Tác giả |
|
linhlinhlinh Hội viên
Đă tham gia: 25 November 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 140
|
Msg 81 of 585: Đă gửi: 04 December 2006 lúc 1:46am | Đă lưu IP
|
|
|
Luận giải rằng :"họ nguyễn ở thanh có thể..?họ lư kinh bắc có thể..?"bởi : " nguyễn đi...lư đi...rồi...nguyễn..lư..lại về"chữ chính xác là nguyễn?lư?& căn cứ vào đâu?rồi đoạn cuối có "ngưu giang hợp với bảo giang.đại nhân chính vị..!"vậy chử "ngưu"hợp chữ "bảo" chiết tự có ra chữ "đại nhân" hoặc ra chữ nào khác?có nên dùng phép chiết tự kết hợp lời sấm vĩ dựng nên bức hoạ cụ thể dùng phép "quĩ quái ảnh thuật" mà giải thử không?thử theo phép giải về "thôi bối đồ"của trung quốc : giải thử xem sao?một cá nhân "giải"là rất khó & bất cập trong hoàn cảnh hiện tại.nên hợp thành "nhóm" chung sức luận giải v́ rất cần sự phản biện & khách quan.mặt khác nguồn tư liệu manh mún rải rác càng nên có được chung sức của nhiều người.từ thuở lập quốc đến nay một khi "kẻ sĩ"việt nam có được "đồng tâm -hiệp lực"bao giờ cũng đạt tới chữ "công thành".c̣n danh (cái tôi)th́ khó "toại".âu cũng là lẽ hy sinh của "kẻ sĩ" hay "số" đă định vậy .nhưng vẫn mong rằng đó là thời của "trụ" qua rồi..cứ như lời sấm vĩ ắt sẽ đến thời "nghiêu-thuấn".cái lư "công b́nh" tất được chu toàn hơn.chủ đề giải ư "sấm vĩ" phong phú - tấp nập hơn.được sự góp ư của các quí nhân gần xa...tất sẽhanh thông".kính!
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 82 of 585: Đă gửi: 04 December 2006 lúc 7:28am | Đă lưu IP
|
|
|
Trích một đoạn trong
Việt Sử Siêu Linh của tác giả Lưu Văn Vịnh
Code:
Bài Sấm đích thực là Sấm Trạng Tŕnh
Một ngày thu năm Nhâm Dần ( 1542 ) đang tựa án đọc sách, chợt thấy mây ngũ sắc hiện ra, Trạng liền gieo quẻ bói xem thời vận nước nhà, lúc ấy đời vua thịnh trị nhất triều Mạc là Mạc Đăng Doanh mới mất, Trạng bốc được quẻ Càn, động hào Sơ cửu, liền đoán :
Liên Mậu, Kỷ, Canh, Tân
can qua sinh sác biến
Nghĩa là loạn liên tiếp vào năm Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi ( 1548-49-50-51 ), rồi Cụ lại giảng tiếp cho học tṛ là Trương Thời Cử rằng :
Bốc đắc Càn thuần quái
Sơ cửu thoái tiềm long
Ngă bát thế chi hậu
Binh qua khởi trùng trùng
Ngưu tinh tụ Bảo giang
Đại nhân cư chính trung
Dịch nghĩa :
Bói được quẻ thuần Càn
Hào sơ cửu rồng lui ẩn
Tám đời sau ta
Binh biến khởi trùng trùng
Sao Ngưu tụ Sông Quí
Đại nhân ở chính giữa
( Có bản chép câu 5 là : Tinh tụ Bảo giang thượng nghĩa là Sao tụ
trên Sông Quí ).
Bài này chính là ch́a khóa để mở mật ngữ và ẩn nghĩa trong toàn bộ Sấm Trạng Tŕnh, một bài Sấm không ai phủ nhận được giá trị chân xác may mắn được truyền lại, trong khi tập Sấm đă bị tam sao thất bản, thêu dệt thêm bớt qua 500 năm.
Bói được quẻ Càn ( Trời ), thấy rồng lui ẩn, hồng vận chân chúa chưa xuất hiện, tám đời sau, khoảng 1735 khi Tiến sĩ Vũ Khâm Lân tới thăm hậu duệ đời thứ 7 và thứ 8 của Trạng Tŕnh tại chính nền nhà xưa, đúng là thời loạn liên tiếp giữa các phe Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn...Cho tới triều Nguyễn Gia Long cũng chỉ được hơn 60 năm lại bị Thực dân xâm lăng, mà trong 60 năm đó, loạn lạc vẫn liên miên tại miền Bắc bộ ( riêng hai đời Minh Mệnh, Thiệu Trị 1820-1847 đă có tới 250 vụ loạn ), cho tới thập niên 1980 mới tạm gọi là yên ổn. Phải đợi tới khi sao Ngưu, chủ tinh của bậc đại nhân xuất hiện trên Bảo giang th́ đất nước mới lại phục hưng, đại hồng vận non sông mới rực rỡ.
Bài Sấm trên cho thấy Trạng Tŕnh đă dùng tới Dịch lư và phải cộng thêm với Chiêm tinh ( Thái Ất, Thái Huyền ? ) mới tính ra được thời "sao tụ " trên Bảo giang và " tám đời sau binh qua ", mà một quẻ Dịch thường không "động" cho một quăng thời gian dài cả 500 năm như vậy. |
|
|
Sửa lại bởi thiennhan : 04 December 2006 lúc 7:32am
|
Quay trở về đầu |
|
|
ngoctrongdda Hội viên
Đă tham gia: 26 November 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 142
|
Msg 83 of 585: Đă gửi: 04 December 2006 lúc 3:29pm | Đă lưu IP
|
|
|
thiennhan đă viết:
Trích một đoạn trong Việt Sử Siêu Linh của tác giả Lưu Văn Vịnh
Bốc đắc Càn thuần quái Sơ cửu thoái tiềm long Ngă bát thế chi hậu Binh qua khởi trùng trùng Ngưu tinh tụ Bảo giang Đại nhân cư chính trung
Dịch nghĩa :
Bói được quẻ thuần Càn Hào sơ cửu rồng lui ẩn Tám đời sau ta Binh biến khởi trùng trùng Sao Ngưu tụ Sông Quí Đại nhân ở chính giữa
( Có bản chép câu 5 là : Tinh tụ Bảo giang thượng nghĩa là Sao tụ trên Sông Quí ).
Bài này chính là ch́a khóa để mở mật ngữ và ẩn nghĩa trong toàn bộ Sấm Trạng Tŕnh, một bài Sấm không ai phủ nhận được giá trị chân xác may mắn được truyền lại, trong khi tập Sấm đă bị tam sao thất bản, thêu dệt thêm bớt qua 500 năm.
|
|
|
Cám on bác đă cho thông tin nhé
Chả là thấy các cao nhân nói cái câu: Một nhà họ Nguyễn phúc sinh tôn.....hâu sinh thiên tử bảo giang môn là ám chỉ hậu duệ của vua Bảo đại trở về phục quốc ,rồi Bảo giang thiên tử xuất chũ Bảo th́ gán ghép là Bảo quốc hay Bảo sơn ǵ đó.....Em th́ không biết Nguyễn hay Lư đi rồi lại về ,được thông tin Bảo giang là sông quí vậy em có tên con sông quen thuộc sông Gấm nhé ,Gấm cũng quư mà.... Bác nào có tên sông quí hơn th́ nói cho em biết nghen !
Vậy mà chưa đủ c̣n có câu Vững nền vương cha truyền con nối là rồi đây Việt Nam sẽ có chế độ quân chủ lập hiến.... Chính trị th́ em chịu không dám bàn ( tŕnh độ thấp). Khoảng hơn hai chục năm về trước ,gia đ́nh em thấy cuộc sống ở trung tâm thành phố khó khăn quá mới t́m đất ở vùng ngoại ô.Mặt đường cái giáp ranh thành phố với thị xă có khu đất phân cho cả tư nhân lẫn hợp tác xă , ba mẹ em mới nói vô HTX cho chắc vậy liền bỏ tiền đóng góp vào HTX.Từ 1 mảnh đất bùn lầy gần ao nhà em phải sửa sang rồi mở kinh doanh với người cùng HTX.... sau này làm ăn không được HTX giải tán chia cho người dân tự quản.Gia đ́nh em lại mất lần tiền thứ 2 đền bù cho HTX.... Thế rồi nhờ làm ăn lên ,gia đ́nh cùng 1 số hộ gần đó lấp ao cơi nới xây nhà gạch ( ao thuôc quyền sỡ hữu trên giấy tờ).Đang xây dở tự nhiên có thằng bé không biết từ đâu ra nói :Đây là đất của làng tao ,ḍng họ tôi đă mất bao nhiêu công lao tạo dựng nên ,phải chia cho tôi lợi tức hàng năm....
Khổ chưa các bác? đất này đâu phải riêng của 1 ḿnh ai , nói vô học th́ thằng nọ ăn cướp của thằng kia , nói văn hoa th́ ông này thoái nhường lại cho ông kia.Mà nhà em đâu có cướp của ai đâu ,đây là nhà nước nhường lại cho gia đ́nh em với công lao và tất cả vốn liếng giành dụm.Bởi vậy : Chân của bác nào nằm trong giầy của em các bác sự xự với thằng bé này như thế nào,em xin lắng nghe
|
Quay trở về đầu |
|
|
NhapMon Hội viên
Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 607
|
Msg 84 of 585: Đă gửi: 04 December 2006 lúc 4:10pm | Đă lưu IP
|
|
|
"Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
Hoàng phúc xưa đă định tây phong
Làu làu thế giới sáng trong
Lồ lộ mặt rồng đầu có chử vương
Rỏ sinh tài lạ khác thường
Thuấn Nghiêu là chí Cao Quang là tài
Xem ư trời có ḷng đăi thánh
Dốc sinh hiền điều đỉnh nội mai
Chọn đầu thai những v́ sao cả
Dùng ở tay phụ tá vương gia"
Trích dẫn:
Bốc đắc Càn thuần quái
Sơ cửu thoái tiềm long
Ngă bát thế chi hậu
Binh qua khởi trùng trùng
Ngưu tinh tụ Bảo giang
Đại nhân cư chính trung
( Có bản chép câu 5 là : Tinh tụ Bảo giang thượng nghĩa là Sao tụ
trên Sông Quí ).
|
|
|
Thiết nghĩ câu
Tinh tụ Bảo giang thượng
hợp ư với 02 câu
Chọn đầu thai những v́ sao cả
Dùng ở tay phụ tá vương gia
hơn là đi với câu
Ngưu tinh tụ Bảo giang
--------------------------------
Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
Sông Bảo Giang thiên định ai hay
Lục thất cho biết ngày dài
Phụ nguyên ấy thực ở đầy tào khê
Họ Nguyễn ở Tào Khê ?
Vài ư đóng góp
__________________ NhapMon
|
Quay trở về đầu |
|
|
ngoctrongdda Hội viên
Đă tham gia: 26 November 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 142
|
Msg 85 of 585: Đă gửi: 04 December 2006 lúc 4:18pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn Nhập môn quên câu này Dốc sinh hiền điều đỉnh nội Mai
theo tôi hiểu tiếng Việt là : sinh ra là họ Mai đó ( không phải th́ nhờ dịch giùm )
|
Quay trở về đầu |
|
|
NhapMon Hội viên
Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 607
|
Msg 86 of 585: Đă gửi: 04 December 2006 lúc 5:11pm | Đă lưu IP
|
|
|
ngoctrongđa đă viết:
Bạn Nhập môn quên câu này Dốc sinh hiền điều đỉnh nội Mai
theo tôi hiểu tiếng Việt là : sinh ra là họ Mai đó ( không phải th́ nhờ dịch giùm )
|
|
|
Tui cũng thuộc loại dốt Nho, nhiều lắm chỉ biết độ chục chữ thui, nhưng cũng đoán lờ mờ ư của câu này là làm việc "sớm khuya" chứ không phải sinh ra họ Mai họ mốt ǵ đâu!
Bốc đắc Càn thuần quái
Sơ cửu thoái tiềm long
Ngă bát thế chi hậu
Binh qua khởi trùng trùng
Ngưu tinh tụ Bảo giang
Đại nhân cư chính trung
Chữ lót của nhân vật này là "Đại" ?
Vài ư đóng góp
__________________ NhapMon
|
Quay trở về đầu |
|
|
ngoctrongdda Hội viên
Đă tham gia: 26 November 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 142
|
Msg 87 of 585: Đă gửi: 04 December 2006 lúc 5:21pm | Đă lưu IP
|
|
|
Vậy là họ Nguyễn ở Tào khê rồi !
|
Quay trở về đầu |
|
|
NhapMon Hội viên
Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 607
|
Msg 88 of 585: Đă gửi: 04 December 2006 lúc 5:38pm | Đă lưu IP
|
|
|
Họ Nguyễn ở Thanh Hóa
Họ Lư ở Kinh Bắc
Họ Nguyễn ở Tào Khê
Tên lót là chữ Đại
__________________ NhapMon
|
Quay trở về đầu |
|
|
NhapMon Hội viên
Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 607
|
Msg 89 of 585: Đă gửi: 04 December 2006 lúc 10:18pm | Đă lưu IP
|
|
|
thiennhan đă viết:
Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về...họ Lư hay họ Nguyễn ?
Những Cuộc Đổi Họ Lớn Trong Lịch Sử
Vietnam Review
GS Trần Gia Phụng
28.11.2006
Tháng tư năm nhâm th́n (1232), nhân việc ban chữ húy về tiên tổ họ Trần, ông nội của Trần Thái Tông tên là Trần Lư, nên Trần Thủ Độ đưa ra biện pháp quyết liệt là buộc con cháu họ Lư phải đổi thành họ Nguyễn.
|
|
|
Họ Nguyễn ở Thanh Hóa
Họ Lư ở Kinh Bắc
Họ Nguyễn ở Tào Khê
Tên lót là chữ Đại
Nguyễn với Lư tuy hai mà một!
__________________ NhapMon
|
Quay trở về đầu |
|
|
ngoctrongdda Hội viên
Đă tham gia: 26 November 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 142
|
Msg 90 of 585: Đă gửi: 04 December 2006 lúc 11:33pm | Đă lưu IP
|
|
|
NhapMon đă viết:
"
Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh Sông Bảo Giang thiên định ai hay Lục thất cho biết ngày dài Phụ nguyên ấy thực ở đầy tào khê
Họ Nguyễn ở Tào Khê ?
Vài ư đóng góp |
|
|
Thấy bạn nói hoài tôi cũng buồn cười.Tiện chưa có cao nhân nào nhào vô.... nói nhỏ với bạn nhé sấm Trạng có câu: Phụ nguyên số đă rành rành cáo chung... bạn đừng có vô tào khê ǵ đó diễn giải sấm nghen ,kẻo lúc đó không biết họ Nguyễn hay ai đó số đă cáo chung nhé
Góp vui thôi đừng giận kẻo quán này ế
|
Quay trở về đầu |
|
|
NhapMon Hội viên
Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 607
|
Msg 91 of 585: Đă gửi: 05 December 2006 lúc 12:23am | Đă lưu IP
|
|
|
ngoctrongđa đă viết:
NhapMon đă viết:
"Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh Sông Bảo Giang thiên định ai hay Lục thất cho biết ngày dài Phụ nguyên ấy thực ở đầy tào khê Họ Nguyễn ở Tào Khê ? Vài ư đóng góp |
|
|
Thấy bạn nói hoài tôi cũng buồn cườịTiện chưa có cao nhân nào nhào vô.... nói nhỏ với bạn nhé sấm Trạng có câu: Phụ nguyên số đă rành rành cáo chung... bạn đừng có vô tào khê ǵ đó diễn giải sấm nghen ,kẻo lúc đó không biết họ Nguyễn hay ai đó số đă cáo chung nhé
Góp vui thôi đừng giận kẻo quán này ế |
|
|
Hihi..bác đừng cười tui, lâu nay nghe nói Sấm Trạng Tŕnh nhưng chẳng biết mặt mũi Sấm ra sao . Đây là lần đầu tiên tui đọc Sấm đấy bác, thấy dui dui nên nghiên kíu cho biết ấy mà!
Phụ nguyên số đă rành rành cáo chung
Câu này bác kiếm đâu ra vậỷ hay là kiểu "Trâu đẻ" nữa hở bác ?
__________________ NhapMon
|
Quay trở về đầu |
|
|
ngoctrongdda Hội viên
Đă tham gia: 26 November 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 142
|
Msg 92 of 585: Đă gửi: 05 December 2006 lúc 12:34am | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn hăy đọc bài 1 của bạn Thiên nhân đi từ câu gà kêu cho khỉ chạy nhanh th́ t́m ra nhé đó là phương pháp gán ghép chữ như nhiều cao nhân khác, từ từ nghiền ngẫm nhé , đợi nhiều cao thủ nhào vô, tôi xuất thần giải sấm kiểu " Trâu đẻ " nghen
Sửa lại bởi ngoctrongdda : 05 December 2006 lúc 1:34am
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 93 of 585: Đă gửi: 05 December 2006 lúc 3:29am | Đă lưu IP
|
|
|
Việt Sử siêu linh của tác giả Lưu Văn Vịnh là một quyển sách rất quí hiếm viết về đất nước Phong thủy Việt Nam, và các nhân vật là Thánh nhân, Vĩ nhân, hiền nhân...của người Việt, càng đọc càng thấy thích thú và khâm phục.
Tôi chỉ dự định trích vài đoạn đưa lên phần Sấm Kí, Sấm Trạng Tŕnh cho hợp với chủ đề, lẫn cả băn khoăn là hiện nay nước Việt đang ở trong giai đoạn nào ?, nhưng rồi đọc thấy phần viết về Phong thủy nước Việt và các phần khác quá hay, nếu không đưa lên cho những người chưa được đọc th́ thật là thiệt tḥi cho kiến thức và hiểu biết về đất nước của ḿnh.
V́ không có được điều kiện để xin phép tác giả Lưu Văn Vịnh trước khi đưa lên, nhưng trộm nghĩ rằng một tác phẩm rất hay viết về Siêu linh sử Việt, để cho con người Việt tự hào về đất nước và dân tộc, nhất là giới trẻ nh́n thấy Tổ Tiên Ông Cha và đất nước ta đáng tự hào để noi theo mà xây dựng giữ ǵn đất nước Việt.
Cho nên tôi xin mạn phép tác giả Lưu Văn Vịnh niệm t́nh tha thứ lỗi, v́ chưa được sự đồng ư đă đưa lên, tôi cũng như tâm niệm của Tác giả: là một tấm ḷng v́ đất nước Việt Nam, đất nước Việt Nam này là của chung cho mọi người Việt chứ không phải chỉ để dành riêng cho những ai...
Nay Kính và rộng ḷng thứ lỗi
thiện nhân
VIỆT SỬ SIÊU LINH
CVA Hạ Long Lưu Văn Vịnh
Code:
KHAI TỪ
Tập sách nhỏ này được soạn thảo với ba mục đích :
1- Bảo tồn những chuyện siêu linh ẩn hiện bên ḍng Việt Sử, những sử liệu này, dù gọi là ngoại sử, dă sử, u linh hay chích quái...cũng vẫn là những khía cạnh cơ bản của con người toàn diện với chiều sâu vô thức và chiều cao siêu thức kết rễ vào đại vũ trụ.
2- Xâu lại thành chuỗi những viên ngọc kỳ bí, khi tập trung trong Việt Điện U Linh Tập hay Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XIV), khi rải rác trong Đại Việt Sử Lược, Việt Sử Tiêu Án, Công Dư Tiệp Kư... Việc xắp xếp sơ thảo này quy về hai đề mục : Phong Thủy Địa Lư và Sấm Kư Tiên Tri Việt Nam, phụ thêm phần Tiên Tri Tây Phương để tiện việc tham khảo so sánh.
3- Phần Lược giải Sấm Trạng Tŕnh, xương sống của tập sách, nhằm soi sáng một quốc bảo bị thời gian 500 năm làm phai mờ thay đổi qua bao cuộc bể dâu. Phần này cũng nối lại sợi dây truyền thống 1000 năm Sấm kư từ Vạn Hạnh (thế kỷ X-XI), tới Trạng Tŕnh và Liễu Hạnh Thánh Mẫu, đồng thời phân định chính giả, bảo tŕ và tồn nghi sử liệu dân gian.
Những chuyện siêu linh huyền bí thời nào và ở đâu cũng có. Chính sử tuy xác tín hơn nhưng ảnh hưởng không rộng lớn và sâu xa bằng ngoại sử, v́ ngoại sử bao bọc được phần tàng thức dân tộc, phần này Freud và K. Jung goị là vô thức , vô thức cộng thể hay sơ mẫu (archetype), chính là gốc rễ văn hóa, nguồn suối tâm linh, là mẫu số chung nối kết tập thể. Dùng lư luận xuông có thể giải thích biến cố lịch sử hời hợt trần tục nhưng không giải thích được rất nhiều diễn biến phi lư của con người sinh hoạt lơ lửng giữa Thiên và Địa, chập chờn giữa Thiện và Ác, lung linh nơi " âm dương chi giao, quỷ thần chi hội ".
Sử quan duy lư của Hegel, biện chứng duy vật của Marx, lư tưởng chính phủ toàn cầu và tôn giáo toàn cầu (universal state and universal church) của Toynbee... tuy là những cố gắng t́m kiếm chiều hướng lịch sử cho nhân loại, nhưng đều là những công tŕnh phiến diện giản qui con người vào lư trí khô cứng mà quên hẳn khía cạnh siêu lư (irrational) mênh mông của tâm thức, đây mới là động cơ đẩy con người vào lịch sử và đây mới là bánh xe luân chuyển Sử mệnh của Nhân thế, một nhân thế không đơn độc trên mặt đất, không lẻ loi trong đoản kỳ, nhưng gắn bó mật thiết với thời gian vũ trụ đa dạng, trường viễn.
Siêu linh sử quan chấp nhận khía cạnh siêu lư vào khoa học nhân văn, phân định lư số học chân chính với mê tín dị đoan, diễn giải lịch sử bằng những căn tố tàng thức chất chứa hệ quả trùng trùng của lớp lớp hành động, hết thế hệ này sang thế hệ khác, hết vận này sang vận kia. Lư trí chỉ biết tàng trữ dĩ văng, c̣n Thần thức mới nh́n thấy tương lai : "Thần dĩ tri lai, trí dĩ tàng văng" (Dịch Hệ từ), mà tương lai mới là tiếng gọi vang động kỳ diệu của lịch sử loài người " linh ư vạn vật ".
Lặn sâu xuống tàng thức cộng thể Lạc Việt, cố mang lên vài phiến thạch Sơn tinh Thủy tinh cho các bậc thức giả xây lại ngôi đ́nh đồng qui dân tộc, đấy là tâm nguyện chân thành của người viết tập Việt Sử Siêu Linh này. Tiết Địa Lôi Phục Vọng Viêm Việt.
Tác giả cẩn chí |
|
|
Sửa lại bởi thiennhan : 05 December 2006 lúc 3:47am
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 94 of 585: Đă gửi: 05 December 2006 lúc 9:47am | Đă lưu IP
|
|
|
Code:
CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN VỀ PHONG THỦY ĐỊA LƯ ĐẤT VIỆT
Khi Lư Thường Kiệt xác quyết "Nam quốc sơn hà...tiệt nhiên định phận tại thiên thư" (1076) th́ có thể hiểu Thiên thư là bản đồ chiêm tinh ghi rơ biên giới nước Đại Việt" Theo sách Thiên quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao th́ ở về ngôi Sửu ..." (trích theo Việt Sử Tiêu Án ).
Khi tiền nhân chọn đất để lập quốc th́ không những phải lựa chọn những vùng đất tốt có thể trồng trọt sinh sống, lại cần thế hiểm trở để pḥng giữ sinh tồn , phải có sông nước làm mạch, có núi non phên dậu...nhưng song song với những yếu tố vật lư nhân văn trên, cổ nhân c̣n tin tưởng vào thiên lư với Thiên, Địa và Nhân như một tổng thể, một Gestalt nói theo ngôn ngữ thời đại. Tổng thể này bất khả phân, vận hành trong vũ trụ cùng với chu kỳ trăng sao, khi thăng khi trầm, khi thịnh khi suy. Thế nên "thiên lư tại nhân tâm" và khi tâm động th́ quỷ thần tri , tất cả là một đơn vị nhất nguyên xoay chuyển trong tam thiên đại thiên thế giới, kinh qua ngàn vạn năm, tiểu chu kỳ trong đại chu kỳ, lồng vào nhau , cùng xuyên qua diễn tŕnh thành, hoại, tiêu, trưởng của muôn loài.
Lịch sử nhân loại là lịch sử dằng co giữa Thiện và Ác, giữa Âm và Dương, ấy là NHÂN SỬ phản ánh THIÊN SỬ ghi bằng những vệt tinh đẩu nhật nguyệt. Cá nhân có tàn lụi, th́ sơn hà vẫn tồn tại, sơn hà có nghiêng đổ th́ thiên hà vẫn chói sáng ... thời gian trần thế và thời gian vũ trụ chồng lên nhau như những búp hoa, nở rồi tàn, tàn rồi nở.
Chiêm nghiệm tượng Trời để suy diễn thế cuộc, nh́n sao hôm, sao mai, sao chổi, nghe động đất núi lửa...cũng là cách t́m cái tâm vũ trụ vang trên cái tâm của cây sậy nhỏ bé uốn ḿnh trong giông băo. Đấy là nguồn của khoa học và triết lư nhân bản nhân loại Đông Tây Nam Bắc cổ xưa. Nguồn này tách ra làm hai, một ḍng đổ vào khoa học vật lư với những khám phá rực rỡ về vật chất, từ tế bào đến điện tử, một ḍng đổ vào tín ngưỡng. Ḍng trên thành vật quyền, ḍng dưới thành thần quyền, cả hai đều rời xa tâm thức uyên nguyên "thiên lư tại nhân tâm", tâm người cũng là tâm vũ trụ, soi chiếu lẫn nhau mà không đè ép.
Khi nhân hóa vũ trụ, con người có thể suy diễn rằng núi non giống như xương cốt, sông ng̣i giống như mạch máu, đất đai giống như thịt da, cây cỏ giống như lông tóc. Người có khí lực, đất có long mạch, địa linh th́ nhân kiệt, đất tốt th́ cây cỏ xanh tươi...luật quân b́nh Âm Dương áp dụng cho vạn vật, song song với ngũ hành tương khắc được phát triển sau này. Tiểu vũ trụ và đại vũ trụ, nh́n từ gốc, rất giống nhau, óc nhị biên làm con người tách khỏi thiên nhiên đưa tới t́nh trạng vong thân (aliénation) trầm trọng.
Bác học Lê Quí Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ trích bàn theo Khổng Tử Gia Ngữ : "Người sinh ở đất dắn th́ tính t́nh cứng cỏi, sinh ở đất mềm th́ nhút nhát, sinh ở đất dắn đen th́ tính nết tỉ mỉ, sinh ở đất nở th́ đẹp đẽ, sinh ở đất thưa mỏng th́ xấu xí " và theo Hoài Nam Tử " Sinh ở đất nhẹ th́ nhanh nhẹn, sinh ở đất nặng th́ chậm chạp, ở nơi nước trong th́ tiếng nhỏ nhẹ, ở nơi nước đục th́ tiếng thô cộc...đất trung châu sinh nhiều thánh hiền".
Người dân Việt khi nói "Ăn phải nước phải cái" hoặc "đất lành chim đậu” hoặc "địa linh nhân kiệt" cũng diễn tả cái nghĩa "thiên nhân tương ứng" nói trên. Khi tổ tiên Lạc Việt định cư ở vùng châu thổ sông Hồng cách đây hơn bốn ngàn năm, tất đă nh́n đại thế chiến lược phong thủy để tính cuộc phát triển Bắc cự Nam tiến, hàm ẩn trong huyền thoại quốc đạo năm mươi con xuống biển, năm mươi con lên núi. Muốn dân tộc đủ lực Bắc cự th́ phải nằm vào long mạch tương đương với long mạch Bắc phương Trung Hoa, muốn Nam tiến th́ phải có phong thủy khuynh loát nổi Chiêm Thành Phù Nam... Ngọc phả Hùng Vương ghi chép chuyện Lạc Long đi khắp nước (lúc đó mới vào đến Hà Tĩnh) t́m đất đóng đô, thấy 99 ngọn Hồng lĩnh tuy đẹp nhưng đất hẹp sỏi đá, sông ng̣i nông cạn ngắn ngủi, nên bỏ ra vùng trung du cao rộng. Tới ngă ba sông Thao nước đỏ, sông Lô nước xanh quấn quanh ba ngọn núi đột ngột nhô cao như đầu rồng là núi Hùng, núi Trọc, núi Vặn, xếp hàng chầu về linh địa có 99 ngọn đồi như 99 thớt voi từ Phú Lộc đến Thậm Th́nh, lại thêm vài chục quả đồi thấp hơn như đàn rùa từ Việt Tŕ ḅ lên, địa thế vừa đẹp như tranh vẽ, vừa phát nở dài rộng, vua Hùng vừa ư chọn làm quốc đô.
Nh́n địa thế của nước Việt cổ tuy nhỏ bé hơn Trung Hoa, nhưng thế sông núi xắp đặt không kém khí lực : các dẫy núi h́nh nan quạt tụ về đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, đỉnh này là khoảng Việt Tŕ Tam Đảo, xuống dưới nữa là Thăng Long sau này, cánh tay trái vươn lên Yên Tử Hạ Long, cánh tay phải đặt xuống vùng đá vôi Hoa Lư , Ninh B́nh, Thanh Hóa. Hai con sông lớn làm mạch máu của đất nước là:
- Sông Hồng dài 1200 cây số, phát tích từ 18 con sông ở Đại Lư tức Vân Nam rót vào, ṿng quanh 200 dặm quấn tṛn như tai người nên gọi là Nhĩ Hà. Nhưng v́ ḷng nước dữ dội, phù sa đỏ, gây lụt lội nên cũng không phải là đất lành như Phật địa Cửu Long giang.
- Sông Đà c̣n gọi là Hắc giang hay sông Bờ, dài 850 cây số, cũng phát tự Vân Nam là chi hữu ngạn của sông Hồng. Chạy dài theo sông Đà là dẫy Hoàng Liên Sơn với đỉnh cao nhất hơn 3142 mét, ḍng sông có nhiều thác nước khí lực rất mạnh, cùng với núi Ba V́ kết thành đại địa hữu hổ.
Các mạch Sông Hồng, Sông Mă, đều chảy theo hướng Đông Nam thuộc cung Th́n là Long cung, nên các ḍng sông ở vị thế "long cư long vị", rồng ở tổ rồng, khí lực rất mạnh mẽ lâu dài. Đặc biệt sông và núi, âm và dương, đi song song với nhau, khiến thế quân b́nh của khí mạch được sinh động. Cả vùng đất cổ Việt có rất nhiều địa h́nh kết tụ long mạch nếu theo lư phong thủy nơi linh khí kết tụ là các ngả sông hội lại như vùng Việt Tŕ , vùng sông Lục Đầu, vùng Tuyên Quang, Lai Châu... có từ 3 tới 6 mạch nước hội tụ tăng cường khí mạch hưng phát. (h́nh 1)Tam Giác Đại Địa: Tam Đảo - Ba V́ - Thăng Long |
|
|
Hinh 1
Hinh 2
Hinh 3
Hinh 4
Hinh 5
Hinh 6
Sửa lại bởi soida : 05 December 2006 lúc 6:01pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
boduc Học Viên Lớp Dịch Lư
Đă tham gia: 20 July 2006 Nơi cư ngụ: Ghana
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 20
|
Msg 95 of 585: Đă gửi: 05 December 2006 lúc 9:55am | Đă lưu IP
|
|
|
Rất hay
Đa tạ tác giả Lưu Văn Vịnh và bác thiennhan.
Mong phần tiếp theo!
|
Quay trở về đầu |
|
|
NhapMon Hội viên
Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 607
|
Msg 96 of 585: Đă gửi: 05 December 2006 lúc 4:19pm | Đă lưu IP
|
|
|
ngoctrongđa đă viết:
Bạn hăy đọc bài 1 của bạn Thiên nhân đi từ câu gà kêu cho khỉ chạy nhanh th́ t́m ra nhé đó là phương pháp gán ghép chữ như nhiều cao nhân khác, từ từ nghiền ngẫm nhé , đợi nhiều cao thủ nhào vô, tôi xuất thần giải sấm kiểu " Trâu đẻ " nghen |
|
|
Tui t́m và đọc đoạn này rồi, có cái thắc mắc tại sao một câu quan trọng như thế mà vua Tự Đức lại "quên" không sửa, lại đi "sửa" mấy câu kha'c?
__________________ NhapMon
|
Quay trở về đầu |
|
|
NhapMon Hội viên
Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 607
|
Msg 97 of 585: Đă gửi: 05 December 2006 lúc 4:23pm | Đă lưu IP
|
|
|
thiennhan đă viết:
[code]CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN VỀ PHONG THỦY ĐỊA LƯ ĐẤT VIỆT
Khi Lư Thường Kiệt xác quyết "Nam quốc sơn hà...tiệt nhiên định phận tại thiên thư" (1076) th́ có thể hiểu Thiên thư là bản đồ chiêm tinh ghi rơ biên giới nước Đại Việt" Theo sách Thiên quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao th́ ở về ngôi Sửu ..." (trích theo Việt Sử Tiêu Án ).
|
|
|
Cảm ơn bác TN đă pốt mấy bài viết hữu ích .
Kể về sao th́ ở về ngôi Sửu ...: theo Tử Vi th́ Mệnh năm cung Sửu!
__________________ NhapMon
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 98 of 585: Đă gửi: 06 December 2006 lúc 12:09am | Đă lưu IP
|
|
|
Việt sử Siêu linh - Lưu Văn Vịnh
Code:
Cổ thư nước Hàn khi bàn về phong thủy trong việc chọn đất định cư cũng chú trọng tới 4 điểm : mạch nước, thế đất, h́nh núi và mầu sắc đất. Đất và núi phải toát ra sinh khí, đất phải rộng nhưng kín và có mạch nước , mạch nước mở rộng quá bị thoát khí nên cửa sông cần vừa phải. Đất rộng sinh đại nhân, có đồi bao quanh h́nh bán nguyệt lại càng quí. Đất có sông lạch đâm thẳng vào như mũi tên phải tránh, đất nằm ép giữa núi như đất thung lũng có âm khí, ban ngày có sương mù, mặt trời lên muộn, lặn sớm, nhất định không phải đất làm nhà, dựng đô. Đồi núi lớp lớp bao quanh, nên cúi chầu về hơn là dựng đứng như đe dọa... (Y Chung Hwan' s T'aengniji- University of Sydney).
Xem như thế, đại địa Phong Châu, Luy Lâu (vùng Hà Bắc), Đại La Thăng Long hội hợp đủ các ưu điểm để làm đất dựng đô, riêng đất Phong Châu bên tả sông Hồng (tả long) làm đất tổ Hùng Vương quả là quí địa trường thế, khí sắc sinh động, thảo mộc tươi nhuận, đất cao rộng mà có núi, đồi, sông, mấy lớp quấn quít chầu bái, đất này khi dấy phát có thể qui phục thiên hạ, ngang ngửa với đất Hoàng Hà, Dương Tử, Tần Lĩnh, Sơn đông, Côn Lôn của Hán tộc.
Sau đời Vua Hùng, thủ đô rời xuống Cổ Loa (220 trước Tây lịch) măi tới đời Ngô Quyền (939) Cổ Loa vẫn là trung tâm đất nước. Trong những thế kỷ thuộc Hán, vùng Luy Lâu (phủ Thuận Thành, Hà Bắc) trở thành khu vực văn hóa quan trọng nhất (Sĩ Nhiếp và các trị sở từ thế kỷ thứ II). Bạch Hạc Việt Tŕ - Cổ Loa - Luy Lâu (có thể thành Long Biên cũng thuộc Luy Lâu) đều nằm ở tay trái sông Hồng (nếu nh́n từ Bắc xuống), Việt Tŕ trên cao, Cổ Loa, Luy Lâu xuống thấp hơn nhưng vẫn ở đỉnh delta châu thổ sông Hồng và chỉ cách Hà Nội 15- 25 cây số, nghĩa là vẫn một địa h́nh phong thủy.
Có lẽ khi quân Nam Chiếu chiếm Giao châu thành Đại La mới được xây cất hoặc tu bổ (đầu thế kỷ IX) bên tay phải sông Hồng, như vậy pḥng ngự vững hơn v́ giặc muốn vây thành phải qua sông. Khi Cao Biền dẹp được quân Nam Chiếu (865), cho đắp thành Đại La cao rộng hơn nhiều, sau này thành Thăng Long do sư Vạn Hạnh thiết kế cũng nằm ở khu vực Đại La. Cao Biền vừa làm tướng vừa là nhà phong thủy nên việc lựa chọn Đại La làm trị sở phải vừa mang lợi điểm chiến lược, vừa mang ưu thế phong thủy. Đất Đại La- Thăng Long bên bờ sông Hồng lại có sông Tô Lịch bao quanh (Cao Biền cho khơi lại sông Tô Lịch), lấy Tây Hồ làm năo bộ, mạn xa một bên ba ngọn Tản Viên, một bên ba ngọn Tam Đảo, đều làm án bảo vệ kinh thành, sau này núi Nùng được đắp lên trong khu hoàng thành với mục đích tụ khí mạch, nhưng cũng có người cho tên núi Nùng là núi Tản Viên.
Linh khí phong thủy năo bộ Thăng Long tại Hồ Tây theo sách Địa lư Cao Biền, có đủ Thanh long Bạch hổ kết phát Nơi đây Thánh Mẫu Liễu Hạnh từng hiển linh, Lạc Long Quân diệt Hồ tinh chín đuôi. Phía xa là ba ngọn Tản Viên, tổ sơn làm án che kinh đô. (trích theo Huard)
Khi Hoàng Phúc theo quân Minh sang cũng phải nhận đấy là thế đất "La thành bất loạn". Quốc đô Thăng Long thế đất " Phượng chủy, long bàn " tức mỏ phượng ḿnh rồng, có thành hoàng Bạch Mă tức thần núi Nùng (núi Long Đỗ) phù trợ, tương truyền núi có khe thông xuống đất sâu tiếp nhận khí thiêng trời đất hội tụ, cung điện nhà Lư được xây trên núi này.
Đời Đinh, Tiền Lê, lấy quê hương Hoa Lư làm kinh đô chỉ kéo dài được hơn 40 năm ngắn ngủi (968 - 1010) v́ Hoa Lư tuy có núi non vây bọc xếp đặt như thành quách, nhưng Hoa Lư không ở giữa khu vực sinh hoạt trọng tâm dân tộc, đất hẹp, gọi là đất sơn cùng thủy tận, không thể lâu dài.
Từ vùng phong thủy Mă-Hồng-Đà, có hướng sông, núi và châu thổ xếp đặt giống nhau, có quân b́nh âm dương đều đặn, phát huy được văn hóa Trung đạo nhân bản, vào tới miền Nghệ An, Hà Tĩnh lại bắt đầu một khối phong thủy khác. |
|
|
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 99 of 585: Đă gửi: 06 December 2006 lúc 4:16am | Đă lưu IP
|
|
|
Code:
Khí lực Trường sơn bắt đầu với 99 ngọn núi Hồng Lĩnh, kéo dài từ Nghệ An đến Đồng Hới là chặng đầu, chặng này vẫn tiếp tục mạch núi từ miền Bắc bộ nhưng mạch sông như sông Lam (Nghệ An) dài 600 cây số phát từ Lào chẩy ra gần biển hướng lên Đông Bắc, đất hẹp. Miền này núi đá với nhiều đỉnh cao khoảng 1500 mét , Hồng lĩnh 99 ngọn, là đại địa kết phát hùng khí, bị chiết giảm trường thế v́ đất hẹp và sông nông mạch ngắn. Ngay từ Thanh Hóa cũng đă là thế đất "cuối sông đầu núi, nhỏ hẹp, thấp trũng", nơi ấy trong Dư Địa Chí , Lư thị bàn "khi loạn ở th́ thích hợp, khi trị ở th́ không thích hợp ... Ở Nghệ An ḷng người hung hăn hơn người Châu Ái ..." Khi Hồ Quí Ly xây Tây Đô tại Thanh Hóa (1396) Vương Nhữ Thuyết liền can gián "bên phải bên trái núi đá sát kề, sông Mă sông Lương hợp lưu phía trước" không phải là đất lập đô.
Bắt đầu từ Nghệ An mầu đất đỏ và đen v́ lớp nham thạch hỏa diệm sơn cổ đại, dấu tích này c̣n ở Nghệ An, Đồng Hới, Quảng Trị, Qui Nhơn, Khánh Ḥa và nhất là miền Pleiku với cả trăm miệng núi lửa. Miền này như vậy có hỏa khí, chịu nhiều tai họa, cả thiên tai lẫn binh lửa, bị yêu khí trấn ám. Dân gian có câu " Cọp Khánh Ḥa, ma B́nh Thuận", núi nhiều ác thú, rừng tụ ma khí từ thời Chiêm Thành, Chân Lạp, nên vượng khí bị chiết giảm.
Từ Đồng Hới đến Tuy Ḥa có những rặng núi cao, hướng núi chạy ngang (hoành sơn) ra biển, khi Trạng Tŕnh chỉ cho Nguyễn Hoàng vào "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" hẳn đă biết phong thủy vùng này, về chiến lược th́ đèo cao hiểm trở, dễ pḥng ngự, về khí mạch có nhiều huyệt quí. Bác học Lê Quí Đôn ghi theo Minh Sử : "Thuận Hóa, Quảng Nam, Chiêm Thành làm tay hổ viễn án, c̣n Nam hải lại là một đại minh đường ngoài cửa quốc đô, mạch lạc hùng viễn, h́nh thể bao la, thực là chỗ vương kinh thiên phủ" (VĐLN tr. 150). Tuy đấy là nhận xét của người Trung Hoa từ Quảng Đông Quảng Tây nh́n xuống Nam Hải của ta mà biện luận, nhưng về phương diện đại thế phong thủy th́ vẫn đúng và là một tài liệu hiếm hoi về địa lư vùng này. Phía tây Huế và Quảng Nam là rặng núi cao tới 1800 mét (Atouat), mặt Đông có Ngũ Hành Sơn và đá quí, nên đă là đất hưng phát nhiều thời từ Lâm Ấp - Chiêm Thành tới triều Nguyễn. Trà Kiệu (Simhapura) kinh đô Chàm và Văn hóa Sa Huỳnh đă từng kết tụ rực rỡ nơi đây cả bao thế kỷ. Đất Thiên Mụ với g̣ đất nổi cao như đầu rồng ngoảnh lại bên bờ sông Hương, là địa linh có Bà Tiên (Thánh Mẫu) mặc áo đỏ quần xanh báo mộng cho Chúa Nguyễn biết để lập Chùa dựng trại (1601). Đất này trước khi thành đất Thần kinh Huế cũng đă là trung tâm của nước Lâm Ấp (Chiêm Thành), hiềm v́ mưa nhiều, ngũ hành âm dương bất quân, nên không thể thịnh phát lâu đời.
(Bản đồ trích từ Bouault)
Đất Trường Sơn, núi cao, đất hẹp, long mạch có thể kết ngoài cù lao.
Từ Tuy Ḥa tới cao nguyên Đà Lạt là vùng đất nở rộng của Nam Trường Sơn, đất đỏ v́ núi lửa cổ đại tạo ra, sông nông mạch ngắn. Suốt dọc Trường Sơn núi dốc thẳng phía biển, thoai thoải phía Lào, sông chẩy giữa thung lũng hẹp, nhiều thác, chảy ra biển Đông mà không có sông nào dài bắt vào Cửu Long. Xét về phong thủy là đất âm, độc khí, không có trường mạch, hùng khí của núi cao không đủ quân b́nh với đất hẹp và sông ngắn. Riêng miền Cao nguyên đất nở rộng, có thể ẩn tàng những đại địa như đất Tây Sơn mà Lê Quí Đôn đă nhận thấy khi vào trấn thủ Thuận Hóa (1775).
Sau khí mạch Trường Sơn, đất nước lại mở ra một đại địa mới với trường giang Cửu Long làm chủ mạch. Sông Cửu Long dài 4180 cây số, là một trong những con sông dài nhất thế giới, chẩy qua Lào, Miên, Việt 2700 cây. Cùng với Hoàng Hà và Dương Tử Giang, sông Cửu cũng phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng, mang lại cho Đông dương một khí mạch tương dương với Trung Hoa. Điểm đặc biệt của ḍng sông này là đổ ra biển theo hướng Đông Nam (giống sông Missippsippi của Hoa Kỳ), cung Th́n, tượng trưng là rồng, v́ thế cổ nhân gọi là Long và Cửu là cực số thành tượng trưng mức tiến hóa cao tột huyền diệu (không có nghĩa là 9 cửa sông), Cửu Long từ xưa đă được nh́n bằng nhăn quan phong thủy mà đặt tên tất là trường mạch đầy khí lực của Đông Nam Á. Miền núi Tây Ninh (900 m) làm tay long, miền núi Thất Sơn làm tay hổ , tại hai nơi này chấn phát lên hai giáo phái lớn. Núi Tây Ninh đột ngột nổi lên giữa đất rộng phẳng, có khí thế giống Tản Viên, Tam Đảo, Núi Hùng ở miền Bắc, có thể là huyệt kết của tả ngạn Cửu Long.
Đất Saigon Gia Định nằm giữa 4 con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông Saigon, Sông Đồng Nai, bốn ḍng sông này chẩy ra biển Đông như một ṿng cung từ Vũng Tầu tới G̣ Công, là đất kết phát. Nh́n chung, ưu điểm phong thủy địa lư miền Nam là sông dài, rộng, đất phẳng, triển nở sinh lực, cây cỏ tươi nhuận, nên là đất lành ít tai ương binh lửa, gọi là Phật địa cũng không ngoa. V́ sông nước êm đềm, núi thấp, nên âm thịnh, vùng G̣ Công (đất Giồng Sơn qui) đă là đất phát vương hậu triều Nguyễn.
Nếu nh́n rộng lên đất Miên, thủ đô Nam Vang nằm chính giữa ngă tư hai ḍng sông lớn hội về là sông Cửu, sông Bassac, phía Bắc có Biển Hổ mênh mông với đại điểm Angkor Thom, Angkor Vat ở tả ngạn, khí mạch ở đây lớn mạnh không thua kém miền Nam Việt Nam, lại có thể có huyệt kết tả long hữu hổ hai bờ Biển Hồ. Tuy vậy rặng núi cao nhất cũng chỉ tới 1200 m. như núi Voi gần Phú Quốc, Hà Tiên, nên khí thế không bằng đại địa quân b́nh âm dương Việt Tŕ Hồng Hà.
Chính ở đại địa long mạch Cửu Long mà hai ngàn năm trước đă phát khởi lên cường quốc Phù Nam, là cường quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, lan rộng tới Lào, Quảng Nam về phương Bắc, bao cả miền Nam Việt Nam và Cao Miên bây giờ, lan sang Mă Lai ngày nay. Kế tiếp vương quốc Chân Lạp bành trướng lên tới Nam Chiếu, Hạ Lào, ngang ra biển Đông cũng là một vương quốc lớn mạnh một thời. Nền văn hóa Óc Eo, Angkor, mang dấu tích đế quốc Phù Nam, không thua sút văn hóa Trống Đồng của Việt Nam. Tuy Phù Nam suy tàn từ thế kỷ VI, Chân Lạp suy tàn từ thế kỷ XV, nhưng khí lực Cửu Long rất hùng viễn mạch trường thiên kỷ, nên đại địa này c̣n có chu kỳ hưng phát tương lai. So sánh với Đại Việt, cường quốc Phù Nam và Chân Lạp lúc thịnh thời có thể rộng lớn và qui phục nhiều tiểu quốc hơn. Đấy là nhờ khí lực long mạch Cửu Long đem lại. |
|
|
Sửa lại bởi thiennhan : 06 December 2006 lúc 5:27am
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên
Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 100 of 585: Đă gửi: 06 December 2006 lúc 6:47am | Đă lưu IP
|
|
|
Code:
CÁC NHÀ PHONG THỦY
Lịch sử Phong Thủy Việt Nam xưa nay thường bắt đầu với Cao Biền, một vị tướng giỏi được vua Đường cử sang Giao Châu đánh giặc Nam Chiếu (64). Đạo làm tướng thời xưa trên phải thông thiên văn, dưới phải rành địa lư, như Khổng Minh tính được ngày gió đổi hướng để dụng hỏa công, Trần Hưng Đạo biết dụng khí hậu, biết lúc thủy triều lên xuống để đóng cọc bẫy địch...cao thâm nữa, phải biết Dịch lư Độn số, Âm Dương, Ngũ Hành sinh khắc, để bầy binh bố trận, xuất binh giờ tốt, đóng binh đất lành...
Đời Đường khoa phong thủy rất thịnh hành nên việc Cao Biền am tường khoa này cũng không phải là điều lạ lùng. Lúc đó quân Nam Chiếu đă chiếm trọn Giao Châu mười năm và đă cử Tiết Độ Sứ Nam Chiếu cai trị Giao Châu thay thế Tiết Độ Sứ Tầu. Cao Biền sang tạm đóng quân ở vùng Quảng Yên-Ha Long, đánh úp quân Nam Chiếu và quân Mán một trận giết hại 50.000 người đang lúc gặt hái, sau đó sang đánh Nam Chiếu trận nữa chém được hơn một vạn thủ cấp. Cao Biền được vua Đường phong làm Tiết Độ Sứ Giao Châu nhưng không vừa ư và tự xưng là Cao Vương. Ông cho đắp lại La Thành cao rộng hơn trước và xây 5000 gia cư. Có lẽ La Thành được gọi là Đại La từ đây và là tiền thân của Thăng Long Thành sau này. Cao Biền lại dùng "sấm sét" phá tan các tảng đá ngầm dưới biển để mở đường thủy từ Giao Châu sang Quảng Châu, Quảng Tây, v́ thế nơi ấy gọi là Thiên Oai Kinh.
Cao Biền thường cưỡi diều lớn bay lên quan sát địa h́nh địa vật khắp nơi, cứ theo truyền thuyết th́ Cao Biền biết phép hô phong hoán vũ, dùng thuật trấn yểm những long mạch đế vương phương Nam để tránh họa cho Bắc phương Trung Hoa. Muốn trấn yểm yêu quái phương hại tới việc xây thành tŕ, Cao Biền lấy vàng bạc đồng sắt làm bùa nặng cả ngh́n cân mang chôn xuống đất nơi lập đàn cúng, nhưng gập những linh thần như thần sông Tô Lịch, thần Bạch Mă, tại đất Đại La th́ bùa chú trấn yểm bị sấm sét giông băo làm bật tung mất hết hiệu nghiệm. Cao Biền thường lập đàn đồng thiếp xuất hồn xuống cơi Âm để diệt ma quỷ, thổ thần, ta có câu: “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” để chỉ Cao Biền đang "thiếp" th́ bị tỉnh dậy sớm (non) hơn dự định hoặc v́ bị lính hầu bẩm báo việc công (như Ngụy Diên chạy vào đàn nhượng tinh làm tắt đèn cúng tế của Gia Cát Lượng), hoặc v́ hết tinh lực giao cảm với cơi Âm... Đối với các linh thần, sơn thần... Cao Biền dùng pháp thuật ghê gớm hơn: mổ bụng mười bẩy gái đồng trinh, bỏ ruột gan, lấy cỏ chi độn thay vào bụng, cho mặc xiêm áo đặt ngồi trên ghế như c̣n sống, rồi dùng trâu ḅ tế lễ. Khi nào thấy xác cử động th́ biết thần thánh đă phụ nhập, Biền lập tức lấy gươm chém đi để trừ khử thần nhập xác. Nhiều loại thần trung hạ đẳng đều bị Biền diệt bằng pháp thuật ấy. Nhưng khi gặp thượng đẳng thần Tản Viên Sơn th́ thấy Thần cưỡi ngựa trắng đứng trên mây khạc nhổ mà bay đi. Cao Biền than rằng: "linh khí nước Nam c̣n vượng lắm không diệt được" rồi có ư xin vua Đường đổi đi trấn nhiệm nơi khác.
Cao Biền rời Giao Châu vào năm 875 sau hơn mười năm hoành hành trên đất Việt để đi làm Tiết Độ Sứ Tây Xuyên, ông viết Tấu Thư dâng lên vua Đường, ghi rơ các long mạch thế đất Giao Châu, bàn về từng địa phận, từng huyệt kết từ lớn đến nhỏ, như một biên khảo có hệ thống. Cuốn này thế kỷ XV khi Hoàng Phúc cùng quân Minh sang đă mang theo để nghiên cứu đất đai nước ta, cũng v́ thế sách Cao Biền Tấu Thư (c̣n gọi là Nam Cảnh Địa Lư Chư Cát Lục) mới được truyền lại.
Bên cạnh những huyền thoại về trấn yểm pháp thuật, Cao Biền cũng để lại nhiều công tŕnh như cất chùa Linh Diên bên thành Đại La, chùa Kim Ngưu tại Bát Vạn Sơn (Tiên Du), xây mồ giả (nghi chủng) tại Thuận Thành (Luy Lâu), dựng tháp trên núi Đông Cứu (Hà Bắc) nơi Cao Biên từng đóng quân... Đặc biệt tại gần chùa Tây Phương, trên núi Câu Lậu, chắc có huyệt quí nên Cao Biền ghi "Câu Lậu chi sơn, huyệt tại trung cấp, nên thần đă làm chùa để yểm đi rồi", chùa ấy có thể là chùa Thanh phong dựng ở lưng chừng núi.
Núi Câu Lậu h́nh thù như móc câu, dân gian gọi là lưỡi câu của Thánh Tản v́ núi này và 8 ngọn khác là phân chi của núi Tản thuộc Thạch Thất , Sơn Tây. Tương truyền đời Tấn (thế kỷ III - IV) có Cát Hồng tu tiên đă chọn núi này làm nơi luyện linh đan (đan sa), phải chăng địa điểm có ǵ linh thiêng đối với nhăn quan phong thủy địa lư thời xưa ? Ngoài ra tám vạn cây tháp nung bằng gạch đỏ (hăy c̣n di tích) xếp chồng lên thành một tháp lớn ở núi Tiên Du (Hà Bắc) sau được gọi là Bát Vạn Sơn, cũng do Cao Biền xếp đặt không biết để ghi công b́nh Nam Chiếu hay để trấn yểm linh khí 99 ngọn núi quí vùng Kinh Bắc ?
Ngay trong thành Đại La, Cao Biền cũng dựng cột đồng trấn lên long bối (lưng rồng) để phá đứt long mạch, sau vua Lư Thánh Tông được Quan Âm Bồ Tát giáng mộng bèn cho hủy cột đồng và bùa trấn yểm ở thôn Nhất Trụ rồi dựng chùa Một Cột (Diên Hựu – thế kỷ XI) thay thế. |
|
|
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|