Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 198 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Kinh Dịch
 Tử Vi Lư Số : Kinh Dịch
Tựa đề Chủ đề: Đọc sách Kinh Dịch Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 21 of 51: Đă gửi: 09 July 2010 lúc 10:33pm | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà


Khảo sát Ṿng 2:

 

TIỂU SÚC

 

 

LỮ

 

PHỤC

 

DỰ

 

 

 

KHỐN

 


 

TIẾT

 

CẤU

 


Nhận xét thấy

- Hướng Tây -Nam cung Khôn 2 mang quẻ địa Lôi Phục, phối hợp với hướng Đông  cung Chấn 3 mang quẻ Lôi địa Dự, được thông qua tượng quẻ:

Địa Lôi
 Phục   Lôi Địa
 Dự

- Hướng Tây - Bắc cung Càn 6, mang quẻ Thiên Phong Cấu phối hợp với hướng Đông - Nam cung Tốn 4 mang quẻ Phong Thiên Tiểu súc:

Thiên 
Phong Cấu    Phong 
Thiên Tiểu Súc

- Hướng Đông - Bắc quẻ Cấn 8, mang quẻ Sơn Hoả Bí phối hợp với hướng Nam cung Ly 9 mang quẻ Hoả Sơn Lữ:

     Hỏa Sơn
 Lữ

- Hướng Bắc cung Khảm 1, mang quẻ Thuỷ Trạch Tiết phối hợp với hướng Tây cung Đoài mang quẻ Trạch Thuỷ Khốn

Thủy 
Trạch Tiết     

   Nội ngoại, trong ngoài, trên dưới, gốc ngọn,...v.v... đều đảo vị trí cho nhau. Khi sự đảo quẻ như vậy, th́ chúng ta nhận thức được ǵ đây ? Phải chăng, cái "bên ngoài" của hướng Tây phản ảnh thông tin cái "bên trong" của hướng Đông - Bắc, cũng như cái "bên trong" của hướng Tây Bắc phản ánh thông tin về cái "bên ngoài" của hướng Đông Nam.

   Mỗi một Ṿng đều cho chúng ta biết được mối quan hệ không gian với thời gian.

   Hào từ đă được mang "thời gian". Khi ta khảo sát tất cả 8 ṿng, xét thấy nhiều nguyên lư đă được người xưa khai thác, ứng dụng vào trong các môn thuật toán Đông Phương học.







Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
dichnhan07
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 21 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 17
Msg 22 of 51: Đă gửi: 10 July 2010 lúc 12:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn dichnhan07

Mông-Hào 2: “Bao mông cát, nạp phụ cát, tử khắc gia.”
     
Dịch lại: “bao dung cho sự ngu dốt là tốt, vào giúp đỡ là tốt, phải kỹ lưỡng và sâu sắc hơn”.

(Làm phiền bác Hà Uyên ngại quá)

__________________
Sự Thật Mất Ḷng
Quay trở về đầu Xem dichnhan07's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dichnhan07
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 23 of 51: Đă gửi: 10 July 2010 lúc 8:05pm | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà


    Cảm ơn anh Dichnhan

    Trong danh tác "Sư Thuyết" viết: "Người sinh trước ta, người biết về Đạo trước ta, ta học người và ta tôn xưng người là Thầy ta ; Người sinh sau ta, nhưng người biết về Đạo trước ta, ta học người và ta tôn xưng người là Thầy ta. Người là Thầy của Đạo ta, ta nào biết Người sinh trước hay sau ta ? Cho nên bất kể kẻ sang người hèn, bất kể thời gian học ít hay nhiều, Đạo sẽ tồn tại măi măi, th́ Thày ta vẫn măi là Thầy ta."

   Lời viết này của Hàn Dũ cũng thấy sát hợp với ư tượng "tử khắc gia" vậy.





Sửa lại bởi Uyên Hà : 12 July 2010 lúc 3:08am
Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 24 of 51: Đă gửi: 22 July 2010 lúc 10:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà


Phàm là 10 tuổi thích chạy, 20 tuổi thích đi nhanh, 30 tuổi thích đi bộ, 40 tuổi thích sự ngồi, 50 tuổi thích sự nghỉ, 60 tuổi thích sự nằm.

    Dịch - Sơn Địa Bác, tượng hào 2 nói: "Bác sàng dĩ biện, vị hữu dữ dă", có nghĩa rằng: "Đă đến lúc muốn nằm nghỉ, th́ giường nằm từ cứng mạnh đang chuyển thành hư yếu".

    Phải dừng lại, v́ người ta không thể quên nguồn cội của ḿnh. Thường ngày cần phải củng cố cái "gốc" để pḥng sự "bác". Khi "thời gian" tích lại ngày một lớn, có nghĩa rằng tuổi ngày một tăng lên, th́ "vật chất" ngày càng mất dần đi.

    Cái mà phải dựa vào đang dần mất đi sự ổn định đó vậy !


Sửa lại bởi Uyên Hà : 22 July 2010 lúc 11:10pm
Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 25 of 51: Đă gửi: 26 July 2010 lúc 8:25pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

Uyên Hà đă viết:
 
        Trong danh tác "Sư Thuyết" viết: "Người sinh trước ta, người biết về Đạo trước ta, ta học người và ta tôn xưng người là Thầy ta ; Người sinh sau ta, nhưng người biết về Đạo trước ta, ta học người và ta tôn xưng người là Thầy ta. Người là Thầy của Đạo ta, ta nào biết Người sinh trước hay sau ta? Cho nên bất kể kẻ sang người hèn, bất kể thời gian học ít hay nhiều, Đạo sẽ tồn tại măi măi, th́ Thầy ta vẫn măi là Thầy ta."

Hay lắm!

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 26 of 51: Đă gửi: 05 August 2010 lúc 1:33pm | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà


   Khảo sát Hào từ phối Lục Canh:

Canh Dần

1. Chu kỳ 1 - Canh Dần - Thuần Chấn, hào 2
- “Lục Nhị, chấn lai lệ; ức táng bối, tê vu cửu lăng, vật trục, thất nhật đắc.”
- “Sáu Hai, sấm sét ập tới, có nguy hiểm; mất nhiều tiền, nên lánh xa và trèo lên đỉnh đồi cao, không cần truy t́m, quá không đầy bảy ngày th́ tiền mất lại t́m thấy.”
- Tượng “chấn lai lệ, thặng cương dă” – ư nói tượng hào Sáu Hai cưỡi trên hào dương cứng mà nguy.

2. Chu kỳ 2 - Canh Dần – Lôi Địa Dự, hào 2
- “Lục Nhị, giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát.”
- “Sáu Hai, chí vững như đá, không đợi đến hết ngày (mà biết được rằng sự vui phải có mức độ), giữ vững chính bền th́ được tốt lành.”
- Tượng “Bất chung nhật trinh cát, dĩ trung chính dă” – "Không đợi ngày mà biết", v́ Sáu Hai đă trung, lại chính.

3. Chu kỳ 3 - Canh Dần – Lôi Thủy Giải, hào 2
- “Cửu Nhị, điền hoạch tam hồ, đắc hoàng thỉ ; trinh cát.”
- “Chín Hai, đi săn bắt được ba con cáo, được mũi tên mầu vàng (tượng trưng cho đức trung thực) ; giữ vững chính bền th́ được tốt lành.”
- Tượng “Cửu Nhị trinh cát, đắc trung đạo dă” – "Chín Hai giữ vững chính bền th́ được tốt lành", nói lên được đạo ở giữa không lệch.

4. Chu kỳ 4 - Canh Dần – Lôi Phong Hằng, hào 2
- “Cửu Nhị, hối vong.”
- “Chín Hai, hối hận tiêu hết.”
- Tượng viết: “Cửu Nhị hối vong, năng cửu trung dă” – "Chín Hai hối hận tiêu hết", nói lên Chín Hai có thể giữ đạo lâu dài không thiên lệch.

5. Chu kỳ 5 - Canh Dần - Địa Phong Thăng, hào 2
- “Cửu Nhị, phu năi lợi dụng Thược, vô cữu.”
- “Chín Hai, chỉ cần ḷng giữ thành tín th́ dù làm lễ “tế Thược” đơn sơ, cũng lợi về sự dâng tiến lên thần linh, không đến nỗi tội lỗi.”
- Tượng “Cửu Nhị chi phu, hữu hỷ dă.” - Đức đẹp thành tín của Chín Hai tất sẽ đem lại sự vui mừng, phúc khánh.

6. Chu kỳ 6 - Canh Dần - Thủy Phong Tỉnh, hào 2
- “Cửu Nhị, tỉnh cốc xạ phụ, ủng tệ lậu.”
- “Chín Hai, rốn giếng bị uổng dùng để bắn mấy con cá nhỏ, lúc này gầu bị thủng không có ǵ để múc lên.”
- Tượng “Tỉnh cốc xạ phụ, vô dữ dă.” - "Rốn giếng bị uổng dùng", nói lên Chín Hai không có ứng với trên. (Mỹ, Nga, Trung quốc)

7. Chu kỳ 7 - Canh Dần - Trạch Phong Đại quá, hào 1
- “Sơ Lục, tạ dụng bạch mao, vô cữu.”
- “Sáu Đầu, dùng cỏ tranh trắng lót (vật biếu người trên), tránh bị cữu hại.”
- Tượng “Tạ dụng bạch mao, nhu tại hạ dă.” - "Lấy cỏ tranh trắng lót vật biếu người trên", nói ư hào Sáu Đầu mềm thuận ở ngôi dưới, hành vi kính cẩn thận trọng.

8. Chu kỳ 8 - Canh Dần - Trạch Lôi Tùy, hào 2
- “Lục Nhị, hệ tiểu tử, thất trượng phu.”
- “Sáu Hai, quấn quưt theo kẻ tiểu tử, mất đấng trượng phu dương cứng.”
- Tượng “Hệ tiểu tử, phất khiêm dữ dă” - "Quấn quưt với kẻ tiểu tử", nói lên Sáu Hai không thể cùng một lúc thân hiếu với nhiều nơi.


Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 27 of 51: Đă gửi: 27 August 2010 lúc 4:40am | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà

     Dịch - Hệ từ thượng - Chương 9 - Tiết 5 có viết:

- " Nhị thiên chi sách, vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dă "

- Hàm nghĩa: " Số cọng cỏ thi (ứng với số hào) trong hai thiên của Kinh dịch là 11520, tương đương với số chỉ vạn vật ".

Sách: KINH DỊCH - ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ - Nguyễn Hiến Lê giảng (tr.462)

- " Nhị thiên chi sách vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dă "

- Dịch: " Số thẻ của hai thiên (tức thiên thượng và thiên hạ trong Kinh dịch, tức số thẻ của 64 quẻ trùng - v́ thiên thượng gồm 30 quẻ, thiên hạ gồm 34 quẻ) là 11.520, hợp với số của vạn vật ".

- Chu Hi giảng: Hai thiên trong Kinh dịch gồm tất cả 192 hào dương và 192 hào âm. Như tiết trên đă nói, số của quẻ Càn là 216, vậy số của mỗi hào quẻ Càn, tức mỗi hào dương là 216 / 6 = 36. Số của quẻ Khôn là 144, vậy số của mỗi hào quẻ Khôn, tức mỗi hào âm là 144 / 6 = 24.

- Tổng số 192 hào dương là 36 x 192 = 6.912 ; Tổng số 192 hào âm là 24 x 192 = 4.608 Cộng cả dương lẫn âm được 6.192 + 4.608 = 11.520

- Số 11.520 hợp với số của vạn vật là nghĩa làm sao ? Chúng tôi không hiểu. Có lẽ người Trung Hoa thời đó cho rằng trong vũ trụ thời đó có khoảng một vạn mốt loài chăng ?

.............................


Khảo sát về Thời gian cơ bản:

- Một giờ Can Chi, là đơn vị mà người xưa quy định tương đương với 120 phút, một ngày Can Chi tương đương với 120 x 12 = 1440 phút.

- Giả thiết ta lấy 1440 phút = 1 ngày, làm đơn vị cơ bản để tính toán:

- Khi ta nói 8 ngày, thời gian tính bằng đơn vị " phút " sẽ là 1440 x 8 = 11520 phút, số phút của 8 ngày trùng khớp với số mà Dịch - Hệ từ nói "số hợp với số vạn vật", hay là "số chỉ vạn vật"

- Khi ta nói 9 ngày, th́ thời gian tính bằng đơn vị "phút" sẽ là 1440 x 9 = 12960 phút. Đây là số đơn vị tính của Thiệu Ung. (Thiết Bản Thần Số, Hoàng Cực Kinh Thế)

- Khi ta nói 18 ngày, th́ thời gian tính đơn vị phút sẽ là 1440 x 18 = 25920 phút. Đây là số đơn vị tính của Thái Ất Thần Số.

- Khi ta nói 21 ngày (7 x 3), th́ thời gian tính đơn vị bằng phút sẽ là 21 x 1440 = 30.240 phút. Đây là tổng trị số của 64 quẻ Dịch  hào dương = 9, hào âm = 6.

- Thời gian tính đơn vị bằng "phút" trong một năm sẽ là: 360 x 1440 = 518400 (365,25 x 1440 = 525960). Như vậy, 20 năm th́ ta có số 518400 x 20 = 10.368.000 phút. Số phút trong 20 năm không biết có liên quan tới số toán Thượng cổ GiápTí trong Tam thức [10.153.927] ?







Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 28 of 51: Đă gửi: 05 September 2010 lúc 9:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà


      Dịch - Hệ từ viết: số 11.520 là số tương đương chỉ vạn vật (!), như một di ngôn "mật khẩu" được ghi trong Kinh, ta nhận thức như thế nào về lời di ngôn này ?

      Từng bước tiếp cận, khởi đầu từ lời Dịch viết: " 萬物出乎震 - Vạn vật xuất hồ Chấn ".

      Sử dụng 3 chu kỳ: đó là chu kỳ 10, chu kỳ 12, và chu kỳ 14 làm phương tiện nhận thức về Thiên đạo (đường vận hành trời). Chu kỳ 10 và 12 cho chúng ta một hệ chu kỳ số đếm 60, thường gọi là một Giáp Tí, khi tổ hợp phối ứng với chu kỳ 14, có nghĩa là cả ba chu kỳ, th́ ta được một hệ chu kỳ số đếm 420, thường được gọi là một Đại Giáp Tí. (7 x 60).

      Một Đại Giáp Tí là một chu kỳ gồm 420 năm (ngày).


Sửa lại bởi Uyên Hà : 05 September 2010 lúc 9:19pm
Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 29 of 51: Đă gửi: 13 September 2010 lúc 7:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà


    Trong cuộc sống đời thường, chúng ta thấy một câu nói:

     " Làm người, sống với nhau có đầu th́ có cuối " !

     Phải chăng, câu nói này được xuất phát từ những con số chẵn - lẻ được ghi lại trong Hà Đồ. Căn cứ vào Dịch viết "tri lai giả nghịch", ta xếp những số chẵn và lẻ theo thuận tự:

1)- [1- 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = [2 - 10 - 8 - 6 - 4]

2)-  [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = [9 - 7 - 5 - 3 - 1] = [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = [3 - 1 - 9 - 7 - 5]

3)- [3 - 1 - 9 - 7 - 5 ] = [10 - 8 - 6 - 4 - 2] = [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = [4 - 2 - 10 - 8 - 6]

4)- [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = [1 - 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = [5 - 3 - 1 - 9 - 7]

5)-  [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = [9 - 7 - 5 - 3 - 1] = [6 - 4 - 2 - 10 - 8]

6)- [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = [3 - 1 - 9 - 7 - 5] = [10 - 8 - 6 - 4 - 2] = [7 - 5 - 3 - 1 - 9]

7)- [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = [1 - 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10]

     Như vậy, những cặp số được ghi lại trong nội dung của Hà Đồ, đó là (1-6), (2-7), (3-8), (4-9), (5-10) đă cho ta biết về sự tiếp nối giữa cái Khởi đầu và cái Kết thúc, giữa cái "chung" và cái "thủy".

     Nhưng, số tương đương chỉ vạn vật mà Dịch đă viết là 11520, được căn cứ vào nguyên lư nào đây (?)

     Ta phải t́m hiểu đến tận gốc nguồn, một sân chơi say mê mang đầy ư nghĩa tinh túy của Đông phương học.


Uyên Hà.




Sửa lại bởi Uyên Hà : 13 September 2010 lúc 8:33pm
Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 30 of 51: Đă gửi: 02 January 2011 lúc 10:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà

 TRẠCH THỦY KHỐN

      Khốn: hanh ; trinh, đại nhân cát, vô cữu ; hữu ngôn bất tín.

      Quẻ Khốn tượng trưng cho sự khốn cùng: cố gắng vượt tất được hanh thông ; nên giữ vững chính bền, bậc ‘đại nhân’ sẽ được tốt lành, không bị cữu hại ; lúc này có nói vị tất đă được người tin.

Chú thích: khốn là tên quẻ, dưới quẻ Khảm dương trên quẻ Đoài âm, tượng trưng cho sự khốn cùng. Thích văn nói: “Khốn là cùng, có nghĩa cùng khốn, tiều tụy, bị che lấp, mỏi mệt, thiếu hụt”.

      Tạ Điệp Sơn nói “Khốn với Tỉnh cũng như trong với ngoài. Khốn th́ trong đầm không có nước, Tỉnh th́ trên cây có nước. Khốn có nghĩa Vị tế bế tắc, Tỉnh có nghĩa Kư tế thông sáng.”

      Khổng Dĩnh Đạt chú “Khốn thể hiện sự cùng ách, uốn ḿnh, đường cùng sức kiệt, không thể tự vượt được, cho nên gọi là Khốn.”

      Hanh – câu này nói lên người quân tử ở cảnh ‘khốn’ th́ nên tự vượt, tất sẽ hanh thông. Vương Bật chú “Khốn tất sẽ thông ; ở cảnh khốn mà không tự làm cho thông là kẻ tiểu nhân”. Nỗ lực tự cứu, v́ nói ra th́ có ai tin.

      Trinh, đại nhân cát, vô cữu – câu này tiếp chữ ‘hanh’ nói lên ở vào thời ‘khốn’, chỉ có bậc đại nhân giữ chính mới có thể được ‘cát’ khỏi ‘cữu hại’, hào Chín Hai và Chín Năm dương cứng ở ngôi giữa, chính là tượng cụ thể về bậc ‘đại nhân’. Khổng Dĩnh Đạt nói “Ở thời khốn mà có thể tự thông, tất là người ‘xéo’ chính, thể (chất) lớn ; vượt qua được thời khốn, sau đó mới được ‘cát’ mà ‘vô cữu”. Chu Hy chú “Khốn cùng là tự ḿnh chẳng thể dấy lên được, như thể trong quẻ Khảm hào Hai dương bị hai hào âm che lấp, c̣n thể ngoài quẻ Đoài hào Bốn dương và Năm dương bị hào Trên âm che lấp. Trong th́ hiểm mà ngoài th́ duyệt ở chỗ hiểm, th́ ḿnh dẫu bị khốn mà đạo lại hanh.”

      Hữu ngôn bất tín – câu này nói ở thời ‘cùng khốn’, có nói điều ǵ cũng khó được người tin. Cho nên lúc này nên sửa đức ḿnh, ít nói là tốt. Vương Bật chú “Ở vào thời khốn, không phải lúc nói mà được tin ; không phải là lúc làm theo lời nói, mà nếu muốn dùng lời nói để qua khỏi (được thời này), th́ tất cùng khốn thôi”. Dương cương ở chỗ tối tăm th́ nên yên lặng.

      Trong Bạch Thư Chu Dịch, thứ tự quẻ Khốn là 45, đối với bản Dịch thông lệ có thứ tự là 47. Trương Lập Văn dịch “Hưởng tế. Gieo quẻ hỏi đại nhân chắc có may mắn, không có tai họa ǵ, người ta có nói ǵ cũng không nên tin” (Hưởng tế, chiêm vấn đại nhân tắc cát tường, một hữu tai hoạn, tha nhân hữu ngôn, kỳ ngôn bất khả tín)

      Đặng Cầu Bá giảng ‘hữu ngôn bất tín’ là “có lời mà không thốt ra được”, ông giảng ‘tín’ là giả tá cho ‘thân’, tức là ‘bất thuyết xuất khứ’ (không thể nói ra được), và ông dịch như sau “Thân bị lâm vào cảnh tù tội, tế cúng gieo quẻ để hỏi, được quẻ đoán đại nhân rất tốt và không có tai họa ǵ. Những điều này, tuyệt đối không thể nói ra được”. Khi ta chấp nhận cách giải thích này, th́ có thể đây là quẻ nói về hoàn cảnh Chu Văn Vương khi bị giam trong ngục Dữu Lư.

      Wilhelm b́nh luận “Quẻ trên thuộc âm (bóng tối), quẻ dưới thuộc dương (ánh sáng). Như vậy ở khắp nơi, người quân tử đều bị tiểu nhân chèn ép và khống chế.”

      Thoán viết: Khốn, cương yểm dă. Hiểm dĩ duyệt, khốn nhi bất thất kỳ sở hanh, kỳ duy quân tử hồ ! ‘Trinh, đại nhân cát’, dĩ cương trung dă ; ‘hữu ngôn bất tín’, thượng khẩu năi cùng dă.

      Thoán truyện nói: Khốn cùng, biểu thị dương cứng bị che lấp, không thể phát triển. Gặp hiểm nạn mà trong ḷng vui tươi, như vậy tuy ở cảnh khốn cùng cũng không mất một viễn cảnh hanh thông, nói chung chỉ người quân tử mới được như vậy ! “Giữ vững chính bền, bậc đại nhân sẽ được tốt lành”, nói lên sự vượt khốn, cầu hanh nên có đầy đủ đức đẹp dương cứng, trung ḥa ; “lúc này có nói vị tất đă được người tin”, nói lên chuộng miệng nói th́ không những vô ích mà ngược lại, lại càng cùng ách.

      Chú thích: Yểm là câu giải thích tên quẻ Khốn, nói lên ‘khốn cùng’ là do dương cứng bị lấp mà không thể phát triển. Hăm ở dưới mà che ở trên đó là Khốn, có nghĩa là quân tử bị tiểu nhân che lấp, là thời đạo quân tử khốn tắc vậy. Khảm dưới là dương, Đoài trên là âm, dương ở dưới âm, chính là tượng “cứng bị yểm”. Khổng Dĩnh Đạt chú “Câu này lấy hai thể để giải thích tên quẻ, quẻ âm Đoài là mềm, quẻ dương Khảm là cứng ; Khảm dưới Đoài, là cứng bị che lấp bởi mềm vậy. Cứng lẽ ra là tiến lên, nay bị mềm che lấp, ứng dụng vào người, cũng như bậc quân tử bị kẻ tiểu nhân che lấp, thế là khốn cùng đó.”

      Án, về nghĩa của ‘cương yểm’, các nhà giải thích khác nhau, như ‘Tập giải’ dẫn lời Tuân Sảng nói “Nghĩa là hào Hai hào Năm bị hào Âm che lấp ; hào Bốn hào Năm bị hào Trên che lấp” ; ‘Thượng Thị học’ viết: “Khảm cứng bị che lấp, hào Ba hào Trên che lấp”. Những thuyết chú giải của các nhà nên tham khảo.

      Hiểm là chỉ quẻ Khảm dưới, duyệt là chỉ quẻ Đoài trên, câu này lấy tượng quẻ trên dưới để giải thích nghĩa của lời quẻ “hanh”, có nghĩa là người quân tử ở thời ‘khốn’, tuy ở cảnh hiểm mà vẫn vui tươi, là dấy hiệu cho sự lạc quan, cho nên có thể tự vượt qua cảnh hiểm mà ‘hanh’. Trương Trung Khê nói “Ở cảnh hiểm mà đẹp ḷng, như thầy Nhan Hồi ở trong ngơ hẹp mà chẳng đổi được sự vui, ông Liễu Hạ Huệ bị khốn cùng mà chẳng buồn, đức Phu Tử bị nguy ở nước Trần nước Khuông, thầy Mạnh Tử bị bỏ ở Tang Thương, ḿnh càng khốn mà đạo càng hanh, chỉ có người quân tử mới có được như vậy.” Vương Bật cũng nói “Ở cảnh hiểm mà không đổi (long) vui, ‘khốn’ mà không mất điều hanh”.

      Dĩ cương trung dă – câu này lấy tượng hào Hai và hào Năm dương cứng ở ngôi giữa, để giải thích lời quẻ “trinh, đại nhân cát, vô cữu”, nếu không cương trung mà gặp phải cảnh ‘khốn’, th́ ắt sẽ mất chính. Tŕnh Di chú “Khốn mà vẫn chính bền, cho nên bậc đại nhân được cát, đó là v́ họ có đạo ‘cương trung’. Đây là chỉ hào Hai và Năm. Nếu không ‘cương trung’, th́ gặp cảnh khốn đă mất sự chính vậy.”

      Hồ Vân Phong chú “Cương bị khốn ở nhu cũng như người ta bị khốn ở tật bệnh, mà Dịch chỉ chuyên luận về cảnh khốn là chẳng thông, cũng như biết là tật mà chẳng biết dùng thuốc, như vậy th́ sao mà dùng được Dịch, cho nên Thánh nhân nói ‘khốn hanh’, Dịch truyện nói ‘khốn’ mà chẳng mất hanh.”

      Thượng khẩu năi cùng dă – câu này giải thích lời quẻ “hữu ngôn bất tín”. Khổng Dĩnh Đạt chú “Ở cảnh khốn, cầu điều thông, là ở chỗ phải đức, không thể dùng lời nói để thoát khỏi cảnh khốn ; chỉ chuộng về miệng nói th́ lại càng khốn cùng, cho nên nói ‘chuộng miệng nói th́ cùng’ là vậy”. Theo Chu Hy những câu này là lấy quái đức và quái thể để giải thích quái từ.

      Tượng viết: Trạch vô thủy, khốn ; quân tử dĩ chí mệnh toại chí.

      Tượng truyện nói: Trên đầm không có nước, tượng trưng cho sự khốn cùng ; người quân tử nhân vậy ở thời cùng khốn, thà mất đi mạng sống cũng phải thực hiện cho được chí hướng cao cả.

Chú thích Vương Bật chú “Đầm không nước, th́ nước ở dưới đầm ; nước ở dưới đầm, là tượng quẻ Khốn”, thời khốn cùng đă hết đạo pḥng lo mà chẳng thoát được, ấy là mệnh. Chí mệnh theo Chu Hy “Như nói thụ mệnh (thụ là đưa, trao, khác với nghĩa thụ là nhận), ư nói đưa nó cho người, coi như không có nó”, hàm nghĩa ‘bỏ mất mạng sống’ ; toại là thành tựu, như nói ‘thực hiện’. Người biết mệnh nên học cách biết chấp nhận, gặp cảnh cùng tắc họa hoạn, chẳng lấy làm động ḷng, người không biết mệnh mới sinh ‘lo sợ’

      Khổng Dĩnh Đạt chú “Người quân tử, giữ đạo thà chết, tuy găp đời khốn ách, dù phải hy tính mạng táng thân cũng phải thực hiện chí hướng cao cả cho bằng được, không phải do nao núng hay khuất phục mà làm biến đổi được”, cho nên nói ‘chí mệnh toại chí’ vậy”, đi sâu phân tích về lẽ ‘khốn’ mà đến ‘hanh’.

      Trí mạnh có tượng là Khảm hiểm, toại chí có tượng là Đoài duyệt, Lai Tri Đức viện dẫn sử chứng nói rằng “Hoạn nạn mà đến, chỉ cần bàn về đúng hay sai, chứ không cần bàn về lợi hay hại ; chỉ cần bàn về sự coi nó là việc thường hay coi nó là việc trọng, chứ không cần bàn về sự do nó mà sống hay chết. Sát thân thành nhân, bỏ mạng sống giành điều nghĩa, may mà thân này c̣n th́ tiếng thơm c̣n măi, không may thân này chết đi, th́ tiếng (thơm) cũng bất hủ ; Như vậy, há chẳng phải thân tuy ‘khốn’ mà chí ‘hanh’ sao ? Các bậc đó mà thân c̣n, ấy là chùy sắt của Trương Lương, khí tiết của Tô Thức, các bậc đó mà thân chết, ấy là Tỉ Can, Văn Thiên Tường, Lục Tú Phu, Trương Thế Kiệt vậy.”

      Không có nước trong hồ, h́nh tượng của sự cạn kiệt. Vậy v́ sao phải hy sinh tính mạng để bảo toàn chí hướng (trí mệnh toại chí) ? Mối liên hệ giữa h́nh tượng quẻ và lời từ là ǵ đây ?

      Sơ Lục, đồn khốn vu chu mộc, nhập vu u cốc, tam tuế bất dịch.

      Hào Sáu Đầu, mông bị khốn ở dưới gốc cây không thể ở yên, chỉ lui vào nơi sơn cốc u tối, ba năm không thấy ló mặt.

Chú thích: chu là thân cây, theo Tŕnh Di “Chu mộc là gốc cây không có cành, không có lá”, ví như cây khô không có bóng râm che cho vật. Câu này, ư nói hào Sáu Đầu ở ngôi đầu quẻ Khốn, mềm yếu ở phía dưới, tuy chính ứng với hào Chín Bốn, nhưng hào Bốn là dương ở ngôi âm, nên mất ngôi là bất chính mất cương, lại Sơ đă ở vào cảnh dưới khảm hiểm, bị khốn ở âm, cho nên cùng ánh không thể tự giải quyết, th́ làm sao cứu được sự khốn của người. Ví như mông bị khốn dưới ‘gốc cây’, chỗ ở khó yên. Vương Bật chú “Ở nơi thấp nhất, ch́m hăm nơi khốn cùng phía dưới, ở không yên ổn, cho nên nói ‘đồn khốn vu chây mộc’ vậy”.

      Nhập u vu cốc, tam tuế bất địch tam tuế như nói ‘nhiều năm’, địch nghĩa là ‘thấy’, hai câu này tiếp nghĩa câu trước, rồi làm đảo lộn nghĩa cho nó, ư nói lên hào âm Đầu đi lên trước th́ không có ứng viện, hào Chín Bốn có tượng như cây trơ trụi không cành lá, bị hào Thượng âm che lấp, không thể che đỡ được. Mông bị khốn ở gốc cây là tượng nói không được, khó nói, khó giải tŕnh tại sao lại như vậy (?). Phải vào hang tối là chỉ người âm nhu chẳng được yên cảnh ngộ, đang bị mê ám vọng động, dẫn tới xa lầy trong u mê không thể tự thoát ra được, vậy là đành phải đợi cho t́nh h́nh khốn cùng qua đi. Vương Bật chú “Tiến th́ không được cứu giúp, tất phải ẩn trốn vậy, cho nên nói ‘nhập u vu cốc’ ; Đạo khốn chẳng qua chỉ một số năm thôi, v́ khốn mà ẩn, khốn hết th́ ra, cho nên nói ‘tam tuế bất địch’ vậy”.

      Tượng viết: “Nhập u vu cốc”, u bất minh dă.

      Tượng truyện nói: “Chỉ c̣n cách lui vào nơi sơn cốc u tối”, nói lên hào Sáu Đầu ẩn thân tạm bợ ở nơi u ám, không sáng sủa.

Thuyết minh: hào Sáu Đầu âm mềm, nhu nhược, ngôi thấp mà lại thiếu khí chất dương cứng, chính là tượng ngồi vào nơi khốn cùng ách tắc, không thể tự đứng dậy được. Trương Thanh Tử nói “Khi người ta đi th́ ngón chân ở dưới, khi ngồi th́ mông ở dưới, hào Sáu Đầu khốn mà không đi, đây là tượng khốn mà phải ngồi”. Kinh Thi nói ‘Ra khỏi hang tối, chuyển lên nơi cây cao lá cả’. Hào Đầu không thể tự chuyển dời lên trên cây cao, mà phải ngồi chựu khốn dưới gốc cây, ví như gốc cây bị rỗng dưới ḷng đất sụp đổ như ở trong hang tối, Âm mềm ở ngôi dưới cùng quẻ Khốn, nên có tượng như vậy. Ở người trong t́nh trạng thấp kém tối tăm, cùng khốn mà không làm sao thoát khỏi được. Nói là ‘đồn’, huống chi là hào này ngồi, mà không dời đi nơi khác được”. Tối th́ chẳng sáng, là nói càng vào chỗ tối tăm là tự hăm vào sâu trong cảnh khốn ; đă là sáng th́ không đến nỗi là chỗ tự hăm vậy.

      “Bạch Thư Chu Dịch” ghi chép hào Đầu hơi khác: “Thần khốn vu chu mộc, nhập vu yếu cốc, tam tuế bất dịch”, Trương Lập Văn dịch “Mông bị thọ h́nh trượng, lại c̣n bị tống giam trong ngục, ba năm không thấy mặt, chắc chắn là có tai họa”. Đặng Cầu Bá dịch “Sau khi mông bị một trận đ̣n nhừ tử c̣n bị tống giam trong ngục, ba năm chưa được phóng thích, bói cỏ thi thấy rất xui xẻo”.

      Cửu Nhị, khốn vu tửu thực, chu phất phương lai, lợi dụng hưởng tự ; chinh hung, vô cữu.

      Hào Chín Hai, riệu thịt nghèo nàn cùng khốn, vinh lộc sẽ tới, lợi về sự chủ tŕ đại lễ tế tự ; lúc này tiến thủ tuy nhiều hung hiểm, nhưng không có ǵ cữu hại

      Chú thích: phất là đai áo y phục khi tế thời xưa, ‘chu phất’ dụ ư chỉ sự ‘vinh lộc’, Thượng Bỉnh Ḥa chú “Vật mà các bậc tôn quư mặc khi tế tông miếu”. “Chu phất phương lai” ư nói sẽ được ban thưởng, hay ‘sẽ được trao lệnh’. Lư Kính Tŕ giảng ‘chu phất’ là “trang phục mầu hồng, nói chung là chỉ các dân tộc mặc áo mầu đỏ, quần áo man di “. Câu này nói lên, hào Chín Hai ở vào thời Khốn, tuy riệu thịt trong cảnh nghèo nàn gian nan không thuận lợi, nhưng có thể cứng giữa tự giữ, yên cảnh nghèo vui v́ đạo ; cuối cùng thân được vinh lộc cũng đến, được cử giữ phần việc trọng yếu khi đại lễ. Ăn uống là việc mà người ta muốn để thi ân huệ, hào Hai chỉ khốn ở ḷng dục muốn làm ơn cho người, cứu khốn cho người nhưng chưa thỏa ḷng mà khốn đến cả khi ăn uống, hào Hai có đức chựu khốn ở trong, lợi dụng sự chí thành như cúng tế để thông và cảm với người trên, mưu cầu đồng đạo hợp đức.

      Ở mọi quẻ, lệ của Dịch lấy hào Hai và hào Năm là âm dương tương ứng làm ‘cát’, duy có hai quẻ Tiểu súc và quẻ Khốn th́ bị làm ‘ách’ ở âm, cho nên nói ‘đồng đạo tương cầu’. Quẻ Tiểu súc th́ dương bị âm chứa, ở quẻ Khốn th́ dương bị âm che lấp.

      Lai Tri Đức chú “Hào Chín Hai với đức cương trung, ở vào thời khốn, cam ḷng chựu khốn để giữ đức trung nên được vua tin dùng, cho nên có tượng ‘khốn vu tửu thực, chu phất phương lai”.

      Chinh hung, vô cữu - câu này có nghĩa hào Chín Hai yên cảnh nghèo, trong cảnh ‘khốn’ cầu tiến  xuất binh chinh phạt có nhiều hung hiểm, c̣n các chuyện khác không có tai họa ǵ lớn; nhưng lấy đức đẹp ‘cương trung’ để nỗ lực vượt cảnh khốn, mà không nề hà ǵ về yên hay nguy, xả thân để ‘toại chí’, cho nên cuối cùng được ‘vô cữu’. Nếu không chí thành ở yên đợi mệnh, nếu chẳng lựa thời mà đi th́ tự ḿnh rước lấy nạn hung, sẽ khốn v́ động làm mất đức ‘cương trung’. Lai Tri Đức chú “Răn cho người xem bói nên có ḷng chí thành, th́ tuy có ‘hung’ mà vẫn được ‘vô cữu’ vậy.”

      Tượng viết: “Khốn vu tửu thực”, trung hữu khánh dă.

      Tượng truyện nói: “Riệu th́ nghèo nàn mà khốn cùng”, nói lên Chín Hai chỉ cần giữ vững đạo giữa th́ sẽ có phúc khánh.

      Chú thích: Ư lớn của hào này chủ về người (quân tử) thân tuy bị ‘khốn’ mà đạo lại ‘hanh’. Tuy bị ‘khốn’ về ḷng muốn làm ơn cho người, dẫu ở thời chưa được hanh thông, chỉ giữ được đức “ trung ” để mọi sự thông là đủ.

      Lai Tri Đức dẫn sử chứng nói rằng “Đây tức như việc của Khổng Minh, ‘khốn tửu thực’ là h́nh tượng nằm ở đất Nam Dương ; ‘chu tất phương lai’ là h́nh tượng Lưu Bị ba lần đến mời (ra giúp); ‘lợi dụng hưởng tự’ là tiếp nhận sự thăm viếng; ‘chinh hung’ là đến chết mới thôi; ‘vô cữu’ nghĩa là vua tôi không lỗi “.

      Lục Tam, khốn vu thạch, cứ vu tật lê ; nhập vu kỳ cung, bất biến kỳ thê, hung.

      Hào Sáu Ba, khốn ở dưới đá lớn (đá rắn khó vào), dựa vào cây tật lê (nhiều gai khó dẫm) ; dù có chạy về nhà cũng không thấy vợ, có hung hiểm. (Bị giam trong ngục đá, nằm trên đám cỏ gai, khi được thả về nhà th́ chẳng thấy vợ đâu. Bói được hào này là xui tận mạng)

Chú thích: thạch ví với hào Chín Bốn, tật lê là loài thảo mộc một năm ra một lần, quả có gai, ví với hào Chín Hai ; cung là cư thất, tức là nhà ; kiến kỳ thê Vương Bật nói là “thấy được người phối ngẫu”, ở đây nói người phối ngẫu như là vợ.

      Hào Sáu Ba âm mềm, mất chính, lấy chất âm ở ngôi dương, có chí ‘cương vũ’ (dùng kiểu cứng), do không có ứng, thân kề hào Chín Bốn muốn cầu hào này làm phối ngẫu, nhưng Chín Bốn đă ứng với hào Đầu; ở nơi cực hiểm mà dùng cương cứng là nơi chẳng làm chẳng tiến được, sức không thắng được, bền chẳng phạm được với hai hào dương ở trên, sức chẳng phạm được mà cứ mạo phạm là tự hăm vào khốn, tự rước lấy khốn theo nghĩa ‘khốn vu thạch’. Hào Ba lại cưỡi lên trên hào Chín Hai mà lấy đức bất thiện, cũng lại muốn cầu phối ngẫu, nhưng hào Hai cương cường không chựu. Tiến thoái đều bị khốn mà muốn yên cũng chẳng được – nghĩa của hào này chủ về lâm vào chỗ khốn, mất chính đạo, tất có hung hiểm.

      Vương Bật chú “Đá là vật rắn mà không thể vào được, là hào Bốn vậy; Hào Ba lấy chất âm ở ngôi dương, chí ở chỗ ‘cương vũ’. Hào Bốn tự nạp hào Đầu không nhận hào Ba ; hào Hai không phải là nơi dựa được, cứng không phải là hào cưỡi được. Trên thân kề với ‘đá khốn’, dưới dựa vào cây ‘tật lê’, không ứng mà vào, làm sao mà phối ngẫu được ? Ở ngay cảnh khốn, ‘hung’ là đúng vậy”.

      Trương Lập Văn theo Bạch Thư Chu Dịch dịch “Người có tội, bị trói trên đống đá, sau đó bị tống giam vào ngục nằm trên cỏ gai. Khi được tha về nhà chẳng thấy vợ đâu. Tất nguy hiểm”. Đặng Cầu Bá giảng “Đúng là cảnh nhà dột lại gặp thêm mưa đêm rả rích, đă cùng cực lại gặp thêm khó khăn chồng chất, bói cỏ thi thấy quá xui”.

      Tượng viết: “Cứ vu tật lê”, thặng cương dă ; “nhập vu kỳ cung, bất kiến kỳ thê”, bất tường dă.

      Tượng truyện nói: “Dựa vào cây tật lê”, nói lên hào Sáu Ba lấy chất âm mềm cưỡi lên kẻ cương cường ; “dù có chạy về nhà cũng không thấy vợ”, đây là hiện tượng chẳng lành.

Thuyết minh: Sự ‘hung’ của hào Sáu Ba, một mặt do v́ mất ngôi, không ứng ; một mặt lại càng do v́ nơi không phải nơi ḿnh khốn, chỗ đó không phải là chỗ ḿnh dựa. Bất tường là điềm chẳng lành tức là mất nơi ở yên.

      Hệ Từ Hạ Truyện dẫn lời Khổng Tử khi giải thích nghĩa của hào này “Không phải chỗ đáng bị khốn mà ḿnh bị khốn, th́ danh ắt bị nhục ; không phải chỗ đáng dựa mà ḿnh dựa vào, th́ thân tất nguy. Đă bị nhục lại bị nguy th́ sắp chết tới nơi rồi, c̣n thấy sao được vợ nữa.”

      Chu Hy chú “Đá chỉ hào Bốn, tật lê chỉ hào Hai, Cung là chỉ hào Ba, vợ là hào Trên vậy.”

      Vương Đông Khê nói “Hào Ba là âm ở ngôi dương, tự cho ḿnh là dương cương, cho nên đi cầu sánh đôi với hào Trên, hào Trên là ‘cung’ mà chẳng phải là vợ”. Cung là nơi ở yên, người vợ làm chủ, nay âm nhu thể hiểm đường cùng, đi cầu âm nhu ở thể ‘vui’ tới cực thật là tối nghĩa !

      Cửu Tứ, lai từ từ, khốn vu kim xa, lận, hữu chung.

      Hào Chín Bốn, do đến từ từ (chậm trễ), bị một cỗ xe sắt chặn lại, có điều hối tiếc ; nhưng cuối cùng được phối ngẫu như nguyện.

      Chú thích: lai chỉ hào Bốn đến ứng với hào Đầu. Thích Văn giảng “từ từ chỉ trạng thái chậm có nghi sợ”; kim xa chỉ hào Chín Hai.

      Hào Chín Bốn lấy chất dương cứng ở ngôi đầu thể trên là thể ‘duyệt’, muốn xuống dưới ứng với hào Sáu Đầu, nhưng bản thân mất chính, đường trước mặt bị hào Hai chặn, có tượng ‘khốn vu kim xa’, do vậy mà nghi sợ nên đi từ từ. Đặng Cầu Bá giảng “Nhân v́ đi trậm nên đến trễ, do đó bị cấm không cho đi”. Nhưng v́ hào Đầu và hào Bốn là chính ứng, hào Bốn tuy chựu khốn, có điều tiếc không thể đến nhanh, nhưng do đến một cách khiêm cẩn nên đă gặp được nhau, v́ vậy tuy ‘thẹn tiếc’ mà ‘có sự gặp nhau tốt đẹp’.

      V́ sức chẳng đủ nên chựu khốn, tài chẳng đủ để cứu khốn cho người, mà đạo hanh khốn ắt do ở viện trợ, trong cảnh khốn trên dưới cùng cầu là lẽ đương nhiên. Nhưng đă đi cầu ở với ứng, lại c̣n nghi ngờ mà muốn đi theo người khác chăng, cánh ứng xử này để lại hệ lụy đáng lo ngại. Hào Hai có tài cương trung đủ để cứu khốn, hào Đầu liền kề với hào Hai, làm cho hào Đầu chí ở hào Hai vậy.

      Vương Bật giảng “Kim xa là hào Hai, hào Hai cứng để chuyên chở, cho nên gọi là kim xa, từ từ là lời nói lên sự nghi sợ, chí ở nơi hào Đầu, mà bị ngăn cách bởi hào Hai, ‘xéo’ không đáng ngôi, uy lệnh không thi hành được ; hào Bốn bỏ nó (hào Đầu) th́ không thể được, muốn tới lại sợ hào Hai. Có ứng mà không thể vượt qua hào Hai, cho nên nói ‘lận’ vậy ; tuy nhiên lấy chất dương ở ngôi âm, ‘xéo’ đạo Khiêm, lượng sức xử thế, không tranh với hào Hai, tuy không đáng ngôi, những được các hào khác giúp đỡ nó, cho nên nói ‘hữu chung’ vậy.”

      Tượng viết: “Lai từ từ”, chí tại hạ dă ; tuy bất dương vị, hữu dữ dă.

      Tượng truyện nói: “Đến một cách từ từ nghi ngại”, nói lên tâm chí hào Bốn ở nơi cầu hợp với hào Đầu ; mặc dù ngôi vị không thỏa đáng, nhưng do đến một cách khiêm cẩn, nên rất có thể đẹp ḷng như nguyện.

Chú thích: hữu dữ - là ư nói do được mọi người giúp đỡ, khiến nó đẹp ḷng như nguyện. Ở chẳng đáng ngôi là chưa thể được thiện.

      Ngô Lâm Xuyên giảng “Dưới là nói Sơ, chí ở cứu Sơ. Chẳng đáng ngôi là nói về âm nhu, cho nên đi đến từ từ, dẫu có đến chậm cũng cứu được khốn cho Sơ.” Khổng Dĩnh Đạt giảng “Tuy không đáng ngôi, nhưng do giữ được đức khiêm, nên mọi người đều giúp đỡ.”

      Hào Bốn sở dĩ mất ngôi, chựu khốn mà lại ‘hữu chung’, là do nguyên nhân quan trọng: âm dương tương ứng, cho nên cuối cùng khó có sự ngăn trở. Du Viêm giảng “Trong sáu hào th́ hào Hai và hào Năm đều cứng, hào Ba và hào Trên đều mềm, chỉ có hào Đầu và hào Bốn chính ứng âm dương tương đắc với nhau, cho nên đặc biệt nói là ‘hữu dữ’ vậy.”

      Cửu Ngũ, tị ngoạt, khốn vu xích phất ; năi từ hữu thoát, lợi dụng tế tự.

      Hào Chín Năm, dùng h́nh phạt xẻo mũi, chặt chân để trị chúng dân, đến nỗi ở ngôi tôn quư mà bị khốn cùng ; nhưng có thể dần dần thoát khỏi cảnh khốn, lợi về sự làm lễ tế.

      Chú thích: tị là h́nh phạt cắt mũi, nghĩa giống hào Ba quẻ Khuê ; ngoạt là h́nh phạt chặt chân ; xích phất  là vật để trang phục cho quư tộc thời xưa, khẳng định đẳng cấp, dụ chỉ về hào Năm ở ngôi tôn quư. Trong bản Bạch Thư Chu Dịch không chép ‘tị ngoạt’, mà chép là ‘nhị chuyên’ (rui gác đôi trên xà nhà), ‘chuyên’ là rui gác trên đ̣n tay mái nhà. Đặng Cầu Bá giảng “Đem rui nhà làm cho mới lại, nhưng bị phạm phép mà khốn đốn v́ tế phục, là v́ việc tế tự phải rất thành kính mới thọ được phúc”. Xẻo mũi là bị thương ở trên, chặt chân là bị thương ở dưới, tức là trên dưới đều bị âm làm cho thương hại. Hào Năm bị khốn là do bởi cả trên lẫn dưới, cùng với áo đỏ là tượng đồ mặc của hạ thần theo nghĩa ‘cận thần đi lại’. Hào Năm lấy chất dương ở ngôi dương, việc làm cứng mạnh, do vậy đă dùng h́nh phạt quá mức để trị kẻ dưới, đến nỗi chúng dân phản lại, người thân phân ly, ngôi tôn quư bị cùng khốn.

      Thôi Cảnh giảng “Xẻo mũi chặt chân, là loại h́nh phạt nhẹ. Ở vào thời khốn không chuộng đức mềm, lấy cứng gặp cứng, tuy gia h́nh loại phạt nhẹ, nhưng lại mất đi quyền lớn, cho nên nói ‘tị ngoạt’ vậy. Xích phất là vật trang sức của thiên tử. Sở dĩ nói ‘khốn’ là v́ bị đoạt mất quyền chính, Vua chỉ c̣n chức năng h́nh thức là tế tự mà thôi. Ví như Xuân Thu truyện nói ‘Chính (quyền) do ở họ Ninh, (chỉ có) tế là ở quả nhân’, cho nên nói ‘khốn là ở tại cái phất đỏ’ vậy.” Câu nói này đă trở thành điển cố “chính do Ninh thị, tế tắc quả nhân”.

      Hào Năm tuy ‘khốn vu xích phất’, nhưng v́ có đức cương trung, cho nên đă cải sửa việc làm quá mạnh, dần dần thoát khỏi cảnh khốn ; lúc này nên thủ tín cho rộng với người với thần, mới có thể giữ được xă tắc, cho nên nói ‘lợi dụng tế tự’. Vua nên nghĩ tới sự cùng khốn của thiên hạ, cầu người hiền cũng phải hết ḷng, phải có giải pháp ví như việc tế tự mới có được người hiền, đó là tượng hào Hai đồng đạo hợp đức. Hào Hai và hào Năm đều là hào dương cương, không phải âm dương tương ứng, nhưng lại là định phận tự nhiên, hào Hai nói “hưởng tự”, hào Năm nói “tế tự”, là đều đề cao lấy nghĩa thành kính được phúc, để đạt chính ứng trong thời cảnh khốn cùng. Song “tế” với “hưởng” cũng hàm nghĩa khác nhau, hào Năm ngôi vua nói “tế”, là tế trời đắc thần kỳ ; hào Hai ngôi dưới nói “hưởng”, là nói thần địa quỷ, c̣n ‘hưởng’ là chỉ về nhân thần. Phàm Dịch nói tế tự, th́ các hào phần nhiều là nghĩa “trung thực” hoặc là “trung hư”. Trung thực là tượng thành tín, trung hư là lư thành tín. Đương thời khốn mà lấy chất dương ở ngôi Năm th́ trăm việc chẳng lợi, duy chỉ có trung thực th́ lợi về tế tự, để quy tụ được sức mạnh quyền lực. Nên nói ‘lợi tế tự’, là theo cái lư hanh thông gia phả ḍng họ, những ḍng được coi là chính thống đă khẳng định làm nên giá trị lịch sử.

      Tượng viết: “Tị ngoạt”, chí vị đắc dă ; “năi từ hữu thoát”, dĩ trung trực dă ; “lợi dụng tế tự”, thụ phúc dă.

      Tượng truyện nói: “Dùng h́nh phạt xẻo mũi chặt chân”, nói lên tâm chí vượt khốn của hào Năm chưa thể gọi là đạt ; “có thể dần thoát khỏi cảnh khốn”, đây là kết quả của sự giữ vững đạo cương trung chính trực ; “lợi về sự làm tế tự”, như vậy th́ có thể thừa hưởng được phúc trạch của thần linh ban giáng.

      Chú thích: hào Hai nói ‘trung’ mà hào Năm nói ‘trung trực’, là để giải thích nghĩa chữ ‘trinh’ của Thoán từ ; hào Hai nói ‘hữu khánh’, hào Năm nói ‘thụ phúc’, là để giải thích nghĩa chữ ‘cát’ của Thoán từ. Khi mới bị âm che lấp, th́ trên dưới chưa đồng ḷng cùng chí hướng với nhau, cho nên từ từ mà có thể chuyển nguy thành an, dần dần th́ có cơ hội thoát thân vậy.

      Thượng Lục, khốn vu cát lũy, vu niết ngột, viết động hối hữu hối, chính cát.

      Hào Sáu Trên, bị khốn trong đám dây leo chằng chịt trên cao (nghiêng ngả không biết rơi xuống lúc nào), đang ở nơi chốn rất nguy hiểm bất an, ḷng hối hận chợt nghĩ lại; đă hành động rồi sau mới hối, th́ nên tỉnh ngộ ngay, như vậy th́ đi lên tất được tốt lành.

      Chú thích: cát lũy Khổng Dĩnh Đạt giảng là cây họ dây leo, thuộc loại song mây; niết ngột là h́nh dung trạng thái nghiêng ngả không yên; động hối là động rồi sinh hối như nói ‘sau đó th́ hối hận’, động càn bậy không chỗ nào không khốn; viết là từ mở đầu hàm ư suy sét, vạch kế sách. Câu này nói hào Sáu Trên lấy chất âm ở ngôi cuối cùng quẻ Khốn, cưỡi hai hào cứng, dưới không ứng viện như khốn cùng do bị quấn bởi các sợi dây chằng chịt có tượng trói buộc, lại như ở nơi sắp bị nghiêng đổ. Vật đến cực th́ phản, việc đến cùng th́ biến.

      Vương Bật giảng “Ở ngôi cuối quẻ Khốn mà cưỡi hào cứng, dưới không có hào ứng, đi th́ càng bị quấn lại. Đi th́ bị dây quấn chằng chịt, ở th́ không được yên, cho nên hào từ nói ‘khốn vu cát lũy, vu niết ngột’ vậy”, lại nói “Phàm sự việc đến lúc cùng th́ phải nghĩ đến biến, khốn phải tính đến thông. Ở vào nơi rất khốn, chính là lúc phải có mưu mô vậy. Viết là lời nhắc ta phải nghĩ đến mưu mô kế sách. Thực hiện mưu của ta, có hối hận th́ sẽ được việc. Nói rằng làm ǵ để thông được khi rất khốn? Nói: động đâu sẽ hối đấy, như vậy sẽ sinh ra sự ‘hữu hối’, rồi ‘chinh’ th́ sẽ vượt qua cảnh khốn vậy. Cho nên nói ‘động hữu hối, chinh cát’ vậy.”

      Chỉ cần ‘động hối’ có thể ‘hữu hối’, tiếp thu mọi lời giáo huấn, cẩn thận suy xét, tính toán trong mọi hành vi của ḿnh, th́ ắt thoát được cảnh khốn, sẽ ‘chinh’ mà được ‘cát’. Hào Ba và hào Trên đều âm nhu ở thế chính ứng, mà sao hào Ba hung mà hào Trên không hung ? V́ hào Ba là nhu ở thể hiểm cực, ở ngôi cương, ở nơi hiểm nạn mà dùng cương hiểm th́ thường rất hung; hào Trên là nhu ở thể ‘duyệt’, chỉ v́ khốn cùng mà có biến vậy. Hào Trên ở quẻ Khốn và quẻ Truân đều không có ứng, quẻ Truân th́ nói ‘khấp huyết liên như’, quẻ Khốn th́ nói ‘hữu hối chinh cát’, đó là v́ quẻ Truân ở thể ‘hiểm cực’, c̣n quẻ Khốn ở thể ‘duyệt cực’, lấy đẹp thuận mà tiến là ĺa khỏi Khốn vậy.

      Bạch thư Chu Dịch chép có khác với bản truyền thống đến năm chữ: “Khốn tại hạt, luy vu nhị chuyên, viết hối di hữu hối, chinh cát.” Đặng Cầu Bá chú giảng “Buộc phải mặc y phục bằng vải thô, bị vướng nơi xà nhà; tự ḿnh lẩm bẩm: xúi quẩy thật xúi quẩy. Người nhà v́ chuyện đó bói cỏ thi được quẻ bói tốt.” Từ Tử Hùng dịch “Bị dây leo quấn chân chạt cứng, lại thêm cọc gỗ nhỏ đâm bị thương. Xử lư t́nh huống này rất khó, không thể hành động ǵ, v́ đă hối càng thêm hối. Nhưng bói về chuyện xuất chinh th́ có lợi.” Trương Lập Văn dịch “Người bị dây leo quấn chặt, tuy trong tay đă nắm cây gậy nhỏ, nhưng trong ḷng hối hận tràn đầy, xuất binh chinh phạt th́ có lợi.”

      Tượng viết: “Khốn vi lũy cát”, vị đáng dă ; “động hối hữu hối”, cát hành dă.

      Tượng truyện nói: “Khốn trong đám dây chằng chịt”, nói lên địa vị hào Sáu chưa từng ổn đáng ; “động rồi sau hối th́ sẽ biết hối ngay”, nói lên cứ làm ngay đi th́ có thể giải trừ khốn mà được tốt lành.

      Chú thích: cát hành như nói “làm th́ tốt”.

      Trong quẻ chỉ có hào Sáu là nói ‘cát” thể hiện lẽ “Khốn cực tất thông”. Chu Dịch Tổng nghĩa - Di Phất nói “Dương cứng cuối cùng không thể khốn, mà hào Hai, hào Bốn, hào Năm đều không nói ‘cát’ ; Âm mềm không tránh khỏi khốn, mà riêng hào Sáu lại nói ‘cát’ ; khốn cực th́ có thể biến, như Bĩ qua th́ đến Thái, tuy ‘hiểm’ mà cuối cùng qua được.”

      Khâu Kiến An nói “Khốn là v́ cương bị che lấp vậy, quẻ Khốn th́ lấy ba nhu che lấp ba dương làm tượng. Cương bị che lấp th́ cát, mà Nhu đi che lấp cương th́ hung. Thể ‘Khảm hiểm’ th́ hào Đầu và hào Ba lấy nhu che lấp cương của hào Hai, lời từ nói hào Đầu ‘khốn ở cây khô’, hào Ba nói ‘khốn ở đá’, hào Hai nói ‘khốn ở uống ăn’ mà tượng th́ lấy ‘trung’ làm phúc. Đó là Sơ và Tam hung c̣n Nhị th́ cát. Thể ‘duyệt’ hào Trên lấy nhu mà che lấp cái cương của hào Bốn và hào Năm, mà lời từ hào Bốn nói ‘từ hữu chung’, hào Năm nói ‘từ hữu duyệt’, hào Trên nói ‘khốn ở dây chằng’ mà tượng th́ lấy về sự làm chưa đáng. Đó là Tứ và Ngũ th́ cát c̣n Thượng th́ hung. Thoán nói ‘khốn mà chẳng mất được hanh, duy có người quân tử mà thôi, đó là chỉ về ba hào dương cương trong quẻ vậy.”

 

TỔNG LUẬN

      Văn Thiên Tường trong “Chính khí ca” nhiệt t́nh tán tụng những người của thời xưa, đă v́ chính nghĩa mà đấu tranh, lời tán đó thể hiện được tinh thần dân tộc cao cả của thi nhân. Trong thơ có hai câu:

Thời cùng tiết càng rơ,

Nhất nhất sáng họa đồ.

 Câu thơ miêu tả rơ khi khốn khổ cùng ách, chính là khi kiểm nghiệm rơ nhất phẩm chất con người. Ư nghĩa chính của quẻ Khốn cũng chính là thể hiện cái lẽ con người ở vào lúc “khốn cùng”.

      Lời hào trong quẻ thể hiện ư chỉ có người “quân tử” mới có thể “thân đương cảnh khốn cùng mà đạo vẫn hanh thông”; đề cao sự bậc “đại nhân” giữ vững chính bền th́ được tốt lành, không gặp cữu hại; đồng thời lại chỉ them rằng, lúc này mọi lời ta nói th́ khó được mọi người tin. V́ vậy chỉ nên tự giữ ḿnh cho trong sạch, sửa đẹp đức ḿnh.

      Thoán truyện lấy hai chữ “cương yểm”, để nêu rơ nguyên nhân chính đưa đến sự “khốn cùng”, là dương cứng bị che lấp không thể phát triển, cũng tức người quân tử bị kẻ tiểu nhân lấn áp và khống chế, lần lượt được thể hiện các t́nh trạng khác nhau trong sáu hào.

      Trong đó, ba hào âm nhu ám bạc nhược, mắc khốn rất sâu ; hào Đầu ở cảnh khốn không làm sao thoát được; hào Ba th́ nơi đó không phải nơi ḿnh khốn, chỗ đó không phải chỗ ḿnh dựa, cả hai hào này khó thoát khỏi hung hiểm; duy có hào Trên ở vào thời khốn đă tới cùng cực th́ sẽ thông nếu kịp thời sớm biết hối hận mà tỉnh ngộ, th́ có thể khỏi khốn được cát.

      Ba hào dương cương tuy cũng trong cảnh khốn, nhưng đều lấy khí chất dương cứng mà có thể giữ chính thoát khốn; hào Hai và hào Năm bẩm sinh có đức đẹp cương trung, hào Hai th́ ở vào lúc nghèo khốn gian nan, xả thân toại chí mà được không lỗi; hào Năm th́ lấy chí thành tín trung chính, chuyển nguy thành yên, dần thoát cảnh khốn; hào Bốn đường phía trước bị khốn ngăn trở, do v́ khiêm cẩn thận hành, mà có thể toại được chí nguyện của ḿnh.

      Có thể thấy, ở cảnh khốn là có sự âm dương khác nhau, theo người mà dị biệt !

      Ngô Viết Luật bàn rằng “Không phải khốn đến với ta, là do thời thế gặp phải thôi, khi đó nên giữ đức cương trung, là nói ‘khốn nhi bất thất kỳ sở hanh’ vậy, đạo của nó chủ ở sự ‘trinh’ (chính); nếu khốn do ở ḿnh nhu ám mà đến, th́ nên thay đổi cung cách làm việc của ta để tránh cảnh khốn, đạo chủ ở nơi ‘hối’; Kẻ học giả xét sâu điều này, th́ trong đạo sử cảnh khốn, nên tùy theo sự khác biệt mà mỗi người làm theo cách riêng.”

      Để lĩnh hội được một cách tinh tế “ư ngoài tượng” của quẻ này, ta c̣n có thể phát hiện ngụ ư sâu xa của người làm Dịch: “Khốn cũng có khi khó tránh được, chính khí lại không thể một khắc tiêu tan ! Đại tương truyện nói ‘người quân tử thà mất đi mạng sống cũng phải thực hiện cho được chí hướng cao cả’, chính là thể hiện ư này.” Luận Ngữ - Khổng Tử nói “Một vị thống soái lănh ba quân, đối phương có thể bắt được, nhưng chí khí của kẻ thất phu ai mà đoạt được” , rất phù hợp với nghĩa này của quẻ Khốn vậy.

 

Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 31 of 51: Đă gửi: 05 January 2011 lúc 8:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà

Lục-Hư 六虛


       Hệ-Hạ VIII/1 nói: "Trên hay dưới vô-thường, đi ṿng khắp sáu cơi (lục-hư)". Lục-hư là sáu hào: sơ, nhị, tam, tứ, ngũ, thượng. Hào thực mà ngôi hư. Hào có trên dưới mà ngôi không có biến-động. Nên sơ, nhị là ngôi đất, tam, tứ là ngôi người và ngũ, thượng là ngôi trời. Tỷ như quẻ Kiền: sơ ở dưới đất, nên nói "tiềm"; nhị tại mặt đất, nên nói "điền"; tam, tứ th́ nói "quân-tử", "hoặc" đều là người cả; ngũ là thiên-vị nên nói "thiên". Thượng ở trên thiên nên nói "kháng". Tham-đồng-khế nói: "Nhị dụng không có hào-vị, chu lưu khắp lục-hư". Nhị dụng tức dụng-cửu, dụng lục. Kiền dùng 9, Khôn dùng 6. Kiền 9, Khôn 6, trên dưới lên xuống, đi quanh khắp sáu cơi, để thành 64 quẻ. Cho nên hào có cương nhu, ngôi có âm-dương. Cương nhu tạp-cư mà văn sinh ra đấy, lành dữ đă rơ rệt, không cứ chỉ xem xét hào mà thấy được. Bên dưới sáu hào c̣n có lục-hư. Nên hào là phi, ngôi là phục. Thực dễ biện mà hư khó biết, tất do thực mà cứu xét hư, gặp hào nhiều lần, khắc biết cách dùng, đối với Dịch-đạo là đă là đi quá nửa đường rồi.
 

       Tích sáu hào thành một quẻ kép, nên hào là gốc cuả quẻ. Nhờ hào động mà quẻ biến theo, nên hào cũng là dụng cuả quẻ nữa. Thể-dụng cuả quẻ đầy đủ trong hào. Thuyết-quái-truyên II/1 nói: "Ngày xưa đấng thánh-nhân làm ra Kinh Dịch cốt để thuận cái lẽ về tính-mệnh, cho nên dựng đạo trời là âm với dương, dựng đạo đất là cứng với mềm, dựng đạo làm người là nhân với nghiă, gồm ba tài mà gấp đôi lên. cho nên trong Kinh Dịch sáu vạch mà thành quẻ; chia ra âm-dương, dùng cứng mềm mà đắp đổi, nên Kinh Dịch sáu ngôi mà thành chương". Hệ-Hạ X/1, 2 nói: "Kinh Dịch bát ngát bao la mà đầy đủ, có đạo trời, có đạo người, có đạo đất, gồm ba tài mà nhân đôi lên, nên thành sáu, số sáu không là ǵ khác hơn là đạo tam-tài (trời, đất, người). Đạo có biến-động nên gọi là hào, hào có đẳng bực nên gọi là vật, vật lẫn lộn nhau nên gọi là văn, văn chẳng đáng nên tốt xấu mới sinh ra". Hệ-Hạ VIII/1 lại nói: "Kinh Dịch không nên xa lià. đạo dịch thường đổi dời, biến động không ngừng, không nên dùng làm kinh-điển. Chỉ có biến-hoá mới thích-hợp". Hệ-Hạ I/8, 9 lại nói: "Hào là bắt chước điều ấy vậy; tượng là phỏng theo điều ấy vậy, Hào và tượng động bên trong quẻ, tốt xấu hiện ra bên ngoài quẻ, công-nghiệp hiên ra trong sự biến-hoá, t́nh cuả đấng thánh-nhân hiện ra nơi lời nói". Lời cuả Đức Khổng-phu-tử tường-tận và hoàn-bị như vậy !

      Người đời sau bàn về Dịch, thường ch́m đắm vào tượng-số, và nghiă của lục-hư, lục-vị cũng đều phù-phiếm không biết đường nào mà đoán, mỗi quẻ chỉ quanh quẩn ư kiến cá-nhân, thừa-ứng, đáng hay không đáng, quái-t́nh làm sao mà thấy được.

Nguồn:http://www.ninh-hoa.com/Ninh-HoaDOTcom-GSNguyenH uuQuang-HVDLuocSu-70.htm
Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 32 of 51: Đă gửi: 07 January 2011 lúc 7:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà

Uyên Hà đă viết:


      Người đời sau bàn về Dịch, thường ch́m đắm vào tượng-số, và nghiă của lục-hư, lục-vị cũng đều phù-phiếm không biết đường nào mà đoán, mỗi quẻ chỉ quanh quẩn ư kiến cá-nhân, thừa-ứng, đáng hay không đáng, quái-t́nh làm sao mà thấy được.



      Thời kỳ Ngụy Tấn, Kinh học suy vi, Huyền học dần dần thay thế Kinh học, đại diện tiêu biểu và nổi trội hơn cả là Vương Bật (226 - 249). Vương Bật sau Khổng Tử có tới ba thế kỷ.

      Vương Bật gọi Đạo bằng chữ Vô, coi Vô bản thể của vạn vật, và được xem là quá tŕnh, lấy quy luật của Đạo theo phái Huyền học để chú giải với giới Sĩ tộc Nho giáo. Vương Bật với dụng ư cảnh báo những kẻ thống trị "Sĩ tộc Nho giáo" rằng "Kiến h́nh nhi bất cập đạo", có nghĩa là "Nh́n thấy được h́nh thể (hữu h́nh) thôi mà chưa tới được đạo".

      Thấu hiểu bản chất thông qua hiện tượng ngược nhau đấy, nhưng lại kết với nhau đấy để tương thành, Vương Bật đă xây dựng mệnh đề "Đạo trái với h́nh" - các quy luật của sự vật luôn luôn tương phản với hiện tượng của nó (nhất là tượng giả) - quy luật tồn tại ở phía sau hiện tượng. Luật thuyết đầy sức thuyết phục này của Vương Bật, chủ yếu là phát huy tư tưởng "phản giả đạo chi động" (tương phản là vận động của đạo), "Chính ngôn nhược phản" (những lời nói đúng đắn thẳng thắn th́ như ngược lại) của Lăo Tử.

      Vương Bật nói "Những cái tồn tại, không coi sự tồn tại ấy là tồn tại, như vậy để ghi nhớ không quên rằng rồi nó sẽ mất đi. Cái yên ổn, chớ coi đó là sự yên ổn, để không quên rằng rồi sẽ có nguy hiểm, cái nguy th́ rồi sẽ lại yên ổn. Người có sức khỏe th́ làm những việc nhỏ bé, kẻ thính tai lại phải nghe những tiếng lôi đ́nh. V́ thế đạo trái ngược lại với h́nh". H́nh chỉ h́nh dáng vẻ bề ngoài của vật, c̣n Đạo chỉ cái bản chất - cái quy luật vô h́nh nội tại của sự vật.

      Mỗi vật sở dĩ tồn tại được, thường là có tác dụng của quy luật tương phản với hiện tượng bề ngoài của nó. Các loại mâu thuẫn sinh tồn hay diệt vong, b́nh yên hay nguy hiểm, gánh nặng ngàn cân hay nhẹ tựa lông hồng, nghe tiếng động khẽ hay tiếng sấm long trời, cũng đều như vậy cả.

     Đạo trái với h́nh - đạo h́nh tương phản, là sự khái quát mang ư nghĩa triết lư phổ biến, có nghĩa là không bị mê hoặc bởi các hiện tượng của sự vật, và cần phải thấu hiểu bản chất thông qua những hiện tượng.

      Vương Bật c̣n chỉ ra "cái lư rộng lớn" (quy luật cụ thể) chựu sự chi phối của Đạo giản ước (quy luật chung), đạo thống thoái lư như Thiên tử thống soái vạn dân. Đây là một nhận thức sâu sắc về đạo mang tính phổ biến của Vương Bật, có ảnh hưởng lớn tới đời sau, rằng đă chỉ rơ mối quan hệ Vua với vạn dân: "nhất là tượng giả" - "1" là vô tượng vậy.


     
Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 33 of 51: Đă gửi: 18 January 2011 lúc 1:37am | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà


      Ư NGHĨA TỚI CỰC CỦA LỜI HÀO
 
      Khi đọc và có được nhận thức về ư nghĩa của một lời hào, ta tự hỏi rằng, ư nghĩa của lời hào có phát triển tới cực hay không ?

     Ví như Quẻ Thiên Trạch Lư, lời hào Sơ viết: "Tố lư, văng vô cữu" (Giản dị, chất phác, thận trọng trong đi lại (hành sự cẩn thận), tiến tới tất không có cữu hại). Chữ 'tố', là phác tố, chất phác, trong trắng.

      Như vậy sự 'tố' của hào Sơ quẻ Lư khi tiến tới cực, được phản ánh tại hào nào ? thuộc quẻ nào ?


    - Nói về hào đang xét là hào Sơ quẻ Lư (111011), là khởi đầu của thể Đoài, hào này là hào dương, nên biến thành âm, thành quẻ Thiên Thủy Tụng (111010).
    - Tiếp theo, ta xác định quẻ phản của quẻ Tụng, đó là quẻ Địa Hỏa Minh di.
    - Theo nguyên tắc HÀO phản phục, th́ quẻ Minh di sẽ biến hào Thượng, được quẻ hỗ phản phục là Sơn Hỏa Bí (100101); (cặp hào phản phục [1 - 6], [2 - 5], [3 - 4])
    - Xét ư nghĩa hào Sơ quẻ Lư với ư nghĩa tương phản tại hào Thượng quẻ Bí.
    - Lời hào Thượng quẻ Bí viết: "Bạch bí, vô cữu" (Trang điểm giản dị chất phác, không có ǵ lầm lỗi).

     Thông qua ư nghĩa của lời hào, nhận thấy: văn sức tới cực th́ phản lại chất.

     Cho nên, Hồ Bính Văn nói: "Hào Sơ quẻ Lư nói 'tô' là lấy lễ làm gốc. "Bí' là văn sức, hào Thượng quẻ Bí th́ nói 'bạch', cực của văn sức th́ phản lại chất. 'Bạch bí, vô cữu', như vậy tức là 'tố lư, văng vô cữu' chăng".


    Từ nguyên tắc này, ta hiểu sâu rộng hơn về ư nghĩa của lời hào, khi chính ư nghĩa của hào từ phát triển tới cùng cực.


     


Sửa lại bởi Uyên Hà : 18 January 2011 lúc 1:53am
Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Đaicoviet
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 436
Msg 34 of 51: Đă gửi: 18 January 2011 lúc 1:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn Đaicoviet

Bí : Ngoài dứt các duyên, trong ḷng tự sáng .
Bạch Bí : Thuần phác , vô sắc tướng .
Hào 6 quẻ Cấn : Đôn Cấn.
Quay trở về đầu Xem Đaicoviet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đaicoviet
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 35 of 51: Đă gửi: 19 January 2011 lúc 7:24am | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà

Đaicoviet đă viết:


Bí : Ngoài dứt các duyên, trong ḷng tự sáng .
Bạch Bí : Thuần phác , vô sắc tướng .
Hào 6 quẻ Cấn : Đôn Cấn.



    Chao Đaicoviet,

    Kiến thức mà Daicoviet nêu ra, tôi nhận thấy đươc nhiều người theo.

    Cảm ơn Daicoviet.

Uyên Hà.
Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 36 of 51: Đă gửi: 19 January 2011 lúc 7:58am | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà

Uyên Hà đă viết:


      Ư NGHĨA TỚI CỰC CỦA LỜI HÀO
    


      Trong đời sống khi giao tiếp, ta thường nói: "Tại sao lại nói như vậy ?", cũng như khi ta đọc sách Dịch, ta cũng tự hỏi: "Tại sao, lời hào từ lại được viết những câu, những chữ như vậy ?".

      Thêm một ví dụ:

      Quẻ Ly, lời hào Sơ viết: "Lư thác nhiên, kính nhi, vô cữu".
      = Làm việc cẩn trọng, giữ thái độ cung kính, tất không cữu hại.

- Quẻ Ly, hào Sơ được xét, biến hào Sơ được quẻ Lữ.
- Xác định quẻ phục cho quẻ Lữ, được quẻ Tiết.
- Theo hỗ phản phục, hào Sơ quẻ Ly đối ứng với hào Thượng quẻ Tiết [1 - 6]
- Lời hào Thượng quẻ Tiết viết: "Khổ tiết, trinh hung, hối vong"

      Sự tiết chế quá mức mà đạo cùng cực, sự 'khổ tâm' của việc hành 'tiết', tới mức vắt kiệt khô kiệt, làm cho nó dễ bị hóa mất hoàn toàn. Đây là một trong những tượng, từ t́nh trạng gỗ tươi chuyển dần sang t́nh trạng gỗ khô kiệt của tự nhiên, để hóa thành lửa. Dân gian có câu "gầy như quẻ củi".
      Ta tự hỏi, người xưa soạn Dịch, sao lại ghi thêm chữ "nhiên", thật ít thấy có sự chú giải về điều này.

      Cùng cực của 'khổ tiết', phản lại 'lư thác nhiên" !

      Sự tiếp nối khởi đầu cho hào Sơ quẻ Thuần Ly.





Sửa lại bởi Uyên Hà : 19 January 2011 lúc 8:17am
Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Đaicoviet
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 436
Msg 37 of 51: Đă gửi: 19 January 2011 lúc 4:49pm | Đă lưu IP Trích dẫn Đaicoviet

Uyên Hà đă viết:

Đaicoviet đă viết:
Bí : Ngoài dứt các duyên, trong ḷng tự sáng .
Bạch Bí : Thuần phác , vô sắc tướng .
Hào 6 quẻ Cấn : Đôn Cấn.
    Chao Đaicoviet,    Kiến thức mà Daicoviet nêu ra, tôi nhận thấy đươc nhiều người theọ    Cảm ơn Daicoviet.Uyên Hà.


Chào UyenHa,

Dịch không phaỉ là kiến thức.
Nhiên
Quay trở về đầu Xem Đaicoviet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đaicoviet
 
dichnhan07
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 21 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 17
Msg 38 of 51: Đă gửi: 23 January 2011 lúc 8:47am | Đă lưu IP Trích dẫn dichnhan07

"Mối liên hệ về mặt ư nghĩa giữa quẻ Chính và quẻ Biến là điều đă có sẵn- sự di truyền ư nghĩa"

Đây là tư tưởng kế thừa từ quan niệm Càn-Khôn là cha mẹ mà 6 quẻ c̣n lại là con cái, con cái sinh ra và có sự tương đồng với cha mẹ

Đây giống như 1 cái Bổ Đề Toán Học đă có nội dung và chỉ c̣n đợi người sau chứng minh.

1 chút góp vui cùng bác Hà Uyên. Chúc Bác ngày càng khỏe mạnh và truyền đạt nhiều kiến thức cho hậu thế ^^


__________________
Sự Thật Mất Ḷng
Quay trở về đầu Xem dichnhan07's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dichnhan07
 
Uyên Hà
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 181
Msg 39 of 51: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 8:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn Uyên Hà


        Chào anh Dịchnhan

     Cũng đă lâu, không thấy anh có bài viết trao đổi học thuật. Cảm ơn anh dành thời gian quan tâm tới sức khỏe của tôi.

      Như anh đă biết, Dịch không có "cùng", chỉ có "số" mới cùng. Số dương cùng ở số 9, số âm cùng ở số 6. Cùng tất biến, biến th́ thông, thông th́ lâu dài, lâu dài th́ lại "cùng". Vậy mà, có 96 hào âm gặp hào âm, hay hào dương gặp hào dương, là không thể biến dịch được !. Đồng thời cũng tồn tại 96 hào âm gặp dương bay dương gặp âm th́ biến hóa được. Sao vậy ?

      Do v́, âm dương dịch giao ở dưới th́ được Chấn - Tốn, dịch giao ở giữa th́ được Khảm - Ly, dịch giao ở trên th́ được Cấn  - Đoài.

      Cặp Dịch đối Cấn - Đoài th́ Dịch giao ở cặp hào 1 - 4, vào những ngày Th́n Tị và ngày Tuất Hợi.
     
      Cặp Dịch đối Khảm - Ly th́ dịch giao ở cặp hào 1 - 4, vào những ngày Dần Măo và Thân Dậu.

       Cặp Dịch đối Chấn - Tốn th́ dịch giao ở cặp hào 1 - 4, vào những ngày Tí Sửu và Ngọ Mùi

      C̣n cặp Dịch đối Càn - Khôn không xảy ra t́nh trạng Dịch giao. mà phải xét đồng thời Dịch biến - Dịch giao - Dịch đối - Dịch phản - Dịch dĩ.

      Cho nên, hôm nay là ngày Canh Th́n, 22 tháng Chạp năm Canh Dần, th́ tôi biết được rằng, cặp hào Cấn - Đoài đang xảy ra t́nh trạng "dịch giao", theo cách gọi của Tuân Từ Minh (Tuân Sảng) và Ngu Trọng Phiên (Ngu Phiên), th́ ngày Th́n có quẻ làm chủ là Cấn - Đoài, tức là xác định được "Quẻ chủ" cho một ngày vậy.

      Thân ái.

Uyên Hà.


Sửa lại bởi Uyên Hà : 24 January 2011 lúc 8:36pm
Quay trở về đầu Xem Uyên Hà's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Uyên Hà
 
Đaicoviet
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 436
Msg 40 of 51: Đă gửi: 24 February 2011 lúc 2:09pm | Đă lưu IP Trích dẫn Đaicoviet

Uyên Hà đă viết:


     Hỏi rằng: - Trước hào 6 quẻ Phong Thiên Đại súc, là hào thứ mấy và thuộc quẻ nào đây ?- Sau hào 6 quẻ Phong Thiên Đại súc, là hào thứ mấy và thuộc quẻ nào ?     Dịch im lặng, không trả lờị- Phải chăng, "sau" hào 6 quẻ Đại súc, là hào 1 quẻ Địa Phong Thăng. Rồi tiếp đến hào 2 quẻ Địa Sơn Khiêm.Sơn 
<br / border=Thiên Đại Súc" onclick="AđSmileyIcon'quedich/quedich_26.jpg'" style="cursor: pointer;">     Địa Phong 
<br / border=Thăng " onclick="AđSmileyIcon'quedich/quedich_46.jpg'" style="cursor: pointer;">     Địa Sơn
<br / border= Khiêm" onclick="AđSmileyIcon'quedich/quedich_15.jpg'" style="cursor: pointer;">- Phải chăng, "trước" hào 6 quẻ Phong Thiên Đại súc, là hào 5 quẻ Thủy Thiên Nhụ Lại trước hào 5 quẻ Nhu, là hào 4 quẻ Lôi Thiên Đại tráng. Sơn Thiên 
<br / border=Đại Súc" onclick="AđSmileyIcon'quedich/quedich_26.jpg'" style="cursor: pointer;">   Thủy Thiên 
<br / border=Nhu" onclick="AđSmileyIcon'quedich/quedich_05.jpg'" style="cursor: pointer;">    Lôi Thiên 
<br / border=Đại Tráng" onclick="AđSmileyIcon'quedich/quedich_34.jpg'" style="cursor: pointer;">     Dịch vẫn im lặng.     Chắc là hướng tư duy của chính ḿnh có vấn đề chăng ! Vậy th́, câu "sổ văng giả thuận, tri lai giả nghịch", cũng là do chính ta chưa hiểu thấu đáo, nên dẫn tới suy xét như vậỵ     T́m hướng tư duy khác vậỵ


Càn Đạo biến hóa baỏ hợp Thái Ḥa .

64! = 126,886,932,185,884,164,103,433,389,335,161,480,802,865,516, 174,545,192,198,801,894,375,214,704,230,400,000,000,000,000  ~ 1.27 x 10 exp 89 .
Con số này lớn hơn cả số photon trong vũ trụ vậy th́ biến hóa như thế nào đê? baỏ hợp Thái Ḥa . Đơn giản hóa nó bằng Dịch Lư Âm Dương Đối/Phản/Phục.
Cơ Nhị Ngũ mà Trạng Tŕnh nói làm mấu chốt cho các cửa ngỏ biê'n hóa .

Sửa lại bởi Đaicoviet : 24 February 2011 lúc 2:16pm
Quay trở về đầu Xem Đaicoviet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đaicoviet
 

<< Trước Trang of 3 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.4609 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO