Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 314 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi
 Tử Vi Lư Số : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: CÁC BÀI VIẾT CỦA VDTT. Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 1 of 132: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 8:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

THƯA QUƯ VỊ.

ĐỂ GIÚP CHO QUƯ VỊ TIỆN THEO DƠI CÁC BÀI VIẾT CỦA NHỮNG HỘI VIỆN CÓ KIẾN THỨC VỮNG VÀNG. NAY ALIBABA MỞI CHỦ ĐỀ VỀ CÁC BÀI VIẾT CỦA BÁC VDTT. HY VỌNG QUƯ BẠN NẾU THU LƯỢM ĐƯỢC CÁC BÀI VIẾT CỦA CÁC VỊ KHÁC NHƯ ĐVT, TKQ, VUIVUI, HOACAI01, MINHMINH, NGÀI VAN ... TH̀ CŨNG NÊN MỞ MỘT CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ ĐỂ CHO CÁC BẠN ĐỌC MỚI VÀ CŨ CÙNG TIỆN THEO DƠI, HỌC HỎI VÀ ĐĂI LỌC TRONG GIAI ĐOẠN TỬ VI VIỆT NAM BẮT ĐẦU TRĂM HOA ĐUA NỞ   

HY VỌNG CHỦ ĐỀ NÀY SẼ MANG LẠI NIỀM VUI NHO NHỎ CHO QUƯ BẠN ĐỌC QUAN TÂM VÀ CÀNG HY VỌNG HƠN NÓ SẼ KHÔNG MANG LẠI SỰ KHÓ CHỊU CHO MỘT SỐ BẠN KHÁC.

KÍNH CHÚC SỨC KHOẺ, HẠNH PHÚC VÀ GỬI LỜI CHÀO THÂN ÁI ĐẾN TẤT CẢ QUƯ BẠN ĐỌC.



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 2 of 132: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 8:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

THUYẾT TẠ PHỒN TRỊ VỀ NGUỒN GỐC CHÍNH TINH VÀ TỨ HOÁ.

Để trả lời bạn phrkk (hỏi trong đề mục "Thế nào là vĩ nhân (theo Tử Vi)") tôi xin vắn tắt ghi lại những ǵ ông Trị đề ra:


    Khởi điểm của ông Trị chỉ có đúng địa bàn 12 cung. Với giả sử rằng lư tuần hoàn của trái đất ứng với một đời người (một năm = một đời người chết già) ông suy ra được rằng Thái Âm ứng với tháng, Thái Dương ứng với giờ bằng lư thiên văn.


    (Theo tôi, nh́n ra Thái Âm ứng tháng, Thái Dương ứng giờ là đă t́m ra cái ch́a khóa quan trọng nhất của khoa Tử Vi. Theo lời ông Trị tự thuật th́ ông suy ngẫm về cái bí mật của cặp sao Âm Dương liên tục 18 năm mà không t́m ra manh mối ǵ cả, sau nhờ thiền đốn ngộ mới hiểu ra cái lư của chúng).


    Các sao c̣n lại là kết quả tất yếu, như sau:


    1-Tử Phủ phải có mặt v́ Âm Dương không phản ảnh đúng những biến đổi trên mặt địa cầu (lư này do tôi bổ túc).


    2-Trong hoàn cảnh quân b́nh nhất của địa cầu, mọi cung đều phải có sao. Hoàn cảnh này là tháng 2 (tiết xuân phân) và tháng 8 (tiết thu phân). Nhưng địa bàn c̣n 9 cung trống, số sao thêm phải gần 9 mà thỏa lư âm dương, tức là thỏa lư số chẵn, do đó số sao thêm phải là 10, cộng với 4 sao có sẵn là Âm Dương Tử Phủ, kết quả tổng số sao phải là 14. (Tạ Phồn Trị).


    Từ cách h́nh thành trên đây, có thể thấy Âm Dương Tử Phủ khác với 10 sao c̣n lại, nên tôi gọi chúng là 4 đế tinh. H́nh như cách gọi này nhiều người không thích, nên cần phân biệt thêm là Tử Phủ ví như hai vua ở trung ương (Tử chính Phủ phụ), Âm Dương như hai ông tướng vùng (mỗi người một cơi, không có chính phụ).


    3-Dùng lư của hậu thiên bát quái, định ra hai nhóm cung âm dương trên địa bàn, coi nhóm sao bắc đẩu ứng với âm, nhóm nam đẩu ứng với dương th́ ra thứ tự các sao ứng với tháng 2 y hệt như lưu truyền, tức Tử Phủ Dần, Thái Âm Măo, Tham Lang Th́n v.v... (Tạ Phồn Trị)


    Tái khám phá này là một đột phá to lớn của ông Trị, v́ xưa nay những người nghiên cứu hoặc không hiểu 14 chính tinh ở đâu mà ra, hoặc cho rằng ḿnh hiểu th́ lư luận lại thiếu tính khoa học.


     4-Dùng lư chẵn của âm dương và đ̣i hỏi tụ tán của tháng 2 (b́nh ḥa), tháng 5 (cực đoan) th́ phân ra được hai chùm sao Tử, Phủ. (Phần này do tôi bổ túc).

     Kế tiếp, về tứ Hóa:


     -Tứ Hóa ứng với 4 sự biến đổi lớn trên địa cầu, do vị trí tương đối của mặt trời mà sinh ra, nên Lộc Quyền Khoa Kỵ chẳng ǵ khác hơn là 4 thực thể tương ứng của 4 mùa xuân hạ thu đông. (Đây không phải là tái khám phá của ông Trị, v́ nhiều nhà nghiên cứu Tử Vi đă tin như vậy từ lâu rồi).


     -Hóa ứng với thế cực đoan, thế cùng (cùng tắc biến) nên hoàn cảnh được xử đụng để định tứ hóa là tháng 5 hoặc tháng 11. Hai tháng cho lời giải như nhau nên chọn tháng 5. Thái Âm ứng tháng nên tháng 5 th́ Thái Âm cư Ngọ, ngoài ra phải thêm một lư nữa là mượn tính b́nh đẳng (nhiệt độ) của trục Măo Dậu để đưa hai sao Liêm Phá từ Măo sang Dậu để tăng độ cực đoan đến mức tối đa trong bài giải tứ Hóa. Kết quả được Phủ Tỵ, Đồng Âm Ngọ, Tham Vũ Mùi, Cự Nhật Thân, Liêm Phá Dậu (mượn cung của Tướng), Cơ Lương Tuất, Tử Sát Hợi. (Tạ Phồn Trị).


     -"Ta" có bản chất của ta, đồng thời chịu ảnh hưởng bên ngoài, cộng lại thành số mệnh. Trong bài toán tử vi "ta" ứng với tháng ngày giờ, ảnh hưởng bên ngoài ta ứng với năm, gồm có can năm và chi năm. (Phần này do tôi bổ túc).


     -Ảnh hưởng bên ngoài ta có thể phân làm hai loại, một là của mặt trời, hai là các thiên thể c̣n lại trong thái dương hệ. Ảnh hưỏng của các thiên thể c̣n lại trong thái dương hệ được phản ảnh qua các sao thuộc chi năm, nhất là ṿng Thái Tuế. Ảnh hưởng của mặt trời v́ thế phải được phản ảnh qua can năm. Do đó tứ Hóa định bằng can năm. (Phần này do tôi bổ túc).


     -Phó tinh là sao không có bản sắc riêng, nên không có yếu tố biến hóa. Do đó phó tinh không hóa. Phó tinh gồm có: Tướng là phó tinh của Phá Quân, Phủ là phó tinh của Tử Vi, và Sát là phó tinh của Thiên Phủ (Tạ Phồn Trị).


     -Lộc Quyền ứng với hai mùa Xuân Hạ. Xuân Hạ cùng ứng với sự sinh động, tiến bộ, ḥa hợp nên Lộc Quyền được xét chung với nhau, theo lư "Lộc trước Quyền sau". Thêm nữa, v́ hai mùa Xuân Hạ phối hợp tốt đẹp với nhau, trong bài toán Tử Vi hai chùm Tử Phủ được phối hợp với nhau và vận chuyển thuận lư (theo chiều thời gian) để định Lộc Quyền. Ra được kết quả y hệt như bảng Lộc Quyền hiện hành. (Tạ Phồn Trị).


     Theo tôi đây là một tái khám phá rất vĩ đại, v́ nguồn gốc tứ Hóa là một bí mật to lớn của khoa Tử Vi, các lập luận khác mà tôi được đọc qua đều thấy rất hàm hồ tùy hứng.


     -Kỵ ứng với mùa đông. Đông có tính chết chóc, thụt lùi, chia rẽ nên bài toán hóa Kỵ có hai đặc điểm. Một là hai chùm Tử Phủ phải tách rời nhau và đều vận chuyển nghịch lư. Hai là năm dương th́ chính nhóm sao dương (tức chùm sao Tử Vi) bị hóa Kỵ, năm âm th́ chính nhóm sao âm (tức chùm sao Thiên Phủ) bị hóa Kỵ. Dùng luật này suy ra kết quả của nhóm can dương là: Giáp Dương, Bính Liêm, Mậu Cơ, Canh Đồng, Nhâm Vũ. (Tạ Phồn Trị)


     Kết quả này của ông Trị hết sức quan trọng, v́ nó giải vấn nạn can Canh. "Canh Nhật Vũ Âm Đồng" hay "Canh Nhật Vũ Đồng Âm". Theo lư luận này của ông Trị can Canh Âm không thể nào hóa Kỵ v́ Âm là sao của nhóm âm, không thỏa điều kiện năm dương sao dương hóa Kỵ.


     -14 chính tinh không đủ để giải bài toán hóa Kỵ cho 5 can âm, v́ vậy Tử Vi phải đặt thêm cặp sao Xương Khúc. (Tạ Phồn Trị).


     Đây là một luận đề quan trọng của ông Trị. Nó giải thích lư do tại sao Xương Khúc có mặt trong bài toán Tử Vi.


     -Hóa Khoa ứng với mùa thu, dừng lại, điều chỉnh sau sự phát triển quá độ của mùa hạ. Điều chỉnh là không tiến cũng không lùi v́ vậy luật định hóa Khoa phải khác với Lộc Quyền, và cũng khác với Kỵ. (Tạ Phồn Trị).


     -Khi giải bài toán hóa Khoa, 14 chính tinh và Xương Khúc vẫn chưa đủ, nên phải thêm hai sao Tả Hữu. (Tạ Phồn Trị).


    Đây là một luận đề quan trọng khác của ông Trị. Nó giải thích tại sao Tả Hữu có mặt trong bài toán Tử Vi.

     Mặc dù có vài góc cạnh bất đồng với ông Trị, tôi tin là ông đă lật mở những bí mật quan trọng bậc nhất của khoa Tử Vi. Thuyết của ông giải thích được tại sao có 14 chính tinh, tại sao các chính tinh lại theo thứ tự như vậy, tại sao tứ hóa lại được an như vậy mà không khác; đều là những vấn nạn hàng đầu của khoa Tử Vi. Ngoài ra, cùng trong cái lư nhất quán ấy ông suy ra được lư do hiện hữu của hai cặp sao bí mật của Tử Vi là Xương Khúc Tả Hữu cũng như lư do tại sao chúng được tham dự trong bài toán tứ Hóa (các sao Không Kiếp H́nh Riêu Thiên Địa Giải Thai Cáo Thai Tọa Quang Quư th́ có thể suy ra được sau khi chấp nhận sự hiện diện của Xương Khúc Tả Hữu nên không bàn đến ở đây).


     Quan trọng hơn nữa đối với tôi là thuyết của ông Trị hoàn toàn phù hợp với phương pháp lư luận của khoa học hiện đại. Điểm này cần nhấn mạnh, v́ trước và sau ông Trị đă có nhiều vị cố giải thích lư do hiện hữu của 14 chính tinh và tứ Hóa rồi, nhưng tôi thú thật là đọc qua các lư luận ấy tôi chẳng thấy phù hợp chút nào với kiến thức khoa học hiện đại. Chẳng hạn thuyết cho rằng mỗi chính tinh ứng với một sao trên trời có vấn đề lớn là trục trái đất liên tục xoay trong vũ trụ nên vị trí các sao bây giờ đă khác hẳn mấy ngàn năm trước, và vài ngàn năm sau lại càng khác xa hơn nữa.



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 3 of 132: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 8:43pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

an_quang:

Kính thưa bác VDTT,

Cháu cảm ơn bác v́ bài viết trên đây, nó giúp cháu tạo lập một cái nh́n có hệ thống hơn về tử vi.

Nhân đây, cháu mong bác giải thích cho cháu một câu hỏi đă cũ từ chủ đề "tử vi biệt cách" của bác, khi bác cho rằng "Hoá Khoa là một lư khác..."

Chúc bác mạnh khoẻ. 

VDTT:

 

Xem lại bài trên bạn sẽ thấy Hóa khoa lư khác Lộc Quyền.


     Công năng của hóa Khoa tương tự mùa thu, là điều chỉnh cái cực đoan nên không có khả năng biến đổi xấu thành tốt mà chỉ giảm tai họa thôi, nhưng v́ uy lực rất mạnh nên xứng đáng là đệ nhất giải thần.


     Mùa thu cảnh trời êm dịu mà không làm ḷng người mê đắm như mùa xuân, ví như cảnh nhàn hạ của người văn nhă, do đó cũng là sao rất tốt cho chữ nghĩa, khoa cử; nếu không được thế th́ cũng là may mắn khác thường.


     Vài gịng đóng góp.

 

seasonman78:

 

Tiện đây xin được hỏi bác vài điều, mà SSM thấy nhiều khi cũng chưa phân định được rơ ràng về LQKK...mong bác cho ư kiến .


Về Vấn đề vị trí đóng của Lộc quyền khoa kỵ theo bác th́ như thế nào nhất là kỵ?


-1. Lộc quyền khoa kỵ không có đắc hăm


2. Lộc quyền khoa đắc từ Dần đến ngọ (cung ban ngày)...các cung khác kém tốt đẹp, rực rỡ


Với kỵ c̣n rối hơn:


- Đắc tại th́n tuất sửu mùi (các cung khác hăm).


- Đắc tại Dần măo, thân dậu, hợi tư (cung khác hăm)


- Đắc tại Th́n tuất sửu mùi hợi tư (cung khác hăm)


- Chỉ đắc tại th́n tuất khi gặp thanh long, long đức


- Chỉ đắc tại sửu mùi khi gặp nhật nguyệt chiếu (tường vân ấp nguyệt).....


- Hiện tại SSM coi Lộc quyền khoa không có hăm địa, hoá kỵ tại th́n tuất sửu mùi, hợi tư.
Chân thành cảm ơn bác

 

 

VDTT:

 

Anh seasonman78 thân,

Tôi rất vui mừng v́ thế hệ sau tôi c̣n nhiều người muốn nghiên cứu khoa Tử Vi một cách nghiêm chỉnh như anh. Trước khi trả lời câu hỏi, tôi cần nói rơ rằng mấu chốt của bài toán LQKK được ông Trị hé mở mới 11 năm trước thôi (1995), và ngay trong chính lời giải của ông Trị tôi đă thấy có vài vấn đề mà tôi đă mạn phép sửa chữa.


     Nói rơ thế để anh cũng như các bạn trẻ khác thấy rằng việc nghiên cứu Tử Vi cũng như nghiên cứu khoa học, chẳng có ai có mọi lời giải, chúng ta -bất chấp tuổi tác phái tính- phải học hỏi lẫn nhau, và trong các vấn đề chưa ngă ngũ th́ mỗi người phải tự đốt đuốc mà đi, t́m con đường cho riêng ḿnh, rồi khi thấy người ta có điểm hay th́ mạnh dạn bỏ cái dở kém cùa ḿnh mà học cái ưu việt của họ; ngược lại thấy cái sai của người hay cũng phải dám mạnh dạn bỏ đi hoặc sửa lại cho đúng. Tóm lại phải luôn luôn mở mắt ngóng tai, lọc cái sai chọn cái đúng, tuần tự nhi tiến.


     Lời mào đầu như vậy đă xong, nay tôi xin vào đề:


     Theo tôi, Tử Vi là bài toán tổng hợp của rất nhiều tín hiệu. Chủ trương của tôi là không bỏ tín hiệu nào cả, nhưng phải phân định tín hiệu nào là chính, tín hiệu nào là phụ.


     Các cung trên lá số chứa sẵn một loại tín hiệu, đó là tín hiệu ngũ hành. Tín hiệu này dĩ nhiên có ảnh hưởng, nhưng vấn đề là ảnh hưởng của nó mạnh bao nhiêu. Câu hỏi này chỉ trả lời được khi ta xét mỗi một vấn đề từ gốc rễ của nó.


     Trong bài toán tứ Hóa, nhờ bài giải nhất quán của ông Trị (phù hợp với cách an tứ Hóa được lưu truyền) ta có thể tin rằng tứ Hóa quả đă được người xưa đặt ra để tương ứng với 4 trạng thái của địa cầu (Xuân Hạ Thu Đông) và phản ánh 4 cảnh biến của đời sống (Sinh Thành Trụ Diệt). "Hóa" như vậy có nghĩa là biến đổi từ một hoàn cảnh có sẵn. Thực thể nhận sự biến đổi dĩ nhiên là các chính tinh liên hệ hoặc Xương Khúc Tả Hữu.


     V́ là tác nhân của sự biến đổi, khả năng tạo biến đổi dĩ nhiên phải là tính chất chính của tứ Hóa. Biến đổi có ư nghĩa nhất khi nó chính là đáp số phù hợp với đ̣i hỏi của hoàn cảnh. Từ đó tôi suy ra rằng hóa Lộc mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Lộc, hóa Quyền mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Quyền v.v...


     Lấy trường hợp hóa Lộc. Tôi ví Lộc như đồ ăn. Chính tinh miếu vượng không bị phá cách như nhà giàu no đủ, thêm đồ ăn cũng tốt đấy (nhưng phải coi chừng bội thực hoặc "ăn no rửng mỡ" thành tai hại). Ngược lại chính tinh cực hăm th́ như Hàn Tín sắp chết đói, hóa Lộc dù theo lư ngũ hành kém cỏi bao nhiêu vẫn là "bát cơm Phiến mẫu", chính là yếu tố "cùng tắc biến" thay đổi cả một đời người.


     Thành thử tôi cho rằng yếu tố quan trọng nhất để định độ mạnh yếu của LQKK là hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH).


     Các thuyết như Lộc Quyền đắc ở mộc hỏa, hăm ở kim thủy, hóa Lộc vô dụng ở tứ Mộ, Kỵ đắc ở tứ mộ v.v... đa số dựa trên lư ngũ hành của các cung.


     Chúng ta đều biết các khoa mệnh lư đều dựa trên hai thuyết hợp lại là âm dương và ngũ hành (gọi chung là thuyết âm dương ngũ hành). Dựa trên cách h́nh thành, tôi cho rằng trong khoa Tử Vi lư âm dương đóng vai chủ yếu, ngũ hành chỉ là phụ mà thôi. Thế nhưng các luật ngũ hành của tứ Hóa theo tôi vẫn có chỗ hữu ích, miễn là ta biết giới hạn phạm vi (mà tôi cho là khiêm nhượng) của chúng khi áp dụng vào thực tế.


     Vắn tắt, khi luận tứ Hóa tôi coi hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH) là chủ yếu, lư ngũ hành và các lư khác (kể cả Tuần Triệt) như gia vị tăng giảm hiệu ứng mà thôi.


     Ngoài ra, cũng xin tiết lộ một tái khám phá của tôi (hoàn toàn lư thuyết, c̣n cần nhiều kiểm chứng) là Khôi Việt có công năng giải cái nguy của Kỵ. Đặc biệt khi chính tinh hoặc Xương Khúc cực hăm lại hóa Kỵ, được có Khôi hoặc Việt cùng cung hoặc hội họp th́ chẳng sợ cái nguy của Kỵ nữa.


     Vài ḍng đóng góp.

 

Phrkk:

 

Chào bác VDTT!


Bác đă mở chủ đề này dĩ nhiên cùng mọi người trao đổi , cháu chỉ sợ hỏi bác nhiều quá cái cốt yếu lấy hết th́ sách của bác làm sao mà bán được , vậy nên định hỏi th́ nhiều mà vẫn ngại quá .


Xin bác giải thích cho cháu rơ hơn về cách an tứ hóa theo thuyết của ông Trị tại sao lại đúng với sách cổ , khi thái âm ở tháng năm các sao đều hóa như tham vũ ở mùi, cự nhật ở thân, liêm phá ở dậu. cơ lương ỏ tuất vv.. Chỗ này cháu chưa rơ lắm .


Đối với cháu nghiên cứu sâu về gốc của vấn đề là rất quan trọng .


thứ 2 , cháu muốn hỏi bác Cơ Lương ở th́n ngộ triệt tuổi bính th́n , cơ hóa quyền , theo bác quyền ở đây có là " bát cơm Phiến mẫu" được không ạ ? Dĩ nhiên nó không là cùng tắc biến nhưng liệu có thể thành công cho đương số đươc không ?


Chúc bác mạnh khỏe.

 

VDTT:

 

Bạn phrkk thân,

Những vấn đề bạn hỏi lời giải rất dài, không thể tŕnh bày trên mạng mà đủ được, tốn thời giờ cả hai bên mà chưa chắc dễ hiểu. Bạn ráng t́m sách mà đọc vậy.


     Nhưng tôi muốn chia sẻ với bạn thế này. Thời c̣n trẻ, tôi mê Tử Vi rồi bỏ nó v́ thấy nó không trả lời được nhiều câu hỏi có thể gọi là "cắc cớ" của tôi, chẳng hạn:


     1. Chính tinh: Tại sao Tử Vi có 14 chính tinh? Chính tinh được đặt ra bằng lư nào? Tại sao đúng 14 chính tinh mà không phải 12 (số cung trên địa bàn) hoặc 16 (v́ 16=2x8 mà 8 là bát quái)? Tại sao Tử Vi hành thổ, Thất Sát hành kim v.v...? Một số sao mỗi sách nói một hành khác nhau vậy sách nào đúng, và tại sao đúng? Tại sao Thiên Đồng hăm ở Dậu (cung chính kim, sinh tính thủy của Thiên Đồng), tại sao Tử Vi kém ở Tí mà miếu ở Ngọ v.v...


     2. Tứ hóa: Tứ hóa có ư nghĩa ǵ? Tại sao tứ Hóa an theo can năm mà không theo chi năm, hoặc tháng, hoặc giờ? Tại sao tứ Hóa an theo sao khác thay v́ theo cung? Tại sao can Giáp lại Liêm Phá Vũ Dương mà không phải Phá Liêm Dương Vũ chẳng hạn, v.v...


     Khi trở lại mệnh lư rồi, đọc nhiều sách tôi vẫn chẳng t́m được lời giải, măi khi t́nh cờ đọc được sách của ông Trị mới như thấy ánh sáng cuối đường hầm. Mặc dù ông Trị chưa có lời giải cho 100% mọi câu hỏi của tôi, tôi cho rằng ông đă mở được cánh cửa bí mật ngh́n năm của khoa tử vi, hy vọng chúng ta sẽ nương theo đó mà đạt những bước tiến mới giúp khoa Tử Vi nhảy vọt tới trước.


     H́nh như bạn cũng có nhiều câu hỏi giống tôi ngày xưa. Nhưng bây giờ bạn may mắn hơn v́ bạn có một cái ch́a khóa quan trọng trong tay, đó là những bước khởi đầu do ông Trị đề ra. Chỉ việc đọc sách cho kỹ (gạn lọc lỗi chính tả) bạn cũng sẽ nắm được cái ch́a khóa đó y như tôi vậy.


     Chúc việc nghiên cứu của bạn sớm thu hoạch nhiều kết quả.


     Vài ḍng đóng góp.



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 4 of 132: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 8:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

an_quang:

Kính thưa bác VDTT,

Từ khi nghiên cứu tử vi, quyển sách đầu tiên cháu đọc là Tử vi Nghiệm lư của cụ Thiên Lương. Cháu đặt dấu hỏi về nhiều quy tắc nghiệm lư của cụ, bởi v́ những quy tắc đó thiếu tính lư luận, không cho cháu cái nh́n từ gốc.

Theo dơi ư kiến của bác trên diễn đàn, cháu cũng tự t́m được vài câu trả lời cho những thắc mắc đó. Ví dụ, cháu nghi ngờ quy tắc "Dương hành tam thất, âm quy nhị bát", cho đến khi gặp ư kiến của bác về ảnh hưởng của TT trên các cung thuận/nghịch âm dương với mệnh. Cháu cho rằng, đó là câu trả lời có biện chứng chắc chắn.

Về vấn đế cháu hỏi:

Trên diễn đàn này, cháu vẫn biết chú HVR gần đây trích dẫn trường hợp lá số của Cựu hoàng BĐ và tin rằng "cách cục tinh đẩu là chính, c̣n ADNH chỉ là để gia giảm thôi".

Thế nhưng trên diễn đàn cháu vẫn bắt gặp một số bài luận mang ảnh hưởng của cụ Thiên Lương khi đ̣i hỏi bộ chính tinh thủ mệnh phải có sao đồng hành với bản mệnh và coi đó như điều kiện đầu tiên để được hưởng mọi chuyện tốt đẹp của bộ sao đó mang lại.

Với cháu, quy tắc luận sinh khắc tam phương không khó hiểu, nhưng cháu nhận ra là quy tắc này có quá nhiều ngoại lệ, ngay từ trong kinh sách, lẫn trong nhiều trường hợp lá số cụ thể. Ví như tại sao can Giáp, Nam lại được hợp cách Tử Phủ Dần Thân mà bất chấp anh ta có mệnh ǵ? Hay Nhâm với Tử Sát ở Hợi?....

Cháu muốn biết điều ǵ chi phối những trường hợp ngoại lệ đó?

Cháu mong bác cho cháu biết ư kiến của bác ạ. Cháu xin cảm ơn bác.

VDTT:

 

Bạn an_quang thân,

Tôi xin trả lời bạn về vấn đề tinh đẩu và âm dương ngũ hành.


     Nền tảng của mọi khoa mệnh lư Á đông là thuyết âm dương ngũ hành, điểm này thiết tưởng cần nhấn mạnh, kẻo không chú ư th́ bị lạc đề mà không hay.


     Tinh đẩu trong Tử Vi không ǵ khác hơn là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của Tử Vi (cũng như thần sát là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của các khoa ngũ tinh khác với Tử Vi).


     Bởi vậy, rất cần chú ư. Đừng nệ vào ngôn từ, mà phải nắm cái gốc. Một khi hiểu tinh đẩu chính là lời giải của âm dương ngũ hành rồi th́ sẽ có cái nh́n khác về tinh đẩu.
     Tinh đẩu = một cách diễn tả lư âm dương ngũ hành.


     Tóm lược lại, theo tôi âm dương ngũ hành là cái lư bề sâu của khoa Tử Vi, tinh đẩu là cách diễn tả bề mặt của cái lư đó cho mọi người dễ hiểu; nên nếu bảo "Tử Vi tinh đẩu quan trọng hơn âm dương ngũ hành" tôi sẽ đồng ư, ấy bởi v́ nếu đă hiểu ư nghĩa tinh đẩu rồi mà c̣n thêm âm dương ngũ hành vào nữa tức là áp dụng một phép tính hai lần, may lắm th́ chỉ thừa thăi mà thôi, nhưng nếu xui xẻo th́ phạm sai lầm to lờn.


      Vậy tại sao phải đặt vấn đề âm dương trọng hay ngũ hành trọng khi xét tinh đẩu? Xin thưa là v́ có nhiều vị làm việc "xét lại" ư nghĩa tinh đẩu bằng lư âm dương ngũ hành, rồi thiên về một khía cạnh nào đó mà diễn giải, tạo thành cơ nguy là càng diễn giải càng xa rời cái ư nghĩa của âm dương ngũ hành vốn đă nằm sẵn sau các tinh đẩu. Cần chú ư đến âm dương ngũ hành khi xét tinh đẩu là cốt để tránh cái nguy cơ đó.


     Thí dụ: Xét cách Thiên Đồng cư Dậu. Cách này sách bảo là hăm địa. Đây là một kết quả mà người xưa đă t́m ra và đă bao hàm ư nghĩa âm dương ngũ hành ở đằng sau rồi. Thế nhưng đời sau có người không biết lại lập luận rằng "Thiên Đồng thuộc dương thủy, mà Dậu là âm kim sinh thủy, nên Thiên Đồng miếu vượng ở Dậu". Nếu coi ngũ hành là tiêu chuẩn xét tinh đẩu th́ lập luận này có vẻ đúng (nhưng thực ra nó sai). Chính v́ thế mà tôi mới nhấn mạnh rằng khi xét cách cục (tức tinh đẩu) th́ phải coi âm dương là chính, ngũ hành là phụ. Một khi áp dụng quy luật ấy, sẽ (tái) khám phá rằng quả nhiên Thiên Đồng hăm ở Dậu là hợp lư.


     Dĩ nhiên, nếu đă nắm vững ư nghĩa của tinh đẩu rồi th́ chẳng cần dùng lư âm dương ngũ hành làm ǵ cho thừa thăi. Nhưng mấy người trong làng nghiên cứu Tử Vi dám xưng là nắm vững ư nghĩa tinh đẩu? Riêng tôi có chủ trương hồ nghi nên phương pháp của tôi là dùng lư âm dương ngũ hành để tái lập lại ư nghĩa của mọi tinh đẩu (y như kiểu reverse engineering của người tây phương).


     Tái lập ư nghĩa tinh đẩu rất tốn công sức, nhưng tôi nghĩ nó sẽ giúp chúng ta đạt một mức hiểu biết có tính gốc rễ đáng tin cậy, thay v́ phải học thuộc ḷng tính chất tinh đẩu theo các sách xưa, vừa mất công vừa lo ngại họa tam sao thất bổn.


     Vài gịng đóng góp.

 

Kế tiếp, xin bàn chuyện sao đồng hành với bản mệnh.


     Nhận xét sơ khởi: Tinh đẩu phản ảnh lư âm dương ngũ hành theo quy luật của khoa Tử Vi (có khác với các khoa khác).


     Tôi cho rằng trong bài toán Tử Vi, cần phân biệt hai lực lượng là "ta" và "ngoài ta". Theo suy luận của tôi, trong các tinh đẩu th́ "ta" được đại biểu bởi các sao liên hệ đến tháng ngày giờ gồm có chính tinh và các phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc H́nh Riêu Không Kiếp Quang Quư Thai Tọa Thai Cáo Thiên Địa Giải (Triệt th́ tôi c̣n trong ṿng suy nghĩ, chưa ra kết quả tối hậu). "Ngoài ta" th́ được đại biểu bằng can năm và chi năm. Tức là Tứ Hóa, ṿng Thái Tuế, ṿng Lộc Tồn v.v... đều là những lực lượng "ngoài ta" cả.


     C̣n lại nạp âm của năm sinh, tức là "bản mệnh" th́ có liên hệ thế nào với khoa Tử Vi, là "ta" hay "ngoài ta". Ở đây tôi dùng lời giải có sẵn của thuyết tam tài, theo đó can năm đại biểu trời, chi năm đại biểu đất, "bản mệnh" là thực thể do cả trời đất cộng lại mà thành, nên đại biểu nhân, tức là "ta". Đây là cái "ta" ngoài lá số.


     Cùng ứng với cái "ta" cả th́ phải ăn khớp với nhau mới tốt. Bởi vậy có nhu cầu so sánh, xem bản mệnh có phù hợp với cái "ta" trong lá số không. Phù hợp th́ như hai bộ phận ráp lại ăn khớp, tất có sự tốt đẹp, không phù hợp th́ như hai bộ phận trái cựa, dù tốt cũng không hoàn hảo.


     Như vừa tŕnh bảy ở trên, cái "ta" trong lá số được đại biểu bởi chính tinh, Tả Hữu Xương Khúc và các sao liên hệ. Quan trọng nhất dĩ nhiên là chính tinh.


     Vấn đề là làm sao so sánh cái "ta" ngoài số (tức bản mệnh) và cái "ta" trong lá số (tức chính tinh?). Ở đây lư âm dương không có lời giải rơ rệt nào, do đó không có cách nào khác hơn là dùng lư ngũ hành.


     Kế tiếp, giữa hai cái "ta" ngoài lá số và trong lá số th́ cái nào gần với con người thật của ta? Thiết nghĩ phải là cái ta ngoài lá số, v́ cái ta ấy phối hợp can năm và chi năm, nên có giao cảm tự nhiên với thiên (can) và địa (chi). Từ đó suy ra:


     1.-Chính tinh đồng hành với bản mệnh là lư tưởng hơn hết, v́ như vậy là hai cái ta "như hai mà một", ứng hợp hoàn toàn.


     2.-Chính tinh sinh bản mệnh cũng tốt (v́ cái ta thật sự được cái ta lư thuyết sinh cho) nhưng không bằng trường hợp 1, v́ như vậy là hai cái ta khác nhau, thế nào cũng phải có lúc trái cựa.


     3.-Bản mệnh sinh chính tinh tạm tốt, nhưng kém trường hợp 2, v́ cái ta thật sự phải sinh cho cho cái ta lư thuyết, không những có lúc trái cựa, mà c̣n bị nhiều mệt mỏi nữa.
     4.-Bản mệnh khắc chính tinh là cái ta thật khắc cái ta lư thuyết, bất lợi.


     5.-Chính tinh khắc bản mệnh là cái ta thật sự bị khắc, bất lợi hơn hết.

Từ lư luận trên, có thể thấy rằng đ̣i hỏi tương ứng ngũ hành giữa bản mệnh và chính tinh là kết quả của một lập luận hợp lư. Chỉ có vấn đề cấp độ mạnh yếu của tương ứng này là không rơ mà thôi. Tôi cho rằng đây là một tương ứng khá mạnh, ấy bởi v́ ngũ hành là cái lư duy nhất có thể xử dụng để suy ra kết quả trong trường hợp này.


     Tóm lại, tôi đồng ư sự tương ứng ngũ hành giữa chính tinh và bản mệnh là một yếu tố quan trọng. Về điểm này, tôi tin theo kết luận của cụ Thiên Lương.


     Nhưng -v́ đă coi âm dương là lư quan trọng nhất của Tử Vi- tôi không tin độ tương ứng (ngũ hành) giữa bản mệnh và chính tinh là yếu tố áp đảo. Về điểm này, chủ trương của tôi có phần khác với học phái Thiên Lương.


     Vài ḍng đóng góp.

 

an_quang đă viết:

Nhưng -v́ đă coi âm dương là lư quan trọng nhất của Tử Vi- tôi không tin độ tương ứng (ngũ hành) giữa bản mệnh và chính tinh là yếu tố áp đảo. Về điểm này, chủ trương của tôi có phần khác với học phái Thiên Lương. "

Kính thưa bác,

Như vậy có nghĩa là bác coi sự thuận lư âm dương giữa Mệnh và Sao thủ Mệnh quan trọng hơn là sự tương ứng ngũ hành giữa Mệnh và sao thủ Mệnh ạ?



Không phải thế!


     Tôi coi cách cục của tinh đẩu trên hết (bất chấp bản mệnh), kế đó tôi xét sự tương ứng ngũ hành giữa bản mệnh và chính tinh.

 

an_quang đă viết:

...Như vậy trong trường hợp đơn cử trên đây, lư ngũ hành lại có ngoại lệ. Như vậy, nếu công nhận lư ngũ hành như cách vận dụng duy nhất, th́ lư này không hoàn thiện?...


Đây chính là một luận đề lớn của tôi: Ngũ hành chỉ là một thuyết gần đúng mà thôi. Mọi thuyết gần đúng nếu cố áp dụng ngoài phạm vi "đúng" của nó tất nhiên sẽ sinh ra mâu thuẫn nội tại. Phải tùy trường hợp mà giải khác nhau. Đây cũng ví như phép giải gần đúng của các bài toán kỹ sư, nếu họ bảo lời giải chỉ đúng khi t<5, ta lại áp dụng trong trường hợp t>5 th́ dĩ nhiên phải sai.


    Áp dụng thực tế trong Tử Vi: Dùng cả âm dương lẫn ngũ hành nhưng coi lư âm dương là chính, ngũ hành là phụ.


    Bởi vậy bất cứ khi nào thấy lời giải của ngũ hành không ổn, phải xem có lời giải bằng lư âm dương không. Nếu có phải bỏ ngũ hành mà theo âm dương. Ngoài ra, đừng vội thấy hai lời giải của ngũ hành mâu thuẫn nhau mà bảo rằng một trong hai phải sai. Chưa chắc. V́ có thể cả hai là hai lời giải (gần đúng) cho hai trường hợp khác nhau.



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 5 of 132: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 8:47pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

phrkk đă viết:

...Cơ Lương ở th́n ngộ triệt tuổi bính th́n , cơ hóa quyền , theo bác quyền ở đây có là " bát cơm Phiến mẫu" được không ạ ? Dĩ nhiên nó không là cùng tắc biến nhưng liệu có thể thành công cho đương số đươc không ?...


Xem vội không thấy các gịng trên. Nay xin trả lời:


     Cách này hay lắm, khá giống đương kim tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush, nhưng khác ṿng Thái Tuế v́ ông Bush tuổi Bính Tuất.


     Nếu là nam mạng th́ sau đây là phần luận theo xác xuất của tôi, dựa trên tín hiệu giới hạn đă biết:


     Cơ Lương ngộ chính Triệt, tưởng là bị phá hỏng may nhờ Quyền chấn chỉnh lại. Tuổi thiếu niên đă xuất sắc, tuổi thanh niên dễ khủng hoảng, sau t́m được hướng đi, có thể thành tựu lớn. Thêm Đồng hóa Lộc Thiên Phúc cư Tài ở Tí chiếu về; t́m phú cũng được, nhưng có lẽ sẽ bỏ phú t́m quư. Hạn 42-51 đến cung Bính Thân cờ đến tay, dễ phát to.


     Vài ḍng góp ư.

an_quang đă viết:

...Về vấn đề sử dụng lư sinh khắc ngũ hành giữa tinh đẩu và Mệnh, cháu nhận thấy rất nhiều mâu thuẫn...


    Thắc mắc của anh có thể giải thích được nếu công nhận rằng ngũ hành chỉ là một thuyết gần đúng, mà không phải là một thuyết toàn bích.


    Đây chính là luận đề của tôi, rằng ngũ hành chỉ là một phép tính gần đúng mà thôi. Phải tùy trường hợp mà áp dụng khác nhau, nhiều khi phải phối hợp những phần có vẻ mâu thuẫn nhau mới ra đáp số (gần) đúng.

an_quang đă viết:

1) Nhiều sách vở mà cháu đọc đều nó rằng bộ Đế Tượng chỉ ứng hợp tốt cho người Mệnh Thổ, Kim, Thuỷ. Như vậy người Mệnh mộc sẽ được hưởng ít. Nếu chấp nhận định đề  3;ó, kết hợp với định đề về ưu thế cách cục của bộ Đế Tượng, th́ rơ là người Mệnh Mộc sẽ ít thành đạt trên con đường quan cử, chính trị hơn các bổn mệnh khác. Thế nhưng, với tuổi Nhâm Tư (Tang đố Mộc), th́ theo ông Tràn Đại Sĩ, là "Tóm lại Nhâm-Tư là tuổi mạng lớn, dù làm vua, làm quan, làm thầy thuốc, làm kỹ sư, làm giặc , họ cũng chiếm lĩnh những chỗ đứng chót vót so với người đương thời."...
     ....Như vậy, ở đây, nếu chấp nhận ư kiến của ông Trần Đại Sĩ, th́ có thể kết luận là lư ngũ hành ở đây là sai lầm.



    Ngũ hành ở đây không sai lầm nếu anh nh́n nhận luận đề của tôi, rằng ngũ hành chỉ là phép tính gần đúng, phải tùy trường hợp mà xử dụng khác nhau.

    Thử phân tích tuổi Nhâm Tí theo lư ngũ hành thuần túy:

    Can (thuộc tài thiên): Nhâm thuộc dương thủy
    Chi(thuộc tài địa): Tí thuộc âm thủy
    Bản mệnh (thuộc tài nhân): Mộc

    Vậy là hai tài thiên địa ḥa hợp (cùng hành và thiên dương địa âm), thiên địa lại sinh nhân (thủy sinh mộc). Tài nhân ứng với ta, nên ta được trời đất ḥa hợp nhau nuôi dưỡng, hoàn cảnh rất tốt.

    Dẫn đến kết luận 1: Tuổi Nhâm Tí rất tốt, dễ thành công v́ được trời đất ưu đăi.

    Đó là bài toán phối hợp can chi và nạp âm bằng lư ngũ hành.

    Khi sang bài toán Tử Vi, áp dụng lư ngũ hành ta có kết luận như anh đă nói, rằng mệnh mộc rất khó thành đạt (xác xuất thành đạt thấp hơn các mệnh khác). Gọi đây là kết luận 2. V́ kết luận 1 và 2 mâu thuẫn nhau, ta thấy phép tính ngũ hành đă dẫn đến hai kết luận mâu thuẫn nhau.

    Vậy th́ phải chăng một trong hai kết luận phải sai?

    Câu trả lời là không chắc, v́ một khi công nhận rằng thuyết ngũ hành chỉ gần đúng th́ khi áp dụng nó phải tùy trường hợp mà du di. Nói cách khác, khi xử dụng lư ngũ hành ta phải đồng thời nắm vững các điều kiện áp dụng, trong đó dĩ nhiên có cả các ngoại lệ.

    Trở lại trường hợp đặc thù của tuổi Nhâm Tí, giả như mệnh có Thất Sát hoặc Vũ Khúc (chính tinh khắc hành bản mệnh) ta không thể vội vàng kết luận là phá cách. Trong trường hợp này ta nói "tuổi Nhâm Tí là ngoại lệ". C̣n muốn đi sâu hơn vào lư luận th́ có thể nói rằng riêng trong trường hợp tuổi Nhâm Tí th́ có hiện tượng tham sinh quên khắc, kim sinh hai tài thiên địa, hai tài thiên địa chuyển hóa sinh nhân v.v...

an_quang đă viết:

...Trong quá tŕnh t́m hiểu tinh đẩu, cháu nhận thấy hầu như mỗi tinh đẩu, với một vị trí nhất định đều có ứng hợp ngoại lệ với vài Thiên can nhất định, kể cả các tinh đẩu không thể hoá như Thất Sát. Như vậy có thể trong bài toán về ứng hợp giữa chính tinh và bổn Mệnh, thay v́ xét về ngũ hành, có thể có quy về bài toán giữa tinh đẩu và Thiên can?...



Trước hết đừng quên rằng ngũ hành cũng có mặt trong thiên can.

Thứ hai, khi đưa ra chủ trương rằng Tử Vi có thể ("quy về bài toán giữa tinh đẩu và thiên can") tôi nghĩ anh đă đánh đúng một trong hai điểm tối quan trọng của Tử Vi. Bản thân tin rằng bài toán Tử Vi có thể chia làm hai vế: Một bên là thiên can và địa chi đại biểu hai tài thiên địa (trời đất), một bên là tháng ngày giờ đại biểu "ta" (đứng trong trời đất).


     Như có lần nói thoáng qua ở trên, theo tôi tứ Hóa được định bằng thiên can chẳng phải là kết quả của t́nh cờ hoặc ngẫu nhiên mà là cổ nhân hữu ư. Tôi tin rằng tứ hóa là mấu chốt của khoa Tử Vi (cũng như dụng thần là mấu chốt của khoa Tử B́nh).


     Dựa trên thiên can (tài thiên) mà lại gắn liền vào chính tinh XKTH (tài nhân), tứ Hóa chính là cái gạch nối giữa trời và người vậy.


     Vài ḍng đóng góp.

 

an_quang đă viết:

...Cháu có thử vận dụng TVBC của bác để đoán hạn cho lá số ở mục 'HOÁ QUYỀN HOÁ KHOA HOÁ LỘC" . Bác xem qua xem cách vận dụng của cháu có ǵ sai ạ?...



Trong TVBC tôi chỉ làm viêc ki cóp lại những tinh hoa kiến thức có sẵn của khoa Tử Vi. V́ đoán Tử Vi như lấy những mảnh rời mà ráp lại thành một bản đồ, cùng số mảnh có thể ra nhiều cách giải đoán khác nhau, cảm ứng do đó rất quan trọng. Cảm ứng của tôi chắc ǵ linh hoạt bằng các bạn trẻ? Anh cứ mạnh dạn. Biết đâu lối suy của anh -nếu có khác- lại đúng hơn cả ư kiến ban đầu của tôi trong TVBC?



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 6 of 132: Đă gửi: 28 May 2010 lúc 8:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

ĐÍNH CHÍNH VÀI NGỘ NHẬN CÓ THỂ BIÊN THÀNH HỌA "TAM SAO THẤT BẢN".

Xin quư vị cứ tiếp tục bàn luận, không có đề tài nào là của tôi cả.

Mùa nghỉ Lễ Tạ Ơn đă hết, thời giờ tự do của tôi cũng bị giảm hẳn, nhưng t́nh cờ ghé vietlyso.com thấy có bàn về thuyết của ông Trị, tôi xin đính chính ngay vài hiểu lầm:

1. Một vị bảo rằng tôi nói ông Tạ Phồn Trị thiền đốn ngộ 18 năm suy ra rằng can Canh Thiên Đồng hóa Kỵ.


    Sự thật: Chuyện ông Trị đốn ngộ ra là cái lư của cặp sao Âm Dương, không phải cái lư của tứ Hóa. Ông cũng không hề nói rằng ông ngồi thiền 18 năm, chỉ nói là bế tắc về ư nghĩa của cặp Âm Dương 18 năm, nhờ thiền đốn ngộ mới suy ra (thời gian thiền không rơ, nhưng đốn ngộ có thể trong một giây hoặc một sát na).


    Xem lại bài đầu tôi viết trong mục này sẽ thấy y hệt như thế.

2. Một vị khác bảo rằng ông Trị cho rằng thuyết ngũ hành là lời giải gần đúng của thuyết âm dương.


    Sự thật: Ông Trị không hề chủ trương ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương (và riêng bản thân tôi nghi rằng ông Trị vẫn cho rằng thuyết ngũ hành là toàn bích như mọi người khác).


    Thuyết "ngũ hành chỉ gần đúng" này là do tôi tái khám phá ra bằng phương pháp khoa học, chẳng dính líu ǵ với ông Trị.

3. Khá nhiều người cho rằng ông Trị chủ trương khảo sát Tử Vi bằng phương pháp hoàn toàn khoa học.


     Sự thật: Chủ trương của ông Trị khó biết v́ ông chỉ ra đúng một quyển sách mỏng "Chu dịch dữ tử vi đẩu số" rồi biến mất, nhưng từ sách này tôi thấy ông là một dịch lư gia theo nghĩa rất cổ điển, nào là số thái huyền, nào là cách an Tử Vi liên hệ đến "đế xuất hồ Chấn", nào là cách Cự Nhật ứng với quẻ "thủy hỏa kí tế", nào là Càn Tốn đối nhau, Khôn Cấn đối nhau trong hậu thiên bát quái v.v...


     Thú thật đọc sách của ông Trị tôi thấy quá huyền hoặc, hiển nhiên không phải là một quyền sách khoa học.


     Nhưng đời này rất lạ, có nhiều khi bằng phương pháp phi khoa học người ta lại t́m ra phát kiến mới có giá trị khoa học.


     Tôi là người trọng khoa học, đọc sách của ông Trị tôi thấy cái giá trị khoa học ẩn tàng bên trong nên mới dùng ngôn ngữ khoa học để chứng minh những điều ông đă tái khám phá. Một mục đích của tôi là tạo cơ hội cho những người trong giới khoa học nhận ra rằng Tử Vi hoàn toàn phù hợp với khoa học hiện đại rồi tham dự vào việc nghiên cứu, giúp Tử Vi mau chóng tiến bộ như mọi ngành khoa học khác thay v́ cứ lẩn quẩn như ngàn năm qua trong trạng thái của một khoa học phôi thai.


    Nếu việc khoa học hóa những tái khám phá của ông Trị về chính tinh và tứ Hóa có tính gượng ép th́ người có tội là tôi, không phải ông Trị, v́ -như đă nói- ông Trị không dùng ngôn ngữ khoa học mà chỉ dùng ngôn ngữ của dịch học và thuyết âm dương ngũ hành thôi.

Cuối cùng, một điểm có tính học thuật:


     Một vị viết trên vietlyso.com rằng khi can Giáp xuất hiện, cùng sát na đó các can Ất, Bính, Đinh v.v... cũng có mặt trong bài toán Tử Vi; rồi dựa vào đó mà phê b́nh, rằng thuyết của ông Trị không thỏa lư này.


     Tôi e vị này đă hiểu lầm thuyết của ông Trị, v́ sự kiện "mọi can cùng hiện" cũng chính là giả sử mà ông Trị sử dụng, không những thế nó chính là một trong những mấu chốt quan trọng nhất (theo tôi th́ nó chính là điểm đột phá) giúp ông định được cách an tứ Hóa.

Vài ḍng đính chính



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 7 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 3:03am | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

TẠI SAO KHOA HỌC HÓA TỬ VI

Không phải mọi người đều đồng ư rằng Tử Vi nên được khoa học hóa, nên thiết tưởng cần trả lời tại sao nên khoa học hóa Tử Vi.

Khởi từ nhận xét:


    Ở một thời xa xưa Tử Vi chỉ có người dạy và người học. Nhưng trong ṿng trăm năm trở lại đây, có lẽ thời gian thẩm thấu đă đủ, người ta bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề với khoa này. Đặt vấn đề với Tử Vi rất dễ dàng, v́ xưa nay cách học Tử Vi nặng về khẩu quyết mà thiếu nguyên lư, nên có thể nói rằng bất cứ đề tài nào liên hệ đến Tử Vi cũng có dẫy đầy câu hỏi.


     Có đặt câu hỏi th́ tất nhiên sẽ có trả lời câu hỏi. Ở Việt Nam trong hạ bán thế kỷ 20 có ông Thiên Lương viết hai tập Tử Vi nghiệm lư, xiển dương một số cách luận có phần khác truyền thống, trong đó quan trọng nhất là cái lư của ṿng Thái Tuế. Ở Đài Loan, HK từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990 có thể gọi là một giai đoạn trăm hoa đua nở của khoa Tử Vi. Đột ngột số sách Tử Vi biến từ vài quyển thành mấy trăm quyển, kỳ nhân dị sĩ xuất hiện khắp nơi, trong đó người bảo là có bí mật gia truyền ngàn năm muốn lộ ra ngoài, người bảo ḿnh nhờ thiền mà ngộ ra Tử Vi, nói chung đều xưng cách của ḿnh là "đại đột phá", "vô tiền khoáng hậu" v.v...

(c̣n tiếp)

 

Về vấn đề giờ:

Một khám phá của tôi là giờ (đông phương) phải tùy môn mà định, có thể sai nhau đến cả tiếng (tây phương); nên nếu giờ đông y khác giờ Tử Vi vẫn không phải là mâu thuẫn (trên mặt lư thuyết khoa học).

Vài ḍng chia sẻ.

 

TẠI SAO KHOA HỌC HÓA TỬ VI?
(tiếp theo)

Đối diện với quá nhiều thuyết khác nhau như vậy, người học Tử Vi phải làm ǵ? Có người sẽ trả lời là chỉ cần đăi lọc th́ vàng đá sẽ rơ ràng. Nghe hợp lư, nhưng có hai vấn đề:


     1. Quá nhiều thuyết khác nhau, chuyên tâm đăi lọc đi nữa cả đời chưa chắc đă đăi lọc xong. Đó là chưa kể giữa khi đăi lọc chắc chắn lại có thêm nhiều thuyết khác, kéo dài liên tu bất tận.


     2. Quan trọng hơn nữa, muốn đăi lọc th́ phải có phương pháp đăi lọc. Vậy câu hỏi thực tế là phải đăi lọc các thuyết trên như thế nào? Kiểm với các lá số ḿnh có ư? Vậy th́ những lá số nào đáng tin cậy? Tổng số lá số bao nhiêu, có thỏa điều kiện số lượng tối thiểu và tiêu chuẩn bất định của khoa thống kê không?


     Thực tế là cho đến hiện tại, ngay cả một sự việc tương đối đơn giản là phân định xem can Canh sao nào hóa Khoa hóa Kỵ mà khoa Tử Vi vẫn đăi lọc chưa thành công, vẫn c̣n đủ loại trường phái, nào là "Âm Đồng", nào là "Đồng Âm", "Phủ Đồng", "Phủ Tướng" v.v...


     Lư do của bế tắc này rất giản dị. Việc đăi lọc bằng chứng nghiệm thực tế đ̣i hỏi rất nhiều công sức. Nh́n sang khoa học tây phương có phương pháp cẩn thận, nhiều khoa học gia cặm cụi cả đời chỉ cốt xác định một phản ứng nhỏ nhoi nào đó của một chất nào đó, vậy mà có khi chết rồi việc vẫn chưa thành. Kể ǵ Tử Vi vẫn chưa được coi là khoa học, chỉ có khẩu quyết thay v́ phương pháp, mỗi người một ư, cùng một người lại v́ nhu cầu biến đổi mà ư cũng thay theo; tất nhiên việc chứng nghiệm có tính cách hết sức cá nhân, nếu không muốn nói là tùy tiện.


     Thỉnh thoảng ta đọc thấy "Tôi chắc chắn can Canh sao X hóa Kỵ, bằng cớ là lá số sau đây, năm yyy có chuyện zzz xảy ra". Trường hợp này rất tiêu biểu. Vấn đề là chứng cớ chỉ có một lá số. Trong khoa thống kê, một lá số không có ư nghĩa ǵ cả. Thậm chí mấy chục lá số vẫn chưa chắc có ư nghĩa ǵ.


     Tối hậu th́ việc chứng nghiệm độ chính xác của các thuyết Tử Vi phải lệ thuộc vào khoa thống kê, đó là điều chắc chắn. Nhưng v́ công sức tốn kém và thời giờ đ̣i hỏi quá nhiều, ta có thể đoán là việc này chỉ có thể xảy ra khi Tử Vi đă được một số đáng kể khoa học gia công nhận là khoa học. Theo tôi tối thiểu phải mấy mươi năm nữa mới mong có chuyện đó xảy ra.


     Vắn tắt lại, hoàn cảnh hiện tại của chúng ta là có quá nhiều thuyết Tử Vi, trong đó có những thuyết khác hẳn nhau, kể cả mâu thuẫn nhau, nên đây không c̣n là trường hợp đại đồng tiểu dị nữa; mà là trường hợp khủng hoảng lư thuyết (theoretical crisis). Ta lại không có hoàn cảnh và phương tiện để đăi lọc các thuyết này bằng phương pháp thực nghiệm.
     Vậy th́ phải chăng chúng ta hoàn toàn bế tắc, chỉ c̣n cách là mỗi người cứ tùy duyên mà giải Tử Vi theo con đường riêng của ḿnh?
     
     Cá nhân tôi không tin như thế.


     Tôi cho rằng, như mọi hệ tư duy khác, Tử Vi có cơ sở riêng của nó. Nếu ta định được cơ sở ấy, hoặc kém hơn là định được những điều kiện mà cơ sở ấy phải thỏa, th́ ngay tức khắc một số thuyết sẽ bị loại ra ngoài. Cơ sở càng vững th́ số thuyết khả tín c̣n tồn tại càng ít. Đời sống vốn không toàn hảo nên ta chẳng thể hy vọng có ngày chỉ có duy nhất một thuyết Tử Vi, ai học cũng đoán y hệt (ngay khoa học tây phương cũng không hề có chuyện này), nhưng ta có quyền hy vọng rằng Tử Vi sẽ được quy về cùng một số thuyết đại đồng tiểu dị, tức là tiểu tiết khác nhau nhưng cùng khởi từ một cái nền chung.


     Lại nhận xét rằng trong các phương pháp để quy sự việc về một cái nền chung th́ phương pháp khoa học đă đạt thành công to tát hơn cả. Dĩ nhiên, không phải mọi tư duy của loài người đều có thể quy về một mối bằng phương pháp khoa học nên bất cứ khi nào muốn xử dụng phương pháp khoa học ta phải hỏi trước rằng phương pháp khoa học có phù hợp với vấn đề mà ta đang muốn giải quyết hay chăng.


     Câu trả lời của cá nhân tôi là Tử Vi hoàn toàn phù hợp với phương pháp khoa học. Cường điệu hơn, theo tôi phương pháp khoa học là hy vọng duy nhất, là con đường duy nhất có thể quy các thuyết Tử Vi đang bay ngập bầu trời mệnh lư ngày hôm nay trở về một mối.


     Đă đến lúc Tử Vi phải lột bỏ cái áo huyền học của nó để đạt nhu cầu tiến bộ. Tôi là một người nghiên cứu khoa học, tôi tin rằng Tử Vi có cơ sở khoa học. Tôi hy vọng càng ngày sẽ càng có thêm nhiều người chia sẻ cùng niềm tin với tôi, nỗ lực thiết lập một cơ sở khoa học cho Tử Vi thay v́ bằng ḷng với vị trí "cao nhân" của một ngành huyền học mà nếu không chịu thoát xác th́ có thể lần hồi sẽ bị đào thải bởi làn sóng tiến hóa của thời đại mới.    



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 8 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 3:10am | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

DuongTuong đă viết:

...Rất tán đồng lư các sao đắc hăm căn bản dựa trên Âm Dương là chính, ngũ hành là phụ . Nếu DT không lầm th́ anh cho Thiên Đồng là Nam Đẩu Dương tinh nên đóng phần Âm và cung Âm nên hăm tại Dậu ? Như thế tại sao Thiên Đồng cư Th́n, Ngọ cũng lạc hăm ???



Chữ "âm dương" mà tôi nói đến trong "âm dương là chính ngũ hành là phụ" ám chỉ toàn bộ "thuyết âm dương" không chỉ là cách phân loại âm dương đặc thù (như Thiên Đồng là dương thủy).


    Khi xét toàn bộ thuyết âm dương th́ sự phân phối của các sao trên địa bàn đă có hàm chứa tính âm dương rồi. Cơ sở lư luận chính của tôi ở đó. Xét các tổ hợp khác nhau với điều kiện là hoàn cảnh của (hai ông tướng vùng) Âm Dương có ảnh hưởng quan trọng đến các sao tĩnh (rồi thêm ngũ hành vào sau cùng nếu cần thiết) th́ sẽ thấy tại sao Thiên Đồng hăm ở Ngọ, Th́n.



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 9 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 3:11am | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

GIỚI HẠN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VIỆC KHOA HỌC HÓA TỬ VI

Khi muốn khoa học hóa bất cứ một ngành ǵ đă hiện hữu, ta phải lùi thật nhiều bước để trở về một vị trí nào đó mà tập thể những người tương đối có trí tuệ và kiến thức có thể đồng thuận trên nền tảng của một hệ tư duy có lớp lang gọi là "lô gích" rồi từ đó mới lại bước đi, cũng theo các quy luật của lô gích.


     Tại sao lại đặt vấn đề lô gích? Thưa v́ có nhiều chuyện trên đời này không thể nào dùng lô gích mà suy được (như thánh nữ đồng trinh Maria, như hiện tượng đốn ngộ, như hiện tượng đột ngột khỏi hẳn ung thư nhờ kiên tŕ cầu nguyện phật, chúa v.v...); đó là những chuyện nằm ngoài lô gích. Những chuyện nằm ngoài lô gích không ở trong phạm trù của khoa học nên không thể dùng tiêu chuẩn của khoa học mà luận xét. Cần nói rơ thế, v́ nhiều người tự xưng là khoa học gia cứ dùng tiêu chuẩn khoa học để lên án những hiện tượng nằm ngoài lô gích mà không biết rằng khi làm thế là chính ḿnh đă đi ngược lại đ̣i hỏi của lô gích.


    Bởi vậy, bước đầu của người nghiên cứu Tử Vi bằng khoa học là phải nhận biết công tŕnh của ḿnh có giới hạn riêng của nó, dù đạt thành công đến tột đỉnh cũng không thể nào vượt qua giới hạn ấy được. Phải biết thế để khỏi cạnh tranh vô lư với những kỳ nhân nằm ngoài lô gích, như chỉ nh́n lá số Tử Vi rồi nói vanh vách cuộc đời phải như thế nào, và đều đúng cả (có thật, cá nhân tôi đă gặp qua). Thí dụ này quan trọng, v́ dùng lô gích b́nh thường sẽ phải dựa vào thực tế là chỉ có 500 ngàn lá số để kết luận rằng không thể nào nh́n lá số mà đoán đời người ta vanh vách được. Để khỏi loăng đề tài hiện tại tôi sẽ giải thích hiện tượng kỳ nhân mệnh lư sau (và dĩ nhiên lời giải thích ấy không thể nào hoàn toàn lô gích).


     Nhưng tại sao lại bỏ quá nhiều công lao để nghiên cứu Tử Vi bằng phương pháp khoa học để rồi khi xem Tử Vi vẫn thua xa các kỳ nhân? Thưa v́ người học Tử Vi th́ đông mà kỳ nhân cực hiếm. Thực trạng là v́ thiếu phương pháp khoa học, hầu hết giới học tử vi (kể cả giới nghiên cứu tử vi) đều ở trạng thái ṃ mẫm, như người trong hầm tối chẳng có lối ra. Trạng thái ṃ mẫm đó tạo thành cảnh vàng thau lẫn lộn, chẳng biết đâu là đúng là sai, nên người học Tử Vi sau khi đạt một mức cơ bản nào đó rồi th́ tiến hay lùi thật khó mà xác định, tức là bị kẹt trong một cái ṿng lẩn quẩn, không có con đường rơ ràng nào để tiến về phía trước. Giả như việc khảo sát Tử Vi bằng khoa học thành công, th́ mặc dù không thể đào luyện kỳ nhân, chúng ta cũng thành công trong việc giúp người học Tử Vi liên tục tiến về phía trước thay v́ dậm chân tại chỗ hoặc chạy trong cái ṿng lẩn quẩn.


     Đó là phần tŕnh bày về giới hạn và triển vọng của phương pháp khoa học khi áp dụng vào Tử Vi. Kế tiếp tôi xin luận những điều kiện mà các bước đầu của khoa Tử Vi phải thỏa khi ta khảo sát nó bằng phương pháp khoa học.
(c̣n tiếp)



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 10 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 3:12am | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

NÓI THÊM VỀ LƯ THIÊN VĂN CỦA CẶP ÂM DƯƠNG (theo ông Tạ Phồn Trị)


       HỎI: Ông dùng điều kiện thiên văn “giữ cho hoàn cảnh của vũ trụ không đổi” để định hai sao Âm Dương. Điều kiện này có thực cần thiết không? Thiết tưởng cho cặp Âm Dương ứng với mặt trăng, mặt trời hoặc nói Thái Âm, Thái Dương đại biểu hai yếu tố âm dương cũng cho kết quả tương tự.


     ĐÁP: Trước hết cần nói rơ rằng điều kiện thiên văn “để hoàn cảnh của vũ trụ không đổi” được xử dụng trong việc định hai sao Âm Dương là do ông Tạ Phồn Trị tái khám phá ra, không phải tôi. Tôi chỉ là người ghi lại sự kiện này. Cần nói rơ thế v́ tôi nghĩ rằng đây là một phát hiện hết sức quan trọng, ví như chiếc ch́a khóa chính; không có nó không thể mở cánh cửa đă đóng kín ngh́n năm của khoa tử vi. Cái công của người tái khám phá (tức ông Tạ Phồn Trị) v́ thế phải được ghi nhận rơ ràng.


     Đă biết kết quả rồi th́ khó cảm nhận tại sao -từ căn bản khoa học- t́m ra cái lư nằm sau cách an hai sao Âm Dương lại là một tái khám phá to lớn, nên tôi xin lùi một bước để phân tích các thuyết -liên hệ đến cặp Âm Dương- đă có mặt trước thuyết của ông Trị.


     Có hai thuyết chính.


     Thuyết thông thường (mà ta sẽ gọi là thuyết A) là Âm biểu tượng mặt trăng, Dương biểu tượng mặt trời.


     Thuyết A có ứng hợp với thực tế, nhưng không ứng hợp hoàn toàn v́ tử vi có một cách lớn là Âm Dương Sửu Mùi, thường được gọi là “Nhật Nguyệt tranh huy”, nghĩa là mặt trời mặt trăng dành ánh sáng. Vấn đề là giờ Mùi (tùy trường phái mà ứng với thời gian 1-3 hoặc 2-4 giờ chiều) trời sáng trưng th́ có lư do ǵ để mặt trăng có uy lực mà đ̣i “dành sáng” mới mặt trời? Muốn có “Nhật Nguyệt tranh huy” vào buổi chiều th́ tất phải là lúc hoàng hôn; tức là sớm lắm cũng phải từ giờ Thân trở đi.


     Ngoài ra, từ kinh nghiệm tích lũy lâu đời, người ta biết tính miếu hăm của cặp Âm Dương ngoài yếu tố thời (Dần đến Ngọ là thời của Dương, Thân đến Tư là thời của Âm, Sửu Mùi là thời tranh tối tranh sáng) c̣n có yếu tố vị (Dương an cung dương đắc vị, an cung âm thất vị; Âm ngược lại). Hiển nhiên mặt trời mặt trăng không phản ảnh yếu tố “vị” khá lạ lùng này.


     Kế tiếp là một thuyết khác mà ta sẽ gọi là thuyết B. Thuyết B hoàn toàn đặt trên lư luận, cho rằng cặp Âm Dương chỉ giản dị là đại biểu của hai yếu tố âm và dương, tức là hai đơn vị nền tảng của thuyết Âm Dương.


     Ưu điểm lớn của thuyết B là nó giải quyết được cả hai vấn nạn của thuyết A:


     -Vấn nạn thời: Dần đến Ngọ ứng với hai hành mộc hỏa đều ứng với phát triển nên là khu vực dương, Thân đến Tư ứng với hai hành kim thủy ứng với sự dừng bước, thoái hóa nên là khu vực âm; nên Thái Dương đắc thời từ Dần đến Ngọ, thất thời từ Thân đến Tư; Thái Âm ngược lại. Thế là yếu tố thời được thỏa.


     -Vấn nạn vị: Từ cách thành lập địa bàn ta đă phân 12 cung thành 6 âm, 6 dương,nên cho Thái Âm ứng âm, Thái Dương ứng dương th́ yếu tố vị đương nhiên được thỏa.


     Đồng thời, thuyết B dẫn đến một kết quả tự nhiên là ở hai cung Sửu Mùi cả hai sao Thái Âm, Thái Dương đều không đắc thời hoặc thất thời, nên ứng với cảnh tranh tối tranh sáng của hai yếu tố âm dương. Nói cách khác, trục Sửu Mùi là trục đối xứng của hai yếu tố Âm Dương. Với kết quả này, ta có quyền đ̣i hỏi rằng cặp Âm Dương phải vĩnh viễn đối xứng qua trục Sửu Mùi.     


     Có thể thấy rằng thuyết B đạt rất gần đến cái lư tối hậu nằm sau cách an cặp Âm Dương, thế nhưng nó có một thiếu sót trầm trọng là ngoài lư âm dương ra, ta không biết các vị trí của hai sao này ứng với các yếu tố nào khác của địa bàn. Lấy thí dụ trường hợp Thái Dương cư Tư, tất Thái Âm cư Dần. Thái Âm ở Dần đại biểu ǵ? Khởi đầu của hành mộc? Hoặc giả phối hợp với thuyết A để nói Âm Dương cùng ứng với giờ th́ bảo Thái Dương cư Ngọ cực tốt hợp lư rồi, nhưng cùng lúc ấy Thái Âm cư Thân có ư nghĩa ǵ? Giờ Thân chưa phải là lúc mặt trời lặn sao có thể nói Thái Âm tốt được?


     Cái độc đáo của lư tương ứng Thái Âm = Tháng, Thái Dương = Giờ mà ông Tạ Phồn Trị tái khám phá ra là nó vừa ứng với thiên văn (hai sao Âm Dương phối hợp để giữ hoàn cảnh của vũ trụ y hệt như thời điểm khai sinh của địa cầu là -tiết lập xuân- tháng Giêng giờ Tư), vừa tổng hợp được các tính chất chính của hai thuyết A và B kể trên. Tức là nó giúp cái lư của cặp Âm Dương trở thành đầy đủ và nhất quán.


     Theo ông Trị tiết lộ th́ nhờ ngồi thiền mà cuối cùng ông ngộ ra cái lư của cặp Âm Dương sau 20 năm liên tục suy nghĩ và bế tắc. Đă chuyên tâm nghiên cứu mà phải mất 20 năm suy nghĩ, lại thêm đốn ngộ mới suy ra được một điều th́ điều ấy chắc không thể tầm thường.



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 11 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 3:12am | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

TẠI SAO TÔI BÁC BỎ THUYẾT THIÊN VĂN CỦA CẶP TỬ PHỦ?

     HỎI: Về cặp Tử Phủ ông bảo thuyết của ông Tạ Phồn Trị "quá huyền hoặc" và ông đề xướng thuyết của riêng ông. Thuyết này của ông không nói ǵ đến tính thiên văn của Tử Phủ, nhất là không nhắc đến cḥm sao bắc đẩu, vốn được nhiều nhà nghiên cứu cho là thực thể thiên văn tương ứng của sao Tử Vi. Vậy có phải là thiếu sót chăng?


     ĐÁP: Tôi có đọc thấy trên vài mạng mệnh lư khá nhiều lời phê b́nh, cho rằng tôi đă thiếu sót, sai lầm trầm trọng v́ không nhận ra rằng 14 chính tinh đều có gốc ở thiên văn. Có người dựa trên sự kiện rằng tôi hay viện dẫn sách ông Trị mà kết luận rằng đây là điểm thiếu sót, sai lầm của ông Trị.


     Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin thưa ngay rằng ông Trị không hề đi ngược lại truyền thống thiên văn của các nhà nghiên cứu cũ. Người đi ngược truyền thống là tôi, và từ cái nh́n “ngược truyền thống” -nhưng dựa trên khoa học- tôi thấy lập luận của ông Trị về cặp Tử Phủ là huyền hoặc. Sau đây tôi xin tóm lược lập luận của ông Trị rồi tŕnh bày lư do tại sao tôi không chấp nhận nó.


     Ta đă biết vào lúc khai sinh của địa bàn, tức tháng Giêng giờ Tư th́ Thiên Phủ ở Sửu, Tử Vi ở Măo.


     Ông Trị nhận xét rằng ở thời điểm này nh́n lên phương bắc tất thấy sao đuôi của cḥm Bắc Đẩu ở chính đông, ứng với phương Măo trên địa bàn, cùng lúc đó sao Long Đầu ứng với cung Sửu.


     V́ trục trái đất gần khít với sao Bắc Cực (tức sao Alpha–UMi), một quan sát viên trên mặt đất (ở bắc bán cầu) sẽ thấy cả hai sao này cứ mỗi giờ âm lịch chuyển 30 độ theo chiều nghịch.


     Chiều nghịch quan sát thấy trên trời bắc chính là chiều thuận trên địa bàn, mỗi 30 độ ứng với một cung, nên nếu đuôi cḥm Bắc Đẩu đă ở Măo vào giờ Tư th́ sẽ ở Th́n vào giờ Sửu, ở Tỵ giờ Dần v.v… tức là hoàn toàn phù hợp với vận tŕnh sao Tử Vi.


     Tương tự, cho ngày và giờ cố định rồi th́ cứ mỗi tháng hai sao Phá Quân và Long Đầu cũng chuyển 30 độ theo chiều nghịch nên tiết lập xuân (tháng Giêng) sao Long Đầu ở cung Sửu tất tiết lập hạ (tháng 4) ở cung Th́n, lập thu (tháng 7) ở Mùi, lập đông (tháng 10) ở Tuất; tức là hoàn toàn phù hợp với vận tŕnh của sao Thiên Phủ.   


     Cho nên, dùng hoàn cảnh của tiết lập xuân làm điều kiện ban đầu (initial conditions) và “giờ tháng nghịch chiều” làm cái lư vận hành để giữ hoàn cảnh của vũ trụ không đổi, ông Trị kết luận Tử Vi ứng với đuôi của cḥm Bắc Đẩu thất tinh, Thiên Phủ ứng với sao Long Đầu. Đó là cái lư h́nh thành của cặp Tử Phủ theo ông Tạ Phồn Trị.


     Mười chính tinh c̣n lại th́ ông Trị cho rằng không dính líu ǵ đến các sao trên trời. Tôi đă thấy một số người suy diễn rộng hơn, cho rằng mỗi một chính tinh đều phản ảnh vận hành của một sao có thật trên trời. Nhưng dù chỉ cho cặp Tử Phủ ứng với sao thật như ông Trị hoặc cho hết thảy 14 chính tinh ứng với sao thật như một số vị khác, tựu chung th́ yếu tố để liên kết vẫn là tương ứng phương vị trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Chẳng hạn như trường hợp ông Trị th́ hoàn cảnh đặc thù ấy là giờ Tư ngày đầu của tiết lập xuân (ứng với Tử Vi ở Măo, Thiên Phủ ở Sửu).


     Cần ghi nhận rằng ông Tạ Phồn Trị chẳng phải là người đầu tiên cho rằng các sao trong khoa Tử Vi ứng với sao thật trên trời. Thí dụ cận đại có “Tử vi đẩu số giảng nghĩa”, một tài liệu Tử Vi nổi tiếng do tiền bối Lục Bân Triệu soạn trong thập niên 1950 cho lớp Tử Vi của ông gần đây được nhiều nhà b́nh chú. Trong tài liệu này, phần an sao có viết khá dài về liên hệ giữa Tử Vi và thiên văn. Đoạn đầu như sau:


     “Tử Vi dựa vào sự vận chuyển biến hóa của cḥm bắc đẩu, cḥm nam đẩu, các sao trong Tử Vi đàn, và các tạp tinh để tượng trưng cát hung họa phúc của đời người. Nam đẩu, bắc đẩu, Tử Vi đàn nguyên là những sao quan trọng nhất và được biết tới nhiều nhất trong thiên văn cận đại…”


     Tôi xin phép chỉ dịch đến đấy, bởi thiết nghĩ bấy nhiêu đủ cho ta biết thuyết cho rằng Tử Vi liên hệ mật thiết với bắc đẩu, nam đẩu v.v… không phải là mới lạ, mà đă lưu hành tối thiểu nửa thế kỷ rồi. Và rất dễ hiểu, v́ tên gọi của 14 chính tinh và một số phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc v.v… đều là tên sao có thật; nếu xưa này người ta chưa từng nối kết các sao trong Tử Vi với sao thật trên trời mới là chuyện lạ.


     Bây giờ tôi xin tŕnh bày lư do tại sao tôi cho rằng loại lập luận này là huyền hoặc. Tôi sẽ chỉ phê b́nh lập luận của ông Trị, nhưng lư lẽ này cũng áp dụng cho các lập luận tương tự.


     Tôi sẽ nh́n nhận ngay rằng thuyết của ông Trị về cặp Tử Phủ (và các thuyết thiên văn tương tự khác) có tính hấp dẫn rất mạnh, bởi nó khơi động tính ṭ ṃ của con người về những liên hệ có thể có giữa con người và các v́ sao trên trời. Chính tôi cũng bị loại thuyết này hấp dẫn, nhưng tiêu chuẩn khoa học bắt buộc tôi phải đứng về phe phản đối v́ có hai vấn đề sau đây.


     Vấn đề đầu tiên là: Trên trời có muôn v́ sao cùng ứng hợp phương vị với Tử Vi, Thiên Phủ; tại sao chọn hai sao Phá Quân và Long Đầu làm sao tương ứng? V́ hai sao này tương đối sáng chăng? Nhưng nếu độ sáng là tiêu chuẩn th́ hai sao này làm sao sáng bằng mặt trăng, mặt trời là biểu tượng của Thái Âm Thái Dương? Vậy th́ lấy lư nào để nói Tử Vi là sao vua, ngự trị các chính tinh khác kể cả cặp Âm Dương?


     Ngắn gọn, cách chọn sao của ông Trị không thỏa đ̣i hỏi độc nhất; một đ̣i hỏi hết sức quan trọng của khoa học. Trong thập niên 1980 đă có một danh gia mệnh lư Đài Loan là ông Phương Vô Kỵ cố gắng giải quyết vấn nạn này. Ông Vô Kỵ cho rằng hai cḥm Bắc Đẩu và Nam Đẩu (tức cḥm sao Nhân Mă Sagittarius) có từ trường rất mạnh nên chúng đặc biệt hơn các cḥm sao khác. Nhưng như thế lại có vấn đề, v́ từ lực giảm rất nhanh với khoảng cách. Nếu lấy từ lực làm tiêu chuẩn th́ lực áp đảo phải là các thiên thể trong thái dương hệ; và nếu vậy th́ một lần nữa ta lại gặp bế tắc là tại sao Tử Vi lại ứng với uy quyền cao hơn cặp Âm Dương, trong khi mặt trời (ứng với Thái Dương) hiển nhiên là thiên thể quan trọng nhất của thái dương hệ (chú 6). Mặt trăng có kém thế hơn mặt trời, nhưng nếu hỏi một em bé (chưa có suy nghĩ thiên vị) mặt trăng hay chùm bắc đẩu quan trọng hơn, tôi nghĩ câu trả lời hiển nhiên sẽ là mặt trăng.


     Vấn đề thứ hai tŕnh bày kế tiếp đây tôi nghĩ c̣n nghiêm trọng hơn nữa. Các độc giả đă đọc qua sách thiên văn hẳn biết rằng trục của trái đất (tức trục tưởng tượng xuyên qua bắc cực và nam cực) không vĩnh viễn song song với một phương cố định trong vũ trụ, mà liên tục xoay chuyển như trục của một con quay (tức con vụ, con bông vụ, con cù) lúc sắp ngă vậy. Nếu ta vẽ trên tinh cầu (một mặt cầu tưởng tượng ở trời cao) quỹ tích của các điểm mà trục trái đất vạch thành th́ sẽ được một ṿng tṛn. Phải mất khoảng 26 ngàn năm trục trái đất mới đi hết ṿng tṛn này để trở lại vị trí ban đầu. Thời gian 26 ngàn năm đối với một đời người là rất dài, nhưng xét trên chiều kích của khoa học th́ cũng như một tích tắc mà thôi. Và khi trục trái đất trên trời cao dời đi đủ xa th́ đuôi cḥm Bắc Đẩu sẽ không ở phương đông vào giờ Tư ngày đầu của tiết lập xuân nữa!


     Khi ấy ta sẽ làm ǵ? Phải chăng là cho một sao khác ở lân cận đâu đó ứng với Tử Vi để tái lập sự ứng hợp đă mất đi giữa thời gian và vị trí? Sự điều chỉnh này, nếu có, sẽ dựa trên lư nào? Làm sao thiết lập tính độc nhất của nó?


     Sự thật là cḥm Bắc Đẩu hiện đang ĺa xa dần ṿng cung bắc cực. Chính ông Phương Vô Kỵ (đă dẫn ở trên) có nh́n nhận trong sách của ông rằng 8 ngh́n năm nữa cḥm Bắc Đẩu sẽ không c̣n ở phía trên xích đạo; lúc ấy thật khó mà cho rằng nó có vị trí thiên văn đặc biệt hơn các cḥm sao khác; bảo là nó ứng với sao cao quư nhất của 14 chính tinh, tức sao Tử Vi, th́ lại càng gượng ép, nếu không muốn nói là hàm hồ.


      V́ những vấn nạn đă nêu trên, mọi thuyết cho rằng mỗi một chính tinh của môn Tử Vi có một sao tương ứng trên trời sẽ phải chấp nhận thêm tối thiểu một điều kiện là khoa Tử Vi chỉ có giá trị khi một số điều kiện đặc thù về phương vị của các sao này được thỏa. Như vậy, v́ trục quay trái đất liên tục di chuyển, trong mỗi chu kỳ 26000 năm khoa tử vi chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian X nào đó mà thôi.


     Tức là giá trị khoa học của khoa Tử Vi có tính tuần hoàn; có khi nó sai, có khi nó đúng?! Thật khó tưởng tượng là giá trị của một thuyết khoa học lại có đặc tính kỳ cục này.


     Có người sẽ biện luận đời vốn không phải là cơi thập toàn nên dĩ nhiên không có thuyết tuyệt đối hoàn chỉnh; và nếu coi cái “kỳ cục” kể trên là một phần của tính không hoàn chỉnh của Tử Vi th́ chẳng có vấn đề ǵ. Tôi xin phép hoàn toàn bất đồng. Bởi mặc dù đời này không có sự hoàn chỉnh tuyệt đối, các thuyết vẫn có độ hoàn chỉnh cao thấp khác nhau. Nếu phải lựa một trong hai thuyết, ta không thể nói v́ cả hai đều không hoàn chỉnh nên tha hồ lựa chọn theo ư thích, mà phải xử dụng những tiêu chuẩn khoa học cập nhật nhất để loại thuyết kém hoàn chỉnh và giữ thuyết hoàn chỉnh hơn.


     Trở lại vấn đề, tôi xin thưa rằng cái “kỳ cục” kể trên có thể tránh được nếu ta bỏ hẳn việc ép các sao có thật trên trời vào 14 chính tinh. (Chú thích tại chỗ: Mặt trời và mặt trăng là ngoại lệ v́ liên hệ với trái đất rất mật thiết và có tính vĩnh hằng, nên ứng với Thái Dương và Thái Âm là hợp lư).


     V́ thế tôi lập luận cặp Tử Phủ được đặt ra để phản ảnh những thay đổi mùa màng của địa cầu, v́ cặp Âm Dương đă không làm được chuyện ấy. Xét rốt ráo th́ cái lư mà tôi đưa ra cho cặp Tử Phủ vẫn là lư thiên văn, nhưng dựa trên kết quả hiển hiện (mùa màng) nên thỏa điều kiện độc nhất của khoa học, lại không lệ thuộc vào vị trí trục quay của trái đất nên không bị mối nguy là chắc chắn trở thành sai lạc trong vài ngàn năm nữa.


     Tóm lại ta hiện có hai thuyết đều có tính thiên văn. Một thuyết th́ lư tương ứng không thỏa điều kiện độc nhất, lại chắc chắn sẽ trở thành sai lầm trong vài ngàn năm nữa và v́ thế khó biết có đúng trong hiện tại hay không; một thuyết hiện đă tương ứng với thực tế và sẽ tiếp tục tương ứng với thực tế ngày nào trái đất c̣n tự xoay quanh nó và quanh mặt trời.


      Xét từ quan điểm khoa học ta phải chọn thuyết nào? Câu trả lời xin dành cho quư vị.



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 12 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 8:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

DuongTuong đă viết:

Cám ơn anh VDTT ,
Nếu nói lư phân phối các sao trên địa bàn đă hàm chứa tính âm dương, th́ lư đặc thù của chính nó cũng đă tự điều ḥa âm dương của lư chung rồi vậy ? hay cho là cái lớn thế cuộc lấn áp cái bé riêng lẻ, trong khi bất kỳ thời và điểm nào cũng sẵn hàm chứa lư âm dương rồi ?
Nếu như trên, âm dương mà c̣n xét các tổ hợp, điều kiện, hoàn cảnh . . th́ không thể c̣n nguyên thủy để gọi "toàn bộ thuyết âm dương", v́ nó đă bị nghiêng lệch bởi cách cục mà ta thường gắng biện minh lấy được theo chủ quan , đó là chưa kể gượng thêm Ngũ hành trong trường hợp sau cùng nếu cần thiết ! Tại sao phải nếu trong khi thuyết âm dương vốn là căn bản vững chắc ?

Thành thật cám ơn nhiệt t́nh giải đáp của anh .



Trong một tổ chức nhất quán tất nhiên phải có trên dưới, như các mệnh lệnh trong software cùng theo một hệ thống luật cả mà vẫn có lệnh này trên lệnh kia.

Xin đưa một thí dụ về việc thảy tiền xấp ngửa. Luật chung ta biết là số tiền xấp và ngửa sẽ gần bằng nhau (sai số xấp ngửa phải trong ṿng 10% tổng số các đồng tiền được thảy chẳng hạn). Vậy khi ta gặp hoàn cảnh ba đồng tiền ta sẽ kết luận như thế nào. Bắt đầu bài toán này bằng cách ghi nhận những trường hợp có thể xảy ra:
    1. TTT
    2. HTT
    3. THT
    4. TTH
    5. THH
    6. HTH
    7. HHT
    8. HHH


    Nếu áp dụng luật "số tiền xấp ngửa phải gần bằng nhau" ngay tức khắc ta sẽ phải loại hai trường hợp 1 và 8 ra.


    Thế nhưng vẫn có vấn đề v́ các trường hợp c̣n lại (từ 2 đến 7) sai số đều là (2-1)/3=33%, tức là vẫn không thỏa điều kiện "số tiền xấp ngửa phải gần bằng nhau".


    Vậy chúng ta kết luận thế nào? Không thể nào thảy ba đồng tiền chăng?


    Tôi cố ư mượn trường hợp thực tế này để nhấn mạnh rằng mọi quy luật đều có điều kiện áp dụng, điều kiện này phải được thỏa mới áp dụng được. Như trường hợp 3 đồng tiền, ta không thể áp dụng quy luật "số tiền xấp ngửa phải trong khoảng 10% tổng số tiền được thảy" v́ nếu áp dụng luật này ta sẽ tạo ra những hoàn cảnh nghịch lư.


    Trở về bài toán Tử Vi. Sau khi tính ra được một sao là âm thủy chẳng hạn, ta phải đặt câu hỏi là kết hợp tính "âm thủy" với tính âm dương ngũ hành của cung vị có thỏa điều kiện áp dụng của thuyết âm dương hay chưa?


    Tôi nghĩ là chưa, mà c̣n cần nhiều điều kiện khác, và những điều kiện này không phải tùy hứng thêm vào cho phù hợp mà là những điều kiện cần thiết để thỏa cái tính nhất quán của thuyết âm dương.


    Cứ nhất luật áp dụng thuyết âm dương mà không chú ư điều kiện áp dụng th́ sẽ xảy ra nhiều cảnh ph́ cười, chẳng hạn như một thí dụ phản chứng (h́nh như do một học giả đời Hán đưa ra): "Mă thuộc hỏa, lửa thuộc hỏa, nên ngựa thích lửa, do đó cứ cho nó vào lửa, chẳng sao cả mà có khi c̣n tốt là đằng khác".


    Một thí dụ khác (h́nh như cũng do cùng học giả, nhưng tôi không chắc) là "Ngọ ứng con ngựa, Tí ứng con chuột. Ngọ là chính phương của hỏa, Tí là chính phương của thủy. Ngọ thuộc hỏa, Tí thuộc thủy. Thủy khắc hỏa, suy ra ngựa thua chuột, chuột thắng ngựa."


    Tóm lại, theo tôi khi áp dụng thuyết âm dương việc đầu tiên phải làm là xét xem hoàn cảnh có thỏa điều kiện áp dụng hay không.

 

DuongTuong đă viết:

...Nếu nói lư phân phối các sao trên địa bàn đă hàm chứa tính âm dương, th́ lư đặc thù của chính nó cũng đă tự điều ḥa âm dương của lư chung rồi vậy ? hay cho là cái lớn thế cuộc lấn áp cái bé riêng lẻ, trong khi bất kỳ thời và điểm nào cũng sẵn hàm chứa lư âm dương rồi ?...



Xin xem thí dụ thảy tiền đă đề cập ở một bài trước. Không phải là thời và điểm nào cũng thỏa lư âm dương, mà là thời và điểm nào cũng chứa một phần nào đó của âm dương, phải có một tổng số thời và điểm tối thiểu hợp lại mới thỏa lư dung ḥa của âm dương.

     Tóm lại, có những tiểu thể (v́ quá nhỏ mà) không thỏa lư âm dương, mặc dù dĩ nhiên có chứa tính âm dương.

DuongTuong đă viết:

...Nếu như trên, âm dương mà c̣n xét các tổ hợp, điều kiện, hoàn cảnh . . th́ không thể c̣n nguyên thủy để gọi "toàn bộ thuyết âm dương", v́ nó đă bị nghiêng lệch bởi cách cục mà ta thường gắng biện minh lấy được theo chủ quan...



Tôi không rơ anh nói "điều kiện, hoàn cảnh" với ư nghĩa ǵ? Tôi tạm cho đây là điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của từng cá nhân một, như sinh ở Bà Rịa th́ khác ở Saigon v.v...

     Quả tôi cho rằng muốn tăng độ chính xác khi luận Tử Vi th́ phải xét thêm điều kiện, hoàn cảnh sống của cá nhân, vậy có phải là trái lư âm dương không? Để trả lời câu này, xin trở lại điều kiện để cho lư âm dương được thỏa.

     Hăy tưởng tượng âm dương như những con số -1 (âm) và +1 (dương). Mô h́nh mà tôi xử dụng cho cuộc đời là những con số -1 và +1 này trộn lộn vào nhau. Theo mô h́nh này, nếu lấy hết cả những con số -1 và +1 đại biểu cho toàn thể vũ trụ cộng lại th́ được "không", tức là zéro; đó là cái đại thể tuyệt đối (trong cơi ta bà này thôi, chưa kể các cảnh giới khác). Các hiện tượng chỉ là "giả tướng" do các con số -1 và +1 trộn lại không đều mà ra.

     V́ các phần tử của vũ trụ có liên kết với nhau, nếu áp dụng lư âm dương vào từng phần một th́ không thể mong mỏi điều kiện lư tưởng (tổng số = 0) cho từng phần một, nhưng nếu thuyết âm dương hợp lư (và tôi cho là nó hợp lư) th́ sẽ phải thỏa một điều kiện tương đối thực tế hơn là nếu cộng các số -1 và +1 trong cùng một thực thể thỏa lư âm dương th́ được một con số gần zéro. Nói theo toán học th́ sai số giữa các số -1 và +1 chia cho tổng số các phần tử của một thực thể thỏa lư âm dương phải nằm trong một giới hạn nào đó (tương tự trường hợp thảy tiền xấp ngửa đă bàn ở một bài trước).

    Tiền đề của tôi là toàn thể lá số Tử Vi thỏa điều kiện của một tiểu thể âm dương (tức là tổng số âm dương cộng lại gần bằng zéro). Dùng tiền đề đó th́ sẽ suy ra được 14 chính tinh, tứ hóa v.v... theo cái lư của ông Tạ Phồn Trị. Chú ư rằng tiền đề này không hề nói mỗi một thành phần trong lá số tự nó thỏa lư âm dương, mà chỉ nói rằng cộng hết tất cả các thành phần trong lá số lại th́ thỏa lư âm dương. Bởi vậy trong lá số có thể có thành phần rất dương (tương tự một số lần liên tiếp nhau thảy tiền đểu lên ngửa), có thể có thành phần rất âm (tương tự một số lần liên tiếp nhau thảy tiền đều lên xấp), có thể có thành phần trong đó âm dương trộn lộn theo những tỷ lệ khác nhau. Những thành phần rất dương, rất âm, và trung gian này chính là những cách cục vậy.

    Tóm lại, theo mô h́nh này các cách cục đều hàm chứa âm dương, mà không phải là mỗi một cách cục tự nó thỏa lư âm dương. Toàn thể bài toán Tử Vi th́ thỏa điều kiện tối thiểu của âm dương (v́ vậy xác xuất đúng cao hơn là 50%), nhưng độ chính xác dĩ nhiên vẫn kém cái tổng thể tuyệt đối là vũ trụ (bởi vậy tôi cho rằng xác xuất đúng của Tử Vi chỉ khoảng 70% mà thôi).

     Thêm điều kiện, hoàn cảnh cá nhân vào để giải bài toán tử vi cũng như thảy thêm tiền để xem số xấp ngửa trung b́nh là bao nhiêu vậy, càng thảy nhiều tiền th́ càng tiến gần đến cái hoàn cảnh ở vô cực, trong trường hợp Tử Vi là tiến gần hơn đến cái đại thể tuyệt đối, tức là kết quả càng chính xác hơn.

DuongTuong đă viết:

...đó là chưa kể gượng thêm Ngũ hành trong trường hợp sau cùng nếu cần thiết ! Tại sao phải nếu trong khi thuyết âm dương vốn là căn bản vững chắc ?


Đây có vẻ là một bế tắc nếu thuyết ngũ hành không liên hệ ǵ với thuyết âm dương, nhưng hăy giả dụ ngũ hành là một phép tính gần đúng của âm dương th́ tự nhiên sẽ thấy ngay tính nhất quán của bài toán Tử Vi. Bởi trong trường hợp này ngũ hành chẳng ǵ khác hơn là những phép tính âm dương có tính gần đúng dùng để suy ra các cách cục cho dễ dàng, tiện lợi.


     Xin dùng thí dụ. Chúng ta đều biết các ngành kỹ sư đều là ứng dụng của khoa vật lư. Nhưng khi học kỹ sư ta thấy đa số các cách giải toán đều chỉ có tính gần đúng, và tính gần đúng này chẳng phải là kết quả của khả năng kém cỏi mà là một sự cố ư khôn ngoan. Thí dụ: Nếu dùng phép tính cực kỳ chính xác của vật lư để ra chiều dài của một cái đập th́ mất 10 tiếng và được kết quả là 23,139 mét, dùng phép tính gần đúng của kỹ sư công chánh th́ mất năm phút và được kết quả là 23 mét, hỏi nên dùng phép tính nào? Trả lời là dùng phép tính của kỹ sư công chánh, v́ trên ứng dụng thực tế th́ 23,139 mét quả có chính xác hơn 23 mét một ít, nhưng chẳng có lư do ǵ để tốn thêm 10 tiếng đồng hồ hầu đạt thêm một chút độ chính xác nhỏ nhoi ấy.


     Một kết quả mà tôi đă suy ra được là ngũ hành chẳng ǵ khác hơn là một phép tính gần đúng của âm dương. Kết quả này chứng minh dài ḍng nên tôi tạm thời không ghi ra đây; nhưng chấp nhận nó rồi th́ sẽ thấy ngay rằng bài toán tử vi có thêm ngũ hành chẳng có ǵ là trái cựa hay miễn cưỡng cả, v́ ngũ hành chính là một biến thể (gần đúng) của âm dương.

Hy vọng mọi sự đă rơ ràng hơn.

 



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 13 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 8:24pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

dangsaubong toi đă viết:

   Ngày xưa cụ TRẦN ĐOÀN có biết từ trường hay chu kỳ dịch chuyển của trục trái đất không nhỉ???!!! Mỗi học thuyết đều có hạn chế lịch sử. Giải thích tử vi th́ phải bằng những hiểu biết của người xưa. Giải thích tử vi cũng như khảo cổ học vậy!!!   


Bạn nói đúng, nếu chúng ta muốn giải thích tại sao người xưa nghĩ ra tử vi th́ cũng như khảo cổ học vậy. (Ngành khảo cổ rất thú vị, mặc dù bản thân tôi không phù hợp với nó).

Nhưng việc khoa học hóa Tử Vi th́ khác. Chúng ta không cần biết người xưa nghĩ ǵ, mà chỉ cần xét xem những khám phá của người xưa có phù hợp với kiến thức khoa học hiện đại hay không.

Một thí dụ là nền văn minh Mayan ở nam Mỹ. Nền văn minh này để lại những kỳ công khiến các học giả thời hiện đại phải sửng sốt, thật khó tưởng tượng đó là những công tŕnh của tiền nhân các anh mọi da đỏ cởi trần đóng khố (thí dụ, xem "QED: The strange theory of light and matter," tiến sĩ Nobel vật lư Richard Feynman); nhưng tại sao người Mayan xưa lại nghĩ ra được những điều này th́ chẳng ai biết, và xét trên luận cứ khoa học th́ cũng không quan trọng lắm. Điểm chính là những công tŕnh đó đă hiện hữu từ xưa và được đánh giá cao theo tiêu chuẩn của khoa học hiện đại.

Tử Vi cũng thế. Chúng ta không cần phải biết ông Trần Đoàn nghĩ ǵ hoặc tại sao ông lại nghĩ ra Tử Vi chúng ta vẫn có thể định giá trị khoa học của Tử Vi như thường, bằng cách xử dụng tiêu chuẩn định giá của khoa học hiện đại.

Trường hợp bản thân tôi. Sau khi áp dụng các nguyên lư khoa học, tôi nhận ra rằng việc ông Trần Đoàn phát minh ra 14 chính tinh thật là vĩ đại. Tại sao ông nghĩ ra được việc này tôi không biết. Rất có thể ông lư luận sai, rồi nhiều lần sai hóa giải lẫn nhau ra thành đúng, cũng có thể ông là bậc đại giác ngộ, biết xa hơn cả sự chuyển trục của trái đất nữa, nhưng cũng như ông phật ngày xưa không thấy có nhu cầu nói hết những cái biết của ḿnh ra. Nhưng bất luận lư do, điểm quan trọng nhất vẫn là cái lư của 14 chính tinh hoàn toàn phù hợp với lư tối thượng của khoa học hiện đại. Bởi thế tôi mới nảy ra ư tưởng khảo sát khoa Tử Vi bằng phương pháp khoa học.

Nhưng việc khoa học hóa Tử Vi không ngừng ở việc khảo sát. Mục đích tối hậu của nó là xác định rơ cái hay cái dở của khoa Tử Vi như chúng ta đang biết, rồi giữ cái hay, bỏ cái dở, phát triển thêm điều mới lạ để giúp khoa Tử Vi liên tục đôn hóa tiến bộ như mọi ngành khoa học khác.

 

thaiha2006 đă viết:

...chú có thể chỉ cho cháu cách Dụng của Tứ hóa không?

 

Hay nguyên tắc để luận bộ sao này?


Luận là áp dụng lư thuyết vào thực hành. Mỗi người một chuyên môn. Thực hành không phải là chuyên môn của tôi. Tôi cho rằng trong khoa Tử Vi muốn thực hành hay phải có cảm ứng tốt.

thaiha2006 đă viết:

Nếu Tam hóa hội, nhưng Quyền bị Tuần án ngữ, th́ c̣n sức chiếu để hội về tam hóa không? Nếu có cả Kỵ đồng cung với Quyền ở đây th́ có tốt không?


     Theo cách xem của tôi Tuần Triệt chẳng ảnh hưởng tứ Hóa một chút nào cả v́ (theo tôi) tứ Hóa chẳng phải là sao. Vấn đề gốc rễ là sau khi tính tác dụng của Tuần Triệt rồi th́ trong cung c̣n có ǵ để mà hóa hay không; và dĩ nhiên bài toán này rất phức tạp. Như trên đă nói phải có cảm ứng tốt áp dụng mới được.

     Kỵ Quyền thành bộ, đấu tranh có kết quả, nhưng mệt mỏi thôi (theo truyền thuyết th́ lá số của Trương Lương có cách Kỵ Quyền).

thaiha2006 đă viết:

Cháu vẫn thấy Kỵ vất vả ghê lắm, kể cả ở tứ mộ. Tính đố kỵ, ghen ghét vẫn có , và bị đố kỵ ghen ghét.


Lấy ư nghĩa Kỵ tương ứng với mùa đông, rồi từ đó tính đi th́ khó lầm lạc hơn. Mùa đông thi người nghèo chết cóng, người giàu mà thiếu cẩn thận th́ chết oan, người giàu mà cẩn thận th́ chẳng có ǵ lo ngại, người đă ở sẵn trong cảnh đấu tranh th́ có khi lại chính là cơ hội đó (Nga thắng Đức nhờ cái lạnh của mùa đông trong đệ nhị thế chiến).

    Nói chung đói khổ (hăm) mà không ai cứu (không có quư nhân) sợ Kỵ. Giàu mà kiêu căng hoặc yếu đuối sợ Kỵ (nhưng được một thoáng huy hoàng rồi chợt tắt). Giàu mà cẩn thận có Kỵ nên lo, nhưng có dư lực thoát qua. Kẻ đấu tranh thích Kỵ, v́ đó là cơ hội đập đổ hệ thống cũ (Trong chiến tranh du kích kẻ nắm quyền sợ mùa đông, kẻ chưa nắm quyền lợi dụng mùa đông để tấn công kẻ nắm quyền).

thaiha2006 đă viết:

Chú có cho rằng sau 30 th́ Triệt mất dần ảnh hưởng không?


Tôi cho là như vậy, nhưng c̣n tùy người. Lư do là theo mô h́nh của tôi, Triệt liên hệ đến tài "nhân", làm cái hay dở của chính tinh và các sao liên hệ thuộc tài nhân khác khó phát huy được. Người ta khi chín chắn rồi th́ ảnh hưởng này tât phải giảm đi.

     Thế nhưng có người già cả rồi vẫn hung hăng cơ mà. Triệt cũng thế. Nhưng dĩ nhiên chẳng bao giờ mất hẳn được (cao bồi già vẫn có tính cao bồi).

thaiha2006 đă viết:

Chú có thể nói thêm về Tự hóa được không?


Tự hóa là một phát hiện mới, c̣n trong ṿng bàn căi. Trước tôi cho sao tự hóa uy lực tương đương sao hóa nguyên thủy, bây giờ nghĩ lại thấy phải có khác biệt, đại khái là yếu hơn. Nghĩ chưa cạn lẽ nên chưa dám tiết lộ ra, sợ cái sai được truyền đi không sửa được nữa.

thaiha2006 đă viết:

...Cho đến nay cháu vấn thấy sách TVĐS của TTL là đúng hơn cả.


TVĐS trước nay vẫn là sách gối đầu giường của tôi.



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 14 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 8:25pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

VỀ KHẢ NĂNG THỰC NGHIỆM CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ

T́nh cờ đọc thấy lời phê b́nh rằng ông Tạ Phồn Trị thiếu thực nghiệm nên mới bày ra thuyết, tôi nghĩ nên làm sáng tỏ vấn đề bằng chính lời tựa sách của ông. Lời tựa này rất ngắn, nguyên văn tạm dịch như sau:
=====================================================
(TẠM DỊCH)

"Tôi biết Tử Vi hơn hai mươi năm, ấn chứng chẳng ít với bạn bè, cảm thấy khoa này quả bất khả tư nghị. Tiếc là nguyên lư của nó thủy chung không giải ra được.

"Gần đây lúc ngồi thiền bỗng ngộ ra, nhân lúc ḷng hoan hỉ chưa mất đi, liều lĩnh ra sách. Duy Chu Dịch thâm sâu không lường được, mong rằng v́ sự tiến bộ của dịch học mà đừng hà tiện lời sửa sai.

"Tạ Phồn Trị
"Los Angeles
"1994
================================================

Nếu tin lời tựa này th́ phải đoán là ông Trị đă ấn chứng và thực nghiệm khoa Tử Vi trước, rồi mới suy lư sau, nên không thể nói ông thiếu thực nghiệm được.



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 15 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 8:37pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

MUỐN KHOA HỌC HÓA MỆNH LƯ PHẢI LÀM G̀

Sau đây là một bài viết của tôi cho các ngành mệnh lư nói chung, dĩ nhiên áp dụng cho Tử Vi.

Tính ưu việt của khoa học và thực trạng lạc hậu của mệnh lư


     Trong nhiều bài rải rác khắp nơi tôi đă đưa lập luận để chứng minh rằng mệnh lư hội đủ các đặc tính của một ngành khoa học, nhưng nhận ra tính khoa học tiềm ẩn trong mệnh lư không làm cho mệnh lư biến ngay thành một phần của tri thức khoa học mà chỉ là bước đầu trong công cuộc khoa học hóa mệnh lư.


     Đi từ thực trạng huyền học của mệnh lư đến cái đích khoa học là một công cuộc cải cách; muốn cải cách một hoàn cảnh đă tồn tại lâu đời ta phải bắt đầu bằng cách nhận diện rạch ṛi những khó khăn trở ngại, rồi suy ra phương thức khắc phục. Điểm bắt đầu hợp lư và giản dị nhất là đi trở lùi về lịch sử để làm việc ôn cố tri tân.


     Khởi từ lúc văn minh loài người h́nh thành, đă có một thời gian rất dài mệnh lư được coi là một phần của tri thức chính thống. Ở Á đông ngày xưa, kiến thức được quy về 4 chữ “nho y lư số”, và tiêu chuẩn trí thức cao cấp nhất là trên thông thiên văn, dưới đạt địa lư, giữa hiểu nhân sự (“thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lư, trung tri nhân sự”); đều bao hàm mệnh lư. Ở tây phương trước đây, các nhà thiên văn học cũng thường là chiêm tinh gia; như ông Kepler nổi tiếng với ba định luật diễn tả quỹ đạo và vận tốc của các hành tinh quanh mặt trời là một điển h́nh.


     Hạ bán thế kỷ 17, khi khoa học bắt đầu chiếm ưu thế trong các hệ tri thức của nhân loại nhờ vật lư Newton th́ cũng là lúc các khoa nghiên khảo mệnh lư (gọi chung là mệnh lư học) bắt đầu bị đẩy lùi vào bóng tối, không c̣n được coi là kiến thức chính thống nữa. Hơn ba thế kỷ đă trôi qua, khi bài này được viết, t́nh h́nh chung đại khái vẫn thế. Nếu hỏi giới khoa học nghĩ ǵ về mệnh lư, e rằng câu trả lời phổ thông nhất là “mê tín dị đoan”, và câu trả lời lịch sự nhất vẫn mang nặng tính chất hồ nghi.


     Tại sao mệnh lư bị coi là mê tín, tại sao giá trị của mệnh lư bị giới khoa học hồ nghi? Xin thưa đây chỉ giản dị là một trường hợp “cạnh tranh thích ứng sinh tồn” giữa hai đối thủ là khoa học và huyền học. Với phương pháp và thủ tục hiệu quả của riêng nó, khoa học đă đạt những thành tựu xuất chúng. Các bộ môn huyền học (bao gồm mệnh lư) v́ không điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh nên lâm vào cảnh lạc hậu. Giữa sự ưu việt và sự lạc hậu, người trí thức nên chọn cái nào? Thiết tưởng câu trả lời quá hiển nhiên; thế nên đa số giới trí thức chọn khoa học. Mà đă chọn khoa học th́ nhẹ cũng phải hồ nghi giá trị của mệnh lư, nặng tất coi mệnh lư là nhảm nhí.


        Nhưng chi tiết hơn th́ những lư do nào khiến mệnh lư lạc hậu đến nỗi mang tiếng “mê tín dị đoan”? Theo thiển ư, có 4 lư do chính:


1.     Khuynh hướng thần thánh hóa cổ nhân.


2.     Phương pháp luận lỗi thời (thiếu khả năng thích nghi).


3.     Tự cho mệnh lư giá trị quá cao.


4.     Thiếu khả năng và thủ tục truyền đạt kiến thức.


     Sau đây xin tŕnh bày từng lư do một và đề nghị phương thức giải quyết.


__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 16 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 8:38pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

Đề nghị 1: Bỏ khuynh hướng thần thánh hóa cổ nhân


     Khi nghiên cứu mệnh lư, ta hay gặp hai chữ “thánh nhân”; như Chu Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử là “thánh nhân” của dịch lư; các ông Thiệu Khang Tiết, Dă Hạc là “thánh nhân” của bói dịch v.v... “Thánh nhân” đây được hiểu là “đỉnh cao trí tuệ”. Thánh nhân “phán” điều ǵ ta phải coi là điều ấy đúng. Dám đặt câu hỏi về một điều thánh nhân đă phán là hành động phạm thượng không thể tha thứ được. Trọng thánh nhân được coi là một đức tính phải có của người học mệnh lư, không chỉ v́ “tiên học lễ hậu học văn” mà c̣n v́ niềm tin rằng đây là điều kiện để có cảm ứng tốt đẹp giúp cho sự tiến bộ trên đường học tập.


     Khác với mệnh lư, khoa học không có một thánh nhân nào cả. Xét hai khoa học gia đứng hàng đầu lịch sử là Newton và Einstein là rơ. Ông Newton t́m ra quy luật “vạn vật hấp dẫn” giải thích được đủ loại chuyển động, từ động tác rơi của một chiếc lá vàng nhỏ bé đến vận tŕnh của các thiên thể vĩ đại; phát kiến ấy tự cổ chí kim dễ ai sánh kịp? Nhưng ông Einstein thay v́ coi ông Newton là thánh nhân lại hồ nghi là thuyết của ông (Newton) c̣n thiếu sót. Thái độ “phạm thượng” này không những chẳng làm hại ông Einstein hoặc khiến khoa học ngừng trệ, mà dẫn đến hai thuyết Biệt Tương Đối và Tổng Tương Đối (Special Relativity and General Relativity).


     Nhưng đó chưa phải là đoạn kết của câu chuyện. Trong thập niên 1920’s, khi ông Einstein đă đạt vị trí cao nhất trong giới khoa học, nhân loại lại chứng kiến một cuộc cách mạng mới, tức cuộc cách mạng của vật lư lượng tử. Lịch sử khoa học ghi rơ từ năm 1927 trở đi, người phản đối vật lư lượng tử dữ dội nhất chính là ông Einstein. Nhưng nhờ sự lănh đạo của Neils Bohr, phái lượng tử đă thành công trong việc xiển dương những lư thuyết của họ, với kết quả (ngoài ư muốn) là ông Einstein bị đẩy từ thế tiền phong vào vị trí lạc hậu.


     Giả như ông Einstein coi ông Newton là thánh nhân th́ có lẽ đến ngày hôm nay nhân loại vẫn chẳng có hai thuyết Tương Đối, và chúng ta vẫn nhai lại những ǵ ông Newton khám phá ra hơn 300 năm trước. Giả như Neils Bohr và những người tin tưởng ông coi Einstein là thánh nhân th́ vật lư lượng tử có lẽ đă không thể thành h́nh rơ nét để dẫn đến cuộc cách mạng điện tử, giúp máy điện toán trở thành phổ thông rồi kích khởi cuộc cách mạng truyền thông của ngày hôm nay.


     Các dữ kiện có thật trăm phần trăm trên đây là minh chứng hùng hồn rằng nhiều bước tiến của khoa học xảy ra được chính v́ khoa học không có “thánh nhân”. Không có thánh nhân nên chẳng có ai để tôn thờ, nương dựa; phải tự đốt đuốc mà đi thành thử chẳng thể lập lại cái cũ, như thế mới có thể t́m ra con đường mới lạ cho riêng ḿnh. Cái lư này phật Thích Ca đă giải thích rơ trước khi ngài nhập niết bàn, trong thiền học có công án “phùng phật sát phật” đại khái cũng là lư ấy, người viết chẳng dám lạm bàn thêm nữa.


     Nh́n trở lại trường hợp mệnh lư, khuynh hướng thần thánh hóa người xưa đă vô h́nh chung biến thành một trở ngại vô cùng to lớn, khiến mệnh lư ngày nay thay v́ tiến bộ lại có phần thoái hóa so với ngày xưa. So với văn minh khoa học hiện đại, thực trạng của mệnh lư lại càng thảm hại, nói là như đom đóm so với mặt trăng chẳng phải là quá đáng. Mà cũng dễ hiểu. Thần thánh hóa người xưa th́ thành tựu cao tột cũng không thể vượt quá việc diễn giải những kiến thức cũ của họ thay v́ phát triển những tư duy mới. Không có tư duy mới th́ dĩ nhiên không tiến bộ, mà ḿnh không tiến trong khi người ta tiến th́ bảo sao không bị tụt lại, lẽo đẽo sau lưng người ta?


     Thế nên (mặc dù có thể bị lên án “phản truyền thống”) người viết cường điệu rằng đ̣i hỏi đầu tiên trong công cuộc khoa học hóa mệnh lư là chấm dứt thói quen thần thánh hóa người xưa. Dĩ nhiên, bởi mọi cái tồn tại lâu đời đều phải có một giá trị nào đó, ta phải biết quư trọng và chịu học hỏi, nghiền ngẫm những ǵ được người xưa truyền lại. Nhưng đồng thời ta phải giữ thái độ hồ nghi, luôn luôn đặt câu hỏi về giá trị của những ǵ người xưa để lại cho ta bởi dù siêu việt bao nhiêu th́ người xưa vẫn là con người, tức là họ có thể phạm sai lầm.


__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 17 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 8:38pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

Đề nghị 2: Khoa học hóa phương pháp luận của mệnh lư


     Một lư do khiến khoa học vượt thắng nhiều hệ tri thức khác (kể cả triết học) là v́ nó có một phương pháp đặc thù, nay được gọi là ‘phương pháp khoa học’. Phương pháp khoa học đă được bàn nhiều trong các sách giáo khoa, ở đây chỉ xin nêu ưu điểm chính của nó. Ưu điểm này có thể bao gồm trong bốn chữ “khả năng đăi lọc”!


     Để thấy tại sao “khả năng đăi lọc” là một ưu điểm lớn của khoa học hăy xét trường hợp tiêu biểu là có 2 thuyết được đặt ra để giải thích cùng một hiện tượng. Hiện tượng được giải thích dĩ nhiên phù hợp với cả hai thuyết nên không thể dùng nó để đăi lọc xem thuyết nào sai. Gặp hoàn cảnh này, thủ tục đương nhiên của khoa học là suy luận thêm một bước nữa để ra hai kết quả có thể kiểm chứng được của thuyết [1] và thuyết [2] mà ta sẽ gọi lần lượt là X’ và X’’. Ta biểu diễn hoàn cảnh này như sau:


     [1] => X’


     [2] => X’’


     Kế đó thực hiện thí nghiệm kiểm chứng, nếu kết quả là X’ th́ thuyết [1] tồn tại, thuyết [2] bị đăi lọc (tức là bị bác bỏ); ngược lại nếu kết quả là X’’ th́ thuyết [2] tồn tại, thuyết [1] bị bác bỏ.


     Hăy giả sử là X’ được chứng nghiệm, nhờ vậy thuyết [1] tồn tại, rồi sau đó có người lập ra thuyết [3] và thuyết này cũng cho kết quả X’. Lúc ấy người ta lại phải suy ra hai kết quả khác có thể kiểm chứng được:


     [1] => Y’


     [3] => Y’’’
rồi xét kết quả (Y’ hay là Y’’), dựa vào đó kết luận thuyết nào nên giữ, thuyết nào phải bỏ, cứ thế cứ thế…


     Mà cũng không cần phải có nhiều thuyết cạnh tranh nhau th́ diễn tŕnh đăi lọc nói trên mới xảy ra. Giả như ngày kia có khoa học gia suy được rằng nếu thuyết [1] đúng th́ nó phải cho kết quả Z’. Kiểm chứng được kết quả Z’ th́ thuyết [1] tiếp tục tồn tại. Kết quả phản lại Z’ người ta buộc ḷng phải kết luận rằng thuyết [1] c̣n khiếm khuyết (xem chú 1).


     Với thủ tục đăi lọc này, các thuyết tồn tại trong khoa học không có tính chất “chắc chắn đúng” mà chỉ có tính chất “tạm thời được coi là đúng”. Sau nhiều cuộc chứng nghiệm, có một số thuyết bị bỏ hẳn để thay bằng thuyết mới, nhưng cũng có một số thuyết được người đời sau bổ khuyết, trở thành hoàn bị hơn và tiếp tục tồn tại với giá trị cao hơn lúc mới được phát minh.


     Có thể nói mà không sợ quá lời rằng thủ tục đăi lọc diễn tả ở trên chính là tác nhân dẫn đến sự tiến bộ liên tục của khoa học.


     Quay lại mệnh lư, trên lư thuyết th́ chuyện đăi lọc cũng có đấy, nhưng ta chẳng thấy một thủ tục nào tạm gọi là hữu hiệu. Vấn đề này có thể thấy rơ hơn qua một thí dụ có thật lấy từ khoa Tử Vi.


     Giới nghiên cứu tử vi đều biết Tử Vi có hai cách khởi đại hạn. Cách thứ nhất là khởi đại hạn ở mệnh. Giả như nam mệnh sinh năm dương (gọi là “dương nam”) mệnh lại cư ở vị trí ứng với mộc tam cục; tất vận hạn của mười năm từ 3 đến 12 tuổi ứng với cung an mệnh, sau đó cứ đi theo chiều thuận mỗi cung ứng mười năm.


     Cách thứ hai là khởi đại hạn ở huynh đệ hoặc phụ mẫu. Cũng dương nam, mộc tam cục như trên th́ đại hạn 3-12 tuổi ứng với cung phụ mẫu, rồi sau có cũng thuận hành mỗi cung ứng với mười năm.


     Hai cách khởi đại hạn này sai biệt nhau đúng mười năm. Mười năm là một thời gian khá dài so với đời sống của con người nên chẳng phải là chuyện nhỏ. Vậy th́ ai đúng ai sai? Mặc dù trên thực tế cách thứ nhất có số người theo đông đảo hơn hẳn cách thứ hai, câu trả lời hiện tại vẫn là “ai giữ ư kiến người nấy”.


     Có độc giả sẽ thắc mắc hỏi: “Tại sao lại ‘ai giữ ư kiến người nấy’? Tại sao không làm một cuộc thí nghiệm để giải quyết vấn đề có vẻ tương đối giản dị này?”


     Loại câu hỏi này đă được đặt ra khá nhiều lần khi có các cuộc tranh luận đúng sai giữa các thuyết mệnh lư khác nhau. Theo kinh nghiệm của người viết, khi bị đặt câu hỏi thường thường hai phe chống đối nhau đều đồng ư là sự khác biệt chỉ có thể giải quyết được bằng cách chứng nghiệm. Nhưng khi vào chi tiết, chứng nghiệm như thế nào th́ mọi sự đồng ư đều chấm dứt.


     Sở dĩ có sự bất đồng ư về phương pháp chứng nghiệm là v́ giới mệnh lư và giới khoa học có một khác biệt hết sức cơ bản. Trong khoa học, chứng nghiệm là một công cuộc có phương pháp rơ rệt, với những quy luật được phát triển và đăi lọc lâu đời; những phe chống đối nhau đều hiểu điều đó. Ta có thể ví thủ tục chứng nghiệm khoa học như một môn thể thao có luật chơi rơ rệt. Người thua dù không phục đối phương cũng vẫn bị trọng tài chiếu theo các luật chơi đă định mà loại ra khỏi đấu trường. Mệnh lư v́ chưa từng đặt ra vấn đề đăi lọc một cách nghiêm chỉnh, nên chỉ bạ đâu đăi lọc đấy theo tiêu chuẩn cá nhân tùy hứng mà thôi.   


     Mà đă gọi là cá nhân tùy hứng th́ phải trở lại vấn đề “thánh nhân” đă nói đến ở phần trên bài này. Muốn thực ḷng chịu chứng nghiệm th́ phải dám có thái độ hồ nghi đối với những cái ḿnh học của người xưa. Nên c̣n giữ thái độ thần thánh hóa người xưa th́ có chứng nghiệm chăng nữa cũng chỉ là h́nh thức, bởi nếu kết quả chứng nghiệm không được như ư muốn th́ sẽ phải khống chế, biện hộ cho “thánh nhân”, vậy th́ làm sao đăi lọc cái sai được?


     Cho là thoát được cửa ải “thánh nhân” (tức là chịu chấp nhận bác bỏ cái sai, ngay trường hợp đó là cái do người xưa truyền lại) th́ vẫn c̣n một cửa ải nữa, lần này là kỹ thuật. Thủ tục đăi lọc của khoa học vốn chẳng giản dị. Ngay cả các kỹ sư được huấn luyện 4 năm ở đại học, khi làm thí nghiệm đăi lọc giả thuyết c̣n gặp nhiều lúng túng, nói ǵ đến giới mệnh lư, tối thiểu trong hiện tại đa số thiên về nhân văn hơn kỹ thuật; làm sao có thể tin là có khả năng để tiến hành thủ tục đăi lọc một cách đúng đắn? (chú 2).

 
     Giải thích như trên không phải là coi thường giới nghiên cứu mệnh lư, mà là tŕnh bày một thực trạng cần được điều chỉnh. Theo thiển ư, chỉ có cách điều chỉnh duy nhất là học hỏi nghiêm chỉnh phương pháp đăi lọc của khoa học, rồi tùy trường hợp mà áp dụng nó vào các ngành mệnh lư cho phù hợp. Người viết hiểu rằng chuyện này chỉ có thể xảy ra khi mệnh lư đă được chấp nhận là một khoa học, có lẽ phải vài mươi năm nữa.


__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 18 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 8:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

Đề nghị 3: Đặt lại giá trị của mệnh lư


     Trong làng mệnh lư có nhiều nhân vật, kể cả một số cao thủ, thật tâm cho rằng mệnh lư có khả năng tuyệt đối. Như trường hợp khoa tử vi chẳng hạn, một số không nhỏ người nghiên cứu cho rằng “cuộc đời được in trên lá số”, tức là lá số nói tương lai ra sao th́ sự thật phải diễn ra y hệt như vậy; họ bảo nếu sự thật xảy ra khác với lời đoán là v́ lấy lá số sai hoặc v́ ‘thầy’ tài nghệ c̣n kém mà thôi.


     Sự thật là, có nhiều cặp sinh đôi cùng năm tháng ngày giờ sinh và phái tính nên có cùng lá số tử vi mà đời sống khác nhau (thành tựu khác nhau, lập gia đ́nh khác năm, người đông con người ít con v.v…) Nhưng nếu đưa bằng cớ này ra, th́ ta thường được trả lời rằng các cặp sinh đôi phải luận theo công thức khác.


     Chuyện những người không có liên hệ máu mủ có đời sống khác nhau mặc dù sinh cùng năm tháng ngày giờ cũng chẳng hiếm. Nếu ta đưa vấn đề này ra th́ thường được bảo rằng v́ ông A vẫn ở nơi sinh quán, trong khi ông B xuất ngoại nên đời sống dĩ nhiên phải khác v.v…


     Tóm lược lại các luận điểm kể trên:


1.     Lá số ra sao cuộc đời phải như vậy.


2.     Sinh đôi cùng năm tháng ngày giờ và phái tính đời sống có thể khác.


3.     Không liên hệ máu mủ, nhưng sinh cùng giờ cùng phái tính, hoàn cảnh khác nhau đời sống có thể khác.


     Chỉ cần nh́n thoáng qua cũng thấy ngay là hai điểm 2 và 3 mâu thuẫn với điểm 1. Vậy mà có khá nhiều người nghiên cứu tử vi, tài tử cũng như chuyên nghiệp, tin cả 3 điểm; thế mới là kỳ.


     Người viết cho rằng đây là một loại hiện tượng ‘lỗ hổng tâm lư’, tức tâm lư thiếu lô gích về một mặt đặc thù nào đó. Mỗi lỗ hổng tâm lư thường phải có một nguyên ủy sâu xa. Theo thiển ư, nguyên ủy sâu xa của hiện tượng lỗ hổng tâm lư đă kể là ngay từ lúc khởi đầu người ta đă lỡ cho mệnh lư một giá trị quá cao, nên về sau dù hoàn cảnh mâu thuẫn thế nào cũng phải biện hộ cho giá trị quá cao đó. (Loại hiện tượng tâm lư này không hiếm trong t́nh trường; như anh A mê cô B quá độ th́ dù cô B lầm lỗi đến bao nhiêu, anh A vẫn cố t́m lư lẽ để biện hộ cho cô cho bằng được.)


     Muốn vượt thắng những lỗ hổng tâm lư loại này hoặc tương tự, chỉ có một cách, đó là áp dụng luận lư khoa học.


     Một khi chấp thuận luận lư khoa học là tiêu chuẩn rồi, ta sẽ thấy nhu cầu bắt buộc là phải loại ngay các trường hợp mâu thuẫn. Và trong diễn tŕnh loại bỏ mâu thuẫn, người viết chắc chắn rằng một kết quả t́m được sẽ là: Mệnh lư không có tính tuyệt đối!


     Có độc giả sẽ hỏi “Tại sao ông dám nói thế? Biết đâu đời này có số mệnh tuyệt đối th́ sao?” Xin trả lời rằng “mệnh lư” không phải là “số mệnh” mà là ngành học nhắm mục đích diễn tả số mệnh. “Mệnh lư” và “số mệnh” khác nhau như h́nh vẽ quả cam và quả cam vậy. Nên chuyện có số mệnh tuyệt đối hay không chẳng dính líu ǵ đến tính thiếu tuyệt đối của mệnh lư.


     Từ cái nh́n toán học, giả như ta diễn tả “số mệnh” bằng một hàm số S, và liệt kê ra tất cả những yếu tố có thể là biến số th́ rất có thể năm tháng ngày giờ sinh là những biến số quan trọng nhất, như khoa Tử Vi chủ trương. Nhưng v́ không có quy luật nào bảo ta rằng năm tháng ngày giờ sinh là những biến số duy nhất, nên để đầy đủ ta kư hiệu hàm số S như sau:


     S(năm, tháng, ngày, giờ, X1, X2, X3,…,Xn)


     Tức là ngoài năm, tháng, ngày, giờ sinh ra, S rất có thể c̣n lệ thuộc vào n biến số mà ta kư hiệu là X1 đến Xn; và rất có thể thứ tự ra đời trong trường hợp sinh đôi và hoàn cảnh sống là hai trong những biến số đó (chú 3).


     Điểm chính yếu là, thuyết cho rằng năm tháng ngày giờ sinh định 100% cuộc sống con người không thể đứng vững được khi so sánh với dữ kiện thực tế (anh em sinh đôi, hai người khác đời cùng lá số v.v…). Nghĩa là Tử Vi không thể đúng 100%, nên nó chỉ có giá trị xác xuất mà thôi. Mà đă công nhận tử vi chỉ có giá trị xác xuất th́ phải bác bỏ ngay thuyết cho rằng đời sống con người đă được in rành rành trên lá số.


     Mặc dù trên đây chỉ nói đến khoa tử vi, ta có thể lư luận y hệt cho mọi ngành mệnh lư khác. Tóm lại, một khi chấp nhận luận lư khoa học th́ phải đặt lại giá trị của mệnh lư, cho nó một vị trí khiêm nhường hơn nhưng đúng đắn và hợp lư hơn.   


__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 19 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 8:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

Đề nghị 4: Chọn toán học làm ngôn ngữ của mệnh lư


     Là người học mệnh lư từ sách vở, chúng ta phải nh́n nhận một thực tế là các sách giáo khoa mệnh lư thiếu tính cập nhật. Ngôn ngữ trong các sách này c̣n bị ám ảnh bởi cái sợ thiên nhiên, quỷ thần của người xưa nên có nhiều tính huyền học hơn là khoa học. Các phần đ̣i hỏi tính toán th́ xử dụng các phương pháp thô sơ đă lỗi thời của người xưa thay v́ các phép mới mẻ hơn, tiện lợi hơn mà toán học khám phá ra sau này. Nói chung là lạc hậu, đi sau thời đại quá xa. Khuyết điểm này cần phải được tu sửa điều chỉnh th́ mới mong một ngày nào đó mệnh lư có vị trí của một ngành khoa học.


     Theo thiển ư, chỉ có một cách điều chỉnh hợp lư là xử dụng ngôn ngữ của khoa học, tức là diễn tả mệnh lư bằng toán học. Đây chính là ngôn ngữ mà người viết đă chọn lựa khi viết loại bài này cũng như các đề tài khác liên quan đến mệnh lư.


     Tại sao chọn toán học làm ngôn ngữ để diễn tả mệnh lư? Thưa, v́ toán học là một ngôn ngữ chính xác, và lịch sử khoa học đă chứng minh là nó hết sức hữu hiệu trong việc truyền đạt ư tưởng xuyên qua nhiều thế hệ. Nhờ toán học, người đời nay có thể đọc các sách khoa học viết từ mấy trăm, thậm chí cả ngàn năm trước mà không sợ hiểu lầm như trường hợp chúng ta đọc các sách mệnh lư cổ xưa (viết bằng chữ Hán cổ, với một số từ mà ngay người Trung Hoa thời nay cũng chẳng hiểu nghĩa ǵ). Hơn nữa, toán học lại là một khí cụ rất tiện lợi cho sự suy diễn khoa học, giúp ta có thể t́m ra những kết quả mới từ kiến thức cũ, điểm này lịch sử có dẫy đầy chứng minh thiết tưởng chẳng cần viết ra dài ḍng làm ǵ.


     Nhưng lựa chọn toán học th́ phải tuân theo đ̣i hỏi chính xác của toán học. V́ đ̣i hỏi chính xác, toán học có quy luật tŕnh bày riêng của nó. Khi mở một quyển giáo khoa vật lư dạy thuyết Tương Đối chẳng hạn, ta thấy cốt tủy những điều được giảng dạy là suy luận hiện đại, và nếu so sánh ta sẽ thấy khá nhiều khác biệt so với những ǵ Einstein đă viết ngày xưa, mặc dù Einstein là người khám phá ra thuyết tương đối. Ấy bởi v́ ngay cả thuyết tương đối cũng không dừng lại với Einstein, mà đă được liên tục khai triển, mở rộng, điều chỉnh bởi các thế hệ đi sau ông để thành kiến thức cập nhật.   

  
     Đây chính là phương cách mà người viết đă chọn để tŕnh bày vấn đề, tức là xử dụng lư luận cập nhật nhất, khoa học nhất, hiện đại nhất, thay v́ lập lại những ǵ người xưa đă viết. Các độc giả đă quen với lối tŕnh bày của các sách mệnh lư cổ có thể thấy hơi khó chịu, nhưng người viết tin rằng lần hồi ngay cả các độc giả này cũng thấy cái ưu điểm của lối tŕnh bày vấn đề bằng ngôn ngữ của khoa học. Riêng các độc giả thuộc thế hệ trẻ hoặc được huấn luyện trong môi trường kỹ thuật th́ chắc chắn sẽ thấy lối tŕnh bày này dễ hiểu hơn các sách mệnh lư cổ rất nhiều.


     Dĩ nhiên đời này không có ǵ hoàn hảo. Ngôn ngữ toán học có ưu điểm là chính xác, dễ truyền đạt ư tưởng; nhưng nó cũng là một ngôn ngữ rất nhàm chán so với tiêu chuẩn thường ngày của chúng ta. Cũng dễ hiểu, v́ khoa học chẳng phải là chỗ dụng vơ của thi phú, văn chương.
          
CHÚ THÍCH


(1) Đây chính là diễn tŕnh dẫn đến hai thuyết tương đối của Einstein cũng như thuyết vật lư lượng tử. Trước khi có hai thuyết tương đối của Einstein, các khoa học gia đă có một số kết quả thí nghiệm không giải thích được bằng vật lư Newton. Trước khi có vật lư lượng tử, các khoa học gia đă có một số kết quả thí nghiệm không thể giải thích được bằng vật lư cổ điển.


(2) Xét cách đăi lọc mà ta hay thấy trong làng Tử Vi chẳng hạn. Ông thầy tin cách X là “đại phú”, gặp khách hàng có cách X mà không giàu sụ ông vẫn có vài cách biện hộ, như “chắc là giờ lấy sai” hoặc “đây là ngoại lệ hiếm hoi v́…” v.v… Kết quả là với ông thầy, cách X vẫn là cách “đại phú”; tức là tưởng đăi lọc mà chẳng có đăi lọc ǵ cả.


(3) Nhiều trường phái Tử Vi cho rằng hoàn cảnh đă nằm trong lá số, tức là bao hàm trong năm tháng ngày giờ sinh; nhưng đây chỉ là một niềm tin, nên cũng rất có thể hoàn cảnh sống cũng là một biến số nằm ngoài lá số tử vi.


__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 
Alibaba
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Iraq
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 167
Msg 20 of 132: Đă gửi: 29 May 2010 lúc 8:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn Alibaba

V̀ ĐÂU TÔI DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC?

Nếu một độc giả nào đó có duyên gặp quyển "Chu dịch dữ Tử Vi đẩu số" (Chu Dịch và Tử Vi) của ông Tạ Phồn Trị (1) rồi mở ra đọc, có lẽ sẽ chẳng thấy sách này có chút khoa học tính nào cả. Ấy bởi v́ trong sách ấy ông Trị vẫn dùng loại ngôn ngữ huyền hoặc như các sách mệnh lư cũ, và loại lư luận tùy hứng, hễ kẹt là mượn một câu nào đó của thánh nhân, phán ra bắt độc giả chấp nhận như chân lư.

Vậy th́ tại sao tôi lại dám nói rằng thuyết của ông Trị hiện có khoa học tính cao nhất trong tất cả các thuyết được lưu hành?

Nguyên là tôi may mắn được hoàn cảnh cho phép cắp sách đến trường nhiều năm nên học được cách áp dụng "phương pháp khoa học" (2). Nhờ phương pháp này tôi có thể dùng tiêu chuẩn khoa học để làm việc đăi lọc khi đọc sách, nói theo tiếng lóng là việc "nhặt sạn" để gạn bỏ đi cái sai trái hoặc tầm thường hầu nh́n ra cái tinh hoa tuyệt học ẩn trong những công tŕnh thoạt xét qua tưởng là không có ǵ cả.

Cần nói rằng tôi áp dụng phương pháp khoa học không chỉ với sách của ông Trị mà với tất cả các sách Tử Vi khác, như bộ "Tử Vi Đẩu Số Tân Biên" của ông Vân Đằng Thái Thứ Lang, "Tử Vi chỉ nam" của ông Song An Đỗ Văn Lưu, "Tử Vi áo bí" của ông Hà Lạc Dă Phu, "Tử Vi nghiệm lư" của ông Thiên Lương, như phái "huyền không tứ hóa" của ông Chính Huyền Sơn Nhân, phái tạm gọi là "âm dương" (3) của ông Liễu Vô cư sĩ, phái Trung Châu (4) do ông Vương Đ́nh Chi đại diện, phái "Nhất Diệp Tri Thu" (5) do ông Phan Tử Ngư đại diện, gần đây hơn là sách của các ông Trịnh Mục Đức (phái Hoa Sơn), Trương Thanh Uyên (có vẻ là một chi của Trung Châu phái) v.v...

Kết quả việc đăi lọc sơ khởi của tôi là mỗi sách, mỗi phái đều có một vài tinh hoa mà người nghiên cứu khoa học nên chú ư; nhưng chỉ có ông Liễu Vô cư sĩ và ông Tạ Phồn Trị là có hy vọng thỏa đ̣i hỏi của khoa học hiện đại.(Chú ư tại chỗ: Sách không thỏa đ̣i hỏi của khoa học không có nghĩa là sách không hay, chỉ là ta khó chuyển nó sang ngôn ngữ của khoa học, thế thôi).

So sánh riêng hai ông Liễu Vô cư sĩ và Tạ Phồn Trị th́ rơ là hai thái cực. Ông Liễu Vô cư sĩ ra rất nhiều sách mệnh lư (trên 20 quyển là ít, có lẽ khi bài này được viết đă trên 40), ông Tạ Phồn Trị th́ cho đến khi tôi rời Đài Loan năm 2001 chỉ có đúng một quyển là "Dịch kinh dữ tử vi đẩu số" thôi. Suy tư của ông Liễu Vô cư sĩ đă được nhiều người trong giới trí thức khoa bảng của Đài Loan chấp nhận và viết sách xiển dương phát triển thêm, có thể nói rằng ông đă trở thành sư tổ của một môn phái mới ở Đài Loan; c̣n ông Tạ Phồn Trị có vẻ là một ẩn sĩ (theo lời tựa th́ sách của ông được viết ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ; không phải ở Đài Loan), sách không phổ biến nhiều, xác xuất được đời biết đến phải coi là không đáng kể, bảo là phường vô danh tiểu tốt cũng chẳng phải quá lời. Về cách viết th́ ông Liễu Vô cư sĩ rất rành mạch khúc chiết, lập luận phù hợp khoa học hiện đại; c̣n ông Trị th́ viết theo lối xưa, tức là hay "phán" ra những câu có tính kết luận mà thiếu dẫn chứng và bắt người đọc chấp nhận.

Tôi nh́n nhận là trên h́nh thức thuyết của ông Liễu Vô cư sĩ có vẻ hoàn toàn phù hợp khoa học hiện đại, nhưng có một điểm khiến tôi lo ngại là thuyết này bắt ta phải bỏ gần như phân nửa cái nền tảng cũ của Tử Vi (bỏ gần hết các sao). Suy nghĩ của tôi là người xưa có thể sai lầm, nhưng xác xuất để họ sai lầm ghê gớm đến độ như vậy mà khoa Tử Vi vẫn tồn tại đến ngày nay tôi nghĩ là nhỏ lắm.

Lại nghĩ thêm, lần hồi tôi cho rằng tôi đă t́m ra cái thiếu sót nếu không muốn gọi là sai lầm trong cơ sở tư duy của ông Liễu Vô cư sĩ.

(c̣n tiếp)

CHÚ THÍCH


(1) Trước v́ sách này thất lạc, tôi nhớ mang máng tên là "Dịch kinh dữ tử vi đẩu số", sau may mắn t́m lại được, mới biết tên đúng là "Chu dịch dữ tử vi đẩu số".


(2) Phương pháp khoa học là ǵ th́ các sách giáo khoa đă nói nhiều, ở đây xin không nhắc lại.


(3) Ông Liễu Vô cư sĩ chủ trương loại bỏ tất cả mọi ảnh hưởng dính líu đến ngũ hành, kể cả sao Lộc Tồn. Phái của ông chỉ giữ chính tinh, tứ hóa, lục cát và lục sát.


(4) Tôi cho rằng phái này có cùng gốc với Tử Vi Việt Nam.


(5) Phái Nhất Diệp tri thu phối hợp thêm Thất Chính tứ dư vào Tử Vi, cách xem hết sức phức tạp.



__________________
VỪNG ƠI ... MỞ CỬA RA !
Quay trở về đầu Xem Alibaba's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Alibaba
 

Trang of 7 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 1.7109 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO