Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  Hình Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 57 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Giải Trí
 TUVILYSO.net : Giải Trí
Tựa đề Chủ đề: Chuyện Về Gà Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
chindonco
Giám Thị
Giám Thị
Biểu tượng

Đã tham gia: 26 April 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3250
Msg 1 of 5: Đã gửi: 19 August 2010 lúc 9:27pm | Đã lưu IP Trích dẫn chindonco



Gà Đẻ Hang



Thằng Đặng ở đợ năm cho ông Quản, nhưng được về nhà hàng đêm vì ông chỉ cần nó chăn trâu của ông mà thôi. Sau khi niệc trâu xong, nó được tự do. Nhà nó ở cách đó chừng ba chục công đất nên việc đi lại cũng tiện. Nó vừa đi vừa hút gió một chập thì tới. Nó chỉ còn bà mẹ và một người cậu tên là Năm Mẹo. Nó nhờ cậu mà lớn khôn hơn là nhờ má nó. Vì bà đã đi bước nữa nên có phần lơ là với con.

Nó về tới nhà thì thấy trước sau đếu vắng tanh. Nó biết là má nó “đi xóm”. Đó là việc thường tình nên nó cứ làm những việc hàng ngày theo ý đồ của nó. Con không cha nhè cột mà dụng!

Nó đi thẳng ra bụi tre thăm con gà mái Nổ. Đây là “vật’ yêu quý nhất của nó. Cậu Năm nó xin ở đâu không biết, đem về giao cho nó và dặn. “Cháu nuôi con gà này may ra trời giúp vận cháu sẽ trở nên giàu có.” Nó muốn hỏi tại sao nhưng cậu nó vò đầu nó và cười.” Cháu cứ nuôi đi, đừng hỏi gì hết. Cháu không biết chuyện gà nòi”.

Hồi đó con gà bằng bắp tay, chưa biết trống mái. Nó thấy mòng bông dâu dỏ trên đầu, nó tin rằng đó là con gà trống. Lông nó màu xóm tro, đầu nhỏ, cần cổ trọi lỏi và cặp chân nhỏ rứt như hai chiếc đũa. Nó lén hốt gạo lức cho gà ăn mau lớn.

Nó nôn nao muốn trông thấy con gà xám đủ lông đứng giữa sân gáy oai vệ làm lũ gà Tàu xếp giáp lủi trốn, Nhưng than ôi, càng lớn gà càng trổ mã ra gà mái.. Nó thối chí, ôm đến nói với cậu Năm: “Gà mái có Món ăn thịt, chớ đá chọi gì cậu?”

Năm Mẹo cười bảo:

-    Gà mái đẻ ra bầy gà con. Gà con lớn lên thành gà trống gà mái. Mình chọn bắt vài con trống tốt, cháu hiểu chưa? Những người nuôi gà nòi chuyên nghiệp đều chọn gà nghề từ gà con. Và nhứt là phải chọn dòng lẫn dòng mẹ, chớ không có bắt may rủi giữa một bầy gà mà họ không biết gốc ở đâu. Cháu cứ nuôi đi. Con gà mái nầy là loại gà đẻ hang.

-    Đẻ hang là sao, cậu?

-    Mẹ nó không đẻ trong ổ lót rơm êm ấm của chủ nhà, mà nó moi hang đẻ ngoài vườn. Mà đẻ có một trứng và nở ra nó. Ông Chín Tôn thấy cậu ham gà nòi nên ổng bảo cậu đem về nuôi, nhưng phải hứa là không để cho nó chết. Ở đằng nhà cậu có nhiều gà, con nầy lại lẻ mẹ, sợ gà lạ ăn hiếp nên cậu giao cho cháu nuôi. Nếu trống thì tốt, mái càng tốt hơn. Thay vì mình chọn có một con trống, mình sẽ có một bầy gà con, tha hồ mà lựa chọn, coi chưn coi cẳng.

Nghe cậu Năm giải thích, nó đem con gà mái về nuôi tiếp.

Năm Mẹo đem gà trống tới nhốt chung một bội với con mái, cho ăn Uống no đủ, nội trong ba ngày bắt con gà trống về. ít lâu sao con gà Má đẻ. Và cũng chỉ đẻ có một trứng.. Bây giờ nó đang ấp ngoài bụi Tre cuối vườn. Thằng Đặng ra xem gà nở chưa. Trời mưa đất ướt Trơn trợt. Nó vẹt nhánh cây để phóng tới. Hình như nó nghe có tiếng gà con kêu “chiết chiết” văng vẳng ở phía bụi tre. Thằng Đặng chạy riết đến nơi, khom xuống nhìn thì con gà mái xám vẫn nằm nguyên chỗ cũ. Chà tre phủ bên ngoài, thằng Đặng phải thò tay qua gai tre mà đưa vùa lúa vào. Một con gà mái ấp tái mét. Nó xù lông lên tỏ vẻ chống cự khi có người tới gần ổ nó. Rồi nó bắt đầu mổ lúa ăn. Thằng Đặng ngồi nhìn vào, chờ cho con gà ăn no thì đút vùa nước mưa vào.

Nó lắng nghe nhưng không thấy tiếng gà con nữa. Nó thò tay vào nâng con gà mái xám lên để thăm cái trứng. Có tiếng gà con kêu thì chắc trứng đã khảy mỏ. Nhưng nó không thấy cái trứng ở trong ổ như mọi lần.

Cách đây vài ngày nó có thăm một lần thì thấy cái trứng còn nằm ở giữa lòng chảo lót bằng lá tre rất êm. Cậu Năm đã đến và xem kỹ. Cái trứng màu nâu sậm, có bông lốm đốm. Một đầu rất nhọn, khác hẳn trứng gà thường. Cậu bảo:

-    Mẹ nó đẻ hang, chỉ có một trứng, con cũng đẻ ngoài rừng, cũng chỉ một trứng này, nếu trống thì nhất định nhà nghề.

Bao nhiêu hy vọng thằng Đặng ôm ấp lâu nay. Bây giờ trứng gà đã biến mất.
Thằng Đặng nghĩ có người ăn cắp. Nhưng người đó là ai? Tại Sao biết con gà mái xám ấp ở đây để đến thuồn cái trứng? Lầm lũi đi vào nhà, nó ngồi thừ ra. Có lý nào thằng Tư Cồ và thằng Năm Ốc Bưu thò tay vào mó chà tre đó? Tụi nó đâu có ham gà nòi.

Cái ước mơ có được nột con gà nghề ăn vài độ để trở nên giàu có như cậu nó bảo, phút chốc đã biến thành mây khói. Thằng Đặng sợ cậu rầy. Nó sợ cậu tới trong lúc này.

Đúng như vậy. Cậu nó tới. Cậu nói ngay:

-    Cậu tính bữa nay đúng ngày gà nở, cháu có thăm chưa?

-    Dạ, cháu thăm rồi!

-    Nở, gà lông màu gì?

-    Dạ...à ai ăn cắp mất rồi!

Thằng Đặng òa lên khóc.

Năm Mẹo nói:

-    Không có ai ăn cắp đâu. Đừng có nghi oan cho người ta.

Cháu mới vừa thăm, không thấy đâu hết.

-    Vậy là chuột tha. Hoặc là gà nở kêu, chồn đến nghe đến ăn thịt chớ gỉ! Ở ngoài bờ ngoài bụi, chuột tha trứng, chồn không ăn luôn con mẹ là phước đó.

Thằng Đặng nói:

-    Chuột làm sao mà tha trứng được cậu.

-    Lũ chuột khôn lắm. Mỏ chúng nhọn và nhỏ, không ngặm được quả trứng gà, nhưng chúng có lối riêng của chúng mà các loại thú khác không có. Một con ôm quả trứng, rồi một con khác cắn đuôi lôi đi. Cuồi cùng chúng vẫn đem được quả trứng về tới hang.

-    Chuột mà cũng có mưu à?

-    Mưu vặt thôi: mưu chuột. Đám chuột chỉ có cách đục khoét là cùng. Nhưng lại ngu, mình chỉ cần đặt một cái rập nhẹp là chúng lòi phèo. Bậy quá! Phải hồi đó mình đem một con mèo nhốt ngoài này, tía tụi chuột cũng không dám bén mảng tới! Nếu không làm vậy thì mình đem ổ gà vào nhà.

Năm Mẹo tiếc hùi hụi, nhưng cũng gượng kiếm lới an ủi thằng nhỏ:

-    Nhưng không sao, vậy cũng may. Nếu con chồn ăn con mái xám thì mới nguy. Nó còn đó. Gà mẹ còn thì còn gà con. Để cậu đem con gà trống khác bảnh hơn cho đổ lứa mới.

Năm Mẹo nói vậy rồi thò tay vô gai tre, định bắt con gà mái ra, nhưng rụt lại ngay.

-    Gì vậy vậy? Thằng Đặng giật mình hỏi.

- Cháu phải coi chừng, Dám có ổ rắn hổ nằm dưới ức con gà lắm. Cậu quên dặn cháu nữa.

Thằng Đặng nói ngay:

- Không có đâu cậu, Cháu vừa mới tới thăm, không thấy rắn rít gì hết.

Năm Mẹo bắt con gà mái ôm vào lòng rồi ngó vô cái ổ. Trống trơn, không có cái vỏ trứng mà cũng không có dấu vết nào chứng tỏ rằng chồn chuột đã tới đây.

- Nếu chồn ăn thì phải có vỏ trứng bể trong ổ chớ!

- Chắc gà vừa nở thì chồn tới.

- Nếu vậy thì khi khảy mỏ, cái vỏ trứng vẫn còn ở đây! Thôi kệ nó, mình đi vô nhà coi con gà mái có dấu vết gì không. Tội nghiệp, chắc chồn tới ăn nó đá dữ lắm nhưng không xuể. Gà mái có con dữ lắm. Nếu quạ nhảy xuống bắt con nó, nó đá cho rụng lông chớ không dễ xớt con nó đâu.

Nghe lời cậu, ôm con gà vô nhà, thằng Đặng lật đật lấy gạo Lức cho ăn. Năm Mẹo rờ bầu diều nói:

- Nó đang no nức. Thôi được, cháu cứ nuôi cho khỏe đi rồi cậu đem con trống qua.

Con mái xám xù lông đi loanh quanh kêu “cục cục” như những cn gà mái kêu "túc" con mới xuống ổ. Năm Mẹo nói:

- Cái kiểu này trứng gà đã nở rồi chồn chuột tới ăn, chớ không phải ăn trước khi nở.

Thằng Đặng sựt nhớ ra và kêu lên:

- Cháu lấy làm lạ sao hồi nảy cháu có nghe tiếng gà con kêu!

- Ở đâu?

- Ở ngoài bụi tre.

- Thiệt không?

- Dạ thiệt. Cháu tưởng là gà nở nên mừng quá chạy suýt vấp té.

- Hay gà con còn đâu đó. Ra coi

Hai cậu cháu tất tả chạy ra bụi tre. Mẹo lắng nghe. Quả thật, lần này có tiếng “chiếp chiếp” của gà con lạc mẹ. Năm Mẹo đi chung quanh một nửa bụi tre, còn nữa bụi kia thì nằm bên đất người khác nên không đi được. Năm Mẹo xác định nơi phát ra tiếng gà kêu rồi quả quyết:

- Tao chắc nó bị lôi xuống hang chồn hoặc hang rắn ngay bên cạnh ổ gà. Đâu mày vô lấy cái rựa ngoéo và cái cuốc ra cho tao coi.

Thằng Đặng chạy vút rồi trở ra. Với chiếc rựa trong tay, Mẹo chặt bổ lia lịa. Một lát sau chà chòm dọn sạch, Mẹo tới gần tận gốc tre. Mẹo nghe tiếng gà kêu càng rõ hơn. Mẹo dùng mỏ rựa quơ cào lá tre và tìm ra một miệng hang láng coóng. Mẹo lau mồ hôi và bảo:

- Con gà ở dưới này. Chắc nó còn khỏe nên kêu lớn vậy.

Thằng Đặng hăng hái xông vô:

- Cậu đưa cháu đào mau cứu nó!

Năm Mẹo xua tay:

- Không được. Cháu càng đào, con gà càng lủi xuống hang giữa bụi tre là mình cụt tay. Ngoài ra còn có thể cuốc nó đứt hai nữa. Cháu vô nhà lầy cái nôm và ôm con gà mẹ ra đây!

Thằng Đặng chạy lấy nôm và ôm gà ra. Năm Mẹo nhốt con gà gần miệng hang. Con gà mái mê con cứ kêu cục cục. Năm Mẹo và thằng Đặng lùi ra xa ngồi rình.
Thằng Đặng mới biết cậu mình có kinh nghiệm. Nó hỏi:

- Sao rắn không ăn gà con, cậu?

- Tao chắc đây là rắn hổ. Rắn độc không ăn tạp. Nó chỉ uống sương khuya. Bụng đói nọc mới độc, cắn là chết. Còn lũ chuột đụng gì ăn nấy, hay cắn bậy nên không ai sợ.

Hai cậu cháu kiên nhẫn ngồi nhìn bụi tre.

-   Tao chắc con gà này là gà nghề. Để chờ nó lớn lên coi.

- Sao con gà ở dưới đó được cậu? –Thằng Đặng vẫn thắc mắc.

Tao không rõ, nhưng có thể đoán ra như vầy. Con gà mái ấp thấy rắn trong hang bò ra gần nó thì nó đánh. Rắn cự lại. Hai đàng quần nhau lung tung làm cái trứng lăn vô hang hoặc con rắn tha xuống đó.

- Miệng rắn nhỏ làm sao ngậm được cái trứng?

- Nó lấy đuôi quấn rồi lôi đi.

Đang nói chuyện thì bỗng nghe tiếng khù khù. Mẹo nhìn vào Bụi tre thì thấy một chú chuột cống lông vàng ngoách, chống cự với con rắn đen ngời. Con rắn xừng bàn nạo lên cao nghệu, bổ tới, làm con chuột thối lui, nhưng nó vừa thối lui vừa xừng lông cổ lập thế phản công.

Mẹo quèo thằng Đặng nói nhỏ:

- Mày vô lấy chĩa ba đem cho tao!

Chĩa ba dùng chĩa ếch là món khí giới thân thuộc của thằng Đặng, nên nghe cậu bảo, nó chạy thoắt lấy ra ngay. Mẹo xua tay:

- Để coi tụi nó cắn nhau cho nhừ tử rồi mình sẽ hạ thủ cả hai.

Hai cậu cháu xoay hẳn sự chú ý về phía rắn và chuột. Chuột bị dồn vào thế bí bèn lao tới ngoạm ngang cổ rắn. Rắng đau điếng người, cuộn mình lên quấn tròn lấy chuột và lăn khỏi những chà tre đến một bãi cỏ, rồi tháo chạy. Con chuột bị vo tròn thành một cục, tưởng nó đã bị bóp ngứu xương. Nhưng không chuột vẫn chổi dậy lao theo tiếp chiến. Rắn ta bèn ngoạm đùi chuột và vung tít. Chuột
văng ra xa. Máu nhuộm bãi cỏ xanh. Rắn bò tới định tiêu diệt kẻ thù . Nhưng từ đâu không rõ, ló ra một chú chuột đen khác, nghinh chiến với rắn.

Chuột kia bị thương bèn chạy trở lại bãi cỏ nhuộm máu, dùng mỏ moi củ cỏ cú nhai lia lịa, đắp vết thương. Có lẽ nó trị cả nọc rắn. (Không biết có ai học được bài thuốc này không?)

Rắn lại xùng bàn nạo cất lên lấy thế thượng phong, xông tới kẻ thù mới. Nhưng anh chàng què đã nhanh nhẹn ngoạm lấy đuôi rắn lôi ngược.

Rắn không vươn mình tới được nên quay lại nguập lấy hông chuột què. Thừa cơ, hiệp sĩ đen xông tới tiếp cứu. Rắn phải tả xông hữu dục. Một lát, chuột què nằm ngay chừ. Chỉ còn cặp kỳ phùng địch thủ là rắn hổ và chuột cống mung, nhưng chuột liệu bề địch không nổi, nên đâm đầu chạy bỏ bồ nhà lại đó. Chuột chạy quanh bụi tre, thấy miệng hang bèn chui ẩn vào. Rắn cắn đuôi chuột lôi ra.
Vừa lúc đó, “phập”, mũi chĩa ba của Năm Mẹo phóng tới dính cả chuột lẫn rắn. Rắn, chuột khe rú vang, mỗi con một giọng. Gặp chĩa ba, mỗi mũi đều có ngạnh, rắn cuộn mình quấn cán chĩa, còn chuột thì chỉ biết kêu eng éc như heo. Cuối cùng, cả hai bị lôi ra khỏi bụi tre.

Thằng Đặng kêu lên:

- Còn con gà đâu cậu?

- Chắc nó còn trong đó.

Mẹo quăng cây chĩa còn dính rắn và chuột, để chúng tha hồ vùng vẫy, sút đi đâu mà sợ. Mẹo hỏi thằng Đặng:

- Mầy có nghe tiếng gà kêu nữa không?

- Mất tiêu rồi. Chắc nó chạy tuốt vô giữa bụi tre rồi cậu. Mình phải đào tiếp thôi.

- Ai phá cho nổi bụi tre này.

Hai cậu cháu đang thất vọng thì bổng đâu lại có tiếng kêu chiêm chiếp. Cả hai đều giật mình quay lại.

Thằng Đặng reo lên:

- Con gà ra kia kìa!

- Đâu nào?

- Nó nằm bên ngoài nôm đó cậu.

- Ờ..ợ.. lông nó nâu nâu, tiệp với lá tre khô nên nhìn không thấy.

Thằng Đặng lượm con gà lên tay, âu yếm:

- Cưng ra hồi nào vậy cưng?

Mẹo cười:

- Chắc nó chui ra lúc con chuột cống mung xuất hiện. Mình mê coi nên không để ý. Mẹ nó “túc” hoài thì nó phải ra. Cháu thấy chưa, nếu mình đào thì làm sao thấu bụi tre.

Thằng Đặng tay ôm gà mẹ, tay xách nôm. Năm Mẹo tay chĩa, Tay cầm gà con. Hai cậu cháu đi vô nhà, Năm Mẹo khoái chí bảo:

- Ngồi buồn lại gặp chiếu manh. Mầy đi hái một nắm lá cách, chuột với rắn, hai con bằm xào một chảo. À quên, mầy giỏi giò chạy tới hú bác Chín Tôn một tiếng. Bảo là gà nở rồi, mời bác lại coi chân coi cẳng.

-   Coi gì gà mới nở cậu?

-     Nói vậy chớ rủ ổng lại nhậu chơi. Sẵn đây hỏi ổng về vụ con gà.



Trích đoạn từ Buồng Cau Trỗ Ngược - tác giả Xuân Vũ


Quay trở về đầu Xem chindonco's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi chindonco
 
chindonco
Giám Thị
Giám Thị
Biểu tượng

Đã tham gia: 26 April 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3250
Msg 2 of 5: Đã gửi: 19 August 2010 lúc 9:30pm | Đã lưu IP Trích dẫn chindonco



Coi Vảy Gà



Năm Mẹo ôm con gà mái, còn thằng Đặng bồng chú gà con, hai cậu cháu đi đến nhà ông Chín Tôn nhờ coi vảy giùm. Con gà con lộ hẳn hình gà trống, mồng đỏ hẳn hoi.
Ông Chín Tôn ở sâu trên vườn tận mé sông cách lộ một tiếng hú. Đàn bà vào mùa cấy đứng dưới lộ muốn kêu công cấy thuộc vạn vần công của mình phải hú một tiếng thật to. Năm Mẹo có một ngôi nhà ở trên vườn cách nhà ông Chín chừng năm sáu giây đất, ông như cội cây già ở trong rập ít khi ló ra ánh sáng mặt trời. Ai có cần ông thì tìm đến, không thì thôi, ông chẳng thiết gặp ai.
Qua mấy cây cầu độc mộc bằng thân cau bắc ngang xẻo và chuyền bụp lá một lúc thì tới nơi. Thấy hai cậu cháu Năm Mẹo ôm gà tới, ông Chín vui vẻ:
- Bộ hai cậu cháu định vô “đạo gà nòi” hả?
- Dạ thằng nhỏ ham gà mới ra cũm được một con, nó biểu cháu dắt tới nhờ chú coi giùm vậy. Cháu xin để chú Chín một ít công tiền mua nghệ mua phèn thoa gà.
- Thả gà vô hai cái bội ở góc sân kia.
- Dạ.
- Ngồi nghỉ chút đã rồi tao coi giùm cho. Nó không mồ côi mà cũng như mồ côi, coi không cho nó chớ tiền gạo gì.

Năm Mẹo nhìn quanh thấy cảnh nhà thật u nhàn tịch mịch xa tiếng động của sinh hoạt bình thường. Nếp nhà lá nhỏ nhắn nằm ẩn nấp dưới những tàng cây xanh.. Một ao nước mát rượi, mép ao, một bên thả rau muống, một bên trồng rau nhúc, còn ở giữa ao thì dành chỗ cho những chiếc lá cuốn tròn đã bắt đầu khô, chứng tỏ ở dưới đáy ao, củ ấu đã già. Lá ấu mới nhìn tưởng là bông súng, bằng những miếng gạch tàn bể rất đẹp mắt. Hai bên bậc mọc hai bụi dừa nước tơ, một bụi đã trổ buồng giống như trái chùy của các chiến tướng trong chuyện Tàu ngày xưa.

Ông Chín niềm nở:
- Mời chú Năm vô nhà uống nước, để cho gà nghỉ, rồi trở ra tôi xem giùm cho. Hôm qua có hai chủ gà ở Cần Đước cũng ôm gà tới đây nhờ tôi xem. Quả thật danh bất hư truyền. Họ có một con vảy nghề, còn một con có 8 móng đều đen hết, chỉ có móng trắng sách gà gọi là giáng móng hay ló móng. Con này đá thường bị chém đuôi mắt và ít khi ăn độ. Nếu nó có hai móng trắng thì gọi là Bạch Đầu Chỉ. Gà này tạm chơi được, năm ăn năm thua, không nên bỏ tiền ra nhiều.
-   Còn con vảy nghề thì sao, chú Chín?
- Nhiều loại vảy nghề lắm chú em ơi, Thanh Long, Độc Đao, Độc Đao Ẩn v.v... nhưng phải coi cho nhiều mới biết được, không phải ai xem ai cũng thấy. Bởi vậy nên chủ gà cần có sư kê. Để thong thả tôi nói cho chú nghe vài loại vậy.


Trích đoạn từ truyện Buồng Cau Trỗ Ngược - tác giả Xuân Vũ.


Quay trở về đầu Xem chindonco's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi chindonco
 
chindonco
Giám Thị
Giám Thị
Biểu tượng

Đã tham gia: 26 April 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3250
Msg 3 of 5: Đã gửi: 19 August 2010 lúc 9:34pm | Đã lưu IP Trích dẫn chindonco




ĐẠO GÀ NÒI


Hồi đó tôi cũng nuôi gà nòi để bán chứ không đá. Trong bầy có một con gà mái đẻ ngoài bụi tre sau vườn. Nó moi hang. Gà đẻ hang là gà quí cho nên ổng (*) ra thăm nom thường xuyên. Một bữa ổng nghe gà con kêu chíp chíp. Tìm hoài không thấy. Thì ra ổ gà lót ngay miệng hang rắn. Con gà nở lọt xuống đó, ông thò tay xuống bắt thì bị rắn cắn. Vì không chuẩn bị nên ông không thoa thuốc trên tay cũng không giắt thuốc trên lưng, nhưng biết ngay là con rắn rất độc. Ổng bảo tôi chạy vô bàn thờ giở cái tách bên trái lên lấy bốn huờn thuốc ra mau. Tôi co giò phóng vô bàn thờ giở cái tách sành úp trên dĩa ở góc trái bàn thờ nhưng không thấy gì hết. Tôi chạy ra thấy ổng nằm bên miệng hang tay nọ bịn tay kia mà mắt trợn trắng, miệng còn nói được mấy tiếng khào khào. Tôi bèn chạy vào giở cái tách lên lần nữa cũng không thấy viên thuốc nào trên dĩa. Tôi giở luôn mấy cái tách khác cũng không thấy gì hết. Có lý nào tổ trác
ổng hay sao? Tôi chạy trở ra thì thấy mắt ổng đã nhắm, tay chân lạnh ngắt. Tôi không dám cõng ổng vô nhà. Vì bị rắn cắn mà vô nhà thì chết gấp.
Ông Chín lại ngưng . Ông gạt tàn thuốc vào gốc cột rồi tiếp:
- Hai hôm sau khi cúng mở cửa mả cho ổng, tôi lật cái tách lên để tót nước thì thấy bốn viên thuốc dính bên trong đít tách.
- Sao kỳ vậy chú?
- Tại phần số của ổng chú à! Thuốc quí của ổng để trong dĩa lấy tách úp lên. Chẳng ngờ thuốc mạnh quá nó hít lên đít cái tách cho nên tôi giở tách lên không thấy thuốc thì tưởng là không có nên úp xuống, ngờ đâu thuốc lại dính ở đó mà tôi không biết. Quả thật con người có số chú à! Nếu tôi lật ngửa cái tách lên thì thấy thuốc ở trong lòng tách rồi và tía tôi chưa chết. Thiệt là chuyện lạ đời có lẽ xưa nay chưa từng xảy ra! –Ông Chín nói tiếp – Con gà đó sau này tôi bán được khá tiền vì nó có bộ cựa lục đinh lục giáp đá ăn hai độ liền. Ông chủ gà có tìm tới thưởng tiền cho tôi và bảo làm mộ tía tôi cho đẹp.
Năm Mẹo nghe xong câu chuyện thì nửa mừng nửa sợ, mừng vì con gà của thằng Đặng cũng giống như con gà của ông Chín trước kia, còn sợ là sợ mình sẽ trở thành kẻ chết bất đắc kỳ tử như ông già kia. Năm Mẹo bằng kể trường hợp của con gà thằng Đặng vừa rối. Ông Chín trở ra sân giở bội ôm con gà mái ra xem chân sơ sơ rồi thả trở vào. Ông bảo:
- Con gà mái xám tro này trông tốt tướng, đẻ một trứng nở một con lại đẻ hang thì chắc là gà quí nhưng không biết chú em nuôi nấng nó đúng cách không?
- Dạ cháu chỉ nuôi nó như gà thường.
Ông Chín khoát tay:
- Lỡ lứa này, chớ lứa sau đừng vậy nữa. Gà mẹ là máu huyết của gà con. Nếu gà cha nghề gặp gà mẹ tốt thì gà con mới hay được. Vậy gà mẹ phải nuôi kỹ, ngày nhốt ngày thả đều đều cho đến khi đẻ. Nhốt thì cho ăn uống no nê chuồng trại phải khô ráo, còn khi thả thì trong sân nhứt định không có gà trống, nhứt là gà trống Tàu thì tối kỵ. Mái nòi mà bị tuồng Tàu đạp một phát thì hỏng đời luôn không có lấy lại được cốt cũ.
Năm Mẹo nói:
- Cháu tưởng mái nòi rủi bị trống Tàu đạp thì đẻ con lai lứa đó thôi, rồi sau đó cho trống nòi đạp thì lại nở ra nòi rặc.
Ông Chín xua tay một cách quả quyết:
- Không phải vậy đâu chú em! Hễ bị trống Tàu rồi thì sau đó dầu trống nòi đạp cũng nở ra con lai hoài hoài, mặt Tàu, lông Tàu, chân có lông nghĩa là con mái đó bỏ luôn. Nhà chú có trống Tàu không?
- Dạ không.
- Lối xóm có không?
- Dạ không!
- Vậy thì tốt! – Ông Chín gật gù bắt con gà trong bội kia ra coi chân rồi bảo – Nó mới ra giò chưa xem được nhưng lướt qua thì thấy có hai điểm tốt lộ ra: một là cặp cán nhỏ, cựa mới lú hột bắp nhưng đóng sát Thới là cựa tốt.
- Thới là cái gì, chú?
- Thới là ngón chân sau của gà. Phía trước ba ngón, phía sau một ngón. Cắc cớ tôi hỏi gà có mấy ngón chân, có người ú ớ không biết trả lời cách nào! Trong con gà nòi vảy và cựa là quan trọng nhứt.
- Hồi nãy chú có nói cựa lục đinh lục giáp là cựa gì vậy chú Chín?
- Đó là như vầy. –Ông Chín trỏ vào chân con gà. Thay vì có một cựa, nó lại có tới sáu cựa. Nên gọi là lục đinh lục giáp. Cựa chính dài nhô hẳn ra, ở trên cựa chính có ba cái nhỏ lú ra như hột lúa. Dưới cựa chính cũng có hai cái y như vậy. Cộng chung là sáu cái. Gà có bộ cựa này gọi là thần kê, đá đâu ăn đó không thua gà nào.
- Vậy khi ra trường cáp độ, người ta trông thấy người ta đâu dám đá?
- Có người biết có người không biết. Đâu phải ai cũng biết, chú em! Bởi vậy chủ gà cần có sư kê giỏi biết người biết ta mới dám buông ra bạc ngàn. Thằng Hai Trinh con tôi nó được ông Hội Đồng Bình cho làm sư kê là vì tôi truyền nghề cho nó. Nhưng ông Hội Đồng có khi bất chấp cả kinh kê mà ăn thiên hạ bò càn.
- Ngoài cựa lục đinh lục giáp còn cựa gì độc nữa không chú Chín?
–Có chứ. Như cựa hổ chảo, cựa siêu đeao, cựa song đao, song đao nghiêng, hổ chảo là loại cựa hình móng cọp, cựa này không đâm lặt vặt nhưng hễ đâm là địch thủ ngã chết không kịp la! – Ông Chín tiếp – Lứa tới, để tôi kiếm cho chú một con gà trống nghề đạp mái bắt một lứa gà con đông đông rồi lựa ra. Nuôi gà nòi công phu như tập luyện võ sĩ vậy chú ơi.
- Dạ cháu không nói dấu gì chú Chín. Có chỗ giàu quyền thế muốn gả con cho thằng cháu này, nhưng nó nghèo quá không xứng đào xứng kép nên cháu giúp cho nó nuôi vịt gây vốn, nhưng nghề này đâu có làm giàu mau được. Muốn có vốn khá ít ra cũng năm bảy năm. Sợ chừng đó người ta gả chỗ khác rồi. Cháu thấy con gà này có vẻ đặc biệt nên cháu cho nó may ra nó ăn một vài độ là có thể nở mày nở mặt bên đàng gái.
Ông Chín gật gù:
- Phải đó, cái món gà nòi chơi vô, có người thua mất sản nghiệp, có kẻ lại giàu to. Dám đá dám ăn. Ông Hội Đồng Chín vừa rồi ăn một độ mấy chục mẫu đất.
- Dữ vậy sao ông Chín? - Năm Mẹo kêu lên như hốt hoảng.
Ông Chín thản nhiên;
- Dữ chớ sao không dữ. Mấy tay nhà giàu ăn thua cỡ đó là thường. Ở miệt Bạc Liêu Rạch Giá họ còn chơi ăn thua bạc kí lô hoặc bạc thước nữa kia.
- Nghĩa là sao ông Chín?
- Họ không đếm mà cân kí lô hoặc đo bằng thước tây.
Năm Mẹo ngó ra ngọn cau mơ màng, không hiểu. Trí óc non nớt của thằng Đặng càng không thể hiểu tới đó. Ông Chín trở lại vụ ông Hội Đồng Chín.
- Vì bên kia thương con gà quá đổi nên chịu thua vớt chớ chưa hẳn đã thua.
- Thua vớt là sao ông Chín ?
- Cái trò chơi gà này có nhiều cửa ăn cửa thua chớ không phải chỉ một như bài cào hay các môn cờ bạc khác. Những tay gà chuyên môn vô trường gà họ không đứng hẳn một bên nào hết hễ thấy thời cơ thuận lợi là họ nhảy qua nhảy lại, quăng bắt liền xì, rốt cuộc bên nào thắng họ cũng lượm bạc bỏ túi được hết. Nghĩa là họ chỉ ăn không thua.
- Ủa sao kỳ vậy ông Chín?
- Chuyện đó để nay mai chú em lâm trận rồi sẽ rõ. Nó đòi hỏi người chơi phải sành nghề, nhanh trí và khôn ngoan.. Bây giờ để tôi nói rõ cái vụ thua vớt cho chú nghe. Thí dụ như chú có con gà nghề, chú cưng nó như con vậy. Vô trường rủi nó bị chém hang cua cần cổ nó gục xuống không cất lên nổi. Mà gục cần cổ như vậy thì còn cắn mổ sao được mà đá ai? Nếu để thì có thể bị đối thủ chém chết. Nếu nó bị chém chết thì chủ phải chung một trăm phần trăm tiền độ. Ngoài ra chủ còn mất con gà nghề. Mất giống luôn. Còn thua vớt thì chủ chỉ chung bảy tám chục phần trăm tiền độ tùy theo sự thỏa thuận của bên kia, ngoài ra chủ còn được con gà nghề, chưa hẳn là thua. Đem về chủ có thể đổ mái bắt con gà con và vớt vát danh dự cho nó, cả cho chủ, một phần nào nữa. Việc này ít khi xảy ra nhưng không phải là không có.
Năm Mẹo hỏi tiếp:
- Bên thắng chắc hốt bạc rồi, tại sao cho đối thủ thua vớt để được ít tiền vậy ông Chín?
- Gà nòi có khi thấy ăn trước mắt, nhưng đùng một cái lại thua. Đó là gà ăn phản. Người chủ gà chơi bời kỹ thay vì hốt 100 mà không chắc. Nhiều độ gà ăn phản, hàng xáo thua tuột quần đi chú ơi. Có người phát khùng đánh luôn sư kê đó chú à!
Ông Chín lại tiếp:
- Chuyện gà nòi nói không cùng. Ai lâm vào đó mới biết.
- Gà ăn phản là sao chú Chín?
- Tức là thua rồi nhưng bất ngờ lại ăn.
- Có vậy nữa sao chú Chín?
- Không nhiều lắm nhưng không phải là không có. Thí dụ như con gà Xám Gạch của ông Hội Đồng Từ ăn con Ô Bông của ông Cả Lủy. Con Xám Gạch bị đá gục cần cổ chỉ còn chờ móc túi chung tiền. Hàng xáo quăng ăn một mà không ai dám bắt.
- Quăng Ăn Một nghĩa là sao chú?
- Nghĩa là mười đồng ăn một đồng. Thậm chí mười đồng ăn một cắc, ăn một khúc mía cũng không ai bắt. Vì bắt là thua khúc mía 2 xu. Để 2 xu mua khúc mía xước về đường không sướng hơn sao? Ấy vậy mà con Xám Gạch bất thần ngóc lên, nhảy chân tiên một phát, con Ô Bông ngã lăn ra chết tốt.
- Sao kỳ vậy chú? – Năm Mẹo kêu lên.
- Gà ăn phản đâu có kỳ. Độ đó thiên hạ thua ngã nghiêng. Riêng ông Hội thua gần hết một mùa lúa ruộng.
- Tại sao vậy chú?
- Ông ta khoái quá bèn chọc tức ông Cả. Nhà giàu vốn không ưa nhau. Nên ông muốn làm mất mặt ông Cả chơi. Ông quăng một trăm giạ ăn một lon sữa bò lúa. Ông Cả nóng mũi bắt một chục ngàn giạ. Cho nên ông Hội thua một chục ngàn giạ lúa cái vèo.
- Ông ta chung thiệt sao?
- Cái trò gà nòi có gan có chịu cháu à! Cháu nên nhớ rằng khi ra trường gà, con gà là chiến tướng, chủ kê là vua, còn sư kê là quân sư. Ai có gan, có danh dự nấy, cho nên khi thua không ai quỵt. Nếu quỵt ai còn dám chơi gà nòi. Cái điệu nghệ gà nòi là vậy. Chỉ đưa tay ra hiệu ngoéo với nhau là kể như chắc rồi. Ai vô đó mà làm giấy tờ, ký tên cho kịp, một lúc cả chục cặp quăng bắt, lại nữa, đương sự chỉ cần nhớ mặt chớ đâu có hỏi tên tuổi gì của nhau?
- Vậy là ông Hội thua một chục ngàn giạ lúa à?
- Chớ sao! Đã bảo là người chơi gà nòi có gan gà nòi. Nếu không chung thì mặt mũi nào đến trường gà nữa? Để bữa nào rảnh rỗi, cháu tới đây rồi chú bảo thằng Hai Trinh đến "giảng đạo" gà nòi cho mà nghe. Rồi muốn vô đạo thì vô với nó cho vui.
Ông Chín bước lại chiếc bội giở bắt con gà dò xem lại lần nữa. Năm Mẹo và thằng Đặng đến ngồi gần để nghe. Ông Chín nói:
- Gà còn nhỏ, chưa có cựa, chưa đủ vảy, nhưng tôi có thể nói sơ qua vài điểm tốt. Tôi quên hỏi chú em là cha mẹ của nó có huyết thống gì với nhau không?
Năm Mẹo ngạc nhiên:
- Huyết thống nghĩa là sao chú?
- Nghĩa là cha mẹ no có bà con dòng họ gì với nhau không?
- Gà mà cũng bà con dòng họ nữa sao chú?
- Có chứ! Hễ trống nghề đụng mái thượng hạng thì đẻ ra con xuất chúng, cũng như Địch Thanh với Thoại Ba sanh ra Địch Luông và Địch Hổ vậy mà! Còn hễ dòng họ với nhau thì không được.
Năm Mẹo suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Cha nó ở một nơi, mẹ nó sanh một ngả, chắc không có dòng họ gì đâu chú à!
- Nếu vậy thì con nó chắc tốt. Đây tôi chỉ cho chú em vài điểm. Đầu nó nhỏ và liền lạc với cần cổ, mỏ nó nhỏ, ngắn, khóe miệng sâu. Hễ khóe miệng sâu thì miệng há rộng, cắn mỗ mới nhanh.
Ông Chín kẹp con gà giữa hai đầu gối kéo hai cánh gà xòe ra và nói:
- Bây giờ mó còn nhỏ, cánh chưa đủ lông, nhưng sau khi cựa nó ra chừng một lóng tay thì chú phải đếm lông cánh. Mỗi bên phải chứng 19 cái lông trở lên. Chớ 17 trở xuống thì không tốt.
- Tại sao vậy chú?
- Lông cứng, đều,, vậy mới quạt mạnh, bay cao, xoay chuyển nhanh nhẹn. Nhất là bắp thịt trái chanh phải to và chắc. Bởi vì cặp cánh rất quan trọng. Cánh yếu chỉ đá hai nước là xệ cánh lệt bệt, vướng vít hai chân, cản trở những đòn đá. Đây tôi nói thêm cho chú biết. Hai cánh gà phải xếp sát xuôi theo thân gà thật gọn chớ không có lùi xùi, nhà nghề gọi là cánh áo tơi. Loại cánh này không tốt.
Chú nên để ý coi chừng con gà nào lông cánh thưa ngắn, bắp thịt trái chanh nhão và lép thì không phải là gà hay. Nếu chú chọn gà đá, thì chỉ nhìn qua dáng dấp và cặp cánh là có thể biết gà hay hoặc gà dỡ.
Ông Chín tiếp:
- Nói chung con vật nào cũng có tướng mạo của nó cũng như con người có tướng mạo của con người. Chú thấy trong truyện Tàu Tiết Gia, Tiết Ứng luông, Tiết Đinh San, Thạch Ngọc, Địch Thanh đều là nhưng dũng tướng, nhưng rất đẹp trai, môi son má phấn khiến cho các nữ tướng như Thần Nữ, Thoại Ba, Phàn Lê Huê nhìn thấy đều mê mệt tinh thần không cử binh nổi. Ngựa đua và gà nòi cũng vậy. Con gà hay bao giờ cũng có dung mạo đẹp đẽ, thấy muốn nhìn.
- Nhưng còn những võ tướng rất dị kỳ như Cáp Tô Văn, Ô Hắc Lợi thì sao chú?
Ông Chín cười và gật gù:
- Chú em mày nói đúng. Sách có nói: “Dị tướng ắt kỳ tài”. Trong truyện thường có những vị tướng mặt mày kỳ quái nhưng tài rất cao. Trong nghề gà cũng vậy. Có những con gà xem xấu xí nhưng lại có vảy nghề, cựa nghề. Hễ đụng độ là chém chết đối thủ trong nháy mắt. Chuyện đó dài lắm. Để sau này gặp rồi sẽ rõ thêm.
Thằng Đặng nói nhỏ với cậu Năm:
- Hôm trước cháu cản hai con trâu chém lộn bị nó hất té điếc hết một lỗ tai. Cậu hỏi ông Chín có thuốc gì cho cháu xin một chút.
Năm Mẹo thuật lại. Ông Chín cưới hiền hòa:
- Chuyện đó dễ mà!
Ông đi vô nhà một lát rồi trở ra:
- Lỗ tai nào điếc đâu?
Thằng Đặng chỉ lỗ tai bên trái. Ông Chín đưa thuốc ra và bảo:
- Đây là bông gòn thấm mỡ trăn. Để ông nhét vô lỗ tai cháu ít bữa thì hết điếc ngay. Mỡ gà cũng hay nhưng không bằng mỡ trăn. Nhưng phải là mỡ trăn thiệt. Còn mỡ trăn giả thì nhét vô càng điếc thêm.
- Làm sao biết mỡ trăn thiệt, ông Chín?
- Khó kiết gì. Chú thắm bông gòn bỏ xuống nước thì nó xoay tròn, còn mỡ giả thì nó nằm êm ru.
- Sao có mỡ giả hả chú?
- Mỡ trăn dùng trị được nhiều thứ bịnh lắm bán rất mắc nên người ta lấy mỡ khác thay mỡ trăn. Ở đời cái gì thiệt cũng đều có cái giả đi kèm. Chỉ có gà nòi là không giả được thôi. Tuy nhiên có những cái bí ẩn, phải nhìn cho thấu đáo.


Trích đoạn từ BUỒNG CAU TRỖ NGƯỢC - tác giả XUÂN VŨ

(*) Ổng là Ba của ông Chín

Quay trở về đầu Xem chindonco's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi chindonco
 
chindonco
Giám Thị
Giám Thị
Biểu tượng

Đã tham gia: 26 April 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3250
Msg 4 of 5: Đã gửi: 19 August 2010 lúc 9:57pm | Đã lưu IP Trích dẫn chindonco



DANH DỰ GÀ NÒI



Trường gà Xà No thức suốt đêm qua với ban nhạc tài tử, các sòng tứ sắc, thín cẩu, với những tay mơ lắc bầu cua, thảy bài ba lá... Cũng như bất cứ trường gà lớn nhỏ nào ở đất Nam Kỳ. Lúa đã vào bồ, rảnh tay không đi chơi cũng uổng. Cầm nhà, cố đất, bán vợ đợ con cũng vì gà nòi.
Không hẹn mà hai hiệp sĩ lại gặp nhau ở cái trường gà trứ danh này. Ông Hội Đồng Hoài Bến Tre lôi ông Hội Đồng Bình Cao Lãnh đến ngồi ở chiếc ghế gỗ dưới một tàn cây dâu già tận ngoài góc vườn. Để được yên tĩnh đàm đạo trước khi vào trường.
- Kỳ này bạn mình đem mấy con?
- Vài con thôi huynh ạ, nhưng mặn nhất một con.
Ông Hội Đồng Hoài hỏi:
- Bạn đã đến đây lần nào chưa?
- Có nghe danh nhưng chưa đến.
- Tôi có đến nhưng chưa đụng độ nào. Ở đây toàn là dân “hỗ kha” không thôi. Gà thì nhiều giống ác lắm. Họ chơi gà cha truyền con nối. Tôi đã từng xuống đây để săn giống quí, nhưng họ lại hỏi mình có giống nào lạ không, bán cho họ giá mấy cũng mua. Ở Kế Sách có cậu Ba Oai con ông Hàm Cang đang gây một giống gà dữ chưa ai có. Ra trường hễ ưng đá thì gà đứng cao tới đâu bạc độ chồng tới đó. Ở làng Hòa Tú cũng thuộc tỉnh Sóc Trăng có gà Út Hậu, ở Đại Tâm có gà Trầm Tư tục danh là Xừ. Ông già của Xừ là võ sĩ thuộc phái Thiếu Lâm. Xừ học nghề của cha có nhiều toa thuốc rượu di truyền. Xừ đem áp dụng vào để nuôi gà và om nước gà. Xừ lại học thêm bùa ngãi của người Miên nên gà của Xừ phải đổi tên đổi dạng giao cho người khác thì mới có người dám đá. Ngoài ra Xừ còn có một ông thầy gà là ông Tám Thao cáp gà tỉ mỉ ai cũng chạy mặt. Hàng xáo bảo ổng cáp gà bằng cân tiểu ly của thợ bạc.
Ông Hội Đồng Hoài rút thuốc tra vô ống đót bịt vàng đốt hút, và tiếp:
- Ở Xẽo Gừa có bà Chín Minh đã quá cửu tuần mà vẫn chống gậy tới trường gà. Gà bả không đụng độ, bả đá hàng xáo cũng bạc ngàn chớ không dưới. Còn bà quăng bắt thì có biện riêng của bả ghi. Bởi vậy đất Hậu Giang phải nể danh “con gà mái già” này. Bữa nay các tay “gà” Hậu Giang có mặt gần đủ: Ông Cả Ngọc tục danh con Hùm Xám Ô Môn, ông Chín Gia thầy gà bất hủ, ông Cai Tổng Lê Quang Chiểu, ông Trạng Sư Trần.. .. Tụi Tiền Giang mình xuống đây phải kết bè chớ đứng độc chiếc bị họ nạp văng vô bồ dậy không nổi đó.
Đang chuyện vãn, bỗng nghe tiếng gọi. Ông Hội Đồng Bình quay lại thì thấy một thanh niên vận Âu phục sang trọng, bên cạnh là một thiếu niên tuấn tú khôi ngô, cả hai tiến về phía ông.
Ông Hội Đồng Bình hỏi:
- Sao cháu biết cậu ở đây mà tới?
- Dạ cháu ở Sàigòn xuống, nghe người nhà nói cậu đi trường Xà No nên phóng xe dông theo. Cha cha! Trường gà lớn gì lớn quá vậy cậu?
- Đây là chốn anh hùng hội của xứ Hậu Giang mà cháu. Chốc nữa rồi xem “máu nhuộm phụng hoàng cung”.
Ông Hội Đồng Bình giới thiệu với ông Hội Đồng Hoài người cháu của ông.
Hai người đang bàn bạc một cách tương đắc thì bỗng thằng Đặng chạy ra, đứng trước mặt ông Hội:
- Bẩm gà mình đụng độ.
- Ai bảo mày?
- Dạ chú Hai Trinh kêu cháu đi tìm ông!
Hội Đồng Bình đứng gậy mời Hội Đồng Hoài:
- Mình vô coi thử ra sao anh!
Thằng Đặng vừa trở lui thì thầy Năm tới. Ông Hội Đồng Bình hỏi ngay:
- Mặt Lọ đụng ai đó thầy Năm?
- Dạ đụng con Điều Ó của ông Cả Ngọt. Nhưng mà tôi thấy không được ông Hội à!
- Sao vậy thầy Năm?
- Dạ trước khi mình xuất hành đi Xà No, ông Chín có bảo: Ngày Bính Đinh thuộc Hỏa, Ô kỵ hướng Nam.
- Thì mình đi hướng Tây đâu có kỵ gà.
Thầy Năm thưa:
- Dạ, nhưng mà Kinh Kê có nói...
Ngày mà thuộc Thủy ngẫn ngày
Ó, Ô đều thắng Vàng rày lại thua.

Ngày hôm nay là đúng ngày Nhâm Quý thuộc Thủy. Như vậy ứng dụng vào con Ô của mình và con Ó bên kia. Cả hai đều thắng! Không con nào thua. Vậy ông Hội nghĩ sao?
Ông Hội Đồng Bình nheo mặt:
- Hai con đều thắng? Nghĩa là...
- Dạ nếu Ô đụng Xám thì chắc chắn Ô thắng, còn đụng Ó thì không biết con nào thắng.
Ông Hội Đồng Bình sốt ruột:
- Kinh Kê cũng có nhiều câu tối nghĩa lắm, đâu để tối vào coi gà mới rõ. – Nói xong ông vọt nhanh.
Thầy Năm biết tánh ông Hội Đồng Bình, rất thật trọng trước khi xuất phát thì đều tra cứu Kinh Kê từng dòng một và vấn kế ông Chín kỹ, nhưng lúc đến trường thì ông quên hết, ông đá theo ý ông.
Thầy Năm đi sau rủ rỉ với ông Hội Đồng Hoài:
- Độ này tôi thấy đá không được ông Hội Đồng à. Đâu ông Hội vô coi rồi có ý kiến giúp.
Ông Hội Đồng Hoài hỏi:
- Thầy Năm có thấy con Ó không?
- Dạ tôi coi kỹ rồi Phụng vĩ không chỗ chê. Bắp thịt, gân cốt săn cón. Lườn tàu, xương ghim khít rim. Nghe hàng xáo xầm xì nó là Triệu Tử Long bốn kỳ.
- Vậy chắc nó đã ăn bốn độ rồi. Phàm gà ăn ba độ thì cho nghỉ đạp mái, đá thêm nữa sẽ bị phản độ. Nó sẽ bị mình chém tịch.
Ông Hội Đồng Bình đã tới nơi. Ông sè tay ra, chứng tỏ rằng bàn tay sạch sẽ không có bùa phép gì, nói với chủ kê con Ó.
- Cho tôi xin bồng con gà chút xíu.
- Ông là ai? – Ông Cả Ngọt chủ kê trừng mắt.
- Tôi là chủ của con Ô Mặt Lọ.
- Ờ được, nhưng bồng xem rồi đá chớ đừng coi suông, để lên để xuống mệt con gà tôi.
Ông Hội Đồng Bình hơi quạu, nhưng tự trấn tĩnh ngay. Đá gà mà nóng thì có khi bị sụp bẫy. Bèn nhỏ nhẹ:
- Dạ, phải chạn thì đá chớ đâu có coi suông, huynh!
Thấy ông Cả Ngọt lớn tuổi, ông Hội Đồng kêu tưng. Ông Hội Đồng bồng con gà Ó lên nhìn cặp cán thì giật mình, con gá có cặp cựa “hỗ chão” tức hình móng cọp, một loại cựa không hay chém vặt nhưng hễ chém là chém chết. Vừa quay trở ra thì đụng ông Hội Đồng Hoài và thầy Năm đi tới. Ba người kéo nhau ra góc vườn tránh xa các chủ kê đi tới đi lui tìm độ. Những độ đã cáp xong thì kêu hàng xáo vô sổ. Tiếng kêu tiếng đáp ngập trường gà, mới nghe mệt lỗ tai nhưng trong sự lộn xộn đó có những tiếng tri âm móc với nhau.
Ba người tìm một nơi ngồi bàn tiếp. Thầy Năm hỏi ông Hội Đồng Bình:
- Ông Hội đã thấy gì chưa?
- Nó có cái vảy nghề Thanh Long vắt ngang mặt tiền thành quách bên cựa trái.
- Bởi vậy...
Ông Hội Đồng Hoài ngắt ngang câu nói của Thầy Năm:
Thanh Long đao thắng độc đao
Chém chết đối thủ cựa đầu mà thôi.

Thầy Năm tán thưởng:
- Dạ đúng. Con Ô mình dưới con Ó một phân gà ông Hội à.
- Chém chết đối thủ cựa đầu mà thôi! – Ông Hội Đồng Bình lẩm bẩm và gật gù – Cựa đầu mà thôi.
Hai Trinh chạy đến thưa:
- Họ bảo nếu mình đá, họ ăn bảy đó ông Hội.
- Ừ...ừ để tôi tính. Họ đang khiêu khích mình. Đừng trả lời.
Từ trong có tiếng tuyên bố của chủ trường:
- Mời các ông bà yên vị, độ thứ nhất sắp bắt đầu.
Bốn người cùng vào trường. Chung quanh bồ, người ta đen nghẹt, không chen vào được. Thầy Năm bảo thằng Đặng đi mướn ba cái ghế đẩu cho ba ông đứng treo tay lên sà nhà nhóng cổ vào xem. Ở trường gà không có ghế nhì ghế nhất, ai tới trước ngồi gần vách bồ, ai đến sau đứng kế, lom khom, hàng thứ ba đứng xổng lưng, thứ tư, thứ năm đứng trên ghế, leo lên cây.
Ông chủ trường đứng ra đọc nội qui rồi trân trọng:
- Tôi xin giới thiệu ông Cai Tổng Chiểu đọc bài thơ Gà Nòi quí vị nghe chơi trước khi đá trận mở màn.
Ông Chiểu là Cai Tổng sở tại đương niên nhưng tới đây chỉ được coi như là một thầy gà, chức Cai Tổng để ở nhà với vợ. Ông mặc áo dài đen, đầu bịt khăn đóng, chân mang dày hàm ếch lẹp quẹp bước ra giữa bồ, móc kiếng tra vô mắt rồi cầm giấy đọc chậm rãi:
- Tôi là Lê Quang Chiểu, học trò của cụ Cử Phan, nay có bài thơ bát cú tặng quí vị bằng hữu chơi gà nhân dịp khai trương trường Xà No.
So đo rày đã khỏi ngoài Lồng (1)
Gặp cuộc ai mà chẳng ngóng trông
Một trận dốc đền ơn tắm mẵn
Hai ngươi đừng nệ nắm xương lông
Rủi may sẵn có người hương khói
Khuya sớm cho cam kẻ ẵm bồng
Lừng lẫy lấy danh trong mấy bước
Làm sao năm đức giữ cho ròng.

Tiếng vỗ tay và tiếng cười khoái trá tiếp theo lời thơ. Bỗng một cụ tóc bạc phơ cất giọng. Mọi người nhận ra là bà Chín Minh, nên im phăng phắc để nghe bà "Sư mẫu gà nòi" phán. Bà nói:
- Chú Chiểu làm tới hai bài sao đọc có một?
- Phải rồi! bà Chín dạy đúng. Yêu cầu ông Chiểu đọc luôn bài kia.
- Bà Chín dạy vậy chớ tôi đâu có làm bài nào nữa?
- Chú khoe với tôi chú mới vừa tức cảnh làm thêm một bài đây mà. Ông Chiểu không chối được đành nhận thiệt:
- Bài này tôi làm hồi sáng lúc vừa tới đây, chưa sửa, còn nhiều sơ sót.
- Sơ sót cũng được, cứ đọc nghe chơi.
Ông Chiểu móc tờ giấy trong túi ra đọc tiếp. Giọng ông sang sảng, tay ông ra bộ theo câu thơ:
Cũng là đồng loại, khéo kình gan (2)
Đá chọi làm chi chẵng ngỡ ngàng
Ô cậy thế cao đâm lã vít
Tía toan lòn thấp chém cho tan
Vĩa, vai nghĩ cũng vài thau nước
Mé, sỏ chăng vì mấy tất nhang
Trong thép hãy còn thua lỗ miệng
Ngoài vòng bạc xĩa giữa bàng quan.

Anh Biện của trường gà tiếp tay ngay sau tiếng vỗ tay vừa dứt:
- Phải chi cụ thay chữ Tía ra chữ Ó thì hợp thời quá chừng!
- Sao vậy chú em? – Ông Chiểu hỏi:
- Dạ cháu xin vô phép nói ngang, như sự thực là hiện đang cáp độ giữa con Ô Mặt Lọ Cao Lãnh và con Điều Ó Ô Môn. Con Điều Ó đã phủ sổ nhưng con Mặt Lọ...
Anh Biện dứt ngang vì hai vị sư kê đã ôm gà bước vào bồ đứng vào mỗi đầu chữ “Công”.
Chủ trường tuyên bố:
- Nhang đã tỏ, chuẩn bị nhử gà.
Ông Hội Đồng Bình không thiết gì coi đá. Ông bước xuống ghế đi đến bên Hai Trinh:
- Chú thấy sao chú Hai?
- Dạ chắc ông Hội đã xem vảy Thanh Long của con Ó rồi!
- Có! có! Thanh Long Đao thắng Độc Đao, tôi biết chớ sao không biết!
- Xin ông Hội tính lại. Chớ độ này con Ó mạnh như Rồng và Cọp gộp lại.
Ông Hội rút khăn lau mồ hôi:
- Để tôi ăn độ này cho chú coi!
- Dạ. Ông Hội nhứt định đá?
- Đá chớ bỏ chạy mất tiếng Cao Lãnh mình sao chú!
Hai cha con thằng cháu Sàigòn đang xướt mía và cạp dưa hấu gần đó, thấy ông hội đứng bên bội gà có vẻ suy nghĩ thì tới gần, người cháu nói:
- Thưa cậu, cậu đá đi, cháu phụ.
- Ở đây họ chơi bạc thước, bạc ký không thôi cháu à!
- Dạ, cháu bỏ túi cả vài ngàn xài vặt, nếu cậu cần cháu viết séc.
Độ thứ nhất qua. Độ thứ hai đến, dằng dai hơn một tiếng đồng hồ. Hàng xáo ngoảnh lại chờ độ thứ ba: Ô Mặt Lọ Cao Lãnh – Điều Ó Ô Môn.
Ông Cả Ngọt người to lớn ngồi bên bàn nhang chưa kịp hỏi thì ông Hội Đồng Bình tuyên bố nhận độ. Ông Cả Ngọt hỏi:
- Vô phép hỏi ông bạn định chơi bao nhiêu.
- Dưới một thước một ly tôi không đá.
- Nghĩa là một trăm ngàn đó ông bạn Cao Lãnh. – Ông chủ trường sợ ông Hội không hiểu luật chơi ở đây nên vọt miệng giải thích. – Một trăm là phần chủ, còn hàng xáo là khác nữa.
Người cháu Sàigòn lên tiếng:
- Bi nhiều bi mà ông Cả! – Anh Sàigòn lễ phép – Bẩm Cả, cháu kêu ông Hội Đồng bằng cậu, cháu ở Sàigòn xuống theo cậu coi đá gà chơi, chỉ đem theo chút đỉnh ăn quà vặt, chẳng hay cháu viết séc được không? Ông Cả Ngọt hỏi:
- Chú em ở trển làm nghề gì?
- Dạ cháu bán xe hơi.
- Chú em có được mấy chiếc? Mỗi chiếc giá bao nhiêu?
- Dạ chừng vài trăm chiếc không rõ số chắc chắn, mỗi chiếc từ mười ngàn đến hai chục ngàn.
- Giỡn hoài chú!
- Dạ.
- Chú ở chỗ nào trên Saigòn ?
- Dạ gần rạp Nguyễn Văn Hảo.
Cậu bé ngồi bên cạnh ông Cả bất thần đứng dậy trỏ chàng thiếu niên đứng bên cạnh anh chủ xe Sàigòn:
- Ê mầy cũng biết đá gà nữa sao?
Rồi chạy ta bủa sua bạn. Hai bên mừng nhau cậu bé quay lại ông Cả:
- Nó là bạn học của con ở trường ta-be đó ông nội. Con có đến nhà nó chơi. Nhà nó xe như bù hun vậy, đếm không hết đâu.
Anh chủ xe nói với ông Cả:
- Xe tôi bán không dưới mười ngàn một chiếc. Tôi có thể phụ với cậu tôi mươi mười lăm chiếc để làm vui lòng ông Cả.
Ông Cả Ngọt hơi nhợn. Thằng con nít ở đâu ló mặt ra bảnh vậy. Bèn nói:
- Gà chưa làm sổ để thong thả coi bao nhiêu.
Ông Hội Đồng Bình lôi Hai Trinh ra xa, rỉ tai:
- Mày dám cho gà chém một phát không Hai?
- Chi vậy ông Hội?
- Mà dám không, đừng hỏi “làm chi”?
- Cựa gà chém bất quá như gai quít đâm vậy chớ gì ông Hội.
- Chú dám, tôi thưởng chú 50 giạ lúa.
- Dạ. Xưa Kỷ Tín đem thân mình đỡ ngọn dáo cho Hớn Cao Tổ, tôi mang ơn ông Hội đã nhiều đâu dám chối từ.
Ông Hội trở vô nói với chủ trường:
- Ô Mặt Lọ bao sổ một thước.
Ông chủ trường hỏi lại lần nữa cho chắc:
- Nghĩa là một trăm ngàn đồng tiền độ hả ông Hội?
Ông Hội gật. Anh chủ xe Saigòn tiếp:
- Cậu cứ thả sổ, bên đó muốn nhiêu mình bấy nhiêu.
Dân Hậu Giang biết tiếng con Điều Ó bốn kỳ nên đá ké 20, tổng số là 120.
Anh chủ xe hỏi ông Cả:
- Bẩm Cả xin cho biết. Cả nhận séc hay nhận xe. Nếu nhận xe thì Cả phải cho người lên Sàigòn lái về chớ tôi không có người lái xuống đây. Năm ngoái ông Cả Bé ở Gia Rai lên mua một lần ba chiếc, một chiếc chở cây can, một chiếc chở cái nón của ổng, còn một chiếc ổng ngồi. Báo hại tôi phải tốn ba người tài xế, mất sở hụi quá!
Ông Cả cười vểng râu cằm:
- Chú lo dữ hôn! Chưa có ăn thua mà! Nhưng chú muốn cách nào tôi ưng cách ấy.
Sư kê chưa đem gà vô mà hàng xáo bên con Điều Ó quăng bạc ăn bảy rần rần. Ông Hội Đồng Hoài không khứng độ này lắm, nhưng vì bạn gà đồng hương nên cũng đá ké vị tình con Ô Mặt Lọ mười ghim. Còn ông Hội Đồng Bình thì bảo thầy Năm:
- Tôi phiền thầy bắt tiếp hết bạc ăn bảy ăn sáu cho tôi.
Thầy Năm ái ngại, nhưng vẫn làm theo lời ông. Bạc hàng xáo quăng quá sức ghi không kịp thầy phải nhờ thằng Đặng nhớ giúp.
Chủ trường bước ra trước bàn nước tuyên bố:
- Tỏ nhang!
Hai sư kê bồng gà vào, mỗi người ngồi ở đầu chữ ”công” chờ lịnh. Điều Ó cất tiếng gáy dũng mãnh háo thắng: “Gã kia xuống ngựa qui hàng!” Ô Mặt Lọ chỉ niển đầu lắng nghe và "cục tác" hai tiếng ra vẻ bảo: "Khoan đã, đừng có diệu võ dương oai!"
Hai Trinh mặc quần trắng, gi-lê trắng lòi hai cánh tay gân guốc, khăn nước cắn chéo ở góc mép quật lên vai. Thằng Đặng rót đưa Hai Trinh một ống trúc nước. Hai Trinh hớp một nửa phun sương cặp giản đồng của đại tướng mặt lọ, còn một nửa cho tướng thấm giọng. Xong Hai Trinh chà tay dưới đất ngán mỏ đất và xát tay vào bắp và chân trong nách gà cho ấm.
Hai Trinh vuốt chòm lông cổ gà và rù rì:
- Ráng nghe con Ô. Phải thời một cựa là con vinh qui bái tổ!
Keng! Đồng xu nước rớt. Giờ phút thiêng liêng đã điểm. Ông chủ trường móc trong túi ra một chiếc khăn trắng, nhúng nước vắt thật khô rồi lau cựa cả hai con gà. Xong, ông còn giở cánh gà lên lau nách cho chúng, nhưng cũng chưa hết. Ông bảo hai ông sư kê lật hai bàn tay đưa ra ông xem đề phòng móng tay nhọn lén đâm bầu diều gà. Mỗi ông sư kê ôm gà mình rồi chia ra phía trước. Hai con chiến kê sừng lông cổ tiến tới.
Ông chủ trường mới hô:
- Thả gà! Buông đuôi ăn trót.
Ông chủ trường đề phòng mọi cách gian lận như tẩm nọc rắn vào cựa, thoa xạ chồn vào bên trong cánh gà.
Sư kê Điều Ó phóng gà tới trước. Hai Trinh cũng đẩy gà mình tới nghinh chiến nhưng chưa buông hẳn con Ô Mặt Lọ ra. Cánh tay trái vòng ra trước che ức cho nó. Điều Ó hung hăng và nhanh như chớp phóng nạp liền.
Máu xối xuống đất. Ông Cả ngọt gật gù và vuốt râu. Hàng xáo la lên. Bên phía Điều Ó vỗ tay ré lên khoái trá và quăng bạc lia lịa.
- Bể vựa lúa Mặt Lọ rồi!
- Thủng bàu diều Tiểu thư Mặt Lọ rồi!
- Ăn sáu một chục cặp đây.
- Ăn năm, muốn mấy cặp bắt mấy cặp.
Hai Trinh không màn vết thương trên tay. Hai Trinh không rõ ý ông Hội bảo anh che ức con Ô Mặt Lọ là có ý nghĩa gì nhưng chắc chắn cú nạp đó không làm gà mình bị thương tích. Vậy là tốt rồi. Người sư kê thương gà như con. Cha mà đỡ được cặp cựa cho con càng quí.
Hai Trinh giơ cánh tay bị thương lên và nói:
- Xin phép chủ trường cho tôi băng cánh tay rồi đá tiếp!
Ông chủ trường gật đầu.
Ông Hội Đồng đã chuẩn bị sẵn. Chỉ nháy mắt là băng bó xong. Ông nghĩ thầm: Con Điều Ó ác thật. Cặp cựa phóng lút. Nếu không có cánh tay Hai Trinh đỡ thì Ô Mặt Lọ đã thủng bàu diều và tình thế đã chuyển từ huề xuống thua. Hàng xáo phía Điều Ó quăng bạc năm ăn sáu như mưa.
Chủ trường ban lịnh thả gà. Phe Điều Ó vẫn quăng bạc như cũ. Phe Mặt Lọ rụt rè, chỉ vài người đưa tay nghéo. Mặt Lọ bị đá tắp vô bồ mấy lần nhưng gượng đứng lên được. Tiếng la ré vang dội lấn áp hẳn phe kia. Mặt Lọ nạp thưa, đòn nhẹ có vẻ như ngán đối thủ. Nó rà cần xuống sát đất nhìn vào cặp cán của Điều Ó. Cử chỉ đó làng gà nòi gọi là soi vảy hoặc so chân. Thỉnh thoảng mới vô vỉa, đá kẹt được một đòn rồi lui ra không để cho địch thủ kèo trên.
Keng! Đồng xu bị đứt sợi chỉ rơi trên mặt dĩa chấm dứt nước nhứt. Hai Trình nhanh nhẹn chạy tới xớt gà mình giơ lên. Con Điều Ó hăng hái đuổi theo làm cho phe hàng xáo vỗ tay rầm rầm vì thấy Điều Ó thắng thế.
Hai Trinh ôm Ô Mặt Lọ lùi ra gốc cột chỗ ông Hội Đồng và thầy Năm đang ngồi.
Thầy Năm hòm sẵn kim chỉ, dao miểng và các dụng cụ cần thiết cho việc may vá điều trị chớp nhoáng các vết thương. Ông Hội Đồng mang kiếng đưa tay nhè nhẹ giở cánh, xem cổ, sờ đùi và vạch lông khắp mình con Lọ để tìm vết. Lạ này! Con Điều Ó đá như mưa bão, áp đảo con Mặt Lọ suốt nước nhứt.. .. Ông nói với thầy Năm:
- Thầy Năm cất dao miểng kim chỉ đi!
- Ông Hội không thấy vết nào sao?
- Thầy Năm tỏ mắt thì tìm thử coi, chớ tôi thì không thấy gì hết.
- Lạ quá! Ông Hội thấy con Ó có vảy Thanh Long phải không?
- Phải. Nó được mệnh danh là Triệu Tử Long bốn kỳ mà!
Ông Hội mừng thầm: Nếu vậy thì sự dự đoán của mình chắc không sai! Rồi ông rỉ tai Hai Trinh:
- Nước nhì mình lượm bạc. Nếu không thì qua nước ba. Chắc chắn mình sẽ ăn độ này.
Hai Trinh cũng lấy làm lạ. Không hiểu được tại sao con Ó hùng lực vậy mà không gây thương tích gì cho con Lọ? Làm sư kê cả chục năm, nhưng chưa gặp trường hợp nào như vậy.
Hai Trinh thả gà, ngồi lui lại. Cánh tay bị cựa ê ê. Hai Trinh đưa lên, thấy máu thấm qua vải băng. Hai Trinh vẫn không hiểu việc ông Hội bảo mình làm như thế là nghĩa gì.
Trong lúc đó cặp địch thủ vẫn quần nhau ở chiến trường. Mặt Lọ có trả đòn khá hơn ở nước nhứt, nhưng vẫn bị Điều Ó áp đảo bằng những miếng đá sỏ rất đau làm cho Hai Trinh phải méo mặt. Hai Trinh tưởng tượng máu của Mặt Lọ phải đổ đầy đất. Nó hơi yếu thế phải tìm cách chui vào cánh để đá vỉa vớt hoặc tránh đòn nhưng Điều Ó rất khôn không cho Mặt Lọ lủi vào cánh mình.
Sư kê của Điều Ó là một lão già đen như gỗ mun, đầu bạc phếu. Đặc biệt cặp mắt lão ti hí như che kín những mưu độc bên trong. Lão ta chỏi hai tay mọp sát đất theo dõi từng cú đá của gà nhà. Sau mỗi cái nhảy của Điều Ó lão kêu kên như để ông Cả Ngọt nghe mà liệu bề quăng bạc.
- Chém cần!... Đâm gần hang cua!... Chém kẹt đùi... v.v... Ông Cả Ngọt tin lão lắm. Có lẽ lão là “dưỡng phụ” của bầy gà chiến của ông nên lão thuộc nết đá của từng con, đặc biệt con Linh kê Điều Ó có vảy Thanh Long này. Ông Cả Ngọt nghe lão sư kê “thông báo” từng “đường gươm”, ông chờ đợi đối thủ lảo đảo, quay mòng, ngả quỵ... hoặc cuốn vó chạy dài để phóng bạc bất ngờ đánh đối phương bằng những đòn tâm lý ác nghiệt, nhưng qua hết nước hai, ông nhìn sang con Mặt Lọ, ông thấy nó vẫn khỏe ru, lông lá không bê bết máu, cần vẫn cất cao, mắt vẫn tinh anh.
Mọi thường đâu có vậy. Ó nập sát đầu là đối phương tử thương ngay, chậm lắm là một phần ba nhang nước nhứt.
Ông ngoắc lão sư kê tới, hất hàm. Ông sư kê nói nhỏ:
- Không sai đâu Cả! Gà không ăn sớm ắt ăn khuya.
Ông Cả Ngọt vẫn ngồi không yên. Ông cảm thấy con Điều Ó mất nhuệ khí.
Đồng xu lại rơi. Tiếng khua sắc làm ông giựt mình, lão sư kê ôm con Điều Ó tới trước mặt trình diện. Ông xem qua thấy con gà không bị vít nào nặng. Điều đó làm ông tin tưởng con Ó sẽ ăn nước khuya như sư kê vừa nói.
Trong lúc bên Mặt Lọ thì bao vây kỹ gã hiệp sĩ của mình không cho cặp mắt lạ nào dòm ngó. Còn ông Hội Đồng Bình thì tỏ ra buồn rầu. Ông không chăm sóc vết thương cho đứa con cưng mình nữa.
Ông ngồi ngoài vòng người để dễ dòm bốn phía canh chừng điếm gà. Chốc chốc ông quay lại bảo (ăn rập với lời rao sư kê Điều Ó lúc nảy):
- Coi vít trong trái chanh có nặng không?
- Máu bầm trong kẹt đùi nó!
- Cái vít gần hang cua có sâu không?
Ông vừa nói vừa liếc qua phía Điều Ó. Ông thấy lão đầu bạc vừa nói vừa ra bộ với ông Cả Ngọt. Ông này gật gù tỏ vẻ vừa lòng. Ông Hội Đồng Hoài tiếp tay om nước con Mặt Lọ. Ông cũng phụ lời nói của ông Hội Đồng Bình. Ông nói hơi to cố ý cho phía Điều Ó nghe.
- Vít gần hang cua ra máu đen dữ quá anh Hội!
Vào nước ba, ông Cả Ngọt hy vọng tràn trề. Nhưng cháy gần hết sợi chỉ mà Mặt Lọ cứ trơ trơ. Nó lại có phần vượng sức hơn nước nhì. Ông Cả hơi sốt ruột. Mồ hôi hai bên thái dương bắt đầu rịn ra rồi chảy có giọt. Thằng bé mở chiếc quạt giấy quơ quơ tạo một sự dễ chịu cho ông.
Hai cần gà kèo vào nhau. Hai cái mỏ tìm chỗ để níu đá. Con Điều Ó bất thần lủi xuống lườn con Mặt Lọ ra sau đuôi... Ông Cả vỗ đùi la như ra lệnh:
- Chém chết nó con Điều!
Con Điều luồn ra sau quay cổ lại.
- Chém Mã kỵ nó con! – Lão sư kê đầu bạc biết nết con gà nên quát. Hình như con Mặt Lọ hiểu ý kẻ địch. Thay vì để đối thủ nắm đầu đá (cú đá này nhà nghề gọi là miếng lật vung, lật xuồng, hoặc lật mộ. Thường là chém ngay lưng lủng phổi), con Mặt Lọ lại hụp xuống. Con Điều Ó chồm tới cắn đầu nhưng bị hẩng quá đà chúi lúi và cắm đầu. Mặt Lọ bước tới nhảy chân tiên một phát nhẹ nhàng như không, chỉ nghe một tiếng “rố...ốc” nhỏ.
Con Điều Ó lảo đảo giăng thẳng hai cánh rồi ngẩng cổ lên như cổ hạc thờ. Hàng xáo reo lên ầm ầm vì nghĩ rằng nó sẽ trả đòn mãnh liệt, nhưng chàng hiệp sĩ lại chậm chậm xếp giáp và gục cổ xuống, rồi từ từ ngả khụy êm ái trên nền đất đã từng chứng kiến nhiều chiến thắng oanh liệt của mình.
Đầu nó nhủi xuống vạch một đường máu dài rồi dừng lại, đuôi nó xòe tất cả lông ra và nhỏng lên như muốn nói tiếng vĩnh biệt với chủ kê, sư kê và hàng xáo, rồi hai chân nó sụm xuống, toàn thân ngã ngang. Hai chân run run như lời trăn trối.
Lão sư kê đầu bạc vọt tới định ôm con gà. Nhưng ông Hội Đồng Bình giơ tay ngăn:
- Không được bắt, phải chờ lệnh chủ trường.
Chủ trường gà bước ra khỏi ghế, đứng bên mé bồ giơ tay phán:
- Chủ kê, sư kê và hàng xáo hai bên không được động thủ. Nếu ai vào ôm gà nào trước thì con đó kể như thua.
Trong lúc Ô Mặt Lọ ngẩng cổ cục tác vang rân.
Mọi người nín thở. Con Điều Ó vảy hai cánh xạch xạch chòi chòi cặp chân rồi im hẳn. Ông chủ trường nhẹ nhàng bước tới cúi xuống xem bên này bên kia con Điều Ó rồi quay ra trịnh trọng tuyên bố:
- Con Điều Ó đã nhắm mắt và hết nhúc nhích. Cho phép hai bên bắt gà và nhử lại ba lần như đã nói trong nội qui trường.
Lão sư kê đầu bạc nhanh như chớp lao tới ôm con gà lên, tay bợ lườn, tay kéo cần nó lên áp miệng vào vừa “hà” hơi ấm vừa mút máu.
Hàng xáo ùa ra vây quanh xem tình thế của gà nhà. Ông Cả Ngọt bệ vệ bước tới. Lão sư kê đầu bạc run run giọng:
- Bẩm Cả, không sao đâu. Nó bị cắn sỏ nên bất tỉnh đó thôi.
Ông Cả Ngọt móc trong lưng lấy ra một cái túi gấm, chẩm rải mở ra, thọc hai ngón tay chuối mẳng vào kẹp ra một huờn thuốc nhỏ bằng hột đậu nành, trong khi lão sư kê nhanh nhẩu banh mỏ con gà ra. Ông Cả bỏ viên thuốc và thọc luôn ngón tay vào miệng con gà. Ông vừa rút ngón tay ra thì một ống trúc bằng ngón tay cái chứa đầy nước được đưa tới.
Lão sư kê trâm lầm thầm vài câu như thần chú, rồi rót vào họng gà. Lão vuốt dạ hầu gà và há miệng ra ngậm cần gà mòng hà hơi từ cạnh mòng tới hang cua, rà lên xuống hai ba lượt như truyền sức mạnh cho nó. Mắt con Điều Ó đang nhắm nghiền bỗng mi mắt cử động nhè nhẹ.
Lão sư kê lấy chiếc "khăn phép" của lão choàng lên mình nó rồi lại đọc lâm râm. Không ai – ngoài ông Cả Ngọt – hiểu việc đó có tác động gì, nhưng người ta tin rằng lão có phép cải tử huờn sanh.
Nhang om nước đã cháy hết nhưng chưa đứt sợi chỉ cho nên đồng xu vẫn còn treo. Ông Hội Đồng Hoài nhắc ông chủ trường. Ông chủ trường nhìn lại thấy sợi chỉ thay vì ở cuối nhang om lại bị dời vô đầu nhang nước cho nên nhang om đã hết từ lâu mà đồng xu không rớt. Đó là do bàn tay tụi điếm gà. Tụi này thừa lúc hàng xáo chộn rộn thì dời sợi chỉ để kéo dài thời giờ có lợi cho bên gà lâm nguy.
Ông chủ trường biết tụi điếm gà này ăn tiền của ai để tráo trở vậy, nhưng ông không muốn có sự cải vả đưa đến xô xát. Ông cứ bình tỉnh tuyên bố:
- Hai bên sư kê ôm gà ra nhử lại!
Bạc ăn năm ăn bốn bên Mặt Lọ quăng ra rào rào. Tay từ rừng hàng xáo mọc ra tua tủa. Lão sư kê vừa bước vừa hạ cần con Điều Ó và chậm chạp ngồi ở đầu chữ công, con Điều Ó đã mở mắt nhưng cặp mắt hết thần sắc.
Hai Trinh đưa con Mặt Lọ ra. Con Điều Ó ngoách sang một bên. Con Mặt Lọ chồm tới mổ nhưng Ó không phản ứng.
- Thả gà -   Chủ trường tuyên bố.
Hai bên bắt đi thả lại hai lần. Đến lần thứ ba, lão sư kê đầu bạc vừa đứng dậy chưa kịp quay lưng thì con Điều Ó ngã khụyu êm ru không giãy giụa.
Ông chủ trường phán quyết ngay:
- Điều Ó thua.
Hàng xáo hai bên ù ra chật bít vòng bồ như chân nhang trong vùa, mỗi người một tiếng. Có người la to:
- Mình bị điếm Cao Lãnh rồi!
- Họ tẩm cựa nọc rắn!
- Không chịu thua! Không chịu thua!
Đợi cho tiếng người bớt ồn ào, ông chủ trường bảo:
- Ở đây toàn là anh hùng hào kiệt. Chơi bời ăn thua đều có qui tắc không ai được nói ngang, làm ngang. Con Điều Ó chết tại trường là thua!... Còn nói bên Cao Lãnh chơi điếm thì bằng chứng đâu? Trước khi thả gà tôi đã lau cựa và nách, cánh gà của hai bên đề phòng họ xài nọc rắn hổ và xạ chồn. Bây giờ Điều Ó chết, mấy người mới nói. Tại sao không nói trước kia?
Bỗng đâu từ sau bàn nhang hai người đàn ông ở trần xách một bao bòng bột bước ra. Da họ đen như da lão sư kê, lại thêm xâm mình khắp ngực lưng và cánh tay. Một người nói tiếng lơ lớ như tiếng Miên:
- Hai đứa tôi gửi ngành thầu của trường nhưng không đưa vì bên Mặt Lọ xài bùa ếm con Điều Ó.
Trong hai gã lực lưỡng, bộ mặt hầm hừ, cặp mắt trắng để lộ vẽ dữ tợn, ông Hội Đồng Bình chỉ biết nhìn ông chủ trường. Ông chủ trường ngó con Hùm Xám Ô Môn.
Ông Cả Ngọt, râu tóc dựng lên cả. Ông vẩy tay lão sư kê:
- Bồng con Điều Ó lại tôi xem.
Lão sư kê vớt con Điều Ó lên. Cổ nó dịu oặc lòng thòng như không xương. Ông Cả Ngọt ôm con gà vào lòng. Nước mắt tuôn ròng ròng. Ông gục đầu vào xác nó tưới nước mắt và nức nở nghẹn ngào:
- Tại ba cho nên con mới ra nông nỗi này. Sách Kinh Kê có bảo ăn ba độ thì thôi. Đá thêm sẽ bị phản độ. Ba không tin vì thấy con còn oai dũng lạ thường. Ba định thắng trận này sẽ cho con nghỉ ngơi, nào dè đâu con tử chiến. Chết rồi mà còn nuối lại vài phút để nhìn ba phải không con? Hu...hu...
Cả trường gà im thin thít. Ông Cả Ngọt ngẩng lên, mắt đầm đìa nước mắt, nói với ông chủ trường và ông Hội Đồng Bình bằng giọng rắn rõi:
- Tôi nhận chung tiền cho ông Hội, nhưng xin đừng nói con Điều Ó của tôi thua.
Ông Hội Đồng Bình bước tới đứng trước mặt ông Cả Ngọt, cất giọng sang sảng:
- Tôi xin bái phục tinh thần thượng võ của xứ Hậu Giang. Xin mời có dịp nào đến đất Cao Lãnh của tôi để được thù tạc.


(1) & (2) Hai bài thơ Đường trên đây do tác giả là Cai Tổng Lê Quang Chiểu làm năm 1903 in trong tập san Hiếu Cổ số 1 của Vương Hồng Sển.

Trích đoạn từ BUỒNG CAU TRỖ NGƯỢC - tác giả XUÂN VŨ 




Quay trở về đầu Xem chindonco's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi chindonco
 
vuan97
Hội Viên
Hội Viên


Đã tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 239
Msg 5 of 5: Đã gửi: 24 August 2010 lúc 12:20am | Đã lưu IP Trích dẫn vuan97

Hay tuyệt!

Quay trở về đầu Xem vuan97's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi vuan97
 

Nếu muốn gửi bài trả lời, trước tiên bạn phải đang nhập
Nếu chưa ghi danh, bạn phải Tham gia

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm dò ý kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm dò



Trang này đã được tạo ra trong 1.6377 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐÃ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO