Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 55 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: ĐƯỜNG LÊN TÂY TẠNG Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Nhật B́nh
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 1 of 6: Đă gửi: 20 April 2011 lúc 12:11am | Đă lưu IP Trích dẫn Nhật B́nh

Kư ức ngàn năm

TT - Chỉ cần search chữ “Tibet” (Tây Tạng), 6.780.000 trang web (nước ngoài), 11.900 (trang web tiếng Việt) có liên quan đă hiện lên trong chớp mắt. Ngoài đường hàng không thông dụng gần như tuyệt đối, muốn đến Lhasa (Tây Tạng) bằng đường bộ trên lư thuyết có bốn đường: từ Vân Nam, Thành Đô, Tây Ninh (tỉnh Thanh Hải), Urumqi (Tân Cương). 

Chuyến đi hay đấy, nhưng... khùng!

Đường từ Vân Nam chưa nghe có ai đi v́ quá quanh co, hiểm trở, sương mù dày đặc. Từ Urumqi đi Lhasa phải qua hai con đèo cao trên 6.000m, mất vài ngày. Đường 109 từ Thanh Hải đi Lhasa khả thi nhất v́ tốn ít thời gian hơn. 

Khi biết chúng tôi dự định đi Tây Tạng, mọi người ai cũng bảo: “Hay đấy! Nhưng... khùng”. Họ nói có cơ sở v́ mùa xuân, hạ, thậm chí thu là mùa du lịch. Nhưng gần như không có sách hoặc người nào khuyên nên đi du lịch vào mùa đông, nhất là Tây Tạng, nơi mà nhiệt độ xuống đến âm vài chục độ là b́nh thường. 

“Đi giữa thảo nguyên bao la, hoang vu không một bóng người, xa xa là dăy núi phủ tuyết trắng xóa. Biết thêm về một Tây Tạng khác vào đông... chẳng phải có cảm giác mạnh hơn sao?”. Nói vậy không có nghĩa là đi “ṃ”. 

Càng gần ngày đi chúng tôi càng theo dơi liên tục Đài Phượng Hoàng, CCTV4 (chương tŕnh truyền h́nh Trung Quốc) để xem nhiệt độ. Năm nay trời lạnh quá nhanh, mới cuối tháng mười mà có nơi nhiệt độ đă xuống 00C. Trước đó vài ngày tuyết đă phủ trắng xóa tại Thanh Hải, Cách Nhĩ Mộc (những địa danh sẽ đi qua). Ḅ, cừu, người chết hàng loạt v́ lạnh đột ngột. 

Chuẩn bị sẵn mười đôi vớ, tám chiếc áo lạnh, áo thu đông, khăn len che kín đầu và tai... cũng chỉ là “liệu pháp tinh thần”, hạn chế đến thấp nhất những ǵ không hay có thể xảy ra. Tôi lại phải lọ mọ lôi lại đống dây nhợ, sách cũ từ thời c̣n sinh hoạt tại Hội Du khảo trẻ TP để “dượt” lại những kỹ năng: xem sao, nút dây, dựng lều, t́m đường... pḥng khi bất trắc. 

Gần hai tháng trước khi đi, tôi thường rủ đám bạn đạp xe lên Hóc Môn, Củ Chi để khởi động, luyện lại gân cốt, sức dẻo dai...Tất cả đều chuẩn bị sẵn sàng một cách tốt nhất cho chuyến đi được dự báo là khá gian nan. 

Trung tuần tháng mười một, tôi và anh Kim Sơn lên đường. Ra đến Hà Nội th́ được biết chuyến tàu liên vận từ Hà Nội đến Nam Ninh - Trung Quốc (2 chuyến/tuần) đă hết vé. Không thể chờ đợi, chúng tôi quyết định lên xe đ̣ xuống Hạ Long rồi bằng tàu cánh ngầm đến biên giới Móng Cái qua cửa khẩu Đông Hưng, rồi đi xe lên Nam Ninh, đi tàu lên Tây An. Thật khó tin: đi lên vùng đất cao nhất thế giới lại được khởi đầu bằng tàu biển (?!).

Sang - hèn vùng đất thánh

Điểm đầu tiên của con đường lữ hành đi về vùng đất chư thiên chính là Trường An (ngày nay là thủ phủ Tây An của tỉnh Thiểm Tây).

Nơi đây, năm 641, vua Tây Tạng là Tùng Tán Cương Bố (Songtsen Gampo) đem quân đến vây thành Trường An và “ép” vua Đường Thái Tông gả  công chúa Văn Thành - người mang đến Tây Tạng một báu vật: bức tượng Phật Thích Ca bằng vàng (hiện đang được thờ tại ngôi đền Đại Chiêu - Jokhang - linh thiêng nhất Tây Tạng). 

Đây cũng chính là điểm xuất phát của con đường tơ lụa cổ đại với từng đoàn thương nhân, ngựa, lạc đà mang theo không chỉ hàng hóa mà c̣n là một nền văn hóa phương Đông đến tận trời Âu…

Khi chúng tôi đến nơi th́ cố đô Tây An vẫn c̣n chưa thức giấc. Cái lạnh cắt da, thay đổi một cách đột ngột trong năm nay khiến mọi người chẳng muốn ra đường. Vừa bước ra khỏi nhà ga, đập vào mắt chúng tôi là một bức tường thành sừng sững với giàn giáo ngổn ngang. 

Th́ ra, có lẽ muốn gây ấn tượng thêm về cổ thành Trường An năm xưa, chính quyền Tây An đă xây mới (giả cổ) một bức tường thành vĩ đại (“nhái lại” như khuôn đúc bức tường thành c̣n sót lại thời Đường). 

Con đường vắng lặng như tờ. Chỉ vài bóng người thấp thoáng, lầm lũi đạp xe trên đường. C̣n những hàng cây khẳng khiu trụi lá trước gió đông khắc nghiệt, ṭa thành xám xịt “thật” đang sừng sững như nghênh chào chúng tôi - hai gă trai từ phương nam xa tít mù đến thành đô xưa để khởi đầu cho chuyến đi dài thăm thẳm.

Mở cuốn Lonely planet (sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng thế giới) t́m một chỗ trọ giá thấp nhất tôi bỗng giật ḿnh: pḥng đôi b́nh thường 680 tệ/ngày (khoảng 1,3 triệu VND), trong khi thực tế th́… biến hóa khôn lường. Tại nhà ga, sân bay luôn có sẵn một đội tiếp thị về chỗ ở, nơi du lịch... hùng hậu, xinh xắn, khả năng ngoại ngữ tốt. 

Họ sẵn sàng giới thiệu những chỗ trọ với giá cả khá mềm (thậm chí chấp nhận lỗ tiền pḥng) nhưng sau đó đưa ra những tour du lịch tại Tây An. Nơi ở rẻ, các cô gái xinh xắn nói chuyện ngọt như mía lùi th́ ai lại nỡ từ chối tham gia những tour du lịch họ đưa ra. Khách gật đầu và... dính chấu. Lỡ tham gia tour của họ là bạn phải chấp nhận trả thêm rất nhiều khoản phí phát sinh. 

Với kinh nghiệm của người bạn đường Kim Sơn - một “con ma xó” quá hiểu biết về Trung Hoa (nên được gọi là Sơn “Trung Quốc”), chúng tôi chẳng trông mong ǵ t́m được một nhà trọ mặt đường vừa túi tiền kẻ lang bạt. 

Sau hơn một tiếng lết bộ trong các ngơ nhỏ cùng với chiếc balô du lịch nặng trĩu, cuối cùng chúng tôi cũng t́m được cho ḿnh một chỗ trọ lư tưởng: pḥng hai giường có hệ thống sưởi với giá bất ngờ: chỉ 40 tệ/ngày (khoảng 80.000 VND), rẻ hơn 15 lần so với Lonely planet (dĩ nhiên chất lượng không thể sánh bằng), chỉ hơi phiền là phải dùng nhà vệ sinh công cộng... dơ không chịu nổi!

Đối mặt Binh Mă Dũng

Bộ xe ngựa bằng đồng cực kỳ tinh xảo đă gây kinh ngạc thế giới về kỹ thuật đúc đồng từ thời Tần
Nói đến Tây An là người ta nói đến Binh Mă Dũng - khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nằm cách Tây An khoảng 30km, muốn đến đấy bằng cách rẻ nhất th́ t́m xe buưt số 306 giá chỉ 8 tệ/ người (khoảng 16.000 VND) cho cả hai chuyến đi lẫn về, 10 phút có một chuyến. Băi xe lớn chứa cả vài trăm chiếc xe chật ních trước lăng mộ Tần Thủy Hoàng. 

Mùa đông nhưng nơi đây vẫn đông đúc khách v́ đó là nơi yên nghỉ của người mà hơn 2.000 năm trước đă kết nối các tường thành của sáu nước để biến nó thành một kỳ quan thế giới mà không một người Trung Hoa nào không cảm thấy tự hào khi nhắc đến: Vạn lư trường thành! Cũng chính ông đă tạo ra đội binh mă dũng được xem như kỳ quan thứ tám của thế giới. 

Khi đến nơi, dù đă nghe nói khá nhiều nhưng chúng tôi cũng thật sự sững sờ: ba căn hầm khổng lồ, mỗi hầm lớn như một sân vận động đang chứa hàng ngàn người lính đất nung to bằng người thật với vóc dáng cực kỳ uy mănh. Mỗi bức tượng đều có gương mặt diễn tả tâm trạng khác nhau, sống động đến không ngờ. 

Tùy theo chức vụ mà trang phục, thế đứng của mỗi bức tượng được tái hiện phù hợp. Thế mà nhà khảo cổ đứng cạnh cho biết đây chỉ là một phần nhỏ nằm ngoài ŕa ngôi mộ, đỉnh mộ chính là ngọn đồi nằm cách đây khoảng 1km. 

Sau khi khai quật được ba hầm mộ vĩ đại (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) này, Chính phủ Trung Quốc đă thông báo tạm ngưng v́ “chưa có biện pháp thật sự hữu hiệu để bảo vệ những di sản này”. Dù hiện nay mỗi hầm mộ đă được xây hẳn một cụm công tŕnh để bảo vệ rất kín đáo và nghiêm túc. Đây là di tích lịch sử được bảo vệ nghiêm ngặt nhất ở Trung Quốc, đồng thời cũng là di tích được khai thác dè dặt nhất. 

Năm ngoái có người bạn cũng tham quan Binh Mă Dũng về khoe với tôi tấm h́nh chụp chung với các tượng đất nung rất đẹp. Lúc đó tôi cũng hơi ngạc nhiên v́ sao một di sản quốc gia lại có thể để mọi người bá vai bá cổ chụp h́nh “thân t́nh” đến thế. Đến đây mới biết những tấm h́nh đó đă được chụp tại studio ngay trong khu lăng mộ. Studio này làm sẵn những bức tượng nhái (giống như đúc) để phục vụ du khách. Giá khá mắc nhưng khách đông nườm nượp. Âu cũng là một cách kinh doanh hay.

Tuy nhiên, một trong những điều kinh ngạc nhất khi đến đây không phải là những di tích của khu lăng mộ (điều này tôi đă h́nh dung được qua sách báo, phim ảnh) mà chính là cụm công tŕnh bảo tồn, trưng bày hiện vật. Chỉ riêng nó đủ là một công tŕnh kiến trúc có giá trị. Tất cả đều được làm đến mức hoàn hảo. 

Có pḥng chiếu video ṿm với 10 màn ảnh cực lớn, tái hiện lịch sử khu lăng mộ, trong các pḥng trưng bày có các máy vi tính để có thể tra cứu bất cứ thông tin liên quan, có cảnh sát túc trực bảo vệ 24/24…V́ thế, dù giá vé vào cổng 90 tệ/người (khoảng 180.000 VND) nhưng ai cũng cảm thấy xứng đáng. 

Sử sách có ghi rằng lăng mộ Tần Thủy Hoàng được khảm đầy kim cương và ngọc trai, phía trên trần thể hiện mặt trăng, mặt trời và những v́ sao. Chim chóc được tạc bằng đá quư, đặt trong các khu rừng thông làm bằng ngọc lục bảo, các ḍng sông chảy trong lăng mộ chứa đầy thủy ngân… 

Thực hư thế nào không biết nhưng đối diện thực tế mới thấy điều đó c̣n quá bé nhỏ so với giá trị văn hóa thật sự mà nó đem lại.

 

 

Quay trở về đầu Xem Nhật B́nh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nhật B́nh
 
Nhật B́nh
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 2 of 6: Đă gửi: 20 April 2011 lúc 12:17am | Đă lưu IP Trích dẫn Nhật B́nh

 

Đường lên nóc nhà thế giới

TT - Chuẩn bị mua vé tàu lửa th́ được biết vé máy bay đang có đợt giảm giá đến 50%. Đường từ Tây An đi Tây Ninh (thủ phủ tỉnh Thanh Hải, cửa ngơ vào Lhasa, Tây Tạng) hơn 1.000km nhưng chẳng có ǵ hấp dẫn, tiền xe lửa, tiêu xài cũng suưt soát nên chúng tôi chớp ngay cơ hội hiếm có này. 

Thành phố “xám”

Chỉ sau hơn 30 phút bay từ Tây An đến Tây Ninh, từ thành phố đô hội, nhà xe đông đúc chúng tôi như lạc vào một thế giới hoàn toàn khác. 

Từ trên máy bay nh́n xuống, cả dăy cao nguyên Thanh Tạng đồi núi chập chùng, cỏ cây khô cằn một màu xám ngoét. Không màu xanh. Không sự sống. Lần đầu tiên trong chuyến đi tôi có cảm giác sợ hăi mơ hồ. 

Vừa bước ra khỏi máy bay tôi lại bị dội ngược bởi nhiệt độ: âm 50C (ở Tây An nhiệt độ chỉ khoảng 100C). Trời lạnh ngắt, tím tái mặt mũi, vậy mà phải chạy bộ từ máy bay vào nhà ga. 

Nhà ga sân bay như một cái nhà kho với tổng diện tích khoảng 800 - 900m2, xây tường, lợp tôn. Nh́n xung quanh, tôi bỗng nhớ đến sân bay Liên Khương (Đà Lạt) rồi thấy “tự hào”. Dọc hai bên đường từ sân bay vào thành phố, nhà cửa cũng chẳng “vui” ǵ hơn. 

Thấp thoáng qua hàng cây hai bên đường trụi lá, trơ xương là những căn nhà nhỏ bằng đất nằm lọt thỏm giữa một “biển” đồi núi xám xịt. Lạnh lẽo. Cô nhân viên khách sạn loay hoay cầm cuốn hộ chiếu lật ngược lật xuôi. H́nh như cô chưa bao giờ làm thủ tục đón khách nước ngoài. Một pḥng hai giường, có máy sưởi với giá 80 tệ/ngày (160.000 VND) cũng là cái giá dễ dàng chấp nhận.

Thủ phủ Tây Ninh buổi tối chẳng có ǵ. Lội bộ dọc suốt những con đường quanh nhà ga chúng tôi chỉ thấy phần nhiều là người ăn xin. Những gương mặt khắc khổ ngồi co ro bên vệ đường trong cái lạnh cắt da chờ đợi chút ḷng thương hại. Không một lời nói. Không một tiếng cười. Mới 21g mà đường sá vắng hoe. Không một tụ điểm vui chơi giải trí. Trên đường chỉ có vài bóng người lầm lũi đạp xe, trên lề chỉ vài bóng người bước vội...

Trước nhà ga, một dăy những tấm bạt được căng lên, bên trong là một cái chảo to trên cái bếp nghi ngút khói đựng từng tảng thịt lớn cắt từ đầu ḅ yak : quán ăn của người Hồi đấy. Tôi vào một quán, kêu một tô thịt lớn đầy ụ với giá chỉ 2 tệ. Hơi khó ăn v́ mùi khá đặc trưng. 

Anh chủ quán người Hồi đội cái nón trắng, hai g̣ má bầm tím v́ lạnh v́ nắng, râu quai nón rậm đen nhưng cặp mắt rất hiền nh́n chúng tôi có vẻ ngạc nhiên. Anh chỉ nói được chút ít tiếng phổ thông, khi biết chúng tôi từ VN đến anh tṛn mắt ngạc nhiên: “Sao lại du lịch ở những nơi xa xôi, hẻo lánh thế này. Lần đầu tiên tôi gặp người VN ở đây đấy”. 

Do là cửa ngơ quan trọng vào Tây Tạng - nơi có con đường sắt duy nhất, có đường quốc lộ khá tốt nối từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa (sẽ hoàn thành vào năm 2007) nên tại tỉnh Thanh Hải (có diện tích 720.000 km2 - gấp đôi diện tích VN mà dân số chỉ có 4,9 triệu người) việc xây dựng hạ tầng được đẩy mạnh cũng là điều dễ hiểu. Đường lớn, vỉa hè rộng, có làn riêng cho người đi bộ, xe đạp… 

Hồ trên núi

Nhắc đến Tây Tạng mọi người đều nghĩ đến khu tự trị ngày nay. Nhưng ít người biết rằng cách đây không lâu, cả cao nguyên Thanh Hải cũng thuộc về Tây Tạng. 

Ngoài việc không hề có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, đây c̣n là nơi ngự trị của các đời ban thiền lạt ma. 

Trong tâm khảm người Tây Tạng, cao nguyên Thanh Hải bao giờ cũng là một phần linh thiêng không thể tách rời…

Chuyến xe buưt bị hủy v́ đầu mùa đông quá ít khách. Chúng tôi đành phải bao chiếc xe giá 300 tệ đến hồ Thanh Hải - một trong những hồ nước mặn cao nhất thế giới. Đi được hơn nửa đường, chúng tôi bỗng gặp cơn mưa tuyết. Ngồi trong xe đóng kín mít cửa mà c̣n nghe gió rít liên tục. 

Tuyết bay mù trời, trắng xóa. Ngoài kia, thấp thoáng trong cơn mưa tuyết, một cô gái Tây Tạng với trang phục truyền thống đang ngồi bất động bên vệ đường, với một sự nhẫn nại truyền đời để chăn đàn ḅ yak đang b́nh thản chậm răi nhai mớ cỏ khô hiếm hoi c̣n sót lại trên thảo nguyên khô cằn. “A! Tây Tạng đây rồi!” - anh Kim Sơn, người cùng đi với tôi, bỗng reo lên. 

Tôi thắc mắc tự hỏi: Chúng tôi đă gặp những người Tây Tạng tại thủ phủ Tây Ninh rồi c̣n ǵ? “Không, đàn ḅ yak chính là biểu tượng của Tây Tạng đó - anh Sơn giải thích - Chính nó là người bạn song hành cùng người Tây Tạng qua hàng ngàn năm nơi điều kiện khắc nghiệt nhất thế giới này: biên sai nhiệt độ trong ngày có khi lên đến hơn 40 độ, khắp nơi chỉ là núi non, đất đai khô cằn, không khí loăng...”. 

Ở những độ cao trên 4.000 - 5.000m hầu như chỉ có ḅ yak tồn tại cùng người Tây Tạng: lông da để làm áo, sữa để uống, làm bơ, thịt để ăn, thậm chí phân của nó là thứ chất đốt cực ấm, không mùi giúp người Tây Tạng vượt qua những cơn giá rét kinh người. 

Khoác bộ áo ấm dày sù sụ mà vẫn cảm thấy rét, tôi càng “kinh hoàng” hơn khi có người nói “những đứa trẻ Tây Tạng mới sinh ra đều được d́m xuống ḍng suối lạnh giá. Nếu đứa bé đó chết gia đ́nh phải chấp nhận v́ có sống nó cũng không chịu được thời tiết khắc nghiệt ở đây”. 

Những câu chuyện huyên thuyên liên quan đến đàn ḅ yak, về đời sống cư dân Tây Tạng làm chúng tôi đến hồ Thanh Hải lúc nào không biết. Một mảng nước xanh xa đến hút tầm mắt, hèn ǵ người Trung Hoa xưa vẫn tưởng đây là biển. 

Với diện tích 4.635 km2 (gấp đôi diện tích TP.***), ở độ cao 3.200 m (cao hơn nóc nhà Đông Dương - đỉnh Phanxipăng ở VN) hồ Thanh Hải c̣n có đảo chim là nơi hơn 100.000 loài chim quư hiếm di trú… 

Tuy nhiên, thật đáng buồn, cũng như nhiều nơi du lịch ở VN, ngoài việc phải mua vé 20 tệ/người (khoảng 40.000 VND) chúng tôi lại c̣n bị chèo kéo mua hàng lưu niệm, chụp h́nh. Một đoạn hồ Thanh Hải bị “băm nát” bởi các tác phẩm kiến trúc nhái Mông Cổ, Tây Tạng một cách kệch cỡm, quanh khu du lịch dọc theo bờ hồ c̣n bị quây bởi hàng rào kẽm gai(?!)…

Leo lên đỉnh thử sức

Hơi thất vọng về sự xô bồ, thiếu nét đặc thù riêng của hồ Thanh Hải nhưng chúng tôi cũng không có thời gian để buồn v́ phải bắt tay ngay vào kế hoạch thứ hai: chinh phục đỉnh “Thử Sức”. Đó là tên do chúng tôi đặt cho một ngọn trong dăy núi nằm dọc theo hồ Thanh Hải với mục đích chuẩn bị thể lực, ư chí cho những ngày “khốc liệt” hơn đang chờ trong những ngày du khảo “ta balô” sắp tới. 

Chỉ mới kết thúc phần khởi động bằng cách đi bộ hơn 2km để đến chân núi, chúng tôi đă thấy lả người và hiểu ngay đó là hội chứng của độ cao: thiếu oxy và không khí loăng. Cơ thể người Tây Tạng tự “điều chỉnh” mở rộng mạch máu, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể tốt hơn. 

Phổi của họ có khả năng tổng hợp ôxit nitơ trong môi trường rất lớn mà ôxit nitơ có khả năng tăng đường kính mạch máu, nhờ đó lượng máu luân chuyển trong cơ thể cũng tăng lên, bù đắp cho lượng oxy vốn quá “hẻo”. Chúng tôi không làm được như thế nên chỉ biết cách… ngồi thở dốc, nghỉ một chút cho hồi sức, rồi bắt đầu tiến lên đỉnh “Thử Sức”.

Nói đúng ra, đỉnh núi này chỉ cao xấp xỉ Lang Bian ở Đà Lạt. Nhưng ở độ cao gần 3.200m (tính từ chân núi) cùng với cái lạnh khoảng âm 60C th́ đây thật sự là một thử thách, ít ra là đối với chúng tôi, hai chàng trai đồng bằng ở Sài G̣n đô hội.

Dăy núi dọc hồ Thanh Hải gần như “trọc”. Chỉ có những bụi cỏ khô và tuyết. V́ thời gian có hạn, chúng tôi quyết định không đi theo đường ṃn mà băng thẳng leo lên. Tuyết bám thành từng mảng trên triền núi, độ dốc lại khá cao nên dù đă chuẩn bị đôi giày có độ bám tốt nhưng chúng tôi vẫn phải men, bám theo các bụi cây, cỏ (đă chết khô v́ gió tuyết) để leo lên. 

Sau những bước leo đầy tự tin, phấn khởi th́ nhịp đập của trái tim ngày càng dồn dập, những bước chân càng trở nên nặng nề, đầu óc choáng váng hơn... Đến lúc này tôi mới nhớ đến lời cảnh báo của cô nhân viên khách sạn ngày hôm qua khi biết chúng tôi có ư định leo núi: “Nên đi thật chậm để làm quen. Nhiều người đă xỉu v́ sốc độ cao ở vùng này”. 

Càng lên, các ngọn núi khoác bộ áo tuyết trắng càng hiện rơ hơn. Đàn ḅ yak đang gặm mớ cỏ đă chết khô cũng bị chúng tôi “qua mặt”. Càng lên cao gió càng mạnh hơn. Ba lớp vớ, bốn lớp áo cùng hai đôi găng tay cũng không ngăn nổi cái lạnh rúc vào tận xương. 

Ở độ cao này, “ḅ” lên chừng chục bước đă phải ngồi phịch xuống há hốc mồm ra thở để thu được nhiều oxy hơn... Lên đến đỉnh cũng là lúc sức lực cạn kiệt. Tuyết bay, gió lạnh cũng chẳng làm bận tâm: chúng tôi vừa thắng được chính ḿnh.

 

 

Quay trở về đầu Xem Nhật B́nh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nhật B́nh
 
Nhật B́nh
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 3 of 6: Đă gửi: 20 April 2011 lúc 12:26am | Đă lưu IP Trích dẫn Nhật B́nh

 

Chinh phục đỉnh tử thần

TT - Tại bến xe Cách Nhĩ Mộc (tỉnh Thanh Hải) chúng tôi phát hiện rất nhiều xe đi Lhasa - linh hồn Tây Tạng, thành phố của các chư thiên. Du lịch bụi vào Lhasa bằng đường bộ ở VN hầu như chẳng có mấy người (ngay cả Tây balô chuyên nghiệp cũng ngán ngại) v́ phải vượt qua đèo tử thần - một trong vài ngọn đèo cao nhất - hơn 5.200m, có không khí loăng và áp suất thấp. 

Con đèo này có thật sự ghê gớm như tên gọi của nó không? Phải đi mới biết... 

T́m đường vào Lhasa

Từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa chỉ mất gần 24 giờ (hơn 1.500km), vé lại rẻ. Đối với tôi, chưa bao giờ mơ ước được đặt chân một lần đến Lhasa - vùng đất đầy huyền thoại này - lại gần với “tầm chân” đến thế. 

Sáng hôm sau dậy sớm, nhân viên khách sạn cho biết có một xe bốn chỗ đi Lhasa với giá 350 tệ/người (khoảng 700.000đ). Các tay c̣ bến xe vào tận khách sạn ra giá với chúng tôi chỉ 300 tệ/người, bao luôn giấy phép (?!). 

Một kinh nghiệm học được từ chuyến khảo sát năm ngoái: biết chúng tôi là người nước ngoài, dọc đường họ có thể sẽ đ̣i thêm những số tiền lớn. “Nếu không đồng ư th́ xuống xe”. Giữa cao nguyên hoang vu không một bóng người, với cái lạnh âm vài chục độ th́ chết là cái chắc. 

Ở Trung Quốc, nhất là những tỉnh miền Tây hẻo lánh cũng có hiện tượng “xe cướp” (nhưng “cơm tù” th́ chưa nghe nói). V́ thế chúng tôi quyết định đi xe của công ty (dù mắc nhưng an toàn hơn). Chuẩn bị đồ đạc, mua ba b́nh dưỡng khí đề pḥng choáng độ cao, sắp sửa lên đường th́ biết chuyến xe bị hủy. 

Không phải ngẫu nhiên mà thế giới ví Tây Tạng là cực thứ ba của Trái đất. 

Ngoài việc giống Nam và Bắc cực là cùng có điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, địa h́nh phức tạp, Tây Tạng - thế giới của tâm linh với 16.000 tu viện lớn nhỏ - c̣n là nơi có thiên sử thi Vua Gesse dài nhất thế giới được phát hiện cách đây hơn 1.000 năm (đă được đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới)… 

Chính tại đây, các nhà khoa học đă sửng sốt khi phát hiện rằng người Tây Tạng là giống dân duy nhất trên thế giới có một số gen đă bị biến dạng để thích nghi với môi trường. 

Mới đây, tại một sườn núi cách Lhasa - thủ phủ của Tây Tạng - 85km, các nhà khoa học đă t́m thấy 19 dấu chân và dấu tay người sống cách đây 20.000 năm. 

Khu tự trị Tây Tạng ngày nay có diện tích 1,2 triệu km2 (gần gấp bốn lần diện tích VN) nhưng dân số chỉ vài triệu người.

Chúng tôi càng lo lắng hơn khi có thể đối mặt với những mối nguy hiểm ŕnh rập nếu đồng ư đi chuyến xe của “c̣”. Vừa quyết định bỏ tham vọng vào Lhasa th́ có thông tin mới: một chiếc xe khác vào Lhasa khá an toàn với giá 500 tệ/người. Chúng tôi quyết tâm lên đường.

Để tránh gặp rắc rối với đám “c̣”, trước khi lên xe khách chúng tôi phải tiếp tục chuyển qua taxi khác để vượt trạm kiểm soát. Từ Golmud đến Lhasa phải vượt qua ba trạm kiểm soát rất gắt gao. 

Gần đến trạm thứ nhất, từ đằng xa, tôi đă thấy một đoàn xe xếp hàng, một toán công an nai nịt súng ống đến kiểm tra từng xe một. Quá run, sợ trách nhiệm, tay tài xế taxi yêu cầu chúng tôi đi bộ qua trạm. “Phóng lao phải theo lao”, làm theo lời taxi lúc này là “tự sát”. 

Anh Kim Sơn - bạn đồng hành - yêu cầu tôi giả câm điếc, làm mặt lạnh ngồi trên xe. Chiếc balô du lịch được phủ lên chiếc áo gió to để ngụy trang. Xe đến gần, hai anh công an ghé mắt săm soi hỏi han tài xế khá kỹ. 

Có lẽ chúng tôi quá giống người Hoa, sau một lúc chúng tôi lọt qua được trạm thứ nhất. Đến trạm hai, bổn cũ soạn lại, chúng tôi cũng lọt qua. Ra ngoại ô, chúng tôi chuyển xe để chính thức bắt đầu con đường vào Lhasa.

Xây xẩm trên đỉnh đèo tử thần

Có một câu chuyện về một cặp vợ chồng, do điều kiện công tác người chồng vào Lhasa làm việc một thời gian khá lâu. Quá nhớ chồng, nhà lại nghèo không đủ tiền mua vé máy bay, cô vợ t́m cách vượt đèo thăm chồng. 

Niềm mơ ước giản dị đó măi măi không thực hiện được v́ cô đă ngất và chết trên đỉnh đèo do áp suất và không khí quá loăng. Dù đă mua b́nh oxy, chuẩn bị khá kỹ nhưng những câu chuyện bi thương về đường đèo tử thần này làm chúng tôi thật sự lo lắng.

10g30 xuất phát, dù trưa nhưng nhiệt độ vẫn dưới 50C. Các ḍng sông đều đóng băng. Trước mắt tôi, hai bên đường là một thảo nguyên vắng lặng đến rợn người. Chỉ có vài chiếc xe bé như con kiến lầm lũi “ḅ” giữa xung quanh là những ngọn núi đă phủ đầy tuyết trắng. 

Chỉ mới tưởng tượng nếu bị “rớt” lại trên đường cho dù không chết v́ cảm lạnh th́ cũng chết v́ cô đơn giữa cả ngàn kilômet không một bóng người này, tôi bất giác rùng ḿnh...

Con đường cao tốc nối từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa khá tốt nhưng hẹp và quanh co, chỉ vừa đủ hai làn xe chạy. Những chuyến xe từ Lhasa đi ngược về phía chúng tôi đều đóng đầy tuyết, bám luôn cả mặt trong của xe. 

Xe chạy êm, đêm qua lại ngủ chưa đến 5 tiếng nhưng chúng tôi vẫn không dám ngủ v́ khi ngủ sức đề kháng của con người sẽ yếu nhất, dễ “ngủ... luôn” nên ai cũng cố gắng thả lỏng người. Đó là cách tiết giảm tối đa lượng tiêu thụ oxy để vượt qua chặng đường khó khăn này.

Trên đỉnh đèo tử thần cao hơn 5.200m

14g, nhiệt độ lúc này xuống đến âm 120C. Con đường đi Lhasa vẫn xa tít tắp. Không cột cây số, không bảng báo hiệu, chỉ có thời gian làm mốc định vị. Đường xấu hơn, vẫn là đường trải nhựa nhưng đă bị băm nát bởi hàng đoàn xe tải từ các tỉnh về Lhasa. 

Tim tôi bắt đầu đập mạnh hơn, cặp vợ chồng đi cùng chuyến xe đă thiếp đi. Thấy hơi mệt, anh Kim Sơn lấy b́nh oxy ra, ngay lúc đó tài xế quay lại quát: “B́nh oxy phải để lúc khẩn cấp nhất, nếu c̣n chịu được hăy để cơ thể tự thích ứng lấy”. 

14g45: Người vợ ói, mũi sặc ra máu cam. Lúc này đầu chúng tôi cũng nặng như bưng. Người đàn ông đồng hành - là dân địa phương - cũng ngầy ngật không nói tiếng nào. Chúng tôi ngỏ ư đưa b́nh oxy cho cô vợ nhưng họ lắc đầu. 

14g52: Một chiếc xe chở khách do đường đèo quanh co , đâm sầm ra vệ đường, đầu bẹp gí. Tôi định lấy máy ảnh ra chụp nhưng không dám v́ dễ bị công an để ư.

15g07: Hai chiếc xe tải đâm ngược vào nhau. Trên một chuyến xe ngược chiều, một chiếc xe cẩu chở một chiếc xe tải khác đều bẹp dúm dó. Con đường đến đoạn đèo tử thần ngày càng gần, sự căng thẳng trong chúng tôi cũng tăng lên.

18h45: Bác tài xế quay lại báo chúng tôi biết bắt đầu vào đoạn đèo tử thần. Mắt bác tài lạnh tanh, nhưng mặt săn lại. Ông đốt thuốc liên tục, thỉnh thoảng lại kín đáo liếc nh́n kính chiếu hậu xem t́nh h́nh mỗi người trên xe. Càng lúc đầu tôi càng như bị ṿng kim cô siết chặt vào hai thái dương. Nhức đầu kinh khủng. Cô hành khách đi cùng lại ói lần nữa. Lúc này người chồng hốt hoảng mượn b́nh oxy của chúng tôi chụp vào mặt vợ. 

Lên đỉnh đèo xe ngừng lại. Vừa bước xuống xe định chụp vài tấm h́nh, chúng tôi đều lảo đảo: lạnh quá, ngực như bị ép lại, đầu như có ai dùng búa gơ liên tục. Do trời sắp tắt nắng, quên mất lời dặn của anh Sơn, tôi đă làm một việc nguy hiểm chết người: chạy từ chỗ này sang chỗ khác để chụp h́nh. 

Anh Sơn xanh mặt, tài xế phóng xe ngay đến chỗ tôi và lôi lên xe: “Trên độ cao này, chỉ cần chạy thêm vài bước nữa thôi, có thể cậu sẽ gục xuống”. Hậu quả đến liền sau đó, tôi xây xẩm mặt mày. Dù đă chụp b́nh oxy để thở nhưng tôi vẫn thấy choáng váng nhức đầu và muốn ói…

Có lẽ do khuya quá và mùa đông không có du khách đến vùng này nên chốt kiểm tra cuối cùng tại Lhasa cũng có phần dễ dăi. 1g35 sáng, chúng tôi chính thức bước vào Lhasa, kết thúc chặng đường đáng nhớ. 

 

 

Quay trở về đầu Xem Nhật B́nh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nhật B́nh
 
Nhật B́nh
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 4 of 6: Đă gửi: 20 April 2011 lúc 12:34am | Đă lưu IP Trích dẫn Nhật B́nh

 
Diện kiến lạt ma Tây Tạng
 
TT - Năm 1357, tại một vùng hẻo lánh thuộc cao nguyên Thanh Tạng cách Tây Ninh - thủ phủ của Thanh Hải - chừng 30km, cậu bé Tông Khách Ba (Tsong-Kha-Pa) ra đời. Ông chính là người xây dựng Phật giáo Tây Tạng: sáng lập tông phái Hoàng Mạo (mũ vàng) - là tông phái của Đạt Lai lạt ma và Ban Thiền lạt ma ngày nay. Đến Tây Tạng, làm sao có thể bỏ lỡ dịp đến Tháp Nhĩ tự - nơi sinh của đại sư Tông Khách Ba

Tháp Nhĩ tự

Nằm dựa trên sườn đồi, Tháp Nhĩ tự (lấy từ tên của một ngọn tháp nằm trong chùa được dát bằng 1 tấn bạc, 3.000 lượng vàng và 3.600 viên mă năo) xây dựng lần đầu từ năm 1379, sau đó được trùng tu, xây dựng thêm và trở thành một trong sáu chùa lớn nhất của phái Hoàng Mạo (tông phái Phật giáo phổ biến nhất ở Tây Tạng). 

Nơi đây cũng từng là nơi sống và làm việc của Ban Thiền lạt ma. (Theo truyền thuyết, Ban Thiền lạt ma là hiện thân của Phật A di đà, là người đứng đầu trong cuộc sống tinh thần của người dân Tây Tạng. Đạt Lai lạt ma là hiện thân của Quán Thế Âm bồ tát, là người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng trong cuộc sống thế tục. Mỗi vị chết đi, người ta t́m vị tái sinh khác để kế vị). 

Lớn nhất tại Tháp Nhĩ tự là Đại Kinh đường (2.000m2) được chống bởi 168 cột lớn, tại đây lưu giữ rất nhiều kinh Phật từ thời nhà Đường đến nay. Kế bên là một dăy kệ với 1.000 ngăn, mỗi ngăn thờ một vị Phật, đây cũng chính là nơi thờ các vị Đạt Lai lạt ma và đại sư Tông Khách Ba. 

Một ṭa tháp tại Tháp Nhĩ tự. Năm 1990, một trận động đất đă phá hủy rất nhiều công tŕnh tại đây. Chính phủ Trung Quốc đă chi 70 triệu nhân dân tệ cho dự án khôi phục này. (Theo Lonely Planet). Các tháp, đền thờ Tây Tạng thường có năm phần tượng trưng cho năm yếu tố xây dựng nên vũ trụ.

Phần dưới cùng tượng trưng cho đất: bền vững, ổn định. Kế là h́nh cầu (h́nh bán cầu) tượng trưng cho nước: sự luân chuyển. Trên nữa là h́nh nón cụt tượng trưng cho lửa. Kế tiếp là h́nh đĩa tṛn tượng trưng cho gió hay không gian. Nằm trên cùng là thức. Thức là một chấm nhỏ chứa đựng tất cả nhưng không có kích thước cụ thể v́ nó là “giao điểm” của vật chất và tâm linh.

Có ba tác phẩm nghệ thuật đặc biệt đáng chú ư tại Tháp Nhĩ tự đó là nghệ thuật tạc tượng bằng bơ (làm từ sữa con ḅ yak) cực kỳ sống động, miêu tả lại lúc đức Phật sinh ra và nghệ thuật vẽ, thêu trên lụa, vải rất tinh xảo, không bao giờ phai màu theo thời gian.

Dọc hành lang quanh chùa có rất nhiều pháp luân chung (chuông chuyển kinh) bằng đồng, gỗ (như một thùng rỗng quay trên một trục đứng). Những cái chuông không phải để gơ mà để... xoay, vừa xoay vừa niệm chú: “Om mani padme hum” (úm ma ni bát mê hồng). 

Người Tây Tạng tin rằng âm thanh ḥa cùng với sự vận chuyển của chuông chuyển kinh sẽ tạo ra một “sức mạnh” huyền bí cầu chúc b́nh an, may mắn. V́ thế các bánh xe đó ít khi dừng lại, bởi các vị lạt ma, chú tiểu, du khách... cứ đi ngang là quay v́ ai chẳng mong những điều tốt lành sẽ đến với ḿnh và mọi người! 

Nếu như trước các tượng Phật ở các chùa chiền thường đặt những lư hương để thắp nhang th́ chùa Tây Tạng lại đặt những “chậu” đèn thật lớn được đốt bằng bơ (hoặc mỡ ḅ yak). Lễ vật của những người hành hương là một chút bơ để duy tŕ ánh lửa cho ngọn đèn măi măi không tắt. 

Lạt ma và những người Tây Tạng hành hương

Từ khá xa trước khi đến Tháp Nhĩ tự tôi đă thấy từng đoàn người Tây Tạng hành hương áo quần lam lũ, mang theo áo quần đồ đạc, dắt theo cả gia đ́nh vợ con. Đi vài bước họ lại chắp tay khỏi đầu, trán, cằm, ngực vái lạy rồi rạp sát mặt đất rất thành kính. Đây là phương thức cầu nguyện rất phổ biến của người Tây Tạng: phương thức “ngũ thể đầu địa” (hai tay, hai chân và trán phải chạm đất).

H́nh ảnh này nhắc người ta nhớ đến vị thánh tăng Hư Vân (1840-1959) mà theo sách sử cho biết ngài đă thực hiện chuyến hành tŕnh tam bộ nhất bái (ba bước một lạy) từ Phổ Đà sơn về Ngũ Đài sơn với đường dài trên 2.500km. 

Trong chương tŕnh Discovery cũng đă từng quay một đoạn phim có thật về một thanh niên Tây Tạng đi suốt mấy tháng trời đến núi Thiêng (đỉnh Ngân Sơn trong dăy Himalaya - thế giới của các vị Phật theo quan niệm của người Tây Tạng), cứ vài bước lại nằm rạp xuống lạy theo phương thức ngũ thể đầu địa để cầu siêu cho mẹ. 

Đối với người Tây Tạng, hiện tại chỉ là cuộc sống tạm, rất phù phiếm. Họ tin vào ṿng luân hồi của cuộc đời. Đến đây, nếu để ư bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng) để nhắc nhở rằng cuộc đời là một ṿng miên viễn. Tôn giáo là nền tảng cơ bản để người Tây Tạng tồn tại. 

Chính v́ thế, không có ǵ ngạc nhiên khi bạn thấy rất nhiều ông bà già Tây Tạng da nhăn nheo, chống gậy lụm cụm leo lên từng bậc thang, lần xuống từng góc chùa để được đảnh lễ, được xoay các pháp luân chung ấy. 
 
Những người Tây Tạng từ khắp nơi trên cao nguyên Thanh Tạng hành hương về chùa
Những ngày đầu đông, gần như rất ít du khách đến đây. Trong nắng sớm, một vị lạt ma choàng áo đỏ phủ kín đầu đang lâm râm tụng kinh, thỉnh thoảng lại dùng chiếc dùi mảnh như cần câu gơ vào cái trống. Ánh nắng tràn qua mái chùa, phủ lên ḿnh vị lạt ma một vẻ đẹp kỳ ảo! Theo phản xạ, tôi rút máy ảnh định chụp nhưng chợt rụt lại khi thấy tấm bảng “no photo, no video”. 

Hơi buồn một tí, nhưng ngẫm lại thấy vậy mà hay. Sự ṭ ṃ, muốn ghi dấu một kỷ niệm của các du khách khi chụp h́nh hẳn sẽ khuấy động không khí trang nghiêm, tĩnh lặng của chùa và biết đâu điều đó c̣n vô t́nh cắt ngang ḍng triền miên suy tưởng của vị chân tu? Trời lạnh, tuyết bay lất phất, chúng tôi đứng im lặng, thả hồn vào tiếng trống gơ nhịp, tiếng tụng kinh ŕ rầm ê a như một bài nhạc không có điểm dừng.

Bao quanh Tháp Nhĩ tự là các cơ sở kinh doanh của người Hán, là những gian hàng, nhà trọ với giá cao... Cạnh đó có những “anh lạt ma” (nét mặt khác hẳn với những nét đặc trưng của người dân Tây Tạng) mặc đồ tu nhưng chân đi giày hiệu thứ xịn, tay cầm điện thoại di động đời mới. Thậm chí “anh lạt ma” ngồi tại pḥng vé vẫn đánh bài rất say sưa.

 Sau khi bán vé cho chúng tôi, anh vội vă tiếp tục canh bạc một cách hào hứng. Họ có thật sự là những lạt ma Tây Tạng? Nhưng c̣n có một h́nh ảnh khác: những người Tây Tạng khốn khó, áo quần rách bươm lặn lội từ khắp nẻo trên cao nguyên Thanh Tạng về đây. Từ rất xa, họ đă hướng về phía ngôi chùa để đảnh lễ rất thành kính. 

Dường như trong mắt họ, dăy ôtô đời mới bóng loáng, bên cạnh thế giới mua bán ồn ào... - đang chắn ngang trước cổng chùa tôn nghiêm - không hề tồn tại, chẳng đáng cho họ để tâm. 
 

 

Quay trở về đầu Xem Nhật B́nh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nhật B́nh
 
Nhật B́nh
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 5 of 6: Đă gửi: 20 April 2011 lúc 12:40am | Đă lưu IP Trích dẫn Nhật B́nh

 

Lhasa, những ngày đầu đông

TT - Vào thế kỷ thứ 7, tương truyền chỗ xây đền Đại Chiêu (một trong những đền nổi tiếng nhất Tây Tạng) ngày nay chính là một hồ nước bị ma nữ ám. Công chúa Văn Thành  (thời nhà Đường) trong thời gian làm dâu ở xứ Tây Tạng hiểu phong thủy bèn ném chiếc nhẫn ḿnh hay đeo và cho dê đổ đất vào hồ để khắc chế yêu nữ. 

Theo tiếng Tây Tạng, dê là “ra” (linh vật của thần hộ pháp Damcen), đất là “sa”. Từ đó chốn này mang tên Rasa, dần dần biến thành Lhasa, tên gọi ngày nay của thủ phủ Tây Tạng. 

Các chư thiên đâu rồi?

Là nơi cao nhất thế giới so với mực nước biển, độ cao trung b́nh từ 4.000m trở lên (trong đó diện tích cao trên 4.500m chiếm 65%), nơi đây từng được gọi là “nóc nhà thế giới”, được mệnh danh là “cực thứ ba của Trái đất” nhưng bây giờ điều đó có lẽ chỉ là quá khứ. Chúng tôi bước vào Lhasa đă gần 2g sáng. Dù đọc rơ ràng ḍng chữ “Welcome to Lhasa” nhưng tôi vẫn c̣n ngờ ngợ: đường sá rộng răi, nhà ở, khách sạn, xe cộ khá hiện đại. Lẽ nào các chư thiên lại ở khách sạn, đi ôtô?

8g sáng. Lhasa giờ này chưa thức dậy. Trời hăy c̣n mờ mờ tối, ngoài đường chỉ lác đác vài người đạp xe. Nơi tôi ở đối diện với ṭa nhà China Telecom cao lớn ngạo nghễ, xung quanh là các khách sạn, hàng quán. Định t́m một quán ăn của người Tây Tạng để t́m hiểu đặc sản ở đây nhưng không thấy. 

Buổi sáng, rảo bước khắp một đoạn dài trên Bắc Kinh trung lộ vẫn chỉ thấy toàn là nhà hàng, quán ăn, quầy lưu niệm của người Hán. Theo tài liệu gần đây, Tây Tạng là khu dân cư thuần nhất với 95% dân số là dân tộc Tạng nhưng có lẽ đó là những số liệu thống kê cũ, chưa được cập nhật? 

Nhưng rồi chúng tôi cũng t́m thấy một quán trà bơ của người Tây Tạng. Quán nhỏ nhưng đông, khách tràn ra cả ngoài đường. Buổi sáng trời lạnh ngắt, uống tách trà bơ (làm từ sữa ḅ yak) mùi hơi gây gây nhưng cái hậu ngọt, thơm rất nhẹ nhàng tự nhiên thấy ấm người hẳn. Chỉ cần 1 tệ (2.000 đồng) là có thể ngồi uống mệt nghỉ. Mỗi bàn để sẵn một b́nh trà bơ nóng, uống hết chủ quán lại châm tiếp b́nh khác. 

Chúng tôi cũng đến cung điện Potala (chữ potala là phiên âm của chữ phổ đà la, tức là cung điện của bồ tát), nơi ở, làm việc ngày xưa của các vị Phật sống của người Tây Tạng: Đạt Lai lạt ma. Từ chỗ tôi ở đến Potala khoảng 2km, ăn sáng, đi bộ đến cũng vừa lúc nắng lên. 

Biểu tượng thành phố Lhasa - điện Potala - vẫn đẹp như ngàn năm nay nhưng bước vào trong bạn sẽ hiểu được ngay đó chỉ c̣n là cái vỏ không hồn. Lại một vài “anh lạt ma” ngồi ở góc điện đợi gom tiền của du khách cúng dường, c̣n có một vài anh lính mặc quân phục, nai nịt súng ống hẳn hoi (tuy họ rất lịch sự với du khách). Không tiếc 100 tệ (200.000 đồng) mua vé vào cửa nhưng cái mất mát của cảm giác thiêng liêng về ngôi đền - kỳ quan thế giới - th́ tôi cứ tiếc măi.

Đi bộ lang thang khắp các đường phố Tây Tạng tự nhiên tôi thấy chán v́ các hàng quán, cửa hiệu nhan nhản trên phố không mấy khác so với nhiều tỉnh, thành khác ở Trung Quốc. Khác chăng chỉ ở mọi tấm bảng hiệu ngoài  phần tiếng phổ thông khá lớn ở giữa th́ phần phía trên có ḍng chữ  Tây Tạng nhỏ xíu. Khắp đường phố người ăn xin cũng khá nhiều. 

Lhasa nhỏ nhưng những cơ quan công quyền, các cơ sở, cơ quan đều được xây dựng cực kỳ bề thế,  đều  tọa lạc tại những con đường đẹp nhất. Có một điều buồn cười và khá lạ là cứ bước lên taxi th́ trả 10 tệ (khoảng 20.000 đồng) và cứ việc đi bất cứ đâu trong thành phố.  Có lẽ do Lhasa quá nhỏ chăng?

Con đường thế kỷ 
  
Ngày nay bất kỳ ai đến khu tự trị  hẳn cũng sẽ ngạc nhiên tột độ trước sự thay đổi không ngờ  của bộ mặt Tây Tạng. Hạ tầng cơ sở tại đây đă được Chính phủ Trung Quốc đầu tư tối đa. 

Với diện tích 1,2 triệu km2 (gần gấp bốn lần diện tích VN) nhưng dân số chỉ vài triệu người, vậy mà đường xây rất rộng răi, cửa hàng san sát không khác mấy với kiểu đô thị của Thành Đô (Tứ Xuyên). 

Đặc biệt là cầu đường, thậm chí cả những nơi hẻo lánh hầu như chỉ có khách hành hương đi lại, đường sá, cầu cống cũng rất thuận tiện, chưa kể những công tŕnh bệnh viện, trường học…

Mới đây Chính phủ Trung Quốc đă sử dụng hơn 12 triệu USD để thiết lập 70 đài phát thanh tại Tây Tạng nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế, duy tŕ sự ổn định xă hội tại đây. Tuy nhiên, đáng kể nhất chính là tuyến đường sắt nối liền từ Cách Nhĩ Mộc (tỉnh Thanh Hải) đến Lhasa (Tây Tạng) với tổng số tiền do Chính phủ Trung Quốc đầu tư lên tới 7 tỉ USD.

Đáng nói là chính công tŕnh này, từ những năm 1990 khi được Chính phủ Trung Quốc mời nghiên cứu thực hiện, sau một thời gian điều nghiên thực địa, các chuyên gia hàng đầu của châu Âu đă lắc đầu từ chối v́ cho đó là chuyện không tưởng khi phải đào hầm xuyên qua hàng chục trái núi trong điều kiện khí hậu, tự nhiên quá khắc nghiệt. 

Thật ra sự quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc trong việc đầu tư cho Tây Tạng cũng v́ vị trí chiến lược về kinh tế, quốc pḥng của nơi này: phía nam sát dăy Himalaya và tiếp giáp lănh thổ với các nước Nepal, Bhutan, Ấn Độ, Myanmar, Sikkim... Phía tây giáp với khu vực Kashmir. 

Trong tương lai Tây Tạng có khả năng trở thành con đường thông thương giao lưu giữa Trung Quốc với các nước Nam Á. Những ngày cuối năm 2004, tuyến đường sắt Thanh - Tạng nối tỉnh Thanh Hải với Tây Tạng, dài 1.118km, có độ cao 4.000m trở lên, nơi cao nhất tới 5.072m đă hoàn thành được hơn 2/3. Các trục đường quốc lộ quan trọng đến Tây Tạng từ Tứ Xuyên, Vân Nam và Tân Cương cũng đă được lên kế hoạch.

Theo dự kiến, tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng sẽ hoàn thành vào năm 2007. Khi đó những thị trấn, đô thị sẽ mọc lên dọc tuyến xe lửa... Bất giác thấy ḷng ḿnh nghĩ vẩn vơ: những người Tây Tạng “nhút nhát”, sống khép kín có lẽ không phù hợp với sự văn minh, họ sẽ đi đâu? Về bên kia những dăy núi phủ đầy băng giá chăng?

Đêm đầu tiên về đến nhà sau gần ba tuần lang thang trên 15.000km với đủ mọi phương tiện: xe buưt, tàu lửa, tàu cánh ngầm, máy bay và cả… đi bộ, lẽ ra phải ngủ ngon nhưng tôi cứ trằn trọc. 

Tôi đốt chút cỏ hương mang về từ Tây Tạng. Mùi hương hơi gắt, nồng khá “khó chịu” đối với tôi từ những ngày đầu đến cao nguyên Thanh Tạng nay cứ đẩy tôi về với  những kỷ niệm chưa kịp phủ lớp bụi thời gian. 

Trong làn khói mỏng như hiện ra h́nh ảnh những dăy núi phủ đầy tuyết trắng; đoàn người Tây Tạng hành hương tay xoay bánh xe luân hồi miệng ŕ rầm đọc kinh ê a như một giai điệu bất tận; vị lạt ma tụng kinh trong nắng sớm những ngày đầu đông và cả tiếng trống tụng kinh vẫn gơ nhịp đều đặn, khoan thai giữa thế giới xô bồ trần tục… 

Hồn tôi e gửi về Tây Tạng mất rồi!

 

NGUYỄN TẬP 
 

 

 

Quay trở về đầu Xem Nhật B́nh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nhật B́nh
 
Nhật B́nh
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 6 of 6: Đă gửi: 02 May 2011 lúc 11:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nhật B́nh

Quay trở về đầu Xem Nhật B́nh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nhật B́nh
 

Nếu muốn gửi bài trả lời, trước tiên bạn phải đang nhập
Nếu chưa ghi danh, bạn phải Tham gia

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.0190 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO