Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 266 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: TỰ TỊNH KỲ Ư Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 101 of 194: Đă gửi: 17 June 2008 lúc 1:04am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


     ...

   " Tâm Không " là chữ của Phật Gia. Cũng gọi là " Tâm B́nh ". Chữ " TÂM B̀NH " có thể dùng cho Dịch học. và " B̀NH " đây có nghĩa là sự " QUÂN B̀NH " vốn có của Âm Dương. Một cách tự nhiên, tức là trong sự vận hành tự nhiên của vũ trụ, Âm Dương vốn quân b́nh. Hệ Từ Thượng Truyện, chương II, sách Chu dịch có câu :

                CƯƠNG NHU TƯƠNG THÔI NHI SINH BIẾN HÓA.
       ( Cương nhu đun đẩy nhau từ đó mà có sự biến hóa)

   " Cương nhu " là tên khác của Âm Dương. " Đun đẩy " nhau tức là tương tác, tương ḥa nhau - không có loại trừ nhau. Đó là " sự quân b́nh vốn có " đó vậy. Và đó là một SỰ QUÂN B̀NH ĐỘNG. " Tương thôi " là để biến hóa. Tương thôi và biến hóa mà không đánh mất tính QUÂN B̀NH THỐNG NHẤT. Cái chỗ Âm Dương vận động mà quân b́nh và thống nhất đó gọi là THÁI CỰC. Để biểu thị Âm Dương trong Thái Cực, các bậc Thánh Triết xưa đă có vẽ ra Thái Cực Đồ. Có thể nói Thái Cực Đồ là kết quả của một quá tŕnh nhiều lần hoàn thiện, nhưng đây là một kết quả tuyệt vời !

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 102 of 194: Đă gửi: 19 June 2008 lúc 12:47am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



                               THÁI CỰC ĐỒ


   Có thể nh́n vào Thái Cực Đồ mà thấy : Âm Dương thật mềm mại, thật uyển chuyển, tức là động, là trôi chảy. Dương đun đẩy Âm mà chảy. Âm đun đẩy Dương mà chảy. Ấy là trước sau theo nhau mà chảy. Trong Âm có Dương; trong Dương có Âm. Ấy là chảy trong nhau. Ḍng chảy bất tuyệt. Trong ḍng chảy đó có thời Âm " tiêu ", Dương " trưởng " . Cũng có thời Âm " trưởng ", Dương " tiêu ". Thế nhưng không có " tiêu " thực, hoặc "trưởng " thực ". Chỉ có " trưởng " để mà " tiêu " , và " tiêu " để mà " trưởng ". Đó là Âm Dương trong Thái Cực. Tức là Âm Dương trong t́nh trạng b́nh thường. H́nh ảnh của Thái Cực cũng chính là h́nh ảnh của cái " TÂM B̀NH ", hoặc là " B̀NH THƯỜNG TÂM ". Cái " b́nh thường tâm " này cũng chính là cái " b́nh thường tâm " mà Ngài Nam Tuyền Phổ Nguyện nói với Ngài Triệu Châu Tùng Thẩm :

                               B̀NH THƯỜNG TÂM THỊ ĐẠO.

                             ( Tâm b́nh thường là đạo )

                             *    ;           ;           ; *

                                           *

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 103 of 194: Đă gửi: 02 July 2008 lúc 7:57am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Các bậc Thánh Triết Dịch Học xưa nói : " VÔ CỰC NHI THÁI CỰC ". Ấy là nói rằng " Vô Cực " và " Thái Cực " KHÔNG-HAI vậy. Cái tâm mang h́nh ảnh Thái Cực cũng tức là cái mang h́nh ảnh Vô Cực. Cũng tức là " TÂM KHÔNG ". Cái tâm không bám víu ḥa hợp với cái vũ trụ không có ǵ để bám víu. Cái " Tâm Không ", tức không bám víu, không chứa chấp đó từng được nói trong kinh Kim Cang :

              ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM .
       ( Hăy sinh tâm ở nơi không có ǵ để bám víu )

   Cái vũ trụ không có ǵ để bám víu đó Lục tổ từng nói đến :

               CỔ LAI VÔ NHẤT VẬT.
        ( Xưa nay chưa từng có cái ǵ là " vật " ).

   Cứ thế mà hiểu ra. Chẳng hạn như những thứ đề cập đến trên kia : những " VINH " cùng " NHỤC ". Và những " PHÚC " cùng " HỌA ". " Vinh " và " Phúc " không phải là những " vật " để theo đuổi, nắm bắt và giữ lấy ! Cũng thế, " Nhục " và " Họa " cũng không phải là những " vật " để phải sợ hải, hoặc có thể đuổi xua !

                      *           ;           ;  *
                                   *

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 104 of 194: Đă gửi: 06 July 2008 lúc 9:22am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


                        CÁI THẤY ÂM DƯƠNG

   Đến đây có thể nói lên một điều có vẻ như mới mẻ, thậm chí là lạ lẫm : Ta chỉ có thể nói ḿnh có thông tỏ về Âm Dương khi ta có thân chứng về " TÂM KHÔNG " hoặc " TÂM B̀NH " . Khi đó th́ ta cũng thông tỏ luôn về cái " VÔ SỞ TRỤ " và cái cảnh giới " VÔ NHẤT VẬT ". Thật là không đơn giản, phải không ? Điều quan trọng là không nên lẫn lộn " những mặt đối lập " nơi sự vật với Âm Dương . Chúng khác nhau như thể " bờ bên này " với " bờ bên kia ". Thấy " thiện " thấy " ác ", hoặc thấy " thị " thấy " phi " chẳng hạn, là cái thấy ở bờ bên này . Chỉ khi thấy thiện ác không-hai, hoặc thi phi không-hai, th́ đó mới là cái thấy ở bờ bên kia. Và đó là cái thấy của minh triết Âm Dương, hoặc minh triết Dịch Lư.

                       *              *

                               *

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 105 of 194: Đă gửi: 11 July 2008 lúc 8:18am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



                THÊM MỘT MINH HỌA VỀ CÁI THẤY ÂM DƯƠNG

   Một lần nọ có một vị tăng đến với một Thiền Sư, thưa :

   - Xin Thầy nói cho con nghe về Phật Pháp.

   Thiền Sư đáp :

   - Bây giờ ở đây có nhiều người quá. Hăy đợi đến khi mọi người về hết rồi tôi sẽ nói cho ông nghe.

   Giây lâu sau đó, vị tăng lặp lại lời thỉnh cầu. Thiền Sư dẫn ông ra đến bên một bụi tre, chỉ vào đó, không nói ǵ.

   Vị tăng ngơ ngẩn, hoang mang, Thiền Sư bảo :

   - Ông thấy đó ! Có cây ngắn, cây dài.

   Sau đó nói tiếp :

   TRƯỜNG GIẢ, TRƯỜNG PHÁP THÂN;
   ĐOẢN GIẢ, ĐOẢN PHÁP THÂN.

   ( Dài, ấy là Pháp Thân dài;
     Ngắn, ấy là Pháp Thân ngắn ).

   Qua đó mà tỏ rơ. Ở " bờ bên này " ta thấy ngắn/dài là một cặp đối lập. Kèm theo đó là cái tâm " thủ xả " : chuộng dài bỏ ngắn, hoặc chuộng ngắn bỏ dài. Ở " bờ bên kia ", thấy dài/ngắn không-hai. Cùng một lúc, thấy Pháp Thân. Có thấy như vậy mới là thấy Âm Dương .




Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 106 of 194: Đă gửi: 30 July 2008 lúc 12:54am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


ÂM DƯƠNG VÀ MỘT SƠ ĐỒ VỀ SỰ H̀NH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA VŨ TRỤ.

   Trên kia vừa nói về Pháp Thân dài và Pháp Thân ngắn. Pháp Thân trỏ về cái Một, hay Thái Cực. " Dài " và " ngắn " trỏ về Dương và Âm, hay " lưỡng nghi ". Thế là đă có một giản đồ về sự h́nh thành và vận hành của vũ trụ rồi đó vậy. Đó là điều được nói trong Hệ Từ Thượng Truyện, chương II, và được nói sâu vào chi tiết hơn.

   DỊCH HỮU THÁI CỰC, THỊ SINH LƯỠNG NGHI ; LƯỠNG NGHI SINH TỨ TƯỢNG, TỨ TƯỢNG SINH BÁT QUÁI.

   ( Ḍng Dịch hóa bắt đầu từ Thái Cực ; Thái Cực phân ra thành Âm Dương ; Âm Dương nhân đôi thành Tứ Tượng - tức là Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm ; Tứ Tượng nhân lên thành 8 đơn quái là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn ).

                       *          ;           ;          *

                                     *











Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 107 of 194: Đă gửi: 30 July 2008 lúc 11:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

               ÂM DƯƠNG VÀ MỘT SƠ ĐỒ VỀ...

   Đó là sách vở và chữ nghĩa. Nay thử có một chút thực chứng .

   Trước tiên ta có thể đồng ư với nhau tiên đề này : Vạn tượng trong vũ trụ mỗi mỗi đều phản ánh toàn vũ trụ. Không phải riêng con người mà mọi thứ đều là những " tiểu vũ trụ " . Nh́n dưới khía cạnh thời gian th́ tiến tŕnh " h́nh, trụ, hoại, không " của mọi thứ đều phản ánh tiến tŕnh đó của vũ trụ. Chợt nhớ " NIÊM HOA VI TIẾU " - Đức Phật cầm, nh́n một đóa hoa mà mĩm cười. Đức Phật thấy ǵ mà mĩm cười thế, nhỉ ? Rất có thể rằng Đức Phật chợt thấy rằng đóa hoa đó đang kể cho Ngài nghe về lịch sử h́nh thành và vận hành của vũ trụ !

   Ta tiến vào cái cụ thể hơn. Hăy nh́n một hạt cây nào đó. Một hạt đào, chẳng hạn. Một hạt đào, tức một tiểu vũ trụ. Nó phản ánh Thái Cực. Tách cái hạt ra, thấy trong đó có cái mầm tức là Dương vậy. Bên cạnh cái mầm là phần trừ bị thực vật dành để nuôi cái mầm kia - tức là Âm vậy. Khi hạt nẩy mầm và phát triển thành cây th́, như đă thấy trước đây, cây cũng là Âm Dương, rồi th́ cả cành, lá, hoa, cho đến từng tế bào, từng nguyên tử trong từng tế bào cũng đều là Âm Dương ! Âm Dương trong toàn cây đó thống nhất với nhau th́ đó chính là Thái Cực trong cái tiểu vũ trụ đó vậy.

                *                                      *





Sửa lại bởi tuvils : 07 August 2008 lúc 8:00am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 108 of 194: Đă gửi: 07 August 2008 lúc 5:18pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



                *                                       *

   Đến đây có một vấn đề có thể được đặt ra : Như vậy th́ Đại vũ trụ bao gồm nhiều tiểu vũ trụ, có phải thế không ? Đáp : - Phải, mà cũng không phải ! Không phải là đơn giản như một bồ lúa gồm nhiều hạt lúa. H́nh tượng thích hợp hơn : Như một giọt nước trong một ḍng chảy . Ở đây phải thấy rằng MỘT mà nhiều, NHIỀU mà một. Nói một cách khác : MỘT và NHIỀU KHÔNG-HAI.

   Câu đáp đó có vẻ bí ẩn, phải không ? Vậy xin mượn một h́nh tượng để minh họa. Đó là h́nh tượng " Vũ điệu của thần Shiva ".

   Trong truyền thống đa nguyên và phức tạp của Ấn Độ Giáo, Shiva có khi được xem như là vị thần cao cả nhất. Bằng vũ điệu của ḿnh, thần Shiva cuốn hút tất cả vũ trụ vào trong vũ điệu đó. Nói cách khác, thần Shiva thống nhất cái đa thù trong vũ điệu năng lượng vũ trụ.


Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 109 of 194: Đă gửi: 11 August 2008 lúc 5:19am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Hội nhập vào đây cái tri kiến về Âm dương, lại có thể nói rằng : Thần Shiva, trong vũ điệu theo tiết tấu Âm Dương của ḿnh, và bằng một cách tuyệt kỳ ảo diệu, đă làm biến hiện vũ điệu đó thành muôn màu, muôn vẻ. Nào là cảnh " mặt trời gác núi ", nào là tiếng " chiêng thu không ". hoặc nào là cảnh " gương nga chênh chếch ḍm song ", rồi nào là cảnh " vàng gieo đáy nước, cây lồng bóng sân ". Hoặc là cảnh " Hải đường lả ngọn đông lân ", rồi nào là cảnh " Gọt sương gieo nặng, cành xuân la đà " . Và cảnh thanh niên và thiếu nữ, như kim Trọng và Thúy Kiều, tương tư nhau... cho đến muôn màu, muôn vẻ. Và thêm nữa là muôn màu muôn vẻ khác nữa ! Muôn màu muôn vẻ nhưng không có màu nào, hoặc vẻ nào lạc điệu. Tất cả đều là những biểu hiện, một cách tuyệt kỳ ảo diệu, của MỘT vũ điệu duy nhất, cái vũ điệu theo tiết tấu Âm Dương !


    Một mà Nhiều, Nhiều mà Một là như vậy .


   Nh́n về phương diện mỹ học, có thể thấy rằng cái vũ điệu " Một mà Nhiều, Nhiều mà Một " đó thật ảo diệu, và Ảo Diệu một cách tuyệt kỳ. Lại nh́n với cái tâm kính tín th́ có thể thấy ở đó cái Huyền Nhiệm. Và đó hẳn là cái huyền nhiệm mà Đức Phật thấy trên một đóa hoa ngày nọ " NIÊM HOA VI TIẾU " !



Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
ThangTeoTQ
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 22
Msg 110 of 194: Đă gửi: 27 August 2008 lúc 9:05am | Đă lưu IP Trích dẫn ThangTeoTQ

Tôi thấy quyển kinh này khá hay, ư nghĩa sâu sắc, nên đọc, rất cám ơn chú
Quay trở về đầu Xem ThangTeoTQ's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThangTeoTQ
 
aoanh72
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 18 May 2008
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 111 of 194: Đă gửi: 27 August 2008 lúc 10:19am | Đă lưu IP Trích dẫn aoanh72

Trạng thái cung bậc của thế nhân thông qua một lăng kính
Quay trở về đầu Xem aoanh72's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi aoanh72
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 112 of 194: Đă gửi: 30 August 2008 lúc 5:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

                                          TẠM KẾT


   Trước đây đă tạm mượn hào từ hào Cửu Nhị quẻ KHỐN trong Kinh Dịch để viết lời " Dẫn nhập ". Nay lại xin mượn Kinh Dịch để viết lời " Tạm kết ".

   Như trên đă nói, vạn tượng trong vũ trụ th́ muôn màu muôn vẻ. Thế nhưng cái muôn màu muôn vẻ đó không phải là cái ǵ đa đoan. Tất cả đều là những biểu hiện của MỘT vũ điệu trôi chảy theo tiết tấu Âm Dương. Do đó mà các Thánh Hiền Dịch học xưa đă khéo sử dụng Âm Dương để kư hiệu, chiêm nghiệm và lư giải vạn tượng trong vũ trụ. Bằng cách nào ?

                          






Sửa lại bởi tuvils : 30 August 2008 lúc 5:16pm
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 113 of 194: Đă gửi: 07 October 2008 lúc 4:27am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Trước hết người ta dùng vạch liền ( - ) để kư hiệu Dương và vạch đứt ( -- ) để kư hiệu Âm.

   Tiếp theo, kết hợp những vạch liền và đứt đó thành những tập hợp 3 vạch, người ta có được 8 tập hợp, gọi là 8 ĐƠN QUÁI, tức là 8 quẻ đơn. Đó là :

   ___      &nb sp;         &nb sp;     ___         &nb sp;         &nb sp;      
   ___   CÀN / Thiên(Trời) ___ TỐN/ Phong ( gió )
   ___      &nb sp;         &nb sp;     _ _

   _ _           ;           ;  _ _
   ___   ĐOÀI/ Trạch( Đầm ) ___ KHẢM/Thủy ( nước )
   ___      &nb sp;         &nb sp;     _ _

   ___      &nb sp;         &nb sp;     ___
   _ _ LY/ Hỏa (Lửa)       _ _ CẤN/ Sơn ( Núi )
   ___      &nb sp;         &nb sp;     _ _

   _ _           ;           ;  _ _
   _ _ CHẤN/Lôi (Sấm)      _ _ KHÔN/ Địa ( Đất )
   ___      &nb sp;         &nb sp;     _ _

   Tám đơn quái đó gọi là BÁT QUÁI .

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 114 of 194: Đă gửi: 07 October 2008 lúc 4:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Tiếp theo nữa, bằng cách chập những đơn quái lên nhau người ta có tất cả 64 tập hợp 6 vạch, gọi là TRÙNG QUÁI, tức là quẻ kép. Sáu vạch của quẻ kép th́ gọi là HÀO, do đó mà có tất cả 384 hào. Chẳng hạn như những quẻ và hào sau :

   * Quẻ 1 :
                ___
                ___
                ___
                ___ gọi tên là Thuần CÀN
                ___
                ___

   * Quẻ 2 :
                _ _
                _ _
                _ _
                _ _ gọi tên là Thuần KHÔN
                _ _
                _ _
   
   * Quẻ 63 :
                _ _
                ___
                _ _
                ___ gọi tên là Thủy Hỏa KƯ TẾ
                _ _
                ___

   * Quẻ 64 :
                ___
                _ _
                ___
                _ _ gọi tên là Hỏa Thủy VỊ TẾ
                ___
                _ _

   Nhà dịch học thấy 64 quẻ và 384 hào đó là h́nh tượng, hay đơn giản là " TƯỢNG " của sự vật, vạn vật trong vũ trụ và nhân sinh - cùng với t́nh trạng, ư nghĩa tốt xấu và đà diễn biến của chúng. 64 quẻ đó là phần cốt lơi của Kinh Dịch. Và Kinh Dịch, về cơ bản, như vậy, là một quyển kinh vô tự - kinh không có chữ. Dù vậy, hoặc chính v́ vậy, quyển kinh đó, từ hàng chục thế kỷ nay, đă được biết như là một " ĐÔNG TÂY KIM CỔ KỲ THƯ " - một bộ sách rất đặc biệt từ xưa đến nay ở cả Đông Phương và Tây Phương.

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 115 of 194: Đă gửi: 11 October 2008 lúc 11:02pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

                  *    ;           ;           ;  *

   Gọi Kinh dịch là " kỳ thư ", bởi v́ đó là một bộ kinh vô tự. Thế nhưng không phải chỉ có thế. Ngay những tập hợp vạch liền vạch đứt làm nên h́nh hài của bộ kinh vô tự đó, cho dù CÓ đó mà cũng như KHÔNG đó. Trang Tử có lần gọi 6 hào là " LỤC HƯ "-từ 6 khoản không. Ôi, chỉ v́ " CÓ đó mà cũng như KHÔNG đó " mà các quái, các hào mới có khả năng diễn đạt được chân lư lung linh của vũ trụ không ngừng trôi chảy trong ṿng DỊCH hóa. Đó là cái vũ trụ trong đó, theo lời Tâm Kinh :

   SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC ; SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC .




Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 116 of 194: Đă gửi: 14 October 2008 lúc 8:02am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



   Cái vũ trụ đó tạm gọi là Pháp Thân. Pháp Thân đó nếu bảo là " HIỆN " th́ cũng không phải, nếu gọi là " ẨN " th́ cũng không phải. Ôi ! Biết nói sao ! Hoặc là " NHƯ ẨN, NHƯ HIỆN " chăng ?

   Và nếu thế th́ cũng là " NHƯ NHƯ " chăng ?

   Hoặc : gọi là " HIỆN " là " ĐẾN ", gọi là " ẨN " là " ĐI ", thế th́ có " Đến " sao ? Có " ĐI " sao ? Hoặc vừa " CÓ ĐẾN ", vừa " CÓ ĐI " ? Hoặc là " KHÔNG ĐẾN " " KHÔNG ĐI " ?

   Như Lai là thế chăng ?

   ÔI, NHƯ LAI ! NHƯ THỊ NHI LAI !




Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 117 of 194: Đă gửi: 04 November 2008 lúc 12:59am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


                         Â M       D Ư Ơ N G

                                trong

                         DỊCH HỌC và ĐẠO HỌC

                                   Người viết : NGUYÊN NGUYÊN


                                     &


                               LỜI MỞ ĐẦU

   Triết gia Heraclitus ( Hy Lạp, giữa t.k VI - V trước công nguyên ) có nói một câu nghe ra thật nghịch thường : " Con đường lên dốc cũng là con đường xuống dốc ". Một nhà Dịch học Đông Phương có thể khái quát câu nói đó như sau : " Con đường lên dốc " là Dương, " con đường xuống dốc " là Âm. " Con đường lên dốc cũng là con đướng xuống dốc " do đó có thể phiên dịch ra ngôn ngữ dịch lư : Dương tức là Âm ; Âm tức là Dương ! Cái mệnh đề tổng quát này đương nhiên lại có những hệ quả kiểu như là : Cái này cũng là cái kia ; cái kia cũng là cái này !

   Có vẻ như loạn rồi đây ! Lộn ṣng cả phải trái, nếu không nói là quá ngang ngược ! Thực là trái hẳn với luận lư học cổ điển Tây Phương đă thành truyền thống từ triết gia Aristotle ( Hy Lạp , 384 - 322 trước công nguyên ). Theo luận lư học này th́ :


   * A là A ( NGUYÊN LƯ ĐỒNG NHẤT )

   * A không là không - A ( NGUYÊN LƯ BẤT MÂU THUẨN )

   * Hoặc là A, hoặc là không - A ; không thể vừa A, vừa là không - A ( NGUYÊN LƯ TRIỆT TAM )





                     

Sửa lại bởi tuvils : 04 November 2008 lúc 1:00am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
dichnhan07
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 25 February 2008
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 195
Msg 118 of 194: Đă gửi: 04 November 2008 lúc 2:35am | Đă lưu IP Trích dẫn dichnhan07

Xin phép chen ngang bài viết của tuvils về cái âm dương.

Nói A là B hay B là A là cách nói ẩn dụ cho loại liên tưởng nhân đôi. Nói A nhưng thực ra là nói B hoặc ngược lại. H́nh thức này được biết đến như mưu kế hư hư thực thực, trong hư có thực, trong thực có hư. Trong cái phô bày có điều bí ẩn, trong sự bí ẩn có sự thực hiển nhiên. Mềm như nước nhưng cũng là mạnh như nước. Trong âm có dương, trong dương có âm c̣n là một câu tâm pháp để giải Dịch. Như nói đến thứ luôn cố định hoặc thứ luôn biến động là cùng chỉ nói về Tượng quẻ vậy.

__________________
Xem Thái Ất đời nay là có thật.
Quay trở về đầu Xem dichnhan07's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dichnhan07
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 119 of 194: Đă gửi: 04 November 2008 lúc 3:32am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

tuvils đă viết:

                           Â M       D Ư Ơ N G

                                  trong

                           DỊCH HỌC và ĐẠO HỌC

                                     Người viết : NGUYÊN NGUYÊN


                                       &


                                 LỜI MỞ ĐẦU

   Triết gia Heraclitus ( Hy Lạp, giữa t.k VI - V trước công nguyên ) có nói một câu nghe ra thật nghịch thường : " Con đường lên dốc cũng là con đường xuống dốc ". Một nhà Dịch học Đông Phương có thể khái quát câu nói đó như sau : " Con đường lên dốc " là Dương, " con đường xuống dốc " là Âm. " Con đường lên dốc cũng là con đướng xuống dốc " do đó có thể phiên dịch ra ngôn ngữ dịch lư : Dương tức là Âm ; Âm tức là Dương ! Cái mệnh đề tổng quát này đương nhiên lại có những hệ quả kiểu như là : Cái này cũng là cái kia ; cái kia cũng là cái này !

   Có vẻ như loạn rồi đây ! Lộn ṣng cả phải trái, nếu không nói là quá ngang ngược ! Thực là trái hẳn với luận lư học cổ điển Tây Phương đă thành truyền thống từ triết gia Aristotle ( Hy Lạp , 384 - 322 trước công nguyên ). Theo luận lư học này th́ :


   * A là A ( NGUYÊN LƯ ĐỒNG NHẤT )

   * A không là không - A ( NGUYÊN LƯ BẤT MÂU THUẨN )

   * Hoặc là A, hoặc là không - A ; không thể vừa A, vừa là không - A ( NGUYÊN LƯ TRIỆT TAM )





                       

   Luận lư học này thật là hiển nhiên, hợp lư, và đâu ra đó, phải không ? Thế nhưng việc đời, cũng như cả cái vũ trụ mênh mênh mông mông, ẩn tàng vô lượng bí ẩn này, đâu có thể bắt nó tự hạn định trong những yêu cầu của lư trí ! Ngay như trái tim của con người, nó cũng bất chấp lư trí. Như Pascal nói : " Con tim có những lư lẽ riêng mà lư trí không thể hiểu được ! ".

   Đề tài luận giải về Âm Dương hẳn hứa hẹn nhiều điều kỳ thú, và có thể nói là có khả năng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của tri kiến nhân loại. Đối với đề tài tầm cỡ đó, năng lực của người viết là quá hạn chế, do đó những điều viết ra sau đây có tính cách như chỉ lướt qua vài khía cạnh nhất định . Vậy thôi !

                                         Cẩn chí,

                                         Hè 2003

                                      Nguyên Nguyên
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 120 of 194: Đă gửi: 02 December 2008 lúc 4:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

                              ÂM DƯƠNG TRONG DỊCH HỌC

   Các nhà Dịch học thấy có 3 nghĩa của Dịch :

   * BẤT DỊCH : Chẳng hạn như câu nói : mọi vật có sắc tướng đều là sự phối hợp giữa Âm và Dương. Đó là một quy luật BẤT DỊCH .

   * GIAO DỊCH : Đó là nói về sự tương tác , tương hợp giữa Âm và Dương để từ đó mà có vạn tượng trong trời đất.

   * BIẾN DỊCH : Vạn tượng trong trời đất luôn biến đổi theo cơ chế Âm Dương, thịnh suy, tăng giảm. Đó là biến dịch.

   Qua ba nghĩa đó của Dịch có thể thấy rằng khái niệm Dịch bao giờ cũng gắn liền với khái niệm Âm, Dương.

   Do đó có thể nói rằng " Dịch " tức là " Âm Dương " vậy.

                                    
    1.- ÂM DƯƠNG THỰC CHẤT LÀ G̀ ?

   ÂM DƯƠNG THEO NGHĨA HẸP CHỈ VỀ " KHÍ " , HAY DẠNG NĂNG LƯỢNG :

   Nhiều nhà dịch học thường nói về Âm Dương như là "khí " . Như câu nói của Chu Liêm Khê : " Nhị khí giao cảm, hóa sinh vạn vật " (1) ( Hai khí âm dương cảm ứng mà giao nhau, do đó biến hóa và sản sinh ra vạn vật )

   Chữ " khí " hẳn có hàm ư chỉ về năng lượng. Chẳng hạn như khi người ta nói : " điện khí ". Trong điện, Âm Dương là hai dạng, hai trạng thái, tương phản của cùng một năng lượng, không phải là hai thứ năng lượng khác nhau. Ḍng điện xoay chiều chẳng hạn. Cường độ của nó nhanh chóng và liên tục biến đổi từ Âm sang Dương, rồi từ Dương sang Âm, từ đó mà sản sinh ra điện năng.


   Một minh họa khác. Năng lượng sinh học tạo nên sự tồn tại của một đóa hoa. Năng lượng đó phân cực, do đó mà nhị cái có Âm tính và nhị đực có Dương tính. Hai dạng năng lượng này giao phối với nhau kết tụ nên quả. Do minh họa này có thể thấy được năng lượng tích tụ hóa thành vật chất. Hoặc nói như Chu Liêm Khê : Nhị khí giao cảm hóa sinh vạn vật.

   Âm Dương như vậy được hiểu như là 2 mặt đối lập của năng lượng bao quát thế giới của các ngành khoa học tự nhiên, như thế giới lư học, hóa học, sinh học, địa lư học, v.v...


Sửa lại bởi tuvils : 03 December 2008 lúc 2:56am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 

<< Trước Trang of 10 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.6641 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO