Msg 1 of 4: Đă gửi: 10 March 2011 lúc 11:33pm | Đă lưu IP
|
|
|
Vương Hồng Sển (1902-1996)
PHẠM TUYÊN
Phạm Tôn, nhà báo
Vương Hồng Sển là nhà văn, nhà cổ ngoạn, tên thật là Vương Hồng Thịnh nhưng bị người làm giấy khai sinh nghe lầm, ghi thành Sển. Các bút danh khác là Vân Đ́nh, Đạt Cổ Trai, Chàng Vương. Nguyên quán ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), là người có ba ḍng máu: ông nội Hoa, bà nội Việt, mẹ Miên. Ông vốn sinh ngày 27 tháng 9 năm Nhâm Dần (tức 28/10/1902) nhưng khi khai sinh hạ xuống cho đủ tuổi đi học, thành ra 1/4/1904. Ông mất ngày 9/12/1996, tại thành phố H C M.
Sau Nhật đảo chính Pháp 29/3/1945, ông được tổ chức Thanh niên Tiền phong của cách mạng tiến cử làm phó tỉnh trưởng hành chính tỉnh Sóc Trăng. Năm 1949 làm việc ở Viện Bảo tàng Sài G̣n, rồi làm giám đốc viện này cho đến khi nghỉ hưu năm 1963.
H́nh: http://phamquynh.files.wordpress.com/2009/05/vuong-hong-sen. jpg?w=209&h=300
Ông là người am tường nhiều lĩnh vực văn hóa Nam bộ, cũng là nhà nghiên cứu đồ cổ nổi tiếng nhất nước ta, nên từng được mệnh danh là “Cụ Vương Cổ ngoạn”.
Vương Hồng Sển viết văn với phong cách Nam bộ đặc biệt, ít thấy ở người khác, giọng văn vừa nôm na vừa hiện đại. Thể loại chuyên dụng của ông là hồi kư – tùy bút kiểu “con cà con kê” lôi cuốn người đọc không dứt, thể hiện ông là một nhân chứng nhập cuộc của xă hội Sài G̣n và miền Nam cũ. Các tác phẩm chủ yếu: Sài G̣n năm xưa (1962), Hồi kư năm mươi năm mê hát (1968), Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972), Hơn nửa đời hư (1992), Sài G̣n tạp pí lù (1992), Nửa đời c̣n lại (1995) và hàng chục bản thảo chưa in.
Trước khi qua đời, ông tự nguyện hiến tất cả tài sản, gồm ngôi nhà cổ thời Minh Mạng (1820-1840), tất cả đồ cổ ngoạn và sách vở sưu tầm được trong hơn bảy mươi năm, mong làm một “Tàng cổ Vương Hồng Sển” tại thành phố ***.
—o0o—
Sáng 8/12/1993, tôi đến “Vân Đường Phủ” (9/11 Nguyễn Thiện Thuật, quận B́nh Thạnh, thành phố ***) thăm cụ Vương Hồng Sển để xin cụ cho cái hẹn với nhạc sĩ Phạm Tuyên người con thứ 12 trong 16 người con của học giả Phạm Quỳnh, vừa từ Hà Nội vào. Sợ cụ đi vắng, tôi đến sớm, đúng lúc cụ đang rửa chén, phin pha cà phê ở bên bể nước ngoài sân. Cụ mặc áo bà ba dài tay, quần xà lỏn lửng, làm tiếp việc đang làm, vừa tiếp tôi. Cụ vui vẻ nhận lời ngay và hẹn: 7 giờ 30 ngày hôm sau. Cụ c̣n nói bộc trực đúng kiểu lăo nông Nam bộ: “Năm trước, Hà Nội muốn tổ chức hội thảo về cụ Phạm, có mời tôi viết bài và tham dự hội nghị, nói là sẽ tổ chức trước Tết. Tôi viết bài rồi chờ hoài, chẳng thấy hội thảo đâu, sau đó chỉ thấy họ gửi cho một trăm bạc, nói là bồi dưỡng, không dám nói là nhuận bút. Mà họ không cho nói, không cho in bài tôi viết, cũng phải. V́, ngay từ đầu, tôi đă nói rất láo là “Tại sao cách mạng lại giết cụ Phạm Quỳnh? Cứ để cụ ấy sống có phải c̣n có nhiều cái mà học không?”
Đúng 7 giờ 30 sáng hôm sau, 9/12, nhạc sĩ Phạm Tuyên và tôi đến, th́ cụ đă chờ ngay ở cổng, áo quần xám kiểu Nam bộ, tươm tất, râu tóc bạc trắng nhưng gọn gàng.
Cụ pha nước trà mời và dẫn chúng tôi đi xem toàn bộ “Vân Đường Phủ”, tỉ mỉ giới thiệu từng hiện vật cụ trưng bày và cả lịch sử ngôi nhà gỗ, mua của ai, ở đâu, nhờ ai mà đem về và dựng lại ở đây. Cụ cầm một cái tô cổ lên, đưa ra trước mặt nhạc sĩ Phạm Tuyên, không phải để ông xem, mà để lắng nghe cái tiếng rất thanh do cụ gơ khẽ vào thành tô phát ra. Cụ tỏ vẻ tiếc bộ Nam Phong tạp chí cụ từng có trọn bộ, giữ măi, chuyển nhà đi đâu cũng mang theo, vậy mà rồi túng tiền, phải bán cho một dược sĩ giàu có, ông này cho đóng b́a da từng quyển và mỗi sáu tháng tạp chí th́ lại cho vào một hộp gỗ sơn mài. Nhưng cụ thở dài: “Không biết là có đọc không hay chỉ để trưng, ra oai với đời!” Cụ bảo ḿnh quư cụ Phạm là quư từ xa thôi: chỉ qua đọc báo, sách Cụ viết, có lần biết Cụ vào Sài G̣n đăng đàn diễn thuyết ở nơi nọ th́ cũng chỉ lén đến, đứng xa mà nghe, ai mà cho đến gần! Cụ nói có đọc T́m hiểu Tạp chí Nam Phong của bà Phạm Thị Ngoạn viết bằng tiếng Pháp, và lần đi Pháp, có gặp bà và chồng là Hán Thu Nguyễn Tiến Lăng tại nhà. Nhạc sĩ Phạm Tuyên nói là chị ông cũng định sang năm về nước, thể nào cũng đến thăm cụ. Cụ rất vui.
Trước khi về, nhạc sĩ Phạm Tuyên và tôi có xin cụ đề tặng sách. Cụ vui vẻ nhận lời, lấy ngay bút ra và viết liền vào trang đầu có in tên tác giả và tên sách cuốn Hơn nửa đời hư, một hồi kư độc đáo mới xuất bản bấy giờ. Viết xong, cụ đưa nhạc sĩ Phạm Tuyên xem và hỏi: “Thế này có được không ông?”. Nhạc sĩ nhă nhặn cảm ơn, đưa hai tay đón lấy sách. Nhưng cụ cầm lại, ghi vào “Sổ Tặng Sách” của cụ: số thứ tự, ngày, nội dung đề tặng, tên người được đề tặng.
9 giờ 30, cụ lưu luyến tiễn chúng tôi ra tận cổng.
Sau này, được gặp một nhà thơ nữ nổi tiếng người Huế, tôi mới được biết là có học giả tên tuổi từ Hà Nội vào, chỉ được cụ tiếp ở sân; có người c̣n bị tiếp ngay ở cổng, hỏi ǵ cụ mới nói nấy, hỏi xong th́ chia tay ngay tại cổng.
Sài G̣n ngày 29/4/2009
PT
Sửa lại bởi HoaCai01 : 10 March 2011 lúc 11:43pm
__________________ Năm Mão cần mềm dẽo như Mèo .
|