Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 282 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Truyện tâm linh - hiendde Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 981 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 7:49am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



17. TUYỆT ĐƯỜNG CON CHÁU DO CHIẾM MỘ NGƯỜI

Vào đời nhà Đường, ở huyện Kiến Âu thuộc tỉnh Phúc Kiến có một kẻ lưu manh tên là Lâm Đạt. Anh ta nghe mọi người đồn rằng sở dĩ con cháu nhà họ Trần được giàu sang là nhờ phần mộ của tổ tiên họ chôn trúng chỗ huyệt rất tốt.

Thế là anh ta t́m cách lén đào ngôi mộ tổ tiên nhà họ Trần lên rồi đem quan tài của cha ḿnh đặt vào trong đó. Trong ḷng anh ta nghĩ rằng: “Từ nay trở đi, ḍng họ của ḿnh sẽ tha hồ được vinh hoa phú quư.”

Nhưng ngay đêm hôm đó, người cha quá cố của anh ta về báo mộng và quở trách anh ta: “Con đă v́ cha, v́ ḍng họ mà đào mồ mả tổ tiên của người khác nên Diêm Vương phạt cha phải bị đoạ xuống 18 tầng địa ngục và phạt con phải bị tuyệt tử tuyệt tôn, chết không được yên ổn.”

Lâm Đạt tuy không tin điềm mộng song sự thật đă khiến cho anh ta phải đau khổ sợ hăi. Đó là, không bao lâu sau đứa con trai anh bị người khác đánh chết, đứa con gái treo cổ tự tử, c̣n người vợ lại ngoại t́nh đi theo kẻ khác. Thấy t́nh cảnh như vậy, anh ta cuối cùng cũng treo cổ tự vận ngay trên cây đại thọ ở trước ngôi mộ mà anh đă đào trộm.

Bởi vậy, mọi người đều nói rằng: Đây là sự báo ứng rất đích đáng về tội lỗi của anh ta đă tạo nên.

Lời tục nói rằng: “Địa lư phong huyệt vốn là đạo trời, nếu người nào không thuận theo đạo trời th́ tuy chỗ đất có tốt nhưng khi chôn vào cũng trở thành xấu.” Lâm Đạt thường làm những việc lợi ḿnh hại người, lại c̣n chiếm đoạt phần mộ tổ tiên của người khác. Đối với những hành vi vô đạo đức như thế th́ làm sao mà hưởng được phước đức giàu sang?




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 982 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 7:50am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



18. BỐ THÍ TÍCH ĐỨC CON CHÁU ĐƯỢC GIÀU SANG

Vào đời nhà Đường, huyện Kiến Đức thuộc tỉnh Triết Giang có một người chủ tŕ việc xét xử ở nha phủ tên là Thích Lộ. Ông là một người liêm chính nhân hậu, thường hay làm việc bố thí tích thiện. Đối với những người phạm tội, ông ta hết ḷng khuyên răn, giúp đỡ, rất nhiều người nhân đó mà được bảo toàn mạng sống và đă bỏ ác làm lành.

Một hôm, có vị huyện trưởng nửa đêm bỗng thấy nhà của ông Thích Lộ phát sáng, ánh sáng chiếu khắp cả một vùng trời. Sau khi huyện trưởng t́m hiểu nguyên do mới hay là vợ của Thích Lộ vừa sanh được một bé trai và toàn thân đứa bé phát ra ánh sáng rất kỳ diệu.

Huyện trường hiếu kỳ liền đích thân đến để xem cho thoả măn. Khi nh́n thấy đứa bé, ông ta tỏ ra kính trọng mà khen ngợi rằng: “Đứa bé này tuy c̣n nhỏ nhưng đă có tướng giàu sang quyền quư. Đây chính là nhờ phước đức làm thiện của cha mẹ mà có được.”

Sau này cậu bé lớn lên quả nhiên thi đỗ liền tam nguyên và được phong làm quan đến hàng nhất phẩm. Cha mẹ cậu ta cũng hưởng được vinh hoa phú quư.

Ở đời, những người có quyền hành, chức tước mà biết bố thí, làm thiện, giúp đỡ kẻ nghèo khổ, cũng như Thích Lộ thanh liêm chánh trực, biết thương yêu dân th́ chắc chắn sẽ được mọi người kính mến, phước thọ dồi dào và con cháu cũng nhờ đó mà được giàu sang hạnh phúc.

Vậy kính khuyên mọi người nên cố gắng làm thiện, chớ cho rằng đó là những điều mơ hồ, viễn vông.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 983 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 7:55am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



19. Tâm địa hẹp ḥi không được phước báo

Triều đại nhà Tấn có vị quan lớn tên là Từ Thủ Liêm. ông là một vị quan thanh liêm chánh trực, cần cù và tiết kiệm, nhưng măi đến năm sáu mươi tuổi mới có được một đứa con trai. Không may, người con trai của ông mắc phải bệnh đậu mùa mà chết sớm. V́ thế, đêm nào ông ta cũng đốt hương cầu xin thần linh cho vợ chồng ông ta sanh một đứa con trai khác để có người nối dơi tông đường.

Một hôm, trong lúc ông đang ngủ bỗng có vị thần đến báo mộng và quở trách ông ta rằng: “Ngươi tự ḿnh giữ ǵn thanh liêm, chỉ biết lo danh dự của ḿnh mà không chịu ra sức cứu giúp cho những người khác trong khi họ gặp hoạn nạn. Ḷng ngươi luôn có sự ngờ vực nên những việc đáng làm lại không làm, bởi thế rất nhiều người nhân đó mà bị hại. Trong ḷng ngươi chỉ nghĩ đến việc tư mà không chịu cứu giúp dân chúng cho nên Diêm Vương phạt ngươi phải bị tuyệt tử tuyệt tôn. Sao ngươi lại c̣n oán trách?”

Từ đó, ông ta hối hận về những sai lầm của ḿnh đă mắc phải, nhưng đến khi hối hận th́ đă quá muộn.

Thông thường, con người chỉ biết về những việc thiện của họ mà họ không nghĩ về những lỗi lầm, sai trái của chính ḿnh. Quả báo thiện ác như h́nh với bóng nhưng không cố định. Bởi vậy, nếu ai đă lỡ gây tội lỗi mà biết siêng năng tu tạo phước đức, rộng làm việc thiện th́ có thể bù đắp cho những tội lỗi đó mà chuyển hoạ thành phước.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 984 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 7:56am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



20. GIÚP NGƯỜI NGHÈO KHÓ SẼ CÓ ĐIỀM LÀNH

Vào đời nhà Thanh, ở huyện Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang Tô có một phú ông tên là Ngô Nghi Tam. Mặc dù ông là người giàu có nhiều của cải nhưng lại không có đứa con trai nào để thừa kế cả. Bỗng một hôm, có vị hoà thượng đến nhà ông ta và khuyên rằng: “Ông nên làm nhiều việc thiện th́ nhất định sẽ có con cháu đầy nhà.”

Kể từ đó, ông ta bắt đầu làm các việc thiện, cố gắng tu tạo phước đức. Ông ta không những bố thí gạo cơm cho những người nghèo ở các cửa thành mà lại c̣n mở các tiệm thuốc mời những danh y đến phát thuốc cứu giúp cho mọi người, cho xây dựng các nghĩa trang, bố thí quan tài. giúp đỡ tiền bạc cho các gia quyến để họ lo chôn cất người thân, tặng vàng bạc để giúp những người nghèo lúc họ có việc cần, trợ giúp cho những thân bằng quyến thuộc nghèo khổ, xây dựng trường học miễn phí... Nói chung, phàm hễ có dịp làm việc thiện là ông ta liền bỏ tiền của, công sức ra làm không hề tiếc rẻ.

Về sau vợ chồng ông sanh liền được ba cậu con trai và đến khi trưởng thành cả ba người con này đều được làm quan trong triều, trở nên giàu có.

Thử hỏi ở đời có ai cho ḿnh chỉ toàn là thiện mà không hề có tội lỗi? Bởi vậy, Văn Xương Đế Quân có nghiên cứu về công và tội để so sánh, ông ta cho rằng: “Công nhiều là thiện, tội nhiều là ác.”

Ngô Nghi Tam hết ḷng làm thiện nên liên tục sanh được ba cậu con trai. Đây thật là phước đức quả báo khiến cho con cháu thịnh vượng, ḍng tộc được rạng rỡ.





Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 985 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 7:57am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



21. CỨU MỘT CON CHIM HƯỞNG PHƯỚC BA ĐỜI

Vào thời nhà Nguyên, ở phía đông núi Tuyết có một cậu bé tên là Dương Bảo. Trong một lần đang chơi đùa, cậu ta bỗng thấy một con chim sẻ màu vàng rất đẹp đang bị thương nằm trên đất. Cậu ta liền đem về nhà, hết ḷng nuôi dưỡng. Sau một thời gian chăm sóc chu đáo, vết thương của chim đă lành hẳn. Cậu ta liền trả tự do cho nó bay đi.

Hôm nọ, Dương Bảo nằm mộng thấy một tiên đồng mặc áo màu vàng hướng về phía ḿnh lạy tạ mà nói rằng: “Ta là sứ giả của Tây Vương Mẫu, hôm trước đang trên đường đi đến Bồng lai tiên cảnh th́ gặp nạn, may mà được cậu cứu giúp. Trên trời cảm động ơn đó nên sẽ ban phước cho gia đ́nh cậu, trong ba đời con cháu sẽ được làm quan và được hưởng vinh hoa phú quư.”

Đến năm Dương Bảo sáu mươi tuổi th́ con trai là Dương Thần, cháu nội là Dương Bỉnh và chắt là Dương Tứ đều đă được làm quan và giàu có. Dương Bảo nhớ lại sự việc đă qua liền đốt hương bái tạ trời cao.

Nhà nào tích phước chắc chắn sẽ được hạnh phúc, sẽ được phước báo. Như Dương Bảo từ nhỏ đă biết làm thiện, bồi đức nên phước đức rất lớn, quả báo cũng chẳng phải nhỏ.

Nên biết luật nhân quả rất công bằng, hễ người nào làm lành th́ được phước đức, c̣n người làm ác phải gặp tai ương. Đó là lẽ đương nhiên.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 986 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 7:58am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



22. VỊ QUAN THƯỜNG LÀM MƯỜI ĐIỀU THIỆN

Vào đời nhà Minh, ở Trung Quốc có một vị quan rất nhân từ độ lượng, tên là Dương Tuần. Trong suốt mười năm trời, ông ta thường làm mười điều thiện để cứu giúp mọi người. Mười điều thiện đó là:

1. Có vụ án nào oan ức, quyết làm sáng tỏ.

2. Thâu nhận trẻ mồ côi không nơi nương tựa rồi thuê người nuôi dưỡng.

3. Tặng gạo thóc cho những người già, trẻ em nghèo khổ.

4. Cấp phát thuốc men miễn phí.

5. Cấp quan tài cho những người nghèo khổ qua đời.

6. Tặng quần áo, vải lụa cho các cô gái nghèo khi lấy chồng.

7. Tự ḿnh không giết hại mà c̣n phóng sanh các loài vật.

8. Mua gạo thóc cứu giúp người già, người tàn tật trong những năm mất mùa.

9. Sửa cầu cống, khai thông đường xá.

10. Cấp tiền đi đường cho những người nghèo khổ ở phương xa.

Dương Tuần càng làm thiện càng phấn khởi và cảm thấy an vui. Nếu hôm nào không có việc thiện để làm th́ cảm thấy trong ḷng bứt rứt khó chịu. Cậu con trai ông nhờ đó mà được cảm hoá nên học tập càng tiến bộ và về sau thi đỗ trạng nguyên.

Kính khuyên mọi người nên làm nhiều việc thiện để tích phước đức cho hiện tại cũng như tương lai. Đừng thấy lợi trước mắt mà chạy theo các việc ác. Nhân quả báo ứng sẽ không tha thứ cho bất cứ kẻ nào làm ác cả. Bởi vậy chúng ta phải nên thận trọng trong mỗi việc làm.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 987 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 7:59am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



23. Chế giễu người hiền phải chịu quả báo

Tại huyện Hào Châu thuộc tỉnh An Huy có một thanh niên tên là Tô Lan Đ́nh. Anh là con trai duy nhất trong gia đ́nh nên được cha mẹ yêu thương, chiều chuộng hết mức. Từ sự chiều chuộng đó khiến cho anh ta trở nên hư hỏng, mặc sức làm theo ư ḿnh.

Nhưng anh ta chẳng bao giờ thích làm các việc tốt mà chỉ thích làm những việc xấu ác. Hễ thấy người làm thiện anh ta liền mắng chửi, cho đó là kẻ tâm ư giả dối. Thấy những thơ sách, kinh kệ th́ cho đó là những lời nói bậy bạ để lừa bịp thiên hạ. Thấy người niệm Phật tu hành th́ cho là việc mê tín dị đoan.

Năm anh ta ngoài ba mươi tuổi th́ cha mẹ qua đời. Nhưng anh ta vẫn quen thói chơi bời lêu lổng nên cuộc sống lâm vào cảnh hết sức túng thiếu, nghèo khổ. Tuy vậy, anh ta vẫn thích ngao du đây đó để trêu chọc, quấy phá, làm cho mọi người phải nổi giận. Một hôm, anh bỗng mắc một chứng bệnh rất quái dị, thân thể càng ngày càng bị co rút lại nên mọi người cho đó là điều kỳ lạ; lại thấy toàn thân anh ta mọc đầy lông màu vàng trông giống như một người chó. Sau đó, vào một đêm, anh ta cởi hết quần áo lăn lộn trên mặt đất. Sau một trận gào thét bi ai, anh ta bỏ đi thẳng vào trong núi. Từ đó trở đi, không ai c̣n thấy anh ta nữa.

Người xưa có dạy:

Thiện là nguồn gốc của mọi điều phước.

Nói ít là quư, nói nhiều sẽ sai.

Tô Lan Đ́nh làm việc bất lương, lại thường chế giễu, cản trở người làm việc thiện bằng những lời nói rất ác độc nên bị trời trách phạt. Đây là một bài học nhằm răn đe đối với những kẻ hay chế giễu người khác làm việc thiện.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 988 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 8:04am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



24. HUYNH ĐỆ T̀NH THÂM XẢ MẠNG CỨU GIÚP

Vào mùa hè năm Hàm Ninh đời Tấn Vũ Đế, bệnh dịch tả tự nhiên lây lan khiến cho người chết không sao kể hết. Bởi thế rất nhiều người phải phiêu bạt khắp nơi để tránh sự lây nhiễm. Khi đó, có ba anh em nhà họ Canh đều đă lớn tuổi. Người anh đầu do nhiễm phải bệnh mà chết, mới đưa vào quan tài th́ người anh kế cũng bị nhiễm bệnh phải nằm liệt giường, chỉ c̣n người em út là chưa bị nhiễm.

Bọn gia nhân thấy vậy sợ bị truyền nhiễm vội bỏ đi hết, c̣n lại người em út không chịu đi. Ông ta nhất quyết ở lại để hầu hạ cơm cháo, thuốc thang cho người anh. Mọi người đă nhiều lần đến thôi thúc ông ta nên nhanh chóng rời khỏi nơi chết chóc này, nhưng ông ta vẫn một mực không chịu đi.

Sau hơn mười ngày đêm chăm sóc anh, người em út không hề ngủ nghỉ và đến lúc này bệnh dịch tả cũng đă giảm xuống, ông ta cũng nhờ đó mà thoát nạn. Những việc làm của người em út rất được mọi người trong huyện khen ngợi và tán thán. Từ đó về sau, họ đều đối xử với ông ta hết mực tôn kính.

Làm lành thế nào cũng được hưởng an vui, c̣n làm ác chắn chắn sẽ gặp tai ương. Sanh khởi tâm thiện dầu là chưa làm nhưng sự may mắn đă theo người đó rồi, huống hồ là người hay làm thiện. Người em út xem trọng t́nh nghĩa nên bất chấp mọi nguy hiểm của dịch bệnh để ở lại giúp đỡ anh. T́nh cảm anh em thâm sâu như vậy thật đáng khen ngợi.

Thử hỏi ḷng người ngày nay làm sao có thể sánh được với người xưa. Thời nay, rất nhiều gia đ́nh anh em v́ chút tiền tài danh vọng mà hăm hại lẫn nhau, mất hết t́nh thâm cốt nhục. Thật đáng hổ thẹn vậy!




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 989 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 8:05am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



25. BẤT KÍNH VỚI ANH BỊ TRỪNG PHẠT

Tại huyện Lâm Đồng thuộc tỉnh Hà Nam có Ân Phú và Ân Thích là hai anh em. Người anh giàu sang có nhiều của cải, c̣n người em th́ nghèo khổ túng thiếu, v́ thế mà người em thường đến nhà anh để xin tiền.

Có một lần, v́ lư do nào đó mà người anh không cho tiền, người em bèn mắng chửi người anh là giàu có mà keo kiệt, bất nhân.

Rồi một hôm, người em đi chơi ở miếu Thành Hoàng và ngủ lại trong miếu. Giữa đêm, anh ta bị ông thần miếu sai bọn quỷ vô thường đè ra đánh đến 100 trượng. Đánh xong, cái mông của anh ta bị sưng phù lên bầm tím, đau nhức vô cùng.

Thần miếu lại bảo rằng: “Việc làm của ngươi chẳng khác loài súc sanh, nếu c̣n chửi mắng anh ngươi một lần nữa th́ ta sẽ đánh 200 trượng.”

Ân Thích tỉnh dậy, nghĩ đến sự trừng phạt của ông thần miếu mà ớn lạnh, liền t́m đến nhà người anh kể hết đầu đuôi sự việc và thề từ nay trở đi không dám mắng chửi anh, dù v́ bất cứ lư do ǵ. Từ đó, anh ta thực sự cải tà quy chánh.

Người biết đủ tuy nghèo mà giàu, người không biết đủ tuy giàu mà nghèo. Người nhiều tham muốn th́ càng tăng thêm tội lỗi, v́ thế mà khổ năo cũng nhiều; c̣n người ít tham muốn th́ luôn luôn được tự tại an vui. Nếu người nào đă gây ra những tội lỗi th́ phải nên cấp tốc mà sửa đổi. Chúng ta nên biết rằng: “Chỉ một ư tưởng thiện dù nhỏ nhoi cũng có thể chuyển họa thành phước.”




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 990 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 8:06am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



26. OÁN THÙ NÊN GIẢI KHÔNG NÊN KẾT

Triều đại nhà Tống, ở Hàng Châu có một thư sinh tên là Trương Vân Phi. Anh ta là một người tin hiểu Phật pháp. Mỗi ngày anh ta tụng một quyển kinh Kim Cang trong suốt mấy năm trời.

Vào một đêm nọ, có vị thần đến báo mộng với anh ta rằng: “Kim Quân Đinh Tiểu Đại là oan gia đời trước của ngươi, không bao lâu anh ta sẽ đến giết ngươi để trả mối thù đời trước.”

Quả đúng như điềm mộng, không lâu sau đó Kim Quân đến Hàng Châu và t́m gặp Trương Vân Phi. Trương Vân Phi tiếp đón niềm nở và hỏi Kim Quân: “Anh có phải là Đinh Tiểu Đại không?”

Kim Quân kinh ngạc liền hỏi lại: “Làm sao anh lại biết tên tôi?”

Trương Vân Phi đáp: “Đă có một vị thần đến mách bảo với tôi, v́ thế tôi rất vui vẻ và chấp nhận trả món nợ đời trước của hai chúng ta. Vậy anh hăy giết tôi đi.”

Đinh Tiểu Đại vô cùng cảm động liền suy nghĩ: “Tại sao ta lại không hoà giải mà cứ gây oán thù qua lại để làm khổ cho nhau?” Nghĩ rồi, anh ta quyết định không giết Trương Vân Phi nữa mà hai người lại kết nghĩa huynh đệ với nhau. Thật là một nghĩa cử nhân từ, cao thượng đă chuyển được oán thù thành t́nh bạn.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 991 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 8:07am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



27. Phá kinh hoại tượng ắt bị quả báo

Trong thời gian trị v́ thiên hạ, vua Lương Vơ Đế là một người mộ đạo tin Phật. Lúc ấy, ở Tô Châu lại có một người rất phản đối đạo Phật, bởi anh ta cho rằng đạo Phật là đạo mê tín. V́ thế anh ta đem các kinh Phật xé thành giấy vụn rồi đốt, lại đem các tượng Phật bằng gỗ, bằng đồng cưa nhỏ ra từng mảnh, khắc thành các vật dụng, đồ trang trí v.v... để bán lấy tiền.

Một hôm anh ta uống rượu say, phá phách ở trong một quán rượu và lớn tiếng chửi rằng: “Lương Vơ Đế là một ông vua ngu muội, chẳng biết quản lư việc triều chính, lại bắt người dân nộp tiền, đóng thuế để xây dựng chùa miếu, bóc lột tiền lương của nhân dân để nuôi dưỡng hàng ngh́n hàng vạn tăng ni.”

Có người đến báo với vua Lương Vơ Đế, ông liền ra lệnh cho các vơ tướng truy bắt anh ta. Ngay đêm hôm đó, anh ta nằm mộng thấy có người đến báo rằng: “Nhà ngươi cưa tượng Phật, đốt phá kinh sách, thế nào cũng mắc quả báo bị chém đầu.”

Giật ḿnh tỉnh dậy, anh ta hoảng sợ, nhưng vẫn không tin điềm mộng. Sáng sớm hôm sau, anh ta bị bắt dẫn ra giữa chợ để chém đầu. Khi đó, anh ta mới hối hận cho ḿnh đă không tin Phật, không tin nhân quả. Song lúc này mà hối hận th́ đă quá muộn.

Than ôi? Oai linh của Đức Phật như vậy làm sao mà không kính, không tin cho được? Phá hoại tượng Phật cũng giống như làm thân Phật chảy máu, tội này rất nặng, khó mà tránh khỏi quả báo, dù chết cũng chưa hết tội. Xem sự hiển linh như vậy, chắc chắn không phải là lời nói dối mà là chuyện có thật.

Vậy kính khuyên mọi người, muốn làm việc ǵ trước phải nên cân nhắc nghĩ đến hậu quả.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 992 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 8:08am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



28. THẤY CHẾT KHÔNG CỨU, DIÊM VƯƠNG CHẲNG THA

Tại huyện Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây, hôm nọ có bọn cướp đột nhập vào một nhà giàu và cướp đi vô số vàng bạc, châu báu cùng với rất nhiều vải lụa gấm vóc khác. Sau đó, chúng dồn hết số gấm lụa vào một cái bao lớn rồi đem về bán ở một vùng nông thôn với giá 5 lạng bạc.

Có một người tên là Lư Phú Quư thấy vậy liền xuất tiền ra mua, v́ ông ta biết rằng với số lượng gấm lụa này có thể bán lại được khoảng 50 lạng bạc. Nhưng không lâu sau, quan phủ phát hiện ra vật chứng ngay trong nhà của ông Lư. Thế là ông Lư bị nghi là kẻ cướp nên ông bị dẫn lên phủ và phải chịu sự đánh đập tra tấn của nha phủ. Ông ta một mực kêu oan và nói rằng: “Tôi không phải kẻ cướp, tôi chỉ là người mua lại. Nếu quư vị không tin th́ có thể gọi ông chú họ của tôi đến làm chứng.”

Quan phủ liền cho gọi người chú lên, nhưng ông này sợ bị phiền phức nên khi đến nơi liền chỉ mặt ông Lư mà nói rằng: “Tôi không quen biết ǵ với ông cả. Ông đúng là một kẻ cướp.”

Thế là Lư Phú Quư phải bị bọn nha phủ đánh chết v́ không chịu nhận tội.

Ngay đêm hôm đó, người chú họ nằm mộng thấy một con quỷ, tóc tai bê bết máu me lao đến dùng hai tay bóp cổ ông ta mà nói rằng: “Ngươi thấy chết mà không chịu cứu nên Diêm Vương sai ta đến bắt ngươi xuống để đối chất.”

Khi đó, ông ta liền lớn tiếng kêu cứu. Bọn gia nhân nghe vậy liền hốt hoảng chạy đến th́ đă thấy ông ta trợn mắt mà chết trông rất đau đớn.

Kinh Dịch dạy rằng: “Người nào làm ơn, làm phước chính là đă mở đường cho mọi sự tốt lành đến, c̣n người nào làm ác chính là tự đón lấy các tai hoạ vào ḿnh.”

Khi thấy có người gặp nguy hiểm, nếu không cứu là bất nhân, c̣n sợ bị phiền phức mà nói dối là bất nghĩa. Mà những kẻ bất nhân, bất nghĩa như thế th́ chắc chắn phải chịu sự trừng phạt của nhân quả. Thật là thiện ác có sự báo ứng rơ ràng!





Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 993 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 8:14am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



29. LÀM ÁC GẶP ÁC

Vào thời nhà Tống, ở huyện Sơn Tây thuộc phủ Đại Đồng có một anh chàng giao liên tên là Ngô Nhân Hưng. Trách nhiệm của anh ta là cưỡi ngựa qua các huyện để gửi công văn.

Có lần trên đường đi qua một tỉnh ở phương bắc, anh ta nghỉ lại ở một trạm canh gác. Nhân v́ người canh gác tiếp đăi không chu đáo nên anh ta nổi giận. V́ muốn thỏa sự tức giận, anh ta bèn bứt các thứ cỏ có độc bỏ vào trong giếng rồi cưỡi ngựa đi tiếp. Nước giếng v́ thế mà bị ô nhiễm nên không dùng được, đành phải bỏ hoang.

Vào tháng bảy năm sau, nhằm lúc khí trời oi bức, anh ta lại đi qua và dừng nghỉ ở trạm này một lần nữa. V́ nước giếng bị nhiễm độc nên người canh gác đă dời đến một nơi khác. Lúc ấy, quá khát nước nên anh ta liền thả thùng xuống giếng múc nước lên uống một cách rất tự nhiên. Song, anh ta đâu biết rằng nước giếng này đă bị ô nhiễm và vô số trùng độc đă sinh sản đầy trong đó. Bởi thế, khi anh ta vừa uống vào th́ mặt mày tái xanh, liền ói mửa trở ra, sau đó hôn mê bất tỉnh. V́ trạm gác này đă bị bỏ hoang nên không có ai để cứu giúp anh ta cả. Do đó, anh ta bị nằm phơi dưới nắng mà chết. Quả thật là việc ác ḿnh làm trở lại hại ḿnh!

Chúng ta nên biết rằng: Tâm làm chủ bản thân, bởi thế, người có tâm thiện th́ cuộc sống sẽ trở nên lương thiện, c̣n người có tâm xấu ác th́ cuộc sống sẽ rất ác độc. Vậy người nào muốn biết ḿnh gặp hoạ phước tốt xấu thế nào th́ hăy tự hỏi lại ḷng ḿnh.

Ngô Nhân Hưng là người có tâm địa độc ác, v́ muốn hại người nên phải gặp tai ương. Nhiều người ở đời thường cho rằng đạo trời th́ mù mịt, thiện ác th́ không chứng cứ. Thật là những người có mắt mà cũng như mù nên mới nói ra những lời sai trái như vậy.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 994 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 8:15am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



30. CỨU NGƯỜI NGUY CẤP CÔNG ĐỨC RẤT LỚN

Ở thành Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam có một người rất giàu có và nhân hậu, tên là Chu Thừa Ân.

Vào một buổi sáng đẹp trời, trong khi đang đi dạo th́ ông ta bỗng nghe ở dưới chân cầu có tiếng nhiều người khóc lóc rất thê thảm. Khi đến đó, ông thấy có hai vợ chồng và một người con. Nguyên v́ gia đ́nh quá nghèo không đủ tiền trả nợ, mà chủ nợ lại thuê bọn lưu manh đến để đ̣i. V́ vậy, họ chỉ c̣n cách chọn con đường chết. Trước khi cùng nhau gieo ḿnh xuống nước tự vận, họ ôm nhau lần cuối và khóc kể thảm thiết đến như vậy.

Thấy cảnh tượng này, Chu Thừa Ân động ḷng thương mới bảo họ rằng: “Thôi, anh chị đừng quá đau buồn nữa, tôi xin trả món nợ đó giúp anh chị.”

Thế là ông ta theo họ về lại gia đ́nh. Khi đến nơi, thấy có rất nhiều tên lưu manh đang ngồi chờ sẵn trong nhà của vợ chồng người ấy, Chu Thừa Ân bước vào ôn tồn hỏi: “Gia đ́nh này thiếu nợ quư vị nhiều hay ít?”

Một tên trong bọn đáp: “Đúng 100 lạng bạc, không thiếu một xu.”

Chu Thừa Ân liền lấy ngân phiếu 100 lạng bạc đưa cho bọn lưu manh. Sau khi bọn chúng đi rồi, hai vợ chồng kia mới cầu xin Chu Thừa Ân cho họ được làm tôi tớ để đền đáp lại thâm ân cứu mạng, nhưng Chu Thừa Ân bảo họ: “Đời người khi sanh ra chỉ hai bàn tay trắng, đến khi chết đi cũng chẳng mang được ǵ cả. Anh chị đừng có bận ḷng, bây giờ tôi giúp anh chị, có lẽ đó là kiếp trước tôi đă mắc nợ anh chị nên kiếp này phải trả, vậy thôi.”

Nói xong ông cười ha hả rồi cáo từ.

Chu Thừa Ân làm việc thiện với một tấm ḷng từ bi nhân hậu, với nguyện vọng sao cho mọi người, mọi nhà được hưởng sự ấm no hạnh phúc mà không cần sự báo đáp. Chính nhờ phước báo này mà về sau ông được trường thọ, con cháu trong năm đời đều được hưởng giàu sang phú quư.




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 995 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 8:17am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NHÂN QUẢ BÁO ỨNG



31. HIẾU DƯỠNG MẸ BẠN LÀ MỘT NGHĨA CỬ CAO THƯỢNG

Sử Đỗ Hoàn là một thư sinh ở huyện Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam. Anh ta có một người bạn đang làm quan huyện ở Giang Tây, Cửu Giang tên là Thường Doăn Cung.

Nhưng đă nhiều năm hai người không liên lạc được với nhau. Vào một buổi chiều thu. Đỗ Hoàn đang ngồi đọc sách trong khi bên ngoài mưa gió không ngớt, bỗng nghe có tiếng gơ cửa. Anh ta ra mở cửa th́ thấy một bà lăo toàn thân ướt sũng, khi nh́n kỹ lại anh ta mới nhận ra liền hỏi: “Bà chẳng phải là mẹ của Thường Doăn Cung đây sao?”

Bà lăo trả lời: “Thằng Doăn Cung con của lăo đă chết rồi nên bây giờ lăo không c̣n nơi để nương tựa, chỉ c̣n biết đến đây mong nhờ vào cậu.”

Đỗ Hoàn thấy vậy ân cần mời bà ở lại, đối đăi chăm sóc như người mẹ ruột. V́ sống một ḿnh lại không c̣n cha mẹ nên Đỗ Hoàn xin được nhận bà cụ làm mẹ nuôi. Khi bà cụ bị bệnh, anh ta phụng dưỡng cơm cháo thuốc thang rất chu đáo. Đến khi bà cụ qua đời, anh ta cũng chịu tang như mẹ ruột của ḿnh vậy. Bởi thế mọi người đều khen ngợi anh ta là người trọng nghĩa.

Vậy kính khuyên mọi người nên noi gương theo ḷng tốt của Đỗ Hoàn để sống cho phải đạo làm người và nên biết rằng: Hoạ phước đều do ḷng người sanh ra, nên cũng do ḷng người mà diệt đi. Bởi thế, chúng ta không nên làm các việc ác mà nên làm những việc thiện th́ cuộc sống của ḿnh sẽ tránh được những hoạ hoạn.




VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN


QUẢNG TRÁNG LƯỢC DỊCH








Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 996 of 1146: Đă gửi: 24 January 2011 lúc 12:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 997 of 1146: Đă gửi: 25 January 2011 lúc 11:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN




MỤC LỤC TỔNG QUÁT

LỜI GIỚI THIỆU Đại sư thứ nhất: Luipa - Nhà sư Du-già ăn ḷng cá thối
Đại sư thứ 2: Lilapa - Đức vua ẩn sĩ
Đại sư thứ 3: Virupa - Chân sư của các thiên nữ
Đại sư thứ 4: Dombipa - Người cưỡi cọp
Đại sư thứ 5 : Savaripa - Người thợ săn
Đại sư thứ 6: Saraha - Đại Bà-la-môn
Đại sư thứ 7: Kankaripa - Kẻ góa vợ
Đại sư thứ 8: Minapa - Con người xui xẻo
Đại sư thứ 9: Goraksa - Kẻ chăn ḅ bất tử
Đại sư thứ 11: Vinapa - Nhạc sĩ
Đại sư thứ 12: Santipa - Nhà truyền giáo
Đại sư thứ 13: Tantipa - Ngựi thợ dệt già
Đại sư thứ 14: Camaripa - Người thợ sửa giày
Đại sư thứ 15: Khadgapa - Tên trộm vô uư
Đại sư thứ 16: Nagarjuna - Hiền triết và nhà luyện kim
Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm
Đại sư thứ 18: Aryadeva - Độc nhăn đại sư
Đại sư thứ 19: Thaganapa - Kẻ dối trá
Đại sư thứ 20: Naropa - Con người bất khuất
Đại sư thứ 21: Syalipa - Linh cẩu đại sư
Đại sư thứ 22: Tilopa - Kẻ xuất thế
Đại sư thứ 23: Catrapa - Hành khất gặp may
Đại sư thứ 24: Bhadrapa - Kẻ độc nhất vô nhị
Đại sư thứ 25: Dukhandhi - Phu quét đường
Đại sư thứ 26: Ajogi - Người bị ruồng rẫy
Đại sư thứ 27: Kalapa - Người điên phong nhă
Đại sư thứ 28: Dhobipa - Người thợ giặt
Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ
Đại sư thứ 30: Kambala - Kẻ lắm lời
Đại sư thứ 31: Dengipa - Nô lệ chốn lầu xanh
Đại sư thứ 32: Bhandepa - Vị thần ghen tị
Đại sư thứ 33: Tantepa – Kẻ đánh bạc
Đại sư thứ 34: Kukkuripa - Người yêu chó
Đại sư thứ 35: Kucipa - Người bị bướu cổ
Đại sư thứ 36: Dharmapa - Kẻ không ngừng học hỏi
Đại sư thứ 37: Mahipa - Con người vĩ đại
Đại sư thứ 38: Acinta - Ẩn sĩ tham lam
Đại sư thứ 39: Babhaha - Kẻ khao khát tự do
Đại sư thứ 40: Nalinapa - Kẻ tự lực cánh sinh
Đại sư thứ 41: Bhusuku - Thầy tu giải đăi
Đại sư thứ 42: Indrabhuti - Ông hoàng giác ngộ
Đại sư thứ 43: Mekopa – Người có tia nh́n dữ dội
Đại sư thứ 44: Kotalipa – Người bán rong
Đại sư thứ 45: Kamparipa – Người thợ rèn
Đại sư thứ 46: Jalandhara - Người được chọn
Đại sư thứ 47: Rahula - Con người lẩn thẩn
Đại sư thứ 48: Dharmapa - Học giả uyên bác
Đại sư thứ 49: Dhokaripa - Người mang b́nh bát
Đai sư thứ 50: Medhini - Người nông dân mệt mơi
Đại sư thứ 51: Pankajapa - Bà-la-môn thác sanh từ hoa sen
Đại sư thứ 52: Ghantapa - Người rung chuông
Đại sư thứ 53: Jogipa - Kẻ hành hương
Đại sư thứ 54: Celukapa - Kẻ biếng nhác
Đại sư thứ 55: Godhuripa - Người bẫy chim
Đại sư thứ 56: Lucikapa - Kẻ đào tẩu
Đại sư thứ 57: Nirgunapa - Trẻ thơ giác ngộ
Đại sư thứ 58: Jayanada – Vị điểu sư
Đại sư thứ 59: Pacaripa – Người bán bánh
Đại sư thứ 60: Campaka - Đức vua yêu hoa
Đại sư thứ 61: Bhiksanapa - Lưỡng xỉ đạo nhân
Đại sư thứ 62: Dhilipa - Con người hưởng lạc
Đại sư thứ 63: Kumbharipa – Người thợ gốm
Đại sư thứ 64: Carbaripa – Người chết sửng
Đại sư thứ 65: Manibhad - Bà nội trợ hạnh phúc
Đại sư thứ 66: Mekhala - Người chị dâng thủ cấp
Đại sư thứ 67: Kanakhala – Người em dâng thủ cấp
Đại sư thứ 68: Kilakilapa - Kẻ rộng mồm
Đại sư thứ 69: Kantalipa - Thợ khâu giẻ vụn
Đại sư thứ 70 : Dhahulipa – Người bện dây thừng
Đại sư thứ 71: Udhilipa - Người muốn hóa chim
Đại sư thứ 72: Kapalapa - Người mang b́nh bát đầu lâu
Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục
Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen
Đại sư thứ 75: Sarvabhaksa - Kẻ háu ăn
Đại sư thứ 76: Nagabodhi - Kẻ trộm
Đại sư thứ 77: Darikapa - Ông vua nô lệ
Đại sư thứ 78: Putalipa - Kẻ mang ảnh tượng
Đại sư thứ 79: Upanaha - Thợ đóng giày
Đại sư thứ 80: Kokilipa - Kẻ sành điệu
Đại sư thứ 81: Anangapa - Kẻ ngớ ngẩn
Đại sư thứ 82: Laksminkara - Nàng công chúa điên loạn
Đại sư thứ 83: Samudra - Thợ ṃ ngọc trai
Đại sư thứ 84: Vyalipa - Nhà luyện kim thuật




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 998 of 1146: Đă gửi: 25 January 2011 lúc 11:53pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN



Tập sách này trong nguyên ngữ Tây Tạng được biên soạn từ quyển Truyền thuyết về 84 vị Thánh tăng (Grub thob brgyad bcu tsa bzhi’i lo rgyus) do ngài Mondup Sherab ghi chép từ lời kể của ngài Abhayadatta Sri (thế kỷ 12th) và quyển Tâm chứng của 84 vị Thánh tăng (Grub thob brgyad bcu rtogs pa’i snying po rdo rje’i lu) của ngài Vira Prakash, đă được Keith Dowman và Bhaga Tulku Pema Tenzin dịch sang Anh ngữ.

Phần giới thiệu và các chú giải, nhận xét là của Keith Dowman, h́nh minh họa là của H. R. Downs. Sách đă được phát hành tại Hoa Kỳ vào năm 1985 (The State University of New York Press, Albany, NY., 1985) với độ dày 454 trang. Sách cũng đă từng được dịch sang tiếng Đức vào năm 1991 với nhan đề Die Meister der Mahamudra (Diederichs, Munchen, 1991).

Bản dịch Việt ngữ được giới thiệu lần này là của Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng, được dịch từ bản tiếng Anh Masters of Mahamudra of the Eighty-four Buddhist Siddhas của Keith Dowman.

Kính dâng

Một con người luôn luôn hoan hỷ tùy thuận chúng sinh trong niềm an lạc; người mà mỗi lời nói ra là một sự khai thị thích hợp với tŕnh độ căn cơ của người nghe; người mà mọi cử chỉ, thái độ, oai nghi đều là nguồn thông tin diễn đạt chân pháp; người mà biết rơ tâm ḿnh và tâm kẻ khác; người mà có khả năng truyền sự an lạc của ḿnh đến các bằng hữu và khách quen, khiến cho tất cả đều hoan hỷ đến cùng tột như lên đến được các v́ sao để hoà ḿnh vào điệu múa của vũ trụ.

Người đó chính là một vị Lạt-ma. Trước hết tôi cung kính đảnh lễ một con người như thế. Con người kỳ diệu ấy là Lạt-ma Kanjur. Ngài sinh ra ở miền đông Tây Tạng, trở thành một nhà sư bác học và uyên áo thuộc tu viện Riwoche, tỉnh Amdo, Tây Tạng. Ngài kết thúc cuộc đời như một kẻ di tản đến vùng Djeering nước Ấn Độ ở tuổi tám mươi tư.

Nguyện cầu cho những lời chú nguyện của Ngài trực truyền đến tâm chúng ta và xin hồi hướng công đức này đến tất cả chúng hữu t́nh khiến họ thoát ṿng sinh tử luân hồi, đồng chứng vào pháp giới.

LỜI TỰA

Mahamudra là một thuật ngữ để chỉ pháp tu tối thượng của Mật tông nhằm đạt tới đạo quả vô thượng, tức Phật tính; tự thân phảp môn này là cứu cánh rốt ráo. Theo nghĩa của từ nguyên, Maha là to lớn, Mudra là dấu ấn. Như vậy, Mahamudra tức Đại thủ ấn. Đại thủ ấn vừa là phương tiện thiện xảo, vừa là cứu cánh rốt ráo.

Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12. Những thiền sư này đăăh́nh thành và sáng tạo những phương cách thiền định đặc thù để tự tu tập và giác ngộ.

Về sau, các môn đồ của họ cũng đă thành công khi áp dụng những phương cách thiền định này. Các bậc thiền sư Đại thủ ấn khi ngộ được chân tính th́ được gọi là Đại thành tựu giả (Mahasiddha).

Tác phẩm này được rút tỉa từ kinh văn Tây Tạng, gọi là Truyền thuyết về tám mươi tư vị thánh tăng (Grub thob brgyad bcu tsa bzhi’i lo rgyus) được đánh giá rất cao v́ tính sử liệu và cụ thể của các phương pháp tu tập mà những đại thiền sư này đă áp dụng và thành tựu.

Trước hết, về mặt lịch sử có một số mẩu chuyện kể về các thiền sư kiệt xuất và có thật trong lịch sử Phật giáo như các ngài Nagarjuna, Sahara, Luipa, Virupa... với pháp lực, thần thông và trí tuệ xuất chúng của các ngài.

Những mẩu chuyện thú vị có tính cách giải trí này lại là một kiểu sách giáo khoa của các ḍng tu Mật tông Ấn Độ, được bậc thầy truyền lại cho các môn đồ từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.

Thứ hai, thông qua những truyền thuyết về các đạo sư này, chúng ta có thể lănh hội các mẩu chuyện đó như những phúng dụ (allegory) mà trong đó các giai thoại (anectote) có những nét tương đồng và tính ẩn dụ dùng làm phương tiện khai tâm cho môn đồ thuộc các ḍng tu mật. Một số truyền thuyết được thu gọn lại chỉ bao gồm các chi tiết về tiểu sử và các pháp thiền định.

Thứ ba, bởi v́ các truyền thuyết này được viết lại sau cái chết của vị đạo sư cuối cùng trong số 84 vị nên có những sai sót về lỗi chính tả trong các bản sao lục và ở các di bản khắc gỗ. Dù vậy, chúng ta vẫn có một lịch sử tương đối trọn vẹn về tám mươi tư vị thánh tăng kiệt xuất này.

Thật vậy, chúng ta có tám mươi tư truyền thuyết đáng tin cậy, tám mươi tư khuôn mẫu phương cách thiền định, tám mươi tư nhân cách mà một số mang tính lịch sử và một số mang tính tiêu bản, sống ở Ấn Độ trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.

Tựa đề của tám mươi chương trong tác phẩm này đều là tên của các vị thánh tăng. Dưới những tựa đề là các bài kệ gọi là Chứng đạo ca (songs of realization) được dịch từ một tài liệu Tây Tạng, có tên là Tâm chứng của tám mươi tư vị thánh tăng (Grub thob brgyad bcu rtogs pai’i snying po rdo rge’i glu).

Các đạo ca này do một học giả có tên Prakasa thu thập và biên soạn. Đây là những bài hát miêu tả bản chất chứng ngộ của các bậc thầy và con đường mà họ đă đi qua để đạt đến đích. Tất cả đều được diễn đạt bằng ngôn ngữ của Phật giáo và giàu h́nh ảnh của pháp môn Đại thủ ấn truyền thống.

Bên dưới mỗi bài kệ là truyền thuyết về vị đạo sư và ở đoạn giữa là phép hướng dẫn thiền định của đạo sư ấy. Các truyền thuyết này do một học giả người Ấn Độ là Abhayadatta, kể lại cho một nhà sư Tây Tạng có tên Mondrup Sherb vào thế kỷ thứ 12.

Phần giới thiệu tác phẩm này cũng là phần giới thiệu và giải thích căn bản về Mật tông Phật Ǵáo, có thể giúp cho người đọc thâm nhập vào nội dung của tác phẩm và các phương cách thiền định của Đại thủ ấn, cũng như thâm nhập vào các ư niệm và thuật ngữ của pháp thiền trong các truyền thuyết.

Sau mỗi câu chuyện là lời b́nh dành cho những độc giả có ư muốn xem các truyền thuyết là khuôn mẫu để tu tập, phương cách thiền định trong Tantra gọi là Sadhana, tạm gọi là sự hành tŕ.

Sadhana có nghĩa là “sự nỗ lực và phép tu luyện để tồn tại một cách có chủ đích” (the endeavour and method of intentional existential praxis). Tài liệu trong phần này chủ yếu là định nghĩa các từ ngữ và nói về ư nghĩa của giáo pháp được đề cập.

Các tư liệu soạn thảo được rút tỉa từ nhiều nguồn khác nhau: từ các kinh văn truyền khẩu ở Tây Tạng do một Lạt-ma tái sinh của tu viện Arunachal Pradesh ở Ấn Độ, tên là Bhaga Tulku thuộc ḍng tu Nyingma; từ một học giả cư sĩ tên là Se Kusho Chompel Namgyel; từ các phương pháp thiền định tương tự được khẩu truyền trong các ḍng tu, đặc biệt là Đại thủ ấn do cố Lạt-ma Gyelwa Karmapa và các lạt-ma khác của ḍng Kahgyu.

Từ các giai đoạn tu tập “phát sinh” và “thành tựu” được giảng dạy trong ḍng Nyingma và giáo lư của Đại cứu kính (dzogchen); từ các Tantra gốc, đặc biệt là của các ḍng Mật giáo Samvara, Guhysamaja, Hevajra và Candamaharosama; từ các nghi thức thiền định của Kim cương Du-già Thánh nữ (Vajra Yogini) trong nhiều hoá thân; và từ những đạo ca (doha) của các bậc thánh tăng.

Nhưng dù chúng ta có được những khẩu quyết và lư thuyết, những nghiên cứu kinh viện và óc phân tích, cũng không thể dựa vào đó để tu tập có kết quả, v́ hầu hết các phương thức thiền quán trong Mật tông đều được dạy một cách tóm lược và tùy căn cơ khác nhau của từng môn đồ.

Việc được pháp tu tập Mật tông, sự điểm đạo để nhập vào đàn pháp (mandala) và việc truyền trao các phương thức thiền định chỉ là những giai đoạn sơ cơ để hành giả có những bước chuẩn bị cần thiết, trong đó có việc quán tưởng một h́nh ảnh (Im).

Việc nhận ra các thực thể tâm linh và kích xúc chúng được minh thị bằng những biểu tượng phức tạp nơi h́nh ảnh của một vị Hộ thần (Deva), ví dụ như việc nhận ra các trạng thái tỉnh giác khác nhau của tâm.

Điều đó chỉ có thể thực hiện trong thiền quán, nghĩa là trong những điều kiện tối ưu. Dó đó, phần b́nh luận phản ánh những kinh nghiệm trong truyền thống tu thiền của các bậc đạo sư mà bản thân người phê b́nh cũng đă có được sau 12 năm tu tập.

Các hành giả sơ cơ ở phương Tây t́m kiếm bản chất của tâm qua trung gian của Tantra thường không gặp trở ngại về khả năng tu tập, nhưng việc giải thích sai lệch ư nghĩa của các biểu tượng thiêng liêng và ảnh tượng của vị thủ thần (Yidam) khiến họ không thể thâm nhập vào chân nghĩa của các thuật ngữ và các ư niệm của Mật tông cũng như những vấn đề của thế giới luận (the realm of hermeneutics) tạo ra cho họ những trở ngại lớn nhất.

Do đó, việc nghiên cứu các bản dịch của kinh văn Mật giáo mà không có lời b́nh giảng hay thiếu sự khẩu truyền của một bậc thầy đă chứng ngộ chính bằng phương pháp kể trên sẽ tạo ra các kết quả trái ngược, nếu không muốn nói là một mối nguy hiểm thật sự đối với sự lành mạnh.

Phần minh chứng cho các luận giải và các bản sao dịch được t́m thấy ở Tây Tạng và Ấn Độ trong thời kỳ giáo lư Mật tông bắt đầu được truyền bá một cách rộng răi và công khai, những phương thức quan trọng của pháp môn này cũng được công bố lại bằng các phương ngữ (idioms) của hai quốc gia đó.

Ngôn ngữ trong phần giới thiệu và lời b́nh đôi khi đề cập đến những ư niệm phương Tây khá xa lạ với các độc giả của truyền thống Tây Tạng. Chẳng hạn, độc giả đă từng quen thuộc với phép đồng lượng vị căn (homeopathy) mới có thể lănh hội các phương pháp tu tập của Mật Giáo thông qua lư thuyết được cô đọng bằng các ngạn ngữ gốc La-tinh với nghĩa rộng của nó như “độc trị độc” (the poison is the panacea) hay “liều lượng nhỏ, hiệu quả cao” rất quen thuộc với người phương Tây với nghĩa rộng của cụm từ này, nó ám chỉ những nét tương đồng trong cách tu thiền định của Mật Giáo. Đây là phương tiện để diễn đạt ư nghĩa.

Ví dụ sau cùng là h́nh ảnh của một nhà sư hay đạo sĩ đi xuyên tường, bay giữa hư không, hay ăn đất, ăn đá, không xa lạ ǵ với cách nghĩ của người phương Đông, nhưng nghe chừng có vẻ rất khó chấp nhận đối với những người phương Tây có đầu óc duy lư.

Trong ư nghĩ của người phương Đông, tâm không đối kháng với vật. Một quan niệm như thế tất nhiên sẽ có hiệu quả hơn trong việc giải thích công dụng của tâm. Tại sao những con người sùng tín đạo Phật ở phương Tây lại phải chồng chất thêm vào đầu óc họ những quan niệm của phương Đông và cách suy nghĩ rập khuôn, trong khi họ đă sẵn có đầy đủ tư lương để đi vào cửa đạo? Nhưng bằng cách nào đi nữa, họ cũng phải từ bỏ chính bản thân ḿnh, nếu không muốn nói là trừ sạch chấp ngă, mới có thể đến chốn đạo tràng.

Do đó, mặc dù phương thức căn bản về giáo pháp được áp dụng trong phần b́nh luận, vốn được truyền thừa trên 1.200 năm, nhưng ở đây lời b́nh phẩm phản ánh những kinh nghiệm cá nhân bằng một thứ ngôn ngữ dễ lănh hội.

Sau phần b́nh luận về phương thức thiền định (sadhana) là phần sử liệu.

Tất cả các tư liệu lịch sử có liên hệ xa gần với một đạo sư (siddha) như địa vị trong ḍng tu hay khoảng thời gian trụ thế của ngài... được viết chung trong phần biên niên sử. Ngoài ra c̣n có những truyền thuyết hay giai thoại về các đạo sư lỗi lạc được sưu tập từ các nguồn khác, cũng được đưa vào phần này để làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở phần nào không có đủ tài liệu tham khảo về một đạo sư, chúng tôi chỉ đề cập đến danh hiệu của vị ấy mà thôi.

Tên của các vị đạo sư trong tác phẩm này có nguồn gốc Sanskrit và đă được xác minh qua cách phân tích từ nguyên để thay cho Tạng ngữ và thổ ngữ Apabharamsa, và nhiều từ sai sót trong một số tư liệu có liên quan đến nguồn gốc tiếng Tây Tạng đă được điều chỉnh.

Thông thường một vị đạo sư có nhiều danh hiệu khác nhau, nhưng do sự hiếm hoi về các tư liệu có giá trị lịch sử nên chúng ta chỉ đạt được kết quả ở một mức độ nhất định nào đó trong việc giải quyết tính chất đa diện của vấn đề lịch sử có liên hệ tới các đạo sư và thời đại của các ngài.

Ngoài việc kiểm tra tư liệu một cách toàn diện và tái thẩm định các nguồn tư liệu phổ biến có nguồn gốc Tạng ngữ, các khám phá mới cũng quan trọng không kém trước khi cây phả hệ có thể được xem như một công cụ để xác định niên hiệu và mối quan hệ truyền thừa giữa các đạo sư.

Pháp hiệu của các đạo sư được lấy làm tiêu đề cho tám mươi tư truyền thuyết, giúp cho người đọc dễ nhớ. Tuy nhiên, cũng có một số pháp hiệu sai sót về mặt từ nguyên ngay trong nguyên tác hay do vay mượn từ Tạng ngữ. Hậu tố “pa” đứng sau tên của các đạo sư là rút gọn của Phạn ngữ “pada”.

Đây là h́nh thức tôn vinh một bậc thánh hay một đạo sư, hoặc để chỉ chung cho phái nam trong ngôn ngữ Tây Tạng. Để xác định địa vị của một vị đạo sư, chủ yếu phải dựa trên căn bản phương pháp tu tập của vị ấy, chứ không dựa vào địa vị trong tông phái.

Ngoài ra, các danh hiệu Đại đạo sư hay Đại thành tựu giả (Mahasiddha) thật ra cũng có ư nghĩa như Đạo sư mà thôi. Theo ngữ pháp của tiếng Sanskrit th́ từ giống cái của Mahasiddha là Mahsiddh, nhưng các chi tiết ngữ pháp như thế này không được dịch sang Tạng ngữ.

Phần phụ lục gồm định nghĩa và chú giải các Phạn ngữ sử dụng trong tác phẩm. Riêng các từ trong ngoặc v́ chỉ sử dụng một lần nên không được chú giải.

Bởi v́ các vị đạo sư đều dùng tiếng Phạn (Sanskrit) hoặc thổ ngữ Prakit hay thổ ngữ Apabhramsa nên chúng tôi cho rằng Phạn ngữ là ngôn ngữ thích hợp trong việc mô tả các thuật ngữ Phật giáo. Tuy nhiên, Tạng ngữ là ngôn ngữ được sử dụng để ghi lại các truyền thuyết nên người viết cũng chua thêm vào sau các từ Sanskrit đề tiện đối chiếu.

Các bức phác họa chân dung trong tác phẩm là do họa sĩ Hugh R. Downs thực hiện, xuất phát từ những cảm hứng khi ông ta nghiên cứu nền hội họa cổ truyền Tây Tạng mô tả các hành giả tu chứng. Thông thường, khi tạo mẫu các họa sĩ có những nét vẽ góp ư nhưng phải giữ lại bố cục của nguyên tác nhằm không làm mất đi ư nghĩa chính hay những nét đặc trưng của tác phẩm.

Trong công việc chuyển dịch các đặc điểm lịch sử, chúng tôi mạn phép mở rộng phạm vi đề tài chứ không chỉ tŕnh bày các nguyên tắc vật lư siêu h́nh cố hữu trong khi mô tả h́nh tượng, do vậy có thể có những nét vẽ được sửa đổi một cách tinh tế. Việc sửa đổi một vài nét nhỏ trong h́nh ảnh của một số các đạo sư là để cho phù hợp với yêu cầu của những hệ phái đặc biệt thuộc Mật tông.

Chúng tôi cũng có một số nét thay đổi trong các bức họa và phần này là trách nhiệm của họa sĩ Hugh R. Downs.
Họa sĩ Hugh R. Downs từng theo học môn hội họa truyền thống Tây Tạng dưới sự hướng dẫn của một nhà sư họa sĩ Du-già là Sherpa Au Lashe.

Ông ta có kinh nghiệm trong việc diễn đạt các h́nh ảnh được mô tả trong kinh văn Mật tông. Điều này đă được xác nhận qua tác phẩm “Nhịp điệu làng Hy-mă” (Rhythms of a Hymalayan village), ấn hành năm 1980 tại San Fransisco, Hoa Kỳ.

Phần tŕnh bày của ông mô tả phong thái uy nghi nhất của một đạo sư, lại nhấn mạnh vào yếu tố tu tập khổ hạnh, tính thẩm mỹ và những nét an vui tinh tế trong phong thái của ngài. Phần chú thích bên dưới các bức minh họa được trích dẫn từ các tác phẩm Tây Tạng nhưng không rơ nguồn gốc nguyên thủy.

Tôi mang ơn sự giúp đỡ của nhiều người để có được những thuận duyên hoàn thành tác phẩm này trong thời gian mười năm, đặc biệt là món nợ tích lũy nhiều năm đối với các Lạt-ma của tôi. V́ vậy, tất cả công đức của việc thực hiện quyển sách này tôi xin cung kính hồi hướng đến quư ngài.

Tôi cũng vô cùng biết ơn Lạt-ma Kalzang đă giúp tôi trong việc ấn hành tác phẩm, ngài là người ban cho tôi nguồn cảm hứng; ngài Chatral Rimpoche chủ biên, ngài Dujom Rimpoche đă ban phép lành cho tác phẩm và cho phép tôi có thẩm quyền dịch thuật, ngài Bhga Tulku truyền khẩu, các ngài Taklung Rimpoche và Sekusho Chomphel Namgyel đă giúp tôi dịch những đoạn văn khó và tất cả những ai đă đóng góp phần hiểu biết về truyền thống của các đạo sư.

Tôi cũng chân thành cảm ơn Roger Dean, Donald Lehmkuhl, Noel Cobb, Peter Cooper (Ngawong Tenzin), Peter Hansen quá cố, Georgie Downes, Keith Redman và đặc biệt là Meryl, vợ tôi, về những giúp đỡ thực tiễn, những đóng góp cả công sức và tiền của cũng như sự yểm trợ tinh thần.

Tôi cũng cảm tạ Tony Luthenherger, Fred Lane, Stuart Hammil và những người đă giúp tôi có những tiện nghi sinh hoạt trong lúc di chuyển từ nơi này đến nơi khác, thư viện Mimi Church về tư liệu các đạo sư.

Cuối cùng tôi cảm tạ ư kiến đánh giá cao của Michele Martin về giáo pháp và các phương thức tu tập trong tác phẩm, cũng như những góp ư quư giá để tác phẩm được ấn hành một cách thuận lợi. Đó chính là điều biết ơn nhất của tôi.

KEITH DOWNMAN

Chabahil Ganeshantan

Kathmandu - Nepal

Tháng Chạp – 1984



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 999 of 1146: Đă gửi: 25 January 2011 lúc 11:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN



LỜI GIỚI THIỆU


Sức phát triển của bộ môn Tantra tại Ấn Độ thiên về tâm lực xảy ra đồng thời với mối đe doạ huỷ diệt ngày một lớn ở biên giới tây bắc Ấn Độ. Ngay từ đầu thế kỷ 8, khi thế lực hùng mạnh của người Ả Rập trải dài từ Morocco đến xứ Sindh (Pakistan) th́ tại Ấn Độ, phần lớn những người kế vị đế quốc vinh quang Gupta lại bận rộn với cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, và nền văn hoá Ấn Độ bắt đầu đi vào thời kỳ ruỗng nát.

Cơ chế tôn giáo cũ mất dần hiệu lực kiểm soát, nên xă hội phải nương vào các luật lệ rất khắt khe về đẳng cấp. Do đó, nghi lễ và nền triết học kinh viện thống lănh đời sống xă hội. Không có một sức mạnh xă hội đoàn kết thống nhất để đối phó với sự đe doạ của các đạo quân Hồi giáo cuồng tín đi đến đâu cướp phá và tàn sát đến đó.

Trong khi quân Hồi tiến hành cuộc chiến tranh huỷ diệt Phật giáo ở Trung Á th́ pháp môn Tantra gia tăng ảnh hưởng, đặc biệt là ở Oddiyana thuộc khu vực ranh giới đông bắc Ấn Độ. Tại đây, triều đại Phật giáo Pala đang thời cực thịnh.

Phải chăng do ngẫu nhiên mà trong thời kỳ chớm hoang tàn người Ấn đă nương tựa vào pháp môn Tantra, một môn vật lư siêu h́nh với giáo thuyết bất nhị tuyệt đối và giải thoát cùng với h́nh ảnh các vị thần dữ tợn ăn thịt, uống máu? Phải chăng v́ vô t́nh mà qua nhiều thế kỷ phương Tây chối bỏ Tantra nay quay lại thừa nhận giá trị siêu việt của nó, đem ḷng tín mộ và đồng thời lo ngại sự thất truyền của pháp môn Tantra này.

Gần 4 thế kỷ trôi qua – kể từ giữa năm 711, khi xứ Sindh bị xâm lược, cho đến thế kỷ 12 – giáo pháp của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni bị quân xâm lược Thổ huỷ báng, mạo phạm. Nhưng cũng chính trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12 lại là thời kỳ chói lọi nhất của nền văn minh thuần tuư Hindu.

Suốt thời kỳ này, quốc gia Tây Tạng đă kịp thời nắm bắt tinh tuư của Tantra Phật giáo và các kinh điển Mật tông chính yếu đều được dịch sang Tạng ngữ, nhờ vậy đă tránh được sự thất truyền v́ các đại tu viện và thư viện của Ấn Độ bị quân thù đốt phá.

Khi thủ phủ Java trở thành thuộc địa th́ đồng thời một đại tu viện được xây dựng ở Borobohur. Mặc dù những thành quả nghệ thuật ở quê nhà bị quân Hồi giáo hủy diệt, nhưng các kinh điển Mật tông của đế quốc Pala (gồm Bengal, Bihar, Orissa và Assam ) vẫn được bảo tồn.

Các di tích đền đài tu viện do các hoàng đế triều đại Pala xây dựng đă chứng minh giá trị nghệ thuật tuyệt vời của Mật tông. Nền nghệ thuật chịu ảnh hưởng đậm đà của Tantra đă miêu tả các đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ thuộc thời kỳ này. Những con người biểu trưng cho đặc tính, mục đích và lư tưởng của một nền văn hoá.

Họ là động cơ, là lực lượng điều hướng những năng lực đầy sáng tạo để làm chuyển biến cả một dân tộc và thay đổi nền móng xă hội Ấn, làm mẫu mực, và là những ngôi sao sáng trên bầu trời huyền thuật của pháp môn Tantra. Những con người ấy được tôn vinh là Đạo sư (Siddha).

Tám mươi tư vị đạo sư này là những vị tiêu biểu, đại diện cho hàng ngàn vị khác thông suốt về pháp môn huyền thuật. Điều đáng lưu tâm là các đạo sư này xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xă hội khác nhau. Họ có thể xuất thân từ hàng vua chúa, quan lại, thầy tế lễ, các nhà Du-già, thi sĩ, nhạc sĩ, thợ thủ công, nông dân hoặc một phụ nữ nội trợ, thậm chí có thể là một cô gái lầu xanh.

Tám mươi tư vị đạo sư mà cuộc đời và các phương pháp tu tập của quư ngài được mô tả trong các truyền thuyết được đưa vào tác phẩm này là những đạo sư Mật tông Phật giáo, hoàn toàn khác hẳn với các môn huyền thuật (tantra) của thần Siva và giáo phái thờ Đại Mẫu.

Trong 84 vị ấy, lừng danh nhất là các đạo sư Tilopa, Naropa, Saraha, Luipa, Ghantapa, Dombipa... Họ là những bậc chứng ngộ, những nhà Du-già khất thực, sống lẫn lộn và hoà nhập vào tầng lớp b́nh dân nghèo khổ ở tận cùng đáy xă hội. Các đạo sư này giáo hoá quần chúng bằng chính hành vi, thái độ, cung cách của các ngài và sử dụng các phương pháp gây chấn động tâm linh hơn là thuyết giảng suông về giáo lư.

Một số trong các vị ấy là những người chủ trương bài trừ mê tín, đập đổ tượng thờ và không chịu ép ḿnh vào những khuôn khổ cứng nhắc. Họ đánh đổ các hủ tục và tập quán xấu đă có từ lâu đời để tạo một luồng sinh khí mới và sống động cho xă hội. Chế độ đẳng cấp và các nghi thức thuần tuư tôn giáo theo chủ nghĩa kinh viện tự động huỷ diệt khi các vị đạo sư này thể hiện giáo pháp bằng lối sống phóng khoáng đầy giải thoát.

V́ vậy, các ngài không viện dẫn thứ ngôn ngữ kinh viện để giáo hoá, mà bằng những ngôn từ giản dị, b́nh dân, dùng thổ ngữ để viết lên những bài đạo ca trác tuyệt có nội dung đánh đổ những tư tưởng sai lệch, những điều xấu xa của xă hội, cũng như những tà kiến về tín ngưỡng.
Các ngài giáo hoá những ǵ có liên quan đến thực tại nhiều hơn là những ư niệm siêu h́nh. Các ngài giáo hoá lư tưởng của cuộc sống chứ không phải cách ép xác, khổ hạnh hay xa lánh gia đ́nh.

Không một nguyên tắc chính thức nào và cũng không có một sự đồng nhất nào về h́nh tướng, về cung cách giáo huấn. Đó chính là đặc điểm của các đấng đạo sư này.

Dưới sự bảo trợ của các hoàng đế Pala vùng Đông Ấn, nơi mà đại đa số các đạo sư sinh sống, một cuộc cách mạng đă manh nha h́nh thành.

Nhiều đại tu viện được xây dựng hoặc được trùng tu trở lại hay mở rộng. Tuy nhiên, thái độ chỉ trích công khai của các ngài về h́nh thức lễ nghi rỗng tuếch của tôn giáo, chủ nghĩa kinh viện, sự bịp bợm và thói đạo đức giả cũng như những phê phán về chế độ đẳng cấp của thời ấy có phần nhẹ nhàng hơn so với thời kỳ của ngài Naropa ở thế kỷ 11.

Mật tông được phổ biến rộng răi trong xă hội nhờ một số đạo sư thuộc các thế hệ sau nắm giữ quyền hành thế tục. Họ tạo ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân và có những hoạt động gắn liền với những biến cố lịch sử ở nhiều mức độ khác nhau.

Ngoài ra, tính chất uyển chuyển linh động của Mật tông cho phép các đạo sư khai ngộ và truyền tâm ấn cho một môn đồ khi người này vẫn giữ địa vị thế tục cũng như tài sản và các thú vui ngũ dục, như trường hợp của đạo sư Lilapa chẳng hạn.

Nguyên tắc rộng răi bao dung này chính là yếu tố cơ bản có sức hút và tính thuyết phục mạnh mẽ của pháp môn Tantra trong Phật giáo. Bởi một lư do dễ hiểu là tại Ấn Độ trải qua hàng chục thế kỷ, chủ nghĩa khoái lạc thường được xem như một phương thức để giải phóng tinh thần.

Tính chất vô tổ chức cùng thái độ khai trừ các nghi thức tôn giáo đă chiếm ưu thế trong Bí mật pháp. Tuy nhiên, Mật tông vẫn giữ được sự chân truyền cho đến ngày nay.

Vốn là một pháp môn bí mật nên trải qua nhiều thế kỷ Tantra mới được truyền ra ngoài. Lai lịch của nó cũng chỉ là những phỏng đoán nhờ dựa vào niên kỷ của các pháp sư Mật tông. Ban đầu, Tantra được ngụy trang dưới h́nh thức cầu đảo của các bộ tộc thờ Đại Mẫu, sau đó lan dần xuống các đẳng cấp thấp hơn trong xă hội Hindu.

Một bản sao lục về pháp thuật với nhiều mục đích khác nhau như chữa bệnh, trừ tà trở thành một bộ phận của các giáo phái bí mật. Qua nhiều thế kỷ, khi các bản sao lục được Phạn hoá và thường là ngụy tạo hơn là chính bản gốc, các giáo phái bí mật lần lượt xóa bỏ các vị thần của đạo Bà-la-môn cùng các nghi thức và các nguyên tắc của mật chú.

Cho nên càng về sau triết học của Áo nghĩa thư, các kinh điển của khoa Du-già cũng như các giáo pháp của Phật giáo Đại thừa cũng rơi vào một số phận tương tự. Tuy nhiên, có một sự chuyển hoá quan trọng là cơ cấu nghi thức Mật giáotrở thành một hệ thống siêu h́nh với mục đích giải phóng con người ra khỏi khổ đau. Và Kapalika, một giáo phái tương tự như ḍng Tantra của Saiva, do nhiều tu sĩ Phật giáo h́nh thành. Đây là ḍng Mật tông đầu tiên.

Nhưng măi đến thế thế kỷ 4 hoặc 5, do nhu cầu truyền thừa để giữ vững mối đạo, các kinh điển Mật tông mới được chép lại trên lá cọ. Trước đó chúng chỉ được truyền khẩu.

Bộ kinh Manjusri Mulakalpa bao gồm các tư tưởng Đại thừa lẫn Kim cương Mạn-đà-la của Ngũ Phật Thiền Định, nhưng Guhyasamaja Tantra lại được xem là tác phẩm đầu tiên trong số các Tantra gốc mô tả khoa Du-già, gồm các mạn-đà-la, mật chú và các nghi thức để triệu thỉnh một vị thần đặc biệt nào đó cùng với quyến thuộc của ngài.

Đây chính là trường hợp của Guhyasamaja. Có lẽ môn Tantra này được biên soạn vào thế kỷ 6 hoặc 7, nhưng măi đến thế kỷ 8 mới được ngài Indrabhuti truyền ra ngoài.

Thế kỷ 8 và 9 đă chứng kiến một sự khải huyền (revelation) của các môn Tổng tŕ (Major Tantras), đặc biệt là Thai tạng thừa của Phật giáo pha lẫn một số yếu tố của giáo phái thờ Đại Mẫu (Sakta).

Khi kinh văn Tantra được viết ra th́ không c̣n giữ bí mật được nữa. Có lẽ có nhiều lư do để giữ bí mật, nhưng lư do quan trọng nhất là tránh sự thù địch đối với đạo Bà-la-môn, vốn là một tôn giáo lớn vào bậc nhất thời ấy.

Một trong những khía cạnh có tính thu hút của Tantra Phật giáo là việc truyền trao rộng răi pháp tu cho mọi tầng lớp quần chúng, cả nam lẫn nữ, khác với sự độc quyền truyền thừa cho một giai cấp được ưu đăi trong xă hội.

Hơn nữa, phép tu có phần phóng khoáng do không chịu ảnh hưởng của Tantra Sakta (Đại Mẫu) nên cho phép dùng rượu thịt và tính giao giữa tầng lớp quư tộc với giai cấp hạ tiện. Đây là những điều cấm kỵ đối với đạo Bà-la-môn.

Một trong những thành công lớn nhất của các nhà sư Phật giáo là biến môn Tantra thành một cái ǵ đó mà xă hội đương thời có thể chấp nhận được, và mặc dù các h́nh thức Tantra Phật giáo được phổ biến vào thời ấy có phần thoả hiệp với tôn giáo lớn (Bà-la-môn) nhưng về học thuyết cơ bản vẫn có sự đối địch cho đến ngày nay.

Chính nhờ sự thoả hiệp ấy mà Phật giáo đă thu hút được những tâm hồn vĩ đại, những học giả đạo sĩ thông thái và uyên bác có khả năng trước tác nhiều bộ luận quan trọng về Tantra, cũng như chú giải rành mạch những điểm tối nghĩa của Tantra bằng chính giáo pháp và các nguyên lư của Phật giáo Đại thừa. Các ngài c̣n lược bỏ những dấu vết thô thiển của pháp môn này để tạo thành một dấu ấn lớn.

Trước khi mô tả các pháp Du-già và phương thức tu luyện của những pháp sư đa dạng này, có lẽ cần định nghĩa một số từ Sanskrit mà ở đây chúng tôi sẽ giữ nguyên không dịch v́ không có thuật ngữ tương đương.

Trước hết là từ siddha. Về mặt ngôn ngữ, siddha là người tu pháp môn Mật tông hay Tantra và đă thành tựu đạo quả, nên cũng được dịch là “thành tựu giả” (người đă thành tựu). Sự thành tựu này được gọi là siddhi. Từ siddhi có hai nghĩa: một là thần thông, hai là Phật trí, hay trí giác ngộ.

Do vậy siddha thông thường có thể dịch là thánh tăng, pháp sư, đạo sư hay kim cương sư. Nhưng những từ này không đủ sức diễn tả hết mật hạnh của các ngài. Đối với một người b́nh thường chưa được khai tâm th́ siddha trước hết ám chỉ một con người có các phép thần thông quảng đại.

Nếu một hành giả Du-già có thể đi xuyên qua tường, bay trên không trung, chữa lành các bệnh tật, biến rượu thành nước, đọc được ư nghĩ của người khác... vị ấy được phong tặng danh hiệu Siddha.

Nhưng cũng vị sư Du-già ấy, nếu có tia nh́n lấp lánh vẻ điên dại trong đôi mắt, bùn đất trét đầy thân thể, hát lên những lời ngô nghê khiến người nghe phải rơi lệ... sự xuất hiện bất ngờ của vị ấy khiến cho một đám đông đang ẩu đả phải chấm dứt ngay lập tức.

Vị ấy có thể khiến cho một phụ nữ hiền thục đoan trang từ bỏ mái ấm gia đ́nh, dùng b́nh bát là chiếc sọ người, chuyện tṛ với các loài chim chóc, ngủ chung với người bệnh hủi, quở mắng những kẻ mị dân và những người có hành vi trái với luân thường đạo lư, giữa búi tóc bện dài hàng thước có đính một viên kim cương - biểu tượng cho sự kiên cố và tánh bất hoại: vị ấy chính là Mahasiddha.

Cho nên nếu chỉ căn cứ vào h́nh tướng bên ngoài của các vị này, phàm phu không thể nhận biết được mục đích của họ qua những hành động cử chỉ dị thường.

Các vị siddha, hay Kim cương sư Mật tông có thể xuất hiện trong nhiều h́nh tướng hoặc ở những địa vị xă hội khác nhau. Có thể đó là một kẻ bán rong, một vị quan, một ông hoàng, tu sĩ, đày tớ, nô lệ, hay một kẻ có cuộc sống lang thang đây đó, thậm chí có thể là một cô gái lầu xanh.

Tiếp đến là từ saddhana, có thể dịch là “tu pháp”. Đó là hành động hợp nhất giữa thân, khẩu và ư do nguyện lực của vị Bồ Tát. Saddhana c̣n là giới luật tu tập của một hành giả Du-già được thầy truyền trao. Saddhana cũng là nghi thức thiền định của một tu sĩ đă được truyền giới.

Như vậy, saddhana rất quan trọng đối với một Tantrika, tức hành giả tu Mật tông. Trong thực tế, saddhana chính là toàn bộ cuộc đời của hành giả. Vị này sẽ không thể thâm nhập vào saddhana một khi c̣n vi phạm lời thệ nguyện lúc mới được khai tâm.

Việc thực hiện saddhana phải hoàn toàn dựa trên căn bản vô ngă để cống hiến toàn bộ cho sự giác ngộ và đem tri kiến giải thoát này mà thành tựu đạo quả cho người khác.

Trong ngôn ngữ Tây Tạng, saddhana được dịch là Sgrub Thabs, chỉ có nghĩa là “thành tựu pháp”, tức là pháp môn tu tập để đạt tới đạo quả.

Tùy theo nhân cách của từng vị mà saddhana của mỗi vị có phần khác nhau. Dù ư nghĩa hạn chế nhưng tựu trung th́ các saddhana là những phương cách thiền định hoàn bị và sáng tạo. Mục đích rốt ráo của saddhana là Mahamudrasiddhi, nghĩa là Thần thông Đại thủ ấn.

Siddhi bao gồm hai nghĩa là thần thông và sự giác ngộ. Từ “giác ngộ” ở đây được định nghĩa là “nắm hiểu rốt ráo tánh nhất quán của các pháp”, tức là tri kiến bất nhị về thật tánh của các pháp.

Trí phát sinh cùng lúc với Bi. Sự hội nhập giữa Bi và Trí chính là Mahamudrasiddhi. Nhập vào Ba thân, có đủ Tứ trí th́ gọi là Mahamudra.

Mahamudra là một thuật ngữ siêu h́nh khó hiểu. Trong Tantra Mẹ (mother tantra), mahamudra là biểu tượng của chân đế.

Theo hệ phái Áo Văi (Kargytpa) hay là ḍng Đại thủ ấn, mà tiêu biểu là các đạo sư Tilopa, Naropa và Marpa, th́ Mahamudrasiddhi gồm 8 đại thần lực. Nhưng truyền thuyết nói rằng ngài Bồ Tát Long Thụ truyền cho ngài A-xà-lê Long Trí 6 món thành tựu như sau:

1. Thấu suốt các pháp.

2. Trí huệ thiện xảo.

3. Biến hoá thần thông.

4. Phương tiện thù thắng.

5. Thần túc.

6. Phép luyện đan dược trường sinh bất tử.


Những pháp thuật như thế có thể được diễn dịch một cách h́nh tượng về mặt văn chương tùy theo đức tin và trí tuệ của mỗi chúng sinh. Do đó sự hiển lộ thần thông của một vị đạo sư như đi xuyên tường chẳng hạn, chỉ là phương tiện để đem lại niềm tin vào pháp lực đối với kẻ kém trí, nhưng đồng thời cũng chứng minh rằng bản chất của thực tướng cũng chỉ là h́nh bóng, là ảo ảnh, là ánh sáng, là hư vô.

Chúng ta cần hiểu rằng tất cả các pháp thuật thần thông ấy đều dựa trên một nguyên lư cơ bản: “Các pháp đều do tâm tạo.” Đối với một đạo sư không có sự phân tách riêng biệt giữa thân và tâm, giữa tinh thần và vật chất, giữa ta và người khác.

V́ thế nên các ngài có thể trực nhận được đau khổ của người khác và có thể thực hiện các phép lạ bằng cách vận hành các nguyên tố đất, nước, lửa, gió như những phương tiện cứu độ.

Ngay cả một hành giả c̣n sơ cơ cũng có thể đạt được một số thần thông trong lúc thiền định, nhưng quan trọng nhất là sau khi xả thiền các thần thông ấy không bị mất. Đó mới chính là dấu hiệu của sự chứng đắc.

Hành giả phải khéo vận dụng các phương tiện thiện xảo để an tâm ḿnh và người khác, giúp cho các pháp lành tăng trưởng và làm biến đổi ư thức một cách tự phát. V́ thần thông sẽ mất đi khi hành giả bị vọng tưởng che lấp, c̣n trực giác nhạy bén do thiền định lâu ngày sẽ phát sinh.

Trong Mật tông các thần lực được tượng trưng bằng h́nh tướng của bốn thiên nữ (dakini) cai quản bốn đại (đất, nước, lửa, gió).



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1000 of 1146: Đă gửi: 25 January 2011 lúc 11:56pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN



Đại sư thứ nhất: Luipa - Nhà sư Du-già ăn ḷng cá thối

Như chó dại dính mật ong nơi mũi
Cuồng điên t́m vị ngọt khắp nơi nơi
Hăy tiết lộ bí mật của một Lạt-ma
Cho kẻ dại khờ kia hiểu rơ
Với một con người nhạy cảm
Ngộ được chân lư vô sinh
Tia nh́n thoáng qua của một Lạt-ma
Là tia chớp thanh tịnh
Soi sáng và huỷ diệt ảo ảnh
Như con voi đốn ngă quân thù
Bằng chiếc ṿi tựa gươm đao

Truyền thuyết

Thuở nọ, tại đảo quốc Tích Lan (Śrỵ Lanka), sau khi quốc vương băng hà, theo truyền thống, thái tử thứ nhất sẽ kế vị vua cha. Nhưng các quan thiên văn xét thấy rằng muốn đất nước được an b́nh th́ cần phải trao ngôi báu cho người con thứ. V́ vậy, vị hoàng tử trẻ tuổi nghiễm nhiên thành người trị v́ cả vương quốc Tích Lan.

Mặc dù sống trong cảnh lộng lẫy xa hoa, được cung phụng đầy đủ các món ngon vật lạ, nhưng vị vua trẻ vẫn cảm thấy chán chường quyền lực và sự giàu sang. Bởi xét cho cùng th́ nhà vua chẳng được ǵ thêm ngoài hai thứ ấy! Và niềm khao khát duy nhất của ngài là thoát khỏi cảnh ràng buộc này.

Rủi thay, trong lần đầu bỏ trốn, nhà vua trẻ bị bắt lại và bị xiềng chặt vào chiếc ngai bằng một sợi xích vàng. Sau đó, nhờ đút lót cho lính canh, nhà vua lại thoát ra khỏi hoàng cung cùng một người hầu.

Ngài đă tưởng thưởng một cách hào phóng cho người hầu cận trung thành trước khi rời bỏ Tích Lan để t́m đến Ramesvaram, nơi đức vua Rama đang trị v́. Tại đây, ngài đă đổi chiếc vương miện bằng vàng để lấy một da dê và bộ vương phục quí giá để lấy một bộ quần áo rách nát. Kể từ đó, ngài trở thành một đạo sĩ du phương.

Vị đạo sĩ vốn là cựu vương này thân tướng oai nghiêm đẹp đẽ nên không mấy khó khăn trong việc khất thực độ thân.

Du hành khắp xứ Ấn Độ, cho đến một hôm t́nh cờ ngài đặt chân đến vùng Phật tích Vajrasana, nơi xưa kia thái tử Tất-đạt-đa tu thành chánh quả. Tại đây, ngài được gặp các nữ Du-già hành giả (Dakini) truyền cho tâm pháp.

Rời Vajrasana, ngài đi đến Pataliputra (thành Hoa-thị), kinh đô của nhà vua nằm ven bờ sông Hằng. Ban ngày ngài đi khất thực, đêm về nghỉ ngơi nơi mộ địa.

Một bữa nọ, trong khi đi khất thực ngài t́nh cờ dừng chân trước ngưỡng cửa của một thanh lâu. Chính nghiệp lực của ngài đă dun rủi đưa đến sự kỳ ngộ này.

Một cô kỹ nữ lầu xanh mà trong tiền kiếp từng là một dakini chăm chú nh́n vị đạo sĩ một hồi lâu rồi thốt lên rằng: “Các căn của ông quả là khá thanh tịnh, chỉ hiềm một nỗi tính kiêu mạn vi tế về ḍng dơi hoàng tộc vẫn c̣n phảng phất trong ông.”

Nói xong, cô đổ một ít cháo ôi thiu vào b́nh bát của ngài. Đi được một quăng, vị đạo sĩ trút thứ cháo lỏng bỏng đă hôi thối không c̣n ăn được nữa xuống một rănh nước ở ven đường. Cô gái nh́n theo thấy vậy bèn quát lên một cách giận dữ: “Làm thế nào ông có thể đạt đến Niết-bàn khi tâm ông c̣n phân biệt sự dơ sạch của thức ăn? ”

Nghe lời trách mắng như thế, vị đạo sĩ cảm thấy xấu hổ và chợt nhận ra rằng ngài chưa hoàn toàn dứt trừ hết các phiền năo trong tâm. Và ngài nhận thức được rằng tâm suy lường phân biệt là trở ngại chính khiến ngài khó đạt tới Phật tính.

Ngài liền đi về phía sông Hằng, liên tục thiền quán ṛng ră suốt 12 năm để diệt vọng niệm phân biệt và các kiến chấp.

Hằng ngày, ngài đi quanh bờ biển lượm các ruột cá mà ngư dân vứt bỏ rải rác. Pháp tu của ngài là vận tâm quán tưởng thứ ruột cá tanh hôi đến tởm lợm ấy trở thành một loại tiên dược thanh khiết. Ngài quán chiếu các pháp thế gian là duyên hợp, bản chất của chúng chỉ là một sự rỗng không.

Bởi hạnh tu ấy, nhân dân quanh vùng gọi ngài là Luipa, có nghĩa là “người ăn ruột cá”.

Sau 12 năm tinh cần tu luyện, ngài Luipa đă chứng đắc thần thông và giác ngộ. Ngài trở thành một vị Guru nổi tiếng, và trong các truyền thuyết về Darikapa và Dengipa cũng có nhắc đến ngài.

Hành tŕ

Truyền thuyết về ngài Luipa đă khôi phục lại một số sự kiện trùng lắp gần giống như trường hợp của đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Luipa là một vị vua từ bỏ ngai vàng và các thú vui ngũ dục để đi t́m sự giác ngộ, và ngài cũng đă ra đi trong một đêm tối cùng với một người hầu, để rồi sau đó trở thành một tu sĩ.

Cả hai đều đánh đổi vương miện và hoàng bào để lấy một bộ y phục tồi tàn của dân nghèo. Điều ấy nói lên quyết tâm từ bỏ địa vị cao sang để đi t́m chân lư giải thoát.

Có điều là Luipa đă sinh ra vào thời kỳ Phật không c̣n tại thế. Do đó ngài không gặp Phật để được người trực tiếp trao truyền giới luật và được hướng dẫn các pháp tu đơn giản nhưng có hiệu quả lớn.

Để có thể đoạn trừ tạp nhiễm vi tế, vị Kim cương Thánh nữ đă đưa ra phương pháp giải trừ các kiến chấp phân biệt trong tâm của Luipa, v́ đó là nguyên nhân đưa hành giả trở lại sáu nẻo luân hồi. Tuy nhiên, muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi trong hiện kiếp cần phải có pháp môn thù thắng khế hợp với căn cơ của hành giả.

Luipa được xem là bậc thầy của Tantra Mẹ, nhưng khai ngộ cho ngài lại là một kỹ nữ mà trong tiền kiếp vốn là một nữ Du-già hành giả (Dakini).

Vị Dakini đă thấu suốt được tâm kiêu mạn vi tế về ḍng dơi, chủng tộc, đẳng cấp c̣n đọng lại trong tâm của Luipa, nên qua cách cúng dường cháo thiu bà đă gián tiếp chỉ cho ngài pháp môn đối trị: Pháp môn dùng thức ăn bất tịnh.

Để đạt tới tâm siêu xuất, cần nuôi dưỡng và kết thân với cái mà ta căm ghét nhất. Cách tu tập này h́nh thành tâm bất nhị, không phân biệt, bởi v́ phải biến mọi kiêu hănh, phân biệt, định kiến thành những hạnh lành, giống như ngài Luipa biến ruột cá tanh hôi thành tiên dược.

Nếu hành giả không lănh hội được chân tính rỗng không thường hằng trong từng xúc niệm liền lập tức rơi vào đối đăi phân biệt, mà cảnh giới nhị phân là cảnh giới của sáu nẻo luân hồi.

Để đạt tới cảnh giới Niết-bàn bất nhị, cần phải đạt được tâm bất nhị. Bởi nhờ nơi tâm bất nhị mà hành giả có thể nhận rơ được mùi vị chung của tất cả các pháp. Mùi vị ấy là mùi vị giải thoát thanh tịnh.

Xem xét pháp tu của ngài Luipa, ta sẽ thấy được rơ hơn nếu hiểu được cá biểu trưng cho điều ǵ trong xă hội của thời ấy.

Trước hết, cá cũng là một chúng sinh hữu t́nh. Đối với đạo Bà-la-môn, ăn cá đồng nghĩa với sự chối đạo v́ ruột cá là thức ăn chỉ dành cho chó mà thôi. Và trong Vật tổ giáo (Totem), chó là giống thấp hèn nhất.

Thực hành một pháp tu như vậy vào thời ấy, Luipa trở thành một hạng người dơ bẩn, hạ tiện, không ai có thể đến gần hay tiếp xúc. Ăn ruột cá là một cách tự sỉ nhục ḿnh nhằm xoá bỏ tất cả những vết tích về ḍng dơi, sự giàu sang và các đặc quyền trước kia trong sâu thẳm của hiện hữu kiêu mạn vi tế núp ḿnh trong đó, cái mà hành giả Luipa cần phát hiện.

Mặc dù pháp môn tu tập của ngài Luipa không được mô tả đầy đủ ở đây nhưng ta thấy rằng định lực của ngài đă biến chuyển được thế giới riêng của ngài. Luipa là chủ tể của cái thế giới mà ngài kiến lập.

Sử liệu

Truyền thuyết vừa kể là căn cứ duy nhất xác định ngài Luipa đă sinh ra ở Tích Lan, và như vậy lẽ ra các văn bản của Singhaladvipa nhất định phải có đề cập đến. Nhưng vào thời ấy có nhiều vương quốc nằm trên vùng tiểu lục địa gọi là Singhaladivpa, trong đó có một vương quốc giáp ranh với Oddiyana mà nhiều nguồn tư liệu khác cho là nơi ngài Luipa đă sinh ra.

Trong một tài liệu khác do học giả Buston chép lại, Luipa là con của đức vua Lalitacandra của xứ Oddiyana. Khi c̣n là một thái tử, ngài Luipa có cơ duyên gặp được đạo sư Savaripa, vốn là đệ tử của ngài Saraha. Đạo sư Savaripa truyền tâm ấn cho ngài Luipa trong một buổi lễ trà tỳ (lễ thiêu xác).

Sau khi được truyền tâm ấn, Luipa rời Oddiyana và thực hành hạnh đầu đà. Cuối cùng ngài đến bờ sông Hằng, suốt ngày thiền định bên cạnh một đống ruột cá thối. Ngài trụ tâm vào một điểm duy nhất (sustained one pointed meditation) cho đến lúc đắc pháp.

Hai nhân vật nổi tiếng khác là Darikapa và Dengipa đă mô tả ngài Luipa như một đại sư vô uư, vô ngại, và là sơ tổ của pháp môn Tantra Ấn Độ. Theo hai vị sư học giả này, ngài Luipa vốn là quan văn ở kinh đô Maharaja, xứ Bharendra, dưới triều vua Dharmapala.

Thuyết này nói rằng khi đạo sư Savaripa du hoá tại kinh đô Maharaja, ngài nhận ra Luipa là người hội đủ điều kiện lănh hội huyền môn của ngài nên ngài đă truyền pháp Kim cương Mạn-đà-la cho Luipa.

Theo chứng cứ lịch sử, ngài Luipa sinh cùng thời với hoàng đế Dharmapala (770-810) Nếu ngài Luipa thọ pháp vào cuối thế kỷ 8 hoặc vào đầu thế kỷ 9, ta có thể ước tính niên hiệu của các đạo sư khác như Darikapa, Dengiea, Dombi Heruka v́ họ đều là môn đồ của Luipa.

Nhưng nếu ngài Luipa sinh vào thế kỷ 8 th́ không thể đồng thời với Minapa và Macchendrannath, mặc dù có những sự kiện trùng lặp, chẳng hạn như tên của các vị ấy theo Phạn ngữ đều có nghĩa là “cá”. Cả hai vị đều thuộc hệ phái Yogini Tantra (Luipa thuộc chi phái Samvara, ngài Minapa thuộc chi phái Yogini Kanda).

Thật ra Minapa xuất thân từ phái Naith Saiva (thờ thần Siva) và đạt danh hiệu adi-guru, c̣n ngài Luipa không liên quan ǵ đến giáo phái Hindu mặc dù môn thiền quán của ngài có đặc tính của phái Sakta (Đại Mẫu).

Sở dĩ tên tuổi của ngài Luipa được đưa vào đầu danh sách của 84 vị đại sư Đại thủ ấn v́ tác giả cho rằng ngài Luipa chính là vị pháp sư đầu tiên của phái Đại thủ ấn.

Vị thứ hai đứng vào vị trí này là Saraha. Theo tuổi tác th́ Luipa sinh ra sau Saraha. Mặt khác, xét theo địa vị và pháp lực, uy danh của Saraha rất lừng lẫy trong lănh vực văn chương, nhưng tên ngài Luipa lại gợi lên ư nghĩa đại trí lực. Chính đại trí lực ấy tạo cho ngài sức thần thông quán chúng.

Cả Saraha và Luipa đều xuất thân từ phái Samvara Tantra, nhưng chính Luipa được nhận danh hiệu Guhyapati, tức là Bí mật Pháp sư, đưa ngài vào địa vị của một adi-guru trong hệ phái Samvara Tantra. Môn đồ của ḍng tu này đều tu tập theo phương pháp của Luipa. Hơn nữa, Luipa được Kim cương Thánh nữ (Dakini Vajra Varahi) trực tiếp khai ngộ.

Nếu ngài Luipa nhận được sự thiên khải có nguồn gốc từ Samvara Tantra tại Oddiyana, vốn là vùng đất sản sinh ra nhiều chi phái Tantra thuộc Tantra Mẹ, th́ chính ngài có nhiệm vụ hoằng dương pháp môn này ở vùng Đông Ấn.

Cho dù nguồn gốc của chi phái Tantra này như thế nào th́ Luipa cũng vẫn là biểu tượng của điều mà ngài Sahara tôn thờ. Điều này đă được khẳng định trong các bài đạo ca do Sahara trước tác.

Chính phương pháp tu tập của ngài Luipa đă trở thành nguồn cảm hứng và khuôn mẫu tu tập cho những đạo sư lẫy lừng khác như Kambala, Ghantapa, Indrabhuti, Jalandhara, Krsnacarya, Tilopa và Naropa. Tất cả các vị đạo sư này đều thọ tŕ pháp môn của Luipa, và Marpa Dopa đă truyền ḍng Tantra này vào Tây Tạng mà phái Kahygu vẫn c̣n ǵn giữ tu tập cho đến ngày nay.

Mặc dù Luipa theo Tạng ngữ nghĩa là “người ăn ruột cá” (Nya Ito zhabs), nhưng có lẽ từ này có nguồn gốc từ chữ lohita trong tiếng Bengal cổ, là tên của một loài cá. Và v́ thế Luipa cũng đồng nghĩa với các từ như Minapa và Macchendra, Matsyendra. Ngoài ra, tên gọi này c̣n có nhiều dạng khác nữa như là Luhipa, Lohipa, Luyipa, Loyipa.



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 

<< Trước Trang of 58 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.5081 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO