Msg 1 of 9: Đă gửi: 06 April 2011 lúc 9:27am | Đă lưu IP
|
|
|
Đưa bài báo này ra để củng cố thêm cho những ai đang tin tử vi cũng là 1 nghành khoa học dù vẫn huyền bí (chắc đang dần sáng tỏ dưới ánh sáng khoa học)
TP - Năm 2006, Nhạc sĩ Hồng Đăng mời một số bạn bè đến
quán cafe Cây Đa ở phố Trần Nguyên Hăn (Hà Nội). Ngỡ ông mời uống cà phê
b́nh thường, hoá ra để công bố Lênh đênh biển (DVD thu lại từ
đêm nhạc của riêng ông năm 2005 tại Nhà hát Lớn Hà Nội).
Ông nói vui: “Cái tên đêm nhạc vận ngay vào ḿnh. Sau
cả năm rồi mà nay vẫn lênh đênh…”.
|
Nhạc sĩ Hồng Đăng trong chương tŕnh “Con đường âm
nhạc” (2007) |
Lênh đênh biển gặp... lênh đênh
Nay đă ba năm rồi ông có c̣n lênh đênh?
Vẫn lênh đênh, lúc nào nó cũng ở trước mặt. Đêm nhạc đó
cũng lênh đênh, sau đêm nhạc đó vẫn lênh đênh. (cười lớn)
V́ sao vậy?
Cái số lênh đênh, nó cứ xô ḿnh. Ngày đó tôi đă bảo
Thúy (Lê Anh Thúy, vợ ông) là tổ chức dịp này gặp khó khăn đấy. Tôi đă
nói trước như thế nhưng Thúy không nghe, bảo cứ tổ chức. Y như rằng, xảy
ra chuyện.
Chuyện ǵ vậy, thưa ông?
Mọi chuyện ban đầu rất suôn sẻ, anh em đồng nghiệp ủng
hộ, nhà tài trợ th́ chủ động đề nghị tài trợ, ca sĩ cũng đă sẵn
sàng…Nhưng trước đêm nhạc khoảng một tuần, th́ nhà tài trợ bất ngờ bỏ
cuộc. Ác là ở chỗ chỉ c̣n vài ngày nữa, nên ḿnh xoay sở không kịp, mà
đêm nhạc th́ không thể hoăn, vé đă bán. Lúc ấy không chỉ tôi mà cả những
anh em đạo diễn, đạo cụ, ánh sáng, phối khí… đều choáng váng. Chỉ c̣n
nước khóc thôi...
Sao nhà tài trợ lại bỏ cuộc?
Đó là một ngân hàng. Ông lănh đạo ngân hàng này v́ yêu
nhạc của tôi, nên chủ động đề nghị tài trợ để tôi tổ chức đêm nhạc
riêng, v́ thế tôi mới tổ chức. Nhưng sau đó, ông này bị hội đồng quản
trị “chơi xấu” nên buộc phải rút lui.
Sau đó th́ ông làm thế nào?
Tổng chi phí cho đêm nhạc khoảng ngót nghét tỉ bạc. Đây
là số tiền quá lớn với một nhạc sĩ nghèo như ḿnh. Nhưng không lẽ hủy,
mà vé bán rồi làm sao hủy được. Nên đành cắn răng vay mượn, cộng với sự
giúp đỡ của bạn bè, người cho 5 triệu, người cho 10 triệu, người bỏ công
giúp không lấy tiền.
Nhiều người như sắc-xô-phôn Trần Mạnh Tuấn bay từ Sài
G̣n ra biểu diễn không lấy tiền, ca sĩ Hồng Nhung bay từ Pháp về hát
cũng không lấy cát xê…và đêm nhạc vẫn diễn ra b́nh thường.
Đêm nhạc kết thúc, tất cả đều vui v́ không ai ngờ nó
lại thành công lớn thế. Mọi người bảo bây giờ ông Đăng phải khao. Thiếu
tướng Phạm Chuyên (nguyên giám đốc CA HN) mời mọi người qua khách sạn Hà
Nội ăn và ông ấy trả tiền luôn.
Cuối cùng ông bị lỗ bao nhiêu?
Cũng phải tới 500-600 triệu đồng. Măi đến hơn năm sau
mới trả được tiền công cho anh em phục vụ âm thanh ánh sáng.
Một nhạc sĩ nổi tiếng như ông gặp hoàn cảnh hẩm hiu
thế, ông có thấy tủi?
Nó cũng là không may thôi (cười lớn). Nghĩ lại thấy
ḿnh nghèo mà chơi quá sang. Đến nay chưa có nhạc sĩ nào tổ chức được
đêm nhạc riêng hoành tráng như Lênh đênh biển. Đêm nhạc thành
kỷ niệm. Nhiều anh em tốt với ḿnh quá, nên cũng vui.
Trước khi tổ chức đêm nhạc, anh em bạn bè nói phải làm
thật hoành tráng, để giúp anh Đăng kiếm tí tiền. Không ngờ lỗ nặng, măi
gần hai năm sau mới trả hết nợ…
Nhạc sĩ Việt: Có làm mà chẳng có ăn
Nh́n lại thế hệ nhạc sĩ Hồng Đăng, nhiều người nổi
tiếng và tài danh, nhưng có vẻ các nhạc sĩ thời ông lơ ngơ về tiền bạc?
(Cười). Hiện nay cũng có một số anh em nhạc sĩ gọi là
sống được, nhưng đều từ nguồn tiền không liên quan sáng tác nhạc, mà từ
kinh doanh. Mà có phải nhạc sĩ nào cũng biết kinh doanh. C̣n nhiều người
sống bằng tiền của vợ con, gia đ́nh…
Nhạc sĩ ḿnh nghèo do tiền trả cho tác quyền rẻ quá
hay do các nhạc sĩ chưa năng động trong việc kinh doanh trên chính tác
phẩm của ḿnh?
Mỗi nhạc sĩ chuyên nghiệp có được trăm hoặc nhiều th́
cả ngàn tác phẩm. Nhưng tác phẩm được người ta nhớ đến có mấy đâu. Mỗi
người được một, hai bài đă là may, được dăm bảy bài là ghê gớm lắm rồi.
Nay có cả ngàn nhạc sĩ thực thụ (hội viên hội nhạc sĩ), tôi tính mỗi
người sáng tác trăm bài th́ đă có cả vạn bài rồi. Nên nhiều người nói
Việt Nam thiếu ca khúc, tôi nói luôn là không thiếu, chỉ thiếu ca khúc
hay thôi.
Ngay như tôi, sáng tác cả ngàn bài hát nhưng bây giờ
hỏi th́ may ra người ta nhớ được vài bài như: Hoa sữa, Biển hát chiều
nay, Kỷ niệm thành phố tuổi thơ...V́ thế, nhạc sĩ có ai sáng tác để kiếm
tiền đâu. Người ta bảo nhạc sĩ có làm mà không có ăn là thế.
Có nhạc sĩ nào sống được từ tiền bản quyền tác phẩm
không, thưa ông?
Không có ai. Có một số người được người ta hát nhiều
th́ một năm được chục triệu đồng là cùng.
Hiện có xu hướng nhiều nhạc sĩ kiếm tiền bằng sáng
tác theo đơn đặt hàng của các bộ, ngành, doanh nghiệp kiếm tiền cũng
khá?
Ai th́ cũng phải đi sáng tác theo đơn đặt hàng, nhất là
anh em nhạc sĩ già th́ càng hay đi, và cũng kiếm được tí. Cái đó th́
tương đối ṣng phẳng, viết xong người ta trả dăm ba triệu đồng một bài.
Nhưng một năm tổ chức được chục chuyến đi viết theo đơn đặt hàng th́
cũng chỉ vài ba chục người được mời đi. Nên tóm lại, nhạc sĩ chẳng ai
sống được bằng sáng tác.
Tiên đoán số phận Lưu Quang Vũ
Nhắc đến Hồng Đăng người ta thường nói đến chuyện
tướng số, tử vi. Thậm chí ngày xưa có người nói thi xem tử vi ông thắng
cả cố Giáo sư Trần Quốc Vượng?
Chuyện đó là có. Tôi nhớ, có một giáo sư trường ĐH
Sorbonne của Pháp khi sang Việt Nam t́m hiểu những người xem tử vi giỏi,
ông ta gặp ba người: Nhạc sĩ Hồng Đăng, Giáo sư Trần Quốc Vượng, Thiếu
tướng Nguyễn Đ́nh Ngọc. Nay cả ông Vượng và ông Ngọc đều về với tổ tiên
cả rồi, chỉ c̣n tôi (cười lớn).
Riêng tôi với ông Vượng có nhiều lần đánh cuộc. Lần
đầu, tôi và ông Vượng tới nhà ông Viện (bố của ca sĩ Hồng Nhung) chơi.
Khi đó ông Viện nói chuyện vợ lại có bầu, th́ ông Vượng đoán “lần này vợ
ông lại đẻ con gái rồi (khi đó đă có Hồng Nhung), ông lại phải cố hiệp
nữa đẻ kiếm con giai thôi”. Tôi bảo “ông yên tâm, con giai đấy!”.
Ông Vượng bảo “có đánh cuộc không”, tôi nói cuộc ǵ.
Hai bên thống nhất cuộc chai rượu Tây (hồi đó là sang lắm) và con gà
sống thiến. Khi đó có nhiều người chứng kiến (như anh Định ở xưởng
Phim...). Cuối cùng vợ ông Viện đẻ con trai. Chuyện đó đến giờ thỉnh
thoảng mọi người vẫn nhắc.
Một lần khác, tôi và ông Vượng đến nhà Giáo sư Nguyễn
Văn Khải (trường ĐH Sư phạm Hà Nội). Ông Khải khoe “vợ tôi lại có bầu”,
ông Vượng đoán con giai, tôi khẳng định con gái. Thế là ông Vượng cáu
“ông cứ nói khác tôi làm ǵ”. Tôi bảo “không những con gái mà vợ ông c̣n
phải mổ đẻ”. Y như rằng, khi thai mới bảy tháng tuổi, vợ ông Khải bị
nhiễm độc thai nghén, phải mổ đẻ.
Hôm đó, tôi đang sắp ăn cơm trưa, ông Khải đến gọi đi
chiêu đăi ở nhà hàng Bodega Tràng Tiền. Ông Khải thông báo “vợ tôi đẻ
con giai và phải mổ đẻ suưt chết. Đúng như ông đoán”.
Nghe nói, ngày xưa ông từng cảnh báo về tai nạn của
vợ chồng Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh?
Cả
gia đ́nh Lưu Quang Vũ sống ở căn gác hai có 9 m2 ở 96 phố Huế. Sau khi
lấy Xuân Quỳnh, có hôm gặp tôi Vũ than “không hiểu sao số em nó khổ thế
anh ạ. Em có nên đi xuất khẩu lao động không”, tôi bảo “không nên đi,
v́ cậu làm được việc và rất hay. Cậu sắp được sướng rồi”. Vũ hỏi tiếp
“sướng thế nào hả anh”, tôi bảo “cậu sắp nổi tiếng rồi. Làm được rất
nhiều việc hay đấy, nhưng phải cẩn thận”.
Tôi nhắc Vũ v́ cậu ấy tuổi Mậu Tư (1948), hiện có khó
khăn nhưng lúc nào bay lên nó như cái mũi tên, nên phải biết cách, nếu
không nó rơi đùng cái là nguy hiểm.
Bởi Vũ có hai bộ sao gọi là hung tinh đắc địa (sao dữ
nhưng được đất) và phát dă như lôi (phát như sấm, sét). Thời gian sau
đó, Vũ công bố mười mấy vở kịch, nổi như cồn. Lưu Quang Vũ trở thành số
một trong làng kịch nghệ nước nhà.
Một hôm, tôi đang ở Sài G̣n th́ Lưu Quang Vũ t́m đến,
nhưng không gặp. Vũ viết giấy để lại “em đến nhưng không gặp, khi nào
anh ra Hà Nội th́ báo để em đến nhé”.
Sau đó, rất tiếc khi tôi ra Hà Nội th́ Vũ lại quá bận.
Thời điểm đó cậu ấy đắt hàng lắm, đi dựng kịch suốt ngày, nên không gặp
được tôi. Sau đó cả nhà Vũ bị tai nạn. Nghe tin tôi cũng choáng váng,
lạnh cả người.
C̣n chuyện khác cũng ghê, mà nhân chứng nay vẫn c̣n
sống. Đó chính là bà Kim Thư ở kịch nói Trung ương. Chồng chị Thư là con
trai cụ Vũ Ngọc Phan, và là anh trai của GS Vũ Tuyên Hoàng.
Năm 1979, chị Thư dắt cô con gái lũn cũn đến nhà tôi
chơi, hỏi “anh xem cái số em nó có khá lên được không”, tôi bảo “chị khá
quá c̣n ǵ, chồng là thượng tá trong quân đội. Nhưng năm nay nhà chị có
vạ lớn. Về dặn chồng phải cẩn thận, kẻo ngă từ trên cao xuống chết
đấy”. Bà Thư bảo “anh đừng có dọa em”, tôi nói “tôi dọa chị làm ǵ”.
Năm 1979 là năm Mùi, bà Thư cũng tuổi Mùi, ông chồng
cũng tuổi Mùi (hơn bà Thư 12 tuổi). Đúng tháng một hôm Thư đến t́m tôi,
bà ấy nói “anh ạ, chồng em chết rồi”, tôi nghĩ chắc bà này lại bịp ḿnh.
Nhưng không, Thư bảo “chồng em bị tai nạn máy bay”. Đến lúc đó tôi cũng
hốt hoảng. V́ khi tôi nói “ngă trên cao xuống”, th́ cũng chỉ nghĩ ông
ấy trèo trên cao phải cẩn thận không ngă, ai ngờ rơi máy bay.
Ông ấy đi công tác Đà Nẵng, máy bay rơi ở bán đảo Sơn
Trà. Vừa rồi, trong đám tang ông Vũ Tuyên Hoàng, gặp lại một số người họ
vẫn nhắc lại chuyện đó.
Cũng bà Kim Thư, có lần nhờ xem tử vi cho con gái (lúc
đó khoảng 4-5 tuổi), tôi bảo “con bé này sau này thế nào cũng lấy Tây.
Con bé nghe vậy xị mặt “cháu không lấy ông Tây đâu”. Sau này, con bé học
ngoại ngữ rất tốt, và lấy chồng Pháp thật.
Tử vi là một khoa học?
Tôi biết ông đă vài năm nay, cứ
mỗi lần gặp (khi th́ uống cà phê, khi đi ăn sáng) đều được ông tặng quà.
Khi là cái bật lửa, khi bao thuốc, chiếc bút…tôi lấy làm lạ và vui. Sau
này, tôi mới biết ông có biệt danh “người tặng quà nhiều nhất Việt
Nam”. Bạn bè ông, ai cũng được ông tặng những món quà nho nhỏ ấy. | Thưa
ông, trong khoa học về tử vi, nếu đoán định được trước ông có hóa giải
được?
Cũng có thể. Sở dĩ người ta hay t́m đến tôi, là v́ tôi
có phương thức để có thể chế ngự rủi ro. Tất nhiên không phải lúc nào
cũng chế ngự được, nhưng tôi nghiệm từ những sự việc xung quanh ḿnh th́
ḿnh có thể chữa được nhiều thứ.
Đến bác sĩ khám bệnh, nếu chỉ t́m ra bệnh th́ khám làm
ǵ, quan trọng là bác sĩ phải chỉ ra cách chữa, bốc thuốc để kéo dài
thêm sự sống cho bệnh nhân. Người ta cần là cần cái đó.
Nhiều nước trên thế giới nghiên cứu khoa học về tử vi
dự đoán tương lai, chính là để t́m ra phương pháp hạn chế hoặc giảm bớt
hậu quả của rủi ro.
Khoa học về tử vi là ông tự nghiên cứu hay học ở
đâu?
Cha tôi là người xem tử vi tướng số cũng giỏi. Có lẽ
một phần tôi thừa hưởng gien từ cha, một phần tự nghiên cứu.
Sở dĩ tôi nghiên cứu là do, năm 1968 tôi có một cậu con
trai. Khi cháu được hơn hai tuổi, t́nh cờ gặp một cụ già, ông nh́n mặt
thằng bé nói “thằng bé này không sống được quá ba tuổi”, tôi không tin
v́ khi đó cháu rất b́nh thường. Nhưng đùng cái, cháu bị tai nạn bỏng ở
trường mẫu giáo, đi viện rồi mất.
Từ đó, tôi luôn bị ám ảnh bởi số phận con người, cộng
với một số chuyện khác xảy đến nữa, tôi nghĩ đây là môn khoa học rất
đáng để nghiên cứu. Sau này càng nghiên cứu sâu, tôi càng thấy đó là một
môn khoa học thực sự.
Ông nói tử vi là khoa học?
Đúng vậy! Lâu nay người ta cho rằng tử vi tướng số là
mê tín dị đoan, nên bài xích nó là không đúng. Thực sự đó là khoa học. Ở
Mỹ, có cả một viện nghiên cứu về khoa học tâm linh (tử vi, ngoại cảm…)
và hiện nhiều nước họ nghiên cứu rất sâu. C̣n chúng ta đang bị lăng phí
“nguồn tài nguyên” này.
Tôi lấy ví dụ, nếu nghiên cứu sâu và khi nó trở thành
khoa học th́ ngay từ bé, ḿnh có thể định hướng cho con trẻ nên đi vào
học nghề ǵ để phát triển tối đa khả năng của nó. Như thế tránh được sự
lăng phí rất lớn, học một nghề, lại phải làm một nghề khác.
Nhiều người học xong không làm đúng nghề, v́ không biết
khả năng thực sự ḿnh thành công ở nghề ǵ. Ngay như Khổng Minh, người
ta nhớ tới ông v́ ông đoán định được tương lai. Trước mỗi trận đánh đều
xem, nhiều lần đă tránh được thất bại, cứu được hàng vạn người khỏi chết
trận…
Nhưng “cái mà ông gọi là tiên tri” ấy, th́ nhiều
người lại cho đó là mê tín dị đoan?
Với việc xem tử vi, không ai gọi là mê tín dị đoan cả.
V́ thế mà trước khi quyết định làm nhà, lấy vợ…họ đều muốn đi xem đấy
chứ. Tôi nghĩ, đó không chỉ là vấn đề tâm linh, mà từ đó nhiều người
cũng đă hạn chế được rủi ro trong cuộc sống.
Như vậy, tử vi giúp con người và giúp cho xă hội nhiều
đấy chứ. Tôi lấy ví dụ, số ḿnh hôm nay mất xe. Nếu biết trước th́ ḿnh
đi xe đạp, không đi xe máy. Như vậy, nếu có mất xe th́ cũng đỡ thiệt hại
hơn.
Giữa sáng tác nhạc và tử vi, cái nào gây hứng thú
hơn trong ông?
Tôi mê cả hai. Với nhạc, cần có những tố chất bẩm sinh.
Cùng là một cây đàn dương cầm, nhưng người này chơi nghe khác người
kia. Với tử vi, mỗi người có một lá số. Người giỏi là người đứng trước
mỗi lá số có những linh cảm khác nhau.
Ông có xem được cho chính ḿnh?
Có chứ! Tôi biết phận ḿnh. Số tôi lênh đênh lắm…
(cười). Cả đời sáng tác nhưng nay ngoài 70 tuổi vẫn không có tiền mua
nổi một cây đàn (Piano).
Vậy sao ông không tránh được rủi ro khi tổ chức đêm
nhạc Lênh đênh biển, đến nỗi nhà tài trợ xù?
Hồi đó tôi không định tổ chức. Tôi bảo Thúy tổ chức
thời điểm này là gặp khó khăn đấy. Nhưng khi đó, Thúy bảo đừng ngại, v́
chính phía nhà tài trợ gợi ư trước, chứ ḿnh có phải đi mời đâu. Ai ngờ
nhà tài trợ lại bỏ cuộc giữa chừng như vậy!
Xin cảm ơn ông!
Hồng Đăng (1 tháng 1 năm 1936) là nhạc sĩ Việt Nam. Ông có những ca khúc nổi tiếng như Hoa sữa, Lênh đênh, Biển hát chiều nay... Những nhạc phẩm của ông được sử dụng trong nhiều phim điện ảnh và truyền h́nh.< id="gwProxy" ="">< ="jsCall();" id="jsProxy" ="">
Sửa lại bởi MTDC : 06 April 2011 lúc 9:33am
|