than rằng không t́m đâu ra được một quốc gia nào khác để chinh phục.
Các vị đế vương, các vị vua đang c̣n đội măo, các vị ấy có luôn luôn hạnh phúc không? Đời sống của các nhà chính trị và các nhà lănh đạo quốc gia rất thường được các phe đối nghịch lăm le hăm dọa. Cái chết thê thảm của Mahatma Gandhi và của Tổng thổng J.F. Kenedy là một vài trường hợp điển h́nh.
Chơn hạnh phúc nằm bên trong chúng ta và không thể định nghĩa rằng những danh từ như tài sản, quyền thế, danh vọng, hay chinh phục xâm lăng. Nếu những tư hữu trần tục kia được thâu đoạt bằng bạo lực hay bằng một phương tiện bất công nào khác, hoặc theo một chiều hướng sai lầm, hoặc nữa, được nh́n với cặp mắt tŕu mến hay tham lam, th́ nó là sẽ là nguồn đau khổ và sầu muộn cho chính người làm chủ nó.
Cái ǵ là hạnh phúc cho người nầy có thể không phải là hạnh phúc cho người kia. Cái ǵ là thức ăn chất uống của một người có thể là thuốc độc cho người khác.
Đức Phật kể ra Bốn loại Hạnh phúc của người tại gia cư sĩ.
· Hạnh phúc đầu tiên là loại hạnh phúc có tư hữu (Atthisukha) như sức khỏe, tài sản, trường thọ, sắc đẹp, vui vẻ, mạnh mẻ, sự nghiệp, đông đảo con cháu v..v...
· Nguồn hạnh phúc thứ nh́ là thọ hưởng những tư hữu ấy (Bhogasukha). Thông thường ai cũng muốn thọ hưởng, ai cũng ưa vui thích. Đức Phật không bao giờ khuyên tất cả môi người nên từ khước hạnh phúc trần gian và rút vào sống ẩn dật chốn rừng sâu vắng vẻ.
· Thọ hưởng tài sản không phải là chỉ dùng nó cho riêng ḿnh mà cũng bố thí ra để tạo an lành cho người khác. Cái ǵ mà người ta ăn chỉ tồn tại nhất thời. Cái ǵ mà ta tích trữ, ta sẽ bỏ lại và ra đi. Nhưng cái ǵ mà ta cho ra sẽ trở lại với ta. Những hành động thiện mà ta làm với tư hữu trần tục sẽ tồn tại lâu dài, không thể mất.
· Không nợ nần (Anansukha) là một nguồn hạnh phúc khác. Nếu biết tri túc, biết an phận với những ǵ đă có, và nếu ăn ở kiệm cần, ta sẽ không nợ nần với ai. Người mang nợ luôn luôn sống trong trạng thái hấp hối, nơm nớp lo sợ chủ nợ. Nếu không nợ nần, mặc dầu nghèo, ta vẫn nghe thoải mái và tinh thần thảnh thơi.
Nếp sống trong sạch (Anavajjasukha, nghĩa là hạnh phúc không bị khiển trách) là nguồn hạnh phúc cao thượng nhất của người cư sĩ. Người trong sạch là một nguồn phước báu cho ḿnh và cho kẻ khác. Người trong sạch được tất cả khâm phục và cảm nghe hạnh phúc v́ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của rung động an lành mà nhiều người khác gởi đến ḿnh. Tuy nhiên, ta phải ghi nhận rằng rất khó, vô cùng khó, mà được tất cả mọi người khâm phục. Người có tâm tánh cao quư chỉ biết giữ ḿnh để sống đời trong sạch và thản nhiên trước dư luận.
Phần đông nhơn loại thỏa thích trong sự thọ hưởng lạc thú của đời sống, nhưng có vài người thỏa thích trong sự từ khước các lạc thú ấy. Không luyến ái, hay vượt lên trên mọi khoái lạc vật chất là hạnh phúc đối với người đạo đức. Hạnh phúc Niết bàn - tức trạng thái thoát ra khỏi mọi đau khổ - là h́nh thức hạnh phúc cao thượng nhất.
Chúng ta vui vẻ đón mừng hạnh phúc, nhưng đau khổ th́ không được niềm nở tiếp đón.
Đau đớn hay khổ năo đến với ta dưới nhiều h́nh thức.
Chúng ta đau khổ khi phải chịu già yếu, đó là lẽ tự nhiên. Ta phải b́nh thản chịu đựng những nỗi khổ của tuổi già.
Càng đau khổ hơn chết là bệnh hoạn. Và nếu là một chứng bệnh trầm kha, làm đau nhức lâu ngày, ta sẽ cảm thấy chết c̣n hơn. Chỉ một cái răng đau hay một lúc nhức đầu, đôi khi cũng làm cho ta vô cùng khó chịu.
Khi lâm bệnh, chúng ta không nên lo sợ mà phải cố gắng chịu đựng. Đúng vậy, ta phải tự an ủi rằng chúng ta đă khỏi phải mang một chứng bệnh nặng hơn.
Lắm khi chúng ta phải xa ĺa thân bằng quyến thuộc. Cảnh biệt ly vô cùng đau khổ. Chúng ta phải nhận định rằng mọi kết hợp đều phải chấm dứt trong cảnh biệt ly. Đây là cơ hội quư báu để ta thực hành tâm xả.
Một việc thường xảy ra hơn là chúng ta phải kết hợp với người không ưa thích, sống chung với người mà ta ghét. Ta phải cố gắng chịu đựng và nghĩ rằng ta đang gặt hái một quả xấu nào đó mà chính ta đă tạo, hoặc trong quá khứ, hoặc trong hiện tại. Chúng ta phải cố gắng tự tạo cho ḿnh một nếp sống thích hợp với ḥan cảnh mới và, bằng cách nầy hay cách khác, chúng ta phải cố gắng vượt qua mọi trở ngại.
Cho đến như đức Phật, một người toàn hảo, đă tận diệt mọi ô nhiểm, mà Ngài c̣n phải chịu đau đớn v́ bệnh tai nạn.
Đức Phật nhiều lần bị đau đầu. Chứng bệnh kiết lỵ cuối cùng làm cho Ngài đau đớn không xiết kể. Đề bà Đạt đa (Devadatta) lăn đá từ trên núi cao gây cho Ngài một vết thương ở chân, phải mổ. Lắm lúc Ngài phải nhịn đói. Đôi khi Ngài phải dùng thức ăn của ngựa. Một lần nọ, v́ các đệ tử không vâng lời, Ngài đă vào rừng ở ba tháng. Giữa rừng sâu, Ngài phải nằm trên một lớp lá ủ, trải trên mặt đất thô cứng, và phải đối phó với những con gió lạnh buốt xương. Nhưng Ngài vẫn thản nhiên. Giữa những cảnh đau khổ cũng như hạnh phúc, đức Phật luôn luôn giữ tâm xả hoàn toàn.
Trên bước thênh thang trong ṿng luân hồi, chết là mối ưu phiền trọng đại nhất mà chúng ta phải đối phó. Đôi khi cái chết không đến lẻ loi cho một người thân mà đến trùng hợp cho nhiều người thân trong một lúc.
Bà Patacără mất một lúc bao nhiêu người thân thuộc: Cha, mẹ, chồng, anh và hai con. Bà trở nên loạn trí. Đức Phật khuyên giải và an ủi bà.
Bà Kisa Gotami mất người con thân yêu quư nhất. Tay bồng con, bà chạy đi t́m thuốc chữa trị và đến cầu cứu với đức Phật. Đức Phật dạy:
- Được, con có thể t́m ra một vài hạt cải không?
- Bạch đức Thế tôn, con sẽ t́m ra hạt cải, chắc như vậy.
- Nhưng những hạt cải nầy phải lấy từ trong nhà nào mà không có ai chết.
- Hạt cải th́ có. Nhưng bà không t́m ra nơi nào mà thần chết chưa hề đến viếng.
- Bà tỉnh ngộ và nhận thức bản chất của đời sống.
Một lần nọ có bà kia được người ta hỏi tại sao không khóc cái chết thê thảm của người con. Bà trả lời:
“Không ai mời mọc, nó đến. Không cho ai hay, nó đi. Đến thế nào, nó ra đi thế ấy. Tại sao ta khóc? Khóc có ích ǵ?”
Từ cành cây, có nhiều trái rơi rụng – trái non có, trái già có, trái chín có – cùng thế ấy, ta có thể chết lúc sơ sinh, lúc thiếu niên, lúc tráng niên, hay khi niên cao tuổi lớn.
Mặt trời mọc ở phương Đông chỉ để lặn về phương Tây.
Hoa nở tốt tươi buổi sáng để úa tàn vào lúc chiều.
Cái chết, không thể tránh, đến với tất cả mọi người, không trừ ai. Và ta phải b́nh thản đối với nó.
“Cũng như trên đất ta có thể vứt bất luận vật ǵ, dầu chua, dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ, đất vẫn thản nhiên trơ trơ, không giận cũng không thương.
Vậy, cùng thế ấy, trong hạnh phúc, trong phiền năo, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất”.
Đức Phật dạy như vậy .
Trước những cảnh thăng trầm của thế gian, tâm của vị A la hán không bao giờ chao động.
Giữa những cảnh Được và Thua, Danh thơm và Tiếng xấu, Ca tụng và Khiển trách, Hạnh phúc và Đau khổ, chúng ta hăy giữ tâm b́nh thản.
|
Quay trở về đầu |
|
|
bachngoc Hội viên
Đă tham gia: 04 December 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 46
|
Msg 2 of 2: Đă gửi: 12 January 2006 lúc 8:20pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chân Hạnh Phúc là ǵ ?
Sống trên thế gian nầy không ai không mong cầu được hạnh phúc, không ai không ao ước xua đuổi những khổ đau có thể xâm nhập tấm thân và tâm tư của ḿnh. Dù có những mục đích khác biệt song tựu trung ai ai cũng đều suy nghĩ rằng hạnh phúc có nghĩa là không ốm đau, tật bệnh, sống lâu, giàu có, được trọng vọng, có tiếng tăm, địa vị trong xă hội, có vợ đẹp con ngoan, gia đ́nh êm ấm, cơm lành canh ngọt... Có những thứ hạnh phúc thật đơn sơ b́nh dị th́ cũng có những ước muốn thật cao xa kiêu kỳ...Một nhà thơ th́ có thể đă tràn trề hạnh phúc khi ngâm nga một vài vần thơ hay, một nghệ sĩ với những sáng tác của ḿnh, một vị lương y hạnh phúc khi vừa cứu sống một bệnh nhân, hay có người chỉ cần... trước một tô phở ngon đă thấy " dạt dào hạnh phúc " ! Có kẻ th́ chỉ thấy hạnh phúc khi được đi du lịch khắp nơi , tiền bạc đầy ấp trong ngân hàng, người khác th́ chỉ thấy hạnh phúc khi được ở nơi nhà cao cửa rộng, có lâu đài, có tôi tớ hầu hạ phục dịch, người kia th́ chỉ thấy hạnh phúc khi được mọi người khen ngợi, nhắc nhở, được tiếng tăm, mọi người biết đến...Có người chỉ hạnh phúc khi dem lại hạnh phúc cho kẻ khác, những người xả thân làm việc từ thiện, hữu ích cho xă hội, quần chúng...Có vô số quan niệm về hạnh phúc, song cũng không ngoài mục đích là thỏa măn các nhu cầu về thân và tâm của con người.
Chỉ cần xem xét những câu chúc tụng nhau vào những dịp Xuân về Tết đến là chúng ta đủ hiểu những ước ao mong cầu được hạnh phúc của con người thế gian : nào là vạn sự như ề, cát tường, an khang thịnh vượng, tài lộc, phú quí, trường thọ...Hạnh phúc của phàm phu chúng ta lệ thuộc nhiều vào những điều kiện bên ngoài và nặng phần vật chất hơn là tinh thần. Nhưng hạnh phúc của con người là nhằm thỏa măn cả hai phần vật chất và tinh thần, cả thân lẫn tâm. Cho dù là vật chất hay tinh thần, hạnh phúc mà con người mong cầu có phải là Chân Hạnh Phúc không ? và như thế nào th́ được gọi là Chân Hạnh Phúc ?
Để hiểu thế nào là chân hạnh phúc, không ǵ hơn là chúng ta hăy cùng đọc lại bài kinh Chân Hạnh Phúc :
" Tôi nghe như vầy : một thời Thế Tôn ở tại Sâ-va- thi, trong rừng Je-ta vườn A-nâ-tha-pin-di-ka. Có một thiên nhân, khi đêm gần tàn, với "dung sắc thù thắng chiếu khắp rừng Je-ta, đi đến Thế Tôn. Sau khi "đến, kính lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên, Thiên nhân ấy nói lên bài "kệ trước Thế Tôn :
Chư thiên và loài người
Suy nghĩ về hạnh phúc
Ướ ;c mong được hạnh phúc
Chân hạnh phúc là ǵ ?
- Câu hỏi về chân hạnh phúc được đặt ra bởi một vị thiên nhân, điều này cho thấy cơi trời và người có hạnh phúc và có thể ao ước về hạnh phúc, có thể được thỏa măn ḷng mong cầu, không như chốn địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh không có hạnh phúc, không thể mong cầu và không thể thỏa măn mong cầu.
Thế Tôn đáp kệ rằng :
Kẻ si mê nên tránh
Bậc hiền đức phải gần
Cung kính người đáng kính
Ấy là chân hạnh phúc.
- Ư nghĩa thứ nhất về chân hạnh phúc mà đức Phật dạy là gần gủi người lành, tránh người dữ, ở đây là người ngu si vô trí, tà kiến, chấp thủ, không hiểu đạo, ḿnh không thể chỉ dẫn Chánh đạo cho họ, và họ cũng không thể dẫn dắt ḿnh; gần gủi người si mê chẳng thể nói Đạo, hiểu Đạo học Đạo th́ chẳng lợi ḿnh, lợi người. Cho nên phải biết chọn người xứng đáng để gần gủi, để cung kính.
Chọn nơi lành mà ở
Đờ ;i trước đă tạo phúc
Nay giữ ḷng thẳng ngay
Ấy là chân hạnh phúc.
- Ư nghĩa thứ hai về chân hạnh phúc là được ở nơi đăt lành, đây nói về thổ địa, về nơi chốn cư ngụ, như có câu nói " đăt lành chim đậu ", không t́m những nơi hiểm nguy, khắc nghiệt, bất an, giặc giă, thiếu thốn nghèo đói, bệnh dịch mà ở, thân mệnh không thể bảo toàn, mà t́m những nơi có thể ổn định đời sốngcó an ninh, có chùa chiền, có thể theo học Phật Pháp, có thể phục vụ Tam Bảo. Đời trước chúng ta đă tạo phước lành, đời nay được hưởng phưóc đó và tiếp tục làm tăng trưởng phước đức với tấm ḷng thẳng ngay có nghĩa là đúng đắn, không tà vạy, thiên vị, ngă nghiêng, mưu đồ điều bất chính.
Hiểu rộng và khéo tay
Giữ tṛn các giới luật
Nói những lời hoà ái
Ấy là chân hạnh phúc.
- Ư nghĩa thứ ba về chân hạnh phúc là được sự hiểu biết rộng răi. Có sự hiểu biết tức là không có ngu si. Dù ở lănh vực nào, sự hiểu biết rộng răi đều đem lại lợi ích cho ḿnh cho người. Sự hiểu rộng là nói về trí óc, sự khéo tay là nói về hành động, hành động khéo léo, giỏi dang được dẫn dắt bởi cái trí hiểu biết. Trên con đường đạo thi các giới luật đều tuân giữ nghiêm túc, không sai phạm, giữ ǵn lời ăn tiếng nói, đây là nhắc lại những điều về Chánh ngữ trong Bát Chánh Đạo : không nói lời thô ác, nói láo, nói hai lưỡi, nói thêu dệt. Và đây cũng là nhắc lại một trong sáu phép ḥa kính : giới ḥa đồng hành, kiến ḥa đồng giải, lợi ḥa đồng quân, thân ḥa đồng trụ, ngữ ḥa vô tranh, ư ḥa đồng duyệt.
Cung dưỡng cha mẹ già
Yêu mến vợ ( chồng ) và con
Không vương vấn phiền hà
Ấy là chân hạnh phúc.
- Ư nghĩa thứ tư về chân hạnh phúc liên quan đến hiếu đạo, người con biết lo lắng cho cha mẹ ḿnh được hạnh phúc là người có hạnh phúc; người biết lo lắng thương yêu vợ, chồng, con cái ḿnh là người có hạnh phúc; người không có ḷng tà vạy, thủy chung, không mơ tưởng điều bất chính, người ấy là người hạnh phúc. Điều này nhắc nhở về giới không tà dâm trong Ngũ giới : không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói láo, không say rượu.
Cho và sống đúng cách
Nên giúp đỡ bà con
Hành động không chê trách
Ấy là chân hạnh phúc.
- Ư nghĩa thứ năm về chân hạnh phúc bàn đến sự bố thí. Bố thí là hạnh của Bồ Tát và đứng đầu trong Lục độ : bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Biết bố thí tức là biết cho đúng chỗ, dúng cách, là hành động của người có trí tuệ, là thái độ sống không thể chê trách. Giúp đỡ bà con trên lănh vực tinh thần hay vật chất đều là thực hành hạnh bố thí một cách chân chính. Sống đúng cách là sống theo như Chánh mạng, sự nuôi sống sanh mạng một cách chân chánh, dựa trên sự hiểu biết chân chánh, phân định được chánh tà trong những phương tiện để mưu sinh và nuôi dưỡng thân mạng. Người thực hành hạnh bố thí và sống đúng theo Chánh mạng là người thực sự có ḷng từ bi th́ nhất định có hạnh phúc.
Ngăn trừ điều ác xấu
Dứt bỏ thói rượu chè
Chuyên cần trong chính đạo
Ấy là chân hạnh phúc.
- Ư nghĩa thứ sáu về chân hạnh phúc không nằm ngoài con đường Bát chánh : Chánh tinh tấn, ngăn trừ điếu ác xấu, không làm cho phát sinh hay tăng trưởng. Và giới thứ năm của Ngũ giới lại được ân cần nhắc nhở : dứt bỏ thói rượu chè. Chuyên cần trong chính đạo tức là thực hành con đường Bát chánh, như thế là đạt hạnh phúc.
Kính nhường và khiêm tốn
Biết đủ và nhớ ơn
Tùy thời học đạo lề
Ấy là chân hạnh phúc.
- Ư nghĩa thứ bảy về chân hạnh phúc khuyên nhủ chúng ta nên biết kính nhường và khiêm tốn tức là biết " cung kính người đáng kính ", biết nhường nhịn, không tranh căi, dù ḿnh có đúng hay hơn ai đi nữa cũng không kênh cao ngạo mạn mà biết kính trên nhường dưới, biết hạ ḿnh xuống thấp, biết giới hạn của ḿnh, biết điều hay lẽ phải nơi người. Làm được như thế th́ hạnh phúc. Hạnh phúc c̣n là sự biết đủ, có nghĩa là " thiểu dục tri túc ", không tham lam mà biết ngăn chận sự mong muốn thái quá. Ăn th́ vừa đủ no, có tiền th́ vừa đủ xài, bằng ḷng với những ǵ ḿnh có, không bất măn và luôn có ư tưởng thiếu thốn phải mong cầu, ao ước, đó là để cho dục vọng lộng hành. Người kềm chế được dục vọng là người hạnh phúc. Đức Phật c̣n dạy phải biết nhớ ơn. Người xuất gia th́ nhớ ơn Phật, ơn sư trưởng, ơn đàn na tín thí...Kẻ tại gia th́ nhớ ơn Tam Bảo, ơn cha mẹ, những ai đă giúp đỡ vật chất cũng như tinh thần cho ḿnh. Biết nhớ ơn th́ mới được thương yêu và kính trọng. Bài học về sự nhớ ơn cũng là bài học về sự kính nhường và khiêm tốn. V́ sao ? Bởi v́ người biết nhớ ơn cũng là người biết hạ ḿnh, quên cái ngă của ḿnh, biết thấy ḿnh thấy người, biết khinh biết trọng, biết kính nễ. Những đức tính như thế rất cần thiết cho người hành đạo. " Tùy thời học đạo lề " là một chân hạnh phúc v́ sao ? Bởi v́ " Phật Pháp nan văn " không phải lúc nào chúng ta cũng học được Đạo, mà cũng c̣n tùy thuộc ở hoàn cảnh, ở nhân duyên, và một khi mà chúng ta đă được gặp Phật Pháp th́ chớ bỏ lỡ cơ hội, dịp may hiếm có mà nên tinh tấn học hỏi.
Nhẫn nhục vâng ư lành
Viếng thăm bậc tu hành
Tùy thời bàn luận đạo
Ấy là chân hạnh phúc.
- Ư nghĩa thứ tám về chân hạnh phúc dẫn dắt chúng ta đi trên con đường của Bồ Tát : thực hành hạnh nhẫn nhục, có nghĩa là chịu đựng những phiền năo mà người khác gây ra cho ḿnh và gánh chịu những lỗi lầm của kẻ khác. Bồ Tát thực hành nhẫn nhục không tạo khẩu nghiệp : nói lời thô ác, nguyền rủa, thóa mạ..., không tạoưnghiệp : oán giận, gây ác tưởng, có ác ư..., không tạo thân nghiệp : đánh đập, giết hại, báo thù...; Bồ Tát thực hành nhẫn nhục trải tâm từ bi khắp mọi loài, không oán thù ghét bỏ. cầu cho chúng sinh đều an lạc, đó chính là " vângưlành " không thể có điều ác trong tâm của Bồ Tát. Tự nhiên Bồ Tát t́m thấy chân hạnh phúc. Đức Phật lại dạy chân hạnh phúc trong sự viếng thăm bậc tu hành và tùy thời bàn luận đạo : như chúng ta đă biết, Phật pháp khó gặp, khó được nghe, nếu chúng ta có dịp may gặp bậc tu hành có thể chỉ dạy cho chúng ta th́ phải nên cố gắng thường xuyên thăm viếng để học hỏi, bàn luận, điều này đem lại cho chúng ta nguồn hạnh phúc chân thật.
Trong sạch và siêng năng
Suốt thông các chân lề
Thực hiện vui Niết bàn
Ấy là chân hạnh phúc.
- Ư nghĩa thứ chín về chân hạnh phúc được Phật dạy : " trong sạch và siêng năng ". Như thế nào là trong sạch ? Trong sạch được hiểu qua sự thanh tịnh hóa ba nghiệp về thân khẩuưvà cũng là sự nghiêm tŕ các giới luật. Siêng năng là Chánh tinh tấn của con đường Bát Chánh và cũng là hạnh tinh tấn trong Lục độ của Bồ Tát. Do tinh tấn tu hành, thanh tịnh hóa ba nghiệp mà được chân hạnh phúc. Rốt cùng, khi đă thấu triệt các chân lề và thực hiện được cái vui của Niết Bàn thi đạt được chân hạnh phúc. Như thế nào là thấu triệt các chân lề ? Đó là bốn chân lề tối thượng về sự khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ. Và như thế nào là cái vui của niết Bàn ? Đó là sự ly tham, không chấp trước ái dục, từ bỏ, giải thoát. Cái vui của Niết bàn mới là chân hạnh phúc.
Tiếp xúc với thế gian
Giữ ḷng không sa ngă
Không sầu nhiễm, b́nh an
Ấy là chân hạnh phúc.
- Ư nghĩa thứ mười về chân hạnh phúc được Phật dạy qua sự tiếp xúc với thế gian, thái độ của chúng ta là : không sa ngă, không sầu nhiễm và b́nh an. Như thế nào là không sa ngă ? do đă thông hiểu thế nào là bốn chân lề tối thượng, do sự tu tập con đường Bát Chánh hay các hạnh Bồ Tát mà chúng ta vững vàng không c̣n bị lôi cuốn, ch́m đắm theo những tham muốn hay dục vọng của thế gian. Chúng ta đă biết mục đích cần phải đạt đến là sự ly tham, từ bỏ, giải thoát th́ chúng ta không c̣n để vướng mắc vào cái lưới bẩy của ái dục. Như thế nào là không sầu nhiễm ? Thấu hiểu chân lề về sự khổ của thế gian, hay chính ḿnh phải nếm mùi đắng cay của khổ, nhưng chúng ta không để cho tâm tư chúng ta vướng sầu nhiễm v́ sự buồn rầu, bi quan, chán chường cũng là một thứ phiền năo làm chướng ngại cho sự tu hành giải thoát. Do đó, Phật dạy " b́nh an " có nghĩa là chúng ta phải giữ cho tâm ḿnh b́nh tĩnh, không dao động trước mọi hoàn cảnh, lúc bấy giờ chúng ta mới có thể sáng suốt và an nhiên, tự tại, giải thoát. B́nh an cũng có nghĩa là vắng bặt những tâm tư loạn động như nghi ngờ, sợ hăi, nóng năy, lo âu, xúc động...
Như thế mà tu hành
Việc ǵ cũng thành tựu
Ở đâu cũng an lành
Thảy là chân hạnh phúc.
- Cuối cùng đức Phật kết luận : " Như thế mà tu hành " : Tu hành như thế nào ? theo con đường Bát Chánh, hay theo hạnh Bồ Tát mà tu tập, con đường đầy đủ cả Giới, Định và Tuệ. Không có con đường nào khác hơn. Do tu hành như thế mà " việc ǵ cũng thành tựu". Phải hiểu như thế nào câu này : việc ǵ cũng thành tựu ? Chắc chắn là người tu hành theo Phật đạo để giải thoát hay theo hạnh Bồ Tát để cứu độ chúng sinh th́ không thể thành tựu bất cứ ǵ, mà chỉ thành tựu những công đức vô lượng. Do thân khẩuưtrong sạch mà việc ǵ của người tu hành đúng như lời Phật dạy đều trong sạch th́ bất cứ việc ǵ của người này làm đều được thành tựu, không có trở ngại. " Ở đâu cũng an lành " : với công đức của người tu hành như lời Phật dạy th́ người đó đi đâu, trú ngụ chỗ nào cũng được an lành, có thể nói người này không cần phải "chọn nơi lành mà ở " bởi v́ người này ở đâu th́ chỗ đó sẽ được an lành vậy . Có thể nói, khi chưa tu th́ phải chọn nơi lành mà ở, khi tu rồi th́ dù ở đâu cũng an lành, tự ḿnh được an lành và c̣n đem lại an lành cho chung quanh ḿnh nữa.
Sau khi cùng đọc bài kinh Chân Hạnh Phúc th́ chúng ta thấy rƠ ràng quan niệm về hạnh phúc của đức Phật hoàn toàn khác hẳn với phàm phu chúng ta, nào có đâu tài lộc phú quí, an khang thịnh vượng ! Chân hạnh phúc như lời Phật dạy chỉ có thể t́m thấy được nơi người nương theo Giới Định Tuệ mà tu hành để có cái vui Niết Bàn. Không bị lôi cuốn theo cái vui của thế gian thường t́nh, thực hành Bồ Tát đạo hay tu theo con đường Bát Chánh đều có thể thực hiện được chân hạnh phúc. Các hạnh tu của Bồ Tát như bố thí , tŕ giới, nhẫn nhục tinh tấn, thiền định, trí tuệ cũng như con đường Bát chánh gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định đều được nêu rơ ràng trong bài kinh.
Tóm lại Chân Hạnh Phúc là ǵ ? Là sự tu hành vậy. Dù là thiên nhân hay loài người, muốn được Chân Hạnh Phúc, không thể làm ǵ khác hơn là tu hành. Chỉ có sự tu hành mới đem lại nguồn hạnh phúc chân chính của sự giải thoát, chừng nào c̣n trôi lăn trong ṿng luân hồi sinh tử, nô lệ cho dục vọng và c̣n mang ảo tưởng về ngă chấp th́ không thể có Chân Hạnh Phúc.
__________________ không c̣n yêu ai nũa !
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|