Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 269 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Mai Hoa Dịch Số
 TUVILYSO.net : Mai Hoa Dịch Số
Tựa đề Chủ đề: MAI HOA DỊCH SÔ - THIỆU KHANG TIẾT Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 1 of 127: Đă gửi: 13 July 2010 lúc 11:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

MAI HOA DỊCH SỐ

THIỆU KHANG TIẾT

 

 

 

 

Người dịch: Ông Văn Tùng

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 2 of 127: Đă gửi: 13 July 2010 lúc 11:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

MAI HOA DỊCH SỐ

QUYỂN I

CHU DỊCH QUÁI SỐ

Càn 1 

Đoài 2

Ly 3

Chấn 4

Tốn 5

Khảm 6

Cấn 7

Khôn 8

Dịch - B́nh:

“Chu Dịch" là một bộ sách chiêm phệ cổ đại của nước ta. Bộ sách này có quan hệ mật thiết với Triết học, tôn giáo, phong tục dân tộc, số học thời cổ đại mà có quan hệ mật thiết với thuật số cổ đại,

Chu Dịch c̣n gọi là Kinh Dịch, gọi tắt là Dịch.

Chu Dịch do hai bộ phận: Dịch Kinh và Dịch Truyện hợp thành. Dịch Kinh được tập hợp thành bởi 64 bức quái đồ, 64 quái danh, 64 quái từ, 386 hào danh, 386 hào từ v.v... 64 quái (quẻ) do 8 quẻ 3 vạch kết thành. 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, v́ thế c̣n gọi là quẻ 6 vạch. Quẻ 6 vạch chia làm hai bộ phận thượng và hạ (trên và dưới) gọi là quẻ trên và quẻ dưới. Quẻ trên gọi là quái thượng thể. Quẻ dưới gọi là quái hạ thể. Hai thể hạ quái và thượng quái trùng nhau th́ hợp thành một quái đồ 6 vạch. Do đó quẻ 6 vạch c̣n gọi là trùng quái. Cũng gọi là Biệt quái. Biệt quái dùng để phân biệt với quẻ 3 vạch. Quẻ 3 vạch c̣n gọi là Đơn quái (quẻ đơn), cũng gọi là Kinh quái, do chỉ có 8 quái (quẻ) cho nên c̣n gọi là Bát quái.

 



Sửa lại bởi Vovitu : 14 July 2010 lúc 5:14am
Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 3 of 127: Đă gửi: 14 July 2010 lúc 5:15am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

Dịch số và Quái số là hai khái niệm vừa có liên hệ vừa có khu biệt. Dịch số bao hàm Quái số. Quái số bao hàm nội dung từng số riêng của Bát quái, từng số riêng của 64 quái (quẻ) và số thứ tự của 64 quái v.v…

Quái số ở đây chỉ số thứ tự của Bát quái. Số thứ tự của Bát quái có thể sắp xếp thành nhiều kiểu. Quái số Chu Dịch ở đây được sắp xếp theo “Phục Hy Bát quái thứ tự”.

 

Thứ tự 8 quẻ của Phục Hy là:

Càn 1               Tốn 5

Đoài 2           Khảm 6

Ly 3                Cấn 7

Chấn 4          Khôn 8

Đó là thứ tự Tiên thiên Bát quái thuận của Chu Dịch. Người ta khi đoán quẻ đă vứt bỏ ư nghĩa vốn có của số thứ tự này, coi số ảo là số thực, lấy số 1 đối ứng với quẻ “Càn”, lấy số 2 đối ứng với quẻ “Đoài”, lấy số 3 đối ứng với quẻ “Ly”, lấy số 4 đối ứng với quẻ “Chấn”, lấy số 5 đối ứng với quẻ “Tốn”, lấy số 6 đối ứng với quẻ “Khảm”, lấy số 7 đối ứng với quẻ “Cấn”, lấy số 8 đối ứng với quẻ “Khôn”. Thí dụ, khi người ta xem quẻ chỉ cần xem được số 7 đă nghĩ rằng xem được quẻ “Cấn” rồi, được số 5 th́ có thể coi như xem được quẻ “Tốn”.

Điều đó trên thực tế là sự vận dụng không tự giác phù hiệu học trong tư duy nguyên thuỷ.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 4 of 127: Đă gửi: 14 July 2010 lúc 5:46am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

NGŨ HÀNH SINH KHẮC

Kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim.

Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim.

Dịch – B́nh:

Ngũ hành là tên gọi chung của 5 loại vật chất, Thuỷ - Hoả - Mộc - Kim - Thổ. Các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc coi ngũ hành là 5 loại nguyên tố cơ bản cấu tạo nên vạn vật, dùng để thuyết minh và giải thích thế giới khách quan.

Trong ngũ hành có mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau, nương tựa nhau; mối quan hệ ấy được gọi là tương sinh, gọi tắt là “sinh”. “Sinh” có ư nghĩa là sản sinh, giúp cho sự sinh trưởng và liên hệ v.v…

Thứ tự của ngũ hành tương sinh là:

Kim sinh thuỷ

Thuỷ sinh mộc

Mộc sinh hoả

Hoả sinh thổ

Thổ sinh kim

Ngũ hành không những có quan hệ “tương sinh” thúc đẩy lẫn nhau, nương tựa nhau để tồn tại mà c̣n có quan hệ trói buộc lẫn nhau, chế ngự lẫn nhau. Mối quan hệ như thế gọi là “tương khắc”, “tương khắc” được căn cứ vào thuộc tính cơ bản của 5 loại vật chất cùng với sự khác biệt để xác định.

Thứ tự của ngũ hành tương khắc như sau:

Kim khắc mộc

Mộc khắc thổ

Thổ khắc thuỷ

Thuỷ khắc hoả

Hoả khắc kim

 

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 5 of 127: Đă gửi: 14 July 2010 lúc 5:47am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

TÁM CUNG THUỘC NGŨ HÀNH

(Bát cung sở thuộc ngũ hành)

 

 “Càn”, “Đoài” Kim

“Khôn”, “Cấn” Thổ

“Chấn”, “Tốn” mộc

“Khảm” thuỷ

“Ly” hoả

Dịch – B́nh:

Có mấy cách nói về sự h́nh thành 64 quẻ. Cách nói chủ yếu là 8 quẻ trùng ghép với nhau mà thành 64 quẻ. Mỗi quẻ của bát quái dùng tự thân làm cơ sở kết hợp với 7 quẻ 3 vạch khác đều có thể kết thành 7 quẻ 6 vạch do tự thân và tự thân tương trùng mà được. Tổng cọng là 8 quẻ 6 vạch. Quẻ này và 8 quẻ 6 vạch do quẻ này kết thành đều có thể gọi là 1 cung. 64 quẻ đều do 8 cung quẻ kết thành. Nếu nói 64 quẻ là một hệ thống lớn th́ mỗi nhóm 8 quẻ 6 vạch do các quẻ bát quái kết hợp thành chính là một hệ thống nhỏ. Do đó chúng ta không ngại ǵ nói rằng hệ thống lớn 64 quẻ là do 8 hệ thống nhỏ kết thành. Tám cung đó là: Cung “Càn”, Cung “Đoài”, Cung “Ly”, Cung “Chấn”, Cung “Tốn”, Cung “Khảm”, Cung “Cấn”, Cung “Khôn”.

Đem 8 cung kể trên phân phối cho ngũ hành th́ gọi là “Tám cung vốn thuộc ngũ hành”, 8 cung đó phân phối cho ngũ hành như sau:

Cung “Càn”, Cung “Đoài”: Kim

Cung “Khôn”, Cung “Cấn”: Thổ

Cung “Chấn”, Cung “Tốn”: Mộc

Cung “Khảm”: Thuỷ

Cung “Ly”: Hoả

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 6 of 127: Đă gửi: 14 July 2010 lúc 6:10am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

QUÁI KHÍ VƯỢNG

 

“Chấn”, “Tốn” mộc: vượng ư xuân

“Ly” hoả: vượng ư hạ

“Càn”, “Đoài” kim: Vượng ư thu

“Khảm” thuỷ: vượng ư đông

“Khôn”, “Cấn” thổ: vượng ư th́n, tuất, sửu, mùi.

Dịch – B́nh:

Học thuyết Quái khí do Mạnh Hỷ, Kinh Pḥng đời Hán đề xướng. Dùng “quái” của “Chu Dịch” phối ghép đối với khí hậu của bốn mùa th́ gọi là “Quái khí”. “Quái khí” bao hàm ba nhân tố:

1.     Quái

2.     Khí hậu

3.     Ngũ hành

Ngũ hành phối hợp với bốn mùa là:

Xuân: thuộc mộc

Hạ: thuộc hoả

Thu: thuộc kim

Đông: thuộc thuỷ

Các tháng th́n, tuất, sửu, mùi thuộc thổ.

Sau khi kết hợp ba nhân tố (bát quái, bốn mùa, ngũ hành) lại th́ trạng thái thịnh vượng như sau:

Quẻ “Chấn”, quẻ “Tốn” kết hợp với mùa xuân h́nh thành thế mộc vượng thịnh.

Quẻ “Chấn”, quẻ “Tốn” kết hợp với mùa xuân h́nh thành thế mộc vượng thịnh.

 

Quẻ “Ly” kết hợp với mùa hạ h́nh thành thế hoả vượng thịnh.

Quẻ “Càn”, quẻ “Đoài” kết hợp với mùa thu h́nh thành thế kim vượng thịnh.

Quẻ “Khảm” kết hợp với mùa đông h́nh thành thế thuỷ vượng thịnh.

Quẻ “Khôn”, quẻ “Cấn” cùng với các tháng th́n, tuất, sửu, mùi (tức tháng 3, tháng 9, tháng 12, tháng 6) tổ hợp lại tạo nên thế thổ vượng thịnh.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 7 of 127: Đă gửi: 14 July 2010 lúc 9:41am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

QUÁI KHÍ SUY

 

Xuân: Khôn, Cấn

Hạ: Càn, Đoài

Thu: Chấn, Tốn

Đông: Ly

Th́n, tuất, sửu, mùi: Khảm

Dịch – B́nh:

Thế thái của quái khí suy bại đối lập với thế thái của quái khí vượng thịnh. T́nh trạng suy bại như sau:

Mùa xuân mộc vượng. Mộc vượng khắc thổ. Thổ bị mộc khắc, do đó thổ suy. V́ vậy mà nói: xuân Khôn, Cấn. Quẻ Khôn, quẻ Cấn thuộc thổ.

Quẻ Chấn, quẻ Tốn mộc vượng về mùa xuân. Cho nên: mùa xuân quẻ Khôn, quẻ Cấn thổ suy.

Mùa hạ hoả vượng. Hoả vượng khắc kim. Kim bị hoả khắc,cho nên kim suy. V́ vậy mà nói: hạ Càn, Đoài. Quẻ Ly hoả vượng vào mùa hạ, quẻ Càn, quẻ Đoài kim suy vào mùa hạ.

Mùa thu kim vượng. Kim vượng khắc mộc. Mộc bị kim khắc, do đó mộc suy. V́ vậy mà nói: thu Chấn, Tốn. Đó là quẻ Chấn, quẻ Tốn mùa thu mộc suy bại. Nguyên nhân là v́ quẻ Càn, quẻ Đoài kim vượng về mùa thu gây ra.

Mùa đông thuỷ vượng. Thuỷ vượng khắc hoả. Hoả bị thuỷ khắc, do đó mùa đông hoả suy. Cho nên nói: đông Ly, ấy là quẻ Ly về mùa đông hoả suy bại. Nguyên nhân v́ quẻ Khảm thuỷ vượng về mùa đông.

Tháng 3, tháng 9, tháng 12, tháng 6 thổ vượng. Thổ vượng khắc thuỷ. Thuỷ bị thổ khắc, do đó trong bốn tháng này thuỷ suy.

Trạng thái suy bại và trạng thái vượng thịnh của quái khí là một quá tŕnh tiêu trưởng ảnh hưởng lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau.

Học thuyết “Quái khí” là sản phẩm của học thuyết Quái và Vận khí học thuyết.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 8 of 127: Đă gửi: 14 July 2010 lúc 6:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

MƯỜI THIÊN CAN

(Thập thiên can)

Giáp, Ất – Đông phương – Mộc

Bính Đinh – Nam phương – Hoả

Mậu, Kỷ - Trung ương – Thổ

Canh, Tân – Tây phương – Kim

Nhâm, Quư – Bắc phương – Thuỷ

Dịch – B́nh:

Thiên can là phù hiệu của người xưa dùng để ghi thời gian. V́ có mười phù hiệu, nên gọi là “Thập thiên can”. Mười phù hiệu đó là “Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quư”. Người xưa dùng thiên can ghi ngày. Ngày là dương. Dương là trời. Bản thân thập thiên can cũng chia ra làm hai loại lớn là âm can và dương can.

- Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm

- Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quư

Thập thiên can kết hợp với ngũ hành kết quả như sau:

Giáp, Ất: Mộc. Giáp làm dương mộc. Ất làm âm mộc.

Bính, Đinh: Hoả. Bính làm dương hoả. Đinh làm âm hoả.

Mậu, Kỷ: Thổ. Mậu làm dương thổ. Kỷ làm âm thổ.

Canh, Tân: Kim. Canh làm dương kim. Tâm làm âm kim.

Nhâm, Quư: Thuỷ. Nhâm làm dương thuỷ. Quư làm âm thuỷ.

Thập thiên can kết hợp với ngũ hành, ngũ phương thành kết quả:

Giáp, Ất – Đông phương – Mộc

Bính Đinh – Nam phương – Hoả

Mậu, Kỷ - Trung ương – Thổ

Canh, Tân – Tây phương – Kim

Nhâm, Quư – Bắc phương – Thuỷ

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 9 of 127: Đă gửi: 15 July 2010 lúc 6:06am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

MƯỜI HAI ĐỊA CHI

(Thập nhị địa chi)

 

 

Tư – Thuỷ - Thử

Sửu – Thổ - Ngưu

Dần – Mộc – Hổ

Măo – Mộc – Thố

Th́n – Thổ - Long

Tỵ - Hoả - Xà

Ngọ - Hoả - Mă

Mùi – Thổ - Dương

Thân – Kim – Hầu

Dậu – Kim – Kê

Tuất – Thổ - Khuyển

Hợi – Thuỷ - Trư

Dịch – B́nh:

“Địa chi” là phù hiệu người xưa dùng để ghi thời gian. V́ có 12 phù hiệu nên gọi là 12 địa chi. Mười hai phù hiệu này là: Tư, Sửu, Dần, Mẹo, Th́n, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Người xưa dùng 12 địa chi là để chi tháng là âm-âm thuộc địa.

Mười hai phù hiệu địa chi cũng chia làm hai loại lớn là Âm chi và Dương chi.

Dương chi: Tư, Dần, Th́n, Ngọ, Thân, Tuất.

Âm chi: Sửu, Mẹo, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.

Một năm có 12 tháng, tức là 12 phù hiệu tuần hoàn. Một tháng có 3 tuần, một tuần có 10 ngày, tức là 10 phù hiệu thiên can, ghi tuần hoàn. Lấy 12 địa chi xếp đặt kết hợp với 10 thiên can, ta được 60 phù hiệu không giống nhau. Đó là lục thập giáp tư. Dùng giáp tư tuần hoàn vừa có thể ghi năm, lại có thể ghi tháng, lại c̣n có thể ghi ngày, thậm chí có thể ghi cả giờ nữa.

Thập thiên can đối xứng với thập nhị địa chi mà nói th́ là dương.

Thập nhị địa chia đối xứng với thập thiên can mà nói th́ là âm.

Quan hệ giữa thiên can và địa chi cũng giống như quan hệ giữa thân cây và cành cây. Thiên can là thân cây. Địa chi là cành cây. Thập nhị địa chi kết hợp với ngũ hành, kết quả như sau:

Dần, măo: Mộc. Dần là dương mộc, măo là âm mộc.

Tỵ, ngọ: Hoả. Tỵ là âm hoả, ngọ là dương hoả.

Thân, dậu: Kim. Thân là dương kim, dậu là âm kim.

Hợi, tư: Thuỷ. Hợi là âm thuỷ, tư là dương thuỷ.

Th́n, tuất, sửu, mùi: Thổ. Th́n, tuất là dương thổ, sửu mùi là âm thổ.

Thập nhị địa chi cùng với ngũ hành và 12 loại cầm tinh kết hợp lại thành kết quả như sau:

Tư – Thuỷ - Thử (chuột)

Sửu – Thổ - Ngưu (trâu)

Dần – Mộc – Hổ (hổ)

Măo – Mộc – Thố (thỏ)

Th́n – Thổ - Long (rồng)

Tỵ - Hoả - Xà (rắn)

Ngọ - Hoả - Mă (ngựa)

Mùi – Thổ - Dương (dê)

Thân – Kim – Hầu (khỉ)

Dậu – Kim – Kê (gà)

Tuất – Thổ - Khuyển (chó)

Hợi – Thuỷ - Trư (lợn)

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 10 of 127: Đă gửi: 15 July 2010 lúc 6:36am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

TƯỢNG CỦA 8 QUẺ

(Bát quái tượng lệ)

 

 

Càn tam liên; Khôn lục đoạn; Chấn ngưỡng vu

Cấn phúc uyển; Ly trunh hư; Khảm trung măn

Đoài thượng klhuyết; Tốn hạ đoạn

Dịch – B́nh:

Càn tam liên: Quẻ Càn 3 vạch thẳng liền không đứt đoạn.

Khôn lục đoạn: Quẻ Khôn 3 hào đều chia 1 thành 2 được quái đồ 6 đoạn.

Chấn ngưỡng vu: Quẻ Chấn 3 hào, hai hào trên là âm đứt đoạn, một hào dưới là dương hào liên vạch, tưởng tượng giống như cái ống nhổ để ngửa nên gọi là ngưỡng vu.

Cấn phúc uyển: Quẻ Cấn có 3 hào, một hào là dương hào liền vạch, hai hào dưới là âm hào đứt đoạn. Quẻ Cấn giống như cái bát úp.

Ly trung hư: Quẻ Ly có hai hào dương vạch liền ở trên và ở dưới, ở giữa là âm hào đứt đoạn, trống ở giữa.

 Khảm trung măn: Quẻ Khảm có hai hào âm đứt đoạn ở trên và ở dưới, ở giữa là một hào dương liền vạch, rơ là đầy ở giữa.

Đoài thượng khuyết: Quẻ Đoài có hai hào dương vạch liền ở dưới, trên là một hào âm đứt đoạn, trông như là thiếu khuyết ở miệng.

Tốn hạ đoạn: Quẻ Tốn hai hào trên là dương liền vạch, ở dưới là một hào âm đứt đoạn, nh́n như là ở dưới đứt đoạn.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 11 of 127: Đă gửi: 15 July 2010 lúc 6:51am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

PHÉP CHIÊM ĐOÁN

(Chiêm pháp)

 

Dịch trung bí mật cùng thiên địa

Tạo hoá thiên cơ tiết vị nhiên

Trung hữu thần minh ty hoạ phúc

Ṭng lai thiết mạc giáo khinh tuyền

Dịch – B́nh:

- Dịch trung bí mật cùng thiên địa:

Sự bí mật, huyền diệu trong Chu Dịch đă bao trùm lên sự bí mật, huyền diệu của trời đất.

- Tạo hoá thiên cơ tiết vị nhiên:

Những điều cơ mật của trời đất, những điều huyền ảo, bí mật của sự sáng tạo và toàn bộ sự biến hoá của vạn vật đều chưa thể tiết lộ ra được.

- Trung hữu thần minh ty hoạ phúc:

Trong “Chu Dịch” có vị thần sáng suốt chủ quản việc dự liệu, phán đoán lành dữ, chỉ rơ ra được là hoạ hay là phúc.

Ṭng lai thiết mạc giáo khinh tuyền:

Tự đến để bảo rơ cho mọi người chớ có tuỳ tiện đem truyền thụ cho người khác.

Đoạn thơ chép về chiêm quái này phản ánh thế giới quan, vũ trụ quan, hoạ phúc quan và nguyên tắc truyền thụ của tác giả. Tác giả đă tiếp thu được lư luận tư tưởng và phương thức tư duy của lư học dịch học đời Tống Minh.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 12 of 127: Đă gửi: 15 July 2010 lúc 9:11am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

PHÉP CHƠI

(Ngoạn pháp)

 

 

Nhất vật ṭng lai hữu nhất thân

Nhất thân hoàn hữu nhất Càn Khôn

Năng tri vạn vật bị ư ngă

Khẳng bả tạm biệt lập căn nguyên

Thiên hướng nhất trung phân tạo hoá

Nhân ư tâm thượng khởi kinh luân

Tiên nhân diệc hữu lưỡng ban thoại

Đạo bất hư truyền chỉ tại nhân

B́nh – Dịch:

- Nhất vật ṭng lai hữu nhất thân:

Mỗi vật thể đều có một sự tồn tại tự thân.

- Nhất thân hoàn hữu nhất Càn Khôn

Năng tri vạn vật bị ư ngă:

Mỗi vật thể tự thân đều có một Càn, Khôn của tự thân này, có thể biết vạn vật đều tồn tại tự trong ta.

- Khẳng bả tạm biệt lập căn nguyên:

Làm sao có thể đem đối lập, phân biệt trời đất, người để đi t́m nguồn gốc của nó được.

 - Thiên hướng nhất trung phân tạo hoá:

Trời đất từ trong thái cực hỗn độn, hoang sơ sáng tạo và biến hoá muôn loài.

 

- Nhân ư tâm thượng khởi kinh luân:

Con người từ tâm thái cực của ḿnh bồi dưỡng được tài năng chính trị để quản lư trời đất, xă hội, con người và tự nhiên.

- Tiên nhân diệc hữu lưỡng ban thoại:

Dù là tiên đă siêu thoát trần thế, có đủ phép thần thông biến hoá và trường sinh bất tử cũng có hai cơi tinh thần.

- Đạo bất hư truyền chỉ tại nhân:

Đạo của Dịch không hư truyền cũng chỉ là tương đối trong việc truyền thụ cho con người mà thôi.

Bài thơ “Phép chơi” dạy cho con người biết chiêm bốc, đoán quẻ chỉ là một cách chơi bời cho vui mà thôi. Mấu chốt vẫn là con người tự làm chủ lấy vận mệnh của ḿnh, làm chủ vận mệnh của xă hội và tự nhiên, để cùng tồn tại với trời đất vạn vật.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 13 of 127: Đă gửi: 15 July 2010 lúc 6:24pm | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

QUẺ TRỪ 8

(Quái dĩ bát trừ)

 

Quái dĩ bát trừ. Phàm khởi quái bất vấn số đa thiểu, tức dĩ bát tác quái số. Quá bát số tức dĩ bát số thoái trừ. Dĩ linh số tác quái. Gia nhất bát trừ bất tận tái trừ nhị bát, tam bát, trực trừ tận bát số dĩ linh số tác quái. Như đắc bát số chỉnh, tức Khôn quái cánh bất trừ dă.

Dịch – B́nh:

Phàm gieo quẻ không hỏi số nhiều hay ít, đều dùng quẻ 8 số 1,2,3,4,5,6,7,8.

1 là quẻ Càn

2 là quẻ Đoài

3 là quẻ Ly

4 là quẻ Chấn

5 là quẻ Tốn

6 là quẻ Khảm

7 là quẻ Cấn

8 là quẻ Khôn

Con số vượt quá 8 tức là lớn hơn 8, phải trừ đi 8. Dùng số dư c̣n lại làm quẻ.

Ví dụ được 9, vậy c̣n lại 1. Lấy 1 làm quẻ tức là quẻ Càn.

Phương thức như sau:

9 – 8 = 1

1 quẻ Càn

1 là số dư (9 – 8 = 1) lại là số chênh lệch, ta gọi là linh số.

Giả sử có được một số tương đối lớn, trừ đi 1 lần số 8, số dư c̣n lại vẫn hơn 8, lại trừ đi một số 8 nữa, trừ cho đến khi nào số dư nhỏ hơn hoặc bằng 8 th́ thôi.

Ví dụ: Được số 25 chẳng hạn.

25 -8 = 17

17 -8 = 9

 9 – 8 = 1

Con số 1 này chính là số mở đầu của quẻ (khởi quái), tức là quẻ Càn. Như vậy rắc rối quá, bất luận ta có một con số nào nếu số đó bằng hoặc nhỏ hơn 8 th́ số đó trực tiếp dùng làm quẻ mở đầu. Con số to hơn 8 thương bao nhiêu không kể. Chỉ dùng số dư là số của quẻ mở đầu. đă nhanh lại rơ ràng.

Ví dụ: 

49 : 8 = 6 dư 1

1 quẻ Càn

Quy tắc của lệ mở đầu số quẻ đă được vận dụng trong phép trừ trong phép tắc vận toán. Ở nước ta tính quẻ sản sinh ra phép trừ, hay là phép trừ toán học sản sinh ra quẻ. Đó là vấn đề rất đáng được nghiên cứu.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 14 of 127: Đă gửi: 16 July 2010 lúc 1:03am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

HÀO TRỪ 6

(Hào dĩ lục trừ)

 

Phàm khởi động hào, dĩ trùng quái số trừ lục, dĩ linh tác động hào. Như bất măn lực, chỉ dụng thử số vi động hào, bất tất tái trừ. Như ngộ lục số tắc trừ chi, nhất lục bất tận, tái trừ nhị lục, tam lục, trực trừ tận dĩ linh số tác động hào. Nhược nhất hào động, tắc khán thử nhất hào thị dương hào tắc biến âm hào, âm hào tắc biến dương hào. Thủ hào đương dĩ thời gia chi.

 

Dịch – B́nh:

Phàm xác định động hào của một quẻ, đều lấy tổng số của quẻ gieo được trừ đi 6. Số dư của nó là động hào.

Ví dụ: Quẻ trên của trùng quái là 30, quẻ dưới là 39.

Tất có: (30 + 39) : 6 = 11 dư 3

Số 3 có thể xác định hào thứ 3 của quẻ trùng là động hào.

Phương pháp số học của việc cầu quẻ, cầu hào c̣n là mảnh đất mới mẻ chưa hề có người nào khai phá trong công cuộc nghiên cứu văn học lịch sử Trung Quốc, rất cần thiết để chúng ta nghiên cứu thêm một bước. Xác định rơ được việc sản sinh, phát triển và quá tŕnh niên đại của việc cầu quẻ, cầu hào, đối với việc nghiên cứu số học sử của Trung Quốc thực sự có ư nghĩa lịch sử không vừa và tác dụng thực tiễn không nhỏ.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 15 of 127: Đă gửi: 16 July 2010 lúc 7:09am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

QUẺ HỖ CHỈ DÙNG 8 QUẺ

KHÔNG CẦN GIỮ 64 QUẺ TRÙNG TÊN

(Hỗ quái chỉ dụng bát quái,

bất tất thủ lục thập tứ quái trùng danh)

 

Hỗ quái dĩ trùng quái khứ liễu sơ hào cập đệ lục hào, dĩ trung gian tứ hào phân tác lưỡng quái khán đắc hà quái. Hựu vân: Càn, Khôn vô hỗ, hỗ kỳ biến quái.

Dịch – B́nh:

Hỗ thể của quẻ Dịch là một phương pháp dùng để quan sát tượng của quẻ. Loại phương thức này thông qua sự phân hợp của hai thể quẻ dưới sáu vạch để lấy tượng. Các nhà dịch số học lấy thể dưới của quẻ sáu vạch, tức hào đầu, hào thứ hai, hào thứ ba hợp lại gọi là chính quái, c̣n gọi là nội quái. Lại đem hào thứ tư, hào thứ năm và thượng hào của thể trên hợp lại gọi là quái, lại c̣n gọi là ngoại quái.

Hỗ thể, là một loại phương thức khác dùng để quan sát tượng của quẻ. Loại phương thức này dùng hào thứ hai, hào thứ ba, hào thứ tư, hào thứ năm của trùng quái chính thể giao thoa thành một trùng quái mới. Ghép hào thứ hai, hào thứ ba, hào thứ tư, ba hào này lại thành một tam hào quái mới làm thể làm thể dưới của trùng quái mới. Ghép hào thứ ba, hào thứ tư, hào thứ năm, ba hào này lại thành một tam hào quái mới làm thể trên của trùng quái mới, liền ghép lại thành một trùng quái mới. Trùng quái mới này gọi là hỗ quái. Quẻ Càn, quẻ Khôn sau khi đă biến thành hỗ quái tất nhiên vẫn cứ là quẻ Càn, quẻ Khôn, v́ thế nên không trực tiếp hỗ quái mà dùng quẻ sau khi chúng đă biến quái để hỗ quái.

Hỗ quái chẳng những là sản vật của phương thức tư duy kinh nghiệm mà c̣n bao hàm một số nhân tố của phương thức tư duy khoa học và phương thức tư duy triết học nữa.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 16 of 127: Đă gửi: 17 July 2010 lúc 3:30am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

NĂM - THÁNG - NGÀY - GIỜ

(Niên nguyệt nhật thời khởi lệ)

 

 

Niên, nguyệt, nhật vị thượng quái, gia thời tổng vi hạ quái. Hựu dĩ niên, nguyệt, nhật, thời tổng số thủ hào. Như tư niên nhất số, sửu niên nhị số, trực chí hợi niên thập nhị số. Nguyệt như chính nguyệt nhất số, trực chí thập nhị nguyệt diệc tác thập nhị số. Nhật số, như sơ nhất, nhị số, trực chí tam thập nhật vi tam thập số. Dĩ thượng niên, nguyệt, nhật, cộng kế kỷ số dĩ bát trừ chi, dĩ linh số tác thượng quái. Thời như tư thời nhất số, trực chí hợi thời vi thập nhị số. Tựu tương niên, nguyệt nhật số gia thời chi số tổng kế kỷ số, dĩ bát trừ chi, linh số tác hạ quái. Tựu dữ trừ lục số tác động hào.

Dịch và B́nh:

Phương pháp xác định quẻ như sau: Dùng số năm, số tháng, số ngày để xác định thượng quái của trùng quái. Dùng số năm, số tháng, số ngày, số giờ để xác định hạ quái của trùng quái.

Phương pháp giữ động hào như sau:

Dùng số năm, số tháng, số ngày, số giờ để xác định động hào.

Cách thức lấy số của năm là:

Năm tư: số 1                                 Năm ngọ: số 7

Năm sửu: số 2                               Năm mùi: số 8

Năm dần: số 3                               Năm thân: số 9

Năm măo: số 4                              Năm dậu: số 10  

Năm th́n: số 5                               Năm tuất: số 11

Năm tỵ: số 6                                  Năm hợi:  số 12

Cách thức lấy số của tháng là:

Tháng giêng: số 1          Tháng bảy: số 7

Tháng hai: số 2                Tháng tám: số 8

Tháng ba: số 3                 Tháng chín: số 9

Tháng tư: số 4                  Tháng mười: số 10

Tháng năm: số 5            Tháng mười một: số 11

Tháng sáu: số 6               Tháng mười hai: số 12

Cách lấy số của ngày là:

Mồng 1 số 1

Mồng hai số 2

Mồng 3 số 3; ngày 29 số 29, ngày 30 số 30.

Ngày, tháng, năm, giờ đều lấy chuẩn theo âm lịch. Phép tắc lấy số của giờ như sau:

Giờ tư               số 1           Giờ ngọ                  số 7

Giờ sửu           số 2           Giờ mùi                  số 8

Giờ dần           số 3          Giờ thân                  số 9

Giờ măo          số 4           Giờ dậu                  số 10

Giờ th́n          số 5           Giờ tuất                  số 11

Giờ tỵ               số 6           Giờ hợi                   số 12

Xác định quẻ trên của trùng quái: dùng tổng của số năm, tháng, ngày trừ đi 8, số dư là số chuẩn.

Xác định quẻ dưới của trùng quái: dùng tổng số của bốn số là số năm, tháng, ngày, giờ đă gieo được trừ đi 8, số dư là căn cứ.

Xác định động hào của quẻ bói th́ dùng tổng của 4 số năm, tháng, ngày, giờ trừ đi 6, số dư là căn cứ.

 

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 17 of 127: Đă gửi: 17 July 2010 lúc 3:59am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

XEM BẰNG SỐ VẬT

(Vật số chiêm)

 

Tỷ kiến hữu khả số chi vật, tức dĩ thử vật khởi tác thượng quái, dĩ thời số phối tác hạ quái, tức dĩ quái số tính thời số, tổng trừ lục, thủ động hào.

Dịch và B́nh:

Khi muốn bốc quẻ, nh́n thấy vật ǵ có thể đếm được ở dưới đất, liền dùng số vật có thể đếm này khởi quẻ làm quẻ trên của trùng quái, rồi dùng số giờ lúc đó phối với quẻ dưới mà trùng quái, c̣n thiếu th́ sẽ được một quẻ 6 vạch. Dùng số của quẻ này cộng với số giờ, sau đón trừ 6, dư số t́m được đó xác định là động hào.

Thực chất của vật số chiêm (xem bằng vật số) là thể hiện sự thẩm thấu lẫn nhau trong khi xem, là sản phẩm hợp nhất giữa người và vật.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 18 of 127: Đă gửi: 17 July 2010 lúc 5:26am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

XEM BẰNG THANH ÂM

(Thanh âm chiêm)

 

Phàm văn thanh âm, số đắc kỷ số, khởi tác thượng quái, gia thời số phối tác hạ quái. Hựu dĩ thanh âm, như văn động vật minh khiếu chi thanh, hoặc văn nhân xao kích thanh, giai khả tác số khởi quái.

Dịch và B́nh:

Khi nghe một âm thanh nào đó, ta đếm được mấy tiếng th́ dùng số đó làm thượng quái. Ví dụ đếm được 2 tiếng th́ dùng quẻ Đoài làm quẻ trên. Cộng thêm số giờ của lúc đó làm quẻ dưới. Ví dụ lúc đó là giờ măo, giờ măo số 4. 2 + 4 = 6, liền dùng quẻ Khảm làm quẻ dưới. Đoài quẻ trên, Khảm quẻ dưới, hợp thành quẻ Khốn.

Xem bằng âm thanh cũng là thể hiện sự thẩm thấu lẫn nhau trong khi tính toán là sản vật của sự hợp nhất giữa con người và âm thanh.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 19 of 127: Đă gửi: 17 July 2010 lúc 5:42am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

XEM CHỮ

(Tự chiêm)

 

Phàm kiến tự số như đ́nh quân, tức b́nh quân nhất bán vi thượng quái, nhất bán vi hạ quái. Như tự số bất quân, tức thiểu nhất tự vi thượng quái, “Thiên khinh thanh” chi nghĩa, dĩ đa nhất tự vi hạ quái, thủ “Địa trọng trọc” chi nghĩa.

 

Dịch và B́nh:

Khi ta nh́n thấy một số chữ nào đó, nếu có thể chia hết cho hai th́ dùng thương số làm quẻ trên, một nữa kia làm quẻ dưới. Nếu số chữ không thể chia hai th́ dùng số chữ thiếu một chữ làm quẻ trên, biểu thị “Trời trong nhẹ” ở trên. Dùng số chữ nhiều hơn một chữ làm quẻ dưới, biểu thị “Đất nặng, đục” ở dưới.

Xem chữ cũng là sự phản ánh cụ thể của tư duy nguyên thuỷ thẩm thấu vào việc tính toán, là sản vật của sự hợp nhất giữa người và quẻ, người và chữ, quẻ và chữ.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 
Vovitu
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2010
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 713
Msg 20 of 127: Đă gửi: 17 July 2010 lúc 7:10am | Đă lưu IP Trích dẫn Vovitu

XEM MỘT CHỮ

(Nhất tự chiêm)

 

Nhất tự vi thái cực vị phán, như thảo hỗn độn bất minh, bất khả đắc quái. Như khải thư, tắc thủ kỳ tự hoạch, dĩ tả dương hoạch, hữu vi âm hoạch. Cư tả giả khán kỷ số thư vi thượng quái. Cư hữu giả khán kỷ số thư vi hạ quái. Hựu dĩ nhất tự chi âm dương toàn thủ hào. Xích, phiết thủ vi tả giả, nhất ất chủ vi hữu giả.

 

Dịch và B́nh:

Một chữ không thể trở thành quẻ trên hoặc quẻ dưới. Phải dùng số nét bút khải thư thứ tự tạo nên chữ mà làm quẻ. Số nét ở bên trái chữ đó làm thành quẻ trên, số nét ở bên phải chữ đó làm thành quẻ dưới. Lại dùng toàn bộ số nét âm dương theo thứ tự chữ đó lấy làm động hào. Giống như các nét xích, phiết viết tắc ở bên trái, thuộc về số nét chữ để xác định quẻ trên. Giống như các nét “nhất, ất, chủ”, các nét thuộc bên phải, là số nét để xác định quẻ dưới. Đó là một số bộ thủ ở bên cạnh tương đối đặc biệt.

Quay trở về đầu Xem Vovitu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Vovitu
 

Trang of 7 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.2266 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO