Tác giả |
|
thienphu Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 77
|
Msg 21 of 80: Đă gửi: 12 September 2010 lúc 1:25am | Đă lưu IP
|
|
|
Trần B́nh Nam Trả Lời Rfa: Khéo Với Tq, Hay Nhu Nhược? Việt Báo Thứ Bảy, 9/11/2010, 12:00:00 AM
LTS. Khôn khéo hay nhu nhược? Có lợi hay bất lợi? Bài này nguyên khởi
là do Thanh Quang, phóng viên đài Á Châu Tự Do, phỏng vấn Trần B́nh Nam
Chung quanh lời tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh. Phát sóng trên RFA lần đầu tiên sáng Thứ Năm 9/9/2010 giờ Việt Nam. Bài lưu ở: http://www.tranbinhnam.com/binhluan/NguyenChiVinhBaKhong.htm. * Thanh
Quang: Thưa ông, tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ QPVN, bị nhiều
chỉ trích về hành động sai trái của ông ta trong quá khứ, nhất là liên
quan vụ Tổng Cục 2 và T4. Đặc biệt là gần đây nhất, ngay sau diễn tiến
tốt đẹp về mối quan hệ quốc pḥng Việt-Mỹ được nâng lên cấp thứ trưởng
lần đầu tiên, qua đó tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp gỡ Thứ trưởng Quốc pḥng
Mỹ Robert Shers, th́ ông Vịnh sang Bắc Kinh nhấn mạnh rằng VN “ủng hộ và
vui mừng” trước sự phát triển quốc pḥng của TQ, và cam kết chính sách
quốc pḥng “3 không” của VN mà chúng ta sẽ đề cập ở phần sau. Điều này
khiến nhiều ư kiến phẩn nộ, cho rằng tướng Vịnh nói riêng và Hà Nội nói
chung luồn cúi, nhu nhược trước Bắc Kinh và bỏ qua cơ hội khai thác sức
mạnh của Mỹ để bảo vệ tổ quốc. Nhưng trong bài viết hồi đầu tháng 9
này tựa đề “Một cách nh́n khác về Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc
Pḥng”, ông đă mở đầu rằng “…trong sự chuyển hướng chính sách trước mắt,
ông Nguyễn Chí Vịnh đă thi hành công tác ngọai giao/chính trị của Bộ
Chính trị đảng CSVN một cách ḥan hảo xứng hợp với chức vụ thứ trưởng Bộ
Quốc pḥng của ông”. Xin ông cho biết lư do ông lập luận như vậy? Trần
B́nh Nam: Tôi không có ngạc nhiên ǵ khi thấy có một số báo chí và một
số nhà b́nh luận hải ngoại chỉ trích tướng Nguyễn Chí Vịnh, là v́ ông ta
từng mang tiếng là thân Trung Quốc. Thân Trung Quốc đă trở thành cái
nhăn hiệu của ông ta. Nhưng nếu chúng ta tạm quên cái nhăn hiệu đó để
quan sát và phân tích động thái và lời lẽ của ông qua cuộc họp báo tại
Bắc Kinh ngày 25 tháng 8 vừa rồi th́ chúng ta phải công nhận rằng trước
những câu hỏi hắc búa của báo giới, ông Vịnh đă trả lời rất khôn khéo và
rất ngoại giao. Nội dung các câu trả lời của ông Vịnh đă xác định được
cái lập trường của Chính Phủ Việt Nam là không thiên về phe nào trong
hai phe Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thanh Quang: Trong thời gian gần đây
ngày càng có nhiều dấu hiệu khá rơ nét và đáng ngại là giới lănh đạo Hà
Nội tỏ ra quá mềm yếu, không bảo vệ được ngư dân Việt Nam, rồi sẵn sàng
nặng tay đối với người dân dám công khai phản đối Phương Bắc ngang ngược
lấn lướt Việt Nam, nhưng qua bài viết vừa nói của ông th́ ông lưu ư
rằng có dấu hiệu từ nhiều năm qua họ - tức cấp lănh đạo chóp bu của Đảng
CSVN - trăn trở t́m một con đường thoát nanh vuốt của Trung Quốc. Xin ông giải thích về điểm này ạ. Trần
B́nh Nam: Vâng, có một điều chúng ta cần nhận thấy là thế nước nhỏ đôi
khi rất khó khăn, nhất là giữa nước nhỏ như Việt Nam chúng ta bên cạnh
một nước lớn như Trung Quốc đang vươn lên để trở thành siêu cường. Nước
nhỏ cạnh nước lớn như vậy muốn yên thân th́ phải khôn khéo, giống như
ông cha chúng ta trong quá khứ có lúc rất mạnh có thể đánh Trung Quốc
nhưng vẫn phải khôn khéo với Trung Quốc như thường. Và càng phải khôn
khéo khi không có một đối trọng nào với Trung Quốc bên cạnh. Nhưng đôi
khi khéo quá th́ cũng trở thành nhu nhược như chúng ta đă thấy. Hà Nội
có vẻ nhu nhược đối với Trung Quốc trong các vụ tranh đất, tranh biển,
vụ nhượng mỏ bô-xít, vụ ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt nạt và không
được bảo vệ một cách thích đáng, vụ Hoàng Sa - Trường Sa, v..v. Nhưng
dưới cái bề ngoài rắc rối mọi bề đó chúng ta cũng ghi nhận được là Hà
Nội cũng đă từng trăn trở t́m con đường thoát hiểm. Về vấn đề này th́
giữa năm 2008 ông Giáo Sư Carl Thayer, thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Pḥng
Úc Châu, có viết một tài liệu, mà theo nội dung tài liệu đó th́ các hoạt
động t́m đường thoát hiểm của Việt Nam đối với Trung Quốc được bắt đầu
ngay sau khi Việt Nam tái thiết lập bang giao trong tư thế cầu cạnh
Trung Quốc, sau khi Khối Liên Xô sụp đổ, không c̣n chỗ dựa vào năm 1991.
Và sự t́m đường thoát hiểm này chuyển biến theo một nhịp độ nhanh hơn
kể từ Đại Hội X của Đảng CSVN năm 2006, nhất là sau chuyến thăm viếng
của Tổng Thống Bush và Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới
(WTO). Theo tài liệu đó, nói về nỗ lực thoát hiểm trong lĩnh vực
ngoại giao th́ từ tháng 11-1991 khi Việt Nam tái thiết lập bang giao với
Trung Quốc cho đến năm 2004 Việt Nam đă nỗ lực tối đa t́m kiếm đồng
minh và làm thân với nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Liên Bang Nga,
Hoa Kỳ, Pháp, Nam Dương (Indonesia), Singapore, Nhật Bản, Úc, ngay cả
những nước rất là nhỏ như Miến Điện (Myanmar), Ukraine, Ba Lan, v.v. và
đặc biệt trong láng giềng của ḿnh Việt Nam thắt chặt quan hệ quốc pḥng
với các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), nhất là
với Thái Lan và Phi Luật Tân (Philippines). Về mặt quốc pḥng th́ từ
năm 1991Việt Nam đă bắt đầu lo trang bị vũ khí và mua khá nhiều vũ khí
của Nga, và chẳng những của Nga mà c̣n mua vũ khí của Do Thái, của Nam
Hàn (Hàn Quốc). Và khởi điểm từ Đại Hội X của Đảng CSVN tháng Tư năm
2006, nhất là khi Tổng Thống Mỹ George W. Bush đến Hà Nội dự hội nghị
thưởng niên APEC cuối năm đó và sau khi Việt Nam vào WTO, theo tài liệu
của GS Carl Thayer, th́ trong nội bộ giới lănh đạo Hà Nội đă xuất hiện
hai khuynh hướng, một khuynh hướng bảo thủ tức là khuynh hướng cảnh giác
chính sách diễn biến ḥa b́nh của Hoa Kỳ, và một khuynh hướng khác gọi
là khuynh hướng hội nhập chủ trương ḥa ḿnh nhanh chóng vào kinh tế
toàn cầu, mà trong đó Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng. Và mới đây
nhất, từ tháng 7, sau hội nghị ARF tại Hà Nội, Ngoại Trưởng Hillary
Clinton đến đó và công bố chính sách mới của Hoa Kỳ tại Biển Đông, nh́n
những động thái của Việt Nam th́ thấy ngay rằng Việt Nam hết sức phấn
khởi trong sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ, chứng tỏ rằng Việt Nam
từng trăn trở t́m đường thoát hiểm khỏi nanh vuốt của Trung Quốc. Và đến
thời điểm này là thời điểm thuận lợi nhất v́ có thêm một đồng minh Hoa
Kỳ, mặc dù Hoa Kỳ hành động v́ quyền lợi của Hoa Kỳ. Nhưng khi hai bên
có những quyền lợi như nhau th́ có thể hợp tác và thỏa thuận với nhau
trong các công việc chung. Thanh Quang: Trở lại chính sách ba không
mà Việt Nam cam kết với Bắc Kinh, gồm (1) không tham gia các liên minh
quân sự hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, (2) không cho bất
kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, và (3) không dự vào nước
này để chống nước kia. Theo ông, chính sách quốc pḥng “ba không” đó
liệu có gây trở ngại cho sự hợp tác quân sự Việt - Mỹ không, và có mở
đường cho Bắc Kinh dễ lấn chiếm Việt Nam hơn hay không? Trần B́nh
Nam: Tôi không nghĩ như vậy. Chúng ta nên nhớ rằng trong thời gian Chiến
Tranh Lạnh, các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nhỏ phải sắp
hàng dưới hai chiếc dù, hoặc là chiếc dù Liên Bang Xô Viết, hoặc là
chiếc dù Hoa Kỳ, v́ vậy cho nên trong thời gian đó liên minh quân sự là
chuyện thông thường, Nhưng 20 năm qua, sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt
chúng ta thấy vấn đề liên minh quân sự rất ít được đặt ra v́ không có
nhu cầu đó. Trong bối cảnh đó chính sách “ba không” của Việt Nam hoàn
toàn không có tính chất ǵ chống Hoa Kỳ cả. Nó chỉ là một chính sách
thực tế, phù hợp với thực trạng thế giới hôm nay mà thôi. Chính sách
"ba không" đó theo tôi nhận xét là một chính sách cân đối, khôn ngoan,
phù hợp với thế đứng và quyền lợi của Việt Nam hiện nay. Việt Nam không
cần phải chính thức liên minh quân sự với Hoa Kỳ mới được bảo vệ. Nếu bị
Trung Quốc tấn công một cách vô cớ th́ Hoa Kỳ và thế giới với lời yêu
cầu chính thức của Việt Nam vẫn có thể đến giúp đỡ như thường. Và
chúng ta nên để ư cách phát biểu của ông Nguyễn Chí Vịnh khi ông nói về
chính sách "ba không" . Ông Vịnh đă nói như thế này: "Về phần Việt Nam,
chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ", nhưng
ngay sau đó ông nhấn mạnh rằng "không chỉ với Mỹ mà Việt Nam sẽ không
trở thành đồng minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào", th́ rơ ràng ư của
ông Nguyễn Chí Vịnh là chính sách "ba không" là không với cả Hoa Kỳ và
Trung Quốc, và do đó chính sách này không thể được xem là chính sách
chống Hoa Kỳ mà cũng không nên xem đây là chính sách thân Trung Quốc. Chính
sách "ba không" sẽ không gây trở ngại cho các chương tŕnh trao đổi
quân sự hiện có giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, và cũng không tạo thêm điều
kiện nào dễ dăi để cho Bắc Kinh lấn chiếm Việt Nam cả. Thanh Quang:
Và sau cùng, thưa ông, khi lên tiếng với Đài Tiếng Nói Việt Nam thường
trú tại Bắc Kinh th́ Tướng Nguyễn Chí Vịnh có nói rằng Việt Nam và Trung
Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ đại cục tốt đẹp cho nên trước sự
phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc pḥng, Việt Nam
ủng hộ và vui mừng, sự ủng hộ ấy phát xuất từ mong muốn và niềm tin rằng
Trung Quốc sẽ không sử dụng sức mạnh của ḿnh để làm phương hại tới chủ
quyền và lợi ích của các nước khác, và cũng không sử dụng sức mạnh ấy
làm phương hại tới ḥa b́nh và ổn định của khu vực và thế giới. Thưa
ông, liệu sự mong muốn và niềm tin như vậy của Tướng Nguyễn Chí Vịnh có
mâu thuẫn với thực tại là Trung Quốc đă và đang gây phương hại tới chủ
quyền và lợi ích của Việt Nam và sẵn sàng xử dụng sức mạnh khiến đe dọa
tới ḥa b́nh và ổn định trong khu vực và trên thế giới không ạ? Trần
B́nh Nam: Vâng, tôi nghĩ lời ông Nguyễn Chí Vịnh dùng là "mong muốn và
tin tưởng" một nước lân bang có nền quốc pḥng vững mạnh để bảo vệ ḥa
b́nh, th́ đó là ngôn ngữ ngoại giao thông thường thôi, không có tính
cách ǵ gọi là xu phụ hay là làm yếu kém tư thế của Việt Nam. Hơn nữa,
khi nói về sức mạnh quốc pḥng của Trung Quốc có thể đóng góp cho những
công việc hữu ích của thế giới th́ ông Vịnh nói rằng ông mong muốn Trung
Quốc sẽ dùng sức mạnh quốc pḥng này để tham gia tích cực vào các việc
cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa. Ông Vịnh nghĩ rằng đó quả thực là
một điều tốt cho cả Trung Quốc lẫn khu vực. Việc dùng sức mạnh quốc
pḥng như vậy thật sự hữu ích cho ḥa b́nh thế giới và ổn định khu vực,
như chúng ta nhớ Hoa Kỳ đă từng làm, đặc biệt trong vụ sóng thần tsunami
đánh vào Indonessia và Thái Lan cách đây vài năm. Hoa Kỳ đă triển khai
quân đội để tiếp tế lương thực, thuốc men, mùng mền cho các nạn nhân ở
đó. Và Việt Nam, theo cách phát biểu của ông Nguyễn Chí Vịnh, chỉ mong muốnTrung Quốc sử dụng sức mạnh quốc pḥng như vậy mà thôi. Nhân
đây tôi cũng muốn nói rộng một điều là trong câu trả lời của ông Nguyễn
Chí Vịnh ông dùng từ là "phát triển quốc pḥng của Trung Quốc" và "quan
hệ quốc pḥng giữa Việt Nam và Trung Quốc", nhưng rất tiếc trong bản
tin sớm nhất bằng Anh Ngữ của Tân Hoa Xă phổ biến ngay trong ngày hôm
đó, ngày họp báo, tức ngày 25 tháng 8, th́ Tân Hoa Xă đă cố t́nh viết
chệch ra là "phát triển quân sự" và làm cho dư luận thế giới hiểu lầm
quan điểm của Việt Nam. Trong ngôn ngữ ngoại giao th́ "phát triển
quốc pḥng" và "phát triển quân sự" có ư nghĩa khác nhau. Phát triển
quốc pḥng có thể bao gồm các lănh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự và
nó có tính tự vệ, trong khi phát triển quân sự có tính “phóng tầm sức
mạnh” ra ngoài và đe dọa lân bang. Qua sự cầm nhầm chữ này trong bản
tin Anh Ngữ của Tân Hoa Xă rơ là Trung Quốc cố ư nhập nhằng để cho thế
giới thấy Việt Nam chỉ "ba không" với Hoa Kỳ nhưng lại ủng hộ sự phát
triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Tôi nghĩ đây là một sự cầm nhầm
cần phải được đính chính. Thanh Quang: Xin cảm ơn nhà b́nh luận Trần B́nh Nam.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienphu Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 77
|
Msg 22 of 80: Đă gửi: 14 September 2010 lúc 12:36am | Đă lưu IP
|
|
|
Sửa Hiến pháp: quy mô sẽ lớn hơn lần trước
Cập nhật lúc 17:46, Thứ Hai, 13/09/2010 (GMT+7)
-
Đáp lời một chuyên gia quốc tế hỏi về thời điểm, lộ tŕnh sửa Hiến
pháp, ông Nguyễn Văn Quyền, Trưởng ban thư kư Ban chỉ đạo cải cách tư
pháp Trung ương nói, việc trước mắt là tổng kết Hiến pháp năm 1992. Sẽ
lập Hội đồng sửa Hiến pháp. Quy tŕnh sẽ rất chặt chẽ "không phải do Bộ
Chính trị hay ai đó quyết định".
>> Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp
Diễn đàn Đối tác pháp
luật về tăng cường tiếp cận công lư do UNDP tổ chức hôm nay tập trung
thảo luận quanh các thành tựu thực hiện chiến lược cải cách pháp luật.
Trong phần thảo luận ngắn, các chuyên gia quốc tế rất quan tâm đến lộ
tŕnh sửa đổi Hiến pháp 1992.
Yêu cầu cấp bách
|
Ông Lê Hồng Hạnh: Cả xă hội và cấp cao nhất đều nhận thức được vấn đề. Ảnh: website Bộ Tư pháp |
Ông Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện khoa học pháp lư,
Bộ Tư pháp khi tŕnh bày dự thảo báo cáo Chính phủ sơ kết triển khai
Nghị quyết 48 Bộ Chính trị đă khẳng định "nguyên tắc quyền lực nhà
nước thống nhất, có sự phân công giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp chưa
cụ thể hóa trong Hiến pháp, chưa xây dựng cơ chế kiểm soát giữa các cơ
quan quyền lực".
Một số quyền cơ bản của
công dân được Hiến pháp quy định song chưa cụ thể hóa như quyền biểu
t́nh, quyền lập hội, được thông tin, được bảo vệ bí mật đời tư, dân chủ
trực tiếp...
Ông Hạnh cho rằng, tổ
chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1992 đă và đang bộc lộ
nhiều bất cập. Trong lúc các chủ trương cải cách đúng đắn đă bị giới
hạn trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp nên chỉ mang tính t́nh thế,
chưa giải quyết triệt để các khiếm khuyết.
Viện trưởng Viện khoa học pháp lư đề xuất Bộ Chính trị tổ chức hội nghị Trung ương về sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992.
Trả lời câu hỏi của chuyên gia quốc tế về thời điểm sửa, ông Hạnh nói "đây là yêu cầu cấp bách, cả xă hội và cấp cao nhất cũng đều nhận thức được vấn đề".
Nhưng sửa đến đâu, theo ông Hạnh, phụ thuộc vào việc tổng kết Hiến pháp cũ: "Nếu thực tiễn đ̣i hỏi, th́ việc sửa Hiến pháp yêu cầu quy mô rộng lớn hơn. Quy mô của nó có lẽ sẽ lớn hơn so với năm 2001".
Cải cách: Phải thoát khỏi sức ỳ
Vấn đề cốt tử nhất cần thay đổi thời gian tới, theo ông Lê Hồng Hạnh, là tổ chức bộ máy và phân công quyền lực.
Về điểm này, chuyên gia
cao cấp Viện nghiên cứu lập pháp Trần Ngọc Đường phân tích kỹ hơn. Ông
Đường cho rằng vẫn c̣n mảng trống về kiểm soát quyền lực nhà nước, cả cơ
chế tự kiếm soát nội bộ cũng như để Đảng, nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước nhằm pḥng chống sự tha hóa quyền lực.
|
Ông Trần Ngọc Đường: Những thiết chế không phù hợp tư duy mới th́ không nên luyến tiếc, níu kéo t́m cách giữ lại |
Trong nghiên cứu chuyên
sâu về thực trạng bộ máy, ông Trần Ngọc Đường cho rằng, quy định của
Hiến pháp 1992 về quyền hạn chính phủ c̣n nặng tư duy quan liêu bao cấp,
liệt kê cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn dẫn đến một Chính phủ thụ động,
thiếu sáng tạo.
"Bắt bệnh" nguyên nhân
tŕ trệ, ông Đường nói, tổ chức bộ máy vốn là công việc được tiến hành
thận trọng cùng với lợi ích cục bộ, giữa cấp tiến và bảo thủ chỉ cách
nhau một bước nhỏ, khó phân biệt. Nên đôi khi, việc đổi mới bị chậm trễ.
Mục tiêu chung là xây
dựng nhà nước pháp quyền nhưng khi bắt tay thực hiện, các nhà quản lư
vẫn luyến tiếc và bị níu kéo bởi mô h́nh kế hoạch hóa quan liêu bao cấp.
"Nếu không có người
thật sự am hiểu, dám vượt lên chính ḿnh để quyết đoán th́ công việc cứ
giậm chân tại chỗ. Sức ỳ của tổ chức bộ máy theo lối cũ là sức ỳ lớn nếu
không có quyết tâm", ông Trần Ngọc Đường khẳng định.
Đáng chú ư, nhiều lĩnh
vực về quyền con người, quyền công dân c̣n làm h́nh thức, chưa đảm bảo
để công dân bảo vệ quyền và lợi ích.
Về lâu dài, ông Đường mong muốn việc sửa Hiến pháp tập trung vào tổ chức bộ máy, "những thiết chế không phù hợp tư duy mới th́ không nên luyến tiếc, níu kéo t́m cách giữ lại".
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienphu Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 77
|
Msg 23 of 80: Đă gửi: 14 September 2010 lúc 3:36pm | Đă lưu IP
|
|
|
Phải tái lập quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang (DR)
Việc sửa đổi bản Hiến pháp 1992 đă được bàn thảo nhiều lần và
một trong những vấn đề mấu chốt được nêu lên, đó là quyền phúc quyết
Hiến pháp của người dân, đă được quy định trong bản Hiến pháp 1946. Đây cũng là chủ đề phỏng vấn của RFI với ông Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội.
Trong phiên họp vào cuối tháng 8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội Việt Nam cho biết là việc sửa đổi Hiến pháp có thể diễn ra ngay
trong kỳ họp thứ tám Quốc hội Việt Nam, sẽ khai mạc ngày 20/10 tới. Hiện
giờ chưa rơ là Hiến pháp sẽ được sửa đổi theo hướng nào. Theo một đại
biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp lần này dường như chỉ mang tính
chất “đối phó”, tức là “hợp hiến hóa” quyết định bỏ Hội đồng các cấp
quận, huyện, phường, trước khi diễn ra bầu cử vào năm tới. Như vậy, có
thể là Hiến pháp Việt Nam sẽ không được sửa đổi sâu rộng, như mong muốn
của nhiều người.
Nếu không tính đến các bản Hiến pháp Việt Nam Cộng Ḥa ở miền Nam
trước năm 1975, th́ kể từ năm 1946 đến nay, Việt Nam đă có bốn bản Hiến
pháp, 1946, 1959, 1980 và 1992. Việc sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992 đă
được đề cập đến nhiều lần và đă là đề tài của nhiều cuộc hội thảo khác
nhau. Gần đây nhất, ngày 3/8 tại Đà Nẳng, Viện Nghiên cứu lập pháp của
Quốc hội và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức một
cuộc hội thảo về đề tài “Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết việc
thi hành Hiến pháp năm 1992”.
Tại cuộc hội thảo này, một trong những vấn đề chủ yếu đă được đặt ra
đó là quyền của người dân trong việc phúc quyết Hiến pháp. Hiến pháp năm
1946 có ghi rằng "quyền lập Hiến hoàn toàn thuộc về toàn dân, mà trực
tiếp là cử tri cả nước", nhưng sau các lần sửa đổi vào các năm 1959,
1980 và 1992, Hiến pháp lại quy định là "Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp", mà Quốc hội lại cũng là cơ
quan lập pháp. Như ông Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc hội đă nói trên
báo Tuần VietnamNet ngày 24/6, sau những lần thay đổi Hiến pháp, người
dân Việt Nam đă mất quyền làm chủ đích thực v́ Quốc hội thay mặt cho dân
làm chủ. Cũng theo ông Nguyễn Văn An, Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập
pháp, th́ chẳng khác nào vừa đá bóng vừa thổi c̣i.
Tại cuộc hội thảo ở Đà Nẳng, Tiến sĩ Tường Duy Kiên, Viện nghiên cứu
quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia ***,
cũng cho rằng khi sửa Hiến pháp phải làm rơ quyền của người dân tham gia
quyết định Hiến pháp và các việc trọng đại của đất nước bằng h́nh thức
trưng cầu dân ư.
Trong bài viết nhân kỷ niệm 65 năm quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, viết đúng ngày 2/9 và được đăng trên mạng Bauxite Việt Nam
ngày 8/9, tác giả Vũ Trọng Khải nhấn mạnh rằng : "Hiến pháp chỉ có giá
trị khi đă được toàn dân phúc quyết. Quyền phúc quyết Hiến pháp của
người dân là thể hiện quyền làm chủ cao nhất và trực tiếp, được gọi là
“quyền lập hiến” của người dân, trong đó, không một giai cấp, tầng lớp
nào của dân tộc lại được coi là nền tảng của thể chế chính trị Việt Nam
dân chủ cộng ḥa. Nói cách khác, quyền phê duyệt Hiến pháp là quyền của
người dân, không phải của Quốc hội, như quy định trong các Hiến pháp
1959, 1980 và 1992 của nước ta. C̣n các đạo luật khác thuộc thẩm quyền
phê chuẩn của Quốc hội, với mục đích duy nhất là để thực thi có hiệu quả
nội dung của bản Hiến pháp."
Theo ông Vũ Trọng Khải, « cơ cấu bộ máy nhà nước cộng ḥa dân chủ do
Hiến pháp quy định bao giờ cũng bao gồm 3 bộ phận, 3 nhánh quyền lực:
Quyền lập pháp (Quốc hội), Quyền hành pháp (Chính phủ) và Quyền tư pháp
(Ṭa án). Chỉ có toàn dân, thông qua quyền lập hiến của ḿnh, mới có
quyền phân chia quyền lực cho 3 nhánh đó sao cho hạn chế đến mức cao
nhất sự lạm quyền của mỗi nhánh quyền lực. Không ai có quyền thay thế
toàn dân đứng ra để phân chia hay phân công quyền lực cho 3 nhánh đó của
cơ cấu bộ máy nhà nước. Hoạt động của cả 3 nhánh quyền lực chỉ duy nhất
v́ mục đích thực thi Hiến pháp, do toàn dân phúc quyết, một cách có
hiệu quả mà thôi. Đó chính là tính thống nhất của bộ máy nhà nước do
Hiến pháp quy định. »
Trong bài viết tựa đề « Từ phúc quyết Hiến pháp đến trưng cầu chính sách », cũng được đăng trên mạng Bauxite Việt Nam
ngày 3/9, tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương, từ Cộng ḥa Liên bang Đức, viết
rằng : « Phúc quyết chính là dân chủ trực tiếp, h́nh thức cao nhất của
dân chủ; áp dụng đối với Hiến pháp là bước đi đầu tiên khẳng định nguyên
lư đó ». Theo ông, « ở nước ta Hiến pháp quy định Đảng nắm vai tṛ lănh
đạo, v́ vậy Đại hội Đảng sắp tới là cơ hội 5 năm 1 lần để thực hiện đ̣i
hỏi phúc quyết Hiến pháp đang đặt ra cấp thiết nhất cho đất nước, một
phần sửa đổi đă được quốc hội sớm nhận thức và chuẩn bị, rất cần nhân
dân cả nước, từng người một, phải phát huy vai tṛ chủ nhân không ai
thay được của ḿnh, đóng góp ư kiến phúc quyết, sửa đổi Hiến pháp, cho
Đại hội, nếu không sẽ lại “bỏ lỡ mất cơ hội”.
Bên cạnh vấn đề quyền phúc quyết của người dân, Hiến pháp hiện hành
của Việt Nam cũng có nhiều điểm khác phải sửa đổi. Tại cuộc hội thảo ở
Đà Nẳng ngày 3/8, ông Nguyễn Đ́nh Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, nhận
định rằng, « khi quy định việc tổ chức bộ máy Nhà nước, Hiến pháp 1992
vẫn c̣n rất lạc hậu, gần như không có thay đổi nhiều so với Hiến pháp
1980, tức là vẫn chưa có sự phân công phối hợp giữa ba nhánh quyền lực :
lập pháp, tư pháp, hành pháp ».
Về phần Giáo sư Trần Ngọc Đường, chuyên gia cao cấp của Viện nghiên
cứu lập pháp của Quốc hội, th́ nhận xét là trong khi nền kinh tế Việt
Nam đă mở cửa và hội nhập, bộ máy Nhà nước của Việt Nam c̣n quá kín,
thiếu công khai, minh bạch, khiến bộ máy đó đi vào t́nh trạng tha hóa
trầm trọng. Theo giáo sư Đường, bản thân Hiến pháp 1992 có nhiều mâu
thuẩn, tức là tuy chương một nói là có sư phối hợp phân công giữa ba
nhánh quyền lực : lập pháp, tư pháp, hành pháp, nhưng chương sau lại
không nói rơ cơ quan nào là hành pháp, cơ quan nào là tư pháp !
Là người cũng đă có nhiều bài đóng góp về vấn đề sửa đổi Hiến pháp, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội đă dành cho RFI một cuộc phỏng vấn về đề tài này :
RFI : Kính thưa ông Nguyễn Thanh Giang, khi bàn về
cải tổ Hiến pháp Việt Nam, người ta thường nhắc đến Hiến pháp năm 1946
cho rằng đây là Hiến pháp tiến bộ hơn cả. Ư kiến của ông thế nào?
Nguyễn Thanh Giang : Hiến pháp năm 1946 được xem là
bản Hiến pháp tiến bộ hơn cả so với tất cả các bản Hiến pháp của Việt
Nam v́ bản Hiến pháp này đă được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản sau
đây :
- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống ṇi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
- Đảm bảo các quyền tự do, dân chủ trong đó có quyền b́nh đẳng về kinh
tế, chính trị, văn hóa ( điều 6 ), quyền b́nh đẳng trước pháp luật (
điều 7 ), quyền tự do ứng cử và bầu cử ( điều 18), ….
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ của nhân dân do nhân dân, và v́ nhân dân.
Ngay tại Điều 1 - Chương I Hiến pháp đă ghi rơ: " Nước Việt Nam là
một nước dân chủ cộng ḥa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể
nhân dân Việt Nam, không phân biệt ṇi giống, gái trai, giàu nghèo, giai
cấp , tôn giáo". Điều này có ư nghĩa như một nguyên lư thể hiện tư
tưởng quan trọng của bản Tuyên ngôn Độc lập mồng 2 tháng 9 mà ai cũng
biết bản Tuyên ngôn ấy được mở đầu bằng một câu trích trong Tuyên ngôn
Độc lập của Hoa Kỳ.
Hiến pháp năm 1946 thể hiện rơ những yếu tố pháp quyền nổi lên trên
nguyên tắc quyền lực và tổ chức quyền lực. Bản Hiến pháp này do Hồ chủ
tịch trực tiếp làm trưởng ban soạn thảo và đă vận dụng một cách tương
đối nhuần nhuyễn những thành tựu của tiến tŕnh lập hiến ngót 200 năm
của thế giới lúc bấy giờ.
Tinh thần xây dựng nhà nuớc pháp quyền ở đây thực ra đă được khới
xướng cách đây ngót trăm năm khi cụ Phan Châu Trinh, trong bài diễn
thuyết " Quân trị và dân trị chủ nghĩa " tại Hội Khuyến học Sài G̣n đă
vạch ra chủ trương: "Trong nước có Hiến pháp, ai cũng phải tôn trọng
Hiến pháp, cái quyền của chính phủ cũng bởi Hiến pháp quy định cho, lười
biếng không được mà dẫu có muốn áp chế cũng không chỗ nào tḥ ra được.
Vả lại, khi có điều ǵ vi phạm đến pháp luật th́ người nào cũng như
người nào, từ ông tổng thống cho đến một người nhà quê cũng chịu theo
pháp luật như nhau ".
Một điểm ưu việt nữa: không lệ thuộc vào Hiến Pháp 1918 của nước Nga
Xô viết quy định mọi tài sản tư hữu của địa chủ và tư sản đều bị quốc
hữu hóa, Hiến pháp 1946 của Việt Nam vẫn bảo vệ quyền tư hữu của công
dân. Điều 12 - Hiến pháp 1946 ghi : "Quyền tư hữu tài sản của công dân
Việt Nam được bảo đảm ".
Đáng tiếc là, các bản Hiến pháp sau đó, được ban hành vào các năm
1959, 1980, 1992 v́ nhuốm đậm tư tưởng Mác Lênin, lấy chuyên chính vô
sản và tập trung dân chủ thay cho dân chủ pháp trị nên ngày càng thoái
bộ. Ngay cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng nhận xét: " Hiến pháp
được sửa đổi, bổ sung sau này là theo khuôn mẫu của cộng ḥa Xô Viết, nó
không gần với những khuôn mẫu chung của thế giới và có một số quy định
cốt lơi lại xa rời với Hiến pháp năm 1946 ".
RFI : Thưa ông Nguyễn Thanh Giang, trong các cuộc hội
thảo gần đây, nhiều người đă nêu lên vấn đề tái lập quyền phúc quyết
Hiến pháp của người dân. Theo ông, Hiến pháp có cần phải được thông qua
bằng trưng cầu dân ư hay không?
Nguyễn Thanh Giang: Đề cập đến vấn đề này, cựu Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đă đưa ra được những ư tưởng đáng chú ư: "
Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng
trong toàn dân... Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến
pháp lần này th́ đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh
mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước…. ".
Tuy nhiên, tôi không đồng ư với chữ “ nếu ” mà đề nghị thay bằng chữ
“ phải ”: “ Nhân dân phải được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến
pháp ”.
Điều 70 Hiến pháp 1946 quy định : “ Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây :
1) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu
2) Nghi viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi
3) Những điều thay đổi khi đă được Nghi viện ưng thuận th́ phải đưa ra toàn dân phúc quyết ” .
Hiến pháp 1992 cũng như Hiến pháp 1959, 1980 về h́nh thức đă không
theo quy định của Hiến pháp đầu tiên, mà có thiếu sót hết sức nghiêm
trọng là không đưa ra “ toàn dân phúc quyết ”, tức là không “ trưng cầu
dân ư ”.
V́ Hiến pháp 1946 là hiến pháp lập quốc, nên theo nguyên tắc lập
hiến, các bản hiến pháp kế thừa phải tuân thủ các điều khoản cơ bản của
hiến pháp nguyên thủy.
Bởi vậy, tôi xin nhắc lại: Không cần xin, không cần đề nghị, không
cần “ nếu ” mà khẳng định chắc chắn là “ phải ” đưa ra trưng cầu dân ư
bản Hiến pháp sửa đổi. Đảng CSVN tự xưng là đảng cầm quyền, là lănh đạo
toàn diện th́ phải biết và nghiêm túc thực hiện điều này. Nếu không làm
như vậy tức là Đảng vi hiến và phạm pháp.
RFI : Trong Hiến pháp mới, vai tṛ của Đảng CS, hay
nói chung là của các chính đảng ( nếu sau này có đa đảng ) phải là như
thế nào? Nói cách khác, có nên sửa điều 4 Hiến pháp hay không?
Nguyễn Thanh Giang : Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi,
nhiều vị đại biểu Quốc hội đă đề nghị cần sửa một cách cơ bản một số
điều của Hiến pháp hiện hành để có thể cải cách các Luật Tổ chức Quốc
hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Ṭa án nhân dân ....
Ở đây tôi lại đề nghị thay chữ “ cần ” bằng chữ “ phải ”. Phải sửa đổi Hiến pháp 1992 bởi lư do cơ bản sau đây:
Bản Hiến pháp hiện hành chưa hề được nhân dân phúc quyết, tức là bản
Hiến pháp đó bất chính, Hiến pháp mà lại vi hiến, mà phản Hiến pháp ! Có
vấn đề nghiêm trọng như vậy nên vấn đề nghiêm túc đặt ra là: sửa hay bỏ
nó đi để xây dựng Hiến pháp mới ?
Nếu chỉ sửa th́ phải sửa một cách cơ bản chứ không chỉ “ sửa một số
điều ”. Đây là ước nguyện của nhân dân, là mệnh lệnh của Tổ quốc. Nhưng
rồi, Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay với những người chủ tŕ kiểu như
ông Nguyễn Phú Trọng th́ liệu có làm được không ? Tôi thất vọng khi nghe
cựu bộ trưởng tư pháp, tiến sỹ Nguyễn Đ́nh Lộc phàn nàn rằng ngay cả
bản Cương lĩnh Đảng sửa đổi cũng được làm không ra ǵ. Ông Nguyễn Đ́nh
Lộc nhận xét rằng cương lĩnh ĐCSVN sửa đổi không những không khá hơn mà
c̣n là “ một bước lùi ” !
Muốn sửa đổi cơ bản để có được một bản hiến pháp chân chính th́ trước hết phải thay đổi tư duy triết lư về hiến pháp.
Hiến pháp là ǵ ? Hiến pháp là một hợp đồng giữa chính quyền và người
dân theo đó quyền cai trị của chính quyền do người dân trao cho; là khế
ước cơ bản giữa chính quyền và xă hội dân sự. Phải từ bỏ tư duy áp đặt:
“ Hiến pháp là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng ”.
V́ sao phải xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp?
Đối với Đảng tôi cho rằng “ nên ” xóa bỏ, v́ Điều 4 làm mất thanh
danh của Đảng. Một Đảng tự xưng là “ đội tiền phong đại diện cho ư chí
và nguyện vọng của nhân dân ”, là “ ngôi sao sáng nhất trong muôn v́ sao
” mà phải dựa vào sự cưỡng bức của một điều luật và nghĩ rằng buông nó
ra tức là tự sát th́ c̣n ǵ đáng xấu hổ cho bằng !
Đối với lẽ phải, với công lư, với danh dự của đất nước và của chính
những đảng viên ĐCSVN có ḷng tự trọng th́ “ phải ” xóa bỏ Điều 4.
Điều trớ trêu là, Điều 4 c̣n dẫm đạp lên nhiều điều khác trong chính
bản Hiến pháp 1992. Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi: “ Đảng Cộng sản Việt Nam,
đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng ***, là lực lượng lănh đạo
Nhà nước và xă hội ”. Trong khi Điều 2 của chính Hiến pháp này ghi: “
Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,
v́ nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ”.
Điều 2 xác định Việt Nam là một nước dân chủ theo định nghĩa của tổng
thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln: “ Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà
chính quyền của dân, do dân, v́ dân ”. Điều 4 lại khẳng định “ Đảng
CSVN là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội ”. Vậy tức là đảng chủ, là
chính quyền của Đảng, dân của Đảng, dân phải v́ Đảng. Rơ ràng Điều 4
chống lại Điều 2.
Điều 15 Hiến pháp hiện hành ghi: “ Nhà nước thực hiện nhất quán chính
sách phát triển kinh tế thị trường …” trong khi Điều 4 ghi: “ Đảng CSVN
theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng *** ….”. Kinh tế thị
trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trinh độ cao trong khi chủ nghĩa
Mác nói chung không thừa nhận kinh tế hàng hóa và chủ trương xoá bỏ sở
hữu tư nhân. Rơ ràng Điều 15 “ bất đồng chính kiến ” với Điều 4.
Tóm lại, trước t́nh h́nh lănh đạo Đảng đă tha hóa, biến chất tệ hại,
nguy cơ xâm lăng của ngoại bang đang hiển hiện, xă hội đang nhiễu
nhương, bệnh hoạn; hăy nghiêm túc xem xét để xây dựng Hiễn pháp mới hoặc
sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản để góp phần xây dựng một đất nước
Viêt Nam giầu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
RFI : Xin cám ơn ông Nguyễn Thanh Giang.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đaicoviet Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 436
|
Msg 24 of 80: Đă gửi: 15 September 2010 lúc 1:06pm | Đă lưu IP
|
|
|
Việt Nam giữa cuộc xung đột Mỹ-Hoa
Thursday, August 26, 2010
Ngô Nhân Dụng
Trong nước Mỹ có hai phái, một bên là những người tin rằng không thể nào xẩy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc; bên kia nghĩ ngược lại.
Tiêu biểu cho phe thứ nhất là Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh Ṭa Bạch Ốc dưới thời Tổng Thống Carter. Năm 2005, trong một cuộc tranh luận về vấn đề này, Brzezinski chủ tŕ rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc không thể nào xẩy ra. Lư do chính là khả năng quân sự của Trung Quốc c̣n rất yếu: 40 năm sau khi chế được bom nguyên tử, Trung Quốc mới chỉ có 24 hỏa tiễn đạn đạo để phóng đi, so với hơn ngàn hỏa tiễn của Mỹ, chưa kể các phi đạn phóng đi từ tầu ngầm có khả năng phóng vài ngàn bom, và vài ngàn bom khác sẵn sàng được B52, B-1, B-2 đem đi ném. Vũ khí nguyên tử chính là một yếu tố khiến các cường quốc không đánh nhau, v́ chiến tranh sẽ khiến hai bên đều bị hủy diệt. Cũng như trong thời chiến tranh lạnh Nga với Mỹ không thể đánh nhau được.
Nhưng lư luận chính của ông Brzezinski là Trung Quốc không thể gây chiến v́ chẳng có lợi ǵ nếu chiến tranh xẩy ra. Chiến tranh bùng nổ, dù chỉ trong phạm vi giới hạn, th́ tất cả ḍng tiếp liệu cho kinh tế Trung Quốc sẽ bị cắt. Bốn phần năm nhu cầu năng lượng của nước Tầu tùy thuộc con đường thủy đi qua eo biển Malacca nằm giữa Singapore và Indonesia. Eo biển này đang do hải quân Mỹ kiểm soát với sự thỏa thuận của các quốc gia trong vùng. Khi lâm chiến với Mỹ, cả nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ngưng trệ.
Người đối đáp với ông Brzezinski là Giáo Sư John Mearsheimer thuộc Đại Học Chicago, tiêu biểu cho khuynh hướng thứ hai, nghĩ là chiến tranh Mỹ Hoa có thể xẩy ra. Mearsheimer nhấn mạnh kinh nghiệm lịch sử, các quốc gia có thể gây chiến hoàn toàn v́ lư do chính trị, trái ngược với quyền lợi kinh tế của họ. Năm 1913, Anh Quốc là thị trường lớn nhất cho hàng xuất cảng của Đức. Ngoại thương chiếm vai tṛ quan trọng trong kinh tế các nước này, chiếm 52% tổng sản lượng nội địa của Anh, 38% của Đức và 54% của Pháp; ngoại thương giữa ba nước này đă tăng 65% trong 10 năm. Nhưng sau vụ ám sát Archduke Franz Ferdinand, súng đă nổ và kéo dài 4 năm.
Lư luận chính của Mearsheimer là: Các cường quốc đều t́m cách trở thành bá chủ. Nếu không có khả năng bá chủ thế giới th́ nước nào cũng muốn làm bá chủ một vùng, biến thành “sân sau” hay “ao nhà” của họ. T́nh tự dân tộc là động cơ chính trị mạnh nhất khiến cho các chính phủ khi gây chiến, dù họ theo chế độ dân chủ hay độc tài. Mearsheimer cho rằng trong ṿng 25 năm nữa, Trung Quốc sẽ phải chiếm lại Đài Loan. Mà muốn đạt mục tiêu đó th́ trước hết họ phải làm chủ cả miền Tây Thái B́nh Dương.
Trong thế kỷ 19, Tổng Thống Monroe nước Mỹ đă dùng lư luận tương tự để đẩy các cường quốc Âu Châu ra khỏi Châu Mỹ La Tinh. Thời 1930 Nhật Bản đă lư luận giống như vậy khi muốn đuổi các thế lực Âu Mỹ ra khỏi Châu Á và Trung Hoa, để Nhật làm bá chủ. Khi các người lănh đạo Trung Quốc thấy họ cần động viên ḷng ái quốc của dân chúng để tránh những vụ phản đối v́ kinh tế đi xuống và bất công xă hội th́ họ sẽ đưa ra “chủ thuyết Monroe” của chính họ. Do đó, Trung Quốc nhất thiết sẽ t́m cách đẩy Mỹ ra khỏi “ao nhà” của họ ở vùng Á Đông. Điều này không có nghĩa là họ muốn gây một cuộc Đại Chiến Thứ Ba. Nhưng muốn làm chủ cái “ao nhà” của họ, họ sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến cục bộ. Trong lúc đó, Mỹ cũng như Nhật Bản, Nam Hàn và các nước Đông Nam Á như Việt Nam sẽ không thể chấp nhận cho Trung Quốc thực hiện ư định này. Cho nên, chiến tranh không tránh khỏi.
Zbigniew Brzezinski đă bác bỏ ư kiến trên. Ông hỏi nếu nước Mỹ rời bỏ vùng Á Đông, hoặc bị đẩy ra khỏi vùng này, th́ Nhật Bản có ngồi yên hay không? Nước Nhật sẽ tái vũ trang trước khi sự kiện đó xẩy ra. Nhật Bản dư sức chế tạo bom nguyên tử và hỏa tiễn phóng bom. Brzezinski chỉ nói đến nước Nhật, nhưng chúng ta biết c̣n các quốc gia khác nữa. Nam Hàn cũng dư sức chế bom hạt nhân, Đài Loan cũng vậy. Các quốc gia này đang bị cả Trung Quốc lẫn Mỹ “hợp tác ngầm với nhau” ngăn cản họ không được làm bom nguyên tử. Các nước này chấp nhận v́ họ đang được cái dù nguyên tử của Mỹ bảo vệ. Nhưng nếu đứng trước nguy cơ Trung Quốc đẩy Mỹ và cái dù của Mỹ ra khỏi vùng Á Đông, chắc chắn các nước trên sẽ phải lo tự vệ. Họ sẽ hành động ngay trước khi mối lo đó thành sự thật, ít nhất hàng chục năm trước.
Các người lănh đạo ở Bắc Kinh có muốn gây ra một cuộc chạy đua vũ trang tại các nước hàng xóm của họ hay không? Họ có muốn một nước Nhật Bản sôi sục lên v́ dân chúng lo bị Mỹ bỏ rơi cho Trung Cộng thao túng hay không? Nhật báo Yomiuri Shimbun ở Tokyo mới nhắc mọi người biết rằng 90% năng lượng dùng trong nước Nhật và hơn 60% thực phẩm dân Nhật ăn hàng ngày tùy thuộc vào đường biển. Không thể để một nước nào làm chủ con đường thủy lộ vào nước Nhật. Nhật có đủ lư do chính đáng để tăng cường hải quân, giữ ǵn mạch sống của dân ḿnh. Muốn bảo vệ lực lượng hải quân đó, không lực cần được phát triển, số hỏa tiễn phải nhiều hơn, vân vân. Khi c̣n nước Mỹ “bảo hộ” về quốc pḥng th́ Nhật c̣n phải giữ nguyên bản hiến pháp “ḥa b́nh,” không được phép tổ chức quân lực mà chỉ có lực lượng tự vệ thôi. Nhưng khi thấy “quốc gia lâm nguy” th́ dân Nhật sẽ thay đổi hiến pháp! V́ mối lo xa đó, năm ngoái chính phủ Nhật Bản đă đề nghị những buổi họp về hợp tác chiến lược với Ấn Độ; và mới họp với Việt Nam trong Tháng Bẩy vừa qua, cùng lúc đó chính phủ Mỹ cũng bầy tỏ thái độ cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh về an ninh vùng Biển Đông.
Giáo Sư John J. Mearsheimer cũng đồng ư là Trung Quốc sẽ không t́m cách chiếm lại Đài Loan trong mươi năm tới. Nhưng ông nghĩ rằng trong 25 năm th́ t́nh thế sẽ thay đổi hoàn toàn. Trung Quốc sẽ t́m cách trở thành cường quốc ở Tây Thái B́nh Dương trong khi Mỹ c̣n lo bảo vệ vị thế của ḿnh ở châu Mỹ, v́ khi đó các nước Brazil, Mexico, Argentina đều lớn mạnh hơn, trực tiếp cạnh tranh với Mỹ.
Sau khi nghe các lư luận của hai chiến lược gia nước Mỹ, chúng ta cũng không thể kết luận là cuối cùng có thể xẩy ra chiến tranh Mỹ-Hoa hay không, và nếu có th́ bao giờ xẩy ra. Nhưng dù họ có đánh nhau hay không th́ quyền lợi của nước Việt Nam sẽ không thay đổi.
Điều quan trọng nhất là Việt Nam phải bảo vệ được vùng hải phận giầu tài nguyên ở Biển Đông nước ta, ít nhất sẽ bảo vệ những ǵ c̣n lại sau khi nhiều ḥn đảo đă bị Trung Quốc chiếm đoạt. Muốn bảo vệ các đảo c̣n chưa bị chiếm, Việt Nam không những phải kết thân với các nước Đông Nam Á để quốc tế hóa vấn đề này; mà c̣n phải biết lợi dụng sự ḱnh chống giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ ở Á Đông. Khi nh́n thấy quyền lợi của hai phe đó chắc chắn sẽ xung khắc, Việt Nam không thể nào bỏ qua cơ hội không dùng mối xung đột đó làm đ̣n bẩy mà nước ta cần vận dụng, để bảo vệ quyền lợi của ḿnh. Có thể nói đây là một chiến lược lâu dài của nước ta, kể từ khi người Tây phương sang Á Châu. Các vua quan triều Nguyễn đă bỏ lỡ cơ hội, không biết dùng mối xung đột giữa các cường quốc để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Cơ hội đó đă mất khi Pháp chiếm Việt Nam. Từ giữa thế kỷ 20 đến giờ, cơ hội lại xuất hiện nhiều lần nhưng đảng cộng sản Việt Nam đă bỏ qua; v́ lư do ư thức hệ họ nhất mực kết nghĩa anh em với các nước cộng sản và chống Mỹ đến cùng. Tuy nhiên một cơ hội mới nay đang lộ rơ ít nhất trong ṿng hai năm nay. Đó là khi Trung Quốc tiến thêm những bước mới, hung hăng mạnh bạo hơn trong cuộc cạnh tranh nhằm lấn chân Mỹ ở phía Đông Á Châu; và đă bị Mỹ phản ứng ngược lại.
Trong thế giới này, mỗi quốc gia vẫn t́m cách lấn chân quốc gia khác, đó không phải là chuyện lạ. Một nước nhỏ như nước ta phải nh́n thấy trước các vụ xung đột quốc tế và lợi dụng để bảo vệ quyền lợi của nước ḿnh. Trước năm 2008 chính phủ Mỹ vẫn chính thức coi Trung Quốc là “đối tác cạnh tranh và hợp tác.” Chính phủ Bush đă nghiêng về phía hợp tác v́ quá chú ư đến Trung Đông và muốn lôi kéo Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Nhưng chính quyền Obama đă thay đổi; bắt đầu nhấn mạnh đến việc cạnh tranh hơn là hợp tác, sau khi Bắc Kinh đă thay đổi chính sách, trở nên hung hăng hơn trước. Khi Trung Quốc thấy Mỹ lúng túng trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, lại thấy hệ thống tài chính Mỹ bị khủng hoảng, th́ họ trở thành quá tự tin, đă nhân cơ hội mà lấn bước. Họ vẫn dè dặt lấn tới trong khu “ao nhà” của họ mà thôi, không dám có hành động khiêu khích ngoài vùng Á Đông.
Hành động lấn tới của Bắc Kinh biểu hiện rơ nhất từ năm nay. Trước đây, Trung Quốc vẫn gọi Tây Tạng và Đài Loan thuộc vào “quyền lợi cốt lơi” (hạch tâm quyền lợi) của họ. Đầu năm nay, họ mở rộng thêm, gọi vùng Nam Hải (vùng lưỡi ḅ gồm Biển Đông của nước ta và giữa các nước Đông Nam Á) cũng là vùng quyền lợi cốt lơi. Chúng ta biết người Trung Hoa coi Tây Tạng và Đài Loan là quyền lợi sinh tử, họ có thể huy động toàn dân quyết tâm bảo vệ hai vùng đó, đó là đất đai của nước Trung Hoa. Nay, chính phủ Bắc Kinh chính thức xếp hàng Biển Đông của nước ta vào loại này. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh sẽ nuôi dưỡng và khích động t́nh tự dân chúng đối với các ḥn đảo trong vùng này; không khác ǵ họ vẫn làm đối với Đài Loan và Tây Tạng.
Cùng lúc đó, chính phủ Bắc Kinh cũng tấn công các nước Á và Phi Châu bằng tiền, nhất là các nước chính quyền tham nhũng dễ mua chuộc. Bắc Kinh dùng guồng máy “tư bản nhà nước” để xâm lăng kinh tế các nước này, tranh mua các tài nguyên. Trong khi đó các nước tư bản Tây phương vẫn tôn trọng cơ chế thị trường và hay đặt ra các điều kiện về tự do, nhân quyền khi giao thương. Trung Quốc đă bành trướng thế lực mà không cần gây chiến. Tướng Ma Xiaotian (Mă Hiểu Thiên), phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đă nói đến một chiến lược “không đánh mà thắng ở Á Châu.” Bắc Kinh cũng cho phép giới truyền thông trong nước động viên t́nh tự dân tộc, đưa ra những tín hiệu gây hấn. Trong một bài báo của Đại Tá Không Quân Đới Từ, ông đă buộc tội Mỹ đang thực hiện “chiến dịch bao vây Trung Quốc h́nh lưỡi liềm” “bóp cổ Trung Quốc nhẹ nhàng.” Ông nêu lên dữ kiện là các công ty Mỹ đang điều khiển 21 ngành công nghiệp trong tổng số 28 ngành ở Trung Quốc. Một đại tá khác là Lưu Minh Phúc thuộc Đại Học Quốc Pḥng Quốc Gia, trong cuốn sách của ông về “Giấc mơ Trung Quốc,” phát hành vào Tháng Ba năm 2010, đă yêu cầu Trung Quốc “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21.” Đó chỉ là những luận điệu tuyên truyền quốc nội, nhưng có thể chuẩn bị cho các hành động gây hấn sau này.
Các hành động gây hấn mới của Bắc Kinh đối với vùng Đông Nam Á đă gây nên một bước ngoặt quan trọng trong chính sách của Mỹ. Trước đây, Trung Quốc đă từng tranh chấp biên giới với Ấn Độ nhưng chưa bao giờ họ coi vùng giới tuyến đó là quyền lợi cốt lơi. Hiện nay, họ đang phát triển giao thương với các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan and Uzbekistan qua Tổ chức Thượng Hải, mở lại “Con đường Tơ Lụa” xưa, nay được thay bằng Con đường Dầu Khí. Nhưng họ cũng chưa hề gọi vùng biên thùy đó là quyền lợi cốt lơi. Cho nên, nước Mỹ phải nh́n thấy ngay một mối đe dọa mới ở Á Châu, đối với quyền lợi của Mỹ và đồng minh. Những phản ứng của chính phủ Mỹ từ giữa năm 2010 đến nay cho thấy họ bắt đầu phản công lại. Bởi v́ không biết lúc nào Bắc Kinh bắt đầu coi những vùng biển ngoài xa, xa hơn Nhật Bản và Phi Luật Tân cũng là “quyền lợi cốt lơi?”
Đứng trước một cuộc đối đầu không thể tránh được giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm sao cho cán cân ảnh hưởng của cả hai nước quân b́nh với nhau trong nền ngoại giao của nước ḿnh. Một nước Việt Nam khôn ngoan sẽ không nghiêng về cường quốc nào hết trong mọi cuộc tranh chấp. Chỉ có như vậy mới bảo vệ quốc quyền lợi của tổ quốc.
Nhưng v́ trong quá khứ chính quyền Việt Nam đă quá thân thiết với Bắc Kinh, cho nên muốn lập được quân b́nh th́ bây giờ là lúc phải đặt thêm các mối quan hệ với Mỹ chặt chẽ hơn. Nước Việt Nam không nên tỏ ra muốn theo một nước nào để chống lại Trung Quốc. Nhưng phải lập một thế quân b́nh trong việc bang giao với các cường quốc, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, vân vân. Đây là một lựa chọn không thể nào tránh được, nếu nước ta không muốn tiếp tục bị lệ thuộc măi vào nước láng giềng phương Bắc.
Một điểm tương đồng trong chính sách ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay là chủ trương “đa phương hóa” nếu không phải là quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Đông. Chính phủ Mỹ đă chính thức đưa ra chủ trương này. Đối với chính phủ Bắc Kinh th́ họ chỉ muốn “chia để trị” các nước Đông Nam Á bằng những cuộc thương thuyết song phương, họ mạnh mẽ gạt bỏ chủ trương đa phương hóa.
Chính quyền Việt Nam cần phải tỏ ra cương quyết hơn trong vấn đề này. V́ đối phó với một nước láng giếng đă có hai ngàn năm lịch sử lúc nào cũng muốn lấn chiếm và đồng hóa dân tộc ḿnh, th́ chỉ c̣n cách là phải kết bạn với những cường quốc khác. Kết giao không phải để theo ai nhưng để lập lại thế quân b́nh. Đáng lẽ các chính quyền Việt Nam đều phải chọn giải pháp này từ hơn 60 năm trước.
Vào giữa thế kỷ 20 các cựu thuộc địa ở Á Châu mới giành được độc lập đều đứng trước hai lựa chọn chiến lược. Thứ nhất là phát triển đất nước theo mô thức kinh tế nào. Thứ hai là liên kết với những cường quốc nào trong một thế giới đầy tranh chấp. Đảng Cộng Sản Việt Nam đă chọn nhầm trong cả hai quyết định chiến lược đó. Họ chọn đường lối phát triển theo Liên Xô, sau phải xóa bỏ. Họ chọn liên kết với Nga và Trung Cộng, với kết quả bây giờ muốn đ̣i lại các đảo ở Hoàng Sa cũng há họng mắc quai.
Muốn xóa bỏ những lỗi lầm quá khứ, bây giờ là lúc phải làm lại từ đầu. Chính sách ngoại giao của nước ta không thể đặt trên nền tảng “huynh đệ” hay “đồng chí” mà phải hoàn toàn đặt trên quyền lợi quốc gia. Giống như trong việc thương mại, một quốc gia không thể coi nước nào khác là đồng chí hay là anh em. Mọi giao dịch chỉ lấy quyền lợi quốc gia làm tiêu chuẩn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đaicoviet Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 436
|
Msg 25 of 80: Đă gửi: 15 September 2010 lúc 1:19pm | Đă lưu IP
|
|
|
Muốn không bị Tàu đánh th́ Việt Nam chỉ có hai con đường : Làm nô lệ cho Tàu hay phaỉ trở nên hùng ma.nh.
Làm nô lệ cho Tàu th́ cứ giữ y t́nh trạng đất nước như hiện giờ.
Trở nên cường quốc đê? thằng Tàu không dám đánh th́ phaỉ thay đôỉ từ trên xuống dướị Không hề có một đất nước nào hùng mạnh mà chính quyền lại đàn áp Dân và không hề có một đất nước nào hùng mạnh mà ngườ`i Dân nước đó lại nhu nhược.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienphu Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 77
|
Msg 26 of 80: Đă gửi: 16 September 2010 lúc 9:02pm | Đă lưu IP
|
|
|
V́ sao một Đảng viên dự tính đốt thẻ Đảng?
Trân Văn, thông tín viên RFA
2010-09-12
Cách nay 6 tháng, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ đă từng khiến dư luận xôn
xao, khi ông đề nghị “loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin ra khỏi nền tảng tư
tưởng của Đảng và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc”.
AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Tổng Bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh (P), Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng (T), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (thứ hai
từ trái) tại Hà Nội hôm 20 tháng 5 2010
Mới
đây, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ loan báo sẽ đốt thẻ Đảng nếu sau Đại hội lần thứ 11, Đảng
vẫn không từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin.
V́
sao một trí thức, từng là cựu chiến binh, có 30 năm tuổi Đảng, thành viên của một
gia đ́nh từng là cơ sở nuôi dưỡng, che giấu các lănh tụ của Đảng CSVN trước
tháng 8 năm 1945 lại suy nghĩ và quyết định hành động như thế? Trân Văn có cuộc
tṛ chuyện với Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ.
Dứt khoát ly khai nếu ...
Trân Văn:
Thưa ông, chúng tôi được biết ông vừa
tuyên bố sẽ đốt thẻ Đảng trước hàng ngàn sinh viên, thông tin này có đúng
không?
Tôi tuyên bố đốt thẻ Đảng chỉ sau khi, trong Đại hội
lần thứ 11 này, Đảng CSVN vẫn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ
Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ:
Tôi xin cải chính một chút, tôi tuyên bố đốt thẻ Đảng chỉ sau khi, trong Đại hội
lần thứ 11 này, Đảng CSVN vẫn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Tôi sẽ đốt thẻ, nếu như sau Đại hội, Đảng không vứt bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và
thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc lành mạnh, không cực đoan của *** làm
một bước đệm quan trọng.
Nếu
không có điều kiện đốt thẻ Đảng của tôi trước hàng ngàn sinh viên th́ tôi có thể
chụp ảnh, quay phim cảnh tôi đốt thẻ và tôi sẽ viết cho những sinh viên Việt
Nam, những thanh niên Việt Nam.
Tôi
phải nói điều đó v́ người ta sẽ cho tôi vào Bệnh viện Tâm thần Bạch Mai và quay
phim, chụp ảnh rằng: “Đấy là một thằng
tâm thần”. Họ đă chuẩn bị sẵn sàng tất cả những kế hoạch đó. Tôi được biết
tất cả những kế hoạch đó thông qua một người bạn của tôi ở Bộ Công an.
Căn nguyên của những bất cập
Trân Văn:
Thưa ông, hồi tháng 3 vừa qua, trong thư
ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tuy ông đề nghị loại bỏ Chủ nghĩa
Mác-Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc,
song ông cũng khẳng định sẽ tuyệt đối trung thành với dân tộc Việt Nam, tuyệt đối
trung thành với Đảng do *** sáng lập.
V́ sao chỉ trong ṿng sáu tháng, một
trí thức, một cựu chiến binh từng cầm súng tham gia giải phóng miền Nam, một đảng
viên có 30 năm tuổi Đảng như ông lại chuyển từ “tuyệt đối trung thành với Đảng
do *** sáng lập” sang “đốt thẻ Đảng”?
Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ:
Sáu tháng là một khoảng thời gian khá dài cho người luôn luôn đau đáu nghĩ về
dân tộc, nghĩ về đất nước để mà đánh giá lại toàn bộ những ǵ mà tôi cảm nhận
được.
Đầu
tiên tôi thấy rằng, cần phải có một Đảng cực mạnh và đó là Đảng CSVN để mà lănh
đạo dân tộc này như là thời đầu tiên của Hàn Quốc, của Singapore. Thế nhưng cái
Đảng cực mạnh đó phải là Đảng có Bộ Chính trị cực giỏi, cực kỳ có đức, nghĩ đến
đất nước này, nghĩ đến dân tộc này.
Lúc
đầu, tôi c̣n rất tin tưởng, thế nhưng, sau này, nh́n vào quá tŕnh vận động
trong sáu tháng vừa rồi, tôi thấy rằng họ không đủ bản lĩnh để kiên cường với một
lũ tham nhũng. Bọn tham nhũng không tin ǵ vào Chủ nghĩa Mác-Lênin đâu. Chúng
nó đang lợi dụng tất cả.
Tôi
cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu sau Đại hội Đảng lần thứ 11 mà người ta không loại
bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, nguyên nhân sâu xa gây ra tất cả những thứ mà chúng ta
đang thấy hiện nay.
Thế nào là “truyền thống”?
Trân Văn: Chúng tôi được biết, cụ thân sinh của
ông đă từng là người nuôi dưỡng nhiều lănh tụ của Đảng CSVN như: Hoàng Văn Thụ,
Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt,… c̣n ông th́ là một Đảng viên có 30 năm tuổi Đảng.
Điều đó cho thấy, nhiều thế hệ, nhiều thành viên trong gia đ́nh của ông đă tự
nguyện gắn kết, phục vụ Đảng CSVN. Thế th́ tại sao ông lại quyết định từ bỏ Đảng?
Khi tuyên bố “đốt thẻ Đảng”, ông có nghĩ đến truyền thống gia đ́nh?
Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ:
Tôi xin trích một lời của Engels, có thể là tôi không nhớ thật chính xác. Câu
đó như thế này: Truyền thống là kinh nghiệm
của các bậc tiền bối. Chúng ta học tập ở truyền thống rất nhiều điều nhưng
không thể lấy nó làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Tôi
cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu sau Đại hội Đảng lần thứ 11 mà người ta không loại
bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, nguyên nhân sâu xa gây ra tất cả những thứ mà chúng ta
đang thấy hiện nay.
Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ
Tôi
rất ấn tượng về câu nói đó. Đến giờ th́ tôi thực thi đúng điều mà Enghels nói
khi mà ông ta c̣n trẻ.
Bố
tôi là một người cực kỳ yêu nước nhưng mà cực kỳ công bằng.
Ông
có thể hy sinh tính mạnh để bảo vệ những người đặc biệt ưu tú của dân tộc như:
Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt... Lúc bấy giờ, dưới con mắt của bố
tôi, của mẹ tôi th́ họ là những người cực kỳ yêu nước và giải phóng cho dân tộc
này, chứ không hề có chút nào gọi là Mác-Lênin ở đây cả…
Sau
Cách mạng thành công, có một lần ông được mời dự “gia đ́nh có công với cách mạng”
ở Hội trường Ba Đ́nh, rồi lui về làm vườn và dặn những đứa con của ông rằng: Chúng mày không được làm chính trị!
Có
lẽ ngay từ lúc đó, ông đă hiểu những thứ mà ông không thích.
Truyền
thống của gia đ́nh tôi là truyền thống yêu nước. Bố tôi được kết nạp Đảng năm
1939. Khi mà tôi hỏi Chủ nghĩa Cộng sản là ǵ th́ ông cười và nói: Mày đọc “Dế
mèn phiêu lưu kư”…
Đấy!
Tôi không phản bội lại truyền thống gia đ́nh nhà tôi. Gia đ́nh nhà tôi là một gia
đ́nh quyết tử cho đất nước này độc lập và tự do.
Trân Văn:
Cám ơn ông Đỗ Xuân Thọ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienphu Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 77
|
Msg 27 of 80: Đă gửi: 16 September 2010 lúc 9:03pm | Đă lưu IP
|
|
|
Hiệp định hạt nhân có thể mở đầu cho một quan hệ nồng ấm hơn
Thủy thủ Mỹ trên chiến hạm USS John S. McCain hướng dẫn kỹ thuật cứu nạn cho Hải quân Việt Nam. Ảnh chụp ngày 11/08/2010 U.S. Navy / Brock A. Taylor
Một nước Trung Quốc đang trỗi dậy thúc đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam
bắt tay với nhau. Hiệp định hợp tác hạt nhân có thể mở đầu cho một mối
quan hệ nồng ấm hơn giữa hai kẻ thù cũ. Đó là nhận định chung của nhà
nghiên cứu Saurav Jha, trong bài báo tựa đề « Why a US-Vietnal Nuclear
Deal ? » ( V́ sao có hiệp định hạt nhân Mỹ-Việt ? ), đăng ngày 15/9 trên
trang web của tờ The Diplomat, tạp chí chuyên đăng những bài phân tích
địa lư chính trị về khu vực châu Á- Thái B́nh Dương. Ông Saurav Jha cũng
là tác giả cuốn « The Upside Down Book of Nuclear Power”. RFI xin trích
dịch bài báo này.
Chuyến viếng thăm của hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng
hạt nhân USS George Washington đến Việt Nam vào tháng trước không chỉ có
ư nghĩa biểu tượng của việc Hoa Kỳ can dự trở lại với kẻ thù cũ. Trên
thực tế, đó là dấu chỉ cho thấy Washington có ư định dựa trên các hàng
không mẫu hạm khi giải quyết các vấn đề châu Á hơn là dàn xếp kiểu tay
đôi với Trung Quốc.
Nhưng sự can dự với Việt Nam mà chuyến viếng thăm muốn biểu hiện c̣n
có mục đích xa hơn là một cuộc biểu dương lực lượng -Washington muốn
vượt qua khỏi tính chất biểu tượng để thiết lập một đối tác chiến lược
thật sự, mà nền tảng của mối quan hệ này chính là hiệp định hợp tác hạt
nhân Mỹ-Việt.
Không có ǵ đáng ngạc nhiên, hiệp định nói trên đă gây phản ứng mạnh
từ phía Trung Quốc và các nước chủ trương không phổ biến hạt nhân, v́ họ
thấy rằng hiệp định kư với Việt Nam không theo những tiêu chuẩn được
quy định trong các hiệp định khác kư với những quốc gia hạt nhân đang
trỗi dậy, như Liên hiệp các Tiểu Vương Quốc Ảrập.
Đáng chú ư nhất là Việt Nam sẽ không buộc phải từ bỏ việc thực hiện
các hoạt động tái chế năng lượng hạt nhân trên lănh thổ của ḿnh, như
Liên hiệp các Tiểu Vương Quốc Ảrập đă phải làm. Điều này có nghĩa là
Việt Nam, ít ra là về mặt lư thuyết, có thể xây dựng các nhà máy làm
giàu và tái xử lư uranium ( ENR ) trên lănh thổ của ḿnh. Dĩ nhiên hiệp
định này không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ chuyển giao công nghệ ENR cho Việt
Nam hoặc là Việt Nam sẽ vội vă xây dựng những nhà máy đó. Như ông Vương
Hữu Tấn, chủ tịch Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đă nói : « Việt
Nam không hề có ư định làm giàu chất uranium trong lúc này v́ đây là một
công nghệ rất tốn kém và rất nhạy cảm. »
( . . . )
Với hoạt động công nghiệp ở miền Bắc đang phát triển mạnh, Việt Nam
đă buộc phải thăm ḍ khả năng sử dụng năng lượng hạt nhân như là một
phương cách « sạch » để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện. Nhưng
hiệp định kư với Hoa Kỳ có vẻ là sẽ không dừng lại ở chuyện hợp tác hạt
nhân. Như ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă nói trong chuyến viếng thăm
ở Hà Nội vào tháng 7 vừa qua : « Quan hệ giữa hai nước sẽ được nâng lên
một nấc mới ».
Có thể hiểu câu nói đó như thế nào ? Chắc chắn là các công ty Mỹ sẽ
đóng một vai tṛ ngày càng lớn trong việc phát triển công nghiệp của
Việt Nam và như vậy th́ sẽ cần phải có một hiệp định rộng hơn hiệp định
mà Washington kư với những nước khác.
Chẳng hạn như một số công nghệ được Bộ Ngoại giao Mỹ xếp là có thể
dùng cho cả hai mục đích quân sự và dân sự, nhưng sẽ được yêu cầu cung
cấp nếu Hà Nội muốn khai thác các nguồn dầu khí ngoài khơi. Khác với ở
Trung Đông, các tập đoàn dầu khí của Mỹ hiện chưa đầu tư nhiều vào lĩnh
vực nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam và một hiệp định có tính chất hạn
chế quá nhiều sẽ gây tác hại đến khả năng cạnh tranh của các tập đoàn
này.
Những khác biệt như thế có nghĩa là hiệp định kư với Việt Nam giống
với hiệp định kư với Ấn Độ hơn là với Liên hiệp các Tiểu vương quốc
Ảrập, (. . . ).
Thế th́ tại sao Hoa Kỳ lại quan tâm đến việc kư với Việt Nam một hiệp định tương tự như với Ấn Độ ? Đó là Trung Quốc.
Là láng giềng luôn ngán ngại của Trung Quốc, Việt Nam có thể là đối
tác của Mỹ trong mọi nỗ lực nhằm kềm chế tham vọng bành trướng của Trung
Quốc ở Biển Đông. Với truyền thống lâu dài về hàng hải và với những
thành tích về quân sự ( Việt Nam đă từng đánh bại Pháp, Mỹ và Trung Quốc
), cộng thêm một lực lượng vũ trang có quy mô đáng kể, Việt Nam có tiềm
năng của một đồng minh thiết yếu mỗi khi bùng nổ xung đột trong khu
vực.
Vậy th́, sau hợp tác hạt nhân sẽ là vũ khí của Mỹ ? Dĩ nhiên là Việt
Nam sẽ không thay thế toàn bộ vũ khí thời Liên Xô bằng vũ khí Mỹ. Nhưng
trong khuôn khổ một quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ hơn, Việt Nam
chắc chắn sẽ muốn tiếp nhận những công nghệ giúp nước này hạn chế một số
lợi thế mà lực lượng hùng hậu hơn của Trung Quốc đang nắm. Ấy là chưa
kể, cũng ǵống như với Ấn Độ, Việt Nam muốn có các nguồn cung cấp vũ khí
đa dạng hơn.
( . . . ) Dầu ǵ đi nữa th́ vũ khí hạt nhân cũng sẽ chẳng giúp thêm
ǵ cho việc bảo vệ an ninh của V́ệt Nam ở Biển Đông đối với Trung Quốc,
bởi v́ nếu như vũ khí nguyên tử có thể giúp Việt Nam được lợi thế trên
bộ, th́ chính trên Biển Đông mới cần có những hành động thật sự.
Tuy vậy, Việt Nam có hai lư do để đ̣i được quyền làm giàu chất uranium trên lănh thổ của ḿnh.
Thứ nhất là nước này phải nghĩ đến tương lai, tức là có thể chương
tŕnh hạt nhân của Việt Nam sẽ phát triển đến mức mà họ cảm thấy cần
phải tự sản xuất nhiên liệu thay v́ nhập nhiên liệu.
Lư do thứ hai : Có thể Việt Nam nay nghĩ rằng cách tốt nhất để tuần
tra bảo vệ các giếng dầu ngoài khơi là trang bị một tàu ngầm hạt nhân (
Brazil cũng đă có suy nghĩ tương tự ). Nhiên liệu cho một hoặc hai tàu
ngầm hạt nhân sẽ không cần được sản xuất với quy mô công nghiệp và cũng
là điều dễ hiểu nếu Việt Nam muốn bảo đảm sự độc lập cho một tài sản có
tính chất an ninh quốc gia như vậy.
Chắc chắn Việt Nam nay rất quan tâm đến việc tăng cường lực lượng
trên biển. Nước này đă đầu tư đáng kể cho khả năng pḥng thủ ở đáy biển,
chẳng hạn như qua việc đặt mua sáu tàu ngầm hạng six kilo của Nga. Tuy
nhiên, những tàu ngầm chạy bằng điện diesel này, nếu như rất hiệu quả
trong những chiến dịch tuần tra ven biển, chúng lại không có khả năng
bảo vệ những tài sản ở biển sâu như các dàn khoan dầu. Cả hai nước Pháp
và Nga đều đă có mặt trong thị trường tàu ngầm hạng này và cả hai đều có
quan hệ truyền thống với Việt Nam, một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng
lượng hạt nhân đối với Hải quân Việt Nam được coi là một khả năng có
thể thực hiện được. ( Thật vậy, mua một tàu ngầm chạy bằng năng lượng
hạt nhân sẽ là một sự đầu tư có lợi hơn là vũ khí nguyên tử ).
Điều khá mỉa mai ở đây là trước kia Trung Quốc đă được Hoa Kỳ tiếp
sức để làm đối trọng với Liên Xô, một phần là thông qua các hợp tác công
nghiệp và chuyển giao công nghệ, giống như những ǵ đang làm, ở cấp độ
khác nhau, với các quốc gia láng giềng Trung Quốc.
Nguyên bản bài báo Why a US-Vietnal Nuclear Deal ?
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienphu Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 77
|
Msg 28 of 80: Đă gửi: 17 September 2010 lúc 11:05pm | Đă lưu IP
|
|
|
Quan hệ Mỹ-Việt: Đă đạt được ǵ, sẽ đi về đâu
Friday, September 17, 2010
|
|
Nguyễn Mạnh Hùng
LTS: Trang Diễn Đàn Nhật báo Người Việt
hân hạnh giới thiệu bài nói chuyện nhan đề “Quan hệ Mỹ-Việt: Chúng ta
đă đạt tới đâu và sẽ đi về đâu trong những ngày tới” của Giáo Sư Nguyễn
Mạnh Hùng, Đại Học George Mason University, tại cuộc họp mặt Mỹ-Việt
đánh dấu 15 năm b́nh thường hóa quan hệ hai nước được tổ chức tại
Visitor Center ở Điện Capitol, Washington, D.C., ngày 14 tháng 9 năm
2010.
|
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton (trái) cùng
Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Gia Khiêm nâng ly chúc mừng 15 năm b́nh
thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tại Hà Nội, ngày
22 tháng 7, năm 2010. (H́nh: Kham/AFP/Getty Images) |
Thưa quư vị quan khách,
Trước hết, tôi muốn ngỏ lời cảm ơn các nhà tổ chức, đặc biệt là
Murray Hiebert thuộc Pḥng Thương Mại Hoa Kỳ và Thượng Nghị Sĩ James
Webb đă mời và khuyến khích tôi tham dự hội nghị này nhằm kỷ niệm 15 năm
bang giao Mỹ-Việt. Thật là một niềm vui và một ưu đăi khi được đóng góp
những suy nghĩ của tôi đúng vào giai đoạn quyết định trong mối quan hệ
Mỹ-Việt.
Bài nói chuyện của tôi nhằm đề cập tới hai vấn đề. Thứ nhất, các đặc
điểm chính của mối quan hệ Mỹ-Việt từ sau khi Chiến Tranh Việt Nam kết
thúc là ǵ? Thứ nh́, Các yếu tố và động lực nào có thể ảnh hưởng tới
tương lai của mối bang giao Mỹ-Việt?
Mô h́nh mối quan hệ Mỹ-Việt
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong 35 năm qua có 3 đặc tính chính yếu:
1. Diễn biến chậm nhưng vững vàng theo chiều hướng tích cực, từ lạnh
lẽo sang nồng ấm, từ thù nghịch sang thân thiện, từ kẻ thù sang đối tác.
2. Các quan hệ song phương tiến triển theo từng giai đoạn. Lúc đầu là
việc b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao diễn ra hồi năm 1995. Sau đó là
b́nh thường hóa quan hệ mậu dịch hồi năm 2006 khi Quốc Hội Hoa Kỳ cho
Việt Nam hưởng quy chế mậu dịch b́nh thường vĩnh viễn (PNTR). Việc cải
thiện mối quan hệ quân sự diễn ra sau chót, khởi đầu bằng chuyến viếng
thăm đầu tiên đến Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm 2003 của giới chức quân sự cao
cấp nhất Việt Nam, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Phạm Văn Trà. Mối quan hệ này
lên đến đỉnh cao khi diễn ra Cuộc Đối Thoại Về Chính Sách Quốc Pḥng
Mỹ-Việt lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 8 năm 2010.
3. Những cải thiện hoặc khúc quanh trong quan hệ song phương phần lớn
diễn ra sau khi Việt Nam tiến hành các bước nhằm bỏ đi ḷng miễn cưỡng
không muốn đưa quan hệ hai nước tiến tới. Các cuộc thảo luận nghiêm
chỉnh về việc b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước chỉ bắt
đầu khi Việt Nam quyết định rút quân ra khỏi Căm Bốt vào năm 1989 và
thực hiện các bước nhằm thỏa măn các điều kiện tiên quyết do Hoa Kỳ đưa
ra (rút quân, thỏa hiệp ḥa b́nh, bầu cử và thành lập chính phủ liên
hiệp tại Căm Bốt). Việc b́nh thường hóa quan hệ buôn bán chỉ có thể diễn
ra sau khi các nhà lănh đạo Việt Nam chịu quyết định kư một thỏa hiệp
mậu dịch song phương với Hoa Kỳ vào năm 2000 sau khi họ không làm được
chuyện này vào năm trước đó. Quyết định này đă mở cửa cho Việt Nam gia
nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) cùng với quy chế mậu dịch b́nh
thường vĩnh viễn (PNTR).
Tương tự như thế, trên lănh vực quân sự, việc Việt Nam miễn cưỡng
không chịu tiến thêm đă được biểu hiện qua quyết định của Việt Nam tŕ
hoăn nhiều lần chuyến viếng thăm Hà Nội của Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ
William Cohen măi cho tới tháng 3 năm 2000. Người ta đă phải chờ đợi
thêm ba năm nữa Việt Nam mới quyết định gởi nhà lănh đạo quân sự cao cấp
nhất của họ đến Hoa Kỳ hồi năm 2003.
Các diễn tiến chính
Một khi những cản trở trong lănh vực quan hệ an ninh mang tính nhạy
cảm đă được vượt qua, các tiến bộ diễn ra nhanh chóng. Có một số phát
triển then chốt đánh dấu những tiến bộ thực hiện được trong quan hệ song
phương kể từ năm 2003.
1. Diễn tiến đầu tiên là cuộc thăm viếng của Bộ Trưởng Quốc Pḥng
Phạm Văn Trà, nhà lănh đạo quân sự cao cấp nhất của Việt Nam đến thăm
Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến Tranh Việt Nam chấm dứt. Trong
chuyến viếng thăm, ông Trà nói rơ rằng Việt Nam muốn thiết lập “chiếc
khung sườn cho công cuộc đối tác lâu dài và ổn định” với Hoa Kỳ.
2. Khúc quanh thứ nh́ đến với chuyến thăm viếng thăm chính thức Hoa
Kỳ của Thủ Tướng Phan Văn Khải vào tháng 6 năm 2005 để đánh dấu kỷ niệm
năm thứ 10 việc b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt. Ông Khải là
lănh tụ đầu tiên thuộc hàng cao cấp nhất đến thăm viếng Hoa Kỳ và đă
được tổng thống Mỹ đón tiếp tại Ṭa Bạch Ốc. Ông Khải cam kết cải thiện
tự do tín ngưỡng tại Việt Nam và đồng ư gởi các sĩ quan quân đội Việt
Nam sang Hoa Kỳ để học sinh ngữ và dịch vụ y tế. Đáp lại, Tổng Thống
Bush cam kết ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới và hứa
sẽ đến viếng thăm Việt Nam nhân cuộc Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC vào năm
2006. Chuyến viếng thăm của ông Khải đă được tiếp theo bằng một loạt các
cuộc thăm viếng Việt Nam của các nhà lănh đạo doanh nghiệp Mỹ, các giới
chức mậu dịch và các nhà lănh đạo quân sự. Khi Ông Donald Rumsfeld
viếng thăm Hà Nội vào năm 2006, ông đă cùng với quan chức tương nhiệm
của ông đồng ư “gia tăng các cuộc trao đổi quân sự trên mọi cấp bậc.”
3. Chuyến thăm viếng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hoa Kỳ vào
tháng 6 năm 2008 đánh dấu khúc quanh thứ ba. Trong một bản tuyên bố
chung, hai nhà lănh đạo tái xác nhận cam kết của họ đối với việc “đẩy
mạnh và bảo vệ nhân quyền và tự do,” đồng thời ủng hộ việc tạo dựng “các
cuộc thảo luận mới về hoạch định quân sự và chính sách dẫn tới các cuộc
thảo luận thường xuyên và sâu xa hơn về các vấn đề an ninh và chiến
lược.” Tổng Thống Bush nhắc lại “sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho chủ quyền, an
ninh và sự toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam.” Bốn tháng sau đó, vào tháng
10 năm 2008, cuộc đối thoại chính trị và quân sự đầu tiên đă diễn ra tại
Hà Nội.
4. Chuyến thăm viếng của Bộ Trưởng Quốc Pḥng Phùng Quang Thanh tại
Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2009 đánh dấu khúc quanh thứ tư. Nếu chuyến thăm
viếng đầu tiên của Tướng Trà mở đường cho các quan hệ quân sự th́
chuyến thăm viếng của Tướng Phùng Quang Thanh nhằm củng cố các quan hệ
giữa hai quân đội. Trong chuyến thăm viếng này, hai bên bàn về khả năng
Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam và việc Hoa Kỳ tham dự Hội Nghị Các Bộ
Trưởng Quốc Pḥng Khối ASEAN (ADMM) do Việt Nam chủ tŕ vào năm 2010.
5. Khúc quanh thứ năm được đánh dấu bằng một số diễn biến: Cuộc đối
thoại Shangri-La tại Singapore, là nơi vào ngày 5 tháng 6, 21010 Bộ
Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ Robert Gates tuyên bố rằng Biển Nam Trung Hoa
là một “vùng gây ra mối quan ngại gia tăng” và cảnh cáo về “bất cứ nỗ
lực nào nhằm dọa nạt Hoa Kỳ hoặc các quốc gia đang có hoạt động kinh tế
hợp pháp”; cuộc đối thoại chính trị-an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tại
Hà Nội vào ngày 8 tháng 6, 2010, là nơi lần đầu tiên t́nh h́nh tại Biển
Nam Trung Hoa được đưa vào nghị tŕnh; Ngoại Trưởng Hillary Clinton
khẳng định tại Diễn Đàn Khu Vực ASEAN ở Hà Nội ngày 23 tháng 7, 2010
rằng “'quyền lợi quốc gia' của Hoa Kỳ nằm trong việc tự do đi lại trên
biển, quyền sử dụng các thủy lộ chung tại Á Châu, và sự tôn trọng luật
lệ quốc tế tại Biển Nam Trung Hoa,” đồng thời bà cũng nói lên sự ủng hộ
của Hoa Kỳ đối với “một tiến tŕnh hợp tác ngoại giao giữa tất cả những
phía đ̣i chủ quyền trong vùng để giải quyết nhiều cuộc tranh chấp lănh
thổ mà không có sự bắt ép;” và cuộc hội thảo cấp cao đầu tiên chính sách
quốc pḥng tại Hà Nội ngày 17 tháng 8 nơi các “dấu ấn” về việc canh tân
hóa quân đội Trung Quốc được đôi bên chia sẻ. Loại diễn biến này đă đưa
mối quan hệ Mỹ-Việt sang một giai đoạn mới thiết yếu.
Các yếu tố gây ảnh hưởng
Nh́n về phía trước, tương lai của mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam tùy
thuộc vào một số yếu tố: yếu tố Trung Quốc, cái nh́n của Hoa Kỳ về tầm
mức quan trọng chiến lược của Việt Nam, cái nh́n của Việt Nam về khả
năng và ư định của Hoa Kỳ, yếu tố giá trị, và mối quan hệ giữa Việt Nam
và cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Yếu tố Trung Quốc
V́ các lư do chiến lược, Trung Quốc không muốn thấy sự liên kết chặt
chẽ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra sát biên thùy phía Nam của họ. Cả
Hoa Kỳ lẫn Việt Nam th́ lại không ai muốn gây thù chuốc oán với Trung
Quốc một cách không cần thiết. Trong vai tṛ một siêu cường đang ngự trị
thế giới, Hoa Kỳ có nhiều chọn lựa hơn là chỉ một ḿnh Việt Nam. Nếu
Hoa Kỳ có thể có được mối quan hệ tốt với Trung Quốc, th́ chỉ khi nào
cần Hoa Kỳ mới chọn Việt Nam. Là một quốc gia giáp giới một lân bang lớn
với một mối quan hệ lịch sử phức tạp, nên khi tiến hành mối quan hệ với
Hoa kỳ, Việt Nam phải thực hiện những chọn lựa khó khăn, một mặt là
giữa nhu cầu cần có quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc, mặt khác là
sự thiết yếu phải xác định quyền tối thượng của ḿnh muốn theo đuổi quan
hệ ngoại giao với các quốc gia khác nhằm bảo vệ chủ quyền và sự toàn
vẹn lănh thổ.
Nếu nhu cầu cần phải chú ư tới sự nhạy cảm của Trung Quốc có thể tạo
cản trở hoặc làm tŕ chậm tiến tŕnh nhích lại gần nhau giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ, đặc biệt là trên lănh vực quân sự hoặc an ninh, th́ những đ̣i
hỏi thái quá và hành vi lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa
trong vài ba năm trở lại đây đă dẫn tới sự trùng hợp về quyền lợi an
ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Cả hai nước đều quan ngại về kế hoạch canh
tân quân đội Trung Quốc đang làm gia tăng khả năng của nước này áp đặt ư
định của họ trong các cuộc tranh căi về Biển Nam Trung Hoa.
Các cuộc xung đột cả ngoài biển lẫn trên bộ giữa Việt Nam và Trung
Quốc đă tiếp diễn trong nhiều năm, nhưng việc vẽ một đường lưỡi ḅ h́nh
chữ U để Trung Quốc đ̣i tới 80% Biển Nam Trung Hoa đă vi phạm vào vùng
đặc khu kinh tế và ḷng biển của Việt Nam. Thêm vào đó, việc Trung Quốc
đơn phương cấm các hoạt động đánh cá đă buộc Việt Nam phải đáp ứng.
Chính phủ Việt Nam đă cố gắng quốc tế hóa vấn đề này, mua thêm vũ khí
mới để cải thiện khả năng quốc pḥng, và mở chiến dịch tăng cường quyết
tâm của quân đội bảo vệ “từng tấc đất và lănh hải.”
Đối với Hoa Kỳ, những đ̣i hỏi của Trung Quốc là thái quá và không phù
hợp với luật phap quốc tế. Hoa Kỳ “không thể chia sẻ và không thể hiểu
lời giải thích về luật biển của Trung Quốc.” Hoa Kỳ chống lại mưu đồ của
Trung Quốc dọa nạt các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực đó. Nếu Trung
Quốc áp đặt được những đ̣i hỏi của họ, Biển Nam Trung Hoa sẽ trở thành
một cái hồ của Trung Quốc, cản trở quyền tự do đi lại trên biển, và đó
là những đ̣i hỏi không thể chấp nhận được đối với những cường quốc hàng
hải như Hoa Kỳ.
Như vậy, cách hành xử của Trung Quốc đă dẫn tới sự trùng hợp các
quyền lợi chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như sự cải thiện mối
quan hệ quân sự giữa hai quốc gia này. Những ǵ sắp diễn ra tùy thuộc
vào sự đánh giá của quốc gia này về khả năng và ư định của quốc gia kia.
Việt Nam trong cái nh́n chiến lược của Hoa Kỳ
Sau cuộc Chiến Tranh Việt Nam, và nhất là sau cuộc xâm lược Căm Bốt
của Việt Nam, Hoa Kỳ coi Việt Nam là công cụ của chủ nghĩa bành trướng
Xô Viết tại Đông Nam Á. Hoa Kỳ đă góp sức với Trung Quốc và khối ASEAN
để đối đầu với Việt Nam tại Căm Bốt. Tuy nhiên, khi Việt Nam cải cách
nền kinh tế, thay đổi chính sách ngoại giao, và gia tăng nhịp độ ḥa
nhập với nhóm các nước ASEAN, và đặc biệt là kể từ khi có việc b́nh
thường hóa quan hệ giữa hai nước th́ quan điểm của Hoa Kỳ về Việt Nam đă
thay đổi.
Trong tương quan tay ba giữa Hoa Kỳ, Việt Nam và Trung Quốc, Hoa Kỳ
tỏ ra thoải mái nhiều hơn với Việt Nam. Trong khi Hoa Kỳ cần Trung Quốc
cộng tác để đối phó với một số vấn đề quốc tế quan trọng, tỷ dụ như chận
đứng chương tŕnh nguyên tử của Bắc Hàn và Iran và chiến đấu chống t́nh
trạng địa cầu ấm dần lên, vân vân... Hoa Kỳ vẫn coi Trung Quốc là đối
thủ chính yếu. Trong khi Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa cho nền
an ninh và vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới, Việt Nam không tạo nên loại
đe dọa đó cho Hoa Kỳ. Vẫn theo cái nh́n của Hoa Kỳ, chẳng những giữa Hoa
Kỳ và Việt Nam không có xung khắc nào về chiến lược mà Việt Nam lại c̣n
là một lực lượng quan trọng đóng góp vào nền trật tự về an ninh đang
gia tăng tại Á Châu và Thái B́nh Dương. Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc
trách Kinh Tế, Năng Lượng, và Văn Hóa nói đến việc tăng cường hợp tác
với Việt Nam như là “cột trụ chính trong sự hiện diện của chúng ta tại
vùng [Thái B́nh Dương] và sự dính líu của chúng ta vào các cơ chế đa
dạng tại Á Châu-Thái B́nh Dương. Cái nh́n tích cực về Việt Nam này
khuyến khích Hoa Kỳ thúc giục có các quan hệ gần gũi hơn giữa hai quốc
gia. Cho tới nay, ước vọng của Hoa Kỳ tăng cường mối quan hệ với Việt
Nam thay đổi trong chiều hướng đi ngược lại với hành vi lấn lướt của
Trung Quốc và trong chiều hướng tích cực trước quyết tâm và khả năng của
Việt Nam đóng một vai tṛ độc lập ở Á Châu.
Việt Nam nhận thức về ư định của Hoa Kỳ
Những sự thù nghịch trong quá khứ đă gây ra hai cuộc chiến tranh -
Chiến Tranh Việt Nam và Chiến Tranh Căm Bốt - và nhận định của Việt Nam
về nguyên do của sự sụp đổ chủ nghĩa cộng sản tại Âu Châu khiến các nhà
lănh đạo Việt Nam nghi ngờ rằng Hoa Kỳ muốn lật đổ các chế độ cộng sản
c̣n lại, kể cả chế độ tại Việt Nam. Các nghị quyết của đảng, các cuộc
phân tích của báo chí và các bản tuyên bố chính thức cứ liên tục nói tới
“diễn biến ḥa b́nh” cùng các âm mưu “lạm dụng tự do dân chủ” của “các
lực lượng thù địch” muốn lật đổ chế độ [Hà Nội].
Chính phủ Việt Nam coi việc Hoa Kỳ đề cao nền dân chủ và làm áp lực
về nhân quyền là phương tiện phá hoại chế độ cộng sản. Mối quan ngại này
có thể được biện minh nhưng không nhất thiết phản ảnh quyền lợi chiến
lược của Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ vẫn muốn thấy Việt Nam trở nên tự do
và dân chủ hơn, họ không có kế hoạch nào nhằm lật đổ chính phủ Việt Nam.
Hoa Kỳ mong muốn có một nước Việt Nam vững mạnh, ổn định và độc lập.
Một thay đổi bằng bạo lực chính quyền tại Việt Nam không phục vụ cho
quyền lợi chiến lược của Mỹ, bởi v́ nó sẽ tạo nên một khoảng trống rất
dễ bị trám vào bằng những lực lượng thù nghịch với Hoa Kỳ.
Khi Việt Nam tiến tới gần hơn với Hoa Kỳ, họ cũng c̣n phải dè chừng
về chuyện có thể trở thành một món đồ cầm thế có thể bị hy sinh trên bàn
thờ chính trị của các cường quốc lớn, giống như trường hợp của Bắc Việt
Nam hồi năm 1954 và Nam Việt Nam hồi năm 1973. Chừng nào vẫn c̣n có sự
thiếu tin cậy và bất ổn về ḷng cam kết của Hoa Kỳ, mối quan hệ Mỹ-Việt
sẽ không thể đạt tới mức độ thoải mái như mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và
nhiều nước bạn Á Châu khác của Việt Nam.
Yếu tố giá trị
Có thể có sự cộng tác hữu ích và ngay cả t́nh trạng đồng minh tạm
thời giữa các quốc gia với các hệ thống chính trị khác biệt hay đối
nghịch nhau, nhưng không thể nào có một mối quan hệ hợp tác ổn định, lâu
dài cùng mối đồng tâm mạnh mẽ giữa các nước đó với nhau. Bởi v́ hệ
thống giá trị của Hoa Kỳ và Việt Nam khác nhau, vấn đề nhân quyền đă ảnh
hưởng tơi và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới chiếu hướng của mối quan hệ
Mỹ-Việt. Yếu tố này có thể đưa đẩy hai nước đến gần nhau hơn hoặc cũng
có thể tạo xung đột giữa hai quốc gia.
Vấn đề nhân quyền chiếm một vị trí đang kể trong mối quan hệ Mỹ-Việt
v́ nhiều lư do. Trước hết, nó phản ảnh niềm tin then chốt của dân chúng
Mỹ. Thứ nh́, tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của Việt Nam đối với
Hoa Kỳ chưa phải đă đạt tới mức có thể áp đảo các cứu xét về nhân quyền.
Thứ ba, nhiều người Mỹ từng chiến đấu trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam
mong muốn thấy có tiến bộ trong nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam đặng
những hy sinh của họ cũng như của các đồng đội đă ngă xuống không phải
là vô ích. Thượng Nghị Sĩ McCain, một cựu chiến binh Việt Nam và là một
người ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ Mỹ-Việt, đă nói lên tiếng nói của các
thành phần này khi, vào hồi tháng 7 vừa qua, ông nói rằng ông hy vọng
một ngày kia Việt Nam sẽ cho phép hoạt động “bất đồng chính kiến ôn ḥa”
và có một “chế độ cái trị được quần chúng tán đồng” và rằng “công cuộc
đối tác hiện tại của chúng ta v́ quyền lợi chung sau cùng sẽ trở nên
công cuộc đối tác v́ các giá trị chung.” Thứ tư, nền dân chủ và sự tôn
trọng nhân quyền là xu thế vượt trội trong thời đại của chúng ta; chính
nhà cầm quyền Việt Nam đă cam kết xây dựng “một đất nước giàu mạnh và
một xă hội công chính, dân chủ và văn minh.” Trên nguyên tắc, thật chẳng
có khác biệt nào về khát vọng sau cùng của hai dân tộc mà chỉ là khác
biệt về cách thức diễn dịch mà thôi. Sau hết, mối quan ngại về nhân
quyền đă đi vào định chế trong nền chính trị Mỹ. Quốc Hội Hoa Kỳ đă
thiết lập Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Bộ Ngoại Giao đă
thành lập chức vụ Phụ Tá Ngoại Trưởng Đặc Trách Dân Chủ, Nhân Quyền và
Lao Động. Các báo cáo thường niên về Nhân Quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
là một trách nhiệm vụ bắt buộc do Quốc Hội giao phó. Ṭa đại sứ Hoa Kỳ
tại Việt Nam không có sự chọn lựa nào ngoài việc cung cấp phần báo cáo
của ḿnh trong bản báo cáo thường niên này và họ phải làm việc hết sức
với phía Việt Nam để cho thấy có tiến bộ trong vấn đề này.
Sự cải thiện hơn nữa trong mối quan hệ Mỹ-Việt tùy thuộc vào cách
thức vấn đề nhân quyền được hành xử tại cả hai bên và, quan trọng hơn,
vào sáng kiến riêng của Việt Nam về cải cách chính trị.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và người Mỹ gốc Việt
Người Mỹ gốc Việt có thể tác động ảnh hưởng hoặc là tích cực hoặc là
tiêu cực lên mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và [Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa] Việt
Nam. Tuy nhiên, tất cả vẫn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa cộng đồng
người Việt tại Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam.
Việt Nam coi cộng đồng người Việt hải ngoại là nguồn tài chánh (tiền
bạc gởi về quê nhà và các chuyến du lịch), một tiềm năng đông đúc các
chuyên gia, và muốn biến nó thành một sức mạnh để vận động cho Việt Nam
tại Hoa Kỳ.
Sự trỗi dậy của một thế hệ mới người Việt Nam, cả trong nước lẫn hải
ngoại, không mang theo hành trang nào từ cuộc chiến, cùng với sự tiếp
xúc qua thời gian giữa người Mỹ gốc Việt và người Việt ở trong nước cũng
như các thành phần du học tại Hoa Kỳ (trong đó có các viên chức chính
phủ) sẽ mang lại sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, thu hẹp cái hố cách
biệt về nhận thức của họ, và nuôi dưỡng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam. Nhưng các nỗ lực có tổ chức của các nhóm người Mỹ gốc Việt nhằm nêu
bật các vi phạm nhân quyền và đẩy mạnh dân chủ tại Việt Nam đă tạo cho
Việt Nam một bộ mặt xấu xa và tạo căng thẳng trong mối quan hệ song
phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nh́n vấn đề này từ một góc độ khác,
người ta có thể lập luận rằng những chỉ trích mang tính xây dựng về
những vụ vi phạm nhân quyền có thể dẫn tới hậu quả tốt đẹp. Thứ nhất,
những người ủng hộ nhân quyền phản ảnh giá trị và quyền lợi của Hoa Kỳ.
Thứ nh́, việc cải thiện nhân quyền không những là điều mong muốn của dân
chúng Việt Nam mà c̣n có khả năng đưa hai quốc gia và hai dân tộc lại
gần với các giá trị chính trị; và sự tương hợp về chính trị là nền tảng
vững chắc cho mối quan hệ bền vững và thân thiện.
Trong mấy năm gần đây, chính quyền Việt Nam đă cố gắng ch́a tay ra
cho người Việt hải ngoại, đặc biệt là những người sinh sống tại Hoa kỳ
qua chính sach “ḥa giải dân tộc.” Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị công
bố ngày 26 tháng 3, 2004 coi người Việt hải ngoại là “một bộ phận không
thể tách rời và là nguồn sức mạnh của một nước Việt Nam toàn vẹn; họ là
yếu tố quan trọng đóng góp vào việc cải thiện sự hợp tác và quan hệ thân
thiện giữa nước ta và các nước khác.” Đă có những biện pháp được thực
hiện để cho người Việt hải ngoại dễ dàng mua nhà tại Việt Nam, thăm
viếng Việt Nam và làm việc tại đó. Đây là những bước nhỏ phản ảnh các ưu
đăi mà chính quyền muốn dành cho người Việt hải ngoại, nhưng những ưu
đă đó đă không đáp ứng được nhu cầu ḥa giải thật sự dựa vào ḷng tôn
trọng lẫn nhau.
Trên thực tế, mọi gia đ́nh tại miền Nam Việt Nam ít nhất cũng có một
thành viên gia nhập quân đội hoặc làm việc cho chính phủ. Nhiều gia đ́nh
có thân nhân chiến đấu ở cả hai bên trong cuộc chiến. Không ai muốn cha
mẹ, thân thích của ḿnh bị gọi là “phản quốc.” Trong diễn từ tại cuộc
hội thảo để kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ở
Hà Nội hồi tháng 7 vừa qua, Thượng Nghị Sĩ Webb nhắc nhở cử tọa về điều
quan trọng là phải nh́n nhận rằng “có nhiều quan điểm mạnh mẽ xung khắc
nghiêm trọng với các quan điểm mạnh mẽ khác cả ở bên trong lẫn ở bên
ngoài Việt Nam” và ông gợi ư rằng “chúng ta phải tôn trọng sự thể rằng
nhiều ư kiến khác biệt nhau đă do nhiều nhân vật đứng đắn của cả hai bên
đưa ra.”
Muốn thực hiện cuộc ḥa giải thực sự, những chiến binh thù địch cũ
của Việt Nam phải thực hiện cho được một “nền ḥa b́nh của những người
can đảm.” Cuộc ḥa giải đó không thể xảy ra chừng nào mà sử sách, báo
chí truyền thông và các bản tuyên bố chính thức vẫn cứ nói sai lạc về
cuộc Chiến Tranh Việt Nam như là một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và dân
chúng Việt Nam, trong đó người chiến binh miền Nam Việt Nam và thường
dân bị coi là tay sai của Hoa Kỳ và đều không có tinh thân ái quốc, chứ
không phải là những nam nữ chiến binh cao cả chiến đấu cho chính nghĩa
của ḿnh hoặc v́ tinh thần trách nhiệm.
Hồi năm 2005, cố Thủ Tướng Việt Nam Vơ Văn Kiệt đă kêu gọi phải có
“thái độ mới,” nhắc nhở mọi người rằng các vết thương chiến tranh “là
những vết thương chung của toàn thể đất nước,” rằng “lịch sử buộc nhiều
gia đ́nh tại miền Nam Việt Nam phải có những người thân yêu ở hai bên bờ
chiến tuyến,” và gợi ư rằng đất nước phải “thắp một nén hương” cầu
nguyện cho linh hồn của tất cả các chiến binh - Bắc cũng như Nam - bởi
v́ họ đều là “những người con của Mẹ Việt Nam.”
Năm năm sau, vào năm 2010, một vị tướng lănh Bắc Việt, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,
cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc và ủy viên dự khuyết của Ủy Ban
Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Người
Việt (ngày 30 Tháng Tám, 2010), tuyên bố rằng, “cuộc đổ máu [của các
chiến sĩ Miền Nam trong trận hải chiến chống quân Trung Quốc tại Hoàng
Sa hồi năm 1974] là đổ máu cho tổ quốc, họ phải được vinh danh và coi
như ngang hàng với các chiến sĩ đă bỏ ḿnh của Quân Đội Nhân Dân Việt
Nam.”
Chính quyền Việt Nam đă đưa ra hai quyết định đáng khích lệ. Một là
yểm trợ và tạo điều kiện thực hiện kế hoạch “Trao Trả Lại Các Thương
Vong Chiến Tranh” của cơ quan MIA/POW có trụ sở tại Houston, là tổ chức
đang t́m cách cải táng thi hài của các cựu tù cải tảo đă chết trong các
trại tập trung. Thứ nh́ là rút các đơn vị quân đội ra khỏi nghĩa trang
B́nh An, chỗ ngày xưa an táng các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa
(ARVN) và nơi đây cũng tương đương với Nghĩa Trang Arlington của Hoa Kỳ.
Người Việt hải ngoại và dân chúng tại Hoa Kỳ đang theo dơi xem liệu
nghĩa trang này có được dời đi để phát triển thương mại, hoặc giữ nguyên
t́nh trạng như hiện nay, hoặc bảo tồn nơi đó để làm địa điểm khởi đầu
tiến tŕnh hàn gắn các vết thương. Hai sự kiện này, nếu được thực hiện
nghiêm chỉnh, có thể là những viên gạch xây dựng các mối liên hệ tốt đẹp
hơn giữa Việt Nam và cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Ḥa giải dân tộc giữa người Việt Nam với nhau là một nhiệm vụ lịch sử
và có khả năng tạo nên ảnh hưởng chính trị lớn lao. Ḥa giải dân tộc có
thể biến đổi các cộng đồng người Việt hải ngoại đang chống đối trở
thành các nhóm vận động hành lang mạnh mẽ thật sự giúp ích cho Việt Nam
tại mọi quốc gia trên thế giới, và tiến tŕnh này nhất định sẽ kết chặt
mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
(Nguyên bản Anh ngữ “Remarks by Professor Nguyen Manh Hung,
George Mason University, at the Conference on “U.S.-Vietnam Relations:
Where we have been and where we are going next”. Bản dịch Việt ngữ của
Vann Phan/Người Việt) |
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienphu Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 77
|
Msg 29 of 80: Đă gửi: 08 October 2010 lúc 1:17am | Đă lưu IP
|
|
|
Ám Ảnh Chiến Tranh VN
Vi Anh Chiến tranh Việt Nam, đúng ra là việc Mỹ rút quân bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà thân cô thế cô nên bị bức tử dù đă hơn một phần ba thế kỷ rồi vẫn c̣n là một ám ảnh chưa nguôi ngoay nơi chánh quyền nước Mỹ cũng như chánh quyền các nước Đông Nam Á. Một, đối với Mỹ. 35 năm sau dù có hàng triệu triệu trang tài liệu được giải mật, hàng trăm bộ phim ra đời, hàng ngàn cuốn sách xuất bản, hàng trăm cuộc hội thảo chuyên môn, đại học được tổ chức để lượng định, cuộc tranh căi về Chiến tranh VN cũng chưa ngă ngũ, việc t́m hiểu lư do thắng thua vẫn chưa ngưng. Mới đây, ngày 29 tháng 9, trong buổi họp hạn chế của ban lịch sử thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ nhân dịp cho công bố 24,000 tài liệu được giải mă, theo báo le Figaro của Pháp, Ngoại Trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton c̣n nói: «Đối với thế hệ của tôi, cuộc chiến này đă làm thay đổi cái nh́n của chúng tôi về thế giới», gây nên «những cuộc đối thoại đớn đau» làm chia rẽ các gia đ́nh. Bà nh́n nhận: «Các bài học của thời kỳ này tiếp tục ảnh hưởng đến quyết định của chúng tôi » - ư muốn nói những toan tính tiến thoái lưỡng nan hiện nay tại Afghanistan, của chánh quyền mà Bà làm ngoại trưởng. 35 năm sau dư luận Mỹ về lẽ thắng thua c̣n chia rẽ. Ngoại Trưởng Kissinger, người đóng vai tṛ lớn làm ra và thực hiện chính sách về Chiến tranh VN qua mấy đời tổng thống như Johnson và Nixon, bây giờ Ông Kissinger một nhân chứng sống vẫn c̣n nói: «Tôi cho rằng điều chủ yếu làm cho mọi việc xấu đi ở Việt Nam, là do chính chúng ta đă tự hại ḿnh.” Ông không ngần ngại đả kích vai tṛ thường là «thù địch» và «phá hoại» của các “báo đài” Mỹ. Trái lại Ông Richard Holbrooke, nhà ngoại giao Mỹ đă từng phục vụ tại Saigon từ năm 1963 đến năm 1966, hiện là đặc phái viên của Tổng thống Mỹ tại Afghanistan, không đồng ư với Ts Kissinger. Ông Holbrooke nhấn mạnh: «Đây không phải là chuyện thiếu kiên nhẫn, là vấn đề nguồn lực hay tại các nhà báo tỏ ra thù nghịch. Đôi khi ngay cả các cường quốc mạnh nhất cũng không thể thực hiện được mục đích ». Ông Rich Rush, con trai của ông Dean Rush, cựu Ngoại trưởng thời Tổng thống Kennedy, nhận định «Thất bại là từ chiến trường, từ khả năng chiến đấu mănh liệt của Bắc Việt...” Hai, đối với chánh quyền các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh VN. VNCH bị Mỹ bỏ rơi v́ Mỹ bắt tay được với TC. Bị Mỹ rút quân, cúp viện trợ, thân cô thế cô sau hai năm mấy chịu dựng, ngày 30-4- 75 VNCH sụp đổ trước đà xâm lăng của CS Bắc Việt vẫn được CS Tàu và Nga hỗ trợ, tăng cường viện trợ hào phóng hơn. Phi luật Tân phản ứng trước. Phi không cho Mỹ tiếp tục mướn căn cứ hải quân và không quân lớn nhứt ở Đông Nam Á đặt trên đất Phi. Trơ trẻn hơn nữa, Mỹ phản bội thêm một đồng minh nữa là Đài Loan. Mỹ thừa nhận Trung Cộng, dâng chức hội viên Liên Hiệp Quốc và cái ghế và lá phiếu hội viên thường trực có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An của Đài Loan cho TC. Và nhiều năm liền, nhiều đời tổng thống Mỹ, Mỹ vắng bóng ở Đông Nam Á trong khi Con Rồng Á Châu của Thiên Triều Đại Hán được Mỹ giúp đỡ vươn lên. Ba, đối với các nước Đông Nam Á trong thời Mỹ muồn trở lại Đông Nam Á. Từ sau Chiến tranh VN, TC hầu như tự tung, tự tác ở Đông Nam Á. Trung Cộng bành trướng, chiếm đảo Ḥang sa, Trường sa làm huyện Tam Sa trực thuộc đất Tàu là tỉnh Hải Nam. TC chiếm biển,đơn phương đưa ra bản đồ h́nh lưỡi ḅ chiếm 80% Biển Đông của VN. TC cấm đánh cá, bắn bắt tàu, ngư phủ VN và đ̣i tiển chuộc. TC áp lực không cho các công ty xăng dầu Anh, Mỹ thăm ḍ trong vùng biển. TC làm hùm, làm hổ v́ không nước nào dám hành động cản trở trừ lời tuyên bố chủ quyền suông như của VNCS. Nhưng thái độ hung hăng của nước lớn TC đem lại hai phản tác dụng cho TC. Một mặt làm các nước nhỏ ở Đông Nam Á, đa số nằm trong Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á có cùng một mối lo bị Tàu nuốt chửng, xích lại gần nhau hơn. Mặt khác TC tạo thời cơ tốt cho Mỹ trở lại Đông Nam Á. Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mỹ đi họp ở Sangri-la (Thái Lan). Viên chức khác móc nối lại Nam Dương, nước có dân số Hồi Giáo đông nhứt Á Châu, và là nơi vị tổng thống Mỹ Da Đen đầu tiên mà cũng là vị tổng thống Mỹ đậm nét Á châu nhứt của Mỹ là TT Obama sống thời niên thiếu. Ngoại Trưởng Mỹ họp diễn đàn an ninh vùng của Asean ở Hà nội. Mỹ hợp tác nguyên tử với Hà nội, ưu tiên dành choi quyền làm giàu uranium. Giúp tiền và giúp thế cứu sông Mekong và Đồng Bằng. TT Obama họp ở New York với 10 lănh đạo quốc gia của Asean, hứa đi họp thượng đỉnh Á châu năm sau. Mỹ trở lại Đông Nam Á qua con đường Asean, với chiến thuật quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, giải quyết tranh chấp theo phương cách ngoại giao đa phương, hoàn toàn trái với chiến sách của TC là giải quyết song phương. Mỹ đi nước cờ cao, chứng tỏ quan tâm trước quyền lợi của các nước Đông Nam Á, việc ǵ cũng giải quyết trên căn bản đa phương, tức có mặt các nước Đông Nam Á. Nhưng ám ảnh Chiến tranh VN, hành động phản bội đồng minh VN Cộng Hoà hăy c̣n, nên các nước Đông Nam Á dù rất cần Mỹ cũng phải dè đăït, cẩn trọng với Mỹ. C̣n lo ngại Mỹ, chưa tin Mỹ, sợ Mỹ quá thực dụng chánh trị ngoại giao, thoả hiệp với nước lớn, giải quyết quyền lợi Mỹ trên đầu trên cồ các nước nhược tiểu. Câu hỏi phải đặt ra trong trí óc những nhà ngoại giao, những người làm chính sách ở Đông Nam Á là đi sát với Mỹ, cái ǵ sẽ xảy ra cho thân phận các nước nhược tiểu khi mà Trung Quốc và Mỹ quốc hai nước lớn thoả hiệp quyền lợi riêng với nhau. Mỹ và TC bây giờ dính líu nhau về kinh tế và chánh trị nhiều hơn thời TT Nixon và Chủ tịch Mao nữa. Nhứt là người Việt. Dù những người đang cầm quyền ở VNCS là những người Việt Nam Cộng sản, nhứt định những người này không thể không rút cái kinh nghiệm quá đau thương của VNCH khi làm đồng minh với Mỹ. Bây giờ Mỹ cần trở lại Đông Nam Á, Mỹ dùng Biển Đông của VN làm bàn đạp, nếu bám sát Mỹ cái ǵ sẽ xảy ra cho VN khi Bắc Kinh và Washington thoả hiệp tay đôi quyền lợi ở Biển Đông của VN, trên đầu trên cổ VN. Cái ǵ sẽ xảy ra khi dùng VN để be bờ TC để rồi khi Washington- Bắc Kinh thoả hiệp được với nhau, VN bị coi như con chốt thí, Mỹ bán đứng như bán cái tiền đồn chống Cộng VNCH. Nhứt là CS Hà nội hơn ai biết họ không có nội lực dân tộc, không có cái thế nhân dân, không được người Mỹ gốc Việt ủng hộ dù đi với Mỹ hay với TC. Bên cạnh những biến chứng do ám ảnh Chiến Tranh VN sanh ra, các nước Đông Nam Á cũng không dám tỏ ra xích lại quá gần Mỹ trước mắt TC. Hai lư do này sẽ làm tŕ trệ việc Mỹ trở lại Đông Nam Á. Nhưng dù sao quyết tâm mạnh và sự có mặt của Mỹ trong vùng sẽ giúp một nền hoà b́nh vơ trang và làm cho TC phải lắng nghe kỹ hơn tiếng nói của Asean và các nước Đông Nam Á./. ( Vi Anh)
|
Quay trở về đầu |
|
|
nghe1rang Hội Viên
Đă tham gia: 24 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 17
|
Msg 30 of 80: Đă gửi: 08 October 2010 lúc 4:31am | Đă lưu IP
|
|
|
thiên phủ mới qua mỹ chắc cũng đang muốn lập công
__________________ chào các bạn, bin sắp là nghé 7 răng mà
|
Quay trở về đầu |
|
|
dinhvantan Ban Điều Hành
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 934
|
Msg 31 of 80: Đă gửi: 08 October 2010 lúc 6:47am | Đă lưu IP
|
|
|
TQ sẽ đụng Mỹ ở Hội nghị tổ chức tại VN th́ sắp có .
__________________ 樀是揚庭捗次支
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienphu Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 77
|
Msg 32 of 80: Đă gửi: 08 October 2010 lúc 12:34pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cựu NT Henry Kissinger: Thất bại tại Việt Nam chủ yếu là do Hoa Kỳ Wednesday, October 06, 2010
< =text/ src="http://s7.addthis.com/js/250/addthis_widget.js?pub=quangp">>
|
|
Hội thảo kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á
Kỳ 1
Henry Kissinger
LTS: Hôm 29 tháng 9, 2010, tại cuộc hội thảo do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tổ chức, với chủ đề “Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, 1946-1975,” cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Henry Kissinger, đă có bài phát biểu dài, và ngay sau đó được cử tọa đặt nhiều câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam.
Ṭa Soạn xin giới thiệu đến độc giả phần 1 của bản chuyển ngữ tiếng Việt của phát biểu này. Nguyên văn bài phát biểu tiếng Anh được đăng tải trên trang nhà của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trong phần Diễn Đàn tiếp theo, chúng tôi sẽ đăng phần tiếp theo của bản chuyển ngữ và các câu hỏi mà cử tọa dành cho Tiến Sĩ Kissinger.
|
Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger. (H́nh: Chip Somodevilla/Getty Images) |
Rất cám ơn quư vị. Tôi phải chỉ rơ ra rằng tôi giữ một kỷ lục thật khó mà ai thắng nổi, đó là trong thời kỳ tôi vừa là ngoại trưởng vừa là cố vấn Đặc Biệt khi các quan hệ giữa Bộ Ngoại Giao và Ṭa Bạch Ốc mật thiết chưa từng thấy. (Cười)
Giờ đây, tôi sẽ dành ra khoảng 20 phút để đưa ra các nhận định và rồi trả lời các câu hỏi. Khi tôi nghe có ai đó chọn một quyển sách của tôi viết hồi năm 1958 mà rồi bị tám nhà xuất bản và bốn nhà in đại học khước từ và rồi bán được 1,400 quyển th́ tôi mới thấy rơ ràng là hầu hết những người có mặt trong pḥng này chưa sinh ra khi quyển sách này được xuất bản. Và (Đặc Sứ) Dick Holbrooke hồi tối hôm qua đă cùng tôi bàn luận về thành phần được dự trù của số cử tọa ngày hôm nay, trong đó có một số người có mặt nơi đây từng trải qua các kinh nghiệm đương thời, đó là những kinh nghiệm, những đam mê, và những biến động độc đáo không thể nào xảy ra lần nữa.
Rồi c̣n có một nhóm cử tọa khác biết được về các kinh nghiệm đó qua ban giảng huấn tại các đại học mà có thể nói là phần lớn nằm trong phong trào phản đối chiến tranh vào thời đó và họ cũng có quan điểm của họ. Và rồi c̣n có một thế hệ mới mà đối với họ kinh nghiệm này đă thuộc về quá khứ xa vời. Và đêm hôm qua, khi suy nghĩ về vấn đề này, tôi bỗng nhận thức rằng đối với thế hệ già nua của tôi hồi năm 1940 th́ sự sụp đổ của Pháp là một kinh nghiệm choáng ngợp, nhất là đối với những người từng sống dưới chế độ Đức Quốc Xă.
|
Một đơn vị quân đội Mỹ chuẩn bị rút khỏi miền Nam Việt Nam, 1969. (H́nh: STF/AFP/Getty Images) |
Nhưng thật sự th́ cuộc Chiến Tranh Việt Nam đă quay trở lại với chúng ta cũng xa xưa như là năm 1940 đối với hồi năm 1900 vậy. Đối với tôi, 1900 chỉ là một thời điểm có liên hệ hết sức nhỏ trong các kinh nghiệm của tôi. V́ thế, tôi nghĩ điều tôi có thể làm là tŕnh bày với quư vị về cách thế nào mà tôi lại liên lụy tới kinh nghiệm (về cuộc chiến) đó, sự liên lụy này có nghĩa ǵ đối vớ thế hệ của tôi, và rồi sau đó quư vị đặt câu hỏi với tôi về bất cứ đề tài nào mà quư vị nghĩ ra.
Trước hết, quư vị phải hiểu một sự kiện cá nhân của tôi. Tôi từng giữ chức vụ rất đặc biệt là Cố Vấn An Ninh. Chức vụ này cũng có thể có trong thời buổi này. Tôi chưa hề gặp Rchard Nixon khi ông ấy bổ nhiệm tôi. Và tôi đă dành trọn 12 năm trong đời để cố giữ cho ông ấy khỏi trở thành tổng thống. (Cười) Tôi đă là cố vấn chính yếu về chính sách ngoại giao của Nelson Rockefeller. V́ thế, khi tôi đọc một số sách viết về chuyện tôi đă âm mưu tỉ mỉ như thế nào để tiến đến chức vụ kia th́ tôi vẫn nghĩ điều quan trọng là người ta phải nhớ rằng tôi từng là một người bạn thân thiết của Nelson Rockefeller, và thực ra th́ tôi đă quen biết Hubert Humphrey nhiều hơn. Như thế đó, tôi không biết ǵ hết về Richard Nixon.
V́ vậy, đây quả là một cuộc phiêu lưu trí thức, một cuộc phiêu lưu có tầm vóc quốc gia để làm sao đối phó với vấn đề này. Ngoài ra, như hầu hết quư vị biết, tôi từng làm làm việc một năm tại Ṭa Bạch Ốc dưới thời Kennedy trong giai đoạn có cuộc khủng hoảng Bá Linh, tức là không dính líu ǵ tới vấn đề Việt Nam mà tới vấn đề Bá Linh. Kết quả của sự thể này là các nhân vật then chốt trong chính phủ trước kia là những nhân vật mà tôi đă biết rồi. Họ đều là bạn của tôi. Tôi tôn trọng họ. Tôi hết sức cảm phục tinh thần ái quốc của (Ngoại Trưởng) Dean Rusk và cách hành xử của ông trong chức vụ của ḿnh. Tôi từng chứng kiến nỗi vật vă của nhiều người khi phải đối phó với vấn đề Việt Nam.
V́ thế, đối với cá nhân tôi, các cuộc tranh căi tiếp diễn sau đó mang tính cách hết sức đau thương, và tôi chưa bao giờ nghĩ đến tính chất của một cuộc nội chiến trong các cuộc tranh căi đó như từng xảy ra sau này. Đối với tôi, tôi biết lư do tại sao thế hệ trước của tôi bước vào cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Tôi đồng ư với một số quan điểm của người này; và cũng không đồng ư với các quan điểm của những người kia. Nhưng tôi không nghĩ đây là vấn đề đạo đức gây chia rẽ trong chúng ta. Thực sự, tôi bị tổn hại v́ niềm tin sai lạc rằng tôi tham gia chính phủ để có thể góp sức tập hợp các quan điểm khác biệt lại với nhau.
Đối với tôi, thảm kịch của cuộc Chiến Tranh Việt Nam không phải là v́ có những mối bất đồng. Điều này không thể nào tránh được trước cái phức tạp của vấn đề. Nhưng đó là sự thể niềm tin cậy lẫn nhau của người Mỹ đă bị hủy diệt trong tiến tŕnh của cuộc chiến. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ kinh qua những giới hạn của nền ngoại giao, và đây quả là điều đau thương khi ḿnh phải chấp nhận sự thể đó.
V́ vậy, những ǵ mà lẽ ra có thể là một sự phê b́nh tự nhiên các quyết định của chính quyền - mà ai cũng có thể tranh luận từ vị thế của ḿnh - th́ lại chuyển hóa thành một vấn đề đạo đức, trước hết là nền ngoại giao của Hoa Kỳ có đủ đạo đức hay không, và kế đến là Hoa Kỳ có đủ đạo đức hay không khi điều hành bất cứ chính sách ngoại giao truyền thống nào. Đó chính là tấn thảm kịch.
Tuyệt đối tôi không hề dựng lại chủ đề này. Tôi tin rằng hầu hết những ǵ từng trở nên sai lầm tại Việt Nam là do chính chúng ta tự gây ra. Và trong khi tôi ủng hộ chính sách lúc đó của chính phủ Nixon liên quan tới Việt Nam, trong khi tôi cũng vui sướng nh́n thấy các đại diện của Việt Nam có mặt tại đó, ngày nay tôi nghĩ sao th́ lúc đó tôi vẫn nghĩ vậy. Rất có thể là tôi vẫn ưa thích một kết quả khác của cuộc chiến, ít nhất cũng là một kết quả khác không liên hệ một cách riêng tư tới cách thế chúng ta từng dằn xé nhau như vậy. Và quư vị phải hiểu rằng đây là quan điểm của tôi vào lúc đó cũng như bây giờ.
Quan điểm của tôi là như thế, bởi v́ mới đây tôi có đọc một quyển sách được xuất bản tại Hà Nội về các cuộc thương thuyết của tôi với Lê Đức Thọ mà tôi phải nói rằng chính xác tới 98 phần trăm. Và chỗ nào không chính xác th́ không phải là thiết yếu cho chính đề. Nhưng nó cũng c̣n đúng cả trong hai phần trăm c̣n lại nữa, và chuyện đó chỉ đơn giản là v́ vấn đề quan điểm mà thôi. Và những ǵ viết trong quyển sách đó đă khơi dậy lại một vấn đề - một lần nữa, khơi dậy lại vấn đề là có một sự khác biệt căn bản: Hoa Kỳ muốn thỏa hiệp trong khi Hà Nội th́ muốn chiến thắng.
Đối với tôi, một trong những điều lư thú nếu ông ấy (Đại Sứ Brynn, người điều hành cuộc hội thảo) cho phép tôi nói, đó là chuyện tôi phải ngày ngày đối phó với Lê Đức Thọ, một người coi như cáo già quá mức. Tôi muốn nói rằng ông ta mổ xẻ chúng tôi như là một nhà giải phẫu, sử dụng con dao mổ một cách hết sức tinh xảo, mà lúc nào cũng tỏ ra lịch sự. Nhưng theo quyển sách đó th́ thỉnh thoảng ông ta cũng c̣n được Hà Nội nhắc nhở để nhớ rằng sẽ không thể có thương thuyết nếu như không có thay sự thay đổi cục diện trên chiến trường. Và mục tiêu của ông ta chính là làm sao đưa chúng tôi tới chỗ đó. Tôi nói tới đều này với ḷng hết sức tôn trọng ông ta. Điều này th́ cũng có thể hiểu được thôi. Người Việt Nam (cộng sản) đă chiến đấu suốt 50 năm không phải để thỏa hiệp nhưng là để thống nhất đất nước. Mục tiêu khách quan của Hoa Kỳ là duy tŕ một Miền Nam Việt Nam có thể sống c̣n được và sẽ được trao cho cơ hội phát triển bản sắc riêng của ḿnh, và đó chính là mục tiêu mà chúng tôi quan tâm mỗi ngày. Đó chính là thực tế của đời sống.
Trong tất cả mọi cuộc tranh luận diễn ra về chuyện chúng ta đă làm ǵ và đă không làm ǵ trong các cuộc thương thuyết, những ǵ thêm nữa mà lẽ ra chúng ta đă phải đưa ra và những ǵ mà lẽ ra chúng ta phải rút bớt lại, thực sự đă có một vấn đề không giải quyết được, đó là: Liệu miền Nam Việt Nam có quyền có bản sắc chính trị riêng của họ hay không, liệu họ có được phép phát triển các cơ chế riêng của họ hay không, hay là ngay từ đầu người ta đă định rằng mục tiêu phải đạt chính là thống nhất đất nước. Tất cả những đề nghị được hai bên sôi nổi tranh luận - một cuộc ngưng bắn và những hệ lụy của nó - th́ những đề nghị đó, bằng cách này hay cách khác, đều được giải quyết hết sức mau lẹ. Chỉ có một điều không giải quyết được là liệu chính phủ hiện hữu tại miền Nam Việt Nam có thể sống c̣n được hay không, có thể được phép tồn tại hay không. Một khi vấn đề này được thỏa thuận rồi th́ chúng tôi giải quyết mọi sự rất nhanh. Một số người có mặt trong pḥng hôm nay c̣n nghĩ là qua sức nhanh nữa. Mà rồi tôi sẽ vui sướng được trả lời những câu hỏi về vấn đề này cùng những đề tài liên hệ. Nhưng đó chính là vấn đề cần phải được mọi người thông suốt.
Một lần nữa, khi chính phủ Nixon lên cầm quyền, t́nh thế ra sao? Cuộc chiến (tại Việt Nam) đă diễn tiến bao lâu rồi th́ cũng c̣n tùy ở cách quư vị tính toán thời điểm, tức là tính từ thời Truman hay thời Kennedy hay từ giai đoạn mà chúng ta gởi quân chiến đấu đến đó. Nếu vậy th́ chúng ta có thể có những mốc thời gian khởi đầu cuộc chiến khác nhau, cách biệt nhau từ bốn năm cho tới 15 năm.
Vào thời điểm đó, đă có 550,000 - hay chính xác hơn là 536,000 - binh sĩ Mỹ tại Việt Nam. Vào năm 1968, nửa sau của năm '68, số thương vong (của Hoa Kỳ) là khoảng 400 người một tuần. Và Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân đă xảy ra vào đầu năm '68. Hầu hết mọi người giờ đây đều coi đó là một chiến thắng quân sự của Hoa Kỳ, nhưng lại là một thất bại về mặt tâm lư vào lúc đó là lúc người ta cũng không coi nó là một chiến thắng quân sự nữa. Nhưng cuộc tổng tấn công này đă chứng tỏ rằng (Hoa Kỳ) không thể thắng được cuộc chiến tranh. Chưa có thương thuyết - v́ cuộc thương thuyết mới chỉ bắt đầu. Lập trường chính thức của Hoa Kỳ là cả đôi bên cùng nhau rút quân trong đó cuộc rút quân của chúng ta sẽ tiếp theo sau cuộc rút quân của Cộng Sản Bắc Việt. Và chính phủ vừa ra đi lúc đó đă để lại hồ sơ do (các Đặc Sứ) Harriman và Vance viết, nói rằng sau cuộc dàn xếp ḥa b́nh th́ vẫn c̣n cần tới 260,000 quân Mỹ ở lại (Nam) Việt Nam.
Tôi muốn giải thích về chiến lược chính của chúng ta, tức là những ǵ chúng ta cố thực hiện. Lúc ấy có hai trường phái tư duy mà trong đó thật sự chỉ có một trường phái là được cứu xét nghiêm chỉnh mà thôi. Quan điểm cá nhân của tôi là chúng ta phải thực hiện một đề nghị ḥa b́nh rộng khắp và toàn vẹn. Và nếu đề nghị đó bị bác bỏ th́ chúng ta hăy gia tăng các hoạt động quân sự để coi chúng ta có thể đạt tới đâu. Đề nghị này đi xa tới mức yêu cầu cựu Đặc Sứ Vance đi Moscow để cùng phía (Cộng Sản) Việt Nam thương thuyết tại đó. Và chúng ta đă đưa cho Liên Xô một đề nghị đi xa hơn tất cả các đề nghị vào thời điểm đó. Đề nghị này đă không bao giờ được trả lời. Người Nga không hề trả lời và phía (Cộng Sản) Việt Nam cũng không hề trả lời.
Thế rồi chúng ta cứ nấn ná nghiên cứu việc gia tăng hoạt động quân sự khiến cho báo chí cứ lấy đó làm đề tài mà điều tra. Nhưng quyết định sau cùng được đưa ra là chúng ta sẽ rút quân từ từ, đồng thời vẫn thương thuyết, với hy vọng đạt tới chỗ Hà Nội sẽ tán thành đề nghị chính trị căn bản của chúng ta. Tôi không muốn đề cập tới tất cả các bước đă thực hiện. Và rồi trong một khoảng thời gian là bốn năm chúng ta đă thực sự đạt mục tiêu ấy.
Một trong các phụ tá của tôi là Winston Lord. Và trong thời gian có cuộc tiến đánh Căm Bốt ông này muốn từ chức. Tôi có nói với ông: “Được rồi, ông có thể từ chức và giương biểu ngữ biểu t́nh bên ngoài ṭa nhà này (Bộ Ngoại Giao) hoặc là ông có thể giúp tôi chấm dứt trận chiến đó. Và rồi 20 năm sau thế nào ông cũng phải tự hỏi ông có thể cảm thấy t́nh thế sẽ tốt đẹp hơn hay không.” Thế là ông ấy ở lại. Và đôi khi có người hỏi tôi rằng giây phút cảm động nhất của tôi trong giai đoạn tham chính là lúc nào th́ tôi có thể thưa với quư vị rằng thực ra đó là lúc Lê Đức Thọ, vào tháng 10 năm 1972, chấp nhận các đề nghị mà chúng tôi đă đưa ra hồi tháng 1 về cấu trúc của chính quyền đó (tại miền Nam Việt Nam). Trên thực tế, chính ông ấy đă đọc một bản tuyên bố nói rằng “sau cùng th́ đây cũng chính là những ǵ mà ông đă đề nghị.” Và khi ông nói xong, tôi đă bắt tay với Ông Winston và nói: “Đó, chúng ta đă thực hiện được việc này.” Nhưng hóa ra là chúng tôi đă không làm được việc đó v́ nhiều ư do. Khách quan mà nói, có thể rằng việc đó không bao giờ có thể đạt được, mặc dù tôi vẫn không nh́n nhận sự thể như vậy. Dẫu sao, những con người có suy nghĩ hợp lư có thể lập luận như thế.
Trên căn bản, đó chính là sự kết hợp cả hai vụ Watergate và t́nh trạng chia rẽ trong nội bộ đất nước chúng ta - sự kết hợp giữa vụ Watergate và chia rẽ nội bộ khiến viện trợ cho (Nam) Việt Nam bị cắt đến hai phần ba giữa lúc giá dầu đang tăng cao - đă ngăn cấm mọi trợ giúp quân sự cho (Nam) Việt Nam, điều mà chúng ta không yêu cầu các đồng minh của ḿnh nên làm vào bất cứ lúc nào. Đó là cảm tưởng của tôi về những ǵ đă xảy ra.
(Kỳ sau: Phần hai của bài thuyết tŕnh của Henry Kissinger và phần hỏi-đáp với cử tọa)
|
|
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienphu Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 77
|
Msg 33 of 80: Đă gửi: 08 October 2010 lúc 12:35pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thất bại tại Việt Nam chủ yếu là do Hoa Kỳ (Kỳ 2) Thursday, October 07, 2010
< =text/ src="http://s7.addthis.com/js/250/addthis_widget.js?pub=quangp">>
|
|
Hội thảo kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á
Kỳ 2
Henry Kissinger
LTS: Hôm 29 tháng 9, 2010, tại cuộc hội thảo do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tổ chức, với chủ đề “Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, 1946-1975,” cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Henry Kissinger, đă có bài phát biểu dài, và ngay sau đó được cử tọa đặt nhiều câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam.
Hôm nay, Ṭa Soạn đăng tiếp phần 2, cũng là phần cuối tham luận của Tiến Sĩ Henry Kissinger, và phần hỏi-đáp với cử tọa.
|
Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, đọc tham luận tại Đại Hội Thường Niên lần thứ Tám, “Global Strategic Review,” hôm 10 tháng 9, 2010, tại Geneva. (H́nh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images) |
Dĩ nhiên là trong tiến tŕnh thương thuyết có nhiều giai đoạn. Tôi chỉ đề cập tới một giai đoạn mà thôi. Trung Hoa và chúng tôi đă có một thỏa thuận về Căm Bốt mà theo dự tính th́ sẽ có hiệu lực ngay sau khi ông Hoàng Sihanouk đi công du trở về. Một phần trong thỏa thuận đó là việc chấm dứt cuộc ném bom Căm Bốt của Hoa Kỳ, nhưng cuộc ném bom vẫn được thực hiện bởi v́ Khmer Đỏ không chịu tôn trọng lệnh ngưng bắn.
V́ thế, Thượng Nghị Sĩ Magnuson phải đến thăm Trung Hoa, và ông đă hội kiến với Chu Ân Lai, và họ Chu đă than phiền về việc Hoa Kỳ ném bom Căm Bốt, đang là một đề tài trong cuộc thảo luận. Và ông Magnuson nói: “Xin đừng lo chi chuyện này. Quốc Hội Mỹ vừa mới ra lệnh ngưng oanh tạc.” Tới đó th́ Chu Ân lai bỗng nổi giận và lấy tay đập bàn, bởi v́ hóa ra chuyện này làm cho thỏa thuận mà họ Chu đạt được (với phía Mỹ) đă chẳng tạo được hiệu quả nào. Và đây là một trong các giai đoạn trong tiến tŕnh thương thuyết đó. Điểm chủ yếu mà tôi muốn đưa ra là: Hoa Kỳ không thể chịu đựng nổi t́nh trạng một quốc gia chia rẽ khi lâm chiến. Chúng ta phải tự ḿnh giữ vững niềm tin, ít nhất cũng là vào thiện chí của chính phủ của ḿnh. Chúng ta không thể biến những vấn đề đó trở thành một cuộc cạnh tranh về đạo lư giữa những con người coi ḿnh có độc quyền về thiện chí và những kẻ cứ đưa ra những nhận định không những là không đúng mà c̣n vô luân nữa.
Có một số những bài học mà chúng ta phải học. Khi chúng ta nghĩ tới chuyện lâm chiến, chúng ta cần có một bản phân tích chiến lược toàn cầu giải thích cho chúng ta rơ ư nghĩa của việc tham gia chiến tranh. Mục đích của cuộc chiến tranh là một chiến thắng nào đó; c̣n đi đến bế tắc th́ không phải là chiến lược, và chiến thắng phải được định nghĩa là kết quả có thể thực hiện được trong một khoảng thời gian mà công luận Mỹ có thể chịu đựng nổi.
Tôi không thích từ ngữ “chiến lược rút chân ra.” Chúng ta không nên nhảy vào cuộc chiến nếu tất cả những ǵ chúng ta muốn là rút chân ra. Chiến lược đó phải được tŕnh lên tổng thống, coi như là một chính sách ngoại giao căn bản có thể đứng vững được. Ngoại giao và chiến lược phải được coi là một tổng thể, chứ không phải là các giai đoạn nối tiếp nhau trong chính sách. Và trên hết là chính phủ Mỹ cũng như những giới chỉ trích phải thực hiện các cuộc tranh luận với sự tự chế do hiểu được rằng t́nh đoàn kết của đất nước này đă, đang và sẽ là niềm hy vọng của thế giới.
Và tôi muốn nói rằng tôi rất vui sướng khi ông Dick Holbrook đang theo bước chân tôi, bởi v́ cả hai chúng tôi chia sẻ một số những kinh nghiệm đó không phải luôn luôn v́ chúng tôi có quan điểm giống nhau, nhưng luôn luôn với ḷng tôn kính lẫn nhau. Chúng tôi đă gặp nhau ở Hà Nội, ở Sài G̣n khi chúng tôi c̣n là những người trai trẻ với tương lai đầy hứa hẹn, ông ta c̣n hơn là tôi nữa. (Cười) Và khi tôi c̣n ở vào tuổi đó, tôi vẫn hay nghĩ là những người cùng lứa tuổi với ḿnh đă được đưa đẩy vào thế giới này trong vị thế là những con người già cỗi - (cười) - cho nên họ mới xử sự như thế.
Vậy th́, xin cám ơn quư vị đă cho tôi cơ hội có mặt nơi đây. Thật là một kinh nghiệm lạ thường và cảm động trong đời tôi. Và tôi muốn được bày tỏ ḷng kính trọng đối với những người Việt Nam hiện diện nơi đây cùng với niềm vui sướng của tôi rằng quan hệ giữa hai nước chúng ta đang vững mạnh. Nhưng sự thể này cũng không làm thay đổi tâm trạng buồn phiền của tôi về cách thức cuộc Chiến Tranh Việt Nam bị bắt buộc phải diễn tiến như thế.
Xin cám ơn quư vị nhiều. Và tôi xin được đón nghe các câu hỏi. (Vỗ tay)
Phần hỏi-đáp với cử tọa
Để trả lời câu hỏi về cảm nghĩ của cựu Ngoại Trưởng Kissinger đối với sự thất bại của chiến lược “khoảng giữa thích nghi” (decent interval) của chính quyền Nixon - theo đó nếu Hoa Kỳ hoàn tất việc rút quân vào một thời điểm nhất định (sau Hiệp Định Paris 1973, chẳng hạn) th́ bắt buộc phải có một khoảng giữa thích nghi (giữ vai tṛ vật đệm) đặng miền Nam Việt Nam có thể tồn tại và xoay xở tiếp, và khoảng giữa đó sẽ nằm sau lúc Hoa Kỳ rút quân và trước thời điểm phỏng định quân Cộng Sản có thể mở cuộc tổng tấn công sau cùng để đánh chiếm miền Nam - cựu Ngoại Trưởng Kissinger nói:
“Tại Hoa Kỳ, người ta vẫn tranh căi về chuyện Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Có người nói: ‘Các ông phải rút ra ngay bây giờ. Các ông là kẻ vô luân lư khi can thiệp vào đó.’ Rồi khi Hoa Kỳ cho thấy là đang rút quân đi th́ lại bị buộc tội là bán đứng miền Nam Việt Nam, bởi v́ lẽ ra th́ Hoa Kỳ phải tiếp tục chiến đấu để cho dân chúng miền Nam Việt Nam có cơ hội sống c̣n.”
“Lúc đó th́ chúng tôi tiên liệu những ǵ sẽ xảy đến? Chúng tôi đă biết đó là một thỏa hiệp bấp bênh (precarious). Chúng tôi hiểu rằng Bắc Việt không phải đă chiến đấu suốt 50 năm để rồi cuối cùng cũng chỉ có được một nước Bắc Việt mà thôi, v́ thế chúng tôi đă nghĩ rằng cuộc tranh đấu sẽ vẫn c̣n tiếp diễn. Chúng tôi cũng nghĩ - và chúng tôi có thể đă nghĩ sai - rằng miền Nam Việt Nam hồi năm 1972 từng chứng tỏ rằng khi Bắc Việt mở cuộc tấn công toàn diện th́ họ vẫn chịu đựng nổi cơn sóng gió để sống c̣n cả về mặt chính trị lẫn quân sự.”
Ông Kissinger nói thêm: “Chúng tôi đă nghĩ, và chúng tôi vẫn kỳ vọng, rằng nếu xảy ra một cuộc tấn công toàn diện th́ chúng tôi sẽ đến trợ giúp miền Nam Việt Nam, ít nhất cũng bằng không lực và hải lực. Nhưng các biện pháp cứu nguy này đă bị Quốc Hội ngăn cấm chỉ sáu tháng sau đó. Và khi quư vị đă kư thỏa ước với ai đó rồi mà quư vị lại không thể yểm trợ cho người đó bằng viện trợ kinh tế cũng như bằng sức mạnh quân sự th́, trên thực tế, quư vị đă đầu hàng kẻ địch rồi.”
Đáp lại câu hỏi ông Kissinger nghĩ ǵ về vai tṛ của báo chí truyền thông trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến Tranh Việt Nam, vị cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ thời đó nói:
“Báo chí truyền thông trở nên cực kỳ thù địch và đều chấp nhận lời xác quyết rằng cả chính quyền Johnson lẫn chính quyền Nixon nối tiếp đều nói dối và lường gạt (công chúng Mỹ) bởi v́ họ đă cam kết thực hiện các chính sách hiếu chiến. Và t́nh trạng này khiến cho việc thi hành chính sách quốc gia cực kỳ khó khăn... Khi đă quá sức rơ rệt rằng (quân Cộng Sản) Bắc Việt đang hoạch định một cuộc tổng tấn công vào mùa Xuân 1972 và mọi dấu hiệu đều chứng tỏ như thế th́ chúng tôi lại cắt giảm nỗ lực yểm trợ v́ chúng tôi không muốn bị cáo buộc là đă kích động cho đối phương hành động đúng theo như những ǵ mà họ đă hoạch định... V́ thế, vai tṛ của báo chí truyền thông (trong thời điểm đó], dĩ nhiên, là hết sức tai hại... Những người như (Ngoại Trưởng) Dean Rusk, (Bộ Trưởng Quốc Pḥng) McNamara, và (Tổng Thống) Johnson, theo như tôi biết, th́ đều cực kỳ thiết tha mong muốn chấm dứt cuộc chiến.”
Đáp một câu hỏi khác của cử tọa, ông Kissinger nói rằng: “Trong phần phụ lục cuốn sách White House Years (Những Năm Tháng Tại Ṭa Bạch Ốc), tôi đă bày tỏ sự dè dặt đối với sách lược Việt Nam Hóa Chiến Tranh (Vietnamization strategy) và nhiều điều khác nữa... và tôi nghĩ rằng đường lối mà chúng tôi theo đuổi có lẽ là đường lối khả dĩ duy nhất.”
Nhân khi trả lời câu hỏi tại sao chính quyền Nixon vừa tuyên bố “ḥa b́nh sắp tới rồi” (peace is at hand) th́ Hải và Không Quân Mỹ lại mở cuộc oanh tạc dữ dội vào Bắc Việt trong dịp Giáng Sinh năm 1972, cựu Ngoại Trưởng Kissinger đă tiết lộ một chi tiết lư thú liên quan tới chuyện Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từng chống đối và không chịu chấp nhận Hiệp Định Paris 1973. Ông nói:
“Chúng tôi đă đạt tới sự hiểu biết chung với phía Bắc Việt tại Paris. Rơ ràng là đối với Sài G̣n th́ chúng tôi không thể đem thi hành những thỏa thuận chung đó được. Chúng tôi luôn giữ lập trường rằng Sài G̣n sẽ phải đồng ư mới phải. Nhưng chúng tôi đă sai lầm trong phán đoán như vậy. Chúng tôi cứ yên chí rằng (Tổng Thống) Thiệu sẽ hết sức sung sướng trước sự kiện ông được giữ nguyên chức vụ, rằng chính phủ của ông vẫn được giữ lại, rằng ông sẽ không mặc cả ǵ về tất cả những điều khoản phụ (trong văn bản Hiệp Định Paris)... Chúng tôi đă phải thuyết phục Sài G̣n rằng chúng tôi nhất định cứ xúc tiến (việc kư Hiệp Định Paris).”
Trả lời một câu hỏi của Rich Rusk (con trai thứ hai của cố Ngoại Trưởng Dean Rusk thời các chính phủ Kennedy và Johnson) liên quan tới câu nói của Tiến Sĩ Kissinger rằng “hầu hết những ǵ trở nên sai lầm tại Việt Nam th́ đều do chính chúng tôi - các chính quyền Mỹ liên tiếp nhau-gây ra hết,” vị cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ nói:
“Chúng tôi tự ḿnh gây ra cả, và dĩ nhiên những sai lầm đó bao gồm luôn cả những xét đoán, rơ ràng là các xét đoán từng được đưa ra. Có một số các sai lầm, như những xét đoán về liên hệ giữa chiến thuật của Liên Xô và của Trung Hoa, giữa chiến lược của Trung Hoa và Bắc Việt mà trước tiên là đă khiến chúng ta phải dính líu tới cuộc chiến này. Theo quan điểm của tôi th́ đó là các xét đoán phát xuất từ thời kỳ trước đó qua sách lược kiềm chế (containment) Cộng Sản tại Âu Châu. Và đây là những xét đoán có thể hiểu được dù chúng sai lầm trên một số khía cạnh. Theo ư tôi, ngay cả những xét đoán sai lầm đó cũng không thể biện minh được những đắng cay và ác độc của những cuộc tranh căi nhau (bên trong nội bộ nước Mỹ) sau này.
Ông Kissinger nói thêm - cũng vẫn để trả lời cho Rich Rusk - về những khó khăn mà Hoa Kỳ phải đối diện trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng đó: “Khi chúng tôi (chính quyền Nixon) nhận lănh trách nhiệm, đă có mặt 540,000 binh sĩ Hoa Kỳ (tại Nam Việt Nam). Chúng tôi đă rút quân theo nhịp độ 150,000 binh sĩ một năm. Và c̣n có vấn đề rút quân ra nữa - mà tôi chắc là các bạn Việt Nam của tôi sẽ hiểu - khi có tới 800,00 quân Bắc Việt tại Nam Việt Nam. Chúng ta có tới một triệu quân Nam Việt Nam có thể trở thành thù địch nếu họ có cảm tưởng chúng ta đang bỏ rơi họ. Và chúng ta có tới 540,000 quân Mỹ nằm trong bối cảnh đó. V́ vậy, t́nh h́nh lúc đó thật tế nhị - và dĩ nhiên là trong tiến tŕnh này th́ phải phạm sai lầm thôi... Và tiến tŕnh này một khi đă bắt đầu rồi th́ quư vị không thể đảo ngược lại được, y như lời thân phụ của anh (cố Ngoại Trưởng Dean Rusk) thường nói vậy. Ông ấy nói: “Chuyện này đâu có giống như là chuyện tắt đi một chương tŕnh truyền h́nh.”
“V́ thế tôi nhớ lại đâu đó có một lời tuyên bố của (Tổng Thống) Johnson khi ông nói: 'Tôi không đủ sức chiến thắng (tại Việt Nam) mà lại không thể rút lui.' Đó là chỗ tiến thối lưỡng nan mà Hoa Kỳ phải đối phó trước từng quyết định một - mà dĩ nhiên là tôi không hề muốn phải đưa ra. Có những sai lầm gây hậu quả tai hại mà tôi được biết trong giai đoạn tôi phục vụ, mà dù sao th́ chúng tôi cũng không có sự chọn lựa nào khác để có thể rút chân ra (khỏi Việt Nam) ngay lập tức. Đó không phải là sự chọn lựa mà mọi người có thể hiểu được. Ngay cả thành phần cứng rắn nhất trong Đảng Dân Chủ cũng chưa bao giờ để nghị như thế. V́ vậy, một khi chúng tôi quyết định sẽ rút lui từ từ th́ tiến tŕnh này có thể được xúc tiến cho nhanh thêm hay không? Tôi cũng không biết nữa. Tôi cho rằng cách duy nhất để xúc tiến nhanh (việc rút quân đội Mỹ về nước) là lật đổ chính phủ (Nam Việt Nam). Mà điều này th́ chúng tôi không sẵn ḷng thực hiện. Liệu đó có phải là một sai lầm hay không? Tôi không nghĩ như thế.”
“Và tôi càng có thêm cảm t́nh đối với những người từng đưa ra các quyết định ban đầu dẫn tới việc áp dụng một mô thức không thích hợp cho vùng Đông Nam Á. Những người này không hiểu rằng Liên Bang Xô Viết và Trung Hoa và Việt Nam là các thực thể khác biệt nhau, và rằng một nước Việt Nam chiến thắng ít có khả năng trở thành kẻ thù của chúng ta hơn là những nước khác. V́ thế, dĩ nhiên là chính phủ sẽ luôn phạm những lỗi lầm. Nhưng vấn đề của đất nước chúng ta là liệu chúng ta có chịu nghiêm chỉnh tranh luận về những sai lầm đó hay không, hay là chúng ta là biến những sai lầm đó trở thành một cuộc nội chiến. Đối với tôi, dường như đây mới chính là vấn đề tôi muốn tŕnh bày với quư vị.”
(Nguồn: “The American Experience in Southeast Asia: Historical Conference,” bài nói chuyện tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ của cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger, Washington, D.C., September 29, 2010. Bản dịch Việt ngữ của Vann Phan/Người Việt)
|
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienphu Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 77
|
Msg 34 of 80: Đă gửi: 08 October 2010 lúc 3:30pm | Đă lưu IP
|
|
|
nghe1rang đă viết:
thiên phủ mới qua mỹ chắc cũng đang muốn lập công |
|
|
Welcome !
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đaicoviet Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 436
|
Msg 35 of 80: Đă gửi: 08 October 2010 lúc 10:52pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tại sao phải lo về Trung Quốc?
Thursday, October 07, 2010
Ngô Nhân Dụng
Giới trí thức đang lo rừng Việt Nam bị đem nhường cho người Trung Hoa khai thác hàng 50 năm; biển Việt Nam bị người Trung Hoa chiếm; nhiều người t́m cách ngăn cản không cho các công ty Trung Quốc mang người vào khai thác bô xít (bausite) làm nguy hại môi trường sống, biến các cư xá công nhân thành những làng tự trị sống ngoài luật pháp nước Việt Nam.
Giới văn nghệ xôn xao về một cuốn phim Lư Công Uẩn “made in China!” Người Việt Nam nào cũng đau ḷng khi nhân vụ Trung Quốc phản đối Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng người Trung Hoa, báo chí nhắc cho các nước chung quanh biết chuyện Hải Quân Trung Quốc bắt ngư dân ngay trong hải phận nước Việt đưa về giam giữ ngay ở Hoàng Sa (mà họ đă chiếm của nước Việt Nam từ năm 1974), rồi đ̣i tiền chuộc. Nhiều người Việt c̣n lo nếu sang năm đại hội của đảng Cộng Sản bầu lên nhiều người có tinh thần độc lập đối với Trung Quốc th́ không biết liệu họ có đánh nước ḿnh hay không! Hay là họ sẽ xếp đặt trước cho chuyện đó không thể xẩy ra, để họ khỏi phải đánh mà vẫn thắng!
Từ hai ngàn năm nay, người Việt vẫn lo tự vệ trước sức mạnh bành trướng của người Hán. Nhưng chưa bao giờ mối lo đó lại đè nặng trên tâm tư người Việt như vậy. Mối lo càng lớn hơn v́ Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi để trở thành một cường quốc kinh tế đứng hạng nh́ thế giới, mà trong một thế hệ nữa, Tổng sản lượng nội địa của một tỷ dân Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ để đứng hạng nhất. Trước viễn ảnh đó người Việt Nam nào không lo lắng?
Nhưng khi nh́n sang những nước chung quanh chúng ta phải tự hỏi tại sao các quốc gia khác trong vùng Á Đông họ cũng lo về Trung Quốc nhưng không ai hoảng hốt lo sợ như nước ḿnh? Hàn Quốc và Đài Loan nằm sát bên Trung Quốc, như những con mèo nằm bên cạnh con cọp. Những quốc gia nhỏ khác trong vùng như Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Indonesia, nhỏ bé đến như Singapore, họ đều ư thức về vai tṛ đang lên của Trung Quốc và biết họ phải làm ǵ; nhưng trong dư luận dân chúng họ vẫn b́nh tịnh không hoảng hốt trước sự bành trướng của cường quốc Trung Hoa như người Việt ḿnh. Tại sao vậy?
Hăy nh́n vào hai nước Á Đông láng giềng của Trung Quốc, gần không khác ǵ Việt Nam mà lại nhỏ hơn Việt Nam. Hàn Quốc đến giờ vẫn c̣n bị chia đôi. Nước họ đă từng bị đế quốc Trung Hoa đặt làm An Đông Đô Hộ Phủ vào thời gian mà nhà Đường gọi nước ta là An Nam, bây giờ trong nước họ không ai báo động nhau về sự bành trướng của Hán tộc một cách hoảng hốt như người Việt! Tại sao Đài Loan, ḥn đảo vẫn bị coi là một tỉnh của Trung Quốc, họ không lo bị Trung Quốc lấn áp hay xâm chiếm mà c̣n mở rộng giao thương, trao đổi văn hóa, và mua thêm vũ khí của Mỹ để củng cố sức mạnh quân sự mặc dù bị Bắc Kinh công khai phản đối? Nước Việt Nam khác hai nước trên ở những điểm nào mà dân họ b́nh tĩnh, tự tin, c̣n dân ḿnh th́ lo sợ đến thế? Trả lời được câu hỏi này là biết được người Việt Nam phải làm ǵ để đứng vững trước mối đe dọa về sự bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ 21.
Lư do thứ nhất là kinh tế. Đài Loan và Nam Hàn đang là những cường quốc kinh tế trong khu vực Á Đông. Sản lượng b́nh quân ở Nam Hàn trên 24,000 đô la một đầu người, Đài Loan trên 30,000 đô la, c̣n Trung Quốc chỉ có hơn 5,000 (Việt Nam bằng một nửa Trung Quốc, và đây là lối tính PPP, dựa theo măi lực tương đối của người dân chứ không theo lối chỉ tính bằng đô la Mỹ). Dù tới khi tổng sản lượng nội địa của Trung Quốc tăng gấp ba lớn bằng GDP của Mỹ th́ một người dân trung b́nh ở nước Đại Hán vẫn c̣n nghèo, chưa bằng một phần ba người dân hai nước nhỏ láng giềng. Dân giầu th́ nước mạnh, nhất là trong thời “thế giới hậu cộng sản” và kinh tế toàn cầu hóa bây giờ.
Sau khi chiến tranh lạnh đă chấm dứt, những quốc gia nhỏ không phải mang mối lo bị một cường quốc nào xâm chiếm nữa. Mỹ không có tham vọng chiếm đóng Iraq lâu dài cũng như Nga không dám đem quân vào các nước Georgia và Ukraine trước kia từng thuộc lănh thổ Liên Xô. Trung Quốc dù có tăng sức mạnh quân sự gấp trăm lần cũng vẫn chưa đuổi kịp Mỹ; mà từ năm 1950 họ vẫn chưa dám đem quân sang đánh các ḥn đảo Kim Môn và Mă Tổ, những đảo này gần bờ biển Phc Kiến hơn gần Đài Loan, th́ bây giờ họ càng phải dè dặt hơn.
Tuy Việt Nam và Trung Quốc vẫn c̣n do những đảng tự gọi là cộng sản cai trị, nhưng chúng ta thực sự đang sống trong một “thế giới hậu cộng sản” v́ chủ nghĩa cộng sản đă bị vứt bỏ từ hai chục năm nay rồi, mặc dù ngoài miệng họ vẫn “mạo xưng” họ là cộng sản.
Nhưng trong “thế giới hậu cộng sản” này nền kinh tế của tất cả các nước đều liên hệ đến nhau. Tất cả các cường quốc đều muốn duy tŕ một t́nh trạng ổn định. Để yên tâm làm ăn. Mục tiêu của các quốc gia là nâng cao mức sống của người dân chứ không phải là thực hiện một chủ nghĩa hay một lư thuyết nào. Không hề có một “chủ nghĩa tư bản” như người cộng sản thường hô hoán. Kinh tế tư bản là một cách tổ chức xă hội cạnh tranh để sinh tồn theo luật tự nhiên; mà cơ cấu tổ chức tư bản đó sẵn sàng biến hóa theo nhu cầu từng giai đoạn, cũng là một luật tiến hóa tự nhiên. Sức mạnh của một quốc gia nằm trong lănh vực kinh tế: Mạnh v́ gạo, bạo v́ tiền.
Nhưng các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc về quân sự cũng như kinh tế, không ai muốn thế quân b́nh hiện có bị xáo trộn. Không một cường quốc nào sẵn ḷng đi giúp một nước này chống nước khác nếu không phải v́ muốn bảo vệ thế quân b́nh tương đối ổn định đó. Ư nghĩ kết thân với một nước này để chống lại nước khác hoàn toàn dựa trên địa lư chính trị là một ảo tưởng. Trái đất đă “bằng phẳng” hơn, núi, sông, biển cả không c̣n quyết định các mối tương quan quốc tế như trong thế kỷ trước nữa. Chiến tranh lạnh đă chấm dứt, mỗi cường quốc kinh tế chỉ lo bảo vệ quyền lợi của họ và họ biết các quốc gia khác cũng như vậy. Các quốc gia liên kết với nhau, chính yếu là qua những hiệp ước thương mại chứ không phải qua những liên minh quân sự như 50 năm trước nữa. Ư tưởng liên kết với một nước khác qua một chủ nghĩa, v́ cùng một chế độ, một mô h́nh tổ chức xă hội, là một ư tưởng lạc hậu và nguy hiểm cho chính bản thân nước ḿnh.
Các nước như Đài Loan, Nam Hàn cũng lo lắng trước sự bành trướng quân sự và kinh tế của Trung Quốc; nhưng trong dân chúng họ không hoảng hốt lo âu như ở Việt Nam hiện nay. Lư do v́ họ đă đi trước lục địa Trung Hoa trên con đường tư bản hóa; dân họ giầu có hơn, lại nhờ chế độ tự do ngôn luận người dân được thông tin đầy đủ nên hiểu biết hơn, v́ thế họ vững tâm hơn.
Nhưng một sức mạnh không thể chối căi được là ở các nước trên dân chúng và chính quyền đều đồng ư với nhau phải làm sao cho dân giầu, nước mạnh th́ mới đứng vững được trong cuộc chạy đua với hơn một tỷ người Trung Hoa. Và họ biết phải làm ǵ để dân giầu, nước mạnh. Chế độ tự do dn chủ giúp cho cả nước một ḷng.
Dân chúng các nước này có “đồng thuận” với nhau không? Có thể trả lời ngay là không! Chính sách tăng cường giao thương với Trung Quốc của chính phủ Quốc Dân Đảng ở Đài Loan đang bị đảng đối lập và báo chí tự do chỉ trích. Phe đối lập nêu rất nhiều lư do khác nhau, nhưng đó là những lư do thực tế chứ không dựa vào chủ nghĩa nào cả. Tại Nam Hàn mỗi lần thay đổi tổng thống là lại xác định một chính sách mới đối với B́nh Nhưỡng cũng như Bắc Kinh. Nam Hàn nhỏ như vậy, dân số ít hơn nước Việt Nam ḿnh, nhưng họ dám cho hải quân thao dượt chung với Mỹ ngay trong Hoàng Hải kề cận nước Trung Hoa; mặc dù Bắc Kinh ồn ào phản đối. Nhưng ngay trong nước họ,người Nam Hàn cũng căi nhau về chính sách đối với Bắc Hàn.
Trong xă hội dân chủ chỉ cần mọi người cùng theo những luật chơi minh bạch, công khai để quyết định những chính sách chung. Chính nhờ những luật chơi dân chủ mà một khi chính sách quốc gia đă được đa số dùng lá phiếu để lựa chọn rồi, cả nước trên dưới một ḷng. Mặc dù lúc nào cũng vẫn có người vẫn không đồng ư và tiếp tục t́m cách chinh phục đa số theo ư kiến của ḿnh.
Chính chế độ tự do dân chủ đă gây nên sức mạnh của Hàn Quốc và Đài Loan. Các đảng chính trị ở hai nước đó vẫn “đấu đá” nhau thẳng tay để giành quyền lănh đạo, nhưng các quyền tự do căn bản của người dân được tôn trọng và người dân nắm quyền lựa chọn tối hậu. Trong nước họ cũng có những người lợi dụng quyền thế làm tiền; cũng có những nhà kinh doanh t́m cách hối lộ cho được việc; nhưng nhờ báo chí tự do và bầu cử tự do cho nên trong xă hội có cả một mạng lưới ngăn ngừa tham nhũng tự nhiên. Điều đáng kể nhất là xă hội công dân ở các nước trên đă phát triển rất mạnh nhờ các công dân đều được tự do lập hội, từ những hội từ thiện, thể thao, nghệ thuật, giải trí,cho tới đảng chính trị. Mỗi nhóm công dân có những nhu cầu và quyền lợi riêng được tự do hoạt động và phát triển mà không bị guồng máy nhà nước ngăn cản. Năm ngoái khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Đài Loan do lời mời của các Phật tử để cầu nguyện cho các nạn nhân bị băo, Bắc Kinh đă kịch liệt đả kích cuộc thăm viếng này. Chính phủ Quốc Dân Đảng ở Đài Loan cũng tỏ ư chống, v́ không muốn làm mất ḷng chính quyền cộng sản lục địa trong lúc đang bàn chuyện buôn bán làm ăn. Nhưng chính quyền Đài Bắc vẫn phải chịu thua dân, Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời th́ cứ tới. Chỉ trong một nước tự do người ta mới thể hiện được đủ các quyền công dân như vậy. Và năm nay Trung Quốc với Đài Loan vẫn kư một hiệp ước thương mại mở thêm rất nhiều cửa cho các công ty Đài Loan bán hàng vào lục địa!
Đối với nước Việt Nam ta, điều đáng lo lắng nhất không phải là Trung Quốc tiến lên địa vị mạnh hơn ở Á Châu và trên thế giới. Điều đáng lo nhất là nước Việt Nam đă chậm tiến lại càng ngày càng bị bỏ lại phía sau, trong khi bên Trung Quốc người ta tiến nhanh hơn về kinh tế và trong khi các nước khác trong vùng Á Đông tiếp tục tiến bộ cả về chính trị và kinh tế. Người Việt Nam phải làm ǵ để đứng vững trước mối đe dọa về sự bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ 21? Muốn giảm bớt mối lo người Việt chỉ c̣n cách phải thay đổi cả về chính trị lẫn kinh tế để theo kịp Nam Hàn và Đài Loan! Khi nào nhà nước cộng sản trả lại các quyền tự do cho dân, người dân Việt được làm ăn tự do hơn và được góp ư kiến tự do hơn vào việc nước, th́ mới hy vọng sẽ dần dần giảm bớt mối lo!
Chính quyền cộng sản ở Việt Nam hiện nay đang đẩy lùi cả nước đi ngược ḍng tiến hóa khi họ đang lo bắt bớ những bloggers, cấm đoán dân phát biểu ư kiến khác với đảng. Khi các chuyên gia và giới trí thức, đa số sống ở Hà Nội dưới chế độ cộng sản nửa thế kỷ nay cũng phải tự giải tán một tổ chức khoa học chỉ nhằm mục đích nghiên cứu phát triển và bảo vệ môi trường th́ các công dân khác làm sao góp phần xây dựng quốc gia? Cuộc đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long lại được khai mạc vào đúng ngày Quốc Khánh Trung Cộng, khi mà ai cũng biết vua Lư Thái Tổ dời đô vào Tháng Bẩy âm lịch! Bao nhiêu người thắc mắc mà chính quyền không thèm giải thích tại sao họ lại chọn ngày đó!
Với một chính quyền lạc hậu và coi thường ư dân như thế, dân tộc ta không lo lắng sao được? Cứ để cho một nhóm tham nhũng và bất lực tiếp tục cầm đầu, nắm cổ mọi người măi hay sao?Cuộc đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long lại được khai mạc vào đúng ngày Quốc Khánh Trung Cộng, khi mà ai cũng biết vua Lư Thái Tổ dời đô vào Tháng Bẩy âm lịch! Bao nhiêu người thắc mắc mà chính quyền không thèm giải thích tại sao họ lại chọn ngày đó!
Sửa lại bởi Đaicoviet : 08 October 2010 lúc 10:58pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
TTKH Hội Viên
Đă tham gia: 26 June 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 520
|
Msg 36 of 80: Đă gửi: 09 October 2010 lúc 4:07pm | Đă lưu IP
|
|
|
Quốc gia đại sự th́ tôi không bàn. Và cũng chưa đọc một chữ nào của topic này (ngoài tiêu đề).
Nhưng chỉ xin nhắc quư vị là Việt Nam bây giờ có siêu nhân "hô phong hoán vũ" rồi, các vị cứ lo ḅ trắng răng:
Link đây (ngay tuvilyso.net):
http://tuvilyso.net/forum/forum_posts.asp?TID=2027&PN=1& amp;TPN=3
http://tuvilyso.net/forum/forum_posts.asp?TID=2056&PN=1& amp;TPN=10
Lo ǵ chuyện ấy!
__________________ Tải chữ kư cực hay từ Mediafire
|
Quay trở về đầu |
|
|
Whitebear Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 510
|
Msg 37 of 80: Đă gửi: 09 October 2010 lúc 6:43pm | Đă lưu IP
|
|
|
Mới
đây, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ loan báo sẽ đốt thẻ Đảng nếu sau Đại hội lần thứ 11, Đảng
vẫn không từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin.
V́
sao một trí thức, từng là cựu chiến binh, có 30 năm tuổi Đảng, thành viên của một
gia đ́nh từng là cơ sở nuôi dưỡng, che giấu các lănh tụ của Đảng CSVN trước
tháng 8 năm 1945 lại suy nghĩ và quyết định hành động như thế? Trân Văn có cuộc
tṛ chuyện với Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ.
Bật Mư: Đỗ Xuân Thọ chính là một khách quen của lyhocphuongdong, người sáng tạo ra lư thuyết sóng ư thức-tâm vũ trụ-Lật đổ Einstein. Ông ta là người tuyên bố đă truyền một cơn sóng ư thức vào cơn băo và thuyết phục cơn băo không vào Việt nam. Kết quả ai cũng biết, cơn băo Sanitra vào Việt nam và gây chết bao nhiêu người.
|
Quay trở về đầu |
|
|
dinhvantan Ban Điều Hành
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 934
|
Msg 38 of 80: Đă gửi: 09 October 2010 lúc 7:22pm | Đă lưu IP
|
|
|
Gan ruột hơn là Luật sư Cù Huy Hà Vũ gởi thơ cho Quốc Hội
đ̣i không cho treo cờ Đảng mà Ông ta gọi là Cờ Búa Liềm ở
Đại Hội 1000 năm Thăng Long và các lể Quốc gia .
__________________ 樀是揚庭捗次支
|
Quay trở về đầu |
|
|
dinhvantan Ban Điều Hành
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 934
|
Msg 39 of 80: Đă gửi: 09 October 2010 lúc 7:29pm | Đă lưu IP
|
|
|
Có phải Ông Đổ xuân Thọ nầy 2 lần bị đụng xe (có chủ ư)
bây giờ đi xe lăn luôn rồi phải không .
__________________ 樀是揚庭捗次支
|
Quay trở về đầu |
|
|
Whitebear Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 510
|
Msg 40 of 80: Đă gửi: 09 October 2010 lúc 9:54pm | Đă lưu IP
|
|
|
dinhvantan đă viết:
Có phải Ông Đổ xuân Thọ nầy 2 lần bị đụng xe (có chủ ư)
bây giờ đi xe lăn luôn rồi phải không . |
|
|
Theo tôi biết th́ ông này vẫn c̣n chạy khỏe lắm. Cách đấy mấy tháng, ông ấy c̣n lon ton lên diễn đàn Vật Lư công bố thuyết "Tâm Vũ Trụ, Sóng Ư thức" và ứng dụng trong việc tập trung suy nghĩ để đẩy lùi cơn băo thông qua điểm huyệt vũ trụ. Tôi lúc đó mới cho đàn em ra nghẹo ông ấy hơn chục trang, v́ ông ta có biết ǵ đâu.
Một thời gian sau ông ấy lại lên cơn tửng, đùng đùng đi đốt thẻ đảng rồi đi khoe khắp nơi. Trên Danluan thấy ông ấy nói phét kinh quá, phê phán chủ nghĩa Mác lênin, tôi và bạn tôi mới hỏi thử chủ nghĩa Mác lê là ǵ, có bao nhiêu loại và vặn thử vài phát. ÔNg ấy ngớ người ra rồi im. Té ra ông ấy phản đối nhưng không hiểu ḿnh đang phản đối cái ǵ. Cũng có ǵ lạ đâu, ông ấy Tiến Sĩ toán lư, nhưng có hiểu ǵ về toán lư đâu, cứ nh́n cách tiếp cận vấn đề của ông ấy trên blog là thấy, huống chi về lư luận về Chính Trị, luật học.
Sau đó th́ ông ấy đang im thật. Hiểu biết /lư luận như ông ấy th́ tốt nhất không nên nói ǵ hết.
Nên thẻ đảng ông ta thích th́ cứ đốt. Cái chuyện một ông điên kiểu lật đổ Einstein đi đốt thẻ đảng là chuyện quá ph́nh phường.
Trích dẫn:
Gan ruột hơn là Luật sư Cù Huy Hà Vũ gởi thơ cho Quốc Hội
đ̣i không cho treo cờ Đảng mà Ông ta gọi là Cờ Búa Liềm ở
Đại Hội 1000 năm Thăng Long và các lể Quốc gia . |
|
|
Vụ CHHV th́ cũng vui. Mọi người thấy ông ấy kiện linh tinh, lại thấy tôi hay lư luận mới thách tôi đi căi nhau với CHHV. Vừa đúng lúc mấy hôm sau ông ấy đi kiện Trung tướng vũ hải triểu, thế là tôi bực ḿnh viết luôn bài chỉ ra sự thiếu hiểu biết về luật pháp của ông CHHV trong đơn kiện. Ông CHHV không căi nổi một câu. Vụ đấy rất ầm ĩ, mọi người vẫn gọi tôi là Luật sư của ông Vũ Hải Triều. Đầu tiên cứ tưởng ông CHHV TS luật th́ giỏi luật lắm, hóa ra th́ cũng b́nh thường.
Sửa lại bởi Whitebear : 09 October 2010 lúc 9:58pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|