Tác giả |
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 1 of 32: Đă gửi: 18 May 2010 lúc 8:35pm | Đă lưu IP
|
|
|
Sau nhiều năm
nghiên cứu, kinh nghiệm của tôi rút ra: dù dương hay âm trạch th́ âm dương cũng
phải quân b́nh mới sinh khí. Nay xem qui hoạch Thủ Đô xin đưa ra mấy nhận xét
chủ quan
Việc chuyển TT hành chính về chân núi Ba V́ là không hợp lư bởi lẽ: TT hành chính cần
toạ lạc tại nơi phong thuỷ sinh khí mà chân núi Ba V́ là nơi tổng thể âm dương
không quân b́nh sơn nhiều mà thuỷ ít do vậy TT hành chính cần phải gần sông lớn
ở chỗ khí tản mát của sông hội tụ.
Khí của sông Hồng mạnh mẽ, tản mát nhưng không ngưng tụ chỉ khi có nhánh sông cắt
ngang hoặc nơi uốn lượn th́ khí mới có kết tụ do vậy cần khôi phục lại ḍng
sông Tô xưa kia. Ḍng Tô giang xưa kết hợp với sự uốn lượn và các cù đất giữa ḍng sẽ mang lại cho Hà nội luồng sinh khí mới.
Mấy lời mạn đàm mở hàng diễn đàn phong thuỷ.
Sửa lại bởi Manager : 23 May 2010 lúc 2:26am
|
Quay trở về đầu |
|
|
Núi Nhất Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 22
|
Msg 2 of 32: Đă gửi: 18 May 2010 lúc 10:45pm | Đă lưu IP
|
|
|
Núi Nhất Ngọc xin tham gia về dự án quy hoạch thủ đô Hà nội đến 2030 đang triễn lăm tại Nhà triễn lăm Vân Hồ và đang gây xôn xao dư luận :
Nh́n về mặt lư thuyết quy hoạch không gian đô thị th́ thấy có vẻ tạm ổn ! tuy nhiên theo lư thuyết Phong thuỷ th́ lại không ổn !
Cuộc đất Thăng long được Đại sư Lư vạn Hạnh và vua Lư Công Uẩn chọn làm nơi dời đô là cuộc đất Ngưỡng thiên,thế Oa ( dương ) và theo phong thuỷ th́ âm lai dương thụ, thụ khí của các âm long là các dẫy núi chầu về, lại được các ḍng sông Đà, sông Lô, Sông Thao tụ lại nhập vào hệ thống sông Hồng,
nhưng v́ độ dốc địa h́nh c̣n lớn , nước c̣n chảy xiết nên khí c̣n chưa tụ ! v́ vậy tiền nhân mới chọn nơi có " Bát tự phân lưu " và Hồ Dâm đàm ( Hồ Tây ) làm minh đương tụ thuỷ !Và điểm hay về phong thuỷ này đă được kiểm chứng qua các triều đại gần 1000 năm qua ! Nay , mở rộng thủ đô lên phía xứ Đoài là nơi thế đất cao, cao th́ thuộc âm nên thủ đô có thêm thế cân băng âm dương - một tất yếu của sự trường tồn ! Tuy nhiên ,việc chuyển trung tâm hành chính của một quốc gia lên chân núi Ba v́ th́ theoNúi nhất Ngọc là việc chỉ nh́n thấy trước mắt mà không nh́n thấy tương lai ! Trước mắt, trong thời " âm thịnh dương suy" th́ có vẻ hợp lư .( có thông tin trên mạng bảo là giá đất âm phần tại " Công viên Vĩnh hằng " hiên cao vời vợi mà không c̣n để mà mua !) Lâu dài :th́ ai biết chút ít về phong thuỷ và kinh dịch đều hiểu Dương tượng trưng cho sự đi lên, sự phát triển, sự mạnh mẽ, sự trong sáng.... Vậy sao lại bỏ cái dương mà chọn cái âm ?
Lại làm một trục Thăng long xuyên thẳng vào minh đường th́ ảnh hưởng của hiệu ứng đường thẳng trực tiếp tác động lên huyệt vị rất lớn, tạo nên sự xung sát nặng nề cho cuộc đất !
Tóm lại theo Núi Nhất Ngọc th́ dự án trên chỉ nên mang tính tham khảo mà thôi !
Sửa lại bởi Núi Nhất : 18 May 2010 lúc 10:59pm
__________________ Núi Nhất Ngọc!
|
Quay trở về đầu |
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 3 of 32: Đă gửi: 18 May 2010 lúc 11:21pm | Đă lưu IP
|
|
|
Theo nghiên cứu mới nhất của tôi địa mạch của Hà nội khác xa những ǵ vẫn thường được nhắc tới. Xuất phát từ một long mạch phía tả ngạn sông Đà toàn núi đá chạy về rừng Cúc Phương đại long phân ra ba nhánh. Nhánh thứ nhất chạy thẳng về Tam Điệp trông h́nh như cái đuôi cá quẫy mạnh dồn khí cho nhánh thứ ba nên vùng này chả có ǵ đặc biệt cả. Ngày xưa chắc có nhiều thầy địa lư cất công khảo sát vùng này mà chả thu được kết quả ǵ. Nhánh thứ hai chạy ngang về Hoa Lư xoè ra như cái hoa lơ chỉ tiếc là dư khí yếu nên các nhân tài của cả Ninh B́nh đều quê tại đây nhưng chả có ai làm quá chức Thứ Trưởng. Có ông ǵ làm tới Thứ Trưởng bộ giao thông định ra tranh chức bộ trưởng th́ ngă ngựa. Nhánh thứ ba là đáng nói nhất, nhánh này từ Cúc Phương chạy ngược lên phía bắc chia ra làm ba chi. Chi một chạy ngược lên hồ Hoà B́nh sơn nhiều thuỷ ít, sông Đà vô t́nh nên không có ǵ đáng nói. Chi hai chạy về Hương Sơn ṿng qua B́nh Lục chạy về Nam Định. Chi này khá mạnh nên cứ gặp nới nào thuỷ băo là y như rằng tụ khí. Đầu tiên gặp sông đáy ở khu vực xă Hồng Quang núi vây thuỷ băo, long mạch núi đá nhọn sắc như gươm nên toàn sinh tướng tá bộ đội,công an h́nh như quê ông Nguyễn Đức Nhanh ở đây th́ phải. Vượt qua sông đáy tới B́nh Lục chi này c̣n đột khởi sơn phong giữa vùng đồng bằng chiêm trũng rồi chạy tuốt tới mép sông Hồng. Tới đây cứ chỗ nào thuỷ bao là chỗ đó tụ khí. Lư nhân có bà Doan phó chủ tịch nước, Mỹ lộc có ông Nguyễn văn An rồi Nam Trực, Xuân Trường th́ cơ man là nhiều các nhân vật nổi danh có lẽ thế mà nhà Nguyễn sợ quá cho đào con sông Nam Định nối sông Hồng với Sông đáy nhằm cắt mạch chăng? Chi ba chạy ngược ra Ba V́ rồi toả ra chạy về Hà Nội bằng chứng là chỗ Trúc Sơn có núi đột khởi dẫn mạch. Chi này cũng vậy cứ ra sát mép sông Hồng chỗ nào thuỷ bao là y như rằng có huyệt kết như đất Cổ Đô, Đường Lâm, Đông Ngạc, Thanh Tŕ…
Danh giới hai chi hai và nằm ở Hà Nam nên đất này nhiều đời chả sinh được ai có chút máu mặt ngoại trừ đất Lư Nhân có phân chi thứ hai chạy về.
Đấy quân b́nh âm dương quan trọng thế đấy mà mấy ông mù mờ cứ bảo chân núi Ba V́ tốt lắm đúng là phong thuỷ nửa mùa.
Đôi điều tâm sự lúc trà dư.
Sửa lại bởi Manager : 23 May 2010 lúc 2:30am
|
Quay trở về đầu |
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 4 of 32: Đă gửi: 20 May 2010 lúc 1:52am | Đă lưu IP
|
|
|
@ Núi Nhất.
Nói về thế đất của miền bắc Việt nam, trước đây tôi cũng nhầm như tiền nhân cho rằng Hà nội khắp nơi núi sông chầu về nhưng càng đi sâu càng thấy không phải. Có năm nhánh chính ở miền bắc. Một là nhánh Hoàng Liên Sơn núi cao vực sâu tưởng là ghê gớm lắm bỏ bao công sức xem xét lần ṃ rồi kết luận: Long thiếu kiểu cách nên có kết nhiều huyệt, tôi tới nơi xem vài ba huyệt lớn không thấy cách hay. Tôi cho rằng dùng được nhưng không phát lớn. Hai là nhánh tây bắc phía núi Con Voi long mạch kiểu cách trung b́nh chạy về Phú Thọ có kết vài huyệt cũng không đáng nói. Cả hai nhánh này Đều kết thúc tại ngă ba Bạch Hạc. Ba là nhánh chạy từ phía bắc xuống. Tổ long tuyệt đẹp long lâu bảo điện , bác hoán phân nhánh nhiều vô số, mỗi nhánh đều có huyệt lớn đủ cả quan, quỉ, cầm, diệu… nhánh chính chạy về đột khởi Tam đảo sơn h́nh con rết ḅ (kiểu song nghênh song tống) chạy qua Bắc Ninh, Hà nội, Hưng Yên, Hải dương, Thái B́nh và một phần Hải pḥng tiếc rằng người ta đào sông Đuống, sông Bắc Hưng Hải và sông Luộc cắt mạch làm tổn thương long mạch ghê gớm. Tôi thấy kể rằng nhà Lư v́ sợ đất Cổ Bi ( ai đă tới xem mới thấy đẹp) mà đào sông Đuống c̣n nhà Trần bị xúi bẩy mà đào sông Luộc. Sau khi đào xong cả hai triều đại đều sụp đổ v́ ảnh hưởng tới đất tổ của hai họ ở Đ́nh Bảng và Hưng Hà. Từ đó người miền bắc không có triều đại nào vẻ vang nữa ngẫm cũng không phải là vô lư v́ thực mục sở thị là Làng Mộ Trạch hết phát sau khi đào sông Bắc Hưng Hải dù sông này không lớn. Long mạch thứ ba này th́ khỏi bàn. Huyệt kết nổi danh xưa nay nhiều lắm xin kể sơ sơ vài địa danh như: Đ́nh Bảng, Hội Phụ, Kim Đôi, Phù lăng, Nam Sách, Mộ trạch, Đoan Loan, Cổ am, Ngọc thanh, Mỹ Hào, Lương Bằng, Gia lộc, Ninh Gaing, Hưng Hà…. Thế mới thấy kiểu cách của long mạch quan trọng như thế nào.
|
Quay trở về đầu |
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 5 of 32: Đă gửi: 20 May 2010 lúc 3:49am | Đă lưu IP
|
|
|
Bốn là nhánh long mạch Thập Vạn Đại Sơn chạy Từ Quảng Đông TQ sang nước ta đi qua Quảng Ninh ṿng về Lạng Sơn, Bắc Giang rồi quay ngoắt sang Quảng Tây TQ (hộ long chính là sông chảy ngược Kỳ Cùng). Long mạch kiểu trung b́nh khá có nghênh tống bao bọc, mở mặt xoè tay dài tạo thành các nhánh chạy về Hà nội (gồm cả ṿng cung Đông Triều). Trên long mạch này cùng có khá nhiều huyệt rất kỳ khôi, xem cũng đă con mắt lắm. Nhánh cuối cùng là nhánh của long mạch Hà nội. Tôi đă nói ở đầu, Long này cũng long lâu bảo điện núi nhọn sắc đâm thẳng lên trời nhưng theo tôi vẫn kém nhánh thứ ba. Hôm trước Tôi c̣n thiếu sót không nhắc tới nhánh này c̣n phân nhánh chạy về phía đông nam qua Thanh Hoá kết huyệt đất chúa Trịnh và Nhà Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại Trang nữa đấy.
Tóm lại là Hà Nội nh́n tưởng được Long mạch các nơi chầu về mà kỳ thực là chầu vào long mạch khác thế mới lạ chứ? Nhưng nó vẫn là long mạch tốt thứ hai của Miền Bắc nên sau khi long mạch thứ nhất bị phá hại th́ vua mới xuất hiện ở Thanh Hoá đó.
Sửa lại bởi Manager : 23 May 2010 lúc 2:31am
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 6 of 32: Đă gửi: 20 May 2010 lúc 10:31pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thế đất duy nhất ở Hà nội có sơn chầu thuỷ tụ là ṿng tṛn tụ khí của các xă Tản Hồng, Phú Cường, Phong Vân, Vạn Thắng… của huyện Ba V́. Nơi này sơn chầu tứ phía, thuỷ băo tam thành, nước nghịch uốn khúc đáo đường có ḍng nước ngang ôm ṿng tránh xung xạ, cầm tinh hăn khí rất xứng đáng cho một đô thị dương trạch phồn hoa trong tương lai. Tuy vậy khi qui hoạch rất cần giữ vững quan điểm về phong thuỷ dương trạch. Trước đây Tôi có ghé thăm vùng này thấy cảnh sắc tươi sáng, đất đai trù phú, tâm hồn thư thái đúng là nơi có thể đặt TT hành chính quốc gia. Đất này khí tản rộng rất thích hợp cho dương trạch nếu qui hoạch tốt để khí tụ hơn nữa v́ c̣n thiếu Hăn Môn nơi thuỷ khẩu.
Sửa lại bởi Manager : 23 May 2010 lúc 2:31am
|
Quay trở về đầu |
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 7 of 32: Đă gửi: 21 May 2010 lúc 3:46am | Đă lưu IP
|
|
|
Nói về trục Thăng Long, ư tưởng có một con đường lớn cũng tốt tuy vậy một con đường không khác ǵ một ḍng sông. Ḍng sông đẹp khi nó uốn khúc hữu t́nh và giao thoa với sông Hồng ở vị trí thích hợp. Long mạch di chuyển bác hoán đưa khí về Hà nội th́ tốt nhất là không làm sáo trộn và tổn thương long mạch do vậy theo tôi trục Thăng Long theo qui hoạch ở vị trí hiện tại là chưa hợp lư. Con đường này cần giao cắt với sông Hồng ở khu vực sông Nhuệ là hợp lư nhất để hăn bớt cái khí sồng sộc của con sông Hồng mạnh mẽ, c̣n vị trí ở đâu th́ c̣n tùy thuộc công năng sử dụng của nó.
Nói thêm về vị trí của cơ quan đầu năo của một quốc gia. Vị trí này là vô cùng quan trọng nó quyết định tới sự hưng vượng của quốc gia đó. Việc này th́ rất nhiều người nói nhưng cũng nhiều người c̣n hoài nghi lắm. Trước đây tôi rất thắc mắc một tỉnh bé như Vĩnh Phúc đất đai khô cằn, không có tài nguyên, xa các trung tâm kinh tế, giao thông không thuận tiện, dân số ít lại xa cảng biển mà sao Vĩnh Phúc kinh tế phát triển nhanh, thu hút đầu tư lớn? Vĩnh phúc là một trong những tỉnh đóng góp ngân sách quốc gia lớn nhất ngang ngửa B́nh Dương và Đồng Nai. Sau khi tách tỉnh năm 1995 Vĩnh Phúc bắt đầu cất cánh trong khi Phú Thọ th́ cứ lẹt đẹt măi. Th́ ra cơ quan đầu năo của Vĩnh Phúc ở vị trí cực kỳ đắc địa. Một nhánh của long mạch tách ra từ dăy Tam Đảo chạy về hướng nam tới Vĩnh Phúc khai diện kết huyệt chầu về Đầm Vạc nước trong đáy sâu. Cơ quan tỉnh uỷ đặt đúng vi trí đắc địa nhất ( vi trí này trước là nơi nghỉ mát của trung ương). Thật là một sự thay đổi nhỏ mà cả vùng cùng hưng vượng. Thế mới thấy phong thuỷ ảnh hưởng kinh khủng như thế nào!
Sửa lại bởi Manager : 23 May 2010 lúc 2:32am
|
Quay trở về đầu |
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 8 of 32: Đă gửi: 21 May 2010 lúc 10:38pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bàn một chút về đất Hà nội cổ, Hà nội xưa là đất “Trong sông” bao bọc bởi sông Tô và sông Hồng. Sông Hồng bao bọc lấy đất Hà nội như cái vành tai nên ngày xưa sông Hồng c̣n được gọi là Nhĩ Hà. Nếu chỉ có sông bao như vậy th́ chả có ǵ đáng nói v́ theo kinh nghiệm của tôi khuất khúc mấy lần th́ may ra mới có tụ khí chứ đừng có nói là bao bọc không thôi. Tuy vậy Hà nội rất nhiều hồ sâu, cộng thêm một chứng tá nữa là sông Tô thông ra sông Hồng hai chiều nước chảy. Tất cả những điều đó nói nên Hà nội cổ khí tụ theo cách nội thuỷ tụ, ngoại thuỷ bao, thuỷ chi hăn khí và long mạch quí. Ngày nay, Hồ bị lấp, sông Tô bị nghẽn mạch, khí bị tán bởi sự chia ḍng của sông Đuống thêm nữa người ta c̣n đào cả sông Nhuệ thông ra sông Hồng. Sự thay đổi đó làm suy giảm cái tốt đi rất nhiều. Nói riêng về con sông Nhuệ đào cắt mạch làng Đông Ngạc không biết từ bao giờ nhưng xem ra long mạch đă hồi phục chả vậy mà ông Văn Tiến Dũng và nay là Phạm Gia Khiêm vẫn nổi danh như các vị tiền bối của làng. Cách đây vài năm tôi có vào đây đúng lúc họ đào đất nh́n thấy chất đất đẹp tuyệt vời đỏ như son, dẻo mịn th́ đích thị là vùng đất quí rồi. Trên long mạch người ta trồng bưởi Diễn là một đặc sản nổi tiếng của vùng càng khẳng định những điều tôi nói.
Sửa lại bởi Manager : 23 May 2010 lúc 2:32am
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThầyTú Hội Viên
Đă tham gia: 22 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3
|
Msg 9 of 32: Đă gửi: 22 May 2010 lúc 9:01am | Đă lưu IP
|
|
|
Tôi rất ngưỡng mộ kiến thức của bạn ASVN nhưng tôi muốn biết bạn nghĩ sao về cái lư của "Dịch"? liệu sự vận động của vũ trụ có làm cho những khaí niệm về Vận khí bị biến dịch không? và việc một cục diện để có một đế đô có đến 1000 năm hưng thịnh quả đâu có nhiều, vậy th́ cái sinh-diệt hẳn cũng cần có nguyên nhân của nó chứ??? mong bác có ư kiến về việc này!
__________________ Cái ta có là hữu hạn, cái chưa biết là vô hạn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Manager Ban Kỹ Thuật
Đă tham gia: 20 April 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 480
|
Msg 10 of 32: Đă gửi: 23 May 2010 lúc 2:23am | Đă lưu IP
|
|
|
Chào ASVN,
Xin bạn làm ơn bấm nút xem thử trước khi đăng bài . Những bài viết của bạn có rất nhiều tags của MS Word rất khó đọc . Thành thật cám ơn .
Manager
|
Quay trở về đầu |
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 11 of 32: Đă gửi: 23 May 2010 lúc 8:07pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thầy hỏi tôi đâu dám không trả lời. Điều thầy hỏi rộng quá mà không thật sự nằm dưới chủ đề đang thảo luận tuy vậy tôi cũng tŕnh bày một ư chủ quan là: mọi sự sinh diệt biến hoá trong tam giới này đều tuân thủ theo nhân và quả do vậy được đất tốt hay không do “nghiệp” của cả cộng đồng dân tộc chi phối c̣n long mạch nó như cái cây nhiều năm mất mùa nhưng sang năm có khi lại trổ đầy hoa trái ở một nhánh cây mới mọc…
Gửi quí đồng đạo! Đă lâu lắm tôi không có vào đây viết bài phần v́ việc cá nhân phần v́ “duyên” chưa đủ nay có việc liên quan tới cộng đồng mà trang nhà lại vừa đổi mới do vậy mạo muội và đây viết vài lời chủ quan hy vọng có tác động ít nhiều tới những người làm qui hoạch. Là con dân của đất nước th́ cũng phải có ư kiến c̣n việc diễn tiến thế nào chắc c̣n nhờ phúc ấm tổ tiên vậy. Viết ra những điều trên cũng chả hay ho ǵ nhưng cực chẳng đă cũng phải làm thôi.
Gửi Manager
Tôi không sao xử lư được mong hướng đẫn!
ASVN
Sửa lại bởi Huethien : 23 May 2010 lúc 8:23pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
Huethien Ban Điều Hành
Đă tham gia: 23 April 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 193
|
Msg 12 of 32: Đă gửi: 23 May 2010 lúc 8:38pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào asvn,
Trước khi bấm nút Gửi trả lời, bạn bấm nút Xem thử trước, sẽ có một cửa sổ Xen thử bài viết hiện lên th́ anh đưa chuột vào đó (trong khung màu nâu) để highlight (bôi đen) và nhấn nút "control" và nút chữ "c" cùng một lượt. Trở lại khung viết bài "Gửi trả lời" ban cũng highlight (bôi đen) và nhấn nút "control" và nút chữ "v" cùng một lượt. Sau đó bạn xem râu ria của cái tag ở đâu th́ bôi bỏ.
Nói dài ḍng, nhưng thật ra gọn lắm:
- Bước 1: Dán bài vào khung "Gửi trả lời"
- Bước 2: Nhấn nút "Xem thử trước"
- Bước 3: Copy bài viết trong khung "Xem thử bài viết"
- Bước 4: Dán lại vào khung "Gửi trả lời"
- Bước 5: Xóa bỏ những râu ria dính trong bài viết.
- Bước 6: Nhấn nút "Gửi trả lời"
|
Quay trở về đầu |
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 13 of 32: Đă gửi: 23 May 2010 lúc 10:02pm | Đă lưu IP
|
|
|
Đoạn trước tôi có đề xuất chuyển trung tâm Hành Chính Quốc Gia về “Ṿng Tṛn Tụ khí”. Nói như vậy th́ phải phân tích một chút mới có sức thuyết phục chứ? Phân tích sao phải dễ hiểu và thuyết phục chứ không cứ nói khơi khơi những kiến thức về phong thuỷ th́ nghe hay hay mà người ta vẫn c̣n nghi ngại. Thật vậy:
Thứ nhất: Lịch sử chứng nghiệm vùng này dân cư an lạc, thanh b́nh, trù phú và lắm nhân tài với Cổ Đô là tâm điểm.
Thứ hai: Đất này có địa thế rất giống Đức Thọ Hà Tĩnh. Đức thọ với Tùng Ảnh là trung tâm, nơi vô cùng đắc địa về phong thuỷ. Long mạch của dăy Trường sơn phân nhánh chạy ra biển ở khu vực đèo Ngang bác hoán chạy ngược theo sông Ngàn sâu về Tùng ảnh Đức Thọ kết huyệt. Huyệt này có những cách hay sau:
1- Long mạch quí
2- Long dẫn mạch ra tận mép sông Ngàn sâu nên đạt tiêu chuẩn quân b́nh âm dương
3- Phía bên kia sông có một dăy núi đồn khí chầu về tác án
4- Sông Ngàn Phố uốn khúc chạy từ Hương sơn về hoà với sông Ngàn sâu nên đắc cách nghịch thuỷ uốn khúc chiều đường.
5- La tinh đột khởi giữa ḍng hăn khí
6- Nội thuỷ dẫn mạch nhập ḍng hăn khí
7- Sông cắt ngang ôm lấy long mạch khuất khúc mấy ṿng nước trong và sâu hợp với sông La chạy ra biển.
8- Cửa khẩu ngoài có La tinh chấn giữ c̣n có Bắc thần là núi Hồng lĩnh án ngữ
Với những cách đó Tùng ảnh Đức thọ sinh ra cơ man nào là nhân sĩ chắc tôi chả cần phải kể ra đây.
Quay lại ṿng tṛn tụ khí ở Hà nội đất này có:
1- Long mạch quí
2- Long dẫn mạch ra tận mép sông Hồng nên đạt tiêu chuẩn quân b́nh âm dương
3- Phía bên kia sông có một dăy núi đồn khí chầu về tác án là dăy con voi nhưng không gần như Tùng ảnh nên khí rộng.
4- Sông Hồng và Lô uốn khúc chạy từ Phú thọ, Tuyên Quang về hoà với sông Hồng nên đắc cách nhị nghịch thuỷ uốn khúc chiều đường.
5- La tinh đột khởi giữa ḍng hăn khí
6- Nội thuỷ dẫn mạch nhập ḍng hăn khí nhưng nhỏ và đang bị nghẽn mạch
7- Sông cắt ngang ôm lấy long mạch khuất khúc một ṿng nên kém hơn Tùng ảnh
8- Cửa khẩu ngoài có La tinh chấn giữ nhưng không có bắc thần nên rất cần Hăn môn.
9- Thế đất to và rộng hơn nên thích hợp cho đô thị
10- Có bốn long mạch chầu về cuộc đất này.
Viết thế này chắc sẽ thuyết phục hơn một chút chăng?
Cảm ơn Huệ Thiên đă trợ giúp!
Sửa lại bởi Huethien : 24 May 2010 lúc 2:24am
|
Quay trở về đầu |
|
|
Huethien Ban Điều Hành
Đă tham gia: 23 April 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 193
|
Msg 14 of 32: Đă gửi: 24 May 2010 lúc 2:27am | Đă lưu IP
|
|
|
Chúng tôi phải cám ơn bạn mới đúng.
|
Quay trở về đầu |
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 15 of 32: Đă gửi: 24 May 2010 lúc 3:06am | Đă lưu IP
|
|
|
Lại bàn về kiểu cách của long mạch, trước đây tôi
cũng xem thường việc này lắm. Tôi cứ nghĩ t́m được huyệt hay th́ kiểu ǵ chả
phát, chứ lần long mạch xem tốt xấu thế nào th́ khó lắm. Dần dần đi nhiều suy
ngẫm nhiều rồi cũng vỡ ra cách xem và thấy ḿnh lúc trước quá là sai lầm. Khi
khảo sát long mạch núi con Voi chạy về Việt Tŕ th́ rút ra kết luận huyệt chính
kém xa huyệt bàng. Trên long mạch này có một huyệt bàng khí thế vừa phải nhỏ nhắn
rẽ nhánh ở huyện Lâm Thao chạy ra phía sông Hồng theo hướng Đông Bắc Tây Nam.
Long có dạng “ Ngọc Xích long” đến khi kết huyệt ph́nh to như quả bóng bay xung
quanh bao bọc bởi hồ sâu nước trong veo. Ngoài hồ là đồi núi vây bọc kín như
bưng đắc cách “tàng phong tụ khí” tuy nội cục th́ đẹp nhưng ngoại cục lại hơi
vô t́nh nên không kết lớn. Hỏi ra mới biết đó là làng Xuân Lũng tỉnh Phú thọ nổi
tiếng từ xưa về đỗ đạt nhưng chức quan không cao. Dân làng kể rằng cứ khi nào
cây Dứa dại ở đền làng trổ hoa là khi đó người làng có người đỗ đạt lớn quả là “
địa động th́ nhân ứng”
|
Quay trở về đầu |
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 16 of 32: Đă gửi: 24 May 2010 lúc 8:57pm | Đă lưu IP
|
|
|
Long mạch là một thực thể sống mà tôi có thể ví nó
như một gốc cây trong khu rừng đầy cây cỏ. Long mạch có gốc có thân, có cành có
nhánh và có hoa có quả, khi nó là cây th́ nó cũng có sự sinh sôi và phát triển
chỉ có điều nó rất tế vi. Là cây th́ thường chỉ ra hoa kết trái ở những cành
non mới mọc chứ mấy khi ra hoa kết trái ở gốc và thân? Chân núi Ba V́ ví như
thân của long mạch Hà nội, nơi dẫn dưỡng chất nuôi cành và hoa ở phía ngọn cây.
Con người chả khác loài “Sâu” sống kư sinh trên cây vậy, cũng chỉ t́m cành non,
hoa trái mà ăn mà hưởng. Ngay nay có mấy chú sâu “đục thân” muốn hút nhựa từ
thân cây th́ chẳng bao lâu cây sẽ chết…
Là cây th́ cũng có những cành cây chưa ra hoa trái,
nó chỉ đợi một ngày rồi sẽ đơm bông kết trái. Nhà ông Hồ sĩ Tạo mà người ta bảo
là thân phụ của ông Nguyễn Sinh Sắc trước đây, Từ đường họ Hồ ở Thanh Chương đặt
trên thế đất “Phượng Hoàng ẩm thuỷ”. Ngày đặt móng ông thầy địa lư Tàu có nói sẽ
phát Vương… nhưng đợi măi chả biết khi nào “Phượng Hoàng” mới uống nước đây? ấy
thế rồi mà con tạo xoay vần, phúc khí ḍng họ tích đủ thế nào mà vào mùa mưa
năm ấy con sông Rộ ṿng về tụ thuỷ ngay cửa từ đường, Phượng Hoàng tung cánh họ
Hồ có người đỗ đạt rồi phát vương thật. Đây là tôi cũng chỉ trích lược câu chuyện
chép lại của người trong họ Hồ nhưng xét về Phong thuỷ cũng học thêm được vài
điều thú vị.
Ư cạn ngôn tận nên cũng xin dừng ở đây!
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|
hoangvd Hội Viên
Đă tham gia: 26 May 2010 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 11
|
Msg 17 of 32: Đă gửi: 26 May 2010 lúc 2:21pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cám ơn bác asvn,
Thông tin bác cung cấp rất bổ ích.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đaicoviet Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 436
|
Msg 18 of 32: Đă gửi: 26 May 2010 lúc 11:11pm | Đă lưu IP
|
|
|
asvn đă viết:
Long mạch là một thực thể sống mà tôi có thể ví nó
như một gốc cây trong khu rừng đầy cây cỏ. Long mạch có gốc có thân, có cành có
nhánh và có hoa có quả, khi nó là cây th́ nó cũng có sự sinh sôi và phát triển
chỉ có điều nó rất tế vị Là cây th́ thường chỉ ra hoa kết trái ở những cành
non mới mọc chứ mấy khi ra hoa kết trái ở gốc và thân? Chân núi Ba V́ ví như
thân của long mạch Hà nội, nơi dẫn dưỡng chất nuôi cành và hoa ở phía ngọn câỵ
Con người chả khác loài “Sâu” sống kư sinh trên cây vậy, cũng chỉ t́m cành non,
hoa trái mà ăn mà hưởng. Ngay nay có mấy chú sâu “đục thân” muốn hút nhựa từ
thân cây th́ chẳng bao lâu cây sẽ chết…
Là cây th́ cũng có những cành cây chưa ra hoa trái,
nó chỉ đợi một ngày rồi sẽ đơm bông kết tráị Nhà ông Hồ sĩ Tạo mà người ta bảo
là thân phụ của ông Nguyễn Sinh Sắc trước đây, Từ đường họ Hồ ở Thanh Chương đặt
trên thế đất “Phượng Hoàng ẩm thuỷ”. Ngày đặt móng ông thầy địa lư Tàu có nói sẽ
phát Vương… nhưng đợi măi chả biết khi nào “Phượng Hoàng” mới uống nước đâỷ ấy
thế rồi mà con tạo xoay vần, phúc khí ḍng họ tích đủ thế nào mà vào mùa mưa
năm ấy con sông Rộ ṿng về tụ thuỷ ngay cửa từ đường, Phượng Hoàng tung cánh họ
Hồ có người đỗ đạt rồi phát vương thật. Đây là tôi cũng chỉ trích lược câu chuyện
chép lại của người trong họ Hồ nhưng xét về Phong thuỷ cũng học thêm được vài
điều thú vị.
Ư cạn ngôn tận nên cũng xin dừng ở đây!
|
|
|
Không biết huyệt Phượng Hoàng ẩm thuỷ có nói truyền bao nhiêu đời làm vua không hay chỉ một đời rồi tuyệt tự ?
Sửa lại bởi Huethien : 27 May 2010 lúc 1:13am
|
Quay trở về đầu |
|
|
rong con Hội Viên
Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1
|
Msg 19 of 32: Đă gửi: 27 May 2010 lúc 12:22pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào bác asvn,
Bài bác viết hay quá. Tôi chép ra để đọc và học hỏi, suy ngẫm thêm. Mong bác tiếp tục viết thêm nữa.
Cũng mong bài viết của bác tác dụng đến những vị làm dự án qui hoạch.
Cám ơn bác.
Sửa lại bởi rong con : 27 May 2010 lúc 12:45pm
__________________ rong con
|
Quay trở về đầu |
|
|
asvn Hội Viên
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 26
|
Msg 20 of 32: Đă gửi: 27 May 2010 lúc 8:35pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tôi đă định dừng chủ đề này tại đây ai dè bác này
vào buông một câu gây ra sự nghi ngờ nên đành phải viết thêm cho rơ nghĩa. Tôi
cũng phải nói trước tôi theo chủ nghĩa dân tộc, dân tộc Việtnam là một. Tôi
cũng không thích thù hận và chính trị. Xin thưa :
Một là cuộc đất này đă bị phá khi người ta làm cuộc
cách mạng “ Thay trời đổi đất, sắp đặt lại giang sơn” ngu dốt.
Hai là vào khoảng năm 1940 th́ lũ lớn sông Rộ ṿng về
từ đường họ Hồ và ai học lịch sử sẽ thấy từ năm 1941 ai đă về Cao Bằng ...
Ba là ḍng này họ Hồ không tuyệt tự nhưng phúc khí
đă suy... Sau khi từ đường bị phá th́ có vài người xuất gia đi tu.
Gửi bác “Đại Cồ Sửng” có nhiều thứ tồn tại mà không
thể viết ra. Diễn đàn là nơi trao đổi học thuật nhưng hầu như không ai biết ai.
Tuỳ hứng tuỳ duyên th́ chia sẻ thấy hết duyên hết hứng th́ lặng lẽ bỏ đi xin
bác nhớ cho.
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|