Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 324 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Địa Lư Phong Thủy
 TUVILYSO.net : Địa Lư Phong Thủy
Tựa đề Chủ đề: Phong Thuỷ Là Môn Học Cổ Có Giá Trị Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
asvn
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 1 of 18: Đă gửi: 27 July 2010 lúc 8:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn asvn

Bài này trước đây đă có nhưng chưa đủ nay chỉnh sửa hoàn chỉnh đưa vào cho ai yêu thích Phong Thuỷ thưởng lăm.

Phong Thuỷ Là Môn Học Cổ Có Giá Trị

Trong số các môn cổ xưa c̣n được lưu truyền tới ngày nay th́ Phong Thuỷ có ảnh hưởng và huyền bí vào loại bậc nhất. Số người bài bác không tin môn này không ít nhưng phần lớn th́ vô cùng sùng bái và tin tưởng. Vậy thực chất môn học cổ này có giá trị ǵ không? Xin thưa là có gía trị! Gía trị của nó tới đâu hăy để cho mỗi cá nhân tự đánh giá sau khi ta xem xét bản chất của nó qua bài viết về Phong Thuỷ dưới góc độ hiện đại:

1- Cơ sở lư luận của Phong Thuỷ dưới con mắt hiện đại:

Từ hàng ngh́n năm nay triết học phương đông, triết học cổ đại, triết học phương tây và cả triết học của chủ nghĩa xă hội ... cũng đều khẳng định rằng vạn vật đều h́nh thành và phát triển do sự tồn tại của hai mặt đối lập “vật chất và ư thức” hay nói khác đi là "âm và dương". Tuy vậy duy chỉ có triết học Phương Đông hiểu rơ hơn “vật” là ǵ, coi “vật” như một "vũ trụ" vận hành theo qui luật của tự nhiên và qui nó về một hệ cơ sở là "ngũ hành" để tiện bề nghiên cứu.

Nói “ngũ hành” là một hệ cơ sở (triết học Phương Đông có sử dụng nhiều hệ cơ sở khác nữa) v́ triết học Phương Đông có thể qui (qui gần đúng hay qui thô) vạn vật về năm hành "kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ" cũng giống như trong thương mại quốc tế người ta qui mọi đồng tiền của các nước về hệ cơ sở là đông đô la Mỹ vậy. Xét đến đối tượng nghiên cứu cũng như các vấn đề cần giải quyết của khoa học Phương Đông mà cụ thể là môn Phong Thuỷ th́ với hệ cơ sở này là tạm đủ. Tuy vậy trong nhiều trường hợp người ta c̣n chia “ngũ hành” ra làm nhiều loại chi tiết hơn cho mô h́nh nghiên cứu được chính xác hơn. Chả vậy mà Phong Thuỷ ngoài khái niệm “Ngũ tinh” c̣n có khái niệm “Lăo cửu tinh” và “Thiên cơ cửu tinh”...

Bản thân "vật" là một thực thể tồn tại khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc con người có nhận biết được nó hay không và điều này th́ khoa học cơ bản đă công nhận rồi. Nhưng trước đó nhiều thế kỷ triết học Phương Đông đă khẳng định "vật" tồn tại ở hai dạng "h́nh và khí" tức là giống với dạng “Sóng và Hạt” theo Vật Lư ngày nay. Cao hơn nữa triết học Phương Đông c̣n cho rằng "vật" cũng tồn tại ở hai dạng "hữu cơ và vô cơ" nên khí và h́nh cũng tồn tại ở hai dạng "hữu cơ và vô cơ", đây chính là vấn đề mấu chốt của địa lư phong thuỷ mà người phương Tây rất khó “ngộ” ra.

Từ xa xưa cũng như ngày nay các khí công sư, các bậc khô thiền...có thể nh́n thấy khí (trường năng lượng), hơn nữa là nh́n thấy với mọi màu sắc khác nhau. Các vị đó xem khí của đất để biết “chân long bảo địa”, của người để đoán mệnh, bệnh, nh́n khí của hiện trường để phá án .Các bạn chớ có kinh ngạc v́ đó là nguyên lư "Có h́nh tất có khí" và "đă có khí rồi th́ có h́nh". Các Tiền Triết đă nắm được đặc điểm này mà phát minh ra phép "Vọng Khí" dùng để lựa chọn một cách tốt nhất trường khí của môi trường, chọn nơi tốt nhất để ở hoặc táng người thân cũng như để tiên đoán thời cuộc và vận nước.

Xét trên b́nh diện của địa cầu Phong Thuỷ phân ra hai phần âm dương, phần bắc bán cầu là âm và phần nam bán cầu là dương. Phần bắc lại chia ra Bắc Cực tính “hàn’’ là âm c̣n vùng Xích Đạo là dương, Phần nam bán cầu th́ vùng Xích Đạo là dương c̣n phần Nam Cực là âm. Hai nơi có khí hậu điều hoà nhất ở phần bắc và phần Nam là những nơi âm dương giao hoà là những địa điểm tốt nhất về mặt phong thuỷ (Các nước phát triển, đế quốc thường ở những nơi này- nơi không lạnh không nóng).

Xét trên b́nh diện vũ trụ, "khí" tồn tại ở khắp mọi nơi nó chính là "hạt" cơ bản cấu tạo nên vũ trụ. Trên trái đất "khí" tồn tại trong bầu khí quyển, "khí" tới từ vũ trụ từ các giải “Ngân Hà” xa xôi. Theo qui luật "có h́nh tất có khí" khí mang tính âm sẽ bị hấp thụ bởi các đỉnh núi cao (các Tiền Triết từng nói: khí nương vào h́nh) rồi "thẩm thấu" theo các mạch núi, đất di chuyển xuống thấp mà sau này ta gọi là "long mạch"...

Cũng theo qui luật "có khí tất có h́nh" mà các mạch núi, đất này sẽ dần dần biến đổi h́nh dạng cho phù hợp với tính chất "khí" ở trong nó (H́nh nào th́ khí đấy). Do hiểu rơ qui luật này mà các tiền nhân, Tiền triết mới đưa ra các khái niệm "ngũ tinh, lăo cửu tinh, cửu diệu...". Trong phong thuỷ khi xét về h́nh thế của đất mà thực chất là xét tới tính chất của “khí” của long, do vậy khái niệm "khí" là mấu chốt của phong thuỷ xem ra là chưa đủ mà c̣n phải xét đến h́nh v́ cả h́nh lẫn khí mới là hai mặt của một vấn đề (nhất âm nhất dương chi vị đạo).

 Về tính chất của "khí", khí bị nước hấp thụ hay nói khác đi "khí" gặp nước th́ dừng. Phong thuỷ qui ước "khí" là dương th́ "h́nh" là âm. Xét bản thân h́nh gồm núi (long) và nước (thuỷ) th́ núi là âm mà nước là dương do vậy phong thuỷ địa đạo luôn luôn phải nhớ câu "sơn thuỷ hữu t́nh". Ngày nay trong khoa học người ta đă t́m ra sóng Viba. Sóng này bị nước hấp thụ hay nói khác đi gặp nước th́ dừng do vậy nhiều người khẳng định “khí” là sóng dạng Viba.

Theo qui luật "cô âm bất sinh độc dương bất phát" th́ chỉ khi có đủ âm dương th́ mới động dục mà sinh sản nên những nơi "sơn hoàn thuỷ băo" th́ nhiều khả năng có địa "kết". Nói nhiều khả năng v́ vẫn chưa đủ điều kiện, Tại sao vậy? V́ như đă nói ở trên, "khí" mang tính âm thẩm thấu qua "long" đi măi cho đến nơi kết sẽ “đột” (âm) khởi  hoặc b́nh “oa” (dương) kết huyệt với  rất nhiều các ứng "tinh". Các ứng "tinh" này sẽ tạo ra một vùng ḷng chảo hoặc một vùng nón úp có vai tṛ "ăng ten" thu các khí mang tính dương trên không trung tụ lại trong thuỷ. Kết quả là âm dương, thiên địa giao hoà mà kết huỵêt. Các Tiền Triết quả thật vô cùng thâm sâu khi đưa ra nhận định "chứng ứng" ứng với thiên tinh trên trời khiến cho nhiều hậu học không đủ cơ duyên chẳng biết đâu mà lần....

Đồng hành với quá tŕnh khí âm đi theo long mạch, "khí" mang tính dương cũng thẩm thấu vào nước và ánh sáng tạo thành các ḍng sông con suối mang “ánh quang” đi sát bên "long" như vợ với chồng tới nơi long đ́nh khí chỉ,"địa hộ" đóng lại, âm trữ dương tồn th́ tạo ra địa "kết" , song thể kết có khác nhau ở chỗ "nhũ ,đột" và "oa, kiềm". Theo qui luật " dương hấp âm hô" th́ khí âm sẽ kết kiểu "oa, kiềm" c̣n khí dương th́ tụ kiểu "nhũ, đột" , đó là nói về sự "kết"  ở vùng sơn cốc và b́nh dương. Hai khái niệm sơn cốc và b́nh dương th́ theo qui luật " Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng", sơn cốc núi cao nên gọi là “lăo âm”, thung lũng bằng phẳng ở đây gọi là “thiếu dương” tương tự như vậy b́nh điền cả một bằng phẳng không biến đổi nên gọi là “lăo dương”, các g̣ đồi đột khởi tại đây gọi là “thiếu âm”. Nơi sơn cốc âm khí th́ thu lại, c̣n nơi b́nh điền khoáng dă dương khí th́ tản ra do vậy huyệt kết nơi sơn cốc cần rộng răi c̣n nơi b́nh điền th́ lại cần thu lại không ngoài nguyên lư của trời đất là "lấy cái thừa bù cái thiếu". “Lăo âm và lăo dương” th́ già cỗi vô sinh, “Thiếu âm thiếu dương” th́ đầy sức sống tươi trẻ mới có thể sinh con. Cái lư của tự nhiên thật đơn giản nhưng cũng thật diệu kỳ,Tứ tượng đă sinh tự khắc bát quái sẽ h́nh thành mấu chốt là ở chỗ ai biết nguyên lư để giải được trận đồ bát quái?

Với cơ chế tương tự, khí dương theo nước mưa; ánh sáng… thẩm thấu xuống đất bằng - cả một vùng b́nh nguyên đồng bằng rộng lớn (lăo dương). Long mạch ở b́nh nguyên dẫn khí dương đi, những nơi khởi cao hơn dù là chút ít (cao nhất thốn vi sơn, đê nhất thốn vi thuỷ) là dấu tích của long mạch. Khi có dấu hiệu của âm dương giao hoà sinh khí, khởi lên một loạt tinh phong quần tụ cũng là lúc thuỷ đổ dồn về th́ có kết tác v́ thuỷ tích khí dương c̣n các tinh phong (ứng tinh) đột khởi nơi b́nh địa thu khí âm. Thật là một nơi "thiên tạo địa thiết", Phong thuỷ chân long dành cho người có đủ cơ duyên. "Dương thăng âm giáng" phu gặp phụ kết thúc một chu tŕnh của sự vân động của thiên và địa.

Long mạch làm nhiệm vụ vận chuyển “nội khí” biến đổi theo qui luật “Càn Khôn đại Quái”. Ứng tinh thu “ngoại khí” biến đổi theo nguyên tắc “Tam Nguyên Huyền Không Đại Nguyên Pháp”. Khi hai khí “nội ngoại” theo chu kỳ biến hoá của ḿnh gặp nhau th́ c̣n chỉ chờ “cơ duyên” nữa là đại nhả tinh hoa... Thiên đă thời địa đă lợi chỉ c̣n chờ có nhân hoà...

Xét việc trong vũ trụ này ngoài "thiên địa" c̣n phải xét đến "nhân" v́ thiên địa nhân là hợp nhất. Con người là "vật" là tiểu vũ trụ do vậy con người có “h́nh và khí” chỉ có khác là “h́nh và khí” của con người có tính "hữu cơ", có nguồn gốc từ tế bào, axit amin, albumin, nhân tế bào và đặc biệt là có nguồn gốc từ axit deoxiribonucleic tức là mật mà di truyền ADN. Mật mă “di truyền” là bản thể sẽ qui định trường khí của mỗi cá nhân lúc mới sinh ra và phát triển sau này.

Con người trong xă hội có nhiều mối quan hệ do vậy trong Phong Thuỷ có đề cập đến “khí” của một cá nhân, “khí” của cả một ḍng họ và cao nữa là “khí” của cả một dân tộc. Ta thấy khái niệm này là tương đồng với khái niệm “nghiệp” của các nhân, ḍng họ và dân tộc trong đạo Phật. Về trường nhân khí, trường nhân khí có hai loại "dương và âm" đàn ông thuộc dương  c̣n đàn bà thuộc âm. Phong Thuỷ qui trường nhân khí về  tập hợp của “cửu khí” và “ngũ hành” v́ thế trong đông y người ta có thể chia các bộ phận trong cơ thể ra âm dương và ngũ hành từ đó h́nh thành khái niệm “lục phủ ngũ tạng”. Cửu khí trong cơ thể vận hành theo các kinh mạch. Các kinh mạch lại được chia ra thành âm dương, chính phụ và giao điểm của các kinh mạch chính là nơi âm dương giao hoà hay c̣n gọi là “huyệt đạo”. “Huyệt đạo” cũng chia ra âm dương chính phụ nó là nơi tiếp nhận tín hiệu của môi trường cũng như gửi các tín hiệu của cơ thể ra môi trường. Các Thiền sư qua quá tŕnh khổ luyện khi đă đả thông  các kinh lạc, huyệt (mở các Luân Xa) th́ đều có thể cảm nhận được khí của môi trường và bản thân cũng toả ra các “hào quang nhân thể” ra môi trường. Các hào quang này có các mầu sắc tương đồng với cửu khí vận hành trong cơ thể.

Đặc điểm của "trường khí hữu cơ" ngoài các đặc điểm có tính chất sóng, hạt, năng lượng và định hướng c̣n có hai đặc điểm rất rơ nét: Một là tính có thể khống chế, tức là chịu ư niệm khống chế, đặc điểm này có thể nh́n thấy được trong các thí nghiệm đo đạc trường năng lượng nhân thể, trạng thái tinh thần có thể ảnh hưởng đến độ mạnh yếu của của trường nhân thể. Hai là “nghiệp” và mức độ "thanh" hay "trọc" của "trường nhân khí" là phụ thuộc vào bản tính "thiện" hay "ác" ,  “tham sân si” của mỗi cá nhân. Cá nhân có trường khí tốt hay xấu th́ từ dó có ảnh hưởng giao cảm đến trường khí của ḍng họ mà anh ta được sinh ra (thông qua mật mă ADN) . Các ḍng họ phúc lớn có nhiều đóng góp cho sự phát triển của xă hội thường thế lực, trường tồn và sản sinh ra những nhân tài xuất chúng trong nhiều đời. Điều này đặc biệt đúng và tuân thủ nghiêm ngặt luật “Nhân Quả” trong đạo phật.

Xét đến cơ chế của sự kết phát (nhận được khí tốt), Phong thuỷ đưa ra hai cơ chế như sau:

Cách hấp thụ trực tiếp: xẩy ra khi bản thân con người (nhà ở trên đất tốt) hấp thụ được khí tốt của môi trường "huyệt". Trung tâm "huyệt" đóng vai tṛ như một "đài phát sóng truyền h́nh" và trường nhân thể đóng vai tṛ của "máy thu h́nh". Trường nhân thể nào có cùng tần số lập tức bắt được sóng năng lượng của trung tâm “huyệt” một cách trực tiếp, như vậy càng ở gần trung tâm “huyệt” sóng bắt được càng rơ nét và tương ứng mức độ kết phát càng lớn và càng dễ kết phát.

Cách gián tiếp hấp thụ (hấp thụ qua mộ phần trên đất tốt hay qua người thân đang sống):

Đối với người đang sống sau khi nhận được năng lượng sóng từ trung tâm năng lượng truyền đến, hấp thụ một phần và bản thân sẽ trở thành một trạm phát chuyển tiếp để truyền năng lượng đến các trường nhân thể có quan hệ huyết thống khác trên cơ sở mật mă di truyền (đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu) . Dĩ nhiên là các trường nhân thể càng "non trẻ" càng dễ dàng hấp thụ năng lượng.
 
Đối với người đă chết phần thân thể là những thứ tồn tại ở dạng “h́nh” trong một thời gian dài sẽ là các trung tâm tiếp nhận sóng và chuyển tiếp đến các trường nhân thể khác có quan hệ huyết thống cũng trên cơ sở mật mă di truyền. Con cháu của người trong mộ tự nhiên sẽ hấp thụ khí tốt này mà trở nên may mắn trong cuộc sống mà dân gian gọi là mộ "phát".

Khoa học hiện đại ngày nay khi nghiên cứu các vấn đề thực tiễn thường dùng phương pháp mô h́nh hoá, đơn giản hoá sau đó phát triển dần cho gần với mô h́nh thực tế rồi đem ra áp dụng. Phong thuỷ cũng vậy, từ đầu đến giờ bài viết đă đưa ra một mô h́nh đơn giản dễ dàng cho việc nghiên cứu c̣n trong thực tế mô h́nh phong thuỷ phức tạp hơn gấp bội phần. Sự phức tạp của nó thể hiện ở các điểm sau :

Một là "trường nhân thể" không đơn thuần chỉ là một trung tâm thu và phát năng lựơng sóng mà nó là một "trường hữu cơ" với đầy đủ các tính chất phức tạp của nó ( có sự sinh trưởng và phát triển, có ư niệm, có cảm xúc)...

Hai là sự vận động của vũ trụ là không ngừng "không ai có thể tắm hai lần trên một ḍng sông" do vậy các "trung tâm năng lượng" là biến đổi không ngừng lúc mạnh, lúc yếu, lúc cát, lúc hung.... do vậy phong thuỷ mới có khái niệm "vận" và "mở huyệt, đóng huyệt" điều này cũng tương đồng với học thuyết " Linh qui bát pháp, tư ngọ lưu chú" trong đông y khi nghiên cứu kinh lạc, huyệt trên cơ thể con người

Ba là sự kết hợp của hai "trung tâm năng lượng huyệt và trường nhân thể" là một cơ chế phức tạp không đơn thuần như đă mô tả ở trên v́ nó c̣n chịu sự tác động của rất rất nhiều trường khí hữu cơ khác mà một trong số đó người xưa gọi  là "long thần hộ vệ"…Sự kết hợp này là cả một “cơ duyên” vô cùng phức tạp và là tiền đề của những thay đổi của cả một xă hội hay mô h́nh phát triển ...

Bốn là có tồn tại một cơ chế điều khiển của các trung tâm năng lượng do vậy mà xuất hiện các môn chấn yểm bùa ngải … cũng như tồn tại các thế lực muốn điều khiển các trung tâm này

Năm là các trung tâm năng lượng có trung tâm "sống" và các trung tâm "chết" . Sống th́ tự sinh có thể dùng lâu dài mà không hết c̣n “chết” th́ chỉ dùng trong khoảng thời gian ngắn là cạn kiệt

Sáu là “khí” là không thuần khiết một hành mà có thể vừa mang tính mộc vừa mang t́nh thổ...v́ thế Phong Thuỷ thực tế càng khó hơn nhiều so với lư thuyết.

Bẩy là để có sự kết phát nó đ̣i hỏi sự cùng tới tại một thời điểm của nội, ngoại và nhân “khí” việc này chỉ có thể xảy ra do cơ duyên chứ sức người khó mà định đoạt được.

Tám là có sự khác biệt về dương trạch (nhà) và âm trạch (mộ). Dương trạch lấy sự vận động của thiên khí làm chính c̣n âm trạch lấy sự vận động của địa khí làm chính do vậy nguyên lư “hoạt động” của hai trạch có sự dị biệt. Dương trạch ảnh hưởng nhẹ, nông mà nhanh c̣n âm trạch ảnh hưởng mạnh, sâu mà chậm.

Trên đây là những cơ sở lư luận căn bản nhất của môn Phong Thuỷ

2- Hệ thống kiến thức của Phong Thuỷ:

Hệ thống lư luận của môn Phong Thuỷ được h́nh thành và xây dựng qua nhiều thế hệ từ lúc sơ khai cho đến phức tạp như ngày nay trải qua hàng ngh́n năm. Trong quá tŕnh phát triển Phong Thuỷ luôn được coi là “báu vật” mang lại cho người sử dụng những lợi ích vô tiền khoáng hậu nên bị cấm phổ biến và bị nguỵ tạo về lư luận do vậy càng trở lên huyền bí và khó tiếp cận. Âu đó cũng là qui luật của tạo hoá bày ra để mà trêu ngươi con người luôn mưu cầu hạnh phúc mà không muốn trả tiền cho nó...

Về lư luận, thâu tóm lại Phong Thuỷ chia ra làm các phần riêng rẽ nhưng liên quan mật thiết đến nhau là: Vị trí, H́nh thế, Lư khí, Số và Mệnh.

Vị trí: Trái đất chia ra hai nửa âm dương, hai cực trái dấu do vậy tuỳ vị trí  trên địa cầu mà Tính chất Phong thuỷ và cách áp dụng lư thuyết cũng có khác nhau mà các sách cổ Phong Thuỷ c̣n sơ xuất chưa đề cập tới.

H́nh thế: Núi non, sông suối, mặt đất g̣ đồi... là thứ mà con người có thể nh́n thấy và cảm nhận. Nó là cái hữu h́nh của khí mà người ta có thể nắm bắt do vậy cách thức xem Phong Thuỷ qua h́nh thế ra đời. Ở gần nh́n h́nh phân xấu đẹp đứng xa nh́n thế biết sang hèn, đẹp là biết ngoại h́nh thế là để xem phong cách. Cả thế và h́nh hoàn mỹ mới thật vẹn toàn như thiếu nữ có nhan sắc đẹp đẽ c̣n đoan trang duyên dáng, con nhà gia thế.

Phái h́nh thế ra đời từ rất lâu tại Trung Quốc mà người đại diện là Dương Quân Tùng với luận thuyết nổi tiếng "âm dương thư hùng". Phái h́nh thế đă xây dựng được một khối lượng lớn các luận thuyết tương đối hệ thống đồng thời đưa các quan niệm "tôn tộc ", "thiên phụ, địa mẫu" và h́nh tượng người phụ nữ. Họ coi quả đất là mẹ của muôn vật và h́nh tượng hoá khu vưc kết huyệt bằng h́nh tượng của người phụ nữ (huyệt ví như nơi sinh sản của phụ nữ): " Núi non vạn dặm, nơi nào cũng có tổ tông, nếu gặp cha mẹ dực dục,thai tức sau đó h́nh thành. Nhận h́nh lấy huyệt, biết rơ nơi cha sinh thành, nơi mẹ dưỡng dục.Thiên môn tất phải mở ra sơn thuỷ sẽ đến. Địa hộ tất phải đóng lại sơn thuỷ sẽ về.Thiên môn là nơi nước đến, địa hộ là nơi nước đi. Huyệt ở nơi đó, không ở nơi khác. Trong chỗ nhô lên vẫn có hang hốc, ở nơi cao có thấp,trong hang hốc vẫn có chỗ nhô cao, trong chỗ thấp vẫn có chỗ cao…Đạo lư của thiên hạ, âm dương ngũ hành không thoát ra ngoài một cái ṿng. Ṿng này là huyệt của sinh tử. Giữa trời đất có ṿng nhỏ, ṿng lớn, hiểu được ṿng này đâu đâu cũng là ṿng. Trời đất xoay chuyển, ai hiểu được trăm ngàn điều lư thú trong ṿng này là tiên giữa trần gian….. Ṿng này là ṿng thiên ṿng địa, tṛn cùng không tṛn, vuông cũng không vuông, dẹt cũng không dẹt, dài cũng không dài, ngắn cũng không ngắn, rộng cũng không rộng, nhọn cũng không nhọn, trọc cũng không trọc, trong ư thức con người như có như không đó là ṿng tự nhiên. Âm dương đứng ở trong đó, ngũ hành sinh ra ở trong đó. Trong ṿng hơi lơm xuống như nước mà không phải nước. Ngoài ṿng hơi nhô nên như cát mà không phải cát..".
 
Để có thể nghiên cứu sâu và chi tiết, phái h́nh thế đưa vô vàn khái niệm như Long, thuỷ, huyệt, án, sa, thanh long , bạch hổ, huyền vũ, chu tước, thai tức, thiềm ,cầu , hà tu , hợp khâm, , ỷ chi, sứ huyệt tất , thiên tâm thập tự…. Từ đó lại phân loại nhiều loại long , thuỷ….
Xét cho cùng mục đích của phái h́nh thế là t́m ra ngũ quyết địa lư bao gồm Long , huyệt, sa, thuỷ, hướng tức là nghiên cứu địa khí của khu vực cần phải khảo sát hay nói rộng ra là đi t́m trung tâm "phát sóng" trong tự nhiên.

Lư khí:  Phái lư khí cho rằng vạn vật, thiên địa đều do khí sinh ra " tất cả mọi vật đều là khí", "núi sông thuỷ thổ đều có chứa khí là đại trạch của tạo hoá v́ vậy khí lưu hành đầy trong vũ trụ. Thiên địa vạn vật đều là một thể". Vạn vật của thiên địa đều là một thể do vậy giữa chúng phải có một điểm chung, đó chính là "lư". "Lư" tồn tại hiện thực nhưng lại vô h́nh, sự kết hợp của "lư" và "h́nh" chính là tượng của khí. "Lư" sinh ra từ khí, "lư" của vạn vật trong tự nhiên có quan hệ mật thiết với loài người đó chính là qui luật của thời gian và không gian, qui luật của vũ trụ về phương vị của thời gian và không gian. Dựa trên cái "lư" đó phái lư khí đă xây dựng một khối lượng đồ sộ các hệ thống lư thuyết trên cơ sở của ngũ hành sinh khắc, âm dương bát quái, cửu tinh, bát môn, thập nhị bát tú, thập nhị tứ sơn, 72 long xuyên sơn, 60 long thấu địa, 24 huyệt châu bảo, tử phụ tài quan quí nhân lộc mă, thiên địa nhân qui tàng quái phân kim….với hai trọng điểm lư luận:

-     Lấy phương vị (Đông, Tây, Nam,Bắc) là chính tức khí ở phương vị khác nhau th́ tốt xấu khác nhau
-     Lấy thời gian làm chủ tức cùng một phương vị th́ tại các thời điểm khác nhau th́ tốt xấu khác nhau

Xét cho cùng mục đích của phái lư khí là t́m ra hướng và thời gian tức là nghiên cứu thiên khí của cả một vùng hay nói rộng ra là nghiên cứu làm sao có thể nhận sóng tốt nhất dù ở trong hay ng̣ai trung tâm phát sóng

Xét về tổng thể hai phái "h́nh thế" và "lư khí" là không thể tách rời, mặc dù cả hai phái đều xây dựng trên cơ sở lư luận riêng của ḿnh. Phái lư khí so với phái h́nh thế có cơ sở lư luận tương đối hoàn chỉnh hơn. Phái h́nh thế từ rất sớm đă lựa chọn địa h́nh, địa thế và điều kiện môi trường làm điểm xuất phát xây dựng nên hệ thống học thuyết của ḿnh. Phái lư khí xuất phát từ quan hệ của khí, số, lư mong muốn t́m được qui luật và mối liên hệ nào đó giữa con người và "thiên lư" nhằm đạt được sự thông đạt của khí, lư giữa con người và môi trường, từ đó t́m ra môi trường lư tưởng có lợi cho nhân sinh. Nh́n trên tổng thể có thể nói sự truy t́m chiều sâu lư luận của phái lư khí cao hơn phái h́nh thế. Tuy vậy ranh giới giữa chúng là không rơ ràng, hai phái đều có những điểm chung về thực chất đó chính là "khí", "sinh khí" và người xưa cũng đă dần dần nhận rơ điều này  : "Người không biết về loan đầu không thể nói đến lư khí. Người không biết về lư khí không thể nói đến loan đầu. Người tinh thông loan đầu cuối cùng sẽ tự hợp với lư khí. Người tinh thông lư khí cuối cùng sẽ tự hợp với loan đầu. Loan đầu không chỉ có long, huyệt, sa, thuỷ đó mới chỉ là nội dung sơ lược. Cần phải t́m hiểu rơ về địa thế cao thấp , nguồn nước tụ tán, hướng thế của sa pháp, long khí dầy mỏng, thời khắc hưng vượng …". Điều này càng nói rơ lên rằng h́nh thế và lư khí là một tổng thể, là hai mắt xích không thể tách rời. Câu chuyện này cũng giống câu truyện dài và ly kỳ của khoa học phương tây đưa dến kết luận : " Ánh sáng vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt" tức vừa là h́nh (hạt) vừa là khí (sóng)

Số: Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi (hệ cơ số 2 âm và dương), lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái có thể biểu diễn mọi sự kiện, sự vật từ nhỏ vô cùng đến lớn vô cùng. Phong thuỷ là một môn khoa học nghiên cứu về phạm trù "khí và h́nh" nên đương nhiên không vượt qua sự chi phối của qui luật phổ biến với hệ cơ số 2 do vậy việc áp dụng kinh dịch vào phong thuỷ đă được người xưa chú ư và đây chính là phương pháp nhiên cứu phong thuỷ đỉnh cao mà ít người biết tới. Điểm lại sách cổ của phái h́nh thế ta bắt gặp nhiều đến quái, tượng trong việc luận đoán cát hung cho một cuộc đất. Tuy vậy về mặt lư luận vẫn c̣n sơ sài so với phái lư khí đă h́nh thành một hệ thống lư luận áp dụng kinh dịch đến độ tinh vi thể hiện ở ba điểm sau :

Một là : Về mặt phương hướng người xưa đă tiến hành đưa quẻ vào từng phương vị của lục thập thấu địa long, thất thập nhị xuyên sơn hổ rồi từ đó tạo ra ba ṿng thiên nguyên, địa nguyên và nhân nguyên qui tàng quái phân kim sau đó tiến hành đưa quẻ vào đến từng long khí rồi dựa trên hai nguyên tắc "Có động mới có dụng" và "cùng tất biến" để diễn quái kết hợp với mệnh chủ biến theo không gian, thời gian cùng hoạ phúc của họ mà luận cát hung…

Hai là : Về mặt thời gian trên cơ sở của huyền không phi tinh kết hợp với huyền không đại quái đă mang lại đỉnh cao cho huyền không học – Môn môn phong thuỷ bí truyền mới được phổ biến ra dân gian từ đời Thanh

Ba là : Việc ứng dụng của Mai hoa dịch số, Bốc phệ, quẻ Khổng Minh … vào phong thuỷ tạo thêm một cơ sở kiểm chứng cũng phát triển mới đưa phong thuỷ nên một tầm cao mới nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Mệnh: Con người là chủ nhân của quả đất, là tinh hoa của vũ trụ, là linh trưởng của vạn vật. Tất cả những ǵ mà con người nghiên cứu là nhằm mục đích phục vụ cho chính họ. V́ vậy không nằm ngoài - con người cũng là một đối tượng nghiên cứu chính của phong thuỷ. Cơ chế nào chi phối cho sự ăn nhập của cá nhân con người (nhân mệnh) với năng lượng Phong Thuỷ là điều mà Phong Thuỷ học cần giải quyết.

Phong Thuỷ hiện đại ngay nay đă đổi khác nhiều so với Phong Thuỷ cổ đại. Khi mà chu kỳ vận động của xă hội đang diễn ra một cách chóng mặt. Cầu, cống, đường xá, sân bay, bến cảng... ngày ngày được xây dựng, các phương tiện máy móc... hoạt động không ngừng. Con người ngày càng bị chi phối nhiều hơn bởi các yếu tố nhân tạo do vậy đ̣i hỏi Phong Thuỷ hiện đại cũng phải có một cái nh́n mới với một hệ thống lư thuyết mới trên cơ sở kế thừa và phát triển lư thuyết cổ xưa.

3- Các Chứng Nghiệm Phong Thuỷ:

Các chứng nghiệm về Phong Thuỷ hiện nay không thiếu tuy nhiên có rất ít người hiểu được sự thật của Phong Thuỷ để tin đó là một chứng nghiệm. Bản thân những người đă từng nghiên cứu Phong Thuỷ hàng nhiều chục năm vẫn mày ṃ, thắc mắc, trăn trở tại sao cuộc đất đẹp như thế về “h́nh thế” mà măi không thấy phát? Tại sao ngôi nhà đúng vận, hướng, toạ hợp cách mà vẫn có tai hoạ. Tại sao và tại sao?

Tại v́ có sai lầm trong nghiên cứu. Tại v́ chưa học được chân địa lư. Tại v́ áp dụng chưa linh hoạt trong cuộc sống hiện tại...

Xưa nay Thày xem địa lư chỉ xem chỗ kết huyệt thấy đẹp cho là đắc ư mà chưa biết huyệt đó là giả hay chân, long mạch lành hay dữ đó là sai lầm thứ nhất. Long mạch vận hành có chu kỳ lúc vượng lúc suy đặt vào lúc suy đó là sai lầm thứ hai. Long là nội khí, vận là ngoại khí đặt mộ làm nhà vào lúc nội ngoại khí không gặp đó là sai lầm thứ ba. Dương trạch không trên long mạch lấy ngoại khí làm trọng lấy nội khí làm phụ, âm trạch lấy nội khí làm trọng ngoại khí làm phụ nay dùng Phi Tinh cho cả hai đó là sai lầm thứ tư (dương trạch áp dụng Phi Tinh có ứng nghiệm nhất định). Mệnh chủ không hợp cưỡng cầu dùng đất phá hại long mạch đó là sai lầm thứ năm. Làm nhà đặt mộ không theo bổ long tướng chủ đó là sai lầm thứ sáu. Không hiểu Phong thuỷ làm theo “tạp thư” đó là sai lầm thứ bẩy... Sai lầm tức Phong Thuỷ sẽ bất ứng là lẽ dương nhiên đấy là c̣n chưa kể không sai lầm mà chưa tới thời tới chốn th́ không nghiệm cũng là chuyện thường t́nh...Thế mới nói Phong Thuỷ bản thân nó không sai nhưng rất dễ bị hiểu sai là vậy.

Các chứng nghiệm sau dựa trên những sự kiện có thật và các thông tin xác thực bằng các thực tế kiểm nghiệm tại hiện trường. Xin đưa ra độc giả cùng thưởng lăm và chiêm nghiệm:

a- Một ḍng họ có nhiều người đỗ Tiến sĩ do mộ tổ.

Chứng nghiệm này là một câu chuyện đă được nhắc tới rất nhiều trong làng Địa Lư Phong Thuỷ thời phong kiến Việt Nam và đến nay vẫn c̣n được rất nhiều người nghiên cứu Phong Thuỷ để mắt nghiên cứu. Câu chuyện thật này xoay quanh ḍng họ Nguyễn ở làng Kim Đôi c̣n có tên là Dủi Quan (nghĩa là người dân nơi đây từng sống bằng nghề dủi tôm cá ngoài đồng và sông, đồng thời có lắm người làm quan). Nằm bên bờ Nam sông Cầu, cách tỉnh lỵ Bắc Ninh dăm cây số, làng Kim Đôi hàng thế kỷ được mệnh danh là một trong những "ḷ tiến sĩ"của nước ta và nổi tiếng qua câu ca lưu truyền đă ghi trong cuốn Phong thổ Kinh Bắc thời Lê:

Kim Đôi nhiều cuộc hiển vinh
Hai mươi lăm vị khoa danh rỡ ràng.

(Trong đó bẩy vị tiến sĩ họ Phạm được xác định là đất tổ phát ở B́nh Giang Hải Dương)

Vua Lê Thánh Tông từng bảo thị thần rằng: "Gia thế Kim Đôi chu tử măn triều" (Ḍng họ Kim Đôi áo đỏ áo tía đầy triều). Ngày nay nơi đây đă được nhà nước công nhận là một di tích lịch sử và đền thờ 18 vị tiến sĩ là một điểm du lịch văn hoá của Bắc Ninh.

Họ Nguyễn sống ở làng sinh ra mười tám (18) Tiến Sĩ thời phong kiến từ Trần tới Lê, Nguyễn do có được ngôi mộ tổ đắc khí. Đến thời Pháp người ta đắp con đường đê sau mộ 10 mét và xẻ cống đứt cuống mạch làm hỏng ngôi mộ. Mấy người thanh niên trong ḍng họ đỗ tú tài đang học hành tấn tới đột nhiên ngă bệnh chết thế là hết phát.

Long mạch của ngôi mộ xuất phát từ Tổ long tuyệt đẹp long lâu bảo điện , bác hoán phân nhánh nhiều vô số, mỗi nhánh đều có huyệt lớn đủ cả quan, quỉ, cầm, diệu… nhánh chính chạy về đột khởi Tam đảo sơn h́nh con rết ḅ (kiểu song nghênh song tống) chạy qua Bắc Ninh, Hà nội, Hưng Yên, Hải dương, Thái B́nh và một phần Hải pḥng. Kẹp long mạch vào giữa là hai ḍng sông lớn là sông Hồng và Sông Thái B́nh. Long mạch Tam Đảo sau khi vượt sông Cà Lồ thoát bớt sát khí bắt đầu phân ra nhiều chi long kết huyệt. Một mạch chính sau khi kết huyệt lớn tại Đ́nh Bảng tiếp tục chạy về hướng đông nam đột khởi tinh phong giữa vùng đồng bằng khoáng dă là núi Lạn Kha ở xă Phật Tích, xă Hạp Lĩnh rồi chạy tiếp tới xă Vân Dương và Nam sơn nơi có ngôi chùa Hàm Long nổi tiếng trên đỉnh núi. Long mạch của núi phân chi chạy ngược lên phía bắc dọc theo ng̣i Tào Khê đến sông Cầu bỗng quay ngược trở lại kết huyệt. Ng̣i Tào Khê này uốn lượn mấy ṿng trước khi hoà vào sông Cầu ở phía tả ngạn. Ngôi mộ nằm trên một dải đất nhỏ hẹp bên bờ sông Cầu chầu ra ng̣i Tào khê cách mép nước chừng 10 mét. Xét dưới góc độ phong thuỷ mộ này đắc cách: Thuỷ bao Huyền Vũ; Nước nhiễu tứ thành; Minh đường cửu khúc nghịch chiều; Long sa bút Tốn; Hổ đới bảng Tân phát phúc viễn trường thiên về học vấn. Thật là không tận mắt chứng kiến th́ khó mà tin được!

b- Đất Đức Thọ Hà Tĩnh có ǵ mà nhân tài sinh ra không dứt?

Chữ Đức trong từ Đức Thọ có nguồn gốc từ Cửu Chân, Cửu Đức, Đức Châu, Đức quang, Đức Thọ. Huyện Đức Thọ nay đông bắc giáp huyện Hưng Nguyên ngăn cách bởi sông Lam và Huyện Nam Đàn, Đông giáp huyện Nghi xuân và Huyện Can Lộc, Nam giáp huyện Hương Khê, Tây giáp huyện Hương Sơn. Huyện có sông La chảy ở phía Bắc huyện ra sông Cả (sông Lam) ở phía thượng lưu chợ Tràng. Huyện lị trước ở Yên Hồ, nay dời về chỗ cũ ở cạnh sông La và đường xe lửa. Nay ở Linh Cảm trước có đường quốc lộ 8 chạy qua nối liền Vinh với nước Lào. Linh Cảm hồi thuộc Pháp là địa lư hành chính của Tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở ngă ba sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Sông La. Ngày xưa có đền thờ Đinh Lễ, đóng quân ở đó hồi kháng chiến chống Minh. Hai xă Vân Tràng và Trung Lương có nghề rèn được huy động đúc súng kiểu 1874 cho nghĩa quân Hương Khê. Tại Linh Cảm sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa Phan Đ́nh Phùng, Nguyễn Thân cho dựng bia kỷ công, năm 1918 bị nhân dân đánh đổ. Linh Cảm bị Pháp ném bom năm 1949 phá trụi đồi thông, làm chết hàng trăm người...

Các nhân vật sinh ra tại Đức Thọ xưa có: Phan Anh, Phan Điện, Nguyễn Biểu, Đoàn Tử Quang, Hoàng xuân Hăn, Lê Huân, Lê Thước, Bùi Thúc Kiên, Bùi Dương Lịch, Hoàng Cao Khải, Phan Trọng Mưu, Trần Phú, Phan Đ́nh Phùng, Lê Văn Quyên, Đào Tiêu, Phan Tam Tĩnh, Phan Đ́nh Tuyển, Hoàng Trừng, Hoàng Ngọc Phách, Phạm văn Huyến, Thái can, Phạm khắc Hoè. Trong số những người nổi tiếng hiện nay, từ huyện Đức Thọ có: Giáo sư, TSKH, Viện sĩ Vật lư Đào Vọng Đức; Nữ luật sư Ngô Bá Thành; Giáo sư văn học Hoàng Xuân Nhị; Giáo sư văn học, nhà giáo nhân dân Nguyễn Kim Đính; Giáo sư- nhà phê b́nh văn học Hoàng Ngọc Hiến; Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Vĩnh Diệu (anh hùng lao động); Giáo sư, nhà sinh học Vơ Quư; Giáo sư lâm nghiệp Lê Đ́nh Khả; Giáo sư toán học Đinh Văn Huỳnh (Đại học Ohio, Ohio, Hoa Kỳ); nhà văn hóa Hà Xuân Trường; Giáo sư- nhà Đông Nam Á học Phạm Đức Dương; Vơ Hồng Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Giáo sư Hà Học Trạc, (Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam); Tiến sĩ Hà Học Hợi (Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương), Đạo diễn sân khấu Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Thị Thành, Nhà báo Phạm Khắc Lăm (nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền h́nh Việt Nam);luật sư Trịnh Hồng Dương (nguyên Chánh án Ṭa án Nhân dân Tối cao Việt Nam) Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng Lao động Trần Quỵ (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai); Giáo sư Mai Trọng Nhuận (Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội); Giáo sư, Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Trần Bạch Thu Hà (Nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội), nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị; Nhà nhiếp ảnh Phan Thoan (tác giả bức ảnh O du kích nhỏ)... và rất nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, chính khách và doanh nhân nổi tiếng khác.

Đức Thọ có đặc điểm Phong thuỷ ǵ mà sinh lắm nhân tài như vây? Long mạch phát nguyên từ tổ sơn Hymalaya kẹp giữa biển Đông và sông Mekông chạy qua Trung Quốc, Lào đi vào Việt Nam. Tổ sơn Long Lâu Bảo Điện, Thiếu tổ có dạng Thuỷ Tinh dẫn mạch chạy xuống phía nam bắt đầu phân nhánh. Nhánh Thứ nhất uốn lượn chạy về  cuối tỉnh Thanh Hoá rồi vào Nghệ an phân nhánh kết tại Quỳnh lưu, Thanh Chương và Nam Đàn. Nhánh chính tiếp tục chạy xuống phía nam rồi phân nhánh lần thứ hai, long mạch của dăy Trường sơn phân nhánh chạy ra biển ở khu vực đèo Ngang bác hoán chạy ngược theo sông Ngàn Sâu về Tùng ảnh Đức Thọ kết huyệt. Huyệt này nằm bên Tả ngạn của sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và sông La. Tại đây các con sông hợp lưu uốn lượn đẹp như bức tranh thuỷ mạc, nước sông trong vắt hữu t́nh nên phụ nữ nơi đây nổi tiếng xinh đẹp với nước da trắng và mái tóc dài. Xét trên phương diện phong thuỷ đất này có những cách hay sau:

1- Long mạch quí Long Lâu Bảo Điện bác hoán sinh chi cước song nghênh song tống

2- Long dẫn mạch ra tận mép sông Ngàn sâu nên đạt tiêu chuẩn quân b́nh âm dương.

3- Phía bên kia sông có một dăy núi đồn khí chầu về tác án

4- Sông Ngàn Phố uốn khúc chạy từ Hương sơn về hoà với sông Ngàn Sâu nên đắc cách nghịch thuỷ uốn khúc chiều đường.

5- La tinh đột khởi giữa ḍng hăn khí

6- Nội thuỷ là sông Linh Cảm dẫn mạch nhập ḍng hăn khí

7- Sông cắt ngang ôm lấy long mạch khuất khúc mấy ṿng nước trong và sâu hợp với sông La chạy ra biển.

8- Cửa khẩu ngoài có La tinh chấn giữ c̣n có Thuỷ Khẩu Sa là núi Hồng lĩnh án ngữ.

9- Dư khí Hồng Lĩnh của long mạch c̣n kết bàng huyệt ở làng Tiên Điền chứng tỏ cho sự xung măn của long mạch. Ḥn Ngư ngoài của biển là chốt chặt cuối cùng minh chứng cho một quí long dù chỉ là h́nh tượng

Đây là một cuộc đất rất hoàn mỹ về mặt Phong Thuỷ dù chỉ là một “tiểu tụ” trên dăy Trường Sơn hùng vĩ. Một chứng nghiệm Phong Thuỷ không thể bàn căi về cuộc đất nơi sơn cốc.

c- Ba miền quê của các nhân tài đất bắc:

Tỉnh Hà Đông với trung tâm là huyện Thanh Tŕ (về mặt Phong thuỷ). Hà đông là tỉnh ở bắc bộ do pháp lập ra năm 1888. Tỉnh lị ở làng Cầu Đơ, nên tỉnh lúc này gọi là tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 mới đổi tên là tỉnh Hà Đông. Vị trí của tỉnh Hà Đông nằm ở phía tây sông Nhị Hà ( đáng lẽ ra, theo lư do đó, tỉnh này phải gọi là Hà Tây mới đúng, nhưng có lẽ những người đặt tên tỉnh lấy lư do là tỉnh này là đất văn vật như đất Hà Đông bên Trung Quốc). Tỉnh Hà Đông gồm một thị xă, tỉnh lị ở trên ḍng sông Nhuệ và chín huyện : Chương Mỹ, Đan Phượng, Từ Liêm, Hoài Đức( nay là Mỹ Đức), Phú Xuyên , Thanh Tŕ, Thường Tín, Ứng Hoà, sau năm 1963 hợp nhất với tỉnh Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây, tỉnh lị vẫn ở Hà Đông . Năm 1977, bị cắt các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ ,Ba V́ và một phần huyện Chương Mỹ Về Hà Nội, sau lại trở về tỉnh Hà Tây. Tỉnh Hà Đông hồi pháp thuộc có nhiều nghề thủ công phát đạt, quê hương của rất nhiều các nhân vật nổi tiếng xưa nay: Chu Văn An,Hoàng Tăng Bí,Bùi Huy Bích, Bùi Bị, Lương Văn Can, Đặng trần Côn, Nguyễn quí Cảnh, Lê ngô cát, Nguyễn Công Cơ,Dương bá Cung , Ngô Đ́nh Chất, Phạm Giao, Ngô Thời Du, Nguyễn Danh Dự, Lê Đại, Từ Đạm, Nguyễn Như Đỗ, Nguyễn Quí Đức, Đỗ Thế Gia ,Vũ Phạm Hàm , Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Trọng Hợp, Đặng Huấn,Nguyễn kiều, Nguyễn Bá Kỳ, Nguyễn Phi Khanh, Dương Khuê, Dương Lâm, Ngô sĩ Liên, Nguyễn hữu liêu , Đặng Đ́nh Long, Đoàn Trần Nghiệp, Ngô Thời Nhậm, Nhàn Khanh, Đào Quang Nhiêu, Lư Ông Trọng, Phan Lê Phiên, Lư Trần Quán, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Quyện, Phạm Quỳnh, Hà Tống Quyền, Nguyễn Siêu, Ngô Thời Sĩ, Lư tử tấn , Phan Phù Tiên, Phạm Tu, Đặc Đ́nh Tướng, Nguyễn Công Thái , Tŕnh Thanh, Tô Hiến Thành, Nguyễn hải thần , Nguyễn Danh Thế, Nguyễn Thuyến, Nguyễn viết Thứ, Đặng Trần Thường, Bùi Xương Trạch ,Nguyễn Trăi, Vũ Công Trấn, Nguyễn quốc Trinh, Nguyễn Thời Trung, Nguyễn Trực, Lưu nguyên Ân,Bùi bỉnh Uyên, Bùi Vịnh... Hiện nay c̣n có rất nhiều các nhân vật làm lớn đang tại chức.

Nói về huyện Thanh Tŕ: Huyện thuộc phủ Thường Tín, Tỉnh Hà Nội (1831) sau thuộc Hà Đông (1888) nay nhập vào Hà Nội. Trước là châu Thượng Phúc về đời Lư sau là huyện Long Đàm. Đời Lê v́ kị huư tên vua Lê Thế Tông đổi là huyện Thanh Tŕ. Huyện bắc giáp quận Hai bà Trưng và huyện Từ Liêm. Đông giáp sông Hồng ngăn cách với huyện Gia Lâm và văn Giang. Nam giáp Thường Tín. Tây giáp Hoài Đức. Huyện có nhiều đầm tự nhiên : Linh Đường, Thánh Liệt (đầm Sét), Vạn Xuân, đầm Mực...Từ thời Lê về trước có 60 người thi đỗ đại khoa. Đ́nh ngoài Thanh Liệt thờ Phạm Tu, đ́nh trong thờ Chu Văn An, đ́nh Đông Phù Và Việt Yên thờ sứ quân Nguyễn Siêu, đ́nh Tả Thanh Oai thờ Lê Đại Hành, đ́nh Quí Đô thờ Tô Hiến Thành, đ́nh Triều Khúc thờ Phùng Hưng. Quê của Lê Đ́nh Diên, Bùi Huy Bích, Chu văn An , Bạch Thái Bưởi, Đặng Trần Côn, Đồ Lệnh danh, Phạm Quỳnh, Phạm Dao, Nguyễn Phương Đỉnh, Nguyễn Như Đổ, Nguyễn trọng Hợp, Nguyễn Hải Thần, Trần Hoà, Lê Bá ly, Nguyễn Nghi, Hoàng thị Ngọc san, Lê San, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Công Thái, Nguyễn Công Thể, Đỗ Lệnh thiên lưu Tiệp, Bùi xương Trạch, Nguyễn Quốc Trinh, Bùi Trụ, Nguyễn Đ́nh trụ,Phạm Tu, Nguyễn Huy Túc, Lưu nguyên Uân, Cung Đ́nh Vận, Nguyễn Viêm, Viễn Chiếu Thiền Sư, Đàm xuân Vực ... đất này thực chất đă sinh ra "Vua"...

Tại sao miền quê này có nhiều nhân tài đến vậy? Xin thưa đó là phong thuỷ hợp cách.

Trước khi tiến hành phân tích về phong thuỷ chúng ta sẽ tiếp tục du ngoạn tới vùng đất thứ hai đó là Bắc Ninh với trung tâm là huyện Đông Ngàn.

Bắc Ninh tỉnh ở phía đông bắc thành Hà Nội, đời Lê là trấn Kinh Bắc, năm Minh Mạng thứ ba (1822) đổi là trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi là tỉnh Bắc Ninh. Năm 1895, Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh Bắc Ninh và Lục Nam (sau năm 1963 đổi là tỉnh Bức Giang), sau hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc nay lại tách ra như cũ. Tỉnh Bắc Ninh hồi Minh Mạng gồm phủ từ sơn (huyện Đông Ngàn do phủ kiêm lư), huyện Tiên Du, huyện Vơ Giàng, Quế Dương, Yên Phong, phủ Thuận An, sau đổi là Thuận Thành ( gồm huyện Gia Lâm , Văn Giang, Gia B́nh, Lạng Tài), Phủ Thiên Phúc, Phủ Lạng Giang. Tỉnh bắc Ninh phía tây có sông Hồng ngăn cách với Hà Nội, khoảng giữa có sông Cầu chảy đến Phả Lại, th́ gặp sông Đuống với sông Thương. Vùng Lạng Giang th́ núi non hiểm trở, c̣n vùng Bắc Ninh th́ ruộng đồng bằng phẳng , xanh tốt, thỉnh thoảng có những đồi núi thấp có tên tuổi gắn với lịch sử như : núi Sóc Sơn, núi Tiên Du, núi Vũ Ninh, núi Thiên thai. Bắc Ninh có tiếng là đất văn vật nhất của cả nước, có Lê văn Thịnh đỗ trạng nguyên đầu tiên về đời Lư, Nguyễn Quan Quang trạng nguyên đầu tiên về đời Trần, số trạng nguyên và tiến sĩ nhiều nhất so với các tỉnh khác, là quê hương của : Hoàng Hoa thám, Đốc Quế, Đốc Sung, Đốc Mỹ, Lănh Điềm, Hai Tước, Đốc Tác, Quản Kỳ, Đội Văn, Lănh Giới, Lănh Giám , Lănh Thiết, Cai B́nh, Cai Biên, Đề hoàng, Đề Năm , Đề Kiều, Nguyễn Án, Trần danh Án, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Cao, Nguyễn Đăng Cảo, Phạm Huy Cơ, Nguyễn Văn Cừ, Đào Cử, Nguyễn tự Cường, Đặng Công Chất, Trần Quang Châu, Phó Đức chính, Lê duy Đản, Nguyễn Cư Đạo, Nguyễn Tư Giản, Trương hát, Trương Tống, Đặng thị Huệ, Đàm Thuận Huy, Sư Huyền Quang, Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Bá Kỳ, Hoàng Sĩ Khải, Trần Danh Lâm, Đoàn văn Lễ, Ngô Luân, Lê tuấn Mậu, Cao bá Nhạ, Lê Quưnh, Nguyễn Quyền, Hoàng Công Phu, Nguyễn quan Quang, Cao Bá Quát, Nguyễn Đăng Sở, Nguyễn Mậu Tài, Dương Trọng Tế, Ngô Thầm, Nguyễn Miễn Thiệu, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Thủ Tiệp, Hứa tam Tĩnh, Ngô sách Tuấn, Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn nghiên Tư, Nguyễn Gia Thiều, Ngô miễn Thiệu, Nguyễn Nhân Thiếp, Lê văn Thịnh, Nguyễn Thực, Phạm Văn Tráng, Lư Công Uẩn, Sư Vạn Hạnh …

Đông Ngàn huyện thuộc Phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc về đời Lê, có 13 tổng, địa thế rộng, trước là châu Cổ Lăm, Lê Đại Hành đổi là châu Cổ Pháp, nhà Lư đổi là phủ Thiên Đức, tên Đông Ngàn xuất hiện từ thời Trần, đời Minh là huyện Đông Ngàn phủ Bắc Giang, Lê Thánh Tông đổi thành phủ Từ Sơn… Đây là huyện có truyền thống văn hoá lâu đời (130 người đỗ đại khoa đến hết triều Lê và 174 người hết triều Nguyễn). Quê hương của rất nhiều nhân sĩ như Nguyễn Án, Nguyễn Tự Cường, Đặng công Chất, Nguyễn Chính, Nguyễn Tư Giản, Quách Giai, Nguyễn Công Hăng, Nguyễn Đ́nh Huấn, Nguyễn văn Huy, Trần Lâu, Nguyễn Hữu Nghiêm, Nguyễn Giáo Phương, Nguyễn Quan Quang, Phạm Thái, Nguyễn Giản Thanh, Ngô miễn Thiệu, Nguyễn Thực, Ngô Thế Tri, Ngô Gia Tự, Lư Công Uẩn, Vạn thế Thiền Sư…đây cũng là đất phát chín đời vua lư đặt dấu ấn cho thời kỳ hưng vượng của đất Việt

Miền quê thứ ba là tỉnh Hải Dương mà trung tâm là huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.

Hải Dương là tỉnh ở bắc bộ, xưa giáp sông Hồng, ở về phía đông của kinh thành, nên c̣n gọi là tỉnh Đông. Về đời Lê là một trong tứ nội Trấn (Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương). Năm 1466 gọi là thừa tuyên Nam Sách, năm 1469 đổi là thừa tuyên Hải Dương, Vua tương Dực đổi là trấn Hải Dương. Đời Mạc trích các phủ Thuận An thuộc Trấn Kinh Bắc, Phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái B́nh thuộc trấn Sơn Nam cho thuộc về trấn Hải Dương v́ là quê hương của nhà Mạc. Sau nhà Lê xoá bỏ những việc làm của nhà Mạc, trấn Hải Dương trở về địa giới cũ. Năm 1831 đặt là tỉnh Hải Dương gồm phủ Thượng Hồng sau đổi là Phủ B́nh Giang, phủ Hạ Hồng sau đổi là phủ Ninh Giang, Phủ Nam Sách ( huyện Thanh Lâm do phủ kiên lí), phủ Kinh Môn. Năm 1968 sát nhập tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, nay lại tách ra như cũ. Tỉnh Hải Dương, trừ huyện Đông Triều có dẫy Yên Tử cao từ 837m đến 1068m và huyện Chí Linh có núi Phả lại, núi Côn Sơn không cao mấy c̣n ra toàn đồng bằng được tưới tiêu bằng các sông Thái B́nh chảy qua giữa tỉnh và các chi lưu Sông Kinh Thầy, Sông Kinh Môn, Sông Luộc làm biên giới với tỉnh Thái B́nh. Tỉnh Hải Dương là tỉnh giầu có về sản xuất lương thực và nghề thủ công, lại là tỉnh văn vật có nhiều người thi đỗ đại khoa về đời Lê và đời Nguyễn. Quê hương của nhiều nhân vật lịch sử : Phạm Ban, Lại kim Bảng, Nguyễn thái Bạt, Mạc Thị Bưởi, Vũ Cán, Nguyễn Hữu Cầu, Lư Tử Cán, Nguyễn Cừ, Trần Quốc Trân, Mạc Đĩnh Chi, Trần Khắc Chung, Lê thiếu Đĩnh, Khúc Thừa Dụ, Nguyễn Thị Duệ, Mạc Đăng Dung, Trần Khánh Dư, Nguyễn Dữ, Trần Nguyên Đán, Vũ Phương Đề, Vũ Duy Đoán, Phạm Đồn, Phạm tiến Đức, Đoàn Nhữ Hải, Đinh nhă Hành, Phạm Hạp, Ngô Hoán, Phạm Đ́nh Hổ, Lương Nhữ Hộc, Nguyễn Huân, Lê Huân, Phạm chí Hương ,Vũ Hữu, Trần Thời Kiến, Yết Kiêu, Bùi Bá Kỳ, Trần Quốc lặc, Phạm Cự Lượng, Nguyễn mại, Phạm Tông Mại, Phạm sư Mệnh, Vù Văn Mật, Lê Nại, Đinh Tích Nhưỡng, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Trác Oánh, Pháp Loa, Trần Phong, Đinh Văn Phục, Đỗ Quang, Phạm quỳnh, Vơ quỳnh, Đinh văn Tả, Nguyễn Quư Tân, Vũ Huy Tấn, Mạc Hiển Tích, Đốc Tít, Nhữ Đ́nh Toản, Vũ Như Tô, Lê cảnh Tuân, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Tiển, Thái Thuận, Trần Đ́nh Thám, Đinh văn Thảm, Phạm Quư Thích, Đoàn Thượng, Phạm Đ́nh Trạc, Phạm Đ́nh Trọng, Pham Công Trứ, Vũ văn Uyên... Đất này cũng đă phát bá nghiệp cho nhà Mạc, hiện nay có rất nhiều các nhân vật chủ chốt đang tại chức cũng sinh ra tại đây.
Nam Sách tên phủ lộ về đời Trần, đời Lê và đời Nguyễn, gồm các huyện Thanh lâm, Chí Linh, Thanh Hà. Phủ Nam sách có sông bao quanh (sông Lục Nam, Lục Đầu, Thái B́nh, Kinh Thầy). Phủ nổi tiếng về văn học. Từ đời Lê về trước, có 165 người đỗ đại khoa, nhiều nhất các phủ trong toàn quốc, riêng huyện Thanh Lâm có 93 người là huyện đỗ đạt cao nh́ nước sau huyện Đông Ngàn 130 người.

Trên đây là ba miền quê có nhiều nhân tài của đất bắc. Ta hăy phân tích xem chúng có những đặc điểm phong thuỷ ǵ? Từ xưa đến nay các phong thuỷ sư thực thụ đều phải bắt đầu từ đại cục - nh́n đại cục mà đoán định sự suy thịnh của một nước trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai, nó gắn liền với sự hưng vong của đại đô, tiếp đó mới xét tới trung cục để định rơ sự thịnh vượng hay suy tàn của đại quận, châu phủ - biết mà dùng vào việc bổ trợ nguyên khí cho đế đô, cuối cùng mới xét đến tiểu cục – nh́n nó mà thấu hiểu vận mệnh của làng xóm, gia tộc và cá nhân con người, nói th́ tách bạch như vậy nhưng luận th́ chúng là một thực thể thống nhất. Cũng chính v́ lư do như vậy mà khi luận long kết huyệt ta phải phân ra "tam tụ". "Đại tụ" là nơi có thể làm đại đô của một nước. "Trung tụ” thích hợp cho đại quận châu phủ là các thành phố vệ tinh tiếp sức cho đại đô. "Tiểu tụ" dĩ nhiên là cho tạo làng đặt xóm hay dương cơ và âm phần.

Nh́n tổng thể h́nh sông thế núi của Đất Việt Ngàn Năm cả đồng bằng sông Hồng là đại cục mà nguyên khí đại tụ tại Thăng Long, xứng đáng là đại đô nhiều đời (tuy vậy cần có nhiều cải tạo mới phát huy hết sức mạnh vốn có của nó, bản thân Thăng Long cũng có rất nhiều phá cách), vận mệnh của quốc gia phần nhiều được quyết định bởi phong thuỷ của đại cục này. Xét tới ba tỉnh Hà Đông , Bắc Ninh và Hải Dương là trung cục mà nguyên khí "trung tụ" tại ba huyện Thanh tŕ, Đông ngàn và Thanh Lâm, ba nơi này tạo thành thế chân vạc tiền, tả, hữu hỗ trợ nguyên khí cho Thăng Long (Tất nhiên c̣n nhiều trung cục khác hỗ trợ). Để thấy được sự độc đáo của mỗi vùng chúng ta sẽ lần lượt tiến hành phân tích h́nh sông thế núi của ba khu vực này:

Tỉnh Hà Đông với trung tâm là huyện Thanh Tŕ toạ lạc trên một miền đất đồng bằng lưng dựa núi mặt hướng thuỷ là nơi long đ́nh khí chỉ của một một long mạch tới từ Tây Tạng Trung Quốc. Long mạch - Chi trung kết cán- cỡ trung b́nh chạy theo hướng tây bắc đông nam (kẹp bởi hai đại giang là Đà giang và Mă Giang) bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chạy qua Vân Nam Trung Quốc hướng về phía nam qua Lào vào Việt Nam tại tỉnh Điện Biên, Lai châu với các dăy núi cao trên 2000m. Khi tiến vào Việt Nam long bắt đầu thoát xác từ già hoá trẻ- dấu hiệu của sinh khí tăng dần, đến khu vực rừng Cúc Phương trung cán long này thúc yết rồi phân ra làm bảy nhánh. Nhánh thứ nhất chạy về tam điệp Ninh B́nh. Nhánh thứ hai chạy về Hà Trung Thanh Hoá. Nhánh thứ ba chạy về Hoa Lư Ninh B́nh. Nhánh thứ năm chạy về Hoà B́nh. Nhánh thứ sáu chạy về Nam Định. Nhánh thứ Bẩy chạy về Hà Nội phân ra hai chi:

Tả chi quay ngược lên phía bắc đi theo Đà giang tạo thành dăy Ba v́ hùng vĩ với ba ngọn núi là núi Ông, núi Bà (1120m) và núi Chẹ ( Tản Viên 1287m), ngọn giữa Tản Viên có h́nh thắt cổ bồng, trên toả ra như cái tán ( long mạch đại quí cách chỉ tiếc càn long khởi tổ đến khi kết huyệt lại chuyển từ hướng ly do vậy kiền long bị lửa đốt lúc phát th́ lớn mà chẳng bền có lẽ vậy mà đất Đường Lâm sinh hai Vua hiển hách mà chỉ trụ được có một đời thật là tiếc quá).

Hữu chi khí mạch trung tụ nhất chạy về phía đông bắc "băng hồng" qua sông Đáy thoát hết sát khí hướng về Thăng Long Hà Nội đột khởi tinh phong tại Trúc Sơn rồi phân ra ba tiểu chi. Một chạy về Đông Ngạc, Một chạy về Thành Hà Nội Cổ và một chạy về huỵên Thanh Tŕ. Tại nơi kết thúc ở Thanh Tŕ hàng loạt các g̣ đống đột khởi như một hệ thống mà phía trước là một loạt các đầm nước tự nhiên trong và sâu nổi tiếng (Phía giáp Thanh Tŕ với sông Hồng là rốn nước của thành phố) tạo thành một trong năm các thức kết huỵêt gọi là "Cứ thuỷ cục" với ngoại cục là con sông Hồng bao bọc. Tới đây chắc các bạn đă rơ v́ sao nơi này không những đă phát vua mà c̣n chiếm tới 70% nhân tài của một vùng rộng lớn rồi.

Tỉnh Bắc Ninh tương tự như tỉnh lị Hà Đông toạ lạc trên một miền đất đồng bằng bằng phẳng có triều cao từ 20 đến 50 m so với mặt nước biển, lưng dựa núi mặt nh́n núi xa xa về phía đông là Lục Đầu giang ( cách cục đặc biệt). Tỉnh là nơi kết thúc của một long mạch đại cán phát nguyên từ Tây Tạng rẽ nhánh về phía đông đi qua Trung Quốc, một chi long của đại cán long này rẽ nhánh xuống phía nam tạo thành cánh cung Ngân Sơn cao trên 1800 m chạy xuống miền bắc của nước Việt qua Cao Bằng, Bắc Cạn chi long này trẻ hoá. Trên đường đi của cánh cung Ngân Sơn một chi long nhỏ tiếp tục tách ra chạy theo hướng tây nam tạo ra núi Phia Booc cao 1578 m đi qua Tuyên Quang (kẹp giữa hai sông Thao và Cầu) chuyển hướng đông nam đột khởi lên dăy Tam Đảo có 3 đỉnh nhô lên liền nhau gần Thác Bạc, như ba ḥn đảo: Phù Nghĩa, Thạch Bàn và Thiên Thị cao tương ứng 1250m, 1420m, 1591m. Dăy Tam Đảo tiếp tục di chuyển theo hướng đông nam khởi núi Sóc Sơn băng qua sông Cà Lồ, trung tụ tai huyện Đông Ngàn, dư khí c̣n tiếp tục di chuyển đột khởi một loạt các dăy núi chay theo hướng bắc nam là Tiên Du, Vũ Ninh và Thiên Thai ngăn lấp lấy minh đường trước mặt. Thế của long gia th́ thật là kém so với cuộc đất Hà Đông tuy vậy nó lại quí ở chỗ có nhiều các chi long khác chầu về như cánh cung Sông Gâm, cánh cung Bắc Sơn, dẫy Cai Kinh, dẫy Mẫu Sơn và cánh cung Đông Triều, nên cuối cùng th́ sinh khí chầu tụ xem ra lại nhỉnh hơn so với thế đất của tỉnh Hà Đông.

Xét riêng huyện Đông Ngàn là một vùng đồng bằng ph́ nhiêu lưng dựa vào dăy Tam Đảo có h́nh "thương khố", dăy Sóc Sơn và vùng Cổ Loa, phía trước hướng về Lục Đầu giang lại bị ngăn lấp bởi ba dăy núi Tiên Sơn, Vũ Ninh và Thiên Thai chính là đại quí cách kết huyệt mà không cần có nước trong phong thuỷ gọi là "Can pha cục". Xin trích một đoạn trong sách cổ để thấy cái trí của Tiền Nhân: "Phía trước địa huỵêt không có thuỷ lưu, không t́m thấy thuỷ, núi non hai bên tiền, tả, hữu chắn ngang ngăn lấp minh đường là đại quí địa nếu hành long có h́nh thương khố". Đến đây th́ chắc ai cũng hiểu tại sao Đông Ngàn lại là huyện có nhiều người đơ đạt cao đến như vậy, thêm nữa v́ hành long có h́nh "thương khố' nên đây cũng là huyện giầu nhất miền bắc nếu không muốn nói là cả nước có nhiều nhân vật sinh ra tại đây có tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đồng Việt Nam. Ai có dịp ghé thăm Đền Đô thờ tám vị vua nhà Lư ( vua thứ chín được thờ tại nơi khác) được nghe câu truyện ḍng họ Lư được ngôi đất cửu long tranh châu ( một cụ già c̣n thuật lại xưa kia khi cụ c̣n bé khi trời mưa to quả là có nhiều ḍng nước chầu về một khu đất) mà phát ra chín đời vua Lư lưu danh sử sách , ngẫm th́ cũng không phải là vô lư v́ trung cục đại quí cách c̣n thiếu thuỷ của tiểu cục quí cách nữa thôi là đủ cho đế nghiệp.

Tỉnh Hải Dương toạ lạc trên vùng đất trung tâm đồng bằng bắc bộ. Long mạch của vùng đất là sự tiếp nối của long mạch chạy về Bắc Ninh, xung quanh được bao bọc bởi các con sông chính : S. Thái B́nh, Kinh Thầy ở phía đông, S. Lục Nam, Đuống ở phía bắc, S. Hồng ở phía tây và S. Luộc ở phía đông, ngoài ra trong địa phận tỉnh c̣n có các sông như : S. Rang, S. Kinh Môn, S. Sặt, S. Hương, S. Đá Vách, S. Cẩm Giàng, S. Cửa An, S. Tứ Kỳ, S. Mía… chảy qua mà sông nào cũng uốn lượn hữu t́nh. Tỉnh có bốn trung tụ là Nam Sách, Gia lộc, Ninh Giang và B́nh Giang cách thức kết của bốn trung tụ này đều lấy thuỷ làm trọng.

Xét về sơn, địa mạch của Hải Dương là sự chầu tụ và giao thoa của của 4 địa mạch lớn từ phía tây bắc, bắc, đông và đông bắc đổ dồn về phía Lục Đầu Giang

Xét về thuỷ, Lục Đầu Giang là cách cục thuỷ vô cùng đặc biệt mang lại vượng khí lớn cho cả vùng đất. Ta sẽ đi sâu một chút để phân tích đặc điểm này qua quái tượng

1. Lục đầu mang tượng âm v́ lục tượng quái là âm, tụ tại miền bắc là nơi âm sinh đến cực điểm kết hợp với Cửu Long Giang (Cửu Vĩ Long Giang) mang tượng dương v́ cửu là dương, tản ra ở miền nam nơi dương sinh đến cực điểm tạo thành thế cửu lục xung hoà âm dương hợp khắc của nước Việt (tượng này nói lên rất nhiều điều …)
2. Âm lục, dương cửu, đầu dương, đuôi âm nên thấy rơ nguyên lư của vũ trụ trong âm có dương, trong dương có âm.
3. Lục Đầu Giang nếu nh́n qua th́ thực chất chỉ có 4 ḍng thuỷ lai chầu về là: S. Cầu, S. Thương, S. Lục Nam và S. Đuống (S. Thiên Đức) c̣n hai sông là S. Thái B́nh và S. Kinh Thầy là hai ḍng thuỷ khứ. Vậy sao gọi là Lục Đầu? Trong lịch sử có ba lần triều cường qua cửa Thái B́nh và Bạch Đằng làm đổi ḍng của hai con sông này tạo ra những cuộn xoáy lớn tại Lục Đầu (do 6 ḍng nước đổ về) Lục Đầu trở về đúng nghĩa của nó là địa tượng sau đó xuất hiện nhân tài xuất chúng là ba vị anh hùng dân tộc gắn liền với hệ thống này là Ngô Quyền, Lư Thường Kiệt và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trải qua hàng ngh́n năm bồi đắp nay cửa sông đă lùi ra xa hiện tượng lục đầu chầu tụ có lẽ không xảy ra nữa.

Huyện Nam Sách là trung tụ mạnh nhất (nay không c̣n được như xưa) của Hải Dương được bao bọc bởi hai con sông Thái B́nh và Kinh Thầy, đây là cách thức kết mà phong thuỷ gọi là "hoành thuỷ cục" ( thuỷ thành uốn lượn bao bọc). Phần lớn vượng khí của Lục Đầu dồn tụ về khu vực này tạo ra hàng ngh́n g̣ đống lớn nhỏ đột khởi như một hệ thống mà Thanh Lâm là trung tâm, giữa vùng đất tứ bề thuỷ băo con sông Hương uốn lượn như giải lụa nước trong vắt thu hết vượng khí của trời đất về cho Thanh Lâm, điều này giải thích tại sao huyện Nam Sách thị trấn Thanh Lâm từ xưa đến nay nhân tài sinh ra măi không hết.

Thay Cho Lời kết: Ở đời mọi chuyện chẳng phải tự nhiên, không có ǵ tự nhiên sinh ra và cũng chả có ǵ tự nhiên lại mất đi. Cái kết quả của ngày hôm nay ta nhận được tất đến từ cái nhân của ngày hôm trước. Thấu đạt nguyên lư đó tự thấy Phong Thuỷ là học thuật, là trải nghiệm mà bỏ đi cái sự mưu cầu th́ tự khắc sẽ đạt được chân Địa Lư.

 
Hà Nội Ngày 07/07/2010

Sửa lại bởi lancongtu : 28 July 2010 lúc 4:02pm
Quay trở về đầu Xem asvn's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi asvn
 
PTS1
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 09 June 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 2 of 18: Đă gửi: 27 July 2010 lúc 9:23pm | Đă lưu IP Trích dẫn PTS1

Chào bác ASVN,

Bài này của bác khá tổng quát dể đọc, không biết PTS có thể đem đăng trang khác hay không ?

PTS


Sửa lại bởi PTS1 : 27 July 2010 lúc 9:25pm
Quay trở về đầu Xem PTS1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi PTS1
 
Hoavinam
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 3 of 18: Đă gửi: 27 July 2010 lúc 10:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn Hoavinam

Hít vào là Dương, thở ra tức Âm, lư lẽ của sự sống không ngoài hai chữ Sanh Tử .
Phong Thủy nói riêng có giá trị,hay không có giá trị ? âu chỉ là tiêu đề, vọng động bởi tha nhân...
Quay trở về đầu Xem Hoavinam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Hoavinam
 
Linh Quang
Giáo Viên Phụ
Giáo Viên Phụ
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 115
Msg 4 of 18: Đă gửi: 28 July 2010 lúc 12:05am | Đă lưu IP Trích dẫn Linh Quang

Cảm ơn bác ASVN! Bài viết rất hay.

__________________
Cái gốc trăm nết, nết nhẫn nhịn là cao
Quay trở về đầu Xem Linh Quang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Linh Quang
 
asvn
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 5 of 18: Đă gửi: 28 July 2010 lúc 7:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn asvn

Gửi PTS

Bài viết có mục đích định hướng cho người học và dùng Phong Thuỷ mà không quên cái “Đức”, Cái sâu thẳm đằng sau nên bạn có phổ biến nó th́ cũng là điều tốt
Quay trở về đầu Xem asvn's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi asvn
 
hoatham
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2
Msg 6 of 18: Đă gửi: 10 August 2010 lúc 3:33am | Đă lưu IP Trích dẫn hoatham

Theo tôi: Bài viết này sẽ có giá trị cao khi tác giả đưa
ra được những dẫn chứng để chứng minh và phân tích về
những quy hoạch đô thị,về những con đường cao tốc và những
toà nhà kiến trúc cao tầng mới được xây dựng ... đă và đang
mọc lên ở trên địa danh mà trong bài viết đă đề cập. Những
quy hoạch mới đó nếu được soi dọi dưới lăng kính của phong
thuỷ nó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sự tồn
vong, hưng thịnh của vùng - Miền kể trên. Có như vậy th́
mới khẳng định được những giá trị thực của Phong thuỷ mà
tiêu đề bà viết tác giả đă đề cập.


 



Sửa lại bởi hoatham : 10 August 2010 lúc 9:08am
Quay trở về đầu Xem hoatham's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hoatham
 
Đaicoviet
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 436
Msg 7 of 18: Đă gửi: 11 August 2010 lúc 1:02pm | Đă lưu IP Trích dẫn Đaicoviet

Tôi chỉ góp chút ư về vấn đê` Triết và Vật Lư v́ ông ASVN viện dâ?n Vật Lư và Triết đê? chứng tỏ tính đúng đắn của Phong Thuỷ .

Nói đên Triê't Tây th́ rắc rối lắm không đơn giản như ông ASVN viện dẩn. Cái triết của XHCN là dâ?n từ Max mà Max lại chịu ảnh hưởng của Hegel, Hegel lại chịi ảnh hưởng của triê't gia Cổ Hy Lạp và triê't cổ Hy Lạp có mối quan hệ sâu xa với tư tu8ởng Á Đông...và Đông phương vốn không có Triê't học mà chỉ có Đạo học. Tóm lại tư tưởng , nhận thức của nhân loại vốn có tính cách tích luỷ , nhờ tính cách này mà con người có thê? học hoỉ caỉ tiê'n nhưng nó cũng là con dao hai lươỉ có thê? làm tư tưởng nhận thức trở nên thành kiến và định kiến và rồi Chấp kiê'n ...

Khí và H́nh của Vũ trụ quan Đông phương khác xa sóng và hạt của vật lư lượng tử, không nên đổ đồng lấy nó đê? viê.n dâ?n .

Vâ.t Lư tồn tại khách quan nhưng sự tồn tại đó lại qua quan sát nhận thức mà biê't nó tồn tại như vậy sự tồn tại của Vâ.t lư không thê? tách biệt khoỉ phương cách nhận thức của con người (Sóng và Hạt cũng tương tự như thế) . Lư khơỉ cũng do thu8'c kiến. Khí/H́nh và Lư cái nào chi phôí có trước là đê` tài tranh luâ.n bất tận của phaí Chu Hy và Trương Taỉ cũng như quan niê.m Lư và Số caí nào hiện hưủ trước.
Quay trở về đầu Xem Đaicoviet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đaicoviet
 
Đaicoviet
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 436
Msg 8 of 18: Đă gửi: 11 August 2010 lúc 2:58pm | Đă lưu IP Trích dẫn Đaicoviet

Ông bà ta có câu "Đất lành chim đậu". Người ngoại quốc xem đất Mỹ là xứ của Cơ-hội, đa số những người giàu có trên thê' giơí việc kinh doanh làm giàu của họ đê`u trực tiếp hay gián tiếp liên quan đê'n đất Mỹ. Câu hoỉ là phong thuỷ nơi sanh ra ta quan trọng hay cái nơi ta sống và môi trương xă hội thuận lơị cho sự phat' triê?n là quan trọng? Nê'u đầu tư cho tương lai th́ ta nên đầu tư chọn phong thuỷ mô` mă cho con cháu phát đạt hay chọn nơi xă hội tự do phat' triê?n đê? sinh sống ?
Quay trở về đầu Xem Đaicoviet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đaicoviet
 
PTS1
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 09 June 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 9 of 18: Đă gửi: 17 August 2010 lúc 9:08am | Đă lưu IP Trích dẫn PTS1

Tôi nghĩ không ai phản đối Đaicoviet trong đó có cả tôi, tuy nhiên miếng "đất lành" th́ nhiều chim đậu nhưng không phải chim nào ăn cũng được no. Ngược lại miếng "đất dữ" không hẳn ai đi vào cũng "quần áo te tua".  Mấu chốt của nó vẫn quay về phong thủy (nếu đứng về mặt phong thủy) và quay về mệnh vận (nếu đứng về phía vận mệnh).  Người hiểu th́ tự đi t́m chổ có đồ ăn, người không hiểu th́ cứ chơi chiêu random search.
Quay trở về đầu Xem PTS1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi PTS1
 
Đaicoviet
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 436
Msg 10 of 18: Đă gửi: 17 August 2010 lúc 1:53pm | Đă lưu IP Trích dẫn Đaicoviet

Câu hoỉ của tôi cũng chỉ giơí hạn trong khuông khổ ảnh hưởng phong thuỷ nơi ta sinh và nơi ta sống mà thôị Nếu xét nhiều yếu tố qúa th́ sẽ khó cho việc so sánh chọn lựạ
Quay trở về đầu Xem Đaicoviet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đaicoviet
 
PTS1
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 09 June 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 11 of 18: Đă gửi: 18 August 2010 lúc 3:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn PTS1

Nơi sinh và nơi sống tôi nghĩ là đề cập tới âm trạch và dương trạch, bởi v́ nơi sinh chẳng có liên quan ǵ tới phong thủy cả.  Tôi nghĩ câu hỏi này cũng giống như hỏi luyện nội công có công hiệu hơn hay luyện ngoại công có công hiệu hơn; như hỏi giửa mệnh và thân trong tử vi cái nào ảnh hưởng; Phong thủy hay các môn lư học đông phương khác cho tới ngày nay chưa thấy người nào có khả năng chứng tỏ tính đúng đắn của nó .  Tất cả đều quay về hai chử "chấp nhận" bởi v́ con người hiện nay chưa có khả năng hiểu được những ǵ họ đă học và đang học.


Quay trở về đầu Xem PTS1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi PTS1
 
Đaicoviet
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 436
Msg 12 of 18: Đă gửi: 19 August 2010 lúc 12:34pm | Đă lưu IP Trích dẫn Đaicoviet

Nơi sinh ư tôi là nơi chôn nhao cắt rún, quê quán của ḿnh tức nói về âm tra.ch. Nơi ta sinh sống th́ bao gồm xă hội , không chỉ giới hạn bơỉ dưong trạch nhà ở của ḿnh.
Học vơ phaỉ hiêủ nội công là ǵ, ngoại công là ǵ. Xem Lư Số phaỉ hiêủ Cục là ǵ, Mệnh là ǵ, Thân là ǵ. Hiêủ rơ rồi mới phân định ảnh hưởng của chúng vào đời sống.

Sửa lại bởi Đaicoviet : 19 August 2010 lúc 12:43pm
Quay trở về đầu Xem Đaicoviet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đaicoviet
 
HaVu
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 19 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 120
Msg 13 of 18: Đă gửi: 20 August 2010 lúc 12:52am | Đă lưu IP Trích dẫn HaVu

To PTS1: Phong Thủy hay một số môn văn hóa phương đông th́ HaVu ko rơ v́ không biết, nhưng Dịch lư th́ đă có người hiểu bản chất của nó, giải thích từ những điều căn bản nhất, rất logic, khoa học  từ những năm 60 của chính người Việt Nam chứ ko phải "chấp nhận" như nhiều người lầm tưởng. 

Sách tàu và sách dịch th́ nhiều, ngày càng tràn lan và tam sao thất bản nhiều cũng như ko rơ ràng, dễ hiểu...,. Người học theo những sách này ko hiểu được căn bản ban đầu th́ đành phải chấp nhận những thứ đó và dựa vào nó để đi tiếp mà thôi. Như thế th́ khó tiến xa và tiến nhanh được



Sửa lại bởi HaVu : 20 August 2010 lúc 12:59am


__________________
Để gió cuốn đi
Quay trở về đầu Xem HaVu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HaVu
 
PTS1
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 09 June 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 14 of 18: Đă gửi: 21 August 2010 lúc 8:01am | Đă lưu IP Trích dẫn PTS1

Chào HaVu,

Dịch lư của chính người Vietnam bạn nói có phải là môn dịch của Vietnam dịch lư hội hay không ? nếu đúng như vậy th́ thật ra nó cũng bắt nguồn từ trung quốc cả và theo ư kiến của tôi th́ hệ thống đó cũng chưa có logic và nó chỉ có một phần trong hàn trăm phần.  Khi nào có thời gian nhiều tôi cùng HaVu sẽ bàn thêm.  Tất cả các bộ môn đều chấp nhận sự xấp xếp của hà đồ lạc thư, nếu như người nào có khả năng giải thích logic về hà lạc th́ từ đó mới có khả năng đi xa hơn.  Nếu như không phải th́ dịch này tên là ǵ ?



Sửa lại bởi PTS1 : 21 August 2010 lúc 8:37am
Quay trở về đầu Xem PTS1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi PTS1
 
HaVu
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 19 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 120
Msg 15 of 18: Đă gửi: 23 August 2010 lúc 12:44am | Đă lưu IP Trích dẫn HaVu

Chẳng hiểu sao viết bài xong lại bị mất, khó chịu thật. Thôi th́ đành viết ngắn gọn lại vậy.

 

Chào anh PTS1 (có ǵ sai trong xưng hô th́ anh nói nhé, và thông cảm giúp e)

 

Rất vui được nc với anh về vấn đề này. Đúng là e nói về DLVN, nhưng trước hết để tránh hiểu lầm do ngôn ngữ gây nên, e muốn nói ra cách hiểu của e về một số khái niệm rồi chúng ta bàn luận tiếp như sau:

 

Đầu tiên là định nghĩa Dịch lư là ǵ? Dịch lư là Lư lẽ về sự biến đổi, biến hóa…của sự vật, sự việc …trong vũ trụ kể cả con người. Vậy nếu theo cách hiểu như thế th́ từ khi có con người, qua quá tŕnh tồn tại, phát triển, con người sẽ quan sát, đúc kết, phân tích…và xây dựng nên cho ḿnh các quan niệm, quan điểm về vấn đề này và như thế th́ dân tộc nào cũng nh́n ra điều đó. Vấn đề ở đây là thấy sự biến hóa, biến đổi đó…hay nói cách khác thấy Dịch Lư đó ít hay nhiều, ở khía cạnh nào, góc độ nào của từng dân tộc, của từng nhóm người. Sự hơn kém nhau chỉ là cách tiếp cận, cách khám phá,.....cũng như khát quát hóa được nên 1 lư thuyết hoàn chỉnh hay ở một khía cạnh góc độ nào đó ko mà thôi.

 

Xét mối quan hệ cụ thể của Dịch tàu và DLVN th́ có Chu Dịch (hay c̣n gọi là Dịch của nhà Chu) và DLVN  (Dịch lư theo cách nh́n, cách khám phá của người Việt). Đó thực ra chỉ là tên định danh để cho dễ phân biệt các trường phái nghiên cứu về Dịch nhằm tránh nhầm lẫn cho người học, người đọc... Khi nói cụ thể tên như thế , người đọc sẽ có cái nh́n, h́nh dung về các nhóm, các hội này theo cách nh́n của từng dân tộc, nhóm người theo loại Dịch của họ. Chính v́ thế e ko muốn sa đà vào xem nguồn gốc của Dịch thuộc về ai, hay ai phát hiện ra Dịch sớm hơn. Việc đó của các nhà nghiên cứu.

 

Ngoài những điểm chung th́ tất yếu mỗi loại Dịch sẽ có điểm riêng mà ở đây chúng ta đang bàn về vấn đề “chấp nhận” hay nói về tính logic, khoa học của từng loại Dịch.

 

Theo Chu Dịch, người ta sẽ biết đến Hà Đồ, Lạc Thư với truyền thuyết về mu rùa, long mă mà chẳng giải thích tại sao nó như vậy, đành chấp nhận và phát triển tiếp. Bất kỳ ai mới học Dịch sẽ có nhiều thắc mắc ban đầu và thậm chí là nhiều. Bản than e tự hỏi, sao từ Hà Đồ, Lạc Thư lại có Bát Quái, rồi 64 quẻ kép, sao quẻ đơn chỉ có 3 vạch hay 3 hào, sao lại chỉ có Bát Quái mà ko phải là Cửu, Thất hay Lục Quái…. sao chỉ dừng lại tại đó mà không phải là cái khác. Sao có thể tin vào những chấm đen trắng trên mu rùa….Lư do ta tin vào nó, những câu hỏi tại sao rất nhiều….

 

Nếu theo DLVN th́ chí ít trường phái Dịch của người VN này đă ÍT NHIỀU giải thích được từ những điều căn bản nhất từ Thái Cực, Quẻ đơn, quẻ kép… để người học hay t́m hiểu về nó có cái lư để tin hơn, v́ họ thấy nó logic hơn, và đến chừng mực nào đó, họ sẽ thấy nó khoa học hơn và chấp nhận nhưng theo lư thoải mái hơn chứ không phải chấp nhận mà vẫn mang thắc mắc trong ḷng như nhiều loại Dịch của trường phái khác.

 

E cũng là người mới t́m hiểu và học về DLVN v́ lẽ đó nên mong rằng sẽ có nhiều chia sẻ, bàn luận về vấn đề này cũng như về Dịch Lư nói chung.



__________________
Để gió cuốn đi
Quay trở về đầu Xem HaVu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HaVu
 
hoatham
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 27 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2
Msg 16 of 18: Đă gửi: 24 August 2010 lúc 4:30am | Đă lưu IP Trích dẫn hoatham

Kính các Bác!

Nhà cháu không hiểu ǵ về Dịch cho lắm! Lại càng không biết Dịch có phải là của người Việt hay không? Bởi v́ nó là thứ vô h́nh là loại h́nh văn hoá phi vật thể. Chính v́ điều này mà một số Dịnh Sư vơ vào cho là nó là sản phẩm của người phương Nam( người Việt): Có một lần tôi vào Bảo tàng Cổ vật ở Hà Nội. Cô thuyết minh bảo tàng chỉ vào một pho tượng gốm Tam thái đời Đường ( TQ ) rất đẹp, Cô ta giới thiệu đây là gốm của người việt. Tôi hỏi cô, thế các nhà khảo cổ VN đă t́m ra được ḷ nung ra sản phẩm này chưa? Ḷ này hiện ở đâu? Cô hướng dẫn cất dấu sự kém hiểu biết của ḿnh với nụ cười . 

Quay trở về đầu Xem hoatham's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hoatham
 
PTS1
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 09 June 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 13
Msg 17 of 18: Đă gửi: 24 August 2010 lúc 7:50am | Đă lưu IP Trích dẫn PTS1

Chào HaVu,

Tôi nghĩ tuổi tác không phải là vấn đề chính khi giao thiệp trên mạng cho nên bạn cứ xưng hô thê' nào tùy ư nhưng cũng có thể tôi lớn hơn hoặc nhỏ hơn bạn.  Về vấn đề hai chử dịch lư th́ tôi có chút vội vàng . 
Nay trở lại vấn đề chính, đó là tôi vẫn cho là những người học dịch lư hiện nay vẫn chấp nhận những ǵ đă đưa ra và bạn cho là có người đă hiểu thấu được dịch lư đó là Trưởng môn của VNDLH.  Để đưa ra nhận định của tôi th́ tôi xin đưa ra một vài vấn đề trong quyển đầu tiên khi ông (Trưởng môn của VNDLH) đi từng bước chứng minh căn bản của dịch lư

Trước hết tôi xin nói là ông có cách nh́n khá độc đáo và vượt trội hơn nhiều người tuy nhiên cách nh́n của ông về dịch lư như tôi đă nói chỉ là một phần trong nhiều phần và phần của ông thiên về bộ môn chiêm bốc hay nói đúng hơn là "một thế hệ mới của hoa mai dịch số".  Bài này giành riêng cho bạn cho nên tôi, người không có khiếu viết nhiều, chỉ viết tóm tắc vừa đủ để chúng ta cùng trao đổi.  Về sau tôi dùng từ "chứng minh" với ư nghĩa "giải thích".

Thứ nhất đó là thuyết đồng nhi dị của ông và ông cho là đồng nhi dị là hai mănh âm dương khi vạch hào chứng minh bát quái (tiên thiên).  Cái đồng nhi dị này đầu tiên ông giải thích bằng cái thao nước (đồng) được nhiệt độ nóng và lạnh chạy qua mà trở thành (dị).  Như vậy để đi đến đồng nhi dị th́ phải có sự biến đổi do một động lực bên ngoài .  Tôi hỏi nếu như không có động lực bên ngoài th́ sao ? câu hỏi này của tôi nó liên quan tới việc chứng minh bát quái kế tiếp.

Thứ hai khi vạch hào th́ ông cho là cứ chồng nào này lên hào kia một cách vô tư th́ tự nhiên nó sẽ thành tiên thiên bát quái.  Ở đây có rất nhiều sơ hở và đương nhiên cách này không thể nào có khả năng chứng minh bát quái .  A. nó không có khả năng chứng minh không gian (vị trí); B. không có khả năng chứng minh thời gian (âm dương tiêu trưởng); C. không có khả năng chứng minh số lượng (âm dương).

 
C̣n một số vấn đề khác cũng có sơ hở, do thời gian hạn hẹp tôi chỉ nêu ra hai vấn đề dể thấy.

PS. tôi cũng bị như bạn, viết xong bấm "gởi" th́ nó nhảy sang trang khác nhưng bài th́ không được gởi .  Lư do là cái login bị timeout. cũng may tôi kịp thời copy lại .
Quay trở về đầu Xem PTS1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi PTS1
 
HaVu
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 19 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 120
Msg 18 of 18: Đă gửi: 25 August 2010 lúc 12:33am | Đă lưu IP Trích dẫn HaVu

Chào anh PTS1 (e chắc nhỏ tuổi hơn anh rất nhiều ấy chứ nhưng xưng hô như vậy cho gần gũi và trẻ hơn, mà như anh nói nó ko phải vấn đề chính)

Vấn đề hiểu thấu hay không của trưởng môn VNDLH th́ e chưa dám khẳng định v́ chưa biết nhiều nhưng e có nói là ít nhiều là có cơ sở lư luận hơn so với một số người hay trường phái khác. Có thể nhiều người hiểu nhưng ko nói ra hoặc ngay cả Dịch Tàu cũng vậy, tại họ ko nói rơ mà thôi nên cũng chưa kết luận xa quá được.

DLVN có nghiêng về chiêm bốc hay Mai hoa Tân Kỳ, hay "thế hệ mới của Mai Hoa Dịch Số" th́ ban đầu mới t́m hiểu, nói đúng hơn là e đọc vài tài liệu của hội th́ cũng đúng như anh nói. Tuy nhiên nó ko hẳn là chiêm bốc v́ gần đây e biết được là ko phải vậy. Lư do là ban đầu VNDLH nghĩ rằng học dịch lư qua phần chiêm nghiệm th́ dễ học hơn nên tŕnh bày chủ yếu là ví dụ về chiêm bốc mà rất ít lư thuyết. Chính v́ thế mà người nào có sách của hội vẫn t́m ṭi học được nhưng có vẻ đạt đến một giới hạn nào đó (tùy người học) mà ko tiến xa hơn được do chưa hiểu thấu đáo lư thuyết, gốc rễ, căn nguyên vấn đề. V́ thế nếu chỉ có sách mà ko có người hướng dẫn th́ nhiều khó khăn hơn. V́ vậy, thế hệ sau lại tiến hành cả chiêm nghiệm và lư thuyết song hành trong cách truyền thụ và thấy có hiệu quả hơn. E sẽ t́m hiểu hơn về vấn đề này.

Khi nói về thuyết Đồng Nhi Dị th́ quả thực e cũng ko nhớ cái ví dụ về thao nước, chắc phải đọc lại :D. Tuy nhiên e nghĩ nó chỉ là ví dụ cho dễ hiểu hơn. Mọi vật đâu chỉ có phần tác động từ yếu tố bên ngoài, nó có cả sự vận động trao đổi ở bên trong, tự bản thân nó. Nếu xét từ thuở chưa có ǵ rồi đến sau này có vạn vật th́ từ cái chưa có ǵ đó chỉ có bản thân nó th́ lấy đâu ra yếu tố bên ngoài nào nữa đâu, bản thân nó tự vận động đấy chứ. (cái này cũng hơi khó hiểu thật)

Về việc h́nh thành quái th́ có lẽ phải giải thích từ cái ko có ǵ, từ chỉ có âm dương, đến thái cực, rồi tứ tượng.... nhưng ở đây nói về cách chồng  vạch ra quái đă.

Về vạch hào thành quái th́ cách chồng vạch một cách vô tư e cũng nghĩ giống như tiền nhân thuở ban sơ giống như một đứa trẻ là quan sát thế giới. Cái đầu tiên là quan sát, nó sẽ chưa có hệ thống nên chồng vạch vô tư đă, rồi phân tích mới rút ra quy luật. Sau khi xếp chồng các vạch như thế tất yếu nhận ra tuy nhiều nhưng có một số h́nh sẽ giống nhau nên chung quy chỉ có 8 h́nh tượng 3 vạch là khác nhau. Lúc đó nó chưa có thứ tự mà chỉ thấy dù đều là 3 vạch nhưng nó chỉ là giống mà hơi khác, là đồng (3 vạch) nhưng dị (vị trí hào âm dương khác nhau....). Quan sát tiếp h́nh vẽ/ h́nh thế các vạch rồi xắp xếp lại theo thứ tự vạch liền hay đứt/ hay (xét theo phạm vi lấy dương làm chuẩn hay âm làm cái xuất phát) th́ mới thấy sự tiến triển và biến đổi của các vạch âm dương này và từ đó có thứ tự tám quẻ như bây giờ. Thực chất là quan sát phân tích mới ra quy luật về âm dương tiêu trưởng...nhưng phải xét trong phạm vi nào đó, lấy một thứ làm gốc rễ để suy, để so... Cũng từ những h́nh vẽ liền đứt đó mà tiền nhân gán tiếp tên gọi mà thôi. Theo tên th́ cóCàn Đoài Ly Chấn tốn khảm cấn khôn. Theo h́nh tượng th́ có tam liên, lục đoạn, trung hư, Theo phạm vi con người th́ có Cha, mẹ, trưởng nam.... Theo tính chất th́ có cứng mềm, nóng sáng, tối.....Theo phạm vi vũ trụ th́ đại diện là thiên, địa, lôi, hỏa....Rồi theo phạm vi không gian, hay thời gian...

E hơi dài ḍng, có khi lan man nhưng hiểu biết ko nhiều nên nghĩ sao nói vậy, mong anh đừng cười. Rất mong anh chỉ ra nhiều sơ hở và phân tích nhiều hơn về DLVN cũng như các loại Dịch khác để e c̣n biết, vừa học và hỏi

 

 

 

 

 

 

 



__________________
Để gió cuốn đi
Quay trở về đầu Xem HaVu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HaVu
 

Nếu muốn gửi bài trả lời, trước tiên bạn phải đang nhập
Nếu chưa ghi danh, bạn phải Tham gia

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.1641 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO