Msg 6 of 9: Đă gửi: 03 April 2011 lúc 12:48am | Đă lưu IP
|
|
|
Đại Việt sử kư toàn thư của các sử gia thời Hậu Lê nhận định về ông:
"
Vua nhân từ ḥa nhă, cố kết ḷng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần. Song để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của thánh nhân.
"
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Nh%C3%A2n_T%C3%B4n g
Vua Trần Nhân Tông, sinh năm 1258, là con đầu của Trần Thánh Tông, khi sinh ra “được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng, hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử, vai bên tả có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn” được vua cha đặt tên cho là Phật Kim, về sau c̣n có tên là Nhật Tôn, Trần Khâm. Năm 16 tuổi, ngài cố từ chối đến ba lần mà không được, bất đắc dĩ phải lên ngôi Thái tử. Trước khi lên ngôi vua, ngài đă từng trốn đi tu mà không được. Khi lên ngôi, ngài sống thanh tĩnh, thường ở chùa Tư Phúc tại nội điện, thường ăn chay nhạt mà không dùng đồ mặn, thường mời các thiền gia đến giảng về Tâm tông, được Tuệ Trung Thượng sỹ tận tâm chỉ bảo, thờ Thượng sỹ làm thầy.
Sau khi giao lại quyền bính cho con ḿnh là Trần Anh Tông, từ tháng 3 năm Quư Tỵ (1293) đến tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), vua Trần Nhân Tông đi chơi Vũ Lâm và quyết định xuất gia ở đấy. Sự kiện này được Đại Việt sử kư toàn thư ghi lại như sau: “Bấy giờ Thượng hoàng đến Vũ Lâm, vào chơi hang đá. Cửa núi đá hẹp. Thượng hoàng ngự chiếc thuyền nhỏ, thái hậu Tuyên Tư ở đuôi thuyền, gọi Văn Túc Vương lên mũi thuyền, chỉ cho một phu chèo thuyền thôi. Đến khi xuất gia, lúc xe vua sắp ra, cho mời Văn Túc vào điện Dưỡng đức cung Thánh Từ ngồi ăn các món hải vị”.
Tuy nhiên, trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục 8 tờ 23b1 chép việc xuất gia này vào tháng 6 năm Ất Mùi (1295), sau khi Thượng hoàng đă đi chinh phạt Ai Lao trở về như sau: “Thượng hoàng từ Ai Lao trở về, xuất gia ở hành cung Vũ Lâm, rồi bỗng trở lại kinh sư”. Về chi tiết này, theo Lê Mạnh Thát trong cuốn Vua Trần Nhân Tông, cuộc đời, tác phẩm và sự nghiệp giải thích th́: “Cương mục như thế, muốn sau khi Thượng hoàng xuất gia, th́ không có chuyện cầm quân đi đánh giặc. Tuy nhiên, ta sẽ thấy, sau khi xuất gia, Thượng hoàng có nhiều hoạt động v́ dân v́ nước. Và những quyết sách của triều đ́nh thường phải đến thỉnh thị ư kiến của Thượng hoàng. Thí dụ điển h́nh là việc Đoàn Nhữ Hài trước khi đi sứ Chiêm Thành đă tới chờ Thượng hoàng cả ngày tại chùa Sùng Nghiêm ở Chí Linh. Sự kiện Thượng hoàng xuất gia tại núi Vũ Lâm, như thế, đă xảy ra vào năm 1294, như Đại Việt sử kư toàn thư đă cho biết”.
Tác giả Lê Mạnh Thát c̣n viết: “Dù đă được ghi nhận là xuất gia ở Vũ Lâm sớm như thế, nhưng đối với Thánh Đăng ngữ lục, th́ vua Trần Nhân Tông xuất gia vào “năm Kỷ Hợi Hưng Long thứ 7, tháng 10 bằng cách đi thẳng vào núi Yên Tử, siêng năng tu hành 12 hạnh đầu đà, tự gọi là Hương Vân Đại Đầu Đà, dựng Chi Đề tinh xá, mở pháp độ tăng, người học đến như mây”.
Có khả năng từ tháng 6 năm Ất Mùi (1295) cho đến tháng 8 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng đă thường ở Vũ Lâm, v́ các tư liệu hiện có không ghi bất cứ một hoạt động nào về đạo cũng như đời của ngài. Đây có thể là thời gian mà Thánh đăng ngữ lục ghi nhận là ngài đang tu tập 12 hạnh đầu đà. Trong Vịnh Vân Yên tự phú trạng nguyên Lư Tải Đạo, lúc này đă trở thành thiền sư Huyền Quang và đang sống với ngài ở Yên Tử, đă cho ta thấy cuộc sống hàng ngày của Hương Vân Đại Đầu Đà như thế nào:
Mặc cà sa, nằm trướng giấy
Màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương
Quên ngọc thực, bỏ hương giao
Cắp nạnh cà một ṿ tương một hũ.
... đến Đại đầu đà Trúc Lâm thiền viện
Nhắc đến Trần Nhân Tông không thể không nhắc đến Trúc Lâm thiền viện mà chính ngài là người thành lập. Tuy thuộc thế hệ thứ sáu, nhưng đến lượt ḿnh, ngài thống nhất các thiền phái đă có thành một thiền phái Trúc Lâm (Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường), lấy Ngài làm Sơ Tổ. Từ đây, Việt Nam thực sự đă có một ḍng thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt làm Tổ...
Các sử sách Việt Nam cũng đều ghi nhận vua Trần Nhân Tông chính là người thành lập Thiền phái Trúc Lâm. Tuy nhiên đă có thời kỳ nhiều người khi dựa vào cuốn Tam Tổ thực lục của Tính Quảng và Hải Lượng tập hợp ở cuối thế kỷ XVIII mà cho rằng phái thiền này chỉ truyền được ba đời là chấm dứt. Thậm chí sau khi ba vị này qua đời, người ta c̣n quan niệm ḍng thiền Trúc Lâm không có người kiệt xuất kế thừa, đă hết hẳn một thời hưng thịnh của Phật giáo, trong đó có ḍng thiền Trúc Lâm. Có người c̣n viết: “Nhưng thắng giặc không lâu, Nhân Tông nhường ngôi cho Anh Tông để đi t́m một cuộc sống tĩnh tại trong cảnh tu hành, trở thành ông tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm và gửi hơi thở cuối cùng ở am Ngọa Vân trên núi Yên Tử tĩnh mịch, lúc mới 51 tuổi. Ông muốn dứt bỏ những bận rộn thường t́nh của xă hội để đi t́m lẽ huyền vi chi phối cuộc sống con người”.
Theo quan điểm của Lê Mạnh Thát, người đă dày công nghiên cứu về Trần Nhân Tông th́: “Nh́n nhận như vậy là không thỏa đáng và phù hợp với sự thật lịch sử, như sử sách ghi lại, cụ thể là Đại Việt sử kư toàn thư và Thánh đăng ngữ lục. Hơn thế nữa, nếu phân tích buổi lễ trao truyền vị thế kế thừa ḍng thiền Trúc Lâm cho Pháp Loa, như chính văn bia của Pháp Loa ghi lại trong Tam tổ thực lục với một sự kiện rất khác thường là không t́m thấy ở bất cứ một trường hợp truyền trao nào khác dù ở Trung Quốc hay Việt Nam. Bài văn bia này cho ta biết trước hết “vào tháng 5 Điều Ngự lên ở am tại đỉnh núi Ngọa Vân. Ngày rằm bố tát xong, đuổi tả hữu ra, đem y bát và viết tâm kệ giao cho sư, bảo phải giữ ǵn. Đem chùa Siêu Loại của sơn môn Yên Tử sai sư kế thế trụ tŕ làm đời thứ hai của ḍng Trúc Lâm. Lại đem ngoại thư kinh sử 100 hộp và Đại Tạng 20 hộp nhỏ chép bằng máu chích ra, để mở rộng việc học nội và ngoại điển...”.
Tác giả Lê Mạnh Thát cho rằng: “Qua việc giao sách kinh sử ngoại thư của vua Trần Nhân Tông trong buổi lễ truyền y bát chính thức tại Cam Lộ đường của chùa Siêu Loại đă phản ảnh rất rơ mẫu người Phật giáo lư tưởng mà vua Trần Nhân Tông nhằm tới... Nó không chỉ thể hiện quan điểm giáo dục của vua Trần Nhân Tông và của Phật giáo Việt Nam mà c̣n thể hiện chủ trương “giáo lư của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời...”.
Việc kết nối các huyền thoại, huyền sử bằng những dữ liệu khác nhau để lư giải cặn kẽ về một nhân vật lịch sử “tầm cỡ” như Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc Lâm mà Ngài đă thành lập là vô cùng gian nan, phức tạp... Do đó, nói như Thượng tọa Thích Thông Phương th́, “người muốn thâm nhập mạch nguồn thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đ̣i hỏi phải là một HÀNH GIẢ, không thể là một HỌC GIẢ...”.
Nguồn: http://www.vinhanonline.com/index.php?option=com_content& ;view=article&id=1098:vi-su-to-cua-thien-phai-truc-lam&a mp;catid=54:nhan-vat-su-kien&Itemid=172
Với các thông tin:
1. "Song để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát..."
2. "Năm 16 tuổi, ngài cố từ chối đến ba lần mà không được, bất đắc dĩ phải lên ngôi Thái tử. Trước khi lên ngôi vua, ngài đă từng trốn đi tu mà không được. Khi lên ngôi, ngài sống thanh tĩnh, thường ở chùa Tư Phúc tại nội điện, thường ăn chay nhạt mà không dùng đồ mặn, thường mời các thiền gia đến giảng về Tâm tông, được Tuệ Trung Thượng sỹ tận tâm chỉ bảo, thờ Thượng sỹ làm thầy..."
th́ mệnh cung có Thái Âm Hóa Quyền, Kiếp Sát e rằng không hợp lư lắm.
|