Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 233 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Truyện ngắn huyền bí - hiendde Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 521 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:23pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



THẾ GIỚI TÂM LINH


KỲ MỘT

Lời mở đầu.

Kính thưa quư độc giả,

Trong cuộc sống hàng ngày, từ lúc mới sinh ra đời cho đến khi đầu bạc răng long, chúng ta đă đối diện với biết bao nhiêu biến cố từ “hỷ nộ ái ố” đến việc t́m kiếm miếng cơm manh áo và thế đứng trong xă hội.

Cho rằng xă hội Việt Nam của chúng ta dù nó có nhỏ bé và lạc lậu đến đâu, th́ cũng vẫn là một xă hội với những tín ngưỡng và những đức tin của những người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp, đă qua bao nhiêu thế kỷ cho đến bây giờ cũng vẫn không bao giờ thay đổi.

Chúng tôi cũng vậy, với những thăng trầm của cuộc sống từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho đến khi bước chân vào đời chúng tôi đă trải qua trong hơn 70 năm tuổi.

Ngoài cuộc sống hàng ngày, tôi c̣n được cái may mắn là đă ghi nhận được những sự việc, mà rất ít sách vở trên thế giới, lại có thể diễn đạt được những sự kiện thuộc về Thế Giới Tâm Linh, của con người trong Thế Kỷ thứ hai mươi vậy.

Phải thành thật mà nói, tôi không tự tạo cho ḿnh một chỗ đứng trong những câu chuyện, mà tôi sẽ kể dưới đây, v́ tất cả chỉ là một sự t́nh cờ trong công việc hàng ngày của tôi, rồi từ đó cũng do những hiểu biết bắt nguồn từ nhửng tṛ chơi dại dột, đến những hành động liên quan đến việc phải giải quyết, những sự việc thuộc về thế giới vô h́nh, mà tôi đă tham gia.

Ngay khi c̣n mài đũng quần tại trường trung học Chu Văn An Hà Nội, để rồi từ đó tôi có linh cảm rằng có lẽ tôi cũng thuộc vào một “hạng người” nào đó, có thể có “quyền lực” để giải quyết những vấn đề liên quan đến, người sống và người chết trong thời đại văn minh hiện nay, của Thế Kỷ thứ hai mươi vừa qua.

Nội dung những câu truyện dưới đây đều là chuyện có thật 100% nhưng v́ kể lại để hầu chuyện quư bạn đọc, cho nên phải có sửa đổi đôi chút để khi đọc đến nó không bị nhàm chán, tuy nhiên thời gian và không gian của câu chuyện, không có thay đổi.

Nhưng riêng về con người và tên các nhân vật, lúc thực, lúc hư cũng tùy theo hoàn cảnh của nó cho phù hợp với thực tế hiện tại.

Tác giả mong rằng quư bạn sẽ hài ḷng khi đọc đến những câu chuyện thuộc vể Thế Giới Tâm Linh trong cuốn sách nhỏ bé này.



Vào đời với tuổi học tṛ.

Vào một buổi sáng sớm của ngày Nguyệt tận, 29 tháng Sáu năm Quư Dậu, tôi cất tiếng khóc chào đời với hai con mắt nhắm lại, có lẽ v́ tôi không muốn nh́n những vật thể chung quanh đang quay cuồng trong cái xă hội Việt Nam vào những năm đầu của Thập Niên 1930.

Tôi không chịu mở mắt khi chào đời mà chỉ khóc cho cuộc đời, v́ tôi được sinh ra sớm hơn hai tháng cho nên mấy ngày sau hai con mắt của tôi mới hé nh́n cảnh vật chung quanh giống như mấy con chó cún sau mấy ngày sinh ra chúng mới mở mắt vậy.

Thế rồi tôi cũng được Bố Mẹ tôi mướn người chăm sóc đồng thời đă đưa tôi về Quê Nội ở làng Kiều Trung, Huyện Thạch Thất Tỉnh Sơn Tây, nay được đổi là Thôn Kiều Trung, Thị Trấn Phúc Thọ, Huyện Phúc Thọ Tỉnh Hà Tây.

Để tôi không phải sống trong cái không khí ồn ào, ô nhiễm của thành phố Hà Nội vào năm 1933, tôi đă sống với Bà Nội ở quê tôi cho đến khi được bốn tuổi tôi mới trở về với Bố, với Mẹ và với các anh chị em như là một đứa trẻ b́nh thường.

Khi được sáu tuổi tôi cũng được đưa đến trường Mẫu Giáo ở gần nhà, để chập chững bước vào đời như những người bạn cùng lứa tuổi, đến lúc này khối óc non nớt của tôi cũng đă bắt đầu ghi nhận được, những sự việc đang xẩy ra hàng ngày chung quanh tôi.

Bộ nhớ của khối óc bắt đầu cảm nhận và in vào tiềm thức để rồi khi tới tuổi xế chiều, ngồi ôn lại quá khứ như các bậc sinh thành thường nói: “già sống với kỷ niệm” tôi mới thấy tuổi thơ của tôi cũng có nhiều thăng trầm, như khi đến tuổi trưởng thành vậy.

Sau đây tôi xin kể hầu quư bạn những chuyện thuộc về Thế Giới Tâm Linh, mà tôi đă gặp cũng như phải giải quyết, đă được bắt nguồn từ những tṛ chơi dại dột khi tôi c̣n nhỏ tuổi, câu chuyện bắt đầu:



Tuổi thơ với những tṛ chơi dại dột:

Vào những năm 1941, 1942, khi mà người Pháp c̣n đang cai trị Việt Nam, mặc dầu đệ nhị Thế Chiến đang đến hồi quyết liệt, nhưng Quân Đội Nhật cũng chưa đặt chân được vào Đông Dương, cho nên gia đ́nh Bố mẹ và anh chị em tôi vẫn c̣n buôn bán và ở dưới phố Khâm Thiên.

Lúc đó tôi đang ở cái tuổi nghịch ngợm nhất của tuổi thơ, cho nên chị em chúng tôi mới tổ chức những tṛ chơi dại dột dưới đây:

Phụ đồng chổi.

Phụ đồng chổi và phụ đồng cóc, là mấy tṛ chơi của những người thuộc thế hệ chúng tôi, phụ đồng cóc th́ tôi chưa dám thực hiện.

V́ nhà của Bố Mẹ tôi không đủ chỗ cho người ngồi đồng “nhảy như cóc nhảy”, riêng phụ đồng chổi th́ chị em chúng tôi có thử chơi một lần rồi, sau đó chúng tôi không dám làm đến lần thứ hai.

Muốn phụ đồng chổi phải làm như sau:

Người ngồi đồng, anh người làm của mẹ tôi, tuổi chừng 17 có tên là Dương, ngồi xổm trên mặt đất, mắt nhắm lại, tay phải cầm một cái chổi thường dùng để quét nhà, tôi cầm ba nén nhang quơ đi quơ lại trước mặt anh Dương.

Mấy người ngồi chung quanh gồm có chị tôi, cô em họ tên Nhung, và chú em tôi, tất cả là bốn người cùng đọc ‘Thần Chú’ bài phụ đồng như sau:

“Phụ đồng Chổi

Thôi lổi mà lên

Ba bề bốn bên

Đồng lên cho chóng

Nhược bằng cửa đóng

Phá ra mà vào

Cách sông cách ao

Th́ vào cho được

Cách roi cách vọt

Th́ đánh cho đau

Hàng trầu hàng cau

Là hàng con gái

Hàng bánh hàng trái

Là hàng bà già

Hàng hương hàng hoa

Là hàng cúng Phật

Đội mũ đi tế

Là ông Cẩm Đô

Đánh trống phất cờ

Là phụ đồng chổi”.

Cứ như thế chị em chúng tôi đọc chừng năm hay sáu lần bài phụ đồng nói trên, th́ anh Dương bắt đầu mở mắt, hai con mắt của anh trông lờ đờ, rồi cứ thế anh cầm cây chổi quét đi quét lại chung quanh gian nhà chúng tôi đang chơi tṛ chơi phụ đồng chổi.

Nghe chúng tôi ồn ào dưới nhà ngang, mẹ tôi vội chạy xuống, và khi thấy anh Dương đang cầm cái chổi quét qua quét lại, biết chúng tôi tinh nghịch nên mẹ tôi đă cầm nguyên thau nước lạnh, rồi tạt vào người anh Dương và thế là “thăng đồng”.



Linh hồn người sống không nhập được vào xác phàm khi đang nằm ngủ trên giường.

Lần tinh nghịch thứ hai của anh em chúng tôi sau phụ đồng chổi, là một tṛ chơi mà chúng tôi nghịch vào lúc bấy giờ, chúng tôi không nghĩ rằng thân xác chúng ta lại có hai phần:

Phần một là xác phàm và phần hai là Linh Hồn; tôi xin kể ra đây để quư bạn đọc cùng suy ngẫm về con người hiện tại của chúng ta. Tṛ chơi tinh nghịch được bắt đầu như sau:

Một ngày nắng ráo của mùa hè năm 1942, buổi trưa hôm đó vào khoảng 2 giờ chiều, tôi và chú em tôi thấy anh Dương đang nằm ngủ say trên lầu (gác) tại nhà của bố mẹ tôi ở Phố khâm Thiên.

Tôi bèn cùng với chú em tôi lấy sợi giây đay, môt loại dây được dùng để khâu hay cột hoặc dệt thành những bao đựng gạo lúc bấy giờ, chúng tôi cột chặt hai ngón chân cái của anh Dương lại với nhau, rồi cột vào chân giường.

V́ chúng tôi cứ nghĩ rằng khi anh Dương tỉnh dậy và bước xuống giường th́ thế nào cũng ngă (té) và chúng tôi sẽ có một trận cười ngả nghiêng, nhưng thưa quư bạn, anh Dương đă ngủ luôn cho đến 4 giờ chiều mà không thấy dậy.

Sau mấy tiếng đồng hồ không thấy anh người làm xuống phụ buôn bán, nên mẹ tôi mới gọi vọng lên trên gác nơi anh em chúng tôi đang ŕnh xem chừng nào anh người làm tỉnh giấc, mẹ tôi gọi lớn tiếng:

- Thằng Dương đâu rồi? ngủ ǵ mà ngủ kỹ vậy? mấy anh em con gọi nó xuống giúp mẹ cái coi.

Chúng tôi sợ quá bèn lay anh Dương để đánh thức anh dậy, nhưng chúng tôi không làm sao cho anh ấy thức giấc được, nên sau đó chúng tôi vội nói với mẹ tôi:

- Mẹ ơi, anh Dương ngủ trên này nhưng chúng con gọi măi mà không thấy anh ấy dậy, mẹ lên mà coi đi.

Nghe vậy mẹ tôi cầm cái roi mây chạy lên lầu và khi thấy hai ngón chân của anh Dương bị cột chặt lại với nhau, mẹ tôi quay sang hỏi chúng tôi:

- Đứa nào cột chân thằng Dương lại với nhau như thế này? Sau câu nói đó là anh em chúng tôi mỗi đứa ăn mấy cái roi mây ngồi khóc với nhau, trong lúc mẹ tôi vừa cởi trói cho anh Dương vừa gọi lớn tiếng:

- Hú ba hồn bảy vía thằng Dương ở đâu th́ về.

Nghe tiếng ồn ào ở trên lầu, mấy người bạn của mẹ tôi vội chạy lên, nhưng khi nh́n thấy quang cảnh trong căn nhà và anh Dương th́ nằm bất động như người chết rồi và chỉ c̣n thoi thóp thở mà thôi, mấy bà bèn phụ mẹ tôi để gọi hồn vía của anh Dương về để nhập vào xác anh đang nằm trên giường.

Một bà th́ giật tóc mai để anh tỉnh lại, một bà khác lấy một cái tô lớn bắt anh em chúng tôi tiểu vào để lấy nước tiểu rồi cậy miệng anh Dương đổ hết tô nước tiểu th́ anh ta tỉnh dậy. Sau khi tỉnh lại, anh có kể cho mọi người nghe trong lúc “hồn anh ĺa khỏi xác” như sau:

"Khi anh Dương ngủ say, anh mơ thấy anh đang đi lang thang gần đó, bất chợt bị trói hai ngón chân cái lại với nhau, th́ cũng là lúc anh trở về nhà, nhưng khi thấy hai ngón chân bị trói chặt lại, Linh Hồn anh đă không thể nào nhập được vào thân xác của anh đang nằm ở trên giường.

Thế rồi “linh hồn” anh cứ đi lang thang chung quanh nhà, anh được chứng kiến mọi chuyện xẩy ra trong nhà cho đến khi anh nghe tiếng mẹ tôi gọi:

“Ba hồn bảy vía của anh” đồng thời cởi trói cho anh, lúc đó linh hồn anh mới nhập được vào thân xác đang nằm trên giường, để mở mắt tỉnh dậy như người bệnh sau một giấc ngủ dài”.

Tôi viết ra đây câu chuyện này để quư bạn đọc suy ngẫm thôi nhé, chứ đừng có ai dại dột mà bắt chước anh em chúng tôi, để rồi mang họa và tôi không chịu trách nhiệm, nếu có ai tinh nghịch như anh em chúng tôi, khi chúng tôi c̣n nhỏ tuổi vào những năm đầu của thập niên 1940.

Cũng kể từ sau lần tinh nghịch này, chúng tôi không c̣n nghĩ đến những tṛ chơi táo bạo nào khác, cho đến mười năm sau, năm 1952, tôi mới gặp lại một “biến cố” của gia đ́nh bố mẹ tôi, qua việc những người đă chết nhập vào người sống để “xin ăn”.

Mời quư bạn coi câu truyện dưới đây th́ sẽ rơ.
















Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 522 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:26pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



THẾ GIỚI TÂM LINH


(KỲ HAI)

Những Linh Hồn và ông thầy Phù Thủy

Tôi có bà chị gái tuổi Nhâm Thân, chị tôi lúc c̣n con gái th́ cũng hay đi lễ chùa, cúng Phật. Cũng v́ những việc này mà chị tôi bầy đặt “đồng bóng” vào những ngày lễ tại những đền, miếu chung quanh Hànội.

Năm 1952, nhân dịp Lễ Vu Lan, ngày rằm tháng Bảy, chị tôi đă đi về Quê Nội của chúng tôi ở Phủ Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh, à quên tôi không thưa với quư anh rằng Bà Nội tôi qua đời vào năm 1935, do đó Ông Nội tôi đă tục huyền cho nên chúng tôi mới có hai Quê Nội đó là Huyện Thạch Thất Tỉnh Sơn Tây và Phủ Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh là vậy.

Khi đi ngang qua nghĩa trang đầu làng, chị tôi thấy dân làng đang tảo mộ và cúng cô hồn, thay v́ đi luôn để về thăm họ hàng, th́ chị lại đi vào nghĩa trang để thăm mấy ngôi mộ của những người không quen biết và cũng bầy đặt “cúng cúng, vái vái” cầu phước có lẽ “cho con xin lấy được người con thương chăng”?

Ngày hôm sau chị tôi trở về lại Hànội và thấy trong người không được khỏe như mọi khi, tôi thấy chị lúc nào cũng thờ thẫn như người mất hồn, và có lúc nói năng lảm nhảm như bị “ma làm” th́ phải.

Mẹ tôi cũng thấy vậy nhưng lại nghĩ rằng chị đi về thăm quê, ra đường bị nắng bị gió cho nên chắc là “bị cảm mạo phong sương” nên mẹ tôi đến gặp ông bác của tôi là Y Sĩ Nguyễn Xuân Chữ tại Bệnh viện Phủ Doăn để xin điều trị.

Sau khi khám bệnh chị tôi xong, ông bác của tôi đă cho mẹ tôi biết rằng: “chị tôi chỉ bị cảm cúm qua loa nên chỉ cần uống thuốc chừng vài ngày th́ hết”.

Sau vài ngày uống thuốc, bệnh của chị tôi không thuyên giảm mà lại có chiều hướng gia tăng, nên chị lại được đưa đến gặp Bác Sĩ về tim mạch và thần kinh để khám bệnh.

Kết quả là tim không sao nhưng “thần kinh th́ có giao động” nên được đưa đi chạy điện hàng ngày tại pḥng Quang Tuyến của Bệnh viện Phủ Doăn.

Sau hơn mười lần chạy điện, bệnh t́nh chị tôi không thuyên giảm mà lúc nào cũng nói năng lảm nhảm, nên mẹ tôi lại sợ chị bị yếu tim, nên cho người đi mua ‘Châu Sa, Thần Sa’ ở tiệm thuốc Bắc phố Hải Thượng Lăn Ông đem về chưng cách thủy với tim heo cho chị ăn hàng ngày.

Một thời gian, sau khi ăn hết cũng cả chục cái tim heo nhưng không hết, cuối cùng qua mấy lời cố vấn của những bà bạn, mẹ tôi đă đi coi thầy th́ được thầy phán rằng:

- Người nữ này bị ma làm, nhà chị phải lập đàn để cầu xin những linh hồn người khuất mặt buông tha th́ người nữ này mới hết bệnh được.

Nhớ lại ngày về quê bên Bắc Ninh, chị tôi có đi cùng với cô em họ, nên mẹ tôi mới hỏi xem hai chị em đi đến những đâu mà bị ma làm.

Cô em họ tôi mới cho biết những ǵ đă xẩy ra vào hôm rằm tháng bảy vừa qua, đồng thời tin vào lời của ông thầy bói, cho nên mẹ tôi đă vội vàng về quê để rồi cho người ra mấy ngôi mộ, tại nghĩa trang của làng để cúng kiến xin tha mạng cho chị.

Đến khi trở về lại Hànội mẹ tôi cũng không quên đem theo mấy cành dâu, loại dâu cho tằm ăn, để làm roi trị tà ma.

Trong lúc nói năng lảm nhảm th́ không một ai kiềm hăm được sự phá phách của chị ngoài tôi ra, có nghĩa là khi đang đập phá hay la hét, th́ chỉ có mỗi một ḿnh tôi, mới bắt chị ngồi yên ở chỗ nào th́ ngồi yên tại chỗ đó, và không c̣n la hét hay phá phách nữa.

Mà chỉ c̣n nói lảm nhảm những câu không ra đâu vào đâu, và vẽ nhăng vẽ cuội những h́nh vẽ trên bộ ván, mà không ai hiểu nổi là những h́nh ǵ.

Thấy vậy mẹ tôi nói với tôi:

- Con xin nghỉ học để coi chừng nó cho mẹ, chừng nào mẹ t́m được ông thầy lúc bấy giờ con mới đi học lại.

Nói vậy th́ nói, tôi vẫn đi học hàng ngày nhưng đến khi về đến nhà, lại phải săn sóc chị cho nên bài vở tôi học “không ra làm sao” và chú em tôi đă luôn luôn phải giải các phương tŕnh đại số dùm tôi, rồi giải nghĩa luôn để tôi nạp bài cho thầy giáo.

Ngày lại qua ngày, cho đến hơn hai tháng sau, mẹ tôi rất mệt mỏi c̣n tôi th́ cứ sau giờ học ở trường về đến nhà là lại phải canh chừng chị, cho nên tôi học cũng không khá được, nhất là về đêm sự phá phách của chị cũng có lúc gây ồn ào cả khu phố Mă Mây vậy.

Gần nhà tôi, cách chừng 100 thước nhưng nằm vào một khu phố khác, đường Đinh Công Tráng hiện nay, có Đền Thờ Đức Trần Hưng Đạo và c̣n được gọi là Đền thờ Đức Thánh Trần.

Tại đây việc nhang đèn cúng vái xẩy ra hàng ngày nên mẹ tôi nghĩ, có lẽ nên đưa chị tôi sang đền thờ để xin Đức Thánh Trần “trị tà ma đang nhập trong người chị tôi”.

Hôm đó là ngày Mồng Một tháng 10 Âm Lịch, chị tôi được đưa sang bên đền thờ lần đầu tiên. Sau một hồi cúng vái, có ngồi đồng cũng như yểm bùa, đốt bùa thành tro rồi ḥa tan trong nước để chị tôi uống.

V́ theo lời mấy ông thầy, những con ma này sẽ không c̣n nhập vào chị tôi nữa, và hơn một giờ sau mới thăng đồng để đưa chị tôi về nhà, coi như buổi lễ khoán bùa đă chấm dứt.

Nhưng thưa quư bạn, khi về đến nhà hai con mắt của chị long lên ṣng sọc coi rất dữ dằn, và thế là chị tôi đập phá lung tung không có ai cản nổi.

Vóc dáng con người th́ nhỏ bé, cao chỉ có 1.52m, cân nặng chưa tới 40 kí lô, vậy mà hai anh phu vác gạo rất lực lưỡng, anh nào cũng có thể vác trên vai một bao gạo chỉ xanh nặng tới 120kgs, cũng không thể nào kiềm chế được sự phá hoại của chị vào buổi chiều hôm đó.

Do vậy Mẹ tôi đă cấp tốc cho người gọi tôi từ trường về để ngăn cản chị không cho đập phá nữa. Khi tôi về đến nơi, th́ mới chỉ nh́n thấy tôi bước chân vào nhà, chị đă len lén vào một góc nhà để ngồi im thin thít.

V́ trên tay của tôi đang cầm cành dâu tằm ăn có tẩm nước tiểu của chính tôi từ trước. Thấy vậy mẹ tôi nói:

- Thôi con nghỉ học đi để giữ nó v́ mẹ mệt quá rồi.

Ngày rằm tháng 10 âm lịch năm 1952, chị tôi lại được đưa sang Đền Thờ lần thứ hai. Buổi sáng hôm đó là ngày nghỉ, nên tôi và chú em tôi đă phụ để đưa chị sang đền thờ Đức Thánh Trần.

Khi trở về đâu cũng đến 11 giờ trưa, ngay lúc đó tôi thấy anh họ tôi tên là Nguyễn Ngọc Diệp, con trai của người anh thứ ba của mẹ tôi, từ Nam Định lên, bước vào nhà và chào mẹ tôi:

- Thưa mẹ con đă về.

Quá đỗi ngạc nhiên v́ mẹ tôi là Cô ruột của anh Diệp, th́ Diệp phải gọi mẹ tôi bằng Cô mới đúng, mà lúc vào nhà lại gọi là Mẹ và xưng Con nên mẹ tôi nói:

- Diệp, tôi là cô của cháu chứ đâu có phải là mẹ của cháu đâu mà cháu ăn nói như vây?

- Dạ “thưa mẹ” con không phải là Diệp, con là Đỉnh, con của mẹ. Con biết ở nhà có chuyện lộn xộn con tính “về nhiều lần” để giải quyết chuyện của em Phượng (tên chị gái tôi)

Nhưng con phải chờ măi cho đến hôm nay, con mới xin được phép để về thăm nhà. Con bận lắm mà thời gian th́ có hạn thôi, vậy mẹ cho đưa em về đây để con giải quyết.

- Ôi trời đất ơi là trời đất ơi, hết “con” bây giờ lại đến “cháu” thế này th́ làm sao tôi sống nổi?

Mẹ tôi đă vừa khóc vừa kể lể như vậy.

Tới đây tôi xin phép kể qua “gia phả” của gia đ́nh bố mẹ tôi, có liên quan đến người anh cả của tôi tên là Ngô Hán Đỉnh, chết khi vừa đươc mười lăm tuổi.

Gia đ́nh của bố mẹ tôi có được bảy người con, anh Cả của tôi là Ngô Hán Đỉnh, chết năm lên 15 tuổi v́ bị bệnh thương hàn, mặc dầu đă được đưa vào Bệnh viện Cống Vọng, nhưng v́ không có thuốc nên đă chết tại bệnh viện mấy ngày sau đó 1929-1944.

Người anh thứ hai của tôi là Cố chuẩn Tướng Ngô Hán Đồng, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn I Vùng I Chiến Thuật, tử nạn phi cơ trực thăng khi cùng Thiếu Tướng Phan Đ́nh Soạn, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I của Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm tại Đà nẵng đi thăm chiến hạm Destroyer thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang biểu diễn Hải Pháo tại cửa biển Đà Nẵng vào năm 1972.

Người thứ ba là chị gái của tôi, Ngô Minh Phượng, hiện định cư tại Melbourne, rồi đến tôi.

Sau đó là chú em tôi tên là Ngô Xuân Sơn, Giảng viên của Trường đại học Sư Phạm Hànội, hồi hưu năm 2003.

Đến cô em gái kế tiếp là Ngô Thuư Loan, giáo viên, có chồng là Giáo sư Trần Quốc Vượng, và là nhà khảo cổ của Hànội.

Cuối cùng là Ngô Bạch Yến, giáo viên, có chồng đă hồi hưu vào mấy năm vừa qua.

Như vậy tính đến năm 1952 th́ anh Cả của tôi cũng đă chết được 8 năm, chuyện quá lạ đấy. Sau đó quay sang tôi, anh nói:

- Lâm sang bên đền thờ Đức Thánh Trần đưa chị Phượng về đây cho anh để anh coi.

Nghe đến đây tôi thấy: “có lư lắm v́ khi người chết đă trở về th́ mọi việc sẽ êm xuôi”. Tôi vừa quay ra đến cửa th́ nghe tiếng mẹ tôi nói như hét lên:

- Đi vào, để yên con Phượng ở bên đó cho tôi.

Tôi quay lại nh́n anh, tôi thấy người thở dài rồi bước vào nhà trong, trả lại cửa hàng cho mẹ tôi buôn bán. Tôi và Sơn vội đi theo “ông anh đă chết” vào phía sau và lên ngồi trên bộ phản bằng gỗ Lim trong tư thế chờ đợi.

Trong gian pḥng này có bàn thờ Thổ Công được treo trên tường, và cũng đang được nhang đèn nghi ngút v́ là ngày rằm tháng 10, khoảng chừng một lát sau anh tôi mới nói với tôi rằng:

- Anh chỉ được phép về lo việc nhà có mười phút mà thôi, nay mẹ không tin tưởng vào anh, bây giờ cũng đă đến giờ phải về cơi âm để làm việc, thôi anh sẽ chờ vào dịp khác, hoặc sẽ nhờ người ta làm dùm để giải quyết t́nh trạng của em Phượng.

Nói xong anh tôi đến đứng trước bàn thờ Thổ Công, thắp ba nén nhang rồi khấn như sau:

- Đệ tử là Ngô Hán Đỉnh, sinh năm 1929 và chết năm 1944; Đệ tử được phép về thăm nhà để giải quyết t́nh trạng của em gái Đệ Tử là Ngô Minh Phượng đă “bị những vong hồn nơi cơi âm quấy phá”.

V́ thời gian có hạn trong lúc mẹ của Đệ Tử không tin tưởng nơi Đệ Tử, cho nên đă đến giờ phải về cơi Âm. Đệ Tử thành kính biết ơn Đức Thổ Thần đă cho phép Đệ Tử được bước chân vào nhà này, nhưng không thể ở lâu được nữa. Đệ Tử kính lạy Đức Thổ Thần để đi về Âm Cảnh.

Khấn xong, ông anh của tôi lạy trước bàn thờ Thổ Công bốn lạy, rồi đứng chụm hai chân và dang hai tay theo h́nh chữ thập, rồi đổ ngửa về phía sau như cây chuối đổ, hai tay vẫn dang ra và không có cách ǵ gập lại đựơc.

Thân xác cứng nhắc, mặt mày tái mét, hai hàm răng nghiến chặt, hai môi mím lại, hai mắt nhắm nghiền trong lúc đó th́ Sơn và tôi vội đỡ anh dậy, nhưng chúng tôi không thể nào nhắc anh lên được, v́ “sức nặng ngàn cân” đang đè nặng lên con người của anh.

Nghe tiếng ồn ào và tiếng la hét của hai anh em tôi, mẹ tôi và mấy người quen chạy vào coi, cùng lúc đó, chừng không tới một phút, anh Diệp đă lồm cồm ngồi dậy, vừa dụi mắt vừa nh́n mẹ tôi rồi anh nói:

- Thưa Cô, con mới ở Nam Định lên.

Khoảng chừng một tháng sau có người nói với mẹ tôi rằng:

- Ở dưới Ngă Tư Sở có một ông thầy phù thuỷ tuy đă già nhưng thầy trị tà ma hay lắm, bà xuống thử coi xem sao.

Được người mách bảo, mẹ tôi và tôi đă đi xuống Ngă Tư Sở để gặp ông thầy để tŕnh bày câu chuyện cho thầy biết.

Nghe xong ông ta lại trước bàn thờ Phật, thỉnh chuông, thắp nhang rồi lạy Phật, xong ông bấm mấy đốt ngón tay bên trái, miệng th́ lẩm bẩm những ǵ tôi không biết; chừng vài phút sau ông Thày nói với mẹ tôi:

- Nhà chị cho nó xuống đây vào ngày.. để tôi coi nó xem sao.

Đền thờ của ông thầy pháp, c̣n gọi là Pháp Sư, là một căn phố nhưng cửa ở mặt tiền lúc nào cũng đóng kín, muốn vào nhà phải đi bằng một con hẻm bên hông nhà, với bề ngang độ chừng 90 phân tây, để ra phía đằng sau nhà, tới một cái sân rộng rồi mới vào đến “điện thờ” bằng cửa sau.

Như vậy trọn căn nhà được chia làm hai: phần trước là mặt tiền th́ đặt bàn thờ, được gọi là Điện Thờ c̣n gian trong có một bộ ván bằng gổ lim để ngả lưng, và một bộ tràng kỷ để tiếp khách.

Tại điện thờ, tôi thấy sát tường là một bệ thờ được xây bằng gạch, có một tấm đan đúc bằng bê tông cốt sắt, trông giống như ḷ suởi chụm củi vậy.

Bệ thờ có kích thước bề cao một thước, bề rộng một thước hai, và bề sâu cũng tới tám mươi phân. Trên bệ thờ có đặt một pho Tượng Phật ngồi trên toà sen cao ước chừng hơn một thước, mà tôi không biết là Tượng Phật Bà Quan Âm hay Tượng Đức Phật Di Lặc.

Phía dưới bệ thờ Phật có một khoảng trống được “trang trí” như quang cảnh dưới Địa Ngục với những quỷ sứ Đầu Trâu, Mặt Ngựa, tay cầm đinh ba và có “một ông quỷ” đang nắm một tội nhân để bỏ vào vạc dầu.

Ngoài ra c̣n có những cảnh đang tra tấn mà tội nhân bị nắm cổ đến le lưỡi, sơn đỏ chót trông cũng rùng rợn lắm.

Bên cạnh bàn thờ Phật, và cảnh địa ngục về phía bên phải có để một giá bằng gỗ có cắm những: Đinh Ba, Thanh Long Đao, Bát Xà Mâu… tổng công 8 loại vũ khí trong truyện Tàu ngày xưa, cái giá gỗ có vũ khí này c̣n được gọi la “Bát Bửu”.

Những vũ khí này dài đến hai thước và nó rất nặng v́ là vũ khí của các Tướng Lănh người Tàu như Quan Vân Trường, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí.

C̣n bên trái bệ thờ th́ cũng có một cái giá gỗ có cắm những lá cờ bằng vải đỏ, lớn cỡ 80x80cm và cán cờ làm bằng cây Mây, có đường kính tới hơn hai phân và dài đến hai thước.

Ngoài ra trên vách tường c̣n treo những bức h́nh tượng trưng cho Ông Thiện và Ông Ác, mà mỗi khi ta đến thăm các đền đài hay chùa chiền miếu mạo, ta thường thấy những pho tượng Ông Thiện và Ông Ác đứng trấn ở ngoài mặt tiền ở những nơi này.

Đúng ngày đă định, mẹ tôi thuê một chiếc xe du lịch, hồi đó nếu ai ở Hànội th́ sẽ thấy loại xe Vedette 8 máy, là xe thông dụng nhất trong việc cho thuê, v́ rộng răi và được các cô gái Hànội thường dùng làm xe rước dâu trong những dịp cưới hỏi.

Khi xe đến mẹ tôi, tôi và cô bạn gái tên là Phụng cùng hai anh công nhân làm nghề khuân vác, đă đưa chị tôi ra xe để xuống nhà ông Thầy Phù Thuỷ.

Để chị tôi không phá phách lúc ra xe, mẹ tôi đă nói:

- Để mẹ đưa con đến Bệnh viện Phủ Doăn cho Bác sĩ chạy điện nhé.

Nhờ câu nói dối này cho nên chị tôi đă lặng lẽ ra xe và xe chạy dọc đường không có ǵ trục trặc.

Khi xe ngừng trước cửa nhà ông thầy là bắt đầu có chuyện. Chị tôi sau khi nh́n dáo dác hai bên đường như t́m kiếm cái ǵ, nhưng khi nh́n thấy nhà ông Thầy th́: dang hai tay, dang hai chân, mắt nhắm nghiền, môi mím chặt, nghiến răng và mặt mày xanh lét trông rất ghê sợ.

Hai anh công nhân vác gạo ngồi hai bên chị từ lúc xe chạy, đă thật là vất vả mới đưa được chị tôi ra khỏi xe.

Khi vào đến lối đi để ra sân đằng sau nhà th́ ôi thôi, thật không thể nào tin vào con mắt của chính ḿnh nữa, bốn người gồm hai anh công nhân, anh tài xế và tôi, lúc này tôi cũng đă 19 tuổi rồi c̣n ǵ, đă vất vả xoay nghiêng chị tôi, như ta mang “một h́nh nhân bằng thép” v́ nó nặng có tới hơn 100kgs để vào nhà ông thầy pháp.

Vào đến nơi tôi thấy ông thầy đang ngồi trên ghế tràng kỷ cạnh bàn nước, miệng nhai trầu bỏm bẻm, khi nh́n thấy chúng tôi đă đưa được chị vào đến sân Thầy nói với mẹ tôi:

- Nhà chị đưa con nhỏ đó vào đây và để nó nằm trên phản cho tôi.

Chúng tôi làm theo lời thầy dạy rồi ra ngoài nghỉ mệt v́ mất cũng đến gần mười phút, mới đưa được người bệnh vào nhà, với khoảng cách chỉ có hơn hai mươi thước mà thôi.

Nằm trên bộ ván, con gái ǵ mà nằm dang chân dang tay h́nh chữ đại (viết theo chữ Nho) trông mất nết quá, trong lúc mắt nhắm lại, răng cắn chặt, coi bộ giận dữ lắm. Ông Thầy nh́n thấy vậy bèn cười rồi nói với mẹ tôi:

- Nhà chị cứ yên tâm, để nó đấy cho tôi, đă vào đến đây th́ thép cũng phải chảy thành nước.

Nói xong ông gọi vọng xuống nhà dưới ở phía cuối sân. Ông Thầy không có vợ con mà chỉ có ba anh con nuôi mà thôi, và được gọi thứ tự ngoài Bắc như: Anh Cả, Anh Hai và Anh Ba.

- Thằng Cả đâu, cho nó con ‘Bạch Xà’ cho tao coi.

- Dạ thưa Thầy có con đây.

Trả lời xong anh con Cả của ông Thầy xuất hiện nơi cửa sau, đó là một người trên dưới 50 tuổi, trên tay ông Cả có một cái khay, trên có phủ một vuông vải điều (vải đỏ) có kích thước cỡ 50x50cm.

Trên vuông vải đỏ có để một cái đĩa có h́nh Thất Hiền, Bát Tiên, trên đĩa là một mảnh giấy quyến, loại giấy mà các ông thầy phù thuỷ thường dùng để vẽ bùa cho con nít đeo nếu khó nuôi.

Mảnh giấy cỡ 5x30cm, bên cạnh tờ giấy quyến tôi c̣n thấy có ba cây nhang nhưng chưa đốt, Ông thầy Cả mang khay tới trước bàn thờ Phật để lên bàn thờ, sau đó đốt ba cây nhang để cúng Phật.

Cúng xong ông mới đốt ba cây nhang trên khay, rồi mang khay đến bộ ván gỗ nơi có chị tôi nằm, đặt khay xuống một bên, rồi ông ta ngồi lên bộ ván chân xếp bằng, bàn tay phải cầm ba cây nhang để chuẩn bị “thư bùa” vào tờ giấy quyến.

Khi thư bùa, miệng ông lâm râm đọc “thần chú” trong lúc đó ngón tay cái của bàn tay trái, th́ được dùng để bấm vào những đốt ngón tay của những cung Tư, Ngọ, Mẹo Dậu... của thập nhị chi (12 con giáp) để “bắt quyết”.

Mỗi lần ngón cái bấm vào một vị trí nào “quan trọng” của thập nhị chi, th́ bàn tay trái được giơ cao lên rồi đánh “cách không” (đánh dứ) trên tờ giấy quyến.

Trong lúc đó tay phải với ba cây nhang cũng được viết những chữ nho (Hán Tự) “cách không” (không đụng đến) trên tờ giấy quyến, và miệng đọc thần chú những câu mà tôi không hiểu nghĩa là ǵ.

Sau khi đọc hết bài “thần chú” th́ “Quưêt” cũng vừa bắt xong, ông thầy Cả bèn đặt ba cây nhang xuống khay, cầm tờ giấy quyến đă “thư bùa” lên rồi se nó lại chỉ nhỏ và dài như chiếc đũa ăn cơm.

Se xong th́ chập đôi lại rồi vặn tiếp cho nó không bung ra và để một đầu, chỗ gập đôi của đạo bùa, vào lỗ tai bên phải của chị tôi.

Sau khi đặt xong con “Bạch Xà” vào lỗ tai trông rất là nhẹ nhàng, tôi không thấy ảnh hưởng ǵ đến người bệnh và cũng không có triệu chứng ǵ là đau đớn cả và rồi th́ ông thầy Cả tay phải cầm cái quạt giấy, phe phẩy như ta quạt cho mát; miệng ông đọc thần chú, tay trái lại “bắt quyết” ở những cung trong thập nhị chi trên những lóng tay.

Tôi nh́n chị Phượng với đạo bùa và thấy con Bạch Xà đang từ từ đi sâu vào lỗ tai của chị. Khuôn mặt chị Phượng đang tái mét đă bắt đầu ửng đỏ nhưng vẫn nhắm mắt và nghiến răng để “chịu đựng con Bạch Xà”.

Một lúc sau tôi thấy toàn thân chị đă bắt đầu run rẩy nên khi nh́n h́nh ảnh đó ḷng tôi cũng thấy nao nao như thế nào ấy mà không thể nói ra được; thế rồi ông thầy phù thủy lại gọi xuống nhà dưới:

- Thằng Hai đâu, lên cho nó con bạch xà nữa cho tao coi.

- Dạ thưa thầy con lên ngay.

Thế là lại cũng những hành động như ông thầy Cả đă làm, Ông thầy Hai sau khi đặt con Bạch Xà thứ hai vào lỗ tai trái của chị tôi rồi cũng cầm quạt phe phẩy, bắt quyết và niệm “thần chú”.

Chừng chưa tới một phút sau tôi thấy toàn thân chị Phượng run lên bần bật như có ai “đang tra khảo” dữ dội lắm.

Bất chợt chị đưa hai tay lên nắm lấy hai con Bạch Xà rồi kéo chúng ra khỏi lỗ tai và vứt chúng lên bộ ván gỗ sau đó chị lồm cồm ngồi dậy, ḅ vào một góc nhà, hai con mắt ngó láo liên như muốn t́m đường chạy trốn; khi ánh mắt đụng đến ông thầy phù thủy chị vội vàng cúi xuống trong sợ hăi.

Thưa quư bạn, một trong hai con Bạch Xà, con thứ nhất ở lỗ tai bên phải “máu tươi” của chị Phượng đă nhuộm đỏ chừng hơn một phân tây ngay phần đầu của con Bạch Xà.

Nh́n thấy máu của con gái ḿnh mẹ tôi đă phát khóc nhưng được ông thầy phù thuỷ trấn an:

- Không có sao đâu, nhà chị đừng sợ, sau khi ra khỏi đây th́ kể như con cháu không c̣n cảm thấy đau đớn nữa đâu.

Nói xong ông quay sang tôi rồi hỏi:

- Thằng nhỏ này là thế nào với con nhỏ kia?

- Dạ thưa Cụ, nó là em ruột của con gái tôi.

- A! trông thằng nhỏ cũng “được việc đấy”. Nhỏ ra cúng Phật rồi “ngồi đồng” nghe chưa?

Mẹ tôi nghe vậy liền dẫn tôi ra điện thờ, ông thầy Cả đă thắp nhang và đưa cho tôi để cúng Phật. Sau khi cúng Phật xong, ông thầy Cả bắt tôi ngồi xếp bằng trên một bục gỗ chỉ cao hơn mặt đất có chừng mười phân mà thôi.

Hai tay tôi được lật ngửa và để trên hai đầu gối; sau đó ông thầy Cả lấy một chiếc khăn đỏ (vải điều) có kích thước vuông vắn chừng một thước vuông, chùm lên đầu tôi và bắt tôi nhắm mắt lại để ông “phụ đồng”.

Bản tính nghịch ngợm từ lúc c̣n bé nên trước khi nhắm hai con mắt lại, tôi cũng ngẩng mặt lên để nh́n khuôn mặt Đức Phật xem “nó ra làm sao” và tôi thấy cũng “b́nh thường thôi” rồi tôi mới làm theo lời ông thầy Cả.

Khi những câu “Thần chú” được đọc trong lúc tôi nhắm mắt để ngồi đồng, th́ áng chừng một phút sau tôi thấy người tôi, phần trên từ bụng trở lên đă bắt đầu quay ṿng tṛn như ta lắc ṿng vậy.

Trong bụng tôi lúc bấy giờ rất tỉnh táo nên sau khi quay vài ṿng, tôi lại tự ư rùng ḿnh th́ thấy hết quay như trước.

Ít lâu sau đó thân ḿnh tôi lại bắt đầu quay ṃng ṃng như lần trước, nhưng quay nhanh hơn nhiều với một “góc độ” quay của cơ thể đă ở 60 độ so với mặt phẳng của sạp gổ.

Trong bụng cũng vẫn tỉnh táo cho nên tôi lại rùng ḿnh thật mạnh lần thứ hai, tôi thấy mất hiệu lực của những câu thần chú, tôi chợt nghe tiếng mẹ tôi nói:

- Con để yên cho thầy phụ đồng chứ, con đừng làm vậy mất “linh thiêng” nghe.

- Ôi cái nhà chị này khéo lo, nó đang “thử tài” thầy đấy, cứ để nó tự do thử pháp thuật của thầy rồi sẽ biết.

Sau câu nói của ông Thầy, những câu thần chú cũng được đọc càng lúc càng nhanh hơn, và thế là đến lần thứ ba tôi đành chịu thua ông thầy Cả, sau khi đă rùng ḿnh nhiều lần nhưng không phá được pháp thuật của thầy.

Ông thầy Cả đă “phạt” tôi bằng cách bắt tôi quay cho đến khi cái trán của tôi đụng sạp gỗ phía trước, c̣n cái gáy (ót) th́ chạm mặt sạp phía sau, có nghĩa là thân ḿnh tôi khi quay lúc sấp lúc ngửa đă gần như song song với mặt đất.

Cứ như thế tôi quay cho đến khi hết bài thần chú tôi mới được ngồi thẳng người như trước. Sau khi lột bỏ vuông vải điều, tôi ngẩng mặt nh́n lên bàn thờ Phật tôi thấy “Khuôn mặt Đức Phật như có Hào Quang”.

Quá sợ hăi tôi bèn cúi xuống, th́ mắt tôi lại nh́n thấy những h́nh ảnh tra tấn nơi “Địa Ngục”, thế là tôi bèn ngó mênh ngó mông ở những chổ đâu đâu chứ không c̣n dám nh́n thẳng về phía trước nữa.

Ông thầy phù thủy lúc này đă đứng dậy và đi đến chỗ tôi, đồng thời kéo theo một cái ghế đẩu cao chừng 20cm để ngồi. Phản ứng tự nhiên, không phải do tôi muốn, tôi đă tḥ tay cầm lấy cái ghế và tính kéo ra chỗ khác để cho ông thày “té cái chơi”.

Nhưng “thiên bất dung gian”, trong lúc tôi có ư đồ đen tối th́ cây cờ cán bằng mây đă được ông thầy rút ra khỏi giá cờ từ lúc nào tôi đâu có thấy, và thế là một cái vụt bằng roi mây được giáng thẳng cánh từ vai trái của tôi xuống đến mông đít bên phải, làm cho ruột gan tôi đau như có ai cắt thịt, cái đau như có muôn vàn mũi kim nhọn đang chích vào cơ thể của tôi vậy.

Đau quá tôi vội rút tay lại trong lúc ông thầy ngồi xuống, đồng thời hỏi tôi và bắt tôi phải khai “gia phả” để thầy xét.

Bụng ḿnh th́ vẫn tỉnh, nhưng hành động th́ lư trí không thể kiểm soát được, nên tôi đă nói với ông thầy phù thuỷ:

- Ông không có quyền hỏi và bắt tôi phải khai gia phả với ông.

- A thằng này láo, mày đă đến trước bàn thờ Phật, mày phải khai những ǵ thầy muốn biết. Thằng Cả đâu, cho nó con Bạch Xà.

Ngồi nh́n ông thầy Cả đọc thần chú để làm con Bạch Xà xong, và được nhét nó vào lỗ tai trái của tôi, rồi phe phẩy cái quạt giấy trong lúc miệng lâm râm đọc thần chú, tôi thấy như có ai đó lấy cái búa và cái đục đóng vào đầu tôi làm đầu tôi nhức nhối vô cùng tưỏng chừng như cái đầu muốn vỡ làm đôi vậy.

Tôi không thể nào chịu nổi lâu được, cho nên không đầy một phút sau tôi đă lấy tay trái để rút con Bạch Xà và vứt nó xuống sàn nhà, kể từ lúc đó tôi mới bắt đầu trả lời những ǵ ông thầy hỏi.

Tôi c̣n nhớ những lời khai như sau:

- "Gia đ́nh tôi" người làng Du Lâm, Phủ Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh, toàn gia đ́nh bảy người gồm có hai vợ chồng, một cô em gái và bốn đứa con đă bị chết khi Phát Xít Nhật ném bom vào sân bay Gia Lâm (bên kia bờ đê của Sông Hồng thuộc Thành Phố Hànội) và những vùng phụ cận.

V́ chết hết cả nhà nên không có ai ma chay cúng kiếng rồi kể từ ngày đó gia đ́nh tôi “đă trở thành ma đói” đi lang thang để xin ăn. Tháng Bảy Âm Lịch vừa qua, khi chúng tôi thấy cô này có ḷng nhân hậu, nên đi theo cô này chỉ để xin ăn mà thôi chứ không có ư định ǵ khác.

Lúc này chị Phương vẫn c̣n ngồi trên bộ phản gỗ ở gian trong, chị nh́n ra Điện Thờ và lặng thinh không nói một câu nào.

Sau khi nghe những lời khai báo tên tuổi của từng người một trong gia đ́nh xong, ông thầy phù thuỷ mới yêu cầu “tôi”, tức gia đ́nh những người quá cố, phải buông tha chị Phượng để rồi sẽ được ông thầy giúp đỡ cho đi đầu thai kiếp khác.

“Tôi” nằng nặc không chịu mặc dầu đă ăn thêm một roi mây từ vai phải xuống đến mông đít trái, hai cái đau đớn vô cùng nhưng củng nhất định không chịu nên thầy nổi nóng và gọi to xuống nhà dưới:

- Thằng Hai đâu lên chặt tay nó cho tao coi.

Nghe đến chặt tay, trong lúc bụng tôi th́ vẫn tỉnh nên thấy ghê quá. Dao thớt được đem ra từ trong Hoả Ngục và được để ở bên cạnh tôi, rồi ông thầy Hai một tay cầm bàn tay trái của tôi đặt lên cái thớt, trong lúc tay kia th́ cầm con dao thật lớn, loại dao mổ trâu, để chuẩn bị chặt bàn tay trái của tôi.

Trong bụng của tôi th́ rất tỉnh táo tôi nhớ tất cả những ǵ tôi đă nói và làm, nhưng khi thấy thầy Hai sửa soạn ‘phập bàn tay’ th́ không biết bởi nguyên nhân nào tôi đă tự động rút tay lại và chấp nhận điều kiện của ông thầy.

Điều kiện th́ cũng dễ thôi, đó là buông tha chị tôi, không được lẽo đẽo đ̣i ăn và không được phá phách kể từ lúc này.

Nếu chấp nhận th́ ông thầy sẽ giúp cho toàn gia đ́nh được đi đầu thai kiếp khác đồng thời gia đ́nh của cô gái này sẽ mua bảy h́nh nhân để “thế mạng”, mua nhà cửa, xe cộ quần áo và vàng bạc để gia đ́nh người chết có “nơi ăn chốn ở” và no đủ trước khi đi đầu thai kiếp khác.

Sau khi thoả thuận xong, ông thầy Cả đă làm một ít “thủ tục” mà tôi không biết như thế nào, rồi sau đó tôi được “thăng đồng” và tỉnh lại.

Phụng, cô bạn gái đi theo tôi đă lại giở áo lên để coi xem vết roi đánh ở trên lưng nó ra làm sao, rồi lấy dầu nóng thoa cho tôi cho nó tan máu bầm, do hai vết roi đánh chéo vào nhau như h́nh chữ X.

Khi chưa thăng đồng tôi cảm thấy đau đớn triền miên không lúc nào ngớt, nhưng sau khi thăng đồng tôi không c̣n thấy đau đớn, mà chỉ c̣n lại hai vết roi mây mà thôi, đúng như lời ông thầy đă nói.

Phía gian trong của căn nhà, trên bộ phản, khi tôi thăng đồng th́ chị Phượng cũng bừng tỉnh như sau một giấc ngủ dài, và v́ quá mệt mỏi nên lại nằm xuống và ngủ một giấc chừng 15 phút sau mới thực sự tỉnh hẳn.

Hai con mắt của chị tôi đă trở lại b́nh thường nhưng có nhiều mệt mỏi v́ thiếu ngủ và bệnh hoạn.

Trước khi ra xe về, ông Thầy Cả c̣n làm một “đạo bùa” cho chị tôi đeo, một đạo bùa khác được đưa cho mẹ tôi để đem về nhà, chôn ngay tại ngưỡng cửa ra vào của căn nhà cùng với “đầu một con chó mực” để gia đ́nh người chết không c̣n bước chân trở lại căn nhà của mẹ tôi để quấy phá nữa đồng thời ông thầy phù thuỷ c̣n nói với mẹ tôi rằng:

- Đúng ngày giờ đă định, chị nhớ cho thằng em nó xuống theo để nó ngồi đồng nhé.

Kể từ lúc ra khỏi nhà ông thầy, chị tôi đă đi lại b́nh thường, ăn uống được và cũng không c̣n phá phách hay nói năng lảm nhảm nữa nhưng người th́ cứ như là “ốm tương tư ai vậy đó”.

Cuộc sống của bố mẹ và anh chị em chúng tôi đă trở lại b́nh thường cho đến ngày đem “lễ vật” xuống nhà ông thầy để “đút lót” những linh hồn của gia đ́nh người quá cố.

Một buổi sáng trước ngày ấn định, mẹ tôi đă thuê xe để đem xuống nhà ông Thầy tại Ngă Tư Sở: vàng mă, nhà lầu, xe hơi, bảy h́nh nhân thế mạng tất cả đều làm bằng giấy trông cũng đẹp lắm, nhất là những người nữ th́ cũng ‘mặt hoa da phấn’ để thay thế cho những người đă chết v́ bom đạn trong thời kỳ chiến tranh.

Để rồi ngày hôm sau, mẹ tôi và chúng tôi mới xuống nhà ông thầy. Khi xuống đến nơi, bước chân vào nhà tôi thấy chị tôi có hơi do dự một chút.

Nh́n khuôn mặt và hai con mắt của chị Phượng mới thấy được rằng, gia đ́nh người chết đă oán hận ông thầy ghê gớm lắm, v́ đă khoán bùa không cho lai văng vào nhà “sau khi đă kư hoà ước” thành ra mất ăn tới mấy tuần lễ.

Tôi lại được làm thủ tục để ngồi đồng cho gia đ́nh người chết nhập vào, để tiếp nhận tặng vật mà gia đ́nh nạn nhân đă hứa vào mấy tuần trước.

Lần ngồi đồng này v́ đă bị khuất phục bởi tài nghệ của Thầy, nên tôi cứ để đồng lên sau khi hết bài thần chú, tôi được bỏ vuông vải điều để nh́n lên tượng Đức Phật, rồi lại nh́n xuống Hoả Ngục, tôi thấy “h́nh như” tôi không c̣n cảm thấy sợ hăi nhiều như lần trước.

Thủ tục tiếp nhận tặng vật được bắt đầu bằng việc “điểm chỉ trên lá bùa” do ông thầy Cả đưa ra th́ tôi lại cưỡng lại và không chịu “cho lấy dấu tay” (lăn mấy ngón tay trên đạo bùa) để xác nhận có sự thoả thuận giữa “Âm và Dương”.

Và những linh hồn này kể từ nay không c̣n được xuất hiện trên dương thế để phá phách mọi người. Thế là lại một con Bạch Xà rồi cũng với hai cái roi mây, lúc bấy giờ tôi mới thuận “kư Hiệp Định đ́nh chiến” với ông thầy.

Điểm chỉ xong, đạo bùa được để lên bàn thờ Phật đồng thời ông thầy Cả đọc một bài thần chú rồi thỉnh mấy hồi chuông xong th́ đốt đạo bùa.

Lúc này ngoài sân, vàng mă đă được “Tôi” kiểm nhận từng món một, và được ông thầy Hai cho đốt cho đến khi cháy hết và chỉ c̣n lại một đống tro hồng.

Lúc đốt, ở trong Điện Thờ tôi nh́n ra đống lửa và khi thấy tro sắp tàn, không hiểu sao tôi “thở dài làm như luyến tiếc lắm th́ phải”.

Đúng lúc này ông thầy Cả đă mang ly nước lạnh trên bàn thờ Phật đến bên cạnh đống lửa, rồi lại niệm thần chú gọi tên từng Linh Hồn của người chết, rồi hất ly nước lạnh vào đống tro c̣n đỏ hồng th́ ở trong Điện thờ.

Tôi tự động “bật ngửa” và thế là thăng đồng, tôi lồm cồm ḅ dậy mà nghe mỏi hết tứ chi, đi cũng không muốn nổi, mẹ tôi và Phụng đă phải đỡ tôi lên ngồi trên ghế mất vài phút sau mới hoàn hồn.

Thế là kể từ ngày rằm tháng bảy năm 1952, ngày chị tôi bị ma nhập cho đến ngày “dứt nợ với bảy Linh Hồn” th́ cũng gần nửa năm.

Và cũng kể từ ngày “kư hoà ước” với những người chết, chị tôi đă trở về nếp sống b́nh thường, cũng lập gia đ́nh 1953, rồi sinh chín người con trai và chỉ có một cô con gái mà thôi.

V́ thời cuộc đưa đẩy, miền Nam Việt Nam bị mất, chị tôi đă cùng với các cháu đến định cư tại Melbourne, trong đó có hai người con trai đă cắt tóc đi tu tại Linh Sơn Tự Melbourne.

Đó là: Thượng Tọa Thích Tịnh Đạo, Đại Đức Thích Tịnh Giác; suốt ngày đêm các thầy đă đem tiếng kinh tiếng kệ để đưa những Linh Hồn của những người đă khuất về “ăn mày Phật”.



                                                          
                                                                 







Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 523 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:28pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



THẾ GIỚI TÂM LINH


(KỲ BA)

Tháng 6 năm 1954, tôi nhận được lệnh nhập ngũ và phải nhập học tại Liên Trường Vơ khoa Trừ Bị Thủ Đức. Đầu năm 1955, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy, tôi được thuyên chuyển ra miền Trung, đóng quân tại Thành Phố Quảng Trị rồi đến quận Đông Hà gần Vỹ Tuyến 17 chia đôi đất nước Việt Nam theo Hiệp Định Geneva.

Sau khi truất phế Hoàng Đế Bảo Đại qua cuộc trung cầu dân ư ngày 23-10-1955, để rồi thành lập nền Đệ Nhất Cộng Ḥa cho miền Nam Việt Nam vào ngày 26-10-1955 cũng là lúc Binh Chủng Công Binh được Quân Đội Pháp giao cho Quân Đội Việt Nam dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

Do đó việc mở rộng Binh Chủng đến những vùng Chiến Thuật và việc thành lập những Tiểu Đoàn Công Binh cấp Sư Đoàn đă là việc cần thiết để đáp ứng nhu cầu của việc cải tổ Quân Đội.

Nhưng các sĩ quan Công Binh, ṇng cốt là cấp Trung Đội Trưởng, đă thiếu rất nhiều do đó tôi xin theo học Khoá 6 Công Binh tại Trường Công Binh Thủ Dầu Một thuộc Tỉnh B́nh Dương gần Sàig̣n.

Trở vào lại Thủ Đô Sàig̣n sau hơn một năm xa cách để rồi đến Trường Công Binh B́nh Dương, tôi đă học ở đây cho đến tháng 6 năm 1957 mới măn khoá học, trong thời gian đang học, ngày 01-02-1957 tôi được thăng cấp Trung Uư thực thụ nên cũng thấy đời lên hương một chút.

Trong lúc học khoá 6 Công Binh, chúng tôi đă được đưa xuống Năm Căn thuộc Tỉnh Cà Mau để quan sát việc đóng cừ, và phóng cầu Năm Căn của Tiểu Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu.

Muỗi Năm Căn ghê quá, may mà chúng tôi chỉ phải ở lại có hai đêm mà thôi, nhưng tôi cũng đă học được một số kinh nghiệm khi đóng những cây cừ làm trụ trung gian cho cầu Năm Căn, là vùng đất śnh lầy của miền Hậu Giang.

Sau khi ra trường tôi được chọn Vùng Chiến Thuật để về làm việc v́ tôi thi đậu thủ khoa, cho nên tôi đă xin về làm việc tại Hóc Môn, Thành Ông Năm, gần Sài g̣n, nơi đồn trú của Liên Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu do Thiếu Tá Nguyễn văn Quư làm Liên Đoàn Trưởng.

Tŕnh diện Liên Đoàn xong tôi được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 1 Công Binh Kiến Tạo, sau này cải danh là Tiểu Đoàn 53 Công Binh Kiến Tạo, do cố Đại Tá Lê Văn Nghĩa làm Tiểu Đoàn Trưởng vào lúc bấy giờ.

Sau đó tôi được đưa về Đại Đội 3 của Đại Uư Nguyễn Đ́nh Cận và Đại Đội hiện tạm thời đóng quân gần cầu tầu Quận Châu Phú (Tỉnh Châu Đốc cũ) thuộc Tỉnh An Giang.

Đại Đội của Đại Uư Cận đang đảm nhận công tác xây đồn dọc theo Kinh Vĩnh Tế thuộc Quận Châu Phú và một số đồn dọc theo Biên giới Việt Miên tại Quận An Phú cũng thuộc Tỉnh An Giang.

Xuống đến Quận Châu phú, tôi được chỉ định làm Trung Đội Trưởng Trung Đội 2 Công Binh và thế là đầu tháng 7-1957 tôi đă khăn gói lên đường qua Kinh Vĩnh Tế để đến Xă Vĩnh Ngươn nhận Trung Đội của tôi.

Xă Vĩnh Ngươn nằm ngay trên ngă ba của Kinh Vĩnh Tế và Sông Châu Đốc, trên đường đến biên giói Việt Miên bằng đường thuỷ, và chỉ cách chỗ đóng quân của Đại Úy Nguyễn Đ́nh Cận không đầy một cây số.

Sự liên hệ giữa các Vong Hồn

Trong việc xây dựng Đất Nước Việt Nam.

Đang ở giáp ranh Bến Hải, nay xuống vùng giáp ranh biên giới với nước bạn Cao Miên, tôi thấy lần chuyển dịch này của tôi cũng lên đến hơn một ngàn năm trăm cây số.

Trung Đội của tôi do anh Thượng sĩ nhất Vấn đang làm Trung Đội Trưởng, nhưng v́ sự cải tổ Quân Đội vào những lúc này, cho nên các Thượng sĩ chỉ c̣n được giữ chức vụ Trung Đội phó mà thôi.

Sau khi nhận bàn giao đơn vị xong, tôi thấy nơi đóng quân của tôi là một ngôi đ́nh bỏ hoang của Xă Vĩnh Ngươn. Đền thờ “Thần Hoàng Làng” được dọn sạch để quân nhân các cấp có gia đ́nh cũng như c̣n độc thân, cùng chung sống dưới một mái đ́nh, “trống thiên trống địa” trông không ra làm sao cả.

Anh Thượng sĩ nhất Vấn, lúc này là Trung Đội Phó của tôi, đă thu xếp cho tôi một chỗ ngủ ở phía trước bệ thờ, bên trái là chỗ ngủ của mấy chú lính độc thân, c̣n bên phải là chỗ của mấy quân nhân có gia đ́nh, có mang theo vợ và con nhỏ, cho nên đến đêm tối th́ đ́nh xă Vĩnh Ngươn có một âm thanh hỗn loạn như ở những trại tạm cư, khi chúng tôi trở về lại Hànội vào năm 1948 vậy.

Sáng ngày hôm sau, v́ t́nh h́nh lúc bấy giờ không có ǵ là nguy hiểm, nên tôi bèn ra nhà dân để thuê một gian nhà để ở trọ, đồng thời cũng nhờ ông bà chủ nhà nấu cơm nước cho tôi luôn cho nó tiện.

Tôi đă được anh chủ nhà tên là Út Trọn, làm nghề y tá, cho ở trong nhà của anh ta và nấu cơm cho tôi hàng ngày, cho đến khi tôi hoàn tất công việc xây đồn tôi mới chia tay với anh Út Trọn.

Yên ổn chỗ ăn và chỗ ở xong tôi mới bắt tay vào việc đi thăm địa điểm xây cất đồn, nơi mà công tác đă khởi công từ bốn tháng qua, trong khi vật liệu xây cất đă được chở đến đầy đủ, nhưng công việc th́ hầu như chưa đuơc hoàn tất phần làm đất và làm móng cho công tác xây tường đồn.

Ra đến địa điểm xây cất, tôi thấy nơi đây là một cái g̣ đất nổi lên ở giữa cánh đồng lúa bát ngát, g̣ đất chỉ cao hơn mặt ruộng chưa tới một thước, diện tích của g̣ đất th́ không quá 2000 mét vuông.

Phía xa xa ta có thể thấy đựoc nhũng ngôi nhà của người Miên, cách chỗ xây đồn chừng hơn một cây số, đó là những làng của người Miên được thành lập dọc theo biên giới Việt Miên từ xa xưa, và lẫn trong những ngôi nhà này, cũng có một đồn lính có treo cờ của Vương Quốc Cao Miên.

Xe ủi đất được đem tới đây và cũng đă ủi được một ít đất ruộng lên g̣ đất, để đắp nền đồn cho cao thêm lên hầu tránh cho đồn không bị ch́m trong nước, hàng năm vào mùa nước nổi là mùa lụt của Châu Phú, khi nước sông Châu Đốc dâng lên theo mực nước của sông Cửu Long.

Một số móng của tường đồn cũng đă được đào xong, nhưng cừ tràm được dùng để tăng cường sức chịu nén cho nền móng của tường đồn, th́ không thể nào đóng sâu được vào trong nền của móng và anh Thượng sĩ nhất Vấn cũng không hiểu tại sao.

Việc đóng cừ được thực hiện bằng máy ép hơi có áp xuất là 210 psi (14,78 kgs/cm2) với cái vồ (cái đầm) bằng thép, cán vồ cũng bằng thép h́nh lục giác có đường kính chừng 5cm (2”) c̣n đường kính của cừ tràm khoảng 8cm ở phần gốc.

Khi coi tổng quát xong, tôi cho đóng thử mấy cây cừ tràm chỉ dài có hơn hai thước xem sao, khi đóng cừ xuống được chừng 30 phân tây, th́ làm như có cái ǵ cản lại không cho cừ đóng xuống sâu hơn nửa.

Tôi bèn cho tăng sức ép của máy để tiếp tục đóng, tôi thấy cây cừ run rẩy nhưng không gẫy và cũng “nhất định” không xuống sâu thêm một tấc nào. Thế rồi trong tiếng “gầm gừ” của máy ép hơi, cán vồ bằng thép đă bị bẻ “găy làm đôi”.

Tôi cho ngưng đóng rồi thay cán vồ khác để lại tiếp tục công việc, nhưng thưa quư bạn: “cán vồ mới thay lại bị bẻ gẫy làm ba khúc”.

Cán vồ chỉ dài có hơn 30 phân mà bị bẻ gẫy làm ba đoạn trong lúc cây cừ tràm lại không bị sứt mẻ chút nào thật là điều quá lạ.

Báo cáo với ông Đại Đội Trưởng Nguyễn Đ́nh Cận để tŕnh về Tiểu Đoàn ở Hóc Môn xin tiếp liệu thay thế; trong khi chờ đợi, tôi cho người mang hai cái cán vồ bị găy ra Quận Châu Phú để hàn lại rồi đem về tiếp tục công việc.

Sau khi hàn xong, buổi chiều hôm đó, tôi cho khởi sự việc đóng cừ tiếp th́ lần này: cừ không xuống, cán vồ không găy nhưng cái vồ (cái đầm) có kích thước với đường kính là 20cm, bề dầy của cái vồ từ ngoài b́a vào đến giữa từ 2,5cm đến 5cm đă bị bể làm năm mảnh thế là hết làm việc.

Trong lúc thu xếp dụng cụ để rút quân về đ́nh làng Vĩnh Ngươn, tôi đi một ṿng chung quanh khu đất làm đồn, tôi thấy “mấy lóng xương chân, xương tay” bị xe ủi đất cầy lên và đă bị cán bể nát ra thành từng mảnh. Giật ḿnh tôi vội gọi anh Vấn và hỏi:

- Cái này là cái ǵ đây anh Vấn?

- Dạ thưa Trung Uư, “xương người chết”

- Ở đâu ra mà nhiều thế này? Bộ xe ủi đất của ḿnh đào lên để đắp nền đồn có phải không?

- Dạ đúng Trung Uư. Hôm trước c̣n đào được mấy sọ người, lớn có, bé cũng có.

- Thế mấy cái sọ người anh để ở đâu rồi?

- Dạ lấp đất luôn v́ có mấy thằng lính mất dạy của Trung Đội lấy sọ người đứng tiểu vào đó cho nên tôi cho chôn lại rồi.

- Thật bậy quá, sao anh không cho tôi biết khi tôi vừa mới tới nhận việc?

- Dạ tôi thấy Trung Uư c̣n trẻ, sợ rằng Trung Uư không tin nên không dám nói ra.

- Thế mấy người có tin là người ta có “linh hồn” hay không?

- Dạ tôi tin người ta khi chết đi th́ linh hồn vẫn c̣n tồn tại mà Trung Uư.

- Thế phản ứng của anh và của trung đội ra sao khi xe ủi đất ngày nào cũng cầy lên những “hài cốt của người quá cố”?

- Dạ thưa Trung Uư, mấy cậu không tin và muốn phá ảnh hưởng “ma quái” tụi nó có ư định dùng đồ ô uế vứt tùm lum trên mặt đất để làm khu vực này không c̣n trong sạch nữa th́ các Linh Hồn sẽ “đi chơi” chỗ khác.

- Kết quả ra sao anh kể cho tôi nghe đi.

- Da, thế rồi mấy cậu lính của trung đội đều bị quẳng xuống ruộng nước hết, sợ quá cho nên từ đó cho đến này không một đứa nào c̣n dám nghĩ đến chuyện phá phách những linh hồn của người đă khuất.

- Thôi được rồi anh cho rút quân và nghỉ làm việc ba ngày để tôi t́m biện pháp đối phó và sẽ có quyết định sau.

Khi về đến nhà của anh Út Trọn tôi hỏi anh chủ nhà về t́nh h́nh trong mùa nước nổi, những thi hài của người chết được chôn cất ở đâu và như thế nào, nghe tôi hỏi, anh Út Trọn mới kể cho tôi biết như sau:

- Hằng năm cứ vào mùa nước lụt, cánh đồng lúa nước ngập mênh mông v́ nước sông Châu Đốc tràn vào đồng, và chỉ c̣n có mỗi một cái g̣ đất hiện được chọn làm nơi xây cất đồn, là không ngập nước mà thôi.

Những người già cả, hay trẻ thơ trong Xă kể cả dân chúng chung quanh vùng này, nếu có ai bị chết đều được đưa lén về đây để chôn cất.

Dân làng đều biết việc này nhưng không một ai dám ngăn cản, và cứ thế hết năm này sang năm khác, người chết cứ chôn đè lên nhau cho đến lúc này th́ chính tôi cũng không biết đă có bao nhiêu người được chôn cất tại đây.

G̣ đất này nằm phía sau nhà anh Út Trọn chừng 400 thước. Sau khi kể cho tôi nghe đến đây, tôi cũng nói cho anh Út Trọn biết về vụ gẫy cán đầm và bể mặt đầm vừa mới xẩy ra trong ngày hôm nay, nghe xong anh Út Trọn mới hỏi tôi:

- Bây giờ Trung Uư tính sao?

- Gần đây có ngôi chùa nào không anh Út?

- Dạ gần nhà ḿnh chừng vài trăm thước về hướng biên giới, có một ngôi chùa của người Miên, tất cả sư, săi đều là người Miên nhưng họ nói được tiếng Việt, mà Trung Uư tính chi vậy?

- Sáng mai, anh Út dẫn tôi lên chùa để gặp nhà sư trụ tŕ của ngôi chùa này nhé.

Thế là sáng ngày hôm sau, tôi và anh Út Trọn lên chùa và đươc vị sư trụ tŕ của ngôi chùa Việt Miên độc nhất của xă Vĩnh Ngươn tiếp chuyện.

Sau khi thăm hỏi xă giao xong tôi mới vào thẳng vấn đề với nhà sư để xin được giúp đỡ, tôi tŕnh bày tất cả những sự việc xẩy ra trước khi tôi đên đây, và những việc mới xẩy ra vào ngày hôm trước, đồng thời tôi xin nhà Chùa dọn cho tôi một bàn thờ để ‘Rước Vong' (những linh hồn người chết) về chùa Ăn mày Phật, sớm tối nghe tiếng kinh tiếng kệ để những linh hồn này được siêu thoát.

Để trả ơn nhà chùa, tôi hứa sau khi xây xong đồn những vật liệu c̣n dư tôi sẽ cúng chùa, và cho lính Công Binh sửa chữa lại ngôi chùa cho khang trang hơn.

Chấp nhận lời yêu cầu của tôi, nhà Sư đă đồng ư ngày hôm sau sẽ cho làm lễ rước vong về chùa vào đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa), việc tổ chức lễ rước vong sẽ được nhà chùa lo liệu tất cả.

Trở về đơn vị, đúng giờ ngọ của ngày hôm đó tôi đă ra g̣ đất một ḿnh, đứng giữa g̣ đất tôi bắt đầu nói:

- Tôi là Trung Uư Ngô Duy Lâm, Trung Đội Trưởng Trung Đội 2, Đại Đội 3, Tiểu Đoàn 1 Công Binh Kiến Tạo, tôi đựoc lệnh xuống đây để xây cất một đồn lính để bảo vệ nhân dân địa phương chống lại sự quấy phá của người Miên.

Vị trí xây đồn được chỉ định là g̣ đất này, nhưng tôi được biết nơi đây là nơi an nghỉ của những Linh Hồn già cũng như trẻ từ bao nhiêu năm qua, tôi rất tiếc là v́ việc nước không thể không làm được, vậy tôi có mấy đề nghị với những linh hồn đang yên nghỉ tại đây như sau:

· Đúng giờ Ngọ ngày mai, chúng tôi sẽ làm lễ rước vong về chùa tại Xă Vĩnh Ngươn để các linh hồn, không phân biệt tôn giáo, được ăn mày Phật. Sớm tối nghe kinh kệ để được siêu thoát và đầu thai kiếp khác.

· Nếu Linh Hồn nào có những điều ước muốn nào khác với ư định của tôi trong việc đưa linh hồn về chùa, th́ trong đêm nay hăy về báo mộng cho tôi biết, trong quyền hạn cùng như khả năng của tôi, tôi làm được điều ǵ tôi xin hứa sẽ làm theo ước muốn của người báo mộng.

· Nếu đến sáng ngày mai, tôi không được linh hồn nào báo mộng, tôi coi như các vong hồn đă chấp nhận lời yêu cầu của tôi, và nghi lễ về Phật giáo sẽ được xúc tiến vào giờ Ngọ, để “thỉnh các vong hồn” về chùa, “trả đất lại cho chính phủ” để tôi xây đồn bảo vệ đất nước. Tôi xin thành thật cám ơn các linh hồn trước.

· Sau buổi lễ ngày mai nếu mọi công tác xây cất không được xúc tiến như ấn định, tôi cũng xin lỗi quư vong hồn tôi sẽ xoá bài làm lại. Tôi sẽ sử dụng một khối lượng thuốc nổ để san thành b́nh địa khu vực này, và các linh hồn sẽ không c̣n nơi tá túc.

Đó không phải là ước muốn của tôi, xin quư vong hồn thông cảm. Đây là việc nước chứ không phải là việc nhà, vậy xin quư vong hồn hăy chấp nhận lời yêu cầu của tôi để về chùa “ăn mày Phật”. Tôi xin đa tạ.

Sau khi tuyên bố với những người khuất mặt xong, trở về lại nơi đóng quân, tôi nhờ vợ của Trung Sĩ An và vợ Trung sĩ Tô Hồng Lạc hai anh đang là Tiểu Đội Trưởng của tôi, v́ hai chị theo đạo Phật để sáng hôm sau mua nhang đèn, vàng mă, tiền giấy và hoa quả để rồi tôi cho lập bàn thờ tại nơi xây đồn vào ngày cúng vong.

Tôi cũng yêu cầu anh Út Trọn cho tôi được ăn cơm chay ngày hôm đó, để chờ đến đêm xem có linh hồn nào báo mộng chăng.

Tôi cũng đă thắp nhang cúng Phật và Đức Thổ Thần của gia đ́nh anh Út Trọn xin cho phép các vong hồn được nhập cư để báo mộng cho tôi, sau đó tôi cho người liên lạc lên chùa, để xin tổ chức đưa vong về chùa vào ngày giờ đă được ấn định trước.

Mọi việc diễn biến đúng như tôi đă tính, tôi không được vong hồn nào báo mộng, nên Lễ Rước Vong được nhà Chùa tổ chức rất trọng thể vào ngày hôm sau, và được bà con nhân dân Xă Vĩnh Ngươn tham dự rất đông đảo.

Nhà chùa đă tụng kinh cầu siêu cho các vong hồn trong suốt ba ngày đêm, với sự tham dự của một số gia đ́nh có người thân được chôn trên g̣ đất làm đồn.

Vàng mă và tiền giấy (tiền Âm Phủ) được chúng tôi đốt khi “tiễn vong ra khỏi nơi cư trú của họ”, việc làm này đă đem đến cho chúng tôi, những người lính Công Binh xây đồn, một sự thoải mái trong tinh thần, v́ đă làm được một việc mà chúng tôi cứ nghĩ rằng khó mà làm nổi.

Trưa ngày hôm sau đúng giờ Ngọ, tôi dẫn quân và đem cơ giới công binh đến g̣ đất để chuẩn bị làm việc, trước khi tái khởi công công tác, tôi cũng thắp mấy nén nhang, và nói mấy lời cám ơn những người đă khuất rồi mới cho tiếp tục công tác đắp nền, đào móng, đóng cừ.

Trong lúc làm, nếu thấy nhũng hài cốt nổi lên th́ đều được đặt vào một thùng gỗ để rồi đem lên chùa hoả thiêu, công tác đă được Trung Đội của tôi tiến hành một cách nhanh chóng và đặc biệt là không có một trục trặc nhỏ nào xẩy ra.

Gần bốn tháng sau th́ việc xây cất hoàn tất, như đă hứa, tôi cho thuộc cấp đem hết vật liêu dư thừa lên tu bổ chùa trong một tuần lễ rồi mới từ giă nhà Chùa, từ giă người sống cũng như người chết, để di chuyển Trung Đội đến nhận công tác xây một đồn khác, tại Xă Bắc Đay Quân An Phú, bên bờ sông Châu Đốc trên đường sang Miên.

Vào năm 1981 khi c̣n đang ở tù tại Trại tù Vĩnh Quang, thuộc Tỉnh Vĩnh Phú, Tam Đảo th́ con trai anh Út Trọn, cấp bậc Đại Uư cũng đang ở tù như tôi, đă t́m lại gặp tôi khi anh ta thấy tôi đang đi lang thang trong sân trại có gần một ngàn người.

Ngày tôi ở Vĩnh Ngươn anh ta mới chỉ được chừng 8 hay 9 tuổi. Đó là năm 1957, 24 năm sau, 1981 anh c̣n nhớ đến tôi, để rồi cho tôi biết t́nh h́nh ở Vĩnh Ngươn như sau:

- Đồn vẫn c̣n đó và bà con Vĩnh Ngươn lúc nào cũng nhớ đến người lính Công Binh đến xây đồn hồi năm nào, và hy vọng sẽ có một ngày tôi trở về thăm nơi tôi đă để lại bao nhiêu kỷ niệm cho người dân quê của Xă Vĩnh Ngươn.

Tôi tuy lúc đó c̣n độc thân nhưng cũng đứng ra cưới vợ cho chú lính của tôi tên là Cương, vợ Cương là cháu gọi Út Trọn bằng Cậu ruột, đến năm 1975 Cương giải ngũ và có 10 người con và hai vợ chồng sống rất hạnh phúc tại Quân Châu Phú.

Viết đến đây tôi c̣n thấy nao nao trong ḷng, v́ những kỷ niệm đầu tiên của đời lính và tôi tự hỏi: “biết đến bao giờ tôi mới trở lại quê tôi để về thăm Xă Vĩnh Ngươn”?














Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 524 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



THẾ GIỚI TÂM LINH


(KỲ BỐN)

Sau khi chấm dứt công tác xây hai đồn, một tại xă Vĩnh Ngươn quận Châu Phú và một đồn tại xă Bắc Đay quận An Phú cũng thuộc tỉnh An Giang, tôi trở về Sàig̣n rồi sau đó du học Hoa Kỳ vào năm 1959.

Sau khi hoàn tất khóa học vào tháng 9 năm 1959 tôi trở về Việt Nam và được trở về nhiệm sở cũ là Tiểu Đoàn 1 Công Binh Kiến Tạo tại Hóc Môn gần Sàig̣n.

Tôi đă làm việc tại đây cho đến đầu năm 1961 tôi mới rời Liên Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu tại Hóc Môn, v́ được thuyên chuyển lên Kontum, thuộc Liên Đoàn 4 Công Binh Chiến Đấu, nơi đồn trú của Liên Đoàn là Kôn Trang Kla, c̣n gọi là Ngô Trang, cách Thị Trấn Kontum 13 cây số về hướng Tân Cảnh.

Nhưng đến cuối năm 1961 Liên Đoàn 4 Công Binh Chiến Đấu, đă rời về đóng quân tại Quận Lệ Trung thuộc Tỉnh Pleiku trên Quốc Lộ số 19 gần đèo Mang Yang.

Sau ngày tôi được cử đi học Khoá 1 sĩ quan Tâm Lư Chiến tại Sàig̣n. Sau khi tốt nghiệp khóa 1 Chiến Tranh Chính Trị, tôi trở về lại Liên Đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu và được đề cử giữ chức vụ Trưởng pḥng Tâm Lư chiến pḥng 5 của Liên Đoàn tại Suối Đôi thuộc Quân Lệ Trung, trên Quốc Lộ 19 từ Pleiku đi về Quy Nhơn.

Tôi đă đưa vợ và đứa con trai đầu ḷng về Suối Đôi sống bên nhau và rồi th́ tại đây gia đ́nh chúng tôi đă gặp một chuyện không vui đó là:

Tṛ chơi giấu quần áo, giữa người sống và người chết tại Suối Đôi.

Suối Đôi là một căn trại của một Công Ty làm đường Hoa Kỳ c̣n được gọi là RMK. Khi họ rút đi sau khi đă hoàn thành đoạn đường Pleiku, Đèo Mang Yang, Thị Xă An Khê và Quy Nhơn.

Liên Đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu của Cố Đại Tá Nguyễn văn Bạch, ông c̣n được gọi là Bạch Râu v́ ông để “râu mép” điều này rất đặc biệt đối với Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa lúc bấy giờ, và ông Bạch mặc dù lên đến cấp bậc Thiếu Tá nhưng vẫn c̣n sống độc thân.

Liên Đoàn được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn hai, Vùng hai Chiến Thuật điều động về trấn đóng ở Suối Đôi, để tiện cho mọi hoạt động của Liên Đoàn, khi công tác phải bao trùm hết lănh thổ của Vùng hai Chiến Thuật.

Sau khi tŕnh diện ông Bạch xong, gia đ́nh tôi được đưa về khu cư xá sĩ quan có gia đ́nh, và chúng tôi đă cư ngụ trong một căn nhà với kích thước 4x4 mét, nhưng được làm thêm một mái phụ để làm bếp và nhà tắm.

Tôi được ở căn nhà đầu tiên sát với pḥng ăn của Liên Đoàn. Căn nhà kế tiếp là nhà của Thiếu Úy Lê Bá Thu, riêng anh chị Nguyễn Thu Hồ Virginia, và anh chị Lê Thanh Tùng San José, th́ ở hai căn nhà không phải là nhà sàn như Thu và tôi và rộng răi hơn nhiều.

Mới có đứa con đầu ḷng lại c̣n quá trẻ, nên trước khi đem con lên Pleiku để ở với tôi, nhà tôi cũng đă may năm bộ đồ lụa với năm màu sắc khác nhau để thay đổi hàng ngày. Một hôm sau bữa cơm chiều, mẹ con tắm xong, th́ nhà tôi thay bộ đồ để chờ sáng ngày hôm sau sẽ giặt luôn với đồ của tôi.

Nhưng đến sáng hôm sau th́ bộ quần áo lụa của vợ tôi đă “không có cánh” mà bay mất tiêu rồi. Chái nhà làm bếp và pḥng tắm cùng hầm trú ẩn, có khoét một lỗ trên vách tôn của chái nhà, để cho xe nước của Đại Đội chỉ huy và công vụ thuộc Liên Đoàn hàng ngày tiếp tế nước cho mọi gia đ́nh.

Cái lỗ tiếp nước chỉ có đường kính chừng mười phân vậy th́ ai đă lấy mất bộ đồ ngủ của nhà tôi? cũng cần nói thêm ở đây là gia đ́nh vợ tôi theo đạo Công Giáo, c̣n tôi th́ “theo Đạo vợ”.

Thế rồi tôi cũng chẳng quan tâm đến việc mất bộ đồ này, nhưng đến ngày hôm sau bộ đồ thứ hai cũng lại bị lấy mất đi như bộ đồ ngày hôm trước, tức quá tôi lục khắp nhà để coi xem nhà tôi có để lẫn vào đâu hay không, sau một hồi t́m kiếm nhưng không thấy nên tôi đành an ủi nhà tôi:

- Chắc có ai lấy chứ nhà này đâu có ma mà có thể giấu đồ, thôi để đấy rồi mai sẽ tính sau.

Sang đến ngày thứ ba, vợ tôi sau khi thay xong bộ đồ th́ không đem xuống để ở dưới pḥng tắm như hai lần trước, mà lại giấu trong giường ngủ của con trai chúng tôi, rồi buông màn cho cháu ngủ, sau đó vợ chồng tôi đă sang nhà mấy người bạn chơi cho đến khi trời chạng vạng tối mới trở về.

Khi vén màn coi thấy con chưa thức giấc, nhưng khi nh́n đến bộ đồ giấu ở dưới chân thằng bé, th́ nó cũng lại “không cánh mà bay” mất tiêu rồi, trong lúc “cậu cả” của tôi vẫn c̣n ngủ một cách say sưa.

Khi hay được tin vợ tôi mất thêm bộ đồ thứ ba, ông Liên Đoàn Trưởng của tôi đă “nổi cơn lôi đ́nh” thật sự, v́ ông nghĩ là “một người nào đó” của gia đ́nh binh sĩ trong trại gia binh đă lấy cắp mấy bộ đồ của nhà tôi.

Thiếu Tá Bạch đă chỉ thị Trung Uư Trần văn Đoàn, Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ của Liên Đoàn cùng với sĩ quan An Ninh và các sĩ quan tham mưu của Liên Đoàn, xuống “tổng kiểm soát tư trang” của các gia đ́nh Hạ sĩ quan và binh sĩ đang cư ngụ trong trại gia binh của Liên Đoàn, để t́m lại những bộ đồ đă mất.

Các anh Trần Xuân Dục San José. Cố Trung Tá Trần Quốc Quy, anh Trung Uư Chánh, Thiếu Uư Triết, Thiếu Uư Hạnh đều có tham gia vào việc kiểm kê tư trang của các gia đ́nh Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ thuộc Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ của Liên Đoàn.

Sau gần một ngày làm việc nhưng không có kết quả, mọi người đành ra về để tường tŕnh lên ông Liên Đoàn Trưởng, với nhiều nghi vấn không thể nào hiểu nổi trong việc mất mấy bộ đồ.

"Viết tới đây tôi xin thưa với quư anh chị em trong trại Gia Binh, thuộc Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ, Liên Đoàn 20 CBCĐ đồn trú tại Suối Đôi năm 1962, là những người bị quấy nhiễu trong lúc t́m lại những bộ đồ đă mất, xin quư anh chị thông cảm và thứ lỗi cho tôi v́ cuộc lục soát này ngoài ư muốn của tất cả mọi người".

Sau khi không t́m thấy ǵ, lúc bấy giờ tôi mới được nghe một tin động trời về căn nhà vợ chồng tôi đang ở. Căn nhà này đă được sử dụng làm Bệnh Xá của Liên Đoàn, trong lúc mới di chuyển từ Ngô Trang cách Thị Xă Kontum 13 cây số về hướng bắc, hướng Tân Cảnh, để về Suối Đôi khi tôi đang theo học Khoá Tâm lư Chiến tại Sàig̣n.

Bệnh xá đă đón nhận một chú lính bị chết v́ bệnh từ công trường, chở về để chờ mai táng tại Suối Đôi. Trong lúc tiễn đưa áo quan ra khỏi Bệnh Xá, mọi người đă quên không làm “thủ tục đưa linh hồn theo xác chết” ra nghĩa địa, nên “linh hồn người chết vẫn c̣n quanh quất trong nhà” và gia đ́nh của tôi đă “chiếm ngụ” căn nhà này mà không có lời yêu cầu đối với người chết.

Khi biết được đến đây th́ đúng giờ Ngọ của ngày hôm đó, tôi đă nói với Vong Hồn người quá cố:

- Anh là Trung Uư, c̣n “chú mày” là lính của Liên Đoàn, “đùa” như vậy là đủ rồi, xin chú mày “trả” lại quần áo cho chị nhé”.

Đến buổi chiều, bộ quần áo thứ tư được thay xong để chờ giặt, th́ sáng ngày hôm sau “nó cũng lại biến mất” nhưng hai bộ đồ đă mất, bộ thứ nhất và thứ nh́ “được trả lại” trên dây phơi đồ ở trong nhà tắm.

Nhà tôi cầm lấy hai bộ đồ chưa giặt rồi nói:

- “Nó” trả lại hai bộ đồ đầu tiên, nhưng c̣n giữ lại hai bộ kế tiếp em sợ quá.

- Th́ đem giặt sạch rồi mặc không có sao đâu, đừng có sợ.

Nhà tôi đem giặt sạch rồi buổi chiều hôm đó lại thay bộ đồ khác, và để trong đống đồ dơ chờ giặt th́ ngày hôm sau, bộ đồ số năm cũng lại “biến” luôn, nhưng “được” trả lại bộ đồ số ba. Rồi cứ như thế lúc nào “nó” cũng giữ lại hai bộ đồ dơ không biết để làm ǵ?

Ông Bố vợ của tôi là Sĩ quan Pháo Binh của Quân Đoàn hai, khi biết được tin này đă hối thúc bà mẹ vợ tôi vào Suối Đôi, để đón vợ con tôi rồi đưa về Sàig̣n, v́ theo bố mẹ vợ tôi nói:

- Người sống không thể ở chung với người chết được.

Nhà tôi ẵm con về Sàig̣n được mấy hôm th́ Thiếu Tá Nguyễn văn Bạch, c̣n được chúng tôi gọi là Anh Cả, về Sàig̣n công tác, ở Liên Đoàn lúc này chỉ c̣n ông Liên Đoàn Phó là Đại Uư Nguyễn Như Quảng, c̣n được gọi là Anh Trưởng.

Đúng lúc tôi đang đánh xi đôi giầy trận th́ Anh Trưởng, Đại Uư Nguyễn Như Quảng, xuất hiện tại chân cầu thang của nhà tôi anh nói:

- Thằng Năm cậu ở nhà “thủ trại” anh đi xuống An Khê thăm Lê Viết Tri...

Thường khi Anh Cả và Anh Trưởng đi vắng lẽ ra anh Quy, sĩ quan thâm niên nhất của Liên Đoàn phải giữ chức vụ Xử Lư Thường Vụ Chức vụ Liên Đoàn Trưởng, nhưng anh Quy không bao giờ nhận nhiệm vụ này, do đó chuyển đến tôi v́ theo các anh th́ “tôi nhanh nhẹn và tháo vát” đến nỗi anh Dục thường nói:

- Anh Năm lẹ c̣n hơn tép.

Khi Anh Quảng đến nhà tôi, tôi quăng bàn chải và hôp xi đánh giầy trên sàn nhà, để đứng dậy nói chuyện với Anh Quảng, lúc quay vào tôi thấy chỉ c̣n đôi giầy mà thôi c̣n hộp xi và cái bàn chải “đă biến mất tiêu đâu rồi”.

Tôi hét toáng lên. Nghe thế anh Quảng quay lại hỏi:

- Cái ǵ mà thằng Năm la um sùm vậy?

- Dạ anh coi, mới đánh đôi giầy chưa xong th́ anh đến. Ra nói chuyện với anh xong quay vào th́ hộp xi và cái bàn chải giầy đă bị nó giấu mất rồi thế này th́ c̣n ǵ là “thể thống của Quân Đội nữa”?

- Ôi trời! cậu kiếm lại coi.

Và sau một hồi lục lạo đồ của tôi và của anh Quảng, chúng tôi cũng không thể nào kiếm ra hộp xi và bàn chải giầy được. Sau khi đi ăn cơm trưa ở trên Câu Lạc Bộ sĩ quan xong, tôi trở về nhà th́ nó đă nằm lù lù giữa nhà.

Hai bộ đồ bị giấu trước ngày vợ tôi về Sàig̣n, đă không được trả lại cho vợ tôi, tất cả mọi người đều không hiểu tại sao, và cho đến lúc ngồi viết những trang hồi kư này th́ cũng đă "bốn mươi hai" năm qua đi.

Tôi viết ra đây câu truyện này để quư bạn đọc thấy được rằng: người chết nhưng linh hồn không chết và vẫn c̣n có thể theo ta để chọc phá.



                                                                




                                                     














Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 525 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



THẾ GIỚI TÂM LINH


(KỲ NĂM)

QUY HỒI CỐ THỔ

Tôi có ông anh ruột tên là Ngô Hán Đồng, anh tôi sinh năm Canh Ngọ tháng 12 năm 1930 tại Hànội. Giữa anh tôi và tôi lúc nào cũng như có một khoảng cách không gian làm chia rẽ t́nh anh em ruột thịt của chúng tôi, đó cũng là lư do anh tôi và tôi cứ vài năm mới được gặp nhau một lần.

Lúc tôi c̣n nhỏ, khi mà khối óc non nớt của tôi bắt đầu ghi nhận vào bộ nhớ những sự việc xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày, tôi chỉ được gặp anh tôi có vài lần cho đến khi tôi vào đời vào năm 1954 v́ anh tôi không sống với Bố Mẹ chúng tôi ở Hànội mà xuống Nam Định, quê Ngoại, để cùng học chung với mấy anh là con của ông anh ruột mẹ tôi.

Thường th́ những lúc gặp nhau đều xẩy ra vào những dịp gia đ́nh của Bố mẹ và anh chị em chúng tôi có những sự kiện cần ghi nhớ như những lúc gia đ́nh có dịp cưới, gả..v.v.. anh tôi mới trở lên Hà Nội ít ngày rồi lại về Nam Định.

C̣n trong chiến tranh giữa Pháp với Việt Minh, anh tôi cũng không về với bố mẹ mà chạy loạn theo gia đ́nh của người chị họ, anh chị Trần Doăn Thường, cho đến khi an toàn mới "dinh tê" về thành phố vào năm 1948.

Sau đó một thời gian, Anh Trần Doăn Thường (Đại Tá, Pasadena, USA) đă cùng với anh tôi nhập học Liên Trường Vơ Khoa Thủ Đức, Khóa 2, năm 1952 rồi ra trường với cấp bậc Thiếu Úy ngành Pháo Binh.

Khi ra đến Hànội, anh tôi được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh đóng tại Hưng Yên. Khi Hiệp định Geneva ra đời, Tiểu Đ̣an 3 Pháo Binh phải di chuyển vào Nam trên chuyến tầu Abberville trong lúc đó tôi đang học Khóa 5, khóa V́ Dân, tại Liên Trường Vơ Khoa Trừ Bị Thủ Đức cho nên anh em chúng tôi cũng không hề gặp nhau ở trong Nam cho đến năm 1958 và 1959 mới gặp lại khi anh tôi và anh chị Trần Doăn Thường đứng ra cưới vợ cho tôi vào mấy năm này.

Những năm tiếp theo thỉnh thoảng tôi có gặp anh tôi là vào khoảng thời gian anh tôi giữ chức vụ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Truởng Tỉnh Phú Bổn (Cheo Reo) và Tỉnh Ninh Thuận (Phan Rang) vào mấy năm 1967, 1968, 1969.... c̣n tôi lúc đó trong chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 202 Công Binh Chiến Đấu tại Pleiku.

Lần chót tôi gặp anh là vào giữa năm 1971 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn khi anh em chúng tôi cùng du học ở Hoa Kỳ, anh tôi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Fort Leavenworth, Kansas USA, c̣n tôi học khóa Công Binh Cao Cấp tại Engineer School, Fort Belvoir Virginia USA.

Sau khi thăm viếng Thủ Đô Hoa kỳ, anh tôi về Việt Nam và được thuyên chuyển ra Đà Nẵng giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật khoảng tháng 9 hay tháng 10 năm 1971, Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm là Tư Lệnh Quân Đoàn lúc bấy giờ.

Đến đầu năm 1972 Chuẩn Tướng Phan Đ́nh Soạn, cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh cũa Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa được thuyên chuyển ra Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật để giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn cho Tướng Lăm.

Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đoàn 1 do anh tôi chỉ huy đóng ở Phước Tường, Trại Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trên Quốc Lộ số 1 từ Đà Nẵng đi về hướng Sàig̣n.

Ngày 25/2/1972, tôi đang làm việc ở Trường Công Binh B́nh Dương, tôi nhận được một cú điện thoại của Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, báo cho tôi biết anh tôi đă tử nạn cùng với Tướng Soạn khi hai ông ra thăm viếng Khu Trục Hạm (Destroyer) thuộc Đệ Thất Hạm Đội đang hoạt động ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng.

Vợ chồng tôi vội ôm mấy đứa con về Sàig̣n giao chúng cho ông Bà Ngoại các cháu rồi chúng tôi bay ra Đà Nẵng vào ngày hôm sau.

Tôi được Ông Đại Tá Phan Văn Điển, Chỉ Huy Trưởng Trường Công Binh B́nh Dương cấp cho bảy ngày phép để lo liệu cho anh tôi.

Hồi đó Air Việt Nam có hai loại máy bay đi Đà Nẵng: mấy bay cánh quạt DC6 (Douglas Constellation) và phản lực Boeing 727.

Máy bay DC6 không c̣n chỗ cho ngày hôm sau nhưng Boeing 727 th́ c̣n nhưng giá vé quá cao tuy nhiên vợ chồng tôi không thể tŕ hoăn được cho nên chúng tôi đă ra đến Đà nẵng vào sáng ngày 26-2-1972 và được Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đoàn, Thiếu Tá Lê Văn Sanh, Houston Texas USA, cho xe ra đón và đưa về trại Sĩ Quan Pháo Binh để gặp Chị dâu tôi, hiện định cư tại Na Uy, đồng thời thu xếp mọi việc.

Sau đó tôi sang bên văn pḥng của Bộ Chỉ Huy Pháo Binh và được biết mọi tin tức liên quan đến cái chết của Anh tôi vào ngày hôm trước.

Ngược thời gian, khi anh tôi làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Phú Bổn (Cheo Reo), năm đó là năm 1967, sau khi anh tôi chấm dứt nhiệm vụ Tiểu Khu phó Tiểu Khu B́nh Định, anh tôi có quen biết với một Đại Đức đang trụ tŕ tại một ngôi Chùa thuộc Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Phú Bổn.

Không biết do ai giới thiệu, anh tôi được nhà Chùa lấy cho một lá số Tử Vi, trong đó có một câu chú thích có lẽ cũng làm cho anh tôi không được vui lắm, tuy nhiên nó là chuyện tương lai nên chị dâu tôi có nói là anh tôi không quan tâm đến và cũng có thể là đă quên lá số Tử Vi này.

Sau Tết Mậu Thân, qua năm Kỷ Dậu 1969, anh chị tôi có thêm một cậu con trai Út khi về làm Tỉnh Trưởng Phan Rang, cháu hiện định cư tại Nauy cùng với mẹ và mấy anh chị em của cháu, tôi lại cũng không được biết do ai giới thiệu mà anh chị tôi lấy một lá số hay coi bói cho cháu với lời giải đoán khi cháu ra đời th́ sẽ "có nhiều bất lợi" cho anh tôi v́ sự xung khắc giữa Canh Ngọ và Kỷ Dậu.

Chị tôi cũng không nhớ ông Thầy Bói hay ông Thầy Tướng số đă chấm lá số Tử Vi cho người con trai út của anh tôi là ai nữa.

Anh chị tôi đổi ra Đà Nẵng được chừng vài tháng th́ đến Tết năm Nhâm Tư, 1972; có lẽ cũng tin vào Tướng Số Tử Vi hay sao cho nên anh tôi đă nhờ một ông Thầy ở Đà Nẵng coi dùm xem trong mấy ngày Tết, ngày nào th́ "tốt" cho việc chào cờ đầu năm của Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đoàn v́ Anh tôi tuổi Canh Ngọ mà nhằm năm Nhâm Tư (Tư Ngọ Mẹo Dậu: tứ hành xung) e rằng sẽ có nhiều điều không tốt cho anh tôi.

Ông Thầy sau khi bấm quẻ đă cho giờ chào cờ đầu năm là giờ Tuất (8 đến 10 giờ sáng, giờ Việt Nam lúc đó tăng 1 giờ cho phù hợp với múi giờ của Hoa kỳ chênh nhau 12 tiếng); ngày thượng kỳ là ngày mồng ba Tết.

Đúng ngày giờ ấn định, mặc dầu c̣n nghỉ ăn Tết, quân nhân các cấp thuộc Bộ Chỉ Huy Pháo Binh tại Phước Tường đều tề tựu để làm lễ "Chào Cờ Đầu Năm" dưới quyền của Anh tôi, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đ̣an.

Khi lá Đại Kỳ kéo lên đến lưng chừng của cây cột cờ cao hơn 12 thước, lúc đó là 9 giờ sáng ngày mồng ba Tết, một ngọn gió, đúng ra là một cơn gió lốc nhỏ đă cuốn tung lá cờ, bụi đất mịt mù, khi ngọn gió qua đi trong mấy giây đồng hồ, lá Đại Kỳ đă không c̣n được đưa lên hay hạ xuống theo nhịp kéo dây của hai anh Hạ Sĩ Quan hầu cờ.

Sau mấy lần vật lộn với việc kéo dây cờ, lá cờ của Đơn Vị nhất định không lên cũng không xuống mà trở thành "cờ tang" (Half mast) trong Đơn Vị v́ dây cờ đă mắc kẹt vào ṛng rọc ở trên ngọn cột cờ khi trời nổi gió.

Các sĩ quan dưới quyền anh tôi đă "chịu trận, chết trân" nh́n anh tôi trong lúc anh đang mồ hôi vă ra như tắm v́ "điềm dữ quá". Đơn Vị phải đưa xe cứu nạn (Wrecker) đến để hạ cây cột cờ, sửa lại dây cờ rồi buổi lễ mới hoàn tất.

Mọi người trong Đơn Vị tuy có bàn tán xôn xao nhưng không ai dám nghĩ đến một tai nạn "thảm khốc" sắp xẩy đến cho đại gia đ́nh Pháo Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

Khoảng ngày mồng tám Tết, văn pḥng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn, Tướng Soạn nhận được thư của Hạm Trưởng Khu Trục Hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội mời ra thăm viếng Chiến Hạm Destroyer đồng thời quan sát Hải Pháo yểm trợ chiến trường đang diễn ra ở một vài nơi trên dăy núi Trường Sơn.

Đây là một lời mời có tính cách xă giao v́ Trướng Soạn là Cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh của Quân Đội Việt Nam đồng thời Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Hoa Kỳ cũng muốn tiếp đón một Tướng Lănh Pháo Binh của Việt Nam trong lúc chiến hạm đang hoạt động ở ngoài khơi Đà Nẵng.

Chuẩn Tướng Phan Đ́nh Soạn và anh tôi, hai người rất thân với nhau v́ cùng là "dân pháo thủ" cho nên ông Soạn đă rủ anh tôi đi theo, một phần cho có bạn c̣n phần kia là v́ anh tôi đang là Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn, người có hỗn danh là Phù Thủy Pháo Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa v́ tài "chính xác" khi yểm trợ chiến trường.

Khi nhận được giấy mời Trung Tướng Tư Lệnh Hoàng Xuân Lăm đă đồng ư cho hai ông đi thăm chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội và để có trực thăng đưa Tướng Soạn và anh tôi ra chiến hạm, Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm đă cho ông Soạn xử dụng trực thăng của Tư Lệnh mà bay ra khơi.

Phi công trực thăng của Tướng Lăm là một ông Đại Tá thuộc Lục Quân Hoa Kỳ, ông Đại Tá này sắp chấm dứt nhiệm kỳ thứ hai của ông trong vài tuần lễ tới, sẽ lái tàu đưa phái đoàn của ông Soạn ra thăm chiến hạm.

V́ là Phi công trực thăng của Lục Quân, không quen cất cánh và hạ cánh trên sàn tàu trong khi tàu vẫn di chuyển cho nên Hạm Trưởng Khu trục hạm đă cử một sĩ quan Hải quân của chiến hạm tập dượt cho ông Đại Tá Lục quân cách lên xuống sàn tàu mấy lần trước ngày thăm viếng của Tướng Soạn.

Thế rồi ngày 25-2-1972, là ngày 11 Tháng Giêng năm Nhâm Tư, lúc 9 giờ sáng, phái đoàn của Chuẩn Tướng Phan Đ́nh Soạn gồm có:

Phía Hoa Kỳ: Ngoài hai phi công chính và phụ cũng như hai xạ thủ đại liên ở hai bên thân tàu, c̣n có: một sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ và một cố vấn, tôi không nhớ là cố vấn của anh tôi hay của ông Soạn như vậy phía Hoa Kỳ gồm có sáu người.

Bên Việt Nam: Tướng Soạn, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1 V1CT; tùy viên của Tướng Soạn là Trung Úy Phương; Anh tôi, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn và Thiếu Tá Lê văn Sanh. Tuy nhiên khi ra đến trực thăng, Thiếu Tá Lê văn Sanh đă phải ở lại v́ không c̣n chỗ trên tàu cho nên Thiếu Tá Lê Văn Sanh đă thoát chết trong tai nạn này. Hiện nay Thiếu Tá Lê Văn Sanh đang sinh sống ở Houston Texas, USA.

Sau khi trực thăng rời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, mấy phút sau phái đoàn của Tướng Soạn đă đáp an toàn trên sàn chiến hạm, sau đó trực thăng quay vào đất liền trong lúc Tướng Soạn và anh tôi được hướng dẩn thăm tàu cũng như tham dự cuộc Hải Pháo yểm trợ cho mấy Đơn Vị của Việt Nam đang hành quân trong dăy Trường Sơn. Sau bữa ăn trưa, trực thăng cũa Tướng Lăm mới được gọi ra tàu để đưa phái đoàn vào lại đất liền.

Khoảng hai giờ chiều, sau lễ đưa tiễn phái đoàn của Tướng Soạn, mọi người kéo nhau lên tàu và trực thăng cất cánh ngay sau đó.

Khi trực thăng rời sàn tàu với chiều cao chừng hơn hai thước và chuẩn bị chuyển hướng vào đất liền th́ bất chợt một ngọn cuồng phong thổi ngang trên sàn của chiến hạm, ngọn gió đă quật chiếc trực thăng xoay hơn một nửa ṿng tṛn cho nên đuôi trực thăng đă đập vào cột antenna của chiến hạm.

Kết quả là trực thăng gẫy làm đôi, đuôi trực thăng rớt ngay xuống nước c̣n thân trực thăng th́ xoáy nhanh theo với chong chóng rồi rớt xuống sàn chiến hạm trước khi rơi xuống biển với kết quả như sau:

. Ông sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ v́ chưa cột dây an toàn nên văng lên trên sàn tàu, bị thương nặng nhưng được cứu sống.

· Một xạ thủ đại liên v́ cũng chưa cột dây an toàn bị văng ra khỏi trực thăng và cánh quạt trực thăng đă phạt ngang cần cổ của anh ta nên anh chết ngay tức khắc nhưng thi hài th́ vớt được liền trong ngày hôm đó.

· Phi công chính, ông Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ sắp hết nhiệm kỳ, kẹt trong thân tàu, thi hài được t́m thấy sau này. Phi công phụ t́m cách ra được nhưng không hiểu sao một ngày sau mới vớt được thi hài của phi công phụ.

· Anh xạ thủ đại liên thứ hai chết theo tàu, mấy ngày sau cũng mới vớt được xác.

· Chuẩn Tướng Phan Đ́nh Soạn và anh tôi cùng anh sĩ quan tùy viên của ông Soạn đă chết theo tàu nhưng thi hài của anh Trung Úy Phương được trôi dạt vào bờ mấy ngày sau c̣n riêng ba người là ông Soạn, anh tôi và ông Đại Tá Phi công th́ không t́m thấy đâu.

Ngay khi tai nạn xẩy ra, mọi thủ tục cấp cứu và t́m kiếm người mất tích đă được Hải Quân Hoa Kỳ cũng như bên Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Chiến Thuật cho thi hành. Máy Sonar được đem đến nhưng hai mươi bốn giờ qua đi mà chúng tôi chưa nhận được kết quả.

Sau khi nói chuyện với mấy sĩ quan Pháo Binh về những nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh tôi, tôi trở về nhà chị dâu tôi để sắp xếp nhưng giấy tờ cùng chuẩn bị mọi việc phải làm cho gia đ́nh chị tôi trong lúc chờ đợi tin tức t́m lại thi hài những người mất tích.

Trong lúc lục và sắp xếp những giấy tờ quan trọng của anh trong hộc tủ, tôi mới thấy được lá số Tử vi của một Đại Đức trên Phú Bổn chấm số cho anh tôi vào năm 1967.

Cầm lá số trên tay, tôi đọc những ḍng chữ bằng nét mực xanh và thấy chữ viết như "cua ḅ", không ngay hàng thẳng lối đồng thời tôi lại chẳng biết một tư ǵ về Tử Vi nên coi mà cũng như không, nhưng khi nh́n thấy ở giữa trang giấy có một ḍng chữ viết bằng mực đỏ, có gạch đít ḍng chữ này với nguyên văn câu viết tôi vẫn c̣n nhớ cho đến ngày nay:

"Năm 1972, nếu xuất dương th́ thọ tử".

Cầm lá số, tôi hỏi chị tôi:

- Chị, ai đă chấm lá số Tử vi này cho anh Đồng?

- Ông Đại Đức trụ tŕ ngôi Chùa ở Phú Bổn.

- Chị có đọc lá số này hay chưa?

- Có tôi có đọc và biết câu ghi chú trong lá số nhưng cũng cứ nghĩ rằng anh đi "du học" năm 1970 – 1971 là "xuất dương", năm nay mới là năm 1972, anh chú đâu có đi học mà sợ? Ai dè, "xuất dương" là đi ra biển nên anh mới gặp nạn đến nay chưa kiếm được thi hài, nói đến đây chị tôi lại khóc. Tôi hỏi tiếp:

- Hồi đêm hôm qua, nghe cháu Thủy, con gái lớn của anh chị tôi, nói là chị có được anh về "báo mộng", có thật hay không đấy hả chị?

- Vâng chiều hôm qua khi nghe tin anh mất tích th́ đêm đến, cháu Thủy đang ngủ bên cạnh tôi c̣n tôi vẫn c̣n thức, tôi nghe tiếng mở của pḥng, tôi hỏi ai nhưng không có tiếng trả lời, tôi nh́n về phía cửa, tôi thấy anh chú đứng ở đó, quần áo ướt xũng, nước rỏ ṛng ṛng trên nền nhà.

Tôi gọi tên anh, anh đứng yên, nh́n tôi rồi khóc. Tôi thấy con mắt bên trái của anh bị vỡ do một vật ǵ đó đụng vào và c̣n ra máu. Tôi bật khóc và tính chạy về hướng anh th́ anh quay đi và khuất sau cánh cửa. Suốt đêm qua tôi không ngủ được và mong sao cho mau sáng để hy vọng t́m được xác anh.

Vợ tôi nói mấy lời an ủi chị, c̣n tôi, tôi tiếp tục lo thu xếp những hồ sơ giấy tờ của anh tôi và chuẩn bị đưa gia đ́nh chị và các cháu vào Sàig̣n khi t́m được hay không t́m được thi hài của anh v́ thời gian của tôi ở Đà Nẵng chỉ có hạn.

Hai ngày sau tôi được tin Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm đă phúc tŕnh lên Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu để xin truy thăng thêm một cấp cho ông Soạn và cho anh tôi một sao. Tôi được biết ông Thiệu đồng ư truy thăng cho ông Soạn thêm một sao, riêng anh tôi th́ nhất định không v́ lư do khi anh tôi làm Tỉnh Trưởng Tỉnh Ninh Thuận đă thiếu tế nhị đối với những người thân thuộc của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu.

Chuyện truy thăng hay không truy thăng gia đ́nh chúng tôi cũng đă mất anh, nên chị tôi không đặt nặng trong phần "được hay không được" mà chỉ chú tâm vào việc t́m kiếm thi hài của anh để đem về chôn cất cho được "mồ yên mả đẹp".

Tôi nóng ruột hết sức v́ c̣n ba ngày nữa là hết phép, tôi chưa biết tính sao trong lúc thi hài của Trung Úy Phương đă trôi dạt lên bờ biển giữa Đà Nẵng và Hội An vào lúc 10 giờ sáng do đó Tư Lệnh Quân Đoàn chỉ thị Không Đoàn Đà Nẵng cho máy bay quan sát L19 thay phiên bay dọc theo bờ biển từ Đà Nẵng xuống đến Quảng Nam những mong rằng hai ông Soạn và Đồng sẽ nổi lên như anh Trung Úy Phương.

Thật vậy, không uổng công của Không Quân Đà Nẵng khi máy bay quan sát bắt gặp một xác người đang trôi về hướng Hội An vào lúc 11:30 giờ cùng ngày. Trong khi chờ đợi người nhái Việt Nam ở Chu Lai được phái tới, một trực thăng và người nhái Hoa Kỳ đă từ ngoài khơi Đà Nẵng bay vào và t́m cách đưa thi hài mới t́m thấy lên máy bay.

Trực thăng đă "đứng" trên cao cách mặt biển chừng 10 thước để thả người nhái xuống nhưng v́ cánh quạt trực thăng quạt mạnh quá để giữ thăng bằng cho máy bay nên sức ép của gió đă lại nhận ch́m cái xác này.

Sau một thời gian t́m kiếm, trong lúc đó người nhái Việt Nam cũng vừa tới nơi nên xác này đă đem được lên xuồng phao cao su vào khoảng một giờ chiều nhưng người chết lại là thi hài của anh Xạ thủ đại liên, c̣n Ông Soạn, Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ và anh tôi th́ vẫn chưa có tin tức.

Buổi chiều hôm đó, tôi được một người bên Bộ Chỉ Huy Pháo Binh mách nước là nên hỏi một ông Thầy nổi tiếng ở Đà Nẵng "xem sao".

Tôi đến nhà ông Thầy lúc 2 giờ chiều, bước chân lên cầu thang tôi thấy Thầy khoảng trên dưới 80 tuổi, rất đẹp lăo với một cḥm râu bạc dưới cằm dài có tới hơn mười phân tây. Thầy đang coi cho một bà, gần đó c̣n có mấy bà đang chờ đến phiên.

Thấy t́nh cảnh như vậy, tôi hơi lưỡng lự v́ nếu thầy coi hết cho mấy bà cũng phải mất vài tiếng đồng hồ nhưng tôi cũng nghĩ "đă lỡ vậy cho lỡ luôn"; bất chợt tôi nghe tiếng ông Thầy:

- Chú em lên đây, chú em cần hỏi Thầy có việc ǵ?

- Dạ kính chào Cụ, cháu có ít việc xin Cụ giúp đỡ nhưng Cụ c̣n mấy bà khách, cháu xin chờ.

- Không sao đâu chú em, cứ nói đi

- Dạ thưa Cụ, thế là tôi kể sơ lược câu chuyện cho ông Thầy nghe. Nghe xong, ông Cụ cầm tờ giấy và cây viết đưa cho tôi rồi nói:

- Chú em viết cho tôi mấy chữ để tôi coi.

Cầm tờ giấy và cây viết, không biết lư do nào thúc đẩy mà tôi viết bốn chữ:

"Quy hồi cố thổ" (tạm dịch là "trở về quê cũ").

viết xong tôi đưa cho ông Thầy coi. Nh́n bốn chữ tôi viết trên trang giấy, ông Thầy nh́n tôi rồi vừa cười vừa nói:

- Chú em về đi, Bạch Hổ (có lẽ ám chỉ máy sonar) đă gầm lên rồi, về nhanh lên, ở nhà đă có tin và bà chị đang chờ Chú em đấy"; mừng quá, tôi tính lấy tiền trả công Ông Cụ nhưng bị chặn lại: Chú em Thầy không lấy tiền công đâu, chú em giữ lấy để c̣n nhiều việc phải tiêu đến; thôi Chú em đi đi.

Về đến nhà, chị tôi cho biết lúc hai giờ chiều, Sonar của Hải Quân Hoa Kỳ đă t́m thấy máy bay ở cách chổ tai nạn chừng mười cây số về phía nam Đà Nẵng. Hiện Trung Tướng Tư Lệnh đă cho Hải Quân Việt Nam và Người Nhái đang lặn t́m xem có thấy mấy anh hay không.

Hồi hộp quá tôi chạy sang bên Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đoàn, găp anh Thiếu Tá Sanh và chúng tôi ngồi chờ tin tức từ ngoài khơi gửi về, tôi nghĩ rằng: Ông Thầy hay thiệt, chỉ nh́n bốn chữ mà biết đă t́m được chiếc trực thăng gặp nạn.

Đến năm giờ chiều, tôi buồn bă từ biệt mấy anh sĩ quan Pháo Binh về nhà để cho chị tôi biết là chỉ t́m được có phần đuôi của trực thăng mà thôi c̣n cái bụng (chúng tôi c̣n gọi nó là cái hột vịt) th́ chưa thấy nó v́ nó đang ở đâu trong Vịnh Đà Nẵng.

Không thể chờ lâu hơn được, hôm sau tôi yêu cầu Pháo Binh Quân Đoàn cho tôi hai xe vận tải của Đơn Vị để dọn nhà chị tôi vào Sàig̣n, sau đó Bà Soạn và Chị tôi quyết định trước ngày vào Nam sẽ làm một lễ cầu siêu và cầu hồn nhập vào cành phan để đem về Sàig̣n thờ cúng anh tôi.

Đến ngày thứ sáu khi anh tôi chết, ngày 17 Tháng Giêng năm Nhâm Tư, hai gia đ́nh đă ra băi biển Nam Ô, có mời mấy vị Đại Đức đến để làm lễ cầu hồn. Trong lúc làm lễ, việc khóc than không thể tránh được th́ tôi gặp một ông Cụ người địa phương chống gậy đến gặp tôi rồi nói:

- Chú em, tôi biết gia đ́nh chú em đang có chuyện buồn, nhưng tôi biết tôi có thể giúp được, vậy chú em nói với mấy bà chị đừng khóc than nhiều quá có hại cho sức khỏe.

- Thưa Cụ, v́ từ ngày gặp nạn cho đến hôm nay cũng đă sáu ngày, gia đ́nh hai chị tôi không hy vọng ǵ t́m lại được thi hài của mấy anh tôi, nay được Cụ giúp cho chúng tôi xin hậu tạ.

- Chú em đừng có lo, tôi đă tính rồi, tôi sẽ chọn ngày tốt rồi đón mấy ông ấy về tôi sẽ cho chú em hay sau.

- Dạ thưa Cụ vâng, chúng tôi cũng hứa sẽ bồi hoàn tất cả mọi chi phí liên quan đến buổi lễ đón các anh tôi về.

Buổi lễ chấm dứt, hai gia đ́nh quay về lại Đà Nẵng để rồi ngày hôm sau vợ chồng tôi đưa gia đ́nh chị tôi về Sàig̣n.

Thực t́nh mà nói, tôi không tin tưởng lắm đến lời hứa của ông Cụ tại Nam Ô v́ tôi cứ nghĩ là máy móc tinh vi của Hải Quân Việt Mỹ c̣n t́m không ra "cái hột vịt" đang ở đâu th́ làm sao mà người dân chài lưới của Nam Ô lại có thể t́m được ông Soạn và anh tôi trong cái mênh mông của Vịnh Đà Nẵng?

Nhưng tôi chợt nhớ khi tôi c̣n làm việc ở Nha Trang, từ năm 1963 đến năm 1967, tôi có quen một ông Trưởng ấp chài lưới ở Xóm Cồn sau Chợ Đầm Nha Trang, khi tôi làm chiếc cầu bằng bê tông cốt sắt thay thế cái cầu khỉ để các em học sinh cũng như dân Xóm Cồn qua lại, tôi có nghe nói về cách thức t́m xác người chết trên biển hay trên sông hồ của người dân chài như sau:

"Những người dân khi đi đánh cá, chẳng may gặp tai nạn như giông băo, ch́m ghe, xác thường bị ch́m theo ghe không có cách ǵ vớt được để đem vào đất liên mà chôn cất; tuy nhiên, cha truyền con nối, họ có một cách t́m lại những thi hài của những bạn chài ngoài biển cho nên rất ít khi bị mất tích hoàn toàn trong ḷng biển.

Phương pháp t́m kiếm những người chết ch́m trên biển hay trên sông hồ đều giống nhau và chỉ diễn ra vào lúc nào mà ông Thầy cúng ở trong Làng sau khi bấm số của người chết và thân nhân của họ để t́m một ngày tốt mới làm lễ đón người quá cố trở về.

Tôi không biết thế nào là ngày tốt, nhưng tựu chung có lẽ là ngày hợp với ngày sinh, tháng đẻ cũng như ngày gặp nạn của người chết, sau đó dân chài bèn làm một cái lễ rước thi hài về đất liền và tùy theo khu vực mà trong đó người mất tích được coi như đă chết ch́m, rộng lớn hay nhỏ hẹp để dân làng cho một số ghe chài loại nhỏ ra khơi, dàn hàng ngang, cách vài trăm thước mới có một ghe, mỗi ghe mang theo một thùng dầu đậu phụng chừng hai mươi lít rồi từ từ đổ dầu xuống biển.

Dầu đậu phụng (peanut oil) đă loang ra và tản mát theo sóng biển, lững lờ trôi vào một nơi "hữu định" trong lúc đó sau khi đổ hết dầu xuống nước, những chiếc ghe câu này cứ tà tà lần theo dấu vết loang của dầu đang trôi ở phía trước; đến một lúc nào đó, tất cả số dầu đậu phụng được đổ xuống nước mấy giờ trước đă tập trung lại một chổ, dù có ngọn sóng đánh chúng văng ra xa th́ sau đó dầu lại gom đến nơi chúng vừa gặp nhau; người chủ lễ sau đó đốt nhang, khấn vái và quăng lưới ngay giữa vũng dầu và thế là thi hài người chết được vớt lên, đem về đất liền để mai táng.

Nghe câu truyện này của ông Trưởng Ấp Xóm Cồn Nha Trang, tôi thấy nó có vẻ "huyền bí" và giống như trong mấy câu truyện "thần thoại" để kể cho mấy cháu bé trước khi chúng ngủ.

Nhưng lần này, khi không t́m lại được anh tôi, tôi đă cầu xin phương cách t́m thi hài anh tôi và ông Soạn của dân chài Nha Trang sẽ ứng dụng và trở thành hiện thực đối với hai gia đ́nh sĩ quan Pháo Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa".

Thế rồi thời gian cứ chầm chậm trôi qua, tôi được biết Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm đă điện cho ông Cậu hay ông Chú của Tổng Thống Thiệu đang ở Phan Rang để xin can thiệp với Tổng Thống xét lại việc truy thăng cho anh tôi; sau đó ông Thiệu có hứa là khi nào t́m được thi hai anh tôi th́ chấp thuận cho một sao.

May quá đây không phải là lời hứa cuội tuy nhiên chúng tôi thấy nó khôi hài ở chỗ có rất ít hy vọng t́m lại được thi hài anh tôi và ông Soạn vào những ngày kế tiếp vậy theo tôi th́ lấy đâu ra xác anh tôi để được truy thăng cho người chết?

Hai mươi sáu ngày đă trôi qua kể từ ngày anh tôi gặp nạn: 25-2-1972 tức là ngày 11 Tháng Giêng Năm Nhâm Tư, mọi chuyện hầu như vô vọng v́ Hải Quân Hoa Kỳ cũng như Hải Quân Việt Nam đă chấm dứt việc t́m kiếm sau gần hai tuần lễ mà không có kết quả. Hy vọng của chị tôi và các cháu cũng đă trôi theo với thời gian v́ cuộc sống bương trải để kiếm sống và lo việc học hành cho các cháu.

Ngày thứ hai mươi bảy, ngày 23-3-1972, (tháng hai 1972 có 29 ngày) tôi đang làm việc ở Trường Công Binh B́nh Dương, vào lúc hai giờ chiều tôi nhận được hai cú điện thoại: một của Bộ Chỉ Huy Binh Chủng Pháo Binh và một của chị tôi cho tôi biết là dân chài Nam Ô vừa t́m thấy thân tàu vào trưa ngày hôm nay, ngày 23-3-1972; họ đă thả phao đánh dấu nơi "hột vịt" cách bờ biển Thị xă Đà Nẵng có vài cây số nhưng cách nơi bị nạn có đến gần hai mươi cây số.

Sau khi được tin Trung Tướng Tư Lệnh Hoàng Xuân Lăm đă chỉ thị cho căn cứ người nhái tại Chu Lai đưa một toán người nhái do một Đại Úy chỉ huy để đưa các ông về vào sáng ngày mai, ngày thứ hai mươi tám, 2-/3-1972; nghe đến đây, tôi có nói với chị tôi:

- Chị đi trước, c̣n em ngày mai mới lên đường được; khi gặp anh, chị nhớ coi xem con mắt trái của anh có bị chảy máu như tối hôm anh gặp nạn, anh đă về thăm chị không nhé, đồng thời chị đừng quên mang theo tiền để trả ơn những người dân chài ở Nam Ô, chị cũng nhắc cho Bà Soạn biết việc này nghe chị, em cũng sẽ xuống Sàig̣n giữ chỗ ngay bây gị.

Nói với chị dâu tôi xong, tôi thu xếp một ít công việc nhà và giao việc điều hành các khóa học của Trường Công Binh cho anh phụ tá rồi cầm giấy phép đặc biệt bốn ngày của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Trường Phạm Văn Điển.

Xuống đến Sài g̣n đâu cũng gần bốn giờ chiều, tôi tạt vào nhà Bố Mẹ vợ của tôi và báo tin cho ông Bố vợ biết kết quả của việc t́m kiếm anh tôi cũng như nhờ ông bà chăm sóc vợ con tôi trên B́nh Dương; gặp ông tôi nói:

- Ba, xác anh Đồng con người ta đă t́m ra rồi, bây giờ con phải đi lấy vé máy bay ngay cho kịp.

- Thế vợ con có đi với con không?

- Dạ không mà Ba, nhà con ở lại lo cho mấy cháu, đi nữa cũng chẳng làm được ǵ chỉ thêm tốn kém lại nữa chưa đến ngày lănh lương.

- Ba biết, con cầm lấy tiền đi ngay ra Hăng Air Việt Nam cho kịp lấy vé mà ra Đà Nẵng vào ngày mai, mọi chuyện ở nhà có Ba lo cho, nhớ lấy vé Boeing 727 cho nó nhanh và không sợ trễ nải.

Ông Cụ tinh tế quá, tôi chưa kịp hỏi ông tiền th́ ông đă đưa ngay cho tôi. Bố vợ tôi mấy năm về trước có làm việc chung với anh tôi ở Tiểu Đoàn Pháo Binh tại Dĩ An Biên Ḥa, do đó tôi đă "phỗng mất" cô con gái rượu độc nhất của ông. Ông rất thương và quư anh tôi cho nên ông không thắc mắc khi tôi vào làm rể.

- Cám ơn Ba, con cũng tính hỏi Ba cho con mượn.....

- Thôi đi đi con, gần đến giờ nghỉ việc rồi, nhớ cho Ba biết tin tức khi vớt được anh Đồng con nhé.

- Dạ vâng, con đi đây.

Sau đó tôi chào Bố Mẹ vợ rồi đi mua vé và máy bay cất cánh vào lúc năm giờ chiều ngày hôm sau. Đêm đến, tôi trằn trọc khó ngủ và hồi tưởng lại lời hứa của ông Cụ mà tôi gặp khi làm lễ cầu hồn vào ba tuần trước, cho nên khi tôi ra đến nơi vào lúc tám giờ tối của ngày hôm 24-3-72 th́ việc tẩm liệm ông Soạn và anh tôi đă hoàn tất vào buổi trưa.

Thật tốt cho tôi v́ anh tôi tuổi Canh Ngọ, c̣n tôi tuổi Quư Dậu, xung khắc, khi nhập quan tôi phải tránh mặt. Tướng Soạn và anh tôi đă trở về đất liền sau hai mươi tám ngày ngâm ḿnh trong biển, và sau đây là câu truyện t́m người chết và đưa người chết trở về mà tôi được biết khi tiếp xúc với những người đă giúp đỡ hai gia đ́nh Soạn và Đồng.

Lời kể của anh Thượng Sĩ Nhất Trung Đội Trưởng Trung Đội Chung Sự thuộc Đại Đội Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật:

- Vào ban đêm của ngày thứ hai mươi sáu, 22-3-1972, tôi (Trung Đội Trưởng) trong lúc ngủ, tôi thấy "hai ông" mở cửa bước vào nhà, nh́n lên tôi thấy ông Soạn và Ông Đồng trông người rất to lớn, quần áo mặc chật ních, nước rỏ ṛng ṛng trên sàn nhà; tôi vừa đứng lên chào, tôi nghe Ông Đồng nói với tôi:

- Thượng Sĩ cho dọn chỗ để chúng tôi về.

Sau câu nói, hai ông quay ra cửa là lúc tôi toát mồ hôi và tỉnh dậy chờ cho đến sáng. Sáng hôm qua 23-3, tôi gọi anh Trung Đội Phó của tôi rồi lấy tiền đưa cho anh ta để đi mua gỗ "Giáng Hương" đem về làm hai cỗ áo quan cho hai ông, tôi nói:

- Hồi đêm tôi nằm mộng thấy ông Soạn và ông Đồng về gặp tôi và yêu cầu tụi ḿnh dọn chỗ để hai ông về. Chú cầm tiền ra mua hai cỗ bằng gỗ Hương và nhớ là cho lính đóng áo quan lớn hơn thường lệ v́ tôi thấy hai ông to lớn lắm, anh Thượng sĩ Trung đội Phó nói:

- Thượng Sĩ, ḿnh đâu đă có tin ǵ về việc t́m thấy hai ông ấy mà đi mua gỗ, nhỡ một cái th́ hai "Cỗ áo" này dùng cho ai?

- Th́ chú cứ đi mau lên, không có sao đâu, sáng mai các ông ấy về đây th́ lấy đâu ra "hàng" để tẩm liệm? Bảo mấy thằng em làm nhanh tay nghe.

Anh Thượng Sĩ Trung Đội Phó đă đi ra trại Cưa ở Phước Tường mua gỗ Hương vừa đem về đến nhà Quàn th́ có tin đă t́m được ông Soạn và anh tôi đúng như trong giấc mơ của anh Trung Đội Trưởng Trung Đội Chung Sự vào đêm hôm trước".

Lời kể của một người Dân Chài Nam Ô:

- Sau buổi lễ cầu hồn vào ba tuần trước của hai gia đ́nh mấy ông, chúng tôi t́m được ngày tốt là ngày 22-3 để đón mấy ông về và chúng tôi đă làm lễ cầu hồn hai ông theo thủ tục của Dân Chài chúng tôi, sau đó chúng tôi ra khơi rồi bủa lưới th́ lưới vướng vào "càng của thân tàu".

Sau khi lặn khoăng 40 sải nước (trung b́nh một sải là 1.3 thước), chúng tôi sờ được thân tầu rồi cột phao đánh dấu nơi tàu ch́m sau đó báo cho mấy ông ở Quân Đoàn biết để đưa thi hài mấy ông ấy về; công việc như vậy là hoàn tất, chúng tôi đă t́m được thi hài của mấy ông cho gia đ́nh rồi đấy.

Tôi hỏi anh ta v́ tôi muốn t́m gặp ông Cụ, người đă hứa giúp gia đ́nh chị tôi, để trả ơn nhưng không gặp tuy nhiên bà Soạn và chị tôi đă đưa mấy trăm ngàn trả tiền công và tiền mua lễ vật để cúng trước khi t́m được thi hài hai anh".

Lời kể của một Sĩ quan Pháo Binh Quân Đoàn.

- Sau khi được thông báo dân chài lưới ở Nam Ô đă t́m được xác chiếc trực thăng, người nhái tại Chu Lai được đưa đến vào sáng sớm ngày 24-3. Người đầu tiên lặn xuông thám sát rồi sau khi trồi lên mặt nước anh ta cho biết:

- Thân tàu ngập trong đám bùn và cát của cửa biển Đà Nẵng, thân tàu lật úp đưa hai càng lên nên khi bủa lưới, lưới đă mắc vào càng của trực thăng sau đó dân chài đă cột giây phao để đánh dấu nơi trực thăng được t́m thấy, chỗ này sâu hơn 40 thước nước.

Nhận được báo cáo của anh chuyên viên người nhái, anh Đại Úy trưởng toán gọi một nhân viên đi theo rồi lặn xuống để t́m cách đưa tàu ra khỏi vũng bùn, khi đến nơi, anh sờ và nh́n thấy 2 càng của trực thăng, c̣n cửa và thân tàu hoàn toàn ngập trong lớp bùn dầy đặc của cửa biển Đà Nẵng.

Anh Đại úy t́m cách lật nghiêng thân tàu để xem có ông nào c̣n ở bên trong thân tàu hay đă văng ra ngoài ngay khi bị nạn, khi "hột vịt" được lật nghiêng, một bóng đen từ trong thân tàu thoát ra khỏi cửa và như "ôm" lấy người anh Đại Úy, anh Đại Úy đă xô vật này ra v́ chưa biết là cái ǵ nhưng khi định thần th́ thấy là thi hài của một trong số những người mất tích đang trồi lên mặt nước.

Giật ḿnh v́ sợ bị mất thi hài nên anh Đại Úy Trưởng toán đă vội nắm lấy cổ chân của xác chết giữ lại nhưng v́ xác chềt trồi lên quá nhanh trong lúc anh Đại Úy không đủ sức nặng để tŕ lại nên đă bị xác chết kéo theo trồi lên mặt nước cùng với xác chết, việc lên khỏi mặt nước quá nhanh tạo nên thế mất quân b́nh áp xuất của cơ thể và kết quả là trên xuồng phao cao su, nhân viên người nhái thấy ông Đại Úy ngất xỉu bên cạnh thi hài của anh Đại Tá phi công.

Toán người nhái trên tàu đă vội đưa anh Đại Úy lên thuyền đồng thời gọi trực thăng tản thương đem về Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu, sau đó họ cũng vớt được ông Đại Tá Hoa Kỳ và giao cho văn pḥng Cố Vấn Quân Đoàn 1.

Rút kinh nghiệm, lần này hai người nhái lặn xuống và cùng làm một động tác để t́m những người c̣n kẹt lại trong tàu, khi hai anh người nhái đứng một bên và cùng nhau dở càng trực thăng để lật nghiêng, anh Đồng tôi, thân thể đă trương ph́nh chật cứng trong bộ quân phục tác chiến, trong tư thế ngồi co hai chân như ta ngồi ghế dựa, dây an toàn đă được tháo, hai tay khùynh ra như muốn ôm một vật ǵ, xác của anh đă từ từ trôi ra phía cửa, hai anh người nhái, mỗi anh một bên đă d́u anh tôi lên mặt nước, để đem lên thuyền.

Sau đó đến phiên ông Soạn; ông chưa gỡ được dây an toàn cho nên chết trong lúc vẫn c̣n ngồi trên ghế dây vải của trực thăng, hai anh người nhái phải cắt dây để đưa ông lên mặt nước, công việc t́m kiếm những người c̣n lại chấm dứt với việc ông Đại Úy người nhái phải nhập viên mất hơn một tuần lễ mới khỏi bệnh".

Sáng ngày thứ hai mươi tám, 24-2-1972, chị dâu tôi đă nhận được xác anh tôi và thấy con mắt bên trái của anh đă bị vỡ như chị thấy trong giấc mơ ngay hôm gặp nạn, thật là một điều kỳ diệu.

Trước khi đưa thi hài ông Soạn và anh tôi về Sài g̣n, Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm đă thay mặt Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Truy Thăng cho ông Soạn thêm một sao, và anh tôi cũng được một sao như lời hứa của Ông Thiệu; ngoài ra ông Soạn c̣n được nâng cấp Bảo Quốc Huân Chương lên Đệ Nhị Đẳng trong lúc đó anh tôi cũng được truy tặng Đệ Tam Đẳng Bảo Quấc Huân Chương.

Sau phần nghi lễ, quan tài của ông Soạn và anh tôi được đặt lên hai xe Thiết vận Xa M113 để đưa ra phi trường Đà Nặng. Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm đă đưa tiễn hai ông Soạn và Đồng một quăng đường; tôi đă thay mặt hai gia đ́nh để lạy tạ những người đưa tiễn Ông Soạn và Anh tôi vào Sàig̣n.

Chúng tôi đă đưa hai Anh vào Sàig̣n bằng hai máy bay C119 của Không Quân Việt Nam, khi máy bay "b́nh phi" sau khi lên đến cao độ được chỉ định, tôi thấy không xong v́ ḥm thiếc đă hàn không kỹ khi nhập quan, tôi lên buồng lái gặp anh Đại Úy Trưởng tầu:

- Đại Úy, ḿnh đang bay ở cao độ bao nhiêu đấy?

- Dạ, tầu ḿnh đang ở cao độ 4,000 bộ (1,200m)

- Không xong rồi Đại Úy, ḥm kẽm hàn không kỹ, Đại Úy cho tụt cao độ được không?

- Không được đâu Trung Tá, tàu đang bay dọc Quốc Lộ 1, nếu xuống thấp th́ có thể ăn đạn thêm nữa Tân Sơn Nhất đă chỉ định cao độ và hướng bay cho tàu.

- Đại Úy, theo tôi anh xin Trung Tâm kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất để xuống cao độ khoảng 1,000 bộ (300m) và bay ra biển, dọc theo bờ biển đến Vũng Tàu mới quẹo vào Sàig̣n, tôi thấy an toàn cho tàu và cho "mấy ổng ở trong đó", được không?

- Vâng để tôi coi, thế rồi chừng một phút sau chúng tôi đă lạng ra bờ biển Quảng Ngăi và bay dọc theo bờ biển từ Quảng Ngăi vào Sàig̣n với cao độ khoảng 300 thước cho nên đây cũng là lần cuối cùng tôi được nh́n bờ biển Việt Nam thân yêu từ trên phi cơ cho đến ngày nay.

Khi đang bay, tôi nghe tiếng lụp bụp của một trong hai động cơ của C119, tôi cũng ngán quá v́ nhỡ một cái mà xuống biển th́ ai vớt tôi đây? Nh́n anh Trưởng Tàu đang xoay xoay mấy cái núm trên bảng điều khiển tôi hỏi:

- Có ǵ trục trặc hay sao hả anh, tôi thấy máy nổ lụp bụp rồi x́ khói, ḿnh có sao không?

- Yên trí mà ông, nó có tên là "Quan Tài Bay" do giới phi công chúng tôi đặt tên cho nó đấy nên không có sao đâu.

- Trời đất, tên ǵ mà kỳ cục vậy?

- Máy móc th́ hay hư bất tử, không tin tưởng được. Hư và nhập xưởng để sửa hoài hoài à.

- Chúng tôi luôn luôn được "mấy ông" phù hộ cho nên chưa rớt phi vụ nào.

Gần đến Sài g̣n, anh Đại Úy Trưởng tàu rời khỏi ghế xuống gặp tôi:

- Trung Tá, có lệnh khi về đến Tân Sơn Nhất, tàu ḿnh sẽ đáp sau tầu của Tướng Soạn khoảng 15 phút v́ cần thời gian để làm lễ tiếp đón Tướng Soạn tại Phi Trường, như vậy tôi sẽ lượn vài ṿng và lên cao độ 600 thước chung quanh Phi Trường "cho ăn chắc".

Khi nào lễ đón Tướng Soạn xong lúc đó tôi mới đáp và đưa tàu vào khu vực hành lễ của đại diện các Quân Binh Chủng. Trung Tá nói với gia đ́nh chỉ rời tàu khi nào Đại Đội Danh Dự đón chào đă chuẩn bị xong nhé.

- Okay, khi nào anh mở cũa hậu chúng tôi mới xuống.

Sau lễ nghi quân cách tại Tân Sơn Nhất, thi hài anh tôi được đưa về quàn tại Chùa Vĩnh Nghiêm, một tuần sau Anh tôi mới được chôn cất tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa c̣n Ông Soạn được an táng tại đâu tôi không biết.

Mấy năm sau khi mất nước, gia đ́nh chúng tôi và các cháu đă cải táng để rồi cho đến bây giờ Anh tôi đang "ăn mày Phật" tại Chùa Pháp Vân Phú Nhuận thành phố ***.

Lúc này gia đ́nh chị tôi hiện định cư tại Na Uy c̣n gia đ́nh bà Tướng Soạn th́ bất hạnh thay, khi Bà và mấy cháu vượt biên, ghe bị vỡ và bà Soạn đă gặp được chồng cũng trong làn nước biển trong xanh tại Hải phận Vũng Tầu.

Viết lại câu truyện này tôi muốn nêu lên mấy khía cạnh thuộc về sự mầu nhiệm và huyền bí của Dân Tộc Việt Nam trong mấy chục năm qua; tôi xin tóm lược những suy nghĩ của tôi gửi đến quư bạn đọc để quư bạn giúp tôi t́m một câu giải đáp sao cho thỏa đáng nhé:

1. Ông Đại Đức tu hành tại Chùa Tỉnh Giáo Hội Phú Bổn vào năm 1967. Ông đă viết vào giữa là số của Anh tôi một câu: "Năm 1972 nếu xuất dương th́ THỌ TỬ" (th́ chết).

Nói về người con Út của Anh tôi khi cháu chào đời: "Cậu bé này ra đời th́ Cha cậu bé sẽ HẾT SỐ".

Sự xung khắc giữa Canh Ngọ 1930 với Kỷ Dậu 1969. Và Anh tôi đă "hết số" vào ba năm sau 1972, năm Nhâm Tư.

2. Ngày Mồng Ba Tết năm Nhâm Tư, 17-2-1972, trong buổi lễ Thượng Kỳ đầu năm, mặc dầu đă đi "coi Thầy" và được Thầy cho ngày giờ để làm lễ nhưng có lẽ v́ đă tới số rồi cho nên một trận cuồng phong, bụi đất mịt mù và "Lá Cờ" của Đơn Vị, được coi là "Bản Mệnh của người Chỉ Huy", khi đang kéo lên đă bị kẹt lại và trở thành "Cờ Tang" của Đơn vị. Đây có phải là điềm báo trước cho cái chết của Chỉ Huy Trưởng sẽ xẩy ra trong nay mai?

3. Ngày 11 tháng Giêng năm Nhâm Tư, 25-2-1972 sau khi thăm viếng ở ngoài khơi Đà Nẵng, giữa cái mênh mông của biển cả sao lại có một ngọn gió "quái ác" thổi ngang thân tàu đễ gây nên việc gẫy làm đôi chiếc trực thăng? Đây có phải là: đúng giờ, đúng ngày, đúng tháng mà tám trong số chín người người "phải chết" (người sống sót là anh sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ).

4. Tám ngày sau lễ chào cờ, ngày 11 Tháng Giêng Năm Nhâm Tư, 25-2-1972, khi tai nạn xẩy ra vào lúc buổi chiều, đêm đến, Anh tôi đă về gặp chị dâu tôi, quần áo ướt xũng nước chảy ṛng ṛng trên nền nhà, đứng lắc đầu rồi khóc, một con mắt đă bị vỡ khi gặp nạn. Hai mươi tám ngày sau, khi vớt được xác, chi dâu tôi xác nhận con mắt anh tôi đă bị vỡ như có vật ǵ bén nhọn đâm vào và có máu chảy.

5. Chuyện ǵ đă xẩy ra và sự huyền bí cùng linh thiêng của buổi lễ tại Nam ô khi những người dân chài địa phương làm lễ rồi ra khơi t́m anh tôi và ông Soạn. Tại sao lại dùng dầu đậu phụng như tôi được nghe kể ở Nha Trang trong những năm 1963-1967 mà không dùng loại dầu nào khác?

Buổi lễ t́m anh tôi có đúng như lời ông Trưởng Ấp Xóm Cồn bên sau Chợ Đầm Nha Trang đă kể cho tôi nghe hay là một buổi lễ với nhưng nghi thức khác và phương pháp khác mà tôi v́ không có thời gian nên không hỏi được đến nơi đến chốn.

6. Trước ngày dân chài t́m được những người mất tích một đêm, anh Trung Đội Trưởng Trung Đội Chung Sự nằm mộng gặp Ông Soạn và Anh tôi, yêu cầu dọn chỗ để hai ông về.

Thực hay hư chưa được biết nhưng anh Trung Đội Trưởng cũng bỏ tiền riêng của anh đễ mua hai cỗ áo quan bằng gỗ Hương, loại gỗ đắt tiền chỉ dùng để đóng bàn ghế, để lo chỗ nằm cho hai người vừa chết.

Mười ngày đă trôi qua kể từ khi gặp nạn, trong lúc việc đi t́m thi hài ông Soạn và anh tôi đă không c̣n được Hải Quân Mỹ Việt lưu tâm đến chúng tôi mới được tin ông Thiệu chấp thuận truy thăng cho Anh tôi khi nào đem được xác về.

Xét về t́nh th́ hợp lư nhưng xét về lư th́ nếu ông Thiểu muốn cho truy thăng th́ lúc nào cũng làm được đâu phải chờ đến khi mang được xác về. Vậy lời hứa này coi như "hứa để mà hứa", t́m được th́ "Ta" cho c̣n mất xác th́ "Không".

Nhưng đúng ngày thứ hai mươi tám (Nhị Thập Bát Tú = hai mươi tám v́ sao trong truyện Tàu) hai anh đă về để tiếp nhận sự Truy Thăng và Truy Tặng theo đứng lễ nghi của Quân Đội Miền Nam dành cho những người chết v́ công vụ.

Anh Thiếu Tá Lê Văn Sanh, người có tên trong danh sách ra thăm Chiến Hạm nhưng v́ "số chưa chết" cho nên anh phải trở về trong nuối tiếc v́ mất một dịp may hiếm có để thăm Đệ Thất Hạm Đội.

Anh đă "không được đi chung một tàu với những người sắp chết". Khi tôi viết câu truyện này anh Lê văn Sanh đang sinh sống ở Houston Texas USA. Chúng tôi mừng anh v́ anh được thêm tuổi thọ.

Câu giải đáp chúng tôi xin dành cho quư bạn, chúng tôi cũng chân thành cám ơn quư độc giả đă theo dơi câu truyện riêng tư của gia đ́nh chúng tôi, xin đa tạ.




                                                                          













Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 526 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



THẾ GIỚI TÂM LINH


(KỲ SÁU)

Miền Nam Việt Nam bị "bức tử" vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi, những quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, không phân biệt cấp bậc hay Quân Binh Chủng, chúng tôi đă theo nhau vào những nhà tù cải tạo, có lẽ lớn nhất nh́ Thế Giới, để rồi tôi lại gặp một chuyện liên quan đến:

Thế Giới Vô H́nh Trên Hoàng Liên Sơn 1979

Ngày tháng lại tiếp tục qua đi chúng tôi vẫn c̣n bị giam lỏng ở Hoàng Liên Sơn. Các bạn tôi vẫn tiếp tục đi rừng, phát quang, làm rẫy để trồng khoai ḿ c̣n tôi v́ là con cháu Bà Hỏa cho nên tôi lại được cử vào nhà bếp để nấu nướng cho 300 anh em cùng cải tạo như tôi, sau đây là câu chuyện "Ma nữ với Chảo Bắp" tôi xin kể ra đây để quư bạn thưởng lăm.

Khi Trại tám thành lập th́ nơi đây chỉ là một sườn đồi và được dân địa phương canh tác các loại hoa mầu cũng đă lâu đời rồi; tại đây có một căn nhà ba gian lợp bằng lá và cột kèo đều là tre, nứa và cây rừng.

Trong căn nhà này có một gian để một cái trơng tre một thước bề rộng và hai thước bề dài có lẽ là dùng để cho người coi rẫy ngả lưng vào những giấc ngủ buổi trưa th́ phải.

Trại tám cho xử dụng căn nhà này làm bếp cho Trại cải tạo và cho nới thêm hai gian nữa cho thành năm gian và được bố trí như sau: một gian làm kho có cửa sổ để phân phát thức ăn, một gian làm chỗ ngủ có cái trỏng tre và để dụng cụ nhà bếp, hai gian kế tiếp th́ xây năm ḷ cho năm chảo để nấu nước và nấu thức ăn cho Trại; gian nhà c̣n lại th́ làm sàn nước, có che thêm mái cho đủ rộng để lấy chỗ làm trâu và heo những khi chúng tôi được ‘bồi dưỡng’.

Lúc tôi đổi đến trại và được điều động xuống bếp, tôi lấy làm lạ là không có anh nào trong nhóm nhà bếp ngủ trên cái trơng tre này hàng đêm khi lên phiên trực, tôi hỏi mấy bạn th́ ai cũng nói:

- Lạ lắm nhưng nếu muốn th́ cậu cứ ngủ thử một đêm th́ biết.

Th́ ra "hiện tượng lạ xẩy ra hàng đêm" khi anh trực bếp mang đồ ngủ xuống và giăng màn rồi ngả lưng trên cái trơng tre này th́ cứ vào nửa đêm về sáng, nhà bếp gồm 15 đến 17 anh lần lượt đều "bị ném xuống đất" với một câu nói mơ hồ bên tai:

- Trả chỗ này lại cho tôi.

Chỉ có 2 trong 17 anh làm bếp là "có quyền nằm trên cái Trơng Tre này" mà thôi. Đó là Anh Trung Tá Sáu Nhỏ, Binh Chủng Nhẩy Dù, bếp Trưởng và anh Trung Tá Khuyến, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn Khu Trục Đà Nẵng, c̣n tôi là người thứ 18.

Khi nghe được câu chuyện này và anh em trong nhà bếp ai cũng muốn tôi thử xem sao, thế là tôi "đồng ư ngay" và tối hôm đó tôi dọn đồ xuống bếp và nằm lên trơng tre để ngủ cho đến sáng mà không có chuyện ǵ xẩy ra cho tôi.

Sau này tôi được biết là nơi đây: "Một cô Thôn nữ đă nằm xuống và thi hài của cô được đặt trên cái trơng tre này để chờ mai táng".

Kể từ đó những anh nào "không được phép" đều dọn chỗ ngủ ở trong kho hay gần ḷ nấu, c̣n ba anh em chúng tôi (cấp Trung Tá) th́ khi lên phiên đều "được linh hồn người quá cố" cho phép ngủ qua đêm mà không bao giờ bị quấy phá hay "đuổi đi" chổ khác.

Riêng tôi những lúc sau này mỗi lần xuống ngủ dưới bếp, trước khi ngả lưng tôi cũng thầm khấn "linh hồn cô bé" để xin được ngủ qua đêm trong yên ổn.

Sau đó một hôm tôi lên phiên trực nấu bắp, sau khi gạt than ba ḷ nấu vào lúc mười giờ tối như thông lệ, rồi b́nh tĩnh để lên trơng tre giăng màn và nằm ngủ, vào lúc nửa khuya th́ văng vẳng bên tai tôi có tiếng nói mơ hồ từ đâu vọng lại:

- Dậy.. dậy.. khéo không th́ chảo số ba sẽ bị khét..

Đồng thời làm như có ai nắm hai ngón chân cái của tôi để đánh thức tôi dậy, trong lúc đó tôi ngửi được mùi bắp bị khê. Tôi bật dậy như cái ḷ so, tung mùng chạy vội ra bếp, mở nắp chảo số ba, cầm cái xẻng đẩy xuống sát đáy chảo và lật lên, th́ bắp đă bắt đầu hết nước, hơi khô nhưng chưa khét.

Trộn đều chảo bắp xong tôi vội chữa cháy bằng mấy thau nước lạnh tạt vào trong ḷ để làm nguội thành ḷ chờ sáng mới không bị khê.

Anh vệ binh thấy tôi hùng hục ‘chữa lửa’ bèn lại hỏi tôi tại sao tôi thức dậy sớm thế, v́ mới có hơn một giờ sáng mà thôi, tôi trả lời cho qua câu chuyện rồi "thầm cám ơn người khuất mặt" để rồi lại tiếp tục đi ngủ.

Riêng rằm tháng 7 năm 1979, anh bếp phó Thiếu Tá Nguyễn Ky Biệt Động Quân, đă yêu cầu Hậu Cần cung cấp cho nhà bếp mấy thẻ nhang, rồi chúng tôi làm mâm cơm tươm tất để cúng "Cô Hồn" tại bếp, riêng tại ḷ bánh ḿ do tôi phụ trách, tôi cúng bánh ḿ nhưng cũng có vài nén nhang.

Lư do chúng tôi cúng "cô hồn" ở ḷ bánh ḿ là v́ căn cḥi này, một căn nhà lá có chiều rộng 2.5 thước và chiều dài là ba thước, trước khi tôi đến Trại tám là nơi quàn xác một anh bạn, Thiếu Tá hay Đại uư tên là Tấn bị chết khi cải tạo tại Trại tám, thi hài anh Tấn được để tại đây một đêm và một ngày rồi mới được chôn cất.

Khi tôi phụ trách nướng bánh ḿ, Trại đă chỉ thị cho tôi lấy căn cḥi này mà làm ḷ nướng bánh, tôi đă phải khấn anh Tấn để xin anh cho phép dùng nơi ở của anh để phục vụ những người cùng cảnh ngộ như anh nhưng "chưa chết".

Khi nướng bánh ḿ mẻ đầu tiên, tôi lấy năm ổ bánh rồi xếp lên mặt ḷ để cúng anh Tấn. Sau khi chúng tôi ra được mấy mẻ bánh tiếp theo th́ nhang cũng đă tàn, đâu cũng có tới gần một tiếng đống hồ, tôi thấy ‘tự dưng’ một trong năm ổ bánh để trên miệng ḷ đă "tự động" nhẩy xuống đất; thấy vậy tôi nói với anh Trung Tá Nguyễn Quang Lan, Tham mưu Trưởng Tiểu Khu Phú Bổn:

- Anh Lan làm ơn cất dùm tôi năm ổ bánh ḿ vào bao bố đi, anh Tấn đă dùng bữa xong rồi, cất đi anh Lan kẻo không th́ khi Vệ binh của trại đến chúng ta khó mà trả lời đây.

Anh Lan làm theo lời tôi vừa xong th́ một anh vệ binh của trại đă ló đầu vào cửa gian nhà và hỏi:

- Các anh đang nướng bánh ḿ đấy hả?

Tôi trả lời:

- Dạ vâng, chúng tôi đang nướng bánh.

Đứng nh́n một hồi lâu rồi sau đó anh vệ binh của Trại mới bỏ ra ngoài; chúng tôi nh́n nhau và thở dài nhẹ nhơm v́ anh Tấn đă kịp thời "báo động" cho nên chúng tôi mới không bị rắc rối.



                                                                                























Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 527 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:34pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



THẾ GIỚI TÂM LINH


(KỲ BẢY)

Thần Trùng

Tháng 6 năm 1994 khi thấy đa số cựu Quân Nhân của Quân đội Việt Nam Cộng Hoà được định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O, mà bản thân tôi vào năm 1992 người mua căn nhà cũ của bà ngoại, mấy cháu có nhận được thư của Sở Công An Thành Phố *** gọi tôi lên để lập hồ sơ cho tôi xuất ngoại, mặc dù tôi đă định cư tại Úc Châu đă có hơn tám năm rồi.

Do đó tôi quyết định về Việt Nam để thăm Bố Mẹ tôi tại Hànội và thăm lại Quê Cha Đất Tổ là nơi mà tôi đă xa cách có đến bốn mươi năm chưa về thăm lại từ năm 1954 đến 1994.

Trong lúc xếp đặt chương tŕnh đi thăm Hànội, tôi được ông bố chồng của con gái lớn của tôi, bảo lănh để về Sàig̣n thăm hai đứa con gái c̣n sót lại, v́ chúng đă có chồng trước khi tôi làm bảo lănh cho vợ con tôi vào năm 1984.

Khi mua vé máy bay, cô bán vé là con người bạn mới quen biết cho tôi hay rằng, cháu xin Visa cho tôi ra và vào Việt Nam trong ṿng ba tháng, trong lúc tôi chỉ tính đi có bốn tuần.

Sang tuần lễ thứ ba ở Hànội vợ chồng tôi đă về Sơn Tây để thăm mồ mả tổ tiên trong nghĩa trang của ḍng họ Ngô tại làng Kiểu Trung chợ gạch, nay được đổi tên là thôn Kiều Trung thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây, mấy ngày trước khi chúng tôi trở vào lại trong Nam để lên đường về Úc

Ngày vợ chồng tôi thắp nhang trước ngôi mộ của Bà Nội tôi, Bà đă nuôi tôi từ khi tôi vừa mới chào đời được hơn một tháng, cầm ba nén nhang tôi khấn Bà:

- Vợ chồng con về thăm Nội sau hơn bốn mươi năm con lưu lạc giang hồ, Nội nhận ra con không?

Sau khi khấn xong tôi mới cắm mấy cây nhang vào bát hương trên ngôi mộ của Bà, trong lúc cắm mấy cây hương th́ không hiểu tại sao, lại có một cọng cỏ mảnh mai như cọng bún đă đâm vào ngón tay trỏ cũa tôi đến chảy máu, như ta cầm ống chích để rút máu vậy.

Phải chăng Bà Nội tôi đă nhận ra thằng cháu mà Bà nuôi nấng cưng chiều hơn sáu mươi năm về trước, nếu không có Bà th́ tôi đâu có cơ hội sống cho đến bây giờ?

Máu của tôi đă để lại trên bát nhang của Bà như những chứng tích của sự thăm viếng của tôi sau hơn bốn mươi năm tôi mới về lại quê tôi, khi thấy việc này xẩy ra một cách quá bất ngờ nhưng tiềm ẩn một sự mầu nhiệm của huyết thống, Bố tôi đă phải nói:

- Bà Nội nhận ra anh là cháu của bà rồi đấy.

Buổi chiều khi về lại Hà Nội, tôi đă kể sự việc vừa xẩy ra cho Mẹ tôi nghe, đồng thời v́ nhớ lại ngày nào khi tôi c̣n bé, mẹ tôi đă nói về Bà sau khi Bà chết, tôi nói:

- Mẹ, bà nội mất gần sáu mươi năm rồi, sao bà lại “lấy máu” của con để nghiệm xem có phải con là cháu nội của bà hay không, nếu đúng th́ bà đâu đă “siêu thoát”?

- Câu chuyện lấy máu của anh hồi sáng tôi nghĩ là có thật, c̣n chuyện bà nội anh có siêu thoát hay không th́ tôi không biết.

- Vậy mẹ kể lại cho con nghe câu chuyện hồi xưa khi gia đ́nh ḿnh c̣n ở dưới phố Khâm Thiên, liên quan đến bà nội về thăm Bố Mẹ mà hôm ngày giỗ bà, mẹ gặp bà đấy.

- Ừ tôi kể lại để anh nghe nhé, câu chuyện xẩy ra đă lâu rồi tôi cũng không c̣n nhớ nhiều đâu, tuy nhiên anh c̣n trẻ anh c̣n nhớ những chi tiết tôi nói cho anh nghe vào những năm 1942 hay 1943 th́ phải, câu chuyện như sau:

- "Bà Nội của anh ngày c̣n sinh tiền bà mở tiệm thuốc Bắc tại Chợ Gạch Sơn Tây, do vậy khi anh sinh thiếu tháng mà nguyên nhân có lẽ D́ Sáu của anh, là em ruột tôi, lấy chồng là em ruột của Bố anh. Sau khi sinh được mấy ngày D́ Sáu v́ ghen tuông, nên đă nhẩy xuống giếng nước trong làng tự tử chết đi để lại cô Nhung, mà sau này tôi nuôi như anh thấy đấy.

Do cái chết của em tôi, tôi có buồn phiền mà cũng có người lại nói rằng, tôi đưa D́ Sáu anh đi sinh nên “anh đ̣i ra sớm” nên tôi mới sinh ra anh trong lúc anh ở trong bụng tôi mới chỉ có hơn bảy tháng, cho nên khi ra đời tôi đă phải đưa anh về quê để bà, chăm sóc anh với “sâm nhung quế phụ” cho nên anh mới c̣n sống đến ngày nay vậy.

Người ta thường nói: “mẹ chồng thường ghét bỏ con dâu, hay nói xấu con dâu... nhưng với bà nội của anh th́ khác, bà rất thương Bác Hai gái, thương tôi và thương D́ Sáu.

Tôi chưa thấy ai thương những người con dâu như bà cho nên sau này, bắt chước bà cũng như học theo tính bà, nên tôi đă thương mấy cô con dâu của tôi như anh thấy đấy.

Bà thương chị em bạn dâu chúng tôi quá, cho nên nó cũng là cái “tội” của chúng tôi sau khi bà chết đi được ít ngày, để tôi nhớ lại kể cho anh nghe:

Ngày bà vừa trút hơi thở th́ lúc đó trong làng có một ông thầy cúng, tôi từ Hànội về quê trước đó mấy ngày nên khi bà vừa nhắm mắt, tôi ghé thăm ông thầy cúng để xin ngày giờ tốt làm ma chay cho bà.

V́ các bác chú cô của anh đều là những người có vai vế ở Chợ Gạch và làng Kiều Trung như: Bác Lư Trưởng, bác Chánh Tổng và bác Tổng Sư... cho đến bố anh cũng tốt nghiệp phổ thông và làm việc ở Hànội. Sau khi lấy số, coi giờ ông thầy nói cho tôi biết như sau:

- Cụ chết vào ngày giờ không được tốt, ảnh hưởng đến tương lai và sự nghiệp của con cháu sau này, nhưng điều này không quan trọng mà điều tôi quan tâm đến là Cụ chết vào giờ “Trùng Năm” nguy hiểm lắm.

- Thưa thầy “trùng năm” là cái ǵ, tôi hỏi lại ông thầy.

- Trùng năm là cứ đến ngày giỗ cụ, cụ sẽ bắt đi môt người trong gia đ́nh.

- Thưa thầy, thầy cho tôi hỏi là “thầy có biết” bà nội mấy cháu có ư định bắt ai không, con trai, con gái hay con dâu con rể?

- Nhà chị là thế nào với bà cụ?

Ông thầy hỏi ngược lại.

- Dạ thưa thầy, cháu là con dâu thứ hai của Cụ Đồ (bà nội tôi).

- À thế th́ không xong rồi, bà có tiếng là người thương và quư con dâu, theo tôi tính toán th́ bà sẽ bắt người con dâu thứ nhất của bà vào ngày giỗ đầu đấy.

Nghe đến đây tôi sợ quá nên tôi hỏi lại ông thầy:

- Thưa thầy, nếu vậy th́ chúng cháu phải làm sao bây giờ?

- Chuyện không đơn giản, nếu nhà chị cần đến thầy th́: cụ phải được chôn cất vào ngày giờ tôi ghi cho chị đây, đồng thời thầy cũng phải làm một cái lễ để “yểm” một đạo bùa vào trong áo quan của cụ trước khi hạ huyệt.

Nếu nhà chị thuận làm việc này, th́ ngay bây giờ lấy tên tuổi của mấy bà con dâu của Cụ Đồ, đem lại đây để tôi “thư bùa”.

- Vâng thưa thầy, cháu sẽ báo cho mấy chị em chúng cháu biết, rồi sẽ ra gặp thầy vào sáng sớm ngày mai.

- Thôi được rồi nhà chị về đi nhưng chị cho tôi biết tên và ngày sinh tháng đẻ của chị, tôi sẽ cố gắng giúp chị, v́ tôi biết ông Hai (anh ruột của bố tôi) cũng gàn lắm và không tin vào tôi đâu.

Sau khi chào ông thầy cúng xong, mẹ tôi về nhà của bà chị bố tôi, bà có ông chồng là thầy đồ dạy chữ nho cho cả Tổng, nên ông được mọi người trong Tổng gọi là ông Tổng Sư, kể lại câu chuyện vừa rồi cho bà Cô Tổng tôi nghe xong, mẹ tôi nói:

- Bây giờ th́ chị tính sao, em sợ bác Hai, em không dám nói câu chuyện này đâu, bác Hai nổi cơn lên là em ăn đ̣n đấy.

- Mợ để đấy cho tôi, ông thầy giỏi có tiếng hàng Huyện nhà ḿnh, tôi sẽ lựa lời nói với bác Hai rồi sẽ cho mợ biết sau.

Bà Tổng sau đó đă đi sang thăm ông anh ruột, nơi mà thi hài bà nội tôi được quàn tại đây, gặp ông Hai bà nói:

- Em vừa đi coi thầy để t́m ngày và giờ tốt an táng mẹ trong thửa đất của nhà. Ông thầy sau khi bấm số đă cho biết mẹ chết vào giờ rất “linh thiêng” nhưng có một điều là không được tốt cho chị Hai và mấy bà con dâu như mợ Tư (mẹ tôi) mợ Sáu chẳng hạn. Em có lấy ư kiến Thầy th́ muốn vậy phải bỏ một đạo bùa vào trong áo quan truớc khi hạ huyệt, anh đồng ư nhé?

- Đồng ư cái ǵ? Cô nói với thím Tư là không được lộn xộn, tôi mà điên tiết lên là không xong đâu.

Hoảng sợ bà Tổng về gặp mẹ tôi:

- Không xong rồi mợ, mợ tránh mặt đi, lấy cớ về Hànội lo cho con của mợ, để cậu Tư ở đây là được rồi, khi nào gần đến giờ động quan tôi sẽ nhắn mợ lên để đưa Cụ ra nghĩa trang.

Nghe lời bà chị của bố tôi, mẹ tôi đă về Hànội ngay buổi chiều hôm đó và thế rồi mọi việc cũng qua đi, trong lúc mải lo cho cái sống cho mấy anh chị em chúng tôi gồm năm đứa, mà chú em tôi nhỏ nhất mới được hơn một năm, cho nên mẹ tôi cũng quên luôn chuyện “chết trùng” của bà mẹ chồng.

- Một năm sau,

Mẹ tôi kể tiếp:

- Đúng vào ngày giỗ đầu của bà nội anh, tôi cũng quên luôn chuyện chết trùng, tôi lại không về quê để dự đám giỗ, v́ em Sơn của anh mới hơn hai tuổi, cho nên tôi chỉ được tin Bác Hai gái, không bệnh mà chết vào ngày giỗ cụ.

Tôi cũng không quan tâm đến cái chết này phần v́ lo buôn bán, phần th́ cũng không mấy tin vào những lời nói của ông thầy cúng trên Sơn Tây, thêm nửa ông Thầy cũng không c̣n thờ cúng thần linh nữa v́ già yếu và bệnh hoạn.

Lại một năm nữa qua đi gần đến ngày giỗ hết, mẹ tôi mới nói với bố tôi ngày giỗ hết sẽ làm ở nhà bố mẹ tôi tại phố Khâm Thiên, v́ trên Sơn Tây Bác Hai ngoài giỗ bà nội c̣n phải làm giỗ cho bà Hai.

Bố tôi đồng ư cho nên sau bữa giỗ “thiên thường" (trước ngày giỗ một ngày) vào lúc sáu giờ chiều th́ ngay trong đêm hôm đó, mẹ tôi kể tiếp:

- Tối hôm đó, Bố anh, anh Đỉnh, anh Đồng, Cô Phượng và anh đều nằm ngủ ở pḥng ngoài trên gác, c̣n tôi và chú Sơn nằm ở pḥng trong nơi có cửa cầu thang xuống nhà dưới, chắc anh c̣n nhớ, cái cầu thang lên lầu ở ngoài sân sau của nhà ḿnh.

Vào khoảng gần nửa đêm, chú Sơn thức giấc khóc tôi ngồi dậy dỗ chú nín khóc, trong cái tĩnh mịch của nửa đêm nơi nhà ḿnh cũng gần như nửa quê nửa tỉnh thành, tôi chỉ c̣n nghe tiếng nút sữa của chú Sơn. Trong lúc đó nh́n qua của sổ, những con đom đóm đang lập ḷe bay qua bay lại làm tôi cũng thấy hơi rợn người.

Bất chợt tôi nghe tiếng ai mở cửa nơi cầu thang để vào buồng của tôi, ngẩng lên tôi thấy một bóng người sau khi vào nhà đă quay lưng đóng cửa ra vào.

Giật ḿnh tôi hỏi:

- Ai đó?

Tôi không nghe tiếng trả lời mà lại thấy một bóng người đàn bà h́nh dáng quen thuộc, tḥ tay vén màn của tôi. Sợ quá tôi hét ầm lên:

- Trộm, trộm ...

Đến đây tôi thấy bóng người đi nhanh ra buồng ngủ phía ngoài, nơi bố anh và các anh chị đang ngủ, nhưng tại buồng này cũng có đặt bàn thờ của Bà Nội và bóng người biến mất.

Bố anh nghe tôi la “trộm, trộm” ông thức dậy vào buồng tôi rồi nói:

- Không phải trộm đâu, Bà Nội về đấy tôi thấy bà lên bàn thờ.

Nghe bố anh nói vậy tôi sợ quá, và nhớ lại lời ông Thầy trên Sơn Tây đă nói là Bà chết vào ngày trùng năm, và sẽ bắt mỗi năm một người con dâu đi theo Bà, do đó tôi bắt bố anh canh thức cho đến sáng.

Khi có bóng mặt trời, tôi bỏ cả buôn bán mà chạy xuống dưới Ấp Thái Hà t́m đến đền thờ của ông Thầy cúng của Ấp để nhờ giúp đỡ.

Sau khi làm những thủ tục cúng vái, ông thầy giao cho tôi một đạo bùa và nói rằng:

- Nhà chị đem đạo bùa này về Sơn Tây, đúng tám giờ tối hôm nay, mang đạo bùa này ra nơi ngôi mộ của cụ rồi đào đất tại một góc mộ, chôn đạo bùa này là xong, năm sau cụ sẽ không c̣n về bắt cô con dâu nào nữa.

Mẹ tôi nói tiếp:

- Buổi chiều hôm đó, tôi đă về Phố Gạch vào lúc sáu giờ chiều, tôi không vào làng mà tạt vào nhà Thím Sáu (người vợ thứ hai của em ruột bố tôi) ở ngoài chợ.

Tôi kể cho thím Sáu anh nghe những lời ông thầy nói cho nên thím Sáu đă đồng ư với tôi, chờ đến tám giờ tối hai chị em tôi ra nghĩa trang chôn đạo bùa tại ngôi mộ bà nội anh.

Công việc làm xong tôi về ngay Hànội, nên trong làng không một ông bà nào biết hai chị em tôi vừa ra mộ cụ để yểm bùa, cũng kể từ ngày chôn đạo bùa, bà Nội anh đă không về bắt tôi hay bắt thím Sáu là những người con dâu c̣n lại của cụ nữa".

Nghe xong câu chuyện “Thần Trùng” mà mẹ tôi vừa kể, tôi lại chợt nhớ đến người anh Cả của tôi, tên là Ngô Hán Đỉnh chết khi vừa được 15 tuổi, cũng đă có lần “về thăm chúng tôi” nên tôi hỏi:

- Mẹ làm con nhớ lại hồi năm 1945 trong ngày giỗ đầu của anh Đỉnh, lúc đó mẹ có nói đến đêm hôm mẹ cúng cơm anh Đỉnh, anh ấy có về thăm mẹ và chúng con có phải không?

- Ừ đúng đấy, anh làm tôi cũng nhớ lại câu chuyện này.

- Vậy mẹ kể lại cho chúng con nghe đi.

Mẹ tôi yên lặng một chút như nhớ lại dĩ văng rồi bà kể:

- Như anh biết, anh Đỉnh sau khi đi học về đă ra tắm sông, khi trở về nhà anh Đỉnh bị lên cơn sốt, người anh nóng có lúc lên đến 40 độ, nhờ D́ Thoa của anh là Y Tá Trưởng của Bệnh viện Cống Vọng cho nên tôi đă đưa được anh Đỉnh vào điều trị tại đây.

Sau khi khám nghiệm, Bác sĩ Tây (người Pháp) cho biết anh Đỉnh bị bệnh thương hàn trong lúc đó thuốc của nhà thương chỉ c̣n vài ba mũi, và được bệnh viện dành cho bệnh nhân người Pháp, như vậy th́ anh Đỉnh không qua khỏi v́ bệnh viện thiếu thuốc.

D́ Thoa đă yêu cầu bệnh viện cho một mũi, nếu sau mấy giờ có thuyên giảm th́ sẽ tiếp tục chích để cứu sống, c̣n không “không nên phí thuốc”.

Sau một mũi thuốc, nhiệt độ cơ thể chỉ có tăng mà không thấy giảm cho nên mấy giờ sau Bác sĩ trưởng pḥng đă quyết định không chích thêm thuốc cho nên anh Đỉnh đă chết vào hai ngày sau, anh c̣n nhớ chuyện này không?

- Dạ con nhớ, con có vào thăm anh trước khi anh chết tại bệnh viện Cống Vọng, ngày đó D́ Thoa có uy tín với những người Pháp lắm.

- Đúng đấy nhưng anh Đỉnh “vắn số”, mũi thuốc đầu tiên không công hiệu cho nên mẹ chết cả nửa người khi anh tắt thở trên tay mẹ.

- Rồi sao nữa, mẹ kể con nghe đi.

- Ngày giỗ đầu của anh Đỉnh, chiều hôm trước mẹ có làm mâm cơm cúng anh, đêm đến pḥng ngoài ở trên gác chỉ có bố anh, chị Phượng, anh, chú Sơn và cô Loan nằm ngủ trên sàn nhà trước bàn thờ các cụ và bàn thờ anh Đỉnh.

Pḥng cầu thang lên gác tôi và cô Yến (em út của tôi) nằm v́ Yến cũng mới có ba tuổi. Lúc nửa đêm tôi trằn trọc không ngủ được, tôi nh́n ra cửa sổ, xa xa có những con đom đóm lập ḷe, trong đó tôi thấy có một con đom đóm lớn, sáng như một v́ sao cùng bay trong đám đom đóm này.

Không biết anh có nhớ không, lúc đó phía sau nhà ḿnh có mấy căn nhà, rồi tiếp đến là những ruộng rau muống và mấy thửa ruộng trồng ngô; mấy căn nhà này có nuôi chó, trong đó có một con chó mực.

Khi đám đom đóm đến gần, tôi thấy bầy chó “hực” lên rồi tôi nghe tiếng sủa của cả bầy chó phía sau nhà. Tiếng chó sủa mỗi lúc một dữ dội lẫn trong đó là tiếng “ư ử” đầy sợ hăi của nhửng con chó nhỏ.

Tôi ngồi dậy ra mở rộng cửa sổ để coi xem có kẻ trộm nào vào nhà hay không, v́ nhà ḿnh cũng đă mấy lần bị trộm thăm viếng. Bất chợt tôi thấy con đom đóm lớn tách bầy và bay thẳng về phía tôi, tuy có sợ hăi nhưng v́ chỉ c̣n nghe có một tiếng con chó mực sủa mà thôi, cho nên tôi linh cảm rằng anh Đỉnh về thăm nhà. Khi con đom đóm c̣n cách của sổ chừng vài thước, tôi nói:

- Phải Đỉnh đấy không con, ngày mai là ngày giỗ con, con về thăm bố mẹ và các em phải không? Nếu đúng th́ con vào đây với mẹ...

Anh biết không, con đom đóm đúng là linh hồn của anh Đỉnh, anh đă bay vào trong pḥng qua cửa sổ chỗ tôi đang đứng, ánh sáng lân tinh đă rà sát mặt tôi, tôi muốn giơ tay ôm lấy nó, nhưng không được, trong lúc đó tiếng sủa của bầy chó đă tắt hẳn, tôi mới nói:

- Bố và các em ở pḥng ngoài, anh ra thăm bố và các em đi, sau khi nói tôi đi ra pḥng ngoài th́ bóng sáng bay theo tôi, tôi thấy “linh hồn” anh qua ánh sáng lân tinh của con đom đóm đă rà sát mặt từng người một, lúc đó bố anh cũng như cô Phượng (Pháp Danh Nguyên Hoa, quá văng năm 2004 tại Linh Sơn Tự Melbourne), chú Sơn (Cựu phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Sư Phạm Hànội) và anh đều thức giấc, chỉ có cô Loan (chết năm 1980 tại Hànội, chồng là Giáo Sư Sử Học Trần Quốc Vượng) là c̣n ngủ.

Bố anh nói:

- Con về thăm nhà bố mẹ mừng, thôi âm dương cách trở con nên về đi th́ hơn.

Sau câu nói của bố anh, con đom đóm đă bay lên bàn thờ gia tiên và bàn thờ của anh Đỉnh, rồi bay một ṿng khắp pḥng ngoài lại trở vào pḥng trong, đến giường cô Yến (hiện là giáo viên tại Hải Pḥng) đang ngủ, đảo vài ṿng v́ cửa màn tôi gài kỹ, cuối cùng anh bay vọt ra của sổ đúng lúc này tiếng con chó mực lại hực lên coi dữ dằn lắm.

Tôi nh́n theo bóng anh cho đến khi khuất dạng cũng là lúc cả nhà thức giấc chờ sáng, anh c̣n nhớ câu chuyện này mà?

- Dạ con c̣n nhớ lúc đom đóm vờn trên mặt con, con nghe lạnh xương sống, nhưng khi bố nói với anh Đỉnh, con thấy vững tâm v́ không phải là ma đang nhát con.

- Đúng đấy người ta khi chết đi, thân xác tan rữa nhưng linh hồn th́ vẫn c̣n tồn tại măi măi trong không gian vô tận phải không anh?

Chấm dứt câu chuyện của gia đ́nh của chúng tôi, tôi hy vọng nếu có ai muốn t́m hiểu về con người với “xác phàm và linh hồn” quư bạn sẽ có thêm tài liệu để nghiên cứu, mong lắm thay.



                                                                
   Ngô Duy Lâm








Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
dinhvantan
Ban Điều Hành
Ban Điều Hành
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 934
Msg 528 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:35pm | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

Chuyện bùa ngăi trong vụ tàu Titanic đắm là không có .
Không biết chuyện dịch hay chuyện kể như có nhiều điểm
không đúng . Không có chuyện hành khách dành nhau xuống
thuyền cấp cứu . Luật hàng hải Anh rơ ràng, thuyền trưởng
có lệnh ưu tiên con nít rồi đến đàn bà con gái .
Đời xưa có 2 con tàu đóng ra nói là không thể ch́m được mà
ch́m là chiếc Titanic và chiếc Bismark tàu chiến của Đức .
Chiếc Titanic không ngờ gặp tảng băng . Chiếc Bismarkkhông
hên bị một trái thủy lôi từ chiếc tàu bay nhỏ làm hư bánh
lái mà ch́m không th́ không ai hạ nổi nó hết .

__________________
樀是揚庭捗次支
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 529 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



CẬU BÉ CÓ TIỀN KIẾP LÀ PHI CÔNG


Phần lớn người Á đông đều tin vào thuyết luân hồi. Làm lành tránh dữ để sớm được đầu thai kiếp khác, hay siêng năng làm việc thiện để "kiếp sau c̣n được làm người" đó là những điều tin tưởng của nhiều người qua những lời giảng tôn giáo.

Bên Tây Tạng người ta tôn suy những vị Lạt Ma, v́ tin tưởng rằng đây là những người đă được những vị Lạt Ma tạ thế báo mộng, điềm chỉ cho biết ai là "hậu thân" của ḿnh.

Những chuyện này tưởng chỉ xẩy ra ở những nước Á đông huyền bí. Không ai ngờ rằng câu chuyện "tiền kiếp" cũng xẩy ra ở những nước tây phương chuộng nền khoa học thực nghiệm hơn là những điều bí ấn.

Sau đây là câu chuyện của một cậu bé ở Hoa Kỳ, với quá khứ oai hùng trong kiếp trước mà cậu c̣n nhớ rành mạch từng chi tiết khiến ai nghe thấy cũng phải bàng hoàng.

Cậu bé tên là James sáu tuổi rất say mê máy bay. Nhưng khi cậu bắt đầu nói về chiếc hàng không mẫu hạm, mà cậu đă phục vụ trên đó trong trận chiến với Nhật Bản, và những người bạn cùng trong thủy thủ đoàn, hiện đă là những ông già gần đất xa trời th́ cha mẹ cậu cũng phải hoảng hồn.

Gần sáu thập niên trước một phi công chiến đấu Hải quân hai mươi mốt tuổ,i đă bị pháo binh Nhật bắn rơi khi đang thi hành nhiệm vụ ngang qua Thái B́nh Dương.

Có lẽ cái tên của anh đă rơi vào quên lăng nếu không v́ cậu bé James Leininger sáu tuổi này. Một số khá nhiều người, kể cả những người từng quen biết viên phi công chiến đấu, nghĩ rằng James chính là viên phi công kia đă được đầu thai.

Cha mẹ của James là Andrea và Bruce, một cặp vợ chồng tân tiến có học vấn cao cho rằng, họ "có lẽ là những người ít mong đợi một t́nh h́nh như vậy nhất có thể xảy ra trong cuộc sống của ḿnh".

Nhưng cùng với thời gian, họ ngày càng tin rằng cậu con trai nhỏ bé của ḿnh đă từng có một kiếp trước nào đó.

Ngay từ khi c̣n rất nhỏ cậu bé James đă không chơi với thứ ǵ khác ngoại trừ máy bay, cha mẹ cậu kể lại.

Nhưng khi cậu bé lên hai tuổi, họ cho biết những chiếc máy bay mà cậu bé yêu thích lại đem đến cho cậu những cơn ác mộng liên tục.

- Tôi đánh thức nó dậy và nó kêu thét lên.

Andrea nói với phóng viên báo chí. Khi hỏi con trai xem cậu bé mơ thấy ǵ cậu đáp:

- Máy bay phát nổ, cậu bé không thoát ra được.

Andrea kể mẹ cô là người đầu tiên nghĩ rằng có thể James đang nhớ lại kiếp trước của ḿnh. Ban đầu Andrea nói cô rất nghi ngờ.

Hai bậc phụ huynh này cho biết James chỉ xem các chương tŕnh truyền h́nh thiếu nhi mà thôi, c̣n họ th́ không hề xem các phim tài liệu thời Thế chiến thứ II hay bàn luận ǵ về chiến tranh cả.

Nhưng khi thời gian trôi qua, Andrea bắt đầu tự hỏi sự thật là thế nào. Trong một cuốn băng video thu vào năm James ba tuổi, người ta thấy cậu bé xem xét kỹ lưỡng một chiếc máy bay như thể viên phi công đang kiểm tra trước khi bay vậy.

Một lần khác Andrea kể, cô mua cho cậu bé một chiếc máy bay đồ chơi và chỉ cho cậu xem một thứ có vẻ như một trái bom bên dưới. Cô nói James đă chỉnh cô bảo rằng:

- Đó là một drop tank (thùng chứa xăng phụ phía dưới thân máy bay có thể thả rơi xuống khi chiến đấu).

- Tôi chưa từng nghe nói về drop tank.

Cô nói:

- Tôi c̣n không biết nó là cái ǵ nữa.

Rồi những cơn ác mộng bạo lực của cậu bé ngày càng tệ hơn. Mẹ Andrea đề nghị cô nên đến gặp nhà tư vấn trị liệu Carol Bowman, một người vẫn tin rằng đôi khi người chết có thể tái sinh.

Với sự hướng dẫn của Bowman, họ bắt đầu khuyến khích James chia sẻ những kư ức của ḿnh và ngay lập tức, Andrea cho biết,những cơn ác mộng trở nên ít hơn.

- James cũng diễn đạt rơ ràng hơn về quá khứ hiển nhiên của ḿnh.

Cô kể lại.

Bowman cho biết James đang ở một lứa tuổi mà có thể dễ dàng gợi nhớ lại về kiếp trước nhất. Bà nói:

- Chúng chưa gặp những tác động văn hóa, chưa bị những kinh nghiệm sống của kiếp này lấn át, v́ vậy nên kư ức có thể trào dâng dễ dàng hơn.

Dấu Vết Của Những Bí Ẩn

Cùng với thời gian, cha mẹ James cho biết cậu bé bộc lộ những chi tiết khác thường về cuộc sống của một cựu phi công chiến đấu, hầu hết vào giờ lên giường khi cậu đang buồn ngủ.

Họ kể lại James bảo họ rằng chiếc máy bay đă bị Nhật bắn trúng và bị rơi. Andrea nói James kể với cha là cậu lái một chiếc Corsair, và sau đó cậu bé bảo cô:

- Trước đây lúc nào họ cũng dùng những cái lốp bẹp.

Trên thực tế các sử gia và phi công đều đồng ư rằng, vỏ bánh xe máy bay thường chịu áp lực rất lớn khi hạ cánh. Nhưng điều đó có thể dễ dàng đọc thấy trong sách vở hay trên truyền h́nh.

Andrea nói James cũng kể với cha ḿnh tên chiếc hàng không mẫu hạm mà cậu đă cất cánh "Natoma" và tên người bạn phi công cùng bay với cậu "Jack Larson".

Sau một số nghiên cứu Bruce phát giác ra rằng cả Natoma lẫn Jack Larson đều có thật. Natoma Bay là một chiếc hàng không mẫu hạm nhỏ ở Thái B́nh Dương. C̣n Larson hiện đang sống tại Arkansas.

- Thánh thần ơi.

Bruce nói:

- Thật có mà đi đầu xuống đất. Không thể tin được. James 2 = James M. Huston Jr.?

Bruce trở nên bị ám ảnh anh sục sạo Internet, rà soát các hồ sơ quân sự và hỏi thăm những người đă từng phục vụ trên hàng không mẫu hạm Natoma Bay.

Anh nói James kể với anh là cậu đă bị bắn tại Iwo Jima. James cũng bắt đầu đánh dấu cây viết ch́ của ḿnh bằng chữ kư "James 3".

Bruce nhanh chóng t́m hiểu được rằng chỉ có một viên phi công duy nhất trong nhóm đă bị tử trận ở Iwo Jima tên là James M. Huston Jr.

Bruce nói James cũng kể với anh là chiếc máy bay của cậu đă bị bắn một phát trực tiếp ngay trúng động cơ.

Ralph Clarbour, xạ thủ hậu pháo trên một chiếc máy bay Mỹ cất cánh từ Natoma Bay, cho biết chiếc máy bay của ông đă bay ngay sau chiếc máy bay của James M. Huston Jr. trong cuộc đột kích gần Iwo Jima vào ngày 3-3-1945.

Clarbour kể ông đă chứng kiến chiếc máy bay của Huston bị pháo pḥng không bắn trúng.

- Tôi có thể nói anh ấy đă bị bắn ngay vào chính giữa động cơ.

Ông nói.

Những Vật Kỷ Niệm Giá Trị

Bruce cho biết giờ th́ anh tin rằng kiếp trước của con trai ḿnh chính là James M. Huston Jr.

- Anh ấy đă quay lại v́ anh ấy chưa hoàn thành một việc ǵ đó.

Gia đ́nh Leininger đă viết thư cho chị của Huston là bà Anne Barron về cậu con trai bé nhỏ của họ. Và giờ th́ bà ấy cũng tin điều đó.

- Cậu bé đầy sức thuyết phục với mọi thứ mà lẽ ra cậu chẳng có cách nào biết được

Bà nói.

Nhưng Giáo sư Paul Kurtz thuộc Đại học New York tại Buffalo, người đứng đầu một tổ chức điều tra những vấn đề siêu linh, cho biết ông nghĩ rằng hai bậc cha mẹ này đang "tự lừa dối ḿnh".

- Họ mê mẩn với những điều huyền bí và tự đặt ra một câu chuyện cổ tích.

Ông nói.

Những hồi tưởng sống động bắt đầu mờ nhạt khi cậu bé lớn lên, nhưng trong số những vật sở hữu của cậu có hai món quà tuyệt vời được Barron gởi tặng: một bức tượng bán thân của George Washington và một mô h́nh máy bay Corsair.

Đó là hai món tài sản cá nhân của James Huston được gởi về nhà sau chiến tranh.

- Có lẽ con tôi có một điều ǵ đó mà tôi không nghĩ là độc nhất vô nhị, nhưng cách bộc lộ điều đó th́ thật đáng ngạc nhiên.

Bruce nói.

Khi được hỏi liệu ư nghĩ về việc James có thể là một người nào khác, có thay đổi ǵ những cảm nhận của vợ chồng anh về con trai ḿnh hay không? Bruce nói:

- Không có ǵ thay đổi cả. Tôi không hề nh́n con ḿnh mà tự nhủ:

- Con tôi hay không phải con tôi.

Và như vậy th́ James là James Leininger hay là James M. Huston Jr, th́ điều đó cũng không làm thay đổi t́nh cảm của Andrea và Bruce đối với con ḿnh.



                                                                      Hoàng Quư












Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 530 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



KHI XÁC CHẾT Đ̉I NỢ


Nằm tại bệnh viện Jefferson Memorial hai đêm, tôi không tài nào chợp mắt. Cứ vừa nhắm th́ ông Nguyễn Phấn hiện ra đứng lù lù ngay giường của tôi. Trong túi áo sơ mi nhàu nát của ông, ḷi ra bao b́ chai super-glue. Tay trái ông Nguyễn Phấn cầm con dao loại giải phẫu của bệnh viện đưa lên trước mặt ông ấy.

Hai mắt khép kín, h́nh như ông Nguyễn Phấn cố gắng mở ra làm cho mồm ông cứ há hốc cực nhọc. Hai bên má hằn lên những đường rănh cong ôm lấy cái miệng hô làm cho gương mặt khó coi của ông càng khó coi hơn. Ông Phấn lấy ngón trỏ tay phải sờ nhẹ lên cán dao rồi men lần lên để định vị trí lưỡi dao, ông dùng ngón cái kéo vuông góc qua lưỡi dao ấy xem nó có c̣n đủ bén hay không.

Những động tác vừa qua làm cho người tôi lạnh toát. Ông Nguyễn Phấn định làm ǵ tôi chăng? Tôi mở mắt ra, h́nh ông Nguyễn Phấn tan dần theo ánh sáng nhè nhẹ của đèn tube gắn trên tường.

Ban đêm tôi không muốn tắt đèn trong pḥng v́ ngại hồn ông Phấn sẽ xuất hiện và như thế tôi thức cho đến sáng. Lạ quá, bất cứ lúc nào, hễ tôi chợp mắt là ông Nguyễn Phấn cứ hiện về, làm những động tác như vừa kể, nhưng lần nầy ông không mặc áo.

Dường như ông Nguyễn Phấn cố ư cho người ta trông thấy đường mổ h́nh chữ U đỏ như màu miếng thịt ḅ hở ra sâu cả đốt tay. Gương mặt ông Phấn đanh lại trông có vẻ giận dữ. Và cũng như lần trước ông gắng sức mở đôi mắt, nhưng mở không được. Đầu ông nghiêng qua, nghiêng lại, cặp môi nhọn lên cực kỳ tức tối.

Mồ hôi tôi vă ra, nỗi sợ hăi bắt đầu xoắn lấy tôi, hai hàm răng cụng vào nhau nghe lộp cộp, May mắn, tiếng ho sù sụ của ông lăo giường bên cạnh như một tha lực làm cho nỗi sợ hăi trong tôi giảm chút đỉnh. Tôi ngồi dậy khệnh khạng bước vào nhà vệ sinh, vừa mở cửa, bật đèn, một luồng khí lạnh buốt tuôn ra làm cho tôi rùng ḿnh.

Đưa tay mở ṿi, hai tay bụm nước ấm tạt úp lên mặt, người tôi thấy dễ chịu đôi chút. Nh́n vào trong gương, tôi tá hỏa, đó là mặt của ông Phấn. Tôi tiếp tục lấy nước úp lên mặt, nhưng hai tay tôi bụm toàn máu, tôi hét lên phóng ra ngoài. Tôi quyết định ra pḥng y tá yêu cầu được xuất viện.

Vừa ra khỏi cửa bệnh viện, tôi dự trù kêu xe taxi để đi về th́ gặp Tước, con trai thứ ông Thoảng, ông Thoảng là xếp của tôi. Tôi và ông Thoảng vừa bị một tai nạn xe hơi. Xe cấp cứu đưa về đây, nhưng mỗi người một pḥng. Mắt Tước sưng vù, ôm lấy tôi khóc nức:

– Anh Khả ơi! Ba tôi đă chết rồi.

Tôi thảng thốt kêu lên:

– Trời ơi! Lúc hai bác cháu gặp tai nạn, bác Thoảng chỉ bị thương dưới chân thôi tại sao lại chết?

Mắt Tước đầm đ́a, nói trong tiếng nấc:

– Tôi và má tôi đă cùng ông già tṛ chuyện ngày hôm qua. Ông tỉnh queo, chân bị nứt xương nên phải băng bột, chỉ có thế thôi.

– Như vậy th́ làm sao có thể chết, nhiễm trùng à?

– Tôi cũng không biết, nhưng sáng nay trước khi đi làm tôi vào thăm ba tôi thật sớm. Toàn thân ông phủ tấm ra trắng, dở tấm ra th́ thấy máu từ hai mắt chảy xuống gối đă khô. Ngay bụng máu me đầm đ́a và chảy luôn xuống sàn. Tôi gọi ngay cho y tá, y tá gọi cho bác sĩ trực chạy đến. Họ vội vă đưa ông già xuống pḥng cấp cứu. Nhưng có cứu ǵ được đâu. Nơi đây bác sĩ cho biết hai mắt và thận của cha tôi đă bị mất.

– Thế nghĩa là sao, bệnh viện mổ người c̣n sống để lấy cơ phận à?

– Ba tôi đă chết đâu!

– Bây giờ ḿnh phải làm sao?

Tước lắc đầu ú ớ:

– Chuyện đột ngột quá, tôi chỉ biết đợi bệnh viện trả lời.

– Hiện bác Thoảng nằm ở đâu?

– Họ đang để ông trong pḥng lạnh và điều tra xem bác sĩ nào ra lệnh mổ.

Tôi ôm lấy Tước chia xẻ nỗi đau, Tước thấy tôi bơ phờ nên nói:

– Thôi anh về đi nghỉ đi, có ǵ tôi gọi cho anh, thấy người anh xanh xao tôi ái ngại quá.

– Nhớ gọi nhé, tôi mệt quá, về nghỉ tí đă.

Dù sao ông Thoảng là xếp của tôi. Ông sống sờ sờ mà người ta cắc cớ mổ ông để lấy cơ phận. Đáng lư tôi phải ở lại với Tước cho trọn t́nh “chủ tớ”, nhưng những chuyện kỳ lạ liên tục xảy ra, tôi sợ cái lưỡi dao ông Nguyễn Phấn vô cùng.

Tôi đang muốn chạy trốn cái bệnh viện Jefferson nầy càng sớm càng tốt, nên chỉ bịn rịn với Tước cho tṛn thủ tục chứ thực t́nh, trong thâm tâm tôi không muốn quay lại nh́n cái bệnh viện đầy hiện tượng ma quái đó.

Xe taxi chạy qua khu rừng, đây đó những cây phong đỏ rực như máu báo hiệu mùa thu đă về. Tôi khẽ rùng ḿnh, đầu óc miên man nghĩ đến lúc ông Thoảng đổ chai keo vào mắt tử thi. Nhớ tới lúc hí hửng vô t́nh của ông Thoảng nói ra khi tôi mới vào nhận việc:

“Thế giới hiện đang thiếu thận một cách trầm trọng, cho nên chính phủ Mỹ đă cho phép người ta bán thận và di chuyển qua biên giới một cách công khai...”

Và cú điện đàm như ra lệnh của ông Thoảng với ai đó trước ngày đem cái xác ông Nguyễn Phấn về nhà quàn mà tôi nghe tiếng được tiếng mất:

“Ừ thận ông ấy c̣n tốt lắm... liệm xong để trong quan tài, không có ma nào đi vạch bụng mà xem đâu...cứ xúc tiến công việc như mấy lần trước...”. Ông cúp máy.

Chuyện đau ḷng bất cập của gia đ́nh ông Thoảng đẩy trí nhớ tôi lùi lại hôm thứ sáu tuần trước khi theo ông Thoảng, người quản lư nhà quàn Hoàng Gia Funeral Home, đi đón cái xác ông Nguyễn Phấn tại bệnh viện St. Joseph về để chuẩn bị tẩn liệm trước khi làm lễ phát tang.

Tôi đă giật bắn người bởi v́ khi đẩy cửa bước vào pḥng tôi thấy một cánh tay của ông Nguyễn Phấn tḥng xuống mép giường, năm ngón tay đang duỗi thẳng bỗng nắm lại thành quả đấm, rồi duỗi lại ra, hai ba lần như thế.

Tôi không nghĩ là ông Nguyễn Phấn c̣n sống, mà ngây thơ cho rằng chắc cánh tay bị tḥng ra ngoài mép giường, có vài cơ co giật bất thường, tôi đỡ lên để xuôi đàng hoàng. Nhưng bây giờ tôi hồ nghi đó là một tín hiệu trả thù của xác chết.

Ông Thoảng có thói quen phải hút xong một điếu thuốc Virginia Slims đầu lọc ở bên ngoài cửa trước khi vào làm công việc nhận xác. C̣n tôi một phụ tá mới nhận việc nên cũng muốn chứng tỏ bản lănh “va chạm” với tử thi, nên cả mấy tháng nay tôi hăng say công việc không ngại ngùng ǵ cả.

Từ công tác thay quần áo, nhúng cồn lau ḿnh mẩy, tô son đánh phấn, kể cả việc sắp xếp lại da thịt nếu là tử thi bị một tai nạn sức càng găy gọng mà qua đời.

Ông Nguyễn Phấn nằm đấy không chịu nhắm mắt, tôi vuốt bao nhiêu lần mà cặp mắt vẫn cứ mở trừng trừng. Xưa nghe bà tôi nói hễ ai chết không nhắm mắt là họ cố đợi người thân đến vuốt mặt. Nhưng đi nhận xác ở bệnh viện là công việc của nhà quàn, làm ǵ có thân nhân.

Tôi hỏi ông xếp của tôi th́ ông bảo không cần người thân, người sơ ǵ cả, ḿnh phải đè bàn tay cho mạnh và không được mang găng tay. Ông bảo cần có hơi ấm của người sống th́ tử thi mới chịu nhắm mắt. Thế nhưng dù đă cởi găng tay, dù đè thật mạnh, đôi mắt ông Nguyễn Phấn vẫn mở thao láo như chọc tức chúng tôi.

Tôi lấy ngón tay kéo mí trên xuống nhưng mí mắt cứ bật lại lên một cách bất trị. Tôi định quay lại cầu cứu với ông Thoảng th́ ông biến đâu mất làm tôi cũng hoảng bỏ đó phóng ra ngoài. Ra tới cửa th́ bắt gặp ông Thoảng hí hửng tay cầm chai super glue đưa cao trước mặt tôi, đầu gật gù hài ḷng với sáng kiến độc đáo, miệng lảm nhảm:

“Tao có cách làm cho mầy nhắm.”

Hai chúng tôi trở lại chỗ để xác ông Nguyễn Phấn. Ông Thoảng móc con dao xếp nhỏ xíu đang dính trong đùm ch́a khóa, cắt sâu xuống cổ chai glue, nặn hết glue vào hai lổ mắt ông Phấn, đoạn ông Thoảng dùng hai ngón trỏ vuốt hai mí mắt trên của ông Phấn lại và giữ vài phút. Bấy giờ th́ hai mắt tử thi đă nhắm, nói một cách rộng lượng: “trông dễ thương” hơn nhiều.

Sau khi xác ông Nguyễn Phấn được đưa lên xe. Chúng tôi rời bệnh viện St. Joseph để về Hoàng Gia Funeral Home. Thay v́ ra xa lộ 14 ngay giờ cao điểm, chúng tôi lấy Fullerton. Đến ngă tư Edgebrook đèn bật đỏ chúng tôi ngừng. Phía sau các xe khác bóp c̣i inh ỏi. Ông Thoảng cầm lái tỏ vẻ khinh khi, không đếm xỉa, ông quay qua tôi phân bua:

– Đèn đang đỏ mà tụi nó muốn ḿnh chạy à, điên hết cả lũ.

Người tài xế xe màu trắng sát phía sau xe chúng tôi tḥ đầu ra chửi:

– Tụi bay có biết lái xe không, đèn xanh đứng lại làm ǵ?

Tôi nh́n qua ông Thoảng mỉm cười lắc đầu. Ai chạy mặc kệ, xe chúng tôi vẫn đứng chờ đèn xanh. Các xe sau tưởng xe chúng tôi hỏng máy nên tránh qua một bên và vượt đèn đỏ chạy thẳng. Ba bốn cái ngă tư như vậy, chúng tôi bị người ta chửi như hắt nước vào mặt. Tôi nh́n qua ông Thoảng cười mai mỉa:

– Luật mới của Mỹ, đèn đỏ được chạy!

Chúng tôi chạy đến ngă tư lớn Fullerton và Main, đèn đang xanh nên không cần rà thắng, bỗng “Rầm”... một chiếc Ford pickup chở đầy cỏ cuộn với sức nặng mấy ngàn cân đâm ngay vào hông, đẩy xe chúng tôi vào một góc có trụ ống nước chữa lửa. Cửa sau xe bị bung ra, xác chết ông Nguyễn Phấn rớt xuống đường.

Thấy xác người rớt xuống, ai đó rộng răi gọi 911, mấy xe chữa lửa, mấy xe cứu thương ùn ùn chạy đến. Họ đưa ngay cái xác chết ông Phấn lên chiếc Ambulance, hụ c̣i chạy mất. Hai chúng tôi kẹt cứng trong xe, nhân viên chữa lửa phải khó khăn lắm mới lôi hai chúng tôi ra ngoài.

Sau đó hai chiếc xe cứu thương hối hả hú c̣i chở chúng tôi vào bệnh viện. Trên xe cứu thương, một cán sự y tá cho biết là chúng tôi vượt đèn đỏ nên mới gây tại nạn.

Ông Thoảng nằm ở pḥng nào không biết. C̣n tôi th́ vừa xong phần xét nghiệm ở pḥng cấp cứu, họ đưa về pḥng 13, trúng hôm nay là thứ sáu, người Mỹ th́ rất kỵ, nhưng tôi chúa ghét dị đoan nên “who care”.

Bác sĩ Martin (tên thấy trên áo) cho hay tôi chỉ bị thương nhẹ ở bả vai, tịnh dưỡng vài ngày là khỏe ngay. Tai nạn xảy ra làm cho tôi cực kỳ phân vân. Tại sao cả hai chúng tôi loạn thị một cách kỳ lạ: trông thấy đèn đỏ trong lúc nó đang xanh, và chúng tôi thấy xanh th́ thật ra đèn đang đỏ.

Điều nầy giờ đây tôi mới nghiệm ra bởi v́ khi chúng tôi ngừng ở ngă tư Edgebrook th́ những xe trên đường Edgebrook cũng ngừng. Nghĩa là lúc ấy họ ngừng đèn đỏ th́ trên nguyên tắc hướng chúng tôi phải là đèn xanh.

Tôi không biết người ta chở ông Nguyễn Phấn người chết hai lần ấy đi về đâu. Trong một thoáng rất nhanh, tôi cười một ḿnh, v́ nghĩ đến việc khi các nhân viên cấp cứu từ mấy chiếc Ambulance vội vă đem đồ nghề đến để cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn, thế nào họ cũng phát giác ông Nguyễn Phấn là một tử thi.

Đặc biệt nhất có lẽ là khi ai đó đưa tay phành con mắt để kiểm nghiệm th́ họ sẽ găi đầu v́ hai mí mắt ông dính chết không chịu mở ra, bởi ông Thoảng chơi nguyên chai super glue vào đó.

Nhưng mắt trả mắt th́ thế gian nầy sẽ phải mù ḷa. Người tôi bắt đầu choáng váng, nghĩ đến việc có thể ông Thoảng thông đồng với ai đó trong bệnh viện chuyên mổ lấy thận của nạn nhân đem bán ra thị trường.

Cũng có thể linh hồn ông Nguyễn Phấn chưa ra khỏi cái xác phàm, thấy thân thể ḿnh bị xúc phạm nên nhất định trả thù chăng? Dù bệnh viện Jefferson Memorial phải trực tiếp chịu trách nhiệm một mạng người. Tôi cũng cam đoan rằng không có bác sĩ nào ra lệnh mổ, mà thủ phạm làm chết ông Thoảng, xếp của tôi, chính là do sự đ̣i nợ của một xác chết.



                  
     Thủy Lâm Synh











Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 531 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 6:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



CÂY ĐA LỐI CŨ GỌI HỒN NGƯỜI XƯA


(PHẦN MỘT)


Tôi rất do dự trước khi viết bài này v́ tính cách riêng tư không những cho tôi mà c̣n liên quan tới nhiều người thân khác trong gia đ́nh.

Một số thân hữu sau khi đă được nghe tôi kể chuyện về vụ Gọi Hồn tại Việt Nam đă khuyến khích tôi "tới đi, bác tài!"

Tôi vẫn đợi một thời gian nữa "để xem sao!" Cuối cùng th́ một động lực nội tâm đă "bật đèn xanh" và cho tôi cái hứng thú để viết bài này.

Có vài phần trong bài viết: Phần Một là "Cây đa lối cũ", Phần Hai là "Gọi hồn người xưa", Phần Ba là "Cảm xúc và những tín hiệu kỳ lạ", Phần Bốn là "Xuôi Nam".



Những phần này liên quan tới nhau và trong Phần Ba, tôi đối chiếu những sự việc mà những nhân vật bên Cơi Âm trả lời những câu hỏi của người bên Cơi Dương qua lời nói của cô đồng.



Trong Phần Ba, tôi cũng ghi lại những cảm xúc riêng tư và nhất là những giấc mơ, những tín hiệu lạ lùng mà tôi từng nhận được trong những lúc nửa đêm về sáng. Phải chăng, chúng ta không thể nào phủ nhận được sự hiện hữu của "thế giới bên kia" Xin mời quư vị đọc.

Hồi tôi c̣n nhỏ, sau khi mẹ tôi qua đời, tôi thường có những giấc mơ lạ kỳ: tôi thường thấy mẹ tôi ngồi trên giường ngay bên cạnh tôi vừa vui, vừa buồn v́ tôi đă "cầu được, ước thấy".

Trong nhiều năm sau đó, tôi vẫn thường được gặp mẹ tôi trong những giấc mơ và những câu chuyện trao đổi giữa mẹ con chúng tôi cũng thay đổi theo thời gian. Sau tuổi 50 th́ tôi không c̣n mơ thấy mẹ tôi nữa nhưng trong thời gian này th́ lâu lâu tôi gặp được thân phụ tôi trong những giấc mơ đầy thương yêu.

Anh lớn tôi khi phải đi cải tạo cũng đă từng được gặp mẹ trong những giấc mơ và mẹ thường báo mộng cho anh ấy biết những diễn biến sắp xảy ra. Nhờ những lần báo mộng này mà đă có lần anh ấy thoát chết v́ đạn nổ khi những người tù cải tạo phải "đi làm rẫy".

Chính thân mẫu của chúng tôi cũng đă báo mộng cho anh ấy biết khi nào anh ấy được thả tù cải tạo và khi nào anh ấy được xuất ngoại. Sau khi anh ấy đă định cư tại Hoa Kỳ th́ mẹ chúng tôi không c̣n báo mộng cho anh ấy nữa.

Cũng v́ những giấc mơ này mà vợ chồng chúng tôi muốn t́m hiểu về thế giới bên kia. Chúng tôi may mắn có cái duyên được người bà con cho xem cuốn "phim" DVD thâu lại buổi gọi hồn tại Hà Nội khi họ về thăm quê hương. Tôi chăm chú ngồi xem những cuộc đối thoại giữa người bên Cơi Âm và người bên Cơi Dương nhất là những ǵ đă xảy ra.

Chỉ những người trong cuộc mới biết tường tận các chi tiết mà thôi và tôi đă được người bà con giải thích những chi tiết riêng tư này. Người bà con của chúng tôi rất tin về vụ gọi hồn này v́ những chi tiết rất là xác thực liên quan giữa người Cơi Âm và người Cơi Dương.

Điều đặc biệt là cả hai anh chị đều là hai chuyên gia và đă đi làm nhiều năm tại ngoại quốc trước khi về hưu nên khó có thể mà họ mê tín dị đoan một cách mù quáng được.

Xem xong, bà xă tôi cũng rất háo hức muốn "gọi hồn" để được gặp bố mẹ và những người đă khuất khi chúng tôi về thăm Việt Nam. (xin đón xem phần hai: "Gọi hồn người xưa").

Đầu thập niên 90, một người coi tử vi và tướng số đă cho tôi biết là, tôi được vong linh của một bà tổ cô đang phù hộ cho tôi rất nhiều. Ông ta khuyên tôi nên lập bàn thờ để tưởng nhớ đến bà.

Tôi rất cảm động nhưng vẫn bán tín bán nghi, chả là v́ rằng tôi được đào tạo trong lănh vực khoa học và kỹ thuật tại Tây Phương; tôi phải cần có được những chứng minh cụ thể là linh hồn bà tổ cô có luôn luôn theo dơi và phù hộ cho tôi hay không.

Tuy nhiên tôi cũng không phủ nhận v́ rằng tôi cũng có những giấc mơ kỳ lạ, nhẹ nhàng và thật tĩnh lặng trong những năm tôi sống một ḿnh hay hai ḿnh. Cũng nhờ những giấc mơ này mà tôi đỡ thấy lẻ loi trong những lần bất chợt tôi tỉnh giấc trong đêm khuya.

Tôi không biết là có phải do mẹ tôi, bố tôi hay bà tổ cô đă về thăm hỏi và an ủi tôi? Tôi chỉ mơ hồ cảm nhận được một sự êm đềm, nhẹ nhàng trong tâm hồn mà thôi sau mỗi lần "gặp gơ" nàỵ

Anh chị P. (anh ruột tôi) và vợ chồng chúng tôi hẹn gặp nhau tại Hà Nội vào ngày 12-12- 2005. Vợ chồng chúng tôi tới Hà Nội trước đó một ngày. Tôi đă sống tại hải ngoại từ hơn 40 năm trước đó, cho nên tôi lại càng náo nức muốn đi kiếm lại những h́nh ảnh của Hà Nội và đất Bắc sau khi gia đ́nh chúng tôi di cư vào Nam năm 1954

Người ra đón chúng tôi tại phi trường Nội Bài là chú H. em con chú con bác với BN. Đây là lần đầu tiên tôi gặp chú H. nhưng anh em chúng tôi rất hợp tính nhau nên tôi không cần phải rào trước đón sau và chú H. bắt đầu chạy việc giúp chúng tôi ngay.

Sau khi chúng tôi đă vào khách sạn là BN gọi điện thoại ngay cho cô đồng M. để hẹn ngày mời cô ấy từ Hải Pḥng lên Hà Nội để tổ chức vụ gọi hồn cho các gia đ́nh nội ngoại của BN, tôi, chú H. thím L.(vợ chú H.) vài ngày sau đó.

Tôi bắt đầu đi kiếm căn nhà của bố mẹ tôi tại phố Kim Liên ngày xưa nhưng chẳng thấy nó đâu. Tôi vẫn thấy cái đường rầy xe lửa chạy trước nhà ngày xưa, nhưng hỏi thăm th́ chẳng ai biết tông tích được cái nhà đó.



Tôi đi thăm Hồ Bẩy Mẫu, Hồ Ba Mẫu gần nhà bố mẹ tôi hồi đó. Cảnh vật đă đều thay đổi rất nhiều. Tôi thấy lâng lâng buồn, nhưng chắc là buồn hơn Bà Huyện Thanh Quan khi bà "bước xuống Đèo Ngang bóng xế tà"..



Ngày 14-12-2005 "phái đoàn" chúng tôi trèo lên xe bus về thăm làng quê chúng tôi tại Bắc Ninh. Chuyến về thăm làng quê này chúng tôi đă tổ chức qua email từ cả hơn một, hai tháng trước đó.



Chú H. là người lo thuê xe và vụ ăn trưa cho "phái đoàn". Cháu G. (gọi tôi bằng cậu), cháu Q. (gọi tôi bằng chú) bay từ Sài G̣n ra Hà Nội để làm hướng dẩn viên cho chúng tôi từ Hà Nội về thăm quê cũ tại làng Me tại Phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.


Xe bus đi qua Gia Lâm, đi qua làng Đồng Kỵ (nổi tiếng về đồ gổ) trước khi tới làng Me. Đường đi rất chật hẹp với những con phố nhỏ bụi bậm, ồn ào và cây cối khẳng khiu v́ bị mạt cưa bám đầy và khô ráo.




Xe đậu trước đ́nh làng Me. Cái đ́nh trông rất khang trang và mới mẻ. Tôi không nhận ra được phương hướng nữa. Cháu G. là hướng dẫn viên của chúng tôi đi từ đầu đ́nh tới cái ngơ mà hơn 50 năm về trước, anh em tôi thường bị chó rượt trước căn nhà ở đầu ngơ.


Làng tôi bây giờ khác hẳn với cái làng trong trí nhớ của tôi với những ao bèo, cây bàng nhiều lá và vườn rau tươi mát. Bây giờ chỗ nào cũng có nhà, ồn ào và cây cối bị mạt cưa bám đầy v́ phần lớn dân làng đều làm nghề thợ mộc.



Những cái ao trông bây giờ thật nhỏ và chứa nước ao tù đen ng̣m. Tôi thấy thất vọng nhưng đồng thời tôi cũng thấy rất vui, v́ đây là những h́nh ảnh mà tôi hằng đi lùng kiếm trong nửa thế kỷ vừa qua.




Tới đầu ngơ, chúng tôi ghé thăm nhà cụ đồ D. mà ngày xưa anh P.và tôi rất sợ con chó dữ hay rượt anh em chúng tôi mỗi khi đi qua. Anh Q. cháu gọi cụ đồ D. bằng ông, trở thành người hướng dẫn cho chúng tôi đi thăm những nơi khác trong làng.



Anh P. và tôi đứng sững sờ trước cái cổng của gia trang mà ngày xưa chính cha mẹ chúng tôi thuê người xây cất trước khi anh em chúng tôi sinh ra đời. Cái cổng gỗ chắc nịch ngày xưa nay đă bị thay bằng cái cửa trông chẳng ra cái cửa!



Căn nhà này ngày nay đă bị chia làm ba hộ cho ba gia đ́nh cư ngụ. Họ đă lấp đất mất cái ao sau vườn để có thêm đất đai. Bụi tre sau vườn bây giờ nhỏ xíu, trông rất tội nghiệp so với cái bụi tre trong tâm thức của tôi cao vót với các tổ c̣ và các con c̣ trắng, đậu trên đỉnh ngọn tre ngày xưa khi gia đ́nh chúng tôi c̣n sống rất là hạnh phúc trong gia trang đó!




Hai anh em tôi đứng chụp h́nh trước cái cây hương đầy rêu xanh và rêu đen, mà ngày xưa mẹ chúng tôi thường ra cúng vào những ngày mùng một, ngày rằm và Tết Nguyên Đán. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra.



Tôi đă nối lại được cái "mạch điện" của hiện tại và dĩ văng. "Mạch điện" này đă từng làm tôi khắc khoải. Cây hương, căn nhà c̣n đó nhưng chủ nhân của nó đă bỏ nhà cửa, bỏ ruộng đất, bỏ cuộc đời mà vĩnh viễn ra đi mất rồi! Tôi nghẹn ngào trong nước mắt: "Mẹ ơi, con đang về thăm nhà, thăm Bố, Mẹ đây!"




Chúng tôi đi thăm đền thờ cụ Quốc Sư Đàm Công Hiệu, ngày xưa đă từng dạy chúa Trịnh Cương học, và đền thờ cụ Tiết Nghĩa Đàm Thận Huy, ngày xưa đă từng là một thành viên của Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú đời vua Lê Thánh Tôn. Tôi cảm thấy rất gần gũi, rộn ră một niềm vui được trở về thăm quê cha đất tổ; vừa kính trọng vừa hănh diện về tổ tiên.



Chúng tôi vào thăm từ đường khói hương nghi ngút. Tôi thấy h́nh thờ của các bác họ và nhiều người thân khác. Từ đường này là một căn nhà đă được di chuyển từ cái ngơ của đại gia đ́nh chúng tôi.



Căn nhà này nay được dùng dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của chi họ Đàm Duy, Đàm Trung. Anh P. và tôi thay mặt các anh chị em và con cháu tại Bắc Mỹ tặng cho từ đường một số tiền, để lo cho việc cúng giỗ và tu bổ.




Ngay bên cạnh từ đường là nghĩa trang của họ nội chúng tôi. Bước vào nghĩa trang tôi thấy ḷng thanh thản lạ thường, và tôi tự nhủ: "Bôn ba chi lắm rồi cũng nằm xuống. Nhưng khi nằm xuống, hồn ḿnh phải cảm thấy được thảnh thơi. Cái thảnh thơi này, tôi đang cảm nhận đuợc ngay tại nơi này!"



Tôi đang mải chụp h́nh lia lịa th́ nhận ngay ra được ngôi mộ lớn của Bà Tổ Cô ĐTK của tôi. Tôi gọi BN và hai vợ chồng chúng tôi thắp hương, khấn vái bà. Tôi thấy thật vui, thật nhẹ nhàng và mừng rỡ trong nội tâm.



Tôi thực sự được thấy mộ bà tổ cô trong cái nghĩa địa yên tĩnh này, một điều rất bất ngờ, bất ngờ đến ngỡ ngàng! Bây giờ tôi đang có BN luôn luôn bên cạnh tôi để bù lại những ngày trống vắng của nhiều năm tháng ngày xưa. Các con của chúng tôi và của anh chị P. đă khôn lớn và bây giờ chúng đă có gia đ́nh.



Chúng tôi không c̣n phải quá bận tâm về con cái nữa. Hai anh em tôi được sống lại trong cái cảnh ngày xưa thân thương ấy, mà chỉ ḿnh hai anh em tôi mới cảm nhận được mà thôi! Chúng tôi đă thực sự về thăm được quê cha đất tổ và viếng thăm mồ mả tổ tiên, một điều mà hai anh em chúng tôi đều mong mỏi trong rất nhiều năm, thật là vui mừng biết chừng nào!





Tôi đă từng đi vào nhiều nghĩa trang tại Bắc Mỹ và những lần này tôi thấy rất yên tĩnh, yên tĩnh đến độ dửng dưng. Khi tôi vào thăm nghĩa địa gia đ́nh bên nội của chúng tôi tại Bắc Ninh, tôi thấy rộn lên một niềm vui, những xúc cảm của một "ngày về" và của một cuộc hội ngộ đột ngột với những người thân thương nay đă quá văng.



Tôi cũng cảm thấy gần gủi với tổ tiên, với chính tôi và tôi thấy thanh thản vô cùng. Khi tôi vào thăm nghĩa địa Yên Kỳ tại Sơn Tây, tôi cảm thấy rất xa lạ, ma quái, trống vắng và có một cảm giác trong tôi thôi thúc tôi phải ra khỏi vùng đất bất ổn đó càng sớm càng tốt. Tôi cảm thấy đây không phải là "vùng đất của tôi" và tôi không hề có một ràng buộc ǵ với vùng đất này.

Trên đường về Nam Định thăm từ đường của gịng họ Phạm Ngọc, "phái đoàn" của chúng tôi đă viếng thăm nghĩa trang của họ Phạm. Giữa mùi hương tại một cánh đồng hoang và làn khói của nhang cắm trên các mộ thờ, tôi cảm thấy nhẹ nhàng và b́nh an vô cùng.

Tôi cảm thấy như tôi đang được trở về thăm lại những người thân, họ hàng sau khi tôi đă sống lưu vong trong rất nhiều năm. Trong ṿng một tuần về thăm lại quê hương tại xứ Bắc trước vụ Gọi Hồn, tôi cảm nhận thấy tôi được trở về với quê cha, đất tổ và với chính bản thân tôi.

Tôi thấy tôi bị thu hút, lôi cuốn rất nhẹ nhàng, rất thân thương bởi nhiều địa danh. Tuy nhiên, tôi thấy ngẩn ngơ thương nhớ cha mẹ tôi đă phải bỏ quê hương mà vào Nam để rồi thân mẫu của tôi đă mất tại Sài G̣n vào năm 1955 và thân phụ của tôi đă mất tại Montreal, Canada vào năm 1988.

Tôi ao ước có được một cuộc du lịch tâm linh để hy vọng chúng tôi có thể đối thoại được với cha mẹ, họ hàng đang sống ở "thế giới bên kia" và nhất là để tôi tự thuyết phục chính tôi rằng linh hồn con người vẫn c̣n tồn tại sau khi chết ...




   Đàm Trung Phán




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 532 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 7:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



CÂY ĐA LỐI CŨ GỌI HỒN NGƯỜI XƯA


(PHẦN HAI)


Theo lời chỉ dẫn của cô đồng, ba hôm truớc đó, chúng tôi đă xin phép thổ thần tại nhà chú H để cho họ nội, họ ngoại của mỗi người trong đám chúng tôi (chú H, thím L, BN và tôi) được phép "vào nhà" và nói chuyện với chúng tôi.

Như đă thoả thuận trên điện thoại từ tuần trước, khoảng 9 giờ sáng ngày 21-12 cô đồng đến gặp chúng tôi tại nhà của vợ chồng chú H. Ngoài bốn người chúng tôi dự buổi lễ Gọi Hồn này c̣n có cô H và cô T (hai cô em gái ruột của thím L).

Trên bàn thờ chúng tôi bày cháo, xôi, rượu, hoa quả, vàng mă. Ngay trước mặt bàn thờ, chúng tôi đặt một cái bàn thấp trên đó chúng tôi cũng đặt đồ cúng, ba ly nước trà, thuốc lá. Chúng tôi trải chiếu và ngồi trên chiếu trước bàn thờ.

Chú H. thắp nến và cô đồng thắp hương rồi ngồi xếp ṿng tṛn trong tư thế tọa thiền. Cô đồng ngồi khấn vái, đọc họ và tên của bốn người chúng tôi để chúng tôi được đón tiếp cha mẹ, họ hàng của chúng tôi bên cơi Âm.

Sau khi khấn họ nội, họ ngoại bên phía BN, tôi, chú H, thím L, cô đồng đổ hai đồng xu trên đĩa để "xin âm dương" nghĩa là đă được người khuất mặt chấp nhận. Cô đồng "xin âm dương" ba lần cả thẩy.

Tôi ngồi phía bên trái của cô, bên cạnh bàn thờ và dùng cái Handy camcorder để ghi lại h́nh ảnh và tiếng nói. Tôi đă được người nhà cho biết trước là phần gọi hồn này sẽ kéo dài khoảng ba tiếng đồng hồ, cho nên tôi đă để sẵn ba cuộn băng thu h́nh, cộng thêm một cái battery pḥng hờ nữa, miễn làm sao là tôi thâu h́nh được tất cả các diễn biến v́ đây là "cơ hội ngàn vàng" cho tất cả mọi người hiện diện ngày hôm đó.

Có tất cả mười chín nhân vật hiện về trong ba cuốn băng, thâu trong ṿng khoảng ba tiếng đồng hồ, không kể hai nhân vật mà chúng tôi không nhận ra "lư lịch" và một nhân vật mà tôi quay không kịp trong lúc đổi battery.

Mỗi nhân vật bên cơi Âm về đối thoại với chúng tôi khoảng từ ba phút tới chín phút, nhưng cha mẹ chúng tôi th́ nói lâu hơn. Tôi xin mạn phép tŕnh bầy ngắn gọn phần đối thoại của nhiều nhân vật.

Cô đồng ngồi theo lối tọa thiền, nhắm mắt, tay để ngửa trên đầu gối và các ngón tay gấp lại. Bổng thấy cô ngáp rồi nói:

- Ph về đây!

Đây là nhân vật đầu tiên xuất hiện và là cụ tổ năm đời của BN và chú H. Cụ mất khoảng gần trăm năm rồi.

Nhân vật thứ hai là cụ tổ bốn đời của BN và H, sau khi chúng tôi và người bên Cơi Âm đă đối thoại và xác nhận được vai vế của ḿnh. Chú H rót trà mời cụ, cô đồng uống trà và nói truyện. Cụ cho biết mộ của cụ đă bị thất lạc và v́ Cụ thương con cháu nên mới về thăm.

Cô đồng lại vuốt mặt, ngồi một lúc và nhân vật thứ ba xuất hiện. Đây là ông nội của BN và H. Cụ cho BN biết nên mang tro cốt của thân phụ BN từ Canada về lại VN nếu không vong linh của thân phụ của BN sẽ không được yên ổn.

Tro cốt để ở trong chùa không tồt bằng đem ra nghĩa địa mà chôn cất. Cụ rất thương chú H và vẫn thường về thăm chú H. (Mộ của cụ ở nghĩa trang Yên Kỳ, tuần trước đó chúng tôi đă lên thăm, thắp hương và cúng các cụ).

Nhân vật thứ tư là cụ bà NTN, vợ của cụ tổ bốn đời của BN và H. (BN và tôi đă thắp hương khấn cụ khi chúng tôi viếng mộ của cụ tại nghĩa trang Yên Kỳ tại Sơn Tây tuần trước đó). Mọi người và tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nghe cụ nói:

- Phán đâu?

(Cụ mất đă lâu năm và trên thực tế Cụ chưa hề gặp mặt tôi).

Cụ cho biết ngày giỗ của cụ là vào ngày mùng hai tháng Giêng âm lịch.

Nhân vật thứ năm là cháu D. Cháu là con trai đầu ḷng của chú H, thím L và qua đời khi mới mười bốn tuồi. Hồn chào hai d́ và cô đồng rồi quay qua BN mà hỏi:

- Thế quà của cháu đâu, bác Nga?

Thím L đứng lên lấy gói kẹo của bác BN đưa cho cô đồng. Cô đồng xem gói kẹo rồi nói thím L đặt gói kẹo lên bàn thờ cho cháu D.

Nhân vật thứ sáu xuất hiện rất đột ngột. Chỉ nghe cô đồng nói rất khẽ:

- Nh về!

- Nga đâu?

- Phán đâu?

- Thế chú B không về hả?

Cả Nga và tôi đều bồi hồi xúc động v́ "Nh" chính là quư danh của thân phụ của BN. Cách xưng hô và gọi tên những người trong cơi Dương rất là đúng.

Cụ cho biết là ông nội của BN và H muốn tro cốt của cụ được mang từ Canada về chôn cất tại nghĩa địa Yên Kỳ. Cụ hỏi thăm anh chị em của BN. Cụ cũng cho tôi biết là bố mẹ tôi "cũng về đấy"! Theo lời cụ th́ năm 2005, chú H không sang Mỹ thăm gia đ́nh được nhưng năm 2006, chú ấy mới qua Mỹ được.

Nhân vật thứ bảy là bác X (bác của BN và H. Tuần trước đó, chúng tôi đă thắp hương khấn Bác khi chúng tôi viếng mộ của Bác tại nghĩa trang Yên Kỳ ở Sơn Tây). Bác hỏi v́ lư do ǵ mà mời Bác về? Bác c̣n cho biết nhiều chi tiết liên quan tới gia đ́nh chú H.(Các chi tiết này rất đúng sự thật).

Nhân vật thứ tám là Ng (em họ của BN và H. Ng là con trai; chết trẻ trong chuyến vượt biên). Cuộc đối thoại không lâu và chú chào từ biệt.

Nhân vật thứ chín "đến" rất bất ngờ. Cô đồng nói rất sẽ:

- Thu đây!

Chúng tôi không biết cụ là ai nên lên tiếng:

- Thưa cụ, cụ bên họ Đàm, họ Dương hay họ Nguyễn ạ?

- Họ Đàm!

Tôi lắp bắp:

- Thưa có phải là bà tổ cô của Đàm Trung Phán không ạ?

- Thế không nhận ra được hả?

Tôi phải xin lỗi Bà v́ tôi chỉ biết tên bên cơi Dương của bà là ĐTK trong khi bà xưng tên bên cơi Âm là Thu nên tôi không nhận ra ngay được!

(Đây là lần đầu tiên tôi mới được thực sự "gặp" Bà sau gần 20 năm, khi tôi đă đặt bàn thờ để tưởng nhớ đến Bà tại nhà tôi ở Canada).

Cô đồng quay qua phía BN và nói:

- Các con đă vào nhà thờ và thăm mộ Bà, hôm nay bà về thăm các con!

Bà cho biết bà vẫn thường về thăm căn nhà của bố mẹ tôi tại Bắc Ninh và thăm viếng những người "ở thuê" trong căn nhà đó.

Cô đồng quay qua tôi và nói:

- Bà luôn luôn theo và che chở cho con! Thế con đă t́m ra mộ ông nội của con chưa?

(Bà là em gái của ông nội tôi và Bà mất khi c̣n khá trẻ).

Bà cho biết mộ ông nội tôi vẫn c̣n nhưng nay đă bị thất lạc và bà sẽ giúp tôi trong việc t́m kiếm mộ của ông nội tôi.

- Ngang vai con có một người đă mất. Sao con không cúng anh ấy?

Tôi nghĩ ngay đến anh Hán của tôi, mất năm 1945 khi anh ấy c̣n rất trẻ. V́ Bà trách tôi sao tôi không cúng nên tôi lắp bắp xin lỗi và xin bà cho biết ngày giỗ của anh ấy.

- Lát nữa anh ấy sẽ về. Cả hai bố mẹ con nữa đấy! Bà luôn luôn về thăm con! Có việc ǵ bà sẽ về báo mộng cho con biết. Thôi bà đi nhé!

Tôi hỏi vội:

- Có phải sau khi thăm mộ Bà ở làng Me về, tối hôm đó, Bà đă "tặng" cho con một giấc mộng với rất nhiều h́nh ảnh hoa Lan đẹp rực rỡ trong một cái nhà kính, phải không ạ?

Bà không trả lời, tôi chỉ thấy cô đồng gật đầu, rồi bà thăng.

Nhân vật thứ mười là mẹ của H và H nhận ra ngay được thân mẫu (thím của BN). Quay qua BN, hồn nói:

- Mẹ cháu cũng về đó.

Nhân vật thứ mười một là anh P. Anh là con trai của bác X và là con chú con bác ruột với BN và H.

Nhân vật thứ mười hai xuất hiện với tên Ng và sau một hồi hỏi tên họ, chúng tôi mới biết là họ Nguyễn và là em gái của L (vợ chú Hùng).

Cô Ng chết trẻ nên măi một lúc sau cả thím L và hai cô em gái của thím L (có măt trong buổi gọi hồn này) mới nhận ra được cô.

Nhân vật thứ mười ba xuất hiện, nói tên rất nhẹ như trong làn gíó vậy.

Tôi ngồi quay phim ở phía xa nên nghe không rơ nhưng BN đă trả lời ngay:

- Mợ về!

Đây là thân mẫu của BN. Cụ hỏi thăm BN tất cả các anh chị em của BN và nói tên rành rọt từng người một, ngay cả tên cô con gái nuôi (tên H) của cụ nữa. Cụ muốn BN mang tro cốt của cụ từ Saigon ra chôn cất tại nghĩa địa Yên Kỳ (Bất Bạt tại Sơn Tây) để cụ được "đoàn tụ" với thân phụ của BN!

Cô đồng quay qua tôi và nói:

- Ông bà sui cũng về nữa đấy!

Cụ nói truyện với BN một hồi rồi thăng.

Cô đồng lắc lư đầu, ngáp một cái và nhân vật thứ mười bốn khai tên:

- Tr. về!

Tôi đoán đó là người anh họ nội của tôi nên tôi chào hỏi ngay:

- Em là Đàm trung Phán đây, có phải là anh Đàm Trung Tr. không?

Hồn trả lời:

- Anh về thăm chú đấy!

Rồi quay qua BN, hồn hỏi:

- Con Cún nó đâu?

BN và tôi ngẩn ngơ, chưa biết trả lời ra sao th́ chú H đă lên tiếng:

- Cún là con gái của chị đấy!

Hồn hỏi:

- Nó không về à?

Tôi hỏi anh có nhắn ǵ con cháu của anh không, anh lắc đầu:

- Anh chỉ về thăm chú thôi! Anh đi nhé!

Nhân vật thứ mười lăm nói tên rất nhanh:

- Hán đây!

Tôi trào nước mắt v́ đây là anh ruột của tôi, anh mất năm lụt Ất Dậu 1945, lúc đó anh mới năm, sáu tuổi ǵ đó. Tôi chỉ kịp nói:

- Anh!

Hồn nói:

- Chú ra ngồi đây với anh!

Tôi trao máy quay phim cho BN để quay dùm tôi.

Hồn hỏi:

- Hôm nay có việc ǵ mà chú mời anh về?

- Em mời họ hàng về để em hỏi thăm xem có cần ǵ không?

- Chú thăm mộ anh chưa?

- Em không biết mộ anh ở đâu!

- Sao chú chẳng cúng giỗ anh ǵ cả?

Tôi lắp bắp:

- Lúc anh mất, em c̣n bé quá rồi em lại đi xa nhà quá lâu nên em không biết ngày giỗ của anh!

- Nhớ giỗ anh vào ngày 27 tháng 4 âm lịch. Chú phải cúng giỗ anh, anh vẫn về thăm chú đấy!

Anh c̣n hỏi thêm:

- Hai con trai của chú đâu? Chú có trách nhiệm phải mang chúng nó về với gịng họ nội nhà ḿnh đấy! Mà tại sao chú và BN lại không có một đứa con trai với nhau để nó mang máu mủ họ nhà ḿnh?

(Mặt mũi cô đồng lúc đó cười nói rất hóm hỉnh).

Tôi lại phảỉ ấp úng giải thích. Anh c̣n cho biết:

- Khi chú về làng thắp hương cúng các cụ, anh cũng theo về đấy!

Bố mẹ nhà ḿnh không muốn mang mộ phần về Việt Nam đâu, phần mộ của bố ở Canada đẹp lắm.

Anh c̣n cho biết lát nữa mẹ tôi cũng về nữa. Tôi hỏi anh cuộc đời về sau của tôi ra sao, anh chỉ trả lời:

- Anh luôn luôn che chở cho chú!

Sau đó anh nói:

- Anh đi đây!

Cô đồng ngồi vuốt mặt và ngồi im một lúc. Xin mời quư vị nghe cuộc đối thoại với nhân vật thứ mưới sáu dưới đây.

Tôi đang quay phim bỗng nghe tiếng cô đồng:

- Phán đâu? Bố đây!

Hồn hỏi ngay:

- Pháp có về không?

Tôi thật xúc động v́ đây là lần đầu tiên tôi được "nói chuyện" với thân phụ tôi sau khi cụ qua đời vào năm 1988 tại Montreal, Canada. Cụ cho biết là cụ thường ở bên cạnh các anh chị em chúng tôi. Cụ hỏi:

- Thế con đă về thăm đất làng Me chưa? Có biếu tiền cho người ta trông nom phần mồ mả cho các cụ nhà ḿnh không?

Cụ hỏi thăm hai thằng cháu nội M. và S. (con trai tôi) và cả thằng chắt nội của Cụ (con trai đầu ḷng của M. và là cháu nội đích tôn của tôi). Cụ cho biết Cụ vẫn thường "về thăm" các cháu, chắt này.

Cụ nói tiếp:

- Phần mộ của Bố ở Montreal đẹp lắm, không phảỉ chuyển đi đâu hết. Bố muốn các con sống hạnh phúc và các cháu thành đạt. Người vợ cũ của con đối xử với bố, với con như thế nào, con là người trong cuộc, con biết rơ; Bố càng thương con bấy nhiêu. Mà mẹ con cũng về cùng về đấy!

(Vẻ mặt cô đồng rất đăm chiêu).

Cụ c̣n kể cho tôi biết nhiều chuyện riêng tư trong gia đ́nh và cuộc đời mà chỉ hai bố con chúng tôi biết mà thôi. Tôi nghẹn ngào v́ thương Bố. Tôi chỉ biết cầu mong để cụ quên đi những chuyện không vui ngày xưa.

(Những chuyện này đều đúng sự thật mà cô đồng, ngay cả BN cũng chẳng hề biết được).

- Thôi Bố đi đây!

Rồi cụ thăng.

Cô đồng ngồi xoa tay lên mặt và ngồi im lặng khá lâu, bỗng tôi nghe thấy tiếng nói rất khẽ của nhân vật thứ mười bảy:

- Th đâu? (Th đúng là tên của chú em trai út của tôi).

Tôi vội gọi:

- Mẹ!

Tiếng cô đồng hỏi rất nhẹ:

- Cháu Steve đâu?

(Steve là tên con trai út của tôi, nghe như cụ gọi nó là "Ti" vậy).

- Sao nó không về gặp bà?

Tôi trả lời:

- Cháu sẽ về Saigon tháng sau, đi cùng với mẹ của nó ạ.

Tiếng mẹ tôi qua cô đồng:

- Việc vợ con của con ngày trước, con vất vả lắm. Con phải cố gắng mà mang thằng "Ti" về lại với gịng họ nội nhà ḿnh nhé!

Mẹ tôi hỏi thăm tất cả các anh chị em tôi, không gọi sai một tên nào hết!

Cụ nói:

- Mẹ thương các con lắm, mẹ luôn luôn theo và che chở cho các con.

Rồi quay qua BN, mẹ tôi nói tiếp:

- Mẹ cám ơn BN đă mang lại hạnh phúc cuối đời cho Phán. Các con sống hạnh phúc th́ mẹ mới vui. Khi nào "Ti" nó lấy vợ th́ nhớ cho Bà biết với nhé!

Tôi hỏi:

- Ở bên đó đời sống của mẹ ra sao, mẹ có cần ǵ không?

Mẹ tôi trả lời:

- Mẹ ngày nào cũng vào chùa, cuộc sống của Mẹ bây giờ an nhàn lắm. Con không cần phảỉ cúng ǵ thêm cho mẹ cả. Mẹ ở với anh T, mẹ hài ḷng lắm.

(tro cốt của mẹ tôi đang để ở nhà anh T của tôi tại Texas; chị dâu tôi đă mang tro cốt của Cụ từ VN sang Mỹ khi chị sang đoàn tụ với anh tôi).

Cụ tiếp lời:

- Các con thương yêu và đùm bọc lẫn nhau, con cháu thành đạt là mẹ măn nguyện lắm rồi.

Trước khi từ giă, mẹ tôi nói:

- Con có hiếu lắm, nghe tin con về, âm phần ai cũng vui. Sang năm con về nhớ đi t́m mộ ông nội để báo hiếu. Anh Hán cũng đă về ở với mẹ rồi. Thôi Mẹ đi nhé!

Cô đồng lại xoa mặt và nhân vật thứ mười tám nói rất khẽ:

- Bé về!

Chúng tôi hỏi cô là ai. Sau đó mới biết đây là cô em gái chót út của BN và mất khi c̣n rất nhỏ tuổi. Cô cho biết là phần mộ của cô đă bị san bằng, và muốn BN cúng cô vào ngày 16-4 âm lịch.

Cô nói:

- Em luôn luôn ở cạnh chị và phù hộ cho chị.

Bỗng cô đồng cuời to:

- Sao chị không cúng ông "Trưởng giả" à? Mà chị có biết ông Trưởng giả là ai không?

(Vẻ mặt cô đồng rất là tinh nghịch).

Chúng tôi ngồi im v́ chưa biết ông "Trưởng giả" là ai th́ cô lại cười và nói tiếp:

- Lát nữa, ông "Trưởng giả" về th́ chị sẽ biết là ai!

Cô đồng cười tinh nghịch. Sau đó hồn thăng.

Nhân vật thứ mười chín kế tiếp là anh Ph (anh ruột của BN). Anh quay qua hỏi thăm BN tất cả các anh em của BN, nói đúng tên từng người một.

Anh hỏi thăm cháu H (con gái của BN) v́ ngày xưa anh ấy hay đưa cháu đi học. Anh cho biết cháu H sẽ sinh con vào tháng 8 Âm lịch năm tới (năm 2006).

Anh cho biết là anh vẫn gặp bố mẹ BN. Trước khi thăng, anh cho biết là không c̣n ai về nữa đâu.

Hóa ra anh Ph chỉ "đóng vai" con trai "Trưởng giả" của bố mẹ BN ở bên cơi Âm, v́ thực ra anh là con trai thứ chứ không phải là con trai "Trưởng thật"!

Cô đồng ngồi một lúc, sau đó vuốt mặt vài cái rồi đứng lên lễ tạ. Trong khi mọi người lo đốt vàng và chia phần trái cây, BN và tôi tiếp chuyện cô đồng.

Cô chừng ba mươi sáu tuổi và đang có bầu được ba tháng, vẻ mặt hiền từ của một thôn nữ trông khác hẳn vẻ mặt khi cô tiếp xúc với các nhân vật bên cơi Âm.

Cô đồng cho biết khi cô khoảng mười ba tuổi cô bị ốm nặng đến độ hôn mê tưởng chết, sau đó thỉnh thoảng cô nghe được tiếng người bên cơi Âm nói chuyện và nh́n thấy được một nửa người của họ.

Chúng tôi đang nói chuyện th́ có một bà đến nhà chú H. Bà khẩn khoản mời cô đồng đến nhà bà để nhờ cô gọi hồn chồng bà về nhưng cô đồng khước từ.

Sau khi bà kia đă ra về, cô đồng nói:

- Cháu phải về lại Hải Pḥng để làm lễ tạ ơn. Cô chú hôm nay may mắn lắm nên các cụ mới về nhiều như thế.

Tiễn cô đồng ra về, tôi cảm thấy thật là vui v́ tôi đă được "nói chuyện" với những người rất thân thương của tôi nhất là các chi tiết của gia đ́nh tôi không có chỗ nào là "trái cựa" cả.

Tôi đă tưởng rằng tôi đă "mất bố mẹ tôi" nhưng thật ra hồn của hai cụ vẫn c̣n quan tâm và về thăm chúng tôi nữa.

Thật là huyền bí nhưng tôi đang cảm nhận được niềm an vui và thấy thanh thản y như là hai cụ "vẫn c̣n sống" vậy!

Mai này, khi tôi chết, tôi sẽ không cảm thấy sợ hăi v́ tôi đă có những người thương yêu tôi đang chờ đón tôi tại "một cơi khác" và chính hồn tôi cũng sẽ về thăm và giúp các con cháu của tôi.

Hai chữ "linh hồn" trong tôi, tôi cảm nhận thấy được rơ ràng hơn trước khi chúng tôi Gọi Hồn. Hóa ra "sống" và "chết" là như vậy sao?







                                                  





                                                             

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 533 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 7:08pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



CÂY ĐA LỐI CŨ GỌI HỒN NGƯỜI XƯA


(PHẦN BA)

Cảm xúc và những tín hiệu kỳ lạ

Tôi xin mạn phép nhắc lại rằng trong Phần 2: "Gọi hồn", cuộc đối thoại với 20 nhân vật bên Cơi Âm (không kể 2 nhân vật mà chúng tôi không nhận biết được liên hệ gia tộc và 1 nhân vật mà tôi không thâu kịp trong lúc thay battery) kéo dài trong khoảng 3 tiếng đồng hồ.

Tôi đă tŕnh bầy cho ngắn gọn trong Phần 2 và bây giờ tôi xin góp thêm ư kiến về các nhận xét và về phần cảm nhận riêng tư của tôi.

Các thành viên gia đ́nh trong Cơi Âm của 4 người ngồi Gọi Hồn "xuất hiện" theo hệ thống ngôi thứ (rank and file) qua lời nói của cô đồng.

Các cụ bên gia đ́nh BN và H "về" theo thứ tự rất là quy củ: Cụ tổ 5 đời về trước tiên, sau đó là cụ tổ 4 đời rồi 3 đời. Các cụ tự xưng tên và các cụ cho biết sự liên hệ giữa đời nọ với đời kia.

Riêng cụ tổ 5 đời của BN và H, v́ cả BN và H không biết đích danh của Cụ lúc ban đầu, Cụ cho biết cụ là thân sinh của cụ tổ 4 đời và cụ cũng cho bíết họ và tên của cụ tổ 4 đời nữa, v́ vậy mà BN, H mới biết Cụ là ai.

C̣n bên gia đ́nh tôi, bà Tổ Cô của tôi (Cụ cho biết Cụ là Bà Cô Trẻ của họ Đàm) "về" trước tiên trong ǵ̣ng họ nội của tôi. V́ Bà tự giới thiệu tên bên Cơi Âm là Thu nên tôi lúng túng nhận không ra ngay được. Cô đồng quay qua phía BN:

- Họ Đàm ấy mà! Thế không nhận ra sao?

Nhờ vậy tôi mới "đoán" được là Bà Tổ Cô của tôi. Lời nói của Bà qua cô đồng rất là ôn tồn và vẻ mặt cô đồng trông thật là an nhiên tự tại.

Về phần tôi, tôi cảm thấy rất vui mừng v́ đây thực sự là tôi đang được đối thoại với Bà Tổ Cô của tôi. BN và tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe Bà nói:

- Các con đă về thăm nhà thờ (từ đường) và thăm mộ Bà, hôm nay Bà về thăm các con đây!

Lời nói này làm tôi nhớ lại những ǵ đă xẩy ra: tuần trước đó, chúng tôi đă về thăm làng quê tại Bắc Ninh. Chúng tôi đă vào từ đường thắp hương khấn vái các vị đă khuất bóng.

Khi vào thăm mộ của gia tộc, tôi đang mải chụp h́nh, bỗng nhiên tôi nh́n thấy ngay ngôi mộ của Bà Tổ Cô và vợ chồng chúng tôi thắp hương khấn vái Bà.

Chuyện về thăm mộ bà, tôi chưa nghĩ đến mà lúc đó, qua lời cô đồng. Bà nhắc lại, các chi tiết rất đúng sự thật, thật là không thể tưởng tượng được!

Một điều hết sức ngạc nhiên nữa là Bà cho biết một người anh trai tôi cũng "về" nữa. Anh trai tôi (anh Hán) mất hồi anh ấy c̣n nhỏ, khi đó tôi mới lên 3 cho nên tôi đâu có biết nhiều, huống chi là c̣n nhớ.

Đây là lần đầu tiên tôi "có chứng cớ" là vong linh Bà đang thực sự hiển linh và chính Bà đă cho tôi biết "Bà luôn luôn che chở cho tôi" qua lời nói của cô đồng.

Cái "tin vui" về người anh khuất bóng của tôi là một tin thật bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của tôi; ngay cả BN cũng chưa chắc biết chuyện về anh tôi nữa v́ tôi chưa kể cho BN nghe nhiều về anh tôi, có lẽ v́ tôi đă quên rất nhiều những việc xẩy ra hơn 60 năm về trước!

Tôi nhận xét thấy những nhân vật chết trẻ như anh tôi, cháu D. con chú H. và cô Bé (em gái của BN), khi họ về, nét mặt của cô đồng lộ vẻ rất tinh nghịch, cười đùa hồn nhiên và cách ăn nói qua cô đồng lại "lau tau" đúng như trẻ con, khác hẳn với vẻ mặt và cách ăn nói của người chết khi đă lớn tuổi.

Một số chi tiết của những điều các Cụ nói ra rất "ăn khớp" với nhau khi chúng tôi ngồi kiểm chứng lại sau vụ Gọi Hồn này. Tôi xin lấy vài thí dụ dưới đây.

Cụ tổ 4 đời của BN và H (nhân vật thứ 2) cho biết một chắt trai của cụ (ngang vai vế với BN và H) mấy năm về trước đă bị bệnh hiểm nghèo may nhờ Cụ phù hộ cho nên mới tai qua, nạn khỏi. Điều này, thân phụ của BN (nhân vật thứ 6) cũng cho biết:

- May nhờ Ông Nội (của thân phụ BN) che chở cho nó, chứ không th́ nó không qua khỏi!

Trên thực tế, câu chuyện hoàn toàn đúng sự thực: chắt trai của cụ (chúng tôi biết rơ tên tuổi của người đó) đă phải trải qua hai kỳ giải phẫu hiểm nghèo nhưng sau đó thực sự khỏi bệnh. Các chi tiết mà Cụ tổ 4 đời và thân phụ BN cho chúng tôi biết về người chắt trai này không hề "trái cựa" với nhau!

Các Cụ bên gia đ́nh BN và H c̣n cho chúng tôi biết ngày giỗ của các Cụ nữa. Khi tra gia phả, những ngày giỗ này đúng y như đă ghi trong gia phả.

Một điều ngạc nhiên ly kỳ khác: cụ bà NTN (vợ của Cụ tổ 4 đời của BN và chú H) không những đă cho biết ngày giỗ của Cụ vào mùng Hai, tháng Giêng âm lịch mà c̣n gọi đúng tên tôi nữa (Cụ chưa hề gặp tôi bao giờ)! Tôi nhớ rơ là hôm lên thăm nghĩa địa Yên Kỳ tại Sơn Tây với vợ chồng Chú H, BN và tôi đă thắp hương và khấn vái trước mộ Cụ.

Tôi c̣n chụp h́nh phần mộ của Cụ Bà và trong h́nh, tôi thấy ghi rơ trên mộ bia ngày Cụ mất: mùng Hai, tháng Giêng âm lịch! Phải chăng v́ tôi đă thắp hương và khấn vái Cụ mà Cụ biết tên tôi rành mạch? (Điều này rất giống câu chuyện giữa Bà Tổ Cô và vợ chồng chúng tôi khi chúng tôi viếng mộ Bà).

Thân phụ BN cho biết chú H. không thể qua Mỹ thăm gia đ́nh vào năm 2005 được nhưng "sang năm" (tức là năm 2006) th́ chú H sẽ qua Mỹ thăm gia đ́nh được. Sau khi Gọi Hồn xong, chú H cho chúng tôi biết ngay từ đầu năm 2005, chú ấy đă nộp đơn xin giấy tờ đi Mỹ nhưng giấy tờ bị trục trặc và rốt cuộc không sang Mỹ được.

Quả nhiên trong năm sau (năm 2006), việc xin giấy tờ sang Mỹ rất dễ dàng và vào Mùa Thu năm 2006, chú H đă qua thăm thân phụ và gia đ́nh bên nội của chú ấy tại Hoa Kỳ. Xem ra 10 tháng sau khi Gọi Hồn, lời nói của thân phụ của BN đúng với sự thực.

Ngày giỗ mà các Cụ bên gia đ́nh Bích Nga nói đều giống hệt như đă ghi trong gia phả. Tuy nhiên, anh tôi dặn chúng tôi cúng anh ấy vào ngày 27 tháng Tư âm lịch. Khi về tới Canada, tôi coi trong gia phả gia đ́nh họ nội, tôi thấy gia phả ghi anh ấy mất vào ngày 24 tháng Bẩỵ, âm lịch. Chẳng lẽ anh ấy đă nói lộn cho tôi biết ngày và tháng?

Theo lời mẹ tôi (nhân vật thứ 17) th́ anh ấy đă về ở với mẹ tôi. Trước khi vợ chồng chúng về thăm Việt Nam, chúng tôi thường hay thắp hương khấn vái Bà Tổ Cô và Bố Mẹ tôi để báo tin cho các Cụ biết rằng chúng tôi sắp về Việt Nam thăm làng quê và họ hàng, chẳng lẽ v́ vậy mà anh tôi đă nói:

- Khi chú về làng thắp hương cúng vái các Cụ, anh cũng về theo!

Rồi:

- Anh luôn luôn che chở cho chú.

Và mẹ tôi cũng cho biết:

- Nghe tin con về, Âm phần ai cũng vui!

Qua những mẩu chuyện này, tôi có cảm tưởng rằng người bên Cơi Âm đang hiện diện ở một nơi rất gần với chúng ta nhưng họ "sống" ở trong một môi trường khác (medium, frequency) với môi trường sinh sống của chúng ta cho nên chúng ta không thể nh́n thấy họ và cũng không nghe được tiếng họ nói.

Tôi để ư thấy khi các Cụ tổ bên phía BN và chú H "về thăm" chúng tôi, nét mặt của cô đồng lộ vẻ b́nh tĩnh và lời nói không tỏ vẻ vui hay buồn.

Tuy nhiên, khi cha mẹ của vợ chồng chúng tôi nói chuyện với chúng tôi, nét mặt của cô đồng trông khá đăm chiêu (tense). Dường như các Cụ vẫn c̣n nhiều vương vấn với Cơi Trần, nhất là c̣n chưa quên được những liên hệ mật thiết với các con, các cháu?

Tôi chưa bao giờ được gặp mặt hai đấng thân sinh của BN nhưng theo lời BN, thân mẫu của BN có những điệu bộ chẳng khác ǵ như lúc Cụ c̣n sống nhất là cách cụ gơ các ngón tay trên sàn chiếu khi Cụ nói chuyện.

Cách xưng hô của bố mẹ đôi bên đều chẳng có ǵ khác khi c̣n sinh thời. Các Cụ c̣n nói rơ tên và hỏi thăm từng người con một. Bố mẹ tôi kể cho tôi nghe những chuyện riêng tư trong gia đ́nh mà chỉ một ḿnh tôi mới biết được mà thôi.

Thân mẫu của tôi đă mất 50 năm trước đó và cô đồng mới có 36 tuổi th́ không tài nào cô đồng "nghe lóm" được những ǵ đă xẩy ra trong gia đ́nh nhà tôi trước khi cô sinh ra đời được.

Cô đồng cũng không thể "dựa hơi" mà nói tên rành rọt từng người trong gia đ́nh của chúng tôi v́ chúng tôi không nói tên của tất cả các anh chị em chúng tôi!

Thân phụ của tôi đă phải di tản đến 2 lần: năm 1954 và 1975. Khi c̣n sở Sai gon cũng như khi Cụ sống với chúng tôi tại Mỹ và Canada, Cụ thường kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện làng quê tại Bắc Ninh, nhất là cái gia trang của hai Cụ.

Cụ hay nói tới đồng lúa, lũy tre, cái cầu ao, đền thờ Cụ Tiết Nghĩa, đề thờ Cụ Quốc Sư, họ hàng… V́ vậy mà tôi không hề ngạc nhiên khi nghe Cụ hỏi tôi qua lời cô đồng:

- Thế con đă về thăm làng Me chưa? Có biếu tiền cho người ta trông nom phần mồ mả cho các Cụ nhà ḿnh không?

Trong lúc Gọi Hồn, tôi cứ ngỡ như là tôi đang ngồi nói chuyện với những người bên Cơi Dương vậy. Một số thân hữu đă hỏi tôi:

- Thế anh không sợ "gặp ma" trong lúc Gọi Hồn ả ?

Đối với tôi, trong lúc hay sau khi Gọi Hồn, tôi thấy rất vui v́ tôi đă "gặp" được nhiều người thân thương của tôi trong Thế Giới Bên Kia. Có lẽ tôi "ớn ma sống" trên Cơi Dương c̣n hơn là "sợ ma chết" trong Cơi Âm nữa!

Tôi có thói quen hay thức khuya từ lúc c̣n đi học cho tới khi đi dậy học và kéo dài cho tới bây giờ. Tôi thích đêm khuya v́ trong những lúc đó, tôi thấy được yên tĩnh và làm việc bằng đầu óc thấy dễ dàng hơn.

Tôi c̣n nhớ sau khi thân mẫu tôi qua đời lúc tôi mới 13 tuổi, tôi thường mơ ngủ thấy Cụ. Khi th́ Cụ chui vào mùng trong lúc tôi đang nằm ngủ, khi th́ Cụ vỗ về tôi trong những lúc tôi buồn hiu hắt.

Khi c̣n nhỏ, tôi thường tự trách ḿnh là tôi hay "mơ mộng" v́ bị ám ảnh bởi cái cảnh bà mẹ Cúc Hoa từ Cơi Âm về lại Cơi Dương để vỗ về, âu yếm hai đứa con thơ. Sau khi anh chị em chúng tôi đă có gia thất và nhất là sau khi tôi nghe anh lớn tôi kể truyện Mẹ về báo mộng cho anh ấy trong Tù Cải Tạo, tôi linh cảm có một cái ǵ kỳ lạ, huyền bí trong những giấc mơ của tôi.

Những năm đầu khi tôi đi học tại Úc Đại Lợi, tôi chỉ có biết học để mà ra trường. Sau khi đă ra trường, như nhiều các sinh viên khác, ban ngày tôi đi làm với chức vụ Kỹ Sư, ban đêm tôi đi học Cao Học.

Sống một ḿnh ở nơi xứ lạ quê người, tôi cảm thấy buồn và cô đơn. Tôi nghĩ tới chuyện lấy vợ. Mà lấy ai bây giờ nhỉ? Ban ngày tôi bận rộn với công việc, ban đêm bận bịu với việc học hành.

Chỉ những đêm khuya trong căn nhà trọ một ḿnh, tôi thường hay ngồi suy nghĩ về việc lấy vợ và tạo dựng tương lai gia đinh, nghề nghiệp về sau. Một đêm tôi nằm mơ ngủ gặp một linh mục mặt mũi rất phúc hậu (tôi là người gốc Phật Giáo). Cha nói tiếng Anh với tôi và tôi nghe loáng thoáng như:

- You will meet your wife in coma. (Con sẽ gặp vợ của con trong trạng thái hôn mê).

Khi thức dậy, nghĩ lại về giấc mơ, tôi thấy nó "không có ăn nhậu ǵ hết" như nhiều các giấc mơ khác. Tuy nhiên, tuần sau đó, tôi đi trượt tuyết cùng với một số bạn bè tại địa danh Kooma (địa danh này do thổ dân Úc đặt ra và phát âm giống như chữ "Coma").

NT cùng đi trượt tuyết với cả bọn chúng tôi để rồi hai đứa chúng tôi bắt đầu đi chơi riêng với nhau và hai năm sau đó, chúng tôi lấy nhau. Hóa ra tôi đă thực sự "gặp" NT, vợ tương lai của tôi tại địa danh Kooma, giống như lời nói của vị linh mục trong giấc mơ vậy!

Sau khi đă lập gia đ́nh, chúng tôi rất muốn biết sẽ lập nghiệp tại quốc gia nào. Một đêm, cũng trong một giấc mơ khác, tôi lại thấy một vị linh mục người da trắng rất hiền từ và linh mục đă nói với tôi bằng tiếng Anh:

- You will be there alright but keep trying! (Con sẽ tới được nơi đó nhưng phải cố gắng).

Quả nhiên, vài tháng sau, đôi vợ chồng trẻ chúng tôi đă tới lập nghiệp tại Canada rất thuận buồm suôi gió. Cho tới bây giờ tôi vẫn chưa đoán được hai vị linh mục đó là ai và tại sao lại có sự "trùng hợp" thật đúng với sự thật như vậy?

Năm 1992, hai ngày trước khi bà ngoại của hai con trai tôi mất tại tư gia của chúng tôi, tôi nằm mơ nh́n thấy một bóng ma của một người đàn bà mặc đồ tang trắng đang ngồi vắt vẻo trên một cành cây ở ngoài vườn.

Bóng người mặc tang trắng này đang ngó vào trong nhà chúng tôi. Tôi sợ toát mồ hôi và thức giấc. Lúc này th́ gia đ́nh bên ngoại của các cháu đă từ Hoa Kỳ và Âu Châu về tề tựu đầy đủ tại tư gia chúng tôi để cầu nguyện cho Cụ. Và Cụ đă thanh thản ra đi trong lúc nhà vắng người nhất.

Năm 1991, Cụ bị ngă trước cái chân cầu thang khi Cụ trèo lên gác. Cụ bị nứt xương tay bên phải và chỉ khi về đến nhà, chúng tôi mới biết điều đó. Kết quả là Cụ đă phải vào nhà thương bó bột.

Cụ đă kể lại cho chúng tôi biết là sau khi Cụ đă ngă, tuy quá đau tay nhưng Cụ đă "nghe thấy" giọng một người đàn bà Việt Nam nói với Cụ:

- Tôi biết là Bà đă ngă và Bà đau lắm. Thôi để tôi giúp đưa bà trèo lên gác mà vào pḥng nằm nghỉ!

Mùa Thu năm 1992, sau khi Cụ mất được ít lâu, một đêm tôi nằm mơ. Thoạt đầu trong giấc mơ, tôi "nghe" thấy tiếng động như một vật ǵ nặng mới rớt xuống đất.

Sau đó, tôi "thấy" Cụ nằm sóng soải trên sàn nhà ngay trước bậc cầu thang đầu tiên từ pḥng khách lên gác. Cụ mặc cả quần lẫn áo cà sa.

Phải chăng là là hồn của Cụ đă về báo mộng cho tôi biết Cụ đă ngă tại chỗ nào (điều mà Cụ chưa kịp nói rơ cho tôi trước khi Cụ mất) và bây giờ Cụ đă được siêu thoát ở Thế Giới Bên Kia (người Tây Phương gọi là The Beyond).

Sau khi bà ngoại của các cháu qua đời, đời tôi bắt đầu rất "vất vả" và kết quả là tôi đă phải dọn ra sống một ḿnh trong một thời gian khá lâu.

Tôi đă đi vào Thiền Định để cố gắng lấy lại sự b́nh an trong tâm hồn. Trong lúc ngồi thiền, tôi đă "nh́n thấy trong đầu" nhiều h́nh ảnh như những khi tôi đang đi du lịch vậy, đặc biệt là từ trên cao nh́n xuống.

Một đêm khuya thanh vắng như thường lệ, trong lúc ngồi thiền trong một căn pḥng cao ốc một ḿnh, tôi cảm-nhận-thấy rơ h́nh bóng mẹ của bạn tôi. Cụ đă qua đời được 1, 2 hôm trước đó và tôi cũng đă ngồi tụng niệm cho Cụ với mọi người trong gia đ́nh của bạn tôi.

Tôi "thấy" Cụ đang tiến lại phía tôi, tôi không hề sợ hăi mà c̣n thấy "vui" là đằng khác nữa rồi tôi cảm thấy Cụ "nhập" vào người tôi. Tôi vẫn ngồi nhắm mắt niệm Phật và không hề sợ hăi.

Tự nhiên tôi cảm nhận thấy một luồng sinh lực (energy source) chạy xung quanh thân thể. Tôi cảm thấy khỏe khoắn và an vui lạ thường. Tôi cũng có cảm tưởng là tôi không c̣n ngồi trên sàn đất nữa mà thân thể tôi đang lơ lửng chừng 30, 40 cm cao hơn mặt sàn nhà. Tôi vẫn tiếp tục niệm Phật và tôi "nói trong đầu" :

- Con xin cám ơn Bác đă đến "thăm" con!

Vài ba phút sau, tôi không c̣n cảm nhận thấy luồng sinh khí đó nữa và tôi "thấy" tôi trở về lại với vị trí của tôi trên sàn nhà.

Tháng Hai, năm 1992, trong lúc tôi đang rất bận rộn với công việc nhà trường và sinh hoạt thiện nguyện. Sáng sớm một hôm Chủ Nhật, tôi mơ ngủ thấy bạn tôi đến "thăm tôi". Anh ta tươi cười và ăn mặc rất chỉnh tề như khi đi ăn cưới vậy. Anh ta nói với tôi:

- Tôi đến chào ông đây!

Nói xong, anh ta vui vẻ vẫy tay chào tôi rồi bỏ đi. Tôi bàng hoàng tỉnh giấc và chẳng có thể ngủ tiếp được nữa. Đến trưa hôm đó, tôi được biết bạn tôi đă qua đời tối hôm Thứ Bẩy, hưởng dương 44 tuổi!

Đặc biệt là ngoài tôi ra c̣n có 2 người khác bạn của chúng tôi cũng đă được anh đến "chào" như vậy! Anh và tôi đă từng sinh hoạt cộng đồng với nhau trong nhiều năm và thân nhau như hai anh em ruột vậy.

Những khi nào anh em chúng tôi gặp những việc "khó nuốt" trong lúc sinh hoạt mà chẳng biết nói cùng ai, chúng tôi thường hay nh́n nhau rồi nói:

- Thôi th́ tôi với ông mỗi đứa ngậm một quả bồ ḥn vậy!

Nói xong, hai đứa phá ra mà cười với nhau. Sau khi bạn tôi đă vĩnh viễn ra đi, một ḿnh tôi ngậm hai quả bồ ḥn: một cho một kẻ Cơi Âm và một cho một kẻ Cơi Dương! Lâu lâu, tôi "gặp" lại anh trong giấc mơ; trông anh già hẳn đi nhưng có vẻ an nhiên tự tại và ít nói, ít tươi cười như ngày xưa!

Năm 1995, khi đời tôi đang đi vào một khúc quanh một chiều, cũng trong một buổi sáng sớm tinh sương, tôi mơ ngủ thấy một một chị bạn đồng trang lứa với tôi.
Chúng tôi đă đi du học cùng năm với nhau rồi cùng trở thành hai nhà giáo. Bạn tôi rất tươi cười, mặc áo đầm dài và chị nói với tôi trong giấc mơ:

- Tôi đến chào P. đây! Ở lại b́nh an nghe!

Tôi toát mồ hôi hột, giật ḿnh thức giấc và tôi không tài nào nhắm mắt mà ngủ đưọc nữa v́ tôi nhớ đến giấc mơ với anh bạn kia của tôi.

Buổi trưa hôm đó, tôi được biết là bạn tôi đang hôn mê ở trong nhà thương và đang thoi thóp sống nhờ "hệ thống trợ sống" (life support) và qua đời sau đó một ngày.
Tôi được nhà thương cho biết là bạn tôi đă bị "brain dead" (phần óc đă chết) ban đêm, trước khi chị "về chào từ biệt" tôi lúc buổi sáng sớm! Bạn tôi mất lúc 53 tuổi và để lại bốn đứa con thơ trong sự thương tiếc của bạn bè. Tuyệt nhiên, tôi chưa hề "gặp lại" bạn tôi trong một giấc mơ nào cả.

Qua những giấc mơ lạ lùng này (hay thực sự ra là những tín hiệu kỳ lạ?), tôi thường tự đặt câu hỏi cho chính tôi:

- Thế nào là ‘sống’, thế nào là ‘chết’? Sau khi ‘chết’, ‘linh hồn’ sẽ đi về đâu? Mà làm sao chứng minh được là con người có ‘linh hồn’ nhỉ?

Tôi đă đi vào Thiền Định và rất muốn t́m hiểu về Thế Giới Tâm Linh.

Nhờ Thiền Định, nhờ những câu hỏi mà tôi tự đặt ra trong đầu óc, nhờ những kinh nghiệm sống ngoài đời và những giấc mơ lạ lùng mà tôi đă có hứng để viết bài "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" liên quan tới những điều mà tôi hằng nghĩ tới.

Sau phần Gọi Hồn tại Hà Nội, tôi cảm thấy đầu óc rất thảnh thơi v́ tôi đă cảm nhận thấy những câu hỏi về "sống, chết, linh hồn" mà tôi tự đặt ra cho tôi trong nhiều năm đă hầu như có câu trả lời tuy chưa thật là thỏa đáng nhưng cũng đă có một số chứng cớ khá rơ ràng mà chính tôi đă được dự kiến.

Tôi thấy phấn khởi và vui vẻ muốn đi thăm nhiều nơi trên quê hương, đất nước Việt Nam của tôi. Chỉ ở ngay tại Việt Nam, tôi mới bắt đầu cảm nhận được thế nào là "Hồn Sông Núi" và v́ vậy mà hai vợ chồng chúng tôi tiếp tục chuyến đi thăm quê hương cội nguồn từ Bắc xuống Nam.





Đàm Trung Phán





Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 534 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 7:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



CÂY ĐA LỐI CŨ GỌI HỒN NGƯỜI XƯA


(PHẦN BỐN)


Sau khi cô đồng ra về, chúng tôi ăn cơm trưa và tôi ăn vội để c̣n xem lại ba cuộn phim Gọi Hồn mà tôi vừa quay xong.

Tôi ngồi chăm chú nghe đoạn Bà Tổ Cô, bố mẹ tôi và anh tôi đối thoại với vợ chồng chúng tôi. Tôi đă được người thân kể cho nghe những chuyện rất riêng tư của gia đ́nh chúng tôi mà các chi tiết lại rất là chính xác.

Bao nhiêu năm trước dây, tôi đă từng thắc mắc:

"Liệu thực sự vong linh Bà Tổ Cô có theo và phù hộ tôi không hay là người coi Tử Vi cho tôi chỉ nói ṃ mà thôi".

Ngày hôm đó, quả thực là vong linh của Bà đă về và Bà đă trả lời chúng tôi:

"Hai con đă thăm mộ Bà, hôm nay Bà về thăm hai con đây!" Câu trả lời của Bà thật là bất ngờ và rất đúng sự thật v́ tuần trước đó, anh em chúng tôi đă vào từ đường và khấn vái trước mộ Bà khi chúng tôi về thăm quê bên nội tại Bắc Ninh.

Các câu trả lời của Bà, của bố mẹ tôi, của anh tôi đă là một bằng chứng hùng hồn là con người có linh hồn và khi một người trên Cơi Dương "chết" th́ chỉ có thân xác họ bị hủy diệt nhưng phần hồn của họ vẫn c̣n tồn tại.

Tôi nở một nụ cười và trong đầu, tôi tự nói với tôi:

"Tuyệt vời! Chẳng c̣n nghi ngờ ǵ nữa"!

Chẳng lẽ những người Vô Thần c̣n phủ nhận sự hiện hữu của phần linh hồn hay họ vẫn c̣n ngụy biện như thường lệ?

Mà tôi c̣n rất muốn biết thêm những người không tôn trọng Luật Trời sẽ bị quả báo ra sao, nhất là những kẻ giết người không tanh tay sẽ phải đối diện ra sao với linh hồn của những người đă bị chúng giết hại sau khi những kẻ độc ác này đă chết? Tôi sẽ đi t́m trong những tài liệu của Tây Phương và Đông Phương về điều này!

Buổi tối hôm đó tại nhà chú H, tôi ngồi ngay ở trong pḥng bàn thờ. Tôi ngồi trên ghế, vừa Thiền thở vừa suy nghĩ về cuộc đời. Tôi thấy đời sống trên Cơi Trần này rất hữu hạn, đầy tranh chấp, tham, sân, si và tôi liên tưởng đến cái vô hạn khi tự ḿnh thoát ra khỏi cái "tục lệ hữu hạn của Cơi Trần" này.

Một hôm trong lúc mua xôi, tôi thấy mấy cô nữ sinh mặc đồng phục: áo dài trắng, quần trắng, áo len mầu xanh đậm. Các cô với đôi má đỏ hồng đă làm tôi nhớ lại những tà áo dài đồng phục của các nữ sinh Trưng Vương, Gia Long của thuở tôi c̣n đi học Trung Học tại Sài G̣n. Tôi được biết các cháu là nữ sinh của Trường Bùi Thị Xuân và tôi hỏi các cháu đường đi đến trường Bùi Thị Xuân.

Sáng hôm sau, trong khi BN ra chợ Đà Lạt, tôi mang máy h́nh và đi bộ tới trường Bùi Thị Xuân. Trường này và tôi có một quan hệ rất là đặc biệt: tôi có một bà chị (chị TND, chị là d́ ruột của hai con trai tôi) đă từng dạy học tại đó trước năm 1975.

Trước khi chị TND mất tại Canada vào năm 2004, chị đă từng say mê kể cho tôi nghe những năm chị đi dạy tại Đà Lạt.

Định mệnh cuộc đời đă chia rẽ hai chị em chúng tôi sau khi tôi lặng lẽ ra sống riêng một ḿnh và tôi chỉ "gặp lại chị" trong lúc tang lễ của chị.

Ngày chị mất, tôi không khóc mà chỉ thấy một nỗi buồn lê thê, dài đằng đẵng. Tôi chụp h́nh hôm đám ma của chị và tôi đă làm 4 câu thơ viết tặng chị khi tiễn đưa chị lần cuối cùng:

Tiễn chị về lại Cơi Trời,
C̣n em ở lại với đời Trần Gian.
Cầu mong chị sống an nhàn,
Ở nơi Vĩnh Cửu, thênh thang tiếng cười.

Chắc là Tâm Thức của tôi đă thúc dục tôi thả bộ đến trường Bùi Thị Xuân như để tôi thăm viếng chị hay là để thăm viếng ngôi trường dùm cho chị vậy.

Tôi hỏi thăm người gác cửa và vài người giáo sư trẻ nhưng họ không biết chị là ai hết. Một vị giáo sư trẻ nói với tôi:

- Chú vào hỏi thẳng bà Hiệu Trưởng họa may bà ấy biết cô TND là ai!

Bà Hiệu Trưởng cho tôi biết ngày xưa chị TND của tôi đă từng là giáo sư hướng dẫn của lớp bà khi bà học lớp 9 tại trường Bùi Thị Xuân!

Bà hỏi thăm chị tôi bây giờ ra sao, ở đâu ... Sau khi tôi báo tin cho bà biết chị tôi đă mất vào năm 2004, tôi xin phép được đi thăm trường và chụp vài tấm h́nh trường cũ của chị, coi như là một món quà tinh thần mà tôi muốn tặng riêng cho chị, một một kỷ niệm đặc biệt của hai chị em chúng tôi.

Tối hôm đó, tôi mơ ngủ thấy chị đang tươi cười ngồi trong một chiếc xe "van". Đặc biệt là chị ngồi ngay bên cạnh mẹ tôi. Cả chị và mẹ tôi cùng đang tươi cười vẫy tay chào tôi.

Trên thực tế, chị và mẹ tôi chưa hề bao giờ quen biết nhau. Mẹ tôi đă mất 26 năm trước khi tôi gặp chị lần đầu tiên vào năm 1981 khi chị tới định cư tại Canada.

Tôi bàng hoàng thức giấc. Sau khi tôi uống một ly nước tôi ngủ tiếp. Trong giấc mơ lần thứ hai tôi lại tiếp tục nh́n thấy chị và mẹ tôi vẫn đang tưoi cười vẫy chào tôi từ trong xe "van", giống hệt như h́nh ảnh của giấc mơ đầu tiên.

Tôi cảm thấy vui vẻ và tôi lại thức giấc. Tôi đi rửa mặt cho "tỉnh ngủ" để biết chắc là tôi thực sự đă mơ lần thứ hai trước khi tôi vào giường để ngủ tiếp. Thế rồi tôi lại mơ ngủ và trong giấc mơ này, tôi cũng lại nh́n thấy chị và mẹ tôi vẫn tươi cười vẫy tay như để gọi tôi hay vẫy tay chào tôi trước khi xe đi.

Tôi chẳng hề sợ hăi hay buồn bă mà trái lại, tôi cảm thấy an vui vô cùng v́ tôi đă "gặp" được hai người đàn bà mà tôi thương mến vô cùng.

Tôi đă có nhiều giấc mơ lạ lùng trong nhiều năm trước đó nhưng chưa bao giờ trong một đêm tôi mà tôi lại có cùng một giấc mơ trong ba lần mơ ngủ liên tiếp!

Chẳng lẽ chị tôi đă thực sự về báo mộng cho tôi biết rằng chị rất vui mừng khi thấy tôi về thăm trường cũ dùm chị? Mà tại sao lại có mẹ tôi đi cùng xe "van" với chị?

Phải chăng là mẹ tôi hiện về trong giấc mơ này như là một người "bảo chứng" (collateral) báo mộng cho tôi biết đây không phải là một giấc mơ mà thực sự là một tín hiệu tâm linh?

Chẳng lẽ mẹ tôi và chị đă có liên hệ với nhau trong tiền kiếp và đang vui vẻ "đoàn tụ" với nhau? Giá lúc đó mà tôi được theo mẹ tôi và theo chị "cùng đi du lịch", chắc là tôi sẽ đi theo ngay lập tức v́ tôi cảm thấy rất vui và chẳng hề sợ ma hay sợ Cơi Âm ǵ hết!

Hôm nay khi ngồi viết tiếp phần cuối của bài viết dưới bóng cây bên bờ hồ Lake Ontario trong buổi trưa hè oi ả, tôi nhớ lại đoạn chót của chuyến về thăm quê hương.

Tôi đă được "đối thoại" với nhiều người thân thương trong gia đ́nh qua vụ Gọi Hồn. Tôi đă được đi từ ngạc nhiên này qua nhiều ngạc nhiên tâm linh khác.

Giờ đây, tôi không c̣n phải băn khoăn và bận tâm với các câu hỏi về phần hồn, phần xác, thế nào thực sự là quê hương và thế nào là "sống" với "chết" nữa.

Tôi đang an nhàn đi kiếm và đọc thêm những tài liệu về tâm linh qua cái nh́n của người Tây Phương và người Đông Phương.

Tôi hoàn toàn tin vào thuyết Nhân Quả. Tôi tin rằng người đời có thể may mắn tránh được cái sơ hở của luật pháp trong Cơi Trần nhưng lưới trời lồng lộng, những điều sai quấy và những hành động dă man, độc ác, tham nhũng...sẽ chẳng thể nào qua được Luật Trời Đất. Nhân nào, quả ấy; ở hiền, gặp lành; có vay và có trả.




                                                     

Đàm Trung Phán










Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 535 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 9:47pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MẠC GIA THƯ KIẾM


Một sáng nọ, tôi đang ngồi uống cà phê ngoài vườn th́ bà giúp việc mang tới một bức thư, nói người ta đưa từ chiều hôm qua nhưng quên mất. Bà vẫn quên như vậy, có khi mấy ngày liền. V́ thư nhiều và thường chẳng có ǵ đặc biệt nên tôi không giận.

Bức thư viết:

“Thưa ông,

Mọi người sẽ cho rằng câu chuyện Tiểu Ái ông in ở tạp chí Nhà Văn tháng trước là chuyện bịa như hầu hết những truyện ngắn khác xưa nay. Nhưng tôi th́ tôi tin từng chữ ông viết.

Đừng hỏi v́ sao. Cũng đừng nghĩ tôi điên. Tôi từng là nhà khảo cổ học, hàng chục năm chuyên nghiên cứu điển tích Trung Quốc, thậm chí có thể cung cấp thêm một số chi tiết liên quan đến Tiểu ái.

Nếu muốn, ông c̣n được tận mắt nh́n thấy ở nhà tôi một trong hai chiếc kiếm của Can Tương, mà tôi nghĩ một người như ông không thể chưa nghe nói đến. Hân hạnh được đón ông”.

Cuối thư có chữ kư của người viết là Cao Kiêm Ngạc, và địa chỉ.

- Chuyện ǵ vậy?

Vợ tôi lúc ấy ngồi bên, hỏi khi thấy tôi đặt bức thư xuống bàn, mặt bần thần.

- Một ông điên nào đó nhận xét truyện Tiểu ái. Bây giờ nhiều người điên thật. Nghe nói riêng ở Hà Nội đă hơn mười ngh́n. Vợ tôi cầm bức thư đọc qua rồi đứng dậy sửa soạn đi làm.

- Ừ, điên thật. Có lẽ ông cũng là một trong con số mười ngh́n kia!

Có nhiều truyền thuyết khác nhau về hai thanh kiếm nổi tiếng Can Tương, Mạc Gia, hay c̣n gọi Hùng kiếm (kiếm ông) và Thư kiếm (kiếm bà).

Theo Đông Chu Liệt Quốc th́ Can Tương là thợ kim khí giỏi của nước Ngô. Một lần, vua Ngô lúc ấy là Hạp Lư sai ông đúc một thanh kiếm thật tốt, thật quí. Ông cho mở ḷ ngay trước cửa Tượng Môn, rồi chọn giờ tốt, sai ba trăm đồng nam, đồng nữ ngày đêm túc trực đốt than bên ḷ, nhưng đốt ba tháng liền mà vàng và sắt vẫn không chảy.

Ông buồn lắm, v́ biết để đúc kiếm tốt, ngoài kim khí cần có thêm “nhân khí”, tức là thần linh muốn được tế bằng người sống, mà phải người cao quí, thân thích. Ông nghĩ ngay tới Mạc Gia, vợ ông.

Trước kia người thầy của ông cũng phải bắt vợ ḿnh hy sinh như vậy. Theo đạo lư ṭng phu, trung quân, cuối cùng Mạc Gia chấp nhận. Bà tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới rồi nhảy vào ḷ lửa đang cháy rừng rực. Quả một lúc sau sắt và vàng đều chảy, Can Tương đem đúc được hai thanh kiếm tốt.

Thanh đúc trước đặt tên là Can Tương, có màu sáng trắng. Thanh sau nhỏ hơn chút ít, màu xanh nhạt buồn buồn, gọi là Mạc Gia.

Cả hai đều rất sắc, đến mức con ruồi vô ư đậu lên lưỡi sẽ bị cắt làm đôi. Ông đem thanh đúc trước dâng lên vua Ngô, được vua tặng một trăm nén vàng. Sau này có người mách c̣n thanh nữa, vua cho quân đến lấy.

Can Tương không chịu, rút kiếm Mạc Gia định chống trả. Thanh kiếm bỗng hóa thành con rồng xanh. Ông cưỡi lên lưng rồng rồi bay mất, từ đấy không tin tức ǵ nữa.

Đến đời nhà Tấn, tức khoảng sáu trăm năm sau, huyện lệnh Phong Thành là Lôi Hoán ngẫu nhiên đào được cái rương bằng đá dài sáu thước, rộng ba thước, mở ra thấy hai thanh kiếm cổ, lấy đất ở núi Tây Sơn mà đánh th́ một thanh sáng chói, thanh kia màu lam nhạt.

Trên kiếm, chỗ sát tay cầm có ghi hai chữ Can Tương và Mạc Gia. Ông đem thanh Hùng kiếm tặng thừa tướng Trương Hoa. Một hôm hai người mang kiếm báu đi chơi, đến bến Diên B́nh Tây th́ bỗng nhiên cả hai thanh kiếm nhảy xuống sông, biến thành hai con rồng ngũ sắc. Từ đấy không ai biết ǵ thêm về hai thanh Can Tương và Mạc Gia.

Sách Liệt Dị Truyện, tương truyền của Tào Phi, th́ chép như sau: “Can Tương rèn kiếm cho vua Sở ba năm mới xong. Ông dâng Thư kiếm cho vua, c̣n Hùng kiếm th́ dấu đi, bảo vợ: ‘Ta dấu kiếm ở phía bắc Nam Sơn, phía đông Bắc Sơn, cạnh cây tùng mọc trên đá. Nếu vua biết mà giết ta, và nếu ḿnh sinh con trai th́ hăy bảo nó tới đấy lấy kiếm mà trả thù’.

Quả nhiên vua biết chuyện, giết Can Tương. Mạc Gia sinh con trai, đặt tên là Xích Tỵ. Lớn lên, Tỵ đào bới khắp nơi, chặt hết cả tùng bách ở Nam Sơn và Bắc Sơn vẫn không thấy kiếm đâu, sau t́nh cờ đào dưới cột nhà ḿnh lại thấy.

Vua Sở chiêm bao có người muốn hại ḿnh, bèn sai quân đến giết Xích Tỵ. Tỵ trốn vào núi Chu Hưng, gặp được người đồng ư giúp chàng báo thù cho cha. Theo kế, Tỵ dùng Mạc Gia thư kiếm tự cắt đầu ḿnh, đưa cho người ấy mang vào cung nộp vua Sở. Vua sai ném vào vạc dầu, nhưng nấu ba ngày đêm đầu Tỵ vẫn không ch́m.

Thấy lạ vua ghé lại xem, liền bị người kia dùng kiếm chém đầu rơi xuống vạc, rồi ông ta cũng tự cắt đầu ḿnh ném vào đó. Một lúc sau cả ba đầu đều ch́m, da thịt tróc hết, không phân biệt được của ai là cái nào. Người ta đành đem cả ba chôn chung một mộ, gọi là mộ ba vua. Văn hào Lỗ Tấn về sau dựa trên tích này viết truyện ngắn “Luyện Kiếm” nổi tiếng của ông.

Cuốn “Sưu Thần Kư” của Can Bảo đời Tấn, cuốn “Sở Vương Trù Kiếm Kư” của Triệu Hoa đời Hậu Hán và chắc c̣n nhiều cuốn khác mà tôi không biết cũng nhắc đến hai thanh kiếm Can Tương và Mạc Gia.

Tất cả chỉ là những truyền thuyết, người ta đọc như đọc những câu chuyện cổ tích ly kỳ. Riêng tôi chỉ thấy hay và xúc động những chi tiết liên quan đến Mạc Gia, người đàn bà nạn nhân muôn thuở của đàn ông và những giáo lư độc ác họ nghĩ ra.

C̣n cái ông Cao Kiêm Ngạc kỳ cục này th́ liên quan ǵ? Làm sao một trong hai thanh kiếm kia rơi vào tay ông ta, nếu quả trên đời có những thanh kiếm như thế? Ông ta là kẻ điên khùng, hẳn vậy. Nhưng sao dám hứa cho tôi xem? Hay có âm mưu mờ ám ǵ chăng? Tôi cứ băn khuăn măi điều ấy.

Cuối cùng, do bị ám ảnh không sao thoát ra nổi, tính ṭ ṃ khiến tôi quyết định đến gặp ông ta theo địa chỉ đă ghi. Tôi rủ vợ đi cùng nhưng bà ấy không chịu.


***


Hóa ra ông Ngạc ở trong một ngôi nhà tử tế, khu phố tử tế. Bản thân ông h́nh như cũng là người tử tế nốt. Chí ít không điên hoặc dở hơi như tôi vẫn ngại.

Đó là một ông già gầy g̣ trong bộ vest rộng màu xám kiểu cổ, đă cũ nhưng c̣n tươm tất. Thoạt nh́n, trông ông từa tựa một con chim. Con cú xám. Mái tóc ông bạc gần hết, chiếc mũi nhọn, khuôn mặt dài và quắt.



Lúc tôi bước vào, ông đang ngồi trên chiếc ghế không lưng tựa cạnh bàn và cúi xuống làm ǵ đó, đúng cái thế một con cú co ro trên cây, nên tôi mới nảy ra sự so sánh ấy, chứ bản thân con người ông không toát lên sự gian trá hay độc ác nào. Một người tử tế như đă nói.

Ông ngước đôi mắt chim nh́n tôi, đầu hơi ngoẹo sang một bên.

- Tôi biết thế nào ông cũng đến.

Ông nói, có vẻ biết rơ tôi là ai, và không mảy may ngạc nhiên.

- Mà đến là đúng. Ông sẽ không hối tiếc đâu.

- V́ ṭ ṃ thôi,

Tôi thành thật đáp.

- Chứ chẳng v́ tin những ǵ ông nói”.

- Không sao. Rồi ông sẽ tin.

Nói đoạn, ông nhẹ nhàng bước vào pḥng trong. Cả cách đi của ông cũng giống loài chim. Tôi đưa mắt nh́n quanh. Không ǵ đặc biệt, ngoài việc trong pḥng có rất nhiều đồ cổ để rải rác trong tủ, các góc và trên tường. Cả căn pḥng cũng thuộc loại pḥng xưa, sạch và ngăn nắp theo cách riêng của ḿnh. Điều này làm tôi đoán ông sống độc thân.

Lát sau chủ nhà quay ra với một thanh gỗ dẹt h́nh chữ nhật đen xạm v́ thời gian, nh́n kỹ thấy giống chiếc vỏ kiếm.

- Nó đây! Thanh Mạc Gia thư kiếm tôi nói đây! Đúng chiếc Can Tương đă đúc. Có phần máu thịt của vợ ông ta trong đấy!

Ông Ngạc lại chăm chú nh́n tôi, đầu vẫn ngoẹo như trước.

- Tôi biết ông không tin. Nếu có tin th́ đang tự hỏi bằng cách nào nó lọt vào tay tôi. Đúng không?

Tôi gật đầu.

- Trước hết ta thống nhất với nhau một điều. Như tôi tin và không căn vặn ǵ về câu chuyện Tiểu ái của ông, xin ông cứ tin những ǵ nghe, thấy hôm nay, và không hỏi những câu ngốc nghếch.

Đời có nhiều sự lạ, tiếc bây giờ người ta quá thiển cận không nhận ra. Tôi là hậu duệ của cụ Cao Biền Trung Hoa ngày xưa. Chắc ông biết cụ. Cụ người Bột Hải, một nhà thơ lớn đời Đường. H́nh như ông có dịch một số bài tứ tuyệt của cụ?

Tôi lại gật đầu, thầm ngạc nhiên ông già này cũng đọc tập Cổ Thi Tác Dịch tôi in mấy năm trước.

- Vậy th́ như ông biết, cụ được phong Chinh Nam Tướng Quân sang trấn trị Giao Châu từ năm 864 tới năm 875. Cụ có công khai khẩn nhiều vùng đất, góp phần làm nên nước ViệtNamta ngày nay.

Tất cả người Việt mang họ Cao đều con cháu cụ. Cụ giỏi phong thủy, thường cưỡi diều bay đi khắp nơi để yểm địa mạch. Các giai thoại về cụ chắc ông c̣n biết nhiều hơn tôi.

Tiếc rằng sau khi được gọi về nước làm Tiết độ sứ Hồ Nam, cụ bị bọn gian thần gièm pha mà buộc phải tự tử. Tự tử chứ không bị giết như sử sách chép.

Cụ đủ khôn ngoan để biết trước sự việc và lo kế trù liệu. Một tháng trước khi chết, cụ sai người con út là Cao Kiệm mang báu vật duy nhất của gia tộc là thanh kiếm này sang Giao Châu cất giấu.

Rất tiếc tôi không biết cụ có nó từ bao giờ và cách nào. Chỉ biết Cao Kiệm định cư hẳn ở Giao Châu, chính xác là ở tổng An Lăo, Bắc Ninh ngày nay, và lập nên ḍng họ Cao đông đúc của chúng tôi ở đó. C̣n thanh bảo kiếm th́ được truyền hết đời này sang đời khác cho đến tôi.

Ông Ngạc đứng dậy, rút thanh kiếm khỏi vỏ. Nó mỏng và khá dài. Không phải màu xanh nhạt mà hơi trắng xỉn, đôi chỗ đen như vết gỉ. Trông nó khá b́nh thường, là điều ít nhiều làm tôi thất vọng.

- Ông có thấy hai chữ Mạc Gia đây không?

Tôi cúi xuống nh́n nhưng chẳng thấy ǵ ngoài mấy nét mờ ṿng vèo chỗ sát đuôi kiếm. Tuy vậy, tôi vẫn có cái cảm giác hồi hộp thật lạ khi chạm ngón tay vào thanh kiếm mát lạnh, như chạm vào quá khứ xa xôi cùng những truyền thuyết ly kỳ về nó, dù thực ra tôi chưa tin lắm những ǵ đang được chứng kiến.

- Đừng chạm vào lưỡi. Sắc lắm đấy!

Rồi như để chứng minh cho độ sắc của thanh kiếm, ông vung tay chém cây nến c̣n mới nguyên dài bằng gang tay trên chiếc đôn gỗ lim cạnh đấy.

- Ông xem này!

Ông Ngạc nói ch́a cây nến cho tôi.

- Tôi mới chém ngang qua nó, nhưng lưỡi kiếm sắc đến mức dẫu bị cắt làm đôi, cây nến vẫn c̣n nguyên, đơn giản v́ không có thời gian để đứt. Chỉ để lại một nhát cắt rất mảnh, nếu mắt kém, chắc ông không thấy.

Tôi nh́n thấy vết cắt ấy, thấy cả lưỡi kiếm chém đúng giữa thân nến, nhưng không thể tin cách ông giải thích.

Biết tôi đang băn khoăn, ông Ngạc đưa mắt nh́n quanh như muốn thử lần nữa. Bỗng nhiên tôi thấy sợ. Một nỗi sợ mơ hồ như đang bị lôi vào một âm mưu mờ ám, dẫu con người đang cầm thanh kiếm sắt ngọt trước mặt có vẻ tử tế và chắc không muốn hại tôi.

Chợt một con mèo tam thể rất to nhưng gầy từ pḥng trong đi ra. Nó nhảy lên đứng trên góc xa chiếc bàn lớn tôi đang ngồi, rồi uể oải vươn cổ ngáp đúng lúc ông Ngạc vẩy lưỡi kiếm về phía nó. Con mèo kêu một tiếng. Chẳng hiểu v́ bị chém hay nó vẫn kêu như vậy mỗi lần ngáp.

- Tôi mới chém đứt cổ nó xong. Đứt mà không đứt như vừa nói. Bây giờ chắc ông đă tin?

Tôi ngồi im phần v́ sững sờ phần chẳng biết nói ǵ.

- Vậy hóa ra chém mà không chém?

Cuối cùng tôi lên tiếng.

- Theo cách ông nghĩ th́ đúng thế.

Ông Ngạc măi lúc sau mới đáp. Ông cẩn thận cho kiếm vào vỏ.

Tôi lén thở dài nhẹ nhơm. May ông không có ư định thử chém người.

Tức là một thanh kiếm vô tích sự v́ không c̣n chức năng chém giết? Không. Đây là Mạc Gia Thư kiếm, báu vật có một không hai trên đời. Chuyện nó hóa rồng xanh cùng nhiều chuyện khác là do người ta phịa, nhưng quả đúng thanh kiếm có phép lạ.

Muốn giết ai, chỉ cần trỏ mũi kiếm vào người đó. Ông lại ngạc nhiên? V́ nó sắc và mạnh đến mức có thể làm chết người qua khoảng cách, tất nhiên nếu khoảng cách ấy không quá lớn.

- Thế th́ thật nguy hiểm

Tôi nghĩ.

- V́ vô ư hoặc do đùa, người ta có thể gây án mạng.

- Đúng. Nhưng không phải trong bất kỳ tay ai nó cũng có được phép lạ ấy.

Ông Ngạc nói.

Tôi thầm ngạc nhiên sao ông đoán hiểu điều tôi nghĩ. Hay tôi đă nói lên thành lời?

- Chỉ những người chủ hợp pháp của nó mới làm được.

Ông nói tiếp:

- Mà lúc chỉa mũi kiếm, phải có ư nghĩ muốn giết người ấy. Ông có muốn tôi thử cho xem không?

- Không, cảm ơn.

Tôi vội đáp.

- Ông ta kể ḿnh nghe, cho ḿnh xem tất cả những điều này để làm ǵ nhỉ?

Tôi lại nghĩ.

Ông ta cần ǵ ở ḿnh? Chắc ḿnh được mời đến đây không phải vô cớ.

- Vâng, tôi muốn thương lượng với ông một chuyện.

Ông Ngạc nói ngay. Lần này th́ tôi tin chắc ông có khả năng đọc được ư nghĩ người khác, và thầm nhắc ḿnh phải cẩn thận.

- Chuyện ǵ?

Tôi hỏi.

- Nếu ông đồng ư, tôi xin được đổi thanh kiếm gia bảo này lấy cánh tay nàng Tiểu ái.

- Nhưng đó là câu chuyện tôi phịa hoàn toàn.

Tôi kêu lên suưt nữa ph́ cười.

- Tôi là nhà văn như ông biết, và chẳng hề có cánh tay Tiểu ái nào cả. Cái tên ấy cũng do tôi phịa ra!

- Không quan trọng! Tiểu ái hay không Tiểu ái không quan trọng. Cái quan trọng là từng có một cô gái bị chặt tay như thế, và nhờ ông, cô gái ấy đă sống lại, được mọi người biết đến.

Có thể ông không có cánh tay Tiểu ái thật, nhưng tôi hy vọng ông c̣n giữ được cái găi lưng bằng nhựa h́nh bàn tay người mua năm ngoái ở Trung Quốc. Cái mà ông viết bị con chó con gặm mất một ngón, và bà vợ ghen đem giấu đi ấy mà. Bây giờ ông vẫn có nó chứ?

- Có. Luôn ở ngay trên bàn làm việc của tôi. Nhưng tôi cũng phịa cả chi tiết nó bị vợ giấu...

- Không quan trọng. Vậy ông có đồng ư đổi nó cho tôi để lấy thanh kiếm này không? Một khi chẳng xem trọng nó như thế th́ chắc ông không tiếc. Xin ông khỏi bận tâm tôi cần nó làm ǵ. Tôi là người tử tế như ông nghĩ, và tất nhiên chỉ làm những việc tử tế.

- Nhưng đây là Mạc Gia Thư kiếm, bảo bối vô giá của ḍng họ ông?

- Th́ cánh tay Tiểu ái, hay cái găi lưng nhựa rẻ tiền trên bàn như ông nói, cũng là vật quí hiếm không kém. Vả lại tôi đă già, sống một ḿnh và hiện không người thân thích.

Lớp người trẻ chi họ Cao Kiêm chúng tôi ngày nay chẳng đứa nào ra hồn, không đáng truyền lại một vật quí hiếm thế này. Trong tay kẻ xấu, nó có thể gây tai họa. Thà giao cho ông c̣n hơn. Lại được thêm nàng Tiểu ái! Thế nào, ông đồng ư chứ?

- Tôi sẽ làm ǵ với một thanh kiếm quí như thế?

Tôi hỏi, thầm nghĩ ông già này có lẽ điên thật, nhưng vội đỏ mặt khi chợt nhớ ông ta biết đọc ư nghĩ người khác. Quả có điên mới nghĩ ra được một vụ đổi chác kỳ cục như thế. Tức là ông ta cho không tôi thanh kiếm.

- Đó là việc của ông. Cũng như việc của tôi muốn làm ǵ với Tiểu ái th́ làm. Hy vọng ông sẽ không giết người một cách vô cớ...

- Tôi không bao giờ giết người.

- Vậy th́ hăy giữ nó như một thứ đồ cổ. Ông chẳng thích đồ cổ lắm đó sao?

Thấy tôi có vẻ xuôi xuôi, ông Ngạc nói thêm:

- Xin ông đừng lo tôi thiệt. Có thể ông chưa biết hết giá trị cái găi lưng của ông. Tôi sẽ có cách lấy nó mà chẳng phiền ông mang đến đây. C̣n cây kiếm này th́ coi như đă thuộc về ông. Hoàn toàn hợp pháp. Thế là chúng ta thỏa thuận xong. Cảm ơn ông.

Ông Ngạc lại nghiêng đầu nh́n tôi bằng đôi mắt chim màu xám của ḿnh, rồi đứng dậy, ông thong thả đi vào phía trong. Chiếc áo vest rộng màu xám x̣e hai thân như hai cánh chim đang vỗ.

Một chốc sau ông biến mất (có cảm giác như ông nhẹ nhàng bay đi), để tôi một ḿnh ngơ ngác bên bàn với thanh kiếm Mạc Gia trên tay.


***


Về nhà, việc đầu tiên tôi làm là chạy tới bàn xem chiếc găi lưng có c̣n ở đấy không. Không! Tôi ngồi xuống giường, thừ người một lúc. Vậy là ông Cao Kiêm Ngạc đă lấy nó đi. Bao giờ, cách nào không biết, nhưng chắc chắn là ông. Nó vẫn luôn nằm ở chỗ cố định ấy và chẳng ai ngoài tôi động đến nó.

Cái ông Ngạc này là ai nhỉ? Người hay ma? Hay chim cú? Hay đơn giản tất cả chỉ là một tṛ đùa chẳng mấy thú vị?

C̣n bán tín bán nghi, nhưng tôi bị kích động thực sự và rất hồi hộp. Dù trong nhà chẳng có ai trừ bà giúp việc luôn ở trong bếp, tôi vẫn đóng chặt cửa pḥng ḿnh và quyết định thử chiếc kiếm.

Tôi run run rút nó khỏi vỏ, để ngửa lên mặt bàn, và cũng run run như thế, đặt lên lưỡi kiếm một tờ giấy trắng mới cứng. Ngay lập tức tờ giấy bị cắt làm đôi. Lưng tôi ướt đẫm từ lúc nào.

Sẵn trên bàn có cây nến, không c̣n nguyên nhưng khá dài, tôi vội cầm kiếm cắt ngang. Chậm thôi, có lẽ v́ vậy đoạn bị cắt rơi xuống chứ không dính liền như ở nhà ông Ngạc.

Tôi thử lần nữa, nhanh hơn, mạnh hơn, rồi cầm lên xem, c̣n bẻ bẻ ở chỗ mới bị chém. Quả nó không sao. Thậm chí không thấy cả vết chém. Tôi lại ngồi thừ người nh́n thanh kiếm, không phải không thoáng lo sợ.

Tuy nhiên, vẫn c̣n một điều nữa phải thử. Nhà tôi không nuôi mèo nhưng có con chó con nghịch ngợm, hay sủa vu vơ. Nó là con chó dễ thương, nó yêu tôi nhất v́ không bị tôi mắng và hay được cho ăn. Tôi không thể đem nó làm vật thí nghiệm.

Cuối cùng, ngồi trước bàn làm việc nh́n ra ngoài qua ô cửa sổ có kính che, tôi giơ thanh kiếm nheo mắt chỉ đúng vào một quả trên cây cau trước nhà, ở khoảng cách bảy mét. Cả buồng c̣n xanh non, không hiểu sao nó có màu vàng. Vừa ngắm, tôi vừa mong nó rụng.

Mấy giây sau, nó rụng thật, h́nh như bị bổ làm đôi. Sau đó tôi chĩa mũi kiếm vào quả bóng nhựa màu xanh bọn trẻ đá lên mái nhà hàng xóm từ bao giờ. Lập tức nó cũng rơi xuồng đất.

Tôi c̣n thử một số khoảng cách khác, và phát hiện thấy nó chỉ có tác dụng trong ṿng hai mươi lăm, ba mươi mét. Thế cũng xa lắm rồi.

Tôi cho kiếm vào vỏ, giấu kỹ dưới gầm tủ rồi lên giường nằm suy nghĩ miên man.


***


Vâng, không nghi ngờ ǵ nữa, tôi đang có trong tay Mạc Gia thư kiếm, thanh kiếm quí giá nhất trên đời, quí hơn cả nàng Tiểu ái kiều diễm, nếu quả thật nàng đang ẩn ḿnh trong chiếc găi lưng rẻ tiền của tôi mà ông Cao Kiêm Ngạc đang giữ. Tôi thầm mỉm cười thương hại ông già tội nghiệp. Mong cho ông được hạnh phúc với nàng.

Nhưng tôi sẽ làm ǵ với thanh kiếm quí có phép lạ ấy? Trước hết tôi quyết định giấu kín không cho ai biết, v́ sợ vợ tôi ṭ ṃ có thể bị đứt tay hoặc thậm chí làm chết tôi hay ai đó. Tôi có thể đơn giản giữ nó như giữ một thứ đồ cổ quí hiếm.

Ông Ngạc từng nói như vậy. Tất nhiên, nhưng nó không chỉ là đồ cổ, mà c̣n là thứ vũ khí lợi hại. Vậy là tôi được trao phép lạ có thể hủy diệt cái ǵ đó, ai đó mà không ai biết.

Chẳng phải đấy không là một cám dỗ lớn? Tuy nhiên, vốn hiền lành, lại đă qua từ lâu cái thời có thể hung hăng gây gổ, nên bây giờ tôi hoàn toàn không có nhu cầu giết người. Mà cũng không có ai thù oán đến mức phải giết.

Tôi có anh hàng xóm là một chủ doanh nghiệp tư nhân trẻ. Một tay hănh tiến lắm tiền nhiều thế lực. Kể ra anh ta cũng chẳng quá tồi so với người khác, có điều thích khoe giàu một cách lộ liễu nên bị cả xóm ghét, chính xác hơn là ghen tị.

Tôi th́ dửng dưng, chỉ hơi khó chịu v́ chiếc Mercedes mới toanh của anh ta hay đột ngột bấm c̣i (để nhắc người khác nhớ đến sự hiện diện của nó), lại thường xuyên để chềnh ềnh trước nhà tôi làm vướng lối đi.

Hôm nọ thấy tôi vội vă ra bến xe buưt, anh ta ngỏ ư mời lên xe đi cùng v́ tiện đường. Có thể chân thành chứ chẳng ư ǵ, nhưng tôi vẫn thấy như bị xúc phạm.

Lúc này từ trong pḥng nh́n ra, với thanh kiếm có phép lạ bên cạnh, tôi bất chợt thấy ḿnh có ư nghĩ muốn chĩa mũi kiếm sắc nhọn vào lốp hay lớp sơn bóng lộn của chiếc xe, biểu tượng giàu có và địa vị xă hội, đồng thời cũng là cái làm người sở hữu nó trở nên kệch cỡm.

Chắc thấy xe xẹp lốp hoặc thân bị chọc thủng, anh ta sẽ đau đớn lắm. Hay cứ dạy cho anh ta một bài học?

V́ không là người ác, cuối cùng tôi đă không làm điều ấy. Nhưng ư nghĩ kỳ cục này cứ lẫn quất măi trong đầu, đến mức không tập trung làm việc được. Cuối cùng tôi giấu thanh kiếm vào chỗ cũ và bỏ đi dạo.

Thường vẫn thế, khi ta cố không nghĩ đến cái ǵ đó, th́ cái ấy càng ám ảnh ta nhiều hơn. Đúng, tôi đang bị thanh kiếm ám ảnh, ám ảnh ghê gớm. Suốt buổi chiều hôm ấy tôi không nghĩ được ǵ khác ngoài nó. Thậm chí tay như ngứa ngáy.

Bước đi trên hè phố, tôi h́nh dung đang cầm kiếm giết kẻ ác giúp đời. Giết cả bọn khủng bố quốc tế như Bin Laden chẳng hạn. Ngớ ngẩn, nhưng quả thật tôi có những ư nghĩ như vậy. Hệt như một tên khát máu giết người không ghê tay.

Thấy con chó chạy ngang, tôi nghĩ kể cũng hay nếu chém nó đứt đôi mà không đứt đôi như cây nến ở nhà ông Ngạc.

Chiều hôm ấy tôi phóng xe đến nhà ông, và không tin nổi mắt ḿnh khi thấy ở đúng số nhà trên phố hôm trước, tôi đă đến theo đúng địa chỉ ghi trong thư, bây giờ là một nhà khác hẳn, với bà lăo chủ nhà đang ngồi bán mấy thứ vặt vănh trước cửa.

Vậy là ông Ngạc này không phải người mà ma quỉ! Tôi lo lắng nghĩ rồi bỏ đi luôn.

Buổi tối ngồi ăn cơm, tôi nh́n chiếc cổ trắng hơi đẫy đà của vợ, và lại nghĩ đến thanh kiếm. Tôi rùng ḿnh h́nh dung thấy thanh kiếm sắc ngọt chém đứt cái cổ trắng đẫy đà ấy mà đầu vẫn không rơi. Không có máu. Không chết.

- Ông nh́n ǵ thế?

Vợ tôi hỏi.

- H́nh như dạo này bà béo ra.

- Vớ vẩn. ăn đi. Lại phịa ra một nàng Tiểu ái nào nữa chắc? Đă điên c̣n làm người khác điên theo.

Vợ tôi vẫn có kiểu nói như vậy nhưng thường lại nghĩ khác nên tôi không bao giờ căi lại.

- Lần này th́ là chuyện thật đấy, không đùa chút nào đâu!

Tôi nghĩ, nhưng không nói ra miệng. Tôi ngủ một đêm chập chờn với những giấc mơ kỳ cục và kinh hăi.


***


- Ban đêm ông dậy lục tủ lạnh đấy à?

Vợ tôi hỏi khi ngồi vào bàn ăn sáng.

- Không.

Tôi đáp.

- Th́ sao?

- Chẳng sao cả. Tôi nghe có tiếng động.

- H́nh như nhà ta có ma...

Bà giúp việc rụt rè lên tiếng.

- Đêm qua, lúc gần sáng, cháu thấy động ở pḥng khách, sợ con mèo nhà bà Nguyệt làm đổ mấy lọ sứ, nên chạy vào xem. Cháu hoảng hồn đứng lặng người khi thấy ai đó mặc đồ xanh, đang múa may quay cuồng như tấm vải lớn lượn ṿng với cái ǵ đó sáng loáng trong tay.

Cháu sợ quá không kêu lên nổi. Khi dụi mắt nh́n kỹ th́ chẳng thấy ǵ nữa. Nói ông bà đừng cười, nhưng người ấy, tấm vải ấy múa thế này này...

Bà đưa bàn tay đang cầm đũa khua một ṿng trước mặt.

- Sau đó cháu chẳng dám ngủ nữa, cũng chẳng dám vào pḥng khách, nhưng chắc chắn người đó c̣n múa thêm một lúc mới thôi.

- Nhảm nhí. Ma với quỉ!

Tôi nói át đi.

- Người ta bảo xóm ta trước đây là nghĩa địa phải không ạ?

- Cũng nhảm nhí nốt. Ao muống chứ nghĩa địa nào?

Tôi đáp, dù biết quả đúng như thế. Nghĩa địa làng Ngọc Lâm. Nhưng chắc điều này không liên quan ǵ đến chuyện bà ta kể. Chúng tôi sống ở đây gần chục năm mà chẳng có ǵ xẩy ra.

Cả ba ngày tiếp theo bà giúp việc vẫn kêu nhà có ma, mặt phờ phạc hẳn do mất ngủ và lo sợ. Vợ tôi không nói ǵ thêm, nhưng chắc nghĩ chồng đêm đêm vẫn lục tủ lạnh.

Tôi lại lấy thanh kiếm ra xem. Nó vẫn ở chỗ cũ, lạnh lẽo, vô hồn. Từ trong pḥng, qua lớp kính cửa sổ, tôi thử nghịch, làm đứt một cành lớn hoa giấy, cách chỗ ngồi đến mười lăm mét.

Những ư nghĩ vớ vẫn lại lởn vởn trong đầu. Hai tay như ngứa ngày muốn làm điều ǵ. Sự ngứa ngáy của người có sức mạnh muốn đem ra thử. Đấy là sự lạ v́ xưa nay tôi ít khi bị phân tán tư tưởng, càng không nghĩ vẩn vơ việc chém giết.

Nghĩa là đă xuất hiện một sự thay đổi nào đó trong tôi. Thanh kiếm! Chính sức mạnh và phép lạ của nó làm tôi thay đổi. Thay đổi theo hướng nguy hiểm. Thế th́ thật đáng sợ...

Tối ấy đang ngủ, tôi chợt mở mắt và thấy đứng ngay đầu giường là một người phụ nữ, hay đúng hơn cái ǵ đó giông giống người phụ nữ với thanh kiếm sáng loáng trong tay.

Tưởng ḿnh mơ tôi dụi mắt, vẫn thấy người ấy đứng yên và đang chăm chú nh́n tôi. Dụi lại lần nữa th́ chẳng c̣n thấy đâu. Sáng hôm sau chưa kịp dậy, tôi đă nghe bên ngoài nhốn nháo tiếng người. Th́ ra có kẻ ghen tị độc ác đă dùng dao đâm thủng hai vết lớn vào thân xe bóng lộn chiếc Mercedes của anh hàng xóm vẫn đỗ bên cổng nhà tôi như mọi lần...


P.S.


Chuyện này xẩy ra cách đây ba ngày. Trong khoảng thời gian ấy công an đă kịp đưa cậu Hoàng lên đồn. Cậu ta thuộc loại “thanh niên chậm tiến”, con một gia đ́nh trong xóm vừa có trận căi nhau với chủ chiếc Mercedes.

Tôi kịp thuyết phục bà giúp việc đừng v́ sợ ma vu vơ mà bỏ về quê. Trong ba ngày ấy, tôi cũng kịp lén lút đem thanh Mạc Gia Thư kiếm quí hiếm đến một ḷ rèn ở phố Sinh Từ nhờ rèn thành mấy chiếc liềm cắt cỏ.

V́ sao lại liềm cắt cỏ? Đơn giản lúc ấy tôi không nghĩ được ǵ khác ngoài chúng. Tôi vốn từ nông thôn, ngày bé từng chăn trâu cắt cỏ. Ông chủ ḷ rèn có vẻ tiếc khi phải đem thanh kiếm cổ làm thành những vật tầm thường như vậy.

Ông gạ mua, trả giá cao nhưng tôi không chịu. Cuối cùng, sau ba giờ mấy người làm việc cật lực, tôi có được bốn chiếc liềm mang về nhà. Những chiếc liềm b́nh thường, thậm chí hơi thô. Tôi giữ một chiếc cho ḿnh làm kỷ niệm, c̣n lại có dịp sẽ gửi về quê.

Vậy là thoát được thanh kiếm quí. Thật lạ rằng tôi có thể giải quyết mọi việc đơn giản và nhanh chóng đến vậy. Và không mảy may luyến tiếc.

Bà giúp việc không c̣n thấy ma, do vậy đêm ngủ không bật đèn sáng trưng như trước. Tôi cũng lấy lại được sự thanh thản, trong đầu không c̣n luẩn quẩn những ư nghĩ kỳ cục, trừ một ư nghĩ nhỏ rằng một người b́nh thường có thể sống thảnh thơi, hạnh phúc suốt đời nếu không v́ bỗng nhiên có được sức mạnh hay loại vũ khí phi thường nào đó.

Lúc ấy mọi việc sẽ phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều. Cho ḿnh và cho người khác. À, c̣n thêm điều này nữa. Đêm qua tôi đă gặp Mạc Gia.

Vâng, đúng thế. Số là đang ngủ, tôi có cảm giác như ai đang chăm chú nh́n ḿnh. Mở mắt ra th́ thấy người đàn bà áo xanh hôm nọ. Bà xưng tên và cho biết trước đây bà chỉ là cô gái nông thôn nghèo b́nh dị, v́ có chút nhan sắc nên bị Can Tương bắt về làm lẽ, sau cũng chính ông ta xô bà vào ḷ luyện kiếm chứ chẳng phải tự bà hy sinh v́ chồng như người ta nói.

Từ ấy bà phải làm cái việc chém giết mà bà luôn kinh tởm. Nay được giải phóng về với nơi ḿnh vốn quen thuộc là làm ruộng, bà rất mừng, do vậy bà đến để cảm ơn tôi trước khi lên đường trở lại quê cũ.

Câu chuyện ly kỳ đến mức tôi không dám tin là thật, và dù được tận mắt nh́n thấy bà, nghe bà nói, tôi vẫn nghĩ có thể đấy đơn giản chỉ là một giấc mơ. Dạo này già, thỉnh thoảng tôi vẫn có những giấc mơ như vậy.



                                                                Thái Bá Tân




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 536 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 9:59pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



QUYẾT ĐẤU VỚI TỬ THẦN


Mặc dù là kẻ có đạo gốc, nhưng tôi có lúc đă rất yếu ḷng tin về “cuộc sống đời sau” có nghĩa là chết không phải là hết, mà linh hồn người quá cố sẽ được chuyển qua một thế giới khác, nơi đó sẽ cuộc phán xét để phân loại người lành kẻ dữ, rồi mới thưởng phạt bằng thiên đàng hay địa ngục!

Nhưng cái không vững tin thuộc về tín điều ấy của tôi đă bị đánh gục hoàn toàn khi tôi lần đầu tiên trong đời được chứng kiến một buổi giành giật linh hồn giữa người và ác quỷ, và người có khả năng thần sầu và hiếm có này lại là một người đàn ông già cả trông rất đỗi tầm thường như bao người nghèo khổ khác.

“Ông Thánh Sủng” là tên mà những gia đ́nh chịu ơn đă đặt cho ông, khi ông có dịp đến giúp bất cứ người nào sắp đến giờ lâm tử.

Sở dĩ người ta gọi ông là “Thánh Sủng” v́ ông sống một cuộc đời giản dị và khắc khổ dù gia đ́nh ông có rất nhiều con cái đang định cư ở nước ngoài.

Thánh Sủng cũng c̣n có nghĩa là một người toàn thiện được ơn ưu đăi từ Trời để làm những công việc cứu nhân độ thế. Khi đến việc, người ta thấy ông c̣ng ḿnh trên chiếc xe đạp cọc cạch nh́n mà ái ngại v́ ông đă quá tuổi bảy mươi, nhưng thực ra thể chất của ông vẫn c̣n sung măn lắm.

Đối với ông giờ mà tử thần đến đoạt người bệnh c̣n quan trọng hơn cả mạng sống của chính ông, v́ vậy trong đầu ông lúc nào cũng có điều tâm niệm:

“không bao giờ được đến trễ”.

Ông Thánh Sủng trước đây là một hạ sĩ quan trong QLVNCH, trong những lần hành quân ông được cấp chỉ huy cắt cử làm y tá băng bó cho các thương binh ngay tại mặt trận, v́ trước khi đi khóa hạ sĩ quan ở Đồng Đế Nha Trang ông đă tốt nghiệp một khóa học về y tế.

V́ phải đối diện thường trực với những người cận kề cái chết, ông thấy ông đă làm được một vài việc cần kíp về thể xác, nhưng chẳng thể giúp ǵ được cho họ về phần linh hồn.

Những lúc an ủi, theo dơi và chứng kiến giờ phút hấp hối của đồng đội, ông đă nhận ra một điều, họ đều chết không nhắm mắt và phần lớn đă ra đi trong sự đau đớn, tuyệt vọng và cô đơn.

Từ những ánh mắt vô vọng và đau khổ ấy, ông linh cảm được một điều vô cùng quan trọng, mà chỉ có ông trong những giây phút cuối cùng ấy mới có thể làm được cho họ, đó là giành giật với ác quỷ để đưa họ lại gần với tầm tay với của thiên thần.

Trong các quân binh chủng, đều có các sĩ quan tuyên úy của các tôn giáo, họ có thể làm tâm hồn của các chiến binh b́nh an khi ra mặt trận, bằng những lời thuyết giảng, và các nghi thức tôn giáo, nhưng họ lại rất hiếm khi cận kề với các thương binh khi gặp nạn và trút hơi thở cuối cùng.

Biết vậy, ông t́m hiểu về các phương pháp giúp đỡ người lính trong lúc hấp hối qua kinh sách, và sau đó nhờ một Linh mục ban cho ông cái đặc ân được phép mang bánh Thánh trong người để trao cho những ai muốn rước lễ khi cần kíp.

Từ đó ông trở thành chỗ nương tựa tinh thần cho những người đồng đội, và là người ủi an không thể thiếu khi họ bị thương tích. Nhờ quen việc và có một cảm quan sắc bén, ông chỉ cần cầm tay bệnh nhân lên nghe mạch là ông khắc biết người đó có thể cứu chữa được hay không, và c̣n bao lâu nữa th́ tắt thở.

Ông chẩn đoán tài t́nh đến độ nói được trước giờ mà người bệnh sắp ra đi, và lần đoán sai lớn nhất trong đời ông chỉ là một tiếng! Khi c̣n ở trong quân ngũ, ông đă tận dụng khả năng trời cho này để cứu đồng đội.

Những người nguy kịch cần được cứu chữa gấp, c̣n những người bị nhẹ th́ sẽ chữa sau, riêng những người hấp hối và biết không c̣n cứu chữa được, ông dành những thời giờ c̣n lại để chuyển những lời trăn trối và giúp họ chết một cách b́nh an.

Sau năm 1975 ông ở lại Saig̣n, trong khi con cái ông lần lượt t́m đường vượt biển. Sau này con cái làm bảo lănh, vợ chồng ông cũng từ chối không đi, lấy cớ đă già cả, nhưng thực ra ở lại là để có cơ hội giúp những người bệnh hoạn và sắp qua đời.

Đức độ và khả năng làm việc của ông cho người bệnh vang dội và được nhiều người biết đến hơn cả mấy ông Cha Xứ trong vùng gộp lại, v́ thế khi ông đi đến đâu, những người biết mặt đều ngả mũ cúi đầu chào kính, và một số giáo xứ đă mời ông đến để huấn luyện và thuyết giảng về kinh nghiệm của một người chuyên “giúp kẻ liệt”, để ngộ nhỡ mai này ông chết đi th́ vẫn c̣n những người “thừa kế”.

Khi mẹ tôi nằm liệt giường, ông đă là người đầu tiên đến hỏi thăm và an ủi mẹ tôi về đủ thứ chuyện, rồi hướng dẫn mẹ tôi các công việc “dọn ḿnh” để được ơn chết lành, rồi thường xuyên mang Ḿnh Thánh Chúa đến khi mẹ tôi c̣n tỉnh.

Trong một lần đến thăm trước khi mẹ tôi được chở vào bệnh viện điều trị, ông yêu cầu người nhà nên mời Linh mục đến ban các bí tích sau cùng v́ ngày đi của mẹ tôi đă gần kề.

Đối với một số người Công giáo, họ chỉ mời Linh mục đến ban phép Thêm Sức khi người bệnh đă mê man, hấp hối. Riêng đối với ông Thánh Sủng th́ việc này hoàn toàn khác, gia đ́nh phải mời Linh mục đến ngay khi người bệnh c̣n tỉnh táo và nhận biết hết đủ mọi việc, chứ để chậm hơn th́ không c̣n ǵ ích lợi nếu bệnh nhân đă mê man hoặc qua đời.

Khi bác sĩ chê, mẹ tôi được người thân đem về nhà dưỡng bệnh (nói đúng hơn là để chờ chết, dù hàng ngày vẫn có bác sĩ đến chích và thăm bệnh). Ông Thánh Sủng đă có mặt gần như hàng ngày và sau khi bắt mạch thêm lần nữa, đă cho biết mẹ tôi chỉ c̣n sống được hơn một tuần lễ.

Thế là mấy đứa em tôi ở Việt Nam liền gọi điện thoại sang Úc để kêu tôi về nh́n mặt mẹ lần cuối. Khi mẹ tôi c̣n tỉnh, tôi đă được cái diễm phúc ở cận kề, và nay đă đến giờ mẹ tôi hấp hối tôi cũng mong được ở bên như thế, nhưng tiếc thay lúc mẹ tôi trút hơi thở cuối cùng lại là lúc tôi không có bên cạnh để vuốt mắt mẹ, v́ phải chờ đợi chuyến bay.

Sau này, khi xem lại cuốn video do thằng cháu đặt quay trong những giờ phút sau cùng của cuộc đời mẹ tôi, tôi đă không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh ông Thánh Sủng lo toan cho người chết!
Ông ngồi cả ngày bên cạnh mẹ tôi để đọc kinh lần hạt, và cứ sau mỗi 50 kinh ông ta lại đưa tay bắt mạch cho mẹ tôi.

Ông đặt trên ngực mẹ tôi một cây Thánh Giá (nghịch chiều) để mẹ tôi lúc nào cũng có thể nh́n thấy tượng Chúa chịu nạn.

Lần sau cùng, là vào lúc 11 giờ tối, tôi thấy qua video ông cầm chặt tay mẹ tôi rồi kêu lên những tiếng kêu cầu thống thiết, liên tục, thành khẩn và như đang tập trung mọi nghị lực qua đôi mắt nhắm chặt và vầng trán nhăn nheo.

Ông kêu tên Chúa và Mẹ Maria, cùng các Thánh, rồi đọc các kinh dành cho người bệnh trong giờ lâm tử. Tôi thấy vầng trán của ông nhíu lại, vă mồ hôi, như thể ông đang đứng ở một biên giới vô h́nh, quyết đấu với quỷ ma để giành giật lại linh hồn của người chết.

H́nh ảnh này không khác ǵ một buổi sống mái sanh tử giữa ông ta và tử thần, bởi từ thể xác ông h́nh như đang phát ra những thần lực để ông truyền lại cho người đang nằm bất động.

Đúng lúc ấy, con chó thả ngoài sân của nhà hàng xóm bỗng tru lên những hồi rùng rợn, và có lúc rên i ỉ như có người đang dọa nạt, mặc dù ngoài sân không một bóng người.

Và ngay khi mẹ tôi thở hắt ra hơi cuối để từ giă cuộc đời th́ con chó cũng im ngay thôi sủa, trong khi ông Thánh Sủng đưa tay lên quệt những mảng mồ hôi đang vă ra như tắm. Lúc ấy ông mới buông tay, quay lại cây Thánh Giá trên ngực mẹ tôi cho đúng chiều, rồi nói: “Bà cụ đă ra đi trong yên b́nh”.

Cần nói thêm, việc chiến đấu của ông không phải chỉ lẻ loi và đơn độc, v́ trước đó một giờ đồng hồ ông đă huy động tất cả mọi người thân gần đó quy tụ thành một khối, yểm trợ ông bằng những lời cầu kinh lâm râm trong miệng.

Theo ông, với sức mạnh tinh thần được tập trung cùng lúc, với sự thành khẩn và cầu xin, th́ họ có thể xua đuổi được ác thần, lôi kéo người bệnh về được với đường ngay nẻo chánh.

Ông Thánh Sủng nói rằng, phút lâm chung linh hồn con người thật yếu đuối, họ rất dễ bị phủ dụ bởi ma quỷ, v́ ma quỷ luôn lợi dụng lúc này để đưa ra biết bao điều nhung lụa để lôi kéo người sắp chết về phe nó.

Phía ác th́ như vậy, nhưng phía thiện chỉ đưa ra những điều thiện hảo, bằng sự thưởng phạt công minh, nên rất khó dẫn dắt được những kẻ yếu ḷng tin. V́ vậy, khi người bệnh c̣n sống, c̣n minh mẫn, họ đă được hướng dẫn tuyên xưng đức tin và thề hứa từ bỏ ma quỷ.

Rồi đến khi cầu nguyện bên một người sắp chết, là người ta cầu xin ơn Chúa Thánh Thần ngự trị, tạo thành một hàng rào để bảo vệ quanh người bệnh, đẩy lùi các mưu ma chước quỷ của tử thần!

Cách đây mấy tháng, tôi có người bạn thân tên Nguyễn B.Lộc, cư ngụ tại trại lính Hoàng Diệu cũ, thuộc khu chợ Ḥa Hưng. Anh đột ngột ra đi trong đêm tối khi mới có 46 tuổi đời. Bạn bè ai cũng thương tiếc v́ anh sống rất ḥa nhă và vui vẻ với tất cả mọi người, vợ con cũng vậy tiếc ngẩn ngơ v́ mất đi một người chồng, người cha luôn coi gia đ́nh làm trọng.

Sau khi hỏa thiêu, tro cốt của anh được đem về đặt dưới bàn thờ trong nhà để gia đ́nh và người thân đến cầu nguyện cho anh. Anh có hai đứa con trai, đứa sau 15 tuổi lại là đứa thương anh hơn ai hết. Từ khi anh chết, nó nhất định không chịu vào giường ngủ, mà cứ ngủ dưới chân bàn thờ, nơi có đặt di ảnh của anh và hũ tro cốt, với hy vọng sẽ được gặp bố.

Mẹ nó cầm ḷng không đặng, đau khổ hỏi nó muốn gặp bố làm ǵ, nó nói chỉ để hỏi tại sao bố đi đâu lâu quá mà măi đến nay cũng chưa về? Ai can ngăn dỗ dành thế nào nó cũng không từ bỏ lời cầu nguyện tha thiết xin được gặp bố, và nó tin tưởng rằng Chúa sẽ có ngày cho bố nó về, v́ bố rất thương yêu mọi người trong nhà.

Lời cầu xin của nó đă được đáp lại. Một đêm kia, khi nó nằm co quắp ngủ dưới chân bàn thờ th́ có người lay nó dậy. Nó tưởng mẹ nó như mọi lần, nhưng không, chính bố nó đă hiện về! Nó mừng quá lập cập hỏi:

- Bố đi đâu mà lâu vậy? Bố có biết mẹ và các con khóc hết nước mắt v́ nhớ bố không? Bố đi đâu vậy?
Bố nó lặng thinh đứng nh́n nó mà không trả lời, c̣n ngoảnh mặt quay đi như cố giấu giếm một điều ǵ bí ẩn. Thấy vậy nó lại hỏi:

- Tại sao bố không nói? Trước đây bố đi đâu cũng nói cho mọi người biết, giờ th́ tại sao bố lại không nói?

Nói rồi nó ôm mặt khóc hu hu. Mẹ nó ngủ gần đó nghe tiếng nó khóc giật ḿnh tỉnh giấc, chị sững sờ khi thấy bóng chồng đang đứng gần con, nhưng v́ quá sợ nên chị chỉ biết bụm miệng ngồi co gối trên giường để nh́n. Bóng ma ông chồng lúc ấy mới nhẹ nhàng trả lời con:

- Bố chết rồi! Bố không thể nào trở về được nữa!

Thằng con khóc rú:

- Bố chết? Vậy ai bắt bố chết?

- Quỷ bắt bố chết! Quỷ đưa bố đi...

Thằng bé hốt hoảng:

- Vậy Chúa đâu? Bố có thấy Chúa không?

- Bố chưa thấy Chúa! Bố chưa thấy Chúa...

- Vậy bây giờ bố ở đâu? Bố có cần con gửi cho bố cái ǵ không?

- Bố chưa được gặp Chúa, con giúp bố đi...

Chị vợ của anh Lộc nghe tới đây, thấy đau thương quá, nén ḷng không nổi liền bật ̣a lên khóc, hồn ma hốt hoảng tan nhanh như làn khói bị gió mạnh cuốn đi!

Hôm sau hai mẹ con vội vă đem chuyện này ra kể với cha xứ Ḥa Hưng để xin cha giúp ư, cha nói trong Thánh Lễ chiều nay cha sẽ chia xẻ điều này để xin cả giáo xứ cầu nguyện cho anh.

Trong bài giảng hôm đó, cha xứ nói rằng, v́ không kịp chuẩn bị cho giờ ra đi, nên anh Lộc đă không xác định được nơi chốn sẽ đến, v́ vậy bọn ma quỷ đă ập đến để lôi kéo anh đi trong cái giờ phút mà chính anh cũng không ngờ.

Nay nhờ những lời cầu nguyện anh đă hết ḷng ăn năn thống hối, muốn được gặp mặt Chúa, nhưng chưa được v́ c̣n bị giam ở “ḷ luyện tội”. Tuy vậy, nhờ Hồng ân của Thiên Chúa anh đă được cho về để nói với gia đ́nh về điều c̣n đang bị vướng mắc.

Rồi cha xứ nhấn mạnh: “Con anh Lộc nói bố chưa được gặp Chúa, có nghĩa như là một lời cầu xin đầy ước ao rồi, và chúng ta phải giúp anh hoàn thành được ước nguyện đó”.

Cái chết nào cũng là một sự mất mát, ra đi và không bao giờ trở lại. Nó khô khốc, bi quan và chán nản, nó tuyệt vọng và đau thương! Thế nhưng, đối với niềm tin của người Công Giáo, họ đă biến cái bi quan ấy thành một quan niệm lạc quan, vui mừng và hy vọng.

V́ chết không phải là hết mà là bắt đầu một cuộc sống mới, họ coi cuộc sống trên dương thế chỉ là khởi điểm, và khi chết là đă hoàn tất cuộc hành tŕnh trở về nhà Cha.

Tuy nhiên, đối với một số người, cái chết vẫn c̣n mang vẻ huyền bí, vô lư, bởi đă là người th́ ai cũng phải chết, nhưng giờ chết th́ lại không ai định trước được!

Bất cứ lời cảm ơn hay tặng vật nào của tang gia gửi đến cũng đều bị ông Thánh Sủng từ chối, ông nói:

“Các ông bà đừng làm mất ân nghĩa của tôi, v́ người chết khi về được với Chúa th́ chính họ sẽ cầu bầu lại cho chúng ta, là những người đă cầu nguyện cho họ. Đây là một cử chỉ bác ái và cũng là bổn phận của bất cứ người Công giáo nào”.

Ông Thánh Sủng hơn người ở chỗ đă sớm giác ngộ để được biết cuộc sống đời sau mới thực là quan trọng, c̣n mọi thứ khác ở trên đời này đều là phù vân, mộng ảo.

V́ vậy ông đă áp dụng đúng mức hai giới răn quan trọng nhất khi sống ở cơi trần gian tạm bợ này là “mến Chúa và yêu người”, và ông chọn con đường khó khăn và gian nan nhất là yêu những người... sắp chết!

Tôi tin là ông Thánh Sủng đă “nh́n” được những ǵ ở đằng sau mỗi cái chết mà ông đă chứng kiến. Bởi có lần một ông hàng xóm qua đời mà nhất định không chịu ăn năn thống hối để trở lại với Chúa, ông đă rầu rĩ khóc lóc, và đi hết chỗ này chỗ nọ để xin Lễ cho người đă chết! Ông kể:

“Tôi bất lực khi đánh mất một Linh hồn, để Linh hồn này rơi vào tay ma quỷ. Tôi sẽ cầu nguyện cho ông ấy suốt những ngày c̣n lại của đời tôi”!

Người hàng xóm kể: Lúc nghe tin có người bệnh này, ông đă đến ngay nhưng bị xua đuổi, nhưng ông vẫn quỳ bẹp ngoài sân cùng với những người khác trong gia đ́nh để cầu nguyện. Lợi dụng lúc người bệnh đă mê man, ông vào bắt mạch và biết giờ người này sẽ ra đi, ông vạch ra một kế hoạch để quyết đấu với ma vương!

Ông dùng nước phép vẩy quanh nhà, treo lại các ảnh tượng, rồi cắt cử luân phiên cho các tốp người đọc kinh trợ lực. Thế nhưng, khi người bệnh tắt thở, ông nhạt nḥa nước mắt nói rằng:

“Ông ấy đă bịt tai, nhắm mắt, và đưa tay cho bọn quỷ dữ...”

Người nhà của ông này cũng xác nhận như vậy, v́ trong ba ngày quàn xác tại nhà, ông ta đều hiện về với h́nh ảnh rũ rượi, đau thương, và tru lên những tiếng kêu thống thiết!

Trước khi lên đường trở lại Úc, tôi đă đến tận nhà để cảm ơn ông Thánh Sủng, ông nói ngay lời xin lỗi đă không đến dự bữa cơm gia đ́nh sau đám tang của mẹ tôi, nhưng ông hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho mẹ tôi trong ṿng 100 ngày, và yêu cầu mọi người thân trong gia đ́nh cũng làm y như vậy, để linh hồn của người chết mau chóng được về chốn an b́nh.

Tôi nói với ông, tôi tin có sức mạnh ở lời cầu nguyện, v́ trong đời tôi đă có nhiều lần nguy biến mà nhờ sự thành tâm cầu khẩn mà tôi và những người thân đă vượt thoát qua được lưới bủa của tử thần.




                                                                  Nguyễn Vi Túy



                                                                                                





Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 537 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 10:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



LINH HỒN BẮT TRỘM


Một tên trộm ở Malaysia khẳng định anh ta bị một “nhân vật siêu nhiên” bắt giữ trong ba ngày, mà không hề được ăn hoặc uống, trong khi đột nhập vào ngôi nhà vắng chủ.


Một cặp vợ chồng người Malaysia trở về nhà tại thành phố Kampung Binjai sau kỳ nghỉ lễ, đă phát hiện một thanh niên hai mươi sáu tuổi bất tỉnh trên sàn nhà, v́ kiệt sức đói và khát. Họ đă nhanh chóng gọi xe cứu thương và sau đó điện thoại cho cảnh sát.



Tên trộm đă khai với cảnh sát rằng sau khi lẻn vào nhà bằng cửa sau, hai mắt anh ta bỗng dưng tối sầm lại như có người bịt chặt, và cảm thấy như lạc vào trong một hang động tối tăm. Tên trộm khai:



- Mỗi lần muốn bỏ chạy, tôi lại cảm thấy một sức mạnh siêu nhiên đang đẩy tôi xuống đất.



Kết quả là tên trộm đă bị giam cầm bởi linh hồn trong bảy mươi hai giờ đồng hồ, không thức ăn nước uống.



Cặp vợ chồng chủ nhà ngoài năm mươi tuổi cho biết họ đă đi nghỉ lễ Hari Raya Haji của đạo Hồi. Khi trở về và mở cửa nhà, họ phát hiện tên trộm đang nằm trong một căn pḥng, đan tay vào nhau trong một cử chỉ xin lỗi v́ hành động ăn cắp.



Thay v́ thông báo ngay cho cảnh sát, chủ nhà đă quyết định gọi một chiếc xe cứu thương, để nhanh chóng đưa tên trộm đến bệnh viện gần nhất.



Tên trộm khẳng định đây là lần đầu tiên, anh ta phải trải qua một chấn thương tâm lư hăi hùng đến như vậy. Tên trộm đă không có lựa chọn nào khác là ở lại trong căn pḥng trong ba ngày, v́ mọi tiếng gào thét kêu gọi sự giúp đỡ đều vô vọng.



Ông Abdul Marlik Hakim Johar phó cảnh sát trưởng vùng Kemaman, cho biết hiện nay tên trộm đă trở lại t́nh trạng ổn định, sau khi được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện Kemaman.





                                                                                  Star

















Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 538 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 10:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



LẦN VỀ THĂM NHÀ HĂI HÙNG


Bốn giờ sáng

Đèn đường mù mờ trời thăm thẳm tối, Lực nhướng mắt nh́n về phía trước phóng xe thật nhanh. Từ đường McLaughlin Lực quẹo trái đường Tully chạy như bay về xa lộ 101. Trong đầu Lực c̣n văng vẳng giọng của Hoàng từ tin nhắn ở cell phôn:

- Hai bác gặp nạn về gấp!

Đoạn tin quá ngắn. Chẳng biết cha mẹ bị ǵ, Lực gọi phôn cho Hoàng nhưng không ai trả lời. Linh tính báo có chuyện không lành nên Lực vội vă lấy xe đi ngay.

Xa lộ 101 trước mặt, Lực lái xe nhập vào hướng nam xa lộ. Vừa ra xa lộ Lực lên ga chuẩn bị phóng xe. Bất chợt một luồng gió tạt mạnh vào hông xe, một bóng đen khổng lồ tràn ụp lên xe rồi lướt qua thật mau, kèm theo đó một âm thanh vang lên xé tai, chát chúa như c̣i tàu:

- Uùuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu!

Sức gió tạt khủng khiếp làm xe của Lực chao đảo . Lực cuống quít, chân vội vàng hăm thắng, tay ôm vô-lăng quẹo vào lề phải, cho xe chạy từ từ lại. Một chiếc xe tải 18 bánh khổng lồ vừa xẹt qua hông xe của Lực.

Trong lúc ra xa lộ v́ quá lo lắng Lực không hay biết chiếc xe tải đó đang trờ tới sau lưng. Cũng may đường vắng chiếc xe tải kịp lách qua bên trái, thoát nạn, nếu không xe của Lực đă tan thành mảnh vụn.

Tim Lực như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Mồ hôi vă ra trán thật là kinh hoàng Lực tỉnh ngủ hẳn. Phải b́nh tỉnh! Lực ngồi định thần mấy phút rồi tiếp tục lái xe.

Anh nghĩ, đường từ San Jose về San Diego xa thẳm, lái xe dọc đường không nghỉ, nhanh lắm cũng bảy tiếng đồng hồ. Trời mùa đông cây cối xác xơ. Ban đêm bóng dáng cây cối hai bên đường vặn vẹo trông hệt như những bộ xương người chập chờn trêu ghẹo người đi.

- Hai bác gặp nạn, về gấp! Hai bác gặp nạn, về gấp!

Điệp khúc tin nhắn lại vang lên trong đầu. Có phải tại thần kinh căng thẳng, hay tại âm thanh trong phôn không được tốt mà Lực nhớ giọng của thằng Hoàng không được rơ lắm, nghe thều thào nhểu nhăo âm u:

“Haai … baaác … gặp… naaạn… veeeề ..gấp”

Mới hôm lễ Tạ Ơn Lực phôn về nói chuyện với Mẹ vui vẻ, đâu có lư nào bây giờ lại gặp nạn! Lực cứ suy nghĩ, ḷng lo âu miên man. Xe vẫn lao vụt đi trong đêm tối. Bất chợt một đốm sáng vàng nổi lên kế cạnh đồng hồ tốc lực của xe. Lực đưa mắt nh́n đốm vàng rồi lẩm bẩm:

- Biết vậy hồi chiều ḿnh đổ xăng …

Lực bèn t́m lối ra khỏi xa lộ 101. Chạy được khoảng năm phút, Lực thấy một con đường nhỏ tên Hellyer. Ngẫm nghĩ vài giây anh liền tách ra khỏi xa lộ quẹo vào c̣n đường đó.

Đường Hellyer lạ hoắc âm u, với hàng cây cao hai bên đường. Lực chạy một khúc th́ thấy một cây cầu nhỏ, bên kia cầu có lối quẹo cong cong. Không hiểu tại sao khúc đường này lại thiếu đèn, Lực ráng mở mắt nh́n rỏ cây cầu và khúc quẹo. Anh đạp ga cho xe đi tới.

Vừa qua khỏi cầu bất th́nh ĺnh “ầm”, xe của Lực đụng phải một khối ǵ. Lực bàng hoàng đạp thắng, nh́n về phía mũi xe. Trong ánh đèn xe hơi pha lẩn làn sương sớm lờ mờ, anh thấy một khối đen dài lăn lông lốc trên mặt đường.

Trời ơi ḿnh đă cán nhằm người ta. Lực mở to đôi mắt nh́n kỹ. Đó là một ông già ăn xin dơ dáy. Hai tay ông đưa về phía Lực như đang đau đớn lắm. Mắt ông đen ng̣m, miệng ông há to ra, đỏ ḷm mấp máy. Phản ứng bản năng, Lực vội vàng kéo cần số dừng xe lại và quưnh quưu gở dây thắt lưng an toàn ra.

Anh hoảng sợ người run bần bật đầu óc căng lên. Chết rồi xảy ra án mạng rồi … làm sao đây. H́nh như phải qua hai phút Lực mới ra khỏi được xe. Anh vội vàng chạy ra trước mũi xe để đỡ nạn nhân.

Đứng trước mũi xe Lực sững sờ. Anh chẳng thấy vật ǵ trước mũi xe cả. Rỏ ràng có một xác người lăn trên đường, giờ lại không thấy ǵ nghĩa là sao. Lực dụi mắt đi ṿng quanh xe xem xét. Cái cản trước mũi xe có một dấu hủng lỏm vào, nhưng anh không nhớ là mới hay cũ.

Lực không tin vào mắt ḿnh, anh tiếp tục t́m kiếm hai bên đường. Một bên có cái rănh cạn, bên trong anh chẳng thấy ǵ. Bên kia là một cái hố khá sâu, Lực cố nh́n cũng chẳng thấy ǵ. Anh đứng tần ngần một lúc, và chợt cảm thấy lạnh.

Một luồng gió thổi qua người, bất giác anh rùng ḿnh rờn rợn sau gáy. Hay chắc là ḿnh hoa mắt, Lực thầm nhủ rồi cuối cùng trèo lên xe. Anh đổi ư quành xe trở lại phía xa lộ và chạy cho đến khi thấy bảng cây xăng mới tắp vào.

Năm giờ chiều

Sau một chặng đường dài gần 750 cây số, lúc bị kẹt xe lúc đi sai đường, cuối cùng Lực cũng đến được San Diego. Mùa đông mới năm, sáu giờ chiều trời đă chạng vạng tối. Không muốn mất thêm giờ vừa đến San Diego, Lực lái xe đến ngay vùng Linda Vista nơi ba mẹ Lực đang ở.

Mưa lâm râm bầu trời nhá nhem, Lực dừng xe trước nhà ba mẹ. Lạ nhỉ nhà có đèn sáng. Lực xách túi hành lư đi băng qua sân đến trước cửa gơ ba tiếng:

“Cộc cộc cộc!”

Chẳng nghe động tĩnh ǵ . Lực gơ thêm một lần nữa:

“Cộc cộc cộc!”

H́nh như có tiếng chân đi nhè nhẹ, tiếng khoá mở, rồi cánh cửa hé ra:

- Ơ …. Mẹ!

- Con.

- Mẹ! … mẹ.. ơ… con nghe tin ...

- Con vào đi, cha mẹ đi đây.

Nghe mẹ nói thế Lực khựng lại nh́n mẹ từ đầu đến chân. Bà mặc bộ đồ đi ăn tiệc cưới, trông rất b́nh thường. Lạ nhỉ?

- Ơ, sao con nghe nói ba mẹ bị ..

- Con ở đây. Ba con đang chờ, mẹ phải đi.

Giọng của mẹ đều đều. Lực đang mệt mỏi nghe mẹ nói thế cũng đành xách hành lư vô nhà rồi tính sau. Vừa xách hành lư vô nhà th́ Lực nghe tiếng cửa trước đóng xầm lại, trong nháy mắt mẹ đă đi mất, không gian im bặt hẳn đi.

Sau khi đặt hành lư vào căn pḥng cũ ngày xưa của anh lúc c̣n ở với cha mẹ, Lực đi quan sát khắp nhà. Chẳng có sự ǵ thay đổi xáo trộn cả. Vậy tại sao thằng Hoàng lại gọi phôn để lại tin nhắn lạ lùng quá. Lực lấy cell phôn gọi Hoàng lần nữa. Vẫn chẳng ai trả lời phôn. Lực lẩm bẩm:

- Để ngày mai qua nhà nó ḿnh chửi một trận, làm mất công bỏ làm chạy xa xôi xuống đây.

Bụng đói, Lực xuống bếp t́m chút thức ăn lặt vặt mang về pḥng ăn. Sau đó để nguyên quần áo ban ngày, anh nằm trên giường nghỉ ngơi, chờ cha mẹ trở về. Được một lúc Lực thiếp đi miên man.

Chẳng biết thời gian bao lâu, đột nhiên Lực nghe một tiếng động khẻ ở cửa pḥng ngủ. “Chắc cha mẹ về rồi” Lực thầm nghĩ vậy. Đôi mắt cay xè, Lực vẫn nằm yên chờ cho người tỉnh hẳn.

Nhưng h́nh như anh nghe tiếng cửa pḥng mở ra nhè nhẹ. Chắc là mẹ vào anh đành mở mắt ra nh́n. Một bóng đen nhanh như chớp bổ nhào lên người anh, chận vào vai anh đè xuống. Lực ôm choàng bóng đen vùng vẫy vật lộn. Nhưng hai cánh tay Lực như bị xích chặt không nhấc lên nổi.

Anh mở mắt nh́n cho rỏ mặt bóng người. Trời ơi ông già ăn xin bị ḿnh đụng hồi sớm mai. Đúng là ông, hai mắt trũng sâu đen ng̣m, miệng há ra, hàm răng trắng ởn. Oan hồn của ông đây phải không? Lực cố vùng vẫy, nhưng ông già ăn xin vẫn nhấn hai vai anh xuống. Từ cửa miệng ông thốt ra một giọng nói khàn khàn âm u rờn rợn:

- Why don’t you stop! Why don’t you stop. Stop! …. Stop!...

Lực kinh hăi quá. Khuôn mặt ông ăn xin quá quái dị, rởn hồn. Anh nhắm mắt lại cố ôm người ông ăn xin hất ra khỏi người ḿnh. Nhưng không suy suyễn, Lực mở mắt ra để t́m một tư thế nhoài người thoái đi.

Nhưng mà trời ơi, khi Lực mở mắt ra th́ cái bóng đen không phải là ông ăn xin nữa mà là Hoàng, thằng em họ của Lực. Mặt của Hoàng bê bết đầy máu đỏ, hai mắt nó trợn ngược, tóc tai rối bời. Nó chồm lên người Lực lay mạnh và miệng rên lên:

- Hai bác gặp nạn … veeề gaấp!

Lực thét lên trong hăi hùng:

-Lạy Chúa tôi … Mày! … Mày bị sao vậy Hoàng !

Lấy hết sức b́nh sinh Lực vùng dậy, đẩy mạnh Hoàng ra, và nhoài người tới cái đèn chụp bên cạnh giường ngủ bật sáng lên. Cái khối đen bị hất văng xuống chân giường. Lực định thần, đưa mắt nh́n trừng trừng vào khối đen đang nằm dưới đất.

Lực đưa tay dụi đôi mắt, không tin vào thị giác của ḿnh nữa. Cái khối đen đó chẳng phải là xác của ông ăn xin cũng chẳng phải là xác của Hoàng. Đó chỉ cái gối ôm màu xanh đỏ.

Trong cơn say ngủ, Lực bị nó đè lên ngực, chận vào đường thở không hay. Phải không? Đó chỉ là ảo giác thôi sao? Không! Nó rỏ ràng là một cơn ác mộng hải hùng. Mồ hôi c̣n đẫm ướt đầy trên mặt, hai cánh tay c̣n run, tim c̣n đập th́nh thịch như trống chầu.

Nhưng rơ ràng cái bóng đen là cái gối ôm đang nằm kia. Lực đưa tay lên bóp trán, hay tại nhiều chuyện xảy ra trong ngày, cộng thêm cả ngày lái xe đằng đẳng nên khi ngủ tiềm thức xáo trộn gây ra những h́nh tượng kỳ dị ma quái?

Sau vài phút lấy lại b́nh tỉnh Lực nh́n đồng hồ, mới mười một giờ đêm. Không gian, thời gian im vắng một cách lạ lùng như trong cơi chết. Lực đi ra ngoài pḥng khách và đi xuống bếp. Anh pha một ly nước để uống. H́nh như cha mẹ vẫn chưa về. Lạ nhỉ? Hai người đi ăn cưới tới giờ này vẫn chưa về?

Anh lên pḥng cha mẹ t́m hai người. Cửa khép hờ, anh nh́n vào bên trong giường ngủ trống rỗng. Quả thật hai người chưa về. Chẳng biết làm sao nữa, Lực quay về pḥng tắt đèn vỗ tiếp giấc ngủ v́ người cũng c̣n thấy mệt mỏi lắm.

Tiếng tích tắc của đồng hồ trên tường vẫn vang lên đều đặn. Nhưng âm thanh nghe khô khốc không hồn. Ngoài sau nhà, lâu lâu có tiếng gió hú và tiếng mèo kêu nheo nhéo. Lực nằm trăn trở, anh mong cho trời mau sáng để hỏi thăm cha mẹ rồi c̣n lái xe về lại San Jose đi làm.

Tiếng gơ của đồng hồ nghe thật bực bội, tóc, tóc, tóc … Lực lăn qua trở lại một hồi rồi cuối cùng cũng thiếp đi trong giấc ngủ mệt nhoài.

Năm giờ sáng hôm sau

Lực mở choàng mắt ra. H́nh như có tiếng tivi bật lớn ngoài pḥng khách và tiếng xoong chảo dưới bếp. Trời sáng rồi ư ? Không, trời vẫn c̣n tối đen. Lực đưa mắt nh́n đồng hồ báo thức. Năm giờ sáng. Chưa hết đêm mà sao có tiếng tivi và tiếng lục đục trong bếp.

Hay là ba mẹ đi ăn cưới về khuya không ngủ được nên thức tới sáng luôn. Lực biết cha ḿnh có thói quen xem tivi và mẹ hay nấu nướng trong bếp. Lực thầm nhủ, ḿnh cũng nên dậy thôi ra thăm hỏi họ, lâu rồi gia đ́nh chưa có dịp họp mặt nhau. Nghĩ vậy, anh với tay bật đèn ngủ cho căn pḥng sáng lên rồi mang giầy đi xuống bếp gặp cha mẹ.

Ra khỏi hành lang pḥng ngủ tới pḥng bếp và pḥng khách, Lực thấy mẹ vẫn đang mặc đồ đi ăn cưới, đứng nấu nướng nơi bếp, c̣n cha th́ đang hướng mắt về tivi, cả hai đều quay lưng về hướng của Lực đang đi ra. Lực lên tiếng hỏi cha mẹ:

- Cha mẹ đi ăn cưới về ǵ mà trễ thế? Sao không ngủ mà c̣n thức nấu nướng ǵ đây?

- Mẹ nấu cho con một tô ḿ, con có đói không?

Nói xong, mẹ Lực quay người lại trên tay bưng một cái mâm thức ăn. Lực nh́n mâm thức ăn rồi nh́n Mẹ. Bất chợt Lực thét lên một tiếng kinh hoàng:

- Trời ơi, mẹ … mặt mẹ bị sao vậy?

Lực quay sang nh́n cha. Cha của Lực cũng vừa quay lại. Vừa nh́n thấy mặt cha Lực càng thét to lên hải hùng kinh sợ:

- Cha … hai người bị sao vậy. Mặt hai người bị sao vậy!

Trong ánh đèn điện vàng vàng của pḥng khách, Lực thấy mặt cha mẹ ḿnh bị nát, một nữa ḷi xương trắng ra giữa những miếng da bầm tím đen đen lủng lẳng. Và một người bước tới phía Lực, một người đứng dậy thân xác cứng đờ.

Rỏ ràng họ nh́n giống như thây ma. Chẳng c̣n hồn vía ǵ nữa, Lực tông cửa chạy bán sống bán chết ra khỏi nhà, mặc dầu trong đầu vẫn biết họ là cha mẹ của ḿnh.

Lực chạy ra chiếc xe của ḿnh đậu bên kia đường trước nhà của cha mẹ. Anh lập cập móc túi lấy ch́a khoá ra mở cửa xe rồi chun vào. Vào trong xe Lực ấn hết các nút khoá cửa xe lại. Anh nhắm mắt thiệt lâu, khi không c̣n nghe động tỉnh ǵ nữa mới dám mở mắt ra.

Anh dỏi mắt về phía nhà cha mẹ. Nguyên căn nhà tối hù không thấy một ánh sáng điện nào cả, cũng chẳng thấy bóng dáng ai đi ra hay đi vô. Lực cố nh́n kỹ cũng chỉ thấy căn nhà với cửa trước đóng im ĺm. Rỏ ràng lúc anh tông cửa chạy ra, cửa c̣n mở toang hoang.

Lực không dám suy nghĩ ǵ nữa. Anh nhắm nghiền đôi mắt, lầm thầm đọc kinh và ngồi yên chờ cho trời sáng hẳn. Khoảng một tiếng sau th́ trời tờ mờ sáng. Lực lấy hết b́nh tỉnh đi vào nhà cha mẹ xem xét một lần nữa.

Anh đến trước cửa đập mạnh vài cái. Nhưng lạ thật anh gơ bao nhiêu lần cũng không ai ra mở cửa cho anh vào. Lực đành quay lưng ra xe, anh lái đến nhà của d́ Lan, mẹ của Hoàng, để hỏi thăm ba mẹ anh ở đâu.

Nhà d́ Lan cửa đóng then cài. Lực không biết tính sao, trời hăy c̣n sớm chẳng lẻ vô đánh thức cả gia đ́nh dậy? Suy tính một lúc Lực quyết định vào nhà gỏ cửa. Vừa mới gỏ một tiếng th́ cửa đă mở ngay như thể người trong nhà đă thức từ lâu. Cánh cửa mở ra. Lực nhận ra ngay đó là d́ Lan. Nét mặt d́ buồn thảm, đôi mắt sưng húp. Lực vội hỏi ngay:

-D́ Lan sao vậy, Hoàng đâu hở d́?

Lực chưa kịp dứt câu hỏi th́ d́ Lan oà lên khóc nức nở

- Hu hu, thằng Hoàng nó chết rồi con ơi … giờ này con mới xuống đây, vợ chồng chị Sang cũng chết rồi

- Hả, d́ nói sao? Cha mẹ con v́ sao mà chết. Hiện giờ họ đang ở đâu?

- Họ đang ở nhà quàn nghĩa trang El Camino Memorial. Họ mới chết chiều hôm kia.. hu.. hu.

Lực bàng hoàng không tin vào tai ḿnh nữa. Cha mẹ đă chết thật rồi. Những ǵ Lực trông thấy tối qua là cơn báo mộng của cha mẹ đó chăng? Lực oà lên khóc nức nở. Sự ra đi của hai người thân yêu nhất là nổi đau đớn tột cùng trong đời Lực.

Sau khi Lực b́nh tĩnh lại. D́ Lan trong tiếng nấc nghẹn ngào kể lại vụ tai nạn đă xảy ra. Chiều hôm kia Hoàng sang nhà anh chị Sang chở hai người đi ăn cưới. V́ nhà hàng hết chỗ đậu, nên Hoàng phải đậu xe ỡ băi đối diện nhà rồi băng qua đường vô nhà hàng.

Không ngờ lúc băng qua đường có một người say rượu bất chấp đèn đỏ lái xe ào tới tông vào ba người. Người say rượu không đạp thắng mà lại đạp ga, cán lên cả ba người. Lúc cảnh sát đến hiện trường th́ vợ chồng chị Sang đă chết, mặt bị cán nát, c̣n Hoàng cũng bị té bể đầu, trong tay c̣n cầm chiếc cell phôn. Hoàng chết trên đường đến bệnh viện.

Năm ngày sau mười một giờ đêm, chiếc xe của lực đang leo lên đèo Goleta của xa lộ 101 để trở về San Jose. Con dốc 45 độ, chân của Lực đạp ga thẳng cứng. Tâm hồn anh đang bi thương v́ sự ra đi của cha mẹ.

Năm ngày qua, anh bận rộn việc ma chay đưa đám cho cha mẹ nên chẳng có th́ giờ nghĩ đến hai người thân. Bây giờ một ḿnh trong xe, anh nhớ lại từng kỷ niệm thuở c̣n chung sống với hai người. Bất giác Lực khóc. Hai mắt Lực nhoà lệ mờ dần, chiếc xe lao về bên phải theo hướng hố sâu.

Đúng vào lúc ấy, một bóng đen từ bên ghế hành khách nhào qua ôm Lực. Lực giật thót ḿnh đưa tay gạt bóng đen. Trong ánh sáng lờ mờ anh thấy được khuôn mặt của bóng đen. Đó là Khuôn mặt của ông ăn xin. Miệng ông ta gào lên:

- Why don’t you stop, why don’t you stop! Stop… Stop!

Chân của Lực vội vàng đạp thắng lại. Chiếc xe kêu rít lên một tiếng thật khô khan. Ngực anh đụng vào vô lăng thật mạnh. Lực choáng váng nh́n về phía trước. Xe anh vừa đụng vào song sắt cản đường không cho xe lọt vào hố sâu. Lực nh́n sang bên cạnh chẳng thấy hồn ma ông ăn xin đâu cả. Nếu không nhờ ông ăn xin, chắc anh sẽ nằm dưới hố sâu theo cha mẹ.

Khi Lực về đến đường Hellyer th́ trời đă sáng rỏ. Không biết v́ động lực ǵ anh lái xe vào con đường đó. Anh muốn ghé thăm chỗ bên kia cầu nơi anh đă đụng hồn ma ông ăn xin. Anh không biết hồn ma ông ăn xin hiện ra cho anh gặp để làm ǵ ? Hại hay giúp anh? Nhưng dù sao anh cũng nên ghé thăm chỗ đó một lần cho rơ sự t́nh.

Lực đậu xe lại bên đường Hellyer. Theo linh tính anh trèo xuống cái vực bên hông đường để t́m xem có ǵ lạ không. Và đúng như anh linh cảm, bên dưới hố c̣n để lại mấy nắm bông úa khô mà người ta thường để bên đường tưởng niệm những người bị tai nạn chết.

Lực, cảm ơn anh đă kể câu chuyện này. Cầu mong linh hồn những người quá cố sớm siêu thoát.



                                                                  Vô Đề
                                                                 










Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 539 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 10:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



CẦU CƠ BỊ MA NHẬP


Ở xóm tôi vào khoảng ba năm về trước, có một gia đ́nh gồm hai vợ chồng và ba đứa con. Nếu người con gái lớn c̣n sống năm nay cũng được khoảng hai mươi ba tuổi.

Chuyện xảy ra với cô bé này cũng v́ tánh ṭ ṃ của tuổi mới lớn, em đă nghe lời những đứa bạn cùng vào nghĩa địa để chơi cầu cơ, khi về đến nhà em đă bị chính cái vong đó theo và nhập luôn vào người.

Từ đó trở đi em thành một người khác hẳn, suốt ngày nói nhảm một ḿnh, đêm đến th́ không ngủ mà chỉ nh́n vào vách tường và nói chuyện một ḿnh, gia đ́nh v́ sợ quá cho nên nhốt em trong nhà, và không cho ai trong xóm biết cả.

T́nh trạng như thế xảy ra vài tháng, th́ một hôm người chú của cô bé này trong xóm bằng tuổi tôi, nên chúng tôi coi nhau như bạn. Người chú này có gia đ́nh và ở riêng, nên lâu lâu cũng về thăm người anh của ḿnh. Tức là Ba của cô bé bị nhập.

Hôm đó cậu ta vô t́nh đến nhà nhưng không đóng cửa, thế là cô bé được dịp nên đă bỏ chạy ra khỏi nhà và leo lên nhà của một người khác, không may em bị xẩy tay rớt xuống, găy xương cổ và bể xương hàm được người ta đưa vào bệnh viện vài ngày sau th́ chết.

Sau khi đám ma em xong, gia đ́nh dọn dẹp nhà cửa vô t́nh thấy một cuốn sổ tay của em, đă ghi lại bệnh t́nh của ḿnh vào những lúc em được tỉnh!

Em đă kể trong cuốn sổ tay, người mà nhập vào em là một con Quỷ đă chết hơn sáu trăm năm và muốn bắt em để theo hầu cho hắn, cuối cùng hắn đă thành công em đă chết, sau khi bắt được em rồi con Quỷ này muốn bắt luôn đứa em gái của em, nên đứa em này cũng có hiện tượng nói nhảm giống như chị của ḿnh.

Gia đ́nh v́ quá sợ hăi nên đă đưa người em này ra Hà Nội và sau đó th́ dọn nhà đi nơi khác. Chuyện của người em như thế nào rất tiếc là không được biết kết quả như thế nào? V́ họ đă dọn nhà đi, và người chú của những cô gái đó cũng không c̣n ghé xóm chúng tôi nữa, nên không biết câu chuyện cuối cùng như thế nào!

Đây là một câu chuyện thật, tôi khuyên những người hằng ngày có ư định chơi cầu cơ để xin số đánh đề! Hay bất cứ h́nh thức ǵ, cũng đừng nên thử nếu không sẽ ân hận đấy.

Nhiều chuyện đau ḷng đă xảy ra rồi...Tôi cũng đă từng chơi cầu cơ rồi, lại là người ngồi cho cơ chạy và đọc lời thỉnh nguyện luôn mới ghê chứ.

Bây giờ tu hành rồi mới thấy lúc trước sao ḿnh ngu và dại thế không biết.



                                                                             Khang











Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 540 of 1439: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 10:07pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



KIÊM QUẬN CÔNG THÁI BÁ KỲ


Năm Bính Tư 1567 tướng nhà Mạc là Hữu quận công Nguyễn Thiện đem quân vào cướp châu Hoan. Vua Lê Quang Hưng sai Chân quận công Thái Bá Du cùng hai tướng khác là Nguyễn Cảnh Hoan và Lai quận công Phan Công Tích con rể Thái Bá Du, xuất binh đánh dẹp.

Với sự giúp đỡ của tám người con trai, tất cả đều là dũng tướng, đặc biệt có con cả Kiêm Quận công Thái Bá Kỳ cầm quân đi tiên phong, đô đốc Thái Bá Du trong một trận đă giết hơn ngh́n quân Mạc, được vua Lê phong thưởng hai phiến bài vàng, ba con voi và mười ngựa chiến.

Sau khi quân Nguyễn Quyện bị đánh bại phải lui về Thanh Hóa tập hợp lực lượng, vua c̣n ban chiếu chỉ khen “Chân quận công Thái Bá Du giúp rập nước nhà, công nghiệp lớn lao thật không phụ trách nhiệm”, thưởng thêm ba nén vàng, ba phiến bài vàng, cấp bổng lộc hai huyện và trấn phong tước vị Thiếu bảo Chân Quận công.

Tiếp đến, vào năm Cảnh Hưng thứ 15, vua Lê lại sai Thái Bá Du cùng các con và Thư quận công Nguyễn Cảnh Kiên theo B́nh An vương Trịnh Tùng dẫn đại binh đánh Mạc Mậu Hợp nhằm chiếm lại Đông Đô.

Trong trận quyết định ở Cầu Giền phía nam Hà Nội, với thế áp đảo về quân số, quân vua Lê giành thắng lợi lớn, bắt sống vua Mạc cuối cùng là Mạc Mậu Hợp.

Đóng góp không nhỏ cho chiến thắng này là đạo quân của Thái Bá Du và các con trai Thái Bá Kỳ, Thái Bá Phiên, Thái Bá Tỉnh, Thái Bá Chiến, Thái Bá Hộ, Thái Bá Phúc, Thái Bá Vinh và Thái Bá Đức.

Liên quan đến trận đánh này, ḍng họ Thái Bá ở Nghệ An có lưu truyền một câu chuyện như sau về người con cả của Thái Bá Du là Pḥ mă Kiêm quận công Thái Bá Kỳ, được vua ban sáu chữ vàng “Trí dũng trung đẳng đại vương” và gả con gái cho là Lê Thị Công chúa, hiệu Đoan Trang Trinh Thục Tôn Linh, nay c̣n đền thờ chính ở xă Kim Lai, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương.

Câu chuyện này không thấy ghi trong gia phả ḍng họ hoặc chính sử, nhưng được cháu con truyền tụng hết đời này sang đời khác, lâu dần thành việc ai cũng tin có thật.

Đó là chuyện lần ấy, trong trận Cầu Giền lịch sử, Kiêm Quận công Thái Bá Kỳ được thân phụ sai dẫn mấy ngh́n tinh binh thọc sâu vào trận địa quân Mạc, với ư định làm rối đội h́nh đối phương rồi đánh bật lại, hỗ trợ cho đại binh sẽ kéo đến sau.

Ngài cưỡi con ngựa chiến màu huyết dụ tuyệt vời mới được vua ban, giáp trụ sáng ngời với thanh đại đao mà người b́nh thường khó cầm vững trong tay chứ chưa nói vung lên hạ xuống làm đầu giặc rụng như sung.

Ngài luôn đi trước xông pha mở đường làm gương cho các phó tướng và binh sĩ. Ngài đi đến đâu, quân Mạc tan tác đến đấy. Tuy nhiên v́ ham đánh, không biết tự lúc nào, ngài chợt thấy ḿnh đang đứng trước chân thành Đông Đô.

Ngoái lại th́ thấy giặc đă bao vây bốn phía. Một lính của ngài phải chống trả bốn năm lính địch, c̣n ngài th́ tả xung hữu đột luôn tay chém giết, quyết mở đường máu quay về với đại binh của thân phụ ngài.

Lúc ấy đă ngả về chiều. Trời âm u lại lác đác mưa. Xung quanh la liệt xác chết và những ngọn khói hiệu phía xa xa. Đang lúc ngài mải giao chiến với hai tướng nhà Mạc trước mặt th́ một tên thứ ba lén phi ngựa đến từ phía sau rồi giơ cao thanh đao sáng loáng của hắn.

Em trai ngài là Thái Bá Chiên, Pḥ mă Phụ mạ Hoành Quận công (Vợ là Trịnh Thị Công chúa, hiệu Từ Huệ Trinh Thục Tôn Linh, đền thờ hai người ở xă Vĩnh Phúc, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Thái Bá Chiến sau này được ban phong “Dũng Lược Trung Đẳng Đại Vương”) luôn ở bên cạnh.

Hoành Quận công Thái Bá Chiến chưa kịp kêu to báo điều nguy hiểm cho huynh trưởng th́ đầu của chủ tướng Thái Bá Kỳ đă bị chém lăn xuống đất. Quân Mạc reo ḥ vang dậy, tưởng nắm chắc phần thắng trong tay. Tuy nhiên, vị tướng nhà Lê vẫn ngồi yên trên ngựa, không đầu, không thấy máu chảy.

Ngài quay lại, chém một nhát xẻ đôi người tên kia. Quân giặc thấy thế cả kinh, chỉ biết há mồm, trợn mắt đứng yên như trời trồng. Thừa thế, quân Lê lại lao vào chém giết.

Một người cúi nhặt chiếc đầu bị chém, giơ hai tay đưa lên cho ngài. Ngài b́nh thản đặt lên cổ ḿnh, tiếp tục giao chiến. Chốc chốc, để hù dọa, ngài nhấc đầu ḿnh lên cầm trên một tay, tay kia giơ cao ngọn đại đao sáng loáng.

Quân tướng nhà Mạc sợ quá, bỏ chạy tán loạn, không đánh đă tan. Tối hôm ấy trở lại bản doanh, chỉ khi quỳ xuống cúi chào thân phụ và bẩm báo kết quả trận đánh, đầu ngài mới rơi xuống đất, trước sự ngạc nhiên của đô đốc Thái Bá Du và quân tướng trong trại...


***


Một truyền thuyết đẹp đượm màu huyền thoại. Theo gia phả họ Thái Bá, th́ Pḥ mă Kiêm Quận công Thái Bá Kỳ thuộc hàng đại thọ, giặc tan, sống hạnh phúc với Lê Thị công chúa và một đàn cháu con thành đạt.

Có lẽ câu chuyện trên chỉ được thêu dệt để tôn vinh khí phách, ḷng dũng cảm của ngài và binh sĩ dưới quyền ngài. Điều này có thể hiểu được và dễ châm chước. Vả lại, nó là chuyện của thời xa xưa không ai kiểm chứng và có lẽ cũng không cần kiểm chứng.

Nhưng chuyện dưới đây th́ hoàn toàn có thật, ít ra theo lời kể của ông trưởng họ trông coi nhà thờ ḍng họ Thái Bá ở Đô lương, Nghệ An.

Chuyện rằng vào năm 1953 và cả mấy lần sau này nữa, khi ở Nghệ An quê tôi rộ lên cái việc đáng hổ thẹn là đập phá đền chùa, th́ chính ngài, Kiêm Quận công Thái Bá Kỳ, đă làm người ta phải chùn tay, do vậy nhà thờ tổ họ Thái mới giữ được đến ngày nay, dù bị mất mát khá nhiều.

Số là trong nhà thờ có tượng ngài bằng gỗ sơn son thếp vàng, và như các cán bộ đập phá thời ấy kể lại, th́ cái đầu của ngài đă xoay đúng một ṿng quanh cổ, để trợn mắt nhướng mày nh́n hết lượt những người đang đứng xung quanh với dao búa trong tay.

Thấy thế họ hoảng sợ bỏ chạy, không dám làm ǵ. Tuy nhiên, ông trưởng họ bị một phen long đong về tội xúi thần linh cản trở cách mạng xóa bỏ mê tín dị đoan và xây dựng nếp sống văn hóa mới. Nhờ thế mà nhiều đền chùa miếu mạo trong vùng được nương tay hơn.

Nhà thờ họ Thái Bá chúng tôi ở Đô Lương thờ cụ tổ Thái Bá Du, năm 1993 được nhà nước cấp bằng công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa, để ghi nhận công lao các công thần danh tướng họ Thái Bá đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước các triều vua trước đây.

Kèm theo bằng là các ghi chép cụ thể về cuộc đời và sự nghiệp những người danh tiếng trong ḍng họ. Nổi bật nhất là vị tổ thứ bảy Thái Bá Du 1521-1582, người sau này được phong chức Thái Phó, chức quan thứ hai trong hàng Tam Công của triều đ́nh nhà Lê.

Cụ có tám người con trai đều nối dơi binh nghiệp của cha, hai người là pḥ mă được phong tước Quận công, sáu người c̣n lại mang tước hầu, có đền thờ rải rác khắp nước.

Sáu con gái của cụ th́ một lấy vua Lê Thần Tông (Thái Ngọc Thụy), một lấy vua Lê Triết Vương (Thái Ngọc Bản), người nữa lấy Chúa Trịnh (Thái Ngọc Quỳnh).

Ba người c̣n lại là vợ các Quận công danh tiếng trong triều. Hàng cháu chắt cụ cũng nhiều người làm nên công sự lớn, trong đó có cụ tổ chi Diễn Châu của tôi là Thái Bá Đậu, sau này được vua Nguyễn phong là Mậu Quốc công Trụ quốc Trung trật, coi như rường cột triều đ́nh. Vậy là ḍng họ Thái Bá trải qua bao đời vua chủ yếu nổi tiếng nhờ các quan vơ.

Quan văn đến nay mới chỉ biết đến một người là Thái Thuận, cố của Thái Bá Du. Cụ Thái Thuận sinh 1441 năm mất không rơ, đậu tiến sĩ khoa ất Mùi năm 1475, làm việc ở quán các dưới triều vua Lê Thánh Tông hơn hai mươi năm, một thời gian c̣n kiêm chức Tham Chính tỉnh Hải Dương.

Cụ làm thơ hầu như suốt cả đời ḿnh, có tới hàng ngh́n bài nhưng chỉ lưu được tập Lă Đường Di Cảo hơn hai trăm bài, người đời hết lời ca ngợi. Trong tập Truyền Kỳ Mạn Lục, Nguyễn Dữ dành hẳn một truyện viết về cụ, là truyện Kim Hoa Thi Thoại Kư.

Vua Lê Thánh Tông phục tài thơ Thái Thuận mà đặc phong cụ làm Tao Đàn phó nguyên suư, chỉ sau vua là chánh. Cụ mất và được an táng tại làng Liêu Lâm, huyện Siêu Loại, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nơi c̣n lưu được chiếc miếu nhỏ thờ cụ.

Một trường trung học ở thị xă Bắc Giang hiện mang tên Thái Thuận. Ông nội cụ là Thái Bá Tâm, một người nổi tiếng đời Trần, từng theo Trần Tùng Quang đánh quân nhà Minh, giữ chức Tư lệnh Quân vụ.


***


Tôi nay đă thuộc lớp người già, mà người già th́ hay có những tṛ bị coi là lẩm cẩm. Thi thoảng tôi giấu gia đ́nh vào Quốc Tử Giám, ngồi tựa lưng vào tấm bia tiến sĩ có khắc tên cụ tổ để được gần cụ, được hưởng chút hơi hướng văn thơ của cụ, hoặc đơn giản được sung sướng nghĩ rằng tôi là người có gốc có rễ, gốc rễ bám rất sâu vào lịch sử dân tộc.

Cách đây không lâu tôi đưa vợ về quê, dẫn ra nghĩa trang chi Thái Bá ở Diễn Châu, trên một ngọn đồi gần làng. Trước bàn thờ là lăng cụ tổ Thái Bá Khiếu với tấm bia đá ghi rơ công trạng cụ.

Phía dưới là mấy dăy mộ các đại gia đ́nh trong họ, ngắn dài tùy theo số lượng người đă chết. Tôi chỉ vào phần đang dành sẵn cho tôi và nói:

- Tôi và bà sau này sẽ nằm đây!

Vợ tôi một người Hà Nội gốc lại c̣n trẻ chỉ cười không nói ǵ. Thế mà tôi buồn mất mấy ngày. Tất nhiên cả điều này cũng bị vợ coi là lẩm cẩm. Hôm sau chúng tôi đi xe đ̣ lên Đô Lương viếng nhà thờ gốc của ḍng họ Thái Bá thờ cụ tổ mà cháu con rất đỗi tự hào là Tả Tư mă, Thái phó Thái Bá Du.

Trong nhà thờ có nhiều tượng lớn nhỏ mà thú thực tôi chẳng biết rơ tượng nào là của ai, trừ tượng cụ tổ. Tôi thơ thẩn hồi lâu, cố t́m một điều và cuối cùng đă t́m thấy nó. Một vết cắt rất mảnh quanh cổ pho tượng ngay bên phải dưới tượng cụ tổ.

Chắc đây là tượng cụ Thái Bá Kỳ, Pḥ mă Thái Bảo Kiêm Quận công, Trí dũng trung đẳng đại vương, kỵ sĩ không đầu trong trận Cầu Giền oanh liệt đại thắng quân Mạc năm Quang Hưng thứ mười lăm!



Tối hôm ấy (thêm một tṛ lẩm cẩm nữa của người già), tôi xin phép ông trưởng họ được ngồi lại một ḿnh trong nhà thờ, lúc nào muốn th́ về nhà ông ngủ.

Tôi ngồi yên rất lâu trong sự im lặng gần như tuyệt đối, dưới ánh đèn điện màu hồng h́nh nến cao trên bệ thờ, giữa bao nhiêu là tượng, bài vị, gươm giáo và cả một đôi ngựa gỗ.

Trong đầu tôi chẳng có ư định ǵ cụ thể. Từ lâu đă qua cái tuổi sợ và tin những điều vẩn vơ, nhưng lúc ấy tôi rất muốn và cố t́nh chờ ai đấy trong số các bức tượng, cụ Thái Bá Kỳ chẳng hạn, sẽ từ từ bước ra thành người thật như trong các truyện ma tôi viết gần đây.

Có thể các cụ sẽ cho biết thêm đôi điều về về lịch sử ḍng họ chăng? Có thể các cụ sẽ trách mắng tôi và lũ hậu duệ hèn nhát, bất tài chăng? Quả thật tôi chẳng biết và chẳng nghĩ tới điều đó.

Đơn giản tôi muốn được nh́n thấy ai đấy trong số các cụ. Thậm chí tôi gần như tin điều kỳ diệu này nhất định sẽ xẩy ra. Th́ đă gọi là người già hay lẩm cẩm. Tôi tin và kiên nhẫn ngồi chờ trong trạng thái lâng lâng mê muội. Mấy lần tôi nghe có tiếng sột soạt, tiếng ǵ rất lạ và bí ẩn. Tôi nhắm mắt, hy vọng khi mở ra sẽ thấy điều kỳ diệu.

Cuối cùng lúc ấy đă quá nửa đêm, tôi chợt nghe có tiếng động và tiếng bước chân rất nhẹ, những âm thanh có thật và mỗi lúc một rơ hơn. Tôi nín thở chờ đợi. Tiếng bước chân đă rất gần, h́nh như ngay bên cạnh, và tôi từ từ mở mắt.

- Ông lẩm cẩm vừa thôi. Khuya rồi không về ngủ, c̣n ở đây làm ǵ?

Trước mặt tôi không phải cụ Thái Bá Kỳ oai phong lẫm liệt, mà là bà vợ cau có được ông trưởng họ dẫn đi t́m chồng. Tôi miễn cưỡng đứng dậy, lần nữa buồn bă nh́n ông tượng có đường cắt rất mảnh quanh cổ. V́ lư do nào đó, ngài đă không hiện lên với tôi, nhưng tôi thấy ngài h́nh như đang nheo một mắt tinh nghịch và mỉm cười.

Là người viết truyện ma, tôi có thể dễ dàng phịa ra đủ chuyện, nhưng đây là chuyện nghiêm túc liên quan đến tổ tiên ḍng họ, tôi phải trung thành với sự thật. Cái sự thật đó là lúc ấy có một trong những cụ tổ của ḍng họ Thái Bá đă nh́n tôi với nụ cười bao dung thông cảm.




                                                                                                                                Thái Bá Tân

















Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 

<< Trước Trang of 72 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.0742 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO