Tác giả |
|
minhthuan Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1101
|
Msg 1 of 14: Đă gửi: 17 January 2006 lúc 8:55pm | Đă lưu IP
|
|
|
VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC
Thiền Sư Tổ Nguyên
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp
CHƯƠNG III
THÍCH, ĐẠO BIỆN LUẬN LẼ THIỆT HƠN
HỎI: Giáo lư của tôi vào giáo lư của Đạo Phật đại khái chẳng đồng nhau.
Sư hỏi lại: Chẳng đồng nhau chỗ nào?
Đạo sĩ đáp: Đạo Phật tu tánh chẳng tu mạng. Đạo tôi dạy tánh mạng song tu.
Sư hỏi: Thế nào là tu tánh, thế nào là tu mạng?
Đạo sĩ đáp: Tu tánh là “ly cung tập định”, tu mạng là “thuỷ phủ cầu huyền”.
Sư hỏi: Thế nào là ly cung tập định, thế nào là thuỷ phủ cầu huyền?
Đạo sĩ đáp: Ly cung tập định là ngưng tâm chẳng động để giữ thần. Thuỷ phủ cầu huyền là luyện tinh hoá khí để được h́nh thể kiên cố (cố h́nh). H́nh và thần đều diệu th́ cùng với Đạo hợp lẽ chơn.
Sư nói: Đạo Phật chỉ tu một bên, chẳng luyện tinh hoá khí để được h́nh thể kiên cố hầu giữ mạng. Ông lại chẳng biết “Ly cung tập định” và “tâm tức tương y” (tâm và hơi thở nương nhau) là pháp của hàng Nhị thừa. Luyện tinh nơi thuỷ phủ hoá khí đi ngược trở lên, thông với huyền quan được h́nh thể kiên cố. Đó là thuật để kéo dài tuổi thọ.
Phật giáo thượng thừa khi đốn ngộ tâm tánh, thấy sơn hà đại địa, vạn vật, thân tâm đều là h́nh bóng hư huyễn ở trong Tánh, nên không cớ ǵ nương huyễn mà tu bóng. Như vậy há chẳng lầm to ư? Người xưa nói: “Bậc tiên c̣n trước nơi h́nh thần, nên chẳng thể xả bỏ”. Hơn nữa h́nh thần là những vọng tưởng từ chơn tánh hiển hiện ra, chẳng phải chơn thật. Khá cười cho Đạo giáo, những bậc cao nhơn xua nay chẳng ngộ được chánh giác lầm hiểu cho là chí lư, mê vọng dùng “tâm tức tương y” cho là tu Tánh. Luyện tinh hoá khí để được h́nh thể kiên cố cho là tu Mạng. Tất cả là để được h́nh thân đều diệu. Như vậy cùng với bản tánh quá xa vời!
Đạo sĩ nói: Bọn môn đồ của âm ma, không thể song tu mà trở lại vọng báng Đạo tôi là Nhị thừa. Ông phải biện cho rơ tâm tôi mới phục.
Sư nói: Người học đạo Tiên khởi đầu từ chúng sanh, tuy biết sanh tử là việc quá khổ, nhưng chẳng ngộ được đạo lư Nhất thừa tối thượng. Lầm chấp bề trong của sắc thân, vọng lấy tâm thịt bên trong, cho là có một thần tánh gọi là chơn hông, tên khác là xá nữ. Ngưng thần chẳng động làm như vậy là “ly cung tập định”. Tinh khí trong thân gọi là chơn công, tên khác là anh nhi. Luyện tinh hoá khí, làm như vậy gọi là “thuỷ phủ cầu huyền”. Cái ư là chơn thổ, lại gọi là hoàng bà. Như phương pháp tập định, cần phải nghiêng về tịnh toạ: dùng ư điều tức (hơi thở), nhiếp thân chẳng cho động, làm như vậy gọi là Phục hổ. Ngưng thần hợp với khí, tâm định chẳng động, làm như vậy gọi là Hàng long. Thân tâm ư hợp là trở về thổ phủ, lặng yên chẳng động gọi là tu tánh.
Trương Tử Dương nói: “Chơn thổ giữ chơn công, chơn công chế chơn hống. Công Hống qui thổ phủ, thân tâm lặng yên chẳng động”. Đạo gia nhận đấy là “tâm tức tương y” dối bảo Đaọ Phật là thiên tu (tu một bên). Há chẳng hiểu lầm về chi lư tối thượng ư?
Đâu không biết rằng mỗi người vốn có đủ một tâm tánh rộng lớn, bao trùm cả thái hư, chẳng có chẳng không, cũng chẳng bên trong bên ngoài. Vốn tự bất động chẳng cần tập định. Vô cớ lại đem cái huyễn thức trong thân, rồi dùng huyễn ngưng huyễn gọi là tu tánh. Thật là kẻ nhận giặc làm con, mà cho là “chơn tánh bổn cụ”. Tóm lại, như vậy nếu tu thành công, chẳng ĺa Dục giới, một mai định lực hết trở lại đoạ xuống hạ giới!
HỎI: “Ly cung tập định”. Sư đă nói, xin bàn luôn về “thuỷ phủ cầu huyền”?
ĐÁP: Thủy phủ cầu huyền: Tiết ngữ tinh khí, trong suốt 12 giờ, phản chiếu nơi rún trong một tấc 3 phân, gọi là khí hải. Chỉ giữ mà chẳng cho dính mắc, chỉ chiếu mà chẳng trụ. Thân tâm định lâu, cung Khảm và cung Ly đều giao nhau, tâm hỏa giáng xuống, thận thủy bay lên, tinh đầy khí tṛn, lúc ấy trong nội thân như lửa, cuối giờ Hợi đầu giờ Tư khí động nơi vĩ lư, bèn dùng ư hút đưa vào trong giáp tích, thẳng qua ngọc chẩm, trên đến thiên cốc, trở lại hóa thành kim dịch, mùi vị thơm ngọt, nuốt xuống trùng lâu, rơi nơi huỳnh đ́nh, gọi là “Càn khôn giao cấu” xong. Một điểm rơi vào huỳnh đ́nh, từ đây điều ḥa thông suốt, tứ chi khoan khoái, ttất cả hơi thở đều chảy khắp, tươi nhuận tạng phủ, mặt trở lại tươi trẻ như bé thơ, tuổi thọ dài lâu. Cổ Tiên xưa có kệ rằng:
Pháp thủy năng triền hữu bi quan,
Tiêu diêu nhật dạ khiển luân hoàn,
Vu trung ủng trệ sanh chư bệnh,
Tài quyết thông lưu tiện trú nhan.
DỊCH:
Tự cửa màu nước pháp thường dâng,
Suốt ngày nhàn nhă khiến xoay vần,
Bên trong ngăn trệ muôn ngàn bệnh,
Vừa khơi chảy suốt mặt mày hàn.
Ngô Tiên lại nói:
Khi qui ngươn hải thọ vô cùng.
Thử thuật vi kim dịch luyện h́nh.
DỊCH:
Khi về ngươn hải thọ vô cùng,
Thuật này là kim dịch luyện h́nh.
Tập định là “ngọc phù bảo thần”, h́nh và thần đều diệu th́ với Đạo hợp lư chơn. Một mai công quả đầy đủ, tùy phước sâu cạn, nếu người hành rộng răi th́ tạm ở nơi Bồng đảo, hoặc trụ nơi động thiên, ở đó ba bốn trăm năm, hay hai ba ngàn năm, rồi sanh trở lại nhơn gian, tích chứa công hạnh, bồi dưỡng phước huệ, một ngày nào đó công quả sâu dày, Thượng đế đến gọi, tùy hàng sắp chỗ đứng, Tiên quan chẳng đồng. Nếu y đây mà tu th́ đồng như trong Đạo Phật, đại khái như ở Trịnh châu vọng cầu cửa Tào, xa càng xa vậy.
HỎI: Tâm tức tương y, Ngài nói đấy là pháp của Nhị thừa. Vậy do đâu mà ngài Đạt Ma từ Ấn sang lưu truyền kinh Thai Tức?
ĐÁP: Tổ sư từ Ấn sang truyền Tâm ấn, há lại đem “tâm tức tương y” làm nhất thừa tối thượng của Phật ư? Ngài Đạt Ma khi chưa đến Đông độ, phương này đều tu tập Chỉ Quán, nhọc ǵ từ xa đến lại truyền Thai tập? Ấy là trên đầu thêm đầu, hay có thể bảo là trên mỏ thêm cái mỏ nữa.
Bởi ở Trung Hoa này người sơ cơ học Đạo chẳng ngộ tâm tánh, chỉ tập tu chỉ quán, Tứ thiền bát định, chẳng chứng Phật Tâm. Cho nên sơ Tổ của ta vượt biển mà đến đây “chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Chẳng biết người nào ngụy tạo Thai tức giả danh giáo ngoại biệt truyền của Đạt Ma, mê hoặc người sau, làm cho vàng thau không phân biện.
HỎI: Pháp thai tức là ngụy, chẳng phải là pháp thượng thừa của Phật. Ngài nghị luận như vậy có ǵ làm bằng cứ?
ĐÁP: Phương pháp thai tức, giống như trong thai mẹ, mờ mờ mịt mịt, thân tâm lặng yên. Định lâu được thành tựu th́ thần cùng khí giao kết lại, luyện thành một h́nh huyễn, thức thần rong chơi bên ngoài, chớp mắt đi ngàn dặm, ngao du tự tại. Như vậy th́ cùng với Đạo nhất thừa của Phật rơ không can hệ.
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Những người tu học, hiện tại tuy được chín từng lớp thiền định, nhưng không được lậu tận thành A La Hán. Tất cả đều do những chấp vọng tưởng sanh tử này, lầm cho là chơn thật”. Đâu chẳng biết trong thân huyễn vốn không có tánh mạng. Chơn tánh mạng của ta không ở trong ngoài, mà bao trùm thái hư, vốn tự nó hiện thành cũng chẳng thêm tu chứng. Tánh thụ của kẻ lậu học ngộ được tánh mạng này, nên hay hiện vô lượng diệu thân, hay độ vô lượng chúng sanh, hay thành vô lượng trang nghiêm, hay làm vô lượng Phật sự. Vô cớ lại đem pháp Thai tức, lầm nhận là tôn chỉ giáo ngoại biệt truyền. Thật đáng buồn thay! Tự mắt ḿnh chẳng sáng c̣n mê hoặc kẻ sơ học thiếu hiểu biết, rồi đi lấy nhỏ làm lớn, tội kia chẳng nhỏ.
Đạo sĩ hỏi: (Ngài nói) bên torgn thân tâm vốn không có tánh mạng, nhưng hiện nay thần ở trong thân, khi hô hấp tới lui, đây chẳng phải là chơn tánh chơn mạng của ta? Nay đem cái thần khí này cộng với tướng ngưng hợp, rồi cho về khí huyệt kết thành đại đơn, tự nhiên thân nhẹ thần diệu, liền có thể “du hành bát cực”, trên trời cơi người đều được tự tại lớn. Đây gọi là tánh mạng song tu, là Đại Đạo chí nhơn của thần tiên.
Sư đáp: Thần trong thân là vọng, khí hô hấp là huyễn. Nếu cho huyễn vọng là chơn tánh mạng, gom lại tu tập thành công, thân h́nh mầu nhẹ, đi rong trên hư không, chớp mắt xa ngàn dặm, sống lâu mấy ngàn vạn năm, ở sâu nơi động trời đất phước cho là thành thánh. Nhưng mà chẳng ngộ chánh giác, quả báo hết trở lại tan vào các cơi.
HỎI: Sự tu TÁNH của Phật giáo là thiên về âm mà không dương. Cho dù gom được tu thành kiến tánh cũng lại là sự trong sạch của ma quỷ.
ĐÁP: Âm dương quỷ thần là việc không kiếp trở về sau, c̣n diệu minh chơn tánh là lư của không kiếp trở về trước. Nếu đem lư trước không kiếp mà nhận là việc sau không kiếp, người này không những chẳng rơ về âm dương mà lại c̣n mê muội điên đảo nhiều vậy.
Đạo sĩ nói: Phật giáo thiên tu là âm, đạo tôi song tu là dương trong, Đơn Kinh, Tử Thơ đều nói chớ chẳng phải tôi tự bày điều không căn cứ.
Sư đáp: Chủ trương song tu của Đạo gia là ngộ nhận lẽ chơn thật. Thức thần ở trong thân là âm trong dương. Tinh khí ở trong thân là dương trong âm. Gom khí hợp thần, thần ngưng khí trụ gọi là “Thủ khảm điền ly” (giữ quẻ khảm, lấp quẻ ly), điểm hoá âm trong dương thành thể khô cứng, luyện thành kim đơn, mười tháng kết thai, chín năm bảo dưỡng xuất ra đảnh môn ở trên gọi là Dương thần. Tan ra th́ thành gió, hợp lại th́ thành h́nh, ngao du thiên hạ, tiêu dao tự tại. Công phu nhiều th́ bay lên Thiên cung, công phu ít th́ ẩn cư nơi Bồng đảo. Nếu nương vào đây cho là phải mà chẳng cần tu Tam muội, đến khi quả báo cơi Tiên hết trở lại đoạ làm quỉ cơi dưới. Người xưa nói:
Học đạo chi nhơn bất thức chơn,
Chỉ v́ tùng tiền nhận thức thần.
Vô lượng kiếp lại sanh tử bản,
Si nhơn hoán tác bổn lai nhơn.
DỊCH:
Người học đạo chẳng hiểu lẽ chơn,
Bởi do từ trước nhận thức thần.
Vô lượng kiếp nay gốc sanh tử,
Kẻ si nhận đó bản lai nhơn.
Phật giáo thượng thừa, kiến tánh vô vi, trạm như thái hư, thể đống pháp giới, chẳng phải âm dương, chẳng ra vào, dẫn nó không trước, dắt nó không sau, đưa nó không lên, đè nó không xuống từ xưa nó thường sáng, đến nay nó chẳng mê. Tuy không h́nh tướng mà hay khởi báo thân, hoá thân. Không những chỉ hiện một thân mà có thể hiện trăm ngàn ức thân. Độ thoát chúng sanh như hằng sa, thành tựu muôn đức trang nghiêm. Kẻ căn cơ thiển bạc ôm khối nghi ngờ nào thể tín thọ?
HỎI: Đạo tôi có nói rằng tu tánh chẳng tu mạng, muôn kiếp âm linh khó nhập thánh.
Sư đáp: Lư của mạng học, đại khái có sai khác, nếu chẳng tham cứu cho sâu, sợ e làm lầm người hậu học. Sơn Tăng chẳng tiếc lời cùng ông bàn luận chỗ vi tể của nó:
Hai chữ tu mạng có Lư mạng và Khí mạng. Lư mạng có hai nghĩa, khí mạng cũng có hai loại. Tôi trước nói rơ về khí mạng, sau trở lại bàn về lư mạng.
Khí mạng loại một là “Cổ bổn khai quan” (giữa chặt gốc mở cửa quan), thường nghiêng về tịnh toạ, phản chiếu lại huyệt khí hải, giữ cho chơn ư chẳng tán, trong lặng chẳng chấp trước, lâu ngày chầy tháng, tinh đầy khí tṛn, nội thân như lửa, mau mau kích động, điều ḥa cho quân b́nh hơi thở nơi mũi, mau đề lên cốc đạo, nên dùng ư dẫn nó, gọi là hái thuốc (thái dược). Tiên nói: “Khi can quí sanh phải mau hái, mong xa thường chẳng nổi” (Quí sanh tu cấp thái, vọng viễn bất kham thường). Chỉ khoảng một thoáng, tinh khí xoay trở lên, từ trong vĩ lư có tiếng lụp bụp, ở giữa qua giáp cốt, thẳng thấu ngọc chẩm, ra sức vận lên xông đến đảnh môn, khí kia cuộn xuống, dùng mũi dẫn nó, tự nhiên biến thành cam lộ, mùi vị thơm ngọt, nuốt xuống trùng lâu, rơi vào huỳnh pḥng. Đấy gọi là “trữu hậu phi kim tinh”, lại c̣n gọi là “bế nhâm khai đốc mạch” (đóng mạch nhâm khai mạch đốc). Từ đây khí nơi đơn điền ấm, thần khí chan hoà, da thịt tươi nhuận, tứ chi sảng khoái, mặt tươi trở lại như trẻ thơ, tuổi thọ dài lâu.
Lấy đây mà xét, thuật kéo dài sanh mạng này dù cho sống lâu ngàn tuổi, rốt lại rồi cũng tan nát. Chẳng ngộ được tâm tánh trở lại đoạ vào các cơi. Nếu bảo thuật này có thể thành Thánh là mê hoặc người sau, thật là lời dối gạt to tát.
Khí mạng loại hai là “ngưng khí qui căn”. Người ở bụng mẹ theo sự hô hấp cửa mẹ cho đến lúc sanh ra, cắt đứt cuống rún, một điểm khí phàm nương ở đơn điền, giống như một bộ rùa, phun nuốt ngươn khí, một ngày đêm thở tới lui mười ba ngàn năm trăm hơi thở, đều từ miệng mũi tuôn ra ngoài, không thể về gốc mà qui về khí huyệt, nên tuổi thọ chẳng dài, sắc thân chẳng vững chắc. Phải ở chỗ đi đứng, ngồi nằm chiếu soi trở lại và thường nạp vào khí hải. Khí hải trụ th́ h́nh sanh, thần ngưng th́ khí trụ. Thần khí kết thành gọi là dương thần. Lâu ngày xuất h́nh, rong chơi khắp thiên hạ, tuỳ công phu sâu cạn mà ngôi vị chẳng đồng. Quả báo hết trở lại thế gian làm người, nếu tạo nghiệp ác sẽ đoạ tam đồ. Dối nói đạo này liễu thoát luôn hồi, chẳng tu đạo này khó vào thánh vị, chưa khỏi người chí chê cười.
HỎI: Hai môn học về khí mạng Ngài phân biệt quá rơ ràng. Lư mạng có hai nghĩa xin ngài chỉ rơ luôn.
ĐÁP: Lư mạng có hai nghĩa là tại triền và xuất triền. Tại triền th́ lấy t́nh làm mạng. Xuất triền khởi động là tán mạng, dứt t́nh là tu mạng. Xuất triền hợp với hư là chí mạng, lại gọi là phục mạng. Nhà Nho gọi là Phục mạng. Phật gọi là pháp giới. Đây là cái học của Đại thừa, có thể bảo là lư trung đạo. Nương vào đây mà tu chứng gọi đó là LƯ MẠNG. Nếu nương vào khí mạng, chẳng ngộ lư mạng rốt lại thành không, chẳng phải đạo lớn.
HỎI: Các bậc Thầy trong Đạo Tiên có nói: Người thấy tánh chẳng biết mệnh kia, nên khi cuối cùng về chỗ nào? Và chưa rơ, biết mệnh lư hay là khí?
ĐÁP: Người kiến tánh tự biết thiên mệnh, rốt sau rơ ràng cùng với hư hợp thể. Nho nói: “Cùng lư tận tánh là do tột ở mệnh”. Đạo Phật nói: “Tại triền gọi Như lai tạng, ra khỏi triền gọi phá giới tánh”. Nếu luyện khí mạng rời thần nương khí kết là chỗ về của ta, th́ chưa khỏi báo hết trở lại rơi vào các cơi. Nên biết, thiên mệnh mới là lư gốc.
HỎI: Một âm một dương gọi là chánh đạo, âm dương có lẻ vạn vật chẳng sanh, do đâu lại nói không âm không dương. Nếu không âm dương có khác ǵ ngoan không?
ĐÁP: Động là dương, tịnh là âm, lưỡng nghi tứ tượng, ngũ hành là việc sau khi phân của thái cực. Tánh là lư trước vô cực. Trong thái cực âm dương c̣n chưa phân huống là vô cực lại có âm dương hay sao? Ngoan không gọi là vô linh, c̣n hữu linh th́ chẳng phải ngoan. Kẻ hậu học chẳng ngộ lầm sanh đoạn kiến. Đạo Phật nói: “Như như chẳng động rơ ràng thường biết”. Đạo Nho nói: “Tịch nhiên chẳng động, có cảm liền thông”. Đạo gia nói: “thân tâm chẳng động về sau có vô cực chơn cơ”. Tam giáo dạy học tṛ lư kia không hai. Nếu ngộ chơn không th́ rỗng rang mầu nhiệm chẳng mê.
HỎI: Đạo tôi dạy song tu một đời bay bổng, Đạo Phật tu một bên chưa khỏi thân h́nh suy bại. Nếu như đạo thành th́ khá, nếu không được như vậy th́ trở lại chưa khỏi cái khổ đầu thai dời đổi?
ĐÁP: Ông chỉ thấy một đời bay bổng, chẳng biết bao kiếp khác gieo trồng bồi đắp. Ông Mă đơn Dương, Khưu trường Xuân của Đạo gia ba đời làm bè bạn, mười đời tu hành, một phen ra đời trở lại liền đốn ngộ chánh đạo. Nay thấy kẻ lợi căn một đời đă xong, ấy đều do những kiếp xa xưa tích chứa công hạnh, cho nên giới đây mới được hiện đời thành Chơn, chớ chấp một bên mà quyết định nơi hiện đời.
HỎI: Cái học về khí mạng là ngụy không phải chơn thật. Theo lời nói này th́ mạng thuật kia vô dụng sao?
ĐÁP: Luyện tinh hóa khí, khí ngưng tụ th́ h́nh sanh, là thuật tu mạng kéo dài tuổi thọ. Nếu y đây để được liễu thoát th́ lầm lẫn người sau chẳng nhỏ. Cần phải đốn ngộ tâm tánh mới hay siêu phàm nhập thánh.
HỎI: “Nê thủy kim đơn, hoàng bạch diệu thuật”, chưa biết lư kia là tà hay chánh?
ĐÁP: Tiền tài, sắc dục, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ là năm điều căn bản của địa ngục. Năm dục chẳng không sanh tử chẳng dứt. Người chơn thật học đạo phải cắt ân đoạn ái, tŕ giới minh tâm mới có thể chứng lư. Không biết, lại dùng “mỹ nữ thái chiến”, tổn người bổ ḿnh, không chỉ đại tán lương tâm, mà ngày kia khó thoát khỏi hỏa ngục. Phật nói: “Tham dâm chúng sanh, ác nghiệp càng nhiều, báo nhỏ th́ mắc nhiều bệnh hoạn, báo lớn th́ nằm giường hỏa”.
Lại có một bọn mang nghiệp si quá lắm, tham tài thủ lợi “Thiêu mao luyện hống”. Có người hỏi tại sao vậy? Đáp là học đạo. Người xưa muốn bỏ ḷng tham, c̣n đem tiền của bỏ xuống biển. Nay trở lại dùng ch́ thiết bảo đó là tu hành. Thật là quỉ quyệt lạ. Khá tiếc cho bọn tham tài hiểu sắc tự nhẩy vào con đường khổ của tam đồ!
HỎI: Ngài Đại thánh Lăo Tử hóa làm người ẤN thành Phật. Há chẳng biết Thích ca đó là đồ đệ của Lăo Tử ư?
ĐÁP: Phật đản sanh vào năm Giáp Dần đời Châu Chiêu Vương năm thứ mười bảy. Tịch vào năm Nhâm Thân vào đời Mục Vương năm thứ mười ba. Trải qua vua Cung, vua Ư, vua Hiếu, vua Di, vua Lệ, vua Tuyên, vua U, vua B́nh, vua Hoàng, vua Trang, vua Hi, vua Huệ, vua Nhượng, vua Hạng, vua Khuôn, vua Định, cộng cả thảy mười sáu đời vua. Phật diệt độ sau bao trăm bốn mươi năm (340), nhằm đời vua Định Vương năm thứ mười ba mới sanh Lăo Tử. Trải qua ḍng cát thời gian, Phật pháp bao trùm khắp cơi xa, mở mang khắp năm xứ Ấn Độ và những nước lân cận. Thiên hạ nghe Phật pháp đă quá hơn năm trăm năm (500), dối tạo ra Lăo Tử hóa người Ấn thành Phật. Đấy là vào đời Tấn Huệ Đế, do Vương Phù nguy tạ. Ấy là hành động khi dối thánh hiền, tự vào địa ngục rút lưỡi, tội kia làm sao cứu được?
Đạo sĩ nói: Đời vua Địch Vương năm thứ ba là sanh Lăo Tử hậu thiên. C̣n Lăo Tử tiên thiên th́ hóa ra người Ấn thành Phật là có?
Sư đáp: Lúc hỗn độn chưa phân, nguyên khí tự nhiên mập mờ khó biết. Tự nhiên nguyên khí này là tiên thiên. Khi thái cực đă chia, thiên địa mới phân, muôn vật phát sinh gọi đó là hậu thiên. Tiên thiên vốn không h́nh, hậu thiên mới có tượng. Phật sanh vào đời vua Chiêu Vương cách sự khai mở của trời đất quá xa, thế nào cái vô h́nh của tiên thiên lại đi giáo hóa cái hữu tượng của hậu thiên? Thật là lời nói không có lập trường vững, người nghe không khỏi bịt mũi.
HỎI: Ngài nói giáo lư của tôi môn khí mạng là ngoại thuật, Tâm thức tương y là Nhị thừa. Vậy c̣n có lư Đại thừa có thể tu không?
ĐÁP: Có lư nên tu.
HỎI: Xin chỉ bày lư nên tu kia.
ĐÁP: Y vào Đạo Đức kinh và Thanh Tịnh kinh mà tu th́ không lỗi.
HỎI: Có mấy tên khác nhau, làm sao cho kẻ hậu học lầm hội. Xin thầy từ bi chỉ rơ cho kẻ chưa ngộ.
ĐÁP: Có nghi nên đến hỏi, ta tiếc ǵ mà chẳng chỉ bày cho ông.
HỎI: Xin thầy chỉ bày cái “Cốc thần bất tử” đó gọi là huyền tẩn như thế nào?
ĐÁP: Cốc là Hư, thần là Linh. Hư linh chẳng muội gơi là đó là bất tử. Huyền tẩn tức là linh cơ. Linh cơ tức là chơn tâm.
HỎI: Thế nào là “Huyền quang nhất khiếu”?
ĐÁP: Niệm chưa khởi, cửa tâm chưa nẩy mầm gọi là huyền quan. Mầu trong rỗng suốt, diệu trong lặng lẽ gọi là nhất khiếu.
HỎI: Thế nào là “thủ khảm điền ly”?
ĐÁP: Bỏ vọng là thủ khảm, trở về tâm là điền ly.
HỎI: Thế nào là “trừu công thiên hống”?
ĐÁP: Dứt t́nh là trừu công. Vô tâm tức là thiên hống.
HỎI: Thế nào là an lự?
ĐÁP: Chẳng ở trong chẳng ở ngoài.
HỎI: Thế nào là lập đảnh?
ĐÁP: Chẳng tức là Tâm, chẳng ĺa Tâm.
HỎI: Thế nào là kim đơn?
ĐÁP: Tṛn hở hở, suốt xưa thường sáng, sáng suốt rỡ ràng, mà đến nay cũng chẳng mê.
HỎI: Thế nào là ngươn tinh?
ĐÁP: Diệu minh chơn tinh, ứng hiện sáu công dụng.
HỎI: Thế nào là ngươn khí?
ĐÁP: Một tâm không vọng, hơi đức thấm nhuần nơi thân.
HỎI: Thế nào là ngươn thần?
ĐÁP: Ẩn hiện khó lường, ứng dụng không ngăn.
HỎI: Thế nào là hoả hầu?
ĐÁP: Muôn niệm muôn năm, muôn năm một niệm.
HỎI: Thế nào gọi là ôn dưỡng?
ĐÁP: Phản chiếu xét tâm chẳng hôn trầm chẳng tán loạn.
HỎI: Thế nào gọi là hàng long?
ĐÁP: Tâm sanh chẳng cho sanh tiếp, giả dụ là hàng long.
HỎI: Thế nào gọi là phục hổ?
ĐÁP: Dứt t́nh về tánh, tên khác gọi là phục hổ.
HỎI: Thế nào gọi động tịnh?
ĐÁP: Vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm.
HỎI: Thế nào gọi là thuỷ hoả?
ĐÁP: Định là thuỷ, huệ là hoả, b́nh đẳng không hai là thuỷ hoả.
HỎI: Thế nào gọi là chơn chủng?
ĐÁP: Ứng vật linh cơ là chơn chủng.
HỎI: Thế nào là thuần dương?
ĐÁP: Một niệm chẳng sanh muôn duyên lặng lẽ.
HỎI: Thế nào là thuần âm?
ĐÁP: Vọng tâm điên đảo sanh diệt không dừng.
HỎI: Thế nào là Mộc dục?
ĐÁP: Tâm trong sạch sảng khoái là mộc dục.
HỎI: Thế nào là thoát thai?
ĐÁP: Linh quang độc diệu, quưnh thoát căn trần.
HỎI: Thế nào là hoàn hư?
ĐÁP: Người và pháp đều hết. Vật và ngă nhất như.
HỎI: Thế nào gọi liễu dương?
ĐÁP: Chân như ra khỏi triền, pháp giới thanh tịnh.
Đạo sĩ hỏi: Người mới nhập môn hạ thủ công phu như thế nào?
ĐÁP: Ngộ trước rồi tu sau.
HỎI: Thế nào là ngộ trước tu sau?
ĐÁP: Đem tất cả năng và sở hàng ngày, cùng tất cả những tri kiến thiện ác, đều để ngoài tâm, chẳng giữ một chỗ nào cả, rồi riêng tham cứu câu: “Cửa huyền ở chỗ nào?” (huyền quan tại hà xứ). Suốt cả mười hai giờ cứu xét cho sâu cái nghi tham này, xem một cửu khiếu này là mặt mũi ǵ? Khi chơn nghi hiện tiền th́ thân tâm chỉ có một cái không (rỗng). Duy chỉ có tham cứu nhứt niệm (tức chỉ c̣n lại cái nhứt niệm). Trở lại đem nhứt niệm này phá nát ra. Lúc ấy chơn tánh sáng rỡ, huyền quan hiển hiện. Về sau tuỳ duyên giữ ǵn, trừ sạch tất cả ḍng nhỏ nhiệm trôi chảy (vi tế lưu chú). Lúc bấy giờ tự đợi cùng hư thể nhập một, mới là trước sau rơ ràng ổn thoả (liễu dương).
HỎI: Bậc thượng căn đốn ngộ, liền đó rơ ràng. Người căn cơ bậc trung bậc hạ, tập nghiệp từ trước quá nặng, dù được đốn ngộ, nhưng mà không thể đốn chứng được. Vậy có phương tiện ǵ mượn để bảo dưỡng?
ĐÁP: Người ngộ lư nên tuỳ duyên giữ ǵn. Suốt mười hai giờ trong lúc động tịnh, ngoài chẳng trụ có, trong chẳng giữ không, th́ một tâm b́nh thản lặng lẽ tự hết. Nếu chợt có niệm sanh, niệm sau chẳng tiếp tục. Bậc cổ tiên nói: “Thần một phen đi liền thu trở lại. Thần trở lại trong thân khí tự nhiên hồi về. Sớm sớm chiều chiều hành như vậy th́ tự nhiên xích tử kết nơi thai mầu”. Xích tử thai mầu ở đây chẳng phải thật có thai mà nói cái tâm thuần chơn như con đỏ (xích tử), lại cũng không có tưởng bên ngoài.
HỎI: Giữ tâm xích tử có thể gọi là đạo chăng?
ĐÁP: Tâm xích tử chẳng phải là đạo, nên tự giữ chẳng phân biệt. Tâm nếu chứng được tâm xích tử, cũng chớ giữ tâm xích tử. Lại phải chuyển vị mới là phương cách lớn.
HỎI: Thế nào là phương cách lớn?
ĐÁP: Tịnh như hang thần, động như mây bay, co duỗi không dấu vết, hiện ra hay lặng xuống cũng không tung tích. Chẳng mang áo quí quyền mặc áo nhơ, đi trong phi đạo để thành tựu chí đạo. Tuỳ loài dạy dỗ, cứu khắp hàm linh, tự đợi phúc và huệ đều đủ cả hai mới chứng Đại Giác Kim Tiên.
__________________ minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
|
Quay trở về đầu |
|
|
haclong Hội viên
Đă tham gia: 24 October 2005 Nơi cư ngụ: Italy
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 24
|
Msg 2 of 14: Đă gửi: 18 January 2006 lúc 2:56am | Đă lưu IP
|
|
|
Thân chào bạn !
Cám ơn bạn đă post bài này rất có giá trị về phật pháp mà KHHB rất cần những bài như thế
__________________ Tất cả vạn vật từ vũ trụ mà ra !!
|
Quay trở về đầu |
|
|
dieptan_dung Hội viên
Đă tham gia: 07 October 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 162
|
Msg 3 of 14: Đă gửi: 18 January 2006 lúc 8:41am | Đă lưu IP
|
|
|
minhthuan đă viết:
VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC
Thiền Sư Tổ Nguyên
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp
CHƯƠNG III
THÍCH, ĐẠO BIỆN LUẬN LẼ THIỆT HƠN
HỎI: Giáo lư của tôi vào giáo lư của Đạo Phật đại khái chẳng đồng nhau.
Sư hỏi lại: Chẳng đồng nhau chỗ nào?
Đạo sĩ đáp: Đạo Phật tu tánh chẳng tu mạng. Đạo tôi dạy tánh mạng song tu.
Sư hỏi: Thế nào là tu tánh, thế nào là tu mạng?
Đạo sĩ đáp: Tu tánh là “ly cung tập định”, tu mạng là “thuỷ phủ cầu huyền”.
Sư hỏi: Thế nào là ly cung tập định, thế nào là thuỷ phủ cầu huyền?
Đạo sĩ đáp: Ly cung tập định là ngưng tâm chẳng động để giữ thần. Thuỷ phủ cầu huyền là luyện tinh hoá khí để được h́nh thể kiên cố (cố h́nh). H́nh và thần đều diệu th́ cùng với Đạo hợp lẽ chơn.
Sư nói: Đạo Phật chỉ tu một bên, chẳng luyện tinh hoá khí để được h́nh thể kiên cố hầu giữ mạng. Ông lại chẳng biết “Ly cung tập định” và “tâm tức tương y” (tâm và hơi thở nương nhau) là pháp của hàng Nhị thừa. Luyện tinh nơi thuỷ phủ hoá khí đi ngược trở lên, thông với huyền quan được h́nh thể kiên cố. Đó là thuật để kéo dài tuổi thọ.
|
|
|
Bạn Minh Thuận mến ,
Bài viết này có giá trị nhưng người không hiểu biết th́ khen ngợi , người am tường giáo lư Đạo Phật th́ chẳng lạ ǵ bỡi trong kinh điển Phật Pháp có đề cập đến . Đây là pháp tu Thiên Tiên , luyện thành th́ sống thọ muôn ức ngàn triệu kiếp trên cơi trời . Có rất nhiều cơi Tiên trên các tầng trời mà Đức Phật bằng thiên nhăn đă nh́n ra sự vận hành của các cơi này . Tuy nhiên sau này hết phước tu luyện vẫn lănh thọ quả báo luân hồi trở về sáu đường lục đạo . Cũng do bởi dừng ở chỗ này và vẫn c̣n luân hồi nên Đức Phật đă chỉ ra một con đường duy nhất là phát Bồ đề tâm về cơi Niết Bàn thoát khỏi tam giới , lục đạo luân hồi . Khi nào có thời gian tôi sẽ post về các cơi tiên này .
Bạn Minh Thuận có cơ duyên với thiên tiên nên gặp các tư liệu về các cơi này mà tu luyện bản thể . Bạn MT hăy tiếp tục post cho các thành viên tham khảo thêm về các cơi này .
Diệp Tấn Dũng
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuyetson Hội viên
Đă tham gia: 08 January 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 45
|
Msg 4 of 14: Đă gửi: 18 January 2006 lúc 7:56pm | Đă lưu IP
|
|
|
dieptan_dung đă viết:
minhthuan đă viết:
VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC
Thiền Sư Tổ Nguyên
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp
CHƯƠNG III
THÍCH, ĐẠO BIỆN LUẬN LẼ THIỆT HƠN
HỎI: Giáo lư của tôi vào giáo lư của Đạo Phật đại khái chẳng đồng nhau.
Sư hỏi lại: Chẳng đồng nhau chỗ nào?
Đạo sĩ đáp: Đạo Phật tu tánh chẳng tu mạng. Đạo tôi dạy tánh mạng song tu.
Sư hỏi: Thế nào là tu tánh, thế nào là tu mạng?
Đạo sĩ đáp: Tu tánh là “ly cung tập định”, tu mạng là “thuỷ phủ cầu huyền”.
Sư hỏi: Thế nào là ly cung tập định, thế nào là thuỷ phủ cầu huyền?
Đạo sĩ đáp: Ly cung tập định là ngưng tâm chẳng động để giữ thần. Thuỷ phủ cầu huyền là luyện tinh hoá khí để được h́nh thể kiên cố (cố h́nh). H́nh và thần đều diệu th́ cùng với Đạo hợp lẽ chơn.
Sư nói: Đạo Phật chỉ tu một bên, chẳng luyện tinh hoá khí để được h́nh thể kiên cố hầu giữ mạng. Ông lại chẳng biết “Ly cung tập định” và “tâm tức tương y” (tâm và hơi thở nương nhau) là pháp của hàng Nhị thừa. Luyện tinh nơi thuỷ phủ hoá khí đi ngược trở lên, thông với huyền quan được h́nh thể kiên cố. Đó là thuật để kéo dài tuổi thọ.
|
|
|
Bạn Minh Thuận mến ,
Bài viết này có giá trị nhưng người không hiểu biết th́ khen ngợi , người am tường giáo lư Đạo Phật th́ chẳng lạ ǵ bỡi trong kinh điển Phật Pháp có đề cập đến . Đây là pháp tu Thiên Tiên , luyện thành th́ sống thọ muôn ức ngàn triệu kiếp trên cơi trời . Có rất nhiều cơi Tiên trên các tầng trời mà Đức Phật bằng thiên nhăn đă nh́n ra sự vận hành của các cơi này . Tuy nhiên sau này hết phước tu luyện vẫn lănh thọ quả báo luân hồi trở về sáu đường lục đạo . Cũng do bởi dừng ở chỗ này và vẫn c̣n luân hồi nên Đức Phật đă chỉ ra một con đường duy nhất là phát Bồ đề tâm về cơi Niết Bàn thoát khỏi tam giới , lục đạo luân hồi . Khi nào có thời gian tôi sẽ post về các cơi tiên này .
Bạn Minh Thuận có cơ duyên với thiên tiên nên gặp các tư liệu về các cơi này mà tu luyện bản thể . Bạn MT hăy tiếp tục post cho các thành viên tham khảo thêm về các cơi này .
Diệp Tấn Dũng
|
|
|
Kính chào !
Chắc bác Diep tan dung là người hiểu biết phật pháp sâu rộng lắm .Theo tôi nghĩ rằng trên tinh thần cùng nhau post bài có gia trị phật pháp để cho mọi người có tâm hướng thiện về suy nghĩ ,dẩn đến hành động tốt trong cuộc sống do đó mà bạn haclong khuyến khích động viên bác MT góp nhiều bài viết về phật pháp .Tôi đồng ư với bác rằng đó là do kinh điển post ra nhung nguời ta có tinh thần tốt th́ minh phải khuyến khích chứ !
Ai cũng biết rằng chữ "MẠN " Nhưng coi vậy chứ dễ mà khó v́ mấy ai vượt qua được cái Ta của ḿnh .
Tôi xin được trích đoạn trong bài của bác Kim long nói về nhữnng phương thuốc chữ bệnh Tâm
Bịnh độc tài: Như loại bịnh thứ nhất có nói, Nhân vô ngă. Ngă tức là cái Ta. Cái Ta này từ đầu đến chân chẳng có ǵ thật cả, toàn giả duyên tụ lại, đến một lúc nào đó, nó sẽ «hoàn quy bản vị» , ở chỗ nào về lại chỗ đó. Trong trường hợp này, v́ không ư thức rằng Ta là giả, là không có, nên Ta thường cho Ta là hay là nhất. Tôi nhớ có một dạo trên một diễn đàn (không nhớ rơ tên) có đề cập đến Cái Tôi Tồi Tàn là ở chỗ đó. V́ cho Ta là hay nhất, nên kiêu mạn xem thường người khác «mục hạ vô nhân», nghĩa là dưới mắt này không có người nào hơn ta. Ai nói ǵ cũng không nghe, cứ khư khư cho ḿnh là đúng, người khác là sai. Cho nên, cần trưởng dưỡng đức tánh khiêm cung, nhẫn nhục, biết nghe lời phê phán để sửa khuyết điểm của ḿnh như thế mới tiến bộ được. Phương pháp đối trị: thực hành quán Nhân Vô Ngă.
Kính
__________________ Ḥn ngọc Viễn Đông
|
Quay trở về đầu |
|
|
anhkhoi09 Hội viên
Đă tham gia: 20 October 2005 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 63
|
Msg 5 of 14: Đă gửi: 18 January 2006 lúc 8:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thân chào các bằng hữu !
Anhkhoi09 cũng cùng suy nghĩ như ư TS , con người rất khó bỏ đựơc tâm hơn thua , đố kị trong cuộc sống , cũng như ngoài xă hội cái "Bản ngă " Biết bao nhiêu lư luận , sách vỡ đề cập đến 2 từ ấy nhưng mấy có ai vuợt qua được đâu bởi vậy chữ Tâm ở nhà phật rất là sâu sắc
Tâm tuớng , h́nh tướng của tâm qua bài viết người ta biết được tâm của tác giả như thế nào
Kính
__________________ Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
minhthuan Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1101
|
Msg 6 of 14: Đă gửi: 18 January 2006 lúc 8:30pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào các bác, tôi post bài này có hai chữ 'biện luận', tất không phải là có ư khen Phật mà chê Đạo, thiền sư Tổ Nguyên tuy là người tinh thông Phật pháp nhưng cũng chưa phải bậc giác ngộ, xưa nay thường thấy Phật Đạo chê nhau đă nhiều, nhưng mà cả hai đều mới đứng ở lưng chừng chưa tới đỉnh núi lên chưa thấy hết chổ sâu rộng của nhau, sách này bày ra cuộc huyền đàm không thực giữa một đạo một phật, thực chất là tự vấn tự đáp, có thể cho là thiền sư Tổ Nguyên trước có tu đạo nhưng chưa được thụ đắc chân truyền, sau qua Thích tu tập trở lại nói đạo là thấp kém vậy.
__________________ minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
|
Quay trở về đầu |
|
|
saodem Hội viên
Đă tham gia: 18 January 2006 Nơi cư ngụ: Germany
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 36
|
Msg 7 of 14: Đă gửi: 18 January 2006 lúc 8:38pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thân chào anh Minh Thuận
Anh đừng khách sáo quá như vậy nhé tôi rất thích đọc bài viết của anh đấy
Thân chào
__________________ Đời Mất anh Rồi vui với Ai !
|
Quay trở về đầu |
|
|
minhthuan Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1101
|
Msg 8 of 14: Đă gửi: 19 January 2006 lúc 8:25pm | Đă lưu IP
|
|
|
BIỆN LUẬN
Tôi( minhthuan) đứng trên quan điểm khách quan xin biện luận lại bài của thiền sư Tổ Nguyên.
Đạo sĩ đáp: Đạo Phật tu tánh chẳng tu mạng. Đạo tôi dạy tánh mạng song tu
Câu trả lời chính xác, nói Đạo phật tu tánh chẳng tu mạng là nói về trường phái Thiền của nhà Phật, muốn tu thiền của Phật không dễ , đ̣i hỏi phải là bậc thượng căn, vậy thế nào là thượng căn? đó phải là các bậc Bồ Tát, Vậy thế nào là bậc Bồ tát? đó là các vị tu luyện đă chớm bước chân tới từng trời vô sắc giới, tại đỉnh của cơi trời sắc giới có hai đường chẻ, nếu thấy thân c̣n ngăn ngại bèn tiêu luôn thân vào hư không th́ bước tiếp vào tầng trời không xứ của vô sắc giới, nếu đến đây khởi tâm thệ nguyện độ tận chúng sinh th́ sẽ theo Bồ tát đạo, đi ngược xuống thế gian, vào tận địa ngục, độ tận chúng sinh, v́ thế bậc thượng căn có thể tu thiền Phật phải là bậc Bồ tát, vậy hỏi thế gian có mấy vị là Bồ tát tái sinh?
Đạo gia dạy tính mạnh song tu là dạy cho cả bậc trung căn tu luyện thành tiên phật, vậy thế nào là tu tính ? thế nào là tu mệnh? tu mệnh là để biến một phàm phu thành một vị Bồ tát, tu tính là để biến một vị Bồ Tát thành vị Phật, cần phận biệt cho rơ,BỒ tát c̣n ở trong tam Giới, Phật là bậc đă ra ngoài tam giới.
__________________ minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
|
Quay trở về đầu |
|
|
kyduyen Hội viên
Đă tham gia: 19 December 2004 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 187
|
Msg 9 of 14: Đă gửi: 20 January 2006 lúc 12:03am | Đă lưu IP
|
|
|
minhthuan đă viết:
BIỆN LUẬN
Tôi( minhthuan) đứng trên quan điểm khách quan xin biện luận lại bài của thiền sư Tổ Nguyên.
Đạo sĩ đáp: Đạo Phật tu tánh chẳng tu mạng. Đạo tôi dạy tánh mạng song tu
Câu trả lời chính xác, nói Đạo phật tu tánh chẳng tu mạng là nói về trường phái Thiền của nhà Phật, muốn tu thiền của Phật không dễ , đ̣i hỏi phải là bậc thượng căn, vậy thế nào là thượng căn? đó phải là các bậc Bồ Tát, Vậy thế nào là bậc Bồ tát? đó là các vị tu luyện đă chớm bước chân tới từng trời vô sắc giới, tại đỉnh của cơi trời sắc giới có hai đường chẻ, nếu thấy thân c̣n ngăn ngại bèn tiêu luôn thân vào hư không th́ bước tiếp vào tầng trời không xứ của vô sắc giới, nếu đến đây khởi tâm thệ nguyện độ tận chúng sinh th́ sẽ theo Bồ tát đạo, đi ngược xuống thế gian, vào tận địa ngục, độ tận chúng sinh, v́ thế bậc thượng căn có thể tu thiền Phật phải là bậc Bồ tát, vậy hỏi thế gian có mấy vị là Bồ tát tái sinh?
Đạo gia dạy tính mạnh song tu là dạy cho cả bậc trung căn tu luyện thành tiên phật, vậy thế nào là tu tính ? thế nào là tu mệnh? tu mệnh là để biến một phàm phu thành một vị Bồ tát, tu tính là để biến một vị Bồ Tát thành vị Phật, cần phận biệt cho rơ,BỒ tát c̣n ở trong tam Giới, Phật là bậc đă ra ngoài tam giới. |
|
|
Anh Minh Thuận nhận định khá hay về tu tánh và tu mạng đó nghen . Đúng là ngày hôm nay KD thấy Thiền Định chỉ c̣n cho những người thiện căn sâu bởi rất khó v́ đó là đường đi của bậc Bồ Tát, c̣n đa phần nương dựa tha lực phật đà . Mạng th́ chắc chắn là không bằng thể tánh rồi , bỡi thể tánh sở đắc th́ bao trùm toàn vũ trụ . Đạo Phật cũng không có tu luyện coi chừng nhầm lẫn các pháp tu khác . Nếu đạt đỉnh cao tuyệt đối th́ thân tâm cũng không c̣n đây là bước Diệt Tận Định , tâm phủ trùm các pháp giới mênh mông bao la vô tận , lúc này tâm có thể điều khiển được vật chất .
Tu mệnh th́ c̣n trong ṿng sanh tử luân hồi , tu tánh th́ khi đạt tuyệt đối sẽ không c̣n luân hồi nữa .Bồ Tát th́ ở trong tam giới đó là v́ thệ nguyện của các ngài độ sinh , Phật th́ nằm ngoài tam giới bỡi đă đạt tuyệt đối không c̣n trong hay ngoài pháp giới nữa .
Kỳ Duyên
|
Quay trở về đầu |
|
|
minhthuan Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1101
|
Msg 10 of 14: Đă gửi: 20 January 2006 lúc 12:46am | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn KyDuyen đă quan tâm, sở học của MT về Phật cũng c̣n nông cạn, nếu có ǵ thiếu sót rất vui ḷng nhận được sự bổ túc của bạn.
__________________ minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
|
Quay trở về đầu |
|
|
khangaabc Hội viên
Đă tham gia: 09 January 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1133
|
Msg 11 of 14: Đă gửi: 20 January 2006 lúc 11:43am | Đă lưu IP
|
|
|
Lăo 9 khỏe a .
Người tu đạo chọn một Pháp thích hợp với ḿnh để tu, người xưa ví pháp như chiếc thuyền , dùng nó làm phương tiện đưa ḿnh đến bến, đi thuyền th́ chẳng thể phân thân hai chân đứng ở hai thuyền khác nhau, thuyền đưa ta đến bến nhưng nếu ta chẳng chịu rời thuyền th́ chẳng bao giờ thật sự lên bờ . Tu mệnh là đóng thuyền cho chắc để vượt biển, mệnh thuộc về hậu thiên . Tính là tiên thiên , tu tính là tu tâm để nh́n lại bổn lai chân diện của ḿnh . Chẳng nên bận tâm vào chuyện tranh luận hay kiến giải làm ǵ .
Sửa lại bởi khangaabc : 20 January 2006 lúc 12:05pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
minhthuan Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1101
|
Msg 12 of 14: Đă gửi: 20 January 2006 lúc 8:12pm | Đă lưu IP
|
|
|
MT cảm ơn bác Khangaabc đă có lời hỏi thăm, tam ca vẫn mạnh khoẻ đó ru, hihi.
__________________ minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
|
Quay trở về đầu |
|
|
minhthuan Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1101
|
Msg 13 of 14: Đă gửi: 20 January 2006 lúc 8:39pm | Đă lưu IP
|
|
|
Sư nói: Đạo Phật chỉ tu một bên, chẳng luyện tinh hoá khí để được h́nh thể kiên cố hầu giữ mạng. Ông lại chẳng biết “Ly cung tập định” và “tâm tức tương y” (tâm và hơi thở nương nhau) là pháp của hàng Nhị thừa. Luyện tinh nơi thuỷ phủ hoá khí đi ngược trở lên, thông với huyền quan được h́nh thể kiên cố. Đó là thuật để kéo dài tuổi thọ.
------------------------------------
đoạn này th́ thấy rơ thiền sư hiểu rằng tu mạng là để kéo dài tuổi thọ, chắc e sợ nếu không tu mạng th́ không đủ thời gian để ngồi thiền tu tánh chăng???vả lại, 'tâm tức tương y' củng không phải là pháp chân truyền của đạo gia, đó là pháp của thế tục.
----------------------------------------
Phật giáo thượng thừa khi đốn ngộ tâm tánh, thấy sơn hà đại địa, vạn vật, thân tâm đều là h́nh bóng hư huyễn ở trong Tánh, nên không cớ ǵ nương huyễn mà tu bóng. Như vậy há chẳng lầm to ư? Người xưa nói: “Bậc tiên c̣n trước nơi h́nh thần, nên chẳng thể xả bỏ”. Hơn nữa h́nh thần là những vọng tưởng từ chơn tánh hiển hiện ra, chẳng phải chơn thật. Khá cười cho Đạo giáo, những bậc cao nhơn xua nay chẳng ngộ được chánh giác lầm hiểu cho là chí lư, mê vọng dùng “tâm tức tương y” cho là tu Tánh. Luyện tinh hoá khí để được h́nh thể kiên cố cho là tu Mạng. Tất cả là để được h́nh thân đều diệu. Như vậy cùng với bản tánh quá xa vời!
-----------------------------------
Ở đây thiền sư dùng từ 'đốn ngộ tâm tánh', vậy ai có thể đốn ngộ? nếu là kẻ phàm phu có thể đốn ngộ được chăng???
-----------------------------------
Đạo sĩ nói: Bọn môn đồ của âm ma, không thể song tu mà trở lại vọng báng Đạo tôi là Nhị thừa. Ông phải biện cho rơ tâm tôi mới phục.
-------------------------------------
Đoạn này th́ đạo sĩ nói có phần đúng, có phần sai, quả thực tu thiền tâm tính của nhà Phật nếu chẳng phải bậc thượng căn bồ tát th́ không sao tu nổi, tỷ như kinh lăng nghiêm dạy quán tưởng phá 5 ấm, thâu 7 đại, kẻ phàm phu có thâu quán nổi không? thật chẳng khác ǵ bảo kẻ phàm phu 'hô biến' như bậc bồ tát hay sao?nhưng nếu chẳng phải bồ tát mà tu theo như thế th́ sẽ bị coi là tu âm ma không khác, cũng như đưá con nít mà bắt làm toán đại học th́ chẳng phải sẽ giải bậy hay không?
-----------------------------------------------
Đâu không biết rằng mỗi người vốn có đủ một tâm tánh rộng lớn, bao trùm cả thái hư, chẳng có chẳng không, cũng chẳng bên trong bên ngoài. Vốn tự bất động chẳng cần tập định. Vô cớ lại đem cái huyễn thức trong thân, rồi dùng huyễn ngưng huyễn gọi là tu tánh. Thật là kẻ nhận giặc làm con, mà cho là “chơn tánh bổn cụ”. Tóm lại, như vậy nếu tu thành công, chẳng ĺa Dục giới, một mai định lực hết trở lại đoạ xuống hạ giới!
------------------------------------------
chân tâm của con người do mê vọng nhiễm trần mà sa vào tam giới, nó cũng như vàng c̣n nằm trong quặng, nếu chẳng t́m cách lọc bỏ quặng đi th́ làm sao thấy được vàng???nay thiền sư bảo chỉ thẳng chân tâm mà tu th́ giống như chẳng cần lọc quặng mà vẫn dùng được vàng, có cái lẽ đó chăng? có chăng chỉ là chân tâm của bậc Bồ tát mới có thể được.
__________________ minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
|
Quay trở về đầu |
|
|
minhthuan Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1101
|
Msg 14 of 14: Đă gửi: 16 February 2006 lúc 5:51am | Đă lưu IP
|
|
|
HỎI: “Ly cung tập định”. Sư đă nói, xin bàn luôn về “thuỷ phủ cầu huyền”?
ĐÁP: Thủy phủ cầu huyền: Tiết ngữ tinh khí, trong suốt 12 giờ, phản chiếu nơi rún trong một tấc 3 phân, gọi là khí hải. Chỉ giữ mà chẳng cho dính mắc, chỉ chiếu mà chẳng trụ. Thân tâm định lâu, cung Khảm và cung Ly đều giao nhau, tâm hỏa giáng xuống, thận thủy bay lên, tinh đầy khí tṛn, lúc ấy trong nội thân như lửa, cuối giờ Hợi đầu giờ Tư khí động nơi vĩ lư, bèn dùng ư hút đưa vào trong giáp tích, thẳng qua ngọc chẩm, trên đến thiên cốc, trở lại hóa thành kim dịch, mùi vị thơm ngọt, nuốt xuống trùng lâu, rơi nơi huỳnh đ́nh, gọi là “Càn khôn giao cấu” xong. Một điểm rơi vào huỳnh đ́nh, từ đây điều ḥa thông suốt, tứ chi khoan khoái, ttất cả hơi thở đều chảy khắp, tươi nhuận tạng phủ, mặt trở lại tươi trẻ như bé thơ, tuổi thọ dài lâu. Cổ Tiên xưa có kệ rằng:
Pháp thủy năng triền hữu bi quan,
Tiêu diêu nhật dạ khiển luân hoàn,
Vu trung ủng trệ sanh chư bệnh,
Tài quyết thông lưu tiện trú nhan.
DỊCH:
Tự cửa màu nước pháp thường dâng,
Suốt ngày nhàn nhă khiến xoay vần,
Bên trong ngăn trệ muôn ngàn bệnh,
Vừa khơi chảy suốt mặt mày hàn.
Ngô Tiên lại nói:
Khi qui ngươn hải thọ vô cùng.
Thử thuật vi kim dịch luyện h́nh.
DỊCH:
Khi về ngươn hải thọ vô cùng,
Thuật này là kim dịch luyện h́nh.
--------------------------------------
lưu ư các bạn không nên tập theo phương pháp được viết trong sách này v́ không phải chân truyền của đạo gia.Tập lâu ngày khoảng 2 tháng sẽ có biến chứng sai lệch rất nguy hiểm.
__________________ minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|