Tác giả |
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1141 of 1439: Đă gửi: 31 May 2010 lúc 7:55pm | Đă lưu IP
|
|
|
OAN HỒN Ở BẢO THÁP CHÙA VĨNH NGHIÊM
Bảo tháp chùa Vĩnh Nghiêm, đường Công Lư cũ, quận Ba mở cửa đón khách từ chín giờ sáng cho đến sáu giờ chiều. Đă không đủ đất cho người sống, người chết cũng phải chen nhau từng “mi li mét” của ngôi bảo tháp bốn tầng. Đa số khách đến viếng là thân nhân của hàng ngàn người quá cố, nay chỉ c̣n là tro bụi chứa đựng trong các hũ sành.
Người giữ ngôi bảo tháp, ông Trần Q.H. cho biết, đang trông coi khoảng hai mươi mấy ngàn hũ cốt. Ông nói:
- Diện tích ở đây ngày càng hiếm v́ người vô th́ nhiều, người ra th́ ít.
Ông không xác nhận nhưng chúng tôi biết, tin nói các hũ cốt không người viếng thăm, một thời gian dài sẽ bị đưa đến một nơi khác “biệt vô âm tín” không phải là tin đồn vô căn cứ.
Những Câu Chuyện Oan khuất.
Đầu giờ chiều một ngày giữa tháng Tư, năm 2010, trong vai người có bà ngoại đang nằm tại ngôi bảo tháp này, chúng tôi đến t́m gặp ông Trần Q. H. Ông niềm nở mở cửa mời chúng tôi vào ngôi bảo tháp h́nh trôn ốc, chính giữa là bàn thờ, chung quanh là mấy ṿng kệ chứa đầy hũ cốt.
Bàn thờ nhang đèn sáng choang, khói hương nghi ngút. Một chiếc máy nhỏ liên tục phát lời tụng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” vang vang cùng chuông mỏ. Chúng tôi ṭ ṃ đọc những hàng chữ khắc trên những bảng nhựa, tên tuổi phía dưới di ảnh của các hũ sành chen chúc, la liệt. Có người qua đời khá lâu, từ bốn mươi năm về trước, nhưng cũng có người hóa thân thành tro bụi chỉ mới vài tuần lễ.
Có khoảng năm hũ cốt được đặt trang trọng trên bàn thờ. Chúng tôi đoán đó là những người “đặc biệt” được người giữ tháp để nằm ở vị trí “ngon lành” nhất. Tiếp đến là hũ cốt chiếm phần “mặt tiền”, khác hẳn những hũ cốt nằm tận trong sâu của ngăn kệ, không ai nh́n thấy mặt, thấy tên.
Ông H. cho biết ngày nào cũng thắp nhang hai lần vào buổi sáng và buổi chiều. Ông cầm bó nhang nghi ngút khói, đi một ṿng để cắm đều mọi nơi. Tôi bỗng nói:
- Anh tin có một thế giới tâm linh không?
Ông H. tỏ vẻ bối rối trước câu hỏi bất ngờ mà có lẽ trước đó chưa ai đặt ra cho ông. Ông ra chiều suy nghĩ đăm chiêu rồi trả lời:
- Có chứ. Tôi tin.
Âm khí trong ngôi bảo tháp h́nh như thêm nặng nề khi câu chuyện bắt đầu. Giọng của ông trầm đều và nhỏ lại hẳn. Tôi phải cố gắng lắm mới nghe được từng tiếng nói của ông.
Ông kể chậm răi nhưng liền lạc, như có một sức cuốn hút vô h́nh:
- Một hôm gần đây, tôi thắp nhang xong th́ cũng vào giữa trưa. Chung quanh thật vắng vẻ, yên tĩnh. Tôi ngồi trên ghế, nhắm nghiền mắt lại… Bỗng dưng, tôi cảm thấy như có bóng người lảng vảng quanh ḿnh, đi lại, đi qua… Tôi mở mắt ra và nghĩ có khách vào bảo tháp, đi tới đi lui nh́n kiếm hũ cốt người thân của họ v́ không biết chỗ.
Như thường lệ, tôi đứng dậy đi ṿng phía bên kia định chận đầu để hỏi. Tôi đi một ṿng tṛn, ṿng qua, ṿng lại, ṿng trong ṿng ngoài không thấy ai hết. Tôi thừ người ra, định tâm một hồi và chợt hiểu, người ở cơi âm lảng vảng đâu đây cho tôi thấy, chứ không phải là người ta.
Một đêm khác, trong giấc mộng, tôi thấy ḿnh bưng b́nh bông từ trên lầu một đi xuống cầu thang, vô tầng trệt để bỏ bông cũ thay bông mới, chợt thấy một cô gái mặc áo dài trắng từ cầu thang tầng dưới đi lên. Cô thấy tôi liền nhoẽn miệng cười chào.
Thay bông xong, tôi bước lên cầu thang lại đụng mặt cô lần nữa. Và tới ba bốn lần như vậy, hễ tôi đi lên th́ gặp cô đi xuống, tôi đi xuống th́ chạm mặt cô đi lên. Tôi thấy lạ liền hỏi:
- Chào cô, cô là ai sao tôi không biết?
Trong giấc mộng, tôi vẫn nghe tiếng cô trả lời rơ mồn một:
- Dạ, anh không biết em, nhưng em biết anh.
- Ủa, cô là ai sao biết tôi?
- Mai mốt, chừng ba bữa nữa, anh sẽ thấy em, anh biết.
Tỉnh giấc mộng, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Vài hôm sau, có một người đàn ông đến bảo tháp trong giờ làm việc hỏi thăm hũ cốt mang tên P. Thị D. Tôi lật sổ ra thấy tên đó, dẫn người đàn ông đến, ôm b́nh cốt đặt lên bàn thờ để ông thắp hương khấn vái. Khi nh́n di ảnh gắn trên hũ cốt, tôi nhận ra ngay cô gái đă gặp trong giấc mơ, cũng mặc chiếc áo trắng, gương mặt cười cười y hệt trong h́nh.
Tôi kể lại giấc mơ cho người đàn ông này nghe. Ông nói:
- Tội nghiệp, chúng tôi bận bịu làm ăn, lâu quá không đến thăm nên cô hiện ra trong giấc mơ cho ông thấy.
Thấy cô hiển linh, tôi thường thắp nhang khấn vái cô pḥ hộ cho chúng tôi. Khoảng tám năm trước, tức vào năm 2001–2002, có thêm câu chuyện ly kỳ:
Một ông cụ đă quá văng, nhập hồn vào xác đứa cháu ngoại của ông, nằng nặc đ̣i rời bảo tháp chùa Vĩnh Nghiêm để sang Mỹ. Tính đến ngày xảy ra câu chuyện, ông cụ ấy mất mới chừng ba, bốn tháng.
Tôi c̣n nhớ khoảng ba giờ chiều, một cô gái, cháu ngoại của ông ở Mỹ về thăm nhà, được gia đ́nh dẫn đến bảo tháp viếng thăm hài cốt của ông, trong lúc tôi đang làm việc. Người nhà của ông cụ kể cho tôi biết, trước đây cô cháu ngoại ở với ông, được ông săn sóc, nuôi dưỡng cho đến khi cô bé theo mẹ sang Mỹ đoàn tụ gia đ́nh. Ông ngoại ở lại Sài G̣n, sau đó qua đời v́ bạo bệnh, cô cháu ngoại không về được, măi cho tới ngày cô về thăm.
Trong buổi tiếp xúc với chúng tôi khoảng ba giờ chiều, cô thấy hũ cốt của ông cụ đặt ở cao quá, nên ngỏ lời xin thầy trụ tŕ chùa Vĩnh Nghiêm dời xuống chỗ thấp. Ḥa thượng trụ tŕ đồng ư và cô Việt kiều yên tâm ra về.
Bỗng nhiên đến nửa đêm, khoảng một giờ sáng hôm đó, người nhà của cô gọi điện thoại đến chùa gặp ḥa thượng cho biết, cô cháu ngoại không chịu ngủ mà cứ nói lảm nhảm suốt đêm:
- Cho tôi đi theo cháu tôi. Cho tôi đi theo cháu của tôi.
Người nhà của cô c̣n hỏi thầy:
- T́nh trạng vậy giờ phải làm sao?
Thầy nói:
- Để sáng mai tính, chứ bây giờ khuya rồi không làm ǵ được. Hồn của ông cụ nhập vào cô cháu ngoại rồi.
Sáng hôm sau, ba, bốn người trong gia đ́nh đưa cô bé đến. Cô bị hồn ông cụ nhập vào cứ nói lảm nhảm:
- Tôi đă dưỡng nuôi cháu, xin cho tôi theo cháu tôi.
Chính tại ngôi bảo tháp này, câu chuyện giữa tôi và cô bé bị nhập hồn diễn ra kỳ dị. Tôi nói với hồn ma của ông đă nhập vào cháu ngoại:
- Ông muốn đi th́ cho ông đi. Tôi sẽ làm thủ tục hồ sơ để cô bé bưng hũ cốt qua Mỹ nhé.
Tôi làm hồ sơ, bảo cô gái kư tên. Rồi tôi hỏi họ tên, địa chỉ và số điện thoại bên Mỹ. Cô nói liền họ tên của ông ngoại. Nhưng địa chỉ và số điện thoại của cô ở Mỹ th́ cô không trả lời được. Tôi hỏi đi hỏi lại, cô vẫn lắc đầu nói không biết.
Tôi thừa biết trong giấy tờ tùy thân của cô có sẵn địa chỉ và số điện thoại của cô. Nhưng cái hồn nhập xác của cô là ông già chưa từng đến Mỹ, nên không thể nào biết được. Tôi bảo ông:
- Ông nói địa chỉ để tôi ghi vào hồ sơ rồi cho ông đi liền.
Mặt của cô cháu ngoại ngớ ra, rồi tiếp tục trả lời:
- Không biết.
- Ông biết không? Nếu không biết th́ không cho đi.
- Không biết. Xin cho tôi theo cháu tôi.
Tuy nói vậy nhưng tôi cũng làm thủ tục cho cô bé mang cái hũ cốt của ông cụ ra đi.
Đoàn Tăng Sĩ Đài Loan Làm Lễ Rước Vong Linh Bổn Sư.
Ông Trần Q. H. đă giữ bảo tháp ở chùa Vĩnh Nghiêm hai mươi năm nay, c̣n kể một câu chuyện ly kỳ khác như sau:
- Vào năm 1998, khoảng chín giờ sáng, tôi bỗng thấy hai chiếc xe ca loại lớn, chở trên trăm người vượt cầu Công Lư, dừng lại dưới chân cầu, cách cổng chùa năm mươi thước. Từ trên xe, cả đoàn tăng sĩ Đài Loan bước xuống, áo cà sa chỉnh tề.
Họ xếp thành hàng dài, vừa đi chậm răi vừa tụng kinh, cứ đi ba bước quỳ xuống lạy một lạy "tam bộ nhất bái".
Đoàn người mặc áo cà sa vàng thắm dẫn dài đến trước cổng chùa, vào trong sân. Không ai hiểu việc ǵ cho đến khi anh hướng dẫn viên du lịch, cùng với một người tự xưng là thân nhân của vị bổn sư Đài Loan, đă viên tịch tại đảo quốc này bốn, năm mươi năm trước tŕnh bày rằng, đoàn tu sĩ Đài Loan đến viếng bổn sư của họ đang… tu tại chùa Vĩnh Nghiêm.
Họ kể cho biết, vị bổn sư viên tịch bốn, năm mươi năm nay, cứ đến ngày giỗ của bổn sư th́ các đệ tử kéo về dự lễ rất đông tại Đài Loan. Thế nhưng, vào năm 1998, khoảng năm đệ tử của ông ở các chùa khác nhau tại Đài Loan, cùng nằm chiêm bao cùng một giờ thấy sư phụ nhắn nhủ rằng, ông "đang tu tại chùa Vĩnh Nghiêm, Việt Nam".
Liên lạc với nhau, họ giật ḿnh kể lại điềm vị bổn sư về báo mộng y hệt nhau cho nhiều người. Hôm sau trong ngày giỗ cụ, các tăng sĩ bàn kế hỏi địa chỉ chùa Vĩnh Nghiêm và xin t́m đến để rước linh vị của ông.
Thầy trụ tŕ chùa Vĩnh Nghiêm là thầy Kiểm không hề biết tên tuổi bổn sư của họ, nhưng vẫn đồng ư để đoàn tăng sĩ Đài Loan làm lễ rước vong linh. Mỗi sáng họ đến chùa tụng kinh, chiều nghỉ cho đến sáng hôm sau tụng tiếp, suốt một tuần lễ để gọi là rước vong linh của bổn sư họ về Đài Loan.
Lời kinh kệ và chuông mỏ rền vang cả khu vực quanh chùa. Câu chuyện chấm dứt ngay sau khi đoàn tăng sĩ an ḷng rời Việt Nam. Từ đó đến nay, chúng tôi không nghe ai nhắc đến vong linh của vị bổn sư người Đài Loan đó nữa.
Chuyện Bóng Trắng Cản Đường
Từ những câu chuyện kỳ lạ xảy ra tại ngôi bảo tháp, ông Trần Q. H. c̣n thân t́nh kể lại chuyện có thật xảy ra với chính ông. Ông kể:
- Năm 1969, tôi từ nhà bà nội của tôi ở Bạc Liêu về Long An vào lúc nửa đêm, một ḿnh trên chiếc xe gắn máy. Khi chỉ c̣n cách nhà khoảng năm cây số, trước mặt tôi là một cây cầu, đoạn đường đang đổ đá lởm chởm.
Trời mưa lắc rắc như phủ một làn sương mờ… Tôi đang chạy xe, bỗng thấy một bóng trắng xuất hiện giữa đường trước mặt. Tôi chạy một hồi nữa, lại vẫn cái bóng treo đàng trước như đùa giỡn. Tôi nghĩ chắc ḿnh bị hoa mắt v́ hồi ban chiều cũng đă “cụng” vài ly.
Bóng trắng cứ lởn vởn phía trước. Tôi bỗng giật ḿnh khi biết ḿnh vừa băng qua nghĩa địa. Tôi vừa lo, vừa sợ, vừa giận, nghĩ có lẽ bị ai đó trêu chọc. Tôi nhất định tông xe vào cái bóng, đụng đại, nếu không đụng th́ biết ngay là… ma.
Tôi kềm chặt tay lái, rú ga, phóng xe chạy thật nhanh nhắm ngay cái bóng nhào tới, th́ thấy ḿnh đang chạy vào khoảng không. Tôi thắng xe lại, người run lẩy bẩy. Tôi đứng ở dưới chân cầu định thần lại chừng mười lăm phút, cách dốc cầu khoảng trăm thước.
Bỗng nhiên, tôi nghe một tiếng nổ ầm vang làm tôi bay nhào xuống ruộng. Chiếc xe của tôi ngă lăn, vẫn c̣n nổ máy, đèn sáng chói. Một hồi sau, mấy người lính Bảo An giữ đồn chạy tới rọi đèn la lối:
- Ai đây, ai làm ǵ đây?’
Khi rọi đèn thấy tôi, họ la lên:
- Ủa H. hả? Đi đâu đây?
Tôi thều thào:
- Tôi đi chơi khuya về.
Đó là đồng đội của tôi nh́n ra tôi mặt đầy bùn đất. Tôi chỉ bị xây xát v́ sức nổ đánh té xuống ruộng.
Họ hỏi tôi:
- Ông say rượu hả?
Tôi cười mếu:
- Có chút chút.
Mấy ổng dựng xe lên, đạp máy cho tôi chạy đi. Th́ ra, VC đặt ḿn phá cầu. Nếu không nhờ bóng trắng đó chặn đường th́ tôi tiêu tùng. Ông Q. H nói thêm:
- Khi tuổi ngoài năm mươi tuổi, những đêm khó ngủ, nằm nhớ lại chuyện đă xảy ra, tôi mới hiểu phần nào sự huyền bí của thế giới vô h́nh. Tôi nhớ hồi c̣n nhỏ, thường đón xe lam đến trường. Có một bữa trưa, tôi ngồi cạnh một bà lăo. Tôi nhường chỗ cho bà cụ vô ghế trong.
Da của bà đă trổ đồi mồi, răng rụng chỉ c̣n trơ vài cái. Tới lúc bà cụ xuống xe, tôi tội nghiệp dành trả tiền xe cho bà. Khoảng nửa tháng sau, cũng trên đường đi học, cũng ngồi xe lam, cạnh một quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa mặc sắc phục rằn ri, mà tôi không nhớ binh chủng nào. Ông bảo tôi:
- Lên đây ngồi đi em.
Tới trường, tôi xuống. Ông lính bảo:
- Em đi học đi, anh trả tiền cho.
Bây giờ nhân quả báo liền. Ḿnh giúp người này th́ người khác giúp ḿnh. Nhân quả trong đời này rất nhanh. Nếu mọi người đều làm việc tốt, nghĩ chuyện tốt th́ xă hội yên ổn, tốt đẹp.
Ông Q. H. tâm sự:
- Tôi làm đây hơn hai mươi năm. Trước đó, tôi làm nhân viên Sở Giao Thông Vận Tải, nhậu quá lâm bệnh, có lần xỉu tại chỗ. Tôi bị sưng gan, vô bệnh viện điều trị, chỉ bị tổn thương chứ chưa tới nỗi chai gan.
Có ông bác sĩ nằm kia, đă điều trị bệnh cho tôi, la rầy tôi dữ lắm nhưng lại chết v́ ung thư gan, v́ nhậu rượu quá nhiều. Khi ḿnh ở nhà, bạn đến rủ đi nhậu, c̣n ḿnh nằm bệnh th́ không ai tới t́m, cuối cùng chỉ có vợ con ở bên giường bệnh. Tôi nghĩ buồn sự đời mà bỏ đứt rượu luôn mười năm nay.
Ông Q. H. tin vào nhân duyên, mạng số. Không phải t́nh cờ, mà nhờ nhân duyên, ông trở thành người săn sóc bảo tháp, an ủi những linh hồn vất vưởng ở chùa Vĩnh Nghiêm đă hai mươi năm nay.
Phụng Linh
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1142 of 1439: Đă gửi: 31 May 2010 lúc 7:57pm | Đă lưu IP
|
|
|
G̉ MỐI HUYỀN BÍ
Câu chuyện có thật và được kể lại cách đây cũng khá lâu, nay tôi xin mạo muội ghi lại toàn bộ những ǵ mà người trong cuộc kể lại, trong đây tôi xin đổi tên nhân vật.
Cách đây gần mười lăm năm, anh Hùng có kể lại cho tôi nghe một câu chuyện hết sức ghê rợn mà anh đă trải qua. Trong một buổi đi ṃ tôm tại đùng gần cầu Cỏ mây, lúc đó anh cùng anh trai là anh Tám, lần ṃ vào những đùng đă xổ từ sáng, để ṃ những ǵ c̣n sót lại bán kiếm tiền.
Len lỏi trong những lùm đước um tùm, hai bóng người nhỏ thoăn thoắt lội xuống đùng, v́ đùng đă xổ hồi sáng nên bây giờ tôm cá chẳng c̣n nhiều, hai anh em cố ṃ những ǵ c̣n sót lại, một giờ sau khi ṃ tôm cá, hai anh em đă được chút ít cá rô phi, vài mớ tôm, hai con cá lóc.
Mệt lừ cả hai anh em leo lên bờ rồi ngồi châm thuốc lá hút, anh Tám lấy trong giỏ ra ít cơm nguội vo cục ăn cho đỡ đói, c̣n Hùng th́ buồn tiểu nên t́m một góc nào đó, thấy cái mô đất nhô cao cao, Hùng liền lên đó rồi quay lại chỗ anh trai ḿnh, nghĩ ngơi một hồi hai anh em lại xuống ṃ lần nữa rồi về.
Sáng hôm sau, anh Tám đưa mớ tôm của ḿnh gộp với mớ của Hùng cho Hùng đi bán c̣n mớ cá để ăn, Hùng ra chợ bán được một trăm ngàn tiền tôm rồi đem về chia ra, rồi v́ mệt Hùng ngủ một giấc đến trưa. Sau khi thức dậy Hùng đói bụng nên lục lọi đồ ăn trong bếp, ăn xong Hùng đi tắm khi đó anh phát hiện ở gần bụng dưới nổi lên một cục to đùng, lo sợ nhưng chẳng dám nói với ai cả Hùng cứ để vậy.
Qua hôm sau khi ngủ dậy th́ hầu như Hùng không tài nào ngồi dậy nổi, động một chút là Hùng cảm thấy đau nhức vô cùng, khi nghe tiếng la toáng lên mẹ Hùng mới chạy vào rồi phát hiện chân cẳng Hùng đă phù như chân voi vậy, người nhà mới đưa Hùng đi bệnh viện, các bác sĩ sau khi khám đă đoán rằng Hùng bị hạch, các bác sĩ kê toa uống thuốc rồi hẹn tái khám.
Về nhà uống thuốc Hùng chẳng thấy đỡ tí nào mà c̣n nặng hơn, thậm chí lúc này sưng vù lên cả cơ thể nóng sốt li b́, lúc này gia đ́nh phát hoảng mới đưa anh lên bệnh viện Sài G̣n chữa, nhưng các y bác sĩ sau khi xem xong bệnh đều lắc đầu và cho anh về nhà nằm chờ chết.
Ba má, anh Tám cùng chị em Hùng đều buồn khóc nức nỡ, v́ Hùng là đứa hiếu thảo siêng năng, vă lại Hùng hiền lành từ đó đến nay không làm mít ḷng chọc phá ǵ ai, mà sao ông trời là nghiệt ngă với con trai tôi thế này, lực bất ṭng tâm gia đ́nh chỉ biết ngồi cạnh nơi Hùng nằm mà an ủi anh ta.
Hùng cũng nằm bất động đôi lúc nước mắt Hùng cứ tuôn trào ra, lúc đó bên nhà vợ anh Tám có người chú nghe tin liền sang nhà để xem thử, sau khi coi xong bệnh t́nh Hùng, ông Huy là chú vợ anh Tám, mới nói:
- Cái này không phải bệnh đâu, chắc Hùng có làm ǵ đó nên bị người khuất mặt quở quang thôi.
Nghe vậy anh Tám liền nói:
- Dạ đúng rồi hôm qua nó với con có đi ṃ tôm cá, sau khi lên bờ nó đi tiểu không biết nó có tiểu bậy lên mồ mả ai không?
Nghe anh Tám nói vậy ông Huy liền hỏi lại anh Tám một lần nữa:
- Con có chắc không?
Anh Tám cũng chỉ nghe nó nói thôi, chứ không biết rơ ràng Hùng đi lên đâu, vào đâu? Anh Tám liền nói:
- Để con hỏi nó cho chắc ăn, chứ đoán già đoán non mất th́ giờ quá!
Thế là anh Tám tiến gần lại chỗ Hùng nằm rồi tra hỏi nó, mọi ánh mắt của gia đ́nh lúc này chỉ chăm chú vào cuộc trao đổi giữa Hùng và anh Tám, anh Tám lay lay Hùng hỏi:
- Nè Hùng hôm qua em có làm ǵ lên mồ mả ai không?
Hùng như người mất hồn cứ đơ hai con mắt như trời trồng nằm ngay đon ra đó, bực quá anh Tám mới hét lên:
- Em có nói không th́ bảo, không thôi mọi người bỏ liều em chết đó.
Cùng lúc đó chợt Hùng giật ḿnh dậy, nh́n sang anh Tám rồi nói nhỏ:
- A.n.h..Tá..m.. sao anh la hét làm ǵ vậy?
Ông Huy cùng Anh Tám và mẹ Hùng mới xáp lại, anh Tám nói:
- Hôm qua lúc đi đùng em có làm bậy lên mồ mả, g̣ mối, g̣ đất ǵ không?
Nh́n anh Tám, Hùng ngẫm nghĩ một hồi rồi trả lời ngập ngừng:
- Dạ hôm qua em có đi, nhưng em chỉ tiểu lên một g̣ đất nhỏ.
Nghe xong Ông Huy liền vỗ vai anh Tám một cái thật mạnh và nói:
- Thấy không tôi nói có sai đâu, tôi từng biết rành chuyện này lắm.
Câu nói của ông Huy, đă làm mọi người chỉ chăm chú những ǵ ông Huy nói sau đó:
- Bây giờ mọi người nghe tôi đi chợ mua trái cây, một con gà, bông, nhang đèn, giấy tiền vàng mă đem về đây lẹ lên!
Thế là mẹ Hùng cùng em gái Hùng vội vă lấy xe tiến thẳng ra chợ, cùng lúc đó ông Huy về nhà lấy xe đasu qua để chở Hùng đến nơi mà nó đă trút họa vào thân. Khoảng nửa tiếng sau mẹ và em gái Hùng đi chợ về, những ǵ mà ông Huy dặn mua cũng đă được mua đầy đủ.
Xe đasu cũng đă đậu trước cửa rào, lúc này anh Tám, ba của Hùng, ông Huy và anh thanh niên hàng xóm tên Chí vào nhà để đèo Hùng ra xe, hàng xóm tụ tập bàn tán inh ỏi, mấy người đi ngang thấy đông đông cũng hiếu kỳ xáp lại hỏi này nọ và từ trong nhà bốn người đàn ông khiêng Hùng ra xe.
Nh́n Hùng lúc này không ít bà con c̣n nh́n ra nó nữa, da dẻ vàng bệt như người bệnh gan thời kỳ cuối, hai mắt thâm quầng như nghiện lâu năm và nhất là cả người nó bây giờ sưng phù, đặc biệt từ phần bụng trở xuống, trên xe cũng đă được ông Huy bố trí một tấm bạt cùng với một cái gối để Hùng nằm.
Nh́n khuôn mặt Hùng nhăn nhó v́ đau đớn, không ít người đă nhỏ lệ, sau khi thằng Hùng yên tọa trên xe, anh Chí và ba Hùng leo lên ngồi cạnh Hùng, anh Tám ngồi trước chỉ đường cho ông Huy, xe nổ máy từ từ lăn trên hẻm nhỏ, mẹ và em gái Hùng cùng với một số bà con trong xóm đi xe máy riêng, cũng lủi đủi chạy theo sau.
Đoạn đường từ nhà Hùng ra đến đùng cũng chỉ mất vài chục phút, nghe thoang thoảng mùi śnh non cùng với mùi nước hắt lên từ những cái đùng, biết đă đến nơi. Ông Huy cho xe dừng lại và đậu ở ngoài đường lộ, một số người trong xóm đi theo cũng tắt máy theo, mẹ và em gái Hùng gửi xe vào nhà người d́ của Hùng.
Lúc này ông Huy cùng ba người đàn ông là anh Tám, ba và anh Chí khiêng Hùng xuống xe, v́ đường vào trong khu g̣ đất trong đùng rất khó đi, vă lại Hùng bây giờ phù lên nặng lắm, nên khó mà khiêng tay không vào được. Anh Tám mới chạy vào nhà d́, hỏi có cán khiêng không mượn đỡ để đèo Hùng.
Bất tử quá nên nhà d́ anh Tám chỉ có cán khiêng bê tông cũ kỹ, vội vă nên không mang theo cán chuyên dùng khiêng người bệnh, nên đành dùng tạm vậy, ông Huy lót cái gối rồi cả bốn người khiêng Hùng đặt lên cán, bắt đầu ́ ạch khiêng Hùng tiến thẳng vào con đường ṃn, dẫn vào khu đùng có cái g̣ đất rất huyền bí.
Mẹ và em gái Hùng xách theo đồ cúng kiến cùng vài người trong xóm đi theo. Bỗng ông Huy dừng lại ngoáy cổ ra sau nói lớn:
- Nè có phải đi chơi đâu mà kéo nhau rần rần thế, làm sao mà cúng kiến ǵ được?
Nghe ông Huy la, mẹ Hùng xin lỗi bà con rồi khuyên họ ở ngoài đây chờ đợi có ǵ tí nữa hẵn hay, thế là sáu người họ lầm lũi đi sâu vào khu đùng, tới nơi hai anh em Tám và Hùng bữa trước ṃ tôm cá, anh Tám hỏi:
- Nè em chỉ cái g̣ đất cho mọi người đi!
Mặc dầu rất mệt nhưng Hùng vẫn cố ngẫng cao đầu rồi chỉ lối cho mọi người đi, thế là cuối cùng cái g̣ đất cũng xuất hiện, đặt cán và Hùng xuống, ông Huy lại gần coi xem g̣ đất như thế nào, sau khi xem xong ỗng tặc lưỡi vài tiếng rồi nói:
- Cái g̣ đất như thế này mà hại thằng nhỏ vật vă thế này, tội thiệt!
Ông Huy cho bày đồ cúng nào là bông hoa, trái cây, trà, nhang, đèn, vàng mă, gà luộc... sau đó kêu mọi người cùng lại trước g̣ đất, chấp tay khấn vái cùng ông, ông Huy đốt năm cây nhang, khói nhang bay toả mùi trầm thơm d́u dịu, ông quỳ xuống rồi nhắm mắt cầu khẩn.
Theo Hùng kể th́ trong những lời cầu khẩn của ông Huy, th́ ỗng nói thế này:
- Hỡi anh em cô bác khuất mặt khuất mày, hồn ma bóng quế...nay cháu tôi có lỗi ǵ, xin mọi người hăy tha thứ và hưởng những ǵ mà chúng tôi cúng, nay cháu nó đă gánh chịu những ǵ đau đớn nhất, mặc dù nó có lỗi nhưng nay chúng tôi đến đây với ḷng thành khẩn, mong mọi anh em cô hồn vất vưỡng phương nào, hăy về và vuốt ve cho cháu tôi là nguyễn danh hùng cho nó được khỏi bệnh...
C̣n nhiều câu sau đó nữa, nhưng Hùng chỉ biết thế thôi! sau khi khấn xong ông Huy cắm năm cây nhang vào g̣ đất, rồi cùng mọi người ngồi nghĩ một tí, đợi nhang tàn rồi đốt giấy tiền vàng mă, ông Huy rót trà mời mọi người uống rồi lắc đầu, ông nói:
- Đây là hy vọng cuối nếu mà được th́ tốt c̣n không phải chịu dài dài.
Nghe ông Huy nói thế mẹ Hùng khóc nức nỡ, riêng anh Tám và ba Hùng cũng rươm rướm nước mắt. Một lát sau nhang tàn phân nữa, ông Huy cùng ba Hùng lấy giấy vàng mă đốt, ông Huy lầm bầm khấn vái:
- Sau khi ăn uống, anh em cô bác lănh lương rồi hăy buông tha cho cháu tôi, rồi hăy về nơi khác mà trú ngụ...
Sau khi lập bàn khấn đă xong, mọi người khiêng Hùng ra xe cùng với những bà con thấp thỏm bên ngoài về nhà. Khoảng hơn năm ngày sau Hùng bắt đầu thấy đói bụng, và kêu mọi người trong nhà đi nấu cơm cho ăn, thế là mẹ Hùng đi nấu cơm. Sau khi ăn xong mà thật lạ là gần một tuần lễ, Hùng ăn uống được ǵ đâu, chỉ ăn toàn cháo, uống sữa... nay lại ăn như một người đói đâu cả tháng vậy!
Điềm lạ bắt đầu lại đến tới tấp, khi ăn xong Hùng thấy khát và kêu người nhà lấy nước uống, thậm chí uống rất nhiều nước, rồi sau đó Hùng bắt đầu trợn trắng cả hai mắt, mồ hôi hột tuôn ra, cả gia đ́nh tá hoả và gọi điện cho xe cấp cứu đến, lúc này bà con gia đ́nh cùng những người trong xóm kéo đến đầy cả gian pḥng nhà Hùng, trong đó có cả ông Huy.
Mẹ Hùng khóc đến sưng cả hai mắt và tựa vào người anh Tám, ông Huy lại bên cạnh Hùng vuốt ngực cho Hùng, bỗng Hùng nôn ra đầy cả sàn nhà, trước sự chứng kiến của gia đ́nh, trong đám hỗn hợp mà từ Hùng cho ra nào là gián, côn trùng cùng một lượng dịch xanh lè từ trong miệng Hùng cứ tuôn ra như nước, sợ quá mấy đứa nhỏ cùng em gái Hùng núp sau lưng mấy người lớn, xe cứu thương cũng đă đến. Hùng nằm gục ra giường.
Các bác sĩ cũng vào và đưa Hùng ra xe vào bệnh viện, sau khi được cấp cứu Hùng đă hoàn toàn khỏi bệnh trong mọi ánh mắt ngạc nhiên và khó tin của những người trong gia đ́nh, lẫn các bác sĩ đă từng chữa cho Hùng, mặc dù đă hỏi nhưng gia đ́nh Hùng vẫn không hề nói ǵ cho các bác sĩ biết, sau đó Hùng lại được về nhà và sống thật đầm ấm, vui vẻ bên gia đ́nh. Hiện nay anh đă có vợ và ba con.
Sau này ông Huy có ra thăm lại g̣ đất sau nhiều năm biền biệt, ông muốn biết dưới g̣ đất này có ǵ mà sao linh đến vậy, ông được một ông lăo xấp xỉ tứ tuần ở đây lâu năm kể là hồi đời Ngụy, nơi đây từng là căn cứ địa của VC, sau đợt truy quét có mười người trong gia đ́nh ông Thành Tâm bị nạn, cả gia đ́nh được chôn dưới một hố đào sẵn tại đây.
Sau khi giải phóng người ta đắp thêm đất cho cao lên để biết đây là nơi chôn người chết, sau đó những người này đều đă mất, giờ đây chỉ c̣n lại một g̣ đất nhỏ, hoang tàn nơi sông nước lạnh lẽo, sắp tới nhà nước cho giải tỏa lấp đất để xây trạm biến thế...có lẽ hài cốt sẽ cho giải tỏa lấp đất để xây trạm biến thế...có lẽ hài cốt sẽ được đào lên cho vào hủ vào đem vào chùa.
Phi Long
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1143 of 1439: Đă gửi: 31 May 2010 lúc 7:57pm | Đă lưu IP
|
|
|
ITALY: TƯỢNG ĐỨC MẸ MARIA BIẾT DI CHUYỂN
Hàng ngàn người Ư đă đổ về thị trấn nhỏ Naples với ĐTDĐ chụp h́nh lăm lăm trong tay. Tất cả đều hy vọng kịp ghi lại khoảnh khắc kỳ diệu của Đức mẹ Đồng trinh Maria tại đây.
Theo lời các cư dân địa phương thường xuyên lui tới nhà thờ Thánh Peter, họ đă thấy đôi chân của Đức mẹ chuyển màu và di chuyển "như thể đang bước tới".
Một người đàn ông c̣n tuyên bố với giới báo chí hồi tuần trước, là đă quay phim được những h́nh ảnh "mầu nhiệm" nói trên trong ĐTDĐ của ḿnh.
Kể từ sau đó, mỗi ngày lại có thêm hàng trăm khách hành hương, lũ lượt đổ về thành phố bốn mươi ngàn dân ở miền Nam Italy này, với hy vọng có thể tự ḿnh ghi lại khoảnh khắc kỳ diệu ấy.
Người phát ngôn của Hội đồng Giám mục địa phương cho biết, các chuyên gia của Nhà thờ đang tiến hành xác minh hiện tượng này. Hiện vẫn chưa rơ đây có phải "một hiện tượng siêu nhiên" hay không, hay chỉ v́ một nguyên nhân tự nhiên, mà con người chưa thể giải thích.
ST
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1144 of 1439: Đă gửi: 31 May 2010 lúc 7:58pm | Đă lưu IP
|
|
|
CHUYỆN MA CỦA VIỆT THẢO
Theo như những người sống cạnh đường ray cho biết, khi xưa có một chiếc xe bus chở học sinh từ trường về nhà, phải băng qua đoạn đường ray, ở đó không đèn tín hiệu, có rất nhiều cây cối che không thể thấy xe lửa. Một lần chiếc xe bus dừng ngay giữa đường tàu, đă bị xe lửa đụng phải.
Hiện nay theo như lời những người qua đường bằng ôtô, khi xe họ đột ngột bị tắt máy dừng lại ngay đường ray, đột nhiên chiếc xe chạy ra khỏi đường ray. Có những người nói đó là do những người mất trong vụ tai nạn xe bus, đă đẩy chiếc xe ra khỏi đường ray.
Vào ban đêm có người thấy bóng ma của những người trên xe bus bằng cách chụp ảnh. Có nguời đă thử chứng minh có người đẩy xe đi không? bằng cách:
1. Trước tiên phải lau sạch những dấu tay hàng ngày bạn mở cốp xe hoặc cửa xe.
2. Hăy rắc bột thoa rôm sải cho em bé lên xe. Tất cả mọi chỗ, từ cửa xe đến cốp xe.
3. Hăy đứng cách xa đường ray khoảng vài mét nhưng đừng quá xa, lúc đó bạn ngồi trên xe và tắt máy, từ từ bạn sẽ có cảm giác như chiếc xe đang chạy qua khỏi đường ray.
4. Lúc đó hăy kiểm tra lại chiếc xe, bạn sẽ thấy những dấu vân tay của những bạn học sinh và của bác tài xế.
ST
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1145 of 1439: Đă gửi: 31 May 2010 lúc 7:59pm | Đă lưu IP
|
|
|
CÂU CHUYỆN VỀ MA TẠI KHÁCH SẠN DALLAS
Thành Phố Dallas được biết đến là một trong những địa danh nổi tiếng, có những khách sạn bị ma ám đứng trong Top năm ở nước Mỹ.
Sau khi được nghỉ hè, cô tôi mới dắt nguyên cả nhà đi chơi tại Dallas vùng Texas. Trong chuyến đi tôi đă được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp xung quanh vùng Dallas và đi thăm những nơi giải trí tại Dallas.
Vào buổi tối khoảng bảy giờ, cô mới mướn pḥng ở một khách sạn, nếu các bạn có coi cuốn Vân Sơn In Dallas th́ cô tôi mướn ngay chỗ ấy. Tôi không có ư định khoe khoang, nhưng tại v́ tôi với hai đứa anh em họ đ̣i mướn Hotel ấy nên cô mới mướn.
Sau khi mướn pḥng xong thi chia ra mỗi hai người một pḥng, gồm ba má tôi, ba má anh em họ, hai anh em họ, hai bà cô, c̣n tôi ngủ riêng một ḿnh v́ thấy ngủ riêng mới thoải mái. Khoảng mười một giờ đêm ai cũng ngủ hết, chỉ c̣n ba đứa tôi chưa đi ngủ, th́ thằng anh họ nói:
- Ê, đi ṿng ṿng coi có ma không tụi bây?
Thằng em nói:
- Anh coi Vân Sơn riết nhảm theo rồi, làm ǵ mà có ma, chẳng qua người ta làm ra cho ḿnh tưởng có thiệt thôi.
Tôi mới nói:
- Cũng không phải là bịa, nhưng ông Việt Thảo có khi nào nói dối đâu, vả lại nh́n chung quanh tối thui chả thấy ai cả, lỡ có thiệt th́ sao.
Thằng em nói:
- Hai anh sợ ma quá, em không tin đâu, trừ khi gặp mới tin.
Lúc nó vừa nói xong chợt có những ngọn gió nhẹ thổi lướt qua hai đứa, thằng anh họ th́ cũng không tin vào ma cho lắm, nhưng cũng muốn t́m hiểu về ma. Ba thằng xuống dưới lầu nhin chung quanh, th́ cũng thấy cái h́nh người phụ nữ y chang trong VS40.
Thằng em vừa định mở cửa th́ cái cửa tự động mở ra từ từ, ba đứa vào xem th́ không thấy ai hết, nhưng lại có cảm giác ai đang sờ lên vai và cổ. Tôi mới nói:
- Thôi đi ra đi, tao có cảm giác như ai đó đang theo dơi ḿnh đó.
Thằng anh cũng đồng ư và thằng em th́ bắt đầu sợ dần. Cả ba mới lên lầu lại, nhưng vừa bước lên bậc thang th́ cái thang máy nó lại mở ra và tự đóng lại liên tục năm, sáu lần, không thằng nào đi được hết v́ sợ quá nên chân tê cứng lại.
Cái cửa đóng và mở ra th́ có một cái bóng mờ đi ra, ba thằng la lớn chạy nhanh lên lầu và nằm chung đắp mền hết. Thằng em sợ quá và tôi với thằng anh th́ vẫn tiếp tục đi ŕnh tiếp, nhưng nhóc cứ muốn đi theo v́ sợ ở trong pḥng một ḿnh.
Tiếp tục hành tŕnh ba đứa đi xuống lại và thấy thang máy hết mở ra mở vô rồi, nhưng vẫn có cảm giác như ai đó vẫn c̣n ở ngoải. Tôi mới kêu thằng anh:
- Ê, mày lấy điện thoại quay thử coi có thấy nó không?
Nó vừa lấy phone ra th́ ba đứa nghe có tiếng chân đâu đó ở ngoài, thằng em sợ quá nên ôm nó làm nó rớt điện thoại xuống ra ngoài. Thằng anh la:
- Rớt cái điện thoại rồi tao không dám ra ngoải mày ơi, mày ra lấy giùm tao đi.
Tôi mới nói:
- Sợ quá...
Mà nó cứ kêu tôi lấy hoài nên cũng đành giúp nó, tôi đi t́m mấy cái cây dài dài rồi rướn người vớt cái điện thoại, nhưng lại có ai đó đạp cái cây làm tôi không thể nhúc nhích được, không những thế nó c̣n kéo tôi nữa, thằng anh ôm tôi kéo lại.
Hai đứa đành đợi tới sáng c̣n thằng em th́ ngủ, khoảng sáu giờ th́ tôi dậy thấy trời đă sáng, cái điện thoại c̣n đó tôi tới lấy về, nhưng tôi có cảm giác là có người bóp cổ tôi, tôi gồng mạnh cỡ nào cũng vô ích, tôi hét to lên.
May thay thằng anh dậy nên nó bỏ chạy, ba đứa vào pḥng ngủ cho tới trưa. Lúc dậy nghe ai cũng bàn tán về ma hết, người này bị ma đè, người kia bị ma sờ người. Sau cùng là dọn pḥng và về lại Cali.
Tôi biết rằng các bạn sẽ không tin câu chuyện này, nhưng có lẽ những bạn nào đă từng đi Dallas th́ sẽ tin, đối với những bạn chưa đi th́ tin hay không tùy vào các bạn.
ST
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1146 of 1439: Đă gửi: 31 May 2010 lúc 7:59pm | Đă lưu IP
|
|
|
NHỮNG CHUYỆN MA Ở QUÊ (1)
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn miền Trung. Ngày đó, hầu hết người trong làng đều là nông dân, ban ngày th́ sáng sớm tinh mơ đă ra thăm ruộng, nào tát nước, cắt cỏ…thời bấy giờ cắt cỏ phải cắt bằng tay chứ không có máy như bây giờ, thế là cả ngày cứ ở ngoài ruộng, trưa th́ về kiếm miếng cơm, bữa cháo lót bụng rồi lại ra ruộng tiếp tục công việc đồng áng.
Bọn trẻ chúng tôi th́ có đứa đi chăn trâu, những đứa nhỏ hơn th́ tụm năm, tụm bảy lại có khi th́ xuống mấy khúc sông, bắt con cua con cá về để giúp đỡ cho gia đ́nh trong những bữa cơm hằng ngày, tôi nhớ hoài câu hát của thằng Tèo, một thằng bạn cùng trang lứa với tôi:
- Chiều nay em đi câu cá, về cho má mày nấu canh chua...
Thế là cả ngày cả bọn cứ ở dưới sông, ngoài những buổi học th́ thi nhau bắt cá, đến chiều về đứa nào tệ nhất th́ cũng được chục con, với số lượng như vậy th́ cũng làm được một tộ canh cá rồi…
Cuộc sống của người dân quê là vậy, ban ngày ai cũng có công việc của ḿnh, được cái khi đêm về, thỉnh thoảng hai ba hôm một lần, hầu hết mọi người trong làng tôi, sau khi đă ăn cơm chiều xong th́ thường có thói quen là tụ tập đến nhà nào đó để chơi, nói chuyện, tán gẫu, bàn chuyện thế sự…
V́ hồi đó c̣n nghèo lắm, chưa có nhà nào có tivi để giải trí cả, thế nên bà con thường tụ tập đến một nơi để nói chuyện với nhau, sau những giờ làm công việc đồng áng mệt nhọc, vừa là để t́m niềm vui, vừa là để gắn kết t́nh làng nghĩa xóm với nhau.
Bây giờ nghĩ lại thấy cuộc sống thôn quê của người dân ḿnh ngày xưa mộc mạc, b́nh dị nhưng có một nét ǵ đó rất hay, rất đáng quư mà không thể t́m thấy được cái thói quen ấy, vào cái thời công nghệ thông tin và phương tiện giải trí hiện đại như bây giờ.
Tụ điểm thường xuyên của “khán giả” trong làng chính là mảnh sân trước nhà của tôi, tôi c̣n nhớ, khi ấy, các thành viên trong gia đ́nh tôi đều rất hiếu khách, khi thấy có người nào trong làng ghé tới chơi th́ rất là mừng, đôi khi có công việc ǵ dở dang cũng bỏ hết mà ngay lập tức sau màn chào hỏi tay bắt mặt mừng, là ấm chè xanh mới pha c̣n nóng hổi.
Tôi thường được giao nhiệm vụ trải chiếu, v́ đáp ứng theo yêu cầu của bà con trong làng:
- Trải chiếu dưới đất ngồi cho nó mát anh Năm, ḿnh là dân quê cả mà, khách sáo làm ǵ?
Câu nói của chú Thiêm hàng xóm với ba tôi làm tôi nhớ măi đến bây giờ. Và cũng v́ thế mà bây giờ tôi mới có được một số câu chuyện thú vị về ma quỷ, để chia xẻ cùng các bạn.
Khi ấy là vào một đêm trăng sáng, sau khi cơm nước đă xong, như thường lệ bà con trong làng kéo đến nhà tôi ngồi chơi. Hớp một ngụm nước chè tươi, bà hai Châu buột miệng:
- Đêm nay là đêm mười bốn, gần đến rằm rồi trăng sáng quá, mà sao từ chạng vạng đến giờ trời không có một ngọn gió, nóng quá chị ba nhỉ?
Ngồi từ phía góc nhà, cô ba Len (người dân ở địa phương tôi thường gọi tên theo sau thứ tự trong gia đ́nh) đang cầm chiếc quạt tre phe phẩy:
- Ừ từ chiều đến giờ không biết sao trời nóng quá, mà chú hai nhà thím đă đỡ chút nào chưa thím hai?
Bà Châu chưa kịp trả lời th́ chú Thiêm xen vào:
- Uả anh hai bị làm sao vậy chị hai, mới chiều hôm kia tôi c̣n thấy ảnh vác cuốc đi xới đất, ảnh c̣n nói là định sửa sang lại miếng đất của nhà chị đă để không mấy năm nay, giờ định trồng bắp để kiếm thêm thu nhập mà?
- Th́ mới hôm qua ổng c̣n đi cuốc đất tới chạng vạng mới về.
Bà hai Châu chậm răi thở dài
- Sau khi ăn cơm chiều xong, ổng nói với tôi là sang nhà chú bảy có việc ǵ đó quan trọng lắm. Tới khoảng mười giờ đêm ổng mới về tới nhà, khi về tới nhà th́ người ổng nồng nặc men rượu, sắc mặt th́ không c̣n một giọt máu, tôi thấy lo bèn hỏi có chuyện ǵ đă xảy ra với ổng, th́ ổng không một lời đáp lại mà thân thể cứ run lên bần bật, mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
Sau khi uống hết một ly nước chanh mà tôi pha, ổng liền nhảy lên giường trùm kín từ đầu tới chân. Thấy vậy tôi cũng không tiện hỏi nữa, tôi vớ lấy cây đèn thổi phụt tắt rồi cũng đi ngủ một giấc cho tới sáng.
Bà hai Châu kể đến đây ngừng lại một lát, vớ lấy tách trà hớp một ngụm chậm răi như để lấy giọng, thấy vậy chú Thiêm sốt ruột:
- Rồi sao nữa chị hai?
Bà hai Châu đặt tách trà xuống chiếu, sắc mặt bỗng thay đổi, đổi luôn cả giọng nói, bà thỏ thẻ:
- Ông nhà tôi tối hôm qua đă gặp… ma, đến sáng khi ngủ dậy, sau khi ăn sáng xong xuôi, tôi bèn gặng hỏi hôm qua ông gặp chuyện ǵ mà như người mất hồn vậy, tôi lo quá. Bấy giờ ổng mới chịu kể ra.
Nghe nói đến chuyện ma, tức th́ không khí thay đổi hẳn, bà con năy giờ có người th́ trầm ngâm, có người th́ suy tư, bây giờ nhốn nháo hẳn lên:
- Câu chuyện thế nào hả chị Hai, chú Hai gặp ma à, mà gặp ở đâu chứ?
Th́ ở ngay chính làng ḿnh chứ ở đâu nữa, theo lời ông nhà tôi kể th́ tối hôm qua, sau khi nhậu ở nhà chú bảy về, lúc đó ổng đă ngà ngà hơi men rồi, chú bảy bèn sai thằng con lấy xe đạp để đưa về, nhưng ổng không chịu.
Thế là cuốc bộ từ nhà chú bảy về đến làng ḿnh th́ đă gần mười giờ đêm. Lúc đó, khi đi ngang bụi chuối nhà ông tư Chai, th́ ổng thấy có một con gà cứ đi qua, đi lại trước mặt, ổng thấy làm lạ, không biết con gà này là của nhà ai mà lạ quá, giờ này sao không t́m chỗ ngủ mà c̣n ở đây, lại đi qua, đi lại như là muốn t́m một thứ ǵ đó…Lạ thật, ổng tự nhủ như vậy rồi bước đi.
- Rồi thế nào nữa hả chị Hai, rồi con gà đó làm sao, mà cũng lạ thiệt chứ, gà vịt ǵ đến giờ đó c̣n chưa lên chuồng mà đi lung tung vậy?
Tiếng của bà con xen lẫn vào làm tăng thêm phần sinh động cho câu chuyện của bà hai.
- Sau khi bước đi được vài bước, ông nhà tôi quay đầu nh́n lại, vẫn thấy con gà cứ đi qua đi lại như muốn trêu người. Bực ḿnh, ổng vác cục đá thật to ném vào con gà, định bụng là coi thử nó có sợ mà chạy đi không.
Ai ngờ sau khi ném đá vào nó th́ không thấy con gà nào đâu nữa, mà chỉ thấy từ dưới đất một người từ từ ngồi dậy, rồi đứng lên, thân cao như cây sào, không thấy mặt mũi đâu, chỉ thấy toàn một màu đen đang từ từ tiến về phía ổng. Hoảng quá, ba chân bốn cẳng chạy thục mạng một mạch về tới nhà mà không dám nói một lời nào cho đến sáng.
Kể tới đây, cô ba Len năy giờ ngồi im hơi lặng tiếng theo dơi câu chuyện, góp lời:
- Đúng rồi, chính ngay cái bụi chuối nhà ông Tư Chai, tôi cũng đă từng nghe nhiều người đồn là ở đó có ma, nhưng mà tôi không tin, ngay chính thằng con của tôi cũng đă có lần thấy ở đó, nhưng không phải là một con gà mà là một cảnh tượng rất hăi hùng, không biết ở đây mọi người đă nghe qua chưa?
Nghe cô ba Len lên tiếng lập tức bà con lại một dịp nhao nhao:
- Con chị thấy như thế nào hả chị ba, có rùng rợn như chuyện của thằng cháu tôi hồi mấy năm nó c̣n đi đơm cá không? D́ Út tôi buột miệng.
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1147 of 1439: Đă gửi: 31 May 2010 lúc 8:00pm | Đă lưu IP
|
|
|
NHỮNG CHUYỆN MA Ở QUÊ (2)
Nghe vậy, cô ba Len tiếp:
- Thế thằng cháu chị thấy ma ở đâu, câu chuyện ra sao, chị kể trước đi rồi đến lượt tôi sẽ kể cho mọi người nghe về câu chuyện của thằng con tui.
Thế là D́ Út của tôi bắt đầu câu chuyện:
- Chuyện là vầy, bên phía chồng tôi có thằng cháu, nó tên Miễn, hằng ngày đi đơm cá rồi đem ra chợ bán. Bữa đó, sau khi đi đơm cá về th́ trời mưa tầm tă, mà cũng lạ thiệt, thường ngày vào giấc bốn, năm giờ chiều là nó đi đơm về, trời hẵng c̣n sáng lắm v́ mới hoàng hôn mà.
Nhưng hôm đó v́ trời mưa suốt cả buổi chiều hay sao ấy, nên trời u ám, thế nên mới có năm giờ mà trời đă tối sầm như bảy, tám giờ tối vậy, trên đường về nó đi ngang qua cây mận nhà bà sáu Hạ ở làng dưới, th́ thấy thấp thoáng có cái ǵ đó là lạ trên cây, lúc đó nó chỉ chăm chú mắt hướng về phía trước, để mong về nhà cho nhanh kiếm cái ǵ đó để lót dạ, chứ từ trưa đến giờ có chưa cơm nước ǵ cả.
Nhưng h́nh như có cái ǵ đó xui khiến làm cho nó ṭ ṃ, đi được một quăng khá xa, thằng Miễn nghĩ thầm trong bụng, không biết là cái ǵ ở trên cây mận mà thấy lạ quá, thế là nó quyết định quay lại để t́m hiểu.
Đi được vài bước, nó rón rén, nhè nhẹ vạch từng cành lá để xem, nhưng không thấy ǵ cả ngoài những đám lá um tùm đang vươn ra trước gió như những cánh tay khẳng khiu, đang phất phơ theo chiều gió thổi trong cơn mưa. Thế là thằng Miễn quay đi, nhưng khi quay mặt bước đi, th́ nó lại thấy có cái ǵ đó trăng trắng đung đưa trên cây mận.
Lúc này cảnh tượng hiện ra hơi rơ ràng hơn lúc đầu một chút, thế là thằng Miễn lại lùi bước, v́ tính nó là thằng ṭ ṃ mà, không chịu bỏ qua, quyết quay lại cây mận để t́m hểu cho ra lẽ…
Kể đến đây, D́ Út tôi ngừng lại, tiện tay vớ lấy tách trà nốc một hơi, như người mới đi làm về mệt khát nước mà uống vậy. Thế là bà con lại nhao nhao, cái không khí im ắng theo dơi câu chuyện năy giờ biến mất, thay vào đó là những lời bàn tán x́ xầm:
- Trời, nghe hồi hộp quá, không biết thằng Miễn đă thấy cái ǵ ở trên cây mận đây, mà thằng này cũng lạ thiệt, trời đă chạng vạng tối c̣n không lo mà về nhà để c̣n cơm nước, cứ đi thiêng thung thiêng mang, đúng là bọn thanh niên, hừ. Bà Hai Châu lên tiếng.
- Vâng, th́ bọn thanh niên mà chị, tụi nó có sợ cái giống ǵ đâu. Tụi ḿnh th́ tám, chín giờ tối đă đi ngủ, c̣n bọn nó th́ nhiều khi đêm nào gặp bạn, gặp bè là nhậu nhẹt rồi ca hát cả đêm đến mười một, mười hai giờ mới ngủ, có đêm tụi nó rủ rê tới cái quán của bà bảy sát cạnh nhà tôi, thôi th́ cái đêm đó nhà tôi bất đắc dĩ phải thức cùng bọn nó tới nửa đêm luôn. Chú Thiêm đáp lại.
Đến đây, D́ Út tôi kể tiếp:
Thế rồi, lần thứ hai quay lại, thằng Miễn cũng không thấy ǵ cả, bực ḿnh nó chui vào bụi tre ở gần đó rồi ngồi quan sát, ngóng cặp mắt lên cây mận, ngồi chờ được một lúc, nó ngủ quên lúc nào không hay, bỗng có một cơn gió thổi đến, làm bụi tre vặn ḿnh và rít lên những tiếng lanh lảnh làm thằng Miễn giật ḿnh.
Nó tỉnh dậy và hướng cặp mắt lên cây mận, thế th́ một cảnh tượng hiện ra trước mắt, nó thấy một người ngồi trên cây mận, bận toàn là màu trắng không thấy mặt mũi đâu, chỉ thấy người đó ngồi trên một cành cây và cứ ngồi im, không làm ǵ cả.
Ban đầu, thằng Miễn tưởng là đứa nào đi ăn trộm mận, nên nó len lén kḥm xuống đất nhặt cục đá lên, định bụng là sẽ ném cho thằng này một cục để nó sợ mà bỏ chạy. Thế là với ư định tinh nghịch đó, nó vận sức chuẩn bị ném cục đá về hướng người kia, nhưng chưa kịp ném th́ thằng Miễn bỗng thấy người đó từ từ chuyển động.
Đang ngồi tự nhiên cái bóng trắng ấy từ từ nhấc khỏi cành cây, như có một lực nâng nào đó mà người thường không thể nào làm được, rồi một cánh tay đang vươn ra, vươn ra xa đến nổi từ cây mận, mà có thể hái mấy trái xoài ở cây xoài mọc tít đằng xa kia.
Thấy vậy thằng Miễn dường như không c̣n một chút sức lực, ḥn đá đang cầm trên tay bỗng rơi xuống cái phịch, nó há hốc mồm, cái đơm cá cũng rơi xuống đất tự bao giờ. Thế là ba chân, bốn cẳng nó chạy một mạch về đến nhà, mặt mày xanh lét như tàu lá chuối, ngoài trời đang mưa lâm râm mà mồ hôi nó đổ như tắm.
Thế là từ đó, nó không dám về muộn nữa, buổi sáng khoảng tám giờ nó đi th́ chiều ba giờ nó về, chứ quyết không về giấc năm giờ nữa, và cũng đợt đó mà nó phải nghỉ ở nhà ba ngày, chứ chưa dám đi đơm cá liền, giờ nghĩ lại thấy vừa sợ mà vừa vui.
Quả thật, cái cây mận chỗ nhà bà sáu Hạ xóm dưới mỗi khi trời mưa lâm râm, nhất là lúc chạng vạng đi ngang qua đó, th́ y như rằng cứ có cảm giác lành lạnh sao ấy, mặc dù tôi chưa thấy ǵ cả, hay là tôi yếu bóng vía nên ma không cho thấy nhỉ?
Câu nói của D́ Út làm cho bà con trong lối xóm bật cười, quả thật đêm nay là một đêm thú vị cho cả nhà tôi nói chung và tôi nói riêng. Lúc ấy tôi c̣n nhỏ lắm, nhưng không biết là v́ thích nghe những câu chuyện ma, hay là v́ trí nhớ tốt mà bây giờ mỗi lần nhắc lại, trong tâm trí tôi vẫn c̣n hiện lên rất rơ cái khoảng thời gian đó, quả thật bây giờ có muốn t́m lại cũng không được.
ST
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1148 of 1439: Đă gửi: 31 May 2010 lúc 8:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
MƯỜI BA OAN HỒN
Dọn về ngôi nhà mới mua được hai tháng, nhưng hầu như chẳng đêm nào vợ chồng chị Lành ngủ được yên giấc. Nhất là chị Lành, hễ chợp mắt được một vài giờ th́ vào lúc nửa đêm, y như là chị phải giật bắn người, ngồi bật dậy ngơ ngác t́m quanh, bởi cảm giác như có ai đó đang có mặt trong nhà. Có lần anh Lành hỏi, th́ chị nói:
- Vừa rồi có ai nắm chân em lay thật mạnh, mà cái tay ấy lạnh như nước đá!
Anh Lành cũng nói:
- Th́ tui cũng vậy, hồi năy như có ai đó ngồi chận lên bụng tôi, tức thở muốn chết mà kêu không được!
Thế là hai vợ chồng lại thức. Mà thức th́ không sao, hễ ngủ lại th́ thế nào cũng gặp những chuyện kỳ lạ như vậy. Suốt mấy đêm liền như vậy, cuối cùng chịu không nổi anh Lành mới đi t́m một người lớn tuổi trong xóm để hỏi thăm. Sau khi nghe anh kể đầu đuôi, chú Tư Ấn trầm ngâm một lúc rồi mới nói:
- Tao nói thiệt, không riêng vợ chồng tụi bây. Ngôi nhà đó từ lúc mới cất từ ba năm trước, chưa ai về ở được quá sáu tháng!
Hai Lành nghe lạnh cả người. Anh lo sợ hỏi:
- Chuyện ra sao chú Tư?
Chú Tư Ấn kể rành rọt:
- Tụi bây không hỏi nên người ta không nói, sợ tụi bây nói là dân ở đây nhiều chuyện. Nhưng nay đă như vậy rồi th́ tao kể hết cho nghe. Ngôi nhà đó ngay từ lúc mới cất th́ đă gặp chuyện như vậy rồi. Nói thẳng ra, nhà đó có ma!
Hai Lành càng lạnh lưng hơn:
- Trời ơi, nói vậy đó là... ma sao! Thảo nào tay chân nó lạnh như… xác chết!
Chú Tư Ấn kể tiếp:
- Hồi năm ngoái cả gia đ́nh sáu người trong một đêm khi đang nằm ngủ trên giường, đă giật ḿnh tỉnh dậy và thấy ḿnh đang nằm phía sau nhà, như có ai khiêng ra lúc họ ngủ!
Mà không phải một lần, mấy đêm sau cũng y như vậy. Đến ngày thứ ba th́ không ai c̣n dám ngủ trong nhà nữa, phải đi ngủ nhờ nơi khác th́ không có ǵ xảy ra nữa. Chịu không nổi họ treo bảng bán nhà. Gần cả năm không ai dám mua. Xui rủi thế nào tụi bây lại về đây mua.
- Nhưng có ai biết tại sao lại có ma như vậy không chú?
Chú Tư Ấn cười khà khà:
- Nếu biết th́ c̣n nói ǵ nữa!
Tuy vậy, lúc Hai Lành sắp ra về th́ chú Tư kéo lại, nói khẽ:
- Điều này tao chỉ nói riêng với mày thôi, đừng kể lại với ai chuyện là vầy…
Chú ngừng lại, nh́n quanh như sợ có người nghe:
- Nghe nói dưới nền nhà, chỗ pḥng ngủ của tụi bây ngày trước có mấy nấm mồ…
Vừa nghe kể tới đó Hai Lành đă đứng bật dậy lên:
- Hèn chi có lần con nghe có tiếng người kêu vọng lên từ dưới đất!
Chú Tư đứng lên và ra dấu cho Lành theo ḿnh:
- Mày muốn biết thêm th́ đi theo tao.
Hai Lành bước theo mà trong ḷng ngổn ngang những câu hỏi. Tới chỗ b́a rừng, nơi có con suối cạn chảy qua, chú chỉ tay và hỏi:
- Đă lần nào mày xuống dưới ḷng suối này chưa?
Hai Lành lắc đầu:
- Từ ngày về đây, ngoài khu vườn nhà con, con chưa từng đi tới đâu cả. Vả lại, thấy ḍng suối cạn nước, con đâu có hứng thú mà xuống đó.
Nghe Lành đáp thế, chú Tư Ấn muốn nói điều ǵ đó, nhưng chợt có người gọi ơi ới phía sau:
- Anh Lành! Anh Lành!
Hai Lành hốt hoảng:
- Con vợ con. Chẳng hiểu nhà có chuyện ǵ?
Lúc ấy vợ Hai Lành chạy tới, chị ta mặt mày tái mét:
- Về nhà mau lên, má... má có chuyện rồi...
- Má sao rồi?
Chị Lành vẫn c̣n chưa b́nh tĩnh:
- Má... bị... bị ma bắt đi rồi!
Chú Tư Ấn cũng ngạc nhiên:
- Ma bắt thế nào?
Lúc ấy vợ Lành mới nói rơ hơn:
- Tui đi chợ về tới th́ nghe mấy đứa nhỏ nói bà nội ngủ từ sáng tới giờ chưa dậy. Đoán là có chuyện không lành, tui gơ cửa pḥng bà già th́ không nghe trả lời, cửa lại cài then bên trong. Hoảng quá tui kêu ông Lành th́ chẳng thấy đâu, phải nhờ mấy đứa ở nhà bên phá cửa pḥng vô, chẳng thấy bà già đâu, trên giường chăn màn c̣n nguyên!
Hai Lành nắm tay vợ chạy bay về nhà. Đúng như lời vợ kể. Hai Lành t́m khắp pḥng chẳng phát hiện điều ǵ khả nghi. C̣n đang hoang mang th́ từ bên ngoài có tiếng của ai đó gọi:
- Ra mà khiêng bà Tám vô ngay!
Cả nhà chạy ra th́ thấy hai người hàng xóm khiêng một người trong t́nh trạng giống như xác chết. Vừa nh́n thấy, Hai Lành đă kêu lên:
- Má!
Hai người hàng xóm kể:
- Lúc đi hái cà phê về, ngang khu rừng lồ ô th́ tụi tui thấy bà Tám nằm trong bụi gai, h́nh như đă mê man từ lâu rồi.
Cả nhà lay gọi thật lâu bà mới tỉnh lại, vừa nh́n thấy người chung quanh bà la hoảng lên, rồi ḅ lê, lùi vào vách nhà như đang sợ hăi tột độ. Hai Lành phải lên tiếng:
- Con đây mà. Má sao vậy?
Nghe tiếng con, bà Tám càng sợ hơn, bà đưa hai tay lên lạy lia lịa, vừa van xin:
- Đừng... đừng hại tui! Tha cho tui...
Chú Tư Ấn đứng bên ngoài quan sát năy giờ, nhẹ lắc đầu rồi đi thẳng về nhà. Chừng như có điều ǵ đó chú chưa nói ra…
Nghe Hai Lành báo tin sắp dọn nhà đi, chú Tư trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Hôm qua tao muốn kể cho mày nghe chuyện này, nhưng chưa kịp. Bây giờ tao hỏi thiệt, mày sợ hồn ma rồi phải không?
Hai Lành nh́n ông, ngạc nhiên:
- Sao chú hỏi vậy? Ma th́ ai không sợ. Nhất là những chuyện vừa xảy ra đó, theo chú chẳng lẽ không đáng sợ sao?
- Đáng sợ, nhưng tao thấy chưa đến đỗi phải dọn nhà đi. Bởi để ư điều này hầu hết những người ở trong nhà mày trước đây, rồi tới mày nữa, đă có ai bị ma hại chưa?
Hai Lành chau mày:
- H́nh như là chưa. Nhưng không có nghĩa là sẽ không bị. Như chuyện má con hồi chiều, theo bà kể lại th́ lúc đang ngủ th́ dường như có ai đó khiêng lên, chạy như bay trong không trung rồi ném vào nơi nào đó. Họ đông lắm, có đến hơn chục người, đứng vây quanh má con như chực ăn tươi nuốt sống, nói là má con chiếm nhà của họ, phải dời đi ngay, nếu không th́...
Kể đến đây Hai Lành chợt rùng ḿnh, người ớn lạnh và không dám kể nữa. Hỏi th́ anh ta giọng run run nói:
- Như có ai đó muốn bóp cổ con!
Chú Tư Ấn cũng chợt rùng ḿnh, chú bảo:
- Chuyện không đơn giản như tao nghĩ. Thôi, mày về lập mâm nhang đèn bày ra ở giữa nhà, để tao cúng vái cho.
Tối đó đích thân chú Tư Ấn khấn vái. Hai Lành nghe được trong những câu khấn có nhắc tới vong hồn ai đó gọi là Cậu Ba, mợ Ba, th́ kinh ngạc lắm, đợi sau buổi cúng Hai Lành liền hỏi:
- Cậu mợ Ba nào vậy chú Tư?
Tư Ấn chờ cho những người hiếu kỳ về bớt, lúc ấy mới hạ giọng kể:
- Cách đây trên mười năm, xóm này c̣n là một băi đất hoang, đă xảy ra một câu chuyện mà tới giờ nhắc lại tao c̣n rùng ḿnh…
Chú vừa nói đến đó th́ bỗng đèn đóm trong nhà vụt tắt hết, cả mâm đồ cúng cũng như có ai đó xô ngă, đổ tung tóe! Khi đốt được đèn lên th́ Hai Lành kinh hoàng khi thấy chú Tư Ấn ngă lăn ra, miệng trào máu tươi! Tuy vậy tính mạng chú không sao. Lúc b́nh tĩnh lại, chú lẳng lặng bước ra khỏi nhà, ai hỏi ǵ cũng không nói.
Đêm đó chẳng một ai trong gia đ́nh Hai Lành dám ngủ. Bỗng đến hơn canh ba th́ bỗng nghe có tiếng khóc của ai đó văng vẳng bên tai. Càng lúc tiếng khóc càng rơ hơn, nhưng không phải phát ra từ bên ngoài, mà h́nh như ở ngay trong nhà. Người này nh́n người nọ, chẳng ai khóc mà hầu hết đều sợ hăi. Nghe kỹ lại, bỗng vợ Hai Lành chỉ xuống đất, thều thào:
- Ở… ở dưới đó!
Hai Lành cũng nghe vậy. Sợ nói ra bà mẹ và mấy đứa con sợ, nên anh kề tai vợ nói khẽ:
- Có khi nào... ở dưới có mộ không?
- Dưới… mộ?
Cả hai đều rùng ḿnh, nhưng họ không có th́ giờ để nghĩ ngợi thêm nữa, bởi vừa khi ấy chiếc giường ngủ của họ bỗng rung lắc dữ dội và rồi chúng đổ sụp xuống làm vợ chồng con cái đều bị bắn tung ra nền nhà.
Mấy đứa bé khóc thét lên v́ sợ. Và cũng từ lúc đó tiếng khóc lạ từ dưới đất cũng im bặt. Vợ chồng Hai Lành ḅ dậy, vừa định kéo các con ḿnh ra th́ chợt tiếng khóc lại vang lên, mà lần này nhiều giọng cùng cất lên một lượt, nghe rùng rợn lạ thường!
Hai Lành b́nh tĩnh hơn vợ, anh nói khẽ:
- Em ở đây với mấy đứa nhỏ, đừng làm ǵ kinh động, để tôi ra ngoài này…
Chạy thẳng tới nhà chú Tư Ấn, vừa gặp chú từ trong nhà ra, Lành nói liền với chú ư định của ḿnh. Nghe xong chú Tư có vẻ tán thành, nhưng vẫn c̣n ngại:
- Tao là người không biết sợ, nhưng hôm qua tự nhiên bị hộc máu rồi về nhà tao bị sốt suốt đêm, làm cho tao lo... Nhưng mà được, tao sẽ cùng làm với mày.
Chú đi huy động thêm năm sáu người nữa rồi cùng kéo tới nhà Hai Lành. Theo ư chú, Hai Lành bảo vợ thịt ngay con gà trống cồ, dọn một mâm hoa quả thịnh soạn, đồng thời đi mời khá nhiều bà con gần đó tới cùng chứng kiến.
Lời khấn của chú Tư Ấn, bà con ai cũng nghe rơ:
- Tôi, Nguyễn Văn Ấn, thường gọi Tư Ấn, nay đứng trong nhà của Hai Lành, có mặt cả bà con cḥm xóm chứng kiến, tôi xin thành kính dâng chút lễ mọn, cùng tấm ḷng thành, kính xin các vong hồn uổng tử, những vị đă thác và chôn thân ở chốn này, xin hăy về đây chứng giám cho sự biết lỗi của gia đ́nh Hai Lành và cả thôn chúng tôi, mà rộng ḷng hỉ xả, đừng hiển linh ra oai nữa.
Hăy cho phép chúng tôi khai quật và đem hài cốt quư vị lên, để chúng tôi mai táng một nơi khác đàng hoàng hơn, trang nghiêm hơn. Nếu quư vị bằng ḷng th́ xin thể hiện bằng cách thổi tắt ngọn đèn chính giữa ba ngọn đèn cầy đang cháy. Được vậy chúng tôi xin một lần nữa dâng lên quư vị ba lạy.
Chú và cả nhà Hai Lành đều cúi lạy rất thành kính. Những người đứng xem gần đó cũng đồng lạy theo. Và... thật lạ lùng, ngọn đèn ở chính giữa tự dưng tắt phụt, trong khi hai ngọn kia vẫn cháy!
Chú Tư Ấn reo lên:
- Được phép rồi!
Chú ta hiệu cho hơn chục người dùng cuốc xuổng bắt đầu đào bới ngay chỗ giường ngủ của Hai Lành. Lúc đầu có lẽ c̣n e ngại, nên một số người chưa dám đào bới thẳng tay, sau vài phút, khi thấy không có chuyện ǵ xảy ra, họ mới bắt đầu đào cật lực.
Đào xuống khoảng hơn nửa thước th́ một người kêu lên:
- Có cái ǵ giống như... nắp quan tài!
Đích thân chú Tư Ấn soi đèn nh́n kỹ rồi nói:
- Anh em nhẹ tay thôi, đừng làm kinh động người đă khuất.
Sau vài phút nữa th́ chính người phát hiện lúc năy lại nói:
- H́nh như không phải nắp ḥm... chỉ là một miếng ván lót ngang thôi.
Họ kéo được tấm ván đó lên th́ lộ rơ cả một đống xương trắng toát, phản chiếu dưới ánh đèn!
Hai Lành nói to:
- Xương người!
Chú Tư Ấn nh́n cảnh tượng trước mắt, ông lẩm bẩm:
- Đúng là cảnh ngày xưa rồi...
Từ đó đến mười giờ sáng, họ đưa lên mặt đất gần trọn vẹn mười bộ xương người. Nhiều người đă mệt nên muốn ngưng đào, mà theo họ như thế chắc là đủ rồi, nhưng Tư Ấn chưa chịu:
- Nếu tôi nhớ không lầm th́ tới mười ba bộ xương mới đủ!
Ai cũng ngạc nhiên:
- Sao ông biết?
Tư Ấn nghiêm giọng:
- Vụ thảm sát mười ba người trong một gia đ́nh tại chốn này cách đây mười một năm, nhưng do ngày đó, trong số bà con đây không ai có ở đây, nên không biết. C̣n tôi, là người duy nhất che cḥi giữ rẫy nên đă vô t́nh chứng kiến từ đầu đến cuối… Đúng là phải mười ba mạng người!
Các tay đào đất lại tiếp tục đào và quả nhiên, đến hơn mười hai giờ trưa hôm đó th́ họ đă lấy lên được mười ba bộ xương hài cốt không thiếu một lóng xương.
Vợ chồng Hai Lành do không dư dả, nên chú Tư Ấn vận động bà con góp thêm vô được một số tiền để đi mua quan, quách về khâm liệm, đem mai táng ở đỉnh đồi trọc gần đó. Đến chiều tối đó th́ mọi việc hoàn thành. Một buổi cúng mả mới diễn ra, tuy không linh đ́nh lắm, nhưng cũng rất trang nghiêm.
Chú Tư Ấn kể lại:
- Ban đầu tôi không biết họ là ai. Chỉ biết lúc đó là nhá nhem tối, sau khi đi rẫy về, tui đang lui cui nhóm lửa định nấu cơm, th́ chợt thấy có ánh đèn pha từ ngoài đường cái rọi thẳng vào, ánh sáng đó báo cho tôi điều chẳng lành, nên nhanh tay tôi dụi tắt bếp lửa núp trong cḥi xem động tĩnh.
Một lát sau th́ một chiếc xe tải lớn bám đầy bùn đất, chứng tỏ nó từ xa đến từ từ chạy vào phía rẫy. Cũng may là nó không cán phải cái cḥi lá của tôi và cũng nhờ vậy, họ không phát hiện có người ŕnh thấy mọi việc.
Chiếc xe tải sau đó tắt hết đèn, rồi từ trên xe nhảy xuống bốn người đàn ông. Trên tay những người này đều có súng, ngoài ra có hai người c̣n cầm theo nào xuổng, cuốc, búa, dao. Người thứ năm, tới sau đó chừng mười phút, xem ra mới là người cầm đầu của nhóm kia. Tên này nói ǵ đó, h́nh như là ra lệnh.
Lập tức bốn tên trước đó mở bửng sau của thùng xe và lôi từ trong đó ra nhiều cái bao cột kín miệng. Ban đầu tôi tưởng đó là bao hàng hóa, nhưng sau đó th́ nhận thấy nhiều bao tải đó nhúc nhích, cựa quậy và c̣n phát ra những tiếng kêu như kêu cứu! Lúc này th́ tôi đă hiểu. Nhưng khi hiểu, tôi lại càng run khi nghĩ tới số phận ḿnh.
Đằng kia, bốn tên cầm súng nhưng thay v́ bắn, chúng trở báng súng đập mạnh vào từng bao. Cứ mỗi lần đập th́ có những tiếng rú không phát ra được, do bị nhốt chặt trong bao, nên âm thanh kỳ dị thê thảm lắm! Cứ thế lần lượt mười ba chiếc bao tải đều chịu chung một số phận.
Chứng kiến tới phút đó th́ người tôi lạnh toát mồ hôi thần khí biến đi tự lúc nào, rồi vừa hoang mang th́ chợt có đứa trong bọn chúng la lên:
- H́nh như có cái cḥi đàng kia!
Dù gần như đă kiệt sức v́ sợ, nhưng bản năng sinh tồn đă khiến tôi ḅ lết được ra khỏi cḥi, rồi cứ thế tôi thoát chạy, chạy và chạy...Cho đến lúc nào đó tôi ngất đi.
Khi tỉnh lại th́ tôi thấy ḿnh nằm bên một ḍng suối. Có lẽ nhờ nước suối mát đă giúp tôi tỉnh lại. Chẳng biết t́nh h́nh ở chỗ cḥi ra sao, tôi thắc mắc, nhưng với sức lực lúc ấy tôi đành nằm đó chờ. Ngày hôm sau khỏe lại tôi định ṃ về, nhưng khi đi tới vạt rừng gần rẫy th́ tôi phát hiện ra chiếc xe tải vẫn c̣n đậu ở đó, nên không dám về, tôi quay lại cánh rừng già và ở đó đến ba, bốn ngày sau.
Lúc tôi quay lại lần nữa th́ hỡi ôi, cả một vùng rừng rộng lớn, trong đó có cái cḥi và rẫy của tôi đă bị ai đó đốt sạch. Lần t́m măi tôi cũng chẳng tài nào nhận ra chỗ cũ là chỗ nào. H́nh như bọn người gây án xong đă đốt để phi tang!
Như thế là ư định định báo làng chuyện đă chứng kiến tôi đành để trong ḷng. Muốn bỏ đi để không bị ám ảnh, nhưng tứ cố vô thân, lại không có tiền bạc, nên cuối cùng tôi đành phải ở lại đây. Dựng một cái cḥi khác ở tạm. Rồi lần lần những năm sau bà con ḿnh tới định cư càng lúc càng đông. Tôi cũng không biết những cái xác người bị chết ngày ấy được chôn ở đâu và bọn người gây án là ai.
Măi mấy năm gần đây t́nh cờ khi đi qua làng bên, tôi nghe có người kể rằng, khoảng thời gian đó có một vụ tranh chấp hàng hóa buôn lậu, mà nguyên đoàn người đi từ thành phố lên đă bị chận lại, bởi một chiếc xe tải của bọn côn đồ và sau đó chúng đă bắt hơn chục người trong đoàn mang đi biệt tích.
Nghe vậy tôi nghi có liên quan tới vụ ḿnh chứng kiến, nhưng cũng không dám nói ra. Cho đến khi ngôi nhà này xảy ra nhiều hiện tượng kỳ lạ, khiến những gia đ́nh trước đây phải bỏ đi th́ tôi mới nghi ngờ. Không ngờ nó lại đúng. Chính những người bị hại ấy đă được chôn chung trong một nấm mồ ở đây!
Nghe chú kể xong ai nấy đều rùng ḿnh, bất giác có người khóc ngất lên! Những ngày sau đó, gia đ́nh Hai Lành ngủ được yên giấc, không hề thấy bất cứ hiện tượng nào nữa. Ban đầu sau khi khai quật hài cốt xong, vợ Hai Lành cũng c̣n lo, nên bàn với chồng là nên bán nhà, đi chỗ khác để làm ăn hơn. Nhưng Hai Lành nói:
- Ḿnh đă được người khuất mày khuất mặt chấp nhận cho ở lại rồi, th́ c̣n lo ǵ nữa. Theo tui, biết đâu chính ngôi nhà này sẽ giúp cuộc đời ḿnh đi lên không chừng.
Đúng như ước mơ của Hai Lành, mấy mùa rẫy liên tiếp nhà anh trúng vụ, hết cà chua rồi đậu leo và mới nhất là vụ cà phê trúng chưa từng thấy. Chỉ ba năm sau ngôi nhà cũ đó được thay bằng ngôi nhà đúc hai tấm thật khang trang. Nếu ai để ư sẽ thấy ngay trong nhà, ngoài bàn thờ tổ tiên, Hai Lành c̣n có một bàn thờ khác, trên đó có mười ba bát nhang mà lúc nào cũng ngát hương thơm.
khuyetdanh
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1149 of 1439: Đă gửi: 31 May 2010 lúc 11:52pm | Đă lưu IP
|
|
|
MA SỐNG TRONG KHÁCH SẠN
Lại một h́nh ảnh về bóng ma mập mờ trong gương, của một căn pḥng tại một khách sạn ở Anh, khiến người trong cuộc hồn siêu phách lạc
Theo tờ Tabloid, một cặp vợ chồng đi nghỉ tại khách sạn Ramada tại Anh, đă vô cùng hoảng sợ khi nh́n thấy bóng h́nh của một con ma trong gương.
Theo lời kể của hai vợ chồng này, vào ngày 6 tháng trước, họ đă nghỉ tại căn pḥng số 307 tại khách sạn Ramada. Đây là một khách sạn danh tiếng tại Hertfordshire Watford England.
Trong lúc đang nghỉ ngơi thư giăn, th́ người vợ đă vô cùng hoảng sợ, chạy ngay ra khỏi pḥng và kêu la hoảng hốt. Bà đă nh́n thấy một con ma giống h́nh bóng một đứa bé gái tóc xoăn, mặc một chiếc váy kẻ đang đứng khóc.
Người chồng có vẻ b́nh tĩnh hơn một chút. Ông nhanh tay vơ lấy chiếc máy ảnh chụp lại h́nh ảnh của bóng ma qua gương, rồi cũng nhanh chân chạy thoát ra ngoài.
Những người trong khách sạn khi đó đă nh́n thấy đôi vợ chồng này, chạy ra từ bên trong pḥng nghỉ với trạng thái vô cùng hoảng loạn. Cặp vợ chồng này đă nói vụ việc trên với quản lư của khách sạn.
Song bên phía khách sạn không tin, cho rằng họ nói dối để quịt tiền pḥng. Nhưng hai người có bằng chứng đầy đủ. Họ đưa cho phía khách sạn xem tấm h́nh có bóng h́nh ma trong gương.
Đại diện của khách sạn đă phải thừa nhận:
- Chúng tôi sẽ phong tỏa căn pḥng 307 để điều tra chính xác, nhằm không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khách nghỉ.
Trước đây, trong một khách sạn cũng mang tên Ramada, đă từng xảy ra vụ việc có một bóng ma trong nhà vệ sinh tự động bật và tắt ṿi nước. Chúng tôi không có lời b́nh luận nào. Mọi sự đánh giá và suy nghĩ là ở bạn.
ST
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1150 of 1439: Đă gửi: 31 May 2010 lúc 11:56pm | Đă lưu IP
|
|
|
BÓNG MA LANG THANG TRONG CÔNG VIÊN
Khi đang dắt chó đi dạo trong công viên, Paul Reed đă chụp được h́nh ảnh lạ, mà anh khẳng định là bóng ma của một phụ nữ sống ở thời Nữ hoàng Victoria 1837-1901.
Ông bố hai con đang đi bộ tại công viên Kelsey ở Beckenham, Kent hồi tuần trước th́ nh́n thấy bóng ma, bất th́nh ĺnh xuất hiện đằng sau một chiếc ghế dài.
Reed bốn mươi sáu tuổi, cho hay bóng ma là một phụ nữ mặc chiếc váy thời Nữ hoàng Victoria. Theo lời chủ nhân, con chó Harry đă đột ngột dừng lại không nhúc nhích trong giây lát, khi bóng ma xuất hiện.
- Thật sự sợ hăi. Reed nói.
- Harry không phải là chính nó như thường ngày. Nó co rúm người lại về phía tôi. Tôi phải nhừa nhận rằng tôi đă bị sốc khi nh́n thấy bóng ma xuất hiện trước mắt. Một người đi bộ khác nói bóng ma thuộc về một phụ nữ bị chôn trong công viên vào cuối thế kỷ mười chín.
Samuel Allan, một người dân địa phương, cho biết:
- Có một phụ nữ được chôn cất trong công viên vào cuối những năm 1890, v́ bà ấy rất thích đi dạo. Có vẻ như bà ấy vẫn đến thăm công viên, xuất hiện rồi lại biến mất trước sự ngạc nhiên của những người đi dạo.
Telegraph
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1151 of 1439: Đă gửi: 04 June 2010 lúc 2:21am | Đă lưu IP
|
|
|
HUYỀN THOẠI NGÀI "ĐỊA TẠNG ĐEN" TẠI QUAN ÂM TU VIỆN
Nghĩa trang Đô Thành nơi được an nghỉ của những người có chức vụ cao ở quân đội cũ. Bên trong có nhà xác rất lớn. Tết Mậu Thân 1968 cái tết để ghi dấu ấn mỗi khi xuân về. Sau trận chiến tranh năm ấy xác chết của hai bên bộ đội và lính Sài G̣n phần nhiều không có người thâu nhận về. Chính quyền cũ đành đem chôn tập thể.
Rồi từ đó linh hồn, những âm hồn bị chết v́ chiến tranh, người th́ hiện h́nh khóc than, người th́ hay hiện h́nh ra đứng ngoài đường Lê Văn Duyệt cũ, bán bánh ḍ bánh chưng dẫn người vào mộ..Tới sáng mới hay người bị “ma dẫn”. Từ đó dân khu vực và người đi qua lại về khuya rất lo sợ.
Thấy sự việc như vậy Hội Phật tử Long hoa, chi nhánh của Hội Phật Giáo Bắc Việt do Chị Nga nay đă qua đời, làm Hội Trưởng mở ra cái Am nhỏ để thờ cúng, tụng kinh…nhưng rồi cũng không công hiệu. Hội mới xây dựng Chùa ở cổng vào nghĩa trang, do Chị Nga lănh đạo có Bà quản tự trông nom hương khói cho ngôi Tam Bảo.
Khi đào đất lên gặp tấm bia đá lớn đề “Lă Đại Tướng Quân đời Trần”. Về sau Ông có nhập vào xác một “bà đồng” ở trong Chùa và bảo làm tượng thờ Ông. Khi lập Chùa, bên trong chánh điện có tôn trí thờ:
1. Tượng cốt Phật Thích Ca cao 01.40 mét
2. Tượng cốt Phật A Di Đà (đứng) cao 01.50 mét
3. Tượng cốt Bồ Tát Quan Âm (đứng) cao 01.30 mét
4. Tượng cốt Bồ Tát Đại Thế Chí (đứng) cao 01,30 mét
5. Tượng cốt Bồ Tát Địa Tạng (đứng) cao 01,40 mét
6. Tượng cốt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma (đứng) cao 01.30 mét
7. Tượng cốt Ông Lă Đại Tướng Quân (ngồi) cao 01,45 mét,ngang 0.45 mét
Thế rồi sự việc xây Chùa cũng không đi đến kết quả ǵ. Ở Chùa chỉ có Bà Quản tự lo hương khói cho Phật. Đêm đến Bà thấy có “Ông Đen” từ đầu đến chân, tự xưng là “Địa Tạng”, Ngài bảo đắp tượng Ngài đem để thờ ở ngoài sẽ hết.
Sáng sớm, Bà Quản Tự đem sự việc học lại cho Hội, Hội bảo:
- Bà nói nhảm, làm ǵ có Ông Phật Đen, bà bài chuyện..
Thế rồi, cứ ṛng ră ba đêm như thế, mà vẫn thấy hoài, Bà Quản Tự sợ quá đ̣i bỏ Chùa đi. Người trong Hội Long Hoa bắt đầu suy nghĩ và t́m người để đắp tượng. Họ mời Ông Mai Lân, nhà Điêu khắc sư là nhà điêu khắc nổi tiếng.
Khi quư Ông, quư Bà Phật tử đến t́m Ông Mai Lân. Ông cũng nói như vầy:
- Tôi đang chờ quư vị đến. Ông Đen c̣n cho biết bề cao là 03.35 mét, ngang vai 0.75 mét, đế cao 3 mét, ṿng tṛn 04.10 mét.
Tới đó, mọi người mới tin là sự thật. Thế là Hội Long Hoa bắt đầu đắp tượng Ông Phật Đen (Đức Địa Tạng), công việc bắt đầu từ năm 1971, việc đắp tượng có sáu vị. Ông Mai Lân cùng năm Ông thợ nữa, đắp rồi hẹn hai mươi ngày sau ráp tượng. Đến ngày đem tượng ra ráp, ai cũng ngỡ ngàng v́ tất cả không dính vào nhau.
Ông Mai Lân kiểm tra người lại. Mới cho nghỉ một anh và đưa vào một anh thợ khác. Đắp lần hai, sau hai mươi ngày đem ra, ai cũng mừng rỡ. V́ pho tượng láng bóng như có ai mài “đen tuyền”. Hai con mắt Ông mua hai hột ngọc ở ngoại quốc. Mọi người mừng rỡ như thấy trong mộng.
Thế là thánh tượng được đem về nghĩa trang Đô Thành chọn một chổ ở giữa để Ông đứng. Tượng được xe cẩu đem về đặt trên đế tṛn 4.10 mét, cao ba mét. Chuyện lạ khi xe cẩu đưa Ông để lên đế, tượng tự xoay về chính hướng Đông mà đứng, không hề có ai di chuyển. Cụm từ “Ông Phật Đen” có từ đây.
Từ khi thánh tượng “Ông Phật Đen” về đứng ở nghĩa trang Đô Thành, mọi chuyện về phần âm quấy rầy đều êm lặng (mọi việc ghi trên do Bà Quản Tự, Ông Mai Lân kể) và lúc bấy giờ Ông Mai Lân c̣n tặng cho tôi (Cô Mười Diệu Ngọc) một tượng Phật Thích Ca và Ông Di Lặc hóa hải, mà Ông đang thờ bằng thạch cao, đem về nhà tôi thờ, hiện nay vẫn c̣n.
Thánh tượng “Ông Phật Đen” cũng gọi “Ông Địa Tạng Đen” có mặt ở dương thế từ năm 1971, bằng đá Italy, do điêu khắc sư Mai Lân mộng thấy và tạc thánh tượng y khuôn như trong mộng.
Thời gian trôi đi cho đến ngày 30.4.75, rồi từ việc tự hốt cốt thân nhân, hoặc do giải tỏa mà hốt cốt đưa vào thờ trong các Chùa. Rồi đến việc giải tỏa nghĩa trang Đô Thành (nghĩa trang Chí Ḥa, c̣n gọi là nghĩa trang Quận mười), trong những năm 1984, 1985, 1986 huyền thoại về việc linh thiêng của “Ông Địa Tạng Đen” vang vọng khắp các Chùa ở Thành phố và Tăng Ni, Phật tử đều biết.
Nhiều Chùa xin thỉnh Ngài, nhưng chính quyền th́ cho mặt trận tổ quốc th́ không cho, cứ như thế bên được bên không và cuối cùng th́ không cho phép đưa cốt tượng “Ông Địa Tạng Đen” về bất cứ ngôi chùa nào trong Thành phố.
Rồi lại đem xe đến ủi, hoặc đập cho bể..nhưng tất cả mọi xe ủi đưa đến đều bị “chết máy”, không tới lui được! Nhiều người bực ḿnh lấy gạch, đá ném vào “Ông Địa Tạng Đen” khi về nhà đều bị bệnh...
Lúc bấy giờ, tôi là Phật Tử Diệu Ngọc, quy y tại Quan Âm Tu Viện Biên Ḥa vào năm 1967, là đệ tử của Ḥa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước, biệt hiệu Đức Mẫu Trầu Bồng Lai và Sư Bà Huệ Giác (mọi người cũng gọi tôi là Cô Mười Solomon) t́nh cờ đi mua cây bên kia đường, đứng trên đống cây thật cao, thấy “Ông Địa Tạng Đen” tọa lạc sừng sững giữa khu đất trống gồ ghề và chỉ có ḿnh Ông. Tôi buộc miệng nói:
- Có Ông ǵ mà đen trông rất tố hảo.
Vài hôm sau tôi về Quan Âm Tu Viện, sáng sớm Sư Phụ ra (Sư Bà Huệ Giác) nói:
- Hôm qua có ai nhắc Cô Mười không biết có việc ǵ đây?
Cô Thái pháp danh Diệu Rạng liền ra quỳ nói:
- Con thưa việc Tôn Sư chỉ định Cô Mười thỉnh “Ông Địa Tạng Đen” ở Quận mười đem về Tu Viện.
Câu chuyện như vầy, cô Thái Phật tử Quan Âm tŕnh với Sư Phụ về việc Ông Địa Tạng Đen. Sư Phụ bảo:
- Cô Thái phải về núi Dinh xin thỉnh ư của Đức Tôn Sư Mẫu Trầu.
Cô Thái nghe lời Sư Phụ đi núi thỉnh ư, được Đức Tôn sư bảo:
- Sự việc nầy Cô Mười đen thỉnh được.
Cô Mười đen thỉnh về đặt ở giữa hai cây dương. Cô Thái tŕnh với Sư Phụ. Sư Phụ ra lệnh Cô Mười Diệu Ngọc đi làm Phật sự, thỉnh “Ông Địa Tạng Đen”.
Khoảng năm 1980. Sư Bà Huệ Giác có xin Mẹ xây dựng cái cốc ở giữa hai cây dương, để sớm chiều chư Tăng có dịp đến thăm hỏi và được chỉ dạy. Nhưng khi làm móng th́ Đức Tôn Sư bảo ngưng lại để sau nầy có việc. Th́ hôm nay Mẹ bảo tôn trí “Ông Địa Tạng Đen” ở chổ hai cây dương.
Hai hôm sau, Sư Giác Quang làm văn bản xin phép Ủy Ban Thành phố Biên Ḥa, tỉnh Đồng Nai và được Ông Chủ Tịch Tố Nguyên chấp thuận ngày 14.08.1986, cho phép rước thánh tượng “Ông Địa Tạng Đen” về tôn trí trong khuôn viên danh lam Quan Âm Tu Viện, các văn bản hôm nay Sư Giác Quang vẫn c̣n lưu trữ tại Quan Âm Tu Viện.
Tôi lại về Quan Âm Tu Viện xin thỉnh ư Sư Phụ một lần nữa, bao giờ mới thỉnh tượng Ngài về? Sư Phụ Bảo:
- Ngày Bính Dần 24.08.86 đem về, hôm nay là ngày 22.08.86 dương lịch, chỉ c̣n có hai ngày nữa.
Chiều ngày 23.08.86 lúc ba giờ chiều, tôi chở cây ván 7x14, chạy lên Hóc Môn vận động chú Nguyễn Văn Đức và năm Ông thợ hồ ở Hóc Môn, mỗi người cầm một cái búa, cái đục, đến tối tập trung mới đủ.
Tôi lên nhang đèn, bông hoa dâng cúng Ngài, tụng kinh Phổ Môn, Đại Bi sáng đêm, khi nh́n ra phía sau lưng cả trăm người vừa khóc vừa lạy. Tôi nghe năo ḷng, trong bóng đêm chỉ có một đèn dầu tôi dùng để tụng kinh.
Bốn giờ sáng, chúng tôi khởi đục từ đài sen xuống 1.50 mét. Ṿng tṛn đế 4.10 mét để làm chuẩn. Khi đục, hởi ôi! đục nháng lửa mà không thấm vào đâu cả. Sáu anh thợ hồ đổ mồ hôi nhễ nhại. Riêng tôi thấy lo quá, đục không vào sâu được, trời càng sáng, người càng đông toàn là phản đối, không ai ủng hộ cả. Nhất là Phật Tử Chùa Pháp Không, Hội Long Hoa, Phân Hội Từ Hoa.
Măi đến tám giờ sáng mới thấy được cây sắt bên trong. Tôi lo và khóc, lúc nầy bốn đứa con của tôi: Đổ Thị Đan Thanh, Đổ Thanh Tịnh, Đổ An Lạc, Nguyễn Đức Nghĩa, hai đứa đến và dẫn theo trên mười người bạn đến đục phụ, đục măi mà chưa thấy cây sắt bao lớn.
Ủy Ban Quận mười hứa cho mượn hai sợi dây thừng dài ba mươi mét và một xe cần cẩu lớn, một xe cần cẩu nhỏ. Nhưng chờ măi cũng không thấy. Đến mười giờ Ủy ban trả lời không có, v́ chủ xe sợ không dám đến. Tôi khóc nh́n chung quanh chỉ có bốn đứa con tôi, mấy chú bộ đội và sáu ông thợ hồ quen.
Thế rồi nhờ chư Thiên ủng hộ, cháu Hiển ở cạnh nhà tôi làm lơ xe đến, bảo tôi:
- Cô Mười về đi, Cô đụng tới “Ông Phật Đen” nầy chết bỏ bốn đứa nhỏ ai nuôi.
Tôi càng tủi thân và bảo nó đi t́m hai xe cần cẩu: một lớn, một nhỏ, hai dây thừng dẹp và con lấy xe thùng của bố con rửa sạch đem lại cho Cô.
Cháu Hiển đi, hai tiếng đồng hồ sau điện thoại vô nhà gần đó nói nhu cầu của tôi có đủ. Nó đem xe thùng đến, tôi bảo con tôi kêu xe ba bánh chở hết nệm gối nhà ḿnh đem lại để lên xe anh Hiển, để chở tất cả các vị Phật về Quan Âm Tu Viện trước.
Tôi có yêu cầu quư Bà Phật tử đi theo ôm tượng Phật, nhất là tượng Phật Thích Ca ngồi. Riêng Tổ sư Đạt Ma, Ông Hoán cho xe lam chở về. Ông làm hư bể ở phần bụng và mấy tháng sau Ông phát bệnh qua đời.
Khi xe chở tượng Phật về Quan Âm Tu Viện, lúc trở về như có phép mầu, quư bà lo nước uống, kêu gọi các anh em Phật tử và nhân dân thay phiên nhau đục, lúc nầy không c̣n bị cản trở nữa. Tôi thấy vui và hết khóc, quyết tâm vượt qua. Khi ấy mới lộ ra cây sắt tṛn đầu tiên 28 mm, lúc đó mọi người đem búa đục ở nhà đến cùng nhau đục.
Mấy vị thợ hồ của tôi lo đóng thùng bằng cây. Trời âm u mây che phủ nắng, thỉnh thoảng lác đác mưa rơi, như làm cho mát dịu tâm hồn mỗi người hiện diện. Trong không gian như có người đông, vô số kể phần âm, lúc bấy giờ dân địa phương và Phật tử ở Chùa ra phụ làm hàng rào và phụ lực, đục khối bê tông quá cứng và sau đó ḷi ra được sáu mươi hai cây sắt tṛn.
Cháu Triệu Văn Hiển trở lại với hai xe cần cẩu và ba sợi dây thừng dẹp, mọi việc biến chuyển tôi không ngờ. Chung quanh tôi không thấy bóng Phật tử của Quan Âm Tu Viện tiếp viện phụ giúp một việc ǵ! chỉ có các tài xế lơ xe cùng phụ.
Lúc nầy tôi đă cười, các con tôi không c̣n sợ Mẹ chết nữa:
- Các cháu nói, con tưởng Ông Phật nhỏ, ngờ đâu thánh tượng “Ông Phật Đen” ngó ra sau hết ót mới nh́n thấy! (tức là Ông Phật Đen lớn cao quá).
Tới năm giờ chiều tôi kêu con tôi đi kêu hai chay gió đá lớn, để chờ cắt sắt. Với sự kinh nghiệm của người điều khiển hai cần cẩu, họ đă choàng dây và buộc “Ông Phật Đen” lại. Đến khi thợ thổi gió đá cắt sắt tôi quá lo, sợ ngă “Ông Phật Đen”. Xe cần cẩu lớn giữ chân đế, xe cần cẩu nhỏ giữ đầu và ḿnh Ông lại.
Đến khi cắt xong, đỡ Ông lên, trời ơi cây rớt ngổn ngang chỉ c̣n ḿnh Ông mà Ông xoay tṛn. Sau cùng để Ông nằm, đầu day ở phía tài xế. Nhưng đế nặng quá muốn lật xe.
Lại một lần nữa chúng tôi hết hồn khi đưa Ông đứng lên day đầu ra phía sau. Cả hai xe cần cẩu muốn lật hết. Bây giờ th́ Ông nằm yên đầu day về phía sau xe. Có rất nhiều anh em ở chung quanh đứng bảo bọc đầu Ông Phật, sợ có người lén đập phá!
Khi bắt đầu khép bững, hai bên xe lớn pha đèn, cho xe nhỏ lăn bánh đi ra đường lớn, có rất nhiều người đi trước hướng dẫn, lấy đồ vật kê bánh cho xe qua những hố mộ đă đào, bỏ bừa băi làm lún bánh xe. Xe chạy rất chậm, nhiều lúc Ông Phật bị tṛng trành, muốn lật qua một bên.
Nhưng rồi Ông Phật được đưa ra tới đường Lê Văn Duyệt th́ ngừng lại, mọi người kiểm tra dây thừng và bánh xe. Tôi và cháu Đức đứng trên xe cả thảy năm người, riêng chú Thọ th́ về, các con tôi về, lúc xe lăn bánh đúng tám giờ.
Rất nhiều xe chạy từ từ ở phía sau xe chở “Ông Phật Đen”, có trên trăm xe hai bánh, bốn bánh lớn nhỏ đưa Phật hướng về ngôi danh lam thắng cảnh Quan Âm Tu Viện Biên Ḥa.
Trong không trung, không biết bao nhiêu tiếng rầm rộ của phần âm chất, những linh hồn nhẹ thoảng bước theo “Ông Phật Đen”, dưới bầu trời trong đêm đen nhưng thật trong sáng, gió càng lộng, đong đưa làm cho khí tiết giờ nầy thật mát mẻ, xe chạy càng xa, các lọai xe hai bánh giảm dần..
Về tới ngă tư Xuân Hiệp, dốc Linh xuân, Thủ đức, v́ đường nghiêng, Ông Phật cũng nghiêng, tôi sợ quá, tưởng lật xe. Qua đoạn dốc đường nghiêng, tứ bề yên tĩnh, tôi nh́n lên thấy trăng mọc, xem đồng hồ đă hơn mười giờ.
Đến Quan Âm Tu Viện, nơi tôn trí thánh tượng, mới hay Đức Tôn Sư ở núi bệnh nặng, quư Sư lo đem Đức Tôn Sư xuống bệnh viện Nguyễn Trăi, nên Sư Phụ và mọi người đều phải theo xuống bệnh viện xem sao, không c̣n tâm trạng nào nữa để phụ lực đem “Ông Phật Đen” về Tu Viện.
Thật vậy, Tôi nghĩ khi về tới Quan Âm Tu Viện sẽ được vui mừng, nào ngờ mọi bề im ĺm lắm. Có lẽ thời điểm nầy Giáo hội Phật giáo Việt nam, đang phát động phong trào phát triển kinh tế nhà chùa, nên chư Tăng Ni trong Tu Viện đa phần đi lao động tăng gia sản xuất trồng cây gây rừng tại xă Long Phước, Phước Thái, Long Thành.
Số c̣n lại ở Tu Viện rất ít và v́ mọi người đều bận rộn việc Đức Tôn Sư lâm trọng bệnh, nên việc tiếp rước “Ông Phật Đen” thật đơn giản. Mặt khác, Thánh tượng “Ông Phật Đen” do nặng quá, không ai có sức mạnh, có thể kham nổi việc xây trở đưa liền thánh tượng lên vị trí. Do đó khi về tới nơi vẫn để nguyện trạng Ngài nằm trên xe cần cẩu cho đến sáng hôm sau.
Sáng lại, ngày Bính Dần 25.08.86, thánh tượng c̣n đang nằm trên xe, cùng với quư Sư Thiện Đức, Sư Giác Quang, Sư Thiện Trung, Sư Thiện Nghĩa, Sư Thiện Tâm, Thầy Châu, Thầy Thiện Cang, những vị có trách nhiệm trong Ban trang nghiêm trùng tu Quan Âm Tu Viện, kết họp một số Phật tử Thiện Cần giúp đỡ ư kiến.
Mướn thêm một xe cần cẩu và bá-lan ở địa phương cùng với chư Tăng, Phật tử tu viện chung sức đưa thánh tượng đứng lên trên bục đế, đă có thiết kế sẳn thật chắc chắn bằng bê tông cốt thép, nơi vị trí thánh tượng đứng vững vàng cho đến hôm nay.
Nói về bát nhang lớn, th́ trước đó vào tối 19-7 Bính Dần, tôi có nhờ xe cẩu lớn dở bát nhang chôn sâu khoảng 20 cm, dưới đế toàn là bê tông và di dời một đoạn qua khỏi các hố cốt, để đến sáng 20-7 âm lịch tôi cho đưa lên xe vào dễ dàng. Bát nhang nặng khoảng 350 kg.
Nên sáng ngày 20-7 âm lịch tôi rời Quan Âm tu viện về ngay nghĩa trang Đô thành. Tôi thấy bát nhang khói bay nghi ngút, bà con Phật tử lạy dưới đất, làm tôi rất xúc động. Tôi liền đi lên ngă ba Bà Quẹo mướn một xe lam chở bát nhang.
Nhưng không vừa, nên phải mướn chiếc Daihasu để bát nhang mới vào. Tôi trở lại nghĩa trang Đô Thành, các cháu nhỏ bao quanh, khoảng trăm em, tôi chọn chín em. Tâm tôi cầu nguyện cho các cháu giúp bê bát nhang lên được!
Y như ư tôi muốn, bát nhang được đưa lên xe dễ dàng và tôi chở về Quan Âm Tu Viện. Quư Sư hổ trợ đưa bát nhang xuống và tôi thấy thánh tượng “Ông Phật Đen” đang được bá-lan kiềm giữ cho đứng thẳng thật vững vàng, cho đến vài ngày sau khi xi măng được khô cứng.
Rồi từ đó cho đến 29-7. Đức Tôn Sư trở về Quan Âm Tu Viện lần sau cùng lúc 21 giờ 40, cũng có tôi từ bệnh viện Nguyễn Trăi, cùng với quư Sư và một số Phật Tử đưa về. Sau vài tiếng đồng hồ, Đức Tôn Sư đă măn nguyện độ sanh.
Ngài làm tṛn vị Sứ giả Đức Như Lai, làm tṛn hạnh nguyện làm con Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát bảy mươi hai triệu ức ngh́n thu, Ngài ra đi măi, không trở lại với những đứa con ở trên đời gặp lắm nhiều chông gai gian khổ. Tôi nh́n trời mây giữa đêm đen, cất tiếng gọi Mẹ ơi, Mẹ ơi với đôi ḍng lệ âm thầm lăn xuống.
Ba năm sau ngày Đức Tôn Sư viên tịch, theo lệnh của Sư Bà Huệ Giác, tôi tiếp tục ủng hộ cho quư Sư Thiện Nhựt, Thầy Châu, Thầy Thiện Minh, Thầy Thiện Cang, Phật Tử Kim Chi và đông đảo Phật Tử tiếp tục lănh nhiệm vụ đứng ra xây pháp tháp bốn mái.
Cấu trúc hoa văn rồng mây theo phong cách tôn giáo phương Đông và Tây Nam bộ, qua sự thiết kế của Sư Bà Huệ Giác thật đẹp đẽ, xứng đáng với thánh tượng “Ông Phật Đen”, xứng đáng đáp ứng nhu cầu công lao khó nhọc của tôi, các con tôi, cùng với sự góp phần của một số đạo tâm nam nữ Phật tử ở Sài G̣n.
Hằng năm, trước lễ Vu Lan tháng Bảy, tôi có nhờ Sư Thiện Nhựt, hoặc cho các con tôi về Quan Âm Tu Viện để quét sạch bụi, sơn phết, tôn tạo cho mới lại thánh tượng, để cúng rằm, rước vía Địa Tạng vào ngày 30-07 âm lịch và cũng là những ngày cúng húy kỵ Đức Tôn Sư Ḥa Thượng thượng Thiện hạ Phước.
Đây là sơ lược hồi kư việc làm của Cô Mười đen hay Cô Mười Sơn mài, pháp danh Diệu Ngọc. Viết ít sự thật c̣n nhiều hơn nữa.
Diệu Ngọc
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1152 of 1439: Đă gửi: 04 June 2010 lúc 10:55am | Đă lưu IP
|
|
|
HĂI HÙNG NH̀N THẤY HỒN MA CHÍNH M̀NH
Phát hiện một đốm sáng quỷ quái trong bức ảnh gia đ́nh, một người đàn ông người Anh đă giật ḿnh khi "bóng ma" đó mang khuôn mặt của chính ḿnh bốn mươi hai năm về trước.
Ở độ tuổi sáu mươi bốn, mắt của Harry Ross chưa thể quá kém. Và khi ông nh́n bức ảnh mới chụp cùng con trai và cháu ḿnh, ông chắc chắn rằng, "khuôn mặt quỷ” xuất hiện ngay phía sau khung cửa sổ, chính là bản thân ḿnh bốn mươi hai năm về trước.
- Tôi nhận ra ngay, đó chính là tôi. Hary nói.
- Tôi nhận ra chiếc áo vest và những đồ trang sức trong đám cưới của ḿnh khi tôi hai mươi hai tuổi.
Harry kết hôn với vợ ḿnh, bà Theresa, năm nay sáu mươi tuổi ở Kettering, Northamptonshire vào năm 1967. Họ đă có mười đứa con và hai đứa cháu.
Bức ảnh kỳ quái được chụp ở bên ngoài nhà Harry tại Rothesay. Trong h́nh ngoài Harry c̣n có Andrew, hai mươi sáu tuổi, con trai ông và hai cháu gái Bonnie năm nay lên năm và Leah năm nay mới lên hai.
Harry đă nhờ một nhà tâm linh giải thích hiện tượng kỳ quái này, và người đó đă nói với ông rằng, chính là ông chứ không ai khác xuất hiện trong bức ảnh.
- Anh ta nói rằng, nó chứng tỏ tôi đă đến tương lai từ quá khứ.
Tuy nhiên, những giải thích đó không làm cho Harry thỏa măn.
- Tôi không hiểu. Tôi và vợ sống rất hạnh phúc và chẳng có ǵ để giấu giếm nhau. Tôi không nghĩ rằng vợ tôi lại có một người đàn ông khác. Harry nói.
ST
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1153 of 1439: Đă gửi: 04 June 2010 lúc 11:04am | Đă lưu IP
|
|
|
GIẢI MĂ HIỆN TƯỢNG HỒN L̀A KHỎI XÁC
Những người từng sắp chết khi tỉnh lại thường kể rằng, lúc đó họ thấy ḿnh bước về phía ánh sáng, hoặc bay ra khỏi cơ thể.
Sau khi nghiên cứu sóng năo của bệnh nhân đang hấp hối, các nhà khoa học Mỹ thấy hoạt động điện trong năo họ tăng đột biến lúc lâm chung.
Các nhà khoa học tại Trường ĐH George Washington tin rằng, việc tăng đột biến này có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng người sắp chết thấy ḿnh như đang bước vào thế giới bên kia, đi theo sự dẫn dụ của ánh sáng trắng hoặc hồn ĺa khỏi xác.
Một số người từ cơi chết trở về c̣n nh́n thấy các nhân vật tôn giáo như Jesus, Muhammad, Krishna. Một số khác nói họ tràn ngập cảm giác yên b́nh khi bắt đầu bước vào đường hầm đầy ánh sáng.
Tiến Sĩ Lakhmir Chawla và cộng sự, đă sử dụng thiết bị đo hoạt động của năo đối với gần sáu mươi bệnh nhân sắp chết. Các nhà khoa học nhận thấy hoạt động sóng năo của bệnh nhân lúc lâm chung, tăng đột biến và kéo dài từ ba mươi giây đến ba phút.
- Chúng tôi nghĩ rằng hiện tượng người sắp chết thấy hồn ĺa khỏi xác, có thể là do năng lượng điện tăng mạnh khi năo hết ôxy. Khi ḍng máu chảy chậm lại và mức dưỡng khí giảm mạnh, các tế bào năo tạo ra xung điện cuối cùng. Nó bắt đầu từ một phần của bộ năo và nhanh chóng lan ra xung quanh, gây ra cảm giác mạnh. Ông nói.
Một nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy, một trong năm trường hợp bị tim ngừng đập, trải qua cảm giác hồn ĺa khỏi xác và sau khi thoát chết, những người này cảm thấy vui vẻ hơn, vị tha hơn và ít sợ chết hơn.
ngohaimi
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1154 of 1439: Đă gửi: 05 June 2010 lúc 4:42pm | Đă lưu IP
|
|
|
ÔNG SƯ VÀ SẤM GIẢNG VỀ MẠT KIẾP
Trong số các nguồn tư liệu tôn giáo và tâm linh nói về giai đoạn mạt kiếp cuối thời Hạ Nguyên, có chuyện "Ông Sư Bán Khoai", xuất hiện ở tỉnh Châu Đốc trong hai năm 1901-1902, một ông sư vừa đi bán khoai vừa rao giảng những câu Sấm răn dạy mọi người tu tâm tích đức để vào Hội Long Hoa...
ÔNG SƯ BÁN KHOAI (1901-1902)
Sau khi Đức Bổn Sư viên tịch, thực dân Pháp vẫn thẳng tay khủng bố, đàn áp tín đồ của tông phái “Bửu Sơn Kỳ Hương” cũng như “Tứ Ân Hiếu Nghĩa”, khiến cho các môn đồ phải hết sức né tránh và dè dặt mọi mặt. V́ vậy, việc truyền giáo gần như bị thu hẹp và nghi thức hành đạo cũng phải thay đổi tùy theo t́nh h́nh lúc bấy giờ.
Vào khoảng năm Tân Sửu (1901) và Nhâm Dần (1902), tại một số tỉnh thuộc xứ Cao Miên giáp giới Việt Nam và vùng kinh Vĩnh Tế (Châu Đốc), người ta thấy xuất hiện một nhà sư có h́nh dáng nhỏ nhắn như đàn bà, trước ngực thường mang một cái yếm, xa trông như một cô Văi vừa chèo ghe bán khoai vừa rao giảng khắp nơi, nên được dân gọi là “Ông Sư Bán Khoai”.
Theo một số tài liệu, ông tên là Mỹ nhưng không rơ sinh quán và gia cảnh thế nào, nhưng ai cũng tin chắc ông là người kế thừa tông phái “Bửu Sơn Kỳ Hương” v́ trong những lần tiếp xúc với dân làng, ông luôn luôn tôn vinh Đức Phật Thầy, Đức Phật Trùm và Đức Bổn Sư. (Hai tiếng “Sư Văi” có lẽ cũng đủ để ám chỉ Đức Bổn Sư v́ chỉ có Đức Bổn Sư mới xưng là Sư và Ngài lại thường giả làm Văi, nên môn đồ hay gọi là chị Năm Thiếp.)
Trong lúc hóa hiện làm người đi bán khoai, ông thường kêu gọi người đời nên bền tâm tu niệm v́ đời Hạ Nguyên sắp chấm dứt và chỉ có con đường tu niệm, làm lành lánh dữ mới có thể cứu con người thoát khỏi những tai họa thảm khốc.
Ngoài ra, trong thời gian nầy ông c̣n truyền bá một quyển “Sấm Giảng Người Đời” gồm 11 thiên (người dân gọi là Giảng mười một hồi), có nội dung đề cao pháp môn Học Phật Tu Nhân, nhắc nhở bổn phận làm người, gợi lên tấm ḷng trung quân ái quốc và tiết lộ những biến thiên của Tạo Hóa.
Đặc biệt, trong quyển Sấm Giảng nầy, ông c̣n nói rất nhiều về “Thuyết Tam Nguyên” là một lập thuyết về Vũ trụ quan và Nhân sinh quan của “Bửu Sơn Kỳ Hương”. Theo thuyết nầy th́ hiện nay nhân loại đang sống thời kỳ cuối cùng của Hạ Nguyên mạt pháp và sẽ có Hội Long Hoa để chọn người sống đời Thượng Nguyên Thánh Đức. Đồng quan điểm với chủ thuyết nầy, trên một Website của Cao Đài Giáo có bài phân tích về quyển Sấm Giảng nầy như sau:
“Đời Hạ Nguyên sắp măn và thời gian rất gần sẽ khai diễn Đại Hội Long Hoa. Từ đầu đến cuối quyển “Sấm Giảng Người Đời” c̣n nhắc đi nhắc lại nhiều lần danh từ Hạ Nguyên:
“Hạ Nguyên Giáp Tư bằng nay,
Cơ Trời đă khiến lập đời Thượng Lai
... Hạ Nguyên nay đă hết rồi,
Minh Hoàng cầu Phật lập đời Thượng Nguyên”.
Hoặc mấy câu khác:
”Hạ Nguyên Tuất, Hợi đổi đời,
Ngọc Hoàng hội nghị lập đời Thượng Nguyên”.
Ông Sư Bán Khoai cho biết Đại Hội Long Hoa sẽ được mở ra để chọn người hiền đức và lập đời Thượng Nguyên vô cùng tốt đẹp, một xă hội của người hiền, không c̣n kẻ ác, v́ ở cuối đời Hạ Nguyên đa số người tội lỗi quá nhiều:
“Bởi Trần lỗi quá muôn phần,
Cho nên lập Hội Long Hoa chọn người.
Hiền từ th́ đặng thảnh thơi,
Nghênh ngang khó trốn lưới Trời, bớ dân!
Lưới hồng bủa khắp cơi Trần,
Chuyển luân Bát Quái c̣n trông nỗi ǵ?
Hạ Nguyên sau chót xét suy,
Sự vong nào có khác chi sự tồn”.
Hội Long Hoa là một trường thi để chọn người hiền, v́ trước khi đi đến Long Hoa Đại Hội thế giới phải trải qua nhiều giai đoạn ghê gớm để báo hiệu thời Hạ Nguyên sắp chấm dứt:
“Hạ Nguyên nầy thể như bèo,
Nay c̣n, mai mất hiểm nghèo thon von.
Lớp th́ bệnh tật gầy ṃn,
Lớp th́ băo lụt, nhân dân khốn nàn.
Lớp thời sưu thuế đa đoan,
Lớp kia lớp nọ khổ nàn biết bao!
Lớp th́ tà, quỉ lao xao,
Xui mưu làm loạn hại dân muôn ngàn”.
Trong quyển Sấm Giảng viết bằng thơ lục bát, Sư Văi Bán Khoai tiết lộ những hiện tượng xảy ra cho thế gian vào thời Hạ Nguyên như chiến tranh nổi lên khắp nơi gây cảnh con lạc cha, vợ lạc chồng, nhà cửa tan nát, thây người chết như bèo trôi sông.
Đa số là những người hung ác, không biết thức tỉnh lo tu tâm dưỡng tinh trong giai đoạn chuẩn bị dự Hội Long Hoa, nên bây giờ dù ăn năn cũng không c̣n kịp nữa.
Ngoài cuộc tàn sát bởi việc gây ra chiến tranh, c̣n nhiều tai Trời, ách Đất như lũ lụt, băo giông, lửa cháy khắp nơi, ác thú xông ra ăn thịt người, lại c̣n có âm binh (hồn của những người chết) kéo thành đạo binh và đám Bàng Môn Tà đạo có bùa phép để sai khiến âm binh phá hại muôn dân, quấy nhiễu, gây ra nhiều chứng bệnh làm tan xương nát thịt biết bao con người xấu số.
Ông Sư Bán Khoai c̣n cho biết rằng, trong lúc chiến tranh hỗn loạn giữa loài người th́ điềm Trời xuất hiện: trên Trời có sấm nổ, làm kinh thiên động địa, nhiều ḥn núi bị phá vỡ, nhiều cù lao, đất liền bị sụp, Trái Đất thay h́nh đổi dạng, chôn vùi cả lục địa và nổi lên lục địa mới (giống như Đại Hồng Thủy chôn vùi châu Atlantid dưới Đại Tây Dương).
Lúc bấy giờ loài người sẽ kinh động tột độ và không c̣n bắn giết nhau nữa. Và lúc nầy là lúc Tiên, Phật lập Hội Long Hoa để chọn người hiền đức. Nhân loại c̣n lại không bao nhiêu: mười người chỉ c̣n 1-2 người hiền đức sống sót mà thôi.
Một viên tướng của Mussolini từ Ư sang Nhật Bản nghiên cứu để biết tại sao các bác sĩ, y tá, bệnh nhân trong một bệnh viện gần trái bom nguyên tử nổ lại không hề hấn ǵ, không bị bệnh do phóng xạ phát ra, trong khi chung quanh gần hay xa hơn đều bị tác động.
Điều tra lại th́ mới biết rằng, trong bệnh viện người ta ăn toàn rau cải, không ăn thịt. Lư do huyền bí nầy được các thiền sư giải thích là cơ thể khi đă khử trược lưu thanh bằng cách ăn chay, th́ tần số của “Tiểu Thiên Địa“, tức cái thân thể có tần số cao như làn sóng của phóng xạ. Các khoa học gia không tin, nhưng đó là sự thật.
Điều mà Ông Sư Bán Khoai vui mừng là khi thời Thượng Nguyên lập ra, nước Việt Nam sẽ là nước được diễm phúc nhất trên Trái Đất nầy. Sở dĩ nước Việt Nam được diễm phúc là v́ Cơ Trời cho nước Nam ta là cơi Trung Ương, là Trung Tâm của Nền Văn Minh thời Thượng Nguyên sau nầy.
Chính v́ vậy mà Tiên, Phật giáng Trần ở nước Việt Nam và ông Sư Bán Khoai vâng lệnh Phật đi phổ hóa khắp nơi. Ông rất đau buồn v́ thấy người đời không chịu nghe, không chịu tu, nên ông căn dặn: Nếu không tin, sau nầy mang hoạ th́ đừng trách ông sao không có dạy trước:
“Mấy lời khuyên khắp Đông Tây,
Nói cho nam, nữ đặng hay giữ ḿnh.
Nếu ai mà chẳng có tin,
Rồi sau mang họa chớ t́nh trách than!”.
Ngoài quyển Sấm Giảng của Ông Sư Bán Khoai, Giáo phái Phật Thầy Tây An c̣n lưu truyền bộ Tứ Thánh, tác giả là các Đấng Thiêng Liêng mượn xác Cậu bé chín tuổi để nói ra lời thơ, ư Đạo để khuyên người đời nên hồi tâm hướng thiện v́ đời Hạ Nguyên đă gần kề.
Theo lời truyền tụng, th́ ông Sư Bán Khoai c̣n có nhiều pháp thuật và vơ nghệ. Ông dùng đầu ngón tay cái như cái mơ nên mỗi khi cần niệm kinh hay đọc chú, ông dùng cây gơ vào th́ phát ra tiếng “lốc cốc” y như tiếng mơ của các sư săi trong chùa.
Lúc ở Vĩnh Thông, ông thường đi nhổ bàng để dệt đệm. Một hôm, ông đang cầm mác đi chặt bàng th́ bỗng nghe tiếng cọp gầm và tiếng người la cầu cứu gần đó. Ông cầm mác chạy tới, thấy người cùng xóm tên Mạnh đang dùng hai tay nắm chặt bốn chân con cọp và đội thẳng bụng cọp trên đầu, nhưng v́ cọp mạnh và nặng quá nên ông Mạnh không thể quật nó xuống được, cứ giằng co trong cái thế nguy hiểm đó.
Ông Sư liền cầm mác vươn ḿnh nhảy tới, hét lớn lên rồi chém một nhát thật mạnh, con cọp bị đứt ra làm hai đoạn, chết liền tại chỗ nhưng ông Mạnh th́ không hề hấn ǵ.
Về cách thức truyền bá quyển Sấm Giảng của Ông Sư Bán Khoai, Đức Huỳnh Giáo Chủ khi c̣n ở Tổ Đ́nh có kể lại câu chuyện như sau: “Một hôm, Ngài bán khoai ở miệt Cao Miên, khi bưng khoai vào nhà một người mà Ngài nhận là có tâm đạo, thừa lúc người nầy đi vào buồng th́ Ngài đút quyển Sấm Giảng dưới khay trầu.
Khi Ngài đi rồi, người ấy thấy một cuộn giấy để dưới khay trầu mới lấy ra xem, mới biết đó là quyển Sấm Giảng. Hỏi lại người trong nhà th́ không ai biết người nào đem đến, sau nhớ lại thấy người bán khoai đi tới khay trầu, vả lại trong Sấm giảng có xưng danh là Sư Văi Bán Khoai, nên cả nhà mới chưng hửng, cho người chạy kiếm khắp nơi nhưng không ai thấy được tung tích của Ngài”.
Ngoài ra, theo quyển “Phật Giáo Ḥa Hảo Yếu Lược” của Lê Quang Liêm, có hai chuyện kể về việc truyền bá quyển Sấm Giảng nầy như sau:
1. Tại kênh Vĩnh Tế, có một người mắc bệnh điên, suốt ngày cứ la hét đập phá nhà cửa, không ai chữa trị được. Một hôm, Ông Sư Bán Khoai vô t́nh bơi xuồng ngang qua, thấy nhiều người đang xúm xít nên ghé xuồng lại để bán.
Những người trên bờ thấy vậy mới bảo: “Ông ơi! Ông hăy bơi đi nơi khác mà bán, coi chừng thằng điên nó xuống đập phá làm ch́m xuồng của ông bây giờ”. Mỉm cười, Ông Sư cầm củ khoai bước lên bờ đúng lúc thằng điên đang tiến đến gần. Ông Sư đưa tay ra hiệu cho nó đứng lại, rồi nói:
“Tiền căn nhà ngươi hay đánh đập, áp bức người khác nên bây giờ phải trả quả như vậy!”. Dừng một lúc, ông vỗ vai tên điên và bảo tiếp: “Hăy ăn củ khoai nầy đi sẽ hết điên. Nhớ lo tu hành, làm lành lánh dữ để giải ác căn!“ Tên điên đang múa may, la hét bỗng trở nên ngoan ngoăn cầm củ khoai đưa vào miệng nhai ngấu nghiến. Ăn xong, nó quỳ xuống lạy Ông Sư như tế sao, thế là hết bệnh!
Mọi người quá đỗi kinh ngạc, muốn giáp mặt ông để hỏi han cớ sự. Nhưng giống như có một sức mạnh vô h́nh không ai có thể ngăn cản được, Ông Sư đi quá nhanh, bước xuống xuồng rồi bơi đi với một tốc độ kinh hồn, dù rằng ở trên bờ có một số trai trẻ cố sức chạy theo mà vẫn không kịp.
Sau đó, đang lúc cả xóm tụ tập bàn tán xôn xao th́ có một người phát hiện tại gốc cây bên cạnh có để một quyển sách. Th́ ra, đó là quyển “Sấm Giảng Người Đời” của ông Sư Bán Khoai để lại.
2. Vào một buổi chiều Thu năm Nhâm Dần (1902), tại xă Tân Huề, Cù Lao Tây (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp), có một ông già khoảng 70 tuổi chèo chiếc ghe nhỏ đi bán khoai vừa chèo, vừa rao:
“Khoai lang ăn nấu ăn chiên,
Bà con hăy đến tại thuyền mà mua.
Bao nhiêu cứ lựa cho vừa,
Tiền nong cũng chẳng hơn thua làm ǵ?
Ở đời lắm chuyện ly kỳ,
Ăn khoai ăn đá đều tùy cái Tâm”.
Người trong xóm nghe rao nên kêu ghé lại rồi bước xuống hỏi: “Mấy xu một cân vậy ông?” Ông già đáp: “Hai xu một cân. Bà con cứ tự tiện lựa và cân rồi tính tiền để vào cái rổ trước mặt đó, lăo không biết tính toán ǵ hết!” Thế là mạnh ai nấy lựa, rồi cứ tự tiện trả tiền không ai để ư.
Có người thật thà cân bao nhiêu th́ trả bấy nhiêu, có người lấy đầy thúng mà chỉ trả có vài cân, lại có người lựa đầy bao mà không trả xu nào. Cuối cùng, sau khi cả ghe khoai hết sạch, ông già vui vẻ cám ơn và chèo ghe đi.
Kết quả là ngay chiều hôm đó, những người mua không trả tiền, khi nấu xong nồi khoai th́ trong nồi chỉ toàn là đá! C̣n những ai lấy khoai nhiều mà trả tiền ít th́ vừa có khoai, vừa có đá!
Trong khi những người lương thiện trả tiền ṣng phẳng, th́ trong nồi đều là khoai rất ngon và trong những người nầy có người lại được quyển “Sấm Giảng Người Đời” để trong nồi. Do đó, ai cũng tin chắc rằng ông già đó là Ông Sư Bán Khoai thị hiện để cảnh tỉnh người đời.
Ông Sư Bán Khoai chỉ xuất hiện trong hai năm (1901-1902), để lại cho đời quyển “Sấm Giảng Người Đời” rồi không ai c̣n thấy bóng dáng của ông ở đâu nữa. Tuy nhiên, tín đồ của tông phái “Bửu Sơn Kỳ Hương” đều tin chắc rằng ông chính là người kế thừa Tông phái này tiếp theo Đức Bổn Sư Ngô Lợi.
Nguyễn văn Hiệp
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1155 of 1439: Đă gửi: 05 June 2010 lúc 8:04pm | Đă lưu IP
|
|
|
THẾ GIỚI TÂM LINH
(KỲ MỘT)
Lời mở đầu.
Kính thưa quư độc giả,
Trong cuộc sống hàng ngày, từ lúc mới sinh ra đời cho đến khi đầu bạc răng long, chúng ta đă đối diện với biết bao nhiêu biến cố từ “hỷ nộ ái ố” đến việc t́m kiếm miếng cơm manh áo và thế đứng trong xă hội.
Cho rằng xă hội Việt Nam của chúng ta dù nó có nhỏ bé và lạc lậu đến đâu, th́ cũng vẫn là một xă hội với những tín ngưỡng và những đức tin của những người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp, đă qua bao nhiêu thế kỷ cho đến bây giờ cũng vẫn không bao giờ thay đổi.
Chúng tôi cũng vậy, với những thăng trầm của cuộc sống từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho đến khi bước chân vào đời chúng tôi đă trải qua trong hơn 70 năm tuổi.
Ngoài cuộc sống hàng ngày, tôi c̣n được cái may mắn là đă ghi nhận được những sự việc, mà rất ít sách vở trên thế giới, lại có thể diễn đạt được những sự kiện thuộc về Thế Giới Tâm Linh, của con người trong Thế Kỷ thứ hai mươi vậy.
Phải thành thật mà nói, tôi không tự tạo cho ḿnh một chỗ đứng trong những câu chuyện, mà tôi sẽ kể dưới đây, v́ tất cả chỉ là một sự t́nh cờ trong công việc hàng ngày của tôi, rồi từ đó cũng do những hiểu biết bắt nguồn từ nhửng tṛ chơi dại dột, đến những hành động liên quan đến việc phải giải quyết, những sự việc thuộc về thế giới vô h́nh, mà tôi đă tham gia.
Ngay khi c̣n mài đũng quần tại trường trung học Chu Văn An Hà Nội, để rồi từ đó tôi có linh cảm rằng có lẽ tôi cũng thuộc vào một “hạng người” nào đó, có thể có “quyền lực” để giải quyết những vấn đề liên quan đến, người sống và người chết trong thời đại văn minh hiện nay, của Thế Kỷ thứ hai mươi vừa qua.
Nội dung những câu truyện dưới đây đều là chuyện có thật 100% nhưng v́ kể lại để hầu chuyện quư bạn đọc, cho nên phải có sửa đổi đôi chút để khi đọc đến nó không bị nhàm chán, tuy nhiên thời gian và không gian của câu chuyện, không có thay đổi.
Nhưng riêng về con người và tên các nhân vật, lúc thực, lúc hư cũng tùy theo hoàn cảnh của nó cho phù hợp với thực tế hiện tại.
Tác giả mong rằng quư bạn sẽ hài ḷng khi đọc đến những câu chuyện thuộc vể Thế Giới Tâm Linh trong cuốn sách nhỏ bé này.
Vào đời với tuổi học tṛ.
Vào một buổi sáng sớm của ngày Nguyệt tận, 29 tháng Sáu năm Quư Dậu, tôi cất tiếng khóc chào đời với hai con mắt nhắm lại, có lẽ v́ tôi không muốn nh́n những vật thể chung quanh đang quay cuồng trong cái xă hội Việt Nam vào những năm đầu của Thập Niên 1930.
Tôi không chịu mở mắt khi chào đời mà chỉ khóc cho cuộc đời, v́ tôi được sinh ra sớm hơn hai tháng cho nên mấy ngày sau hai con mắt của tôi mới hé nh́n cảnh vật chung quanh giống như mấy con chó cún sau mấy ngày sinh ra chúng mới mở mắt vậy.
Thế rồi tôi cũng được Bố Mẹ tôi mướn người chăm sóc đồng thời đă đưa tôi về Quê Nội ở làng Kiều Trung, Huyện Thạch Thất Tỉnh Sơn Tây, nay được đổi là Thôn Kiều Trung, Thị Trấn Phúc Thọ, Huyện Phúc Thọ Tỉnh Hà Tây.
Để tôi không phải sống trong cái không khí ồn ào, ô nhiễm của thành phố Hà Nội vào năm 1933, tôi đă sống với Bà Nội ở quê tôi cho đến khi được bốn tuổi tôi mới trở về với Bố, với Mẹ và với các anh chị em như là một đứa trẻ b́nh thường.
Khi được sáu tuổi tôi cũng được đưa đến trường Mẫu Giáo ở gần nhà, để chập chững bước vào đời như những người bạn cùng lứa tuổi, đến lúc này khối óc non nớt của tôi cũng đă bắt đầu ghi nhận được, những sự việc đang xẩy ra hàng ngày chung quanh tôi.
Bộ nhớ của khối óc bắt đầu cảm nhận và in vào tiềm thức để rồi khi tới tuổi xế chiều, ngồi ôn lại quá khứ như các bậc sinh thành thường nói: “già sống với kỷ niệm” tôi mới thấy tuổi thơ của tôi cũng có nhiều thăng trầm, như khi đến tuổi trưởng thành vậy.
Sau đây tôi xin kể hầu quư bạn những chuyện thuộc về Thế Giới Tâm Linh, mà tôi đă gặp cũng như phải giải quyết, đă được bắt nguồn từ những tṛ chơi dại dột khi tôi c̣n nhỏ tuổi, câu chuyện bắt đầu:
Tuổi thơ với những tṛ chơi dại dột:
Vào những năm 1941, 1942, khi mà người Pháp c̣n đang cai trị Việt Nam, mặc dầu đệ nhị Thế Chiến đang đến hồi quyết liệt, nhưng Quân Đội Nhật cũng chưa đặt chân được vào Đông Dương, cho nên gia đ́nh Bố mẹ và anh chị em tôi vẫn c̣n buôn bán và ở dưới phố Khâm Thiên.
Lúc đó tôi đang ở cái tuổi nghịch ngợm nhất của tuổi thơ, cho nên chị em chúng tôi mới tổ chức những tṛ chơi dại dột dưới đây:
Phụ đồng chổi.
Phụ đồng chổi và phụ đồng cóc, là mấy tṛ chơi của những người thuộc thế hệ chúng tôi, phụ đồng cóc th́ tôi chưa dám thực hiện.
V́ nhà của Bố Mẹ tôi không đủ chỗ cho người ngồi đồng “nhảy như cóc nhảy”, riêng phụ đồng chổi th́ chị em chúng tôi có thử chơi một lần rồi, sau đó chúng tôi không dám làm đến lần thứ hai.
Muốn phụ đồng chổi phải làm như sau:
Người ngồi đồng, anh người làm của mẹ tôi, tuổi chừng 17 có tên là Dương, ngồi xổm trên mặt đất, mắt nhắm lại, tay phải cầm một cái chổi thường dùng để quét nhà, tôi cầm ba nén nhang quơ đi quơ lại trước mặt anh Dương.
Mấy người ngồi chung quanh gồm có chị tôi, cô em họ tên Nhung, và chú em tôi, tất cả là bốn người cùng đọc ‘Thần Chú’ bài phụ đồng như sau:
“Phụ đồng Chổi
Thôi lổi mà lên
Ba bề bốn bên
Đồng lên cho chóng
Nhược bằng cửa đóng
Phá ra mà vào
Cách sông cách ao
Th́ vào cho được
Cách roi cách vọt
Th́ đánh cho đau
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng cúng Phật
Đội mũ đi tế
Là ông Cẩm Đô
Đánh trống phất cờ
Là phụ đồng chổi”.
Cứ như thế chị em chúng tôi đọc chừng năm hay sáu lần bài phụ đồng nói trên, th́ anh Dương bắt đầu mở mắt, hai con mắt của anh trông lờ đờ, rồi cứ thế anh cầm cây chổi quét đi quét lại chung quanh gian nhà chúng tôi đang chơi tṛ chơi phụ đồng chổi.
Nghe chúng tôi ồn ào dưới nhà ngang, mẹ tôi vội chạy xuống, và khi thấy anh Dương đang cầm cái chổi quét qua quét lại, biết chúng tôi tinh nghịch nên mẹ tôi đă cầm nguyên thau nước lạnh, rồi tạt vào người anh Dương và thế là “thăng đồng”.
Linh hồn người sống không nhập được vào xác phàm khi đang nằm ngủ trên giường.
Lần tinh nghịch thứ hai của anh em chúng tôi sau phụ đồng chổi, là một tṛ chơi mà chúng tôi nghịch vào lúc bấy giờ, chúng tôi không nghĩ rằng thân xác chúng ta lại có hai phần:
Phần một là xác phàm và phần hai là Linh Hồn; tôi xin kể ra đây để quư bạn đọc cùng suy ngẫm về con người hiện tại của chúng ta. Tṛ chơi tinh nghịch được bắt đầu như sau:
Một ngày nắng ráo của mùa hè năm 1942, buổi trưa hôm đó vào khoảng 2 giờ chiều, tôi và chú em tôi thấy anh Dương đang nằm ngủ say trên lầu (gác) tại nhà của bố mẹ tôi ở Phố khâm Thiên.
Tôi bèn cùng với chú em tôi lấy sợi giây đay, môt loại dây được dùng để khâu hay cột hoặc dệt thành những bao đựng gạo lúc bấy giờ, chúng tôi cột chặt hai ngón chân cái của anh Dương lại với nhau, rồi cột vào chân giường.
V́ chúng tôi cứ nghĩ rằng khi anh Dương tỉnh dậy và bước xuống giường th́ thế nào cũng ngă (té) và chúng tôi sẽ có một trận cười ngả nghiêng, nhưng thưa quư bạn, anh Dương đă ngủ luôn cho đến 4 giờ chiều mà không thấy dậy.
Sau mấy tiếng đồng hồ không thấy anh người làm xuống phụ buôn bán, nên mẹ tôi mới gọi vọng lên trên gác nơi anh em chúng tôi đang ŕnh xem chừng nào anh người làm tỉnh giấc, mẹ tôi gọi lớn tiếng:
- Thằng Dương đâu rồi? ngủ ǵ mà ngủ kỹ vậy? mấy anh em con gọi nó xuống giúp mẹ cái coi.
Chúng tôi sợ quá bèn lay anh Dương để đánh thức anh dậy, nhưng chúng tôi không làm sao cho anh ấy thức giấc được, nên sau đó chúng tôi vội nói với mẹ tôi:
- Mẹ ơi, anh Dương ngủ trên này nhưng chúng con gọi măi mà không thấy anh ấy dậy, mẹ lên mà coi đi.
Nghe vậy mẹ tôi cầm cái roi mây chạy lên lầu và khi thấy hai ngón chân của anh Dương bị cột chặt lại với nhau, mẹ tôi quay sang hỏi chúng tôi:
- Đứa nào cột chân thằng Dương lại với nhau như thế này? Sau câu nói đó là anh em chúng tôi mỗi đứa ăn mấy cái roi mây ngồi khóc với nhau, trong lúc mẹ tôi vừa cởi trói cho anh Dương vừa gọi lớn tiếng:
- Hú ba hồn bảy vía thằng Dương ở đâu th́ về.
Nghe tiếng ồn ào ở trên lầu, mấy người bạn của mẹ tôi vội chạy lên, nhưng khi nh́n thấy quang cảnh trong căn nhà và anh Dương th́ nằm bất động như người chết rồi và chỉ c̣n thoi thóp thở mà thôi, mấy bà bèn phụ mẹ tôi để gọi hồn vía của anh Dương về để nhập vào xác anh đang nằm trên giường.
Một bà th́ giật tóc mai để anh tỉnh lại, một bà khác lấy một cái tô lớn bắt anh em chúng tôi tiểu vào để lấy nước tiểu rồi cậy miệng anh Dương đổ hết tô nước tiểu th́ anh ta tỉnh dậy. Sau khi tỉnh lại, anh có kể cho mọi người nghe trong lúc “hồn anh ĺa khỏi xác” như sau:
"Khi anh Dương ngủ say, anh mơ thấy anh đang đi lang thang gần đó, bất chợt bị trói hai ngón chân cái lại với nhau, th́ cũng là lúc anh trở về nhà, nhưng khi thấy hai ngón chân bị trói chặt lại, Linh Hồn anh đă không thể nào nhập được vào thân xác của anh đang nằm ở trên giường.
Thế rồi “linh hồn” anh cứ đi lang thang chung quanh nhà, anh được chứng kiến mọi chuyện xẩy ra trong nhà cho đến khi anh nghe tiếng mẹ tôi gọi:
“Ba hồn bảy vía của anh” đồng thời cởi trói cho anh, lúc đó linh hồn anh mới nhập được vào thân xác đang nằm trên giường, để mở mắt tỉnh dậy như người bệnh sau một giấc ngủ dài”.
Tôi viết ra đây câu chuyện này để quư bạn đọc suy ngẫm thôi nhé, chứ đừng có ai dại dột mà bắt chước anh em chúng tôi, để rồi mang họa và tôi không chịu trách nhiệm, nếu có ai tinh nghịch như anh em chúng tôi, khi chúng tôi c̣n nhỏ tuổi vào những năm đầu của thập niên 1940.
Cũng kể từ sau lần tinh nghịch này, chúng tôi không c̣n nghĩ đến những tṛ chơi táo bạo nào khác, cho đến mười năm sau, năm 1952, tôi mới gặp lại một “biến cố” của gia đ́nh bố mẹ tôi, qua việc những người đă chết nhập vào người sống để “xin ăn”.
Mời quư bạn coi câu truyện dưới đây th́ sẽ rơ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1156 of 1439: Đă gửi: 05 June 2010 lúc 8:06pm | Đă lưu IP
|
|
|
THẾ GIỚI TÂM LINH
(KỲ HAI)
Những Linh Hồn và ông thầy Phù Thủy
Tôi có bà chị gái tuổi Nhâm Thân, chị tôi lúc c̣n con gái th́ cũng hay đi lễ chùa, cúng Phật. Cũng v́ những việc này mà chị tôi bầy đặt “đồng bóng” vào những ngày lễ tại những đền, miếu chung quanh Hànội.
Năm 1952, nhân dịp Lễ Vu Lan, ngày rằm tháng Bảy, chị tôi đă đi về Quê Nội của chúng tôi ở Phủ Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh, à quên tôi không thưa với quư anh rằng Bà Nội tôi qua đời vào năm 1935, do đó Ông Nội tôi đă tục huyền cho nên chúng tôi mới có hai Quê Nội đó là Huyện Thạch Thất Tỉnh Sơn Tây và Phủ Từ Sơn Tỉnh Bắc Ninh là vậy.
Khi đi ngang qua nghĩa trang đầu làng, chị tôi thấy dân làng đang tảo mộ và cúng cô hồn, thay v́ đi luôn để về thăm họ hàng, th́ chị lại đi vào nghĩa trang để thăm mấy ngôi mộ của những người không quen biết và cũng bầy đặt “cúng cúng, vái vái” cầu phước có lẽ “cho con xin lấy được người con thương chăng”?
Ngày hôm sau chị tôi trở về lại Hànội và thấy trong người không được khỏe như mọi khi, tôi thấy chị lúc nào cũng thờ thẫn như người mất hồn, và có lúc nói năng lảm nhảm như bị “ma làm” th́ phải.
Mẹ tôi cũng thấy vậy nhưng lại nghĩ rằng chị đi về thăm quê, ra đường bị nắng bị gió cho nên chắc là “bị cảm mạo phong sương” nên mẹ tôi đến gặp ông bác của tôi là Y Sĩ Nguyễn Xuân Chữ tại Bệnh viện Phủ Doăn để xin điều trị.
Sau khi khám bệnh chị tôi xong, ông bác của tôi đă cho mẹ tôi biết rằng: “chị tôi chỉ bị cảm cúm qua loa nên chỉ cần uống thuốc chừng vài ngày th́ hết”.
Sau vài ngày uống thuốc, bệnh của chị tôi không thuyên giảm mà lại có chiều hướng gia tăng, nên chị lại được đưa đến gặp Bác Sĩ về tim mạch và thần kinh để khám bệnh.
Kết quả là tim không sao nhưng “thần kinh th́ có giao động” nên được đưa đi chạy điện hàng ngày tại pḥng Quang Tuyến của Bệnh viện Phủ Doăn.
Sau hơn mười lần chạy điện, bệnh t́nh chị tôi không thuyên giảm mà lúc nào cũng nói năng lảm nhảm, nên mẹ tôi lại sợ chị bị yếu tim, nên cho người đi mua ‘Châu Sa, Thần Sa’ ở tiệm thuốc Bắc phố Hải Thượng Lăn Ông đem về chưng cách thủy với tim heo cho chị ăn hàng ngày.
Một thời gian, sau khi ăn hết cũng cả chục cái tim heo nhưng không hết, cuối cùng qua mấy lời cố vấn của những bà bạn, mẹ tôi đă đi coi thầy th́ được thầy phán rằng:
- Người nữ này bị ma làm, nhà chị phải lập đàn để cầu xin những linh hồn người khuất mặt buông tha th́ người nữ này mới hết bệnh được.
Nhớ lại ngày về quê bên Bắc Ninh, chị tôi có đi cùng với cô em họ, nên mẹ tôi mới hỏi xem hai chị em đi đến những đâu mà bị ma làm.
Cô em họ tôi mới cho biết những ǵ đă xẩy ra vào hôm rằm tháng bảy vừa qua, đồng thời tin vào lời của ông thầy bói, cho nên mẹ tôi đă vội vàng về quê để rồi cho người ra mấy ngôi mộ, tại nghĩa trang của làng để cúng kiến xin tha mạng cho chị.
Đến khi trở về lại Hànội mẹ tôi cũng không quên đem theo mấy cành dâu, loại dâu cho tằm ăn, để làm roi trị tà ma.
Trong lúc nói năng lảm nhảm th́ không một ai kiềm hăm được sự phá phách của chị ngoài tôi ra, có nghĩa là khi đang đập phá hay la hét, th́ chỉ có mỗi một ḿnh tôi, mới bắt chị ngồi yên ở chỗ nào th́ ngồi yên tại chỗ đó, và không c̣n la hét hay phá phách nữa.
Mà chỉ c̣n nói lảm nhảm những câu không ra đâu vào đâu, và vẽ nhăng vẽ cuội những h́nh vẽ trên bộ ván, mà không ai hiểu nổi là những h́nh ǵ.
Thấy vậy mẹ tôi nói với tôi:
- Con xin nghỉ học để coi chừng nó cho mẹ, chừng nào mẹ t́m được ông thầy lúc bấy giờ con mới đi học lại.
Nói vậy th́ nói, tôi vẫn đi học hàng ngày nhưng đến khi về đến nhà, lại phải săn sóc chị cho nên bài vở tôi học “không ra làm sao” và chú em tôi đă luôn luôn phải giải các phương tŕnh đại số dùm tôi, rồi giải nghĩa luôn để tôi nạp bài cho thầy giáo.
Ngày lại qua ngày, cho đến hơn hai tháng sau, mẹ tôi rất mệt mỏi c̣n tôi th́ cứ sau giờ học ở trường về đến nhà là lại phải canh chừng chị, cho nên tôi học cũng không khá được, nhất là về đêm sự phá phách của chị cũng có lúc gây ồn ào cả khu phố Mă Mây vậy.
Gần nhà tôi, cách chừng 100 thước nhưng nằm vào một khu phố khác, đường Đinh Công Tráng hiện nay, có Đền Thờ Đức Trần Hưng Đạo và c̣n được gọi là Đền thờ Đức Thánh Trần.
Tại đây việc nhang đèn cúng vái xẩy ra hàng ngày nên mẹ tôi nghĩ, có lẽ nên đưa chị tôi sang đền thờ để xin Đức Thánh Trần “trị tà ma đang nhập trong người chị tôi”.
Hôm đó là ngày Mồng Một tháng 10 Âm Lịch, chị tôi được đưa sang bên đền thờ lần đầu tiên. Sau một hồi cúng vái, có ngồi đồng cũng như yểm bùa, đốt bùa thành tro rồi ḥa tan trong nước để chị tôi uống.
V́ theo lời mấy ông thầy, những con ma này sẽ không c̣n nhập vào chị tôi nữa, và hơn một giờ sau mới thăng đồng để đưa chị tôi về nhà, coi như buổi lễ khoán bùa đă chấm dứt.
Nhưng thưa quư bạn, khi về đến nhà hai con mắt của chị long lên ṣng sọc coi rất dữ dằn, và thế là chị tôi đập phá lung tung không có ai cản nổi.
Vóc dáng con người th́ nhỏ bé, cao chỉ có 1.52m, cân nặng chưa tới 40 kí lô, vậy mà hai anh phu vác gạo rất lực lưỡng, anh nào cũng có thể vác trên vai một bao gạo chỉ xanh nặng tới 120kgs, cũng không thể nào kiềm chế được sự phá hoại của chị vào buổi chiều hôm đó.
Do vậy Mẹ tôi đă cấp tốc cho người gọi tôi từ trường về để ngăn cản chị không cho đập phá nữa. Khi tôi về đến nơi, th́ mới chỉ nh́n thấy tôi bước chân vào nhà, chị đă len lén vào một góc nhà để ngồi im thin thít.
V́ trên tay của tôi đang cầm cành dâu tằm ăn có tẩm nước tiểu của chính tôi từ trước. Thấy vậy mẹ tôi nói:
- Thôi con nghỉ học đi để giữ nó v́ mẹ mệt quá rồi.
Ngày rằm tháng 10 âm lịch năm 1952, chị tôi lại được đưa sang Đền Thờ lần thứ hai. Buổi sáng hôm đó là ngày nghỉ, nên tôi và chú em tôi đă phụ để đưa chị sang đền thờ Đức Thánh Trần.
Khi trở về đâu cũng đến 11 giờ trưa, ngay lúc đó tôi thấy anh họ tôi tên là Nguyễn Ngọc Diệp, con trai của người anh thứ ba của mẹ tôi, từ Nam Định lên, bước vào nhà và chào mẹ tôi:
- Thưa mẹ con đă về.
Quá đỗi ngạc nhiên v́ mẹ tôi là Cô ruột của anh Diệp, th́ Diệp phải gọi mẹ tôi bằng Cô mới đúng, mà lúc vào nhà lại gọi là Mẹ và xưng Con nên mẹ tôi nói:
- Diệp, tôi là cô của cháu chứ đâu có phải là mẹ của cháu đâu mà cháu ăn nói như vây?
- Dạ “thưa mẹ” con không phải là Diệp, con là Đỉnh, con của mẹ. Con biết ở nhà có chuyện lộn xộn con tính “về nhiều lần” để giải quyết chuyện của em Phượng (tên chị gái tôi)
Nhưng con phải chờ măi cho đến hôm nay, con mới xin được phép để về thăm nhà. Con bận lắm mà thời gian th́ có hạn thôi, vậy mẹ cho đưa em về đây để con giải quyết.
- Ôi trời đất ơi là trời đất ơi, hết “con” bây giờ lại đến “cháu” thế này th́ làm sao tôi sống nổi?
Mẹ tôi đă vừa khóc vừa kể lể như vậy.
Tới đây tôi xin phép kể qua “gia phả” của gia đ́nh bố mẹ tôi, có liên quan đến người anh cả của tôi tên là Ngô Hán Đỉnh, chết khi vừa đươc mười lăm tuổi.
Gia đ́nh của bố mẹ tôi có được bảy người con, anh Cả của tôi là Ngô Hán Đỉnh, chết năm lên 15 tuổi v́ bị bệnh thương hàn, mặc dầu đă được đưa vào Bệnh viện Cống Vọng, nhưng v́ không có thuốc nên đă chết tại bệnh viện mấy ngày sau đó 1929-1944.
Người anh thứ hai của tôi là Cố chuẩn Tướng Ngô Hán Đồng, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn I Vùng I Chiến Thuật, tử nạn phi cơ trực thăng khi cùng Thiếu Tướng Phan Đ́nh Soạn, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I của Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm tại Đà nẵng đi thăm chiến hạm Destroyer thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang biểu diễn Hải Pháo tại cửa biển Đà Nẵng vào năm 1972.
Người thứ ba là chị gái của tôi, Ngô Minh Phượng, hiện định cư tại Melbourne, rồi đến tôi.
Sau đó là chú em tôi tên là Ngô Xuân Sơn, Giảng viên của Trường đại học Sư Phạm Hànội, hồi hưu năm 2003.
Đến cô em gái kế tiếp là Ngô Thuư Loan, giáo viên, có chồng là Giáo sư Trần Quốc Vượng, và là nhà khảo cổ của Hànội.
Cuối cùng là Ngô Bạch Yến, giáo viên, có chồng đă hồi hưu vào mấy năm vừa qua.
Như vậy tính đến năm 1952 th́ anh Cả của tôi cũng đă chết được 8 năm, chuyện quá lạ đấy. Sau đó quay sang tôi, anh nói:
- Lâm sang bên đền thờ Đức Thánh Trần đưa chị Phượng về đây cho anh để anh coi.
Nghe đến đây tôi thấy: “có lư lắm v́ khi người chết đă trở về th́ mọi việc sẽ êm xuôi”. Tôi vừa quay ra đến cửa th́ nghe tiếng mẹ tôi nói như hét lên:
- Đi vào, để yên con Phượng ở bên đó cho tôi.
Tôi quay lại nh́n anh, tôi thấy người thở dài rồi bước vào nhà trong, trả lại cửa hàng cho mẹ tôi buôn bán. Tôi và Sơn vội đi theo “ông anh đă chết” vào phía sau và lên ngồi trên bộ phản bằng gỗ Lim trong tư thế chờ đợi.
Trong gian pḥng này có bàn thờ Thổ Công được treo trên tường, và cũng đang được nhang đèn nghi ngút v́ là ngày rằm tháng 10, khoảng chừng một lát sau anh tôi mới nói với tôi rằng:
- Anh chỉ được phép về lo việc nhà có mười phút mà thôi, nay mẹ không tin tưởng vào anh, bây giờ cũng đă đến giờ phải về cơi âm để làm việc, thôi anh sẽ chờ vào dịp khác, hoặc sẽ nhờ người ta làm dùm để giải quyết t́nh trạng của em Phượng.
Nói xong anh tôi đến đứng trước bàn thờ Thổ Công, thắp ba nén nhang rồi khấn như sau:
- Đệ tử là Ngô Hán Đỉnh, sinh năm 1929 và chết năm 1944; Đệ tử được phép về thăm nhà để giải quyết t́nh trạng của em gái Đệ Tử là Ngô Minh Phượng đă “bị những vong hồn nơi cơi âm quấy phá”.
V́ thời gian có hạn trong lúc mẹ của Đệ Tử không tin tưởng nơi Đệ Tử, cho nên đă đến giờ phải về cơi Âm. Đệ Tử thành kính biết ơn Đức Thổ Thần đă cho phép Đệ Tử được bước chân vào nhà này, nhưng không thể ở lâu được nữa. Đệ Tử kính lạy Đức Thổ Thần để đi về Âm Cảnh.
Khấn xong, ông anh của tôi lạy trước bàn thờ Thổ Công bốn lạy, rồi đứng chụm hai chân và dang hai tay theo h́nh chữ thập, rồi đổ ngửa về phía sau như cây chuối đổ, hai tay vẫn dang ra và không có cách ǵ gập lại đựơc.
Thân xác cứng nhắc, mặt mày tái mét, hai hàm răng nghiến chặt, hai môi mím lại, hai mắt nhắm nghiền trong lúc đó th́ Sơn và tôi vội đỡ anh dậy, nhưng chúng tôi không thể nào nhắc anh lên được, v́ “sức nặng ngàn cân” đang đè nặng lên con người của anh.
Nghe tiếng ồn ào và tiếng la hét của hai anh em tôi, mẹ tôi và mấy người quen chạy vào coi, cùng lúc đó, chừng không tới một phút, anh Diệp đă lồm cồm ngồi dậy, vừa dụi mắt vừa nh́n mẹ tôi rồi anh nói:
- Thưa Cô, con mới ở Nam Định lên.
Khoảng chừng một tháng sau có người nói với mẹ tôi rằng:
- Ở dưới Ngă Tư Sở có một ông thầy phù thuỷ tuy đă già nhưng thầy trị tà ma hay lắm, bà xuống thử coi xem sao.
Được người mách bảo, mẹ tôi và tôi đă đi xuống Ngă Tư Sở để gặp ông thầy để tŕnh bày câu chuyện cho thầy biết.
Nghe xong ông ta lại trước bàn thờ Phật, thỉnh chuông, thắp nhang rồi lạy Phật, xong ông bấm mấy đốt ngón tay bên trái, miệng th́ lẩm bẩm những ǵ tôi không biết; chừng vài phút sau ông Thày nói với mẹ tôi:
- Nhà chị cho nó xuống đây vào ngày.. để tôi coi nó xem sao.
Đền thờ của ông thầy pháp, c̣n gọi là Pháp Sư, là một căn phố nhưng cửa ở mặt tiền lúc nào cũng đóng kín, muốn vào nhà phải đi bằng một con hẻm bên hông nhà, với bề ngang độ chừng 90 phân tây, để ra phía đằng sau nhà, tới một cái sân rộng rồi mới vào đến “điện thờ” bằng cửa sau.
Như vậy trọn căn nhà được chia làm hai: phần trước là mặt tiền th́ đặt bàn thờ, được gọi là Điện Thờ c̣n gian trong có một bộ ván bằng gổ lim để ngả lưng, và một bộ tràng kỷ để tiếp khách.
Tại điện thờ, tôi thấy sát tường là một bệ thờ được xây bằng gạch, có một tấm đan đúc bằng bê tông cốt sắt, trông giống như ḷ suởi chụm củi vậy.
Bệ thờ có kích thước bề cao một thước, bề rộng một thước hai, và bề sâu cũng tới tám mươi phân. Trên bệ thờ có đặt một pho Tượng Phật ngồi trên toà sen cao ước chừng hơn một thước, mà tôi không biết là Tượng Phật Bà Quan Âm hay Tượng Đức Phật Di Lặc.
Phía dưới bệ thờ Phật có một khoảng trống được “trang trí” như quang cảnh dưới Địa Ngục với những quỷ sứ Đầu Trâu, Mặt Ngựa, tay cầm đinh ba và có “một ông quỷ” đang nắm một tội nhân để bỏ vào vạc dầu.
Ngoài ra c̣n có những cảnh đang tra tấn mà tội nhân bị nắm cổ đến le lưỡi, sơn đỏ chót trông cũng rùng rợn lắm.
Bên cạnh bàn thờ Phật, và cảnh địa ngục về phía bên phải có để một giá bằng gỗ có cắm những: Đinh Ba, Thanh Long Đao, Bát Xà Mâu… tổng công 8 loại vũ khí trong truyện Tàu ngày xưa, cái giá gỗ có vũ khí này c̣n được gọi la “Bát Bửu”.
Những vũ khí này dài đến hai thước và nó rất nặng v́ là vũ khí của các Tướng Lănh người Tàu như Quan Vân Trường, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí.
C̣n bên trái bệ thờ th́ cũng có một cái giá gỗ có cắm những lá cờ bằng vải đỏ, lớn cỡ 80x80cm và cán cờ làm bằng cây Mây, có đường kính tới hơn hai phân và dài đến hai thước.
Ngoài ra trên vách tường c̣n treo những bức h́nh tượng trưng cho Ông Thiện và Ông Ác, mà mỗi khi ta đến thăm các đền đài hay chùa chiền miếu mạo, ta thường thấy những pho tượng Ông Thiện và Ông Ác đứng trấn ở ngoài mặt tiền ở những nơi này.
Đúng ngày đă định, mẹ tôi thuê một chiếc xe du lịch, hồi đó nếu ai ở Hànội th́ sẽ thấy loại xe Vedette 8 máy, là xe thông dụng nhất trong việc cho thuê, v́ rộng răi và được các cô gái Hànội thường dùng làm xe rước dâu trong những dịp cưới hỏi.
Khi xe đến mẹ tôi, tôi và cô bạn gái tên là Phụng cùng hai anh công nhân làm nghề khuân vác, đă đưa chị tôi ra xe để xuống nhà ông Thầy Phù Thuỷ.
Để chị tôi không phá phách lúc ra xe, mẹ tôi đă nói:
- Để mẹ đưa con đến Bệnh viện Phủ Doăn cho Bác sĩ chạy điện nhé.
Nhờ câu nói dối này cho nên chị tôi đă lặng lẽ ra xe và xe chạy dọc đường không có ǵ trục trặc.
Khi xe ngừng trước cửa nhà ông thầy là bắt đầu có chuyện. Chị tôi sau khi nh́n dáo dác hai bên đường như t́m kiếm cái ǵ, nhưng khi nh́n thấy nhà ông Thầy th́: dang hai tay, dang hai chân, mắt nhắm nghiền, môi mím chặt, nghiến răng và mặt mày xanh lét trông rất ghê sợ.
Hai anh công nhân vác gạo ngồi hai bên chị từ lúc xe chạy, đă thật là vất vả mới đưa được chị tôi ra khỏi xe.
Khi vào đến lối đi để ra sân đằng sau nhà th́ ôi thôi, thật không thể nào tin vào con mắt của chính ḿnh nữa, bốn người gồm hai anh công nhân, anh tài xế và tôi, lúc này tôi cũng đă 19 tuổi rồi c̣n ǵ, đă vất vả xoay nghiêng chị tôi, như ta mang “một h́nh nhân bằng thép” v́ nó nặng có tới hơn 100kgs để vào nhà ông thầy pháp.
Vào đến nơi tôi thấy ông thầy đang ngồi trên ghế tràng kỷ cạnh bàn nước, miệng nhai trầu bỏm bẻm, khi nh́n thấy chúng tôi đă đưa được chị vào đến sân Thầy nói với mẹ tôi:
- Nhà chị đưa con nhỏ đó vào đây và để nó nằm trên phản cho tôi.
Chúng tôi làm theo lời thầy dạy rồi ra ngoài nghỉ mệt v́ mất cũng đến gần mười phút, mới đưa được người bệnh vào nhà, với khoảng cách chỉ có hơn hai mươi thước mà thôi.
Nằm trên bộ ván, con gái ǵ mà nằm dang chân dang tay h́nh chữ đại (viết theo chữ Nho) trông mất nết quá, trong lúc mắt nhắm lại, răng cắn chặt, coi bộ giận dữ lắm. Ông Thầy nh́n thấy vậy bèn cười rồi nói với mẹ tôi:
- Nhà chị cứ yên tâm, để nó đấy cho tôi, đă vào đến đây th́ thép cũng phải chảy thành nước.
Nói xong ông gọi vọng xuống nhà dưới ở phía cuối sân. Ông Thầy không có vợ con mà chỉ có ba anh con nuôi mà thôi, và được gọi thứ tự ngoài Bắc như: Anh Cả, Anh Hai và Anh Ba.
- Thằng Cả đâu, cho nó con ‘Bạch Xà’ cho tao coi.
- Dạ thưa Thầy có con đây.
Trả lời xong anh con Cả của ông Thầy xuất hiện nơi cửa sau, đó là một người trên dưới 50 tuổi, trên tay ông Cả có một cái khay, trên có phủ một vuông vải điều (vải đỏ) có kích thước cỡ 50x50cm.
Trên vuông vải đỏ có để một cái đĩa có h́nh Thất Hiền, Bát Tiên, trên đĩa là một mảnh giấy quyến, loại giấy mà các ông thầy phù thuỷ thường dùng để vẽ bùa cho con nít đeo nếu khó nuôi.
Mảnh giấy cỡ 5x30cm, bên cạnh tờ giấy quyến tôi c̣n thấy có ba cây nhang nhưng chưa đốt, Ông thầy Cả mang khay tới trước bàn thờ Phật để lên bàn thờ, sau đó đốt ba cây nhang để cúng Phật.
Cúng xong ông mới đốt ba cây nhang trên khay, rồi mang khay đến bộ ván gỗ nơi có chị tôi nằm, đặt khay xuống một bên, rồi ông ta ngồi lên bộ ván chân xếp bằng, bàn tay phải cầm ba cây nhang để chuẩn bị “thư bùa” vào tờ giấy quyến.
Khi thư bùa, miệng ông lâm râm đọc “thần chú” trong lúc đó ngón tay cái của bàn tay trái, th́ được dùng để bấm vào những đốt ngón tay của những cung Tư, Ngọ, Mẹo Dậu... của thập nhị chi (12 con giáp) để “bắt quyết”.
Mỗi lần ngón cái bấm vào một vị trí nào “quan trọng” của thập nhị chi, th́ bàn tay trái được giơ cao lên rồi đánh “cách không” (đánh dứ) trên tờ giấy quyến.
Trong lúc đó tay phải với ba cây nhang cũng được viết những chữ nho (Hán Tự) “cách không” (không đụng đến) trên tờ giấy quyến, và miệng đọc thần chú những câu mà tôi không hiểu nghĩa là ǵ.
Sau khi đọc hết bài “thần chú” th́ “Quưêt” cũng vừa bắt xong, ông thầy Cả bèn đặt ba cây nhang xuống khay, cầm tờ giấy quyến đă “thư bùa” lên rồi se nó lại chỉ nhỏ và dài như chiếc đũa ăn cơm.
Se xong th́ chập đôi lại rồi vặn tiếp cho nó không bung ra và để một đầu, chỗ gập đôi của đạo bùa, vào lỗ tai bên phải của chị tôi.
Sau khi đặt xong con “Bạch Xà” vào lỗ tai trông rất là nhẹ nhàng, tôi không thấy ảnh hưởng ǵ đến người bệnh và cũng không có triệu chứng ǵ là đau đớn cả và rồi th́ ông thầy Cả tay phải cầm cái quạt giấy, phe phẩy như ta quạt cho mát; miệng ông đọc thần chú, tay trái lại “bắt quyết” ở những cung trong thập nhị chi trên những lóng tay.
Tôi nh́n chị Phượng với đạo bùa và thấy con Bạch Xà đang từ từ đi sâu vào lỗ tai của chị. Khuôn mặt chị Phượng đang tái mét đă bắt đầu ửng đỏ nhưng vẫn nhắm mắt và nghiến răng để “chịu đựng con Bạch Xà”.
Một lúc sau tôi thấy toàn thân chị đă bắt đầu run rẩy nên khi nh́n h́nh ảnh đó ḷng tôi cũng thấy nao nao như thế nào ấy mà không thể nói ra được; thế rồi ông thầy phù thủy lại gọi xuống nhà dưới:
- Thằng Hai đâu, lên cho nó con bạch xà nữa cho tao coi.
- Dạ thưa thầy con lên ngay.
Thế là lại cũng những hành động như ông thầy Cả đă làm, Ông thầy Hai sau khi đặt con Bạch Xà thứ hai vào lỗ tai trái của chị tôi rồi cũng cầm quạt phe phẩy, bắt quyết và niệm “thần chú”.
Chừng chưa tới một phút sau tôi thấy toàn thân chị Phượng run lên bần bật như có ai “đang tra khảo” dữ dội lắm.
Bất chợt chị đưa hai tay lên nắm lấy hai con Bạch Xà rồi kéo chúng ra khỏi lỗ tai và vứt chúng lên bộ ván gỗ sau đó chị lồm cồm ngồi dậy, ḅ vào một góc nhà, hai con mắt ngó láo liên như muốn t́m đường chạy trốn; khi ánh mắt đụng đến ông thầy phù thủy chị vội vàng cúi xuống trong sợ hăi.
Thưa quư bạn, một trong hai con Bạch Xà, con thứ nhất ở lỗ tai bên phải “máu tươi” của chị Phượng đă nhuộm đỏ chừng hơn một phân tây ngay phần đầu của con Bạch Xà.
Nh́n thấy máu của con gái ḿnh mẹ tôi đă phát khóc nhưng được ông thầy phù thuỷ trấn an:
- Không có sao đâu, nhà chị đừng sợ, sau khi ra khỏi đây th́ kể như con cháu không c̣n cảm thấy đau đớn nữa đâu.
Nói xong ông quay sang tôi rồi hỏi:
- Thằng nhỏ này là thế nào với con nhỏ kia?
- Dạ thưa Cụ, nó là em ruột của con gái tôi.
- A! trông thằng nhỏ cũng “được việc đấy”. Nhỏ ra cúng Phật rồi “ngồi đồng” nghe chưa?
Mẹ tôi nghe vậy liền dẫn tôi ra điện thờ, ông thầy Cả đă thắp nhang và đưa cho tôi để cúng Phật. Sau khi cúng Phật xong, ông thầy Cả bắt tôi ngồi xếp bằng trên một bục gỗ chỉ cao hơn mặt đất có chừng mười phân mà thôi.
Hai tay tôi được lật ngửa và để trên hai đầu gối; sau đó ông thầy Cả lấy một chiếc khăn đỏ (vải điều) có kích thước vuông vắn chừng một thước vuông, chùm lên đầu tôi và bắt tôi nhắm mắt lại để ông “phụ đồng”.
Bản tính nghịch ngợm từ lúc c̣n bé nên trước khi nhắm hai con mắt lại, tôi cũng ngẩng mặt lên để nh́n khuôn mặt Đức Phật xem “nó ra làm sao” và tôi thấy cũng “b́nh thường thôi” rồi tôi mới làm theo lời ông thầy Cả.
Khi những câu “Thần chú” được đọc trong lúc tôi nhắm mắt để ngồi đồng, th́ áng chừng một phút sau tôi thấy người tôi, phần trên từ bụng trở lên đă bắt đầu quay ṿng tṛn như ta lắc ṿng vậy.
Trong bụng tôi lúc bấy giờ rất tỉnh táo nên sau khi quay vài ṿng, tôi lại tự ư rùng ḿnh th́ thấy hết quay như trước.
Ít lâu sau đó thân ḿnh tôi lại bắt đầu quay ṃng ṃng như lần trước, nhưng quay nhanh hơn nhiều với một “góc độ” quay của cơ thể đă ở 60 độ so với mặt phẳng của sạp gổ.
Trong bụng cũng vẫn tỉnh táo cho nên tôi lại rùng ḿnh thật mạnh lần thứ hai, tôi thấy mất hiệu lực của những câu thần chú, tôi chợt nghe tiếng mẹ tôi nói:
- Con để yên cho thầy phụ đồng chứ, con đừng làm vậy mất “linh thiêng” nghe.
- Ôi cái nhà chị này khéo lo, nó đang “thử tài” thầy đấy, cứ để nó tự do thử pháp thuật của thầy rồi sẽ biết.
Sau câu nói của ông Thầy, những câu thần chú cũng được đọc càng lúc càng nhanh hơn, và thế là đến lần thứ ba tôi đành chịu thua ông thầy Cả, sau khi đă rùng ḿnh nhiều lần nhưng không phá được pháp thuật của thầy.
Ông thầy Cả đă “phạt” tôi bằng cách bắt tôi quay cho đến khi cái trán của tôi đụng sạp gỗ phía trước, c̣n cái gáy (ót) th́ chạm mặt sạp phía sau, có nghĩa là thân ḿnh tôi khi quay lúc sấp lúc ngửa đă gần như song song với mặt đất.
Cứ như thế tôi quay cho đến khi hết bài thần chú tôi mới được ngồi thẳng người như trước. Sau khi lột bỏ vuông vải điều, tôi ngẩng mặt nh́n lên bàn thờ Phật tôi thấy “Khuôn mặt Đức Phật như có Hào Quang”.
Quá sợ hăi tôi bèn cúi xuống, th́ mắt tôi lại nh́n thấy những h́nh ảnh tra tấn nơi “Địa Ngục”, thế là tôi bèn ngó mênh ngó mông ở những chổ đâu đâu chứ không c̣n dám nh́n thẳng về phía trước nữa.
Ông thầy phù thủy lúc này đă đứng dậy và đi đến chỗ tôi, đồng thời kéo theo một cái ghế đẩu cao chừng 20cm để ngồi. Phản ứng tự nhiên, không phải do tôi muốn, tôi đă tḥ tay cầm lấy cái ghế và tính kéo ra chỗ khác để cho ông thày “té cái chơi”.
Nhưng “thiên bất dung gian”, trong lúc tôi có ư đồ đen tối th́ cây cờ cán bằng mây đă được ông thầy rút ra khỏi giá cờ từ lúc nào tôi đâu có thấy, và thế là một cái vụt bằng roi mây được giáng thẳng cánh từ vai trái của tôi xuống đến mông đít bên phải, làm cho ruột gan tôi đau như có ai cắt thịt, cái đau như có muôn vàn mũi kim nhọn đang chích vào cơ thể của tôi vậy.
Đau quá tôi vội rút tay lại trong lúc ông thầy ngồi xuống, đồng thời hỏi tôi và bắt tôi phải khai “gia phả” để thầy xét.
Bụng ḿnh th́ vẫn tỉnh, nhưng hành động th́ lư trí không thể kiểm soát được, nên tôi đă nói với ông thầy phù thuỷ:
- Ông không có quyền hỏi và bắt tôi phải khai gia phả với ông.
- A thằng này láo, mày đă đến trước bàn thờ Phật, mày phải khai những ǵ thầy muốn biết. Thằng Cả đâu, cho nó con Bạch Xà.
Ngồi nh́n ông thầy Cả đọc thần chú để làm con Bạch Xà xong, và được nhét nó vào lỗ tai trái của tôi, rồi phe phẩy cái quạt giấy trong lúc miệng lâm râm đọc thần chú, tôi thấy như có ai đó lấy cái búa và cái đục đóng vào đầu tôi làm đầu tôi nhức nhối vô cùng tưỏng chừng như cái đầu muốn vỡ làm đôi vậy.
Tôi không thể nào chịu nổi lâu được, cho nên không đầy một phút sau tôi đă lấy tay trái để rút con Bạch Xà và vứt nó xuống sàn nhà, kể từ lúc đó tôi mới bắt đầu trả lời những ǵ ông thầy hỏi.
Tôi c̣n nhớ những lời khai như sau:
- "Gia đ́nh tôi" người làng Du Lâm, Phủ Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh, toàn gia đ́nh bảy người gồm có hai vợ chồng, một cô em gái và bốn đứa con đă bị chết khi Phát Xít Nhật ném bom vào sân bay Gia Lâm (bên kia bờ đê của Sông Hồng thuộc Thành Phố Hànội) và những vùng phụ cận.
V́ chết hết cả nhà nên không có ai ma chay cúng kiếng rồi kể từ ngày đó gia đ́nh tôi “đă trở thành ma đói” đi lang thang để xin ăn. Tháng Bảy Âm Lịch vừa qua, khi chúng tôi thấy cô này có ḷng nhân hậu, nên đi theo cô này chỉ để xin ăn mà thôi chứ không có ư định ǵ khác.
Lúc này chị Phương vẫn c̣n ngồi trên bộ phản gỗ ở gian trong, chị nh́n ra Điện Thờ và lặng thinh không nói một câu nào.
Sau khi nghe những lời khai báo tên tuổi của từng người một trong gia đ́nh xong, ông thầy phù thuỷ mới yêu cầu “tôi”, tức gia đ́nh những người quá cố, phải buông tha chị Phượng để rồi sẽ được ông thầy giúp đỡ cho đi đầu thai kiếp khác.
“Tôi” nằng nặc không chịu mặc dầu đă ăn thêm một roi mây từ vai phải xuống đến mông đít trái, hai cái đau đớn vô cùng nhưng củng nhất định không chịu nên thầy nổi nóng và gọi to xuống nhà dưới:
- Thằng Hai đâu lên chặt tay nó cho tao coi.
Nghe đến chặt tay, trong lúc bụng tôi th́ vẫn tỉnh nên thấy ghê quá. Dao thớt được đem ra từ trong Hoả Ngục và được để ở bên cạnh tôi, rồi ông thầy Hai một tay cầm bàn tay trái của tôi đặt lên cái thớt, trong lúc tay kia th́ cầm con dao thật lớn, loại dao mổ trâu, để chuẩn bị chặt bàn tay trái của tôi.
Trong bụng của tôi th́ rất tỉnh táo tôi nhớ tất cả những ǵ tôi đă nói và làm, nhưng khi thấy thầy Hai sửa soạn ‘phập bàn tay’ th́ không biết bởi nguyên nhân nào tôi đă tự động rút tay lại và chấp nhận điều kiện của ông thầy.
Điều kiện th́ cũng dễ thôi, đó là buông tha chị tôi, không được lẽo đẽo đ̣i ăn và không được phá phách kể từ lúc này.
Nếu chấp nhận th́ ông thầy sẽ giúp cho toàn gia đ́nh được đi đầu thai kiếp khác đồng thời gia đ́nh của cô gái này sẽ mua bảy h́nh nhân để “thế mạng”, mua nhà cửa, xe cộ quần áo và vàng bạc để gia đ́nh người chết có “nơi ăn chốn ở” và no đủ trước khi đi đầu thai kiếp khác.
Sau khi thoả thuận xong, ông thầy Cả đă làm một ít “thủ tục” mà tôi không biết như thế nào, rồi sau đó tôi được “thăng đồng” và tỉnh lại.
Phụng, cô bạn gái đi theo tôi đă lại giở áo lên để coi xem vết roi đánh ở trên lưng nó ra làm sao, rồi lấy dầu nóng thoa cho tôi cho nó tan máu bầm, do hai vết roi đánh chéo vào nhau như h́nh chữ X.
Khi chưa thăng đồng tôi cảm thấy đau đớn triền miên không lúc nào ngớt, nhưng sau khi thăng đồng tôi không c̣n thấy đau đớn, mà chỉ c̣n lại hai vết roi mây mà thôi, đúng như lời ông thầy đă nói.
Phía gian trong của căn nhà, trên bộ phản, khi tôi thăng đồng th́ chị Phượng cũng bừng tỉnh như sau một giấc ngủ dài, và v́ quá mệt mỏi nên lại nằm xuống và ngủ một giấc chừng 15 phút sau mới thực sự tỉnh hẳn.
Hai con mắt của chị tôi đă trở lại b́nh thường nhưng có nhiều mệt mỏi v́ thiếu ngủ và bệnh hoạn.
Trước khi ra xe về, ông Thầy Cả c̣n làm một “đạo bùa” cho chị tôi đeo, một đạo bùa khác được đưa cho mẹ tôi để đem về nhà, chôn ngay tại ngưỡng cửa ra vào của căn nhà cùng với “đầu một con chó mực” để gia đ́nh người chết không c̣n bước chân trở lại căn nhà của mẹ tôi để quấy phá nữa đồng thời ông thầy phù thuỷ c̣n nói với mẹ tôi rằng:
- Đúng ngày giờ đă định, chị nhớ cho thằng em nó xuống theo để nó ngồi đồng nhé.
Kể từ lúc ra khỏi nhà ông thầy, chị tôi đă đi lại b́nh thường, ăn uống được và cũng không c̣n phá phách hay nói năng lảm nhảm nữa nhưng người th́ cứ như là “ốm tương tư ai vậy đó”.
Cuộc sống của bố mẹ và anh chị em chúng tôi đă trở lại b́nh thường cho đến ngày đem “lễ vật” xuống nhà ông thầy để “đút lót” những linh hồn của gia đ́nh người quá cố.
Một buổi sáng trước ngày ấn định, mẹ tôi đă thuê xe để đem xuống nhà ông Thầy tại Ngă Tư Sở: vàng mă, nhà lầu, xe hơi, bảy h́nh nhân thế mạng tất cả đều làm bằng giấy trông cũng đẹp lắm, nhất là những người nữ th́ cũng ‘mặt hoa da phấn’ để thay thế cho những người đă chết v́ bom đạn trong thời kỳ chiến tranh.
Để rồi ngày hôm sau, mẹ tôi và chúng tôi mới xuống nhà ông thầy. Khi xuống đến nơi, bước chân vào nhà tôi thấy chị tôi có hơi do dự một chút.
Nh́n khuôn mặt và hai con mắt của chị Phượng mới thấy được rằng, gia đ́nh người chết đă oán hận ông thầy ghê gớm lắm, v́ đă khoán bùa không cho lai văng vào nhà “sau khi đă kư hoà ước” thành ra mất ăn tới mấy tuần lễ.
Tôi lại được làm thủ tục để ngồi đồng cho gia đ́nh người chết nhập vào, để tiếp nhận tặng vật mà gia đ́nh nạn nhân đă hứa vào mấy tuần trước.
Lần ngồi đồng này v́ đă bị khuất phục bởi tài nghệ của Thầy, nên tôi cứ để đồng lên sau khi hết bài thần chú, tôi được bỏ vuông vải điều để nh́n lên tượng Đức Phật, rồi lại nh́n xuống Hoả Ngục, tôi thấy “h́nh như” tôi không c̣n cảm thấy sợ hăi nhiều như lần trước.
Thủ tục tiếp nhận tặng vật được bắt đầu bằng việc “điểm chỉ trên lá bùa” do ông thầy Cả đưa ra th́ tôi lại cưỡng lại và không chịu “cho lấy dấu tay” (lăn mấy ngón tay trên đạo bùa) để xác nhận có sự thoả thuận giữa “Âm và Dương”.
Và những linh hồn này kể từ nay không c̣n được xuất hiện trên dương thế để phá phách mọi người. Thế là lại một con Bạch Xà rồi cũng với hai cái roi mây, lúc bấy giờ tôi mới thuận “kư Hiệp Định đ́nh chiến” với ông thầy.
Điểm chỉ xong, đạo bùa được để lên bàn thờ Phật đồng thời ông thầy Cả đọc một bài thần chú rồi thỉnh mấy hồi chuông xong th́ đốt đạo bùa.
Lúc này ngoài sân, vàng mă đă được “Tôi” kiểm nhận từng món một, và được ông thầy Hai cho đốt cho đến khi cháy hết và chỉ c̣n lại một đống tro hồng.
Lúc đốt, ở trong Điện Thờ tôi nh́n ra đống lửa và khi thấy tro sắp tàn, không hiểu sao tôi “thở dài làm như luyến tiếc lắm th́ phải”.
Đúng lúc này ông thầy Cả đă mang ly nước lạnh trên bàn thờ Phật đến bên cạnh đống lửa, rồi lại niệm thần chú gọi tên từng Linh Hồn của người chết, rồi hất ly nước lạnh vào đống tro c̣n đỏ hồng th́ ở trong Điện thờ.
Tôi tự động “bật ngửa” và thế là thăng đồng, tôi lồm cồm ḅ dậy mà nghe mỏi hết tứ chi, đi cũng không muốn nổi, mẹ tôi và Phụng đă phải đỡ tôi lên ngồi trên ghế mất vài phút sau mới hoàn hồn.
Thế là kể từ ngày rằm tháng bảy năm 1952, ngày chị tôi bị ma nhập cho đến ngày “dứt nợ với bảy Linh Hồn” th́ cũng gần nửa năm.
Và cũng kể từ ngày “kư hoà ước” với những người chết, chị tôi đă trở về nếp sống b́nh thường, cũng lập gia đ́nh 1953, rồi sinh chín người con trai và chỉ có một cô con gái mà thôi.
V́ thời cuộc đưa đẩy, miền Nam Việt Nam bị mất, chị tôi đă cùng với các cháu đến định cư tại Melbourne, trong đó có hai người con trai đă cắt tóc đi tu tại Linh Sơn Tự Melbourne.
Đó là: Thượng Tọa Thích Tịnh Đạo, Đại Đức Thích Tịnh Giác; suốt ngày đêm các thầy đă đem tiếng kinh tiếng kệ để đưa những Linh Hồn của những người đă khuất về “ăn mày Phật”.
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1157 of 1439: Đă gửi: 05 June 2010 lúc 8:07pm | Đă lưu IP
|
|
|
THẾ GIỚI TÂM LINH
(KỲ BA)
Tháng 6 năm 1954, tôi nhận được lệnh nhập ngũ và phải nhập học tại Liên Trường Vơ khoa Trừ Bị Thủ Đức. Đầu năm 1955, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy, tôi được thuyên chuyển ra miền Trung, đóng quân tại Thành Phố Quảng Trị rồi đến quận Đông Hà gần Vỹ Tuyến 17 chia đôi đất nước Việt Nam theo Hiệp Định Geneva.
Sau khi truất phế Hoàng Đế Bảo Đại qua cuộc trung cầu dân ư ngày 23-10-1955, để rồi thành lập nền Đệ Nhất Cộng Ḥa cho miền Nam Việt Nam vào ngày 26-10-1955 cũng là lúc Binh Chủng Công Binh được Quân Đội Pháp giao cho Quân Đội Việt Nam dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.
Do đó việc mở rộng Binh Chủng đến những vùng Chiến Thuật và việc thành lập những Tiểu Đoàn Công Binh cấp Sư Đoàn đă là việc cần thiết để đáp ứng nhu cầu của việc cải tổ Quân Đội.
Nhưng các sĩ quan Công Binh, ṇng cốt là cấp Trung Đội Trưởng, đă thiếu rất nhiều do đó tôi xin theo học Khoá 6 Công Binh tại Trường Công Binh Thủ Dầu Một thuộc Tỉnh B́nh Dương gần Sàig̣n.
Trở vào lại Thủ Đô Sàig̣n sau hơn một năm xa cách để rồi đến Trường Công Binh B́nh Dương, tôi đă học ở đây cho đến tháng 6 năm 1957 mới măn khoá học, trong thời gian đang học, ngày 01-02-1957 tôi được thăng cấp Trung Uư thực thụ nên cũng thấy đời lên hương một chút.
Trong lúc học khoá 6 Công Binh, chúng tôi đă được đưa xuống Năm Căn thuộc Tỉnh Cà Mau để quan sát việc đóng cừ, và phóng cầu Năm Căn của Tiểu Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu.
Muỗi Năm Căn ghê quá, may mà chúng tôi chỉ phải ở lại có hai đêm mà thôi, nhưng tôi cũng đă học được một số kinh nghiệm khi đóng những cây cừ làm trụ trung gian cho cầu Năm Căn, là vùng đất śnh lầy của miền Hậu Giang.
Sau khi ra trường tôi được chọn Vùng Chiến Thuật để về làm việc v́ tôi thi đậu thủ khoa, cho nên tôi đă xin về làm việc tại Hóc Môn, Thành Ông Năm, gần Sài g̣n, nơi đồn trú của Liên Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu do Thiếu Tá Nguyễn văn Quư làm Liên Đoàn Trưởng.
Tŕnh diện Liên Đoàn xong tôi được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 1 Công Binh Kiến Tạo, sau này cải danh là Tiểu Đoàn 53 Công Binh Kiến Tạo, do cố Đại Tá Lê Văn Nghĩa làm Tiểu Đoàn Trưởng vào lúc bấy giờ.
Sau đó tôi được đưa về Đại Đội 3 của Đại Uư Nguyễn Đ́nh Cận và Đại Đội hiện tạm thời đóng quân gần cầu tầu Quận Châu Phú (Tỉnh Châu Đốc cũ) thuộc Tỉnh An Giang.
Đại Đội của Đại Uư Cận đang đảm nhận công tác xây đồn dọc theo Kinh Vĩnh Tế thuộc Quận Châu Phú và một số đồn dọc theo Biên giới Việt Miên tại Quận An Phú cũng thuộc Tỉnh An Giang.
Xuống đến Quận Châu phú, tôi được chỉ định làm Trung Đội Trưởng Trung Đội 2 Công Binh và thế là đầu tháng 7-1957 tôi đă khăn gói lên đường qua Kinh Vĩnh Tế để đến Xă Vĩnh Ngươn nhận Trung Đội của tôi.
Xă Vĩnh Ngươn nằm ngay trên ngă ba của Kinh Vĩnh Tế và Sông Châu Đốc, trên đường đến biên giói Việt Miên bằng đường thuỷ, và chỉ cách chỗ đóng quân của Đại Úy Nguyễn Đ́nh Cận không đầy một cây số.
Sự liên hệ giữa các Vong Hồn
Trong việc xây dựng Đất Nước Việt Nam.
Đang ở giáp ranh Bến Hải, nay xuống vùng giáp ranh biên giới với nước bạn Cao Miên, tôi thấy lần chuyển dịch này của tôi cũng lên đến hơn một ngàn năm trăm cây số.
Trung Đội của tôi do anh Thượng sĩ nhất Vấn đang làm Trung Đội Trưởng, nhưng v́ sự cải tổ Quân Đội vào những lúc này, cho nên các Thượng sĩ chỉ c̣n được giữ chức vụ Trung Đội phó mà thôi.
Sau khi nhận bàn giao đơn vị xong, tôi thấy nơi đóng quân của tôi là một ngôi đ́nh bỏ hoang của Xă Vĩnh Ngươn. Đền thờ “Thần Hoàng Làng” được dọn sạch để quân nhân các cấp có gia đ́nh cũng như c̣n độc thân, cùng chung sống dưới một mái đ́nh, “trống thiên trống địa” trông không ra làm sao cả.
Anh Thượng sĩ nhất Vấn, lúc này là Trung Đội Phó của tôi, đă thu xếp cho tôi một chỗ ngủ ở phía trước bệ thờ, bên trái là chỗ ngủ của mấy chú lính độc thân, c̣n bên phải là chỗ của mấy quân nhân có gia đ́nh, có mang theo vợ và con nhỏ, cho nên đến đêm tối th́ đ́nh xă Vĩnh Ngươn có một âm thanh hỗn loạn như ở những trại tạm cư, khi chúng tôi trở về lại Hànội vào năm 1948 vậy.
Sáng ngày hôm sau, v́ t́nh h́nh lúc bấy giờ không có ǵ là nguy hiểm, nên tôi bèn ra nhà dân để thuê một gian nhà để ở trọ, đồng thời cũng nhờ ông bà chủ nhà nấu cơm nước cho tôi luôn cho nó tiện.
Tôi đă được anh chủ nhà tên là Út Trọn, làm nghề y tá, cho ở trong nhà của anh ta và nấu cơm cho tôi hàng ngày, cho đến khi tôi hoàn tất công việc xây đồn tôi mới chia tay với anh Út Trọn.
Yên ổn chỗ ăn và chỗ ở xong tôi mới bắt tay vào việc đi thăm địa điểm xây cất đồn, nơi mà công tác đă khởi công từ bốn tháng qua, trong khi vật liệu xây cất đă được chở đến đầy đủ, nhưng công việc th́ hầu như chưa đuơc hoàn tất phần làm đất và làm móng cho công tác xây tường đồn.
Ra đến địa điểm xây cất, tôi thấy nơi đây là một cái g̣ đất nổi lên ở giữa cánh đồng lúa bát ngát, g̣ đất chỉ cao hơn mặt ruộng chưa tới một thước, diện tích của g̣ đất th́ không quá 2000 mét vuông.
Phía xa xa ta có thể thấy đựoc nhũng ngôi nhà của người Miên, cách chỗ xây đồn chừng hơn một cây số, đó là những làng của người Miên được thành lập dọc theo biên giới Việt Miên từ xa xưa, và lẫn trong những ngôi nhà này, cũng có một đồn lính có treo cờ của Vương Quốc Cao Miên.
Xe ủi đất được đem tới đây và cũng đă ủi được một ít đất ruộng lên g̣ đất, để đắp nền đồn cho cao thêm lên hầu tránh cho đồn không bị ch́m trong nước, hàng năm vào mùa nước nổi là mùa lụt của Châu Phú, khi nước sông Châu Đốc dâng lên theo mực nước của sông Cửu Long.
Một số móng của tường đồn cũng đă được đào xong, nhưng cừ tràm được dùng để tăng cường sức chịu nén cho nền móng của tường đồn, th́ không thể nào đóng sâu được vào trong nền của móng và anh Thượng sĩ nhất Vấn cũng không hiểu tại sao.
Việc đóng cừ được thực hiện bằng máy ép hơi có áp xuất là 210 psi (14,78 kgs/cm2) với cái vồ (cái đầm) bằng thép, cán vồ cũng bằng thép h́nh lục giác có đường kính chừng 5cm (2”) c̣n đường kính của cừ tràm khoảng 8cm ở phần gốc.
Khi coi tổng quát xong, tôi cho đóng thử mấy cây cừ tràm chỉ dài có hơn hai thước xem sao, khi đóng cừ xuống được chừng 30 phân tây, th́ làm như có cái ǵ cản lại không cho cừ đóng xuống sâu hơn nửa.
Tôi bèn cho tăng sức ép của máy để tiếp tục đóng, tôi thấy cây cừ run rẩy nhưng không gẫy và cũng “nhất định” không xuống sâu thêm một tấc nào. Thế rồi trong tiếng “gầm gừ” của máy ép hơi, cán vồ bằng thép đă bị bẻ “găy làm đôi”.
Tôi cho ngưng đóng rồi thay cán vồ khác để lại tiếp tục công việc, nhưng thưa quư bạn: “cán vồ mới thay lại bị bẻ gẫy làm ba khúc”.
Cán vồ chỉ dài có hơn 30 phân mà bị bẻ gẫy làm ba đoạn trong lúc cây cừ tràm lại không bị sứt mẻ chút nào thật là điều quá lạ.
Báo cáo với ông Đại Đội Trưởng Nguyễn Đ́nh Cận để tŕnh về Tiểu Đoàn ở Hóc Môn xin tiếp liệu thay thế; trong khi chờ đợi, tôi cho người mang hai cái cán vồ bị găy ra Quận Châu Phú để hàn lại rồi đem về tiếp tục công việc.
Sau khi hàn xong, buổi chiều hôm đó, tôi cho khởi sự việc đóng cừ tiếp th́ lần này: cừ không xuống, cán vồ không găy nhưng cái vồ (cái đầm) có kích thước với đường kính là 20cm, bề dầy của cái vồ từ ngoài b́a vào đến giữa từ 2,5cm đến 5cm đă bị bể làm năm mảnh thế là hết làm việc.
Trong lúc thu xếp dụng cụ để rút quân về đ́nh làng Vĩnh Ngươn, tôi đi một ṿng chung quanh khu đất làm đồn, tôi thấy “mấy lóng xương chân, xương tay” bị xe ủi đất cầy lên và đă bị cán bể nát ra thành từng mảnh. Giật ḿnh tôi vội gọi anh Vấn và hỏi:
- Cái này là cái ǵ đây anh Vấn?
- Dạ thưa Trung Uư, “xương người chết”
- Ở đâu ra mà nhiều thế này? Bộ xe ủi đất của ḿnh đào lên để đắp nền đồn có phải không?
- Dạ đúng Trung Uư. Hôm trước c̣n đào được mấy sọ người, lớn có, bé cũng có.
- Thế mấy cái sọ người anh để ở đâu rồi?
- Dạ lấp đất luôn v́ có mấy thằng lính mất dạy của Trung Đội lấy sọ người đứng tiểu vào đó cho nên tôi cho chôn lại rồi.
- Thật bậy quá, sao anh không cho tôi biết khi tôi vừa mới tới nhận việc?
- Dạ tôi thấy Trung Uư c̣n trẻ, sợ rằng Trung Uư không tin nên không dám nói ra.
- Thế mấy người có tin là người ta có “linh hồn” hay không?
- Dạ tôi tin người ta khi chết đi th́ linh hồn vẫn c̣n tồn tại mà Trung Uư.
- Thế phản ứng của anh và của trung đội ra sao khi xe ủi đất ngày nào cũng cầy lên những “hài cốt của người quá cố”?
- Dạ thưa Trung Uư, mấy cậu không tin và muốn phá ảnh hưởng “ma quái” tụi nó có ư định dùng đồ ô uế vứt tùm lum trên mặt đất để làm khu vực này không c̣n trong sạch nữa th́ các Linh Hồn sẽ “đi chơi” chỗ khác.
- Kết quả ra sao anh kể cho tôi nghe đi.
- Da, thế rồi mấy cậu lính của trung đội đều bị quẳng xuống ruộng nước hết, sợ quá cho nên từ đó cho đến này không một đứa nào c̣n dám nghĩ đến chuyện phá phách những linh hồn của người đă khuất.
- Thôi được rồi anh cho rút quân và nghỉ làm việc ba ngày để tôi t́m biện pháp đối phó và sẽ có quyết định sau.
Khi về đến nhà của anh Út Trọn tôi hỏi anh chủ nhà về t́nh h́nh trong mùa nước nổi, những thi hài của người chết được chôn cất ở đâu và như thế nào, nghe tôi hỏi, anh Út Trọn mới kể cho tôi biết như sau:
- Hằng năm cứ vào mùa nước lụt, cánh đồng lúa nước ngập mênh mông v́ nước sông Châu Đốc tràn vào đồng, và chỉ c̣n có mỗi một cái g̣ đất hiện được chọn làm nơi xây cất đồn, là không ngập nước mà thôi.
Những người già cả, hay trẻ thơ trong Xă kể cả dân chúng chung quanh vùng này, nếu có ai bị chết đều được đưa lén về đây để chôn cất.
Dân làng đều biết việc này nhưng không một ai dám ngăn cản, và cứ thế hết năm này sang năm khác, người chết cứ chôn đè lên nhau cho đến lúc này th́ chính tôi cũng không biết đă có bao nhiêu người được chôn cất tại đây.
G̣ đất này nằm phía sau nhà anh Út Trọn chừng 400 thước. Sau khi kể cho tôi nghe đến đây, tôi cũng nói cho anh Út Trọn biết về vụ gẫy cán đầm và bể mặt đầm vừa mới xẩy ra trong ngày hôm nay, nghe xong anh Út Trọn mới hỏi tôi:
- Bây giờ Trung Uư tính sao?
- Gần đây có ngôi chùa nào không anh Út?
- Dạ gần nhà ḿnh chừng vài trăm thước về hướng biên giới, có một ngôi chùa của người Miên, tất cả sư, săi đều là người Miên nhưng họ nói được tiếng Việt, mà Trung Uư tính chi vậy?
- Sáng mai, anh Út dẫn tôi lên chùa để gặp nhà sư trụ tŕ của ngôi chùa này nhé.
Thế là sáng ngày hôm sau, tôi và anh Út Trọn lên chùa và đươc vị sư trụ tŕ của ngôi chùa Việt Miên độc nhất của xă Vĩnh Ngươn tiếp chuyện.
Sau khi thăm hỏi xă giao xong tôi mới vào thẳng vấn đề với nhà sư để xin được giúp đỡ, tôi tŕnh bày tất cả những sự việc xẩy ra trước khi tôi đên đây, và những việc mới xẩy ra vào ngày hôm trước, đồng thời tôi xin nhà Chùa dọn cho tôi một bàn thờ để ‘Rước Vong' (những linh hồn người chết) về chùa Ăn mày Phật, sớm tối nghe tiếng kinh tiếng kệ để những linh hồn này được siêu thoát.
Để trả ơn nhà chùa, tôi hứa sau khi xây xong đồn những vật liệu c̣n dư tôi sẽ cúng chùa, và cho lính Công Binh sửa chữa lại ngôi chùa cho khang trang hơn.
Chấp nhận lời yêu cầu của tôi, nhà Sư đă đồng ư ngày hôm sau sẽ cho làm lễ rước vong về chùa vào đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa), việc tổ chức lễ rước vong sẽ được nhà chùa lo liệu tất cả.
Trở về đơn vị, đúng giờ ngọ của ngày hôm đó tôi đă ra g̣ đất một ḿnh, đứng giữa g̣ đất tôi bắt đầu nói:
- Tôi là Trung Uư Ngô Duy Lâm, Trung Đội Trưởng Trung Đội 2, Đại Đội 3, Tiểu Đoàn 1 Công Binh Kiến Tạo, tôi đựoc lệnh xuống đây để xây cất một đồn lính để bảo vệ nhân dân địa phương chống lại sự quấy phá của người Miên.
Vị trí xây đồn được chỉ định là g̣ đất này, nhưng tôi được biết nơi đây là nơi an nghỉ của những Linh Hồn già cũng như trẻ từ bao nhiêu năm qua, tôi rất tiếc là v́ việc nước không thể không làm được, vậy tôi có mấy đề nghị với những linh hồn đang yên nghỉ tại đây như sau:
· Đúng giờ Ngọ ngày mai, chúng tôi sẽ làm lễ rước vong về chùa tại Xă Vĩnh Ngươn để các linh hồn, không phân biệt tôn giáo, được ăn mày Phật. Sớm tối nghe kinh kệ để được siêu thoát và đầu thai kiếp khác.
· Nếu Linh Hồn nào có những điều ước muốn nào khác với ư định của tôi trong việc đưa linh hồn về chùa, th́ trong đêm nay hăy về báo mộng cho tôi biết, trong quyền hạn cùng như khả năng của tôi, tôi làm được điều ǵ tôi xin hứa sẽ làm theo ước muốn của người báo mộng.
· Nếu đến sáng ngày mai, tôi không được linh hồn nào báo mộng, tôi coi như các vong hồn đă chấp nhận lời yêu cầu của tôi, và nghi lễ về Phật giáo sẽ được xúc tiến vào giờ Ngọ, để “thỉnh các vong hồn” về chùa, “trả đất lại cho chính phủ” để tôi xây đồn bảo vệ đất nước. Tôi xin thành thật cám ơn các linh hồn trước.
· Sau buổi lễ ngày mai nếu mọi công tác xây cất không được xúc tiến như ấn định, tôi cũng xin lỗi quư vong hồn tôi sẽ xoá bài làm lại. Tôi sẽ sử dụng một khối lượng thuốc nổ để san thành b́nh địa khu vực này, và các linh hồn sẽ không c̣n nơi tá túc.
Đó không phải là ước muốn của tôi, xin quư vong hồn thông cảm. Đây là việc nước chứ không phải là việc nhà, vậy xin quư vong hồn hăy chấp nhận lời yêu cầu của tôi để về chùa “ăn mày Phật”. Tôi xin đa tạ.
Sau khi tuyên bố với những người khuất mặt xong, trở về lại nơi đóng quân, tôi nhờ vợ của Trung Sĩ An và vợ Trung sĩ Tô Hồng Lạc hai anh đang là Tiểu Đội Trưởng của tôi, v́ hai chị theo đạo Phật để sáng hôm sau mua nhang đèn, vàng mă, tiền giấy và hoa quả để rồi tôi cho lập bàn thờ tại nơi xây đồn vào ngày cúng vong.
Tôi cũng yêu cầu anh Út Trọn cho tôi được ăn cơm chay ngày hôm đó, để chờ đến đêm xem có linh hồn nào báo mộng chăng.
Tôi cũng đă thắp nhang cúng Phật và Đức Thổ Thần của gia đ́nh anh Út Trọn xin cho phép các vong hồn được nhập cư để báo mộng cho tôi, sau đó tôi cho người liên lạc lên chùa, để xin tổ chức đưa vong về chùa vào ngày giờ đă được ấn định trước.
Mọi việc diễn biến đúng như tôi đă tính, tôi không được vong hồn nào báo mộng, nên Lễ Rước Vong được nhà Chùa tổ chức rất trọng thể vào ngày hôm sau, và được bà con nhân dân Xă Vĩnh Ngươn tham dự rất đông đảo.
Nhà chùa đă tụng kinh cầu siêu cho các vong hồn trong suốt ba ngày đêm, với sự tham dự của một số gia đ́nh có người thân được chôn trên g̣ đất làm đồn.
Vàng mă và tiền giấy (tiền Âm Phủ) được chúng tôi đốt khi “tiễn vong ra khỏi nơi cư trú của họ”, việc làm này đă đem đến cho chúng tôi, những người lính Công Binh xây đồn, một sự thoải mái trong tinh thần, v́ đă làm được một việc mà chúng tôi cứ nghĩ rằng khó mà làm nổi.
Trưa ngày hôm sau đúng giờ Ngọ, tôi dẫn quân và đem cơ giới công binh đến g̣ đất để chuẩn bị làm việc, trước khi tái khởi công công tác, tôi cũng thắp mấy nén nhang, và nói mấy lời cám ơn những người đă khuất rồi mới cho tiếp tục công tác đắp nền, đào móng, đóng cừ.
Trong lúc làm, nếu thấy nhũng hài cốt nổi lên th́ đều được đặt vào một thùng gỗ để rồi đem lên chùa hoả thiêu, công tác đă được Trung Đội của tôi tiến hành một cách nhanh chóng và đặc biệt là không có một trục trặc nhỏ nào xẩy ra.
Gần bốn tháng sau th́ việc xây cất hoàn tất, như đă hứa, tôi cho thuộc cấp đem hết vật liêu dư thừa lên tu bổ chùa trong một tuần lễ rồi mới từ giă nhà Chùa, từ giă người sống cũng như người chết, để di chuyển Trung Đội đến nhận công tác xây một đồn khác, tại Xă Bắc Đay Quân An Phú, bên bờ sông Châu Đốc trên đường sang Miên.
Vào năm 1981 khi c̣n đang ở tù tại Trại tù Vĩnh Quang, thuộc Tỉnh Vĩnh Phú, Tam Đảo th́ con trai anh Út Trọn, cấp bậc Đại Uư cũng đang ở tù như tôi, đă t́m lại gặp tôi khi anh ta thấy tôi đang đi lang thang trong sân trại có gần một ngàn người.
Ngày tôi ở Vĩnh Ngươn anh ta mới chỉ được chừng 8 hay 9 tuổi. Đó là năm 1957, 24 năm sau, 1981 anh c̣n nhớ đến tôi, để rồi cho tôi biết t́nh h́nh ở Vĩnh Ngươn như sau:
- Đồn vẫn c̣n đó và bà con Vĩnh Ngươn lúc nào cũng nhớ đến người lính Công Binh đến xây đồn hồi năm nào, và hy vọng sẽ có một ngày tôi trở về thăm nơi tôi đă để lại bao nhiêu kỷ niệm cho người dân quê của Xă Vĩnh Ngươn.
Tôi tuy lúc đó c̣n độc thân nhưng cũng đứng ra cưới vợ cho chú lính của tôi tên là Cương, vợ Cương là cháu gọi Út Trọn bằng Cậu ruột, đến năm 1975 Cương giải ngũ và có 10 người con và hai vợ chồng sống rất hạnh phúc tại Quân Châu Phú.
Viết đến đây tôi c̣n thấy nao nao trong ḷng, v́ những kỷ niệm đầu tiên của đời lính và tôi tự hỏi: “biết đến bao giờ tôi mới trở lại quê tôi để về thăm Xă Vĩnh Ngươn”?
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1158 of 1439: Đă gửi: 05 June 2010 lúc 8:08pm | Đă lưu IP
|
|
|
THẾ GIỚI TÂM LINH
(KỲ BỐN)
Sau khi chấm dứt công tác xây hai đồn, một tại xă Vĩnh Ngươn quận Châu Phú và một đồn tại xă Bắc Đay quận An Phú cũng thuộc tỉnh An Giang, tôi trở về Sàig̣n rồi sau đó du học Hoa Kỳ vào năm 1959.
Sau khi hoàn tất khóa học vào tháng 9 năm 1959 tôi trở về Việt Nam và được trở về nhiệm sở cũ là Tiểu Đoàn 1 Công Binh Kiến Tạo tại Hóc Môn gần Sàig̣n.
Tôi đă làm việc tại đây cho đến đầu năm 1961 tôi mới rời Liên Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu tại Hóc Môn, v́ được thuyên chuyển lên Kontum, thuộc Liên Đoàn 4 Công Binh Chiến Đấu, nơi đồn trú của Liên Đoàn là Kôn Trang Kla, c̣n gọi là Ngô Trang, cách Thị Trấn Kontum 13 cây số về hướng Tân Cảnh.
Nhưng đến cuối năm 1961 Liên Đoàn 4 Công Binh Chiến Đấu, đă rời về đóng quân tại Quận Lệ Trung thuộc Tỉnh Pleiku trên Quốc Lộ số 19 gần đèo Mang Yang.
Sau ngày tôi được cử đi học Khoá 1 sĩ quan Tâm Lư Chiến tại Sàig̣n. Sau khi tốt nghiệp khóa 1 Chiến Tranh Chính Trị, tôi trở về lại Liên Đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu và được đề cử giữ chức vụ Trưởng pḥng Tâm Lư chiến pḥng 5 của Liên Đoàn tại Suối Đôi thuộc Quân Lệ Trung, trên Quốc Lộ 19 từ Pleiku đi về Quy Nhơn.
Tôi đă đưa vợ và đứa con trai đầu ḷng về Suối Đôi sống bên nhau và rồi th́ tại đây gia đ́nh chúng tôi đă gặp một chuyện không vui đó là:
Tṛ chơi giấu quần áo, giữa người sống và người chết tại Suối Đôi.
Suối Đôi là một căn trại của một Công Ty làm đường Hoa Kỳ c̣n được gọi là RMK. Khi họ rút đi sau khi đă hoàn thành đoạn đường Pleiku, Đèo Mang Yang, Thị Xă An Khê và Quy Nhơn.
Liên Đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu của Cố Đại Tá Nguyễn văn Bạch, ông c̣n được gọi là Bạch Râu v́ ông để “râu mép” điều này rất đặc biệt đối với Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa lúc bấy giờ, và ông Bạch mặc dù lên đến cấp bậc Thiếu Tá nhưng vẫn c̣n sống độc thân.
Liên Đoàn được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn hai, Vùng hai Chiến Thuật điều động về trấn đóng ở Suối Đôi, để tiện cho mọi hoạt động của Liên Đoàn, khi công tác phải bao trùm hết lănh thổ của Vùng hai Chiến Thuật.
Sau khi tŕnh diện ông Bạch xong, gia đ́nh tôi được đưa về khu cư xá sĩ quan có gia đ́nh, và chúng tôi đă cư ngụ trong một căn nhà với kích thước 4x4 mét, nhưng được làm thêm một mái phụ để làm bếp và nhà tắm.
Tôi được ở căn nhà đầu tiên sát với pḥng ăn của Liên Đoàn. Căn nhà kế tiếp là nhà của Thiếu Úy Lê Bá Thu, riêng anh chị Nguyễn Thu Hồ Virginia, và anh chị Lê Thanh Tùng San José, th́ ở hai căn nhà không phải là nhà sàn như Thu và tôi và rộng răi hơn nhiều.
Mới có đứa con đầu ḷng lại c̣n quá trẻ, nên trước khi đem con lên Pleiku để ở với tôi, nhà tôi cũng đă may năm bộ đồ lụa với năm màu sắc khác nhau để thay đổi hàng ngày. Một hôm sau bữa cơm chiều, mẹ con tắm xong, th́ nhà tôi thay bộ đồ để chờ sáng ngày hôm sau sẽ giặt luôn với đồ của tôi.
Nhưng đến sáng hôm sau th́ bộ quần áo lụa của vợ tôi đă “không có cánh” mà bay mất tiêu rồi. Chái nhà làm bếp và pḥng tắm cùng hầm trú ẩn, có khoét một lỗ trên vách tôn của chái nhà, để cho xe nước của Đại Đội chỉ huy và công vụ thuộc Liên Đoàn hàng ngày tiếp tế nước cho mọi gia đ́nh.
Cái lỗ tiếp nước chỉ có đường kính chừng mười phân vậy th́ ai đă lấy mất bộ đồ ngủ của nhà tôi? cũng cần nói thêm ở đây là gia đ́nh vợ tôi theo đạo Công Giáo, c̣n tôi th́ “theo Đạo vợ”.
Thế rồi tôi cũng chẳng quan tâm đến việc mất bộ đồ này, nhưng đến ngày hôm sau bộ đồ thứ hai cũng lại bị lấy mất đi như bộ đồ ngày hôm trước, tức quá tôi lục khắp nhà để coi xem nhà tôi có để lẫn vào đâu hay không, sau một hồi t́m kiếm nhưng không thấy nên tôi đành an ủi nhà tôi:
- Chắc có ai lấy chứ nhà này đâu có ma mà có thể giấu đồ, thôi để đấy rồi mai sẽ tính sau.
Sang đến ngày thứ ba, vợ tôi sau khi thay xong bộ đồ th́ không đem xuống để ở dưới pḥng tắm như hai lần trước, mà lại giấu trong giường ngủ của con trai chúng tôi, rồi buông màn cho cháu ngủ, sau đó vợ chồng tôi đă sang nhà mấy người bạn chơi cho đến khi trời chạng vạng tối mới trở về.
Khi vén màn coi thấy con chưa thức giấc, nhưng khi nh́n đến bộ đồ giấu ở dưới chân thằng bé, th́ nó cũng lại “không cánh mà bay” mất tiêu rồi, trong lúc “cậu cả” của tôi vẫn c̣n ngủ một cách say sưa.
Khi hay được tin vợ tôi mất thêm bộ đồ thứ ba, ông Liên Đoàn Trưởng của tôi đă “nổi cơn lôi đ́nh” thật sự, v́ ông nghĩ là “một người nào đó” của gia đ́nh binh sĩ trong trại gia binh đă lấy cắp mấy bộ đồ của nhà tôi.
Thiếu Tá Bạch đă chỉ thị Trung Uư Trần văn Đoàn, Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ của Liên Đoàn cùng với sĩ quan An Ninh và các sĩ quan tham mưu của Liên Đoàn, xuống “tổng kiểm soát tư trang” của các gia đ́nh Hạ sĩ quan và binh sĩ đang cư ngụ trong trại gia binh của Liên Đoàn, để t́m lại những bộ đồ đă mất.
Các anh Trần Xuân Dục San José. Cố Trung Tá Trần Quốc Quy, anh Trung Uư Chánh, Thiếu Uư Triết, Thiếu Uư Hạnh đều có tham gia vào việc kiểm kê tư trang của các gia đ́nh Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ thuộc Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ của Liên Đoàn.
Sau gần một ngày làm việc nhưng không có kết quả, mọi người đành ra về để tường tŕnh lên ông Liên Đoàn Trưởng, với nhiều nghi vấn không thể nào hiểu nổi trong việc mất mấy bộ đồ.
"Viết tới đây tôi xin thưa với quư anh chị em trong trại Gia Binh, thuộc Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ, Liên Đoàn 20 CBCĐ đồn trú tại Suối Đôi năm 1962, là những người bị quấy nhiễu trong lúc t́m lại những bộ đồ đă mất, xin quư anh chị thông cảm và thứ lỗi cho tôi v́ cuộc lục soát này ngoài ư muốn của tất cả mọi người".
Sau khi không t́m thấy ǵ, lúc bấy giờ tôi mới được nghe một tin động trời về căn nhà vợ chồng tôi đang ở. Căn nhà này đă được sử dụng làm Bệnh Xá của Liên Đoàn, trong lúc mới di chuyển từ Ngô Trang cách Thị Xă Kontum 13 cây số về hướng bắc, hướng Tân Cảnh, để về Suối Đôi khi tôi đang theo học Khoá Tâm lư Chiến tại Sàig̣n.
Bệnh xá đă đón nhận một chú lính bị chết v́ bệnh từ công trường, chở về để chờ mai táng tại Suối Đôi. Trong lúc tiễn đưa áo quan ra khỏi Bệnh Xá, mọi người đă quên không làm “thủ tục đưa linh hồn theo xác chết” ra nghĩa địa, nên “linh hồn người chết vẫn c̣n quanh quất trong nhà” và gia đ́nh của tôi đă “chiếm ngụ” căn nhà này mà không có lời yêu cầu đối với người chết.
Khi biết được đến đây th́ đúng giờ Ngọ của ngày hôm đó, tôi đă nói với Vong Hồn người quá cố:
- Anh là Trung Uư, c̣n “chú mày” là lính của Liên Đoàn, “đùa” như vậy là đủ rồi, xin chú mày “trả” lại quần áo cho chị nhé”.
Đến buổi chiều, bộ quần áo thứ tư được thay xong để chờ giặt, th́ sáng ngày hôm sau “nó cũng lại biến mất” nhưng hai bộ đồ đă mất, bộ thứ nhất và thứ nh́ “được trả lại” trên dây phơi đồ ở trong nhà tắm.
Nhà tôi cầm lấy hai bộ đồ chưa giặt rồi nói:
- “Nó” trả lại hai bộ đồ đầu tiên, nhưng c̣n giữ lại hai bộ kế tiếp em sợ quá.
- Th́ đem giặt sạch rồi mặc không có sao đâu, đừng có sợ.
Nhà tôi đem giặt sạch rồi buổi chiều hôm đó lại thay bộ đồ khác, và để trong đống đồ dơ chờ giặt th́ ngày hôm sau, bộ đồ số năm cũng lại “biến” luôn, nhưng “được” trả lại bộ đồ số ba. Rồi cứ như thế lúc nào “nó” cũng giữ lại hai bộ đồ dơ không biết để làm ǵ?
Ông Bố vợ của tôi là Sĩ quan Pháo Binh của Quân Đoàn hai, khi biết được tin này đă hối thúc bà mẹ vợ tôi vào Suối Đôi, để đón vợ con tôi rồi đưa về Sàig̣n, v́ theo bố mẹ vợ tôi nói:
- Người sống không thể ở chung với người chết được.
Nhà tôi ẵm con về Sàig̣n được mấy hôm th́ Thiếu Tá Nguyễn văn Bạch, c̣n được chúng tôi gọi là Anh Cả, về Sàig̣n công tác, ở Liên Đoàn lúc này chỉ c̣n ông Liên Đoàn Phó là Đại Uư Nguyễn Như Quảng, c̣n được gọi là Anh Trưởng.
Đúng lúc tôi đang đánh xi đôi giầy trận th́ Anh Trưởng, Đại Uư Nguyễn Như Quảng, xuất hiện tại chân cầu thang của nhà tôi anh nói:
- Thằng Năm cậu ở nhà “thủ trại” anh đi xuống An Khê thăm Lê Viết Tri...
Thường khi Anh Cả và Anh Trưởng đi vắng lẽ ra anh Quy, sĩ quan thâm niên nhất của Liên Đoàn phải giữ chức vụ Xử Lư Thường Vụ Chức vụ Liên Đoàn Trưởng, nhưng anh Quy không bao giờ nhận nhiệm vụ này, do đó chuyển đến tôi v́ theo các anh th́ “tôi nhanh nhẹn và tháo vát” đến nỗi anh Dục thường nói:
- Anh Năm lẹ c̣n hơn tép.
Khi Anh Quảng đến nhà tôi, tôi quăng bàn chải và hôp xi đánh giầy trên sàn nhà, để đứng dậy nói chuyện với Anh Quảng, lúc quay vào tôi thấy chỉ c̣n đôi giầy mà thôi c̣n hộp xi và cái bàn chải “đă biến mất tiêu đâu rồi”.
Tôi hét toáng lên. Nghe thế anh Quảng quay lại hỏi:
- Cái ǵ mà thằng Năm la um sùm vậy?
- Dạ anh coi, mới đánh đôi giầy chưa xong th́ anh đến. Ra nói chuyện với anh xong quay vào th́ hộp xi và cái bàn chải giầy đă bị nó giấu mất rồi thế này th́ c̣n ǵ là “thể thống của Quân Đội nữa”?
- Ôi trời! cậu kiếm lại coi.
Và sau một hồi lục lạo đồ của tôi và của anh Quảng, chúng tôi cũng không thể nào kiếm ra hộp xi và bàn chải giầy được. Sau khi đi ăn cơm trưa ở trên Câu Lạc Bộ sĩ quan xong, tôi trở về nhà th́ nó đă nằm lù lù giữa nhà.
Hai bộ đồ bị giấu trước ngày vợ tôi về Sàig̣n, đă không được trả lại cho vợ tôi, tất cả mọi người đều không hiểu tại sao, và cho đến lúc ngồi viết những trang hồi kư này th́ cũng đă "bốn mươi hai" năm qua đi.
Tôi viết ra đây câu truyện này để quư bạn đọc thấy được rằng: người chết nhưng linh hồn không chết và vẫn c̣n có thể theo ta để chọc phá.
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1159 of 1439: Đă gửi: 05 June 2010 lúc 8:12pm | Đă lưu IP
|
|
|
THẾ GIỚI TÂM LINH
QUY HỒI CỐ THỔ
(KỲ NĂM)
Tôi có ông anh ruột tên là Ngô Hán Đồng, anh tôi sinh năm Canh Ngọ tháng 12 năm 1930 tại Hànội. Giữa anh tôi và tôi lúc nào cũng như có một khoảng cách không gian làm chia rẽ t́nh anh em ruột thịt của chúng tôi, đó cũng là lư do anh tôi và tôi cứ vài năm mới được gặp nhau một lần.
Lúc tôi c̣n nhỏ, khi mà khối óc non nớt của tôi bắt đầu ghi nhận vào bộ nhớ những sự việc xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày, tôi chỉ được gặp anh tôi có vài lần cho đến khi tôi vào đời vào năm 1954 v́ anh tôi không sống với Bố Mẹ chúng tôi ở Hànội mà xuống Nam Định, quê Ngoại, để cùng học chung với mấy anh là con của ông anh ruột mẹ tôi.
Thường th́ những lúc gặp nhau đều xẩy ra vào những dịp gia đ́nh của Bố mẹ và anh chị em chúng tôi có những sự kiện cần ghi nhớ như những lúc gia đ́nh có dịp cưới, gả..v.v.. anh tôi mới trở lên Hà Nội ít ngày rồi lại về Nam Định.
C̣n trong chiến tranh giữa Pháp với Việt Minh, anh tôi cũng không về với bố mẹ mà chạy loạn theo gia đ́nh của người chị họ, anh chị Trần Doăn Thường, cho đến khi an toàn mới "dinh tê" về thành phố vào năm 1948.
Sau đó một thời gian, Anh Trần Doăn Thường (Đại Tá, Pasadena, USA) đă cùng với anh tôi nhập học Liên Trường Vơ Khoa Thủ Đức, Khóa 2, năm 1952 rồi ra trường với cấp bậc Thiếu Úy ngành Pháo Binh.
Khi ra đến Hànội, anh tôi được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh đóng tại Hưng Yên. Khi Hiệp định Geneva ra đời, Tiểu Đ̣an 3 Pháo Binh phải di chuyển vào Nam trên chuyến tầu Abberville trong lúc đó tôi đang học Khóa 5, khóa V́ Dân, tại Liên Trường Vơ Khoa Trừ Bị Thủ Đức cho nên anh em chúng tôi cũng không hề gặp nhau ở trong Nam cho đến năm 1958 và 1959 mới gặp lại khi anh tôi và anh chị Trần Doăn Thường đứng ra cưới vợ cho tôi vào mấy năm này.
Những năm tiếp theo thỉnh thoảng tôi có gặp anh tôi là vào khoảng thời gian anh tôi giữ chức vụ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Truởng Tỉnh Phú Bổn (Cheo Reo) và Tỉnh Ninh Thuận (Phan Rang) vào mấy năm 1967, 1968, 1969.... c̣n tôi lúc đó trong chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 202 Công Binh Chiến Đấu tại Pleiku.
Lần chót tôi gặp anh là vào giữa năm 1971 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn khi anh em chúng tôi cùng du học ở Hoa Kỳ, anh tôi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Fort Leavenworth, Kansas USA, c̣n tôi học khóa Công Binh Cao Cấp tại Engineer School, Fort Belvoir Virginia USA.
Sau khi thăm viếng Thủ Đô Hoa kỳ, anh tôi về Việt Nam và được thuyên chuyển ra Đà Nẵng giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật khoảng tháng 9 hay tháng 10 năm 1971, Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm là Tư Lệnh Quân Đoàn lúc bấy giờ.
Đến đầu năm 1972 Chuẩn Tướng Phan Đ́nh Soạn, cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh cũa Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa được thuyên chuyển ra Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật để giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn cho Tướng Lăm.
Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đoàn 1 do anh tôi chỉ huy đóng ở Phước Tường, Trại Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trên Quốc Lộ số 1 từ Đà Nẵng đi về hướng Sàig̣n.
Ngày 25/2/1972, tôi đang làm việc ở Trường Công Binh B́nh Dương, tôi nhận được một cú điện thoại của Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, báo cho tôi biết anh tôi đă tử nạn cùng với Tướng Soạn khi hai ông ra thăm viếng Khu Trục Hạm (Destroyer) thuộc Đệ Thất Hạm Đội đang hoạt động ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng.
Vợ chồng tôi vội ôm mấy đứa con về Sàig̣n giao chúng cho ông Bà Ngoại các cháu rồi chúng tôi bay ra Đà Nẵng vào ngày hôm sau.
Tôi được Ông Đại Tá Phan Văn Điển, Chỉ Huy Trưởng Trường Công Binh B́nh Dương cấp cho bảy ngày phép để lo liệu cho anh tôi.
Hồi đó Air Việt Nam có hai loại máy bay đi Đà Nẵng: mấy bay cánh quạt DC6 (Douglas Constellation) và phản lực Boeing 727.
Máy bay DC6 không c̣n chỗ cho ngày hôm sau nhưng Boeing 727 th́ c̣n nhưng giá vé quá cao tuy nhiên vợ chồng tôi không thể tŕ hoăn được cho nên chúng tôi đă ra đến Đà nẵng vào sáng ngày 26-2-1972 và được Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đoàn, Thiếu Tá Lê Văn Sanh, Houston Texas USA, cho xe ra đón và đưa về trại Sĩ Quan Pháo Binh để gặp Chị dâu tôi, hiện định cư tại Na Uy, đồng thời thu xếp mọi việc.
Sau đó tôi sang bên văn pḥng của Bộ Chỉ Huy Pháo Binh và được biết mọi tin tức liên quan đến cái chết của Anh tôi vào ngày hôm trước.
Ngược thời gian, khi anh tôi làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Phú Bổn (Cheo Reo), năm đó là năm 1967, sau khi anh tôi chấm dứt nhiệm vụ Tiểu Khu phó Tiểu Khu B́nh Định, anh tôi có quen biết với một Đại Đức đang trụ tŕ tại một ngôi Chùa thuộc Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Phú Bổn.
Không biết do ai giới thiệu, anh tôi được nhà Chùa lấy cho một lá số Tử Vi, trong đó có một câu chú thích có lẽ cũng làm cho anh tôi không được vui lắm, tuy nhiên nó là chuyện tương lai nên chị dâu tôi có nói là anh tôi không quan tâm đến và cũng có thể là đă quên lá số Tử Vi này.
Sau Tết Mậu Thân, qua năm Kỷ Dậu 1969, anh chị tôi có thêm một cậu con trai Út khi về làm Tỉnh Trưởng Phan Rang, cháu hiện định cư tại Nauy cùng với mẹ và mấy anh chị em của cháu, tôi lại cũng không được biết do ai giới thiệu mà anh chị tôi lấy một lá số hay coi bói cho cháu với lời giải đoán khi cháu ra đời th́ sẽ "có nhiều bất lợi" cho anh tôi v́ sự xung khắc giữa Canh Ngọ và Kỷ Dậu.
Chị tôi cũng không nhớ ông Thầy Bói hay ông Thầy Tướng số đă chấm lá số Tử Vi cho người con trai út của anh tôi là ai nữa.
Anh chị tôi đổi ra Đà Nẵng được chừng vài tháng th́ đến Tết năm Nhâm Tư, 1972; có lẽ cũng tin vào Tướng Số Tử Vi hay sao cho nên anh tôi đă nhờ một ông Thầy ở Đà Nẵng coi dùm xem trong mấy ngày Tết, ngày nào th́ "tốt" cho việc chào cờ đầu năm của Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đoàn v́ Anh tôi tuổi Canh Ngọ mà nhằm năm Nhâm Tư (Tư Ngọ Mẹo Dậu: tứ hành xung) e rằng sẽ có nhiều điều không tốt cho anh tôi.
Ông Thầy sau khi bấm quẻ đă cho giờ chào cờ đầu năm là giờ Tuất (8 đến 10 giờ sáng, giờ Việt Nam lúc đó tăng 1 giờ cho phù hợp với múi giờ của Hoa kỳ chênh nhau 12 tiếng); ngày thượng kỳ là ngày mồng ba Tết.
Đúng ngày giờ ấn định, mặc dầu c̣n nghỉ ăn Tết, quân nhân các cấp thuộc Bộ Chỉ Huy Pháo Binh tại Phước Tường đều tề tựu để làm lễ "Chào Cờ Đầu Năm" dưới quyền của Anh tôi, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đ̣an.
Khi lá Đại Kỳ kéo lên đến lưng chừng của cây cột cờ cao hơn 12 thước, lúc đó là 9 giờ sáng ngày mồng ba Tết, một ngọn gió, đúng ra là một cơn gió lốc nhỏ đă cuốn tung lá cờ, bụi đất mịt mù, khi ngọn gió qua đi trong mấy giây đồng hồ, lá Đại Kỳ đă không c̣n được đưa lên hay hạ xuống theo nhịp kéo dây của hai anh Hạ Sĩ Quan hầu cờ.
Sau mấy lần vật lộn với việc kéo dây cờ, lá cờ của Đơn Vị nhất định không lên cũng không xuống mà trở thành "cờ tang" (Half mast) trong Đơn Vị v́ dây cờ đă mắc kẹt vào ṛng rọc ở trên ngọn cột cờ khi trời nổi gió.
Các sĩ quan dưới quyền anh tôi đă "chịu trận, chết trân" nh́n anh tôi trong lúc anh đang mồ hôi vă ra như tắm v́ "điềm dữ quá". Đơn Vị phải đưa xe cứu nạn (Wrecker) đến để hạ cây cột cờ, sửa lại dây cờ rồi buổi lễ mới hoàn tất.
Mọi người trong Đơn Vị tuy có bàn tán xôn xao nhưng không ai dám nghĩ đến một tai nạn "thảm khốc" sắp xẩy đến cho đại gia đ́nh Pháo Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.
Khoảng ngày mồng tám Tết, văn pḥng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn, Tướng Soạn nhận được thư của Hạm Trưởng Khu Trục Hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội mời ra thăm viếng Chiến Hạm Destroyer đồng thời quan sát Hải Pháo yểm trợ chiến trường đang diễn ra ở một vài nơi trên dăy núi Trường Sơn.
Đây là một lời mời có tính cách xă giao v́ Trướng Soạn là Cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh của Quân Đội Việt Nam đồng thời Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Hoa Kỳ cũng muốn tiếp đón một Tướng Lănh Pháo Binh của Việt Nam trong lúc chiến hạm đang hoạt động ở ngoài khơi Đà Nẵng.
Chuẩn Tướng Phan Đ́nh Soạn và anh tôi, hai người rất thân với nhau v́ cùng là "dân pháo thủ" cho nên ông Soạn đă rủ anh tôi đi theo, một phần cho có bạn c̣n phần kia là v́ anh tôi đang là Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn, người có hỗn danh là Phù Thủy Pháo Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa v́ tài "chính xác" khi yểm trợ chiến trường.
Khi nhận được giấy mời Trung Tướng Tư Lệnh Hoàng Xuân Lăm đă đồng ư cho hai ông đi thăm chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội và để có trực thăng đưa Tướng Soạn và anh tôi ra chiến hạm, Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm đă cho ông Soạn xử dụng trực thăng của Tư Lệnh mà bay ra khơi.
Phi công trực thăng của Tướng Lăm là một ông Đại Tá thuộc Lục Quân Hoa Kỳ, ông Đại Tá này sắp chấm dứt nhiệm kỳ thứ hai của ông trong vài tuần lễ tới, sẽ lái tàu đưa phái đoàn của ông Soạn ra thăm chiến hạm.
V́ là Phi công trực thăng của Lục Quân, không quen cất cánh và hạ cánh trên sàn tàu trong khi tàu vẫn di chuyển cho nên Hạm Trưởng Khu trục hạm đă cử một sĩ quan Hải quân của chiến hạm tập dượt cho ông Đại Tá Lục quân cách lên xuống sàn tàu mấy lần trước ngày thăm viếng của Tướng Soạn.
Thế rồi ngày 25-2-1972, là ngày 11 Tháng Giêng năm Nhâm Tư, lúc 9 giờ sáng, phái đoàn của Chuẩn Tướng Phan Đ́nh Soạn gồm có:
Phía Hoa Kỳ: Ngoài hai phi công chính và phụ cũng như hai xạ thủ đại liên ở hai bên thân tàu, c̣n có: một sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ và một cố vấn, tôi không nhớ là cố vấn của anh tôi hay của ông Soạn như vậy phía Hoa Kỳ gồm có sáu người.
Bên Việt Nam: Tướng Soạn, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1 V1CT; tùy viên của Tướng Soạn là Trung Úy Phương; Anh tôi, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn và Thiếu Tá Lê văn Sanh. Tuy nhiên khi ra đến trực thăng, Thiếu Tá Lê văn Sanh đă phải ở lại v́ không c̣n chỗ trên tàu cho nên Thiếu Tá Lê Văn Sanh đă thoát chết trong tai nạn này. Hiện nay Thiếu Tá Lê Văn Sanh đang sinh sống ở Houston Texas, USA.
Sau khi trực thăng rời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, mấy phút sau phái đoàn của Tướng Soạn đă đáp an toàn trên sàn chiến hạm, sau đó trực thăng quay vào đất liền trong lúc Tướng Soạn và anh tôi được hướng dẩn thăm tàu cũng như tham dự cuộc Hải Pháo yểm trợ cho mấy Đơn Vị của Việt Nam đang hành quân trong dăy Trường Sơn. Sau bữa ăn trưa, trực thăng cũa Tướng Lăm mới được gọi ra tàu để đưa phái đoàn vào lại đất liền.
Khoảng hai giờ chiều, sau lễ đưa tiễn phái đoàn của Tướng Soạn, mọi người kéo nhau lên tàu và trực thăng cất cánh ngay sau đó.
Khi trực thăng rời sàn tàu với chiều cao chừng hơn hai thước và chuẩn bị chuyển hướng vào đất liền th́ bất chợt một ngọn cuồng phong thổi ngang trên sàn của chiến hạm, ngọn gió đă quật chiếc trực thăng xoay hơn một nửa ṿng tṛn cho nên đuôi trực thăng đă đập vào cột antenna của chiến hạm.
Kết quả là trực thăng gẫy làm đôi, đuôi trực thăng rớt ngay xuống nước c̣n thân trực thăng th́ xoáy nhanh theo với chong chóng rồi rớt xuống sàn chiến hạm trước khi rơi xuống biển với kết quả như sau:
. Ông sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ v́ chưa cột dây an toàn nên văng lên trên sàn tàu, bị thương nặng nhưng được cứu sống.
· Một xạ thủ đại liên v́ cũng chưa cột dây an toàn bị văng ra khỏi trực thăng và cánh quạt trực thăng đă phạt ngang cần cổ của anh ta nên anh chết ngay tức khắc nhưng thi hài th́ vớt được liền trong ngày hôm đó.
· Phi công chính, ông Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ sắp hết nhiệm kỳ, kẹt trong thân tàu, thi hài được t́m thấy sau này. Phi công phụ t́m cách ra được nhưng không hiểu sao một ngày sau mới vớt được thi hài của phi công phụ.
· Anh xạ thủ đại liên thứ hai chết theo tàu, mấy ngày sau cũng mới vớt được xác.
· Chuẩn Tướng Phan Đ́nh Soạn và anh tôi cùng anh sĩ quan tùy viên của ông Soạn đă chết theo tàu nhưng thi hài của anh Trung Úy Phương được trôi dạt vào bờ mấy ngày sau c̣n riêng ba người là ông Soạn, anh tôi và ông Đại Tá Phi công th́ không t́m thấy đâu.
Ngay khi tai nạn xẩy ra, mọi thủ tục cấp cứu và t́m kiếm người mất tích đă được Hải Quân Hoa Kỳ cũng như bên Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Chiến Thuật cho thi hành. Máy Sonar được đem đến nhưng hai mươi bốn giờ qua đi mà chúng tôi chưa nhận được kết quả.
Sau khi nói chuyện với mấy sĩ quan Pháo Binh về những nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh tôi, tôi trở về nhà chị dâu tôi để sắp xếp nhưng giấy tờ cùng chuẩn bị mọi việc phải làm cho gia đ́nh chị tôi trong lúc chờ đợi tin tức t́m lại thi hài những người mất tích.
Trong lúc lục và sắp xếp những giấy tờ quan trọng của anh trong hộc tủ, tôi mới thấy được lá số Tử vi của một Đại Đức trên Phú Bổn chấm số cho anh tôi vào năm 1967.
Cầm lá số trên tay, tôi đọc những ḍng chữ bằng nét mực xanh và thấy chữ viết như "cua ḅ", không ngay hàng thẳng lối đồng thời tôi lại chẳng biết một tư ǵ về Tử Vi nên coi mà cũng như không, nhưng khi nh́n thấy ở giữa trang giấy có một ḍng chữ viết bằng mực đỏ, có gạch đít ḍng chữ này với nguyên văn câu viết tôi vẫn c̣n nhớ cho đến ngày nay:
"Năm 1972, nếu xuất dương th́ thọ tử".
Cầm lá số, tôi hỏi chị tôi:
- Chị, ai đă chấm lá số Tử vi này cho anh Đồng?
- Ông Đại Đức trụ tŕ ngôi Chùa ở Phú Bổn.
- Chị có đọc lá số này hay chưa?
- Có tôi có đọc và biết câu ghi chú trong lá số nhưng cũng cứ nghĩ rằng anh đi "du học" năm 1970 – 1971 là "xuất dương", năm nay mới là năm 1972, anh chú đâu có đi học mà sợ? Ai dè, "xuất dương" là đi ra biển nên anh mới gặp nạn đến nay chưa kiếm được thi hài, nói đến đây chị tôi lại khóc. Tôi hỏi tiếp:
- Hồi đêm hôm qua, nghe cháu Thủy, con gái lớn của anh chị tôi, nói là chị có được anh về "báo mộng", có thật hay không đấy hả chị?
- Vâng chiều hôm qua khi nghe tin anh mất tích th́ đêm đến, cháu Thủy đang ngủ bên cạnh tôi c̣n tôi vẫn c̣n thức, tôi nghe tiếng mở của pḥng, tôi hỏi ai nhưng không có tiếng trả lời, tôi nh́n về phía cửa, tôi thấy anh chú đứng ở đó, quần áo ướt xũng, nước rỏ ṛng ṛng trên nền nhà.
Tôi gọi tên anh, anh đứng yên, nh́n tôi rồi khóc. Tôi thấy con mắt bên trái của anh bị vỡ do một vật ǵ đó đụng vào và c̣n ra máu. Tôi bật khóc và tính chạy về hướng anh th́ anh quay đi và khuất sau cánh cửa. Suốt đêm qua tôi không ngủ được và mong sao cho mau sáng để hy vọng t́m được xác anh.
Vợ tôi nói mấy lời an ủi chị, c̣n tôi, tôi tiếp tục lo thu xếp những hồ sơ giấy tờ của anh tôi và chuẩn bị đưa gia đ́nh chị và các cháu vào Sàig̣n khi t́m được hay không t́m được thi hài của anh v́ thời gian của tôi ở Đà Nẵng chỉ có hạn.
Hai ngày sau tôi được tin Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm đă phúc tŕnh lên Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu để xin truy thăng thêm một cấp cho ông Soạn và cho anh tôi một sao. Tôi được biết ông Thiệu đồng ư truy thăng cho ông Soạn thêm một sao, riêng anh tôi th́ nhất định không v́ lư do khi anh tôi làm Tỉnh Trưởng Tỉnh Ninh Thuận đă thiếu tế nhị đối với những người thân thuộc của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu.
Chuyện truy thăng hay không truy thăng gia đ́nh chúng tôi cũng đă mất anh, nên chị tôi không đặt nặng trong phần "được hay không được" mà chỉ chú tâm vào việc t́m kiếm thi hài của anh để đem về chôn cất cho được "mồ yên mả đẹp".
Tôi nóng ruột hết sức v́ c̣n ba ngày nữa là hết phép, tôi chưa biết tính sao trong lúc thi hài của Trung Úy Phương đă trôi dạt lên bờ biển giữa Đà Nẵng và Hội An vào lúc 10 giờ sáng do đó Tư Lệnh Quân Đoàn chỉ thị Không Đoàn Đà Nẵng cho máy bay quan sát L19 thay phiên bay dọc theo bờ biển từ Đà Nẵng xuống đến Quảng Nam những mong rằng hai ông Soạn và Đồng sẽ nổi lên như anh Trung Úy Phương.
Thật vậy, không uổng công của Không Quân Đà Nẵng khi máy bay quan sát bắt gặp một xác người đang trôi về hướng Hội An vào lúc 11:30 giờ cùng ngày. Trong khi chờ đợi người nhái Việt Nam ở Chu Lai được phái tới, một trực thăng và người nhái Hoa Kỳ đă từ ngoài khơi Đà Nẵng bay vào và t́m cách đưa thi hài mới t́m thấy lên máy bay.
Trực thăng đă "đứng" trên cao cách mặt biển chừng 10 thước để thả người nhái xuống nhưng v́ cánh quạt trực thăng quạt mạnh quá để giữ thăng bằng cho máy bay nên sức ép của gió đă lại nhận ch́m cái xác này.
Sau một thời gian t́m kiếm, trong lúc đó người nhái Việt Nam cũng vừa tới nơi nên xác này đă đem được lên xuồng phao cao su vào khoảng một giờ chiều nhưng người chết lại là thi hài của anh Xạ thủ đại liên, c̣n Ông Soạn, Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ và anh tôi th́ vẫn chưa có tin tức.
Buổi chiều hôm đó, tôi được một người bên Bộ Chỉ Huy Pháo Binh mách nước là nên hỏi một ông Thầy nổi tiếng ở Đà Nẵng "xem sao".
Tôi đến nhà ông Thầy lúc 2 giờ chiều, bước chân lên cầu thang tôi thấy Thầy khoảng trên dưới 80 tuổi, rất đẹp lăo với một cḥm râu bạc dưới cằm dài có tới hơn mười phân tây. Thầy đang coi cho một bà, gần đó c̣n có mấy bà đang chờ đến phiên.
Thấy t́nh cảnh như vậy, tôi hơi lưỡng lự v́ nếu thầy coi hết cho mấy bà cũng phải mất vài tiếng đồng hồ nhưng tôi cũng nghĩ "đă lỡ vậy cho lỡ luôn"; bất chợt tôi nghe tiếng ông Thầy:
- Chú em lên đây, chú em cần hỏi Thầy có việc ǵ?
- Dạ kính chào Cụ, cháu có ít việc xin Cụ giúp đỡ nhưng Cụ c̣n mấy bà khách, cháu xin chờ.
- Không sao đâu chú em, cứ nói đi
- Dạ thưa Cụ, thế là tôi kể sơ lược câu chuyện cho ông Thầy nghe. Nghe xong, ông Cụ cầm tờ giấy và cây viết đưa cho tôi rồi nói:
- Chú em viết cho tôi mấy chữ để tôi coi.
Cầm tờ giấy và cây viết, không biết lư do nào thúc đẩy mà tôi viết bốn chữ:
"Quy hồi cố thổ" (tạm dịch là "trở về quê cũ").
viết xong tôi đưa cho ông Thầy coi. Nh́n bốn chữ tôi viết trên trang giấy, ông Thầy nh́n tôi rồi vừa cười vừa nói:
- Chú em về đi, Bạch Hổ (có lẽ ám chỉ máy sonar) đă gầm lên rồi, về nhanh lên, ở nhà đă có tin và bà chị đang chờ Chú em đấy"; mừng quá, tôi tính lấy tiền trả công Ông Cụ nhưng bị chặn lại: Chú em Thầy không lấy tiền công đâu, chú em giữ lấy để c̣n nhiều việc phải tiêu đến; thôi Chú em đi đi.
Về đến nhà, chị tôi cho biết lúc hai giờ chiều, Sonar của Hải Quân Hoa Kỳ đă t́m thấy máy bay ở cách chổ tai nạn chừng mười cây số về phía nam Đà Nẵng. Hiện Trung Tướng Tư Lệnh đă cho Hải Quân Việt Nam và Người Nhái đang lặn t́m xem có thấy mấy anh hay không.
Hồi hộp quá tôi chạy sang bên Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đoàn, găp anh Thiếu Tá Sanh và chúng tôi ngồi chờ tin tức từ ngoài khơi gửi về, tôi nghĩ rằng: Ông Thầy hay thiệt, chỉ nh́n bốn chữ mà biết đă t́m được chiếc trực thăng gặp nạn.
Đến năm giờ chiều, tôi buồn bă từ biệt mấy anh sĩ quan Pháo Binh về nhà để cho chị tôi biết là chỉ t́m được có phần đuôi của trực thăng mà thôi c̣n cái bụng (chúng tôi c̣n gọi nó là cái hột vịt) th́ chưa thấy nó v́ nó đang ở đâu trong Vịnh Đà Nẵng.
Không thể chờ lâu hơn được, hôm sau tôi yêu cầu Pháo Binh Quân Đoàn cho tôi hai xe vận tải của Đơn Vị để dọn nhà chị tôi vào Sàig̣n, sau đó Bà Soạn và Chị tôi quyết định trước ngày vào Nam sẽ làm một lễ cầu siêu và cầu hồn nhập vào cành phan để đem về Sàig̣n thờ cúng anh tôi.
Đến ngày thứ sáu khi anh tôi chết, ngày 17 Tháng Giêng năm Nhâm Tư, hai gia đ́nh đă ra băi biển Nam Ô, có mời mấy vị Đại Đức đến để làm lễ cầu hồn. Trong lúc làm lễ, việc khóc than không thể tránh được th́ tôi gặp một ông Cụ người địa phương chống gậy đến gặp tôi rồi nói:
- Chú em, tôi biết gia đ́nh chú em đang có chuyện buồn, nhưng tôi biết tôi có thể giúp được, vậy chú em nói với mấy bà chị đừng khóc than nhiều quá có hại cho sức khỏe.
- Thưa Cụ, v́ từ ngày gặp nạn cho đến hôm nay cũng đă sáu ngày, gia đ́nh hai chị tôi không hy vọng ǵ t́m lại được thi hài của mấy anh tôi, nay được Cụ giúp cho chúng tôi xin hậu tạ.
- Chú em đừng có lo, tôi đă tính rồi, tôi sẽ chọn ngày tốt rồi đón mấy ông ấy về tôi sẽ cho chú em hay sau.
- Dạ thưa Cụ vâng, chúng tôi cũng hứa sẽ bồi hoàn tất cả mọi chi phí liên quan đến buổi lễ đón các anh tôi về.
Buổi lễ chấm dứt, hai gia đ́nh quay về lại Đà Nẵng để rồi ngày hôm sau vợ chồng tôi đưa gia đ́nh chị tôi về Sàig̣n.
Thực t́nh mà nói, tôi không tin tưởng lắm đến lời hứa của ông Cụ tại Nam Ô v́ tôi cứ nghĩ là máy móc tinh vi của Hải Quân Việt Mỹ c̣n t́m không ra "cái hột vịt" đang ở đâu th́ làm sao mà người dân chài lưới của Nam Ô lại có thể t́m được ông Soạn và anh tôi trong cái mênh mông của Vịnh Đà Nẵng?
Nhưng tôi chợt nhớ khi tôi c̣n làm việc ở Nha Trang, từ năm 1963 đến năm 1967, tôi có quen một ông Trưởng ấp chài lưới ở Xóm Cồn sau Chợ Đầm Nha Trang, khi tôi làm chiếc cầu bằng bê tông cốt sắt thay thế cái cầu khỉ để các em học sinh cũng như dân Xóm Cồn qua lại, tôi có nghe nói về cách thức t́m xác người chết trên biển hay trên sông hồ của người dân chài như sau:
"Những người dân khi đi đánh cá, chẳng may gặp tai nạn như giông băo, ch́m ghe, xác thường bị ch́m theo ghe không có cách ǵ vớt được để đem vào đất liên mà chôn cất; tuy nhiên, cha truyền con nối, họ có một cách t́m lại những thi hài của những bạn chài ngoài biển cho nên rất ít khi bị mất tích hoàn toàn trong ḷng biển.
Phương pháp t́m kiếm những người chết ch́m trên biển hay trên sông hồ đều giống nhau và chỉ diễn ra vào lúc nào mà ông Thầy cúng ở trong Làng sau khi bấm số của người chết và thân nhân của họ để t́m một ngày tốt mới làm lễ đón người quá cố trở về.
Tôi không biết thế nào là ngày tốt, nhưng tựu chung có lẽ là ngày hợp với ngày sinh, tháng đẻ cũng như ngày gặp nạn của người chết, sau đó dân chài bèn làm một cái lễ rước thi hài về đất liền và tùy theo khu vực mà trong đó người mất tích được coi như đă chết ch́m, rộng lớn hay nhỏ hẹp để dân làng cho một số ghe chài loại nhỏ ra khơi, dàn hàng ngang, cách vài trăm thước mới có một ghe, mỗi ghe mang theo một thùng dầu đậu phụng chừng hai mươi lít rồi từ từ đổ dầu xuống biển.
Dầu đậu phụng (peanut oil) đă loang ra và tản mát theo sóng biển, lững lờ trôi vào một nơi "hữu định" trong lúc đó sau khi đổ hết dầu xuống nước, những chiếc ghe câu này cứ tà tà lần theo dấu vết loang của dầu đang trôi ở phía trước; đến một lúc nào đó, tất cả số dầu đậu phụng được đổ xuống nước mấy giờ trước đă tập trung lại một chổ, dù có ngọn sóng đánh chúng văng ra xa th́ sau đó dầu lại gom đến nơi chúng vừa gặp nhau; người chủ lễ sau đó đốt nhang, khấn vái và quăng lưới ngay giữa vũng dầu và thế là thi hài người chết được vớt lên, đem về đất liền để mai táng.
Nghe câu truyện này của ông Trưởng Ấp Xóm Cồn Nha Trang, tôi thấy nó có vẻ "huyền bí" và giống như trong mấy câu truyện "thần thoại" để kể cho mấy cháu bé trước khi chúng ngủ.
Nhưng lần này, khi không t́m lại được anh tôi, tôi đă cầu xin phương cách t́m thi hài anh tôi và ông Soạn của dân chài Nha Trang sẽ ứng dụng và trở thành hiện thực đối với hai gia đ́nh sĩ quan Pháo Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa".
Thế rồi thời gian cứ chầm chậm trôi qua, tôi được biết Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm đă điện cho ông Cậu hay ông Chú của Tổng Thống Thiệu đang ở Phan Rang để xin can thiệp với Tổng Thống xét lại việc truy thăng cho anh tôi; sau đó ông Thiệu có hứa là khi nào t́m được thi hai anh tôi th́ chấp thuận cho một sao.
May quá đây không phải là lời hứa cuội tuy nhiên chúng tôi thấy nó khôi hài ở chỗ có rất ít hy vọng t́m lại được thi hài anh tôi và ông Soạn vào những ngày kế tiếp vậy theo tôi th́ lấy đâu ra xác anh tôi để được truy thăng cho người chết?
Hai mươi sáu ngày đă trôi qua kể từ ngày anh tôi gặp nạn: 25-2-1972 tức là ngày 11 Tháng Giêng Năm Nhâm Tư, mọi chuyện hầu như vô vọng v́ Hải Quân Hoa Kỳ cũng như Hải Quân Việt Nam đă chấm dứt việc t́m kiếm sau gần hai tuần lễ mà không có kết quả. Hy vọng của chị tôi và các cháu cũng đă trôi theo với thời gian v́ cuộc sống bương trải để kiếm sống và lo việc học hành cho các cháu.
Ngày thứ hai mươi bảy, ngày 23-3-1972, (tháng hai 1972 có 29 ngày) tôi đang làm việc ở Trường Công Binh B́nh Dương, vào lúc hai giờ chiều tôi nhận được hai cú điện thoại: một của Bộ Chỉ Huy Binh Chủng Pháo Binh và một của chị tôi cho tôi biết là dân chài Nam Ô vừa t́m thấy thân tàu vào trưa ngày hôm nay, ngày 23-3-1972; họ đă thả phao đánh dấu nơi "hột vịt" cách bờ biển Thị xă Đà Nẵng có vài cây số nhưng cách nơi bị nạn có đến gần hai mươi cây số.
Sau khi được tin Trung Tướng Tư Lệnh Hoàng Xuân Lăm đă chỉ thị cho căn cứ người nhái tại Chu Lai đưa một toán người nhái do một Đại Úy chỉ huy để đưa các ông về vào sáng ngày mai, ngày thứ hai mươi tám, 2-/3-1972; nghe đến đây, tôi có nói với chị tôi:
- Chị đi trước, c̣n em ngày mai mới lên đường được; khi gặp anh, chị nhớ coi xem con mắt trái của anh có bị chảy máu như tối hôm anh gặp nạn, anh đă về thăm chị không nhé, đồng thời chị đừng quên mang theo tiền để trả ơn những người dân chài ở Nam Ô, chị cũng nhắc cho Bà Soạn biết việc này nghe chị, em cũng sẽ xuống Sàig̣n giữ chỗ ngay bây gị.
Nói với chị dâu tôi xong, tôi thu xếp một ít công việc nhà và giao việc điều hành các khóa học của Trường Công Binh cho anh phụ tá rồi cầm giấy phép đặc biệt bốn ngày của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Trường Phạm Văn Điển.
Xuống đến Sài g̣n đâu cũng gần bốn giờ chiều, tôi tạt vào nhà Bố Mẹ vợ của tôi và báo tin cho ông Bố vợ biết kết quả của việc t́m kiếm anh tôi cũng như nhờ ông bà chăm sóc vợ con tôi trên B́nh Dương; gặp ông tôi nói:
- Ba, xác anh Đồng con người ta đă t́m ra rồi, bây giờ con phải đi lấy vé máy bay ngay cho kịp.
- Thế vợ con có đi với con không?
- Dạ không mà Ba, nhà con ở lại lo cho mấy cháu, đi nữa cũng chẳng làm được ǵ chỉ thêm tốn kém lại nữa chưa đến ngày lănh lương.
- Ba biết, con cầm lấy tiền đi ngay ra Hăng Air Việt Nam cho kịp lấy vé mà ra Đà Nẵng vào ngày mai, mọi chuyện ở nhà có Ba lo cho, nhớ lấy vé Boeing 727 cho nó nhanh và không sợ trễ nải.
Ông Cụ tinh tế quá, tôi chưa kịp hỏi ông tiền th́ ông đă đưa ngay cho tôi. Bố vợ tôi mấy năm về trước có làm việc chung với anh tôi ở Tiểu Đoàn Pháo Binh tại Dĩ An Biên Ḥa, do đó tôi đă "phỗng mất" cô con gái rượu độc nhất của ông. Ông rất thương và quư anh tôi cho nên ông không thắc mắc khi tôi vào làm rể.
- Cám ơn Ba, con cũng tính hỏi Ba cho con mượn.....
- Thôi đi đi con, gần đến giờ nghỉ việc rồi, nhớ cho Ba biết tin tức khi vớt được anh Đồng con nhé.
- Dạ vâng, con đi đây.
Sau đó tôi chào Bố Mẹ vợ rồi đi mua vé và máy bay cất cánh vào lúc năm giờ chiều ngày hôm sau. Đêm đến, tôi trằn trọc khó ngủ và hồi tưởng lại lời hứa của ông Cụ mà tôi gặp khi làm lễ cầu hồn vào ba tuần trước, cho nên khi tôi ra đến nơi vào lúc tám giờ tối của ngày hôm 24-3-72 th́ việc tẩm liệm ông Soạn và anh tôi đă hoàn tất vào buổi trưa.
Thật tốt cho tôi v́ anh tôi tuổi Canh Ngọ, c̣n tôi tuổi Quư Dậu, xung khắc, khi nhập quan tôi phải tránh mặt. Tướng Soạn và anh tôi đă trở về đất liền sau hai mươi tám ngày ngâm ḿnh trong biển, và sau đây là câu truyện t́m người chết và đưa người chết trở về mà tôi được biết khi tiếp xúc với những người đă giúp đỡ hai gia đ́nh Soạn và Đồng.
Lời kể của anh Thượng Sĩ Nhất Trung Đội Trưởng Trung Đội Chung Sự thuộc Đại Đội Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật:
- Vào ban đêm của ngày thứ hai mươi sáu, 22-3-1972, tôi (Trung Đội Trưởng) trong lúc ngủ, tôi thấy "hai ông" mở cửa bước vào nhà, nh́n lên tôi thấy ông Soạn và Ông Đồng trông người rất to lớn, quần áo mặc chật ních, nước rỏ ṛng ṛng trên sàn nhà; tôi vừa đứng lên chào, tôi nghe Ông Đồng nói với tôi:
- Thượng Sĩ cho dọn chỗ để chúng tôi về.
Sau câu nói, hai ông quay ra cửa là lúc tôi toát mồ hôi và tỉnh dậy chờ cho đến sáng. Sáng hôm qua 23-3, tôi gọi anh Trung Đội Phó của tôi rồi lấy tiền đưa cho anh ta để đi mua gỗ "Giáng Hương" đem về làm hai cỗ áo quan cho hai ông, tôi nói:
- Hồi đêm tôi nằm mộng thấy ông Soạn và ông Đồng về gặp tôi và yêu cầu tụi ḿnh dọn chỗ để hai ông về. Chú cầm tiền ra mua hai cỗ bằng gỗ Hương và nhớ là cho lính đóng áo quan lớn hơn thường lệ v́ tôi thấy hai ông to lớn lắm, anh Thượng sĩ Trung đội Phó nói:
- Thượng Sĩ, ḿnh đâu đă có tin ǵ về việc t́m thấy hai ông ấy mà đi mua gỗ, nhỡ một cái th́ hai "Cỗ áo" này dùng cho ai?
- Th́ chú cứ đi mau lên, không có sao đâu, sáng mai các ông ấy về đây th́ lấy đâu ra "hàng" để tẩm liệm? Bảo mấy thằng em làm nhanh tay nghe.
Anh Thượng Sĩ Trung Đội Phó đă đi ra trại Cưa ở Phước Tường mua gỗ Hương vừa đem về đến nhà Quàn th́ có tin đă t́m được ông Soạn và anh tôi đúng như trong giấc mơ của anh Trung Đội Trưởng Trung Đội Chung Sự vào đêm hôm trước".
Lời kể của một người Dân Chài Nam Ô:
- Sau buổi lễ cầu hồn vào ba tuần trước của hai gia đ́nh mấy ông, chúng tôi t́m được ngày tốt là ngày 22-3 để đón mấy ông về và chúng tôi đă làm lễ cầu hồn hai ông theo thủ tục của Dân Chài chúng tôi, sau đó chúng tôi ra khơi rồi bủa lưới th́ lưới vướng vào "càng của thân tàu".
Sau khi lặn khoăng 40 sải nước (trung b́nh một sải là 1.3 thước), chúng tôi sờ được thân tầu rồi cột phao đánh dấu nơi tàu ch́m sau đó báo cho mấy ông ở Quân Đoàn biết để đưa thi hài mấy ông ấy về; công việc như vậy là hoàn tất, chúng tôi đă t́m được thi hài của mấy ông cho gia đ́nh rồi đấy.
Tôi hỏi anh ta v́ tôi muốn t́m gặp ông Cụ, người đă hứa giúp gia đ́nh chị tôi, để trả ơn nhưng không gặp tuy nhiên bà Soạn và chị tôi đă đưa mấy trăm ngàn trả tiền công và tiền mua lễ vật để cúng trước khi t́m được thi hài hai anh".
Lời kể của một Sĩ quan Pháo Binh Quân Đoàn.
- Sau khi được thông báo dân chài lưới ở Nam Ô đă t́m được xác chiếc trực thăng, người nhái tại Chu Lai được đưa đến vào sáng sớm ngày 24-3. Người đầu tiên lặn xuông thám sát rồi sau khi trồi lên mặt nước anh ta cho biết:
- Thân tàu ngập trong đám bùn và cát của cửa biển Đà Nẵng, thân tàu lật úp đưa hai càng lên nên khi bủa lưới, lưới đă mắc vào càng của trực thăng sau đó dân chài đă cột giây phao để đánh dấu nơi trực thăng được t́m thấy, chỗ này sâu hơn 40 thước nước.
Nhận được báo cáo của anh chuyên viên người nhái, anh Đại Úy trưởng toán gọi một nhân viên đi theo rồi lặn xuống để t́m cách đưa tàu ra khỏi vũng bùn, khi đến nơi, anh sờ và nh́n thấy 2 càng của trực thăng, c̣n cửa và thân tàu hoàn toàn ngập trong lớp bùn dầy đặc của cửa biển Đà Nẵng.
Anh Đại úy t́m cách lật nghiêng thân tàu để xem có ông nào c̣n ở bên trong thân tàu hay đă văng ra ngoài ngay khi bị nạn, khi "hột vịt" được lật nghiêng, một bóng đen từ trong thân tàu thoát ra khỏi cửa và như "ôm" lấy người anh Đại Úy, anh Đại Úy đă xô vật này ra v́ chưa biết là cái ǵ nhưng khi định thần th́ thấy là thi hài của một trong số những người mất tích đang trồi lên mặt nước.
Giật ḿnh v́ sợ bị mất thi hài nên anh Đại Úy Trưởng toán đă vội nắm lấy cổ chân của xác chết giữ lại nhưng v́ xác chềt trồi lên quá nhanh trong lúc anh Đại Úy không đủ sức nặng để tŕ lại nên đă bị xác chết kéo theo trồi lên mặt nước cùng với xác chết, việc lên khỏi mặt nước quá nhanh tạo nên thế mất quân b́nh áp xuất của cơ thể và kết quả là trên xuồng phao cao su, nhân viên người nhái thấy ông Đại Úy ngất xỉu bên cạnh thi hài của anh Đại Tá phi công.
Toán người nhái trên tàu đă vội đưa anh Đại Úy lên thuyền đồng thời gọi trực thăng tản thương đem về Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu, sau đó họ cũng vớt được ông Đại Tá Hoa Kỳ và giao cho văn pḥng Cố Vấn Quân Đoàn 1.
Rút kinh nghiệm, lần này hai người nhái lặn xuống và cùng làm một động tác để t́m những người c̣n kẹt lại trong tàu, khi hai anh người nhái đứng một bên và cùng nhau dở càng trực thăng để lật nghiêng, anh Đồng tôi, thân thể đă trương ph́nh chật cứng trong bộ quân phục tác chiến, trong tư thế ngồi co hai chân như ta ngồi ghế dựa, dây an toàn đă được tháo, hai tay khùynh ra như muốn ôm một vật ǵ, xác của anh đă từ từ trôi ra phía cửa, hai anh người nhái, mỗi anh một bên đă d́u anh tôi lên mặt nước, để đem lên thuyền.
Sau đó đến phiên ông Soạn; ông chưa gỡ được dây an toàn cho nên chết trong lúc vẫn c̣n ngồi trên ghế dây vải của trực thăng, hai anh người nhái phải cắt dây để đưa ông lên mặt nước, công việc t́m kiếm những người c̣n lại chấm dứt với việc ông Đại Úy người nhái phải nhập viên mất hơn một tuần lễ mới khỏi bệnh".
Sáng ngày thứ hai mươi tám, 24-2-1972, chị dâu tôi đă nhận được xác anh tôi và thấy con mắt bên trái của anh đă bị vỡ như chị thấy trong giấc mơ ngay hôm gặp nạn, thật là một điều kỳ diệu.
Trước khi đưa thi hài ông Soạn và anh tôi về Sài g̣n, Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm đă thay mặt Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Truy Thăng cho ông Soạn thêm một sao, và anh tôi cũng được một sao như lời hứa của Ông Thiệu; ngoài ra ông Soạn c̣n được nâng cấp Bảo Quốc Huân Chương lên Đệ Nhị Đẳng trong lúc đó anh tôi cũng được truy tặng Đệ Tam Đẳng Bảo Quấc Huân Chương.
Sau phần nghi lễ, quan tài của ông Soạn và anh tôi được đặt lên hai xe Thiết vận Xa M113 để đưa ra phi trường Đà Nặng. Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm đă đưa tiễn hai ông Soạn và Đồng một quăng đường; tôi đă thay mặt hai gia đ́nh để lạy tạ những người đưa tiễn Ông Soạn và Anh tôi vào Sàig̣n.
Chúng tôi đă đưa hai Anh vào Sàig̣n bằng hai máy bay C119 của Không Quân Việt Nam, khi máy bay "b́nh phi" sau khi lên đến cao độ được chỉ định, tôi thấy không xong v́ ḥm thiếc đă hàn không kỹ khi nhập quan, tôi lên buồng lái gặp anh Đại Úy Trưởng tầu:
- Đại Úy, ḿnh đang bay ở cao độ bao nhiêu đấy?
- Dạ, tầu ḿnh đang ở cao độ 4,000 bộ (1,200m)
- Không xong rồi Đại Úy, ḥm kẽm hàn không kỹ, Đại Úy cho tụt cao độ được không?
- Không được đâu Trung Tá, tàu đang bay dọc Quốc Lộ 1, nếu xuống thấp th́ có thể ăn đạn thêm nữa Tân Sơn Nhất đă chỉ định cao độ và hướng bay cho tàu.
- Đại Úy, theo tôi anh xin Trung Tâm kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất để xuống cao độ khoảng 1,000 bộ (300m) và bay ra biển, dọc theo bờ biển đến Vũng Tàu mới quẹo vào Sàig̣n, tôi thấy an toàn cho tàu và cho "mấy ổng ở trong đó", được không?
- Vâng để tôi coi, thế rồi chừng một phút sau chúng tôi đă lạng ra bờ biển Quảng Ngăi và bay dọc theo bờ biển từ Quảng Ngăi vào Sàig̣n với cao độ khoảng 300 thước cho nên đây cũng là lần cuối cùng tôi được nh́n bờ biển Việt Nam thân yêu từ trên phi cơ cho đến ngày nay.
Khi đang bay, tôi nghe tiếng lụp bụp của một trong hai động cơ của C119, tôi cũng ngán quá v́ nhỡ một cái mà xuống biển th́ ai vớt tôi đây? Nh́n anh Trưởng Tàu đang xoay xoay mấy cái núm trên bảng điều khiển tôi hỏi:
- Có ǵ trục trặc hay sao hả anh, tôi thấy máy nổ lụp bụp rồi x́ khói, ḿnh có sao không?
- Yên trí mà ông, nó có tên là "Quan Tài Bay" do giới phi công chúng tôi đặt tên cho nó đấy nên không có sao đâu.
- Trời đất, tên ǵ mà kỳ cục vậy?
- Máy móc th́ hay hư bất tử, không tin tưởng được. Hư và nhập xưởng để sửa hoài hoài à.
- Chúng tôi luôn luôn được "mấy ông" phù hộ cho nên chưa rớt phi vụ nào.
Gần đến Sài g̣n, anh Đại Úy Trưởng tàu rời khỏi ghế xuống gặp tôi:
- Trung Tá, có lệnh khi về đến Tân Sơn Nhất, tàu ḿnh sẽ đáp sau tầu của Tướng Soạn khoảng 15 phút v́ cần thời gian để làm lễ tiếp đón Tướng Soạn tại Phi Trường, như vậy tôi sẽ lượn vài ṿng và lên cao độ 600 thước chung quanh Phi Trường "cho ăn chắc".
Khi nào lễ đón Tướng Soạn xong lúc đó tôi mới đáp và đưa tàu vào khu vực hành lễ của đại diện các Quân Binh Chủng. Trung Tá nói với gia đ́nh chỉ rời tàu khi nào Đại Đội Danh Dự đón chào đă chuẩn bị xong nhé.
- Okay, khi nào anh mở cũa hậu chúng tôi mới xuống.
Sau lễ nghi quân cách tại Tân Sơn Nhất, thi hài anh tôi được đưa về quàn tại Chùa Vĩnh Nghiêm, một tuần sau Anh tôi mới được chôn cất tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa c̣n Ông Soạn được an táng tại đâu tôi không biết.
Mấy năm sau khi mất nước, gia đ́nh chúng tôi và các cháu đă cải táng để rồi cho đến bây giờ Anh tôi đang "ăn mày Phật" tại Chùa Pháp Vân Phú Nhuận thành phố ***.
Lúc này gia đ́nh chị tôi hiện định cư tại Na Uy c̣n gia đ́nh bà Tướng Soạn th́ bất hạnh thay, khi Bà và mấy cháu vượt biên, ghe bị vỡ và bà Soạn đă gặp được chồng cũng trong làn nước biển trong xanh tại Hải phận Vũng Tầu.
Viết lại câu truyện này tôi muốn nêu lên mấy khía cạnh thuộc về sự mầu nhiệm và huyền bí của Dân Tộc Việt Nam trong mấy chục năm qua; tôi xin tóm lược những suy nghĩ của tôi gửi đến quư bạn đọc để quư bạn giúp tôi t́m một câu giải đáp sao cho thỏa đáng nhé:
1. Ông Đại Đức tu hành tại Chùa Tỉnh Giáo Hội Phú Bổn vào năm 1967. Ông đă viết vào giữa là số của Anh tôi một câu: "Năm 1972 nếu xuất dương th́ THỌ TỬ" (th́ chết).
Nói về người con Út của Anh tôi khi cháu chào đời: "Cậu bé này ra đời th́ Cha cậu bé sẽ HẾT SỐ".
Sự xung khắc giữa Canh Ngọ 1930 với Kỷ Dậu 1969. Và Anh tôi đă "hết số" vào ba năm sau 1972, năm Nhâm Tư.
2. Ngày Mồng Ba Tết năm Nhâm Tư, 17-2-1972, trong buổi lễ Thượng Kỳ đầu năm, mặc dầu đă đi "coi Thầy" và được Thầy cho ngày giờ để làm lễ nhưng có lẽ v́ đă tới số rồi cho nên một trận cuồng phong, bụi đất mịt mù và "Lá Cờ" của Đơn Vị, được coi là "Bản Mệnh của người Chỉ Huy", khi đang kéo lên đă bị kẹt lại và trở thành "Cờ Tang" của Đơn vị. Đây có phải là điềm báo trước cho cái chết của Chỉ Huy Trưởng sẽ xẩy ra trong nay mai?
3. Ngày 11 tháng Giêng năm Nhâm Tư, 25-2-1972 sau khi thăm viếng ở ngoài khơi Đà Nẵng, giữa cái mênh mông của biển cả sao lại có một ngọn gió "quái ác" thổi ngang thân tàu đễ gây nên việc gẫy làm đôi chiếc trực thăng? Đây có phải là: đúng giờ, đúng ngày, đúng tháng mà tám trong số chín người người "phải chết" (người sống sót là anh sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ).
4. Tám ngày sau lễ chào cờ, ngày 11 Tháng Giêng Năm Nhâm Tư, 25-2-1972, khi tai nạn xẩy ra vào lúc buổi chiều, đêm đến, Anh tôi đă về gặp chị dâu tôi, quần áo ướt xũng nước chảy ṛng ṛng trên nền nhà, đứng lắc đầu rồi khóc, một con mắt đă bị vỡ khi gặp nạn. Hai mươi tám ngày sau, khi vớt được xác, chi dâu tôi xác nhận con mắt anh tôi đă bị vỡ như có vật ǵ bén nhọn đâm vào và có máu chảy.
5. Chuyện ǵ đă xẩy ra và sự huyền bí cùng linh thiêng của buổi lễ tại Nam ô khi những người dân chài địa phương làm lễ rồi ra khơi t́m anh tôi và ông Soạn. Tại sao lại dùng dầu đậu phụng như tôi được nghe kể ở Nha Trang trong những năm 1963-1967 mà không dùng loại dầu nào khác?
Buổi lễ t́m anh tôi có đúng như lời ông Trưởng Ấp Xóm Cồn bên sau Chợ Đầm Nha Trang đă kể cho tôi nghe hay là một buổi lễ với nhưng nghi thức khác và phương pháp khác mà tôi v́ không có thời gian nên không hỏi được đến nơi đến chốn.
6. Trước ngày dân chài t́m được những người mất tích một đêm, anh Trung Đội Trưởng Trung Đội Chung Sự nằm mộng gặp Ông Soạn và Anh tôi, yêu cầu dọn chỗ để hai ông về.
Thực hay hư chưa được biết nhưng anh Trung Đội Trưởng cũng bỏ tiền riêng của anh đễ mua hai cỗ áo quan bằng gỗ Hương, loại gỗ đắt tiền chỉ dùng để đóng bàn ghế, để lo chỗ nằm cho hai người vừa chết.
Mười ngày đă trôi qua kể từ khi gặp nạn, trong lúc việc đi t́m thi hài ông Soạn và anh tôi đă không c̣n được Hải Quân Mỹ Việt lưu tâm đến chúng tôi mới được tin ông Thiệu chấp thuận truy thăng cho Anh tôi khi nào đem được xác về.
Xét về t́nh th́ hợp lư nhưng xét về lư th́ nếu ông Thiểu muốn cho truy thăng th́ lúc nào cũng làm được đâu phải chờ đến khi mang được xác về. Vậy lời hứa này coi như "hứa để mà hứa", t́m được th́ "Ta" cho c̣n mất xác th́ "Không".
Nhưng đúng ngày thứ hai mươi tám (Nhị Thập Bát Tú = hai mươi tám v́ sao trong truyện Tàu) hai anh đă về để tiếp nhận sự Truy Thăng và Truy Tặng theo đứng lễ nghi của Quân Đội Miền Nam dành cho những người chết v́ công vụ.
Anh Thiếu Tá Lê Văn Sanh, người có tên trong danh sách ra thăm Chiến Hạm nhưng v́ "số chưa chết" cho nên anh phải trở về trong nuối tiếc v́ mất một dịp may hiếm có để thăm Đệ Thất Hạm Đội.
Anh đă "không được đi chung một tàu với những người sắp chết". Khi tôi viết câu truyện này anh Lê văn Sanh đang sinh sống ở Houston Texas USA. Chúng tôi mừng anh v́ anh được thêm tuổi thọ.
Câu giải đáp chúng tôi xin dành cho quư bạn, chúng tôi cũng chân thành cám ơn quư độc giả đă theo dơi câu truyện riêng tư của gia đ́nh chúng tôi, xin đa tạ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội Viên


Đă tham gia: 02 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2589
|
Msg 1160 of 1439: Đă gửi: 05 June 2010 lúc 8:13pm | Đă lưu IP
|
|
|
THẾ GIỚI TÂM LINH
(KỲ SÁU)
Miền Nam Việt Nam bị "bức tử" vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi, những quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, không phân biệt cấp bậc hay Quân Binh Chủng, chúng tôi đă theo nhau vào những nhà tù cải tạo, có lẽ lớn nhất nh́ Thế Giới, để rồi tôi lại gặp một chuyện liên quan đến:
Thế Giới Vô H́nh Trên Hoàng Liên Sơn 1979
Ngày tháng lại tiếp tục qua đi chúng tôi vẫn c̣n bị giam lỏng ở Hoàng Liên Sơn. Các bạn tôi vẫn tiếp tục đi rừng, phát quang, làm rẫy để trồng khoai ḿ c̣n tôi v́ là con cháu Bà Hỏa cho nên tôi lại được cử vào nhà bếp để nấu nướng cho 300 anh em cùng cải tạo như tôi, sau đây là câu chuyện "Ma nữ với Chảo Bắp" tôi xin kể ra đây để quư bạn thưởng lăm.
Khi Trại tám thành lập th́ nơi đây chỉ là một sườn đồi và được dân địa phương canh tác các loại hoa mầu cũng đă lâu đời rồi; tại đây có một căn nhà ba gian lợp bằng lá và cột kèo đều là tre, nứa và cây rừng.
Trong căn nhà này có một gian để một cái trơng tre một thước bề rộng và hai thước bề dài có lẽ là dùng để cho người coi rẫy ngả lưng vào những giấc ngủ buổi trưa th́ phải.
Trại tám cho xử dụng căn nhà này làm bếp cho Trại cải tạo và cho nới thêm hai gian nữa cho thành năm gian và được bố trí như sau: một gian làm kho có cửa sổ để phân phát thức ăn, một gian làm chỗ ngủ có cái trỏng tre và để dụng cụ nhà bếp, hai gian kế tiếp th́ xây năm ḷ cho năm chảo để nấu nước và nấu thức ăn cho Trại; gian nhà c̣n lại th́ làm sàn nước, có che thêm mái cho đủ rộng để lấy chỗ làm trâu và heo những khi chúng tôi được ‘bồi dưỡng’.
Lúc tôi đổi đến trại và được điều động xuống bếp, tôi lấy làm lạ là không có anh nào trong nhóm nhà bếp ngủ trên cái trơng tre này hàng đêm khi lên phiên trực, tôi hỏi mấy bạn th́ ai cũng nói:
- Lạ lắm nhưng nếu muốn th́ cậu cứ ngủ thử một đêm th́ biết.
Th́ ra "hiện tượng lạ xẩy ra hàng đêm" khi anh trực bếp mang đồ ngủ xuống và giăng màn rồi ngả lưng trên cái trơng tre này th́ cứ vào nửa đêm về sáng, nhà bếp gồm 15 đến 17 anh lần lượt đều "bị ném xuống đất" với một câu nói mơ hồ bên tai:
- Trả chỗ này lại cho tôi.
Chỉ có 2 trong 17 anh làm bếp là "có quyền nằm trên cái Trơng Tre này" mà thôi. Đó là Anh Trung Tá Sáu Nhỏ, Binh Chủng Nhẩy Dù, bếp Trưởng và anh Trung Tá Khuyến, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn Khu Trục Đà Nẵng, c̣n tôi là người thứ 18.
Khi nghe được câu chuyện này và anh em trong nhà bếp ai cũng muốn tôi thử xem sao, thế là tôi "đồng ư ngay" và tối hôm đó tôi dọn đồ xuống bếp và nằm lên trơng tre để ngủ cho đến sáng mà không có chuyện ǵ xẩy ra cho tôi.
Sau này tôi được biết là nơi đây: "Một cô Thôn nữ đă nằm xuống và thi hài của cô được đặt trên cái trơng tre này để chờ mai táng".
Kể từ đó những anh nào "không được phép" đều dọn chỗ ngủ ở trong kho hay gần ḷ nấu, c̣n ba anh em chúng tôi (cấp Trung Tá) th́ khi lên phiên đều "được linh hồn người quá cố" cho phép ngủ qua đêm mà không bao giờ bị quấy phá hay "đuổi đi" chổ khác.
Riêng tôi những lúc sau này mỗi lần xuống ngủ dưới bếp, trước khi ngả lưng tôi cũng thầm khấn "linh hồn cô bé" để xin được ngủ qua đêm trong yên ổn.
Sau đó một hôm tôi lên phiên trực nấu bắp, sau khi gạt than ba ḷ nấu vào lúc mười giờ tối như thông lệ, rồi b́nh tĩnh để lên trơng tre giăng màn và nằm ngủ, vào lúc nửa khuya th́ văng vẳng bên tai tôi có tiếng nói mơ hồ từ đâu vọng lại:
- Dậy.. dậy.. khéo không th́ chảo số ba sẽ bị khét..
Đồng thời làm như có ai nắm hai ngón chân cái của tôi để đánh thức tôi dậy, trong lúc đó tôi ngửi được mùi bắp bị khê. Tôi bật dậy như cái ḷ so, tung mùng chạy vội ra bếp, mở nắp chảo số ba, cầm cái xẻng đẩy xuống sát đáy chảo và lật lên, th́ bắp đă bắt đầu hết nước, hơi khô nhưng chưa khét.
Trộn đều chảo bắp xong tôi vội chữa cháy bằng mấy thau nước lạnh tạt vào trong ḷ để làm nguội thành ḷ chờ sáng mới không bị khê.
Anh vệ binh thấy tôi hùng hục ‘chữa lửa’ bèn lại hỏi tôi tại sao tôi thức dậy sớm thế, v́ mới có hơn một giờ sáng mà thôi, tôi trả lời cho qua câu chuyện rồi "thầm cám ơn người khuất mặt" để rồi lại tiếp tục đi ngủ.
Riêng rằm tháng 7 năm 1979, anh bếp phó Thiếu Tá Nguyễn Ky Biệt Động Quân, đă yêu cầu Hậu Cần cung cấp cho nhà bếp mấy thẻ nhang, rồi chúng tôi làm mâm cơm tươm tất để cúng "Cô Hồn" tại bếp, riêng tại ḷ bánh ḿ do tôi phụ trách, tôi cúng bánh ḿ nhưng cũng có vài nén nhang.
Lư do chúng tôi cúng "cô hồn" ở ḷ bánh ḿ là v́ căn cḥi này, một căn nhà lá có chiều rộng 2.5 thước và chiều dài là ba thước, trước khi tôi đến Trại tám là nơi quàn xác một anh bạn, Thiếu Tá hay Đại uư tên là Tấn bị chết khi cải tạo tại Trại tám, thi hài anh Tấn được để tại đây một đêm và một ngày rồi mới được chôn cất.
Khi tôi phụ trách nướng bánh ḿ, Trại đă chỉ thị cho tôi lấy căn cḥi này mà làm ḷ nướng bánh, tôi đă phải khấn anh Tấn để xin anh cho phép dùng nơi ở của anh để phục vụ những người cùng cảnh ngộ như anh nhưng "chưa chết".
Khi nướng bánh ḿ mẻ đầu tiên, tôi lấy năm ổ bánh rồi xếp lên mặt ḷ để cúng anh Tấn. Sau khi chúng tôi ra được mấy mẻ bánh tiếp theo th́ nhang cũng đă tàn, đâu cũng có tới gần một tiếng đống hồ, tôi thấy ‘tự dưng’ một trong năm ổ bánh để trên miệng ḷ đă "tự động" nhẩy xuống đất; thấy vậy tôi nói với anh Trung Tá Nguyễn Quang Lan, Tham mưu Trưởng Tiểu Khu Phú Bổn:
- Anh Lan làm ơn cất dùm tôi năm ổ bánh ḿ vào bao bố đi, anh Tấn đă dùng bữa xong rồi, cất đi anh Lan kẻo không th́ khi Vệ binh của trại đến chúng ta khó mà trả lời đây.
Anh Lan làm theo lời tôi vừa xong th́ một anh vệ binh của trại đă ló đầu vào cửa gian nhà và hỏi:
- Các anh đang nướng bánh ḿ đấy hả?
Tôi trả lời:
- Dạ vâng, chúng tôi đang nướng bánh.
Đứng nh́n một hồi lâu rồi sau đó anh vệ binh của Trại mới bỏ ra ngoài; chúng tôi nh́n nhau và thở dài nhẹ nhơm v́ anh Tấn đă kịp thời "báo động" cho nên chúng tôi mới không bị rắc rối.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|