Msg 1 of 10: Đă gửi: 11 March 2011 lúc 2:02am | Đă lưu IP
|
|
|
Phi công Đức thú nhận bắn chết tác giả 'Hoàng tử bé'
Hà Linh
31/7/1944, chiếc P-38 Lightning do Saint-Exupéry điều khiển cất cánh từ đảo Corse với nhiệm vụ thu thập thông tin về quân Đức. Nhà văn không bao giờ quay trở lại. Vụ mất tích trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử văn chương và hàng không Pháp. 63 năm sau, kẻ gây ra cái chết cho nhà văn mới nhận tội.
Horst Rippert, 88 tuổi, hiện sống tại Berlin, cho biết, ông đă phải sống trong sự ăn năn, day dứt suốt phần đời c̣n lại sau khi nhận ra ḿnh đă bắn hạ Saint-Exupéry trên bầu trời Địa Trung Hải.
“Nếu tôi biết đó là nhà văn, tôi sẽ không bao giờ nổ súng", Rippert nói.
Saint-Ex không chỉ là nhà văn nổi tiếng. Ông c̣n là một phi công giỏi. Trong thế chiến II, nhà văn vừa sáng tác, vừa thực hiện những chuyến bay trinh thám cho Không quân Pháp. Năm 1944, khi chiếc P-38 Lightning mất dấu, trung tâm điểu khiển bay của nhà văn tại đảo Corse ghi lại: "Phi công không trở về và có thể đă mất tích".
|
Nhà văn Saint-Exupéry trong trang phục phi công. |
Số phận của thiếu tá Saint-Exupéry vẫn được coi là một bí ẩn cho tới năm 1998, khi một người đánh cá t́m thấy chiếc ṿng tay của ông trên vùng biển Marseilles. Năm 2001, Luc Vanrell, một thợ lặn, vớt được một mảnh máy bay được xác nhận đúng là chiếc Lightning của nhà văn.
Những dấu vết này khiến người ta ngờ rằng, Saint-Ex đă bị quân Đức bắn hạ. Tuy nhiên, các ghi chép cho thấy, quân Đức không có hoạt động quân sự ǵ tại vùng biển Địa Trung Hải lúc bấy giờ. V́ vậy, cái chết của nhà văn vẫn là một trong những câu hỏi khó giải thích nhất trong lịch sử văn học Pháp. Trước đây, nhiều người từng cho rằng, nhà văn có thể bị trầm cảm và đă tự vẫn.
Nhưng Vanrell và Lino von Gartzen - một chuyên gia về Không quân Đức trong Thế chiến II - đă quyết tâm làm sáng tỏ sự thật bằng cách lần theo dấu vết của những phi công liên quan đến nhà văn. Nhưng họ không thu thập được ǵ từ các thành viên đội bay Đức có căn cứ ở miền Nam nước Pháp. Sau đó, hai người được giới thiệu đến Rippert, một anh hùng trong chiến tranh, người sau đó trở thành một phóng viên thể thao.
|
Saint-Exupéry và vợ. |
“Ông có thể ngừng t́m kiếm. Tôi chính là người đă bắn hạ Saint-Exupéry”, Rippert thú nhận với von Gartzen trong một cuộc điện thoại.
Rippert kể lại, lúc đó, ông đang đi tuần tra trên chiếc Me109 th́ phát hiện ra một chiếc Lightning đang bay một ḿnh dọc bờ biển hướng từ Toulon (khu vực Đức đang chiếm đóng) đến Marseilles. Viên phi công bay rất chậm ở độ cao hơn 1.800 m, như là đang tận hưởng cảm giác bay.
“Không giống như là một chuyến bay chiến đấu. Ông ấy đang nh́n quanh. Và cũng chẳng bận tâm đến sự có mặt của tôi. Tôi nghĩ thầm: 'Được rồi, ông tướng, nếu ông không nhanh chóng biến đi, tôi cho ông ăn đạn đây'. Tôi lao về phía ông ấy và nổ súng vào cánh máy bay. Tôi bắn trúng. Chiếc máy bay lộn nhào, lao xuống nước. Không thấy ai nhảy dù ra cả. Tôi không thể nào biết được đó là Exupéry. Tôi đă hy vọng và vẫn c̣n hy vọng rằng đó không phải là ông ấy", Rippert nói.
Viên phi công già thú nhận: “Hồi nhỏ, khi c̣n đi học, tôi đọc rất nhiều và vô cùng ngưỡng mộ những cuốn sách của ông. Ông biết rơ làm thế nào để miêu tả bầu trời, suy nghĩ và những cảm nhận của người phi công. Tác phẩm của ông đă đưa nhiều người chúng tôi đến với nghề bay. Thế rồi người ta nói với tôi rằng, người tôi bắn chết chắc chắn là Saint-Exupéry. Thật là một tai họa. 'Ḿnh đă làm ǵ thế này', tôi tự hỏi ḿnh như vậy".
Ngoài Hoàng tử bé, Saint-Exupery từng xuất bản nhiều cuốn sách viết về nghề phi công như: L'Aviateur (Người phi công), Flight to Arras (Bay đến Arras), Pilote de Guerre (Phi công thời chiến)...
Sau khi t́m ra sự thật, Vanrell, von Gartzen kết hợp Jacques Pradel - một nhà báo Pháp viết cuốn Saint-Exupery, the ultimate secret (Saint-Exupery - bí mật cuối cùng). Cuốn sách sẽ được ra mắt tại Pháp vào 20/3/2008.
__________________ Năm Mão cần mềm dẽo như Mèo .
|