Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  Hình Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 72 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Nhân Tướng Học
 TUVILYSO.net : Nhân Tướng Học
Tựa đề Chủ đề: kiến thức từ dd cũ Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
phuongarch
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đã tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 124
Msg 1 of 7: Đã gửi: 23 May 2010 lúc 10:59am | Đã lưu IP Trích dẫn phuongarch

Bài 1 : Một số bộ vị trên khuôn mặt (dienien)

Trán: 
- Các nhà tướng thuật cho rằng một bộ mặt quý hay tiện, tam phụ nhục hay vinh, tất cả định đoạt ở cái trán, vì thế đã đưa tất cả năm bộ vị mấu chốt nhất là thiên đình, thiên trung, tư không, trung chính và ấn đường đặt cả vào cái trán và coi rằng chúng thống lĩnh tất cả các bộ vị khác trên khuôn mặt. Xương trán phải trùm lên, phải rộng rãi, vừng vững như vách đứng, từ ấn đường lên đến thiên đình có thể nhìn thấy một xương trán vuơn lên. 
Người có tướng trán như vậy sẽ thông minh hơn người, sớm thành đạt mà vẻ vang. Các bbọ vị biên địa sơn lâm của trán phải đầy đặn, rộng rãi , kỵ thụt lõm, xương vách hai bên trán vươn thẳng to lớn là tướng giàu sang, chức vị tới tam phẩm. Năm bộ vị thiên đình, thiên trung, tư không, trung chính, ấn đường mà cùng ngay ngắn sắng sủa là tướng thông minh hiển đạt, nếu trán hẹp nhỏ,tóc phủ nhiều là tướng ngu dốt bần tiện, mặt trán nhỏ hẹp, gò bó thì đến già vẫn nghèo túng, quẫn bách, mặt trán to rộng, thoáng đãng thì đến già tốt lành. Thái thanh thần giám viết: " ngạch giác cao tủng, chức vị sang trọng, thiên trung phong long, sĩ hoanj hữu công, ngạch tiểu diện đại, quý tử nhân thượng, ghạch phương trấn khởi , cát vô bất lợi, ngạch huỳnh vô hà, nhất thế vinh hoa" Nghĩa là : góc trán cao vút chức vị cao nặng, thiên trung đầy đặn, làm quan có công, trán nhỏ mặt lớn tốt lành không có gì bất lợi, trong sáng không có vết cả đời vinh hoa. 
- Thiên trung, thiên đình, tư không , trung chính , ấn đường là năm bộ vị tạo ra cái trán. Muốn đi sâu tìm hiểu tướng trán, không thể không biết về năm bộ vị này. 
1- Thiên trung: ở phần giữa trán chỗ sát chân tóc,trên là hoả tinh dưới là thiên đình, đây là điểm khởi đầu của cung quan lộc, được coi là vị thứ nhất ở chính giữa trán. Nếu thiên trung mà đầy đặn sáng sủa tươi nhuần tức là thân tâm khoẻ mạnhtừ tuổi trẻ đã gặp vận tốt, nếu lồi lõm khuyết vỡ là do di truyền của thế hệ trước không tốt hoặc do bản thân bất hiếu mà gây ra, không những ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp tuowng lai mà chỗ ở chức vị đều không yên ổn. Nếu phát hiện thấy khí đen lởn vởn đi xuống như giun bò cho đến ấn đường , thì sẽ bị tai hoạ đột ngột bất ngờ mà không kịp đề phòng giải ách. 
2- Thiên đình: 
là vị thứ hai của trán, ngay dưới thiên trung.Tướng pháp coi thiên trung là cha, thiên đình là mẹ, cho nên thiên trung có nốt ruồi là không được cha yêu, thiên đình có nốt ruồi là không được mẹ yêu. Thiên đình cao, không lẹch khuyết là tướng đẹp, kỵ có nốt ruồi hoặc sẹo. Nhật giác, nguyệt giác hai bên thiên đìnhnếu tương ứng nâng đỡ nhau, khí thế tiến lên đỉnh đầu, xuống đến sống mũi, khí sắc sáng nhuần thì có hy vọng sớm thành đạt. 
3- Tư không: 
Lại gọi là tư đồ, ở giữa trán là vị thứ ba của cung quan lộc, tư không tốt nhất là bằng phẳng, nếu xương tư không trùm lên hoặc như cự ngao nhập hải, hoặc phục tê suốt đỉnh đầu là tướng quý hiếm thấy, nếu bị nếp nhăn hoặc nốt ruồi xungphá thì kém đi. Thái thanh thần giám viét " tư không là bộ vị chủ tam côngthiên quan, xương nổi sáng nhuần thì có thể làm đến tam coong cửu khanh, sắc xấu thì không tốt" 
4- Trung chính: 
Ở giữa trán, sát trên ấn đường là vị thứ tư của cung quan lộc. Trung chính có vai trò rất quan trọngtrong tướng mặt. Muốn xem hiện tại thuận hay nghịch, các hay hung và nguyện vọng tương lai có thực hiện được hay không đều phải xem trước hết khí sắc của trung chính. Nếu bằng phẳng sáng nhuần, không vết không sẹo, không nốt ruồi là người tuớng có nghị lực sự nghiệp thuận lợi, nếu có sẹo vết là tướng có tính khinh mạn người trên, khó thăng tiến, nếu có nốt ruồi xấu thì trắc trở nhiều, tiền của không toại nguyện, vận mệnh không hanh thông. Thái thanh thần giám quyển 2 viết " trung chính chủ quần liêu, cũng chủ về quan vị cao thấp tiến thoái, xương nổi sắc nhuần là tướng làm quan không bị cách". 
5- Ấn đường: 
Ở giữa hai mày, dưới trung chính , trên sơn căn. là một trong 13 bộ vị , còn có tên là khuyết đình, mệnh cung, phúc đường, tử khí tinh, quan lộc cung , quang đại bộ học đường. Các nhà tướng thuật cho rằng ấn đường quan hệ đến tính tình, nguyện vọng, tuổi thọ, thành bại, tinh thần, vận mệnh của con người, tuỳ tình trạng, màu sắc mà phán đoán. Án đườngcần bằng phẳng ngay ngắn, rộng hẹp vừa phải( khoảng 1-1,5 đốt ngón tay) . Thần tướng toàn thiên có bài " tướng ấn đường" nói " ấn đường là tử khí tinh, ở giữa hai đầu mầy phải rộng rãi ngay ngắn bằng phẳng....giữa ấn đường có xương nổi hèm lên là tướng quý, nhọn hẹp là tướng nghèo . Thái thanh thần giám quyển 2 nói:" ấn đường chủ về hai chức thiên ấn , cũng gọi là dương khuyết đình, là quan coi về ấn tín, phương thốn nổi mà sáng là tướng quan hai ngàn thạch, phương thốn phẳng mà tĩnh là tưỡng quan tam phẩm không rời cửa khuyết, phương thốn hãm cũng là tướng quý. Ấn đường hẹp , hai mày nối liền nhau là tướng cả đời không có tước lộc, nếu có thêm sẹo vết, nốt ruồi thì công việc có thể không tốt lành. 
QUAN sát tướng trán còn phải đặc biệt chú ý đến nếp nhăn. Các tướng sĩ cho rằng nếp nhăn quan hệ đến quý tiện, không thể côi nhẹ. Nếu trán vuông, rộng đầy đầnm lại có nếp nhăn đẹp thì là tướng tước lộc cao, cả đời giàu sang, nếu trán bóp hẹp, khuyết lõm lại có nếp nhăn xấu thì là tướng nghèo hèn. Thái thanh thần giám quyển 5 viết: " có 3 nếp nhăn hai đầu vểnh lên gọi là yển nguyệt văn, chủ về triều lang. Ba nếp vểnh một nếp dọc xuyên thẳng gọi là thiên trụ cốt văn, chủ về quan võ. Nếp nhăn hình chữ vương, chủ về công hầu. nếp nhăn dọc từ thiên trung đến ấn đường gọi là huyền vân văn, chủ chức khanh giám. ấn đường có nếp nhăn dọc dài ba tấc gọi là hạc túc văn, chủ chức tống lộ( quan dẹp đường). nếp chữ tinh chủ chức viên ngoại. nếp chữ xuyên chủ lo buồn, hình phạt tội tù. nếp chữ thập chủ tốt lành. nếp chữ điền chủ giàu có. nếp chữ sơn là tướng theo hầu vinh quý. nếp chữ ất là tướng làm quan kinh triều. nếp dạng chớn nước chủ về hiển đạt vinh quý. nếp nhăn nối cắt nhau, nối chân nhau là tướng nghèo khổ, nhiều tai hoạ. 

MÀY MẮT: 
- Mày được các nhà tướng thuật coi là bảo thọ cung, coi là vận mệnh cùng thông. "Quảng giám tập" nói: 
"Mày là quân , mắt là thần, phải sáng dài quá mắt, song song hàng nhạn. nếu ngắn hơn mắt anh em bất hoà dù có đến ba bốn anh em cũng không được nhờ cậy" 
Mày là hoa của mặt như hoa của cây cỏ, như ánh sáng nhật nguyệt , có quan hệ mật thiết đến cá tính , tuổi thọ, hiền ngu, sang hèn của người. lông mày phải thưa nhỏ, bằng rộng, dài đẹp là tướng thông minh hơn người. nếu thô rậm rối,ngán thì là tướngngu dốt hungác. lông mày dài hơn mắt là tướng giàu sang. Đường thái Tông từng bảo Viên Thiên Cương coi tướng Sầm Văn Bản. Viên nói Sầm " học đường sáng sủa, mày dài quá mắt ắt sẽ nổi tiếng thiên hạ về văn chương. mày ngắn không dủ che mắt hoặc là gần sát mắt là tướng nghèo khó, mày cao sát đầu là tướng tính tình cứng rắn nóng nảy, duôi mày cụp xuống là tướng tính tình nhu nhược. đầu mày tiếp nối nhau là tướng nghèo đói và hại cho anh em. lông mày mọc ngược không tốt cho vợ. xương mày nổi cao hung ác gặp lắm trắc chở vận mệnh khó khăn.trong mày có sẹo đen(nốt ruồi) thông minh hiển quý. lông mày vươn cao dỡ rộng lớn và trong mày có lông trắng tuổi thọ cực cao.trên mày có nếp nhăn dọc thẳng đại cát đại lợi. nếp nhăn ngang thì nghèo khổ ít của cải. 
Độ thưa của mày cũng đáng chú ý. những người có lông mày rậm phải đi đôi với mai rậm, râu rậm gọi là tam rồng . Lông mày thưa , mai thưa, râu thưa gọi là tam hy. có như vậy, trên dưới khớp nhau là tướng hoàn mỹ, không thế là có chỗ chưa tốt. 



__________________
PhươngArch
Quay trở về đầu Xem phuongarch's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi phuongarch
 
phuongarch
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đã tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 124
Msg 2 of 7: Đã gửi: 23 May 2010 lúc 11:12am | Đã lưu IP Trích dẫn phuongarch

Bài 2: Tinh hoa tướng pháp (nkd833)

1 - Tướng vô quyết pháp bất khả loạn ngôn. 

Không thể căn cứ vào một điểm để bảo là đẹp, cũng không thể vì nhất ác mà bảo rằng hung. Cần phải biết phép gia giảm thừa trừ. 


2 - Hoang đuờng thất chí thần vô xá, bất đáo trung đồ tất yểu vong 

Người lúc nào cũng hoảng hốt, sợ hãi, buồn rầu là tinh thần đã mất nơi trú ngụ thì tính mạng chẳng còn bao lâu. 


3- Sĩ hữu văn tài nhi phù cấp thiểu lộ khởi năng huởng phú quý chi nhân. 

Dù tài giỏi thông minh, nhưng tinh thần vội vã, nông nổi không phải là người đuợc hưởng phú quý. 


4 - Cốt cách vi nhất thế chi vinh khô, khí sắc định hành hành niên chi hưu cửu. 

Cốt cách là tướng cả cuộc đời, khí sắc là tướng từng năm từng tháng. 


5 - Khí trọc thần thô tất thị bần cùng chi hán. 

Khí đục tinh thần khô héo nhất định là kẻ bần cùng. 


6 - Lãnh tiếu vô tình tác sự cơ thâm nội trọng. 

Cười nhạt vô tình là người làm việc có mưu sâu và thận trọng. 


7 - Chuẩn đầu phong đại tâm vô độc; diện nhục hoành sinh tính tất hung. 

Đầu mũi nở lớn thì tâm địa thành thực; thịt mặt ngang ngang tính tình thường hung hãn. 


8 - Thiết diện kiếm mi binh quyền vạn lý. 

Mặt sắt mày lưỡi kiếm, binh quyền vạn dặm. 


9 - Long nhan phượng cảnh nữ nhân tất phối quân vương. 

Mặt rộng, đầu lớn, mũi quyền tương đối, mắt đẹp. Cổ phượng dài, mềm mại, trắng, con gái sẽ lấy bậc quân vương. 


10 - Yến hàm hổ đầu, nam tử định đăng tướng tướng. 

Hàm én, đầu hổ, con trai sẽ làm đến bậc tướng quân.

11 - Diện bì hư bạc hậu tam thập thọ nan tái kỳ. 

        Da mặt hỏng hư, sau ba mươi yểu tử. 

12 - Nhãn bất khốc nhãn lệ uông uông, tâm bất ưu sầu mi súc súc; tảo vô hình khắc lão cô đơn. 

        Mắt không khóc mà đầy lệ, lòng không lo mà mày chau, nếu không sớm hình khắc thì về già cũng cô đơn. 

13 - Diện như quất bì chung chủ bần bạc. 

        Da mặt lỗ chỗ như da cam sành, da quýt cuối cuộc đời sẽ nghèo khổ. 

14 - Kiên nga thanh khắp bất tiện tắc cô. 

        Vai so, nói như khóc không hèn thì cũng cô độc. 

15 - Bần cùng đáo lão nhân thô kỳ cốt cách. 

        Nghèo khổ đến già vì cốt cách thô lậu.


16 - Diện bì thái cấp tuy cấu huyết trường nhi thọ diệc khuy 

        Da mặt căng quá dù có nhân trung dài thì cũng vẫn không thọ. 

17 - Nhãn quang như thuỷ nam nữ đa dâm 

        Ánh mắt như nước lóng lánh thì con trai con gái đa dâm. 

Mi sước như đao trận vong binh tử 

        Lông mày dựng có mi cốt gồ cao, người tính hung bạo (đàn bà hay đánh con), dễ chết về binh đao. 

18 - Nữ tử nhãn ác giá tất hình phu. Thanh sát diện hành khuê phòng độc túc. 

        Con gái mắt ác lấy chồng sát chồng. Tiếng nói sát phạt, mặt ngang cô độc khuê phòng. 

19 - Thần bất cái sỉ vô sự chiêu hiềm. 

        Môi không che được răng thường hay bị oán, bị ghét. 

20 - Hình dung tuấn nhã chung táo cao hiền. Cốt cách thanh kỳ tật tụ quý hiển 

        Vẻ người tuấn nhã là kẻ cao hiền. Cốt cách thanh kỹ tất sẽ hiển đạt. 


21 - Cốt tuỳ quý sinh, nhục tuỳ tài trường. 

        Lúc quý hiển thì tất cốt cách sẽ thay đổi, lúc phát tài nhiều tiền thì mặt ắt phương phi, hồng hào, thịt da nảy nở. 


22 - Diện đại tị tiểu nhất sinh thường tự lịch nan tân. 

        Mặt to, mũi nhỏ cả đời nếm trải đau khổ. 


23 - Tỵ sưu diện phì bán thế tiền tài chung hao tán. 

        Mũi gày, mặt mập nửa đời tiền bạc hư hao. 


24 - Quyết tử sinh chi kỳ tiên khán hình thần. Định cát hung chi triệu mạc đào khí sắc. 

        Xem sống hay chết thì phải xem hình thần, định cát hung thì phải nhìn vào khí sắc. 


25 - Trọc như ngư mục, tốc tử chi kỳ. Khí nhược yên trần hung tai nhất chí. 

        Mắt mờ đục đờ đẫn như mắt cá sắp chết. Thần khí như tro than tất sắp bị tai hoạ. 


26 - Hình như thổ ngẫu thiên mệnh nan đào. 

        Hình như tượng đất khó toàn thiên mạng. 


27 - Mao như duyên thiết vận khí truân chuyên; Khí nhược tướng vân tiến trình hanh thái. 

        Mặt như chì sắt, vận lao khổ, Khí sắc như mây hồng tương lai rạng rỡ. 


28 - Hoàng khí thiểu nhi trệ khí trọng công danh lại hưu bất lai. 

        Khí sắc vàng mà trệ khí lại nặng thì công danh đến đấy, rồi lại đi mất. 


29 - Thanh khí thiểu nhi hỉ khí đa phú quý chí chi hựu chí. 

        Khí sắc xanh ít, khí sắc hồng vàng nhiều, phú quý đã đến còn đến thêm. 


30 - ??? mất câu chữ Hán. 

        Chưa ở ngôi vị sang quý mà dáng dấp đã có vẻ sang sẽ được sang quý. Không nghèo mà thể thái có vẻ nghèo sẽ nghèo. 

31 - Duyên hà thọ mệnh bất trường, nhân trung đoản tróc. 


        Tại sao không có tuổi thọ? Vì nhân trung ngắn và hẹp. 


32 - Mục nhuận nhi trường, chí khí quán kim cổ. 


        Mắt nhuận mà dài, chí khí quán kim cổ. 


33 - Sắc như thuờng biến tất tắng đắng nhi danh cánh trì. 


        Sắc mặt hay biến đổi, rất lận đận đường công danh. 


34 - Phì đầu đại đỗ bất vi hiển. Thử nhân chỉ thi thường lưu bối. 


        Đầu múp míp, bụng núng nính thường là bọn người chuyên đi hầu hạ kẻ khác. 


35 - Tam tài ngũ nhạc cân bình mãn, tất định vinh hoa tác quân vương. 


        Bộ vị đầy đặn đầy cao, vinh hoa đến bậc quân vương. 
36 - Diện nhược can khô định thị bần. 

        Mặt khô xác là tướng nghèo khổ. 


37 - Phì bất lộ nhục sưu vô cốt. Phương giác tư nhân thọ mệnh trường. 

        Mập mà không lộ thịt, ốm mà không giơ xương thì mới là tướng thọ. 


38 - Cốt lộ tài vô thừa. 

        Xương lộ thì không bao giờ dư dả tiền bạc. 


39 - Khẩu đại bất hợp nhân bần. 

        Miệng lớn không thu lại được thì nghèo khổ. 


Mi cao nhãn thâm nhân lang. 

        Mi cốt gồ cao, mắt sâu là người có tâm địa, lòng dạ sâu xa. 
41 - Khí trọc ngôn ngữ bất tiếp, chỉ nhật tất kiến Diêm Quân 

        Nói như bị đứt hơi, có thể thấ ngày gặp Diêm Vương. 


42 - Áp bối nga hung ngã tử hàn nan. 

        Lưng lõm như lưng vịt, ngực như ngực ngan ngỗng có thể chết đói. 


43 - Sưu tư sưu hề hàn tự hàn; hàn sưu chi nhân bất nhân ban; sưu hữu tinh thần chung tất đạt; hàn tuy hình thái định cô đau. 

        Gầy và ốm yếu khác nhau; gầy mà tinh thần sáng rồi sẽ phát đạt; ốm yếu dù có mặt đẹp cũng cô đơn; Hàn ở đây có nghĩa là chán nản, vai so, buồn bã. 


44 - Lưỡng biên quyền cốt cao xâm mãn, phúc thọ cân toàn nhất thế vinh. 

        Hai bên quyền cốt nổi chạy dài đến tóc mai thì phúc thọ và vinh hiển. 


45 - Lão niên sắc nộn chiêu cô khổ. 

        Về già sắc mặt trắng hồng như trẻ con là khổ sở, cô đơn. 

46 - Mi yêu khúc hề bất yêu trực. 

Chân mày phải cong và gẫy khúc, chớ có thẳng chữ nhất. Nếu thẳng chữ nhất thì là loại vừa ngu vừa bướng. 


47 -Hàn tướng chi nhân kiên quá cảnh. 

Vai so cổ rụt là tường bần hàn. 


48 - Cánh hữu thân thích đài bất xuất; chỉ nhân hình tự vũ trung kê. 

Tứ cố vô thân, lưu lạc tha hương khốn khổ chỉ vì hình dáng như con gà dưới mưa. 


49- Đại lượng chi nhân mi cao nhãn; nhãn mị tương xứng bất ưu bi. 

Người đại lượng thì bao giờ mi trên cũng cao rộng; người có mi nhãn tương xứng thì chẳng sợ lo phiền. 


50 - Hiên môn khuyết hãm kỷ thứ tác tân lang. 

Hiên môn sâu lõm, mấy lần lấy vợ rồi lại bỏ vợ.

- Ngư vĩ: Là phần đuôi mắt. 

- Gian môn: là phần tiếp từ cạnh Ngư vĩ tới tai 

- Hiên môn: cách gọi khác của Gian môn. 

+ Ngư vĩ và Gian môn nhập chung lại một gọi là cung Phu thê. Thường, tướng pháp có 2 cách để xem Phu Thê:
 


1) Lấy Gian môn làm chủ; Lông mày, mắt, tóc, tóc mai làm bộ vị. 

Nếu Gian môn không khuyết hãn, mày xanh, mắt sáng, tóc dầy tốt tất lấy chồng sang, quý; lấy vợ thục hiền, đảm đang. 


2) Lấy Sơn căn làm chủ; mũi, hông, bụng làm bộ vị. 

Nếu sơn căn đẹp, không gẫy, gấp khúc sâu, bụng tròn, hông eo nở đẹp ắt là người được hưởng phúc khuê phòng. Trai được hiền thê, gái được phu quý. 


51 - Trệ trung hữu minh ưu nhi biến hỉ; Minh trung hữu trệ cát nhi phản hung. 

+ Trong sắc trệ có ẩn sắc sáng, lo đấy nhưng sắp vui; Trong sắc sáng có sắc trệ, tốt đấy nhưng sắp hung. 


52 - Hình dung cổ quái thạch trung hữu mỹ ngọc tàng. 

+ Hình tướng cổ quái nếu thần khí thanh tú là tướng ngọc ẩn trong đá.
 


53 - Phục tê quán đính nhất phẩm vương hầu; Phụ cốt thiên sương thiên quân dũng tướng.
 

+ Sống mũi cao chạy thẳng đến giữa trán là tướng nhất phẩm vương hầu; Trán nở đến thiên sương là dũng tướng trong đám ba quân.
 

54 - Hình như chư tướng tử tất phân thi; Nhãn tự hổ tinh tính nghiêm mạc phạm.
 

+ Hình như con heo tất sẽ chết bất đắc thiện chung; Mắt như mắt hổ tính nghiêm chớ nên xúc phạm.
 

55 - Tu hoàng tinh xích chung chủ hoành tử; Sở lộ thần hân tu phòng dã tử.
 

+ Râu vàng, mắt đỏ chết bất đắc kỳ tử. Răng lộ, môi cong đề phòng chết đường chết chợ.   
 

56. 

Thanh âm tỉ lôi đình chi viễn chấn, nhãn mục như nhật nguyệt chi tướng vọng. 

Tiếng nói xa như sấm sét, ánh mắt như hai vầng nhật nguyệt, tướng của bậc lãnh tụ. 


57. 

Nhãn nhược can khô nhi bất tú, chung tác bạch y chi sĩ. 

Mắt khô không thanh tú, chỉ là kẻ sĩ áo vải chân trắng. 


58. 

Thần tàng khoát thị, uy nghiêm nhi hữu lực, nghiễm nhiên nhân vọng như uý, thanh danh phiên dương thiên hạ. 

Tinh thần ẩn tàn, nhìn rộng lớn và uy nghiêm người trông thấy phải sợ, tiếng tăm nổi khắp thiên hạ. 


59. 

Nam dĩ cương vi quý, nữ dĩ nhu vi thuận: Âm phản Dương ư Dương phu tất tổn; Dương phản Âm ư Âm phụ tất vong. 

Đàn ông phải cương cường, đàn bà phải nhu thuận. Đàn bà cũng cứng rắn cương cường là âm phản dương tổn phu. Đàn ông mà uỷ mị ẻo lả là dương phản âm khắc thê. 


60. 

Cực quy chi sắc dĩ lão tằm chi quang minh. 

Sắc quý giống như con tằm chín. (Sở dĩ lấy con tằm chín vì lúc chín nó tự ăn lá dâu rồi sắc nổi khắp thân thể ví như khí nuôi sắc vậy.) 








__________________
PhươngArch
Quay trở về đầu Xem phuongarch's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi phuongarch
 
phuongarch
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đã tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 124
Msg 3 of 7: Đã gửi: 23 May 2010 lúc 11:20am | Đã lưu IP Trích dẫn phuongarch

Bài 3 : Giới thiệu các sách viết về tướng mạo ( nkd833)


Trong quá trình phát triển của môn khoa học nhận xét tướng mạo, đã sản sinh ra hàng loạt các nhà tướng thuật nổi tiếng và nhiều công trình về tướng thuật, đặc biệt là Trung Hoa. 

A. SÁCH TƯỚNG Ở TRUNG HOA. 

Thời đại Xuân Thu - Chiến Quốc (722 đến 221 tr. CN), thuật xem tướng dần dần hình thành, ngày càng tinh thạo, có một số sách được tung ra xã hội nhưng chưa có quyển nào có hệ thống, có nội dung nghiêm chỉnh. Từ thời Chiến Quốc đến đầu nhà Tần, đặc biệt bắt đầu từ thời Hán, thuật xem tướng đã trở thành bộ môn có hệ thống lý luận, một số sách tướng có giá trị bước đầu được đến tay bạn đọc. 

Có nhiều sách tướng từ thời cổ, có giá trị. Căn cứ vào "Đề cương tứ khố toàn thư", thời kỳ Đôn Hoàng đã có 3 quyển và hiện đã mục nát. 

Quyển A: Giới thiệu tướng thân thể từ đầu đến chân. 

Quyển B: Nói về tướng đầu và trán (quyển 18); nói về dáng đi, tướng chân (quyển 30) 

Quyển C: Nói về 5 giác quan (quyển 3) 

Có quyển 35 chuyên nói về tướng mặt và sắc khí. Vì thế bộ sách trên là loại sách tướng được đánh giá là một bộ sách phân tích tường tận tướng mạo các bộ phận trên cơ thể con người, một bộ sách được lưu hành rộng rãi lúc bấy giờ; nói về chuyện xưa nhưng câu văn khác thường. Do đó người đời đã cho là đỉnh cao của các trước tác tướng thuật trong lịch sử. 

Sách của Hứa Phụ có: 

- 16 thiên tướng pháp 

- Đức, Khí ca 

- Bàn về sự phức tạp của 5 giác quan 

- Xem tướng bằng cách nghe thanh âm. 

Đặc biệt có "Tướng thư" (Sách xem tướng) hiện vẫn còn lưu giữ được. 

Vì vậy, có thể nói Hứa Phụ không những là một nhà thực tiễn về tướng thuật mà còn là một nhà viết sách tướng thuật có giá trị. 

Trrong "Nghệ văn chí", Hán thư ghi chép: Hứa Phụ thu thập được 32 quyển sách tướng, trong đó có 24 quyển nói về tướng người. Điều này cho thấy vào đời Hán, tướng thuật đã được chỉnh lý có quy mô, có hệ thống. Từ đó về sau, sách viết về tướng thuật ngày càng nhiều và đổi mới, phát triển liên tục. 

Thời Đường - Tống, tướng thuật rơi vào con đường mê tín, các loại truyền thuyết về tướng thuật tung ra xã hội khá nhiều, sách nói về tướng thuật đạt đỉnh cao, không đếm xuể, hiện nay chưa thể thống kê đầy đủ, đại loại có 73 bộ có thể chia nhỏ như sau: 

- Tướng thư: 46 quyển 

- Tướng kinh yếu lược: 3 quyển 

- Tướng kinh: 30 quyển 

- Bản đồ tướng: 7 quyển 

- Sách tướng của Viên Thiên Cương: 7 quyển 

- Nhân luân quy giám: 1 quyển 

- Nhân luân quy giám phú: 1 quyển 

- Phép xem tướng của Cô Bố Tử Khanh: 3 quyển 

- Kinh Ma Tử: 3 quyển 

- Nhục nhãn thông thần luận: 3 quyển 

- Nguyệt ba động trung ký: 1 quyển 

- Phép xem tướng của Hiển Linh Sư: 1 quyển 

- Sách tướng sưu tập của 17 nhà xem tướng: 1 quyển 

- Bản đồ (của Chiêm Khí Sắc): 1 quyển 

- Bí quyết quan trọng (của Viên Thiên Cương): 1 quyển 

- Phép xem tướng xương (của Đường Cử): 1 quyển 

- Phép đoán sống chết (của Tạ Công Luận): 1 quyển 

- Sách tướng (của Hứa Phụ): 3 quyển 

- Sách tướng (của Vũ Hầu - Gia Cát Lượng): 1 quyển 

- Khí, thần, kinh (của Viên Thiên Cương): 5 quyển 

- Trương Thiệp nhân luân chân quyết: 10 quyển 

- Và rất nhiều sách khác nữa... 

Điểm qua nội dung của hơn 200 quyển sách nói về tướng thuật, tất cả đề cập đến nhiều mặt về tướng thuật ở Trung Hoa, từ đời Hán đến đời Đường - Tống, có giá trị cao. 

Đời Minh - Thanh, tướng thuật tiếp tục phồn vinh. Đời Minh, cha con Viên Củng và Viên trung Triệt có "Phép xem tướng ở Liễu Trang", một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. 

Từ xưa đến nay tướng thuật chỉ có thịnh hành, không có suy thoái, sách viết về tướng thuật vẫn tiếp tục ra đời. Được xem như một tập đại thành của sách tướng đó là bộ "Tướng lý hoành chấn" đời Thanh. 

Muốn nghiên cứu khoa học nhân dạng, đi sâu vào tướng thuật, người Trung Hoa thường tập trung vào 3 bộ sách: 

- Thái Thanh thần giám 

- Nhân luân đại thống phú 

- Thần tướng toàn biên 

Ba bộ sách là công trình tập thể, có quá trình biên soạn nhiều năm, hết sức công phu của các tác giả. 

Dưới triều Minh, niên hiệu Vĩnh Lạc (1403), hoàng đế Minh Thành Tổ đã hạ lệnh biên tập bộ "Vĩnh Lạc đại điển" (Từ điển Vĩnh Lạc) đưa thư tịch tướng thuật vào trong từ điển, ở đó các sách viết về tướng thuật trong xã hội được tập hợp lại. Đối với việc nghiên cứu tướng thuật, các nhà viết "Từ điển Vĩnh Lạc" đã có công rất lớn. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu tướng thuật không những ở Trung Hoa mà ở cả các nước phương Đông khác cũng phải sử dụng Từ điển Vĩnh Lạc. 

Đời Thanh, niên hiệu Khang Hy (1662) đã biên soạn bộ sách "Cổ kim đồ thư tập thành", tác giả Trần Mông Lôi. Đây là một bộ sách đã sưu tập các tư liệu từ đời Khang Hy trở về trước, nội dung phong phú. 

Toàn bộ "Cổ kim đồ thư tập thành" có một vạn quyển, chia thành 6 thiên, 32 điển, 6109 bộ, cộng lại tất cả là hơn 160 triệu chữ. Trong đó có thiên thứ tư nói về tướng thuật: 

- Bộ tinh mệnh (nhìn sao đoán số mệnh) 

- Bộ thuật xem tướng 

- Bộ đạo thư 

- Bộ phương sĩ (xem dáng điệu) 

- Bộ tĩnh động 

- Bộ phục thực (xem dáng ăn, mặc) 

Nội dung phân tích tướng thuật tương đối cao. 

Cũng ở đời này còn có bộ sách tướng "Thần tướng toàn biên", nội dung thiên về lý luận tướng thuật. Người Trung Hoa cho rằng đây là một bộ sách thành công nhất trong việc nghiên cứu tướng thuật. 

Một số sách viết về tướng thuật thời cổ đã được đời sau phát triển, chỉnh lý, sửa chữa như: 

- Tuân Tử, phi tướng thiên (không nói về tướng không được) 

- Luận hoành, cốt tướng thiên (bàn về cân đối tướng xương) 

- Tiềm phu luận - Tướng liệt (Bàn về người ẩn tướng, các loại tướng) 

Các tư liệu trong bộ sách "Cổ kim đồ thư tập thành" được chỉnh lý rất thuận lợi cho người nghiên cứu. 

Giữa thời vua Càn Long, nhà Thanh (1766) có bộ sách "Tứ khố toàn thư" ra đời. Bộ sách sưu tập các trước tác cổ đại trước thời Càn Long trong đó có rất nhiều trước tác tướng thuật. 

"Tứ khố toàn thư" có quan hệ mật thiết với "Vĩnh Lạc đại điển". So sánh hai bộ với nhau thì "Tứ khố toàn thư" tinh tế hơn "Vĩnh Lạc đại điển".



__________________
PhươngArch
Quay trở về đầu Xem phuongarch's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi phuongarch
 
phuongarch
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đã tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 124
Msg 4 of 7: Đã gửi: 23 May 2010 lúc 11:22am | Đã lưu IP Trích dẫn phuongarch

Bài 3 : Giới thiệu các sách viết về tướng mạo ( nkd833) tiếp theo ...

ĐIỂM QUA TỪNG TÁC PHẨM 

Sách viết về tướng thuật ở Trung Hoa khá nhiều, nhưng nội dung các quyển sách đó "Đại đồng tiểu dị" (Phần lớn giống nhau, khác nhau ít). Có một số sách là tinh hoa của các sách tướng thuật hay nói cao hơn là khoa học tướng thuật. Xin giới thiệu những quyển có giá trị: 

1. "Tướng thư" của Hứa Phụ đời Hán. 

Gồm 12 tập nói về tướng người. "Tướng thư" chưa hoàn chỉnh còn phải biên tập lại, nội dung sách lấy tư liệu từ sách tướng thời Đôn Hoàng, nhất là tướng mặt, sau đó là tướng toàn thân (quyển 30), tướng trán tướng đầu (quyển 18), tướng 5 giác quan (bộ thứ 3 của thiên thứ 3). Hứa Phụ cho rằng: Tướng mày, tướng mặ, tướng mũi, tướng tai, tướng mồm, tướng trán, tướng chần tay, đều rất quan trọng. "Tướng thư" nói khá nhiều đến tướng thuật nên được người đương thời đua nhau đọc và đánh giá là "Ưu vi tường tận" (hết sức rành mạch tỉ mỉ). 

2. "Ngọc Quản Chiếu thần cục". 

Bộ sách của họ Tề thời Nam Đường, gồm 10 quyển, chủ yếu là nhận xét về hình dáng con người, chữ "Cục" trong "Ngọc Quản Chiếu thần cục" có nghĩa là hình dạng, trạng thái. Trong bộ sách có câu: hình dáng thể hiện rõ có thể nhận xét trực tiếp gọi là "Dương cục"; còn lộc và mệnh của người thì "xuất hình chi ngoại, vô tượng khả quan" (hình lộ ra ngoài, không hiện rõ cũng có thể quan sát được), như thế gọi là "Âm cục". 

Trong "Từ điển Vĩnh Lạc" cũng có nói đến "Ngọc Quản Chiếu thần cục". 

3. Thái Thanh thần giám. 

Bộ sách được đề tác giả là Vô Danh. Nhưng qua điều tra thì các nhà nghiên cứu khoa học nhân dạng xác định là của Vương Phác viết. Âu Dương Tu đời Tống đã có lời khen: "Vương Phác là người minh mẫn có nhiều tài, đã đem sức mình phục vụ cho đời"... 

Trong "Tứ khố toàn thư" cho biết bộ sách này lúc đầu có 6 quyển chuyên nói về phép xem tướng, có thể xếp hàng sau các loại sách tướng của Viên Thiên Cương, Hứa Phụ và Đào Ẩn Cư. Bộ sách này đã kết hợp giữa tư liệu "cổ" và kinh nghiệm "kim". Xin trích một vài ý về tướng thuật trong nội dung bộ sách: 

"Gan hiện ra mắt, cũng xuất ra gân, mạch, móng và bộ giáp; Tim xuất ra lưỡi, cũng xuất ra khí huyết, tóc lông; Phổi xuất ra mũi, chỉ ra được da, hơi thở thế nào? Tỳ xuất ra môi, cũng là cơ sở để nhận xét về thịt; Thận xuất ra tai, cũng có thể chỉ rõ tình trạng của xương và răng" 

Đoạn văn trên cũng là lý luận của y học phương Đông lấy tướng lý làm cơ sở, là chứng luận tướng thuật 5 giác quan: mắt, mũi, lưỡi, môi và tai. Trong "Giáp Ất Kinh" có viết: 

"Mũi là giác quan của phổi; Mắt là giác quan của gan; Miệng là giác quan của tỳ; Lưỡi là giác quan của tim; Tai là giác quan của thận. Cái xuất ra của ngũ tạng là tương ứng với nhau!". 

Quyển thứ 2 của "Thái Thanh thần giám" có tên là "Ngũ hành tương sinh ca" có vận dụng nguyên lý tương sinh ngũ hành để giải thích nguyên do lành và phúc của 5 tướng giác quan, tướng lý. Sách nói: 

"Tai rủ xuống mũi là tốt, tưóng Kim sinh Thuỷ hết sức quý". Mắt sáng tai tốt thì thần khí hưng, giàu có, miệng vuông mũi thẳng thì quý, tướng sinh Kim Thổ là người được làm quan. Môi vuông, mắt đen là Mộc sinh Hoả, ngưòi như thế có chí, nhiều tài. Lưỡi dài môi dày là Hoả sinh Thổ, người như thế có phúc, trung vận hưng thịnh. Mắt dài mày đẹp thì phong lưu, khi ngồi bệ vệ chính giữa là tướng quý.". 

Quyển 3 của bộ sách có 2 thiên "Tâm thuật luận" và "Luận đức" nội dung: "bàn chữ "Tâm" là nói đến "Phúc"; bàn chữ "Đức" là nói đến "Hình". Phúc và Đức tạo nên tướng tâm và tướng hình, hai loại này bổ sung cho nhau. 

Tóm lại, "Thái Thanh thần giám" là một bộ sách quý có nhiều tư liệu, luận thuyết có căn cứ, một bộ sách tướng học có giá trị. 

4. "Nguyệt Ba động trung ký". (Ghi chép trong động Nguyệt Ba) 

Tác giả Vô Danh. Ở núi Thái Bạch có động Nguyệt Ba, chinhtác giả nói rằng bộ sách đã viết ở đây. Nội dung sách là tổng kết kinh nghiệm và lý luận về tướng thuật của bao nhiêu đời trước. 

5. "Nhân luân đại thống phú". 

Do Kim Trương Hành biên tập. Ông làm Lễ bộ thượng thư, Hàn lâm học sĩ, Thái tử thái phó. Ông đã nghiên cứu nhiều năm về thiên văn, thuật số, nổi tiếng trong triều đình. 

Nội dung cuốn sách được "Tứ khố toàn thư" giới thiệu: "Quyển sách này chuyên viết về phép xem tướng, lời văn bình dị, dễ hiểu. Trong sách nhiều đoạn nói về cái "thần" của con người, cũng từ luận thuyết này mà kết hợp với y học để xét đoán tướng mạo con người.". 

6. "Thần tướng toàn biên". 

Do Trần Chuyển, người có tiếng đời Tống viết, Viên Trung Việt đời Minh biên soạn lại. Bộ sách này có 13 quyển. Quyển 1 là sách tướng được lưu hành rộng rãi ở hai triều Minh và Thanh. Năm 51 đời vua Càn Long (1787), quyển sách đã được đưa lưu trữ tại "Bảo tàng quốc gia". Nội dung có tổng luận, có phân luận, sưu tầm kiến thức tướng thuật của các sách tướng thuật từ thời xưa, là một tập đại thành của phương pháp xem tướng người. 

Giá trị của "Thần tướng toàn biên" là đã sưu tầm thu thập được nhiều tư liệu, biên soạn công phu. Bộ sách có 13 quyển: 

- Quyển 1: Bàn về cơ sở của lý luận tướng thuật cùng với các vấn đề có liên quan. Ngũ hành, thần khí, lới nói, hành động có tính thông luân. Quyển này đặt cơ sở cho tướng pháp, chỉ dẫn cho những người có trình độ ban đầu còn thấp; giải thích tỉ mỉ các thuật ngữ tướng mạo như: "Tướng thuyết" dạy cách xem tướng theo trình tự. Chẳng hạn muốn nhận xét tướng mạo của một người, trước hết phải xem xương, rồi đến ngũ hành, đo thử Tam đình dài ngắn bao nhiêu, các bộ phận trên mặt có đầy đủ không? Phải quan sát mắt mày có thanh tú không, thần khí nhiều hay khô cằn, tay chân dày mỏng, râu tóc thưa ngắn thế nào; chiều dài của thân hình baonhiêu, 5 giác quan có đầy đủ không, lục phủ thiếu gì? ... Bộ sách nói đầy đủ chặt chẽ về vận mệnh con người như: phú quý, sang trọng, nghèo hèn, tươi héo, được mất. Tất cả đều đề cập không thiếu vấn đề nào. Ngoài ra còn bàn vấn đề "Thập quan" (mười cách quan sát), "Ngũ pháp" (5 phương pháp), nêu lên kinh nghiệm để nhận xét nhân dạng. 

- Quyển 2: bàn về 5 giác quan; từ 5 giác quan đến Tam tài, Lục phủ, Tam đình; từ hình thể trạng thái mà phân tích hung cát. 

- Quyển 3: bàn về hình tượng Ngũ hành: mặt, mày, mắt; nói rõ về các loại thuật ngữ như: "Vong thần", ""Lục xung, "Thập sát", "Diện thượng thập đại không vong". 

- Quyển 4: tiếp tục bàn về tướng mặt: Ấn đường, sơn căn, mũi, tai, miệng, lưỡi; các bộ phận liên quan đến: ngực, lưng, sườn, hông và hạ bộ. Người ta chưa xác định được tại sao "Ma y tướng pháp" cũng có quyển này??? 

- Quyển 5: bàn về nói năng, hành động, cử chỉ và lý tướng Ngũ hành; các tiêu chuẩn: tướng giầu, tướng sang, tướng hèn. Không hiểu tại sao trong bộ sách "Quan nhân bát quái pháp" cũng có quyển này. 

- Quyển 6: thiên "Thần Dị Phú" trong "Ma y tướng pháp" 

- Quyển 7: Một số bài nói về Tướng học luận. 

- Quyển 8: Một số bài nói về Tướng thư luận. 

- Quyển 9: Một số bài viết về tướng thuật của các nhà tướng thuật có tên tuổi. 

- Quyển 10: bàn về đường văn trên bàn tay trong đó có nội dung "bàn về chân"; "tướng Tam tài". 

- Quyển 11: bàn về tướng hình sang hèn của đàn bà và con người có hình dáng giống cầm thú. 

- Quyển 12: Bàn về trán, nốt ruồi và khí sắc. 

- Quyển 13: thông luận khí sắc như "Sơn căn thanh sắc", "Bàn về màu đen". 

"Thần tướng toàn biên" đã thu thập nhiều sách tướng trong dân gian. Trong đó đã ngầm bộc lộ những điều quý giá. Đến đời Minh, nhà tướng thuật Viên Trung Triệt thấy nội dung bộ sách chưa toàn diện, chưa sát, khó hiểu đã chú thích thêm cho phong phú, dễ hiểu. 

"Thần tướng toàn biên" là tập đại thành của tướng thuật cổ đại Trung Hoa, là thành tựu cao nhất của tướng thuật cổ đại. 



__________________
PhươngArch
Quay trở về đầu Xem phuongarch's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi phuongarch
 
phuongarch
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đã tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 124
Msg 5 of 7: Đã gửi: 23 May 2010 lúc 11:23am | Đã lưu IP Trích dẫn phuongarch

Bài 3 : Giới thiệu các sách viết về tướng mạo ( nkd833) tiếp theo ...

7. "Quý tiện định cách Ngũ Hành tướng thư". 
(Sách tướng định sang, hèn theo Ngũ hành) 

Sách do Viên Thiên Cương biên soạn. 

Về thuật số, nội dung sách nói rõ: "Cái gọi là Xuân, Hạ, Thu, Đông, bốn thời thay đổi, mỗi thời là một mùa, mỗi mùa được sinh ra từ đầu Hoàng Đế (thời cổ), từ tay Hoàng đế, từ chân của Hoàng đế". Nếu sinh ra ở đầu thì quý, sinh ra ở chân là hèn. 

Về sau vào thời cận đại "Ngũ Hành tướng thư" được vẽ thành hoạ đồ, lưu truyền rất rộng. 

8. "Thần tướng thiết quan đao". 

Do Trần Chuyển đời Tống biên soạn. Người đời sau nhận xét: Tác giả là một văn nhân, đi du lịch nhiều nơi, là một thầy xem tướng giỏi trong thiên hạ. Quyển sách đã nói đến thiên cơ, mọi người không thể xem nhẹ, có nhiều điều bí ẩn đã được giải thích. 

Sách có 4 quyển, nói về tướng người, rõ ràng dễ hiểu, đề cập đến nhiều phương pháp xét đoán tướng mạo như: "Xem tay mà định phép"; "Bí quyết của tướng tay"; "Xem sắc tướng tay". Trong sách còn có các mục nói về "4 cái bí ẩn"; "5 cái cấm"; "3 cái kỳ lạ". 

4 cái bí ẩn là: 

- Không khắc thành bản để in 

- Không lưu truyền mãi 

- Bí ẩn về khẩu quyết 

- Bí ẩn về thay đổi hình và thần. 

5 cái cấm là: 

- Cấm không được bất trung bất hiếu 

- Cấm không được tàn ác tham lam 

- Cấm không được làm việc mà không có lễ giáo 

- Cấm không được vì có của quý mà quên thầy dạy. 

- Cấm xem nhẹ điều nhỏ. 

3 cái kỳ lạ là: 

- Người ngu cũng có thể học được 

- Không ghi chép mà linh thiêng 

- Vừa học vừa tinh thông, biến hoá khôn lường. 

Suốt đời Thanh, bộ sách được lưu hành rộng rãi. 

9. "Liễu Trang tướng pháp" 

Do Viên Củng, một thầy tướng giỏi biên soạn. (Liễu Trang là tên hiệu của Viên Củng). Tác giả nói: "Tôi đi du lịch từ Chiết Giang đến Giang Nam, qua nhiều nơi thấy nhiều tướng lạ. Về nhà ngồi viết sách hơn 3 quyển: 1 quyển nói về trời, 1 quyển nói về đất, 1 quyển nói về con người. Quyển thượng xem xong có thể biết được sang - hèn - cùng khổ - hanh thông. Quyển trung có thể biết năm nay có điều gì lành, hung, phúc, họa. Quyển hạ có thể biết tương lai xảy ra gì, thịnh suy của con cháu; có 42 bí quyết để xem tướng". 

Viên Củng là một nhà tướng thuật nổi tiếng đời Minh, "Liễu Trang tướng pháp" của ông có ảnh hưởng lớn, đó cũng là một sách tướng được lưu hành rộng rãi. 

10. "Tướng lý hoành chân". 

Do Trần Chiêu biên soạn, có 10 quyển, hoàn thành vào năm thứ 13 đời vua Đạo Quang (1834). Bộ sách có ảnh hưởng lớn trong giới tướng thuật. Nội dung toàn diện, lời lẽ bình dị, là sách quen dùng của các thầy tướng lang thang. 

11. "Ma y tướng pháp". 

Tác giả và năm phát hành của bộ sách này chưa xác định. Theo "Thần tướng toàn biên": tác giả của bộ sách dấu tên, là một ẩn sĩ. "Ma Y" là một thứ đạo lấy tên như thế. Theo sách chép thì nhiều người có tên tuổi đã nhờ Ma Y xem tướng, từ đó có thể xác định Ma Y sinh vào khoảng thời gian cuối đời Ngũ Đại đầu đời Bắc Tống. Lục Huyên Tông cho rằng: người đời sau chỉ dựa vào tương truyền mà nói Ma Y, không nắm kỹ về Ma Y. 

"Ma Y tướng pháp" có ảnh hưởng lớn với người đời sau, được lưu truyền rộng rã và đi vào lòng người. Nội dung sách phức tạp, được các nhà tướng thuật chỉnh lý, nhất là các thầy tướng giỏi đời Thanh đổ sức biên soạn. 

Nội dung cuốn sách còn có giá trị phủ định màu sắc thần bí trong tướng thuật, xây dựng được một hệ thống cơ bản tướng thuạt sau đời Tống làm thực dụng. 

Nội dung cơ bản của Ma Y tướng pháp: 

1. Khái luận: Bàn về khái niệm cở bản của tướng thuật, gồm các tập nói về: 

- 13 bộ phận 

- Vận khí lưu niên 

- 12 cung 

- Ngũ tinh, lục diện 

- Ngũ nhạc, tứ độc 

- Lục phủ, tam tài, tam đình 

- Cử chân, bát quái 

- Tứ học đường, bát học đường 

2. Toàn thể luận: gọi là Tổng hợp luận, là những cuộc tranh luận về tinh thần, khí sắc, xương thịt, thanh âm, tư thế, dung mạo (luận thần, luận hình, luận thầ hữu dư, luận hình hữu dư, luận xương (cốt), luận nhạc, luận khí, luận thanh). 

3. Ý nghĩa lý luận: 

Lấy ý nghĩa của tốt lành, hung ác, phúc hoạ và những điều đặc biệt để bàn: sinh tử, phúc hoạ, cát hung như: "Bàn về 12 cung"; "Lục phủ, tam tài, tam đình"; "Tứ học đường"; "Ngũ hành hình tướng"; "Tài bạch"; "Nam nữ"; "Quan lộc".

4. Phân biệt luận: 

Từ các bộ phận: đầu, mặt, 5 giác quan, , tứ chi, cùng với nốt ruồi, đường văn thảo, luận về số mệnh, thời vận, quả báo của con người, cũng như về tốt lành, hung ác, cùng khổ, hanh thông. 

Có những đề mục đặc biệt làm thành nội dung chủ yếu của Ma Y tướng pháp như "5 giác quan" . Thực tế lý luận cơ bản của Ma Y tướng pháp là nòng cốt cho lý luận cơ bản của tướng thuật Trung Hoa. Về điểm này, từng mục trong sách đều có bàn về những ý kiến khác nhau. 

Đối với những điểm mâu thuẫn trong tướng hình, lý luận của Ma Y tướng pháp đều có biện pháp giải quyết phù hợp với tướng thuật. Do đó, khi nghiên cứu, các nhà khoa học nhân dạng thường xem xét kỹ các phần lý luận và phương pháp giải thích mâu thuẫn trong tướng hình con người. 

Ma Y tướng pháp đưa ra những điều cần chú ý khi nhận xét tướng mạo: 

1. Cân bằng và đối xứng. 

2. Tướng xứng và tướng hợp. 

3. Đầy đủ với thông suốt. 

4. Trật tự với cơ cấu tư thế. 

5. Bổ sung và bù đắp. 





__________________
PhươngArch
Quay trở về đầu Xem phuongarch's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi phuongarch
 
phuongarch
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đã tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 124
Msg 6 of 7: Đã gửi: 23 May 2010 lúc 11:24am | Đã lưu IP Trích dẫn phuongarch

Bài 3 : Giới thiệu các sách viết về tướng mạo ( nkd833) tiếp theo ...

Tham khảo thêm về Ma Y tướng pháp: 


1. Cân bằng và đối xứng. 

Khi nói đến cân bằng và đối xứng của tướng mạo phải chú ý đến các bộ phận tướng mặt của con người, phải quan sát rồi rút ra được những mâu thuẫn giữa các bộ phận trên mặt để có cách xử lý. 

+ Khi nói đến sự cân bằng là nói đến các bộ phận của 5 giác quan có thống nhất hài hoà hay không, có lớn quá hoặc nhỏ quá, cao quá hoặc thấp quá hay không? Mất độ tiêu chuẩn là mất đi sự cân bằng về kết cấu. 

+ Khi nói đến đối xứng là nói đến sự hoàn chỉnh đồng nhất của 2 tai, 2 mắt, đôi mày, nhị phủ trên, nhị phủ giữa, nhị phủ dưới; các bộ phận này không thể to nhỏ, cao thấp, dày mỏng khác nhau được. 

Các nhà tướng thuật cho rằng 5 giác quan nếu được sắp xếp cân đối: Ngũ nhạc, lục phủ, tam tài, tam đình cân đối thì hiệp lực cho nhau, tạo nên tướng phần trên. 

Nếu không cân đối sẽ tạo nên mâu thuẫn về hình thể. 

"Ma Y tướng pháp" rất xem trọng sự cân đối của các bộ phận trên mặt. Sách có viết: "Nói tướng mạo là nói về sự cân bằng của Tam đình, nếu Tam đình cân bằng được thì sinh tướng, bằng không sẽ tầm thường", "Tam đình cân đối, sinh ra đã có bổng lộc, áo mũ. Ngũ nhạc quy tụ, tiền tài giàu có nhất đời. Đây chính là tôn ti trật tự cần có của tướng thuật. Tam đình Bát quái phải tương xứng, Ngũ nhạc và Tứ độc quyết định việc cao sâu". 

2. Tướng xứng và tướng hợp. 

Tướng xứng với tướng hợp của tướng thuật chú ý đến xương thịt và các bộ phận khác của toàn thân thể con người. Bàn về tướng xứng và tướng hợp là bàn về mâu thuẫn cùng với sự điều chỉnh toàn bộ cơ cấu hình thể một con người. 

Tướng xứng chủ yếu là nói về sự cân bằng, đối xứng giữa bộ mặt với tứ chi, thân thể, các bộ phận khác trong cơ thể con người. 

Tướng xứng cũng nói về sự cân bằng giữa xương với thịt. Xương không thiếu, thịt không quá nhiều là đạt, nếu thịt không tương xứng với xương thì lộ xương, còn thịt nhiều quá thì khí huyết không lưu thông, như thế là không đạt. 

Ma Y tướng pháp nói: "Người gầy, lộ xương, người nhiều thịt, phì nộn, béo trục béo tròn là tướng xấu". "Đầu nhỏ thân hình lớn, trên ngắn dưới dài thì hình dáng chưa đủ". Trong "Ngũ hành hình tướng" thì: "Kim không tị hiềm với vuông, Mộc không tị hiềm với gầy, Thuỷ không tị hiềm với béo". 

3. Đầy đủ với thông suốt. 

Đầy đủ và thông suốt của tướng hiển đạt tinh thần của động thái, bàn về tinh thần bên trong hình thể con người có đầy đủ sung thực hay không? Hệ thống tinh thần có điều hoà hay không? 

Ma Y tướng pháp nhấn mạnh: quan hệ của tinh thần đối với hình thể con người là phải xem trọng sự đầy đủ và thông suốt. 

Gọi là đầy đủ thì tinh thần phải sung thực, không khô cằn, thiếu hụt, thiếu thốn. 

Ma Y tướng pháp nói: "Mặt mà đỏ vàng thì người đó phát tài, gia đình an khang", "Thần sắc không sáng sủa, thế nào cũng gặp sự ám muội, u trệ". Phải làm cho người khác thấy được tinh thần của mình sung mãn, đầy sức sống, khí sắc nhuần nhã, thanh tao, sáng sủa hoặc trấn áp tinh thần người khác, hoặc thần thái toả ánh sáng khắp người. Nếu được vậy, tuy hình dáng diện mạo không đẹp nhưng cũng làm cho kẻ khác cảm thấy mình cao quý khác thường, tướng như thế là tướng ngườỉtên. Nếu để kẻ khác cảm thấy tinh thần mình uỷ mị, bạc nhược, thiếu sức sống, sắc mặt hôn ám, hoặc u mê, hoặc ô trọc, hoặc nông cạn thì tuy hình dáng diện mạo đẹp nhưng vẫn bị coi là dung tục, ti tiện, loại tướng như thế là tướng của kẻ dưới. 

Gọi là thông suốt khi tinh thần đầy đủ nhưng không lộ ra, không muốn phát ra, mà có phát cũng có mức độ; một khi phát thì thông suốt, linh hoạt, không để thần lộ, thần tán. Nếu cứ muốn phát đạt mà bị phát tán thì chẳng được gì hoặc bạc nhược, bất lực, thần sắc hôn ám, có phát nhưng không thông suốt. 

Ma Y tướng pháp nói: "Đã định thì không được lộ, đã xuất phải có thần; thoát ra được, gặp biến không kinh sợ". Đạt được yêu cầu của loại "thần" này, trước hết phải có khả năng thông suốt. 

4. Trật tự với cơ cấu tư thế. 

Trật tự với cơ cấu tư thế của tướng mạo là nói về 5 giác quan tướng mặt với khí sắc tinh thần; là sự tổng hợp, phối hợp khí thế, sắc thái của bản thân con người với tổ chức chỉnh thể cơ cấu 5 giác quan của bộ mặt con người. 

Gọi là trật tự khi có sự bố trí hợp lý giữa kết cấu bố cục chỉnh thể xương thịt của 5 giác quan với cơ cấu xương thịt của mỗi một giác quan, tất cả đều phải có một trật tự, không xâm phạm lẫn nhau, không nhô lên lõm xuống, không thiên thẹo, không tán loạn; phối hợp trên dưới hài hoà. Ma Y tướng pháp cho rằng5 giác quan của bộ mặt, nếu thiên thẹo là người có lòng tà; đứng đắn tề chỉnh là người biết ứng xử; tán loạn là làm việc gì cũng không đủ, chẳng chịu phục tùng ai; lồi lõm thì làm nhiều chuyện quái đản. 

Gọi là cơ cấu tư thế là nói về xương thịt của 5 giác quan phải đầy đủ, hiện ra thực trạng có khí thế, phải phát huy đầy đủ chức năng. Phát huy đầy đủ chức năng là dựa vào sự cấu tạo hợp lý giữa vị trí với bố cục tổng thể xương thịt 5 giác quan, hài hoà đến từng bộ phận, lại phải có khí thế, lấy việc phát huy đầy đủ chức năng này làm tiêu chuẩn. Trong bố cục tổng thể của bộ mặt, nếu các khí quan kết cấu hợp lý, có trật tự, mặt đầy thần khí, sáng sủa, mũi cao, miệng ngay thẳng đỏ tươi, hai tai to, cao, tươi tắn, vành tai luân quách rõ ràng; Ngũ nhạc đều, đầy, kết hợp với nhau... thì đó là khí thế. Cơ cấu khí thế đẹp thì cuộc đời của người đó hanh thông hạnh vận, hưởng phú quý. Ngược lại, cơ cấu tư thế các bộ phận không đẹp thì nghèo và bất hạnh, gặp nhiều tai hoạ. 

Ma y tướng pháp cho rằng trật tự và cơ cấu tư thế của tướng mạo có ý nghĩa vĩ mô và chủ đạo. Sách có viết: "Nửa cuộc đời rồi mà vẫn khổ, là vì Hạ đình dài". 

Muốn nhận xét tướng mạo của một người, trước tiên phải quan sát Ngũ nhạc có đầy đủ không? 

- Những người có Ngũ nhạc đầy đủ thì phú quý, vinh hoa. 

- Những người Ấn đường hẹp thì có con muộn, lấy vợ chậm. 

- Những người mũi thấp, mềm thì nghèo và chết yểu. 

- Quan sát Hạ đình có thể biết được con người khó nhọc, vất vả, quý, phúc, phú, bần, thọ, yểu. 

Vì thế, Ma Y tướng pháp đã nhấn mạnh vị trí quan trọng của trật tự và cơ cấu tư thế. 

5. Bổ sung và bù đắp. 

Tướng hình của một con người không thể nào thập toàn, tất cả đều đẹp đẽ. Vậy, khi gặp phải những điều khiếm khuyết, không đầy đủ, xấu xí thì thế nào? Các nàh tướng thuật cho rằng các bộ phận có thể bổ sung, bù đắp cho nhau. 

Trong Ma Y tướng pháp, bổ sung và bù đắp đều nhằm vào 5 giác quan. Có mấy loại ngược nhau và bổ sung cho nhau: 

- Thuận và nghịch của chính bản thân. 

- Tương quan của thuận và nghịch. 

- Tương xứng của thuận và nghịch. 

- Thuận và nghịch giữa hình và thần. 

- Thuận và nghịch giữa tâm và hình. 

- Thuận lớn nghịch nhỏ. 

- Nghịch lớn thuận nhỏ. 

Các bộ phận, khí quan, tổ chức bên ngoài con người được điều tiết có trật tự. Khí sắc tinh thần bên trong đầy đủ, sáng sủa, nhuần nhị, toàn bộ cảm giác đều đẹp. Nếu miệng dài không đẹp hoặc miệng rộng, không mím, sắc không đỏ thì môi có thể bổ sung để cứu vãn tướng miệng xấu. Những người có tướng miệng như thế nếu môi đẹp thì giảm bớt ảnh hưởng bất lợi về phú, quý, phúc, thọ của người đó. 

Mắt có vị trí quan trọng đối với tướng mặt, bổ sung cho chỉnh thể chưa đủ, cứu vãn cái xấu của toàn bộ mặt người. 

Nói chung nếu kết cấu tư thế toàn bộ con người không đẹp, ca biệt có bộ phận rất xấu thì cần xét đến sự bổ sung cảu các bộ phận khác. 

Tướng hình đẹp thì số mệnh thời vận tốt. Nhưng do trời sinh ra tướng hình không đẹp mà lại có lòng lương thiện, tu nhân tích đức thì số mệnh sẽ được chuyển từ hung sang cát, như thế là tướng hình và tướng tâm đã bổ sung cho nhau. 

Bàn về mối quan hệ giữa tướng hình với tướng tâm là nói mối quan hệ của tâm và hình. Ma Y tướng pháp rất xem trọng mối quan hệ thuận nghịch này. 

__________________



__________________
PhươngArch
Quay trở về đầu Xem phuongarch's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi phuongarch
 
phuongarch
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đã tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 124
Msg 7 of 7: Đã gửi: 23 May 2010 lúc 11:55am | Đã lưu IP Trích dẫn phuongarch

Bài 4 : hỏi và đáp (nkd833)

Hỏi: Nốt ruồi trên Nhân trung chủ về điều gì? 

Đáp: Nốt ruồi trên Nhân trung đối với cả nam và nữ đều chủ về sự cô độc, hình khắc, yểu tử. Riêng với phụ nữ có thể diễn giải qua những ý nghĩa quan trọng chi tiết như sau cần lưu ý: 

 

- Bất kể hình dạng Nhân trung ra sao bỗng nhiên có nốt ruồi đen tại vị trí 1 là tướng đoản mệnh hay chết sớm vì thai sản hoặc vì bệnh liên quan đến tử cung. 

- Nốt ruồi ở vị trí 2 là dấu hiệu tử cung không được ổn cố, dễ bị bệnh phụ nữ. Đồng thời về mặt mạng vận là điềm báo trước ít nhất cũng dang fở, lận đận hoặc phải tái giá (nếu đã có chồng) mới được an thân. 

- Nốt ruồi ở vị trí 3 dù lệch sang phải hay sang trái, không có ý nghĩa liên quan đến bệnh ở tử cung nhưng liên quan mật thiết đến đường tình dục. Đàn bà có nốt ruồi đen như vậy phần lớn không chung thuỷ, ít khi thoả mãn tình dục với một người khác phái. 

- Nốt ruồi ở vị trí 4 là dấu dâm đãng. Theo Ngũ Vị Trai, người có nốt ruồi đó nếu thêm mặt có đào hoa sắc (da mắt trắng có sắc hồng hoặc da mặt nhẵn nhụi có lấm tấm tàn hương) thì trước khi kết hôn đã chung chạ chăn gối, có chồng rồi vẫn còn bướm ngõ ong tường, chồng ra cửa trước rước bồ cửa sau. Về đường tử tức, ít khi có con. Thảng hoặc có thì về già cũng cô độc kể như không có. 

Tóm lại, với cả 4 vị trí đều không tốt cho việc thai sản, sinh - dưỡng con cái. 


 Hỏi: Hạt gạo nổi lên trên móng tay chủ về điều gì? 

Đáp: Đột nhiên nổi lên vệt trắng, sậm hoặc đen trên móng tay (hạt gạo) nhưng không phải vì lý do va đập, kẹt tay vào cửa... thì cần phải lo lắng cho sức khoẻ của mình trong thời gian sắp tới. Tuỳ vào dấu vết đó hiện lên ở móng của ngón nào nhưng các triệu chứng chung thường gặp là bệnh về khí huyết, thần kinh, các chứng suy nghĩ lo âu, biếng ăn, mất ngủ, cơ thể suy nhược... Màu sắc của hạt gạo càng nhạt dần đi và vị trí của hạt gạo càng gần tới phía trên của móng tay thì có nghĩa là bệnh đã giảm và sắp hết. 

Giải pháp trong thời gian đó là nên tránh làm việc quá nặng nhọc, tham gia các hoạt động thư giãn, giải trí, đi ra ngoài cho khuây khoả, ăn các chất bổ dưỡng và nên... ít ngồi máy tính hơn 1 chút!  

HỎI ÔNG HƯ HƯ TỬ 

Hư Hư Tử là một trong những bậc tôn sư về tướng học thời cổ. 


HỎI: 

- Trời tạo sinh con người muôn vạn hình thái khác nhau từ tướng mạo đến tính tình, cái lý của tạo hoá có thể biết được chăng?
 




ĐÁP: 

- Người nào do khí thanh nhẹ sinh ra thì hiền quý. Người nào do khí nặng đục sinh ra thì ngu độn. Có người xuất sinh từ trời đất hoặc từ dưới mồ chui lên, có người thuộc cõi thần tiên, cõi linh tinh, cõi tu hành, có người đội hình súc vật bởi kiếp luân hồi. Bà Khánh Đô giao hợp với Xích Long (Rồng Đỏ) sinh ra vua Nghiêu. Ác Đăng thấy Cầu Vồng mà đẻ ra vua Thuấn. Đại Nhiệm mộng gặp Trường Nhân sinh ra Văn Vương, bà Nhan Vi cảm Hắc Đế mà hoài thai Khổng Tử.
 


HỎI: 

- Bởi nguyên nhân nào mà người thì quý như vẩy rồng, người thì lại hèn như lông trâu, lông ngựa?
 




ĐÁP: 

- Đất nhiều vàng ngọc ít, cỏ bụi nhiều gỗ quý ít, hiền ngu, thọ yểu, phú quý bần tiện nào khác gì với cái lý thiên nhiên.
 


HỎI: 

- Sách Ma-Y dạy: "Hữu tâm vô tướng, tướng tuỳ tâm sinh, hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt". Đó là do hành động của thiện ác mà ra. Xem tướng thiện ác thế nào?
 




ĐÁP: 

- Trước xem khí sắc, sau nhìn vết và nốt ruồi. Kẻ làm thiện từ thiên đình trở xuống ấn đường, lệ đường đều có khí sắc vàng hồng sáng nhuận.
 


HỎI: 

- Còn kẻ làm ác thì sao?
 




ĐÁP: 

- Trông thấy trệ khí ở thiên đình, phế khí ở lệ đường, mắt phảng phất màu trắng đục, mặt xanh như tàu lá; mắt đen như bùn, mặt vàng như nghệ, mặt đỏ gay gắt. Nặng thì vận xấu 8 năm, nhẹ thì 3 năm.
 


HỎI: 

- Tướng có biến không?
 




ĐÁP: 

- Tướng thường biến theo Tâm. Theo lời Quỷ Cốc Tử nói: "Hữu tâm vô tướng, tướng tuỳ tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt; hữu tâm hữu tướng, tướng bất tuỳ sinh; vô tâm vô tướng, tướng bất tuỳ diệt". 

Giả sử như một người có tướng bần cùng, người ấy vốn thuộc loại ác. Nay hãy giác ngộ những lỗi lầm ngày trước, lập tâm làm điều thiện có thể biến thành tướng no đủ. Thế là hữu tâm vô tướng tướng tuỳ tâm sinh. Giả như một người có tướng phú quý mà hoang phí tác ác, tham lam tàn nhẫn, tướng sẽ biến thành hình thái bần cùng. Thế là hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt. Giả như một người khốn khổ, vất vả, tự biết oan nghiệt tỉnh ngộ không làm điều ác, nhưng vẫn còn khốn khổ là vì oan nghiệt quá nặng. Tuy nhiên ác căn sẽ biến cải dần dần. Thế là hữu tâm hữu tướng, tướng bất tuỳ sinh. Giả như một người có tướng an lạc, phúc lộc mà lòng lang dạ thú, quỷ quyệt, dối trá nhưng vẫn sống phú quý là bởi tại cái phúc đức ông cha chưa tuyệt, căn cốt còn cao. Sau này nó sẽ báo ứng vào đời con, đời cháu, dần dần phúc thọ mất đi. Thế là vô tâm vô tướng tướng bất tuỳ diệt.
 


HỎI:- Hình như vậy cái biến của sắc thế nào? 

ĐÁP:- Cốt cách răng lợi, tinh thần và tính tình dễ biến vằn vện; nốt ruồi, da dẻ, râu tóc còn dễ biến hơn - không phải chỉ có khí sắc biến thôi đâu. Cốt cách biến thấy ngay trên đầu, trên trán, trước khuyết hãm nay đầy đặn; trước lép xẹp nay nở nang hoặc ngược lại. Sống mũi đang bằng phẳng bỗng trở nên gồ thành khúc. Răng đang đều đặn bỗng rụng trở thành sơ lậu. Hình thể trước kia ẻo lả nay cứng cáp. Cằm trước không râu nay râu mọc ra. Mắt trước sáng trong bay giờ bỗng mờ đục. Tính tình trước kỳ quặc nay khoát đạt, trước nóng nảy nay hoà thuận. Da dẻ trước nhuận mịn nay thô sáp. Tất cả đều là biến. Nếu ác mà biến thành thiện - mọi sự như ý; nếu thiện mà biến ra ác - mọi việc toả bại. 

Hãy xem những người trong vòng công danh, hễ lúc nào rồng mây gặp hội tất thần khí sáng suốt, dung mạo oai nghiêm, bao nhiêu cái khí hàn toan đi đâu mất hết. Đó chẳng phải là biến ư? Hãy xem trong đám quan trường - một sớm kia ngôi cao chức trọng thì như con hạc đứng giữa đàn gà, một chiều mất chức thì tuy cốt cách chưa thay nhưng dung mạo đã đổi. Hãy xem bao người dân dã, thương nhân. Đắc ý thì cốt khí lẫm lẫm, tinh thần bột bột, chí đắc ý mãn, xem như dưới chẳng còn ai. Đến khi thất chí bại nghiệp thì cốt khí rúm ró, tinh thần tịch mịch, đang mập thì trở nên gày gò, đang trẻ bỗng già xọm, đang khoẻ khoắn bỗng trở nên yếu nhược, đang cứng rắn bỗng thành èo uột. Đó chẳng phải là biến ư?
 


HỎI:- Có trường hợp tự dưng không chuyện gì mà tướng biến chăng? 

ĐÁP:- Biến có nhiều loại. Bỗng nhiên biến, sau cơn đau ốm iến, do xứng tâm khoái ý mà biến, vì thất chí toái bại mà biến. 


HỎI:- Bậc thánh hiền ai không tận thiện! Thế mà tại sao lạ có người yểu táng, ác tật, nghèo đói, bỏ vợ? Văn Vương Tam Đại thiện, suốt đời lấy việc giáo hoá di phong làm vui, mà bị giam cầm ở Dữu Lý. Bá Di Thúc Tề liêm chính, đức hạnh mà bị chết đói. Khương Tử Nha giỏi giang thao lược mà ngồi câu mãi ở sông Vị. Cam La mười hai tuổi đã làm tướng suý rồi chết yểu. Lại có bọn trộm cướp cực ác, cực hung mà sống rất thọ. Tại sao? 

ĐÁP:- Đó cũng là cái lý của tạo hoá, chớ quá câu nệ. Thánh hiền thì cũng không thoát khổi cái lý Ngũ hành. Đến trời đất kia còn mờ tỏ, băng hoài tài bồi huống chi là con người. Thánh hiền là tinh hoa nên dù chết như Bá Di Thúc Tề nhưng danh nêu quốc sử, hồn phách thăng hoa khác với cái chết của lũ phàm tục. 


HỎI:- Tính tình con người muôn hình vạn trạng tại sao? 

ĐÁP:- Tính tình do nguyên thần tạo ra, thanh, trọc, cao, hạ, thiện, ác ở bên trong thế nào thể hiện ra bên ngoài thế ấy. 


HỎI:- Thế nhân đa số vội vã cao ngạo. Tại sao? 

ĐÁP:- Cao ngạo vội vã là điều đại kỵ trong tướng cách. Đem tính vội vã cao ngạo để trị quốc, trị gia, xử thế tiếp vật đều không nên. Vội vã thì hoạ càng đến nhanh. Cao ngạo tự thị bất hợp nhân tâm. Giàu kiêu cái giàu, sang vênh vác cái sang, tài thích khoe tài, nghèo tự cho mình chí lớn tất cả đều vô lối và vô ích. Ông Mạnh Tử nói: "Hãy kiên trì, chí mình nhưng đừng khí hung bạo. Nếu để bạo khí động cái hoả tam muội sẽ bốc lên đốt tạng phủ làm hại nguyên thần." 


HỎI: Học thức đỗ đạt có thể thấy được không? 

ĐÁP: Mi cao, nhĩ cao ???, sống mũi phục tê chạy lên trán, tướng trạng nguyên. Mắt sáng sủa khí ôn hoà, thần thanh cao, tướng bảng nhãn. Tiến sĩ xem mi, cử nhân xem mắt câu đó sai! Dù cho mi tốt mhưng mắt đục làm sao đỗ tiến sĩ? Dù mắt đẹp nhưng mi thô làm sao đỗ cử nhân? Nên sửa lại là Tiến sĩ thần đa tĩnh, đa uy - Cử nhân đa tú, thần vượng. 


HỎI: Người kia ở địa vị công khanh mà tại sao không có thấy tướng quý? 

ĐÁP: Công khanh vị rồi, ít ngày sau tướng sẽ hiện lên. Tại vì ta chưa phát hiện được ẩn tướng này mà thôi. Phàm người nào sinh ra đầu to, trán rộng, cốt mạnh hơn nhục, thần sáng hơn hình, thân dài, mặt dài, chân tay dài rõ là mộc hình. Mộc bình thuờng không có cái uy bong ra bên ngoài làm người sợ nhưng tinh thần tàng ẩn rất quý! 


HỎI: Người kia tai quăn queo, luân quách phản thế mà làm quan to. Người này tai tốt, luân quách phân minh thế mà chỉ làm lái buôn. Tại sao? 

ĐÁP: Người hèn không có mắt quý, quý tướng không ở nơi tai. Nếu người kia trán rộng, mi sáng, quyền cao, bước dài, mắt có thần uy, ngồi vững như đá, đứng nhẹ như mây, quan chức cao là đúng. Còn người này trán ám thần đục, quyền thấp tay thô, riêng nhờ cái mũi ngay ngắn thì làm lái buôn chứ sao! 


HỎI: Cái tướng người kia không có cao lớn, không hiên ngang - tại sao lại sớm đường công danh? 

ĐÁP: Tại người đó kiêm hình Thổ cách, nhờ lý tương sinh của ngũ hành. Các bộ vị cân xứng, trán thẳng, ấn đường sáng, mi thanh mục tú, thần tĩnh khí hoà, tiếng nói ưởng lượng. Tuy không có vẻ hùng vĩ nhưng thường là loại quyền cao chức trọng. 


HỎI: - Có người trước giàu sau nghèo, có người trước nghèo sau giàu. Tại sao? 

ĐÁP: - Xem tướng giàu trước hết phải đi tìm coi có tướng nghèo không đã? Nhiều tướng nghèo mà ít tướng giàu thì người ấy lúc đầu tiếng nói to lớn thanh tao càng về sau tiếng nói cứ nhỏ dần yếu ớt và thô đục, tinh thần trước sáng sau mờ. Đó là tướng trước giàu sau nghèo. Xem tướng nghèo trước hết phải đi tìm xem có tướng giàu không? Tướng nghèo ít mà tướng giàu nhiều thì người ấy lúc đầu tiếng nói yếu ớt, sau to lớn thanh tao, tinh thần trước mờ sau sáng. Đó là tướng trước nghèo sau giàu. 


HỎI: - Nhà cự phú kia tướng mạo cao lớn, mập mạp có phảia là cách Thuỷ sinh Mộc không? 

ĐÁP: - Đúng vậy, nếu là tướng tốt còn phải ngồi như cây tùng, đứng như dây cung (thẳng), đi như gió nhẹ, nói như chuông đồng, lưng gồ lên, bụng xệ xuống. 


HỎI: - Người kia thân hình đầy đặn nhưng ngắn lùn, trán vát, bước dài bước ngắn, tiếng nói tầm thường. Tại sao lại vẫn giàu? 

ĐÁP: - Thân hình đầy đặn là tướng giàu. Cao, lùn bất kể trán vát, bước lạng quạng là tướng dư ăn dư mặc nhưng hèn. Thêm nữa, nếu người ấy lùn mà lòng đôn hậu, lưng to như lưng rùa tức là thổ hình thành, tiếng nói oang oang là thổ âm thành, tướng đại phú. 


HỎI: - Có người nọ làm chức chân mục, trông nhiều vẻ đàn bà. Thế là tướng gì? 

ĐÁP: - Tướng nữ chuyển nam thân rất quý. Nhưng đừng có hình tiện, đừng có ỏn ẻn nữ thanh mới thật quý. Nếu ỏn ẻn, thân mình quá yếu ớt, tha thướt nữ đa nam tiểu là yểu tướng (hoặc là đồng mục gian hoạt). 


HỎI: - Người kia tướng mạo khôi ngô, quần áo tề chỉnh trông đường đường tướng trượng phu. Tại sao danh phận chẳng ra gì? 

ĐÁP: - Tại vì người ấy có tướng Ngũ trọc (5 thứ đục) là: con tim ô trọc, mắt ô trọc, tai ô trọc, miệng ô trọc, tay ô trọc. 

     - Con tim người ta gọi là Linh đài, nay gặp việc không biết làm, lâm sự bất quyết, lý không minh, tính không linh là tâm ô trọc. 

     - Con mắt là cửa ngõ của tinh hoa thân thể, nhìn không rõ, nhận người không hay, thần bất linh là nhãn trọc. 

     - Miệng phải có tài hùng biện, cao đàm khoát luận mà nay nói chẳng nên lời, đầu đuôi lộn xộn là khẩu trọc. 

     - Tay có thể gảy đàn, viết chữ rồng bay phượng múa. Còn tay mà cứ lóng ngóng, vụng về chính là thử trọc. 

     - Tai nghễnh ngãng, lúc nghe thì câu được câu chăng, nghe gì quên nấy là nhĩ trọc. 

Phạm vào tướng Ngũ trọc thì thân thể khôi vĩ, quần áo chỉnh tề để làm cái quái gì? 







__________________
PhươngArch
Quay trở về đầu Xem phuongarch's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi phuongarch
 

Nếu muốn gửi bài trả lời, trước tiên bạn phải đang nhập
Nếu chưa ghi danh, bạn phải Tham gia

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm dò ý kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm dò



Trang này đã được tạo ra trong 1.8250 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐÃ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO