Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 382 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Tinh Tú và Số Mạng Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Thienkyquy
Ban Điều Hành
Ban Điều Hành
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 April 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 211
Msg 1 of 7: Đă gửi: 23 September 2010 lúc 1:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn Thienkyquy

Kính thưa toàn thể quư vị,

Tôi có một điều rất khâm phục con người là h́nh như cái ǵ cũng có thể tranh căi được, cho dù là việc ḿnh biết rất mù mờ, hoặc thậm chí chẳng biết ǵ ráo nhưng khi nói ra th́ cứ như chỉ có ḿnh đúng mà thôi, và lập tức nổi SÂN SI nếu ai đó nói khác.

SÂN SI trong nhà Phật gọi là Nghiệp Súc Sanh và Quỷ Chiến Đấu, tức là nếu người Sân Si quá độ th́, một là sẽ đầu thai làm Súc Sanh hay Quỷ Chiến Đấu, hai là từ Súc Sanh hay Quỷ Chiến Đấu vừa chuyển lại làm người nên tập khí c̣n quá nặng chưa thể dứt bỏ được. Nếu chúng ta tin vào thuyết Nghiệp Báo Nhân Quả th́ hăy xét lại xem ḿnh từ khi vào TVLS đến nay có dính vào Sân Si không? Chỉ cần Tâm ḿnh ḿnh biết là đủ chẳng cần phải gắn loa phong thanh làm ǵ. (Thú thật nếu TVLS không phải xây dựng lên từ xương máu của BCH xưa và nay, cùng các hội viên tâm huyết và là ngôi nhà chung của quư vị mà NÓ được dựng lên v́ mục đích hư danh hay v́ vụ lợi th́ nó sẽ thuộc hoàn toàn của tôi và tôi đă bán quách nó đi cho rồi. Chỉ v́ khi quư vị ghi danh hội viên th́ quư vị đă có tên trong bản Di Chúc và hiển nhiên NÓ là di sản của quư vị. Trừ vị nào chán và tự rời bỏ TVLS th́ không tính nữa. Chính v́ vậy nên quư vị cần phải biết trân quư và làm cho nó tốt đẹp hơn mỗi ngày. Mong quư vị hăy suy nghĩ thật kỹ về điều này.).

Hôm nay tôi đọc thấy có thể sẽ sinh tranh căi về Phật Giáo và Lăo Giáo về vụ Tử Vi và Tinh Đẩu... nên xin post bài của tác giả Trúc Viên để quư vị tham khảo, hầu mong tránh được những tranh luận về Tôn Giáo không cần thiết. Ai biết rồi th́ thôi, nếu ai chưa biết th́ đọc cho biết.


TÁC GIẢ: TRÚC VIÊN

"Hàng năm vào ngày rằm tháng giêng thường gọi là Lễ Thượng Nguyên, đa số người Việt Nam chúng ta thường cúng sao tại chùa hay tại nhà để cầu giải trừ tai ương, tật bệnh trong năm . Nhân dịp năm củ sắp qua, năm mới sắp đến chúng ta sẽ t́m hiểu về nghi thức Cúng Sao gọi theo danh từ nhân gian. Trong Nghi Lễ Phật Giáo Việt Nam thường gọi là Lễ Dược Sư Nhương Tinh Giải Hạn. Đây là một thực tế, chúng ta sẽ t́m hiểu về nghi thức của lễ nầy.
Theo sách Phật Giáo Đại Tạng kinh Trường Tế Mục Lục có ghi một số kinh sách liên quan đến “Sao” như sau:
      Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Cập Chư Thiên Sở Thuyết Cát Hung Thời Nhật Thiện Ác Tú Diệu Kinh, Chư Tinh Mẫu Đà La Ni Kinh, Phật Thuyết Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni Tinh, Tú Diệu Nghi Quỹ, Bắc Đẩu Thất Tinh Tụng Niệm Nghi Quỹ, Bắc Đẩu Thất Tinh Hộ Ma Bí Yếu Nghi, Phật Thuyết Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mệnh Kinh, Thất Diệu Nhương Tai Quyết, Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp, Bắc Đẩu Thất Tinh Hộ Ma Pháp… Ngoài ra trong sách Nhị Khóa Hiệp Giải, khi nói đến 16 vị Đại Đệ Tử của Phật trong kinh Di Đà c̣ hai ngài liên quan đến tinh tú đó là Ngài Ly Bà Đa và ngài Kiếp Tân Na và rải rác trong nhiều kinh sách khác như kinh Ma Đăng Già, Xá Đầu Luyện Thái Tử Nhị Thập Bát Tú, Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương. . .
      Tinh tú có quan hệ và ảnh hưởng như thế nào đến con người?
      Lẽ dĩ nhiên là mọi vật chung quanh chúng ta, hay xa hơn như mặt trăng, mặt trời, tinh tú v.v… đều có ảnh hưởng đến mỗi một chúng ta. Theo phép thiên văn Ấn Độ ngày xưa tinh tú c̣n gọi là tú diệu trong đó phân chia ra Nhị Thập Thất Tú (27 ngôi sao), Thập Nhị Cung (12 Cung), Cửu Diệu (9 sao) và Thất Tinh (7 sao). Riêng Trung Quốc lại có 28 sao (Nhị Thập Bát Tú: Thêm sao Ngưu). Mọi sự việc của cơi Trời và cơi người thường phản ánh lẫn nhau, hiện tượng dữ, lành đều hiện ra nơi tinh tú. Các phép dự đoán hiền dữ, tốt xấu theo tinh tú, như trong kinh Tú Diệu Ngài Bồ Tát Văn Thù đă nói với chúng ta rằng: giờ, ngày, tháng, năm sinh của mỗi một con người cùng theo sự biến hóa của sao ở trên trời, lịch pháp theo đường Hoàng Đạo thời tiết cũng thay đổi, vận hàng của mặt trời và mặt trăng cũng thay đổi. Cho nên khí lực, thể lực, vận mạng cùng sự tốt xấu, may rủi, tai kiếp, vinh lộc, tài vận, sức khỏe, cảm t́nh, con cái, cháu chắt, sự nghiệp v.v…của con người đều tương quan chặt chẽ vơí nhau.
Đây là một vấn đề liên quan đến thiên văn, tôn giáo và cả tín ngưỡng nhân gian nữa, nên chỉ xin tŕnh bày tổng quát để người Phật tử chúng ta có một khái niệm về việc cúng Sao mà thôi.      
1. Nhị thập thất tú tức là 27 sao gồm: Tinh, Trương, Dực, Chẩn, Giác, Cang, Đê, Pḥng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Măo, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh. Quỹ, Liễu. (Riêng Trung Quốc lại có thêm sao Ngưu là 28 nên gọi là nhị thập bát tú). Phật Giáo Việt Nam chỉ thấy dùng Nhị Thập Bát Tú trong Đàn Giải Oan Bạt Độ vào những năm cuối thập niên 90 đến nay, c̣n trước năm 1995 không thấy mặc dù trong nghi thức có ghi, đây cũng là v́ đáp ứng nhu cầu của nhân gian theo mỗi thời đại và dân tộc.
                   2. Theo Mật giáo, Kim Cương Bộ viện vị trí ở ngoài Mạn Đà La của Thai Tạng Giới, chia làm hai phần: Thái dương có: cung Sư Tử, cung Nữ, cung Xứng, cung Yết, cung Cung, và cung Ma Yết. Thái âm có: cung Bảo B́nh, cung Ngư, cung Bạch Dương, cung Kim Ngưu, cung Nam Nữ, và cung Giải. Phân theo phương hướng có: Hướng Đông: Cung Nam Nữ, cung Bạch Dương, cung Kim Ngưu. Hướng Tây: Cung Xứng, cung Yết, Cung Cung. Hướng Nam: Cung Bảo B́nh, cung Ngư, cung Ma Yết. Hướng Bắc: Cung Giải, cung Sư Tử, Cung Nữ. 12 cung nầy so với Thiên văn học ngày nay chỉ khác một ít tên gọi c̣n đa số là giống nhau.
     3. Cửu Diệu: (Diệu là ánh sáng chói lọi, long lanh), là 9 thứ phát ra ánh sáng mạnh ở trên trời, tục gọi là 9 sao hay c̣n gọi là cửu chấp. Trong Đại Nhật Kinh Sớ nói: Chấp có 9 loại gồm có 9 sao là: 1. Nhật (mặt trời = Thái dương), 2. Nguyệt (mặt trăng = Thái âm), 3. Thủy = Thủy diệu, 4. Hỏa ( Hỏa tinh = Vân Hớn), 5. Mộc (Mộc đức), 6. Kim (Thái Bạch), 7. Thổ (Thổ tú) 8. Sao La Hầu, 9. Sao Kế Đô. Riêng Phật Giáo nếu xét về bản địa th́:
- Nhật là Quan Âm hoặc Hư Không Tạng.
- Nguyệt là Đức Thế Chí hoặc Thiên Thủ Quan Âm.
- Thủy là Đức Vi Diệu Trang Nghiêm Thân Phật hoặc Thủy Diệu Quan Âm.
- Mộc là Đức Dược Sư Phật hoặc Mă Đầu Quan Âm.
- Kim là Đức A Di Đà hoặc Bất Không Quyến Sách.
- Thổ là Đức Tỳ Lô Giá Na Phật hoặc Thập Nhất Diện Quan Âm.
- La Hầu là Đức Tỳ Bà Thi Phật.
- Kế Đô là Ngài bất không Quyến Sách.
     4. Thất Tinh: Thất tinh là 7 v́ sao ở hướng Bắc và h́nh như cái đấu (đẩu) thường gọi là Đại Hùng Tinh, Trong kinh “Phật Thuyết Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mệnh Kinh” chép rằng: Tại cung Trời Tịnh Cư (Tịnh Cư Thiên cung), ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thỉnh cầu đức Phật giải thích về ảnh hưởng của 7 ngôi sao tức Bắc Đẩu Thất Tinh. Đức Bổn Sư trả lời rằng: tên 7 v́ sao đó là Thánh hiệu của 7 vị Cổ Phật như sau:
     1. Tham Lang là Đông Phương Tối Thắng Thế Giới Vân Ư Thông Chứng Như Lai.
     2. Cự Môn là Đông Phương Diệu Bảo Thế Giới Quang Âm Tự Tại Như Lai.
     3. Lộc Tồn là Đông Phương Viên Châu Thế Giới Kim Sắc Thành Tựu Như Lai.
     4. Văn Khúc là Đông Phương Vô Ưu Thế Giới Tối Thắng Cát Tường Như lai.
     5. Liêm Trinh là Đông Phương Tịnh Trụ Thế Giới Quảng Đạt Trí Tuệ Như lai.
     6. Vơ Khúc là Đông Phương Pháp Ư Thế Giới Pháp Hải Du Hư Như Lai.
     7. Phá Quân là Đông Phương Măn Nguyệt Thế Giới Dược Sư Lư Ly Quang Như Lai.
     Ngoài ra c̣n có 2 vị Nội phụ và Ngoại bật là:
     8. Động Minh Ngoại Phụ Tinh Quân tức Tây Phương Diệu Hỷ Thế Giới Hoa Tạng Trang Nghiêm Bồ Tát.
     9. Ẩn Quang Nội Bật Tinh Quân tức Tây Phương Diệu Viên Thế giới An Lạc Tự Tại Bồ Tát.
     Đức Phật dạy tiếp: Nếu có Thiện nam, Tín nữ cứ mỗi năm, tháng giêng ngày mồng 8, tháng 7 ngày mồng 7, tháng 9 ngày mồng 9 sắm sửa hương hoa, nước sạch, cắm đèn theo h́nh Thất Tinh, thay y phục sạch sẽ cúng dường trước Tinh Tượng (h́nh ảnh của Thần Sao) tức 7 vị Cổ Phật trên, tùy tâm sở cầu, sẽ có cảm ứng.
Bảy vị Phật trên là Thất Phật Dược Sư tức là Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai, bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, Vô Ưu Tối Thắng cát Tường Như Lai, Pháp hải Lôi Âm Như lai, Pháp Hải Thắng Tuệ Du Hư Thần Thông Như Lai và Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Như vậy là 7 vị Phật Dược Sư đă hóa thành Hộ Pháp Tinh Quân của Đạo Giáo Trung Quốc.
     Trên đây là tóm tắt những sự liên hệ trong các kinh điển giữa Sao và Phật giáo.
Việc cúng “Sao” thường bị coi như là không chánh pháp. Như vậy có đúng không?
Nếu cung hành bất cứ một lễ ǵ mà không đúng nghi thức đều sai chánh pháp. Bởi v́ trong thời gian mạt pháp nầy ranh giới giữa tín ngưỡng nhân gian và Phật giáo rất khó phân biệt cũng v́ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng nhân gian một cách quá mức độ như trong chùa có bói toán hay xin xăm v.v… Do đó mà trở thành xa chánh pháp. Người Phật tử ai cũng hiểu được muốn có kết quả cho những lời cầu nguyện của ḿnh, chính ḿnh phải qui hướng về chánh pháp, dùng sự tu thiện tích phước, sám hối, tụng kinh, niệm Phật để đạt được mục đích cầu nguyện. C̣n tín ngưỡng nhân gian lại dùng hành vi mua chuộc, hối lộ Thần Thánh để hy vọng thỏa măn ư nguyện của ḿnh. Chúng ta hăy trở lại nghi thức cúng “Sao”, ai cũng biết rất rơ có hai cách cúng: tại chùa và tại tư gia. Nếu theo đúng nghi thức mà nghi lễ Phật giáo Việt nam đă có từ xưa đến nay th́ đúng chánh Pháp, làm trái lại th́ sai chánh pháp bởi v́ theo định nghĩa, Nghi Thức là sự tác pháp ( Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện: “Nghi thức thuyết pháp của chư Phật ba đời”. Ví dụ: Nghi Thức Tiến Linh theo Phật giáo hoàn toàn khác với nghi thức Cúng Giỗ của dân tộc. Do đó mà cung hành không đúng Nghi thức sẽ không đạt mục đích tối hậu của Phật Giáo là âm siêu, dương thái.
Trước khi nói đến Nghi Thức cúng “Sao” tôi xin nhắc lại: như đă tŕnh bày ở trên, Thập Nhị cung, Cửu Diệu, Thất Tinh đều là danh hiệu cũng như hóa thân của chư Phật và Bồ Tát để cứu giúp chúng sanh khỏi tai ách. Cho nên chúng ta cúng dường lên chư Phật, chư Bồ Tát là hợp lư không có ǵ trái cả. Hơn nữa công năng của kinh, chú Phật giáo thường dùng cũng như sự linh nghiệm hữu cầu tất ứng của chư Phật chư Bồ Tát theo đại nguyện của các Ngài như: Sự cứu chửa bệnh hoạn của đức Phật Dược Sư, đức A Di Đà được tôn xưng là Vô Thượng Y Vương, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng.v.v… với đại nguyện rộng lớn có cầu đều được đáp ứng, ánh sáng hào quang của các Ngài không ǵ sánh bằng được. Huống ǵ là ánh sáng của “sao” chắc chắn là không thể nào hại được chúng ta khi mà chúng ta đă ở trong vùng ánh sáng của các Ngài che chở. Hơn nữa trong lục đạo cũng có một đạo thường hay quấy nhiễu chúng sanh, đó là các vị A Tu La, nên chư Phật và Bồ Tát mới hóa thân để cứu chúng sanh và hộ tŕ Phật Pháp v́ ḷng đại từ, đại bi của chư Phật. Sau đây tôi xin tŕnh bày tóm tắt về Nghi Thức Lễ Dược Sư Nhương Tinh Giải Hạn theo Phật Giáo Việt Nam.
     Theo cuốn Nghi Lễ Phật Giáo của Ḥa Thượng Giải Năng, nghi thức cúng Sao Hội ( tức cúng chung tất cả mọi người) như sau:
- Niêm hương bạch Phật - Đảnh lễ Tam Bảo – Tán bài Dương Chi.
- Điểm đăng tức thắp đèn ( cắm theo h́nh Thất tinh như đă nói ở trên, hoặc đèn Dược Sư)
- Thỉnh Đế Thích Ngọc Hoàng ( Ngọc Hoàng Phật Giáo gọi là Thích Đề Hoàn Nhân) mà chúng ta thường gặp trong kinh..
- Thỉnh Đẩu Tinh Giáo Chủ tức Ngài Tiêu Tai Xí Thạnh Quang Vương Phật.
- Tụng chú Đại Bi – Tuyên sớ - Tụng Nhương Tinh kệ.
- Đại chúng lạy trùng hiệu trong Sám Dược Sư (24 lạy)
- Tụng chú Tiêu Tai
- Hướng - Phục nguyện –
- Tam Tự Quy - Lễ Tất.
C̣n nghi thức cúng tại tư gia được chia làm hai loại: Loại thứ nhất hoàn toàn giống như trên. C̣n loại thứ hai dùng một ít kinh, chú ngữ của Phật giáo nhưng nghi thức thuộc về tín ngưỡng nhân gian, chúng tôi xin miễn bàn ở đây.
      Hôm nay chắc chắn có một số vị sẽ không tin là kinh Phật lại nói về sao, vận mạng v.v… Vậy Phật tử chúng ta có cách nào để phân biệt được đúng là Kinh Phật hay không? Theo lời hướng dẫn của Ḥa Thượng Thích Thánh Nghiêm trong cuốn Phật Học Quần Nghi như sau: “… tốt hơn hết nên tra cứu đối chiếu với mục lục trong Đại Tạng Kinh. nếu có ghi trong mục lục ở phần NGHI NGỤY , vẫn có thể tin, có thể đọc. C̣n như không có trong Kinh Lục, th́ phải xét xem nó có trái với nguyên tắc căn bản của Phật Pháp hay không. Lại nữa, ngoài những sách dùng giáo nghĩa Phật Pháp để giải thích Kinh Phật có tên Kinh rơ ràng, và sách thuật lại phát minh của cổ đức với thái độ thuật nhi bất tác (nghĩa là chỉ noi theo ư của cổ nhân rồi thuật lại, mà không sáng tác theo ư riêng ḿnh) như Khổng Tử đă nói. Tóm lại, tốt nhất không nên xem những Kinh sách c̣n chưa xác định rơ là chân hay ngụy."


Thiên Kỷ Quư

Sửa lại bởi Thienkyquy : 23 September 2010 lúc 9:06pm


__________________
C̣n dùng lời nói được th́ chưa phải cái TUYỆT ĐỐI!
Quay trở về đầu Xem Thienkyquy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Thienkyquy
 
Đaicoviet
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 436
Msg 2 of 7: Đă gửi: 24 September 2010 lúc 1:21pm | Đă lưu IP Trích dẫn Đaicoviet

Con người có 84 ngàn vạn lổ chân lông th́ Pháp cũng có 84 ngàn vạn Pháp Môn, tất că đều cùng qui về Không Như b́nh dẳng tính . Nhỏ như cục soỉ hay lớn như tinh tú, vũ trụ cũng không ngoài Pháp giớị.

Sơ lược qua về lịch sử bộ Đaị Tạng Kinh:

Bộ Đaị Tạng Kinh bao gồm các trước tác của Trung Hoa và Â'n Độ được biên soạn vào thời Nam Bắc triều có tên là "Nhất Thiết Kinh", đê'n đời Tuỳ th́ gọi là "Đại Tạng Kinh". Đê'n đời Tống Thaí Tổ vào năm 971, Triều Khuông Dẩn cho khắc vào ván gỗ đê? in ấn và mất 11 năm mới hoàn tất . Bộ Kinh khắc ván đầu tiên này được gọi là "Khai Baỏ Tạng".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bộ Tát tượng cho trí tuệ trong Kinh Phật Trung Hoa nên phần tinh diệu trong Đaị Tạng Kinh ghi "Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Cập Chư Thiên Sở Thuyết Cát Hung ...." th́ đây là ghi trích từ Kinh Phật Trung Hoa .
Phép xem tinh diệu có nguô`n gốc từ Â'n Độ. Bà La Môn giáo là tôn giáo chính ở Â'n và có trước khị Phật giáo ra đờị. Đức Phật trước khi giác ngộ ngài cũng đă từng trăi qua nhiều phương pháp tu tập của các giáọ phaí.
Phật giáo Mật Tông là giáo phaí kết hợp Bà La Môn với Đại Thừa Phật giáo ở Â'n Độ sau nàỵ nên những tu sĩ theo Mật Tông thường nghiên cứu phép xem tinh diệu, các chi pháí Phật giáo khác th́ không quan tâm đê'n phép xem tinh diệu này mà chỉ chú trọng đê'n tu hành đê? giác ngộ. Chính Đức Phật cũng daỵ chỉ nên chú tâm vào viê.c tu hành đê? giác ngộ đừng phí thời gian luyện tập các thuật thần thông hay xem đoán vận mệnh v́ chúng không giúp cho bản thân người tu giác ngộ mà ngược lại rất dê? bị đi vào tà đạọ khi sở đắc những phương tiê.n này khi Tâm c̣n Tham Sân Sị Thần thông và thuật sẽ tự nhiên đê'n khi người tu hành giác ngộ

Sửa lại bởi Đaicoviet : 24 September 2010 lúc 1:55pm
Quay trở về đầu Xem Đaicoviet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đaicoviet
 
Thiên Phủ
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 16
Msg 3 of 7: Đă gửi: 29 September 2010 lúc 11:30pm | Đă lưu IP Trích dẫn Thiên Phủ

Phải dựa trên nhị pháp ấn vô thường , vô ngă



__________________
Blog của Thiên Phủ : http://vn.360plus.yahoo.com/nicholas_chan17/
Quay trở về đầu Xem Thiên Phủ's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Thiên Phủ lần thăm Thiên Phủ's Homepage
 
ConDuongThang
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 07 October 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 4 of 7: Đă gửi: 08 October 2010 lúc 11:38pm | Đă lưu IP Trích dẫn ConDuongThang

Đồng ư với Ngài đại Cồ việt về vụ nhiều Pháp được đưa thành "Phật Pháp" để giúp các vị tăng sĩ kiếm thêm xiền nuôi chùa nuôi tăng, nhiều pháp th́ bị biến tấu đi v́ lợi ích của một nhóm người nhằm duy tŕ lợi ích chứ không nhắm tới giải thoát rốt ráo.

Nhưng Ngài nói chỉ có Mật tông quan tâm tới các pháp xem tinh diệu v́ đây là một "thuật" là Ngài chưa hiểu hết các hệ phái khác. Hệ phái nguyên thuỷ cũng có rất nhiều "tṛ" tương tự như xem tinh diệu, làm các nghi lễ này nọ nhưng ẩn ḿnh khá kín đáo dưới h́nh thức là giúp Phật tử hành Pháp hoặc Hoằng Pháp theo cách nói các vị, phát triển mạnh nhất vẫn là Phật giáo đại thừa Trung Hoa đă nghi lễ hoá phần lớn các kinh điển lớn vào thành một phần của lễ cầu siêu cầu an... Những việc này là do sự phát triển PG trên các vùng văn hoá khác nhau và tất nhiên nó đă xa rời mục đích chính của Phật pháp. Nếu phân biệt dựa trên hệ phái th́ không ra vấn đề là Phật Pháp bị biến tấu do đâu mà nên dựa vào mục đích, cấp độ của việc làm mà ta quy ra nó là Hợp lư hay tà kiến. Tôi chỉ dám nói hợp lư v́ lúc này nó là hợp lư nhưng khi khác lại là sai. Mỗi Một giai đoạn của Phật Pháp đều có tiêu chuẩn để xem liệu một pháp đă xa rời Chánh đạo chưa.

- nguyên thuỷ dựa trên tam pháp ấn: Khổ - Vô thường - Vô ngă. Nếu một pháp nào thực hành không liên hệ tới 3 dấu hiệu trên th́ chứng tỏ Pháp đó hoặc không phải Phật Pháp, hoặc là Phật Pháp bị dùng sai. Nhưng tam pháp ấn vẫn là gốc cho cả 3 thừa.

- Phật giáo đại thừa dựa trên pháp ấn: Phát Bồ đề tâm - Tánh Không kết hợp, thiếu một trong 2 cái cũng rơi vào kiến chấp. Thiếu bồ đề tâm mà phát triển Tuệ bát nhă không hợp lư th́ rơi vào Chấp Không, Thiếu Trí tuệ tánh không mà phát triển bồ đề tâm miệt mài th́ rơi vào chấp có.

- Kim cang thừa hay c̣n gọi đại thừa mật giáo th́ cũng dựa trên Bồ đề tâm và Tánh Không nhưng trong Mật giáo th́ dùng các pháp môn đặc biệt nên: Phát Bồ đề tâm c̣n gọi là Phương Tiện, Chứng ngộ Tánh Không ứng với Trí tuệ. V́ vậy một Thanka Mật giáo nào cũng đều biểu thị các vị Phật hiện rơ nhất 2 yếu tố này: Phương Tiện và Trí Tuệ hợp nhất.

Như vậy các pháp như xem tinh diệu, cầu cúng, lễ bái giải hạn này nọ... Nếu chỉ nhằm mục đích lấy tiền thân chủ hoặc khá hơn là tích luỹ công đức cho riêng ḿnh th́ rơi vào Chấp Có, ngược lại ngồi một chỗ không muốn làm ǵ th́ rơi vào chấp Không. Vậy tóm lại ta đâu có thấy pháp môn nào của "phật" và cái nào "không phải Phật" đâu. Phật hay Ma đều là tự tâm của ta, các Pháp chỉ là bên ngoài.



__________________
Tu tập tâm linh không chỉ để thay đổi số phận mà c̣n phải thay đổi cách nh́n của bạn với Số phận.
Quay trở về đầu Xem ConDuongThang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ConDuongThang
 
ConDuongThang
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 07 October 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 5 of 7: Đă gửi: 08 October 2010 lúc 11:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn ConDuongThang

Đại Ca ThienKyQuy ơi, Tham Sân Si là bản chất của con người. Tôi dám cá chả có ai tham gia diễn đàn này mà lại không có tham sân si. Chúng ta không tham ǵ nhưng tại sao lại cần tồn tại, cần bảo vệ luận thuyết của ḿnh... Cái gọi là chủ thuyết, là dân tộc của tôi, chủ nghĩa của tôi, Sách Tử vi của tôi cho đến đạo Phật của tôi... chẳng qua cũng là một dạng bản ngă vi tế. Tại hạ nghĩ chúng ta nên chấp nhận cuộc đời như chính nó- là thị phi, không nên tự bắt chúng ta dẹp bỏ thâm sân si làm ǵ v́ càng t́m cách dẹp nó th́ nó càng ẩn vào bên trong thành dạng Thâm Sân Si vi tế hơn he he sau này lại khó chuyển hoá hơn. Vấn đề không phải Tham Sân Si xảy ra mà là khi nó xảy ra, chúng ta nhận diện nó, chuyển hoá nó. Cùng một vở kịch nhưng có người buồn rầu, có người nhận ra bi kịch cuộc đời là Khổ, có người lại hớn hở v́ thu đựơc tiền bán vé... he he. Vậy có nên cấm cửa không cho tŕnh diễn vở kịch v́ nó Tham Sân Si không.

He he, nói vậy là Tại hạ cũng nhận biết rơ TSS của Ngài, của Tại hạ, của Ông ĐCV có lẽ sẽ t́m cách căi nhau với tại hạ, của ông HoâCái đang lang thang giết chết thời gian ngắn ngủi của ḿnh bằng cách tranh căi vô bổ trên diễn đàn, của ông Thiên Sứ đang mơ mộng về một Kinh dịch của nguời Việt....

Quay trở về đầu Xem ConDuongThang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ConDuongThang
 
ConDuongThang
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 07 October 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 6 of 7: Đă gửi: 08 October 2010 lúc 11:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn ConDuongThang

Vấn đề là Nhận ra, chuyển hoá, kết thúc bài học.. Chúng ta đi t́m bài học khác.
Quay trở về đầu Xem ConDuongThang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ConDuongThang
 
Đaicoviet
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 436
Msg 7 of 7: Đă gửi: 09 October 2010 lúc 1:48am | Đă lưu IP Trích dẫn Đaicoviet

ConDuongThang đă viết:

Đồng ư với Ngài đại Cồ việt ....


Y' cu?a o^ng thi` cu*' viê't la` y' cu?a o^ng co`n to^i thi` na`o co' ư ǵ dâu mà dồng với khác và căi nhau . Hihi. Dẹp vụ này dị, bài bản cũ rít rồi c̣n chưa thay áo mới ?

Sửa lại bởi Đaicoviet : 09 October 2010 lúc 1:53am
Quay trở về đầu Xem Đaicoviet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đaicoviet
 

Nếu muốn gửi bài trả lời, trước tiên bạn phải đang nhập
Nếu chưa ghi danh, bạn phải Tham gia

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.4297 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO