Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
  Hình Ảnh Từ Thiện
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Thông Tin
  Thông Báo
  Báo Tin
  Liên Lạc Ban Điều Hành
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Nhờ Coi Quẻ
  Nhờ Coi Ngày
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Tử Vi
  Tử Bình
  Kinh Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Bói Bài
  Đoán Điềm Giải Mộng
  Khoa Học Huyền Bí
  Thái Ất - Độn Giáp
  Y Dược
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch và Phong Thủy 3
Kỹ Thuật
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Thư Viện
  Tủ Sách
  Bài Viết Chọn Lọc
Linh Tinh
  Linh Tinh
  Giải Trí
  Vườn Thơ
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 309 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
chindonco (3250)
hiendde (2589)
HoaCai01 (2277)
vothienkhong (1807)
dinhvantan (934)
ryan88 (805)
Vovitu (713)
ruavang (691)
lancongtu (667)
TranNhatThanh (644)
Hội viên mới
redlee (0)
dautranhsinhton (0)
Chieu Tim1234 (1)
huyent.nguyen (0)
tamsuhocdao (0)
henytran2708 (0)
thuanhai_bgm (0)
Longthienson (0)
thuyenktc (0)
liemnhi (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Nhật Bình
Hội Viên
Hội Viên


Đã tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 61 of 65: Đã gửi: 22 April 2011 lúc 4:34am | Đã lưu IP Trích dẫn Nhật Bình

MẸ QUAN THẾ ÂM HIỂN LINH GIỮA BAN NGÀY

 


 
Vào buổi sáng ngày Chủ Nhật 25-11-2007 nhằm ngày 16 tháng 10AL năm Đinh Hợi, một nhóm Phật tử tại Orange County, đi dự Lễ Khánh Thành Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát của Thiền Viện Chân Nguyên, thành phố Adelanto, đã nhìn thấy một cầu vồng ở trên trời sau tượng Quán Thế Âm mà khi chụp ảnh thì thấy tỏa ra như vầng hào quang và vì nền trời trong xanh, có những cuộn mây trắng bạc lan tỏa tạo thành một bức tranh thanh thoát, càng nhìn càng trông lộ ra hình rồng, với những tia hào quang sáng chói bao phủ một góc trời.

 

Forgetmenot

 

 

Quay trở về đầu Xem Nhật Bình's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi Nhật Bình
 
Nhật Bình
Hội Viên
Hội Viên


Đã tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 62 of 65: Đã gửi: 22 April 2011 lúc 4:36am | Đã lưu IP Trích dẫn Nhật Bình

Ly kỳ Chuyện Tượng Phật Phát Quang

Hào Quang Xuất Hiện

Chuyện xưa kể lại, bán đảo Sơn Trà được hình thành từ 3 ngọn núi nhô ra biển Đông do phù sa Sông Hàn và xâm thực của thủy triều hàng triệu năm đã hình thành nên dải cát dài như ngày nay. Phía Đông Nam, ngọn núi như hình con Nghê chồm ra biển uống nước nên có tên là hòn Nghê.

Ngọn núi phía Tây hình thù như mỏ con Diều, do đó có tên Mỏ Diều. Ngọn phía Bắc vươn tới Ngự Hải như cổ con ngựa nên mới có tên ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo.

Trên đường chinh phục đỉnh Sơn Trà, chúng tôi như được hòa mình vào dòng nước mát lạnh của biển, ngắm nhìn những bãi cát chạy vòng quanh bán đảo sạch sẽ và mịn màng. Đến Bãi Bụt chúng tôi đã bất ngờ với bãi biển xanh chạy thoải theo hình cánh cung được điểm tô xen kẽ với những bãi đá được sóng biển bào mòn tạo nên những hình thù kỳ lạ gợi mở trí tưởng tượng về những điều lý thú. Sóng biển ở Bãi Bụt lặng lẽ mà mơn man, rất thú vị cho những nhóm ưa khám phá và cắm trại mùa hè.

Rời Bãi Bụt, chúng tôi ngược theo con đường dốc khúc khuỷu hình xoắn ốc lên vãn cảnh chùa Linh Ứng Bãi Bụt. Đây là ngôi chùa đẹp nhất, lớn nhất và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng. Trong đó, Linh Ứng Non Nước nằm trên hòn Thủy, một trong 5 ngọn Ngũ Hành Sơn.

Linh Ứng Bà Nà nằm trên chót vót đỉnh Bà Nà, nơi được xem là “Đà Lạt của miền Trung”. Còn Linh Ứng Bãi Bụt nằm ở lưng chừng núi Sơn Trà, án ngữ một góc biển trời Đà Nẵng, với khuôn mặt của Phật Bà nhìn ra biển, nơi có Cù lao Chàm xa xa như hạt Long Châu nằm lung linh giữa biển.

Hào quang xuất hiện lần đầu tiên, Tin tức trong ngày, Phat Ba, Phật Di lặc, nhà điêu khắc, tượng phật, Thụy Lam, hào quang

Toàn cảnh chùa Linh Ứng Bãi Bụt

trong thời gian chỉnh sửa tượng Phật Bà

Nhìn xa, chùa ẩn hiện thấp thoáng dưới tán rừng, với điểm nhấn là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 70m hướng ra biển Đông. Tương truyền, vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát, dân chài mới lập am thờ tự. Và rồi, Ngài Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu người đi biển. Từ ấy ngư dân chài cho rằng Quan Thế Âm đã độ trì cho sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn.

Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa chiền Việt Nam, với mái ngói uốn cong có hình rồng, những trụ cột vững chắc được bao quanh bởi những con rồng uốn lượn rất tinh xảo.

Từ chùa Linh Ứng Bãi Bụt có thể cảm nhận một không gian phật giáo uy nghiêm, con người như quên hết muộn phiền để phóng tầm mắt thưởng ngoạn vẻ huyền bí của biển cả mêng mông. Cách đây ba năm, Thụy Lam được mời về để chỉnh sửa lại tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Hào quang xuất hiện lần đầu tiên, Tin tức trong ngày, Phat Ba, Phật Di lặc, nhà điêu khắc, tượng phật, Thụy Lam, hào quang


Sáu Lam (mặc đồ trắng) cùng các đồ đệ

dưới chân tượng Phật Bà sắp hoàn thành

Trưa ngày 16.9.2008, khi Thụy Lam cho mở mặt Phật ra lộ thiên để chỉnh sửa thì bất ngờ đúng ngày thời điểm gần giờ Ngọ này trên bầu trời trong xanh xuất hiện quầng hào quang 7 sắc rất lạ quanh mặt trời. Hào quang này có độ co giãn nhỏ to che kín cả mặt trời kéo dài suốt một giờ đồng hồ khiến cả thành phố ai cũng được nhìn thấy.

Lúc này, cánh thợ trên giàn đang xuống lán trại chuẩn bị ăn cơm, đầu bếp là cô Na vợ của điêu khắc gia Châu Viết Thạnh, đóng cửa nhà ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) mang theo con gái nhỏ lên ba tuổi ra công trường, phụ chồng nấu ăn cho công nhân. Trong lúc Na chuẩn bị dọn mâm cơm chờ nhóm công nhân rửa tay xong thì phát hiện hiện tượng này.

Ai chứng kiến cảnh này đều không hề sợ hãi. Họ vui mừng chạy quanh chân tượng Phật Bà và giơ máy lên trời bấm lia lịa. Không ai biết chính xác điều gì đã xảy ra, cũng như chưa biết đích xác những ảnh chụp có ghi lại được những hình ảnh ra sao, mọi người hân hoan một niềm sung sướng một cách lạ lùng ý nghĩ tâm linh rằng có Phật về chứng giám. Đây là lần đầu tiên và nhiều lần sau đó những thành viên tham gia công trình này đều thấy những hiện tượng tương tự xảy ra.

Hào quang xuất hiện lần đầu tiên, Tin tức trong ngày, Phat Ba, Phật Di lặc, nhà điêu khắc, tượng phật, Thụy Lam, hào quang

Ngày 16.9 khi mặt Phật Bà lộ thiên

thì hào quang đã xuất hiện lần thứ nhất

Hôm sau ngày xuất hiện hào quang lạ, liên tục mấy tờ báo đưa tin và thông tin lập tức được phát tán đầy trên internet như một hiện tượng lạ lần đầu tiên xuất hiện tại Đà Nẵng. Có người còn liên tưởng đến một năm an bình, mưa gió thuận hòa, không mưa bão, không tai biến như mấy năm trước là nhờ có Phật Quan Âm hiển linh về Bãi Bụt… Nhưng đối với Sáu Lam, câu chuyện lạ mà ông gặp không chỉ dừng ở đây…

Năm 2006, thành phố Đà Nẵng được tạp chí Forbes, một tờ báo danh tiếng của Mỹ bình chọn là một trong 6 bãi tắm du lịch đẹp nhất thế giới. Bán đảo Sơn Trà (thuộc quận Sơn Trà) nằm cách trung tâm thành phố 10 km với diện tích 4.400 ha, được ví như một nàng tiên nữ bừng tỉnh giấc mộng nghìn năm thức dậy. Và, từ khi có chùa Linh Ứng, dòng chảy du khách về đây mỗi lúc một đông.

ĐÔNG KHA

 

 

Quay trở về đầu Xem Nhật Bình's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi Nhật Bình
 
Nhật Bình
Hội Viên
Hội Viên


Đã tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 63 of 65: Đã gửi: 22 April 2011 lúc 4:38am | Đã lưu IP Trích dẫn Nhật Bình

Người "Tạc Nụ Cười Phật" Nói Về "Pháp Tu Tạo Tượng"

Khi làm tượng, tôi phải cắt đứt hết mọi chướng duyên, chỉ tập trung vào công việc. Tất cả mọi thứ phải để nó trôi đi nhẹ nhàng như gió thoảng. Tâm mình phải tịnh, không vọng động gì cả. Vọng tâm thì chỉ có chết thôi! Mình làm tượng mà mình bê bối thì người ta mất niềm tin. Tự mình không xứng đáng là mình đang phỉ báng Phật.

thuylam-2.gif

Tượng Phật Di Lặc tại Núi Cấm, An Giang

Nhắc đến điêu khắc gia Thụy Lam, người ta nghĩ ngay đến những pho tượng Phật mang tầm kỷ lục, nổi tiếng nhất là pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại Bãi Bụt, Đà Nẵng cao 70m. Tượng Phật Di Lặc tại Núi Cấm, An Giang cao 33,6m. Tượng Phật Thích Ca Niêm hoa vi tiếu tại thiền viện Vạn Hạnh, Đà Lạt cao 24m.
Tượng Phật A Di Đà tại chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang cao 23m, cùng hàng chục pho tượng Phật, Bồ tát đã và đang thực hiện khác tại các tỉnh Khánh Hòa, Bình Phước, Vĩnh Long, Bến Tre, Phú Quốc, Kiên Giang, Bạc Liêu… Ông cũng là tác giả của ngôi tháp Lửa từ bi tại Tổ đình Quán Thế Âm, Phú Nhuận, SaiGon và là đồng tác giả của pho tượng Gà chín cựa tại làng K’long, thôn Darahoa, Đức Trọng, Lâm Đồng.

Nghiễm nhiên, điêu khắc gia Thụy Lam, tên thật là Phạm Dân Chủ, trở thành người nổi tiếng. Rất nhiều bài báo đã viết về ông, "một ông già ốm nhom, ít nói", và gọi ông là "người tạc nên những nụ cười của Phật" với không ít những câu chuyện bí ẩn về tâm linh.

Dù vậy, ở tuổi 65, ông vẫn cho mình là "kẻ thích lang thang" hơn là một nghệ nhân, thậm chỉ có người còn gọi ông là một "gã điên". "Tôi nói chuyện với mấy thầy thì được, chứ nói chuyện với mấy người thế gian, họ nói tôi điên", ông tâm sự.

Người bán ve chai trở thành nhà điêu khắc

Thụy Lam sinh năm 1945, quê ở xã Long Sơn, Tân Châu, An Giang. Ông theo cha mẹ sang Campuchia sinh sống và được gửi vào học trường dòng Thiên Chúa giáo. "Cha mẹ tôi cho rằng học ở đó nghiêm túc và khắt khe hơn", ông nói.

Năm 1970, do tình hình chính trị bất ổn, gia đình ông trở về Việt Nam sinh sống. Và, khởi nghiệp từ một người phụ việc, ông đã trở thành người thầy với rất nhiều đệ tử - những đệ tử gọi ông một cách thân thương là "Sư phụ".

thuylam.gif

Điêu khắc gia Thụy Lam

- Được biết, thân sinh ông muốn ông học để trở thành thầy giáo, nhưng do nhân duyên nào mà ông lại là một nghệ nhân tạo tượng?

- Thuở nhỏ tôi đã có năng khiếu hội họa. Tôi thích lang thang vẽ vời và nặn tượng hơn là dạy học. Tôi đứng lớp được một thời gian rồi bỏ nghề, theo phụ việc cho một số giáo sư ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định. Được họ hướng dẫn, tôi đi vẽ cho các phòng trà, nhà hát. Tôi đam mê nghề này nên vừa làm vừa học.

Một lần, khi phụ việc cho các giáo sư ở một khách sạn nọ, có một pho tượng Mỹ nhân ngư ở dưới nước bị hư, các giáo sư vì xích mích nên không làm mà bảo tôi sửa. Trước đó, tôi chưa đụng đến điêu khắc bao giờ, nhưng nhờ vào những kiến thức và kinh nghiệm học lỏm được, tôi đã hoàn thành bức tượng một cách tốt đẹp.

- Nhưng, từ một người phụ việc đến một điêu khắc gia, mà lại là điêu khắc gia Phật giáo, thưa ông, phải chăng là một chặng đường khá xa?

- Từ một người đi bán ve chai thì đúng hơn! Vì sau năm 1975, nhờ gia đình có được một số vốn, tôi đi bán ve chai, một nghề "thịnh hành" thời bấy giờ. Lúc đó tôi gặp nhà thơ Trụ Vũ cũng đi bán ve chai, biết tôi có năng khiếu hội họa nên bác đã giới thiệu tôi xuống "sở rác" ở Pháp viện Minh Đăng Quang quận 2 bây giờ, để làm việc. Ở đó, tôi trang trí mái đao và vẽ cây bồ đề.

Cảm nhận cuộc sống của quý sư ở Pháp viện thanh đạm và nhẹ nhàng, không bon chen lừa lọc như cuộc sống bên ngoài, tôi rất thích và thường ở chùa. Các sư thương mến nên hay cho tôi đồ ăn thức uống, nhất là đưa sách Phật cho tôi đọc, chủ yếu là các loại sách Phật giáo do người phương Tây viết.

Thích ở chùa, thích vẽ tranh Phật, vẽ cây bồ đề, thích đàm đạo với các sư, nên những yếu tố cũng như triết lý sống Phật giáo tự nhiên huân tập vào trong tôi.

Một thời gian sau, tôi về chỗ ông Bảy Chánh, một nhà điêu khắc nổi tiếng tại khu tạc tượng Phú Lâm, để học nghề. Thấy tôi có năng khiếu, chăm chỉ học tập cộng với cái tâm thuần phác, nên ông nhiệt tình chỉ dạy. Ông nói: "hướng dẫn hết cho mày thì sau này sẽ có lợi cho Phật giáo!".

Ban đầu, từ vẽ cây bồ đề đến vẽ và làm đủ loại, tới nay tôi chỉ duy nhất làm tượng Phật mà thôi.

Từ "công án" đến "pháp tu tạo tượng"

thuylam-4.gif

Tượng Đức Bổn Sư tại TV. Vạn Hạnh, Đà Lạt

Ảnh: Bảo Toàn

Dường như đam mê vẫn chưa đủ để một người có năng khiếu trở thành tác giả của rất nhiều pho đại Phật, mà Thụy Lam sinh ra như thể chỉ để làm tượng Phật. Và dù chưa bao giờ tác ý, ông vẫn là người "chế tác" nên rất nhiều kỷ lục. Nhiều pho đại Phật khởi đầu từ bàn tay người khác, song cuối cùng "tác giả" lại thuộc về ông, như pho tượng Phật A Di Đà chùa Vĩnh Tràng, pho tượng Quán Thế Âm tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Thế nhưng, có một điều rất đặc biệt là khi hỏi về những công trình của mình, ông lại nhớ rất ít. Thậm chí khi công trình Đại Phật Di Lặc tại núi Cấm được xét và "trao nhầm" kỷ lục cho "tác giả" khác, ông cũng không mấy quan tâm. Ông nói: "Cuộc đời họ thèm kỷ lục, nhưng tôi chỉ thích cảnh chùa; ở chùa tôi thấy mọi thứ đều huyễn ảo, nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy…

Việc tôi làm là tôi làm thôi chứ tôi không nghĩ ngợi gì xa vời. Mình làm cái nào ra cái nấy, Phật đã chỉ dạy rõ ràng rồi". Thậm chí, khi có người bức xúc về việc người ta bán hàng quán ngổn ngang, kể cả việc xây cổng phá vỡ cảnh quan tại chân Phật Di Lặc ở núi Cấm, ông chỉ mỉm cười: "Tôi chỉ là người làm tượng Phật thôi, còn những cái kia là chuyện chúng sinh!".

- Thưa ông, phải chăng sự huân tập nếp sống văn hóa Phật giáo, đã giúp ông có được một đời sống thanh thản cũng như những công trình vĩ đại như ngày hôm nay?

- Đúng là tôi đã được học rất nhiều từ các sư, các thầy và từ các điển tích Phật giáo. Nhưng thực ra bản thân tôi cũng gặp phải một "công án" khó, một công án dành cho riêng tôi. Đó là lần nọ, một vị sư thấy tôi vẽ và hỏi: "Anh vẽ để làm gì?". Lúc đó tôi không đáp được. Câu hỏi như một công án, và đi theo tôi suốt.

Lần khác, chứng kiến việc Giáo sư Trương Định Ý, người tạc pho Đại Phật Niết bàn tại núi Tà Cú, Bình Thuận, cạo đầu tu hành, tôi đã vô cùng thắc mắc. Thầy Trương Định Ý là người chỉ dạy cho tôi nhiều kinh nghiệm điêu khắc. Gặp thầy, tôi hỏi: "Sư phụ còn gì để chỉ dạy không?"; ổng nói: "Mô Phật đi!". Đúng là "phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng", vậy tôi vẽ để làm gì?

- Vâng, đó quả là một công án, nhưng còn tạc tượng… ông tạc để làm gì?

- Tôi tạc là tôi tạc thôi. Mọi người đều làm việc, và tôi cũng làm việc. Người ta sao mình vậy!

- Nhưng công việc của ông có phần đặc biệt?

- Đúng là tạc tượng thì phải để hết cái tâm của mình vào trong đó. Mà tôi làm tượng là làm cho chúng sinh lễ bái chứ có phải làm cho tôi đâu! Cho nên khi làm tượng, tôi phải cắt đứt hết mọi chướng duyên, chỉ tập trung vào công việc. Tất cả mọi thứ phải để nó trôi đi nhẹ nhàng như gió thoảng.

Tâm mình phải tịnh, không vọng động gì cả. Vọng tâm thì chỉ có chết thôi! Mình làm tượng mà mình bê bối thì người ta mất niềm tin. Tự mình không xứng đáng là mình đang phỉ báng Phật. Làm tượng Phật cũng như tu thiền. Nên người xây chùa thì có pháp môn xây chùa, người làm tượng thì có pháp môn tạo tượng!

- Phật dạy có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, vậy có phải "pháp môn tạo tượng" là pháp môn tu của riêng ông?

- Thực ra tôi cũng tà ma ngoại đạo lắm chứ chưa tu hành gì đâu. Nhưng khi làm tượng, tôi phải giữ thân tâm cho thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì mới làm tốt được. Vì khi làm tượng Phật lớn, mình không thể tuân theo tiêu chuẩn sách vở, mà phải làm bằng kinh nghiệm và trực giác.

Ví dụ, chỉ tính cái răng của Phật Di Lặc ở Núi Cấm thôi cũng đã to 4 tấc rồi (mà cái mình tôi thì chỉ hơn 2 tấc!); còn nụ cười của Bồ tát Quan Âm ở Bãi Bụt rộng đến 1,4m, con mắt rộng 1,2m! Mình phải quán không gian theo nhiều chiều chứ không chỉ có ba chiều.

Tượng ở Bãi Bụt nguyên thủy có diện không đẹp, nhưng khi sửa diện thì lại trật tâm… Nếu tâm không tịnh và không nhờ Phật lực gia hộ thì khó lòng làm nổi. Tôi chỉ tập "làm Phật" chút đó thôi!

- Mỗi khi làm tượng Phật, ông hầu như luôn ở gần tượng và thường ẩn mình trong một cái thất tạm bợ. Ông thường "nhập thất" như thế bao lâu, và điều đó giúp ích gì cho việc tạo tượng?

- Mọi người nói đùa về cái thất của tôi là "tuyệt tình cốc". Trước khi phác thảo về Đức Phật, tôi phải có và ấp ủ hình ảnh Ngài trong lòng rất lâu. Tôi thường "nhập thất" vài ngày, vài tuần, có khi cả tháng. Làm tượng Phật thì phải ra Phật. Đức Phật, dù thế nào đi nữa, cũng phải có đủ Bi - Trí - Dũng.

Cho nên phải thường xuyên quán tưởng về ngài. Làm Chúa thì phải suy niệm về Chúa, làm Phật thì tất nhiên phải quán tưởng về Phật. Quán tưởng ngày này qua ngày khác, quán từng chi tiết một, cho đến khi Đức Phật hiện rõ ràng ra trước mắt mình. Và đó là vị Phật của mình, vị Phật của dân tộc mình. Thấy rõ Phật rồi tôi mới phác thảo và làm tượng.

thuylam-3.gif

Gương mặt Bồ tát Quán Thế Âm tại Bãi Bụt, Đà Nẵng

- Dường như nghệ nhân nào cũng ấp ủ một tác phẩm để đời. Còn ông, ông đã ấp ủ tác phẩm nào để lại cho đời chưa?

- Tôi không có gì cả thì lấy gì mà để lại!

-Họa sĩ Phượng Hồng cho rằng ông là người làm tượng vĩ đại nhất Việt Nam. Một vị Hòa thượng cũng bảo rằng, sau khi thu thập và so sánh hầu hết các pho tượng Phật Di Lặc trên khắp đất nước, Hòa thượng thấy pho tượng Phật Di Lặc tại Núi Cấm, An Giang là đẹp nhất. Là người "chế tác nụ cười Phật", ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình cho những ai muốn trở thành nhà tạo tượng?

- Quả thực, tôi không bao giờ giấu nghề. Tôi đã trao hết tất cả những gì mình có cho học trò. Nhưng Đức Phật từng nói, có những cái không cho được và cũng không nhận được. Nếu chúng ta chỉ căn cứ vào kinh điển diễn tả về 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Phật để làm tượng thì không ổn.

Chúng ta phải biết quán tưởng và tự thể nhập vào Đức Phật của mình. Phải có một hình tượng Phật gần gũi với dân tộc Việt Nam, từ màu da, nụ cười cho đến mí mắt. Nên mình vừa phải dựa vào kinh điển, vừa phải quán tưởng. Tổ ong cho dù rất đẹp thì muôn đời vẫn chỉ là tổ ong, còn tác phẩm của con người thì phải có tính sáng tạo, phải sống và phải mới. Cái đó cũng giống như sự thực chứng trong việc tu tập vậy, không thể cho và nhận được!

Tinh hoa hội họa nằm ở trong kinh Phật. Như có lần, Đức Phật hỏi một vị Tỳ kheo rằng: Thế nào là một bức tranh tuyệt tác? Vị Tỳ kheo trả lời: Một bức tranh tuyệt tác là một bức tranh được vẽ bằng tâm thức. Đức Phật nói thêm: Nhưng cái tâm còn tuyệt tác hơn bức tranh đó nữa!

- Xin chân thành cảm ơn ông. Nhân dịp năm mới, kính chúc ông luôn an lạc, luôn sáng tạo, luôn sống và luôn mới!

Quảng Kiến thực hiện

Nguyệt San Xuân Tân Mão-2011

 

 

Quay trở về đầu Xem Nhật Bình's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi Nhật Bình
 
Nhật Bình
Hội Viên
Hội Viên


Đã tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 64 of 65: Đã gửi: 03 May 2011 lúc 12:04am | Đã lưu IP Trích dẫn Nhật Bình

 

Di Vật Của Lục Tổ Huệ Năng Tại Chùa Nam Hoa

Chùa Nam Hoa là một ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc, là nguồn gốc "Pháp Thiền Nam Tông" của Lục Tổ Huệ Năng, xây cất vào năm đầu Thiên Giám Lương Võ Đế (502), cách nay đã gần 1500 năm lịch sử, phía sau chùa có suối Trác Tích (mọi người gọi là núi Cửu Long), có mấy cây Thủy Tùng già cỗi cao vài chục mét, là loại cây hiếm có trên thế giới.

Hiện nay, văn vật trân quý vẫn còn lưu trữ trong chùa Nam Hoa huyện Khúc Giang, thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Quảng Đông với số lượng lớn, trong đó có những di vật vô cùng quý báu của Lục Tổ Huệ Năng như: Toàn thân Xá Lợi, đôi tăng hài, tăng y, chuỗi niệm Phật... Hiện nay chùa Nam Hoa là một đơn vị được bảo hộ di sản văn hóa trọng điểm trên toàn quốc.

lucto 1.jpg

Chân thân Xá lợi của Lục Tổ Huệ Năng

lucto 2.jpg

Tăng y của Lục Tổ Huệ Năng

Diện tích kiến trúc Chùa Nam Hoa, hơn một muôn hai ngàn km2, hợp thành một quần thể kiến trúc bao gồm cửa Tào Khê, ao Phóng sanh, cửa Bảo Lâm, điện Thiên Vương, Đại Hùng Bảo Điện, Tàng Kinh Các, Tháp Linh Chiếu, Điện Lục Tổ... đều là do Hòa Thượng Hư Vân hóa duyên trùng tu lại sau năm 1934. Lục Tổ Huệ Năng đã sáng lập Thiền tông tại nơi đây, là Tổ Đình Phật Giáo Thiền Tông. Năm 1983, chùa Nam Hoa đã được Quốc Vụ Viện đưa vào danh sách những ngôi tự viện trọng điểm của quốc gia.

lucto3.jpg

Chuỗi niệm Phật của Lục Tổ Huệ Năng tàng trữ tại chùa Nam Hoa

lucto 4.jpg

Đôi tăng hài của Lục Tổ Huệ Năng tàng trữ tại Chùa Nam Hoa

lucto 5.jpg

Cối giả gạo mà Lục Tổ đã giã tại chùa ngũ Tổ Huỳnh Mai

luctohuenang.jpg

luctohue-nang-2.jpg

Chùa Nam Hoa hiện nay

luctohuenang-3.jpg

 

Thanh Như

 

 

 

Quay trở về đầu Xem Nhật Bình's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi Nhật Bình
 
Nhật Bình
Hội Viên
Hội Viên


Đã tham gia: 18 May 2010
Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 173
Msg 65 of 65: Đã gửi: 07 May 2011 lúc 7:40am | Đã lưu IP Trích dẫn Nhật Bình

Chùa Liên Hoa

Hoa Mạn Đà La được nhìn thấy trên bầu trời

IMG_0155

IMG_0159

IMG_0185

IMG_0210

IMG_0209

IMG_0129

                                                                     ST

 

Quay trở về đầu Xem Nhật Bình's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi Nhật Bình
 

Nếu muốn gửi bài trả lời, trước tiên bạn phải đang nhập
Nếu chưa ghi danh, bạn phải Tham gia

<< Trước Trang of 4
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm dò ý kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm dò



Trang này đã được tạo ra trong 2.1074 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐÃ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO