Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 323 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: GÓP NHẶT LÁ RỪNG Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
TTKH
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 26 June 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 520
Msg 21 of 86: Đă gửi: 20 August 2010 lúc 6:27am | Đă lưu IP Trích dẫn TTKH

Rất hay. tôi đề nghị bác nguyen nguyen tiếp tục post, tôi sẽ tổng hợp lại thành 1 ebook cho tiện theo dơi.

Cảm ơn bác nhiều!

Kính chúc bác thân tâm thường an lạc.


__________________
Tải chữ kư cực hay từ Mediafire
Quay trở về đầu Xem TTKH's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTKH
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 22 of 86: Đă gửi: 27 August 2010 lúc 6:15am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen


   Thiền sư đă nói thế. Nay ngồi mà ngẫm. Nghĩa là sao ?

   * Trước hết, đọc lại vế đầu : Thơ th́ nghiêm chỉnh. Thật vậy, thơ th́ nghiêm chỉnh. Bởi v́ thơ có Luật Thơ. Chẳng hạn như khi nói : thơ " Đường Luật ". Ở đây th́ sự việc quá rơ ràng : phải đúng luật mới thành thơ ! Thơ tất phải nghiêm chỉnh vậy !

   Tuy vậy, cũng không tất phải vậy. Hồn thơ của thi nhân tất phản kháng sự g̣ bó của " Luật ". Nhà thơ thấy rằng hồn thơ có khả năng tự nhiên hiện thân thành câu thơ. Như thể thấy trong bài thơ tự do tuyệt đẹp sau đây của nhà thơ Lưu Trọng Lư.

                         TIẾNG THU

                   Em nghe chăng mùa thu
                  Dưới trăng mờ thổn thức
                     Em nghe chăng rạo rực
                    H́nh ảnh kẻ chinh phu
                  Trong ḷng người cô phụ
                   Em nghe chăng rừng thu
                     Lá thu rơi xào xạc
                    Con nai vàng ngơ ngác
                     Đ ;ạp trên lá vàng khô.


   Thơ như vậy là thoát ra khỏi tính nghiêm chỉnh của luật thơ. Mà vẫn là rất thơ ! Và có phải chăng v́ " không nghiêm chỉnh " mà thơ cũng đă vào Thiền đó chăng ? Giữa thơ và Thiền từ xưa vốn đă có sự hội nhập thật khăng khít. Như trong bài thơ sau đây của Thiền sư Măn Giác.

                    Xuân khứ bách hoa lạc
                    Xuân đáo bách hoa khai

                               ...

                  Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
                  Đ́nh tiền tạc dạ nhất chi mai.


                   (Xuân đi trăm hoa rụng
                    Xuân đến trăm hoa cười

                               ...

                   Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
                   Đêm qua sân trước một cành mai.)


   Đem những câu bảy chữ ghép vào những câu năm chữ như vậy có phải chăng là " không nghiêm chỉnh " ? Thế mà thơ th́ vẫn rất thơ và Thiền th́ vẫn rất Thiền ! Thơ không khác Thiền vậy ! Và hóa ra giữa " nghiêm chỉnh " và " không nghiêm chỉnh " đường ranh giới thật nhạt nḥa !








               

Sửa lại bởi nguyen nguyen : 27 August 2010 lúc 6:20am


__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 23 of 86: Đă gửi: 27 August 2010 lúc 8:06am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   * Chuyển sang vế sau : " Thiền th́ không nghiêm chỉnh ". Nghĩa là sao ? Xin mượn hành trạng và văn từ của Ngài Huệ Trung Thượng Sĩ để minh họa.

   Huệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Quốc Tung, là anh ruột của Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, và cũng là anh ruột của Thiên Cảm hoàng hậu, vợ vua Trần Thánh Tông. Ở triều đ́nh ông được phong tước Hưng Ninh Vương và đă tham gia đủ ba lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông. Đất nước thái b́nh, ông từ quan về quê sống đạo, xưng hiệu là Huệ Trung. Dù là cư sĩ, ông đă là một nhân vật lỗi lạc trong giới Thiền học Việt Nam.

   Huệ Trung vừa là một trang anh hùng, vừa là một người thông tuệ cho nên không lấy giáo điều trói ḿnh. Hóa ra là không tuân thủ giáo điều. Hóa ra là " không nghiêm chỉnh " đó chăng ? Xin kể ra đây vài câu chuyện.








__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 24 of 86: Đă gửi: 27 August 2010 lúc 4:07pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Một lần hoàng hậu Thiên cảm mời ông dùng cơm. Cùng ngồi bên mâm cơm có thái tử Khâm, về sau là vua Trần Nhân Tông. Huệ Trung thản nhiên ăn thịt, uống rượu. Hoàng hậu ngạc nhiên hỏi :

   - Anh tu Thiền mà ăn thịt, uống rượu th́ làm sao thành Phật ?

   Ông cười, đáp :

   - Phật là Phật, anh là anh. Phật không muốn thành anh, anh cũng không muốn thành Phật !

   Thái tử Khâm sau đó thắc mắc. Ông trả lời trong một bài kệ :

   Tŕ giới kiêm nhẫn nhục
   Chiêu tội bất chiêu phúc
     Dục tri vô tội phúc
   Phi tŕ giới nhẫn nhục.

(Tŕ giới cùng nhẫn nhục
   Chuốc lấy tội, không phúc
   Muốn biết không tội phúc
   Chới tŕ giới nhẫn nhục.)

   Trong hàng Phật Tử ai cũng biết rằng tŕ giới và nhẫn nhục là hai trong sáu hạnh cơ bản của Phật đạo. Vậy mà Huệ Trung lại nói thế ! Tuy vậy, không thể không ghi nhớ thêm sự kiện nầy. Ấy là sau đó Huệ Trung căn dặn thái tử Khâm chớ nên nói lại những lời nầy cho KẺ SƠ CƠ biết.

   Hóa ra " Thiền không nghiêm chỉnh " là như vậy đó chăng ? Ấy là Thiền không dành cho hạng sơ cơ. Đó là Thiền dành cho bậc có tu chứng, đủ để biết rằng: tŕ giới mà như là không tŕ giới mới thật là tŕ giới và nhẫn nhục mà như là không nhẫn nhục mới thật là nhẫn nhục.

   Thiền là nghiêm chỉnh ư ? Có lẽ nói thế cũng không sai. Thiền là không nghiêm chỉnh ư ? Ấy là thứ Thiền không dành cho hạng sơ cơ vậy ! Chợt nhớ thêm một câu chuyện Thiền.




__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 25 of 86: Đă gửi: 28 August 2010 lúc 2:06am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Thiền sư Soen Nakagawa hướng dẫn hai Thiền khách người Mỹ tham quan tu viện Ryutakuji. Hai ông khách nầy vốn từng nghe nhiều truyện kể về các Thiền sư Trung hoa xưa. Có ông th́ đốt kinh sách; có ông th́ chẻ tượng Phật ra đốt để sưởi ấm; có ông th́ nhổ toẹt lên tượng Phật. Do đó mà hai ông nầy tỏ ra rất lúng túng khi Nakagawa mời họ kính cẩn thắp hương trước tượng Phật. Không kềm chế được, một ông nói với Thiền sư:

   - Những bậc thầy Trung Hoa xưa đă đốt, hoặc đă nhổ lên tượng Phật. Sao thầy lại kính cẩn cúi đầu ?

   Nakagawa đáp:

   - Nếu quư ngài muốn nhổ th́ cứ nhổ. Về phần tôi th́ tôi thích kính cẩn cúi đầu !

   Thiền là như vậy ! Khó có thể nói là nghiêm chỉnh hay không nghiêm chỉnh ! Cũng như khó có thể nói là như thế nầy, hoặc là như thế khác !






__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 26 of 86: Đă gửi: 08 September 2010 lúc 2:06am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   7. KHÔNG LỜI, KHÔNG DÂY


   Người đọc sách có chữ,
   Ai đọc sách không lời ?
   Người chơi đàn nhiều dây,
   Ai chơi đàn không dây ?
   Làm sao chuyển niềm vui
   Từ những sách với đàn
   Sang niềm vui thanh tịnh ?
   Măi lún trong vật chất,
   Nên thiếu tầm tâm linh !




__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 27 of 86: Đă gửi: 17 September 2010 lúc 11:18pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   LỜI BÀN

   Nếu có ai đó hỏi :
   - Bạn đă đọc Shakespeare ?
   Và nếu tôi trả lời :
   - Không !
   Bạn đă đọc tagore ?
   - Không !
   Bạn đă đọc truyện Kiều ?
   - Không !
   Chắc hẳn là tôi bị đánh giá ! Dĩ nhiên là bị đánh giá thấp. Bị xem như người có " mặt bằng văn hóa " kém !

   Nếu như lại có người hỏi :
   - Bạn đă nghe Chopin ?
   Và nếu tôi trả lời :
   - Không !
   Bạn đă nghe Schubert ?
   - Không !
   Bạn đă nghe nhạc tiền chiến ?
   - Không !
   Chắc hẳn là tôi bị đánh giá ! Và là đánh giá thấp ! Ngược lại, nếu đáp lại những câu hỏi trên mà tôi đều trả lời rằng " có ", th́ hẳn là tôi được người ta nể v́ lắm ! Mà riêng bản thân ḿnh th́ hẳn là tôi đă cảm thấy tự hào ! Tự hào lắm ! Nhưng rồi bỗng giật ḿnh ! Giật ḿnh, v́ chợt nghĩ : cái chỗ khiến tôi cảm thấy tự hào kia hẳn là có mặt trái của nó ! Cái mặt trái đó là ǵ, nhỉ ?





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 28 of 86: Đă gửi: 18 September 2010 lúc 2:30am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Cái mặt trái đó là : những sách vở và chữ nghĩa kia biết đâu lại chẳng khiến cho tôi mất mát đi khả năng đọc sách không lời ! Những bản nhạc mà tôi quen nghe kia biết đâu làm cho tôi mất đi khả năng nghe những âm thanh không bị nhạc hóa ! Có thể là như vậy lắm ! Bởi v́ đối với tôi thật hiếm hoi biết bao những khi nghe thứ tiếng như sóng biển ŕ rào từ xa khơi vọng về. Nghe như thể là có, nghe như thể là không ! Và cũng thật hiếm hoi những khi tôi đọc được cái đẹp không nói lên lời của vầng trăng trên đỉnh núi, ngời sáng và lan tỏa mênh mông !




   

__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 29 of 86: Đă gửi: 18 September 2010 lúc 7:06am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Chợt nhớ chuyện ngài Ma Ha Ca Diếp. Ngài Ma Ha Ca Diếp khi ấy nh́n hoa mà mĩm cười. Khi ấy người đă THẤY ǵ, hỡi ngài Ma Ha Ca Diếp đáng kính ? Hay là ngài đă THẤY cái ǵ đó giống như ánh sáng vằng vặc của vầng trăng trên đỉnh núi, mà c̣n mênh mông hơn vầng trăng trên đỉnh núi ! Hay là khi ấy người cũng đă có NGHE, và NGHE như thứ tiếng vọng từ xa khơi của sóng biển ŕ rào ? Và c̣n mênh mông hơn tiếng sóng biển ŕ rào ! Ấy là người đă NGHE THẤY CÁI MÊNH MÔNG ! Đồng thời , người đă NGHE THẤY thứ b́nh an và hạnh phúc mênh mông !

   " ĐỌC SÁCH KHÔNG LỜI " và " CHƠI ĐÀN KHÔNG DÂY " th́ có phải như ngài Ma Ha Ca Diếp nh́n hoa mà mĩm cười đó chăng ?




__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 30 of 86: Đă gửi: 19 September 2010 lúc 8:16am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   8. HỌC ĐỌC THƠ T̀NH


   Ngày ngày sư chăm chỉ
   Phật pháp măi dùi mài.
Thầy không ngừng tụng đọc
   Kinh kệ nghĩa nhiêu khê!
   Quư thầy c̣n nên biết
   Đọc những lá thư t́nh
    Gởi đến qua mưa gió
Qua tuyết sáng trăng trong!

              Thiền sư Nhất Hưu







__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 31 of 86: Đă gửi: 19 September 2010 lúc 9:17am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   LỜI BÀN

   Đâu đó có người nói :

   Ở XỨ PHẬT, TIẾNG GIÓ THỔI CŨNG LÀ PHẬT THUYẾT PHÁP; TIẾNG CHIM KÊU CŨNG LÀ PHẬT THUYẾT PHÁP !

   Trong ḍng tri kiến đó, Chu Mạnh Trinh đă viết khi văng cảnh chùa Hương :

   Thỏ thẻ rừng Mai chim cúng trái,
   Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.

   Đến như Thiền sư Bankei th́ nói thẳng :

   Mùa xuân hoa đào nở
   Mùa thu có lá rơi
   Cảnh sắc của trời đất
   Là diệu pháp ngữ ngôn.




__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 32 of 86: Đă gửi: 19 September 2010 lúc 5:45pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Chẳng phải thế sao ? Phật pháp đâu chỉ hạn hẹp trong những lời xưa Phật đă phương tiện mà nói ra ! Phật pháp tất phải HIỆN TIỀN, do đó mà luôn luôn tươi tắn !

   " TƯƠI TẮN "? Như là ǵ? Hay là tươi tắn như gió hiện tiền đẩy đưa cành trúc? Hay là tươi tắn như mưa xuân hiện tiền lất phất trang điểm đám hoa mai? Hay là tươi tắn như như tuyết trắng phau hiện tiền bay bay trong gió đông? Hay là tươi tắn như trăng thanh hiện tiền đang nhô lên cuối trời ?




   " THƠ T̀NH " là như vậy đó chăng ? Thơ đến bất tuyệt. Ấy là diệu pháp vô ngôn, luôn luôn hiện tiền tươi tắn! Duy có điều là phải " HỌC ĐỌC " vậy !




__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 33 of 86: Đă gửi: 22 September 2010 lúc 3:05am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   9. BÀ LĂO VÀ ÔNG SƯ

   Ngày xưa có một bà lăo người Trung Hoa cung phụng cho một nhà sư suốt hơn hai mươi năm. Bà cất cho sư một căn lều và hàng ngày cúng dường cho sư.

   Rồi một hôm bà khởi ư muốn biết sư đă có tiến bộ thế nào. Bà nhờ một cô gái đa t́nh giúp đỡ. Bà nói với cô gái : " Hăy đến ôm sư và bất thần hỏi : Sao nè ! "

   Cô gái đến bên sư, mơn trớn ông và hỏi ông thấy sao. Nhà sư đáp, có màu thi vị : " Như một thân cây già mọc trên một tảng đá lạnh giữa mùa đông. Không một chỗ nào là ấm áp ! "

   Cô gái trở về, thuật lại lời sư nói. Bà lăo giận dữ, kêu lên :

   " Thật uổng công bà đă nuôi ông ta suốt hơn hai mươi năm ! Ông ta không hề quan tâm đến yêu cầu của cháu, lại không có chút cảm thông tâm trạng của cháu. Đành rằng ông ta không cần phải đáp ứng ḷng mong mỏi của cháu, nhưng ít ra ông ta cũng phải tỏ chút từ tâm chớ !"

   Nói rồi bà liền đến đốt túp lều của nhà sư cháy rụi !

                                                    Thiền sư Muju





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 34 of 86: Đă gửi: 22 September 2010 lúc 5:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   LỜI BÀN

   Tam Hợp đạo cô trong Truyện Kiều có câu nầy nổi tiếng :

   Tu là cội phúc, t́nh là dây oan.

   Nội dung của câu thơ là đối lập "tu" với "t́nh". Nội dung đó được rất khéo diễn tả bằng hai vế đối xứng. Ư nghĩa do đó càng tỏ rơ. Nó có nghĩa như một giới răn : hễ "tu" th́ phải tuyệt "t́nh".

   Trong thực tế th́ giới răn đó đă được tôn trọng. Hễ là tu sĩ, tăng hoặc ni, th́ không được yêu, không được lập gia đ́nh.

   Tuy vậy, chữ "t́nh" kia không dễ dàng dẹp qua một bên. Chợt nhớ câu ca từ trong vở cải lương " Chuyện t́nh Lan và Điệp" :
   " Ôi, tu là cội phúc, t́nh là dây oan,
   nhưng t́nh chưa trọn vẹn th́ tu làm sao cho thành" !

   Ca từ hay thật ! V́ đă dành cho "t́nh" vị trí quan trọng vốn có của nó. Quan trọng thật, bởi v́ nó nằm trong chỗ thật sâu, sâu thẳm của con người. Sâu tận trong cấu trúc cơ bản của chúng sinh: cấu trúc Âm Dương !




__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 35 of 86: Đă gửi: 23 September 2010 lúc 4:44am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   "T́nh" quan trọng như vậy và cơ bản như vậy th́ quư tăng ni có cách ǵ để giải quyết chữ "t́nh" cho thỏa đáng ?

    Có một cách gọi là "thăng hoa". Ấy là t́nh yêu nam nữ được thăng hoa để trở thành "TÂM ĐẠI BI". Thăng hoa đến độ toàn bộ thân tâm đều được đại bi tâm chuyển hóa. Chuyển hóa đến độ toàn bộ thâm tâm người tu sĩ tỏa sáng, như thể trở thành hiện thân của đại bi tâm. Chữ "t́nh" được chuyển hóa trọn vẹn.

   Cũng tức là được thăng hoa trọn vẹn !




__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 36 of 86: Đă gửi: 23 September 2010 lúc 8:16am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen


   Tuy vậy, cách thăng hoa thật cao quư như vậy cũng đồng thời thật hiếm có. Cách thông thường để giải quyết chữ "t́nh" là cách "ĐOẠN DIỆT". Ấy là cắt đứt và loại bỏ chữ "t́nh".

   Sự đoạn diệt như vậy dễ khiến ta liên tưởng đến việc gây tê trong phẩu thuật. Có điều khác là việc gây tê th́ có tính nhất thời, c̣n sự đoạn diệt chữ "t́nh" th́ có tính chung quyết ! Nhà sư trong câu chuyện trên đă theo cách đoạn diệt chữ "t́nh". Và ông đă tự hào về thành quả đạt được:

   " Như thân cây già mọc trên tảng đá lạnh giữa mùa đông...!"

   Ôi, chớ chi ông sư nọ biết rằng chữ "t́nh" vốn trỏ về nguồn năng lượng rất cơ bản mà Tạo Hóa dành cho ! Nếu được phát triển đúng hướng th́ nó sẽ giống như nguồn nhựa cây phát triển thành hoa, thành trái. Đàng nầy nó lại bị "đoạn diệt" đi ! Nguồn năng lượng mà Tạo Hóa dành cho kia được tiêu dùng để làm công việc "đoạn diệt" đó ! Thật đáng tiếc !

   Do đó mà bà lăo đă tiếc ! Và nỗi tiếc của bà được bộc phát dưới dạng một cơn giận ! Và thật tội nghiệp cho túp lều : nó đă bị oan !




Sửa lại bởi nguyen nguyen : 23 September 2010 lúc 8:18am


__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 37 of 86: Đă gửi: 23 September 2010 lúc 6:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   10. TIẾNG VÔ THANH

   Cây tre tôi quư mến
Biểu tượng của ḷng bền
   Của trái tim b́nh dị.
Nhà tôi trong rừng sâu
Xin chớ dùng gạch vụn
   Gơ vào thân tre quư
Biết đâu tiếng động đó
Khuấy động tâm Thiền tăng!

                       Jakush





__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 38 of 86: Đă gửi: 02 October 2010 lúc 1:01am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   LỜI BÀN

   Cầm một miếng gạch vỡ gỏ lên thân tre. Thấy đó là một cử chỉ vô thưởng, vô phạt chăng ? Không phải thế ! Ắt là tre bị đau !

   Âm thanh phát ra từ miếng gạch gỏ lên thân tre sẽ vang xa và nghe được trong khoảng mươi thước ǵ đó chăng ? Có lẽ là như vậy ! Nhưng không phải chỉ có vậy !

   C̣n có tiếng vô thanh chuyên chở cái đau ḷng tre ! Và tiếng vô thanh nầy truyền đi đến vô hạn ! Nó đánh động và làm xao xuyến tâm từ bi vô hạn các Thiền tăng ! Mà có lẽ không phải chỉ có thế ! Trong chỗ " KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN ", ai biết được tiếng tre đau nầy vang vọng như thế nào và vang vọng đến đâu ! Cũng thế, đâu có ai biết được tâm từ bi của Thiền tăng phát ra khi hành Thiền và hồi hướng công đức về cho nhân loại th́ lan tỏa đến tận nơi đâu !




__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 39 of 86: Đă gửi: 06 October 2010 lúc 11:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   11. TRÚC XANH HOA VÀNG

   
   Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
   Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.

   (Trúc xanh hoa vàng không là ngoại cảnh
   Mây trắng trăng trong làm hiện lên cái toàn chân.)

                        Thiền Lăo Thiền sư


   LỜI BÀN

   Đó là lời của Thiền Lăo Thiền sư (Việt Nam, thế kỷ X-XI) đáp lại lời vua Lư Thái tông hỏi :

   - Hàng ngày ḥa thượng làm việc ǵ ?

   Ư tứ như vậy là đă rơ. Thiền sư đáp lời nhà vua, nói rằng tháng ngày ḿnh nhàn nhă vui thú cùng với trúc xanh và cúc vàng, mây trắng và trăng thanh. Nghe ra th́ đúng là phong cách của hàng cao nhân Lăo Trang vậy. Ấy là thong dong trong cảnh giới của thiên nhiên, ở đó vạn vật ḥa điệu cùng đại thể vũ trụ mà hiển bày tự tánh riêng của ḿnh. Như trúc xanh tự nhiên xanh, hoa vàng tự nhiên vàng, mây rất mây là mây trắng, trăng rất trăng là trăng thanh.

   Nói trúc xanh, hoa vàng, mây trắng, trăng thanh, ấy là để tượng trưng cho thiên nhiên. Và thiên nhiên là vậy, thông với thiên chân, tức là thông với cái chân thật cơ bản. Có thể thấy là như vậy.








__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 
nguyen nguyen
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 40 of 86: Đă gửi: 07 October 2010 lúc 3:57am | Đă lưu IP Trích dẫn nguyen nguyen



   Chợt nghiệm ra một điều : Ấy là con đường đến với thiên nhiên, như Thiền Lăo Thiền sư đến với thiên nhiên, là con đường " trở về ". Trở về từ cơi nhân gian với quá nhiều mệt mỏi v́ những lợi cùng danh ! Như kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ xưa cũng đă trở về.

   Chen chúc lợi danh đà chán ngắt,
   Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao.
   Chốn phồn hoa trót bước chân vào
   Sực nghĩ lại giật ḿnh bao kể xiết !

   Một sự trở về như vậy thường được xem như là từ chỗ đục mà trở về chỗ trong. Cũng nói là ĺa chỗ " trọc " mà về chỗ " thanh ". Thế nhưng có phải đó là ư của Thiền sư muốn nói ở đây ? Có thể là thế ! Mà cũng có thể là không chỉ có thế ! Th́ rơ ràng ra đó ! C̣n đó hai cụm vị ngữ : " phi ngoại cảnh " và " lộ toàn chân ".



   

__________________
GÓP NHẶT LÁ RỪNG
Quay trở về đầu Xem nguyen nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyen nguyen
 

<< Trước Trang of 5 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.1035 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO