Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 285 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: ĐỨC PHẬT HIỆN Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
HKHK
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 22 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 1 of 6: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 7:18am | Đă lưu IP Trích dẫn HKHK

LỄ WESAK
(Một buổi lễ huyền bí)
Tác giả C. W. LEADBEATER
NGUYỄN HỮU KIỆT dịch
(Trích trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo)




     

     

              Ngày Đức Phật xuất hiện mỗi năm một lần để ban ân huệ cho thế gian nhằm vào ngày rằm tháng năm, bên Ấn Độ và Tích Lan gọi là ngày Wesak, thường vào tháng năm dương lịch. Ngày đó cũng là ngày kỷ niệm những dịp quan trọng xảy ra trong kiếp sống cuối cùng của Đức Phật ở cơi trần, tức ngày sinh, ngày thành đạo và ngày tịch diệt của Ngài.

               Vào dịp này, ngoài ư nghĩa về phương diện huyền bí vô cùng quan trọng của nó, có một cuộc lễ được cử hành ở thế gian, trong cuộc lễ ấy, Đức Phật hiện trước mặt một số đông người hành hương. Những người này có được thấy Ngài hay không, th́ tôi không biết chắc; nhưng họ đều cúi lạy theo những vị Chơn Tiên và các đệ tử, những vị này đều thấy Đức Phật hiện ra thật sự. H́nh như ít nhất cũng có vài người hành hương được nh́n thấy Ngài, v́ cuộc lễ này được những người Phật tử ở vùng Trung Á biết rơ. Người ta nhắc nhở đến cuộc lễ đó như sự xuất hiện h́nh bóng hay sự phản ảnh của Đức Phật, và sự mô tả cuộc lễ theo tục truyền có phần khá đúng.

               Như vậy những người sống ở vùng lân cận nơi Đức Phật hiện không có lư do ǵ mà không đến dự nơi hành lễ, v́ không hạn chế số người đến xem, mặc dầu người ta nghe nói có những nhóm người hành hương đă từng đi dọ dẫm suốt nhiều năm mà không thấy nơi hành lễ.

               Tất cả những Đấng Cao Cả trong Quần Tiên Hội đều đến dự lễ, trừ Đức Ngọc Đế và ba Vị đệ tử của Ngài. Vậy không có lư do ǵ mà những người hội viên Thông Thiên Học chúng ta lại không đến dự bằng thể vía của ḿnh. Những người nào đă được biết rơ về ngày giờ hành lễ, thường sắp đặt công việc riêng của họ để có thể đi ngủ vào khoảng một hay vài giờ trước giờ cử hành vào đêm trăng rằm, và ngủ yên một chỗ cho đến một giờ sau khi cuộc lễ chấm dứt.



NƠI HÀNH LỄ

               Địa điểm được chọn để hành lễ là một vùng cao nguyên nhỏ có những đồi thấp bao bọc chung quanh, ở phía bắc dăy Hi Mă Lạp Sơn cách biên giới xứ Népal không xa, và có lẽ độ chừng 400 dặm phía tây thành phố Lhasa bên Tây Tạng. Đó là một khoảnh đất bằng phẳng, h́nh chữ nhựt, độ chừng một dặm rưỡi bề dài và bề ngang th́ ngắn hơn. Khoảng đất thoai thoải từ hướng nam lên hướng bắc, hầu hết trống trải và có đá, mặc dù rải rác có cỏ dại và bụi cây. Một ḍng suối chảy qua ở góc phía tây vùng cao nguyên, và lên phía bắc th́ nó chảy vào một thung lũng có rừng thông bao phủ, sau cùng nó đổ vào một cái hồ cách đó một quăng vài dặm. Vùng chung quanh có vẻ hoang vu hẻo lánh, không có người ở, và không có một nhà nào trừ ra cái tháp cổ đă điêu tàn với vài ba cái cḥi rải rác trên sườn một ngọn đồi ở về phía đông. Về phía nam, có một tảng đá lớn màu xám dựng đứng như bàn thờ, độ bốn thước bề dài và hai thước bề ngang, nhô lên khỏi mặt đất chừng một thước.

               Vài ngày trước khi hành lễ, người ta thấy dọc hai bên bờ suối, dưới chân những ngọn đồi chung quanh có những ngọn lều được dựng lên mỗi lúc càng nhiều. Những túp lều này có một h́nh dáng lạ lùng, phần nhiều màu đen, và chốn hoang vu cô tịch này bỗng nhiên trở nên linh động với những ngọn lửa trại của những người đi hành hương đốt lên. Họ là những bộ lạc lưu động từ miền Trung Á và có người từ miền bắc xa xôi đến đây. Vào ngày trước đêm trăng tṛn, họ đều tắm gội sạch sẽ, và thay quần áo mới để chuẩn bị hành lễ.

               Vài giờ trước khi hành lễ, họ tựu họp ở chỗ góc phía bắc vùng cao nguyên, họ ngồi xuống đất một cách lẳng lặng có trật tự và chừa một khoảng trống trước chỗ tảng đá lớn làm bàn thờ. Theo thông lệ, th́ vài vị sư trưởng (lamas) có mặt, mượn cơ hội này để thuyết pháp cho dân chúng. Độ một giờ trước khi trăng tṛn, những vị khách dự lễ bắt đầu đến bằng thể vía của các Ngài, trong số đó có những nhân viên Quần Tiên Hội. Vài Vị trong số đó hiện h́nh cho những người hành hương thấy rơ, và những người này liền cúi lạy các Ngài. Trong dịp này những đấng Chơn Sư, có vài Vị cấp đẳng cao hơn nữa cũng nói chuyện thân mật với các vị đệ tử và với những người khác đang có mặt tại chỗ. Trong khi đó những người khác có phận sự chưng dọn bàn thờ trên tảng đá lớn để chuẩn bị cuộc lễ. Họ đặt lên đó những bông hoa đẹp đẽ nhứt và ở bốn góc th́ để những tràng hoa sen. Giữa bàn thờ, có đặt một chén bằng vàng đựng đầy nước và ngay trước mặt có chừa một khoảng trống giữa các đóa hoa.



CUỘC HÀNH LỄ

               Độ nửa giờ trước khi trăng tṛn, lúc đức Văn Minh Đại Đế vừa ra hiệu th́ nhân viên Quần Tiên Hội qui tụ lại chỗ khoảng trống chính giữa vùng cao nguyên, ở phía bắc tảng đá lớn dựng làm bàn thờ. Các Ngài sắp hàng theo ba ṿng tṛn lớn, tất cả đều day mặt vào trong, ṿng phía ngoài gồm những nhân viên trẻ tuổi trong Quần Tiên Hội, c̣n ṿng ở phía trong là những Đấng cao hơn.

               Vài đoạn kinh Phật được ngâm lên bằng tiếng nam Phạn (Pali); khi giọng ngâm vừa dứt, th́ Đức Di Lạc Bồ Tát hiện ra ở trung tâm ṿng tṛn và cầm nơi tay một cây thần trượng (cây gậy phép). Cây thần trượng này là bửu vật để thu thần lực của đức Hành Tinh Chơn Quân [1] và được Ngài truyền từ điển kể từ hằng mấy triệu năm về trước, khi Ngài bắt đầu vận chuyển luồng sóng sinh hoạt của nhân loại trên dăy hành tinh chúng ta hiện nay. Chúng tôi nghe nói cây gậy phép này thể hiện cho sự tập trung thần thức của đức Chơn Quân, và nó được thuyên chuyển từ bầu hành tinh này sang bầu hành tinh khác mỗi khi Ngài chuyển di thần thức của Ngài vào một bầu thế giới nhứt định. Nói một cách khác, hễ cây gậy phép này ở nơi nào, th́ nơi đó đương thời là trung tâm điểm sân trường tiến hóa của vạn vật, khi nó rời khỏi bầu hành tinh của chúng ta để chuyển qua bầu thế giới khác, th́ quả địa cầu này sẽ đắm ch́m trong giấc ngủ triền miên, không c̣n sinh hoạt nữa.

Thần trượng

Việc nó có được thuyên chuyển qua những bầu thế giới vô h́nh [2] hay không, th́ chúng tôi không được biết. Chúng tôi cũng không biết rơ cách sử dụng cây gậy phép này ra sao về vai tṛ của nó trong việc giữ ǵn kho thần lực của thế giới. Lúc b́nh thường, nó được giao cho Đức Ngọc Đế ǵn giữ tại Shamballa và theo chỗ chúng tôi được biết th́ cuộc lễ Wesak là cơ hội duy nhứt mà nó rời khỏi tay Ngài. Cây gậy h́nh dáng giống cây đoản côn, làm bằng chất kim khí rất hiếm gọi là «Orichalcun» bề dài độ chừng 7 tấc và bề tṛn đường kính độ chừng 7 phân; ở hai đầu, mỗi đầu đều có một viên kim cương h́nh tṛn như trái cam và một cái mũi nhọn chụp lên trên. Cây gậy phép này luôn luôn tỏa ra một hào quang sáng rực như ánh lửa. Điều đáng ghi nhận là chỉ có một ḿnh Đức Di Lạc Bồ Tát sử dụng cây gậy phép trong suốt cuộc lễ.

               Khi Ngài vừa hiện ra ở chính giữa ba ṿng tṛn, th́ tất cả các vị Chơn Sư và các đệ tử đều kính cẩn nghiêng ḿnh để chào Ngài, và một đoạn kinh khác lại được ngâm lên. Sau đó, khi giọng ngâm vẫn vang rền, th́ hai ṿng tṛn cử động và dời chỗ để sắp hàng thành một h́nh chữ thập và Đức Di Lạc vẫn đứng ở ngay trung tâm. Trong giai đoạn thuyên chuyển kế đó, h́nh chữ thập đổi lại thành h́nh tam giác, và Đức Bồ Tát cũng dời chỗ để đứng ở ngay góc trên đầu, gần kế bên bàn thờ bằng đá. Trên bàn thờ, ở chỗ khoảng trống phía trước cái chén bằng vàng, Đức Bồ Tát kính cẩn đặt cây gậy phép, trong khi đó ở phía sau lưng Ngài, những vị đạo đồ đứng ở ṿng ngoài bèn đổi chỗ để biến cái ṿng thành h́nh cái hoa có ba cánh, tất cả đều day mặt về phía bàn thờ. Trong giai đoạn kế đó, h́nh cái hoa đổi thành h́nh tam giác lộn đầu, làm thành ra hai h́nh tam giác tréo góc, y như biểu tượng của Hội Thông Thiên Học, nhưng không có con rắn khoanh tṛn. Sau cùng, đến lượt hai h́nh tam giác này đổi thành h́nh ngôi sao năm góc, Đức Bồ Tát vẫn đứng nguyên chỗ cũ gần bàn thờ và những vị Đế Quân th́ đứng ở năm điểm cách khoảng nhau trên ngôi sao.

               Đến giai đoạn thứ bảy, tức là giai đoạn cuối cùng, th́ giọng ngâm dứt hẳn. Sau một lúc im lặng, Đức Di Lạc lại cầm gậy phép trong tay và đưa lên khỏi đầu, Ngài nói một câu gịn giă bằng tiếng Pali: «Bạch Thế Tôn, tất cả đều sẵn sàng. Xin mời Ngài hạ giáng!»

               Kế đó, Ngài vừa đặt cây gậy phép xuống bàn thờ, th́ vừa đúng lúc trăng tṛn, Đức Phật liền xuất hiện như một nhân vật khổng lồ lơ lửng trong không gian, ngay ở trên những ngọn đồi phía nam. Những nhân viên Quần Tiên Hội chấp tay vái chào Ngài, c̣n đám đông những người hành hương ở phía sau th́ cúi lạy rạp ḿnh xuống đất, trong khi đó những người khác ngâm lên ba câu kệ tam qui, tức là qui Phật, qui Pháp, qui Tăng.





ÂN HUỆ LỚN NHỨT

               Kế đó, đám đông người đứng dậy và chiêm ngưỡng dung nhan Đức Phật trong khi những nhân viên Quần Tiên Hội ngâm bài kinh Mahamangala Sutta để ban phước lành cho họ:

I

Cả thiên thần và người

Đều mong được phước lành

Bạch Phật dạy chúng con

Phước nào phước lớn nhứt?

II

Không phụng sự kẻ ngu

Mà phụng sự người hiền

Trọng vọng người xứng đáng

Đó là phước lớn nhứt.

III

Cư ngụ nơi đất lành

Đă làm lành kiếp trước

Ḷng suy tưởng việc lành

Đó ân huệ lớn nhứt.

IV

Học rộng hiểu biết nhiều

Tự chủ và luyện trí

Miệng nói những điều lành

Đó là phước lớn nhứt.

V

Nuôi dưỡng cha cùng mẹ

Yêu thương vợ với con

Theo đuổi nghề nghiệp lành

Đó là ân huệ lớn nhứt.

VI

Ham làm việc bố thí

Giúp đỡ kẻ bần hàn

Chỉ mong làm việc phải

Đó là phước lớn nhứt.

VII

Không làm điều tội lỗi

Không dùng chất rượu mạnh

Làm lành không tiếc thân

Đó là ân huệ lớn nhứt.

VIII

Kính cẩn và khiêm tốn

An phận và biết ơn

Bốn mùa nghe chánh pháp

Đó là phước lớn nhứt.

IX

Chịu cực và kiên nhẫn

Giao du với bạn hiền

Luận đàm việc đạo lư

Đó ân huệ lớn nhứt.

X

Tiết độ và trong sạch

Hiểu biết Tứ Diệu Đế

Tâm hướng Niết bàn cảnh

Đó là phước lớn nhứt.

XI

Giữa cuộc đời ch́m nổi

Ḷng vẫn không xao động

Yên tịnh, không phiền năo

Đó là huệ lớn nhứt.

XII

Ai làm được như thế

Dù gặp hoàn cảnh nào

Trong ḷng vẫn thanh tịnh

Người ấy phước lớn nhứt.



               H́nh ảnh đức Phật hiện trên đỉnh đồi tuy là rất lớn, nhưng giống như tướng mạo của Ngài lúc c̣n sanh tiền. Ngài ngồi kiết dà, hai bàn tay giao nhau, ḿnh mặc áo cà sa vàng theo lối tăng lữ, cánh tay mặt để trần. Gương mặt Ngài biểu lộ sự trầm tĩnh, quyền lực, minh triết và bác ái đến một mực tuyệt đối thiêng liêng ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, thật là khôn tả. Nước da Ngài màu ngà, những nét trên mặt Ngài rất rơ rệt, một vầng trán rộng, cặp mắt lớn và sáng màu xanh đậm, mũi cao, cặp môi đỏ, nhưng đó chỉ là tạm phác họa thô sơ h́nh dáng bề ngoài mà thôi, chớ không đủ diễn tả phong độ uy nghi và thần sắc siêu việt của Ngài một cách đầy đủ trọn vẹn. Tóc Ngài màu đen và dợn sóng, không để dài như phong tục Ấn Độ, cũng không hoàn toàn xuống tóc như các vị sư tăng, mà cắt ngắn chí cổ, chưa chấm xuống vai, chẻ ra ở giữa và chải ngược về phía sau. Truyện tích nói khi thái tử Sĩ Đạt Ta rời khỏi cung điện quyết chí đi t́m đạo, Ngài rút gươm cắt tóc ngay vừa khỏi đầu, và từ đó đến sau tóc Ngài vẫn để ngắn như thế.

               Một khía cạnh đặc biệt nhứt của h́nh ảnh Đức Phật hiện, là hào quang của Ngài tốt đẹp vô cùng bao bọc chung quanh. Hào quang đó gồm nhiều từng lớp đồng một trung tâm, như những hào quang của các bậc đă tiến hóa cao, và chiếu những màu sắc thật đặc biệt. H́nh ảnh Đức Phật được bao bọc trong một vừng ánh sáng vừa chói ḷa, vừa trong vắt, chói ḷa đến nỗi mắt phàm không thể nh́n lâu, nhưng đồng thời lại trong suốt, làm cho gương mặt Ngài và màu áo hiện rơ hoàn toàn. Phía ngoài là, một ṿng màu xanh dương, nối tiếp theo là những ṿng màu vàng chói, màu hường, màu trắng bạc và màu đỏ rất đẹp, tất cả những màu sắc này thật ra là những khối tṛn, nhưng hiện ra trên nền trời xanh như những ṿng tṛn cùng một trung tâm. Phía ngoài tất cả, từ những ṿng hào quang này bắn ra những tia chớp đủ màu sắc lẫn lộn có cả màu lục và màu tím.

               Trong những sách khác, chúng tôi có nói đến màu đỏ trong hào quang biểu lộ sự nóng giận. Điều này đúng trong thể vía của người thường; thuộc về bốn cảnh thấp của cơi trung giới. Nhưng ngoài ra, chúng tôi c̣n nhận thấy trên những cơi cao siêu, một màu đỏ trong sáng và đẹp lộng lẫy, giống như tinh hoa của ngọn lửa, là biểu hiện của một ḷng dũng cảm và cương quyết mạnh mẽ phi thường. Màu đỏ này trong hào quang của Đức Phật tự nhiên là biểu lộ những đức tánh kể trên đến một mức tuyệt đích vậy.

               Khi đoạn kinh Mahamangala Sutta ngâm vừa dứt, Đức Di Lạc cầm lấy cái chén bằng vàng đựng nước trên bàn thờ, và nâng lên khỏi đầu Ngài trong một lúc. Trong khi đó, đám đông ở phía sau cũng đă chuẩn bị sẵn và đem theo những b́nh đựng nước, liền làm theo Ngài. Khi Ngài đặt cái chén lại chỗ cũ trên bàn thờ, th́ một đoạn kinh khác lại được ngâm lên, lời lẽ ca tụng Đức Thích Ca Như Lai.

               Tiếng ngâm vừa dứt, một nụ cười đầy bác ái nở trên gương mặt Đức Như Lai. Ngài đưa bàn tay mặt lên để ban ân huệ, trong khi đó hàng ngàn cánh hoa rơi xuống như mưa giữa đám dân chúng. Một lần nữa những nhân viên Quần Tiên Hội lại vái chào, đám đông cúi lạy rạp xuống đất, h́nh ảnh Đức Phật trở nên lu mờ và từ từ biến mất, trong khi đó những người hành hương thốt ra những tiếng kêu vui mừng và ca tụng. Những nhân viên Quần Tiên Hội liền theo thứ tự tiến đến bàn thờ, và thay phiên nhau uống hớp nước trong cái chén vàng. C̣n dân chúng cũng uống một hớp nước trong b́nh riêng của họ, và phần c̣n lại th́ họ đem về nhà để dùng làm «nước thánh», có công dụng trừ tà hoặc để chữa bịnh. Kế đó, đám người hành hương phân chia tứ tán sau khi đă trao đổi những lời chúc tụng lẫn nhau, và họ trở về nhà, mang theo kỷ niệm khó quên của cuộc lễ thiêng liêng mà họ vừa tham dự. Uploaded with ImageShack.us Ngày Đức Phật xuất hiện mỗi năm một lần để ban ân huệ cho thế gian nhằm vào ngày rằm tháng năm, bên Ấn Độ và Tích Lan gọi là ngày Wesak, thường vào tháng năm dương lịch. Ngày đó cũng là ngày kỷ niệm những dịp quan trọng xảy ra trong kiếp sống cuối cùng của Đức Phật ở cơi trần, tức ngày sinh, ngày thành đạo và ngày tịch diệt của Ngài.
http://www.thongthienhoc.com/bai%20vo%20wesak.htm

Uploaded with ImageShack.us[/IMG]

Sửa lại bởi HKHK : 28 May 2010 lúc 8:08am
Quay trở về đầu Xem HKHK's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HKHK
 
nickname
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3
Msg 2 of 6: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 8:58pm | Đă lưu IP Trích dẫn nickname

Chào bạn,
Nn rất vui khi đọc thấy bài viết của bạn. Và nn cũng thật sự muốn thảo luận với bạn thêm một chút về chủ đề rất đáng quan tâm này.
Bạn hày vào trang này http://lucistrust.org/en/meetings_and_events/three_major_spi ritual_festivals. Th́ theo đó đêm ngày 27/5 vừa rồi là World Invocation Day chứ không phải Wesak, và đại lễ Wesak đă diễn ra vào trước đó.
Đáng tiếc là nn không biết ǵ nhiều về thiên văn Tây phương, nhưng có lẽ họ không tính sai ngày đâu. Hẳn bạn biết Chân Sư D.K chứ? Đây là 1 trích đoạn trong 1 quyển sách của ông:

THE CYCLE OF CONFERENCES         
March 1945
The three months of March, April and May in this year mark a moment in time of major significance in our planetary history. I refer to the Easter Full Moon, celebrated on March 28th, the Wesak Full Moon, which falls this year on April 27th, and the Full Moon of June—Christ's "Unique Occasion" as it has been called—which falls on May 26th. From the standpoint of both the Hierarchy and Humanity, the events during these few weeks of spiritual and mundane import (focussed through these three Festival Moons of Aries, Taurus and Gemini) will be of stupendous effect. What is done during this time by the Members of the spiritual Hierarchy of our planet (Who face a major test of Their hierarchical power, not a test of Their love), what is accomplished by the disciples working in the world at this time, and also by the New Group of World Servers, can and will determine the destiny of man for centuries to come. Even those who have no knowledge of occult matters or of human fate or of the effective enterprise of human free will (esoterically understood) stand today with bated breath, waiting to see what will happen and towards which goal or goals human thinking and planning will be directed.

Như vậy Full Moon of June không rơi vào tháng 6 dương lịch thực sự, và Wesak – thường được gọi là Full Moon of May cũng không cần phải rơi vào tháng 5 dương lịch. Có lẽ việc tính toán theo thiên văn sẽ cho kết quả chính xác hơn. Ngày sinh Đức Phật có thể cũng không phải vào tháng 4 âm lịch như người ta thường nghĩ, v́ theo đoạn viết trên th́ Wesak rơi vào điểm trăng tṛn tháng 3 âm lịch.
Ngày Full Moon of June này là The Christ’s Festival hay World Invocation Day. Chắc bạn cũng biết Đấng Christ của Thiên Chúa giáo chính là Bồ Tát Di Lạc của Phật giáo, là Đức Krishna của Ấn giáo, là Chưởng giáo của tất cả mọi tôn giáo đúng nghĩa trên thể giới, cũng là Thầy của mọi Chân Sư, và là Đấng Sẽ Trở Lại trong 1 thời gian ngắn nữa. Các tín đồ Thiên Chúa giáo chính thống hẳn sẽ không thích ư tưởng này, nhưng lời Đấng Christ đă nói:
“Other sheep I have which are not of this fold”
hiển nhiên có nghĩa là Ngài đối với tất cả mọi tôn giáo khác cũng có cùng ư nghĩa như Đấng Cứu Thể đối với Thiên Chúa giáo, chỉ là họ gọi Ngài với những cái tên khác nhau.
Và như vậy, cả nhân loại đang chờ đơi Ngài, dù hữu thức hay vô thức! Và nếu bạn đă thấy rằng lễ Wesak là một sự kiện tinh thần thực sự chứ không phải chỉ là một hoài niệm của con người về quá khứ, th́ World Invocation Day này cũng có ư nghĩa giống như vậy.
Vậy, cầu cho Đấng Từ Bi trở lại với Trần gian.
May the Coming One return to Earth.


Sửa lại bởi nickname : 28 May 2010 lúc 8:59pm
Quay trở về đầu Xem nickname's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nickname
 
HKHK
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 22 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 3 of 6: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 10:45pm | Đă lưu IP Trích dẫn HKHK

Cám ơn bài đóng góp thêm của bạn.
Ngày ,giờ chính xác lúc Đức Phật hiện hằng năm ,hội TTH quốc tế có thông báo .
Đức Phật hiện đang ở Niết bàn (Chơn ngă ) và thể thấp hơn hiện vẫn ở cỏi phi vật chất và hằng năm hiện một lần tại địa điểm nói trên.
Buổi lể này đa số người biết xuất hồn (Vía, Tri cảm thể ) biết địa điểm đều có thể dự lễ.
Lễ này là một sự thật và quan trọng v́ có thêm sự có mặt của cây Thần trượng tại buổi lể hằng năm.
Các bạn vào link dưới đây để biết thêm chi tiết :

http://www.thongthienhoc.com

/bai%20vo%20wesak.htm

Uploaded with ImageShack.us[/IMG]


Uploaded with ImageShack.us[/IMG]
NGƯỜI SÁNG LẬP LÁ CỜ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI :
Ông H.S.OLCOTT(1832-1907), ông là người Mỹ, là Hội trưỡng đầu tiên của hội Thông thiên học (thần triết học )và cũng là một trong hai nhà sáng lập hội này. Ông H.S.O đă thấy hào quang đức Phật hiện và tạo ra lá cờ Phật giáo và được đại hội Phật giáo quốc tế chấp nhận vào năm 1950.
H́nh Đức H.S.OLCOTT
Uploaded with ImageShack.us[/IMG]
H́nh hai nhà sáng lập hội Thông Thiên Học : Đức bà H.P.Blavatsky và Đức ông H.S.Olcott
Uploaded with ImageShack.us[/IMG]
Quay trở về đầu Xem HKHK's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HKHK
 
nickname
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3
Msg 4 of 6: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 12:11am | Đă lưu IP Trích dẫn nickname

Chào bạn,
Rất tiếc là nn vẫn chưa t́m thấy thông báo của Hội TTH quốc tế về vấn đề này, nên tạm thời nn đành phải tŕnh bày tiếp những ǵ ḿnh có được vậy.
Bạn vào trang web này
http://en.wikipedia.org/wiki/Ves%C4%81kha
sẽ thấy rằng việc chọn lễ Wesak theo ngày 15-4 Âm lịch chỉ có 1 số nước theo (điều đó có nghĩa là nếu những người trong hội Thông Thiên Học Việt Nam không đủ hiểu biết họ cũng sẽ sai lầm về ngày tháng của lễ Wesak), c̣n nhiều nước vẫn tính theo Full moon of Taurus (28/4DL vừa qua) hoặc theo lịch Ấn. Cho nên để t́m 1 nguồn thông tin chính xác là không dễ dàng. Và h́nh như trong sách của ḿnh th́ ông Leadbeater cũng chỉ nói rằng lễ Wesak “thường” rơi vào tháng 5 dương lịch, chứ không hề khẳng định điều đó. Như vậy, có thể là chúng ta sẽ cần nhiều tài liệu hơn để khẳng định điều này phải không?
Đến đây th́ nn cũng ước ǵ ḿnh có thể dạo chơi trong cơi trung giới để có thể đến gặp Đức Phật, Đấng Christ cũng như kiểm tra lại vấn đề này, tiếc thật.
Có lẽ bạn chưa biết về Chân Sư D.K. Đây là 1 đoạn ông Leadbeater viết về vị Chân Sư này, trong quyển The Inner Life II:
“In Cairo we took up our quarters in the Hotel d'Orient. Here it was that I first saw one of the members of the Brotherhood. While sitting on the floor at Madame Blavatsky' s feet, sorting out some papers for her, I was startled to see standing between us a man who had not entered by the door. It was He who is now the Master D. K., though at that date He had not taken the degree which made Him an adept.”
Hẳn bạn biết rằng ngoài các vị lănh đạo khả kính của Hội Theosophia như bà Blavatsky, ông Leadbeater… th́ đằng sau đó c̣n có những Chân Sư mà sự hiểu biết vượt xa bất cứ 1 người phàm trần nào, và Chân Sư D.K th́ hiển nhiên là 1 trong số đó.
Ngoài ra, theo ư của nn th́ ông Leadbeater thật sự rất giỏi và có kiến thức rất rộng, bạn có thể t́m hiểu thêm trong trang www.anandgholap.net (sách Theosophy tiếng Việt ít quá, thật sự là 1 điều bất lợi).
World Invocation Day vẫn c̣n kéo dài thêm 5 ngày sau ngày chính thức, chúc mọi người vui vẻ.


Sửa lại bởi nickname : 29 May 2010 lúc 12:18am
Quay trở về đầu Xem nickname's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nickname
 
HKHK
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 22 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 5 of 6: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 11:09pm | Đă lưu IP Trích dẫn HKHK

Xin gởi tiếp tài liệu đến các bạn về đề tài này để các bạn tham khảo :
HAI CUỘC LỄ LỚN CỦA PHẬT GIÁO.

Phật giáo có hai cuộc lễ lớn, mỗi năm được Quần Tiên Hội tổ chức và cử hành một cách long trọng nhưng người ngoài ít ai biết được.

Ấy là lễ Huê Sắc (Vesak), Vía Phật và lễ A sa la (Asala), lễ chuyển Pháp Luân.


LỄ HUÊ SẮC (VESAK)

Theo kinh sách Phật tại Tích Lan, th́ Đức Bồ Tát :

a/ Giáng sanh nhằm ngày trăng tṛn của tháng Huê Sắc (Vesak).

b/ Đắc đạo làm một vị Phật cũng nhằm ngày trăng tṛn của tháng Huê Sắc.

c/ Nhập Niết Bàn cũng nhằm ngày trăng tṛn tháng Huê Sắc.

Tháng Huê Sắc của Thiên Trước luôn luôn chạy nhằm tháng năm dương lịch (mois de Mai) thường thường là tháng tư âm lịch.

Nhưng nói cho đúng là giờ trăng tṛn của tháng Huê Sắc chớ không phải là ngày trăng tṛn [21] .

Thế nên mỗi năm tới ngày trăng tṛn tháng Huê Sắc, các hàng Phật tử ở Tây Tạng, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Nê Bôn, Âu Châu đều cử hành một cuộc lễ rất long trọng để kỷ niệm ba đại sự trong đời sống của Đức Phật Thích Ca tại thế.

Tạp chí Phật giáo La Pensée boudhique bắt đầu từ số tháng Juillet 1951 có nói tới cuộc lễ nầy do các vị thân hữu Phật giáo ở Ba Lê tổ chức và thường có những đại diện Phật giáo các xứ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Nê Bôn đến dự.

Tôi không rơ thuở xưa các nhà sư bên Trung Hoa tính toán ngày giờ cách nào mà nói Đức Bồ Tát giáng sanh nhằm mồng 8 tháng tư âm lịch, hoặc giả thuở đó ngày trăng tṛn nhằm ngày mồng 8 chăng ? C̣n ngày thành đạo lại là mồng 8 tháng chạp. Ngày giáng sanh và ngày thành đạo khác nhau.

VÍA PHẬT LÀ NGÀY HẠNH PHÚC NHỨT CỦA NHƠN LOẠI.

Ngoài đời không ai tin rằng Vía Phật là ngày hạnh phúc nhứt của nhơn loại, bởi v́ không ai biết rằng ngày đó Đức Phật ĺa khỏi cơi Đại Niết Bàn xuống trần thế hiện ra đặng ban ân huệ cho ba ngàn sáu trăm triệu linh hồn trên địa cầu nầy. Đây có phải là Ngài noi gương mấy vị Phật quá khứ chăng ?

Không phải thế, như tôi đă nói khi nảy, một khi chứng quả Phật rồi th́ Đức Bồ Tát giao quyền chưởng giáo lại cho Đức Đế Quân chưởng quản cung thứ nh́, lên kế vị cho Ngài c̣n Ngài th́ về cơi trên làm Chủ tể cung thứ nh́ coi sóc sự tiến hóa của con người và các Thiên Thần, song không hề khi nào trở xuống thế gian nữa.

Nhưng trường hợp của Đức Thích Ca th́ khác hơn mấy vị Phật quá khứ. Các Ngài nầy ở bầu thế giới khác (Kim tinh) qua giúp đỡ chúng ta lúc nhơn loại c̣n trong thời kỳ ấu trỉ.

Không hiểu v́ lẽ nào mà công việc của Đức Phật Thích Ca có vài điểm Ngài không có đủ ngày giờ làm cho hoàn thiện (xin quí bạn chú ư, đây là một vài điểm trong công việc của Ngài làm chớ không phải Tài hay Đức của Ngài c̣n kém. Ngài đă tới bực toàn giác của dăy địa cầu nầy).

Có lẽ tại những cố gắng trong nhiều thế kỷ qua, lúc Ngài tu luyện đặng xứng đáng với địa vị cao cả sau nầy, cho nên Ngài tự nguyện để dính dấp một chút với hồng trần đặng khi Đức Di Lạc Bồ Tát gặp trường hợp cấp bách khẩn cầu Ngài th́ Ngài xuống chỉ bảo và giúp đỡ nếu cần. Ngoài ra, mỗi năm đúng giờ bỏ xác phàm tức là giờ trăng tṛn tháng Huê Sắc, Ngài giáng phàm một lần, dùng một phương pháp nhiệm mầu giúp chúng sanh bớt khổ trong tâm hồn một phần nào, người ta gọi đó là Phật ban ân huệ cho chúng sanh.



ÂN HUỆ CỦA PHẬT BAN LÀ CÁI CHI ?

Đức Phật có một thần lực riêng biệt của Ngài mà Ngài rải ra khi ban phép lành cho đời. Sự ban phép lành nầy là một việc duy nhứt và vô cùng huyền diệu. Mỗi Đức Phật nhờ quyền năng và địa vị của ḿnh cho nên vào ra được những cảnh giới cao siêu của vũ trụ mà chúng ta chưa lên tới. V́ vậy, Ngài có thể biến đổi những thần lực ở mấy cơi đó và đem chúng nó xuống tới mức của chúng ta. Không có sự trung gian của Ngài th́ những thần lực nầy không hữu ích cho chúng ta chút nào trong đời sống hằng ngày. Những sự rung động của chúng nó thật là phi thường và mau lẹ cho đến đỗi chúng nó đi ngang qua ḿnh chúng ta mà chúng ta không hay, không biết, mặc dầu tŕnh độ tiến hóa của chúng ta tới mực nào. Nhưng thay v́ điều đó, khi Đức Phật ban phép lành th́ những thần lực đó gặp các vận hà chuyển đi cũng như nước gặp liền những ống dẫn; chúng nó thêm sức cho những việc lành, việc phải và đem sự yên tịnh cho những tâm hồn nào đủ sức thụ lănh chúng nó. Khi Phật giơ tay mặt ban phép lành th́ một trận mưa hoa rớt xuống in như lúc Ngài trở về Kapilavastu thuyết pháp cho vua Tịnh Phạn nghe. Đây tôi chỉ nói ư nghĩa của lễ Huê Sắc, quí bạn muốn rơ về cách hành lễ xin đọc chương XIV của cuốn Chơn Sư và Thánh Đạo (Les Maîtres et le Sentier) bạn Nguyễn văn Lượng có dịch ra và đề tên cuốn sách là Đức Phật hiện.



LỂ A SA LA

HAY LÀ LỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN.

Ngoài lễ Huê Sắc c̣n có một lễ nữa mà ít nghe ai nói tới, bởi v́ nó cử hành ở tại cung của Đức Di Lạc Bồ Tát, không có tánh cách công khai như lễ Huê Sắc. Đây cũng là một dịp để cho Tiên Thánh trong Quần Tiên Hội chánh thức gặp gỡ nhau mỗi năm một lần nữa. Lễ nầy là lễ A Sa La chạy nhằm giờ trăng tṛn tháng bảy dương lịch để kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên tại Sạt Nát (Sarnath) gần Bénarès, giải về Tứ Diệu Đề và Đạo Bát Chánh.

V́ ḷng thương mến và tôn kính Đức Như Lai cho nên Đức Di Lạc mới nhứt định mỗi năm đúng giờ trăng tṛn tháng A Sa La th́ Ngài lập lại bài Chuyển Pháp Luân cho Quần Tiên Hội nghe.

Gần tới buổi nhóm th́ Tiên Thánh và các đệ tử (trừ 3 vị Độc Giác Phật) lần lượt xuất vía đến hoa viên ở trước mặt tiền cung của Đức Di Lạc, nhằm về triền phía Nam núi Hi Mă Lạp Sơn. Những người thuộc về giáo phái khác biết ngày lễ nầy, xuất vía đến dự đều được tiếp đón niềm nỡ.

Đức Di Lạc ngồi trên chiếc ghế cẩm thạch bao ṿng cây cổ thụ mọc trước cung của Ngài. Gần bên Ngài là Đức Bàn Cổ và Đức Văn Minh Đại Đế.

Tiên Thánh, các đệ tử và thính giả phân ngôi thứ an tọa hai bên, tại sân cỏ trên những chiếc ghế đặt dưới ngai vài thước.

Đức Di Lạc nói bằng tiếng Ba Li (Pali) mà các thính giả nghe là tiếng mẹ đẻ, tiếng nước ḿnh, nghĩa là người Anh nghe Ngài thuyết pháp bằng tiếng Anh. Người Mỹ, người Pháp, người Ư nghe Ngài giảng đạo bằng tiếng Mỹ, Pháp, Ư v. v . . . Mới nghe qua có người hoài nghi hay lấy làm lạ lắm. Đây là sự thật một trăm phần trăm. Ai có đọc Công vụ của các sứ đồ th́ biết đó là chuyện không phải sai ngoa.

Nhưng tự do tín ngưỡng.

Mặc dầu bài Chuyển Pháp Luân đă lập lại cả ngàn lần rồi, mà với tài hùng biện phi thường của Đức Bồ Tát, mỗi năm các thính giả đều nghe như là một bài mới và dường như Ngài nói riêng cho mỗi người nghe mà thôi.

Tiếng Ngài như chuông ngân, thanh tao và dịu dàng vô cùng, cây viết phàm làm sao tả nổi tài hoạt bát và lập lại những lời châu ngọc của Ngài.
CÓ BẰNG CỚ NÀO XÁC NHẬN

NGÀY LỄ HUÊ SẮC ĐỨC THÍCH CA HIỆN RA CHĂNG ?

Kinh sách Phật Trung Hoa không có nói đến việc Đức Thích Ca hiện ra ngày lễ Huê Sắc nầy, c̣n các hàng Phật tử bên Tây Tạng và Trung Bộ Á Châu đều công nhận điều đó là sự thật. Cho nên mới có những lời sau đây :

Trong cuốn Cải cách Ấn Độ giáo - Tiểu luận về Phật giáo (Réforme Hindoue – Essai sur le Bouddhisme) par V. Reynaud nơi trương 112, sau khi nói về Đức Phật bỏ xác có đoạn nầy :

“A ce propos, il est utile d’indiquer ici que l’anniversaire de son entrée au Nirvana est céléblé par une grande fête qui a lieu au Thibet à la pleine lune de Mai de chaque année : c’est la fête du Vésac qui rassemble un très grand nombre de Buddhiste et de hauts dignitaires des Monastères Thibétaine. Un service religieux compotant des invocations au Buddha a lieu et d’après les traditions buddhiques, le maître apparait à ses fidèles revétant pour ce jour là l’apparence qu’il avait eue autrefois. Quittant pour un momet son état Nirwanique, il entre en contact avec les plans matériels et vient bénir la terre. Il apparait dans un corps subtil, mais visible pour les sensitifs légèrement clairvoyants. Il est entouré d’une aura lumineuse, que l’on reproduit dans les statues qui le représentent, assis à l’orientale, et placé sur un socle à triple étage, symbolisant les trois mondes . . .”



XIN THOÁT DỊCH.

Nhơn dịp nầy thấy rất hữu ích mà tỏ ra đây rằng : một cuộc lễ lớn được tổ chức mỗi năm tại Tây Tạng lúc trăng tṛn tháng Năm dương lịch để kỷ niệm ngày Phật nhập Niết Bàn, ấy là lễ Huê Sắc. Nó tập hợp một số Phật tử rất đông đảo và những vị Thượng tọa, Trưởng lăo ở các tu viện Tây Tạng. Người ta cúng kiến và khấn vái Đức Phật và theo truyền thống Phật giáo th́ ngày đó Đức Phật hiện ra cho các tín đồ thấy, giống in như lúc Ngài c̣n tại thế. Ĺa cơi Niết Bàn trong chốc lát, Ngài tiếp xúc với những cơi vật chất và đến ban ân huệ cho địa cầu. Ngài hiện ra trong một thể tinh vi, nhưng mà những người xúc cảm lẹ làng và có chút ít thần nhăn đều ngó thấy hào quang Ngài rực rỡ, và người ta lấy màu sắc hào quang đó vẽ vào h́nh tượng của Ngài ngồi trên ngai kê trên ba từng, tượng trưng ba cơi.

-----------

V. Reynaud là người Pháp. Bà cho độc giả biết hào quang của những tượng Phật vốn vẽ theo hào quang của Phật lúc Ngài hiện ra chớ không phải tự ư của thợ họa hay là các nhà sư muốn cho màu nào cũng được.

Tác giả quyển Chơn Sư và Thánh Đạo là Đức Leadbeater, người Anh, chương XIV của Ngài viết khác hơn đoạn của bà V. Reynaud mới kể ra trên đây . . . Không thể nào nói bà V. Reynaud vịn theo ư kiến của Đức Leadeater mà tả lại cuộc lễ đó.
Đức Phật hiện ra đúng vào trăng tṛn của tháng Huê Sắc, đối chiếu với tháng năm dương lịch ( mois de Mai) Giờ trăng tṛn nầy tính theo giờ Thiên Văn Đài Greenwich của Anh. Giờ Greenwich khác với giờ Việt Nam thuở xưa là 7 giờ, c̣n ngày nay th́ 8 giờ. Thí dụ năm 1963, giờ trăng tṛn tháng Năm theo Thiên Văn Đài Greenwich là 5 giờ 24’ chiều ngày 8 Mai tức là 17 giờ 24’ bên Anh, c̣n bên Việt Nam ḿnh th́ 5g 24 + 8g = 13g 24’ tức là khuya ngày 8 rạng mặt 8 Mai 1963.





http://www.thongthienhoc.com/sach%20nhungchuyen%20tqtbi%20tr ong%20dp.htm#chuong%206%20p2
LỂ PHẬT ĐẢN 2010
Phật đản 2010 -Phật lịch 2554

http://www.youtube.com/watch?v=8nxTyPNJPzY
Thái Lan: Trọng thể khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc Vesak 2010
(GNO-Thái Lan): Sáng ngày 23-5, tại trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Ayutthaya, lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc năm 2010 do Thái Lan và Nhật bản đồng đăng cai đă trang trọng diễn ra với sự tham dự của chư tôn đức lănh đạo Phật giáo 74 quốc gia, gần 1.700 phật tử quốc tế và 1.300 phật tử Thái Lan.
Uploaded with ImageShack.us[/IMG]
Thái tử Hoàng gia Thái Lan đến dự và cúng dường chư tôn đức


Uploaded with ImageShack.us
Sáng 25/5, trong khuôn khổ Đại lễ Tam hợp Liên hợp quốc 2010, đại diện chính phủ Thái Lan, Sri Lanka, Liên hợp quốc, Unesco đă có các bài phát biểu chúc mừng và nhấn mạnh chủ đề Đại lễ năm nay "Sự phục hồi toàn cầu: Góc nh́n Phật giáo".


Uploaded with ImageShack.us
Uploaded with ImageShack.us[/IMG]
Uploaded with ImageShack.us">
LIÊN HIỆP QUỐC CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN NGÀY VESAK
http://minhhanhdp.brinkster.net/DE_AN_TRONG_THANG/ThangNam/N gayVesak.htm
Tuyên ngôn Bangkok của Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc Vesak 2010


Vatincan gửi thông điệp về môi trường nhân ngày lễ Vesak 2010
http://www.phapuyen.net/index.php?option=com_content&view=ar ticle&id=236:vatican-nhn-mnh-mi-quan-tam-moi-trng-trong-thon g-ip-thng-nien-gi-cho-cng-ng-pht-giao&catid=42:rokstories&It emid=126
http://www.chuabuuminhgialai.com/phat-giao-the-gioi/tuyen-ng on-bangkok-cua-dai-le-phat-dan-lien-hiep-quoc-vesak-2010.htm l
Quay trở về đầu Xem HKHK's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HKHK
 
HKHK
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 22 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 6 of 6: Đă gửi: 30 August 2010 lúc 8:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn HKHK

H̀NH ĐỨC PHẬT THÍCH CA

Uploaded with ImageShack.us[/IMG]
Quay trở về đầu Xem HKHK's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HKHK
 

Nếu muốn gửi bài trả lời, trước tiên bạn phải đang nhập
Nếu chưa ghi danh, bạn phải Tham gia

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.3477 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO