saodem Hội viên
Đă tham gia: 18 January 2006 Nơi cư ngụ: Germany
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 36
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 24 January 2006 lúc 10:08pm | Đă lưu IP
|
|
|
Nhân Quả !
Thông thường ai cũng biết, ai cũn giải thích được: Nhơn là nguyên nhơn, Quả là kết quả, hoặc nguyên nhơn và quả báo. Thực ra, tưởng là đơn thuần như vậy, nhưng không phải là như vậy.
Đứng về tinh thần Phật giáo mà giải thích sự tương quan tương duyên giữa nhơn và quả thật vô cùng mầu nhiệm. Nhơn là cái cớ để sinh ra quả, quả là cái vật do nhơn phát sinh. Sự liên lạc hay tương phản giữa nhơn và quả nhiều khi trở nên phức tạp và dễ dàng lẫn lộn làm cho chúng ta có khi khó nh́n rơ ra được, khó phân biệt, khó nhận thức. V́ trong nhơn đă có quả và trong quả đă có nhơn. Chính v́ quá khó, nên những người tâm trí b́nh thường, hoặc dùng trí thức của thế gian mà không học Phật, sinh ra nông nỗi; hoặc những vị có học Phật nhưng học không đến nơi đến chốn, không chịu khó nghiên tầm thấu đáo chơn lư của nó; hoặc chỉ học suông mà không thực hành th́ rất khó mà hiểu cho được lư Nhơn quả của Phật giáo. Thật ra th́ nhơn nào quả nấy, không bao giờ sai khác, không bao giờ tương phản; chỉ v́ nó đến với chúng ta nhanh hay chậm (nhơn quả một thời và nhơn quả nhiều đời). Đă có nhơn th́ phải có quả, có quả ắt phải do nhơn gây ra, đó là lẻ của hơn quả. Nhơn tốt th́ quả tốt lành, nhơn xấu th́ quả phải xấu, quả dữ. Đó là một định luật bất di dịch, đương nhiên. Nhờ lư nhơn quả, chúng ta nhận thức được rơ ràng là: Thuyết vũ trụ vạn hữu do một đấng Thượng đế an bài, sáng tạo, có quyền uy về sự thưởng phạt, ... th́ không thể đúng với khoa học và không phù hợp với chúng ta. Từ đó, chúng ta thấy được lư nhơn quả đă xóa tan đi vấn đề mê tín dị đoan, không nương theo một đấng quyền uy tối thượng, một vị thần linh tối cao. Và cũng từ đó, con người mới không ỷ lại hay giao phó số phận của chính ḿnh vào một thần quyền nào khác. Tất cả đều do con người. Đă có nhơn có quả. Không có thuyết thuyết tự nhiên hay tự hữu, hằng có đời đời, ... Như vậy, không có một sự thưởng phạt bất b́nh do một đấng quyền uy nào đó đưa tới, mà chỉ là do gieo nhơn để gặt lấy quả mà thôi.
Kinh Pháp Cú đức Phật dạy:
- "Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.".
Nghĩa là:
Muốn biết nhơn quá khứ ra sao, cứ nh́n cái quả ḿnh đón nhận trong hiện tại; muốn biết cái quả trong tương lai, cứ nh́n hành động ḿnh đang làm trong hiện đời.
Chúng ta tạo nghiệp, chúng ta thọ báo. Quả và nhơn đi liền với nhau như ngày và đêm, như sáng và tối. Con người là chúa tể tất cả. Con người tạo thiện hay ác để có qủa lành hay dữ. Lư nhơn quả đă chỉ bày rơ ràng, hiển nhiên, không thể chối căi được. V́ con người là chúa tê nên nó định đoạt tất cả những hành động thường ngày trong cuộc sống của nó, không một ai có quyền thưởng phạt hay đặt để cho ḿnh bất cứ cái ǵ. Chính nhờ lư nhơn quả của đạo Phật đă đem lại cho chúng ta một đức tin mănh liệt, sáng suốt.
Đức Phật dạy:
- "Hăy tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi".
hay:
- "Nhất thế duy tâm tạo."
Hết thảy các sự vật, hành động, ư thức, ... đều hoàn toàn do tâm ḿnh tạo tác.
Đức Phật dạy tiếp:
- "Trong các Pháp, Tâm dẫn Đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự đau khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe".
Và:
- "Trong các Pháp, Tâm dẫn Đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui vẻ theo nghiệp kéo đến như bóng theo h́nh".
Đức Phật thường dạy:
..."...Ai cũng sợ gươm đao, ai cũng sợ chết, vậy hăy lấy ḷng ḿnh suy ḷng người, đừng giết, đừng bảo ai giết.", "Ai cũng muốn tránh điều khổ, ai cũng muốn có hạnh phúc. Vậy hăy lấy ḷng ḿnh suy ḷng người, đừng gây điều khổ cho người khác, đừng phá hại hạnh phúc người khác", "Ai cũng có gia đ́nh, thân nhân muốn bảo bọc, muốn duy tŕ hạnh phúc được tốt đẹp. Vậy th́ đừng phá gia đ́nh, đừng phá thân nhân của người khác.", "Ai cũng muốn của cải của ḿnh được trọn vẹn yên ổn. Vậy hăy lấy ḷng ḿnh suy ḷng người, giữ ǵn của cải của người khác, đừng xâm phạm, đừng gian tham, đừng bóc lột, đừng cướp giựt!...".
Là Phật tử luôn luôn tưởng nhớ lời đức Phật thường dạy: Thân mạng vô thường, sớm c̣n tối mất,...", như sương ban mai trên đầu ngọn cỏ lóng lánh, phản chiếu tợ kim cương dưới ánh nắng mát dịu của buổi b́nh minh; nắng gắt lên rồi th́ c̣n lại được ǵ? V́, trong kinh Phật dạy:"Mạng tợ ngưng sương...".Thân người như bóng câu qua cửa sổ, như sợi chỉ mành treo chuông. Chiêm nghiệm được như vậy th́ cuộc sống của ḿnh, của người và của xă hội sẽ măi măi an lạc, hạnh phúc. Từ đó thế giới sẽ không c̣n chiến tranh, lao tù. Không c̣n cảnh mạnh được yếu thua, giàu sang hiếp đáp kẻ nghèo khó, khốn cùng. Nh́n nhau toàn là anh em trong gịng nước mắt cùng mặn và trong gịng máu cùng đỏ như nhau.
__________________ Đời Mất anh Rồi vui với Ai !
|