Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  H́nh Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 324 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Truyện ngắn huyền bí - hiendde Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1401 of 1439: Đă gửi: 12 February 2011 lúc 7:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




TRẢI NGHIỆM KỲ LẠ CỦA MỘT BÁC SỸ SAU KHI CHẾT



Trải nghiệm ở bên ngoài thân xác (OBE) và trải nghiệm cận tử (NDE) đă được biết đến từ lâu và vẫn bị tranh căi, đơn giản bởi khoa học chủ lưu không tin là có linh hồn. Tuy nhiên, thật thú vị khi nghe một bác sỹ hàng đầu thế giới nói về trải nghiệm OBE và NDE của chính ḿnh.

Giáo sư Bác sỹ George G. Ritchie 25-9-1923 – 29-10-2007, từng là chủ tịch của Học viện Trị liệu đa khoa Richmond, từng là trưởng khoa Tâm thần học của Bệnh viện Towers, người sáng lập và và chủ tịch Liên Đoàn Thanh niên Thế giới (Universal Youth Corps, nc) trong gần hai mươi năm.

Năm 1967, ông làm bác sỹ tư ở Richmond và vào năm 1983, chuyển đến Anniston, Alabama làm trưởng khoa Tâm thần học tại Trung tâm y tế khu vực Đông Bắc Alabama, Hoa Kỳ. Ông trở về Richmond vào năm 1986 để tiếp tục làm bác sỹ tư cho đến khi nghỉ ngơi vào năm 1992.

Vào tháng 12-1943, George Ritchie đă chết trong một bệnh viện quân đội ở tuổi hai mươi v́ bệnh viêm phổi và đă được đưa vào nhà xác. Nhưng kỳ diệu thay, chín phút sau ông sống trở lại, và kể về những điều đáng kinh ngạc mà ông đă chứng kiến trong trạng thái ở bên ngoài thân xác.

Ritchie đă viết về Trải nghiệm cận tử (NDE) của ông trong cuốn sách “Trở lại từ ngày mai”, đồng tác giả với Elizabeth Sherrill, xuất bản lần đầu năm 1978. Cuốn sách đă được dịch sang chín thứ tiếng khác nhau. Bác sỹ George G. Ritchie và cuốn sách “Được lệnh trở về: Cuộc đời tôi sau khi chết”. Bác sỹ George Ritchie đă kể lại rất chi tiết những ǵ mà ḿnh đă trải qua trong suốt khoảng thời gian ông chết.

Đó là đầu tháng 12-1943, khi Ritchie được chuyển tới một bệnh viện tại trại Barkeley, Texas, Hoa Kỳ để điều trị bệnh viêm phổi. Ông không biết là ḿnh bệnh nặng tới mức nào. Ông luôn chỉ nghĩ tới việc b́nh phục cho mau mà lên xe lửa tới Richmond, Virginia để nhập học trường y trong chương tŕnh đào tạo bác sỹ quân y của quân đội.

Theo hẹn, vào lúc bốn giờ sáng ngày 2-12, xe quân đội sẽ đến đưa ông ra nhà ga để tới trường. Trái với mong muốn của ông, bệnh t́nh của ông không thuyên giảm. Vào đêm 19-12-1943, bệnh của Ritchie trở nặng. Ông bắt đầu sốt và ho liên tục. Ông lấy gối bịt miệng lại để đỡ làm ồn.

Ba giờ sáng ngày hai mươi, Ritchiecố gắng đứng dậy và thay quần áo đợi xe đến. Nhưng ông đă không thể làm được, và bất tỉnh sau đó.

- Khi tôi mở mắt ra, tôi thấy ḿnh đang nằm trong một căn pḥng mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Một ngọn lửa nhỏ cháy trong một ngọn đèn ở bên cạnh. Tôi nằm đó một lúc, cố gắng nhớ lại là ḿnh đang ở đâu. Th́nh ĺnh tôi ngồi bật dậy. Xe lửa! Ḿnh trễ chuyến tàu mất!

Giờ đây tôi biết rằng những ǵ ḿnh sắp mô tả sẽ nghe rất lạ thường...tất cả những ǵ tôi có thể làm là kể lại những sự kiện đêm đó đúng như chúng đă xảy ra. Tôi nhảy ra khỏi giường và t́m bộ đồng phục của tôi khắp pḥng. Không có trên thành giường: tôi dừng lại, nh́n chằm chằm. Một người nào đó đang nằm trên cái giường mà tôi vừa mới rời khỏi.

Tôi bước lại gần trong ánh sáng lờ mờ, rồi lùi lại. Anh ta đă chết. Hàm răng khép hờ, làn da màu xám thật kinh khủng. Rồi tôi nh́n thấy chiếc nhẫn. Trên bàn tay trái của anh ta là chiếc nhẫn của hội sinh viên Phi Gamma Delta mà tôi đă đeo trong suốt hai năm qua.

Tôi chạy vào đại sảnh, mong muốn thoát khỏi căn pḥng bí ẩn đó. Richmond, đó là điều quan trọng nhất, tới Richmond. Tôi bắt đầu xuống đại sảnh để ra cửa bên ngoài.

- Coi chừng!

Tôi hét lên với một người phục vụ trong bệnh viện mà đang rẽ quay sang chỗ tôi. Anh ta dường như không nghe thấy, và một giây sau anh ta đă đi ngang qua chỗ tôi đứng như thể tôi không có ở đó.

Điều đó thật lạ lùng. Tôi tới chỗ cánh cửa, đi xuyên qua và phát hiện ra là ḿnh đang tiến về Richmond rất nhanh trong bóng tối bên ngoài. Đang chạy ư? Đang bay ư? Tôi chỉ biết rằng mặt đất tối tăm đang trượt qua trong khi những ư nghĩ khác chiếm lấy tâm trí tôi, những suy nghĩ đáng sợ và khó hiểu. Người phục vụ đă không nh́n thấy ḿnh. Nếu mọi người tại trường y cũng không thể nh́n thấy ḿnh th́ sao?

Tôi thấy một con sông rộng, rồi cây cầu dài bắc qua một con sông lớn để vào một thành phố. Tôi thấy một tiệm giải khát, quán bia và một quán cà phê. Tại đây tôi gặp một vài người và hỏi họ tên đường và tên thành phố nhưng chẳng có ai thấy và đáp lời tôi cả.

Tôi nhiều lần đập tay lên vai một người khi hỏi nhưng tay tôi như chạm vào khoảng không. Đó là một người có gương mặt tṛn và cằm có sợi râu dài. Sau đó tôi đi đến bên một người thợ điện đang loay hoay quấn dây điện thoại vào một bánh xe lớn.

Vô cùng bối rối, tôi dừng lại bên một buồng điện thoại và đặt tay tôi lên sợi dây điện thoại. Ít ra th́ sợi dây nằm đó, nhưng bàn tay tôi không thể chạm vào nó. Một điều rơ ràng: Theo một cách không tưởng tượng nổi nào đó, tôi đă mất đi xác thân của ḿnh, cái bàn tay mà có thể cầm được sợi dây kia, cái thân thể mà người ta nh́n thấy.

Tôi cũng bắt đầu hiểu ra rằng cái xác trên chiếc giường đó chính là của tôi, không thể hiểu sao lại tách ra khỏi tôi, và việc mà tôi phải làm là phải trở về và nhập lại vào đó càng nhanh càng tốt.

T́m kiếm lại khu căn cứ và bệnh viện không có ǵ khó khăn. Thực sự tôi hầu như trở lại đó ngay tức khắc khi tôi nghĩ đến nó. Nhưng căn pḥng nhỏ mà tôi đă rời đi th́ ở đâu? Thế là tôi bắt đầu một trong những cuộc t́m kiếm kỳ lạ nhất đời: cuộc t́m kiếm chính ḿnh.

Khi tôi chạy từ khu này sang khu khác, đi qua hết pḥng này sang pḥng khác khi các bệnh binh đang ngủ, những người lính đều trạc tuổi tôi, tôi nhận ra rằng chúng ta lạ lẫm với chính khuôn mặt của ḿnh như thế nào. Mấy lần tôi dừng lại bên một người mà tôi cứ ngỡ là ḿnh. Nhưng chiếc nhẫn Hội sinh viên không có, và tôi lại vội t́m.

Cuối cùng tôi đi vào một gian pḥng nhỏ với ánh sáng lờ mờ. Một tấm khăn trải đă được kéo phủ lên xác người trên giường, nhưng đôi cánh tay của người đó nằm dọc ở bên ngoài. Chiếc nhẫn tôi t́m nằm trên bàn tay trái của thân xác ấy.

Tôi đă cố kéo tấm vải ra nhưng không thể nắm được nó. Và lúc đó là lần đầu tiên tôi nghĩ điều mà đă xảy ra với ḿnh, chính là cái mà nhân loại vẫn gọi là “cái chết”.

Trong thời khắc tuyệt vọng nhất ấy, căn pḥng bỗng sáng rực rỡ, một thứ ánh sáng lạ lùng tôi chưa bao giờ thấy, và tôi như bị lôi cuốn theo nguồn ánh sáng. Tôi đă trông thấy những quang cảnh mà từ khi sinh ra cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ được thấy, những cảnh trí mà tôi nghĩ rằng chỉ có ở thế giới bên kia, và tôi không nh́n được rơ các sinh linh ở đó.

Có vùng tối tăm u ám, có vùng lại chan ḥa ánh sáng vô cùng tươi đẹp với các sinh linh trông như những thiên thần. Sau đó đột ngột vầng sáng giảm dần, tôi muốn quay về. Trong phút chốc tôi lại thấy những căn pḥng, những thân xác bất động trên giường.

Tôi tiến tới chiếc giường của thân xác tôi. Tôi như bị cuốn hút vào cái thân xác đó. Rồi, từ từ cử động các ngón tay, cuối cùng tôi mở mắt ra. Một lúc sau, một bác sỹ và cô y tá đă ở trước mắt tôi, nét mặt rạng rỡ. Vậy là tôi đă sống lại, đă thật sự hồi sinh...

Thời đó, thuốc penicilline chưa được phát minh nên việc chữa trị bệnh sưng phổi vô cùng khó khăn, chín mươi phần trăm người bệnh khó thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Vào buổi sáng ngày 20-12-1943 các bác sĩ ở bệnh viện đă xác nhận rằng George Ritchie đă chết nên người ta chuyển xác ông đến nhà quàn.

Tại đây một số thủ tục giấy tờ, giấy khai tử và thủ tục chuẩn bị đưa người chết vào quan tài đă được tiến hành, và người ta chuẩn bị thông báo đi các nơi rằng George Ritchie đă chết. Không ai có thể tưởng tượng được, Ritchie sống lại và mang theo câu chuyện diệu kỳ mà ông trải nghiệm trong giây phút trái tim đă ngừng đập, khi mà mọi dấu hiệu của sự sống không c̣n.

Những điều George Ritchie kể lại sau khi sống dậy đă làm các bác sĩ trong bệnh viện kinh ngạc. Điều kỳ lạ đáng lưu ư là những ǵ Ritchie đă kể và ghi chép lại trong tập nhật kư trong chín phút chết đó đều được chứng thực về sau.

Một năm sau, Ritchie trở về trại Barkeley và được gởi sang Âu Châu để phục vụ tại một bệnh viện quân y. Trên đường xe đă chở Ritchie đi ngang qua một thành phố mà một năm trước trong khi bị coi là đă chết, Ritchie đă đi qua.

Tiệm bán bia, tiệm cà phê, cây cầu dài bắc qua sông, những con đường, những bảng hiệu, cả cái buồng điện thoại năm xưa... Đó là thành phố Vicksburg thuộc tiểu bang Mississipi, nơi mà chưa bao giờ George Ritchie đi qua.

George Ritchie sau này trở thành Viện trưởng Viện tâm thần học ở Charlotsville, bang Virginia Hoa Kỳ, và suốt đời ông không thể nào quên rằng ḿnh đă có lần chết đi sống lại, cũng như không thể nào quên các cảnh giới lạ lùng ở bên kia cửa tử.

Giáo sư Bác sỹ George G. Ritchie mất vào ngày 29-10-2007 tại nhà riêng ở Irvington, Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ tám mươi bốn tuổi.

- Cái chết chẳng qua là một ô cửa, là một cái ǵ đó mà bạn bước qua. George Ritchie


Minh Trí



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1402 of 1439: Đă gửi: 12 February 2011 lúc 11:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




CHUYỆN THỨ NHẤT: MA CHÓ



Năm 1950, tôi học lớp Sáu trường Tam Kỳ II. Để thầy tṛ tránh thương vong do Không quân Pháp oanh tạc, chúng tôi theo Thời khóa biểu: Sáng: 4g30 - 7 giờ; Chiều: 17g30 - 20g30. Thỉnh thoảng chúng tôi có việc phải ngủ lại trường.

Lớp 6A và 6B học trong đ́nh Khánh Thọ, mỗi lớp chiếm một đầu, chừa ra một khoảng hẹp ở giữa làm pḥng cách âm. Tường đ́nh bị đập trống huơ trống hoác để lấy lối ùa ra hầm trú ẩn.

Một đêm cuối tháng mười, chúng tôi ngủ lại bảy đứa lớp 6B. Thấy chúng tôi tan học mà c̣n mua dầu thắp, bà hàng xén hỏi chuyện rồi kể rằng, bà ta đă nhiều lần nghe ma hát ru con trên ngọn đa đối diện nhà bà xế cổng đ́nh. Thật ra th́ chuyện ấy tôi cũng từng nghe và đă hơi rợn, nhưng lần này th́ t́nh h́nh có phần hơi khác.

Đă đành thiên hạ xếp hạng nhất quỉ, nh́ ma, thứ ba học tṛ, thế nhưng chúng tôi có đến bảy đứa loại ba, lại có kẻ từng trải bom đạn, lại thêm đứa nào cũng... "duy vật" đầy ḿnh, sợ quái ǵ thứ ma chỉ biết hát ru con, cho dù chúng có ru tít trên ngọn đa cổng đ́nh?

Phải xác định rằng chúng tôi chẳng hề thuộc loại thần hồn nát thần tính, đến nỗi chỉ thấy sợi dây cũng quưnh quáng cho đấy là con rắn được! Khoảng 21g30, đă có ba đứa đi ngủ sớm. Chúng kê bàn, giăng mùng ở gian cách âm. Bốn đứa chúng tôi c̣n lại th́ chong đèn, ai lo việc nấy.

Tôi đang đọc truyện th́ nghe bên pḥng 6A có kẻ nào đó viết lộp cộp lên bảng. Cách đó mấy hôm, bảng ấy được tặng hai câu thơ: Biết đâu trong đám xuân xanh ấy? Có kẻ yêu ḿnh chửa nói ra?

Người ta không thèm t́m cái kẻ "chửa nói ra" ấy mà lại dồn sức t́m cái kẻ "chưa biết đâu" tức là kẻ viết trộm nọ và đă có lời ong tiếng ve rằng kẻ viết trộm rất có thể là tôi, bởi lẽ tôi châm chọc bằng thơ hơi nhiều trên báo trường. Cam tâm làm một bà Thị Kính th́ chán ngắt. Tôi nhất định phải tóm gáy bằng được kẻ viết trộm hôm nay th́ mới ḥng làm ra lẽ.

Tôi tắt đèn của ḿnh cho tiện việc ŕnh rập. Nương theo bóng tối, tôi lom khom tiến gần pḥng 6A rồi ngồi thụp xuống. Tiếng lộp cộp nghe rơ mồn một nhưng kẻ gây nên thứ tiếng ấy th́ chẳng chút tăm hơi.

Ngó qua phía bàn giáo viên, ánh sáng lờ mờ bên ngoài giúp tôi nhận ra một con vật ngồi chồm chỗm trên mặt bàn. Không thể cho nó là trâu hay ḅ được v́ chả thấy chiếc sừng nào, c̣n bảo là chó th́ càng không được, v́ chó bản địa không to một cách "tàn bạo" như vậy.

Nhưng nói ǵ th́ nói, cái kiểu ngồi bệt, co chân sau, chống chân trước th́ phải coi là chó vậy. To ngoại cỡ là chuyện cá biệt. Con quái vật ấy nh́n chằm chằm vào tôi, mắt hắn xanh quắc như có điện.

Tâm trạng tôi diễn biến thật là lạ. Mới đầu, tôi cảm thấy nổi da gà, nhưng liền đó tôi nổi khùng v́ thấy cách nh́n của hắn thật khiêu khích. Khỉ thật! Mất công ŕnh rập để thộp gáy kẻ viết trộm gieo oan cho ḿnh, thế mà rốt cuộc chỉ gặp một chú "cẩu" th́ chán quá! Tôi bị chơi xỏ trắng trợn!

Cái nh́n lom lom của hắn hút dính cứng cái nh́n căm tức của tôi. Như vậy càng tiện, hắn sẽ không theo dơi, phát hiện được ǵ ở tôi! Tay tôi ṃ mẫm nắm chắc hai chân chiếc ghế dài, chẳng rơ là gỗ gạo hay gỗ gáo nhẹ chỉ bằng phân nửa gỗ vườn. Cơ bắp tôi trân lại, sẵn sàng ứng chiến.

Th́nh ĺnh tôi đứng phắt dậy, lao mạnh chiếc ghế về phía bàn thầy. Liền lúc ấy, bụi tre rừng kề đấy "rṛaoo" lên một tiếng cực lớn, dường như có một gă khổng lồ nào đó bê nguyên một thúng chai đầy sạn trút ụp vào đấy. Té ra con quái chó ấy nh́n rơ cả mọi điều tôi nghĩ trong đầu!

Tôi vừa bực vừa sợ, quay về pḥng 6B nói đổng:

- Tao vừa mới "nện" cho con quỉ một trận đây!

Chỉ vỏn vẹn một đứa lên tiếng:

- Vậy hả?

Rồi hắn chúi mũi vào việc, chẳng thèm hỏi han ǵ. Tôi đành lấy sách ra xem tiếp. Được một trang, tôi chợt nhận ra có tiếng động lạ bên pḥng cách âm. Tôi nhớ ḿnh đă từng nghe loại tiếng ấy hồi mới lên năm, tại ngôi nhà cổ ở Huế. Tiếng cồm cộp trầm và nặng của giày đinh, chốc chốc dừng lại, siết kin kít rợn người trên nền đ́nh. Một lát sau, tiếng giày đinh lại bước tiếp.

Tôi nhích dần về phía các bạn, hỏi khẽ:

- Nghe ǵ không?

Ba cái đầu gật thật gượng nhẹ như không muốn bị ai phát hiện cử chỉ lén lút ấy.

Đem hết bạo dạn, tôi réo to:

- Hanh ơi! Cẩn ơi! Niêm ơi! Ma đi bên pḥng tụi mày ḱa!

Tiếng giày đinh im bặt. Giọng Niêm nhừa nhựa ngái ngủ:

- X́! Giờ nầy mà bây chưa ngủ sao? Tao có thức cũng chỉ nghe nó đi bên pḥng 6A thôi!

Té ra Niêm là đứa có kinh nghiệm. Tôi xem nhanh số trang sách c̣n lại để kịp trả đúng hẹn. Đến lúc giăng mùng tôi mới thấy lo. Nếu con quái cẩu bên 6A sang t́m tôi th́ tôi giơ đầu chịu báng trước hết! Đành vậy thôi.

Đang lơ mơ chờ giấc th́ tôi nghe có tiếng lạch cạch trên bảng, cách chỗ tôi nằm hơn ba mét. Lần này việc quan sát tốt hơn nhiều. Bảng lớp tôi ở chỗ khá sáng, có thể nh́n rơ cả tay cầm phấn. Thế nhưng chả thấy có cánh tay nào. Tiếng lộp cộp lạch cạch cùng tiếng bảng rung rung vẫn nghe đều đặn. Tôi bỏ cuộc quan sát, trùm tấm đắp kín đầu cố ngủ, đă thiu thiu.

Chợt có tiếng lịch kịch ở cuối lớp. Tôi thầm mừng v́ ḿnh hóa ra ở cuối tầm đụng chạm. Ba người bạn tôi kê chung thành bộ ván riêng, cách tôi cả mét cho khỏi vướng dây mùng. Tiếng lịch kịch như có kẻ nào đó xê dịch bàn ghế một ḿnh, nhấc xong đầu nầy mới nhấc đầu kia.

Tṛ ấy làm tôi nhớ đến cuốn "Ba hồi kinh dị" của Thế Lữ. Bốn lữ khách lạc đường, t́m được ngôi nhà hoang, vào ngủ tạm để sáng ra t́m lối. Đầu kia ngôi nhà là một chiếc quan tài cũ. Đến khuya, một người nghe có tiếng lịch kịch phía ấy liền bí mật quan sát, thấy một bà già giở nắp quan tài, bước ra. Bà ta rón rén đến thổi một hơi dài vào gan bàn chân người khách nằm phía ngoài. Xong bà ta quay lại quan tài, đậy nắp như cũ.

Một lát sau, cảnh ấy lại tái diễn. Những người bị thổi như vậy vẫn ngủ ngon không hay biết ǵ. Khi bà già thổi đến người thứ ba xong, quay về quan tài th́ người lữ khách nọ mới phát hiện ba bạn ḿnh đă chết. Anh ta kinh hoàng, tông cửa thoát thân, sau lưng là bà già nọ rượt bén gót rồi vươn tay chộp đúng nhằm lúc anh ta lách qua một cây to. Khi dân chúng ven rừng đốt đuốc kéo nhau vào xem sao th́ phát hiện người lữ khách nọ chết giấc chỗ gốc cây. Phía bên kia là một tử thi trong tư thế đứng sững do các móng tay bấu hụt, găm sâu vào vỏ cây rồi kẹt lại ở đó.

Tôi kể lại chuyện ấy không phải do sa đà lạc hướng mà là để làm rơ độ sợ hăi của tôi. Bà già trong truyện kinh dị nọ chỉ thổi, c̣n người lữ khách nọ th́ bí mật quan sát dưới ánh đèn, c̣n cái kẻ xê dịch chỗ nằm các bạn tôi th́ chỉ căng mắt nh́n xuyên mùng và bóng đêm, không đủ can đảm chui khỏi mùng để kiểm tra, có điều là rơ ràng họ c̣n sống v́ nghe được hơi thở của ho. Có người c̣n nghiến răng, nhai gió chóp chép nữa.

Một chi tiết lạ ở đây là chỗ nằm của tôi không có tiếng xê dịch. Cả ba lần tái diễn cũng đều vậy, mặc dầu lần nào tôi cũng nín thở, trông mong "người ta" lịch kịch.

Như vậy, sau vụ chú chó khổng lồ phóng vào bụi tre rừng bằng tiếng sỏi, c̣n th́ năy giờ tôi hoàn toàn bị khủng bố bằng tiếng động xảy ra nhiều đợt khiến người tôi bải hoải như vừa ốm dậy. Tất cả đều do tim hoạt động không ổn định. Tôi quyết tâm không cho tâm trí giao động nữa. Xét cho cùng th́ cái vô h́nh không thể áp đảo được cái hữu h́nh! Lẽ nào mấy tiếng lộp cộp nọ lại làm bầm nổi ḿnh mẩy tôi sao?

Tôi chui ra khỏi mùng, đốt hết các đèn rồi treo quanh pḥng. Sáu người bạn tôi vẫn ngủ say như chết. Ánh sáng không xua hết được nỗi sợ hăi như tôi tưởng. Nh́n ra bên ngoài, toàn một màu tối mịt nguyên khối, tưởng chừng có thể cưa xẻ đục đẽo ra thành từng tảng dễ dàng.

H́nh như đă ba giờ sáng, v́ bắt đầu có tiếng gà xao xác đây đó. Tôi xách đèn định đi..xử lư nước thải cá nhân đang ứ đọng suốt mấy giờ rồi, nhưng ngoài trời tiếng gió rít ḥa tiếng kẽo kẹt, lào xào của hàng tre khiến tôi rất lo. Nếu gió làm tắt đèn th́nh ĺnh th́ cầm chắc là việc xử lư nước thải biến thành... đại thảm kịch!

Ḷng can đảm của tôi lại bị bào ṃn kinh khủng, có lẽ mỏng hơn lá lúa rồi cũng nên! Thời bấy giờ mỗi trường đều có một ban gọi tên là Đời Sống Mới, trường tôi chức Trưởng ban ấy là một thầy dạy Toán tính rất nghiêm khắc, khổ nỗi ông vốn... đánh giá cao về hạnh kiểm tôi, nếu tôi làm điều bậy bạ khổ mũi cả lớp, nhận điểm "không" về hạnh kiểm từ tay ông ban cho th́ quá đau ḷng cho cả hai. Thà là tôi chết v́ mất sức chịu đựng mà hay hơn!

Đang nghĩ tới nghĩ lui như vậy th́ có tiếng ŕ rầm ngoài sân vọng vào. Sướng hơn hành khất nhặt được vàng, tôi reo toáng lên:

- Mau lên bay ơi! Vào dẫn tao đi tiểu. Ma "cấm" tao cả đêm rồi!

Tiếng ŕ rầm ngừng bặt, h́nh như ngay từ khi tôi sắp reo. Một lúc sau, tiếng ŕ rầm tái diễn. Tôi bước ra thềm, giơ đèn cao quá đầu để nh́n cho rơ hơn. Cách tôi chừng mươi mét, chỗ giữa sân là hai con chó mực to cùng cỡ với con chó có mặt trên bàn thầy lớp 6A hồi đầu hôm. Cả hai cùng đứng bằng chân sau, hai chân trước vờn đẩy nhau theo kiểu cầu thủ bóng chuyền mừng thắng điểm. Cách so sánh này cũng đúng cả về chiều cao. Tiếng ŕ rầm là của chúng.

Trời đất ơi! Thế mà lúc năy tôi nhầm là bạn học! Lại c̣n réo gọi (Lại c̣n tiết lộ bí mật! Ba hồn bảy vía của tôi đă bay tít lên mây rồi c̣n chui qua mây bay tiếp! Nếu lúc mới nghe tôi kêu, chúng "ừa!" một tiếng rồi cùng nhau vào "giúp" thật th́ t́nh h́nh sẽ ra sao nhỉ?

Quai hàm tôi như biến thành băng. Cách lưng tôi chưa đầy hai mét là nơi ba bạn Triệu Hanh, Huỳnh Cẩn, Huỳnh Niêm, chẳng có ai thức dậy khi mà tiếng réo gọi của tôi lúc năy tuy không đám sánh với c̣i báo động nhưng cũng thừa công suất để vang ra tận cổng, lẽ nào không được thế?

Một liều ba bảy cũng liều, tôi tiếp tục quan sát. Đầu sân nầy là hàng xương rồng mới vài năm tuổi. Đầu kia là hàng rào tre lưu niên, cành nhánh bừa bộn, gà chui cũng không lọt. Hai con quái vật chó ấy vờn nhau từ hàng rào nọ đến hàng rào kia th́ mất hút. Chưa đầy một phút chúng chợt xuất hiện và đổi chiều. Chúng chẳng ngó ngàng ǵ đến tôi nên hồn vía tôi đă lục tục trở về ít ra cũng được... hai hồn ba vía. Chừng ấy tạm đủ cho việc quan sát của tôi.

Phía hàng rào tre tối om, lại thêm bóng cây đa chắn ánh sao nên quan sát cũng vô ích, tôi dồn mắt vào hàng xương rồng để khám phá cho bằng được cảnh chúng biến đi rồi hiện lại ra sao. Thân xương rồng chỉ cao xấp xỉ thắt lưng, thế nhưng hễ chúng vờn nhau gần đến đấy là mất hút tức th́! Tôi găm mắt vào đấy thật phí công v́ bỗng dưng chúng xuất hiện không rơ bằng cách nào! Tôi cứ nghĩ rằng lần sau ḿnh sẽ bắt gặp... quả tang nhưng vô ích vẫn hoàn vô ích, chúng "giấu nghề”... trên cả tuyệt vời!

Tôi đồ chừng đèn ḿnh sắp cạn dầu nhưng không dám kiểm tra. Tôi lui dần dần về chỗ nằm, mắt vẫn tiếp tục theo dơi cuộc vờn nhau của chúng, không rơ đă đạt đến đợt thứ mấy. Tôi phải tắt bớt đèn v́ tiếc dầu. Có tiếng gà gáy ở xóm ngoài. Tôi c̣n nhớ trong bài Chiêu hồn ca, cụ Nguyễn Du có viết: Nghe gà gáy t́m đường lánh ẩn. Lặn mặt trời lẩn thẩn ḍ ra...

Tôi nghi là cụ viết bừa chứ chưa hề... đi thực tế ǵ hết! Rơ ràng là gà gáy đă đến lần thứ hai rồi mà hai con quái chó ấy đâu có t́m đường t́m điếc cho tôi nhờ? Một hồi kiểng vang lên nghe thật dễ thương. Sao những đêm mưa, nằm ngủ nướng, cũng vẫn nghe đúng những tiếng kẻng nhưng tôi có thấy chút thiện cảm nào đâu?

Tôi hí hửng cho rằng ḿnh sắp được… cứu khổ cứu nạn. Cứ tưởng chỉ có ma mới gây khó khăn cho người, ai ngờ chính người c̣n gây khó khăn cho người nhiều hơn xa chừng! Cứ mỗi lần tôi t́m ra một chỗ đường được để thải quách thứ chất lỏng tội nợ ấy th́ lập tức phía trước ḷi ra vài ba chiếc đèn chai đu đưa kèm tiếng th́ thầm rúc rích.

Trời ơi là con gái! Ở đâu mà tuôn ra nhiều đến thế? Té ra các lớp Năm cũng xài chung quăng đường nầy! Cứ bước bước dừng dừng khổ sở như vậy suốt quăng đường hơn ba trăm mét tôi mới t́m ra nơi lách vào một khu vườn hoang...


Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1403 of 1439: Đă gửi: 12 February 2011 lúc 11:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




CHUYỆN THỨ HAI: MA CỌP



Tôi rất ngại kể lại chuyện nầy v́ thật t́nh tôi không sao xác định được con vật mà tôi thấy tận mắt đêm hôm đó là cọp ma hay cọp thật nên đành phải dựa vào sự xác định nầy của một người khác. Đó là anh N, một sĩ quan Công An ở trên về tăng cường cho xă.

Thời chống Pháp, mười sáu thôn của xă tôi đều nằm sâu trong vùng địch nên cơ quan xă phải đóng nhờ ở một xă miền rừng. Mỗi khi xuống địa bàn, chúng tôi phải mất ba giờ đi bộ. Nhóm chúng tôi hôm ấy có ba người là anh Q, C, và tôi.

Tuổi anh Q nhỉnh hơn tổng số tuổi của C và tôi, v́ vậy trong việc tuần giữ nội qui, chúng tôi cứ việc răm rắp nghe anh là ổn, không thấy bực ḿnh như đi với vài anh khác, tuổi chỉ đáng vai anh nhưng sai bảo th́ toàn dùng giọng... bác Cả, bác Hai.

Ba chúng tôi đến cửa rừng khá sớm nên phải chờ đến chạng vạng mới được phép rời rừng ra đồng lần xuống thôn xóm. Anh Q t́m một vị trí thích hợp cho việc...vệ sinh. Tôi và C đi loanh quanh chợt thấy hai chú chồn nhỏ đang nô đùa hơi thô bạo. Chúng tôi vớ ngay hai cành tre làm roi rượt theo sát nút.

Chỉ cần quét trúng vào chân là chúng tôi có món hay để tạm quên rau muối. Hai con vật vừa mới vui đùa sôi nổi, chợt nghe tiếng vun vút, veo véo quanh ḿnh, cong lưng chạy trối chết. Anh Q. vươn cổ khỏi lùm cây dại, hốt hoảng kéo quần lên bỏ chạy, mặt nhăn nhó thảm hại, quát khẽ chúng tôi:

- Cọp con đó! Chạy mau! Chắc mẹ chúng ngủ cạnh đâu đây thôi!

C và tôi bám lẹ theo anh Q. Anh chạy chậm ŕ nhưng chúng tôi đành phải đảm nhiệm đi đoạn hậu bất đắc dĩ, thỉnh thoảng tôi quay người chạy lùi mươi bước để tiện quan sát động tĩnh ở phía sau. Được gần nửa cây số, anh Q hổn hển bảo:

- Hai đứa đi trước. Chờ tao chỗ lùm tre mọi bận.

Chúng tôi thở phào nhẹ nhơm rảo bước vượt lên. Đi sau anh Q vào lúc ấy quả chả thoải mái cho lắm. Khoảng nửa giờ sau ba người chúng tôi mới lần lượt ra đồng cách quăng nhau khá xa theo đúng qui định. Chúng tôi đến nơi tập kết th́ đă gần chín giờ tối.

C nằm vật ra vạt cỏ hơi thở yếu hẳn. Trận sốt rét đă tha mạng cho C từ hôm đầu tháng, nhưng xem ra vẫn c̣n đeo đẳng quấy rầy măi đến nay. Lúc đă hơi lại sức anh ta cất giọng đứt quăng:

- Giờ này... ai... đi liền... về trển... th́... th́... mới là... giỏ... ỏi...!

Cái tiếng giỏi mà C nhắc một cách khó nhọc đêm ấy thật rất đỗi lạ lùng! Nó khiêu khích thói hiếu thắng quá trẻ con c̣n sót lại trong tôi, nhưng cũng mở ra hay nói đúng hơn là đă nạp vào tâm hồn tôi một lượng hoài niệm quư hiếm, làm chất bổ dưỡng cho tuổi già của mỗi con người. Tôi rướm giọng:

- Quư báu ǵ! Ḿnh c̣n đủ sức lên tận Huyện như chơi!

Lên tận Huyện tức là phải đi một ngày đường rừng nguyên sinh, những cây có đường kính cỡ một mét bị coi là hàng cháu chắt. Đang thở chưa lại hơi mà nghe tôi tỏ giọng khinh thị kiểu ấy, C tức bực tối đa, điều ấy tôi hoàn toàn không ngờ.

Măi ngày nay, bổ sung vốn sống ngót nửa thế kỷ tôi mới nhận ra chân lư: So với ba cô em gái của anh, tôi chỉ ngang tuổi với cô nhỏ nhất, tôi phát biểu như vậy là xúc phạm, là vô lễ khó dung. Anh gằn giọng:

- Thiệt không?

- Thiệt!

- Dám không?

- Dám!

- Đổi ư c̣n kịp đó!

- Khỏi!

C. lại chỗ anh Q. thầm th́ ǵ đó một lúc. Anh hỏi:

- Mi đau bụng hả L..?

Tôi hiểu ngay:

- Dạ!

- C̣n sức trở về cơ quan không?

- Chắc c̣n ạ!

- Vậy th́ về đi! Đi thủng thẳng thôi!

Thực ḷng anh Q cũng chỉ mong có thế. Sắp phải len lỏi qua hai đồn bót, chỉ cần một tiếng hắt hơi trong đêm khuya là hỏa châu phụt lên đầy trời, một chú cún cũng khó ḥng thoát thân, nói chi là một tên tiểu tư sản non choẹt lại lộc ngộc như tôi?

Thế là một tay cầm đèn pin một tay cầm lựu đạn, tôi lơn tơn một ḿnh đi ngược lối cũ. Hai món vật dụng ấy củng cố ḷng tự tin trong tôi đă đành, chúng c̣n giúp tôi cất bước thoải mái nữa. Khi nhận ra mấy chú đom đóm lập ḷe ở cửa rừng, suưt nữa tôi đă choảng lựu đạn vào đầu ḿnh.

Tôi vốn có thói quen từ thời Tiểu học là cứ mỗi khi nhận ra ḿnh ngu ngốc, tay trái tôi tự động cốc một cú lên đầu thật nhanh. Lần nầy quả lựu đạn đă kịp giữ tay tôi lại. Không hiểu sao tôi lại có thể ngu đến cỡ ấy! Khi tỏ cho C biết ḿnh chẳng ngán ǵ đi bộ ba giờ đồng hồ, mà tuyệt nhiên chả hề nghĩ ǵ đến đường rừng, trời tối, thú dữ tung hoành...

Sao tôi dại đến thế được nhỉ! Rơ thật là khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già. Tôi xốc nổi quá thể. Bực ḿnh, tôi choảng đèn pin lên đầu. H́nh như đêm khuya làm cho cú đánh đau hơn. Lời cảnh báo của anh Q quay lại trí tôi. Chao ôi! T́nh mẹ con là thứ t́nh rất ư thiêng liêng cho mọi loài, thế nhưng t́nh ấy biểu hiện nơi loài cọp th́ khiếp quá đi mất!

Cọp sẽ nhai rôm rốp chiếc sọ của tôi rồi tŕu mến nhường tô xúp béo bổ bên trong cho các đứa con bé bỏng chết hụt của hắn ư? Chân tôi như đeo ch́, tôi phải ngồi tựa bờ đất để lấy sức lại đă. Tôi lắng tai tối đa nghe ngóng động tĩnh của rừng. Chỉ trong một phút, tai tôi cũng thu gom cả tá tiếng động khác nhau, trong đó có hơn phân nửa gợi lên sợ hăi.

Thế nhưng gợi sợ hăi nhiều hơn cả lại chính là những giây phút không có tiếng động nào. Những dấu lặng của bản nhạc rừng đêm thật là phong phú chất lượng, gợi cảm một cách chết tiệt! Tôi tự củng cố ḷng can đảm v́ sắp phải gặp lại đoạn cũ, nơi anh Q. xách quần... phi nước đại, c̣n C. và tôi th́ không c̣n hồn vía để cười.

Hai chú cọp nhóc nọ màu lông hăy c̣n xám xịt, chưa ngả màu vằn vệt ǵ, tức là hăy c̣n bú mẹ. Nghe nói lưỡi cọp là loại giấy nhám tuyệt hảo, chỉ cần liếm sơ qua đầu con mồi là xương sọ bày ra trắng hếu. V́ vậy cọp tuy đẻ cả lứa nhưng may lắm chỉ sống sót một con, số c̣n lại thường mất mạng do mẹ tát chết khi kẻ bú lẫn kẻ cho bú cùng... phát huy thú tính.

Vậy th́ cọp mẹ ở đấy lo kiếm mồi cho con trễ nhất cũng phải xong việc trước hàng giờ. Lại phải chịu đói cả ngày cộng với cuộc rượt mồi hao sức, hẵn mẹ con chúng đă chén cật lực đến... ểnh rốn, rồi lăn ra ngủ say sùi bọt mép! Như vậy, tôi không c̣n quyền sợ bừa băi.

Nghỉ đă đủ khỏe tôi đứng lên kiểm tra thật kỹ đèn pin rồi đi tiếp. Nhích dần qua chiếc cầu khỉ tôi thở phào nhẹ nhơm. Ba mẹ con nhà cọp đă bị tôi bỏ lại phía sau. Quăng đường c̣n lại đi men theo bờ sông Dao Tŕ.

Bỗng dưng một đống đen lù lù chắn lối cách tôi chừng mươi mét. Tôi bấm pin nhận ra hai đốm thô lố, đỏ lừ, dấu hiệu đặc trưng của mắt loài cọp. Tôi b́nh tĩnh nhá pin rồi dừng ngay để cọp bị chói. Sau ba lần như thế, tôi chợt nghe một tiếng "roàào!" cọp phóng sang bên trái lối đi.

Phía ấy là một băi bồi khá dài của sông Dao Tŕ trồng toàn bắp, băi thấp hơn lối đi đến mức nếu trồng tre cũng chưa chắc thấy được ngọn. Như vậy cọp không cách ǵ phóng lên đến mặt đường cho nổi! Tôi đang đắc ư như thế th́ bỗng thấy cách đấy chừng mười lăm mét đă có sẵn một đống đen lù lù nữa! Tôi lại dùng cách cũ, cọp ta phóng qua phía phải con đường êm ru.

Tôi dừng lại vừa nghe ngóng vừa suy nghĩ "Bờ đất cao đến thế, cọp lại không biết trèo như mèo th́ lên làm sao được? Phóng làm sao tới? Xưa nay đă nghe ai kể cọp phóng tới ngọn tre đâu? Hay đây chỉ là... đồng bọn?"

Thời gian dừng lại của tôi khá lâu, có lẽ cọp bỏ đi, cho dù có chậm răi, va quệt ǵ th́ cũng vượt hơn cây số, về hang ngủ ngon rồi là khác. Tôi vừa tiến tới vừa nhá đèn pin vào mấy cụm cây dại, nơi cọp phóng vào lúc năy, vẫn chẳng nghe chẳng thấy động tĩnh ǵ. Tôi bắt đầu đi lùi khi qua nơi ấy.

Tôi lọt vào lối đi có tính cách công sự. Phía ven sông là một hàng duối cổ thụ to cỡ ṿng ôm, phía bên nầy là một lũy tre rừng tồn tại hàng thế kỷ. Như thế, cọp sẽ không tái diễn cái tṛ ngồi lù lù làm tôi tốn pin nữa.

Th́nh ĺnh tôi nghe có tiếng rào rào phía bên kia hàng tre rừng. Loại tre này đă trở thành vô chủ từ lâu, v́ vậy ngay đến loài rắn cũng khó ḅ qua mà không bị trầy xước. Nói thế có nghĩa là chú cọp nọ đừng ḥng ǵ chui lọt để giở lại tṛ cũ.

Tuy nhiên tiếng rào rào bên kia hàng tre vẫn đồng hành với tôi như bóng theo h́nh. Tôi đi th́ tiếng ấy theo, tôi dừng lại th́ tiếng im bặt. Có lúc tôi thử dừng hẳn vài ba phút th́ thứ tiếng quái gở ấy cũng thi gan, chờ cho khi tôi cất bước là ḍ theo, nhất định không đi trước theo đà, cũng không bỏ cuộc. Hắn chỉ thích... b́nh đẳng.

Ai đă đọc Tam Quốc diễn nghĩa cũng phải sặc cười cho nhân vật Tào Tháo khi y thua trận Xích Bích. Dọc đường tháo chạy về hẻm Hoa Dung, toán quân xơ xác ấy dính kế Khổng Minh là đánh cho mệt chứ không cho chết. Rồi cứ mỗi phen chạy trối chết, hễ thấy đở mệt là y ba hoa chê nát Khổng Minh... non tay nghề! Vừa tỏ vẻ ung dung ngạo mạn được phân nửa th́ phục binh đổ ùa ra, rượt chạy có cờ!

Nào ngờ chuyện Tào Tháo lại vấy vào tôi! Tôi đang lạc quan... không để đâu cho hết th́ bất giác lại thấy... đống lù lù nọ có mặt giữa đường, giữ cự li hệt các lần trước! Khổ nỗi là chiếc đèn pin của tôi lại giở quẻ đúng vào lúc nầy! Luồng sáng của đèn nḥa hẳn đi nhưng hai đốm đỏ vẫn rất rơ.

Con vật không to. Trông có vẻ chỉ trội hơn tôi chưa tới mươi kư. Đọc sách, tôi biết chỉ giống cọp Măn Châu và giống Bengale mới coi con người không ra cái thá ǵ! Cọp ở Việt Nam th́ hơn phân nửa là không chủ động hại người, trừ khi suy nhược ṃn vuốt rụng răng.

Tôi nắm chặt quả lựu đạn. Những người am hiểu tập tính loài vật này kể rằng tóm được mồi, cọp bao giờ cũng dùng mồi làm... đ̣n ngồi chứ chưa ăn thịt ngay. Nếu vậy, chắc tôi kịp th́ giờ rút chốt lựu đạn để... chết chung!

Tôi vừa nhá đèn vừa né qua bên này bên kia sau mỗi cú nhá để đánh lạc hướng vồ. Cách làm nầy khiến đèn pin hết mờ và cọp mất tinh thần, phóng qua hàng duối cổ thụ. Đă nhiều lần tắm sông ở chặng nầy, tôi nhớ rất rơ vị trí cọp phi xuống là một vũng lầy hoang, nhất định dù là mềm mại như cọp chắc cũng phải lún tận nách!

Thế nhưng ngoài một tiếng "x̣a" khi cọp ta phi qua rặng duối cổ thụ, tai tôi không c̣n nhận thêm âm thanh ǵ khác nữa. Cũng có thể c̣n có tiếng b́ bơm ở dưới kia nhưng do bờ sông cao quá tải, không c̣n đủ độ nhạy, và cọp đùa dai quá, tôi không c̣n tập trung tâm trí nữa.

Tôi lôi qua sông Dao Tŕ. Mùa lũ đi qua chưa lâu nên có chỗ phải bơi. Đây là lần đầu tôi qua sông này một ḿnh lại nhằm vào ban đêm nên hơi chợn. Tôi tháo toàn bộ y phục túm chung với quả lựu đạn thành một bọc, đèn pin phải để riêng pḥng gặp trăn là loại năm nào cũng có một vài con bị lũ cuốn, đem từ nguồn về.

Đă một giờ sáng. Biết trước là phải gồng ḿnh với nước lũ nhưng không lường được nó buốt đến thế. Lên bờ xong tôi soi pin kiểm tra xem có chú đỉa nào quá giang không. Chuyện ấy vô cùng hiếm nhưng vẫn xảy ra đôi khi. Hễ có xảy th́ cầm chắc là rắc rối. Và chúng rất tôn trọng quyền b́nh đẳng giới của loài người. Giống sên, vắt, ve... cũng đều vậy và tôi rất có kinh nghiệm về các giống ấy, nhất là vắt và ve.

Tuy uể oải nhừ người nhưng tôi buộc phải vận động tại chỗ để huy động thân nhiệt. Tôi chỉ phải đi bộ chừng nửa cây số là kết thúc cuộc gian khổ nhưng nếu để người lạnh sẽ rất dễ bị trúng gió độc, c̣n nếu chạy cho ấm người sẽ rất dễ kích thích thú tính của loài ăn thịt.

Nhận ra cơ quan xă c̣n leo lét ánh đèn. Tôi vét hết sức khỏe c̣n lại trút cho đôi chân. Đến nơi th́ thấy c̣n ba người chưa ngủ. Thấy tôi lên một ḿnh cả ba thất sắc tưởng phải... truy điệu Q và C. (thật ra th́ hai vị ấy c̣n phải chờ gần nửa thế kỷ nữa mới tính đến chuyện đó!)

Vừa uống trà suông tôi vừa thuật hết sự t́nh, hí hửng là được... cọp chê!

Anh N. cười cười:

- Ở đó mà chê! Đă là cọp th́ ban đêm hắn không chê bất cứ thứ mồi ǵ, kể cả ếch nhái. Hắn c̣n vào tận nhà người ta bắt gà bắt chó nữa kia! Mi gặp ma cọp đó!

Tôi căi:

- Rơ ràng là cọp mà! Tui pin đèn cả chục lần chớ ít đâu?

Anh hỏi dồn:

- Mi đứng gần, rứa có ngửi mùi khen khét không? Thúi thum thum không? Hắn có quật đuôi qua phải, qua trái không?

Chỉ cần đáp bừa tiếng "có!" là anh hết phương vặn vẹo, nhưng tôi vốn tôn trọng anh và không quen tṛ bá đạo. Tôi cố nhớ lại thậm chí c̣n hít hít mũi để t́m xem có mùi ǵ c̣n lưu ở đấy không, nhưng quả thật chẳng hề có những hiện tượng anh kiểm tra.

Đúng là anh khá nghiệp vụ, chẳng cần đợi tôi trả lời, anh xử lư ngay:

- Không có chớ ǵ! Con ma cọp đó, tao đă gặp một lần.

Rồi anh kể:

- Hôm ấy, tao đi trước thằng B đi sau. Vừa lên đến đầu dốc bà Ngân, tao bấm pin th́ thấy hắn lù lù ngồi đó từ bao giờ! Tao nhá pin hai cú mà hắn cứ trơ trơ mắt không thèm cụp nữa. Sẵn súng tao nổi xung xỉa liền ba phát vào lỗ miệng đỏ ḷm của hắn th́ th́nh ĺnh chẳng thấy chi nữa. Mi không tin cứ hỏi thằng B.

Tôi chợt nhớ truyện Thần Hổ của Đái Đức Tuấn. Hồi tiểu học, tôi đọc luôn mấy lần cuốn truyện huyền bí ly kỳ ấy. Thần thiếc ngon lành chớ đâu phải thứ ma cà chớn! Thế nhưng lời kể chắc nịch của anh N. làm tôi tức nghẹt thở.

Thật là bố láo quá! Ma th́ việc ǵ tôi phải... tụt tinh thần đến thế? Tôi sợ là sợ cọp kia mà! Đúng là đồ... ma gian lận, dám giả mạo cọp để gạt tôi? Nếu gặp lại th́ tôi sẵn sàng cho hắn mấy cốp lên đầu. Nhưng rủi tôi cốp nhầm phải cọp thật, hắn có căi cọ ǵ không nhỉ?



Newbie




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1404 of 1439: Đă gửi: 13 February 2011 lúc 10:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




CÂU CHUYỆN LINH ỨNG KHI NIỆM "QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT"



Từ nhỏ con đă được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đă trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, sau khi ăn xong cũng nhớ xá đủa và niệm Phật. Lớn lên một chút, má phát cho xâu chuỗi niệm Phật, niệm siêng đến nỗi nửa đêm bật đèn dậy v́... xâu chuỗi bị đứt!

Khi c̣n ở trong nước, mỗi khi đi học rồi sau đó đi làm, con đều đi xe đạp, lên xe cũng chân trái đạp xuống Nam mô, chân phải đạp xuống A, chân trái Di Đà, chân phải Phật, cứ vậy vừa đi xe đạp vừa niệm Phật cho tới trường hay sở làm. Có lẽ nhờ vậy mà nhiều phen thoát hiểm khi di chuyển trong một thành phố đầy nguy hiểm, nhất là ban đêm, tai nạn giao thông và những tai nạn khác xảy ra thường xuyên chăng?

Sau này qua Úc, mỗi khi lái xe con cũng niệm Phật, dầu rằng chỉ c̣n có chân phải đạp ga thôi. Tuy nhiên cũng có sự mầu nhiệm không giải thích được, thí dụ như có lần lái xe đường trường, bị lạc tay lái, xe lao qua đường và đụng vào gốc cây, sườn xe bị hư không sửa được, mà người th́ không sao, mắt kiếng rớt xuống cũng không bể! Đă vậy c̣n được bảo hiểm đền mua xe mới nữa!

Có lẽ v́ quen niệm Phật, cho nên con không biết ứng phó lanh lợi được như nhiều người, khi gặp t́nh huống khó xử, con chỉ biết im lặng, không phải im lặng trong chánh niệm, mà là im lặng...ấm ức, sau này mới nghĩ ra, à, sao lúc đó không trả lời như vậy, hay sao không nói câu này để cho ra lẽ?

Kế lại nghĩ tiếp, nếu nói như vậy cho...hả hơi hay đở tức, tranh hơn làm cho đối thủ tức chơi, rốt cuộc rồi có hay hơn là im lặng không? Thế là...tiếp tục im lặng và niệm Phật, rồi sóng gió cũng yên.

Thường th́ con niệm Phật A Di Đà, và khi gặp việc khẩn cấp th́ lại niệm Đức Quan Thế Âm, v́ Ngài vẫn có bi nguyện cứu khổ cứu nạn, năng trừ nguy hiểm. Đây là câu chuyện có thật khi con c̣n ở Việt Nam, đường Duy Tân, gần nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi.

Hai chị em con ngủ trên gác, trước bàn thờ Phật, thờ Đức Quan Thế Âm. Sau này khi hai chị em lớn lên, ngủ trước bàn Phật không tiện, nên dời bàn Phật ra giữa nhà. Kể từ khi hai chị em ngủ sau lưng bàn Phật, lâu lâu con thấy hai ống chân trần tḥ vào cửa sổ, rồi thôi. Khi thấy như vậy th́ con liền niệm Phật rồi ngủ tiếp.

Có một đêm con thấy chẳng những hai chân trần tḥ vào, mà nguyên h́nh người nhảy cái đụi vào trong nhà, đi về phía giường con, con hoảng quá hai tay liền bắt ấn Tư ấn Sửu và niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng. Khi đó con thức dậy, tiếp tục niệm chú rồi ngủ lại đến sáng, cũng không có ǵ lạ.

Khi kể lại cho má nghe, th́ hóa ra em gái con cũng thấy hai chân trần tḥ vào cửa sổ như con thấy vậy. Thế là chúng con xoay bàn Phật nh́n ra cửa sổ và hai chị em ngủ sau lưng bàn Phật không thấy ǵ lạ nữa.

Sau đó có lệnh dời mộ và dẹp bỏ nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, ban đêm trong giấc ngủ con thường thấy người ta ngồi trên nóc nhà hàng xóm đông lắm, và khi kể lại th́ em con cũng thấy như vậy. Tuy nhiên, có lẽ v́ trong nhà có thờ Phật nên không thấy ai vào nhà. Kế đó Sư Bà ra tụng kinh và rước linh về chùa, th́ không thấy người ta ngồi trên nóc nhà nữa.

Qua câu chuyện này, con không muốn khẳng định là có ma hay không có ma, dầu rằng trong thế giới vô h́nh mắt phàm không thấy được, vẫn hiện hữu những chúng sinh đang lang thang đau khổ. Cho nên trong chùa vẫn có nghi thí thực, chẩn tế...

Con chỉ xin nêu ra một điển h́nh là khi tâm không định, dễ thấy những việc lạ làm cho sợ hăi, nhưng sau đó nhiếp tâm trở về với Phật th́ tâm trở lại an ổn, khi thức cũng như khi ngủ được an lành.

Hơn nữa trong nhà có thờ Phật th́ sẽ được an ổn, nhờ thần lực của mười phương chư Phật gia tŕ, cho nên ma quỷ không dám quấy phá. Nếu có quư vị nào không muốn tin vào tha lực, mà chủ trương tự lực, th́ sẽ hiểu rằng trong nhà có thờ Phật, như sự nhắc nhở về ông Phật sẵn có của ḿnh, cho nên luôn giữ tâm an định th́ sẽ không bị “điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn”.

Con thiết nghĩ lúc b́nh thường niệm Phật, niệm ánh hào quang vô lượng của Đức Phật A Di Đà, hay ánh mắt từ bi cứu khổ ban vui của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, th́ khi cấp nạn xảy ra, hay có những lúc yếu đuối lo lắng sợ hăi, tự nhiên liền nhớ nghĩ đến Phật, Bồ Tát, liền nương nhờ câu niệm Phật, hồng danh hay mật chú của Bồ Tát mà thoát khỏi ách nạn, thân tâm an ổn.

V́ thế cho nên quư Thầy Cô thường hay nhắc Phật tử huân tu niệm Phật, là một phương pháp thực hành có ư nghĩa thiết thực trong đời sống tại gia nhiều chướng ngại vậy.

Nam mô A Di Đà Phật,
Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát


Tâm Quang



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1405 of 1439: Đă gửi: 22 February 2011 lúc 1:31am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




VUA BÙA NGẢI XỨ MƯỜNG



Gia đ́nh nào mâu thuẫn không ḥa thuận đều t́m đến cụ. Gần sáu mươi năm nay cụ Hà Xuân Nhă, bảy mươi tám tuổi ở xóm Cá, thị trấn Tân Sơn, Phú Thọ, đă trở thành thầy "phù thủy" chuyên làm nèm (bùa ngải) để giúp cho mọi người yêu thương, gắn bó với nhau. Cụ Nhă bảo, đó là việc làm phúc, làm đức cho mọi người, khả năng đến đâu làm đến đó.

Hà hơi vào quần áo

Biết chúng tôi muốn đến để t́m hiểu về bùa ngải, cụ Nhă bảo:

- Tôi làm nèm giúp cho nhiều người dưới Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên lên đây. Từ bùa yêu, vợ chồng bỏ nhau, bùa giải quyết mâu thuẫn giữa các gia đ́nh... tôi đều làm được hết. Con gái, con trai yêu nhau, định lấy nhau nhưng bị gia đ́nh một bên không ưng thuận đến tôi làm cho cả hai gia đ́nh đều gật đầu.

Cụ Nhă vẫn c̣n nhớ đôi vợ chồng Thảo và Ly ở Sơn Tây, Hà Nội. Hai người đă tâm đầu ư hợp nhưng bên gia đ́nh nhà cô bé Ly cương quyết không đồng ư với lư do hai người không hợp tuổi nhau. Hai người t́m đến nhà cụ Nhă vừa mếu vừa khóc. Cụ bảo với Thảo đưa cho cụ chiếc áo của Ly, đồng thời đốt ba nén nhang, một đĩa trầu, ba lá xé thành sáu miếng và hai quả cau được đặt lên bàn thờ để khấn tổ tiên.

Cụ Nhă cho biết, lễ khấn tổ tiên cần trầu cau, xin phép hai người vợ lẽ của bố cụ (hai bà là sư phụ của cụ Nhă). Nếu sư phụ đồng ư mới cho làm. Đồng thời cụ gieo quẻ âm dương lên cái đĩa, nếu âm dương mà được làm nèm mới hiệu nghiệm.

Cụ Nhă cầm cả hai cái áo của cả hai người trên tay, miệng vừa lẩm bẩm vừa hà hơi lên toàn bộ chiếc áo, vừa đọc "thần chú". Hơn một tháng sau, vợ chồng Thảo lên cảm ơn cụ Nhă ríu rít, v́ gia đ́nh cô dâu đă đồng ư ngày tổ chức hôn lễ.

Ḥa giải đánh nhau là khó nhất

Cụ Nhă khăng khăng khẳng định, nèm ḥa giải là khó nhất, bởi ḿnh không biết nguyên nhân v́ đâu mà họ lại mâu thuẫn như thế. Làm được nhưng để hiệu nghiệm th́ chưa cao bằng các loại nèm khác. Và thời gian để đảm bảo hiệu nghiệm cho loại nèm này thường ngắn.

Ở xóm Cá có gia đ́nh anh Hà Văn Năm và anh Hà Văn B́nh hay mâu thuẫn với nhau. Hai nhà sống sát vách nhau, nhưng rất hay cạnh khóe. Nếu gia đ́nh bên nào có chó sổng xích sang đi vệ sinh, nhà bên kia sẵn sàng vác gậy đuổi đánh.

Thấy thế cụ Nhă liền ra tay để giúp cho hai gia đ́nh được ḥa thuận. Cụ nhờ người đến giếng nước nhà anh Năm múc một chén nước lă, mang về nhà ḿnh đặt lên bàn thờ làm lễ. Sau đó, cụ nhờ người đó đổ chén nước đó vào giếng nước nhà anh B́nh, vào thời điểm nào cũng được miễn là không được gia đ́nh nào biết.

Cụ Nhă đặt tên cho chén nước đó là "chén nước thương nhau" để cho hai gia đ́nh giải ḥa với nhau. Cụ Nhă bảo, tính khí con người ta cũng xuất phát từ nguồn nước sinh sống mà ra cả. Nếu một bên sống có t́nh có lư, ḥa hợp với bên kia rồi th́ tự ắt hai bên sẽ tự ḥa giải với nhau.

Thế rồi "chén nước nghĩa t́nh" của cụ Nhă cũng bắt đầu có hiệu nghiệm khi hai gia đ́nh anh Năm và anh B́nh từ chỗ không nh́n mặt nhau, chỉ hai tuần sau đă hỏi han nhau.

Không bao giờ làm điều xấu

Cụ Nhă bảo:

- Tôi đă học nèm từ năm hơn hai mươi tuổi. Nay gần tám mươi tuổi rồi nhưng chưa bao giờ tôi làm điều xấu cả. Trước khi tôi học làm nèm, hai sự phụ của tôi đồng thời là hai người mẹ kế có dặn ḍ: Tối kỵ làm điều xấu, nếu phạm vào các điều đó dần sẽ tự mất hiệu nghiệm.

Khi làm cho mọi người cụ không đỏi hỏi về mặt vật chất, chủ yếu là tấm ḷng thành của họ. Người cân cam, gói kẹo đến làm lễ cũng xong. Làm nèm cho rất nhiều người nhưng cụ nhớ măi một người phụ nữ ở Hà Nội biếu cụ bốn hộp sữa, hai cân đường và 200.000đ. Cụ Nhă bảo cụ đă chữa cho chồng cô gái khỏi "bệnh" ngoại t́nh. Đó là lần cụ được "lại quả" nhiều nhất.

Hiện chưa có khảo cứu khoa học nào về bùa ngải. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người đi xin bùa thường có ư thức giải quyết những vướng mắc của ḿnh. Bùa chỉ giúp họ củng cố niềm tin để ḥa giải với vợ (chồng) hay hàng xóm, hoặc quyết tâm hơn trong công việc mà thôi.

Do vậy, nên nh́n nhận bùa ngải dưới góc độ văn hóa dân gian với tư cách là một hiện tượng, tồn tại từ rất lâu trong đời sống của bà con dân tộc và loại trừ các quan điểm mê tín, dị đoan.



Đức Lợi




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1406 of 1439: Đă gửi: 23 February 2011 lúc 2:36am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




BULGARIA XÂY TƯỢNG ĐÀI NHÀ TIÊN TRI VANGA



Nhà tiên tri mù Vanga

“Một con người phi thường, một vị thiên sứ làm cầu nối giữa chúng sinh và các Đấng tối cao. Một vị thánh cam chịu đọa đày v́ Đạo”. Đó là những ḍng chữ viết về nhà tiên tri nổi tiếng của Bulgaria, bà Vanga, nhân sinh nhật lần thứ 100 của bà.

Vanga 1911-1996 sinh ra ở làng Strumitsa, ngày nay thuộc Cộng ḥa Macedonia, nhưng phần lớn thời gian bà sống ở làng Rupite, gần Petrich, phía Tây Nam Bulgaria.

Vangeliya Gushterova, hay c̣n gọi là Vanga (hoặc Baba Vanga), được cả thế giới biết đến như một nhà tiên tri mù của Bungary. Bà có quyền năng chữa lành bệnh bằng cỏ cây, hay các phương pháp thần bí, và c̣n là người đă dự đoán chính xác một số sự kiện chính trị lớn trên thế giới.

Vanga định cư tại Petrich, Bulgaria, vào năm 1930, nơi đầu tiên bà được biết đến với lời dự báo sự khởi đầu của Thế chiến thứ II. Tại đây, nhà vua Boris III đă tới để hỏi bà về t́nh h́nh đất nước. Dù nhận được lời khuyên, nếu Bulgaria tham gia cuộc chiến này họ sẽ phải gánh chịu hậu quả, nhưng các chính trị gia Bungari đă không lắng nghe và đă theo phe của Hitler. Kết cục họ bị đánh bại và chịu sự chiếm đóng của Liên Xô.

Vua Boris III c̣n đến t́m đến Vanga trong hai lần khác. Một lần trong năm 1942, bà đă nói với nhà vua rằng ông sẽ chết ngày 28-08-1943; một lần trong năm 1943, bà nói ḿnh nh́n thấy một lá cờ đỏ treo trên cung điện Sofia. Và sự thật y như lời bà nói, vua Boris III chết đúng ngày 28-08, c̣n Bulgaria trở thành một nước XHCN.

Sau năm 1942 Vanga gặp nhiều rắc rối với chính quyền khi bị buộc tội hoạt động mê tín dị đoan. Mùa thu năm 1952, bà tiên tri Stalin sẽ đi vào cơi vĩnh hằng và bà đă bị bỏ tù bởi lời dự đoán này.

Đến năm 1970, chính quyền Bungari vẫn tiếp tục hạn chế ảnh hưởng của Vanga. Trong một lần kiểm tra nhà bà, họ t́m thấy hơn chín mươi ngàn tiền Bungari, đó là một khoản tiền lớn tại đất nước XHCN; mặc dù không bị bỏ tù như lần trước nhưng bà bị bêu rếu là một người phụ nử ích kỷ và ham gây mất ḷng.

Dù vậy, cũng có nhiều quan chức cao cấp trong nhà nước Bungari đă bảo vệ Vanga. Nhiều người dân Bulgaria c̣n nhớ câu chuyện một quan chức bị mất chiếc cặp với các tài liệu quan trọng, mặc dù đă dốc hết sức nhưng cảnh sát không thể t́m thấy nó, họ cầu cứu tời bà và ngay lập tức vật hoàn khổ chủ. Sau cuộc t́m kiếm thành công, bà nhận được lá thư tỏ ḷng biết ơn từ phía chính quyền.

Bằng nhiều nổ lực của con gái Thủ tướng Todor Zhivkov, cô Lyudmila Zhivkova, Vanga được xem như một nhân viên nhà nước không chính thức. Lyudmila yêu thích khoa huyền bí học và rất nhiều lần Vanga tiên tri cho cô, hai người trở thành những người bạn thân thiết.

Đầu năm 1979, Vanga nói với Lyudmila Zhivkova, cô sẽ chết trong một tai nạn xe hơi và bà có nhiều cố gắng giúp Lyudmila vượt qua thảm kịch. Kết quả dù Zhivkova sống sót khỏi tai nạn xe, nhưng đă qua đời chỉ hai năm sau đó.

Đến năm 1987, khi Todor Zhivkov vẫn c̣n nắm chính quyền, Vanga dự đoán sẽ có thay đổi lớn cho đất nước trong thời gian tới. Bà nói Bulgaria sẽ sớm có một nhà lănh đạo, một nhà khoa học nổi tiếng, người không ủng hộ của học thuyết của Lenin. Đúng lời bà, năm 1992, ông Zhelyu Zhelev lên nắm chính quyền.

Ngoài ra bà Vanga đoán đúng các sự kiện khác như: cái chết của Hitler; giải tán khối hiệp ước Warsaw; bất ổn chính trị ở Lebanon; sự chiến thắng của ông Thánh Ấn Độ – Indira Gandhi; tan ră của Liên Bang Xô Viết; chế độ độc tài Anastasio Somoza sụp đổ ở Nicaragua năm 1979; cái chết của Thủ tướng Bulgaria năm 2001-2005; tàu hạt nhân Kursk của Nga bị ch́m năm 1990; cuộc tấn công khủng bố 11-9; và các sự kiện liên quan tới Nga, Trung Quốc, và Ấn Độ.

Trong số báo xuất bản ngày Thứ hai, tờ Pravda của Nga đă thống kê và cho biết, có khoảng 70% của những lời tiên tri của Vanga đă trở thành sự thật. Tờ này cũng đề cập tới lời dự đoán sai của bà, Liên Xô can thiệp vào Chile trong cuộc Chiến tranh lạnh.

Cũng vào hôm Thứ hai, dường như để chứng minh Vanga nổi tiếng thời c̣n Liên Bang Xô Viết, các phương tiện truyền thông Nga đă phát nhiều bộ phim nói về Vanga c̣n nhiều hơn truyền thông Bungari.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây trên mạng internet đă xuất hiện nhiều ấn phẩm có nguồn gốc từ truyền thông Nga và Ucraina mạo nhận lời dự đoán của Vanga như, xảy ra chiến tranh thế giới lần ba, ngày tận thế…các nhà nghiên cứu Vanga của Bungari đă nhiều lần bác bỏ các dự đoán này.

Một số lời tiên tri khác của Baba Vanga dự kiến sẽ trở thành sự thật như, việc h́nh thành một liên minh của các quốc gia Balkan, sáng chế ra phương pháp chữa trị ung thư và AIDS, và vàng mất giá trị.

Ghi nhận công sức của bà trong việc chữa lành thể xác và tâm hồn của nhiều người, các nhóm nghiên cứu Vanga và cơ quan Nhà nước Bungari đang chuẩn bị kế hoạch long trọng để tưởng nhớ về con người đầy bí ẩn này.

Bảo tàng Petrich sẽ tổ chức một nghi lễ truyền phép đặc biệt để tôn vinh bà. Các cơ quan Chính phủ Bungari như, Bộ giao thông vận tải, Bộ CNTT và truyền thông đă cung cấp một con tem bưu chính đặc biệt.

Tuy c̣n nhiều tranh căi về ngày sinh của nhà tiên tri Vanga, ngày 31-01 hay 03-10, nhưng việc xây dựng tượng đài cho bà sắp hoàn thành. Dự kiến tượng đài Vanga được đặt tại làng Rupite, nơi bà dành phần lớn thời gian trong cuộc đời sinh sống ở đây.



Novinite, Standart News, Pravda



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1407 of 1439: Đă gửi: 26 February 2011 lúc 8:25pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NGƯỜI KỸ SƯ HOA KỲ FRANK M. BALK



Đây là một trường hợp lạ lùng về một người con đi t́m người cha từ tiền kiếp. Nguyên Frank M. Balk đă nhiều đêm nằm mộng, thấy một người đến bên giường lay gọi bảo rằng hăy t́m đến quốc gia có tên là Việt Nam, để t́m gặp người cha tiền kiếp của ḿnh, hiện đang là một nhà sư trụ tŕ tại một ngôi chùa ở đó.

Lúc đầu không tin nhưng sau đó, viên kỹ sư này cảm thấy có một điều ǵ đó cần phải t́m hiểu, nên cuối cùng quyết định xin được công tác ở Việt Nam. Lúc ấy là năm 1958 thời Ông Ngô Đ́nh Diệm. Sau mỗi lần nghỉ phép ông này t́m đến các ngôi chùa ở miền Nam, để mong gặp người cha tiền kiếp một cách bất ngờ và may mắn nào đó.

Một hôm t́nh cờ đến một ngôi chùa nằm trên ngọn đồi, đó là chùa Hải Đức, người kỹ sư này bỗng gặp sư Phước Huệ đang ngồi tụng kinh trước bàn thờ Phật. Điều kỳ lạ là gương mặt vị sư già, lại giống gương mặt người kỹ sư Hoa Kỳ như hai giọt nước.

Cuộc hội diện ly kỳ này đă xảy ra đúng vào lúc 4 giờ 30 chiều ngày 27 tháng 4 năm 1958. Viên kỹ sư Hoa Kỳ Frank M. Balk đă nhận sư Phước Huệ là cha ḿnh, hai cha con đă chụp chung một bức ảnh kỷ niệm, và hiện bức ảnh này được treo thờ tại hai ngôi chùa có cùng tên Hải Đức, một ở Nha Trang, một ở Huế.



Tamlinh



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1408 of 1439: Đă gửi: 26 February 2011 lúc 8:45pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




SỰ TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI CHỒNG TIỀN KIẾP



Năm 1974 gia đ́nh chị Lê Thị Khanh H. tổ chức lễ cưới cho chị rất linh đ́nh tại một khách sạn lớn ở Sài G̣n. Hai vợ chồng chị đi Đà Lạt du lịch một chuyến. Trên đường xe chạy đến Đà Lạt chồng chị là anh L., một sĩ quan không quân, cứ nhắc đi nhắc lại một câu chuyện thật lạ lùng:

- Đây là lần cuối cùng tụi ḿnh đến Đà Lạt chơi.

Chị Khanh H. bảo chồng đừng nói câu kỳ quặc đó nhưng anh ta cứ nói và c̣n bảo:

- Em à! Lần đầu và lần cuối em à!

Ngày trở về trong khi xe đang chạy th́ tự nhiên một chiếc xe chở củi lớn ở bên đường chạy ra, khiến chiếc xe chở hai vợ chồng chị Khanh H. phải quặt tay lái và lăn xuống cái dốc gần đó. Lạ lùng thay, chiếc xe chỉ nằm vắt ngang một thân cây to lớn ở sườn đồi.

Chị Khanh H. không hề ǵ, chỉ xây xát ḿnh mẩy nhưng người chồng chị lại bị thanh sắt ở phía trước đập mạnh vào phía lá gan nên bất tỉnh. Xe cứu thương cấp tốc chở hai vợ chồng về bệnh viện Sài G̣n. Bác sĩ cho biết anh L. khó sống, chỉ hy vọng c̣n chống chọi với tử thần độ một tuần lễ là nhiều.

Chị Khanh H. khóc đến gần hết nước mắt. Chị không ngờ câu nói lạ lùng của người chồng mới cưới lại là một sự thật. Phải chăng đó là oan nghiệt, khổ đau, nghiệp chướng hay ma quỷ nhập? Trong khi đó, anh L. khi tỉnh khi mê.

Trước khi anh qua đời độ ba ngày, tự nhiên anh L. tươi tỉnh hẳn lên, ngồi dậy ăn được và anh đ̣i ăn cháo cá. Trông anh có vẻ sảng khoái, vui vẻ, anh nắm tay chị Khanh H. và nói:

- Anh không chết đâu em đừng lo. Mà nếu anh có chết th́ chỉ có thể xác anh chết mà thôi, v́ anh sẽ quay về sống với em măi măi. Tại sao chúng ḿnh mới sống với nhau đă vội chia tay, tại sao lại có điều vô lư đắng cay đó?

Nói xong một hơi dài th́ anh L. lại có vẻ mệt mỏi trở lại. Ngày 10 tháng 12 năm 1974 lúc một giờ sáng, anh L. đang nằm thiêm thiếp bỗng ngồi nhỏm dậy nh́n quanh. Chị Khanh H. hốt hoảng chạy lại đỡ anh và hỏi:

- Sao anh trở dậy làm ǵ: Anh đi tiểu phải không?

Anh L. lắc đầu nói:

- Anh sắp xa em rồi. Nhưng em cứ tin tưởng rằng anh sẽ trở lại với em trong một thời gian không lâu. Lúc đó tuy em không thấy anh nhưng chính anh là người đó, anh quyết tâm thực hiện điều anh mong ước...

Nói xong câu đó, anh L. từ từ nằm xuống có vẻ mệt lả và khoảng bốn giờ sáng th́ anh trút hơi thở cuối cùng. Chị Khanh H. khóc ngất và bất tỉnh nhiều lần tại bệnh viện. Người nhà và chính các y tá, bác sĩ ở bệnh viện đều biết về câu chuyện lạ lùng này, và ai cũng khuyên chị tin tưởng vào lời trăn trối của anh L.

Cha của chị Khanh H. là một người có đạo không tin chuyện đầu thai Luân Hồi, nhưng mẹ của chị lại tin rằng người con rể của bà sẽ đầu thai trở lại. Thời gian thấm thoát đă một năm qua. Năm 1975 người em gái của chị Kh. lên xe hoa về nhà chồng, và đến năm 1976 th́ hạ sinh một cháu gái.

Điều kỳ lạ là cháu bé này rất khôn ngoan. Mới ba tuổi mà cháu đă nói được những câu như người lớn, với lư luận rất rơ ràng. Chị Khanh H. cho biết tháng 3 năm 1980 chị quyết định vượt biên cùng với hai vợ chồng người em gái của chị. Hôm chuẩn bị đồ đạc để đi, bỗng nhiên cháu bé nói cho cả nhà nghe:

- Nhớ đừng quên đem nước theo, tháng này đi biển êm nhưng thiếu nước cũng chết.

Nói xong cháu chạy vào pḥng chị Khanh H. lấy cái bi đông nước của quân đội ra đưa cho chị Khanh H. và nói:

- Đây là cái bi đông nước mà ngày xưa ḿnh thường dùng khi về quê chơi, chắc không ai c̣n nhớ. Vật kỷ niệm của ḿnh mà. (Cái bi đông nước này là của anh L. mang về nhà)

Mọi người trong nhà đều ngạc nhiên. Riêng chị Khanh H. th́ cảm thấy như có một luồng điện lạnh chạy từ chân tới đầu chị. Chị tự hỏi: Phải chăng anh L. đă đầu thai vào làm cháu gái của chị?

Mấy ngày sau có tin công an đi điều tra về vụ tổ chức vượt biên trong phường khiến mọi người lo sợ. Do đó, vợ chồng người em gái không dám vượt biên nữa. Trong khi chị Khanh H. vẫn giữ lập trường cương quyết. Một hôm, gần ngày lên đường, cháu bé chạy lại nói:

- Đừng có lo, công an đi kiểm soát là mưu mô đó thôi, như vậy càng dễ đi, nếu không ai đi, cháu đi.

Vừa nói cháu vừa chuẩn bị đồ đạc cùng với chị Khanh H., cử chỉ chững chạc như người lớn. Hôm xuống ghe hai vợ chồng của người em gái chị Khanh H., cứ ngập ngừng lo sợ, cuối cùng khi bước xuống ghe chỉ có chị và cháu bé đi thôi.

Khi ghe được kéo vào đảo Bi Đông nằm trên cát, tự nhiên cháu bé nói với chị Khanh H. giọng như người lớn:

- Nằm đây mà nhớ lại ngày xưa ḿnh cùng nằm ngắm trời mây ở Vũng Tàu.

Tự nhiên chị Khanh kinh ngạc, tại sao cháu bé lại nói điều kỳ lạ, chưa bao giờ bé đến Vũng Tàu. Vậy đó là lời nói của ai? Có phải là của chồng chị không? V́ kỷ niệm ấy không bao giờ phai trong trí chị, những ngày chưa cưới, chị và L. thường về Vũng Tàu nằm trên băi cát ngắm biển và trời mấy.

Khi qua Hoa Kỳ, càng ngày bé càng có những lời nói, cử chỉ hoàn toàn giống như chồng của chị Khanh H. ngày nào. Cho đến nay chị vẫn c̣n sống độc thân. Chị coi cháu gái ấy là nguồn sống độc nhất của chị, là niềm hy vọng của chị và cũng là toàn bộ những kỷ niệm của người chồng đáng thương của đời chị.

Chị Khanh H. hiện giờ đang ở tại Florida với đứa cháu gái của chị.



Tamlinh



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1409 of 1439: Đă gửi: 26 February 2011 lúc 9:09pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




LÀNG



Cách chân đèo Phước Tượng hai cấy số và ở giữa phá Cầu Hai có một chồng đá xám mọc lên thật cao. Trên chồng đá ấy có cái am vôi trơ trọi đứng một ḿnh. Mặt am nh́n về phía núi Tùy Vân và cách đó ba cây số là cửa biển Tư Hiền. Lưng am chênh chếch xoay về dăy Trường Sơn và ḥn Bạch Mă đỉnh cao chất ngất, ở phía ấy chân núi ḅ ra tận phá chuỗi thẳng ḿnh trong bầu nước rộng mênh mông.

Am không có vẻ hoang phế, nhưng cũng không được vẻ chăm sóc lắm. Trong am đếm được hơn ba trăm bát lư hương vừa sành vừa gỗ. Am xây theo kiểu rất cổ, mái vồng và chân mạnh. Chắc đă bị băo táp nhiều phen nhưng mặt vôi nhiều nơi c̣n nguyên láng.

T́m niên hiệu th́ mới biết am được dựng lên năm Hoàng Định nguyên niên (tức là về đời vua Lê Kính Tông, đầu thế kỷ 16). Hỏi người sống trong làng mạc hai bên phá th́ họ bảo là Am Kẻ Chài. Nhưng người chài lưới th́ nhắc đến tên kính cẩn hơn: Am Cô Giang.

Dưới đây là câu chuyện do một cụ già Trường Sơn kể lại:

- Theo ông bà tôi th́ am dựng đă lâu, lâu lắm. Hồi ấy Huế chưa có kinh đô và vua c̣n ở đâu ngoài Bắc. Phá Cầu Hai lấy tên là Trựng Tô do người Chàm đặt. Hai bên bờ phá không có xóm làng không người ở. Nhưng chính giữa phá đă có lớp người dựng lên làng mạc hẳn hoi. Quanh năm họ sống về nghề chài lưới.

Họ là người của nhiều làng, nhiều nước tới đây sinh sống. Nghe đâu có cả người Trung Quốc và dân Chiêm Thành. Họ gặp nhau trong cảnh làm ăn hay trên đường lưu lạc. Rồi từ đó quen biết đến thân yêu v́ vậy họ đă lập ra một làng sống với nhau trên mặt nước. Làng ấy là một khoảng phá lan dài trên tám dặm nước. Họ toàn là những kẻ tha hương ở với nhau lâu ngày, t́nh liên hệ trở nên đậm đà và thân thiết.

Làng ấy không có tên và chỉ lấy chữ "Làng” vỏn vẹn. Nhưng dân chài lưới lại hiểu một cách sâu xa thắm thía v́ hễ ai nhắc đến tên Làng là ḷng họ đă thấy nhớ nao nao.

Dân trong làng thường hay đi làm ăn phương xa, nhất là vào đầu mùa thu. Thời đó nước nguồn đổ xuống nhiều cho nên ở đâu có nước ở đó là nhà. Người chài lưới đă quen sống lênh đênh nên không biết ngại ngùng trên những ḍng nước lạ. Họ cắm thuyền bất cứ đâu. Đời họ đă quen với phá rộng, với sông dài. Cách giao tiếp dễ dàng như con về quê mẹ.

Năm tôi hai mươi tuổi th́ Làng được trên hai trăm dân. Hàng năm vào tháng Bảy tôi đă chèo đi về phía Thuận An. Cuối năm nào tôi cũng gắng về Làng rất đều đặn v́ đêm ba mươi Tết dân làng có tục lệ hội họp chung quanh am. Xa cách liên tục mấy tháng nên đêm hôm ấy họ nhao nhao hỏi nhau rối rít. Và hàng năm chỉ đêm hôm ấy họ mới biết số dân làng đă thêm bớt được bao nhiêu.

Cuộc họp mặt ấy rất vui vẻ. Họ thả lưới cầu may vào khoảng ba giờ sáng. Sợ nhất là bắt được lươi và ch́nh v́ họ cho đó là điềm rủi. Trong lưới được bao nhiêu tôm cá họ đều đổi cho nhau cả. Tục lệ trao đổi ấy cũng giống như quà biếu đầu năm vậy nhưng ở đây vui hơn v́ không ai phải mất tiền mua quà cả.

Buổi chài lưới đầu năm họ chia cho nhau chứ nhất định không bán. Các chợ Tết ở làng mạc phố phường v́ thế không có cá tôm cho nên dân Làng xem đó là một sự hănh diện tự chủ của đời sống bềnh bồng trên mặt phá mênh mông.

Cuối năm Th́n tức năm Thành Thái lục niên, tôi đang ở đấy cho vui nhưng khoên hiểu tại sao chiều hai mươi tám Tết tôi tự nhiên thấy bồn chồn một cách kỳ lạ. Tôi nghĩ chắc có chuyện chi không may xảy ra. Vào buổi chiều, tôi nhất định chèo thuyền về Làng từ phá Tam Giang đến Cầu Hai cách nhau ngót trăm cây số. Tôi phải chèo suốt ngày đêm. Lúc nào nấu ăn th́ t́m bờ cắm thuyền lại.

Dọc phá tôi mới sực nhớ năm nay đến phiên tôi "hương khói Am Cô giang và tôi tự bảo có lẽ v́ thế nên "ông bà” bắt ḿnh nóng ḷng nóng ruột.

Am Cô Giang là nơi dân làng đến gửi hương nhà trước khi đi làm ăn xa. Người có mặt sẽ cúng thay người vắng mặt. Và cứ hàng năm Làng cử một người đến am cúng bái trong ba ngày Tết.

Chiều ba mươi lúc mặt trời sắp tắt, thuyền tôi đă đến đầu làng Mỹ Lợi. Tôi nhắm chừng chân đèo Phước Tượng chèo tới măi. Nhưng càng đến gần sương mù càng sa xuống nặng như khói thuốc dày đặc từ mặt nước bốc lên không. Mặt phá v́ thế trông mông lung không biết đâu là bờ bến. Xa xa đèo Phước Tượng như trôi dập d́u trong ngàn mây trắng.

Đến Am Cô Giang vào khoảng mười một giờ khuya, tôi nhận thấy chung quanh am không có bóng thuyền nào cả, lúc đó tôi nghĩ rằng có thuyền dân lẫn trong sương mù dầy đặt nên khó mà thấy được.

Khí lạnh bắt đầu bao vây cả người tôi. Tôi mặc thêm cái áo đen dài nữa. Cắm thuyền xong tôi liền bước chân lên một tảng đá lớn. Nước lấp lánh trong khe đá như thủy tinh. Sau một làn sóng dội, nước trong mấy lạch đá cùng một lần ḥa nhịp phập phồng theo . Tôi chúm chân lấy thăng bằng rồi đi thẳng vào am. Đứng trên tảng đá cao tôi đưa mắt nh́nh mông lung ra xa nhưng tôi cũng không nh́n thấy một bóng thuyền nào cả.

Sương xuống dày quá làm tôi run cả người. Quanh tôi trời nước mênh mang, xa xa dăy núi Trường Sơn phủ đầy mây đă như một ngọn sóng thần tung bọt đổ xô về phía tôi. Tôi tự thấy ḿnh nhỏ nhoi quá con thuyền trước mắt ḿnh không hơn ǵ một ngọn lá tre. Tôi sợ quá muốn kêu lên một tiếng thật lớn nhưng tôi vẫn không dám.

Ngay lúc ấy ở triền núi Bạch Vân tôi thấy có vài ánh đèn của chùa Linh Sơn nổi bật lên trong đám cỏ cây trùng trùng điệp điệp. Tôi nghĩ có lẽ chùa đang cúng giao thừa. Nh́n được ánh đèn xa, ḷng tôi cũng thấy bớt sợ.

Muốn đáp lại ánh đèn che chở của nhà chùa tôi liền thắp đèn trong am thật sáng. Khi đèn trong am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đă phơi ngay trước mặt tôi. Lẫn trong sương mù tôi thấy một đám thuyền Làng đều lên đèn một lượt. Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt.

Thuyền của những người dân Làng trôi từ từ nên ánh đèn cứ vậy mà thay đổi măi. Trong một màn đen dày đặc những ngọn đèn thuyền lấp lánh như những v́ sao khuya trông đẹp và huyền bí vô cùng...

Sương mù càng về đêm th́ càng sa dầy hơn nữa và tôi bỗng dưng cảm thấy nằng nặng trên hai đôi vai. Khí lạnh như cố ôm riết người tôi làm tôi không cử động được.

Không biết tại sao lúc ấy có cái ǵ rờn rợn và bắt tôi rùng ḿnh, tôi liền gọi lớn tên mấy người bạn tôi quen và ở đằng xa thoang thoảng có mấy người lao xao đáp lại nhưng tôi không nhận rơ được tiếng ai. Tôi lấy làm lạ là tiếng chuông chùa Linh Sơn tuy nhỏ và xa xôi nhưng tôi vẫn nghe rơ c̣n tiếng người dân Làng gần đây tôi lại chỉ nghe thoang thoảng thôi. Tôi nghĩ có lẽ dân làng kiêng cữ không cho thuyền ḿnh đến gần sợ xui, như người ta kiêng xông nhà, đặt đất, nên tôi không gọi nữa.

Khoảng vài phút sau tôi bỗng thấy các thuyền Làng bắt đầu chèo quanh am làm tôi nh́n theo chóng cả mặt. Ban đầu ánh đèn c̣n di chuyển chậm sau đi nhanh và sau cùng đi nhanh quá đến nỗi tôi cảm thấy cả người như đảo lộn. Đứng không vững tôi liền xuống thuyền nằm và ngủ quên lúc nào không biết.

Sáng dậy bước ra khỏi mui th́ trời đă bừng sáng. Sương đă tan và mặt nước tươi xanh như mới nhuộm. Tôi giụt mắt nh́n lại mặt phá th́ không thấy thuyền Làng đâu cả. Chưa biết duyên cớ ǵ tôi đă sợ lạnh cả người vội chèo thuyền đi hỏi mấy làng lân cận th́ họ bảo:

- Trận băi dữ dội ngày mồng hai tháng tám năm Th́n, tất cả thuyền và các dân Làng đă ch́m và chết hết!

Nghe xong tôi buồn khóc không ra tiếng. Từ đó tôi cứ chèo thuyền đi làm ăn thật xa không mấy khi trở về Làng nữa ...



Thanh Tịnh



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1410 of 1439: Đă gửi: 05 March 2011 lúc 9:09pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




BỎ NHÀ RA KHÁCH SẠN Ở V̀ THẤY MA DẠO CHƠI



Một cặp vợ chồng trung tuổi người Pháp, đă buộc phải rời bỏ ngôi nhà mơ ước của ḿnh ở thị trấn Cheshire của Anh, v́ sợ... ma.

Jean Marc Mariole nhạc sỹ người Pháp, và Charlotte một cựu người mẫu, bị phen hoảng hồn khi nh́n thấy một vệt sáng tṛn “lượn lờ” trong tổ ấm của họ.

Ngôi nhà “ma” ở Cheshire, Anh

Họ bất ngờ nghe thấy âm thanh như tiếng vạc kêu trong đêm tối và nh́n thấy cả cḥm sáng di chuyển đầy bí ẩn. Sau khi xem lại đoạn camera, họ càng chắc chắn, những ǵ ḿnh chứng kiến không phải là ảo giác. Tất cả diễn ra như một cảnh trong bộ phim kinh dị.

Nỗi sợ hăi và ám ảnh khiến họ buộc phải rời bỏ căn nhà mơ ước, và chi ba ngàn bảng để thuê một căn hộ trong khách sạn gần đó.

Bóng “ma” bí ẩn lượn lờ trong ngôi nhà tối

Bà Charlotte cho biết, có tới hai vụ tự tử xảy ra gần ngôi nhà, và bà ngờ rằng, hồn ma đang “dạo chơi” quanh khu vực đó.

- Tôi thực sự đă rất hoảng sợ. Cửa chính đóng chặt sau lưng tôi, cửa sổ cũng đă đóng. Rơ ràng, không thể có gió trong nhà tôi được. Ấy thế mà, rèm cửa cứ bị thổi tung lên. Bà Charlotte kể.

Thậm chí, có lần, vợ chồng bà c̣n nh́n thấy khăn phủ bàn, ga trải giường và nhiều vật dụng khác trong nhà bay lơ lửng trong giây lát, trước khi trở lại vị trí cũ.

Được biết, ông Mariole và bà Charlotte c̣n có ư định bay tới Pháp để chạy trốn nỗi ám ảnh này.



Thu Thảo
Theo Sun



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1411 of 1439: Đă gửi: 07 March 2011 lúc 2:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




NGƯỜI THÁM HIỂM "SUỐI XƯƠNG NGƯỜI" BÍ ẨN Ở CHÙA THẦY



Trong thời gian qua, người Việt trong nước phát hiện một số “động”, “hang” rất bí ẩn, rất lạ. Trong thời gian trước, chúng ta nghe sự phát hiện động Thiên Đàng, với nhiều h́nh tượng lạ, và động này được xem là động khô kỳ bí nhất Á châu... Nay th́ lại phát hiện suối xương người bí ẩn ở chùa Thầy. Xin mời bạn đọc để tham khảo từ báo chí trong nước.

Sau chuyến thám hiểm xuống suối xương, người ta thấy ông Thịnh có vẻ ốm yếu dần, ít ra ngoài, không thấy lên núi Sài Sơn nữa. Trong câu chuyện với người đàn bà tên Tuyết, bán hàng ở cửa Thần Quang Động, tôi được biết chuyện về ông Phạm Văn Thịnh, ở xóm Chợ, người đă từng mất hút trong ḷng núi mấy ngày trời, để thám hiểm suối xương.

Nhà ông Thịnh lúp xúp bên đường vào chùa Thầy. Ông Thịnh mới năm mươi lăm tuổi, song gầy c̣m, ốm yếu, có vẻ bệnh tật nặng, ngồi thu lu trong góc nhà. Trước khi vào nhà, tôi được người dân quanh xóm đồn đại rằng, sau chuyến thám hiểm xuống suối xương, người ta thấy ông có vẻ ốm yếu dần, ít ra ngoài, không thấy lên núi Sài Sơn nữa.

Tôi hỏi chuyện thám hiểm hang động, mắt ông chợt sáng lên. Tuy nhiên, ông không công nhận ḿnh là người hiểu biết nhiều nhất về hệ thống hang động trong ḷng núi Sài Sơn. Người nắm nhiều thông tin nhất phải là ông cụ Như, ở thôn Đồng Mạc. Nhân dân quanh núi gọi ông là ông Như sâu hang, v́ ông rất giỏi thám hiểm hang động.

Ông cụ Như là người từng có một chuyến đi bảy ngày trong động, gần như hết mọi ngóc ngách hang. Nhưng ông đă chết cách nay mấy chục năm rồi. Con cụ Như là cụ Thứ, cũng từng dành nhiều ngày khám phá hang động, song theo lời kể của người dân, sau khi khám phá suối xương, ông trở nên trầm tính, ít giao du, rồi mất lặng lẽ cách nay mấy năm, thọ bảy mươi tuổi.

Tôi đă gặp con dâu cụ Thứ, người chụp h́nh ở chùa Thầy. Chị bảo, bố chồng chị không kể ǵ cho con cháu nghe chuyện ông khám phá hang động thế nào, nên chị cũng chả biết ǵ. Tuy nhiên, ông cụ Như lại kể chuyện thám hiểm hang động rất rơ với ông Thịnh, v́ ngày c̣n bé, ông Thịnh thường theo cụ Như lên núi Sài Sơn lấy củi.

Sống ngay dưới chân núi, ngày nào cũng thấy bóng núi sừng sững, lại được thấm nhuần bởi những huyền thoại về Thần Quang động từ tấm bé, nên cũng như những thanh niên lớn lên dưới chân núi, ông ước một lần được thám hiểm xuống suối xương, cũng như khám phá những hang động bí ẩn trong ḷng núi.

Năm 1980, Thịnh cùng hai thanh niên nữa trong làng tên Tuấn và Minh, chuẩn bị một ba lô bánh ḿ, lương khô, một ba lô dưa hấu, nước... Ngoài ra, c̣n mang theo mười lăm cây nến, mỗi cây to bằng bắp tay, dài 40cm, một trăm cuộn dây nhỏ dùng để dẫn đường, cùng nhiều dây thừng làm thang dây. Mỗi người một ba lô lên đường. Hàng chục thanh niên đứng ngoài cửa động tiễn đưa. Ba người bắt đầu xuống hang trong ánh mắt thán phục của các cô gái làng.

Theo sơ đồ hướng dẫn của cụ Như, mọi người chăng dây ở cửa hang để tránh lạc đường rồi bắt đầu đi. Theo cụ Như, nếu thuộc đường chỉ đi một ngày đến suối xương, nhưng nhóm của Thịnh phải đi mất hai ngày v́ bị lạc rất nhiều. Thịnh và hai người bạn đă t́m đến được suối xương, nơi mà mọi người chỉ được nghe nhắc đến trong huyền thoại về “9 tầng địa ngục”.

Đoàn thám hiểm của ông Thịnh đi vào mùa khô nên suối nước trong ḷng động khá cạn, nước trong vắt, lạnh lẽo. Suối chảy dưới nền một băi rộng mênh mông.

- Tôi không thể ước chừng nó rộng đến cỡ nào, v́ ánh nến chỉ soi được mặt người. Ông Thịnh kể.

Theo cụ Như, vào mùa mưa, ḍng suối biến thành một cái hồ lớn trong ḷng núi. Ông Thịnh cho biết:

- Chúng tôi không rơ độ sâu của suối so với cửa hang là bao nhiêu mét, không biết suối xương nằm trong ḷng núi hay dưới ḷng đất. Nhưng suối xương là thật chứ không phải truyền thuyết. Bên cạnh con suối, dưới ḷng suối, trên vách đá, tóm lại là khắp nơi chỉ toàn xương người trắng phau. Điều lạ là sau hàng ngàn năm, xương người vẫn c̣n nguyên vẹn, rất chắc chắn.

Đoàn thám hiểm của ông Thịnh đi dọc con suối và thấy ven suối rất lạ, với những đụn cát vàng sùi lên thành đống. Điều lạ hơn nữa là bên suối có những con thuyền gỗ nhỏ. Mỗi bên mạn thuyền chỉ to bằng cánh cửa, nửa nổi nửa ch́m trong cát.

Bên cạnh những con thuyền vẫn c̣n mái chèo, nhưng đă mục ruỗng. Chỉ có thành thuyền c̣n khá nguyên vẹn, gỗ rất cứng và được sơn màu đen. Theo kinh nghiệm của ông Thịnh th́ nhiều khả năng những con thuyền này được quét bởi một loại sơn của người xưa hoặc nước cốt lá khoai nước. Ông Thịnh đă dùng dao cạo vào thành thuyền, nhưng thấy sơn bám rất chắc và gỗ th́ cứng như thép.

Ông Thịnh cho biết:

- Theo tôi dự đoán, mùa mưa, nước ngập biến ḷng hang thành hồ, nên họ mang thuyền vào để đi. Họ không thể vận chuyển cả chiếc thuyền vào được, v́ nhiều ngách hang rất nhỏ, nên có thể họ đóng ở ngoài từng phần, vận chuyển vào rồi mới ghép lại để tiện di chuyển trong mùa nước ngập. Nước trong hang rất lạnh, nên việc di chuyển bằng thuyền là điều dễ hiểu.

Nhóm thám hiểm của ông Thịnh c̣n phát hiện khá nhiều kư tự lạ trên vách đá, một số chữ rơ ràng là chữ Hán. Trong số những kư tự lạ, có hai chữ Hán lớn, khắc sâu vào vách đá, rất rơ nét. Ông Thịnh đă ghi nhớ, rồi vẽ lại cho mấy cụ già trong làng xem, th́ các cụ đều khẳng định là chữ “Lữ Gia”.

Phải chăng đây là thông tin mà người dân quanh chân núi Sài Sơn tin rằng, những bộ xương cốt tràn ngập trong ḷng núi là của nghĩa quân Lữ Gia? Theo lời ông Thịnh, dưới ḍng suối này có rất nhiều cá, nhưng là một loài cá lạ, mà những người chứng kiến đều không biết nó là cá ǵ.

Ḿnh loài cá này chỉ bằng ngón chân cái, giống ḿnh cá trê, nhưng đầu th́ bằng nắm tay người lớn. Trên đầu nó có h́nh thù quái lạ kỳ dị trông rất khiếp, do đó không ai dám bắt về ăn.

- Cũng có thể đây là một loài cá thuộc họ với cá trê, cá nheo, nhưng sống mấy ngàn năm trong hang tối, nước trong, thiếu oxy, thiếu thức ăn nên cơ thể teo đi, đầu to ra biến thành một loài mới. Chúng tôi đặt tên cho giống cá này lá cá đầu ḅ, v́ trông đầu nó giống đầu con ḅ nh́n từ trên xuống. Ông Thịnh phán đoán.

Theo hiểu biết của tôi và qua lời mô tả của ông Thịnh, th́ có thể đây chỉ là loài cá suối thông thường. Ở những con suối trên vùng cao, vào mùa lạnh, thường xuất hiện loài cá này. Nó có ḿnh giống cá nheo, song lại có cái đầu to tướng. Loài cá này có h́nh thù khá giống với ṇng nọc. Đây là loài cá ăn rong rêu và thịt rất thơm, là món ăn được người dân miền núi ưa chuộng.



VTC



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1412 of 1439: Đă gửi: 08 March 2011 lúc 10:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




CÂY BỒ ĐỀ CÓ MA



Những ngày qua, người dân thành phố Huế xôn xao bởi tin đồn, cây bồ đề hàng trăm năm tuổi trên ngă ba đường Lê Duẩn, cắt đường Nguyễn Trăi có ma.

Tại cây bồ đề, có một am thờ và rất nhiều lư hương cùng di ảnh. Người dân các nơi thường đến đây cúng bái cho những vong hồn chết đường, chết sông...

Theo những người thường chạy xe ôm ở gần gốc cây này cho biết rằng: Họ từng chứng kiến tận mắt ngay giữa ban ngày, thấy một người bà dắt hai đứa trẻ, không biết là con hay cháu, đi ra giữa sông Hương.

Cũng có người cho biết hàng đêm đều có các tiếng rên rỉ, kêu than nơi gốc cây. Thậm chí, nhiều người khi qua đoạn đường này vào gần sáng, thường thấy tiếng hét rồi có ánh sáng lóe lên, khiến họ lạnh gáy choáng váng rồi té ngă.

Người dân ở khu vực trên truyền tai nhau câu chuyện: cách đây không lâu người ta thấy có một người phụ nữ ngoài năm mươi tuổi, đang cùng hai đứa con nhỏ ngồi dưới gốc cây bồ đề này một lúc, th́ tự dưng thả hai đứa con và bơi qua sông Hương một ḿnh trong lúc nước rất lớn.

Sau đó người ta phải đi t́m th́ gặp chị ở bên kia sông đang ngồi trong một quán nước. Khi được hỏi th́ người phụ nữ này không hề biết ǵ cả mà hơn nữa cũng chưa bao giờ biết bơi. Nhiều người cho rằng đây là do ma nhập. Không những thế, nhiều đêm người ta c̣n thấy có người phụ nữ ngồi ru con dưới gốc cây bồ đề.

Trưa 30-10-09, thời điểm được xem là giờ ma hay nhập, chúng tôi đă gặp trực tiếp những người dân quanh cây bồ đề để t́m hiểu chuyện cây này xuất hiện ma quái.

Vợ chồng bác Lê Văn Thái ở khu định cư Kim Long, Thành Phố Huế, đă bán nước mía ở đây mấy chục năm cho biết:

- Chuyện ma xuất hiện ở đây kể mấy ngày cho hết. Chỉ cần đến gốc cây tè bậy một cái mà xem không bị ma bóp cổ mới là chuyện lạ. Chuyện nhiều người bị ma ám ở đây xuất hiện nhiều lắm rồi.

Bác Lê Văn Ái ở Kim Long cũng kể:

- Ba năm về trước có hai mẹ con bán vé số nghỉ trưa ở đây, rồi thằng bé tè vào gốc cây sau đó th́ phát điên, phát dại ngày nào cũng đến đây la hét. Về sau mẹ nó phải cúng mất mấy ngày mới khỏi.


Thường Dân



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1413 of 1439: Đă gửi: 08 March 2011 lúc 10:23pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




TRUYỆN ĐĂ XẢY RA CHO GIA Đ̀NH CHERNISKE



Truyện xảy ra cho gia đ́nh Cherniske ở Kagel Canyon, California. Dựa theo lời kể của cô con gái trong gia đ́nh. Đây là lời kể của cô:

- Gia đ́nh tôi dọn về một căn nhà lớn hai tầng ở Kagel Canyon, California. Điều làm tôi vui mừng nhất là được một pḥng riêng và có thể nuôi một chú chó, Bo. Bố mẹ thường hay vắng nhà và đêm đó, lần đầu tiên tôi và Bo nghe tiếng trẻ nít khóc.

Tiếng khóc văng vẳng đưa đến tai tôi. Bo đang nằm giữa pḥng khách liền cụp tai xuống, chạy đến bên tôi. Tôi đi lùng khắp nhà nhưng chẳng thấy trẻ nít nào... và tiếng khóc dường như lớn hơn, âm thanh vang dội từ một góc của pḥng khách. Tôi đến xem cũng chẳng thấy ǵ. Khi bố mẹ và các anh chị về, tôi kể lại tiếng khóc th́ ai nấy đều chế nhạo, cho rằng tôi bịa đặt.

Sau đó ít lâu, chị tôi ghé chơi và ở lại nhà một ḿnh, vào buổi tối nọ khi đang giặt đồ th́ nghe tiếng trẻ nít khóc. Chị cũng chạy vào nhà và cũng như tôi chẳng t́m thấy trẻ nít nào.

Sau lần ấy th́ đến phiên mẹ tôi và người bạn, lúc ấy tôi đến nhà người bạn chơi, bố tôi đi khỏi. Hai người phụ nữ đang ngồi tṛ chuyện ở pḥng khách, th́ tiếng khóc trẻ nít vọng tới. Mẹ và Barb chạy đến góc pḥng th́ tiếng khóc lớn hơn, và khi ngồi lên cái ghế nệm để ở góc đó, th́ tiếng khóc lại vang lớn hơn nữa...

Mẹ tôi và Barb rất sợ, khi bố tôi về th́ mẹ tôi và Barb kể lại câu chuyện, và bảo bố tôi phải lần xuống tầng dưới, và cuối cùng th́ theo lời Barb và mẹ tôi th́ bố tôi đào sâu xuống đất...và giật bắn người khi bắt gặp một bộ xương trẻ nít.

Sau khi tôi về nhà, nghe kể lại rằng: Sau khi thông báo cho nhà chức trách, th́ nhân viên điều tra về những vụ chết bất thường (tai nạn) đến đem bộ xương đi. Sau đó, họ cho biết bộ xương đó đă được chôn khoảng vào thế kỷ thứ mười tám (năm 1800...)

Sau khi bộ xương được đem đi th́ nhà tôi yên ổn, không c̣n bao giờ nghe tiếng trẻ khóc mỗi đêm nữa.



NHDT



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1414 of 1439: Đă gửi: 08 March 2011 lúc 11:33pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




CÔ GÁI QUÁN CAFÉ (VIỆT NAM)



Ở Quận tư, khu Tôn Thất Thuyết, Tôn Đản thường hay có những chuyện quái dị. Người thấy được th́ sợ, nói "có ma", người không bao giờ thấy th́ nghe xong bảo "nhảm nhí". Ừa, th́ sao cũng được, cốt yếu kể mấy mấy chuyện nghe chơi cho vui ngày halloween mà ...

Trước hàng hiên nhà "nó" là một khoảnh sân rồi tới một con lạch nhỏ, bên kia con lạch là quán café của chị Kim Tiếng. Quán nghèo chỉ vài ba cái bàn nhưng dân trong xóm thích tới quán của chị uống và "nó" cũng thường hay mang tách đi mua café cho ba nó mỗi chạng vạng tối.

Năm đó, nó cũng hơi lớn lớn có tật đàn khuya v́ trong đêm, với bóng tối, với sự yên tịnh chung quanh nó cảm thấy âm thanh của đàn hay hơn khiến nó thích. Một đêm khoảng mười một giờ, nó vác đàn ra hàng ba nhà ngồi khảy.

Nhà trước th́ vặn đèn bên trong, c̣n đèn sân chỉ để một ngọn. Giờ đó, thường th́ quán chị Kim Tiếng đă đóng cửa, chỉ c̣n cái chái với cái bàn có vài ba chiếc ghế trông ra con lạch nhỏ, ngó sang nhà nó. Đang ngồi đàn th́ tự dưng một chớp mắt, nó bỗng thấy ai như chị Kim Tiếng, mặc áo dài trắng, đứng ở cái chái, tựa đầu vô vách nhà rồi đưa tay vẫy vẫy.

Nó c̣n chưa nh́n chị rơ th́ tự dưng nó thấy sao như dáng chị Kim Tiếng ngày càng rơ dần và gần hơn... nó định thần, th́ thấy...chỉ đang là là qua lạch... nó không la mà đứng dậy thiệt nhanh, xách cây đàn te te đi vô nhà, không ngoái lại đàng sau, rồi đóng cửa một cái rầm và ngồi thụp xuống.

Gia đ́nh c̣n đang xem tivi ở pḥng giữa. Nó từ từ đứng lên, nhắm mắt lại đi thiệt nhanh vô nhà trong mà không thèm nh́n ngang cái cửa sổ chính c̣n mở, là nơi đặt cái bàn viết của ba nó, ngó ra con lạch...

Ba má thấy Nó hớt hăi, ba nó hỏi:

- Con thấy nữa hả?

Mẹ th́ nói:

- Chắc bị nhát nữa rồi!

Nó cười cười nói:

- Không có...

Với gia đ́nh, chuyện nó gặp ma đă không c̣n là chuyện lạ, bởi v́ nó thấy hà rầm, thấy đến nỗi mà từ sợ, nó trở thành ĺ, chỉ là hơi run lúc bị thôi, qua rồi th́ hết sợ. Nó đợi một lát rồi dụ cô em gái:

- Nhỏ, đi theo chị ra đây cho chị đóng cửa sổ coi.

Cô em đi theo, tới chỗ cửa sổ, nó giả vờ nói:

- Quán chị Kim Tiếng giờ này mà c̣n khách vô uống.

Em nó tṛn xoe đôi mắt nh́n nó nói:

- Có thấy ai đâu, bộ chị thấy hả?

Nó cười cười:

- Không, chọc em đó...

Hôm sau, nó đợi giờ trưa là lúc quán chị Kim Tiếng vắng khách, nó xách ly đi mua café. Gặp chị Kim Tiếng, nó lên tiếng:

- Chị Kim Tiếng, áo dài chị mặc hồi hôm đẹp ghê.

- Ừa, đẹp không? Chị mới may đó!

- Dạ, đẹp! Mà chị làm em hết hồn, hồi khuya xém chút la làng. Khi không giờ đó đi mặc áo trắng em tưởng...

Chị chủ quán ngó nó trợn tṛn mắt:

- Hồi khuya? Áo trắng?

- Th́ áo dài trắng đó!

Chị phá lên cười rồi nói:

- Vô đây, chị cho coi cái này.

Nó đi theo chị vô nhà. Tới cái bàn thờ, chị lật tấm vải phủ cái h́nh và hỏi:

- Phải người này không?

Nó dội ngược, là cô gái hồi hôm nó thấy. Nó chắp tay lại xá xá..

- Đừng nhát em.

Sau đó, chị Kim Tiếng đưa nó ra ngoài, biểu ngồi, rồi chị đi pha tặng nó một ly café sữa đá và chị kể:

- Nó là em của chị, bị rắn cắn chết oan...Nó cao như chị nhưng đẹp hơn chị. Không phải ḿnh cưng gặp nó. Nó phá mấy thằng trong xóm hết trơn. Thằng nào dê là gặp nó. Nó bị rắn cắn chết ngoài bụi trúc đầu xóm, hiện về cũng ở đó, nên cái am thờ em thấy ngoài đó là của nó đó, người ta thấy nó phá, bàn nhau lập am thờ cho nó ở. Nhờ vậy nó bớt về, ai dè hôm nay tới cưng thấy, chắc nó khoái mày đờn...

Con ma quán café đó thích hay ghét nó đàn, nó không biết. Chỉ biết là từ đó, lối xóm dường như ngủ ngon hơn v́ không c̣n bị ép nghe tiếng đàn hàng hiên của nó nữa.



BPMN



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1415 of 1439: Đă gửi: 08 March 2011 lúc 11:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




KỂ CHUYỆN MA



Bác họ của NHDT mất v́ bệnh, và thi thể được hoàn tại Rose Hills, California. Anh với chị họ của NHDT mới xin phép Rose Hills cho một căn pḥng để ở lại nghỉ ngơi qua đêm v́ nhà rất xa.

Pḥng của hai người ở chính giữa, bên phải là pḥng hoàn xác của mẹ anh chị, để cho thân nhân, bạn bè tới viếng thăm lần cuối; bên trái là pḥng trống.

Tối đến, anh, chị đang nằm nghỉ trong pḥng, th́ nghe pḥng bên trái có tiếng động, như người ta: mở hộc tủ lấy đồ, rồi đóng lại, mở ra... như khi làm việc ban ngày vậy đó.

Hai chị em mới nghĩ... giờ nầy khuya rồi, sao c̣n tẩm liệm xác... Giờ nghỉ mà..

Cuối cùng ồn ào quá, nghỉ ngơi không được, ahi chị em mới nói với nhau, thôi qua pḥng kế bên nói với họ một tiếng.

Thế rồi, hai chị em mở cửa, đi qua pḥng kế bên, gơ cửa, vẫn nghe tiếng động như vậy... mà không có tiếng trả lời.

Anh họ của NHDT vừa gơ cửa hỏi lớn tiếng có ai trong đây không và mở nắm cửa dợm bước vô...

Mở cửa ra... th́ pḥng đó trống lốc... khg có ai.. chỉ có ... không khí... và tiếng động dứt hẳn.

Anh họ của NHDT cũng gan lắm, mà lúc nầy cũng hơi rùng ḿnh, chị họ th́ sợ run luôn...Hai chị em lật đật đóng cửa, chạy về pḥng.

Rồi tiếng động lại tiếp tục, lần nầy anh chị mở cửa chạy qua pḥng hoàn xác của mẹ xem.. cũng không có ai...

Sợ quá, hai chị em không dám ngủ nữa..... Vừa ngồi chờ trời sáng.. vừa run ...

Sau ngày hôm đó th́ họ không dám ở lại đó nghỉ đêm nữa.
Đành phải lái xe đi đi về về trong tuần lễ đó...



NHDT



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1416 of 1439: Đă gửi: 09 March 2011 lúc 12:14am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




BÉ BỐN TUỔI KỂ CHUYỆN GẶP NGƯỜI THÂN ĐĂ MẤT



Colton Burpo, bốn tuổi, hầu như đă chết v́ vỡ ruột thừa, cho biết, đă lên tới thiên đường và gặp người chị đă mất mà cậu chưa bao giờ được nghe nói tới.

Câu chuyện lạ thường của Colton Burpo được kể sau khi bé suưt chêt. Colton được chuẩn đoán nhầm là bị cảm trong khi gia đ́nh Burpo sống ở Imperial, Nebraska (Mỹ) đang trên đường tới Colorado. Vào thời điểm họ trở về nhà, Colton ốm rất nặng và phải phẫu thuật khẩn cấp hai lần.

Trong khi bé Colton đang ở trong pḥng mổ, cha mẹ em là Todd và Sonya đă cầu nguyện nhưng đều tin rằng sắp mất cậu con trai yêu quư. Tuy nhiên, Colton đă sớm phục hồi và sau đó kể cho cha mẹ nghe chuyện cậu gặp người chị mà mẹ cậu đă sảy thai một năm trước khi cậu chào đời.

Colton kể:

- Chị giống hệt con và bắt đầu ôm con, nói rằng rất vui khi đón một người trong gia đ́nh lên đây. Chị nói, chị không có tên và chưa bao giờ được đặt tên. Chị mong mỏi được gặp mẹ và cha trên thiên đường.

Cậu bé cũng mô tả với bố mẹ, vốn đang rất kinh ngạc, rằng cậu đă nh́n thấy họ cầu nguyện.

Cha của Colton, bốn mươi mốt tuổi nói:

- Tôi nh́n con trong gương và bé nói, các thiên thần đang hát cho tôi nghe. Tôi nh́n và bé trông như đă chết rồi.

Colton Burpo c̣n nói, bé đă gặp ông nội, Pop, người đă qua đời hơn ba mươi năm trước. Tuy nhiên, cậu bé không nhận ra Pop trong bức ảnh được chụp trước khi ông chết, mà nhận ra ông trong bức ảnh khi c̣n trẻ.

Theo Colton, trí tưởng tượng của bé rất phong phú khi thời gian trôi qua. Colton kể:

- Cháu nhớ Chúa Jesus, có những con đường vàng và rất nhiều màu sắc. Cháu ngồi trên ḷng Chúa và cảm thấy an toàn. Chúa là người to nhất ở thiên đường, ông có thể nắm trọn thế giới trong bàn tay.

Colton kể c̣n được thoáng chứng kiến cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Khi được hỏi, thiên đường trông như thế nào, Colton có những mô tả đặc biệt.

- Giống như các màu của cầu vồng, một nơi nhiều màu sắc đẹp. Cánh cửa thiên đường làm bằng vàng và trên đó có nhiều ngọc trai. Nó không bao giờ tối, luôn sáng choang. Ai cũng có cánh và có thể bay, trừ Chúa Jesus. Ai cũng mặc áo dài trắng, trên đầu có ánh sáng.

Colton thậm chí c̣n mô tả cuộc gặp với John the Baptist dù không hiểu ông này là ai. Colton chưa được nghe nói về John the Baptist ở trường học Chủ nhật.

Gia đ́nh Burpo đă viết một cuốn sách về những ǵ đă xảy ra với Colton, hiện đă mười một tuổi, để chia sẻ những câu chuyện của bé về thiên đường. Colton hiện cũng giống như những bé mười một tuổi khác, cậu thích nhạc, đấu vật và cầu Chúa, người mà cậu mô tả rằng có thể nắm trọn trái đất trong bàn tay.

Cuốn sách mô tả cuộc gặp với người thân trên thiên đường không phải là ư định của cậu bé, nhưng Colton nói, đă cầu Chúa cho một câu trả lời.

- Cầu xin Chúa, nếu thật sự là người. Con không biết xuất bản cuốn sách như thế nào. Nếu Chúa muốn hăy gửi những người ở nhà xuất bản đến với con.

Và đại diện nhà xuất bản tới thật. Cho đến giờ, nửa triệu cuốn sách đă được in.



Daily Mail
Hoài Linh




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1417 of 1439: Đă gửi: 09 March 2011 lúc 12:30am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




PH̉NG 310



Câu chuyện này do chính bạn của tôi tên Marsha Bennett kể và tôi ghi lại. Vào cuối thu, Marsha sang miền Bắc để viếng thăm bạn bè ở tiểu bang Washington, Mỹ. Giờ đây một ḿnh lái xe về California. Trên đường đi, Marsha đă đi ngang qua dăy Cascade trải dài từ Washington cho tới California.

Hôm đó trời đă gần khuya, tuyết bắt đầu rơi lả tả trước khi đến được thị trấn nhỏ Oregon nơi bạn ấy dự định ngủ lại để sáng ngày mai sẽ lên đường tiếp. Khi đến được Oregon, Marsha đă mệt đừ, ăn vội vă một tô canh súp nóng, rồi đi t́m nơi để trọ.

Marsha dừng ngay khách sạn đầu tiên mà bạn ấy thấy, đó là một khách sạn cũ kỹ nằm cạnh con đường chính. Khi bước vào hành lang của khách sạn, bạn có thể ngửi được mùi ẩm mốc, nhưng v́ muốn tiết kiệm tiền bạc nên bạn ấy đă đến bàn làm việc gặp một người thư kư xin mướn một pḥng để ngủ qua đêm.

Sau khi làm thủ tục xong, người thư kư đưa Marsha chiếc ch́a khóa trên đó có số 310 và đó cũng là số pḥng của bạn ấy. Căn pḥng này nó nằm trên tầng lầu thứ ba. Marsha được một nhân viên tại đây giúp mang hành lư lên pḥng.

Khi bước ra khỏi thang máy, là một hành lang trải thảm màu đỏ sẫm đă cũ lắm rồi. Marsha nh́n trên từng cánh cửa để t́m số pḥng của ḿnh.

- A! Đây rồi, pḥng 310.

Marsha mở khóa rồi lấy tay đẩy cánh cửa vào. Cửa vừa mới mở th́ một luồng hơi nóng tạt ngay vào mặt, không những hơi nóng bay ra mà c̣n có ǵ đó rờn rợn kéo theo sau. Cái ǵ đó không thể xác định được rất là nặng nề và phiền muộn làm cho bạn ấy sờ sợ. Marsha nghĩ thầm căn pḥng này chắc chắn có ǵ không ổn.

Rồi bỗng dưng bạn ấy choáng váng như muốn xỉu. Bạn ấy nói là “Nó thật... thật là nóng.” Nhân viên mang hành lư lúc đó cũng đă lên tới, ông ta mở tung những cánh cửa sổ để không khí mát lạnh bên ngoài lùa vào, sau đó ông ta bỏ đi.

Căn pḥng trở nên mát mẽ được một chút nhưng cảm giác tuyệt vọng và sợ hăi càng ngày càng mạnh mẽ hơn, trọng điểm là cái cửa sổ vuông mở lớn. Bỗng từ đâu, một tiếng nói vô thanh từ trong đầu vang lên:

- Đi đến cửa sổ, rồi nhảy xuống. Nhảy xuống!

Hoảng hồn, Marsha nhào lên giường nơi cách xa cửa sổ nhất và nói với cái tiếng trong đầu:

- Không. Không. Không. Tôi không nhảy đâu!

Nhưng cái tiếng đó cứ khăng khăng.

- Ngươi không thể chống cự. Đồ con nhỏ yếu đuối. Trước sau ǵ mày cũng phải nhảy!

Cuối cùng bạn ấy chịu không nổi đành ngồi bật dậy. Nhát gan hay không, bạn ấy giải thích, cũng phải rời nơi đó ngay lập tức, nếu không, sáng mai tao sẽ chết. Marsha nói với tôi như vậy. Bạn ấy sẵn sàng bỏ số tiền mướn pḥng để đi đến một nơi khác.

Nhưng khi bạn ấy ôm đồ đạc xuống th́ bà thư kư không hỏi tiếng nào mà hoàn lại tất cả số tiền bạn ấy đă trả.
Sau đó bạn ấy lái xe đến một khách sạn khác sang trọng hơn và ngủ lại một đêm dự định sáng mai sẽ lái xe về sớm.

Nhưng sáng hôm sau, bạn ấy đă thay đổi ư định quyết ở lại thêm một ngày nữa để t́m ra tiểu sử của khách sạn cũ đó, biết đâu sẽ t́m ra nguyên do sự việc kinh hoàng đă xảy đến cho bạn ấy vào đêm hôm qua.

Bạn ấy lần ṃ đến thư viện trong vùng điều tra và gặp một bà lăo làm việc tại đây đă lâu, bạn ấy hỏi:

- Chào bà. Cho con hỏi có phải chuyện ǵ đó đă xảy ra trong khách sạn cũ kỹ nằm trên con đường này không?

Bà lăo nh́n bạn ấy với ánh mắt lạ lùng.

- Làm thế nào mà cô biết được có chuyện xảy ra tại đó?

Bà ta hỏi. Cô có biết khách sạn này bỏ ra một khoảng thời gian khá lâu để đè nén câu chuyện lại không. Bà ngưng một lúc trầm ngâm rồi lại tiếp:

- Vào năm 1948 một đôi vợ chồng đến trọ qua đêm trong khách sạn lấy tên là ông bà Oscar Smith. Sáng sớm hôm sau nhân viên làm việc thấy xác của một người đàn bà trẻ trên vỉa hè bên ngoài khách sạn ngay bên dưới cửa sổ pḥng 310. Lúc đó người đàn ông ghi danh là chồng cô ta bỗng dưng mất tích.

Lúc đầu người ta nghĩ rằng đó chỉ là một vụ tự tử, bà lăo cam kết, nhưng khi họ mở bàn tay của cô ta ra th́ thấy trong tay của cô ta có một mớ tóc quăn... v́ vậy cảnh sát ra lệnh truy lùng kẻ giết người nhưng không bao giờ t́m thấy...

À, bà lăo bỗng thay đổi nét mặt nhướng hai con mắt lên nh́n thẳng bạn tôi rồi nói tiếp:

- Có phải là ngẫu nhiên không. Cái vụ này đă xảy ra ngày 5 tháng 11, tính raaa... vào ngày hôm qua vừa đúng bốn mươi năm.



Tam linh



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1418 of 1439: Đă gửi: 09 March 2011 lúc 10:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




GIẾNG TIÊN LÀNG CHIỀNG



Các cụ cao niên trong làng kể rằng, cái giếng này đột ngột xuất hiện sau một đêm mưa băo và người đào giếng là Long Vương. Vậy nên từ khi h́nh thành đến nay, không biết trải qua bao nhiêu đời người, nước trong giếng không bao giờ cạn. Từ bao đời nay, hàng trăm người dân thôn Chiềng hai (xă Lương Sơn, Bảo Yên, Lào Cai) vẫn sống nhờ cái giếng đó.

Sự h́nh thành kỳ lạ

Ở tuổi bảy mươi sáu, Cụ Hoàng Văn Tu là người nhiều tuổi nhất nh́ của thôn Chiềng hai vừa dẫn chúng tôi ra thăm giếng vừa kể: Không biết giếng h́nh thành từ khi nào, ngay từ nhỏ cụ đă thấy một cái giếng như bây giờ. Cái giếng là nơi cung cấp nguồn nước cho hàng chục ha ruộng vườn và cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục hộ dân xung quanh.

Cách đây khoảng ba mươi năm mạch nước của giếng tiên lúc nào cũng phun lên như đang sôi sùng sục, nhiều người cho đó là long mạch. Qua thời gian, mạch nước không c̣n nhiều như trước nữa nhưng chưa bao giờ người dân thôn Chiềng hai thiếu nước sinh hoạt cũng như phục vụ tưới tiêu.

Ông Hoàng Văn Khanh, già làng thôn Chiềng hai nhớ lại:

- Khi tôi sinh ra đă được nghe cụ tôi kể rằng, vào một buổi chiều, có người lạ xuất hiện và đến ngôi nhà ở gần giếng tiên bây giờ hỏi thăm có thấy con trâu trắng nào lạc đến đến đây không? Chủ nhân của ngôi nhà trả lời rằng, cách đây ít hôm ngôi nhà ở cuối làng có thấy một con trâu trắng. Nghe vậy rồi để trả ơn người mách bảo, người đến t́m trâu đă nói với chủ nhà vừa hỏi cho một điều ước, muốn thứ ǵ th́ sẽ cho thứ đó.

Sau một hồi suy nghĩ người chủ nhà nói: Ở đây quanh năm khô hạn, không có nước, lại mỗi ḿnh bà sống ở đây ngày ngày đang đói khát, bà chỉ mong sao có đủ nước uống, cơm ăn. Vậy là người đến t́m trâu trắng dặn bà cụ tối nay nếu thấy sấm chớp, mưa gió th́ cụ đừng ra ngoài, ngày mai cụ sẽ có được điều mà cụ muốn.

Sau khi người đi t́m trâu về nhà, trời cũng đă sẩm tối. Bỗng chốc trời tối đen như mực, sét đánh ầm ầm, trời mưa rất to, chẳng mấy chốc nước suối dâng cao ngùn ngụt khiến cả đồi cây và đầm lầy ch́m trong biển nước. Bà chủ nhà gần giếng nước bây giờ nghe theo lời người đi t́m trâu không ra khỏi nhà đêm hôm đó.

Sáng hôm sau, bà ra phía hiên nhà th́ thấy xuất hiện một cái giếng nước trong vắt, mạch nước sùng sục tuôn ra trong khe đá, xung quanh giếng nước được xếp đá kè, phía ngoài đường vào có một khối đá rất vuông vắn rộng hơn 1m, phía bên trên là hai cái mẹt rất to đựng tằm đang đến độ nhả tơ.

Bà cụ mang hai mẹt tằm về nuôi được vài ngày, khi chúng nhả tơ th́ hầu hết số tằm đó biến thành những đồng bạc trắng. Giếng tiên ngày nay h́nh thành từ đó, cũng từ đó đến nay nguồn nước không bao giờ ngừng chảy. Không biết qua bao nhiêu đời người, họ truyền tai nhau rằng con trâu trắng đó là của Long Vương, người đến t́m trâu chính là "sứ giả" mà Long Vương sai đến.

Đông ấm, hè mát

Nhiều cụ cao niên trong thôn Chiềng hai nhắc nhở với con cháu rằng, giếng tiên là nơi linh thiêng, tôn nghiêm, không được làm bẩn. Khi chúng tôi có mặt tại giếng tiên thời tiết đang là mùa đông, trên mặt nước bốc khói nghi ngút, rất ấm.

Một người dân thôn Chiềng hai đi làm về vào giếng uống nước khoe với chúng tôi, giếng nước này là cái b́nh nóng lạnh của làng, vào mùa đông th́ ấm, có thể múc nước về tắm luôn được, nhưng mùa hè lại rất mát, lấy quả vùi dưới lớp cát của giếng, một lúc sau mang lên ăn th́ như để trong tủ lạnh.

Hầu hết các cánh đồng trong xă Lương Sơn đều dẫn nước từ suối vào trồng lúa hai vụ, thường xuyên thiếu nước vào mùa hạn, nhiều diện tích phải bỏ hoang hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác nhưng riêng cánh đồng mà giếng tiên tưới th́ không bao giờ hạn hán, vào mùa đông nguồn nước ấm nên lúa nước phát triển rất tốt, vậy nên năng suất bao giờ cũng cao hơn những cánh đồng khác.

Ông Khanh cho biết thêm: Giếng tiên trước đây được bao quanh bởi những rừng cây rậm rạp, nhiều người lạ đến thăm giếng, do trong một không gian âm u, thỉnh thoảng trong rừng cây có tiếng cây gẫy, đổ dẫn đến giật ḿnh, sau khi về thường bị ốm, phải làm lễ mới khỏi.

Nhưng ngày nay do dân số trong thôn ngày một tăng, số người vào giếng ngày càng nhiều, xung quanh giếng đă được phát quang nên những việc như trước đây ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, người lạ đến thăm giếng vẫn cần tuân thủ các quy tắc của làng.



Trần Ḥa - Hoàng Yên



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1419 of 1439: Đă gửi: 09 March 2011 lúc 11:12pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




CHUYỆN LẠ QUANH GIẾNG MẮT RỒNG Ở HÀ NỘI



Sau khi giếng Mắt Rồng, đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ bị lấp, nhiều sự kiện lạ đă xảy ra khiến người địa phương liên tưởng đến câu chuyện lưu truyền từ nhiều thế hệ trước...

Chuyện xưa kể lại

Người dân sống xung quanh cho biết, đền Long Tỉnh thờ Đức Chúa Cả. Đền không to, giản dị trong một khuôn viên nhỏ nhưng nhiều người nhắc đến ngôi đền với vẻ thành kính lẫn sợ sệt.

Hiện nay, vẫn c̣n một cây cổ thụ mọc chồi từ trong đền ra, một nửa thân cây ăn vào bên hữu đền, một nửa cây mọc lộ thân ra đường. Ngọn cây th́ đội thẳng mái đền vươn lên hít không khí. Không ai dám ngắt lá cây trong đền chứ không nói ǵ đến dám phá cây.

Ngôi đền nằm gần một khúc sông Tô Lịch. Xa xưa có câu chuyện về, trong vùng có người đàn bà đẹp sinh hạ được đứa con trai th́ bị băng huyết qua đời. Trước đó, bà đă sinh được một người con gái dung nhan cũng bội phần xinh đẹp.

Trước khi qua đời, bà dặn lại người chồng: Con gái ḿnh vào tuổi mười sáu sẽ lội ngược khúc sông Tô này mà chết, nó mà không chết, th́ người làng sẽ lại có dịch đau mắt giống y như nhà vua thuở ông Dàu bà Dàu (vua bị đau mắt, ông Dàu lao ḿnh xuống sông Tô hiến ḿnh cho hà bá, để cứu mắt vua theo lời chỉ dẫn của thầy phong thủy. Bà Dàu cũng trầm ḿnh theo chồng, vua khỏi mắt lập tức phong tước và cho thờ hai vợ chồng ông bà Dàu ở đ́nh Yên Thái, ngă ba Thụy Khuê, Lạc Long Quân hiện nay).

Thời gian trôi qua, cô con gái đă mười sáu tuổi. Lúc này trong làng lại bắt đầu có vài người bỗng dưng mắt sưng đỏ như máu. Một hôm người cha sai con đội mâm lễ ra đền Long Tỉnh để ông cúng cầu b́nh an. Cô con gái đă bước chân ra khỏi cửa nhà, trên đầu đội mâm lễ, mà ông không sao cưỡng lại được cơn buồn ngủ ập đến giữa ban ngày.

Trong cơn mơ nửa tỉnh nửa mê, một vị thần cao lớn hiện về phán rằng:

- Nay thương gia cảnh neo đơn, ta chỉ lấy mâm lễ, dân làng sẽ không mắc dịch đau mắt nữa. Phải giữ cho nước trong giếng Mắt Rồng trong sạch, th́ dân làng sẽ không bao giờ bị đau mắt.

Bừng tỉnh giấc mơ, người cha chạy ra bờ sông Tô. Lúc này, trời đang nắng bỗng nổi mây giông đùng đùng, bóng con gái ông xiêu giữa chiếc cầu nhỏ bắc ngang khúc sông. Trong chốc lát, cả chiếc mâm đang đội trên đầu thiếu nữ tṛng trành, rồi bay vèo xuống ḍng sông.

Mọi người kinh ngạc thấy trong cơn giông, nước chảy xuôi cuồn cuộn th́ chiếc mâm lễ lại lững lờ trôi ngược ḍng. Tất cả quỳ xuống vái lạy theo hướng mâm lễ trôi. Lời dạy của vị thần được nhân dân trong vùng tuân theo, lúc nào cũng giữ ǵn vệ sinh xung quanh khu vực giếng làng có tên giếng Mắt Rồng rất cẩn thận.

Giếng Mắt Rồng

Ông Vũ Đ́nh Khoa, tổ trưởng tổ dân phố 34 phường Bưởi cho biết:

- Điều lạ là vào mùa khô, các giếng ở làng khác đă trơ đáy th́ giếng Mắt Rồng làng Yên Thái vẫn đầy ắp nước, phục vụ cả ba làng vừa ăn uống vừa sinh hoạt, làm nghề giấy. Giếng không bao giờ hết nước, dân làng lấy nước đến đâu, mạch nước lại cuộn lên đến đó.

Giếng Mắt Rồng này tương truyền là con mắt phải của Rồng, thân Rồng là đường Nam Thăng Long, con mắt trái cũng là một giếng Mắt Rồng bên làng Bái Ân, phường Nghĩa Đô, cạnh đền thờ em trai ông Dàu (chết cùng ngày với ông Dàu khi hay tin anh và chị dâu trầm ḿnh cứu vua, ông cũng lao đầu từ trên cây xuống chết).

Giếng Mắt Rồng được xây dựng bằng đá xanh, các lớp đá của giếng được xếp theo kiểu ṿng tṛn. Đá xanh được đẽo tṛn, rồi lắp ghép xếp lại với nhau từng lớp một. Ông Khoa bảo: Người ta xếp đá không cần phụ gia ǵ. Các lớp đá liên kết với nhau bằng cạnh đá.

Gia đ́nh nhà ông Khoa hiện c̣n cái bể nước cổ, các cụ cũng xếp như thế, kết dính bằng một loại keo có màu đen. Dân làng Yên Thái rất quư giếng, coi chiếc giếng cổ như một báu vật của làng. Hằng năm, dân làng chọn một ngày đẹp trời tổ chức ngày hội nạo vét giếng. Trước khi xuống dưới đáy giếng vớt rác rưởi đọng lại dưới ḷng giếng, khơi thông các mạch ngầm, mọi người phải vào đền Long Tỉnh để làm lễ xin phép Thánh.

Tiếc rằng sau năm 1954, một số cán bộ nơi đây lại bàn với dân làng đổ tấm đan bê tông hạ xuống dưới ḷng giếng để cho giếng được sạch hơn. Tấm đan được đổ có bán kính 1,5m, đục khoảng năm, sáu lỗ xung quanh để cho các mạch nước chảy lên.

Họ cho rằng nếu đặt tấm đan đó xuống, dân làng sẽ đỡ đi khâu nạo vét giếng. Thời gian sau, nước giếng bỗng cạn dần và các mạch nước không c̣n lên nước nữa. Người dân cho rằng, giếng Mắt Rồng mất đi nguồn nước quư một phần là do đă đặt tấm bê tông xuống dưới đáy. Các mạch nước bị tắc ở dưới không dẫn lên trên mặt được...



Đức Việt




Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội Viên
Hội Viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 May 2010
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2589
Msg 1420 of 1439: Đă gửi: 10 March 2011 lúc 3:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde




THÁP RÙA HỒ GƯƠM NGUYÊN LÀ MỘT NGÔI MỘ



Tháp rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm là h́nh ảnh quá quen thuộc với người Việt Nam, nhưng chắc không nhiều người biết rằng, nguyên ṭa tháp này được xây lên với chức năng như một ngôi mộ.

Tháp Rùa là tên gọi nôm na của người dân để gọi ngọn tháp ba tầng, nằm trên g̣ Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm. Từ thời vua Lê Thánh Tông, trên g̣ Rùa đă có điếu đài làm nơi cho nhà Vua ra câu cá, ngâm vịnh thơ ca.

Sang thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh lại dựng đ́nh tả vọng trên đó. Song trước khi Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh, đă cho phá bỏ tất cả những ǵ họ Trịnh dựng lên. Đ́nh tả vọng v́ thế cũng bị phá bỏ không thương tiếc. Rồi mấy chục năm binh hỏa, g̣ rùa chỉ nằm trơ giữa hồ Hoàn Kiếm.

Sau khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội, dân vùng quanh hồ Hoàn Kiếm xiêu tán cả. Bấy giờ, bá hộ Kim (Nguyễn Ngọc Kim) là người làm trung gian liên lạc giữa dân bản xứ với chính quyền thực dân. Y thấy g̣ Rùa nằm giữa hồ là một huyệt đất đẹp, nghĩ rằng đó là huyệt có thể phát bá vương, nên bá hộ Kim âm mưu đặt mộ cha mẹ ḿnh vào đó.

Năm 1886, bá hộ Kim xin phép chính quyền thực dân và xây lên g̣ Rùa một ṭa tháp ba tầng. Ban đầu ṭa tháp này mang tên là tháp bá hộ Kim. Kiến trúc của nó là sự kết hợp hai nền kiến trúc đông tây. Hai tầng dưới trổ các cửa theo kiểu cửa ṿm của nhà thờ phương tây. C̣n tầng trên cùng lại làm mái kiểu truyền thống, với đầu đao và lưỡng long trầu nhật.

Đánh giá về tháp Rùa, từ điển Địa danh lịch sử Việt Nam viết: tháp Rùa không có giá trị về mặt kiến trúc. C̣n từ điển mở Wikipedia th́ cho rằng, đó là một sự kết hợp thất bại hai nền kiến trúc đông tây.

Tháp rùa xây xong, bá hộ Kim tổ chức khánh thành linh đ́nh và đem cốt cha ḿnh ra đặt vào đó. Chuyện đặt hài cốt cha mẹ bá hộ Kim cũng có nhiều câu chuyện ly kỳ. Nhà văn Băng Sơn kể ra một câu chuyện trong một bài kư về hồ Gươm rằng:

- Hôm táng, đêm tối nhá nhem, đám thợ sau khi hoàn thành công việc lẻn trở lại vứt cốt ông lăo xuống hồ.

C̣n cố giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng th́ kể rằng:

- Bá Kim chờ đến đêm mới lẻn đem cốt bố ông ta ra tháp đặt. Có người ŕnh ông ta vừa quay vào th́ lập tức ra đào vứt đâu không ai biết.

Việc bá hộ Kim v́ chơi với chính quyền thực dân, mới dám ngang nhiên xây tháp đặt cốt cha mẹ giữa trung tâm đất Hà thành ngàn năm văn hiến, đă có một kết cục theo đúng logic của văn hóa Việt. Đó là những thứ chỉ v́ mục đích cá nhân th́ không trường tồn được. Câu chuyện đó đă diễn ra từ hơn trăm năm trước.

C̣n giờ đây, tháp bá hộ Kim ngày nào đă được mang tên Tháp Rùa và trở thành một điểm chiêm ngưỡng du lịch giữa ḷng thủ đô. Dưới con mắt nghệ thuật th́ tháp Rùa không đẹp chút nào, v́ nó là một sự kết hợp vụng về. Nhưng những câu chuyện về kết cục của việc đặt cốt cha bá hộ Kim, th́ như một thang thuốc để người Hà thành đắp lành vết thương.

V́ bá hộ Kim được chính quyền thực dân bảo hộ, nên người ta không thể đập phéng cái tháp đi được. Song từ những anh thợ nề trong câu chuyện của nhà văn Băng Sơn, hay một người dân thường nào đó trong vùng, đă bí mật vứt tro cốt bố bá hộ Kim đi, đều thể hiện rằng mọi người dân Việt đều hiên ngang bất khuất.



Tầm nh́n



Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 

<< Trước Trang of 72 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.4297 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO