Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 76 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi
 TUVILYSO.net : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: Tam Hóa Liên Châu - Van Helsing Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
MCapri
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 1 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 5:15am | Đă lưu IP Trích dẫn MCapri

Đây là bài trích từ topic Tam Hóa Liên Châu của Van Helsing. Topic này có rất nhiều trang, nhưng có một số nội dung không liên quan đến topic nên MCapri loại bỏ bớt, cũng như loại bỏ về vụ sinh mổ... với mục đích để nội dung tam hóa liên châu không bị pha loăng

 

Quay trở về đầu Xem MCapri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi MCapri
 
MCapri
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 2 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 5:17am | Đă lưu IP Trích dẫn MCapri

Tam hoá liên châu cách

Tốt như thế nào ? Và tại sao tuổi Canh mới có ?

Dùng Ngũ sự để giải th́ ta có thể thấy ngay đây chỉ là một quan cách không phải là vương cách.

Ẩn ư : Khoa(học hành, thi cử) -> Quyền (ra làm quan) -> Lộc (giàu sang phú quư)

Tại sao không đề cập tới H.Kỵ. Là v́ H.Kỵ ẩn vào chữ Canh biến thành cô (đơn, một ḿnh) và trên lá số vị trí của sao H.Kỵ không được đồng cung với 3 hoá kia .

Tam hoá liên châu không phải là 3 hoá đi liền nhau ( ở 3 cung liên tiếp ) mà là : Khoa thủ mệnh, Quyền cư quan, và Lộc cư tài.

Điểm tinh tế của cách này lại là ở tại H.Kỵ

Ví dụ :

Kỵ ở cung phúc th́ ḍng họ ít người, hay là b́nh thường, đến thời người này th́ nổi trội. Kỵ ở Huynh đệ th́ là ít anh em (hay là con một), hay anh em tầm thường th́ người này nổi trội.

Ở cung thê th́ vợ tầm thường, xấu nhưng ḿnh hiển vinh ( Nói thêm : cho nên trong các truyện cổ dân gian có ư răn dậy là khi sang giầu rồi th́ đừng bỏ vợ là v́ điểm này).v.v…

Lưu ư :

Tính của Hoá kỵ là bế tàng, chậm muộn, và là một ḿnh (cô đơn). Ngược lại là dụng khắc thể, th́ là sai rồi !!!

Hóa Khoa tuy là đệ nhất gỉai thần nhưng không giải được các tai nạn do “sắc” gây ra v́ “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, có thể chết một cách “êm ái”

-------------

Từ đây ta sẽ thấy rất nhiều hướng để triển khai thêm khi phối hợp với các sao khác, rồi c̣n vị trí của Khoa tại tứ chính , tứ mộ hay tứ sinh, rồi phối ngũ hành … th́ học ngành ǵ, làm nghề ǵ, giầu như thế nào v.v… Rơ ràng các bạn đọc thấy Van Helsing tôi không thể nào nói hết ra được v́ quá nhiều

Đó là thời hoàng kim (Thu giang Nguyễn duy Cần - phối hợp với thời gian và Dương, Âm) , chứ c̣n thời bây giờ … chẳng cần đến khoa mà vẫn có quyền cao , lộc quá trời nhiều nhiều có sao đâu !!! (cái này Trần tiên sinh đọc được là cười tại chỗ này)

Tùy thời, tùy thế. V́ thời v́ thế, thế thời vẫn biến được :

Đảo lại 2 vế sau sẽ có một ư nghĩa mới mà Bill Gate là một chứng minh :

Khoa /Mộc sinh Lộc/Hỏa sinh Quyền/Thổ trước rồi sinh kim – mấy triệu người đang dùng hệ điều hành Windows ? Tự nó, số đông user là đă có quyền (thổ sinh kim) (tán mà không tụ ) .

Dân giàu th́ nước cường .

Thân tặng tất cà bạn đọc,

Mùa giáng sinh 2006

Van Helsing



Sửa lại bởi MCapri : 19 May 2010 lúc 5:19am
Quay trở về đầu Xem MCapri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi MCapri
 
MCapri
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 3 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 5:30am | Đă lưu IP Trích dẫn MCapri

Van Helsing đă viết:

Tôi có nhận được một câu hỏi qua email có liên quan đến cách Tam hoá liên châu đại ư như sau :

     - …chữ LIÊN là liên tục, liên tiếp do đó 3 Hoá phải nằm tại 3 cung liên tiếp nhau…

 Cách lập luận này thấy rất thuận lư. Bi giờ các cao thủ cũng tề tụ về đây gần đủ, rắn nước chúa đảo có, rắn khô mộc nhỏ, hi… hihi , h́nh như cũng đă chịu nhập cuộc. Vậy bi giờ có nên gầy lại “vấn nạn” này cùng nhau giải quyết, hổng biết có hợp thời chưa nè .

 Tôi khai hỏa trước nhé :

1.       Thái Dương (viết tắt là Nhật), Vũ Khúc (viết tắt là Vũ), Thiên Đồng (viết tắt là Đồng) luôn luôn đi liên tiếp nhau trong cách an 14 chính tinh: Đồng rồi tới Vũ rồi tới Nhật.

2.       Tứ Hoá an theo tuổi Canh th́ có 2 cách an :

a)       Canh : Nhật – Vũ – Đồng – Âm,

b)      Canh: Nhật – Vũ – Âm – Đồng

3.       Người hỏi tôi câu này (qua email) tuy không nói chọn cách an là a) hay b) nhưng tôi có thể hiểu qua câu hỏi, người này mặc định là chọn cách a) v́ an theo cách a) ta sẽ có 3 Hoá liên kề là Lộc-Quyền-Khoa. C̣n an theo cách b) ta có 3 Hoá liên kề là Lộc-Quyền-Kỵ. Mà Hoá Kỵ th́ trong sách vở đều ghi đại ư là xấu, đa số đông học TV cũng không ưa thích H.Kỵ (ư cho Kỵ là xấu th́ để bàn sau).

So sánh giữa Lộc-Quyền-Khoa và Lộc-Quyền-Kỵ th́ chẳng cần phải là cao thủ, chẳng cần phải tốn mấy mươi năm nghiên cứu, chỉ mới là tập tành xem TV th́ ai ai cũng “mê tít tḥ ḷ” Lộc-Quyền-Khoa rồi, đúng không nào … hi hi hi,

cho nên cách an a) là thuận t́nh, hợp lư vô cùng rồi,  an theo cách b) dễ dầu ǵ mà được chấp nhận.

Hơn nữa phái Đông A rất “nặng kư” trong quá khứ trong làng TV miền Nam cũng ủng hộ cách an a).

4.       Ok, bi giờ phân tích theo cách an a) , ta thấy có các trường hợp sau :

4.1.  Mệnh có Đồng/ Khoa kế tiếp Phụ có Vũ/ Quyền kế tiếp Phúc có Nhật/ Lộc

4.2. Huynh có Đồng/ Khoa kế tiếp Mệnh có Vũ/ Quyền kế tiếp Phụ có Nhật/ Lộc

4.3. Phối có Đồng/ Khoa kế tiếp Huynh có Vũ/ Quyền kế tiếp Mệnh có Nhật/ Lộc

So sánh trong 3 trường hợp này th́ trường hợp 4.1 đối với dương nam là ngon lành nhất v́ đại vận đi thuận Mệnh/Khoa - Phụ/Quyền – Phúc/Lộc.

C̣n Dương nữ (v́ sinh năm Canh nên nữ là Dương nữ) th́ không tồt bằng v́ đại vận đi ngược, Quyền-Lộc ở sau lưng. Không có trường hợp âm nam ở đây (v́ là năm Canh th́ không thể là âm nam hay âm nữ) .

Nếu là nữ th́ là trường hợp 4.3 là ngon lành hơn nam v́ phối hợp với đại vận th́ dương nữ đi nghịch nên Mệnh/Lộc – Huynh/Quyền – Phu/Khoa.



Sửa lại bởi MCapri : 19 May 2010 lúc 5:36am
Quay trở về đầu Xem MCapri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi MCapri
 
MCapri
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 4 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 5:36am | Đă lưu IP Trích dẫn MCapri

VDTT bàn luận:

Theo bài toán tứ Hóa mà tôi đă tính ra (nhờ sự chỉ đường của ông Tạ Phồn Trị) th́ can Canh là Nhật Vũ Âm Đồng, nghĩa là tuổi Canh không chắc chắn có tam hóa liên châu. Nhưng thiếu ǵ trường hợp có tam hóa liên châu (kể cả tuổi Canh). Xin liệt kê sau đây:

1.       Ất Cơ Lương Tử Nguyệt (Cự Cơ Lộc, Tử Tướng Khoa, Lương Quyền), ba cung Măo Th́n Tỵ hoặc Dậu Tuất Hợi.

2.       Mậu Tham Nguyệt Hữu Cơ (Nguyệt Quyền, Tham Lộc, Hữu Khoa), mọi cung.

3.       Canh Nhật Vũ Âm Đồng (Đồng Âm Khoa Kỵ, Vũ Tham Quyền, Cự Nhật Lộc), ba cung Tư Sửu Dần hoặc Ngọ Mùi Thân.

4.       Tân Cự Nhật Khúc Xương (Cự Lộc, Nhật Quyền, Khúc Khoa) ở 3 cung Sửu Dần Măo và Mùi Thân Dậu.

5.       Nhâm Lương Vi Phụ Vũ (Tử Quyền, Lương Lộc, Tả Khoa) ở dọc cung Măo đến Ngọ và Dậu đến Tí.

Gồm 2 can âm, 3 can dương. Khá cân xứng.

 

Nguyenhoacai01 bàn luận:

Tam hoá liên châu cách

Tốt như thế nào ? Và tại sao tuổi Canh mới có ?

HỔNG đồng ư, tuổi khác cũng có, ví dụ tuổi Ất có Khoa tại Th́n, Quyền tại Tị và Lộc tại Măo sáng láng huy hoàng!

Liên châu tức 3 sao Khoa Quyền Lộc dàn đội h́nh chữ nhất, đứng sát cạnh nhau như đồng minh trên cùng chiến tuyến khắng khít và giúp đỡ lẫn nhau !

Nhưng cho dù liên châu hay củng chiếu (tức 3 sao an trong tam hợp hay cung Di hướng về Mệnh hay Thân hay bản cung nào đó), coi chừng Hóa Kỵ phá bỉnh thành tam hóa hận đời ! Tức là thấy có vẽ ngon lành nhưng hóa ra ngậm đắng nuốt cay thế nào khi Kỵ an đúng chỗ, tạo phá cách,  phá nát cách hay đẹp của 3 Hóa đàn anh của đứa em út khắc nghiệt tên là CỜ I KI NẶNG KỴ !

Tam Hóa là huy chuơng đeo lên người, cần phải có thực lực và chính danh, c̣n không đời chỉ là hư ảo !

 

Quay trở về đầu Xem MCapri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi MCapri
 
MCapri
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 5 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 5:44am | Đă lưu IP Trích dẫn MCapri

Van Helsing - Trở lại đề tài tam Hóa

Bây giờ th́ vấn đề có lẽ đă sáng tỏ hơn một chút rồi. Không phải tuổi Canh là duy nhất có khả năng có 3 Hóa liên châu. Ô. VDTT liệt kê ra 5 tuổi Ất, Mậu, Canh, Tân và Nhâm (2 can âm và 3 can dương). Tôi chọn thêm một ví dụ nữa để bạn đọc có thêm minh họa,

Giả sử ông X sinh năm Mậu, tháng 3, giờ thân (ngày 13 hoặc 21 hoặc 23)

Như vậy Mệnh lập tại Thân có Tử Phủ + Hữu Bật + Khoa ; Phụ có Thái âm tại Dậu + Quyền ; Phúc tại Tuất có Tham + H.Lộc . Cũng là một dăy liên tục Khoa-Quyền-Lộc .

Tóm lại, 5 can tuổi trên vẫn có thể có tam Hoá liên châu theo cách hiểu (dễ hiểu nhất) của số đông mọi người. Và có lẽ cũng được số đông mọi người chấp nhận .

Thế nhưng nếu chữ Liên trong cách Tam Hoá Liên Châu mà ta cho là có ư nói đến vị trí rồi đi đến kết luận là Tam Hoá Liên Châu tức là 3 Hóa phải ở vị trí liền kề th́ ta thấy cung Mệnh cũng chỉ có 1 Hóa , 2 Hóa kia đóng tại 2 cung hoặc là Phụ - Phúc ; hoặc là Phối – Huynh ; hoặc là Huynh – Phụ .

Vậy trong trường hợp 3 Hoá liền kề này sự thụ hưởng cái tốt cũng chỉ có một Hóa đóng ngay cung mệnh là trực tiếp, c̣n 2 Hóa kia sự thụ hưởng cái tốt là gián tiếp.

Mà chữ Liên này có phải duy nhất chỉ hàm nghĩa là vị trí không thôi hay sao ?

(tạm dừng lại một chút để bạn đọc suy nghĩ thêm và cho thêm ư kiến )

 

Ư kiến của dinhvantan:

Theo biết và hiểu th́ Tam Hóa liên châu là phải 3 hóa đi liền nhau 3 cung (không kể hóa kỵ) . Như vậy tuổi Canh là dễ gặp

 

B́nh luận của Nguyenhoacai01:

Xét về tốt xâ'u, tam hóa liên châu một khi bị Triệt hay Tuần xen vào giữa tức bị là gián đoạn, không c̣n tuơng trợ kết nối, lại trở thành chuỗi ngọc bị đứt tung tóe các hột châu khắp nơi .

Theo thiễn nghĩ, chỉ có 2 tuổi Canh và Ất mới  hội đủ cách Tam HÓA Liên Châu không bị Tuần Triệt làm mẻ !

 

Ư kiến của Phuclong:

Tam Hóa Liên Châu làm sao tốt bằng Tam Hóa Củng Mệnh. Mệnh 1 Hóa, Quan 1 Hóa, Tài 1 Hóa th́ tuyệt nhất ... nếu Thân nằm trong tam hợp Mệnh th́ tuyệt nữa.

Tử Vi Phú có vài câu về Tam Hóa như sau:

-          Tam Hóa Liên Châu phúc tất trùng lai

-          Khoa Quyền Lộc hợp phú quư song toàn

-          Khoa Quyền Lộc vọng danh dư chiêu chương

-          Khoa Quyền Lộc giáp vi quí cách

Qua những câu phú trên th́ cũng cho thấy cách nào quí hơn rồi. Nếu Mệnh, Thân, Quan, hoặc Tài có Tam Hóa Liên Châu th́ chính cung đắc 1 Hóa, và đồng thời hưởng được cách giáp nữa. Nếu Mệnh có Tam Hóa Liên Châu th́ tốt nhất, lúc đó 1 Hóa th́ vào Huynh Đệ, 1 Hóa th́ vào Phụ Mẫu ... như vậy cha mẹ anh chị em đều "đẹp", xuất thân "quí hiển" ... nhưng sao bằng được Tam Hóa Củng Mệnh, Củng th́ thực lực hơn Liên Châu .

 

VDTT bàn luận:

Chỉ 4 tuổi sau đây có thể có cách tam hóa củng mệnh (c̣n gọi là tam kỳ gia hội, tam kỳ giao hội ...)

GIÁP    Liêm Phá Vũ (Dương)
BÍNH    Đồng Cơ Xương (Liêm)
ĐINH    Nguyệt Đồng Cơ (Cự)
TÂN      Cự Nhật Khúc (Xương)

2 can âm, 2 can dương, rất cân xứng.

 

Quay trở về đầu Xem MCapri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi MCapri
 
MCapri
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 6 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 5:49am | Đă lưu IP Trích dẫn MCapri

Van Helsing luận về khía cạnh ḍng thời gian liên tục:

T́m hiểu thêm về khía cạnh Thời gian của Tam Hợp : TUẾ HẬU/TUẾ HỢP

Ta biết rằng khi phối 10 Can vào 12 Chi th́ 60 là bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12. 60 chia cho 12 được 5 lần, đó chỉ đơn thuần là các con toán số. Bây giờ phối thêm ư vào ta thấy :

·         1 ngày có 12 giờ, 5 ngày = 60 giờ . Cứ sau 5 ngày th́ Can và Chi trở lại như cũ.

·         1 năm có 12 tháng, 5 năm = 60 tháng . Cứ sau 5 năm th́ Can và Chi trở lại như cũ.

So sánh : Thân-Tư-Th́n ; Hợi-Măo-mùi ; Dần-Ngọ-Tuất ; Tỵ-Dậu-sửu

Cả 4 tam hợp này đều có tính chất cách nhau 5 cung ( ví dụ Tư đến th́n là 5; Th́n đến Thân là 5; Thân đến Tư là 5 …).

Ở trên tôi dùng từ tháng (1 năm có 12 tháng) theo nghĩa phổ thông nhất chưa cần xét tháng đó là tháng theo Tuần Trăng hay tháng là gồm 2 tiết khí theo mặt trời.

Bây giờ xét thêm về năm và tháng ( gồm cả tháng theo Tuần Trăng và cả tháng là gồm 2 tiết khí theo mặt trời ) ta thấy :

1 chu thiên = 365ngày và ¼ ngày. Cái phần lẻ ¼ ngày này không thể nào ghi vào trong lịch được, v́ lịch phải thỏa điều kiện là một số nguyên ngày. Do đó :

-          Năm thứ nhất ghi lịch th́ bỏ đi phần lẻ ¼ này.

-          Năm thứ 2 lại bỏ đi ¼ ngày ,

-          Năm thứ 3 lại bỏ đi ¼ ngày,

-          Năm thứ 4 th́ ¼ ngày của năm này cộng dồn với 3 cái lẻ ¼ ngày của 3 năm trước th́ thành tṛn 1 ngày, do đó năm thứ 4 trong lịch phải tính là 366 ngày.

Như vậy th́ sau 4 năm ta cộng thêm 1 ngày vào lịch là lại trở lại ghi như cũ từ năm thứ 5. ( nói là cộng thêm chứ thực ra là v́ 3 năm trước ghi lịch ta đă “ăn gian” ¼ ngày, năm thực tế (365ngày và ¼ ngày )chưa hết mà ta ghi vào lịch là kết thúc (365) nên đến năm thứ 4 phải thanh toán lại ṣng phẳng cái khoảng ăn gian ¼ này cho hết nợ ..hihihi) đúng không nào.

Bây giờ năm thứ 1 ta đặt tên cho nó là Tư (theo hệ thống 12 Chi) th́ có phải đến năm gọi là Măo th́ ta đă “trả nợ” xong. Đến năm Th́n th́ lại lập trở lại giống như năm Tư. .. cũng như thế đến năm Thân ….

Do vậy mà người xưa gọi là TUẾ HẬU/TUẾ HỢP và 1 chu 12 năm th́ có 4 cái TUẾ HẬU/TUẾ HỢP mà ta gọi tắt là Tam Hợp như liệt kê ra ở trên .

Như vậy ta thấy ḍng thời gian lập lại (liên tục) th́ cũng là Liên vậy, đúng không nào.

Trong thiên Nghiêu-điển mà Khổng tử ghi lại trong Thư-kinh (đầu Chiến quốc), th́ ta thấy rằng :

“ Vua Nghiêu sai hai họ Hi, Ḥa xét chuyển vận mặt trời, mặt trăng và sao để thể mệnh trời, mà báo cho dân biết thời tiết ”

Có đoạn như sau :

“ Này ! Hỡi các ngươi Hi, ḥa ! Năm quay lại sau 3 trăm với 6 tuần với 6 ngày ; lấy tháng nhuận để đặt đúng bốn mùa khiến cho hợp với năm thời tiết ”

( Nhật trung tinh Điểu, dĩ trọng xuân. Nhật vĩnh tinh Hỏa, trọng hạ. Tiêu trung tinh, dĩ ân trọng thu. Nhật đoản tinh Măo, dĩ trọng đông. Kỳ tam bách hữu lục tuần, hữu lục nhật ; dĩ nhuận nguyệt định tứ thời thành Tuế).

Trong khoảng thời gian này (đời Ngũ Đế khoảng chừng 2550 tr.CN đến 2140 tr.CN) lịch pháp ghi lại cho thấy khi đó người xưa nhóm 10 ngày lại làm thành 1 tuần và dùng Thập Can để ghi tên cho ngày. Như vậy Thập Can có nguyên ủy là dùng để ghi dấu thời gian. (trong Thiên Văn Nghệ Chí cũng có ghi lại việc người xưa nhóm 10 ngày lại làm thành 1 tuần và dùng Thập Can để ghi tên cho ngày)

Và trong cách an Tứ Hoá ta thấy rơ ràng có xuất hiện Thập Can, do vậy khi xem xét ư nghĩa của chữ Liên trong Tam Hoá Liên Châu cách, ta đặt trọng tâm về khía cạnh thời gian hay vị trí ???

Và ta cũng đă thống kê trong 10 Can th́ chỉ có 4 can gồm 2dương, 2âm là Giáp, Bính, Đinh và Tân là có thể có cách 3 Hóa phân ra 3 cung tam hợp, ( khi vị trí Tử Vi và Phá Quân đồng cung tại Mùi/Sửu). 2 dương và 2 Âm cân xứng lắm chứ .

 

VDTT b́nh luận:

"Tuần" (tuần trăng) th́ theo lịch sử quả có gốc ở số 10, bởi vậy trăng có ba tuần thượng trung hạ. "Tuần trung không vong" cũng khởi từ nghĩa ấy (không vong ở giữa tuần).

Nhưng cùng dựa trên số 10 không hẳn có cùng ư định hoặc ư nghĩa.

Toán học tây phương cũng dựa trên số 10. Đại khái toán học cổ xưa có hai hệ quen thuộc là 10 và 12.

 



Sửa lại bởi MCapri : 19 May 2010 lúc 5:53am
Quay trở về đầu Xem MCapri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi MCapri
 
MCapri
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 7 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 5:59am | Đă lưu IP Trích dẫn MCapri

Thienkhoitimvui trả lời Tele:

Tele đă viết:

+         Trường phái thứ 2 (...) có phải là Hóa Khoa đồng cung Hóa Kị (...)?

+         Mấy cái sao này mà có thể dùng kính thiên văn soi được (...) th́ chắc cũng không có 2 trường phái này đâu (...) nhỉ?

Câu hỏi thứ nhất:

Trường phái thứ nhất: Luơng (Lộc) - Vi (Quyền) - Tả (Khoa) - Vũ (Kị). Lối này bạn được Tam hóa liên châu loại hoàn hảo.

Trường phái thứ 2: Luơng - Vi - Phủ - Vũ (tôi theo).

Bạn tùy ư chọn.

Câu hỏi thứ 2:

Tứ Hóa không phải sao thật, nên không dùng kính thiên văn soi được. Có bận đă có một "Tử Vi gia VN" với ư định tuyên duơng Tử Vi của người VN đă định nhảy lên làm nhà khoa học + thiên văn học, "chứng minh" Tứ Hóa là sao ǵ ǵ đó trên trời rồi, nếu muốn anh liên lạc mà t́m hiểu lấy!

 

NgoaLong thắc mắc:

Anh TKTV có thể nào nói thêm 1 tí về vấn đề Hóa Khoa của tuổi Nhâm hok.  Ví dụ như là v́ sao anh theo cách an đó?  Nếu Thiên Phủ hóa Khoa thay v́ Tả Phụ th́ vấn đề Hữu Bật của tuổi Mậu hóa Khoa ở đây thế nào?  Nếu Thiên Phủ hóa Khoa th́ tuổi Nhâm hơi đặc biệt v́ Phủ chỉ hóa 1 lần và bộ Tả Hữu th́ chỉ có Hữu hóa mà Tả hok hóa ??? hay là anh có bản Tứ Hóa khác với cách thông thường 1 chút đỉnh như ở bên Đoài Loan có phái dùng Thiên Phủ hóa Khoa cho tuổi Nhâm và cho Thiên Phủ hóa Khoa nữa cho tuổi Canh, và vứt luôn Hữu Bật ra và thay vào đó Nhật hóa Khoa

 

Thienkhoitimvui trả lời:

Gửi anh Ngọa Long: Đúng là tôi không theo luật "có Tả hóa th́ phải có Hữu". Điều này đúng là nếu thống kê sẽ thấy nghi ngờ và tôi tôn trọng sự nghi ngờ đó. Khi chưa dám nắm chắc chân lư trong tay th́ nghi ngờ (trong khả năng những ǵ chúng ta thấy được) cũng đáng tôn trọng.

Sở dĩ tôi không theo luật trên là v́ tôi không nh́n nhận sự cân xứng ở góc đó mà nh́n từ một góc khác. Tôi nh́n sự "cân xứng" từ bộ sao. Rất tiếc là tôi chưa định tŕnh bày. V́ vậy, ai thấy thuyết nào thuyết phục hơn cứ theo thuyết đó.

______________

Thoạt trông, nếu có Tả không có Hữu th́ đáng nghi ngờ thật. Nhưng anh thử nh́n theo câu chuyện thí dụ như sau:

Công ty A quyết định thưởng cho 10 người một chuyến nghỉ mát v́ công lao của họ. Tiêu chuẩn trên rót xuống chỉ cho phép 10 người. Công ty A quyết định giao cho pḥng Nhân sự xem xét những nhân viên trong công ty, xem ai đáng được cho đi nhất, xét từ trên xuống dưới.

Pḥng Nhân sự xét ra 11 người có thành tích nhất, khổ nỗi đứng thứ 10 và 11 có 2 anh em sinh đôi, gọi là anh X1 và anh X2, đều có thành tích suưt soát nhau. Song chỉ tiêu chỉ cho phép 10 người được đi (con số đă ấn định, không thêm bớt được). Pḥng Nhân sự rất khó nghĩ, v́ cả 2 anh X1, X2 đều xứng đáng gần như nhau. Không muốn nhưng rồi cũng phải t́m cách chọn 1 trong 2 người. Cuối cùng chọn anh X1 dù anh chỉ nhỉnh hơn anh X2 một tí tẹo! Xét ra th́ hơi bất công cho anh X2, chỉ thua có chút xíu mà bị loại. Nhưng biết làm sao được.

 Ở đây, anh thấy đấy, chỉ có 10 Thập can, 40 vị trí Tứ Hóa (không thêm được).

Dù sao, Tử Vi tuy rất màu nhiệm, nhưng cũng phải có hạn chế chứ anh. Nếu sửa cái hạn chế ấy, không chừng lại c̣n đi sai hơn nữa.

Vài ḍng chia sẻ, lựa chọn như thế nào là quyền của người học Tử Vi. Xin hăy cân nhắc.

 

Quay trở về đầu Xem MCapri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi MCapri
 
MCapri
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 8 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 6:04am | Đă lưu IP Trích dẫn MCapri

Ngoa Long hồi đáp:

@ThienKhoiTimVui:  Cảm ơn anh TKTV.  Thấy cũng có nhiều sách (cũ) lấy Thiên Phủ hóa Khoa cho tuổi Nhâm, sách mới gần đây th́ có cụ Vũ Tài Lục h́nh như cũng chủ trương Thiên Phủ hóa Khoa cho tuổi Nhâm qua việc b́nh phú trong quyển "Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư" và trong quyển "Tử Vi Tinh Điển" cũng vậy.

@Tan Thuy:  Đó hok phải nếu nói Khoa tốt nhất ở Mệnh, Quyền ở Quan, Lộc ở Tài mà nó vốn là cái lư (khi xét riêng biệt về 3 sao này) ... v́ Khoa ở Mệnh th́ là người học cao có kiến thức hiểu biết cũng như năng lực, Quyền ở Quan th́ có quyền chức địa vị cũng có nghĩa là công danh tốt, Lộc ở Tài th́ tài cư tài vị chủ có tiền.  Đại khái là vậy!

C̣n Hóa Lộc ở Phúc th́ đương nhiên hok có ư nghĩa như khi nó ở cung Tài.  Nếu có th́ cũng hưởng được 1 phần nào đó v́ dù sao cung Phúc chủ về ḍng họ gia tộc, phúc ḿnh được hưởng, và đồng thời Phúc với Tài xung nhau th́ cung Tài cũng coi như là có Lộc chiếu về, chiếu th́ hok mạnh bằng thủ rồi.  Ngoài ra th́ cái ḿnh làm ra chắc ngon hơn là cái được thừa hưởng/cho tặng/bố thí.  Nói th́ nó như vậy, nhưng c̣n tùy vào bố cục của lá số, có nhiều lá số cung Mệnh Quan Tài đẹp mà Phúc lại tốt và có Lộc th́ sự giàu có tăng lên gấp bội.  "Đại phú do thiên, tiểu phú do cần" mà.

Trường hợp Song Lộc đồng cung, có Địa Không đồng cung và Địa Kiếp xung chiếu th́ tức ở trục Dần Thân, tại Dần th́ tuổi Giáp và có Liêm Trinh; c̣n tại Thân th́ tuổi Canh có Cự Nhật.  C̣n tùy vào đây là cung nào, Phúc Mệnh Quan Tài Di mà luận.  Nói chung th́ Song Lộc đồng cung th́ hok tốt bằng 1 thủ 1 hội/xung về, khi ấy th́ nguồn tài lực nó mạnh hơn và bố cục lá số cũng đẹp hơn, c̣n khi đồng cung th́ hơi chuyên quyền, độc đoán 1 tí, có sách c̣n nói Song Lộc đồng cung dể v́ tiền mà gây họa v́ 1 Thổ (Lộc Tồn) 1 Mộc (Hóa Lộc) xung khắc nhau.  Lộc đi với Không Kiếp th́ hok hợp lắm, dù KK đắc địa đi nữa th́ cũng chủ hoạnh phát hoạnh phá, nói chung hok bền

 

Thienkhoitimvui trả lời:

Theo tôi hiểu, th́ hiện nay có 2 quan niệm về Tam Hóa liên châu:

Quan điểm 1: Có 3 Hóa đi liền nhan, 1 Hóa ở giữa, 2 Hóa kẹp 2 bên. (Về cách giáp, bây giờ hay gọi "giáp", cũng được, nhưng các cụ và sách cổ th́ hay dùng chữ "kẹp").

Quan điểm 2: Cứ có 3 hóa liền nhau ỏ 3 cung bất kỳ. V́ trong 3 cung ấy, nhất định có 2 cung quan trọng, ví dụ như Phúc, Tài, Quan, Mệnh... nên không đ̣i hỏi khắt khe như quan điểm 1.

Cá nhân tôi theo quan điểm thứ 2, dĩ nhiên quan điểm 1 cũng đúng nhưng đó là cách lư tưởng. Trường hợp đó, ngoài "Tam Hóa liên châu", c̣n được cách cách đẹp khác: 1 Hóa ở giữa, 2 Hóa hỗ trợ 2 bên - là trường hợp hoàn hảo nhất của cách "Tam Hóa liên châu".

Lựa chọn như thế nào th́ tùy bạn đọc.

Lí do: Tam Hóa là 3 năng lực biến hóa, thường rời rạc. Nếu 3 năng lực Hóa đó tập trung thành 1 chuỗi liên tục th́ lá số đó có sức mạnh. Thời xưa hay dùng chữ Hán, nên gọi là "liên châu", nghĩa cũng là chuỗi liên tục. Có thể có ư kiến lo ngại rằng nó không ăn nhập vào cung nào, điều đó không đáng lo, v́ trong 3 cung, thể nào chẳng có 1-2 cung quan trọng? Ngoài ra sức mạnh này c̣n chi phối cả tam hợp cục, xung chiếu nữa, nên lại càng không lo.

Ư kiến Lộc ở Tài, Quyền ở Quan, Khoa ở Mệnh. Nhưng như thế gọi là đáng vị, mang tính lư thuyết, thực tế sẽ cởi mở hơn. Nếu Lộc ở Mệnh, Khoa ở Quan chẳng hạn vẫn cứ giàu có như thường. Nói chung, hễ cứ có Khoa - Quyền - Lộc ở tam hợp cục của Mệnh th́ đă là tốt lắm rồi. Vả lại, chia ra như trên, nhưng không có nghĩa là sao nào quản riêng chỉ lĩnh vực ấy, ví dụ hiểu cực đoan Lộc chỉ ban phát lộc, Quyền chỉ ban quyền, Khoa chỉ ban khoa.

Đề nghị diễn đàn cùng chiêm nghiệm và suy ngẫm 2 thực tế sau đây:

1.       Xưa nay khi gọi Tam Hóa bao giờ các cụ cũng gọi theo thứ tự: Khoa - Quyền - Lộc. Nghĩa là: First: Khoa --> Second: Quyền --> Third: Lộc.

      Thứ tự như vậy là v́ sao?

2.       Nhưng khi an sao (trong tất cả các sách mà tôi biết), bao giờ cũng an Tứ Hóa theo thứ tự: Lộc (1) - Quyền (2) - Khoa (3) - Kỵ (4).

      Thứ tự này là v́ sao?

      Hay chỉ là sự ngẫu nhiên rồi thành quen miệng?

      Hẳn có lư do của nó!

Quay trở về đầu Xem MCapri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi MCapri
 
MCapri
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 9 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 6:09am | Đă lưu IP Trích dẫn MCapri

Tue Quang đă viết:

 

Trích dẫn:

Đề nghị diễn đàn cùng chiêm nghiệm và suy ngẫm 2 thực tế sau đây:

1.       Xưa nay khi gọi Tam Hóa bao giờ các cụ cũng gọi theo thứ tự: Khoa - Quyền - Lộc. Nghĩa là: First: Khoa --> Second: Quyền --> Third: Lộc.

      Thứ tự như vậy là v́ sao?

2.       Nhưng khi an sao (trong tất cả các sách mà tôi biết), bao giờ cũng an Tứ Hóa theo thứ tự: Lộc (1) - Quyền (2) - Khoa (3) - Kỵ (4).

      Thứ tự này là v́ sao?


TQ không có thời gian tŕnh bày một cách bài bản, đành nói đại khái nôm na suy nghĩ nông cạn thô thiên của ḿnh vậy, chắc là sai nhiều hơn - mong anh TKTV và mọi người thi triển thêm.

 

1. Ngày xưa khi gọi Tam hóa bao giờ các cụ cũng gọi thứ tự: Khoa - Quyền - Lộc.

Phải chăng quan niệm từ xa xưa, các cụ thường cho rằng phải dùi mài kinh sử, lều chơng đi thi mới có khoa bảng, khi có khoa bảng mới hy vọng được bổ nhiệm làm quan và khi được bộ nhiệm làm quan mới được hưởng bổng lộc. Suy nghĩ ấy có lẽ tồn tại đến tận bây giờ trong tiềm tàng nhận thức của người Việt và đặc biệt là những người làm cha, làm mẹ muốn d́u dắt con bước vào đời...

 

2. Nhưng khi an sao bao giờ cũng an Tứ hóa theo theo thứ tự : Lộc - Quyền - Khoa - Kỵ;

Phải chăng bởi Tứ hóa lấy thứ tự theo Xuân Hạ Thu Đông v́ vậy Tứ hóa phải đi theo thứ tự Lộc - Quyền - Khoa - Kỵ. Điều này TQ đă đọc đâu đó mà giờ không nhờ nổi nó nằm ở quyển sách nào nữa, nhưng ư tứ là như thế này :

+         Hóa lộc tượng trưng cho mùa xuân - sinh sôi nảy nở. "Hóa lộc, thực lộc bất khuyết, phát triển thuận lợi". Vậy nên đặc tính cơ bản của Hóa Lộc là hài ḥa, phát triển, tốt tươi.

+         Hóa Quyền thuộc Hỏa đới thổ ví như mùa hè, lửa bốc tính chất mạnh liệt, nắng chói chang, quang minh. Vạn vật đến hè th́ xanh tốt vinh vượng. Bởi thế Hóa quyền chủ chính trực, làm việc đắc lực đi đôi với gian khổ nên Quyền tượng trưng cho vất vả chiến đẩu. Đôi khi Hóa quyền trở thành tự phụ v́ tự tín tâm quá cao.

+         Hóa khoa là chữ nghĩa, tượng Thu với ư nghĩa nội liễm hàm súc mang ư vị văn chương, trí tuệ, tài hoa tiềm ẩn mà không lộ nên thiện tâm, liêm khiết được người người kính nể.

+         Hóa Kị ví như mùa đông tượng về sự tuyệt diệt vạn vật, thoát thai hoàn cốt, bề ngoài trơ trụi nhưng bên trong sức sống mạnh liệt, đợi thời cơ, xuân đến là bung ra. V́ phải biến hóa nên thông minh linh xảo. với lại Hóa Kỵ thuộc Thủy chủ trí tuệ, mùa đông chủ ấn tàng nên người Hóa kị thường mưu mô, quyền biến, không trung thực dễ phản bội.

 

 Anh TKTV đă viết : 

"Khoa ở Phụ mẫu rất là hợp với Tử Phủ, bố mẹ phúc hậu. Nếu Phụ mẫu nhị hợp với Mệnh th́ ḿnh cũng được hưởng, nếu không th́ không thành cách."

 

TQ nghĩ với những người thân cư phúc th́ cung phụ mẫu giáp và nằm giữa thân mệnh, tất cung phụ mẫu sẽ có ảnh hưởng tới cuộc đời đương số chứ ạ ?

 

Quay trở về đầu Xem MCapri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi MCapri
 
MCapri
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 88
Msg 10 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 6:12am | Đă lưu IP Trích dẫn MCapri

Samurai-vn b́nh luận:

Samurai_vn tranh thủ lúc buổi sáng ít khách viết trao đổi cùng anh Tuệ Quang đôi ḍng. Vào mạng th́ có thể thường xuyên nhưng thời gian để viết bài th́ cũng không nhiều lắm. Chỉ có buổi tối là rỗi chút nhưng vừa bị mất chiếc laptop mà chưa có xiền mua nên tối đi ngủ sớm .

1. Trước tiên về Hóa Khoa:

-          Có thể nghe chữ Khoa ta thường h́nh dung Khoa = Học vấn, Khoa bảng...Nhưng nếu chỉ cho hóa Khoa mang ư đó nổi bật th́ samurai_vn thấy c̣n thiếu xót, đó chỉ là bề nổi, là một trong rất nhiều đặc tính mà chưa phải là bản chất của hóa Khoa hoặc ư nghĩa thi cử, học vấn, chữ nghĩa...của Khoa th́ có thể gọi là chưa đầy đủ.

-          Trong các sách hầu hết cho Khoa là đề nhất giải thần. Điều này cũng rất đúng và nghĩa này c̣n bao hàm hơn cả ư nghĩa cho Khoa là chữ nghĩa, thi cử, khoa bảng.

-          Trong các mối quan hệ xă hội đặc biệt là thời phong kiến, xung động, bất thường đều dẫn đến hậu quả tai hại. Nếu cho Khoa mang ư nghĩa "Điều chỉnh từ những trạng thái cực đoan" th́ samurai_vn thấy nó đă bao hàm cái ư nghĩa của Khoa. Nhưng tại sao "Điều chỉnh" của Khoa ở đây lại bao hàm cả khả năng chữ nghĩa, Khoa bảng ấy bởi xét rộng ra, chữ nghĩa khoa bảng có đựoc cũng là một t́nh trạng xung động, cực đoan (lều trơng đi thi, cạnh tranh khốc liệt để dành giật sự đỗ đạt) v́ vậy mà Khoa sẽ điều chỉnh yếu tố này để mang lại kết quả tốt đẹp.

Ta có thể thấy người có Khoa th́ ôn hoà, ḥa nhă... bởi đó cũng là khả năng tự điều chỉnh để thích hợp (thường th́ ḥa nhă, ôn ḥa sẽ ít hậu họa hơn). Tuy nhiên có vấn đề mà samurai_vn rất tâm đắc từ ư kiến của Bác VDTT là do Khoa có khả năng điều chỉnh những trạng thái cực đoan nên người có Khoa cũng có thể gian tà.

2. Về lá số và bộ sao âm dương:

Rất đồng ư với anh về vấn đề này. Lá số có cặp âm dương hăm th́ đời thường phải lao tâm khổ tứ, ít có thể an nhàn.

3. Về bó cục chính tinh miếu vượng và cách xem.

Như samurai_vn nói, Phúc Mệnh Thân là trung tâm của mọi vấn đề, Nếu chỉ nh́n vào các cường cung tốt các nhươc cung xấu (thường theo bố cục chính tinh) th́ cũng chưa hẳn đúng đắn. Một điều nghi rất rơ trong quyển TVĐSTB khi mà thấy cung Phu thê hay tử tức ... xấu th́ phải xem kỹ cung Phúc, Mệnh, Thân. Nếu các cung này tốt đẹp th́ cũng không đáng lo ngại lắm về những sự chẳng lành (Ư này mọi người đều có thể thấy trong TVĐSTB). Cách xem của samurai_vn thường là lấy 3 cung Phúc Mệnh Thân so sánh sự mạnh yếu với các cung đối đăi c̣n lại rồi kết hợp một số chi tiết nữa...để định. Ví dụ như Mệnh quá yếu mà Nô quá mạnh vận hạn xấu th́ có thể là số người ở, Mệnh mạnh mà Nô hung th́ Nô vẫn có đặc tính của Nô nhưng ḿnh có khả năng thắng được. Tóm lại xét cục diện "Mạnh đựoc yếu thua".

Mong đựoc các Bác thẳng thắn chỉ ra cái sai. samurai_vn cũng rất mong đựoc nghe ư kiến từ các Bác.

Thân ái.

Hết phần tóm lược

MCapri

Quay trở về đầu Xem MCapri's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi MCapri
 
VENDETTA
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: Antarctica
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 23
Msg 11 of 14: Đă gửi: 19 May 2010 lúc 6:23am | Đă lưu IP Trích dẫn VENDETTA

Phần các lá số đối chứng, có thể dùng 5 lá số trong topic "Chuyện ǵ đă xảy ra" của Phucloc, 1 lá số của Sihanouk, và lá số của Tưởng giới Thạch
Quay trở về đầu Xem VENDETTA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VENDETTA
 
V FOR
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 257
Msg 12 of 14: Đă gửi: 15 October 2010 lúc 11:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn V FOR

Có thể nói 2/3 các câu phú đều có nói đến Tứ Hóa, hoặc nói một cách trực tiếp như :
-  NHẬT NGUYỆT KHOA LỘC Sửu cung, trung định thị phương bá công.

hoặc nói một cách gián tiếp thông qua Can niên sinh như :

- Thái âm cư Tư, Bính, Đinh phú quư trung lương.
Thái âm cư Tư đồng cung có Thiên đồng, tuổi Bính Thiên đồng đồng cung H.Lộc;
Tuổi Đinh, Thái âm đồng cung H.Lộc, Thiên đồng đồng cung H.Quyền.
Chỉ riêng H.Lộc th́ ta đă có:  " Hóa Lộc Tư, Ngọ, Phu Tử văn chương quán thế".
Nay thêm H.Quyền th́ thành : " Quyền, Lộc trùng phùng tài, quan song mỹ " .

Câu " Quyền, Lộc trùng phùng tài, quan song mỹ " đă ám chỉ đến quan và tài song mỹ.
Ta cũng có các câu  sau đây :

- Xuất thế vinh hoa Quyền, Lộc thủ tài quan chi vị.
- Quyền, Lộc trùng phùng, Chu bột vận lai nhập tướng.
- Khoa, Quyền, Lộc củng bất như lâm viên.

( Người viết cần nói thêm, TỪ ĐÂY TRỞ VỀ SAU đây là quan điểm của cá nhân người viết bài này )

1/ Ư THỨ NHẤT : Tam Hóa liên châu cách - nh́n dưới góc độ liên tục về vị trí.
Cách này có, và đă tŕnh bầy thông qua 10 Can năm sinh, không phải chỉ riêng tuổi Canh mới có Tam hóa liên châu.

2/ Ư THỨ HAI : Tam Hóa liên châu cách - nh́n dưới góc độ liên tục về thời gian.
Đó chính là 3 Hóa lần lượt cư trong 3 cung Mệnh - Quan - Tài. Đây vẫn là cách tốt nhất.

Không phải vô cớ, năm 1972, Ông Hà Lạc Dă Phu Việt Viêm Tử xuất bản cuốn Tử Vi Áo Bí Biện Chứng Học, cũng phải công nhận :

- trang 591 : "Ba sao Lộc, Quyền, Khoa khi ở 3 cung liên tiếp nhau ví như 3 viên ngọc, khi xa nhau th́ sức sáng ít, nhưng khi hợp lại th́ tỏa sáng rực rỡ nên có cách Tam Hóa liên châu, là cách tốt nhất gồm đủ phú quư lẫn văn vơ nếu cư cung quan lộc."

nhưng đến trang 592, Ông Hà Lạc Dă Phu Việt Viêm Tử cũng đă viết :

- SO SÁNH THỦ CHIẾU CỦA LỘC QUYỀN KHOA
3 sao này 1 thủ 2 cư ở cung tam hợp chiếu là tốt nhất.
Thí dụ: 1 thủ Mạnh, 1 ở Quan-lộc và 1 ở Tài-bạch.

Và mặc dù Ông Hà Lạc Dă Phu Việt Viêm Tử an Tứ hóa cho tuổi Canh : Nhật - Vũ - Đồng - Âm. ( tr. 124)
Nhưng tr. 615 vẫn có câu : NHẬT NGUYỆT KHOA LỘC Sửu cung, trung định thị phương bá công", và câu này không chỉ xuất hiện chỉ trong 1 cuốn sách mà c̣n rất nhiếu sách TV của nhiều tác giả đều có ghi câu này, chẳng lẽ họ đều không biết đây là câu phú bẫy ?!

- Tử Vi Đẩu Số toàn Thư, t/g Vũ tài Lục - xuất bản trước 75
- Tử Vi Tinh Điển, t/g Vũ tài Lục - xuất bản sau 75
- Tử vi Kinh Nghiệm, t/g Quản xuân Thịnh
- Tử Vi Bổ Túc, t/g Nguyễn mạnh Bảo
- Tử Vi Áo Bí Biện Chứng Học, t/g Hà Lạc Dă Phu Việt Viêm Tử
- Tử Vi đẩu Số Tân Biên, t/g Vân Đằng Thái Thứ Lang

Đó là sách tiếng Việt, trong Đẩu số cốt tủy, Ma y, Hoàng Kim phú đều có câu này.
Và ngoài câu này c̣n có khoảng 4 câu khác có liên quan trực tiếp và gián tiếp như :

1/ Nhật Nguyệt đồng lâm, quan cư hầu bá.
2/Cự Cơ đồng cung, công khanh chi vị.
3/Nhật Nguyệt cư Quan lộc, phú quư vạn danh
4/Khoa, Lộc tuần phùng, Chu bột hân nhiên nhập tướng.

Đối chiếu với Dịch về Thời và Vị, rất dài ḍng, Bạn đọc xin vui ḷng tự suy.

3/ Ư THỨ BA - QUAN ĐIỂM VỀ TỨ HÓA
(C̉N TIẾP)
Quay trở về đầu Xem V FOR's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi V FOR
 
Đaicoviet
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 436
Msg 13 of 14: Đă gửi: 15 October 2010 lúc 11:55pm | Đă lưu IP Trích dẫn Đaicoviet

MCapri đă viết:
Như vậy th́ sau 4 năm ta cộng thêm 1 ngày vào lịch là lại trở lại ghi như cũ từ năm thứ 5. ( nói là cộng thêm chứ thực ra là v́ 3 năm trước ghi lịch ta đă “ăn gian” ¼ ngày, năm thực tế (365ngày và ¼ ngày )chưa hết mà ta ghi vào lịch là kết thúc (365) nên đến năm thứ 4 phải thanh toán lại ṣng phẳng cái khoảng ăn gian ¼ này cho hết nợ ..hihihi) đúng không nàọ

Bây giờ năm thứ 1 ta đặt tên cho nó là Tư (theo hệ thống 12 Chi) th́ có phải đến năm gọi là Măo th́ ta đă “trả nợ” xong. Đến năm Th́n th́ lại lập trở lại giống như năm Tư. .. cũng như thế đến năm Thân ….

Do vậy mà người xưa gọi là TUẾ HẬU/TUẾ HỢP và 1 chu 12 năm th́ có 4 cái TUẾ HẬU/TUẾ HỢP mà ta gọi tắt là Tam Hợp như liệt kê ra ở trên .

Như vậy ta thấy ḍng thời gian lập lại (liên tục) th́ cũng là Liên vậy, đúng không nàọ 




Theo tui th́ người xưa tính chu kỳ Tam hợp theo lục khí ngũ vận . Vụ lẻ 1/4 ngày cho 4 năm th́ là phép tính lịch cho năm nhuần và chỉ là trùng hợp con số chu kỳ 4 năm chia 12 thành 3.
Liên tục, liên kết, liên hợp ....liên miên ,liên tử ...liên nào đây ? Thời gian và không gian theo cảm quan nhận thức thông thường th́ đê`u có tính liên tục không tách rời nhưng nh́n theo vi mô th́ thời gian lại không liên tục mà là những "slice" nối tiếp nhaụ Không gian cũng không liên tục mà có những "gap".

Sửa lại bởi Đaicoviet : 15 October 2010 lúc 11:56pm
Quay trở về đầu Xem Đaicoviet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Đaicoviet
 
V FOR
Hội Viên
Hội Viên


Đă tham gia: 17 May 2010
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 257
Msg 14 of 14: Đă gửi: 16 October 2010 lúc 12:28am | Đă lưu IP Trích dẫn V FOR

Nói thêm một chút về tuổi CANH:
BỐ CỤC TINH ĐẨU NGÀY SÓC THÁNG ĐÔNG CHÍ

Chuôi sao Bắc đẩu chỉ hướng cung Th́n. Tại vị trí cung Th́n đó là vị trí mặt trời mọc vào ngày Đông chí.
Biểu diễn trên 12 ô cung số, tượng là Tử vi cư Th́n, Nhật nguyệt hội diện tại cung Sửu.
Với biểu đồ tinh hệ này bố cục cụ thể 14 chính tinh là :

Tử vi Thiên Tướng cư Th́n
Cự môn Thiên cơ cư Măo
NHẬT NGUYỆT CƯ SỬU
Vũ khúc Thiên phủ cư Tư

Với bố cục của tinh đồ này ta thấy có các câu phú liên quan:
1. Nhật Nguyệt đồng lâm, quan cư hầu bá.
Tại sao chỉ là Bá, Công :
- Nhật Nguyệt thủ bất như chiếu.
Cung Quan lộc có Nhật Nguyệt đồng thủ không đẹp bằng cung quan có Nhật Nguyệt chiếu.
-Hóa lộc hoàn vi hảo, nhược cư Mộ địa dĩ tăng bi.
-Hóa lộc hoàn vi hảo, hựu hướng Mộ trung tàng.

( Lá số VT năm xưa không phát lớn được, và gập chuyện buồn là v́
H.Lộc cư Mộ địa dĩ tăng bi và hựu hướng Mộ trung tàng )
Quay trở về đầu Xem V FOR's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi V FOR
 

Nếu muốn gửi bài trả lời, trước tiên bạn phải đang nhập
Nếu chưa ghi danh, bạn phải Tham gia

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 1.4648 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO