Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 374 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Truyện tâm linh - hiendde Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 581 of 1146: Đă gửi: 04 July 2010 lúc 11:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ NHẤT:


DƯỚI CHÂN HY MĂ


ĐỀN BIRLA


Tôi vẫn không nghĩ là thủ đô Delhi mà lại không có đền tháp Phật giáo nào. Ngày nọ nghe nói phía tây thành phố có đền Birla là nơi thờ Phật, tôi vội lên xe ba bánh đi xem thử. Ở Ấn Độ cũng có xe " túc-túc " như của Thái Lan, xe đưa tôi đến một ngôi đền đồ sộ cách quăng trường Connaught chừng hai cây số, đó là đền Lakshmi-Narayan.

Đền này do một gia tộc phú thương tên Birla xây năm 1938 nên thường mang tên đền Birla. Birla và Tata là hai gia tộc rất giàu có và thế lực của Ấn Độ từ cả trăm năm nay, chuyên buôn bán vải vóc tơ lụa.

Tại chân đền, ấn tượng đầu tiên làm tôi thú vị là hàng ngàn giày dép của khách thập phương ngổn ngang nằm dưới chân bậc cấp. Họ phải cởi giày dép khi vào đền, đó là điều b́nh thường, nhưng sao không ai sợ bị mất cắp trong một xứ nghèo như Ấn Độ.

Hiển nhiên là tại đây cũng có đạo chích như mọi nơi trên thế giới nhưng xem ra những tay làm ăn bất thiện cũng biết sợ thánh thần. Đền Birla có thêm điều đặc biệt, đó là giày dép của người nước ngoài được giữ riêng và khuôn mặt của tôi xem ra không giống người bản xứ nên ban bảo vệ đưa tôi vào pḥng đặc biệt, nhă nhặn yêu cầu cởi giày và tôi được đi chân trần trên đá cẩm thạch mát lạnh.

Nh́n những bậc cấp bằng đá phần lớn bị ṃn ở giữa, tôi mới hay đây là một chỗ hàng ngàn hàng vạn người đến chiêm bái. Nhưng ở đây đâu có thờ Phật, đó là cảm nhận đầu tiên của tôi. Ngược lại phần lớn các tượng đều tŕnh bày một vị nữ thần tươi cười, có sắc đẹp hấp dẫn, thân h́nh tṛn trịa.

Thế nhưng đi quanh trong đền chính, tôi nhận ra các bức bích họa trên tường cũng có tŕnh bày lịch sử đức Phật cũng như sự tích tiền thân của Ngài. Đây rơ là một đền thờ Ấn Độ giáo v́ bức tượng quan trọng nhất là tượng thần Krishna với bốn khuôn mặt nh́n ra bốn phía.

Nhưng tại sao đền này lại mang tên Lakshmi, lại nhắc đến Phật Thích-ca, lại có một cái chuông đồng rất lớn đúc theo kiểu Phật giáo Trung Quốc? Tôi đang lạc giữa một rừng người đang th́ thầm khấn vái, áo quần tươi đẹp.

Cũng may là ngôi đền bốn phía thông gió nên khách hành hương không bị ngộp mùi hương khói, nhờ thế ta có thể ở lâu nh́n ngắm. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với Ấn Độ giáo và đặc trưng của tôn giáo này là thờ phụng vô số thần thánh mà Lakshmi là một vị nữ thần.

Lakshmi là vị thần tượng trưng cho sắc đẹp và hạnh phúc. Bà là vợ của thần sáng tạo Vishnu, mẹ của thần Kama mà Kama th́ chủ t́nh yêu và nhục cảm. Theo truyền thuyết, bà sinh ra từ sóng, khi biển cả bị A-tu-la phá phách, có sắc đẹp kiều diễm, tay cầm hoa sen.

Lakshmi cũng là thần của giàu sang hạnh phúc nên được người Ấn Độ hay khẩn cầu. V́ thế tượng của Lakshmi diễn tả một phụ nữ sang trọng diễm lệ và cận nhân t́nh. Có lẽ đó chính là lư do tại sao đền Birla lúc nào cũng đông như ngày hội.

Khách hành hương thăm đền Birla xem ra không mấy ai để ư đến các bích họa nói về đạo Phật. Đối với tín đồ Ấn Độ giáo, Phật Thích-ca chỉ là một dạng tái sinh của thần Vishnu. Nhà thương nhân Birla chủ trương đưa mọi thần thánh vào đền để ai cũng được thờ cúng và khách hành hương muốn cầu khẩn đến ai cũng được.

Những điều vừa nói nghe qua rất tầm thường nhưng đó là điều ta cần biết khi đến Ấn Độ và khi muốn t́m hiểu về Ấn Độ giáo. Ấn Độ là một xă hội của tôn giáo, khắp nơi đều mang những dấu ấn khác nhau của tôn giáo. Thủ Tướng đầu tiên của Ấn Độ là Jawaharlal Nehru đă từng nói:

" Ấn Độ là nhà thương điên, là viện tâm thần của các tôn giáo " , ông không nói đùa hẳn và dĩ nhiên cũng không hề khinh miệt. Đó là nơi mà các truyền thống tôn giáo tồn tại song hành với nhau, trong đó Ấn Độ giáo chiếm vị trí then chốt.

Ấn Độ giáo khác hẳn các tôn giáo lớn trên thế giới ở chỗ nó không có một giáo chủ, một vị sáng lập mà đây là một hệ thống triết lư đồ sộ thành h́nh qua nhiều ngàn năm. Trong nền tôn giáo này ta có thể t́m thấy các vị thánh nhân minh triết nhất của nhân loại cũng như những niềm tin non nớt nhất của con người.

Thế nhưng điều then chốt chung của Ấn Độ giáo là họ tin nơi một thể tính siêu việt nằm trên mọi h́nh tướng, thể tính đó là nguồn gốc của mọi hiện tượng, là thể đích thực của mọi dạng thánh thần.

V́ những lẽ đó mà mọi thánh thần không hề làm tín đồ Ấn Độ giáo lạc lối, không ai cạnh tranh chướng ngại với ai, tất cả đều là thể hiện của thể tính đó, tất cả đều qui về một mối.

Nhiều nhà Phật học phương Tây coi đạo Phật là một phát biểu mới của Ấn Độ giáo, xếp đức Phật là " nhà phê phán "hay " người cải cách " của tôn giáo này. Để truyền bá giáo pháp của ḿnh, đức Phật là người lấy lại nhiều khái niệm của Ấn Độ giáo như nghiệp lực, sự tái sinh, vô minh, nhưng đồng thời Ngài tŕnh bày những nội dung mới về vô ngă, về tính Không, về trung đạo.

Do đó mà cách xếp loại coi Phật giáo là một " nhánh " của Ấn Độ giáo có thể đúng về mặt phân tích nhưng theo tôi, điều quan trọng là hiểu được ư nghĩa của sự xuất hiện các thánh nhân trên trái đất, hiểu thông điệp của các vị đó cho con người.

Đối với tín đồ Ấn Độ giáo, Phật Thích-ca là một dạng của thần Vishnu, mọi thánh nhân trong mọi thời đại có lẽ đối với họ cũng thế thôi. Đối với Ấn Độ giáo, Brahman là thực thể cuối cùng vũ trụ, là cái mà Phật giáo gọi là Pháp thân, Lăo giáo gọi là Đạo.

Phật hay các thánh nhân xưa nay là hiện thân của thể tính sáng láng, diệu dụng và cũng rất từ bi đó, các vị là những ứng hóa thân xuất hiện làm đạo sư cho trời và người. Các vị thầy đó sinh ra thời nào th́ phải mang y phục, phải nói ngôn ngữ, phải theo phong tục của người đương thời, họ phải làm sao cho người đời hiểu ḿnh mới có thể giáo hóa.

Các vị đó có thể là vua chúa như Phật Thích-ca, là người chịu cực h́nh như Chúa Jesus, là nhà du ca như Milarepa. Ngày nay các vị đó cũng có thể đang xuất hiện dưới dạng của nhà khoa học, người nghệ sĩ, kẻ điên khùng..., họ không nhất thiết phải cạo đầu, phải mặc áo quần tu sĩ và không cần người đời biết đến.

Chỉ " Phật mới nhận ra Phật, bồ-tát mới nhận ra bồ-tát ". Sai lầm thay khi ta dựa vào con người dù đó là những vị giáo chủ mà tranh chấp hơn thua, bỏ quên nội dung giáo lư. Đức Phật đă dạy từ hơn hai mươi lăm thế kỷ trước trong " bốn y cứ ", là " y pháp bất y nhân ", hăy lấy nội dung giáo lư làm chuẩn.

Và giáo lư Ấn Độ giáo, cũng như Phật giáo, cũng như mọi nền minh triết của châu Á đều tin rằng, thế giới này là dạng xuất hiện của một thực thể khác mà tự tính của nó là nhất như, siêu việt trên tất cả mọi dạng hiện tượng và tư duy.

Được đi chân trần trên đá cẩm thạch mát lạnh, tôi thấy ḿnh đă quên công việc thương nhân đầy phiền toái, ḷng tôi đầy cảm hứng tâm linh. Trên đường ra đền, nữ thần Lakshmi nh́n tôi tươi cười, h́nh như bà chúc tôi giàu sang hạnh phúc.

Đi xuống bậc cấp đầy giày dép, tôi bị khói xăng của xe " túc túc " kéo về thực tại. Thế nhưng tôi chưa lên xe vội v́ cạnh đền Birla có một ngôi đền nhỏ, nó đột nhiên kích thích sự chú ư của tôi. Tôi muốn vào xem.

Th́ ra đó là một ngôi đền Phật giáo không ai lui tới và xem ra tôi là khách duy nhất vào thăm đền hôm đó. Tôi nghĩ không sai, Phật giáo chưa hoàn toàn diệt vong trên đất Ấn. Tôi dè dặt đi vào giữa hai hàng cây nhỏ như cây trà của ta.

Trong đền, giữa một ṭa nhà nhỏ h́nh vuông bốn bề mở cửa, một bức tượng Thích-ca bằng đồng đen ngồi yên lặng mỉm cười trong ánh nến mờ, ngoài kia là tiếng huyên náo của tín đồ đang cầu giàu sang và nhan sắc. Tôi thấy ḷng tĩnh lặng, xung quanh tôi là những bức bích họa về cuộc đời đức Phật mà nội dung tôi đă biết qua.

Chỉ cách đền Birla mấy bước mà tôi như đi qua một thế giới khác, nơi đây tôi tự động nhớ rằng không có ǵ bấp bênh và chóng phai nhạt hơn tiền bạc và sắc đẹp. Tôi ngắm tượng Phật, Ngài mỉm cười bí ẩn, h́nh như Ngài nh́n vào bên trong để thấy bên ngoài và v́ thế nh́n cuộc đời một cách hóm hỉnh.

Vị trụ tŕ chùa tiếp tôi, vui mừng biết tôi là người Việt Nam, ông đă gặp các tu sĩ người Việt đi từ miền Nam gần 30 năm trước. Biết tôi là thương nhân xem ra ông ngạc nhiên sao không thấy tôi khẩn cầu vị nữ thần của phú quí bên kia đền mà lại đến đây thắp một nén hương trước tượng đồng đen.

Có lẽ v́ thế mà ông quí tôi, tặng nhiều sách vở và giới thiệu với các vị tu sĩ trẻ tuổi người Nepal đang học tập trong đền. Hồi đó tôi không hề ngờ là gần mười năm sau ḿnh sẽ đi Nepal thăm quê hương đức Thích-ca.






Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 582 of 1146: Đă gửi: 04 July 2010 lúc 11:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ HAI


ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG


BIHAR, VÙNG ĐẤT THÁNH


Ngày nay Ấn Độ là một quốc gia thống nhất với 25 tiểu bang và 800 triệu dân. Trong số các tiểu bang th́ Bihar là một vùng đất đặc biệt nằm phía Đông Bắc Ấn Độ với thủ phủ là Patna. Bihar rộng khoảng nửa nước Việt Nam và với một số dân khoảng 90 triệu người, tiểu bang này có mật độ dân cư rất cao.

Bihar được xem là vùng đất thánh của Ấn Độ không phải chỉ v́ có sông Hằng chảy qua. Đó là một vùng đất lạ lùng v́ nó là nơi sản sinh và hoạt động của nhiều thánh nhân vĩ đại của Ấn Độ. Cách đây hơn 25 thế kỷ, đây là cũng là vùng hoạt động chính của Phật Thích-ca.

Tại Bihar ngày xưa trong thế kỷ thứ hai sau công nguyên đă thành h́nh viện Phật học Na-lan-đà. Đây là nơi các vị luận sư nổi tiếng như Long Thụ, Trần Na giảng dạy, là nơi các vị tổ thiền Ấn độ lưu trú, là chỗ đón tiếp những khách hành hương đến học tập như Pháp Hiển, Huyền Trang.

Bihar cũng là quê hương của rất nhiều vị Đại thành tựu giả [1], đó là những vị có chung một đặc điểm là trong một đời người mà giác ngộ giải thoát sau khi trải qua nhiều cuộc khủng hoảng. Những vị đó là những thánh nhân kỳ dị mới đầu mang đầy ô nhiễm của thế nhân, nhưng cuối cùng lại biến dục lạc thành phương tiện giác ngộ.

Đó là những du già sư xuất hiện cuối cùng trước khi đạo Phật diệt vong tại Ấn Độ. Trong các vị này có một kẻ mang tên Ti-lô-pa, đây là vị tổ đầu tiên của phái Ca-nhĩ-cư của Tây Tạng[2]. Ngày nay người ta c̣n nhắc tới Tan-tê-pa, người mê đánh bạc, chỉ cần quán "thế giới cũng rỗng như túi tiền của ḿnh" mà ngộ Tính Không.

Hay Kan-ka-ri-pa, kẻ say đắm nữ sắc, người được dạy hăy quán nữ nhân của ḿnh là thần Không hành nữ[3] và nhận ra "mọi sắc thể đều do tự tính biến hiện". Họ làm ta nhớ đến Từ Đạo Hạnh của Việt Nam trong thế kỷ 12, trong một đời mà từ bỏ hắc đạo để "làm Phật làm tiên"[4].

V́ thế Bihar có một lịch sử của hai ngàn năm trăm năm. Ngày Phật c̣n tại thế th́ phía nam sông Hằng của vùng này là một tiểu quốc tên gọi là Ma-kiệt-đà, tại phía bắc là nước Kiều-tát-la[5].

Thời đó vua của Ma-kiệt-đà là Tần-bà-sa-la và kinh thành của ông là Vương Xá, thị trấn này ngày nay có tên là Rajgir. Như đă nói trong phần trước, ông chẳng may có người con trai ngỗ nghịch là A-xà-thế. A-xà-thế giam cha mẹ vào ngục, bỏ đói đến chết, giành ngôi vua và dời đô lên phía bắc Vương Xá, đến Hoa Thị Thành[6], nằm trên bờ nam sông Hằng.

Hoa Thị Thành phồn vinh suốt cả ngàn năm, ngày nay có tên là Patna. Patna chính là thủ phủ của tiểu bang Bihar, có sân bay nội địa.

Trở lại chuyện ngày xưa th́ sau đời A-xà-thế là một triều đại phồn vinh có tên là Maurya[7] lên ngôi, với sự lănh đạo của nhà vua Chandragupta. Ông lấy Hoa Thị Thành làm kinh đô, thống nhất các vương hầu làm thành một thế lực hùng mạnh. Hồi đó là thế kỷ thứ ba trước công nguyên mà Chandragupta đă bắt đầu liên lạc với các nhà vua Hy lạp.

Thế nhưng lúc đó cũng chưa phải là giai đoạn vàng son v́ lịch sử phải đợi đến một người cháu của Chandragupta tên gọi là A-dục (Ashoka) mới lên đến tột đỉnh. A-dục trị nước từ năm 269-232 trước công nguyên và vương quốc của ông hùng hậu chưa từng thấy, trải dài từ Kashmir phía bắc đến Mysore miền nam, từ Bangladesh đến Afganistan ngày nay, hầu như toàn bộ nước Ấn Độ mênh mông bây giờ.

Nhưng quyền lực bao giờ cũng phải được trả giá bằng xương máu, nhất là thời phong kiến của A-dục. Ngày nọ trên một băi chiến trường đẫm máu, ông động tâm sâu sắc, thề không nhúng tay vào chinh chiến nữa. Ông t́m nơi Phật Thích-ca là người thầy của ḿnh, cho xây dựng trong vương quốc của ḿnh khoảng 30 trụ đá[8], 18 tấm thạch bích ghi lại những lời giáo hóa và tán thán về đức Phật mà ngày nay người ta c̣n t́m thấy tại Bihar, Orissa, Delhi, Sarnath.

A-dục cho nhiều sứ giả mang kinh sách, tranh tương đi khắp nơi các vùng Đông Á để truyền bá đạo Phật. Huyền sử chép rằng ông có làm quà cho Trung Quốc một bức tượng của Phật Thích-ca, bức tượng đó ngày nay được thờ tại Lhasa Tây Tạng, bức tượng " biết nói ", được xem như thiêng liêng nhất của Tây Tạng[9].

Con trai của A-dục là Mahendra về sau thành tăng sĩ, người đă mang giáo pháp qua Tích Lan. Tiện đường, Mahendra cũng mang một nhánh con của cây Bồ-đề, chỗ Phật thành đạo qua Tích Lan trồng và ngày nay c̣n xanh tốt. Trụ đá mang đầu sư tử của A-dục cho xây dựng ngày nay là quốc huy của nước Ấn Độ.

Sau khi vua A-dục chết năm 232, vương triều Maurya sớm suy tàn, nước Ấn Độ lại chia năm xẻ bảy ra nhiều tiểu quốc và suốt 2000 năm sau đó, cho tới lúc người Anh chiếm nước này làm thuộc địa, không có một vương quốc nào trên bán đảo này mà sự hùng mạnh có thể so sánh với thời kỳ A-dục.

Khoảng sáu trăm năm sau A-dục, tức trong thế kỷ thứ 4 sau công nguyên là thời đại Gupta. Gupta cũng là một triều đại rực rỡ của Ấn Độ về văn hóa, triết học và toán học. Thế nhưng triều đại Gupta không kéo dài hơn 200 năm. Khoảng thế kỷ thứ 7, một tôn giáo khác ra đời, đó là Hồi giáo.

Sau khi nhà sáng lập Hồi giáo là Mohammed chết năm 632, đạo Hồi lan đến Ấn Độ năm 712 và bắt rễ tại đây, đồng thời mối tranh chấp giữa Hồi giáo và Ấn Độ giáo bắt đầu nảy sinh.

Trong những cuộc thánh chiến giữa Hồi giáo và Ấn Độ giáo sau đó, đạo Phật cũng bị suy yếu nặng nề, thế lực của Hồi giáo cũng lan tràn đến Bihar và vùng đất thiêng liêng này là kẻ chứng kiến biết bao thảm họa do ḷng tin tôn giáo mù quáng gây ra.

Ngày nay trên bán đảo Ấn Độ mênh mông, đạo Phật xem như đă diệt vong, chỉ c̣n Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Giữa hai tôn giáo đó là một sự tranh chấp sâu xa, khi âm ỉ, khi bùng nổ, nhưng nó luôn luôn hiện diện từ những b́nh diện chính trị cao nhất đến đời sống b́nh thường của nhân dân.

Tuy có một quá khứ huy hoàng nhưng Bihar ngày nay là một tiểu bang nghèo. Hoa Thị Thành hay Patna là cố đô của một thời chói lọi, lại là điểm xuất phát để đi thăm nhiều thánh tích. V́ thế tôi lấy máy bay từ Delhi đi Patna.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 583 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 12:04am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ HAI


ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG


ĐI DỌC SÔNG HẰNG


Hăy ra khỏi Delhi, rời bỏ các lâu đài tráng lệ, các vùng nghỉ mát danh tiếng để t́m hiểu kỹ hơn nước Ấn Độ. Tôi đă đi nhiều nơi trên thế giới, giàu nghèo khác nhau nhưng chưa thấy nước nào kỳ lạ, đầy những ấn tượng trái ngược như Ấn Độ. Ta không thể nào hiểu được nước này, không thể mô tả nó.

Nhà văn Mỹ Mark Twain, người có nhiều nhận xét sâu sắc hóm hỉnh, thăm Ấn Độ năm 1896, viết về xứ này như sau: "Mỗi khi bạn nghĩ là ḿnh đă t́m hiểu hết những tính cách lạ lùng của nước này và muốn cho nó một danh hiệu nào đó...

Xứ sở của dịch hạch, xứ sở của nghèo đói, xứ sở của những ảo giác khủng khiếp, xứ sở của những ngọn núi ngất trời...vân vân, th́ lại sớm hiện ra những tính cách mới và bạn thấy cần những danh hiệu mới". Cuối cùng Mark Twain thấy hay nhất là vứt bỏ mọi danh hiệu và đặt tên Ấn Độ là "xứ sở của sự kỳ diệu".

Đây là nơi mà ta phải ngắm Taj Mahal lúc nửa đêm, nh́n cái nghèo đói lúc ban ngày, nếm cái bụi bặm của những làng quê buồn tẻ, đi lạc trong màu sắc rực rỡ và tiếng ồn ào của các basar, nh́n những đàn ḅ và khỉ sống chung với con người, xem những đám rước tôn giáo mê say quên ḿnh.

Đây là nơi mà thiên nhiên cho dấu ấn một cách sắc nét nhất với những con sông, những ngọn núi, với sức nóng tàn khốc và những cơn băo kinh người.

Đây là một quốc gia thuộc về 15 nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới nhưng 70% dân chúng vẫn cày cấy với dụng cụ thô sơ của cha ông để lại và sống bên bờ của sự thiếu ăn. Tại Ấn Độ, trong một nhà máy có thể người ta đang sản xuất bom nguyên tử và tên lửa liên lục địa nhưng ngoài nhà máy vẫn là nơi sửa xe ḅ theo cách của thời A-dục vương để lại.

Trí thức Ấn Độ có thể là những triết gia nhất nh́ thế giới, là các nhà khoa học xuất sắc được nhiều nước tranh nhau mời về nghiên cứu, họ sống bên cạnh 60% dân chúng mù chữ. Phú gia Ấn Độ rất nhiều và cũng rất giàu có, của cải của họ không ai biết hết được, dưới mái hiên cung điện của họ là những tu sĩ thiếu cả áo quần che thân ngồi đợi mặt trời mọc để hành tŕ phép du-già.

Tiểu bang Bihar là một vùng có nhiều tu sĩ như thế. Patna, thủ phủ của Bihar, cách Delhi khoảng 800km đường chim bay về hướng đông nam. Máy bay hầu như bay dọc theo ḍng chảy của sông Hằng trên địa phận tiểu bang Uttar Pradesh.

Uttar Pradesh là một dăy b́nh nguyên nằm kề sát chân Hy-mă lạp sơn. Đây là một vùng thấp nhưng ít nước khó canh tác, chỉ một phần ba đất trồng trọt có các hệ thống tưới tiêu lấy nước từ sông Hằng. V́ thế từ xưa đến nay Uttar Pradesh là một vùng nghèo.

Thế nhưng đây là đường trực tiếp nhất đi từ vùng rẻo cao Simla về Bihar nên chính vùng này là đường mà ngày xưa Huyền Trang đă đi hành hương. Đây là dịp đọc lại[10] và t́m hiểu lộ tŕnh của ông trong thế kỷ thứ 7.

Máy bay đi qua địa phận của hạt Bijnor nằm trên tả ngạn sông Hằng, đó là nơi mà Huyền Trang lưu lại trong mùa xuân và hè năm 635 để nghiên cứu kinh sách của phái tiểu thừa Nhất thiết hữu bộ[11], một bằng chứng về tính bác học của ông, mặc dù hồi đó ḷng ông đă hướng hẳn về phía đại thừa.

Đi thêm một đoạn sông Hằng nữa là thủ phủ Kannauj mà ngày Huyền Trang đến là một thành phố hết sức phồn vinh, là kinh thành của một nhà vua rất mộ đạo Phật tên gọi là Harsavardhana, trị v́ từ năm 606 đến 647. Cũng trong vùng trung lưu sông Hằng này, Huyền Trang đến tiểu quốc Ayodhya, quê hương của hai nhà sáng lập phái Duy thức là anh em Vô Trước[12] và Thế Thân[13], sống trước ông khoảng hai trăm năm.

Huyền sử chép rằng Ayodhya là nơi mà Vô Trước mời Bồ-tát Di-lặc hạ giới giáo hóa. Suốt bốn tháng liền, Vô Trước cứ ban đêm th́ nghe Di-lặc giảng, ban ngày th́ giảng lại cho đại chúng. Di-lặc được xem là tác giả của bộ " Du già sư địa", bộ luận mà Huyền Trang là người dịch ra chữ Hán. Huyền Trang đến thăm lại tu viện nằm trong một vườn xoài, nơi mà Vô Trước giảng cho em là Thế Thân ngộ lư Duy thức.

Sau khi đại ngộ, Thế Thân định rút dao cắt lưỡi v́ từ xưa đến nay ông luôn luôn phát biểu chống Duy thức nhưng lại Vô Trước lại là người cứu em khỏi câm. Ayodhya là quê hương tâm linh của Huyền Trang v́ ông chính là người đem phái Duy thức về Trung Quốc dưới tên Pháp tướng tông.

Sau một giờ bay, máy bay ở khoảng vị trí Allahabad, chỗ giao lưu của sông Hằng và sông Yamugar, đó cũng là nơi Huyền Trang thoát chết một cách huyền bí. Ông bị một nhóm giặc cướp bắt và bị lấy hết hành lư. Thế nhưng chẳng may cho ông là nhóm giặc này đang t́m giết một chàng trai khôi ngô tuấn tú để tế cho nữ thần Durga mà Huyền Trang th́ quá đẹp trai.

Ở đây xem ra chuyện Tây Du kư của Ngô Thừa Ân nói về Đường Tăng bị yêu quái mê mẩn không phải hoàn toàn bịa đặt. Sau khi thuyết phục giặc cướp không xong và thấy chúng đang mài dao kiếm, Huyền Trang thấy ḿnh đă tới số, ông ung dung xin họ chút thời gian để cầu đức Di-lặc đưa ḿnh về trời Đâu-suất nghe pháp.

Lúc linh ảnh của Di-lặc xuất hiện trong tâm của Huyền Trang th́ cũng là lúc đá chạy cát bay. Giặc cướp hoảng hồn hỏi gia nhân ông về tung tích nhà sư này. Gia nhân kể cho họ nghe ông là một tu sĩ Trung Quốc qua Ấn Độ hành hương và thỉnh kinh. Và khi Huyền Trang mở mắt ra chịu chết th́ giặc cướp đă phủ phục dưới chân ông.

Sau Allahabad, lẽ ra Huyền Trang phải thuận đường thủy tiếp tục đi theo sông Hằng về hướng đông đến Lộc Uyển, chỗ đức Phật chuyển pháp luân nhưng không hiểu tại sao ông đổi hướng, đi ngược lên hướng bắc t́m đến quê hương của Ngài.

Có lẽ qua biến cố vừa rồi, ông thấy chuyến đi quá hiểm nguy, phải đến đảnh lễ chỗ Phật đản sinh tại Lâm-t́-ni để pḥng trước đời ḿnh có ngắn ngủi. Lúc đó Huyền Trang không biết rằng ḿnh c̣n sống 30 năm nữa.

C̣n tôi, kẻ hậu sinh sống thêm mấy đời cũng không làm nổi học tṛ ông, th́ ngồi máy bay đi tiếp về Hoa Thị Thành. Ôi, xấu hổ làm sao khi thấy nghị lực và trí tuệ của người xưa. Ngày nay người đi hành hương quá dễ, quá khỏe, quá tiện nghi.

Nếu ngày xưa con người phải đổi mạng để lấy kinh sách và để được cảm khái đến gần dấu chân thánh nhân th́ ngày nay chỉ cần một cú điện thoại là có chỗ mà ở, có xe mà đi. Ngày nay chỉ cần bấm một cái nút là kinh sách hiện lên trên màn h́nh, thêm một cái nút nữa là in ra hàng loạt.

Nhớ lại ngày xưa, có người cả đời chỉ khắc được một câu kinh, c̣n nay ai muốn có thiên kinh vạn quyển đều được. Thế nhưng ngày nay xem ra không mấy ai minh triết hơn người thời xưa v́ con người h́nh như không c̣n ai muốn đọc, muốn suy ngẫm về kinh sách ngày xưa.

Khó hơn thế nữa, trong tâm thức tôn giáo, dù có biết nhiều hiểu rộng, biết tán tụng suy luận, chúng cũng không mang lại ǵ cả trên đường t́m kiếm. Chúng đều là những ngọn gió tri thức chỉ tạo thêm mây mù che ánh sáng của giác ngộ.

Điều mà hành giả cần có phải chăng là "bồ-đề tâm", điều mà Phật giáo Tây Tạng vô cùng coi trọng. Có bồ-đề tâm th́ một câu kinh cũng đủ, không có th́ thiên kinh vạn quyển cũng vô ích.

T́m hiểu bước đường lữ khách của Huyền Trang không phải là ṭ ṃ xem ông đi đến đâu mà để cảm khái tâm bồ-đề kiên cố của ông. Và nhờ thế mà ta biết mừng vui cho những người đem cả đời ra để tạc một bức tượng, khắc một câu kinh. Những tác phẩm đó đều là gỗ đá nhưng chúng là phương tiện để bồ-đề tâm được thể hiện.


HOA THỊ THÀNH


Ra khỏi máy bay cảm giác đầu tiên của tôi là thấy hơi nóng khủng khiếp tràn đến. Tôi nhủ thầm: "Đức Phật ngày xưa phải chịu cái nóng này sao". Sân bay Patna làm tôi nhớ đến sân bay Qui Nhơn, nó có cái nhỏ của loại sân bay làng, hành khách đi bộ dưới cánh máy bay vào ga lănh hành lư.

Trên đường đi bộ tôi cũng đi ngang những đoạn sân bê-tông có lót loại lưới sắt của quân Mỹ hồi xưa như ở sân bay Qui Nhơn mà lúc tôi đến vẫn c̣n. Patna là nơi đầu tiên tôi đến sau Delhi, dù đoán trước, tôi cũng phải ngỡ ngàng về sự nghèo nàn và luộm thuộm của xứ Ấn Độ.

Tới đây tôi mới nếm cái nóng Ấn Độ, Delhi là miền ôn đới nằm phía bắc gần Hy-mă lạp sơn th́ khác hẳn. Ra khỏi sân bay Patna, quang cảnh hiện ra với tôi đúng là miền nhiệt đới châu Á, với các loại cây như cây me, liễu, chuối hay cau của chúng ta.

Patna hay Hoa Thị Thành là đây, đây là nơi A-dục vương triệu tập hội nghị kết tập lần thứ ba khi ông đă trị v́ toàn nước Ấn Độ. Thấy Patna, tôi thất vọng tự nhủ, cố đô của A-dục vương ngày nay như thế này sao ? Không thể được !

Đó là một thành phố nằm trên bờ nam sông Hằng, dơ bẩn và buồn tẻ. Tôi ngẩn ngơ đi xích lô trong thành phố, để cho ấn tượng tự kéo đến, ấn tượng của kinh thành nhà vua A-dục mà tôi yêu mến. Tới đây tôi mới biết Delhi là quá sang trọng, quá sạch sẽ. Sông Hằng gần Delhi cũng sang trọng hơn sông Hằng của Patna.

Những người giàu có kiêu ngạo họ sống ở Delhi hay những nơi nghỉ mát như Simla cả, họ đâu cần đến đây xây cất nhà cửa. C̣n nhà nước Ấn Độ xem ra quá tải với những vấn đề của dân số đặt ra, họ đâu có kinh phí để sửa chữa xây dựng. Khi tôi đến, trời đă về chiều, thành phố với một triệu rưỡi dân này gây một cảm giác buồn bă.

Thật ra qui mô thủ phủ này rất lớn, xứng đáng là kinh thành của Ma-kiệt-đà một thời hiển hách, đô thị có một bề dài chừng 10 cây số. Ngày nay ánh sáng vương giả đă tắt.

Nhưng Hoa Thị Thành, nơi đây bao nhiêu thánh nhân đă sống, là kinh đô của triều đại Maurya và Gupta, tại sao hiếm có những di tích văn hóa ? A-dục vương cho xây cất biết bao công tŕnh trên toàn xứ Ấn Độ nhưng ngày nay Hoa Thị Thành sao chỉ có những di tích tầm thường như một cái tháp bán cầu tên là Golghar cao 30 mét chứa thóc gạo pḥng đói kém của một người Anh tên là John Garstin xây năm 1786 mà người ta giới thiệu với du khách ?

Tôi nhớ rằng, trước công nguyên xứ sở hùng mạnh của nhà vua Chandragupta của nước Ma-kiệt-đà này đă từng liên hệ với "phương tây". Phương tây ở đây tức là Hy Lạp mà đại sứ nước này tại Ấn Độ là một vị tên gọi là Megathenes. Magathenes kể lại nhiều giai thoại về thư từ qua lại giữa Ấn Độ và Hy Lạp thuở đó.

Theo đó, vua Ấn Độ Bindusara (con của Chandragupta) yêu cầu vua Hy Lạp gửi rượu ngon và nho khô, đồng thời một ít sách vở về "triết học". Hy Lạp cũng là một quê hương vĩ đại về triết học của loài người. Vua Hy Lạp Antiochus trả lời là rượu và nho th́ đang gửi nhưng triết lư th́ không ai "cho không biếu không".

Chúng ta biết thời đó tại Ấn Độ, triết học và văn hóa rất phát triển tại Hoa Thị Thành và hẳn Bindusara muốn so sánh học thuật nước ḿnh với nước ngoài. Người kế vị Bindusara chính là vua A-dục và vị này, sau một thời kỳ chinh chiến, lấy triết lư Phật giáo làm chủ đạo, nhưng đồng thời hết sức tôn trọng các tôn giáo khác. Đó là một điều rất mới lạ trong lịch sử tôn giáo Ấn Độ.

Megathenes cũng viết về Hoa Thị Thành trong tác phẩm "Indika", rằng đây là một thành phố phồn vinh với 570 tháp và 64 cổng thành. Tất cả những công tŕnh đó nay ở đâu ? Người ta kể tôi nghe rằng năm 750 có một đại hồng thủy và tất cả đều bị hủy diệt, nay chỉ c̣n nền đá.

Th́ ra Hằng hà đă nổi giận thật sự và có lẽ biến cố đó đă làm dịu con sông thiêng. Ngày nay ra bến sông Hằng ta thấy nó êm dịu như mặt hồ.

Thực tế lịch sử chưa hẳn như vậy. Huyền Trang đă đến đây khoảng năm 639 và theo lời kể của ông th́ lúc đó thành phố này đă suy tàn. Sau A-dục vương th́ Hoa Thị Thành c̣n là cố đô Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ tư dưới triều đại Gupta[14] và sau đó ch́m vào bóng tối.

Khi Huyền Trang đến th́ ông chỉ c̣n t́m thấy hai ba tu viện của hàng trăm ngôi đền ngày trước. Nơi đây Huyền Trang đến bờ sông Hằng, thăm lại một tảng đá cũ, đây là nơi Phật Thích-ca lúc đó đă tám mươi tuổi nh́n lại kinh thành lần cuối trước khi qua bờ bắc để về Câu-thi-na, nơi Ngài nhập diệt.

Huyền Trang viết: "Ở bờ nam con sông, đứng trên một tảng đá lớn h́nh vuông, Ngài nh́n A-nan một cách tŕu mến và nói: ‘Đây là lần cuối mà ta nh́n ngắm ngai vàng và kinh thành’".

Tôi đi t́m lại tảng đá nhưng ngày nay không c̣n ai biết đến nó. Bờ nam sông Hằng giờ đây lầy lội bùn đen và vẫn là chỗ thiêu xác như mấy ngàn năm trước. Nếu phải t́m một thành phố cổ, ngày xưa là một kinh đô cường thịnh, ngày nay đă rơi vào bóng tối của nghèo nàn và quên lăng, biểu tượng cho tính vô thường của mọi sự th́ đó phải là Hoa Thị Thành.

Điều ǵ làm Hoa Thị Thành sớm bị hủy diệt, khác với các trung tâm văn hóa nằm gần đó, cũng trong tiểu bang Bihar ? Tôi cho rằng Hoa Thị Thành là kinh thành vua chúa, nó có đặc trưng của một kinh đô chính trị của A-xà-thế dựng nên, khác hẳn với những công tŕnh văn hóa.

Và không có ǵ chóng tàn bằng những chế độ chính trị v́ chúng là đối tượng của sự hủy diệt. Chỉ năm mươi năm sau khi vua A-dục chết, triều đại hùng hậu này đă suy tận. Chính trị có cái đặc biệt dễ làm say ḷng người là khi nó cường thịnh th́ ai cũng tưởng nó thiên thu vĩnh viễn, thế nhưng nó ngầm chứa cái mầm bội phản của phe phái và khi hết thời th́ nó suy tàn rất nhanh, như nhà xây trên cát.

Lịch sử thế giới, kể cả lịch sử mười năm trở lại đây, luôn luôn nhắc lại điều này nhưng con người vốn chóng quên và dễ say mê, họ luôn luôn lao vào chính trị và học lại cái bài học đó. Và cũng đừng nghĩ là chính trị chỉ nằm trong chính trường, nó cũng có thể nằm trong các tu viện mà v́ lẽ đó Tây Tạng ngày nay đang chịu thảm họa.

V́ là thuần túy kinh đô chính trị, Hoa Thị Thành ngày nay không c̣n ǵ. Nếu không bị thiên tai năm 750 th́ nó cũng sẽ bị tín đồ Hồi giáo phá hoại vài thế kỷ sau đó.

Tôi ngồi xích lô cho xe chạy quanh thành phố, từ những ngơ ngách trong nội thành đến bờ sông Hằng, nơi cúng tế và thiêu xác. Một niềm hoài vọng tràn ngập tâm tôi. Những con đường nhỏ hẹp này hẳn đă ghi dấu biết bao nhiêu người của mấy trăm thế hệ.

Nó là nơi trị v́ của vua chúa cũng như chỗ lui tới của những thánh nhân. Trên bước đường đi trong đô thị này với số tuổi khả kính của hơn 2500 năm, ta có thể nghĩ ngày xưa biết đâu đây là nơi mà Phật và đoàn tăng già đă đi qua, các vị du già sư ngồi thiền định, các vị đại thành tựu giả làm nghề thợ may, thợ giày, thợ giặt..như sách vở kể lại.

Ngoài những điều đó ra th́ Hoa Thị Thành ngày nay chỉ là trạm nghỉ chân cho khách hành hương đi thăm những thánh địa gần đó và là điểm xuất phát đường bộ cho lữ khách đi Kathmandu, thủ đô Nepal.


NA-LAN-ĐÀ, ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN


Na-lan-đà cách Patna 70 cây số về hướng đông nam. Tôi từ Hoa Thị Thành, c̣n mang nặng ấn tượng của thành phố đó, đến Na-lan-đà một buổi sáng trời đẹp và bất ngờ thay, đây là một vùng đất xinh đẹp, cỏ cây tươi nhuận.

Tại cổng vào Na-lan-đà có một biển đá đen tŕnh bày tổng thể khu vực và viện đại học Phật giáo đầu tiên này được gọi là "phế tích" v́ ngày nay tất cả hầu như chỉ c̣n nền đá.

Đây là viện Phật học đầu tiên của thế giới được xây dựng trong thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Dưới triều đại Gupta thế kỷ thứ tư, Na-lan-đà trở thành một viện đại học thật sự. Liên tục 700 năm nơi đây được mở rộng và tu bổ mà mạnh nhất là trong thời nhà vua Harsa (606-647) và triều đại Pala (từ 750).

Suốt một thời kỳ khoảng 1000 năm, đây là nơi sản sinh hàng trăm luận sư danh tiếng nhất của Phật giáo. Trong thời kỳ cực thịnh có đến 10.000 tỉ-kheo tu học tại đây. Khoảng cuối thế kỷ thứ 12 Na-lan-đà bắt đầu bị tín đồ Hồi giáo tàn phá và năm 1235 hai tu viện cuối cùng bị hủy diệt và đó cũng là thời kỳ Phật giáo suy tàn tại Ấn Độ.

Ḷng tôi hân hoan không tả được khi thăm viếng phế tích này. Đó là một tổng thể những công tŕnh xây dựng dài khoảng 500 mét theo trục nam-bắc. Bên mặt của trục chính là khoảng 10 tinh xá, ngày xưa đó là giảng đường và cũng là cư xá của các giảng sư hay lưu học sinh.

Trong các giảng đường ta c̣n có thể nhận ra được bục giảng của giảng sư, sinh viên ngồi xung quanh dưới đất. Bên trái trục chính là nền đá của bốn ngôi đền lớn, ngày xưa được dùng làm thư viện và tháp thờ. Ngày nay tất cả đều chỉ là nền đá trơ trọi thế nhưng chúng gây biết bao ḷng cảm khái và khâm phục cho người thăm.

Bất ngờ và cũng đáng trân trọng thay, một xứ nghèo như Ấn Độ, nơi mà đạo Phật đă suy tàn gần mười thế kỷ mà một phế tích như Na-lan-đà lại được chăm sóc chu đáo. Ngày tôi đến, ở đây có một màu nắng êm dịu và và màu cỏ xanh nhắc tôi dường như đây vẫn c̣n sức sống.

Nói Na-lan-đà được xây dựng trong thế kỷ thứ hai là nói viện Phật học chứ thực ra trong thời Phật tại thế khu vực này đă là vùng đất thiêng.

Nó chỉ cách Vương Xá 11 cây số về phía bắc và mỗi lần Phật rời kinh thành này của vua Tần-bà-sa-la đi lên miền bắc, Ngài thường nghỉ trong vườn xoài Pavarika ở đây. Đây cũng là quê hương của Xá-lợi-phất, vị đệ tử có "đại trí tuệ" và cũng là nơi ông chết.

Đến thời A-dục vương, nhà vua đă cho xây một ngôi chùa tại đó và ba trăm năm sau, một nhà vua nước Ma-kiệt-đà tên là Sankraditya mới thành lập nơi đây viện Phật học. Viện này không phải đợi lâu v́ cũng trong thế kỷ thứ hai đó đă có một nhân vật kiệt xuất tên là Long Thụ[15] ra đời, đến Na-lan-đà tu học và về sau trở thành viện trưởng.

Long Thụ là một trong những luận sư xuất chúng nhất của Phật giáo, Ngài được xem là đức Phật thứ hai, sự xuất hiện của Ngài là lần chuyển pháp luân thứ hai. Ngài là người chịu suy luận nhất của lịch sử Phật giáo, là người sáng lập Trung quán tông[16], đồng thời lại là vị tổ thiền thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ truyền từ đức Thích-ca xuống.

Tiếp nối truyền thống, sau Long Thụ là những thế hệ của giảng sư và luận sư danh tiếng như Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Hộ Pháp, Trần Na, Giới Hiền giảng dạy. Thời đó Na-lan-đà đă là mẫu

mực của tính khoa học cầu thị. Nơi đây 18 trường phái Phật giáo của thời kỳ đó đều được giảng dạy, từ vệ-đà, tiểu thừa, Duy thức, nhân minh cho đến các ngành khác như toán học, y học. Cả "giáo sư nước ngoài" cũng được mời dạy mà người nổi tiếng nhất lại là Huyền Trang.

Ông tới đây học Duy thức với Giới Hiền[17], lúc đó vị thầy viện trưởng này đă 106 tuổi. Kẻ hành hương Trung Quốc này mô tả kiến trúc của các tinh xá và giảng đường với một ḷng yêu mến và sự chính xác mà về sau các nhà khảo cổ phải thừa nhận là hoàn hảo[18].

Đó là năm 637, khi Huyền Trang đến Na-lan-đà và thưa với Giới Hiền: "Con từ Trung Quốc đến và xin Ngài chỉ dạy triết lư Duy thức". Giới Hiền khóc v́ mừng rỡ và kể Huyền Trang nghe cách đây không lâu ông đă bị bệnh tưởng ḿnh sắp chết.

Đêm nọ ông nằm mơ thấy ba vị bồ-tát hiện đến, mặc ba màu áo khác nhau, vị mặc áo vàng, vị áo xanh thẩm, vị kia áo trắng. Đó là ba vị Văn-thù, Quán Thế Âm và Di-lặc và chỉ thị cho Giới Hiền phải sống tiếp và đợi một người từ Trung Quốc tới mà giảng dạy. Nơi đây Huyền Trang đă được truyền thừa trực tiếp triết học Duy thức, đă truyền từ Vô Trước, Thế Thân đến cho Trần Na[19], Hộ Pháp[20] và học tṛ của Hộ Pháp chính là Giới Hiền.

Huyền Trang ở lại đây 15 tháng để học tập và hoàn thành bộ Thành duy thức luận[21], tổng kết mười vị đại luận sư[22] của Duy thức tông mà nói như Grousset là "tổng kết 700 năm tư tưởng Ấn Độ".

Ôi, th́ ra Na-lan-đà là quê hương của hai trường phái vĩ đại của Phật giáo là Trung quán tông và Duy thức tông, một nói về tánh, một về tướng. Chẳng đâu khác, đó chính là nguồn gốc của triết học Phật giáo đại thừa mà ngày nay nó đă lan tỏa khắp thế giới, mà Việt Nam cũng đă tiếp thu.

Tôi nh́n quanh một vùng đất vắng vẻ, hôm nay không ai đến tham quan. Cảm động thay được đến nơi đây. Đây là nơi hàng chục ngàn người đă cầu nguyện và học tập, hàng chục thế hệ của thánh nhân đă giáo hóa, ánh sáng minh triết Phật giáo đă từ đây chiếu khắp bốn phương. Biết bao phép lạ đă xảy ra nơi đây, hỡi các cành cây ngọn cỏ đang rung rinh trong gió.

Tôi bỗng nhớ tới Tịch Thiên[23]. Ông là một cao tăng thuộc phái Trung Luận sống khoảng thế kỷ thứ 7, 8. Tương truyền ông là một vương tử nhưng thụ giới tỉ-kheo và đến Na-lan-đà học tập.

Thế nhưng khi đồng môn chăm chỉ học hành th́ ông chỉ biết ngủ. Na-lan-đà hồi đó là một học viện rất nghiêm khắc, đúng như Huyền trang kể: "…cả ngày các vị đều luôn luôn biện luận. Những ai không thể biện luận về kinh điển đều không được kính trọng và phải lẫn tránh v́ xấu hổ…".

Thế nhưng Tịch Thiên cũng chẳng chịu lẫn tránh và đồng môn dự định sẽ bêu xấu ông là "lười biếng" để ông phải bỏ viện ra đi. Tới ngày bị thử thách, ông lên giảng đường, tuyên bố sẽ giảng một bộ luận mới và sau đó tụng đọc tập Nhập bồ-đề hành luận[24].

Đến chương thứ chín, người ông bắt đầu bay lên khỏi ghế, lơ lửng trên không và qua chương cuối th́ đồng môn chỉ c̣n nghe tiếng ông nói, thân ông biến mất. Về sau Tịch Thiên từ chối chức viện trưởng để vào rừng làm thợ săn. Bị chê trách phạm lỗi sát sanh, ông dùng thần thông cho thú vật sống lại và nói bài kệ:

Con nai trên bàn ăn,

chưa hề sống hề chết,

chẳng bao giờ vắng bóng.

Đă không ǵ là Ngă,

sao lại có thợ săn,

hay thịt của thú rừng?

Ôi người đời đáng thương,

mà các ngươi lại gọi,

ta là kẻ "lười biếng".

Ngày nay, Nhập bồ-đề hành luận là kinh sách giáo khoa của Phật giáo Tây Tạng và cách hành xử của Tịch Thiên được dân chúng nơi đó yêu thích truyền tụng.

Sau Tịch Thiên vài trăm năm, cuối thế kỷ thứ 12, Na-lan-đà bị xóa tên trên xứ Ấn Độ. Có một đạo quân mang tên một giáo phái đă đến đây hủy diệt Na-lan-đà và cả xứ Ma-kiệt-đà. Mọi sự vật khi lên đến đỉnh cao của nó đều trở về với sự suy tận, đó là qui luật bất di bất dịch, Na-lan-đà cũng không tránh khỏi.

Thế nhưng nơi đây ta có thể tự hỏi phải chăng một trong những nguyên nhân của sự suy tàn quá sớm của đạo Phật tại Ấn Độ là sự tập trung cao độ tại Na-lan-đà, sự tập hợp có tổ chức của tôn giáo thành những định chế có tính cách tăng lữ, nhất là lại được các vương triều ra sức hỗ trợ. Đó là những nhân tố làm Phật giáo vướng vào quyền lực và chính trị, chúng là mầm mống của mọi tranh chấp và thảm họa.

Tôi nhớ đến lịch sử Phật giáo Trung Quốc hay Tây Tạng thường bị bức hại sau một thời kỳ được các vương triều biệt đăi. Và trong thời đại ngày nay chế độ tăng lữ của Phật giáo Tây Tạng đang lâm tai họa lại thêm một lần nữa minh chứng cho suy nghĩ này.

Hăy làm theo Tịch Thiên vào rừng làm thợ săn hay như Gampopa, bỏ tu viện cao quí đi t́m Milarepa nơi chỗ độc cư hẻo lánh. Lời Lăo Tử vang vọng lại với tôi ngày hôm đó tại Na-lan-đà "Vật mạnh lớn ắt già, Ấy là trái Đạo, Trái Đạo mất sớm"[25].


"VUI ĐẸP THAY THÀNH VƯƠNG XÁ"[26]


Từ Na-lan-đà đi về phía nam khoảng 11 km là đến Vương Xá, tức Rajagaha, ngày nay tên là Rajgir. Đến Vương Xá không mấy ai ngờ ngày xưa đây là kinh đô của nhà vua Tần-bà sa la, nơi mà đức Phật thường đi khất thực. Ngày nay Vương Xá là một thị trấn nhỏ đầy bụi bặm như mọi nơi tại Ấn Độ, cách xa thị trấn vài cây số đă là đồng không mông quạnh.

Đây là Vương Xá sao, nơi mà đức Phật từng gọi là "vui đẹp"? Ngày xưa nó là kinh đô của Ma-kiệt-đà, là nơi mà Phật Âm[27] mô tả là có 32 cửa chính và 64 cửa phụ. Từ trước công nguyên, sau khi A-xà-thế dời đô đi Hoa Thị thành th́ Vương Xá đă suy tàn.

Kinh thành Vương Xá của nhà vua ngày xưa được xây một cách hiểm yếu, xung quanh là ba núi vây bọc. Dọc trên các đỉnh núi đó nhà vua c̣n cho xây các trường thành mini, tương tự như vạn lư trường thành Trung Quốc để chống ngoại xâm.

Người thực hiện các trường thành đó không ai khác hơn là A-xà-thế, lúc ông chưa phản lại vua cha. Chắc là quá ngán ngẫm chuyện xây 40 cây số trường thành, về sau A-xà-thế bỏ Vương Xá, dời đô đi Hoa Thị Thành. Ngày nay khách đến Vương Xá th́ sẽ thấy phía bắc của Vương Xá cũ có một thị trấn nhỏ với một ga xe lửa, c̣n thành Vương Xá thuở xưa ngày nay không c̣n ai ở.

Tôi đi theo sườn núi với ḷng u hoài, đúng như tâm sự của Huyền Trang v́ lúc ông đến đây th́ Vương Xá cũng đă đổ nát. Chỗ mà ngày xưa Phật đi khất thực bây giờ là một con đường chạy giữa hai vách núi, thưa thớt những bụi cây con và đầy cỏ dại.

Ngày xưa người du sĩ mang tên Cồ-đàm, lúc chưa đắc đạo đă từng đi ngang Vương Xá. Nhà vua Tần-bà-sa-la, người trẻ hơn Phật năm tuổi biết du sĩ này có ḍng dơi vương tước, có phẩm cách cao quí mới đề nghị nhường một phần đất Ma-kiệt-đà để cùng trị v́.

Thật là chuyện đời xưa mới có ! Dĩ nhiên là người du sĩ Cồ-đàm từ chối. Dù đó là chuyện hiếm hoi nhưng có lư v́ không lẽ kẻ du sĩ đă bỏ ngai vàng tại nước ḿnh đi khoảng hơn sáu trăm cây số để nhận một ngai vàng khác. Nhớ rằng ngày xưa sáu trăm cây số đi cả vài tháng mới tới.

Nghe vậy, Tần-bà-sa-la mới thỉnh cầu Cồ-đàm sau khi đắc đạo hăy trở về thăm ông. Đức Phật nhận lời và về sau Ngài tới Vương Xá rất thường xuyên và nhà vua cũng tặng Ngài một ngôi vườn trồng toàn tre tên là Trúc Lâm (Veluvana), chỗ này có rất nhiều sóc.

Vườn Trúc Lâm tại Vương Xá là chỗ ở thân thiết của Phật nên ta hay gặp trong các tập Bộ kinh đoạn sau đây: "Một thời đức Thế Tôn ở tại Vương Xá, trong vườn tre Veluvana, chỗ nuôi dưỡng sóc…".

Phật giảng nhiều bài kinh tại đây, thường là trong buổi sáng sớm. Trong các tập Bộ kinh thỉnh thoảng ta c̣n thấy câu: "Đức Thế Tôn thấy quá sớm để vào thành Vương Xá khất thực nên…".

H́nh như kinh thành vương giả quen dậy muộn, Phật thấy ra đi khất thực "quá sớm" nên thỉnh thoảng Ngài dành th́ giờ đi thuyết giảng cho kẻ tầm đạo mà ngày nay người ta t́m thấy nội dung trong các bài kinh.

Tôi t́m đến vườn tre Trúc Lâm nằm phía bắc của Vương Xá, ngày nay khu vườn được nhà nước Ấn Độ cho rào bọc cẩn thận. Trong vườn hiện c̣n một hồ nước trong xanh, hồ này được Huyền Trang ghi trong kư sự cách đây 13 thế kỷ. Hồ này chính là hồ Kalandaka, nơi đức Phật thường tắm.

Trong vườn, đường lối ngay ngắn, hoa lá xinh đẹp và tôi chợt thấy ḷng ḿnh an b́nh vô hạn. Tại một nơi trong vườn hiện c̣n một số bụi tre lớn nửa xanh nửa vàng, mang lá dày đặc. Theo Schumann[28] nơi đây người ta t́m thấy di tích của một số tháp xây trong thế kỷ thứ 10, kỷ niệm cḥi tranh ngày xưa Phật lưu trú.

Thời đó vua Tần-bà-sa-la có một vị ngự y tên là Jivaka, vị bác sĩ này được nhà vua chỉ thị chăm nom sức khỏe cho tăng đoàn và JIvaka cũng tặng cho Phật một vườn xoài mang tên Jivakambavana.

Vườn xoài của Jivaka kiên cố hơn vườn tre v́ ngày nay tôi c̣n t́m thấy nền đá. Tuy gọi là "vườn xoài" nhưng đây phải là một công tŕnh xây dựng to lớn và kiên cố gồm nhiều hành lang dài và hẹp mà ngày nay ta thấy những nền đá với bề ngang gần một mét. Theo Schumann th́ ngày xưa, trên những hành lang hẹp đó là mái bằng đất h́nh ṿm nằm trên những thân tre uốn ṿng.

Theo tương truyền nhà y sĩ Jivaka mới đầu rất dè dặt với đức Phật. Phải chăng đó là cái bệnh của người trí thức xưa nay đối với các vị đạo sư tâm linh, nhưng không bao lâu sau, ông là một cư sĩ hết sức nhiệt thành.

Trong Trung bộ kinh, tôi bắt gặp kinh Jivaka với câu mở đầu: "Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú tại Vương Xá, tại vườn xoài của Jivaka Komarabhacca…". Người đến hỏi chuyện lần đó không ai khác hơn là nhà y sĩ của chúng ta. Đúng nghiệp vụ của ḿnh, ông hỏi Phật lúc nào th́ được ăn thịt.

Sau khi nghe giảng pháp, nội dung thâm sâu hơn hẳn chuyện ăn uống, ông phấn khởi xin Phật nhận làm cư sĩ và "từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng". Hay thay đặc tính của người trí thức xưa nay, chưa hiểu th́ dè dặt, hiểu rồi th́ có nhiệt tâm.

Người ta cho rằng chính tại vườn xoài này mà Jivaka đă chữa bệnh cho các tỉ-kheo và một số toa thuốc của ông đă được ghi lại trong kinh tạng Pali. Jivaka cũng cho bệnh nhân tắm suối nước nóng nằm ngay tại Vương Xá.

Trong kư sự, Huyền Trang viết lúc ông đến th́ c̣n khoảng mười suối nước c̣n nóng. Sau 25 thế kỷ, ngày nay nước vẫn c̣n nóng, lúc tôi đến th́ c̣n thấy biển quảng cáo tân thời mời du khách tắm nước nóng.

Xúc động nhất cho tôi tại Vương Xá là lúc đến thăm nền cũ của cung điện Tần-bà-sa-la. Nhà vua là người tặng Phật nửa nước nhưng Ngài không lấy, c̣n khi ông tặng con A-xà-thế cả ngai vàng th́ A-xà-thế vẫn chưa an tâm, giam cha mẹ vào ngục tối.

Từ cung điện này, may thay Tần-bà-sa-la vẫn thấy được núi Linh Thứu cách đó không xa. Trong những ngày cuối đời của ông, tương truyền rằng Phật Thích-ca đă dùng thần thông vào ngục giảng pháp cho vua và hoàng hậu.

Là một người nhiệt tâm và đă trải qua nhiều thăng trầm cay đắng, hẳn ông thấm đượm giáo pháp của Ngài dễ như "tấm vải sạch sẵn sàng ăn thuốc nhuộm"[30] và huyền sử kể rằng sau khi chết, ông sinh ngay vào trời Tứ Đại Thiên vương.

Vương Xá là nơi Phật gặp gỡ những đệ tử quan trọng nhất của tăng già, đó làø Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên. Đây là hai vị đại đệ tử, Xá-lợi-phất được xem là trí huệ đệ nhất, vị kia là thần thông đệ nhất. Hai vị này là bạn thân với nhau, cùng xuất thân từ gịng dơi Bà La môn và cùng gia nhập tăng già.

Vị trí huệ đệ nhất Xá-lợi-phất vốn là người rất hay nghi kỵ các giáo pháp. Trước khi gặp Phật xin qui y, Xá-lợi-phất gặp một tỉ-kheo tên là A-thuyết-thị[31] và ngạc nhiên trước phong độ của vị này. Xá-lợi-phất hỏi thầy của A-thuyết-thị là ai, đó là cách hỏi thông thường thời đó. A-thuyết-thị trả lời bằng bốn câu kệ:

Các pháp nhân duyên sinh

Cũng theo nhân duyên diệt

Nhân duyên sinh diệt này

Phật đại sa môn thuyết.

Vốn là người từng suy tư về pháp, Xá-lợi-phất trực ngộ lí "có sinh có diệt" này của bốn câu "Duyên khởi kệ" và rủ Mục-kiền-liên xin gặp ngay vị "đại sa môn". Chuyện đó diễn ra tại Vương Xá.

Về sau cả Xá-lợi-phất lẫn Mục-kiền-liên đều mất trước Phật và hi hữu thay hai vị đều chết tại Vương Xá cả. Trong nhiều chùa có khi ta thấy tượng Phật với tả hữu hai bên là hai vị tôn giả này.

Đức Phật cũng gặp nhiều vị cư sĩ nhiệt thành tại Vương Xá, trong số đó ta đă biết Tần-bà-sa-la. Một vị khác rất quan trọng là Cấp Cô Độc[32] mà trong một chương sau sẽ được nói rơ hơn.

Thế nhưng Phật không chỉ gặp những người yêu mến Ngài, Phật cũng có kẻ thù mà sự việc cũng xảy ra tại Vương Xá. Người đó là Đề-bà đạt-đa[33]. Ông là em họ của Phật, gia nhập tăng già và trở thành một thành viên quan trọng. Khoảng 8 năm trước khi Phật nhập diệt, ông muốn thống lănh tăng già nhưng Phật không chấp nhận.

Ông t́m cách giết Phật nhưng không thành. Hăy đọc lại kư sự của Huyền Trang lúc đến thăm Vương Xá, kể về những nơi chốn lịch sử này: "Ngoài cửa thành Vương Xá về phía bắc có một ngọn tháp.

Chính chỗ này Đề-bà đạt-đa và vua A-xà-thế sau khi giao hữu với nhau đă thả con voi say để hại đức Phật…Phía đông ngôi chùa[34] là một tảng đá rất to, chính chỗ này Đề-bà đạt-đa xô đá hại Phật…".

Tôi đến đây và thấy lại tảng đá này ! Ôi thời gian đă trôi đi 25 thế kỷ nhưng những điều tưởng chừng như huyền thoại vẫn c̣n. Bao nhiêu điều đă xảy ra trong thị trấn bé nhỏ này.

Suốt một thời gian hơn 50 năm, từ lúc vị du sĩ Cồ-đàm đi ngang đây cho đến ngày triệu tập hội nghị kết tập lần thứ nhất, tất cả những điều đó đều xảy ra cũng tại nơi đây. Ngày nay có thể có khách đi ngang đây mà không hề biết lịch sử của nó v́ Vương Xá chỉ là một con đường nhựa nhỏ chạy giữa hai sườn núi trơ trọi. Vương Xá cũng đă theo "nhân duyên" mà diệt.


TRÊN ĐỈNH LINH THỨU


Đỉnh Linh Thứu đối với tôi gần như hoang đường, tôi không bao giờ dám nghĩ đời ḿnh sẽ có ngày đến Linh Thứu. Hôm nay tôi chỉ c̣n cách Linh Thứu vài cây số, đă thấy đỉnh núi huyền thoại này từ xa, từ điện của Tần-bà sa la.

Trong số du khách đến Ấn Độ mà nếu có ai đến Vương Xá là chỉ để thăm Linh Thứu. Người Ấn gọi Linh Thứu là Griddhaguta, nó là một đỉnh đồi nằm phía đông kinh thành Vương Xá. Do Linh Thứu thu hút khách nước ngoài nên tại thị trấn Vương Xá mới xây sau này cũng có một vài khách sạn hiện đại, đón khách hành hương từ Nhật hay Aâu Mỹ quen tiện nghi.

Chúng tôi vào ăn trưa ở một khách sạn mang tên Lotus (Hoa sen) và mới hay nơi thị trấn hẻo lánh này mà cũng có khách sạn trang bị đầy đủ máy lạnh nước nóng. Vào sảnh đường khách sạn tôi thấy ngay một bức tranh lớn vẽ đỉnh Linh Thứu.

Ḷng tôi toát ra ḷng biết ơn cuộc đời và cảm nhận một niềm rộn ră vô hạn. Khách sạn này chỉ mở cửa sáu tháng mùa đông, c̣n mùa hè th́ du khách không có ai đến v́ quá nóng.

Sau bữa ăn trưa, nhân viên khách sạn chỉ đường cho chúng tôi đi Linh Thứu, họ nói với anh tài xế bằng tiếng Hindu cách đi đường thế nào thuận tiện nhất. Và khi đến nơi, chúng tôi mới hay Linh Thứu không hề là một vùng hoang vu như Vương Xá mà là một nơi được nhiều người đến chiêm bái.

Theo ḍng khách hành hương chúng tôi đến một trạm đi xe cáp, đó là phương tiện di chuyển thông thường trong các vùng núi non. Từ dưới thấp nh́n lên chúng tôi thấy một bảo tháp trắng toát. Thế nhưng đỉnh Linh Thứu đâu ?

Xe cáp dần dần đưa chúng tôi lên núi, th́ ra đó là núi Bảo sơn[35], nằm phía tây bắc của Linh Thứu. Trên đỉnh núi này, năm 1969 người Nhật xây một bảo tháp cực lớn mang tên Shanti Stupa (tháp ḥa b́nh thế giới). Khi đến nơi tôi mới thấy quả thật đây là một bảo tháp tuyệt đẹp với bốn tượng Phật hoàn hảo nh́n ra bốn phía.

Thông thường th́ tôi có thể bỏ cả nửa buổi để nh́n ngắm tháp này nhưng tôi đến đây v́ Linh Thứu, đỉnh núi thiêng liêng này đang chiếm lấy tâm tôi. Tôi chạy ra sân của công tŕnh bảo tháp nh́n xuống, th́ dưới kia là Linh Thứu ! Linh Thứu là đó sao, một đỉnh đồi với một chiếc sân nhỏ bằng đá h́nh vuông vuông, đó thật là nơi cách đây 25 thế kỷ Phật đă giảng những bộ kinh quan trọng hay sao?

Th́ ra xe cáp đă kéo chúng tôi lên rất cao, tới đỉnh Bảo sơn nơi xây bảo tháp. Cách đi là khách thăm Bảo sơn trước, sau đó đi bộ xuống núi để đến Linh Thứu. Ḷng tôi có chút vướng bận một điều ǵ đó chưa rơ nhưng tôi háo hức theo đoàn người xuống núi, đi trước là một viên lính Ấn Độ dẫn đường. Càng đi, Linh Thứu càng gần dần và rơ dần. Buổi chiều đă bớt nắng, gió hơi mạnh.

Và đây rồi, len lỏi qua vài mô đá lớn, chúng tôi tới đỉnh Linh Thứu ! Xúc động thay, đời ḿnh đến được nơi này.

Đây là một sân vuông nhỏ, dài khoảng hai mươi mét, rộng mười mét. Đây là nơi diễn ra Hội Linh Sơn cách đây hai ngàn năm trăm năm mà hồi nhỏ tôi đă nghe ông tôi tụng "Linh Sơn hội thượng Phật", pháp hội mà nhiều người hiện nay cho rằng nó vẫn c̣n tiếp diễn.

Linh Thứu được xem là chỗ đức Phật giảng pháp thậm thâm, dành cho các bậc thượng thừa, được mệnh danh là chỗ Ngài chuyển pháp lần thứ hai. Trong một bài giảng tại đại học Harvard (Mỹ)[36], vị Đại-lai lạt-ma thứ 14 hiện nay nói:

"Nội dung của những bài thuyết pháp này là những bài kinh thuộc hệ Bát-nhă ba-la-mật-đa và trong những bài kinh này, người ta thường kể rằng, rất nhiều môn đệ của Ngài (Phật) – người, chư thiên, a-tu-la và những loài khác đă tham dự pháp hội này.

Nhưng nếu đă từng đến núi Linh Thứu th́ người ta sẽ nhận ra ngay là cái đỉnh của ngọn núi này chỉ có thể chứa được mười, cao nhất là mười lăm người. Vậy th́ chỗ Phật thuyết pháp phải là một nơi, một hiện tượng mà chỉ những môn đệ với những thiện nghiệp hi hữu, con mắt thanh tịnh, mới có thể nh́n thấy được".

Đỉnh Linh Thứu chính là nơi Phật giảng bộ kinh Diệu pháp liên hoa, trong đó Ngài không c̣n là một con người lịch sử có sống có chết nữa, mà Phật xuất hiện trong dạng Báo thân, trong dạng của một vị Phật đă thành tựu Phật quả từ muôn ngàn kiếp trước.

Trong kinh này Ngài tŕnh bày rơ các phương pháp khác nhau của tam thừa đều chỉ là phương tiện của "người cha muốn cứu các con đang vui chơi trong một ngôi nhà đang cháy".

Phẩm thứ 16 (Thọ mạng Như Lai) tŕnh bày rơ việc Ngài đắc đạo bốn mươi năm trước đó tại Bồ-đề đạo trường hay sẽ nhập Niết bàn chỉ là dạng Ứng thân của Ngài cho người đời dễ tin dễ hiểu chứ Ngài thành đạo không phải trong đời này và cũng sẽ măi măi thường trụ tại đời này.

Và đáng chiêm ngưỡng thay, đỉnh Linh Thứu chính là trú xứ, là tịnh độ của Ngài. V́ thế mà "hội Linh Sơn" măi măi vẫn c̣n tiếp diễn với hàng vạn bồ-tát và thiên nhân. Người b́nh thường, c̣n bị vô minh vây phủ, thấy thế giới này c̣n vô thường và khổ đau, th́ cũng thế, thấy Linh Thứu chỉ là một cái sân nhỏ tráng xi-măng chỉ có chỗ cho vài chục người.

Tôi chỉ là người trần mắt thịt nên chiều hôm đó chỉ nghe tiếng gió chiều và cảm nhận một cách trừu tượng rằng ḿnh đang đứng một chỗ thiêng liêng. Từ đỉnh núi Linh Thứu này, ḷng đầy u hoài tôi nh́n xuống Vương Xá ngày nay chỉ là một con đường chạy giữa hai triền núi.

Tôi nhớ lại một tác phẩm của Schumann để hiểu tại sao ngày xưa Phật lại cư trú trên này. Theo Schumann[37] th́ Vương Xá ngày xưa là một đô thị nằm trong ḷng chảo, xung quanh toàn là núi không có chút gió nên mùa hè hẳn phải nóng khủng khiếp.

Đức Phật và đoàn tùy tùng có lẽ cũng không chịu nổi cái nóng và phải rút lên núi, thế nhưng không lên quá cao để môn đệ, trong đó có nhà vua Tần-bà-sa-la tiện việc thăm Ngài. Dễ thương thay, cách giải thích logic của một người phương tây. Th́ ra Ứng thân của Ngài cũng sợ nóng, cũng chịu mọi cảnh sinh lăo bệnh tử của cuộc đời.

Về sau trên đường đi xuống núi, quả nhiên tôi thấy có bảng đề: "Đây là chỗ nhà vua cho tùy tùng rút lui để một ḿnh lên diện kiến Phật". Đi tiếp xuống một đoạn lại thấy: "Đây là chỗ nhà vua xuống xe ngựa, đi bộ lên núi thăm Phật".

Trước khi xuống núi khách có thể thăm viếng các động thiền định của A-nan, Đại Ca-diếp, Xá lợi-phất, Mục-kiền-liên. Bao nhiêu thế hệ của khách hành hương đă đến chỗ này, bao nhiêu ḷng thành kính đă tỏa lan nơi đây mà ngày nay c̣n lại là những cửa động bằng đá dát vàng lấp lánh. Ôi, những điều tưởng là huyền thoại không ngờ lại có thật cả.

Trên đường xuống núi, người lính Ấn Độ dẫn đường đă chỉ cho tôi thấy một tảng đá rất giống h́nh chim ưng, một trong những lư do mà người ta đặt cho đỉnh núi này biệt danh "đỉnh kên kên". Tôi chụp được h́nh ảnh độc đáo này, không dễ ǵ bắt gặp nó trong một ngày trời xanh nắng sáng như hôm nay.

Tôi đi xuống chân núi, ḷng ân hận. Bây giờ tôi mới biết ḷng ḿnh vướng bận điều ǵ. Lẽ ra tôi phải đi bộ lên núi, như hàng đoàn người đi ngược từ dưới lên, trong đó có cả ông già bà cả.

Những người trong khách sạn tưởng tôi thích tiện nghi đă chỉ một con đường bất xứng, đi xe cáp lên cao rồi từ trên đi xuống cho khỏe. Từ phía dưới tôi ăn năn nh́n lên, chỉ c̣n thấy xa xa h́nh của một ông già người Ấn đứng bơ vơ trên đỉnh, ông là người thu những số tiền mà khách cúng dường nơi chốn thiêng liêng này.

Lần sau đời tôi nếu có cho tôi đến Linh Thứu lại, tôi sẽ dành một ngày đi bộ từ Vương Xá lên đỉnh, đi lại bước chân của đức Phật lúc Ngài c̣n tại thế.

Nhiều năm về sau, tôi được đi tham bái nhiều thánh địa của đức Thích-ca ở Ấn Độ, nhiều đạo trường của các vị Bồ-tát mà Diệu pháp liên hoa kinh đă nhắc tới như Văn-thù, Quán Thế Âm, Phổ Hiền…ở Trung Quốc, nhiều tu viện rất cổ tại Tây Tạng.

Đó là những chốn rất thiêng liêng được mệnh danh là "tứ động tâm" của Ấn Độ, "tứ đại danh sơn" của Trung Quốc, "thành phố của chư thiên" tại Tây Tạng. Thế nhưng không có nơi nào để lại trong tôi ḷng xúc động và biết ơn cuộc đời như Linh Thứu.

Phải chăng Linh Thứu quá nhỏ bé để tôi thấy đâu đây c̣n có hơi ấm và ánh sáng của vị đạo sư trong lúc các chốn kia quá to lớn mênh mông ? Nhưng đó là tâm tư thật của tôi. Nếu có một ngày hỏi lại đời ḿnh đâu là chỗ đáng quí nhất đă từng đi tới th́ đó là núi Linh Thứu.


TỪ LINH SƠN NHỚ VỀ YÊN TỬ


Có nhiều truyền thuyết giải thích tại sao núi Linh Thứu c̣n có tên là "đỉnh kên kên". Có thuyết cho rằng tôn giả A-nan, một vị học tṛ thân cận của Phật, trong lúc thiền định trong động đá bị ma quỷ hiện thành chim kên kên dọa nạt.

Tôi không hiểu nếu hiện h́nh con ǵ th́ c̣n có người sợ chứ chim th́ mấy ai sợ. Lại có người cho rằng nơi đây chim kên kên hay đến làm tổ. Cũng có kẻ nói rằng đá núi nơi đây có h́nh chim kên kên, thuyết này xem ra đứng vững hơn cả.

Như ta đă biết, trong hơn bốn mươi năm giáo hóa, Đức Thích-ca đă giảng nhiều bài kinh quan trọng tại Linh Thứu. Cuối đời ḿnh, nơi đây Ngài đă dùng Báo thân để giảng bộ kinh Diệu pháp liên hoa cho thiên nhân cũng như loài người, bộ kinh Đại Thừa nổi tiếng mà Phật tử Việt Nam hay gọi là kinh Pháp Hoa.

Cũng trên đỉnh Linh Thứu này, ngày nọ, Đức Thích-ca không nói ǵ, lẳng lặng đưa một cành hoa lên cao. Hội chúng chẳng ai hiểu ǵ cả, chỉ có một đại đệ tử của ngài là Đại Ca-diếp mỉm cười, cũng chẳng nói năng ǵ.

Hành động "niêm hoa vi tiếu" này là đầu nguồn của Thiền tông, một tông phái chủ trương "tâm truyền tâm", đạt giác ngộ không cần và không thể sử dụng ngôn ngữ văn tự mà dùng tuệ giác vốn có sẵn nơi tâm mà tiếp cận với thực tại.

Linh Thứu là quê hương của Thiền tông, đây cũng là suối nguồn của nhiều tông phái quan trọng khác. Đại Ca-diếp được xem như Tổ thứ nhất của Thiền tông Ấn Độ. Về sau Đại Ca-diếp truyền cho A-nan, rồi cứ thế mà ḍng truyền thừa Thiền tông tiếp diễn liên tục đến gần ba mươi đời sau, trong đó có Long Thụ là truyền nhân đời thứ 14 mà ta đă biết.

Khoảng tám trăm năm sau khi Đức Thích-ca nhập diệt có một kẻ lữ hành từ Trung Quốc đến thăm Linh Thứu. Người đó là một vị tăng sĩ, tên gọi là Pháp Hiển, sinh khoảng cuối thế kỷ thứ tư.

Năm 399, Pháp Hiển lên đường thăm Ấn Độ, thăm các thánh tích quan trọng của Đức Thích-ca và mười lăm năm sau mới về nước, mang theo vô số kinh điển. Theo tập kư sự c̣n lưu lại, Pháp Hiển mang nhang đèn đến Linh Thứu, vừa dâng hương, "đèn tự cháy sáng".

Pháp Hiển, "buồn đến phát khóc", ở lại trong núi một đêm và tụng đọc kinh Lăng Nghiêm để nhớ lại vị đạo sư đă giảng kinh này tại đây. Sau Pháp Hiển hơn hai trăm năm, một đại sư Trung Quốc lừng danh khác là Huyền Trang, biệt danh Đường Tam Tạng cũng đến chiêm bái Linh Thứu.

Trên đỉnh núi Linh Thứu ngày nay c̣n một nền đá ghi lại ngày xưa Đức Thích-ca đă trú nơi đây và ngàn năm sau Huyền Trang đă nghỉ lại qua đêm. Vị tăng sĩ Việt Nam đầu tiên đi Linh Thứu có lẽ là Đại Thặng Thăng, sinh trong thế kỷ thứ bảy.

Đại Thặng Thăng với ba vị tăng sĩ Việt Nam khác cùng đi với nhà sư Trung Quốc Nghĩa Tịnh (635-713) bằng đường biển đến Ấn Độ, đến tham bái Linh Thứu và các thánh tích khác, cuối cùng chẳng may bỏ ḿnh tại xứ người.

Không phải chỉ có lữ khách từ xa đến Ấn Độ, ngược lại tăng sĩ Ấn Độ đi các nước khác cũng rất nhiều mà con người đầy huyền thoại nhất thời đó là một tăng sĩ mặt đen, râu rậm, tướng mạo như một vơ sư. Đó là Bồ-đề Đạt-ma, có lẽ sinh năm 470.

Bồ-đề Đạt-ma chính là truyền nhân đời thứ 28 và là đời cuối cùng của Thiền tông Ấn Độ, bắt đầu với Đại Ca-diếp và A-nan. Năm 520 Bồ-đề Đạt-ma lên đường đi Trung Quốc bằng đường biển, theo một tài liệu th́ có ghé Việt Nam trước khi đến Nam Kinh gặp nhà vua Trung Quốc Lương Vũ Đế.

Gặp Vũ Đế, Bồ-đề Đạt-ma khai thị yếu tính Thiền tông rất rơ ràng nhưng vua không lĩnh hội v́ ḷng c̣n bị các quan niệm thiện ác, tốt xấu chi phối. Bồ-đề Đạt-ma thấy cơ duyên chưa tới, đi về hướng Bắc Trung Quốc, vượt sông Trường Giang đến Lạc Dương, lên núi Tung sơn, ở chùa Thiếu Lâm, chín năm tọa thiền quay mặt vào vách.

Tưởng Thiền tông như thế là đứt đoạn, tổ Thiền thứ 28 đă rời Ấn Độ đi Trung Quốc, ở Trung Quốc th́ quay mặt vào vách không nói năng ǵ. Nhưng không phải, trong một ngày đầy tuyết nọ, có người rút dao tự chặt cánh tay tỏ ḷng thành khẩn, xin Bồ-đề Đạt-ma khai thị. Người đó là Huệ Khả (487-593).

Chỉ nghe một câu "an tâm", Huệ Khả đại ngộ, trở thành truyền nhân của Bồ-đề Đạt-ma, đời sau gọi là nhị tổ của Thiền tông Trung Quốc. Huệ Khả truyền cho Tăng Xán, vị tam tổ này sinh ra lúc nào không rơ chỉ biết tịch năm 606. Tăng Xán sau đó truyền cho Đạo Tín (580-651), rồi vị này truyền lại cho Hoằng Nhẫn (601-674).

Các vị truyền nhân này đều sống một cuộc đời kỳ dị, giác ngộ qua những câu vấn đáp xem ra ngớ ngẩn, mỗi người mỗi khác nhưng giống nhau ở chỗ lấy "tâm truyền tâm, thấy tánh thành Phật" làm gốc.

Đến đời thứ sáu, với Lục tổ Huệ Năng (638-713) th́ tính cách "bất lập văn tự" mới đạt tột đỉnh v́ Huệ Năng mới đầu chỉ là một anh chàng tiều phu mù chữ. Về sau, Huệ Năng không có truyền nhân chính thức, thiền Trung Quốc được xem là có sáu vị tổ, như thiền Ấn Độ có 28 vị.

Thế nhưng Huệ Năng là người khai sáng Thiền Trung Quốc rực rỡ hơn ai hết, để lại cho hậu thế vô số thiền sư xuất chúng và một ḍng truyền thừa mănh liệt đến thế kỷ thứ 11 và cả đến ngày nay.

Thiền tông không dừng ở Trung Quốc. Tổ thứ ba Tăng Xán vốn có ít học tṛ, trong đó có một vị tên là T́-ni-đa Lưu-chi[38]. Vị này sinh năm nào không rơ, chỉ biết tịch năm 594.

Sau khi ngộ pháp xong, T́-ni-đa Lưu-chi đi về phương Nam, đến Giao Chỉ, ngụ ở chùa Dâu ngày nay, thuộc tỉnh Hà Bắc Việt Nam. Tại đây T́-ni-đa Lưu-chi khai sáng ḍng Thiền Việt Nam, truyền 19 đời, đến thế kỷ thứ 13, có ảnh hưởng mạnh lên đến các vua thời Lư.

Song song, trong số học tṛ sau mấy đời của Huệ Năng có một vị nói năng rất ít, được gọi tên là Vô Ngôn Thông. Năm 820, Vô Ngôn Thông về phương nam đến tỉnh Bắc Ninh Việt Nam ngày nay, khai sáng một ḍng Thiền mới, truyền 17 đời, cũng đến thế kỷ thứ 13.

Trong thế kỷ thứ 11 một vị thiền sư Trung Quốc tên gọi là Thảo Đường, không rơ v́ duyên cớ ǵ đi lưu lạc tận Chiêm Thành. Thảo Đường bị vua Việt Nam là Lư Thánh Tông bắt làm tù binh trong một trận chinh phạt nước này năm 1069. May thay cho Thảo Đường, Lư Thánh Tông là một nhà vua trọng đạo lư.

Biết Thảo Đường là môn đệ của thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển, Lư Thánh Tông phong làm Quốc Sư, tự nhận ḿnh làm học tṛ. Cũng lại là một điều mà chỉ ngày xưa mới có. Sau đó, Thảo Đường khai sáng ḍng Thiền thứ ba của Việt Nam, truyền được sáu đời, kéo dài đến cuối nhà Lư.

Khác với Thiền Trung Quốc chia thành "ngũ gia thất tông", hầu như ba thiền phái Việt Nam chỉ đợi ngày hợp nhất. Qua đầu thế kỷ thứ 13, ba ḍng T́-ni-đa Lưu-chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường nhập lại một ḍng duy nhất. Không rơ cơ duyên nào mà lịch sử Việt Nam lại sản sinh nhiều nhân vật lỗi lạc trong các thế kỷ 12,13 của đời Lư Trần.

Dưới ảnh hưởng của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ, ba ḍng Thiền đó tập hợp thành một, xuất phát từ núi Yên Tử, hiện nay thuộc tỉnh Quảng Ninh, gọi là phái Thiền Yên Tử. Tại Việt Nam núi Yên Tử trở thành đỉnh cao ṿi vọi của một ḍng Thiền vừa rất quí tộc vừa rất nghệ sĩ.

Giữa thế kỷ thứ 13, một nhân vật kiệt xuất ra đời, đó là Trần Nhân Tông (1258-1308). Vừa làm vua chăm lo bảo vệ bờ cơi, vừa là thiền sư đạt đạo, Trần Nhân Tông trở thành tổ thứ sáu của ḍng Thiền Yên Tử.

Nhưng v́ nhân cách của Trần Nhân Tông quá rực rỡ, đời sau tôn ông làm sư tổ, lấy hiệu Trúc Lâm của ông đạt tên làm phái Thiền Trúc Lâm, một ḍng Thiền có tính nhập thế. Năm 1304, Trần Nhân Tông đích thân đi cả nước t́m truyền nhân, gặp ngay một thiếu niên "có đạo nhăn", liền truyền pháp cho, người đó là Pháp Loa (1284-1330), tổ thứ hai của Trúc Lâm.

Đến năm 23 tuổi, Pháp Loa gặp một nhân vật kỳ dị, lúc đó đă 51 tuổi, tên gọi là Huyền Quang. Huyền sử chép rằng, mẹ của Huyền Quang là Lê Thị, ba mươi tuổi mà chưa có con, hay đến chùa cầu nguyện.

Đầu năm 1254, trụ tŕ chùa là sư Tuệ Nghĩa mơ thấy trong chùa "đèn đuốc sáng choang, Đức Thích-ca chỉ tôn giả A-nan mà bảo, ngươi hăy tái sinh làm pháp khí Đông Độ và nhớ lại duyên xưa". Năm đó Lê Thị sinh Huyền Quang. Gặp Pháp Loa, Huyền Quang tôn làm thầy mặc dù thầy trẻ hơn ḿnh gần ba mươi tuổi.

"Duyên xưa" là duyên ǵ? Đông Độ Việt Nam thật ra là có duyên với đạo Phật, Việt Nam đến với đạo Phật sớm hơn cả Trung Quốc. Trong thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, tại Việt Nam đă h́nh thành một trung tâm đạo Phật là Luy Lâu, thuộc Bắc Ninh ngày nay.

Tuy Lâu phát triển song song với hai trung tâm của Trung Quốc là Lạc Dương và B́nh Thành[39]. Thiền Việt Nam đă xuất phát cả trước khi Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Quốc. Trong thế kỷ thứ ba, tăng sĩ Khương Tăng Hội người Giao Chỉ đă viết luận giải về Đại Thừa và Thiền tông cho nên nhiều người cho rằng Khương Tăng Hội chính là người sáng lập Thiền Việt Nam, không phải đợi đến lúc Thiền Trung Quốc du nhập.

Người đời sau tôn ba vị Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang là "tam tổ" Thiền Việt Nam, xứng danh ngang hàng với sáu vị Tổ Thiền Trung Quốc và 28 vị Tổ Thiền Ấn Độ. Núi Yên Tử của Việt Nam, Tung sơn của Trung Quốc và Linh Thứu của Ấn Độ là nơi sản sinh các ḍng Thiền đó.

Suốt bảy thế kỷ sau Trần Nhân Tông, trong vô số những người đă đến thăm Linh Thứu, có một đứa con cháu lạc loài của ông đứng ngẩn ngơ trên núi chiều nay. Ôi, con người đích thực của bao vị thánh nhân hầu như ch́m trong bóng tối của lịch sử.

Thường người ta chỉ biết Trần Nhân Tông là một nhà vua giỏi bảo vệ bờ cơi, nào ngờ là một đại sư đạt đạo mà học thuật và nhân cách của ông đă truyền thừa cho các thế hệ đến ngày nay. Tưởng Huyền Trang chỉ là một nhân vật huyền thoại, sư phụ hiền lành của Tôn Hành Giả, nào ngờ là một nhà dịch kinh tác tuyệt về văn chương và nội dung, sáng lập cả một tông phái đại thừa tại Trung Quốc.

Tưởng Bồ-đề Đạt-ma chỉ là tổ sư vơ công Thiếu Lâm, nào ngờ là kẻ đă khai sáng Thiền tông miền Đông Á, mở đường cho vô số người cầu hiểu biết. Tưởng Đức Thích-ca là một ông bụt hoang đường, nào ngờ là một con người từng sống, từng hoạt động, từng chết trên trái đất này.

Rời Linh Thứu với ḷng u hoài chiều hôm đó, tôi chỉ có thể nhắc lại đây lời của Schumann: "Chuyến hành tŕnh theo dấu chân Đức Phật là một niềm vui, đồng thời là một cảm hoài xao xuyến, v́ phần lớn các nơi Ngài đă đặt chân đến, ngày nay người ta chỉ c̣n t́m thấy sự đổ nát và hiu quạnh.

Nhưng tính vô thường của vạn sự há chẳng phải là thông điệp của Ngài ư? Ngài chẳng đă nói rằng Pháp sẽ có ngày bị quên lăng, nhưng sẽ được khám phá lại một cách mới mẻ ư? Có thể Ấn Độ đă quên người con trai vĩ đại của ḿnh, nhưng tại các nơi khác ở châu Á, mà cũng trong các tâm hồn tại châu Âu và Mỹ, th́ thông điệp của Ngài vẫn c̣n sinh động.

Chúng ta hăy mừng vui rằng, có một đầu óc ưu việt đă thấu hiểu cái Khổ và nguyên nhân của nó và đă chỉ rơ cách giải thoát nó nằm ngay nơi chúng ta".

[1] Mahasiddha, sống trong khoảng từ thế kỷ thứ tám đến thứ mười hai tại Ấn Độ. Huyền sử ghi lại 84 vị Đại thành tựu giả, xem Dowman Keith, Master of Mahamudra. Song and histories of the Eightyfour buddhist Siddhas, New York, 1985

[2] Xem chương "Con trâu điên" trong phần thứ tư

[3] Dakini, các vị nữ thần thường được nhắc đến trong Kim Cương Thừa, xuất hiện để bảo vệ giáo pháp.

[4] Trích câu kệ về Từ Đạo Hạnh

[5] Kosala

[6] Pataliputra

[7] Trị v́ từ 324 đến 185 trước công nguyên

[8]Ngày nay chỉ c̣n khoảng 10 trụ

[9] Xem chương "Đền Jokhang" trong phần thứ tư

[10] Tác phẩm đáng chú ư nhất là "Sur les traces du Bouddha", Paris 1929 của R.Grousset (1885-1952), nguyên là giám đốc bảo tàng viện Guimet tại Paris và hội viên viện Hàn Lâm Pháp. Nhiều tư liệu trong sách này được trích từ tác phẩm này

[11] Sarvastivada

[12] Asanga, thế kỷ thứ 4, đại luận sư của Phật giáo, người sáng lập Duy thức tông

[13] Vasubandhu, khoảng 316-396, mới đầu là luận sư của Nhất thiết hữu bộ, về sau của Duy thức tông, là tổ thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ

[14] Trị v́ từ 320 đến 499

[15] Nagarjuna

[16] Madhyamika

[17] Silabhadra

[18] Xem Archaeological Survey of India, Report 1922-23

[19] Dignaga

[20] Dharmapala

[21] Vijnaptimatratasiddhi

[22] Thập đại luận sư: Thân Thắng, Hỏa Biện, Đức Huệ, An Huệ, Nan-đà, Tịnh Nguyệt, Hộ Pháp, Thắng Tử, Thắng Hữu, Trí Nguyệt

[23] Santideva

[24] Bodhicaryavatara

[25] Vật tráng tắc lăo, Thị vị bất Đạo, Bất Đạo tảo dĩ (Việt dịch Nguyễn Duy Cần)

[26] Lời Phật Thích-ca

[27] Buddhaghosa

[28] H.W.Schumann, Auf den Spuren des Buddha Gotama, Walter Verlag 1992.

[29] H́nh trích của S.Dhammika (sách đă dẫn)

[30] Cách nói Phật hay dùng chỉ những người sẵn sàng tiếp thu

[31] Assaji

[32] Anathapindika

[33] Devadatta

[34] Ngôi chùa này nằm dưới chân núi Linh Thứu, phía đông Vương Xá

[35] Ratna mountain

[36] The Dalai Lama at Harvard, Jeffrey Hopkins, University of Virginia

[37] Sách đă dẫn

[38] Vinitaruci

[39] Ngày nay là Đại Đồng thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 584 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 12:12am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ HAI


ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG


DƯỚI CÂY BỒ ĐỀ


Tháp Ḥa B́nh thế giới tại núi Bảo sơn thật ra là một công tŕnh đáng chiêm ngưỡng, rủi cho nó là tháp nằm cạnh ngọn Linh Thứu quá thiêng liêng nên tháp bị lu mờ không ít. Tại bốn phía của tháp này ta có thể xem bích họa của bốn cảnh về cuộc đời đức Phật, cũng là bốn chốn thiêng "tứ động tâm", mà khách hành hương ai cũng đến tham bái.

Đó là: chỗ đản sinh của Ngài tại Lâm-t́-ni, chỗ Ngài đắc đạo tại Bodh Gaya (Bồ-đề đạo trường), chỗ Ngài bắt đầu giảng pháp tại Sarnath (Lộc Uyển) và chỗ Ngài nhập diệt tại Câu-thi-na (Kusinara). Trong bốn chỗ th́ Bồ-đề đạo trường tại Bodh Gaya được xem là thiêng liêng nhất. Hôm nay tôi đến đó đảnh lễ.

Bodh Gaya là một địa danh quan trọng trên bản đồ Ấn Độ, nó chỉ cách Linh Thứu khoảng 50 km đường bộ về hướng tây nam. C̣n trong kư ức của tôi từ ngày c̣n nhỏ dựa theo một tấm h́nh th́ chỗ Phật đắc đạo là một cây bồ-đề và cạnh cây là một con sông, sông đó phải có tên gọi là Ni-liên-thuyền.

Trải qua ngàn năm con sông này vẫn c̣n và ngày nay có tên Nilajana. Nó chỉ là một con sông nhỏ, tại Bodh Gaya, nó nhập với sông Mohana chảy ngược lên phía bắc và làm thành sông Phalgu.

Hai con sông này mùa khô không có nước và ḷng sông trở thành một băi cát rộng cả cây số. Sông Ni-liên-thuyền là nơi Phật băng qua, đến một cây bồ-đề, từ bỏ phép tu khổ hạnh và dùng phép thiền định mà t́m ra chân lư.

Trong thời đó, phương pháp nhận thức đó từ bỏ khổ hạnh và áp dụng thiền định - là một cuộc cách mạng, là một trong những điều làm nhiều người gọi Phật là "nhà phê phán" Ấn Độ giáo.

Trước đó nhà ẩn sĩ Cồ-đàm tu khổ hạnh tại Uruvela, nằm bên bờ nam Ni-liên-thuyền. Đây là nơi năm thầy tỉ-kheo mà đứng đầu là Kiều-trần-như qui phục Phật và hẹn rằng ai giác ngộ trước phải giáo hóa cho những người c̣n lại. Sau năm năm tu khổ hạnh, Ngài đến với một nhận thức khác, trong kinh kể lại: "đức Bồ-tát thọ nhận sữa và cơm của một nàng tín nữ tên là Sujata.

Ngài ngâm tứ chi đă ră rời trong ḍng nước thanh tịnh của Ni-liên-thuyền và bước về phía Bodh Gaya, đến cây bồ-đề thiêng liêng, rải một ít nắm cỏ tươi dưới chân cây, đó là ṭa kim cương và bắt đầu ngồi thiền định".

Ngày nay cây bồ-đề vẫn c̣n và chỗ Ngài ngồi thiền định đắc đạo đă trở thành chốn hành hương nổi tiếng nhất của Phật giáo.

Tôi đến thị trấn Bodh Gaya buổi tối để sớm hôm sau đến chiêm bái nơi chốn thiêng liêng này, chỗ được vẽ trong một bức tranh thờ Phật, có lẽ là bức tranh đầu tiên tôi thấy trong thời thơ ấu.

Ngày đó đối với tôi đức Phật trừu tượng xa vời như ông Ngọc Hoàng thượng đế, cây bồ-đề hay làn nước xanh trong tranh chỉ là những h́nh ảnh tưởng tượng. Bởi thế khi bước chân vào chốn này, t́m xem cây bồ-đề ḷng tôi đầy cảm xúc.

Gốc cây được bọc xung quanh bởi lan can bằng xi-măng. Vải nhiều màu là phướn cầu nguyện được tín đồ Tây Tạng cúng dường. Phía bên mặt là chân tháp Đại bồ-đề

Cây bồ-đề là đây ! Đó là một ngọn cây khỏe mạnh cao vút, trên cao là những chiếc lá long lanh màu lục rực rỡ dưới nắng mai. Lá bồ-đề mà đầu của nó nhọn và dài th́ tôi đă thấy nhiều, nhưng ở đây gốc của nó rất cao, cành mang lá nằm tuốt trên xa không với tới được, những chiếc lá hầu như vui cười trong gió sớm.

Thân cây đầy những đoạn màu vàng sáng, đó là những chỗ mà khách hành hương cúng dường bằng cách dát vàng mỏng như giấy lên cây. Xung quanh cây toàn là phướn cầu nguyện kiểu Tây Tạng lẫn cờ ngũ sắc của Phật giáo.

Người đi đông như hội, họ chen chúc nhau thắp nhang chụp h́nh. Một đoàn trẻ con học sinh Ấn Độ, đứa này nắm chéo quần đứa kia đi thành một đuôi dài đi ṿng quanh thánh địa, mặt mày hồn nhiên. Có vị bồ-tát nào hóa sinh làm một người trong đoàn trẻ con đó không ?

Tôi chờ bớt người để đi vào sát thân cây. Nơi đây c̣n có một phiến đá dày khoảng một tấc, được phủ lụa đỏ cẩn thận. Người ta cho rằng phiến đá đó có từ thời vua A-dục trước công nguyên, nó ghi lại chỗ đức Phật đă ngồi.

Đó chính là hiện thân của "kim cương ṭa" trong thế giới vật chất này mà kích thước thực sự của nó hết sức ẩn mật không mấy ai hiểu hết. Chúng tôi im lặng thắp nhang, t́m chỗ ngồi thiền định dưới cây bồ-đề.

Hăy thử làm theo Phật bằng cách thiền định để nhận thức thế giới. Ư nghĩa đích thực của cuộc đời làm người là, đó chính là cơ hội quí báu để nhận thức thế giới và cách nhận thức có hiệu quả nhất là chỉ và quán trong thiền định.

Đó là kết luận của Ngài nhưng tiếc thay đối với tôi lại là điều khó làm nhất. Từ xưa tâm tôi hay tán loạn khi ngồi thiền định, đối với tôi không có ǵ khó hơn sự định tâm. Dưới gốc bồ-đề, tôi ngồi đó với ḷng cảm xúc, có lẽ tâm tôi chẳng định được ǵ v́ tâm ư sôi nổi.

Làm sao tôi tĩnh tâm được khi nhớ rằng ngay tại nơi này cách đây hai ngàn năm trăm năm có một bậc thầy ngồi thiền định nơi đây và đạt giác ngộ. Đây là chỗ mà người đó, nói như Schumann trong chương trước, đă thấu hiểu nguồn gốc của cái Khổ và phương cách giải thoát khỏi nó.

Bên cạnh tôi có một người có khuôn mặt châu Á, có lẽ người Nhật, cũng đang ngồi thiền định. Ngồi một lúc tôi phát hiện là anh ta có tật, thỉnh thoảnh anh vung chân múa tay một cách bất b́nh thường. Khuôn mặt anh sáng láng nhưng h́nh như thân thể anh không yên, xem ra nó hoạt động độc lập với anh.

Tay chân của anh hoạt động độc lập xem ra cũng như tâm của tôi tán loạn. Chưa bao giờ tôi thấy thương một người xa lạ như thế. Quê hương anh ở đâu, ai chỉ đường cho anh đến đây, phương tiện đâu cho phép anh đi con đường vạn dặm này. Thân anh không b́nh thường nhưng tâm anh liệu có sáng suốt không, hỡi người bạn đạo đang ngồi bên tôi thiền định dưới gốc cây thiêng.

Một điều tôi tin chắc chắn ngày hôm đó là anh sẽ lành bệnh, dù bệnh thuộc tâm hay thuộc thân, v́ đây là nơi là chỗ phát ra ánh sáng của trí tuệ và là nơi ma quái phải qui hàng.

Về sau tôi biết thêm cây bồ-đề nguyên thủy nơi mà ngày xưa Phật thiền định đă bị phá hủy trong thế kỷ thứ bảy. Tại chỗ cây nguyên thủy đó người ta có trồng một cây con th́ cây con cũng bị băo thổi trốc gốc năm 1876.

C̣n cây bồ-đề chúng ta thấy ngày hôm nay là một cây con của cây mà vua A-dục tặng Tích Lan trong thế kỷ thứ ba trước công nguyên, mà con trai là Mahendra tự tay đem qua đó trồng.

Đối với tôi, cây bồ-đề này là cây nguyên thủy hay cây con cây cháu, nó không hề quan trọng. Chính tại nơi đây, Phật đă thấy "mọi pháp có sinh đều có diệt", huống hồ chỉ là một ngọn cây.

Bên cạnh cây bồ-đề là một bảo tháp rất lớn gọi là Tháp Đại bồ-đề. Nó được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 1,2 sau công nguyên và cũng đă trải qua nhiều đợt trùng tu và hủy phá. Lúc Pháp Hiển đến đây năm 409 th́ ở đây đă có "ba ngôi tháp".

Lúc Huyền Trang đến chiêm bái năm 637, ông mô tả tỉ mỉ: "về phía đông cây bồ-đề có một tháp cao chừng 52m, nền tháp độ 20 thước vuông, tường bằng gạch xanh, trét vôi chu-nam". Ngày nay người ta biết rơ tháp mà Huyền Trang mô tả chính là ngọn tháp ngày nay, chiều cao chính xác là 55m.

Bồ-đề đạo trường là một thánh địa vĩ đại cho những ai muốn t́m sự tỉnh giác thiền định, cảm hứng tâm linh hay nghiên cứu lịch sử. Trong tháp là một tượng Phật thếp vàng ngồi thanh tịnh, ngoài tháp là dấu chân Phật, trên mặt đất là lá bồ-đề rụng được khách hành hương nhặt đem về thờ cúng.

Tôi đi quanh tháp theo chiều kim đồng hồ, đó là cách tán thán theo kiểu Ấn Độ, Tây Tạng, nhớ đến tích của một con chim chỉ bay quanh ba ṿng nơi đây mà tái sinh được làm người. Hỡi chim, nếu ngươi được làm người th́ cũng ráng dùng đời làm người mà nhận thức, ngoài ra cuộc đời không c̣n ư nghĩa ǵ khác.

Xung quanh tháp Đại Bồ-đề là vô số những tháp nhỏ nhắc lại nhiều sự tích. Trong số đó có một tháp nhỏ nhắc lại hai vị thương nhân tên là Tapussa và Bhallika, người xứ Orissa đă dâng Phật mạch nha và mật.

Hai vị đó có việc đi Vương Xá, chắc cũng làm công tác tiếp thị tại đó, xin qui y làm cư sĩ và xin học pháp nơi Ngài mặc dù Phật chưa hề muốn giảng dạy. Thế là đức Phật có hai đệ tử cư sĩ đầu tiên, hai vị đó cũng chỉ là thương nhân như tôi thôi.

Có một bức tượng mà Huyền Trang đă thấy nhưng ngày nay không c̣n, đó là tượng Quán Thế Âm gần cây bồ-đề. Theo một lời tiên tri xa xưa th́ tượng này ngày càng ch́m trong đất, lúc nó ch́m hẳn th́ đó là lúc đạo Phật suy tàn.

Lúc Huyền Trang đến th́ tượng đă ch́m tới ngực và ông tiên đoán trong kư sự của ḿnh là đạo Phật chỉ c̣n hưng thịnh nơi đây trăm rưỡi hay hai trăm năm nữa. Lời tiên tri đó đă thành sự thực v́ quả nhiên trong thế kỷ thứ 8, thứ 9, đạo Phật xem như mất hẳn tại Ấn Độ, chỉ trừ ở vùng Ma-kiệt-đà và Bengale.

Cây bồ-đề có sinh có diệt, bản thân đạo Phật cũng có sinh có diệt, tất cả đều là "pháp" cả. Đó là một trong những điều cốt tủy Phật dạy sau khi Ngài chứng ngộ dưới cây bồ-đề. Những điều này muốn hiểu một cách trừu tượng th́ dễ nhưng chấp nhận chúng trong cuộc đời th́ khó lắm thay.

Ôi, những nhận thức toàn triệt xuất phát từ gốc cây này thật khó được người đời hiểu ngộ, đó là lư do tại sao đạo Phật đích thực không bao giờ trở thành một tôn giáo của quảng đại quần chúng, tại sao nó đă biến mất trên chính quê hương của ḿnh. Và đó là lư do mà tại chính dưới gốc cây này, Phật phân vân không biết ḿnh có nên giảng pháp hay không.


THIỀN ĐỊNH, PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC ƯU VIỆT


Rời quê hương Ca-t́-la-vệ, vị du sĩ Cồ-đàm trẻ tuổi đi về hướng đông nam, đến Vương xá và gặp Tần-bà-sa-la như ta đă biết. Sau đó không lâu, Cồ-đàm t́m gặp một vị thầy là Alara Kalama xin học pháp.

Nơi đây Cồ-đàm học được một số phép thiền định nhưng phép này chỉ dẫn đến "Vô sở hữu xứ", như về sau Phật kể lại trong Bộ kinh.

Sau đó Cồ-đàm t́m gặp một vị thầy khác là Uddaka Ramaputta, phép tu của vị này cũng chỉ đạt "Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Thế nhưng với Uddaka, Cồ-đàm đă học được tinh túy của Ấn Độ giáo. Về sau Phật kể lại rằng, Uddaka thường giảng, con người "thấy nhưng không thấy" và minh họa lời ḿnh bằng cách đưa một con dao lên, cho thấy lưỡi dao nhưng không biết dùng nó mà cắt sự vật.

Con dao là ẩn dụ quan trọng của Những bài thuyết giáo của Ấn Độ giáo, trong đó Uddalaka Aruni giáo hoá cho con trai là Svetaketu bằng dùng dao cắt hạt trái cây tí hon và cho thấy trong đó không ǵ khác hơn là cái đại ngă tuyệt đối đang tràn ngập trong vũ trụ và con người.

Đây là nơi nhà tu sĩ Cồ-đàm vừa tiếp thu triết học của Ấn Độ giáo, vừa sáng tạo những lư thuyết mới của giáo pháp ḿnh. Vài tháng sau, du sĩ Cồ-đàm lại bỏ ra đi v́ tất cả những ǵ thầy dạy "không giải thoát được cái khổ, không mang lại lợi ích".

Sau đó Cồ-đàm đến Uruvela, như ta đă biết, chỗ ẩn tu nằm trên bờ sông Ni-liên-thuyền. Thấy phép thiền định du-già và triết học Những bài thuyết giảng Ấn Độ giáo không mang lại tri kiến giải thoát cho ḿnh, Cồ-đàm nghĩ phải chăng con đường đúng đắn là phép tu khổ hạnh.

Miền rừng núi Uruvela về sau được Phật gọi là "khả ái" nhưng ta đừng vội tin là nơi chốn thần tiên. Tôi đă đi qua miền rừng núi Bihar và Bắc Ấn, đó là rừng già Ấn Độ mà loại cây thường gặp là Sala, trong đó cơ man nào là khỉ, rắn và dơi.

Vị du sĩ ba mươi tuổi đó về sau kể lại đời sống độc cư trong rừng: "Thật là khó chịu đựng sự độc cư trong rừng, khó thấy niềm vui khi độc cư". Những khi phải ở một chỗ xa vắng th́ chỉ một con thú đi ngang, hay một con công dẫm phải cành cây hay gió reo trong lá, là ta đă thấy sợ rồi".

Người tu sĩ t́m cách chế ngự cái sợ bằng kỹ luật tâm linh và thử đạt nhận thức bằng cách "nghiến răng lại, ép lưỡi vào hàm trên, buộc tư tưởng phải phục tùng tâm thức".

Kết quả là Cồ-đàm chỉ chuốc lấy thất bại và nhận thấy rằng tâm th́ có thể kiểm soát được nhưng tri kiến không thể đạt bằng sự ép buộc, nhất là khi vắng bóng trực giác. Sau đó Cồ-đàm thử áp dụng phép nín hơi thở nhưng hậu quả là chịu đau đớn toàn thân.

V́ các phép tu nội tâm như thế không mang lại kết quả, Cồ-đàm áp dụng phép khổ hạnh ngoại cảnh. "Vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần, ăn cỏ hoang, ăn rong nước, ăn phân ḅ…vị ấy mặc vải gai thô, vải phấn tảo y … vị ấy là người theo hạnh nhổ râu tóc, hạnh thường đứng không ngồi, dùng gai làm giường ...

Thế nhưng, nhà khổ hạnh Cồ-đàm không đạt được ǵ hơn là sự thán phục của năm vị tỉ-kheo mà chúng ta đă biết, ngoài ra không có ǵ cả.

Cuối cùng, suy nghĩ về phương pháp tu học của ḿnh, Cồ-đàm chợt nhớ lại một kỷ niệm xưa. Cách đây nhiều năm, lúc c̣n ở với phụ vương, trong một dịp xem vua cha tự tay đặt luống cày trong một buổi lễ, Tất-đạt-đa đang ngồi dưới gốc cây bên bờ ruộng bỗng nhiên rơi vào một trạng thái hỉ lạc của thiền định.

Phải chăng đây là phương pháp quán sát đúng đắn, dẫn đến giải thoát ? Tự thấy một thân thể hao ṃn không thể chuyên chở một tâm thức sung măn, Cồ-đàm từ bỏ khổ hạnh và đó là bước ngoặt.

Vị tu sĩ băng sông Ni-liên-thuyền, đến cây bồ-đề, chuyên tâm thiền định và đạt trạng thái mà kinh điển gọi là "Tứ thiền". Trạng thái tứ thiền chưa phải là giác ngộ, nó chỉ có chức năng chuẩn bị, có khả năng dẫn đến giác ngộ.

Đức Phật giác ngộ v́ ngoài tứ thiền, Ngài đă có thiện nghiệp lâu đời và quyết tâm đạt tri kiến giải thoát. Ngài đạt thiên nhăn, thấy sự sống chết của chúng sinh và của chính ḿnh, thấy nguyên nhân của đời sống lang thang vô tận này, thấy cách giải thoát ra khỏi cảnh đó và nhận rơ:

"Ta đă giải thoát, đây là đời cuối của ta, không c̣n sự tái sinh nữa"

Việc từ bỏ các phép khổ hạnh và chuyên tâm thiền định để đạt nhận thức là một hành động rất có ư nghĩa, không phải chỉ trong thời kỳ tôn giáo trước công nguyên đó, mà cả trong thời đại khoa học hiện đại này. Thời nào cũng thế, tất cả đều quay quanh câu hỏi, làm sao nhận thức được thế giới, phương pháp nào là phương pháp có hiệu quả nhất.

Muốn trả lời điều này, người ta phải tự hỏi thế giới là ǵ, từ đâu mà có. Rồi từ câu trả lời đó về tự tính thế giới một câu trả lời có tính chất khẳng định tiên quyết, có tính cách như một định đề người ta mới bắt đầu t́m cách nhận thức nó, đó là một điều thực ra là nghịch lư.

Tất nhiên càng đi sâu vào nhận thức, định đề về tự tính thế giới ngày càng rơ, nhưng cũng có lúc nó bị phủ định hay bị thay thế.

Ấn Độ giáo xuất phát từ niềm tin có một đại ngă siêu việt xuyên suốt trời đất muôn vật, trong đó con người cùng một thể với đại ngă đó. Thế nhưng v́ con người có thân, thân đó che lấp thể tính chung nhất đó, như "b́nh đất che ánh sáng tự thân".

V́ thế muốn tiếp cận với đại ngă, con người phải dùng phép du-già vượt qua giới hạn của thân, kiểm soát thân, trong đó các phép khổ hạnh được xem là cần thiết. V́ lẽ đó, khổ hạnh hầu như là đức hạnh trong Ấn Độ giáo.

Đức Phật là người "cải cách" của Ấn Độ giáo ở chỗ Ngài không quan tâm đến các vấn đề siêu h́nh, không đặt câu hỏi về nguồn gốc của thế giới, không nói đến cái đại ngă, không thấy cần phải "cộng trú với Phạm Thiên".

Điều quan tâm duy nhất của Phật là làm sao thoát khỏi cảnh khổ thế gian. Và phương pháp của Ngài là cách làm của một y sĩ, đó là hăy trước hết t́m ra nguồn gốc của khổ. Đi từ điểm xuất phát đó Ngài thấy không có lư ǵ mà phải tiếp tục con đường khổ hạnh. Muốn t́m ra nguyên nhân của khổ phải có trí tuệ chứ không cần ǵ khác.

"Có hai điều cực đoan mà người xuất gia không nên làm theo. Những ǵ là hai ? Một là đắm say dục lạc thấp hèn, đê tiện, phàm phu, không ích lợi, không cao cả. Hai là lao ḿnh trong khổ hạnh, không ích lợi, không cao cả.

Này các tỉ-kheo, xa lánh hai điều cực đoan này, Như Lai chánh giác chứng ngộ trung đạo, phát sinh sự thấy, sự hiểu, đưa đến an tịnh, thắng trí, niết bàn".

Đó là đoạn đầu bài kinh Chuyển pháp luân, bài đầu tiên mà Phật giảng sau khi phân vân mấy tuần liền, trong đó ta thấy rơ cái mà Ngài t́m kiếm không phải là sự thống nhất với thánh thần, với đại ngă mà là sự thấy, sự hiểu.

Cái thấy là điều quan trọng bậc nhất trong đạo Phật mà con đường đưa đến đó không ǵ khác hơn là phép thiền định. Nói một cách giản đơn, đó là phương pháp nhiếp tâm, tỉnh giác để quán chiếu và thấy sự vật đúng như nó là. Trong phương pháp đó không hề có sự cầu khẩn, van xin đến một ai khác.

Phần lớn chúng ta không hiểu tại sao phép thiền định, ngồi một chỗ, hướng tâm vào bên trong mà lại phát sinh được tri kiến về thế giới. Đó là sự ẩn mật muôn đời của phép thiền định, chỉ có ai nếm trải rồi mới biết, chư Phật chư Tổ có từ bi đến mấy cũng không thể giải thích cho chúng ta nghe.

Nhưng có điều chắc chắn là đối với Phật giáo tri kiến đích thực chỉ phát sinh trong thiền định, "ở đâu có Phật giáo là có thiền định, ở đâu có thiền định là có Phật giáo".

Phần lớn chúng ta cho rằng, muốn có tri kiến về sự vật, hăy đến với nó và phân tích nó. Đó chính là nền tảng bất di bất dịch của nền khoa học xưa nay. Và muốn phân tích sự vật th́ dụng cụ xuất sắc nhất của con người là khả năng lư luận phán đoán, vắng bóng nó con người rơi vào tôn giáo thần bí.

Nền khoa học của chúng ta cũng có một định đề hẳn hoi về thế giới, đó là quan niệm về một thế giới khách quan, độc lập với con người, con người chẳng may có chết đi th́ thế giới vẫn cứ trường tồn với thời gian.

Với định đề đó, với dụng cụ đó, con người đă lên đường từ gần 400 năm nay để t́m "cái thấy cái hiểu" về thế giới và những thành tựu xuất sắc của nền vật lư làm ta thấy nhận thức đó hẳn phải đúng đắn. Với thời gian, con người có thêm một dụng cụ đắc lực nữa, đó là các thiết bị tinh vi để phát hiện, đo lường, tính toán các hiện tượng, chúng là những trợ thủ đắc lực cho óc suy luận.

Với khả năng hùng hậu đó, nền vật lư hiện đại của thế kỷ này đă đi sâu vào lĩnh vực vi mô cực nhỏ để phát hiện nền tảng cuối cùng của thế giới vật chất, một thế giới mà người ta cứ nhất định cho là nó phải được xây dựng từ các "hạt cơ bản".

Đó cũng là một thứ định đề mà không ai trong ngành vật lư dám phủ nhận. Ngày nay sau hơn nửa thế kỷ t́m kiếm nguồn gốc cuối cùng của vật chất, ngành vật lư hiện đại đang ở trong một cuộc khủng hoảng về nhận thức luận.

Đó là, những hiện tượng trong thế giới vi mô đó không ăn khớp với lư luận của chúng ta, dạng xuất hiện của chúng mâu thuẫn lẫn nhau, hành tung của chúng tùy thuộc nơi cách ta quan sát chúng và quan trọng nhất, sự xuất hiện của vật chất hầu như phụ thuộc nơi ư thức con người.

Hiện nay người ta ngờ rằng vật chất chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác, thực tại đó bao gồm toàn thể vũ trụ, trong đó có ư thức con người.

Trong nền vật lư hiện đại, thế giới hết là một thực thể khách quan, óc suy luận thuần túy đă bớt hiệu nghiệm, nó c̣n ǵ là khoa học, nó khác ǵ với tôn giáo ? Người ta đi thêm một bước và thấy rằng, những ǵ mà nền vật lư đang khám phá và cảm nhận rất trùng hợp với những kết luận của các thánh nhân Phật giáo.

Nhiều nhà vật lư nhận ra rằng, vũ trụ được mô tả trong Kinh Hoa Nghiêm là hoàn toàn trùng hợp với quan niệm đương thời của vật lư học và ngày nay có nhiều phát biểu về thế giới và vũ trụ mà người ta không biết của một nhà vật lư hay một nhà đạo học.

Trong một cuộc hội thảo gần đây tại Vienna (Áo), có nhà vật lư dám đặt câu hỏi: "Nếu con người không ai nh́n mặt trăng cả th́ liệu mặt trăng có tồn tại không?". Điều đó có nghĩa, nhà vật lư không c̣n xem thế giới vật chất hoàn toàn độc lập với ư thức con người nữa, nó nằm trong một thể tương tác qua lại mà ngày nay ta gọi là "phi tuyến tính".

Cũng tại hội nghị đó, đại diện của Phật giáo là vị Đạt-lai lạt-ma lại nói một cách rất khiêm tốn theo luận giải Trung quán: "Sự vật chỉ có ư nghĩa trong mối tương quan với các sự vật khác".

Điều cần kết luận nơi đây là phương pháp thiền quán của các nhà đạo học đă dẫn đến những "cái thấy, cái hiểu" mà ngày nay nền vật lư đang đối diện với những thiết bị tinh tế của họ.

Tại sao một bên "nh́n vào bên trong", bên kia "nh́n ra bên ngoài" mà cuối cùng lại có một kết luận như nhau? Chỉ c̣n một câu trả lời duy nhất là cả bên trong lẫn bên ngoài đều là những dạng xuất hiện của một nhất thể mà đạo Phật gọi là Chân như.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 585 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 1:00am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ HAI


ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG


VESALI VÀ VƯỜN XOÀI CỦA NÀNG AMBAPALI


Từ Bodh Gaya, chúng tôi trở về Hoa Thị Thành để đi Vesali. Vesali mà ngày nay được gọi là Vaishali chỉ cách Hoa Thị Thành chưa đầy 50 cây số đường bộ, nằm phía bắc sông Hằng, ngày xưa là kinh đô của nước Licchavi.

Anh tài xế của chúng tôi, người Nepal, cho biết đường từ Hoa Thị Thành đi Vesali cũng là đường đi Kathmandu, thủ đô Nepal, cách đó khoảng 200 km, anh nói với giọng u hoài nhớ quê hương.

Đường này đi lên phía bắc Bihar, vượt cầu Mahatma Gandhi đến Hajipur, qua sông Hằng đúng chỗ sông rất rộng, có cồn cát ở giữa. Đây là chiếc cầu dài nhất châu Á với chiều dài khoảng 6 km.

Vesali là nơi Phật nhiều lần đến thăm viếng và cũng là trạm dừng chân cuối cùng lúc Ngài đến chỗ nhập diệt của ḿnh là Câu-thi-na. Tôi tự hỏi ngày xưa Phật qua sông Hằng rộng mênh mông này bằng phương tiện ǵ.

Câu hỏi này xem ra quá tầm thường nên không thấy ai trả lời trong kinh sách. Trong kinh, tôi chỉ nghe Ngài qua sông "dễ dàng"[1]. Trên đường đi tham bái tôi có quen với một tu sĩ người Tích Lan, tôi hỏi ông ngày xưa Phật làm sao vượt biển tới Tích Lan được để nói kinh Lăng Già. Ông trả lời gọn lỏn "thần thông".

Về sau tôi khám phá trong kư sự của Huyền Trang có đoạn nói về Phật trở về thăm viếng quê hương Ca-t́-la-vệ theo lời thỉnh cầu của vua cha. Huyền sử chép Ngài đi bằng thần thông trên không và Huyền Trang có hân hạnh tới xem chỗ Ngài hạ xuống mặt đất.

"Tám vị Kim cương thủ hộ tống Ngài, bốn vị Tứ thiên vương dẫn đường. Với toàn thể các thiên nhân cùng đi, trời Đế Thích bên trái và trời Phạm Thiên bên mặt, Phật đi ở giữa như mặt trăng giữa các v́ sao. Cả ba cơi đều rung động v́ uy lực của Ngài, bảy thiên thể đều lịm tắt trước hào quang của Ngài, Ngài vượt không gian và trở về quê hương".

Vesali là kinh thành của tiểu quốc Licchavi nằm ở bờ bắc sông Hằng, thời đó chỉ có khoảng 250.000 dân và rất thân thiện với nước Ma-kiệt-đà. Nước này tuy nhỏ nhưng có một ḍng dơi hiệp sĩ đông khoảng 14.000 người, cai trị nước một cách rất sáng suốt.

Một ngày nọ trong năm 524, lúc mùa mưa đă đến tại phía nam sông Hằng và tại vườn Trúc lâm Phật bắt đầu ba tháng an cư để thiền định và giáo hóa cho tỉ-kheo th́ có một sứ giả từ bờ bắc sông Hằng đến Vương Xá. Người đó là Mahali, bạn của Tần-bà-sa-la, ông báo tại Licchavi đang bị hạn hán trầm trọng, đói kém và nạn dịch xảy ra, nhiều người đă chết.

Mahali nhờ Tần-bà-sa-la xin Phật đi Vesali cứu giúp. Năm năm sau khi thành đạo, lúc đó khoảng 39 tuổi, lần đầu tiên Phật được thỉnh cầu thi triển thần thông. Vương Xá cách sông Hằng khoảng 60km, Ngài lên đường cùng vài người hầu cận, "ngày thứ năm Ngài vượt qua sông Hằng và vừa đến bờ bắc th́ trời đổ mưa như trút".

Vesali cũng là nơi mà ni bộ tăng đoàn của phụ nữ được thiết lập mà người đầu tiên chính là kế mẫu của Phật. Sau khi vua cha Tịnh-phạn băng hà, bà kế mẫu đă trở thành góa phụ đi bộ từ Ca-t́-la-vệ đến Vesali, tính ra khoảng bốn năm trăm cây số, để xin Phật cho xuất gia.

Phật đă từ chối nhưng tôn giả A-nan là người năn nỉ xin Phật cho phép và cuối cùng bà được nhận lời. V́ cử chỉ lịch sự với phái nữ này mà về sau A-nan bị tăng già khiển trách v́ các vị tu sĩ ngày xưa thấy quả thật sự hiện diện của phái nữ trong giới tu hành thật bất tiện.

Tại Vesali Phật c̣n có thêm một hành động cách mạng nữa trong thời bấy giờ, đó là Ngài nhận lời mời thọ thực của một nàng kỹ nữ tên gọi là Ambapali. Ambapali là một kỹ nữ với sắc đẹp hết sức kiều diễm, đă làm điên đảo các vị công tử xứ Licchavi.

Cả vua Tần-bà-sa-la phía nam sông Hằng cũng mê say nàng, có với nàng một đứa con. Hay thay ngày xưa, mặc dù đường xá xa xôi, sông Hằng cách trở mà niềm say mê và sinh hoạt xem ra không khác ǵ người thời nay.

Nàng Ambapali mời Phật thọ thực rồi lại cúng dường luôn một vười xoài rất lớn và Ngài cũng thâu nhận, mặc dù trong xă hội Ấn Độ thời xưa với quan niệm hết sức khe khắt về đẳng cấp, đó là một hành động lạ lùng.

Đường đi đến Vesali dẫn tôi qua nhiều đoạn rừng núi và làng mạc. Trong địa phận Vesali mà ngày nay nó chỉ là một quận nhỏ của Bihar, điều làm tôi thấy lạ là ở đây rơ ràng có một khí sắc vương giả sang trọng, chúng phảng phất trong màu lá, màu nắng, màu cỏ cây. Lạ thay, tôi cảm nhận khí sắc đó một cách chắc chắn.

Tại Vesali ta t́m thấy một trụ đá của A-dục vương c̣n nguyên vẹn, trên đầu có h́nh sư tử. Dưới chân trụ đá là nền gạch đá của tu viện nữ ngày xưa, theo kiến trúc th́ cũng có nhiều pḥng khác nhau, tương tự như Na-lan-đà nhưng nhỏ hơn nhiều. Và thú vị thay, xa xa cách vài cây số là một khu rừng nhỏ, cây lá um tùm, đó là vườn xoài của Ambapali !

Nàng kỹ nữ về sau trở thành tỉ-kheo ni và giác ngộ thành bậc thánh[2]. Thế nhưng chắc nàng không bao giờ ngờ vườn xoài của ḿnh sẽ được hậu thế ghi chép và thăm viếng. Hành động của Phật, cứu độ cho những người thuộc giai cấp "thấp kém", như xă hội Ấn Độ ưa miệt thị, như Ambapali, như người thợ rèn Cunda, như kẻ sát nhân Angulimala.

Không những nói lên ḷng từ bi vô lượng, mà là trí huệ của Ngài chỉ rơ, tất cả con người đều có chung một tự tính thanh tịnh, " ...biết rơ rằng chúng sinh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ ..."[3].

Mùa mưa năm 484 trước công nguyên, lúc này sức khỏe vị đạo sư đă tàn, Vesali này là chỗ Phật lưu trú và tại đây A-nan hỏi Ngài về một người kế vị. Ngài trả lời: "A-nan, tăng đoàn c̣n trông chờ ǵ nơi ta ? Ta đă giảng giáo pháp không phân biệt trong ngoài...

Ta đă già, năm tháng đă tận, cuộc đời ta sắp chấm dứt, ta đă tới giới hạn của ḿnh: ta đă tám mươi tuổi. Như một chiếc xe ḅ đă cũ chỉ nhờ giây chằng buộc lại mà thành th́ thân ta cũng chỉ nhờ giây chằng mà có ...

V́ thế, A-nan, hăy tự ḿnh là y tựa của chính ḿnh, hăy dùng chánh pháp mà làm nơi y tựa, đừng t́m y tựa nơi nào cả". Như thế sau Phật không có người kế vị, giáo pháp chính là đạo sư hướng dẫn tăng đoàn.

Vài ngày sau khi nói lời này, Phật đi về hướng bắc, đến chỗ nhập diệt tại Câu-thi-na. Một trăm năm sau khi Phật nói lời này, Vesali là chỗ kết tập kinh điển lần thứ hai, tổng kết về giáo pháp, chỗ y tựa của Phật giáo.

Và cũng tại hội nghị này tại Vesali, giáo pháp đă phát triển và bị chia làm hai phái, Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ và Đại chúng bộ là tiền thân của Phật giáo Đại thừa sau này.


VARANASI, THÀNH PHỐ THIÊNG LIÊNG


Trên thế giới có những thành phố cổ như Theben ở Ai-cập, Ninive hay Babylon ở Ba Tư. Chúng thành h́nh cả ngàn năm trước công nguyên, thậm chí 1700 năm như Babylon, kinh đô rực rỡ một thời của miền Trung Á.

Thế nhưng về mặt cổ xưa, các thành phố đó lu mờ trước Varanasi, thành phố xuất hiện khoảng 3000 năm trước công nguyên. Có lẽ Varanasi chỉ thua kinh đô Trường An của Trung Quốc với số tuổi 6000 năm khả kính. Khoảng năm 900 trước công nguyên, những người ḍng Arya của Ấn Độ đến Varanasi, biến nơi đây thành một kinh đô hùng mạnh về thương mại cũng như tư tưởng học thuật.

Và Varanasi phồn vinh tới ngày hôm nay, trải qua gần 5000 năm lịch sử, trong lúc nhiều thành phố cổ khác đă điêu tàn.

Mark Twain, văn sĩ của Mỹ, đă đến Ấn Độ năm 1896 và dĩ nhiên cũng đă thăm Varanasi, viết: "Varanasi xưa hơn lịch sử, cổ hơn truyền thống, cũ hơn cả huyền thoại và tuổi của nó gấp đôi tất cả những thứ vừa kể cộng lại".

Không ai giải thích được tại sao Varanasi trở thành kinh đô thiêng liêng của thần Shiva, nguồn gốc của nó hẳn nằm trong bóng tối của thần thoại. Thế nhưng người ta cho rằng đó là "kinh đô ánh sáng", mới nghe qua tưởng như Paris của châu Âu, nhưng không phải. Ánh sáng ở đây là mặt trời, và mặt trời mọc tại Varanasi bên bờ sông Hằng là một cảnh tượng kỳ lạ.

Tôi đến Varanasi bằng máy bay từ Kathmandu, thủ đô Nepal. Varanasi là một thành phố không thể không tới nếu ta đến xứ Ấn Độ. Đây là một nơi mà người du khách thấy ḿnh lùi lại vài trăm năm thời gian, nếu không muốn nói cả ngàn năm. V́ lẽ đó, ngày nay Varanasi đầy khách du lịch, có sân bay quốc tế từ nhiều nước đến.

Có nhiều người đến Varanasi bằng tàu xe như tôi, nhưng rất nhiều tín đồ Ấn Độ giáo đi bộ nhọc nhằn từ xa đến đây, họ tin rằng càng gian khổ bao nhiêu trên đường đi đến th́ tội lỗi càng chóng rửa sạch bấy nhiêu. Ai chết ngay tại Varanasi này, linh hồn họ sẽ thoát khỏi sinh tử để về với Đại ngă bao la và v́ thế mà nhiều người già đến đây đợi chết.

V́ lẽ ǵ mà Varanasi được xem là "quê hương" của thần Shiva, là chỗ thiêng liêng nhất của Ấn Độ giáo ? Thành phố này có thể sánh với Jerusalem của Thiên chúa giáo, với Mecca của Hồi giáo. Bên bờ sông Hằng dài 2525km cũng c̣n những thành phố thiêng khác như Allahabad, Rishikesh, Hardwar.

Hăy t5am nghe lời giải thích của phương tây: tại Varanasi, sông Hằng uốn ḿnh nh́n ra phía đông để buổi sáng lúc mặt trời mọc, ánh dương chiếu tràn ngập bờ sông, tín đồ tắm sông vừa ngâm ḿnh trong nước thánh, vừa hưởng tia sáng của thần Shiva. V́ thế Varanasi là đất thiêng của tín đồ Ấn độ giáo, đến Varanasi mà không đi thăm sông Hằng lúc mọc trời mọc là xem như chưa đến.

Tôi ra sông lúc trời c̣n mờ tối, thuê thuyền đi dọc theo bờ. May thay đó là một ngày nắng ráo, mặt trời chưa mọc mà ánh dương đă ngời sáng. Thật là một cảnh tượng lạ lùng. Sông Hằng đoạn này rộng mênh mông, nước yên tĩnh như mặt hồ.

Từ dưới mặt nước, mặt trời như một quả cầu đỏ ối dần dần vươn lên, treo giữa trời lơ lửng như một chiếc lồng đèn màu đỏ vĩ đại. Có lẽ v́ không khí ban mai c̣n đẫm sương đêm hay sao mà ta có thể nh́n thẳng mặt trời đỏ rực, không bị chói mắt, thấy to hơn bất cứ mặt trời nào tôi đă từng thấy.

Tôi ngây người nh́n mặt trời không biết chán. Ôi, th́ ra mặt trời hiện ra mà cũng tùy cảnh tùy nơi, mỗi lúc một khác.

Xa xa giữa Hằng hà là những cồn cát của mùa nước cạn, thế nhưng sông vẫn c̣n mênh mông những nước, phía đông mặt trời là một vùng hoang vu, dưới là chỉ nước và cát, trên là một vầng dương kỳ diệu. Phía tây là thành phố th́ chỉ toàn người và người, người từ đâu đến ? Hàng ngàn người tắm gội giữa gịng sông, họ lặn hụp, đứng yên, vái lạy, khẩn cầu ...

Tất cả đều nh́n về mặt trời đỏ đang chiếu rọi. Dọc sông Hằng tại Varanasi là các bến sông mà người Ấn gọi là "Ghat", nơi mà tín đồ Ấn độ giáo tràn ngập xuống sông, đó là những chỗ để họ cầu nguyện, cúng dường, thiền định, bố thí, khất thực, thiêu xác, rải tro, tắm rửa, bói toán, thắp đèn, thả hoa.

Trong mấy mươi Ghat trải dài khoảng mười cây số đó th́ Dasaswamedh-Ghat là thiêng liêng nhất, đó là nơi vị sáng tạo vũ trụ Phạm Thiên đă cúng dường "mười con ngựa". Tại Manikarnika-Ghat có một cái hồ nhỏ, nơi tương truyền thần Vishnu đă dùng dĩa đào lên và đổ mồ hôi vào đây.

Tôi đi thuyền dọc sông Hằng vừa ngắm mặt trời, vừa nh́n thế nhân, vừa thả đèn và hoa tươi đúng phép tắc, không biết ḿnh đang ở thế kỷ hai mươi hay thời đại nào. Trên các băi thiêu xác dọc theo sông, có những kẻ đă rời đời sống hỗn loạn này của trần gian ra đi trong lửa đỏ cháy bập bùng.

Mùi gỗ, mùi da thịt lẫn trong mùi nhang trầm và tiếng tụng niệm bay trong không gian. Người ta nói với tôi cảnh tượng này cũng là cảnh tượng của mấy trăm năm cũ, mặt trời và gịng sông th́ không hề thay đổi đă đành, con người và cách cúng tế cũng thế.

Chỉ có điều khác là ngày nay người ta người ta tụng niệm trong loa phóng thanh và v́ thế mà tiếng ồn ào và sự hỗn loạn có lẽ c̣n hơn ngày xưa.

Cách đây 13 thế kỷ, lúc Huyền trang đến Ba-la-nại[4], đó cũng là tên của Varanasi, ông đă viết về các tu sĩ Ấn độ giáo: "Phần lớn trong số họ tôn sùng thần Shiva. Kẻ th́ cạo đầu, kẻ th́ bối một nhúm tóc trên đỉnh đầu. Một số khác th́ lơa thể tự nhiên đi ngoài đường. Kẻ khác th́ thoa tro lên người hay tự chịu nhục h́nh để mong trốn khỏi luân hồi ... "

Huyền Trang cũng t́m thấy một bức tượng Shiva mà ông mô tả "đầy sự cao quí uy nghi mà khi nh́n người ta thấy có một ḷng kính sợ tôn thờ, dường như thần đang hiện diện...". Ngày nay, sau những Ghat chính là đô thị cổ Varanasi với cơ man nào là đền, thờ thánh thần mang dạng người, dạng thú.

Tượng của Huyền Trang nói đến chắc nằm trong đền Vishawanath. Ngôi đền mái vàng này đă bị tín đồ Hồi giáo phá hủy trong thế kỷ thứ 18 và nay đă được xây dựng lại. Đó là đền lớn nhất và thiêng liêng nhất của Ấn Độ giáo. Tôi đi theo những ngơ hẹp của Varanasi, tâm chỉ biết mở ra đón nhận những ấn tượng vô cùng trái ngược.

Đă đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng chưa nơi nào tôi có ấn tượng của sự đối nghịch tuyệt đối như Varanasi. Những đền đài thếp vàng bên cạnh mái tranh lụp xụp, trẻ con bụi đời Ấn độ chen chúc với khách du lịch nước ngoài, những con đường đầy phân ḅ và bùn đen bên cạnh những ngôi đền cẩm thạch bóng loáng.

Các thứ bột đầy màu được bày bán trong các basar mờ lẫn trong khói nhang trầm sặc sụa. Tiếng c̣i xe xen lẫn với tiếng ăn xin, tiếng chào mời của các tiệm bán tơ lụa chen với tiếng cầu nguyện trong giáo đường sát bên cạnh. Đây là nơi hầm hập hơi thở của sự sống, của niềm mơ ước và hẳn cả của sự tuyệt vọng.

V́ làm sao với số lượng con người khủng khiếp đó ai cũng có thể có hạnh phúc ? Thế nhưng nh́n khuôn mặt của con người ở đây, kể cả những người ăn xin hay tàn tật, tôi thấy một sự chấp nhận, thậm chí b́nh an, tâm trạng của những người có cảm tưởng ḿnh đang "trả nghiệp", theo quan niệm của Ấn Độ giáo. "Hỡi trần gian hỗn loạn và điên dại này, ta vẫn cứ yêu thương mi".


LỘC UYỂN


"Trên núi có một con đường đá, chỗ đó người có thể đánh đổi sự luân hồi hỗn loạn với hạnh phúc thanh tịnh vô biên", đó một câu ca của Milarepa[5], thánh nhân Tây Tạng sau khi t́m được sự giác ngộ.

Milarepa ca bài ca này khoảng mười lăm thế kỷ sau khi Phật đến vườn Lộc Uyển, chỗ cách Varanasi không đầy tám cây số, một chỗ cũng hết sức thanh tịnh, không c̣n dấu vết ǵ của "trần gian hỗn loạn và điên dại" trên bờ sông Hằng.

Lộc Uyển, một công viên tại Sarnath, ngoại ô Varanasi là chỗ Phật giảng pháp đầu tiên, một trong bốn thánh địa của Phật giáo.

Tại sao Phật thành đạo tại Bodh Gaya mà lại đến Lộc Uyển để giảng pháp, chỗ cách Bod Gaya 210 cây số đường chim bay, mà theo nhà Phật học Schumann tính lại, Ngài phải đi mất khoảng 14 ngày mới tới.

Schumann cẩn thận tính rằng mỗi ngày Phật phải mất th́ giờ khất thực và nghỉ trưa v́ trời quá nóng nên cần khoảnh thời gian đó[6].

Nhiều nhà Phật học phương Tây ngờ rằng đức Phật, với tính cách là "nhà cải cách" Ấn độ giáo đă chủ tâm đến Varanasi, quê hương của Ấn độ giáo, để truyền bá Phật giáo. Thế nhưng người hiểu đức Phật sẽ sớm thấy Ngài không làm như thế, thậm chí Ngài phân vân không biết nên giảng pháp không, thứ pháp "khó hiểu, khó tin, chỉ dành cho người có trí".

Chỉ sau khi nghe Phạm Thiên khẩn cầu, Ngài mới thốt lên "cửa đă mở cho ai biết nghe, cửa thoát ṿng sinh tử" và mới sẵn ḷng giảng giải. Ngày nay, có đạo Phật, ta phải cám ơn ba vị, đó là Phạm Thiên nhiều công đức đă đi làm công tác thuyết phục, Ca-diếp nhiều uy tín đă triệu tập hội nghị kết tập và A-nan nhiều trí nhớ đă đọc lại những ǵ từng nghe.

Giảng cho ai ? Đầu tiên Phật nghĩ đến hai vị thầy cũ, Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, nhưng với thiên nhăn Ngài biết hai vị đă chết. Sau đó nghĩ đến năm vị tỉ-kheo đă từng cùng tu học trong rừng Uruvela, Ngài thấy họ hiện ở trong vườn Lộc Uyển gần Varanasi và lên đường đi đến. Đó là năm 528 trước công nguyên.

Thế nhưng năm vị tỉ-kheo không phải là người đầu tiên nghe chuyện. Trên đường đi Phật gặp một tu sĩ khổ hạnh theo phái lơa thể[7] tên là Upaka. Upaka thấy Phật xem ra trang nghiêm mới hỏi Ngài tu phép ǵ, thầy dạy là ai, đó là cách hỏi thông thường mà Xá-lợi-phất cũng sẽ hỏi.

Phật trả lời thành thực, Ngài đă thoát khổ, không ai là thầy của Ngài, bản thân Ngài đă là một đạo sư. Upaka lắc đầu không tin bỏ đi nhưng c̣n lịch sự chúc "mong được như thế, huynh đệ".

Tại Lộc Uyển, năm vị tỉ-kheo gặp Ngài mới đầu không muốn chào v́ cho Ngài đă bỏ cuộc, không theo nổi con đường tu hành khổ hạnh. Thế nhưng họ thấy dáng điệu Ngài quá cao quí nên mới mời ngồi và cũng gọi Ngài là "huynh đệ".

Phật nhẹ nhàng sửa lại hăy gọi Ngài là Như Lai và giảng bài pháp đầu tiên mang tên "Kinh chuyển pháp luân", nội dung chính là "Bốn sự thực chân chính". Nghe xong, Kiều-trần-như đắc quả A-la-hán và trở thành tỉ-kheo đầu tiên của tăng đoàn.

Kiều-trần-như không phải là ai xa lạ với Phật, ông là người trẻ nhất trong phái đoàn của tám bà-la-môn đến đặt tên cho thái tử Tất-đạt-đa lúc thái tử mới sinh ra đời.

Tôi đến Lộc Uyển và thấy tượng Phật ngồi thuyết giảng cho năm vị tỉ-kheo. Sáu vị ngồi yên lặng trong nắng sớm. Ôi, hai mươi lăm thế kỷ đă trôi qua, tiếng nói ngày xưa đâu c̣n nghe rơ.

Ngày nay vườn Lộc Uyển là một công viên cực lớn với một hàng rào đá, được chăm sóc kỹ lưỡng. Trong công viên là những băi cỏ xanh tươi với những bụi cây nhỏ rực màu đỏ và tím. Tháp nổi bật nhất tại Lộc Uyển là tháp Dhamekh, cao 33 mét.

Suốt một thời gian người ta không biết rơ tháp này có sự tích ǵ nhưng về sau các nhà khảo cổ t́m ra được nơi đó một bảng đề "dhamaka" (pháp luân) mới chắc rằng đó là chỗ Phật giảng bài pháp đầu tiên. Nó được xây bằng gạch trước thời A-dục vương, thế kỷ thứ ba trước công nguyên.

Lộc Uyển chính là nơi thành lập tăng đoàn. Nơi đây ta c̣n thấy một trụ đá của vua A-dục với những ḍng chữ: "Tăng đoàn không được chia rẻ. Dù tăng hay ni, ai chia rẻ tăng đoàn, người đó phải mặc áo trắng (chỉ cư sĩ) và ở một nơi không có tăng đoàn".

Tại Lộc Uyển c̣n một chỗ thiêng liêng, kỷ niệm trú xá của Phật trong mùa mưa[9] năm 528 trước công nguyên. Tại đây các tỉ-kheo đă làm cho Phật một cái cḥi lá. Đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên cḥi này biến thành một cái đền và tiếp tục được xây dựng thêm trong những thế kỷ sau.

Trong thế kỷ thứ bảy khi Huyền Trang đến đây th́ đền này đă đắp cao lên đến 60 mét mang tên Mulagandhakuti. Ngày nay đây chỉ c̣n một nền đá h́nh vuông mỗi chiều khoảng 13 m, dày 2 m, cao chưa đầy 5 m và là nơi nhiều khách hành hương ngồi thiền định.

Phía nam của đền này là một nền đá h́nh tṛn, đường kính khoảng 14 m. Đó là nền của tháp Dharmarajika, ngày xưa vua A-dục cho xây để thờ xá lợi Phật.

Tháp này bị phá hủy cuối thế kỷ thứ 18 v́ người ta cần gạch xây nhà ! Trong lúc đào tháp lấy gạch người ta t́m ra một hộp đá đựng xá lợi của Phật và thả xuống sông Hằng theo truyền thống Ấn Độ.

Lúc tôi đến nền đá h́nh tṛn này, một đoàn khách hành hương người Nhật đứng tụng kinh trước nền tháp cũ. Họ tụng tiếng Nhật nên tôi chẳng hiểu ǵ nhưng đoán nó phải là kinh Chuyển pháp luân hay Vô Ngă tướng, hai bài kinh Phật thuyết nơi đây.

Tôi đứng nghe tiếng tụng kinh trong nắng sớm, thấy giống tiếng tụng kinh của ông tôi ngày xưa. "Tôi nghe như vầy: một thời đức Thế Tôn trú tại thành Ba-la-nại, chỗ chư tiên đọa xứ, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ đức Thế Tôn gọi năm vị tỉ-kheo rằng...".

Với ḷng cảm khái vô hạn, tôi nhớ từ "Lộc Uyển" xa xăm của thời thơ ấu và không ngờ lớn lên ḿnh đến được đây. Th́ ra tất cả đều có thật. Chợt tôi để ư đoàn hành hương Nhật không thắp nhang, không hiểu tại sao.

Tôi rút nhang Việt Nam trong ba-lô ra thắp, cắm vào một kẻ đá của nền tháp cũ và ngơ ngẩn nh́n khói hương bay trong gió quyện với tiếng kinh du dương trên bầu trời Lộc Uyển.

" ...Vậy nên, này các tỉ-kheo, tất cả các thức hiện tại, quá khứ hay vị lai, nội tâm hay ngoại cảnh, thô hay tế, hạ liệt hay cao sang, xa hay gần, tất cả thức ấy ‘không phải của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngă của tôi’. Chính như vậy chúng ta phải quán xét với như thật chính kiến"[11].

Vô ngă là một trong những đặc điểm làm Phật giáo khác với Ấn Độ giáo và là cái đặc sắc nhất của nền triết học đạo Phật. Không có ǵ tồn tại tự nó[12] cả và con người chỉ là một sự giả hợp của năm nhóm - ngũ uẩn, tức là của các yếu tố tâm lư và vật lư.

Các ngũ uẩn đó vận hành vô chủ, chúng tuân thủ thói quen của ḿnh vốn đă biến thành nghiệp lực. Tính chất của vô ngă sâu xa đến độ các môn phái Phật giáo cũng khác nhau khi hiểu khái niệm này.

Đó là một khái niệm mà ta có thể dùng trí để hiểu được nhưng không thể "ngộ" được nó đích thực v́ bản thân cái trí ta dùng để hiểu nó lại vương đầy ngă chấp. Đạt được vô ngă đích thực là đạt Niết bàn, không có cá nhân nào đi vào Niết bàn cả[13]..


---------------------------------------------------------
[1] Trường bộ kinh, 16

[2] Theo Trưởng lăo ni kệ (Therigatha 252-270), thuộc Tiểu bộ kinh

[3] Đoạn thường có trong các tập Bộ Kinh

[4] Benares

[5] "Người mặc áo vải khổ hạnh", 1052-1135

[6] Trong lúc phương Tây chính xác như thế th́ người Ấn Độ, do quan niệm "miên viễn" của họ, lại thiếu chính xác về thời gian và số lượng.

Trong lịch sử họ thường tùy tiện ghi "vài trăm năm" để chỉ một khoảng thời gian nhất định và hay dùng con số 500 để chỉ số lượng lớn. Trong các Kinh ta hay đọc thấy các đạo sư với "năm trăm đệ tử" hay nhà vua với "năm trăm cỗ xe"

[7] Có lẽ thuộc phái Ni-kiền-tử (Jain), phái này ngày nay vẫn c̣n

[9] Thường kéo dài từ tháng sáu đến hết tháng chín mỗi năm

[11] Trích kinh Vô Ngă tướng (Anatta Lakkhana Sutra), Việt dịch của Thích Thiện Châu

[12] inherent existing

[13] Xem "Vô ngă là niết bàn" của Thích Thiện Siêu






Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 586 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 1:11am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ HAI


ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG


DỌC ĐƯỜNG PHƯƠNG BẮC.


Chúng tôi rời Varanasi đi ngược lên miền Bắc nhắm hướng Gorakhpur, gần biên giới Nepal. Gorakhpur cách Varanasi khoảng 180 cây số, là một thành phố nhỏ nhưng có đại học. Thế nhưng kẻ hành hương như tôi có biết đến đến Gorakhpur chỉ v́ đây là trạm chuyển tiếp để đi thăm cách nơi quan trọng như Lâm-t́-ni, Câu-thi-na, Sravasti.

Chiếc Ambassador rời Varanasi rất sớm, nhắm hướng bắc, đi ngang Lộc Uyển lần cuối. Trời mưa nhẹ và đường trơn ướt, tôi lo ngại không biết tối ngay ḿnh sẽ ngủ đâu, Câu-thi-na hay Gorakhpur. Khoảng cách 180 cây số thật ra không đáng kể, ngay cả tại Việt Nam tôi cũng tính mất cho bốn giờ là nhiều.

Thế nhưng chiếc Ambassador này quá nguy hiểm, bốn bánh xe ṃn nhẵn không c̣n chút gai, nó sẽ đưa tôi xuống đâu trên con đường trơn và hẹp này. Chúng tôi lấy đường số 29, qua Saidpur, đến Ghazipur, bên mặt chúng tôi sẽ là sông Hằng.

Từ Ghazipur chúng tôi sẽ bỏ sông Hằng đi thẳng lên phía bắc, sau 60 cây sẽ băng sông Ghaghara, thêm 60 cây nữa là đến Gorakhpur. Nếu đến đó sớm chúng tôi sẽ đến thẳng Câu-thi-na, nơi Phật nhập diệt.

Rời Varanasi không bao lâu quả nhiên chiếc xe suưt gây một tai nạn. Trước một khúc quanh, tài xế thắng lại nhưng chiếc Ambassodor vẫn cứ trờ tới, hướng về một chiếc xe ḅ đậu dưới gốc cây với một bà già và một cô bé gái ngồi trên xe.

Họ run rẩy ngồi bất động không có phản ứng, c̣n tôi lặng người đợi tai nạn tới như một ngày tại Delhi trên cầu bắc qua sông Yamuna. May thay lúc chỉ c̣n cách xe ḅ chưa đầy nửa mét th́ xe hơi dừng lại.

Chúng tôi ngồi đợi trời hết mưa mới dám ra đi, làm sao chiếc xe này đưa chúng tôi đi khắp vùng Bắc Ấn, tới trạm cuối cùng là Bhairawa thuộc lănh thổ Nepal, tổng cộng cả ngàn cây số.

Tài xế nh́n tôi tỏ ư lo ngại khách không vừa ḷng nhưng tôi c̣n cách nào khác hơn là đi liều v́ làm sao đổi hợp đồng, thay xe trong cảnh hoang vu này. Tôi cũng không thể đ̣i anh đi chậm lại v́ xe đâu có thể đi nhanh trên con đường hẹp và trơn này. Tôi đành đi và cố quên hiểm nguy.

Đường lên phía bắc này là một trong những đường chính của tiểu bang Uttar Pradesh của Ấn Độ mà đoạn này ngày xưa nằm trong vương quốc Kiều-tát-la (Kosala). Trong thời Phật tại thế th́ nhà vua của Kiều-tát-la là Ba-tư-nặc (Pasenadi).

Ông cùng tuổi với Phật, là một người rất mực khôn ngoan về chính trị, thông thái về triết học, lại là một nhân vật đầy tính người, thích ăn ngon và phụ nữ đẹp. Trước khi được vua cha nhường ngôi, ông học tại đại học Takkasila và làm thống đốc tại Varanasi.

Vương quốc của Ba-tư-nặc trải dài từ đông sang tây khoảng 350 km, từ bắc xuống nam khoảng 270 km, phía tây quá Lucknow ngày nay, phía nam đến tận sông Hằng. Kinh đô của Kiều-tát-la chính là Xá-vệ (Sravasti), chỗ mà đức Phật được một thương gia có tên là Cấp Cô Độc cúng dường một vườn kỳ viên.

Đây là nơi Phật lưu trú đến trên 25 mùa mưa và sẽ được nhắc đến trong những chương sau.

Ba-tư-nặc hết sức tôn trọng đức Phật và trở thành cư sĩ của Ngài và cũng v́ thế mà Phật rất hay đến Kiều-tát-la để lưu trú và giảng pháp. Chỉ trong Tương Ưng bộ kinh[1] thôi ta có thể đếm Ba-tư-nặc đàm đạo với Phật 25 lần. Thế nhưng cũng v́ hiếu sắc mà Ba-tư-nặc gây một thảm họa cho ḍng Thích-ca.

Ngoài chính hậu, Ba-tư-nặc có thêm bốn bà vợ mà bà thứ tư là một người đẹp ḍng dơi Thích-ca, tên là Vasabhakkhatiya. Bà này sinh ra một hoàng tử, tên là Vidudabha, về sau nối ngôi Ba-tư-nặc. Câu chuyện sẽ đơn giản nếu nó dừng tại đó.

Khổ thay vị hoàng tử này khi lớn lên khám phá ra rằng mẹ ḿnh không phải hoàn toàn là gốc quí tộc của ḍng Thích-ca, bà là con gái của một vị hoàng tử vị này không ai khác hơn là một anh em họ của thái tử Tất-đạt-đa với một tiện nữ nô lệ.

Ḍng Thích-ca đă dâng cho vua Ba-tư-nặc một người bất xứng. Vị hoàng tử trẻ tuổi uất hận ḍng Thích-ca từ đó. Khoảng năm 487 khi Ba-tư-nặc viếng vương quốc Thích-ca và hội đàm với Phật tại đó th́ Vidudabha thừa cơ cha vắng mặt ở kinh thành, lấy cắp ấn kiếm, lật đổ phụ vương.

Ba-tư-nặc bị mất ngôi, đi ngựa từ Ca-t́-la-vệ về Vương Xá để cầu cứu A-xà-thế. A-xà-thế cũng là con phản cha nhưng lại gọi Ba-tư-nặc bằng cậu. Mẹ của A-xà-thế, bà Vi-đề-hi là em gái của Ba-tư-nặc. A-xà-thế sẵn sàng đem quân chinh phạt nhưng đêm đó Ba-tư-nặc chết v́ kiệt sức, thọ 76 tuổi.

Bây giờ Vidudabha rảnh tay đem quân đi trả thù ḍng Thích-ca, ḍng bên ngoại đă sinh ra ḿnh. Kinh sách kể lại Phật ba lần ngăn ngừa được trận trả thù này nhưng qua lần thứ tư th́ Vidhdabha không muốn nghe nữa, chiếm Ca-t́-la-vệ, thẳng tay giết tất cả thanh niên trong tuổi quân đội và cho phá hủy thành.

Thành đó là quê hương Ca-t́-la-vệ (Kapilavatthu) của Phật mà ngày nay có tên là Tilaurakot thuộc địa phận Nepal. Đó là năm 485 hay 484, không lâu trước khi Phật nhập diệt.

Với Tần-bà-sa-la, Phật đă đem giáo pháp vào nước Ma-kiệt-đà, với Ba-tư-nặc vào nước Kiều-tát-la. Theo nhà Phật học Schumann th́ "chính sách" truyền giáo của Phật rất rơ, trước hết Ngài tranh thủ các nhà vua và khi các quân vương theo Phật th́ cả nước đều theo.

Thế nhưng Phật không phải lúc nào cũng thành công. Vương quốc, nơi mà Ngài thất bại nặng nề, là Vamsa với nhà vua Udena tại kinh thành Kosambi. Vamsa nằm phía nam nước Kiều-tát-la, phía tây của Varanasi, ngày nay là quận Banda của tiểu bang Uttar Pradesh.

Phật đă đến Kosambi nhiều lần và năm 520, Ngài lại đến với hy vọng điều phục được nhà vua Udena. Nhà vua là một người chỉ ham mê thế tục, đối với chuyện tâm linh ông càng ngán ngẫm không muốn gặp Phật, câu chyuện xảy ra chẳng qua cũng chỉ v́ các bà vương phi.

Vợ chính của ông là Samavati, bà là người tha thiết với đạo pháp. Một bà khác trẻ hơn tên gọi là Magandiya t́m cách bôi nhọ Samavati để chiếm ḷng sủng ái của vua, kế này xem ra đời nào cũng có.

Bà kể vua nghe Samavati ngây người ngắm Phật lúc Ngài đi khất thực làm vua ghen tức ra lịnh bít cửa sổ của hoàng hậu. Về sau Samavati chết cháy v́ bị Magandiya đốt cung điện ám hại. Cơ mưu bại lộ, Magandiya cũng chịu một cái chết thảm khốc bằng h́nh phạt tử h́nh.

Về sau con trai của Udena lại là người hâm mộ Phật pháp và nhà vua cũng bớt thành kiến với giáo pháp và tăng đoàn nhưng trong suốt 35 năm c̣n lại của đời ḿnh, Phật không lưu trú một mùa mưa nào tại Kosambi nữa.

Kosambi nằm trên bờ sông Yamuna là điểm cực tây của vùng hoạt động lúc Phật c̣n tại thế. Điểm cực đông là Campa, chỗ cách Bhagalpur ngày nay khoảng 40Km. Điểm cực bắc là quê hương Ca-t́-la-vệ và cực nam là Uruvela, chỗ Phật tu khổ hạnh. Tổng cộng Phật đă du hành và hoạt động trong một vùng đất rộng khoảng 600x300 km.

Ngày nay vùng đất đó chỉ cần vài ngày là đi khắp. Phương tiện di chuyển đă thay đổi nhưng cảnh vật và tập quán người dân hầu như không đổi bao nhiêu. Dọc theo con đường đầy bụi là ruộng mía, là xe ḅ, là những đám rước tôn giáo đầy màu sắc và sự sùng tín.

Xă hội Ấn Độ cho thấy một niềm say mê tôn giáo khó tưởng tượng, điều mà tôi chưa hề thấy tại Việt Nam hay Trung Quốc.

Lúc tôi đến Gorakhpur th́ h́nh như nơi đây có biến động chính trị. Khắp nơi là công an cảnh sát đứng đầy, đường xá vắng vẻ. Tôi sực nhớ Ấn Độ là một xứ sở đầy tranh chấp chính trị mà nguồn gốc của chúng lại là tôn giáo.

Đó là những hiềm khích dễ đổ máu giữa Hồi giáo, Ấn Độ giáo và các bộ phái tôn giáo lớn nhỏ. Nghỉ ăn trưa trong một khách sạn tại đây xong, chúng tôi vội vă đi Câu-thi-na. Một nhân viên khách sạn xin đi nhờ xe tôi, quê hương anh chính tại Câu-thi-na cách Gorakhpur 55 km. Người này nói được tiếng Anh, nhờ vậy mà chúng tôi được một người hướng đạo.


RỪNG SALA TẠI CÂU-THI-NA


Cuối năm 484 Phật rời Vesali đi về hướng Tây Bắc với một chủ ư rơ rệt: Ngài sẽ từ bỏ thân người sau gần 40 năm giáo hóa. Hướng đi của Ngài là Tây Bắc nên nhà Phật học Schumann cho rằng Ngài muốn nhập diệt trong một tu viện tại Xá-vệ, nơi Ngài từng sống rất lâu, nhưng trên đường đi Ngài chỉ đến được Câu-thi na (Kusinara), tên ngày nay là Kasia, nằm khoảng chừng giữa Vesali và Xá-vệ.

Đó là giả thiết của Schumann, nhưng tôi không nghĩ khoảng cách địa lư là một trở ngại cho một thánh nhân như Phật và khám phá thêm trong kinh sách, Phật đă báo trước cho A-nan biết sẽ nhập niết bàn ba tháng trước đó, tại chỗ của bộ lạc Malla.

Trên đường đi, Ngài đến Pava, gặp tại đó một người thợ rèn tên là Cunda. Pava ngày nay có lẽ là Fazilnagar, cách Câu-thi-na 16 km, nằm trên quốc lộ 28 nối Vesali với Gorakhpur. Đường Phật đi ngày xưa hẳn là một con đường nhiều dân cư mà ngày nay nó đă trở thành một quốc lộ nằm hướng đông tây, nối liền hai bang Bihar và Uttar Pradesh.

Người thợ rèn tốt bụng mời Phật và tăng đoàn thọ thực và nấu một thứ thức ăn mà ngày nay người ta đoán là một thứ nấm. Phật tự ḿnh ăn thức ăn đó, không cho phép ai được đụng tới và nói với A-nan rằng, "khắp trời người, ta không thấy ai có thể ăn món ăn này mà sống sót". Giờ cuối cùng của Ngài đă điểm và Cunda có cái hân hạnh nấu cho Ngài bữa ăn lần chót.

Rời nhà Cunda, đoàn tăng già ra đi, băng qua một con sông nhỏ mà ngày nay có tên là Little Gandak, đến Câu-thi-na. Đây không phải là chỗ xa lạ, Phật đă đến đây, nó thủ phủ thứ hai của bộ lạc Malla. Dưới tàng cây Sala, A-nan làm một chỗ nằm cho Phật nằm tạm và từ đây Phật không bao giờ đứng dậy nữa.

Chiều hôm đó Phật chỉ thị cho A-nan đừng lo lắng ǵ về việc mai táng Ngài, đă có nhân dân quanh vùng giúp đỡ. Đến lúc đó th́ A-nan mới biết Phật sắp giă biệt tăng đoàn và khóc lóc than thở. Tối đó có một sa-môn tên Subhadda đến thăm Phật và bị A-nan cấm không cho vào.

Vị đạo sư lúc đó như ngọn đèn sắp tắt nhưng vẫn nghe rơ lời van xin, bảo A-nan cho ông vào và Subhadda trở thành vị đệ tử cuối cùng của Phật lúc Ngài c̣n tại thế. Ngày hôm sau, Phật cho tăng già một dịp cuối được hỏi về đạo pháp nhưng tất cả mọi người đều im lặng.

Lúc đó đêm đă gần kề, cuối cùng Phật nói: "Này chư vị, thật vậy, các pháp hữu vi đều vô thường, hăy tinh tấn".

Sau đó Schumann kể lại Phật "bất tỉnh" nhưng theo kinh điển, Ngài đă đi vào thiền định, từ sơ thiền đến các xứ định rồi trở lại sơ thiền. Phật nhập định hai chiều thuận ngược như thế "đến hai mươi bảy lần" và cuối cùng đúng lúc nửa đêm "Ngài nhập tứ thiền, lặng lẽ mà đi"[3].

Ngài bỏ ứng thân bằng xác thịt này, bỏ một tâm thức mang tính cá thể và đạt tới một dạng bất khả tư ngh́ mà chúng ta gọi là "Đại Niết bàn". Đó là năm 483 trước công nguyên.

Tôi từ Gorakhpur đến Câu-thi-na vào một chiều mưa, rừng cây Sala[4] ngày nay vẫn c̣n, lá xanh ngắt đẫm nước trông như ngọc. Đây là một nơi nhà dân chỉ có vài nóc, cách quốc lộ 28 khoảng vài trăm mét.

Lúc tôi vào th́ có một đoàn người Ấn Độ vào chiêm bái, nhưng khác hẳn với Lộc Uyển, đây là một nơi hết sức vắng vẻ. Bây giờ như thế nhưng ngày xưa, lúc Huyền Trang đến đây th́ sao?

Huyền Trang kể "...Đây là nhà cũ của Cunda. Giữa đó là một cái giếng do ông này đào khi cúng dường thức ăn cho Phật. Dầu trải qua nhiều năm tháng lụt ngập, nước vẫn trong và ngọt. Về phía tây bắc thành phố[5] độ 3,4 dặm vượt qua sông Ajitavati[6], về bờ phía tây không xa lắm, chúng ta đến một khu rừng có cây Sala.

Cây Sala như cây Huk, vỏ cây màu trắng xanh, lá lóng lánh và trơn dịu...Tại chỗ này có một tinh xá bằng gạch, trong đó là tượng đức Như Lai nhập Niết bàn. Ngài nằm đầu hướng về phía bắc như đang ngủ. Bên cạnh tinh xá là một ngọn tháp do vua A-dục dựng lên; dầu đă hư sụp, nhưng cũng c̣n cao gần 200 bộ...

Phía bắc thành phố vượt qua sông và đi bộ khoảng 200 bước có một ngọn tháp. Đây là chỗ làm lễ trà tỳ[7] nhục thân đức Phật. Đất hiện tại đen vàng, than và đất trộn với nhau..."[8]

Ngày nay tôi đến th́ tinh xá và tháp do vua A-dục xây vẫn c̣n. Nhưng theo tài liệu th́ đền mà ngày nay ta thấy mới được xây lại năm 1956, thay thế đúng nơi "tinh xá bằng gạch" mà Huyền Trang kể lại.

Trong tinh xá này là một bức tượng Phật nhập Niết bàn dài 6,2m bằng đá được hoàn thành trong thế kỷ thứ năm, đó chính là bức tượng mà Huyền Trang mô tả. Bức tượng này đă nằm dưới đống gạch vụn của tinh xá cũ và may thay được t́m thấy lại năm 1876 để hậu sinh như chúng ta được đảnh lễ.

Đó là một cái đền có mái cao, buổi chiều trời mưa nên bên trong mát lạnh. Tượng Phật đắp y vàng nằm an tịnh, hai bàn chân để lộ ra ngoài. Tôi lặng lẽ t́m chỗ ngồi trên nền đá dưới chân tượng, trong đền mát lạnh và thơm mùi nhang khói, ḷng biết rằng ở nơi đây hai ngàn năm trăm năm trước, có một vị đạo sư cũng phải ĺa đời như mọi sinh vật trên trái đất này.

Ngài chủ động lấy thân người, sinh ra và lớn lên trong số phận của đời làm người và cũng thông qua dạng người đó để chỉ dạy cho con người những nhận thức và phương pháp giải thoát khỏi ṿng sinh tử. Đến ngày cuối cùng của đời ḿnh Ngài cũng chịu bệnh tật và đau đớn, dùng chính thân ḿnh để minh họa cho giáo pháp ḿnh.

Ngài là người thể hiện trước nhất và cụ thể nhất Bồ-tát đạo, cứu cánh của Đại thừa Phật giáo mà vài trăm năm sau mới bắt đầu phát triển.

Lần thiền định trong đền này này để lại cho tôi ḷng an tịnh khó quên, nó khác hẳn tại Bodh Gaya, nơi đầy người qua kẻ lại. Lúc tôi ra khỏi đền th́ trời đă dứt cơn mưa, lá cây Sala vẫn c̣n lóng lánh. Hỡi các cây Sala này, theo kinh điển th́ tiền bối của các ngươi cũng đă chứng kiến phút nhập diệt của Phật:

"...Bốn cặp cây Sala,

vươn tàng ra hợp lại,

thành một vầng mây lá,

che phủ thân vàng kim,

nằm trên giường bảy báu..."

và cây lá như các ngươi mà cũng biết đau buồn:

"...Lá các cây Sala,

bỗng biến thành trắng xóa,

như một rừng hạc trắng,

rồi th́ lá hoa trái,

vỏ cây và nhành cánh,

khô dần thành nứt nẻ,

gẫy rụng lả tả rơi...".[10]

Tôi đi ṿng quanh tháp bên cạnh đền, ḷng ngẩn ngơ. Ngọn tháp mà Huyền Trang cho là 200 bộ (khoảng hơn 60m) đó ngày nay chỉ đo được khoảng 15m. Có tài liệu cho rằng đó là chỗ thờ xá-lợi của Phật được chia cho bộ lạc Malla chứ không phải của A-dục xây.

Ngay tại nơi đây, cách đền khoảng 1,5 km là nơi hỏa thiêu nhục thân đức Phật mà Huyền Trang cũng đă mô tả, ngày nay chỉ là một ngọn đồi con đường kính 34m, cao 8m (xem h́nh 16). Đó là nơi cử hành lễ "Trà tỳ", lễ hỏa thiêu cử hành khoảng một tuần sau khi Phập nhập diệt.

Đó là buổi lễ không thể thiếu Ma-ha Ca-diếp, đại đệ tử của Phật, lúc đó đang ở Linh Thứu đă vội vă trở về tham dự. Lễ này được mô tả rơ ràng trong Đại Niết bàn kinh, phẩm Trà tỳ. Qua bao nhiêu năm tháng ngọn đồi này đă bị nhiều người đào bới để t́m xá lợi Phật.

Huyền Trang cũng từng nói ai đến đây với ḷng chí thành sẽ t́m thấy xá lợi. Tôi không có chút tham vọng, biết ḿnh làm sao đủ cơ duyên để t́m thấy cái ǵ, chỉ nhớ rằng lúc ḿnh đến là một buổi chiều sau khi mưa tạnh, bầu trời hết sức quang đăng và ḷng hết sức thanh thản.

Điều bất ngờ là về sau tại Linh Quang tự gần Bắc Kinh tại Trung Quốc, tôi đă được chiêm bái răng Phật, một trong bốn chiếc răng được t́m thấy tại ngọn đồi con này, một trong các báu vật mà cả Long Vương, Đế Thích cũng giành nhau.


---------------------------------------------------------


[1]Samyuttanikaya

[3] Theo "Phật thuyết đại bát niết bàn kinh", Việt dịch của Thích Nhất Chân

4] Tên khoa học là shorea robusta

[5] Có lẽ Huyền Trang nói Kasia bây giờ

[6] Tức là sông Little Gandak

[7] Lễ hỏa thiêu

[8] Trích Thích Thiện Châu, sách đă dẫn




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 587 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 1:24am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ HAI


ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG


XÁ-VỆ VÀ CẤP CÔ ĐỘC


V́ Câu-Thi-Na chỉ là một làng nhỏ không có chỗ trú ngụ, chúng tôi cho xe lấy đường 28 đi thẳng về hướng Tây, nhắm Basti, cách đó khoảng 120 km. Trời đă tối, xe hư đèn, chỉ c̣n đèn "pha", chói mắt xe chạy ngược chiều nên hết sức nguy hiểm.

Cuối cùng chúng tôi cũng đến được Basti, vào một khách sạn xác xơ nhưng có cái tên sang trọng là Suyash Palace. Hôm sau chúng tôi sẽ bỏ đường 28, lấy một con đường không tên lên hướng bắc, qua Balrampur đến một thị trấn tên gọi là Sravasti (Xá-vệ), ngày nay không có người ở.

Xá-vệ không ǵ khác hơn chính là kinh đô nước Kiều-Tát-la của nhà vua Ba-tư-nặc. Sravasti c̣n có tên là Savatthi, chính là nơi Phật lưu trú 25 mùa mưa, giảng vô số kinh sách mà ta thấy đầu kinh ghi là "Xá-vệ-quốc". Tại Xá-vệ, Phật giảng hai bộ kinh cao cấp nhất về mặt trí huệ, đó là kinh Kim Cương và kinh Hoa Nghiêm.

"Hội Hoa Nghiêm" được mở tám lần cho trời người được nghe, phần lớn là tại các cung trời, một lần trên địa cầu là tại rừng "Thệ Đa" tại Xá-vệ.

Hai ngàn năm trăm sau hội này, nhiều nhà vật lư hiện đại kinh ngạc thấy rằng thế giới mô tả trong phẩm "Nhập pháp giới" của Hoa Nghiêm hoàn toàn trùng hợp với nhận thức của họ.

Rừng Thệ Đa có tên là Jetavana, có người gọi là Kỳ viên, đó là một khu vườn của một "trưởng giả" tên là Cấp Cô Độc. Vị này là một thương nhân rất giàu có, ông làm nghề "ngân hàng", có lẽ ông nhiều của cải như Bill Gate thời nay. Nhưng ông khác với các thương nhân ngày nay ở chỗ rất tôn trọng và hết ḷng hỗ trợ Phật pháp.

Nhà ngân hàng Cấp Cô Độc có vợ người xứ Vương Xá, ông hẳn là người đầu tiên làm cái nghề nhiều lợi tức này của Ấn Độ. Ngày nọ, đến quê vợ giao dịch, ở tại nhà anh rể, ông thấy trong nhà chuẩn bị nhộn nhịp. Hỏi ra ông biết có người tên là "Đức Phật" ngày mai sẽ đến thọ thực tại đây.

Tối hôm đó ông thao thức chẳng ngủ được, dậy sớm đi về phía rừng Trúc Lâm th́ có người gọi ông bằng tên tộc. Như thời nay, các đại phú ngày xưa đều muốn dấu tên, ông giật ḿnh hoảng sợ và mới hay người đó là đức Phật đang đi kinh hành buổi sáng.

Trong bữa ăn ngày hôm đó, ông xin qui y và mời Phật về Xá-vệ nghỉ trong mùa mưa. Phật nhận lời và cho hay chỗ lưu trú chỉ nên yên tĩnh là được.

Cái chỗ đó thật sự là yên tĩnh nhưng đắt tiền. Cấp Cô Độc t́m ra được một khu vườn xanh tươi, nằm ở phía tây nam kinh thành Xá-vệ. Thế nhưng vườn đó có chủ, nó là của Jeta, con trai nhà vua Ba-tư-nặc. Jeta không chịu bán cho Cấp Cô Độc nhưng dại dột nói chơi thêm "100.000 đồng tiền vàng cũng chưa chắc chịu".

Chẳng may cho Jeta là Cấp Cô Độc là thương nhân, rất sành về hợp đồng mua bán. Theo luật thời đó hễ ai nêu giá là phải bán, nếu nhất định không bán th́ đă không nêu giá. Cấp Cô Độc kiện vị hoàng tử, buộc phải bán với cái giá khổng lồ 100.00 đồng tiền vàng.

Và công minh thay, nền tư pháp của thời quân chủ ngày đó không hề bênh vực con vua cháu chúa, Jeta phải bán với giá này. Người ta cho rằng số tiền này đủ để mua vàng trải đầy khu vườn. Đó là năm 526.

Khu vườn này được trồng cây cối rậm rạp, một phần là xoài nên có khi được gọi là "rừng xoài". Ngày nọ có một người đến thăm Phật v́ ḷng ṭ ṃ. Ông là nhà vua Ba-tư-nặc, trị v́ nước Kiều-tát-la.

Ông nghe sa-môn Cồ-đàm là con trai của Tịnh Phạn mà Tịnh Phạn thật ra là vua của một tiểu quốc thần phục Kiều-tát-la. Đúng ra ta chỉ nên gọi Tịnh Phạn là thống đốc [1] th́ phải hơn. Ba-tư-nặc đến t́m Cồ-đàm với sự dè dặt:

"Ba-tư nặc: Thưa Cồ-đàm, phải chăng Ngài là người tự xưng là Phật đă hoàn toàn giác ngộ?"

"Phật: Đúng thế, ta tự xưng như thế!"

"Ba-tư-nặc: Các vị Sa-môn và Bà-la-môn khác cũng trả lời tôi là họ cũng giác ngộ hoàn toàn. Làm sao Ngài c̣n trẻ tuổi và xuất gia chưa lâu mà gọi là giác ngộ hoàn toàn được?"

"Phật: Thưa quốc vương, có bốn thứ ta không nên coi thường v́ tuổi c̣n trẻ: người chiến sĩ, con rắn độc, đốm lửa và vị tỉ-kheo"[2] .

Trước sự hùng biện hóm hỉnh của Phật, Ba-tư-nặc không hề thấy bị xúc phạm. Ông là nhà vua, cùng trẻ tuổi như Phật thế nhưng không được liệt vào "bốn thứ". Ngược lại ông xin qui y trở thành cư sĩ.

Kể từ năm 508 Phật xem vườn Kỳ viên là trú xứ mùa mưa của ḿnh, Ngài ở đó suốt 18 mùa mưa. Gần đó cách 600m về phía đông có một khu vườn khác tên gọi là Pubbarama của tín nữ Visakha tặng tăng đoàn, tại đó Phật lưu trú sáu mùa mưa.

Từ Basti đi Xá-vệ, đường dẫn qua những làng mạc vô danh, qua những đám rừng rậm có thể làm ta hăi sợ. Bên mặt của con đường xe chạy là con sông Rapti, ngày xưa tên gọi là Achiravati.

Kinh thành Xá-vệ ngày xưa nằm trên bờ sông này, nhờ thế mà thuận đường mua bán v́ sông chảy về phía đông nam nhập chung với Hằng hà. Trên đường đi, chúng tôi gặp một trận mưa to tưởng chừng như đại hồng thủy kéo tới và cũng nhờ thế mà khi đến Kỳ viên tại Xá-vệ th́ mây đen đă tan, để lộ một vùng cây cối xanh tươi không thể nào tả xiết.

Cám ơn thay Nhà nước Ấn Độ, mặc dù dân nghèo lam lũ, mặc dù đạo Phật đă biến mất cách đây 10 thế kỷ nhưng vẫn để tâm săn sóc khu vườn lịch sử này để cho hậu thế có thể t́m thấy trú xứ của Phật trong một t́nh trạng xứng đáng với tầm vóc của nó.

Tôi bước chậm răi trong Kỳ viên trên con đường hẹp tráng xi măng mà bây giờ đă sạch bóng sau cơn trưa và nhận rằng ḷng ḿnh lúc nào cũng b́nh an khi đến các thánh địa. Đó là ḷng b́nh an kỳ lạ dù tâm lữ khách háo hức lớn hơn mọi chỗ tôi từng đi qua.

Ở đây tôi cảm nhận một không khí thuần tịnh, ở Vesali một khí sắc vương giả, ở Bodh Gaya một tâm tư kính sợ, ở Linh Thứu một ḷng cảm động vô hạn, ở Câu-thi-na một khí lực mát lạnh buồn bă, ở Lộc Uyển một ḷngï hân hoan. Nhưng ở mọi nơi, ḷng b́nh an luôn luôn chan ḥa trong mọi cảm nhận đó, nó làm nền cho chúng phát khởi.

Đây là cây bồ-đề mệnh danh "A-nan", nó được A-nan cho mang một nhánh [3] từ cây bồ-đề gốc tại Bodh Gaya về và do chính tay Cấp Cô Độc trồng. Cây này được trồng v́ dân chúng Xá-vệ hỏi Phật khi Ngài đi vắng th́ lấy ǵ để cung kính.

Phật cho trồng cây này và đă từng thiền định dưới gốc này một đêm. Ngày nay Phật đă đi vắng, tôi đành cung kính Ngài bằng cách thắp một cây hương cắm dưới gốc cây.

Đi thêm khoảng 100m nữa th́ bên trái là đền Gandhakuti, chỗ thiêng liêng nhất của Kỳ viên, đó là trú xứ của Phật, chỗ Ngài ở suốt 18 mùa mưa, ngày nay chỉ c̣n nền đá. Trên nền này đă có nhiều công tŕnh xây dựng sau đó, chúng cũng lại bị đổ nát theo thời gian.

Theo tài liệu khoa học th́ nền gạch nung c̣n lại ngày nay là từ thời đại Gupta (320-510 sau công nguyên). Trong thế kỷ thứ 5 lúc Pháp Hiển đến đây, ông c̣n thấy dấu tích một ngôi tháp gỗ bảy tầng đă bị cháy, thay vào đó là một ngôi tháp gạch hai tầng.

Hai thế kỷ sau, lúc Huyền Trang đến th́ ngôi tháp gạch cũng đă đổ nát. Có lẽ các viên gạch đỏ này là di tích nền tháp xây trong thế kỷ thứ năm đóù. Những cảnh thành hoại trong các kiến trúc xây dựng này chỉ nhắc tôi nhớ lại kinh Kim Cương mà Phật thuyết ngay tại chốn này:

Tất cả pháp hữu vi,

Như bào mộng, như huyễn thuật, như bọt nước,

Như sương mai, như tia chớp,

Cần phải quán như vậy.


HẠT CẢI CHO PHẬT


"Năm trăm năm trước Công nguyên, Phật Cồ-đàm, vị đạo sư thế gian của lịch sử, đă sống trên trái đất này và du hành liên tục không biết mệt mỏi từ nơi này qua nơi khác, để t́m gặp được càng nhiều người càng tốt trong thời gian Ngài c̣n tại thế.

Một lần nọ có một bà mẹ đến t́m gặp Ngài tại một ngôi đền, khóc lóc thảm thiết. Bà mang đứa con đă chết trên tay và khóc lóc làm mọi người động ḷng thương xót; v́ ai cũng biết mất con là nỗi đau đớn lớn nhất trên đời.

Bà mẹ van xin: "Hăy để tôi gặp Phật Cồ-đàm", vừa nói vừa gần như ngất lịm v́ đau đớn. "Hăy cho tôi gặp Ngài, Ngài sẽ có một phép lạ. Ai cũng nói Ngài có thể cứu con tôi. Hăy để tôi tới Ngài".

Phật Cồ-đàm cho bà vào gặp ngay. Trước cửa, các tỉ-kheo đang cầu nguyện cho chúng sinh được giải thoát; sau cánh cửa, vị đạo sư ngồi trong sự an lạc với chính ḿnh và thế gian. Với ánh mắt Phật, Ngài nh́n thi hài tí hon của đứa trẻ rồi nh́n

khuôn mặt bà mẹ. Hơi ấm khó tả tỏa ra từ hào quang của Ngài bao trùm căn pḥng, Ngài để cho người mẹ tuyệt vọng dần dần lấy lại được b́nh tĩnh, để cho bà sắp xếp được tư tưởng đang rối loạn.

Bà đưa cho Phật xem thi hài đứa con rồi gọi: "Con của con đă chết. Con làm sao bây giờ. Bạch Thế Tôn, Ngài hăy giúp con. Hăy cứu nó sống dậy! Ngài là chúa tể của sự sống chết, đă vượt qua sống chết.

Hăy cứu chúng con. Nó là niềm vui của gia đ́nh. Từ nhiều năm nay, chúng con không mong ǵ hơn là được đứa con. Bây giờ nó chết v́ một thứ bệnh hiểm nghèo. Hăy mang ánh sáng lại trong mắt của nó. Hăy công bằng. Đứa con nhỏ tuổi này chết đi quá sớm".

Bà van cầu đức Thế Tôn và Phật cứ để như thế cho đến lúc bà im lặng. Ngài nh́n đứa trẻ và đưa tay rờ vầng trán đă lạnh. Cuối cùng Ngài nói: "Hăy nghe ta, hỡi người đàn bà tốt dạ và trung thành.

Nàng hăy đi từ nhà này qua nhà khác trong đô thị này và hăy xin một hạt cải của một nhà chưa có ai chết. Hăy mang hạt cải đó về đây và để xem ta có thể làm được ǵ không".

Người đàn bà nghe xong mừng rỡ. Bà qú dưới chân Phật, cảm tạ bằng cách rờ chân của Ngài. Phật để hai tay trên đầu bà, truyền năng lượng an lạc lên người bà. Với phước lành đó, bà ôm đứa con ra đi.

Bà đi suốt ngày trong thành phố, từ nhà này qua nhà khác, và xin hạt cải của tất cả gia đ́nh mà trong đó chưa có người thân nào chết cả. Đi tới đâu, bà cũng kể chuyện thương tâm của ḿnh, kể hoài, nhưng bà không t́m ra một gia đ́nh nào mà chưa từng đối diện với cái chết.

Không mệt mỏi, bà vẫn tiếp tục t́m kiếm, chỉ với hi vọng, xin được một vài hạt cải đem về cho Phật, để Ngài cứu sống con ḿnh.

Cuối ngày, bà vẫn không t́m ra được hạt nào cả, v́ thực tế cái chết đến với tất cả mọi người. Nhiều người xót thương, đề nghị cho bà vài hạt cải, nhưng giấu chuyện trong nhà có người chết. Nhưng người đàn bà nọ không đồng ư, bà không thể lừa dối Phật. Bà chỉ cần t́m ra một gia đ́nh mà trong đó chưa có ai chết cả.

Mặt trời đă lặn. Trong ánh sáng cuối ngày, bà đứng đó với thi hài đứa con trên tay, và nghĩ về những câu chuyện hôm nay bà đă được nghe. Bà không có một hạt cải nào cả và bỗng nhận ra rằng, không ai thoát được cái khổ này cả, cái khổ mà trước đó bà nghĩ rằng chỉ ḿnh phải chịu.

"Ta không phải là một ngoại lệ, con ta cũng không phải là người duy nhất phải chết", lần đầu tiên bà nghĩ thế. "Cái ǵ có sinh, ắt cái đó có diệt. Đó là điều không thể thay đổi, v́ thế ta phải kiếm cái không bao giờ sinh và cũng không bao giờ diệt, phải t́m chân lư trường cửu mà các bậc hiền nhân và đức Phật đang giảng thuyết.

Ngài đă đưa ta vào đúng đường". Bà cảm tạ, nghiêng ḿnh về hướng Phật đang lưu trú. Đêm dần buông khi bà về lại đền Phật ở, thi hài đứa con vẫn ở trong tay. Bà mẹ trẻ đó không t́m ra được một hạt cải nào, nhưng được một tri kiến mà bà mang trong ḷng như một ngọn lửa bập bùng.

Càng tới gần Phật, bà càng cúi đầu. Sau đó bà để đứa con dưới chân Ngài và nói: "Bạch Thế tôn từ bi, con đă hiểu những ǵ Ngài muốn nói. Cái vô thường th́ phải chết, không thể tránh khỏi.

Nhờ Ngài, con đă thấy một chút của chân như, cái chân như đó không chết, trong con và trong mọi thứ. Cái chân như đó cũng chính là cái mà đứa con của con đă thấy, ít nhất là trong một chốc ngắn ngủi, trước khi nó t́m kiếm một đời sống khác.

Và cái chân như đó, con đă thấy ngay lúc con c̣n sống. Ánh sáng của tự tính thường hằng là cái duy nhất vĩnh cửu. Và từ nay về sau, con xin dựa vào nó thôi".

Đức Phật mỉm cười và gật đầu đồng ư, khi người mẹ xin Ngài tiếp dẫn cho thần thức đứa con được sinh vào cơi Phật, trong đó thức người chết được lưu trú trong một giai đoạn, không bị thời gian và không gian lung lạc.

Cùng với các tăng sĩ, Phật đặt thi hài đứa trẻ lên một đống lửa và để cho thân cháy, trong lúc tâm của đứa trẻ được đưa về cơi của tự tính, từ đó mà mọi hiện tượng phát sinh" [5] .

Câu chuyện này được nhiều người biết và tôi đă nghe nó từ hồi c̣n nhỏ. Nhưng hồi đó tôi có ngờ đâu đây là một câu chuyện có thật và sẽ có một ngày ḿnh sẽ đến tại chỗ xảy ra sự tích này. Trong ngôi đền Gandhakuti này, Phật ngồi trong pḥng, " sau cánh cửa, an lạc với chính ḿnh và thế gian ".

Biển giới thiệu đền này c̣n ghi rơ, ở đây có một cầu thang đi lên tầng trên và Ngài thường xuất hiện sau cánh cửa nọ. Ôi, đây là chỗ bậc đạo sư phát tỏa hơi ấm b́nh an và êm dịu cho những ai đến với Ngài, trong đó có người thiếu phụ mất con.

Người đàn bà " tốt dạ và trung thành " này tên là Kisagomi, quê tại xứ Xá-vệ này, ḍng dơi nghèo nàn, bị gia đ́nh chồng hất hủi. Sau khi con mất, bà đă xuất gia và trở thành một tôn giả đắc quả A-la-hán.

Ngày xưa đọc câu chuyện trên, tôi thầm nghĩ sao Phật không dùng thần thông cứu đứa trẻ, Ngài là bậc toàn năng mà. Ngày nay tôi biết rằng cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, chắc ǵ sống sót là may mắn và cái chết là rủi ro. Và tôi biết một điều quan trọng hơn là Phật, dù là bậc toàn năng, Ngài không can thiệp vào đường đi nghiệp lực của bất cứ ai, Ngài chỉ giảng cho chúng ta nghe cơ cấu và tác động của chúng.

Ngài cho thấy động lực của mọi đời sống, mọi tái sinh là " tham, sân, si ", đó là ḷng tham ái, sự giận dữ và óc vô minh. Chúng sinh ra mọi dạng đời sống trong một ṿng tṛn bất tận mà Ngài gọi là " mười hai nhân duyên ". Nếu ai muốn thoát khỏi ṿng sinh tử đó th́ người đó tự tinh cần tu học, không ai có thể làm thế cho ai.

V́ lẽ đó mà Phật đă giáo hóa cho Kisagomi và có lẽ cho cả thần thức đứa con, nhưng Ngài không cứu ai khỏi cái chết. Ngay tại Xá-vệ này cũng c̣n có một nàng thiếu phụ khác mất con được Phật giáo hóa. Nàng tên là Ubiri [6] , một trong bốn thứ phi của Ba-tư-nặc, sinh được con gái có tên là Jiva.

Jiva bị chết sớm, nàng đứng khóc tại nghĩa trang bên bờ Achiravati. Phật đi ngang, chỉ nghĩa trang hỏi nàng, trong đó có 84.000 người con gái tên là Jiva, nàng khóc cho ai ? Câu nói nghe qua lạnh lùng đó mà giáo hóa được cho Ubiri, về sau bà cũng trở thành tôn giả đắc quả A-la-hán.

Ngày nay tại Xá-vệ, chúng ta c̣n được thấy chỗ đức Phật phải tránh qua một bên khi Vidudabha đem quân tàn sát ḍng Thích-ca. Nơi đó có một ngôi tháp mà Pháp Hiển đă thấy hồi thế kỷ thứ năm. Ngày đó Ngài cũng phải nh́n thảm họa xảy ra cho ḍng dơi ḿnh, chúng phải diễn ra đúng qui luật nhân quả mà hẳn Phật là người đại trí thấy rơ hơn ai hết.

Sai trái thay những ai cho rằng đạo Phật là chỗ dung thân cho những người yếu đuối bi quan. Ngược lại, kẻ đi trên đường Phật giáo là người tự ḿnh nắm lấy số phận của chính ḿnh mà trên con đường đó Phật hay Bồ-tát chỉ là người hỗ trợ. Người Phật tử đích thật phải là người tinh tấn, kẻ chiến đấu chống lại khuynh hướng xấu ác nằm ngay trong tâm ḿnh, kẻ " tự thắng chính ḿnh ".


ĐƯỜNG ĐI NEPAL


Tôi đă đến thủ đô Kathmandu của Nepal bằng máy bay nhưng đi đường bộ từ Ấn Độ qua Nepal là một chuyện không đơn giản. Tôi đang vạch kế hoạch đi từ Xá-vệ đến Ca-t́-la-vệ nằm bên kia biên giới Ấn Độ, thuộc nước Nepal.

Đường này dài chỉ khoảng hơn 140Km, có lẽ chính là đường ngày xưa Phật từ Xá-vệ về thăm quê hương, cũng là đường mà Vidudabha đem quân đi tàn sát ḍng Thích-ca. Tôi th́ nhắm hướng Ca-ti-la-vệ với một ư định ḥa b́nh hơn nhiều, tôi đến Lâm-t́-ni (Lumbini) gần đó để thăm chỗ Phật đản sinh.

Từ Xá-vệ, tôi về lại Balrampur, kiếm chỗ ăn trưa rồi theo chỉ dẫn của sở du lịch, đi về hướng Đông, nhắm hướng Naugarh, rồi từ Naugarh đi ngược hướng bắc khoảng 20Km là đến biên giới Nepal.

Chúng tôi cho xe chạy nhanh không kể nguy hiểm v́ nghe nói buổi tối biên giới đóng cửa. Đường đi vắng người làm tôi lấy làm kỳ, dù sao giữa hai nước Ấn Độ-Nepal cũng hẳn phải có thương nhân qua lại.

Theo bản đồ th́ đường từ Naugarh lên phía bắc, tới biên giới tôi sẽ gặp trạm biên pḥng " Checkpoint Birdpur ". Sau khi chạy xe suốt một đoạn đường vắng vẻ, khoảng 6 giờ chiều chúng tôi đến đó thực.

Trạm biên pḥng chỉ có duy nhất một người lính Ấn Độ bồng súng canh gác và không có xe cộ chờ đợi làm tôi ngờ ngợ. Người lính nh́n tôi chăm chú khi tôi ngoan ngoăn rút giấy tờ ra tŕnh. Ông cho chúng tôi qua biên giới nhưng chiếc xe phải ở lại.

Th́ ra đây chỉ là một " checkpoint " dành cho người đi bộ. Tôi chỉ c̣n hai giải pháp, hoặc là cho xe chạy lui t́m trạm biên giới khác, hoặc bỏ xe xách va-li đi bộ qua Nepal t́m xe khác đi Lâm-t́-ni.

Tôi nh́n quanh trạm biên pḥng. Đây là một nơi vắng vẻ, bóng tối đă buông màng, đâu đây có tiếng khỉ vượn kêu hú. Không, tôi không dám qua biên giới với chiếc va-li trong tay, làm sao kiếm ra xe trước khi bất trắc xảy ra. Tôi xách va-li trở lại chiếc Ambassador yêu quí, anh tài xế tuy không nói được tiếng Anh nhưng tốt bụng, tối nay tôi ngủ đâu cũng không sao, miễn an toàn là được.

Sau khi trao đổi với người lính bằng tiếng địa phương, tài xế hộc tốc phóng xe lui về hướng Naugarh. Đến Naugarh, anh lấy đường đi Pharenda, từ Pharenda xe lại ngược hướng bắc đi Nautanwa, đó là thị trấn cực bắc của quận Maharajganj để đến trạm biên giới Sonauli.

Đường ṿng này tốn chúng tôi thêm cả trăm cây số, đi xe thêm hai tiếng đồng hồ nhưng đó là quyết định đúng. Trên đường đi dần dần tôi lấy lại sự an tâm v́ xe cộ chạy ào ạt, biên giới xem ra không đóng cửa ban đêm và hàng quán bên đường cho tôi thấy đây là đường xá của khách lữ hành.

Sonauli hiện ra với một rừng xe, xe vận tải, xe du lịch. Hai bên đường là vô số hàng quán chật ních những người, đèn sáng choang. Tôi nhảy xuống xe và bỗng nhớ bến phà Hải Pḥng cũng như các bến phà trên đường đi Hạ Long.

Đó là những nơi mà kẻ bán hàng rong hầu như nhiều hơn người mua, nơi mà " xe con " t́m cách lách qua mặt các chiếc xe tải, t́m cách đi trước và nhận lại những tiếng nguyền rủa. Đây là một trong hai trục đường chính từ Ấn Độ đi Kathmadu, nơi thương nhân và du khách qua lại.

Xung quanh tôi đầy người nước ngoài, lác đác có ai nói tiếng Đức, Anh và Pháp. Họ cũng mang ba-lô như tôi, đa số mặt mày rất trẻ. Chúng tôi phải tới trạm biên pḥng làm thủ tục xuất Ấn Độ và nhập Nepal.

Trạm này làm việc nhặm lẹ làm tôi ngạc nhiên, tôi đoán là mỗi ngày họ giải quyết hàng trăm hàng ngàn người nước ngoài như chúng tôi, những kẻ phiêu lưu đi đường bộ dưới chân Hy-mă lạp sơn này.

Tôi đến Nepal, đây là mảnh đất của vua Tịnh-phạn ngày xưa, quê hương của thái tử Tất-đạt-đa. Nơi đây hai ngàn năm trăm nước có một con người vĩ đại của ḍng Thích-ca được sinh ra và có vô số người vô danh cũng của ḍng Thích-ca bị giết hại.

Trời đă tối nhưng không lạnh, tôi yên tâm cho xe chạy từ từ về thị trấn Bhairawa chỉ cách biên giới 7 Km. Đây là thị trấn cực nam của Nepal, có một sân bay nhỏ nối liền với thủ đô Kathmandu. Bhairawa là thị trấn mới xây, hầu như nó dành để tiếp đón khách du lịch đến thăm Lâm-t́-ni.

Trên đường từ Xá-vệ tới đây tôi ghi nhận ngoài bản chỉ đường thông thường của Ấn Độ có những bản ghi tiếng Anh sơn màu xanh, chỉ hướng về Lâm-t́-ni hay Ca-t́-la-vệ c̣n bao nhiêu cây số. Hỏi ra th́ đó là của người Nhật làm, họ c̣n bỏ tiền ra hỗ trợ xây đường sá dẫn đến vùng đất của nguồn suối thiêng liêng này.

Nhờ thế mà khách du lịch và kẻ hành hương có thể t́m lại miền đất đă quên này. Cũng v́ thế mà Bhairawa ra đời, cách Lâm-t́-ni khoảng hơn hai mươi cây số, với nhiều khách sạn quốc tế hiện đại và không hề rẻ tiền.

Khách sạn tôi ở mang tên " Nirwana " (Niết-bàn), một cái tên siêu thế gian tôi chưa hề thấy trong nhiều chuyến đi. Làm thủ tục check-in, tôi đưa giấy tờ ra và thầm nghĩ ḿnh đang "nhập Niết-bàn".

Buổi tối, ngồi trong lounge uống bia để quên hết mọi nhọc nhằn và hồi hộp của ngày hôm nay, tôi chợt thấy ḿnh c̣n ham bia rượu và thầm nghĩ nếu " nhập Niết bàn " mà dễ như thế th́ đỡ cho tôi biết bao nhiêu.


LÂM-T̀-NI, KHU VƯỜN ĐĂ QUÊN


Vương quốc của vua Tịnh-phạn thật ra rất nhỏ. Theo kư sự của Huyền Trang, tiểu quốc Thích-ca có một chu vi chừng 4000 lí (khoảng 1880Km). Theo Schumann đó là một vùng đất dài và hẹp với 180.000 dân, có một diệïn tích chừng 2000 cây số vuông, kinh đô là Ca-t́-la-vệ với khoảng 8000 dân.

Tiểu quốc Thích-ca thần phục nước Kiều-tát-la, mỗi năm phải đóng thuế, bản thân vua Tịnh- phạn có khi phải đi hội họp tại Xá-vệ, kinh thành của Kiều-tát-la cách đó khoảng 140km.

Vương quốc của Tịnh-phạn có 9 thị trấn, trong đó có một nơi tên là Devadaha. Tại Devadaha có hai chị em lọt vào cặp mắt xanh của vua Tịnh-phạn, người chị là Ma-gia (Maya), người em là Pajapati. Ma-gia không ai khác hơn là vị hoàng hậu sinh ra thái tử Tất-đạt-đa. Pajapati cũng tặng cho vua Tịnh Phạn hai con, một trai một gái.

Một ngày nọ trong tháng năm của năm 563 trước công nguyên, bà Ma-gia lúc đó đă 40 tuổi, thấy ḿnh sắp sinh, xin với vua Tịnh-phạn rời hoàng cung, về quê tại Devadaha để sinh con đầu ḷng. Đó là tục lệ thời đó, ngày nay nhiều nơi vẫn c̣n. Thế nhưng bà không tới kịp Devadaha.

Cách kinh thành chừng 25km, ngang một khu vườn tại làng Lâm-t́-ni, dưới một gốc cây mà có người gọi là hoa Vô Ưu, người khác gọi là cây Sala, bà sinh một người con trai mà ngày sau thành Phật.

Sinh xong, hoàng hậu Ma-gia không c̣n lư do về nhà cha mẹ nữa, bà trở lại Ca-t́-la-vệ. Ba ngày sau hoàng cung mời đạo sĩ A-tư-đà đến xem tướng cho thái tử, hai ngày sau đó một đoàn gồm tám bà-la-môn đến tham dự lễ đặt tên cho thái tử.

Trong đoàn tám người đó th́ người trẻ nhất trong số đó tên gọi là Kiều-trần-như. Ba mươi năm sau, Kiều-trần-như gặp lại thái tử và ta được biết ông chính là người trong nhóm năm người được Phật giáo hóa tại Lộc Uyển sau khi đắc đạo.

Bảy ngày sau khi sinh, Ma-gia mất, kinh sách chép bà tái sinh ngay vào cơi trời Đao Lợi. Bà ở tại đó để đợi Phật có ngày lên thuyết pháp cho bà nghe và 80 năm sau lúc Phật nhập Niết Bàn tại Câu-thi-na cách chỗ sinh chừng 100km, bà hiện xuống khóc tiễn.

Ca-t́-la-vệ và Lâm-t́-ni sớm bị ch́m vào quên lăng sau khi ḍng Thích-ca bị diệt vong. Trong thế kỷ thứ năm lúc Pháp Hiển đến th́ ở đây đă thành b́nh địa, ông chỉ nhắc đến một phế tích không rơ ràng.

Lúc Huyền Trang đến khoảng hai trăm năm sau, ông ghi rằng một địa danh tên hiện nay là Tilaurakot (cũng có tên là Taulihawa) phải là thành Ca-t́-la-vệ cũ. C̣n Lâm-t́-ni th́ được Huyền Trang t́m ra chính xác. Ông thấy nơi đó có một trụ đá của vua A-dục và ghi rơ trụ đă bị hư hại, đầu trụ là h́nh con ngựa nằm lăn lóc trên mặt đất. Sau đó không c̣n ai biết đến Lâm-t́-ni.

May thay, năm 1806 các nhà khảo cổ đào bới ra được Lâm-t́-ni và t́m thấy lại trụ đá của vua A-dục, nhưng h́nh đầu con ngựa nay đă mất. Kỳ diệu thay, người ta c̣n đọc trên trụ đá hàng chữ sau đây : " Hai mươi năm sau khi đăng quang, nhà vua Devanampiya Piyadasi [8] đến đây và tỏ ḷng ngưỡng mộ v́ Phật, người minh triết của ḍng Thích-ca, đă được sinh tại đây.

Ngài cho dựng phiến đá và một trụ đá để kỷ niệm nơi sinh của đức Thế Tôn. Làng Lâm-t́-ni được miễn giảm khỏi đóng thuế và giảm phần nộp lợi tức xuống c̣n 1/8 [9] ". Đó là năm 245 trước công nguyên.

Tôi đến đây vào một buổi sáng trời đẹp. Con đường từ Bhairawa dẫn đến Lâm-t́-ni được UNESCO xây dựng, c̣n đoạn đi tiếp từ Lâm-t́-ni về Tilaurakot (tức là Ca-t́-la-vệ ngày xưa) chưa hoàn tất.

Lâm-t́-ni là một khu vực xanh tươi nằm dưới chân Hy-mă lạp sơn, phía Bắc là những đỉnh núi tuyết lóng lánh. Lúc tôi đến hoa Vô Ưu không thấy nở, nó chỉ nở vài ngàn năm một lần khi có bậc đại giác sinh ra.

Trong vườn Lâm-t́-ni được rào bọc cẩn thận, ngày nay ta thấy c̣n một hồ nước, huyền sử chép là nơi rồng hiện lên tắm Phật. Hồ bây giờ tuy c̣n nước nhưng rêu xanh bám đầy mặt hồ.

Gần đó là trụ đá của A-dục cao 6,4 m, phía trên có một niền sắt siết chặt, được rào bọc cẩn thận và nhờ đó những hàng chữ nói trên, viết bằng ngôn ngữ Brahmi và Ma-kiệt-đà vẫn c̣n đọc được. Tôi cũng ném vào đó vài đồng tiền như mọi người, ḷng đầy hoài vọng và xúc cảm làm sao một trụ đá mà sống trên hai mươi thế kỷ được.

Lúc tôi đến, đền thờ hoàng hậu Ma-gia đang được tu bổ, lều bạt ngổn ngang trên một nền gạch đỏ thẫm. Đi quanh nền gạch của đền này, nghe nói nó mới xây dựng trong năm 1933, tôi cố t́m một kẻ nứt để cắm một nén nhang nhưng lạ thay không sao t́m thấy.

Di tích trong đền này được dời tạm qua một căn nhà khác, vào đó th́ thấy một phiến đá khắc họa lại sự tích đản sinh. Theo nhiều tài liệu phiến đá này được h́nh thành trong thế kỷ thứ hai hay thứ năm sau công nguyên.

Trong nắng sớm bỗng có những tiếng trống nhỏ. Từ xa đi về phía chúng tôi là một nhóm khoảng bốn năm người. Họ theo đường ruộng đến Lâm-t́-ni, cứ đi vài bước lại đánh một tiếng trống. Đó là những thanh niên trẻ, người Aâu có người Á có.

Họ mặc đồ đen, không rơ tu sĩ hay cư sĩ, mặt mày thành kính, rơ là đang đi thiền hành. Đến đền thờ hoàng hậu Ma-gia họ đi ṿng quanh đền cả chục lần, tiếng trống nhỏ đều đều vang lên. Chúng tôi chắp tay vái chào nhau với một ḷng thiện cảm không nói ra lời.

Không rơ các vị mặc đồ đen này thuộc giáo phái nào nhưng về sau tôi lại gặp nhiều người như thế tại Cửu Hoa sơn tại Trung Quốc, thái độ họ cũng hết sức thành kính.

Trong gió mai bỗng có tiếng phần phật, nh́n lại tôi thấy một nhóm người khác đang giăng những hàng giây có mang những lá cờ h́nh tam giác. Những lá cờ sa xuống đầu tôi, trên đó là vô số Tạng ngữ. Đó là cách cúng dường của người Tây Tạng, họ viết kinh lên cờ và cho nó tung bay trong gió.

Những lá phướn trắng vàng và đỏ tung phần phật ḥa trong tiếng trống dưới nắng sớm mang lại cho tôi một niềm an b́nh rộn ră. Tôi đi quanh quẩn trong vườn, không muốn rời, một chị người châu Á đi ngang nhắc khẽ tôi " Clockwise ".

Tôi cám ơn chị, lúc đó tôi đi ngược chiều nên chị nhắc tôi hăy đi theo chiều kim đồng hồ. Đó là cách đi nhiễu quanh các tháp tượng, luôn luôn phải theo chiều kim đồng hồ mới thuận theo chiều của phước lạc.

Tiếng trống đă dứt, các thanh niên áo đen đă t́m chỗ ngồi thiền định dưới ánh sáng mặt trời êm dịu, mặt nh́n về hướng đền hoàng hậu Ma-gia. Chúng tôi t́m chỗ ngồi thiền định dưới gốc cây, đó là chỗ tôi có thể cắm nhang. Đó là nén nhang Việt Nam cuối cùng trong ba-lô tôi.


KATHMANDU VÀ KHUÔN MẶT VÀNG


Từ Lâm-t́-ni tôi trở về khách sạn Nirwana và tiếc thay phải làm thủ tục " xuất Niết-bàn " để lên máy bay từ Bhairawa về Kathmandu, thủ đô Nepal. Có ba hăng hàng không nội địa với những cái tên đáng kính ngưỡng là Buddha Air, Lumbini Airways và Necon Air chở hành khách từ quê hương của Tất-đạt-đa về Kathmandu cách khoảng 250km.

Cuối cùng tôi chọn Necon Air. Đây là công ty hàng không nội địa lớn nhất của Nepal với vài chiếc máy bay hiệu Avro 44 chỗ ngồi.

Từ xa tôi đă thấy đây phải là chiếc máy bay cũ nhất mà tôi từng bước lên. Đó là chiếc máy bay có ba bánh, bánh sau thấp hơn hẳn hai bánh trước nên thân máy bay không thẳng mà nghiêng, thứ máy bay tôi từng thấy tại xứ ta thời c̣n nhỏ xa xưa.

Lên cầu thang tôi thấy rơ hàng ngàn những chiếc đinh tán cũ kỹ trên thân máy bay và tự hỏi liệu chúng c̣n sức chịu đựng. Nh́n kỹ tôi thấy lờ mờ hàng chữ " chế tạo tại vương quốc Anh " và nghĩ rằng chiếc máy bay của thời cố hỉ cố lai này chắc có may mắn thoát khỏi trận oanh tạc của Hitler trong thời thế chiến thứ hai. Nó cũng sẽ mang lại may mắn cho tôi.

Tôi sớm quên chiếc máy bay cũ kỹ này v́ măi ngắm nh́n rặng Hy-mă lạp sơn từ trên không. Chúng tôi bay về hướng đông bắc, ngọn Everest nằm phía trước, hành khách không thể thấy.

Thế nhưng rặng Hy-mă lạp sơn là một dăy núi dài trên 6000km, khắp nơi là những đỉnh toàn trên 7000m, núi tiếp núi, mây liền mây, không phân biệt được đâu là mây đâu là núi.

Về sau rời Kathmandu đi Bangkok lần đầu tiên tôi được thấy đỉnh Everest. Đỉnh núi đầy tuyết nên phải nh́n kỹ ta mới thấy được nó, bầu trời và đỉnh núi ḥa lẫn vào nhau một màu. Chiều cao của Everest thật là khủng khiếp, giữa các đỉnh bảy tám ngàn mét mà nó vẫn như một chiếc nón chụp lên các đỉnh.

Nh́n các rặng núi luôn luôn tôi có ḷng kính sợ, nó phải là trú xứ của thánh thần. Tôi nhớ lại biển cả, tuy nó cũng mênh mông nhưng nó gây cho tôi sự thân t́nh gần gũi. Những ngọn núi trắng óng ánh màu tuyết, dưới gió núi chúng tung những đám bụi trắng đầy băng giá.

Trên những đỉnh đó hẳn không có sinh vật, cây cối không mọc được, chim chóc không thể bay tới, con người không thể leo lên. Thế nhưng hầu như chúng có thần, chúng xa lánh với sinh vật, thù nghịch với sự sống, nhưng chúng vẫn thu hút con người ngưỡng mộ hướng nh́n về chúng.

Về sau tôi biết rằng trên đó vẫn có cây cỏ, chim chóc bay lên đến độ cao năm sáu ngàn mét và con người, một thứ sinh vật kỳ lạ, nó leo lên được các ngọn núi tuyết ấy, có kẻ không cần mặt nạ dưỡng khí.

Và hơn thế nữa, có những kẻ độc cư trên các ngọn núi tuyết ấy hàng chục năm. Và nếu con người khi sống trên mặt biển một vài ngày th́ tâm lư xă hội đă thay đổi như tôi hay nghe nhiều người kể lại, th́ những kẻ sống trên núi cao cũng sớm có những nhận thức khác lạ như Govinda kể trong tác phẩm "Con đường mây trắng" [11] .

V́ thế tôi không ngạc nhiên khi biết những người sống trên núi cao từ năm này qua năm khác thường có những khả năng phi thường.

Máy bay đến gần Kathmandu, phía dưới là núi đồi với vô số ruộng lúa nằm trên các bậc cấp. Máy bay hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Kathmandu, nền hàng không của vương quốc Anh không phải tầm thường, tôi tự nhủ.

Sân bay Kathmandu tuy nhỏ nhưng hiện đại, nh́n quanh toàn khách nước ngoài. Sảnh đường đón khách của sân bay có một bức bích họa to lớn diễn tả sự tích Phật đản sinh, chỗ tôi mới viếng sớm hôm nay. Th́ ra Nepal rất hănh diện về Lâm-t́-ni, đó là một thánh tích nằm trong nước họ.

Trên bất cứ một bản đồ nào của họ, dù nhỏ tới mấy, ta cũng t́m thấy hàng chữ ghi Lâm-t́-ni ở cực nam nước Nepal. Dĩ nhiên khách đến Nepal không phải chỉ v́ Lâm-t́-ni mà có một số lớn người đi leo núi, họ theo các tuyến "trekking" trên sườn Hy-mă lạp-sơn.

Tôi ngạc nhiên thấy Nepal xem ra tiến bộ hơn Ấn Độ trong nhiều phương diện, nhất là cung cách làm việc trong sân bay, khách sạn, các công ty du lịch. Đây là một xứ nhỏ, dân ít, tiếp xúc nhiều với bên ngoài nhờ khách du lịch.

Đời sống xă hội của Nepal cũng đượm màu tôn giáo như Ấn Độ, nơi đây Ấn Độ giáo và Phật giáo hầu như quyện vào nhau để trở thành một. Tại các ngă tư đường trong thành Kathmandu thường người ta t́m thấy một trụ đồng, bốn mặt có bốn tượng đức Thích-ca tay bắt ấn nh́n ra bốn phía. Gần đó là vô số đền tháp, thờ các vị thần Ấn Độ giáo trong dạng thiên nhân, dạng phẫn nộ, dạng voi, dạng khỉ.

Kathmandu là một thành phố nhỏ nhưng có đến bảy đền tháp được Liên Hiệp Quốc thừa nhận là "di sản văn hóa". Đó là các đền đài phần lớn được xây bằng gỗ, ngày nay bị phủ đầy bằng một lớp bụi dày, không có ngân sách nào tu bổ cho chúng.

Tại trung tâm Durbar Square khách du lịch lui tới tấp nập, họ hối hả chụp h́nh hầu như sợ rằng một ngày gần đây các đền đài đó sẽ sụp đổ v́ sự tàn phá của thời gian.

Các đền tháp nọ có thể không c̣n đứng vững được lâu nhưng nghệ thuật tôn giáo của Nepal chắc vẫn sống măi, tôi hy vọng thế. Tôi nhớ một ngày nọ tại Delhi, ḿnh lang thang trên một con đường lớn.

Trước một tiệm kim hoàn sang trọng tôi thấy một bức tượng nằm trong tủ kính. Tượng tŕnh bày một dáng h́nh hết sức cao quí, tay cầm lưỡi kiếm. Đầu tượng màu xanh đậm mang vương miện năm cánh, tượng trưng cho năm trí.

Mặt bức tượng được phủ bằng một lớp vàng mờ, nét mặt rất trẻ và thanh thoát. Tay mặt tượng cầm lưỡi kiếm bốc lửa, bên trái là hoa sen mang kinh Bát-nhă, bàn tay trái hướng ra ngoài bắt ấn giáo hóa. Tôi biết đó là tượng Văn-thù Sư-lợi, vị bồ-tát chủ trí huệ.

Bức tượng này hẳn hết sức đắt tiền, nằm trong tiệm kim hoàn không phải để bán mà để trang hoàng. Tôi càng thấy xa vời, không thể mua. Tôi đến Janpath, khu vực buôn bán của Delhi th́ chỉ t́m thấy tượng Văn-thù Sư-lợi bằng đồng, nét thô, c̣n khuôn mặt bằng vàng mà tôi ưa thích đó không có.

H́nh tượng th́ bằng đất hay đồng cũng chỉ là h́nh tượng, chất liệu và xấu đẹp không quan trọng, ta nên có tâm vô phân biệt, tôi tự nhủ. Không, nhưng tôi muốn thế, muốn nh́n ngắm khuôn mặt vàng của Văn-thù và hỏi ra mới biết bức tượng đó là nghệ thuật của Nepal.

V́ thế đến Kathmandu, trong lúc mọi người khác t́m đường leo núi, tôi đi t́m bức tượng. Và đă t́m th́ ra. Ngày nay bức tượng Văn-thù với khuôn mặt phủ vàng mờ nằm trong pḥng làm việc của tôi. Những lúc bí không t́m ra tài liệu, chữ nghĩa khi làm việc, tôi đều nh́n và hỏi thử khuôn mặt vàng cao quí đó.

Ngày nọ, tôi được biết Văn-thù Sư-lợi có "đạo trường" có người xem là trú xứ tại Ngũ Đài sơn thuộc tỉnh Sơn Tây ở Trung Quốc. V́ Văn-thù đă giúp nhiều lần khi tôi cần đến, tôi quyết đi Ngũ Đài sơn đảnh lễ Ngài. Về sau tôi mới hay cơ duyên c̣n cho ḿnh đi nhiều nơi nữa trên đất nước Trung Quốc mênh mông này.



[1] Schumann dùng từ "Gouverneur" để chỉ vị trí của Tịnh Phạn

[2] Trích Tương Ưng bộ kinh 3,1.

[3] Theo một tài liệu th́ Mục Kiền Liên dùng thần thông đến lấy nhánh con đó ở Bodh Gaya trong nháy mắt
   
[5] Trích "The snow lion’s turquoise mane" của Surya Das, bản dịch "Sư Tử tuyết bờm xanh" của tác giả.

[6] Trích Tăng già thời Đức Phật, Thích Chơn Thiện, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1991

[8] tức là A-dục

[9] Thông thường là 1/4

[11] Govinda, Sách đă dẫn





Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 588 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 1:33am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ BA: TRUNG QUỐC XỨ SỞ CỦA BỒ TÁT


ÁNH SÁNG ĐẾN TỪ PHƯƠNG TÂY


Dưới cánh máy bay là một vùng sa mạc trắng xóa. Máy bay tôi đi đang bay từ phía tây đến Trung Quốc, vùng đó chính là sa mạc Gobi mênh mông. Trong vùng đất tưởng như không người đó có một con đường nhỏ được thiết lập từ đầu công nguyên, đó là một trục lộ mệnh danh là "Con đường tơ lụa".

Đó là một con đường của thương nhân nối liền đông tây hai phía. Nhưng tại sao là "tơ lụa" ? Người Trung Quốc có hân hạnh là kẻ đầu tiên t́m ra phép trồng dâu nuôi tằm lấy lụa từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên và xuất khẩu món hàng mượt mà này qua phía tây cho các bà mệnh phụ vùng Địa Trung Hải.

Con đường tơ lụa được xây dựng khoảng trong thế kỷ thứ nhất, bắt đầu tại Trường An. Tại Trung Quốc th́ nó được nối thêm đến Bắc Kinh và Thành Đô c̣n về phía tây th́ nó chạy ngang Lan Châu, Vũ Uy, Tửu Tuyền, Đôn Hoàng, Ngọc Môn quan. Sau Ngọc Môn th́ nó chia làm hai đường nam bắc mà người Trung Quốc gọi là bắc Tây Vực và nam Tây Vực.

Đường phía bắc chạy ngang Turfan, Korla, Kutscha. Đường phía nam chạy qua Charchan, Chotan. Hai đường nam bắc rẻ ra nhằm tránh sa mạc Takla Makan, lại gặp nhau tại Kaschgar (Sơ Lặc), ngày nay nằm trong lănh thổ Trung Quốc. Đặc biệt con đường phía nam có một nhánh đi về phía nam hướng Ấn Độ.

Đó là một nhánh đường thú vị sẽ nói đến sau. Sau đó đường lại chạy qua Tadschikistan, Kasachstan, Usbekistan để đến Merv (ngày nay thuộc nước Turkmenian) và chạy về hướng Iran, Irak, Syrie, cho đến Địa Trung hải.

Thương lái đường dài ngày xưa đi từ Trung Quốc, mang theo tơ lụa đi bán và mang về lại hột giống, hương liệu, đá quí và cả ngựa từ Á-rập. Họ đi một chuyến như thế mất đến sáu tới tám năm mới về đến nhà. Trên đường về nhà họ c̣n mang một vài thứ kỳ lạ, trong đó có kinh sách, nói về Phật giáo, Hồi giáo…

Khoảng suốt mười thế kỷ sau công nguyên, con đường tơ lụa này bị chiến tranh của các nước Bắc Á đe dọa nên mất vai tṛ quan trọng nhưng đến thời Mông Cổ trong thế kỷ 12, 13 nó lại được phục hồi nên Marco Polo mới đi được từ Venedig đến Trung Quốc trong thế kỷ 13.

Trên con đường tơ lụa đầy hiểm nguy đó không phải chỉ có thương nhân và kẻ thám hiểm mà c̣n có một số người khác mà Trung Quốc gọi là "Phạm Tăng".

Ngày nay lịch sử truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ qua Trung Quốc đă nằm trong bóng tối của lịch sử, nhưng điều xem ra chắc chắn nhất là có hai "Phạm tăng" tên là Ca-diếp Ma-đằng và Trúc Pháp Lan theo con đường tơ lụa này đến Trung Quốc năm 67 sau công nguyên.

Hai vị này mới đi nửa đường đă được sứ giả tiếp đón trọng hậu. Sứ giả đó là một đoàn 18 người của nhà vua Hán Minh Đế, vị này nằm mộng mà thấy "người vàng" đầy ánh sáng từ phương tây tới. Hán Minh Đế cho đoán mộng th́ mới hay có thánh nhân xuất hiện ở phía tây.

Vua sai sứ giả qua Tây Vực để cung thỉnh tượng Phật, không ngờ gặp cả tượng lẫn kinh do hai vị tăng sĩ đó tải bằng ngựa trắng. Vua cho lập chùa để thờ, tên chùa là Bạch Mă tự để nhớ đến các con ngựa trắng và bộ kinh đầu tiên được dịch ra là "Tứ thập nhị kinh".

Bạch Mă tự là ngôi chùa đầu tiên của Trung Quốc, kiến lập năm 68, ngày nay vẫn c̣n, cách Lạc Dương 9km về hướng đông.

Sau Ca-diếp Ma-đằng và Trúc Pháp Lan, nhiều phạm tăng cũng bằng con đường tơ lụa tiếp tục đến Trung Quốc như An-thế-cao đến Lạc Dương năm 147, Cưu-ma-la-thập đến Trường An năm 401.

Cũng trong thời đại đó có một kẻ đi ngược từ đông sang tây để hành hương và t́m kiếm kinh điển. Đó là Pháp Hiển, rời Trường An năm 399, đến Ấn Độ tham bái tất cả các thánh tích và 15 năm sau mới chịu trở về cố hương. Về nhà Pháp Hiển dịch kinh và viết tập kư sự "Phật quốc kư".

Pháp Hiển c̣n làm một việc nữa rất khác thường là ông lấy đường biển trở về, đó là đường rời Calcutta, ghé thăm Tích Lan, đi ṿng xuống phía nam đảo Sumatra, ngược lên biển đông của Việt Nam, lách giữa lục địa Trung Quốc và Đài Loan mà trở về Thanh Châu miền đông bắc.

Hơn hai trăm năm sau, như chúng ta đă biết, dưới thời nhà Đường thịnh trị, lại có một thanh niên khôi ngô 26 tuổi tên là Huyền Trang nhắm con đường tơ lụa ra đi về phía tây. Mười sáu năm sau, ông lại trở về bằng con đường bộ đó, đem theo hơn 500 bộ kinh, về đến Đôn Hoàng cuối năm 644.

Tại đó ông viết thư thỉnh cầu Đường Thái Tông [2] tha tội ngày xưa đă vượt biên ra đi không đợi phép vua. Vua tha lỗi và Huyền Trang dùng hết 20 năm cuối của đời ḿnh để dịch kinh. Cùng với Cưu-ma-la-thập, Huyền Trang đă đi vào lịch sử Phật giáo Trung Quốc như những nhà dịch kinh vĩ đại nhất với một tŕnh độ văn chương tác tuyệt và nội dung chính xác.

Năm 664 đang dịch kinh Bát-nhă, thấy đă đến giờ từ biệt, ông đến chùa lễ bái lần cuối rồi ngồi kiết già tịch diệt. Trước đó vài giờ ông nhận linh ảnh sẽ sinh vào trời Đâu-suất nghe Di-lặc giảng pháp.

Con đường tơ lụa ! Ai đă nghĩ ra ngươi, đó là thương nhân đi buôn bán kiếm lời hay có ai chủ tâm xây dựng ra nó đầu công nguyên này để mở đường cho Ca-diếp Ma-đằng, Trúc Pháp Lan, An-thế-cao, Cưu-ma-la-thập, Pháp Hiển, Bồ-đề Đạt-ma, Huyền Trang và vô số những tăng sĩ khác, đưa Phật giáo vào Trung Quốc ?


VẠN LƯ TRƯỜNG THÀNH


Việc đầu tiên phải làm khi đến Bắc Kinh là tôi đi xem Trường thành. Ngày nay du khách, thương nhân hay chính trị gia ai đến thủ đô Trung Quốc cũng đều tham quan Vạn lư trường thành v́ công tŕnh đồ sộ đó là biểu tượng của xứ sở vĩ đại này. May thay nó không nằm quá xa Bắc Kinh, chỉ cách khoảng 80km nên du khách ai cũng đến được.

Theo nhiều tài liệu, công tŕnh này đă được bắt đầu xây dựng trong khoảng giữa thế kỷ thứ 8 và thứ 5 trước công nguyên. Đến thời Chiến Quốc (475-221) nó được các nhà vua thời đó tiếp tục tu bổ để pḥng vệ chống "rợ Hung Nô" và các "bộ lạc Tây Vực".

Trung Quốc được Tần Thủy Hoàng thống nhất năm 221 trước công nguyên, ông là người cho hoàn thành Trường thành thành một dăy liền lạc dài trên 5000km. Dưới thời nhà Hán (khoảng 200 năm trước và sau công nguyên), Trường thành được phát triển đến 10.000km, dài hơn "vạn lư".

Trong đời nhà Minh (1368-1644), Trường thành được tu bổ thêm và giữ h́nh thể đó đến ngày hôm nay. Qua thời gian, Trường thành đă hư hại nhiều nhưng công tŕnh to lớn này cho thấy ư chí ghê gớm của các vương triều cũng như công lao đầy mồ hôi và xương máu của nhân dân Trung Quốc.

Ngày nay Trường thành dài khoảng 6700km, chạy qua Hồ Bắc, Thiên Tân, Bắc Kinh, Sơn Tây, Nội Mông, Ninh Hạ, Thiểm Tây và Cam Túc. Gần Bắc Kinh có một chỗ dễ lên Trường thành, đó là Cư Dung quan. Đây là chỗ Tần Thủy Hoàng kiến lập nhiều làng dân cư sau khi đă hoàn thành Trường thành nhưng ngày nay các thị trấn đó không c̣n tồn tại.

Tôi đến đây, leo Trường thành và cảm nhận cái vĩ đại của một công tŕnh lớn trong một xứ sở lớn. Những bậc cấp ở đây thường cao hơn nửa mét, chỉ việc leo lên một đoạn của Trường thành đă đủ mệt, không cần nói đến chuyện xây dựng chúng.

Làm sao người xưa có thể đưa những tảng đá to lớn lên những độ cao như thế và không phải chỉ dài vài chục cây số như tại Vương Xá của Tần-bà-sa-la [3] mà cả vạn dặm trên những sườn núi cao ?

Về sau khi đi khắp Trung Quốc, tôi hay nhớ lại cái vĩ đại của Trường thành để thấy một điều: đây là một nước lớn và dân nước đó không chịu nổi những ǵ có kích thước nhỏ bé. Đó là một nước có rặng Hy-mă với những đỉnh núi cao nhất thế giới, quanh năm tuyết phủ.

Ngay tại Tứ Xuyên mà núi của họ đă cao hơn 7000m. Núi non của Trung Quốc không phải chỉ hùng vĩ, nó là suối nguồn của thơ văn, của nghệ thuật và của đạo giáo. Những bức tranh thủy mặc chúng ta hay thấy không hề là sự hư cấu của các họa sĩ, chúng đúng thực như thế, với mây, với núi và với những căn nhà tí hon trên đỉnh.

Sông của họ là những con sông với nguồn chảy mănh liệt, nước sông là "thiên thượng thủy", phát khởi từ cao nguyên Tây Tạng, băng núi non chảy về đông hải. Dương Tử Giang (Trường Giang) là sông dài nhất châu Á với 6600km, là nguồn sống của mấy trăm triệu dân từ tây sang đông.

Hồ của Trung Quốc kể chung th́ lên đến 2000 hồ, từ các hồ nước mặn ít người biết đến ở các vùng cao nguyên Tây Tạng, Thanh Hải cho đến các hồ nước ngọt miền đồng bằng tiếng tăm như Động Đ́nh Hồ, Đại Hồ.

Đất của Trung Quốc quá mênh mông nên tuy bờ biển của họ dài đến 20.000km nhưng thực tế toàn bộ đời sống diễn ra trong vùng đại lục với sông và hồ. Đối với Trung Quốc th́ "tái xuất giang hồ" đă là hạ sơn về lại với thế giới rồi, họ không cần nói tới biển.

Nền văn hóa Trung Quốc là một cái nôi của văn minh loài người, đó là một quá tŕnh năm sáu ngàn năm, người ngày nay không sao ḍ tới đáy. Từ bốn năm thế kỷ trước công nguyên ở đó đă ra đời bộ Kinh Dịch với tham vọng t́m hiểu và vẽ nên đường đi của tạo hóa.

Cũng từ trước công nguyên, có lẽ cùng thời với đức Thích-ca tại Ấn Độ và Heraclitus tại Hy Lạp, hai thánh nhân vĩ đại ra đời, đó là Khổng Tử và Lăo Tử, đại diện hai cực âm-dương tiêu biểu của tư tưởng Trung Quốc.

Người th́ luận về hoạt động và trật tự xă hội, kẻ th́ ám chỉ đường đi mầu nhiệm của đạo, tập hợp triết học Trung Quốc trong một tổng thể lư tưởng "nội thánh ngoại vương chi đạo".

Đó là một đất nước với những con người có những giấc mơ kỳ lạ, dưới tay họ phải phát sinh những công tŕnh vĩnh viễn, những dự án xây dựng ngất trời, những cuộc phá hủy tận gốc mà Tần Thủy Hoàng với Vạn lư trường thành và việc đốt sách, chôn sống học tṛ chỉ là một thí dụ xưa cũ.

"Ngu Công dời núi" không hề là một chuyện đùa với họ, xưa cũng như nay, họ sẵn sàng làm nhiều điều đội đá vá trời. Và trong thời đại ngày nay công tŕnh tiêu biểu cho đầu óc đó là đập thủy điện tại Trường Giang tam hiệp.

Trong lịch sử Trung Quốc có một nhà du khảo nổi tiếng, đó là Từ Hà Khách [4]người đời nhà Minh. Suốt cuộc đời, ông đi được "nửa nước Trung Quốc". Từ đời nhà Minh đến nay Trung Quốc đă rộng hơn nhiều, Từ Hà Khách có sống lại cũng chỉ được được một phần.

Ngày nay nước Trung Quốc bao gồm một lục địa khổng lồ vươn dài từ đông hải đến phía tây tận các nước cộng ḥa của Liên Xô cũ, từ miền b́nh nguyên Hoàng hà đến cao nguyên Tây Tạng.

Trong đất nước này ngoài Hán tộc c̣n biết bao dân tộc khác như Măn Châu, Tây Tạng, Mông cổ. Bên cạnh các nền triết học của Khổng Lăo, Trung Quốc đă thu nhiếp Phật Giáo, biến tôn giáo này thành một hệ tư tưởng hầu như đặc thù của họ.

Một dân tộc như thế th́ c̣n lâu mới chấp nhận một tư tưởng ngoại bang làm chủ đạo cho nền học thuật của ḿnh. Làm sao một triết học phương tây, dù mang màu sắc ǵ, có thể làm họ lung lay.

Làm sao một nước láng giềng phương bắc, dù nhất thời giàu mạnh hơn họ, có thể làm họ chịu thua kém. Đầu thế kỷ hai mươi là thời kỳ đánh dấu một giai đoạn đáng đau buồn của họ. Họ mở mắt và xấu hổ nh́n thấy một đất nước bị xâu xé, một ư thức hệ xa lạ lên ngôi, một nền kinh tế nghèo nàn tŕ trệ, một nền khoa học kỹ thuật lạc hậu.

Không c̣n nghi ngờ ǵ, hảo hán của Trung Quốc sẽ đưa nước họ cất cánh trong thế kỷ 21. Nhiều hiện tượng đặc biệt đang báo hiệu sự chuyển biến đó, trong đó có cả sự phục hưng của Phật giáo tại Trung Quốc.


LINH QUANG TỰ VÀ CHIẾC RĂNG CỦA PHẬT


Bắc Kinh là kinh đô của ba triều đại Nguyên, Minh, Thanh từ thế kỷ thứ 13. Đó là ba triều đại tôn sùng đạo Phật nên tại Bắc Kinh và các vùng phụ cận ta thấy c̣n vô số chùa chiền. Thế nhưng trong các chùa đó có một nơi đặc biệt, đó là Linh Quang tự, nơi thờ một chiếc răng của Phật.

Được xếp trong số Bát đại tự nằm phía tây Bắc Kinh, Linh Quang tự chỉ là một ngôi chùa nhỏ với một ngôi tháp gạch cao 51m. Trên tầng thứ hai của tháp là chỗ thờ một chiếc răng của Phật. Tôi được lên chiêm bái bảo vật vô song này sau khi đi nhiễu nhiều ṿng quanh tháp.

Răng được chứa trong một bảo tháp nhỏ bằng vàng, sau "cửa" của tháp là một đóa sen cũng bằng vàng và trên đó là răng Phật. Dưới ánh sáng, chiếc răng nằm trên hoa sen hiện ra huyền ảo, tôi thấy răng to hơn b́nh thường, dễ chừng phải bằng ngón tay cái.

Linh Quang tự được kiến lập năm 1071. Trong thời nội loạn năm 1900 chùa bị quân đội nước ngoài phá hủy nặng nề. Về sau, khi trùng tu, các nhà khảo cổ Trung Quốc t́m thấy một chiếc hộp gỗ, bên ngoài ghi hộp chứa răng của Phật.

Tháp mà ta thấy ngày nay mới được xây cách đây có 40 năm để thờ chiếc răng đó. Ngày nay theo các tài liệu th́ có nơi cho là răng đến Trung Quốc trong thế kỷ thứ 5, nơi th́ nói trong đời Tống (960-1279).

Thế nhưng không ai biết được làm sao chiếc răng Phật từ Ấn Độ mà qua đến Trung Quốc này được ? Có lẽ chỉ có một người biết rơ, đó là một tăng sĩ có tên Đạo Tuyên.

"Đức Thế Tôn dùng lực đại bi làm nát thân kim cương thành vô số các hạt xá lợi nhỏ, chỉ có bốn răng nanh là c̣n nguyên vẹn". Đó là một câu ta đọc được trong "Đại bát Niết-bàn kinh" [5], phẩm Cúng dường xá lợi. Trong phẩm đó ta c̣n thấy thêm:

"Thiên Đế lấy một răng nanh xá lợi của Phật ở bên phải hàm trên, đem về thiên cung xây tháp cúng dường…Lúc đó có hai con quỉ La-sát ẩn thân sau lưng Đế Thích, nên không ai nh́n thấy. Hai quỉ lấy trộm được một cặp răng nanh xá lợi".

Khá khen cho quỉ La-sát, chúng cũng biết quí trọng xá-lợi nên mới đi ăn trộm. Thế nhưng chúng bị một vị tướng nhà trời rượt theo lấy lại, đó là Vi đà thiên. Rồi hơn ngàn năm sau, Vi đà thiên đợi một vị tăng tên là Đạo Tuyên tu học xuất sắc, giới luật trọn vẹn, sống trong đời Đường Trung Quốc để trao cho.

Đạo Tuyên (596-667) là nhân vật lịch sử, xuất gia từ năm 16 tuổi. Lúc Huyền Trang về nước ông được cử vào ban phiên dịch kinh sách. Song song, ôâng là người nghiêm túc tŕ giới, truyền bá giới luật nên được xem là khai tổ của Luật tông Trung Quốc, cũng được gọi là Nam Sơn Đại sư.

Giới hạnh của Đạo Tuyên cao tới mức mà ông luôn luôn có thần thánh hầu cận. Theo Tống cao tăng truyện, ngày nọ ở chùa Tây Minh, th́nh ĺnh ông trợt chân té nhưng có người đỡ. Người đỡ ông là một thiếu niên không phải tầm thường, tự xưng là thần hộ pháp Vi đà tướng quân, trao cho ông chiếc răng Phật. Đó là chuyện "Vi đà thiên hoàn Phật nha" (Thiên tướng Vi đà trả lại răng Phật) [6] .

Vi đà thiên tướng là vị hộ pháp ta hay gặp trong các chùa ở Trung Quốc. Thông thường chùa có một tiền điện thờ Di-lặc, vị Phật tương lai.

Xung quanh Di-lặc là bốn vị Thiên vương gồm Tŕ Quốc Thiên vương, sắc trắng cầm đàn t́ bà; Tăng Trưởng thiên vương, sắc xanh cầm bảo kiếm; Quảng Mục thiên vương, sắc đỏ cầm rắn và Đa văn thiên vương sắc lục, tay trái cầm lọng, tay mặt cầm ngân thử (chuột bạc).

Sau lưng Di-lặc là tượng Vi đà tướng quân, mặt rất trẻ trông như một thiếu niên nhưng hết sức oai phong. Tượng Vi đà nh́n vào chính điện, tức là Đại Hùng bảo điện, nơi thờ các vị Phật. Hoạt động của nhân thiên trong sân, giữa tiền điện và chính điện hẳn không lọt qua cặp mắt của

Vi đà. Nhất là tiền cúng dường của khách thập phương chắc không có quỉ La-sát nào trộm cắp được, tôi tự nhủ khi thấy các chùa Trung Quốc với vô số khách viếng thăm và cúng dường. Về sau khi đi Tây Tạng, tôi thấy lại các vị hộ pháp trong các đền thờ Phật, dù nơi đây các vị được tŕnh bày khác hẳn.

Thế nhưng nơi đây vắng bóng vị Vi đà tướng quân và tiền cúng dường của thập phương th́ nằm vương văi khắp nơi, xem ra không ai dám trộm cắp. Có lẽ trên cao nguyên Tây Tạng thiêng liêng này, trong một xứ sùng tín tuyệt đối, Vi-đà không c̣n ngồi sau lưng Di-lặc để canh chừng chính điện nữa mà dưới chân Ngài để nghe giảng pháp.


UNG H̉A CUNG VÀ TIỂU TRUYỆN VỀ TRUNG QUỐC-TÂY TẠNG


Tại Bắc Kinh, đền thờ rực rỡ nhất ngày nay phải là Ung Ḥa cung. Nơi đây là chốn khách du lịch lúc nào cũng đông như hội. Đây là nơi khách hành hương chủ ư đến lễ bái một pho tượng Phật Di-lặc tuyệt đẹp. Điện thờ này chứa nhiều sự tích và ư nghĩa thâm trầm về mối quan hệ Trung Quốc-Tây Tạng.

Đây là một cung điện hay một ngôi chùa ? Cả hai ! Thời nhà Thanh (1662-1911) có một vị hoàng tửû tên là Dận Chân. Năm 1694 Dận Chân cho xây một cung điện. Về sau, năm 1723 Dận Chân lên ngôi thành nhà vua Thế Tôn Ung Chính, về trị v́ tại Tử Cấm thành.

Từ đó cung điện cũ của hoàng tử Dận Chân mang tên là Ung Ḥa Cung và không ai được vào đó ở. Sau đó nhà vua Thế Tôn tặng cung Ung Ḥa cho Phật giáo Tây Tạng, thời đó được gọi là Lạt-ma giáo. Lư do của sự hiến tặng đầy hào phóng đó là ḷng nhiệt tâm tôn giáo trộn lẫn với tính toán chính trị.

Tôi đến Ung Ḥa cung và thấy một rừng người vói khói hương nghi ngút. Đây là một tổng thể gồm năm điện, nằm trong một khu vườn rộng lớn. Từ cổng vào, ta phải đi một đoạn xa mới tới được điện đầu tiên với Di-lặc và các vị thiên vương.

Điện thứ hai mang tên Ung Ḥa điện, thờ ba vị Phật tam thế, quá khứ hiện tại vị lai. Điện thứ ba mang tên Vĩnh Hưu điện, thờ A Di Đà và Dược Sư Phật. Điện thứ tư là Pháp luân điện thờ đại sư Tông-khách-ba [7] , nhà cải cách trong thế kỷ 14 của Phật giáo Tây Tạng, thầy dạy của các vị Đạt-lai lạt-ma và Ban thiền lạt-ma.

Cuối cùng là Vạn phúc các, thờ Di-lặc trong dạng một bức tượng cao 18m, đường kính 3m, làm từ một thân cây trầm hương duy nhất. Tượng này được Đạt-lai lạt-ma thứ 7 tặng cho vua Càn Long [8] .

Trong năm điện đó ta t́m thấy vô số tranh tượng diễn tả kinh điển, sự tích, các vị thánh nhân, hộ pháp, núi Tu-di, các công tŕnh nghiên cứu, trong đó có cả các ngành khoa học và toán học. Trong Pháp luân điện có tượng của 500 vị la-hán, hai bên vách chứa toàn kinh sách cổ.

Thế nhưng tất cả đều làm tôi sớm quên khi thấy tượng Di-lặc. Tôi ngẩn người v́ cái đồ sộ của tượng, tới dưới chân ngẩng đầu nh́n cặp mắt xanh biếc của Ngài.

Sau bao nhiêu lần thấy tượng Di-lặc mập tṛn thường có tại Trung Quốc, nơi đây tôi lại được thấy tượng Ngài theo cách diễn tả của Tây Tạng với khuôn mặt vô cùng trí tuệ. Di-lặc là vị "hóa thân thiên ngàn ức", có dạng là một ḥa thượng mập tṛn đùa dỡn với trẻ con cũng có, làm kẻ héo hon đi ăn xin cũng có, làm trời, làm người, làm kẻ hướng đạo, làm người hầu cận.

Ngài mang mọi dạng h́nh, đi khắp bốn phương trời để giáo hóa Tính Không.

"Thiện nam tử, hăy thức dậy ! Pháp tính là như vậy. Bồ-tát biết tất cả các pháp do nhân duyên kết tụ lại mà hiện ra, tự tính (của chúng) là như vậy, như huyễn, như mộng, như ảnh, như bóng, không có ǵ được thành tựu hết!" [9] . Ôi, chân lư đó của Phật giáo đại thừa, dưới chân tượng, tôi thấy hầu như Di-lặc đang mỉm cười nhắc lại.

Nhưng đó là chân lư tuyệt đối, c̣n tại trần gian tương đối này, bức tượng này một sự thành tựu tuyệt vời, bàn tay nghệ nhân nào đă tạc ra một khuôn mặt vừa trí tuệ vừa từ bi như thế.

Bức tượng này quả thật là một món quà vương tước. Nó đánh dấu một giai đoạn hữu hảo của Trung Quốc và Tây Tạng mà ngày nay mối quan hệ giữa hai bên đă trở thành phức tạp.

Trong lịch sử Tây Tạng, đây là một vương quốc trong thế kỷ thứ 7 sau công nguyên với nhà vua Tùng- tán Cương-bố (Songten Gampo), trị v́ khoảng từ 617 đến 649. Đó là một thời phát triển rực rỡ của Phật Giáo, kéo dài suốt từ thế kỷ thứ 7 đến thứ 9 [10] .

Sau một thời gian bị bức hại, khoảng thế kỷ thứ 11, Phật giáo lại được phục hưng nhưng lại rơi vào một thái cực khác, nó trở thành một chế độ tăng lữ, trong đó các tăng sĩ đảm nhiệm luôn việc điều hành đất nước.

Qua thế kỷ thứ 13 tại Trung Quốc, nhà Nguyên lên ngôi hoàng đế. Năm 1279 Hốt Tất Liệt thống nhất sơn hà Trung Quốc, đem quân đánh luôn Tây Tạng bắt được giáo chủ Phát-tư-ba (Phagpa) của phái Tát-ca (Sakya). Thế nhưng Phát-tư-ba không hề ở tù một ngày mà lại được Hốt Tất Liệt trọng đăi như thần tiên.

Người Mông Cổ Hốt Tất Liệt làm hành động đó vừa do ḷng sùng tín thuần thành vừa lại rất khôn khéo chính trị. Về sau Hốt Tất Liệt đưa Phát-tư-ba về lại Tây Tạng và "ủy thác" việc cai trị xứ sở này. Kể từ đó Tây Tạng thần phục Trung Quốc, ngược lại nhà Nguyên v́ quá tôn thờ Lạt-ma giáo mà mất đế chế.

Cuối đời nhà Nguyên, nhân dân Trung Quốc đói khổ c̣n một số lạt-ma lại quá lộng hành, có vị cho đào cả mộ các vua nhà Tống. Năm 1368 có một vị tăng người Hán tên là Chu Nguyên Chương, dấy quân diệt nhà Nguyên Mông Cổ, lên ngôi vua. Đó là Thái tổ nhà Minh.

Nhà Minh trở lại với Phật giáo Trung Quốc nhưng vẫn khôn ngoan tiếp tục bảo hộ lạt-ma giáo, ban vương tước cho các vị tăng sĩ Tây Tạng. Qua đó ta thấy việc bảo hộ lạt-ma giáo v́ lư do chính trị là một chính sách nhất quán của các vương triều Trung Quốc.

Ba trăm năm sau, trong một bộ tộc Măn Châu, lại có một nhân tài xuất hiện, diệt nhà Minh, thống nhất sơn hà, lập nhà Thanh năm 1662, trị v́ thiên hạ cũng được khoảng 300 năm. Nhà Thanh lại là dân ngoại tộc, có máu giang hồ nên lại hết ḷng ủng hộ lạt-ma giáo.

Cũng như nhà Nguyên, nhà Thanh ủng hộ các vị lạt-ma v́ ḷng sùng tín, nhưng với chính sách rất rơ, họ dùng các vị lạt-ma để thống trị Tây Tạng và Mông cổ. Nhà vua thứ ba là Thế tổ Thuận Trị sai sứ thần đón Đạt-lai lạt-ma thứ 5 về triều, tặng danh hiệu Quốc sư.

Sau Thế tổ, nhà vua Khang Hy cho quân tiến vào Tây Tạng năm 1720. Và như ta đă biết, sau Khang Hy là Ung Chính tặng Ung Ḥa Cung năm 1723. Như thế là kể từ Hốt Tất Liệt cuối thế kỷ thứ 13, Tây Tạng đă thần phục Trung Quốc.

Cuối đời nhà Thanh năm 1911, lúc Tôn Văn lật đổ chính quyền để lập thể chế cộng ḥa, Tây Tạng tuyên bố tự trị. Thế nhưng, tuyên ngôn độc lập đó đă quá trễ. Một năm sau khi Trung Quốc giành lại độc lập năm 1949, họ đem quân chiếm đóng Tây Tạng.

Phải công bằng thấy rằng, kể từ gần 700 trăm qua, Tây Tạng luôn luôn là một xứ chư hầu của Trung Quốc. Dù nhiều đau thương đă xẩy ra cho dân tộc Tây Tạng, nhưng ta khó đ̣i một nước Tây Tạng độc lập với đầy đủ chủ quyền.

Nh́n lại lịch sử, ta thấy chính các vị lạt-ma, quá dính líu với quyền lợi thế gian, đă đưa dân tộc ḿnh vào chỗ bị lệ thuộc. Ngày nay, vị Đạt-Lai lạt-ma thứ 14 cũng có lúc thừa nhận rằng dân tộc của ông đang trả nợ với giá rất đắt cho chế độ tăng lữ ngày xưa, cho những vị lănh đạo tinh thần nhưng mang nghiệp tham ái quyền lực và danh vọng.

Tại Ung Ḥa Cung, khi ngẫm nghĩ những điều này, tôi chưa biết sẽ có một ngày ḿnh sẽ đi Tây Tạng.


B̀NH THÀNH VÀ ĐỘNG VÂN CƯƠNG


Trong thế kỷ thứ hai sau công nguyên có ba trung tâm phát triển Phật giáo, tại Trung Quốc và Việt Nam (Giao Chỉ). Ngoài Lạc Dương được nhiều người biết, ta phải kể đến B́nh Thành tại tỉnh Sơn Tây Trung Quốc và Luy Lâu, ngày nay thuộc tỉnh Bắc Ninh Việt Nam.

Theo tài liệu lịch sử, B́nh Thành được xây dựng rất sớm, khoảng trong thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Thị trấn này ngày nay là Đại Đồng, cách Bắc Kinh khoảng 350km về hướng tây, được Vạn lư trường thành bao bọc hai mặt, là một vị trí chiến lược.

Trong thời Hán Sở tranh hùng trước công nguyên, Hạng Vũ diệt nhà Tần, đốt phá Hàm Dương (phía bắc Trường An) và rút quân về đóng ở B́nh Thành. Về sau Hạng Vũ bị Lưu Bang diệt. Khoảng sáu trăm năm sau, thời mà lịch sử Trung Quốc gọi là Nam Bắc Triều (420-588), Trung Quốc bị chia làm hai miền Nam-Bắc, mỗi miền lại chia ra nhiều nước nhỏ.

Trong các nước Bắc Triều có một nước gọi tên là Bắc Ngụy của nhà vua Đạo Vũ đế. Đạo Vũ đế lấy B́nh Thành làm kinh đô năm 398, thống nhất phương Bắc năm 439, trở thành một nước có uy thế.

Đạo Vũ đế rất sùng tín đạo Phật. Trong thời Bắc Ngụy có hàng ngàn tăng sĩ Ấn Độ, Tây Vực đến đây, tu sĩ lên đến hàng chục vạn người, chùa chiền hơn 30.000 ngôi.

Nhưng h́nh như sự vật lúc nào lên đến đỉnh cao nhất lại bị hoại diệt nên cũng trong thời Bắc Ngụy, đạo Phật bị pháp nạn. Đây là pháp nạn lần thứ nhất trong bốn pháp nạn [11] của Phật giáo tại Trung Quốc.

Pháp nạn này do nhà vua Thái Vũơ Đế gây ra. Thái Vũ Đế là con của Đạo Vũ Đế, mới đầu cũng tin tưởng đạo Phật. Thế nhưng ngày nọ, ông thân hành đi dẹp loạn, thấy trong một ngôi chùa có vũ khí.

Chùa bị dèm pha, Thái Vũ Đế hạ chiếu chỉ dẹp bỏ đạo Phật, tàn sát vô số tăng sĩ. Đó là năm 446. Sau đó không ai được chứa chấp tăng ni, chùa chiền tranh tượng bị phá hủy. Thế nhưng Thái Vũ Đế lại có một người con tôn trọng đạo lư, đó là thái tử Thác Bạc Hoảng.

Vị thái tử mật báo tăng ni trốn lánh, đem kinh sách tranh tượng đi cất giấu trong núi non gần đó và cũng v́ thế mà bị mưu hại.

Sáu năm sau, Thái Vũ Đế mất, ông chỉ sống được 45 tuổi. Em của thái tử Hoảng là Thác Bạc Duệ lên ngôi là Văn Thành Đế, lúc đó tăng ni trong núi mới dám trở lại hoằng pháp. Nhà vua Văn Thành Đế là người trọng đạo lư, tạ lỗi cho cha bằng cách cho xây dựng "Vân Cương thạch quật" ở sườn nam núi Ngô Châu, cách B́nh Thành 16km.

Nhà sư Đàm Diệu là người khởi công xây dựng, để danh lại đến ngày hôm nay. Vân Cương là một trong ba thạch động nổi tiếng nhất của Trung Quốc, hai nơi kia là Long Môn và Đôn Hoàng.

Qua năm 494, triều Ngụy dời đô về Lạc Dương, v́ thế mà B́nh Thành và Vân Cương ch́m vào quên lăng. Hơn bốn trăm năm sau, năm 907, đó là thời nhà Liêu bắt đầu trị v́ một vùng miền Bắc bao la của Trung Quốc, vương triều có đến năm kinh đô mà một là B́nh Thành, lúc đó đă mang tên Đại Đồng.

Trong thời đó tại Đại Đồng, Hoa Nghiêm tự được xây dựng, Vân Cương thạch động nhờ thế mà cũng được tu bổ thêm.

Tôi đến Đại Đồng từ Bắc Kinh bằng xe lửa chạy đêm. Đại Đồng nằm trên độ cao khoảng 1200m, tàu chạy trên những cao nguyên ngút ngàn vùng bắc Trung Quốc, qua những ruộng lúa ḿ, ngô, hướng dương. Đi xe lửa mới thấy cái mênh mông của nước này, trên bản đồ hai nơi xa nhau không bằng đầu ngón tay út mà tàu chạy cả đêm không thấy tới.

Tàu đến ga Đại Đồng lúc trời c̣n sáng tinh sương, đúng là lúc thợ thuyền hối hả đi làm. Họ là những người thợ mỏ than, B́nh Thành ngày nay đă trở thành kinh đô than đá của Trung Quốc ! Than đá xem ra quan trọng hơn kinh điển. Nó làm ra điện để công nghiệp hóa đất nước. Cũng đúng thôi !

Đại Đồng là một thành phố kỹ nghệ, anh hướng dẫn du lịch hănh diện kể như thế, là thành phố lớn thứ 12 của Trung Quốc, với than đá vô tận và công nghiệp chế tạo thiết bị cho ngành nông lâm nghiệp. Xe đi một ṿng trong Đại Đồng, trung tâm Phật giáo B́nh Thành mà tôi hào hứng muốn tới thăm ngày nay khắp nơi được phủ bằng một lớp bụi than mờ mờ.

Tôi được đưa vào một khách sạn ăn sáng lấy sức sau một đêm đi xe lửa, tên nó là khách sạn "Vân Cương". Đúng thế, tôi đến đây để thăm công tŕnh đồ sộ của Vân Cương thạch quật mà tiền nhân của các anh thợ mỏ này đă tạo tác từ 15 thế kỷ trước.

Cả những người thợ mỏ ngày nay lẫn những nghệ nhân ngày xưa, họ cũng là những người vào núi đập đá, đục đẻo, chịu gian khổ từ năm này qua năm khác, những con người chân cứng đá mềm, đem mồ hôi và cả xương máu để làm nên sự nghiệp cho đất nước họ, dù đó là công tŕnh văn hóa hay công nghiệp.

Và như Blofeld đă từng ca tụng, đây quả là một thạch quật vĩ đại. Công tŕnh này có 53 động chạy dài khoảng 1km từ đông sang tây, gồm 51.000 tượng Phật mà tượng lớn nhất cao 17m, tượng tí hon nhất chỉ cao 2cm.

Phần lớn tượng được tạc trong thời Bắc Ngụy, từ năm 460 đến năm 494. Một ít tượng khác được hoàn thành trong thời nhà Đường (618-907). Trong các động, ngoài tranh tượng ta c̣n thấy các Kinh được minh họa bằng các tượng đá khắc nổi trên tường, đó là một nghệ thuật Phật giáo độc đáo mà ta hay thấy tại Trung Quốc, được gọi là "biến tướng" của kinh.

Tại Vân Cương, biến tướng của Duy ma cật sở thuyết kinh [12] được tŕnh bày. Về sau tại các thạch quật Bảo đỉnh sơn hay Bắc sơn, tôi c̣n được thấy các biến tướng của các Kinh khác.

Trong nắng sớm tôi ngắm nh́n các động cả thạch quật mà ngày nay chỉ c̣n khoảng 20 động có thể tham quan được. Mới đầu công tŕnh này để Văn Thành Đế sám hối cho vua cha, nhưng rơ ràng là cả chục ngàn nghệ nhân đă sáng tạo nơi đây để cho giáo pháp trướng tồn với thời gian, để ḷng sùng tín của họ trở thành những tác phẩm nghệ thuật, để những ǵ trong tim óc thành tháp tượng thấy được, sờ được.

V́ nghệ thuật, nói cho cùng, là quá tŕnh biến những ǵ trừu tượng thành vật thể, đối tượng của năm giác quan, dùng chúng mà diễn tả lại ḷng cảm khái, sự rung động nội tâm.

Động số 3 là động lớn nhất với tượng Phật và hai vị Bồ-tát. Sau đó là động số 5 với bức tượng lớn nhất của Vân Cương cao 17m. Động số 6 chứa một cột đá cao 16m, tŕnh bày cuộc đời đức Phật. Động 17 chứa tượng Di-lặc ngồi tréo chân, một thế ngồi thiền định ít thấy.

Trong động 18 có tượng Phật Thích-ca mâu-ni mà trong vạt áo là vô số các vị Bồ-tát. Quá nhiều động và quá nhiều h́nh tượng, khách tham quan có lẽ không mấy ai xem được kỹ. Chỉ ngắm tượng thôi mà người ta đă hết sức, hăy nhớ đến gian khổ của người xưa, tôi tự nhủ.

Cuối cùng là động 20, đó là động chứa bức tượng Phật Thích-ca, cao 13,7m, đây là nơi được xem là biểu tượng cho Vân Cương thạch động. Tiếng tụng kinh của Phật tử vang trong nắng và mùi hương trầm quen thuộc của Trung Quốc làm tôi nhớ những ngày ở Ấn Độ.

H́nh ảnh của "người con trai vĩ đại của Ấn Độ" [13] đă qua đến đây từ thế kỷ thứ nhất và nghệ thuật tạc tượng của Gandhara (ngày xưa thuộc về Ấn Độ) cũng đă định h́nh tại Trung Quốc, tại Vân Cương này trong thế kỷ thứ năm. Đó là nền nghệ thuật tạc tượng của Phật giáo đại thừa, xem Phật là Ứng thân, là nhân dạng của Pháp thân không sinh không diệt.

Nền nghệ thuật đó gặp gỡ những đầu óc ưa làm chuyện vĩ đại của người Trung Quốc để sinh ra những tượng Phật khổng lồ mà họ gọi là "Đại Phật", những thạch quật đồ sộ mà Vân Cương mới chỉ là một.


[2] - 598-649   Vị vua đời Đường rất có công với Phật giáo Trung Quốc. Ông đích thân viết bài "Đại Đường tam tạng thánh giáo tự", là người giúp cho sự nghiệp dịch kinh của Huyền Trang được thành tựu

[3] - Xem chương "Vui đẹp thay thành Vương Xá" trong phần hai

[4] 1586-1641
[
5] - Việt dịch của Thích Nhất Chân

[6] - Một chiếc răng Phật khác hiện nay được thờ tại chùa Vô Úy sơn tại Tích Lan. Theo truyền thuyết th́ cuối thế kỷ thứ tư sau công nguyên, thời nhà vua Tích Lan Sri-Meghevanna, có một vương tử của nước Kalinga, Ấn Độ tên là Danta Kumana đi lánh nạn tới Tích lan, mang theo một chiếc răng bên trái của Phật

[7 ] - Tsongkhapa, 1357-1419

[8 ] - Càn Long là nhà vua nối ngôi Ung Chính và được nhiều truyền thuyết cho là hậu thân của một thiền sư Việt Nam.

[ 9 ] - Lời của Di-lặc nói với Thiện Tài. Trích Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Nhập pháp giới, Việt dịch của Thích Nhất Chân
[
10] - Xem thêm hai chương đầu tiên của phần thứ tư

[11] - Bốn pháp nạn là trong các thời vua Vũơ Đế của Bắc Ngụy, một vị Vũơ Đế khác của Bắc Châu (574), Vơ Tôn đời Đường (840-847) và Thế tôn thời Hậu Châu (giữa thế kỷ thứ 10). Bốn pháp nạn này được gọi chung là "Tam Vũ Nhất Tôn pháp nạn"

[12] - Vimalakirtinirdesa-sutra

[13] - Cách dùng chữ của W.Schumann






Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 589 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 1:47am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ BA: TRUNG QUỐC XỨ SỞ CỦA BỒ TÁT


TỪ HẰNG SƠN ĐẾN QUANG MINH ĐỈNH


Trung Quốc là xứ sở của núi non hùng vĩ. Trong những rặng núi đó có nhưng ngọn đă trở thành thiêng liêng, là "đạo trường" của Bồ-tát như Ngũ Đài sơn của Văn-thù, Nga Mi sơn của Phổ Hiền, Cửu Hoa sơn của Địa Tạng và Phổ Đà sơn của Quan Âm. Đó là "tứ đại danh sơn" mà về sau sẽ được nhắc tới.

Song song, Trung Quốc c̣n có năm rặng núi thiêng khác được gọi là Ngũ Nhạc với trung tâm và bốn hướng đông tây nam bắc. Đó là Tung sơn ở trung tâm, thuộc tỉnh Hà Nam; Thái sơn phía đông, thuộc tỉnh Sơn Đông.

Hoa sơn, phía tây thuộc tỉnh Sơn Tây; Hành sơn phía nam, thuộc tỉnh Hồ Nam và Hằng sơn phía bắc thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngũ Nhạc là nơi "trời đất giao nhau", nơi các đời vua chúa từ 2000 năm nay đến cầu đất nước thái b́nh thịnh trị.

Trung Nhạc Tung sơn, cách Lạc Dương khoảng 50km phía đông nam, đỉnh cao nhất là 1440m. Tại Tung sơn, Thiếu Lâm tự được xây dựng năm 495, nó là quê hương của Thiền tông Trung Quốc, vơ lâm bắc đẩu. Đây là ngôi chùa mà khoảng năm 520 Bồ-đề Đạt-ma đă đến đây, quay mặt vào tường chín năm và cuối cùng truyền tâm cho Huệ Khả.

Đông Nhạc Thái sơn được xem là rặng thiêng liêng nhất, đó là rặng núi của Đạo giáo. Nằm về phương đông , phía mặt trời mọc, Đông Nhạc là nơi vua chúa thân hành đến tế trời đất từ hơn 2000 năm nay. Chỗ cao nhất của Thái sơn đo được 1545m.

Thái sơn là nơi thờ thần Thái Sơn phủ quân của Đạo giáo, vị thần thống lĩnh đời sống trần gian, chỉ nghe lệnh của Ngọc Hoàng thượng đế. Đền cao nhất của Thái sơn là đền Ngọc Hoàng, cao 1524m.

Tây Nhạc Hoa sơn là rặng núi cũng với năm đỉnh đông tây nam bắc và trung tâm, mà đỉnh cao nhất là Liên hoa đỉnh, cao 2100m. Giữa năm đỉnh đó là con đường đá đi từ vách này qua vách khác mà cứ mỗi bước chân là dẫn đến một phong cảnh khác lạ.

Ngày nay trên Hoa sơn người ta c̣n thấy một phiến đá phẳng. Huyền sử chép rằng đó là chỗ Triệu Khuôn Dẫn, thái tổ nhà Tống, đánh cờ với Trần Đoàn, đạo sĩ trường sinh bất tử. Triệu Khuôn Dẫn thua, phải nhường Hoa sơn cho đạo sĩ.

Nam Nhạc Hành sơn có đến 72 đỉnh mà đỉnh cao nhất đo được 1290m. Tương truyền rằng trên đỉnh Tử Cái, một đỉnh cao của Hành sơn, nhà vua thần kỳ Hoàng Đế đă hội nghị với các chư hầu miền nam. Đến thế kỷ thứ 20 (trước công nguyên), có nhà vua tên Vũ, cháu năm đời của Hoàng Đế, hậu duệ của Nghiêu Thuấn, là kẻ khai sáng đời nhà Hạ (thế kỷ 21-16).

Ông lên đây quan sát địa thế để vạch kế hoạch trị thủy, ngày nay c̣n để lại danh thơm. Tại Nam Nhạc Hành sơn hiện c̣n có rất nhiều đền đài của Đạo giáo và Phật giáo.

Bắc Nhạc Hằng sơn nằm cách Đại Đồng khoảng 75km là một rặng núi mênh mông với đỉnh phía bắc cao 2017m. Trên đỉnh phía bắc này ngày nay c̣n lại đền thờ lớn nhất của Hằng sơn, xung quanh là rừng thông bao phủ.

Trên sườn núi Hằng sơn có nhiều đền đài mà nổi tiếng nhất là Huyền Không tự, tức là "chùa treo". Chùa này được tôn là một trong mười thắng cảnh của tỉnh Sơn Tây. Huyền Không tự quả nhiên như treo cheo leo trên sườn núi.

Từ xa người ta tưởng là sườn Hằng sơn được vẽ tạc h́nh một ngôi chùa, tới gần mới hay đó là một tổng thể khoảng 40 điện thờ nhỏ bé với rất nhiều tượng Phật, Bồ-tát.

Các điện này được xây dựng trong thế kỷ thứ sáu, nối với nhau bằng các hành lang gỗ, nằm cheo leo trên sườn núi, được chống bằng những cột sắt.

Tôi đến Hằng sơn vào buổi trưa, nghỉ trong một quán mang tên "Hằng sơn tửu điếm". Nghe tên Hằng sơn, ḷng tôi đă rộn ră, bỗng nhớ Kim Dung và Lệnh Hồ Xung của ông vô cùng. Cám ơn Kim Dung, ông là người làm tôi biết và yêu mến một nước Trung Quốc trừu tượng trong kư ức.

Quá khứ tôi bỗng hiện về rơ mồn một, tôi nhớ những năm của đầu những năm sáu mươi, khi truyện của Kim Dung c̣n đăng báo ngày và ḿnh nằm dài trên nền nhà đọc tờ Tiếng Vang, trong đó có Cô Gái Đồ Long. Kim Dung đưa tôi đi khắp Trung Quốc với các địa danh tuy xa lạ nhưng rất thú vị như Động Đ́nh Hồ, Ngũ Nhạc, Thiếu Lâm tự.

Quan trọng hơn, ông khắc họa cho tôi về một xă hội Trung Quốc tuy xa vời vợi như hoang đường nhưng hết sức gần gủi hầu như ta có thể t́m thấy ḿnh trong đó. Tôi vẫn nhớ Kim Dung trong mỗi bước đi tại Trung Quốc, trong mỗi ḍng viết về Trung Quốc.

V́ thế tôi rất để ư t́m hiểu Khưu Xứ Cơ, Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong, những nhân vật có thật, tiền bối của Trương Vô Kỵ. Tôi thích nhắc tới Chu Nguyên Chương không phải v́ ông là thái tổ nhà Minh, cũng không phải ngày trước ông là tăng sĩ, mà v́ ông là nhân vật có thật trong Cô Gái Đồ Long, được kể lại trong truyện lúc Trương Vô Kỵ bắt đầu sống đời nhàn nhă với Triệu Minh.

Với Cô Gái Đồ Long, Kim Dung đă vẽ nên một xă hội hiện thực của loài người, trong đó thiện ác lẫn lộn, ánh sáng và bóng tối chồng lên nhau nhiều lớp, cái phải cái trái tồn tại song hành cùng một lúc trong xă hội và trong tâm lư con người.

Chính phái và ma giáo tưởng chừng như hai thái cực đối lập với nhau đă ḥa với nhau, trong chính phái có những hành động hết sức đen tối và trong ma giáo có những con người đáng làm thầy của những kẻ tưởng ḿnh đi trên đường vương đạo.

Và nhất là Kim Dung đă cho t́nh yêu nảy nở giữa những con người mà quê hương chính tà của họ cách nhau vạn dặm, cho thấy những giá trị thuộc đầu óc lư luận chưa bao giờ thay thế tiếng nói sâu thẳm của trái tim.

Sau Cô Gái Đồ Long, Kim Dung c̣n một kiệt tác, đó là Tiếu Ngạo Giang Hồ, bản thân ông đă già giặn hơn rất nhiều sau các tác phẩm trước. Với Tiếu Ngạo Giang Hồ, Kim Dung đă vẽ một toàn cảnh đương đại với một khung xă hội và chính trị rộng lớn, trong đó con người vừa là kẻ đạo diễn mọi điều xẩy ra trên sân khấu, vừa chịu cảnh vui buồn của những ǵ do ḿnh bày ra.

Tác phẩm này đă một thời làm tôi biết nh́n cuộc đời không phải chỉ gồm hai màu đen trắng. Thế nhưng cần nói thêm là, với số tuổi ngày nay, tôi càng nhận ra rằng đó là một tác phẩm phản ánh sâu sắc kiếp nhân sinh, xót xa thay số phận con người nằm trong mọi sự xô đẩy của những ngọn sóng lành dữ khác nhau, những đam mê đầy nhân tính, những âm mưu quỉ quyệt.

Cũng trong bức tranh đầy những mảng tối sáng đó, con người với t́nh yêu của nó mới sáng lên tính cá thể của ḿnh. Và ngay cả t́nh yêu tưởng chừng là một điều rất riêng tư cũng không bao giờ trọn vẹn, Lệnh Hồ Xung của Kim Dung tuy hạnh phúc ḥa hợp với Doanh Doanh nhưng chàng vẫn tưởng nhớ đến một t́nh yêu vô vọng.

Với Tiếu Ngạo Giang Hồ, tôi biết đến Ngũ Nhạc và ngày nay đến đây, ḷng tôi sao khỏi có niềm rộn ră kính trọng. Hằng sơn tửu điếm này nằm ngay dưới chân Hằng sơn của phái Nga Mi phải là nơi giang hồ đă lắm người qua lại, nơi Lệnh Hồ Xung và Đào cốc lục tiên ghé ăn nhậu c̣n nàng Nghi Lâm mà tôi yêu mến chắc không khi nào dám vào.

Tiểu nhị đem bánh bao ra ! Th́ ra bánh bao là một thứ người Trung Quốc hay ăn như ta ăn cơm, và ta ăn cơm trắng th́ bánh bao của họ trắng trơn không nhân. Tôi thử chiếc bánh bao và công bằng mà nói th́ thấy nó nhạt nhẽo, không hiểu tại sao đại hán ngày xưa ăn "mấy cân bánh bao" một lúc.

Và rượu th́ ngày xưa hẳn Đào cốc lục tiên uống không bao giờ đủ, ngày nay người Trung Quốc uống bia. Như tại Việt Nam, ở đâu cũng có bia, tỉnh nào cũng có hiệu bia, chai nào chai nấy to gần cả lít. Bia Thanh Đảo nổi tiếng nhất, nhưng tại rặng Cửu Hoa sơn xa xôi cũng có bia Cửu Hoa.

Nhớ chàng trai Trương Vô Kỵ tôi không thể không nhớ đến Quang Minh Đỉnh. Đó là sào huyệt của Ma giáo mà chàng đă lần ṃ theo một ông ḥa thượng leo lên tới. Nhưng Quang Minh Đỉnh có thật chăng ?

Quang Minh Đỉnh là một đỉnh của rặng Hoàng sơn. Hoàng sơn là đệ nhất danh sơn của Trung Quốc. Ngũ Nhạc đă đẹp nhưng Hoàng sơn vượt xa Ngũ Nhạc.

Nhà du khảo nổi tiếng đời Minh, Từ Hà Khách, là tác giả của "Từ Hà Khách du kư", một tác phẩm có giá trị về văn hóa và khoa học. Ông đă đến đây và thốt lên:"Đến Ngũ Nhạc th́ không kể mọi danh sơn khác, đến Hoàng sơn th́ không kể Ngũ Nhạc".

Hoàng sơn thật là một cảnh non bồng nước nhược với bốn đặc tính: sườn núi như vách dựng đứng, rừng thông đầy h́nh thù kỳ dị, thế đá lạ lùng bí hiểm và cảnh mây bọc núi, núi xuyên mây. Hoàng sơn là nơi thống nhất uy danh của các núi lớn: cái tôn quí của Thái sơn, màu hoang dă của Hoa sơn, biển mây mênh mông của Hằng sơn, thác nước cuồn cuộn của Lư sơn và phong thái thần tiên của Nga mi sơn.

Hoàng sơn chính là đối tượng sơn thủy của tranh thủy mặc từ nhiều ngàn năm nay. Trên sườn Hoàng sơn vào mùa xuân người ta chỉ thấy một vùng trắng như tuyết nhưng không phải tuyết, hỏi ra th́ đó là Đào hoa phong, đỉnh chỉ trồng hoa đào.

Tôi đến Hoàng sơn để ngắm những ngọn núi hầu như cổ tích này. Trung Quốc mênh mông và quá nhiều cảnh đẹp, nếu chỉ thăm một núi th́ đó là Hoàng sơn; nếu chỉ thăm một hồ th́ đó là Tây hồ ở Hàng Châu. Nằm dưới chân Hoàng sơn lại c̣n có một thị trấn c̣n giữ lại được từ thời nhà Tống, thế kỷ thứ 9, thứ 10.

Thị trấn này làm tôi nhớ đến Hội An, ngày nay nó là cũng chỗ bán đồ lưu niệm nhưng nó cổ hơn Hội An khoảng 400 năm và toàn bộ nhà cửa ngày xưa c̣n nguyên vẹn suốt cả một con đường dài vài km.

Hoàng sơn là đệ nhất danh sơn, "đến Hoàng sơn th́ không kể Ngũ Nhạc", đó phải là lư do mà Ma giáo đă một thời chọn Quang Minh Đỉnh làm ngai vàng để muôn năm trường trị, thống nhất giang hồ, chống lại các chính phái.

Đến Hoàng sơn tôi hiểu thêm rằng, những ǵ ḿnh đọc Kim Dung ngày xưa là một sự phối hợp tài t́nh giữa lịch sử và địa lư có thật của Trung Quốc, ḥa trong nền tảng thực tế của đạo lư, tâm lư và xă hội của đất nước này, cùng với tài hư cấu tuyệt vời để khắc họa những trong nhân vật, sáng tạo những hành động và cảnh ngộ vừa hoang đường vừa hiện thực.

Cuộc ác chiến trên Quang Minh Đỉnh không hề có thực nhưng Hoàng sơn, ngọn núi nằm tại hạ lưu sông Dương Tử, là kẻ chứng kiến những trận chiến đẫm máu suốt trong lịch sử Trung Quốc.

Trước công nguyên tại vùng này đă xảy ra cuộc Hán Sở tranh hùng, cuối cùng Hạng Vũ thua, tự tử tại Cai Hạ trên bờ Dương Tử. Trước đó, Ngô Phù Sai cũng bị Việt vương Câu Tiễn tiêu diệt nơi đây.

Đầu thế kỷ này, đây cũng là nơi Nhật và các nước phương tây xâu xé Trung Quốc. Và, làm sao khác được, cũng chính đây là nơi phát sinh các cuộc cách mạng vũ băo tại đất nước mênh mông này.

Tôi đến Hoàng sơn, hoa đào trên đỉnh Đào hoa phong vẫn nở trắng trinh nguyên như ngày trời đất mới mở hội. Tất cả, những ǵ hư cấu hay có thực, đă ch́m trong lịch sử. Mầu nhiệm thay, thời gian.


TỪ TIỂU NI CÔ NGHI LÂM ĐẾN NÀNG LƯ NGƯ


Dưới chân Hằng sơn tôi không thể không nhớ đến một người con gái tên gọi là Nghi Lâm. Đó phải là một thiếu nữ tươi đẹp, hoạt bát, đầy nhựa sống, ham hoạt động. Thế nhưng đồng thời, nàng là một tiểu ni cô với hạnh nguyện nghiêm túc mà cuộc đời măi măi gắn liền nơi cửa Phật.

Những cuộc đấu tranh long trời lỡ đất trong Tiếu Ngạo Giang Hồ đưa đẩy nàng xuống núi hành hiệp, nhưng cứ mỗi lần phạm chút lỡ lầm, nàng lại thầm cầu mong bồ-tát tha tội.

Với tuổi tác và vơ công non kém, Nghi Lâm "hành hiệp" không hiệu quả lắm, nàng chỉ có một vai tṛ rất phụ thuộc. Nàng chỉ "nổi" trong sự hoạt bát đầy thông minh của ḿnh và cũng với tấm ḷng yêu cuộc sống đó, nàng cảm thấy gần gủi tự nhiên với Lệnh Hồ Xung, một chàng trai dễ yêu.

Theo đà câu chuyện, Kim Dung sáng tạo ra cả cảnh Lệnh Hồ Xung phải miễn cưỡng làm cả trưởng môn phái Nga Mi của Hằng sơn, dẫn đầu cả một đám nữ đệ tử trong đó có Nghi Lâm.

Hay thay cái chính tà đan chéo lẫn lộn, một kẻ bị trục xuất ra khỏi Hoa sơn v́ "theo tà bỏ chính" mà lănh đạo Hằng sơn, các vị ni sư Hằng sơn dám phá chấp để gọi một chàng trai ham rượu chè về núi để điều động đệ tử. Trong khung cảnh đó một t́nh cảm nẩy nở trong ḷng Nghi Lâm mà nàng không biết gọi tên.

Nghi Lâm không biết gọi nó là t́nh yêu, thứ t́nh cảm mà nàng thấy thể hiện bằng sự quyến luyến Lệnh Hồ đại ca. Nàng không t́m cách kềm chế nó như các vị sư trưởng của nàng mong đợi, v́ đối với nàng, t́nh cảm đó chưa có ǵ là tội lỗi.

Các vị sư tỉ của nàng già giặn hơn, biết đó là t́nh yêu và t́m cách ngăn cản một cách nhẹ nhàng, đầy từ bi như bồ-tát của họ. Dễ thương biết bao, mối t́nh nhẹ nhàng này của tác phẩm, nó xuyên suốt đến cuối câu chuyện để Nghi Lâm rốt cuộc trở thành một người chủ chốt, hạ thủ cả Nhạc Bất Quần.

Đáng thương thay cho nàng, nàng sẽ ân hận suốt đời v́ hành động mà người như Nghi Lâm sẽ cho là vô đạo đó. Và không ai rơ sau khi câu chuyện chấm dứt, các vị sư nữ trở về núi tu hành tụng niệm, làm sao Nghi Lâm quên được ḷng "quyến luyến" của ḿnh. Liệu sau đó nàng biết đó là t́nh yêu hay không, đó là điều người đọc truyện tự trả lời.

Đến Hằng sơn, tiếc thay tôi không c̣n thấy một tiểu ni cô nào cả. Đi nhiều nơi thăm nhiều tự viện tại Trung Quốc ngày nay, tôi cũng không thấy một vị sư nữ nào, chứ đừng nói tới ni cô vai mang kiếm đi hành hiệp. Tại nhiều chùa tôi nghe nói đến có sư nữ nhưng h́nh như chúng tôi không được thăm viếng.

Hẳn h́nh ảnh sư nữ Phật giáo đă biến mất khỏi xă hội Trung Quốc ngày nay. Thế nhưng tại Bắc Kinh, tôi gặp một chuyện lạ. Tôi được đi xem opera, tuồng "Truyện nàng Lư ngư" tại Nhà hát lớn ở Bắc Kinh, cách quảng trường Thiên An môn không xa.

Tuồng kể có chàng thư sinh nọ, gia đ́nh nề nếp. Lúc nhỏ chàng đă được đính hôn với con gái của một ông quan. Về sau cha mẹ chết sớm, gia đ́nh sa sút, chàng thư sinh ngày càng nghèo, gia đ́nh ông quan nọ tỏ vẻ xa lánh chàng.

Chàng thư sinh buồn bă không thiết ǵ đến việc học hành, ngày đêm thở vắn than dài. Ngày nọ cô tiểu thư con ông quan đến thăm thư sinh, bày tỏ vẫn yêu thương chàng, nhưng tại cha mẹ nàng sinh ḷng rẻ rúng, chứ nàng vẫn quyết một ḷng chung thủy với chàng.

Chàng thư sinh hết sức phấn khởi, chăm chỉ học hành. Chàng có ngờ đâu người con gái đó là một nàng Lư ngư sống trong hồ, tu luyện lâu năm, biết được hoàn cảnh của chàng, biến hiện thành tiểu thư nọ đến khuyên nhủ để chàng yên tâm dùi mài kinh sử.

Ngày nọ đến hội hoa đăng, đôi trai tài gái sắc đi hội, không ngờ gặp nàng tiểu thư thật ! Chàng thư sinh lấy làm kỳ thấy hai người giống nhau như hệt mà người nào cũng tự xưng là tiểu thư cả.

Ông quan nọ được vời đến để phân biệt ai là con gái ḿnh, thế nhưng không sao biết được cả, v́ nàng Lư ngư có thần thông đă biết hết mọi chuyện riêng tư của nàng tiểu thư. Nàng Lư ngư đă lỡ hiện h́nh tiểu thư, nàng phải làm cho trót vai tṛ, nhưng c̣n thêm một điều thú vị, đó là nàng đă lỡ yêu chàng thư sinh mất rồi.

Ông quan nọ không biết làm sao nên đem cả hai nàng đến Bao Công nhờ phân xử. Nàng Lư ngư có một ông anh sống tại thủy cung, thần thông xuất chúng. Ông anh này liền biến ḿnh thành Bao Công để t́m cách bênh vực cho cô em gái. Thú vị thay khi thấy hai Bao Công và hai tiểu thư giống hệt nhau trên sân khấu trong sự hoang mang hoảng hốt của ông quan nọ và chàng thư sinh tốt số.

Cuối cùng Bao Công thật mới dùng cái kế muôn đời là đem thư sinh vô tội ra đánh đ̣n trừng trị để xem phản ứng của hai nàng tiểu thư, qua đó mà biết ai thật ai giả. Cũng lụy v́ t́nh mà nàng Lư ngư lộ bản chất chỉ là con cá chép tu luyện ngàn năm. May mắn thay cho nàng, chàng thư sinh không chê nàng mà đem ḷng yêu thương, theo về đến thủy cung.

Tưởng như vậy là ổn, ai ngờ đây là một chuyện sai đạo lư, người không thể chung sống với súc sinh ! Và người thi hành đạo lư đó là tướng nhà trời Dương Tiễn. Dương Tiễn đem quân đến thủy cung bắt Lư ngư.

Ngờ đâu Lư ngư cũng như chàng thư sinh yếu đuối nhất định đánh lại, thà chết chứ không chịu xa nhau. Cuối cùng Lư ngư đánh không lại Dương Tiễn, nàng cầu cứu Phật Bà Quan Âm. Bồ-tát Quan Âm hiện ra, cho nàng lựa chọn, nếu là v́ t́nh yêu th́ được biến thành người, chung sống với thư sinh nhưng phải mất công phu tu luyện, mất tuổi thọ mấy ngàn năm.

Nàng Lư ngư thưa: "Nếu không có t́nh yêu th́ sống ngàn năm phỏng có ích ǵ". Xúc động thay lời nói của nàng. Sau đó nàng chịu cho Dương Tiễn rút ba cái vảy thần, chúng là hiện thân của kết quả tu luyện ngàn năm của ḿnh và về sống làm người với cuộc đời dân giă.

Trong bóng tối, tôi thầm lặng cảm nhận câu chuyện, nhận ra ḷng ḿnh nhiều cảm khái về opera của Bắc Kinh nổi tiếng toàn thế giới mà ta tạm gọi là "hát bộ".

Hay thay, giải pháp có t́nh có lư đầy từ bi, đầy tính người của Quan Âm. Liều lĩnh thay, Lư ngư, dám bỏ công phu tu luyện ngàn năm để làm kiếp nhân sinh nhiều rủi ro, đầy trắc trở; bỏ thần thông để làm con người yếu đuối và bất lực trước mọi hoàn cảnh.

Tất cả những hy sinh đó chỉ để làm theo tiếng gọi của trái tim. Và lạ lùng thay, giữa Bắc Kinh mà có những vở tuồng có tính phê phán xă hội và đầy tính tâm linh tôn giáo, trong đó Bao Công thật và giả đấu tranh với nhau trước mắt người dân, trong đó h́nh ảnh của Nam Hải Quan Âm được tŕnh bày hết sức trân trọng và cuối cùng giải pháp của Ngài đề ra là chung quyết, trọn vẹn cho con người.

Nghi Lâm và nàng Lư ngư đều là những h́nh tượng tuyệt đẹp để tả t́nh yêu trai gái, một khía cạnh ưu việt của văn hóa nghệ thuật Trung Quốc. Hai câu chuyện khác nhau xa về kết cục nhưng giống nhau ở chỗ hai nàng đều xả thân, không tiếc mạng sống ḿnh.

Những điều đó làm rung động đến tâm can người đọc người xem. Những mối t́nh nhẹ nhàng như của Nghi Lâm, mănh liệt như của Lư ngư đều có một nguồn gốc chung là tính người. V́ thế chúng được thể hiện khắp nơi, có thể nằm trong một bộ trường thiên tiểu thuyết của Kim Dung, cũng có thể ở trong một tích tuồng đầy màu sắc và tiếng thanh la năo bạt của opera Bắc Kinh.


NGŨ ĐÀI SƠN ( Wutaishan)


Năm 67 sau công nguyên, Ca-diếp Ma-đằng và Trúc Pháp Lan gặp Hán Minh Đế và sau đó như ta đă biết, Bạch mă tự là chùa đầu tiên được xây dựng. Nhà vua người Hán c̣n hỏi hai vị Phạm tăng: "Pháp Phật chỉ lưu truyền ở Thiên trúc, sao không thấy giảng giải tại Trung nguyên". Hai vị đáp: "Có chứ, ngày nay có vị Bồ-tát Văn-thù đang giảng pháp tại Thanh Lương sơn".

Thanh Lương sơn cũng là địa danh được nhắc tới trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Bồ-tát trụ xứ: "Vùng Đông Bắc [2]
có núi Thanh Lương từ xưa đến nay các vị Bồ-tát thường trú ở đó. Hiện có Bồ-tát Văn-thù Sư-lợi cùng quyến thuộc và các Bồ-tát khác nữa đông tới vạn người thường thuyết pháp ở đây" [3] .

Thanh Lương sơn là tên khác của Ngũ Đài sơn, nằm tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. V́ những lẽ trên mà từ xưa tới nay, Ngũ Đài sơn được xem là trú xứ, là đạo trường của Văn-thù Sư-lợi.

Theo truyền thuyết, Bồ-tát Văn-thù là người cùng với A-nan kết tập bộ kinh Hoa Nghiêm, sau đó trao cho Long Vương cất giữ rồi Long Vương mới trao cho luận sư Long Thụ để phổ biến.

V́ thế mà Kinh Hoa Nghiêm rất gần gủi với Văn-thù và Ngũ Đài sơn là nơi các vị tổ của tông Hoa Nghiêm tu học.

Văn-thù Sư-lợi là vị Bồ-tát được gọi là vị "đại trí". Ngài là một vị cổ Phật nhưng đóng vai tṛ Bồ-tát để giáo hóa, nhiều vị thành Phật là cũng nhờ Ngài. "Văn-thù Sư-lợi vẫn thường làm mẹ của vô lượng chư Phật. Ngài luôn làm thầy của vô lượng Bồ-tát.

Ngài giáo hóa vô lượng chúng sinh…Ngài trụ trong trí huệ thâm sâu, thấy biết được tất cả các pháp đúng như thật, Ngài thông đạt thấu suốt tất cả cảnh giới giải thoát" [4] . Đó là lời của Di-lặc nói với Thiện Tài và khuyên Thiện Tài nên đi gặp Văn-thù Sư-lợi.

Tại sao Thiện Tài phải t́m đến gặp Văn-thù ? "V́ từ trước đến nay, mọi thiện tri thức mà ông gặp để rồi được nghe hành bồ-tát, để vào được cửa giải thoát, để được đầy đủ đại nguyện, đều do thần lực của Văn-thù Sư-lợi" [5] .

Tôi từ Đại Đồng, xuống phía nam, đến Ngũ Đài sơn đảnh lễ Văn-thù. Ngũ Đài sơn là một rặng núi cách Thái Nguyên, thủ phủ tỉnh Sơn Tây khoảng 200km. Đây là một rặng núi với năm "đài" mà đỉnh phía Bắc, Bắc đài, cao đến 3058m.

Từ thời Hán Minh Đế ở đây đă có một tự viện thờ Văn-thù, về sau nơi đây có hàng trăm đền chùa, bảo tháp. Ngày nay trên núi có 54 đền chùa, nằm rải rác khắp rặng núi. Sau khi đi qua nhiều con đèo hiểm nghèo, xe đến Đài Hoài trấn, đó là thị trấn nằm giữa ḷng Ngũ Đài sơn và cũng là nơi đi bộ leo lên nhiều tự viện chủ yếu của núi.

Tôi đến Đài Hoài trấn buổi trưa nhưng trời mát lạnh, ở đây có độ cao 1435m. Đường đèo dẫn đến Đài Hoài tuy rất tốt nhưng hết sức vắng xe, có ai ngờ đến đây mới thấy đây là một thị trấn tấp nập toàn cả khách hành hương tham bái. Đường đến Ngũ Đài sơn rất khó khăn và cũng nhờ thế mà các tự viện ở đây thoát khỏi sự tàn phá trong thời cách mạng văn hóa.

Từ làng Đài Hoài ta có thể đi bộ lên phía bắc để đến Hiển Thông tự. Đây là ngôi chùa cổ nhất của Ngũ Đài, được kiến lập trong thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Theo thời gian Hiển Thông Tự được mở rộng để ngày nay có 7 tự viện nằm trên một trục và nhiều đền nằm xung quanh. Tổng diện tích của Hiển Thông tự lên đến 80.000 m2.

Hiển Thông tự là nơi mà Thanh Lương Trừng Quán thời nhà Đường, tổ thứ tư của tông Hoa Nghiêm trụ tŕ và dịch, chú giải kinh Hoa Nghiêm. Tại đây có câu đối nói về Pháp thân và Văn-thù:

Pháp thân vô khứ vô lai, trụ tịch oai nghi bất động,
Đức tướng phi không phi hữu, ứng tùy cơ dĩ hằng châu.

(Pháp thân không đi không đến, vững yên oai nghi không động, Đức tướng chẳng không chẳng có, luôn luôn tùy cơ ứng hiện)

Phía bắc của Hiển thông điện là Bồ-tát đỉnh, theo truyền thuyết từ thời Bắc Ngụy (386-534), đó chính là trú xứ của Văn-thù. Tôi leo 108 bậc thang để lên Văn-thù đỉnh, ḷng xúc động và cám ơn cơ duyên vô danh nào đă cho ḿnh cái dịp ngàn năm một thuở này.

Những bậc thang này chính là nơi mà hàng ngàn năm nay, kể từ đầu công nguyên tới nay, hàng vạn người đă đến đây để đảnh lễ Văn-thù, từ các nhà vua đến các hàng thứ dân, từ các thiền sư đến các cư sĩ, từ vị đại lạt-ma đến các tiểu tăng sa di. Người ta kể rằng, đến Ngũ Đài sơn, ai có ḷng tin tưởng th́ thế nào cũng sẽ gặp Văn-thù trong một dạng h́nh nào đó.

Tôi c̣n nhớ, trong tác phẩm Sư tử tuyết bờm xanh [6] , ḿnh có biên dịch câu chuyện của một vị lạt-ma tên là Yahden. Vị này mất sáu tháng để từ Tây Tạng đến Ngũ Đài sơn chiêm bái Văn-thù, trên đường đi ông hết ḷng tụng niệm và thiền định liên tục. Và cuối cùng ông được "leo lên 108 bậc thang" để đến Bồ-tát đỉnh.

Ông vừa lên gần đến đỉnh th́ gặp một người ăn xin cụt chân, người đó nói với ông: "Huyền diệu thay, cái Một trong thiên h́nh vạn trạng". Yahden mở túi xách, lấy một ít tiền cho kẻ ăn xin th́ người đó nói tiếp: "Huyền diệu thay, cái Một trong thiên h́nh vạn trạng và cái thiên h́nh vạn trạng của cái Một. Thứ ít ỏi này ta không thèm lấy của ngươi.

Ta đ̣i ngươi cả trái tim!". Yahden vừa biết kẻ đó là ai th́ người đó đă biến mất. Yahden mở mắt thật lớn nh́n quanh và nhảy như bay lên những bậc cuối và chỉ c̣n nghe chuông chùa đánh 108 tiếng.

Tôi lên đến Bồ-tát đỉnh, chỉ nghe tiếng chuông vang ra từ Văn-thù điện xây trên đó. Trên Bồ-tát đỉnh này vua Càn Long đời Thanh đă cho dựng một tấm bia đá cao 6m, với thủ bút của ông viết bốn văn tự: Hán, Măn Châu, Mông cổ và Tây Tạng, ca tụng trí huệ của Văn-thù.

Cách đó khoảng 1km, ta t́m thấy Thù Tượng tự, trong đó là bức tượng nổi tiếng của Văn-thù cao 9m, ngồi trên lưng sư tử. Chùa này được kiến lập trong đời Đường, nhưng bị hư hoại và được xây dựng lại năm 1487.

Yahden được Văn-thù "tùy cơ ứng hiện", được Ngài đọc lại cho nghe yếu nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm. Đến đạo trường của Văn-thù, tôi lấy lại kinh Hoa Nghiêm ra đọc, xem Ngài nói ǵ với Thiện Tài, khi Thiện Tài vâng lời Di-lặc đi t́m Ngài.

"Lành thay, lành thay! Này thiện nam tử, nếu ĺa khỏi ḷng tin th́ tâm sẽ yếu kém, sẽ lo âu tiếc nuối, nên công hành không tṛn đủ, sẽ thối thất tinh cần, mà chỉ bám trước vào một thiện căn.

Với chút ít công đức ấy sẽ cho đó là đủ, thế nên sẽ không phát khởi được hành nguyện, sẽ không được thiện tri thức nhiếp thọ, không được chư Như Lai ức niệm, sẽ không biết được Pháp tính (…giảng Pháp tính), Pháp môn (…giảng Pháp môn), công hành (…giảng công hành), cảnh giới (…giảng cảnh giới).

Sẽ không thể nào biết hết, biết nhiều, biết đến tận cùng, biết rơ, hướng nhập vào giải thoát, cũng như phân biệt, chứng biết và chứng đắc giải thoát. Mọi điều ấy sẽ không sao có được" [7] .

Đến đây th́ tôi hiểu. Vị đại trí Văn-thù mà cũng cho rằng phải có "ḷng tin" mới phát khởi được hạnh nguyện và trí huệ. Chúng ta thường dễ cho rằng dùng trí là có thể hiểu được pháp, thậm chí trí huệ ưu việt hơn ḷng tin.

Thế nhưng trí nào hiểu được "cái Một trong thiên h́nh vạn trạng và cái thiên h́nh vạn trạng của cái Một" ? Trí nào nắm bắt được cái nghịch lư đó ? Tư duy logic thông thường của chúng ta không thể hiểu Kinh Hoa Nghiêm, đó là điều tôi dám kết luận. Đó cũng là lư do sau khi Phật thành đạo Ngài giảng kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày nhưng không ai hiểu cả, chỉ trừ các bậc đại bồ-tát.

Tư tưởng Hoa Nghiêm nói về Chân Như tuyệt đối, trong đó không c̣n bóng dáng của sự phân biệt nhị nguyên nữa. C̣n tư duy logic của chúng ta lấy nhị nguyên, lấy ta-người làm cơ sở, nó không thể vươn lên, với tới mức độ tuyệt đối. Như thế phải chăng không ai có thể hiểu Hoa Nghiêm ? Văn-thù chỉ cho ta một cách, đó là dùng ḷng tin mà "phát khởi hành nguyện".

Lạ thay, Văn-thù mà cũng cần ḷng tin! Lấy hành nguyện thật lớn, "phát tâm bao la không cùng, khởi tâm vô ngại ĺa bỏ tất cả các cơi, rời xa tất cả các chấp" [8] . V́ thân biến theo tâm nên với tâm "bao la không cùng" đó hành giả sẽ có thân vô lượng, siêu việt lên ta-người, bỏ tính cá thể và trực nhận Chân như tuyệt đối hiện lên trong "Một trong thiên h́nh vạn trạng và cái thiên h́nh vạn trạng của cái Một".

Với cách đó Thiện Tài đă siêu việt tâm thân ḿnh, hiểu ngộ tất cả các pháp mà chúng ta thấy là mâu thuẫn không sao hiểu được và đă thể nhập vào hạnh lớn mà kinh sách gọi là thể nhập vào đạo trường của Phổ Hiền Bồ-tát.

Văn-thù là vị đại trí v́ Ngài là kẻ chỉ đường tu học cho chúng sinh. Nhưng muốn có trí th́ phải dùng ḷng tin mà phát tâm học tập, đó là bài tôi học được hôm nay. V́ vậy mà có câu "Ta đ̣i ngươi cả trái tim".

Ngày trước khi biên dịch chuyện Yahden này, tôi chỉ nhớ câu "Huyền diệu thay, cái Một trong thiên h́nh vạn trạng và cái thiên h́nh vạn trạng của cái Một", c̣n "trái tim" tôi cho là phụ. Bây giờ tôi hiểu, "trái tim" là tiên quyết, "nếu ĺa khỏi ḷng tin th́ tâm sẽ yếu kém", không có trái tim rộng lớn th́ không thể hiểu được Văn-thù.

C̣n Phổ Hiền là vị "đại hạnh", v́ nguyện lực cho hành động (hạnh) của Ngài là rộng lớn vô biên, cũng phải cùng hành động như Ngài mới hiểu được đại trí của Văn-thù. Tôi chỉ là người học tṛ nhỏ, dùng trí logic thông thường mà đoán ṃ về các điều nằm ngoài suy luận.

Trí huệ và hạnh nguyện của các vị bồ-tát quá to tát, quá xa vời đối với tôi, thế nhưng tôi cũng sẽ đến đạo trường Phổ Hiền để đảnh lễ Ngài. Đạo trường đó nằm trên đỉnh Nga Mi sơn, tỉnh Tứ Xuyên.


C̉N ĐÂU NƯỚC THỤC


Tôi đến Tứ Xuyên, ḷng bồi hồi. Tỉnh Tứ Xuyên là tỉnh đông dân của Trung Quốc, ngày nay khoảng 120 triệu dân, có diện tích hơn nửa triệu cây số vuông. Về dân số cũng như diện tích, Tứ Xuyên lớn gấp rưỡi nước Việt Nam.

Tỉnh Tứ Xuyên có địa thế rất hiểm trở, có h́nh ḷng chảo, bốn phía núi non bao bọc. Phía nam là cao nguyên Vân Nam, phía đông bắc tiếp giáp với Thiểm Tây với các dăy núi cao trên 2500m, phía đông là rặng Vu sơn, phía tây là Thanh Hải, Tây Tạng.

Tứ Xuyên ngày xưa là một vùng biên cương của Trung Quốc, đời sống khô cằn, đến thế kỷ thứ tư trước công nguyên mới được người Hán đến khai khẩn, thường được mệnh danh là "biên địa hạ tiện".

Thế nhưng Tứ Xuyên là một vùng đất được nhiều người yêu mến do ngày xưa nó chính là nước Thục của Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, của Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Như ta đă biết đầu công nguyên (năm 67) có một nhà vua tên là Hán Minh Đế là người đầu tiên cho truyền bá đạo Phật. Đó là thời Hậu Hán, có khi được gọi là Đông Hán. Sau đó gần 200 năm, con cháu của Minh Đế tên là Hiến Đế lên ngôi, bị Đổng Trác và Tào Tháo chuyên quyền lấn hiếp.

Trong giới tôn thất nhà Hậu Hán có một người tên là Lưu Bị [9] , chỉ làm nghề dệt chiếu, đóng dép, đau ḷng v́ cơ nghiệp nhà Hán, mới kết nghĩa cùng Quan Công, Trương Phi dấy quân, pḥ vua giúp nước. Mới đầu cơ nghiệp không đi tới đâu nhưng về sau Lưu Bị gặp một kỳ nhân, đó là Khổng Minh Gia Cát Lượng [10]   

Khổng Minh giúp Lưu Bị chiếm được đất Thục, nay là tỉnh Tứ Xuyên, đóng đô ở Thành Đô [11] , nay là thủ phủ của Tứ Xuyên. Nhờ tài thao lược của Khổng Minh mà nước Thục mở rộng về phía đông, chiếm được Kinh Châu, nằm trên sông Dương Tử, nay có tên là Sa Thị. Người trấn thủ Kinh Châu là Quan Công.

C̣n Tào Tháo [12] bị nhiều người ghét v́ tính "đa nghi" nhưng thật ra là một nhân vật xuất sắc. Ông là người thao lược, giỏi cả văn lẫn vơ. Ông giữ đất Trung Nguyên, gọi là nước Ngụy, khi đó Lưu Bị đă chiếm đất Thục, Tôn Quyền dựng nước Ngô.

Lúc Tào Tháo chết rồi, con là Tào Phi lên thay mới phế bỏ Hiến Đế và chính thức xưng đế, hiệu là Văn Đế, khai sinh nhà Ngụy. Đó thời Tam Quốc nổi tiếng (220-280).

Ba nước này chia Trung Quốc ra thế chân vạc, đó là ba vùng đất to lớn. Nước Ngụy nằm phía Bắc, xung quanh sông Hoàng Hà; nước Thục phía Tây, dựa lưng vào Tây Vực và cao nguyên Hy-mă; nước Ngô phía đông ở Giang Nam.

Ba vùng đất này tự nó là ba nước cực lớn, nếu ta nhớ lại thời Chiến quốc, Trung Quốc có hàng trăm nước. Tôi nhớ lại các vương quốc Ấn Độ, tương đối nhỏ hơn nhiều nhưng họ sống ḥa hoăn với nhau. Thế nhưng người Trung Quốc có óc thống nhất quốc gia từ thời nhà Tần, họ đă quen nghĩ đến một nước Trung Quốc mênh mông từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.

Ba nước Ngụy, Thục và Ngô v́ thế mà đánh nhau liên miên, khi chiến khi ḥa và để lại cho hậu thế tác phẩm Tam quốc chí bất hủ. Tiếc thay lịch sử không đúng như mong ước của người đọc đời sau. Lưu Bị, Khổng Minh bại trận, nước Thục mất.

Lưu Bị thất bại hẳn cũng có số trời như Khổng Minh đă nói, nhưng ông đă không nghe lời Khổng Minh, phạm sai lầm cuối cùng của đời ḿnh và là sai lầm quan trọng nhất. Chiến lược của Khổng Minh là không đánh nước Ngô, liên hiệp với nước này mà đánh nước Ngụy.

Lưu Bị cũng biết thế nhưng khi Quan Công bị nước Ngô sát hại tại Kinh Châu th́ Lưu Bị quên mọi tính toán chiến lược, kéo quân đi dọc Trường Giang về đánh nước Ngô, báo thù cho người em kết nghĩa. Thất bại, ông rút lui về thành Bạch Đế [13] trên sông Trường Giang và chết tại đó.

Tôi leo lên Bạch Đế thành, ḷng đầy xúc động. Ôi, tại ngọn núi vắng vẻ này mà đă từng diễn ra cảnh cả Lưu Bị chết, giao con cho Khổng Minh để rồi nước Thục đi vào diệt vong thật chăng. Bạch Đế thành nằm trên núi cao, nh́n xuống ḍng Trường Giang, ngày nay người ta có thể đi bộ hoặc xe cáp lên đỉnh.

Thành này được Công Tôn Thuật xây năm 25 sau công nguyên, ông là người xưng đế ở Thục (25-36) thời Vương Măng cướp ngôi nhà Tây Hán. Truyền thuyết kể rằng ông thấy trên núi đó, từ một cái giếng thoát ra khói có dạng như một con rồng trắng và nhân đó mà ông xưng là "Bạch đế".

Ngày nay giếng vẫn c̣n, trên miệng giếng có dựng h́nh một con rồng. Tôi t́m tới cung Vĩnh An là nơi Lưu Bị chết. Xúc động biết bao khi thấy tại chốn này cảnh diễn tả lại Lưu Bị nằm trên giường bệnh, giao lại cơ nghiệp và con trai Lưu Thiện cho Khổng Minh.

Quần thần đứng nghiêm trang ngậm ngùi xung quanh, trong đó có đại tướng Triệu Vân. Hai người anh hùng kia là Quan Công th́ đă bị hại và Trương Phi đă bị ám sát trước đó hai năm.

Cảnh này được ghi lại bằng h́nh tượng có kích thước như người thật, vô cùng sinh động. Đáng cảm khái thay được thắp một nén hương ngay chỗ 18 thế kỷ trước đă có một nhà vua đă từ trần, người được bao thế hệ Trung Quốc đến ngày nay vẫn c̣n thờ cúng.

Lư Bạch có bài thơ Há Giang Lăng khi tạ từ Bạch đế thành:

Triêu từ Bạch Đế thái vân gian

Thiên lư Giang Lăng nhất nhật hoàn

Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ

Khinh chu dĩ quá vạn trùng sơn

Sớm rời Bạch đế rạng tầng mây

Ngh́n dặm Giang Lăng tới một ngày

Tiếng vượn đôi bờ kêu chẳng dứt

Núi non thuyền nhẹ vượt như bay [14]

Từ tay Lưu Bị, Khổng Minh tiếp nhận cơ đồ và Lưu Thiện. Nhưng Lưu Thiện chỉ là kẻ bất tài, c̣n Khổng Minh không c̣n tướng giỏi.

Ông đă sáu lần đem quân đi đánh nước Ngụy, cuối cùng sức quá suy nhược, Khổng Minh mất ngay trong trại thọ 54 tuổi. Đó là năm 234, con người mưu lược, thông thiên văn địa lư đó cũng không tránh khỏi số mệnh.

Đi đường dài mới thấy ngày xưa Tam quốc phải là một thời kỳ kịch chiến tiêu hao sức lực của cả ba nước, từ quân vương đến binh sĩ. Chỉ kể Thành Đô đến Bạch Đế thành là đă 600km, đường bộ lẫn đường sông, tính đến Kinh Châu là thêm 300km nữa.

Từ Bạch Đế thành hăy đi ngược ḍng Dương Tử để về Thành Đô, đó phải là đường ngày xưa người ta đưa thi hài Lưu Bị về chôn cất. Đi khoảng 50km Lưu Bị sẽ chào từ giă Trương Phi, đó là chỗ người em kết nghĩa này bị hại, ngày nay c̣n đền thờ trên bến sông. Sau đó có lẽ đám ma của Lưu Bị sẽ đến Trùng Khánh và từ đó đi đường bộ về Thành Đô.

Tôi đến Thành Đô, ngày xưa là kinh đô nước Thục, ngày nay là thủ phủ Tứ Xuyên. Tại đây khách không thể không tham quan đền Vũ Hầu. Vũ Hầu là tên dành cho Khổng Minh nhưng đền này chính là nơi thờ cả Khổng Minh lẫn ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi.

Thật là một ngôi đền xứng đáng với những công tŕnh xây dựng hết sức nghiêm trang, những bức tượng cực kỳ sinh động. Đáng chú ư nhất là bức tượng của Lưu Bị và Khổng Minh bằng đất mạ vàng, mỗi tượng cao khoảng 3m.

Đáng quí nhất là một bia đá cao 3,7m truyền lại từ đời nhà Đường. Tả hữu dọc theo các điện thờ là 28 bức tượng của các công thần nhà Thục, công trạng của các vị đó được ghi lại trên các bia đá.

Phía tây của các ngôi đền là một g̣ đất cao khoảng 12m, chu vi khoảng 180m, trên đó cây cối mọc như rừng. Đó chính là lăng mộ của Lưu Bị và hai bà hoàng hậu của ông.

Tôi đi suốt một ṿng g̣, nhưng không t́m ra cửa vào, có lẽ đó chính là điều phải giữ bí mật trong 18 thế kỷ trước. Trên g̣ tiếng chim hót vang lên trong tiếng gió thổi qua các cành cây, hồn thiêng Lưu Bị hẳn đă t́m ra sự b́nh an.

Trong đền Vũ Hầu c̣n có một ṭa xây dựng rất đáng lưu ư mới được mở cửa năm 1984, đó là nhà triễn lăm lịch sử của thời Tam quốc. Khách vào đó sẽ được xem mọi chi tiết của những cuộc chiến long trời lỡ đất của thời đại này cũng như những dấu tích c̣n lại của đời sống văn hóa, xă hội và nghệ thuật của người dân hồi đó của cả ba nước Thục, Ngô, Ngụy.

Tại nước Ngụy th́ viên tướng tài chống lại được Khổng Minh là Tư Mă Ư. Về sau Ngụy diệt được nước Thục năm 265 nhưng ngai vàng lại bị cháu của Tư Mă Ư là Tư Mă Viêm cướp, biến thành nhà Tấn. Tư Mă Viêm là tay kiệt xuất, kéo quân diệt luôn nước Ngô năm 280, thống nhất sơn hà, đời sau gọi là Tây Tấn.

Trên nước Trung Quốc thống nhất mênh mông ngày nay, trong đó Tứ Xuyên không c̣n là biên địa nữa mà gần như nằm giữa trung tâm, tôi thầm nghĩ ngày xưa dù ai thắng ai th́ có lẽ bây giờ cũng thế này thôi. Kẻ thắng người bại ngày nay đều chỉ là những nắm xương tàn mục.

Thế nhưng điều lưu danh với sử xanh là ḷng trung liệt mà nổi bật nhất là Gia Cát Lượng, Quan Công, Trương Phi. Lưu Bị mất, Lưu Thiện bất tài mà Khổng Minh không có chút tơ hào vương tước, đúng là ḷng "Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ" (hết ḷng hết sức, đến chết mới thôi) như trong bài Tiền xuất sư biểu của ông.

C̣n Lưu Bị Quan Công Trương Phi, điển h́nh kết nghĩa đó đă trở thành biểu tượng nhân nghĩa của xă hội Trung Quốc. Trong trận đồ đẫm máu Tam quốc dài 60 năm, kẻ chiến thắng cuối cùng là Tư Mă Viêm nhưng không ai thờ ông cả mà ngược lại ở đâu cũng có bàn thờ ba người anh em kết nghĩa.

Điều làm ḷng người, bất cứ ở thời đại nào, xă hội nào, tôn thờ khâm phục không phải là cơ đồ sự nghiệp mà là phẩm chất của con người, đó là điều tôi rơ ra hơn bao giờ hết.


[2] - "Đông Bắc" v́ dựa trên vị trí của Xá-vệ tại Ấn Độ, đó là nơi Phật giảng kinh Hoa Nghiêm

[3] - Trích Từ Điển Phật Học Hán Việt, Chủ biên Kim Cương Tử, Hà Nội 1994

[4] - Trích Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp giới, Việt dịch của Thích Nhất Chân

[5] - Kinh đă dẫn

[6] - Sư tử tuyết bờm xanh, Nhà xuất bản Thành phố *** 1999

[7] - Trích Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập pháp giới, Việt dịch của Thích Nhất Chân

[8] - Kinh đă dẫn

[9] - Sinh năm 161, mất năm 222

[10]- Sinh năm 181, mất năm 234

{11] - Chengdu

[12] - Sinh năm 155, mất năm 220

[13] - Baidicheng

[14] - Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu, sách đă dẫn






Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 590 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 1:57am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ BA: TRUNG QUỐC XỨ SỞ CỦA BỒ TÁT


NHÂN KIỆT KHÔNG ĐỜI NÀO THIẾU


Cách Thành Đô 16km về hướng tây có một ngọn núi tên là Thanh Thành [15]. Đây là một ngọn núi với 37 đỉnh với rải rác nhiều đền đài của Đạo giáo. Nơi đây, trong thời gian đầu công nguyên có một đạo sĩ tên là Trương Đạo Lăng [16] đă thành lập Đạo giáo.

Trương Đạo Lăng, tương truyền là cháu bảy đời của Trương Lương, mới đầu học Nho giáo nhưng khi về già học "Tiên thuật" của Lăo giáo. Ông soạn ra sách "Đạo thư" gồm 24 thiên để làm cơ sở căn bản giáo lư của "Thiên sư đạo". Từ đó động của ông trong núi Thanh Thành được gọi là Thiên sư động.

Ngày nay tại đó có một đền thờ Trương Đạo Lăng, trong đó c̣n lại một bức tượng của ông, đền kiến lập từ đời nhà Tùy (589-618), nhưng được xây dựng lại cuối đời nhà Thanh (1644-1911). Giáo lư của Thiên sư đạo dựa vào tư tưởng của Lăo Tử, phối hợp với bói toán chú thuật và lấy phép phù thủy chữa bệnh giúp dân.

V́ mỗi khi chữa bệnh, đạo sĩ được phần lễ tạ năm đấu gạo nên đạo này c̣n được mệnh danh là "Ngũ Đẩu mễ" [17]. Trương Đạo Lăng phải là tiền bối của các đạo gia xuất chúng của Trung Quốc như Vương Phù, Vương Khâm Nhă, Trương Quân Pḥng, Lă Đồng Tân, Vương Trùng Dương. Trong số này có Lă Đồng Tân là người sáng lập Toàn Chân giáo, điều ḥa ba nguồn tư tưởng Khổng giáo, Lăo giáo và Phật giáo.

Đến tận nơi, tôi mới thấy núi Thanh Thành quả là một ngọn núi thâm u huyền bí, cảnh quan hầu như có thần. Tôi theo xe cáp leo tận đỉnh Thanh Thành, nơi đó có hai cây Ginkgo, lá như cánh quạt, mỗi cây một ngàn năm tuổi đứng chầu trước cửûa đền. Đệ tử đạo giáo ngày nay không thiếu, họ mặc áo đen, đầu búi tóc.

Tứ Xuyên c̣n hân hạnh được xem là quê hương của Lư Bạch, một trong những thi hào vĩ đại nhất của Trung Quốc. Ông sinh năm 701 tại Tây Vực, trong một vùng đất nào khuyết danh ở phía tây của Tứ Xuyên, mẹ ông là người xứ đó. Nghe đến Lư Bạch suốt ngày ôm bầu rượu, cuối cùng cũng v́ rượu mà chết, ta dễ nghĩ ông là một thư sinh ốm yếu.

Nhưng không phải, do ḍng mẹ là người Tây Vực, ông hết sức cường tráng, mười lăm tuổi đă rèn kiếm, tự cho là "sức địch nổi muôn người". Ông nhận Tứ Xuyên là quê hương, viếng Thành Đô thăm đền Vũ Hầu, viếng Bạch Đế thành khóc Lưu Bị, lên núi Thanh Thành đọc sách nhớ Trương Đạo Lăng.

Ông lên cả núi Nga Mi bên bờ Mân Giang để ngắm trăng, nghe Thục Tăng Tuấn đàn cầm. Nga Mi là ngọn núi cao hơn 3100m, trên đó dưỡng khí đă loăng. Lên đó để ngắm trăng nghe đàn hẳn phải là người có sức của lực sĩ.

Nhưng Lư Bạch không phải nổi danh v́ sức khỏe mà ông để lại cho đời một nhân cách vô song và gần 20.000 bài thơ mà nội dung th́ Đỗ Phủ cũng phải thán phục "Bạch dă thi vô địch" [18].

Nếu Lư Bạch là "Tiên thơ" th́ Đỗ Phủ là "Thánh thơ" [19]. Đỗ Phủ cũng dùng bước rất lâu tại Tứ Xuyên. Ông sinh năm 712, thua Lư Bạch 11 tuổi. Đời ông là đời đi chơi, lấy chuyện đi chơi làm thú vị. Trên đường Tráng du [20] đó, năm 744 ông gặp Lư Bạch tại Lạc Dương.

Mùa thu năm sau hai người chia tay không bao giờ gặp nhau nữa nhưng t́nh bạn gắn bó suốt đời. Đời ông khi làm quan, khi bị cách chức, khi chịu loạn lạc, rất nhiều cay đắng. Ông nghèo tới mức có lúc phải đi lượm hạt dẻ, đào hoàng tinh cho con ăn.

Năm 48 tuổi, Đỗ Phủ đưa gia đ́nh về Thành Đô, dựng nhà trên hai mẫu đất hoang bên bờ Hoăn Hoa, viết thư xin bè bạn các loại hoa để làm thành "Thành Đô thảo đường", nhà hướng về núi Nga Mi, đánh cờ với vợ, câu cá với con, uống rượu với người hàng xóm.

Thế nhưng đời ông vẫn không yên v́ sau đó lại xảy ra loạn lạc, ông chạy loạn một thời gian rồi năm 55 tuổi lại về Tứ Xuyên, nhà ở gần Bạch Đế thành. Về sau ông cùng gia đ́nh chạy loạn nữa và chết trên thuyền năm 770.

Ngày nay đến Thành Đô ta sẽ thấy một con sông nhỏ tên là Hoăn Hoa, nó là một nhánh của sông Mân Giang. Trên bờ Hoăn Hoa, không xa miếu Vũ Hầu Khổng Minh ta c̣n thấy "Thành đô thảo đường" xưa của Đỗ Phủ, kỷ niệm ông sống ở đây bốn năm, từ 759 đến 763.

Tôi đến thảo đường cũ của ông, ngày nay nó đă trở thành một khu vực nổi tiếng cho khách du lịch. Suối Hoăn Hoa hầu như nước đọng không chảy, mơ màng dưới các cây cổ thụ. Bèo và lá vàng trên suối được vớt thường xuyên cho nước được trong.

Băng qua Hoăn Hoa là vài chiếc cầu kiến trúc theo lối xưa, đưa ta đi từ ṭa nhà này qua ṭa nhà khác để giới thiệu con người và thơ văn Đỗ Phủ. Tôi đến gần tượng của ông bằng đá đen. Bức tượng này phải là một tác phẩm hết sức thành công.

Đó là một khuôn mặt trí tuệ, đồng thời có một nét b́nh dân gần gũi với quần chúng. Lạ thay, bức tượng đá mà toát ra một chút đăm chiêu, một chút căm tức, đúng như con người của ông.

Thành Đô c̣n ghi dấu hài của một nữ sĩ, đó là Tiết Đào (769-834). Bà là người Trường An nhưng thân phụ làm quan tại đất Thục nên bà lưu ngụ tại Thành Đô. Bà làm thơ từ năm lên tám lại xinh đẹp lạ thường, giao du với những danh sĩ đương thời.

Bạch Cư Dị, Vương Mục đều có thơ xướng họa với bà. Phía nam Thành Đô ngày nay, bên cạnh đại học Tứ Xuyên, ta c̣n lại một khuôn viên với một ṭa lâu các gọi là Vọng Giang lâu, gồm bốn tầng, cao 30m, là nơi có thể ngắm sông Mân giang. Tôi đến nơi th́ Vọng Giang lâu đóng cửa không c̣n cho khách lên lầu.

Cách đó không xa có một cái giếng từ thời nhà Đường, đó là nơi bà lấy nước để chế tạo thứ giấy hoa thông, một thứ giấy màu đỏ thẫm, mang tên bà là "Tiết đào tiên". Miệng giếng rất lớn, đường kính dễ chừng 5m, nay đă được nắp gỗ đậy kín. Thú vị nhất là ta t́m thấy trong công viên này một vườn trúc với 140 loại được trồng tặng bà v́ Tiết Đào là người yêu trúc.

Khoảng 300 năm sau Tiết Đào có một tăng sĩ kỳ dị tu trong chùa Chiêu Giác ở Thành Đô. Đó là Viên Ngộ Khắc Cần (1063-1135). Thầy của ông là Pháp Diễn. Ngày nọ Pháp Diễn nói chuyện xong với một viên quan đề h́nh (cảnh sát thời nay) xong hỏi Viên Ngộ: "Thế nào là ư Tổ sư sang?". Hỏi xong Pháp Diễn tự trả lời: "Cây bách trước sân, xem xem".

Tưởng Pháp Diễn nói chơiù thế thôi nào ngờ Viên Ngộ nghe xong đại ngộ ! Về sau, Viên Ngộ trở thành thiền sư xuất chúng và với môn đệ của ông, ḍng thiền Trung Quốc phất lên một lần nữa trước khi tàn lụi. Viên Ngộ là người soạn tập công án Bích Nham Lục và cuốn sách khó hiểu này trở thành tác phẩm quan trọng nhất của Thiền tông.

Trong tác phẩm này Viên Ngộ lấy nguồn gốc là những công án của Tuyết Đậu Trùng Hiển [21] , thêm vào những b́nh giải của ḿnh. Những lời b́nh đó lại cực kỳ tuyệt hảo về văn chương đến nổi người đọc dễ đâm ra mê văn chương hơn là nội dung công án, vướng vào chữ nghĩa, phản lại tinh thần "bất lập văn tự" của thiền.

Học tṛ của Viên Ngộ là Đại Huệ Tông Cảo [22] thấy cơ nguy đó nên đem đốt Bích Nham lục. Măi đến thế kỷ 14 có một cư sĩ trên là Trương Minh Viễn đi góp nhặt lại, tham khảo mọi nơi và xuất bản lại nên ngày nay ai cũng có thể đọc Bích Nham lục. Thế nhưng đọc là một chuyện, hiểu được là một chuyện khác.

Thành Đô, thủ phủ nước Thục, tưởng là một miền biên địa hạ tiện, không ngờ là chỗ ghi dấu của đạo sĩ, thi sĩ và thiền sư. Thế nhưng điều đó không có ǵ là lạ tại Trung Quốc, v́ đạo sĩ, thi sĩ và thiền sư khắp nơi đều có trong xứ sở mênh mông này.

Đạo, Thơ và Thiền, đó là ba suối nguồn tâm linh quan trọng nhất của học thuật Trung Quốc và điều kỳ lạ là chúng đan quyện vào nhau, ảnh hưởng chan ḥa lên nhau.

Tư tưởng chủ yếu của Đạo là ngắm nh́n thiên nhiên và trực nhận qui luật bao trùm trời đất, từ đó mà rút ra phép hành động cho con người. Cái nhận thức của Đạo là tri kiến trực giác từ thiên nhiên, cái hành động của Đạo là làm mà không tác ư.

V́ những lẽ đó mà Đạo t́m nơi thơ phú khả năng diễn đạt tuyệt vời nhất. Thi nhân Trung Quốc qua của bao thế hệ thường là những người t́m cảm hứng nơi thiên nhiên, dùng thiên nhiên để diễn tả nội tâm. Thơ của họ tuy ngắn nhưng là bức tranh sinh động về thiên nhiên, tâm hồn của họ chính là tâm hồn của Đạo.

C̣n ảnh hưởng của Đạo giáo lên Thiền tông cũng là điều rất rơ. Thiền chủ trương trở về với tự nhiên, "tâm b́nh thường là đạo" [23] , v́ vậy mà rất gần với Đạo giáo. Thiền Trung Quốc là sự phối hợp hài ḥa giữa giáo lư của các thiên tài tôn giáo Ấn Độ và cốt tủy của văn hóa Trung Quốc để trở thành một tông phái độc lập, nhất là sau Lục Tổ Huệ Năng.

Với Huệ Năng thiền Trung Quốc dám từ bỏ cả Kinh Nhập Lăng Già của Đạt-ma từ phương xa mang qua Trung Quốc, v́ thế mà có chuyện Lục Năng xé kinh, Đại Huệ đốt Bích Nham Lục. Schumann viết "Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng nếu không có người mẹ Trung Quốc th́ đă không trọn vẹn" [24].

Cuối cùng, nhiều thi sĩ cũng là thiền sư như Vương Duy, được người đời mệnh danh là "Thi Phật", Tô Đông Pha, cư sĩ đạt đạo, đồng thời cũng là một trong "bát đại gia" của Trung Quốc. Truyền thống vừa tu thiền vừa làm thơ cũng thể hiện rơ nét trong các thiền sư đời Lư, Trần của Việt Nam.

Ngày nay, tiếc thay ba suối nguồn tâm linh Đạo, Thơ và Thiền hầu như đă tắt lịm tại Trung Quốc. Thiền tông, với đúng nghĩa "dĩ tâm truyền tâm" đă tàn lụi từ đời nhà Tống. Đạo gia với câu "Không ra khỏi cửa, mà biết được việc thiên hạ" [25] ngày nay đă bị nền học thuật chính thống hiện đại của Trung Quốc coi khinh, chế giễu.

Và thơ, nhất là thơ Đường chắc chắn không bao giờ trở lại được thời kỳ vàng son của ḿnh. Thậm chí có người nói với tôi, khẩu âm Trung Quốc đọc thơ Đường cũng c̣n chẳng hay nữa, chỉ c̣n khẩu âm Việt Nam mới may ra !


NGA MI SƠN (Emeishan)


Lư Bạch, nhà thơ đă từng leo lên Nga Mi sơn để ngắm trăng và nghe đàn cầm đă viết về ngọn núi này: "Nga Mi cao xuất Tây Cực thiên, La phù trực dữ thanh minh tế" (Ngọn Nga Mi cao quá trời Tây phương cực lạc, Bao la cây cỏ khoảng trời xanh).

Bao nhiêu năm tháng trước Lư Bạch, Tạp Hoa Kinh (một tên khác của Hoa Nghiêm Kinh) cũng nhắc tới Nga Mi bằng những ḍng: "Phổ Hiền hóa nhân thiên đẳng chúng, hiện tướng hải ư Hoa Mi sơn" (Phổ Hiền hóa người trời các loại, Hiện tướng nhiều như biển ở Hoa Mi sơn).

Huyền sử chép Nga Mi sơn là trú xứ của Bồ-tát Phổ Hiền, không những thế nơi đây c̣n có cả một cái ao mà Phổ Hiền từng tắm cho con voi sáu ngà của ḿnh.

Nga Mi sơn nằm ở phía nam tỉnh Tứ Xuyên, cách Thành Đô 160km về phía tây nam, với đỉnh cao nhất là Vạn Phật đỉnh đo được 3099m. Đường lên núi Nga Mi hết sức cheo leo với hai đường đèo, một phía bắc dài 44km, đường kia phía nam dài 66km.

Sau đó ta phải đi bằng dây cáp mới lên được tới đỉnh. Tôi lên đỉnh gặp một ngày nắng tốt, thông thường ở đây mây mùa bao phủ quanh năm v́ Nga Mi sơn nằm không xa hai gịng Mân giang và Thanh Y giang. Lên tới đây không khí đă loăng, đi vài bước ta đă hụt hơi.

Thật là một cảnh tượng sơn kỳ thủy tú tôi chưa từng thấy. Đường đi quanh co, cứ qua khỏi một khúc quanh, cảnh vật lại hiện ra khác lạ. Vách núi chập chùng cao như dựng ngược. Thác đổ nước trắng xóa xuống những con suối sâu chảy lẫn trong lá.

Đây là chốn thần tiên của kỳ hoa dị thảo. Và khi lên đến nơi, tới Kim Đỉnh, ta đứng trên ngọn Đại Nga chót vót với một độ cao 3077m, "bao la cây cỏ khoảng trời xanh". Đây hẳn là nơi Lư Bạch ngắm trăng rồi viết bài thơ "Nga Mi sơn nguyệt ca" và nghe Thục tăng Tuấn đánh đàn cầm.

Ngày xưa hẳn ông phải đi bộ lên đây bằng những bậc tam cấp đá xanh, tôi không rơ đi bao lâu th́ tới, nhưng nếu không tới Kim Đỉnh th́ khỏi thấy "trời xanh" hay "trăng thu" v́ dưới đó xung quanh toàn là vách núi.

Lư Bạch không phải là người đầu tiên lên đây. Từ thời Đông Hán (25-220) ở đây đă có Kim Đỉnh Phổ quang điện. Đến khoảng đời nhà Đường, nhà Tống, tại Nga Mi sơn được xây dựng rất nhiều. Sau đó đời Minh, Thanh là những thời cực thịnh của Nga Mi sơn.

Rải rác trong rặng Nga Mi sơn này là 200 đền đài tự viện, là chốn thiêng liêng của Phật giáo Trung Quốc. Ngày nay trên Nga Mi sơn c̣n khoảng 20 ngôi chùa c̣n được bảo tồn và đang tu sửa.

Đến Kim Đỉnh tôi thăm được Hoa Tạng tự. Đây là chùa xưa nhất và được trùng tu vào đời Thanh (1866). Gần đó là Ngọa Vân am, trong đó có một tấm bi đồng có xuất xứ từ đời nhà Minh.

Tại Kim Đỉnh người ta có thể thấy một hiện tượng gọi là "Phật Quang", là ánh cầu vồng h́nh tṛn gồm có bảy màu thường xuất hiện lúc giữa trưa khi người xem đứng trên Đỗ Quang đài. Đó là một trong ba cảnh đẹp nhất của Kim Đỉnh: Phật quang, cảnh mặt trời mọc và biển mây xung quanh Kim Đỉnh.

Tại Kim Đỉnh ta có thể đảnh lễ Phổ Hiền và quán đại nguyện của Ngài mênh mông như bầu trời, như ánh dương vừa mọc, như biển mây bao la, như cầu vồng ngũ sắc. C̣n nếu muốn tham bái tượng Phổ Hiền th́ hăy đến chùa Vạn Niên tự nằm ở độ cao 1020m của Nga Mi, tương truyền Phổ Hiền đă nghỉ chân tại đây.

Chùa này được xây đời Tấn (265-420), bị hư hại nhiều lần, đến đời nhà Minh được trùng tu lại. Năm 1946 chùa bị hỏa hoạn, nay chỉ c̣n "Chuyên điện" (điện đá nung). Điện này được xây từ đời nhà Tống, có h́nh ṿm, không cần cột kéo chống đỡ. Trong điện có tượng Phổ Hiền bằng đồng cao 7,3m, nặng 62 tấn và trên ṿm tháp có khoảng 3000 tượng Phật nhỏ.

Nếu Văn-thù Sư-lợi cỡi sư tử xanh và đại diện cho trí huệ th́ Phổ Hiền được tŕnh bày ngồi trên voi trắng và đại diện cho hành động. Văn-thù và Phổ Hiền là sự hợp nhất giữa trí huệ và hành động, đại diện cho nguyên lư "tri hành hợp nhất".

V́ thế mà hai vị Bồ-tát này hay được thờ tả hữu bên cạnh đức Phật. Đại nguyện của Phổ Hiền trong hành động thường được gọi là "Phổ Hiền thập nguyện" [26], được nhắc nhở trong hai kinh Pháp Hoa và Hoa Nghiêm.

Muốn có đại nguyện hành động như Phổ Hiền, tức là "thể nhập hành Phổ Hiền", đó là điều không dễ, nó phải có trí tuệ của Văn-thù. Nói theo văn chương thông thường, muốn hành động phải có trí; muốn có hành động to lớn phải có trí to lớn, muốn có đại hạnh phải có đại trí.

Và ngược lại muốn có trí đích thực th́ con người phải tự ḿnh nếm trăi, tự ḿnh hoạt động. Và muốn có đại trí vượt trên nhị nguyên để hiểu Tính Không th́ phải có đại hạnh bao la của Phổ Hiền, trong đó cái cá thể đă bị vượt qua. Cái "tri" và "hành" nằm trong một thể thống nhất của hai mặt biện chứng mà chúng ta có thể chứng ngộ trong phạm vi nhỏ.

Hăy trở lại với Thiện Tài, nhờ nghe Văn-thù giảng các pháp môn mà Thiện Tài mới "thâm nhập được vào đạo trường của hành Phổ Hiền"[27] và khi ở trong đạo trường đó, Thiện Tài tận mắt trông thấy trong mỗi "hạt bụi nhỏ đều chứa đựng trọn vẹn công đức Phổ Hiền".

Đó chính là "tất cả trong Một, Một trong tất cả", cốt lơi của Kinh Hoa Nghiêm, cái đại trí của Văn-thù Sư-lợi.

Kinh sách Đại thừa nhắc đến khoảng 200 vị bồ-tát và mỗi vị ra đời cũng v́ hành động cho thế gian. Tại Trung Quốc năm vị được tôn kính nhiều nhất, đó là Di-lặc, Phổ Hiền, Quan Âm, Văn-thù và Địa Tạng, mỗi vị chủ đạo một hướng khác nhau trong việc giáo hóa và cứu độ.

Thế nhưng trong các vị th́ hành động của Phổ Hiền, "hạnh" của Ngài, là to lớn nhất bao trùm nhất, tổng kết tất cả mọi hoạt động khác. V́ thế mà Phổ Hiền được gọi là bậc "đại hạnh" và cũng là vị cuối cùng trong Kinh Hoa Nghiêm mà Thiện Tài gặp gỡ sau khi đi t́m gặp hơn 50 vị thiện tri thức khác.

Với Phổ Hiền, Thiện Tài cầu "Bồ-tát hành, nhất thiết trí" và đó chính là mục đích cuối cùng của bồ-tát đạo của Đại thừa Phật giáo.

Nga Mi sơn xứng danh với hạnh nguyện vô tận của Phổ Hiền với vách núi, biển mây, bao la như không gian, rực rỡ như hoa lá. Đó là ngọn núi cao nhất của Trung Quốc mà tôi lên được tới đỉnh, trên đó tôi thở dốc v́ thiếu dưỡng khí.

Tôi cũng hụt hơi v́ đại trí của Văn-thù, đại hạnh của Phổ Hiền quá cao xa, quá khó tới. Thế nhưng bài học tôi ngẫm nghĩ được trên ngọn núi này là nhận thức và hành động phải đi đôi với nhau, nó không phải là bài học luân lư đạo nghĩa mà là phương cách nhận thức.

Nó nói rằng nhận thức đích thực chỉ xuất hiện trong hành động. Nhận thức dẫn đường cho hành động nhưng chỉ hành động mới đem lại tri kiến đích thực.


NHỮNG KÍCH THƯỚC VĨ ĐẠI


Từ chân núi Nga Mi có con đường số 31 đi về phía đông, cách khoảng 30km là một thị trấn nhỏ tên gọi là Lạc sơn (Leshan) . Lạc sơn là chỗ tụ hội của ba con sông Mân Giang, Thanh Y giang và Đại độ hà. Ba con sông này nhập lưu nơi đây nên chỗ này nước xoáy, sóng dữ, xưa nay ghe thuyền bị đắm rất nhiều.

Ngày nọ có một tăng sĩ tên là Hải Thông đi qua, thấy thuyền bè đi lại rất nguy hiểm, ông quyết xây nơi đây một tượng Phật thật lớn mà người Trung Quốc gọi là "Đại Phật". Ông lựa một ngọn núi đá nh́n ra hướng ba con sông, quyên tiền bạc của cải để bắt đầu công tŕnh xây dựng.

Viên quan địa phương thời đó thấy ông có tiền của, đ̣i chia chác. Ông khẳng khái từ chối, nói đó là tiền của bá tánh quyên góp, không phải là tiền của ông và nói thêm, nếu của ông th́ ông không tiếc ǵ cả.

Viên quan nọ hỏi xin thử mắt ông, nào ngờ Hải Thông móc mắt đưa ngay. Việc làm đó dĩ nhiên làm người thần đều sợ, Hải Thông bắt đầu công tŕnh xây dựng, đó là năm 713, đời nhà Đường.

Hải Thông xây dựng đến cuối đời ḿnh vẫn chưa xong, sau khi ông chết nhiều tăng sĩ tiếp tục công tŕnh. Đến năm 803, chín mươi năm sau, Đại Phật Lạc sơn hoàn thành, ngày nay là tượng Phật đẽo từ đá lớn nhất thế giới.

Đó là tượng Phật Di-lặc cao 71m, đẽo từ một vách đá, lưng dựa vào núi Long Vân, mặt nh́n ra sông, mắt ngang 3,3m, tai dài 7m, vai rộng 24m, trên bàn chân đứng được 100 người. Khí độ tượng Phật hùng vĩ, xứng đáng với câu "Sơn thị nhất tôn Phật, Phật thị nhất ṭa sơn" (Núi là một vị Phật, Phật là một ngọn núi).

Sau khi tượng hoàn thành tàu bè không c̣n bị đắm. Nhiều người cho rằng lúc xây dựng, đá núi được đổ xuống sông và biến đổi ḷng sông một cách thuận lợi, chế ngự được các ḍng nước xoáy. Nhiều người khác cho rằng Di-lặc mà nh́n ra sông th́ ḍng sông là nguồn ân phước vô tận.

Lạc sơn thực ra là một thị trấn nhỏ nhưng nhờ Đại Phật lớn nên ngày nay đă trở thành một đô thị phồn vinh với nhiều du khách. Đây là nơi của trung tâm bảo tồn vùng Nga Mi-Lạc sơn, theo công thức mà người Trung Quốc ưa nói "Lên Nga Mi đảnh lễ Phổ Hiền, xuống Lạc sơn tham bái Di-lặc".

Đến Lạc sơn tôi được biết thêm ngày xưa tượng Đại Phật này có thêm một ṭa lâu đài cao 13 tầng che chở bức tượng, gọi là Đại tượng các, nhưng đă bị hủy cuối đời nhà Minh. Thế nhưng mưa gió bao thế kỷ không hề hấn ǵ đến tượng Di-lặc bằng đá, có chăng là trên đầu, vai, tay áo của tượng rêu phong đă bám xanh ŕ.

Hai bên tả hữu bức tượng có đường đi từ dưới chân Đại Phật lên núi Long Vân, trên đó có chùa Linh Bảo với tháp gạch cao 38m xây trong đời nhà Tống. Cũng tại đó ta có thể thấy tượng Hải Thông mà khuôn mặt và điệu bộ cương quyết của ông hầu như c̣n truyền đạt ư chí sắt đá của người xưa.

Rời Lạc sơn vài km là không c̣n thấy du khách đâu nữa, chúng tôi đi hướng bắc để đến Bát long đảo. Trên ḍng Thanh Y Giang tôi lạc vào một "quốc độ" chỉ toàn là tháp tượng, đó là "Thiên tháp Phật quốc" tại Tào Ngư Than. Nơi đây, tuy không đến ngàn ngôi tháp như tên gọi nhưng con số cũng lên đến 108 ngọn tháp, không tháp nào giống tháp nào, tất cả đều được tạc bằng "nhă thạch".

Cảnh vật u tịch ở đây làm tôi nhớ đến chùa Linh Mụ và điện Ḥn Chén ở Huế. Cả hai nơi đều là cảnh thanh sơn thủy tú, sông liền núi, núi ngăn sông. Điều khác biệt với xứ Huế bé nhỏ là người Trung Quốc không ưa những con số nhỏ, những kích thước bé. Lẫn trong 108 ngọn tháp đó là một tượng Phật nhập Niết bàn dài 45m, cao 12,5m.

Giữa núi rừng cô tịch, nh́n xuống là nước, nh́n lên là núi, giữa vô số tượng tháp và trong mùi hương trầm quen thuộc, tôi bỗng nhớ thượng nguồn sông Hương tha thiết.

Những ngày xưa ấy hiện về rơ mồn một với màu nước trong xanh, với ḷng kính sợ khi đi thuyền qua trước điện Ḥn Chén. Đó là ngôi điện nằm đúng chỗ miệng con rồng vĩ đại, một nhánh của Trường sơn, cúi ḿnh hút nước sông Hương.

Đó phải là nơi mà ngày xưa c̣n rất nhỏ, tôi đă cảm thấy giữa trời đất này phải có cái ǵ thiêng liêng, nó không thể chỉ là cát đá trơ trụi được. Thế giới không thể chỉ là vài hạt điện tử quay ṿng ṿng xung quanh hạt nhân được, tôi tự nhủ khi lớn lên. Tuy thế nếu hỏi cái thiêng liêng đó là ǵ, không ai trả lời được rơ ràng.

Ngày nọ nghe Goethe, nhà thơ lớn nói: "Giữa trời và đất hẳn phải có cái ǵ khác nữa", tôi thấy ḿnh không đơn độc lắm, nhưng nhà thơ và cũng nhà bác học người Đức đó cũng chẳng nói ǵ thêm. Ông không biết hay biết mà không muốn nói ?

Không phải chỉ Goethe, nhiều người phương tây dường như cũng khắc khoải về "cái ǵ đó nằm giữa trời và đất". Tôi nhớ đến câu chuyện của một phi hành gia. Ông ta tự hỏi, ḿnh đi bao nhiêu tầng trời rồi mà chẳng thấy Chúa đâu cả.

Một nhà giải phẫu đáp lại, ông đă mổ bao nhiêu cái đầu rồi mà cũng không thấy tư tưởng đâu cả. Xem ra, cái thiêng liêng đó không phải là thứ để ta thấy, để ta có thể sờ mó được. Nó nằm ngoài năm giác quan của ta nhưng nó thâm nhập và điều hành mọi sự.

Đă bốn mươi năm trôi qua kể từ ḷng kính sợ ngày xưa tại điện Ḥn Chén đến ngày nay được hân hoan đứng trước tượng Đại Phật nhập niết bàn tại Hồng Nhă Tứ Xuyên, tôi cũng không biết rơ hơn bao nhiêu cái thiêng liêng đó thực chất là ǵ. Thế nhưng điều tôi hiểu rơ là câu hỏi nọ của ḿnh ngày trước không hề là thắc mắc của trẻ con khờ dại mà là vấn đề trọng đại nhất của con người.


ĐẠI TÚC (Dazu), THẠCH ĐỘNG NGỦ QUÊN


Cách Trùng Khánh về hướng tây khoảng 100km có một vùng hoang dă ngủ yên trong rừng núi. Một ngày nọ trong năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc t́nh cờ đến thăm và khám phá những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong nhiều hang động.

Nhiều người bắt đầu đến tham quan th́ chiến tranh thế giới nổ ra và Trung Quốc lâm vào cảnh nội chiến triền miên mà Trùng Khánh là một trong những căn cứ địa của Quốc Dân đảng. Sau ngày ḥa b́nh lập lại nhiều người lại đến thăm nơi đây, thế nhưng lại có một loạt xáo trộn mới xảy ra, mang tên cách mạng văn hóa.

May thay có một người cứu những tác phẩm điêu khắc đó trong phút cuối cùng, trước khi chúng bị phá hủy. Người đó là Chu Ân Lai, Thủ tướng thời đó của Trung Quốc và các hang động đó là Đại Túc Thạch quật.

Về sau tôi biết thêm ông đă cứu nhiều đền đài tượng tháp của đạo Phật, trong đó có chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu. Có người không ngại gọi ông là một vị hộ pháp. Có người phá hoại th́ cũng có kẻ cứu hộ, điều đó xảy ra trong lịch sử Trung Quốc rất thường.

Đại Túc không hề là một nơi hoang dă như ta tưởng. Huyền sử chép rằng đức Phật đă đặt chân tại một hồ nước ở Bảo đỉnh sơn tại Đại Túc, vết chân dài đến 2m, v́ thế thị trấn xa xôi này có tên Đại Túc (chân lớn). Sự thật lịch sử là cuối đời Đường, thời Đường Vũ Tông, Phật giáo bị bức hại, nhiều tăng sĩ bỏ Trường An chạy về Tứ Xuyên đến Đại Túc.

Về sau khoảng cuối thế kỷ thứ 9, có một viên tướng tên là Vĩ Quân Tinh [28]chống lại triều đ́nh ở Thành Đô, ông rút về Đại Túc, núi Bắc sơn, cho quân đẽo núi đá tạc h́nh tượng Phật để cầu nguyện.

Trong khoảng 250 năm sau, trong thời Ngũ Đại (907-960) và đời Tống (960-1279), ảnh hưởng Phật giáo trong vùng này rất mạnh. Từ đó mà phát sinh vùng Đại Túc với khoảng 70 khu vực gồm 50.000 tượng Phật nằm rải rác, mà hai thạch động tại Bắc sơn và Bảo đỉnh sơn hai bên cách nhau khoảng 20km là quan trọng nhất.

Có xem Đại Túc rồi tôi mới thấy tầm vóc của nó ngang hàng với Vân Cương thạch quật đă tŕnh bày trong các chương trước.

Tại Bắc sơn, cách Đại Túc khoảng 2km, ta thấy một động đá cao khoảng 7m, dài 500m, trong đó là vô số tượng đẹp. Ở phía nam của động là các tượng tạc trong thế kỷ thứ 9, 10, h́nh vóc đầy đặn áo quần giản dị, đó là nghệ thuật đời Đường và Ngũ Đại.

Ở phía Bắc là các tượng đời nhà Tống, thế kỷ thứ 12, vóc gầy nhưng nhiều trang sức, quần áo cầu kỳ. Nơi đây, sau khi viếng Ngũ Đài và Nga Mi, tôi được gặp lại Văn-thù cưỡi sư tử và Phổ Hiền ngồi voi trắng. Trong các tượng tại Bắc sơn th́ tượng Nhật Nguyệt Quan Âm có lẽ đẹp nhất. Về sau tôi mới biết ḿnh sẽ c̣n đến đảnh lễ Quan Âm tại Phổ Đà sơn.

Đi về phía bắc của Đại Túc ta đến một nơi gọi là Đại phật loan nằm dưới chân núi Bảo đỉnh sơn. Nơi đây trong thế kỷ thứ 12 có một danh tăng trên là Triệu Chí Phụng. Ông là người khởi công xây dựng thạch quật này từ năm 1179. Suốt 70 năm nhiều thế hệ nghệ nhân đă lao động nơi đây để ngày nay ta có khoảng 10.000 tượng Phật để chiêm bái.

Triệu Chí Phụng là một tăng sĩ Mật giáo kỳ bí. Ông là người được truyền pháp Kim Cương đảnh của Du-già bộ Mật giáo [29] từ Kim Cương Trí [30]. Kim Cương Trí là người Ấn Độ, là một trong ba đại sư truyền bá Mật Tông tại Trung Quốc. Triệu Chí Phụng tự tay tạc nhiều tượng tại Bảo đỉnh sơn, trong đó nhiều tượng T́-lô-giá-na và nhiều vị bồ-tát rất lạ, tŕnh bày quan niệm về vũ trụ của Mật giáo [31].

Động qui mô nhất hẳn phải là động Viên giác, tŕnh bày ba vị Phật của ba thân: Pháp thân, Báo thân, Ứng thân. Hai bên là 12 vị bồ-tát, mỗi vị có vẻ mặt và thế ngồi khác nhau.

Nhiều sách nước ngoài cho rằng bức tượng quan trọng nhất là Quan Âm với 1002 cánh tay (có nơi ghi 1007), tỏa ra chiếm một diện tích 88m2. Trong các động ở Bảo đỉnh sơn ta c̣n thấy rất nhiều "biến tướng" của kinh sách Mật tông như Đại Bảo, Quảng bá lâu các, Thiện trụ bí mật đà là kinh.

Ngoài ra có các kinh hiển giáo như Kinh báo ân phụ mẫu, diễn tả công dưỡng dục của cha mẹ. Nhiều sách nước ngoài không biết tích kinh, cho rằng đó là thạch tượng mô tả "đời sống hàng ngày". Tranh Thập mục ngưu đồ của Thiền tông cũng được đẽo trên vách đá, trông rất hóm hỉnh, sau gần 1000 năm mà tương đối c̣n được bảo tồn.

Bảo đỉnh sơn là một công tŕnh nói lên sự ḥa nhập hiếm thấy của hai tông phái Mật tông và Thiền tông tại Trung Quốc. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc thường hay tŕnh bày Mật tông như một tông phái cực đoan tả đạo.

Tôi cho rằng, khi đă nhận là mật giáo, Mật tông cũng chẳng cần ai hiểu và muốn hiểu Kim Cương thừa, hành giả cần phải được quán đỉnh trong một môn phái nhất định. Giữa Mật và Thiền tông có những cái rất chung, mặt dù mặt ngoài hai bên khác nhau rất nhiều, tôi tự nhủ.

Tôi nhớ lại cuộc đời của 84 vị thành tựu giả của Ấn Độ, các vị đó sống trong thế kỷ thứ 8 đến 11, tức cũng đúng là thời của nhà Đường nhà Tống, thời vàng son của Thiền tông Trung Quốc, mà cũng là thời xây dựng các thạch động này tại Đại Túc.

Kỳ lạ thay thời gian đó, đó là thời kỳ của các thiền sư chủ trương "thấy tánh" là thành Phật, của các vị thành tựu giả chỉ cần quán ngộ Tính Không là đủ nhập vào "cơi của không hành nữ Dakini" [32]. Đó cũng là thời kỳ của Từ Đạo Hạnh, Không Lộ, Giác Hải tại Việt Nam, những vị hít thở không khí của Mật và Thiền tông.

Các vị đó chính là những đại thành tựu giả của Việt Nam, những kẻ thong dong ra vào chốn sinh tử, đă đạt "thần thông kiêm biến hóa" [33]. Các vị cũng là thiền sư đạt đạo, đă siêu việt vượt trên chuyện có-không: "Tác hữu trần sa hữu, Vi không nhất thiết không" (Có th́ muôn sự có, Không th́ tất cả không) [34].

Bao giờ trở lại đồng Bương Trấn,

Lên núi Sài Sơn ngắm lúa vàng [35].

Ngay giữa Trung Quốc mà tôi bỗng nhớ chùa Thầy tại núi Sài Sơn tha thiết, biết bao giờ mới sống lại thời gian tuyệt đẹp đó. Sài Sơn thuộc tỉnh Hà Tây chỉ cách Hà Nội có 25km. Cũng như Đại Túc ghi dấu chân Phật th́ Sài Sơn ghi dấu chân Từ Đạo Hạnh.

Các bậc đắc đạo, các vị tu Mật tông thường có dấu ấn của ḿnh theo cách đó. Tôi yêu thích Phật giáo Việt Nam thời Lư Trần v́ đó là nơi dung hợp giữa Thiền và Mật tông, không chút phân biệt.

Cũng như Thiền tông có đức Thích-ca là sơ tổ môn phái ḿnh th́ trong Mật tông cũng thế, Pháp thân, Báo thân của Phật đă truyền Mật giáo cho Kim cương tát-đỏa và từ đó được mật truyền về sau.

Thiền cũng như Mật tông chỉ là hai môn phái trong vô số pháp môn của đạo Phật, ta không nên rơi vào cạm bẫy thường t́nh của tư tưởng để phê phán so đo đúng sai, chúng tùy thuộc vào căn cơ tŕnh độ của hành giả, tôi tự nhủ.


[15]- Qingcheng

[16]- Sinh năm 34, mất năm 156

[17]- Trích "Lịch sử Phật giáo Trung Quốc", Thích Thanh Kiểm, Thành hội Phật giáo Tp *** 1991

[18]- Nhiều tư liệu trong chương này được trích từ "Đường Thi tuyển dịch", Lê Nguyễn Lưu, Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1997

[19]- Người thứ ba là Bạch Cư Dị (772-846), được mệnh danh là "Sử thơ"

[20]- Đầu đề một bài thơ của Đỗ Phủ

[21]- 980-1052

[22]- 1089-1163

[23- Lời của thiền sư Nam Tuyền (738-835)

[24]- W.Schumann, Mahayana-Buddhismus (Đại thừa Phật giáo), Eugen Diederichs Verlag 1995

[25]- Đạo Đức Kinh: "Bất xuất hộ, tri thiên hạ".

[26]- Đó là: 1.Kính lễ chư Phật, 2. Xưng tán Như lai, 3. Rộng tu cúng dường, 4. Sám hối nghiệp chướng, 5. Tùy hỉ công đức, 6. Thỉnh chuyển pháp luân, 7.Thỉnh Phật tại thế, 8. Thường theo học Phật, 9. Luôn thuận chúng sinh, 10. Hồi hướng cho tất cả

[27]- Trích Kinh Hoa Nghiêm, Việt dịch của Thích Nhất Chân

[28]- Trích tư liệu do chùa Khánh Anh, Paris phát hành

[29]- Trích Phật Quang đại từ điển, 1994

[30]- 671-741

[31]- Xem "Kumbum", man-đa-la vĩ đại" trong phần thứ tư

[32]- Theo quan điểm của Kim cương thừa, đó là nơi không c̣n sự tái sinh

[33]- Thơ của vua Lư Nhân Tông khen Giác Hải

[34]- Kệ của Từ Đạo Hạnh (mất năm 1115)

[35]- Trích Đôi mắt người Sơn Tây, thơ Quang Dũng




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 591 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 2:13am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ BA: TRUNG QUỐC XỨ SỞ CỦA BỒ TÁT


TRƯỜNG GIANG TAM HIỆP


Trung Quốc có bốn biểu tượng lớn, đó là Hoàng Hà, Trường Giang, Hoàng sơn và Vạn Lư trường thành. Hoàng Hà và Trường Giang có cùng một quê hương là cao nguyên Tây Tạng, đó là suối nguồn của nhiều con sông lớn khác của châu Á, trong đó có sông Cửu Long của chúng ta.

Giữa Trường Giang và Hoàng Hà th́ Trường Giang có lẽ quan trọng hơn trong đời sống kinh tế và xă hội, lịch sử và văn hóa của Trung Quốc.

Trường Giang (Changjiang) cũng c̣n có tên là Dương Tử Giang với 6600km là con sông dài nhất châu Á, đứng hàng thứ ba (36) trên thế giới, chảy qua tám tỉnh của Trung Quốc, chia sơn hà xứ này ra hai miền nam bắc. Trường Giang quá rộng nên ngày xưa không có cầu nào bắc qua nổi, người ta chỉ đi bằng thuyền.

Người vượt Dương Tử nổi tiếng nhất có lẽ là Bồ-đề Đạt-ma, ông qua sông bằng một chiếc lá con, đi từ Nam Kinh lên núi Thiếu Lâm tại Tung sơn, sau khi truyền ư chỉ cho Lương Vũ Đế không thành. Đó là thế kỷ thứ năm. Ngày nay tại Nam Kinh, Vũ Hán và Trùng Khánh đă có cầu bắc ngang sông.

Bắt nguồn từ một độ cao 5600m, vượt qua bao thác ghềnh núi non để chảy ra biển ở Thượng Hải, sông Trường Giang dẫn nước luồn lách đi qua bao nhiêu miền linh địa kỳ dị, là kẻ chứng kiến biết bao điều đă nằm trong bóng tối của lịch sử, là nguồn cảm khái vô tận của các thi hào.

Từ Trường Giang sinh ra khoảng 700 con sông con mà tới nh́n tận mắt tôi mới hay chúng chẳng nhỏ bé chút nào. Những sông hồ đó cũng rất nổi tiếng như sông Mịch La của Khuất Nguyên, Tiền Đường của nàng Kiều, Động Đ́nh Hồ của Lư Bạch.

Sông Trường Giang cũng là chứng nhân của các cuộc chiến đấu trong lịch sử đầy nội chiến và ngoại xâm của Trung Quốc, từ thời Tam Quốc xa xưa đến thời cận đại này.

Con sông này với lưu lượng khủng khiếp đă ḥa máu của bao người trong ḍng chảy của nó, nó đă ghi h́nh ảnh đầy gió và lửa tại Xích Bích của đầu công nguyên này và với việc Trung Quốc dời đô về Trùng Khánh trên, Trường Giang không quên một nước Trung Quốc suy nhược bị Nhật chiếm cứ và xâu xé.

Thế nhưng vượt lên tất cả những uẩn khúc của lịch sử là phong cảnh lạ lùng của Trường Giang v́ ḍng chảy từ tây sang đông của nó đă dẫn ḍng sông uốn lượn dưới những hẻm núi hiểm trở với những vách đá hầu như dựng đứng tới mây.

Đó là những vùng núi non trùng điệp của Vu sơn mà Trường Giang đă t́m đường len lỏi dưới những hẻm sâu. Những đoạn sông nằm giữa hai vách núi dựng đứng được gọi là "hiệp" và từ đó mà sinh ra "Trường Giang tam hiệp", ba hẻm sông nổi tiếng xưa nay đă thu hút hàng thế hệ đến viếng và ngày nay trên thế giới nó đă thành một điểm tụ hội của du khách, chỉ đứng sau Vạn Lư trường thành.

Đi qua tam hiệp này cũng là sống lại một thời lịch sử của Trung Quốc, cũng là nơi đọc lại vài trang huyền sử và nhiều bài thơ tuyệt diệu của các thi hào bất tử.

Muốn ngắm Trường Giang tam hiệp ta không có nào khác hơn là đi tàu dọc đường thủy, đó là khoảng giữa Phong Đô và Nghi Xương, đoạn sông dài khoảng 200km. Thế nhưng tôi lên tàu từ Trùng Khánh và về đến Kinh Châu, đoạn dài hơn 500km để được ngắm Trường Giang nhiều hơn và nhớ một thời của Tam Quốc Chí.

Đây là con sông hiểm yếu của nước Thục, cả Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi đều chết trên bờ sông này cách đây 18 thế kỷ.

Dương Tử Giang ! Con sông ghi dấu trong tôi từ thời thơ ấu là đây. Sông rộng mênh mông, hai bờ xa lắc. Nước sông chảy không mạnh như tôi tưởng, về sau tôi biết ở hạ lưu có đê đập để điều ḥa ḍng chảy.

Màu nước đục ngầu, nước đặc quánh phù sa, nh́n như nước sông Cửu Long. Thế nhưng nếu sông Cửu Long đầy lục b́nh th́ ở đây không có bèo củi trôi sông, chỉ nước và nước. Dọc ḍng sông này là vô số chuyện cổ tích.

Trùng Khánh là nơi hợp lưu của hai sông Dương Tử và Gia Lăng, là cảng sông quan trọng, có một lịch sử khoảng 3000 năm. Xung quanh Trùng Khánh ngày xưa có địa danh là Quỳ Châu, nơi Khổng Minh xếp đá lập Bát trận đồ, lạc vào đó th́ khỏi ra.

Lục Tốn, tướng nhà Ngô cũng chẳng ra được, may nhờ có nhạc phụ của Khổng Minh chỉ đường mới thoát. Ra khỏi Trùng Khánh khoảng hơn 100km ta đến Phong đô, ở đó có một ngôi đền được mệnh danh là "Quỉ thành phong đô" nằm ở bờ bắc sông Dương Tử, được xây cách đây 2000 năm. Tới đây ta sẽ thấy cầu Nại Hà, Quỉ môn quan, âm tào địa phủ.

Thần thoại Trung Quốc cho rằng hồn phách con người sẽ đến đây sau khi chết, đi qua cầu và tái sinh lại làm người. Sau Quỉ môn quan khoảng 100km, trên bờ bắc ta sẽ đến Thạch bảo trại. Đây là một kiến trúc được xây trong thời Vạn Lịch nhà Minh, cách đây khoảng 400 năm. Bảo trại là một đền 12 tầng xây trên núi đá, cao 56m, thờ Phật.

Nơi đây từ trong một lỗ đá có gạo chảy ra liên tục để nuôi tăng ni. Từ đó mà đền được mang tên "bảo trại". Thế nhưng do tăng ni t́m cách đục đẽo cho lỗ đá rộng ra hầu có thêm gạo, từ đó gạo hết chảy !

Trên bờ nam sông Dương Tử ta sớm đến đền thờ Trương Phi. Đây là nơi vị đại tướng mặt đen bị ám hại năm 220. Đền của ông được xây vào đời Tống (960-1127), nằm trong rừng núi xanh tươi với vô số tranh tượng và bia đá. Xuôi ḍng Dương Tử cách đó không đầy 80km nằm trên bờ bắc là Bạch Đế thành, như ta đă biết, là nơi Lưu Bị từ trần hai năm sau khi Trương Phi chết.

Đó là chỗ Lưu Bị rút về chốn an toàn của nước Thục sau khi đánh Ngô thất bại. V́ thế xuôi ḍng từ Dương Tử về phía đông, thành Bạch Đế là cửa ngơ bước vào khu vực hiểm yếu của sông, vào "hiệp" thứ nhất, Cù Đường hiệp. Cù Đường hiệp là hiệp hẹp nhất và cũng là đẹp nhật, có nơi sông chỉ rộng 100m.

Hai bờ núi đá có độ cao khoảng 500-700m tạo người đi trên sông trong hẻm núi một cảnh tượng vô song của thiên nhiên hùng vĩ. Trong ba hiệp th́ hiệp Cù Đường ngắn nhất, chỉ dài chừng 8km, nhưng để lại ấn tượng to lớn nhất. Đỗ Phủ viết về Cù Đường hiệp:

Cù Đường giáp khẩu khúc giang đầu,

Vạn lư phong yên tiếp tố thu
(
Cửa Cù Đường ở đầu sông Khúc,

Khói và gió thu liên tiếp muôn dặm)

Sau Cù Đường Hiệp, sông Dương Tử đi vào địa phận của Vu sơn. Vu sơn là một miền núi non mênh mông với 12 đỉnh núi quanh năm mây mù. Chảy dưới chân Vu sơn là Vu Hiệp, dài 46km. Đi trong hẻm núi này khách rời địa phận Tứ Xuyên để qua tỉnh Hồ Bắc.

Trong cảnh mây mưa của Vu sơn đó có một chỏm đá cao 7m, đứng măi với trời đất từ 2000 năm nay. Đó là đỉnh Thần nữ phong. Ngày nọ cáh đây cả hai ngàn năm, vua nước Sở lên Vu sơn để t́m phương án trị thủy v́ con sông Dương Tử tâm tư bất thường, thường hay nổi giận dâng nước phá hoại mùa màng.

Trên đỉnh Vu sơn đó có một nàng con gái đến với vua, không ai xa lạ, nàng là con gái của Tây Vương Mẫu. "Thiếp ở phía nam Vu sơn, trên đá Cao Khâu, buổi sớm làm mây, buổi chiều làm mưa, sớm sớm chiều chiều ở chân núi Dương Đài". Tại Cao Đường trên Vu sơn, nàng chỉ cho vua cách trị thủy và hơn thế nữa, tặng vua nhiều đêm chăn gối.

Ngày nay Cao Đường c̣n đền thờ Thần nữ nhưng nay đă tàn phế. Đi tàu dưới sông, tôi thấy được h́nh dáng nàng trên cao, nhỏ như ngón tay út, ḷng nhớ đến cuộc t́nh của nàng Lư ngư. Đi thêm một đoạn, tại Vu Hiệp này ta thấy một bia đá tương truyền do Khổng Minh tự tay viết, nét chữ vô cùng mạnh mẽ.

Sau đó, tại một nơi trong Vu Hiệp này có người quả quyết với tôi đây là chỗ trận Xích Bích đă diễn ra. Xích Bích là trận đại thắng của Chu Du, dùng kế hỏa công mà phá "hơn tám mưoi vạn" quân Tào Tháo. Ngày nay không ai biết đích xác Xích Bích nằm ở đâu trên sông Dương Tử v́ có đến 4 địa danh mang tên này.

Tôi nghe ḷng ngẩn ngơ v́ lúc đó gió cực mạnh trên bong tàu, hai bên là vách núi. Xuyên qua các "hiệp" ở đâu cũng thế, không nhất thiết chỗ này, gió mạnh đến nỗi người ta khó đứng lâu trên bong tàu được, nó thổi thốc giữa các hẻm núi dài vài chục cây số như một ống bệ khổng lồ.

Dùng kế hỏa công trong các hẻm núi cỡ này th́ thật là tàn khốc nhưng cũng thật lợi hại v́ chỉ cần gió đổi chiều th́ đó mới là Quỉ môn quan. Đây phải là một cảnh tượng long trời lỡ đất mà tại Bạch Đế thành tôi thấy được vẽ lại hết sức sinh động.

Ghê gớm thay, mưu trí của người xưa, biết kết hợp cả trời đất trong mưu đồ của ḿnh. Ngày nay trên sông không c̣n khói mù, cờ lệnh, khí giới, thuyền bè...Xích Bích đă ch́m trong lịch sử.

Sau Vu Hiệp ta đến Tây Lăng hiệp, với 80km, là hiệp dài nhất trong cả ba, bắt đầu với Tỉ Qui và chấm dứt với Nghi Xương. Hiệp này có nhiều đá ngầm, nước xoáy và là hiệp nguy hiểm nhất.

Nơi đây tương truyền là chỗ Khổng Minh dấu binh thư khi chưa t́m ra người kế vị xứng đáng. Đến Tỉ Qui ta nhớ đến Khuất Nguyên (37) , nhà thơ của thế kỷ thứ tư trước công nguyên mà cảm động thay, đền thờ ông ngày nay vẫn c̣n. Đây là quê hương của ông, người nước Sở, sống trong thời Chiến quốc.

Đó là một con người có chí khí, luôn luôn bị các nịnh thần và thế lực đen tối dèm pha hăm hại, nhưng bao giờ chịu khuất phục. Một ngày 5.5 nọ, ông quá bi phẫn nhảy xuống sông Mịch La tự tử, đó là một con sông nhỏ chảy vào Động Đ́nh Hồ.

Ngày nay bài thơ Ly Tao của Khuất Nguyên vẫn c̣n được truyền tụng và ngày ông chết trở thành tết Đoan Ngọ. Khoảng 250 năm sau Khuất Nguyên, Tỉ Qui lại sinh thêm một người chịu cảnh oan ức bi thảm nữa, đó là một người đẹp tên là Vương Chiêu Quân.

Nàng hay giặt lụa trên bờ bắc của sông Dương Tử. Áo của nàng thơm đến mức cả cánh sông cũng thơm theo. Người đẹp như nàng dĩ nhiên là được tuyển vào cung của nhà vua Hán Nguyên Đế. Nhà vua này có quá nhiều "hậu cung", lười đi xem mặt nên truyền họa sĩ vẽ h́nh cung nữ dâng lên cho dễ chọn.

Trong lúc các cung nữ đua nhau đút lót cho họa sĩ để được vẽ h́nh đẹp th́ Chiêu Quân quá nghèo không có khả năng nên bị một tên họa công Mao Viên Thọ vẽ xấu. Và nhà Hán hồi đó chỉ lo chuyện mỹ nữ nên hết sức suy nhược, bị "rợ Hồ" phía bắc uy hiếp, đ̣i cống nạp.

Chiêu Quân v́ thế mà bị hy sinh cống Hồ, trước khi đi nàng vào cung bái biệt th́ nhà vua lười biếng nọ mới hay nàng có nhan sắc khuynh thành. Đó là năm 35 trước công nguyên. Chiêu Quân có tâm tư rất sầu thảm, nàng chỉ biết gửi trong tiếng đàn t́ bà và cuối cùng chết ở đất Hồ. Ngày nay tại Tỉ Qui c̣n Chiêu quân đài tưởng nhớ đến nàng, thơ Đỗ Phủ c̣n nhắc đến nàng:

Nhất khứ Tử Đài liên sóc mạc,

Độc lưu thanh trũng hướng hoàng hôn

(Ra đi, cung Tử Đài liền sa mạc phía bắc,

Nay chỉ c̣n nấm mồ xanh trong bóng chiều)

Kinh Châu là trạm cuối cùng của tôi tại Trường Giang. Thị trấn đó đánh dấu thời vàng son của nhà Thục, đó là lúc nhà Thục bành trướng mạnh nhất về nước Ngô ở phía đông. Thế nhưng, như người Trung Quốc cũng nói, sự vật lúc lên tới cực điểm cũng là lúc tàn lụi.

Kinh Châu là nơi Quan Công bị quân Ngô giết, cái chết đó làm Lưu Bị quên bài học chiến lược của Khổng Minh, ông đem quân báo thù và thất bại rồi chết tại Bạch Đế. Ngày nay Kinh Châu đă biến mất trên bản đồ, nó được nhập chung với hai thị trấn khác để thành Sa Thị (Shashi ).

Nơi đây người ta cũng không c̣n mấy quan tâm đến Tam Quốc Chí ngày xưa mà đang xây lên một công tŕnh vĩ đại bậc nhất của Trung Quốc, đó "Tam Hiệp công tŕnh", xây đập ngăn sông làm thủy điện và điều ḥa nước sông Trường Giang.

Ghé Nghi Xương, tôi thấy một công trường khổng lồ, từ cao nh́n xuống thợ thuyền làm việc tấp nập có lẽ cũng như những ngày của Vạn Lư trường thành của 2200 năm trước. Nơi đây sẽ có một đập nước vĩ đại dài 2km, cao 185m ngăn ḍng chảy của sông Dương Tử.

Toàn bộ công tŕnh thủy điện sẽ hoàn tất năm 2009 nhưng đến năm 2003 th́ Trường Giang tam hiệp đă được ngăn nước, mực nước sẽ dâng cao ít nhất 75m. Hơn hai triệu dân sẽ phải di cư, kể cả dân Tỉ Qui, số phận của họ cũng bi thảm không kém Khuất Nguyên, Chiêu Quân.

Thần nữ phong, Bạch Đế thành chắc chắn không bị ngập v́ nằm trên cao nhưng hầu như tất cả những phong cảnh vô song của Trường Giang tam hiệp sẽ ch́m trong biển nước. Tôi là một trong những người cuối cùng được thấy tam hiệp.

Sẽ không c̣n ai nhắc đến Xích Bích nữa, nó đă ch́m trong lịch sử, nay nó sẽ ch́m trong đáy nước. Vị thần nữ đứng trên núi cao nh́n xuống chắc không ngờ bài học trị thủy của ḿnh ngày xưa nay đă được ứng dụng triệt để như thế.


TRÊN SÔNG KHÓI SÓNG CHO BUỒN L̉NG AI


Từ Kinh Châu tôi đi Vũ Hán (Wuhan ) . Vũ Hán là thành phố nằm trên chỗ tụ hội của sông Trường Giang và một con sông nên thơ khác tên là Hán Thủy. Ngày xưa chưa hề có tên Vũ Hán v́ thật ra Vũ Hán là do ba thị trấn hợp lại, đó là Vũ Xương, Hán Dương và Hán Khẩu.

Ngày trước chúng là ba thị trấn riêng biệt, cách nhau bởi sông Trường Giang rộng mênh mông. Ngày nay chiếc cầu Trường Giang tại Vũ Hán nối chúng lại với nhau biến thành một thị trấn phồn vinh, đồng thời khai tử tên Vũ Xương, làm nhiều người yêu thơ tiếc nuối.

Đường đi của tôi từ Kinh Châu đến Vũ Hán chính là đường xuyên qua Giang Châu, một vùng hoa gấm của thơ phú đời Đường. Giang Châu là một vùng có tên từ thời đầu công nguyên. Thời nhà Hán Tuyên Đế (năm 65), triều đ́nh lấy một số vùng của Dương Châu, Kinh Châu mà lập ra Giang Châu, thủ phủ là Vũ Xương.

Đó là một vùng xanh tươi, nhiều sông hồ, gồm Nhạc Dương, Động Đ́nh Hồ, Lư sơn, Hán Thủy, Tầm Dương. Ngày nay tên Giang Châu đă biến mất trên bản đồ, nó đă được chia vào hai tỉnh Hồ Bắc và Giang Tây.

Vũ Xương một thời là thủ phủ của Giang Châu, là địa danh nổi tiếng. Hơn hai ngàn năm trước ở đây có người đánh đàn hay tên là Bá Nha. Bá Nha hay đàn bài Lưu thủy cao sơn, bài này không ai biết thưởng thức chỉ trừ một người. Người đó là Chung Tử Kỳ.

Lă Thị Xuân Thu kể: Ngày nọ Bá Nha gảy đàn, ḷng nhớ tới núi cao, Tử Kỳ liền bảo: "Thiện tại hồ cổ cầm, Nguy nguy hồ nhược Thái sơn" (Đánh đàn hay thay, Ṿi vọi như Thái sơn). Đến lúc Bá Nha nghĩ đến vực sâu, Tử Kỳ nhận ra ngay "Đăng đăng hồ nhược lưu thủy" (Cuồn cuộn như nước chảy).

Đến lúc Tử kỳ chết, Bá Nha đập đàn không bao giờ gảy nữa. Tại Vũ Hán ngày nay có một cái lâu các với biển đề bốn chữ "Lưu thủy cao sơn", bên cạnh đó là một phiến đá, đó là nơi Bá Nha từng gảy đàn.

Phía đông Vũ Hán có Đông Hồ rộng mênh mông, cũng trong thời Chiến quốc của Bá Nha Tử Kỳ có một thi hào đă đến đây, đó là Khuất Nguyên mà ta đă nhắc đến. Ngày nay nơi đây có tượng của ông và viện bảo tàng nghệ thuật nói về con người chí khí đó.

Miền linh địa của nhạc và thơ như Vũ Xương cũng phải là chỗ lui tới của thần tiên. Tương truyền rằng có một đạo sĩ tu thành tiên tên là Phí Văn Vi (38), cỡi hạc vàng ngao du sông thủy. Tiên hay cỡi hạc. Trên núi Thanh Thành, quê hương của đạo sĩ, tiếc thay kẻ người trần mắt thịt như tôi không gặp tiên cũng chẳng thấy hạc.

Nhắc lại chuyện Đông Hồ th́ tiên và hạc bay ngang đây thấy một bên là Trường Giang hoành tráng, một bên là Đông Hồ kiều diễm mới nghỉ chân trên mỏm đá Hoàng Hộc. Hậu thế mới xây một lâu các ngay trên mỏm đá đó, đặt tên là Hoàng Hạc Lâu, tương truyền khoảng trong thế kỷ thứ tư sau công nguyên.

Bốn trăm năm sau có một nhà thơ tên Thôi Hiệu (39) đến đây. Ông lên lầu ngắm cảnh Hán Dương bên kia sông, cảnh trời chiều trên Trường Giang và sáng tác bài thơ Hoàng Hạc Lâu bất hủ:

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư hoàng hạc lâu.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

T́nh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ

Phương thảo thê thê Anh vũ châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu!

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu ?

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu c̣n trơ !

Hạc vàng đi mất từ xưa,

Ngh́n năm mây trắng bây giờ c̣n bay.

Hán Dương sông tạnh cây bày,

Băi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn ḷng ai ? (40)

Đến Giang Châu th́ làm sao tôi quên được "Giang Châu tư mă". Đó là tên được đặt cho Bạch Cư Dị, nhà thơ lớn của đời Đường. Cũng như Khuất Nguyên ngàn năm về trước, Bạch Cư Dị là kẻ làm quan nhưng đầy chí khí, đời ông bị đám quan lại bất tài vùi dập.

Năm 816, lúc 44 tuổi, ông bị giáng chức đi làm tư mă (41) ở Giang Châu. Lúc này Giang Châu đă dời thủ phủ từ Vũ Xương về Tầm Dương. Tầm Dương chẳng qua là một đoạn sông của Trường Giang, địa danh đó cũng đă biến mất, ngày nay được gọi là Cửu Giang (Jiujiang ) .

Tầm Dương lại nằm sát núi Lư sơn, một thắng cảnh và núi thiêng của Phật giáo. Bạch Cư Dị về đó, "dựng một mái nhà tranh bên chùa Đông Lâm, dưới ngọn Đông Lô thuộc dăy Lư sơn, dành phần lớn th́ giờ tu tiên học Phật"(42). Thế nhưng Bạch Cư Dị là người hay có ḷng xót thương với phụ nữ.

Mười năm trước đó, năm 806, ông đă viết bài Trường hận ca thương khóc cho người đẹp Dương Quí Phi. Đó là một bài thơ để lại cho hậu thế một tấm ḷng cảm thông đầy nhân đạo với thân phận của hồng nhan bạc mệnh. Năm 816, sau khi chứng kiến cảnh trôi nổi của chính đời ḿnh, đêm nọ, bên bến Tầm Dương hiu quạnh, ông nghe tiếng đàn tỳ bà trong một chiếc thuyền, "giọng đàn lanh lảnh có tiếng ở kinh kỳ".

Hăy nghe lời tự sự của ông: "Hỏi ra mới biết là một người xướng nữ ở Trường An thường học đàn ở hai nhà thiện tài họ Mục và họ Tào; đến khi tuổi cả sắc suy mới gởi thân làm vợ một người lái buôn. Liền bảo đặt rượu và gảy mấy khúc đàn chơi, gảy xong người ấy buồn bă, tự kể khi trẻ trung th́ vui thú chừng nào, nay phải lưu lạc tiều tụy ở nơi giang hồ.

Ta ra làm quan ở ngoài đă hai năm vẫn thường lẳng lặng, tự dưng đêm ấy cảm mấy lời nàng nói mời để ư nỗi ḿnh bị giáng trích, nhân làm bài ca trường thiên để tặng. Cả bài có 616 chữ, đặt tên là Tỳ bà hành".

Ôi, nhà thi hào cùng khóc với nàng kỹ nữ, có cảnh nào đáng cảm khái hơn ? V́ thế mà tác phẩm Tỳ bà hành vang danh muôn thuở, dưới núi Lư sơn mà sinh ra được bài thơ trác tuyệt của kiếp nhân sinh. Mới đầu là:

Tầm Dương giang đầu hạ tống khách,

Phong diệp, địch hoa thu sắt sắt.

Chủ nhân há mă khách tại thuyền,

Cử tửu dục ẩm vô quản huyền

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,

Quạnh hơi thu lau lách đ́u hiu.

Người xuống ngựa khách dừng chèo

Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ty

Để rồi người nghe cảm thấy:

Đồng thị thiên nhai truân lạc nhân,

Tương phùng hà tất tằng tương thức

Cùng một lứa bên trời lận đận

Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau

Và lúc chia tay:
T
ọa trung khấp hạ thùy tối đa ?

Giang châu tư mă thanh sam thấp.

Lệ ai chan chứa hơn người ?
G
iang châu tư mă đượm mùi áo xanh (43).

May thay cho Bạch Cư Dị, về sau ông lại được vời về kinh, nhận nhiều nhiệm sở khác nhau. Thế nhưng ông cũng đă chán ngán đường hoạn lộ, chỉ nhận những chức vụ không phải tranh giành với quan lại trong triều. Ông tránh triều đ́nh, chủ động xin công tác ở những vùng xa nhưng tuyệt đẹp Hàng Châu, Tô Châu.

Các đời vua thay thế nhau, vị nào cũng coi trọng ông nhưng ông t́m cách xa lánh, nhận những chức tước ít thế lực. Năm 836 ông về hưu với hàm H́nh bộ thượng thư, kết bạn với sư Như Măn, tự xưng là Hương sơn cư sĩ, "ḷng nơi Thích Phạn, chân chốn Lăo Trang".

Bạch Cư Dị mất năm 845, thọ 75 tuổi. Ông để lại khoảng 2800 bài thơ, đứng ngang hàng với Lư Bạch và Đỗ Phủ nhưng nếu Lư Bạch phóng đăng giang hồ, Đỗ Phủ lăn lóc phong trần th́ ông là một nhà Nho hiển đạt, địa vị nghiêm túc, nghiêng về trí tuệ.


CỬU HOA SƠN (Jiuhuashan )


Cửu Hoa sơn nằm trong địa phận tỉnh An Huy, cách Vũ Hồ khoảng 160km về phía tây nam, đường đi đến đó rất khó khăn. Cửu Hoa sơn không được nhiều người biết đến, có khi trong bản đồ cũng không thấy ghi, nhưng đó là một đạo trường quan trọng của Phật giáo Trung Quốc, là trú xứ của Địa Tạng bồ-tát.

Tôi đến Cửu Hoa bằng đường núi đi từ Hoàng sơn, xuyên những dăy núi trồng toàn trà. Trên những sườn non này người ta không c̣n thấy bóng dáng du khách, dân cư thưa thớt. Đây là những rẻo cao với nước sông khe suối trong vắt như ngọc, khí trời dịu mát và khắp nơi là những cụm trà tṛn nhỏ, cây lá li ti nằm bên nhau ngút ngàn đón nắng.

Những cụm trà này sống trên sườn non, chúng có thể sống trên độ cao tới 2000m. Chúng sẽ cho những đọt trà non, có khi người ta hái cả cành ngọn. Trên Hoàng sơn và vùng núi Cửu Hoa, tôi thấy từng bao bố đựng trà, đó là loại trà "xanh", các cọng trà dài khoảng 1cm, nh́n qua như cỏ khô vô giá trị.

Sản phẩm của trà th́ không thể kể hết, nhưng tại Trung Quốc tôi biết thế nào là mùi vị trà xanh. Đó là loại trà không ướp bất cứ một loại thảo mộc, hoa cỏ ǵ khác, nó giữ nguyên dạng của trà, giữ nguyên mùi vị của đất trời mà nó thu nhận.

Đi trên vùng núi rừng Chiết Giang này th́ làm sao tôi quên được Lục Vũ. Ông sống trong đời Đường, là người sành pha trà, uống trà tới mức xuất thần nhập hóa, được tôn là "Trà thánh". Ông vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi, được một vị ḥa thượng tên là Trí Tích đem về chùa nuôi dưỡng.

Vị ḥa thượng này thực hành trà đạo nên từ nhỏ Lục Vũ đă pha trà cho sư phụ. Nhà vua Đường Đại Tông nghe danh Trí Tích sành uống trà, cho vời vào cung, sai cao thủ trà đạo pha một ấm trà để ông thưởng thức. Vị ḥa thượng lắc đầu chê "không ngon".

Nhà vua ngầm gọi Lục Vũ vào kinh, bảo pha một ấm khác, đem tới cho Trí Tích. Trí Tích gật gù khen: "Lần này pha trà không dở, không thua học tṛ ta là Lục Vũ". Về sau, Lục Vũ rời chùa, đi du lăm vùng hạ lưu Trường Giang này, bổ sung tri thức và kinh nghiệm về trà để trước tác bộ "Trà kinh" gồm 3 quyển, 10 chương.

Tập kinh này tŕnh bày từ cách hái trà, sao trà, nấu nước đến cách pha trà, uống trà hết sức tinh vi sâu sắc. Cuối đời, Lục Vũ về Hồ Châu tại Chiết Giang ở ẩn. Phải chăng những rẻo cao trên sườn Hoàng sơn này đă lưu dấu vị trà thánh.

Đất trời của 12 thế kỷ trước phải chăng vẫn c̣n giữ nguyên vẹn tính chất để cho những cụm trà tṛn nhỏ này mùi vị của ngày xưa mà Lục Vũ đă một thời thưởng thức?

Đất không phải chỉ cho trà mùi thơm cao quí, đất đại biểu cho sự an nhiên bất động của bồ-tát, đồng thời là chốn ẩn mật chứa bao điều sâu kín. Có một vị bồ-tát, tính chất của Ngài là "an nhẫn bất động, giống như đại địa; vắng lặng sâu kín giống như kho sâu".

Vị ấy tên là Địa Tạng và tôi đang trên đường đi đến đạo trường của Ngài ở Cửu Hoa sơn. Địa Tạng là vị được xem là người cứu hộ cho những ai không may rơi vào địa ngục. V́ thế Ngài c̣n có danh hiệu là U Minh giáo chủ, người cứu vớt những kẻ nằm trong các chỗ thác sinh tối tăm, đau khổ.

Địa Tạng cũng được xem là người cứu độ trẻ con yểu tử và lữ hành phương xa. Địa Tạng hay được tŕnh bày như một tăng sĩ đầu tṛn, tay cầm tích trượng có sáu ṿng, đại diện cho lục đạo.

Có khi tranh tượng vẽ Ngài mang vương miện, tay cầm gậy, ngồi trên lưng lân. Cũng như các vị bồ-tát khác, Địa Tạng ứng hiện vô số h́nh tướng để đến với những ai cần ḿnh. Tại sao Cửu Hoa sơn được gọi là đạo trường của Địa Tạng ?

Từ thời Tây Tấn (317-420), Cửu Hoa sơn đă nổi tiếng là một cảnh núi đẹp với một cổ am do một nhà sư người Ấn Độ tên là Bôi Độ xây năm 401. Cửu Hoa gồm chín ngọn núi mà đỉnh cao nhất là Thập vương phong, đo được 1431m. Thật ra tên Cửu Hoa có từ ngày Lư Bạch đến đây, nhà thơ lớn thấy chín ngọn núi như chín đóa hoa mới đặt tên là Cửu Hoa sơn.

Cùng thời với Lư Bạch có một vị hoàng tử xứ Triều Tiên, tên là Kim Kiều Giác (44). Kiều Giác nghe danh Huyền Trang tại Trung Quốc, quyết đến xứ này để tu học. Năm 730, đó là thời kỳ của Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi, Kiều Giác đến Trung Quốc, nghe nói đến Cửu Hoa sơn, ông đến đó và t́m thấy ngôi cổ am nọ không người săn sóc.

Kiều Giác xin gặp chủ núi Hoa sơn thời đó là một vị có tên Mẫn Công, xin một miếng đất để xây cất tự viện. Mẫn Công hỏi bao nhiêu đất, Kiều Giác chỉ xin miếng đất lớn bằng tấm áo cà sa. Mẫn Công vừa gật đầu th́ miếng áo cà sa tung lên đă phủ cả núi.

Mẫn Công được nhiếp phục và về sau cùng con trai trở thành đệ tử của Kim Kiều Giác. Phép tung áo cà sa xin đất cúng dường thú vị và nhiều ư nghĩa này về sau được Tế Điên ḥa thương lặp lại tại Hàng Châu.

Từ đó về sau, tại Cửu Hoa sơn được xây dựng rất nhiều chùa chiền tự viện. Năm 794, lúc đó Kiều Giác 99 tuổi, nghe một tiếng gọi mơ hồ, ông biết thời điểm của ḿnh đă tới, từ giă triệu tập đệ tử, ngồi mà nhập tịch.

Ba năm sau đệ tử mở áo quan ra th́ nhục thân c̣n tươi, các khớp xương kêu "rổn rảng nghe như tiếng xích vàng rung chuyển". Dựa trên kinh sách người ta mới biết đó chính là Địa Tạng đă ứng hiện và xây dựng "Nhục thân bảo điện". V́ có nhiều tháp xây lên trên điện, sau đó không bao lâu không c̣n ai được thấy nhục thân của Kiều Giác được nữa.

Khoảng bảy tám trăm năm sau, có một cao tăng tên là Vô Hà đại sư (1497-1623, thọ 126 tuổi), từ Ngũ Đài đến Cửu Hoa đảnh lễ Địa Tạng. Lúc đó là đời nhà Minh, chùa chiền hoang phế, tăng chúng lưu lạc, Cửu Hoa không c̣n một bóng người.

Vô Hà ẩn tu 100 năm, đói ăn rễ cây, khát uống nước suối, trích máu chép kinh Hoa Nghiêm. Ba năm sau khi chết người ta mới khám phá nhục thân của ông, cũng không bị hư hoại.

Nhục thân của Vô Hà được thờ tại đây, trong Bách Tuế cung, cũng gọi là Vạn Niên tự. Người ta cho rằng Vô Hà chính là Kiều Giác tái sinh, đến đây để lưu lại cho hậu thế nhục thân của ḿnh v́ tại nhục thân của Kiều Giác không c̣n ai chiêm bái được nữa.

Ngày nay Cửu Hoa sơn được phục hồi sớm nhất trong tứ đại danh sơn (45), hiện có khoảng 56 tự viện, chứa khoảng 1300 cổ vật như kinh sách, thư pháp, họa đồ.

Theo phương trượng Cửu hoa sơn th́ người ta dự định xây dựng một bức tượng Địa Tạng cao 99m, đó sẽ là bức tượng cao nhất Trung Quốc và thế giới. Con số 99m là để kỷ niệm 99 tuổi thọ của Kim Kiều Giác.

Cửu Hoa sơn là một rặng núi cao, đường lên núi nằm trong một rừng cổ thông. Ở đây không có phương tiện cơ giới lên núi, ta phải leo bộ, người già phụ nữ phần lớn phải đi cáng. Đoạn cuối cùng lên đỉnh là một tầng cấp với 84 bực đá xanh.

Leo lên tới đây, khi hơi thở mọi người đều đă gấp rút mệt nhọc, tôi thấy một thiếu phụ bắt đầu vừa đi vừa lạy, theo cách "nhất bộ nhất bái". Chị mặc áo quần đen làm tôi nhớ những người đánh trống mà tôi gặp tại Lâm-t́-ni, Ấn Độ.

Chị lạy theo kiểu Tây Tạng, tức là chấp tay trên đầu, chấp tay trước ngực rồi mới cúi lạy. Khuôn mặt chị buồn bă nhưng nghiêm trang, dáng điệu chị uyển chuyển và cao quí. Chị cầu nguyện Ngài Địa Tạng điều ǵ, hỡi người thiếu phụ ? Chị có người thân vừa mất, đọa sinh địa ngục hay chị có con nhỏ trong cảnh thập tử nhất sinh.

Tôi leo hết 84 bậc thang để đến Hóa Thành tự, đó chính là đạo trường của Địa Tạng, là chùa khai sơn của Cửu Hoa. Sơn môn có bốn cột trụ treo hai câu đối:

Đại Thánh đạo tràng đồng nhật nguyệt,

Thiên thu cổ sát hộ đông tây.

Đạo tràng của bậc thánh như trời trăng,

Ngàn năm ngôi chùa bảo hộ đông tây.

Và:

Hoa ngạ phong tiền hương vân phiêu miễu,

Hóa thành tự lư hoa vũ tân phân

Trước ngọn Hoa Ngạ mây hương tỏa ngát

Trong chùa Hóa thành mưa hoa rực rỡ.

Nơi đây là h́nh tượng của Địa Tạng với hai bên tượng họa Thập điện Diêm Vương mà Ngài là hóa thân. Trong Hoá Thành tự ta c̣n thấy được kinh xưa khắc họa trên ống tre nay c̣n giữ được.

Đến Vạn Niên tự, tôi đảnh lễ nhục thân của Vô Hà đại sư ngồi trong lồng kính đă hơn 350 năm, sống măi với thời gian, dù cho chùa bị một lần bị hỏa hoạn trong thời Khang Hy, hay binh biến trong thời Hàm Phong.

Sau đó là Kỳ viên tự được xây trong đời nhà Minh thế kỷ thứ 16 với Đại hùng bảo điện cao 43m, trong đó có ba bức tượng tuyệt đẹp của Thích-ca, A-di-đà và Dược Sư. Trên đỉnh Thiên Thai, một ngọn núi cao 1325m của Cửu Hoa sơn người ta t́m thấy Địa Tạng thiền tự, nơi đây c̣n dấu chân của Địa Tạng. Cao tăng Tông Quả đời Tống từng viết:

Đạp biến Thiên thai bất tác thanh,

Thanh chung nhất xử vạn sơn minh

(Dẵm nát Thiên Thai không tiếng động,

Một chày chuông sớm khắp núi nghe)

Tôi ra khỏi các chùa th́ thiếu phụ áo đen cũng vừa lên đến. Leo lên đỉnh núi này theo cách "nhất bộ nhất bái" thật là phi thường nhưng bước chân chị vẫn vững vàng, dáng điệu đảnh lễ của chị vẫn thành kính và cao quí. Mọi khách thập phương đều nhường chỗ cho chị vào chùa, sau mỗi bước chị vẫn lễ, mắt nh́n tượng Địa Tạng trên cao, Ngài từ bi im lặng nh́n xuống chị.

Ḷng thành kính của chị cộng với ḷng đồng cảm của mọi người xung quanh hẳn phải biến thành một sức mạnh, một ánh sáng tỏa rực trên ngọn núi này, trong rừng cổ tùng này dưới ánh nắng mai. Aùnh sáng đó phải chiếu đến các từng tâm thức đen tối mà người ta gọi là "địa ngục", để thức tỉnh những ai lạc loài trong đó.

Thập điện u minh, địa ngục hay quỉ môn quan đều là những dạng của tâm thức chúng ta. Nếu sự giận dữ có thật th́ địa ngục có thật, nếu có ai đang hăm hở đem dao súng đi giết người th́ kẻ đó đang mở cánh cửa quỉ môn quan.

Địa ngục hay tất cả các ác đạo, nói chung là tất cả các nẻo sinh tử, kể cả thiên giới không khác ǵ hơn là các trạng thái tâm thức nằm chờ chúng ta trong chính ḿnh.

Chúng không hề là các nơi chốn có vị trí địa lư, đừng đào xới t́m ṭi vô ích. Con người chúng ta ngày đêm đang qua lại trong sáu nẻo, đâu phải chờ đến chết mới nói ḿnh thác sinh đi đâu.

Cơn giận giữ biến thế giới này thành hỏa ngục mà ta là thành viên trong đó. Sự tham lam vô độ biến ta thành "quỉ đói". Niềm vui hỉ lạc làm môi trường xung quanh thành thiên giới.

Hăy quan sát một người đang giận giữ hay tham lam. Nếu có ai muốn thấy ma quỉ "cho biết" th́ đây là dịp tốt. V́ những lẽ đó "ma quỉ" chỉ là những khuynh hướng nội tâm mà làm người thực ra ai cũng có.

Cái từ bi của đạo Phật là thấy nó chỉ là sự hiện thân của những khuynh hướng xấu ác, trừ diệt nó đi th́ tâm thức có chỗ cho tâm thiện. Như bóng tối tan th́ ta thấy rơ mọi vật xung quanh.

Từ đó mà nói rằng Địa Tạng cứu ta ra khỏi địa ngục là điều rất dễ hiểu, đó là khi giận dữ, ta hăy thử nghĩ về Địa Tạng. Tôi tin rằng ta bớt giận được gần nửa. Ngài đă "cứu" chúng ta theo cách là ta đă tự cứu chúng ta nếu biết ḿnh đang giận dữ và thành tâm muốn bớt giận.

Thế nên cũng không nhất thiết phải nghĩ niệm đến Địa Tạng, hăy nhớ tới những h́nh ảnh mà ta cho là thánh thiện, làm ta thoát được sức nóng của giận dữ, như đức Chúa, như người mẹ, thậm chí một người bạn.

Điều khó nhất của mọi chuyện là khi ở trong dạng địa ngục ta biết ḿnh đang ở trong đó. Và nếu may mắn biết được điều đó th́ ta cần chút thành tâm muốn ḿnh bớt giận dữ, nhớ nghĩ đến Địa Tạng và ta sẽ bớt giận.

Có nhiều người niệm Địa Tạng nhưng cũng có người nhớ nghĩ đến những h́nh ảnh khác, những phương cách khác để chế ngự tâm. Từ trong kho báu "vắng lặng sâu kín" đó ta có quyền lấy ra mọi thứ để sử dụng, không cần phải gọi tên chúng là ǵ.

Chúng ta ai cũng đă trải qua những cơn giận dữ nhưng không mấy ai biết rằng tâm giận dữ, khuynh hướng muốn hành hạ làm khổ người khác là một trong những tâm cơ bản nhất của sinh vật, trẻ con người già đều có, đời kiếp nào cũng có, con người hay súc sinh đều có. Cũng v́ thế mà tâm "sân" là một trong ba động cơ trung tâm của sự tái sinh.

Liệu người thân của chị áo đen đó có thoát khỏi địa ngục, hay con nhỏ của chị có tai qua nạn khỏi, điều đó chỉ có Ngài Địa Tạng mới biết. Nhưng điều chắc chắn là với một tâm thức chân thành và mạnh mẽ như thế, chị sẽ có thói quen nhắc nghĩ niệm đến Địa Tạng, có khả năng thoát khỏi những cơn giận giữ d́m ḿnh trong cơi tối tăm.

Có t́nh cảm chân thật với những ai cùng đi một con đường phước thiện như ḿnh, dễ sinh hỉ lạc với những điều cao thượng và đó chính là cánh cửa mở ra hướng về phía thiên giới. Đáng mừng thay cho những ai có một tâm thức phước thiện kiên cố như chị.


NGÀNH SỨ TRUNG QUỐC VÀ CẢNH ĐỨC TRẤN


Khoảng thế kỷ thứ 16, tại châu âu người ta thấy có nhiều vật dụng trang trí, tác phẩm nghệ thuật, bát đĩa, b́nh chứa...làm bằng một chất liệu kỳ lạ. Đó là một chất "đất" đặc biệt trắng như tuyết, nhẹ như bông, tuyệt đối không mùi vị, mang hoa văn nhiều màu, không thấm nước, dễ lau chùi.

Trong các vương triều thời Trung cổ và Phục hưng xa xưa ngày trước vua chúa thường uống rượu bằng những ly tách làm bằng đồng hay bạc, sắc "kim" của nó lạnh, cầm nặng tay và thô. V́ thế khi bát đĩa làm bằng thứ đất trắng mà người Trung Quốc gọi chung là sứ, châu âu gọi là porcelain tràn đến châu âu th́ lập tức nó có chỗ đứng trang trọng trong hoàng triều, trong các cung điện nhà vua.

Trên tay các bà mệnh phụ là những chiếc tách trắng toát mang màu sắc thanh nhă, chúng xem ra phù hợp hơn các ly cối bằng đồng lạnh ngắt.

Thế nhưng các bà đó không mấy ai biết cái chất đất màu trắng này mà cũng có một chiều sâu triết lư hẳn hoi. Người Trung Quốc không mấy chuộng kim loại để làm vật dụng trong nhà. Đối với họ "kim" là để chế tạo vũ khí, dụng cụ đồng áng, sắc của nó lạnh, khí của nó cứng.

C̣n vách nhà, mái hiên, đồ đạc th́ phải bằng đất ấm áp thân t́nh. Nếu "thổ" mà được nung lên với "hỏa" th́ càng tốt, chúng đi với nhau trong thuyết ngũ hành tương giao. Và đó là nguồn gốc triết lư của sứ, nếu ta muốn qui mọi chuyện về với triết học. May mắn cho Trung Quốc là trời sinh cho họ có nhiều đất lạ.

Trong số đó có loại đất cực mịn và rất trắng mà trong vô số ngọn núi của họ có một núi tên là Cao linh (Gaolin ) ở Giang Tây là chứa nhiều nhất. Đó là vật liệu để làm sứ. Cao linh trở thành tên chung của mọi ngôn ngữ để đặt tên cho thứ đất kỳ dị này. Ngày nay nhiều nơi trên thế giới thứ đất đó được khai thác. Việt Nam chúng ta gọi nó là "cao-lanh" và không thiếu tại các vùng Phú Thọ, Thừa Thiên, Sông Bé.

Đồ sứ c̣n có một mối quan hệ mật thiết với nghệ thuật hội họa và thư pháp. Nếu trong điêu khắc hay thơ phú người ta c̣n có thể sửa chữa, thêm bớt trong quá tŕnh hoàn thành th́ trong hội họa và thư pháp, nghệ nhân chỉ một lần sáng tạo và sau đó không thể chữa những nét sai kém được.

Đó là loại nghệ thuật nằm xa, nằm ngoài trí óc suy luận, không cho phép g̣ ép, trau chuốt. Đồ sứ cũng thế, nó chỉ thành h́nh và lên màu sau khi nghệ nhân đă nung sản phẩm của ḿnh trong lửa.

Dĩ nhiên kinh nghiệm của nhà sản xuất được trao truyền lại bao đời con cháu để tránh rủi ro, nhưng một tác phẩm ngành sứ luôn luôn dành lại cho ḿnh cái bí ẩn cuối cùng, ra khỏi ḷ nung là sản phẩm trở thành chung quyết trong đó màu sắc, h́nh dạng phải độc đáo và hài ḥa với nhau.

Do đó đồ sứ chứa một yếu tố của sự độc đáo bất ngờ nằm ngoài suy luận như của tranh họa, thư pháp mà nếu nói cho sâu xa th́ gốc của nó là Thiền tông.

Ngành sứ Trung Quốc được xem như phát sinh trong đời nhà Đường (618-907) hay đời nhà Tống (960-1279). Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc đi xa hơn, họ khám phá bên bờ Hoàng Hà nhiều mảnh gốm thời thượng cổ để kết luận 6000 năm trước công nguyên, công nghệ sành gốm đă có mặt nơi đây.

Trong thời nhà Chu và Thương (đến năm 221 trước công nguyên) người ta đă khám phá nhiều mảnh cao-lanh nung tới 1000 độ C. Tại viện bảo tàng Thượng Hải, ta có thể thấy vài mảnh gốm sứ của đời nhà Thương. Trong thời nhà Tần-Hán (đến năm 220 sau công nguyên) người ta biết tráng men, chính men là lớp phủ làm cho đồ sứ không thấm nước.

Đến đời nhà Đường, ngành sứ đi vào sự điêu luyện với màu sắc và hoa văn trang trí. Qua đời Tống, ngành sứ có những chuẩn mực mà ngày nay c̣n truyền lại. Trong đời này nhà Tống phải dời đô về Hàng Châu lánh nạn Hung nô và đem theo nghệ nhân về Cảnh Đức Trấn (Jingdezhen ) , thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay.

Đến thời nhà Nguyên (1271-1368), đó là lúc Trung Quốc bị Mông Cổ trị v́ gần 100 năm, ngành sứ bất ngờ nhận thêm nhiều yếu tố mới lạ. Đó là loại men sứ nền trắng, hoa văn xanh mà ta hay thấy. Gốc của nó là công nghệ vùng Trung Đông.

Ngoài ra trong thời nhà Nguyên, nhiều h́nh dạng đặc biệt như vật dụng của dân du mục, của Thành Cát Tư Hăn hay mang cũng được đưa vào trong ngành sứ.

Đến đời nhà Minh (1368-1644) th́ nghệ thuật ngành sứ lên đến tột đỉnh và Cảnh Đức Trấn trở thành trung tâm sản xuất hàng sứ cho vương triều và xuất khẩu đi các nước. Tại Cảnh Đức Trấn thời đó đă có khoảng 300 cơ sở sản xuất mà các ḷ sứ tốt nhất chỉ để dành cho triều đ́nh tại Bắc Kinh.

Thời nhà Thanh (1644-1911) là thời mà "gu" ưa màu sắc sặc sỡ của dân Măn Châu xâm lấn vào ngành sứ. Song song, phương Tây đă biết đến đồ sứ, các bà mệnh phụ đ̣i phải tráng một ṿng vàng hay bạc trên miệng bát đĩa. Lúc này tŕnh độ sản xuất đồ sứ đă lên rất cao, h́nh dạng và màu sắc phong phú, nhưng đồng thời tính truyền thống của Trung Quốc cũng bắt đầu phai mờ.

Dần dần khi đưa công nghệ cơ giới hóa vào ngành sứ, người ta có thể sản xuất hàng loạt nhưng tính độc đáo của tác phẩm cũng mất theo. Đến thế kỷ 20, Nhật xâm chiếm Trung Quốc, phá hủy những ḷ nung, nghệ nhân đi tứ tán và sau đó là chủ trương quốc doanh, chính sách hủy bỏ kinh tế tư nhân làm ngành sứ Trung Quốc tàn lụi.

Ngày nay, cũng như các truyền thống nghệ thuật và văn hóa khác của Trung Quốc, ngành sứ được khôi phục lại, nhưng song song với việc chạy theo số lượng và do "nghệ thuật" làm đồ giả mọc lên như nấm, ngành sứ không bao giờ trở lại thời kỳ hoàng kim cũ.

Tôi đến thăm Cảnh Đức Trấn của thời đại vàng son năm xưa. Trước thời nhà Tống đây chỉ là một cái làng nhỏ, tên ǵ không rơ, nằm gần núi Cao Linh, chuyên sản xuất gốm sứ. Đến thời Tống Nhân Tông (46), tức Cảnh Đức, nhà vua cho đổi tên thị trấn này thành Cảnh Đức trấn và mọi sản phẩm ngành sứ nơi đây phải ghi nhăn hiệu là "sản xuất trong đời Cảnh Đức".

Nhà vua không ở lâu trên ngôi nhưng tên tuổi đó ngàn năm vẫn c̣n. Trong thời nhà Minh, Cảnh Đức Trấn là một trong bốn trung tâm gốm sứ. Ngày nay Cảnh Đức Trấn là một thị trấn giàu mạnh, là trung tâm ngành sứ của Trung Quốc c̣n lại với thời gian. Hơn một nửa dân cư ở đây hoạt động trong ngành sản xuất đồ sứ. Trong một vùng rộng lớn, nơi đâu ta cũng thấy la liệt sản phẩm sành sứ, hàng giả xem ra chen chúc với hàng thật.

Nơi đây tôi nhận rằng bốn đặc tính của sứ cao cấp c̣n tồn tại với thời gian: trắng như ngọc, mỏng như giấy, trong như gương, búng tay âm thanh phát ra như tiếng khánh. Vào một gian hàng, cầm thử trên tay một sản phẩm, tôi chưng hửng v́ nó quá nhẹ.

Những cái chén này nhất định không phải để ăn cơm, giá của nó đề bán cũng không đắt. Về sau tại Hồng Kông tôi xem lại những chiếc chén đó th́ giá tại Hồng Kông đă vọt lên gần 20 lần.


HÀNG CHÂU VÀ TẾ ĐIÊN H̉A THƯỢNG


Tên Hàng Châu gây trong ḷng tôi sự hâm mộ, hơn cả Bắc Kinh, Thượng Hải. "Trên có thiên đường, dưới có Tô Hàng". Thiên đường th́ của Ngọc Hoàng và Tây Vương mẫu, c̣n Tô Châu Hàng Châu là của tất cả mọi người, v́ thế ngày nay ai đến Trung Quốc là đến Tô Châu Hàng Châu, c̣n thiên đường th́ hạ hồi phân giải.

Ngày xưa trước công nguyên Hàng Châu có tên là Tiền Đường, đó là tên của con sông chảy qua Hàng Châu. Măi đến năm 589 trong thời nhà Tùy, thành phố xinh đẹp này mới mang tên Hàng Châu, đó là thời kỳ xây dựng kênh đào Đại vận hà dài 1800km từ Bắc Kinh về đây.

Hàng Châu là cố đô của nhiều triều đại mà phồn vinh nhất là đời Tống, lúc triều đại này lánh nạn về phía nam trong thế kỷ thứ 12. Marco Polo, người đến đây trong thế kỷ 13 cho rằng đây là thành phố "đẹp nhất thế giới" với 12.000 chiếc cầu. Đă từ xưa, Hàng Châu là một chốn đầy sông nước hồ núi.

Đến Hàng Châu là đến Tây Hồ với núi Cô sơn, rộng gần 6 cây số vuông, ba phía là núi bao bọc. Cô sơn là một trong bốn ḥn đảo của hồ, cao 38m, nơi Lâm Bô đời Tống ở ẩn, nuôi hạc và trồng mai. Ngày nay trên Cô sơn c̣n giống mai và nấm mồ của ông.

Không chỉ Lâm Bô, Tây Hồ ghi dấu chân của biết bao nhiêu thế hệ thi nhân văn sĩ, trong đó Bạch Cư Dị đă từng làm thái thú tại đây và công tŕnh xây đê điều của ông c̣n lại tới ngày nay. Hàng Châu cũng là nơi yên nghỉ cuối cùng của Nhạc Phi (1103-1142), vị tướng quân bị triều đ́nh lên án tử h́nh một cách oan uổng. S

au khi được phục hồi, thi hài của ông và con trai được đưa về đây. Người ta tin rằng những người trung liệt như ông sẽ thành thần tiên mà trên nóc điện thờ c̣n khắc họa h́nh chim hạc, loài chim chỉ dành cho những người bất tử.

Tôi đến đây để biết cảnh thiên đường ra sao nhưng cũng để theo vết chân của một vị tăng sĩ kỳ dị, đó là Tế Điên ḥa thượng.

Tế Điên tên thật là Lư Đạo Tế, sống trong đời Tống, tức là khoảng thế kỷ thứ 12. Ông là tăng sĩ nhưng ham uống rượu ăn thịt chó nên người đời gọi ông là Tế Điên.

Mới đầu Tế Điên ở núi Thiên Thai nhưng ông sớm lên phía bắc khoảng 300km để đến Hàng Châu. Tại Hàng Châu có một ngôi chùa rất cổ, một danh tự đă ghi dấu chân nhiều vị cao tăng, đó là chùa Linh Ẩn. Tế Điên vào đó xin xuất gia.

Linh Ẩn tự được khởi xây năm 326, nằm trong một khuôn viên cực lớn, là một trong những ngôi chùa danh tiếng nhất Trung Quốc. Trong thế kỷ thứ 10 th́ nơi đây có 300 tự viện và 3000 tăng sĩ. Ngôi chùa này là đối tượng của nhiều sự tàn phá, nó đă bị phá hủy và xây dựng lại đến nay tổng cộng 16 lần.

Trong cuộc nổi loạn Thái B́nh thiên quốc (1851-1864) chùa bị phá hủy hoàn toàn và sau đó mới được xây cất lại. Năm 1953 thủ tướng Trung Quốc là Chu Aân Lai kư giấy cho xây tượng Thích-ca cao 19,6m. Trong thời cách mạng văn hóa, nếu không có sự can thiệp vào phút chót của ông th́ chùa Linh Ẩn cũng đă bị tiêu hủy.

Ngày nay vào tiền điện ta gặp một bức tượng của Di-lặc và Vi đà tướng quân của đời nhà Tống. Trong Đại hùng bảo điện cao 33,6m ta thấy lại tượng Thích-ca đó, khuôn mặt dát vàng ngời sáng trong ánh đèn mờ ảo.

Linh Ẩn là nơi các vị đạo cao đức trọng tu hành, trong đó có Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975). Hồi c̣n trẻ ông làm quan, lấy trộm tiền của vua phân phát cho dân nghèo. Vua thử ḷng lên án tử h́nh, xem thái độ ông ra sao. Xem ra ông vui vẻ chẳng sợ chết, vua tha tội, cho xuất gia.

Vĩnh Minh Diên Thọ lên núi Thiên Thai gặp thiền sư Đức Thiều ngộ đạo tại đó. Năm 950, Trung Hiến Vương mời ông về trụ tŕ chùa Linh Ẩn. Vĩnh Minh Diên Thọ là thiền sư, đạt đạo bằng tự lực nhưng ông cũng là người biết rằng căn cơ con người không mấy ai đi được con đường Thiền tông nên cũng giáo hóa Tịnh Độ tông, phép niệm Phật văng sinh. Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Vĩnh Minh Diên Thọ là một trong những vị ít ỏi giáo hóa cả Thiền tông lẫn Tịnh Độ tông.

C̣n Tế Điên xem ra không mấy thắc mắc về chuyện đó. Huyền sử kể rằng lúc Tế Điên đến Linh Ẩn Tự th́ nằm mộng thấy có một tai họa sắp xảy ra cho dân làng. Đó là ngọn Linh Thứu, chỗ Phật thuyết Diệu pháp liên hoa, sẽ bay từ Ấn Độ về cực lạc và sẽ "nghỉ chân" ngay trước Linh Ẩn tự.

Tế Điên vội báo ngay cho dân làng tránh xa nhưng dân chúng làm ǵ mà tin được một nhà sư ăn thịt chó nên chẳng ai nghe. Sắp đến giờ Linh Thứu hạ cánh mà dân chúng vẫn nhởn nhơ, thậm chí họ c̣n lo tổ chức đám cưới cho một cặp vợ chồng nọ.

Thấy ngọn núi đá vun vút bay lại mà dân làng vẫn vui cười, không biết làm sao, Tế Điên nhảy vào lễ cưới, ôm cô dâu chạy như bay. Dân làng đâu dễ để cho một ông sư ăn thịt chó cướp cô dâu của ḿnh được liền đuổi theo th́ đánh "rầm" một cái, một ngọn núi đá trên trời rớt xuống, nằm ngay trước Linh Ẩn Tự.

Khi đó dân làng mới biết Tế Điên đă cứu ḿnh. Ngọn núi đó là Phi Lai phong (đỉnh "bay lại đây"). Tế Điên giải thích cho dân làng đây là ngọn núi thiêng từ Ấn Độ bay qua, nghỉ một thời gian sẽ bay tiếp. Muốn đỉnh núi ở lại vĩnh viễn với xóm làng, hăy tạc lên núi đá 500 bức tượng Phật.

Ngày nay Phi Lai phong c̣n ở đó, chưa bay đi. Phi Lai phong chỉ cách Linh Ẩn tự một con suối nhỏ, cao 168m, có vô số hang hốc và khoảng 380 tượng Phật, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 10. Tại vách phía đông của Phi Lai phong có ba bức tượng khá cổ của năm 951, tạc đức Thích-ca, Quan Âm và Dược Sư.

Tượng lớn nhất của Phi Lai phong nằm trên vách phía bắc, đó là tượng Di-lặc thuộc đời nhà Tống (960-1270), tay cầm xâu chuỗi. Tôi leo lên Phi Lai phong, ḷng nhớ về Linh Thứu, chỗ mà tôi yêu mến nhất trong các chuyến du hành Ấn Độ. Đáng yêu thay những chuyện truyền kỳ, hiềm ǵ chúng có thật hay không có thật.

Gần Linh Ẩn có một ngôi chùa khác, đó là chùa Tịnh Từ, cũng là nơi có di tháp của Vĩnh Minh Diên Thọ. Tịnh Từ là chỗ Tế Điên một thời hoạt động tích cực. Chùa này không may bị cháy, Tế Điên liền lớn tiếng cho hay ḿnh sẽ kiếm gỗ xây chùa mới. Nói thế nhưng Tế Điên không đi đốn cây làm gỗ ǵ cả.

Trong chùa có một vị tri sự tên là Quảng Lương không ưa Tế Điên từ lâu, thấy thế muốn chế nhạo ông một phen nên làm ngơ không nhắc nhở ǵ cả. Đến gần ngày khởi công xây chùa, Tế Điên lên núi Nghiêm Lăng xin củi. Ông lại áp dụng cái kế của Kim Kiều Giác tại núi Cửu Hoa, chỉ nói xin chút rừng bằng miếng áo cà-sa mót củi.

Nào ngờ áo cà-sa của ông choàng hết núi, choàng tới đâu cây rạp tới đó. Tế Điên cho đem thả cây xuống sông, tưởng cây trôi ra biển, nhưng cuối cùng cây trồi lên trong giếng Hương Tích nằm ngay trong chùa Tịnh Từ và được 6 người lạ mặt vớt lên, đó là thần Lục giáp.

Quảng Lương hoảng hồn chịu thua, lấy cây xây chùa nhưng ḷng c̣n ấm ức về ông tăng ăn thịt chó. Lấy củi một hồi xong, Quảng Lương hô "đủ số", thần Lục giáp biến mất, nhưng thật ra ông đếm lộn, c̣n một cây nằm dưới đáy giếng. V́ lỗi đếm lộn mà Quảng Lương phải chịu đền cây thiếu, ông phải khổ sở lắm mới kiếm ra một cây thế chỗ.

Tôi tới chùa Tịnh Từ, chiếc giếng Hương Tích vẫn c̣n. Du khách tới đây ai cũng nhoài người xuống giếng để xem cây gỗ sót lại từ thời xa xưa. Chiếc giếng nhỏ và sâu, đường kính chừng 1m, không hiểu làm sao thần Lục giáp vớt được cây.

Du khách không không thắc mắc về chuyện đó, họ phải thấy cây củi trong chiếc giếng tối om nên người ta phải treo một cây đèn dưới giếng để thấy được cây. Về sau Tế Điên có để lại bài kệ lúc từ trần:

Lục thập niên lai lang tịch,

Đông bích đả đảo tây bích,

Ư kim thu thập qui lai,

Y cựu thủy liên thiên bích.

Sáu mươi năm bừa băi,

Vách đông đánh đổ vách tây

Đến nay thu nhặt quay về

Như xưa nước liền trời biếc

Nhưng Tế Điên sẽ không là Tế Điên nếu ông chết thật. Về sau có vị tăng gặp ông ở chân tháp Lục Ḥa, nằm bên sông Tiền Đường cách đó không xa. Ông có gửi thư về, báo sẽ về lại núi Thiên Thai.

Lục Ḥa bây giờ cũng là danh lam thắng cảnh của Hàng Châu. Đó là tháp xây năm 970 nhưng đến năm 1121 bị phá hủy và được xây lại năm 1899, ngày nay có chiều cao khoảng 60m.

Tế Điên về lại Thiên Thai th́ ngàn năm sau Tịnh Từ lại bị hủy hoại, cách mạng văn hóa trong những năm sáu mươi của thế kỷ này đă phá hủy ngôi chùa. Lúc tôi tới th́ Tịnh Từ mới được xây lại một phần, lầu trống đă có nhưng lầu chuông chưa ai xây.

Tế Điên đă vắng bóng. Đời này đâu c̣n chỗ cho một con người đắc đạo và hóm hỉnh như thế xuất hiện. Trong chùa Tịnh Từ ngày nay tôi t́m thấy tượng của Tế Điên, tưởng Tế Điên cũng mập mạp như Bố Đại ḥa thượng, nhưng không phải.

Ông gầy dơ xương, mặt mày vui tươi, tay cầm quạt mo. Trong chùa người ta không tiện tŕnh bày một Tế Điên ham rượu thịt nên chỉ có quạt mo, nhưng ra khỏi chính điện trong các sạp bán đồ lưu niệm là vô số tượng ông tay cầm đùi chó, tay kia quạt mo. Tôi khám phá cả một tượng Tế Điên bị chó cắn gấu quần, ḷng bỗng nhớ Tịch Thiên ở Na-lan-đà, Ấn Độ với bài kệ:

Con nai trên bàn ăn,

chưa hề sống hề chết,

chẳng bao giờ vắng bóng.

Đă không ǵ là Ngă,

sao lại có thợ săn,

hay thịt của thú rừng?

Ngày nay nếu Tế Điên có tái sinh th́ có lẽ ông phải ăn thịt nai như Tịch Thiên v́ loài chó đă biến mất trên nước Trung Quốc. Cách đây khoảng vài mươi năm nhà nước Trung Quốc đă cho diệt loài chó, v́ lư do nào th́ tôi không rơ.

Đi khắp từ nam xuống bắc, từ tây sang đông tôi không thấy bóng một tên cẩu tử nào cả. Họa hoằn lắm trên các vùng sơn cước có lúc tôi mới thấy một chú chó ngơ ngác, cứ mỗi lần như thế tôi lại nhớ Tế Điên ḥa thượng.
Nh́n h́nh ảnh của Tế Điên, tôi nhớ đến Bùi Giáng, nhà thơ mới xa chúng ta vài năm nay.

Bùi Giáng cũng gầy g̣ như Tế Điên, cũng bụi đời, cũng đi về cơi nhân sinh như Tế Điên. Tôi được gặp ông trong nhà một người bạn thân tại thành phố ***. Tôi vào khu vườn nhỏ bé đó đúng lúc Bùi Giáng đă ngồi sẵn trong đó. Bên ngoài ông không khác mấy với một người ăn xin đă già nhưng khuôn mặt tinh anh và cặp mắt sắc sảo làm tôi kính sợ.

"Đó, bồ-tát đó", người bạn nói để giới thiệu người tôi hâm mộ nhưng trước đó chưa từng gặp. Tôi biết Bùi Giáng với tính cách là một người làm vua trong cơi chữ nghĩa. Ông có thể hiểu ngộ những văn hào khó hiểu nhất của Đức, Pháp, Anh và dịch những tác phẩm của họ với một thứ văn chương trác tuyệt, trung thành với nguyên bản nhưng không gượng ép miễn cưỡng.

Và với tiếng Việt th́ ông vào ra như thiền sư vào chợ, ông phung phí, ông sử dụng, ông chơi đùa như trẻ con nghịch cát. Ông sống triền miên trong cơi thơ ca của ông để mỗi tiếng mỗi lời của ông có một chiều sâu, một ư nghĩa và chữ nghĩa của ông tự chúng xếp lại thành thơ. Chúng ta cho rằng ông "làm thơ" nhưng có lẽ ông không tự biết ḿnh làm thơ.

Bùi Giáng cũng như một người điên, cỡ Tế Điên. Ông cũng như Tế Điên h́nh như đến cơi đời này để dạo chơi, để đùa giỡn và cũng để giáo hóa cho con người thấy tất cả đều chỉ là tṛ ảo giác của sắc thân, của chữ nghĩa, của tư tưởng, chúng đều là chuyện đáng để đùa giỡn.

Từ chân tháp Lục Ḥa, Tế Công viết thư:

Ức tích diện tiền dương nhất tiễn,

Chí Kim do giác cốt mao hàn

Chỉ nhân diện mục vô nhân thức,

Hự văng Thiên Thai tẩu nhất phiên

Mặt dạn xưa từng đón mũi tên,

Lông xương nay vẫn dỡn chưa yên.

Chỉ v́ mặt thật không ai hiểu,

Về núi Thiên Thai lại một phen.

Tế Điên đùa trong cơi "lông xương" như Tịch Thiên với thịt nai thịt chóù. Đó là các vị giết hại sinh vật nhưng "mặt thật" của họ là cái vô sinh vô tử. Cũng thế Bùi Giáng đùa giỡn với chữ nghĩa, ông sử dụng những từ thô kệch nhất đến những ư tưởng ẩn mật nhất chỉ để nhân sinh thấy cái biến hóa lường ảo của một cái duy nhất.

Cũng thế mà Vĩnh Minh Diên Thọ, ngay trong chùa Linh Ẩn cổ xưa này đă chỉ bày cho thấy cái "tư tưởng" cái quan trọng nhất của Descartes cũng như thịt nai thịt chó, cũng như chữ nghĩa dở hay, đều là "vọng thức cả, chẳng can ǵ đến tâm".

Chúng ta thường lầm thức là tâm, thậm chí hay gọi chung là "tâm thức". Vĩnh Minh Diên Thọ trả lời câu hỏi về "tâm thức" của một vị tăng như sau:

"Như Lai Thế Tôn trên hội Lăng Nghiêm v́ ngài A-nan giản biệt rất rơ mà ngươi vẫn cố chẳng tin. Ngài A-nan lấy cái suy xét theo đuổi làm tâm, bị Phật quở đó. Cái suy xét theo đuổi đó là "thức"...

Ư là nhớ, đối cảnh khởi vọng đều là vọng thức, chẳng can ǵ đến tâm. Tâm chẳng phải có- không, có-không chẳng nhiễm. Tâm chẳng phải cấu-tịnh, cấu-tịnh chẳng nhơ. Cho đến mê ngộ phàm thánh, đi đứng ngồi nằm đều là vọng thức, chẳng phải tâm vậy. Tâm xưa chẳng sinh, nay chẳng diệt".


(36)- Hai sông kia là Amazona và Nil

(37)- Theo nhiều tài liệu, ông sống từ 343-287 trước công nguyên

(38)- Có tài liệu chép là Tử An, theo Lê Nguyễn Lưu, Đường thi tuyển dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa 1997

(39)- Sinh năm nào không rơ, mất năm 754

(40)- Bản dịch của Tản Đà, Ngày Nay số 80, 1937

(41)- Một chức quan nhỏ coi việc h́nh pháp

(42)- Trích Lê Nguyễn Lưu, sách đă dẫn

(43)- Bản dịch của Phan Huy Thực, trích Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử, giản ước tân biên, NXB Đồng Tháp 1997

(44)- Sinh năm 695 trước Lư Bạch 6 năm, mất năm 794

(45)- Ngũ Đài, Nga Mi, Cửu Hoa và Phổ Đà sơn

(46)- Làm vua từ năm 1004-1007





Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 592 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 2:23am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ BA: TRUNG QUỐC XỨ SỞ CỦA BỒ TÁT


CÔ TÔ THÀNH NGOẠI HÀN SƠN TỰ


Tô Châu không cách Hàng Châu bao xa, nằm trong đồng bằng hạ lưu sông Trường Giang, thuộc tỉnh Giang Tô. Tô Châu cũng được xem là thiên đường hạ giới như Hàng Châu, đă là kinh đô của nhiều triều đại rất cổ, trong đó có nhà Ngô cách đây trên hai ngàn năm.

Thời Đông Chu liệt quốc có một nhà vua nước Ngô tên là Ngô Hạp Lư. Năm 484 trước công nguyên, Hạp Lư lấy Tô Châu làm kinh đô và xây một cái thành bao quanh Tô Châu, đặt tên là thành Cô Tô. Theo một tài liệu cũ th́ thành Cô Tô dài 23,5km và có 16 cổng thành. Ngày nay thành Cô Tô không c̣n dấu tích ǵ nữa, chỉ c̣n hai cổng thành đă đổ nát.

Hạp Lư có con trai là Ngô Phù Sai. Phù Sai là tướng giỏi, đánh tan và thu tóm nước Việt. Vua Việt là Câu Tiễn phải chạy về miền nam, đóng tại Cối Kê, thuộc tỉnh Triết Giang ngày nay. Thế nhưng Phù Sai là người mê gái đẹp nên bị rơi vào bẫy của Phạm Lăi. Lăi là người của Câu Tiễn t́m kế phục hận Cối Kê.

Thật ra Cối Kê là một nơi trù phú, nó chính là Thượng Hải ngày nay nhưng hai ngàn năm trước Thượng Hải dĩ nhiên chỉ là một làng đánh cá. Phạm Lăi đi t́m mỹ nhân và kiếm ra được hai nàng, đó là Tây Thi và Trịnh Đán. Hai nàng này hẳn rất đẹp và cũng rất khỏe mạnh v́ theo Ngô Việt Xuân thu kể th́ hai nàng đi "hái củi và ngày nào cũng đập sợi trên sông".

Sau đó Tây Thi và Trịnh Đán khỏi phải "đập sợi" nữa v́ Câu Tiễn đem "trăm nén vàng" đến thôn Trữ La, quê của hai người đẹp, rước về cho tập múa hát và dâng cho Phù Sai. Phù Sai được cả hai người đẹp nhưng yêu Tây Thi hơn và cho xây một cái đài gọi là Cô Tô đài.

Cô Tô đài được xây trên núi Linh Nham, cách Cô Tô thành khoảng 12km. Núi Linh Nham chỉ cao có 82m nhưng đá núi có h́nh thù kỳ dị, Tây Thi đi guốc lượn lên đó nghe tiếng "leng keng". Cũng theo sách xưa kể lại, đài Cô Tô xây năm năm mới xong, "cao năm trăm trượng, rộng tám mươi bốn trượng".

Sau đó Phù Sai ở riết trong đài Cô Tô với Tây Thi, bỏ bê chính sự, cuối cùng quả nhiên bị Câu Tiễn diệt. Câu Tiễn lên ngôi vua th́ Phạm Lăi thấy nên xa lánh triều đ́nh, v́ hoạn nạn th́ Câu Tiễn chia xẻ nhưng danh lọi th́ chưa chắc ! Cuối cùng Phạm Lăi, con người đầy minh triết và nghệ sĩ đó, bỏ đi, cùng Tây Thi "giong chơi ngũ hồ rồi biệt tích".

Có thuyết nói Tây Thi bị vợ Câu Tiễn d́m chết tại sông Tiền Đường nhưng tôi thích thuyết Tây Thi đi chơi với Phạm Lăi hơn.

Về sau Lư Bạch và Bạch Cư Dị đến Linh Nham để sáng tác những bài thơ bất hủ về Tây Thi và mối t́nh khó kiếm đó. Ngày nay trên núi Linh Nham không c̣n dấu vết ǵ của Cô Tô đài cả. C̣n lại với thời gian là chùa Linh Nham xây thời nhà Lương (502-519).

Qua bao nhiêu triều đại, Linh Nham tự là đạo trường của tông Pháp Hoa, Luật tông. Thời gian đă nhiều lần hủy phá Linh Nham tự, ngày nay du khách t́m thấy ngôi chùa mới xây lại năm 1919 và 1932.

Hăy trở lại thành Cô Tô, ngày nay nó cũng đă bị phá hủy. Thế nhưng ở phía tây của thành, bên con kênh đại vận hà nối liền nam bắc, có một ngôi chùa nhỏ trường tồn với thời gian. Đó là Hàn Sơn tự. Một buổi tối nọ, trăng đă tàn, có người ghé đậu thuyền trên đại vận hà, nghe một tiếng chùa của Hàn Sơn tự và làm bài thơ:

Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô tô thành ngoại Hàn sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,

Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ.

Thuyền ai đậu bến Cô Tô,

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San (47).

Đó là bài Phong Kiều dạ bạc, tác giả là Trương Kế, ông vốn là một vị quan coi sóc chuyện buôn bán, sống cuối thế kỷ thứ 8. Bài thơ này đă trở thành giai thoại, Trương Kế lưu danh thiên cổ mặc dù chỉ làm vài bài thơ. Người đời sau có nhiều câu chuyện về sự tích của bài thơ này, nhất là thắc mắc chùa làm ǵ mà đánh chuông nửa khuya.

Nhưng có thế mới ra thơ, nếu chuông đánh buổi sáng sớm gặp lúc Trương Kế ngủ dậy lo đi coi sóc hợp đồng mua bán ngành sắt và muối th́ ngày nay đă không ai biết Hàn Sơn tự.

Tôi đến Hàn Sơn tự và t́m xem Trương Kế đă đậu bến nào. Đó là một kênh sông nhỏ, chiếc cầu Phong kiều chính là loại cầu ṿm cong cong như ta thường thấy tại Hàng Châu, Tô Châu. Hai bên cầu là bờ kênh trồng những cây phong, đó là "cây bến" của Tản Đà, loại cây có gỗ màu sáng, có lá như h́nh cờ Ca-na-đa.

Ngày nay cây phong cũng c̣n, chen lẫn với nhiều cây khác để nơi đây ngày tôi đến có một phong cảnh xinh đẹp lạ thường. "Lửa chài" của ngày xưa nay hẳn đă biến mất nhưng ngược lại tiếng chuông chùa nổi lên dồn dập. Tôi vào Hàn Sơn Tự, ngay cửa vào là bài Phong Kiều dạ bạc do Khang Hữu Vi đời Thanh viết chữ đại tự đứng măi với thời gian và mưa gió chào khách.

Hàn Sơn chỉ là một ngôi chùa nhỏ, được xây năm 502. Trong loạn Thái B́nh thiên quốc chùa bị phá hủy và được xây lại năm 1905. Chiếc chuông mà Trương Kế nghe tiếng thời nhà Đường đă bị mất và được thay thế bằng một chiếc mới. Chúng tôi may mắn được phương trượng chùa Hàn Sơn tiếp.

Ông chuyên viết chữ đại tự, trên tường treo đầy những bức thư pháp của ông, chỗ viết là một chiếc bàn dài kê dọc đầy những mực. Ông nói chậm răi: "Chùa Hàn Sơn chỉ là một chùa nhỏ, nó lưu danh chỉ nhờ một tiếng chuông. Thế nhưng, chúng ta là Phật Tử, chùa nhỏ chùa lớn không quan trọng, chúng đều chỉ là danh tự". Thanh nhă thay và cũng sâu sắc thay !

Chùa Hàn Sơn nhỏ nhưng tiếng chuông quá lớn nên ngày nay khách du lịch đến đầy nơi đây. Gác chuông đầy kẻ lên người xuống. Tôi cũng sắp hàng lên gác chuông gỗ nhỏ hẹp chỉ có chỗ cho vài người. Ôi tiếng chuông làm nao ḷng Trương Kế ngày xưa bây giờ nó vang lên loạn xạ, khi to khi nhỏ lẫn trong tiếng cười đùa của các thanh niên thiếu nữ mặc quần sọt.

Họ đánh một tiếng chuông lấy có rồi vội lên xe đi chỗ khác, đâu biết rằng trong chùa có nhiều điều đáng trân trọng nữa như kinh sách, bia đá của tiền nhân. Ít người trong họ không biết sau hậu điện của chùa có h́nh vẽ của người xem như một gă điên mà tên người đó chính là tên của chùa. Đó là Hàn Sơn, một cuồng sĩ của thế kỷ thứ 7, thường hay được nhắc chung với Thập Đắc.

Ngày đó Hàn Sơn là một bần sĩ sống trong hang đá trong núi Thiên Thai, là chỗ của Tế Điên ḥa thượng. Trên núi Thiên Thai có chùa Quốc Thanh nổi tiếng, bấy giờ do thiền sư Phong Can trụ tŕ. Hàn Sơn hay lui tới chùa này, chơi với Thập Đắc. Thập Đắc (lượm được) cũng không khá ǵ hơn, là một đứa trẻ bị bỏ rơi, được Phong Can lượm đem về chùa.

Thập Đắc quí Hàn Sơn, hay thu góp thức ăn, đựng trong một ống tre, cho Hàn Sơn mang đi. Thế nhưng Hàn Sơn không biết thân phận, đă không biết cám ơn chùa mà c̣n chửi đời. Sách Tống cao tăng truyện viết: "Hàn Sơn đi trong hành lang chùa, chốc chốc lại kêu gào chửi bới lăng mạ mọi người, hoặc là ngẩng mặt lên trời mà chửi đổng.

Các vị sư trong chùa không chịu nổi các gậy đuổi đi th́ Hàn Sơn lăn lộn, vỗ tay cười hà hà rồi bỏ đi, quần áo rách bươm, mặt mũi hốc hác, đầu đội mũ bằng vỏ cây hoa, chân kéo lê đôi guốc mộc". Hàn Sơn Thập Đắc thường bá cổ bá vai đi chơi với nhau và cũng thường lui tới chùa Hàn Sơn hiện nay ở Tô Châu.

Ngày nọ có vị quan tên là Lư Khâu Dẫn đến hỏi Phong Can, ở đây ai là người hiền. Phong Can là một thiền sư đắc đạo, cảm hóa được cả cọp, đáp: "Có Hàn Sơn tức là Văn-thù, Thập Đắc tức là Phổ Hiền, h́nh dạng như người nghèo, điệu bộ như người cuồng".

Lư Khâu Dẫn đến chùa gặp hai vị đó liền cúi lạy vái chào, các vị sư khác kinh ngạc hỏi: "Ngài là quan to sao lại cúi lạy kẻ cuồng phu". Hàn Sơn, Thập Đắc cười hà hà, nói "Phong Can lắm chuyện" rồi bỏ đi. Về sau Lư Khâu Dẫn đến t́m th́ Hàn Sơn chỉ la lớn "Các ngươi hăy cố gắng" rồi biến mất trong hang, để lại nhiều thơ ca. C̣n Thập Đắc cũng bỏ đi đâu không ai biết.

Ngày nay hậu thế c̣n lại Hàn Sơn thi tập do Lư Khâu Dẫn đề tựa và Đạo Kiều ghi chép, phụ thêm cả thơ của Thập Đắc và Phong Can, gồm hơn 300 bài, gọi chung là Tam Ẩn Tập. Sau khi Hàn Sơn biến mất rồi th́ chùa ở Tô Châu mang tên Hàn Sơn để nhớ đến vị cuồng sĩ này, trong chùa c̣n tranh tượng của Hàn Sơn Thập Đắc.


NINH BA, ĐẦU NGUỒN CỦA THIỀN TÔNG NHẬT BẢN


Ninh Ba, nằm trên bờ biển nh́n ra Nam Hải Quan Âm trên đảo Phổ Đà, là một vùng đất thiêng. Du khách ai cũng biết Thượng Hải, nào ngờ cách đó 200km về hướng nam có một vùng đất đă phồn vinh từ đời nhà Tần, cách đây 2300km, đó là Ninh Ba.

Đến đời nhà Đường, Ninh Ba trở thành một cảng biển quan trọng của Trung Quốc. Qua thời nhà Tống, năm 1127, khi triều đ́nh dời đô về Hàng Châu th́ Ninh Ba đóng vai tṛ quan trọng như ngày nay Thượng Hải đối với Bắc Kinh. Đến thế kỷ 16 th́ Ninh Ba đă đầy những tàu thuyền nước ngoài.

Trong những người lữ khách lui tới đó có những tăng sĩ đến từ một quần đảo tên gọi là Nhật Bản.
Thế nhưng tàu bè đâu phải là thứ làm Ninh Ba trở thành vùng đất thiêng mà từ rất xưa đây là nơi tụ hợp nhiều ngọn núi lạ lùng.

Như ta biết sau thời Tam Quốc là thời Tây Tấn của Tư Mă Yêm. Năm 282 trong thời đó có một ẩn sĩ tên là Lưu Thái Ha mộng thấy một vị tăng người Ấn Độ chỉ đường đi t́m xá lợi của Phật.

Ngày nọ Lưu Thái Ha đến núi Mậu sơn, nằm ở phía đông của Ninh Ba ngày nay, nghe dưới đất có tiếng chuông khánh, đào lên th́ thấy một bảo tháp, bên trong có một chung vàng chứa xá lợi Phật.

V́ hơn bốn trăm trước, A-dục Vương tại Ấn Độ cho xây "tám vạn bốn ngàn tháp" thờ xá lợi Phật nên núi Mậu sơn ở Ninh Ba được đổi tên thành A-dục vương sơn. Về sau Lưu Thái Ha trở thành tăng sĩ, có tên sư Huệ Đạt, ông cất tinh xá thờ xá lợi.

Năm 405, trong thời Nam Bắc triều, chùa chiền bắt đầu được xây dựng. Nhà vua Lương Vũ Đế, người hân hạnh được Bồ-đề đạt-ma giáo hóa, cũng cho xây thêm tự viện ở đây năm 522 và tặng tấm biển "A-dục vương tự". Về sau, vua Tống Cao Tông tự tay đề biển "Phật Đảnh Quang Minh chi tháp".

Theo bước các vị cao tăng như Tỉnh Am đại sư, Hư Vân ḥa thượng, tôi đến chùa A-dục đảnh lễ xá lợi. Kiến trúc của chùa ngày nay là từ thời nhà Thanh, tháp đựng xá lợi bằng gỗ đựng trong một tháp đá nằm trong xá lợi điện cao hơn 15m. Nơi đây trước khi mở tháp cho khách thập phương đảnh lễ các vị sư trong chùa tụng kinh và thực hành nghi lễ rất công phu.

Ngẩng đầu nh́n xá lợi treo trong tháp, tôi nhớ lại ḿnh đă đến ngọn đồi con, chỗ làm lễ Trà tỳ (Lễ thiêu xác ) đức Phật hơn 25 thế kỷ trước, nơi mà Huyền Trang nói rằng, ai nhất tâm sẽ t́m thấy xá lợi. Ngày nay trên đất Trung Quốc này của Huyền Trang, xa Câu-thi-na vạn dặm, tôi đă "t́m thấy" răng Phật gần Bắc Kinh, xá lợi Phật tại Ngũ Đài sơn và đây là lần thứ ba tại Ninh Ba trên bờ Nam Hải.

Sau chùa ta c̣n t́m thấy nhiều bia đá mà bia xưa nhất là của năm 833 thuộc đời Đường. Qua nhà Tống, chùa A-dục là đạo trường của Lâm Tế tông, các vị thiền sư như Tông Cảo, Đức Quang, Sư Phạm đều đă giáo hóa nơi đây và trong giới đệ tử ngày đó có nhiều người từ Nhật Bản qua học. Trong số đó có một người tên là Minh Am Vinh Tây (Eisai, 1141-1215) .

Minh Am Vinh Tây chính là người khai sáng Thiền tông tại Nhật và truyền tông Lâm Tế (48) qua Nhật. Mới 14 tuổi ông xuất gia, lên núi Tỉ Duệ tại Nhật học Thiên Thai tông. Sau đó ông thấy phải trực tiếp đi Trung Quốc. Năm 1168, ông lên đường đi Trung Quốc lần đầu, lúc đó chưa biết ǵ về Thiền tông cả.

Hai mươi năm sau, ông đến Trung Quốc lần thứ hai, lần này ông lên chùa Vạn Niên ở núi Thiên Thai và được thiền sư Hư Am Hoài Sưởng ấn chứng, một vị thuộc tông Lâm Tế. Về nước ông soạn bộï Hưng thiền hộ quốc luận, là người đầu tiên truyền bá giáo lư Thiền tông tại Nhật.

Cách Ninh Ba 35km về phía đông, không xa A-dục vương sơn bao nhiêu là một ngọn núi khác có tên là núi Thái Bạch. Khoảng năm 300 có một vị tăng tên là Nghĩa Hưng lập thảo am tu trên núi đó.

Ngày nọ trên ngọn núi vắng người đó có một thiếu niên đến cúng dường củi lửa và lương thực. Nghĩa Hưng hỏi tên tuổi th́ thiếu niên đó tự xưng là Thái Bạch. V́ thế núi được mang tên là núi Thái Bạch, am cỏ của Nghĩa Hưng có tên Thiên Đồng (thiếu niên cơi trời).

Đến đời Đường, năm 575 lại có một vị tăng khác tên là Pháp Xán tu học ở đây cũng được vị thiếu niên này hầu hạ cúng dường nên núi Thái Bạch càng được hâm mộ. Chùa trên núi Thái Bạch kể từ đời nhà Minh mang tên Thiên Đồng tự. Ngày nay đến Thiên Đồng tự ta thấy ngôi chùa xây trong thời nhà Thanh (1644-1911). Trong chùa có tượng Phật tam thế, hiện tại quá khứ và vị lai.

Chùa Thiên Đồng là nơi ghi dấu chân của nhiều vị thiền sư Nhật Bản mà quan trọng nhất là vị Đạo Nguyên Hi Huyền (49). Đó là một trong những vị thiền sư quan trọng nhất của Nhật, người đưa ḍng thiền Tào Động (50) qua Nhật. Đạo Nguyên được tôn thờ là "đại bồ-tát" và có tư tưởng "thâm sâu và quái dị nhất".

Đạo Nguyên mới lên bốn đă đọc thơ Đường, lên chín đọc A-t́ đạt-ma (51). Lên 15 tuổi, Đạo Nguyên học giáo pháp của Thiên Thai tông nhưng không vừa ư. Đạo Nguyên t́m đến thiền sư Minh Am Vinh Tây. Vinh Tây nói với Đạo Nguyên: "Chư Phật không ai biết ḿnh có Phật tính, chỉ có súc sinh mới biết ḿnh có Phật tính".

Câu nói khó hiểu đó mà Đạo Nguyên nghe qua th́ thấy có sáng sủa hơn đôi chút th́ không may Vinh Tây chết trong năm đó. Năm 1223 Đạo Nguyên quyết thân hành sang Trung Quốc. Đến chùa Thiên Đồng, ông nghe thiền sư Như Tịnh (52) khai thị "hăy xả bỏ thân tâm", Đạo Nguyên đại ngộ. Hai năm sau ông về nước, thành lập tông Tào Động tại đó.

Học tṛ hỏi Pháp Phật, ông chỉ đáp "với hai bàn tay trắng ta trở về cố hương, chẳng có chút ǵ gọi là Phật pháp cả...mây tan núi hiện". Mặc dù "không có ǵ để nói" nhưng ông để lại Chính pháp nhăn tạng (Shobogenzo), một tác phẩm đồ sộ với 95 quyển, một kiệt tác của Thiền tông Nhật Bản.

Sau núi A-dục và Thái Bạch gần Ninh Ba c̣n một ngọn núi huyền bí hơn nữa, đó là Thiên Thai sơn, cách khoảng 100km. Chúng ta thường nghe "Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai" th́ đó chính là ngọn núi này. Huyền sử chép hai chàng Lưu Thần, Nguyễn Triệu đời Hậu Hán (25-250) đi hái thuốc trong núi này gặp tiên.

Hai chàng ở với tiên nửa năm, nhớ nhà xin về th́ hậu thế đă trải qua bảy đời rồi. Hai chàng trở lại núi th́ không c̣n thấy tiên đâu nữa. Ngày nay người ta đến Thiên Thai sơn chắc chẳng c̣n ai được diễm phúc như hai chàng Lưu Nguyễn.

Thiên Thai sơn không chỉ là trú xứ của tiên nữ, đó cũng là nơi ẩn tu của Tế Điên ḥa thượng, của Hàn Sơn. Thiên Thai sơn là nơi núi rừng u thúy, thâm sâu hùng vĩ mà trong thời đại hưng thịnh nhất nơi đây có 72 ngôi tự viện, trong đó bốn ngôi được gọi là "tứ đại danh sát": Quốc Thanh, Vạn Niên, Thiên Phong và Cao minh tự.

Thiên Thai sơn là tổ đ́nh của phái Thiên Thai tông do Trí Khải (538-597) sáng lập. Thật ra Trí Khải là tổ thứ tư của Thiên Thai tông nhưng ông được xem là người thực sự sáng lập môn phái này.

Ông là người đầu tiên trong Phật giáo Trung Quốc hệ thống các trường phái Phật giáo với các chủ trương khác nhau, trong đó Thiên Thai tông chủ trương lấy Diệu pháp liên hoa kinh làm cơ sở. Năm 576 Trí Khải về giáo hóa tại núi Thiên Thai và từ đó mà tông phái của ông có tên Thiên Thai tông.

Trong số những người theo học Thiên Thai tông lại có một vị cao tăng xuất sắc người Nhật, tên là Tối Trừng (53).

Tối Trừng du học tại Trung Quốc năm 804, nghiên cứu giáo pháp Hoa Nghiêm và cả Mật Tông nhưng ông tiếp thu Thiên Thai Tông sâu sắc nhất. Tối Trừng đến núi Thiên Thai tham học với Đạo Thúy, cao tăng đời Đường.

Về lại Nhật Tối Trừng lập một thiền viện danh tiếng tại núi Tỉ Duệ (Hiei) và mất năm 822 tại đó. Tối Trừng để lại cho hậu thế khoảng 200 tác phẩm.

Hiện nay tại Trung Quốc khách chiêm bái t́m thấy núi Thiên Thai với ngôi cổ tự Quốc Thanh xây năm 598. Chùa gồm có 14 điện, tượng lớn nhất là Thích-ca mâu-ni cao 6,8m từ đời nhà Minh.

Ngoài ra ta c̣n t́m thấy 18 vị La Hán đẽo bằng gỗ từ thế kỷ 13, 14, trong đó có Tế Điên ḥa thượng. C̣n Thiền tông cũng như Thiên Thai tông đă suy tàn từ lâu. Tại Nhật Bản, Thiên Thai tông do Tối Trừng sáng lập, Thiền Lâm Tế do Vinh Tây và Thiền Tào Động do Đạo Nguyên khởi xướng đă bắt rễ nhanh chóng trong xă hội Nhật Bản.

Và bất ngờ thay, Thiền Trung Quốc tắt lịm trong thế kỷ 12 th́ tại Nhật nó bắt đầu có sức sống mănh liệt. Sau Vinh Tây và Đạo Nguyên là các thiền sư Nhật Bản xuất sắc như Tâm Địa Giác Tâm (1207-1298) , người đưa Vô môn quan sang Nhật, Nam Phố Thiệu Minh (1235-1309), người được Nhật Hoàng ban hiệu Đại Ứng quốc sư. V

ề sau vị thiền sư xuất chúng nhất của Nhật là Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku, 1686-1769), người đă giác ngộ bằng công án Triệu châu cẩu tử (54), và cũng là người đă nêu lên công án "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?". Bạch Ẩn là một thiên tài, ông đă phục hưng lại Thiền tông trong thế kỷ thứ 18 và là một họa sĩ, văn sĩ, nghệ sĩ tạc tượng xuất chúng.

Gần đây nhất ta có D.T. Suzuki (55) , người Nhật, là thiền sư đầu tiên của châu Á giới thiệu một cách có hệ thống Thiền tông đến với phương Tây mà tác phẩm hay nhất của ông phải là bộ Thiền Luận (56). Công tŕnh của ông xuất sắc đến độ có người cảm phục nói "ông đă đưa được nhiều người đến cửa".

Nhiều người phương Tây chỉ biết Thiền tông qua Suzuki, v́ thế mà có kẻ lầm tông phái này bắt nguồn từ Nhật. Họ không ngờ rằng suối nguồn đầu tiên của Thiền tông Nhật Bản là những họat động của Vinh Tây, Đạo Nguyên cách đây hơn bảy trăm năm gần một thành phố mang tên Ninh Ba tại Trung Quốc.


PHỔ ĐÀ SƠN (Putuoshan )


Lên thuyền từ Ninh Ba về Nhật không phải chỉ có Tối Trừng, Vinh Tây, Đạo Nguyên mà c̣n một vị khác mà tên tuổi c̣n lưu truyền đến ngày nay. Đó là Huệ Ngạc. Vị tăng sĩ Huệ Ngạc này không học Thiên Thai tông, cũng chẳng học Thiền tông mà đến tận núi Ngũ Đài sơn xa xôi vùng tây Trung Quốc để cung thỉnh từ đó một bức tượng Quan Âm, đưa về Nhật.

Đó là năm 916 (57). Ông mang được tượng về đến Ninh Ba và lên tàu đi về Nhật. Thế nhưng rời bờ không được bao xa th́ thuyền bị kẹt lại, dưới đáy biển bỗng trồi lên những bông hoa sen bằng sắt, chận đường ông đi. Huệ Ngạc thấy vậy mới lập nguyện sẽ xây chùa thờ Quan Âm ngay tại đảo gần nhất, bông sen liền biến mất.

Huệ Ngạc cho thuyền tấp đến ḥn đảo lân cận, lên bờ xây am tu hành tại đó, thành thật đặt tên am là "Quan Âm bất khẳng khứ" (Quan Âm không chịu đi). Ḥn đảo đó là Phổ Đà sơn thuộc quần đảo Chu sơn, đi tàu cánh ngầm từ Ninh Ba mất khoảng một tiếng đồng hồ.

Pho tượng Quan Âm linh ứng như thế nên dần dần Phổ Đà sơn trở thành đạo trường của Ngài. Khách thập phương đến đây chiêm bái bức tượng, tu bổ chùa Quan Âm bất khẳng khứ thành một tự viện to lớn và khám phá thêm trên ḥn núi này nhiều điều kỳ lạ.

T́m hiểu kỹ nguồn gốc của Phổ đà sơn ta mới biết một ngàn năm trước Huệ Khả đă có một người tu đạo tiên đến đây, đó là An Kỳ Sinh thuộc đời Tần Thủy Hoàng. An Kỳ Sinh sống ở vùng ven biển, chuyên chế thuốc trường sinh bất tử.

Ông được Tần Thủy Hoàng mời nói chuyện "ba ngày ba đêm" nhưng không chịu nhận chức tước, chỉ hẹn một ngàn năm sau đến t́m ông trên một ḥn đảo ngoài biển. Hẹn như thế th́ ngay cả Tần Thủy Hoàng cũng chịu thua, nhà vua cho Lư Sinh, Từ Sinh đi t́m nhưng sóng gió quá đành trở lui (58). Vài trăm năm sau An Kỳ Sinh c̣n Mai Phúc đời Hán và Cát Hồng đời Tấn đến Phổ Đà tu tiên.

Năm 847 thuộc đời Đường Đại Trung có một nhà sư người Ấn Độ tên là Thiên Trúc đến Phổ Đà, xuống một động đá nằm sát nước biển mà ngày nay ta gọi là động Hải Triều Aâm, đốt ngón tay để cúng dường Quan Âm. Huyền sử chép rằng Quan Âm tu luyện tại một ḥn núi gần đó, sau khi đắc đạo Ngài nhảy một bước để đến Phổ Đà.

Chỗ Ngài nhảy đến để lại một dấu chân lớn trên đá, tới nay vẫn c̣n, gọi là "Quan Âm khiêu" (cái nhảy Quan Âm). Từ thế kỷ thứ 10 đến 12, tại Phổ Đà sơn có 218 tự viện được xây dựng, trong thời gian đó có 3000 tăng sĩ tu học nơi đây và trong thời cận đại có một cao tăng nổi tiếng sẽ được kể đến sau.

Quan Âm là vị đại bồ-tát được Phật tử châu Á thờ cùng nhiều nhất. Trong bốn vị Bồ-tát th́ Văn-thù là vị đại trí, chủ trí huệ, nằm trên b́nh diện trí thức, xa xôi với tâm lư dân giă. Vị Phổ Hiền là vị đại hạnh, hạnh nguyện của Ngài quá mênh mông quá to lớn, người thường mấy ai nối gót được như Ngài.

Vị Địa Tạng là người chủ động cứu loài hữu t́nh trong địa ngục, đối với ta th́ xem ra cảnh này c̣n xa vời, có thể không bao giờ xảy ra cho ḿnh. C̣n Quan Âm, Ngài là vị đại bi, chuyên cứu độ cảnh khổ nhân sinh, ban bố niềm phúc lạc trên trần thế. Do lực niệm Quan Âm mà:

Xô ḿnh vào lửa lớn,

Hầm lửa biến thành hồ...

Hoặc trôi giạt biển lớn,

Sóng gió không thể ch́m...

Hoặc bị kẻ ác đuổi,

Mảy lông không tổn hại...

Hoặc giặc cướp vây quanh,

Giặc tức khởi tâm từ...

Bị xử sắp mất mạng,

Đao gẫy thành từng đoạn...

Hoặc tù ngục gông cùm,

Mở tung được giải thoát...

Bùa chú các độc dược,

Trở lại hành người hại...

Hoặc ác thú vây quanh,

Liền bỏ chạy tứ tán...

Quán Thế Âm tịnh thánh,

Chính là nơi nương tựa,

Trong khổ năo chết chóc...(59).

Quan Âm là người đưa mắt nh́n chúng sinh, lắng tai nghe mọi điều than thở để đi cứu giúp. Quan Âm không hề chỉ có dạng nữ nhân "Phật Bà" như Trung Quốc Việt Nam hay tŕnh bày, Ngài là một vị đại bồ-tát phát tâm rộng như không gian nên thân Ngài cũng bao la vô tận. Tranh tượng hay tŕnh bày Quan Âm "ngh́n tay ngh́n mắt" để nói lên khả năng ứng hiện của Quan Âm.

Tôi đến Phổ Đà để chiêm bái đạo trường của vị bồ-tát rất thông hiểu tâm tư con người này. So với Ngũ Đài của Văn-thù, Nga Mi của Phổ Hiền, Cửu Hoa của Địa Tạng, núi Phổ Đà sơn của Quan Âm chỉ là một ngọn núi thấp nằm ngoài biển.

Có ư nghĩa thay, vị trí của núi và đại nguyện của Quan Âm muốn cứu độ quảng đại con người b́nh thường nhất. Biển cả tượng trưng cho phiền năo luôn luôn bao trùm đời thường của kiếp nhân sinh và ngọn núi không quá cao nằm ngay giữa biển phù hợp tầm với của tất cả mọi người chịu nghe tiếng rào rạt của "hải triều âm".

Trên Phổ Đà sơn, am cỏ Quan Âm bất khẳng khứ ngày nay đă trở thành Phổ Tế tự, ngôi chùa lớn nhất toàn đảo, rộng hơn 36.000 m2, diện tích xây cất khoảng 11400m2. Phổ Tế được xây dựng năm 1080, ngày nay gồm có 7 điện, 12 ṭa tháp và 16 các điện khác như Già lam điện, Tổ sư điện, Tàng kinh các, La hán đường, Bạch vân lầu...

Điện quan trọng nhất là Viên Thông do vua Khang Hy cho xây dựng, thờ tượng Quan Âm cao 8,8m. Tôi đi dọc hai bên tường, nh́n ngắm "Quan Âm tam thập nhị ứng tùy h́nh", đó là 32 dạng tiêu biểu của bồ-tát tùy cơ ứng hiện. Quan Âm có thể mang h́nh ông quan văn, kẻ ăn xin, bà nội trợ, cô tiểu thư, vị vơ tướng...

Nét mặt của các vị đó diễn tả những con người thông thường như ta hay thấy trong nhà ngoài ngơ, không có nét ǵ của thần thánh cả. Những khuôn mặt người thường đó có một nét chung là hiền hậu gây cho ta ḷng thân cận với Quan Âm.

Tôi bỗng nhớ đến Đạt-lai lạt-ma mà tôi đă gặp tại Đức. Vị này cũng được xem là hiện thân của Quan Âm, ông cũng có một khuôn mặt b́nh thường tốt bụng, có một tiếng cười sảng khoái và một tiếng nói rất quen thuộc với tôi.

Sau Phổ Tế tự là Pháp Vũ tự, đó cũng là một ngôi chùa rất lớn với 8800m2. Chùa này được kiến lập từ năm 1508, đó là năm tăng sĩ Đại Trí từ Tây Thục đến Phổ Đà đảnh lễ, lập am gọi là Hải Triều am.

Trong chùa này có bức tranh đá nổi tiếng của họa sĩ Diêm Lập Bản đời Đường (668) vẽ h́nh Quan Âm. Trên núi Phổ Đà c̣n Cửu Long Quan Âm điện và Cửu Long bích, bức tường đá vẽ chín con rồng.

Hăy ra bờ biển để nghe tiếng sóng hải triều âm, từ dưới vọng lên, từ trong các động đá vọng ra, từ những khe núi mà nh́n lâu ta thấy dường như h́nh Quan Âm ẩn hiện. Ôi đây chính là Nam Hải Quan ÂÂm, chỗ mà Tôn Ngộ Không hễ gặp hoạn nạn là đằng vân về xin cứu giúp.

Nơi đây là nơi cầu nguyện của biết bao thế hệ, từ những chuyện cao quí nhất đến nỗi ḷng thường nhật nhất. Tại chỗ này ta c̣n thấy bia đá kỷ niệm nhà sư Thiên Trúc đốt tay cúng dường, cầu Quan Âm hiện tiền.

Ngoài khơi là một ḥn đảo dài thấp, nh́n như h́nh người nằm dưới biển nh́n lên trời cao, ḥn đảo đó cũng được khách hành hương xem là tượng Quan Âm thiên tạo để tập trung cầu nguyện. Bất ngờ thay, tôi đến tảng đá có ghi dấu "Quan Âm khiêu" c̣n rơ dấu chân của Ngài.

Vị bồ-tát Quan Âm mà một chân co lại tượng trưng cho sự tĩnh lặng, một chân duỗi ra biểu diễn ḷng từ bi sẵn sàng đi cứu độ, phải chăng chân ấy đă ghi lại nơi đây bằng một lơm đá có đầu có gót hẳn hoi. Không ai biết được điều đó, điều chắc chắc là nếu có ai được Quan Âm cứu độ th́ bản thân người đó cũng chẳng hay biết, bồ-tát ở hay đi đâu cần lưu dấu.

Ngài có đủ h́nh tướng để xuất hiện th́ cũng có muôn cách để cứu độ, kể cả nhắc nhở bằng tư tưởng, bằng sáng kiến, bằng trực giác. Người đời cứ đợi hoạn nạn xảy ra trước mắt mới trông chờ cứu độ, đâu có ai ngờ cuộc đời b́nh thường không có biến cố trong lúc tai họa có khả năng xảy ra, chính nó đă là một phép lạ.

Tôi nhớ nước Đức của năm 1989 trong quá tŕnh biến động chính trị ở phía đông. Ngày nay một nhân vật cao cấp kể lại, trong những ngày đó chỉ cần một tiếng súng duy nhất nổ ra là đă bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Cả triệu người vận động trong mấy tuần liên tiếp mà không có tiếng súng nổ.

Ai dám cho là một sự b́nh thường ? "Người đời, trong sự vô minh của nó, nó cứ tưởng ḿnh là người tạo tác duy nhất", tôi nhớ tới câu đó của Aùo Nghĩa Thư của Ấn Độ giáo.

Từ An Kỳ Sinh của thời Tần Thủy Hoàng hăy về với thế kỷ 20. Trong thời kỳ cận đại này cũng có một vị đại sư tu hành ở trên Phổ Đà, đó là Ấn Quang đại sư. Ấn Quang sinh năm 1862, là tổ thứ 13 của Tịnh Độ tông Trung Quốc. Ông qui y với Đạo Thuần ở Ngũ Đài sơn năm 21 tuổi.

Khoảng từ năm 26 tuổi Ấn Quang về trụ tŕ chùa Pháp Vũ trên núi Phổ Đà. Tại đây ông đă hai lần đóng cửa nhập thất rất lâu. Năm 1918 v́ quyên tiền in kinh nên sư Ấn Quang hay về Thượng Hải. Về sau Ấn Quang xây dựng lại chùa Linh Nham ở Tô Châu và mất tại đó năm 1940.

Tại Phổ Đà tôi được thăm lại chỗ ẩn tu của Ấn Quang trong Pháp Vũ tự. Nơi đây ông sống gần 30 năm, ngày nay người ta c̣n giữ lại bàn viết, pḥng ngủ, giường chiếu hài vớ của ông.

Trong Ấn Quang Đại sư kỷ niệm đường ngày nay ta đọc được câu đối: "Mạc nhạ nhất xưng siêu thập địa, Tu tri lục tự quát tam thừa" (Đừng ngờ một câu qua thập địa, Phải hay sáu chữ phủ tam thừa). "Sáu chữ "ở đây tức là "Nam mô A-di-đà Phật", sáu chữ đó bao quát cả ba thừa Phật giáo, thâu trọn tất cả các phép tu học.

Ấn Quang đă lĩnh hội ḷng từ bi của Quan Âm, để biết rằng trong thời đại ngày nay không c̣n mấy ai đủ sức tự lực để đạt Phật quả mà cần phải dựa trên phép tu tịnh độ để được văng sinh cực lạc bằng cách thành tâm niệm A-di-đà.

Ấn Quang biết người thường không phải ai cũng được như An Kỳ Sinh, như Tây Thiên, Huệ Ngạc, Bạch Ẩn hay Suzuki. Họ chỉ là những người b́nh thường, có họa th́ lo, có phúc th́ mừng, ngồi thiền th́ mỏi lưng, tụng kinh th́ buồn ngủ. Đối với họ đại trí của Văn-thù quá cao xa, đại hạnh của Phổ Hiền quá to lớn. Họ chính là đối tượng giải cứu của Quan Âm khi sống và khi chết th́ chỉ A-di-đà mới cứu được họ.

Đừng bắt họ hiểu Tính Không, họ không giải nổi công án, họ không thuộc hơn chục câu kinh. Có cách nào cho họ giải thoát không? Ấn Quang nói chỉ cần niệm "sáu chữ" là "phủ tam thừa". Đó là ḷng đại bi của Ấn Quang đại sư.

Rời Phổ Đà để trở lại đất liền, tôi đi qua rừng tử trúc, đó là một vùng mọc toàn thứ trúc màu đỏ tía. Đứng cao trên rừng tử trúc kỳ lạ đó là tượng Quan Âm cao 33m nh́n ra biển cả mênh mông:

Mắt từ nh́n chúng sinh,

Tụ phúc biển vô lượng,

Cho nên đáng đảnh lễ (60).

Đó là lời của Thích-ca mâu-ni trả lời Bồ-tát Vô Tận Ư
hỏi về Quán Thế Âm.


GIĂ TỪ TRUNG QUỐC


Trung Quốc với một cơi đất mênh mông và một Hán tộc lâu đời hiển nhiên là một nước lớn trên thế giới. Mặc dù c̣n biết rất ít về Trung Quốc và lịch sử nước này nhưng tôi dám nói đây phải là một dân tộc với một nền văn minh cổ nhất và một nền học thuật sâu sắc nhất của loài người.

Trước công nguyên hàng trăm năm, lúc con người c̣n mơ ngủ th́ người Trung Quốc đă bắt đầu nghĩ đến việc trị thủy, bắt đầu xây những công tŕnh vĩ đại mà ngày nay không ai dám nghĩ có thể hoàn thành. Đó cũng là thời kỳ mà nước Trung Quốc đă được thu về một mối với hàng trăm triệu dân, từ thời đó ư thức thống nhất của họ luôn luôn ngự trị trong những đầu óc tầm cỡ.

Trong lịch sử dài của Trung Quốc, những cuộc nội chiến của họ thường được chấm dứt bởi những nhân vật kiệt xuất và sau đó thường là một thời kỳ phát triển rực rỡ về văn hóa. Đời nhà Đường, nhà Tống, lúc châu Aâu c̣n nằm trong giấc ngủ dài của thời Trung Cổ th́ nền văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc đă lên tới tột đỉnh.

Qua đến thời nhà Nguyên, Minh, Thanh, mặc dù có khi kẻ cai trị là người "ngoại tộc" nhưng nền văn minh Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển. Và đến đầu thế kỷ này, châu Aâu đă phát triển qua được ba trăm năm sau thời kỳ phục hưng, súng ống của họ đă mạnh hơn sức sáng tạo của văn quan nho sĩ thời nhà Thanh và đă xâu xé nước Trung Quốc.

Người Hán tỉnh giấc mộng dài và sực thấy ngoài rợ Hồ ngày xưa c̣n có người phương Tây sẵn sàng xâm chiếm ḿnh. Người Trung Quốc phản ứng theo cách của họ và ngày nay ta có một nước Trung Quốc rộng mênh mông hơn bao giờ cả, nhưng nền văn hóa ngày xưa cũng chưa bao giờ bị lăng quên như bây giờ.

Hai nền tảng vĩ đại của ṭa nhà văn minh Trung Quốc là Lăo giáo và Khổng giáo đă làm gốc cho một nền học thuật khoảng 2500 năm. Nó là hai thái cực luôn luôn bổ túc lẫn nhau trong đầu óc của người Hán. Nếu Khổng Giáo lấy xă hội nhân sinh này làm đối tượng của nhận thức và hành động th́ Lăo Giáo t́m hiểu cái gốc của trời đất, của muôn vật và thuận theo đó mà ứng xử.

"Nội thánh ngoại vương" như thế là đầy đủ, về tư tưởng hầu như họ không c̣n ǵ để bổ túc nữa. Về giang hà, sơn lâm, hồ hải th́ Trung Quốc tự nó là một thế giới, họ không cần t́m kiếm xa xôi. Về dân tộc th́ Hán tộc của họ có số lượng cực lớn nhưng tương đối thuần chủng, ngôn ngữ, chữ viết khá thống nhất.

V́ những lẽ đó mà đi khắp các vùng Trung Quốc, từ Bắc Kinh Thượng Hải tráng lệ đến những vùng quê hẻo lánh, đời sống lầm than, tôi luôn luôn có cảm giác Trung Quốc là một cây cổ thụ vĩ đại sống đă ngàn năm. Nó bắt rễ từ những mảnh đất rất xa xôi, rất khác nhau; lam lũ thu hút những chất bổ dưỡng trong ḷng đất tối tăm để cho một thân cây sum sê lá cành.

Và trên những cành đó là nghệ thuật nở hoa đủ thứ màu, sinh trái đủ thứ vị. Từ hàng triệu con người cần cù không tên đó, qua những thế hệ mà ta hay đếm hàng trăm năm, một nền học thuật phong phú được sinh ra như đạo học, thi ca, văn học, thư pháp, âm nhạc, hội họa, gốm sứ...

Người Trung Quốc v́ những lẽ đó thường quá tự hào, cho rằng ḿnh có thể là một thế giới riêng, không cần phải du nhập điều ǵ từ bên ngoài cả, nội cái tên nước đă phản ánh tâm lư này rồi.

Chính v́ thế mà tôi càng ngạc nhiên hơn về cách mà người Trung Quốc tiếp nhận đạo Phật, một tôn giáo được du nhập từ Ấn Độ. Chúng ta hăy nhớ rằng Phật giáo đến Trung Quốc trong thế kỷ thứ nhất, khi Khổng Giáo và Lăo Giáo đă định h́nh hơn năm thế kỷ, khi nước Trung Quốc đă thống nhất dưới thời Tần Thủy Hoàng, khi chủ trương bảo vệ bờ cơi đă rơ với việc xây dựng Vạn lư trường thành.

Thế th́ tại sao những người Trung Quốc đầy tự hào đó lại mở rộng ṿng tay đón chào các loại kinh điển "ngoại lai" từ Tây Vực tới và thờ cúng một "người nước ngoài" là Thích-ca mâu-ni. Tôi phải tự trả lời cho ḿnh câu hỏi này.

Từ thế kỷ thứ nhất đến nay gần 2000 năm, Phật giáo để một dấu ấn quá đậm tại Trung Quốc tới mức khó hiểu. Từ phía cực tây như Đôn Hoàng với các thạch động nổi tiếng đến các quần đảo cực đông như Phổ Đà sơn, từ vùng Bắc Kinh lạnh lẽo với Linh Quang tự đến miền Hồ Nam với Huệ Năng xuất chúng, đi tới đâu ta cũng thấy chùa chiền tự viện của Phật giáo, nhiều hơn hẳn đền đài thờ đạo sĩ hay nho sĩ.

Hăy nhớ lại công lao hoạt động của người xưa mà ta chỉ có thể kể vài người tiêu biểu. Đó là công tŕnh phiên dịch và truyền giáo của các "Phạm tăng" Ấn Độ như Ma-đằng và Trúc Pháp Lan trong thế kỷ thứ nhất, An Thế Cao sau đó khoảng 100 năm.

Trong thế kỷ thứ 4 có Phật Đồ Trừng đến Lạc Dương năm 310, Cưu-ma-la-thập đến Hậu Lương năm 386. Năm 520 Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Quốc, khai sáng ḍng Thiền ở đó và từ đó Phật giáo vươn lên sống măi với thời gian. Ngược lại tăng sĩ Trung Quốc đi Ấn Độ cũng không thiếu mà những người nổi danh nhất là Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh. Đến thế kỷ thứ 11, 12 lúc Phật giáo suy tàn tại Ấn Độ th́ tại Trung Quốc, Phật giáo c̣n rực rỡ hơn tám trăm năm nữa.

Tôi chỉ có thể lư giải sự hưng thịnh này của Phật giáo bằng cách cho rằng tư tưởng đại thừa đă đáp ứng đúng đ̣i hỏi học thuật và tôn giáo của người Trung Quốc. Một mặt th́ Khổng giáo quá chú ư đến xă hội thế gian, cho cái siêu thế gian không thể tiếp cận được.

Mặt khác Lăo Giáo quá ít lời về Đạo, cũng cho rằng không thể nói về Đạo. Hơn thế nữa Lăo giáo cho triết lư hành động một nội dung "vô vi", hành động nhưng không có bất cứ chủ đích ǵ, điều này gây không ít hoang mang cho con người, nhất là con người mang đầy tính xă hội của Trung Quốc. Về sau người đạo sĩ Trung Quốc thường có h́nh ảnh một vị luyện linh đan, sống trường sinh bất tử, thường cỡi hạc đi chơi với mây gió.

Khi Phật giáo đến Trung Quốc trong thế kỷ thứ nhất, có người hiểu lầm đây là đạo Lăo v́ Phật giáo cũng nói về một cái Đạo "bất khả tư ngh́", nhưng ấn tượng đó sớm biến mất. V́ nếu Lăo Tử bỏ đời ra đi và được người đời tôn thành Thái Thượng Lăo quân th́ các tăng sĩ Phật giáo từ phương xa lại, dịch kinh điển và t́m cách nói về cái "không thể nghĩ bàn".

Người Trung Quốc lắng nghe và thấy đây là cái có thể chấp nhận được. Trong thời Nam Bắc Triều (420-588) nhờ Cưu-ma-la-thập, tư tưởng Trung quán của Long Thụ được truyền bá và Chân Đế (61) là người đưa Duy thức đến Trung Quốc.

Đến thời nhà Đường, Thiền tông và Hoa Nghiêm rực lên như một ánh đuốc trong nền văn hóa tôn giáo tại Trung Quốc. Hiển nhiên là Phật giáo đă trộn với Lăo giáo để thành Thiền tông Trung Quốc và với Hoa Nghiêm tông, người Trung Quốc thấy rằng có thể nói về một Tính Không, ít nhất là về cái "dụng" của nó.

Giáo lư đại thừa c̣n thích hợp với người Trung Quốc ở chỗ nó cho con người một h́nh ảnh lư tưởng, đó là h́nh ảnh bồ-tát. Đó là những người tuy hành động không vướng mắc nhưng có "tác ư" hẳn hoi, không quá khó hiểu như "vô vi" của Lăo giáo.

Hơn thế nữa, h́nh ảnh bồ-tát thơng tay vào chợ để cứu độ con người rất thích hợp với đầu óc thực tiễn của người Trung Quốc. Họ không thể quay lưng với xă hội, cỡi hạc rong chơi mà nghĩ rằng đời ḿnh phải làm ǵ cho có ích và nếu không phải để dạy dỗ giáo hóa th́ để làm ǵ. Hành động dạy dỗ là thái độ của Khổng giáo và nội dung giáo hóa là tư tưởng đại thừa.

Thú vị thay, nếu Thiền tông là sự tổng ḥa của Phật giáo và Lăo giáo, th́ ư niệm bồ-tát có một yếu tố của Khổng giáo. H́nh ảnh của các vị La Hán của Trung Quốc trong các đại hùng bảo điện nói lên điều đó.

Có vị th́ như cây khô ngồi trên cành thông mang h́nh ảnh của đạo sĩ, có vị da đen tóc quăn quên cả tam thế mang h́nh ảnh của A-la-hán Ấn Độ và cũng có vị tươi cười nh́n người đời, khuôn mặt như một vị sư biểu với ḷng sẵn sàng dẫn dắt.

Cả hai nền tảng Lăo giáo và Khổng giáo t́m lại trong nền Phật giáo Trung Quốc dấu ấn của ḿnh và đều làm cho triết lư đại thừa lớn mạnh hơn cả Ấn Độ. Các thiên tài tôn giáo Ấn Độ cần phải có một miếng đất đă cày bừa sẵn như Trung Quốc để tư tưởng họ có thể đơm hoa kết trái.

Từ nền Phật giáo đại thừa đó của Trung Quốc mà các ḍng truyền thừa lan qua Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại các nước đó, dĩ nhiên Phật giáo lại ḥa nhập với nền văn hóa bản xứ để thành một nền Phật giáo với bản sắc riêng, trong đó Thiền tông, Hoa Nghiêm, Tịnh Độ, Thiên Thai, Mật tông có thể ḥa quyện với nhau để ra những bồ-tát, thiền sư bản xứ.

Tuy khác nhau, nhưng trong ba nước đó đều có chung những nét giống nhau về giáo pháp, về triết lư nhận thức và hành động. Do đó trên bước đường tại Trung Quốc có khi tôi thấy ḿnh như ở trong một ngôi chùa nào quen thuộc, tiếng tụng kinh, mùi nhang trầm như vọng lại từ một mối chung.

Trung Quốc đă đóng vai tṛ đầu nguồn Phật giáo cho các nước vùng Đông Á, điều đó ta phải khâm phục thừa nhận. Ngày nay có nhiều tranh căi liệu Phật giáo Việt Nam từ Trung Quốc du nhập hay từ Ấn Độ trực tiếp truyền qua, dù coi trọng tính chất nghiêm túc của lịch sử nhưng tôi không thấy các cuộc tranh luận đó đóng vai tṛ ǵ đáng kể trong triết lư tôn giáo.

Trung Quốc là một nước với một nền học thuật thâm sâu, xứng danh ngang hàng với Ấn Độ, là những chiếc nôi của văn minh loài người. Hai nước đó nằm sát bên nhau có chung một dăy Hy-mă lạp sơn đầy huyền bí, cùng có chung một mái nhà mà từ đó những con sông thiêng băng núi rừng chảy ra biển cả.

Giữa Trung Quốc và Ấn Độ là Tây Tạng, đó lại là một vùng đất kỳ lạ, một nơi mà Phật Giáo phát triển lên một mức độ siêu việt hơn cả đại thừa.

V́ thế tôi thấy ḿnh phải đi Tây Tạng.


(47)- Bản dịch của Tản Đà

(48)- Tiếng Nhật: Rinzai

(49)- Tiếng Nhật: Dogen Kigen (1200-1253)

(50)- Tiếng Nhật: Soto

(51)- Bộ luận căn bản của Phật giáo

(52)- Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228), học tṛ của Tuyết Đậu Trí Giám

(53)- Saicho, 767-822, cũng được gọi là Truyền Giáo đại sư

(54)- Công án nổi tiếng của Triệu Châu "- Con chó có Phật tính không ? - Không !"

(55)- 1870-1966, tên Hán Việt là Linh Mộc Đại Chuyết
(
56)- Essays in Zen-Buddhism, bản dịch Việt ngữ của Trúc Thiên-Tuệ Sĩ

(57)- Có tài liệu ghi là năm 858

(58)- Theo Sử kư Tư Mă Thiên, bản dịch Nguyễn Hiến Lê. Điều thú vị là theo truyền thuyết của Việt Nam th́ An Kỳ Sinh về sau đến núi Yên Tử, Quảng Ninh Việt Nam để tu tiên. Yên Tử là tổ đ́nh của Thiền Trúc lâm.

Trên Yên Tử có một khối đá tự nhiên, nh́n giống như tượng đạo sĩ mặc áo choàng. Gần tượng đá có động Dược am (am thuốc) và Thung am (am luyện thuốc)

(59)- Trích Diệu pháp liên hoa kinh, Phẩm Phổ Môn thứ 28, Việt dịch của Thích Nhất Chân

(60)- Trích Diệu pháp liên hoa kinh, đă dẫn

(61)- Paramartha, 499-569, dịch các tác phẩm của Duy thức tông như Nhiếp đại thừa luận, Duy thức nhị thập tụng



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 593 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 2:37am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ TƯ: TÂY TẠNG HUYỀN BÍ


ĐỨC HẠNH CAO QUÍ


"Kongpo là một tỉnh ở miền Nam Tây Tạng mà dân vùng đó có tiếng là chỉ có tín tâm, không mấy người có tŕnh độ hiểu biết.Trong số các tu viện Tây Tạng th́ "Jokhang" tại Lhasa là thiêng thiêng hơn cả.

Trong đền có một tượng Phật rất xưa, tŕnh bày Phật Cồ-đàm hồi c̣n niên thiếu và được mang tên là Jowo [1]Rinpoche (Đức hạnh cao quí). Tượng Phật này được mang từ Trung quốc qua Tây Tạng cả ngàn năm trước và là phẩm vật của một công chúa lấy một nhà vua Tây Tạng thời đó.

Ben, một thanh niên vùng quê Kongpo, suốt đời mơ ước được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đền Jokhang và của tượng Phật thiêng thiêng nhất Tây Tạng. Một ngày kia, Ben đượÏc lên đường đi Lhasa để tận mắt được chiêm bái thánh địa này.

Sau một chuyến đi khổ nhọc, cuối cùng Ben đến kinh đô Lhasa, đi như người bị hớp hồn trong các con đường của "thành phố chư thiên" này...Nh́n thấy điện Potala, Ben thật xúc động, đó là nơi mà đức Quán Thế Âm đang hiện tiền dưới dạng của vị Đạt-lai lạt-ma.

Đáng xem thay, ḍng người vô tận đang đi ṿng xung quanh điện Potala! Thật là tuyệt vời, vẻ đẹp của điện Norbu Lingka, cung điện mùa hè của vị nguyên thủ quốc gia, với bao nhiêu chạm trổ và các bảo tháp đầy tính nghệ thuật. Cũng không được bỏ qua các tu viện đáng quí trọng nhất như Sera và Drepung, nơi đào tạo tăng sĩ.

Ben nhủ thầm: "May mắn thay cho ta, đời ta c̣n có thể thấy được những nơi này". Sau đó Ben vào đền Jokhang và ḱa, tượng Jowo Rinpoche trong thế ngồi liên hoa, to như người thật và toát ra một cảm giác tôn quí thầm lặng mà vĩ đại. Ben qú lạy trước bức tượng ba lần, nhưng lần nào cũng hầu như mắc kẹt với đôi ủng cũ kỹ và chiếc mũ đầy bụi của Ben cứ rơi xuống đất.

Ben cởi ủng, cầm mũ, đặt lên ḷng bức tương đang mỉm cười yên lặng và nói: "Hỡi Jowo Rinpoche, hăy coi chừng dùm các thứ này để cho con yên tâm tiếp tục chiêm bái". Ben đi chân không ṿng quanh bức tượng vàng, vui thích ngắm hàng chục ánh đèn dầu trên bục tượng và đủ các loại bánh trái để bên cạnh.

Ben cám ơn đức Phật toàn trí và dưới ḷng từ bi tỏa sáng của Jowo Rinpoche, Ben mạnh dạn lấy bánh, nhúng vào dầu thắp đèn và ăn ngon lành. Đáp lại ḷng từ bi của Phật, Ben hứa thành tiếng sẽ đón Phật bất cứ lúc nào tại Kongpo.

V́ làm nghề mổ heo, Ben hứa sẽ mổ con heo mập mạp nhất, cho đủ thứ gia vị để chiêu đăi Phật. Ben đâu biết rằng đạo Phật chủ trương không giết hại loài vật và hoàn toàn tin rằng lời mời của ḿnh sẽ được Phật nhận lời.

Ngay lúc đó th́ cửa mở toang, vị sư già giữ đền bước vào. Vị sư đứng sững người nh́n đôi ủng dơ bẩn và chiếc mũ rách nát trên ḷng đức Phật và nh́n thấy bột bánh đang dính vào râu của Ben.Vị sư giận giữ chụp đôi ủng và chiếc mũ trên ḷng tượng Phật, bỗng một tiếng nói huyền bí cất lên: "Dừng tay, các thứ này của đứa học tṛ yêu quí của ta xứ Kongpo!".Vị sư run bắn người, đi lui mười bước.

Ông nằm dài xuống đất và xin tượng tha thứ sơ suất của ḿnh. Sau đó ông rút lui, để Ben ở lại một ḿnh trong pḥng, để cho chàng thanh niên này tiếp tục nói chuyện theo cách riêng của anh ta với vị "Đức hạnh cao quí".

Sau đó Ben về lại với gia đ́nh tại Kongpo, nhưng tin đồn bức tượng nói chuyện với chàng đă về đến trước. Khi có ai hỏi ǵ về tin đồn đó, Ben chỉ nói lơ: "Ôi, thời buổi này chẳng biết tin nào đúng tin nào sai".

Người ta kể thêm rằng, bức tượng quả nhiên đă nhận lời mời của chàng Ben thật thà và hiện ra trước mắt chàng trong một ḍng suối gần nhà. Ben tḥ tay vào nước vớt tượng lên và mang bức tượng đi được một vài bước, nhưng cuối cùng v́ tượng nặng quá nên Ben để Phật rơi xuống đất.

Tượng ch́m xuống đất cả thước và mọi người đều có thể chiêm ngưỡng bức tượng đó.Đến ngày hôm nay, dân làng Kongpo vẫn c̣n đi ṿng quanh hố đất với dấu tích của Jowo đang mỉm cười và lạy tượng bằng cách cúi đầu sát đất. Đền Jokhang ở kinh đô Lhasa có thể rất xa nhưng người biết chuyện tin rằng vị "Đức hạnh cao quí" th́ ở rất gần họ" [2].

Khi dịch câu chuyện này, ḷng tôi xúc động v́ một lẽ: ai cũng có thể đến với đức Phật cả, đạo Phật không có lệ tuyển sinh. Chàng Ben có thể nhờ Phật coi chừng đôi ủng dơ bẩn và chiếc mũ đầy bụi của ḿnh, chàng vô tư mời Phật về nhà để chiêu đăi con heo mập mạp nhất.

Phật nhận lời và nghiêm túc giữ đồ cho chàng, vui vẻ nhận lời mời về thăm chàng, trong lúc Ben không biết tí ǵ về đạo Phật, cả chủ trương cấm sát sinh cũng không. Phật ra đời v́ "nhân duyên lớn", để đến với thế gian, đến với những người cần đến ḿnh, không hề phân biệt ai hơn ai kém.

Ngài đến cuộc đời không chỉ v́ Xá-lợi-phất đại trí mà v́ tất cả mọi ai c̣n bị vô minh vây phủ. Không có sự chọn lọc ai mới được là đệ tử của Ngài, ai cũng có quyền xem Ngài là thầy cả, ai cũng có quyền mời Ngài về nhà. C̣n sự b́nh đẳng nào lớn hơn ?

Giáo pháp thâm sâu của Phật th́ không mấy ai hiểu ngộ, chỉ dành cho các vị đại thượng trí, c̣n ḷng từ bi của Ngài th́ lan tỏa vô phân biệt như ánh mặt trời, đó là cảm nhận của tôi.

Tôi t́m hiểu thêm về nội dung câu chuyện hóm hỉnh này và khám phá thêm nhiều điều mới mẻ. Nhà vua Tây Tạng lấy công chúa Trung Quốc được kể trong truyện là một vị vua tên là Tùng-tán Cương-bố [3] , ông trị v́ khoảng từ 617 đến 649 sau công nguyên.

Ông lên ngôi năm 13 tuổi và chính là người kiến tạo kinh đô Lhasa. Các đời vua trước ông đóng đô ở lũng Yarlung, trên bờ sông Tsangpo, cách Lhasa khoảng 90km về hướng đông nam. Tùng-tán Cương-bố đă thiết lập nên một nước Tây Tạng hùng mạnh, trải dài từ nam Mông Cổ đến chân Hy-mă lạp-sơn. Nhiều nhà Phật học [4] so sánh Tùng-tán Cương-bố với A-dục-vương của Ấn Độ sống mười thế kỷ trước đó.

Đầu tiên nhà vua Tùng-tán Cương-bố cầu hôn công chúa Nepal, con vua Amsuvarman thời đó và được nhận lời. Nàng Bhrkuti lên đường đi Tây Tạng, mang theo tượng Bất Động Như lai [5], đến xứ đầy tuyết lạnh vắng người, trong đó chưa mấy ai biết đến đạo Phật. Bhrkuti được dân Tây Tạng yêu mến, được gọi là Belsa hay Trisung, có nghĩa "bà hoàng Nepal".

Sau Bhrkuti, Tùng-tán Cương-bố lại cầu hôn một công chúa khác, đó là nàng con gái Văn Thành của nhà vua Đường Thái Tông của Trung Quốc. Đường Thái Tông vốn là nhà vua mộ đạo lư, là kẻ đă tha tội vượt biên của Huyền Trang và hỗ trợ cho ông hoàn thành công tŕnh dịch kinh.

Thái Tông gọi người Tây Tạng là "Thổ Phiên", chê "man di", không chịu gả con, lấy cớ đă hứa gả công chúa cho nhà vua nước Thổ Cốc Hồn [6]. Tùng-tán Cương-bố liền đánh đuổi Thổ Cốc Hồn, đem quân đến tận Tùng Châu đe dọa Thái Tông. Ông cho người gửi đến cho Thái Tông một phẩm vật đặc biệt, đó là một thứ vũ khí được dát bằng vàng, yêu cầu nhà vua Trung Quốc "suy nghĩ lại".

Cuối cùng Thái Tông đồng ư, cho Văn Thành lên đường đi Tây Tạng, đó là năm 640. V́ việc này mà Trung Quốc rất ức Tây Tạng, gọi biến cố đó là "Thổ Phiên nhập khấu" (Thổ Phiên vào cướp).

Văn Thành mang theo về nhà chồng một bức tượng "tŕnh bày Phật Cồ-đàm hồi c̣n niên thiếu", đó là một bức tượng của thái tử Tất-đạt-đa. Văn Thành cũng được dân Tây Tạng yêu mến, được gọi là "bà hoàng Trung Quốc".

Tùng-tán Cương-bố và hai nàng công chúa không phải người thường. Nhà vua được xem là hiện thân của Quán Thế Âm, đến Tây Tạng để tạo cơ duyên cho giáo pháp. Trong thế kỷ thứ bảy, lúc tại Trung Quốc, Phật giáo ở trong thời đại hoàng kim vào đời nhà Đường th́ triều đại của Tùng-tán Cương-bố là kỷ nguyên mở đường cho giáo pháp vào Tây Tạng.

Hai "Bà hoàng" đều là hiện thân của nữ thần Tara, vị bồ-tát được dân Tây Tạng tin tưởng. Tara được xem được sinh ra từ "nước mắt" của Quán Thế Âm, nàng công chúa Nepal là nữ thần Tara sắc lục, Văn Thành của Trung Quốc là vị Tara sắc trắng. Nhờ các tượng Phật của hai nàng công chúa mang đến mà các ngôi đền được xây dựng, đó là cơ sở vững chắc đầu tiên của đạo Phật.

Dù Văn Thành là người thường hay hiện thân của bồ tát, nàng đă mang lại cho Tây Tạng một báu vật c̣n được ǵn giữ đến ngày nay, đó là bức tượng Tất-đạt-đa. Bức tượng này chính là Jowo Rinpoche (Đức hạnh cao quí), được thờ trong một ngôi đền tại Lhasa.

Đền này mới đầu được gọi là Trülnang, về sau mang tên Jokhang. Đó là ngôi đền và bức tượng được kể trong đầu chương này.

Đền Jokhang ngày nay vẫn c̣n và ai cũng được chiêm bái vị "Đức hạnh cao quí", người không phân biệt ai là vị đại trí Xá-lợi-phất, ai là chàng Ben thật thà miền quê Kongpo, là người nhận lời mời thọ thực của một ông đồ tể.

Đức hạnh cao quí đă thể hiện thành tâm vô phân biệt. Đó là lư do chính thôi thúc tôi t́m đường đến Lhasa Tây Tạng để đảnh lễ Tất-đạt-đa.


TỔ TIÊN TÂY TẠNG


Nếu ngày trước Govinda hay David-Néel đi Tây Tạng rất khổ nhọc th́ ngày nay người ta đến xứ này tương đối dễ dàng, nhất là thủ đô Lhasa. Khách có thể từ Kathmandu, thủ đô Nepal, bay đi Lhasa, mỗi tuần hai chuyến.

Nhưng cách đi hay nhất là đến Thành Đôâ, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, từ đây khách có thể dễ dàng đi thăm viếng Tây Tạng. Muốn đến Thành Đô ta có thể lấy máy bay từ Bắc Kinh, Thượng Hải nhưng tiện nhất cho khách nước ngoài là từ Bangkok.

Ngày nay mỗi ngày có một chuyến bay Bangkok-Thành Đô bằng đường bay South West Airlines của Trung Quốc, thời gian bay khoảng gần ba tiếng đồng hồ. Thành Đô lại là kinh đô nước Thục ngày xưa, là nơi khách có thể tham quan Nga Mi sơn, Lạc sơn, nên đến Thành Đô, khách có thể phối hợp nhiều lộ tŕnh tham quan hết sức thú vị [8].
Từ Trung Quốc khách có thể đi Tây Tạng nhưng phải có giấy phép đặc biệt.

V́ thế hầu như tất cả mọi người đều phải đi trong các tour do các văn pḥng du lịch tổ chức. Thành Đô là nơi tập trung khách đi Lhasa v́ từ đó mỗi ngày có một chuyến bay với South West Airlines. Từ Bắc Kinh, Trùng Khánh cũng có chuyến bay đi Lhasa nhưng mỗi tuần chỉ hai ba chuyến không đáng kể.

Từ Thành Đô đi Lhasa, tôi bay từ đông sang tây. Ra khỏi Thành Đô không bao lâu một vùng núi non bát ngát đă xuất hiện, đó là lưng dựa hiểm yếu của nước Thục ngày xưa. Vùng núi non thỉnh thoảng được cắt bởi những hẻm sâu vực thẳm mà một trong những hẻm núi hiểm trở đó là thượng nguồn sông Cửu Long.

Ôi, đă có một ngày tôi được bay trên đầu nguồn Cửu Long. Từ Thành Đô ta c̣n có một con đường bộ đi Lhasa. Tuyệt diệu thay nếu đời tôi được đi con đường đó, con đường băng núi bạt ngàn vượt qua vùng Đông Tây Tạng với những trang huyền sử. Con đường đó cũng dẫn đến suối nguồn của Cửu Long Giang mà tôi mơ ước được một ngày nếm vị ngọt của nó.

Hôm nay tôi sẽ đến Lhasa, "thành phố của chư thiên", nằm trên độ cao 3685m. Trên độ cao này không khí đă khá loăng, tôi chịu nổi không ? Tôi đă lên Zugspitze, đỉnh cao nhất nước Đức chưa đầy 3000m, đă đến Nga Mi sơn cao khoảng 3100m.

Thế th́ Lhasa phải là chỗ cao nhất xưa nay tôi chưa đến, độ cao của nó vượt hơn đỉnh Hoàng Liên sơn của ta khoảng nửa cây số. Tây Tạng là một một xứ sở kỳ dị, lớn rộng như Tây Âu, độ cao trung b́nh của nó khoảng 4500m. Dân của họ hết sức thưa thớt, quen sống vùng rẻo cao, ít người xuống được b́nh nguyên. Nguồn gốc của họ là từ đâu ?

Thời kỳ xa xưa của Tây Tạng ch́m sâu trong bóng tối của lịch sử, như nhà Phật học người Ư Giuseppe Tucci [9] nói, "không có bao nhiêu dữ liệu mà phải đoán ṃ từ những truyền thuyết tôn giáo".

Thế nhưng nhiều nhà địa chất và khảo cổ quả quyết rằng, đất Tây Tạng ngày xưa vốn nằm dưới đáy biển! Cách đây khoảng 40 triệu năm, bán đảo Ấn Độ di chuyển, va chạm vào lục địa châu Á mà đội lên thành Hy-mă lạp sơn và cao nguyên Tây Tạng ngày nay. V́ thế mà ngày nay người ta vẫn c̣n t́m thấy nhiều dấu vết của động vật sống dưới biển đă hóa thạch và nhiều hồ Tây Tạng là hồ nước mặn.

Tổ tiên người Tây Tạng, theo lời của chính họ, là một con khỉ ! Con khỉ đó không phải tầm thường, nó là một hiện thân của Quán Thế Âm, t́m đến một hang động lạnh lẽo trên núi cao để thiền định. Thế nhưng gần đó có một nàng ma nữ, gặp khỉ nàng khóc lóc than thở về mối cô đơn hiu quạnh của ḿnh.

Động ḷng từ bi, khỉ chịu chung sống với ma nữ và sinh sáu người con và đó là tổ tiên của dân tộc Tây Tạng. Ngày nay người Tây Tạng vẫn tự thấy ḿnh là sự tổng hợp của ḷng từ bi dịu hiền của khỉ và sự ĺ lợm tham lam của ma [10].

Tây Tạng có một số lượng dân cư hết sức thưa thớt. Thủ đô Lhasa ngày xưa, trước khi Trung Quốc xâm nhập năm 1959, chỉ có khoảng 30.000 dân. Thành phố lớn thứ hai là Shigatse với khoảng 12.000 dân, thứ ba là Gyantse với khoảng 8000 dân.

Toàn bộ dân tộc Tây Tạng chỉ gồm khoảng 5-6 triệu dân. Có lẽ không ai quan tâm đến dân tộc này và chỉ xem họ chỉ là một chủng tộc hoang sơ sống trên rẻo cao nếu Tây Tạng không có một nền văn hóa độc đáo. Trong nền văn hóa vô song đó đạo Phật đóng một vai tṛ chủ đạo, nhưng đạo Phật tại đó cũng không c̣n là Phật giáo Ấn Độ, cũng chẳng phải là Phật giáo Trung Quốc, mặc dù mối liên hệ với hai vùng văn hóa đó hết sức mật thiết.

Từ một xứ sở tưởng chừng như hoang sơ đó đă sinh ra và phát triển thành một trường phái Phật giáo thâm sâu, vừa đầy tính lư luận khúc chiết vừa đầy tính mật tông ảo diệu. Đến thời đại hiện nay Phật Giáo Tây Tạng tương đối c̣n sức sống trong lúc Phật Giáo tại Ấn Độ và Trung Quốc đă suy tàn.

Máy bay hạ dần độ cao, bay ngược ḍng một ḍng sông có chiều dài tổng cộng khoảng 2900km. Bên trái dưới máy bay là ḍng sông Yarlung Tsangpo, một ḍng sông anh em của Trường Giang, Hoàng Hà, Cửu Long. Nguồn của nó là dưới chân Ngân Sơn, ở miền tây Tây Tạng.

Đối với Tây Tạng, Tsangpo cũng quan trọng như Trường Giang với Trung Quốc. Nó phát nguồn từ một mạn-đà-la vĩ đại quanh Ngân Sơn [11] , tên của nó có nghĩa "chảy từ hàm ngựa", chảy từ đông qua tây, bọc quanh một ngọn núi tuyết cao trên 7700m rồi thẳng đường phía nam, lúc này nó mang tên Brahmaputra, xuyên qua Bangladesh chảy ra Ấn Độ dương.

Tsangpo chính là nơi các nhà vua Tây Tạng xây dựng cơ đồ. Theo truyền thuyết, một ngày nọ trong năm 313 trước công nguyên, có một vương tử Ấn Độ thất thế phải chạy ngược lên Hy-mă lạp sơn. Đó là thời kỳ hùng mạnh của triều đại Maurya tại Ấn Độ, có lẽ vị vương tử này v́ thế mà lánh nạn chăng.

Vượt tuyết sơn đến Tây Tạng th́ ông gặp dân chúng sống trong hang động, họ hỏi ông từ đâu tới. V́ bất đồng ngôn ngữ ông đành chỉ tay lên trời. Dân chúng tưởng ông từ trên trời giáng thế nên công kênh lên vai, tôn ông làm vua. Đó là vị vua đầu tiên, Nyatri Tsenpo. Vị vương tử may mắn này đưa văn minh Ấn Độ vào Tây Tạng, cho xây cất nhà cửa và đặt kinh đô bên ḍng Tsanpo, thung lũng Yarlung.

Khi Nyatri Tsenpo chết th́ huyền sử chép "theo một sợi dây mà lên trời"và sáu đời vua sau ông cũng theo cách đó mà giă từ nhân thế. Thế nhưng đến đời vua thứ tám, Drigum Tsenpo th́ "dây dứt", nhà vua này được chôn tại Yarlung và từ đó về sau lăng mộ các nhà vua Tây Tạng đều ở Yarlung cả, ngày nay vẫn c̣n.

Đến đời thứ 23, lúc đó là khoảng năm 371 sau công nguyên, thời nhà vua Totori Nyentsen, "trên trời bỗng rơi xuống nóc điện nhà vua"kinh sách bằng tiếng Phạn không ai đọc được. Trong một giấc mộng nhà vua được biết rằng, năm đời sau mới có vị vua đọc và hiểu được kinh sách. Đó chính là vị Tùng-tán Cương-bố nói trong chương trước.

Tùng-tán Cương-bố lên ngôi, nước Tây Tạng hưng thịnh chưa từng có và cùng với hai nàng công chúa nước ngoài, ông không những "đọc và hiểu" kinh sách tiếng Phạn mà c̣n xây đền tháp, gửi người đi tu học ở Ấn Độ, dịch kinh sách.

Căn cứ trên tư tưởng Phật Giáo, nhà vua ban bố "Thập thiện" và "Thập lục yếu luật" để dân chúng thi hành. Nhiều học giả cho rằng, kể từ đây nước Tây Tạng mới thoát khỏi t́nh trạng hoang sơ man dă.


TỪ LIÊN HOA SINH ĐẾN TÔNG-KHÁCH-BA


Sau khi Tùng-tán Cương-bố mất, nước Tây Tạng vẫn hết sức cường thịnh, thế nhưng Phật giáo rơi vào t́nh trạng suy thoái. Hai đời sau Tùng-tán Cương-bố là một nhà vua tên là Khí-lệ Tú-tán (sống khoảng đầu thế kỷ thứ 7), vị này cầu hôn được một nàng công chúa Trung Quốc tên là Kim Thành.

Kim Thành là một đệ tử Phật giáo thuần thành, mang về Tây Tạng nhiều vị sa-môn và kinh sách. Nhưng quan trọng nhất là bà đă tặng cho dân tộc Tây Tạng một người con trai xuất sắc, đó là Trisong Detsen [12], là vị vua đă chính thức cho Phật giáo du nhập Tây Tạng.

Thời đại của ông được xem là thời đại Phật giáo du nhập lần thứ nhất và cũng kể từ đây, lịch sử Tây Tạng không thể tách rời với các giai đoạn truyền bá của đạo Phật.
Trisong Detsen lên ngôi năm 12 tuổi, thời đại của ông c̣n huy hoàng hơn cả thời Tùng-tán Cương-bố.

Đây là thời gian mà Tây Tạng xâm chiếm cả Thanh Hải và Tứ Xuyên của Trung Quốc. Nhà Đường Trung Quốc cũng phải run sợ "thổ phiên" ở Tây vực, hàng năm phải nộp triều cống cho Tây Tạng. Thậm chí năm 735, v́ Trung Quốc thiếu phẩm vật, Tây Tạng đem quân vây cả Trường An.

Thế nhưng Trisong Detsen để lại cho đời sau không phải là những chiến tích mà là công lao du nhập Phật giáo vào Tây Tạng mà việc đầu tiên là mời Tịch Ho [13] . Tịch Hộ là một cao tăng thuộc phái Trung quán tông, là viện trưởng viện Phật học Siêu Giới [14].

Lúc Tịch Hộ đến Tây Tạng là lúc nơi đây vừa bị thiên tai dịch bệnh hoành hành. Các cận thần của nhà vua lấy cớ đó cho rằng Tịch Hộ chỉ mang tai họa cho Tây Tạng. Nhà vua khẩn cầu Tịch Hộ hàng phục ma quái nhưng ông từ chối và cho vua hay chỉ có một người có đủ thần thông khắc phục, đó là Liên Hoa Sinh [15].

Tương truyền rằng Liên Hoa Sinh sinh ra trong một hoa sen tại miền linh địa Ô-trượng-na [16] , một vùng tây bắc Kashmir. Ông là người hay sử dụng thần thông, chú thuật để nhiếp phục ma quái. Vừa đến biên giới Tây Tạng, Liên Hoa Sinh được đón tiếp bằng băo tuyết, mưa đá, bằng các tai họa thiên nhiên do các lực lượng ma quái thù địch gây nên.

Trong thời kỳ đó người Tây Tạng phần lớn đều theo đạo Bon (Bổng giáo), đó là tôn giáo thờ các vị địa thần, thần núi, thần sông, ma quái, kết bạn với họ và cũng sử dụng họ như âm binh. Dựa trên tâm lư này, Liên Hoa Sinh thi triển thần thông nhiếp phục các lực lượng này và thậm chí đưa các vị thần này về với chính pháp, cho họ có một chỗ đứng trong hệ thống Phật giáo.

Liên Hoa Sinh để lại dấu ấm sâu đậm nhất trong lịch sử Tây Tạng, ông là người sáng lập ḍng Ninh-mă [17], để lại vô số bí lục [18] về các phép tu học hành tŕ. Người Tây Tạng xem Liên Hoa Sinh chính là hóa thân của Thích-ca mâu-ni.

Nhà vua Trisong Detsen, được xem là hóa thân của Văn-thù sư-lợi, tận mắt chứng kiến khả năng phi thường của Liên Hoa Sinh và trở thành đệ tử của ông.

Theo lời Liên Hoa Sinh, nhà vua cho mời Tịch Hộ trở lại Tây Tạng và ba vị này là những người chính thức đặt nền móng cho Phật Giáo Tây Tạng bằng cách bắt đầu cho học tập và phiên dịch kinh điển và xây dựng đền Tang Duyên [19] năm 775. Đền này nằm ở phía đông Lhasa, cách khoảng 50km, đang từ từ hiện ra dưới cánh máy bay..

[20] Lịch sử cuối đời của Liên Hoa Sinh ra sao th́ không ai rơ, có người nói ông về lại Ấn Độ sau khi xây dựng chùa Tang Duyên, có kẻ cho ông ở lại Tây Tạng lâu hơn. Dù sao th́ đời của Liên Hoa Sinh được phủ bằng một tấm màn huyền thoại và điều đáng chú ư là người Tây Tạng vẫn xem ông hầu như c̣n hiện diện đâu đó, c̣n thiền định trong hang động lạnh lẽo hay đang sống dưới dạng của một con người ẩn danh.

Trong những năm cuối của thế kỷ thứ tám có một cuộc hội nghị quan trọng, được gọi là "cuộc tranh luận tại Lhsasa", nó để lại dấu vết quan trọng trong nền Phật Giáo Tây Tạng. Đó là cuộc tranh luận giữa Thiền Tông Trung Quốc và Trung Quán Tông Ấn Độ mà cuối cùng phái Trung Quán thắng thế.

Đó là thời kỳ hoàng kim của thiền Trung Quốc mà vị đại diện tại Lhasa là Đại Thừa ḥa thượng. Đại Thừa ḥa thượng chủ trương "đốn ngộ trực chỉ, phóng khoáng giáo hóa, bài xích giáo nghĩa, chống diễn dịch phân biệt" [21] . Phía Trung Quán có một vị luận giải rất xuất sắc, đó là Liên Hoa Giới [22] , học tṛ của Tịch Hộ.

Cuộc tranh luận này xảy ra năm 792 với sự có mặt của nhà vua, phe nào thắng sẽ trở thành quan điểm chính thống của Phật Giáo Tây Tạng. Như ta có thể tự đoán ra, Thiền Tông với chủ trương "bất lập văn tự" không thể nào tranh căi nổi với phái Trung Quán chuyên biện luận khúc chiết từ thời Long Thụ. Thế là quan điểm Trung Quán thắng thế và điều đó để lại ảnh hưởng không nhỏ đến ngày nay.

Sau Trisong Detsen hai đời là nhà vua Relbachen, trị nước từ năm 815 đến 836. Ông được xem là hiện thân của Bồ-tát Kim Cương Thủ [23] và trong thời kỳ này, Phật giáo thịnh hành chưa từng thấy.

Vô số đền đài được xây dựng, kinh sách được biên dịch, tăng sĩ Ấn Độ được mời đến Tây Tạng giáo hóa, tăng sĩ Tây Tạng được gửi đi nước ngoài học tập. Đây cũng chính là hiểm họa v́ triều đ́nh quá sức ưu đăi Phật giáo làm nhân dân oán hận. Đó chính là điều đă từng xảy ra tại Trung Quốc trong thế kỷ thứ 5, thời Đạo Vũ Đế.

Cuối cùng Relbachen chết năm 836, lư do không rơ, có thuyết cho rằng ông bị ám hại. Và cũng tương tự như thời kỳ sau Đạo Vũ Đế tại Trung Quốc, người nối ngôi Relbachen là một nhà vua tên gọi là Lang Darma, vị này lên ngôi liền đốt phá chùa chiền, tiêu diệt tăng sĩ. Đây là pháp nạn lần thứ nhất tại Tây Tạng.

Bất b́nh trước cảnh giáo pháp bị tru diệt, một tăng sĩ Tây Tạng có tên là Belgyi Dorje [24] giả tṛ biểu diễn múa vơ, hạ sát nhà vua năm 842. Sau đó Tây Tạng rơi vào nội loạn, Trung Quốc chiếm lại được đất đai đă mất nhưng rồi bản thân nhà Đường cũng bị tiêu diệt năm 905.

Khoảng cuối thế kỷ thứ 10, tại tây Tây Tạng có một vương quốc gọi là Guge bắt đầu quan tâm lại đến Phật Giáo và cho tăng sĩ qua Ấn Độ tu học, trong số đó có một vị đáng chú ư là Rinchen Sangpo [25] .

Vị này có thể được xem là Huyền Trang của Tây Tạng, đi Ấn Độ ba lần, tu học tại đó tổng cộng 17 năm và đem về Tây Tạng vô số kinh sách. Nhưng nếu Huyền Trang chỉ là nhà dịch kinh th́ Rinchen Sangpo c̣n là người xây dựng khoảng 108 tu viện tại miền tây Tây Tạng, trong số đó có tu viện Tholing nổi tiếng, c̣n giữ được đến ngày nay.

Rinchen Sangpo xuất chúng như thế nhưng ông c̣n tôn một vị tăng sĩ trẻ hơn ḿnh khoảng 25 tuổi làm thầy, đó là A-đề-sa [26].

A-đề-sa là một tăng sĩ tiếng tăm lừng lẫy, là giảng sư tại viện Na-lan-đà và Siêu giới. Ông đến Tây Tạng lúc đă 60 tuổi, tổng hợp giáo pháp của Trung Quán và Duy Thức, ḥa hợp quan niệm của Đại Thừa và Mật Tông, viết bộ Bồ-đề đạo đăng luận [27] nổi tiếng.

Đó là thời kỳ được xem là lần thứ hai truyền bá đạo Phật vào Tây Tạng, lần đầu là với Liên Hoa Sinh và Tịch Hộ. Khoảng vài trăm năm sau A-đề-sa, Phật Giáo Tây Tạng phát triển vượt bực, đồng thời tự chia ra nhiều hệ phái.

Khoảng đầu thế kỷ 12, nước Mông Cổ sản sinh một nhân tài kiệt xuất, đó là Thành Cát Tư Hăn. Bây giờ đến lượt Tây Tạng run sợ trước sức mạnh của Mông Cổ và chịu lệ thuộc. May thay, người Mông Cổ cũng như Tây Tạng, rất quí trọng nền lạt-ma giáo nên vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt bảo hộ Tây Tạng, cử một vị lạt-ma làm đại diện cho ḿnh tại đây.

Chế độ tăng sĩ nắm quyền bính bắt đầu từ đây và do đó mà sinh ra vô số phiền toái mà về sau ta sẽ biết. Trong thế kỷ thứ 14, đại sư Tông-khách-ba [28] ra đời, nhà cải cách tôn giáo quan trọng nhất, là người xây dựng nền Phật Giáo Tây Tạng của ngày nay.

Ông là người chỉnh đốn lại giáo luật, soát xét lại toàn bộ kinh điển và cũng là người xây dựng nhiều đền tháp quan trọng. Ông chính là người sáng lập tông phái Cách-lỗ [29], là tông phái của Đạt-lai lạt-ma và Ban-thiền lạt-ma c̣n truyền đến ngày hôm nay.

Trong các đền đài của Phật Giáo Tây Tạng, sau Thích-ca mâu-ni ta thường gặp tượng của Liên Hoa Sinh và Tông-khách ba.

Sau Tông-khách-ba th́ ḍng tái sinh của Đạt-lai lạt-ma được xem là người lănh đạo Phật Giáo Tây Tạng. Các vị lạt-ma này đều được xem là hiện thân của Quán Thế Âm, mỗi một vị là thân tái sinh của vị trước.

Vị Đạt-lai lạt-ma thứ 14 hiện nay sống tại Ấn Độ và cũng là người đại diện quan trọng nhất của Phật Giáo thế giới. Tác phẩm của ông ngày nay tràn ngập thế giới, luận giải của ông về Trung Quán là xuất sắc và thâm sâu nhất không ai bằng. Tôi được gặp ông tại Bonn, đă nghe ông giảng những điều hết sức giản dị về Phật Giáo.

Tiếng nói ông có một âm vang sâu thẳm và quen thuộc. Tiếng cười của ông sảng khoái và có chút hóm hỉnh, hầu như hé cho tôi thấy những ǵ ông đang đấu tranh cho quê hương Tây Tạng của ông chỉ là một chuyện thế tục mà ông phải làm, thật ra không hề quan trọng.

Hôm nay tôi đến quê hương của ông, sẽ đi thăm bái điện Potala. Theo huyền sử, tên Potala chính là trú xứ của Quán Thế Âm tại Nam Ấn Độ, thế nên Phổ Đà sơn ngoài khơi Ninh Ba chính là tên chữ Hán của Potala để chỉ trú xứ của Ngài tại Nam Hải Trung Quốc. Tôi đă đến Phổ Đà sơn, vài hôm nữa sẽ đến Potala tại Tây Tạng, sẽ làm trọn một ṿng đảnh lễ Quán Thế Âm.


NÓC NHÀ THẾ GIỚI


Máy bay hạ cánh ở sân bay nằm tại thị trấn Gongkhar, cách Lhasa khoảng 120km về phía nam. Đây hẳn là sân bay xa trung tâm thành phố nhất mà tôi đă từng đi. Thế nhưng đó là điều may cho tôi v́ Gongkhar nằm trên bờ nam của sông Yarlung Tsangpo mà con sông này th́ tôi muốn tận mắt ḿnh nh́n thấy.

Tôi ra khỏi cửa máy bay với tâm trạng ít nhiều hồi hộp, dưỡng khí đâu cho tôi thở ? Thế nhưng tôi quên ngay băn khoăn khi thấy cảnh vật hiện ra. Tôi nh́n quanh và nhận ra rằng đây là một vùng lũng thấp của Tây Tạng, xung quanh là sườn núi thoai thoải.

Trên sườn núi những vệt nắng rơ nét làm tôi chú ư, chúng có cái ǵ khác lạ. Màu nắng ban mai vào một ngày mùa hè rất tươi làm tôi vui thích, nhưng màu nắng này cũng có cái ǵ không giống màu nắng mà tôi hay thấy. Trên cao những đám mây trắng trôi lơ lững, tôi sớm nhận ra rằng chúng gần tôi hơn và sực nhớ ḿnh đang ở độ cao gần 3700m.

Ở độ cao này áp suất không khí chỉ c̣n khoảng 68% so với áp suất tại mặt biển. Không khí trong và loăng. Vài phút sau khi ra khỏi máy bay tôi chưa nhận ra thân thể ḿnh có ǵ khác lạ, nhưng chiều hôm đó tôi sớm biết.

Và trong những ngày sau, tôi biết thêm tại sao những vệt nắng in trên sườn núi tại gần sân bay lại rơ nét. Dễ thôi, những đám mây trắng nằm sát với mặt đất hơn, bóng của chúng đậm hơn và sắc nét hơn.

Ôi tôi đă lên tới một nơi mà lũng thấp của nó cao hơn các ngọn núi của miền đồng bằng. Nhưng không phải chỉ có thế, đây là một vùng đất kỳ lạ của một nền văn hóa độc đáo, của những thánh nhân sống đời viễn ly. Trên sườn núi xa xa kia, có vị nào đang hành tŕ thiền định ?

Phi trường Lhasa này chỉ là một là một sân bay nhỏ, khách đi bộ vào nhà lănh hành lư, may cho tôi khỏi phải leo cầu thang. Hơi thở tôi đă bắt đầu mệt nhọc, tôi cố thở hơi thật dài, nhớ có ai đó nói rằng hăy nghĩ đến huyệt đan điền ở bụng dưới, hăy dẫn khí vào đó.

Tôi đâu có bao giờ tập khí công, chỉ sau vài hơi thở tôi lại quên. Tôi sớm thấy rằng trái tim bơm máu và lá phổi lọc khí vốn ăn nhịp với nhau nay đă hoạt động loạn xạ. Điều dễ nhận ra là tôi thấy có khi ḿnh không mệt, nhưng vài phút sau lại thấy tim ngực ḿnh mỏi ră rời.

May cho tôi đă lựa đúng một ngày hè để đi Tây Tạng, nếu hôm nay mà nhiệt độ dưới không chắc tôi không chịu nổi. Tôi cho những chiếc va-li vào xe bus và tự nhủ sẽ không có việc ǵ phải làm đến lúc ḿnh về đến khách sạn. Theo kế hoạch của ban tổ chức tour, chiều nay chúng tôi được nghỉ.

Lên xe bus mỗi khách được nhận một tấm khăn lụa trắng choàng quanh cổ, đúng truyền thống chào khách và chúc lành của người Tây Tạng. Một nỗi hân hoan kỳ lạ chiếm lấy tôi khi xe chạy ngược ḍng Tsangpo đi về phía tây, bên mặt tôi là ḍng sông chảy từ Ngân Sơn thiêng liêng.

Từ đây nó sẽ chảy vài ngàn cây số nữa, làm một ṿng lớn ở phía tây của Tứ Xuyên, hầu như đến chào Nga Mi sơn, trước khi trút nước xuống Bangha Desh và phân ra vố số nhánh để chảy ra Ấn Độ dương. Ḍng chảy của nó c̣n rất xa mà lạ thay, nơi đây nó êm đềm như mặt hồ.

Hướng dẫn viên do hay mùa này nước cạn, quả nhiên ở giữa ḷng sông là không biết cơ man nào là đụn đất cát, giữa ḍng mà cây cối mọc xanh tươi. Màu nắng trong và tươi đến mức kỳ lạ, cảnh quan bao la bát ngát, một bên là sông rộng mênh mông ít nước, một bên là núi đá nằm xa xa. Tôi nghe Tây Tạng là xứ ít cỏ cây nhưng sao đây chỉ toàn một màu xanh thuần tịnh ?

Phải rồi, tôi đang ở thung lũng của Yarlung Tsangpo, đây phải là một nơi xanh tươi nên các nhà vua xưa của Tây Tạng đă chọn nơi đây thành lập kinh đô. Vả lại mùa này là những ngày hè với nắng ấm hiếm hoi, cây cối đang nứt chồi xanh, con người đang chăm lo vụ mùa lúa ḿ của họ.

Theo đường xe chạy, tôi bắt đầu thấy những người Tây Tạng với nhiều lớp quần áo màu đậm truyền thống của họ, tôi nhận ra họ vẫn quen mặc áo ấm ngay trong mùa hè. H́nh như trong bóng mát, vào mùa hè gió vẫn lạnh, tôi ngồi trong xe ngẫm nghĩ.

Nhà cửa của người Tây Tạng có h́nh khối lập phương, vách xây bằng đá tảng, mái bằng. Bốn góc trên nóc nhà là nơi có bốn cột cao khoảng một mét, treo phướn cầu nguyện nhiều màu. Có nhà chỉ treo hai cột, phải chăng có mức độ "cao thấp" giữa các nhà.

Phướn cầu nguyện là cái độc đáo của người Tây Tạng, không có nước nào khác theo Phật giáo mà có tục lệ này. Đó là những mảnh vải lụa nhiều màu in kinh chi chít, họ treo như những lá cờ, chúng bay phần phật trong gió và tung rải trong không gian mọi phước lành.

Tôi nhớ những lá phướn này tại Lâm-t́-ni và Bồ-đề đạo tràng tại Ấn Độ, chúng ghi dấu những người Tây Tạng đi hành hương rất xa. Mới nh́n qua những lá phướn bay trong nắng ta dễ tưởng có ai phơi áo quần mới giặt.

Tôi đă thầm trách như thế khi đến Bồ-đề đạo tràng ở Ấn Độ, ai đi phơi quần áo quanh gốc bồ-đề, chỗ Phật thành đạo. Nhưng không, nh́n kỹ th́ thấy chúng là vải lụa mang chi chít chữ Tây Tạng, hỏi ra mới biết phần lớn là nội dung của kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà ta hay gọi là kinh "Pháp Hoa", kinh Phật thuyết trong những ngày cuối đời.

Ngày sau khi đến Lâm-t́-ni, thấy những lá phướn này kết thành băng treo ngang dọc, tôi hân hoan đi dưới tiếng phất gió phần phật của chúng, ḷng nghĩ không biết bao giờ mới ngộ được nội dung Pháp Hoa.

Đi ngược ḍng Yarlung Tsangpo không bao lâu, xe đổi hướng băng sông đi lên hướng Bắc. Đây là nơi hai sông Kyi Chu và Yarlung Tsangpo gặp nhau, xe qua cầu sắt tiến về kinh đô Tây Tạng.

Ngày xưa các nhà vua Tây Tạng bỏ lũng Yarlung Tsangpo về Lhasa v́ lư do huyền bí nào không ai rơ nhưng cảnh quan càng đến gần Lhasa càng bát ngát xanh tươi. Tôi nhớ lại mô tả của Govinda trong "Con đường mây trắng" [30], rơ là trên cao nguyên này màu sắc khác hẳn dưới đồng bằng.

Đúng là tất cả các màu có một độ trong sáng và rực rỡ. Núi non có nhiều màu khác nhau, ngọn gần th́ có màu xanh lục của cây cối pha lẫn màu vàng của cát nằm đầy trên sườn núi. Các ngọn xa hơn có màu đồng đỏ và các ngọn xa hơn nữa có màu xanh dương.

Chúng nằm xếp bên nhau trên một khung cảnh hoành tráng của đất trời, phía dưới là nước sông trong vắt, phía trên là bầu trời xanh màu nhung thẫm. Những màu sắc này cống hiến cho những ai tận mắt thấy chúng, không thể mô tả bằng lời.

Không gian hầu như cũng khác so với b́nh nguyên, khoảng cách trong không gian không thể phỏng đoán bằng mắt. Núi non như nổi bật trong khung trời, nó tiến sát gần với chúng ta.

Có những ngọn núi mà tôi đoán rất gần nhưng khi thấy những đàn cừu nhỏ chi chít như đầu kim ăn cỏ trên sườn núi th́ mới hay nó nằm rất xa. Phải chăng không khí loăng tạo cho ta cảm giác như thế, tôi không thể giải thích.

Govinda kể lại cho Sangharaksh*ta [31] nghe về sự kinh ngạc của ông về màu sắc trên cao nguyên Tây tạng và Sangharaksh*ta cũng thừa nhận là đúng như thế. Sangharaksh*ta c̣n viết cả một chương sách nói về mối liên hệ giữa màu sắc trong thiên nhiên và trong các bức họa Thangka.

Tôi nhảy xuống xe để chụp h́nh Thích-ca mâu ni tạc bên vách núi, chỗ này c̣n cách Lhasa khoảng 18km. Bên cạnh Ngài là h́nh của nữ thần Tara, sắc trắng và sắc lục. Tôi sớm biết tại Tây Tạng người ta hay khắc họa h́nh tượng, thần chú, lời kinh lên vách núi để nhắc nhở và chúc lành cho lữ khách đi đường.

Tây Tạng là một xứ sở của 16.000 tu viện, là nơi mà người dân sống liên tục trong một tâm thức tôn giáo, là một vùng cao nguyên mênh mông mà trong nhà ngoài ngơ, trên núi dưới lũng, ở đâu cũng hiện diện một niềm xác quyết tâm linh, rằng vũ trụ là một thể thống nhất, con người là một phần của thiên nhiên, sống chết là một sự tương tục miên viễn.

Xe vào địa phận Lhasa. Ḷng tôi đang hân hoan bỗng chùng lại v́ những kiến trúc to lớn của người Hán hiện lên trước mắt. Tôi trở lại với thực tế, Tây Tạng bây giờ đă khác xưa.

Ngồi trên xe tôi thấy người bản xứ đang lầm lũi đi bộ, tay họ quay bánh xe mani liên tục, hẳn họ trên đường đi đến tham bái điện Potala. Nhưng thôi, tôi hết nh́n ngắm họ và thở một hơi dài nhẹ nhơm khi xe đến khách sạn Tibet, nơi tôi sẽ ở nhiều ngày.

Người làm thủ tục check-in cho tôi là người Hán, họ nói tiếng Anh hết sức hạn chế. May thay pḥng tôi ở tầng trệt, khỏi phải leo cầu thang. Người xách va-li vào pḥng cho tôi là một cô gái người Tây Tạng. Tôi mở va-li ra và thấy chai dầu gội đầu đem từ Tứ Xuyên lên không hiểu sao phồng lên như một cái bong bóng.

Ngay sau đó tôi hiểu là áp suất không khí ngoài chai dầu áp suất Tây Tạng thấp hơn áp suất Tứ Xuyên c̣n nằm phía trong nên chai phồng lên. May thay nó không bể. Tôi nh́n vào gương, bất ngờ thấy môi ḿnh tím ngắt.

Th́ ra không khí loăng không đủ dưỡng khí nuôi máu. Người ta nói chỉ cần nửa ngày là quen độ cao, tôi hy vọng thế. Tôi ráng ngủ nhưng đầu th́ nhức, tim th́ đập. Hỡi "Đức hạnh cao quí", xin hẹn ngày mai.


ĐỀN JOKHANG


Lhasa nằm trên bờ bắc của sông Kyi Chu, đó là một của vô số ḍng sông con chảy về Yarlung Tsangpo. Ngày xưa vua Tùng-tán Cương-bố dời đô từ lũng Yarlung về đây hẳn có nhiều nguyên nhân huyền bí ta không hiểu hết.

Ngày nay người ta chỉ c̣n nhắc lại lời công chúa Văn Thành, nàng cho rằng địa thế của Lhasa giống như bánh xe chính pháp của Phật, nàng là người Hán tộc mà biết quí trọng kinh thành thiêng liêng này biết bao. Nhưng lịch sử mỉa mai thay, ngày hôm nay, cũng những người Hán đang ngự trị và biến Lhasa, vốn được mệnh danh là "thành phố của chư thiên", thành một đô thị thế tục b́nh thường.

Nhưng thôi, tôi không muốn ḷng ḿnh bực dọc. Tôi phải chuẩn bị cho ḿnh một tâm thức tương ứng để đến tham bái vị "Đức hạnh cao quí" trong đền Jokhang. Khách sạn tôi ở cách trung tâm Lhasa chừng 4km về phía tây.

Xe chạy theo đường "Bắc Kinh đông lộ" để đến khu vực Barkhor. Barkhor không ǵ khác hơn là chợ của người Tây Tạng, đó là một khu bazar với vô số hàng quán bán đồ lưu niệm, trái cây, thức ăn, hàng tạp hóa, tranh tượng...Đến Barkhor là đến khu vực của người Tây Tạng, đây là nơi người dân bản xứ tụ họp chuyện tṛ, nghỉ chân, phơi nắng.

Bakhor cũng là nơi mà khách địa phương hay nước ngoài ai cũng đến, do công trường này nằm ngay trước đền Jokhang. Trong ngôi đền này là bức tượng thiêng liêng nhất Tây Tạng, bức Jowo Rinpoche mà tôi tự đặt tên là "Đức hạnh cao quí" hay "Bức tượng biết nói", dựa trên câu chuyện tôi đă kể trong một chương trước.

Người ta dễ ngạc nhiên về vị trí của đền Jokhang. Thông thường tại Tây Tạng, các tu viện đền đài nằm trên đồi núi cao, làng xóm ở dưới thung lũng và thực tế là các tu viện sau này tôi đi thăm cũng như thế thật. Thế nhưng Jokhang nằm ngay giữa chợ ! Tiếng ồn của chợ búa sẽ làm phiền các vị giác ngộ ?

Đến chợ Barkhor khách sẽ bị kêu réo mời chào, những tiếng gọi "cheaper, cheaper" bằng tiếng Anh đơn giản cứ đập vào tai những du khách như tôi. Dù mặt tôi xem ra là mặt người Hán nhưng v́ vai mang ba-lô, tay xách máy h́nh nên ai cũng t́m cách bán tranh tượng.

Nhưng không, tôi nhất định đi thẳng vào đền, đảnh lễ Tất-đạt-đa trước khi có một hoạt động mua bán nào. Vừa gần đến đền tôi gặp một đoàn người Tây Tạng. Tới đây th́ may thay, không ai thèm ngó ngàng ǵ đến tôi, những kẻ hành hương sùng tín đó chân đi chậm răi, tay quay mani, miệng ŕ rầm cầu nguyện.

Đó là đoàn người đi đảnh lễ như tôi, họ là "tăng", bạn hữu của tôi, là một trong tam bảo. Ôi, đáng quí trọng thay, đoàn người cùng đi đảnh lễ Đức Thế Tôn, họ đi quanh đền theo chiều kim đồng hồ. Vách tường bên ngoài đền đỏ thẩm, đúng màu truyền thống của tu viện.

Đến bên vách ngoài phía đông của đền mà bên trong là bức tượng Jowo, khách qú lạy vị Đức hạnh cao quí mà chưa cần nh́n thấy bức tượng. Họ nằm dài trên mặt đất để biểu lộ sự khiêm cung nhẫn nhục. Nhẫn nhục là một trong sáu hạnh ba-la-mật, tôi thầm nghĩ.

Đền này do công chúa Bhrkuti xây dựng, nàng là vợ của vua Tùng-tán Cương-bố. Tương truyền rằng chỗ xây đền ngày xưa là hồ nước mà lại là trái tim của một ma nữ, nó là người ngăn cản không cho ai được xây dựng bất cứ chốn thờ phụng nào.

Rồi cũng lại công chúa Hán tộc Văn Thành là người hiểu phong thủy và trấn được cuộc đất này. Nàng ném vào đó chiếc nhẫn ḿnh hay đeo và ra lệnh cho dê chở đất đổ vào hồ và chỉ loài dê mới được làm công việc đó. Theo tiếng Tây Tạng, dê là "Ra", là linh vật của thần hộ pháp Damcen, đất là "Sa".

Từ đó mà chốn này mang tên Rasa, dần dần biến thành Lhasa, tên gọi ngày nay của kinh thành. Cho nên ta có thể xem công tŕnh Jokhang là gốc của Lhasa. Từ năm 642 đến năm 653 ngôi đền này được xây dựng bằng những bàn tay của nghệ nhân Nepal. Trong ngôi đền đó, bức tượng Bất Động Như lai của Bhrkuti mang theo được thờ.

C̣n nàng Văn Thành cũng xây một ngôi đền khác gần đó và thờ tượng Jowo, đền đó ngày nay cũng c̣n, tên gọi là Ramoche. Chẳng bao lâu sau, để tỏ t́nh đoàn kết, hai nàng đem đổi chỗ của hai bức tượng và từ đó Jowo được thờ tại Jokhang.

Nhưng do đâu nàng Văn Thành lại có bức Jowo, đó là điều đă nằm trong bóng tối của lịch sử. Theo một truyền thuyết th́ bức tượng Jowo được vị thiên thần Ấn Độ chủ về nghệ thuật tên gọi là Vishvakarma tự tay tạo dựng lúc đức Phật c̣n sống. Bức tượng này đến Trung Quốc là do A-dục vương biếu tặng trong quá tŕnh ông truyền bá đạo Phật trong thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.

Tôi vào cửa đền th́ đến một cái sân vuông với vô số đèn. Những chiếc đèn cháy bằng mỡ trâu này toát ra một cái mùi kỳ lạ. Bên cạnh dàn đèn là một chiếc bàn thấp với khoảng mười vị lạt-ma đang tụng kinh.

Gần đó là cổng chính của đền, vào trong đó tôi sẽ thấy bức tượng Jowo mà tôi không bao giờ ngờ ḿnh sẽ được chiêm bái. Nhưng tôi chưa vội vào và đi theo một đoàn người đi ṿng ngôi chính điện theo chiều kim đồng hồ và quay tất cả các mani bằng đồng.

Đền Jokhang là một ṭa kiến trúc gồm có 4 tầng, mái mạ vàng, phần lớn các tranh tượng đều ở tầng một. Tổng thể diện tích của đền khoảng trên 25000 mét vuông, được chống đỡ bằng những cột gỗ, những cột này đều từ thế kỷ thứ bảy c̣n lại cho đến ngày nay.

Sau khi đi ba ṿng, tôi bước vào chính điện h́nh vuông qua một khung cửa gỗ. Cửa này cũng là bản gốc, có xuất xứ từ 13 thế kỷ trước. Vào đền tôi chầm chậm đi quanh theo chiều kim đồng hồ.

Đền nóng v́ các ngọn đèn, dưới chân tôi rin rít mỡ trâu. Những bức tượng đầu tiên đầu tiên là vị hộ pháp Palden Lhamo với cặp mắt to tṛn. Ngày trước có thể đó là những vị ác thần, ma quái đă được hàng phục và sẵn sàng hỗ trợ chính pháp. Đó chính là chủ trương của Liên Hoa Sinh và đặc trưng của Phật Giáo Tây Tạng.

Sau đó là bức tranh diễn tả cảnh dê chở đất đổ xuống hồ, minh họa lịch sử h́nh thành ngôi đền. Trong một khám thờ khác là một bức tượng tuyệt đẹp của Quán Thế Âm ngày tay ngàn mắt mà người Tây Tạng gọi là Chenrezi.

Bức tượng này th́ ngay cả Trung Quốc cũng ít nơi sánh kịp. Qua nhiều khám thờ với tranh tượng của Milarepa, của Tùng-tán Cương-bố, tôi đến vách phía đông của đền, đứng trước tượng Jowo, nín thở.

Tôi không biết ḿnh đă dùng cặp mắt ǵ để nh́n tượng, cặp mắt tôn giáo hay nghệ thuật hay khách quan nh́n ngắm và phân tích. Tôi không biết và không cần biết. Đó là một bức tượng tuyệt hảo.

Đức Thích-ca với khuôn mặt vàng sáng rực, nh́n xuống, đầu đội vương miện năm trí. Có lẽ đúng, bức tượng này do thần Vishvakarma, chủ nghệ thuật, tự tay tôn tạo. Khám thờ Jowo "Đức hạnh cao quí" ngày nay đă được ngăn bởi một lớp song sắt, ta đứng ngoài có thể nh́n vào nhưng không thể đụng tới.

Chàng Ben của tôi ngày xưa có thể nhờ tượng giữ mũ giữ áo nhưng ngày nay tôi chỉ có thể nh́n ngắm. Đứng trước bức tượng này là đă bao thế hệ tu sĩ và khách hành hương. Tôi nh́n bộ khăn quàng trên đầu tượng, nghe nói đó là của Tông-khách-ba tự tay làm lấy. Áo choàng cho tượng là của một nhà vua đời Minh cúng dường.

Tôi nh́n tượng bối rối. Tôi mang nhang từ ngoài vào nhưng ở đây tôi không có chỗ cắm, lớp song sắt đă ngăn tôi với tượng. Jowo từ bi nh́n tôi hầu như nói "không sao", tôi đành kẹp cả bó nhang vào một hốc bên cạnh và qú lạy bức tượng trên nền nhơm nhớp mỡ trâu.

Trong các đền Tây Tạng không có thùng đựng tiền bạc bố thí mà khách chỉ việc để vương văi khắp nơi, đó là điều tôi thấy kỳ lạ. Tôi không biết làm sao hơn là tḥ tay thật xa vào song sắt và thả xuống đất một tấm giấy bạc cúng dường. Trong đó người ta cũng đă bố thí nhiều, có thể lấy chổi mà quét.

Rời Jowo tôi đi chiêm bái tiếp các tranh tượng khác trong đền như của Liên Hoa Sinh nhưng ḷng cứ nghĩ đến tượng. Sắp ra khỏi đền, tôi nghĩ ḿnh sẽ không bao giờ trở lại Lhasa, mỗi lần đến đây là mỗi lần khó và có ai nói được ǵ về tương lai.

Người Tây Tạng chẳng hay nói, kiếp sau của bạn có thể tới trước ngày mai. Tôi quày quả đi lui đến trước tượng Thích-ca, đảnh lễ Ngài một lần cuối. Lúc tôi vừa từ nền đất rin rít mỡ trâu đứng dậy th́ đèn trong đền vừa tắt, tôi nhanh chân đi ra cửa gỗ, là người cuối cùng ra khỏi đền. Lúc đó là 6 giờ chiều, giờ đóng cửa Jokhang.


[1]- Có nơi ghi là "Jobo". Từ Tây Tạng phiên âm ra tiếng la-tinh thường thường mỗi nơi mỗi khác

[2]- Trích "The snow lion�s turquoise mane" của Surya Das, bản dịch "Sư tử tuyết bờm xanh" của tác giả, Nhà xuất bản thành phố Sài G̣n 1999

[3]- Tùng-tán-cương-bố. Có tài liệu cho rằng ông sinh cuối thế kỷ thứ 6 và mất năm 650, thọ 82 tuổi

[4]- Xem Lịch sử Phật giáo thế giới của Thánh Nghiêm, Nhà xuất bản Hà Nội 1995

[5]- Aksobhya

[6]- Tu-yu-hun, bộ lạc ở bắc Trung Quốc

[7]- Theo H.W.Schumann, Buddhistische Bilderwelt, Diederichs Munich 1986

[8]- Xem chương "Nhân kiệt không đời nào thiếu" trong phần thứ ba

[9]- 1894-1984

[10]- Theo "The door of liberation" của Geshe Wangyal. Chuyện này được Đạt-lai lạt-ma thứ 14 nhắc lại trong "The Dalai Lama at Harvard" của Hopkins

[11]- Xem chương "Con sông thiêng" trong phần thứ nhất

[12]- Hán Việt: Ngật-lật-sang Đề-tán (khoảng 740-798)

[13]- Santaraksita (750-802)

[14]- Vikramasila

[15]- Padmasambhava (sống khoảng cuối thế kỷ thứ 8)

[16]- Uddiyana, ngày nay thuộc về Pakistan

[17]- Nyingmapa

[18]- Terma

[19]- Samye

[20]- Theo H.W.Schumann, Buddhistische Bilderwelt, Diederichs Munich 1986

[21]- Theo Lịch sử Phật giáo thế giới của Thánh Nghiêm, Nhà xuất bản Hà Nội 1995

[22]- Kamalasila

[23]- Vajrapani

[24]- Hán Việt: Cát Tường Kim Cương

[25]- 958-1055

[26]- Atisa, 982-1054

[27]- Bodhipathapradipa

[28] - Tsong-kha-pa (1357-1419)

[29]- Gelugpa, có khi được gọi là phái Hoàng mạo (mũ vàng)

[30]- Govinda, sách đă dẫn

[31]- Sangharaksh*ta, Tibetan Buddism" của Sangharaksh*ta, Windhorse Publication










Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 594 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 2:57am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ TƯ: TÂY TẠNG HUYỀN BÍ


ĐIỆN POTALA VÀ D̉NG ĐẠT-LAI LẠT-MA


Tông-khách-ba cũng là người xây dựng nhiều tu viện nổi tiếng, c̣n lưu lại đến ngày hôm nay như Ganden, Drepung, Sera. Ba tu viện này nằm không xa Lhasa, về sau trở thành "ba trụ cột" của nền tăng lữ Tây Tạng v́ nơi đây đào tạo hàng ngàn tu sĩ và cũng là nơi tập hợp nhiều quyền lực chính trị.

Như ta biết, phái Cách-lỗ mũ vàng, đệ tử của Tông-khách-ba phát triển hoạt động mạnh mẽ sau khi ông chỉnh đốn lại nền Phật giáo Tây Tạng trong thế kỷ thứ 14. Nhưng măi đến năm 1578, Cách-lỗ mới phát huy cao điểm.

Đó là năm mà một vị sư trưởng tên là Sonam Gyatso [1] đi gặp nhà vua Mông Cổ Altan Khan (Yêm-đáp-hăn). Vị sư trưởng thuyết pháp cho quần thần và thông báo rằng nhà vua chính là hậu thân của đại đế Hốt Tất Liệt c̣n chính sư trưởng là hậu thân của Phát-tư-ba mà Phát-tư-ba lại là quốc sư của cả triều Nguyên dưới thời Hốt Tất Liệt ba trăm năm trước đó [2].

Nhà vua Mông Cổ Altan Khan tin nghe, động tâm theo đạo lư, là kẻ "suốt đời chinh chiến, từ đây đă xếp cung đao để tin sùng đạo Phật, dồn sức cho văn trị, lại theo Phật chỉ, cấm bộ chúng chém giết" [3].

Nhà vua tặng Sonam Gyatso danh diệu bằng tiếng Mông Cổ "Dalai", dịch âm là "Đạt-lai", dịch nghĩa là "đại hải" (biển lớn) và xem vị Đạt-lai lạt-ma này là một hoá thân của Quán Thế Âm.

Thế nhưng vị Đạt-lai lạt-ma không quên ḍng tu của ḿnh là từ Tông-khách-ba nên truy phong vị sư trưởng tu viện Tashilhungpo tại Shigatse là Gendun Drub làm Đạt-lai thứ nhất, vị tu viện trưởng kế thừa là Gendun Gyatso làm vị thứ hai và bản thân ḿnh là Đạt-lai thứ ba.

Kể từ đó sau khi mỗi vị Đạt-lai lạt-ma chết đi, người ta đi t́m vị tái sinh để đưa lên ngôi kế vị.

Khoảng đến đầu thế kỷ thứ 17, Tây Tạng rơi vào rối ren nội bộ, thế lực yếu dần trong lúc Trung Quốc và Mông Cổ phát triển quyền lực tới mức cao nhất. May thay sau khi vị Đạt-lai thứ tư mất năm 1617, người ta sớm t́m ra vị tái sinh.

Vị Đạt-lai thứ năm này tên là Losang Gyatso [4] và có lẽ là vị vĩ đại nhất trong cả ḍng Đạt-lai. Ông vừa là một nhà học giả uyên thâm vừa là một nhà chính trị và ngoại giao khôn khéo và là một kiến trúc sư xuất chúng.

Vị Đạt-lai thứ năm chính là người cho xây dựng điện Potala, công tŕnh này kéo dài từ 1644 đến 1692. Trong cuối đời, Đạt-lai thứ năm dành hết th́ giờ cho việc hành tŕ thiền định và để hết quyền bính cho người phụ chính.

Đạt-lai thứ năm mất đi khi công tŕnh xây dựng Potala c̣n dang dở và bên giường bệnh, vị phụ chính nhận lệnh của ông sẽ không thông báo việc ông mất cho đến khi Potala hoàn thành. Vị phụ chính giữ lời, cho người giả dạng Đạt-lai thứ năm trong các cuộc tiếp kiến, măi 13 năm sau mới công bố cái chết, đồng thời giới thiệu luôn vị thứ sáu.

Những điều bí mật này chỉ làm cho phái Cách-lỗ mất uy tín và sau đó vị Đạt-lai thứ sáu cũng không thọ được lâu, ông bị mưu sát năm 23 tuổi. Trước đó th́ tại Trung Quốc, bộ tộc Măn Châu diệt nhà Minh, giành thắng lợi và lập nên nhà Thanh.

Tuy nhà Thanh trọng đăi Tây Tạng nhưng có lẽ cũng chính v́ quyền lợi thế tục đó mà các vị Đạt-lai gặp vô số âm mưu sau những vách tường đồ sộ của Potala. Lịch sử Tây Tạng cũng rối ren và đẫm máu như các triều đ́nh khác ở châu Á.

Ta cần biết rằng phái Cách-lỗ mũ vàng cũng tiến hành các cuộc truy bức chống lại phái Hồng mạo mũ đỏ và ḍng Kamarpa trong nội bộ Tây Tạng, chống lại chính những người con Phật. Các phe phái của Tây Tạng cũng dựa vào lực lượng nước ngoài như Mông Cổ và Trung Quốc để làm cảnh nồi da xáo thịt.

Đọc lại tiểu sử các vị Đạt-lai, ta thấy đó là một chuỗi lịch sử đầy bí ẩn với âm mưu tranh giành quyền lực của những người phụ chính, trong và ngoài nước. Vị Đạt-lai thứ sáu chết lúc 23 tuổi. Vị thứ bảy bị lưu đày. Vị thứ tám không có thực quyền.

Vị thứ chín chết năm lên chín, c̣n là một đứa trẻ. Vị thứ 10 chết năm 21 tuổi. Vị thứ 11 chết năm 17 tuổi. Vị thứ 12 chết năm 19 tuổi. Người ta ngờ rằng, từ vị thứ chín đến đến vị Đạt-lai thứ 12, ai cũng bị chết v́ mưu sát cả [5]. Vị thứ 13 ra đời năm 1876, là người xuất sắc nhất chỉ đứng sau vị thứ năm, lập lại kỷ cương của Lhasa.

Trong thời kỳ của ông, các nước châu Âu như Anh, Nga bắt đầu ḍm ngó Tây Tạng, đồng thời Trung Quốc biến động dữ dội. Sau khi nhà Thanh mất năm 1911, quân đội Trung Quốc rút khỏi Tây Tạng. Đạt-lai thứ 13 từ Ấn Độ trở về năm 1913, tuyên bố Tây Tạng độc lập.

Trong năm đó có một hội nghị tại Simla Ấn Độ thảo luận và chấp nhận chủ quyền Tây Tạng, nhưng Trung Quốc không thừa nhận. Năm 1933 vị Đạt-lai thứ 13 mất, bảy năm sau vị thứ 14 lên ngôi, đó là vị Đạt-lai c̣n sống đến ngày nay.

Năm 1949 nước Cộng Ḥa nhân dân Trung Quốc được thành lập, năm sau họ đem quân chiếm đóng Tây Tạng. Năm 1959, vị Đạt-lai thứ 14 bí mật di tản qua Ấn Độ và ngày hôm nay Tây Tạng là một phần đất của Trung Quốc, được gọi văn vẻ là "khu tự trị".

Như thế là ḍng Đạt-lai lạt-ma, thuộc phái Cách-lỗ, là người lănh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng hơn 400 năm qua, kéo dài được 14 đời. Trong thời gian đó, kể từ thế kỷ thứ 17 đến nay, điện Potala là kiến trúc thiêng liêng nhất Tây Tạng, nơi đặt bảo tháp chứa di cốt của các vị Đạt-lai và cũng là dinh thự lănh đạo chính trị.

Thật ra Potala đă được xây dựng từ thời Tùng-tán Cương-bố, vị Đạt-lai thứ năm chỉ là người xây dựng lên qui mô ngày nay. Vị vua Tùng-tán Cương bố được xem là một hiện thân của Quán Thế Âm, ông đă chọn miếng đất thiêng liêng này, nó được xem là hiện thân của trời Đâu-suất trên trái đất.

V́ thế mà nếu Phổ Đà là trú xứ của Quán Thế Âm ngoài đông hải th́ Potala là cung điện của Ngài trên nóc nhà của thế giới.

Điện Potala là ngôi đền lớn nhất Tây Tạng. Tuy vượt xa các ṭa kiến trúc khác nhưng nó dựa lưng một ngọn núi mang tên là Marpori (hồng sơn) nên tuy ngôi điện hết sức uy nghi nhưng nó hài ḥa với khung cảnh xung quanh.

Trước ngôi điện là một quăng trường rất lớn để từ rất xa người ta có thể nh́n ngắm, cảnh quan thật là xứng đáng với tầm cỡ của điện. Ngôi điện có bề ngang khoảng 360m, được lợp bằng mái mạ vàng, với 13 tầng cao khoảng 120m so với mặt đường.

Tổng diện tích của điện lên tới khoảng 360.000 mét vuông. Ngôi điện màu đỏ mà người Trung Quốc gọi là "hồng cung" nằm trên cao, ngôi màu trắng màu trắng ở dưới. Ngôi màu đỏ là khu vực trung tâm của Potala, là nơi thờ tự thiêng liêng nhất của điện.

Trong lúc vô số người Tây Tạng tay quay bánh xe cầu nguyện, vai mang lễ vật đi ṿng quanh điện theo chiều kim đồng hồ để leo lên th́ xe bus chở chúng tôi được phép chạy lên tới đỉnh.

Tôi có chút tiếc nuối và xấu hổ, lẽ ra ḿnh phải đi bộ để tâm lắng đọng trước khi vào chốn ẩn mật của điện. Nhưng khi nh́n hàng trăm hàng ngàn bậc cấp và tự thấy hơi thở ḿnh c̣n gấp, môi ḿnh c̣n tím, tôi thầm cám ơn ban tổ chức tour biết sức du khách.

Lên tới chỗ xe đậu, tôi mới biết ḿnh c̣n phải leo bộ nhiều và sẽ c̣n đi qua vô số khám thờ, bảo tháp, pḥng thiền định. Không ai biết rơ trong ngôi điện mênh mông này có bao nhiêu gian, có người nói 750 pḥng, có tài liệu ghi 999 pḥng.

Vào nội điện, mùi đèn mỡ trâu làm tôi nhớ Jokhang và bức tượng Đức hạnh cao quí Jowo. Tôi biết rơ rằng các vị Đạt-lai từng trị v́ trong điện Potala này cũng đều đă được đăng quang tại Jokhang, trước mặt Jowo.

Ánh đèn mờ tỏ cho thấy tôi đang đi trong Tàng kinh các, đó là nơi cất chứa kinh điển. Kinh điển Tây Tạng làm bằng những khổ giấy hẹp, chúng được để rời không đóng gáy. Trong Potala các kinh điển quí báu đó đều được bọc bằng lụa đỏ hay vàng, chứa trong các khung gỗ đặt cao, du khách không rờ tới được.

Hệ thống kinh điển của Tây Tạng thật đáng ngạc nhiên cho một nước có khoảng 5-6 triệu dân, đó là một tập hợp đồ sộ của nhiều tạng kinh mà chữ Hán cũng chưa chắc có. Vài ngày sau, trong một tu viện khác tôi có dịp thấy hai người đang in kinh, cách làm thủ công.

Một trong hai người đó là một cậu bé khoảng 12 tuổi, khuôn mặt sáng rực, tay in kinh, miệng đọc thần chú. Cậu là tái sinh của ai ?

Sau Tàng kinh các, chúng tôi bắt đầu đi từ pḥng này qua pḥng khác với vô số tượng. Tượng đầu tiên tôi thấy trong Potala là A-đề-sa và các vị Đạt-lai và sau đó tôi không c̣n ghi chép nổi. Đây là A-đề-sa, vị tu sĩ mà tôi đă nhiều lần "gặp" trong các câu chuyện do chính ḿnh dịch ?

Đây là kẻ lữ hành người Ấn Độ đă từng tới cả đảo Sumatra của Indonexia ngày xưa, kẻ đă chịu đi Tây Tạng mặc dù biết trước v́ chuyến đi đó mà ḿnh sẽ giảm thọ 12 tuổi. Đây là kẻ mà mỗi lần có ǵ thắc mắc là cứ hỏi ư kiến của Quán Thế Âm, cứ như hỏi bạn thân.

Potala phải là một pháo đài kiên cố, đường đi quanh co không ai nhớ nổi. Tôi bỗng đứng trước các tượng của 13 vị Đạt-lai lạt-ma. Trong 13 vị đó, như ta đă biết, vị thứ năm là vĩ đại nhất, "le cinquième", có một người Pháp cất tiếng nói. Tượng của ông cũng to lớn hơn các tượng khác, công của ông rực rỡ hơn công các vị khác.

Trong ánh sáng của đèn mỡ trâu chúng tôi đứng trước tám ngôi tháp đựng di cốt của các vị Đạt-lai. Tháp được mạ vàng và mang nhiều ngọc quí. Tháp của vị thứ năm cao khoảng 15m và được bọc bởi 3700kg vàng.

Vàng bạc châu báu quả là không thiếu tại Potala, đó là một kho tàng của nghệ thuật tôn giáo và là nơi cất chứa không biết bao nhiêu tượng vàng. Đến trước một tượng của Di-lặc với cặp mắt xanh biếc, tôi nhớ lại Ung Hoà Cung tại Bắc Kinh và những ǵ Ngài nói về tự tính của "các pháp". Ôi,

tất cả "đều không có ǵ thành tựu cả", đó là cách nói về Tính Không của Ngài, nhưng đó là nhận thức của Ngài, c̣n nhận thức của người thường là khác. Một nơi tập hợp châu báu và quyền lực như Potala phải đánh thức ḷng tham của nhiều người, xưa cũng như nay.

Và ḷng tham phải gây đổ máu, tôi tự nhủ khi nhớ tới lịch sử của Potala vài trăm năm trước và mấy chục năm gần đây. Những chuyện đó vẫn đè nặng nơi tôi, lẽ ra tôi không nên có khi đi vào chốn ẩn mật này.

Hỡi Liên Hoa Sinh, ngày xưa Ngài đă hàng phục âm binh sao ngày nay không ra tay với các loại ma quái tân thời. Tôi hỏi thế khi đứng trước tượng Liên Hoa Sinh, bức tượng mà ai cũng nhận ra với cặp mắt trợn tṛn, môi có râu.

Người Tây Tạng ai cũng tin Ngài chưa hề đi xa, vẫn c̣n đó để ra tay khi đúng thời đúng lúc. Đạt-lai thứ 14 cho rằng trong đời này của ông, ông sẽ c̣n về lại đất Tây Tạng. Năm nay ông cũng đă 65 tuổi, liệu ông có lư ?

Chúng tôi được phép leo lên đến nóc điện, ở đây ta có thể nh́n ra xa. Thật là một cảnh quan hùng vĩ, xung quanh toàn là mái điện thếp vàng. Chỗ tôi đứng chính là chỗ mà Đạt-lai thứ 14 ngày xưa, lúc c̣n một đứa trẻ đứng nh́n xuống dưới mặt đất xa tít thấy trẻ con cùng tuổi chơi đùa.

Ông ước ao được xuống chơi với chúng nhưng không được, cuối cùng chỉ sắm cái ống nḥm, theo lời tự thuật của ông. Ngày nay chỗ trẻ con chơi ngày xưa đă trở thành chỗ bán đồ lưu niệm, chỗ đậu xe và tiếc thay, có không ít trẻ ăn xin ngồi chờ khách. Rời nóc điện tôi đi thăm chỗ ngủ, pḥng làm việc, pḥng tiếp khách, pḥng thiền định của các vị Đạt-lai.

Các pḥng này để nguyên không hề thay đổi kể từ ngày Đạt-lai thứ 14 ra đi. Tôi nhớ đến ông, nhớ lúc gặp ông tại Bonn. Tôi có cảm tưởng rằng ông thấu hiểu tất cả tệ hại của một hệ thống tăng lữ dính líu tới quyền lực của ḍng Đạt-lai của ḿnh, ông đă thấy nghiệp lực nặng nề của tổ tiên ḿnh để lại.

Song song ông cũng nh́n thấy hết tham vọng của chính quyền Trung Quốc đối với Tây Tạng, thể hiện trong những thế kỷ qua cũng như trong thời đại này. Ông biết rằng t́nh h́nh đen tối của ngày hôm nay tại Tây Tạng là kết quả của một chuỗi lịch sử mà những người lănh đạo ham quyền lực của Trung Quốc lẫn Tây Tạng đă gây ra.

Có nhiều lần ông nói, "tôi chỉ là một tu sĩ Phật Giáo thông thường". Qua câu nói đó tôi cảm nhận rằng đó không phải chỉ là sự khiêm cung cần có của một tăng sĩ mà sự đoạn tuyệt với quá khứ của chế độ tăng lữ sa lầy trong quyền lực thế gian.

Đi xuống dưới chân điện Potala tôi ra lại quăng trường trước mặt, nh́n ngắm lại lần cuối. Đồng hồ chỉ buổi tối mà trời c̣n sáng như ban ngày. Tôi sực nhớ Tây Tạng thuộc về Trung Quốc, ở đâu đồng hồ cũng chỉ một giờ, đó là giờ Bắc Kinh.

Bắc Kinh và Lhasa cách nhau dễ cũng bốn múi giờ nhưng Lhasa phải theo Bắc Kinh. Tám giờ tối của Lhasa nhưng trời c̣n sáng như bốn giờ chiều. Người Tây Tạng xem ra dễ tính, giờ giấc đối với họ sao cũng được. Nhưng một dân tộc vài triệu dân mà kinh điển của họ không thua Trung Quốc th́ phải hiểu họ có một nền văn hóa riêng biệt và độc đáo.


TRONG NHỮNG CON ĐƯỜNG LHASA


Tôi ít bị nhức đầu nhưng tại Lhasa, chứng này làm tôi mất ngủ. Thế nhưng tôi sớm biết lư do, nguyên nhân là do áp suất không khí. Trên độ cao này áp suất không khí thấp, lượng dưỡng khí loăng làm cho máu huyết mất thăng bằng và đó là lư do nhức đầu. Có một điều mà tôi không hề ngờ là mặt tôi vốn gầy nay to tṛn ra, nó cũng là hệ quả của áp suất không khí.

Có một người Trung Quốc trong đoàn du lịch, anh là dược sĩ cho tôi một thứ thuốc "chống độ cao", nó được ḥa tan vào ly nước và uống như uống trà. Tôi thử ngay. Tôi c̣n thấy một người Âu mang trên mũi một miếng băng như một vài cầu thủ bóng đá hay mang, tôi đoán là miếng băng đó "bơm" thêm dưỡng khí cho mũi.

Nói thế nhưng tôi không hiểu hiệu quả các thứ đó ra sao chỉ thấy ḿnh càng ngày càng b́nh thường dần. Phải chăng thân thể tôi đă tạo thêm nhiều hồng cầu để tiếp máu, theo lời một anh bác sĩ. Anh nói nhiều vận động viên muốn thêm hồng cầu trứơc khi thi đấu phải lên ở vài ngày cỡ độ cao này. Thế nhưng chứng mất ngủ vẫn c̣n dù tôi có thử uống bia để dễ ngủ.

Lhasa cũng có nhà máy bia, đó là điều làm tôi ngạc nhiên. Nhăn hiệu của họ ghi một cách hănh diện rằng, đó là nhà máy bia cao nhất thế giới. Tôi thích uống bia local, đó là cách uống bia b́nh dân nhưng đúng điệu, đi đâu uống bia xứ đó.

Đến Lhasa dĩ nhiên tôi càng uống bia sản xuất tại chỗ, nước làm bia hẳn là thứ nước trong vắt và tinh khiết chảy từ Hy-mă lạp sơn ra. Dĩ nhiên là nhà máy bia Lhasa do người Hán đem lên đây xây dựng nhưng nghề làm bia thật ra cũng là một nghề thủ công của người Tây Tạng xa xưa.

Thứ bia cổ truyền của Tây Tạngï mà tên gọi là "Chang" làm bằng một loại lúa mạch, thực ra cũng là một thức uống của giới mật tông, được uống trong lễ ra mắt giữa thầy và tṛ.

Tôi nhớ đến câu chuyện của Gampopa [6] , học tṛ của Milarepa, khi gặp thầy đầu tiên. Gampopa mới đầu theo học ḍng Cam-đan của A-đề-sa với giới luật hết sức nghiêm khắc, cấm uống rượu. Về sau Gampopa thấy không thích hợp với đời sống tu viện, ông ra đi, trở thành du sĩ.

Trên đường du phương Gampopa gặp Milarepa, vị này mời ông uống bia Chang v́ cặp mắt thánh nhân của ông đă thấy Gampopa chính là học tṛ của ḿnh. Gampapo từ chối không uống v́ ḷng c̣n mang nặng giới luật. Milarepa nhổ nước bọt vào mặt Gampopa, khinh bỉ thái độ câu chấp.

Hành động này lại đúng với một giấc mơ tiên tri của Gampopa khi đi t́m đạo sư, trong giấc mơ ông bị nhổ nước bọt vào mặt. Gampopa liền chụp sọ người đựng bia, uống một hơi và sau đó ở lại bên thầy ba năm học đạo và giác ngộ. Ngày nay tác phẩm Bồ-đề đạo thứ đệ của Gampopa vẫn c̣n là sách giáo khoa cho tu sĩ Tây Tạng.

Theo truyền thống bia Chang, ngày nay người Tây Tạng cũng thích uống bia như người Hán. Nhưng may thay, bia Lhasa không đựng trong sọ người mà trong chai, chai của họ thường là loại chai 0,7 lít.

Thế nhưng những người Tây Tạng sang trọng không uống bia đựng trong sọ người, chẳng uống bia chai mà uống bia lon, cho rằng như thế mới là quí tộc. Thế nên bia lon của loại bia Thanh Đảo kể cả bia lon nước ngoài cũng lên tới cao nguyên Tây Tạng.

Và dĩ nhiên ngày nay người ta uống bia là để lơ mơ chứ không phải để đi t́m sự giác ngộ như Gampopa nữa. Tôi uống bia cũng chẳng để t́m sự giác ngộ mà t́m giấc ngủ nhưng giấc ngủ vẫn không đến.

Tuy không ngủ bao nhiêu nhưng trên cao nguyên này tôi tỉnh táo một cách kỳ lạ. H́nh như khí trời trong và sắc màu lạ lùng ở đây làm đầu óc con người mở rộng, dễ tiếp thu, dễ cảm nhận. Đó là điều mà Govinda và bà David-Néel đều nói tới. Và điều tôi cảm nhận được nhất là ḷng hiếu khách của người dân Tây Tạng.

Mang một bộ mặt của người Hán, tôi tưởng ḿnh dễ bị người dân Tây Tạng có thái độ khó chịu hay thù địch. Thực tế không phải thế, người Tây Tạng rất thân thiện với nhau, với khách nước ngoài, với tất cả mọi người. Khi xe chở khách chạy ngang gặp người dân địa phương, tôi thấy lúc nào họ cũng hồn nhiên vẫy tay chào hay đứng nh́n chờ đợi một cử chỉ thân thiện để vội chào đáp lại.

Trên cao nguyên bao la với hàng triệu cây số vuông và với chỉ vài triệu dân, con người quá ít, quá quí, quá hiếm lúc gặp nhau nên truyền thống của họ là đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau lúc đi đường. Điều đó c̣n ghi đậm nét tới ngày hôm nay. Họ không có thái độ coi nhau như đối thủ mà các vùng với mật độ dân cư cao hay có.

Người Tây Tạng hẳn phải giống người Mông Cổ hơn người Hán xa. Nét mặt của họ rất đặc trưng, hai g̣ má cao, da nâu đen v́ ánh mặt trời quá trực tiếp. Thân thể họ cao lớn và mạnh khoẻ, họ phải là người chuyên đi ngựa trên vùng rẻo cao này. Đặc tính của nggười Tây Tạng là vừa rất sùng tín vừa rất dũng cảm.

Về đời sống xă hội và tâm linh, phải nói là họ sống hoàn toàn khác chúng ta, khác người Việt người Hán. Đối với họ sống là để phục vụ đạo pháp, đời sống vật chất chỉ là phương tiện thuần túy để vươn lên tới những đỉnh cao tâm linh. Quan niệm sống đó không hề chỉ được giới hạn trong các tầng lớp học thức mà bàng bạc trong toàn xă hội, kể cả trong những người không biết đọc biết viết.

V́ những lẽ đó mà họ không sợ cái chết mà cái chết đối với họ chỉ là một giai đoạn trong ṿng sinh tử miên viễn. Thậm chí cái chết c̣n phải là cơ hội để cho họ bố thí thân thể ḿnh cho chim muông ăn thịt, đó là lư do của tục "điểu táng" mà tại tu viện Drepung tôi được thấy một băi đất dành cho tục lệ này.

Nếu đă hy sinh được thân ḿnh cho chim muông th́ họ chẳng tiếc ǵ phải xả bỏ thân ḿnh cho niềm tin tôn giáo, đó là động cơ sâu xa của ḷng dũng cảm vô bờ của họ. Ngày nay nhiều sách vở c̣n nhắc lại những chuyện thực đầy anh dũng của các tu sĩ và tín đồ nam nữ Tây Tạng khi bảo vệ đất nước và tu viện của họ chống lại quân đội người Hán.

Ngày nay nếu Tây Tạng có một nền ḥa b́nh tạm thời là v́ vị Đạt-lai lạt-ma chủ trương bất bạo động chứ thật ra người Tây Tạng không ngán ngại một lực lượng nào cả.

Chủ trương của vị Đạt-lai thật ra không làm vui ḷng tất cả người Tây Tạng. Ngồi trên xe đi giữa đường phố Lhasa, thấy những cảnh tượng b́nh thường, tôi c̣n buồn ḷng huống hồ ǵ người Tây Tạng.

Đường Bắc Kinh đông lộ dẫn tôi về trung tâm thành phố chạy ngang một ṭa nhà vĩ đại mang tên China Telecom, nó được lắp bằng kính rực rỡ, phía trước hai người lính bồng súng đứng yên như tượng. Có người Tây Tạng nào vào đó để gọi điện, tôi tự hỏi.

Nhưng tại sao lại có lệ lính bồng súng đứng canh, tại chính mẫu quốc tôi không thấy có. Đi thêm một đoạn là "Trung Quốc ngân hàng", ṭa nhà cũng bề thế vĩ đại, cũng lính đứng canh, ai sẽ vào đó để gửi tiền, lấy tiền ?

Người Hán có thói quen là xây đường rất rộng, quăng trường rất lớn, Bắc Kinh cũng như Thành Đô đều như thế cả. Tại Lhasa họ cũng xây những đông lộ, tây lộ rất rộng, các nhà mặt tiền nằm san sát cửa sắt, vách lợp gạch men trắng.

Đó là kiểu đô thị của Tứ Xuyên đem lên Lhasa. Họ xây hàng trăm cửa hàng giống nhau như những giọt nước và cho người Tây Tạng thuê làm ăn buôn bán. Mỗi bảng hiệu đều phải đề chữ Hán trân trọng, to lớn ở giữa, phía trên được ghi chữ Tạng. Các bảng hiệu đó lại giống hệt nhau, chỉ tên gọi và hàng hóa là khác.

Và đi ngoài đường, ngày nay đâu chỉ có người Tây Tạng mà người Hán xem ra đông hơn, ta chỉ cần nh́n áo quần là biết. Hỏi ra, người Hán có chủ trương di dân đi Tây Tạng, ai lên trên vùng giá lạnh và khí loăng đó mà định cư sẽ được nhiều thuận lợi của Nhà nước ban cho.

Nh́n những người Tây Tạng đi lầm lũi trên phố xá bỗng tôi nhớ thời bắc thuộc của Việt Nam mà ḿnh chỉ biết trong sách vở. Chắc những người Hán chỉ có một bài duy nhất, đó là sự đồng hóa dân địa phương bằng chính sách di dân, bằng tiếng nói, bằng văn hóa, bằng phong tục tập quán.

Nhưng không phải chỉ có thế, tôi tự nhủ khi thấy một đoàn cồng-voa với khoảng trên 30 chiếc xe quân sự bít bùng với những tài xế người Hán trẻ măng, tay mang găng trắng, xem ra từ đường xa mới đến Lhasa.

Ḷng tôi bực dọc vô cớ, lái xe trong mùa hè sao lại mang găng, họ là ai trong đất nước này mà mặt mày tỏ vẻ lạnh lùng kiêu ngạo ? Những người áo quần màu thẫm vẫn đi lầm lũi dưới đường. Ôi, đáng thương thay, một nước chậm tiến bị một nước chậm tiến đô hộ.

Không phải chỉ có ngôn ngữ,ø văn hóa và súng ống Trung Quốc có mặt tại Tây Tạng mà c̣n thêm một mănh lực khác, đó là tiền bạc, tiền đô-la và nhân dân tệ. Mănh lực này đă xâm chiếm toàn thế giới, nó đâu dừng lại trước biên giới nào, dù là biên giới tâm linh độc đáo của Tây Tạng.

Tôi không khỏi đau ḷng khi thấy dân Tây Tạng tranh nhau bán đồ lưu niệm cho người nước ngoài, tài xế tắc-xi dối trá với khách để thêm được vài đồng "nguyên" [7] , những lao động cấp thấp phục dịch cho người Hán trong các tiệm ăn, khách sạn, tour du lịch để được chút tiền ít ỏi.

Tại Tây Tạng ngày nay người chi tiền là khách nước ngoài, người nhận tiền bằng ngoại tệ mạnh hay bằng thẻ tín dụng là người Hán, của rơi rớt dành cho người bản xứ. Đó là công thức kinh tế tài chánh đơn giản. Hơn mọi yếu tố nào hết, đồng tiền sẽ xói ṃn nền văn hoá Tây Tạng, nó là sức mạnh khó chống lại nhất, liệu ḷng sùng tín và sự dũng cảm có khả năng đương đầu ?

Tôi nhớ Patrul Rinpoche [8] , ông là vị đạo sư Tây Tạng sống gần thời với chúng ta. Ông là du sĩ giác ngộ, được nhiều người cúng dường tặng phẩm. Chuyện kể, ông xem vàng bạc cũng như đất đá, từng dùng một miếng bạc cùng hai cục đá kê nồi nấu trà.

Một người vô gia đ́nh và nội tâm giàu có th́ quả thật có thể làm như thế. Tôi nhớ Milarepa, thầy của Gampopa, gia tài chỉ có một chiếc nồi. Ngày nọ nồi bể, ông ca những lời sau: "Chiếc nồi cũng là thầy, Dạy qui luật vô thường". Hạnh phúc thay, những người đă thoát khỏi ràng buộc.


TU VIỆN DREPUNG


Như đă nói, Trisong Detsen được xem là nhà vua có công du nhập Phật Giáo vào Tây Tạng. Trong thế kỷ thứ tám v́ có nhiều trường phái Phật Giáo khác nhau cùng thịnh hành nên nhà vua thấy cần phải thống nhất quan điểm rơ ràng. Sau nhiều cuộc tranh luận ông đưa ra ba chủ trương rơ rệt.

Một là, về mặt giới luật, Tây Tạng theo phương pháp của phái Nhất thiết hữu bộ trong cách đào tạo tăng sĩ. Hai là, về mặt triết học, Phật Giáo Tây tạng theo quan điểm của phái Trung Quán bắt nguồn từ Long Thụ. Ba là, về mặt thiền định th́ chủ trương theo pháp thiền định của mật tông[9] .

Ta cần biết rằng Nhất thiết hữu bộ là một nhánh của Tiểu thừa, phái Trung Quán là đỉnh cao triết học của Đại thừa và thiền định mật tông bắt nguồn từ Kim cương thừa nên có thể nói không sai là Phật Giáo Tây Tạng mang tất cả các nét của ba nguồn giáo pháp Phật Giáo.

Đó là thời kỳ truyền giáo lần thứ nhất, nó chấm dứt khoảng giữa thế kỷ thứ 9 và gây dấu ấn mạnh nhất lên phái Ninh-mă (Nyingmapa) của Tây Tạng.

Muốn hiểu xă hội Tây Tạng ta cần hiểu tăng sĩ Tây Tạng v́ không có nước nào trên thế giới mà h́nh ảnh tăng sĩ đậm nét trong xă hội như trong nước này.

Như trên có nói, kể từ Trisong Detsen, tăng sĩ Tây Tạng được đào tạo dựa trên giới luật của Nhất thiết hữu bộ, áp dụng trong môi trường địa phương cụ thể của Tây Tạng.

Tu sĩ Tây Tạng có sáu cấp bực. Mức đầu tiên là cư sĩ, đó là những người tại gia, giữ năm giới luật. Trong mức đầu này cũng có những người xuất gia phụng sự trong các tu viện, tương tự như cận sự nam (hay nữ) ở Trung Quốc. Mức thứ hai được gọi là sa-di, đó những tiểu tăng được thụ 36 giới với số tuổi khoảng bảy tám tuổi.

Mức thứ ba là tỉ-kheo, được thụ giới sớm nhất là 20 tuổi. Tỉ-kheo Tây tạng có đến 150 giới luật phải được tôn trọng. Mức độ thứ tư được gọi bằng tiếng Tây Tạng là Geshe, đó là học vị có thể dịch là "tiến sĩ Phật học". Muốn trở thành Geshe, tăng sĩ phải nắm vững năm lĩnh vực.

Đó là Luật tạng, A-t́-đạt-ma luận(Abhidharma, có khi được gọi là Thắng pháp tập yếu luận) , toàn bộ Kinh Bát-nhă ba-la-mật nhất là Kinh Kim Cương, Trung quán luận và triết lư Tính Không và cuối cùng là Nhân minh luận, nhất là của Trần-na(Dignana) và Pháp Xứng (Dharmakirti).

Thường th́ người ta cần khoảng 12 năm mới lĩnh hội được năm lĩnh vực nói trên và phải trải qua nhiều kỳ sát hạch vấn đáp. Vị Đạt-lai lạt-ma thứ 14 hiện nay cũng phải tốt nghiệp Geshe như mọi tăng sĩ cao cấp khác.

Với mức thứ tư, tuy người tăng sĩ đă được đào tạo rất sâu nhưng ông mới xong ngưỡng cửa của tiểu thừa và đại thừa. Đó là mức độ cao cấp nhưng kiến thức vẫn c̣n từ sách vở sinh ra. Mức thứ năm chính là nơi mà tăng sĩ được đào tạo trong các phép mật tông, bằng lư thuyết và thực nghiệm.

Lúc đó người tăng sĩ được gọi là Gyupa, "quán đỉnh". Đó là lúc tăng sĩ đi vào truyền thống mật thừa, đi vào mối quan hệ riêng của thầy-tṛ. Trong phái Cách-lỗ th́ tăng sĩ chỉ đi vào mức thứ năm sau khi đă thật vững vàng về các giáo pháp của tiểu thừa và đại thừa.

C̣n trong các phái khác th́ ít nghiêm khắc hơn, có khi tăng sĩ được trực tiếp đưa vào mật tông mà chưa đi qua các bước nói trên. Các vị Gyupa là đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Tây Tạng v́ đó là những người không được đào tạo bằng kinh sách mà là những kẻ đă thực chứng và dạy học tṛ bằng phép truyền tâm. Nếu họ chết đi mà không kịp trao truyền lại cho hậu thế th́ ḍng truyền thừa của họ tuyệt diệt.

Mức thứ sáu là Khenpo, đó là các vị sư trưởng đứng đầu các tu viện hay các vị đại sư. Các vị sư trưởng là người cho phép các vị tăng khác quán đỉnh hay thụ giới. Các vị Khenpo đều phải là những người được Đạt-lai lạt-ma ấn chứng.

Ta hay nghe từ "Rinpoche" nói về các vị tăng sĩ Tây Tạng. Rinpoche có nguyên nghĩa là "cao quí" được dành chỉ cho cấp tăng sĩ thứ tư trở lên. Đặc biệt từ "lạt-ma" lẽ ra chỉ dành để chỉ chung cho các vị từ cấp thứ năm trở lên nhưng ngày nay các sách vở phương tây sử dụng tùy tiện, cứ mỗi tăng sĩ được gọi là "lạt-ma".

Trong Phật Giáo Tây Tạng có thêm một đẳng cấp rất đặc thù, đó là các vị tái sinh Tulku, được xem như thân tái sinh của một lạt-ma cao trọng đă chết. Người Trung Quốc gọi các vị này bằng từø "tự tại chuyển thế". Các vị này thường được "khám phá" trong số tuổi sáu bảy và được thọ giới cũng như học tập ngay.

Thường các vị đó lĩnh hội rất nhanh, chưa tới 30 đă đạt danh hiệu Geshe và sau đó thường đảm nhiệm vai tṛ của đời sống cũ, thí dụ trở thành tu viện trưởng tại những tu viện ngày xưa.

Quanh Lhasa có ba tu viện lớn nhằm đào tạo tăng sĩ tới cấp bực thứ tư Geshe, đó là Drepung, Ganden và Sera. Trong cả ba th́ Drepung lớn nhất, đó là tu viện có lúc chứa đến 10.000 tăng sĩ.

Trong các vị tu học tại Drepung có một vị tên là Losang Gyatso, về sau trở thành Đạt-lai lạt-ma thứ năm, người lănh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng trong thế kỷ 17. Trong ba tu viện Drepung, Ganden và Sera, chúng tôi chọn đi Drepung.

Drepung nằm dưới chân một ngọn núi, cách Lhasa khoảng 10km. Từ xa ta đă thấy đây là một hệ thống những ṭa tu viện rất lớn, với danh từ ngày nay ta có thể gọi là "campus". Đó là một làng đại học Phật Giáo với hàng chục công tŕnh xây cất.

Drepung được một đệ tử của Tông-khách-ba tên là Jamyang Choje xây dựng đầu tiên năm 1416. Trong những thế kỷ sau Drepung được tiếp tục xây dựng để trở thành tập hợp tu viện lớn nhất của phái Cách-lỗ và cũng của toàn Tây Tạng với hàng chục điện thờ, khám thờ và vô số tranh tượng.

Trong chính điện lớn nhất mà người Tây Tạng gọi là Dukhang, ta thấy bức tượng Văn-thù, vị bồ tát chủ trí tuệ mà tôi đă được đảnh lễ tại Ngũ Đài sơn Trung Quốc. Đây là nơi đào tạo khoảng 400 vị Geshe và 50 vị tái sinh Tulku học tập trí huệ bát nhă của Ngài. Trong thời gian Đạt-lai lạt-ma thứ năm trị v́, Drepung cũng trở thành trung tâm quyền lực chính trị của Lhasa.

Trong chính điện Dukhang này, đây là nơi tập hợp quan trọng nhất của các cuộc hành lễ với hàng ngàn tăng sĩ, với thanh la năo bạt, với những loại kèn đồng rất dài phát ra tiếng rất trầm. Ta đă biết âm nhạc tế lễ đóng vài tṛ rất quan trọng trong Phật Giáo Tây Tạng.

Những loại âm thanh đều đại diện cho những yếu tố của pháp giới. Những tiếng rất trầm hầu như phát ra từ ḷng đất nói lên nền tảng vô thủy vô chung của vạn sự, những tiếng xập xỏa ngắn, sắc và vang dội nhảy múa trên âm trầm không dứt, chúng đại diện cho thế giới hữu hiện khi có khi không của vạn pháp.

Chính điện này cũng là nơi hàng ngàn người tụng niệm cùng lúc, dưới những bức tượng vàng vĩ đại, trong tiếng âm thanh của chuông trống, trong tiếng niệm thần chú của vị chủ lễ.

Tôi đi qua những con đường lát đá. Đó là những nơi mà ngày xưa tăng sĩ tranh luận về nhân minh học, môn logic lư luận Phật Giáo hết sức sâu sắc. Đó là nơi mà tăng sĩ phải trả lời ngay những câu hỏi câu đố được đưa ra song song với một tiếng vỗ tay rất lạ của người hỏi.

Cách vỗ tay đó được xem để đánh thức tâm trí của người được hỏi. Phái Cách-lỗ là môn phái chịu lư luận nhất trong các môn phái Phật Giáo xưa nay. Họ cho rằng đă theo đại thừa th́ phải biết lư luận để giáo hóa cho những người muốn học hỏi và cách giáo hóa dễ làm nhất là lư luận logic.

Tôi đến những pḥng thờ của các vị tu viện trưởng. Nơi đây tôi mới biết rơ những ǵ Govinda đă kể trong cuốn "Con đường mây trắng" (Govinda,sách đă dẫn) . Đó là những chỗ ngồi thiền định mà trên đầu là một tấm lụa nhiều màu tượng trưng cho bầu trời.

Dưới bầu trời đó, xung quanh đều là tranh tượng của Phật Bồ tát, các vị tăng sĩ sống một cuộc đời tôn giáo cả ngày lẫn đêm. Trước mặt họ luôn luôn là tượng Phật, họ cúng đèn, tượng trưng cho giác ngộ; cúng nước, tượng trưng cho đời sống.

Đây là nơi mà hàng ngàn người sống cuộc đời phạm hạnh, bồi dưỡng trí huệ, tăng trưởng bồ đề tâm, quán niệm về cái vô thường của sự sống, về sự miên viễn của cái chết. Những người đó theo bước của Văn-thù, dùng lưỡi kiếm bén chém màn vô minh để phá ṿng sinh tử. Vô minh là khâu đầu tiên của "mười hai nhân duyên".

Nơi đây tại Tây Tạng, người ta học kỹ những giáo lư tiểu thừa như tứ diệu đế, mười hai nhân duyên..., đâu phải chỉ có luật tạng. Ôi, đó là những giáo lư tiểu thừa tưởng như giản đơn nhưng không bao giờ ta hiểu hết. Tiểu thừa hay đại thừa chỉ có một mục đích duy nhất là xé "miếng da voi của vô minh".

Hai trường phái đó đối với người Tây Tạng chỉ là phương tiện tùy theo căn cơ hành giả. Nơi đây người ta quí trọng đức Văn-thù, mỗi lần đọc Trung quán luận người ta cầu đến Văn-thù .

Bao nhiêu tăng sĩ Tây Tạng đă lên đường đi bộ đến Ngũ Đài sơn. Ngài là người giúp tăng sĩ phá ṿng vô minh. Phá được vô minh là chấm dứt cái chết lẫn cái sống, thoát được ṿng tử sinh do quỉ sứ đang ôm giữ [10]. Những tăng sĩ đó ngày nay đâu cả ?

Ngày nay Drepung chỉ c̣n là nơi thăm viếng của khách du lịch. "Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo". Tôi đi ngẩn ngơ qua những ṭa nhà với tường vách dày vài mét nay đă đổ nát, những tấm cửa gỗ to nặng nay đă tróc sơn đỏ. Giữa những ṭa nhà trống vắng, vài người Tây Tạng đứng hút thuốc nói chuyện phiếm dưới nắng mai, vài chú tiểu tăng uể oải mở cửa cho chúng tôi được vào những khám thờ đặc biệt.

Sự yên lặng nơi đây xem ra nói lên một điều mà Sangharaksh*ta(Sangharaksh*ta, sách đă dẫn) đă tiên đoán. Đó là Phật Giáo Tây Tạng không có tương lai, không thể phát triển được nữa. Chỉ vài thế hệ nữa thôi, dưới sự cai trị của người Hán, Phật Giáo Tây Tạng sẽ biến mất trên thế giới.


"CON TRÂU ĐIÊN"


"Con trâu điên" (The crazy Yak) là tên một quán ăn thuần túy Tây Tạng. Buổi tối chúng tôi ngồi trong một tiệm ăn tự chọn của người Tây Tạng. Có lẽ tiệm này chủ yếu dành cho khách du lịch và người nước ngoài, nội cái tên bằng Anh ngữ cũng nói lên điều đó.

Chúng tôi ngồi thở sau khi lên một cầu thang hẹp để đến một gian pḥng lớn theo đầy Thangka [11] . Không khí loăng trên cao nguyên làm người ta rất mau mệt, nhất là sau khi đi tham quan các tu viện trên núi. V́ thế không có ǵ sung sướng hơn buổi chiều tối được ngồi nghỉ, ăn uống và suy ngẫm những ǵ ḿnh đă thấy trong ngày.
Chúng tôi ngồi nghỉ trước khi đến bàn ăn tự chọn xem thử trong đó có những món ǵ.

Chắc là không thể có thịt trâu Yak, "con trâu điên" chắc chỉ là tên gọi lạ tai. Yak là sinh vật đặc trưng của Tây Tạng, chẳng thế mà tại một ngă tư lớn của Lhasa có một tượng đồng rất sinh động của hai con trâu. Người ta không thể làm thịt trâu, Yak là con vật có ích nhất cho dân Tây Tạng. Đối với họ con trâu là cả một gia tài.

Trâu Yak không giống trâu Việt Nam. Trâu Việt Nam đă chậm chạp mà nó c̣n chậm hơn. Điều khác nhất là lông nó rất dài, có lẽ để chống lạnh. Trên cao nguyên Tây Tạng tôi không thấy ḅ, chỉ trâu Yak lo chuyện đồng áng. Sữa trâu để dùng làm trà bơ, một chất bổ dưỡng mà tôi có dịp nếm ngay hôm nay.

Mỡ trâu dùng để thắp đèn mà mùi của nó ngai ngái hết sức khó quên. Nhưng trâu cho người cái quan trọng nhất, đó là phân trâu. Ở đây tôi không nói chuyện tiếu lâm, thật sự phân trâu là thứ quí nhất, nó là chất đốt chủ yếu.

Đi ngang làng mạc Tây Tạng ta thấy mỗi nhà đều đắp trên tường hay phơi ngoài ngơ những bánh tṛn tṛn mới nh́n qua tưởng như bánh chưng. Thế nhưng nó không phải thứ để ăn mà để đốt, đó chính là phân trâu Yak. Phân trâu Yak khi đốt cho một ngọn lửa không mùi và rất nóng. Trên một xứ cao nguyên lạnh giá, hiếm gỗ th́ phân trâu Yak là nguồn nhiên liệu quí giá.

Trên tường, đức Phật A-di-đà trong một bức Thangka thật lớn mỉm cười nh́n chúng tôi đến bàn lấy thức ăn. Chắc Ngài từ bi chấp nhận kẻ ăn mặn như tôi trong xứ của Phật pháp này. Quả nhiên như tôi đoán, không có thịt trâu Yak, nếu có tôi cũng chẳng ăn.

Xung quanh tôi có những nhóm du lịch khác, lác đác có kẻ nói tiếng Đức xen lẫn tiếng Anh và lạ thay, trong số họ có nhiều người ăn chay, họ hỏi nhau món nào không có thịt. Cuối cùng tất cả chúng tôi đều vui ḷng v́ các món chay mặn đều có, tôi sớm t́m ra một món thịt, đó là thịt trừu.

Tôi phải ăn thịt để lấy sức leo núi, phải uống bia để tiêu món thịt, đó là lư luận của những kẻ c̣n tham ăn tục uống như tôi. Thế nên dưới nụ cười của đức Phật từ bi, tôi ăn thịt trừu chăn trên sườn Hy-mă lạp sơn và uống bia Lhasa lấy nước từ những suối nguồn tinh khiết đó.

Tôi không phải là kẻ duy nhất ăn thịt trên cao nguyên Tây Tạng này. Nơi đây khí hậu quá lạnh nên không có bao nhiêu rau cải, rất nhiều người Tây Tạng phải ăn thịt để sống, kể cả nhiều tăng sĩ.

Đă có nhiều cuộc tranh luận về việc ăn thịt hay không ăn thịt trong giới tăng sĩ, nhưng nói chung chỉ tăng sĩ của phái Cách-lỗ mới tuyệt đối ăn chay, tăng sĩ mũ đỏ có nhiều người ăn thịt, tăng sĩ miền bắc ăn thịt nhiều hơn người miền nam. Lư do đơn giản là miền bắc Tây Tạng quá lạnh, thực vật cũng không mấy thứ sống nổi.

Tôi đă vào trong nhà bếp của tu viện Drepung xem thử. Ngày nay đó không c̣n là nơi nấu cho hàng trăm hàng ngàn người ăn nữa nhưng những chiếc nồi to tướng nhắc tôi đây đă một thời náo nhiệt. Tôi bỗng nhớ câu chuyện của vị "đầu bếp giác ngộ" [12] và tự hỏi không biết vị đầu bếp nào đă nấu nướng nơi đây và "năng lực tâm linh" của người đó c̣n vương trong căn nhà đầy mồ hóng này hay không.

Đầu bếp của các tu viện không phải là người thường, họ là những lạt-ma không kém phần cao trọng. Người Tây Tạng cho rằng thức ăn của những đầu bếp giác ngộ mới mang lại phước lành cho người ăn, tất cả sản phẩm do tay người làm ra, dù là sản phẩm ǵ, đều mang dấu ấn tâm linh của người đó.

Tôi đọc lại câu chuyện nói trên và để ư thấy câu "lạt-ma đầu bếp này hàng năm trời đứng dưới thịt trâu xông khói". Th́ ra người ta vẫn ăn thịt trâu Yak. Thế th́ tăng sĩ và cư sĩ đâu c̣n ǵ khác nhau ?

Quan niệm về đời sống tu sĩ tại Tây Tạng có nhiều điều khác biệt so với tăng sĩ của các nước khác. Nếu tại các nước theo Thượng tọa bộ người ta tin rằng chỉ tăng sĩ mới đạt quả A-la-hán th́ đại thừa Phật giáo cho rằng cư sĩ cũng như tăng sĩ đều mang Phật tính trong tâm, ai cũng có thể đạt giác ngộ.

Dù thế, nhưng tại Ấn Độ và Trung Quốc người ta c̣n phân biệt cư sĩ, tăng sĩ cũng như giới luật dành cho hai hạng người đó. C̣n tại Tây Tạng sự phân biệt đó không c̣n rơ nét, có nhiều lạt-ma sống cuộc đời thế tục, có gia đ́nh nhưng vẫn hành lễ như tu sĩ và được tín đồ trọng vọng. Nếu tại Ấn Độ vị cư sĩ nổi tiếng nhất là Cấp Cô Độc th́ tại Tây Tạng, người đó là Marpa, "nhà đại phiên dịch".

Theo nhiều tài liệu, Marpa sinh năm 1012 tại nam Tây Tạng. Từ hồi trẻ ông đă học tiếng Phạn và bán toàn bộ sản nghiệp để dành tiền đi Ấn Độ. Ngày xưa người Tây Tạng đi Ấn Độ là dấn thân vào một chuyến phiêu lưu gian khổ, mười người đi bỏ mạng đến bảy tám người.

Lư do là khí hậu Tây Tạng th́ lạnh và khô, Ấn Độ th́ nóng và ẩm, rất nhiều người đau ốm dọc đường. Ai đi Ấn Độ trở về đă là một kỳ công được nhiều người nể trọng.

Marpa đi Ấn Độ tổng cộng ba lần. Lần đầu ông gặp Naropa, đó là một vị đại thành tựu giả [13] và học đạo với vị này suốt 16 năm. Naropa là một vị hành giả tiêu biểu của đại thừa mật giáo của Ấn Độ, là người đồng thời của A-đề-sa và là một trong những nhân vật quan trọng của viện Phật học Na-lan-đà tại Patna.

Ông là người truyền lại cho Marpa phép Đại Thủ Ấn [14] và bộ "Du già lục pháp" [15] với nhiều phép khổ luyện hết sức huyền bí. Marpa đem nhiều kinh sách, đặc biệt là của đại thừa của thời kỳ cuối, về Tây Tạng. Ông sống một cuộc đời nông phu, lấy vợ sinh con và đem hết sức ḿnh ra dịch thuật kinh sách. Sau đó ông lại đi Ấn Độ lần thứ hai, học thêm nhiều phép bí truyền.

Về lại Tây Tạng, ông gặp một người xuất chúng của Tây Tạng và thâu nhận làm học tṛ. Người đó không ai khác hơn là Milarepa (người khổ hạnh áo vải). Milarepa bị Marpa hành hạ gần muốn tự tử chẳng qua là Marpa muốn giải ác nghiệp cho ông. Về sau, Milarepa đắc đạo và thành lập phái Ca-nhĩ-cư (Kagyupa), một trong bốn tông phái của Phật Giáo Tây Tạng và cư sĩ Marpa được xem là tổ thứ ba [16] của phái này.

Lần thứ ba lúc tuổi đă cao, Marpa lại đi Ấn Độ một lần nữa v́ một phép bí truyền, đó là giáo pháp "đoạn giáo". Nơi đây ông gặp lại vị thầy Naropa lần cuối. Người cư sĩ Marpa có nhiều điều giống với tăng sĩ Huyền Trang, kẻ sống trước ông ba thế kỷ. Hai vị đều là người đi Ấn Độ thỉnh kinh sách về nước ḿnh và được tôn là "đại dịch sư".

Tôi ngẫm nghĩ điều đó trong "Con trâu điên" trong lúc có người mang lại một tách trà bơ cho tôi. Tôi vui mừng được uống thử trà bơ nổi danh mà tất cả các sách về Tây Tạng đều nhắc tới. Đó là thứ trà mà người ta uống rất nóng và tiếc thay, nó có mùi ngai ngái của mỡ trâu.

Tôi đặt tách trà xuống và thành thực mà nói tôi thấy bia Lhasa ngon hơn và có lẽ sẽ chỉ uống trà này nếu không có ǵ để uống nữa và nhất là nếu cần nó để có chút hơi ấm khi sắp chết cóng v́ lạnh. Sau đó tôi hết sức ngưỡng mộ khi người ta đem bánh Tsampa ra.

Đó là thứ bánh làm bằng bột ḿ mà các tăng sĩ Tây Tạng hay tự tay làm để cúng dường các vị nữ thần Không hành nữ [17]. Tsampa, có ngày ta được nếm thử ngươi, được ăn thứ mà nữ thần cũng ăn, tôi sung sướng tự nhủ. Thế nhưng, Tsampa quá ngọt và vẫn không tránh được mùi mỡ trâu, tôi ăn không nổi.

Tôi sắp điên v́ mỡ trâu chứ không có con trâu nào điên cả, đó là kết luận của tôi ngày hôm đó.


TRÊN CAO NGUYÊN


Mặc dù nằm trên độ cao 3700m nhưng Lhasa chỉ là một thung lũng hiền ḥa. Ngoài thung lũng Yarlung Tsangpo, Tây Tạng chỉ toàn là núi non hiểm trở. Miền bắc của Tây Tạng giáp giới với dăy núi Côn Luân, đó là một vùng lạnh lẽo quanh năm, dân Tây Tạng cũng không ai muốn lên đó.

Miền nam Tây Tạng chính là dăy Hy-mă lạp sơn mà cách Lhasa khoảng chừng 800km đường trường về phía tây nam là đỉnh Everest cao nhất thế giới với độ cao 8848m.
Như ta biết, cao nguyên Tây Tạng được sinh ra cách đây khoảng 40 triệu năm, lúc bán đảo Ấn Độ di chuyển đụng phải đại lục châu Á.

Sự va chạm đó không nhẹ nhàng cho lắm, nó đội lên thành hàng chục ngọn núi cao và đồng thời sinh ra những khe núi sâu khủng khiếp mà tiếng Anh gọi là "Canyon". Thế nên tại Tây Tạng có sáu ngọn núi cao trên 8000m, 50 ngọn trên 7000m.

Chúng được tuyết trắng quanh năm che phủ, sườn của chúng chứa đầy băng vạn niên dày hàng chục mét. Dưới chân núi là những hẻm sâu thăm thẳm và lạ thay trong những hẻm đó có những nơi vô cùng ấm áp, hoa lá xinh tươi.

Dưới chân những ngọn núi đó hồ, có cả hồ nước mặn, mặt nước của chúng len lỏi vào trong những rảnh sâu của chân núi để sinh ra những bờ hồ khúc khuỷa với một sắc đẹp vô song.

Tuyết tan trên núi vào những ngày hè tích tụ từ bao nhiêu triệu năm chảy xuống hồ Manasarova dưới chân Ngân Sơn để sinh ra con sông Yarlung Tsanpo mà ta đă biết. Con sông này chảy từ trên cao nguyên với độ cao gần 7000 mét về biển nên ta có thể h́nh dung nó vượt qua bao nhiêu hẻm núi sâu để về đồng bằng.

Tại phía đông Tây Tạng nó chảy qua một loạt thác với một đoạn sông chỉ dài có 45km mà mất 3000m độ cao. Đó là một trong những hẻm núi nổi danh nhất thế giới, tính từ trên đỉnh núi xuống mặt nước cao trung b́nh trên 5000m. Từ trên núi nh́n xuống sông mà tưởng như từ trên máy bay nh́n xuống đất. Cảnh quan của hẻm núi này vượt qua cả hẻm Colca ở Peru, của sông Colorado của Mỹ.

Xe chúng tôi chạy nhằm hướng nam, trở lại thung lũng sông Yarlung Tsangpo. Đường này là đường đi sân bay nhưng cũng chính là trục đường đi Kathmandu. Thế nhưng từ đây đến Kathmandu c̣n 850km và đường c̣n vượt nhiều ngọn đèo của Hy-mă lạp sơn nên nếu có ai đi th́ phải tính mất ba ngày đường. Hôm nay chúng tôi chỉ đến Gyantse và ngày đó tôi đă biết thế nào là đường núi và sự nhọc nhằn.

Xe chúng tôi đi là một chiếc bus nhỏ hiệu Toyota. Trên đường đi tôi sớm biết là chiếc xe này không phải là loại xe thông dụng tại Tây Tạng mà nơi đây người ta hay chở du khách đi bằng loại xe đường núi với 4500cc phân khối, thùng xe cao và động cơ vận hành cả bốn bánh. May thay chiếc Toyota đă đi đến nơi mặc dù có khi nó phải lội nước v́ đường bị ngập v́ suối tràn.

Không bao lâu sau khi vượt sông Yarlung Tsangpo chúng tôi lấy một con đường nhỏ đến Gyantse, thành phố lớn thứ ba của Tây Tạng. Gyantse là thành phố được xây dựng năm 1365, là nơi giao dịch buôn bán với các nước miền nam như Nepal, Ấn Độ, nơi bán trâu Yak và lông trừu.

Như thế là đường từ Lhasa đi đến Gyantse phải rộng răi lắm, tôi tự nghĩ và sau đó thấy ḿnh sai lầm. Đây là con đường nguy hiểm nhất mà đời tôi đă đi qua, nhưng là con đường tuyệt diệu nhất.

Đó là con đường đi về Hy-mă lạp sơn nằm ở phía nam. Trước mặt tôi là những ngọn núi tuyết bạc trắng xóa. Xe càng lúc càng lên cao, đường càng ngày càng khúc khuỷ. Những ngọn núi khi trước mặt khi bên trái, bên mặt, khi ẩn khi hiện nhưng mỗi lần được thấy chúng, nỗi kính sợ lại trở về với tôi.

Tôi nhớ mười năm về trước, tại Simla ḿnh được thấy những ngọn này và ḷng ḿnh chấn động dữ dội. Đó là buổi bắt đầu, hôm nay hầu như là những ngày cuối cùng, ai biết được đời ḿnh có cho phép ḿnh đi du hành nữa, nhất là trên cao nguyên Tây Tạng này.

Mười năm qua tôi đi trọn một ṿng hành hương, từ tứ động tâm ở Ấn Độ đến tứ đại danh sơn ở Trung Quốc để cuối cùng đảnh lễ vị Đức hạnh cao quí tại Jokhang. Đó là một ṿng học hỏi với kinh sách tiểu thừa tại Ấn Độ đến các khái niệm rộng lớn của đại thừa của Trung Quốc và cuối cùng là những quan niệm kỳ bí của kim cương thừa tại Tây Tạng.

Những ǵ tôi được thấy của mười năm qua bỗng nhiên trở lại khi những ngọn núi đầy tuyết xuất hiện trước mặt tôi. Tôi quên nỗi bực dọc về những ǵ đă thấy trên đường phố Lhasa, về sự hiện diện của lính tráng Trung Quốc. Tôi nhớ lại tại Simla chính ḿnh đă tự nhủ, núi non đâu phải để con người quản lư.

Trung Quốc hay Tây Tạng không có ai "quản lư" được núi non, những ngọn núi này chỉ là đỉnh của những băng sơn ẩn mật, hiện ra một chút cho người đời thấy diện mục của ḿnh.

Những ngọn núi hôm nay tôi thấy không phải là những ngọn mà tôi thấy tại Simla v́ chúng cách nhau quá xa, dễ chừng cả ngàn cây số. Nhưng hề ǵ, tất cả những ngọn Hy-mă lạp sơn đều cao quí như nhau, đến đây là đi trọn một ṿng của đời tôi.

Đường xe chạy không hề là con đường tráng nhựa như tôi nghĩ, nó chỉ là đường đất. Tôi tự hỏi không biết mùa đông con đường này sẽ ra sao. Nhưng điều đó không làm tôi lo ngại mà những con đường đèo này không hề có ǵ che chắn tại những khúc quanh.

Tôi ngồi cạnh cửa sổ, lạnh người nh́n xuống thấy những hẻm núi sâu hun hút, xe rớt xuống đó th́ khỏi có ai sống sót. Anh lái xe cũng tay mang găng trắng, đó là thói quen của tài xế tại Trung Quốc, Tây Tạng. Thế nhưng sao không thấy anh treo h́nh thần bảo hộ như tài xế Ấn Độ ?

Tôi sớm t́m những chuyện khác mà nh́n để quên cơn sợ. Trên các sườn núi nhiều đàn trâu Yak xuất hiện, chúng mang trên cổ những ṿng vải vàng đỏ và chậm chạp nhai cỏ. Tiếng chuông treo cổ trâu vang xa trong tiếng động cơ của xe, thế nhưng tôi nhận ra một sự tĩnh lặng vô cùng trên cao nguyên này.

Cái bao la của không gian, màu sắc rực rỡ của trời đất và sự tĩnh lặng mênh mông này phải là điều kiện tuyệt vời để con người thiền định và để mở rộng ư thức quán chiếu. Đây là chỗ con người gần trời hơn, chỗ ư thức vươn tới những tầm cảm nhận cao hơn mà thông thường ta không đạt tới.

"Khampa", người hướng dẫn du lịch nói ngắn. Chúng tôi sớm thấy các lá phướn phất phới và những đụn đá từ từ hiện ra. Đây là đỉnh đèo đầu tiên mà chúng tôi đă vượt qua, đó là đèo Khampa, nó có cao độ 4794m. Tôi nhảy xuống xe và thấy rơ, sức ḿnh đă yếu đi thêm v́ độ cao. Đỉnh đèo này cao hơn Lhasa khoảng 1100m.

Nắng sáng rực trong không khí trong vắt và gió thổi phất phới những lá phướn. Nhờ nắng nên gió không làm tôi lạnh. Những lá phướn mang lời kinh đă thổi vào không gian vô số phước lành, có lẽ đó là lư do mà tài xế không cần treo h́nh các vị thần bảo hộ.

Tôi đi thêm vài bước và đứng sững lại trước một cảnh quan tuyệt diệu. Trước mắt tôi là hồ Yamdrok. Hồ xuất hiện trước mặt tôi như một lớp ngọc thạch, màu của nó là màu xanh lục sáng turquoise, nó như màu của lá chuối non sáng rực dưới ánh sáng mặt trời.

Tôi đă thấy nhiều hồ nhưng các nơi đó, màu nước thường xanh dương đậm nhạt tùy chỗ. C̣n màu xanh lục sáng rực này của một hồ nước th́ tôi chưa hề thấy. Hồ nằm dưới chân của ngọn Nojin Kangsa cao 7223m, mặt nước xanh lục của nó mới nh́n có vẻ không thật v́ màu của nó quá kỳ lạ và rực rỡ.

Màu nước nổi bật lên, hầu như gần với mắt hơn c̣n xung quanh là núi màu xanh thẫm lại ch́m xuống, rút ra xa. Cảnh quan này dường như một bức họa siêu thực hay một bức tranh của trẻ con vẽ với những màu sắc và đường nét không có thật trong thiên nhiên.

Tôi ném một viên đá vào đụn đá theo cách chúc lành của người Tây Tạng và lên xe xuống đèo. Sung sướng thay cho tôi, sau đó xe chạy 50km nữa theo con đường sát theo bờ hồ. Mặt dù đă mệt nhưng tôi nhất định không nhắm mắt ngủ. Ai nỡ ngủ khi chạy bên cạnh hồ Yamdrok này.

Đường dọc theo bờ hồ cũng là một con đường quanh co, nước hồ len lỏi vào những góc nhỏ nhất của các chân núi để đi đến đâu ta lại có một cảnh quan mới về hồ và núi, lại có một bức tranh siêu thực trước mắt.

Hồ Yamdrok là hồ lớn thứ ba của Tây Tạng, diện tích mặt nước của nó khoảng 638 cây số vuông, nằm ở độ cao 4441m, được xem là hồ thiêng của Tây Tạng. Hồ lớn nhất là một hồ nằm ở phía bắc tên là Namtso, nước mặn, nằm ở độ cao 4718m, nằm cao nhất trên thế giới, đó cũng là một hồ thiêng.

Từ Lhasa đến đó chỉ khoảng chừng 150km nhưng cả đi lẫn về cũng phải mất đến ba ngày. Tôi chưa được đến đó nhưng người ta nói đó là một trong những nơi để lại ấn tượng sâu nhất khi đi Tây Tạng. Đó là một chiếc hồ với sự tĩnh lặng "không thể tả xiết", nằm trên cao nguyên hoang dă mà sát xung quanh bờ là những ngọn núi cao sáu ngàn mét.

Đi dọc bờ hồ Yamdrok được khoảng 50km chúng tôi đi về hướng tây và lên đèo Karo, vượt núi Nojin Kangsa. Con đường chạy sát ngọn núi hùng vĩ này đưa chúng tôi lên tới độ cao 5010m. Tới đỉnh đèo tôi xuống xe và cảm hơi thở buốt giá của ngọn núi.

Trên trời, nơi đây không c̣n chim chóc bay lượn. Nh́n lên sườn núi, tôi khám phá những tảng băng vạn niên đă lan tới gần sát đường xe chạy. Vào đúng mùa hè nên một ít băng tan, sinh ra những ḍng thác nhỏ trắng bạc chảy dọc trên sườn núi, nh́n xa như một dải lụa tinh khiết.

Độ cao này làm tôi khó thở thực sự. Trong kính chiếu hậu của chiếc xe bus, môi tôi đă tím bầm. Tôi lê những bước mệt nhọc xung quanh chỗ xe đậu, cố hít hơi thật dài và thấy nao ḷng. Đây là chốn cao nhất trên địa cầu mà tôi đă tới và có lẽ sẽ không bao giờ trở lại.

Xung quanh tôi là nhiều người Tây Tạng đang t́m cách bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, cho thuê trâu Yak để khách cỡi chơi cho biết. Tội nghiệp thay cho họ, làng của họ ở dưới chân đèo, nhưng dắt bộ trâu lên đỉnh v́ du khách chỉ dừng ở đỉnh đèo.

Tôi đi ra xa, chân tránh phân trâu và mắt t́m vài viên đá. Tôi bỏ được một viên đá của ngọn đèo cao nhất này vào ba-lô. Một viên khác tôi mang lại đụn đá cầu nguyện ở trên đèo, đổi lấy một viên đă nằm lâu tại đó. Cuối cùng, tôi mang được về nhà hai viên đá của núi Nojin Kangsa, trú xứ của vị thần Nojin, đó là kỷ vật của tôi từ Hy-mă lạp sơn.


GYANTSE, ĐÔ THỊ TÀN TẠ


Sau khi qua thêm một ngọn đèo nữa, đèo Zhimi cao 4370m, chúng tôi đến Gyantse. Ngày trước nó là đô thị nối giữa Lhasa và Shigatse, ngày nay không c̣n đóng vai tṛ quan trọng sau khi một con đường khác mới được xây, chạy dọc theo thung lũng Yarlung Tsanpo, nối liền hai đô thị nói trên.

Thế nhưng Gyantse là thủ phủ một thời thịnh trị, số phận của nó liên hệ mật thiết đến phái Tát-ca(Sakyapa). Gyantse một thời lại là một trung tâm thương mại của Tây Tạng và cũng v́ thế mà Gyantse bị người Anh tiến hành một cuộc xâm lược đổ máu vào năm 1904.

Ngày nay Gyantse là một đô thị buồn tẻ và đầy bụi bặm. Khách đến đây là để đi thăm tu viện Palkhor và ngôi đền Kumbum, man-đa-la vĩ đại ba chiều.

Palkhor là một đại tu viện nằm trên sườn một ngọn đồi mà chạy dọc trên đỉnh đồi là một bức tường thành chạy dài bao bọc xung quanh. Tôi nhớ đến Vương Xá tại Ấn Độ và biết rằng người xây dựng Palkhor ngày xưa có ư định biến đây là một đô thị riêng biệt của tu viện.

Quả thật như thế, ngày xưa đây là một tổng thể gồm 16 tu viện. Cách mạng văn hóa đă đưa những hồng vệ binh trẻ tuổi lên đây và phá hủy hầu hết các công tŕnh. Ngày nay đến đây du khách khó mà ngờ ngày xưa đây là chỗ tập hợp của rất nhiều tăng sĩ, và quan trọng nhất đây là chỗ mà ba giáo phái Tây Tạng cùng nhau tu học.

Đă đến lúc tôi phải xem lại lịch sử của bốn giáo phái lớn của Tây Tạng, đó là Ca-nhĩ-cư, Ninh-mă, Tát-ca và Cách-lỗ.

Như trong một chương trước đă nhắc tới, giáo phái Ca-nhĩ-cư được Marpa truyền qua Tây Tạng khoảng thế kỷ thứ 11. Giáo pháp này bắt nguồn từ Phổ Hiền. Phổ Hiền trong Ca-nhĩ-cư không phải là bồ tát Phổ Hiền trong Phật giáo Trung Quốc mà là hóa thân của Pháp thân.

Phổ Hiền truyền cho Tilopa và Tilopa truyền cho Naropa. Marpa, học tṛ của Naropa, lĩnh hội phép Đại thủ ấn và Du-già lục pháp tại vùng đất thiêng Bihar Ấn Độ. Giáo pháp này chú trọng đến phép truyền tâm, trực tiếp từ đạo sư đến học tṛ. Ngày nay phái Ca-nhĩ-cư vẫn c̣n tồn tại với tên Drukpa-Kagyu và Drigung-Kagyu.

Phái thứ hai là Ninh-mă (Nyingmapa), được xem là phái cổ nhất Tây Tạng. Phái này thống nhất truyền thống tu tập của Liên Hoa Sinh và của các tăng sĩ có tiếng khác như Vimalamitra và Vairocana.

Phái Ninh-mă có những bí pháp quan trọng như Đại Du-già (Maha-Yoga), A-nậu du-già (Anu-Yoga) và A-t́ du-già (Ati-Yoga), Đại cứu kính (Dzogchen). Hiện nay phép Đại cứu kính được một số lạt-ma truyền bá tại phương tây.

Phái thứ ba là Tát-ca mà tên Tây Tạng là Sakya. Sakya nghe ra gần giống với Sakyamuni (Thích-ca mâu ni) nhưng thực ra không liên quan ǵ cả. Sakya trong Tạng ngữ có nghĩa "đất xám", đất chưa được cày bừa canh tác. Phái này được thành lập từ năm 1073, đó là năm mà đền Sakya nổi tiếng được xây dựng, theo khải thị của A-đề-sa.

Phái này nổi tiếng là nghiên cứu kinh sách nghiêm túc, biện luận xuất sắc. Người luận giải quan trọng nhất có lẽ là Buton (1290-1364), kẻ đă xếp đặt hệ thống kinh điển của Tây Tạng lại có thứ tự trong hai đại tạng Kanjur và Tanjur. Kanjur và Tanjur được tất cả các giáo phái của Tây Tạng thừa nhận là chính qui và có thẩm quyền chung.

Buton lập ra hẳn một bộ phái tên là Shalupa. Phái Tát-ca lại có thêm một yếu tố nữa là liên hệ đến chính trị và triều đ́nh Mông Cổ. Như ta đă biết, nhà vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt hậu đăi một vị tăng sĩ Tây Tạng như thần tiên, đó chính là Phát-tư-ba(Phagpa ,1235-1280), một vị sư trưởng của phái Tát-ca.

Hốt Tất Liệt phong cho trường phái Tát-ca là kẻ nắm quyền Tây Tạng, điều đó xảy ra khoảng cuối thế kỷ thứ 13, đầu 14. Chế độ tăng lữ có thể được xem bắt đầu từ đây và đó là thời gian mà Gyantse được xây dựng, nó được xem là thủ phủ của Tây Tạng suốt một thời gian khoảng 80 năm.

Tát-ca đóng vai tṛ quan trọng trong các thế kỷ sau và ảnh hưởng lên cả Tông-khách-ba, người ra đời năm 1357 và cũng là người sáng lập ra phái thứ tư, phái Cách-lỗ.

Đại sư Tông-khách-ba được gọi là "nhà cải cách" v́ là người soát xét lại toàn bộ kinh điển và tổng kết thành quả của ḿnh trong hai bộ luận chính: Bồ-đề đạo thứ đệ (Lamrim Chenmo) và Chân ngôn đạo thứ đeä (Ngagrim Chenmo).

Phái Cách-lỗ do Tông-khách-ba sáng lập sau này và v́ thế mà có tên "tân phái" trong lúc ba phái kia được gọi là "cựu phái". Tăng sĩ phái Cách-lỗ đội mũ vàng như Tông-khách-ba, chú trọng đến Luật tạng và giữ giới luật nghiêm minh.

Phép tu quan trọng của Cách-lỗ là cân đối giữa Chỉ và Quán để đạt Định, phát triển trí huệ và bồ-đề tâm. Như ta biết các vị tăng sĩ trong ḍng Đạt-lai và Ban-thiền đều thuộc phái Cách-lỗ và kể từ cuối thế kỷ thứ 16, các vị Đạt-lai nắm quyền chính trị trong tay, tương tự như các vị Tát-ca trong cuối thế kỷ 13.

Bốn tông phái nói trên của Tây Tạng thật ra rất gần nhau về mặt lư thuyết cơ bản, họ tôn trọng và học hỏi lẫn nhau. Cái khác của họ phần lớn là xuất phát từ những ḍng truyền tâm, từ những quan hệ riêng biệt giữa thầy tṛ, rất đặc trưng của Kim Cương thừa.

Thật ra tính đa nguyên tôn giáo đă có truyền thống lâu dài tại Tây Tạng. Cụ thể là khi Hốt Tất Liệt đề nghị với Phát-tư-ba hăy cấm các tông phái khác hoạt động th́ Phát-tư-ba đă từ chối yêu cầu độc đoán đó, cho rằng điều đó không phù hợp với "Pháp".

Bản thân Tông-khách-ba cũng học tập với các vị sư trưởng của phái Tát-ca. Vị Đạt-lai thứ năm, thuộc ḍng Cách-lỗ nhưng rất gần với phái Ninh-mă. Đó là những biểu hiện sinh động của ḷng kính trọng lẫn nhau của các giáo phái.

V́ thế tại Gyantse, trong tổng thể Palkhor ta có ba tu viện của Shalupa, bốn của Tát-ca và chín của Cách-lỗ. Đặc biệt ta t́m thấy chính điện rất lớn dành chung cho tất cả các môn phái với rất nhiều khám thờ, được xây dựng năm 1418.

Tôi vào chính điện, đi ngang trước những ngọn đèn mỡ trâu. Trên bàn thờ là từng nhóm bảy chén nước theo cách cúng dường của người Tây Tạng, được xếp chỉnh tề. Một người phụ nữ c̣n trẻ đang châm dầu vào đèn để ánh sáng không bao giờ tắt, đó là loại mỡ trâu do họ tự ḿnh chọn lựa và đi bộ đường xa đem tới tu viện.

Đó là điều duy nhất mà những người nghèo khổ Tây Tạng có thể cúng dường các bậc giác ngộ. Ḷng ân cần của họ đối với "Pháp" được thể hiện giản đơn như thế nhưng nó quí hơn hành động của những kẻ bố thí hàng trăm lần nhiều hơn về vật chất nhưng tâm thiếu tỉnh giác, ḷng không rộng mở.

Ra khỏi Lhasa, tôi càng mới thấy rơ nước Tây Tạng rất nghèo, người dân không có ǵ hơn ngoài một niềm tin tôn giáo mănh liệt, một sự tự dâng hiến trọn vẹn. Ở trong mọi tu viện, nơi đâu tôi cũng thấy những người tự nguyện đi châm dầu cho đèn được sáng măi, thay nước cho bàn thờ luôn luôn được thanh tịnh.

Tại đô thị Gyantse đang tàn tạ này, trong tu viện Palkhor đă bị cách mạng văn hóa phá hoại nặng nề này, vẫn không bao giờ thiếu niềm tin đó.


KUMBUM, MAN-ĐA-LA VĨ ĐẠI


Gyantse c̣n có một công tŕnh mà không nơi nào trong cao nguyên mênh mông Tây Tạng có được, đó là đền Kumbum, man-đa-la ba chiều vĩ đại. Đền Kumbum nằm bên cạnh Palkhor, có lẽ đây chính là công tŕnh xây dựng thu hút được một ít du khách đến Gyantse. Liệu họ có biết ư nghĩa của ngôi đền Kumbum này không ?

Đền này được xây dựng năm 1436 gồm có 9 tầng, 108 cửa và 77 khám thờ. Toàn bộ đền có khoảng 100.000 h́nh tượng Phật, Bồ-tát, hộ pháp..., nên nó được mệnh danh là "đền thập vạn Phật".

Đền được nghệ nhân Tây Tạng và Nepal xây dựng, nh́n từ xa người ta thấy cặp mắt Phật, vẽ theo kiểu Nepal. Sở dĩ đền này được gọi là man-đa-la ba chiều v́ nó biểu diễn quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo Tây Tạng.

Theo Govinda [18] , các đền thờ Tây Tạng đều có năm phần, tượng trưng cho năm yếu tố xây dựng nên vũ trụ. Phần dưới của đền h́nh khối, tượng trưng cho yếu tố "đất", bền vững, ổn định. Đó là yếu tố của các chất đặc, nặng, là nền móng của mọi sắc h́nh.

Trên h́nh khối là h́nh cầu, có khi h́nh bán cầu. H́nh cầu tượng trưng cho yếu tố "nước", sự luân chuyển, sự di động. Ngược lại với đất, nước có tính bất định và trôi chảy. Trên h́nh cầu là một h́nh nón cụt. H́nh nón cụt tượng trưng cho "lửa", dáng của nó giống ngọn lửa hướng về phía trên.

Trên h́nh nón cụt là những dĩa, mặt dĩa ngửa về phía trên, nh́n ngang giống như h́nh bán cầu. Những dĩa tṛn này tượng trưng cho "gió" hay không gian. Cuối cùng nằm trên tất cả là một chấm tṛn h́nh nhọn như lửa tượng trưng cho "thức".

Thức chỉ là một chấm, khác với bốn yếu tố khác, nó không có kích thước. Thức chứa đựng tất cả mà không bị hạn chế trong dạng h́nh nào cả. Thức được biểu diễn bởi một chấm không có kích thước v́ nó là giao điểm giữa tầng mức vật chất với một mức độ khác mà ta gọi là tâm linh.

Từ xa đền Kumbum cho thấy nó được xây dựng theo kiến trúc nói trên. H́nh khối phía dưới có năm tầng sơn trắng. Phần h́nh cầu tượng trưng cho yếu tố nước được xây bằng h́nh ống tṛn với bốn cửa sổ.

Phần trên là mái điện thếp vàng với bốn cặp mắt Phật nh́n ra bốn phía. Tôi đi vào đền và biết trước ḿnh sẽ không đủ dức tham bái hết 77 khám thờ, mà bản thân mỗi khám thờ lại là một man-đa-la.

Người nước ngoài vào thăm đền hẳn sẽ lạc lối với hàng chục ngàn tranh tượng Phật, mỗi vị có một chút khác biệt. Đối với họ chỉ có một vị Phật lịch sử Thích-ca mâu-ni. Phật tử tiểu thừa hay cả đại thừa, trong số đó có tôi, cũng không dễ hiểu tất cả tranh tượng ở đây.

Thế nhưng nếu ta hiểu rằng, hệ thống "ba thân" Pháp thân, Báo thân và Ứng thân trong Kim cương thừa đóng vai tṛ quan trọng bậc nhất trong triết lư về vũ trụ của Phật Giáo Tây Tạng, ta có thể hiểu các tranh tượng và man-đa-la trong đền Kumbum đều được xếp đặt có thứ tự.

Cho nên, bên cạnh quan niệm "năm yếu tố" trong công tŕnh Kumbum đă nói ở trên, ta cần hiểu đền này diễn tả thêm ba dạng xuất hiện của Phật tính trong ba thân, Ứng thân, Báo thân và Pháp thân. Đó là lư do mà các sách vở ghi rằng, đi một ṿng Kumbum từ dưới lên trên là đi một ṿng, từ ṿng tử sinh luân hồi đến Niết-bàn.

Các tầng dưới cùng của điện Kumbum diễn tả h́nh tướng các vị Phật và Bồ-tát trong dạng Ứng Thân, đó là các vị đă sống thật trên trái đất này như Thích-ca mâu-ni và các đệ tử của Ngài.

Người ta có thể nhận ra điều đó qua áo quần, b́nh bát, cây bồ-đề...Các bức bích họa diễn tả đời sống của Ngài cách đây 2500 năm. Kể cả các tiền kiếp của Phật cũng được xếp vài loại Ứng thân.

Trên những tầng cao hơn là dạng Báo thân của Phật. Đó là những h́nh tượng diễn tả các vị giác ngộ trong một thế giới khác, trong các cơi Tịnh độ. Đó là h́nh ảnh của Phật trong kinh Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa với vô số hào quang và bảo vật. Quan trọng nhất, trong dạng Báo thân, các vị Phật xuất hiện thông qua những "mẫu h́nh cơ bản" [19] của vũ trụ. Đó là năm dạng cơ bản của tâm thức.

Vũ trụ quan của Kim cương thừa quan niệm mọi hiện tượng tâm vật trong thế gian đều được xếp thành năm "họ" mà đứng đầu năm họ đó là năm vị Ngũ phương Phật. Nơi đây ta gặp h́nh tướng năm vị Phật mà đại thừa ít nhắc tới, đó là các vị Đại Nhật, Bất Động, Bảo Sinh, A-di-đà và Bất Không Thành Tựu.

Các dạng này cần được hiểu như năm khía cạnh của Phật tính, năm dạng này cũng như những màu của ánh sáng mặt trời bị tách ra khi đi qua một lăng kính. Năm vị Ngũ phương Phật đó v́ thế cũng có năm màu sắc khác nhau. Lư do là màu sắc cũng như các loại h́nh cơ bản khác như năm hướng, ngũ uẩn, năm trí, năm yếu tố (nói trong chương trước) đều được xếp trong các họ đó.

Quan niệm về các mẫu h́nh cơ bản là hết sức sâu sắc và đóng vai tṛ quan trọng trong nền tâm lư học hiện đại.
Trên tầng cao hơn của Báo thân là dạng Pháp thân với các h́nh tượng các vị A-đề Phật (Adibuddha) hay Bản sơ Phật. Pháp thân thường được h́nh dung như một cái ǵ vô h́nh vô tướng, không biến hoại.

Thế nhưng đối với Kim cương thừa, Pháp thân có thể hóa hiện thành các vị A-đề Phật để giáo hóa mà phái Ninh-mă gọi là Phổ Hiền, phái Cam-đan gọi là Kim cương tát-đỏa (Vajrasattva) , phái Cách-lỗ gọi là Kim cương tŕ (Vajradhara) . Trên tầng cao nhất của Kumbum ta thấy một bức tranh tŕnh bày Kim cương tŕ.

Đi từ dưới lên trên là đi xuyên qua tất cả mọi dạng của đời sống, từ thực tại lịch sử trên mặt địa cầu mà ai cũng thừa nhận, đến các tầng Báo thân mà chỉ có "cặp mắt thiện nghiệp hi hữu" [20] mới thấy được và cuối cùng là Pháp thân, thực tại tuyệt đối tối hậu vượt lên thực tại qui ước, nằm ngoài mọi tri chứng.

Tôi thở nặng nề leo lên những cấp bậc cuối cùng của Pháp thân, bước ra ngoài bao lơn và đứng trên chóp đỉnh của Kumbum nh́n ra bốn phía. Gyantse nằm trên độ cao gần 4000m, cao hơn Lhasa khoảng hơn 300m. Gyantse đă cao mà từ chân đền lên đây ta phải leo 32m nữa.

Khoảng cách đó là đoạn đường vô tận từ đời làm người cho đến Niết-bàn mà ngay cả đức Thích-ca cũng tu học qua "vô lượng kiếp". Từ trên đỉnh Kumbum ta lại thấy xung quanh là mênh mông những ngọn núi mà bản thân Gyantse lại chỉ là thung lũng của sông Nyang Chu. Phía dưới chân tôi là đời làm người với bụi và cát.

Từ trên này tôi có thể thấy xe của du khách đang đậu chờ chúng tôi và nhiều người Tây Tạng đang vây quanh bán đồ lưu niệm và xin tiền. Tôi nh́n quanh và chợt thấy ḿnh có lẽ là những người ít ỏi trong đoàn lên tới đỉnh của Pháp thân, những người khác xem ra không ai muốn leo v́ quá nhọc mệt.

Tôi không thể ở lâu trong dạng Pháp thân. Chờ cho hơi thở trở lại b́nh thường, tôi lại leo xuống, thế nhân đang chờ tôi.


SHIGATSE VÀ D̉NG BAN-THIỀN LẠT-MA


Nh́n bản đồ, ta thấy Gyantse quả thật là ngă tư của nhiều con đường lữ khách. Cách Gyantse khoảng 300km về phía nam là Gangtok, thủ đô nước Sikkim. Từ Gyantse ta chỉ đi về phía tây thêm 100km là đến Shigatse, đô thị lớn thứ hai của Tây Tạng.

Từ Shigatse mà đi về hướng tây nam thêm khoảng 500km là đến Kathmandu, thủ đô Nepal. Mấy năm về trước tại Kathmandu tôi đă ngắm đường đi Tây Tạng, nào ngờ hôm nay tôi đứng trên đất Tây Tạng nh́n về Nepal.

Thế nhưng hướng về miền tây Tây Tạng, ḷng tôi rộn ră không v́ ǵ khác mà chỉ v́ Ngân sơn [21], nó c̣n cách Gyantse chỗ tôi đang đứng đến hơn 850km, chỗ đó là niềm mơ ước nhiều năm nay của tôi.

Tôi mơ ngày đến Ngân sơn lúc đứng tại cao nguyên Simla tại Ấn Độ mười năm về trước. Đến Ngân sơn là đến núi Tu-di trên địa cầu. Đến Ngân sơn là thăm trú xứ của thánh thần, là đến nơi sinh ra các sông thiêng như sông Hằng của Ấn Độ, như sông Yarlung Tsangpo của Tây Tạng.

Nếu đến được đó tôi sẽ đi thêm khoảng 200km nữa là đến Tsaparang, kinh đô tàn tạ của vương quốc Guge. Người ta không thể được tất cả, phải chăng phải c̣n một chỗ chưa đạt tới để ḷng c̣n mơ ước, tôi tự nhủ.

Đường từ Gyantse tới Shigatse là một con đường đi qua một cao nguyên xanh tươi nằm trên độ cao 4000m, chạy dọc theo con sông Nyang Chu. Nyang Chu chỉ là một con sông nhỏ, nước trong xanh. Tây Tạng là xứ thưa dân, xe chạy cứ cả vài chục cây số mới thấy xuất hiện làng mạc ruộng đồng.

Thỉnh thoảng vài tu viện đổ nát hay phế tích nằm cao trên đỉnh đồi hiện ra như một tiếng gọi trầm mặc vang vọng từ quá khứ. Đâu phải chỉ vương quốc Guge, tất cả các triều đại của Tây Tạng đều đang tàn tạ.

Khoảng 20km trước khi đến Shigatse ta có thể thấy tu viện Shalu. Tu viện này mới đầu được xây năm 1040, có kiến trúc hỗn hợp của người Hán và Tây Tạng. Ngày nay ta c̣n thấy mái của tu viện được lợp bằng một thứ ngói có tráng men xanh của đời nhà Nguyên, đó loại ngói ta hay thấy tại các chùa của Trung Quốc.

Ngói này cũng là loại ngói tráng men của các cung điện xứ Huế. Dưới mái ngói này của tu viện Shalu thuộc phái Tát-ca, Buton đă tu học và kết tập kinh điển thành các bộ Kanjur và Tanjur. Trong tu viện Shalu này Buton cũng đă lấy tên của tu viện mà sáng lập ra bộ phái Shalupa.

Xe đến Shigatse lúc trời đă tối. Đây là đô thị lớn thứ hai sau Lhasa và bộ mặt của nó đang dần dần biến thành một thành phố nhỏ của Trung Quốc với các sạp hàng với cửa cuốn bằng kim loại.

Lại những cơ quan nhà nước với hai người lính bồng súng trước cửa. Cách đó không xa là các tiệm ăn, trước mỗi tiệm cũng có hai người Hán, nhưng là hai cô gái đứng trước cửa mời chào chúng tôi.

Shigatse đă được xây dựng trên một độ cao 3900m khoảng trong thế kỷ thứ 13. Shigatse có một tu viện nổi tiếng, đó là Tashilhunpo, nó được kiến lập năm 1447. Tu viện này do các đệ tử của Tông-khách-ba trụ tŕ. Nó nổi tiếng ở chỗ các sư trưởng đầu tiên của nó chính là vị Đạt-lai thứ nhất và thứ hai và các vị sư trưởng thừa kế được gọi là Ban-thiền lạt-ma.

Khi vị Đạt-lai thứ năm lên ngôi th́ vị thầy của ông tên là Choki Gyeltshen (1475-1542) được phong làm Ban-thiền đời thứ tư. V́ Đạt-lai là hiện thân của Quán Thế Âm nên Ban-thiền, thầy của Đạt-lai được xem là hiện thân của A-di-đà. Các vị Đạt-lai và Ban-thiền được xem là đời đời làm thầy tṛ của nhau, vị này ấn chứng cho vị kia khi một vị được khám phá là mới tái sinh.

Potala là cung điện của ḍng Đạt-lai và Tashilhunpo là tu viện của ḍng Ban-thiền. Hai ḍng đều có trách nhiệm giáo hóa của ḿnh nhưng công việc chính sự chỉ do các vị Đạt-lai nắm giữ. Thế nhưng trong thế kỷ hai mươi, với sự có mặt của Trung Quốc, vấn đề không c̣n đơn giản như thế.

Tôi đến tu viện Tashilhunpo, từ xa đă thấy mái điện mạ vàng sáng rực. Điện có nhiều công tŕnh, được bao bọc xung quanh bởi một lớp tường thành mà tín đồ Tây Tạng nào cũng đi một ṿng trước khi bước vào. Toàn thể công tŕnh của điện chiếm một diện tích 150.000 mét vuông.

Điện được xây dựng để thờ Di-lặc, vị Phật tương lai và v́ thế trong chính điện ta thấy ngay bức tượng vĩ đại của Ngài với chiều cao 27m, đúc toàn bằng đồng. Tôi yêu tượng Di-lặc của Tây Tạng hơn cách tŕnh bày Ngài của Trung Quốc. Mỗi lần đến đảnh lễ tượng Di-lặc của Tây Tạng tôi đều nh́n lên để thấy cặp mắt xanh biếc đầy trí tuệ của Ngài.

Tôi nhớ Ung Ḥa cung tại Bắc Kinh với bức tượng Di-lặc cao 18m đẽo từ một cây gỗ trầm hương. Nơi đó Ngài đă nhắc tôi "không có ǵ được thành tựu hết". Đó là cách nói của Ngài mà ngày nay ta sẽ nói một cách hiện đại là "không có ǵ tồn tại trên cơ sở tự tính cả" [22] .

Bức tượng tại Tashilhunpo cao hơn tại Ung Hoà cung, cặp mắt Ngài vẫn xanh biếc, h́nh như nh́n ngắm những ǵ diễn ra tại Shigatse lịch sử này một cách bí ẩn và hóm hỉnh. V́ rằng những ǵ xảy ra tại Shigatse cũng chẳng có tự tính, tất cả đều dựa lên nhau mà thành.

Điều ǵ đă xảy ra tại Shigatse và Tashilhungpo ? Đă từ lâu Trung Quốc t́m cách chia rẻ hai ḍng Đạt-lai và Ban-thiền. Khoảng năm 1924 Đạt-lai thứ 13 và Ban-thiền thứ 9 có mâu thuẫn với nhau, kể từ khoảng thời gian đó ta có thể nói Ban-thiền chủ trương thân Trung Quốc, c̣n quan điểm của Đạt-lai là duy tŕ và phục hồi nền độc lập chính trị của Tây Tạng.

Khi Trung Quốc tiến quân vào Tây Tạng và Đạt-lai thứ 14 lưu vong đi Ấn Độ năm 1959 th́ sau đó vị Ban-thiền thứ 10 cũng bị giam lỏng tại Bắc Kinh. Đến năm 1978 Bắc Kinh bỗng nhiên tôn vị Ban-thiền lên làm phó chủ tịch Quốc hội. Mưu kế đó không mới mẻ cho lắm, chẳng qua là một biện pháp chính trị để giữ "mặt trận đoàn kết dân tộc".

Tháng giêng năm 1989, Ban-thiền được về lại Shigatse, đến tu viện Tashilhunpo để làm lễ tế tự cho tháp mới xây của các vị Ban-thiền từ thứ 5 đến thứ 9. Trong buổi lễ đó, bỗng nhiên Ban-thiền thứ 10 chết, lúc đó ông mới 51 tuổi.

Ông ít khi được về lại Tashilhunpo, nay về lại tu viện của ḿnh sau khi bị giam lỏng và chết ngay tại lúc tế tự các tiền thân của chính ḿnh. Bí ẩn thay cái chết của ông. Về mặt chính thức th́ ông chết v́ bịnh tim, nhưng ai biết được điều ǵ đă xảy ra.

Ngày nay tại Tashilhunpo khách có thể đi thăm tháp thờ di cốt hai vị Đạt-lai thứ nhất và thứ hai, tháp của các vị Ban-thiền thứ 5 đến thứ 9. Và kể từ khoảng 10 năm nay có thêm tháp của vị Ban-thiền thứ 10 mà h́nh chụp của ông cho thấy là một người thông thái và khỏe mạnh. Dưới chân Di-lặc bao nhiêu điều đă xảy ra, hẳn chỉ có Ngài mới biết rơ.

Đối với Di-lặc, cái chết hiển nhiên không phải là sự chấm dứt. C̣n đối với tôi, cái chết bí ẩn của Ban-thiền chỉ lập lại thêm một lần nữa, là Phật giáo hăy xa rời triều đ́nh và quyền lực, hăy bỏ lại đằng sau "tám bận tâm thế gian" [23] .

Sau khi Ban-thiền thứ 10 chết, dĩ nhiên người ta đi t́m thân tái sinh của ông. Theo nguồn tin chưa chính xác, vị Đại-lai hiện nay đă xác định một thiếu niên sinh đầu những năm 90 là hậu thân của ông. Thế nhưng không ai tiết lộ thiếu niên này hiện đang ở đâu v́ lư do an ninh. C̣n những người lănh đạo Bắc Kinh cũng tuyên bố đă t́m ra hậu thân của Ban-thiền thứ 10.

Buồn cười thay, họ đâu tin có sự tái sinh mà phải cất công đi t́m và ngày ngày phải lo cung dưỡng vị đó tại Bắc Kinh. Ngày nay tại Tashilhunpo h́nh của thiếu niên đó do Bắc Kinh "ấn chứng" được thờ như Ban-thiền thứ 11. Hỡi Di-lặc, cái nh́n của Ngài có ǵ bí ẩn và hóm hỉnh ?


DỌC SÔNG YARLUNG TSANGPO


Tôi hiểu tâm trạng của nhiều người Tây Tạng khi họ không muốn rời miền cao nguyên của họ để xuống đồng bằng. Và tôi cũng thể hiểu tại sao bà Alexandra David-Néel lúc tuổi đă 75 mà vẫn c̣n đi Tây Tạng lần thứ ba. V́ lẽ ǵ mà xứ Tây Tạng quyến rũ con người đến thế ?

Xe chạy dọc theo Yarlung Tsangpo, từ Shigatse về lại Lhasa. Đây là con đường mới, được gọi là "new road", tôi đang từ giă hướng tây để trở lại phương đông. Tôi ngoái nh́n lại lần cuối hướng tây, nơi Ngân sơn đang ngự trị, nơi vương quốc Guge đang chờ tôi.

Tôi đă biết đoạn sông Tsangpo miền đông nam Lhasa, nơi mà các nhà vua Tây Tạng đă một thời xây dựng. Giờ đây tôi sẽ chạy khoảng trên 350km theo Tsangpo và xem con sông này sẽ biến dạng thế nào trên cao nguyên trùng điệp những đá này.

Tôi sẽ không thể đi hết mấy ngàn cây số dọc Tsangpo được v́ con sông này hiểm trở thế nào ta đă biết, nhưng cũng v́ Tây Tạng đất rộng người thưa, người đi trên đường c̣n không có, làm ǵ có thuyền đi trên sông. Thật vậy, tôi không thấy một bóng thuyền nào cả trên con sông này, kể cả trong những đoạn sông hết sức hiền ḥa.

Tôi nhớ đến Trường Giang của Trung Quốc và chợt thấy ḿnh so sánh sai lầm. Người Trung Quốc đông đến mức họ phải sống trên sông hồ, c̣n tại Tây Tạng, thiên nhiên quá hào phóng, đất đai quá bát ngát, con người lẫn dê trừu chỉ là một chấm nhỏ trong cảnh quan vô tận.

Đó là chưa kể thung lũng Yarlung Tsangpo tương đối đông dân, c̣n những nơi khác như miền bắc, miền đông Tây Tạng th́ sự tĩnh lặng là âm thanh ngự trị thế giới. Cảnh quan vô tận, màu sắc rực rỡ trong một sự tĩnh lặng đến nao ḷng, không có nơi nào trên thế giới ta có thể t́m thấy sự tương tự. Đó phải là ấn tượng ai ai cũng có khi đến Tây Tạng.

Có người dừng lại ở những ấn tượng đó và vội t́m những cảm giác quen thuộc để tâm tư bớt hoảng sợ v́ sự xa lạ. Nhưng cũng có người sớm thấy rằng cảnh quan thiên nhiên bao la đó không làm ta lo sợ hay bơ vơ mà dường như trời đất đến gần với ta hơn, thân t́nh hơn.

Đi thêm một bước, cảnh quan, màu sắc và sự tĩnh lặng, đó là con đường dẫn ta đến một cánh cửa. Con đường đó không hề giản đơn và ngắn ngủi, nó có thể rất dài và v́ ta chưa đến nơi để mở cửa nên không mấy ai biết nó dài bao nhiêu. Đó là cánh cửa của tâm linh, của ư thức được nâng lên và mở rộng.

Tôi đoán như thế thôi v́ ḿnh chưa hề đi được xa. Thế nhưng tôi biết, thiên nhiên rộng mở làm ư thức ta lan tỏa. Màu sắc rực rỡ và thuần tịnh cho ta sớm biết, màu sắc chính là những "mẫu h́nh nguyên thủy", những cánh cửa trực tiếp dẫn vào sự chứng nghiệm. Sự tĩnh lặng đang ngự trị chỉ kéo ta về với nhận thức rằng tất cả âm thanh đều là sự nhảy múa vô thường trên nền tảng bất di bất dịch này.

Thế nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt diệu của Tây Tạng không chỉ làm hứng khởi tầm nghe nh́n của chúng ta vốn thường bị mây mù, khói đục và tiếng ồn che phủ. Nó tích cực hơn, nó dẫn đường mở lối cho nhận thức và ư niệm về cái miên viễn đang hiện h́nh trước mắt ta.

Tâm ta biết rằng cái miên viễn không phải đi t́m đâu xa, nó nằm ngay trước mắt, nó hiện diện ngay trong ḷng, chỉ mắt vướng bụi nên không thấy nó, chỉ ḷng chưa tỉnh nên không nhận ra nó.

Nhưng cái miên viễn cũng không phải trần trụi sờ sờ ra đó để ai cũng có thể ngắm nghía mà muốn tới với nó phải đi hết đoạn đường phi hữu phi không, phải tự tay mở cánh cửa vô môn, phải nghe được thứ tiếng không lời, phải vào chốn ẩn mật chỉ dành cho những người biết dâng hết tâm ư, biết buông rơi chính ḿnh. Cảnh quan Tây Tạng là bước khởi đầu, không phải là đoạn kết thúc.

Con đường gọi là "new road" này nh́n trên bản đồ tưởng như xa lộ nhưng thực ra chỉ là một con đường nhỏ chạy dọc theo thung lũng Yarlung. Xe chạy khi gần khi xa mặt sông. Có khi xe phải lội nước v́ có một con suối nào do băng tan sinh ra, chảy từ sườn Hy-mă ngang nhiên băng qua đường lộ để xuống sông Yarlung Tsangpo.

Có đoạn thung lũng hẹp lại, đường phải chạy trên sườn núi, dưới là sông. Và cũng có khi đường chạy trên núi cao và dưới kia là hẻm núi, sông Yarlung Tsangpo bây giờ nằm xa tít phía dưới như một giải lụa màu ngọc thạch. Dưới kia chính là những "hiệp", chúng đẹp hơn, sâu hơn, hiểm yếu hơn cả Trường Giang tam hiệp mà tôi từng biết.

Thế nhưng tại sao những hẻm núi này không hề nổi tiếng ? Có lẽ v́ con người ít tới đây quá, so ǵ được với dân Trung Quốc ở Trường Giang. Những "hiệp" này thật ra là rất đẹp nhưng cảnh quan ở Tây Tạng ở đâu cũng vô song, đó là lư do chúng không nổi tiếng.

Nhưng tại sao chúng phải nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên đâu phải để con người thừa nhận và khen tặng. Thiên nhiên quá cao quí và con người bé nhỏ biết bao.

Xe dừng ở một thị trấn nhỏ tên là Tadruka, chúng tôi xuống ăn trưa. Tadruka làm tôi nhớ những thị trấn trên quốc lộ số 1 của Việt Nam, nó là chỗ ăn uống dọc đường cho lữ khách. Thị trấn nằm bên sông Yarlung Tsangpo, phía trên là đường xe chạy, phía dưới là bến phà qua bên bờ bắc của sông.

Chủ quán rơ là một phụ nữ trẻ người Hán, chị có nước da sáng trắng khác hẳn người Tây Tạng. Chị mừng quưnh khi thấy khách vô cả loạt và thú thật với chúng tôi là phải chạy đi mua thức ăn. Chúng tôi có th́ giờ, người hướng dẫn đoàn nói. Chồng chị là một người Tây Tạng, anh lo làm bếp. Chúng tôi tự nhiên vào bếp xem anh nấu nướng.

Anh là người Tây Tạng nhưng lại nấu theo kiểu Trung Quốc, chắc học cách làm bếp của vợ. Chỉ với một cái nồi đáy tṛn mà anh diệt gọn tất cả các món, chay mặn đều có, rau thịt không thiếu. Từ chiếc nồi đó mà anh đem thức ăn bốc khói ngùn ngụt thẳng lên bàn, trưa hôm đó chúng tôi có một bữa ăn ngon lành hiếm có.

Những người dân giă chân chất biết bao, người dân Hán hay Tạng có bao giờ chống nhau, họ là những h́nh ảnh đẹp của con người sống thân ái và hạnh phúc. Ở đâu cũng thế, thời nào cũng thế, những xung đột giữa các quốc gia, giữa các bộ tộc, giữa các giáo phái đều do tham vọng quyền lực của những người lănh đạo.

Từ tiệm ăn này mà nh́n qua sông tôi lại thấy thăm thẳm những cao nguyên và núi đá, không có một bóng người, dưới sông không thấy ai qua phà. Mặc dù tiệm ăn ồn ào tiếng cười nói nhưng sự tĩnh lặng vẫn trùm khắp, hầu như tiếng ồn vội tắt ngay trong không gian bao la này.

Không gian bao la và tĩnh lặng nhưng không hề là sự chết v́ màu sắc nơi đây quá sống động. Những màu sắc rực rỡ này làm ta nghĩ đến màu các vị Phật trong dạng Báo thân. Tôi chợt nhớ tại Tây Tạng, màu sắc là phương tiện để tạo linh ảnh, là cách để đi vào những tầng tâm thức ẩn mật. Sắc đỏ là tượng trưng ḷng từ bi.

Sắc lục tượng trưng cho sự an lạc, ḷng vô úy, sự xả bỏ. Sắc vàng là màu của ánh mặt trời, là sự tăng trưởng, lớn mạnh, sự già giặn sung măn. Sắc xanh là màu của tri kiến, của đại trí, của không gian mênh mông. Những màu sắc thuần tịnh này hầu như nhấc ta khỏi thế giới của Ứng thân để đi vào Báo thân.

V́ những lẽ đó mà Phật giáo Tây Tạng hay vận dụng phép tạo linh ảnh. Đối với người Tây Tạng, việc vận dụng linh ảnh để biết trước những chuyện xảy ra trong tương lai, để biết chuyện cách xa vạn dặm xem ra b́nh thường, họ không cho đó là cái ǵ huyền bí.

Cảnh quan và màu sắc trên cao nguyên này hầu như nằm giữa dạng Ứng thân và Báo thân, con người sống trên đây hầu như thường xuyên qua lại giữa những tầng tâm thức.

Cái miên viễn tuyệt diệu mà người thường như tôi cảm thấy tại Tây Tạng phải chăng là mùi vị đầu của một cái mà ta nói chữ là "Pháp thân" ? Tôi th́ không bao giờ nghĩ ḿnh sẽ chứng được cái đó, thật ra tôi cũng chưa bao giờ muốn.

Thế nhưng nếu người-đồng-bằng tại Trung Quốc hay Việt Nam h́nh dung về Pháp thân một cách hết sức xa xôi và trừu tượng th́ xem ra Phật Giáo Tây Tạng nói về nó một cách khá cụ thể. Họ xem Pháp thân là một điều có thể thực chứng được, có thể "thấy" được nó, miễn là tu học đúng cách, miễn là có thầy hướng dẫn.

Báo thân và Pháp thân là những điều quá xa vời đối với Phật tử thông thường. Nhưng tại Tây Tạng, nhiều người cho rằng các đạo sư có tŕnh độ có thể truyền linh ảnh cho những ai muốn thấy Báo thân. C̣n con người th́ trong một đời làm người có thể chứng Pháp thân. Đó là lư do tại sao Phật Giáo Tây Tạng có nhiều phép tu huyền bí, có khi xa lạ đối với chúng ta.

Liệu bà Alexandra David-Néel trở lại Tây Tạng lúc tuổi đă cao để chứng thực điều ǵ hay không th́ tôi không biết. Nhưng cảm nhận của tôi tại cao nguyên Tây Tạng là hết sức rơ. Đó là một miền đất có một không hai trên địa cầu, nơi đó con người có đầy đủ những yếu tố để sống một đời sống viễn ly, để nh́n vào bên trong, để mở rộng những biên giới của ư thức và để vươn lên một mức độ tâm linh cao hơn.

Liệu những yếu tố đó chỉ do những tính chất địa lư vô song của Tây Tạng sinh ra hay v́ phần đất này nằm trong ṿng ảnh hưởng tâm linh vĩ đại của những ngọn núi ẩn mật, của những ḍng sông thiêng liêng, của những vị giác ngộ đă sống nơi đây, của những con người đang thiền định đâu đó trong khe núi vách rừng, điều đó tôi không rơ.

Xe đă rời sông Yarlung Tsangpo để ngược về phía bắc hướng về Lhasa. Tôi sắp rời Tây Tạng để trở về đồng bằng. Nơi đó sẽ có một bầu khí quyển dễ thở hơn cho tôi nhưng phố phường chật hẹp, mây mù và tiếng huyên náo của cuộc đời sẽ chờ đón tôi.



GIĂ TỪ TÂY TẠNG


Rồi cũng có ngày tôi rời Lhasa, lên máy bay về lại Tứ Xuyên. Tôi nhớ G.Tucci, nhà Phật học và Tây Tạng học người YÙ. Ông viết: "Từ Lhasa ra đi không giống như từ giă một thành phố nào đó. Dễ trở lại một nơi nào bất kỳ, nhưng Lhasa là không thể đạt tới, hầu như nó nằm ngoài thế giới này. Từ đó ra đi cũng như tan một giấc mơ mà không biết rằng nó có trở lại không".

Lhasa ngày nay c̣n mong manh hơn thế v́ nó đang chết dần chết ṃn. Những bước chân rầm rập của lính tráng đang chôn vùi một nền văn minh độc đáo. Và không phải chỉ Lhasa thôi, Shigatse, Gyantse cũng đang thay đổi, những đô thị khác mà tôi chưa tới được hẳn cũng dần dần mất đi gia tài văn hóa của ḿnh. Toàn cả nước Tây Tạng đang từng ngày đáng mất quá khứ của ḿnh, đang trở thành một "khu tự trị" vô danh.

Ngắm nh́n điện Potala lần cuối, tôi nhớ lại một lời tiên tri. Lời đó nói rằng vị Đạt-lai lạt-ma thứ 14 hiện nay là vị cuối cùng, sẽ không c̣n vị tái sinh nữa. Đạt-lai là rường cột tinh thần của dân Tây Tạng mà nếu vị hiện nay đă trên 65, không c̣n vị nào tái sinh nữa th́ số phận Tây Tạng coi như an bài. Mà cũng đúng thay, làm sao có ai lật ngược được t́nh thế của dân tộc Tây Tạng.

Ngày nay Trung Quốc đang ngự trị Tây Tạng, họ ra sức xây dựng miền cao nguyên lạnh lẽo này để dễ đồng hóa. Công bằng mà nói, người Trung Quốc xây đường sá rất giỏi. Tại Trung Quốc, những nơi hẻo lánh và hầu như chỉ có khách Phật tử hành hương như Ngũ Đài sơn, Cửu Hoa sơn đều được xây dựng cầu đường hết sức nghiêm túc.

Tôi tới đảnh lễ được những nơi đó là cũng nhờ họ và không quên, xây đường đắp cầu cũng là một công đức lớn, theo quan điểm đạo Phật. Tại Tây Tạng, Trung Quốc xây dựng nhiều công tŕnh hạ tầng như đường xá, bệnh viện, trường học..., đó là điều tôi không thể không nhắc tới.

Điều khách quan hiện nay là Tây Tạng đă đi qua một hướng mới, người dân không thể trở lại đời sống cũ. Tôi từng thấy tu sĩ Tây Tạng mang cả điện thoại di động th́ làm sao quay lại bánh xe lịch sử, nếu có ai muốn.

Tôi nghĩ rằng nếu Đạt-lai có trở lại Tây Tạng th́ ông cũng không hề muốn dân ḿnh sống một cuộc sống lạc hậu. Và nếu ông trở về th́ liệu ông và những người Tây Tạng theo ông có đủ tŕnh độ chính trị và kinh tế để đưa một dân tộc đi lên ?

Tôi không muốn lạc lối vào những giả định vô bổ và cũng chẳng có "giải pháp" nào cho dân Tây Tạng. Tâm tư của tôi có lẽ cũng giống như những người đă đi Tây Tạng, đó là tiếc thương một nền văn minh thật sự độc đáo đang suy tàn. Hơn nữa đối với tôi, đó không phải là một nền văn minh bất kỳ mà nó là kim cương thừa Phật giáo, nó là bước phát triển tiếp của đạo Phật, sau tiểu thừa Ấn Độ và đại thừa Trung Quốc.

Và nếu đại thừa Trung Quốc thu liễm trong ḿnh cả tiểu thừa Ấn Độ th́ kim cương thừa Tây Tạng dung chứa cả tiểu thừa lẫn đại thừa. Phật Giáo Tây Tạng nói có lư rằng, tiểu thừa, đại thừa hay kim cương thừa đều là từng bước phát triển cho mỗi cá thể. Phật giáo Tây Tạng là hiện thân đích thực của Kinh Pháp Hoa mà Phật thuyết tại đỉnh Linh Thứu, tất cả các "thừa" đều là phương tiện, là "lấy lá giả vàng" để dẫn độ chúng sinh.

V́ thế mà nền văn minh Tây Tạng chết đi th́ đối với tôi là Phật giáo đang suy tàn trên toàn thế giới. Tại Ấn Độ như đă nói, Phật giáo đă diệt vong từ thế kỷ thứ 11, 12. Tại Trung Quốc thời hoàng kim của Thiền Tông cũng bùng lên và tắt lụi cách đây đă nhiều thế kỷ. Và tại Tây Tạng, có lẽ tôi đồng ư với Sangharaksh*ta [24], ông cho rằng đạo Phật sẽ diệt vong trong vài thế hệ nữa.

Nhưng, đức Thế Tôn cũng chẳng đă nói, giáo pháp của Ngài cũng sẽ diệt vong như mọi chuyện trên đời. Cái ǵ có sinh, cái đó có diệt, đó là qui luật. C̣n cái vô sinh, cái miên viễn mà trên cao nguyên này mà có lẽ tôi đă nếm chút mùi vị th́ đâu cần c̣n đạo Phật mới có nó. Nó đâu cần tên gọi, ta có gọi nó là Pháp thân, Phật tính hay Thượng đế, Đại ngă hay bất cứ từ ǵ khác cũng được.

Đạo Phật có thể diệt vong nhưng triết lư nhận thức và hành động của nó vẫn tồn tại, có thể dưới một tên gọi khác, nó "được khám phá lại một cách mới mẻ" [25] . Nhận thức luận của nó vẫn tồn tại v́ triết lư Tính Không của nó là ưu việt để nói về cái miên viễn đó, không có nhận thức nào hơn.

Triết lư hành động của nó cũng c̣n tồn tại v́ Bồ-tát đạo của Phật giáo là con đường không thể không đi cho những ai có lương tâm. V́ thế nếu trong tương lai xa, nếu Phật giáo có diệt vong thực, ta sẽ không ngạc nhiên nếu triết lư nhận thức và hành động đó vẫn c̣n lưu truyền, dù người đi tŕnh bày cho nó không hề biết ḿnh là Phật tử, không hề biết có một nhân vật lịch sử tên gọi là Thích-ca mâu-ni.

Ngày đó, người giảng pháp Phật không hề mặc áo tu sĩ mà có thể là một nhà vật lư học hay sinh vật học. Ngày đó người ta sẽ nói về "sắc" và minh họa nó bằng những hạt cơ bản trong ngành vật lư hay bằng nhiễm sắc thể và Genom trong ngành sinh vật.

Cũng trong những ngày đó người ta sẽ thấy "không" một cách gần gủi cụ thể như người Tây Tạng thấy Pháp thân và cũng có thể họ sẽ nói "sắc chính là không, không chính là sắc" [26] .

Lời kinh của Đức Thích-ca đă làm tôi bớt băn khoăn với tương lai đạo Phật và Tây Tạng. Đó phải là lư do mà Di-lặc có cái nh́n bí ẩn và hóm hỉnh về những ǵ xảy ra dưới chân Ngài. Và tôi nhớ lại, tại Bonn, Đạt-lai thứ 14 cũng cho thấy một đầu óc hài hước tinh tế.

Tất cả các vị đạo sư xưa nay đều nh́n cuộc đời với cặp mắt xanh biếc của Di-lặc, bí ẩn và hóm hỉnh và hầu như nói, những ǵ ta đang có rồi cũng sẽ mất nhưng những ǵ quí nhất th́ vô thủy vô chung không bao giờ rời ta.

Máy bay lướt về hướng đông, sau lưng tôi là Lhasa, là Ngân sơn, là Yarlung Tsangpo, ngày càng xa. Tôi đang rời xa man-đa-la Ngân sơn mà tôi chưa được tới, đang xa man-đa-la Kumbum mà tôi đă từng lên tận đỉnh Pháp thân. Có hề ǵ, ở đâu cũng có "nó" nếu ta biết nhận thức, đó là bài học tôi mang về từ Tây Tạng.

Trước mặt tôi là Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên. Tại nơi đó có một đỉnh núi mà tôi đă tới chiêm bái, đó là Nga Mi sơn, trú xứ của bồ-tát Phổ Hiền. Tôi bất giác cảm tạ hành nguyện bao la của Phổ Hiền, sẵn sàng cho bất cứ ai thực hiện nguyện ước của ḿnh. Có thể nhờ Phổ Hiền mà tôi đă đi được Tây Tạng.

Máy bay hạ cánh ở Thành Đô, tôi thở một hơi dài nhẹ nhơm. Tiếng ồn ào tràn ngập sân bay và vô số con người xuôi ngược trên đường. Tôi nhanh chóng về khách sạn. Trong gương soi mặt, môi tôi đă bớt tím. Từ trong chiếc va-li rơi ra chai dầu gội đầu, bây giờ nó đă xẹp lép v́ áp lực không khí nơi đây quá cao.


{1]- Sinh năm 1543, mất năm 1588

[2]- Xem chương "Ung Hoà cung và tiểu truyện Trung Quốc-Tây Tạng" trong phần thứ ba

[3]- Trích "Lịch sử Phật giáo thế giới", tập I, Thánh Nghiêm pháp sư (Đài Loan), Nhà xuất bản Hà Nội, 1995

[4]- Sinh năm 1617, mất năm 1682

[5]- Bạn đọc có thể tham khảo thêm cuốn "Die vierzehn Wiedergeburten des Dalai Lama" (Mười bốn lần tái sinh của Đạt-lai lạt-ma) của K.H.Golzio và P.Bandini, Scherz Verlag, 1997

[6]- Gampopa dịch âm là Đạt-bảo Cáp-giải (1079-1153)

[7]- Yuan, đơn vị nhân dân tệ, mỗi đô-la Mỹ trị giá khoảng trên 8 "nguyên" (năm 2000)

[8]- Một đạo sư quan trọng của ḍng Ninh-mă, sinh 1808, mất 1887

[9]- Xem thêm "Tibetan Buddism" của Sangharaksh*ta, sách đă dẫn

[10]- Nội dung của Thangka thường thấy tại Tây Tạng, trong đó ṿng tṛn "mười hai nhân duyên" nằm trong sự kềm tỏa của quỉ sứ

[11]- Tranh vẽ trên giấy hay lụa của Tây Tạng. Nội dung của tranh thường là h́nh tượng Phật, Bồ Tát, hộ pháp, man-đa-la.

[12]- Xem "Sư tử tuyết bờm xanh", sách đă dẫn

[13]- Mahasiddha. Chuyện về 84 vị thành tự giả có thể t́m thấy trong "Từ điển Phật Học", nhà xuất bản Thuận Hoá 1999.

[14]- Mahamudra, một trong những giáo pháp tối thượng của Kim Cương thừa, được truyền dạy trong phái Ca-nhĩ-cư

[15]- "The six Yogas of Naropa", đă được Thích Nữ Trí Hải dịch ra Việt ngữ, California 1997

[16]- Tổ thứ hai là Naropa, sơ tổ là Tilopa, thầy của Naropa

[17]- Dakini. Theo mật thừa Ấn Độ và Tây Tạng, Dakini là các vị thần nữ bảo hộ cho hành giả tu tập Mật tông. Thể nhập vào cơi của Dakini là thoát khỏi sinh tử nhưng chưa hoàn toàn giác ngộ

[18]- Govinda, Grundlagen tibetischer Mystik (Cơ sở mật tông Tây Tạng), Scherz Verlag 1994

[19]- Trong các sách nghiên cứu phương Tây ta hay gặp từ "Archetype"để chỉ các mẫu h́nh cơ bản này. Từ này do nhà tâm lư học C.G.Jung nêu lên đầu tiên

[20]- Đoạn văn thường thấy trong kinh sách

[21]- Kailash, xem chương "Tháng ngày ấp ủ" trong phần thứ nhất

[22]- Phạn ngữ: svabhavasiddhi (siddhi: thành tựu), Anh ngữ: inherent existence

[23]- "Bát phong": Được, mất; vinh, nhục; khen, chê; vui, khổ. Thơ Hàn Sơn "Bát phong xuy bất động" (Tám gió thổi chẳng động)

[24]- Sách đă dẫn

[25]- Schumann trích lời đức Phật. Xem chương "Từ Linh sơn nhớ về Yên Tử" trong phần hai

[26]- Lời trong Bát-nhă ba-la-mật-đa Tâm Kinh




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 595 of 1146: Đă gửi: 05 July 2010 lúc 3:01am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



MÙI HƯƠNG TRẦM


PHẦN THỨ NĂM: ĐOẠN KẾT


THAY LỜI KẾT: MÙI HƯƠNG TRẦM


Tôi vẫn mơ một ngày Tết Nguyên đán được về thăm quê, đi lại trên sườn núi Ngự B́nh, giữa khí trời se lạnh và nắng mới lên, tôi sẽ được ngửi mùi hương trầm bay phảng phất trong gió.

Sau hơn nửa đời người tôi đă nhận ra một điều là mùi, cái mà ta cảm nhận bằng mũi, là cái để lại trong ḷng sâu đậm nhất, hơn hẳn những ǵ ta nghe hay thấy.

H́nh như những cảm quan càng khó nắm bắt bao nhiêu, chúng càng đậm đà bấy nhiêu mà mùi hương hẳn phải thuộc vào loại đó. Và đối với tôi, mùi hương là thứ cảm quan theo tôi suốt gần cả đời!

Hồi c̣n nhỏ gần nhà tôi có một bà già bị điên. Hồi trước bà là người làm hương đem bán. Nhiều người kể bà ta bị điên v́ lấy chân chà xát bột hương. Tôi rùng ḿnh ghi nhớ. Về sau khi lớn lên tôi nghe ai kể, mùi hương trầm là thức ăn của quỉ thần, thắp hương là mời các vị ấy đến, tôi nghe càng thấy sợ.

Lớn lên, được biết rằng nếu quỉ thần mà có thật th́ tâm lư của họ cũng như con người, cũng muốn được mời mọc tôn kính, tôi hết sự và thấy nơi cây hương là phương tiện tỏ ḷng kính mộ. Chỗ nào có thắp hương là chỗ đó có ḷng trọng vọng. "Nguyện đem ḷng thành kính, Gửi theo vầng mây hương".

Hương nhang làm bằng ǵ tôi không rơ nhưng nó rất khác nhau, nội màu cây hương đă khác, chưa nói đến mùi thơm. Hương ở Huế có màu vàng sáng, của nơi khác trong nước màu đậm hơn. Ở Ấn Độ hương hầu như màu đen. Tại Trung Quốc hương có mùi giống hương Việt Nam, nhưng lạ thay, cây nào cây nấy to như que củi.

Tôi vẫn hâm mộ hương của người tàu, nghĩ hương họ làm phải rất thanh nhă, từng ṿng nhang nằm như một cái đĩa, xếp từng khoanh tṛn. Hay loại hương trong đại lục Trung Quốc ngày nay đă khác? Tại Lhasa Tây Tạng, hương có màu hơi đỏ nhưng không có chân, đốt nó lên là cháy từ ngọn đến gốc.

Mùi hương th́ lại càng khác nhau, có mùi thơm thoang thoảng thoát tục, có mùi đậm hơn, có mùi khác đầy hương thơm trần tục. Thế nhưng tôi không dám chê, đâu phải dành cho ḿnh mà phê b́nh,tôi tự nhủ. Cả khi gặp những nơi người ta thắp hương quá nhiều, ai cũng than ngộp, tôi cũng thấy không sao, đây đâu phải chỗ chơi đùa thoải mái, đây là chỗ giao tiếp giữa thần và vật mà.

Do hay quí trọng hương, tôi bất măn khi mới đến Ấn Độ trong những dịp đầu tiên. Nơi đó người ta xem ra ghiền mùi hương như bên ta có người ghiền dầu gió. Vào ngồi chiếc taxi cũ kỹ của họ tôi đă thấy ngay cây hương. Có lúc tài xế biết ư, họ dập hương nhưng mùi hương nặng nề này vẫn c̣n.

Quỉ thần đâu đi taxi, tôi tự nhủ. Thế nhưng khi thấy họ treo h́nh các vị thần Ấn Độ giáo, tôi sực nhớ tài xế xe đ̣ của ta cũng hay thắp hương cầu tai qua nạn khỏi, tôi lại thấy ḷng trân trọng, họ cũng cầu cho ḿnh b́nh yên đó thôi.

Tôi nhớ bước đường lữ hành đă đưa ḿnh lên núi Linh Thứu ở Ấn Độ. Nơi đây không chỉ có quỉ thần tầm thường thôi mà c̣n các vị đại Bồ-tát đă tụ tập nghe Phật giảng pháp và theo nhiều người nói th́ "hội Linh sơn" này c̣n đang tiếp diễn, người thường như tôi không nghe thấy được.

Tại buổi chiều đầy gió hôm đó, trên đỉnh núi không cao hơn núi Ngự B́nh bao nhiêu, tôi tiếc sao ḿnh không có cây hương để tỏ ḷng thành kính với chỗ Phật Thích-ca đă từng sống sáu năm, chỗ mà mười ba thế kỷ trước, Pháp Hiển, Huyền Trang lặn lội từ Trung Quốc đến đây, chỗ mà các tăng sĩ Việt Nam cũng đă đến tham bái từ thế kỷ thứ tám.

May thay vài sị sư Thái Lan đang có mặt tặng tôi vài cây hương. Hương của họ không khác hương ta bao nhiêu, hôm đó vầng mây hương bay tạt trong gió chiều, quả nhiên tôi không nghe thấy được hội Linh sơn, chỉ nhận ra ḷng xúc động của ḿnh.

Lần sau đến Ấn Độ tôi đi thăm Lâm-t́-ni, chỗ Phật sinh, lần này tôi có hương Việt Nam trong ba lô. Đi ṿng quanh đền thờ chỗ sinh Phật ngày nay chỉ c̣n nền gạch, tôi t́m cách cắm hương và khám phá ra nền móng với các viên gạch đỏ thẫm đó không hề có một kẽ hở để nhét chân hương vào.

Về mặt xây dựng, các công tŕnh này không phải tầm thường, tôi tự nhủ, v́ thế mà nó c̣n tồn tại tới ngày nay. C̣n về tính chất thiêng liêng th́ chỗ này là thánh địa, quỉ thần tầm thường chắc không dám tới. Tôi cắm hương trên thân cây gần đó, ḷng thấy an lạc.

Vài ngày sau tôi đến vườn Lộc Uyển, chỗ Phật "chuyển pháp luân". Đây là nơi gần thành phố Varanasi quốc tế nên du khách rất đông. Một đoàn người Nhật đi chiêm bái đang tụng kinh nhưng lạ thay họ không thắp hương. Tôi rút hương Việt Nam ra.

Kinh tiếng Việt tôi c̣n không thuộc nói chi tiếng Nhật nên chỉ biết đứng nghe tiếng tụng du dương. Tôi đoán họ tụng kinh Vô ngă tướng, kinh mà Phật thuyết đúng chỗ này. Tiếng tụng kinh tiếng Nhật ḥa với khói hương Việt Nam bay trong nắng sớm.

Đi Trung Quốc có chỗ nào mà tôi không thắp hương. Từ Vân Cương thạch động miền tây bắc hiểm trở đến Phổ Đà sơn nằm ngoài hải đảo phía đông nam xa xôi, tất cả đều là những công tŕnh to lớn của tiền nhân sống trước chúng ta hàng ngàn năm.

Từ chùa Linh Aån ở Hàng Châu đầy người cho đến đỉnh Nga Mi không khí loăng, ở đâu cũng đă có ai xây dựng những bức tượng từ bi nh́n khói hương bay trong gió. Trên bước đường đó tôi vái lạy tất cả, từ các vị Phật Bồ-tát cho đến các vị thánh nhân như Lăo Tử trên núi Thanh Thành hay Khổng Tử, vị vạn thế sư biểu.

Xúc động biết bao được thắp hương nơi Lưu Bị từ trần tại thành Bạch Đế hay trong đền Vũ Hầu tại Tứ Xuyên, nơi thờ Khổng Minh, Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, những con người trung liệt cổ kim ít có.

Đến Tây Tạng, tại Jokhang, tôi lại không có chỗ cắm hương trước tượng "Đức hạnh cao quí", chỉ biết nhét cả bó vào một hông cửa sắt bên cạnh khám thờ.

Tôi không đành đặt hương trên mặt đất nhơm nhớp mỡ trâu Yak của điện thờ đức Thế Tôn. Quả nhiên nền đất không sạch, sau khi đảnh lễ Ngài, đầu gối quần tôi có hai vết đen khó giặt.

Có dịp đi nhiều vùng của đất nước ta, t́m hiểu nơi chốn và lịch sử, có nơi nào mà tôi không thành kính và v́ thế hầu như chỗ nào tôi cũng thắp hương. Thắp hương ở Chùa Thầy để tỏ ḷng hâm mộ Từ Đạo Hạnh, người trong một đời mà từ bỏ hắc đạo để thành Phật thành Tiên, nghe giống đời Milarepa của Tây Tạng.

Thắp hương ở chùa Tây Sơn để tưởng nhớ các vị Phật thời chiến tranh cũng phải đi sơ tán. Tại Tam Cốc, thắp nhang trong một đền nhỏ thờ các nhà vua đời Trần, các nhà vua phi thường của dân tộc đă để lại cho con cháu một bờ cơi xinh đẹp và một nền văn hóa thâm hậu.

Nhưng không phải chỉ những danh tài xuất chúng của dân tộc mới đáng kính trọng. Làm nên sự nghiệp đó các vị cần vô số những con người khuyết danh. Một ngày nọ tôi đi cùng với một người bạn từ Hà Bắc về Hà Nội, chúng tôi rẽ qua một con đường ít người đi.

Người bạn đến thăm mồ người em vốn là chiến sĩ hy sinh được cải táng trong một nghĩa trang liệt sĩ nơi đây. V́ cải táng anh không biết chính xác đâu là mồ em ḿnh. V́ thế chúng tôi thắp hương cho mấy chục cái mồ khuyết danh, không bỏ sót ai, ai cũng là anh em cả. Đó là một chiều mưa, trong bóng tối, hương đỏ rực cả một triền núi, mùi thơm lan tỏa mười phương.

Tôi nghe người anh ngậm ngùi kể về em ḿnh và bỗng thấy rằng mùi hương không chỉ chuyển ḷng thành kính của người đến quỉ thần mà đó là chiếc cầu nối làm bằng t́nh thương và t́nh thương mới là cái chủ yếu. Đối với tôi th́ chiến sĩ tử trận, dù trong chiến tuyến nào, họ cũng đều đáng kính trọng cả. Trên cương vị và hoàn cảnh của ḿnh, họ đă chiến đấu quên ḿnh và anh dũng cho niềm tin và lư tưởng của họ.

Nhưng tại sao chỉ loài người mới là anh em. Trong những chuyến đi dài, nếu có dịp th́ am miếu sơn thần thủy quái cũng được tôi gửi lời chào hỏi. Lần nọ tại vịnh Hạ Long, đi thuyền thúng vào một chiếc hồ con, tôi lên bờ vái chào một chiếc miếu hiu quạnh.

Lần đó có hai người nước ngoài đi theo, thấy chúng tôi làm thế họ cũng bắt chước xá chào thành kính. Quỉ thần nước Nam thấy người Âu tôn kính ḿnh chắc cũng không khỏi lấy làm thú vị.

Vừa qua đến lại lăng Tự Đức xứ Huế, tôi thấy gần đó người ta sản xuất và phơi hương đầy ngơ, màu sắc rực rỡ. Hương được hong từng bó lớn, chân bị buộc chặt, thân x̣e ra phơi nắng.

Màu vàng sáng của hương xứ Huế làm ta thoạt nh́n tưởng như những đóa cúc vàng cực lớn. Tôi hỏi chuyện làm hương phơi hương rồi giả vờ hỏi: "Đây có ai chà hương bằng chưn không đó?". "Có mà điên", mọi người trố mắt nh́n tôi, chắc họ rủa thầm




Nguyễn Tường Bách






Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 596 of 1146: Đă gửi: 10 July 2010 lúc 1:32am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 597 of 1146: Đă gửi: 10 July 2010 lúc 6:58pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




DU HÀNH QUA CÁC VÙNG TÂM THỨC




Bác sĩ Brian L. Weiss tốt nghiệp thạc sĩ Y Khoa tại đại học Yale. Ông đă là bác sĩ nội trú tại Trung Tâm Y Khoa Bellevue của New York University, sau đó trở thành trưởng khoa nội trú của khoa Tâm Thần tại đại học Y Khoa, Yale.

Ông đang phụ trách chức vụ chủ tịch danh dự ngành Tâm Thần học tại Trung Tâm Y khoa Mount Sinai ở Miami. Ông đă có nhiều tác phẩm nổi tiếng xuất bản. Ông thường tổ chức nhiều cuộc hội thảo và các chương tŕnh đào tạo chuyên nghiệp khắp nơi trên thế giới.

Bác sĩ Brian L. Weiss đang sống cùng gia đ́nh tại Miami, Florida Hoa Kỳ.


Lời Tựa.


Một vị Tăng ở Tây tạng đă nói với tác giả rằng cuộc đời chỉ là một sân khấu. Diễn tại sân khấu này, con người đóng vai một kẻ nghèo khó, nhưng ở một sân khấu khác, người đó lại hóa thân thành vị công tử, có thể là do sự lựa chọn vai diễn của người đó.

Vậy th́ để có một vai diễn tốt hơn trên sân khấu, một sự lựa chọn tốt hơn khi ta diễn ở một sân khấu khác, th́ bạn phải làm ǵ? Từng trang trong sách này sẽ đưa ra những vấn đề mà từ đó bạn sẽ tự hiểu nên làm ǵ để được lựa chọn một vai diễn tốt, hay nói rơ hơn là bạn sẽ chọn cho ḿnh một kiếp sống tốt đẹp hơn, và luôn luôn t́m thấy niềm thanh thản, hạnh phúc trong bất cứ kiếp sống nào trở về sau.

Tác giả cũng đả phân tích những tội lỗi trong kiếp trước sẽ chi phối đến kiếp hiện tại cho đến khi nào chúng ta hiểu ra và hưởng được sự tha thứ. Nếu chúng ta đă tạo nghiệp lành trong quá khứ th́ hiện tại chúng ta đang nhận những điều tốt đẹp. Tội lỗi trong kiếp này sẽ bôi đen lên những kiếp sau, vậy th́ nếu bây giờ chúng ta tạo phước lành th́ kiếp sau chúng ta sẽ tự dẫn dắt ḿnh đến gần với đấn Toàn Năng.

Với cái nh́n có chiều sân của triết lư tôn giáo, và chiều rộng của cuộc đời, tác giả sẽ cho ta thấy rằng cuộc đời măi măi nối tiếp nhau, dù không gian, dù thời gian có đổi thay. Có thay đổi chăng chỉ là h́nh thức bên ngoài của một con người.

Tuy nhiên tâm tư, t́nh cảm vẫn của con người đó, vẫn tồn tại theo nhiều kiếp mà người đó đầu thai trở lại. Nếu ta đă biết trước được như vậy th́ tại sao ta lại lăng phí thời gian chạy theo những ảo ảnh cuộc đời mà không nh́n vào thực chất cuộc đời là sự bất diệt. Nhựng ǵ chúng ta làm hôm nay sẽ là phần thưởng hoặc sự trừng phạt của kiếp sau.

Vậy sao ta không cố gắng tạo ra những phần thưởng cho kiếp sau? Nếu biết rơ những việc làm hôm nay sẽ là h́nh phạt ở kiếp sau, sao ta lại cứ măi ch́m đắm vào những việc làm tội lỗi đó.

Là người không ai không bị mắc phải sai lầm, nhưng nếu ta can đảm thẩm định lại mỗi việc ta đă làm đúng sai thế nào, chắc chắn việc làm xấu xa của ta mỗi ngày một giảm bớt, và mỗi ngày ta sẽ cố gắng tạo thêm phần thưởng cho kiếp sau.

Chúng ta không thể nào bù đắp hay chỉnh sửa những ǵ đă xảy ra trong quá khứ, nhưng với sự nhận thức rơ về sự bất diệt của con người, chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo ra những kiếp sống tốt đẹp hơn ở tương lai.

Cuộc sống vốn dĩ là những nghịch cảnh, và v́ những nghịch cảnh, những cay đắng trong cuộc đời, con người lại càng muốn t́m hiểu nguyên nhân. Chính nơi quyển sách này, bạn đọc sẽ t́m được câu tră lời theo lời kể của bác sĩ Brian L. Weiss.

Một lần nữa, theo cách nh́n của nhà khoa học, và với một tấm ḷng đầy trắc ẩn cho kiếp người, ông đă phân tích sâu sắc và tŕnh bày những vấn đề, những câu chuyện mà chính ông đă hướng dẫn bệnh nhân ḿnh tự dấn thân vào những chuyến du hành qua các vùng tâm thức.


Mùa Thu năm 2007, Công Ty Văn Hóa Phát Quang


Kính Bút.



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 598 of 1146: Đă gửi: 10 July 2010 lúc 7:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



DU HÀNH QUA CÁC VÙNG TÂM THỨC


Lời dẫn.


Gần đây tôi đi đến một nơi mà trước đó hầu như tôi chưa hề đến: Tương Lai.

Hai mươi bốn năm trước đây, khi Catherine c̣n là bệnh nhân tâm thần của tôi, cô đă gây ra những cơn sốc bởi những t́nh tiết chính xác mà cô nhớ lại. Những cuộc hành tŕnh của cô trở về những kiếp quá khứ xa xưa vào thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên và giữa thế kỷ thứ hai mươi. Điều đó đă thay đổi cuộc đời tôi măi măi.

Đây là một phụ nữ kể lại những kinh nghiệm và những h́nh ảnh từ những thế kỷ xa xưa mà trong đời sống hiện tại cô chưa hề biết. Và tôi, một chuyên gia về tâm thần học ở Đại Học Yale Columbia, một nhà khoa học, và rất nhiều người đă đánh giá những sự kiện đó là đúng sự thật.

Kiến thức khoa học của tôi không thể giải thích được những điều đó. Tôi chỉ biết rằng Catherine đă tường thuật những ǵ cô nh́n thấy và cảm thấy chính xác.

Ngay khi việc trị liệu cho Catherine tiến triển, cô đă mang về những bài học từ những vị thầy, người hướng dẫn vô h́nh hoặc là những linh hồn có trí tuệ siêu phàm. Những vị này đă ở chung quanh cô khi hồn cô ĺa khỏi xác. Kể từ đó, trí tuệ siêu phàm này đă thấm nhuần vào tư tưởng tôi và chi phối cách cư xử của tôi.

Catherine có thể đi sâu về quá khứ, và với những kinh nghiệm vượt ngoài tầm hiểu biết đó, tôi lắng nghe và tôi có cảm giác thần kỳ, huyền bí, đây là những cảnh giới mà tôi không hề biết chúng đă tồn tại. Tôi hồ hởi, ngạc nhiên và..lo sợ. Người nào có thể tin tôi? Chính tôi tin tôi? Tôi có điên không? Tôi cảm thấy ḿnh như một đứa bé có điều bí mật riêng.

Khi thổ lộ ra điều bí mật này liệu chúng ta có thể thay đổi lại cách nh́n về cuộc đời măi măi không? Tuy nhiên tôi có cảm giác không ai có thể chịu lắng nghe. Măi bốn năm sau, tôi mới thu hết can đảm để viết về những cuộc hành tŕnh của Catherine và tôi trong cuốn Tiền Kiếp và Luân Hồi, có thật không?

Tôi lo ngại bị loại ra khỏi cộng đồng tâm thần học, nhưng tôi bắt đầu chắc chắn hơn v́ những điều tôi viết đều là sự thật. Sự chắn chắn của tôi được củng cố theo những sự kiện xảy ra trong những năm tiếp nối. Nhiều bệnh nhân và nhà trị liệu đă công nhận sự thật này. Bây giờ tôi đă giúp hơn bốn ngàn bệnh nhân bằng cách đưa họ trở về quá khứ qua thuật thôi miên.

V́ vậy, cảm giác choáng váng về chuyện đầu thai, nếu không nói là sự mê hoặc bởi sự khám phá này, đă biến mất trong tôi. Nhưng bây giờ th́ sự choáng váng đă trở lại, và tôi được cung cấp một cuộc sống mới bằng những ngụ ư. Tôi có thể đưa bệnh nhân đi đến tương lai và cùng họ nh́n thấy chúng.

Đă một lần tôi thử đưa Catherine đến tương lai, nhưng cô lại nói đến tương lai của tôi mà không phải của cô. Cô đả nh́n thấy rơ rang cái chết của tôi. Quả là bối rối để nói rằng: “Khi nhiệm vụ của ông hoàn thành th́ cuộc sống của ông sẽ chấm dứt” cô c̣n nói thêm: “Nhưng trước đó c̣n rất nhiều thời gian, rất nhiều thời gian” .Rồi cô ch́m vào một cấp đo khác, và tôi không thể t́m hiểu thêm nữa.

Vài tháng sau đó, tôi lại hỏi cô: “Liệu cô và tôi có thể đi đến tương lai một lần nữa không?”. Tôi đă trực tiếp nói chuyện với các vị thầy cũng như nói chuyện với tiềm thức của cô, nhưng các vị thầy trả lời cho cô là chúng tôi không được phép.

Có lẽ cô quá sợ hăi khi nh́n vào tương lai. Hoặc có lẽ thời gian không thích hợp. Lúc đó chúng tôi c̣n trẻ và không thể đương đầu nổi với sự nguy hiểm vô song có thể xảy ra trong tiến tŕnh đi đến tương lai. Nhưng bây giờ tôi có thể xử lư tốt hơn.

Hơn nữa quá tŕnh đi đến tương lai đối với nhà trị liệu th́ khó hơn quá tŕnh trở về quá khứ, bởi v́ tương lai chưa xảy ra. Nếu bệnh nhân chỉ trải qua ảo tưởng chứ không phải là sự thật th́ sao? Làm thế nào mà chúng ta có thể đánh giá được? Chúng ta không thể. Ta biết rằng khi trở về kiếp trước với những sự kiện xảy ra lúc đó, trong nhiều trường hợp, có thể chứng minh được.

Nhưng, ta hăy tin rằng một phụ nữ ở tuổi c̣n sinh nở đă nh́n thấy thế giới bị tàn phá trong hai mươi năm. Cô nghĩ: “Tôi sẽ không đem một đứa trẻ vào cái thế giới đó.” Cô nói thêm: “Nó sẽ chết quá sớm.” Ai sẽ đảm bảo cảnh tượng cô thấy là thật? Cái phán quyết của cô có lôgic?

Cô phải đủ chính chắn để t́m hiểu những ǵ cô thấy có thể bị xuyên tạc, có thể chỉ là tưởng tượng, chỉ là phép ẩn dụ, chỉ là biểu tượng, hoặc có lẽ, một tương lai thật sự là tổng hợp của tất cả các biểu hiện trên. Và điều ǵ sẽ xảy ra, nếu một người nh́n thấy trước cái chết của ḿnh do say rượu khi lái xe?

Anh ta có sợ hăi không? Anh ta sẽ không dám lái xe nữa? Cảnh tượng đó kiến chúng ta lo sợ? Tôi tự nhủ: “Đừng, đừng đi đến đó.” Tôi trở nên lo lắng đến việc tự thực hiện lời tiên đoán rồi đến một con người bị rối trí. Sự rủi ro trong hành động dựa trên ảo tưởng là quá cao.

Hơn hai mươi bốn năm kể từ khi Catherine c̣n là bệnh nhân của tôi, đă có vài người tự ư đi đến tương lai, thường là đến cuối buổi trị liệu. Tôi cảm thấy tự tin khả năng thấu hiểu của họ về những ǵ họ đang chứng kiến có thể chỉ là một ảo giác, tôi đă khuyến khích họ tiếp tục.

Có thể tôi sẽ nói: “Điều này liên quan đến sự phát triển và kinh nghiệm sẽ giúp bạn ngay lập tức tạo ra một quyết định khôn ngoan và có lợi. Nhưng chúng ta sẽ tránh mọi ức niệm (vâng, ức niệm về tương lai!), cảnh tưởng, hoặc nhửng ǵ liên quan đến cảnh chết chóc hay là bệnh tật. Vấn đề này chỉ để học hỏi.”

Và tâm trí họ sẽ nghĩ như vậy. Việc chữa trị này có một giá trị thật đáng kể. Tôi cho rằng những người này đă có những quyết định và sự lựa chọn khôn ngoan. Họ có thể nh́n thấy tương lai gần nơi ngă ba đường và nói: “Nếu tôi chọn con đường này th́ điều ǵ sẽ xảy ra? Có chắc là nó sẽ tốt hơn khi chọn con đường khác?”. Và rồi một lúc nào đó tương lai mà họ đă nh́n thấy sẽ xuất hiện.

Nhiều người miêu tả cho tôi nghe những sự kiện mà họ biết trước khi nó xăy ra. Những nhà nghiên cứu viết về những giây phút gần kề cái chết; đó là khái niệm của thời đại trước khi Kinh Thánh xuất hiện. Tôi nhớ đến Cassandra, cô có thể nói chính xác về tương lai dù cô chưa bao giờ tin vào điều đó.

Một bệnh nhân của tôi đă có kinh nghiệm giải thích về năng lực và cả những hiểm họa của việc biết trước. Bà bắt đầu có những giấc mơ về tương lai, và thường th́ những giấc mơ đó đều xảy ra. Giấc mơ về đứa con trai bà sẽ bị một tai nạn xe hơi khủng khiếp đă thúc giục bà t́m đến tôi.

Bà nói: “Đó là sự thật”. Bà đă nh́n thấy điều đó rơ ràng và đau đớn v́ con trai bà sẽ chết như vậy. Tuy nhiên trong mơ bà nh́n thấy tóc người đàn ông đă bạc, trong khi con trai bà là một thanh niên 25 tuổi và có mái tóc màu đen.

Tôi nói: “Hăy nghĩ xem”, cảm giác của tôi bổng nhiên bị thôi thúc, tôi nghĩ đến Catherine và chắc chắn rằng lời khuyên của tôi là đúng, “Tôi biết có nhiều giấc mơ của bà sẽ xảy đến, nhưng không chắc là giấc mơ này sẽ là sự thật. C̣n nhiều linh hồn, bà có thể nghĩ đó là thiên thần, hay hộ mạng, hoặc là bậc thánh, tất cả họ đều có một sức mạnh và nhận thức phi phàm hiện hữu chung quanh chúng ta.

Và họ có thể ngăn chặn không cho điều đó xăy đến với bà. Thuật ngữ tôn giáo gọi đó là ân huệ một sự can thiệp huyền diệu của thần thánh. Thắp đèn cầu nguyện hăy làm bất cứ điều ǵ mà bà có thể, theo cách của bà."

Bà làm đúng theo lời tôi, bà cầu nguyện, thiền định, van vái và mặc niệm. Mặc dù vậy tai nạn vẫn xảy ra. Nhưng đó không phải là một tai nạn chí tử. Không có ǵ quá đáng để bà phải hoảng sợ. Thật ra con trai bà bị thương ở đầu nhưng không nghiêm trọng lắm. Dù sao đó củng là một sự kiện đau buồn của anh ta. Khi bác sĩ tháo băng, họ nh́n thấy tóc của anh ta đă bị bạc trắng.

Măi cho đến cách đây vài tháng trong những trường hợp hiếm hoi khi tôi đưa bệnh nhân đi đến đời sống của riêng họ, và tôi chỉ cho tiến triển khi tôi biết rằng tâm lư bệnh nhân đă đủ sức điều khiển được chúng, thường th́ tôi không chắc là họ quan tâm đến ư nghĩa của những cảnh tượng mà họ đem về.

Tuy nhiên, vào mùa xuân rồi trên một chuyến du lịch, tôi đă đưa ra hàng loạt các bài thuyết giảng. Trong những buổi nhóm họp như vậy tôi thường thôi miên tất cả các khán thính giả, rồi đưa họ về với kiếp trước và quay lại kiếp này.

Vài người trở lại kịp lúc, vài người ngủ quên, nhiều người khác th́ vẫn trong trạng thái b́nh thường, họ không bị thôi miên. Lúc đó Walter, một thính giả giàu có, một thiên tài trong việc kinh doanh phần mềm, đă đi đến kiếp sau. Và anh ta không trở về kiếp hiện tại mà nhảy bổ vào một thiên niên kỷ tới!

Anh ta đi xuyên qua cách đám mây đen rồi t́m thấy ḿnh trong một thế giới khác. Những vùng cấm địa nào đó giống như Trung Đông hay Bắc Phi, gọi là cấm địa có lẽ v́ sự hư hoại do chất phóng xạ, có lẽ v́ bệnh dịch. Nhưng phần khác của thế giới quả thật rất đẹp. Hầu như rất ít người sống ở đó, v́ thảm họa nguyên tử hoặc bệnh dịch hoặc bị giảm tỷ lệ sinh sản.

Anh ta vẫn c̣n tại vùng quê, v́ vậy không thể kể về những thành phố. Nhưng dân quê rất vui vẻ, hạnh phúc, thậm chí rất sung sướng. Anh cho rằng không có từ nào để diễn tả đúng trạng thái của họ. Dù bất cứ điều ǵ làm cho dân số giảm đi hay xảy ra trước đó rất lâu, anh vẫn thấy khung cảnh thật thú vị. Anh không rơ về mốc thời gian, nhưng anh chắc chắn rằng đó là khoảng thời gian của ngàn năm sau.

Sự trải nghiệm làm anh xúc động. Sự giàu có của anh quá đủ để anh mơ tưởng tới sự thay đổi thế giới, nhưng bây giờ anh nhận ra rằng không ai có thể làm được việc đó. Anh nói rằng có quá nhiều nhà chính trị không sẵn sàng tiếp nhận khái niệm về việc từ thiện hoặc có trách nhiệm với thế giới.

Ư định để làm thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn là một vấn đề, riêng anh, anh có thể làm được cùng với những việc làm từ thiện. Khi anh trở về kiếp sống hiện tại, anh cảm thấy hơi buồn. Có thể v́ anh không c̣n ở trong một kiếp sống tương lai đầy thú vị. Hoặc có lẽ anh đau buồn v́ nghiệp báo sẽ đến trong kiếp sau. Hầu hết chúng ta ai cũng cảm thấy như vậy nếu biết những điều không thể tránh khỏi sẽ xảy ra.

Khi anh thức tỉnh, anh đă miêu tả lại những cảnh tượng sinh động có sức tác động mạnh mẽ, những cảm giác và những cảm nghĩ anh đă trải qua. Đây là lư do mà tôi không nghĩ là h́nh ảnh tưởng tượng. Tuy vậy sự kích động của anh không ảnh hưởng tôi, v́ cuối cùng tôi thấy chỉ là một hàm ư.

Tôi đă có kinh nghiệm rằng: thời quá khứ, hiện tại, và tương lai là một. Những ǵ sẽ xảy đến trong tương lai là do ảnh hưởng của hiện tại, cũng như những việc ở quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại. Đêm đó tôi đă viết: “Ta có thể đi đến kiếp sau nếu ta khôn ngoan.

Kiếp sau, gần hay xa, là do sự dẫn dắt của ta. Kiếp sau là sự phản hồi của kiếp này, ảnh hưởng chúng ta đến sự lựa chọn và quyết định tốt hơn. Ta có thể thay đổi việc làm của ta bây giờ dựa vào những phản hồi từ kiếp sau. Và điều đó thay đổi những kiếp sau theo hướng tích cực hơn."

Thật là có ư nghĩa! V́ chúng ta đă không giới hạn được những kiếp trước nên chúng ta sẽ giới hạn những kiếp sau. Hăy dung sự hiểu biết để thấy những ǵ đă đi qua và những ǵ sẽ đến, rồi ta có thể tạo ra được một tương lai cho thế giới và cho cả chúng ta.

Điều này phù hợp với khái niệm xa xưa của nghiệp báo: “Gieo ǵ gặt nấy, gieo gió gặt băo”. Nếu bạn gieo những hạt giống tốt, cây trái sẽ tốt tươi, và nếu bạn làm việc thiện, bạn sẽ được hưởng những điều tốt đẹp ở tương lai.

Từ đó, tôi đă tiến hành cho nhiều người khác nữa. Vài người đi đến đời sống riêng của họ, vài người đi đến một tương lai toàn cầu. Khoa học viễn tưởng, hay trí tưởng tượng, hay thực hiện một điều mơ ước, hay trí tưởng tượng, tất cả những điều này có thể giải thích những ǵ mà họ đă thấy, và như vậy, khả năng chắc chắn là họ đă ở đó.

Có lẽ bài học cuối cùng mà tôi rút ra được từ kiếp sống hiện tại là điều mà kiếp sau nắm giữ và làm thế nào để tất cả chúng ta có thể ảnh hưởng đến nó. Ít nhiều ǵ th́ bây giờ tôi cũng hiểu được rằng sự nhận thức sẽ ảnh hưởng cho những kiếp luân hồi của tôi và bạn trên chặng đường du hành của chúng ta đến sự bất diệt.

Tương lai là sự tái sinh của quá khứ. Hầu hết các bệnh nhân của tôi đều đi ngược về quá khứ trước khi hành tŕnh đến tương lai. Lộ tŕnh này mở đường cho sự hiểu biết được tăng trưởng và cho phép chúng có sự lựa chọn khôn ngoan ngay kiếp hiện tại.

Tương lai mà chúng ta sẽ hiện diện đó th́ rất linh động và là khái niệm sẽ được nói đến trong cuốn sách này. Từ tâm, đồng cảm, rất bạo động, kiên nhẫn và tâm linh là một bài học cuộc sống mà tất cả chúng ta đều cần phải học hỏi.

Xuyên qua những ví dụ của vài bệnh nhân hết sức khác thường, cuốn sách này sẽ cho bạn thấy tại sao bài học đó lại quan trọng, và tôi sẽ đưa ra vài bài tập đơn giản để hướng dẫn bạn làm thế nào để đạt lấy những điều đó ngay kiếp sống hiện tại.

Vài người có thể thật sự đă trăi nghiệm chuyện quá khứ, nhưng không nên thất vọng nếu chúng không xảy ra. Nếu bạn thấu triệt được bài học, th́ kiếp này hoặc những kiếp luân hồi sau, bạn sẽ được hạnh phúc hơn, b́nh yên hơn, giàu có và sung sướng hơn.

Cái ǵ sẽ được nhiều hơn nựa nếu chúng ta thấu hiểu bài học đó. Ngay chính kiếp sau sẽ tích lũy nhiều điều tốt đẹp hơn cho chúng ta. Dù biết hay không, chúng ta cũng đang cố gắng để đạt được mục đích tối thượng: Đó là t́nh thương yêu.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 599 of 1146: Đă gửi: 10 July 2010 lúc 7:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



DU HÀNH QUA CÁC VÙNG TÂM THỨC


Chương Một


Sự bất diệt.


Mỗi người chúng ta đều bất diệt.


Tôi không giải thích đơn giản rằng con cái chúng ta thừa hưởng "gene" di truyền, niềm tin, kiểu cách hoặc lối sống của chúng ta. Tôi củng không cho rằng việc hoàn thành các tác phẩm, tạo mốt, tư tưởng cách mạng, phương pháp làm bánh bằng trái cây việt quất..theo đuổi chúng ta. Điều mà tôi muốn nói là hầu hết những phần quan trọng của chúng ta như là linh hồn sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Sigmund Freud đă miêu tả tâm trí có chức năng ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó ông gọi là tiềm thức, điều này chúng ta không nhận thức được bằng định nghĩa. Nhưng nó chứa đựng tất cả những kinh nghiệm mà ta có, và đưa đến những hành động mà chúng ta làm, những tư tưởng mà chúng ta nghĩ, những giải đáp, những cảm giác mà chúng ta trải qua.

Chỉ bằng cách đi vào tiềm thức như ông đă nh́n thấy, chúng ta mới có thể biết được ta là ai, và với sự hiểu biết đó chúng ta mới có thể chữa trị được. Vài người đă viết về điều đó: Linh hồn là tiềm thức của Freud.

Công việc của tôi là đưa con người trở về kiếp trước, rồi sau này th́ đưa họ đến kiếp sau, để họ có thể tự chữa trị dễ dàng hơn. Điều này cho tôi thấy cách hoạt động của một linh hồn bất diệt.

Tôi tin rằng mỗi chúng ta đều sở hữu một linh hồn. Linh hồn đó vẫn tồn tại dù chúng ta đă chết đi. Nó sẽ trở lại nhiều lần trong nhiều thân thể khác nhau với một nỗ lực tiến bộ để đạt đến tŕnh độ cao hơn. (Một câu hỏi vẫn thường xuyên xuất hiện: “Những linh hồn này từ đâu tới? Bởi v́ bây giờ thế giới có quá nhiều người hơn khi nó mới bắt đầu.”

Tôi đặt câu hỏi này với nhiều bệnh nhân, và câu trả lời th́ luôn luôn là giống nhau: Đây không phải là nơi duy nhất có nhiều linh hồn. C̣n nhiều cảnh giới, nhiều cấp độ khác nhau cho linh hồn tồn tại. Tại sao chúng ta lại nghĩ rằng đây là nơi duy nhất? Không có một giới hạn nào cho năng lực.

Điều này là một trường phái trong nhiều trường phái. Ngoài ra, một vài bệnh nhân đă kể với tôi rằng linh hồn có thể rời bỏ và có nhiều kinh nghiệm cùng 1 lúc.) Không có một chứng cứ thực nghiệm nào cho điều này; linh hồn th́ không có DNA, ít ra không phải cái loại vật lư được miêu tả bởi hai nhà khoa học đoạt giải Nobel là James Watson và Francis Crick.

Chứng cứ mang tính giai thoại th́ tràn ngập, nhưng với tôi đó là bằng chứng không thể bác bỏ được. Tôi đă từng thấy nó hầu như mỗi ngày khi Catherine dẫn tôi trở về nhiều kiếp trước khác nhau của cô, như Ả Rập vào năm 1863 trước công nguyên hoặc Tây Ban Nha vào năm 1756 sau Công Nguyên.

Trong nhựng cuốn sách xuất bản trước đây tôi đă viết về nhiều bệnh nhân. Linh hồn của họ hành tŕnh về kiếp trước, rồi đưa một phần bất diệt của họ đến kiếp hiện tại. Trong số đó nhiều người có thể nói chuyện bằng ngoại ngữ, khi họ trở về kiếp trước mặc dù họ chưa hề học loại ngôn ngữ đó trong đời sống hiện tại.

Một hiện tượng gọi là Xenoglossy và một chứng cứ đáng giá cho những điều mà họ kể lại là đúng sự thật. Khi họ nhớ lại chính bản thân họ trong nhiều kiếp khác nhau, sự chấn động đă đưa họ đến gặp tôi, để được giảm cơn đau và được chữa khỏi bệnh. Đó là một trong những mục đích chính của các linh hồn: được tiến bộ với việc điều trị.

Nếu điều này chỉ có ḿnh tôi chứng kiến th́ bạn có thể đúng khi cho rằng tôi đang tưởng tượng hoặc đang mất trí. Nhưng những người theo đạo Phật và đạo Hindu th́ sao? Họ đă gom góp nhiều chuyện kiếp trước cả ngàn năm. Trong kinh Tân Ước đă viết nhiều câu chuyện đầu thai, đến thời đại của Constantine, người La Mă đă lược bỏ những câu chuyện đó.

Bản thân Chúa Jesus cũng tin vào điều này. Ông đă hỏi các Thánh có nhận ra Thánh John Baptist là Thánh Elijah đầu thai trở lại không. Elijah sống trước John 900 năm. Đó là giáo lư căn bản trong thuyến huyền nhiệm của người Do Thái. Trước đầu thế kỷ 19, nhiều tong phái xem đó là triết lư chuẩn.

Hàng trăm nhà trị liệu khác đă thâu thập được hàng ngàn giai đoạn kiếp trước, và những trải nghiệm này củ bệnh nhân đă được kiểm tra. Bản thân tôi cũng xem xét những sự kiện và những t́nh tiết cụ thể đă được ghi chép lại về hồi ức trong kiếp trước của Catherine và những bệnh nhân khác.

Nhưng sự kiện và t́nh tiết này không thể gán cho là kư ức sai lệch hay trí tưởng tượng. Tôi không c̣n nghi ngờ về sự đầu thai nữa. V́ đó là chuyện có thật. Linh hồn của chúng ta đang sống và sẽ sống trong nhiều kiếp nữa. Đó là sự bất diệt của chúng ta.

Ngay khi ta vừa chết cái phần hồn của ta sẽ nhận thức được khi nào nó sẽ ĺa khỏi xác, chỉ một thoáng ngừng nghỉ rồi nó sẽ bay đi. Trong t́nh trạng đó, nó có thể phân biệt được màu sắc, nghe được tiếng nói, nhận ra các sự vật và nhớ lại cuộc đời mà nó vừa rời bỏ.

Hiện tượng này gọi là sự xuất hồn. Điều này đă được Elisabeth Kubler Ross và Raymond Moody chứng minh rất tuyệt vời bằng tài liệu cả hàng ngàn lần. Chúng ta ai cũng trả qua khi chết. Nhưng chỉ có vài người sống lại kể về sự kiện này.

Một bác sĩ chuyên khoa tim mạch ở Trung Tâm Y Khoa Mount Sinai tại Miami đă kể cho tôi nghe câu chuyện về bệnh nhân của ông. Ông là một nhà khoa học chỉ tin vào những ǵ có tính học thuật và có căn cứ. Một bệnh nhân đă lớn tuổi bị bệnh tháo đường được đưa vào viện để xét nghiệm. Trong khoảng thời gian nằm viện, có lần tim bà ngừng đập và bà bị hôn mê.

Các bác sĩ không c̣n hy vọng. Tuy nhiên, họ vẫn làm hô hấp và gọi bác sĩ tim mạch đến. Ông vội vă lao vào pḥng cấp cứu và v́ vậy ông làm rớt cây bút đặc biệt bằng vàng, nó lăn khắp pḥng rồi nằm dưới cửa sổ. Trong khoảng thời gian rất ngắn của quá tŕnh hồi sức, ông đă t́m lại được cây viết.

Sau đó bà kể lại rằng trong lúc các bác sĩ đang làm hồi sức, hồn bà đă xuất ra, và từ trong một điểm trên xe đẩy gần cửa sổ, bà quan sát toàn bộ hoạt động. Bà quan sát hết sức chú tâm bởi v́ các bác sĩ đang cố giúp bà. Bà ao ước được nói với họ, bảo đảm với họ rằng bà sẽ ổn thôi, và họ không cần phải quá cực nhọc như vậy.

Nhưng bà biết sẽ chẳng ai có thể nghe được bà nói. Khi bà cố gắng nắm vai của bác sĩ tim mạch để nói với ông là bà khỏe, nhưng ông hề có cảm giác ǵ khi tay bà chạm vào ông. Bà đă nh́n thấy mọi diễn biến hô hấp trên thân thể bà và nghe rơ từng lời nói của các bác sĩ. Nhưng bà rất thất vọng v́ không ai nghe được tiếng nói của bà.

Sự nỗ lực cúa các bác sĩ rồi cũng thành công. Người phụ nữ đă sống lại.

Bà nói với bác sĩ tim mạch:

- Tôi đă quan sát cả quá tŕnh.

Ông lặng đi v́ kinh ngạc:

- Bà không thể. Bà đă bất tỉnh. Bà đă hôn mê.

Bà nói:

- Cây bút của ông đă bị rớt. Nó rất đẹp và có lẽ rất đáng giá.

- Bà nh́n thấy?

- Tôi chỉ nói với ông là tôi đă nh́n thấy tất cả.

Bà nói và tiếp tục diễn tả cây bút, quần áo mà bác sĩ và y tá đă mặc. Sự tiếp nối của những người đi ra đi vào pḥng cấp cứu. Và những việc làm mà chỉ có những người có mặt ở đó mới biết thôi.

Vài ngày sau đó khi ông kể cho tôi nghe ông vẫn c̣n sửng sốt. Ông xác nhận những ǵ xảy ra mà người phụ nữ đó miêu tả đều đúng cả. Dù không bất tỉnh đi nữa th́ bà cũng đả bị mù 5 năm rồi! Như vậy là linh hồn bà vẫn c̣n sáng suốt, vẫn trông thấy tất cả.

Từ đó, ông vẫn thường kể cho tôi nghe về các bệnh nhân sắp chết, họ thấy những người thân của họ đă chết từ lâu đang đứng chờ đưa họ đi theo. Có những bệnh nhân không được điều trị bằng thuốc v́ họ vẫn c̣n tỉnh táo.

Một người đă tả lại cảnh mà bà nội của anh vẫn kiên nhận ngồi trên ghế của bệnh viện để chờ anh đi theo. Người khác th́ có con đă chết lúc c̣n nhỏ vào thăm. Bác sĩ tim mạch đó vẫn chú ư đến trong số bệnh nhân của ông, họ rất b́nh tĩnh và thản nhiên trước cái chết. Ông đă có kinh nghiệm để nói với họ:

- Tôi rất quan tâm đến những ǵ mà bạn cảm thấy và trải qua. Điều đó có lạ lùng hay bất b́nh thường thế nào đi chăng nữa cũng không sao, bạn không hề tổn thương khi kể với tôi về điều đó.

Lúc đó họ không c̣n sợ về cái chết nữa. Thường th́ những bệnh nhân hồi tỉnh, hay kể về ánh sáng màu vàng mà họ nh́n thấy ở một khoảng cách xa cuối đường hầm. Andrea, một phóng viên của mạng lưới truyền h́nh quan trọng, cho phép tôi đưa cô trở về quá khứ, để chứng minh và tả lại đời sống của cô vào thế kỷ 19, là một phụ nữa nông thôn ở Great Plains.

Vào giây phút cuối đời, hồn cô ĺa khỏi xác và từ một khoảng xa cô ngắm nh́n cái xác. Rồi cô cảm thấy bị kéo vào một ánh sáng, trong trường hợp của cô th́ ánh sáng đó màu xanh.

Khoảng cách bắt đầu xa hơn cái xác, rồi đi đến một đời sống mới nào đó không rơ ràng. Đây là một kinh nghiệm gần kề cái chết hầu như điển h́nh và phổ biến. Ngoại trừ Andrea đă diễn tả về sự trải nghiệm của bản thân trong kiếp trước, cách đây hàng trăm năm.

Linh hồn đó đi về đâu khi ĺa khỏi thể xác? Tôi không biết chắc; có lẽ không có từ ngữ để gọi. Tôi gọi đó là cảnh giới khác, một cấp độ cao hơn hoặc một t́nh trạng cao hơn của sự nhận thức. Linh hồn đó rơ ràng vẫn tồn tại ngoài cái thân thể vật chất.

Nó không chỉ tạo ra mối quan hệ với những đời sống khác của con người mà nó vừa rời bỏ mà c̣n với tất cả các linh hồn khác. Một cách vật lư, chúng ta chết đi, nhưng phần ḥn chúng ta không thể bị hủy diệt mà c̣n bất diệt.

Linh hồn th́ vô tận, không hề bị ảnh hưởng bởi thời gian. Về cơ bản th́ có lẽ có một linh hồn, một sinh lực, nhiều người gọi đó là đấng tối cao, người khác gọi đó là t́nh thương. Cái tên không có ǵ quan trọng.

Tôi nh́n linh hồn như thân thể của sinh lực ḥa lẫn với năng lực vũ trụ, rồi một lần nữa tách rời, khi nó đầu thai vào một kiếp sống mới nó trở lại nguyên vẹn như cũ. Trước khi nó ḥa hợp với đời sống mới, nó nh́n xuống thân xác mà nó vừa ĺa bỏ và kiểm soát lại quăng đời nó vừa chia tay. Quăng đời này được đảm trách bởi ḷng từ và yêu thương. Đó không dành cho h́nh phạt mà dành cho sự học hỏi.

Linh hồn bạn ghi nhận những kinh nghiệm riêng. Nó cảm nhân được sự cảm kích và ḷng biết ơn của bất cứ một người nào mà bạn đă giúp đỡ hoặc bạn yêu thương theo cách cao hơn v́ nó đă rời bỏ thân xác.

Cũng giống như vậy, nó cảm nhận nỗi đau, sự giận dữ, niềm tuyệt vọng của mỗi người mà bạn làm tổn thương hay phụ bạc. Trong cách này linh hồn học hỏi để không gây ra những điều tổn hại, mà chỉ để yêu thương.

Ngay khi ôn lại quăng đời đă qua, linh hồn dường như càng lúc càng xa thể xác hơn, thường th́ nó t́m kiếm một ánh sáng tuyệt đẹp như cha ông của Andrea đă làm, mặc dù có thể điều này không xăy ra ngay lập tức. Không sao cả, ánh sáng vẫn luôn ở đó.

Thỉnh thoảng, có nhiều linh hồn ở chung quanh bạn, bạn có thể gọi đó là bậc thầy hoặc người hướng dẫn, những người này rất khôn ngoan và sẽ giúp linh hồn bạn trong kiếp luân hồi khác. Ở mức độ mà linh hồn bạn ḥa hợp với ánh sáng, nó vẫn giữ lại sự nhận thức để nó có thể tiếp tục t́m hiểu, học hỏi ở một phương diện khác.

Đó là sự ḥa hợp cùng lúc với ánh sáng kỳ diệu hơn (ở cuối chặng đường bất diệt, sự ḥa hợp sẽ hoàn thành). Sự nhận thức vẫn tồn tại riêng lẻ, vẫn có những bài học trên trái đất và ở một thế giới khác, với cảm giác vui sướng thỏa măn không thể kể xiết.

Dần dần thời gian làm thay đổi, linh hồn có quyết định đầu thai trở lại trong một thể xác khác, cảm giác ḥa hợp tan biến. Nhiều người tin rằng có một nỗi buồn sâu sắc lúc chia tay với niềm hân hoan này: Niềm vui sướng trong sự ḥa lẫn giữa năng lực và ánh sáng. Và điều đó có lẽ là như vậy.

Ngay kiếp hiện tại trên trái đất này, chúng ta là những cá nhân riêng lẻ, nhưng cá nhân hóa là một đặc tính ảo tưởng trên b́nh diện này, khía cạnh này, hành tinh này. Vâng, chúng ta tồn tại như vật chất hiện hữu giống như một cái ghế mà chúng ta đang ngồi đọc sách.

Nhưng các nhà khoa học biết cái ghế chỉ là những nguyên tố, những phân tử và năng lượng; nó là cái ghế và nó là năng lượng. Chúng ta là con người, bị giới hạn, và chúng ta bất diệt.

Tôi cho rằng ở một mức độ cao nhất, những linh hồn sẽ nối kết với nhau. Đó là những ảo giác hoặc là chứng hoang tưởng cho rằng ta là cá nhân riêng lẻ, độc đáo. Ngay lúc đầu đó được nói đến ở đây, th́ chúng ta đă nối kết với từng linh hồn khác; như vậy trong một phạm vi khác nhau, chúng ta là một.

Trên thế giới này, về mặt vật chất, thể xác chúng ta có tỷ trọng nặng nề; đau đớn v́ bệnh tật. Nhưng ở cảnh giới cao hơn, tôi cho là bệnh tật không tồn tại. Vẫn ở cảnh giới cao đó vật chất không hiện hữu, chỉ duy nhất tâm thức hiện hữu.

Ngoài cảnh giới đó chúng ta không thể nhận biết được linh hồn đang ở cơi nào, thậm chí cả thời gian không tồn tại. Điều này có nghĩa rằng kiếp trước, kiếp hiện tại, và kiếp tương lai có thể xăy ra cùng một lúc.

Tôi là một bác sĩ nội khoa và là một chuyên gia về tâm thần học. Chửa bệnh là niềm đam mê của cuộc đời tôi. Tôi tin rằng mỗi chúng ta đều bị thôi thúc theo bản năng hướng đến việc điều trị bằng tâm linh và phát triển tâm linh, hướng đến niềm cảm thong và từ ái, hướng đến sự tiến hóa.

Tôi tin rằng, về mặt tâm linh chúng ta sẽ tiến tới, không thụt lùi. Sự vô ư thức (không phải là tiềm thức) đă xây dựng trong đó một cơ chế, đưa nó theo con đường tích cực của sự tiến hóa về tâm linh. Nói một cách khác, linh hồn luôn luôn tiến đến sự lành mạnh.

Ở mức độ cao hơn, thời gian được đo đếm trong những bài đă học, dù trên trái đất này đă nó đă được sắp xếp theo thứ tự. Chúng ta sống trong và ngoài thời gian. Kiếp sống quá khứ và tương lai hội tụ ngay ở kiếp sống hiện tại, nếu bây giờ chúng ta có thể xui khiến ta hướng đến việc chữa lành bệnh, để kiếp này chúng ta sống lành mạnh hơn và thỏa măn về mặt tâm linh hơn, chúng ta sẽ tiếp tục phát triển.

Ṿng luân hồi vẫn tiếp tục. vẫn cố gắng giúp chúng ta cải thiện những kiếp tương lai tốt đẹp hơn, ngay lúc chúng ta vừa rời khỏi cuộc sống này. Tôi cho rằng nhiều người trong chúng ta, đă phí thời gian băn khoăn về một mức độ cao hơn, của sự hiểu biết là ǵ.

Vấn đề này rất hấp dẫn để suy gẫm. Nhưng mục đích của chúng ta bây giờ là chữa cho riêng bản thân khỏi bệnh, v́ chúng ta đang sống trong một thế giới vật chất. Tôi đă thấy nhiều người, đặc biệt là những người theo tư tưởng mới, không có một chút hiểu biết căn bản nào về cuộc sống, ngay khi đang sống trong thế giới này.

Phát triển lănh vực niệm tŕ và thiền định là rất quan trọng, tuy nhiên những người dành cả cuộc đời sống ẩn dật nên hiểu rằng, chúng ta là một loại xă hội, và những người không từng trải qua những thú vui vật chất và cảm giác, th́ họ không thể học hết được bài học mà cuộc đời này đă dạy.

Như tôi đă kể, măi đến gần đây tôi mới đưa bệnh nhân trở về quá khứ, để họ nh́n thấy và hiểu được kiếp trước của họ. Bây giờ th́ tôi bắt đầu đưa họ đến tương lai. Tuy nhiên, dù chúng ta chỉ nghiên cứu kiếp sống trước, chúng ta cũng có thể nh́n thấy chúng ta, đă được tiến hóa như thế nào vào những kiếp sống đó.

Mỗi kiếp sống là một bài học kinh nghiệm cho chúng ta. Nếu chúng ta đạt được trí tuệ của kiếp sống trước, rồi thông qua ư thức thiện nguyện, sự thiện nguyện của linh hồn, chúng ta có thể làm ảnh hưởng đến kiếp sống hiện tại.

Linh hồn ta lựa chọn cha mẹ để thúc đẩy tiếp tục quá tŕnh bài học, mà chúng ta có thể tiến hành việc chữa bệnh. Những ǵ chúng ta chọn để làm cho kiếp sống này đều có cùng một lư do. Chúng ta không chọn cha mẹ thô lỗ v́ không ai muốn bị sỉ nhục.

Tuy nhiên nhiều cha mẹ trở thành kẻ thô lỗ (đó là tự ư họ) và trong một kiếp sau, hoặc có lẽ trong kiếp này, họ sẽ học bài học về ḷng từ ái, và từ bỏ hành động xấu xa đó.

Tôi đă đầu thai làm con của Alvin và Dorothy Weiss, và trở thành bác sĩ tâm thần. Vào kiếp trước tôi là một chiến sĩ, trong phong trào kháng chiến bí mật của Cộng Ḥa Séc, bị giết vào năm 1942 hay 43 ǵ đó. Có lẽ cái chết của tôi đă đưa tôi đến việc nghiên cứu sự bất diệt trong kiếp này.

Có lẽ niềm ao ước được học và dạy đă bị hoăn lại, v́ ở một kiếp trước nữa tôi là một thầy ḍng của thành phố Babylon xa xưa. Dù cho bất cứ điều ǵ đi nữa, tôi đă lựa chọn đầu thai thành Brian Weiss, v́ vậy, tôi có thể sử dụng tối đa sự học vấn của riêng tôi và chia sẻ nó với người khác bằng cách trở thành bác sĩ.

Tôi đă chọn cha mẹ cho tôi, bởi v́ người đă tạo mọi điều kiện thuận tiện cho tôi ăn học. Cha tôi thay đổi học thuật và muốn tôi trở thành bác sĩ. Ông cũng rất thích tôn giáo và dạy tôi về đạo Do Thái, nhưng ông không bắt buộc. Do đó tôi đă trở thành giáo sĩ thế tục, một bác sĩ tâm thần.

Mẹ tôi rất đáng yêu và không có tính xét nét. Bà tạo cho tôi cảm giác yên ổn, nên sau này tôi đă dám đánh liều sự nghiệp và bảo hiểm tài chính để xuất bản cuốn Tiền kiếp và Luân Hồi, có thật không? Cha mẹ tôi không hề có tư duy về xúc cảm của tư tưởng mới và họ không tin về luân hồi.

Có vẻ như tôi chọn họ v́ họ đă bảo trợ và cho tôi tự do, để tôi tiếp tục con đường đời mà tôi đă lựa chọn cuối cùng. Tôi tự hỏi đă có ai dính líu với tôi trong quyết định đó? Những thần linh, người dẫn đường, thiên thần, có phải tất cả họ là phần của linh hồn? Tôi không biết.

Sự thật là linh hồn nào đó đă chọn đầu thai thành Saddam Hussein, linh hồn khác th́ thành Osama bin Laden. Tôi tin rằng họ đầu thai trở lại để sử dụng cơ hội học hỏi của họ, cũng như bạn và tôi.

Họ không muốn đầu thai lại để gây hại hay bạo động, đặt bom giết người hay trở thành tên khủng bố. Họ quay lại để kháng cự sự thôi thúc đó, có lẽ v́ họ nhượng bộ nó trong nhiều kiếp trước. Họ trở lại cho một loại thực nghiệp trong môi trường chúng ta đang sống, nhưng họ đă thất bại thảm thương. Dĩ nhiên tất cả điều này chỉ là suy đoán.

Nhưng tôi tin rằng linh hồn họ trở lại nơi cư trú, nơi họ trong một nổ lực t́m kiếm các giải pháp bạo lực, thành kiến và hận thù.(Linh hồn của cha mẹ thô lỗ quay lại cùng một lư do.) Họ tích lũy tiền bạc và quyền lực rồi đối mặt với sự lựa chọn giữa bạo động và ḷng từ, định kiến và giáo dục, hận thù và yêu thương.

Vào lúc này chúng ta đă biết sự lựa chọn của họ. Họ phải trở lại lần nữa, để đối diện với kết quả cúa nghiệp báo mà họ đă tạo ra, một lần nữa, họ đối diện với sự lựa chọn cho đến khi họ có thể bước lên phía trước.

Nhiều sinh viên hỏi tôi tại sao có người lại chọn đầu thai vào sống ở khu nhà ổ chuột tại Bogotá hay Harlen. Tôi đă từng gặp một vị tu sĩ Phật giáo, tùy tùng của Đức Dalai Lama, ông đă cười nhạo câu hỏi này. Với họ, cuộc đời chỉ là một màn biểu diễn trên sân khấu.

Người đàn ông sống trong khu ổ chuột chỉ là một vai diễn; vào kiếp sau, người diễn viên này sẽ xuất hiện như một vị hoàng tử. Tôi tin là chúng ta chọn đầu thai sống trong khu ổ chuột, bởi v́ chúng ta phải hiểu được cái nghèo như thế nào; biết đâu trong một kiếp khác, chúng ta sẽ giàu có.

Chúng ta phải là người giàu, người nghèo, đàn ông, đàn bà, khỏe mạnh, đau ốm, to lớn, nhỏ con, mạnh mẽ, hay yếu đuối. Nếu trong một kiếp nào đó tôi giàu có, nhưng người khác th́ đang sống trong khu nhà ổ chuột như tôi đă từng sống, th́ tôi sẽ muốn giúp lại họ, v́ đó là một bước tiến trong sự phát triển của riêng tôi.

Có hai yếu tố quan trọng trong việc này. Thứ nhất, trong một kiếp chúng ta không thể học hỏi hết mọi thứ. Điều đó không là vấn đề ǵ cả, v́ c̣n rất nhiều kiếp nữa. Thứ hai, mỗi lần chúng ta đầu thai trở lại để được chữa lành bệnh.

Đời sống chúng ta là một chuỗi bước tiến của mức độ tiến hóa. Chúng ta sống ở đâu? Khi nào th́ hoàn toàn được khỏe mạnh? Khi nào chúng ta đạt đến đỉnh cao nhất? Có lẽ ngay nơi mức độ tinh thần cao nhất có người cho đó là thiên đường, người khác gọi là Niết bàn.

Tôi cho rằng hành tinh này được tạo ra như một nơi để chúng ta trải nghiệm những cảm xúc, cảm giác, t́nh cảm, và những mối quan hệ. Đây là nơi mà chúng ta có thể yêu thương và có những cảm giác lạc thú.

Chúng ta thưởng thức hương hoa cỏ, chạm vào da thịt của bé con, ngắm nh́n sự lộng lẫy của cảnh vật, lắng nghe tiếng gió xào xạc. Quả là một chủ ư. Quả là một lớp học!

Nhiều năm sau sẽ có bài thi quan trọng, bất kể chúng ta muốn ca ngợi môi trường này hay phá hủy nó, khi mà công nghệ hiện đại đă giúp chúng ta có khả năng để làm việc đó. Tôi không chắc rằng chúng ta có quyền lựa chọn, mà có thể đó là số phận của chúng ta.

Nếu đấng Tối Cao quyết định hành tinh này đáng để ǵn giữ th́ nó sẽ không bị phá hủy. Nếu nó không đáng, và chúng ta tiêu hủy nó, th́ linh hồn ta sẽ phải chịu đựng, chúng sẽ t́m một môi trường khác. Nhưng có thể ở đó sẽ không đẹp như thế giới của chúng ta, có thể không như thế giới vật chất.

Tất cả mọi linh hồn đều bằng tuổi, không tuổi tác, nhưng có linh hồn này tiến bộ nhanh hơn linh hồn kia. Saddam Hussien có lẽ là một học sinh lớp ba, trong khi Đức Dalai Lama th́ đă tốt nghiệp phổ thông. Cuối cùng th́ tất cả chúng ta đều sẽ đạt đến giác ngộ, nhanh hay chậm là tùy vào sự tự nguyện của chúng ta.

Sự tự nguyện được nói đến ở đây, không giống như khả năng của linh hồn mà chúng ta lựa chọn cha mẹ và những t́nh huống trong cuộc đời. Đúng hơn, đó là ư chí của con người, và chúng ta đang ở trong sự kiểm soát đó trên trái đất này. Do định mệnh tôi đă nhận ra điều đó. Định mệnh đưa ta đến với nhau, dù tốt hay xấu.

Chính sự tự nguyện để chúng ta lựa chọn thức ăn, xe cộ, quẩn áo, và những chuyến du lịch. Sự tự nguyện cũng cho phép ta chọn lựa cha mẹ, dù có thể chính định mệnh đă kéo ta đến với họ và kéo họ đến với ta.

Tôi đă gặp vợ tôi, Carole, tại Catskill Mountains; tôi là người rửa chén tại nhà hàng trong khách sạn nàng nghỉ. Định mệnh. Trong mối quan hệ của chúng tôi, như hàng trăm hàng triệu mối quan hệ khác, đều lệ thuộc vào sự tự nguyện. Chúng tôi chọn ngày giờ, và chúng tôi chọn cuộc hôn nhân này.

Tương tự như vậy, chúng ta có thể chọn lựa để tăng thêm khả năng yêu thương và ḷng từ ái của chúng ta. Chúng ta có thể chọn lựa để làm những hành động nhỏ nhoi của ḷng từ, điều này sẽ đem lại niềm hân hoan cho nội tâm ta.

Chúng ta có thể chọn ḷng vị tha hơn là ích kỷ, chọn sự kính trọng hơn là định kiến. Trong mỗi khía cạnh của cuộc đời, chúng ta có thể chọn để tạo ra một quyết định yêu thương, và bằng những hành động đó, linh hồn chúng ta tiến bộ hơn.

Thạc sĩ John E.Mack, tác giả của giải thưởng Pulitzer, Giáo sư tâm thần học tại trường Y Khoa Harvard, chỉ ra rằng:

“Giờ đây chúng ta đang chứng kiến một sự xuất hiện cùng lúc của khoa học, tâm lư, và tâm linh sau nhiều thế kỷ của giá điều và kỷ luật chắp vá. Cả vật lư học tân tiến và tâm lư học sâu sắc đang hé mở một bầu trời, trong đó những ǵ chúng ta nhận thức được, đều có mối quan hệ qua lại (như âm thanh vang lại), vật chất và phi vật chất.

Điều này có thể tạo ra khả năng công bằng của vũ trụ, chân lư và thương yêu đúng hơn là ư nghĩa duy tâm không thực tế. Thế giới trần tục phương Tây gọi tâm điểm của khả năng này, là t́nh trạng “bất b́nh thường” của sự nhận thức.

Nhưng trong truyền thống tôn giáo vĩ đại trên thế giới, th́ gọi nhiều cách khác nhau. Cảm giác đầu tiên có tính ngưỡng, tính thống nhất huyền bí, mối liên hệ với sự tồn tại của trái đất, hoặc ḷng yêu thương vạn vật..ngay trọng tâm của t́nh trạng nhận thức, hoặc tồn tại là sự mở mang tiềm ẩn của bản thân, vượt ngoài ranh giới thông thường.”

Tôi có thể dùng linh hồn thay thế bản thân và nói thêm là những ranh giới đó vượt quá vũ trụ rộng lớn.

Tôi đă mất 24 năm mới đạt đến một chân lư đơn giản trong phần cốt lơi của cuốn sách này. Chúng ta bất diệt. Chúng ta vĩnh hằng. Linh hồn chúng ta tồn tại măi măi. Sự tồn tại này là như vậy, chúng ta nên bắt đầu hành động như thể chúng ta biết rằng sự bất diệt là một ân huệ cho chúng ta.

Hoặc là, đặt nó đơn giản hơn, chúng ta nên chuẩn bị cho sự bất diệt, ở đây, bây giờ, hôm nay, ngày mai và mỗi ngày của phần đời c̣n lại. Nếu chúng ta chuẩn bị, thần thức của chúng ta sẽ tiến lên đến mức độ tiến hóa, đến gần hơn với việc chữa trị bằng tâm linh, đến gần hơn t́nh trạng nhận thức cao.

Nếu ta không chuẩn bị, ta sẽ tái sinh lại kiếp hiện tại, vẫn c̣n tác dụng, diễn biến thích hợp và làm cho kiếp sau bị ngưng trệ thông thạo bài học, mà kiếp này ta đă học.(Và tŕ hoăn việc thông thao bài học cho kiếp sau mà ta đă học ở kiếp này).

Chúng ta sẽ chuẩn bị như thế nào đây? Người bất diệt phải hành động như thế nào đây? Ở kiếp này chúng ta chuẩn bị bằng cách học làm sao để có những mối quan hệ tốt hơn; làm sao để trải ḷng yêu thương, tâm từ nhiều hơn; làm sao để khỏe mạnh hơn về thân thể, về t́nh cảm, về tinh thần.

làm sao để giúp đở người khác; làm sao để hưởng thụ được thế giới này và c̣n tiến xa hơn đến sự tiến hóa của thế giới nữa, tiến xa đến việc chữa trị bằng tâm linh. Nhờ chuẩn bị cho sự bất diệt, mà chúng ta làm lắng nỗi sợ hăi hiện tại, tự cảm thấy tốt hơn, và phát triển hơn về mặt tâm linh. Và ngay giây phút chính xác, ta sẽ làm cho những kiếp sống sau này lành mạnh hơn.

Hiện nay, nhờ vào tiến tŕnh liệu pháp mà bệnh nhân của tôi có được sự trải nghiệm và kể lại cho tôi nghe, chúng tôi có thể nh́n thấy kết quả trong cách cư xử hiện tại của chúng tôi, và như vậy chúng tôi h́nh thành kết quả đó cho tương lai.

Nếu chúng ta có thể tăng tốc quá tŕnh chữa trị bằng tâm linh, quá tŕnh tiến hóa, đó là hành động liệu pháp tốt nhất mà ta có thể thực hiện, điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm, không chỉ cho thần thức của ta mà c̣n cho mọi người trên thế giới này. Đó là những ǵ mà tôi đă học từ những bệnh nhân của tôi.



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 600 of 1146: Đă gửi: 10 July 2010 lúc 8:25pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde



DU HÀNH QUA CÁC VÙNG TÂM THỨC


Chương Hai


George: Kiểm soát cơn giận..


Kiểm soát cơn giận là một trong nhiều kỹ năng, mà bây giờ chúng ta có thể học, để tránh lập lại sự bạo động trong những kiếp sau. Câu chuyện sau đây của một người đàn ông mà tôi đă điều trị, trước khi tôi tiến hành điều trị liệu pháp cho vài bệnh nhân. Những điều mà anh ta nh́n thấy đều nằm ở những năm sắp đến, việc điều trị cho anh ta có thể đi khá nhanh.

Geogre Skulnick đă làm hết sức ḿnh để tự hủy hoại bản thân. Không màng đến bệnh sử là đau tim và cao máu, anh ta quá cân, nghiện thuốc, làm việc quá sức, từ bỏ những kỳ nghỉ ngay giây phút cuối, lạm dụng hơn thuốc bệnh tim bằng hai cách: Quên uống thuốc, hoặc để bù, lại uống quá liều. Anh ta bị đau đớn v́ bệnh tim và một bệnh khác vừa bị chớm.

Bác sĩ tim mạch của anh, Barbara Tracy, khuyên anh đến chổ tôi để giảm căn thẳng.

Barbara cảnh báo tôi:

- George là một trường hợp rất khó. Hăy thận trọng với những cơn giận dữ bất thường.

Và bây giờ, anh cùng vợ đang ở tại văn pḥng tôi. Vợ anh, một người phụ nữ độ tuổi trung niên, đang nh́n tôi với đôi mắt van nài.

George nói:

- Betty sẽ ngồi ngoài pḥng chờ, trong trường hợp ông cần cô ấy.

Quay lại nh́n bà ta, tôi nói nhẹ nhàng:

- Nếu bà không phiền.

- Ồ, không.

Bà ta nh́n tôi lần cuối với sự van nài rồi rời khỏi pḥng, đóng sập cửa.

George là người đàn ông béo lùn, chắc đậm có cái nh́n đầy quyền lực, với đôi cánh tay quá khổ, bao tử quá lớn, và đôi chân khẳng khiu đáng ngạc nhiên, một đứa trẻ bị bệnh đau không nhanh nhẹn.

Khuôn mặt anh ta tṛn trĩnh hồng hào; những tia máu như vỡ ra quanh mũi, dường như đang uống quá chén. Tôi đoán anh ta khoảng chừng gần 60 tuổi, dù anh ta mới chỉ 52.

- Ông là bác sĩ chuyên về việc đầu thai?

Thật ra anh ta nói chứ ông phải là câu hỏi.

- Đúng vậy.

- Tôi không tin cái chuyện vớ vẩn đó.

- Nhiều người cũng không tin.

Nếu anh ta có ư làm tôi nản ḷng, th́ cũng vô ích thôi.

- Bác sĩ Tracy nói tằng ông làm ǵ đó gọi là trị liệu.

- Đúng vậy. Thường th́ nó đưa bệnh nhân trở lại những kiếm quá khứ.

- Chuyện nhảm nhí

Anh ta ngừng lại và giơ tay lên:

- Đừng đưa tôi đi lạc đó. Tôi sẽ mạo hiểm với bất cứ điều ǵ miễn là nó sẽ tránh được cơn đau khác.

Thật ra, George đă từng kể cho Barbara nghe về chuyện anh đă trải nghiệm đến gần kề cái chết. Trong lúc cơn đau tim bị bùng phát, anh có cảm giác bản thân ḿnh rời khỏi thể xác hướng tới đám mây có màu xanh. Trong khi bay bổng, anh bắt đầu nhận ra ư niệm: mọi việc sẽ ổn thôi.

Sự nhận thức này làm anh nhẹ nhàng, và anh muốn kể chuyện này với gia đ́nh. Từ một điểm lợi thế anh có thể nh́n vợ con anh đang ở đâu. Họ đang rất lo lắng, anh muốn làm cho họ yên tâm, nhưng anh không thể. Anh lướt xa ra đến chổ thân thể ḿnh, và khi anh nh́n lại anh thấy họ không quan tâm đến anh, như thể là anh đă chết nhiều năm. Sự kiện này đă thúc giục anh đến với tôi.

Tôi nói:

- Sau khi tôi t́m hiểu kỹ về anh rồi chúng ta hăy quyết định nên làm ǵ. Bác sĩ Tracy nói là anh đang bận với việc kinh doanh xây dựng.

- Công ty xây dựng Skulnick. Chúng tôi chuyên về xây dựng nhà máy, nhà kho và cao ốc văn pḥng. Có lẽ ông đă nh́n thấy bảng hiệu của chúng tôi, nó tràn khắp Miami.

- Thật t́nh th́ tôi không thấy.

Anh ta tiếp tục:

- Tôi bị nhức đầu kinh khủng, bị áp lực liên tục. Nếu mà tôi không tự ḿnh kiểm tra, giám sát mọi vị trí chắc chắn người ta sẽ làm rối tinh lên.

- Chuyện ǵ sẽ xảy ra nếu họ làm tối tinh lên.

Mắt anh ta lóe lên:

- Tôi sẽ nổi giận.

Barbara kể cho tôi biết cơn thịnh nộ là sự nguy hiểm nhất mà George đối phó, như một con dao ghim thẳng vào trái tim anh ta.

Tôi nói:

- Hăy kể cho tôi nghe về cơn giận của anh.

- Tôi mất tự chủ. Tôi nổi điên la hét. Mặt tôi đỏ lên, và tôi cảm thấy trái tim tôi đang bị căng phồng và sắp nổ tung.

Hơi thở anh ta tăng nhanh ngay lúc kể chuyện:

- Tôi muốn chửi mắng hoặc đánh, hoặc giết một ai đó. Tôi nổi điên.

- Khi anh ở với gia đ́nh th́ sao?

- Cũng tệ như vậy, có khi c̣n tệ hơn. Thỉnh thoảng tôi giận dữ với ai đó trong văn pḥng, uống vài ly trên đường về nhà, và bước vào nhà t́m kiếm cuộc căi cọ. Bữa tối chưa sẵn sàng? Đập! Bài tập chưa làm xong? Đánh!

Anh ta cuối đầu xuống nh́n ḷng bàn tay:

- Gia đ́nh tôi rất sợ tôi. Dĩ nhiên tôi thật sự không muốn đánh họ. Nhưng có lẽ phút nóng giận lại xảy ra.

- Tôi hiểu. Có lẽ chúng ta nên t́m hiểu cơn thịnh nộ bắt đầu từ đâu.

Anh ta ngẩng đầu lên:

- Tôi cho là do cha tôi. Cha tôi là người hung hăn và nghiện rượu.

- Điều đó có thể giải thích được, nhưng có lẽ c̣n nhiều cái khác nữa.

- Điều ǵ đó đă xảy ra trong kiếp trước?

Tôi nhún vai:

- Có thể.

- Và bác sĩ nghĩ liệu pháo này sẽ giúp ích?

- Tôi tin là quan trọng với ông, mặc dù tôi có thể giúp ông bằng liệu pháp tâm lư truyền thống. Nhưng có thể giúp ông bằng liệu pháp tâm lư truyền thống. Nhưng có thể ông sẽ thích phương pháp trở về quá khứ này hơn.

Ông đă từng trăi qua giai đoạn cận kề cái chết, và điều này làm tôi tin rằng ông dễ dàng đi ngược lại quá khứ. Nếu ông bị khó chịu hoặc đau đớn, hoặc quá căng thẳng, lập tức tôi sẽ biết và chúng ta sẽ ngừng lại.

Anh ta yên lặng giây lát rồi hỏi:

- Bác sĩ dùng thuật thôi miên, có đúng không?

- Đúng.

- Nếu tôi bị thôi miên, làm sao ông biết khi nào tôi muốn ngừng?

- Ông sẽ nói với tôi.

- Từ một kiếp sống khác?

- Chính xác.

Tôi có thể nghe anh ta trả lời “vâng, chắc chắn” từ trong trí óc của anh ta. Nhưng tất cả những ǵ anh ta nói là “được rồi, hăy thử đi”.

Trong cuốn Thruogh Time into healing tôi đă viết rằng:

“Thuật thôi miên là phương pháp chính mà tôi đă sử dụng để giúp bệnh nhân, thẩm định những hồi ức về kiếp trước. Mục đích của thuật thôi miên, cũng như thiền định, là thẩm định tiềm thức.

Trong tiềm thức, những quy tŕnh tinh thần xảy đến mà không hề có sự nhận thức sáng suốt. Chúng ta đă trải qua những giây phút của trực giác, trí tuệ, và sáng tạo khi những quy tŕnh này lóe sáng trong sự nhận thức sáng suốt.

Tiềm thức không hề bị hạn chế bởi những ranh giới áp đặt của logic, không gian, hoặc thời gian. Nó có thể nhớ tất cả mọi thứ, bất kể thời gian. Nó có thể vượt qua điều thường t́nh để đạt đến một trí tuệ siêu việt.

Thuật thôi miên thẩm định trí tuệ của tiềm thức bằng cách tập trung, để đạt được phương pháp điều trị. Chúng ta nằm trong trạng thái thôi miên, khi mối quan hệ b́nh thường giữa nhận thức và tiềm thức được định dạng lại, để tiềm thức đóng vai tṛ nổi bật hơn…

Khi bạn bị thôi miên, bạn không phải đang ngủ. Sự nhận thức của bạn luôn luôn biết rơ những ǵ bạn đang trải nghiệm, trong lúc bạn bị thôi miên. Mặc dù trong tiềm thức sâu thẳm kết nối, trí óc của bạn có thể nhận định, phê b́nh và xem xét.

Bạn luôn kiểm soát được những điều bạn nói. Thuật thôi miên không phải là một liều thuốc miễn dịch. Bạn không bước vào cỗ máy thời gian và bỗng nhiên t́m thấy bản thân ḿnh, chuyển sang một thời điểm khác, một nơi khác mà không hề nhật biết được hiện tại..

Điều này dường như cần có một kỹ năng xuất sắc, để đạt đến một mức độ sâu thẳm của thuật thôi miên. Tuy nhiên, mỗi người trong chúng ta đều có những phút thoải mái dễ chịu mỗi ngày, tựa như chúng ta vượt qua t́nh trạng giữa tỉnh thức và cơn mê ngủ, đó là trạng thái bị thôi miên…

Lắng nghe một giọng nói hướng dẫn của ai đó để tập trung lại, và để giúp đỡ bệnh nhân đạt đến mức độ sâu hơn của t́nh trạng thôi miên và thư giản. Thôi miên không có ǵ nguy hiểm. Chưa có người nào bị kẹt trong t́nh trạng thôi miên cả.

Bạn có thể bị ch́m vào trạng thái bị thôi miên bất cứ khi nào bạn muốn. Chưa ai từng xâm phạm đến nguyên tắc tôn giáo đạo đức của riêng họ. Chưa ai có hành động vô ư ngu xuẩn cả. Không ai có thể điều khiển được bạn. Bạn tự điều khiển ḿnh.

Trong trạng thái thôi miên, bạn luôn tỉnh thức và quan sát. Đây là lư do nhiều người bị thôi miên vẫn tham gia tích cực vào thời thơ ấu, hoặc những cảnh tượng của kiếp trước trong kư ức, họ có thể trả lời những câu hỏi của nhà trị liệu, nói bằng ngôn ngữ của đời sống hiện tại.

Biết nhiều vùng địa lư mà họ nh́n thấy, và thậm chí họ c̣n biết năm nào, thường th́ những chuyện này chỉ lóe lên trong mắt hoặc chợt hiện ra trong trí thôi. Khi bị thôi miên, tâm trí vẩn luôn giữ lại sự nhận thức và hiểu biết trong hiện tại, c̣n những kư ức thời thơ ấu hoặc kiếp trước là được đặt vào ngữ cảnh.

Nếu năm 1900 lóe lên, và bạn t́m thấy ḿnh đang xây kim tự tháp vào thời cổ đại, bạn “biết” đó là thời kỳ trước Công nguyên, ngay cả khi bạn không nh́n được những hàng chữ có thật đó.

Đây cũng là lư do mà một bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp thôi miên, có thể nhận ra những người sống ở kiếp trước, mà anh ta được biết trong kiếp này, ví dụ như khi anh ta t́m thấy bản thân trong cuộc nổi dậy của giai cấp nông dân, vào cuộc chiến tranh Châu Âu thời Trung cổ.

Đây là lư do mà anh ta có thể nói tiếng Anh hiện đại, so sánh những vũ khí thô sơ của thời kỳ đó với thứ vũ khí trong thời kỳ này, mà anh đă từng nh́n thấy hoặc đă sử dụng, biết niên đại của nó..

Trí óc hiện tại của anh ta tỉnh thức, quan sát, nhận xét. Anh ta có thể luôn luôn so sánh những chi tiết và những sự kiện trong thời kỳ đó với đời sống hiện tại. Cùng một lúc, anh ta là một nhà quan sát và phê b́nh phim ảnh, và thường xuyên cùng một lúc là một ngôi sao màn bạc. Anh ta có thể giữ trạng thái vừa thư giăn vừa bị thôi miên.

Với cách giúp cho bệnh nhân khẳng định tiềm thức, thuật thôi miên đưa bệnh nhân vào t́nh trạng, nắm được khả năng phi thường trong việc chữa trị. Nói theo cách ẩn dụ là thôi miên đưa bệnh nhân vào một khu rừng có phép thần thông, nơi có một loại cây thần dược.

Mà nếu thuật thôi miên tiết lộ cho bệnh nhân về xứ sỡ thần dược đó, th́ quá tŕnh thoái chuyển là cây thần dược có nhiều quả mọng thiêng liêng, mà họ phải ăn để trị bệnh.

Phép trị liệu thoái chuyển là một hành động tâm linh, quay về thời quá khứ xa xưa nào đó, để t́m lại kư ức vẫn c̣n ảnh hưởng tiêu cực, vào kiếp sống hiện tại của bệnh nhân và có lẽ cũng là nguyên nhân, của những triệu chứng ăn bệnh của họ. Thuật thôi miên cho phép tâm trí bỏ qua những rào cản của ư thức, để khai thác thông tin này, kể cả những rào cản đó giúp bệnh nhân, tránh sự khẳng định có ư thức về kiếp trước của họ.

Tôi có thể hộ tống George đi vào khu rừng đó, giữ vai tṛ của nhà trị liệu, bằng cách không nỗ lực đề nghị hoặc tác động vào những quả mọng chín, mà anh ta có thể t́m thấy trên cây, bằng cách giữ giọng nói b́nh tĩnh và dịu dàng, để bảo đăm sự thoải mái và thư giản cho anh ta.

Bằng cách chỉ hỏi những câu mà anh ta có thể diễn tả thêm nữa về những ǵ mà anh ta đang t́m thấy, bằng cách không ngạc nhiên, bằng cách không phán xét về mặt đạo đức, bằng cách không ngắt lời nhưng hướng dẫn anh ta lựa chọn thí dụ, ngắn gọn, bằng cách hành động như một người hướng dẫn.

Anh ta ngồi trên một cái ghế nhỏ, thoải mái. Tôi ngồi đối diện với anh ta. Tôi nói:

- Thư giản, nhắm mắt lại..

Và chúng tôi bắt đầu. Cả hai chúng tôi đều không biết anh ta sẽ t́m được ǵ.

Anh ta nói:

- Tôi là chủ quán trọ người Đức. Tôi đang nằm trên một cái giường trong pḥng trên lầu. Đó là vào thời Trung Cổ. Tôi đă già, hơn 70 tuổi, rất yếu, mặc dù gần đây tôi rất khỏe. Tôi có thể nh́n thấy bản thân ḿnh rất rơ.

Tôi có vẻ lôi thôi lếch thếch, quần áo bẩn thỉu. Tôi đang bị bệnh. Đôi cánh tay một thời khỏe mạnh, bây giờ đă gầy yếu. Cơ bắp chắc khỏe đă từng nhấc những ḥn đá giờ đă teo đi. Tôi chỉ đủ sức để ngồi dậy.

Từ một khoảng cách của bảy thế kỷ, anh ta nh́n tôi và gục đầu:

- Tôi không có trái tim.

Gia đ́nh đang đứng chung quanh anh ta.

- Tôi đối xử với họ rất tệ bạc. Bần tiện với vợ con. Tôi không quan tâm tới họ, rượu chè say sưa, quan hệ bừa băi. Nhưng họ bị lệ thuộc vào tôi, thậm chí bị tôi đánh đập, họ cũng không thể bỏ tôi đi. Những trận đ̣n của tôi rất tàn ác. Họ rất sợ hăi tôi.

Gần đây anh bị đột quỵ và đau tim, bây giờ chính anh là người phải lệ thuộc vào họ. Tuy nhiên, dù anh bạc đăi họ, họ vẫn chăm sóc anh rất ân cần, thậm chí với ḷng thương yêu. Người vợ hiện tại là con trai của anh trong kiếp trước, và người con gái bây giờ là vợ kiếp trước của anh.

(Sự thay đổi như vậy là điều b́nh thường. Những người quan trọng trong hiện tại, là đă qua quan trọng trong những kiếp trước đối với chúng ta.)

Gia đ́nh mệt mỏi nh́n anh nhưng không hề phàn nàn, v́ anh quá yếu, không thể tự chăm sóc. Rốt cuộc, thể xác anh bị suy sụp do bởi những năm tháng rượu chè quá độ. Anh đang bay bổng trên đầu những người thân đang đau khổ, nh́n họ ḷng tràn đầy hối lỗi v́ đă cư xữ quá tồi tệ.

Đó là khoảnh khắc của cái chết thể xác, khoảnh khắc dẩn ta đến sự hồi tưởng lại cuộc đời. Anh kể rằng tội lỗi là điều mà anh cảm thấy đau khổ nhất, tội lỗi cho một đời lăng phí.

Tôi bảo anh ta:

- Hăy bỏ đi những tội lỗi, điều đó không c̣n cần thiết nữa. Gia đ́nh anh vẫn ổn cả, tội lỗi đang kéo anh trở lại.

Chúng tôi cùng khơi lại một kiếp của chủ nhà trọ. Anh sẽ rút ra được bài học ǵ từ đó? Anh vẫn c̣n trong trạng thái thôi miên, vẫn c̣n trong nhà trọ, vẫn nhận thức được khoảnh khắc chết đi. Anh diễn tả những suy nghĩ từng câu ngắt đoạn, nhưng cảm giác giấu sau đó th́ rất rơ ràng, trong sáng.

Anh nói:

- Nguy hiểm vào bạo động chứa đựng sự ngu xuẩn. Thể xác th́ mong manh và nhất thời. Sự an ổn chỉ nằm trong t́nh yêu thương và ḷng từ ái. Mọi gia đ́nh đều cần nuôi dưỡng và chăm sóc. Tôi cần chăm sóc họ như họ đă chăm sóc tôi. Sức mạnh vĩ đại là sức mạnh của t́nh yêu.

Anh kể lại những điều này với một tác động của sự phát hiện, khi chấm dứt, anh dường như kiệt sức. V́ vậy, tôi nhẹ nhàng đưa anh trở lại. Chúng tôi có thể bàn bạc về những điều thầm kín của anh.

Những điều mà anh t́m thấy khi anh quay về quá khứ. Anh cởi bỏ cái cảm giác bàng hoàng, sự thoái lui đầu tiên luôn luôn có tác động mạnh, và hứa sẽ quay lại vào tuần sau.

Khi anh ta ra về, tôi tự ghi nhớ một điều: “Có thể nh́n thấy trước kiếp sau từ sự gieo hạt ở kiếp này. Bệnh tim được lập lại. Đánh đập gia đ́nh tái hiện. Một khuôn mẫu như nhau. Một bài học xuất hiện.” Tôi mong chờ George trở lại.

Lần sau khi tôi đưa anh ta trở về quá khứ, th́ anh là một người lính Pháp 17 tuổi, đang chiến đấu bảo vệ đất nước vào thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong một trận nổ bom, anh bị mất cánh tay trái. Khi trải qua điều này anh chộp lấy cánh tay và kêu lên đau đớn.

Nhưng cơn đau biến mất v́ anh nhận ra rằng anh đă chết bởi vết thương. Một lần nữa, ngay khoảnh khắc của cái chết, anh đă bay lơ lửng trên thể xác và có thể nh́n thấy bản thân ḿnh, vào một thời điểm khác trong cùng một cuộc đời.

Anh không c̣n là người lính nữa mà là một người quan sát, rời khỏi những sự kiện mà anh đă miêu tả. Bây giờ anh là một đứa trẻ không hơn 10 tuổi, làm việc cật lực nhưng sống b́nh yên trong nông trại với cha mẹ rất đáng yêu và cô em gái luôn tôn sùng anh. Trong nông trại có nhiều ngựa, ḅ, gà. Đó không phải là cuộc đời đầy sự kiện đáng ghi nhớ, một cuộc đời trước chiến tranh.

Tôi băn khoăn liệu cơn đau ở cánh tay trái có tương quan với cơn đau tim, mà anh đă trải qua cả hai thời kỳ xa xưa và gần đây không, nhưng tôi không chắc lắm. Nhiều khi rất đơn giản để ta nh́n thấy một mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, nhưng trong trường hợp này tôi không triển khai tốt hơn được.

Tôi không có cơ hội để nghĩ về điều đó lâu hơn, v́ bổng nhiên anh bắt đầu kích động mănh liệt. Anh nối kết đời sống của người khác. (Điều này xảy ra không b́nh thường; thông thường việc thoái lui dẫn đến một thời kỳ, dù thường khi bệnh nhân che lấp thời gian và sự kiện khác nhau trong cùng một kiếp.)

Giờ đây anh là một chiến binh Mông Cổ hay Tatar, đang sống ở Nga hay Mông Cổ ǵ đó anh cũng không chắc, cách đây khoảng 900 năm. Một chuyên gia huấn luyện ngựa dũng mănh đi lang thang giết kẻ thù và tích lũy tài sản kếch sù.

Những người bị anh giết thường là những thanh niên vô tội, nhiều người trong số họ là nông dân bị ép buộc đi lính, giống như người lính Pháp trẻ cuối cùng anh đă đầu thai. Trong khoảng thời gian đó, anh đă giết hàng trăm người và chết già.

Hai trăm năm sau khi anh trở thành chủ nhà trọ người Đức, anh ta không hề hối tiếc về những việc đă trải nghiệm. Bản thân anh ta không thấy chuyện này sẽ đến vào những kiếp sau nữa. Cuộc đời chủ nhà trọ dường như là cuộc đời đầu tiên được xem xét lại, mà anh cảm thấy ăn năn.

Kiếp làm người Mông Cổ của anh chỉ cho tôi điều ǵ đó, mà gần đây tôi đă hiểu ra: học hỏi về những kết quả của hành động, th́ không cần thiết là việc tức thời. Anh có thể phải trải qua nhiều kiếp bạo động khác, trước khi cảm nhận được những ǵ mà anh đă gây ra. Tôi không chắc là sẽ trải qua bao nhiêu kiếp; tôi không thể đếm được con số mà anh đă kể.

Có lẽ anh đă bị giết trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, như một nghiệp báo cho kiếp làm chiến binh hung hăn. Có lẽ sự ăn năn của người chủ nhà trọ không đủ. Có lẽ nếu anh thay đổi trước những hành vi bạo động, anh đă không trở lại chết tại Pháp.

Có lẽ anh đă có cuộc sống lâu dài ở nông trại. Chúng tôi đă thảo luận tất cả những điều này khi tôi đưa anh ra khỏi sự thôi miên. Tôi nghĩ rằng anh đang tâm sự với tôi rằng, giá mà anh không quá hung dữ trong kiếp trước, th́ có lẽ anh sẽ không quá hung dữ trong kiếp này.

Anh đă trải qua kiếp của kẻ giết người máu lạnh, đến chủ nhà trọ thô lỗ, rồi người lính Pháp, bị giết trước khi anh có cơ hội cho một cuộc đời trọn vẹn, rồi đến một nhà kinh doanh thành công, vẫn giữ ḷng tàn nhẫn, bị bệnh tim nguy kịch và bị cao máu.

Ngày hôm đó, tôi viết hai câu: “Giá trị của sự đồng cảm. Anh ta phải cảm nhận được những ǵ anh ta đă gây ra.” Và “trái tim luôn kết nối với nhiều kiếp sống”. Điều ǵ sẽ xảy ra tiếp?

Lần này anh là một gă đàn ông Nhật đồng tính ở độ tuổi 30, gầy nhom, đang sống vào cuối thế kỷ 19. Gă đang có vấn đề về t́nh cảm; gă đang yêu một thanh niên trẻ. Gă cảm thấy không có cách nào khác, để chiếm được t́nh yêu của anh chàng này bằng cách dụ dỗ, v́ vậy gă bắt đầu tiến hành. Rượu là một cách. Gă đưa chàng thanh niên đến pḥng và chuốc rượu. Chàng trai trẻ chống đối yếu ớt, và đêm đó họ trở thành đôi t́nh nhân.

Chàng trai trẻ mắc cở, bối rối và nhục nhă. Trong nền văn hóa của đất nước anh ta, bệnh đồng tính là hành động mất danh dự và bị cấm đoán; quá xấu hổ v́ đă cho phép bản thân ḿnh vướng vào điều đó, chàng trai nổi cơn thịnh nộ. Lần hẹn tới hắn cầm sẵn một con dao hay thanh kiếm ǵ đó và đâm thẳng vào ngực của tên đàn ông già hơn. Georgr quá gầy yếu nên không thể chống đỡ, và chết ngay tức khắc.

Điểm lại kiếp sống đó là đề tài của thù ghét, giận dữ, thịnh nộ và rượu chè, tất cả đều tái hiện trong kiếp này. George nhận ra một điều lẽ ra anh nên kiên nhẫn hơn. Anh không nên dụ dỗ chàng thanh niên đó mà phải chờ đợi ḷng tự nguyện của bạn t́nh. Anh ta không phán xét sự đồng tính, mà tội lỗi của anh là sự quấy nhiễu ḷng tự nguyện của người khác, bằng cách lôi kéo họ.

Mối liên hệ tinh tế hơn được đặt lên bàn cân. George bị béo ph́ làm cho cơn đau tim nguy hiểm thêm. Đôi khi người ta làm tăng cân và giữ cân như một sự bảo vệ. Vấn đề này chung cho phụ nữ bị hành hung, đánh đập, và họ cố gắng tránh sự hành hung bị tái diễn.

Và đây là George, người hung hăn lại là nạn nhân của sự hành hung. Bệnh béo ph́ có vẻ như xuất phát từ kiếp sống đó và một kiếp khác, không phải kiếp này. Khi George hiểu ra điều này, ăn kiêng bắt đầu dễ dàng hơn.

Tôi viết: “Vết sẹo trong kiếp trước, có lẽ do vết dao đâm, liên quan đến t́nh trạng tim mạch trong tương lai?” tôi không chắc lắm, nhưng thường xuyên chúng tôi quay lại với những vết thương hoặc sự yếu ớt ở phần nào đó trong cơ thể, phần của vết thương bất diệt hoặc sự hư hại trong kiếp sống trước.

Trong trường hợp của George mối liên quan này có vẻ như vậy. Lúc George có thể đi vào sâu hơn, dường như anh ta bị sốc v́ những chuyện trải qua, và bị thôi thúc bởi những điều đó.

Năm 1982, khi Catherine ch́m sâu vào t́nh trạng bị thôi miên, cô nhớ những bài học có giá trị từ những kiếp trước, và cô mang về những lời nhắn nhủ của các vị thầy. Bây giờ tôi hỏi George, khi anh đang trong t́nh trạng sâu hơn, “Có ǵ nữa ở đó không? Có lời nhắn nào cho anh, bất cứ thông tin ǵ hoặc trí tuệ để anh nhận lại?”

Tôi ghi tất cả những điều anh nói như thể tôi đang viết tốc kư:

“Đời sống là quà tặng. Đó là một ngôi trường để học cách yêu thương, hiện thân trong khía cạnh vật lư, nơi mà thể xác và t́nh cảm tồn tại. Nhưng ngôi trường này có quá nhiều sân chơi, và những sân đó cần được sử dụng.

Đời sống vật lư có nghịa là được hưởng thụ. Điều này là nguyên nhân bạn được ban tặng những cảm xúc. Hăy là người tốt. Tự bạn hăy vui vẻ và hưởng thụ. Hưởng thụ đơn giải nhưng tràn ngập niềm vui của cuộc đời, mà không hại người, hại vật.”

Khi anh ra về, tôi viết:

“Khi George thức tỉnh, anh ta biết lời nhắn nhủ này rất quan trọng, v́ anh không hề có một niềm vui nào trong cuộc đời này, v́ đây là điều đơn giản, v́ sao chúng ta có mặt trên đời này. Cũng có rất nhiều sân chơi. Không phải chỉ có công việc là quan trọng. “Hăy là người tốt” có nghĩa là hăy từ ái và quan tâm chu đáo ở mọi cấp độ.”

Lần sau khi George đến, anh nói với tôi về một giấc mơ kỳ lạ. Những điều nghi ngờ về phép trị liệu trở về quá khứ đă biến mất. Anh phấn khởi đầy hứng thú. Những lời nhắn nhủ đă cho anh bài học về một con người, một sinh vật thiêng liêng đang chan ḥa dưới ánh sáng màu xanh, mà anh đă thấy lúc đầu tiên của buổi trị liệu.

Con người trong ánh sáng xanh đó đă nói với anh rằng, anh cần yêu bản thân ḿnh hơn nữa và con người trên trái đất này cần chăm sóc lẫn nhau, đừng sát hại người khác.

Anh nhận lănh sự hướng dẫn đó, kể lại cho tôi nghe, mặc dù không đầy đủ chi tiết. Anh biết lời hướng dẫn dành cho anh, nhưng có quan tâm đến nhân loại ở mọi cấp độ. Anh cần giao tiếp tốt hơn, cần biểu hiện tư tưởng và hành động hơn là đả kích kịch liệt. Tâm linh mách bảo anh hăy dịu hàng hơn. Đừng làm tồn thương người khác.

George nói với tôi rằng, có một hệ thống thứ bậc của tâm linh và người đến trong giấc mơ của anh, không hẳn là ở một cấp độ cao nhất. Có nhiều nơi khác, nhiều cảnh giới khác thậm chí cao hơn mà không thuộc về trái đất.

Anh nói rằng chúng ta vẫn phải học những bài học của các bậc thầy, v́ điều quan trọng là phải thực hiện. Mặc dù điều này không có sức thuyết phục, hoặc chứa đựng như những lời nhắn nhủ, mà Catherine mang lại, tôi vẫn cảm động không ít.

Một lần nữa đó là trường hợp người bệnh ảnh hưởng đến bác sĩ.

Trong lần điều trị sau của George, sự nối tiếp khác lại rơ nét thêm. Trong một kiếp sống khác vào đầu thế kỷ 18, anh là một phụ nữ nô lệ ở miền Nam. George kết hôn với một người đàn ông rất vũ phu. Người đàn ông là chồng của George, trong kiếp đó bây giờ là cha của anh trong kiếp này. Vào kiếp làm phụ nữ nô lệ, George đă bị người chồng đánh tàn nhẫn đến độ bị găy chân và bị liệt.

Ở kiếp này, cha George là một nguồn sức mạnh dồi dào và là trụ cột chính cho George, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu của anh, bởi lúc đó chân anh bị viêm khớp. Tuy nhiên, cha George quả là một h́nh ảnh độc tài và hung hăn, những hành động tàn nhẫn giống như con người của ông ở kiếp trước.

George cũng lập lại những hành động đó sau này. Lúc nhỏ George đă nhanh chóng nhận ra điều đó và anh đă hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của cha, anh phải đứng lên bằng chính đôi chân ḿnh, một mối tương quan rơ ràng với kiếp làm nô lệ.

Sự độc lập và sức mạnh trở thành dấu hiệu của cuộc sốn, đă có tiền căn đau tim của George, có lẽ anh cũng quá chú tâm mang nó bên ḿnh, thậm chí sau khi rời khỏi bệnh viện. George cần một bài học cân bằng tại kiếp này. Anh phải kết hợp cái uy quyền và khả năng lắng nghe người khác, để nhận lời đề nghị cũng như ra lệnh.

Anh trở về một kiếp khác một cách ngắn ngủi, và chỉ nh́n lướt qua. Đó là thời kỳ đồ đá, anh là một người đàn ông mặc quần áo bằng da thú, chân tay đầy lông lá. Anh chết rất trẻ, chết v́ đói. Đây là lời giải thích v́ sao trong kiếp này anh lại bị béo ph́.

Con người suưt chết đói, nhưng những người chết trong cuộc tàn sát người Do Thái, khi đầu thai trở lại thường bị quá cân, bởi họ cần dư thừa kư như một sự bảo đảm để không bao giờ bị đói nữa.

Tôi sắp xếp những kiếp trước của George thứ tự theo niên đại như sau: một người ở thời kỳ đồ đá, một chiến binh Mông Cổ, chủ nhà trọ thời Trung cổ, phụ nữ nô lệ bị liệt chân, gă người nhật đồng tính bị sát hại, người lính Pháp hy sinh v́ đất nước.

Chắc chắn là c̣n rất nhiều kiếp sống khác nữa, nhưng anh ta không đi đến đó trong những đợt trị liệu, và có lẽ sẽ không bao giờ. Linh hồn màu xanh nói với anh rằng, những kiếp trước chúng tôi đă thấy là rất quan trọng trong kiếp này.

Bây giờ là người đă có kinh nghiệm, George nói với tôi:

- Học hỏi cũng là để giữ việc xảy ra ở một đời sống khác.

Tôi rất hài ḷng với thái độ tích cực của anh.

- Anh phát triển những khả năng và làm việc rất lanh lợi. Điều này không dừng lại.

Có nhiều chủ đề phù hợp trong những kiếp anh nhớ lại; bạo động và giận dữ, đau đớn thể xác, sự xúc phạm, cảnh chết chóc đe dọa thường xuyên. Những điều này đi song song với kiếp sống hiện tại của anh.

Khi George sắp xếp những kiếp quá khứ lại với nhau, anh thấy rơ ràng kiểu sống hiện nay của anh hết sức buồn thảm. Anh đă say sưa rượu chè. Huyết áp của anh cũng cần điều chỉnh lại. Có thể anh sẽ c̣n một cơn đau tim khác. Sự hung bạo làm anh có nguy cơ đột quị.

Tất cả những điều này làm tốn thời gian gần 2 năm với một liệu pháp khắc nghiệt (theo những giao đoạn định kỳ sau đó), khi anh nối kết những nhận thức và những dụng cụ điều trị mà tôi đă đưa, ví dụ như phần thư giăn trong đĩa CD, tôi rất hài ḷng khi quan sát thấy anh bắt đầu có những chuyển biến tốt hơn.

Anh có thể thư giản mà không cần thực hành thiền định (thỉnh thoảng tôi đề nghị nhưng anh không tập). Anh thuật lại việc quan hệ tốt hơn với những người trong công ty, anh có thể lắng nghe và chấp nhận những trở ngại mà không nổi cáu, thậm chí cơn giận nổi lên cũng rất ngắn và không đáng sợ.

Thỉnh thoảng anh có thể tự thư giản. Anh bắt đầu chơi gôn trở lại, và tham dự những trận bóng của đội Florida Marlins. Về mặt thể chất, George đă tốt hơn nhiều. Huyết áp của anh đă hạ, chức năng hoạt động của tim cũng hồi phục. Anh bắt đầu tập thể dục, giảm rượu, ăn kiêng theo chế độ dinh dưỡng, với sự giúp đỡ của vợ ḿnh.

Nhiều lần tôi cho cô ta có mặt trong những buổi trị liệu, cô đă thấy rơ những tiến bộ của chồng với ḷng biết ơn chân thành, v́ giờ đây chồng cô đă biết cảm thông. Đối với con cái anh đă trở nên một người cha tốt, một người bạn, một người hướng dẫn, không c̣n là tên độc tài nữa.

Điều thay đổi này dẫn đến điều thay đổi kia, tiến tŕnh của sự thay đổi đă đến sớm, cái mà chúng tôi gọi là ṿng luân chuyển đầy năng lực. Thành công này tiếp nối thành công khác.

Anh kể với tôi:

- Tôi có một thoáng nh́n về đời sống khác. Tôi nh́n thấy kiếp sau tôi sẽ là một người thấy giáo đáng yêu với đám trẻ con. Đó là một đời sống rất hạnh phúc, đầy măn nguyện. Những kỹ năng tôi đă học, là những ǵ tôi có thể mang lại cho kiếp sống hiện hữu này.

Và tôi nh́n thấy một thế giới khác, chỉ một thoáng nh́n thôi. Những công tŕnh, những ánh sáng trong suốt như pha lê, và con người, ông biết không, đầy hạnh phúc thư thái.

Tôi rất ngạc nhiên. Như tôi đă kể là từ trước tới giờ, tôi chưa hề có ư định đưa một người nào đi đến tương lai. Tôi cho là cảnh tượng anh ta thấy có thể là phép ẩn dụ, một biểu tượng mà tâm hồn anh đă ước ao trong những ngày gần đây.

Hoặc có thể đó không khác ǵ hơn một giấc mơ bị ảnh hưởng, do chúng tôi hiểu biết về quá khứ của anh. Mặc dù vậy, có lẽ những ǵ anh ta thấy là đúng. Vào cuối buổi trị liệu sau cùng, tôi viết: “Anh ta đă chữa lành trái tim tinh thần lẫn thể chất”.

Bác sĩ Barbara Tracy, bác sĩ tim mạch của anh, khẳng định hoàn toàn phần thể chất. Tôi biết bây giờ George tràn đầy hy vọng. Cuộc sống bỗng nhiên quá quan trọng đối với anh. Tinh thần trở thành một phần của bản chất tâm lư. Gia đ́nh quan trọng. Bạn bè quan trọng. Đồng nghiệp quan trọng. Niềm vui cũng quan trọng.

Anh chuẩn bị cho một bước tiếp theo trong sự nghiệp tiến hóa của ḿnh. Khi thể xác George mất đi, linh hôn của George sẵn sàng quay trở lại, tôi tin chắc rằng cấp độ trong đời sống mới của anh sẽ cao hơn; chắc hẳn nó sẽ hoàn toàn nhẹ nhàng, dịu dàng hơn những đời sống mà anh đă trải qua.

Anh cũng không quay lại và t́m hiểu những bài đă học từ những kiếp quá khứ. Điều đó sẽ làm mất thời gian hơn, để anh đạt đến một giai đoạn, mà hiện nay anh đang có. Có lẽ anh phải dành nhiều kiếp nữa, cho một giai đoạn giận dữ, bạo động, trước khi anh rút ra bài học kinh nghiệm bản thân, về những chân lư mà anh đă nh́n thấy trong những lần trị liệu.

Liệu pháp chữa trị cho anh đă hoàn thành, tôi không c̣n xem anh như bệnh nhân nữa. Anh cũng nghĩ như vậy. Tôi muốn có cơ hội đưa anh đi đến tương lai, không phải v́ mục đích chữa bệnh, mà v́ chúng tôi muốn nh́n thấy những kiếp sống bất bạo động của anh sau này như thế nào.

Cuộc sống hiện nay của George đă thay đổi do từ bỏ hung dữ và nóng giận, khuyết điểm lớn của anh. Những kiếp sống hiện tại và quá khứ của nhiều bệnh nhân khác, đă minh chứng khả năng thay đổi như thế nào, trong hàng tá khía cạnh khác nhau trong cuộc đời, và họ suy ra phải là hàng trăm. Hiếm khi có một người thông hiểu nhiều bài học trong một cuộc đời, mặc dù họ vẫn c̣n giữ sự chú ư lắng nghe người khác.

V́ nhiều mục đích trong cuốn sách này, tôi phân ra nhiều bài học trong những lĩnh vực riêng rẽ khác nhau, dù chúng có trùng lấp với nhau, và sự tiến hóa trong người này có thể dẫn dắt đến sự tiến hóa của người khác. Lịch sử cũng đưa ra nhiều ví dụ đáng kể của con người, tiến hóa đến những đời sống mới. Những đời sống này giúp họ phát triển hơn, và dần dần họ sẻ phát triển đến độ cao nhất..



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 

<< Trước Trang of 58 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.7109 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO