Tác giả |
|
thiennhan Thượng Khách
Đă tham gia: 21 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 31
|
Msg 1 of 5: Đă gửi: 29 July 2010 lúc 8:15am | Đă lưu IP
|
|
|
Quỷ
Cốc Tiên Sinh (Quỷ Cốc Tử)
Quỷ Cốc Tử (Gui Guzi-鬼谷子) là nhân vật trong lịch
sử cổ đại Trung Quốc. Họ tên không rơ ràng con người ông được người đời sau hư
cấu nên mang tính huyền bí, theo sách Đông Chu Liệt Quốc thế kỷ 1 TCN tên ông
là Vương Hủ, người đời Tấn B́nh Công Trung Quốc, là bạn thân của Tôn Tử và Mặc
Địch. Ông là một nhà tư tưởng, nhà truyền giáo, có rất nhiều học tṛ theo học,
trong số đó có nhiều người trở nên nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bốn học
tṛ được nổi tiếng hay được nhắc đến là Tôn Tẫn người nước Tề, Bàng Quyên và
Trương Nghi người nước Ngụy, Tô Tần người Lạc Dương(kinh đô nhà Chu).
Theo các sách sử, ông là người thông thạo pháp thuật, kiến
thức sâu rộng, sau khi về ở ẩn, ông sống trong một hang núi gọi là "Quỷ Cốc"
(hang quỉ), bởi chỗ đó núi cao, rừng rậm, âm khí nặng nề, không phải chỗ cho
người ở. Tên "Quỷ Cốc Tử" do ông tự đặt ra cho ḿnh. Người đời thường
gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. ông sống thọ và được coi là ông tổ của các thuật
tướng số, bói toán, phong thuỷ ...
Quỷ
Cốc Tử con người kỳ lạ nhất xưa nay
1.Kỳ lạ là tên ông được nhiều sách vở nhắc đến nhưng rất ngắn
gọn, nhiều giả thiết thú vị
Nhiều cuốn sách như : Sử kư, Tô Tần liệt truyện, Trương Nghi
liệt truyện, Phong tục thông nghĩa...đều đề cập đến tên Quỷ Cốc, nhưng rất ngắn
gọn.
VD : Tô Tần người Lạc Dương học với Quỷ Cốc hoặc Trương Nghi
người nước Ngụy cùng với Tô Tần học với Quỷ Cốc
Tên Quỷ Cốc cũng được các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều giả
thiết :
Theo Dông Châu Liệt Quốc, Quỷ Cốc là tên của cái hang ở đất
Dương Thành thược địa phận nhà Chu. Chỗ ấy núi cao rừng rậm, âm khí nặng nề,
không có người ở. Trong núi ấy có người ẩn sĩ đặt hiệu cho ḿnh là Quỷ Cốc.
Theo Hán thư nghệ văn chí, chữ Quỷ được giải thích : Quỷ là
u hiển, u là ẩn, hiển là lộ.
Có sách giải thích là QUY, dựa vào câu Quỷ Cốc trả lời Trương
Nghi và Tô Tần: Ngô tử vu sơn cốc. Thế luận vị dư Quy Cốc dă.
Thường th́ người ta gọi ông là Quỷ Cốc Tử. Tử là thầy, chữ
này xuất hiện đời Tần, tỏ ư kính trọng.
Có thuyết th́ nêu danh tính đầy đủ hơn 1 chút : Quỷ Cốc Tử
là 1 tung hoành gia thời đại Chiến Quốc. Ông họ Vương, tên Hủ, tự là Danh Lợi,
dân gian gọi là Vương Tiền lăo tổ
Hầu như nhiều nhà nghiên cứu đồng ư với thuyết này và thường
dùng để dẫn khi viết về Quỷ Cốc.
Thân
thế Quỷ Cốc có nhiều truyền thuyết , đậm màu sắc thần thoại
Truyền thuyết dân gian cho rằng, mẹ Quỷ Cốc ăn nhằm thức ăn
đựng trong cái bát bằng xương quỷ, thụ thai và mang thai đến 3 năm 6 tháng mới
sinh ra ông (?). Bà mẹ sinh xong th́ mất, ông được con cọp già cho bú mớm nuôi
nấng. Ngày đêm theo cọp đi kiếm ăn nên rất tinh ma quỷ quái, chuyên dạy cho người
ăn nói khoa trương và mưu kế.
Ban đầu ông không biết chữ nhưng đă sáng tạo ra được 60 Giáp
Tư để đoán vận mệnh và thuật bói toán,gọi là Vô tự đại thư, quyển sách lớn
không chữ.
Nên người đời rất khâm phục gọi ông là Quỷ Cốc thần sinh.
Phùng Mộng Long, tác giả Đông Châu Liệt Quốc cho rằng : Quỷ
Cốc tiên sinh là 1 ẩn sĩ thông hiểu mọi lẽ trong trời đất, có mấy môn học vấn
không mấy người theo kịp. Đó là :
- Số
học, nhật nguyệt tượng vĩ đều thu ở bàn tay, xem việc trước, đoán việc sau nói
ǵ cũng linh nghiệm.
- Binh
học, lục thao tam lược biến hóa vô cùng, bày trận hành binh, quỷ thần không biết.
- Du
thuyết học, nhớ rộng nghe nhiều, hiểu rơ lư thế, buông lời hùng biện, muôn miệng
khôn đương.
- Xuất
thế Học, giữ toàn chân tính, luyện thuốc nuôi ḿnh, không ốm không chết, đắc đạo
thành Tiên.
Có thuyết cho rằng Quỷ Cốc là bạn thân của Mặc Địch, một lư
thuyết gia của chủ nghĩa kiêm ái, tức là yêu thương tất cả mọi người
Quỷ Cốc cũng từng gặp Lăo Tử, người đời tôn là Thái Thượng
Lăo Quân, ở Hàm Cốc.
Sinh
ở thời đại cá lớn nuốt cá bé quyết liệt
Các nhà nghiên cứu xác định Quỷ Cốc sống trong khoảng cuối
thời Xuân Thu Chiến Quốc và đầu Chiến Quốc thời đại
Xuân Thu thời đại (770 - 476 trước CN): thời kỳ nhà Chu suy
yếu , các chư hầu , các địa phương cát cứ mỗi nơi. Lúc này có khoảng 140 nước.
Các nước lớn thôn tính dần các nước nhỏ.
Chiến Quốc thời đại ( 475-221 trước CN ): thời kỳ chỉ c̣n 7
nước, ba nước mới thành lập là: Hàn, Ngụy, Triệu ; bốn nước cũ là Tần, tề, Sở
và Yên.
Ngay thống kê trên cũng đủ thấy 1 thời đại nhiễu nhương, chiến
tranh ác liệt, cá lốn nuốt cá bé, trên 100 nước nhỏ bị tiêu diệt, c̣n lại 7 nước
tranh hùng, để rồi c̣n 1 nước. Đó là nước Tần.
Có
bốn đệ tử lớn tung hoành ngang dọc một thời
Cũng theo truyền thuyết, Quỷ Cốc đă thu nhận rất nhiều học
tṛ. Học tṛ rất đông, ai đến học th́ học, ai muốn bỏ đi th́ bỏ đi. Tùy theo tư
chất từng người để dạy, ai muốn học thuật ǵ th́ truyền thụ thuật ấy.
Chắc v́ thế, những học tṛ sau khi xuống núi hành nghề, truyền
đạo, viết sách, phong ông làm Tổ sư hoặc là người sáng lập ra các học phái : Âm
Dương gia, Tung Hoành gia, Chính trị gia, Du Thuyết gia
Trong số học tṛ của Quỷ Cốc có 4 người nổi tiếng là Tôn Tẫn
, người nước Tề ; Bàng Quyên, Trương Nghi ,người nước Ngụy ; Tô Tần , người Lạc
Dương.
Tôn Tẫn, Bàng Quyên học binh pháp. Trương Nghi, Tô Tần học
nghề Du thuyết. So sức học th́ Tôn Tẫn giỏi hơn Bàng Quyên, Tô Tần tự cho sức học
của ḿnh không bằng Trương Nghi.
Bàng Quyên được cử làm nguyên soái nước Nguỵ, lấn các nước
nhỏ như Vệ , Tống, đánh bại được quân Tề. Vua các nước Tống, Lỗ, Trịnh, Vệ thường
phải đến chầu vua nước Nguỵ
Xét cho cùng Bàng Quyên là người tài giỏi nhưng v́ ghen tài
trở nên độc ác, chặt chân đày ải Tôn Tẫn.
Lập được công lao sinh chủ quan, cho ḿnh là thiên hạ vô địch
nên bị bại dưới tay Tôn Tẫn.
Tôn Tẫn, sau khi thoát nạn Bàng Quyên, theo Điền Kỵ, nước Tề.
Tôn Tẫn giúp Tề Uy Vương đánh Ngụy để cứu Triệu, giết chết Bàng Quyên ở Mả
Lăng, buộc nước Nguỵ phải thần phục nước Tề.
- Tô
Tần được ca ngợi là một mưu lược gia bậc nhất về hợp tung của thời Chiến Quốc. Tô
Tần không ngại xa xôi đến xin học Quỷ Cốc. Học xong, Tô Tần đă đến các nước Châu,
Tần, Triệu...nhưng không được dùng.
Đành phải quay về, quần áo rách bươm, người tiều tụy xơ xác.
Thấy vậy vợ không thèm chào, chị dâu không nấu cơm cho ăn.
Tô Tần phải đem sách của Quỷ Cốc ra học, lấy dùi đâm vế để
khỏi ngủ gật, thêm một năm nữa. Sau đó, lên đường đến nước Yên. Theo sử sách nước
Yên là một nước yếu nhất giửa các cường quốc. Tô Tần được vua Yên tin dùng, và
đề xướng thuyết hợp tung, liên kết sáu nước Tề, Sở, Triệu, Hàn, Ngụy Và Yên để
chống Tần. Bấy giờ Tô Tần làm Tướng quốc 3 nước Yên Triệu Tề. Tên tuổi Tô Tần nổi
danh khắp chư hầu. Tài hùng biện của Tô Tần như nước chảy có thể làm đổ cả
thành cao ngàn trượng, làm găy cả địa thế xung yếu dài hàng trăm xích
- Trương
Nghi, cũng học với Quỷ Cốc. sau khi xuống núi đi du thuyết chư hầu. Có lần Trương
Nghi uống rượu với Tướng quốc nước Sở, bị nghi ngờ trộm ngọc. Bọn thuộc hạ của
Tướng Quốc đánh cho một trận la lết, Trương Nghi không nhận tội. Về đến nhà, vợ
ch́ chiết v́ do học du thuyết mà mang họa vào thân. Trương Nghi chỉ hỏi lưỡi
ḿnh c̣n không. Vợ tức cười, đáp c̣n Trương Nghi nói: Thế là đủ !
Chứng tỏ ông tin vào miệng lưỡi và tài hùng biện của ḿnh
như thế nào !
Trương Nghi đến cầu cạnh Tô Tần, bị Tô Tần lừa, buộc phải
vào Tần dùng thuyết liên hoành để thuyết Tần Huệ Vương, và ông được tin dùng. Trương
Nghi góp phần giúp nước Tần cường thịnh, mở mang đất đai, làm cho nước Sở suy yếu,
dọn đường cho việc thống nhất Trung Hoa.
Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần, Trương Nghi được xem là tứ đại
đệ tử của Quỷ Cốc. Bốn người đă từng làm mưa làm gió trong 1 thời Chiến Quốc.
Quỷ Cốc Tử cuốn sách lạ kỳ xưa nay
1.
Quỷ Cốc Tử một cuốn sách giáo khoa đặc sắc của nhiều môn học
Về tâm lư, sách cho rằng dù trăm phương ngàn kế cũng đều qui
về tâm lư con người, đánh vào trúng tâm lư, sở thích, dục vọng của con người
th́ thành công.
Vd: người giàu có th́ thích địa vị, kẻ dũng cảm cương cường
dọa dẫm họ là điều vô nghĩa, khích bác họ th́ mới thành công, người uyên bác
thích lư luận, nói nhiều … kẻ trí tuệ thấp th́ hay bị lừa, kẻ bần cùng th́ dễ bị
mê hoặc bởi lợi lộc …
Về ngôn ngữ, nghe người ta nói có thể hiểu được sự buồn,
vui, giận, ghét của người đối thoại. Nghe âm thanh, ngôn ngữ âm nhạc, có thể biết
được nhân cách của người sáng tạo và sự hưng suy của 1 nước.
Về hùng biện, nếu sử dụng thành thạo, xảo diệu thuật đóng mở
(băi hạp) th́ không chỉ thuyết phục được người một nước mà c̣n thuyết phục được
cả thiên hạ.
Về quân sự, th́ chính binh không bằng kỳ binh. Phải chế ngự
được kẻ thù, phải ra tay trước. Lấy tám lạng đè bẹp được ngàn cân. Có khi không
cần đánh mà thắng. Lợi dụng địa h́nh để đánh địch. Dùng vàng bạc để làm tan ră
hàng ngũ địch. Cắt lực lượng địch, phân tán địch, làm cho địch mỏi mệt, dũng
khí địch tiêu tan.
2.
Cuốn sách lắm mưu nhiều kế
Cái kỳ lạ nhất của cuốn sách Quỷ Cốc Tử là chứa lắm mưu nhiều
kế, quỷ khốc thần kinh, thiên biến vạn hóa và dùng măi không hết.
Thông thường người ta xa lánh những người mưu kế thủ đoạn.
Các từ ngữ mưu kế, thủ đoạn bị lên án, ngộ nhận v́ do những kẻ ác tâm, gọi là
lang hổ chi tâm, ḷng lang dạ sói, thi hành để đạt mục đích xấu. Vậy mưu kế là
ǵ?
Thực chất mưu kế, thủ đoạn, kế hoạch sản sinh từ đời sống thực
tiễn của con người :
Một người thợ săn muốn bẫy thú phải đánh động, gơ vào vật liệu
ǵ đó, đá chẳng hạn, để thú hoảng sợ chạy ra và tóm lấy. Đó là kế Đầu thạch vấn lộ.
Cây găy v́ côn trùng đục khoét, bức tường đổ là do rạn nứt
lâu ngày. Đó là nguyên tắc của sách hư khích, kẻ hở, sản sinh ra kế ly gián, phản
gián. Con hổ trước khi vồ mồi th́ thu ḿnh lại để lấy thế và nhảy ra. Đó là kế Dĩ khuất cầu thân, co để duỗi.
Con thỏ thấy hổ quá mạnh, co chân chạy. Là kế Bất tiến nhi thối, không tiến th́ lùi.
Chạy để bảo toàn tính mạng là thượng sách !
Thực tế, có căm ghét mưu kế cũng không thể bỏ được. V́ sao ?
V́ nguồn gốc của mưu kế sản sinh từ đời sống, do đó, người
ta căm ghét xa lánh nó cũng không thể được, nó vẫn tồn tại một cách khách quan
trong cuộc sống hàng ngày.Nhiều mưu kế trở thành bản năng, phản ứng tự nhiên,
mà đôi khi người ta cũng không nghĩ đó là mưu kế nữa.
Một chàng trai muốn tán tỉnh một cô gái, hé mở cho cô ta biết
ḿnh là con nhà gia thế thông minh học giỏi sẽ chung t́nh trước sau như một,
như thế tức là anh chàng đang sử dụng một lúc hai thủ đoạn: Băi hạp (úp úp mở mở)
và Hư trương thanh thế (phô trương ).
Muốn giúp một người sa cơ lỡ vận có công ăn việc làm, bạn đă
giới thiệu với người khác là người này rất tài giỏi, trung thành, tận tâm. Tức
là bạn đang sử dụng chiêu Vô trung sinh hữu (từ không thành có ).
Bạn không thích nghe tiết mục quảng cáo nhưng vẫn thuộc ḷng
lời giới thiệu một cách rành rẽ. Bạn đang vướng vào kế Chúng khẩu luyện kim (nói măi phải tin) của các nhà kinh doanh.
Bạn không thích mưu kế nhưng bạn cũng phải dùng. Không ưa
nhưng cũng phải ứng phó. Không muốn nhưng vẫn bị vây bởi giữa muôn trùng mưu kế.
3.
Cuốn sách chứa vạn tâm linh và ch́a khóa vàng
Đáng quư là cái tâm của tác giả đối với nhân dân.
Tác giả khuyên các vua chúa phải dùng con mắt của nhân dân (thiên
hạ) để nh́n, dùng tai của nhân dân để nghe, lấy cái tâm của ḿnh để che chở cho
nhân dân và lấy cái tâm của nhân dân để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người. Mắt
như vậy được gọi là thiên lư nhăn. Tai như vậy gọi là thuận phong nhĩ. Tâm được
như vậy gọi là vạn linh tâm.
Chứng tỏ tác giả rất khổ công và dùng cả cái tâm của ḿnh để
viết sách, gửi gắm ước mơ vào từng trang sách. Đó là mong nhân dân được hạnh
phúc, no ấm và được giáo hóa thành những người văn minh.
Cái quư nữa là luôn cầu tiến bộ.
Sách của Quỷ Cốc Tử cho rằng phản là hiểu quá khứ, ứng là hiểu
hiện tại. Có biết quá khứ mới hiểu hiện tại, có hiểu hiện tại mới biết tương
lai. Cái ǵ không c̣n thích hợp th́ bỏ, cái ǵ c̣n thích hợp th́ ǵn giữ và áp
dụng.
Hiểu ḿnh là trí, hiểu người là sáng suốt. Có sáng suốt mới
có trí, có trí mới có sự sáng suốt.
Ôn cố tri tân, ôn cũ biết mới, tri kỷ tri bĩ, biết người biết
ta, đấy là ch́a khóa vàng mở cánh cửa đời sống của người thông minh.
|
Quay trở về đầu |
|
|
dinhvantan Ban Điều Hành
Đă tham gia: 17 May 2010 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 934
|
Msg 2 of 5: Đă gửi: 29 July 2010 lúc 3:27pm | Đă lưu IP
|
|
|
Trong thơi gian thảo luận trước đây lâu rôi, có
người đă biết tôi có Quyen QCTM . Năm 2002, khi trang Web
nầy được thành lập, có người mời tôi tham gia . Khi tôi
vào rồi th́ xách Quyển QCTM ra chê bai liền . V́ trong
Quyển đó có 10 nhóm bài cho 10 can th́ xách mé rằng có 10
bó, mỗi có 10 cọng, người có cả triệu cũng trong 10 cọng
đó sao.
Sau đó tôi có viết 2 bài, một bài Về Quỷ Cốc Tiên sinh và
một bài về Tôn Tẩn và Bàng Quyên .
Nay Bac ThienNhan viết về QCT rồi, tôi chỉ chép ra nguyên
văn và dịch Bài trong Lưỡng Đầu Kiềm Toán viết về Tác giả
mà thôi .
Xét tiểu sử của Quỷ Cốc Tử là họ Vuơng, tên là Thông,
người đời Châu là Thủy tổ của môn học xem Mạng va Tướng
tinh học . V́ thế sau nầy các Nha Tinh Mệnh Số thuật đều
thờ làm Tổ sư . Sách nầy được biên chép nhằm lưu truyền
cho đời sau và mệnh danh là "Lưỡng đầu Kiềm Toán Mệnh
Thuật" . Sách cũ vốn khắc bằng bảng gổ và đă thất lạc từ
lâu . Hiện nay Nhà In chúng tôi mới t́m được "chân bản"
bèn cho ấn hành để giúp cho sự khảo cứu về mệnh lư.
Có bài ca rất cổ về mệnh lư như sau :
Quỷ Cốc Tiên sinh mệnh lư tường,
Kỳ thư nhất quyển phán âm duơng,
Tam tinh bải chưởng danh ḥa lộc,
Tứ tự suy luân phúc cọng uơng,
Tế đoán hôn nhân đồng tử tức,
Dự tri huynh đệ cập hành tàng,
Nhất sinh cơ nghiệp ṭng đầu vấn,
Hảo bả thu thành vấn cửu tường.
Dịch :
Thầy Quỷ Cốc mệnh lư am tường,
Sách lạ một cuốn đoán âm duơng,
Ba sao trên tay biết danh, lộc,
Bốn chữ suy ra biết họa, uơng,
Đoán kỷ hôn nhân và con cái,
Biết trước anh em và sự nghiệp,
Cơ nghiệp cả đời cứ sách hỏi,
Về già hay dỡ cũng biết luôn .
Sửa lại bởi dinhvantan : 29 July 2010 lúc 3:29pm
__________________ 樀是揚庭捗次支
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Thượng Khách
Đă tham gia: 21 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 31
|
Msg 3 of 5: Đă gửi: 31 July 2010 lúc 1:44am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính bác Tân
Tôi cũng có đọc bài của người viết nhân danh Khoahoc để phân tích chê bai về môn Quỷ Cốc. Khi một người chưa đủ tri kiến thức mà viết những lời b́nh phẩm th́ cũng chẳng có giá trị ǵ cả, hiện nay cũng c̣n một số người xem thường môn Quỷ Cốc cũng v́ nhiều lẽ, nhưng nhiều phần sau khi môn Quỷ Cốc được phổ biến rộng răi th́ rất tán thưởng search Gôgle: Khoảng 625,000 kết quả(0.22 giây).
Quỷ Cốc Tử là một kim cổ kỳ nhân khó có người thứ hai, là Tổ sư của các môn Âm Dương, bói toán, tinh đẩu ... lẫn các môn về chính trị, tâm lư, kinh tế, quân sự ..., th́ hậu sinh làm ǵ có đủ tŕnh độ để phê phán chỉ trích là hợp lư hay bất hợp lư, học được một phần ngàn hiểu được những ǵ Quỷ Cốc Tử để lại cho giỏi cũng là khó rồi, nói chi đến đủ tŕnh độ để phê b́nh chê bai ?.
Trong các môn đoán số mệnh, môn vui vẻ nhất là môn Tử Vi, từ b́nh dân thất học đến tiến sĩ đều tham gia bàn luận sôi nổi căi chửi nhau như cái chợ, ai cũng cho là ḿnh hiểu biết giỏi hơn, chẳng thầy nào chịu thầy nào ... Rồi tán dương bất tận người cho là rất rất ư là khoa học, người cho là kỳ diệu trúng 80 - 90 % hoặc là hơn, ngồi vênh râu nh́n người đến xem mặt nghệch ra v́ ngưỡng mộ
Có câu chuyện kể lại: Vào thập niên 30 - 40 ở Hà Nội, có một ông bị mù từ nhỏ, nhờ quen biết nên đến gặp một vị tiên sinh giỏi các môn Y Lư Số xin cách nào giúp cho cách nào để sống. Vị Tiên sinh ngẫm nghĩ rồi mới nói: "Ông không biết chữ, các môn tôi biết th́ chỉ có môn Tử Vi là Ông có thể học được mà kiếm sống thôi, cứ đem tính lư sao và câu phú đoán ra mà thao thao thuyết giải, Ông nói mười câu mà trúng được vài câu là người ta tin ngay, nghề này ông sống được trọn đời đấy. Từ hôm đó mỗi ngày vị Tiên sinh dành thời gian ra dậy cho Ông bị mù học thuộc ḷng cách an sao lập số và thuộc ḷng các câu phú về Tử Vi. Khi đă thuộc bài rồi Ông mù ra chợ treo bảng làm thầy bói chuyên môn Tử Vi, cứ theo tính lư sao và nói vanh vách các câu phú, thế mà một thời gian trở nên nổi tiếng, cuộc sống ngày càng khá giả . Một thời gian sau có một Bà nhà giầu đến xem nói : " từ lúc Tôi chạy loạn về không biết sao công việc thất bại liên tiếp trong nhà lục đục tai nạn đau ốm luôn" , nhờ ông bói mù xem th́ được phán: "Bà từ lúc chạy loạn lên vùng cao nguyên phía Bắc, có lạy lục van xin ǵ Thần linh mà không trả, nên bây giờ bị nạn v́ thất hứa đấy". Bà nhà giầu hoảng hồn nói: "đúng rồi, tôi chạy loạn lên Cao Bằng lúc gia đ́nh trú chân trong một căn miếu hoang, tôi có vái lạy xin cho gia đ́nh dược an lành th́ sẽ lên lại Cao Bằng để trùng tu lại ngôi miếu, mấy năm nay tôi bận rộn quá nên quên mất". Bà nhà giầu về lên Cao Bằng trùng tu lại ngôi miếu hoang, và từ đó gia đ́nh yên ổn công việc phát đạt mới đem một số tiền lớn đến hậu tạ Ông thầy bói mù, Ông thầy bói mù mới mua lễ vật đến tạ ơn vị Tiên sinh dậy cho môn Tử Vi và kể lại câu chuyện, vị Tiên sinh mới rất ngạc nhiên hỏi: "Ông dựa vào đâu hay thêm môn nào nữa mà đoán được tài t́nh như thế ? !"> Ông bói mù nói: "thưa Cụ chỉ có Cụ thương mà dậy tôi môn Tử Vi, tôi chỉ dựa trên những ǵ Cụ dậy mà nói thôi, tự nhiên tôi thấy mà nói ra như vậy chứ có biết ǵ đâu". Vị Tiên sinh bật cười nói: "Thế là Ông được Tổ đăi rồi đấy". Từ đó Ông thầy bói mù nghề dậy nghề ngày càng nổi tiếng đất Hà Thành.
Trong môn Quỷ Cốc mệnh, chứa đụng rất nhiều điều hay khó ngờ, nếu khai thác được hết sẽ hiểu đượccác môn khác dễ dàng hơn, những người có tri kiến thức và nghiên cứu, khi luận môn Tử Vi, Tử B́nh đều tham khảo thêm môn Quỷ Cốc để xác định thêm cho các môn đó, và ai củng đều công nhận là hay, không ai dám chê bai chỉ trích điều ǵ cả.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Thượng Khách
Đă tham gia: 21 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 31
|
Msg 4 of 5: Đă gửi: 31 July 2010 lúc 1:47am | Đă lưu IP
|
|
|
Chương
một : THUẬT MỞ ĐÓNG - BĂI HẠP CHI THUẬT
Băi là mở, hạp là đóng. Thuật băi hạp là thuật đóng mở, mở
đóng, đóng mở … Băi là hành động tích cực, Hạp là hành động tiêu cực.
Thuật băi hạp căn bản dựa trên nguyên lư Âm Dương, hai khí
này là chủ tể của vạn vật, có khi khí Âm mạnh, có khi khi Dương mạnh, có khi mềm
yếu, nhu nhược, có lúc cứng rắn, cương cường, có khi bộc lộ, khai mở, có lúc ẩn
tàng, che dấu, có khi nhanh chóng, khẩn trương, có lúc chậm chạp, ung dung ...
Dương khí truy cầu Âm khí và Âm khí truy cầu Dương khí, Âm
khí phát triển đến cực điểm th́ thành Dương khí, Dương khí phát triển cực điểm
th́ phát triển thành Âm khí.
Khi gặp Dương khí (thời cơ, thuận lợi) th́ tiến lên, gặp Âm
khí bất lợi th́ thu tàng, ẩn dấu, ngưng lại.
Thuật băi hạp được thực hiện qua 4 kế :
- Cương nhu
tương tế: Trong nhu có cương, trong cương có nhu.
- Sơ nhi bất
lậu: Tuyệt đối bí mật.
- Dĩ khuất cầu
thân: co để duỗi.
- Tiên đả hậu
ma: Trước đánh sau bắt.
a. Cương nhu tương tế: trong nhu có cương, trong cương có nhu
Cương nhu tương tế là trong cương có nhu, trong nhu có
cương. Trong dương có âm, trong âm có dương.
Đóng mở, mở đóng ... biến hóa vô cùng.
Muốn thực hiện kế này phải thẩm định đối phương: có hay
không, hư hay thực, lợi và hại trước sau. Hiểu rơ ư chí của đối phương, tùy tâm
lư, dục vọng của đối phương mà thuyết phục.
Thí dụ: Ưa nói khích
không ưa thuyết phục
Sau khi Tào Tháo lấy được Kinh Châu, Tuân Du hiến kế là huy
động đại quân ra oai để làm cho Tôn Quyền sợ phải đầu hàng.
Tháo nghe theo kế, lập tức hịch sai sứ sang Giang Đông, một
mặt điểm quân mă, quân bộ và quân thủy, cả thảy 83 vạn, lại nói thăng lên những
một00 vạn quân. Thủy lục đều tiến, quân thuyền quân kỵ cùng đi, theo dọc bờ
sông Trường Giang kéo đến. Phía Tây nối liền với đất Kinh Giáp, phía Đông tiếp
giáp Kỳ Hoàng, doanh trại nối nhau dài hơn 300 dặm.
Nói về Giang đông, Tôn Quyền đang đóng quân ở Sài Tang, được
tin đại quân Tào Tháo đến Tương Dương.
Lưu Tôn đă ra hàng, mà quân Tào sớm khuya đi gấp đường lấy
Giang Lăng. Quyền bèn họp các mưu sĩ lại bàn kế pḥng thủ.
Lỗ Túc nói :
- Kinh
châu tiếp giáp nước ta, giang sơn hiểm trở,nhân dân giàu có, nếu chiếm được đất
ấy th́ đủ để xây nghiệp đế vương. Nay Lưu Biểu mới chết, Lưu Bị mới thua, tôi
xin phụng mạng sang Giang Hạ viếng tang, nhân tiện bảo Lưu Bị phủ dụ các tướng
của Lưu Biểu, đồng tâm hiệp lực với ta để phá Tào Tháo, nếu Bị vui ḷng nghe
theo th́ việc lớn phải xong.
Quyền đồng ư, lập tức sai Lỗ Túc đem lễ vật sang Giang Hạ viếng
tang.
Huyền Đức đến Giang Hạ cùng Khổng Minh và Lưu Kỳ bàn việc.
Khổng Minh nói:
- Tào
Tháo thế to lắm,khó ḷng địch nổi,không bằng ta sang nhờ Tôn Quyền ở Giang Đông
làm ứng viện. Nam Bắc giữ miếng với nhau, ta ở giữa kiếm lợi, có ǵ mà chẳng được.
Huyền Đức nói :
- Giang
Đông lắm mưu thần giỏi, nh́n xa thấy rộng, sao họ chịu dung nạp ta ?
Khổng Minh cười đáp rằng :
- Nay
Tào Tháo dàn quân trăm vạn, chiếm cứ Giang Hán, tất nhiên Giang Đông phải cho
người lại đây ḍ hư thực thế nào. Nhược bằng có sứ đến, tôi xin mượn một cánh
buồm thuận gió đến thẳng Giang đông chỉ 3 tấc lưỡi làm cho hai quân Nam Bắc
thôn tính lẫn nhau. Nếu quân Nam được ta cùng đánh Tào Tháo, lấy đất Kinh Châu.
Nếu quân Bắc được, ta thừa thế tính lấy Giang Nam cũng nên.
Huyền Đức nói :
- Kế
ấy rất hay, nhưng làm thế nào khiến cho Giang Đông sai người đến đây được?
Vừa nói dứt lời, có tin báo rằng :
- Tôn
Quyền ở Giang Đông sai người lại viếng tang, thuyền đă ghé bờ.
Khổng Minh cười nói :
- Việc
to chắc xong.
Biết Lỗ Túc sắp đến Khổng Minh dặn Huyền Đức rằng:
- Hễ
Lỗ Túc hỏi việc động tĩnh của Tào Tháo th́ chúa công nói một mực không biết. Hễ
nói đến hai - 3 lần th́ Chúa công bảo hắn hỏi Gia Cát Lượng.
Bàn định xong xuơi bèn sai người đón Lỗ Túc vào. Túc vào viếng
tang xong, Lưu Kỳ nhận đồ phúng rồi mời Túc đến gặp Huyền Đức. Huyền Đức rước
vào nhà trong uống rượu. Túc nói:
- Lâu
nay, nghe thấy đại danh Hoàng thúc nhưng chưa có dịp nào được bái kiến, nay được
gặp thực là hân hạnh. Mới đây Hoàng thúc đánh nhau với Tào Tháo, tất biết rơ t́nh
h́nh. Dám hỏi quân Tào Tháo ước độ bao nhiêu?
Huyền Đức đáp :
- Tôi
binh mọn tướng ít, Tháo đến là chạy, có biết ǵ đến t́nh h́nh bên ấy thế nào.
Túc nói :
- Tôi
nghe Hoàng thúc dùng mưu của Khổng Minh hai phen đánh hỏa công làm cho Tào Tháo
kinh hồn lạc phách, sao Hoàng thúc lại bảo là không biết ?
Huyền Đức nói:
- Họa
chăng hỏi Khổng Minh th́ biết đươc rơ.
Túc nói:
- Khổng
Minh đâu, xin cho được gặp một chút.
Huyền Đức sai mời Khổng Minh ra.
Túc vái chào rồi hỏi:
- Xưa
nay vẫn mộ tài đức tiên sinh, chưa được bái kiến bao giờ. Nay may mắn được gặp,
xin cho biết việc an nguy ngày nay.
Khổng Minh nói:
- Mưu
gian của Tào Tháo tôi đă biết cả, chỉ giận sức ḿnh chưa đủ, nên c̣n tạm lánh
đó thôi.
Túc lại hỏi :
- Hoàng
thúc nay định ở đây hay đi đâu ?
Khổng Minh đáp:
- Sứ
quân tôi có quen Thái thú Ngô Thần ở Thương Ngô, nay sắp đến đó nhờ.
Túc nói ,
- Ngô
Thần lương khan binh ít, giữ ḿnh c̣n chẳng nổi, cho ai nhờ được !
Khổng Minh nói ,
- Chổ
ấy tôi cũng biết không ở lâu được. Nay hăy nương tạm, rồi sẽ liệu kế khác.
Túc nói:
- Tôn
tướng quân tôi hùng cứ 6 quận, binh giỏi lương nhiều, lại kính hiền trọng sĩ,
anh hùng miền Giang Đông nhiều người quy phục. Nay xin hiến ông một kế. Chi bằng
tiên sinh sai người tâm phúc sang liên kết với Đông Ngô để cùng mưu toan việc lớn.
Khổng Minh nói:
- Lưu
sứ quân và Tôn tướng quân xưa nay không quen nhau, sợ uổng mất lời. Vả lại,
không có ai tâm phúc có thể sai đi được.
Túc nói:
- Lệnh
huynh Gia Cát Cẩn hiện đương làm tham mưu ở Giang Đông, đêm ngày mong được gặp
lệnh tiên sinh. Tuy tôi không có tài, xin cùng tiên sinh vào ra mắt Tôn tướng
quân để bàn việc lớn.
Huyền Đức nói :
- Khổng
Minh là thầy ta, rời ta một lúc không xong, đi thế nào được ?
Túc cố nài 3 - 4 lần, Huyền Đức cứ giả vờ không nghe.
Khổng Minh nói :
- Việc
đă kíp rồi, tôi xin phụng mệnh đi một chuyến.
Huyền Đức bấy giờ mới đồng ư.
Sau khi dùng miệng lưỡi bẻ bọn mưu sĩ Giang Đông xong Khổng
Minh mới được gặp Tôn Quyền.
Thi lễ xong, Quyền mời Khổng Minh ngồi. Các quan văn vơ sắp
hàng hai bên.
Lỗ Túc đứng bên cạnh chỉ đợi xem Khổng Minh nói với Quyền thế
nào. Khổng Minh giải bày ư kiến của Lưu Bị, rồi liếc mắt nh́n Tôn Quyền, thấy Quyền
mắt biếc râu đỏ, tướng mạo đường bệ, liền nghĩ thầm rằng: "Người này tướng
mạo khác thường, chỉ ưa nói khích không ưa thuyết phục, đợi khi nào hỏi, bấy giờ
ta sẽ khích cho mấy câu là xong".
Khi tả hữu dâng trà xong, Tôn Quyền nói :
- Tôi
thường nghe Lỗ Tử Kính nói đến tài của túc hạ, nay may được gặp, xin túc hạ có
điều ǵ hay chỉ bảo cho
Khổng Minh đáp:
- Tôi
vô tài ít học. Không dám để Ngài hỏi.
Quyền nói :
- Túc
hạ mới rời Tân Dă, giúp Lưu Dự Châu đánh nhau với Tào Tháo, tất biết t́nh h́nh
bên Tháo thế nào?
Khổng Minh đáp:
- Lưu Dự Châu binh đơn, tướng ít, thành Tân Dă
nhỏ lại không có lương, đâu dám chống nhau với Tào Tháo ?
Quyền lại hỏi:
- Quân
Tháo nhiều hay ít ?
Khổng Minh nói:
- Cả
quân mă, quân bộ và quân thủy, ước được hơn trăm vạn.
Quyền trố mắt ngạc nhiên hỏi:
- Ông
nói dối ta chăng ?
Khổng Minh đáp:
- Không
dám dối đâu, Tào Tháo ở Duyện Châu đă có hai mươi vạn, b́nh xong Viên Thiệu, lại
thêm được năm sáu mươi vạn, quân mới mộ ở Trung Nguyên được ba bốn mươi vạn.
Tính ra có kém ǵ 150 vạn. Thế mà Lượng nói có 100 vạn là v́ sợ người Giang
Đông sợ mất vía đó thôi !
Lỗ Túc đứng cạnh, nghe nói tái mặt lại, đưa mắt cho Khổng
Minh, Khổng Minh cứ lờ đi.
Quyền lại hỏi :
- Chiến
tướng của Tào Tháo nhiều hay ít ?
Khổng Minh nói:
- Những
mưu sĩ lắm mưu nhiều trí và những tướng đấu tài đánh giỏi ít ra cũng được vài
ngh́n.
Quyền lại hỏi:
- Nay
Tào Tháo đă b́nh được Kinh, Sở c̣n tham vọng ǵ nữa không ?
Khổng Minh đáp :
- Tào
Tháo hiện nay hạ trại kín ven sông, sắm sửa thuyền bè, chẳng lấy Giang Đông th́
lấy đâu.
Quyền lại hỏi :
- Đối
với âm mưu của Tào Tháo, nên đánh hay không, xin túc hạ quyết định giúp ta một
lời.
Khổng Minh nói :
- Lượng
tôi có một lời, nhưng chỉ sợ tướng quân không chịu nghe thôi.
Quyền nói :
- Xin
cho nghe lời cao kiến.
Khổng Minh nói :
_Trước kia thiên hạ đại loạn, nên tướng quân phải dấy binh ở
Giang Đông, Lưu Dự Châu tụ quân ở Hán Nam, để cùng tranh giành với Tào Tháo.
Nay Tháo đă dẹp xong nạn lớn, t́nh h́nh sắp ổn định xong. Vừa
đây Tháo lại phá được Kinh Châu, uy danh lừng bốn bể. Bây giờ, dẫu có anh hùng
cũng không có đất dụng vơ, cho nên Lưu Dự Châu phải trốn tránh đến đây .
Vậy xin tướng công liệu mà tính toán công việc. Nếu tướng
quân có thể lấy quân Ngô, Việt mà chống Tào được, th́ nên sớm cự tuyệt nó đi.
Nếu không muốn thế, sao không theo ngay lời các mưu sĩ đă
bàn, thu quân mă, xếp áo giáp lại, rồi ngoảnh mặt về Bắc mà hàng ?
Tôn Quyền chưa kịp đáp, Khổng Minh lại nói rằng:
- Tướng
quân ngoài mặt th́ giả tiếng phục tùng nhưng trong bụng vẫn c̣n ngờ vực. Việc
kíp rồi mà không quyết đoán th́ vạ đến nơi rồi đó !
Tôn Quyền lại hỏi:
- Nếu
quả như lời ông, th́ sao Lưu Dự Châu không hàng Tào đi ?
Khổng Minh đáp :
- Ngày
xưa Điền Hoành là một tráng sĩ nước Tề c̣n biết giữ lễ nghĩa không chịu nhục, huống
chi Lưu Dự Châu là tôn thân nhà Hán, anh hùng lừng lẫy trên đời, kẻ sĩ đều
trông mong. Việc không xong là bởi trời, có đâu lại chịu luồn cúi người ta ?!
Tôn Quyền nghe Khổng Minh nói xong, nét mặt hầm hầm, rủ áo đứng
dậy, lui vào nhà sau. Các quan cũng tủm tỉm cười và giải tán.
Lỗ Túc trách Khổng Minh rằng:
- Sao
tiên sinh lại nói thế ? May mà chủ tôi rộng lượng, không nỡ trách ngay, chứ như
lời tiên sinh vừa nói là khinh miệt chủ tôi lắm đấy !
Khổng Minh ngẩng mặt cười nói
- Sao
không có lượng bao dung thế ? Ta đă có được mẹo phá Tào Tháo, v́ không hỏi tới,
nên tôi không nói đó thôi.
Túc nói:
- Nếu
quả tiên sinh có mẹo hay, tôi xin mời chủ tôi ra để tiên sinh dạy cho.
Khổng Minh nói:
- Quân
trăm vạn Tào Tháo, ta coi như đàn kiến, chỉ giơ tay một cái là tan ra như cám cả
!
Túc nghe nói, liền vào nhà sau gặp Tôn Quyền. Quyền lúc ấy
c̣n bực, ngoảnh lại bảo Lỗ Túc rằng :
- Khổng
Minh khinh ta quá chừng !
Túc nói:
- Tôi
cũng đă trách Khổng Minh, Khổng Minh cười và trách lại rằng Chúa công không có
lượng dung người, cho nên Khổng Minh có mẹo phá Tào cũng không muốn nói ra cho
biết. Xin Chúa công thử hỏi Khổng Minh xem thế nào ?
Quyền bèn lập tức nguôi giận làm vui nói:
- À
thế ra Khổng Minh vẫn có mẹo hay, nên nói khích ta. Ta một lúc nghĩ nông cạn,
tí nữa làm lỡ mất việc to.
Lập tức cùng Lỗ Túc lại ra triều đường, mời Khổng Minh vào
nói chuyện.
Quyền xin lỗi Khổng Minh rằng:
- vừa
rồi tôi trót lỡ lời, xin tiên sinh tha lỗi cho.
Khổng Minh cũng tạ lại rằng:
- Lượng
tôi nói năng lỗ măng, xin tướng quân cũng thứ tội cho.
Quyền mời ngay Khổng Minh vào nhà sau, làm tiệc khoản đăi.
Được vài tuần rượu, Quyền hỏi rằng :
- Tào
Tháo vốn chỉ ghét Lă Bố, Lưu Biểu, Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Dự Châu với tôi
mà thôi. Nay đă trừ được cả, duy chỉ c̣n Dự Châu với tôi.
Tôi không thể đem cả nước Ngô dâng cho người ta được. Kế của
tôi đă quyết, nhưng phi Lưu Dự Châu giúp cho th́ không ai đương nổi Tào Tháo bây
giờ. Mà Lưu Dự Châu vừa mới thua trận, làm thế nào mà chống lại nạn này ?
Khổng Minh nói :
- Dự
Châu mới thua nhưng Quan Vân Trường c̣n thống lĩnh hàng vạn tinh binh, Lưu Kỳ ở
Giang Hạ cũng có chừng vạn quân sĩ.
Quân Tào từ xa đến, tất cũng mỏi mệt, mới đây lại đuổi Dự
Châu quân khinh kỵ đi 300 dặm một ngày, khác nào nỏ cứng đă giương lên đuối sức,
chưa chắc đă bắn thủng được mảnh lụa mỏng.
Vả lại người phương Bắc không quen đánh thủy, quân dân ở
Kinh Châu gặp thế bí phải phục Tào, chứ không phải tự nguyện. Nay Tướng quân thật
muốn đồng tâm hiệp lực với Dự Châu, th́ làm ǵ không phá được Tào Tháo.
Quân Tào mà bị phá tất phải kéo về Bắc, th́ thế Kinh Ngô lại
mạnh mà h́nh thành thế chân vạc được. Cơ hội được thua lúc này, xin tướng quân
hăy nghĩ cho kỹ mà quyết đi !
Quyền mừng lắm nói :
- Mấy
lời của tiên sinh thật đă làm sáng mắt cho tôi. Ư tôi đă quyết không c̣n hồ
nghi ǵ nữa.
Ngay hôm ấy Quyền bàn bạc cất quân để cùng đi phá Tào Tháo.
LẠM
BÀN :
Xem thí dụ trên ta thấy rơ 3 thế lực 3 mưu kế chính:
- Tào
Tháo dùng kế hư trương thanh thế, dàn quân 83 vạn c̣n nói thăng nói quá lên, buộc
Tôn Quyền sợ hăi mà hàng.
- Tôn
Quyền chưa biết rơ thực lực của Tào Tháo, một mặt pḥng bị, một mặt muốn nhờ Lưu
Bị liên kết với tướng tá của Lưu Biểu. Nội bộ Tôn Quyền chia làm hai phe chủ
chiến và chủ ḥa đang bàn luận sôi nổi, nên Quyền chưa dám đưa ra chính kiến.
- Lưu
Bị Khổng Minh dùng cách tọa sơn quan hổ đấu, nh́n hai cọp đánh nhau để hưởng lợi.
Khổng Minh nói rơ ư đồ đó với Lưu Bị: “Nếu quân Nam được, cùng đánh Tào Tháo lấy
Kinh Châu. Nếu quân Bắc được thừa thế lấy Giang Nam”.
Khổng
Minh và thuật cương nhu tương tế :
Khổng Minh muốn gặp Lỗ Túc để sang Giang Nam, dặn Lưu Bị nếu
Túc hỏi quân t́nh Tào Tháo th́ nói không biết để Túc gặp Khổng Minh: đóng để mở.
Lưu Bị Khổng Minh đóng rất giỏi vỡ kịch này. Lưu Bị thực
t́nh muốn Khổng Minh sang Giang đông liên quân với Tôn Quyền nhưng vẫn giả vờ
là không muốn rời Khổng Minh: lại đóng để mở.
Sang đến Giang Đông, thấy tướng Tôn Quyền là người cương cường,
không khuất phục, Khổng Minh khiêu khích, hư trương thanh thế, nói Tào Tháo là
quân nhiều tướng giỏi, thuyết Tôn Quyền đầu hàng nhục nhă: lại là đóng để đối
phương bộc lộ tính khí.
Khi Tôn Quyền tức giận là bộc lộ ư chí không muốn hàng Tào, Khổng
Minh lại hé mẹo diệt trăm vạn quân Tào như diệt kiến với Lỗ Túc: là cách mở để Tôn
Quyền lọt vào.
Gặp Tôn Quyền, Khổng Minh mới mở bộc lộ hết kế sách đánh Tào
với Tôn Quyền, Tôn Quyền vững tâm liên minh với Lưu Bị.
Tùy cơ ứng biến, khi cần úp th́ úp, nhu th́ nhu, khi cần mở
th́ mở, cương th́ cương. Khi úp để mở, khi mở để úp. Trong úp có mở, trong mở
có úp, biến hóa vô cùng.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Thượng Khách
Đă tham gia: 21 May 2010
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 31
|
Msg 5 of 5: Đă gửi: 07 August 2010 lúc 6:50am | Đă lưu IP
|
|
|
SƠ
NHI BẤT LẬU : TUYỆT ĐỐI BÍ MẬT.
Sơ nhi bất lậu tựa như b́nh rượu đậy kín, không để giọt nào
chảy ra ngoài. Có nghĩa là giữ tuyệt đối bí mật.
Một trong những kế sách lớn của thuật băi hạp, đóng mở, ứng
dụng vào quân sự. Khi mở th́ kỹ càng, toàn vẹn, khi đóng th́ giữ ǵn tuyệt đối
bí mật.
Việc dùng binh phải giữ bí mật, nếu lộ bí mật th́ đối phương
đề pḥng hoặc tương kế tựu kế t́m cách phản công.
Khi nội bộ tướng lĩnh có người làm phản, đem bí mật quân sự
tiết lộ cho đối phương biết, lúc đó phải tùy cơ ứng biến thật giỏi mới bảo toàn
được lực lượng và thủ thắng.
Thí dụ : Mượn tiếng.
Quản Di Ngô nói với Tề Hoàn Công:
- Mấy
năm nay ta cứu nước Yên, giúp nước Lỗ, đắp thành cho nước H́nh và Vệ, chư hầu một
ḷng tin phục chính là lúc có thể dùng quân chư hầu, để cứu Trịnh th́ không ǵ
bằng đánh Sở, nếu ta đánh Sở tất phải hội quân chư hầu lại.
Tề Hoàn Công nói:
- Ta
hội quân chư hầu th́ nước Sở tất biết mà pḥng bị, ta khó mà đánh được.
Quản Di Ngô nói :
- Nước
Sái có lỗi với Chúa công, ta muốn đánh đă lâu, mà Sở tiếp giáp với Sái. Nay ta
mượn tiếng đi đánh Sái, nhân tiện đem quân đánh Sở th́ Sở không biết mà pḥng bị.
Để tiến đánh nước Sở, một mặt Tề Hoàn Công nói mật ước với
các nước Giang, Hoàng, Lỗ, một mặt muốn cắt vây cánh nước Sở nên viết thư sai
vua nước Từ đem quân đánh nước Thư. Nước Từ đánh thư xong, Tề Hoàn Công bảo vua
Từ đóng quân ở kinh đô nước Thư pḥng sự nguy cấp. Bấy giờ Sở đem quân đánh nước
Trịnh.
Trịnh Văn Công xin giảng ḥa cho dân khỏi khổ.
Quan đại phu Khổng Thúc can :
- Tề
sắp đánh Sở là v́ nước ta đó, nên gắng đợi.
Trịnh Văn Công sai người cáo cấp với Tề Hoàn Công. Tề Hoàn
Công cho Trịnh phao tin quân Tề sang cứu Trịnh khiến cho Sở không dám tiến
binh, rồi cho một toán quân hội với chư hầu đánh Sở, cho Quản Di Ngô làm đại tướng.
Lại sai Thụ Điêu đem quân đánh nước Sái.
Nước Sái vẫn cậy thế Sở không pḥng bị. Khi quân Tề đến mới
chống giữ. Thụ Điêu diễu quân dưới chân thành nước Sái. Sái hầu biết rơ Thụ Điêu
là kẻ tiểu nhân, sai đem vàng lụa lễ Thụ Điêu. Thụ Điêu nhận lễ và cho biết Tề
Hoàn Công sẽ c̣n đánh Sở và các nước sẽ phá hủy kinh thành nước Sái. Sái hầu sợ
hăi trốn sang Sở, dân Sái bỏ chạy cả.
Sái hầu đến Sở gặp Sở Thành Vương, biết rơ mưu kế Tề Hoàn
Công, sai quân sĩ pḥng giữ các nơi, triệu Đấu Chương ở Trịnh về.
Khi Tề Hoàn Công cử đại binh sang Sở. Đến biên giới nước Sở
thấy một người mũ áo chỉnh tề, đứng ở bên đường, khúm núm cúi chào :
- Chẳng
hay có phải tôi được tiếp kiến Tề hầu không ạ ? tôi là sứ thần nước Sở chờ ngài
đă lâu lắm rồi.
Nguyên người ấy tên là Khuất Hoàn, là một quư tộc nước Sở,
làm quan Đại phu, bấy giờ phụng mệnh Sở Thành Vương ra thương thuyết với quân
nước Tề.
Tề Hoàn Công hỏi Quản Di Ngô rằng :
- Sao
người nước Sở lại biết trước là ta đem quân tới đây?
Quản Di Ngô nói :
- Tất
là có người nào đem mưu kế cúa ta tiết lộ cho người Sở biết. Nhưng nay họ đă
sai sứ đến đây, là có ư muốn bày tỏ điều ǵ đó, tôi xin lấy đại nghĩa mà trách
quở người ấy khiến cho hắn xấu hổ th́ có lẽ không cần phải đánh mà tự khắc họ
phải phục.
Nói xong, Quản Di Ngô ra tiếp kiến Khuất Hoàn. hai người chấp
tay vái chào nhau. Khuất Hoàn nói:
- Chúa
công tôi nghe tin quư quốc đem quân tới đây, vậy có sai tôi ra để thưa với quư
quốc rằng, Tề và Sở nước nào làm chủ nước ấy, nước Tề ở Bắc Hải, nước Sở ở Nam
Hải, trâu ngựa không đánh hơi nhau được. Chẳng hay v́ cớ ǵ mà quư quốc lại đi
vào đất nước chúng tôi, xin quư quốc ngỏ lời cho biết.
Quản Di Ngô nói :
- Ngày
xưa, vua Thành Vương nhà Chu phong cho tiên quân là Thái Công ở nước Tề, có dặn
một câu rằng. Các nước chư hầu, nước nào không theo mệnh thiên tử nhà Chu, th́
tiên quân ta được quyền đem quân đi đánh dẹp, từ khi nhà Chu thiên sang Đông
Đô, các nước chư hầu tiếm quyền Chúa Công ta lại phụng mệnh làm bá chủ.
Nước Sở nhà ngươi theo lệ mỗi năm phải cống cho thiên tử nhà
Chu một bó cỏ mao để dùng về việc cúng tế, thế mà dám bỏ liều không cống, bởi vậy
ta phải đến đây để đ̣i. Vả lại vua Chiêu Vương nhà Chu ngày trước đi sang địa
giới nước Sở mà không thấy trở về, ấy cũng là bởi cớ nước Sở, người c̣n nói ǵ ?!
Khuất Hoàn nói :
- Từ
khi nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu đều bỏ lễ triều cống, chẳng riêng ǵ nước
Sở tôi. Tuy vậy, về việc cống cỏ bao mao, th́ Chúa Công tôi cũng xin chịu lỗi ,
c̣n về việc vua Chiêu Vương không trở về là v́ cớ đắm thuyền. xin quư quốc cứ hỏi
người ở ngoài bờ sông th́ khắc biết, Chúa Công tôi không dám nhận lỗi ấy. Vậy
tôi xin về nói lại với Chúa Công tôi.
Nói xong liền quay xe trở về. Quản Di Ngô bảo Tề Hoàn Công rằng
:
- Người
nước Sở c̣n quật cường lắm, chưa có thể lấy miệng lưỡi mà khuất phục được, ta
phải tiến quân lên để ra uy mới được.
Nói xong, truyền cho các nước đều tiến quân đến đóng ở đất
Kinh Địa. Sở Thành Vương cho Tử Văn làm đại tướng, đem quân ra đóng ở đất Hán
Nam. Tử Văn nói với Sở Thành Vương rằng:
- Quản
Di Ngô bảo là một người giỏi binh pháp, nay đem quân các nước đến đây, tất là
đă có mưu kế vạn toàn rồi, ta nên sai sứ đi một lần nữa để ḍ xem mạnh yếu thế
nào, bấy giờ hoặc đánh hoặc ḥa, ta sẽ tùy liệu.
Sở Thành Vương nói :
- Bây
giờ biết sai ai được ?
Tử Văn nói :
- Khuất
Hoàn đă biết mặt Quản Di Ngô th́ nên sai đi lần nữa.
Khuất Hoàn nói :
- Lần
trước tôi đă nhận cái lỗi không cống cỏ bao mao. Nếu Đại vương muốn giảng ḥa
th́ tôi xin gắng đi, để gỡ mối lôi thôi cho hai nước. c̣n như muốn đánh, th́
xin sai người nào hơn tôi mới đi được.
Sở Thành Vương nói :
- Hoặc
đánh hoặc ḥa, ta cho ngươi được tùy thương thuyết.
Khuất Hoàn phụng mệnh Sở Thành Vương, lại đến chỗ quân Tề
đóng, xin vào yết kiến Tề Hoàn Công.
Quản Di Ngô nói với Tề Hoàn Công rằng :
- Nước
Sở lại cho sứ đến, tất là xin giảng ḥa, Chúa Công nên tiếp đăi cho tử tế.
Khuất Hoàn vào yết kiến Tề Hoàn Công, sụp lạy hai lạy. Tề
Hoàn Công đáp lễ lại rất tử tế, rồi hỏi xem ư muốn thế nào ?
Khuất Hoàn nói :
- Chúa
Công tôi v́ cớ không cống cỏ bao mao, để quư quốc phải đem quân tới đây, Chúa
Công tôi biết tội lắm rồi, nếu quư quốc chịu rút quân khỏi một xá, th́ Chúa
Công tôi há không dám vâng mệnh.
Tề Hoàn Công nói :
- Nếu
Đại phu biết khuyên Quốc quân giữ trọn chức phận, khiến cho ta có thể tâu lại với
thiên tử được, th́ ta c̣n đợi ǵ nữa mà chẳng rút quân.
Khuất Hoàn về nói với Sở Thành Vương rằng :
- Tôi
nói với Tề hầu, Tề hầu đă chịu rút quân rồi. Tôi lại có hẹn với Tề hầu xin đem
cống cỏ bao mao, vậy Đại Vương chớ có thất tín.
Sở Thành Vương lại sai người đi do thám xem chư hầu đă rút
quân về chưa. Quân sĩ về báo rằng:
- Quân
các nước rút ra ngoài 30 dặm, đóng tại đất Thiệu Lăng.
Sở Thành Vương nói :
- Tề
hầu đă chịu rút quân, thế là có ư sợ ta !
Nói xong, lại toan bỏ không cống cỏ bao mao nữa.
Tử Văn nói :
- Vua
8 nước chư hầu c̣n không nỡ thất tín với một kẻ thường dân, thế mà Đại Vương lại
muốn cho một kẻ thường dân thất tín với Vua các nước sao ?
Sở Thành Vương nín lặng, không nói ǵ cả, rồi sai Khuất Hoàn
đem mấy xe vàng lụa đến đất Thiệu Lăng để khao quân chư hầu. Lại sai sửa soạn sẵn
một xe cỏ bao mao, đem đến tŕnh với Tề Hoàn Công để rồi sai sứ vào cống thiên.
LẠM
BÀN :
a. Mục tiêu của Tề Hoàn Công và
Quản Di Ngô là đánh Sở nhưng mượn cớ là đánh Sái để Sở không pḥng bị, thừa cơ
đánh úp.
b. Việc chuẩn bị đánh nước Sái
và nước Sở của Tề Hoàn Công và Quản Di Ngô rất hoàn bị :
- Giảng
ḥa, liên minh, mật ước với các nước Giang, Hoàng, Thư và Lỗ.
- Chặt
bớt vây cánh của Sở là nước Từ, đánh nước Sái.
- Cầm
chân quân Sở bằng cách phao tin cứu Trịnh.
c. Bí mật bị tiết lộ.
Thụ Điêu đă tham vàng bạc và tiết lộ bí mật quân sự cho Sái
biết, Sái báo với Sở và Sở đă pḥng bị. Quản Di Ngô nhanh chóng hiểu rằng mưu kế
của Tề đánh Sở đă bại lộ, nên một mặt tiến quân để dọa dẫm, một mặt tiến hành
thủ đoạn ngoại giao để cho Sở cầu ḥa. Tùy cơ ứng biến rất tài t́nh.
d. Kết cục, một chuyến xuất
quân của Tề Hoàn Công và Quản Di Ngô: Nước Sái không pḥng bị chỉ dựa dẫm vào
nước Sở nên đă bại trận, nước Từ bị nước Thư thôn tính, nước Trịnh được cứu, nước
Sở cầu ḥa.
e. Vai tṛ của Khuất Hoàn cũng
khá nổi bật, báo cho Tề biết là Sở đă biết mưu kế của Tề, ngăn Tề tiến công.
Dùng ngoại giao để Sở khỏi lâm vào cuộc chiến. Cũng là cách tương kế tựu kế.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|
|