Đă tham gia: 12 August 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 15
Msg 1 of 9: Đă gửi: 24 August 2010 lúc 1:51am | Đă lưu IP
Trịnh
Công Sơn
Tên thật: Trịnh Công Sơn
Ngày sinh: 28 tháng 2 năm 1939 - Nơi sinh:
Đắk Lắk
Ngày mất: 1 tháng 4 năm 2001 - tại Sài G̣n
Nghề nghiệp:Nhạc sĩ
Thể loại: T́nh khúc 1954-1975
Tác phẩm: Diễm xưa, Biển nhớ, Tuổi đá buồn,
Một cơi đi về
Ca sĩ tŕnh bày thành công: Khánh Ly
Trịnh
Công Sơn
(28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001).
Ông quê tại làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri,
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ
lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam.
Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đă sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là t́nh
ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh
Việt Nam và do đó đă chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng
ḥa, và ngay cả của chính quyền Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này.
Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả
là Khánh Ly. Ngoài ra, ông c̣n được xem là một nhà thơ, một họa sĩ dù không
chuyên.
Tiểu
sử
Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xă Lạc
Giao-hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk nhưng lúc nhỏ
sống ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
[1]. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và
Provindence ở Huế, sau vào Sài G̣n theo học triết học trường Tây Lyceé J.J
Rousseau Sài G̣n và tốt nghiệp tú tài tại đây[1].
Ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào
năm 17 tuổi[1].. Nhưng tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, được xuất bản An
Phú in năm 1959[2]. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong
những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ tŕnh diễn,
đặc biệt là Khánh Ly. V́ lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản
chiến, nhà cầm quyền miền Nam
đă cấm lưu hành vài tác phẩm của ông[3]. Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh
Việt Nam là "nội chiến" trong bài Gia tài của mẹ[4], v́ quan điểm của
họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy
nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm
nay. Như: Huyền thoại mẹ, nối ṿng tay lớn.
Năm 1961 v́ bắt buộc phải trốn lính nên ông
thi và theo học ngành Tâm lư giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Qui Nhơn. Sau khi
tốt nghiệp ông dạy tại 1 trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng[5]
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đă đến
với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả
tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài G̣n hát bài
Nối ṿng tay lớn, bài hát nói về ước mơ ḥa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông
viết từ năm 1968[6].
Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đ́nh ông di tản sang Mỹ và
ông đă phải sống 4 năm trong trại cải tạo[7]. Nhưng cũng có những nguồn tin
theo tác giả Bùi Đức Lạc th́ Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ
không hề có cải tạo[8] hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên[6]. . Một thời gian
dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm
ngầm tẩy chay ở hải ngoại.
Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại
Hội Âm nhạc Thành phố ***, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh
Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ
mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ...
Sau đó nhà nước Việt Nam đă nới lỏng quản lư văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng
góp nhiều bản t́nh ca có giá trị.
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính
trong phim Đất khổ [9] [10]. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho
công chúng xem 2 lần rồi không được phép tŕnh chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lư
do “có tính phản chiến” [11] [12]. Sau năm 1975, bộ phim không được tŕnh chiếu
tại Việt Nam[13]. Cuối cùng, một bản phim đă về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân[14].
Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố ***
v́ bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm
Tân Tỵ)[15]. Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm
Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với
ai, và cũng chưa chính thức công nhận con.
Sự nghiệp sáng tác
Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc[16], những tác phẩm
không những mang đậm một phong cách riêng mà c̣n gửi gắm một triết lư. Ông từng
lư giải cho cái sự sáng tác của ḿnh: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua
miền đất này để hát lên những linh cảm của ḿnh về những giấc mơ đời hư
ảo..."[17].
Nhạc t́nh
T́nh yêu là đề tài lớn nhất trong
các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản t́nh ca chiếm đa số trong danh mục
nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc t́nh của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một
theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đă nổi tiếng cho đến thập
niên 1990 vẫn có những bản t́nh ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ
người...
Nhạc t́nh của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn
chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc t́nh ngầm mang sầu ly biệt
như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái ǵ đă qua: T́nh xa, T́nh sầu,
T́nh nhớ, Em c̣n nhớ hay em đă quên, Hoa vàng mấy độ... Ngoài ra c̣n những bài
triết lư t́nh, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người t́nh từng trải:
Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...
Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với
tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh
giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc,
đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.
Nhạc t́nh của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh
Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "người Việt viết t́nh ca hay nhất thế
kỷ".
Nhạc phản chiến
Tên tuổi của Trịnh Công Sơn c̣n gắn liền với một loại nhạc mang tính
chất chống lại chiến tranh, ca ngợi ḥa b́nh mà người ta thường gọi là nhạc
phản chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản
chiến của tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.
Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng
năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó
có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến
đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra
tiếp tập Kinh Việt Nam.
Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải
thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng[18].
Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn viết
bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân t́nh thống thiết, trở nên những bài hát
rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng
Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới
sinh viên nhiệt t́nh ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh
Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải
thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous
les pays du monde của Pháp[cần dẫn nguồn].
Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là
có vai tṛ không nhỏ trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam.
Cũng v́ loại nhạc này mà ông đă bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch.
Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đă trở thành một tên
tuổi đặc biệt nhờ vào ḍng nhạc này.
Cho đến nay, sau hơn 30 năm ḥa b́nh, rất
nhiều bài hát của ông vẫn c̣n bị cấm tŕnh diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến
(và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt
Nam (như bài Chính chúng ta phải nói ḥa b́nh, Hát trên những xác người, Ta đi
dựng cờ, Ta quyết phải sống)
Nhạc khác
Ngoài các bản nhạc t́nh và nhạc phản chiến,
Trịnh Công Sơn c̣n để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê
hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài
nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường - em ra biên giới, Nối ṿng tay lớn,
Ánh sáng Mạc Tư Khoa, Chưa mất niềm tin, Huế - Sài G̣n - Hà Nội... Trong đó nổi
tiếng hơn cả là các bài "Em là hoa hồng nhỏ" và "Nối ṿng tay
lớn" - có thể nói rằng không một thanh thiếu niên Việt Nam nào lại không
biết đến hai bài hát này.
Thơ
Có khá nhiều bài thơ (văn vần không được
phổ nhạc) của ông hoặc được cho là của ông hiện đang được truyền tụng trên các
diễn đàn.
Hội họa
Cũng giống như đàn anh Văn Cao, Trịnh Công
Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích. Một số trong đó hiện c̣n được
lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán.
Vinh
dự
- Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở
Nhật Bản với bài "Ngủ đi con"[19] (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng
hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hăng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu
băng lần thứ nh́ các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc "Ngủ đi
con" trở thành 1 hit ở Nhật Bản[20].
- Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong
phim "Tội lỗi cuối cùng"
- Giải Nhất của cuộc thi "Những bài
hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em ở nông trường, em ra
biên giới"
- Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm
sau" với bài "Hai mươi mùa nắng lạ"
- Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội
Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin trả nợ người", "Sóng về
đâu", "Em đi bỏ lại con đường", "Ta đă thấy ǵ hôm
nay"
- Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách
khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)
Ca
sĩ thể hiện
Tên tuổi gắn nhiều nhất với những bài hát
nhạc Trịnh Công Sơn là Khánh Ly, Khánh Ly đă thể hiện hầu hết những ca khúc của
Trịnh Công Sơn và được cho là thành công nhất. Nhưng Khánh Ly không phải người
đầu tiên hát nhạc này, trước đó đă có Thanh Thúy, Hà Thanh giới thiệu những
sáng tác đầu tay của Trịnh Công Sơn ra công chúng.
Ngoài ra, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công
Sơn, tuy ít, cũng rất thành công như Thái Thanh, Lệ Thu, Lê Uyên[cần dẫn
nguồn], Lan Ngọc. Giọng nam th́ có Tuấn Ngọc, Quang Dũng. Tuấn Ngọc được Trịnh
Công Sơn đánh giá rất cao khi hát nhạc của ông.
Ở Việt Nam sau 1975 cũng có những người hát
nhạc Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh theo phong cách mới và
được khá nhiều khán giả đón nhận.[21][22]
Cũng nên kể đến những ca sĩ trẻ muốn dấn
thân vào hát nhạc Trịnh Công Sơn bằng phong cách "mới" và
"lạ", để rồi gặt hái sự không thành công, tiêu biểu là Thanh Lam, Mỹ
Tâm, Đàm Vĩnh Hưng sau khi tŕnh bày các ca khúc đă gặp phải sự phản đối của dư
luận.[23], [24]
Bản thân nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng đă tự
ḿnh thể hiện một số ca khúc của ḿnh và được đánh giá là rất thành công.
Đời
sống t́nh cảm
Trịnh Công Sơn không có vợ, nhưng ông có
những mối t́nh đẹp và lăng mạn với những phụ nữ nổi tiếng không những ở Việt Nam mà
ở cả ngoại quốc. Mối t́nh đầu, thực chất chỉ là 1 t́nh bạn đẹp của ông là với
ca sĩ Khánh Ly [25], rồi sau đó với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về
âm nhạc Trịnh Công Sơn[cần dẫn nguồn], mối t́nh thứ ba của ông là với ca sĩ
Hồng Nhung, và mối t́nh thứ tư của ông là với VA..., khi ông mất VA là một
trong số các người thân ở bên cạnh ông [26].
Sau 1975, đă có hai lần ông định lập gia
đ́nh. Lần đầu vào năm 1983, với một thiếu phụ tên là C.N.N., sinh năm 1944. Từ
quận 18, Paris,
bà C.N.N [27]
Những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say
mê lớn nhất, TCS gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là "Một
người quá gần gũi không biết phải gọi là ai!"... Với Hồng Nhung, tâm hồn
Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi
hẹn ban đầu.[28]
Ca sĩ Hồng Nhung kể lại t́nh cảm của cô
dành cho Trịnh Công Sơn và của Trịnh dành cho cô lần đầu gặp mặt: "Lần đầu
tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run v́ quá trẻ và Sơn run
v́ anh quá... già!"[28]
Hoàng Anh, một người được cho là người yêu
của Trịnh nói về t́nh yêu đối với ông: "Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ
Trịnh Công Sơn trong pḥng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn
tôn trọng thế giới riêng của tôi"'. [29].
T́nh yêu của Trịnh dành cho nhiều phụ nữ
trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ yêu ông say đắm, khi ông mất có người c̣n xin gia
đ́nh cho được để tang ông, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào
[30]. Tài năng của ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông c̣n đóng
phim, hội họa [31]…. Nhưng ông nh́n nhận cuộc đời và giành t́nh cảm cho đời một
cách rất giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc
đời: Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.[32]
Chuyện
bên lề
Trịnh Công Sơn là người có quan hệ xă hội
rất rộng, bạn bè và người quen của ông sống nhiều nơi trên thế giới, kể cả
người Việt và người nước ngoài. Ông có nhiều người bạn hoạt động trong các lĩnh
vực khác nhau, dĩ nhiên những người mà ông gần gũi nhất là những người hoạt
động trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc, hội họa và văn chương.
Trịnh Công Sơn là thành viên trong nhóm "Những người bạn" (bao gồm
nhạc sĩ Thanh Tùng, Từ Huy, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Hiên, Nguyễn Ngọc
Thiện...). Ông rất thích uống "rượu Tây", thích học ngoại ngữ, do đó
ông nói tiếng Anh và tiếng Pháp khá trôi chảy. Trong môi trường thân mật, mỗi
khi ngẫu hứng, Trịnh Công Sơn thường nói hai ngoại ngữ này với bạn bè, thậm chí
nói với cả người sơ giao nếu cảm thấy "vui vẻ" v́ đồng điệu.
Đă tham gia: 12 August 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 15
Msg 2 of 9: Đă gửi: 24 August 2010 lúc 2:01am | Đă lưu IP
Trịnh Công Sơn (28-2-1939)
- Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri,
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
-Ông sinh vào
giờ Th́n, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Măo tức ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại
Daklak.
-Ông mất vào
12:45 trưa ngày 1 tháng 4 năm 2001, tại Saigon.
Ông an nghỉ tại nghĩa trang G̣ Dưa chùa Quảng B́nh, tỉnh B́nh Dương bên cạnh mộ
của thân mẫu.
-Năm 1943 từ
Daklak ông theo gia đ́nh chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay
là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết
tại Chasseloup Laubat, Sài G̣n. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964).
Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo
Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Saigon.
-Sau 1975 ông
sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Saigon.
-Ngoài Âm
nhạc, tác phẩm của ông c̣n gồm nhiều thể loại thuộc các lănh vực như: Thơ, Văn
và Hội Họa.
-Ông tự học
nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An
Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đă sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được
phân loại dưới 3 đề mục lớn: T́nh Yêu Quê Hương Thân Phận.
- Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản
với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ
Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.
- Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim
"Tội Lỗi Cuối Cùng
- Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất
sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên
Giới"
-Giải Nhất cuộc
thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
- Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ
cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu",
"Em Đi Bỏ Lại Con Đường"
-Trịnh Công
Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du
monde" (Coll. Les Millions)...
-Quan niệm
sáng tác: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên
những linh cảm của ḿnh về những giấc mơ đời hư ảo..."
- Quan niệm sống: "Sống trong đời sống cần có một
tấm ḷng, dù không để làm ǵ cả, dù chỉ để gió cuốn đi!
-Các tuyển tập
ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn,T́nh Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá
Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt
Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự T́nh Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần
Thoại Quê Hương T́nh Yêu và Thân Phận, Một Cơi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa
Đưa, Em C̣n Nhớ Hay Em Đă Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
- Khi nghe tin
ông mất ca sĩ Khánh Ly đă phát biểu: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng
ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại
và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đă thành danh, và quan
trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những
lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm ḷng, và sống với người bằng sự
tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi."
Bính hỏa sinh vào đầu xuân, dần măo th́n đông phương mộc thịnh, gặp bính hỏa tất phát lành, hàn mộc hỷ dương. Nhâm thủy thấu can, thời thượng thất sát, như cơn gió mùa cuối đông sót lại, khiến cho mộc thổ đông cứng, đủ thấy bính hỏa "hữu t́nh", sưởi ấm vạn vật. Một đời đi t́m ḥa b́nh trong tâm hồn, phản đối chiến tranh.
Kỷ thổ thương quan, niên can thấu xuất, chế thủy vệ hỏa, chính là nơi cho mộc hỏa sinh cơ.
Chỉ tiếc rằng hành nghịch vận kim lạnh thủy hàn, không thể thực hiện được chí của ḿnh, không những thân thể yếu nhược, lại một đời lênh đênh.
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 179
Msg 4 of 9: Đă gửi: 24 August 2010 lúc 6:46pm | Đă lưu IP
"Hỏa mùa xuân,mộc là mẹ hỏa (mộc sinh hỏa),mộc hỏa cùng vượng,thế lực song song ,mong gặp được mộc để phù trợ,nhưng mộc ko nên vượng quá,mộc vượng quá hỏa sẽ trở nên cháy bỏng,nếu thế mong có thủy để ḥa hỏa,nhưng thủy cũng ko nên nhiều v́ thủy quá nhiều hỏa sẽ bị dập tắt..." (Trần Viên).
Lấy Nhâm thủy làm dụng thần,h́nh thành cách cục Sát Ấn ,vận vào đất thủy dụng thần nắm lệnh Sát Ấn nổi tiếng thiên hạ . Nhưng cũng v́ nghịch vận mà Thủy quá thịnh, Hỏa tất bị dập...nên càng nổi tiếng thân thể càng yếu nhược . Kỷ thổ ở trụ năm có thể chế Thủy nhưng thủy mộc vượng khắc,lại ở xa ko ngăn nổi thủy tràn.
..............
Bạn Chân Giả nếu lấy giờ TỊ (theo Bác HoaCai) tôi thấy hợp lư hơn,v́ giờ Tị khắc họa được tính bi kịch cuộc đời của NS tài hoa này. Thân.
Đă tham gia: 12 August 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 15
Msg 5 of 9: Đă gửi: 24 August 2010 lúc 10:42pm | Đă lưu IP
@tpt: Nếu là giờ tỵ th́ sẽ không mất ở vận Canh Thân được, đây là một trong những lư do chính tôi không lấy giờ tỵ.
Giờ tỵ: Kỷ măo, Bính dần, Bính thân, Quư tị
Nếu là ngày xưa th́ 62 tuổi là già, nhưng ngày nay th́ 62 tuổi lại vẫn c̣n chưa già. Giờ Th́n có tượng mộc vượng khiến hỏa tắt, là tượng mẹ vượng con suy, là tượng yểu, không thọ lâu. Giờ tị không có tượng ấy, đây là một trong những lư do quan trọng.
Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2277
Msg 6 of 9: Đă gửi: 24 August 2010 lúc 11:25pm | Đă lưu IP
Nhạc sĩ TCS là người tôi rất mến mộ, hơn hẳn đại thụ Phạm Duy lư tài đầy nhục dục mà tôi thích chứ không kính phục . Tôi thỉnh thoảng cũng cầm cây đàn guitar đánh những bản mà tôi yêu thích như Hạ Trắng, Diễm Xưa ... Các âm điệu này xác nhận TCS phải sinh vào giờ Tỵ .
Khoảng 10 năm nay tôi cứ nghĩ nhạc sĩ tài hoa nhưng lận đận t́nh duyên đầy tâm tư thổn thức sinh giờ Th́n, nhưng năm ngoái trong 1 đề tài luận lá số TCS, 1 nick tại Web khác cho là giờ Tỵ . Tôi vào phản đối, cho đến khi các thứ nằm yên đầy thắc mắc bổng bừng sáng lên khi tôi lấy lá số giờ Tỵ v́ các biện chứng mạnh bạo của tay đó .
Tôi khẳng định tôi phải đúng v́ nhiều lẽ, thứ nhất tôi quen thuộc lời nhạc và ư nhạc của ông, cùng với 2 lá số của 2 giờ khác nhau xa quá . Kế đến, theo giờ Tỵ th́ nhạc sĩ chết sớm, cận thị và cuộc đời đầy sóng gió, thậm chí bị đời lên tiếng là đâm sau lưng chiến sĩ . Phải có bộ sao Xương Khúc Riêu Kỵ y như của Phạm Duy, để giúp cho TCS thuộc đẳng thi phú dồi dào và ướt át như vậy .
Tôi mong các tay TB khác vào đây cho thêm ư kiến .
Sửa lại bởi HoaCai01 : 24 August 2010 lúc 11:51pm
__________________ Năm Mão cần mềm dẽo như Mèo .
Đă tham gia: 12 August 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 15
Msg 7 of 9: Đă gửi: 25 August 2010 lúc 12:12am | Đă lưu IP
@Hoacai01:
Lại nói về cận thị hay mắt kém. Bính hỏa là chí dương, coi thường sương tuyết, không sợ Quư khắc, giờ tị quy lộc, th́ hỏa tất vượng, khó mà tắt được. Giờ th́n, nhâm thủy là dương thủy, bính hỏa tất phải suy, hơn nữa giờ th́n là thủy khố tiết hỏa trợ thủy, bính hỏa không thể không suy. Từ đó ta thấy cận thị là do hỏa suy. Giờ tị cũng không có cách ấy.
Xin được nghe giải thích của bạn Hoacai01 về việc mắt kém cho giờ tị?
Đă tham gia: 22 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
Msg 9 of 9: Đă gửi: 26 August 2010 lúc 5:24am | Đă lưu IP
Theo tôi suy đoán cũng theo quan điểm lấy giờ Tỵ:
Kỷ măo, Bính dần, Bính thân, Quư tị
Chứng minh:
1.Bính hỏa đốt khô quư thủy là mắt mờ.
2.Dần tỵ thân tam h́nh là cuộc sống không yên ổn.Tất thân
thể hư nhược,tâm động liên tục nên sáng tác nhiều.
3.Nếu sinh giờ th́n th́ vợ con sum vầy.Sinh giờ Tỵ th́ khó
có cuộc sống gia đ́nh yên ấm.
4.Nếu sinh giờ th́n th́ mộc hỏa đại vượng,đạt cục tất thân
thể quắc thước,mạnh mẽ hiên ngang.Thần khí rất hùng vỹ.
5.Cuối đời ông này rất nhiều tiền.Do gặp tài vận...Tất
nhiên có phần do tài gặp trường sinh tại Tỵ trong mệnh.
Bạn không thể gửi bài mới Bạn không thể trả lời cho các chủ đề Bạn không thể xóa bài viết Bạn không thể sửa chữa bài viết Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ
Trang này đă được tạo ra trong 2.7227 giây.
DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG