Msg 34 of 227: Đă gửi: 17 October 2010 lúc 12:51pm | Đă lưu IP
|
|
|
trích Thời Báo, ấn bản cuối tuần
Mao Trạch Đông: Muốn lưu danh bạo chúa?
Đằng Sơn
LỜI ĐẦU: Trên quan điểm mệnh lư, tất cả mọi hiện tượng trên đời này chỉ là những diễn biến, vận chuyển sắc sắc không không của âm dương. Ngay cả thiện ác cũng thế. Bởi vậy trong loạt bài “Tử Vi và thế cuộc”, các nhân vật bất luận chính tà đều được gọi bằng những đại danh từ “cô, cậu” hoặc “ông, bà” thay v́ “nó” hoặc “gă”, “mụ” v.v…
“Cơ hội chủ nghĩa”
Nếu hỏi ai là ba nhân vật sắc nét nhất của lịch sử Trung Hoa cận đại, chắc chắn các sử gia đều đồng thanh trả lời là Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, và Mao Trạch Đông. Hai kỳ trước đă luận lá số của hai ông Tôn và Tưởng. Kỳ này xin bàn lá số của ông Mao.
So sánh với hai ông Tôn và Tưởng, con người của ông Mao xem thế mà lại tương đối giản dị. Hầu hết các tài liệu nghiên cứu lịch sử Trung Hoa cận đại đều ghi nhận ông vừa muốn đạt tham vọng chính trị vừa muốn thỏa măn dục tính cá nhân. V́ hai mục tiêu này có nhiều xung đột, muốn được cả hai thật khó mà thoát khỏi khuynh hướng “cơ hội chủ nghĩa”! Quả nhiên, lục lại tài liệu xưa ta thấy đầy dẫy những lời gay gắt do chính các đồng chí của ông ghi lại thực tế này
Chẳng hạn ông Cung Sở, một trong những lănh tụ đầu tiên của hồng quân, trong tập hồi kư “Tham gia Trung cộng vũ trang đấu tranh kỉ thật” viết về Mao có đoạn “Đối xử giả dối với người, đụng chuyện uốn chiều chuyển góc, miễn đạt mục đích th́ thôi”. Năm 1931, Mao bị trung ương phê b́nh là “nghiêm trọng nhất quán hữu khuynh cơ hội chủ nghĩa”. Năm 1932 Mao lại bị trung ương chỉ trích là đă “lùi lại, chạy bám theo con đường cơ hội chủ nghĩa”. Năm 1934 bị “nghiêm trọng cảnh cáo lần cuối” về các tội danh tương tự v.v…
Thật khó tưởng tượng là chỉ một thời gian ngắn sau phen bị “cảnh cáo lần cuối” ấy Mao sẽ trở thành nhân vật số một của đảng cộng sản Trung Hoa, năm 1949 cả thắng “đại anh hùng quân phiệt” Tưởng Giới Thạch, chiếm toàn thể hoa lục, rồi liên tiếp phạm nhiều lỗi lầm nghiêm trọng khiến mấy chục triệu dân lành chết oan uổng, và cuối cùng yên ổn qua đời trên giường bệnh năm 1976 trong khi vẫn nắm quyền uy tột đỉnh.
Tại sao Mao lại được ưu đăi như thế? V́ đời vốn bất công? Hay là số mạng đă an bài? Ta hăy thử xem Tử Vi có trả lời được những câu hỏi đó hay không.
Tham Lang Thân cung vi hạ cách?
Phối kiểm nhiều tiểu sử, trong đó có lời tự thuật của Mao, ta có thể tin chắc ông ra đời ngày 26 tháng 12 năm 1893; tức ngày 19 tháng 11 âm lịch năm Quư Tỵ. Giờ sinh th́ có bất đồng. Giờ Th́n được xử dụng trong đa số các sách, như “Tử Vi đẩu số huyền không tứ hóa tiên thiên cách cục đàn vi” của ông Chính Huyền Sơn Nhân (Đài Loan 1985), “Mệnh phổ khảo chứng” của ông Hồng Lăng (ĐL 1994) và “Tử vi đẩu số thoại Tưởng Mao” của soạn giả Hồng Kông Phan Quốc Sâm (ấn bản ĐL 1995). Thế nhưng quyển “Tử Vi đẩu số thật liệt phân tích” của ông Phan Tử Ngư (ĐL 1995) lại lấy giờ Thân, và quyển “Tứ trụ dự trắc học” của ông Thiệu Vĩ Hoa (Hồng Kông 1999) th́ nói giờ sinh của Mao không biết.
Thiết nghĩ ta chẳng nên kể trường hợp Thiệu Vĩ Hoa v́ ông này sống ở Hoa lục nên buộc ḷng phải cẩn thận. C̣n ông Phan Tử Ngư -vốn coi Mao là ‘cộng phỉ’ trong nhiều bài viết- rất có thể đă tự suy ra giờ Thân; v́ riêng giờ này có Tử Tướng cư mệnh ở Th́n là cách “Tử Phá mộ cung bất trung bất hiếu” mà ông cho là ứng hợp với Mao.
Đặc điểm của lá số giờ Th́n (tức ư kiến đa số) là mệnh ở cung Thân, có Tham Lang độc thủ. V́ Mao sinh năm Quư nên Tham Lang hóa Kỵ; nghĩa là có ngay một cách xấu ở mệnh. Nghiêm trọng hơn nữa, Tham Lang ở Thân bị coi là hăm địa; với câu phú chát chúa trong Bát Hỉ Lâu sao bản cổ quyết “Tham Lang Thân cung vi hạ cách!”.
Phú quư tột bực như Mao hiển nhiên không thể là hạ cách; nên nếu chỉ xét hai dữ kiện kể trên th́ phải kết luận là giờ Th́n chắc chắn sai! Vấn đề là tại sao người ta lại dại mặt bịa ra một dữ kiện (tức là giờ Th́n) để rồi bị lúng túng v́ nó? Thế nên, bằng phương pháp nghịch suy (reverse logic) người viết cho rằng v́ giờ Th́n khiến lá số có vẻ sai mà nó có xác xuất cao là giờ sinh đúng của Mao Trạch Đông!
V́ vậy bài viết này dựa trên năm Quư Tỵ, ngày 19 tháng 11, giờ Th́n.
Lưu danh thiên cổ hay là di xú vạn niên?
Ở đây phải ghi công ông Phan Quốc Sâm. Trong quyển “Tử Vi đẩu số thoại Tưởng Mao” đă dẫn ở trên ông nhắc cho độc giả biết rằng, quyển “Tử Vi giảng nghĩa” -một “bí kíp tử vi” xuất hiện trong thập niên 1950 và hiện đang lưu hành ở Đài Loan Hồng Kông- thay v́ chủ trương “Tham Lang Thân cung vi hạ cách” lại gọi đây là cách “mộc phùng kim chế” (mộc là hành chính của Tham Lang, kim là hành của cung Thân). Xin tạm dịch lời bàn của sách Tử Vi giảng nghĩa về cách “mộc phùng kim chế” như sau:
“Tham Lang cư mệnh ở cung Thân là cách ‘mộc phùng kim chế’. Có thể lưu danh thơm trăm thế kỷ (lưu danh bách thế), cũng có thể để tiếng xấu vạn năm (di xú vạn niên). Vừa bị nhiều người chê trách phản đối vừa được nhiều người kính phục tôn sùng. Sự nghiệp do đấu tranh mà có. Nếu lo hưởng thụ dâm lạc, ắt sự nghiệp do đó tiêu ma. Nếu không bị sát tinh ác diệu hội chiếu, tay trắng làm nên đại nghiệp; nếu hội nhiều sát tinh, ngục tù tai họa. Một đời ẩn đông chạy tây; trải đủ ngọt bùi cay đắng…”
Điểm lư thú là mặc dù ông Phan Tử Ngư không cho rằng mệnh của Mao là Tham cư Thân, phái Đăng Hạ Thuật mà ông đại diện cũng gọi cách Tham cư Thân là “mộc phùng kim chế” với lời bàn tương tự Tử Vi Giảng Nghĩa. Cái lư của “mộc phùng kim chế” rất phức tạp nên xin phép không tŕnh bày ở đây, chỉ nhận xét rằng cách này vô cùng phù hợp với cuộc đời của Mao Trạch Đông!
Nhưng c̣n vấn đề hóa Kỵ cư mệnh th́ sao? Xin thưa bài toán tử vi chẳng thể giải bằng một sao mà phải phối hợp tất cả. Mệnh của Mao mặc dù bị Kỵ gây trở ngại, nhưng lại giáp Khoa Quyền. Thân cư tài ở Th́n tam hợp mệnh có Phá Quân hóa Lộc. Quan cư Tư có Thất Sát miếu đắc Lộc Tồn. Vậy là mệnh thân tài quan cùng hưởng song Lộc. Riêng mệnh th́ có cả tam hóa Khoa Quyền Lộc hộ tŕ. Bởi được các tổ hợp sao tốt đẹp như thế tụ hội, lá số trở thành thượng cách của “mộc phùng kim chế”, giúp Mao thành đạt huy hoàng.
Lại nữa, phúc có Tử Tướng Đào Hồng Hỉ th́ giỏi ứng biến và dễ được người khác tin nghe. Nhưng sao Mộc Dục cũng ở phúc khiến đào hoa trở thành yếu tố áp đảo. Ở trên ta đă nói hóa Kỵ không đủ gây thất bại, nhưng Kỵ cộng thêm tính ham hố của Tham Lang tam minh Mộc Dục, và tính “bất nhân” của Tử Tướng (ở phúc), th́ dĩ nhiên thủ đoạn tàn độc và bản năng dục tính nặng nề. Tức là hoàn toàn phù hợp với con người thật của Mao.
Tuổi c̣n thơ ấu đă phải đấu tranh
Theo chính lời tự thuật th́ Mao sinh ra trong một gia đ́nh phú nông. Thật oái oăm, v́ phú nông là đối tượng đấu tố chính yếu của Mao sau này. Thế nhưng mọi việc đều có nguyên nhân hậu quả. Nguyên cha của Mao là một người hết sức vô lư. Mao kể thỉnh thoảng cha của ông mới cho người làm ăn cơm với trứng nhưng không bao giờ cho ăn thịt. Với con th́ cả thịt lẫn trứng đều không; và hễ có chuyện không bằng ḷng th́ dùng ngay roi vọt, đánh con tàn nhẫn như kẻ thù vậy.
Thử hỏi người con nào bị đối xử tệ bạc như vậy chẳng bất măn cha? Trường hợp Mao lại càng nghiêm trọng. Nguyên bà bảy Văn (tức Văn thất muội, mẹ của Mao) đă có mấy người con chết trước Mao. Thế nên bà theo lời khuyên, khi Mao vừa ra đời liền chuyển ngay về nhà cha mẹ (tức gia đ́nh bên ngoại Mao) nhờ nuôi dùm, mong rằng nhờ vậy mà tránh được số chết yểu. Phương pháp “tị nạn” này có vẻ hữu hiệu, Mao chẳng những không chết yểu mà c̣n rất khoẻ mạnh, yên ổn lớn lên trong t́nh yêu thương đầm ấm của họ ngoại. Năm 10 tuổi v́ phải học hành Mao về nhà cha mẹ; nhưng với người cha bủn xỉn và tàn bạo, sự trở về của Mao có khác ǵ từ thiên đường rơi xuống địa ngục; làm sao Mao chịu cho nổi?
Năm 11 tuổi (1903) một lần biết là về nhà sẽ bị cha đánh, Mao bỏ đi hoang. Ba ngày sau đói khát phải trở về, thay v́ bị ăn đ̣n cậu lại bớt bị cha bạc đăi so với trước đó. Năm 14 tuổi (1906), một lần bị cha đuổi theo đánh đ̣n khốc liệt, cậu chạy đến một cái hồ, toan nhảy xuống nước tự tử cho rảnh nợ đời, may có mẹ hiền xuất hiện đóng vai ḥa giải. Cha cậu nói cậu không chịu nghe lời, bảo cậu phải quỳ gối xin lỗi mới xong. Cậu nói cậu chỉ chịu quỳ gối xin lỗi nếu cha cậu hứa không bao giờ đánh cậu nữa. Cực chẳng đă người cha vô lư phải chịu theo điều kiện của cậu con bướng bỉnh. Từ những kinh nghiệm này, Mao đúc kết thành bài học là ở đời này phải đấu tranh quyết liệt mới khỏi bị thua thiệt và được những ǵ ḿnh muốn. Chính Mao nh́n nhận bài học ấy đă trở thành khuôn vàng thước ngọc, ảnh hưởng toàn thể cuộc đời của ông sau này.
Nhân duyên thảm khốc
Những kẻ làm nên sự nghiệp trong thời loạn hầu hết đều may mắn phi thường. Thế nhưng có lẽ v́ luật bù trừ họ cũng hay gặp những cảnh ngộ vô cùng thảm khốc. Riêng trường hợp của Mao, phần may mắn cũng như thảm khốc đều đạt tŕnh độ cực đoan.
Hăy nói phần thảm khốc trước.
Cung huynh đệ của Mao ở Mùi có Âm Dương dễ có nhiều anh em, nhưng bị Tuần án ngữ thêm Hỏa H́nh Không Kiếp Ḱnh Đà Khốc Hư, đúng là sát khí đằng đằng, làm sao tránh sinh ly tử biệt? Theo chính lời Mao, cha mẹ Mao sinh tổng cộng 7 con, nhưng 2 trai 2 gái chết sớm, chỉ c̣n Mao và hai em trai là Trạch Dân (sinh năm 1897) và Trạch Đàm (sinh 1905), sau nhận thêm một cô em họ của Mao làm con nuôi là Trạch Kiến (sinh 1905). Cả ba đều hoạt động cho đảng cộng sản và đều bất hạnh chết yểu. Đầu tiên là cô Trạch Kiến bị xử tử năm 1928, mới 24 tuổi. Kế đó là Trạch Đàm năm 1935, lúc 31 tuổi. Cuối cùng là Trạch Dân bị xử tử năm 1943 lúc 47 tuổi.
Điểm không may nữa của lá số này là Âm Dương vốn ứng với cha mẹ. Thế nên năm Kỷ Mùi (1919 và đầu năm 1920), đại hạn phụ mẫu trùng phùng với lưu niên ở Mùi, mẹ Mao chết trước rồi cha chết sau chỉ trong ṿng ba tháng. Mao rất thương yêu mẹ, và dù không hợp với cha th́ dù sao cũng là đấng sinh thành. Ở tuổi 27 vẫn hai bàn tay trắng, lại là anh cả trong gia đ́nh, nh́n cha mẹ ra đi gần như cùng lúc như vậy th́ dù vô t́nh đến bao nhiêu cũng làm sao tránh khỏi nỗi ḷng đau đớn?
Đường vợ con của Mao thảm khốc chẳng kém ǵ. Mao lấy vợ lần đầu năm 15 tuổi (1907) do cha mẹ dàn xếp và tỏ ra chẳng thích ǵ cô vợ họ La (sinh 1989). Sau này ông viết ông với cô La “chưa từng ăn ở với nhau”. Sự thật ra sao chẳng biết, nhưng chỉ 3 năm sau khi cưới, tức năm 1910 cô vợ bất hạnh này qua đời lúc mới 22 tuổi.
Năm 1920 Mao “thành hôn không nghi lễ” với cô Dương Khai Tuệ (sinh năm 1901), là con gái của thầy dạy học cũ (Ghi chú: Lúc ấy cha cô Tuệ vừa qua đời. Rất có thể việc không làm lễ chỉ là ṭng quyền, v́ nếu theo lệ thời ấy th́ cô Tuệ phải chờ tang cha 3 năm); sinh được ba người con trai là Ngạn Anh, Ngạn Thanh, và Ngạn Long.
Năm 1930 cô Tuệ bị đương cuộc ở tỉnh Hồ Nam bắt rồi xử tử v́ liên hệ với Mao, hưởng dương 30 tuổi, sau được ca tụng là “liệt sĩ cách mạng”. Con trưởng Ngạn Anh chết nát xác năm 1950 trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, tuổi đời chưa tới 30. Con út Ngạn Long mất tích chẳng biết tung tích (có thuyết bảo là đă chết, có thuyết bảo Ngạn Long chính là Hoa Quốc Phong, người được Mao chọn kế vị ḿnh, sau cũng mất ngôi lănh đạo). Người con trai duy nhất không yểu là Ngạn Thanh th́ bị bệnh tâm thần trầm trọng, sống chẳng khác ǵ đă chết.
Năm 1928, trong khi hoạt động với đảng cộng sản ở xa nhà xa vợ, Mao để mắt đến một cô gái trẻ là Hạ Tử Trân (sinh năm 1909), thư kư một chi bộ thanh niên cộng sản. Sau một thời gian nửa tán tỉnh nửa áp lực, cuối cùng cô Tử Trân ngă ḷng, có với Mao 3 trai 3 gái; nhưng 5 người hoặc chết hoặc thất lạc, chỉ c̣n lại một gái là Lư Mẫn. Sau ở Diên An, Mao tằng tịu với một người đàn bà có chồng rồi xảy ra chuyện ghen tuông. Năm 1937 cô Tử Trân bị đẩy sang Mạc Tư Khoa với lư do “chữa bệnh”, người đàn bà kia cũng bị khai trừ khỏi Diên An. Cô Tử Trân về nước năm 1947 rồi chết năm 1948, mới 40 tuổi.
Người “vợ” của Mao mà chúng ta quen thuộc nhất, tức Giang Thanh (sinh năm 1913 hoặc 1914 tùy theo tài liệu) th́ vốn là một diễn viên ở Thượng Hải, tên thật Lư Thanh Vân, tên sân khấu Lam Tần. Giang Thanh đến Diên An năm 1937, chính là năm Hạ Tử Trân bị đẩy đi Mạc Tư Khoa. Tả hữu cực lực chống đối chuyện Mao liên hệ với Giang Thanh v́ chính cô thú nhận đă từng có 5 nhân t́nh, rơ ràng đi ngược lại tiêu chuẩn “t́nh yêu vô sản chuyên nhất”. Nhưng Mao mê Giang Thanh đến độ có lúc nói “không được lấy Lam Tần th́ không thể nào làm cách mạng!” Sau để dung ḥa Mao hứa không cho Giang Thanh dính líu đến chính trị. Bắt đầu sống chung với Mao năm 1939, Giang Thanh có với ông một người con gái, và bà dĩ nhiên có dính líu đến chính trị. Sau khi Mao chết, bà bị bắt cùng với Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, và Diêu Văn Nguyên trong vụ án gọi là “Tứ nhân bang” và bị phán tử h́nh. Năm 1983 tội giảm thành chung thân khổ sai. Khi tự sát trong tù năm 1991 tính ra Giang Thanh đă khá thọ (trên 75 tuổi), nhưng đoạn kết cũng bi đát chẳng thua ǵ những người vợ trước đó của Mao.
Người đàn bà quan trọng cuối cùng của đời Mao là Trương Ngọc Phượng (sinh 1944). Trên danh nghĩa là thư kư riêng của Mao từ năm 1962 và rất được Mao tin cậy. Nhưng có thể đoán rằng sau khi Mao chết năm 1976 th́ số phận của bà này cũng chịu cảnh long đong.
Câu hỏi là tại sao hai cung Thê và Tử Tức của Mao hiền ḥa (Thê Vũ Phủ miếu cư Ngọ, Tử Đồng vượng cư Tỵ), mà thực tế lại đầy chết chóc và thảm kịch như vậy? Trước hết v́ Thê đóng ở dương cung (Ngọ) chứa ba sao Linh Xương Vũ, chỉ thiếu một sao là thành cách “chết người” Linh Xương Đà Vũ; nên khi đại hạn vào âm cung th́ hội họp với Đà, thành ra bị cộng hưởng tai hại. Thứ hai, Thiên Quan ở đây khiến họa phúc kề nhau như đường tơ kẽ tóc. Thứ ba, các sao đào hoa (Đào Hồng Mộc Dục Xương) nếu vừa đủ nhẹ th́ là nhân duyên, nhưng gặp nhiều sát khí th́ Đào Hoa ở Ngọ chính là cách gọi nôm na là “hoa đào trong đống lửa”, tất đường vợ khó tránh sự không hay. Cung Tử th́ hiển nhiên hơn, bởi bị Ḱnh Đà Khốc Hư Phá Toái hội họp, lại có Thiên Phúc trấn ở chính cung, nên phải đạo đức lắm may ra mới tránh được chuyện yểu chiết h́nh thương ly tán.
Ngắn gọn, hai sao Quan Phúc ở Thê và Tử cho biết nếu Mao chịu thua thiệt hy sinh cho vợ con th́ may ra được trời dung thứ, đ̣i ăn trên ngồi chốc tất bị đọa đày. Tiếc thay, ảnh hưởng của Đào Hồng Mộc Dục trong thê và Thiên Đồng tự Quyền hợp Ḱnh Đà ở mă địa trong tử mạnh quá khiến Mao cưỡng không nổi dục tính, dĩ nhiên chọn đường ăn trên ngồi chốc, có mới nới cũ, theo sắc bỏ t́nh. Cho nên đường vợ con của Mao phải chịu thảm khốc là đúng số rồi. Chỉ tội vợ con Mao không ăn mặn mà phải khát nước; hay là họ đă thiếu nợ Mao quá nhiều từ kiếp trước nên kiếp này phải trả?
May mắn phi thường
Phần nhân duyên của Mao rơ ràng bi thảm; nhưng phần sự nghiệp chính trị th́ lại may mắn phi thường.
Năm 1919, khi cuộc biểu t́nh và măn khóa của sinh viên mệnh danh là “Ngũ Tứ vận động” (cuộc vận động ngày 4 tháng 5) xảy ra th́ trên trường chính trị Mao vẫn chỉ là một thanh niên vô danh tiểu tốt. Tháng 7 năm này Mao mới có hoạt động đấu tranh đầu tiên là sáng lập tờ “Tương Giang b́nh luận”, phản đối nhà quân phiệt phương bắc Trương Kính Nghiêu. Tờ Tương Giang ra được 5 số th́ bị đóng cửa; nhưng năm sau tức 1920 họ Trương hết thời, nên chính v́ đă từng dám phản đối họ Trương mà Mao trở thành “có thớ”, bắt đầu được người nghe theo, hay tổ chức biểu t́nh phát biểu ư kiến.
May mắn làm sao, đây cũng là lúc đảng cộng sản Trung Hoa vừa mới thành lập, nhân sự c̣n thiếu kém; nên mặc dù có bất đồng nghiêm trọng với tổng bí thư Trần Độc Tú, nhờ hoạt động hăng hái năm 1923 Mao vẫn đắc cử hai chức rất kêu là “ủy viên trung ương” và “trung ương tổ chức bộ trưởng”. Lại may mắn hơn nữa là Tôn Dật Tiên nảy ra quyết định thân Nga nên muốn dung nạp đảng viên cộng sản. Năm 1924 trong đại hội đại biểu toàn quốc kỳ thứ nhất của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, Mao được chính họ Tôn đề cử vào chức ủy viên trung ương dự khuyết, tức là trên danh nghĩa c̣n ở cấp cao hơn Tưởng Giới Thạch. Tất cả những diễn biến này nằm trong đại hạn 23-32 tuổi, vào cung thê nguyên thủy; có Vũ Phủ tức là vào cách Tử Phủ Vũ Tướng, hội họp có Đào Hồng Tả Hữu Lộc Tồn nên sự nghiệp có phát triển bất ngờ.
Đại hạn 33-42 (ứng với thời gian 1925-34) vào cung Tử Tức nguyên thủy ở Tỵ là mă địa nhiều biến động, có phúc tinh Thiên Đồng độc thủ thêm Thiên Phúc trấn giữ nên là mười năm họa phúc biến đổi liền liền. Ảo diệu làm sao, cung này can Đinh nên Thiên Đồng tự hóa Quyền lại vào đúng vị trí Thái Tuế; thành thử ứng hợp tốt đẹp cho người trong cảnh đấu tranh sắt máu như Mao.
Năm 1926 Mao không theo đoàn quân bắc phạt của Tưởng mà ở lại đằng sau. Danh nghĩa là “hậu viện cho tiền tuyến”, thực tế là kéo bè đảng đi đấu tố các nhà giàu ở miền quê. Hành động tự phát này chẳng nằm trong bất cứ sách lược nào của đảng Cộng Sản cũng như đảng Quốc Dân (sau đó chẳng bao lâu hai đảng đổi từ bạn sang thù). Thấy Mao tự tung tự tác bất chấp thượng lệnh, tháng 4 năm 1927 Trần Độc Tú ra lệnh tước quyền quyết định của Mao trong đảng cộng sản. Tháng 8 năm ấy có cuộc họp đại hội đảng. Giả như họ Trần vẫn nắm quyền tổng bí thư th́ Mao ắt khốn đốn; ngờ đâu trong đại hội lại có cuộc đảo chánh khiến họ Trần bị hạ bệ. Thế là Mao được ông thần số mệnh cứu một lần.
Khi Tưởng ra lệnh tấn công căn cứ Giang Tây lần thứ nhất cuối năm 1930 th́ Mao đang giữ binh quyền ở đấy. Như có ma dẫn lối quỷ đưa đường, tướng của Tưởng là Trương Huy Toản phạm lỗi lầm quân sự cơ bản bị quân của Mao bắt, v́ vậy quân của Quốc Dân đảng phải rút về. Thắng lợi này khiến Mao cực kỳ đắc ư. Ông ra lệnh hành hạ Toản thảm khốc rồi chặt đầu bỏ vào một cái hộp thả xuống sông cho trôi ra khu vực của Quốc Dân Đảng “để dằn mặt bọn phản cách mạng”. Thế nhưng năm 1931 là khi Quốc Dân đảng tấn công Giang Tây lần thứ hai và thứ ba, Mao dần dần bị các đồng chí tước hết binh quyền. Ông Cung Sở kể lại là trong thời gian này đă có lần Mao tâm sự rồi khóc tỉ tê với ông, vừa giận vừa lo cho tương lai của ḿnh.
Năm 1933 Tưởng tổ chức hành quân đại quy mô, nhất định tận diệt căn cứ Giang Tây. Thật khó ngờ đại họa này của đảng cộng sản lại trở thành cơ hội hồi sinh của Mao. Năm 1934, để đối phó với hoàn cảnh nguy ngập, phe cộng quyết định mở đường máu thoát thân. Chạy đến Quư Châu th́ tổ chức hội nghị ở Tuân Nghĩa. Cuộc họp này trở thành một cuộc thanh trừng nội bộ khốc liệt, với kết quả là những kẻ đă giành quyền của Mao mất chức và Mao lại hồi sinh, được cùng với Tôn Giá Tường vào trong “tiểu tổ ba người” của Chu Ân Lai, tức là phụ tá họ Chu trong việc binh quyền. Thế là ông thần số mệnh đă cứu Mao lần thứ hai.
Đến đây ta phải thở dài cảm khái cho những an bài của trời đất; v́ ngay sau hội nghị Tuân Nghĩa bỗng Chu Ân Lai ngả bệnh nặng, thế là binh quyền lọt vào tay Mao. Tức là ông thần số mệnh chẳng những cứu Mao thoát nạn mà c̣n cho Mao một cơ hội nữa để dựng lên nghiệp bá. Chỉ tội cho ông Chu là kẻ xui xẻo. Khi ông hồi phục sức khoẻ th́ thời thế đă khác hẳn rồi, đành đổi ngược vai tṛ trở thành phụ tá trung thành của Mao trong suốt đoạn đời c̣n lại.
Nhờ tay ḱnh địch triệt hạ nội thù
Thời gian 1935-44 đại hạn của Mao vào cung Th́n, chính là cung thân nguyên thủy, đắc Phá Quân hóa Lộc hội Lộc Tồn, vận may chẳng những không giảm mà c̣n tăng gia đến độ cực đoan, khó tin là chuyện thật.
Tháng 6 năm 1935 giữa cuộc rút lui gọi là “vạn lư trường chinh” Mao dẫn tàn quân khoảng một vạn người tái phối trí với đám bại binh 4 vạn người của Trương Quốc Đảo. Tuổi đảng cao hơn Mao, lực lượng cũng đông hơn gấp bội nên họ Trương chẳng coi Mao ra ǵ. V́ không có mặt trong hội nghị Tuân Nghĩa, họ Trương bảo các cải tổ trong hội nghị này đều “phi pháp”, rồi ép một phiên họp khác, đặt lại chức “ủy viên tổng chính trị hồng quân” tức tổng chỉ huy của hồng quân rồi tự đưa ḿnh vào chức ấy. Phần Mao th́ vẫn xưng là “chủ tịch ủy hội cách mệnh quân sự trung ương”, cũng có nghĩa là tổng chỉ huy của hồng quân. Hai bên ḱnh chống chẳng ai chịu nhường ai.
Nếu t́nh thế kéo dài tất Mao phải thua Trương v́ lực lượng yếu kém, nhưng chuyện này xảy ra giữa lúc hồng quân đang bị quân của Tưởng truy kích. Chuyện dài rút ngắn lại, tàn quân của Mao từ một vạn chỉ c̣n lại vài ngàn người sống sót, nhưng thoát được về Thiểm Bắc. Họ Trương rút quân về phương nam, giữa đường lập trung ương đảng lâm thời, xưng là tổng bí thư, nhưng bị lực lượng của Tưởng đánh đuổi ráo riết lại phải chạy lên tây bắc; rồi quân lính lớp tử trận, lớp chết đói, lớp đào ngũ thật thê thảm chẳng c̣n ǵ. Cuối năm 1936 thế cô họ Trương bị ép trở về Thiểm Bắc, rồi bị Mao hài tội loại trừ khỏi đảng. Thế là ông thần số mệnh lại giúp Mao, lần này để triệt hạ một kẻ nội thù đáng ngại, bằng cách oái oăm là mượn tay chính kẻ ḱnh địch của Mao về sau, tức Tưởng Giới Thạch.
Tây An sự biến, cải tử hoàn sinh
Cũng ngay thời gian này, tức cuối năm 1936, Tưởng Giới Thạch chuẩn bị một cuộc càn quét sau cùng, nhất định diệt tận gốc rễ đảng cộng sản. Hết chỗ chạy, Mao chẳng làm ǵ được hơn là cùng tàn quân cộng sản (tụ về từ mọi nơi) ước lượng 25 ngàn người nín thở chờ cuộc tổng tấn công long trời lở đất mệnh danh là “năm phút sau cùng”. V́ lực lượng quá chênh lệch, nếu mọi sự diễn ra như dự liệu chắc Mao đă trở thành một cái xác trong nhiều xác không hồn khác giữa đám loạn binh. Ai ngờ giữa lúc chuẩn bị tổng tấn công th́ tướng Trương Học Lương phản bội, bắt giam Tưởng rồi ép Tưởng hợp tác thay v́ tiêu diệt cộng sản. Biến cố này sau được sử Trung Hoa gọi là “Tây An sự biến”.
Theo các tài liệu gần đây nhất của giới nghiên cứu Âu Mỹ th́ Tưởng dù sa cơ vẫn giữ uy phong lănh tụ, nhất định không chịu hứa ǵ cả. Cũng theo các tài liệu này th́ lư do chính khiến Trương Học Lương cuối cùng phải thả Tưởng ra là v́ áp lực của lănh tụ cộng sản Nga Stalin. Chi tiết nội vụ vẫn c̣n lờ mờ, nhưng điểm chính là sau khi được thả ra, mặc dù tả hữu thúc dục Tưởng vẫn nhất định không ra lệnh tiến hành cuộc tổng công kích. Thế là một lần nữa ông thần số mệnh lại cứu Mao Trạch Đông.
Mượn danh kháng chiến, dưỡng sĩ nuôi quân
Diễn biến kế đó là cuộc xâm lăng toàn bộ của Nhật Bản năm 1937, đẩy chính phủ Trung Hoa Quốc Dân Đảng từ vị trí bá chủ hoa lục vào vị trí kém cỏi của một đạo quân kháng chiến, tức là vai tṛ chẳng hơn ǵ đám tàn binh của cộng sản. Nhưng quan trọng nhất là, v́ sự có mặt của kẻ ngoại thù là Nhật, Tưởng Giới Thạch chẳng có lư do chính đáng nào để “diệt cộng” nữa.
Lẽ thường ai mà chẳng căm hận kẻ xâm lăng? Nhưng Mao hiển nhiên khác người v́ ông coi đây là cơ hội ngh́n năm một thuở. Ông từng phát biểu như sau về chiến lược của Trung cộng trong giai đoạn kháng Nhật: “Bảy phần phát triển, hai phần ứng phó (Quốc Dân Đảng), một phần kháng Nhật.” Năm 1964 khi tiếp lănh tụ đảng Xă Hội của Nhật, ông bày tỏ quan điểm như sau về cuộc xâm lăng của Nhật Bản (tạm dịch):
“… Chẳng có ǵ để oán trách (v́) chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản cho Trung quốc rất nhiều ích lợi. Không có quân đội Thiên Hoàng của quư vị chúng tôi chẳng thể nào chiếm chính quyền… Tại sao chúng tôi phải cám ơn quân đội Thiên Hoàng? Ấy bởi v́ nhờ quân đội Thiên Hoàng lại đây, chúng tôi mới có danh nghĩa hợp tác với Quốc Dân Đảng. Quân đội chúng tôi hai vạn năm ngàn người, sau tám năm chiến tranh phát triển thành một triệu hai trăm ngàn. Xin hỏi quư vị có lư do ǵ để chúng tôi không cám ơn cơ chứ?..”
Mà quả thật, nếu Nhật không xâm lăng tất Tưởng sẽ tấn công Mao. Lực lượng cộng sản sau cuộc vạn lư trường chinh, như chính Mao thú nhận ở trên, chỉ c̣n 25 ngàn người th́ làm sao chống nổi hơn triệu quân của Tưởng lúc ấy? Tóm lại, chẳng hiểu v́ lư do ǵ mà ông thần số mạng một lần nữa cứu Mao; lần này bằng phương pháp quái dị là mượn bàn tay của quân đội xâm lăng Nhật Bản.
Hạn vào Không Kiếp, đắc thế xung thiên
Năm 1945, khi đệ nhị thế chiến chấm dứt và Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện th́ Mao vừa vào đại hạn 53-62. Hạn này ở cung Măo vô chính diệu có Không Kiếp Song Hao hội Hỏa Tinh. Với lá số khác hẳn là đại họa, nhưng với người mệnh Tham Lang thân Phá Quân lại đang mưu sự chiến chinh th́ gặp Không Kiếp Hỏa c̣n ǵ ứng hợp hơn nữa? Quân đội của Tưởng đă quá mệt mỏi v́ cuộc kháng chiến dai dẳng, trong khi hơn triệu hồng quân của Mao đă cố ư tránh né quân Nhật, dưỡng sức chỉ để chờ cơ hội mới này. Thế nên chỉ hai năm sau hồng quân của Mao đă đẩy quân đội Quốc Dân của Tưởng Giới Thạch vào thế thủ, và rồi năm 1949 chiếm trọn Hoa lục. Chỉ v́ nể mặt đại cường Hoa Kỳ mà đành để Tưởng sống c̣n và phát triển ở ḥn đảo Đài Loan nhỏ bé.
Tham Lang Xương Khúc chính trị phiền hà
Một điểm mà ta chưa nói đến là cung Mệnh của Mao có Văn Khúc. Sách có câu “Tham Lang Xương Khúc chính trị phiền hà”, nghĩa là người có Tham Lang cư mệnh cùng với Xương hoặc Khúc nếu nắm quyền tất sẽ bày ra nhiều chuyện khiến dân t́nh khốn khổ. Thảo nào dưới thời Mao hoa lục liên miên chuyển từ họa này sang họa khác. Như cuộc cải cách mệnh danh là “nhảy vọt” (1958-60) đă chẳng nhảy vọt ǵ mà lại đẩy dân đen vào chỗ chết, tính ra thấp cũng 20 đến 30 triệu mạng người; cao có lẽ đến 40 hoặc 50 triệu. Rồi kế đó là cuộc “cách mạng văn hóa” bắt đầu năm 1966. Vệ binh đỏ tung hoành cuồng loạn, chiếm đóng các cơ quan chính phủ, tùy hứng ra luật mới, ai không theo th́ hành hạ, chém giết; đất nước chẳng c̣n thể thống ǵ cả.
Điểm đáng chú ư là cuộc “cách mạng văn hóa” đă được manh nha từ năm 1965 khi Mao vừa vào đại hạn 63-72 (ứng với thời gian 1965-74). Hạn này ở cung Sửu, vô chính diệu có Ḱnh Dương miếu độc thủ bị Triệt như một anh vơ sĩ bị đẩy vào bước đường cùng; thật quá đúng v́ lúc ấy Mao có nguy cơ bị chủ tịch nhà nước Lưu Thiếu Kỳ hạ bệ. May sao, hạn vào trúng ṿng Thái Tuế, lại ở vị trí hung dữ nhất là Bạch Hổ, ví như con hổ nhất định dùng móng vuốt để củng cố ngôi vị chúa sơn lâm của ḿnh. Quả nhiên, nhờ tay vệ binh đỏ cộng với sự tích cực của Giang Thanh và Lâm Bưu, Mao đă đạt được mục đích là đẩy Lưu Thiếu Kỳ vào thế phải chết năm 1969 trong ngục. Rồi vẫn trong đại hạn Bạch Hổ hung dữ, Mao lại bị Lâm Bưu toan lật đổ. Chuyện bại lộ, họ Lâm và toàn thể gia đ́nh chết thảm khốc khi chiếc máy bay đào tẩu của họ rớt ở Ngoại Mông năm 1971, và Mao vẫn vững như bàn thạch.
Nhưng rồi cuối cùng ông thần số mệnh đă từng dung dưỡng Mao nhiều lần quyết định ra tay chấm dứt tất cả. Năm 1976 thuộc đại hạn 73-82, vào Tư gặp cách phụ Triệt Sát Phá Tham Đào Hỉ, Thái Tuế ở Th́n có Sát Phá Tham Lộc Hồng Hỉ Tử, tiểu hạn ở Ngọ có phụ Tuần gặp Linh Xương Vũ Phủ Đào Hồng chính là đă tới số, nên Mao bệnh liệt giường liệt chiếu rồi trút hơi thở sau cùng.
Mao chết rồi, sau vài cuộc tranh dành quyền bính năm 1978 Đặng Tiểu B́nh chiếm vị trí lănh tụ tối cao của Hoa lục. Nhờ chính sách cởi mở của họ Đặng, Hoa lục phát triển mạnh mẽ, biến từ lạc hậu thành một cứ điểm kinh tế nóng hổi khi bài này được viết. Khi nh́n lại nước Trung Hoa cận đại, dù muốn dù không người ta cũng sẽ phải lấy năm Mao qua đời là một điểm chuyển hướng từ “chính trị phiền hà” sang “kinh bang tế thế”, tức là hậu thế sẽ phải khen Đặng. Mà đă khen Đặng th́ tất phải chê Mao.
Quyết tâm làm bạo chúa?
Một năm nào đó đă quên trong thập niên 1990 người viết được một anh bạn tặng cho một quyển sách chữ Hán viết về Mao. Ngay mấy trang đầu sách này kể rằng một kư giả tây phương có lần hỏi Mao “Ông có biết rằng ông đang bị tiếng đời nguyền rủa, cho là ác gần bằng Tần Thủy Hoàng hay không?”; Mao tức th́ đáp lại “Ác gần bằng Tần Thủy Hoàng? Tôi tưởng là tôi phải ác hơn Tần Thủy Hoàng chứ? Tần Thủy Hoàng làm sao giết nhiều người bằng tôi?”
Người viết chỉ đọc bấy nhiêu rồi bỏ, bởi cho rằng đây là một tài liệu tuyên truyền đặt chuyện chống Mao. Nhưng bây giờ nghĩ lại không khỏi giật ḿnh, bởi lời đáp kể trên có cùng văn phong với lời Mao cám ơn nước Nhật xâm lăng Hoa lục. Ngoại trừ Mao, dễ có ai dám phát biểu những lời tàn bạo thẳng thừng như thế?
Tự nhiên một câu hỏi nảy ra. Hay là, hơn ai hết, Mao biết quá rơ ḿnh chiếm được Hoa lục chẳng v́ hay mà v́ may, và không sớm th́ muộn cái danh “thiên tài quân sự” và “đại tư tưởng gia” sẽ ch́m vào quên lăng. Nhưng với một người quá tự cao tự đại như Mao, nếu chẳng được đời sau nhắc đến chẳng phải là đau đớn lắm sao? Vậy th́, biết đâu những lời tuyên bố chát chúa của Mao đều có lư do. Nhưng lư do ǵ? Chẳng lẽ để người đời sau phải nhớ Mao vĩnh viễn như một bạo chúa hung tàn? Thật vô lư quá, nhưng mà chẳng phải cuộc đời này vốn có rất nhiều chuyện vô lư hay sao?
Lại trở về quá khứ. Một ngày năm 1996, khi đang c̣n ở Đài Loan người viết được một bạn đồng sự dẫn vào một bar rượu. Điểm đặc biệt của bar rượu này là ngay trên tường có gắn một tấm poster vĩ đại chụp h́nh Mao Trạch Đông một tay đưa về phía trước, hai mắt nh́n ra xa như muốn thấy hết tương lai. Dĩ nhiên trên đó có 5 chữ thật đậm “Mao chủ tịch vạn tuế!”
Người viết hỏi “Ông chủ bar này thích Mao hay sao?” Anh bạn cười: “Đâu có, chỉ là một sáng kiến décor mới.” Hỏi thêm anh mới giải thích: “Những thứ ‘thời thượng’ này người ta đă phế thải từ lâu. Nhưng màu sắc lạ lùng, đập vào mắt, nên nó giúp quán này có một sắc thái khác hẳn những quán khác.”
Th́ ra là vậy. Những tưởng tấm poster “Mao chủ tịch vạn tuế” được trương lên v́ nó là dấu tích của một thời đă qua, hóa ra chỉ v́ ông hoặc bà chủ quán này tin rằng nhờ nó có màu sắc lạ lùng, chói mắt, gây được ṭ ṃ mà quán sẽ thêm khách, nhờ đó bán thêm rượu, vậy thôi!
Tính đến 1996 Mao qua đời mới 20 năm. Thế mới biết trí nhớ con người rất ngắn! Nên trở lại câu hỏi “Mao sẽ lưu danh thiên cổ hay di xú vạn niên?”, chỉ e rằng câu trả lời sẽ là trường hợp thứ ba. Chỉ e sau khi bụi thời gian lắng xuống, cái h́nh ảnh tưởng sẽ đậm nét măi măi của Mao sẽ bị phai dần đi thành một bóng mờ nghịch lư, hoặc một dấu ngoặc rỗng không trong ḍng lịch sử mà thôi./
San José 31 tháng 12, 2004
Đằng Sơn
__________________ Xin lỗi: Không nhận và không đọc PM
|